You are on page 1of 12

SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHƯA RANG

SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHƯA RANG (HS 090111)

1. Giới thiệu
Sản phẩm được nghiên cứu là cà phê, bao gồm các sản phẩm cụ thể sau: cà phê chưa
sơ chế, cà phê đã rang nhưng chưa tách cafein, cà phê đã tách cafein nhưng chưa
rang, cà phê đã rang và tách cafein và 1 số ít các loại khác.
 090111: cà phê chưa rang, chưa tách cafein
 090112: cà phê chưa rang, đã tách cafein
 090121: cà phê đã rang, chưa tách cafein
 090122: cà phê đã rang, đã tách cafein.
Hiện nay mặt hàng cà phê xuất khẩu chính của Việt Nam là cà phê chưa rang, chưa
tách cafein (HS 090111), do đó trong tài liệu này sẽ nghiên cứu về mặt hàng chủ lực
này của Việt Nam.

2. Các thị trường chính

Bảng 1 - Các thị trường chính của Việt Nam trong năm 2013 cho sản phẩm cà
phê chưa rang

Nhập khẩu từ Việt Nam Tổng nhập khẩu

Quốc gia Giá trị % tăng Giá trị % tăng


Số lượng Số lượng
(nghìn trưởng (nghìn trưởng
(tấn) (tấn)
USD) (’09–’13) USD) (’09–‘13)

Hoa Kỳ 449.414 208.999 21 4.369.787 1.313.228 10

Đức 444.152 209.012 12 2.886.759 1.053.431 5

Tây Ban Nha 275.537 127.694 8 653.158 253.865 8

Ý 242.518 108.656 10 1.413.171 495.310 10

Nhật Bản 169.331 79.473 3 1.479.057 455.983 8

Bỉ 122.553 54.847 19 894.520 294.441 4

Algeria 114.293 44.966 9 311.691 126.594 11

Investment & Trade Promotion Center ITPC ● URL: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn ● Email: itpc@hcm.vnn.vn

1/12
SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHƯA RANG

Liêng bang
102.082 45.484 19 336.613 125.983 19
Nga

Ba Lan 96.461 44.392 22 219.294 86.357 6

Nguồn: Trademap (2014)

Trong năm 2013, Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu sản phẩm cà phê chưa rang chưa tách
cà-phê-in (HS 090111) lớn nhất của Việt Nam với 208.999 tấn tương đương 449.414
nghìn USD.
Đức chiếm vị trí thứ 2 trong số các thị trường nhập khẩu sản phẩm HS 090111 lớn
nhất của Việt Nam với giá trị nhập khẩu đạt 444.152 nghìn USD. Tiếp theo sau là Tây
Ban Nha, Ý và Nhật Bản. Năm thị trường này nhập khẩu hơn 55% lượng cà phê chưa
rang xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của
Việt Nam.
Trong giai đoạn 5 năm 2009 – 2013, Ba Lan là thị trường tăng trưởng cao nhất với
22%, giữ vị trí thứ 9 trong tốp các thị trường chủ yếu của Việt Nam. Ngoài ra, Đức và
Hoa Kỳ tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này với 12% và 21%.
Đây là hai thị trường truyền thống và quan trọng của cà phê Việt Nam.
Đáng chú ý là hai thị trường nằm trong danh sách 10 thị trường chính là Liên bang
Nga và Bỉ có tốc độ tăng trưởng rất cao cùng mức 19%.

3. Các đối thủ cạnh tranh


Năm 2013, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu sản phẩm cà phê chưa rang
của thế giới. Các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam là Brazil, Colombia,
Indonesia và Honduras, trong đó cần quan tâm nhiều đến Indonesia vì quốc gia này
cũng chủ yếu xuất khẩu cà phê robusta như chúng ta nhưng chỉ bằng 68% tổng giá trị
xuất khẩu của Việt Nam về loại cà phê này.
Xuất khẩu cà phê chưa rang (HS 090111) của 5 quốc gia dẫn đầu chiếm đến 62,2%
lượng xuất khẩu của toàn thế giới và đạt mức tăng trưởng khá cao trong 5 năm trở lại
đây. Việt Nam đứng vị trí thứ 2 và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm này trong
giai đoạn 2009 – 2013 vẫn giữ vững ở 17% (Bảng 2).

