You are on page 1of 6

MẪU NGUYÊN TỬ BOHR

Bài 1. Trong quang phổ hiđrô, bươc sóng λ (μm) của các vạch quang phổ như sau:
Vạch thứ nhất của dãy Lai-man λ21 =0,1216 μm
Vạch Hα của dãy Ban-me λHα = 0,6563 μm
Vạch đầu của dãy Pa-sen λ43 = 1,8751 μm
Tính bước sóng của hai vạch quang phổ thứ hai, thứ ba của dãy Lai-man và của vạch Hβ .

Bài 2. Khi kích thích nguyên tử hiđro ở trạnh thái cơ bản, bán kính quỹ đạo dừng của êlectron
tăng lên 9 lần. Tính các bước sóng của các bức xạ mà nguyên tử hiđro có thể phát ra sau đó,
biết rằng năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô là
13,6
En =  2
(eV ) với n = 1;2;…. Cho: h = 6,625.10-34 J.s ; c = 3.108 m/s.
n
Chú ý: Khi tìm các bức xạ trong dãy quang phổ nguyên tử hidro cần vẽ sơ đồ các mức năng lượng và vẽ
các vạch, chú ý từng dãy có thể có. Học sinh thường chủ quan nên hay bị thiếu hay nhầm các vạch. Số
n! n.(n  1)
vạch tối đa mà một đám nguyên tử Hidro ở trạng thái n có thể phát ra là N   . Nhìn
2(n  2)! 2
trên hình vẽ ta sẽ xác định được bước sóng dài nhất và ngắn nhất của từng dãy và trên một trạng thái nào
đó.
Bài 3. Trong nguyên tử Hyđrô bán kính quỹ đạo dừng và năng lượng của êléctrôn trên quỹ đạo đó tính
theo công thức: rn = r0.n2 (A0) và E = - E0/n2 (eV). Trong đó r0 = 0,53 A0 và E0 =13,6 eV; n là các số
nguyên liên tiếp dương: n = 1, 2, 3, . . . tương ứng với các mực năng lượng.
a) Xác định bán kính quỹ đạo thứ 2, 3 và tìm vận tốc của êléctrôn trên quỹ đạo.
b) Tìm hai bước sóng giới hạn của dẫy Banme biết rằng các vạch của quang phổ của dẫy banme ứng với
sự chuyển từ trạng thái n > 2 về trạng thái n = 2.
c) Biết 4 bước sóng của 4 vạch đầu tiên của dẫy banme: đỏ có  = 0,6563m ; Lam có
  = 4861m; Chàm có   = 0,4340m; Tím có  = 0,4102m Hãy tìm bước sóng 3 vạch đầu tiên của
dẫy Pasen thông qua các bước sóng đó.
Bài 4. Trong quang phổ của hiđrô, bước sóng dài nhất trong dãy Lyman là λ1 = 0,1220 µm, bước sóng
ngắn nhất trong dãy Lyman là λ2 = 0,0193 µm. Cho hằng số Plăng h = 6.625.10-34 J.s, vận tốc ánh sáng
trong chân không c = 3.108 m/s.Tính
a) Bước sóng ngắn nhất trong dãy Bannme
b) Năng lượng cần thiết để ion hóa nguyên tử hidro
Bài 5. Các bước sóng dài nhất của vạch quang phổ thuộc dãy Laiman và dãy Banme trong quang phổ
vạch của hiđrô tương ứng là λ21 = 0,1218µm và λ32 = 0,6563µm. Tính năng lượng của photon phát ra khi
electron chuyển từ quỷ đạo M về quỹ đạo K.
Bài 6. Ba vạch có bước sóng dài nhất trong dãy Laiman của quang phổ hiđrô là 1 = 0,1220m; 2 =
0,128m; 3 = 0,0975m. Hỏi khi nguyên tử hiđrô bị kích thích sao cho electron chuyển lên quỹ đạo N
thì nguyên tử có thể phát ra các bức xạ ứng với các bức xạ đã cho. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s;
vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s.
Bài 7. Trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô, vạch ứng với bước sóng dài nhất trong dãy Laiman là
1 = 0,1216m và ứng với sự chuyển động của electron từ quỹ đạo M về quỹ đạo K có bước sóng 2 =
0,1026m. Hãy tính bước sóng dài nhất 3 trong dãy Banme.
Bài 8. Trong nguyên tử hiđrô lúc đầu có êlectron chuyển động tròn với bán kính quỹ đạo
r = 2,12.10-10 m quanh hạt nhân dưới tác dụng của lực Culông. Ta chỉ sử dụng các định luật vật lí cổ điển
để nghiên cứu chuyển động của êlectron trong nguyên tử. Theo đó, khi êlectron chuyển động với gia
2ke 2
tốc a thì nguyên tử sẽ bức xạ điện từ với công suất P  3 a 2 (trong đó c = 3. 108 m/s; e = 1,6. 10-
3c
19
C; k = 9. 10 Nm /C ). Coi gia tốc toàn phần a của êlectron là gia tốc hướng tâm. Hãy tính thời gian
9 2 2

