You are on page 1of 5

J Fran Viet Pneu 2011; 02(05): 1-94 JOURNAL FRANCO-VIETNAMIEN DE PNEUMOLOGIE

 2011 JFVP. All rights reserved. www.afvp.info Journal of French-Vietnamese Association of Pulmonology

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Kết quả thử nghiệm với dị nguyên hô hấp trên bệnh nhân
hen phế quản tại Tp Hồ Chí Minh - Việt Nam
Results of pneumallergen tests in asthma patients in Ho Chi Minh
city -Viet Nam
BS. Tô Mỹ Hƣơng1, BS. Michèle Raffard2

1: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Tp Hồ Chí Minh - Việt Nam


2: Viện Pasteur Paris. CH Pháp

SUMMARY
Introduction. Asthma is a multifactorial respiratory disease. In the pathophysiology of asthma, one of the most common
etiology is allergy, especially allergy to pneumallergens. Pneumallergens are also the cause of asthma crisis in these
patients.
Method. All asthma patients followed at the Department of Consultation of Pham Ngoc Thach Hospital, Ho Chi Minh City
were included in the study. They were diagnosed with asthma by clinical examination, functional and biological assess-
ment. They received the skin tests (prick test) with household allergens.
Results. 108 asthma patients (41 men and 67 women) were included. Average age was 41.5 ± 16.1 years. 79 patients lived in
city and 29 patients came from countrysides. Places where asthma crisis had been occurred were at home (62%), work
places (13%), outsides of home (13%) or and multiples (12%). The results of skin tests showed that there were 66 patients
who have positive skin tests (61.1%): D. pteronyssinus (45.4%), D. farinae (37%), blomia (35.2%), cockroach (25.9%), cat
(11.1%), dog (10.2%). The symptom of allergic asthma patients were more severe than those of non-allergic patients.
Among these patients, 62% had asthma crisis at home.
Conclusion. The eviction of household allergens as a secondary prevention is important to avoid asthma crisis and to
reduce the medical treatment.

KEYWORDS: Pneumallergens, asthma, allergic asthma, household allergens

TÓM TẮT
Mở đầu. Hen là bệnh lý hô hấp liên quan nhiều yếu tố. Trong sinh bệnh học của hen, một trong những yếu tố bệnh nguyên
thƣờng gặp là dị ứng, đặc biệt là dị ứng với các dị nguyên hô hấp. Các dị nguyên hô hấp là nguồn gốc khởi phát cơn hen ở
những bệnh nhân này.
Phương pháp. Nghiên cứu trên bệnh nhân hen phế quản đƣợc khám theo dõi tại Bệnh viện Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch Tp
HCM. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu đƣợc chẩn đoán hen nhờ vào khám lâm sàng, các thăm dò dị ứng và chức năng.
Bệnh nhân đƣợc thực hiện test lẩy da với dị ứng nguyên trong nhà.
Kết quả. 108 bệnh nhân hen, gồm 41 nam và 67 nữ, đƣợc chọn vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 41,5±16,1. 79 bệnh nhân
sống ở thành thị và 29 bệnh nhân sốn ở vùng nông thôn. Nơi xảy ra cơn hen là ở nhà (62%), nơi làm việc (13%), bên ngoài
nơi ở (13%), ở các nơi khác nhau (12%). Kết quả thử nghiệm da cho thấy 66 bệnh nhân dƣơng tính (61,1%). Kết quả phân bố
nhƣ sau: D.pteronyssinus (45,4% ), D.farinae (37%), Blomia (35,2%), Blatte (25,9%), Mèo (11,1%), Chó (10,2%). Những bệnh
nhân hen dị ứng biểu hiện nặng hơn nhóm bệnh nhân không dị ứng. Trong số đó, 62% bệnh nhân có các cơn hen tại nhà.
Kết luận. Tránh tiếp xúc với dị nguyên trong nhà rất quan trọng bởi đó là biện pháp phòng ngừa cấp hai nhằm tránh khởi
phát các cơn hen đồng thời hƣớng tới việc giảm bớt điều trị bằng thuốc.