Bảng 2 - Các quốc gia xuất khẩu sản phẩm cà phê chưa rang chính trên thế giới
trong năm 2013

Investment & Trade Promotion Center ITPC ● URL: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn ● Email: itpc@hcm.vnn.vn

2/12
SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHƯA RANG

Xuất khẩu
Quốc gia
Giá trị (nghìn Tăng trưởng % Tăng trưởng
Số lượng (tấn)
USD) (’09–‘13) % (’12-‘13)

Thế giới 18.229.212 6.971.742 9 -21

Brasil 4.582.227 1.699.145 5 -20

Việt Nam 2.880.080 1.302.481 17 -16

Colombia 1.883.906 542.820 4 -1

Indonesia 1.166.189 532.140 12 -6

Honduras 835.208 264.002 18 -38

Guatemala 714.969 216.593 7 -25

Peru 695.332 237.378 5 -32

Ethiopia 606.189 173.014 13 -32

Đức 565.906 181.158 8 -24

Ấn Độ 562.895 227.668 23 -8

Nguồn: Trademap (2014)

Đáng chú ý trong năm 2013, Indonesia vươn lên trở thành 1 trong 5 quốc gia xuất
khẩu lớn của thế giới (vượt Honduras lên đứng thứ 4) do tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu của Honduras âm đến 38% trong năm này, trong khi tốc độ tăng trưởng của
Indonesia chỉ âm 6%.
Ngoài ra, trong danh sách 10 quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu trong năm 2013 còn
có xuất hiện Ấn Độ, Ấn Độ chen chân vào tốp 10 vào vị trí của Bỉ để lại trong năm
2012. Ở vị trí thứ 12 với 369.123 nghìn USD xuất khẩu thì Bỉ cùng Đức chính là cửa
ngõ cho cà phê thâm nhập vào EU nói riêng và trên thế giới nói chung. Do điều kiện
khí hậu và thổ nhưỡng, các quốc gia xuất khẩu dạng này thường nhập khẩu cà phê từ
thị trường khác, chủ yếu là từ châu Á và Nam Mỹ, để xuất khẩu lại cho các thị trường
EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản… lượng cà phê thô xuất khẩu của họ cũng chính là một phần

Investment & Trade Promotion Center ITPC ● URL: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn ● Email: itpc@hcm.vnn.vn

3/12
SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHƯA RANG

trong tổng số xuất khẩu của các quốc gia khác như Brazil, Việt Nam, Colombia,
Indonesia…
Với giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao trong 5 năm qua, trong tương lai có thể
thấy Indonesia, Honduras, Ethiopia sẽ là các đối thủ cạnh tranh rất mạnh với Việt
Nam, đặc biệt đối với quốc gia xuất khẩu cùng loại cà phê robusta như Indonesia.
Honduras cũng đáng để ý đến trong khi sản lượng xuất khẩu chỉ bằng 1/6 của Việt
Nam nhưng giá trị xuất khẩu bằng 1/3 của Việt Nam và với tốc độ tăng trưởng về giá
trị trong giai đoạn 2009-2013 cao nhất tốp với 18%.

4. Phát triển thị trường


Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cà phê của
Việt Nam đạt 1.387.945 tấn cà phê, trị giá 2.882.284.050 USD, tăng 34,68% về lượng
và tăng 30,36% so với cùng kỳ năm trước.
Đức tiếp tục là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, với 194.484 tấn, trị
giá 392.269.551 USD, tăng 39,32% về lượng và tăng 36,64% về trị giá. Hoa Kỳ là thị
trường lớn thứ hai, Việt Nam xuất khẩu 131.850 tấn, cà phê sang thị trường này, trị
giá 283.184.265 USD, tăng 19,8% về lượng và tăng 17,01%. Italia là thị trường lớn
thứ ba, với 96.743 tấn, trị giá 192.651.362 USD, tăng 45,99% về lượng và tăng
42,06% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung trong 9 tháng đầu năm 2014, hầu hết các thị trường xuất khẩu cà phê của
Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng. Thị trường đạt mức tăng trưởng mạnh nhất là
Singapore, tăng 171,63% về lượng và tăng 229,38% về trị giá so với cùng kỳ năm
trước; xuất sang Bỉ tăng 167,19% về lượng và tăng 143,44% về trị giá; xuất sang Thái
Lan tăng 161,55% về lượng và tăng 153,79% về trị giá; sang Nam Phi tăng 141,03%
về lượng và tăng 138,78% về trị giá.
Thị trường có mức sụt giảm mạnh nhất là Campuchia giảm 96,08% về lượng và giảm
95,19% về trị giá; xuất sang Úc giảm 16,33% về lượng và giảm 13,87% về trị giá.
Giá cà phê xuất khẩu trung bình tháng 9/2014 đạt 2.197,8 USD/tấn.

