You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

AN TOÀN SINH HỌC

Chuyên đề 2 : “Sự kiện MON 89034 và

đánh giá an toàn sinh học giống ngô MON89034 tại Mỹ”

GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

Nhóm thực hiện : Nhóm 2

Danh sách sinh viên

STT Họ và tên Lớp MSV


1 Hoàng Ngọc Anh K56CNSHA 560770
2 Trần Thị Dậu K56CNSHB 560903
3 Nguyễn Thị Diên K56CNSHA 560782
4 Trần Thị Viết Hằng K56CNSHA 560801
5 Trần Thị Thu Hòa K56CNSHA 560804
6 Nguyễn Thị Hồng K56CNSHA 560805

1
Mục lục

I. Đặt vấn đề
II. Nội dung
1. Giới thiệu – Mô tả sự kiện
2. Các nội dụng đánh giá an toàn sinh học đối với sự
kiện MON 89034
3. Hiện trạng cấp phép đối với sự kiện MON 89034
III. Kết luận

2
I. Đặt vấn đề

Bạn đã bao giờ nhìn thấy lá cây bị các loài sâu bệnh thực vật tàn phá hoặc chứng
kiến mùa màng bị mất trắng do côn trùng tấn công chưa ? Sâu bệnh thực vật gây ra
rất nhiều vấn đề cho người nông dân cũng như những người làm vườn. Vì vậy,
những người nông dân chỉ còn cách liên tục phun thuốc trừ sâu lên các cây trồng
của mình. Tuy nhiên, thật không may là một số loại thuốc trừ sâu đã gây ra những
ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tiếp xúc với chúng.

Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã và đang tìm cách nghiên cứu
những biện pháp mới trong việc phòng chống bệnh thực vật. Một trong những
biện pháp đã được thực hiện là biện pháp chuyển gen BT vào cây ngô .

BT, viết tắt của Bacillus thuringiensis, là loài vi khuẩn đất điển hình được phân lập
ở vùng Thuringia, Đức. Bt có khả năng tổng hợp protein gây tê liệt ấu trùng của
một số loài gây hại, trong đó có sâu đục quả bông, các loài sâu đục thân ngô Châu
Á và Châu Âu. Chúng đều là những loài sâu hại thực vật phổ biến và có khả năng
gây ra những sự tàn phá nghiêm trọng.

Vi khuẩn

3
Trên thế giới có 14 sự kiện chuyển gen Bt ở cây ngô

Event Company Description


176 Syngenta Insect-resistant maize produced by
Seeds, Inc. inserting the cry1Ab gene from Bacillus
thuringiensissubsp. kurstaki. The genetic
modification affords resistance to attack by
the European corn borer (ECB).

BT11 Syngenta Insect-resistant and herbicide tolerant


(X4334CB Seeds, Inc. maize produced by inserting
R, the cry1Ab gene fromBacillus
X4734CBR thuringiensis subsp. kurstaki, and the
) phosphinothricin N-acetyltransferase
(PAT) encoding gene from S.
viridochromogenes.

CBH-351 Aventis Insect-resistant and glufosinate ammonium


CropScience herbicide tolerant maize developed by
inserting genes encoding Cry9C protein
fromBacillus thuringiensis subsp tolworthi
and phosphinothricin acetyltransferase
(PAT) from Streptomyces hygroscopicus.

DAS- DOW Lepidopteran insect resistant and


06275-8 AgroSciences glufosinate ammonium herbicide-tolerant
LLC maize variety produced by inserting
the cry1F gene fromBacillus
thuringiensis var aizawai and the

4
Event Company Description

phosphinothricin acetyltransferase (PAT)


from Streptomyces hygroscopicus.

DAS- DOW Corn rootworm-resistant maize produced


59122-7 AgroSciences by inserting
LLC and the cry34Ab1 and cry35Ab1 genes
Pioneer Hi- from Bacillus thuringiensis strain
Bred PS149B1. The PAT encoding gene
International from Streptomyces viridochromogenes was
Inc. introduced as a selectable marker.

DBT418 Dekalb Insect-resistant and glufosinate ammonium


Genetics herbicide tolerant maize developed by
Corporation inserting genes encoding Cry1AC protein
from Bacillus thuringiensis subsp kurstaki
and phosphinothricin acetyltransferase
(PAT) from Streptomyces hygroscopicus

MIR162 Syngenta Insect-resistant maize event expressing a


Seeds, Inc. Vip3A protein from Bacillus
thuringiensis and the Escherichia coli PMI
selectable marker

MON80100 Monsanto Insect-resistant maize produced by


Company inserting the cry1Ab gene from Bacillus
thuringiensissubsp. kurstaki. The genetic
modification affords resistance to attack by
the European corn borer (ECB).

MON802 Monsanto Insect-resistant and glyphosate herbicide


5
Event Company Description

Company tolerant maize produced by inserting the


genes encoding the Cry1Ab protein
fromBacillus thuringiensis and the 5-
enolpyruvylshikimate-3-phosphate
synthase (EPSPS) from A.
tumefaciens strain CP4.

MON810 Monsanto Insect-resistant maize produced by


Company inserting a truncated form of
the cry1Ab gene fromBacillus
thuringiensis subsp. kurstaki HD-1. The
genetic modification affords resistance to
attack by the European corn borer (ECB).

MON863 Monsanto Corn root worm resistant maize produced


Company by inserting the cry3Bb1 gene
from Bacillus
thuringiensis subsp. kumamotoensis.

