You are on page 1of 3

QUY TẮC DẤU NGOẶC

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đứng trước, ta phải đối dấu tất cả các
số hạng trong dấu
1. Quy tắc dấu ngoặc
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "−" đứng trước, ta phải đối dấu tất cả các số
hạng trong dấu ngoặc: dấu "−" thành dấu "+" và dấu "+" thành
dấu "−". Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng
trong ngoặc vẫn giữ nguyên.  
Ví dụ:
− (3 – 14 + 22) = −3 + 14 − 22
31 + (34 − 76) = 31 + 34 − 76
2. Tổng đại số 
Vì phép trừ đi một số là phép cộng với số đối của số đó nên một dãy các
phép cộng và phép trừ có thể đối thành một dãy các phép cộng.
Vì thế: Một dãy các phép tính cộng trừ những số nguyên được gọi
là một tổng đại số. Sau khi chuyển các phép trừ thành phép cộng ta có
thể bỏ tất cả các dấu của phép cộng và dấu ngoặc, chỉ để lại dấu của các
số hạng. Trong thực hành ta thường gặp tổng đại số dười dạng đơn giản
này.
Ví dụ: 33 + ( − 33 + 86) = 33 – 33 + 86 = 0 + 86 = 86
Lưu ý 
a) Tổng đại số có thể nói gọn là tổng.
b) Trong tổng đại số ta có thể:
- Thay đổi vị trí của các số hạng kèm theo dấu của chúng.
- Đặt dấu ngoặc để nhóm những số hạng một cách tùy ý với chú ý rằng
nếu trước dấu ngoặc là dấu "-" thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong
ngoặc.
QUY TẮC CHUYỂN VẾ
Tính chất của đẳng thức:
1. Tính chất của đẳng thức
Với mọi số nguyên a, b, c ta có:
Nếu a = b thì a + c = b + c.
Nếu a + c = b + c thì a = b.
Nếu a = b thì b = a.
2. Quy tắc chuyển vế 
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta
phải đổi dấu số hạng đó: dấu "+" đổi thành dấu "−" và dấu "−" thành
dấu "+"
Ví dụ: x + 3 = y suy ra x = 3 − y
Nhận xét:
Nếu x = a − b thì theo quy tắc chuyển vế ta có x + b = a
Ngược lại, nếu x + b = a thì theo quy tắc chuyển vế ta có x = a − b
Những điều nỏi trên chứng tỏ rằng nếu x là hiệu của a và b thì a là tổng
của x và b. Nói cách khác, phép trừ là phép tính ngược của phép cộng.
2. Các dạng toán cơ bản
Dạng 1: Tìm số chưa biết trong một đẳng thức
Phương pháp
Áp dụng tính chất của đẳng thức, quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển
vế rồi thực hiện phép tính với các số đã biết.
Dạng 2:  Tính các tổng đại số
Phương pháp
Thay đổi vị trí số hạng, áp dụng quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế
một cách thích hợp rồi làm phép tính.
BÀI TẬP
Bài 1. Tính
a) (−8) – (−7)
b) −9 − |−5|
Bài 2. Tìm x, biết
a) −75 – (x + 20) + 95 = 0
b) |−3| + x = −5
Bài 3. Tìm x ∈ Z, biết:
a) |x + 2| ≤ 1 b) |x| ≤ 6 – (−1)
Bài 4. Tìm x ∈ Z, biết: (5 – x) – (−25 + 7) = −3 + 12
Bài 5. Tìm x ∈ Z, biết: |x + 5| = 2 – (4 – 5)
Bài 6. Tìm các giá trị x ∈ Z: −5 < x < x + 2
Bài 7. Tìm số nguyên x, biết:
a) (−3).|x| = −9 b) (−3)x = −27
Bài 8. Tìm các số nguyên x, y biết 
a) x.y = −5 b) x.y = 7
Bài 9. So sánh: 
a) (−3).7 và 4.(−5) b) (−3)(−7) và 5.4
Bài 10. Viết tiếp ba số trong dãy sau:
a) 3, −9, 27, ...

You might also like