 Số liệu của Hải quan về xuất khẩu cà phê Việt Nam 9 tháng đầu năm 2014.

Tăng giảm so với


Thị
9Tháng/2013 9Tháng/2014 cùng kỳ năm
trường
trước (%)

Lượng Lượng
Trị giá (USD) Trị giá (USD) Lượng Trị giá
(tấn) (tấn)

Tổng 1.030.526 2.211.014.092 1.387.945 2.882.284.050 +34,68 +30,36

Đức 139.598 287.083.411 194.484 392.269.551 +39,32 +36,64

Investment & Trade Promotion Center ITPC ● URL: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn ● Email: itpc@hcm.vnn.vn

4/12
SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHƯA RANG

Hoa Kỳ 110.059 242.021.625 131.850 283.184.265 +19,8 +17,01

Ý 66.268 135.609.759 96.743 192.651.362 +45,99 +42,06

Bỉ 35.374 75.876.010 94.516 184.716.123 +167,19 +143,44

Tây Ban 78.908 158.504.983 89.359 182.041.374 +13,24 +14,85


Nha

Nhật Bản 63.364 138.158.099 62.431 137.419.537 -1,47 -0,53

Nga 27.905 67.336.307 41.482 98.273.665 +48,65 +45,94

Philippin 26.314 63.467.691 27.241 83.596.855 +3,52 +31,72

Anh 31.820 69.786.021 34.157 71.251.290 +7,34 +2,1

Trung 26.687 70.341.648 28.450 70.104.401 +6,61 -0,34


Quốc

Pháp 28.452 59.700.463 35.117 69.960.494 +23,43 +17,19

Angiêri 17.968 37.068.620 35.135 69.675.207 +95,54 +87,96

Ấn Độ 25.737 51.664.199 34.404 66.962.710 +33,68 +29,61

Hàn Quốc 24.304 52.436.571 24.825 52.634.317 +2,14 +0,38

Thái Lan 8.492 18.095.238 22.211 45.923.467 +161,55 +153,79

Malaysia 13.852 31.752.127 20.919 43.175.339 +51,02 +35,98

Mexico 27.184 58.597.925 17.499 35.649.791 -35,63 -39,16

Investment & Trade Promotion Center ITPC ● URL: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn ● Email: itpc@hcm.vnn.vn

5/12
SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHƯA RANG

Indonesia 10.600 23.164.288 15.611 33.784.043 +47,27 +45,85

Ba Lan 8.234 17.411.091 10.226 24.383.557 +24,19 +40,05

Hà Lan 10.657 23.494.703 11.580 24.122.946 +8,66 +2,67

Australia 12.078 25.563.318 10.106 22.016.599 -16,33 -13,87

Bồ Đào 8.179 17.402.047 10.264 21.298.288 +25,49 +22,39


Nha

Nam Phi 3.753 7.389.057 9.046 17.643.691 +141,03 +138,78

Israen 8.340 17.427.115 5.470 15.482.356 -34,41 -11,16

Canada 3.981 8.542.899 6.048 12.830.576 +51,92 +50,19

Rumani 4.804 11.542.172

Hy Lạp 4.046 8.231.783 4.265 8.927.687 +5,41 +8,45

Ai Cập 2.362 4.819.663 3.612 7.213.311 +52,92 +49,66

Singapore 652 1.945.348 1.771 6.407.605 +171,63 +229,38

Newzilân 1.851 3.944.513 1.980 4.482.768 +6,97 +13,65

Thụy Sỹ 678 1.496.849 1.376 3.036.264 +102,95 +102,84

Đan Mạch 1.330 2.755.318 1.219 2.490.399 -8,35 -9,61

Campuchia 4.741 17.625.553 186 847.697 -96,08 -95,19

Investment & Trade Promotion Center ITPC ● URL: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn ● Email: itpc@hcm.vnn.vn