MON88017 Monsanto Corn rootworm-resistant maize produced


Company by inserting the cry3Bb1 gene
from Bacillus
thuringiensis subspecies kumamotoensisstr
ain EG4691. Glyphosate tolerance derived
by inserting a 5-enolpyruvylshikimate-3-
phosphate synthase (EPSPS) encoding
gene from Agrobacterium

6
Event Company Description

tumefaciens strain CP4.

MON89034 Monsanto Maize event expressing two different


Company insecticidal proteins from Bacillus
thuringiensis providing resistance to
number of lepidopteran pests.

TC1507 Mycogen (c/o Insect-resistant and glufosinate ammonium


Dow herbicide tolerant maize produced by
AgroSciences inserting the cry1F gene from Bacillus
); Pioneer (c/o thuringiensis var. aizawai and the
Dupont) phosphinothricin N-acetyltransferase
encoding gene from Streptomyces
viridochromogenes.

Sau đây, nhóm 2 xin trình bày về sự kiện MON 89034 và các đánh giá an toàn sinh
học của nước Mỹ đối với giống ngô MON 89034.

II. Nội dung


7
1. Giới thiệu và mô tả sự kiện MON 89034
1.1. Mô tả sự kiện
- MON 89034 là một giống ngô chuyển gen Bt của công ty Monsanto.
- Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cấp phép cho sự kiện MON 89034 vào ngày 24
tháng 7 năm 2008.
- Năm 2010, MON 89034 được thương mại hóa ở Mỹ với thương hiệu
"YieldGard™ VT Pro™"
- Tính trạng biểu hiện liên quan đến gen chuyển:

Sự kiện MON 89034 được tạo ra bằng phương pháp chuyển gen nhờ chủng vi
khuẩn Agrobacterium tumefaciens ABI, sử dụng plasmid PV-ZMIR245, biểu hiện
của 2 protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 mang đặc tính kháng đối với một số loài sâu
hại bộ Cánh vảy (Lepidoptera), như sâu đục thân (Ostrinia sp.), sâu đục bắp
(Helicoptera sp.) và sâu khoang (Spodoptera sp.).

1.2. Sinh vật nhận gen

8
Dòng ngô sử dụng trong chuyển gen tạo sự kiện MON 89034 là dòng thuần
LH172. Dòng thuần LH172 được biết đến như là một trong số ít các dòng ngô có
khả năng thích ứng với chuyển gen bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và
khả năng tái sinh cao. Vật liệu sử dụng để chuyển gen là các phôi non của dòng
LH172 được phân lập riêng rẽ.
1.3. Vector chuyển gen
Sự kiện MON 89034 sử dụng plasmid vector PV-ZMIR245.
Plasmid vector PV-ZMIR245 là một vector chuyển gen nhị thể gồm 2 T-DNA
riêng biệt. T-DNA thứ nhất, được gọi là T-DNA I, có chứa 2 cấu trúc biểu hiện gen
cry1A.105 và cry2Ab2. T-DNA thứ hai, được gọi là T-DNA II, chứa cấu trúc biểu
hiện gen nptII mã hóa enzyme neomycin phosphotransferase kháng neomycin và
paromomycin. Trong quá trình chuyển gen, cả 2 T-DNA được chèn vào hệ gen ngô
sử dụng làm giống nền. Sau đó, bằng phương pháp chọn giống truyền thống chọn
ra các cây trồng chỉ mang T-DNA I (chứa các cấu trúc biểu hiện gen cry1A.105 và
cry2Ab2).
Kết quả là tạo ra sự kiện MON 89034 kháng sâu bộ Cánh vảy - không chứa chỉ thị
chọn lọc phân tử nptII.

9
T-DNA I:
Trong sự kiện MON 89034, T-DNA I chứa 2 cấu trúc biểu hiện gen cry1A.105 và
cry2Ab2 có mang tính trạng kháng sâu bộ Cánh vảy.
Gen cry1A.105 và protein Cry1A.105
Gen cry1A.105 mã hóa protein Cry1A.105. Protein Cry1A.105 trong sự kiện MON
89034 có trọng lượng phân tử là 133 kDa, gồm 1177 axit amin. Cry1A.105 là một
protein Bt cải tiến gồm các miền (domain) I và II từ protein Cry1Ab hoặc Cry1Ac
(protein Cry1Ab và Cry1Ac có trình tự axit amin ở miền I và miền II giống hệt
nhau), miền III từ protein Cry1F và miền đầu cuối C (C-terminal domain) từ
protein Cry1Ac. Các protein Cry1Ab, Cry1Ac, và Cry1F được biết đến rộng rãi với
đặc tính kháng sâu hại bộ Cánh vảy.

10
Về tổng thể, sự tương đồng về trình tự axit amin của protein Cry1A.105 so với các
protein Cry1Ab, Cry1Ac, và Cry1F tương ứng là 90,0%, 93,6% và 76,7%. Theo cơ
sở phân loại của các protein Bt tinh thể đã được thừa nhận thì protein Cry1A.105
có thể được xếp vào nhóm protein Cry1Ac dựa trên tính tương đồng rất cao của
chúng.

Protein Cry1A.105 trong sự kiện MON 89034 có cấu trúc và chức năng tương tự
như các protein Cry1A sản sinh ra trong cây trồng chuyển gen (ví dụ, ngô kháng
sâu đục thân YieldGard, bông kháng sâu Bollgard® và BollgardII®) đã được
khẳng định có lịch sử sử dụng an toàn.

