You are on page 1of 26

CHƯƠNG 4

LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG


HIỆU QUẢ
Efficient Market Hypothesis
Trường Đại học Ngân hàng TPHCM
Khoa Tài chính
ThS, NCS. TRIỆU KIM LANH
Ngày 20/04/2021
NỘI DUNG CHƯƠNG 4
Đã • 4.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả
học
môn • 4.2 Các hình thái thị trường hiệu quả
TTTC&
ĐCTC
• 4.3 Vận dụng lý thuyết thị trường hiệu quả
trong việc xây dựng danh mục đầu tư
LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
• 4.1.1 Khái niệm thị trường hiệu quả
• 4.1.2 Các giả thiết của thị trường hiệu quả
• 4.1.3 Các đặc điểm của thị trường hiệu quả
Lars Peter Hansen

Who
are Robert J. Shiller
Eugene F. Fama they?
THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Một thị trường chỉ được coi là hiệu quả hoàn
toàn khi nó đồng thời đạt được hiệu quả trên
cả 3 mặt:

Phân phối hoạt động


thông tin
hiệu quả hiệu quả
hiệu quả
(giả định đã (giả định đã
(xem xét)
hiệu quả) hiệu quả)
KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
• Thị trường vốn hiệu quả là một dạng thị trường mà
ở đó giá cả của các chứng khoán sẽ được điều chỉnh
một cách tức thời (nhanh chóng) với các thông tin
mới có về chứng khoán làm cho giá cả hiện tại của
các chứng khoán đều phản ánh một cách đầy đủ tất
cả các thông tin về chứng khoán đó.
• Lý thuyết thị trường hiệu quả được dựa trên 3 giả
định.
CÁC GIẢ THIẾT CỦA EMH
• Tiền đề quan trọng là thị trường hiệu quả yêu cầu
các chủ thể tham gia vào thị trường với mục tiêu tối
đa hoá lợi nhuận phải tiến hành phân tích, định giá
các chứng khoán, mỗi người phải làm độc lập với
nhau, kết quả của người này không bị phụ thuộc vào
kết quả của nhà phân tích khác.
• Giả định thứ hai đó là những thông tin mới liên
quan đến chứng khoán phải xuất hiện trên thị
trường một cách ngẫu nhiên, độc lập, các thông tin
này không được biết trước đó và cũng không thể dự
đoán được.
CÁC GIẢ THIẾT CỦA EMH (tt)
• Giả định thứ ba đặc biệt quan trọng đó là các nhà
đầu tư với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận sẽ điều
chỉnh giá chứng khoán tức thời để phản ánh tác
động của các thông tin mới đó.
GIÁ CẢ PHẢN ÁNH THÔNG TIN
ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG HIỆU
QUẢ
• Các nhà đầu tư thường kỳ vọng lợi nhuận thu được
đủ để bù đắp các chi phí (lợi nhuận hợp lý).
• Hiệu quả hoạt động trong tương lai không thể tính
toán được từ hiệu quả hoạt động đầu tư trong quá
khứ.
• Thị trường chỉ hiệu quả nếu có một số lượng đủ lớn
nhà đầu tư tin tưởng là thị trường không hiệu quả.
• Thị trường phản ứng nhanh và thể hiện đầy đủ các
thông tin mới.
• Các thành viên tham gia thị trường có xu hướng bỏ
qua các thông tin không liên quan.
CÁC HÌNH THÁI THỊ TRƯỜNG HIỆU
QUẢ
• 4.2.1 Hình thái yếu của thị trường
• 4.2.2 Hình thái trung bình của thị trường
• 4.2.3 Hình thái mạnh của thị trường
Hình thái yếu của thị trường
• Giả định rằng giá cổ phiếu hiện tại phản ánh đầy đủ
tất cả các thông tin thị trường của chứng khoán (all
security market information) bao gồm giá cả chứng
khoán trong quá khứ, tỷ lệ lợi nhuận, khối lượng
giao dịch và những thông tin thị trường khác có liên
quan.
Hình thái trung bình của thị trường
• Hình thái trung bình của thị trường khẳng định rằng
giá cả chứng khoán điều chỉnh một cách tức thời với
tất cả các thông tin đại chúng được công bố (all
public information).
• Lý thuyết thị trường hiệu quả khá mạnh (dạng trung
bình) bao gồm luôn cả nội dung lý thuyết thị trường
hiệu quả dạng yếu.
Hình thái trung bình của thị trường
• Thông tin đại chúng (public information) của chứng
khoán được công bố bao gồm những thông tin thị
trường (market information) và những thông tin phi
thị trường (nonmarket information).
• Thông tin phi thị trường như thu nhập và cổ tức
được công bố, hệ số giá trên thu nhập P/E, hệ số tỷ
suất cổ tức D/P, hệ số giá thị trường trên giá trị sổ
sách P/B, tách gộp cổ phiếu, các tin tức về kinh tế &
chính trị.
Hình thái mạnh của thị trường
