You are on page 1of 18

CHUYỂN HÓA XƯƠNG

NỘI DUNG
1.Các thuật ngữ: chu chuyển, chu chỉnh, tái tu chỉnh.
2. Chức năng các tế bào tham gia vào chu chuyển xương
3. Liệt kê các marker phản ánh tình trạng chu chuyển
xương
4. Trình bày sự biến đổi khối lượng xương theo thời gian
5. Vai trò các yếu tố điều hòa tại chỗ và toàn thân lên hoạt
động tế bào xương
6. Vận dụng chuyển hóa xương giải thích sinh bệnh
học/biện pháp dự phòng/điều trị bệnh loãng xương, còi
xương
1. TU CHỈNH VÀ TÁI TU
CHỈNH
Quá trình chu chuyển xương
gồm:
-Tạo xương và hủy xương
-Chuyển hóa xương
-Giai đoạn phát triển: tu chỉnh
-Giai đoạn trưởng thành: tái tu
chỉnh
-Tu chỉnh(tạo xương): tạo
dáng và chiều dài, hình
dạng cho xương. Khi
xương đạt mức trưởng
thành, quá trình tu chỉnh sẽ
giảm đi nhiều.
-Tái tu chỉnh (làm mới
xương): phân hủy những
mảng xương cũ hay bị tổn
hại thành mảng xương mới.
1.1. TẾ BÀO: xương
được cấu thành từ 4
loại tế bào chính:
-Tế bào tạo xương
-Tế bào hủy xương
-Tế bào xương
-Tế bào liên kết
1.2. QUÁ TRÌNH TÁI
TU CHỈNH: xảy ra theo
trình tự 4 bước
-Khởi động: tế bào tạo
xương gửi tín hiệu đến
các tế bào tạo máu
-Phân hủy xảy ra dưới lớp
tế bào liên kết
-Tạm ngưng
-Tạo xương mới
Tái tu chỉnh là quá
trình cần thiết để
duy trì sức mạnh
của xương.
Xương cần những
chất dinh dưỡng như
calci, vitamin D và
phospho để xây dựng
mô xương. Những
khoáng chất này hấp
thu qua thực phẩm.
2. CÁC TẾ BÀO
THAM GIA CHU
CHUYỂN XƯƠNG
-Tiền tế bào tạo xương
-Tế bào tạo xương
-Tế bào xương
-Tế bào hủy xương
3. CÁC CHẤT CHỈ DẤU PHẢN ÁNH TÌNH
TRẠNG CHU CHUYỂN XƯƠNG
3.1. Các markers của quá trình tạo xương
Photphatase kiềm:
-Trong trường hợp không có bệnh lý gan mật,
nồng độ photphatase kiềm huyết thanh liên
quan đến hoạt động tạo xương của tế bào tạo
xương
- Hoạt độ phụ thuộc vào tuổi, giới và hormon
Osteocalcin:
-Đặc hiệu cho quá trình
tạo xương, tăng theo
tuổi, nữ cao hơn nam.
-Các mảnh osteocalcin
được đào thải qua thận
nên tăng nồng độ
osteocalcin máu có thể
do giảm chức năng thận
Các đoạn peptide ở 2 đầu tận cùng có nhóm carboxyl và
amino của tiền collagen: chỉ số đặc hiệu cho sự tạo xương của tế
bào tạo xương.
3.2. Các markers của quá trình tiêu xương
3.2.1. Các sản phẩm thoái hóa của collagen loại I trong nước
tiểu: là những chỉ số giúp đánh giá sự hủy xương
Hydroxyproline niệu: trung bình 15-45mg/ngày
-Khi xương bị tiêu hủy, nó được giải phóng từ sự thoái hóa
collagen và đào thải qua thận
-Hydroxyproline cũng được phóng thích trong quá trình chuyển
hóa của da, mô liên kết và yếu tố bổ thể
Hydroxylysin glycoside niệu: là acid amin được giải
phóng trong quá trình thoái hóa collagen
Các hợp chất hydroxypyridinium niệu: dẫn xuất là
pyridinolin-có ở lưới collagen của khớp, xương gân
cũng như quanh mạch máu, đặc hiệu của quá trình tiêu
xương.
Các telopeptide của collagen loại I: trong quá trình
thoái hóa collagen loại I, đầu tận này được giải phóng
khỏi tình trạng liên kết và có thể đo lường trong huyết
thanh bằng phương pháp miễn dịch
3.2.2. Phosphatase acid kháng acid tarric trong máu: là sản phẩm của
tế bào hủy xương, nồng độ trong máu phản ánh hoạt động tiêu xương
3.2.3. Sialo-protein xương: là thành phần của xương, ngà răng và khớp
bị vôi hóa.Nồng độ sialo-protein trong huyết thanh tăng khi quá trình tiêu
xương xảy ra.
3.2.4. Calci niệu:
-là chất chỉ dẫn của sự tiêu xương. Calxi bài tiết qua thận thấp nhất từ 9h
tối-6h sáng và cao nhất vào trước buổi trưa
-Đo nồng độ calci, creatinine niệu buổi sáng lúc đói từ 8-10 giờ là chỉ số
ý nghĩa chẩn đoán với quá trình chuyển hóa xương nhanh.
4. KHỐI LƯỢNG VÀ CHẤT
LƯỢNG XƯƠNG
4.1. Khái niệm: sức mạnh xương bao
gồm sự toàn vẹn về
-Khối lượng xương: mật độ khoáng
hóa hữu cơ (mật độ xương) và trọng
lượng xương (khối lượng xương)
-Chất lượng xương: phụ thuộc vào thể
tích xương ( đặc/xốp), vi cấu trúc
xương ( khuôn hữu cơ/chất khoáng)
và chu chuyển xương (xây dựng/tái
tạo xương)
4.2. Các thời kì của xương:
3 giai đoạn
-GĐ 1: Khối lượng lương xương tăng
để đạt giá trị tối đa
-GĐ 2: Mất xương chậm theo tuổi, sau
40t với các xương đặc, xương xốp sớm
hơn 5-10 năm
-GĐ 3: Mất xương nhanh, xuất hiện ở
phụ nữ mãn kinh, nam 50t
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng hệ xương
-Tuổi
-Giới
-Tuổi mãn kinh
-Chủng tộc
-Yếu tố di truyền
-Sự cung cấp calci và vitamin D
-Vóc người
-Tập luyện
-Hút thuốc /nghiện rượu, cà phê
-Sử dụng thuốc

You might also like