You are on page 1of 144

Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

MỤC LỤC
Triết học Trang

Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên các trƣờng 1
đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Thu Thủy

Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bồi dƣỡng thế hệ 2


cách mạng cho đời sau vào việc giáo dục thanh niên
Việt Nam hiện nay
Nguyễn Thị Đan Thụy

Nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học nhằm đào tạo 3
nguồn lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam hiện nay

Hồ Thị Hà

Tƣ tƣởng của Phật giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa 4


của nó đối với giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam
hiện nay
Nguyễn Thị Bích Cần

Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh 6

Huỳnh Tuấn Linh


Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển văn hóa ở 7
tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Đặng Thùy Diễm

Tƣ tƣởng đạo đức Trần Nhân Tông 8


Nguyễn Cao Siêng

Sự thống nhất và đa dạng trong tƣ tƣởng của ba thiền 9


phái: Tỳ Ni Đa Lƣu Chi – Vô Ngôn Thông – Thảo
Đƣờng

Nguyễn Cao Siêng - Phạm Tuấn Cường

Bùi Ngọc Hiếu

Nội dung, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của kỳ kết tập 10


kinh điển lần thứ ba Phật giáo nguyên thuỷ
Bùi Ngọc Hiếu – Nguyễn Cao Siêng

Nét đặc sắc cơ bản trong tƣ tƣởng Nhân sinh của Trần 12
Nhân Tông

Nguyễn Thúy Duy

Phát huy vai trò của chính trị đối với kinh tế ở Việt 13
Nam hiện nay

Nguyễn Quốc Khánh


Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Giáo dục lòng yêu nƣớc cho sinh viên Việt Nam theo tƣ 15
tƣởng Hồ Chí Minh

Nguyễn Quốc Khánh

Tƣ tƣởng tri thức về sự vật của Bertrand Russell trong 16


tác phẩm Các vấn đề của triết học đặc điểm và ý nghĩa

Trương Ngọc Lân

Quan niệm về "Đạo làm vua" trong tƣ tƣởng triết học 17


của Minh Mệnh

Trần Nguyễn Tường Oanh

Triết lý Nhân sinh trong tƣ tƣởng Lê Thánh Tông 18

Phạm Việt Em

Tƣ tƣởng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel về mối 19


liên hệ biện chứng giữa bản chất và hiện thực trong tác
phẩm Khoa học logic (1816)

Trần Nhựt Khang

Quan điểm Duy vật trong triết học Phoiơbắc – Giá trị và 20
hạn chế
Võ Thái Bảo
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Nhận thức và vận dụng tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh 21


vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên một số trƣờng
đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Nguyễn Trần Minh Hải

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhân tố con ngƣời với việc 22


phát huy nhân tố con ngƣời trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Phạm Ngân Hạ - Phạm Yến Phương

Quan niệm của Jonh Stuart Mill về chính thể trong tác 23
phẩm Chính thể đại diện

Mai Hữu Tâm

Tiền đề lý luận cho sự hình thành quan điểm về vấn đề 25


con ngƣời trong tƣ tƣởng Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Hồng Lê

Vai trò của con ngƣời đối với hoạt động sản xuất vật chất 26
trong tác phẩm Hệ tƣ tƣởng Đức

Nguyễn Thị Thanh Phúc

Giá trị trong tƣ tƣởng canh tân giáo dục của Nguyễn 27
Trƣờng Tộ đối với xã hội Việt Nam hiện nay
Phạm Thị Huyền Trân
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Ảnh hƣởng các xu hƣớng biến động tôn giáo trên thế 28
giới đến tình hình chính sách tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay

Bùi Huy Thoại

Văn hóa học – Việt Nam Học

Châu Á học – Quan hệ Quốc tế



Từ thực tiễn ứng dụng đến dự đoán xu hƣớng phát triển 29
mô hình lớp học ảo trên đám mây điện toán

Trần Thị Thuỳ Trang

Triết lý giáo dục trong hoạt động đào tạo của Khoa Nhật 30
Bản học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQG-HCM
Trần Thị Thuỳ Trang

Hôn nhân của ngƣời Cơ Tu tiếp cận từ tri thức địa 31


phƣơng

Nguyễn Công Trường

Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thành Châu, từ “Thật và 32


đẹp” đến “Tứ quý”

Đỗ Quốc Dũng
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Cảng thị Nƣớc mặn (Bình Định) trong mạng lƣới thƣơng 33
mại miền Trung thế kỉ XVII – XVIII

Nguyễn Thị Vân

Vai trò của Nam phong tạp chí đối với Quốc văn 34
Đoàn Nguyễn Thùy Trang

Phát triển du lịch cộng đồng ở làng ven biển Gò Cỏ (thị 35


xã Đức Phổ, Quảng Ngãi)
Trần Thị Tuyết Sương

Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947) với vấn đề chữ Quốc 36


ngữ

Ngô Thị Thanh Tâm

Nghề dệt lụa trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của 37
ngƣời Khmer ở Tịnh Biên, An Giang

Nguyễn Viết Phan

Mối tƣơng quan giữa văn hóa ẩm thực và du lịch trong 38


bối cảnh toàn cầu hóa

Phan Nguyễn Phong Luân

Ngoại giao văn hóa Hàn Quốc đối với Đông Nam Á từ 39
đầu thế kỷ XXI đến nay
Lê Thị Hương
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Vai trò của ngƣời đàn ông Minangkabau ở tỉnh Tây 40


Sumatra, Indonesia trong thiết chế gia đình mẫu hệ

Trần Thị Bích Hồng

Mông Cổ Quốc Điệp Trạng và âm mƣu xâm lƣợc Nhật 41


Bản của Hốt Tất Liệt cuối thế kỷ XIII

Văn Tường Vi

Hệ thống giáo dục nghề trong giai đoạn phát triển kinh 42
tế của Nhật Bản (1952 – 1975)

Nguyễn Thị Xuân Lan

Tàn dƣ mẫu hệ trong cộng đồng Chăm Islam ở Việt Nam 43

Văn Thị Hạnh Dung

Triết lý Thiên, Địa, Nhân trong nghệ thuật cắm hoa 44


Nhật Bản

Lê Ngọc Truyến

Vai trò của B.R Ambedkar trong sự hồi sinh của Phật 45
giáo ở Ấn Độ hiện đại

Đỗ Văn Duy Thịnh

Dấu ấn văn hóa của Hàn Quốc qua tác phẩm Hãy chăm 46
sóc mẹ và Xuân Hƣơng truyện
Nguyễn Thị Bé Loan
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Quan hệ thƣơng mại giữa Nhật Bản và Đông Ấn Hà Lan 47


từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 1930

Trần Thị Kiều Oanh - Huỳnh Phương Anh

Hiện diện kinh tế của Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Đông 49


Nam Á: Thực trạng và những kiến nghị cho chính sách
đối ngoại Việt Nam

Nguyễn Quang Trung

Giáo dục – Lịch sử

Lƣu trữ học – Quản trị văn phòng



Hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn đội ngũ đảm bảo chất 50
lƣợng ở Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQG-HCM trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Lê Ngọc Viết

Kĩ năng mềm của sinh viên tốt nghiệp Trƣờng Đại học 52
Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM so với yêu
cầu của nhà tuyển dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế
hiện nay
Nguyễn Thị Vân Anh
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Thực trạng phối hợp của nhà trƣờng với gia đình và 54
cộng đồng trong vận động học sinh Trung học cơ sở
ngƣời dân tộc Êđê bỏ học đến trƣờng tại huyện M’Drak,
tỉnh Đăklăk

Hoàng Thị Cẩm Nhung

Giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng 55
nghề Du lịch Sài Gòn phù hợp với bối cảnh hội nhập
quốc tế

Trương Thị Thanh Thảo

Đánh giá của sinh viên về giáo trình giảng dạy môn 56
tiếng Anh không chuyên tại bộ môn Anh văn tổng quát,
Trƣờng Đại học Hoa Sen

Quách Thị Tố Nữ

Ý kiến của một số cán bộ quản lý giáo dục 57


khi thực hiện Nghị quyết 03
Nguyễn Văn Phước

Thành phố Hồ Chí Minh hƣớng tới xây dựng trƣờng học 58
thông minh

Nguyễn Long Giao


Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lí 59


giáo dục ở trƣờng đại học trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục
và đào tạo

Mỵ Trần Hương Trà

Dạy học trực tuyến tại các cơ sở giáo dục Đại học Việt 60
Nam trong bối cảnh COVID-19: Phân tích thực trạng và
đề xuất giải pháp

Nguyễn Thị Kim Phượng

Tổng quan nghiên cứu văn hóa học đƣờng ở trƣờng 61


mầm non ảnh hƣởng đến sự hình thành kỹ năng sống
của trẻ

Cao Văn Quang

Tìm hiểu các nguyên nhân mắc bệnh của tù nhân ở nhà 62
tù Côn Đảo thời kỳ 1946-1954

Hồ Viết Hùng

Cuộc chiến đấu của quân và dân An Giang chống chính 63


quyền Campuchia Dân chủ xâm lƣợc (1977-1979)

Phạm Thị Huệ - Nguyễn Trung Hiếu

Quá trình chuẩn bị xâm lƣợc các tỉnh biên giới Tây Nam 65
Việt Nam của chính quyền Campuchia Dân chủ (1975-
1979)
Phạm Thị Huệ
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Hợp tác quân sự Việt Nam Cộng hòa – Hoa Kỳ (1965 - 66


1967)

Trần Hùng Minh Phương

Tìm hiểu về thái độ của tầng lớp sĩ phu Việt Nam đối 68
với những tri thức khoa học kỹ thuật phƣơng Tây qua
các trƣớc tác của họ từ thế kỷ XVII – đến nửa đầu thế kỷ
XIX

Nguyễn Trọng Minh

Xuất khẩu dịch vụ giáo dục trong sự tăng trƣởng của nền 69
kinh tế Hoa Kỳ đầu thế kỷ XXI

Tống Thị Tân

Đồ gốm nƣớc ngoài trong văn hóa Óc Eo qua tƣ liệu 70


khảo cổ Khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp, Việt Nam)
Hà Thị Sương

Công nữ Ngọc Vạn và những đóng góp cho sự phát triển 71


của Phật giáo Nam Bộ

Nguyễn Huỳnh Minh Sang - Võ Trọng Lễ

Điểm mới trong quy định về công tác văn thƣ theo Nghị 73
định số 30/2020/NĐ-CP
Nguyễn Thị Ly – Nguyễn Duy Vĩnh
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Công tác xã hội – Xã hội học

Nhân học – Đô thị học – Địa lý



Vai trò của văn hóa với tƣ cách là động lực thúc đẩy phát 75
triển kinh tế xã hội ở nƣớc ta hiện nay

Bùi Thành Lợi

Mô hình công tác xã hội với trẻ em ngoài cộng đồng tại 76
trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Bến Tre
Huỳnh Thị Ly Phô – Dương Thị Thanh Nguyên

Những biện pháp hỗ trợ ngƣời đồng tính nữ, đồng tính 77
nam, song tính, chuyển giới (LGBT) công khai giới tính

Phạm Thị Thanh Lành

Đề xuất ứng dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm 78


trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em nhập cƣ

Nguyễn Ngọc Phúc

Những khó khăn trong việc công khai giới tính của 79
ngƣời LGBT trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Nguyễn Thanh Vũ

Vận dụng phƣơng pháp công tác xã hội nhóm vào việc 80
hỗ trợ thanh thiếu niên LGBT bị bắt nạt, kì thị
Nguyễn Văn Bàn
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Các phƣơng pháp giáo dục hòa nhập với trẻ tự kỷ 81

Hoàng Minh Phú

Quá trình thích ứng với rủi ro của lao động di cƣ Việt 82
Nam tại Thái Lan thông qua mạng lƣới xã hội
Nguyễn Xuân Anh

Thế tục hóa quan niệm truyền sinh trong hôn nhân 83
Công giáo - Điển cứu giáo dân Công giáo Thành phố Hồ
Chi Minh

Trần Nguyễn Tường Oanh

Hành vi ứng dụng công nghệ trong tìm kiếm thông tin 85
phục vụ các quyết định du lịch của du khách

Nguyễn Hữu Bình

Khai thác không gian xanh tại các di tích gắn với phát 86
triển du lịch tỉnh Trà Vinh

Tạ Duy Linh

Tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập kỹ năng 88


mềm đối viên sinh viên hiện nay dƣới gốc độ nhà tuyển
dụng

Quách Đức Tài


Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Nghiên cứu chuyển mã (code switching) nhƣ chiến lƣợc 89


giao tiếp của ngƣời học tiếng Đức tại Thành phố Hồ Chí
Minh – Trƣờng hợp ở Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, ĐHQG-HCM

Võ Thiên Sa

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên 91
cao học ngành Đô thị học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM gắn với sự phát triển của
Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị ở Việt Nam
Phan Thị Hồng Xuân – Đoàn Diệp Thùy Dương

Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong 93


chuỗi cung ứng nho VietGAP tại tỉnh Ninh Thuận
(Trƣờng hợp nghiên cứu: Doanh nghiệp Ba
Mọi)

Nguyễn Văn Toàn

Văn học – Ngôn ngữ học



G. Bachelard và con đƣờng đến với phê bình hiện tƣợng 95
luận

Nguyễn Đình Minh Khuê


Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Nghiên cứu so sánh Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Romeo 96


và Juliet (William Shakespeare) từ góc nhìn nhân văn
Phục hƣng

Nguyễn Thi Phú – Nguyễn Lưu Hoàng Hữu Duyên

Chân dung ông nghè Đông tác Nguyễn Văn Lý 97

Trần Thanh Nguyên

Giới thiệu tác phẩm Nôm Phản thúc ƣớc của Nguyễn 98
Hàm Ninh (1808-1868)

Nguyễn Thị Bích Đào

Tính liên văn bản trong thơ Emily Dickinson 99

Phạm Thị Hồng Ân

Yếu tố “Đất” trong thơ Emily Dickinson 100


Phạm Thị Hồng Ân

Đờn ca Tài tử với văn hóa du lịch sinh thái ở Tây 101
Nam Bộ

Châu Hoài Phương

Ẩn dụ ý niệm về mối quan hệ giữa vợ và chồng của 102


ngƣời Việt Nam (Trên cứ liệu văn xuôi Việt Nam từ năm
1986 đến nay)
Vũ Hoàng Cúc
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Tìm hiểu con số biểu trƣng "ba" trong tục ngữ ngƣời 103
Việt

Hà Thị Minh Trang

Hình ảnh con chó trong thành ngữ tiếng Vệt từ góc độ 104
ẩn dụ tri nhận (Có so sánh với tiếng Anh)

Thái Thị Xuân Hà

So sánh cách sử dụng ngôn ngữ theo giới dựa trên khối 105
ngữ liệu báo trực tuyến tiếng Việt

Nguyễn Tuyết Nhung – Hồ Ngọc Lâm – Đinh Điền

Điểm nhìn trong sự tình chuyển động tiếng nhật 106

Hồ Tố Liên

Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong 107
tiếng Việt (có so với tiếng Nga)

Trương Thị Lan Hương

Ngữ văn Anh



A survey into perceptions of common errors in 108
production of the English sound /ʒ/ of Vietnamese pre-
intermediate learners of English at a private English
center for adults
Dinh Thi Nguyen Anh
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

The effectiveness of video storytelling on students’ 110


English reading comprehension at Marie Curie High
School - Ho Chi Minh city

Bui Thi Truc Linh - Tran Thi Truyen

Nguyen Hong Tham

The effects of instrinsic and extrinsic motivation on 111


teachers’ knowledge sharing intentions in public
universities in Ho Chi Minh city

Nguyen Thi Hoai Anh – Mai Truong An

The practice of error correction in teaching EFL writing 112


at a provincial tertiary school

Nguyen Xuan Hong

Teaching suprasegmental features in EFL classrooms in 113


Vietnamese context

La Nguyet Thanh

Using classified extensive resources for teaching and 114


learning receptive English skills in private language
centers

Nguyen Duy Khoi, Nguyen Ho Y Nhi

Evaluation of English online learning websites 116

Le Thi Thuy Trang


Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Enhancing the quality of classroom communication 117

in EFL settings: A library research

Dang Le Vy

Vietnames learners' attitudes towards principles for 118


learning English pronunciation in Vietnam: nativeness
or intelligibility?

Nguyen Hoang Quoc Thai – Ngo Thanh Hien

Cultural conflicts in EFL classrooms in Vietnam: A case 120


study
Nguyen Khanh Thao Di – Luu Thi Hong Nhung
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Triết học
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN

CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Thủy

Nghiên cứu sinh Khoa Triết học



Tóm tắt: Sinh viên các trường đại học ngoài công lập tại
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là lực lượng trẻ có tư duy độc
lập, có tri thức và bản lĩnh chính trị. Họ rất hăng hái và tích cực
tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội, các phong trào do
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên phát động. Với những kiến thức
và kỹ năng được trang bị ở trường đại học, họ sẽ là nguồn nhân
lực có vai trò to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước đất nước. Việc giáo dục đạo đức cách mạng cho
sinh viên hiện nay nhằm tạo ra những trí thức trẻ vừa hồng, vừa
chuyên là yêu cầu cấp thiết. Trong bài viết này, chúng tôi làm rõ
sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên,
đồng thời làm rõ về thực trạng đạo đức, lối sống và đưa ra một số
biện pháp cơ bản nhằm giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh
viên các trường đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.

Từ khóa: đạo đức, đạo đức cách mạng, sinh viên, trường đại
học ngoài công lập

1
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU

VÀO VIỆC GIÁO DỤC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Thị Đan Thụy

Nghiên cứu sinh Khoa Triết học



Tóm tắt: Tư tưởng về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một trong những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã để lại cho dân tộc ta. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau là một vấn đề “rất quan trọng và
rất cần thiết”. Những quan điểm của Người về bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc; là cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho công tác
giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay. Với phạm vi bài viết này,
tác giả đi sâu phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, phân
tích thực trạng công tác giáo dục thanh niên trong những năm
qua và trên cơ sở quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thanh niên Việt Nam
hiện nay.

Từ khóa: tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng thế hệ cách


mạng cho đời sau, giáo dục, thanh niên Việt Nam

2
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

NHẰM ĐÀO TẠO NGUỒN LỰC PHỤC VỤ

SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Hồ Thị Hà

Nghiên cứu sinh Khoa Triết học



Tóm tắt: Trong quá trình hình thành và phát triển, giáo dục
đại học Việt Nam với những thành tựu đạt được về quy mô đào
tạo; cơ cấu ngành nghề; số lượng, chất lượng giảng viên và
nghiên cứu khoa học đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, giáo dục
đại học hiện đang chứa đựng những yếu tố bất cập, ảnh hưởng
đến sự phát triển của đất nước. Do đó, việc nhìn nhận, đánh giá
cả thành tựu và hạn chế để đưa ra những khuyến nghị về giải
pháp nhằm điều chỉnh quy mô đào tạo và cơ cấu ngành nghề hợp
lý; nâng cao số lượng và chất lượng giảng viên; đẩy mạnh nghiên
cứu khoa học gắn liền phát triển giáo dục đại học, đáp ứng nhu
cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển
kinh tế - xã hội hiện nay là việc làm có ý nghĩa to lớn cả về lý luận
và thực tiễn.