11
Gen cry2Ab2 và protein Cry2Ab2
Gen cry2Ab2 mã hóa protein Cry2Ab2. Protein Cry2Ab2 trong sự kiện MON
89034 là một protein thuộc nhóm protein Cry2Ab với 98,9% trình tự axit amin
tương đồng và là biến thể của protein Cry2Ab2 phân lập từ loài phụ Bacillus
thuringiensis subsp. kurstaki với sự khác nhau là 01 axit amin duy nhất.
Protein Cry2Ab có 88% trình tự axit amin tương đồng với protein Cry2Aa - thành
phần của các chế phẩm vi sinh mang đặc tính kháng sâu Dipel® và Crymax® có
lịch sử sử dụng an toàn.
T-DNA II:
Ngoài trình tự T-DNA I mang 2 cấu trúc gen cry1A.105 và cry.2Ab2, sự kiện MON
89034 còn mang trình tự T-DNA II chứa gen nptII kháng kháng sinh. Trình tự
TDNA II này sẽ bị phân ly ở thế hệ F1 của sự kiện MON 89034.
Gen nptII mã hóa protein neomycin phosphotransferase II (NPT II):
Gen nptII có tác dụng làm bất hoạt các loại kháng sinh là kanamycin, neomycin và
paromomycin. Việc sử dụng gen chọn lọc như nptII là cần thiết trong quá trình
chọn lọc các tế bào chuyển nạp trong môi trường nuôi cấy chọn lọc. Trong môi
trường có bổ sung paromomycin thì chỉ có các tế bào chuyển nạp mang gen nptII
có khả năng sống sót, trong khi các tế bào không mang gen nptII sẽ bị chết do ảnh
hưởng của kháng sinh paromomycin này. Trình tự cấu trúc biểu hiện gen nptII bao
gồm các nguyên tố di truyền là promoter (P-e35S) của vùng 35SRNA của virus
gây bệnh khảm ở súp lơ (CaMV). Trình tự mã hóa protein NPTII còn có mặt đầu
3’của gen tổng hợp hợp chất noplalin (nos) từ Agrobacterium tumefaciens đóng vai
trò kết thúc phiên mã và là tín hiệu gắn chuỗi polyA được chứa vùng tăng cường
sao mã.

12
13
1.4. Vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens
Vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens là vi khuẩn gram âm, gây bệnh khối u ở thực
vật 2 lá mầm, có hệ thống Ti-plasmid được ứng dụng phổ biến trong CNSH. Cho
đến nay, chưa có thông tin, hay thực tế chứng minh Agrobacterium.sp gây bệnh
trên người.

1.5. Sơ đồ cấu trúc các nguyên tố di truyền đoạn gen chèn vào tạo sự
kiện MON 89034
Sơ đồ cấu trúc các nguyên tố di truyền của đoạn gen được chèn vào trong sự kiện
MON 89034 được xác định bằng phương pháp PCR. Có 7 cặp mồi sử dụng để
khuyếch đại được thiết kế trên nguyên tắc khuyếch đại liên tiếp từ đầu đến cuối
vùng chèn vào (có độ dài 9.3 kb).

14
1.6. Quá trình chuyển gen
Sự kiện MON 89034, ngô Bt kháng sâu bộ Cánh vảy được tạo ra bằng phương
pháp chuyển gen nhờ chủng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens ABI, sử dụng
plasmid PV-ZMIR245. Dòng ngô sử dụng trong chuyển gen tạo sự kiện MON
89034 là dòng thuần LH172. Vật liệu sử dụng để chuyển gen là các phôi non của
dòng LH172 được phân lập riêng rẽ.
Sau giai đoạn nuôi ủ trên môi trường nuôi cấy, các phôi non được chuyển sang
môi trường nuôi cấy chọn lọc có chứa chất kháng sinh carbenicillin (để loại bỏ vi
khuẩn Agrobacterium), và paromomycin (để loại bỏ các tế bào không được chuyển
gen). Trên môi trường chọn lọc này, chỉ những phôi có chứa cấu trúc chuyển gen
(T-DNA II hoặc/và chứa tổ hợp T-DNA I + T-DNA II) có khả năng sống sót và tái
sinh. Các tế bào thu được này sau đó được tiếp tục nuôi cấy trong những môi
trường chọn lọc nhiều lần để tạo thành sự kiện ngô chuyển gen MON 89034 theo
như quy trình đã được mô tả bởi Armstrong và Phillips (1998).
Trong quá trình chọn giống tiếp theo, các cây trồng có đoạn chèn riêng biệt TDNA
15
I hoặc T-DNA II bị phân ly. Các cây trồng có chứa đoạn chèn T-DNA I (mang các
cấu trúc gen cry1A.105 và cry2Ab2) được chọn lọc bằng phân tích phân tử, trong
khi các cây trồng mang cấu trúc biểu hiện nptII (T-DNA II) bị loại bỏ qua quá trình
chọn giống truyền thống. Các phân tích phân tử như lai Southern hay ELISA sau
này cũng đã khẳng định gen nptII đã được loại bỏ hoàn toàn và không có sự hiện
diện của protein NPTII trong sự kiện MON 89034.

