You are on page 1of 22

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/329905445

01.XAC DINH VAN DE KINH DOANH - TUYEN BO VAN DE

Method · December 2018

CITATIONS READS
0 276

1 author:

Viet Quoc Cao


University of Economics Ho Chi Minh City
5 PUBLICATIONS   6 CITATIONS   

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Viet Quoc Cao on 25 December 2018.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 1

Xác định vấn đề kinh doanh, tuyên bố vấn đề – phân tích nội dung qua các giáo trình phương

pháp nghiên cứu

Cao Quốc Việt

Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu – Khoa Quản trị

Ghi chú của tác giả

Bài tổng hợp hội thảo bộ môn


XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 2

Tóm tắt

Xác định vấn đề nghiên cứu trong quản trị, kinh doanh… và diễn đạt vấn đề nghiên cứu dưới dạng

một lời tuyên bố về vấn đề đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu nói

chung và nghiên cứu ứng dụng nói riêng. Vì lý do đó, việc lựa chọn các giáo trình tốt, uy tín, có

nhiều trích dẫn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện khóa luận tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp

cũng như các dự án nghiên cứu ứng dụng trong tổ chức. Bài báo cáo này trình bày cách xác định

vấn đề và viết lời tuyên bố vấn đề qua 30 giáo trình phương pháp nghiên cứu ở các lĩnh vực. Qua

đó, tác giả đề xuất phương án lựa chọn các giáo trình cho giảng dạy, hướng dẫn và thực hiện khóa

luận, luận văn tốt nghiệp

Từ khoá: Xác định vấn đề, tuyên bố vấn đề


XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 3

Xác định vấn đề kinh doanh, tuyên bố vấn đề – phân tích nội dung qua các giáo trình phương

pháp nghiên cứu

Việc xác định vấn đề kinh doanh, viết lời tuyên bố vấn đề là công việc nhà nghiên cứu hàn

lâm và ứng dụng phải làm khi họ thực hiện dự án nghiên cứu. Vì vậy, xác định vấn đề kinh doanh

và viết lời tuyên bố rất quan trọng về mặt lý thuyết và thực tiễn. Tổng hợp từ 30 giáo trình phương

pháp nghiên cứu trong kinh doanh và các chuyên ngành liên quan (vd., phương pháp nghiên cứu

marketing, nhân sự…), tác giả bài viết phân tích nội dung các điểm tương đồng, khác biệt giữa các

giáo trình về xác định vấn đề kinh doanh, lời tuyên bố vấn đề. Từ đó, tác giả rút ra kết luận về việc

lựa chọn giáo trình cho hoạt động giảng dạy và thực hiện nghiên cứu.

Các giáo trình giảng dạy phương pháp nghiên cứu

Tác giả bài viết sưu tầm các giáo trình giảng dạy phương pháp nghiên cứu trong quản trị,

phương pháp nghiên cứu kinh doanh, phương pháp nghiên cứu marketing và một số lĩnh vực khác

như phương pháp nghiên cứu quản trị, phương pháp nghiên cứu trong du lịch, nhà hàng, khách sạn

và tổ chức sự kiện. Tập hợp các giáo trình này được trình bày ở bảng sau:

Bảng 1: Tổng kết các giáo trình về phương pháp nghiên cứu trong quản trị, kinh doanh,

marketing và một số lĩnh vực khác

STT Tác giả Tên giáo trình Nhà xuất bản Thể loại Ghi chú
1 Sarstedt & Mooi A Concise Guide to Springer Hỗn hợp *
(2019) Market Research
2 Cassel, Cunliffe, & The SAGE Sage Định tính **
Grandy (2018) Handbook of
Qualitative Business
and Management
Research Methods
3 Brunt, Horner, & Research methods in Sage Hỗn hợp **
Semley (2017) tourism, hospitality
and events
management
4 A. C. Burns, Veeck, Marketing Research Pearson Hỗn hợp , *
& Bush (2017)
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 4

STT Tác giả Tên giáo trình Nhà xuất bản Thể loại Ghi chú
5 Gray (2017) Doing research in Sage Hỗn hợp *
the business world
6 Hair, Celsi, Ortinau, Essentials of McGraw - Hỗn hợp *
& Bush (2017) Marketing Research Hill
7 Malhotra, Nunan, & Marketing Pearson Hỗn hợp , **
Birks (2017) Research: An
Applied Approach
8 Dagnino & Cinici, Research Methods Routledge Hỗn hợp **
(2016) for Strategic
Management.
9 Saunders, Lewis, & Research Methods Pearson Hỗn hợp **
Thornhill (2016) for Business
Students
10 Sekaran & Bougie RESEARCH John Wiley Hỗn hợp , **
(2016) METHODS FOR & Sons
BUSINESS A Skill
Building Approach
11 Gupta & Awasthy Qualitative research Sage Định tính **
(2015) in management:
Methods and
Experiences
12 Hair, Samuel, Page, The Essentials of Routledge Hỗn hợp , **
Celsi, & Money, Business Research
(2015) Methods
13 Strang (2015) The Palgrave Palgrave Hỗn hợp ***
Handbook of Macmillan
Research Design in
Business and
Management.
14 Blumberg, Cooper, Business Research McGraw - Hỗn hợp ,**
& Schindler (2014) Methods Hill
15 Clow & James Essentials of Sage Hỗn hợp *
(2014) marketing research:
Putting research into
practice.
16 Sanders, Cognin, & Research Methods Routledge Hỗn hợp **
Bainbridge (2014) in Human Resource
Management.
17 Sreejesh, Business Research Springer Hỗn hợp **
Mohapatra, & Methods An Applied
Anusree (2014) Orientation
18 Sreejesh & Mixed Method Springer Hỗn hợp ***
Mohapatra (2014) Research Design
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 5