Từ khóa: giáo dục đại học, nguồn nhân lực chất lượng cao,
kinh tế - xã hội

3
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TƢ TƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO

VỀ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ

ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Thị Bích Cần

Nghiên cứu sinh Khoa Triết học



Tóm tắt: Giáo dục đạo đức trong gia đình được coi là nền
tảng cho giáo dục đạo đức của nhà trường và xã hội. Bởi gia đình
là môi trường giáo dục đầu tiên và có vai trò quyết định đến sự
hình thành phát triển nhân cách của mỗi cá nhân với sự tác động
một cách kiên trì, thường xuyên, toàn diện và sâu sắc của các
thành viên trong gia đình. Một thực tế không thể phủ nhận, đạo
đức Phật giáo không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân con người mà
còn ảnh hưởng đến các thiết chế xã hội Việt Nam, trong đó có gia
đình - với tư cách là tế bào của xã hội. Qua quá trình tiếp biến
hơn hai ngàn năm, nhiều gia đình Việt Nam vẫn giữ gìn và phát
huy được những giá trị tốt đẹp của đạo đức gia đình truyền
thống, trở thành giá đỡ, chỗ dựa tinh thần không thể thiếu trong
suốt hành trình của mỗi con người. Trong đó có sự đóng góp
nhất định của đạo đức Phật giáo đối với sự hình thành các giá trị
đạo đức mới của gia đình Việt Nam. Vì vậy, qua bài viết, tác giả
làm rõ những giá trị tích cực của đạo đức Phật giáo giáo trên lập
trường đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
4
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn của cách mạng nước ta để xây
dựng đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: đạo đức Phật giáo, giáo dục đạo đức, gia đình,
Việt Nam

5
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Tuấn Linh

Nghiên cứu sinh Khoa Triết học



Tóm tắt: Trong suốt chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm
của dân tộc Việt Nam, ngoại giao đã trở thành mặt trận chiến
lược cùng với các mặt trận khác (quân sự, chính trị, kinh tế<)
làm nên những thắng lợi vẻ vang cho dân tộc và ghi những dấu
ấn sâu đậm trong lòng nhân dân tiến bộ trên thế giới. Những
chiến công hiển hách của ngoại giao Việt Nam luôn gắn liền với
tên tuổi Hồ Chí Minh – người sáng lập và chỉ đạo nền ngoại giao
Việt Nam hiện đại. Trong hệ thống tư tưởng về ngoại giao của
Người, nghệ thuật ngoại giao có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp
phần làm xoay chuyển nhiều tình thế có lợi cho cách mạng Việt
Nam và đưa nước ta đến những thắng lợi cuối cùng.

Từ khóa: ngoại giao, đối ngoại, tư tưởng Hồ Chí Minh

6
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG

VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

Ở TỈNH KIÊN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Nguyễn Đặng Thùy Diễm

Nghiên cứu sinh Khoa Triết học



Tóm tắt: Trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã nhận
thức tầm quan trọng của văn hóa ngang với kinh tế, chính trị, xã
hội, vì vậy tỉnh đã chú trọng và quan tâm công tác xây dựng và
phát triển văn hóa hướng tới sự phát triển toàn diện ở các mặt,
các lĩnh vực của tỉnh. Nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển
văn hóa trong giai đoạn hiện nay nhằm phát huy những kết quả
đã đạt được, đồng thời bổ sung thêm những yếu tố mới sao cho
thích ứng với sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội
của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Từ khóa: xây dựng, phát triển, văn hóa, Kiên Giang

7
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA TRẦN NHÂN TÔNG

Nguyễn Cao Siêng

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Trần Nhân Tông là một nhân vật lịch sử vĩ đại:
lãnh tụ đất nước, anh hùng dân tộc, nhà cải cách tôn giáo, nhà
triết học,... Trong suốt thời kỳ dựng xây dân tộc, tư tưởng đạo
đức của Trần Nhân Tông đã đem lại những đóng góp lớn vào
tiến trình phát triển chung của lịch sử dân tộc. Trần Nhân Tông
với những điểm đặc sắc trong quan điểm về đạo đức, về phương
pháp rèn luyện đạo đức, trí tuệ đã góp phần tăng cường sự đoàn
kết toàn dân, củng cố nền “đạo đức xã hội”, lãnh đạo nhân dân
Đại Việt viết nên những mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử
dựng và giữ nước của dân tộc ta.

Từ khóa: Trần Nhân Tông, đạo đức, triết học Trần Nhân
Tông

8
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

SỰ THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG

TRONG TƢ TƢỞNG CỦA BA THIỀN PHÁI:

TỲ NI ĐA LƢU CHI - VÔ NGÔN THÔNG - THẢO ĐƢỜNG

Nguyễn Cao Siêng - Phạm Tuấn Cƣờng - Bùi Ngọc Hiếu

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, nhưng do có nhiều
nét tương đồng với văn hóa Việt nên khi du nhập Việt Nam, Phật
giáo nhanh chóng lan tỏa và được người Việt chấp nhận. Phật
giáo đi vào Việt Nam bằng con đường hòa bình, giao lưu buôn
bán giữa các nước và con đường tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng
“Tứ trọng ân” chứa đựng nét nhân văn và tinh thần từ bi, yêu
nước. Đi qua nhiều thế kỷ, Phật giáo Việt Nam đã trải qua nhiều
bước thăng trầm, gắn liền với công cuộc dựng, xây và bảo vệ đất
nước. Trong đó, sự thống nhất và đa dạng của ba thiền phái Tỳ
Ny Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường của Phật giáo thời
Lý đã góp phần tạo nên sự đa dạng và đặc sắc cho Phật giáo Việt
Nam. Sự thống nhất trong tư tưởng, sự đa dạng trong phương
thức tu tập và hình thức truyền bá đã góp phần để mạch Thiền
Phật giáo duy trì, tồn tại và phát triển đến ngày nay ở Việt Nam.

Từ khóa: Phật giáo thời Lý, thống nhất và đa dạng, Tỳ Ny


Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường

9
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

CỦA KỲ KẾT TẬP KINH ĐIỂN

LẦN THỨ BA PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ

Bùi Ngọc Hiếu – Nguyễn Cao Siêng

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Trong lịch sử nhân loại, có một hiện tượng mang
tính quy luật đó là sự phân phái của các hệ thống triết lý tôn giáo
lớn trong quá trình phát triển của chúng. Xét trong tiến trình phát
triển của Phật giáo Ấn Độ, giai đoạn từ thế kỷ thứ VII (TCN) đến
thế kỷ II (SCN) là giai đoạn mang nhiều biến chuyển, gắn liền với
các cuộc kết tập kinh điển. Về hình thức, đây là sự tập hợp lại
những giáo lý và giới luật của Đức Phật đã nói khi còn tại thế,
song sâu bên trong, nó thể hiện sự phân hoá về tư tưởng trong
tăng đoàn do tác động trực tiếp của đời sống xã hội ngày một
phát triển. Đây chính là tác động xã hội cơ bản, sơ khai nhất tạo
nên sự phân phái trong Phật giáo. Điều đó cho thấy tính tác động
của các yếu tố xã hội lên tư tưởng và hệ thống triết lý một cách rõ
ràng, cụ thể. Qua nghiên cứu nhóm tác giả rút ra được nội dung
của giáo lý Phật giáo cơ bản không thay đổi sau các kỳ kết tập,
mặc dù có những biến đổi về hình thức và quy mô truyền bá của
đạo Phật để phù hợp với tình hình thời đại. Đồng thời đã làm rõ
hơn những tác động này của xã hội, thấy được tính thống nhất về
tư tưởng giải thoát của Phật giáo sau tiến trình phân phái ấy, nên

10
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

hướng đến tìm hiểu cụ thể thông qua kỳ kết tập kinh điển thứ ba
của Phật giáo Ấn Độ cổ đại.

Từ khóa: Phật giáo nguyên thuỷ, kết tập kinh điển, phân
phái Phật giáo

11
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NÉT ĐẶC SẮC CƠ BẢN

TRONG TƢ TƢỞNG NHÂN SINH CỦA TRẦN NHÂN TÔNG

Nguyễn Thúy Duy

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Một trong những tư tưởng đặc sắc làm nên tính
chất độc đáo của triết học thời kỳ nhà Trần là tư tưởng nhân sinh
sống động và sâu sắc của các nhà tư tưởng thời kỳ này, trong đó
nổi bật lên là tư tưởng của Trần Nhân Tông. Tư tưởng nhân sinh
của ông được hình thành do sự tác động của điều kiện lịch sử, xã
hội và phẩm chất cá nhân. Tư tưởng đó có nhiều nét đặc sắc được
thể hiện chủ yếu thông qua những quan điểm như về lý tưởng
sống, thái độ, hành động, về sự sống – chết, về vị trí của con
người. Qua việc lấy tâm và sự giải thoát làm gốc, bằng phương
pháp tu luyện trí tuệ, đạo đức, hành động trong thực tiễn đời
sống, Trần Nhân Tông đã thiết lập nên một nền tảng tinh thần
của xã hội Đại Việt thế kỷ XIII-XIV, thể hiện được khát vọng về
cuộc sống tốt đẹp cho con người, đồng thời đó còn là ý chí dấn
thân cống hiến vì lợi ích của đất nước, nhân dân.

Từ khóa: Trần Nhân Tông, nhân sinh, triết học Trần Nhân
Tông

12
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHÍNH TRỊ

ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Quốc Khánh

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Tiếp cận từ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế
và chính trị, xét đến cùng, một mặt chính trị bị kinh tế quy định,
mặt khác, chính trị - với tư cách là chủ thể định hướng của kinh
tế, nó quy định chiều hướng, mục đích và nhiệm vụ của việc giải
quyết các vấn đề lớn trong sự phát triển kinh tế. Trong điều kiện
phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay thì sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước là nhân tố quan trọng trong việc định hướng sự phát triển
của nền kinh tế. Vì thế, việc phát huy vai trò lãnh đạo của chính
trị đối với kinh tế trở thành một vấn đề trọng tâm ở nước ta hiện
nay. Sau hơn 33 năm thực hiện đường lối đổi mới, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được về kinh tế và chính trị, sự lãnh đạo
của chính trị đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại không ít những
bất cập và một số hạn chế. Trong bài viết này, tác giả tập trung
phân tích vai trò định hướng, tổ chức, quản lý và điều tiết của
Đảng và Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và trình bày một số vấn đề đặt ra trong việc phát

13
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

huy vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
hiện nay.

Từ khoá: chính trị, vai trò của chính trị, kinh tế, sự phát
triển kinh tế, định hướng Xã hội Chủ nghĩa

14
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƢỚC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM

THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Quốc Khánh

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Trong “Di chúc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn
dặn việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là rất quan
trọng và cần thiết. Theo Hồ Chí Minh, thanh niên phải trở thành
những người vừa “hồng”, vừa “chuyên” để kế thừa sự nghiệp
xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Trong những vấn đề cần giáo dục
cho thanh niên, Hồ Chí Minh luôn đặt vấn đề giáo dục lòng yêu
nước lên vị trí hàng đầu. Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên trước
hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc
vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Hiện nay, các thế lực
thù địch, phản động luôn tìm cách lợi dụng lòng yêu nước của
sinh viên để kích động, chống phá Đảng và Nhà nước. Do đó,
việc giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Việt Nam trong tình
hình hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong phạm vi bài
viết này, tác giả trình bày khái quát những nội dung cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lòng yêu nước cho thanh niên
và trên cơ sở đó vận dụng vào công tác giáo dục lòng yêu nước
cho sinh viên Việt Nam hiện nay.

Từ khoá: giáo dục lòng yêu nước, thanh niên, tư tưởng Hồ


Chí Minh

15
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TƢ TƢỞNG TRI THỨC VỀ SỰ VẬT

CỦA BERTRAND RUSSELL

TRONG TÁC PHẨM CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRIẾT HỌC

ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA

Trƣơng Ngọc Lân

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Tựa trên sự kế thừa tư tưởng lý luận nhận thức
của chủ nghĩa kinh nghiệm cổ điển Anh và chủ nghĩa thực
chứng, tri thức do sự quen biết và tri thức do sự mô tả là hai vấn
đề được Bertrand Russell đặt ra và bàn luận trong tác phẩm The
problems of Philosophy (Các vấn đề của triết học) của Bertrand
Russell xuất bản năm 1912. Bertrand Russell cho rằng, với những
gì ta có thể nhận thức một cách trực tiếp, tức là thông qua các
giác quan, không hề qua trung gian của bất kỳ quá trình suy luận
nào hay bất kỳ tri thức về những chân lý nào hết thì được ông gọi
là tri thức có được do sự quen biết. Đối với những tri thức có
được thông qua hoạt động mô tả các mệnh đề từ đó rút ra các
phán đoán thỏa mãn với mệnh đề đặc biệt được mô tả trước đó.

Từ khóa: nhận thức luận, tri thức do sự quen biết, tri thức
do sự mô tả, triết học phân tích

16
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

QUAN NIỆM VỀ “ĐẠO LÀM VUA”

TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA MINH MỆNH

Trần Nguyễn Tƣờng Oanh

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Minh Mệnh là một trong những vị vua tiêu biểu
của triều nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt
Nam. Trong thời kỳ đó, các nhà tư tưởng tuy chịu ảnh hưởng sâu
sắc của quan niệm của Nho giáo, nhưng trong tư tưởng của họ lại
có nhiều điểm tiến bộ, và mang lại những đóng góp quan trọng
trong hệ thống tư tưởng triết học Việt Nam. Trong tư tưởng triết
học của mình, Minh Mệnh đặc biệt chú trọng đến vấn đề nhân
sinh quan. Trong đó, ông bàn nhiều đến vấn đề đạo đức, đặc biệt
là đạo làm vua. Quan niệm về đạo làm vua được Minh Mệnh
trình bày một cách có hệ thống, thể hiện khá đầy đủ những đức
tính mà người đứng đầu phải có. Mặc dù quan niệm này của ông
vẫn còn những hạn chế, song vẫn đem lại những giá trị nhất
định, góp phần xây dựng, hoàn thiện đạo đức cho con người, đặc
biệt là người đứng đầu.

Từ khóa: Minh Mệnh, đạo đức, đạo làm vua, tư tưởng triết
học

17
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TRIẾT LÝ NHÂN SINH

TRONG TƢ TƢỞNG LÊ THÁNH TÔNG

Phạm Việt Em

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Lê Thánh Tông (1442 – 1497) không chỉ là vị vua
yêu nước, có tinh thần dân tộc mạnh mẽ mà còn là nhà thơ, nhà
chính trị - quân sự, nhà triết học có những đóng góp tích cực vào
hệ thống các quan điểm, tư tưởng triết học Việt Nam. Triết lý
nhân sinh của ông chính là những quan niệm về đời sống, đạo
làm người, thái độ sống của con người,< Vì vậy, việc nghiên cứu
triết lý nhân sinh của Lê Thánh Tông làm khơi dậy những giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, góp phần chống tư tưởng,
văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc và những giá trị cao quý của nhân loại.

Từ khoá: triết lý nhân sinh, con người, tư tưởng triết học,


Lê Thánh Tông

18
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TƢ TƢỞNG CỦA GEORG WILHELM FRIEDRICH HEGEL

VỀ MỐI LIÊN HỆ BIỆN CHỨNG

GIỮA BẢN CHẤT, HIỆN TƢỢNG VÀ HIỆN THỰC

TRONG TÁC PHẨM KHOA HỌC LOGIC (1816)

Trần Nhựt Khang

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Bài viết trình bày về tư tưởng của Georg Wilhelm
Friedrich Hegel về mối liên hệ biện chứng giữa bản chất, hiện
tượng và hiện thực trong tác phẩm Khoa học Logic (1816). Bài viết
phân tích nội dung của các khái niệm "bản chất", "hiện tượng" và
hiện thực" theo quan điểm của Hegel và mối liên hệ giữa ba vòng
khâu này trong quá trình trung giới của Bản chất. Trong đó, bài
viết nhấn mạnh tiến trình phủ định biện chứng trong sự phát
triển thống nhất của ba vòng khâu này. Dựa trên sự phân tích
này, bài viết đánh giá ưu điểm quan trọng nhất của Logic về Bản
chất của Hegel chính là xác lập Logic biện chứng hay phép biện
chứng với tư cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự
phát triển. Đây là bộ phận then chốt của "hạt nhân hợp lý" trong
triết học Hegel, nó có ảnh hưởng lớn đối với các triết gia sau đó,
đặc biệt là Karl Marx.

Từ khóa: học thuyết về Bản chất, bản chất, hiện tượng, hiện
thực

19
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

QUAN ĐIỂM DUY VẬT

TRONG TRIẾT HỌC PHOIƠBẮC – GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Võ Thái Bảo

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Triết học cổ điển Đức là một trong những nền triết
học nổi tiếng và có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử triết học
nhân loại nói chung và là tiền đề cho việc hình thành triết học
Mác nói riêng. Phương pháp luận biện chứng của Hêghen và thế
giới quan duy vật của Phoiơbắc (Feuerbach) là một trong những
tinh thần quan trọng mà triết học Mác tiếp thu. Để hiểu rõ hơn,
tác giả chọn đề tài: “Quan điểm duy vật trong triết học của Phoiơbắc
– giá trị và hạn chế”, làm vấn đề nghiên cứu của tham luận.

Tham luận tập trung nghiên cứu nội dung về quan điểm
duy vật trong triết học của Phoiơbắc, để từ đó đánh giá được
những mặt giá trị mà nó đem lại cho triết học nhân loại, cũng
như là những mặt hạn chế trong triết học duy vật của ông trên cơ
sở triết học Mác – Lênin. Bên cạnh đó tham luận còn trình bày
khách quan về cuộc đời, sự nghiệp và những điều kiện về kinh tế
- xã hội lúc bấy giờ để hình thành triết học duy vật của Phoiơbắc.