6/12
SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHƯA RANG

Source: www.vinanet.com.vn

5. Xu hướng và hành vi tiêu dùng

 Người tiêu dùng ngày càng ưa thích sự tiện lợi và nhỏ gọn do môi trường làm việc
thay đổi.
 Người tiêu dùng quan tâm hơn đến môi trường và trách nhiệm xã hội.
 Khách hàng ngày càng quan tâm đến sức khỏe của bản thân.
 Ngày càng có nhiều yêu cầu phải đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ cà phê .
“Văn hóa cà phê” đã và đang ăn sâu vào đời sống của người tiêu thụ, đặc biệt ở Châu
Âu và Bắc Mỹ. Người dân có thể sử dụng cà phê ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào
trong ngày.
Ở tại từng gia đình, có thể sử dụng các loại cà phê hòa tan hoặc cà phê pha bằng
máy. Để tìm kiếm 1 tách cà phê khi đi trên đường thật sự dễ dàng, người dùng có
thể mua tại các siêu thị, trạm xăng, trung tâm thương mại... Sự phổ biến của các
tiệm cà phê hiện đại mang đến một phong cách văn hóa và sức lôi cuốn mới cho
giới trẻ. Các tiệm cà phê này là nơi cung cấp các sản phẩm cà phê với chất lượng
cao ngày càng được giới trẻ yêu thích.
Sở thích và hành vi mua sắm của người tiêu dùng EU đang có sự thay đổi. Ngành
công nghiệp và người tiêu dùng EU hiện nay yêu cầu cà phê nguyên chất phải rẻ hơn
và việc kinh doanh sẽ tốt hơn khi quảng bá thương hiệu cà phê gắn liền với một câu
chuyện. Nhìn chung nghình công nghiệp và người tiêu dùng EU có yêu cầu cao về
hững điều kiện sản xuất. Các nhà xuất khẩu cần phải nhận thức được sự phân mảnh
của thị trường đang gia tăng dựa trên sự khác biệt về nhu cầu và hành vi tiêu dùng của
người châu Âu..
Cà phê nguyên chất đang trở nên phổ biến tại EU. Tuy nhiên xu hướng này không
phổ biến ở ngoài EU, ví dụ tại Hoa Kỳ, yêu cầu về chất lượng cà phê tương đối thấp
hơn so với EU. Đặc biệt cà phê dành cho người sành điệu đang được ưa chuộng, tạo
nên một trào lưu sử dụng cà phê mới trên thị trường.
Cà phê được sử dụng nhiều tại các quốc gia phát triển phía Bắc bán cầu, các quốc gia
sản xuất ở phía Nam không tiêu thụ nhiều. Bán lẻ cà phê sẽ phát triển và có nhiều
sáng kiến mới để phát triển như áp dụng thương mại điện tử, phục vụ nhanh, các góc
nhỏ riêng tư để sử dụng cà phê một mình, …

6. Xu hướng phân khúc thị trường và sản phẩm


Việc cấp giấy chứng nhận sản xuất bền vững cho cà phê đang là xu hướng thịnh hành
và là yêu cầu của nhà chế biến cũng như của người tiêu dùng. Hiện nay phổ biến nhất
là chứng nhận UTZ, chứng nhận Rainforest Alliance và Nhãn Thương mại công bằng.
UTZ và Rainforest đang gia tăng thị phần nhanh chóng và tập trung vào tính minh
bạch của chuỗi cung ứng.
Nhu cầu về các loại cà phê khác nhau ngày càng tăng trên thị trường thế giới. Phổ

Investment & Trade Promotion Center ITPC ● URL: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn ● Email: itpc@hcm.vnn.vn