16
2. Các nội dung đánh giá an toàn sinh học đối với sự kiện MON 89034
2.1. Đánh giá an toàn sinh học của sự kiện MON 89034 đối với sức
khỏe con người
a. Đánh giá thành phần và giá trị dinh dưỡng của sự kiện MON 89034
Phân tích tiến hành trên 77 hợp chất trong đó có 9 hợp chất trong thân, 68 hợp chất
trong hạt và được tiến hành đối chứng với 5 giống được thu thập từ 5 địa điểm
khảo nghiệm ở Hoa Kì và Argentina (2004-2005)

17
 Đánh giá thành phần hợp chất trong hạt và thân ngô MON 89034:
 Trong thân: proximates (protein, chất béo, tro và độ ẩm); chất xơ tẩy rửa
axit(ADF), chất xơ tẩy rửa trung tính(NDF); khoáng chất(Ca, P);
carbonhydrate
 Trong hạt: proximate (protein, chất béo, tro, và độ ẩm); ADF; NDF; tổng
xơ(TDF); axit amin; axit béo (C8-C22); vitamin (B1, B2, B6, E, niacin,
và axít folic); các chất chống dinh dưỡng (axít phytic và raffinose); chất
chuyển hóa thứ cấp (axít ferulic, axít p-coumaric, 2-furaldehyde); khoáng
chất (Ca, Cu, Fe, Mg, Mn, P, K, Na và Zn); carbonhydrate
 Kết quả: phân tích 61 hợp chất cho thấy 58/61 hợp chất (chiếm 95%)
không có sự khác biệt và 3 hợp chất có ý nghĩa thống kê giữa MON
89034 và đối chứng.
 Đánh giá dinh dưỡng trong hạt và thân ngô MON 89034:
 Phân tích hàm lượng chất dinh dưỡng phát hiện có 3 hợp chất sai khác
Photpho, axit stearic, axit arachidic trong hạt.
 Sự khác biệt này tương đối nhỏ (3,4-19,2) và có thể coi là kết quả biến
đổi tự nhiên bởi vì giá trị trung bình nằm và khoảng dao động nằm trong
dung khai 99% của giống ngô thương mại
 Hàm lượng dinh dưỡng tương dương với giống ngô truyền thống. Việc
chuyển gen Cry1A.105 và gen Cry2Ab2 tạo ngô MON 89034 không làm
thay đổi thành phần hợp chất và giá trị dinh dưỡng của thân, hạt so với
đối chứng.

18
b. Đánh giá khả năng gây ngộ độc của sự kiện MON 89034
- Protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 được phân lập từ chủng vi khuẩn Bt, vi
khuẩn đã được thương mại hóa tại Hoa Kỳ từ năm 1958 để sản xuất các chế
phẩm vi sinh có hoạt tính kháng sâu và là các sản phẩm có lịch sử sử dụng
an toàn hơn 45 năm qua.
- Protein Cry1A.105 không có sự tương đồng với các chất gây độc, chất có
hoạt tính gây độc có ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe con người và vật
nuôi đã biết.
- Protein Cry2Ab2 trong sự kiện MON 89034 được phân lập từ loài phụ Bt.
kurstaki với sự khác nhau là 01 axit amin duy nhất so với loài dại. Protein
Cry2Ab có 88% trình tự tương đồng với protein Cry2Aa là thành phần của
các chế phẩm vi sinh mang đặc tính kháng sâu Dipel® và Crymax®).
Protein Cry2Ab2 sản sinh trong sự kiện ngô MON 89034 và bông BollgardII
là hoàn toàn tương đồng với nhau về trình tự axit amin. Bông BollgardII đã
được thương mại hóa từ năm 2003 và cho đến nay chưa có một tài liệu nào
công bố về ảnh hưởng bất lợi của sự kiện bông này.
- Khả năng gây ngộ độc cấp tính của protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 được
nghiên cứu trên chuột: cho chuột ăn hàm lượng protein Cry là 2072 và 2198
mg/kg trọng lượng cơ thể chuột nhưng không có bất kỳ biểu hiện ngộ độc
cấp tính nào.
- Mức độ phơi nhiễm của protein Cry1A.105 và Cry2Ab2:

Protein Cry1A.105 chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, tương ứng là 0.005% tổng lượng
protein có trong hạt ngô MON 89034. Kết quả đánh giá an toàn thực phẩm cho
thấy ngưỡng phơi nhiễm (MOEs) của protein Cry1A.105 đối với người dân Hoa
Kỳ nói chung đều lớn hơn hoặc bằng 199.000. Đối với trẻ em tuổi từ 3-5 năm tuổi,
nhóm tuổi có mức tiêu thụ ngô cao nhất, MOEs của protein Cry1A.105 đều lớn