Từ khóa: triết gia Phoiơbắc, quan điểm duy vật, triết học
Mác – Lênin, triết học cổ điển Đức

20
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG

TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

VÀO VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN

MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Nguyễn Trần Minh Hải

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Bài viết trình bày nội dung cơ bản Tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh và vận dụng vào thực tiễn công tác giáo dục
đạo đức cho sinh viên đang học tập trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh. Với mong muốn được góp một phần nhỏ vào công tác
giáo dục nói chung, bài viết phản ánh phần nào công tác giáo dục
đạo đức, thực trạng đạo đức sinh viên ở một số Trường Đại học ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay qua việc thống kê số liệu khảo
sát, từ đó vận dụng những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
trong tư tưởng Hồ Chí Minh để nêu lên một số khuyến nghị
nhằm định hướng trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Từ khóa: nguyên tắc xây dựng đạo đức, giáo dục đạo đức,
đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh

21
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN TỐ CON NGƢỜI

VỚI VIỆC PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƢỜI

TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Phạm Ngân Hạ - Phạm Yến Phƣơng

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tinh hoa văn hóa Đông – Tây; chủ
nghĩa Mác – Lênin nhằm hướng đến mục tiêu là giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và giải phóng con người hướng tới sự nghiệp
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhân tố con người được cấu thành từ các yếu tố: Con người
vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng; Quần chúng nhân
dân là chủ thể của cách mạng; Con người là thực thể thống nhất
giữa cá nhân và xã hội; Vai trò của chiến lược “trồng người”. Trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đứng trước không ít cơ
hội và thách thức. Chính vì vậy, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi
mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang vận dụng
những quan điểm nhân văn sâu sắc của Hồ Chí Minh về con người
và phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển toàn diện
kinh tế – văn hóa – xã hội.

Từ khóa: tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân tố con người, hội nhập

22
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

QUAN NIỆM CỦA JOHN STUART MILL VỀ CHÍNH THỂ

TRONG TÁC PHẨM CHÍNH THỂ ĐẠI DIỆN

Mai Hữu Tâm

Học viên Cao học Khoa Triết học



Bàn về các thể chế chính trị, đặc biệt trong giai đoạn cận –
hiện đại đã không còn xa lạ với giới nghiên cứu về chính trị. Sự
lựa chọn thể chế chính trị như thế nào sẽ quyết định đến vận
mệnh, sự phát triển và nền dân chủ của quốc gia đó. Chính vì
thế, đề tài nghiên cứu về thể chế chính trị đã trở thành đề tài nổi
bật được các học giả nghiên cứu.

Triết gia John Stuart Mill là một trong những nhà nghiên
cứu đã đưa ra những lý thuyết về việc lựa chọn thể chế, chính
thể. Quan điểm sâu sắc của John Stuart Mill được thể hiện trong
tác phẩm Chính thể đại diện. Trong tác phẩm, ông đã khái quát về
tình trạng của dân chúng quyết định sự thành bại của chính thể,
các chức năng của các bộ phận quyền lực hợp thành chính thể đại
diện và một số chủ đề liên quan đến đặc thù nước Anh thế kỷ
XIX. Trong các quan niệm nổi bật về chính thể, John Stuart Mill
chú trọng đến vấn đề dân chủ, dân trí. Để làm rõ quan niệm
chính thể của John Stuart Mill, tác giả đã nghiên cứu đề tài dựa
trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

23
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử, hệ thống - cấu trúc, diễn dịch
- quy nạp.

Từ khóa: chính thể, chính thể đại diện, dân chủ, trí thức,
quyền lực

24
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM

VỀ VẤN ĐỀ CON NGƢỜI

TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Nguyễn Hồng Lê

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của tư duy, của
trí tuệ con người, do con người sáng tạo ra và khái quát trên cơ sở
nhận thức thực tiễn, dựa trên cơ sở của nhân tố khách quan. Xét một
cách tổng thể, quan điểm về con người trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm chịu ảnh hưởng sâu sắc các học thuyết Tống Nho, Kinh Dịch,
Đạo Phật và Lão Trang. Đó là cả một quá trình dày công kế thừa,
học tập và tự tu dưỡng của chính bản thân ông.

Mặc dù chịu sự chi phối của các luồng tư tưởng lớn nhưng do
biết suy nghĩ độc lập và sáng tạo, cùng với việc bám sát đời sống
thực tiễn xã hội đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vượt qua được
khuôn khổ thông thường của đạo lý Nho – Phật – Lão. Bằng cách ấy,
nhà hiền triết đã sáng tạo nên những giá trị tinh thần độc đáo, thể
hiện nét riêng đặc sắc, không thể hòa lẫn, hay pha trộn với bất cứ
luồng tư tưởng nào khác khi bàn về vấn đề con người.

Từ khóa: Nguyễn Bỉnh Khiêm, tư tưởng, Nho – Phật – Lão,


con người, Kinh Dịch

25
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

VAI TRÒ CỦA CON NGƢỜI

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VẬT CHẤT

TRONG TÁC PHẨM HỆ TƢ TƢỞNG ĐỨC

Nguyễn Thị Thanh Phúc

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Có thể nói rằng, sản xuất là một loại hình hoạt
động đặc trưng của con người và xã hội loài người, bao gồm: sản
xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con
nguời. Ba quá trình này gắn bó chặt chẽ với nhau, không tách rời
nhau mà còn tác động qua lại lẫn nhau, trong đó loại hình sản
xuất hoạt động sản xuất vật chất là quan trọng nhất. Bằng việc đề
cao vai trò của con người trong hoạt động sản xuất vật chất trong
tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác - Ph.Ăngghen đã để lại cho
nhân loại những giá trị lịch sử vô cùng quý giá.

Từ khóa: con người, sản xuất, vật chất, đặc trưng, tinh thần

26
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

GIÁ TRỊ TRONG TƢ TƢỞNG CANH TÂN GIÁO DỤC

CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ

ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Phạm Thị Huyền Trân

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX xuất hiện nhiều nhà
cải cách ưu tú trong đó có Nguyễn Trường Tộ. Những cải cách
của ông được đề xuất trên tất cả các lĩnh vực trong đó giáo dục
được đánh giá mang tính tiên phong. Tuy nhiên, cuộc khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, đã
chứng minh sự thất bại trong việc thực hiện cải cách của Nguyễn
Trường Tộ cũng như các nhà tư tưởng đương thời. Thế hệ chúng
ta cách xa Nguyễn Trường Tộ hơn một thế kỷ, có thể rút ra được
bài học từ sự kiện lịch sử đó hay không? Khi mà đất nước đang
trong quá trình đổi mới và cải cách giáo dục là một trong những
vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của xã hội. Trong bối
cảnh hiện nay, chúng ta đang đưa ra nhiều phương án cho việc
cải cách giáo dục, thì việc tìm hiểu tư tưởng cải cách giáo dục của
Nguyễn Trường Tộ mang ý nghĩa thiết thực và cần thiết.

Từ khóa: giá trị, tư tưởng, canh tân giáo dục, Nguyễn


Trường Tộ

27
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

ẢNH HƢỞNG CÁC XU HƢỚNG BIẾN ĐỘNG TÔN GIÁO

TRÊN THẾ GIỚI ĐẾN TÌNH HÌNH CHÍNH SÁCH

TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bùi Huy Thoại

Học viên Cao học Khoa Triết học



Tóm tắt: Những biến động tôn giáo trong xã hội hiện nay có
nguồn gốc từ những biến đổi trong đời sống xã hội của thế giới
trong những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Mỗi sự thay
đổi của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, thậm chí cả triết
học) đều sẽ dẫn đến những biến đổi về mặt tôn giáo và mỗi thời đại
lịch sử sẽ sản sinh ra đời sống tôn giáo với tâm thức tôn giáo riêng
của mình. Trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI, do những
biến động lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia, nên đời
sống tôn giáo vẫn tiếp tục có những biến động mạnh mẽ, phức tạp
với những chiều kích trái ngược ở những khu vực khác nhau trên
thế giới. Trước sự ra đời và phát triển của các hiện tượng tôn giáo
mới ở Việt Nam cũng như là các xu hướng biến động tôn giáo trên
thế giới hiện nay thì những thay đổi trong quan điểm của Đảng và
Nhà nước về chính sách tôn giáo là cách ứng xử kịp thời, đồng thời
thể hiện tính nhất quán trong đường lối của Việt Nam về chính sách
tôn giáo. Điều quan trọng nhất, mọi người cần có những quan điểm
đúng đắn để nhận thức rõ và vận dụng đúng về chính sách tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: biến đổi, tôn giáo, chính sách, xu hướng


28
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Văn hóa học – Việt Nam học


Châu Á học – Quan hệ quốc tế
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TỪ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG ĐẾN DỰ ĐOÁN XU HƢỚNG

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH LỚP HỌC ẢO

TRÊN ĐÁM MÂY ĐIỆN TOÁN

Trần Thị Thuỳ Trang

Học viên Cao học Khoa Văn hóa học



Tóm tắt: Mô hình “lớp học trên mây” (classroom in the cloud)
được triển khai với đầy đủ hệ thống vận hành tương tự với lớp học
truyền thống, giúp người học trên toàn cầu được trải nghiệm việc
học tập, tiếp nhận kiến thức mà không cần phải đến trường, và có
thể cá nhân hoá chương trình học tập cho phù hợp với bản thân.
Bằng góc nhìn khoa học xã hội, bài viết hệ thống hóa cách thức xây
dựng và vận hành mô hình lớp học ảo ứng dụng công nghệ điện
toán đám mây. Đồng thời, chúng tôi cũng thực hiện khảo sát sự hài
lòng của người học sau khi trải nghiệm thực tế lớp học ảo thông qua
môn học đàm thoại tiếng Nhật tại Khoa Nhật Bản học, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia – TP. Hồ Chí Minh được
tổ chức trong giai đoạn Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội theo
quy định của chính phủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính khả thi
trong việc xây dựng lớp học ảo và mức độ hài lòng của sinh viên, từ
đó đưa ra một số dự đoán xu hướng, cũng như sự ảnh hưởng của
hình thái đào tạo từ xa này đến xã hội học tập trong tương lai gần.

Từ khoá: lớp học trên mây, lớp học ảo, điện toán đám mây,
e-learning hỗn hợp

29
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TRIẾT LÍ GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

CỦA KHOA NHẬT BẢN HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG-HCM

Trần Thị Thuỳ Trang

Học viên Cao học Khoa Văn hóa học



Tóm tắt: Triết lí giáo dục đóng vai trò là kim chỉ nam cho
các hoạt động giáo dục – đào tạo của một tổ chức, đoàn thể<
Triết lí giáo dục của nhà trường chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó
được triển khai và hiện thực hóa bởi các cấp, các ban ngành trực
thuộc bên dưới. Triết lí giáo dục của trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM được ban hành ngày 4 tháng 12
năm 2015 theo nghị quyết số 04-NQ/ĐU của Đảng uỷ Trường, có
nội dung là: Giáo dục toàn diện – Khai phóng – Đa văn hoá
(Whole Person – Liberal – Multi Cultural Education). Bài viết
trình bày kết quả nghiên cứu cách thức Khoa Nhật Bản học trực
thuộc trường đã triển khai triết lí giáo dục của nhà trường, từ đó
chỉ ra mối liên kết giữa nội dung đào tạo, phương pháp đạo tạo,
chuẩn đầu ra< của Khoa Nhật Bản học với triết lí giáo dục của
Trường.

Từ khóa: triết lí giáo dục, văn hóa giáo dục

30
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI CƠ TU

TIẾP CẬN TỪ TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG

Nguyễn Công Trƣờng

Nghiên cứu sinh Khoa Văn hóa học



Tóm tắt: Có khá nhiều bài viết về hôn nhân của người Cơ
Tu được các nhà khoa học tiếp cận từ nhiều góc nhìn khác nhau,
với những mục đích khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp
cận hôn nhân của người Cơ Tu từ tri thức địa phương ở các khía
cạnh: (1) các hành vi khuôn mẫu, sự kỳ vọng và các mối quan hệ
được tổ chức và tồn tại theo thời gian; (2) thực hành các nghi lễ
trong hôn nhân; (3) trạng thái cấu trúc xã hội của cộng đồng khi
quan hệ hôn nhân của họ bị tan rã nhằm làm rõ cách thức ứng xử
của người Cơ Tu trong xây dựng và điều hòa các mối quan hệ xã
hội.

Từ khóa: tri thức địa phương, tộc người, hôn nhân, người
Cơ Tu, nghi lễ

31
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NGHỆ SĨ NHÂN DÂN NGUYỄN THÀNH CHÂU

TỪ “THẬT VÀ ĐẸP” ĐẾN “TỨ QUÝ”

TS. Đỗ Quốc Dũng

Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An



Tóm tắt: Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Thành Châu
(Năm Châu) là một trong những nghệ sĩ tiền phong của Cải
lương Nam Bộ. Ông là một nghệ sĩ lớn, bậc thầy Cải lương đã có
những đóng góp cho Cải lương Việt Nam nói chung và Nam Bộ
nói riêng, trên nhiều lĩnh vực chuyên môn của loại hình nghệ
thuật này. Đặc biệt, NSND Nguyễn thành Châu là một nghệ sĩ
tiêu biểu có khuynh hướng mới cho Cải lương ngay từ giai đoạn
đầu vừa định hình. Ông đưa ra quan điểm “Thật và đẹp”, cũng
chính ông đã hiện thực hóa quan điểm của mình thành công qua
bốn nhân tố: diễn viên xuất sắc, soạn giả hay, đạo diễn giỏi, bầu
gánh tài ba, mà trong giới và công luận gọi là “Tứ quý”. Bài viết
này sẽ giới thiệu các nội dung vừa nêu.

Từ khóa: NSND Nguyễn Thành Châu, Cải lương, Nam Bộ,


“Tứ quý”, “Thật và đẹp”

32
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

CẢNG THỊ NƢỚC MẶN (BÌNH ĐỊNH)

TRONG MẠNG LƢỚI THƢƠNG MẠI MIỀN TRUNG

THẾ KỈ XVII – XVIII

Nguyễn Thị Vân

Nghiên cứu sinh Khoa Văn hóa học



Tóm tắt: Nước Mặn được biết đến như là một cảng thị
hưng thịnh dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVII
– XVIII. Trong gần hai thế kỉ tồn tại và phát triển phồn thịnh,
cảng thị Nước Mặn không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng
hóa mà còn là trung tâm văn hóa của các cộng đồng cư dân ở
Bình Định và cả Đàng Trong trên bước đường mở cõi về phía
Nam của dân tộc ta.

Bài viết này tập trung nghiên cứu về vị thế, vai trò của cảng
thị Nước Mặn trong bối cảnh của sự phát triển thương mại ở
Đông Nam Á. Đồng thời, bài viết cũng nêu lên lý do dẫn đến sự
suy tàn của cảng thị trước những nhu cầu mới của thị trường
quốc tế.

Từ khóa: cảng thị, Nước Mặn, Bình Định, thương mại,


đường biển

33
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

VAI TRÒ CỦA NAM PHONG TẠP CHÍ ĐỐI VỚI QUỐC VĂN

Đoàn Nguyễn Thùy Trang

Nghiên cứu sinh Khoa Văn hóa học



Tóm tắt: Quốc văn là một trong những vấn đề lớn của văn
hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cùng với quốc học, vấn đề quốc
văn trở thành mối quan tâm của báo chí ở Việt Nam đầu thế kỷ
XX. Bài viết khảo sát vai trò của Nam Phong tạp chí đối với quốc
văn dưới góc nhìn văn hóa. Qua đó, bài viết góp phần làm rõ
nhận thức của trí thức Việt Nam đương thời về quốc văn trong
điều kiện thuộc địa cũng như ý thức của họ trong việc góp phần
kiến tạo bản sắc ngôn ngữ, bản sắc văn hóa dân tộc trong bối
cảnh hội nhập Đông - Tây.

Từ khóa: quốc văn, bản sắc, báo chí

34
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

Ở LÀNG VEN BIỂN GÒ CỎ

(THỊ XÃ ĐỨC PHỔ, QUẢNG NGÃI)

Trần Thị Tuyết Sƣơng

Nghiên cứu sinh Khoa Văn hóa học



Tóm tắt: Làng Gò Cỏ (hay Xóm Cỏ) là một làng cổ ven
biển thuộc xã Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Với
sự mộc mạc, yên bình cùng những giá trị tự nhiên và giá trị văn
hóa đặc sắc, Gò Cỏ có đầy đủ tiềm năng để khai thác phát triển
du lịch. Chính vì vậy, dự án phát triển du lịch cộng đồng đã được
triển khai tại đây nhằm bảo tồn và phát huy các di sản tự nhiên
và di sản văn hóa, nâng cao nhận thức và chất lượng cuộc sống
của người dân. Tiến sĩ Guy Martini, Tổng thư ký Mạng lưới công
viên địa chất toàn cầu của UNESCO đánh giá cao các giá trị văn
hóa - địa chất của làng Gò Cỏ và đã kêu gọi cộng đồng chung tay
gìn giữ và phát huy các giá trị di sản nơi đây. Trong giới hạn của
bài tham luận, chúng tôi sẽ phân tích những giá trị di sản tự
nhiên và di sản văn hóa của làng Gò Cỏ, phân tích tình hình phát
triển du lịch cộng đồng tại đây và kiến nghị một số giải pháp phù
hợp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản gắn với phát
triển du lịch bền vững tại địa phương.

Từ khóa: làng Gò Cỏ, di sản văn hóa, du lịch cộng đồng

35
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

HUỲNH THÚC KHÁNG (1876 - 1947)

VỚI VẤN ĐỀ CHỮ QUỐC NGỮ

Ngô Thị Thanh Tâm

Nghiên cứu sinh Khoa Văn hóa học



Tóm tắt: Từ phong trào Duy Tân đến phong trào Đông
Kinh Nghĩa Thục, đóng góp trước hết của nhiều nhà trí thức Việt
Nam là nhận thức đúng về vai trò của việc thống nhất văn tự
(chữ Quốc ngữ), và nhiệt thành cổ động phổ biến chữ Quốc ngữ.
Trong số những nhà trí thức ấy, chúng tôi muốn nhắc đến Huỳnh
Thúc Kháng (1876-1947), một nhà nho đồng thời là chủ bút tờ
Tiếng Dân (tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ở Trung Kỳ). Dựa trên
những bài báo Tiếng Dân, bài viết góp thêm một nhìn nhận cụ thể
về quan điểm của nhà duy tân Huỳnh Thúc Kháng đối với vấn
đề chữ Quốc ngữ. Đồng thời, với phương pháp phân tích tư liệu,
chúng tôi cố gắng chỉ ra những nỗ lực của Huỳnh Thúc Kháng
trong việc phổ biến chữ Quốc ngữ, như phát huy tác dụng của
một lợi khí văn hoá. Thông qua đó, bài viết góp phần khẳng định
đóng góp của Huỳnh Thúc Kháng cũng như thế hệ trí thức của
ông đối với quá trình hiện đại hóa văn hóa dân tộc.