7/12
SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHƯA RANG

biến nhất là cà phê Arabica, chủ yếu được các quốc gia Châu Âu ưa chuộng. Cà phê
Robusta được sử dụng cho pha chế chủng loại espresso và được tiêu thụ mạnh ở Nam
Âu và Châu Mỹ.
Với việc gia tăng tiêu thụ các loại cà phê nguyên chất, các loại espresso có lượng ca-
phe-in cao đang trở nên phổ biến và do đó cà phê Robusta cũng đang được sử dụng
như một loại thay thế cho cà phê Arabica.
Một xu hướng mới là người tiêu thụ thường muốn có thêm trộn hương vị cho cà phê,
đặc biệt người tiêu dùng ở Nam Âu.
Người tiêu dùng quan tâm ngày một nhiều hơn đến các loại sản phẩm có lợi cho sức
khỏe và môi trường. Các sản phẩm cà phê sản xuất bền vững (không ảnh hưởng đến
môi trường) là xu hướng thịnh hành và thú vị trong những năm gần đây.

7. Các vấn đề tiếp cận thị trường then chốt

7.1. Yêu cầu luật pháp


Luật pháp Châu Âu v à B ắ c M ỹ bắt buộc áp dụng các yêu cầu này cho toàn bộ
các sản phẩm được mua bán trên thị trường. Chính vì vậy, là một nhà xuất khẩu ở
quốc gia đang phát triển bạn cần phải tuân thủ các yêu cầu luật pháp áp dụng cho các
sản phẩm của bạn.
Luật pháp EU áp dụng cho sản phẩm thực phẩm được dựa trên bộ luật Luật
thực phẩm tổng quát EC/178/2002.
Hệ thống The Hazard Analysis Critical Control Point (HACCP) được dựa trên Luật
điều chỉnh (EC) 852/2004 về vệ sinh thực phẩm, có chỉ rõ từng yêu cầu về vệ sinh
cho mỗi loại thực phẩm nhập khẩu vào EU.
EU đặt ra tiêu chuẩn cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong trong luật (EU)
2092/91/EEC và được sửa đổi và áp dụng cho bộ thủ tục xuất khẩu trong luật (EC)
1788/2001.
Hướng dẫn 99/4/EC đặt ra yêu cầu cho các sản phẩm các chất chiết xuất cà phê và
các chất thay thế. Việc sử dụng các chất tổng hợp và/hoặc các mùi vị thiên nhiên
không được cho phép sử dụng trong thực phẩm hữu cơ. Các hợp chất thiên nhiên
được phép sử dụng chỉ khi chúng thoả mãn luật EU Directive 88/388/EEC. Việc
trích xuất caffeine cũng được quy đinh nghiêm ngặt. Yêu cầu luật pháp về dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật cũng được quy định chặt chẽ. Trên đây chỉ là một số luật chung
của EU, ngoài ra còn một số các luật khác có liên quan quy định chi tiết hơn, các luật,
quy định của từng quốc gia thành viên EU mà nhà xuất khẩu cần phải biết.
Để có thể biết thêm chi tiết, có thể tham khảo trên internet hoặc các cơ quan đại diện
về ngoại giao, thương mại tại các quốc gia sở tại.
 www.intracen.org
 www.cbi.eu
Đối với Hoa Kỳ, các quy định luật pháp cho cà phê nói riêng và thực phẩm, đồ uống
nói chung rất chi tiết nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Có hàng loạt các bộ luật mà các

Investment & Trade Promotion Center ITPC ● URL: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn ● Email: itpc@hcm.vnn.vn

8/12
SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHƯA RANG

nhà xuất khẩu cần phải biết như Bộ Luật an toàn thực phẩm (Public Law); Bộ luật về
thuốc và thực phẩm … Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chịu
trách nhiệm phối hợp với các tổ chức có liên quan để kiểm tra kiểm soát các thực
phẩm lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ. Các nhà nhập khẩu có thể tham khảo ở một số
trang web:
 www.fda.gov
 http://www.registrarcorp.com
 http://www.globinmed.com