19
hơn hoặc bằng 79.400. Mặt khác, kết quả thí nghiệm cũng cho thấy > 95% protein
Cry1A.105 bị phân giải rất nhanh trong vòng 30 giây trong dịch dạ dày mô phỏng.
Kết quả này cho phép kết luận không tồn tại nguy cơ rủi ro của protein Cry1A.105
đối với sức khỏe con người và động vật khi sử dụng làm thực phẩm và thức ăn
chăn nuôi.
Protein Cry2Ab2 chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, tương ứng là 0.001% tổng lượng protein
có trong hạt ngô MON 89034. Kết quả đánh giá an toàn thực phẩm cho thấy
ngưỡng phơi nhiễm (MOEs) của protein Cry2Ab2 đối với người dân Hoa Kỳ nói
chung đều lớn hơn hoặc bằng 981.000. Đối với trẻ em tuổi từ 3-5 năm tuổi, nhóm
tuổi có mức tiêu thụ ngô cao nhất, MOEs của protein Cry2Ab2 đều lớn hơn hoặc
bằng 390.000. Mặt khác, kết quả thí nghiệm cũng cho thấy > 99% protein
Cry1A.105 bị phân giải rất nhanh trong vòng 30 giây trong dịch dạ dày mô phỏng.
Kết quả này cho phép kết luận không tồn tại nguy cơ rủi ro của protein Cry2Ab2
đối với sức khỏe con người và động vật khi sử dụng làm thực phẩm và thức ăn
chăn nuôi.
 Protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 không tồn tại nguy cơ gây độc đối với
con người và động vật.
c. Đánh giá khả năng gây dị ứng của sự kiện MON 89034
- Trình tự axit amin Cry1A.105 và Cry2Ab2 có sự tương đồng rất cao với 2
loại pr có lịch sử sử dụng an toàn lâu dài (Cry1A và Cry2A)
- Không tìm thấy sự tương đồng giữa Protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 với các
chất dị ứng đã biết ( gliadins và glutenins)
- Protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (0.005% và 0.001%
trong tổng lượng protein có trong hạt ngô MON 89034).
- Protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 bị phân hủy nhanh chóng trong các thành
phần của hệ tiêu hóa mô phỏng:

20
Khoảng 95% hàm lượng protein Cry1A.105 và 99.4% hàm lượng protein Cry2Ab2
bị phân giải thành pepsin trong vòng 30 giây trong dạ dày. Lượng protein Cry (nếu
còn) sẽ bị phân giải nhanh chóng trong dich ruột trong vòng 5 phút (protein
Cry1A.105) và 15 phút (protein Cry2Ab2).
 Protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 là an toàn đối với hệ thống tiêu hóa
động vật và người

2.2. Đánh giá an toàn sinh học của sự kiện MON 89034 đối với môi
trường
a. Đánh giá khả năng phát tán gen
Có 3 con đường phát tán gen: 1) phát tán gen thông qua hạt phấn (pollenmediated
gene flow); 2) phát tán gene thông qua hạt (seed – mediated gene flow) và 3) phát
tán gen thông qua sinh sản vô tính (vegetative-propagule mediated gene flow).
- Phát tán gen thông qua hạt phấn là khái niệm sử dụng để mô tả sự di chuyển
của gen thực vật từ cây này sang cây khác thông qua hạt phấn.
Với ngô, khả năng phát tán gen thông qua hạt phấn là rất cao ( thụ phấn chéo ). Tỷ
lệ thụ phấn chéo ở ngô là vào khoảng 0.2% ở khoảng cách 500m và 0.7 – 1.4% ở
khoảng cách >100m. Ở những vùng ẩm độ thấp và cường độ gió mạnh, tỷ lệ thụ
phấn là 0.3% ở khoảng cách 80m và 0.05% ở khoảng cách 180m. Matsuo và cộng
sự (2004) cũng chỉ ra rằng tùy thuộc vào điều kiện khí hậu từng năm, tỷ lệ thụ
phấn của các giống ngô là từ 0.1- 1.2% ở khoảng cách 50m và giảm xuống tới
0.04% khi khoảng cách tăng lên 400m.

- Sự phát tán qua hạt (Hạt được bao bọc trong lá bao) hoặc qua nhân giống vô
tính đối với ngô ngoài đồng ruộng là khó có thể xảy ra.

21
 Phát tan gen dọc ở ngô
 Khả năng lai với ngô truyền thống Zea mays L.
 Không có loài côn trùng thụ phấn chuyên tính trên cây ngô
 Hạt phấn ngô tồn tại trong 1 thời gian ngắn trên đồng ruộng
 Mức độ phát tán giảm theo khoảng cách < 1% ở khoảng cách >200 m
(Jemison và Vayda, 2000; Luna và cộng sự, 2001) < 0.9% sau 15m
(Bannert, 2006)
 Khả năng phát tán gen của ngô chuyển gen tới ngô truyền thống là rất thấp
và không gây nên sự thay đổi bất lợi nào đối với môi trường và đa dạng sinh
học.
 Khả năng lai với các loài hoang dại chỉ sống một mùa là teosinte (Zea
mays subsp. mexicana Schard)
 Phân bố địa lý khác nhau (Teosinte chủ yếu ở Mexico và Guatemala
(Wilkes, 1972) ).
 Hình thái phát triển khác nhau
 Thời gian ra hoa khác nhau
 Thế hệ con lai đầu tiên có khả năng tái sinh kém và tỷ lệ bất dục cao
 Ngô không thể lai với Teosinte

Cây
Teosinte

22
 Khả năng lai với các loài hoang dại sống lâu năm Tripsacum
 Khả năng ngô lai với Tripsacum là rất khó xảy ra.

Chưa có trường hợp nào về phát tán gen giữa ngô và các loài hoang dại được tìm
thấy ở nhiều nơi trên thế giới.

 Thế hệ con cháu của các cặp lai này có tỷ lệ bất dục rất lớn (Galinat, 1988;
Mangelsdorf, 1974; Russell và Hallauer, 1980).
 Nguy cơ phát tán hạt phấn từ sự kiện MON 89034 đến các loài thực vật
hoang dại khác là không có hoặc rất thấp.

