You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN Ô TÔ

CHUYÊN NGÀNH: CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ



XE CHUYÊN DỤNG

TÊN ĐỀ TÀI:

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN

HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH TRÊN DÒNG XE KIA

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Luyện Văn Hiếu

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Chung Đức

Lớp: 121121

Hưng Yên, năm 2015


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ NHÓM ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠCH ĐIÊU KHIỂN

Họ và tên: Nguyễn Chung Đức Lớp: 121121


Ngày giao: 19/3/2015 Ngày hoàn thành: 19/5/2015
Giáo viên hướng dẫn: Luyện Văn Hiếu

Tên đề tài: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG


NÂNG HẠ KÍNH

Số liệu cho trước


 Hệ thống nâng hạ kính trên dòng xe KIA.
 Ứng dụng vi điều khiển.

Giảng viên hướng dẫn:

Luyện Văn Hiếu

Hưng Yên, ngày… tháng… năm 2015

2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Giáo viên hướng dẫn

Luyện Văn Hiếu

3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................7
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................................7
2. Ý nghĩa của đề tài........................................................................................................................7
3. Mục tiêu của đề tài......................................................................................................................7
4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài...............................................................................8
4.1. Đối tượng:...............................................................................................................................8
5. Phương pháp kế hoạch nghiên cứu..............................................................................................8
5.1. Sự dụng IC điều khiển................................................................................8
5.2. Sử dụng cụm công tắc tổ hợp điều khiển....................................................8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................9
1.1. Hệ thống cửa sổ điện...............................................................................................................9
1.1.1. Khái quát chung về hệ thống nâng hạ cửa sổ điện.....................................9
1.1.2. Nguyên lý hoạt động.................................................................................12
1.2. Các thiết bị của hê ̣ thống.......................................................................................................15
1.2.1. Công tắc hành trình..................................................................................15
1.2.2. Nút ấn.......................................................................................................16
1.2.3. Vi điều khiển họ 8051...............................................................................17
1.2.4. Động cơ điện một chiều............................................................................19
CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XÂY DỰNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN.....................................24
2.1. Sơ đồ hê ̣ thống nâng hạ kính.................................................................................................24
2.1.1. Sơ đồ hê ̣ thống..........................................................................................24
2.1.2. Sơ đồ khối.................................................................................................24
2.2. Thiết kế mạch điều khiển hê ̣ thống nâng hạ kính...................................................................25
2.2.1. Tính chọng các thiết bị cơ bản..................................................................25
a. Các thông số động cơ...............................................................................25
b. Chọn các linh kiê ̣n khác............................................................................26
2.2.2. Xây dựng sơ đồ hê ̣ thống bằng phần mềm mô phỏng proteus...................27
2.3. Xây dựng mạch điều khiển....................................................................................................27
2.3.1. Sơ đồ mạch in...........................................................................................27
2.3.2. Chương trình vi điều khiển AT89c51........................................................28
2.3.3. Các bước làm mạch điều khiển (phương pháp thủ công).........................30

4
2.3.4. Hình ảnh sản phẩm...................................................................................30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................................31
1. Ưu điểm.....................................................................................................................................31
2. Nhược điểm...............................................................................................................................31
3. Tính thực tế hướng cải tiến và phát triển...................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................32

5
DANH MỤC HÌNH VẼ
STT Hình Tên hình Trang
1 Hình 1.1 Mô tả hê ̣ thống cửa sổ điê ̣n 9
2 Hình 1.2 Chức năng mở bằng công tắc 9
3 Hình 1.3 Chức năng chống kẹt và điểu khiển 10
cửa sổ khi tắt chìa khóa điê ̣n
4 Hình 1.4 Cấu trúc hê ̣ thống cửa sổ điê ̣n 10
5 Hình 1.5 Bộ nâng hạ kính và motor cửa sổ điê ̣n 11
6 Hình 1.6 Công tắc chính và công công tắc cửa 11
7 Hình 1.7 Chức năng đóng bằng tay 12
8 Hình 1.8 Chức năng mở bằng tay 12
9 Hình 1.9 Đóng cửa sổ tự động bằng một lần ấn 13
10 Hình 1.10 Mở cửa sổ tự động bằng một lần ấn 13
11 Hình 1.11 Chống kẹt cửa sổ điê ̣n 13
12 Hình 1.12 Nguyên lý hoạt động chống kẹt cửa sổ 14
điê ̣n
13 Hình 1.13 Điều khiển cửa sổ khi tắt khóa điê ̣n 14
14 Hình 1.14 Công tắc hành trình 15
15 Hình 1.15 Sơ đồ chân công tắc hành trình 15
16 Hình 1.16 Nút ấn đơn và nút ấn kép 16
17 Hình 1.17 Sơ đồ chân và chức năng của họ 8051 17
18 Hình 1.18 Sơ đồ chân Port 2 18
19 Hình 1.19 Bộ dao động thạch anh 19
20 Hình 1.20 Sơ đồ cấu tạo động cơ một chiều 20
21 Hình 1.21 Đường đặc tính của động cơ kích từ 21
độc lập và song song
22 Hình 1.22 Đường đặc tính cơ của động cơ kích 21
từ nối tiếp
23 Hình 1.23 Đường đặc tính của động cơ kích từ 21
hỗn hợp
24 Hình 1.24 Đặc tính cơ của khởi động điện trở 22
khởi động
25 Hình 2.1 Sơ đồ hê ̣ thống nâng hạ kính trên một 24
cửa
26 Hình 2.2 Sơ đồ khối của mạch điều khiển 24
27 Hình 2.3 Đường đặc tính cơ điện 26
28 Hình 2.4 Sơ đồ nguyên lý của mạch điều khiển 27
trên proteus
29 Hình 2.5 Sơ đồ mạch in mạch điều khiển 27
30 Hình 2.6 Sản phẩm thực tế 31

