You are on page 1of 4

CHUYÊN ĐỀ 1: RÚT GỌN VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN

VỊ TRÍ: BÀI TOÁN 1 TRONG ĐỀ


THI VÀO 10 HÀ NỘI.

A/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ


I. RÚT GỌN

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Phân tích mẫu thức thành nhân tử.


- Bước 2: Đánh giá (xem biểu thức có rút gọn được không?).
- Bước 3: Qui đồng.
- Bước 4: Thực hiện các phép toán để rút gọn ⇒ tối giản.

Tìm điều kiện xác định (ĐKXĐ) của biểu thức:

- Bước 1: Xác định giá trị của biến sao cho biểu thức dưới dấu √ không âm.
- Bước 2: Xác định giá trị của biến sao cho biểu thức dưới mẫu khác 0.

II. CÁC CÁCH BIẾN ĐỔI BIỂU THỨC

Hằng đẳng thức đáng nhớ:

1. Bình phương của một tổng: (a+ b)2=a2 +2 ab+ b2


2. Bình phương của một hiệu:(a−b)2=a2−2 ab+b 2
3. Hiệu hai bình phương: a 2−b2=(a+ b)(a−b)
4. Lập phương của một tổng: (a+ b)3=a3 + a2 b +ab2 +b 3
5. Lập phương của một hiệu: (a−b)3=a3−a 2 b+ ab2−b3
6. Hiệu hai lập phương: a 3−b3 =(a−b)(a 2+ ab+b 2)
7. Tổng hai lập phương: a 3+ b3=(a+b)(a2−ab+ b2 )

Biến đổi căn thức:

A2  A

 A.B  A. B ( A  0, B  0 )

1
CHUYÊN ĐỀ 1: RÚT GỌN VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN

A A

 B B ( A  0, B  0 )

III. CÁC DẠNG TOÁN LIÊN QUAN

Dạng 1: Tính A tại x cho trước.

- Bước 1: Tìm ĐKXĐ.


- Bước 2: Tìm x (nếu cần), kiểm tra x xem có thỏa mãn ĐKXĐ không.
- Bước 3: Thay x thỏa mãn ĐKXĐ vào biểu thức A (hoặc A đã rút gọn) rồi tính.
- Bước 4: Kết luận.

Dạng 2: Tìm x biết A = M.

- Bước 1: Tìm ĐKXĐ của biểu thức A và M.


- Bước 2: Giải phương trình A = M để tìm nghiệm.
- Bước 3: Đối chiếu nghiệm x với ĐKXĐ rồi kết luận.

Dạng 3: Tìm x biết A > M (hoặc A < M, A ≥ M, A ≤ M).

- Bước 1: Tìm ĐKXĐ của biểu thức A và M.


- Bước 2: Chuyển vế, đổi dấu sao cho vế phải bằng 0. Qui đồng, đánh giá.

Lưu ý: Ở dạng này không được nhân chéo.

- Bước 3: Kết hợp với ĐKXĐ, kết luận.

Dạng 4: Chứng minh A > M (hoặc A < M, A ≥ M, A ≤ M).

- Bước 1: Tìm ĐKXĐ của biểu thức A và M.


- Bước 2: Xét hiệu A – M.

2
CHUYÊN ĐỀ 1: RÚT GỌN VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN
- Bước 3: Với x cho trước, khẳng định A – M > 0 ⇒A > M.
- Bước 4: Kết luận.

Dạng 5: So sánh A và M.

- Bước 1: Tìm ĐKXĐ của biểu thức A và M.


- Bước 2: Xét hiệu A – M.
- Bước 3: Xét dấu A – M. Nếu A – M > 0 thì A > M. Nếu A – M < 0 thì A < M.
- Bước 4: Kết luận.

Lưu ý: Khi so sánh A với A² hay A với √ A thì thông thường ta phân tích đa thức
thành nhân tử và đưa về so sánh A với 1. (Với bài toán so sánh A với √ A phải tìm
thêm ĐKXĐ sao cho A ≥ 0).

Dạng 6: Tìm x ∈ Z sao cho A ∈ Z .

- Bước 1: Tìm ĐKXĐ của A.


- Bước 2: Chia tử cho mẫu (nếu có thể).
- Bước 3: Lập luận để tìm x . (Vì x ∈ Z sao cho A ∈ Z nên tử chia hết cho mẫu, suy ra
mẫu thuộc tập ước của tử).
- Bước 4: So sánh với ĐKXĐ rồi kết luận.

Mở rộng: Tìm x ∈ Z để A ∈ N . Tìm x ∈ N để A ∈ N

Tìm x ∈ Z để A ⋮ k . Tìm x ∈ Z để A ∈ Z
+¿¿¿

Phương pháp: Làm tương tự như bài toán bên trên nhưng khi lập bảng giá trị,
thêm dòng tính giá trị của A. Từ bảng + yêu cầu đề bài suy ra giá trị x cần tìm. Kết
hợp ĐKXĐ rồi kết luận.
x +a
Lưu ý: Nếu A có dạng sau khi tách, số thu được là
bx+ c

- Bước 1: Tìm x ∈ Z sao cho b . A ∈ Z


- Bước 2: Lập bảng. Thêm dòng tính A.
- Bước 3: Từ bảng + yêu cầu đề bài + ĐKXĐ tìm x .

Dạng 7: Tìm x để A ∈ Z .

- Bước 1: Tìm x thỏa mãn ĐKXĐ, giới hạn khoảng giá trị của A.
- Bước 2: Với m ≤ A ≤ n, A ∈ Z ⇒Giá trị của A.
- Bước 3: ∀ A , giải phương trình tìm x .
- Bước 4: Kết hợp với ĐKXĐ rồi kết luận.

3
CHUYÊN ĐỀ 1: RÚT GỌN VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN
Dạng 8: Tìm GTLN, GTNN.
a a √ x+b a b
- Loại 1: A có dạng hoặc = + .
b+ √ x c √ x +d c c √ x +d
1 1 a a
Vì √ x ≥ 0 ⇒ √ x+ b ≥b ⇒ ≤ ⇒ ≤
√ x+ b b b+ √ x b
c ax+ b √ x +c
- Loại 2: A có dạng a √ x+ b+ hoặc
a √ x +d d √ x +e

Áp dụng BĐT Cauchy (Bất đẳng thức AM – GM)

Lưu ý: Cần phải chỉ ra áp dụng cho số


Với 2 số thực dương đã cho a
nào, và số đó đã dương.
và b, ta có:
a+b
≥ √ ab
2

Dấu “=” xảy ra ⇔ a=b

IV. CHÚ Ý

Luôn nhớ tìm ĐKXĐ và so sánh mỗi giá trị x tìm được hoặc đề bài cho với ĐKXĐ.

Cần phải phân biệt được dạng 3, dạng 4 và dạng 5. Đọc kĩ đề bài yêu cầu tìm hay chứng
minh, so sánh để áp dụng đúng dạng.

Cần phải phân biệt dạng 6 và dạng 7, đọc kĩ đề bài yêu cầu là x ∈ Z hay x ∈ R để áp
dụng đúng phương pháp.

You might also like