Từ khóa: Huỳnh Thúc Kháng, Tiếng Dân, chữ Quốc ngữ

36
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NGHỀ DỆT LỤA TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA,

XÃ HỘI CỦA NGƢỜI KHMER Ở TỊNH BIÊN, AN GIANG

Nguyễn Viết Phan

Học viên Cao học Khoa Việt Nam học



Tóm tắt: Kinh tế là một lĩnh vực mà nhiều ngành khoa học
quan tâm, trong đó có Nhân học, Dân tộc học. Hoạt động kinh tế
của con người xuất phát từ khi có giai cấp cho đến ngày nay.
Trong suốt quá trình tồn tại của mình con người đã có những
phương thức sinh kế khác nhau. Từ xưa đến nay, khi nói nghề
dệt hay nghề thủ công truyền thống, người ta thường nghĩ đến
đó là nghề tốn nhiều nhân lực và thời gian mà thu nhập thì rất
thấp. Tuy nhiên bài viết mang đến một góc nhìn mới về vai trò
cũng như tầm quan trọng của nghề dệt truyền thống, góc nhìn
của Nhân học văn hóa – xã hội. Nghề dệt lụa cổ truyền có vai trò
quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người
Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong quá trình
giao lưu tiếp biến văn hóa với người Việt ở Việt Nam và người
Khmer ở Campuchia thì một số vai trò đã thay đổi và mất đi.

Từ khóa: kinh tế, nghề dệt lụa, nghề thủ công truyền
thống, người Khmer

37
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

MỐI TƢƠNG QUAN

GIỮA VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ DU LỊCH

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP VIỆT NAM)

Phan Nguyễn Phong Luân

Học viên Cao học Khoa Việt Nam học



Tóm tắt: Toàn cầu hóa là xu thế đang ngày càng phát triển
hiện nay, tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với ngành
du lịch của các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, văn hóa
ẩm thực dần trở nên quan trọng hơn trong hoạt động du lịch bởi
khả năng nhận diện văn hóa bản địa. Tham luận sử dụng cơ sở
dữ liệu thứ cấp và kết quả khảo sát thực tế để phân tích về mối
tương quan giữa văn hóa ẩm thực và du lịch theo hướng tiếp cận
liên ngành Du lịch học kếp hợp Văn hóa học, Khu vực học... Mối
quan hệ này được thể hiện ở cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, bao
gồm hai nội dung chính: Văn hóa ẩm thực trong phát triển du
lịch, và Du lịch tác động đến văn hóa ẩm thực địa phương. Bên
cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển
hoạt động du lịch hiện nay hiệu quả hơn.

Từ khóa: văn hóa ẩm thực, sản phẩm du lịch, toàn cầu hóa

38
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC

ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY

Lê Thị Hƣơng

Học viên Cao học Khoa Đông Phương



Tóm tắt: Chính sách ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc
trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, nhận được sự quan tâm từ chính phủ cũng như nhân
dân các nước. Chính phủ Hàn Quốc với vai trò chủ đạo đã định
hướng và hỗ trợ tích cực cho việc quảng bá văn hóa Hàn Quốc
đến các nước ASEAN. Với tiềm lực kinh tế sẵn có, Hàn Quốc đã
triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho việc phát triển các lĩnh vực
văn hóa, cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại, ứng dụng tốt các
thành tựu khoa học kỹ thuật cao; song song đó là sự phát triển
của ngành công nghiệp văn hóa, tạo ra làn sóng văn hóa lan tỏa
mạnh mẽ đến các nước trong khu vực. Thông qua các chương
trình hợp tác, phát triển về văn hóa với các nước, xây dựng các cơ
sở văn hóa và triển khai nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, Hàn
Quốc đã tạo ra được sức ảnh hưởng đến các nước ASEAN, nhất
là tầng lớp thanh thiếu niên.

Từ khóa: ngoại giao văn hóa, văn hóa, Hàn Quốc, Hàn
Quốc – ASEAN

39
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

VAI TRÒ CỦA NGƢỜI ĐÀN ÔNG MINANGKABAU

Ở TÂY SUMATRA, INDONESIA

TRONG THIẾT CHẾ GIA ĐÌNH MẪU HỆ

Trần Thị Bích Hồng

Học viên Cao học Khoa Đông Phương



Tóm tắt: Người Minangkabau là một phân nhóm của ngữ
tộc Malayo – Polynesia, được biết đến là tộc người nổi tiếng ở
Đông Nam Á vẫn duy trì thiết chế gia đình mẫu hệ và tổ chức
quản lý cộng đồng dựa trên luật tục (adat). Nhắc đến thiết chế
mẫu hệ, vai trò của người phụ nữ được thể hiện phần nào rõ nét
hơn người đàn ông, thậm chí còn có quan niệm đồng nhất mẫu
hệ với mẫu quyền, tuy nhiên, trên thực tế, nam giới có những
đóng góp quan trọng qua các hoạt động kinh tế - xã hội, mà nổi
bật đó là vai trò của họ thể hiện trong văn hóa tổ chức cộng đồng
truyền thống. Chính những đặc điểm này đã tạo nên nét đặc sắc
cho tộc người Minangkabau nói riêng và đại diện cho văn hóa
mẫu hệ ở Đông Nam Á nói chung. Mục đích của bài viết này là
nhằm làm rõ vai trò và vị thế của người đàn ông Minangkabau
trong gia đình và ngoài xã hội, góp phần đánh giá lại sự phân
công vai trò giới trong thiết chế mẫu hệ truyền thống.

Từ khóa: Minangkabau, mẫu hệ, vai trò người đàn ông

40
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

MÔNG CỔ QUỐC ĐIỆP TRẠNG

VÀ ÂM MƢU XÂM LƢỢC NHẬT BẢN

CỦA HỐT TẤT LIỆT CUỐI THẾ KỶ XIII

Văn Tƣờng Vi

Học viên Cao học Khoa Đông Phương



Tóm tắt: Vào khoảng cuối thế kỷ XIII, đại quân Mông Cổ
đã hai lần thực hiện cuộc viễn chinh vượt biển để tấn công vào
lãnh thổ Nhật Bản (vào năm 1274 và năm 1281). Trước khi quyết
định xuất quân xâm lược, hoàng đế Hốt Tất Liệt đã nhiều lần
phái đoàn sứ giả mang theo “Mông Cổ Quốc Điệp Trạng” (hay
còn gọi là Quốc thư) đến Nhật Bản với mục đích chiêu hàng Nhật
Bản. Thông qua việc phân tích nội dung của Quốc thư, bài viết
mong muốn góp phần làm sáng tỏ bối cảnh chính trị của Nhật
Bản vào thời kỳ Mạc phủ Kamakura, mối quan hệ ngoại giao
giữa Mông Cổ và vương quốc Cao Ly, giữa Mông Cổ và Nhật
Bản, thái độ và âm mưu xâm lược Nhật Bản của hoàng đế Hốt
Tất Liệt

Từ khóa: Mông Cổ Quốc Điệp Trạng, Mông Cổ, mạc phủ


Kamakura, Hốt Tất Liệt

41
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ

TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

CỦA NHẬT BẢN (1952 – 1975)

Nguyễn Thị Xuân Lan

Học viên Cao học Khoa Đông Phương



Tóm tắt: Trong lịch sử giáo dục của thế giới, Nhật Bản
được xem là một ví dụ thành công trong việc đào tạo nguồn nhân
lực từ các trường dạy nghề; trường chuyên môn (Tiếng Nhật gọi
là Senmon gakkou); được đánh giá đóng vai trò quan trọng, to
lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực; đáp ứng cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ việc nghiên cứu về tổ chức đào tạo giáo dục ở các


trường nghề của Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1975 và những thành
tựu mà Nhật Bản đã đạt được trong hơn 70 năm qua, chúng ta có
thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu gì trong việc đề ra
những chủ trương, biện pháp hữu hiệu để cải cách, chấn hưng
giáo dục, đáp ứng ngày càng cao trong công cuộc đổi mới và hội
nhập quốc tế, phát triển kinh tế của Việt Nam.

Từ khóa: Nhật Bản, hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân
lực, trường nghề, giai đoạn 1952 – 1975

42
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TÀN DƢ MẪU HỆ

TRONG CỘNG ĐỒNG CHĂM ISLAM Ở VIỆT NAM

Văn Thị Hạnh Dung

Học viên Cao học Khoa Đông Phương



Tóm tắt: Việt Nam có 54 tộc người. Trong đó người Chăm
là tộc người mà có phần lớn dân cư theo Islam giáo. Tuy nhiên
cộng đồng Chăm lại theo chế độ mẫu hệ vào thời kì trước khi
Islam giáo du nhập. Trên cơ sở tìm hiểu xã hội và văn hóa của
người Chăm Islam, bài viết này sẽ trình bày về những tàn dư của
chế độ mẫu hệ trong cộng đồng người Chăm Islam thể hiện qua
phong tục, cưới hỏi, trong hôn nhân, gia đình và đời sống hằng
ngày.

Từ khóa: tàn dư mẫu hệ, cộng đồng Chăm Islam

43
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TRIẾT LÝ THIÊN – ĐỊA – NHÂN

TRONG NGHỆ THUẬT CẮM HOA NHẬT BẢN

Lê Ngọc Truyến

Học viên Cao học Khoa Đông Phương



Tóm tắt: Cắm hoa là một trong những loại hình nghệ thuật
truyền thống đã góp phần tạo nên nét riêng biệt cho nền văn hóa
Nhật Bản. Ở Nhật Bản cắm hoa không đơn thuần để thưởng thức
mà còn hàm chứa nhiều triết lý sống của người dân xứ sở Phù
Tang. Việc kết hợp màu sắc, đường nét duyên dáng trong từng
kiểu cắm hoa đã tạo nên những tác phẩm đầy sức sống và có ý
nghĩa tinh thần sâu sắc.

Sự kết hợp triết lý thiên, địa, nhân trong nghệ thuật cắm
hoa giúp người thưởng thức cảm nhận được sự giao hòa giữa
người với người và giữa người với thiên nhiên. Tìm hiểu sâu hơn
về sự kết hợp này sẽ cho chúng ta thấy được nét đẹp độc đáo
không chỉ trong nghệ thuật cắm hoa nói riêng mà còn trong văn
hóa Nhật Bản nói chung.

Từ khóa: nghệ thuật cắm hoa, triết lý, Nhật Bản

44
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

VAI TRÒ CỦA B.R AMBEDKAR

TRONG SỰ HỒI SINH CỦA PHẬT GIÁO

Ở ẤN ĐỘ HIỆN ĐẠI

Đỗ Văn Duy Thịnh

Học viên Cao học Khoa Đông Phương



Tóm tắt: B.R. Ambedkar là Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên
sau khi Ấn Độ giành lại độc lập. Bên cạnh đó, ông còn được xem
là nhà “kiến trúc sư” chính xây dựng nên Hiến pháp Ấn Độ.
Ngoài các vai trò kể trên, B.R. Ambedkar được biết đến nhiều
hơn hết ở cương vị là người đã góp phần quan trọng trong việc
làm Phật giáo hồi sinh tại Ấn Độ và khơi dậy cảm hứng cho
phong trào Phật giáo hiện đại ở Ấn Độ. Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama gọi Ambedkar là “người cha sáng lập” của Ấn Độ
hiện đại trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội Ấn Độ năm
2015. Để tìm hiểu sâu hơn về vai trò của B.R. Ambedkar, bài viết
trình bày xoay quanh các vấn đề: 1. Nghiên cứu của Ambedkar
về sự cải giáo sang Phật giáo, 2. Quá trình cải giáo của chính ông
sang Phật giáo, 3. Các bài viết và bài phát biểu của ông về cải
giáo và sự hồi sinh Phật giáo và 4. Tác động của việc cải giáo
sang Phật giáo.

Từ khóa: Ambedkar, cải giáo, hồi sinh, tác động

45
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

DẤU ẤN VĂN HÓA HÀN QUỐC

QUA TÁC PHẨM HÃY CHĂM SÓC MẸ

VÀ XUÂN HƢƠNG TRUYỆN

Nguyễn Thị Bé Loan

Học viên Cao học Khoa Đông Phương



Tóm tắt: Văn học Hàn Quốc ngày càng nhận được nhiều sự
quan tâm. Văn học Hàn Quốc không quá chú trọng vào hình thức
nghệ thuật mà chủ yếu tập trung vào nội dung. Chính vì thế, nó
được xem như là công cụ truyền tải tâm tư, mong muốn, nguyện
vọng không thể nói hay không nói thành lời của con người với xã
hội đương thời. Xuân Hương truyện và Hãy chăm sóc mẹ là hai tác
phẩm ở hai thời kỳ khác nhau, nhưng có điểm chung là tái hiện
rõ nét bức tranh cuộc sống của xã hội đương thời. Bài viết sẽ chỉ
ra dấu ấn văn hóa Hàn Quốc thông qua hai tác phẩm này và giúp
nhận thức sâu sắc hơn và tiếp cận gần hơn với văn học Hàn
Quốc, đóng góp vào quá trình tìm hiểu và nghiên cứu văn học,
văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: Hàn Quốc, văn học Hàn Quốc, dấu ấn văn hóa,
Xuân Hương truyện, Hãy chăm sóc mẹ, văn hóa nhanh nhanh

46
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI

GIỮA NHẬT BẢN VÀ ĐÔNG ẤN HÀ LAN

TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NHỮNG NĂM 1930

Trần Thị Kiều Oanh

Học viên Cao học Khoa Đông Phương

TS. Huỳnh Phƣơng Anh

Khoa Nhật Bản học



Tóm tắt: Sau khi chính phủ Minh Trị được thành lập vào
năm 1868 và đặc biệt là sau thắng lợi của Nhật Bản trong cuộc
chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905), Nhật Bản đẩy mạnh hoạt
động thương mại và đầu tư vào Đông Nam Á. Từ cuối thế kỷ
XIX, trừ Thái Lan, các nước Đông Nam Á đều nằm dưới sự thống
trị của các nước phương Tây, trong đó Đông Ấn Hà Lan
(Indonesia) nằm dưới quyền kiểm soát của Hà Lan. Trong chính
sách đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước Đông Nam Á,
Nhật Bản chủ trương tiến mạnh vào các nước hải đảo do những
nơi này có nhiều nguyên nhiên liệu có giá trị phục vụ cho phát
triển công nghiệp và quốc phòng, đặc biệt là Đông Ấn Hà Lan.
Bài viết tập trung phân tích mối quan hệ thương mại giữa Nhật
Bản và Đông Ấn Hà Lan trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến
cuối những năm 1930 góp phần làm sáng tỏ vị thế của Đông Ấn

47
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Hà Lan trong chính sách đẩy mạnh thương mại của Nhật Bản đối
với Đông Nam Á trong giai đoạn này.

Từ khóa: Indonesia, Đông Ấn Hà Lan, Nhật Bản, quan hệ


thương mại, thương mại

48
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

HIỆN DIỆN KINH TẾ CỦA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC

Ở ĐÔNG NAM Á: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ

CHO CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM

Nguyễn Quang Trung

Học viên Cao học Khoa Quan hệ quốc tế



Tóm tắt: Trong lịch sử thế giới hiện đại, Đông Nam Á luôn
là một trong những khu vực có ý nghĩa địa chính trị chiến lược
trong chính sách đối ngoại của cả Hoa Kỳ (USA) và Trung Quốc
(PRC). Bằng các phân tích dữ liệu dòng đầu tư trực tiếp (FDI), giá
trị xuất nhập khẩu hai chiều giữa USA, PRC với các quốc gia
Đông Nam Á, khái quát các cơ chế hợp tác thương mại song
phương và đa phương, báo cáo này góp phần làm rõ sự hiện diện
kinh tế của USA và PRC ở Đông Nam Á với kết luận rằng hiện
diện kinh tế của PRC tại Đông Nam Á rõ nét hơn PRC và các
quốc gia Đông Nam Á dễ nghiêng về phía PRC dưới áp lực kinh
tế song phương, kết luận này là cơ sở để tác giả nêu lên các kiến
nghị chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam trước tầm ảnh hưởng
USA và PRC trong khu vực.

Từ khóa: cạnh tranh, kinh tế, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đông
Nam Á

49
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Giáo dục – Lịch sử


Lƣu trữ học – Quản trị văn phòng
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN

ĐỘI NGŨ ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG-HCM

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Lê Ngọc Viết

Học viên Cao học Khoa Giáo dục



Tóm tắt: Trong xu thế hội nhập và đổi mới, đảm bảo chất
lượng giáo dục là một trong những yêu cầu bắt buộc của Luật
Giáo dục Đại học năm 2018 sửa đổi và bổ sung, đây được xem là
điều kiện tiên quyết cho mỗi cơ sở giáo dục. Các trường Đại học
trên cả nước chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo
chất lượng bên trong nhằm phối hợp thực hiện công tác đảm bảo
chất lượng (ĐBCL), đánh giá chất lượng tại cơ sở giáo dục. Dựa
trên những nghiên cứu về Đảm bảo chất lượng, mỗi hệ thống
ĐBCL bao gồm hệ thống ĐBCL bên trong và hệ thống ĐBCL bên
ngoài với những chức năng, nhiệm vụ đáp ứng mục tiêu của lãnh
đạo cơ sở giáo dục đặt ra cho mỗi giai đoạn. Để thiết lập hệ thống
đảm bảo chất lượng bên trong, mỗi cơ sở giáo dục cần xác định
cho mình những chỉ số để thực hiện mục tiêu này, đặc biệt là việc
bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên
trách – những người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách chủ yếu
của nhà trường. Việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ

50
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

chuyên trách sẽ góp phần thức đẩy văn hóa chất lượng bên trong
của nhà trường trong giai đoạn hội nhập với quốc tế.

Từ khóa: đảm bảo chất lượng, hệ thống đảm bảo chất


lượng bên trong, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, hội nhập quốc
tế

51
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

KĨ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN,

ĐHQG-HCM SO VỚI YÊU CẦU CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

Nguyễn Thị Vân Anh

Học viên Cao học Khoa Giáo dục



Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, khả
năng tìm kiếm được công việc phù hợp và sự thành công của mỗi
người không còn nhờ vào năng lực chuyên môn giỏi và kĩ năng
nghề nghiệp thành thạo. Thực tiễn cho thấy, sinh viên (SV) mới
ra trường khó tìm được việc làm và cơ hội thăng tiến trong sự
nghiệp nếu thiếu kỹ năng mềm (KNM). Trong nghiên cứu này,
tác giả sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu: nghiên
cứu lý luận, điều tra bằng bảng hỏi, xử lý dữ liệu,< nhằm tìm
hiểu ý kiến của sinh viên tốt nghiệp (SVTN) và nhà tuyển dụng
(NTD) đối với KNM của SVTN. Đầu tiên, bài viết sẽ trình bày
tổng quan về KNM, yêu cầu về KNM của SV sau khi tốt nghiệp
trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tiếp theo, bài viết trình bày thực
trạng nhận thức của SVTN Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (ĐHKHXH&NV), ĐHQG-HCM về việc phát triển
KNM của bản thân và mức độ đáp ứng KNM của SVTN hiện nay
so với yêu cầu về KNM của NTD. Sau cùng, bài viết đưa ra một
số gợi mở và đề xuất nhằm góp phần giúp SV Trường
52
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM nói riêng và SV nói chung nâng


cao được KNM, đáp ứng được các yêu cầu về KNM trong bối
cảnh hội nhập quốc tế.

