You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

--- KHOA MARKETING ---

BÀI THẢO LUẬN


ĐỀ TÀI: Chọn một chương trình truyền thông marketing một sản phẩm
hoặc thương hiệu của DNKD? phân tích đánh giá mức độ đáp ứng của
chương trình này với mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông
marketing, và tình thế marketing của DN?

Giảng viên: Đinh Thủy Bích Học phần: Truyền thông marketing
Mã lớp học phần: H2104MAGM0311
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
MỤC LỤ
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
PHẦN I: Cơ sở lý thuyết..................................................................................................2
I. Mục tiêu marketing..................................................................................................2
II. Mục tiêu truyền thông............................................................................................2
III. Tình thế marketing...............................................................................................2
1. Thị trường..............................................................................................................2
2. Sản phẩm................................................................................................................ 3
3. Cạnh tranh.............................................................................................................3
4. Nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (môi trường marketing).......4
IV. Các quyết định truyền thông ( quyết định Quan hệ công chúng – PR).............5
1. Xác định mục tiêu marketing quan hệ công chúng (MPR)................................5
2. Lựa chọn thông điệp và phương tiện MPR.........................................................6
3. Thực hiện kế hoạch MPR......................................................................................9
a) Nghiên cứu thái độ và ý kiến của công chúng..................................................9
b) Kế hoạch hành động........................................................................................10
c) Truyền thông về hoạt động của DN................................................................10
4. Đánh giá kết quả của MPR.................................................................................11
PHẦN II: Chương trình truyền thông marketing dịp Tết 2020 của Vinasoy - “Trao
Fami, trao Tết an lành”.................................................................................................13
I. Giới thiệu về doanh nghiệp Vinasoy và sản phẩm sữa đậu nành Fami...............13
1. Giới thiệu Công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy........................................13
1.1. Giới thiệu chung............................................................................................13
1.2. Quá trình phát triển......................................................................................14
1.3. Định hướng phát triển..................................................................................15
1.3.1. Tầm nhìn...................................................................................................15
1.3.2. Sứ mệnh....................................................................................................15
1.3.3. Giá trị cốt lõi.............................................................................................15
1.4. Sản phẩm chủ lực..........................................................................................15
2. Giới thiệu sữa đậu nành Fami............................................................................16
II. Chương trình truyền thông “ Trao Fami, trao Tết an lành”..............................17
1. Mục tiêu truyền thông.........................................................................................18
2. Hình thức và thời gian thực hiện chương trình truyền thông..........................18
3. Insight................................................................................................................... 19
4. Quá trình diễn ra chương trình truyền thông...................................................20
4.1. MV nhạc kịch “Lang Liêu hậu truyện”.......................................................20
4.2. Truyền thông “ trao Fami, trao Tết an lành” thông qua DriVadz............28
III. Phân tích mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing, tình thế
marketing của chương trình truyền thông “Trao Fami – Trao Tết an lành”........29
1. Mục tiêu marketing.............................................................................................29
2. Mục tiêu truyền thông marketing......................................................................30
2.1. Mục tiêu định tính (mục tiêu truyền thông)................................................30
2.2. Mục tiêu định lượng (mục tiêu doanh số)....................................................31
3. Tình thế marketing.............................................................................................32
3.1. Tình thế thị trường........................................................................................32
3.2. Tình thế sản phẩm.........................................................................................32
3.3. Tình thế cạnh tranh.......................................................................................33
3.4. Môi trường marketing..................................................................................34
3.4.1. Môi trường nhân khẩu học........................................................................34
3.4.2. Môi trường kinh tế....................................................................................35
3.4.3. Môi trường công nghệ...............................................................................35
a, Công nghệ sản xuất:....................................................................................35
b, Công nghệ thông tin – truyền thông:...........................................................36
3.4.4. Môi trường chính trị pháp luật.................................................................36
IV. Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình truyền thông marketing “Trao
Fami, trao Tết an lành” với mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing
và tình thế marketing của Vinasoy............................................................................37
1. Tình thế marketing..............................................................................................37
1.1. Tình thế thị trường........................................................................................37
1.2. Tình thế sản phẩm.........................................................................................38
1.3. Tình thế cạnh tranh.......................................................................................39
2. Mục tiêu marketing.............................................................................................40
3. Mục tiêu truyền thông.........................................................................................41
V. Đánh giá mức độ phối hợp với các công cụ khác của truyền thông...................42
1. Mức độ phối hợp giữa quảng cáo và PR............................................................42
2. Mức độ phối hợp giữa quảng cáo và xúc tiến bán.............................................43
PHẦN III: Đánh giá chung về chương trình truyền thông “Trao Fami – Trao Tết an
lành”................................................................................................................................ 45
KẾT LUẬN.....................................................................................................................47
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN...........................................................................................48
BIÊN BẢN HỌP NHÓM...............................................................................................49
MỞ ĐẦU
Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay, sản xuất hàng hóa và hàng hóa đều
phát triển vô cùng nhanh chóng. Một loại hàng hóa có thể được sản xuất bởi nhiều nhà
sản
xuất khác nhau, nguồn cung cấp vô cùng đa dạng và phong phú. Có thể hình dung thị
trường hiện nay là “chỉ có sản phẩm mà khách hàng không thể nghĩ ra chứ không có sản
phẩm nào mà nhà sản xuất không sản xuất được”. Nói như vậy để có thể thấy rằng, ngày
nay khách hàng là những người có rất nhiều quyền lựa chọn trong việc chọn mua sản
phẩm hoặc dịch vụ mà mình mong muốn.
Trong bối cảnh như vậy, việc tìm kiếm cho mình chỗ đứng vững chắc trong tâm trí
khách hàng là một điều kiện sống còn của doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển
trên thị trường. Để có chỗ đứng trên thị trường, giành được cảm tình và niềm tin của
khách hàng thì các doanh nghiệp cần có sự giúp sức lớn của các chương trình truyền
thông marketing. Các chương trình truyền thông marketing sẽ giúp doanh nghiệp tuyên
truyền về sản phẩm, dịch vụ của công ty hiện đang có mặt trên thị trường, giúp công ty
cung cấp đến khách hàng của mình những thông điệp nhất định nhằm tạo sự tương tác,
tạo niềm tin và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng, giúp khách hàng biết đến và
tin dùng sản phẩm.
Nhận thấy tầm quan trọng của chương trình truyền thông marketing trong việc góp
phần mang lại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nên nhóm 1 đã đi sâu vào nghiên
cứu đề tài: “Chọn một chương trình truyền thông marketing một sản phẩm hoặc thương
hiệu của DNKD? Phân tích đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình này với mục tiêu
marketing, mục tiêu truyền thông marketing, và tình thế marketing của DN?”

1
PHẦN I: Cơ sở lý thuyết
I. Mục tiêu marketing
Mục tiêu Marketing là những mục tiêu được đặt ra bởi các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân trong trong suốt quá trình xây dựng, cung cấp và truyền tải những giá trị thiết
thực đến khách hàng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng và thu về những giá trị lợi ích
cho doanh nghiệp.
II. Mục tiêu truyền thông
Mục tiêu truyền thông là điều doanh nghiệp mong muốn đạt được qua một chương
trình truyền thông, xuất phát từ kế hoạch marketing, phạm vi hẹp hơn mục tiêu
marketing. Mục tiêu truyền thông có thể là xây dựng một hình ảnh, giá trị cho một
thương hiệu, gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ; thông
báo về một chương trình khuyến mại; giới thiệu một sản phẩm mới cùng những lợi ích
mà nó mang lại cho khách hàng; uốn nắn những nhận thức lệch lạc về một thương hiệu,
một công ty,... Xác định mục tiêu truyền thông cụ thể, giúp doanh nghiệp có cơ sở để đo
lường hiệu quả của một chương trình truyền thông.
III. Tình thế marketing
1. Thị trường
Thị trường là tập hợp những người mua thực hiện hay tiềm năng với một sản
phẩm. Quy mô của thị trường phụ thuộc vào số các cá nhân, tổ chức có nhu cầu và có
những sản phẩm được người khác quan tâm đến và sẵn lòng đem đổi những sản phẩm
này để lấy sản phẩm mà họ mong muốn. Một thị trường có thể xoay quanh một sản
phẩm, một dịch vụ hoặc bất kỳ cái gì có giá trị.
Để có thể làm truyền thông tốt, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường một cách
kỹ lưỡng. Doanh nghiệp có thể hoạt động trong 5 loại thị trường khách hàng:
 Thị trường người tiêu dùng: gồm những cá nhân và gia đình mua hàng hóa,
dịch vụ để tiêu dùng cho chính họ.
 Thị trường sản xuất: bao gồm các tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ cho công
việc sản xuất của họ để kiếm lợi nhuận hoặc để hoàn thành các mục tiêu khác.

2
 Thị trường bán lại: gồm những tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ để bán nhằm thu
phần trăm chênh lệch về giá.
 Thị trường Chính Phủ, tổ chức phi lợi nhuận: gồm các cơ quan nhà nước và
các tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hóa, dịch vụ để tạo các dịch vụ công ích
hoặc để chuyển nhượng những hàng hóa, dịch vụ này cho những người cần
chúng.
 Thị trường quốc tế: là những người mua ở nước ngoài gồm người tiêu dùng,
người sản xuất, người bán lại, các cơ quan nhà nước ở nước ngoài.
2. Sản phẩm
Sản phẩm là bất kỳ những gì có thể đưa ra thị trường, gây sự chú ý, được tiếp
nhận, được tiêu thụ hay sử dụng để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn của con người.
Khái niệm sản phẩm và dịch vụ còn bao gồm các hoạt động, vị trí, nơi chốn, các tổ chức
và ý tưởng….Vì vậy đôi khi người ta dùng thuật ngữ khác chỉ sản phẩm, như là vật để
làm thỏa mãn (satisfier), nguồn (resource) hay sự cống hiến (offer).
Sẽ sai lầm nếu các nhà sản xuất chỉ chú trọng đến khía cạnh vật chất của sản phẩm
mà ít quan tâm đến lợi ích của sản phẩm đó đem lại. Nếu như thế, họ chỉ quan tâm tới
việc tiêu thụ sản phẩm chứ không phải là giải pháp để giải quyết một nhu cầu.
3. Cạnh tranh
Phân tích Cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng và là cơ sở của
hoạch định chiến lược. Khi phân tích Cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định:
 Ai là đối thủ cạnh tranh chủ yếu? phân tích đối thủ trong mối quan hệ với
khách hàng. Người bán cần biết được quan điểm của khách hàng về nhu cầu,
ước muốn, đặc tính của sản phẩm và nhiều điều khác nữa trong sự giới hạn về
khả năng mua sắm của họ. Có nhiều loại đối thủ cạnh tranh bao gồm đối thủ
cạnh tranh về ước muốn (như phương tiện đi lại, du lịch, nhà ở,...), đối thủ về
chủng loại (ô tô, xe máy,..), đối thủ về hình thức (xe máy đua, xe máy thông
dụng,..), đối thủ về nhãn hiệu (Honda, Yamaha,..)

3
 Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì? Sản phẩm, hệ thống phân phối, quảng
cáo,...
 Đặc điểm thị trường cạnh tranh (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc
quyền,...). Để cạnh tranh có hiệu quả, doanh nghiệp phải giữ 4 mức độ cơ bản
trong tư duy, được gọi là 4C trong định vị thị trường. Phải xem xét đặc tính của
người tiêu dùng
4. Nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (môi trường marketing)
Phân tích doanh nghiệp với tư cách là một tác nhân thuộc môi trường vi mô, nhà
quản trị marketing sẽ xem xét vai trò của bộ phận marketing trong doanh nghiệp, mối
quan hệ và tác động hỗ trợ của các bộ phận sản xuất, tài chính, nhân sự đối với bộ phận
marketing. Bộ phận marketing có trách nhiệm hoạch định và triển khai hoạt động chiến
lược các kế hoạch, chính sách và chương trình marketing thông qua các hoạt động quản
trị như nghiên cứu marketing, quản trị nhãn hiệu, quản trị lực lượng bán,... Các nhà quản
trị marketing cũng phải phối hợp hoạt động với các bộ phận chức năng khác để đảm bảo
ngân sách cần thiết cho việc thực thi các chính sách marketing, phân bổ ngân sách cho
sản phẩm, nhãn hiệu,.. Ngoài ra còn đánh giá khả năng marketing, những điểm mạnh và
điểm yếu của hoạt động marketing trong doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh để
lựa chọn chiến lược marketing cạnh tranh và thiết kế các chính sách marketing phù hợp.
Ngoài các nhân tố thuộc môi trường vi mô, doanh nghiệp cần phải phân tích
những tác động xu hướng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô để đảm bảo các kế
hoạch và chiến lược marketing thích ứng với các tác động và sự biến đổi của môi trường.
 Môi trường dân số học: vì dân số tạo nên thị trường. Người làm marketing cần chú
ý khi nghiên cứu phân bố dân cư theo khu vực địa lý và mật độ dân cư, xu hướng
di dân, phân bổ dân số theo độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ tử
vong, chủng tộc, cấu trúc, tôn giáo. Có những xu hướng biến đổi trong môi trường
dân số học có tác động đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, do tác động đến
lượng cầu về sản phẩm và làm thay đổi hành vi của người mua như: sự thay đổi về
cơ cấu độ tuổi dân cư, sự thay đổi về đặc điểm gia đình,...

