You are on page 1of 1

5.

Ví dụ về tiêu chuẩn HACCP


Các nguyên tắc được quy định trong bộ tiêu chuẩn HACCP có thể ứng dụng một cách
hiệu quả từ nông trai đến bàn ăn. Ví dụ với một số cơ sở sản xuất xúc tiệt trùng , để kiểm
soát được các mối nguy gây nhiễm bẩn, nhiễm đọc thực phẩm, cơ sở đó sẽ cần phải đáp
ứng được những yêu cầu sau:
 Tại nông trường, cần lựa chọn và kiểm soát các loại thức ăn chăn nuôi cùng nguồn
nước được sử dụng trong khâu cho ăn. Đồng thời, có những quy trình cùng biện
pháp đảm bảo sức khỏe của vật nuôi cũng như hệ thống vệ sinh tại nông trường.
 Tới khâu chế biến, phải có quy trình rõ ràng từ việc mổ thịt ra sao, cách xay thô,
xay nhuyễn, điều phối gia vị như thế nào tới công đoạn tiệt trùng và hoàn thiện…
Nhằm đảm bảo thịt không bị nhiễm bẩn từ khi sơ chế tới khi tạo ra thành phẩm là
những chiếc xúc xích tươi ngon.
 Tại khâu bảo quản, sản phẩm xúc xích thường được bảo quản ở nhiệt độ thường,
tránh ánh sáng trực tiếp. Phải có khu vực bảo quản riêng biệt tránh để chung với
các hóa chất có khả năng gây nhiễm bẩn cho thực phẩm.
 Trong quá trình vận chuyển, nhà sản xuất cần phải có những hành động kiểm soát
tại địa điểm chuyên chở, kho cất giữ cũng như phân phối.
 Khi sản phẩm được đưa đến các điểm bán, cần phải có hệ thống vệ sinh, giữ lãnh
vào bảo quản phù hợp với đặc tính của sản phẩm.
 Cuối cùng, ở khâu tiêu thụ, nhà sản xuất phải có những chỉ dẫn về cách sử dụng,
chế biến và bảo quản (thường là in trên bao gói sản phẩm) để giúp người tiêu dùng
biết cách sử dụng sao cho đúng đắn, đảm bảo vệ sinh và không gây hại tới sức
khỏe.
6. Đối tượng áp dụng HACCP
Tiêu chuẩn HACCP có trong những ngành nào? Thông tin về HACCP sẽ cụ thể hơn nếu
chúng ta biết được đối tượng áp dụng tiêu chuẩn HACCP là những doanh nghiệp nào.
Thực tế, mọi doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm đều có thể áp dụng
HACCP. Cụ thể hơn, HACCP có thể áp dụng ở mọi khâu của quá trình sản xuất, kinh
doanh thực phẩm. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, sản xuất, chế biến tới vận
chuyển và đưa đến các điểm bán hoặc trực tiếp tới người tiêu dùng. Điển hình như:
 Cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy hải sản, thực phẩm,…
 Cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, thức ăn công nghiệp, khu chế xuất.
 Các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống như nhà hàng, khách sạn,…
 Các đơn vị, tổ chức khác có liên quan đến thực phẩm.

You might also like