Từ khóa: hội nhập quốc tế, kĩ năng mềm, sinh viên tốt
nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhà tuyển dụng

53
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

THỰC TRẠNG PHỐI HỢP

CỦA NHÀ TRƢỜNG VỚI GIA ĐÌNH

VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG VẬN ĐỘNG HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƢỜI DÂN TỘC ÊĐÊ BỎ HỌC

ĐẾN TRƢỜNG TẠI HUYỆN M’DRAK, TỈNH ĐĂKLĂK

Hoàng Thị Cẩm Nhung

Học viên Cao học Khoa Giáo dục



Tóm tắt: Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo luôn coi trọng giáo
dục gắn với đào tạo khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu của đất
nước ta. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng
dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) đã nhận được sự quan tâm đặc
biệt của của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ
trợ, đầu tư phát triển. Bài báo trình bày kết quả khảo sát về sự phối hợp
giữa trường học, gia đình và cộng đồng trong việc huy động học sinh
trung học dân tộc Êđê ở huyện M'drak, tỉnh Đăklăk bỏ học quay trở lại
trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phối hợp giữa nhà trường, gia
đình và cộng đồng trong những năm qua đã được nhiều giáo viên, nhà
quản lý đề cập, nhưng chưa thực sự được quan tâm và đúng mức dẫn
đến hiệu quả chưa cao. Từ việc phân tích thực trạng, tìm ra những
nguyên nhân dẫn đến việc học sinh bỏ học để đề xuất những biện pháp
nhằm cải thiện thực trạng.

Từ khóa: phối hợp, học sinh bỏ học, vận động học sinh, trường
THCS, đồng bào dân tộc Êđê

54
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN

TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH SÀI GÒN

PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Trƣơng Thị Thanh Thảo

Học viên Cao học Khoa Giáo dục



Tóm tắt: Năng lực tiếng Anh đang đóng vai trò quan trọng
đối với nhân lực lao động du lịch trong quá trình hội nhập quốc
tế của ngành du lịch nói riêng và quốc gia nói chung. Do vậy, bài
viết phân tích thực trạng giảng dạy tiếng Anh liên quan đến nội
dung, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học và
kiểm tra, đánh giá sinh viên tại một cơ sở đào tạo du lịch, từ đó
đề xuất những giải pháp cho công tác giảng dạy tiếng Anh tại
trường phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế.

Từ khóa: giảng dạy tiếng Anh, hội nhập quốc tế

55
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY

MÔN TIẾNG ANH KHÔNG CHUYÊN

TẠI BỘ MÔN ANH VĂN TỔNG QUÁT,

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

Quách Thị Tố Nữ

Nghiên cứu sinh Khoa Giáo dục



Tóm tắt: Trong bài viết này, người nghiên cứu tiến hành
phân tích phản hồi của sinh viên về việc sử dụng giáo trình
English File và các tài liệu học tập trong môn tiếng Anh không
chuyên tại bộ môn Anh Văn tổng quát bằng phương pháp khảo
sát được tiến hành trên 421 sinh viên. Kết quả cho thấy, sinh viên
hài lòng với các tài liệu bộ môn đang sử dụng, những dữ liệu này
là cơ sở để đưa ra những quyết định trong việc tiếp tục sử dụng
các tài liệu này như giáo trình của môn học để nâng cao hiệu quả
học tập của các em. Tuy nhiên, bộ môn cần làm hội thảo chuyên
đề phương pháp giảng dạy kỹ năng Nghe-Nói để giúp sinh viên
phát triển những kỹ năng này tốt hơn.

Từ khóa: Anh văn không chuyên, đánh giá độ hiệu quả,


giáo trình, tài liệu bổ sung

56
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Ý KIẾN CỦA MỘT SỐ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

KHI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 03

Nguyễn Văn Phƣớc

Nghiên cứu sinh Khoa Giáo dục



Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm điều tra quan điểm của một số cán
bộ quản lý giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
về việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức
thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội và đơn vị sư nghiệp công lập do thành phố quản lý theo Nghị
quyết 03 của Hội đồng nhân dân TP.HCM. Trong nghiên cứu, các
cuộc phỏng vấn bán cấu trúc đã được sử dụng và một số cán bộ
quản lý giáo dục (gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng một số
trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở) đã được phỏng vấn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến việc
đánh giá, phân loại hàng quý theo hiệu quả công việc đối với cán bộ,
công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập do UBND TP.HCM quản lý; trong đó, nghiên cứu
đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập khi thực hiện và đề nghị
các trường xây dựng một kế hoạch cụ thể để phát huy hiệu quả của
việc áp dụng Nghị quyết 03 trong việc giúp phát huy năng lực làm
việc của đội ngũ.

Từ khóa: Nghị quyết 03; quan điểm, cán bộ quản lý giáo dục,
thu nhập tăng thêm

57
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HƢỚNG TỚI XÂY DỰNG TRƢỜNG HỌC THÔNG MINH

Nguyễn Long Giao

Nghiên cứu sinh Khoa Giáo dục



Tóm tắt: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,
nhất là công nghệ thông tin và truyền thông trong những năm
gần đã làm thay đổi lớn diện mạo của cả thế giới. Sự tác động của
công nghệ thông tin và truyền thông diễn ra không chỉ riêng
trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà cả những lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội< cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Giáo dục
cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng đó. Nhiều phương
thức tiên tiến ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học ở
các nhà trường như Dạy học dựa trên máy tính, dạy học dựa trên
Web, dạy học trực tuyến, dạy học từ xa và những năm gần đây
đang phát triển mạnh hình thức dạy học thông qua thiết bị di
động (MLearning)<. Sự tập trung của tất cả các hình thức đó
trong nhà trường đã góp phần biến đổi một trường học truyền
thống thành một trường học hiện đại, được gọi tên: Trường học
thông minh.

Từ khóa: trường học thông minh, công nghệ thông tin và


truyền thông, dạy học

58
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRƢỚC YÊU CẦU

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Mỵ Trần Hƣơng Trà

Nghiên cứu sinh Khoa Giáo dục



Tóm tắt: Đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí
giáo dục (QLGD) cho đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục là
đào tạo đội ngũ nắm vững về lí thuyết, đạt trình độ cao về thực
hành QLGD, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng
lực phát hiện, nghiên cứu, giải quyết các vấn đề nảy sinh từ lí
luận và thực tiễn giáo dục, đang là vấn đề quan trọng đối với
giáo dục, đào tạo. Bài viết làm rõ khái niệm hoạt động đào tạo
trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD, xác định mục tiêu đào tạo,
chuẩn đầu ra, nội dung hoạt động đào tạo (chương trình đào tạo,
tuyển sinh, hoạt động dạy học, đánh giá kết quả học tập, thực
hiện luận văn tốt nghiệp, đảm bảo chất lượng đào tạo và kiểm
định chất lượng đào tạo) thạc sĩ chuyên ngành QLGD với các cập
nhật mới về lí luận, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục, đào
tạo.

Từ khóa: đào tạo thạc sĩ, quản lí giáo dục, trường đại học,
đổi mới giáo dục và đào tạo

59
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH COVID-19:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Nguyễn Thị Kim Phƣợng

Nghiên cứu sinh Khoa Giáo dục



Tóm tắt: Giáo dục trực tuyến (GDTT) là hình thức giáo dục
trong đó người dạy và người học không “gần” về mặt địa lý mà
thông qua các hình thức giao tiếp trên Internet để thực hiện quá
trình dạy học. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng
phát và khó kiểm soát thì GDTT là hình thức dạy học ưu việt ở
các cơ sở giáo dục Việt Nam hiện nay. Nhằm từng bước cải tiến
chất lượng GDTT, tác giả bài viết phân tích số liệu khảo sát thực
trạng GDTT tại một số trường Đại học nhằm xác định bất cập
trong quản lý, cơ sở vật chất, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông
tin (CNTT), ý thức tự giác của người học và người dạy. Dựa trên
kết quả phân tích và tham khảo mô hình GDTT trên thế giới, tác
giả đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình GDTT ở bậc đại học
nhằm giúp phát triển GDTT ở Việt Nam đáp ứng định hướng hội
nhập và quốc tế hóa.

Từ khóa: giáo dục trực tuyến, dạy học trực tuyến, học tập
điện tử, học tập mở, học tập từ xa

60
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC ĐƢỜNG

Ở TRƢỜNG MẦM NON ẢNH HƢỞNG

ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG CỦA TRẺ

Cao Văn Quang

Nghiên cứu sinh Khoa Giáo dục



Tóm tắt: Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
pháp quy, bài viết cho biết, hiện nay ở nước ta, một số cơ sở pháp
lý thiết yếu liên quan đến văn hóa học đường ở trường mầm non
đã được hình thành, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ
Giáo dục và Đào tạo từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Đồng
thời, qua nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học trong và
ngoài nước cho thấy, một số khía cạnh của văn hóa học đường:
Nghi thức – nghi lễ, Tương quan - ứng xử giao tiếp có văn hóa,
Nội dung giáo dục và Cách thức dạy học ở trường mầm non có
ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Qua đây,
nghiên cứu này còn cho thấy ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng
của việc xây dựng mô hình văn hóa học đường ở trường mầm
non; và cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn việc xây dựng và thực
hiện các nghi thức – nghi lễ trong trường mầm non nhằm có thể
nâng cao hiệu quả cho hoạt động giáo dục của nhà trường.

Từ khóa: văn hóa học đường, trẻ mầm non, kỹ năng sống

61
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH

CỦA TÙ NHÂN Ở NHÀ TÙ CÔN ĐẢO THỜI KỲ 1946-1954

Hồ Viết Hùng

Nghiên cứu sinh Khoa Lịch sử



Tóm tắt: Nhà tù Côn Đảo là một trong những nhà tù đầu
tiên và có quy mô lớn nhất ở miền Nam mà thực dân Pháp xây
dựng để giam giữ những thành phần bị coi là chống đối, đe dọa
tiến trình “Khai sáng văn minh cho các dân tộc dã man” của nước
Pháp. Nhà tù này được tiến hành xây dựng từ năm 1862, ngay
sau khi Pháp xác lập việc đô hộ đối với các tỉnh miền Nam Việt
Nam. Nhà tù Côn Đảo được coi là “địa ngục trần gian” vì chế độ
giam cầm khắc nghiệt, chế độ lao động cực khổ và những hình
thức kỷ luật, tra tấn, đánh đập tù nhân hết sức dã man, hàng
ngàn tù nhân bệnh tật liên miên. Trong bài viết này tác giả phân
tích tình hình tù nhân mắc bệnh giai đoạn 1946-1954 để có thể
thấy thêm một khía cạnh “địa ngục” ở nhà tù Côn Đảo.

Từ khóa: Côn Đảo, nhà tù, tù nhân, bệnh tật

62
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN VÀ DÂN AN GIANG

CHỐNG CHÍNH QUYỀN CAMPUCHIA DÂN CHỦ

XÂM LƢỢC (1977 – 1979)

Phạm Thị Huệ

Nghiên cứu sinh Khoa Lịch sử

TS. Nguyễn Trung Hiếu

Đại học An Giang



Tóm tắt: Với vị trí chiến lược quan trọng, ngày 30/4/1977,
chính quyền Campuchia Dân chủ (CPCDC) bất ngờ tấn công vào
biên giới tỉnh An Giang, Việt Nam. Lực lượng Khmer Đỏ đã tính
toán một chiến lược tấn công đánh chiếm tỉnh An Giang, trong
đó, vùng Bảy Núi trở thành địa bàn trọng tâm. Mưu đồ của tập
đoàn Khmer Đỏ là đánh chiếm vùng Bảy Núi để thành lập tỉnh
thứ 19 của Campuchia và làm bàn đạp tấn công toàn tỉnh An
Giang, tiến tới chiếm 6 tỉnh Tây Nam Bộ, Việt Nam. Với âm mưu
như vậy, nhiều cuộc tấn công của lực lượng Khmer Đỏ từ ngày
30/4/1977 đến tháng 1/1979 vào địa bàn biên giới An Giang liên
tục diễn ra. Để giữ vững toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc
vùng địa chính trị và quân sự An Giang, quân và dân An Giang
cùng lực lượng vũ trang quân khu 9 đã đánh trả quân Khmer Đỏ,
bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ biên giới Tây Nam nói
chung, địa bàn An Giang nói riêng.

63
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Ở nghiên cứu này, chúng tôi đi vào tìm hiểu những trận
đánh của lực lượng Khmer Đỏ và sự phòng thủ, phản công của
quân đội nhân dân Việt Nam để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trên
tuyến biên giới An Giang giai đoạn năm 1977 - 1979.

Từ khóa: chính quyền Campuchia Dân chủ, chiến tranh


biên giới Tây Nam, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, Khmer Đỏ, Bảy
Núi, An Giang

64
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ XÂM LƢỢC

CÁC TỈNH BIÊN GIỚI TÂY NAM VIỆT NAM

CỦA CHÍNH QUYỀN CAMPUCHIA DÂN CHỦ (1975-1977)

Phạm Thị Huệ

Nghiên cứu sinh Khoa Lịch sử



Tóm tắt: Khi chính quyền Campuchia Dân chủ (CPCDC)
được hình thành ở đất nước Chùa Tháp, Khmer Đỏ đã thực hiện
chính sách đội nội và đối ngoại cực đoan đối với nhân dân trong
nước lẫn các nước láng giềng. Với Việt Nam, Khmer Đỏ ra sức
xuyên tạc lịch sử, từ chối nỗ lực ngoại giao, khiêu kích, gây xung
đột biên giới nhằm thực hiện mưu đồ xâm lược. Đây chính quá
trình chuẩn bị xâm lược các tỉnh biên giới Tây Nam – Việt Nam
của chính quyền CPCDC (1975-1977). Vì vậy, tìm hiểu quá trình
này sẽ góp phần khẳng định tính chính nghĩa của quân đội Việt
Nam trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và
làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia.

Từ khóa: chiến tranh biên giới Tây Nam, Campuchia dân


chủ, Khmer Đỏ, đối nội, đối ngoại

65
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

HỢP TÁC QUÂN SỰ

VIỆT NAM CỘNG HÒA – HOA KỲ (1965 – 1967)

Trần Hùng Minh Phƣơng

Nghiên cứu sinh Khoa Lịch sử



Tóm tắt: Ngô Đình Diệm bị giết trong một cuộc đảo chính
quân sự do tướng Dương Văn Minh lãnh đạo năm 1963, và một
loạt các chính phủ quân sự tồn tại trong thời gian ngắn sau đó.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức một chính phủ quân sự
lâm thời cho đến khi tướng Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn
Minh trong cuộc đảo chính tháng 1 năm 1964. Năm 1965, chính
phủ dân sự miền đã tự nguyện bãi nhiệm và trao lại quyền lực
cho quân đội, với hy vọng điều này sẽ mang lại sự ổn định và
thống nhất cho miền Nam.

Tháng 3 năm 1965, 3.500 lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ vào


miền Nam Việt Nam. Mỹ nhanh chóng gia tăng lực lượng quân
sự ở miền Nam Việt Nam, bởi Mỹ nhận ra rằng chính quyền
miền Nam đang thua trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Một
chiến dịch ném bom thường xuyên vào miền Bắc Việt Nam được
thực hiện bởi không quân Mỹ từ các máy bay, tàu chiến và tàu
sân bay của hải quân trong suốt những năm 1966 và 1967. Vào
cuối năm 1965, Mỹ đã tăng lực lượng quân sự lên tám lần, thực
hiện một chương trình ném bom liên tục miền Bắc Việt Nam,

66
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

khởi động các chiến dịch quân sự của quân đội Mỹ và nói chung
nắm quyền chỉ huy cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.

Bộ mặt xâm lược của Mỹ đã phơi bày trước nhân dân Việt
Nam và công luận thế giới. Bài viết tập trung trình bày hợp tác
quân sự giữa Việt Nam Cộng hòa với Mỹ trong giai đoạn từ năm
1965 đến 1967, cùng những tác động đến sự hình thành và sụp
đổ chính phủ miền Nam do Mỹ hậu thuẫn.

Từ khoá: hợp tác quân sự, chiến tranh Việt Nam, Việt Nam
Cộng hòa, Mỹ, 1965 – 1967

67
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TÌM HIỂU VỀ THÁI ĐỘ CỦA TẦNG LỚP SĨ PHU VIỆT NAM

ĐỐI VỚI NHỮNG TRI THỨC KHOA HỌC KỸ THUẬT

PHƢƠNG TÂY QUA CÁC TRƢỚC TÁC CỦA HỌ

TỪ THẾ KỶ XVII – ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

Nguyễn Trọng Minh

Nghiên cứu sinh Khoa Lịch sử



Tóm tắt: Trong giai đoạn từ thế kỷ XVII – đến nửa đầu thế kỷ
XIX, giữa Việt Nam và các nước phương Tây diễn ra nhiều sự giao
lưu, tiếp xúc qua lại với nhau trên nhiều lĩnh vực mà theo cách gọi
của nhiều người là cuộc “giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông – Tây” lần
thứ nhất. Trong quá trình đó, tầng lớp sĩ phu Việt Nam đã có điều
kiện tiếp xúc và làm quen với những tri thức khoa học kỹ thuật được
du nhập vào nước ta từ phương Tây. Thái độ của tầng lớp sĩ phu
người Việt đối với những tri thức khoa học kỹ thuật phương Tây
được thể hiện khá rõ nét qua các trước tác của họ viết về phương
Tây. Vậy nên, tìm hiểu về thái độ của tầng lớp sĩ phu Việt Nam đối
với nền khoa học kỹ thuật phương Tây thông qua các trước tác của
họ sẽ giúp chúng ta làm rõ được nhiều vấn đề, trong đó có việc tại
sao Việt Nam lại không thể tiếp biến và làm chủ thành công những
tri thức của nền khoa học kỹ thuật phương Tây nhằm xây dựng và
bảo vệ đất nước, để rồi sau đó phải nhận lấy những hậu quả nặng
nề.

Từ khóa: thái độ, sĩ phu, Khoa học kỹ thuật, phương Tây

68
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC

TRONG SỰ TĂNG TRƢỞNG

CỦA NỀN KINH TẾ HOA KỲ ĐẦU THẾ KỶ XXI

Tống Thị Tân

Nghiên cứu sinh Khoa Lịch sử



Tóm tắt: Hoa Kỳ là cường quốc, đặc biệt trong lĩnh vực
giáo dục. Những thành tựu giáo dục mà Hoa Kỳ tạo dựng được
đã có ảnh hưởng sâu rộng trên khắp thế giới. Trên cơ sở đó, Hoa
Kỳ đã từng bước thương mại hóa giáo dục dưới hình thức xuất
khẩu tại chỗ ra toàn cầu. Ngày nay, xuất khẩu dịch vụ giáo dục
(XKDVGD) đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng
góp lớn vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, việc
Hoa Kỳ thu hút được số lượng lớn sinh viên quốc tế đến học tập,
nghiên cứu còn thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng quốc gia, tạo
dựng hình ảnh tích cực, gia tăng quyền lực mềm, từ đó đóng góp
ngược trở lại vào sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ. Bài viết
này sẽ tập trung phân tích những đóng góp của hoạt động
XKDVGD đối với nền kinh tế Hoa Kỳ trên từng khía cạnh cụ thể,
từ đó sẽ khái quát lại vai trò của hoạt động của XKDVGD đối với
sự tăng trưởng kinh tế quốc gia Hoa Kỳ.