• Hình thái mạnh của thị trường phát biểu rằng giá cả
của chứng khoán phản ánh một cách đầy đủ tất cả
các thông tin thị trường bao gồm thông tin đại
chúng và những nguồn thông tin riêng lẻ khác.
• Lý thuyết này bao gồm cả nội dung của hai lý thuyết
thị trường dạng yếu và thị trường dạng trung bình,
trong đó mở rộng thêm giả định là thị trường hoàn
hảo với nhà đầu tư vì tất cả các thông tin đều sẵn có
vào bất kỳ thời điểm nào và không phải tốn chi phí
giao dịch để có được thông tin đó.
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT … XÂY DỰNG
DANH MỤC ĐẦU TƯ
• 4.3.1 EMH và phân tích kỹ thuật
• 4.3.2 EMH và phân tích cơ bản
• 4.3.3 EMH và quản lý danh mục đầu tư
EMH VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
• Những giả định của phân tích kỹ thuật hoàn toàn
ngược lại với lý thuyết thị trường hiệu quả.
• Nếu thị trường hiệu quả dạng yếu, giá chứng khoán
sẽ phản ánh đầy đủ các thông tin thị trường (market
information) có liên quan, vì thế phân tích kỹ thuật
dựa trên những dữ liệu giao dịch quá khứ thì không
thể có bất kỳ sự đánh giá nào khác so với EMH.
EMH VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
• Khi thông tin được công bố rộng rãi (public), sự điều
chỉnh giá sẽ diễn ra, do đó nếu nhà đầu tư dựa vào
phân tích kỹ thuật để mua hoặc bán chứng khoán
cũng không tạo ra được lợi nhuận đột biến (sau khi
tính đến rủi ro và chi phí giao dịch).
EMH VÀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN
• Phân tích cơ bản liên quan đến việc phân tích tổng
hợp nền kinh tế, phân tích ngành, phân tích công ty
và quản lý danh mục đầu tư.
• Những nghiên cứu về lý thuyết thị trường hiệu quả
(EMH) có ý nghĩa rất quan trọng đối với những
thành phần trong phân tích cơ bản.
EMH VÀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN
• Để làm tốt việc phân tích cơ bản, bắt buộc nhà phân
tích phải ước lượng các biến số liên quan đến dòng
tiền dự kiến, tỷ lệ thu nhập kỳ vọng trong các mô
hình định giá.
• Thị trường càng hiệu quả sẽ càng giúp cho nhà phân
tích có được các dữ liệu quan trọng đầu vào (inputs)
đầy đủ, kịp thời, tạo cơ hội cho việc ước lượng có cơ
sở và chính xác.
EMH VÀ QUẢN LÝ DMĐT
• Trong trường hợp quản lý danh mục đầu tư thụ
động, nhà quản lý nên thực hiện các bước sau:
• (1) xác định mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng;
• (2) xây dựng một danh mục rủi ro phù hợp bằng cách chia
tổng danh mục ra thành hai phần gồm có những tài sản
phi rủi ro và danh mục tài sản rủi ro (chọn các chiến thuật
đầu tư hướng tới đạt tỉ suất sinh lời bình quân thị trường
và chấp nhận rủi ro ở mức bình quân thị trường);
• (3) đa dạng hoá danh mục đầu tư tối đa (số lượng khoảng
20 chứng khoán rủi ro) nhằm giảm thiểu tất cả rủi ro phi
hệ thống;
EMH VÀ QUẢN LÝ DMĐT
• Trong trường hợp quản lý danh mục đầu tư thụ
động, nhà quản lý nên thực hiện các bước sau (tt):
• (4) duy trì mức độ rủi ro đã được xác định trước bằng
cách cân bằng lại danh mục khi cần thiết (một số chiến
lược khuyến nghị: Xây dựng danh mục đầu tư khớp chỉ
số, xây dựng danh mục đầu tư có Beta = 1, đầu tư vào
quỹ ETF hay mua và nắm giữ cổ phiếu trong dài hạn);
• (5) tối thiểu hoá tổng chi phí giao dịch.
EMH VÀ QUẢN LÝ DMĐT
• Trong trường hợp quản lý danh mục đầu tư chủ động,
nhà quản lý danh mục đầu tư được khuyên:
• Nên mua, bán chủ động các chứng khoán có vốn hoá thị
trường trung bình (mid-cap stocks) hoặc vốn hoá thị trường
nhỏ (small-cap stocks).
• EMH cho rằng giá cả các chứng khoán sẽ phản ánh tức
thời với các thông tin mới xuất hiện, thông thường
những thông tin mới của các chứng khoán hàng đầu
được quan tâm nhiều hơn nên giá cả của chúng sẽ điều
chỉnh nhanh hơn so với các chứng khoán khác;
EMH VÀ QUẢN LÝ DMĐT
• Trong khi đó các chứng khoán của những công ty
vừa và nhỏ thông tin được đại chúng hoá chậm hơn
nên giá cả cũng không điều chỉnh nhanh bằng, khả
năng tìm kiếm những chứng khoán tạm thời bị định
giá thấp trong số những chứng khoán đó sẽ cao
hơn.

You might also like