TỪ KHÓA: Dị nguyên hô hấp, hen, hen dị ứng, dị nguyên trong nhà

Tác giả liên hệ: BS. Michèle RAFFARD. Viện Pasteur. Paris. CH Pháp
E-mail: mraffard@free.fr

76 VOLUME 2 - NUMERO 5 J Fran Viet Pneu 2011;02(05):76-80


BS. TÔ MỸ HƢƠNG VÀ CS. DỊ NGUYÊN HÔ HẤP TRÊN BỆNH NHÂN HEN

TỔNG QUAN  Khoảng cách giữa các dị nguyên > 3,5 cm; vết chích
thực hiện ở trung tâm giọt dị nguyên bằng các kim
Hen phế quản là một bệnh hô hấp đa yếu tố có nhiều (lancette) Stallerpointes® chuyên dụng cho prick-
yếu tố nguy cơ và yếu tố khởi phát phức tạp. Một tests, mỗi dị nguyên một lancette; đọc kết quả sau 15-
trong những bệnh nguyên thƣờng gặp nhất trong hen 20 phút bằng cách đo dùng thƣớc chia mm: đƣờng
phế quản là dị ứng, đặc biệt là dị ứng với các dị ngu- kính của sẩn và của hồng ban (giá trị trung bình của
yên hô hấp [1]. Việc nhận biết và kiểm soát các yếu tố hai đƣờng kính đo vuông góc nhau); thử nghiệm
đó rất có lợi trong việc chăm sóc các bệnh nhân hen dƣơng tính nếu đƣờng kính 2/3 của đƣờng kính
phế quản [2]. Tránh dị nguyên bằng cách kiểm soát chứng dƣơng (hay 3mm so với chứng âm).
đúng mức các yếu tố khởi phát có thể giúp tránh xuất
hiện bệnh hen và giảm mức độ nặng của bệnh. Đó là Tổng kê chung
vấn đề phòng ngừa cấp hai không dùng thuốc trong Tổng kê hoàn chỉnh, thƣờng quy đã đƣợc thức hiện
hen phế quản [3]. trong những lần khám trƣớc, gồm X quang ngực, hô
hấp ký để tìm hội chứng tắc nghẽn và công thức máu
có đếm eosinophil. Trƣớc khi thực hiện các test lẩy
PHƢƠNG PHÁP da, khám thực thể với nghe phổi giúp loại trừ trƣờng
hợp bệnh nhân trong cơn hen và đo lƣu lƣợng đỉnh
Tiêu chuẩn chọn lựa thở ra khi không thực hiện đƣợc hô hấp ký cùng
 Tất cả các bệnh nhân đƣợc thử nghiệm có bệnh hen ngày.
phế quản đã đƣợc xác định trƣớc bằng các tiêu chuẩn
lâm sàng, thăm dò chức năng và xét nghiệm khi đến Cuối cùng, một bảng câu hỏi chi tiết về môi trƣờng
khám tại BV PNT từ tháng 11/2004 đến tháng1/ sống của bệnh nhân đã cho phép xác định:
2005.  Có hay không vật nuôi trong nhà.

 Không dùng thuốc kháng histamine trong vòng 4  Thành phần cấu tạo của giƣờng ngủ và vật liệu lát
ngày trở lại, kétotifène trong vòng 15 ngày trở lại. sàn nhà và phòng ở.
 Bệnh nhân và/hoặc ngƣời nhà có hút thuốc lá hay
Tiêu chuẩn loại trừ không [3].
 Cơn hen cấp.

 Có tổn thƣơng da ở cẳng tay khiến không làm đƣợc


prick-tests. KẾT QUẢ
 Sử dụng corticosteroid tại chỗ trên cẳng tay trong

vòng 10 ngày trở lại. Bệnh nhân


108 ngƣời tham gia, bao gồm 41 bệnh nhân nam, 67
Công cụ bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình: 41,5±16,1 (5-85
Các dị nguyên chuẩn hóa của Laboratoire Stallergè- tuổi).79 bệnh nhân sống ở thành phố, 29 ở nông thôn.
nes (Pháp), gồm: Dermatophagoides pteronyssinus;
Dermatophagoides farinae; Blomia tropicalis; Mèo; Chó; Đặc điểm của bệnh nhân hen
Gián germanique; Phấn hoa Cynodon dactylon (Poacées Nơi xảy ra cơn hen
hoặc graminées); Phấn hoa cọ; Alternaria; Cladosporium;  Ở nhà: 67 trƣờng hợp (62%).
Aspergillus; Pénicillium.  Ở nơi làm việc: 14 trƣờng hợp (13%).

