You are on page 1of 7

1.

Khái quát về chứng nhận Halal


1.1. Lịch sử hình thành
1.2. Khái niệm

Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc cho phép. Đối
lập với Halal là Haram, có nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm. Halal và
Haram là những thuật ngữ áp dụng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống
người Hồi giáo. Những món ăn Halal phải đạt tiêu chuẩn và phù hợp với chế
độ ăn uống mà đạo Hồi đề ra trong kinh Coran.

Đối với ngành dịch vụ chế biến và phục vụ thực phẩm, Halal được
xem là tiêu chuẩn đánh giá thực phẩm có được chế biến với các nguyên liệu
và quy trình phù hợp với quy định pháp luật Hồi giáo hay không (Tiêu chuẩn
Halal). Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất, chứng chỉ Halal là giấy chứng
nhận sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal và đạt các yêu
cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy kiểm định chất lượng sản
phẩm tiêu dùng để người theo đạo Hồi có thể sử dụng được. Đây là chứng
nhận bắt buộc khi nhập khẩu hàng hóa vào một số nước theo đạo Hồi.

Hiện nay, tại Việt Nam, quy trình cấp Chứng nhận Halal dựa vào các
tiêu chuẩn như: ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17021-1, FDA 12, MS 1500:2019,
UAE.S 2055-1:2015, HAS 23000:1…

Sau khi được chứng nhận Halal, các cơ sở sản xuất và chế biến lương
thực, thực phẩm sẽ được dán dấu chứng nhận Halal trên bao bì sản phẩm của
mình. Dấu chứng nhận Halal là dấu hiệu nhận biết cơ sở đã đạt tiêu chuẩn
Halal với các sản phẩm và quy trình chế biến được kiểm định nghiêm ngặt.
Tổng thể dấu Halal có hình tròn, màu xanh đậm trên nền trắng, ở chính giữa
là chữ “HALAL” bằng tiếng Latinh và tiếng Ả-rập (hình 1), kích cỡ linh hoạt
theo kích thước bao bì sản phẩm.
Hình 1. Dấu chứng nhận tiêu chuẩn Halal

1.3. Lợi ích khi có chứng nhận

Đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm

Tinh thần của các tiêu chuẩn Halal cũng được xem là phù hợp với các
tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của nhiều quốc gia trên thế giới, đó
là cấm sử dụng các chất, hóa chất, phụ gia gây hại cho sức khỏe con người.
Các tiêu chuẩn về thực phẩm Halal đã loại bỏ những phụ gia thực phẩm độc
hại, chất gây nghiện, những loài thủy sản nguy hiểm, bộ phận cơ thể người,
nhau thai… ra khỏi quy trình chế biến thức ăn. Chính vì vậy, áp dụng tiêu
chuẩn Halal có thể loại bỏ những nguy cơ nhiễm độc từ thực phẩm, bảo vệ
sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.

Lợi ích về kinh tế, thương mại, xuất – nhập khẩu

Là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới, Hồi Giáo có lượng tín
đồ vô cùng đông đúc, không ngừng gia tăng và phân bố ở hầu hết các quốc
gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam, mặc dù Hồi Giáo không phát
triển như Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo nhưng số lượng tín đồ Hồi Giáo vẫn
gia tăng không ngừng. Bên cạnh đó, số lượng người Hồi Giáo nhập cư vào
Việt Nam cũng ngày càng tăng cao.

Chính vì vậy, nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm Halal đang rất
được quan tâm ở các nước Hồi giáo và cả những quốc gia, vùng lãnh thổ có
người Hồi Giáo sinh sống, trong đó có Việt Nam. Nắm bắt được thị hiếu và
tập quán của người Hồi Giáo, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng Halal, và
xây dưng chiến lược xuất khẩu đặc thù đối với các quốc gia Hồi Giáo, cũng
là một phương án xóa bỏ ranh giới về văn hóa và kinh tế, tạo điều kiện để
hợp tác quốc tế và đẩy mạnh xuất – nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nên kinh tế thị trường ngày càng phát triển, ranh giới
giữa các quốc gia đang dần được xóa mờ bởi sự hội nhập về văn hóa, kinh tế.
Giấy chứng nhận Halal sẽ đóng vai trò như một chiếc chìa khóa giúp các
doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam gia nhập vào thị trường của
các quốc gia Hồi giáo và những quốc gia, vùng lãnh thổ có người Hồi giáo.
Chứng nhận Halal được tất cả các quốc gia Hồi giáo công nhận, vì vậy, nó có
giá trị trên toàn thế giới, thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường
này.

1.4. Haram

Đối lập với Halal là Haram, có nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm.
Halal và Haram là những thuật ngữ áp dụng cho tất cả các khía cạnh của
cuộc sống người Hồi giáo.