Từ khóa: Hoa Kỳ, xuất khẩu dịch vụ giáo dục, tăng trưởng
kinh tế, sinh viên quốc tế

69
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

ĐỒ GỐM NƢỚC NGOÀI TRONG VĂN HÓA ÓC EO

QUA TƢ LIỆU KHẢO CỔ Ở KHU DI TÍCH GÒ THÁP

(ĐỒNG THÁP, VIỆT NAM)

Hà Thị Sƣơng

Nghiên cứu sinh Khoa Lịch sử



Tóm tắt: Văn hóa Óc Eo là văn minh vật chất của nước Phù
Nam - một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện
khoảng đầu Công Nguyên kéo dài đến thế kỷ 7, ở khu vực hạ lưu
và châu thổ sông Mê Kông. Các kết quả nghiên cứu các hiện vật
có nguồn gốc nước ngoài cho thấy Óc Eo là nền văn hóa có quan
hệ giao lưu rộng rãi với thế giới Đông Á, Nam Á đến Tây Á và cả
La Mã thời cổ đại, tuy nhiên nguồn tư liệu về gốm sứ nước ngoài
vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Dựa trên những phát hiện
mới của khảo cổ học tại khu di tích Gò Tháp do Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh thực hiện từ năm 2010 đến nay và dựa trên nghiên cứu
so sánh, bài viết này sẽ giới thiệu một số di vật đồ gốm Trung
Quốc từ thời Đông Hán đến Nam Tống, đồ gốm Ấn Độ tìm thấy
ở đây, qua đó, góp phần minh chứng cho sự đa chiều về mạng
lưới giao lưu kinh tế, văn hóa trong lịch sử thời Văn hóa Óc Eo.

Từ khóa: văn hóa Óc Eo, gốm nước ngoài, Gò Tháp

70
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

CÔNG NỮ NGỌC VẠN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP

CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO NAM BỘ

Nguyễn Huỳnh Minh Sang - Võ Trọng Lễ

Học viên Cao học Khoa Lịch sử



Tóm tắt: Quá trình khẩn hoang và xác lập chủ quyền tại
vùng đất Nam bộ không chỉ bao gồm những vần đề như xác lập
trên cương vực lãnh thổ, về cư dân, kinh tế< mà còn là quá trình
hình thành và phát triển tôn giáo. Việc hình thành và phát triển
Phật giáo cũng như hình thành các chùa đầu tiên của người Việt
tại vùng đất Nam bộ gắn liền với người phụ nữ nổi tiếng đó là
Công nữ Ngọc Vạn. Công nữ Ngọc Vạn là con gái của chúa
Nguyễn Phúc Nguyên. Vào năm 1620, Bà được gả cho vua Chey
Chetta II của Chân Lạp. Sau khi vua Chey Chetta II mất, với
những biến loạn của triều đình Chân Lạp, bà quay về dinh Trấn
Biên, nay là Đồng Nai. Tại đây bà trở thành phật tử thuần thành,
ủng hộ hoạt động của chùa Quốc Ân Kim Cang, sau này là Tổ
đình Quốc Ân Kim Cang – nơi về sau được coi như ngôi chùa
đầu tiên tại vùng đất Nam bộ. Từ những sự kiện lịch sử đấy,
chúng tôi đã đăng ký đề tài “Công nữ Ngọc Vạn và những đóng
góp cho sự phát triển của Phật giáo Nam bộ” nhằm mục đích đào
sâu làm rõ vai trò của bà trong việc phát triển Phật giáo của cư
dân người Việt tại vùng đất Nam bộ qua đó phác thảo rõ nét về

71
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

sự hình thành, phát triển của Phật giáo trong giai đoạn đầu của
cuộc khẩn hoang vùng đất Nam bộ.

Từ khóa: Công nữ Ngọc Vạn, Phật giáo, Nam bộ

72
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC VĂN THƢ

THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/2020/NĐ-CP

Nguyễn Thị Ly

Học viên Cao học Khoa Lưu trữ học – Quản trị văn phòng

ThS. Nguyễn Duy Vĩnh

Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh



Tóm tắt: Ngày 05/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư thay thế Nghị định
số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004. Theo đó, các văn bản như:
Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ
Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành
chính; Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012
của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu
hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; Thông tư số 01/2019/TT-
BNV ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Nội vụ quy định quy
trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn
thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử
trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức đã bị bãi
bỏ và hết hiệu lực kể từ ngày 15/6/2020 (Theo Thông tư số
01/2020/TT-BNV ngày 16/4/2020 về bãi bỏ một số văn bản quy
phạm pháp luật do Bộ Nội vụ ban hành). Việc ban hành Nghị
định số 30/2020/NĐ-CP nhằm cụ thể hóa chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, tăng cường thực hiện có hiệu quả việc
73
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

quản lý các nghiệp vụ về công tác văn thư nhất là trong bối cảnh
đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư và xây dựng chính phủ điện tử hiện nay. Bài viết dưới
đây sẽ trao đổi về sự cần thiết phải ban hành văn bản mới thay
thế Nghị định số 110/2004/NĐ-CP; những điểm mới trong công
tác văn thư cùng những khó khăn gặp phải và giải pháp quan
trọng, cấp thiết để triển khai Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về
công tác văn thư có hiệu quả trong thực tiễn.

Từ khóa: công tác văn thư, soạn thảo văn bản, thiết bị lưu
khóa bí mật, chứng thư số

74
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Công tác xã hội – Xã hội học


Nhân học – Đô thị học
Địa lý
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA VỚI TƢ CÁCH LÀ ĐỘNG LỰC

THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

Bùi Thành Lợi

Học viên Cao học Khoa Công tác xã hội



Tóm tắt: Khi bước vào thề kỷ 21 – thế kỷ của hội nhập và
toàn cầu hóa, văn hóa không đơn thuần chỉ là một định nghĩa
mang tính chất tinh thần nữa, đó còn là một yếu tố có thể tạo ra
giá trị và thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Từ sau những
năm 80 của thế kỷ trước, đất nước ta bước vào giai đoạn đổi mới
và chỉ tập trung vào ổn định sản xuất, tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế. Nhưng ngày nay, khi mọi thứ đã dần ổn định và
đang trên đà phát triển thì văn hóa là một vấn đề đang được
Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Trong chủ đề này chúng ta
sẽ làm rõ vai trò của văn hóa với tư cách là động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay.

Từ khóa: vai trò của văn hóa, phát triển kinh tế, chính sách
của Đảng và Nhà nước

75
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM

NGOÀI CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM

CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE

Huỳnh Thị Ly Phô

Dƣơng Thị Thanh Nguyên

Học viên Cao học Khoa Công tác xã hội



Tóm tắt: Trẻ em là những chủ nhân hiện tại và tương lai
của đất nước, là mối quan tâm hàng đầu của cả gia đình và xã
hội. Cũng như bao đất nước khác, trẻ em ở Việt Nam cũng được
quan tâm để phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, trong cộng
đồng vẫn còn nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không được
đến trường, thậm chí đáng thương hơn có nhiều trường hợp trẻ
em bị xâm hại tình dục, bạo hành, trẻ em khuyết tật, mồ côi,<
Những vấn đề liên quan đến trẻ em cũng là những vấn đề của xã
hội nói riêng, đất nước nói chung và cần được quan tâm sâu sát.
Đó cũng chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội và nhất
là đối với nhân viên công tác xã hội.

Từ khóa: công tác xã hội, trẻ em ngoài cộng đồng, nhân


viên công tác xã hội

76
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NHỮNG BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGƢỜI ĐỒNG T NH NỮ,

ĐỒNG T NH NAM, SONG T NH, CHUYỂN GIỚI (LGBT)

CÔNG KHAI GIỚI TÍNH

Phạm Thị Thanh Lành

Học viên Cao học Khoa Công tác xã hội



Tóm tắt: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức loại đồng
tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần vào năm 1990. Hiện
nay, có hơn 20 quốc gia đã công nhận hôn nhân đồng tính, tuy
nhiên, cũng còn khá nhiều quốc gia có luật “hình sự hóa” đối với
những người đồng tính. Ở Việt Nam, luật pháp tuy không cấm
người đồng tính công khai giới tính của mình nhưng về mặt tâm lý,
tư tưởng thì còn rất nặng nề, rất kì thị nên gây khó khăn, gây ảnh
hưởng, hạn chế rất nhiều đến việc công khai giới tính của các bạn
trong cộng đồng LGBT. Những khó khăn đó đến từ chính gia đình,
người thân của các bạn LGBT hoặc bởi các dịch vụ như y tế, giáo dục
và dịch vụ xã hội khác< Bên cạnh đó, đôi khi những khó khăn còn
đến từ chính bản thân các bạn và chính các mối quan hệ của các bạn
trong cộng đồng LGBT (tự kỳ thị và tự phân biệt đối xử với nhau).
Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu các biện pháp nhằm hỗ
trợ người LGBT công khai giới tính (come out) - một việc làm còn
khá mới mẻ với nhiều người nhưng lại vô cùng có ý nghĩa với các
bạn trong cộng đồng LGBT.

Từ khóa: LGBT, công khai giới tính, giới tính thứ ba, tự kì thị

77
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG

PHƢƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO TRẺ NHẬP CƢ

Nguyễn Ngọc Phúc

Học viên Cao học Khoa Công tác xã hội



Tóm tắt: Công tác xã hội nhóm là một phương pháp của
ngành Công tác xã hội (CTXH). Phương pháp này ngày càng
được lựa chọn sử dụng bởi nó giúp giải quyết một cách hiệu quả
những vấn đề của cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng
chống HIV/AIDS, phòng chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức
khỏe tâm thần, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo
dục giới tính, kỹ năng sống, phòng chống bạo lực học đường...
Trong phạm vi bài viết này tác giả đề xuất vận dụng phương
pháp CTXH nhóm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhập
cư.

Từ khóa: công tác xã hội nhóm, kỹ năng sống, trẻ em


nhập cư

78
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NHỮNG KHÓ KHĂN

TRONG VIỆC CÔNG KHAI GIỚI TÍNH CỦA NGƢỜI LGBT

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thanh Vũ

Học viên Cao học Khoa Công tác xã hội



Tóm tắt: Nhờ những cố gắng không ngừng nghỉ của các
nhà khoa học và sự đấu tranh bền bỉ của cộng đồng LGBT mà
ngày 17/05/1 990 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức loại
“đồng tính luyến ái” ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Tuy
nhiên, như thế không có nghĩa là ai cũng dễ dàng và sẵn sàng
chấp nhận nếu trong gia đình hay bạn bè của mình công khai giới
tính thật - giới tính thứ ba, thuộc cộng đồng LGBT. Chính vì vậy
mà cộng đồng LGBT gặp rất nhiều khó khăn khi muốn công khai
giới tính - xu hướng tính dục. Những khó khăn và thử thách đó
đến từ chính gia đình, người thân của những người LGBT, ngoài
ra những khó khăn còn gặp phải bởi các dịch vụ như y tế, giáo
dục và dịch vụ xã hội khác.

Từ khóa: LGBT, công khai giới tính, giới tính thứ ba

79
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

VÀO VIỆC HỖ TRỢ THANH THIẾU NIÊN LGBT

BỊ BẮT NẠT, KÌ THỊ

Nguyễn Văn Bàn

Học viên Cao học Khoa Công tác xã hội



Tóm tắt: Ngày 17/05/1990 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã
chính thức loại “đồng tính luyến ái” ra khỏi danh sách bệnh tâm
thần. Hiện nay, Việt Nam có thể coi là nước dẫn đầu ở Đông
Nam Á trong việc công nhận quyền lợi của cộng đồng LGBT. Đã
có nhiều tổ chức quốc tế và trong nước có những chương trình
rất thiết thực để tuyên truyền, vận động về việc ngăn chặn việc
phân biệt đối xử, kì thị và bạo hành đối với người LGBT. Tuy
nhiên, vẫn còn rất nhiều người cho rằng LGBT là bệnh hoạn, lệch
lạc và có thể lây nhiễm< từ đó họ xa lánh, kì thị hoặc bắt nạt
người LGBT nhất là thanh thiếu niên LGBT. Vì thế, người LGBT
nói chung và thanh thiếu niên LGBT nói riêng rất cần được sự hỗ
trợ, giúp đỡ từ các cơ quan chức năng cũng nhưng các tổ chức,
cộng đồng. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cách vận
dụng phương pháp công tác xã hội nhóm vào việc hỗ trợ thanh
thiếu niên LGBT bị bắt nạt, kì thị. Đây là một việc làm mang ý
nghĩa xã hội thiết thực và tính nhân văn sâu sắc.

Từ khóa: LGBT, kì thị, bắt nạt, công tác xã hội nhóm

80
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

CÁC PHƢƠNG PHÁP

GIÁO DỤC HÒA NHẬP VỚI TRẺ TỰ KỶ

Hoàng Minh Phú

Nghiên cứu sinh Khoa Xã hội học



Tóm tắt: Trước nhu cầu ngày càng cao trong việc giáo dục
hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong nhà trường phổ
thông, tác giả đã khảo cứu và tổng hợp các phương pháp giáo
dục hòa nhập đối với trẻ tự kỷ từ các công trình khoa học đã công
bố, và phân thành bốn nhóm phương pháp giáo dục như sau: 1.
Nhóm phương pháp chuẩn bị trước khi trẻ vào học; 2. Nhóm
phương pháp giảng dạy trong lớp; 3. Nhóm phương pháp ngăn
ngừa, ứng phó với những phản ứng bột phát của trẻ; 4. Nhóm
phương pháp liên kết, phối hợp với các nguồn lực giáo dục.

Từ khóa: giáo dục hòa nhập, trẻ tự kỷ, hội chứng tự kỷ,
phương pháp giáo dục

81
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

QUÁ TRÌNH THÍCH ỨNG VỚI RỦI RO

CỦA LAO ĐỘNG DI CƢ VIỆT NAM TẠI THÁI LAN

THÔNG QUA MẠNG LƢỚI XÃ HỘI

Nguyễn Xuân Anh

Nghiên cứu sinh Khoa Xã hội học



Tóm tắt: Ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về di cư nội địa, di cư quốc tế, di cư tị nạn, di cư bắt
buộc<nhưng ít có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề di cư lao động
không đăng ký qua đường biên giới. Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ như
Hà Tĩnh, Nghệ An thì Thái Lan luôn được chọn là điểm đến của rất
nhiều lao động nông thôn tay nghề thấp vì lý do di chuyển và tìm
kiếm công việc dễ dàng. Tuy nhiên, do không được cung cấp đầy đủ
giấy tờ lao động chính thức về mặt pháp lý nên họ thường xuyên
phải đối mặt với những rủi ro và bất trắc.

Dựa trên phương pháp phỏng vấn sâu trường hợp và quan sát
tham dự, bài viết phân tích một số nội dung sau: Phân tích tác động
của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư của lao động Việt Nam
thông qua việc họ thích ứng như thế nào với cuộc sống mới tại Thái
Lan. Từ đó, bài viết mong muốn góp phần mở rộng hướng nghiên
cứu về vốn xã hội, việc làm và chính sách cho những đối tượng di cư
lao động này.

Từ khoá: thích ứng, rủi ro, mạng lưới xã hội, Thái Lan

82
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

THẾ TỤC HÓA QUAN NIỆM TRUYỀN SINH

TRONG HÔN NHÂN CÔNG GIÁO –

ĐIỂN CỨU GIÁO DÂN CÔNG GIÁO

THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH

TS. Trần Nguyễn Tƣờng Oanh

Khoa Xã hội học



Tóm tắt: Quan niệm truyền sinh của giáo hội Công giáo đã
trở thành niềm tin, chuẩn mực và đặt ra hành vi mong đợi cho
các thành viên như Hôn nhân và cuộc sống tình yêu đã được tự
nhiên sắp đặt để truyền sinh và giáo dục con cái. Trong bối cảnh
biến chuyển xã hội trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại
hóa và tác động của chính sách kiểm soát dân số, quan niệm
truyền sinh trong hôn nhân đã có những biến đổi từ bên trong
giáo hội cũng như qua các thế hệ giáo dân. Nhìn từ góc độ xã hội
và góc độ giáo lý hôn nhân Công giáo, kết quả nghiên cứu cho
thấy giáo dân TP.HCM đã có sự thay đổi về quan niệm truyền
sinh truyền thống thể hiện qua nhận thức của họ về hôn nhân,
tình dục và sinh sản vượt ra khỏi chuẩn mực giáo lý của giáo hội
để thích nghi với những thay đổi và áp lực của cuộc sống.

Xu hướng thoát khỏi các chuẩn mực lỗi thời, giáo điều khắt
khe trong giáo lý hôn nhân liên quan đến truyền sinh và sự hình
thành những giá trị mới vừa mang lại lợi ích vừa phù hợp với

83
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

thực tiễn cuộc sống xã hội hiện đại được xem là biểu hiện thế tục
hóa về truyền sinh trong Công giáo.

Từ khóa: thế tục hóa, quan niệm truyền sinh, nhận thức

84
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

HÀNH VI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

TRONG TÌM KIẾM THÔNG TIN

PHỤC VỤ CÁC QUYẾT ĐỊNH DU LỊCH CỦA DU KHÁCH

Nguyễn Hữu Bình

Học viên Cao học Khoa Xã hội học



Tóm tắt: Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, bài
báo hướng đến mục tiêu chung là tìm hiểu tác động của việc ứng
dụng công nghệ đối với hành vi du lịch thông qua việc nghiên
cứu về hành vi tìm kiếm thông tin và mức độ tác động, tin cậy
các nguồn tin đối với du khách. Ngoài ra, dưới góc độ xã hội học,
bài báo xem xét có hay không sự khác nhau giữa các nhóm đặc
điểm nhân khẩu xã hội khác nhau đối với các hành vi tìm kiếm
thông tin và mức độ tác động, tin cậy các nguồn tin đối với du
khách được nhắc đến.

Từ khóa: tìm kiếm thông tin, công nghệ và du lịch, nguồn


thông tin, tác động, tin cậy

85
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

KHAI THÁC KHÔNG GIAN XANH TẠI CÁC DI TÍCH

GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TRÀ VINH

Tạ Duy Linh

Nghiên cứu sinh Khoa Nhân học



Tóm tắt: Trà Vinh sở hữu số lượng di tích dày đặc gắn liền
với các giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh tiêu biểu của Tây Nam
Bộ. Gắn với hệ thống các di tích là không gian xanh với mật độ
cây che phủ khá dày đặc và tuổi đời lâu năm. Giữa di tích và cây
xanh có mối quan hệ “hữu cơ” đặc biệt tạo nên giá trị thẩm mỹ,
điều tiết “vi khí hậu”, có lợi cho sức khỏe và gia tăng cảm xúc
tích cực cho du khách. Tác dụng của cây xanh gắn với di tích
trong việc khai thác và phát triển du lịch là vấn đề quan trọng
cần được quan tâm nghiên cứu tại Trà Vinh - nơi được mệnh
danh là “thủ phủ cây xanh” của Tây Nam Bộ. Việc kiến tạo các
hoạt động và dịch vụ du lịch gắn với không gian xanh sẽ góp
phần đa dạng hóa và đặc thù hóa dịch vụ du lịch cho tỉnh Trà
Vinh.