4
 Môi trường kinh tế: bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và
cách thức tiêu dùng. Thị trường cần có sức mua cũng như người mua. Tổng sức
mua tùy thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiền tiết kiệm và tín dụng. Những
người làm marketing cần phải lưu ý các xu hướng chính trong thay đổi thu nhập và
các động thái thay đổi tiêu dùng của khách hàng. Các thay đổi trong những biến số
kinh tế chủ yếu như thu nhập, tỷ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng, cơ cấu chi
tiêu, tiền tiết kiệm có một tác động rất lớn trên thị trường. Các doanh nghiệp có
các sản phẩm giá trị lớn hoặc mức sinh lợi cao cần nghiên cứu kỹ lưỡng những xu
hướng biến động của môi trường kinh tế để chủ động có những điều chỉnh thích
ứng. Trong trường hợp nền kinh tế gặp khủng hoảng, các nhà quản trị marketing
cần tiến hành các bước cần thiết để thay thế sản phẩm, giảm chi phí và vượt qua
những trở ngại.
 Môi trường tự nhiên: Các nhà quản trị marketing cần xem xét các cơ hội và đe dọa
có liên quan đến các xu hướng chính trong sự biến đổi của môi trường tự nhiên.
Đó là sự khan hiếm của nguyên liệu, ô nhiễm môi trường, sự can thiệp của chính
phủ về tài nguyên thiên nhiên.
 Môi trường công nghệ: Tác động đến quản trị marketing rất đa dạng, tùy thuộc vào
khả năng công nghệ của doanh nghiệp mà các tác động này có thể đem lại các cơ
hội hoặc gây ra các mối đe dọa đối với việc đổi mới, thay thế sản phẩm, chu kỳ
sống của sản phẩm, chi phí sản xuất,...Khi phân tích môi trường công nghệ cần lưu
ý 1 số xu hướng: sự thay đổi nhịp gia tốc công nghệ, cơ hội phát minh, chi phí cho
nghiên cứu-phát triển...có thể tác động đến chu kỳ sống sản phẩm, sản phẩm thay
thế...
IV. Các quyết định truyền thông ( quyết định Quan hệ công chúng – PR)
1. Xác định mục tiêu marketing quan hệ công chúng (MPR)
 Tạo ra sự biết đến: PR có thể đăng tải các tư liệu liên quan trên phương tiện truyền
thông (PTTT) để thu hút sự chú ý đến sản phẩm, dịch vụ, con người, tổ chức hay ý
tưởng.

5
 Tạo dựng tín nhiệm: PR có thể nâng cao tín nhiệm bằng cách truyền thông điệp
qua các bài báo, phóng sự.
 Kích thích lực lượng bán và các đại lý: tư liệu viết về sản phẩm mới trước khi tung
ra thị trường sẽ giúp lực lượng bán tiêu thụ sản phẩm đó cho các nhà bán lại.
 Giảm bớt chi phí xúc tiến bán: chi phí của PR ít hơn thư gửi trực tiếp và quảng cáo
trên các phương tiện truyền thông, ngân sách xúc tiến bán của công ty càng nhỏ
nên sử dụng PR để tranh thủ phần tâm trí của công chúng.
2. Lựa chọn thông điệp và phương tiện MPR
Lựa chọn thông điệp
Thông điệp là việc xác định hay xây dựng những câu chuyện, ý tưởng lý thú nhằm
truyền tải đến khách hàng về chương trình PR của công ty. Sáng tạo ra tin tức chứ không
phải đi tìm tin tức. Những ý tưởng PR có thể là những cuộc hội thảo khoa học quan trọng
có mời các chuyên gia hay những diễn giả nổi tiếng, và tổ chức những hội nghị báo chí.
Mỗi sự kiện là cơ hội để phát triển thành nhiều câu chuyện nhắm vào những nhóm công
chúng khác nhau.
Một thông điệp PR tốt sẽ lôi cuốn sự tham gia của công chúng dưới nhiều góc độ
và sẽ khiến hình ảnh của thương hiệu trở nên tốt đẹp hoặc gây ấn tượng trong tâm trí
khách hàng.
Các phương tiện MPR
 Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng là một quá trình có định hướng nhằm truyền đạt thông tin
đại chúng tới những đối tượng mục tiêu đại chúng bằng cách sử dụng phương tiện truyền
thông đại chúng để phục vụ mục đích đã được đề ra. Đây là kênh truyền thông hiệu quả
và kinh tế: khả năng tiếp cận được nhiều người tại nhiều địa điểm khác nhau do đặc tính
truyền thông khán thính giả rộng lớn là phân tán. Công cụ phục vụ mục đích quan hệ
công chúng: nâng cao danh tiếng, tác động, thông tin cho đối tượng công chúng mục tiêu.
Các phương tiện truyền thông đại chúng hiệu quả như:

6
 Truyền thông qua in ấn: Báo in (nhật báo, tuần báo, thời báo), tạp chí
(giải trí, chuyên ngành, nghiên cứu), sách (định kỳ, chuyên đề,...)
 Truyền thông điện tử: Đài phát thanh, truyền hình là sự kết hợp giữa cả
hình ảnh và âm thanh.
 Truyền thông trực tiếp: Báo điện tử (phiên bản của báo in như dân trí,
tuổi trẻ, thanh niên online, các trang báo trực tuyến như Vnexpress,
VietnamNet, 24h,...), các trang mạng xã hội, blog, diễn đàn,...
Mối quan hệ 2 chiều giữa các phương tiện truyền thông và PR:
 Các phương tiện truyền thông là kênh phương tiện giúp hoạt động PR
tiếp cận, giao tiếp với công chúng mục tiêu, tác động ảnh hưởng đến
nhận thức công chúng mục tiêu thông qua tiếng nói, uy tín truyền thông
của mình.
 PR cũng đóng góp một phần không nhỏ nó cung cấp cho các tổ chức
truyền thông thông tin mang tính chất thuận lợi, nhanh, xác thực,.. giải
quyết vấn đề tìm thông tin, tăng thêm lượng tin tức cho các tổ chức
truyền thông góp phần nâng cao tính đa dạng, độ tin cậy cho các tổ chức
trong thông tin.
Các hoạt động PR trên kênh phương tiện thông tin đại chúng:
 Họp báo: Là buổi họp mà thành phần khách mời chủ yếu và tập trung là
báo chí gồm đài truyền hình, đài phát thanh, báo viết, báo điện tử mà tại
đây DN sẽ thông báo những tin quan trọng liên quan đến mình, từ hoạt
động kinh doanh đến các hoạt động xã hội mà DN tham gia. Và báo chí
phỏng vấn thêm để làm rõ vấn đề đang được quan tâm, nói đến. Các loại
họp báo phân theo mục đích như: Phản ứng lại với dư luận sau vấn đề
xảy ra. Ví dụ: trong vụ khủng hoảng hình ảnh của Vietnam Airlines
(VNA) khi một tiếp viên của Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật. VNA đã
hợp tác tích cực với báo giới, tổ chức họp báo đưa thông điệp kịp thời
và cho thấy rõ sự cương quyết xử lý người vi phạm, cung cấp thông tin
chính xác; loan tin trước khi sự kiện được diễn ra. Hay ví dụ họp báo

7
giới thiệu Việt Nam Telecom 2013 được đưa tin bởi các tờ báo như
baomoi.com, vietbao.vn, báo pháp luật và đời sống,..
 Thông cáo báo chí: Thông cáo báo chí là tài liệu dành cho giới báo chí
(họp báo, mời tham gia sự kiện, gửi tài liệu,...) nhằm cung cấp những
thông tin cần thiết cho họ. Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời.
Nếu bạn không viết ra mà chỉ nói thì thông tin thường sai lệch như tên
sai, số sai hoặc tệ hơn là hiểu sai thông điệp mà bạn muốn truyền tải.
 Mời tham gia sự kiện: Trong nhiều trường hợp thông tin không đủ lớn
để họp báo thì bạn có thể mời báo chí tham gia sự kiện mà công ty tổ
chức. Có thể là lễ giới thiệu sản phẩm mới hay cuộc gặp mặt khách
hàng…
 Sự kiện (Event)
Với mục tiêu thu hút nhiều người tới tham gia, địa điểm có thể rộng tùy theo quy
mô và tính chất của sự kiện như công viên, trung tâm hội nghị, khách sạn, sân vận
động… Mục tiêu của tổ chức sự kiện là thể hiện tính cách sản phẩm qua đối tượng tham
gia, thu hút sự chú ý của truyền thông, thu hút đông người biết đến và đưa thương hiệu
sản phẩm một cách khéo léo vào nhận thức của người tiêu dùng.
Phân loại:
 Sự kiện công ty: họp mặt, động thổ, khánh thành,...
 Sự kiện hướng đến khách hàng: biểu diễn thời trang, giải trí văn nghệ,....
 Sự kiện mang tính nhà nước: hội nghị, festival, lễ tranh cử,...
 Sự kiện cộng đồng, phi lợi nhuận: Sự kiện gây quỹ, ngày hội vì cộng
đồng,...
 Sự kiện cá nhân: đám cưới, sinh nhật, lễ kỷ niệm,...
Để tổ chức sự kiện hiệu quả DN nên chú ý đến:
 Ý tưởng: là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp tạo nên thành công của
một sự kiện
 Cần phải chú ý toàn bộ chi tiết từ toàn cảnh, banner, backdrop, âm
thanh, ánh sáng cho những chi tiết nhỏ nhất như hoa để bàn, biển chỉ

8
dẫn,...Tức là phải đảm bảo mọi hình ảnh cần tinh tế, thống nhất xuyên
suốt ngoài vào trong, từ đầu đến cuối chương trình.
 Mỗi sự kiện đều có thông điệp cụ thể.
 Ưu thế lớn nhất của sự kiện là nó cho phép bạn minh họa trực tiếp thông
điệp muốn truyền tải. Do vậy để khai thác tối đa hiệu quả của sự kiện,
DN cần thể hiện thông điệp 1 cách cụ thể chẳng hạn lôi cuốn mọi người
tham gia vào các trò chơi,...hoặc khám phá cải tiến kỹ thuật để lưu nhớ
thông điệp của DN 1 cách tốt hơn.
Ví dụ: Chương trình PR với thông điệp “Hãy để con trẻ tự do vui chơi, ngại gì vết
bẩn” của OMO.
 Tài liệu quan hệ công chúng
Tài liệu quan hệ công chúng là một trong những kênh thông tin quan hệ công
chúng, giúp đối tượng thực hiện quan hệ công chúng cung cấp thông tin, giải thích cặn
kẽ, chính xác nội dung muốn truyền tải đến các đối tượng mục tiêu của mình.
Tài liệu quan hệ công chúng chính là bản tin công ty, là kênh thông tin do DN
cung cấp một cách kịp thời về các vấn đề lịch sử của công ty. Dựa vào đối tượng mà quan
hệ công chúng hướng đến thì tài liệu có thể bao gồm bản tin nội bộ DN dành cho các đối
tượng bên trong công ty như nhân viên, khách hàng, ban quản trị, cổ đông,.. và bản tin
dành cho các đối tượng quan hệ công chúng bên ngoài DN (Khách hàng, nhà cung cấp,
nhà phân phối, báo chí, các cơ quan tài chính,...). Bản tin công ty bao gồm những hình
thức như tờ rơi, phim tự giới thiệu, giao tiếp cá nhân, giải quyết khủng hoảng.
3. Thực hiện kế hoạch MPR
a) Nghiên cứu thái độ và ý kiến của công chúng
Đầu tiên doanh nghiệp cần nhận biết vấn đề hay vướng mắc đang diễn ra xung
quanh doanh nghiệp, quan điểm của công chúng đối với doanh nghiệp (nguyên nhân đằng
sau quan điểm đó).
Phương pháp đánh giá mà doanh nghiệp có thể sử dụng:

9
 Phương pháp định tính: Nhiều kết quả của hoạt động PR thuộc nhóm này,
có nghĩa là chúng không đo lường được bằng số lượng thống kê mà bằng
kinh nghiệm và tính chất hiển nhiên, chẳng hạn người xin việc ngày nay có
học vấn cao, thành thạo và phù hợp với công việc hơn trong một số mặt so
với trước kia.
 Phương pháp định lượng: Kết quả loại này sẽ cho thấy những con số cụ thể
như tỷ lệ phần trăm gia tăng về nhận thức, số lời phàn nàn giảm đi, số
người nộp đơn xin việc làm nhiều hơn hay số lần đề cập hoặc chiếu hình
ảnh về công ty trên báo, đài truyền hình hay đài phát thanh sau việc tài trợ
một sự kiện thể thao nhiều hơn.
b) Kế hoạch hành động.
 Mục tiêu: Doanh nghiệp cần nêu rõ mục tiêu dài hạn và ngắn hạn trong truyền
thông của PR.
 Nhiệm vụ và công việc: Cần phải lên kế hoạch chi tiết các hoạt động cần làm,
vạch ra chiến lược cụ thể. Trong lúc lên kế hoạch, hãy xem xét làm thế nào để tiếp
cận và hướng tới mục tiêu đã đề ra. Các chiến lược ở đây bao gồm các phương
thức truyền thông, thông điệp được truyền tải và các hoạt động khác liên quan đến
việc đạt được mục tiêu. Các chiến lược này có thể phục vụ nhiều mục đích vì
doanh nghiệp có thể sẽ có nhiều chiến lược cho một mục tiêu và một số chiến lược
có thể phục vụ một số mục tiêu.
 Lịch trình làm việc: Doanh nghiệp cần lên kế hoạch chi tiết cho thời gian làm việc
để đảm bảo đúng quy trình, tiến độ.
 Nhân sự: Nhân sự tham gia dự án cần được lựa chọn kỹ, đúng, đủ và đảm bảo am
hiểu toàn bộ chiến dịch nhằm thực hiện trơn tru kế hoạch của doanh nghiệp.
 Ngân sách: DN cần chắc chắn rằng kế hoạch PR nằm trong một khoản ngân sách
cho phép. Bao gồm các chi phí, thời gian của nhân viên, vận chuyển, hình ảnh, vật
liệu,...

10
Và cần xác định các tài nguyên cần thiết: Xác định cần những gì để thực hiện các
chiến thuật được vạch ra trong kế hoạch của doanh nghiệp.
c) Truyền thông về hoạt động của DN
Sau khi đã xác định được kế hoạch hành động thì DN cần phải quyết định thông
điệp và kênh truyền thông. Trong việc triển khai marketing quan hệ với công chúng
không phải bao giờ các thông điệp (tư liệu, bài báo,…) cũng được những người biên tập
của các phương tiện truyền thông chấp nhận. Vì thế, để chuyển tải được thông điệp đến
công chúng mục tiêu, những người làm PR phải xem những người biên tập của các
phương tiện truyền thông như một thị trường cần thỏa mãn. Công tác tuyên truyền cần
phải rất thận trọng khi nó liên quan đến việc tổ chức những sự kiện đặc biệt, như hội
nghị báo chí, tiệc chiêu đãi, các cuộc thi tranh giải toàn quốc. Những người làm MPR
cũng phải tháo vát, có khả năng xử lý khéo léo các tình huống trục trặc nhằm nâng cao
hiệu năng hoạt động của MPR.
Với các bước này, doanh nghiệp có thể tạo một kế hoạch PR để giúp đạt được mục
tiêu tốt nhất. Khi doanh nghiệp phát sinh thay đổi thì vẫn có thể điều chỉnh kế hoạch của
mình để đáp ứng nhu cầu tại thời điểm đó.
Quyết định chiến thuật bằng cách xem xét cách sử dụng tài nguyên để thực hiện
các chiến lược và hướng tới mục tiêu. Doanh nghiệp có thể sẽ có một vài chiến thuật cho
mỗi chiến lược. Trong đăng tải tư liệu trên các phương tiện truyền thông cần thiết lập mối
quan hệ với các biên tập viên của các phương tiện truyền thông để chắc chắn tin tức được
đăng tải. Đối với các sự kiện cần lên kế hoạch tổ chức từ trước. Đối với các hoạt động
trong nội bộ thì hoạch định từ đầu và phù hợp với năng lực và hình ảnh công ty.
Thiết lập nên kế hoạch thực thi cụ thể: Trong lúc lên kế hoạch, hãy xem xét làm
thế nào để tiếp cận và hướng tới mục tiêu đã đề ra. Các chiến lược ở đây gồm các phương
thức truyền thông, thông điệp được truyền tải và các hoạt động khác liên quan đến việc
đạt được mục tiêu. Các chiến lược này có thể phục vụ nhiều mục đích vì doanh nghiệp có
thể sẽ có nhiều chiến lược cho một mục tiêu và một số chiến lược có thể phục vụ một số
mục tiêu.

11
4. Đánh giá kết quả của MPR
Vì các công ty thường sử dụng MPR kết hợp với các công cụ khác nên việc đo
lường kết quả riêng của các hoạt động MPR khó thực hiện được. Các công ty thường đo
mức độ hiệu quả của các hoạt động MPR qua những tiêu chí sau:
 Số lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông:
Đây là phương pháp dễ nhất để đo lường sự hiệu quả của MPR. Tin tức trên
báo chí, đài phát thanh hay truyền hình có thể được đánh giá không chỉ bằng kích
thước mẩu tin hay thời gian phát sóng mà còn bằng số lượng hay nhóm khán thính
giả. Như vậy có thể tính được bao nhiêu người, và nhóm người nào có cơ hội đọc,
nghe hay thấy thông điệp. Việc biết được số lượng độc giả thật sự sẽ thú vị và hữu ích
hơn chỉ biết số lượng phát hành. Nhưng số đo mức độ tiếp xúc không cho biết có bao
nhiêu người đã thực sự đọc, nghe hay nhớ được thông điệp đó và sau đó họ nghĩ gì.
Mặt khác, các ấn phẩm có thể có số độc giả trùng lặp, mà chỉ tiêu của công tác tuyên
truyền là mức độ bao quát, nên cần biết số lần tiếp xúc không trùng lặp.
Một phương pháp đo lường tốt hơn là sự thay đổi trong nhận biết về sản phẩm
hoặc thái độ mà chiến dịch MPR tạo ra (sau khi đã tính đến tác động của những công
cụ xúc tiến khác).
 Đánh giá sự gia tăng hiểu biết:
Sau khi xuất bản một tạp chí cho người bán hàng thì họ có am hiểu hơn về sản
phẩm, có thể giải thích cho khách hàng một cách hiệu quả hơn không? Họ có dành cho
sản phẩm phần không gian rộng hơn, có tiếp đón đại diện bán hàng của công ty nồng
nhiệt hơn và đặt nhiều hàng hơn hay thường xuyên hơn không?
 Thông qua số lượng phản hồi:
Khi một mẫu quảng cáo được đăng, chúng ta có thể biết được số lượng phản hồi
đối với mẫu quảng cáo đó. Tỉ lệ tương tác dưới bài đăng càng cao, thông điệp sẽ càng
được lan tỏa trên các kênh social media. DN có thể khuyến khích mọi người để lại bình
luận, sử dụng các hashtag chuyên dụng hoặc đơn giản là like bài đăng của bạn. Trong số
những phản hồi này, có một số người quyết định mua sản phẩm, và như vậy chúng ta có
thể tính được giá trị, hay mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo.
12
 Đánh giá bằng việc phân tích kết quả thống kê:
Nếu một chiến dịch quảng cáo diễn ra tiếp theo sau một chương trình PR hướng
dẫn và nâng cao kiến thức cho khách hàng về sản phẩm thì thành công của việc quảng
cáo có thể đánh giá được. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm có được như dự tính và những đơn vị
bán lẻ có đặt hàng tiếp hay không? Doanh số bán hàng có nhiều hơn so với lần tung sản
phẩm ra thị trường mà không có thực hiện chương trình PR trước đó không?
 Phản hồi ý kiến qua phương tiện truyền thông:
Nếu trước kia các ý kiến trên phương tiện truyền thông thể hiện sự hiểu lầm, nghi
ngờ hay chống đối đối với một tổ chức/chương trình thì bây giờ sự phản hồi có thể hiện
sự thông hiểu hơn không? Đây có thể là kết quả của hoạt động PR qua thông cáo báo chí,
hình ảnh, bài điểm tin, việc cung cấp thông tin cho giới báo chí, họp báo hay các chuyến
tham quan cơ sở vật chất.
 Cuối cùng là việc chiến dịch MPR tác động đến doanh thu và lợi nhuận như thế
nào là cách đo lường vừa ý các nhà quản trị của công ty nhất.

PHẦN II: Chương trình truyền thông marketing dịp Tết 2020 của Vinasoy - “Trao
Fami, trao Tết an lành”.
I. Giới thiệu về doanh nghiệp Vinasoy và sản phẩm sữa đậu nành Fami.
1. Giới thiệu Công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy
1.1. Giới thiệu chung

Hình 1.1. Logo của Vinasoy


 Tên doanh nghiệp: Công ty sữa đậu nành Việt Nam

13
 Trụ sở: 02 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Quảng Ngãi, T. Quảng Ngãi.
 Web: http://www.vinasoy.com.vn
 Công ty Sữa Đậu Nành VinaSoy là công ty trực thuộc Công Ty Cổ Phần Đường
Quảng Ngãi, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng sữa đậu nành
cho thị trường Việt Nam. Công ty có chế độ hạch toán kế toán phụ thuộc chịu
trách nhiệm trước Công Ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi, có tư cách pháp nhân.
 Công ty Sữa đậu nành Việt Nam – VinaSoy được thành lập với tiền thân là Nhà
máy Sữa thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi. Năm 2005, sản lượng của VinaSoy
với sản phẩm chủ đạo là sữa đậu nành Fami chiếm hơn 45% thị phần sữa đậu nành
đóng gói tại thị trường Việt Nam. hiện nay đang dẫn đầu thị phần sữa đậu nành
hộp giấy với gần 80% thị phần sản lượng. Doanh nghiệp gần như độc tôn trên thị
trường sữa đậu nành Việt Nam.
1.2. Quá trình phát triển
Năm 1997, một nhà máy sữa được thành lập trực thuộc công ty Đường Quảng
Ngãi với tên gọi Trường Xuân, mặt hàng chủ lực của công ty lúc bấy giờ là sữa tiệt
trùng, sữa chua và kem, riêng sữa đậu nành Fami chỉ là một sản phẩm nhỏ trong đa dạng
sản phẩm.
Năm 2003, nhà máy sữa Trường Xuân trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên
chuyên về sữa đậu nành và mặt hàng tiên phong xâm nhập thị trường là sữa đậu nành
Fami.
Ngày 16/5/2005, thương hiệu Vinasoy với tính cách “thiên nhiên, sáng tạo, tận
tâm” ra đời và nhà máy sữa Trường Xuân chính thức đổi thành Công Ty Sữa Đậu Nành
Việt Nam – VinaSoy.
Năm 2012, sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy nguyên chất ra đời mở đầu cho dòng
sản phẩm sáng tạo của ngành hàng đậu nành, thể hiện hướng đi mới “đầu tư chiều sâu”
của Vinasoy. Và cũng trong năm đó, nhà máy thứ 2 của Vinasoy tại Bắc Ninh với công
suất 180 triệu lít được khởi công. Đây cũng chính là bước ngoặt tạo ra khởi đầu mới
thành công rực rỡ của doanh nghiệp.

14
Ngoài nhà máy Quảng Ngãi thì Vinasoy trong giai đoạn 2012 – 1017, Vinasoy
liên tục đầu tư để khánh thành thêm 2 nhà máy tại Bắc Ninh và Bình Dương, nâng tổng
công suất của Vinasoy đạt 390 triệu lít/năm, thuộc top 5 Nhà máy sữa đậu nành lớn nhất
thế giới. Đặc biệt, nhà máy tại Bắc Ninh còn là khu cho phép khách hàng vào tham quan
dây chuyền và quy trình sản xuất sữa của doanh nghiệp.
Theo thống kê của Vinasoy, doanh nghiệp liên tục nhận được các giải thưởng danh
giá, uy tín từ 2011 đến nay, số lượng lên đến hơn 50 giải thưởng.
NGUỒN THAM KHẢO: https://vinasoy.com/
1.3. Định hướng phát triển
1.3.1. Tầm nhìn
"Trở thành và được công nhận là công ty hàng đầu về những sản phẩm dinh dưỡng
từ đậu nành tại những thị trường Vinasoy có hoạt động kinh doanh"
1.3.2. Sứ mệnh
“Chúng tôi cam kết không ngừng sáng tạo và tối ưu hóa nguồn dinh dưỡng quý
báu từ đậu nành thiên nhiên để mang đến cộng đồng cơ hội sử dụng phổ biến các sản
phẩm chất lượng tốt nhất có nguồn gốc từ đậu nành. Nhờ đó, không chỉ chúng tôi mà đối
tác và cộng đồng xung quanh sẽ có được một cuộc sống ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn và thịnh
vượng hơn”
1.3.3. Giá trị cốt lõi
 Tâm huyết: nỗ lực không mệt mỏi nhằm đem đến những sản phẩm dinh dưỡng tối
ưu nhất từ nguồn đậu nành thiên nhiên đến cho người tiêu dùng.
 Đồng lòng hợp tác: gắn kết cùng các đối tác nhằm mang lại một cuộc sống tốt đẹp,
ý nghĩa & thịnh vượng hơn.
 Trong sạch & đạo đức: hành xử trung thực, đạo đức trong mọi hoạt động và giao
dịch.
 Sáng tạo: luôn đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học tiên tiến trong công
nghệ chế biến đậu nành nhằm cho ra đời những thương hiệu mạnh, uy tín.