cần thiết để bán kính quỹ đạo giảm đến r0 = 0,53. 10-10 m và ước tính trong thời gian đó êlectron chuyển
động trên quỹ đạo được bao nhiêu vòng.
Bài 9: Các mức năng lượng trong nguyên tử hiđrô được cho bởi công thức:
E0 mee4
En   , với E   13, 6eV ; n là một số lượng tử, n={1, 2, 3 . . .} tương ứng các mức quỹ đạo
8 02 h 2
0
n2
dừng K, L, M, N…
a) Kích thích nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản bằng việc hấp thụ phôtôn có năng lượng thích
hợp. Bán kính quỹ đạo dừng của êlectrôn tăng 9 lần. Tìm các bước sóng khả dĩ mà nguyên tử có thể bức
xạ ra.
b) Khi cung cấp cho nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản các phôtôn có năng lượng: 6 eV; 12,75
eV; 18 eV thì trong mỗi trường hợp trên nguyên tử có thể thấp thụ được phôtôn không? Khi đó nguyên
tử chuyển lên trạng thái nào?
c) Nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản va chạm với một êlectrôn có năng lượng 10,6 eV. Trong quá
trình tương tác, giả sử nguyên tử đứng yên và chuyển lên trạng thái kích thích đầu tiên. Tìm động năng
của êlectrôn sau va chạm.
Bài 10: Trong thỏi rubi có chứa nguyên tử Cr mà các mức năng lượng được thể hiện trên hình vẽ với
E2  2, 25 eV;E1  1,79 eV;E0  0 eV. Khi kích thích bằng ánh sáng, êlectrôn có thể chuyển từ mức E0 lên
E2 , sau đó từ E2 xuống E1 (không phát quang), rồi từ E1 trở về E0.
a) Khi chiếu ánh sáng trắng qua thỏi rubi, ta có thể quan sát được những
E2
vạch phổ nào trong chùm sáng truyền qua? Tính các bước sóng tương
ứng.
b) Thời gian lưu trú của êlectrôn ở mức E1 là 10-3 s; ở mức E2 là 10-8 s. E1
Có thể kết luận được gì về tính đơn sắc được đặc trưng bởi  /  , với
Δλ là độ rộng của vạch quang phổ.
E0
Cho biết độ bất định về năng lượng ΔE liên hệ với thời gian cư
trú Δt theo hệ thức: E.t  h (với h là hằng số Plăng).
Bài 11: Một nguyên tử hiđrô có khối lượng M đang yên thì chuyển mức năng lượng phát ra phôtôn có
bước sóng λ.
a) Tính hiệu chính Δλ về bước sóng của phôtôn khi kể đến sự giật lùi của nguyên tử.
b) Tính vận tốc giật lùi 𝑣 của nguyên tử hiđrô khi êlectrôn chuyển từ quỹ đạo n = 2 về quỹ đạo n=1.

ÁP SUẤT ÁNH SÁNG


Bài 1: Một laze rubi phát ra những xung sóng ánh sáng có thời gian kéo dài 0,1 s và có năng lượng 10
J. Xung có dạng một chùm sáng hẹp, đơn sắc, song song. Người ta tập trung chùm ánh sáng đó vào một
vết sáng hẹp có đường kính 10 m trên một mặt đặt vuông góc với chùm sáng. Hệ số phản xạ của mặt đó
là 0,5. Tính áp suất trung bình mà chùm laze tác dụng lên mặt đó.