7.2. Các yêu cầu ngoài luật.


Các yêu cầu về xã hội, mội trường và chất lượng ngày càng đóng vai trò rất quan trọng
và được quy định cho từng loại sản phẩm.
Người tiêu dùng hiện rất quan tâm đến các vấn đề môi trường và sinh thái. Để sản
phẩm được chấp nhận, các nhà sản xuất cần phải đạt các chứng nhận về yêu cầu bảo
vệ môi trường, tái tạo thiên nhiên. Nhà xuất khẩu phải xem xét đến khía cạnh phát
triển bền vững khi hoạt động trên thị trường.
Khi xâm nhập vào các thị trường khác nhau, nhà xuất khẩu cần phải lưu ý đến các vấn
đề về tôn giáo, văn hóa, xã hội tại thị trường đó. Đây cũng là một yêu cầu ngoài luật
nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xâm nhập và hoạt động trên từng thị trường
khác nhau.
Sử dụng lao động trẻ em hiện đang bị cấm hoàn toàn trên thế giới, cũng như sự phân
biệt giới tính. Một khi bị phát hiện ra sai phạm, nhà xuất khẩu rất khó ký hợp đồng
mua bán với các đối tác, đặc biệt ở các quốc gia EU và Hoa Kỳ, là nhưng thị trường có
dân trí và xã hội phát triển cao.

7.3. Yêu cầu về đóng gói, nhãn mác.


Trong thương mại quốc tế người mua thường yêu cầu về nhãn mác, mã quản lý và
hệ thống quản lý.
Cà phê hạt thường được chuyên chở trong bao. Hiện nay cà phê được chứa trong
container khô 20 feet. Cà phê cũng được chuyên chở bằng việc đóng trong các bao
nhựa PP chất vào trong các container. Việc vận chuyển bằng container không thích
hợp với các chuyến đi dài ngày ngoại trừ khi container được thông gió: đây là điều
kiện được các nhà buôn và nhà chế biến ghi rõ trong hợp đồng. Hiện nay, các quốc
gia đang phát triển khó xuất khẩu các loại cà phê hòa tan đã chế biến hoàn chỉnh sang
EU do các quốc gia thành viên EU hạn chế nhập khẩu các mặt hàng này.
Các nhãn mác về tôn giáo, thực phẩm ăn chay, ăn kiêng .. được chú ý nhiều trong thời
gian gần đây.

7.4. Thuế quan và hạn ngạch


Hiện nay cà phê hạt chưa chế biến (HS 090111) từ Việt Nam nói riêng và từ các quốc
gia khác nói chung nhập khẩu vào Hoa Kỳ và EU không bị đánh thuế. Đây vừa là một

Investment & Trade Promotion Center ITPC ● URL: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn ● Email: itpc@hcm.vnn.vn

9/12
SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHƯA RANG

thuận lợi và cũng là một thách thức cho Việt Nam vì chịu sức cạnh tranh rất lớn từ các
đối thủ.
Để tra cứu biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ và EU, nhà nhập khẩu có thể truy cập các
trang web: www.usitc.gov; http://www.exporthelp.europa.eu.

7.5. Cơ hội và thách thức cho các nhà xuất khẩu cà phê tại các quốc gia đang
phát triển.

 Cơ hội:
 Hầu hết lượng cà phê thô được cung cấp bởi các quốc gia đang phát triển.
 Sự phổ biến của các loại cà phê có giấy chứng nhận đang gia tăng.
 Các nhà sản xuất tại các quốc gia đang phát triển sẽ có cơ hội cạnh tranh nếu sản
xuất các sản phẩm cà phê nguyên chất có tính chất đặc trưng của từng vùng. Mối
liên quan giữa người mua và nhà sản xuất ngày càng trực tiếp và chặt chẽ hơn.
Việc hợp tác với các quốc gia, các địa phương sản xuất sẽ tạo ra được cơ hội để
phát triển sản phẩm.
 Đối với Việt Nam, Niên vụ 2010 – 2011 là sản lượng cà phê ổn định ở mức 1,1
triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục 2,4 tỉ USD, tăng gần 58% so với niên vụ
trước đó. Hiện cà phê VN đã có mặt tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo dự báo
của Vicofa, sản lượng cà phê niên vụ 2011 – 2012 sẽ khoảng 1,1 triệu tấn do thời
tiết không thuận lợi, dịch bệnh tại một số vùng chuyên canh trọng điểm.