STT Tác giả Tên giáo trình Nhà xuất bản Thể loại Ghi chú
19 Veal & Burton, Research Methods Pearson Hỗn hợp **
(2014) for Arts and Event
Management
20 Wilson (2014) Essentials of Sage Hỗn hợp *
Business Research:
A Guide to Doing
Your Research
Project
21 Zikmund, Babin, Business Research Cengage Hỗn hợp , *
Carr, & Griffin, Methods Learning
(2013)
22 Bryman & Bell, Business Research Oxford Hỗn hợp **
(2011) Methods. University
Press
23 R. Burns & Burns, Business research Sage Định , **
(2008) methods and lượng
statistics using SPSS
24 Kolb (2008) Marketing Sage Hỗn hợp , *
Research: A
Practical Approach
25 Tharenou, Donohue, Managment Cambridge Hỗn hợp *
& Cooper (2007) Research Methods University
Press
26 van Aken, Berends, Problem solving in Cambridge Hỗn hợp ,*
& van der Blij organizations: A University
(2007) methodological Press
handbook for
business and
management
students
27 Quinton & Postgraduate Sage Hỗn hợp **
Smallbone (2006) Research in
Business: a Critical
Guide
28 Lancaster (2005) Research Methods Elsevier Hỗn hợp *
in Management A Butterworth-
concise introduction Heinemann
to research in
management and
business
consultancy
29 Gill & Johnson Research methods Sage Hỗn hợp *
(2002) for managers
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 6

STT Tác giả Tên giáo trình Nhà xuất bản Thể loại Ghi chú
30 Gummesson (2002) Qualitative Methods Sage Định tính ***
in Management
Research
Ghi chú: () – có trình bày chi tiết về xác định vấn đề/ định nghĩa vấn đề; (*) – tập trung vào
nghiên cứu ứng dụng; (**) – tập trung vào cả hàn lâm và ứng dụng; (***) – tập trung vào hàn
lâm

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bảng 1 cho thấy các giáo trình phương pháp nghiên cứu do nhà xuất bản Sage chiếm đa số

(11/30); Pearson (4/30); Springer (3/30), Routledge (2/30) và còn lại là các nhà xuất bản khác.

Trong các giáo trình vừa kể trên, có 3 giáo trình chuyên về nghiên cứu định tính, ví dụ như các

giáo trình của Gummesson (2002); Gupta & Awasthy (2015); Cassel, Cunliffe, & Grandy (2018).

Một giáo trình chuyên về phương pháp nghiên cứu định lượng (vd., R. Burns & Burns, 2008).

Giáo trình này hướng dẫn chi tiết cách thực hiện nghiên cứu dựa trên phần mềm SPSS. Mặc dù

xuất bản đã gần 10 năm nhưng các tác giả vẫn chưa cập nhật phiên bản mới. Đây là giáo trình có

hơn 1100 lượt trích dẫn theo thống kê của scholar.google.com. Còn lại, các giáo trình khác trong

bảng 1 đều tiếp cận theo hướng hỗn hợp. Một số giáo trình đã tái bản nhiều lần và được nhiều

trường Kinh doanh trên thế giới đưa vào chương trình giảng dạy phương pháp nghiên cứu như

giáo trình của Saunders, Lewis, & Thornhill (2016) với trên 21000 lượt trích dẫn; của Sekaran &

Bougie (2016) với trên 23000 lượt trích dẫn. Các giáo trình vừa liệt kê phù hợp cho cả hệ cử nhân

và sau đại học và trình bày theo hướng tiếp cận cả nghiên cứu hàn lâm, và cả nghiên cứu ứng dụng.

Hiện tại, Khoa Quản trị đang giảng dạy chương trình tiên tiến theo giáo trình chính của Blumberg,

Cooper & Schindler (2014) (21000 lượt trích dẫn) và giáo trình tham khảo phụ của Zikmund,

Babin, Carr, & Griffin (2013) với hơn 10000 trích dẫn.

Đối với hệ cao học, nhà xuất bản Cambridge xuất bản cuốn “Problem solving in

organizations: A methodological handbook for business and management students” của các tác
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 7

giả van Aken, Berends, & van der Blij (2007). Giáo trình này tập trung vào nghiên cứu ứng dụng.

