You are on page 1of 4

4.

Ưu điểm và hạn chế của phần mềm

Sapo và KiotViet hiện đang là 2 phần mềm quản lý bán hàng được sử dụng nhiều nhất
Việt Nam, đặc biệt là dành cho các cửa hàng, chuỗi cửa hàng quy mô nhỏ và vừa.  Vậy
Sapo có những ưu điểm và hạn chế gì so với KiotViet.

Ưu điểm

 Nền tảng phần mềm quản lý bán hàng

Nền tảng của KiotViet hiện vẫn là nền tảng đóng, cũng giống như những phần mềm
khác trên thị trường. Điều này khiến cho Kiotviet khó tích hợp các ứng dụng của bên thứ
3. Người dùng không có nhiều sự lựa chọn và dù có dùng hay không thì ứng dụng vẫn ở
trong quản trị, không tự ý bỏ đi được.

Trong khi đó, nền tảng của Sapo là nền tảng mở. Từ 2016, Sapo đã nâng cấp lên phiên
bản Sapo 2.0 trên nền tảng mở, cho phép các đối tác thứ 3 tích hợp vào hệ thống để tập
trung dữ liệu về một nguồn. Người dùng có thể lựa chọn tích hợp ứng dụng nào cần thiết
hoặc xóa bỏ ra khỏi trang quản trị. Đây cũng là xu hướng hiện nay của lĩnh vực phần
mềm quản lý bán hàng.

 Giao diện sử dụng

Giao diện của Kiotviet tương đối đơn giản và ít có cải tiến. Menu của Kiotviet là
menu ngang, hiển thị vừa đủ thông tin. Có hỗ trợ dùng nhiều phím tắt.

Sapo có giao diện hiện đại và được cải tiến nhiều. Menu ngang của Sapo cũng được
đánh giá là dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên menu hiển thị hơi nhiều mục, người xem sẽ khó
nhớ khi mới nhìn vào. Thao tác nhanh nhờ áp dụng nhiều phím tắt.

 Tính năng bán hàng

Sapo có 2 màn hình bán hàng: tại quầy và màn hình chat trên Facebook. Vì quy trình
tại quầy và online khác nhau nên ưu điểm là chuyên biệt các tính năng, thông tin khách
hàng, đơn hàng và doanh thu…giữa 2 kênh offline và online. Đồng thời, với kênh online
bán trên Facebook sẽ có thêm quản lý đối tác vận chuyển. 

Kiotviet chỉ cung cấp một màn hình duy nhất cho cả bán hàng online và bán tại cửa
hàng. Điều này có ưu điểm là người dùng chỉ cần làm quen với 1 màn hình tạo đơn bán
hàng duy nhất, nhưng nhược điểm là sẽ không tách bạch được các báo cáo về bán hàng
tại cửa hàng và bán hàng online nên sẽ khó đo lường hiệu quả riêng của từng kênh. Phù
hợp với những doanh nghiệp, chủ shop tập trung vào bán tại cửa hàng. Tuy nhiên, sau
này khi cửa hàng phát triển đến một mức độ nào đó sẽ không thể thiếu việc phát triển
online, khi đó có thể sẽ gây khó khăn trong khâu quản lý, báo cáo.

 Tính năng quản lý kho hàng

Sapo quản lý chi tiết sản phẩm như: thương hiệu, loại hàng hóa, nhóm sản phẩm, theo
quy cách đóng gói, đơn vị đóng gói, chuẩn hóa giữa lon, lốc, thùng, màu sắc, size…tùy
theo từng mô hình kinh doanh của chủ kinh doanh. Ngoài ra, các tính năng tạo combo
khác nhau cũng được Sapo hỗ trợ để quản lý tồn kho chính xác trên từng sản phẩm trong
kho. Đặc biệt, Sapo còn hỗ trợ ghi nhận vị trí hàng hóa trong cửa hàng, trong kho như
đang kệ nào, dãy nào trong kho…giúp việc dịch chuyển lấy hàng đóng gói, đưa khách
hàng nhanh chóng.

Kiotviet hiện vẫn còn hạn chế các tính năng quản lý kho hàng, chỉ kiểm tra được số
lượng tồn hoặc số lượng được đặt trước và phải thao tác trong mục Hàng hóa, không hiển
thị được các số liệu đó ngay trên giao diện đơn hàng. Kiotviet cũng chưa phát triển tính
năng quản lý vị trí hàng hóa trong cửa hàng như Sapo.