15
 Tinh thần Việt Nam: tự hào là một thương hiệu Việt, được kế thừa những giá trị
tốt đẹp “tương thân tương ái”, “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam.
1.4. Sản phẩm chủ lực
 Có 2 dòng sản phẩm chính là Vinasoy và Fami
 Fami là dòng sản phẩm dành cho gia đình bổ sung các dưỡng chất thiết yếu đặc
biệt là đạm đậu nành. Đặc biệt phù hợp với nhóm khách hàng thu nhập thấp do có
giá thành khá rẻ. Với các loại: Fami nguyên chất, Fami canxi, Fami Go, Fami Kid.
 Vinasoy là dòng sản phẩm cao cấp, cung cấp các dưỡng chất cho sức khỏe và vẻ
đẹp bên trong, giúp cân bằng nội tiết tố và chống oxy hóa. Sản phẩm được định vị
dành phái nữ với nhu cầu làm đẹp. Sản xuất chính là loại Vinasoy nguyên chất.
Dòng Vinasoy mè đen đã ngừng sản xuất.
2. Giới thiệu sữa đậu nành Fami
Sữa đậu nành Fami nguyên chất được làm từ 100% đậu nành hạt chọn lọc, không
biến đổi Gen (Non – GMO), Fami nguyên chất thêm sánh mịn, thơm ngon, cung cấp
dưỡng chất thiết yếu cho gia đình bạn sức khỏe và niềm vui thưởng thức mỗi ngày nhờ
tăng thêm 10% lượng đậu nành.
Nay còn có thêm Fami Nguyên Chất Ít Đường – Tăng 25% Đậu, Giảm 25%
Đường – để thêm lựa chọn.

Hình 2. Các dòng sữa của công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy

16
Sữa đậu nành Fami đã phục vụ hơn 1,2 tỷ sản phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam
trong năm 2017 và là thương hiệu bán chạy số 1 Việt Nam (79,7% thị phần toàn quốc).
Nguồn: https://toplist.vn/top-list/sua-dau-nanh-chat-luong-duoc-yeu-thich-nhat-hien-nay-
27244.htm
Bên cạnh nỗ lực liên tục làm mới sản phẩm, Fami cũng là một nhãn hàng đầu tư
bài bản trong việc xây dựng thương hiệu và đã rất thành công với định vị là thương hiệu
mang lại nguồn dinh dưỡng và niềm vui gắn kết cho cả gia đình. Những năm gần đây,
Fami gây ấn tượng với những hoạt động truyền thông sáng tạo và giàu cảm xúc cho
người tiêu dùng như chiến dịch “Nhà là nơi” kêu gọi cộng đồng cùng tôn vinh và sẻ chia
giá trị của gia đình Việt.

Theo báo cáo thường niên Brand Footprint 2019 của Kantar Worldpanel, thương
hiệu Sữa đậu nành Fami của công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy nằm trong Top 10
thương hiệu của ngành hàng Sữa và sản phẩm thay thế sữa được chọn mua nhiều nhất ở
cả Thành thị 4 thành phố và Nông thôn Việt Nam.

II. Chương trình truyền thông “ Trao Fami, trao Tết an lành”
Nhắc đến thương hiệu Fami chắc hẳn bạn sẽ không quên những "triết lý" tình
người. Luôn xây dựng 1 thương hiệu vững mạnh, giúp từng bước khẳng định uy tín chất

17
lượng qua các sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được người tiêu dùng tin tưởng. Đến nay
Vinasoy đã giúp khách hàng cảm nhận được vị “yêu thương” trong từng sản phẩm, khi
luôn gửi tới cộng đồng thông điệp đầm ấm bên gia đình.
“Trao Fami, trao Tết an lành” là một trong những chương trình truyền thông lọt
top ấn tượng trong dịp Tết 2020. Lấy niềm an lành là kim chỉ nam trong các hoạt động
kinh doanh của mình, Vinasoy đã khởi xướng và nối dài hành trình trao gửi mùa Tết an
lành đến mọi gia đình Việt Nam từ năm 2016. Tiếp tục với dịp Tết Canh Tý, Fami gửi
những lời chúc tốt đẹp đến cộng đồng thông qua khai thác ở khía cạnh truyền thông bằng
hình thức MV nhạc kịch kết hợp với truyền thông ngoài trời.
Tết 2020 cũng là lần đầu tiên Vinasoy thử sức với hình thức truyền thông hấp dẫn
Branded Music Marketing (truyền thông cho thương hiệu sử dụng âm nhạc là công cụ)
khi tung quảng cáo “Lang Liêu hậu truyện” theo phong cách nhạc kịch ấn tượng. Qua đó
nhãn hàng sữa đậu nành đã khéo léo truyền tải thông điệp ý nghĩa: đối với người Việt,
quà cáp hàng hiệu hay món ngon bốn phương cũng không bằng một cái Tết thực sự trọn
vẹn và an lành thực thụ bên gia đình.
1. Mục tiêu truyền thông
 Tăng nhận biết và tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu (brand awareness
& brand love)
 Giới thiệu bộ sưu tập sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy và Fami bao bì giới hạn
2. Hình thức và thời gian thực hiện chương trình truyền thông
 Sử dụng hình thức truyền thông:
 Branded music marketing kết hợp với hình thức Influencer Marketing: là hình
thức truyền thông cho thương hiệu hay sản phẩm, dịch vụ mà sử dụng âm nhạc
làm công cụ. Với chương trình “Trao Fami, trao Tết an lành”, MV nhạc kịch
“Lang Liêu hậu truyện” chính là kết quả của hình thức này.

18
 DriVadz: Là hình thức quảng cáo của Grab trên xe cá nhân được thiết kế đặc
biệt dành cho xe hoạt động dịch vụ và xe gia đình. Xe dịch vụ, với khả năng di
chuyển vài nghìn km mỗi tháng cùng hình ảnh thiết kế đẹp mắt trải dài hai bên
thân xe sẽ giúp cho thương hiệu và thông điệp của doanh nghiệp xuất hiện trên
khắp mọi nẻo đường tuyến phố với tần suất cao, tạo ra hiệu ứng thị giác ấn
tượng với cộng đồng. Với xe gia đình, mỗi chủ xe, gia đình, bạn bè và người
thân của họ sẽ là những đại sứ tuyệt vời cho thương hiệu và thông điệp của
doanh nghiệp, tạo sức gắn kết và lan tỏa sâu sắc giữa thương hiệu với cộng
đồng.

19
 Thời gian thực hiện: 11/12/2019 - 19/02/2020
3. Insight
Tết là thời điểm mọi gia đình Việt cùng háo hức và mong chờ về một năm mới đủ
đầy, mạnh khỏe và an lành. Thế nhưng nhịp sống hiện đại cũng khiến chúng ta hối hả với
những guồng quay nhiều bận rộn và lo toan, từ việc trang hoàng nhà cửa, đến chuyện quà
biếu người thân. Và không biết tự bao giờ mà quà biếu tặng đã trở thành thước đo cho sự
hạnh phúc, thịnh vượng của một gia đình. Điều đó không những không làm chúng ta vui
vẻ mà còn khiến tất thảy mọi người trăn trở.
4. Quá trình diễn ra chương trình truyền thông
4.1. MV nhạc kịch “Lang Liêu hậu truyện”
Hiểu được tâm lý của hàng ngàn gia đình Việt, Vinasoy ra mắt phim kịch “Lang
Liêu Hậu Truyện” nhằm thể hiện lên thông điệp “An Lành Từ Tự Nhiên”. Từ đó khơi
dậy ý nghĩa thực sự ngày Tết trong lòng mỗi người. Trong thực tế chúng ta có quyền lựa
chọn một mùa Tết thật nhẹ nhàng và ấm cúng theo những cách riêng, nhưng mấu chốt
vẫn là “Muốn an muốn lành, chọn Tết tự nhiên”.
Bằng cách khai thác hàng loạt xu hướng mới, từ hình thức phim nhạc kịch mới mẻ
kết hợp hình thức Influencer Marketing thông qua dàn KOL “khủng” cùng “thế trận” 500

20
micro influencers, thông điệp của Vinasoy đã được lan tỏa một cách thú vị, gần gũi, tự
nhiên và đạt được những thành tích vượt ngoài mong đợi.
 Hình thức nhạc kịch: Vinasoy lựa chọn hình thức nhạc kịch mới lạ để hiện đại hóa
nội dung dựa trên sự tích “Bánh Chưng Bánh Dày” của Việt Nam.
 Dàn cast khủng: nhờ vào sự thành công của chương trình Chạy đi chờ chi –
Running man phiên bản Việt, những cái tên Jun Phạm, Ninh Dương Lan Ngọc,
Trương Thế Vinh và Liên Bỉnh Phát đã trở nên quen thuộc với khán giả hơn bao
giờ hết. Với hình tượng trẻ trung và đầy năng lượng, các nghệ sĩ trẻ đã được
Vinasoy chọn mặt gửi vàng, lần lượt hoá thân vào các nhân vật trong dự án Tết –
phim nhạc kịch “Lang Liêu hậu truyện”.
 Nội dung: Với nội dung "bình mới rượu cũ", "Lang Liêu Hậu Truyện" mang đến
không khí vui tươi cho ngày Xuân gần kề, đan xen nhiều yếu tố hài hước nhưng
chân thật được xây dựng trên thể loại mới lạ - nhạc kịch. Thông qua những câu hát
bắt tai, nội dung truyền tải trong vở nhạc kịch như một lời tâm sự chân thành đối
với mỗi gia đình Việt Nam trong ngày Tết: hãy đặt gánh lo của đời sống thường
nhật xuống và đón nhận một cái Tết thật tự nhiên như những gì chúng ta cần. Chỉ
khi đó, chúng ta mới thấm thía một cái Tết thật trọn vẹn và an lành thực thụ. Lời
hát lặp lại nội dung “Hạnh phúc đến từ an lành tự nhiên…”, cho đến gần cuối MV,
là phần khẳng định thông điệp được truyền tải nhẹ nhàng: “Muốn an muốn lành,
hãy Tết tự nhiên”. Sau đó, Vinasoy còn khéo léo lồng ghép thông điệp và hình ảnh
về sản phẩm Fami trong MV thông qua lời thoại của Jun Phạm:
“Đầu năm quà biếu mẹ cha
Đậu nành gửi ý an lành trao tay
Mầm xanh lộc lá sum vầy
Sữa thơm ngọt sánh, an lành tự nhiên”
 Thế trận 500 marcro/micro influencers: sử dụng thế trận 500 anh em macro/micro
influencers để hoàn thành mục tiêu tạo viral và đứng đầu bảng xếp hạng Youtube.
→Ba yếu tố trên đã được nhãn hàng kết hợp và lồng ghép khéo léo triển khai đánh phủ
mạnh mẽ trên mặt trận Social Media qua 3 giai đoạn:
21
 Giai đoạn 1: Khơi gợi sự tò mò của người xem MV “Lang Liêu hậu truyện” thông
qua dàn KOL chủ đạo và mạng lưới micro influencer.
- Đầu tiên, thông qua các fanpage của các KOLs xuất hiện trong MV, Vinasoy
kích thích công chúng tò mò về nội dung: đang yên đang lành tự nhiên Tết.

22
- Với mong muốn lan tỏa niềm háo hức của người xem, nhà nành Vinasoy
đã kích hoạt “phát súng” đầu tiên cực kỳ ấn tượng khi sử dụng KOL và hơn 100
micro influencers để tung trailer “báo hiệu” sắp có siêu phẩm mùa Tết.