Các phương pháp trình bày trong giáo trình hướng người đọc theo đuổi một dự án giải quyết vấn

đề dựa trên lý thuyết. Giáo trình này hiện đang tái bản đến lần thứ 3 phát hành năm 2018. Giáo

trình này đã được trích dẫn 320 lần căn cứ trên số lượt trích dẫn trên scholar.google.com. Một giáo

trình khác liên quan đến chủ đề hướng dẫn nghiên cứu cho học viên cao học như cuốn

“Postgraduate Research in Business: a Critical Guide”. Giáo trình này hướng dẫn chi tiết cách

thức chọn đề tài, chọn phương pháp để một sinh viên hoàn thành công trình nghiên cứu của tác giả

Quinton & Smallbone (2006). Giáo trình xuất bản lần thứ 1 năm 2006 và sau đó không tái bản suốt

12 năm qua. Số lượt trích dẫn trên scholar đạt 108 lần. Một công trình khác có tựa đề chuyên sâu

cho nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị và tư vấn kinh doanh của tác giả Lancaster (2005). Công

trình này hiện đã phát hành ấn bản lần thứ 3 năm 2014. Một giáo trình khác chuyên dành cho các

nhà quản lý có tên gọi “Research methods for managers” của tác giả Gill & Johnson (2002). Giáo

trình này viết ngắn gọn, dễ hiểu, tuy nhiên sách không đi sâu vào phần thực hành. Hiện tại, các tác

giả đã phát hành phiên bản lần 4 (năm 2014).

Trong số 30 giáo trình được liệt kê ở trên, chỉ có 3 giáo trình chuyên sâu vào nghiên cứu

hàn lâm, 12 giáo trình đề cập chuyên về nghiên cứu ứng dụng, tất cả các giáo trình còn lại đều đi

theo hướng vừa hàn lâm, vừa ứng dụng.

Phân tích nội dung – xác định/định nghĩa vấn đề

Xác định vấn đề nghiên cứu đóng một vai trò rất quan trọng. Theo Chapman (1989), nếu

nhà nghiên cứu xác định sai vấn đề nghiên cứu, hoặc xác định vấn đề nghiên cứu không phù hợp

sẽ dẫn đến hậu quả đó là xác định sai mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, thu thập dữ liệu không phù

hợp. Do đó, các giáo trình có trình bày cách thức xác định vấn đề và hướng dẫn người học, người

hướng dẫn cách xác định và viết ra vấn đề trong kinh doanh, quản trị nói chung sẽ giúp ích rất
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 8

nhiều người học và người hướng dẫn. Đặc biệt, đối với nghiên cứu ứng dụng là dạng nghiên cứu

được thực hiện nhằm làm sáng tỏ vấn đề hoặc giải quyết vấn đề của một tổ chức cụ thể thì việc

xác định vấn đề một cách rõ ràng lại càng quan trọng

Bảng 2 phân tích kỹ nội dung của các giáo trình. Trong đó, chú ý kỹ phần xác định vấn đề

nghiên cứu trong kinh doanh/ các lĩnh vực khác, định nghĩa vấn đề nghiên cứu trong kinh

doanh/các lĩnh vực khác và cách hướng dẫn đưa ra lời tuyên bố về vấn đề nghiên cứu trong nghiên

cứu ứng dụng. Bảng 2 cho thấy chỉ có 10/30 giáo trình có định nghĩa/ xác định vấn đề (bảng 2).

Trong 10 giáo trình ở bảng 2, có 4 giáo trình đề cập đến định nghĩa/xác định vấn đề ngắn gọn và

khá bao quát, vd., A. C. Burns và cộng sự (2017); Malhotra và cộng sự (2017); Blumberg và cộng

sự (2014); Quinton & Smallbone (2006). Có 2 tác giả cho rằng lời tuyên bố/phát biểu vấn đề nên

viết dưới dạng câu hỏi vd., (R. Burns & Burns, 2008) và vấn đề nghiên cứu là câu hỏi cần thiết

phải được trả lời nhưng chưa được trả lời vd., (Kolb 2008). Tuy nhiên, quan điểm này xung đột

với quan điểm trước đó của nhóm tác giả van Aken và cộng sự (2007). Nhóm tác giả này cho rằng

“vấn đề không phải là một câu hỏi, nó cũng không được hình thành dưới dạng một câu hỏi”(trang

47). van Aken và cộng sự (2007) cũng là nhóm tác giả viết rất nhiều về vấn đề là gì và cách xác

định vấn đề (xem chi tiết ở bảng 2). Điểm đáng chú ý của nhóm van Aken là nhóm tác giả này gắn

vấn đề của doanh nghiệp với các bên liên quan quan trọng của doanh nghiệp. Các bên liên quan

quan trọng của doanh nghiệp có thể là cổ đông, nhân viên, khách hàng, xã hội, các đối tác… Khi

các bên liên quan không được thỏa mãn, sự không thỏa mãn đó chính là vấn đề. Ngoài ra, nhóm

tác giả còn phân biệt vấn đề cần được giải quyết và vấn đề không thể/chưa cần giải quyết căn cứ

trên nguồn lực và thời gian đề giải quyết vấn đề.

Sekaran & Bougie (2016); Hair và cộng sự (2015) đưa ra định nghĩa/xác định vấn đề có

nhiều điểm tương đồng khi các tác giả này xem khoảng trống (gap) giữa tình trạng thực tế và tình
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 9

trạng lý tưởng mong muốn chính là vấn đề. Cách xác định này cũng được công ty Toyota áp dụng

và đưa vào giáo trình đào tạo chuyên sâu về giải quyết vấn đề theo phương thức Toyota.1