Xuất phát từ quan điểm tiếp cận nói trên, thông qua quá
trình điều tra khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu các bên liên quan
trong phát triển du lịch tại Trà Vinh từ tháng 3 đến tháng 12 năm
2019, bài viết nhấn mạnh lợi thế và tiềm năng khai thác không
gian xanh gắn với các di tích trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phục vụ

86
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

cho việc khai thác và phát triển du lịch bền vững ngày càng
chuyên nghiệp và hiện đại.

Từ khóa: không gian xanh, di tích, du lịch

87
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TẦM QUAN TRỌNG VÀ SỰ CẦN THIẾT

CỦA HỌC TẬP KỸ NĂNG MỀM

ĐỐI VỚI SINH VIÊN HIỆN NAY

DƢỚI GÓC ĐỘ NHÀ TUYỂN DỤNG

Quách Đức Tài

Nghiên cứu sinh Khoa Nhân học



Tóm tắt: Thực tiễn hiện nay cho thấy, việc ít và thiếu những
kỹ năng mềm cần thiết là những khó khăn lớn nhất của sinh viên
trong quá trình tìm việc và làm việc khi ra trường. Trên cơ sở đó,
bài viết nêu lên vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng mềm cũng
như đề cập việc học tập những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh
viên nhằm chuẩn bị thích ứng nghề dựa trên những tập hợp,
phân tích từ những yêu cầu của các nhà tuyển dụng là các công
ty, tập đoàn trong và ngoài nước hiện nay.

Từ khóa: kỹ năng mềm, sinh viên, việc làm, nhà tuyển


dụng

88
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NGHIÊN CỨU CHUYỂN MÃ (CODE SWITCHING)

NHƢ CHIẾN LƢỢC GIAO TIẾP CỦA NGƢỜI HỌC TIẾNG ĐỨC

TẠI THÀNH PHỒ CHÍ MINH –

TRƢỜNG HỢP CÁC LỚP TIẾNG ĐỨC Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG-HCM

Võ Thiên Sa

Học viên Cao học Khoa Nhân học



Tóm tắt: Hiện tượng chuyển mã - sử dụng xen kẽ nhiều
ngôn ngữ trong giao tiếp (Myers-Scotton, 2006) - đã được nghiên
cứu và tranh luận nhiều trong lĩnh vực ngôn ngữ học và giáo
dục. Trong các lớp học ngoại ngữ, việc lựa chọn sử dụng ngôn
ngữ nào không chỉ có liên quan đến phương pháp giảng dạy mà
còn thể hiện diễn ngôn lớp học. Tuy nhiên, ngay cả trong những
lớp học chỉ sử dụng ngôn ngữ đích (target language), cả người
dạy và người học đều vẫn chuyển mã với nhiều mục đích khác
nhau. Nghiên cứu này thu thập dữ liệu từ các lớp học tiếng Đức
trình độ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó những người
tham gia sử dụng linh hoạt cả hai ngôn ngữ Việt và Đức. Chúng
tôi xem lớp học như một cộng đồng thực hành và sử dụng
phương pháp phân tích đối thoại (conversation analysis) để
nghiên cứu về định hướng và chức năng của hiện tượng chuyển
mã ở người học, để có một cái nhìn cụ thể hơn về hành vi sử

89
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

dụng đa ngôn ngữ của nhóm đối tượng này nói riêng và của
người đa ngữ nói chung.

Từ khoá: chuyển mã, đa ngôn ngữ, phân tích đối thoại,


cộng đồng thực hành

90
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC NGÀNH ĐÔ THỊ HỌC GẮN VỚI

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÀ CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM

PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân

ThS. Đoàn Diệp Thùy Dƣơng

Khoa Đô thị học



Tóm tắt: Trong những năm qua, bên cạnh công tác đào tạo,
Khoa Đô thị học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(ĐHKHXH&NV), ĐHQG - HCM đã chú trọng đến hoạt động
nghiên cứu khoa học dành cho đối tượng là học viên cao học:
thông báo các buổi Tọa đàm, Hội thảo khoa học do Khoa tổ chức;
định hướng các đề tài cho luận văn thạc sĩ; tổ chức các chương
trình nghiên cứu thực địa về mô hình phát triển thành phố thông
minh, đô thị sinh thái, v.v trong và ngoài nước v.v. Nhiều đề tài
nghiên cứu của học viên Khoa được hội đồng đánh giá cao về ý
nghĩa khoa học và thực tiễn tuy nhiên do đặc thù của ngành học
và đối tượng tuyển sinh đầu vào nên hoạt động nghiên cứu khoa
học của học viên cao học khoa Đô thị học chưa được như kỳ vọng
của lãnh đạo Nhà trường và Khoa. Bài viết gồm 3 phần chính: (1)
Nghiên cứu khoa học - yêu cầu của trường đại học theo định
hướng nghiên cứu gắn với phục vụ cộng đồng; (2) Hiện trạng

91
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

nghiên cứu khoa học của học viên cao học khoa Đô thị học từ
năm 2015 đến nay; (3) Một số biện pháp góp phần đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu khoa học của học viên cao học ngành đô thị học
gắn với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và
các đô thị Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khóa: nghiên cứu khoa học, học viên cao học, đô thị
học, đô thị Việt Nam, TP.HCM

92
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP

VÀ NÔNG DÂN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

NHO VIETGAP TẠI TỈNH NINH THUẬN

(TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: DOANH NGHIỆP BA MỌI)

Nguyễn Văn Toàn

Học viên Cao học Khoa Địa lý



Tóm tắt: Nghiên cứu tập trung phân tích tiềm năng, thực
trạng và khả năng ứng dụng mô hình liên kết của doanh nghiệp
Ba Mọi và nông dân trong chuỗi cung ứng nho VietGAP. Từ đó,
đề xuất, khuyến nghị một số giải pháp để phát triển, nhân rộng
và nâng cao hiệu quả của mô hình liên kết trong thời gian sắp tới.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, liên kết giữa doanh nghiệp Ba
Mọi với nông dân trong chuỗi cung ứng nho VietGAP là xu
hướng tất yếu và phù hợp với lộ trình phát triển tổng thể của tỉnh
Ninh Thuận. Liên kết này mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó, có
thể ứng dụng và nhân rộng ra các tỉnh/ thành phố khác có điều
kiện phù hợp. Sự liên kết đã mang lại hiệu quả cao cho cả hai bên
tham gia và giải quyết được phần nào khó khăn của người sản
xuất nho như: kỹ thuật trồng nho VietGAP, chất lượng sản phẩm
theo tiêu chuẩn, các tiếp cận đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Tuy
nhiên, để mối liên kết này bền chặt cần phải làm rõ vai trò của
từng nhà và chú trọng đến “lợi ích” kinh tế cùa từng nhà, đặc biệt

93
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

là việc tuân thủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, thị
trường tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận chính sách hỗ trợ.

Từ khóa: mô hình liên kết, chuỗi cung ứng, nông dân,


doanh nghiệp, tiêu chuẩn nho VietGAP

94
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Văn học – Ngôn ngữ học


Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

G. BACHELARD

VÀ CON ĐƢỜNG ĐẾN VỚI PHÊ BÌNH HIỆN TƢỢNG LUẬN

Nguyễn Đình Minh Khuê

Học viên Cao học Khoa Văn học



Tóm tắt: Gaston Bachelard thường được biết đến trong vị thế
một nhà phê bình cổ mẫu/ phê bình huyền thoại đã vận dụng thành
công tâm phân học Carl Jung vào nghiên cứu mối nối kết giữa mơ
mộng sáng tạo với các nguyên tố lớn lửa, nước, khí, đất. Song trên
thực tế, di sản phê bình của Bachelard phong phú và phức tạp hơn
thế. Trong hai công trình nghiên cứu thuộc giai đoạn trước tác hậu
kỳ là Thi pháp không gian *La Poétique de l’Espace+ (1957) và Thi pháp
của mộng mơ [La Poétique de la Rêverie] (1960), từ sự tiếp thu lập
trường và phương pháp hiện tượng luận Husserl, Bachelard đã nhìn
nhận lại những điểm bất cập của các công trình nghiên cứu trước đó
và tiến đến kiến tạo một lối phê bình hiện tượng luận các thi ảnh và
một siêu hình học về mơ mộng thi ca. Trong bài viết này, từ những
dẫn nhập nền tảng về triết lý hiện tượng luận và các khuynh hướng
phê bình chịu ảnh hưởng từ tư trào này, chúng tôi sẽ đi vào lý giải
những nguyên nhân chính yếu dẫn đến bước chuyển trong sự
nghiệp phê bình Bachelard, từ đó giới thiệu những phương diện
quan trọng của lối phê bình hiện tượng luận mà ông đã khai triển
trong các trước tác hậu kỳ.

Từ khóa: G. Bachelard, hiện tượng luận, phê bình hiện tượng


luận; mơ mộng thi ca

95
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NGHIÊN CỨU SO SÁNH TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU)


VÀ ROMEO VÀ JULIET (WILLIAM SHAKESPEARE) TỪ GÓC
NHÌN NHÂN VĂN PHỤC HƢNG

Nguyễn Thi Phú

Nguyễn Lƣu Hoàng Hữu Duyên

Học viên Cao học Khoa Văn học




Tóm tắt: Từ lâu, các nhà Đông phương học đã khẳng định
về sự tồn tại của hiện tượng Phục hưng (Renaissance) ở phương
Đông. Họ cho rằng, phương Đông cũng có những hiện tượng văn
hóa có tính chất tương tự như phong trào Phục hưng ở châu Âu.
Trong văn học, chủ nghĩa nhân văn là một trong những dấu hiệu
để nhận diện văn học tương đồng Phục hưng. Từ quan điểm này,
tham luận xem xét hiện tượng chủ nghĩa nhân văn Phục hưng
như một trào lưu mang tính loại hình lịch sử qua hai trường hợp
Truyện Kiều của Nguyễn Du và Romeo và Juliet của William
Shakespeare. Chúng tôi tập trung phân tích và lý giải sự tương
đồng và dị biệt giữa hai tác phẩm và nhận xét về sự tồn tại của
chủ nghĩa nhân văn Phục hưng ở Việt Nam giai đoạn Hậu kỳ
trung đại.

Từ khóa: chủ nghĩa nhân văn Phục hưng, Truyện Kiều,


Romeo và Juliet, văn học so sánh

96
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

CHÂN DUNG ÔNG NGHÈ ĐÔNG TÁC NGUYỄN VĂN LÝ

Trần Thanh Nguyên

Học viên Cao học Khoa Văn học




Tóm tắt: Nguyễn Văn Lý (1795 – 1868) là người làng Đông


Tác, ông được sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi vọng
tộc với truyền thống thi thư. Tuy nhiên con đường khoa cử của
ông khá lận đận, mãi đến năm ông 38 tuổi mới đỗ được Tiến sĩ.
Sau khi đỗ Tiến sĩ ông làm quan triều Nguyễn, trải qua ba triều
vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Con đường làm quan của
ông khá thăng trầm có những nỗi oan và hai lần bị giáng chức.
Có lẽ do cuộc đời làm quan thăng trầm mà Nguyễn Văn Lý dễ
dàng nhận ra cái hưng phế của cuộc đời, điều này khiến cho
những vần thơ của ông luôn mang nỗi buồn man mác. Nguyễn
Văn Lý không chỉ là một Nho sĩ yêu nước, mà còn là một nhà
văn, một người thầy giáo mẫu mực. Ông cùng với nhiều trí thức
tiêu biểu đương thời như Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu,
Phạm Sĩ Ái đã góp phần chấn hưng văn hoá Thăng Long.

Từ khoá: Nguyễn Văn Lý, Ông Nghè Đông Tác, Chí Đình
Nguyễn Văn Lý, văn học Việt Nam thế kỷ XIX, văn học trung đại
Việt Nam

97
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM NÔM PHẢN THÚC ƢỚC

CỦA NGUYỄN HÀM NINH (1808-1868)

Nguyễn Thị Bích Đào

Nghiên cứu sinh Khoa Văn học




Tóm tắt: Nguyễn Hàm Ninh (1808-1868), người làng Trung


Thuần, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình,
từng ở trong nội các triều Nguyễn, làm quan tới chức Án sát tỉnh
Khánh Hòa. Ông nổi danh nơi kinh đô Huế vào giữa thế kỷ XIX
nhờ tài năng văn chương, bên cạnh các tên tuổi như: Cao Bá
Quát, Đinh Nhật Thận, Lý Văn Phức,... Ngoài thành tựu thơ chữ
Hán rực rỡ, Nguyễn Hàm Ninh còn để lại bài văn Nôm trào
phúng Phản thúc ước gồm 112 câu biền ngẫu, tái hiện sinh động
và độc đáo cuộc sống của nhân dân làng Trung Thuần đương
thời. Đáng chú ý, Phản thúc ước không chỉ cho thấy khí phách của
Nguyễn Hàm Ninh trước nạn cường hào hoành hành ở nông
thôn dưới triều Nguyễn, mà còn thể hiện tài năng của tác giả
trong việc vận dụng khéo léo lời ăn tiếng nói hằng ngày vào văn
chương. Bài viết dưới đây bước đầu tìm hiểu giá trị nội dung và
giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Từ khóa: Phản thúc ước, Nguyễn Hàm Ninh, văn học Việt
Nam, thế kỷ XIX

98
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

T NH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ EMILY DICKINSON

Phạm Thị Hồng Ân

Nghiên cứu sinh Khoa Văn học




Tóm tắt: Một văn bản hoàn toàn không phải là một sáng
tạo duy nhất có một không hai của nhà văn/nhà thơ, mà về cơ
bản nó là sự tiếp nhận và biến đổi từ một văn bản khác. Khái
niệm liên văn bản, được xây dựng bởi Julia Kristerva (1941-), đề
cập đến tính giao tiếp giữa một văn bản với một hay nhiều văn
bản trước nó, bằng các hình thức như biểu tượng, hình ảnh, chủ
đề< được sử dụng một cách vô thức, như quan niệm của
Sigmund Freud, hay một cách ý thức. Sự kết nối như thế giữa các
văn bản không làm nghèo đi tính sáng tạo trong sáng tác mà trái
lại, làm mới hơn và phong phú hơn bộ mặt của văn bản. Emily
Dickinson (1830 – 1886), một nữ văn sĩ người Mỹ, với tâm hồn
nhạy cảm và sự yêu thích lối sống ẩn dật, đã dùng những hình
ảnh và câu chuyện trong Kinh Thánh, một văn bản gắn liền với
đời sống văn hóa trong xã hội của Dickinson, để nói lên những
suy tư của bà về tôn giáo và việc thực hành đạo, hơn thế nữa,
một cách kín đáo bộc lộ cho người đọc thấy rõ những mong
manh nhạy cảm trong tâm hồn bà.

Từ khóa: liên văn bản, Kristeva, Dickinson, Kinh Thánh

99
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

YẾU TỐ “ĐẤT” TRONG THƠ EMILY DICKINSON

Phạm Thị Hồng Ân

Nghiên cứu sinh Khoa Văn học




Gaston Bachelard (1884 – 1962) và Carl Gustav Jung (1875 –


1962) có thể có chung nền tảng cho quan điểm về những nguyên
mẫu của tư duy tưởng tượng của con người, bắt nguồn từ văn
hóa nguyên thủy xa xưa của vũ trụ và xã hội loài người, nhưng
trong khi Jung giải thích cho tư duy tưởng tượng đó bằng khái
niệm “vô thức tập thể”, thì Bachelard khẳng định rằng chính
những nguyên tố vật chất tạo nên vũ trụ này, là đất, nước, lửa,
không khí, đã giúp nhà văn/ nhà thơ tạo ra những hình ảnh và
biểu tượng bền vững và ý nghĩa. Nếu không gắn với những
nguyên tố nguyên khởi đó, các tác gia chỉ có thể tạo ra những
hình ảnh, biểu tượng trôi nổi, chóng phai. Ông gọi sự tưởng
tượng đó là tưởng tượng vật chất (material imagination). Khi
nghiên cứu cuộc đời và sáng tác của Emily Dickinson (1830 –
1886), một nhà thơ độc đáo của Mỹ, người viết nhận thấy trong
bốn nguyên tố mà Bachelard đề cập đến, nguyên tố “đất” đậm
đặc và thấm đẫm trong cuộc đời và thơ ca của bà. Bài viết này sẽ
phân tích và trình bày những điểm ấy dưới góc nhìn phân tâm vật
chất của Bachelard.

Từ khóa: phân tâm vật chất, tưởng tượng vật chất,


Bachelard, Dickinson

100
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

ĐỜN CA TÀI TỬ

VỚI VĂN HÓA DU LỊCH SINH THÁI Ở TÂY NAM BỘ

Châu Hoài Phƣơng

Nghiên cứu sinh Khoa Văn học




Tóm tắt: Khi Đờn ca Tài tử (ĐCTT) được chấn hưng trở lại
(sau năm 1975), thì những năm cuối thế kỷ XX, một số nơi thuộc
vùng sông nước Tây Nam Bộ đã khai thác loại hình ca nhạc
truyền thống ĐCTT đưa vào phục vụ du khách ở những khu Du
lịch sinh thái (DLST). Một số địa phương sử dụng hình thức này
khá sớm như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ< Đặc
biệt, từ khi ĐCTT được Tổ chức UNESCO vinh danh là Di sản
văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại năm 2013, du khách trong
và ngoài nước càng quan tâm hơn. Bài viết sẽ giới thiệu nội dung
này.

Từ khóa: Đờn ca Tài tử, du lịch, Nam Bộ, sinh thái

101
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

CỦA NGƢỜI VIỆT NAM (TRÊN CỨ LIỆU VĂN XUÔI

VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)

Vũ Hoàng Cúc

Nghiên cứu sinh Bộ môn Ngôn ngữ học




Tóm tắt: Ẩn dụ ý niệm là phương thức biểu hiện của tư


duy con người dựa trên kinh nghiệm mang tính nghiệm thân.
Con người đã dùng những nhận thức, hiểu biết có được từ sự trải
nghiệm, tương tác với tự nhiên, xã hội và cơ thể con người trong
sự tương hòa với văn hóa để cắt nghĩa, ý niệm các sự vật, hiện
tượng trong cuộc sống. Bởi vậy, khám phá các ẩn dụ ý niệm về
mối quan hệ giữa vợ và chồng trong tiếng Việt sẽ giúp chúng ta
thấy được những bí ẩn thú vị trong cách tư duy của người Việt
Nam về sự tương quan giữa vợ và chồng trong hôn nhân. Người
Việt đã dùng những miền ý niệm nguồn khác nhau: vật thể, hành
trình, tài sản, nơi che chở và vật được che chở, điểm tựa và vật tựa vào
nó, bộ phận của con người trong mối tương quan với toàn cơ thể của
con người để lý giải về mối quan hệ giữa vợ và chồng là. Các
thuộc tính tiêu biểu của những miền nguồn này đã làm cho các
khía cạnh khác nhau của mối quan hệ giữa vợ và chồng trong
hôn nhân hiện lên một cách hữu hình và nhiều ý nghĩa.