 Thách thức:
 Hầu hết việc chế biến cà phê đều được thực hiện tại chính EU và Hoa Kỳ. Các nhà
máy chế biến thực hiện việc rang, tách cafein và làm cà phê hòa tan. Một mặt, nó
cũng tạo một cơ hội nhỏ cho các giá trị công thêm trong các quốc gia đang phát
triển, mặt khác điều đó cũng có nghĩa việc đầu tư vào các công nghệ chế biến là
không cần thiết.
 Các công ty chế biến cà phê tập trung chủ yếu tại EU và Hoa Kỳ, điều này khiến
các nhà sản xuất nhỏ khó thâm nhập vào thị trường cà phê.
 Các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam chưa có định hướng phát triển bền vững:
trong niên vụ 2010 – 2011, nhiều nhà máy không hoạt động do thiếu nguyên liệu,
lãi suất cao, lợi nhuận thấp. Riêng cà phê arabica, những năm trước hầu hết được
chế biến ướt thì 2 niên vụ gần đây có đến 40% chế biến khô, làm giảm chất lượng
sản phẩm.
 Các đồn điền cà phê của Việt Nam không ổn định về sản lượng. Nông dân chưa
được khuyến nghị đầu tư lâu dài. Tình trạng phá bỏ cà phê để trồng loại cây khác
vẫn diễn ra, đặc biệt vào những thời điểm có biến động giảm về giá cả trên thị
trường.
 Trên thực tế tại Việt Nam, lãi suất ngân hàng biến động mạnh, các doanh nghiệp
khó tiếp cận được đến các nguồn vốn vay, đặc biết đối với các vốn vay có ưu đại

Investment & Trade Promotion Center ITPC ● URL: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn ● Email: itpc@hcm.vnn.vn

10/12
SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHƯA RANG

lãi suất.

8. Một số tài liệu và website tham khảo và nghiên cứu hữu ích.

 Một số nhận định về xu hướng tiêu thụ cà phê trong năm 2012:
http://www.specialty-
retailing.com/ME2/Audiences/dirmod.asp?sid=&nm=&type=MultiPublishing&mo
d=PublishingTitles&mid=8F3A7027421841978F18BE895F87F791&AudID=4646
20AE3F20454894C8CB7CEF72A481&tier=4&id=6225D375FAE64842B6306AB
35C1661D8

 Tài liệu "The State of Sustainable Coffee: a study of twelve major markets" World
Bank xuất bản năm 2003 và “Coffee Markets: New Paradigms in Global Supply
and demand” có thể download tại:
http://www.iisd.org/pdf/2003/trade_state_sustainable_coffee.pdf

 Tài liệu “International trade Centre’s coffee guide”: http://www.thecoffeeguide.org

 Tài liệu “International Coffee Organization’s Coffee Market Reports: xem trực
tuyến tại website http://www.ico.org/show_doc_category.asp?id=2

 Tài liệu “Fairtrade Labelling Organizations International coffee information” tại:


 http://www.fairtrade.net/coffee.html
 http://www.ico.org
 http://www.cbi.eu
 http://www.agra-net.com
 http://www.liffecommodities.com
 http://www.csce.com
 http://www.cims-la.com/en/index.asp
 http://www.intracen.org

 Tài liệu “Coffee: An Exporter’s guide”. Tham khảo tại:


http://www.intracen.org/eshop/f_e_IP_Title.Asp?ID=26556&LN=EN

 Tìm kiếm thông tin về các công ty và tổ chức buôn bán và sản xuất cà phê tại:
 http://www.ico.org/coffee_authorities.asp
 http://www.ecf-coffee.org
 http://www.kaffeeverband.de/25.htm
 http://www.teaandcoffee.net

Investment & Trade Promotion Center ITPC ● URL: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn ● Email: itpc@hcm.vnn.vn

11/12
SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHƯA RANG

 Báo cáo năm 2002 của ICCO


http://www.sippo.ch/cgi/news/publications.asp?mode=6#org2

Investment & Trade Promotion Center ITPC ● URL: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn ● Email: itpc@hcm.vnn.vn

12/12

You might also like