You are on page 1of 4

TRIẾT LÝ ĐẦU TƯ

Tận dụng biến động của thị trường để tăng trưởng tài khoản
- Sau khi nhận thấy triết lý đầu tư giá trị không phù hợp với quá trình đầu tư
của nhóm, chúng tôi đã quyết định chuyển sang chiến lược đầu tư trên các
mã cổ phiếu tốt, tăng trưởng tài khoản dựa trên việc tận dụng biến động của
thị trường.
- Ở đây, nhóm chúng tôi sẽ chú trọng tìm các công ty/doanh nghiệp có các chỉ
số tài chính tốt và có kết quả kinh doanh có lãi. Từ đó, khi tận dụng việc thị
trường đang có những biến động lớn, giao dịch trên các cổ phiếu tốt như vậy
sẽ có thể đảm bảo cho nhóm chúng tôi tối đa hóa được lợi nhuận. Đồng thời,
trong 1 thị trường biến động như vậy, khi đầu tư sẽ gặp phải các rủi ro rất
cao. Điều này yêu cầu phải cực kỳ chắc chắn trong việc quản trị rủi ro, và
nhóm chúng tôi nhận thấy trading trên các mã cổ phiếu của công ty/doanh
nghiệp có cơ bản tốt là một chiến lược khá hợp lý trong giai đoạn này.
- Bên cạnh đó, để đầu tư một cách thông minh và thu về được lợi nhuận như
mong muốn, nhóm chúng tôi đã đặt ra và luôn tuân theo các nguyên tắc sau:
 Quan trọng nhất là mua với giá bao nhiêu. Cổ phiếu của một công ty
tốt nhất trên thị trường về hoạt động, về các chỉ số kinh doanh hay chỉ
số tài chính vẫn có thể là một đầu tư sai, hoặc không hiệu quả nếu
chúng ta mua ở mức giá sai (quá cao).
 Truy tìm những cơ hội giá hời. Thị trường sẽ luôn có lỗi trong việc
định giá cổ phiếu.
 Luôn thận trọng với những con số tài chính do công ty cung cấp.
Thỉnh thoảng vẫn có những công ty cố tình cung cấp thông tin sai vì
mục đích doanh lợi và cạnh tranh.
 Đa dạng hoá đầu tư, không nên quá tập trung vào một số ít cổ phiếu.
 Kiên nhẫn chờ đợi các cơ hội đầu tư tốt nhất.
 Phải có tính kỷ luật.

PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ


Kết hợp giữa 2 phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
1. Phân tích cơ bản
Mục đích là để lý giải tại sao mã cổ phiếu của công ty/doanh nghiệp đó là
một mã tốt, từ đó có cơ sở để nhóm thực hiện giao dịch
Dựa trên báo cáo kinh tế, sự kiện tin tức, thống kê trong ngành…, chúng
tôi sẽ đánh giá cổ phiếu dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành, và điều này
khẳng định giá trị thực của 1 công ty có mối quan hệ mật thiết với các
đặc tính tài chính (khả năng phát triển, những rủi ro mà công ty có thể
gặp phải, dòng tiền mặt, …), từ đó giúp chúng tôi nhận biết được xu
hướng về giá của cổ phiếu.
Phương pháp phân tích:
 Phân tích kinh tế vĩ mô: đánh giá môi trường kinh tế hiện tại và những
ảnh hưởng lên ngành và công ty.
 Phân tích ngành: đánh giá triển vọng cho ngành cụ thể.
 Phân tích công ty: đánh giá những điểm mạnh của công ty và những
yếu kém trong ngành.

2. Phân tích kỹ thuật


Mục đích là để thực hiện giao dịch, dự phóng tăng trưởng và định giá, từ đó
đưa ra quyết định nên nắm giữ hay bán ra hay mua thêm vào
Dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu,
chúng tôi sẽ phân tích các biến động cung – cầu đối với cổ phiếu để dự
đoán và quyết định thời điểm mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị
trường.
Phương pháp phân tích
 Phân tích dựa trên các chỉ số (RSI, MACD, MA, …).
 Phân tích dựa trên hành động giá.

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU


1 mã công ty/doanh nghiệp tốt mà nhóm lựa chọn đầu tư vào sẽ bao gồm
những tiêu chí như sau
1. Phân tích SWOT tổng quan công ty
 Strengths (Điểm mạnh):
Tập trung phân tích những điểm mạnh chính của công ty,
những thế mạnh tạo nên sự khác biệt với các doanh nghiệp cạnh tranh.
 Weaknesses (Điểm yếu):
Nhóm chúng tôi thực hiện giao dịch trên những mã cổ phiếu
tốt, vì vậy các mã công ty ở đây sẽ chỉ có một vài điểm yếu nhỏ và
không gây ảnh hưởng nhiều đến doanh thu, lợi nhuận cũng như đà
tăng trưởng của doanh nghiệp.
 Opportunities (Cơ hội):
Tập trung vào các cơ hội đầu tư mang lại khoản lợi nhuận lớn
đối với công ty và các cơ hội giúp công ty vượt lên trên so với các đối
thủ cạnh tranh (các dự án trọng điểm, các chiến lược, kế hoạch “bành
trướng”, mở rộng quy mô thị trường, …).
 Threats (Thách thức):
Các thách thức sẽ luôn tồn tại đối với 1 doanh nghiệp, tuy nhiên
các mã cổ phiếu mà nhóm chúng tôi thực hiện giao dịch ở đây là các
mã cổ phiếu tốt, vì vậy các rủi ro sẽ xuất hiện không nhiều, hoặc
không gây ảnh hưởng hay tác động quá lớn đến quá trình kinh doanh
của công ty, hoặc có thể chỉ là thách thức chung đối với toàn nền kinh
tế (đại dịch Covid-19).

2. Các chỉ số tài chính và chỉ số kinh tế cần đáp ứng


 Vốn hóa > 1000 tỷ đồng
 Tăng trưởng lợi nhuận 4 quý gần nhất > 8%
 Tăng trưởng lợi nhuận quý gần nhất > 19%
 Tăng trưởng doanh thu 4 quý gần nhất > 3.5%

LỌC CỔ PHIẾU
Sau khi sử dụng các tiêu chí và bộ lọc đã đặt ra ở trên, nhóm chúng tôi đã hình
thành được một danh mục gồm các mã như sau:
Mã Vốn hóa (tỷ đồng) Tăng trưởng LN 4 quý gần nhất (%) Tăng trưởng LN quý gần nhất (%) Tăng trưởng DT 4 quý gần nhất (%)
GTN 5,341 153.3 82.91 0.05
CEO 1,827 -51.69 -129.2 -19.4
PVD 4,990 -78.4 -40.68 27.29
BVH 40,976 96.82 99.05 9.93
HPG 105,859 8.82 24.84 23.77
MBB 53,521 18.33 19.24 18.33
KDC 7,476 21.67 27.74 9.16
DPG 1,266 218.19 157.27 86.65
STB 25,071 -7.95 -12.87 3.77

Trong đó:
- Mã cổ phiếu xấu và không thể xấu hơn: CEO, PVD, STB
Trong giai đoạn này, các tin xấu đã ra hết trên thị trường và phản ánh vào
giá, vì vậy dù là mã xấu nhưng chúng tôi kỳ vọng các mã này sẽ tăng trưởng
trong tương lai gần.
- Mã cổ phiếu tốt: GTN, BVH, HPG, MBB, KDC, DPG
Các mã cổ phiếu này đang trên đà tăng trưởng, và chúng tôi kỳ vọng sẽ còn
tăng thêm trong một khoảng thời gian tiếp theo.

You might also like