You are on page 1of 18

CÂU HỎI VẬN DỤNG

CHƯƠNG VẬN ĐỘNG- TUẦN HOÀN


Hãy nêu kết quả và nhận xét
về các thí nghiệm tìm hiểu
thành phần hóa học của
xương.

Thí nghiệm Kết quả thí nghiệm Nhận xét


Ngâm xương đùi ếch Xương vẫn nguyên - Phần muối khoáng
trưởng thành vào hình dạng nhưng trong xương bị hòa
dung dịch HCl 10% mềm và dẻo tan.
khoảng 15 phút
- Chỉ còn lại chất hữu cơ
Đốt một xương ếch Xương dễ dàng bị vỡ - Chất hữu cơ trong
trên ngọn lửa đèn ra khi ta chạm vào xương bị cháy hết.
cồn, đến khi xương
- Chỉ còn lại muối
không còn cháy nữa
khoáng
Người già có cần ăn, uống
các thực phẩm giàu canxi
không?

Ở người, khi đến tuổi trưởng thành:


+Sự phân chia sụn tăng trưởng không còn nên không cao thêm.
+ Màng xương vẫn còn khả năng sinh ra tế bào xương để bồi đắp
phía ngoài của thân xương nên xương lớn lên.
+ Trong khi đó các tế bào hủy xương, tiêu hủy thành trong của ống
xương làm cho khoang xương ngày càng rộng ra.
Càng lớn tuổi, quá trình phân hủy xương càng xảy ra nhanh
hơn quá trình tạo thành xương, do đó người già vẫn cần ăn, uống
các thực phẩm giàu canxi, đạm và tắm nắng để giúp xương tạo ra
nhiều để thay cho xương bị hủy.
Giải thích vì sao xương động vật
được hầm thì bở?

Khi hầm xương bò, lợn…….chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước
hầm xương thường sánh và ngọt lại. Phần xương còn lại là chất vô
cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bị bở.

Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của xương?
Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của
xương.
Thành phần vô cơ: canxi và photpho làm tăng độ cứng của xương. Nhờ
vậy xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể
Nhờ vào đâu mà khi xương bị gãy
thì xương có khả năng liền lại?

- Xương bị gãy khi được cố định tốt, đúng cách, đúng chỗ
- Tế bào phía trong màng xương sẽ phân chia tạo nên các tế bào xương
mới, liên kết với nhau tạo thành lớp màng nối hai phần xương gãy, lớp
này ngày cáng dày hơn và canxi hóa làm cho xương gãy được hàn lại.
- Khi gãy xương, nếu không cố định hoặc cố định không đúng vị trí,
không đúng cách,… sẽ làm cho xương không hoặc khó liền lại, hoặc liền
lại nhưng bị sai lệch vị trí gây đau, trở ngại trong sự vận động, lao
động,…
- Tại sao trẻ em thường bị còi xương?
- Làm thế nào để xương phát triển
khỏe mạnh?
- Tại sao cần cho em bé ăn dầu?

v Do không ăn đủ đạm, thành phần thức ăn thiếu canxi, ít vận động, ít


tắm nắng.
v Để xương phát triển khỏe mạnh cần:
+ Có chế độ ăn uống hợp lí.
+ Thường xuyên tắm nắng ( khoảng 20 – 30 phút trong khoảng 6 –
9h sáng)
+ Sinh hoạt đúng tư thế.
+ Tham gia thể dục thể thao thường xuyên, bền bỉ, vừa sức.
v Vì dầu ( lipít) là thành phần cần thiết cấu tạo nên tế bào, còn là môi
trường hòa tan các vitamin tan trong dầu trong đó có vitamin D.
Cấu tạo và chức năng của các loại khớp xương được con
người ứng dụng rất nhiều trong việc chế tạo máy móc. Hãy kể một
số bộ phận trong chiếc xe đạp hàng ngày em đi học được ứng dụng
nguyên tắc các loại khớp xương.

Khớp động: khớp giữa tay lái và cổ xe, giữa


giò và bàn đạp.

Khớp bán động:


khớp giữa các mắc
xích của xe.

