You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

--------------------------

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA


ĐỀ TÀI:DỰ ÁN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ HÒA TAN VINACAFE SANG
ALGERIA

Giảng viên: Phùng Tuấn Thành


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3

STT Họ và tên MSSV

1 Huỳnh Thị Kiều Diễm K174020074

2 Vũ Thị Thu Hiền K174020086

3 Lê Thị Mỹ Hoa K174020087

4 Huỳnh Thị Mỹ Lệ K174020100

5 Vũ Thị Diệu Linh K174020104

6 Nguyễn Hoàng Ly K174020108

7 Nguyễn Hoàng Tam Quy K174020127

8 Phạm Ngọc Kim Thùy K174020144

9 Phan Thị Kiều Tiên K174020148

10 Lê Thị Ngọc Linh K174080890


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1

1 KHÁI QUÁT DỰ ÁN: DỰ ÁN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ HÒA TAN VINACAFE SANG
ALGERIA 3

2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY......................................................................................................3

3 CƠ SỞ HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG............................................................................................4

4 MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN..................................................................................4

5 ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM...................................................................................................4

5.1 Thông tin sản phẩm.................................................................................................................4

5.2 Điểm nổi bật.............................................................................................................................5

5.3 Hướng dẫn sử dụng.................................................................................................................6

5.4 Bảo quản...................................................................................................................................6

6 THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU........................................................................................................6

6.1 Đặc điểm thị trường tiêu dùng................................................................................................6

6.2 Đặc điểm về pháp luật.............................................................................................................7

6.3 Phân khúc của thị trường mục tiêu........................................................................................8

7 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI.....................................................................................................8

7.1 Môi trường kinh tế:.................................................................................................................8

7.2 Yếu tố khách hàng:..................................................................................................................9

7.3 Đối thủ cạnh tranh:..................................................................................................................9

7.4 Sản phẩm thay thế:................................................................................................................10

8 MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG.................................................................................................10

8.1 Sơ lược về tình hình tài chính của công ty (2019)................................................................10

8.2 Các chỉ số tài chính................................................................................................................11

8.3 Ý nghĩa các tỷ số tài chính:...................................................................................................12


9 DỰ THẢO KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH.....................................................................................14

9.1 Chiến lược giá........................................................................................................................14

9.1.1 GDP bình quân đầu người ở Algeria............................................................................14

9.1.2 Giá một số loại cà phê tại thị trường Algeria...............................................................14

9.1.3 Chiến lược giá.................................................................................................................15

9.2 Lợi nhuận dự kiến.................................................................................................................15

9.3 Nguồn vốn dự án đầu tư........................................................................................................16

10 ĐÁNH GIÁ CÁC RỦI RO CỦA DỰ ÁN.................................................................................16

10.1 Rủi ro pháp lý:...................................................................................................................16

10.2 Rủi ro kinh tế:....................................................................................................................17

10.3 Rủi ro bảo mật:..................................................................................................................17

10.4 Rủi ro chính trị:.................................................................................................................17

10.5 Rủi ro tỷ giá:......................................................................................................................18

10.6 Rủi ro cạnh tranh:.............................................................................................................18

11 XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH KINH DOANH...................................................................................18

11.1 Hình thức: xuất khẩu trực tiếp.........................................................................................18

11.2 Các giai đoạn tiến hành:....................................................................................................19

12 KẾT LUẬN/GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC..................................................................................19

12.1 Từ phía công ty..................................................................................................................20

12.2 Kiến nghị với nhà nước.....................................................................................................21

13 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................21

14 PHỤ LỤC...................................................................................................................................22

14.1 Biên bảng thành lập nhóm................................................................................................22

14.2 Bảng phân công công việc.................................................................................................26

14.3 Biên bản họp nhóm............................................................................................................30


14.4 Biên bảng đánh giá các thành viên trong nhóm..............................................................41
LỜI MỞ ĐẦU

Theo các báo cáo thống kê về tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ cà phê
ngày càng tăng, trong năm 2017-2018, tổng sản lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới ước tính
đạt 158 triệu bao. Cà phê luôn là đồ uống được ưa chuộng và phổ biến nhất trên thế giới, ước
tính mỗi tuần có tới 2.2 tỷ cốc cà phê được tiêu thụ trong đó Châu Âu là khu vực tiêu thụ cà
phê lớn nhất trên thế giới với nhiều loại đồ uống như Espresso, Cappuccino, Latte... Cà phê
là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong
những năm qua, mặt hàng cà phê luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển
GDP. Với xu thế ngày càng tăng trong việc tiêu thụ cà phê, các doanh nghiệp Việt Nam
trong ngành sản xuất cà phê cũng đang có những bước phát triển mới để không những đáp
ứng được nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước nước ngoài. Khi Việt Nam
thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã ký
kết.