Cây
Tripsacu
m

 Phát tan gen ngang ở ngô

Những số liệu khoa học hiện nay cho thấy gen chuyển từ cây chuyển gen sang vi
sinh vật trong điều kiện tự nhiên là rất khó. Gen từ sự kiện chuyển gen khó có thể
chuyển sang hệ gen của vi khuẩn trong môi trường. Khả năng chuyển gen ngang là
khó có thể xảy ra, không có tác động nào được tìm thấy đối với sức khoẻ con
người và động vật hay môi trường. Không có sự xuất hiện của tính trạng mới được
biểu hiện trong các quần thể vi sinh vật. Tương tự, khả năng chuyển gen từ cây này
sang cây khác là rất thấp.

23
Mặc dù đây là trường hợp hiếm xảy ra, nhưng vấn đề này vẫn được xem xét
nghiêm túc trong đánh giá an toàn đối với cây trồng chuyển gen. Điều đặc biệt
quan tâm chính là các vi sinh vật trong đất. Có giả thuyết cho rằng ADN tái tổ hợp
từ cây chuyển gen tạo thành một tổ hợp gen ngoài tế bào, cái mà tế bào vi khuẩn có
khả năng thẩm thấu ADN này và gắn kết vào trong hệ gen của chúng. Hiện tượng
chuyển gen tự nhiên này cần sự có mặt gần của các tế bào vi khuẩn trong bầu rễ
của cây chuyển gen, cũng như tính tương đồng của ADN tái tổ hợp so với trình tự
ADN bên trong vi khuẩn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy
điều này xảy ra trong đất.

 Việc canh tác ngô chuyển gen MON 89034 là hoàn toàn tương tự như canh
tác các giống ngô truyền thống khác, và biện pháp quản lý nguy cơ trôi gen
đối với sự kiện MON 89034 cũng tương tự như biện pháp quản lý đối với cây
ngô truyền thống.

b. Đánh giá nguy cơ cỏ dại hóa, tồn tại dai dẳng hoặc trở thành loài xâm lấn và
hậu quả có thể xảy ra
- Tại Mỹ cũng như nhiều nước trên thế giới, cây ngô không có trong danh
mục các loài cỏ chính hoặc loài cỏ độc (Crockett, 1977; Holm và cong s(,
1979; Muenscher, 1980).
- Chưa có bất kỳ một báo cáo nào về việc ngô có thể trở thành cỏ dại nghiêm
trọng.
- Ngô không thể tồn tại như cỏ bởi:
 Trong quá trình thuần hóa cây ngô, các tính trạng liên quan đến tính cỏ dại
như sự ngủ nghỉ của hạt, cơ chế phát tán hay khả năng hình thành quần thể
sinh sản ngoài canh tác đã không được lựa chọn.

24
Ví dụ, bắp ngô dược bao bằng các lớp vỏ dày do đó sự phát tán hạt ra bên ngoài là
rất hãn hữu. Ngay cả khi các hạt ngô bị phát tán ra ruộng hay trên đường vận
chuyển đến kho hay nơi chế biến, cây ngô mọc tự nhiên không tìm thấy tại các khu
vực bị phát tán.
 Cây ngô trồng không thể tồn tại nếu thiếu sự hỗ trợ của con người và không
có khả năng tồn tại như cỏ (Baker, 1965; Keeler, 1989; Galinat, 1988).
Mặc dù hạt ngô có thể tồn tại qua mùa đông trong cơ cấu luân canh với đậu tương,
nhưng ngô vẫn không thể tồn tại như cỏ dại do đó có thể sử dụng các biện pháp cơ
học và hóa học để kiểm soát vấn đề này.
Kết quả đánh giá từ 18 địa điểm khảo nghiệm trong năm 2004 và 2005 với 14 đặc
điểm về sinh trưởng, phát triển, sức nảy mầm của hạt, sức sống hạt phấn, và hơn
70 chỉ tiêu khác về mối tương tác cây trồng – côn trùng, cây trồng – bệnh hại và
phản ứng của cây trồng với ác yếu tố ngoại cảnh phi sinh học cho thấy không có
thay đổi về đặc tính ngủ nghỉ của hạt ngô MON 89034, không có sự khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa p ≤ 0.05 về tỷ lệ nảy mầm và đường kính hạt phấn giữa
ngô MON 89034 và ngô truyền thống. Kết quả đánh giá cũng cho thấy, không có
sự khác biệt thống kê giữa MON 89034 và ngô truyền thống về sức sống cây con,
số cây ban đầu, số cây thu hoạch, thời gian 50% cây tung phấn, thời gian 50% cây
phun râu, chiều cao đóng bắp, bắp rụng, cây gãy thân, cây đổ rễ, dinh dưỡng hạt,
trọng lượng hạt và năng suất (Monsanto, 2006).

