You are on page 1of 6

TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM THEO GINA 2014

TẠI KHOA NHI TỔNG HỢP I, TRUNG TÂM NHI KHOA


BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình hình kiểm soát hen phế quản (HPQ) ở trẻ em theo GINA 2014 tại
Khoa Nhi tổng hợp I, Trung tâm Nhi khoa bệnh viện Trung Ương Huế. Phương pháp:
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 123 bệnh nhi HPQ điều trị tại Khoa nhi tổng hợp
I, Trung tâm Nhi Khoa bệnh viện Trung Ương Huế, thời gian từ tháng 5/2014 đến tháng
02/2015. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 4,49 + 3,25. Số
lượng bệnh nhi nam : 80 (65,04%), nữ: 43(34,96%). HPQ bậc 2 (hen kéo dài nhẹ) chiếm tỷ
lệ cao nhất là 54,47%, HPQ bậc 1 (hen từng cơn ngắn) và bậc 3 (hen kéo dài trung bình)
chiếm tỷ lệ lần lượt là 28,46% và 17,07%, không có HPQ bậc 4 (kéo dài nặng). Qua đánh
giá mức độ kiểm soát HPQ theo GINA 2014, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ HPQ kiểm soát tốt là
17,07%, kiểm soát một phần là 43,09% và không kiểm soát là 39,84%. Kết luận: Nghiên
cứu cho thấy mức độ kiểm soát liên quan với các đặc tính như điều trị dự phòng, tuân thủ
điều trị, hiểu biết của bố mẹ về thuốc dự phòng hen và bậc hen; không liên quan đến tái
khám định kỳ.
Từ khóa: Hen phế quản, bậc hen, kiểm soát tốt, kiểm soát một phần, không kiểm soát.

Abstract:

SITUATION OF ASTHMA CONTROL IN CHILDREN ACCORDING TO GINA


2014 GUIDELINE AT THE DEPARTMENT OF GENERAL PEDIATRICS I,
PEDIATRIC CENTER, HUE CENTRAL HOSPITAL
Objective: This study aims at investigating the situation of asthma control in children
according to GINA 2014 at Department of General Pediatrics 1, Pediatric center in Hue
Central Hospital. Method: The cross-sectional study was carried out on 123 asthmatic
patients diagnosed and treated at the General Pediatrics 1 from May 2014 to Feb 2015.
Results: The average age of patients investigated was 4.49 + 3.25 years old ( from 1 to
14). Subjects of the study included 68 (67.3%) males and 33 (32.7%) females. From the
finding of the study, the proportion of asthma step 2 (Mild persistent) was 54.47%. The
figures for asthma step 1 (Intermittent) and 3 (Moderate persistent) were much lower, at
about 28.46% and 17.07%, respectively. Step 4 (Servere persistent) was zero percent.
Through the evaluation of the situation of asthma control according to GINA 2014, the rate
of asthma control has been found with 17.07% well-controlled, 43.09% partly-controlled
and 39.84% uncontrolled. Conclusion: The study showed that the level of control related to
features such as preventive treatment (p = 0.000), the frequency of patients’ follow up
(p=0,000), asthma preventive medicine (p = 0.000) and asthma steps (p = 0.000), but not to
the periodic re-examination.
Keywords: asthma, asthma step, well-controlled, partly-controlled, uncontrolled.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, khá phổ biến trong các bệnh đường
hô hấp ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế

1
giới (WHO), năm 2007 trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen, chiếm 6 – 8 %
dân số ở người lớn và hơn 10% ở trẻ em dưới 15 tuổi, ước tính đến năm 2025 con số này
tăng lên đến 400 triệu người [6] . Hàng năm có khoảng 250.000 người tử vong do hen,
trong đó rất nhiều trường hợp tử vong có thể phòng ngừa được [2]. Bệnh hen không thể
chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được [1]. Tại Việt Nam, đang phát triển mạng
lưới kiểm soát hen từ các bệnh viện Trung ương đến các Tỉnh. Tuy nhiên đa số mới chỉ
dừng lại ở việc chẩn đoán và điều trị cơn hen cấp. Việc duy trì theo dõi và quản lý bệnh
nhân hen chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Tại Thừa Thiên Huế, chưa có những đề
tài nghiên cứu đánh giá về tình trạng kiểm soát hen đặc biệt là đối với hen phế quản ở trẻ
em. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành đề tài : “Tình trạng kiểm soát hen phế
quản ở trẻ em tại Khoa Nhi tổng hợp I, Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương
Huế”, nhằm 2 mục tiêu :
1. Đánh giá phân loại bậc hen phế quản.
2. Đánh giá kiểm soát hen phế quản và một số yếu tố liên quan.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhi đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu (Bệnh nhi dưới 15 tuổi đã
được chẩn đoán hen phế quản theo tiêu chuẩn GINA 2014 và người nhà đồng ý tham gia
nghiên cứu) tại Khoa Nhi tổng hợp 1, Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung Ương Huế
trong thời gian từ tháng 05 năm 2014 đến tháng 02 năm 2015.
2.2. Phương pháp nghiên cứu :
a. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang
b. Công cụ nghiên cứu:
Chẩn đoán HPQ theo gợi ý chẩn đoán của GINA 2014 [9], dựa vào :
- Tiêu chuẩn lâm sàng : ho, khò khè, khó thở, tức ngực.
- Tiền sử :
+ Ho, khò khè tái phát (khò khè > 2 lần trong 12 tháng gần đây nhất).
+ Trẻ nhũ nhi khò khè kèm khó thở > 3 lần.
+ Bản thân có cơ địa dị ứng.
+ Cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình bị hen hoặc có cơ địa dị ứng.
- Cận lâm sàng: các xét nghiệm chứng minh có tắc nghẽn phế quản và hồi phục dưới tác
dụng của thuốc giãn phế quản (trẻ > 5 tuổi). Trẻ < 5 tuổi, cần loại trừ các bệnh có tắc nghẽn
phế quản.
- Test điều trị: Tình trạng tắc nghẽn phế quản của trẻ hồi phục được (biến mất) sau khí dung
thuốc giãn phế quản hoặc phối hợp corticoid.
Đánh giá kiểm soát hen trong 4 tuần qua theo GINA 2014[9]
Kiếm soát phần Kiểm soát Không
Đặc điểm (bất kì 1-2 triệu chứng) tốt kiểm soát
Trẻ < 5 tuổi Trẻ > 6 tuổi
Triệu chứng ban ngày Kéo dài hơn vài > 2 lần/tuần Không có Có từ 3
phút và hơn 1 bất kỳ triệu triệu chứng
lần/tuần chứng nào bất kỳ

2
Triệu chứng ban đêm/ Có Có trong các trong các
Ho đêm do hen triệu chứng triệu chứng
Nhu cầu dùng thuốc Hơn 1 lần/tuần > 2 lần/tuần đã nêu. đã nêu.
cắt cơn
Giới hạn hoạt động thể Có (ít chạy Có (ít chạy nhảy,
lực nhảy, chóng chóng mệt)
mệt)

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


3.1. Kết quả: Qua nghiên cứu 123 bệnh nhân hen phế quản điều trị tại Khoa Nhi tổng hợp
1, trung tâm Nhi khoa bệnh viện Trung Ương Huế trong thời gian từ tháng 5 năm 2014 đến
tháng 2 năm 2015, chúng tôi ghi nhận được :
Bảng 1. Giới tính

Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)


Nam 80 65,04
Nữ 43 34,96
Tổng 123 100
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân hen phế quản nam:nữ là 1,86:1.

Bảng 2. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu

Tuổi Nam Nữ Nam và Nữ


X + SD 4,38 + 3,41 4,73 + 2,94 4,49 + 3,25
Nhận xét: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 4,49 + 3,25.

Bảng 3. Phân bố hen phế quản theo mức độ nặng

Mức độ nặng của HPQ Số lượng Tỷ lệ (%)


Bậc 1. Từng cơn ngắn 35 28,46
Bậc 2.Kéo dài nhẹ 67 54,47
Bậc 3. Kéo dài trung bình 21 17,07
Bậc 4. Kéo dài nặng 0 0
Tổng 123 100
Nhận xét: Hen phế quản kéo dài nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (54,47%). Không có
trường hợp hen kéo dài nặng.

Bảng 4.Mức độ kiểm soát hen phế quản

Tình trạng Kiểm soát tốt Kiểm soát Không


kiểm soát một phần kiểm soát
N = 123 21 53 49
% 17,07 43,09 39,84
Nhận xét: HPQ kiểm soát một phần chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,09%.