Bài 2: Một chùm sáng song song, đơn sắc, có cường độ I = 2000 W/m2, đập lên mặt một gương
phẳng có hệ số phản xạ k = 0,8. Góc tới là   60 . Tính áp suất mà chùm sáng tác dụng lên mặt gương?
0

Bài 3: Một chùm sáng song song, đơn sắc có cường độ I = 8000 W/m2, chiếu vào một quả cầu mạ
niken, nhẵn bóng, có bán kính R = 5 cm, và có hệ số phản xạ k = 1. Tính lực mà chùm sáng tác dụng lên
quả cầu?
Bài 4: Một hạt bụi nhôm, coi như một quả cầu, bay trong không gian vũ trụ. Hệ số phản xạ của nó là 0,9.
Tính bán kính của hạt bụi, biết rằng lực hấp dẫn của Mặt trời cân bằng với áp lực của các tia sáng Mặt
trời tác dụng lên nó. Mặt trời coi như một vật đen tuyệt đối phát xạ với nhiệt độ bề mặt là 6000 K.
Biết khối lượng riêng của nhôm là D = 2,7.103 kg/m3; σ = 5,67.10-8 W/m2.K4; đường kính góc của Mặt
trời là α = 30’; khoảng cách Mặt trời – Trái đất là d = 150.106 km; khối lượng của Mặt trời là M0 =
1,95.1030 kg; hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 m3/kg.s2.

Bài 5: Một chùm laze xung, hẹp, có năng lượng E = 0,4 J và kéo dài trong khoảng thời gian   10 s ,
9

chiếu vào một thấu kính hội tụ song song với trục chính của thấu kính, khoảng cách từ chùm tia đến trục
chính bằng tiêu cự f của thấu kính. Thấu kính hấp tụ một nửa năng lượng của bức xạ laze, sự phản xạ ở
hai mặt thấu kính không đáng kể.
Tính lực trung bình do chùm laze tác dụng lên thấu kính trong khoảng thời gian chiếu. Lực đó có
hướng như thế nào?
Bài 6: Trong thí nghiệm do áp suất ánh sáng Lêbêdep, ông đã đo góc
xoắn của một sợi dây khi chiếu ánh sáng vào một lá bạch kim tròn (lá
được sơn đen trong 2 lá), từ đó xác định được độ lớn của áp suất ánh
sáng.
Biết rằng nếu rọi vào lá bạch kim sơn đen thì độ lệch của vết sáng
trên thước đo là 76mm (thước đo đặt cách gương 1200mm, đường kính
của các lá là 5mm. Hệ số phản xạ của lá bạch kim sơn đen là 0,5.
Khoảng cách từ tâm lá đến trục quay là 9,2mm. Hằng số k của momen
xoắn của sợi dây (M = k  ) là 2,2.10-9 Ncm/rad. Hãy:
a. Xác định độ lớn của áp suất ánh sáng.
b. Năng lượng của ánh sáng hồ quang rọi vào mặt các lá bạch kim trong thời gian 1s trên diện tích
2
1cm .
Bài 7: Một bán cầu thủy tinh trong suốt bán kính R và khối lượng m, đặt trong môi trường ngoài có chiết
suất n0 = 1. Một chùm sáng laze đơn sắc song song đi tới vuông góc
và phân bố đều ở khu vực trung tâm mặt phẳng bán cầu như hình vẽ.
Gia tốc trọng trường g hướng thẳng đứng xuống. Bán kính δ của tiết
diện hình trong của chùm laze rất nhỏ so với R. Cả bán cầu thủy tinh
và chùm tia laze đều đối xứng trục đối với trục z.
Bán cầu thủy tinh không hấp thụ ánh sáng laze. Bề mặt của nó
được phủ một lớp mỏng vật liệu trong suốt sao cho sự phản xạ có thể
bỏ qua được khi ánh sáng đi vào và đi ra khỏi bán cầu thủy tinh.
Quang trình của chùm ánh sáng laze qua lớp bề mặt phản xạ cũng
được bỏ qua.
Bỏ qua các số hạng bậc ( / R)3 hoặc cao hơn, tìm công suất P của chùm tia laze cần thiết để cân
bằng trọng lượng của bán cầu thủy tinh?
2
Gợi ý: cos  1  khi θ là góc rất bé.
2
Bài 8: Như đã biết ánh sáng bao gồm các phô tôn, mỗi phô tôn có động lượng là hf/c. Giả thiết rằng hệ
số phản xạ của gương bằng k, góc tới bằng 𝜑. Xác định áp suất P của sóng ánh sáng tác dụng lên gương
phẳng. Xác định lực tiếp tuyến T do ánh sáng tác dụng lên một đơn vị diện tích bề mặt gương.