6
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của xã hội và với sự phát triển
như vũ bão về khoa học kỹ thuật, bộ mặt thế giới đã có những thay đổi vô cùng to
lớn. Có thể nói khoa học kỹ thuật hiện đại đã đang và sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ
đến toàn nhân loại. Ở nước ta mặc dù là một nước đang phát triển nhưng những
năm gần đây cùng với đòi hỏi của sản xuất cũng như hội nhập nền kinh tế thế giới
thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là tự động hóa quá trình
sản xuất đã có bước phát triển tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao tiến tới
hình thành một nền kinh tế tri thức. Kỹ thuật điện tử đã có những bước phát triển
mạnh đặc biệt là trong kỹ thuật điều khiển tự động, kỹ thuật vi điều khiển. Đặc biệt
là trên ô tô, vi điều khiển được ứng dụng rất nhiều trong các mạch điều khiển các hệ
thống trên xe. Trong đó không thể không nói đến hệ thống cửa sổ điện trên xe. Là
một hệ thống giúp đóng và mở cửa sổ bằng công tắc. Mô tơ cửa sổ điện quay khi
vận hành công tắc cửa sổ điện. Chuyển động quay của mô tơ điện sau đó được
chuyển thành chuyển động lên xuống nhờ bộ nâng hạ cửa sổ để mở hoặc đóng cửa
sổ.
2. Ý nghĩa của đề tài
Giúp cho sinh viên năm ba củng cố kiến thức, tổng hợp và nâng cấp những kiến
thức chuyên ngành cũng như kỹ năng chuyên ngành vững chắc hơn.
Từ những kết quả thu thập được giúp cho việc nâng cao kiến thức cùng sự chỉ
bảo đóng góp từ GVHD Luyện Văn Hiếu, em đã mạnh dạn lựa chọn và thực hiện
đề tài:
“Tính toán và thiết kế mạch điều khiển hệ thống nâng hạ kính”
3. Mục tiêu của đề tài
3.1. Đánh giá:
Đề tài có tầm quan trọng trong việc nghiên cứu và sử dụng, điều khiển cũng như
kiểm tra chuẩn đoán hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô.
3.2. Đề xuất các giải pháp:
Sử dụng các mạch điều khiển sử dụng IC AT89c51, AT89c52, sử dụng cụm
công tắc tổ hợp điều khiển,...
3.3. Xây dựng:
Trên nền tảng điều khiển bởi ngôn ngữ lập trình C với các IC điều khiển.
4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
7
4.1. Đối tượng:
Hệ thống nâng hạ kính trên dòng xe KIA.
4.2. Phạm vi:
Đề tài chỉ đề cập và nghiên cứu đến hệ nống nâng hạ kính có sử dụng hai công
tắc giới hạn hành trình.
Tuy nhiên, để có được sản phẩm có tính ổn định cao, đảm bảo về chất lượng là
tương đối khó khăn. Vì thời gian để hoàn thành đồ án này cũng có hạn, và tầm hiểu
biết của bản thân em còn hạn chế… nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót,
những khuyết điểm không mong muốn. Em rất mong có được sự đóng góp quý báu
của, chân thành của quý thầy cô cùng các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.
5. Phương pháp kế hoạch nghiên cứu
5.1. Sự dụng IC điều khiển
Nguyên lý điều khiển:
Đóng mở cửa sổ: IC nhận tín hiệu từ công tắc đóng mở cửa sổ → xử lý bên
trong IC đưa ra tín hiệu điện → cấp dòng cho cuộn hút của cặp relay điều khiển
motor nâng hạ kính → đóng ngắt các tiếp điểm thực hiện nối mạch cấp nguồn cho
motor nâng hạ kính hoạt động.
Hành trình cửa sổ: IC nhận tín hiệu phải hồi tử cảm biến hành trình cửa sổ → xử
lý và đưa ra tín hiệu điện → ngắt dòng điều khiển cặp relay điều khiển motor nâng
hạ kính → bảo vệ an toàn cho hệ thống.
5.2. Sử dụng cụm công tắc tổ hợp điều khiển
Nguyên lý điều khiển:
Motor nâng hạ kính được điều khiển trực tiếp bởi cụm công tắc tổ hợp → thực
hiện nối các cặp tiếp điểm → thông mạch cho motor nâng hạ kính làm việc.