Trong đó, Công ty Cafevina Biên Hòa vẫn luôn là thương hiệu giữ được giá trị và sự đóng
góp của mình vào thị trường cà phê trong nước nói chung và thị trường xuất khẩu nói riêng.
Vinacafe đã xuất khẩu đi hơn 30 nước nhưng chủ yếu đánh vào các thị trường ổn định như
Singapore, Thái Lan, Hà Lan, Ý… và không ngừng mở rộng. Bên cạnh đó, Vinacafe cũng
không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới nổi và tiềm năng như
Hàn Quốc, Trung Quốc… Tuy nhiên hiện nay, cà phê vẫn là một trong những ngành hàng có
sự cạnh tranh rất lớn giữa các nước như Brazil, Ấn Độ… Điều này dẫn đến nhu cầu tìm
kiếm thêm nhiều thị trường tiêu thụ mới và chưa được khai thác nhiều để doanh nghiệp cà
phê củng cố được vị trí và đảm bảo sự tăng trưởng.

Hiện nay, cùng với chè, cà phê đã trở thành đồ uống ngày càng được ưa chuộng của người
dân Bắc Phi Ả rập. Bên cạnh đó, tại những nước này, số lượng người nước ngoài, chủ yếu là
châu Âu đến sinh sống và làm việc ngày một đông. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng
mạnh, nhất là khi các nước trong khu vực không trồng được loại cây nào. Cà phê là một
trong những mặt hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt tại châu Phi, chủ yếu là các nước
Bắc Phi từ nhiều năm nay. Phần lớn cà phê nhập khẩu vào Bắc Phi dưới dạng cà phê thô (cà

1
phê chưa rang xay và chưa khử cafein) qua trung gian là các thương nhân châu Âu. 80% cà
phê nhập khẩu là cà phê robusta và 20% là cà phê arabica. Việc xuất khẩu cà phê hộp, cà phê
hòa tan của Việt Nam vào các nước Bắc Phi còn hạn chế. Người tiêu dùng tại đây thường
uống rất ngọt và đánh giá cà phê hòa tan của Việt Nam chưa có đủ độ đường. Đây là điều
các doanh nghiệp cần lưu ý khi chế biến, xuất khẩu cà phê thành phẩm vào những thị trường
này. Chính vì các yếu tố này đã mở ra thị trường cho cà phê hòa tan của Vinacafe có thể
thâm nhập và chiếm lĩnh nếu có những bước đi nhanh chóng và hiệu quả. Trong đó, Algeria
sẽ là thị trường hứa hẹn nhiều hấp dẫn khi cà phê chính là loại thức uống được ưa chuộng
nhất tại đất nước này. Tuy nhiên, ở Algeria, cà phê được nhập khẩu dưới dạng thô và được
chế biến tại các nhà máy rang xay theo thị hiếu của người Algeria. Với tình hình xuất khẩu
như hiện nay, Bộ Công thương dự báo, Algeria là thị trường vẫn còn dư thị phần cho cà phê
Việt Nam nói chung, Vinacafe nói riêng và trong tương lai, đây vẫn sẽ là mặt hàng xuất
khẩu số 1 đặc biệt ở dòng cà phê hòa tan.

2
1 KHÁI QUÁT DỰ ÁN: DỰ ÁN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ HÒA TAN VINACAFE
SANG ALGERIA

Công ty Vinacafe Biên Hòa với thương hiệu Vinacafe đã xuất khẩu sản phẩm sang nhiều
nước trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Canada, Úc, Hong Kong, Malaysia, …

Với mong muốn đưa thương hiệu Vinacafe ra thế giới, công ty đẩy mạnh xuất khẩu cà phê
sang các nước. Algeria là một khách hàng lớn của ngành cà phê Việt Nam nhưng chủ yếu
chỉ nhập khẩu cà phê hạt về chế biến. Lần này, Vinacafe hướng tới chiếm lĩnh thị trường cà
phê Algeria bằng cà phê hòa tan được chế biến theo khẩu vị của người Algeria.

2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Vinacafe Biên Hòa hay thương hiệu Vinacafe là một trong những cái tên hàng đầu trong
ngành cà phê Việt Nam.