 Ở ngoài: 14 trƣờng hợp (13%).


Thực hiện các test lẩy da (prick-test)  Ở nhiều nơi : 13 trƣờng hợp (12%).
 Vị trí: mặt trƣớc cẳng tay với chứng dƣơng
 Tần suất các cơn hen đƣợc trình bày trong Bảng 1.
(histamine) và chứng âm (dung môi glycerin hóa). Sự tƣơng quan giữa độ nặng của bệnh hen phế quản
 Sát trùng bằng cồn 70°. với kết quả test lẩy da đƣợc trình bày trong Bảng 2.

BẢNG 1 Tần suất các cơn hen và kết quả test lẩy da phân loại theo GINA 2002 [4]
Triệu chứng Test dƣơng tính Test âm tính Tổng cộng
n % n % n %
2 lần / năm: Gián đoạn
2 3 1 2,4 3 2.8
2 lần / tháng: Dai dẳng nhẹ
5 7,6 5 11,9 10 9,3
2 lần / tuần: Dai dẳng trung bình
11 16,7 9 21,4 20 18,5
Tất cả các ngày: Dai dẳng nặng
33 50 22 52,4 55 50,9
Nhập viện cấp cứu ≥ 1 lần 15 22,7 5 11,9 20 18,5

J Fran Viet Pneu 2011;02(05):76-80 VOLUME 2 - NUMERO 5 77


DỊ NGUYÊN HÔ HẤP TRÊN BỆNH NHÂN HEN BS. TÔ MỸ HƢƠNG VÀ CS.

Kết quả các test lẩy da (prick-test) -viêm kết mạc dị ứng (Bảng 3).
66 bệnh nhân có thử nghiệm dƣơng tính với 1 dị
nguyên (tức 61,1%): Tƣơng quan giữa nơi ở với các test lẩy da
Không có sự khác biệt giữa những bệnh nhân sống ở
Dermatophagoides pteronyssinus (DP): 49 (45,4%). Tp Hồ Chí Minh và bệnh nhân sống ở các tỉnh thành
Dermatophagoides farinae (DF): 40 (37%). khác.
Blomia tropicalis: 38 (35,2%).
Blatte: 28 (25,9%). Không có khác biệt liên quan đến tần suất các dị
Chat: 12 (11,1%). nguyên giữa thành phố và nông thôn.
Chien: 11 (10,2%).
Pollen de Cynodon dactylon: 09 (8,3%). Tuy nhiên đối với những bệnh nhân sử dụng nệm và
Pollen de palmier: 02 (1,9%). gối bông gòn, kết qủa nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ
Alternaria: 08 (7,4%). phần trăm test lẩy da dƣơng tính với mạt bụi nhà cao
Aspergillus: 07 (6,5%). hơn so với những bệnh nhân sử dụng giƣờng truyền
Cladosporium: 05 (4,6%). thống (giƣờng gỗ có hoặc không dùng chiếu, gối gỗ)
Pénicillium: 08 (7,4%). (Bảng 4).

Tƣơng quan giữa hen và các bệnh dị ứng khác kèm Tỷ lệ phần trăm các bệnh nhân có thử nghiệm dƣơng
theo tính với lông chó và/hoặc lông mèo cao ở những
Các dị nguyên nhƣ DF, DP, Blomia, et Gián có vai trò bệnh nhân hen phế quản có chó và/hoặc mèo trong
quan trọng trong hen phế quản kết hợp với viêm mũi nhà (Bảng 5).