8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Hệ thống cửa sổ điện


1.1.1. Khái quát chung về hệ thống nâng hạ cửa sổ điện
 Mô tả
 Hệ thống điều khiển cử sổ điện là
một hệ thống để mở và đóng các
cửa sổ bằng công tắc.
 Mô tơ cửa sổ điện quay khi vận
hành công tắc điện cửa sổ điện.
 Chuyển động quay của mô tơ điện
cửa sổ này sau đó được chuyển
thành chuyển động lên xuống nhờ
bộ nâng hạ cửa sổ điện để mở hoặc
đóng cửa sổ.
 Hệ thống có các chức năng sau
đây:
 Chức năng đóng mở bằng tay.
Hình 1.1: Mô tả hê ̣ thống cửa sổ  Chức năng tự động đóng mở cửa sổ
điê ̣n bằng một lần ấn.
 Chức năng khóa cửa sổ.
 Chức năng chống kẹt.
 Chức năng điêu khiển cửa sổ khi tắt
khóa diện.
a. Chức năng chính
 Chức năng đóng mở bằng tay
 Khi công tắc cửa sổ điện bị kéo lên
hoặc dấy xuống giữa chừng. thì
cửa sổ sẽ mở hoặc đóng cho đến
khi nhả công tắc ra.
 Chức năng tự động đóng mở cửa
sổ bằng một lần ấn
 Khi ấn công tắc điều khiển cửa sổ
bị kéo lên hoặc đẩy xuống hoàn
Hình 1.2: Chức năng mở bằng toàn, thì cửa sỏ sẽ đóng và mở
công tắc hoàn toàn.
 Một số xe chỉ có chức năng mở tự
động và một số xe chỉ có chức
năng đóng mở tự động cho cửa sổ
phía người lái.
9
 Chức năng khóa cửa sổ
 Khi bật công tắc khóa cửa sổ, thì
không thể mở hoặc đóng tất cả các
cửa kính trừ cửa sổ phía người lái.
 Chức năng chống kẹt cửa sổ
 Trong quá trình đóng cửa sổ tự
động nếu có vật thể lạ kẹt vào cửa
kính thì chức năng này sẽ tư động
dừng cửa kính và dịch chuyển nó
xuống khoảng 50mm.
 Chức năng đièu khiển cửa sổ khi
tắt khóa điện
 Chức năng này cho phép điều
khiển hệ thống đóng cửa sổ điện
trong khoảng thời gian 45 giây sau
khi tắt khóa điện về vị trí ACC
hoặc LOCK, nếu cửa xe phía
Hình 1.3: Chức năng chống kẹt người lái không mở.
và điểu khiển cửa sổ khi tắt chìa
khóa điê ̣n
b. Cấu trúc hệ thống và các cụm thiết bị cửa sổ điện
 Hệ thống cửa sổ điện bao gồm các
bộ phận sau:
1. Bộ nâng hạ cửa sổ
2. Các motor điều khiển cửa sổ điện
3. Công tắc chính cửa sổ điện
4. Các công tắc cửa sổ điện
5. Khóa điện
6. Công tắc cửa phía người lái
 Cấu tạo
Hình 1.4: Cấu trúc hê ̣ thống cửa 1. Bộ nâng hạ cửa sổ
sổ điê ̣n (1) Chức năng
 Chuyển động quay của motor điều
khiển cửa sổ được chuyển thành
chuyển động lên xuống để đóng
mở cửa sổ.
(2) Cấu tạo
 Cửa kính được đỡ bằng đòn nâng
hạ của bộ nâng hạ cửa sổ. Đòn này
được đỡ bằng cơ cấu đòn chữ X
nối với đòn điều chỉnh của bộ nâng
hạ cửa sổ.
 Cửa sổ được đóng mở nhờ sự thay
đổi chiều cao cơ cấu đòn chữ X.
10
2. Motor điều khiển cửa sổ điện
(1) Chức năng
 Motor điều khiển cửa sổ điện quay
theo hai chiều để dẫn động bộ
nâng hạ cửa sổ.
(2) Cấu tạo
 Motor điều khiển cửa sổ gồm có
ba bộ phận: motor, bộ truyền bánh
răng, và cảm biến. Motor thay đổi
chiều quay nhờ công tắc. Bộ
truyền bánh răng truyền chuyển
động quay củ motor tới bộ nâng hạ
cửa sổ.
 Cảm biến bồn có công tắc hạn chế
và cảm biến tốc độ để điều khiển
chống kẹt cửa sổ.
Hình 1.5: Bộ nâng hạ kính và 3. Công tắc chính cửa sổ điện
motor cửa sổ điê ̣n  Công tắc chính cửa sổ điện điều
khiển toàn bộ hệ thống cửa sổ
điện.
 Công tắc khóa cửa sổ ngăn không
cho đóng và mở cửa sổ trừ cửa sổ
phía người lái.
 Việc xác định kẹt cửa sô được xác
định dựa trên tín hiệu của cảm
biến tốc độ và công tắc hạn chế từ
motor điều khiển cửa sổ phía
người lái (các loại xe có chức năng
chống kẹt cửa sổ).
4. Công tắc cửa sổ điện