Bài 9: Trong chân không có một quả cầu


nhỏ đồng chất bán kính r, chiết suất n như
hình vẽ. Một chùm sáng hẹp tần số f trong D
C
chân không truyền theo đường thẳng BC.
L
Đường thẳng BC cách tâm cầu O bằng L r
(L<r). Chùm sáng đến điểm C trên mặt B
O
cầu và khúc xạ trong quả cầu, đến điểm D
trên mặt cầu lại khúc xạ vào chân không.
Giả sử tần số chùm sáng qua 2 lần khúc
xạ nói trên không thay đổi. Tính độ lớn
lực trung bình tác dụng lên một photon
trong chùm sáng qua 2 lần khúc xạ.
Bài 10: Một chùm đơn sắc có bước sóng , song song , tiết diện lớn, có số photon trong một đơn vị thể
tích là n.
1. Chiếu chùm sáng nói trên tới một mặt phẳng theo phương hợp với pháp tuyến của mặt phẳng một góc
i. Xác định áp suất và lực của ánh sáng tác dụng lên một đơn vị diện tích của mặt phẳng này trong hai
trường hợp sau:
a) Mặt phẳng được ánh sáng chiếu tới là mặt gương có hệ số phản xạ là r
b) Mặt phẳng được ánh sáng chiếu tới là mặt nhám tán xạ ánh sáng. Giả thiết mọi photon chiếu tới mặt
này đều bị tán xạ và các photon được tán xạ đều theo mọi phương (số photon tán xạ từ một diện tích rất
nhỏ trong cùng một thời gian theo các góc khối bằng nhau đều có giá trị như nhau)
2. Chùm sáng nói trên chiếu tới một quả cầu bán kính R (𝑅 ≫ 𝜆). Biết quả cầu nằm hoàn toàn trong
chùm sáng. Tính lực do chùm sáng tác dung lên quả cầu trong hai trường hợp:
a) Mặt cầu là mặt gương phản xạ lý tưởng
b) Mặt cầu là mặt nhám có tính chất đã nêu ở 1b.
Bài 11: Cho một khối thủy tinh trong suốt dạng hình trụ đứng có đáy dạng một phần của hình tròn và
chiều cao là H được đặt trong không khí. Bán kính cong của đáy là R, độ rộng L = R. Chọn hệ trục tọa độ
Oxyz sao cho mặt phẳng yOz trùng với mặt phẳng bên của lăng trụ, gốc O nằm tại tâm mặt phẳng và mặt
phẳng xOy song song với mặt phẳng đáy của lăng trụ. Biết chiết suất của lăng trụ phụ thuộc vào tọa độ x
theo công thức: nx   3 
2x
. Người ta chiếu một chùm tia laze rộng, song song với trục Ox tới vuông
R
góc với mặt phẳng yOz của lăng trụ. Chùm laze có cường độ sáng phân bố đều trên độ rộng của chùm
 y
theo phương trục z nhưng thay đổi theo phương trục y dạng: I  y   I 0 1   , với I0 là cường độ sáng tại
 R 
y = 0. Coi rằng các tia laze không bị phản xạ trên các bề mặt lăng trụ.
1. Các tia ló khỏi lăng trụ cắt mặt phẳng xOz trong
vùng nào?
2. Tìm lực do chùm laze tác dụng
lên lăng trụ.
3. Người ta dịch lăng trụ dọc theo phương Oy một
đoạn a (a < R/2). Giả thiết lăng trụ không bị
xoay. Tìm các thành phần Fx, Fy của lực do
chùm sáng tác dụng lên lăng trụ.

