You are on page 1of 4

BÀI TẬP LÀM THÊM

BÀI 1:
Trong nền KT mở, biết: C= 235 + 0.8 Yd ; I = 350; X = 290; IM = 0.22Y; G = 450; Thuế được
thu bằng 10% thu nhập; Sản lượng tiềm năng Y*=2850
1. Xây dựng hàm tổng cầu & Tính sản lượng cân bằng?
2. Biểu diễn trên đồ thị, cho biết tình trạng cán cân ngân sách & cán cân thương mại?
3. Nếu CP thu thêm thuế tự sinh là 10.5 và tăng tỷ lệ đánh thuế lên 20% tức là hàm thuế trở thành
T=10.5 + 0.2Y. Hãy xây dựng hàm tổng cầu mới, sản lượng cân bằng & cán cân ngân sách thay
đổi như thế nào? Thể hiện sự thay đổi của hàm tổng cầu trong đồ thị?
4. Việc thực hiện chính sách trên ảnh hưởng ra sao đến lãi suất, giá cả và thất nghiệp trong nền
kinh tế? Nếu Chính phủ muốn thực hiện mục tiêu Y = Y*, thì chính sách thay đổi thuế như trên
có hợp lí không? Theo anh (hay chị) các giải pháp hợp lý ở đây là gì?
BÀI 2:
Xét một nền kinh tế với các thông số sau:
C = 10 + 0,8Yd; I = 5 tỷ đồng; G = 40 tỷ đồng; T= 0,2Y ; X= 5 tỷ đồng; IM= 0,14Y
a)Xây dựng hàm tổng cầu? Xác định mức sản lượng cân bằng? Minh họa trên đồ thị?
b) Nếu bây giờ CP tăng chi tiêu mua hàng hóa thêm 20 tỷ nữa thì sản lượng cân bằng là bao
nhiêu?
BÀI 3:
Giả sử một nền kinh tế có hàm tiêu dùng C=0.8Yd; Đầu tư dự kiến là 300 (tỷ đồng); Chi tiêu
Chính phủ là 300 (tỷ đồng); Hàm thuế ròng có dạng T=100 (tỷ đồng) + 0.2Y; Xuất khẩu 100 (tỷ
đồng); Nhập khẩu chiếm 10% tổng sản lượng thực tế.
a) Xây dựng hàm tổng cầu. Xác định mức sản lượng cân bằng và vẽ đồ thị?
b)Tại mức sản lượng cân bằng, cán cân thương mại của nền kinh tế này thặng dư hay thâm hụt?
c) Tại mức sản lượng cân bằng, cán cân ngân sách Chính phủ thặng dư hay thâm hụt?
BÀI 4:
Thị trường hàng hoá và tiền tệ của một nền kinh tế được mô tả như sau:
C = 140 + 0,75.Yd; X = 211,5; T = 40 + 0,2Y; I = 129,5 - 12,8i
G = 189; IM = 0,4.Y; MD = 0,4Y - 17,6i; MS = 400; CPI = 2
Yêu cầu:
1. Viết phương trình đường IS và LM. Tính lãi suất và sản lượng cân bằng ?
2. Khi Chính phủ tăng chi tiêu lên 60, Sản lượng và lãi suất cân bằng thay đổi như thế nào?
3. Nếu Chính Phủ không tăng chi tiêu, nhưng cầu tiền trở nên hoàn toàn không nhạy cảm với lãi
suất. Lãi suất và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
BÀI 5:
Một nền kinh tế có cấu trúc như sau (Đơn vị của i là %, của các chỉ tiêu khác là tỷ đồng): Y =
5000, G = 1000, T = 1000, C = 250 + 0.75(Y – T), I = 900 – 50i.
1 – Hãy tính tổng tiết kiệm và cho biết tình trạng các cân ngân sách của chính phủ.
2- Tìm lãi suất cân bằng?
3- Nếu chính phủ quyết định tăng chi tiêu ngân sách lên là G = 700. Dùng cơ chế số nhân tổng
cầu cho biết sản lượng cân bằng thay đổi ra sao?
BÀI 6:
Có số liệu về một nền kinh tế như sau (ĐVT: Nghìn tỷ VNĐ)
C = 500 + 0,8Yd ; I = 300 ; G = 200 ; X = 200 ; T = 50 + 0,2Y ; IM = 0,04Y ; Y* = 3500
Yêu cầu:
1. Viết phương trình tổng cầu, tìm sản lượng cân bằng và minh hoạ bằng đồ thị.
2. Tại mức sản lượng cân bằng thì cán cân ngân sách và cán cân thương mại như thế nào?
3. Để đạt được mức sản lượng tiềm năng đã cho Chính phủ cần làm gì? Với thuế được xác định
lại T = 0,2Y vậy chính phủ thay đổi chi tiêu bao nhiêu để đạt được mức sản lượng tiềm năng?
BÀI 7:
Một nền kinh tế có các hàm số sau đây:
C = 100+ 0.7Yd; I = 240 + 0.2Y - 175i; G = 1860; T = 100 + 0.2Y, X = 400; IM = 70 + 0.11Y;
MD = 1000 + 0.2Y - 100i; H = 750; tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi là 80% ; tỉ lệ
dự trữ thực tế của các ngân hàng là 5%.
a. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng?
b. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm một lượng là 180. Xác định lãi suất và sản lượng cân
bằng mới?
BÀI 8:
Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ được cho bởi các thông số:
C = 211 + 0.75Yd; I = 389 – 8i; G = 392; X = 243; MPM = 0.4; T = 0.2Y + 20;
MD = 0.3Y – 12i; MS = 1800; CPI = 6.
a. Viết phương trình đường IS và đường LM ? Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng.
b. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương mua 14,4 tỷ đồng trái phiếu trên
thị trường mở, lãi suất và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào? (Biết rb = 10%, trong
điều kiện nền kinh tế không rò rỉ tiền và các NHTM không dự trữ dôi thêm).
c. Nếu cầu tiền giờ đây thay đổi thành MD = 0.3Y - 16i. Sản lượng và lãi suất cân bằng thay
đổi như thế nào (so với trạng thái cân bằng của câu a) ? Trong tình huống này việc tăng
chi tiêu của chính phủ sẽ có hiệu quả hơn đối với việc tăng sản lượng hay không? Minh
họa bằng đồ thị?
Bài 9: Kinh tế Việt Nam theo hoạch định của các chuyên gia năm 2019:
Hàm số tiêu dùng : C = 0,9Yd + 500
Hàm số thuế ròng : T = 0,3Y + 300
Hàm số nhập khẩu : IM = 0,13Y + 500
Hàm số đầu tư của khu vực tư nhân : I = 1000
Chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ theo kế họach : G = 1100
Xuất khẩu theo kế họach : X = 1170
1. Tính tổng thu nhập cân bằng Y.
2. Giả thiết nền kinh tế này đang suy thóai. Tính lại Y khi :
a. G tăng 100
b. Thuế T giảm 100
Bài 10: Kinh tế Việt Nam theo hoạch định của các chuyên gia năm 2019:
C = 100 + 0.7 Yd
I = 240 + 0.2 Y- 175i
G = 1860; T= 100 + 0.2Y, X = 400; IM = 70 + 0.11Y; MD = 1000 + 0.2Y - 100i; H = 750: tỉ lệ
tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi là 80%; tỉ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng là 5%
1. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng
2. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm một lượng là 180. Xác định lãi suất và sản lượng cân
bằng chung mới?
3. Biểu diễn các kết quả trên cùng đồ thị?
Bài 11: Giả sử hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,75Yd, hàm đầu tư là I = 150 - 10i, hàm chi tiêu của
chính phủ là G = 50 , hàm thuế của chính phủ là T = 10 + 0,1Y, và hàm xuất khẩu ròng là NX =
40 – 0,2Y.
a)  Viết phương trình và vẽ đồ thị đường IS.
b)  Nếu chi tiêu của chính phủ tăng lên 60 thì đường IS có còn ở vị trí cũ không?
c)  Nếu chính phủ không thay đổi chi tiêu mà giảm thuế và hàm thuế trở thành T = 10 + 0,05Y,
đường IS sẽ thay đổi như thế nào?
d) Bây giờ nhu cầu đầu tư ít nhạy cảm hơn đối với lãi suất và hàm đầu tư trở thành I = 150 – 20i.
Hãy viết phương trình của đường IS mới. Bạn có nhận xét gì về độ dốc của đường IS mới.
e)  Theo bạn, với giả định nào đường IS vẽ trong câu a) sẽ thẳng đứng? với giả định nào nó nằm
ngang?
Bài 12: Giả sử các số liệu sau đây mô tả hoạt động của thị trường hàng hóa và tiền tệ trong
nền kinh tế đóng có giá cả cố định: C = 700; I = 370; MPC = 0,8; G = 450; t = 0,2; độ nhạy
cảm của lãi suất so với đầu tư d = 9; độ nhạy cảm của thu nhập với cầu tiền k = 0,2; MS danh
nghĩa = 80; độ nhạy cảm của lãi suất với cầu tiền h = 7; chỉ số giá CPI = 1.
a)  Hãy viết phương trình của các đường IS, LM, và xác định mức thu nhập, lãi suất cân bằng
đồng thời trên cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ.
b)  Hãy tính mức tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư và mức thâm hụt (hoặc thặng dư) ngân sách của
chính phủ tại mức thu nhập cân bằng.
c)  Hãy sử dụng phương pháp ngắn nhất để kiểm tra lại kết quả tính toán của bạn ở các câu trên.

You might also like