Từ khóa: ẩn dụ ý niệm, mối quan hệ giữa vợ và chồng,


người Việt Nam
102
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TÌM HIỂU CON SỐ BIỂU TRƢNG "BA"

TRONG TỤC NGỮ NGƢỜI VIỆT

Hà Thị Minh Trang

Nghiên cứu sinh Bộ môn Ngôn ngữ học




Tóm tắt: Tục ngữ là những biểu thức ngôn ngữ do dân gian
sáng tác, dùng để đưa ra phán đoán, nhận định, kết luận< về
một phương diện của thế giới khách quan. Vấn đề nhận diện tục
ngữ tiếng Việt đã được nhiều công trình nghiên cứu và biên khảo
đề cập đến. Bài báo dựa vào nguồn tư liệu được biên soạn công
phu, khảo sát những câu tục ngữ tiếng Việt có xuất hiện con số
biểu trưng “ba”. Căn cứ vào những số liệu thống kê được, tiến
hành phân loại và phân tích con số biểu trưng này theo ba góc
độ: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Kết quả đạt được có thể ứng
dụng vào việc nghiên cứu, tìm hiểu cội nguồn phương thức tư
duy và thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt xưa.

Từ khóa: số ba, tục ngữ, ngôn ngữ, người Việt

103
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

HÌNH ẢNH CON CHÓ TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT

TỪ GÓC ĐỘ ẨN DỤ TRI NHẬN

(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)

Thái Thị Xuân Hà

Nghiên cứu sinh Bộ môn Ngôn ngữ học




Tóm tắt: Hình ảnh con chó xuất hiện trong thành ngữ tiếng
Việt và tiếng Anh với rất nhiều hàm nghĩa đa tầng. Bài viết này
vận dụng lí luận ẩn dụ tri nhận đã được đề cập trong tác phẩm
kinh điển “Metaphors we live by” của Lakoff và Johnson (1980)
cũng như có tham khảo thêm các nghiên cứu của Kovecses
(2010), Lakoff (1993) để đi sâu phân tích những đặc trưng về mặt
ngữ nghĩa của thành ngữ có hình ảnh con chó trong tiếng Việt có
đối chiếu với tiếng Anh. Dựa trên cơ sở đó để tìm ra một số nét
tương đồng khi mượn hình ảnh con chó để biểu thị tính cách của
con người như: ỷ thế làm càn, ba hoa, không trung thực hay nới
về thái độ kinh nghiệm, thời tiết<. Hơn nữa, trong bài báo này
cũng nêu ra điểm khác biệt trong cách biểu thị khi dùng hình ảnh
con chó để chỉ sợ hợm hĩnh, tham lam trong tiếng Việt hay biểu
thị quyền lực trong tiếng Anh. Từ việc phân tích những tương
đồng và khác biệt đó sẽ giúp cho việc dạy và học tiếng Việt-tiếng
Anh hiệu quả hơn, hạn chế những nhầm lẫn có thể xảy ra.

Từ khóa: thành ngữ, chó, ẩn dụ tri nhận, so sánh đối chiếu

104
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

SO SÁNH CÁCH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ THEO GIỚI

DỰA TRÊN KHỐI NGỮ LIỆU BÁO TRỰC TUYẾN TIẾNG VIỆT

Nguyễn Tuyết Nhung – Hồ Ngọc Lâm

Nghiên cứu sinh Bộ môn Ngôn ngữ học

PGS.TS. Đinh Điền

Đại học Khoa học Tự nhiên




Tóm tắt: Nhờ vào sự phát triển của khoa học và công nghệ,
ngành Ngôn ngữ học khối liệu đã đạt đến mức phát triển đầy đủ và
đạt được những thành tựu đáng chú ý. Các khối ngữ liệu giúp nhà
nghiên cứu quan sát thực chứng các hiện tượng ngôn ngữ trong văn
bản tự nhiên. Vì vậy, kết quả nghiên cứu có độ chính xác và độ tin
cậy cao. Tuy nhiên, so với nhiều ngôn ngữ khác mà điển hình là
tiếng Anh, số lượng các khối ngữ liệu tiếng Việt vẫn còn khiêm tốn,
nhất là những khối ngữ liệu được gán nhãn siêu dữ liệu (metadata)
vốn có vai trò rất quan trọng trong phân tích ngôn ngữ của một tác
giả hoặc một nhóm tác giả được phân chia theo biến xã hội, ví dụ
như giới, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, v.v. Bài nghiên cứu
này so sánh cách sử dụng ngôn ngữ, cụ thể là mức độ và cách thức
sử dụng đại từ nhân xưng, giữa nam giới và nữ giới dựa trên khối
ngữ liệu báo trực tuyến tiếng Việt.

Từ khóa: khối ngữ liệu, giới, báo trực tuyến tiếng Việt

105
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

ĐIỂM NHÌN

TRONG SỰ TÌNH CHUYỂN ĐỘNG TIẾNG NHẬT

Hồ Tố Liên

Nghiên cứu sinh Bộ môn Ngôn ngữ học




Tóm tắt: Các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau thường sử
dụng các khung quy chiếu không gian khác nhau với những hệ
tọa độ khác nhau trong ngôn ngữ. Trong đó, các yếu tố điểm
nhìn, hình và nền là những thành tố cơ bản của các khung quy
chiếu không gian, hình thành nên những phối cảnh không gian
để mô tả cùng một thực tại khách quan theo những cách khác
nhau. Vai trò của điểm nhìn đóng vai trò quan trọng trong định
vị và định hướng không gian. Bài viết dựa trên cơ sở khảo sát
ngữ liệu tiếng Nhật xác định các khung quy chiếu không gian
được sử dụng trong cách biểu đạt sự tình chuyển động tiếng
Nhật.

Từ khóa: sự tình chuyển động, khung quy chiếu, điểm


nhìn, hình, nền

106
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA HÀNH VI TỪ CHỐI GIÁN TIẾP

TRONG TIẾNG VIỆT (CÓ SO VỚI TIẾNG NGA)

Trƣơng Thị Lan Hƣơng

Học viên Cao học Bộ môn Ngôn ngữ học




Từ chối là một hành động thường gặp trong giao tiếp. Đặc
biệt là giao tiếp liên văn hóa, trong tình huống nhận được lời
mời, đề nghị hay lời khuyên bảo, yêu cầu nào đó mà chúng ta
không thể chấp nhận thì cần có phương thức từ chối phù hợp.
Lựa chọn hình thức từ chối theo lối gián tiếp là cách phản hồi
hữu hiệu khi vừa biểu thị sự không đồng ý theo hướng được đề
xuất vừa giữ thể diện cho người nghe. Dựa trên khối ngữ liệu
tiếng Việt và tiếng Nga từ các tác phẩm văn học đã được xuất bản
và được đăng tải trên mạng internet, bài viết này tác giả trình bày
một số biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có
so với tiếng Nga). Qua đó góp phần giúp ích cho người Việt học
tiếng Nga hay người nói tiếng Nga học tiếng Việt trong việc sử
dụng các phát ngôn từ chối gián tiếp.

Từ khóa: hành vi từ chối, từ chối gián tiếp, phương tiện


biểu đạt, tiếng Việt, tiếng Nga

107
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

Ngữ văn Anh


Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

A SURVEY INTO PERCEPTIONS OF COMMON ERRORS

IN PRODUCTION OF THE ENGLISH SOUND /Ʒ/

OF VIETNAMESE PRE-INTERMEDIATE LEARNERS

OF ENGLISH AT A PRIVATE ENGLISH CENTER

FOR ADULTS

Dinh Thi Nguyen Anh

Graduate student, Faculty of English Linguistics & Literature




Abstract: The recent years have witnessed a so-called trend


in communication-focused English classes for adult learners in
Vietnam thanks to the need of being global citizens and the
national-wide application of communicative language teaching.
However, the focus on fluency has led to the ignorance of some
mispronunciation, notably the non-native sound /ʒ/. This study
addresses the problems in the sound production stage of the
English sound /ʒ/ among Vietnamese pre-intermediate adult
learners of English, investigates the perceptions of both teachers
and learners on such problems in terms of their causes and
treatments, and finally proposes probable solutions to minimize
errors of producing non-native sounds. A survey was conducted
with 6 Vietnamese teachers of English and 12 Vietnamese pre-
intermediate adult learners of English at a private English center
for adults, which included a test and questionnaires. Regarding

108
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

the error’s causes, none of the teachers identified their students’


errors to stem from physical ability and there was also a
considerable gap in opinions for the other two causes. Regarding
the error types, voiced sound /ʒ/ was pronounced incorrectly as
/s/, /z/, /ʃ/, /dʒ/, or even ignored. Also, there was no disagreement
for the most common error type /ʃ/. Last but not least, correction
techniques used by the participants were not varied. Some
recommendations for students, teachers, syllabus design and
future studies were also mentioned in the research.

Keywords: non-native sound /ʒ/, error causes, error types,


correction techniques

109
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

THE EFFECTIVENESS OF VIDEO STORYTELLING

ON STUDENTS’ ENGLISH READING COMPREHENSION

AT MARIE CURIE HIGH SCHOOL - HO CHI MINH CITY

Bui Thi Truc Linh - Tran Thi Truyen - Nguyen Hong Tham

Graduate student, Faculty of English Linguistics & Literature



Abstract: Reading comprehension plays a crucial role in
English learning. However, students encounter difficulties in
understanding the meaning of reading texts. Previous studies
showed that video storytelling had great benefits to English learners.
This study aims to investigate the effectiveness of video storytelling
on students’ English reading comprehension. The research was
conducted with the participation of 60 learners from two classes of
grade 10 at Marie Curie High School. Both the classes were taught
by the researchers. While the control group was instructed with the
traditional method, the researchers applied video storytelling to
teach reading comprehension in the experimental group. Two
questionnaires and a pretest-posttest design were used to collect the
data. The results indicated that the students in the experimental class
had positive attitudes towards English reading comprehension and
outperformed the control group. On this basis, it is recommended
that video storytelling be used to teach reading comprehension and
other English skills.

Keywords: video storytelling, English reading


comprehension, attitudes
110
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

THE EFFECTS OF INSTRINSIC AND EXTRINSIC

MOTIVATION ON TEACHERS’ KNOWLEDGE SHARING

INTENTIONS IN PUBLIC UNIVERSITIES

IN HO CHI MINH CITY

Nguyen Thi Hoai Anh – Mai Truong An

Graduate student, Faculty of English Linguistics & Literature



Abstract: The purpose of this paper is to examine the role of
both extrinsic (expected organizational rewards and reciprocal
benefits) and intrinsic (knowledge self-efficacy and enjoyment in
helping others) motivators in explaining teachers’ knowledge
sharing intentions. Based on a survey of 223 teachers from various
public sector universities in Ho Chi Minh City, this study applies the
structural model approach to investigate the research model. The
data collected from participants were analyzed by using SPSS 23.0.
The results of the study showed that the most weighted motivational
factor that affects teacher sharing intentions was reciprocal benefits.
In addition, enjoyment in helping others, and expected
organizational rewards were also significantly associated with
teacher knowledge sharing intentions. However, knowledge self-
efficacy did not significantly influence teacher behavior intentions
regarding knowledge sharing.

Keywords: knowledge sharing, extrinsic motivation, intrinsic


motivation

111
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

THE PRACTICE OF ERROR CORRECTION

IN TEACHING EFL WRITING

AT A PROVINCIAL TERTIARY SCHOOL

Nguyen Xuan Hong

Graduate student, Faculty of English Linguistics & Literature




Abstract: The place of error correction in teaching EFL


writing has received a lot of interest from researchers in the field
and there are different views on the importance of error
correction. Hence, this survey aims at providing empirical
evidence on the practice of error correction in teaching English
writing to pre-intermediate EFL students. The questionnaire was
administered to 229 non-English major students of a General
English course at a provincial tertiary school in Vietnam. The
results suggest that error correction does not receive much
attention from the practitioners.

Keywords: error correction practice, EFL writing, corrective


feedback

112
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

TEACHING SUPRASEGMENTAL FEATURES

IN EFL CLASSROOMS IN VIETNAMESE CONTEXT

La Nguyet Thanh

Graduate student, Faculty of English Linguistics & Literature




Abstract: As phonological-based instruction has become a


trend in a majority of English classes, the introduction of
suprasegmentals to EFL classrooms has received more and more
attention in the field. Giving priority to suprasegmental features
of English is considered to have greater impacts on the
comprehensibility of EFL learners. In this paper, the value of
teaching suprasegmentals in the EFL classroom, together with
how specific suprasegmental features have been introduced to
and practiced among EFL learners particularly in Vietnamese
context, serves as the focal point of discussion. By presenting the
effectiveness of teaching suprasegmental features on English
language skills, and figuring out how they are taught in
Vietnamese context, the paper further suggests that
suprasegmentals should be introduced explicitly to EFL learners
of all levels.

Keywords: Suprasegmental features, EFL, Vietnamese


context

113
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

USING CLASSIFIED EXTENSIVE RESOURCES

FOR TEACHING AND LEARNING RECEPTIVE

ENGLISH SKILLS IN PRIVATE LANGUAGE CENTERS

Nguyen Duy Khoi, Nguyen Ho Y Nhi

Graduate student, Faculty of English Linguistics & Literature



Abstract: Many studies show that whenever teaching or
learning English is involved, the productive skills of speaking
and writing are always put at the forefront as the two are
supposedly challenging to grasp at as well as demand much
effort to achieve mastery. In such pursuit, EFL learners in many
countries may agree that listening and reading are often
neglected and viewed as nothing more than supplementary skills
that only serve to boost the absorption of the two
aforementioned. This is signified by the indifferent attitude
expressed by various private language centers within the vicinity
of Ho Chi Minh City, Vietnam. The research thus aims to prove
that listening and reading are also crucial to learners, as well as
shed light on the graded extensive resources for both teachers
and students to adhere to. This has been done by examining the
teaching and learning situation of 233 young adult teachers along
with students across several language centers. Initial findings
disclose that the amount of extensive resources beyond the

114
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

textbook utilized when teaching the two skills remains at large,


which is why an overhaul is necessary.

Keywords: English language, eeceptive skills, private


language centers, extensive resources, TESOL

115
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

EVALUATION

OF ENGLISH ONLINE LEARNING WEBSITES

Le Thi Thuy Trang

Graduate student, Faculty of English Linguistics & Literature




Abstract: Nowadays, technology has become an important


tool used for facilitating learning, especially English language
learning. With the development of educational technology, an
increasing number of sources of materials on the Internet are
provided to teachers and learners. Among the materials, online
websites have considerably played a more important role in
teaching and learning English as a foreign language (EFL). This
paper aims to evaluate as well as compare and contrast the
effectiveness in supporting EFL learners to develop listening
skills of three websites, namely: Ello, British Council Learn
English and TED Talks. The evaluation focused on four main
aspects including content quality, design quality, organizational
quality and usefulness for EFL teachers and learners. The result
reveals that all three websites have their own strengths and
weaknesses and that they are useful for learners to practice
listening skills in their own ways depending on the users’ ages,
levels and purposes of using the websites.

Keywords: online learning, English learning websites,


listening skills

116
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

ENHANCING THE QUALITY

OF CLASSROOM COMMUNICATION

IN EFL SETTINGS: A LIBRARY RESEARCH

Dang Le Vy

Graduate student, Faculty of English Linguistics & Literature




Abstract: The nature of classroom communication has


changed dramatically. Classroom communication is no longer
bounded by the idea of successful pedagogy but effective
classroom communication and interaction should be understood
from multiple dimensions; one example is that the teachers’ self-
disclosure during transition time can increase the quality of
teacher-learner relationship, hence better learning attitudes. This
study reviews major theories on classroom communication and
several implications to enhance the quality of classroom
communication.

Key words: classroom communication, interaction, theories


and practice, teacher professional development

117
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

VIETNAMES LEARNERS' ATTITUDES TOWARDS

PRINCIPLES FOR LEARNING ENGLISH PRONUNCIATION

IN VIETNAM: NATIVENESS OR INTELLIGIBILITY?

Nguyen Hoang Quoc Thai

Ngo Thanh Hien

Graduate student, Faculty of English Linguistics & Literature



Abstract: Globalization and its impact have led to the
growing demand for learning communicative English, which
creates a gap between English in classrooms and sociolinguistic
realities. At present, there is an increasing use of English as the
chosen medium of communication among non-native English
speakers (NNESs) in multilingual contexts as the NNESs greatly
outnumber native English speakers (NESs). However, NNES-
NNES communication seems to be inevitably influenced by their
mother tongue. Between the two main principles of teaching
pronunciation, nativeness and intelligibility, the latter is expected
to play a more appropriate role in intercultural communication,
which often takes place in multilingual contexts.

This study employed a quantitative approach to explore the


attitudes of learners towards learning the pronunciation of
English in Vietnam. Quantitative questionnaires were collected
from 120 learners from different geographical areas in the South

118
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

of Vietnam. The result showed general positive attitudes among


learners towards the nativeness principle in learning English
pronunciation.

Keywords: pronunciation learning, nativeness,


intelligibility, English as a Lingua Franca, Vietnamese learners,
language attitudes

119
Hội thảo Khoa học Sau đại học 2020

CULTURAL CONFLICTS IN EFL CLASSROOMS

IN VIETNAM: A CASE STUDY

Nguyen Khanh Thao Di

Luu Thi Hong Nhung

Graduate student, Faculty of English Linguistics & Literature




Abstract: In EFL classrooms, where the English language is


sometimes the source of cultural barriers, cultural conflicts can
create a culturally hostile or insensitive environment that is not
conducive to learning. Native English-speaking teachers thus
might need to be equipped with some skills or knowledge in
dealing with cultural conflicts that arise in the classroom. This
paper will examine the cultural conflicts that native English-
speaking teachers and Vietnamese students are facing in EFL
classrooms in Vietnam. Adopting a case study design, the study
engaged in an investigation at an English center in Ho Chi Minh
City to shed light on the current topic. Thirty interviews and ten
class observations were conducted. The findings identify some
common cultural conflicts existing in EFL classrooms in Vietnam
and reveal that those conflicts might be affected by some cultural
features that may in turn influence the teaching and learning in
Vietnam. Recommendations for teachers to deal with cultural
conflicts are also provided at the end of the paper.

Keywords: cultural conflict, EFL classrooms in Vietnam


120

You might also like