23
- Đồng thời, kênh Youtube của chị ba Lang Là (do Ninh Dương Lan Ngọc
thủ vai) với gần 700 ngàn subscribers cũng là kênh đầu tư đáng đồng tiền bát gạo.
Vào thời điểm đó (giữa tháng 12/2019) “đang yên đang lành tự nhiên Tết” làm cho
cả hội nhốn nháo hết cả lên.

- Tệp influencer chính được lựa chọn là các bạn hotgirl, hotboy thuộc nhóm
micro có độ tuổi từ 18-26. Họ là người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội khi
Facebook của các bạn có lượt follow đều trên dưới 10 ngàn người. Đồng thời
những influencers này có lối sống hiện đại, đặc biệt họ là người có thiện chí và
yêu thích chương trình Chạy Đi Chờ Chi – chương trình có dàn cast siêu hot tham
gia MV “Lang Liêu hậu truyện” – làm mưa làm gió một thời.
 Giai đoạn 2: Lan tỏa thông điệp chính bằng MV “Lang Liêu hậu truyện”, tạo viral
cho thông điệp thông qua sức hút của dàn sao và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của 300
influencers.
- Chỉ sau 3 ngày trailer “Lang Liêu hậu truyện” đã tạo được sự háo hức và
mong ngóng trong lòng khán giả. Thừa thắng xông lên, Vinasoy tung ngay TVC
chính – đây có thể xem là con át chủ bài của cả chiến dịch Tết của nhà Nành.

24
- Để trở thành một dấu ấn trong tâm trí người dùng, nhất là trong thời điểm cận
Tết – khi mà hầu hết các nhãn hàng lớn nhỏ đều tham gia đường đua TVC Tết khốc
liệt thì người làm Marketing phải đau đầu lựa chọn hướng đi mới mẻ. Cũng vì lý do
đó mà Influencer Marketing đã được nhiều nhãn hàng đẩy mạnh trong chiến dịch Tết
lần này.

Dàn sao "Running man" đăng bài về MV mới ra mắt của Vinasoy

25
Ngoài KOL, thì các micro infuencers đồng loạt đăng bài về MV "Lang Liêu Hậu Truyện"
- Ngoài ra thì cả community fanpage cũng được sử dụng để tăng tỉ lệ tiếp cận
đối với MV này.

- Ngoài các Influencers được sử dụng ở giai đoạn 1 thì với giai đoạn 2, list
các influencers được bổ sung thêm nhóm mom/dad. Họ là những người có sức ảnh

26
hưởng lớn đến những người đã lập gia đình, quan tâm đến sức khỏe, mong muốn
mang lại những món quà ý nghĩa cho người thân – đây là nhóm khách hàng mục
tiêu của dòng sản phẩm sữa Fami. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận
diện thương hiệu, tạo tiền đề cho việc thúc đẩy doanh thu mùa Tết.
- Kết quả là hơn 30 triệu lượt xem trên kênh YouTube của Vinasoy và hơn
1.7 triệu views trên kênh YouTube của Ninh Dương Lan Ngọc.
- Bảng số liệu tương tác ở giai đoạn 2 của chiến dịch Tết Vinasoy 2020
theo Operation Workflow

- Sau giai đoạn 2, tổng độ phủ sóng của cả chiến dịch là 1.494.372 lượt,
tương tác đạt 264.129 trong vòng gần 45 ngày (tính từ 07/12/2019 – 15/01/2020).
 Giai đoạn 3: Tổng kết chiến dịch bằng việc lan tỏa những câu chuyện người thật
việc thật của các mẹ bỉm sữa, của những sinh viên xa nhà mong muốn tìm được
món quà an lành cho cả gia đình.

27
- Nhiệm vụ chính tại thời điểm này là lan truyền thông điệp thông qua
những câu chuyện thật của chính bản thân mình. Họ khéo léo lồng ghép chương
trình ưu đãi và thông điệp mà nhãn hàng muốn truyền tải trong những bài viết, từ
đó những người theo dõi họ “gián tiếp” tiếp xúc với nhãn hàng theo cách tự nhiên
nhất.
4.2. Truyền thông “ trao Fami, trao Tết an lành” thông qua DriVadz
 Để chương trình truyền thông này tiếp cận được gần hơn với công chúng và có
dấu ấn lâu bền thì ngoài MV nhạc kịch, Vinasoy còn lựa chọn quảng cáo trên xe
hơi với hình thức là DriVadz được thử hiện suốt 2 tháng từ 19/12/2019 –
19/02/2020 trên 2 thành phố lớn là TP HCM và Hà Nội.

Ảnh. Vinasoy sử dụng


DriVadz để tổ chức 200
xe GrabCar chạy trên
toàn tuyến phố Hà Nội và
Hồ Chí Minh.

28
 Số liệu chi tiết mà doanh nghiệp đo lường được sau khi kết thúc chương trình
truyền thông “Trao Fami, trao Tết yêu thương” dịp Tết 2020 là: đối tượng mà
chiến dịch tiếp cận được chủ yếu ở độ tuổi 18 – 24 và hơn 47% là nữ, 38% là nam
giới, còn lại là giới tính khác. Chiến dịch lan tỏa mạnh nhất ở Hồ Chí Minh, chiếm
52%, sau đó là Hà Nội với 38%, còn lại là của các tỉnh thành khác như Đà Nẵng,
Cần Thơ.
III. Phân tích mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing, tình thế
marketing của chương trình truyền thông “Trao Fami – Trao Tết an lành”
1. Mục tiêu marketing
Chương trình truyền thông “Trao Fami – Trao Tết an lành” nhân dịp Tết Canh Tý
2020 làm tăng độ nhận diện thương hiệu cho sữa đậu nành Vinasoy – bộ sản phẩm biếu
Tết 2020 đã dựa trên mục tiêu truyền thông marketing, mà mục tiêu truyền thông
marketing của công ty dựa trên mục tiêu marketing của doanh nghiệp.
Mục tiêu của Vinasoy bao gồm:
 Phát huy những tiềm năng hiện có để chất lượng sản phẩm luôn ổn định và an
toàn. Làm tăng độ nhận diện hình ảnh thương hiệu.
 Tiếp tục tăng trưởng và dẫn đầu thị phần trong ngành.
 Phát triển công nghệ và áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc nghiên cứu phát
triển sản phẩm.
 Xây dựng mối liên kết chặt chẽ trong và ngoài Công ty để phát triển tiêu thụ.
Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác, tham gia các hợp tác kinh
doanh và hiệp hội.
 Gia tăng thị trường bán lẻ, duy trì sức mua.
 Tăng trưởng khách hàng trung thành và tỷ lệ khách hàng cũ quay lại.
 Nâng cao sự nhận biết của khách hàng trong nước đối với doanh nghiệp và sản
phẩm.
 Gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
NGUỒN THAM KHẢO:

29
https://text.123docz.net/document/3528139-ke-hoach-marketing-vinasoy.htm
http://www.luanvan.co/luan-van/chien-luoc-marketing-cua-vinasoy-19435/
2. Mục tiêu truyền thông marketing
2.1. Mục tiêu định tính (mục tiêu truyền thông)
Công ty đã sử dụng rất nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để truyền tải
những thông điệp, hình ảnh mới của VinaSoy đến với công chúng.
Mục tiêu định tính mà Vinasoy đặt ra thông qua các chiến dịch truyền thông chính
là có thể nâng cao sự nhận biết thương hiệu của khách hàng, đẩy mạnh vị trí của doanh
nghiệp vươn xa hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường, trở thành doanh nghiệp có
thị phần dẫn đầu trong ngành thông qua thông điệp mang tính nhân văn sâu sắc, đánh trực
tiếp vào insight của khách hàng, mong muốn khi nhắc tới sản phẩm sữa đậu nành, cái tên
Vinasoy sẽ xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng. Từ đó góp phần thúc đẩy phát
triển về mặt kinh doanh – mục tiêu then chốt cho bất kì một doanh nghiệp nào.
Xu hướng Branded Music Marketing (truyền thông cho thương hiệu sử dụng âm
nhạc là công cụ) đang thống lĩnh thị trường trong những năm trở lại đây, đặc biệt là thời
điểm cận Tết. Việc sử dụng âm nhạc không những giúp khán giả thỏa mãn hơn về phần
nghe mà còn dễ dàng ghi nhớ truyền tải thông điệp mà nhãn hàng muốn truyền tải Qua đó
nhãn hàng sữa đậu nành đã khéo léo truyền tải thông điệp ý nghĩa: Đối với người Việt,
quà cáp hàng hiệu hay món ngon bốn phương cũng không bằng một cái Tết thực sự trọn
vẹn và an lành thực thụ bên gia đình.
Với mục tiêu cụ thể của chương trình truyền thông “Trao Fami - Trao Tết an lành”
đó là tăng nhận biết và tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu (brand awareness &
brand love), đồng thời giới thiệu bộ sưu tập sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy và Fami bao
bì giới hạn, thu hút người sử dụng từ những hotmom, hotdad, hotteen được cho là micro
influencers liên tục truyền tải insight của chương trình qua ba giai đoạn chính:
 Giai đoạn 1: Khơi gợi sự tò mò của khán giả thông qua dàn KOL chủ đạo và mạng
lưới micro influencer.

30
 Giai đoạn 2: Lan tỏa thông điệp chính, tạo viral cho thông điệp thông qua sức hút
của dàn sao và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của 300 micro influencers.
 Giai đoạn 3: Tổng kết chiến dịch bằng việc lan tỏa những câu chuyện người thật
việc thật của các mẹ bỉm sữa, của những sinh viên xa nhà mong muốn tìm được
món quà an lành cho cả gia đình.
NGUỒN THAM KHẢO:
https://advertisingvietnam.com/case-study-10-bat-mi-chien-luoc-truyen-thong-cua-
vinasoy
https://www.tailieudaihoc.com/3doc/2278500.html
2.2. Mục tiêu định lượng (mục tiêu doanh số)
Bên cạnh mục tiêu định tính, doanh nghiệp cũng đặt ra cho mình những mục tiêu
định lượng đó là tăng lượng truy cập của khách hàng tiềm năng vào website và trang
mạng xã hội Facebook của doanh nghiệp, tăng doanh số bán hàng và mở rộng thị trường.
Trước khi chính thức thực hiện dự án truyền thông “Trao Fami – Trao Tết an
lành”, Vinasoy luôn dẫn đầu thị phần trong ngành, phát triển bền vững. Đây cũng chính
là mục tiêu định lượng dài hạn của doanh nghiệp về việc xây dựng một doanh nghiệp bền
vững.
Nhân dịp Tết Canh Tý 2020, Vinasoy đã thực hiện MV âm nhạc cùng bộ tứ Chạy Đi Chờ
Chi. Mục tiêu lần này là viral cho MV Tết của Vinasoy đồng thời tăng độ nhận diện
thương hiệu cho sữa đậu nành Vinasoy – bộ sản phẩm biếu Tết 2020. Khách hàng mục
tiêu là những đối tượng đang phân vân tìm kiếm quà tặng cho người thân dịp Tết sống
chủ yếu ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Chiến dịch sử dụng 500 micro influencers của các
nhóm như hotmom, hotdad, hotteen,... cùng thực hiện nhiều Scope of work khác nhau đã
mang lại cho Vinasoy những kết quả vượt ngoài mong đợi.
Là đơn vị luôn giữ vị trí số 1 trong ngành hàng sữa đậu có thương hiệu tại Việt
Nam trong nhiều năm qua với thị phần luôn trên 80%, năm 2020 con số trên của Vinasoy
ghi nhận bước nhảy vọt bất chấp sự khó khăn do Covid – 19 một phần nhờ tác động của
chiến dịch truyền thông Tết 2020. Kế hoạch marketing của Vinasoy năm 2022 là nhằm
tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp ở mức 2 con số so với năm 2021. Cụ thể,
31
đưa ra thị trường sản phẩm mới, định vị thương hiệu, tăng thị phần của công ty; tiếp tục
mở rộng và tăng thị phần, khai thác sâu rộng hơn từ những nghiên cứu trên thị trường và
đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
NGUỒN THAM KHẢO:
https://123docz.net//document/3528139-ke-hoach-marketing-vinasoy.htm
https://cafef.vn/thi-phan-sua-dau-nanh-nhay-vot-len-86-nhung-vinasoy-dang-bi-thach-
thuc-lon-truoc-con-sot-tang-gia-nong-san-the-gioi-20210326150205785.chn
3. Tình thế marketing
3.1. Tình thế thị trường
Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận những chỉ số tài chính
tích cực của Vinasoy với sản lượng tiêu thụ tăng 11%, doanh thu đạt 1.984 tỷ, tăng
13,03%, lợi nhuận gộp tăng đến 28,85% so với cùng kỳ, ở mức 835,6 tỷ đồng. Lợi nhuận
sau thuế đạt hơn 518 tỷ đồng, tăng 21,8% so với số liệu cùng kỳ 2018. Với mức tăng
trưởng 2% của ngành hàng sữa nói chung và 4,3% của ngành hàng sữa đậu nành,
Vinasoy chứng tỏ được tiềm năng phát triển mạnh mẽ và củng cố vị trí dẫn đầu trong
ngành sữa đậu nành Việt Nam với thị phần lên đến 84,6%.
Thị trường mục tiêu của Vinasoy chủ yếu nhắm tới hai nhóm khách hàng: Khách
hàng là người tiêu dùng cuối cùng và khách hàng là người tiêu dùng trung gian (nhà phân
phối, nhà bán lẻ…) . Vậy nên, với mỗi nhóm khách hàng, Vinasoy đều có những chính
sách phù hợp nhằm mở rộng thị trường. Để làm được điều đó, Vinasoy đã chú trọng đẩy
mạnh các chương trình truyền thông, đặc biệt là dịp Tết 2020 với chương trình truyền
thông “Trao Fami – Trao Tết an lành” mang những thông điệp ý nghĩa đến công chúng
với mục tiêu quảng bá sản phẩm mới đồng thời gia tăng sự nhận biết thương hiệu đến
công chúng.
3.2. Tình thế sản phẩm
Vinasoy được biết đến là thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực sáng tạo với châm
ngôn: “Khỏe bên trong và rạng ngời bên ngoài”. Nhờ vào nguồn dưỡng chất từ thiên
nhiên, sữa đậu nành Vinasoy đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

