You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BỘ MÔN HOÁ DƯỢC

TIỂU LUẬN
Chủ đề : Piperazin Citrat
Nhóm thực hiện – Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73:
Hà Công Nam - 1801471
Nguyễn Thịnh Nam - 1801475
Nguyễn Tống Nam - 1801476
Đỗ Thị Huyền Trang – 1801701

HÀ NỘI – 2021
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................... 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................................3
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ PIPERAZIN CITRAT.........................................................4
1. Công thức cấu tạo...............................................................................................4
2. Nguồn gốc............................................................................................................4
3. Tính chất vật lý...................................................................................................5
4. Tính chất hóa học................................................................................................5
5. Kiểm nghiệm.......................................................................................................6
6. Điều chế.............................................................................................................10
II. CƠ CHẾ TÁC DỤNG, DƯỢC ĐỘNG HỌC, CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH
VÀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PIPERAZINE CITRAT............11
1. Cơ chế tác dụng.................................................................................................11
2. Dược động học...................................................................................................11
3. Chỉ định.............................................................................................................11
4. Chống chỉ định..................................................................................................11
6. Tác dụng không mong muốn (ADR).................................................................12
7. Hướng dẫn cách xử trí ADR..............................................................................13
8. Quá liều và xử trí................................................................................................13
9. Liều lượng và cách dùng....................................................................................13
10. Tương tác thuốc................................................................................................14
11. Dạng bào chế:....................................................................................................14
III. BIỆT DƯỢC......................................................................................................14
1. Siro piperazin....................................................................................................14
2. Viên nén piperazine..........................................................................................15
3. Piperazine cho động vật....................................................................................16
KẾT LUẬN.....................................................................................................................17
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................18

2
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

ĐẶT VẤN ĐỀ

Các bệnh giun sán kí sinh là bệnh rất phổ biến ở những nước đang phát triển nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới. Do vậy các bệnh giun sán cũng là một
vấn đề sức khỏe ưu tiên của 25% dân số trên thế giới.

Việt Nam do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho mầm bệnh giun sán phát triển quanh
năm. Đa số sán ở người có nguồn gốc từ thú nuôi và thú hoang dã. Mặt khác do
nhiều yếu tố nguy cơ: đời sống kinh tế xã hội, tập quán canh tác, tập quán vệ sinh,
dân trí, trình độ giáo dục, vệ sinh môi trường, … nên bệnh giun sán là một trong
những bệnh phổ biến nhất nước ta.

Đây là một vấn đề lớn của cộng đồng cả nước, gây nhiều tác hại lâu dài và nghiêm
trọng tới sức khỏe nhân dân, sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ
em, phụ nữ có thai. Ước tính khoảng 60-70% dân số nhiễm ít nhất một loại giun
sán, nghĩa là khoảng 50-60 triệu người dân nhiễm giun sán.[1]

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị giun sán kí sinh, nhưng
chúng ta cũng cần tìm hiểu rõ về các loại thuốc, các loại giun sán mà thuốc có thể
điều trị. Vì vậy, trong bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về Piperazine citrat,
một loại thuốc trị giun sán kí sinh phổ biến hiện nay. Bài tiểu luận sẽ làm rõ về:

Đại cương về Piperazine citrat: cấu tạo, nguồn gốc, tính chất lý hóa, kiểm
nghiệm, điều chế

Cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định và tác dụng không
mong muốn của piperazine citrat

Một số dạng biệt dược

3
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

 Đại cương giun sán ký sinh

Giun ký sinh

Giun dẹp
Giun tròn
(sán)

Ký sinh Ký sinh Ký sinh Ký sinh


trong ruột ngoài ruột trong ruột ngoài ruột

Sán bò
Giun đũa Sán lá ruột Sán lợn
Giun kim Sán lá gan
Giun xoắn Sán chó
Giun móc Sán là
Giun chỉ Sán lùn
Giun mỏ phổi
Sán nang
Giun lươn ….

Các thuốc điều trị giun ký sinh:

- Diethylcarbamazin citrat – trị giun chỉ.


- Dẫn chất củ benzimidazol – trị giun đũa, giun kim, tóc, móc, lươn…
- Niclosamid – trị sán dây trưởng thành
- Avermectin – Trị nhiễm trùng do giun trón kí sinh.
- Các nhóm khác như: Piperazine citrat, Praziquantel, …

4
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ PIPERAZIN CITRAT


1. Công thức cấu tạo
- Piperazine là một hợp chất hữu cơ gồm một vòng sáu cạnh chứa 2 nguyên
tử Nitrogen ở vị trí đối diện nhau trong vòng.
- Công thức phân tử
¿ ¿ (Dạng khan)

- Tên thường gọi: Piperazine citrate.