Bài 12:
1. Một chùm sáng hẹp công suất P chiếu tới quả cầu trong suốt chiết suất n dưới góc tới . Các hệ
số truyền qua và phản xạ tại mặt phân cách tương ứng là T và R. Chọn hệ trục toạ độ Oyz trùng với mặt
phẳng tới của chùm sáng, có gốc 0 tại tâm quả cầu, trục Oz hướng theo hướng của chùm sáng tới.
Chứng minh rằng các thành phần lực Fz và Fy mà chùm sáng tác dụng lên quả cầu có biểu thức như sau:
𝑃 𝑇 2 [cos(2𝜃 − 2𝜑) + 𝑅𝑐𝑜𝑠2𝜃]
𝐹𝑧 = ( 1 + 𝑅𝑐𝑜𝑠2𝜃 −
𝑐 1 + 𝑅 2 + 2𝑅𝑐𝑜𝑠2𝜑
𝑃 𝑇 2 [sin(2𝜃 − 2𝜑) + 𝑅𝑠𝑖𝑛2𝜃]
𝐹𝑦 = ( 𝑅𝑠𝑖𝑛2𝜃 −
{ 𝑐 1 + 𝑅 2 + 2𝑅𝑐𝑜𝑠2𝜑
Trong đó 𝜑 là góc khúc xạ lần đầu, c là tốc độ ánh sáng trong chân không.
2. Chùm sáng song song lý tưởng là một chùm sáng có mặt phân cách rõ nét giữa môi trường có
sóng truyền qua và môi trường không có sóng truyền qua. Đồng thời cường độ sáng được phân bố đều
trong chùm. Tuy nhiên do nguyên lý bất định Heisenberg (hay nói cách khác do nhiễu xạ theo quan điểm
sóng) mà thực tế các chùm sáng không có mặt phân cách rõ nét và sóng truyền đi chiếm toàn bộ không
gian. Trong hệ toạ độ trụ mà trục Oz trùng với đường thẳng nằm ở tâm của chùm và hướng theo chiều
truyền sóng, phân bố cường độ ánh sáng trong chùm có dạng hình 3.3.

Hình 3.9
𝑃 2𝑟 2
𝐼(𝑟, 𝑧) = exp(− ) (*)
𝜋𝑤 2 (𝑧) 𝑤 2 (𝑧)
2
Trong đó P là công suất của chùm sáng và 𝑤(𝑧) = 𝑤0 √1 + (𝑧𝑧 ) với z0 là một hằng số.
0

a) Xét luồng photon đến mặt z = const. Công thức (*) cho thấy mật độ dòng photon tại trục (r = 0) là lớn
nhất, sau đó giảm rất nhanh theo r. Để mô tả chùm sáng, người ta dùng đại lượng gọi là bán kính của
chùm  được định nghĩa là căn quân phương của toạ độ r mà các photon đập tới, tức là 𝜎 = √〈𝑟 2 〉. Chứng
𝑤(𝑟)
minh rằng 𝜎 =
2
b) Tại mặt phẳng z = 0, bề rộng của chùm sáng nhỏ nhất và bằng w0. Khi z càng lớn, chùm sáng càng xoè
rộng ra. Khi z đủ lớn thì biên của chùm sáng có dạng mặt nón với đỉnh ở tâm chùm sáng và góc ở đỉnh là
0 (Hình 3.3). Sử dụng hệ thức bất định Heisenberg chứng tỏ rằng giữa 0 và w0 và bước sóng  có mối
𝜆
liên hệ : 𝜃0 ~
𝑤0
3. Đặt quả cầu có bán kính a≪ w0 và các hệ số T = 0, R = 1 vào chù sáng nói ở ý 2 sao cho tâm quả cầu
có toạ độ z = 0, r = 0. Tính lực tác dụng lên quả cầu đó.
Cho: Công thức Ơ-le: 𝑒 𝑖𝛼 = 𝑐𝑜𝑠𝛼 + 𝑖𝑠𝑖𝑛𝛼;
1
Khai triển 1−𝑥 = 1 + 𝑥 + 𝑥 2 + ⋯ . . 𝑣ớ𝑖 |𝑥| < 1

You might also like