 Công tắc cửa sổ điện điều khiển
dẫn động motor điều khiển cửa sổ
điện của cửa sổ phía hành khách
phía trước và phía sau. Mỗi cửa có
một công tắc điện điều khiển.
5. Khóa điện
 Khóa điện truyền các tín hiệu vị trí
ON, ACC hoặc LOCK tới công tắc
chính cửa sổ điện để điều khiển
chức năng cửa sổ khi tắt khóa
điện.
6. Công tắc cửa xe
Hình 1.6: Công tắc chính và công
 Công tắc cửa xe truyền tín hiệu
công tắc cửa
đóng hoặc mở cửa xe của người lái
11
(mở cửa: ON, đóng cửa: OFF) tới
công tắc chính cửa sổ điện để điều
khiển chức năng cửa sổ điện khi
tắt khóa điện.
1.1.2. Nguyên lý hoạt động
a. Chức năng đóng mở bằng tay
 Mô tả
Khi khóa điện ở vị trí ON và công
tắc cửa sổ điện phía người lái
được kéo lên nửa chừng, thì tín
hiệu UP bằng tay sẽ được truyền
tới IC và xảy ra sự thay đổi sau:
Tranzito Tr: ON
Relay UP: ON
Relay DOWN: Tiếp Mass
Kết quả là motor điều khiển cửa
Hình 1.7: Chức năng đóng bằng sổ điện phía người lái quay theo
tay hướng UP. Khi thả công tắc ra,
relay UP tắt và động cơ dừng lại.
Khi ấn công tắc điều khiển cửa sổ
điện phía người lái xuống nửa
chừng, tín hiệu DOWN bằng tay
được truyền tới IC và xảy ra sự
thay đổi sau:
Tranzisto Tr: ON
Relay UP: Tiếp Mass
Relay DOWN: ON
Kết quả là motor điều khiển cửa
sổ phía người lái quay theo hướng
Hình 1.8: Chức năng mở bằng tay
DOWN.
b. Chức năng đóng mở cửa sổ tự động
bằng một lần ấn
 Mô tả
Khi khóa điện ở vị trí ON và công
tắc cửa sổ điện phía người lái
được kéo lên hoàn toàn, tín hiệu
UP tự động được truyền tới IC. Vì
IC có mạch định thời và mạch này
sẽ duy trì trạng trái ON lớn nhất
khoảng 10 giây khi tín hiệu UP tự
động được đưa vào, nên motor
điều khiển cửa sổ điện phía người
lái tiếp tục quay cả khi công tắc
được thả ra. Motor điều khiển cửa
12
Hình 1.9: Đóng cửa sổ tự động sổ điện dừng lại khi cửa sổ phía
bằng một lần ấn người lái đóng hoàn toàn và IC
xác định được tín hiệu khóa motor
từ cảm biến tốc độ và công tắc
hạn chế của motor điều khiển
hoặc khi mạch định thời tắt. Có
thể dừng thao tác đóng mở tự
động bằng cách nhấn vào công tắc
cửa sổ điện phía người lái.
c. Chưc năng chống kẹt cửa sổ.
 Mô tả
Cửa sổ bị kẹt được xác định bởi
hai bộ phận. Công tắc hạn chế và
Hình 1.10: Mở cửa sổ tự động cảm biến tốc độ trong motor điều
bằng một lần ấn khiển cửa sổ điện.
Cảm biến tốc độ chuyển tốc độ
motor thành tín hiệu xung. Sự kẹt
cửa sổ được xác định dựa vào sự
thay đổi chiều dài của song xung.
Khi đai của vành răng bị đứng im,
công tắc hạn chế sẽ phân biệt sự
thay đổi chiều dài sóng của tín
hiệu xung trong trường hợp cửa
sổ bị kẹt với chiều dài sóng xung
trong trường hợp cửa sổ đóng
hoàn toàn.
 Nguyên lý hoạt động.
Khi công tắc chính cửa sổ nhận
Hình 1.11: Chống kẹt cửa sổ điê ̣n được tín hiệu là có một cửa sôt bị
kẹt từ motor điều khiển cửa kính,
nó tắt relay UP và bật relay
DOWN khoảng 1 giây và mở cửa
kính khoảng 50 mm để ngăn cho
cửa sổ tiếp tục đóng.
d. Chức năng điều khiển cửa sổ khi tắt
khóa điện
 Mô tả
Chức năng điều khiển cửa sổ khi
tắt khóa điện điều khiển sự hoạt
động của relay chính cửa sổ điện
dựa trên hệ thống điều khiển khóa
cửa.
Hình 1.12: Nguyên lý hoạt động
Khi tắt khóa điện từ vị trí ON về
chống kẹt cửa sổ điê ̣n
vị trí ACC hoặc LOCK, thì relay
13
tổ hợp xác định sự thay đổi này sẽ
kích hoạt mạch định thời và giữ
relay chính điều khiển cửa sổ ở
trạng thái bật khoảng 45 giây.