32
Trong chương trình truyền thông Tết 2020 “Trao Fami – Trao Tết an lành”,
Vinasoy đã giới thiệu bộ sưu tập sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy và Fami bao bì giới
hạn, dành riêng cho mùa Tết Canh Tý 2020 và mang những thông điệp khác nhau như
những lời chúc tốt lành hướng đến hàng triệu người tiêu dùng Việt: “Gia đình sum họp tự
nhiên an lành”, “Anh em thuận hoà tự nhiên an lành”, “Cả nhà khỏe mạnh tự nhiên an
lành”.

Với hành trình 20 năm tập trung chuyên biệt sản xuất sữa đậu nành, Vinasoy đã có
một niềm tin kiên định vào tiềm năng quý giá của hạt đậu nành, luôn bền bỉ, nỗ lực đem
nguồn dinh dưỡng lành tới người tiêu dùng trên mọi miền đất nước. Là người dẫn đầu về
dinh dưỡng lành, Vinasoy mong muốn lan tỏa tới người tiêu dùng niềm tin và mong ước
về cuộc sống an lành từ tự nhiên.
3.3. Tình thế cạnh tranh
Kể từ khi thành lập đến nay, Vinasoy luôn chiếm thị phần cao nhất với các nhãn
hiệu Fami và Vinasoy. Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ nhiều sữa đậu nành
nhất thế giới, cạnh tranh trong phân khúc này được dự báo ngày càng gay gắt.

33
Trên thị trường sữa đậu nành hiện nay, khó khăn trong cạnh tranh của Vinasoy
không chỉ đến bởi các thương hiệu trong nước mà ngay cả các thương hiệu nước ngoại
cũng rục rịch mở rộng thị trường tại Việt Nam.
Vinamilk có thể được xem là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của QNS. Công ty này
hiện nay đã có sản phẩm sữa đậu nành VFresh ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên ngay sau
đó, Vinamilk đã thể hiện rõ tham vọng của mình khi cho ra đời sản phẩm sữa đậu nành
mới Goldsoy với nguyên liệu sữa đậu nành không biến đổi gen nhập khẩu từ Bắc Mỹ.
Trong năm 2019 vừa qua, Vinamilk đã có những hoạt động truyền thông mở rộng tên
tuổi, gia tăng độ nhận biết đến với khách hàng của mình. Điển hình có thể nói đến việc ký
kết hợp đồng tài trợ chính cùng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (2/7/2019) với sứ mệnh đầy
ý nghĩa “Vì một Việt Nam vươn cao”.
Không chỉ có Vinamilk, Nutifood với sản phẩm sữa đậu nành Nuti, Tribeco – sản
phẩm sữa đậu nành Trisoy, tập đoàn Tân Hiệp Phát với nhãn hiệu Number 1 Soya – dòng
sản phẩm sữa đậu nành cao cấp nguyên chất… đều là những đối thủ đáng gờm của QNS.
Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đó, Vinasoy đã có những giải pháp hiệu quả bằng cách
áp dụng hoạt động truyền thông vào quảng bá cho thương hiệu cũng như sản phẩm mới
của mình, khẳng định vị thế của công ty trên thị trường ngành sữa đậu nành. Tết 2020 là
năm đầu tiên Vinasoy thử sức với hình thức truyền thông hấp dẫn – Truyền thông cho
thương hiệu sử dụng công cụ âm nhạc thông qua phong cách nhạc kịch khi tung quảng
cáo “Lang Liêu hậu truyện” đạt được nhiều thiện cảm của người xem cũng như thành
công ngoài mong đợi.
3.4. Môi trường marketing
Các yếu tố trong môi trường marketing ảnh hưởng quan trọng đến việc hoạt động
và phát triển của Vinasoy.
3.4.1. Môi trường nhân khẩu học
Quy mô dân số: Tính đến năm 2019, nước ta có khoảng hơn 96 triệu người dân, là
nước đông dân, tỉ lệ người sử dụng internet, mạng xã hội và dành thời gian cho chúng rất
cao (khoảng 65 triệu người theo thống kê của Vnetwork.vn). Vì vậy đây là điều kiện

34
thuận lợi cho việc lan truyền thông điệp của chương trình truyền thông “Trao Fami –
Trao Tết an lành”, tiếp cận được tập khách hàng tốt hơn.
Mật độ dân số: Dân số nước ta 290 người/km 2 (Tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2019) và tập trung chủ yếu tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh. Trong chương trình truyền thông dịp Tết Canh Tý 2020, Vinasoy đã thực hiện MV
âm nhạc với mục tiêu viral cho MV Tết của mình đồng thời tăng độ nhận diện thương
hiệu cho sữa đậu nành Vinasoy với bộ sản phẩm biếu Tết 2020. Và nhóm khách hàng
mục tiêu mà chiến dịch hướng tới đó chính là những đối tượng đang phân vân tìm kiếm
món quà tặng ý nghĩa cho người thân dịp Tết sống chủ yếu ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Về trình độ học vấn: Việt Nam có hệ thống giáo dục quốc dân khá hoàn chỉnh,
trình độ giáo dục của người dân ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu về mức sống
ngày được chú trọng hơn nữa. Người dân quan tâm đến sức khỏe, các sản phẩm giàu dinh
dưỡng, chất lượng tốt đảm bảo… Đây là cơ hội mở ra cho doanh nghiệp việc truyền
thông, quảng bá sản phẩm gián tiếp cho quá trình tiêu thụ mặt hàng, tăng doanh thu,
khẳng định vị thế thương hiệu của mình.
3.4.2. Môi trường kinh tế
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm
90 chỉ có 1 – 2 nhà sản xuất, phân phối sữa, hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần
20 hãng nội địa với rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm
năng với hơn 90 triệu dân.
GDP Việt Nam năm 2019 tăng 7,02%. Nếu tính theo sức mua tương đương. Kinh
tế Việt Nam đạt kết quả tốt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động. Tăng trưởng
kinh tế dẫn đến nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao, nhu cầu về sức khỏe lại càng được
ưu tiên hàng đầu. Sản phẩm mới trong chiến dịch truyền thông của Vinasoy không những
tràn đầy ý nghĩa lại giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, điều đó càng thể hiện sự trân
trọng, tình thương yêu đối với những người được tặng món quà trên nhân dịp Tết đến
xuân về.

35
3.4.3. Môi trường công nghệ
a, Công nghệ sản xuất:
Dây chuyền thiết bị của VinaSoy do tập đoàn TetraPak – Thụy Điển cung cấp.
Đây là hệ thống thiết bị sản xuất sữa đậu nành đồng bộ duy nhất tại Việt Nam. Kết hợp
với việc áp dụng phù hợp công nghệ Tetra – AlwinSoy, hệ thống này đã tạo nên sự đột
phá về chất lượng sữa đậu nành đậm đà tự nhiên, vừa bảo toàn các thành phần dinh
dưỡng quý giá có trong đậu nành.
Bên cạnh đó, song song với việc chọn thuần, Trung tâm đang ứng dụng công nghệ
di truyền phân tử để chọn tạo giống mới bảo toàn phẩm chất quý của giống đậu nành địa
phương, nâng cao năng suất, chất lượng của hạt đậu nành. Trung tâm cũng liên kết với
Đại học Cần Thơ nghiên cứu chọn các loại vi khuẩn từ vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên để
chế tạo ra phân sinh học nhằm tăng nốt rễ (nốt sần) và hiệu quả sử dụng phân lân cho loại
cây này.
b, Công nghệ thông tin – truyền thông:
Điển hình là sự phát triển rộng khắp công nghệ thông tin ở Việt Nam. Việt Nam
xếp thứ 6 châu Á về số lượng người dùng Internet. Xu hướng sử dụng Internet gia tăng là
một tin tốt cho các doanh nghiệp nói chung và cho Vinasoy nói riêng. Điều đó cho phép
các hoạt động marketing của doanh nghiệp diễn ra có kết quả sâu rộng hơn đến mọi
người tiêu dùng trên cả nước, giúp mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm của
mình.
Chiến dịch truyền thông “Lang Liêu hậu truyện” sử dụng MV quảng cáo kết hợp
với dàn cast khủng là những người nổi tiếng với tầm ảnh hưởng lớn qua kênh truyền
thông như Youtube đã khơi gợi sự tò mò cho người xem.
Bên cạnh đó, sự bùng nổ của mạng xã hội Facebook, Instagram đã giúp cho chiến
dịch truyền thông lan truyền một cách mạnh mẽ. Việc lựa chọn các influencers là các
hotgirl, hotboy có lối sống hiện đại, “heath & balance” với lượt theo dõi trên dưới 10.000
cũng góp phần thành công vào chiến dịch truyền thông của thương hiệu. Ngoài influencer
thuộc nhóm food/lifestyle trẻ trung thì tệp influencer đã được mở rộng thêm nhóm
mom/dad. Các ông bố bà mẹ được lựa chọn là những người có sức ảnh hưởng lớn đến
36
những người đã lập gia đình, quan tâm đến sức khỏe, mong muốn mang lại những món
quà ý nghĩa cho người thân – cũng là nhóm khách hàng mục tiêu của dòng sản phẩm sữa
Fami. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu, tạo tiền đề cho
việc thúc đẩy doanh thu mùa Tết.
3.4.4. Môi trường chính trị pháp luật
Sự ổn định về chính trị và hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện tạo hành lang
pháp lý cho việc phát triển kinh tế. Điều đó tạo thuận lợi cho hoạt động phát triển và mở
rộng kinh doanh, phân phối sản phẩm tại thị trường quốc tế. Bằng việc mở rộng thị
trường xuất khẩu thành công, Vinasoy đã chứng tỏ được tầm vóc của một chuyên gia về
dinh dưỡng đậu nành số 1 tại Việt Nam. Doanh nghiệp đã và đang có đầy đủ tiềm lực để
cung cấp sữa đậu nành không chỉ cho thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường
thế giới, trước mắt là Trung Quốc và Nhật Bản; thị trường Mỹ vào quý III/2021; trong
tương lai sẽ hướng đến các nước Hàn Quốc, Trung Đông và toàn Châu Á.
Các chương trình truyền thông ngày càng được xem trọng và khuyến khích với
mục tiêu phát triển kinh tế. Chiến dịch truyền thông “Lang Liêu hậu truyện” không chỉ
với mục đích truyền tải thông điệp ý nghĩa, an lành mà nó còn đem lại những thành quả
đáng kinh ngạc cho hoạt động phát triển của Vinasoy.
IV. Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình truyền thông marketing “Trao
Fami, trao Tết an lành” với mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing
và tình thế marketing của Vinasoy
1. Tình thế marketing
1.1. Tình thế thị trường
Thị trường của Vinasoy được chia làm 2 nhóm đó là khách hàng là người tiêu
dùng cuối cùng và khách hàng trung gian (các nhà phân phối, siêu thị, cửa hàng bán lẻ,
…) với mục đích sử dụng khác nhau. Đối với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng,
họ mua sản phẩm về để sử dụng trong gia đình hoặc có thể đi biếu tặng còn đối với khách
hàng trung gian thì học lại mua về để bán lại cho khách hàng là tiêu dùng cuối cùng.