3
Bảng 5. Một số yếu tố liên quan đến mức độ kiểm soát hen

Mức độ Kiểm soát tốt Kiểm soát Không Ý nghĩa


Đặc điểm Một phần kiểm soát thống kê
* Điều trị dự phòng
Có 21 53 16 p = 0,000
Không 0 0 33
* Tuân thủ điều trị
Có 18 12 3 p = 0,000
Không 3 41 13
* Tái khám định kỳ
Có 17 39 12 p = 0,800
Không 4 14 4
* Nhận biết thuốc có
tác dụng dự phòng hen
Đúng 19 7 2
p = 0,000
Chưa đúng 2 46 14
* Hen phế quản
Bậc 1 18 13 4
Bậc 2 3 40 24 p = 0,000
Bậc 3 0 0 21
Nhận xét: Nghiên cứu nhận thấy mức độ kiểm soát HPQ liên quan với các đặc tính
điều trị dự phòng, tuân thủ điều trị, nhận biết thuốc có tác dụng dự phòng và bậc hen theo
mức độ nặng. Mối tương quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.2.Bàn luận:
3.2.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu:
Qua nghiên cứu 123 bệnh nhi, có hơn 65% bệnh nhân hen phế quản trong nghiên cứu là
nam, tỉ lệ nam:nữ là 1,86:1. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Lê Thị Minh Hương, trẻ
nam mắc hen phế quản cao hơn trẻ nữ với tỷ lệ là nam:nữ là 1,85:1 [4]. Ở trẻ em, trẻ trai có
nguy cơ mắc hen phế quản cao hơn trẻ gái là do những trẻ trai này có nhiều yếu tố bẩm sinh
thuận lợi cho sự phát sinh tắc nghẽn phế quản [3].
Trong số các đối tượng tham gia nghiên cứu từ 1 đến 14 tuổi, tuổi trung bình của bệnh
nhi trong nghiên cứu là 4,49 + 3,25.
3.2.2. Đặc điểm về bậc hen:
Chúng tôi ghi nhận trên 80% các đối tượng nghiên cứu có HPQ từng cơn ngắn và kéo
dài nhẹ, không có trường hợp hen kéo dài nặng. Kết quả của nghiên cứu cũng phù hợp với
tác giả Nguyễn Văn Toàn, với tỉ lệ HPQ kéo dài nhẹ (55,66%) và HPQ từng cơn ngắn
(35,85%) là chủ yếu [7]. Mặt khác, đây không phải là nghiên cứu tại cộng đồng vì vậy
nhiều trường hợp hen phế quản ở mức độ nhẹ sẽ không được tiếp cận. Vì vậy có thể giải
thích sự khác biệt với các nghiên cứu trên thế giới, trong đó hen phế quản ở trẻ em chủ yếu
là thể nhẹ.
3.2.3. Đặc điểm về kiểm soát hen:

4
Những nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ kiểm soát hen còn thấp và thay đổi ở từng
quốc gia. Nghiên cứu kiểm soát hen theo tiêu chí lâm sàng Bloomberg GR : 24% kiểm soát
tốt, 20% kiểm soát một phần và 56% không kiểm soát [8], AIRIAP 2: 2,5% kiểm soát tốt,
44,0% kiểm soát một phần, 53,4% không kiểm soát [11]. Sự khác nhau giữa các nghiên cứu
là do việc lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá, thời điểm đánh giá và việc đánh giá dựa trên các
tiêu chí lâm sàng mang tính chủ quan của người làm nghiên cứu, bệnh nhi hoặc thân nhân
bệnh nhi. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc đánh giá ở lần tái khám đầu tiên qua
bảng trắc nghiệm ACT [5]. Còn chúng tôi đánh giá khi bệnh nhân vào viện với tiêu chuẩn
kiểm soát trong 4 tuần qua của GINA 2014 và ghi nhận tỉ lệ HPQ kiểm soát tốt là 17,07%,
HPQ kiểm soát một phần là 43,09 % và HPQ không kiểm soát là 39,84%. So với nghiên
cứu của Nguyễn Thị Ngọc thì tỉ lệ đạt kiểm soát tốt thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi (3%
so với 17,07%).
3.2.4. Đặc điểm về mức độ kiểm soát hen và các đặc tính :
Việc điều trị dự phòng và tuân thủ điều trị làm kiểm soát hen tốt hơn, làm giảm bậc
hen, giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp cũng như là giảm tỷ lệ nhập viện của hen phế
quản. Trong nghiên cứu này cho thấy điều trị dự phòng và tuân thủ điều trị ảnh hưởng đến
mức độ kiểm soát (p<0,05).
Hiểu biết của bố mẹ về hen trẻ em, mà nhất là các thuốc điều trị dự phòng là một
yếu tố trực tiếp có liên quan đến hiệu quả của việc kiểm soát hen [10]. Nghiên cứu đã cho
thấy việc nhận biết đúng thuốc có tác dụng điều trị dự phòng có liên quan với mức độ kiểm
soát hen phế quản ở trẻ em (p<0,05).
Theo GINA (2014), cần xem xét đến việc giảm bậc điều trị khi đã duy trì kiểm soát
tốt trong vòng 3 tháng [9]. Nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa mức độ kiểm soát và
bậc HPQ (p<0,05).
Mối tương quan giữa tái khám định kỳ và mức độ kiểm soát hen không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Có lẽ cần có nghiên cứu lớn hơn để đánh giá mối liên quan này.

