You are on page 1of 2

Bài báo Ký sinh trùng – Sán lá phổi (Paragonimus westermani)

 Phương pháp chẩn đoán :


- Dựa trên triệu chứng lâm sàng:
+ Ho ra đàm lẫn máu ( thường gặp)
+ Giai đoạn sớm ( trung bình 2-20 ngày):
_ Trong thời gian ấu trùng di chuyển khoang phúc mạc, một số bệnh nhân thấy đau
bụng hay đau thượng vị, thậm chí có thể ỉa chảy
_ Khi ấu trùng xuyên qua cơ hoành và di trú trong khoang màng phổi có thể đau ngực
kiểu màng phổi (thường là 2 bên)
_ X-quang phổi lúc này khoảng sau nhiễm từ 1 tháng trở lên có thể tràn khí hoặc dịch
màng phổi (tràn dịch màng phổi là dịch tiết và dày đặc bạch cầu ái toan)
_ Khi ấu trùng di chuyển trong nhu mô phổi tăng cao, bệnh nhân có biểu hiện giống
hội chứng Loeffler
_ Ho khan, đau ngực khó chịu
_ Triệu chứng ít gặp hơn gồm sốt nhẹ và đờm có dây máu
+ Giai đoạn muộn ( sán lá phổi trong thời gian trưởng thành sống ở phổi- kéo dài 10 năm
trước khi sán chết)
_ Ho máu tái diễn, điển hình chất đờm có màu socola, bao gồm hỗn hợp máu, tế bào
viêm và trứng sán phóng ra khi nang bao quanh sán trưởng thành vỡ vào tiểu phế quản
_ Bệnh nhân không sốt
_ Người gầy sút, kém ăn…
- Yếu tố dịch tễ : bệnh nhân có tiền sử ăn tôm cua chưa nấu chín hoặc nằm trong vùng dịch tế
có lưu hành bệnh sán lá phổi  yếu tố gợi ý
- Cận lâm sàng:
+ Bạch cầu ái toan tăng hoặc bình thường
+ X-quang phổi: có thể thấy một hay nhiều vị trí khu trú sán trong nang hay đường hầm trên
X-quang phổi, tuy nhiên có khoảng 20% không thấy bất thường gì trên X quang. Các bất
thường trên phim X-quang thường hay phim CT có thể gặp là: Tổn thương mờ hình vòng do
sự sáng tương đối của các thành phần trong nang sán, đường sọc thường cạnh bóng mờ
hình vòng , biểu hiện đường hầm của sán, có thể thấy dày màng phổi, hiếm khi thấy mức
nước hơi. Nhiều biểu hiện phổi khác nhau có thể tự nhiên mất đi và tổn thương mới xuất
hiện chậm trong nhiều tháng  có thể bị quy nhầm cho lao
+ Test ELISA dương tính với sán lá phổi
- Xét nghiệm :
+ Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm tìm thấy trứng trong đàm, dịch chọc rửa phế
quản-phế nang, trứng tìm thấy trong phân khi bệnh nhân nuốt đờm (nhất là trẻ em)  Tiêu
chuẩn vàng. Tỷ lệ tìm thấy trứng sán trong đờm chỉ 40% thậm chí còn thấp hơn nữa  cần
phải xét nghiệm nhiều lần vào nhiều thời điểm khác nhau, đặc biệt khi ho ra máu, thu thập
đờm 24h tăng cường độ nhạy của phát hiện trứng sán. Ngoài ra còn thấy tinh thể Charcot
Leyden trong đàm, trường hợp cần thiết phải tiến hành lấy bệnh phẩm 3 lần liên tiếp để tìm
trứng tránh bỏ sót.
+ Chẩn đoán miễn dịch : tìm kháng thể IgG kháng kí sinh trùng trong huyết thanh bệnh nhân
hoặc tìm kháng nguyên đặc hiệu của KST trong đàm hoặc bằng kỹ thuật ELISA; tìm protein
đặc hiệu bằng phương pháp Western blot  có độ nhạy cao hơn tìm trứng nhưng lưu ý sự
tồn tại của kháng thể trong huyết thanh không cho phép phân biệt được tình trạng đang
nhiễm, nhiễm gần đây hay nhiễm trong quá khứ
+ Chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh học phân tử : PCR
+ Các xét nghiệm hỗ trợ : công thức máu (bạch cầu toan tính tăng cao , chẩn đoán hình ảnh:
Xquang phổi có hạch trung thất to, tổn thương phổi dạng nốt hay màng mờ to nhỏ khác
nhau vì vậy dễ nhầm với hạch lao, CT scan cho kết quả gợi ý chẩn đoán.
+ Chẩn đoán phân biệt:
.) Bệnh cảnh lâm sàng bệnh sán lá phổi cần phải phân biệt với lao phổi
.) Ngoài các yếu tố đặc trưng về tiền sử, dịch tễ học, thường trong lao có sốt về
chiều, sút cân.
.) Tiêu chuẩn vàng của lao là thấy trực khuẩn lao
.) Dịch màng phổi trong lao thiên về màu vàng chanh, còn SLP màu hồng
.) Tình trạng gây ho ra máu còn có tình trạng khác như giãn phế quản, ung thư
phổi,….
 Kinh nghiệm tránh bỏ sót:
- Phối hợp bệnh cảnh lâm sàng (triệu chứng, yếu tố dịch tễ ) + ăn uống ( ăn tôm cua sống) +
tiền sử
- Các xét nghiệm mô bệnh học
- Xét nghiệm miễn dịch học
- Hình ảnh X-quang phổi về các tổn thương (tổn thương phổi thể hang, tràn khí hoặc dịch
màng phổi

You might also like