Blumberg và cộng sự (2014) dùng cụm từ “tình thế nan giải quản trị” (management

dilemma) để nói đến một vấn đề hay cơ hội đòi hỏi một quyết định quản trị (trang 4). Phân tích kỹ

hơn, nhóm tác giả này cho rằng tình thế nan giải trong quản trị đề cập “đến một vấn đề đang tồn

tại, chẳng hạn như sự gia tăng lời phàn nàn của khách hàng, kết quả kém sau khi thực hiện một

chiến dịch quảng cáo hay tỷ lệ nghỉ việc gia tăng của nhân viên[…]” (trang 47). Ở trang 49, nhóm

tác giả khẳng định tình thế nan giải quản trị (management dilemma) là triệu chứng của một vấn đề

thực sự. Tình thế nan giải đó có thể là: chi phí gia tăng, số lượng căn hộ cho thuê bỏ trống gia tăng

trong một khu dân cư, doanh số sụt giảm, số lượng sản phẩm sai sót tăng,

Tuy nhiên, quan điểm vừa nêu có phần thiếu nhất quán so với một số tác giả khác. Có 4

nhóm tác giả cho rằng nhà nghiên cứu cần phải phân biệt rõ đâu là triệu chứng (symptom) của vấn

đề, đâu là vấn đề thực sự, vd., (Sekaran & Bougie, 2016; Hair và cộng sự, 2015; Zikmund và cộng

sự, 2013 và R. Burns & Burns, 2008). Trong 4 nhóm tác giả này, Sekaran & Bougie (2016) phân

biệt và nêu ví dụ rất rõ, rất cụ thể về triệu chứng, vấn đề và cả cách ghi câu hỏi nghiên cứu. Hair

và cộng sự (2015) cho rằng tương tự như một bác sĩ, người doanh nhân sẽ tạo ra kết quả dài hạn

tốt hơn nếu các vấn đề thực sự được xử lý, không chỉ là các triệu chứng (symptoms).

Bảng 2: Phân tích nội dung – định nghĩa/xác định vấn đề

STT Tác giả Tên giáo trình Xác định vấn đề kinh doanh/marketing…
1 A. C. Burns Marketing Research “là những tình huống kêu gọi nhà quản lý đưa
và cộng sự ra những quyết định từ các phương án lựa
(2017) chọn” (trang 74)

1
Solutions, O. (2014). Toyota no mondai kaiketsu (2nd ed.). Tokyo: Kadokawa Corporation.
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 10

2 Malhotra và Marketing “là một tuyên bố bao quát về một vấn đề chung
cộng sự Research: An và nhận dạng các thành phần cụ thể của vấn đề
(2017) Applied Approach nghiên cứu tiếp thị” (trang 31)
3 Sekaran & RESEARCH “Một “vấn đề” không nhất thiết phải mang hàm
Bougie METHODS FOR ý rằng có điều gì đó sai sót một cách nghiêm
(2016) BUSINESS A Skill trọng với một tình huống hiện tại cần được điều
Building Approach chỉnh đúng ngay lập tức. Một vấn đề cũng có
thể cho biết một sự quan tâm trong một câu hỏi
tranh luận mà ở đó việc tìm ra các câu trả lời
có thể giúp cải thiện một tình huống đang tồn
tại. Vì vậy, có nhiều cách để xác định một vấn
đề đó là bất kỳ tình huống nào mà ở đó một
khoảng trống/khe hỏng tồn tại giữa tình trạng
mong muốn lý tưởng và tình trạng thật sự xảy
ra”(trang 33)
4 Hair và cộng The Essentials of “Là những điểm hay chủ đề trong câu hỏi mà
sự (2015) Business Research nếu nó thay đổi, sẽ lắp khoảng trống giữa tình
Methods trạng thật sự và tình trạng mong muốn”(trang
108).
5 Blumberg và Business Research Tình thế nan giải quản trị (management
cộng sự Methods dilemma) – là bất kỳ vấn đề hay cơ hội đòi hỏi
(2014) một quyết định quản trị (trang 4)
6 Zikmund và Business Research “Vấn đề kinh doanh là một tình huống có thể
cộng sự Methods gây ra một vài hậu quả mang tính tiêu cực. Một
(2013) cơ hội kinh doanh là một tình huống có thể tạo
ra một vài lợi thế cạnh tranh tiềm năng”(trang
51).
7 R. Burns & Business research “Từ “vấn đề” không nhất thiết phải mang hàm
Burns methods and ý một điều gì đó nghiêm trọng mà thường xuyên
(2008) statistics using SPSS trong quản trị đó là phải đối mặt với một quyết
định hoặc những điều không chắc chắn và cảm
thấy rẳng một vài nghiên cứu có thể làm sáng
tỏ hơn các vấn đề”
Vấn đề về quản trị sau đó nên tập trung vào một
quyết định và quyết định đó nên nằm trong các
thuật ngữ của quản trị, không phải là thuật ngữ
của các nhà nghiên cứu. Nó nên được phát biểu
dưới dạng câu hỏi và đảm bảo phải tập trung
vào kết quả hay quyết định chứ không phải tập
trung vào triệu chứng của vấn đề (trang 96).
8 Kolb (2008) Marketing “Một vấn đề có thể được mô tả như một câu hỏi
Research: A chưa có câu trả lời. Khi đối mặt với một vấn đề,
Practical Approach tổ chức cần nỗ lực để bắt đầu nghiên cứu câu
trả lời ngay lập tức. Sự nỗ lực này bắt nguồn từ
niềm tin rằng một tổ chức sẽ hiểu cả nguồn gốc
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 11