BẢNG 2 Tƣơng quan giữa bậc nặng của hen theo GINA 2002 (FEV1) và kết quả các test lẩy da
FEV1 Test dƣơng tính Test âm tính Tổng cộng
(thể tích thở ra tối đa
n % n % n %
trong giây đầu)
Bậc 1 GINA 2002 2 3 2 4,8 4 3,7
Bậc 2 GINA 2002
10 15,2 14 33,3 24 22,2
Bậc 3 GINA 2002 21 31,8 11 26,2 32 29,6
Bậc 4 GINA 2002 30 45,5 10 23,8 40 37

BẢNG 3 Tƣơng quan giữa mạt bụi nhà, gián và các triệu chứng cơ năng
Viêm mũi dị ứng Viêm kết mạc dị ứng
Triệu chứng
n % n %

Dermatophagoides pteronyssinus (DP) 41 84 29 59


Dermatophagoides farinae (DF) 35 87,5 32 55
Blomia tropicalis 31 81,6 18 47,4
Gián germanique 23 82,1 19 67,9

BẢNG 4 Test lẩy da ở những bệnh nhân sử dụng nệm và gối bông gòn
Nệm, gối bông gòn Không nệm, không gối
Dị nguyên
(n = 89) (n = 19)
n % n %

Dermatophagoides pteronyssinus (DP) 44 51,7 3 15,8


Dermatophagoides farinae (DF)
36 40,4 4 21,1
Blomia tropicalis 36 40,4 2 10,5

78 VOLUME 2 - NUMERO 5 J Fran Viet Pneu 2011;02(05):76-80


BS. TÔ MỸ HƢƠNG VÀ CS. DỊ NGUYÊN HÔ HẤP TRÊN BỆNH NHÂN HEN

BẢNG 5 Test lẩy da ở những bệnh nhân có chó và /hoặc mèo trong nhà
Có chó hoặc mèo Không chó, không mèo
Dị nguyên (n = 37) (n = 71)
n % n %

