You are on page 1of 3

BÀI TẬP ÔN TẬP

TẢI TRỌNG THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN

Bài 1. Một động cơ có trọng lượng động cơ và bệ máy Q = 1500 N đặt trên dầm bằng thép như trong hình
vẽ. Khi quay, do khối lượng lệch tâm nên động cơ tạo ra một lực động P(t) = P0sint, với P0 = 20 daN và
 = 108 Rad/s. Biết chiều dài dầm là L = 6m, thép có mô đun đàn hồi là E = 2.106 daN/cm2. Không xét đến
trọng lượng bản thân dầm và bỏ qua lực cản.

1. Tính hệ số động khi a = 0,5b.


2. Với kết quả trên, tính ứng suất pháp lớn nhất trên mặt cắt ngang giữa nhịp.
3. Vẫn với a = 0,5b, xác định chiều dài L để xẩy ra hiện tượng cộng hưởng.

20

12
a b

Bài 2. Xét một dầm công son AB có tiết diện hình tròn và làm bằng vật liệu thép, bán kính R = 7
cm. Ta thả một vật thể nặng có trọng lượng P = 60 daN rơi từ độ cao h = 9 cm không vận tốc ban
đầu đập xuống mặt cắt B như hình vẽ. Tại B có sẵn một vật nặng có trọng lượng Q = 150 daN.
Biết chiều dài dầm l = 1,4m, thép có E =2.106 daN/cm2. Không xét tới trọng lượng bản thân dầm
AB.
1. Tính hệ số động khi va chạm
2. Tính ứng suất pháp lớn nhất trên mặt cắt ngang cách ngàm một đoạn 3l/4.

BÀI TẬP ÔN TẬP

ỔN ĐỊNH THANH NÉN

Bài 1. Một cột làm bằng thép CT31, mặt cắt ngang hình tròn có bán kính r = 3cm, cao 1,4m, một đầu
ngàm, một đầu tự do, chịu tác dụng của lực nén đúng tâm ở đầu tự do. Biết thép có E = 2.106 daN/cm2.
Giới hạn tỷ lệ tl = 2600 daN/cm2. Công thức Iaxinxki đối với thép có a = 4640 daN/cm2, b = 36,17
daN/cm2.

1. Tính độ mảnh lớn nhất của cột


2. Tính ứng suất tới hạn và lực tới hạn của cột.
Bài 2. Xét một cột làm bằng thép CT31, mặt cắt ngang hình vuông có kích thước 3,5cm x 3,5cm, cao
1,4m, một đầu ngàm, một đầu khớp, chịu tác dụng của lực nén đúng tâm ở đầu khớp. Biết thép có E =
2.106 daN/cm2. Độ mảnh giới hạn o = 100. Giới hạn tỷ lệ tl = 2600 daN/cm2. Công thức Iaxinxki đối
với thép có a = 4640 daN/cm2, b = 36,17 daN/cm2.

1. Tính độ mảnh lớn nhất của cột


2. Tính ứng suất tới hạn và lực tới hạn của cột.

BÀI TẬP ÔN TẬP

SỨC CHỊU KẾT HỢP


Bài 1. Một cột có mặt cắt ngang hình vuông bị nén lệch tâm như hình. Biết ứng suất tại các điểm
A và B lần lượt là A = +200 N/cm2, B = 0 N/cm2.
1. Xác định tải trọng P tác dụng lên cột
2. Xác định ứng suất nén lớn nhất xuất hiện trong cột.

Bài 2. Cho cột có kích thước và sơ đồ chịu lực như hình. Cho biết giá trị P1 =100 kN, P2 = 50kN,
P3 = P4 = 10kN. Kích thước mặt cắt cột a = 24cm, b = 16 cm. Chiều cao cột h = 400cm.
1. Xác định nội lực tại mặt cắt chân cột, biểu diễn nội lực này trên mặt cắt
2. Tính ứng suất pháp lớn nhất và nhỏ nhất tại mặt cắt chân cột.
Bài 3. Cho cột có mặt mặt cắt ngang hình chữ nhật, chịu uốn bởi lực 3P và nén bởi lực P như hình
vẽ. Biết P = 250 daN, bỏ qua trọng lượng bản thân cột.
1. Tính ứng suất pháp tại điểm A và B trên mặt cắt chân cột.
2. Xác định đường trung hòa và vẽ biểu đồ ứng suất tại mặt cắt ngang cách chân cột 35cm.

3P

80cm 30cm

8cm

Bài 4. Một dầm công son bằng thép được đặt nằm ngang như hình vẽ. Đầu tự do chịu tác dụng của
lực P = 200 daN có phương theo đường chéo của mặt cắt ngang như hình vẽ. Bỏ qua trọng lượng
bản thân dầm.
1. Tính ứng suất tại 4 góc của mặt cắt ngang cách đầu ngàm một đoạn 60 cm.
2. Vẽ đường trung hòa và vẽ biểu đồ ứng suất trên mặt cắt ngang đó.

25cm

6cm

You might also like