Khớp bất động: khớp giữa yên xe và giàn xe.


- Xương dài có hình ống, ở đầu xương có các
nan xương xếp hình vòng cung.
A. Những đặc điểm cấu tạo đó có ý nghĩa gì phù
hợp với chức năng nâng đỡ của xương?
B. Hãy cho 2 ví dụ về sự ứng dụng đặc điểm đó
trong đời sống của con người

A. Xương dài hình ống: có tác dụng làm cho xương nhẹ mà vẫn chắc
chắn.
Ở đầu xương có các nan xương xếp hình vòng cung để phân tán lực
tác động và tăng khả năng chịu lực tác động

B. Xương dài: trụ cầu hoặc khung xe đạp...


Đầu xương: móng nhà hoặc móng cầu
Khả năng cử động của khớp bán động và khớp động khác nhau
như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

v Khớp động là khớp cử v Khớp bán động là khớp cử


động dễ dàng động bị hạn chế

v Sự khác nhau của 2 loại khớp trên là do cấu tạo của khớp động
hai đầu xương có sụn bọc đầu khớp nằm trong bao chứa dịch
khớp nên cử động linh hoạt, còn khớp bán động thì không có.
v Khớp bán động có thêm 1 đĩa sụn để hạn chế cử động của khớp
Ở người, tại sao máu chảy trong mao
mạch và trong động mạch lại có vận
tốc khác nhau?

Máu chảy nhanh hay chậm tùy thuộc vào các yếu tô sau:
Nếu mặt cắt của mạch hẹp, chênh lệnh huyết áp giữa đoạn trên và đoạn dưới nhỏ ->
máu sẽ chảy nhanh.
Nếu mặt cắt của mạch rộng, chênh lệch huyết áp giữa đoạn trên và đoạn dưới nhỏ ->
máu sẽ chảy chậm.
Máu chảy nhanh hay chậm liên quan đến tốc độ của dòng chảy:
Ở người, tổng tiết diện của đoạn mạch 8 cm2 -> máu chảy trong động mạch với vận
tốc 500 – 600 mm/s
Tổng diện tích mao mạch 6200 cm2 -> máu chảy trong mao mạch với vận tốc 0,5
mm/s.
Ý nghĩa:
Trong mao mạch: máu chảy chậm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi chất à khí
qua thành mạch với tổ chức xung quanh.
Trong động mạch: máu chảy nhanh tạo thuận lợi cho việc đưa máu, các chất cần thiết
đến các tế bào, cơ quan và chuyển các sản phẩm của hoạt động tế bào đến các cơ
quan bài tiết.
Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự tăng hoặc giảm số lượng
hồng cầu ở người.

v Tăng số lượng hồng cầu:


Lên núi cao, không khí loãng
Trẻ em có số lượng hồng cầu nhiều để trao đổi
chất, sinh trưởng và phát triển mạnh.
Mức độ hoạt động nhiều -> lượng hồng cầu lưu
thong tăng.
v Giảm số lượng hồng cầu:
Mất máu
Sốt rét, cảm cúm vì virút làm vỡ hồng cầu
Dinh dưỡng kém
Tủy xương hoạt động kém do phóng xạ.
Đau thận: thận không tiết ra chất kích thích tủy
xương sản xuất hồng cầu
Ở người Việt Nam:
- Nhịp tim của người trưởng thành trung bình là 70 đến 80
lần/ phút, nhịp tim ở trẻ em 5 đến 10 tuổi là 90 đến 110 lần/
phut.
- Lúc ngủ nhịp tim giảm 20% so với lúc thức
- Nhịp tim của người phụ nữ có thai tăng so với người bình
thường
- Vào mùa hè trời nong, nhịp tim tăng so với mùa đông
Em hãy giải thích các hiện tượng trên

• Nhịp tim người trưởng thành < nhịp tim trẻ em là do tỉ lệ


S/V, khối lượng cơ thể càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn nên
nhu cầu trao đổi chất càng cao.
• Nhịp tim lúc ngủ < nhịp tim lúc thức: cơ thể hoạt động mạnh
tim sẽ đập nhanh, khi nghỉ tim giảm nhịp đập.
• Nhịp tim của người phụ nữ có thai > nhịp tim người bình thường
do nhu cầu cơ thể tăng.
• Vào mùa hè trời nóng, nhịp tim tăng so với mùa đông do cơ thể
tăng tuần hoàn ngoại vi, bài tiết mồ hôi chống nóng
Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng
Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có
khả năng liên kết với 20 ml ôxi
a. Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ô
xi trong máu?
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là
4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao?
c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi
cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? Vì sao?