Các nguyên liệu và phụ gia, hóa chất mang tính “Haram” sẽ bị xem là không
đạt yêu cầu của Tiêu chuẩn Halal gồm có:

 Heo, chó và các sản phẩm khác lấy từ thịt heo, chó.
 Động vật có móng vuốt và răng nanh như sư tử, hổ, gấu, rắn, khỉ và
các loài động vật tương tự.
 Loài chim săn mồi có móng vuốt như đại bàng, kền kền, và các loài
chim tương tự.
 Vật gây hại như chuột, rết, bọ cạp và động vật tương tự khác.
 Động vật cấm bị giết trong đạo Hồi: kiến, ong, chim gõ kiến.
 Động vật được coi là bẩn như chấy, ruồi, giòi và các động vật tương
tự.
 Động vật lưỡng cư (ếch, nhái, cóc…), động vật vừa có thể sống trên
cạn, vừa có thể sống dưới nước (rắn, cá sấu…)
 Con la và con lừa.
 Tất cả các chất độc hại và loài thuỷ sản nguy hiểm.
 Tất cả các loài động vật mà quy trình giết mổ không tuân thủ theo luật
Hồi giáo.
 Động vật chết vì nghẹt thở, bị đập vào đầu, bị rơi, bị tấn công bởi động
vật khác.
 Máu.
 Bộ phận cơ thể con người hoặc một phần bộ phận cơ thể người, nhau
thai.
 Tất cả các chất thải lỏng và rắn từ con người và động vật: nước tiểu,
phân, chất nôn, mủ…
 Chất gây nghiện, thực vật nguy hại, trừ trường hợp các độc tố hoặc
mối nguy hiểm có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến.
 Đồ uống có cồn (bia, rượu và rượu mạnh)
 Tất cả các loại đồ uống gây say và nguy hại.
 Tất cả các phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ các chất liệt kê trên.
 Bất kỳ hóa chất độc hại, nguy hiểm hoặc khoáng chất thiên nhiên.

Ngoài ra, có một số chất, phụ gia hay nguyên liệu mang tính “nghi
ngờ” – Mashbooh. Có nghĩa là, khó có thể xác định được liệu thành phần đó
có phải là “Haram” hay có yếu tố Haram hay không. Một số chất phụ gia và
hóa chất như men, chất nhũ hóa, gelatine… có thể bắt nguồn từ động vật
hoặc thực vật, và việc xác định liệu động vật hay thực vật làm nên chất này
có “Halal” hay không là một vấn đề không hề đơn giản. Đối với động vật, có
thể quá trình giết mổ đã không tuân thủ theo nghi lễ Hồi giáo hoặc có chứa
chất Haram. Điều này đòi hỏi các cơ quan chứng nhận Halal phải giám sát
quá trình giết mổ và kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, phụ gia và hóa
chất rất nghiêm ngặt.
1.5. Yêu cầu chung
1.5.1. Nguyên liệu – Phụ gia – hóa chất
 Không sử dụng các nguyên liệu Haram (bị cấm theo luật Hồi Giáo).
 Nguyên liệu - phụ gia - hóa chất có chứng chỉ Halal thì chứng chỉ
Halal phải được cấp phát từ các tổ chức đánh giá Halal được phê duyệt
năng lực.
 Nguyên liệu- phụ gia – hóa chất không có chứng chỉ Halal cần kèm
theo các tài liệu kĩ thuật (bao gồm thông tin về thành phần cấu tạo, quy
trình sản xuất, nguồn nguyên liệu thô).
 Nguyên liệu phụ gia – hóa chất phải được liệt kê đầy đủ vào form
QF03.01B (Danh sách nguyên liệu - phụ gia - hóa chất).
 Nguyên liệu chưa được xác định là Halal không được lưu kho chung
với nguyên liệu Halal.

1.5.2. Sản xuất

a) Đăng kí địa điểm sản xuất

Khi tiến hành đăng kí chứng nhận cho 1 sản phẩm có nhãn hiệu cụ thể,
công ty cần khai báo đầy đủ các địa chỉ sản xuất ra sản phẩm mang cùng
thương hiệu đó (gồm chi nhánh, địa chỉ gia công) và sẽ phải thực hiện đánh
giá tại tất cả các địa chỉ này.

Công ty cần khai báo tới HCA khi thực hiện gia công tại một trong các công
đoạn sản xuất ra sản phẩm đăng kí chứng nhận.

b) Nhà xưởng & Sản xuất

Không sản xuất sản phẩm Halal và sản phẩm Haram trên chung 1 dây
chuyền sản xuất.