Hình 1.13: Điều khiển cửa sổ khi


tắt khóa điê ̣n

14
1.2. Các thiết bị của hê ̣ thống
1.2.1. Công tắc hành trình
 Nguyên lý hoạt đô ̣ng
Là mô ̣t công tắc có 2 că ̣p tiếp điểm:
- Thường đóng
- Thường mở
Khi có lực tác đô ̣ng từ bên ngoài sẽ làm cần gạt tác đô ̣ng chuyển că ̣p tiếp điểm,
sự thay đổi như sau:
- Tiếp điểm thường đóng→ Mở
- Tiếp điểm thường mở→Đóng

Hình 1.14: Công tắc hành trình

 Sơ đồ chân

Hình 1.15: Sơ đồ chân công tắc hành trình

15
1.2.2. Nút ấn
a. Khái quát và công dụng
Nút ấn còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa
các thiết bị điện từ khác nhau; các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các
mạch điện điều khiển, tín hiệu liên động bảo vệ …Ở mạch điện một chiều điện áp
đến 440V và mạch điện xoay chiều điện áp 500V, tần số 50HZ; 60HZ, nút ấn thông
dụng để khởi động, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng và ngắt các cuôn
dây của nối với động cơ.
Nút ấn thường được đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn. Nút
ấn thường được nghiên cứu, chế tạo làm việc trong môi trường không ẩm ướt,
không có hơi hóa chất và bụi bẩn. Nút ấn có thể bền tới 1.000.000 lần đóng không
tải và 200.000 lần đóng ngắt có tải. Khi thao tác nhấn nút cần phải dứt khoát để mở
hoặc đóng mạch điện.
b. Cấu tạo và phân loại
 Cấu tạo:
Nút ấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở – thường đóng và
vỏ bảo vệ. Khi tác động vào nút ấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái; khi không còn
tác động, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
 Phân loại:
 Phân loại theo chức năng trạng thái hoạt động của nút ấn, có 2 loại:
- Nút ấn đơn: Mỗi nút nhấn chỉ có một
trạng thái (ON hoặc OFF)
- Nút ấn kép : Mỗi nút ấn có hai trạng thái
ON hoặc OFF

Hình 1.16: Nút ấn đơn và nút ấn kép


Trong thực tế, để dễ dàng sử dụng và lắp ráp trong quá trình sửa chữa thường
người ta dùng nút ấn kép, ta có thể dùng nó như là nút ấn On hay OFF.
 Phân loại theo hình dạng bên ngoài, người ta chia nút ấn ra thành 4 loại :
- Loại hở
- Loại bảo vệ
16
- Loại bảo vệ chống nước và chống bụi
- Loại bảo vệ khỏi nổ
 Theo yêu cầu điều khiển người ta chia nút ấn ra 3 loại :
- Một nút
- Hai nút
- Ba nút.
 Theo kết cấu bên trong :
- Nút ấn có đèn báo
- Nút ấn không có đèn báo.
1.2.3. Vi điều khiển họ 8051
a. Sơ đồ chân và chức năng của họ 8051
Họ vi điều khiển này có 128 byte RAM, 4kbyte ROM, hai bộ định thời, một
cổng nối tiếp và 4 cổng ra/vào song song và là 1 bộ vi xử lý 8 bit.

Hình 1.17: Sơ đồ chân và chức năng của họ 8051

 Port 0 (P0.0 – P0.7)


Port 0 gồm 8 chân, ngoài các chức năng xuất nhập, Port 0 còn là bus đa hợp dữ
liệu và địa chỉ(AD0-AD7)
 Port 1 ( P1.0- P1.7)

17
Port 1 có chức năng xuất nhập theo bit và byte. Ngoài ra, ba chân P1.5, P1.6,
P1.7 được dùng để nạp ROM theo chuẩn ISP, hai chân P1.0 và P1.1 được dùng cho
bộ Timer 2.
 Port 2 (P2.0-P2.7)
Là một port có công dụng kép, là đường xuất nhập hoặc là byte cao của bus địa
chỉ đối với các thiết bị đồng bộ nhớ mở rộng.

Hình 1.18: Sơ đồ chân Port 2


 Port 3 (P3.0- P3.7)
Mỗi chân trên Port 3 ngoai chớc năng xuất nhập còn có chớc năng riêng, cụ thể
như sau :

Bit Tên Chức năng


P3.0 RXD Dữ liệu nhận cho port nối tiếp
P3.1 TXD Dữ liệu truyền cho port nối tiếp
P3.2 INT0 Ngắt bên ngoài 0
P3.3 INT1 Ngắt bên ngoài 1
P3.4 T0 Ngõ vào của Timer/counter 0
P3.5 T1 Ngõ vào của Timer/ counter 1
P3.6 /WR Xung ghi bộ nhớ dữ liệu ngoài
P3.7 /RD Xung đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài.
 Chân /PSEN ( Program store Enable)
/PSEN là chân điều khiển đọc chương trình ở bộ nhớ ngoài, nó được nối với
chân /OE để cho phép đọc các byte mã lệnh trên ROM ngoài . /PSEN sẽ ở mức thấp
trong thời gian đọc mã lệnh . Mã lệnh được đọc từ bộ nhớ ngoài qua bus dữ liệu

18
(Port 0) thanh ghi lệnh để được giải mã. Khi thực hiện chương trình trong ROM nội
thì /PSEN ở mức cao.