25
 MON 89034 không có nguy cơ trở thành cỏ dại, tồn tại dai dẳng và xâm
lấn so với cây trồng truyền thống

26
c. Đánh giá tác động của sự kiện MON 89034 đối với các loài sinh vật
không chủ đích
 Phổ hoạt động của protein Cry1A.105 và Cry2Ab2
Các loài sinh vật không chủ đích (NTO) được chọn lựa để kiểm tra phổ hoạt động
của protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 sản sinh trong sự kiện MON 89034 bao gồm
14 loài thuộc 5 bộ côn trùng là bộ Cánh vảy, bộ Cánh cứng, bộ Cánh nửa, bộ Cánh
màng và sinh vật đất Collembola.
 Đại diện bộ Cánh vảy (Lepidoptera): black cutworm, Agrotis ipsilon
(Noctuidae), sâu đục bắp Helicoverpa zea (Noctuidae), , Spodoptera
frugiperda (Noctuidae), sâu đục thân Châu Âu Ostrinia nubilalis
(Crambidae), sâu đục thân vùng Tây Nam Diatraea grandiosella
(Crambidae);
 Đại diện bộ Cánh cứng Coleoptera:, Anthonomus grandis grandis
(Curculionidae), Diabrotica undecimpunctata howardi (Chrysomelidae), bọ
rùa Coleomegilla maculata (Coccinellidae);
 Đại diện bộ Cánh nửa Hemiptera: Rệp Lygus hesperus (Miridae), Rệp đào
Myzus persicae (Aphididae), Rệp minute pirate Orius insidiosus
(Anthocoridae);
 Đại diện bộ Cánh màng Hymenoptera: ong ký sinh Ichneumon promissorius
(Ichneumonidae) và ong mật Apis mellifera (Apidae);
 Đại diện sinh vật đất Collembola: Bọ đuôi bật Folsomia candida
(Isotomidae).
Hai protein Cry1 và Cry2 trong nhóm protein Bt có tính đặc hiệu cao đối với duy
nhất một loài côn trùng hoặc kém đặc hiệu hơn với 2 loài côn trùng:
 Protein Cry1 có tính kháng đặc hiệu cao với côn trùng Bộ Cánh vảy.
 Protein Cry2 có tính kháng với côn trùng cánh vảy và côn trùng hai cánh
(Dipteran). Protein Cry2, Cry2Aa (tên trước đây là CryB1) có tính kháng với
27
cả côn trùng Bộ Cánh vảy và muỗi (thuộc bộ Hai cánh Dipteran) và
Cry2Ab2 (tên trước đây là CryB2) chỉ đặc hiệu với côn trùng Bộ Cánh vảy.
Quy trình đánh giá phổ hoạt động của protein thay đổi theo từng loài côn trùng
nhưng trong mỗi trường hợp côn trùng được dựa trên khả năng phơi nhiễm của các
loài côn trùng đối với protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 trong khẩu phần ăn. Nồng
độ protein này được xác định là đủ để phát hiện sự thay đổi trong hoạt động của
các loài côn trùng. Kết quả đánh giá ở mức độ protein cho thấy, protein Cry1A.105
và protein Cry2Ab2 chỉ gây ảnh hưởng đến một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh
vảy Lepidoptera mà không gây hại tới các loài NTO.
 Khả năng tương tác giữa 2 protein Cry1A.105 và Cry2Ab2
- So sánh mức độ tương đồng về cấu trúc giữa 2 protein Cry1A.105 và
Cry2Ab2 cho thấy giữa 2 protein này có trình tự axit amin tương đồng là
14%.
- Cơ chế tác động của mỗi loại protein đối với khả năng kiểm soát sâu hại
 protein nhóm Cry1A được kích hoạt bởi sự phân giải vùng đầu cuối C và
đầu cuối N vùng I trong ruột giữa côn trùng.
 protein Cry2A lại được kích hoạt bởi sự phân giải của đầu cuối N vùng I và
đầu cuối C vùng III.
- Tính đặc hiệu của mỗi loại protein đối với khả năng kiểm soát sâu hại:
 protein Cry1A.105 làm tăng khả năng kháng cao với sâu đục thân, sâu
khoang và sâu xám.
 protein Cry2Ab2 tạo tính kháng với sâu đục bắp.
 Việc đánh giá rủi ro đối với NTO của MON 89034 được xác định bởi
đánh giá độc lập đối với mỗi protein Cry.

28
 Đánh giá ngưỡng phơi nhiễm của protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 đối với
các loài sinh vật không chủ đích

Kết quả bảng trên cho thấy ngưỡng phơi nhiễm (MOEs) dựa trên nồng độ không
gây ảnh hưởng (NOECs) của protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 với tất cả các đại
diện của sinh vật không chủ đích đều lớn hơn hoặc bằng 14 lần. Số liệu MOE thấp
nhất tìm thấy trên loài bọ xít bắt mồi Orius insidiosus (MOE = 14). Kết quả nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm trước đó đã chỉ ra với liều lượng protein Cry1A.105 sử
dụng là120 μg/ gdẫn đến kết quả khoảng 40% loài bọ xít bắt mồi bị tử vong. Tuy
nhiên, kết quả đánh giá ngoài đồng ruộng đã chứng minh rằng liều lượng 120 μg/ g

29
của protein Cry1A.105 trong hạt phấn không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến loài bọ
xít bắt mồi này. Kết quả thu được này phù hợp với số liệu tìm được trong các thí
nghiệm trước đó cho rằng cây ngô mang protein Cry không gây ảnh hưởng đến
quần thể loài bọ xít bắt mồi này. Kết quả thí nghiệm đối với protein Cry2Ab2 trong
các thí nghiệm cũng cho thấy ngưỡng phơi nhiễm rất cao của protein này (khoảng
dao động của MOE là từ 19-255) đối với các đại diện NTO, khẳng định tính an
toàn của protein này đối với các loài sinh vật không chủ đích (Theo cơ quan quản
lý an toàn sinh vật chuyển gen trên thế giới thì nếu ngưỡng phơi nhiễm MOE lớn
hơn 10 thì không tồn tại rủi ro hoặc rủi ro là rất nhỏ đối với NTO).

d. Đánh giá ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất

30
• Protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 đều bị phân hủy nhanh chóng trong môi
trường
 protein Cry1A.105, 50% lượng protein (DT50) bị phân hủy trong 7 ngày và
khoảng 90% lượng protein (DT90) bị phân bủy trong 90 ngày.
 protein Cry2Ab2, DT50: < 6 ngày và DT90: < 14 ngày.

