You are on page 1of 4

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN HÓA XƯƠNG

1. Tuổi
 Trước khi bước vào giai đoạn trưởng thành, quá trình tạo xương diễn ra với mức độ
cao hơn quá hơn trình huỷ xương làm mật độ xương tăng nhanh.
 Mật độ xương đạt mức cao nhất ở độ tuổi 20-30 và các yếu tố di truyền đóng vai trò
quan trọng trong giai đoạn này.

 Sau khi xương đạt mật độ tối đa thì bắt đầu suy giảm với tốc độ khác nhau theo độ
tuổi.
 Nữ sau mãn kinh vài năm và nam sau độ tuổi 50 thì các tế bào huỷ xương có hoạt
tính cao hơn tế bào tạo xương và dẫn đến tình trạng suy giảm mật độ xương và gia
tăng nguy cơ gãy xương.

2. Dinh dưỡng
 Xương cần những chất dinh dưỡng như calci, vitamin D và phospho để xây dựng mô
xương, những chất này thường hấp thu qua nguồn thực phẩm.
 Khi dinh dưỡng không đầy đủ calci và phospho khiến các hormon điều tiết cơ thể
phản ứng bằng cách di chuyển các chất này khỏi xương để dùng cho các chức năng
khác trong cơ thể. (chuyển hóa tế bào, dẫn truyền thần kinh,...)

⇒ Nếu quá trình này tiếp tục xảy ra nhiều lần thì xương trở nên yếu và dễ gãy.

3. Estrogen và testosterone

Đây là 2 hormone quan trọng trong giai đoạn tạo xương.

 Estrogen:
 Làm giảm lượng tế bào và giảm hoạt tính của tế bào huỷ xương, ức chế sự phân
huỷ xương trong mọi giai đoạn trong quá trình tái tạo xương.
 Tác động đến sự phát sinh, hình thành các enzym và protein qua những cơ chế
phức tạp liên quan đến các hormon khác.
 Ngay trong hoặc sau thời gian mãn kinh, estrogen bị suy giảm và mật độ xương
cũng suy giảm nhanh chóng, nhất là trong 5 năm đầu sau mãn kinh.
 Testosterone:
 Kích thích sự tăng trưởng của cơ và tác động tích cực đến quá trình tạo xương.
 Sản sinh ra estrogen trong quá trình tác động đến cơ và xương.
 Có vai trò quan trọng trong sức khoẻ xương ở cả nam và nữ, đồng thời cũng có
vai trò tăng trưởng mật độ xương ở nam giới.
4. Các hormon điều tiết calci

Hormon cận giáp (PTH), calcitriol và calcitonin là những hormone kiểm soát calci. Các
hormon này đóng vai trò duy trì sức khỏe của xương.

 PTH

 Duy trì nồng độ calci trong máu, tăng trưởng cả hai quá trình tạo xương
và huỷ xương.
 PTH giúp di chuyển calci khỏi xương vào máu.

→ Khi PTH gia tăng sẽ dẫn đến cường cận giáp và làm mất xương.

 Calcitriol hay 1,25D được sản sinh từ Vitamin D có chức năng kích thích ruột hấp
thu calci và phospho.
 Calcitonin được sản sinh từ tuyến giáp có tác dụng ức chế các tế bào huỷ
xương, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển của xương và kiểm
soát nồng độ calcium.

5. Các yếu tố tăng trưởng và cytokine


Là những yếu tố trung gian có chức năng kiểm soát hoạt động liên quan giữa các tế bào
huỷ xương và tế bào tạo xương, qua đó kiểm soát sự phân huỷ xương.

Một số yếu tố tăng trưởng và cytokine ảnh hưởng đến chuyển hóa xương

Yếu tố Tác động đến chuyển hóa


xương

Các prostaglandin Kích thích quá trình huỷ xương


và tạo xương

Protein tạo hình xương (BMP) Kích thích sinh sản mụn và ma
trận xương

Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng (TGF) Kích thích biệt hoá

Các interleukin: IL-1, IL-3, IL-6, IL-11 Kích thích tế bào tạo xương

Yếu tố hoại tử u (TNF-α)


Yếu tố kích thích đại thực bào - tế bào đa nhân (GM- Kích thích quá trình huỷ xương
CSF)

Chất hoạt hoá thụ thể yếu tố nhân kappa B ( receptor Thúc đẩy sự biệt hoá của tế bào
activator of nuclear factor-kappa B - RANK ) huỷ xương

Osteoprotegerin (OPG) Giảm hoạt hoá các tế bào huỷ


xương thông qua ức chế RANK

You might also like