 Chân ALE (Address Latch Enable)


ALE là tín hiệu điều chỉnh chốt địa chỉ có tần số bằng 1/6 tần số dao động của vi
điều khiển. Tín hiệu ALE được dùng để cho phép vi mạch chốt bên ngoài như
74373, 74573 chốt byte địa chỉ thấp ra khỏi bus đa hợp địa chỉ / dữ liệu (Port 0).
 Chân /EA (External Access)
Tín hiệu /EA cho phép chọn bộ nhớ chương trình là bộ nhớ trong hay ngoài vi
điều khiển. Nếu EA ở mức cao (nối với vcc), thì vi điều khiển thi hành chương trình
trong ROM nội . Nếu /EA ở mức thấp (nối với GND), thì vi điều khiển thi hành
chương trình từ bộ nhớ ngoài .
 RST (Reset), VCC, GND
Ngõ vào RST trên chân 9 là ngõ Reset của 8051. Khi tín hiệu này được đưa lên
mức cao, các thanh ghi trong bộ vi điều khiển được tải những giá trị thích hợp để
khởi động hệ thống .
8051 dùng nguồn điện áp một chiều có dải điện áp từ 4V đến 5,5V được cấp qua
chân 20 và 40.
 XTAL1, XTAL2
8051 có một bộ dao động trên chíp, nó thường được nối với với bộ dao động
bằng thạch anh có tần số lớn nhất là 33MHZ, thông thường là 12MHZ.

Hình 1.19: Bộ dao động thạch anh


1.2.4. Động cơ điện một chiều
a. Định nghĩa
19
Máy điện một chiều là loại máy điện làm việc với dòng điện một chiều, có thể
sử dụng làm máy phát điện hoặc động cơ điện.
Máy điện một chiều cho phép điều chỉnh tốc độ trơn trong khoảng rộng và
momen mở máy lớn vì vậy nó được sử dụng rộng rãi làm động cơ kéo, khi cần điều
chỉnh chính xác tốc độ động cơ trong khoảng rộng, máy điện một chiều còn được
sử dụng rộng rãi làm nguồn nạp ácquy, hàn điện, nguồn cung cấp điện…
b. Phân loại động cơ điện một chiều
 Kích từ độc lập.
 Kích từ song song.
 Kích từ nối tiếp.
 Kích từ hỗn hợp.
c. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Động cơ điện một chiều có cấu trúc gồm 3 bộ phận chính: phần cảm, phần ứng,
cổ góp và chổi than.
Phẩn cảm là bộ phận tạo ra từ trường đặt ở stato, thông thường phần cảm là một
nam châm điện gồm có cực từ N-S và cuộn dây kích từ.
Phần ứng có lõi thép đặt ở rotor, có phay rãnh để đặt dây quấn phần ứng. Mỗi
cuộn dây được nối tới hai lá góp của cổ góp điện.
Trong chế độ máy phát, cần cấp điện một chiều cho cuộn kích từ và nối rotor
với động cơ sơ cấp khác để quay rotor (máy lai động cơ). Khi rotor quay trong từ
trường phần cảm, trong cuộn dây sẽ xuất hiện thế điện động, được cổ góp và chổi
than nắn thành sđđ một chiều.
Trong chế độ động cơ, cần cấp điện một chiều cho cuộn kích từ và cuộn dây
phần ứng. Dòng điện chạy trong phần ứng sẽ tác dụng với từ trường gây bởi phần
cảm tạo thành momen quay rotor.

Hình 1.20: Sơ đồ cấu tạo động cơ một chiều


20
d. Đặc tính của động cơ một chiều
 Đặc tính của động cơ kích từ độc lập và song song

Hình 1.21: Đường đặc tính của động cơ kích từ độc lập và song song
Đặc tính cơ là mối quan hệ hàm giữa tốc độ và momen điện từ v = f(M), khi I =
const

 Đặc tính cơ của động cơ kích từ nối tiếp

Hình 1.22: Đường đặc tính cơ của động cơ kích từ nối tiếp
 Đặc tính của động cơ kích từ hỗn hợp