- Danh pháp IUPAC: 2-Hydroxypropane-1,2,3-tricarboxylic acid
- Tên gọi khác: Piperazine 2-hydroxy-1,2,3-propanetricarboxylate;
hexahydro-1,4-diazinecitrate,…
2. Nguồn gốc[2]
- Piperazine ban đầu được sử dụng làm dung môi cho acid uric vì có thể hòa
tan tốt acid uric và tạo ra các urat hòa tan
- Năm 1953, Piperazine lần đầu được Bayer tiếp thị như một loại thuốc tẩy
giun sán và được xuất hiện trong các quảng cáo trên báo in cùng các sản
phẩm phổ biến khác của Bayer vào thời điểm đó[3]
- Piperazine citrat là một trong những hợp chất piperazine dùng để tẩy giun
sán phổ biến nhất

5
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

3. Tính chất vật lý

Cảm quan: Bột cốm màu trắng, sau khi sấy khô ở 100ºC đến 105ºC chảy ở
khoảng 190ºC.
Dễ tan trong nước và ethylene glycol, thực tế không than trong ethanol 96 %
và diethyl ether
Có phổ IR đặc trưng  Định tính.

4. Tính chất hóa học


- Piperazin tác dụng với CO2 theo phương trình[4]

6
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

a) Piperazine ở nồng độ thấp


b) Piperazine đậm đặc
 Ứng dụng phản ứng trên để điều chế PZ carbamate và PZ
dicarbamate
- Là base yếu: tác dụng với thuốc thử alcaloid  Định tính.
+ Thuốc thử dragendorff: cho màu đỏ cam
+ Thuốc thử acid picric: kết tủa màu vàng
+ Dạng muối kết hợp với acid tan tốt trong nước được dùng làm dạng
dược dụng
- Phần citrat
+ Tác dụng với CaCl2 tạo tủa trắng  Định tính
+ Làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường acid  Định tính
5. Kiểm nghiệm
5.1. Định tính
A. Đo quang phổ hấp thụ hồng ngoại
So sánh với piperazine citrat chuẩn[5]

7
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

Hòa tan 1g Piperazine citrat với 20ml nước và lọc. Dịch lọc phù hợp với các
thực nghiệm sau[6]
B. Pha loãng từ 1 ml thành 5 ml bằng nước, thêm 0,5 g natri hydro
cacbonat, 0,5 ml dung dịch kali hexacyanoferrat (III) và 0,1 ml
thủy ngân, lắc mạnh trong 1 phút và để yên 20 phút; màu đỏ từ từ
xuất hiện
C. Trộn 4 ml dung dịch với 1 ml axit clohydric, thêm 0,5 g natri nitrit,
đun đến sôi, để nguội trong nước đá trong 15 phút, dùng đũa thủy
tinh cào thành bình để tạo kết tinh và lọc. Điểm nóng chảy của các
tinh thể sau khi rửa bằng 10 ml nước đá và làm khô ở 100°C đến
105°C, là khoảng 159°C
D. Dung dịch thu được cho các phản ứng đặc trưng của citrat

8
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

5.2. Định lượng[7]


Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 10 ml acid acetic khan(TT) bằng cách
đun nóng nhẹ sau đó pha loãng thành 70 ml với cùng dung môi. Chuẩn độ
bằng dung dịch acid percloric 0,1N(CĐ) dùng 0,25ml dung dịch 1-
naphtholbeniein (TT) làm chỉ thị, đến khi màu chuyển từ vàng nâu sang xanh
lục. 1 ml dung dịch acidpercloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 10,71
mg(C4H10N2)3.2C6H8O7.

5.3. Tạp chất liên quan


Phương pháp sắc ký lớp mỏng
 Bản mỏng: Silica gel G
 Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – aceton (20 : 80) vừa mới pha.
Dung môi hòa tan: Ethanol – amoniac đậm đặc (2 : 3)
 Dung dịch thử (1): Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 6 ml amoniac đậm
đặc (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng ethanol (TT)
 Dung dịch thừ (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng
dung môi hòa tan
 Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,1 g piperazin citrat chuẩn trong
dung môi hòa tan và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi
 Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 25 mg ethylendiamin (TT) trong dung
môi hòa tan và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi
 Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 25 mg triethylendiamin (TT) trong
dung môi hòa tan và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi
 Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 12,5 mg triethylendiamin (TT) trong
5,0 ml dung dịch thử (1) và pha loãng thành 50 ml bằng dung môi hòa
tan.