Mèo
9 24,3 3 4,2
Chó 7 18,9 4 5,6

BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, bậc của hen đƣợc
xác định bằng các triệu chứng cơ năng và thăm dò
Trong nghiên cứu của chúng tôi 61,1% các bệnh nhân chức năng hô hấp, nặng hơn ở các bệnh nhân hen có
hen phế quản có test lẩy da dƣơng tính. Kết quả này test lẩy da dƣơng tính so với nhóm có thử nghiệm âm
cho phép chúng tôi xác định một tần suất cao về dị tính, sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p<0,0005).
ứng trong dân số hen tham gia nghiên cứu. Định
lƣợng kháng thể IgE đặc hiệu không thực hiện đƣợc Bên cạnh đó, 62% các cơn hen xảy ra ở nhà. Tỷ lệ này
nhƣng độ nhạy và độ đặc hiệu của các test lẩy da với cao hơn so với các cơn xảy ra tại các nơi khác (nơi làm
mạt nhà cao hơn các thử nghiệm IgE đặc hiệu [2]. việc, bên ngoài…) với sự khác biệt rất có ý nghĩa
thống kê (p<0,0003).
Nhiều nghiên cứu khác về hen cũng đã đƣợc thực
hiện tại Việt Nam: nghiên cứu dịch tễ học đầu tiên Các dị nguyên gây bệnh phổ biến nhất gồm DP
đƣợc thực hiện năm 1996 [5], tại Tp HCM, tại Khoa (45,4%), DF (37%), Blomia (35,2%), gián (25,9%), mèo
Khám bệnh Hen Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, tần (11,1%), chó (10,2%).
suất hen ghi nhận là 4,5%.
Tần suất các dị nguyên trong nhà cao hơn so với ẩm
Trong một nghiên cứu năm 2000, thực hiện trên 7654 mốc và phấn hoa (p<0,00001). Tần suất Blomia tropica-
học sinh tiểu học tại Hà Nội bởi Nguyễn Năng An [6] lis cao nhất ở Việt Nam.
đã đánh giá tần suất của hen là 11%.
Hầu hết các dị nguyên đều ở trong nhà. Các kết quả
Trong một nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Nhi này phù hợp với tần suất các cơn hen xảy ra ở nhà
đồng I TpHCM (Trần Anh Tuấn, chƣa công bố) trong trong dân số nghiên cứu.
chƣơng trình nghiên cứu dịch tễ học quốc tế về hen ở
trẻ em (ISAAC) năm 2001, tần suất trẻ em có khò khè Những kết quả trên đƣa đến nhiều hệ quả quan trong
là 29%. trong việc chăm sóc, điều trị các bệnh nhân hen phế
quản. Những lời khuyên, tƣ vấn về cách phòng tránh
Một nghiên cứu ISAAC khác tại Hà Nội thực hiện bởi dị nguyên trong nhà sẽ giúp bệnh nhân giảm dần
Chai SK [7] đã cho thấy tần suất hen phế quản là việc điều trị cơ bản.
14,9% và viêm mũi-viêm kết mạc là 10,7% ở trẻ em.
Do đó, việc kiểm soát bên trong nhà ở cần thiết để
Gần đây, sự mẫn cảm của trẻ em trong khu vực Nha phòng ngừa cơn hen. Thực tế các loài mạt nhà ƣa
Trang [8] đã đƣợc nghiên cứu để kiểm tra lý thuyết thích nhiệt độ và độ ẩm cao, Dermatophagoides
về vệ sinh: tiếp xúc với ký sinh trùng và vệ sinh kém, pteronyssinus và farinae ẩn mình trong đồ vải để tránh
tần suất mẫn cảm với mạt nhà là 14,4%, tỷ lệ nghịch sự khô ráo, chúng đặc biệt ƣa thích giƣờng ngủ bởi
với Ankylostome và Ascaris và không có nhà vệ chúng ăn những mảnh da vụn của ngƣời, chúng hiện
sinh; mẫn cảm với gián là 27,6% có liên quan đến diện ở khắp nơi trên thế giới.
nƣớc uống.
Tuy nhiên Blomia tropicalis ăn các mảnh thực vật và
Cuối cùng, tần suất hen trong khu vực Đà Lạt nghiên khu vực sinh thái của chúng là nhà bếp, chúng cần
cứu bởi Dƣơng Qúy Sỹ và cs. [9] là 2,4% tức là 243 nhiệt độ cao ổn định và chúng có mặt càng nhiều khi
bệnh nhân hen trong cộng đồng 9.984 ngƣời tham gia càng gần về phía đƣờng xích đạo (10)
nghiên cứu. Dị ứng với mạt nhà là 50% bất chấp độ
cao 1.500 m nhƣng khí hậu nóng hơn châu Âu, đó là Những khuyến cáo để tránh mạt trong nhà
khí hậu nhiệt đới ẩm. Tần suất dị ứng với Blomia Một số biện pháp cần thiết phải đƣợc tôn trọng để
tropicalis (23%), thấp hơn ở Tp HCM. giảm lƣợng dị nguyên mạt nhà, bao gồm:

J Fran Viet Pneu 2011;02(05):76-80 VOLUME 2 - NUMERO 5 79


DỊ NGUYÊN HÔ HẤP TRÊN BỆNH NHÂN HEN BS. TÔ MỸ HƢƠNG VÀ CS.

 Phòng ngủ: thông gió và xếp đặt gọn gàng, không Để tránh Blomia tropicalis, cần sắp xếp và lau dọn cẩn
dùng thảm, lau sàng nhà 1-2 lần/tuần. thận các phòng chính trong nhà (nơi ăn và nơi nấu
 Không dùng chổi truyền thống vì nó làm bay bụi. ăn) để ngăn chặn sự phát triển của chúng. Cần áp
 Nhƣng dùng chổi thấm hút hoặc giẻ ƣớt. dụng các biện pháp để ngăn chặn sự xâm lấn của
 Hoặc máy hút bụi với bộ lọc chuyên biệt (HEPA). gián, bằng cách đậy kín thức ăn thừa trong các hộp.
 Giảm thiểu các vật trang trí bằng lụa hoặc các loại Những hóa chất diệt gián không độc cho ngƣời cũng
vải khác. có khả năng làm giảm số lƣợng gián.
 Ra giƣờng: giặt mỗi tuần, nếu đƣợc ở 60°.