• Các protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 không phải là những protein lạ trong


môi trường đất do đều được phân lập từ chủng vi khuẩn đất rất phổ biến
Bacillus thuringiensis với lịch sử sử dụng an toàn hơn 40 năm qua.
• Protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 mang tính đặc hiệu cao đối với một số loài
sâu gây hại bộ Cánh vảy, khả năng hoạt động đối với các loài sinh vật không
chủ đích là rất thấp.
 Sự kiện MON 89034 không gây ảnh hưởng đến quần thể sinh vật đất và
chất lượng đất.

31
3. Hiện trạng cấp phép đối với sự kiện MON 89034

Tính đến năm 2013, sự kiện MON 89034 đã được 17 quốc gia phê chuẩn sử dụng
làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và trồng trọt. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên cấp
phép cho sự kiện MON 89034 (bởi Cục Kiểm dịch Thú y và Bảo vệ thực vật
(APHIS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) được sử dụng để trồng trọt vào tháng 7 năm
2008 và được trồng rộng rãi dưới dạng tổ hợp của các đặc tính kháng sâu và chống
chịu thuốc trừ cỏ khác nhau. Ngoài Hoa Kỳ, các quốc gia khác đã cấp phép cho
mục đích trồng trọt bao gồm Argentina, Canada, Brazil, Nhật Bản, Nam Phi và
Philippines.

32
 Tại Việt Nam

Công ty TNHH DEKALB Việt Nam đã được cấp giấy phép khảo nghiệm hạn chế
(774/QĐ-BNN-KHCN ngày 29/3/2010) và giấy phép khảo nghiệm diện rộng
(402/QĐ-BNN-KHCN ngày 7/3/2011); tiến hành “Đánh giá rủi ro của sự kiện
MON 89034, ngô BT kháng sâu bộ cánh vảy đối với môi trường và đa dạng sinh
học” trong hai năm 2010 – 2011 đã khẳng định tính an toàn của sự kiện ngô Bt này
đối với môi trường và đa dạng sinh học so với ngô truyền thống và đề nghị Bộ Tài
nguyên và Môi trường xem xét và cấp Giấy xác nhận An toàn sinh học đối với sự
kiện ngô chuyển gen MON 890234 kháng sâu bộ Cánh vảy.

Tuy nhiên cho đến nay, ngô MON 89034 vẫn chưa được cấp phép trồng trọt và
thương mại hóa giống ngô này.

33
III. Kết luận
Ngoài đặc tính kháng sâu bộ Cánh vảy do sự biểu hiện đồng thời của hai protein
trừ sâu Cry1A.105 và Cry2Ab2, sự kiện MON89034 không tồn tại nguy cơ phát
tán gen, không gây ảnh hưởng bất lợi đến các loài sinh vật không chủ đích cũng
như hệ sinh vật đất và quy trình chuyển hóa trong đất, không tồn tại nguy cơ cỏ
dại, tồn tại dai dẳng hoặc xâm lấn so với ngô truyền thống. Các kết quả phân tích
thành phần hợp chất, nguy cơ gây ngộ độc và gây dị ứng khẳng định sự kiện MON
89034 an toàn và bổ dưỡng tương đương ngô truyền thống.  

Tình hình an ninh lương thực trên thế giới đang là vấn đề khiến các nước trên thế
giới đáng phải quan. Và cây trồng biến đổi gen có thể được coi là 1 biện pháp hữu
hiệu.Hiện nay, ngô chuyển gen kháng lại sâu hại đã mang lại năng suất hiệu quả
,cung cấp lượng lương thực lớn cho con người cũng như phục vụ các ngành chế
biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi gia súc…. Đối với Việt Nam, từ năm 2011, một
số giống ngô biến đổi gen như MON89034 đã được đưa vào khảo nghiệm, song
đến nay cây trồng biến đổi gen còn khá xa lạ với người Việt Nam…
Chúng ta cần áp dụng sớm, trên diện rộng để bà con nông dân sớm hưởng lợi
ích từ khoa học, góp phần cải thiện, nâng cao cuộc sống.!!!

34
Tài liệu tham khảo
• http://cera-gmc.org/index.php?
action=gm_crop_database&mode=ShowProd&data=MON89034
• http://www.aphis.usda.gov/brs/aphisdocs/06_29801p.pdf
• http://antoansinhhoc.vn/upload/BC%20%C4%90GRR_Ngo%20Bt
%20khang%20sau%20MON%2089034.pdf
• http://www.sourcewatch.org/index.php/MON_89034
• http://www.omard.gov.vn/lib/ckfinder/userfiles/files/Phu/Bao%20cao/Ket
%20qua%20khao%20nghiem%20danh%20gia%20rui%20ro%20ngo
%20khang%20sau%20MON%2089034(2).pdf
• http://thuvienphapluat.vn/archive/Cong-van-2940-BNN-VP-cay-trong-bien-
doi-gen-vb180331.aspx

35

You might also like