9
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

 Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ lên bản mỏng 5 μl mỗi dung dịch
trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm
Sấy bản mỏng ở 105 °C và phun lần lượt dung dịch ninhydrin 0,3 %
trong hỗn hợp acid acetic khan – butanol (3 : 100), dung dịch
ninhydrin 0,15 % trong ethanol. Sấy bản mỏng ở 105 °C trong 10
phút
Trên sắc ký đồ, bất kỳ vết phụ nào thu được từ dung dịch thử (1) không
được đậm màu hơn vết thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (0,25 %). Phun
lên bản mỏng dung dịch iod 0,1 N (TT) và để khoảng 10 phút. Vết tương
ứng với triethylendiamin thu được từ dung dịch thử (1) không được đậm
màu hơn vết thu được từ dung dịch đối chiếu (3) (0,25 %)
Phép thử chỉ có giá trị khi dung dịch đối chiếu (4) cho 2 vết tách rõ ràng

Độ trong và màu sắc của dung dịch


Dung dịch S: Hòa tan 1,25 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25 ml
với cùng dung môi. Dung dịch S phải trong và không đậm màu hơn màu của
màu mẫu N8
Kim loại nặng
Không được quá 20 phần triệu
Lấy 12 ml dung dịch S thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1
phần triệu PB(TT) để làm mẫu chuẩn đối
Nước
Từ 10,0 % đến 14,0 % . Dùng 0,300 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 %. Dùng 1,0 g chế phẩm

Bảo quản
10
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 40 ºC, tốt nhất là ở 15- 30 ºC, trong lọ nút kín,
tránh ánh sáng. Tránh làm đóng băng dạng dung dịch.

6. Điều chế[8]
- Cho 1,2-dicloroethan phản ứng với amoniac

- Nung nóng Ethylendiamin ở 200oC có xúc tác Niken

- Nung nóng ethanolamin ở 250oC có xúc tác ZnCl

11
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

II. CƠ CHẾ TÁC DỤNG, DƯỢC ĐỘNG HỌC, CHỈ ĐỊNH, CHỐNG
CHỈ ĐỊNH VÀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA
PIPERAZINE CITRAT
1. Cơ chế tác dụng[9]
Piperazin phong bế thần kinh – cơ của giun và làm giun bị liệt mềm, do
đó giun dễ bị tống ra ngoài do nhu động ruột. Các tác động thần kinh cơ
được cho là do ngăn chặn acetylcholine tại điểm nối thần kinh. Hành động
này được thực hiện qua trung gian các tác động chủ vận của nó lên thụ
thể GABA (axit γ-aminobutyric) ức chế. Tính chọn lọc của nó đối
với giun sán là do động vật có xương sống chỉ sử dụng GABA trong thần
kinh trung ương và thụ thể GABA của giun sán có dạng đồng dạng khác
với thụ thể của động vật có xương sống. Piperazin có lợi điểm là làm giảm
mạnh vận động của giun đũa, do đó làm giảm nguy cơ giun di chuyển (lên
miệng, vào đường dẫn mật) và ít có khả năng hấp thụ chất độc do giun tan
rã.
2. Dược động học[10]
Piperazin dễ hấp thu qua ống tiêu hóa. Nồng độ tối đa đạt được trong
máu, sau khi uống 2 - 4 giờ. Khoảng 25% thuốc chuyển hóa ở gan.
Piperazine được nitro hóa để tạo thành N -mononitrosopiperazine
(MNPz) trong dịch dạ dày, sau đó được chuyển hóa thành N-nitroso-3-
hydroxypyrrolidine (NHPYR). Phần còn lại thải trừ qua nước tiểu dưới
dạng không biến đổi (khoảng 20% thải trừ trong nước tiểu trong vòng
24 giờ).
3. Chỉ định
- Trị giun đũa, giun kim.
4. Chống chỉ định
- Quá mẫn với thuốc.
12
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

- Động kinh, các bệnh thần kinh.