 Tích hợp vận chuyển, tích hợp website

Sapo tự động tích hợp đối tác vận chuyển cho các đơn hàng online. Có thể tạo và quản
lý vận đơn online bằng tài khoản tại cửa hàng trong trường hợp không có bộ phận phụ
trách online, giúp kiểm soát chi tiết từng khâu trong quá trình giao hàng. Khi tạo đơn
hàng trên Sapo chỉ cần gán đơn đó cho một trong số các đơn vị vận chuyển, tự khắc bên
vận chuyển sẽ nhận được thông báo và tới lấy hàng. Họ cũng sẽ cập nhật ngược lại trạng
thái đơn hàng, lộ trình giao hàng về Sapo để chủ shop có thể nắm được tình trạng đơn
hàng cũng như đối soát công nợ vận chuyển nhanh chóng mà không cần phải vào hệ
thống của bên vận chuyển.

Kiotviet hiện chưa tích hợp vận chuyển tự động. Cho phép đồng bộ hàng hóa 1 chiều
Haravan – Kiotviet, nhưng tình trạng lỗi xảy ra khá thường xuyên.

 Các loại báo cáo

Báo cáo cũng là 1 thế mạnh của Sapo so với các phần mềm khác trên thị trường.
Sapo có tổng cộng 20 loại báo cáo liên quan, phân ra thành báo cáo về dòng tiền, báo cáo
tồn kho, báo cáo thu chi, báo cáo bán hàng… Ưu điểm của việc phân chia báo cáo ra
thành nhiều loại là sẽ phù hợp với từng bộ phận quản lý khác nhau như chủ doanh
nghiệp, kế toán, quản lý… Các báo cáo còn được triển khai chi tiết kèm theo phân tích,
top hàng hóa bán chạy, gợi ý nhập hàng… giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan và đưa
ra quyết định nhanh chóng hơn. Các báo cáo đều có thể hiển thị dưới dạng biểu đồ đẹp
mắt, trực quan.

Kiotviet có 9 loại báo cáo lớn, trong đó lại phân ra thành từng loại báo cáo nhỏ. Các
báo cáo cũng phân chia theo từng bộ phận, cho từng đối tượng nhưng không phân tích cụ
thể đến mức như Sapo, cũng không có báo cáo bán hàng đa kênh và báo cáo giao hàng.

Hạn chế

 Phân quyền tài khoản nhân viên

Sapo chỉ phân quyền cho nhân viên đến các tính năng như vai trò, chi nhánh. Thao tác
nhân viên trong trang tính hiện vẫn chưa ổn định tuy nhiên Sapo lại giúp chủ cửa hàng
theo dõi được việc xuất nhập các loại file như danh sách hàng hóa, danh sách tồn kho…
của nhân viên, theo dõi tiến trình nhập các file này lên hệ thống đảm bảo nắm quyền
kiểm soát đội ngũ nhân viên của mình, tránh để thông tin lọt ra ngoài.

Kiotviet phân quyền đến mức chi tiết hơn, ví dụ nhân viên có thể xóa, sửa đơn hàng
nếu được cấp quyền. Tất nhiên nhược điểm là sẽ khó kiểm soát nếu nhân viên không
trung thực.

 Về các lĩnh vực quản lý

Hiện nay Kiotviet đang hỗ trợ quản lý bán hàng cho 14 lĩnh vực cụ thể. Trong đó nổi
bật là các lĩnh vực: Bar – nhà hàng, Khách sạn, Điện thoại và điện máy, Nội thất và gia
dụng.

Về Sapo thì theo thông tin trên website thì họ chưa tập trung phát triển phần mềm cho
các dịch vụ như nhà hàng, quán ăn, khách sạn mà chỉ tập trung các ngành hàng bán lẻ
khác như thời trang, tạp hóa, mỹ phẩm, siêu thị mini, mẹ và bé, vật liệu xây dựng, xe
máy, linh kiện, nhà thuốc, sách và văn phòng phẩm, hoa và quà tặng, nông sản và thực
phẩm.
Nếu bạn đang định hướng phát triển toàn diện từ online kết hợp với bán hàng tại cửa
hàng thì nên lựa chọn những phần mềm quản lý bán hàng Sapo để quản lý đa kênh, báo
cáo đa kênh và cần thiết phải tách bạch được từng kênh online và offline tại cửa hàng để
đo lường và đưa ra quyết định. Nếu chỉ tập trung trong kênh tại cửa hàng với chi phí rẻ
hơn, Kiotviet lại là lựa chọn tốt hơn. 

You might also like