 Gối: thay thế các gối gòn bằng loại gối tổng hợp và Cũng cần khuyến cáo không nên nuôi chó, mèo hoặc
giặt thƣờng xuyên. các vật nuôi có lông khác, khi dị ứng đã đƣợc chứng
 Nệm: vật liệu tổng hợp; cần phơi nắng; hoặc nếu minh rõ ràng, ở trong nhà, nhất là trong phòng ngủ.
đƣợc hút bụi thật kỹ. Hoặc phải đƣợc bao bọc trong
một vỏ bọc chuyên biệt : để tránh tiếp xúc với mạt.
KẾT LUẬN
Các loại vỏ bọc nệm đƣợc khuyến cáo phải bao bọc
toàn bộ nệm giƣờng, chúng cho không khí và hơi Có một tỷ lệ phần trăm lớn các bệnh nhân hen phế
nƣớc thấm qua đƣợc vì làm bằng vật liệu coton và quản có test lẩy da dƣơng tính với các dị nguyên hô
polyuréthane, để giảm việc ra mồ hôi, chúng đƣợc hấp, chủ yếu là các dị nguyên trong nhà : mạt bụi
đóng mở bằng dây khóa kéo để ngăn chặn sự tiếp nhà, lông mèo, lông chó. Một tỷ lệ đáng kể số cơn
xúc với mạt và dị nguyên của chúng. Vì sản phẩm hen phế quản xuất hiện ở nhà. Có thể có một mối
này chƣa phân phối ở Việt Nam, các sản phẩm thay liên hệ giữa các yếu tố khởi phát cơn với các dị
thế có thể bằng plastic hoặc vải dầu và phủ ra lên. nguyên trong nhà. Cần lƣu ý là những bệnh nhân
hen dị ứng có mức độ bệnh nặng hơn so với những
Các thuốc diệt mạt nhà cũng không phân phối ở Việt bệnh nhân có test lẩy da âm tính. Trong bối cảnh đó,
Nam và cũng không loại trừ khả năng gây độc cho việc kiểm soát và tránh tiếp xúc với các dị nguyên
ngƣời về lâu dài, bởi vì phải sử dụng mỗi 3 tháng 1 cũa nhƣ việc tiếp tục điều trị căn bản có thể cải thiện
lần. Ở Pháp ngày càng ít sử dụng sản phẩm này. bệnh hen và giảm các triệu chứng.

Lời cám ơn
Các tác giả trân trọng cám ơn Điều dưỡng Nguyễn Thị
Oanh giúp cho công việc nghiên cứu và BS Lương Huy
Quang đã giúp cho phần dịch thuật.

XUNG ĐỘT QUYỀN LỢI


Không có.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Johansson SGO, Hourriane JO’B, Bousquet J et al. A 7. Chai SK, Nga NN. Comparaison of local risk factors for
revised nomenclature for allergy. Allergy 2001;56:813-24. Children’s atopic symptoms in Ha Noi. J Allergy Clin
2. Host A, Andrae S, Charkin S et al. Allergy tests to Immunol 2004;637-44.
child: why, who, when, and how testing? Allergy 8. Florh C. Poor sanitation and helminth infection protect
2003;58:559-69. against skin sensitization in Viet Nam children: a cross-
3. De Blay F, Grimfeld A, Just J. Les allergies, les sectional study. J Allergy Clin Immunol 2006; 118: 305.
comprendre, les prévenir. Expansion scientifique 9. Sy DQ, Thanh Binh MH, Quoc NT, Hung NV, Quynh
Française. 2004. Nhu DT, Bao N Q, Khiet LQ, Hai TD, Raffard M,
4. GINA: www.gina.org. Aelony Y, Homasson JP. Prevalence of asthma and
5. Pham Duy Linh. Les résultats préliminaires de l’étude asthma-like symptoms in Dalat Highlands. Singapore
de la prévalence d’asthme à Ho Chi Minh Ville. Med J 2007;48:294-303.
Congrès AFVP 1996 Ho Chi Minh Ville. 10. Lim Dawn Lc. Pattern of sensitization to BT and its
6. Nguyen Nang An. Congrès de Pneumologie de l’AFVP recombinant allergens in 4 tropical Asian populations.
de Ha Noi 2000. Singapore. J Allergy Clin Immunol 2002;109:S 179.

80 VOLUME 2 - NUMERO 5 J Fran Viet Pneu 2011;02(05):76-80

You might also like