4. KẾT LUẬN
Hen phế quản bậc 2 (kéo dài nhẹ) chiếm tỷ lệ cao nhất là 54,47%, hen phế quản bậc
1 (từng cơn ngắn) và bậc 3 (kéo dài trung bình) có tỷ lệ lần lượt là 28,46% và 17,07%,
không có HPQ bậc 4 (kéo dài nặng).
Hen phế quản kiểm soát tốt chiếm tỷ lệ 17,07%, hen phế quản kiểm soát một phần
là 43,09% và hen phế quản không kiểm soát là 39,84%. Mức độ kiểm soát liên quan với các
đặc tính điều trị dự phòng, tuân thủ điều trị, nhận biết thuốc có tác dụng điều trị dự phòng
và bậc hen; không liên quan đến việc tái khám.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Năng An (2004), Hội thảo chuyên đề Những tiến bộ mới trong trong kiểm soát hen phế quản,
Tp. Hồ Chí Minh.
2. Bệnh viện Nhi Trung ương (2008), Tài liệu tập huấn chăm sóc sức khỏe trẻ em tại cộng đồng, Hà Nội
5/2008.
3. Bộ môn Nhi trường Đại học Y Dược Tp.HCM (2006), “Hen phế quản ở trẻ em”, Nhi khoa Đại học, tập 1,
tr 336.
4. Lê Thị Minh Hương (2007), “Đánh giá bước đầu tình hình quản lý hen trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung
ương “, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 332, tr.157-163.

5
5. Nguyễn Thị Ngọc, Phan Hữu Nguyệt Diễm (2008), Đánh giá tính giá trị của bảng C-ACT trong lượng giá
kiểm soát hen suyễn ở trẻ từ 4 – 11 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ
nội trú, ĐH Y Dược TPHCM.
6. Trần Quỵ (2007), “Dịch tễ học hen phế quản và tiếp cận chương trình khởi động toàn cầu về phòng
chống hen phế quản”, Hen phế quản và dự phòng hen phế quản, Nhà xuất bản Y học, tr.14-15.
7. Nguyễn Văn Toàn (2012), Nghiên cứu nguyên nhân và một số yếu tố liên quan ở trẻ hen phế quản trên 6
tuổi nhập viện, Luận văn Thạc sỹ Y học, trường Đại học Y Hà Nội.
TIẾNG ANH
8. Bloomberg GR, Christina Banister, Randal S (2009). Socioeconomis, family, and pediatric practice
factors that affect level of asthma control. Pediatrics, 123, pp. 829 – 835.
9. GINA (2014), Global Strategy for Asthma Management and Prevention.
10. Lai CK, De Guia TS, Kim YY, Kuo SH at al (2003), Asthma control in the Asia – Pacific Region: the
Asthma Insights and Reality in Asia – Pacific (AIRIAP) study, J Allergy Clin Immunol, 111(2), pp. 263-
268.
11. Wong G, Gunasekera K, Hong J, et al (2008). AIRIAP 2: Childhood asthma control in Asia according to
the Global Initiative for Asthma (GINA) criteria. J Allergy Clin Immunol, 121(2), S95 (abstract).

You might also like