37
Và chương trình truyền thông marketing “Trao Fami, trao Tết an lành” chủ yếu
muốn hướng đến nhóm khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng. Fami dường như đã làm
rất tốt chương trình truyền thông của mình thông qua MV nhạc kịch đã nhắc ở trên có sự
góp mặt của 4 KOLs đình đám là Jun Phạm, Ninh Dương Lan Ngọc, Trương Thế Vinh và
Liên Bỉnh Phát. Minh chứng cho sự thành công này chính là số lượt xem và tương tác
siêu khủng từ phía người tiêu dùng.
Là những con dân người Việt thì đối với ai cũng vậy, Tết chính là quãng thời gian
mọi người muốn quây quần bên cạnh người thân nhất. Tuy nhiên nhịp sống dường như
quá hối hả từ việc lo toan sắm sửa ngày tết đến việc biếu quà người thân. Chính vì vậy,
Vinasoy đã rất khéo léo đưa ra chương trình “Trao Fami, trao Tết an lành” ý muốn nói
bằng cách này hay cách khác, mọi người cũng đều muốn cái Tết của mình thật an lành,
ấm cúng.
→ Vinasoy đã đánh trúng vào tâm lý khách hàng là người dân Việt Nam khi đưa
ra thông điệp thật gần gũi, giản dị.
1.2. Tình thế sản phẩm
Để đáp ứng tình thế sản phẩm kinh doanh của mình, cùng lúc với việc đưa ra
chương trình truyền thông marketing “Trao Fami, trao Tết an lành”, Vinasoy cũng đã đưa
ra dòng Fami với vỏ hộp là phiên bản giới hạn dành riêng cho dịp tết Canh Tý 2020.

38
Với mỗi một hộp sữa Fami, Vinasoy đều gửi gắm một lời chúc tết an lành đến với
người tiêu dùng. Vinasoy cho rằng tết chính là cơ hội để Vinasoy gửi đến tất cả mọi
người lời cảm ơn, tri ân và lời chúc an lành và đặc biệt cũng là dịp để cho công ty lan tỏa
thông điệp “An lành từ tự nhiên” đến với tất cả mọi người với mong muốn góp một phần
tạo nên một mùa Tết an lành, hạnh phúc.
Phiên bản bao bì giới hạn dành cho một dịp đặc biệt nào đó dường như đã và đang
là một chương trình marketing khá quen thuộc với bất kì nhãn hàng nào nhưng lợi ích nó
đem lại thì không thể chối cãi. Với phiên bản vỏ hộp này, người tiêu dùng có thể gửi lời
chúc tới những người thân yêu của mình thông qua một hành động nhỏ nhoi. Nếu làm
quà biếu tặng dịp tết, Fami phiên bản Tết 2020 là một sự lựa chọn khá “thông minh” cho
khách hàng, nó không chỉ là một món quà mang biếu một cách đơn thuần mà nó còn chứa
đựng cả tấm lòng của người tặng tới người được tặng thông qua những thông điệp của
sản phẩm.
→Trong suốt một quãng thời gian dài, Vinasoy đã không ngừng nghiên cứu hành
vi, tâm lý và nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra một chương trình phù hợp nhất với
tâm lý, nhu cầu của họ nhằm làm tăng độ nhận diện cũng như truyền thông thương hiệu
của mình tới nhóm khách hàng mới và đồng thời tạo dựng lòng trung thành của những
khách hàng cũ.
NGUỒN THAM KHẢO: http://newlifestyle.vn/vinasoy-lan-toa-thong-diep-tet-an-lanh-
voi-phim-nhac-kich-lang-lieu-hau-truyen
1.3. Tình thế cạnh tranh
Trong thị trường cung cấp sữa đậu nành, Vinasoy có những đối thủ lớn có tên tuổi
như Nutifood với sản phẩm sữa đậu nành Nuti; Vinamilk với sản phẩm sữa đậu nành
VFresh, Goldsoy với nguyên liệu sữa đậu nành không biến đổi gen; Tribeco – sản phẩm
sữa đậu nành Trisoy, Dutch Mill với Soy Secretz,…. Tuy nhiên, xét về thị phần, dường
như Vinasoy vẫn đang dẫn đầu về số lượng bán ra của mình khi chiếm tới 79,7% thị phần
toàn quốc vào năm 2017, trên 85% vào 2019.
Kết hợp với chương trình truyền thông “Trao Fami, trao Tết an lành” vô cùng gần
gũi, thân thuộc và phù hợp với mọi giới tính, lứa tuổi khi nói về Tết, chương trình đã để

39
lại độ phủ sóng và cái nhìn vô cùng tích cực từ phía người tiêu dùng. Ngay cả trước đó,
Vinasoy đang dẫn đầu về mảng sữa đậu nành thì sau khi đưa ra chương trình “Trao Fami,
trao Tết an lành” được thực hiện, Vinasoy một lần nữa khẳng định vị trí của mình trên thị
trường. Điều này như một lời tuyên bố cạnh tranh của Vinasoy với các đối thủ của mình
về các khía cạnh như sản phẩm, dịch vụ,… và đặc biệt là truyền thông.
Với chiến dịch “Trao Fami - trao Tết an lành”, Vinasoy đã thành công trong việc
truyền tải thông điệp về cái tết an lành, ấm cúng, giản đơn một cách tinh tế mà gần gũi,
phù hợp với phong tục tập quán của người Việt. Bằng việc chạm vào tâm lý của người
tiêu dùng về mong muốn đón một cái Tết đầy đủ an lành, Vinasoy đã vượt mặt các đối
thủ cạnh tranh của mình để vừa có thể giữ lại được thị phần, vừa có thể làm cho khách
hàng tin yêu thương hiệu của mình hơn. Vinasoy dường như đã “đánh thức” khách hành
giữa bộn bề cuộc sống, giữa guồng quay hối hả của cuộc sống hiện tại bằng cách truyền
đi thông điệp rằng thực ra chúng ta chỉ cần những thứ đơn giản nhất miễn là ta được hạnh
phúc. Chúng ta cứ mãi đi tìm những thứ xa hoa nhất để rồi phải gồng mình cố gắng có
được nó mà quên đi những thứ nhỏ nhặt nhất cũng có thể thỏa mãn ta.
2. Mục tiêu marketing
Vinasoy đã thành công khi nhận được sự hưởng ứng từ hàng triệu trái tim Việt nhờ
vào định hướng nội dung sâu sắc, và chất liệu mang tâm hồn Việt Nam. Trong khi những
thương hiệu khác thường tập trung vào “An lành là khi đoàn tụ”, Vinasoy lại chọn một
hướng tiếp cận người tiêu dùng độc đáo và sáng tạo khi nói về chủ đề: “An lành đến từ tự
nhiên”. Vinasoy đã chinh phục nhiều con người Việt Nam bởi sự lan tỏa những thông
điệp ý nghĩa và tốt đẹp trong cuộc sống.
Một điểm cộng khác khiến “Lang Liêu Hậu Truyện” được lòng mọi người chính là
sự khai thác chất liệu văn học Việt Nam và đầu tư chỉn chu trong từng chi tiết. Trong đó,
việc lựa chọn diễn viên cũng là một yếu tố quan trọng trong việc dẫn dắt câu chuyện và
kết nối yếu tố thương hiệu. Gương mặt hiền lành của cậu Út Lang Nành Jun Phạm đã thể
hiện được những cảm xúc, sự chân thành của một người con muốn đem lại những điều
bình dị, tự nhiên, an lành đến cho bậc cha mẹ của mình. Với sự kết hợp của thông điệp
truyền thông có sức lay động, cách kể chuyện và sự đầu tư về mặt hình ảnh, cảnh quay,

40
màu sắc phim đã giúp video nhạc kịch “Lang Liêu Hậu Truyện” được công chúng đón
nhận nhiệt tình.
Chiến dịch marketing bao vây của Vinasoy lần này đã rất “chịu chi” khi kết hợp
nhiều xu hướng marketing. Cụ thể, họ đã tập trung vào 4 KOLs (người ảnh hưởng lớn)
tham gia vào TVC. Tiếp đến là tạo ra sự hưởng ứng cực lớn từ phía micro – influencers
(nhóm người ảnh hưởng có follow từ 10.000 – 100.000) chia sẻ, viral thông điệp của
chiến dịch, được lan tỏa một cách thú vị, gần gũi, tự nhiên và đạt được những thành tích
vượt ngoài mong đợi.
Chỉ sau 1 tuần chạy chiến dịch, các bài viết của influencer đạt độ phủ sóng và
tương tác ổn định: lượng tương tác trung bình mỗi bài viết hơn 500, các bài viết được
hưởng ứng một cách tích cực, tập trung trao đổi về nội dung của MV “Lang Liêu hậu
truyện” và ý nghĩa thực sự của “ngày Tết an lành”.
Có thể thấy Influencer đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông điệp của
thương hiệu đến với khách hàng. Influencer nhắm đúng đối tượng mục tiêu, lan truyền
sản phẩm một cách tinh tế, tác động quyết định mua của người tiêu dùng và giúp khách
hàng tin tưởng sản phẩm của bạn. Chính vì những ưu điểm vượt bậc, Influencer
Marketing luôn là lựa chọn hàng đầu của các thương hiệu.
Song, Influencer Marketing là một trong những “vũ khí” giúp TVC của nhãn hàng
lên Top 1 Trending YouTube. Việc“on top” sẽ giúp cho thông điệp của chiến dịch đến
gần hơn với người tiêu dùng, đặc biệt là những TVC đánh trúng insight, “gây thương
nhớ” với người tiêu dùng.
Tuy không ngừng đổi mới và sáng tạo, nhưng điều đặc biệt khiến Vinasoy tồn tại
trong suốt quãng thời gian dài chính là giữ vững được cái chất riêng: bình dị, dễ ghi nhớ
và tràn đầy cảm xúc. Đây cũng chính là “tuyệt chiêu” giúp các chiến dịch marketing của
Vinasoy liên tục đứng đầu trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt nhất năm – mùa Tết.
3. Mục tiêu truyền thông
Có thể nói, “Lang Liêu Hậu Truyện” của Vinasoy đã tái hiện một cách trọn vẹn
những suy nghĩ, tâm tư của rất nhiều người trong chúng ta vào mỗi dịp tết đến xuân về.

41
Chiến dịch đã đánh đúng tâm lý của hàng ngàn gia đình Việt, thông điệp “An lành từ tự
nhiên” khơi dậy ý nghĩa thực sự ngày Tết trong lòng mỗi người. Từ đó hình ảnh thương
hiệu Vinasoy dần trở nên gần gũi, thân thiện, giữ nguyên được giá trị cốt lõi sản phẩm,
mà vẫn đem lại cho khách hàng khi dùng sản phẩm nhưng lại hoàn toàn tự nhiên, an lành,
không vụ lợi hay tâm lí phải mua hàng gì ở đây. Từ đó nhu cầu về sản phẩm được đẩy
mạnh dần, hình ảnh thương hiệu in sâu tâm trí mọi gia đình Việt.
Kết quả trong vòng 20 ngày, MV đã đạt mốc 30 triệu lượt xem trên kênh YouTube
của Vinasoy và hơn 1.7 triệu views trên kênh YouTube của Ninh Dương Lan Ngọc. Tổng
độ phủ sóng của cả chiến dịch là 1.494.372 lượt, tương tác đạt 264.129 trong vòng gần 45
ngày (tính từ 07/12/2019 – 15/01/2020).
Chỉ sau 1 tuần chạy chiến dịch, các bài viết và tương tác ổn định: lượng tương tác
trung bình mỗi bài viết hơn 500, các bài viết được hưởng ứng một cách tích cực, tập
trung trao đổi về nội dung của MV “Lang Liêu hậu truyện” và ý nghĩa thực sự của “ngày
Tết an lành”.
V. Đánh giá mức độ phối hợp với các công cụ khác của truyền thông
1. Mức độ phối hợp giữa quảng cáo và PR
Chiến lược quảng cáo của Vinasoy dành cho sản phẩm sữa đậu nành Fami tuy là
một chiến lược rất cơ bản, song, nó luôn hướng về một giá trị nhất định. Ở đây, Vinasoy
đã chọn “Gia đình" là chủ đề xuyên suốt trong các chương trình quảng cáo của mình ngay
từ năm 2016.
Trước khi “Trao Fami, trao Tết an lành” trở thành một trong những chương trình
truyền thông lọt top ấn tượng trong dịp Tết 2020. Doanh nghiệp đã có cơ sở vững chắc từ
những chương trình truyền thông cùng chung chủ đề ở các năm trước đó:
2016: Quảng cáo sữa Fami 2016
2017: QUẢNG CÁO FAMI CỰC VUI NHỘN. CÙNG VỀ NHÀ
2018: QUẢNG CÁO SỮA ĐẬU LÀNH FAMI 2018.
2019: [MỚI] SỮA ĐẬU NÀNH FAMI NGUYÊN CHẤT - THÊM ĐẬU THÊM
NGON

42
Với chủ đề gia đình gần gũi, cùng những cách thể hiện đầy hài hước và sáng tạo,
những video quảng cáo sữa đậu nành Fami từ trước đến nay luôn để lại ấn tượng đối với
người xem.
Hoạt động PR của Vinasoy trong khoảng thời gian này là PR thông qua các trang
báo, bài viết online nhằm giới thiệu cũng như quảng bá cho chiến dịch “Trao Fami - Trao
tết an lành”.