của vấn đề và câu trả lời là bằng chứng (trang


36)
9 van Aken và Problem solving in Một vấn đề có thể được định nghĩa như là kết
cộng sự organizations: A quả của một sự cảm nhận nhất định về một tình
(2007) methodological trạng kinh doanh trong thế giới thực với một
handbook for hoặc nhiều bên liên quan không được thỏa
business and mãn. Các vấn đề kinh doanh có một số tính
management chất, nhiều vấn đề kinh doanh rất khác với các
students vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, các vấn đề kinh
doanh không được cho trước, không thể được
khám phá trong thực tại, nhưng nó là kết quả
của các sự lựa chọn của các bên liên quan có
ảnh hưởng, của các quan điểm và các đánh giá
giá trị lên những vấn đề, của lợi ích, quyền lực
và sự ảnh hưởng, những bên liên quan này đã
chọn một vấn đề, hay một tập hợp các vấn đề
để giải quyết; những bên liên quan có ảnh
hưởng không được thỏa mãn trên nền tảng của
sự so sánh cảm nhận của họ về hiệu quả của hệ
thống kinh doanh trong các chỉ số đánh giá
hiệu quả tương ứng với một số chuẩn mực nhất
định.
Việc cải thiện các chỉ số hiệu quả phải nằm
trong khả năng, thời gian nhất định. Các vấn
đề kinh doanh, giống như các vấn đề thiết kế,
thuộc loại đóng – mở: thường là không có một
giải pháp duy nhất cho một vấn đề, mà thường
là có nhiều giải pháp tốt. Chúng không phải là
các câu hỏi thông thái, mà là các câu hỏi mang
lại giá trị, lợi ích và năng lực. Điều đó có nghĩa
là chúng phải phụ thuộc mạnh mẽ vào sự phán
xét giá trị của nhiều bên liên quan, lợi ích vật
chất và phi vật chất.
Những vấn đề kinh doanh điển hình được giải
quyết phải nằm trong sự ràng buộc về nỗ lực và
thời gian, để sự phân tích và thiết kế phải căn
cứ trên nền tảng thỏa mãn, vừa đủ tốt.
Một vấn đề có thể được xác định khi một tình
trạng kinh doanh trong thế giới thực mà ở đó
các bên liên quan quan trọng không được thỏa
mãn, trong khi họ tin rằng có điều gì đó cần
được cải tiến. Sự không thỏa mãn là điều kiện
cần cho một vấn đề nhưng nó không là điều kiện
đủ. Có nhiều tình trạng không thỏa mãn trên
thế giới không được xác định là vấn đề, bởi vì
con người cảm thấy chúng không thể được giải
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 12

quyết. Để có thể xem sự không thỏa mãn là vấn


đề, các bên liên quan nên tin rằng tình huống
không thỏa mãn đó có thể được giải quyết trong
một nguồn lực có giới hạn, và thời gian hợp lý
(trang 47)
Như vậy, thuật ngữ “vấn đề” đề cập trực tiếp
đến một hiệu quả chưa được thỏa mãn, hay một
tình trạng kinh doanh liên quan trực tiếp đến
hiệu quả chưa được thỏa mãn đó.
Lời tuyên bố về vấn đề nên đề cập trực tiếp đến
hiệu quả không được thỏa mãn đó hoặc tình
trạng kinh doanh không mong muốn đó bởi vì
nó dẫn đến hiệu quả thấp hơn. Cả hai tình
huống trên nên đề cập đến sự phù hợp mang
tính chiến lược của vấn đề. Cụ thể là sự phù
hợp của vấn đề với các mục tiêu kinh doanh.
Một lời tuyên bố về vấn đề cũng có thể bao gồm
những nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề, cho
đến khi nào chúng ta làm sáng tỏ vấn đề là gì
và nguyên nhân tiềm ẩn là gì.
Cuối cùng, chúng ta muốn nhấn mạnh rằng,
vấn đề không phải là một câu hỏi, nó cũng
không được hình thành dưới dạng một câu hỏi
(trang 47)
10 Quinton & Postgraduate Được tạo ra với một hình ảnh khá tiêu cực trong
Smallbone Research in suy nghĩ của bạn và một mục tiêu có thể là điều
(2006) Business: a Critical gì đó mà bạn không thật sự đạt được (trang 47)
Guide

Zikmund và cộng sự (2013) lý giải các triệu chứng là những dấu hiệu có thể quan sát được,

những dấu hiệu này có thể biểu hiện cho một vấn đề bởi vì chúng được gây ra bởi vấn đề đó.

Hair và cộng sự (2015) phân biệt triệu chứng và vấn đề qua các ví dụ ở bảng 3.

Bảng 3: Ví dụ minh họa Triệu chứng, Vấn đề, Câu hỏi nghiên cứu

Triệu chứng Vấn đề Câu hỏi nghiên cứu


Khách hàng xếp loại thấp chất Khu vực quản lý quá lớn, đào Những yếu tố gì ảnh hưởng
lượng tạo không phù hợp đến sự xếp loại của khách
Hàng trữ sẵn trong kho cao Dự báo không phù hợp hàng
hơn năm trước
Doanh số thấp hơn so với kỳ Chất lượng sản phẩm kém, giá Những yếu tố nào liên quan
vọng cao, dịch vụ tồi đến dự báo?
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 13