Đổi 5 lít = 5000 ml


a. Người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: = 1000 ml 02
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên
cao không khí càng loãng, nồng độ ôxi trong không khí thấp, nên để có đủ ôxi cho cơ thể thì
hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng.
c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng
độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động
mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi
để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường.
Hãy giải thích vì sao tế bào hồng cầu ở
người không có nhân còn tế bào bạch cầu
thì có nhân?

Tế bào hồng cầu người không có nhân để:


+ Phù hợp chức năng vận chuyển khí.
+ Tăng thêm không gian để chứa hêmôglôbin.
+ Giảm dùng ôxi ở mức thấp nhất
+ Không thưc hiện chức năng tổng hợp prôtêin

Tế bào bạch cầu có nhân để phù hợp với chức năng bảo vệ cơ thể:
+ Nhờ có nhân tổng hợp enzim, prôtêin kháng thể .
+ Tổng hợp chất kháng độc, chất kết tủa prôtêin lạ, chất hoà tan vi khuẩn
Van tim có vai trò gì? Một người bị hở van tim nếu
không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả gì?

- Chức năng của van tim: Giúp máu chảy theo 1 chiều:
từ tâm nhĩ sang tâm thất, từ tâm thất sang động mạch.
- Khi bị hở van tim: Một phần máu sẽ trào ngược lại.
-Nếu không được chữa trị kịp thời dẫn đến tim phải thường xuyên
tăng cường khả năng co bóp (tăng nhịp, dãn buồng) để tống thêm
một lượng máu bù lượng máu bị trào ngược trở lại, lâu dài sẽ dẫn
đến suy tim.
Ở trẻ em, nhịp đo tim đo được là 120 -140 lần/ phút.
Theo em, thời gian của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm?
Nhịp tim của một em bé là 120 lần/ phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời
gian các pha trong một chu kì của em bé đó.

- Thời gian của một chu kì tim ở trẻ em là: 60/120 = 0,5 s < 0,8 s
=> Thời gian của 1 chu kì tim ở trẻ em giảm.
Ta có tỉ lệ thời gian co tâm nhĩ : co tâm thất: pha dãn chung = 0,1: 0,3: 0,4
- Vậy thời gian các pha trong chu kì tim của em bé là:
+ Pha nhĩ co: 0,1 x 0,5/0,8 = 0,0625s
+ Pha thất co: 0,3 x 0,5/0,8 = 0,1875 s
+ Pha dãn chung: 0,4 x 0,5/0,8 = 0,25s
Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi
được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co
tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:
1. Số lần mạch đập trong một phút?
2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?
3. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?

1. Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy: 7560 : (24. 60) = 5,25 lít.
- Số lần tâm thất trái co trong một phút là: (5,25. 1000) : 70 = 75 ( lần)
Vậy số lần mạch đập trong một phút là: 75 lần.
2 - Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là: (1 phút = 60 giây) ta có: 60 : 75 = 0,8 giây.
3. Thời gian của các pha:
- Thời gian của pha dãn chung là: 0,8 : 2 = 0,4 (giây)
- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x
Ta có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4
x = 0,1 giây.
Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim:
Tâm nhĩ co hết: 0,1 giây.
Tâm thất co hết: 0,1 . 3 = 0,3 giây.
Có người cho rằng: “Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể
nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng không? Vì sao?

- Ý kiến đó là sai:
- Tiêm vacxin là tiêm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làm yếu để kích thích cơ thể
tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó (chủ động).
- Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ
thể khỏi bệnh (bị động).

Tiêm vacxin

Tiêm kháng sinh

You might also like