- Suy thận nặng hoặc suy gan.
5. Thận trọng
Người bệnh có rối loạn thần kinh, suy thận từ nhẹ đến vừa, suy dinh
dưỡng nặng, thiếu máu.
Khi có dấu hiệu phản ứng quá mẫn hoặc không dung nạp phải ngừng
thuốc ngay.
Thời kỳ mang thai
Chưa xác định được thuốc an toàn với người mang thai, nên chỉ dùng
khi thật cần thiết và khi không có thuốc thay thế. Không dùng trong 3
tháng đầu của thai kỳ
Đã có 2 báo cáo về bất thường ở con sinh ra khi mẹ dùng piperazin và
senna (Pripsen): một trường hợp có khe hở môi hai bên, hở vòm miệng
và không nhãn cầu, trường hợp còn lại có bất thường ở chi. Piperazin
cũng được báo cáo là gây quái thai ở thỏ thực nghiệm.
Thời kỳ cho con bú
Piperazin có tiết một phần vào sữa mẹ, tuy nhiên chưa có thông báo về
tai biến đối với trẻ bú mẹ. Các bà mẹ đang nuôi con được khuyên có thể
uống một liều ngay sau khi cho con bú, sau đó ngừng cho bú trong
vòng 8 giờ và vắt bỏ sữa đi trước khi cho con bú trong lần tiếp theo.

6. Tác dụng không mong muốn (ADR)


Piperazin không gây ADR ở hầu hết người bệnh.
- Một số ít có rối loạn tiêu hóa nhẹ và các biểu hiện của phản ứng quá
mẫn, độc tính thần kinh.
Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng.
13
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

- Thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, ngủ gà, mỏi cơ, run, rối loạn thị
giác, đục thủy tinh thể.
- Da: Dị ứng da, ban da, mày đay, ngứa.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Hô hấp: Ho, co thắt phế quản.
- Đã có thông báo là piperazin bị nitroso hóa trong dạ dày một phần
thành N.mononitrosopiperazin, là một chất gây ung thư. Tuy nhiên, mối
liên quan giữa việc xuất hiện khối u và dùng piperazin vẫn chưa thực sự
được khẳng định
7. Hướng dẫn cách xử trí ADR
Các phản ứng thần kinh nặng rất hiếm xảy ra ở người bình thường,
nhưng hay xảy ra ở trẻ nhỏ, người có bệnh ở hệ thần kinh hoặc bệnh
thận hoặc dùng quá liều. Khi dùng thuốc mà thấy xuất hiện phản ứng
quá mẫn, không dung nạp thuốc hoặc các biểu hiện thần kinh thì phải
ngừng thuốc.
8. Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Yếu cơ chi, suy hô hấp nhất thời (thở khó), co giật.

Điều trị: Gây nôn hoặc rửa dạ dày nếu mới uống thuốc trong vòng vài
giờ. Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn và điều trị triệu chứng.

9. Liều lượng và cách dùng


Piperazin thường được dùng dưới dạng muối citrat hoặc phosphat,
nhưng dạng adipat đôi khi cũng được dùng. Liều dùng của piperazin
thường được tính theo dạng hydrat, 100 mg piperazin hydrat tương
đương với 44,4 mg piperazin; 120 mg piperazin adipat; 110 mg
piperazin citrat khan và 104 mg piperazin phosphat.
Trị giun đũa

14
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 75 mg/kg/ngày; tối đa 3,5 g/ngày trong
2 - 3 ngày (tính theo piperazin hydrat).
Từ 2 - 12 tuổi: 75 mg/kg/ngày; tối đa 2,5 g/ngày trong 2 - 3 ngày. Dưới 2
tuổi: 50 mg/kg/ngày, dưới sự giám sát của thầy thuốc.
Trị giun kim
Người lớn và trẻ em: 50 mg/kg/ngày, dùng 7 ngày liền. Sau 2 – 4 tuần,
dùng một đợt nữa. Nên điều trị đồng thời tất cả các thành viên trong gia
đình.
10. Tương tác thuốc
Liều cao piperazin làm tăng tác dụng phụ của clorpromazin và các
phenothiazin khác, vì vậy không phối hợp với nhau.
Piperazin có tác dụng đối kháng với pyrantel, bephenium và levamisol.
Vì vậy không dùng phối hợp với nhau.
11. Dạng bào chế:
- Viên nén 200 mg, 300 mg, 500 mg.
- Siro 500 mg/5 ml và 750 mg/5 ml.
- Dung dịch uống hoặc hỗn dịch 600 mg/5 ml.
- Thuốc cốm 3,5%. (Tất cả tính theo P. hexahydrat).
III. BIỆT DƯỢC
1. Siro piperazin

15
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

Hàm lượng: trong 5 ml siro bao gồm


Piperazine citrat 500 mg
Tá dược vừa đủ
Liều dùng[11]
Người lớn: 1,8 gram mỗi 4 giờ, 3 liều mỗi ngày. Có thể lặp lại trong 2
tuần
Trẻ em:
- Dưới 2 tuổi: 600mg mỗi 4 giờ, 3 liều mỗi ngày
- Từ 2 đến 8 tuổi: 1,2gram mỗi 6 giờ, 2 liều mỗi ngày
- Từ 8 đến 14 tuổi: 1,2 gram mỗi 4 giờ, 3 liều mỗi ngày
2. Viên nén piperazine