Trong trường hợp sử dụng chung thiết bị để sản xuất sản phẩm đăng kí
chứng nhận Halal và sản phẩm không đăng kí chứng nhận Halal thì nguyên
liệu của sản phẩm không đăng kí chứng nhận Halal cũng phải đáp ứng yêu
cầu giống sản phẩm đăng kí chứng nhận Halal.
Các thiết bị máy móc đã từng tiếp xúc/ sử dụng cho sản phẩm Haram
(heo, chó) muốn chuyển đổi sang sử dụng cho sản phẩm Halal cần phải tẩy
rửa theo nghi thức Hồi Giáo bằng đất tẩy và nước và phải được giám sát bởi
HCA. Dây chuyền sau khi được tẩy rửa chỉ được sử dụng cho sản phẩm
Halal. Dây chuyển sản xuất Halal phải được thiết kế tách biệt trong suốt quá
trình tiếp nhận, sơ chế, chế biến, lưu kho, vận chuyển.

Trong trường hợp công ty có sản xuất các sản phẩm liên quan đến
động vật Haram chưa có chứng nhận Halal hợp lệ trong khuôn viên của nhà
máy đăng ký đánh giá chứng nhận Halal thì phải tách biệt hoàn toàn nhà
xưởng sản xuất sản phẩm Halal với những sản phẩm này, và cần có các biện
pháp để kiểm soát chặt chẽ tránh nhiễm chéo giữa các sản phẩm này với các
sản phẩm Halal.

1.5.3. Thiết kế bao bì và dán nhãn

Thiết kế bao bì, dấu hiệu, biểu tượng, logo, tên sản phẩm không sử
dụng các hình ảnh minh họa là Haram hoặc hình ảnh dẫn đến hiểu nhầm/ đi
ngược lại với nguyên tắc của luật Hồi Giáo.

Tên của sản phẩm không được đặt tên trùng hoặc đồng nghĩa với sản
phẩm không phải là Halal như: Hamburger, thịt lợn muối, rượu rum và
những loại khác có thể gây nhầm lẫn.

Tên của sản phẩm không bao gồm tên của các ngày lễ không thuộc về
Hồi giáo (ví dụ: Christmas, Valentine,..) hoặc kết hợp với các biểu tượng tôn
giáo không phải của Hồi Giáo; hoặc Không được mô phỏng các hình ảnh
động vật được phân loại là Haram (lợn, heo, ếch, cá sấu,..) trong các sản
phẩm mô phỏng hình con giống.

Việc sử dụng logo/dấu chứng nhận Halal trên bao bì sản phẩm phải
tuân thủ theo Quy định kiểm soát và sử dụng chứng chỉ Halal, dấu chứng
nhận Halal PL05.

1.5.4. Đào tạo


Ban lãnh đạo phải đảm bảo các nhân sự có liên quan đến hoạt động sản
xuất sản phẩm Halal phải được đào tạo đầy đủ về tiêu chuẩn Halal; hiểu biết
đầy đủ về nội dung cũng như áp dụng của các quy định Halal vào quá trình
sản xuất.

1.5.5. Hệ thống đảm bảo/ kiểm soát Halal

Ban lãnh đạo phải bổ nhiệm nhân sự và thành lập ban kiểm soát Halal nội bộ
có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện hệ thống kiểm soát Halal. Đối với các
công ty có sản xuất sản phẩm liên quan đến thịt động vật trên cạn (heo, chó,
bò, gà,..) hoặc bia, rượu trong phạm vi nhà máy xin chứng nhận Halal thì ban
kiểm soát Halal phải bao gồm các nhân viên là người Hồi giáo và đảm bảo ít
nhất 1 người giám sát/1 ca sản xuất. Thiết lập và vận hành hệ thống kiểm
soát Halal trong toàn bộ các hoạt động sản xuất Halal.

1.5.6. Lấy mẫu kiểm nghiệm

Việc lấy mẫu kiểm nghiệm có thể được yêu cầu bởi đoàn đánh giá khi
các phát hiện đánh giá chỉ ra sản phẩm có nguy cơ chứa thịt heo hoặc hàm
lượng ethanol trong thành phẩm cuối vượt quá yêu cầu.

Doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo cho nhân viên liên quan đến hoạt
động sản xuất Halal về tiêu chuẩn Halal, xây dựng hệ thống kiểm soát Halal
trong nhà máy trước khi tiến hành đánh giá hiện trường.

Lấy mẫu kiểm nghiệm ADN động vật trên cạn nếu được đoàn đánh giá
yêu cầu.

Tài liệu tham khảo

1. http://fdvn.vn/chung-nhan-halal-nhung-dieu-can-biet-ve-tieu-chuan-dieu-
kien-de-cong-nhan-thuc-pham-chuan-hoi-giao/
2. https://halal.vn/2018_halal_contents/files/QP02-General-requirements-
for-Halal-certification.pdf
3. https://traceverified.com/tieu-chuan-halal-va-thuc-an-cua-dao-hoi-giao/

You might also like