Triệu chứng Vấn đề Câu hỏi nghiên cứu


Tỉ lệ trả lại hàng cao nhất qua Những biến nào dự báo tốt
các năm Người lao động sức khỏe nhất cho doanh số?
Chi phí lao động cao hơn so không đảm bảo, năng suất Những yếu tố nào có quan hệ
với đối thủ cạnh tranh không đạt yêu cầu với tỉ lệ trả lại hàng?
Liệu thời gian linh hoạt có làm
gia tăng hiệu suất lao động hay
không?
Nguồn: Hair và cộng sự (2015), trang 108

Ngoài ra, Hair và cộng sự (2015) còn chỉ dẫn cách chuyển câu hỏi nghiên cứu thành mục tiêu

nghiên cứu, cụ thể như sau:

Bảng 4: Cách chuyển Câu hỏi nghiên cứu thành Mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu


Những gì nên làm để cải thiện tinh thần của Những yếu tố nào ành hưởng đến tinh thần của
nhân viên? nhân viên?
Khi nào thì việc đào tạo nhân viên đạt hiệu Mô tả những tình huống và tiêu chuẩn khi đào
quả? tạo nhân viên đạt hiệu quả
Chúng ta nên bán sản phẩm ở đâu? Xác định những khu vực địa lý phù hợp nhất
mà sản phẩm của chúng ta có thể được bán
Chúng ta nên thuê ngoài (outsourcing) hoạt Xác định các tiêu chuẩn lựa chọn quốc gia và
động sản xuất của đối tác nào và áp dụng cho công ty phù hợp cho hoạt động sản xuất, gia
các sản phẩm nào? công
Tại sao năng suất lao động công ty chúng ta Xác định các yếu tố quan hệ với năng suất lao
thấp? động và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến
năng suất lao động của công ty chúng ta
Nguồn: Hair và cộng sự (2015), trang 109

Sekaran & Bougie (2016) đề xuất một lời tuyên bố vấn đề tốt (good problem statement) bao gồm

cả một tuyên bố về (các) mục tiêu nghiên cứu và (các) câu hỏi nghiên cứu. Nhóm tác giả phân tích

rõ: nếu như mục tiêu của nghiên cứu hàn lâm trong kinh doanh liên quan đến việc mở rộng kiến

thức kinh doanh và quản lý nói chung, thì mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu ứng dụng thường là

thay đổi một cái gì đó để giải quyết một vấn đề cụ thể gặp phải trong công việc kinh doanh. Ví dụ,

người quản lý có thể quan tâm đến việc xác định các yếu tố làm tăng sự cam kết gắn bó của nhân

viên đối với tổ chức, vì sự gia tăng cam kết gắn bó của nhân viên có thể chuyển thành doanh thu,

nhân viên ít vắng mặt hơn và từ đó làm tăng hiệu quả, tất cả đều có lợi cho tổ chức. Mục tiêu của
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 14

nghiên cứu do đó giải thích tại sao nghiên cứu đang được thực hiện. Các mục tiêu nghiên cứu nên

viết ngắn gọn, nhưng truyền đạt rõ ràng trọng tâm của dự án nghiên cứu.

Sekaran & Bougie (2016) đề xuất mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu có liên

quan mạnh mẽ; sẽ không thể chi tiết đầy đủ các câu hỏi nghiên cứu nếu mục tiêu nghiên cứu không

rõ ràng, không xác định hoặc mơ hồ. Nhóm tác giả minh họa một ví dụ cụ thể cho tình huống của

hãng hàng không CAA Airlines về cách viết lời tuyên bố vấn đề trong một dự án nghiên cứu ứng

dụng như sau:

“CAA Airlines thực hiện các chuyến bay thông dụng và thường xuyên đến các điểm đến trung bình

- như Địa Trung Hải, Bắc Phi và Biển Đỏ - và đến các điểm đến dài như Caribbean. Ngày nay,

đội máy bay CAA gồm ba chiếc Boeing 737‐800 (mới) và bốn chiếc Boeing 767‐300 (đã lỗi

thời). Bởi vì những chiếc Boeing 767 khá lỗi thời nên chúng cần được bảo dưỡng nhiều hơn so với

máy bay khác. Mặc dù có một chương trình bảo trì chuyên sâu, những chiếc máy bay này có rất

nhiều vấn đề kỹ thuật. Do đó, việc trang bị thêm đội bay CAA đường dài mới là cần thiết để đối

phó với rất nhiều sự chậm trễ gần đây. Những chiếc máy bay đường dài mới đã được đặt hàng,

nhưng chúng sẽ không được giao trước năm 2016. Điều này có nghĩa là nhiều sự chậm trễ chắc

chắn sẽ xảy ra. Điều này có thể chuyển thành nhiều sự thất vọng giữa các hành khách hàng không,

từ đó chuyển sang hành vi tiêu cực và truyền miệng tiêu cực. Những cảm xúc tiêu cực và hành vi

tiêu cực của người tiêu dùng cuối cùng có thể có tác động tiêu cực đến hiệu suất và lợi nhuận của

công ty. Nghiên cứu trước đây đã tuyên bố rằng sự chờ đợi dịch vụ có thể được kiểm soát bằng

hai công cụt: quản lý điều hành và quản lý nhận thức. Đối với CAA Airlines, rất khó để có kiểm

soát không xảy ra lỗi (không chậm trễ) liên quan đến quản lý điều hành. Do đó, dự án nghiên cứu

này sẽ tập trung vào việc quản lý nhận thức về trải nghiệm chờ đợi. Vì CAA Airlines không thể

kiểm soát số lượng chậm trễ thực tế và thời gian chờ, công ty phải tập trung vào việc quản lý nhận
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 15

thức của khách hàng về trải nghiệm của họ khi họ vướng phải các chuyến bay chậm trễ. Mục tiêu

của nghiên cứu này có hai khía cạnh:

(1) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm chờ đợi của hành khách và (2) để điều tra tác

động có thể có của việc chờ đợi đối với sự hài lòng của khách hàng và đánh giá dịch vụ.