Bằng việc gửi thông điệp muốn truyền tải và các thông tin về chiến dịch cho các
báo online, những cơ quan trên sẽ tạo nên các bài báo thu hút sự chú ý của cộng đồng
trước hết về MV “Lang Liêu hậu truyện”, tiếp đó là sản phẩm sữa đậu nành Fami. Từ đó,
những bài báo trên cũng truyền tải phần nào thông điệp có trong TVC.
Hiệu quả của việc phối hợp giữa PR và quảng cáo được thể hiện thông qua các số
liệu: tổng độ phủ sóng của cả chiến dịch là 1.494.372 lượt, tương tác đạt 264.129 và đạt
được tỉ lệ tương tác là 17.75% trong vòng gần 45 ngày (tính từ 07/12/2019 –
15/01/2020).
2. Mức độ phối hợp giữa quảng cáo và xúc tiến bán
Chiến dịch này ngoài việc đánh vào insight của người tiêu dùng thì mục tiêu chính
là tăng độ nhận diện cũng như sự yêu thích đối với thương hiệu, cùng với đó là giới thiệu

43
sản phẩm sữa bao bì Tết nên Vinasoy đã đẩy mạnh phối hợp công cụ xúc tiến bán định
hướng NTD và thương mại.
Với xúc tiến bán định hướng người tiêu dùng, những sản phẩm sữa đậu nành Fami
mang bao bì cũ sẽ được chiết khấu nhiều hơn và có mức giá tốt, thu hút khách hàng.
Ngoài ra còn có thể tài trợ trưng bày tại các sự kiện… Ngoài ra còn có các chương trình
tặng quà, bốc thăm trúng thưởng tại gian hàng của Vinasoy tại các trung tâm thương mại.
Về xúc tiến bán định hướng thương mại, Vinasoy đã hợp tác với Tiki (xuất hiện
trong TVC cũng như mv “Lang Liêu hậu truyện” để mở rộng thị trường lên các trang
mua bán online. Ngoài ra, Vinasoy có những khuyến mãi và quà tặng hấp dẫn cho khách
hàng khi mua sản phẩm qua Tiki như giá tốt khi mua hộp quà tết Fami, tặng 5 bao lì xì
khi mua một hộp quà tết bất kì.

44
PHẦN III: Đánh giá chung về chương trình truyền thông “Trao Fami – Trao Tết an
lành”.
Lấy niềm an lành là kim chỉ nam trong các hoạt động kinh doanh của mình,
Vinasoy đã khởi xướng và nối dài hành trình trao gửi mùa Tết an lành đến mọi gia đình
Việt Nam từ năm 2016. Ở một cách khai thác mới thông qua hình thức phim nhạc kịch,
thông điệp “An lành từ tự nhiên” được truyền tải gần gũi, thú vị và cũng rất sâu sắc bằng
một câu chuyện quen thuộc với tất cả chúng ta.

Với nội dung "bình mới rượu cũ", thay thế phim ngắn đầy xúc động như những
mùa trước, "Lang Liêu Hậu Truyện" mang đến không khí vui tươi cho ngày Xuân gần kề,
đan xen nhiều yếu tố hài hước nhưng chân thật được xây dựng trên thể loại mới lạ - nhạc
kịch, mà hầu như chưa có nhãn hàng nào thực hiện.

Cũng trong dịp này, Vinasoy đã giới thiệu bộ sưu tập sản phẩm sữa đậu nành
Vinasoy và Fami bao bì giới hạn, dành riêng cho mùa Tết Canh Tý 2020 và mang những
thông điệp an lành khác nhau: “Gia đình sum họp tự nhiên an lành”, “Anh em thuận hoà
tự nhiên an lành”, “Cả nhà khỏe mạnh tự nhiên an lành”… như những lời chúc tốt lành
hướng đến hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam. Qua đó, Vinasoy mong muốn mỗi sản
phẩm sẽ là một món quà ý nghĩa để tri ân đến người tiêu dùng đã đồng hành cùng nhãn
hàng trong một năm qua. Và mỗi khách hàng cũng có thể dành tặng cho nhau món quà ý
nghĩa như vậy trong năm mới này. Song hành với lời chúc an lành chính là cam kết của
Vinasoy về tôn chỉ kinh doanh và sứ mệnh của mình: luôn chú trọng và mang lại nguồn
dinh dưỡng lành cho mọi gia đình Việt Nam.

Thương hiệu này đã thành công nhờ vào những chiến lược hiệu quả với những sản
phẩm độc đáo, sáng tạo nhưng không kém phần ý nghĩa. Thông điệp trong các chiến dịch
tiếp tục ghi dấu ấn của sự kết nối, đoàn viên và ý nghĩa của sự thấu hiểu, quan tâm, chia
sẻ giữa những người thân trong gia đình mà còn từ những người xung quanh.

Xu hướng đa dạng hóa format content cho influencer, sử dụng nhóm nhóm
influencer là chuyên gia trong lĩnh vực (professional) và nhóm macro/micro influencer là

45
xu hướng triển khai influencer campaign của Vinasoy cũng như các thương hiệu khác
trong chiến dịch Tết năm 2020.

Có thể nói, Vinasoy đã thành công khi nhận được sự hưởng ứng từ hàng triệu trái
tim Việt nhờ vào định hướng nội dung sâu sắc, và chất liệu mang tâm hồn Việt Nam.
Trong khi những thương hiệu khác thường tập trung vào “An lành là khi đoàn tụ”,
Vinasoy lại chọn một hướng tiếp cận người tiêu dùng độc đáo và sáng tạo khi nói về chủ
đề: “An lành đến từ tự nhiên”. Vinasoy đã chinh phục nhiều con người Việt Nam bởi sự
lan tỏa những thông điệp ý nghĩa và tốt đẹp trong cuộc sống.

Tuy không ngừng đổi mới và sáng tạo, nhưng điều đặc biệt khiến Vinasoy tồn tại
trong suốt quãng thời gian dài chính là giữ vững được cái chất riêng: bình dị, dễ ghi nhớ
và tràn đầy cảm xúc. Đây cũng chính là “tuyệt chiêu” giúp các chiến dịch marketing của
Vinasoy liên tục đứng đầu trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt nhất năm – mùa Tết.

46
KẾT LUẬN
Tết là thời điểm ai cũng háo hức và mong chờ về một năm mới đủ đầy, mạnh khỏe
và an lành. Hiểu được tâm lý của hàng ngàn gia đình Việt, Vinasoy ra mắt phim kịch
“Lang Liêu Hậu Truyện” nhằm thể hiện thông điệp “An lành từ tự nhiên”, để từ đó khơi
dậy ý nghĩa thực sự ngày Tết trong lòng mỗi người. Trong thực tế chúng ta có quyền lựa
chọn một mùa Tết thật nhẹ nhàng và ấm cúng theo những cách riêng, nhưng mấu chốt
vẫn là “Muốn an muốn lành, chọn Tết tự nhiên”.

Nhìn chung, “Trao Fami – Trao Tết anh lành” của Vinasoy là một chiến dịch
truyền thông chẳng những sáng tạo về mặt ý tưởng, mà còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn
sâu sắc. Nhờ chiến dịch truyền thông thông minh, Vinasoy đã mở rộng thị phần mạnh mẽ
và dự đoán sẽ còn tăng trong giai đoạn 2021-2022. Đây chính là kết quả rõ nét của hoạt
động truyền thông marketing có hiệu quả, hãy luôn đột phá trong kinh doanh, thấu hiểu
tâm lý khách hàng, có những ý tưởng mới mẻ, độc đáo, xuất phát từ trái tim sẽ chạm
được đến trái tim, trao đi an lành sẽ nhận về xứng đáng. Từ đó chắc chắn sẽ nhận được sự
yêu thích và tin tưởng của khách hàng.

47
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Deadlin Mức độ hoàn
STT Họ tên Công việc Điểm
e thành
1 Lê Văn An Phần I (I, II, III, IV) Tốt, tích cực
29/6
2 Lê Thị Ngọc Anh Thuyết trình, phần II (I, II) Tốt, tích cực
3 Nguyễn Phương Anh Tốt
Phần II (III) 1/7
4 Nguyễn Thị Lan Anh Tốt (thư kí)
5 Phạm Quỳnh Anh PowerPoint, phần II (IV) Tốt
3/7
6 Tạ Thị Ngọc Ánh Phần II (IV) Tốt
7 Trần Thị Ngọc Ánh Word, mở đầu, kết luận, 4/7 Tốt (nhóm trưởng)
8 Nguyễn Hoàng Đức Bảo Phần II (V) 3/7 Tốt
9 Nguyễn Thị Ngọc Châm Phần III 4/7 Tốt, tích cực

48
BIÊN BẢN HỌP NHÓM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Tên học phần: Truyền thông Marketing
Lớp học phần: H2104MAGM0311
Nhóm thảo luận: Nhóm 01
Danh sách thành viên:
STT Họ và tên Nhiệm vụ
1 Lê Văn An Thành viên
2 Lê Thị Ngọc Anh Thành viên
3 Nguyễn Phương Anh Thành viên
4 Nguyễn Thị Lan Anh Thư ký
5 Phạm Quỳnh Anh Thành viên
6 Tạ Thị Ngọc Ánh Thành viên
7 Trần Thị Ngọc Ánh Nhóm trưởng
8 Nguyễn Hoàng Đức Bảo Thành viên
9 Nguyễn Thị Ngọc Châm Thành viên

* HỌP NHÓM LẦN I


- Thời gian: Từ 20h đến 21h30 ngày 15/6/2021
- Địa điểm: Qua Zoom
- Nội dung họp nhóm:
1. Nhóm trưởng triển khai đề tài thảo luận, mọi người đưa ý kiến về việc chọn doanh
nghiệp/chương trình truyền thông
2. Nhóm chốt doanh nghiệp/chương trình truyền thông Marketing cho đề tài thảo luận:
Chương trình TẾT 2020 của Vinasoy “Trao Fami – Trao Tết an lành”
3. Nhóm trưởng xây dựng đề cương sơ bộ
- Thành viên tham gia: Đầy đủ
- Thành viên vắng mặt: Không
* HỌP NHÓM LẦN II

49
- Thời gian: Từ 20h đến 21h ngày 17/6
- Địa điểm: Qua Messenger
- Nội dung họp nhóm:
1. Xây dựng và chỉnh sửa đề cương chi tiết
2. Nhóm trưởng phân công công việc, cụ thể:
STT Họ và tên Công việc Deadline
1 Lê Văn An Phần I 29/6
2 Lê Thị Ngọc Anh Thuyết trình, phần II (I, II) 29/6
3 Nguyễn Phương Anh
Phần II (III) 1/7
4 Nguyễn Thị Lan Anh
5 Phạm Quỳnh Anh PowerPoint, phần II (IV)
3/7
6 Tạ Thị Ngọc Ánh Phần II (IV)
7 Trần Thị Ngọc Ánh Tổng hợp word, mở đầu, kết luận 4/7
8 Nguyễn Hoàng Đức Bảo Phần II (V) 3/7
9 Nguyễn Thị Ngọc Châm Phần III 4/7
- Thành viên tham gia: Đầy đủ
- Thành viên vắng mặt: Không
* HỌP NHÓM LẦN III
- Thời gian: Từ 20h đến 21h ngày 4/7
- Địa điểm: Qua Messenger
- Nội dung họp nhóm:
1. Nhóm trưởng và các thành viên đôn đốc làm Power Point và Thuyết trình, cụ thể:
+ Power Point: Phạm Quỳnh Anh
+ Thuyết trình: Lê Thị Ngọc Anh
2. Cả nhóm check lại bài thảo luận.
- Thành viên tham gia: Đầy đủ
- Thành viên vắng mặt: Không

Hà Nội, ngày 5 tháng 7 năm 2021


Người lập biên bản
Xác nhận của Nhóm trưởng
Thư ký
Ngọc Ánh
Nguyễn Thị Lan Anh
Trần Thị Ngọc Ánh

50

You might also like