16
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

Hàm lượng: mỗi viên bao gồm


Piperazine citrat 500mg
Tá dược vừa đủ
Liều dùng[12]:
- Điều trị giun đũa (Ascaris):
Người lớn: 3,5g mỗi ngày trong 2 ngày liên tiếp. Liều dùng có thể lặp
lại sau 1 tuần, đặc biệt với trường hợp nhiễm nặng
Trẻ em: Liều dùng phụ thuộc vào cân nặng. 75mg/kg cân nặng mỗi
ngày trong 2 ngày liên tiếp. Liều dùng có thể lặp lại sau 1 tuần, đặc biệt
với trường hợp nhiễm nặng
- Điều trị giun kim

Người lớn và trẻ em: 65mg/kg cân nặng mỗi ngày trong 7 ngày liên
tiếp. Liều dùng có thể lặp lại sau 1 tuần nếu nhiễm nặng

3. Piperazine cho động vật

Hàm lượng
Piperazine citrat 500g

17
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

Tác dược phối trộn đủ 1000g


Liều dùng
Cho uống lúc đói hoặc trộn vào thức ăn
Gia súc:2-3g/10kg thể trọng
Gia cầm:
20-30g/100 con dưới 4 tuần tuổi
40-50g/100 con trên 4 tuần tuổi

KẾT LUẬN
Piperazine citrat được tổng hợp, nghiên cứu về cấu tạo, tác dụng, tương tác
thuốc từ lâu nên đã được sử dụng rộng rãi nhưng hiện này Piperazine citrat là
lựa chọn hàng 2 sau mebendazol và pyrantel pamoat để điều trị giun đũa và
giun kim.
Việc hiểu rõ thuốc là rất cần thiết trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc
nên thông qua bài tiểu luận này, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp thêm
những thông tin về công dụng, liều dùng, tác dụng không mong muốn và cách
xử trí của Piperazine citrat.
Piperazine là một nhóm thuốc lớn nên hiện nay vẫn có thể nghiên cứu, phát
triển thêm những loại thuốc mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng
tăng cao như hiện nay

18
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

Tài liệu tham khảo

[1] Học viện quân y (2008). “Phòng chống bệnh giun sán ở Việt Nam”
https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/ky-sinh-trung/phong-chong-
benh-giun-san-o-viet-nam

[2],[10] Drugbank (2021). “Piperazine” https://go.drugbank.com/drugs/DB00592

[3] Imgur (2021). https://imgur.com/a/gVIqE64

[4] Wikipedia (2021). “Piperazine” https://en.wikipedia.org/wiki/Piperazine

[5] Chemical Book. “ Piperazine citrate(144-29-6) IR2”


https://www.chemicalbook.com/SpectrumEN_144-29-6_IR2.htm

[6] British Pharmacopoeia 2020

[7] Dược điển Việt Nam V Tập 1

[8] ResearchGate. “Scheme 1,Existing industrial reaction pathways, First the


treatment of dichloroethane” https://www.researchgate.net/figure/Scheme-1-

19
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

Existing-industrial-reaction-pathways-First-the-treatment-of-
dichloroethane_fig3_320830609

[9] Dược thư quốc gia Việt Nam (2018)

[11] Mayoclinic. “Piperazine (Oral route)” https://www.mayoclinic.org/drugs-


supplements/piperazine-oral-route/proper-use/drg-20065522

[12] Medindia. “Piperazine citrate (GSK) (500mg) (Piperazine) Drug Price and
Information” https://www.medindia.net/drug-price/piperazine/piperazine-citrate-
gsk-500mg.htm

20
Nhóm 4 – Tổ 11 – A1K73

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TIỂU LUẬN HÓA DƯỢC II


STT Họ và tên MSV Công việc
Đặt vấn đề, tên quốc tế, tên khác,
1 Hà Công Nam 1801471 CTCT, nguồn gốc và các pp điều
chế chính
Tính chất lý hóa, ứng dụng kiểm
2 Nguyễn Thịnh Nam 1801475 nghiệm, bảo quản, dạng dược dụng,
tác dụng, cơ chế tác dụng
Phương pháp kiểm nghiệm, dược
3 Nguyễn Tống Nam 1801476 động học, kết luận, tổng hợp, chỉnh
sửa
Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng
4 Đỗ Thị Huyền Trang 1801701 không mong muốn, các dạng bào
chế thường gặp, biệt dược

21

You might also like