Do đó, dự án nghiên cứu này tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Những yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm chờ đợi của hành khách hàng không và những yếu

tố này ảnh hưởng đến nhận thức về thời gian chờ đợi ở mức độ nào?

(2) Hậu quả quan trọng của việc chờ đợi là gì và ảnh hưởng như thế nào đến việc hòa giải mối

quan hệ giữa sự đặt vé của hãng và đánh giá dịch vụ?

(3) Các tình huống (như thời gian đáp ứng) ảnh hưởng đến phản ứng của khách hàng đối với trải

nghiệm chờ đợi như thế nào?

Dựa trên nghiên cứu trước đây trong các lĩnh vực chờ đợi, đánh giá dịch vụ và lý thuyết tâm trạng,

các giả thuyết được tạo ra liên quan đến mối quan hệ giữa sự chậm trễ, trải nghiệm chờ đợi, ảnh

hưởng và đánh giá dịch vụ. Các mối quan hệ được đưa ra giả thuyết được thử nghiệm trong môi

trường hiện trường liên quan đến hành khách của hãng hàng không CAA bị trì hoãn”(trang 41)

Phân tích cách viết minh họa ở trên, có thể thấy các tác giả viết một đoạn văn mô tả vấn đề, sau

đó là đoạn văn viết về mục tiêu nghiên cứu, và cuối cùng là các câu hỏi nghiên cứu. Hướng dẫn

của nhóm Sekaran ngược với nhóm Hair một chút nhưng có điểm tương đồng nhất định giữa hai

nhóm tác giả.

Kết luận và đề xuất

Qua các phân tích trên, có thể thấy các giáo trình sử dụng cho giảng dạy và học tập phương pháp

nghiên cứu phong phú và đa dạng. Mỗi giáo trình có một số ưu và nhược điểm nhất định. Kinh

nghiệm của tác giả bài báo cáo cho thấy không một giáo trình nào hoàn hảo để có thể giảng dạy
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 16

cho tất cả các hệ, các chuyên ngành hẹp khác nhau của quản trị. Chính vì vậy, người hướng dẫn

và người học không nên chỉ theo đuổi một giáo trình duy nhất. Trong các giáo trình được phân tích

nói trên, giáo trình của Sekaran & Bougie (2016) do nhà xuất bản Wiley viết chi tiết và hướng dẫn

cụ thể nhất. Đây cũng là giáo trình được sử dụng phổ biến và được trích dẫn nhiều nhất. Kế tiếp là

giáo trình của Hair và cộng sự (2015). Giáo trình hiện tại UEH và Khoa đang sử dụng của

Blumberg và cộng sự (2014) có kiểu viết khá rối và dễ gây nhầm lẫn. Đặc biệt giáo trình này viết

lý thuyết theo kiểu định hướng nghiên cứu ứng dụng, nhưng ví dụ minh họa là là nghiên cứu hàn

lâm. Kiểu viết này gây khó cho cả người học và người dạy.

Các đề xuất:

Đối với hệ cử nhân, có thể dùng giáo trình của Sekaran & Bougie (2016) kết hợp với 2 giáo trình

của UEH đang áp dụng. Cẩn trọng khi dùng giáo trình của Blumberg và cộng sự (2014)

Đối với hệ cao học ứng dụng: sử dụng phối hợp giáo trình của Sekaran & Bougie (2016) kết hợp

với các giáo trình khác như giáo trình của van Aken và cộng sự (2007) (cập nhật version 2018 của

nhóm tác giả này) và giáo trình của Hair và cộng sự (2015)

Đối với các dự án nghiên cứu ứng dụng giải quyết vấn đề: sử dụng chính giáo trình của van Aken

và cộng sự (2007), phối hợp thêm giáo trình của Sekaran & Bougie (2016), Hair và cộng sự (2015)
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 17

Tài liệu tham khảo

Blumberg, B. F., Cooper, D. R., & Schindler, P. S. (2014). Business Research Methods (4th ed.).

Berkshire: McGraw - Hill.

Brunt, P., Horner, S., & Semley, N. (2017). Research methods in tourism, hospitality and events

management. (P. Brunt, S. Horner, & N. Semley, Eds.). London: SAGE Publications Ltd.

Bryman, A., & Bell, E. (2011). Business Research Methods (3rd ed.). New York: Oxford

University Press. http://doi.org/10.1017/CBO9781107415324.004

Burns, A. C., Veeck, A., & Bush, R. F. (2017). Marketing Research (8th ed.). Harlow: Pearson

Education Limited.

Burns, R., & Burns, R. (2008). Business research methods and statistics using SPSS (1st ed.).

London: SAGE Publications Ltd.