Hình 1.23: Đường đặc tính của động cơ kích từ hỗn hợp

21
Trên hình vẽ ta biểu diễn động cơ kích từ hỗn hợp và đặc tính cơ của nó, các
dây quấn kích từ có thể nối thuận hoặc nối ngược làm giảm từ thông. Đặc tính cơ
của động cơ kích từ hỗn hợp khi nối thuận (đường 1), sẽ là trung bình giữa đặc tính
cơ của động cơ kích từ song song (đường 2) và nối tiếp (đường 3).
Các động cơ làm việc nặng nề,dây quấn kích từ nối tiếp là dây quấn kích từ
chính còn dây quấn kích từ song song là dây quấn kích từ phụ và được nối thuận.
Dây quấn kích từ song song đảm bảo tốc độ động cơ không tăng quá lớn khi
momen nhỏ. Động cơ kích từ hỗn hợp có dây quấn kích từ nối tiếp là kích từ phụ và
nối ngược có đặc tính cơ rất cứng (đường 4) nghĩa là tốc độ quay của động cơ hầu
như không đổi. Ngược lại khi nối thuận sẽ làm cho động cơ có đặc tính mềm hơn,
momen mở máy lớn hơn, thích hợp với máy nén, máy bơm, máy nghiền, máy cán…

e. Khởi động động cơ điện một chiều


 Khởi động trực tiếp
Đưa động cơ trực tiếp vào lưới điện không qua một thiết bị phụ nào, dòng khởi
động được xác định bằng công thức:

I= U/R
Vì R nhỏ nên I có giá trị rất lớn (20/25), sự tăng dòng đột ngột làm xuất hiện tia
lửa điện ở cổ góp làm hiện xung cơ học và giảm điện áp lưới, phương pháp này hầu
như không sử dụng.

 Khởi động điện trở khởi động

Đặc tính cơ:

Hình 1.24: Đặc tính cơ của khởi động điện trở khởi động
Người ta đưa vào rotor 1 điện trở có khả năng điều chỉnh và gọi là điện trở
khởi động dòng khởi động bây giờ có giá trị:

I = U/ R(t) + R(kđ)

22
Điện trở khởi động được ngắt dần ra theo sự tăng của tốc độ, nấc khởi động thứ
nhất phải chọn sao cho dòng phần ứng không lớn quá và momen khởi động không
nhỏ quá. Khi có cùng dòng phần ứng thì động cơ kích từ nối tiếp có momen khởi
động lớn hơn của động cơ kích từ song song.

Lưu ý: Với các động cơ kích từ song song khi dùng điện trở khởi động phải nối
sao cho cuộn kích từ trong mọi thời gian đều được cấp điện áp định mức để đảm
bảo lớn nhất. Nếu trong mạch kín từ có điện trở điều chỉnh thì khi khởi động điện
trở này phải ngắn mạch.
Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều dùng điện trở ở mạch rotor.

23
CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XÂY DỰNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN

2.1. Sơ đồ hê ̣ thống nâng hạ kính


2.1.1. Sơ đồ hê ̣ thống

Hình 2.1: Sơ đồ hê ̣ thống nâng hạ kính trên một cửa
2.1.2. Sơ đồ khối

24
Hình 2.2: Sơ đồ khối của mạch điều khiển
2.2. Thiết kế mạch điều khiển hê ̣ thống nâng hạ kính

2.2.1. Tính chọng các thiết bị cơ bản


a. Các thông số động cơ
 Tham khảo các thông số trên dòng xe KIA ta thu được kết quả sau:
 Khối lượng kính: m ≈ 5 kg
 Vâ ̣n tốc nâng: vnâng = 0,035 m/s
 Gia tốc trọng trường: g = 9,81 m/s2
 Ta có:
Fnâng = m.g = 5.9,81 = 49,05 N
Giả sử kính nâng trong trường hợp lý tưởng bỏ qua các lực cản và ma sát, ta có:
Công suất nâng: Pnâng = Fnâng.vnâng = 49,05.0,035 = 1,71 W
Với hê ̣ số truyền đô ̣ng: η = 0,85
Công suất yêu cầu: Pyêu cầu = Pnâng/η = 1,71/0,85 = 2 W
 Ta cần chọn đô ̣ng cơ thỏa mãn:
Pđô ̣ng cơ ≥ Pyêu cầu
Ta chọn được đô ̣ng cơ có thông số sau đây:
 Điện áp Uđm = 12 VDC
 Dòng Iđm = 0,17 A
 Công suất điện Pđ = Uđm. Iđm = 12.0,17 = 2,04 W
 Tốc độ nđm = 500 rpm
P 2
 Hiệu suất ηđm = P = 2,04 =¿ 0,98
đ

1 U đm 1 12
 Điện trở phần ứng Rư= ( 1−η ) = ( 1−0.98 ) = 0,7 Ω
2 I đm 2 1,17
 Tốc độ động cơ
U đm−I đm . Rư nđm 500
ω đm= = = = 52,36 rad/s
K Φ đm 9,55 9,55
U đm−I đm . Rư 12−0,17.0,7
→ K Φ đm= = =0,227
ωđm 52,36

25
Dựa vào đồ thị hình 2.3 ta thấy dòng ngắn mạch xảy ra khi tốc độ
ω=0 , từ phương trình ta tính được dòng ngắn mạch(dòng khởi động):
U đm
Inm = = 12/0,7 = 17,14 A

Momen ngắn mạch:
Mnm = K. Φ.Inm = 0,227.17,14 = 3,89 N.m
Tốc độ không tải (khi I = 0):
U đm
ω 0= =12/0,227= 52,86 rad/s
K Φ đm
Hình
2.3:
Đường
đặc
tính cơ
điện