Cassel, C., Cunliffe, A. L., & Grandy, G. (Eds.). (2018). The SAGE Handbook of Qualitative

Business and Management Research Methods. London: SAGE Publications Ltd.

http://doi.org/10.4135/9781526430212

Chapman, R. G. (1989). Problem‐Definition in Marketing Research Studies. Journal of

Consumer Marketing, 6(2), 51–59. http://doi.org/10.1108/EUM0000000002547

Clow, K. E., & James, K. E. (2014). Essentials of marketing research: Putting research into

practice. Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, Inc.

Dagnino, G. B., & Cinici, M. C. (2016). Research Methods for Strategic Management. New

York: Routledge. http://doi.org/10.4324/9780203676615

Gill, J., & Johnson, P. (2002). Research methods for managers (3rd ed.). Thousand Oaks, CA:

SAGE Publications Ltd.

Gray, D. E. (2017). Doing research in the business world (1st ed.). Thousand Oaks, CA: SAGE
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 18

Publications Ltd.

Gummesson, E. (2002). Qualitative Methods in Management Research. Thousand Oaks, CA:

SAGE Publications, Inc. http://doi.org/10.1016/0024-6301(92)90242-T

Gupta, R. K., & Awasthy, R. (2015). Qualitative research in management: Methods and

Experiences. (R. K. Gupta & R. Awasthy, Eds.) (1st ed., Vol. 1). SAGE Publications India.

Hair, J. F., Celsi, M., Ortinau, D. J., & Bush, R. P. (2017). Essentials of Marketing Research.

New York: McGraw - Hill Education. http://doi.org/10.1016/S1441-3582(04)70101-9

Hair, J. F., Samuel, P., Page, M., Celsi, M., & Money, A. H. (2015). The Essentials of Business

Research Methods (3rd ed.). Routledge.

Kolb, B. (2008). Marketing Research: A Practical Approach. Los Angeles: SAGE Publications

Ltd.

Lancaster, G. (2005). Research Methods in Management A concise introduction to research in

management and business consultancy (1st ed.). Burlington, MA: Elsevier Butterworth-

Heinemann.

Malhotra, N. K., Nunan, D., & Birks, D. F. (2017). Marketing Research: An Applied Approach

(5th ed.). Harlow: Pearson Education Limited.

Quinton, S., & Smallbone, T. (2006). Postgraduate Research in Business: a Critical Guide (1st

ed.). London: Sage. Retrieved from

http://books.google.com/books?hl=en&lr=&id=zrdYROMRZjsC&oi=fnd&pg=PP2&dq=Po

stgraduate+Research+in+business+A+Critical+Guide&ots=q02Zp647eT&sig=O4rBBm6T6

tMDHQ0-IoG7SfU_YsY

Sanders, K., Cognin, J. A., & Bainbridge, H. T. . (Eds.). (2014). Research Methods in Human

Resource Management. New York: Routledge. Retrieved from


XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 19

http://www.emeraldinsight.com/doi/10.1108/00483481011007922

Sarstedt, M., & Mooi, E. (2019). A Concise Guide to Market Research (3rd ed.). Berlin,

Heidelberg: Springer Berlin Heidelberg. http://doi.org/10.1007/978-3-662-56707-4

Saunders, M., Lewis, P., & Thornhill, A. (2016). Research Methods for Business Students (7th

ed.). Harlow: Prentice Hall.

Sekaran, U., & Bougie, R. (2016). RESEARCH METHODS FOR BUSINESS A Skill Building

Approach (7th ed.). West Sussex: John Wiley & Sons.

Sreejesh, S., & Mohapatra, S. (2014). Mixed Method Research Design. Cham: Springer

International Publishing Switzerland. http://doi.org/10.1007/978-3-319-02687-9

Sreejesh, S., Mohapatra, S., & Anusree, M. R. (2014). Business Research Methods An Applied

Orientation (1st ed.). Cham: Springer International Publishing. http://doi.org/10.1007/978-

3-319-00539-3

Strang, K. D. (Ed.). (2015). The Palgrave Handbook of Research Design in Business and

Management. The Palgrave Handbook of Research Design in Business and Management

(1st ed., Vol. 136). New York: Palgrave Macmillan.

Tharenou, P., Donohue, R., & Cooper, B. (2007). Managment Research Methods (1st ed.). New

York: Cambridge University Press. Retrieved from

https://books.google.co.uk/books?hl=en&lr=&id=3VJdBAAAQBAJ&oi=fnd&pg=PP1&dq

=easterby-

Smith+management+research&ots=AipnumFeRL&sig=Qa1XTnXKv4M6OZqkgr29-

7KYSak#v=onepage&q=easterby-Smith management research&f=false

van Aken, J. E., Berends, H., & van der Blij, H. (2007). Problem solving in organizations: A

methodological handbook for business and management students. Cambridge University


XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 20

Press (1st ed.). Cambridge: Cambridge University Press.

Veal, A. J., & Burton, C. (2014). Research Methods for Arts and Event Management. Harlow:

Pearson Education Limited.

Wilson, J. (2014). Essentials of Business Research: A Guide to Doing Your Research Project

(2nd ed.). London: SAGE Publications Ltd. Retrieved from

http://books.google.com/books?id=swbKAgAAQBAJ&pgis=1

Zikmund, W. G., Babin, B. J., Carr, J. C., & Griffin, M. (2013). Business Research Methods. Fort

Worth: The Dryden Press. (9th ed.). Cengage Learning.


XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KINH DOANH 21

View publication stats

You might also like