Dòng tính toán Itt>Ikđ. Trên thực tế khi chế tạo động cơ các nhà sản xuất đã có
các biện pháp hạn chế đòng khởi động như : roto rãnh sâu, ro to rãnh chéo, riêng
động cơ không đồng bộ còn có roto lồng sóc kép.

b. Chọn các linh kiê ̣n khác

 Điê ̣n trở loại 10k và 1k Ω

 Relay 5 chân 2 că ̣p tiếp điểm (1 thường đóng, 1 thường mở)

 Tranzitor phân cực ngược npn C2383

26
2.2.2. Xây dựng sơ đồ hê ̣ thống bằng phần mềm mô phỏng proteus

Hình 2.4: Sơ đồ nguyên lý của mạch điều khiển trên proteus


2.3. Xây dựng mạch điều khiển
2.3.1. Sơ đồ mạch in

Hình 2.5: Sơ đồ mạch in mạch điều khiển

27
2.3.2. Chương trình vi điều khiển AT89c51
#include <REGX51.H>
sbit sw1=P1^0;
sbit sw2=P1^1;
sbit sw3=P1^2;
sbit sw4=P1^3;
sbit sw5=P1^4;
sbit sw6=P1^5;
sbit sw7=P1^6;
sbit sw8=P1^7;

void dieukhien()
{
P2=0;

while(sw1==0)
{
P2_0=1;
}
while(sw2==0)
{
P2_1=1;
}
while(sw3==0)
{
P2_2=1;
}
while(sw4==0)
28
{
P2_3=1;
}
while(sw5==0)
{
P2_4=1;
}
while(sw6==0)
{
P2_5=1;
}
while(sw7==0)
{
P2_6=1;
}
while(sw8==0)
{
P2_7=1;
}
}
void main()
{
while(1)
{
dieukhien();
}
}

29
2.3.3. Các bước làm mạch điều khiển (phương pháp thủ công)
 Bước 1:
Vẽ mạch in trên máy tính bằng phần mềm vẽ mạch chuyên dụng (proteus, eagle,
…). Sau đó, in mạch đã vẽ trên máy tính ra giấy bóng mô ̣t mă ̣t (giấy thủ công).
 Bước 2:
Dùng bàn ủi chuyền nhiê ̣t để chuyển toàn bô ̣ mực in trên giấy sang board đồng.
 Bước 3:
Sau khi board đồng đã dính hết tất cả các đường mạch in ta ngâm board đồng
vào dung dịch ăn mòn (bô ̣t sắt). Phần đồng không dính mực sẽ bị ăn mòn hết.
 Bước 4:
Rửa sạch và đánh tan mực in còn sot lại. Khoang lỗ gắn linh kiê ̣n và hàn hoàn
chỉnh mạch.
2.3.4. Hình ảnh sản phẩm

Hình 2.6 : Sảm phẩm thực tế

30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Ưu điểm
Những vấn đề mà đề tài đã đạt được, về cơ bản đề tài đã thực hiện phần nào
chân thực về hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô. Thực hiện mô phỏng và điều khiển
được những chức năng cơ bản nhất của hệ hống:
 Hâng hạ kính.

 Tự ngắt khi đi hết hành trình.


Đây là phương pháp tổn hao trên phần công suất nhỏ.
Phương pháp đơn giản và thực tế.
Độ bền và tính công nghệ cao.
2. Nhược điểm
Bên cạnh đó, đề tài thực hiện vẫn còn nhiều mặt hạn chế và thiếu xót. Chưa mô
phỏng được hoàn chỉnh toàn bộ các chức năng một cách chính xác nhất của hệ
thống nâng hạ kính trên xe ô tô.
3. Tính thực tế hướng cải tiến và phát triển
Định hướng phát triển, trong thời gian tới với những kỹ năng và kiến thức
chuyên ngành sâu xắc hơn. Phát triển hoàn toàn tự động hóa, bổ xung thêm những
chức năng mới: chống kẹt cửa sổ, khóa cửa sổ, điều khiển từ xa,…

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Truyền động điện (nhà xuất bản khoa học kỹ thuật)

(Bùi Quốc Khánh - Nguyễn Văn Liên - Nguyễn Thị Hiền)

 Giáo trình trang bị điện

(Trần Văn Chương -Trần Thị Ngoạt- Đỗ Tuấn Khanh)

 Máy điện (nhà xuất bản khoa học kỹ thuật)


(Võ Minh Chính- Trần Trọng Minh)
 Kỹ thuật điện (Nhà xuất bản giáo dục )

(Đặng Văn Đào- Lê Văn Doanh )

 Khí cụ điện (nhà xuất bản khoa học kỹ thuật)

( Phạm Văn Chới- Bùi Tín Hữu-Nguyễn Tiến Tôn)

 Họ vi điều khiển 8051(nhà xuất bản lao dộng – xã hội)

(Tống Văn On- Hoàng Đức Hải)

 Giáo trình trang bị tiện nghi trên ô tô (khoa CKĐL – ĐH SPKT Hưng Yên)

32

You might also like