Về lịch sử hình thành, nhà máy đầu tiên có tên Nhà máy cà phê Coronel được xây dựng vào
năm 1968 do Ông Marcel Coronel, quốc tịch Pháp, cùng vợ là bà Trần Thị Khánh khởi công
tại Khu kỹ nghệ Biên Hòa, đây là nhà máy sản xuất cà phê hòa tan đầu tiên của khu vực
Đông Dương. Đến năm 1975 được bàn giao cho Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam
Việt Nam và đổi tên thành nhà máy Cà Phê Biên Hòa. Năm 1977, nhà máy sản xuất thành
công mẻ cà phê hòa tan đầu tiên. Đến 1978, cà phê Việt Nam xuất hiện trên thị trường Liên
Xô cũ và Đông Âu. Năm 1983 đánh dấu mốc quan trọng khi thương hiệu Vinacafe ra đời.

Năm 2004, sau thời gian dài chiếm được sự yêu thích của người dân Việt Nam, nhà máy Cà
phê Biên Hòa chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần và được đặt tên là
Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa.

Với sản phẩm chính là cà phê hòa tan, thương hiệu Vinacafe đã trở nên quen thuộc với
người dân trong nước và được yêu thích bởi mức giá cạnh tranh, chất lượng ổn định, hương
vị độc đáo, hình ảnh thương hiệu đẹp.

3 CƠ SỞ HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG

3
Vinacafe luôn mong muốn đưa thương hiệu cà phê Việt ra thế giới. Bằng cách đẩy mạnh
xuất khẩu, công ty mong muốn được nhìn thấy thương hiệu Vinacafe ở khắp các châu lục và
các nước trên thế giới.

Algeria là một thị trường lớn của cà phê thế giới nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng. Cà
phê là đồ uống được ưa chuộng nhất ở quốc gia Bắc Phi này, hằng năm nước này nhập khẩu
khoảng 130.000 tấn cà phê hạt các loại. Với định hướng xuất khẩu cà phê hòa tan có giá trị
gia tăng cao hơn, Vinacafe chọn Algeria là thị trường khai phá. Vì thị trường này được đánh
giá vẫn còn dư địa cho cà phê Việt Nam, và hầu hết các nước xuất khẩu sang Algeria dưới
dạng cà phê hạt. Vinacafe hướng tới một thị trường rộng với mong muốn trở thành thương
hiệu cà phê hòa tan quen thuộc với người dân Algeria.

4 MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN

Từ nhiều năm qua, cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Algeria.
Thị phần cà phê của Việt Nam thường duy trì ở mức cao nhất chiếm trên 50%. Năm 2019,
xuất khẩu cà phê của nước ta sang thị trường này đạt 69,405 tấn, kim ngạch 110.65 triệu
USD. Tuy nhiên, Algeria chủ yếu nhập khẩu cà phê dưới dạng thô (hạt) và chế biến lại theo
thị hiếu của người dân nơi đây. Sản phẩm cà phê hòa tan 3 trong 1 của công ty cổ phần
Vinacafe đã được tin dùng tại Mỹ, và nhiều nước khu vực châu Á, châu Âu khác. Nắm được
thế mạnh này, Vinacafe mở rộng xuất khẩu sang Châu Phi và chọn Algeria với mong muốn
khai thác thị trường cà phê hòa tan tại quốc gia này, khẳng định hương vị tuyệt vời của cà
phê Việt Nam đối với khách hàng trong và ngoài nước.

3 ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM


3.1 Thông tin sản phẩm

Thương hiệu: VinaCafé (Việt Nam)

Loại sản phẩm: Cà phê sữa hòa tan

Khối lượng tổng: 480g

Số lượng: 24 gói

4
Khối lượng lẻ: 20g

Thay đổi đặc biệt: Người dân Algeria rất chuộng cà phê hòa tan nhưng có vị ngọt hơn so với
người Việt Nam và thích hương vị cà phê đậm đà hơn. Chính vì thế, công ty sẽ tăng hàm
lượng đường của sản phẩm thêm 5 % và đồng thời giảm thành phần kem đi 2% để đáp ứng
tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng ở quốc gia này.

3.2 Điểm nổi bật

Với hơn 45 năm VinaCafé cam kết không làm mất đi sự nguyên bản trong từng hương vị cà
phê bằng bí quyết công thức hạt 100% cho tách cà phê ngon đúng nghĩa

Giữ trọn hương vị nguyên bản suốt 21 năm qua, VinaCafé Gold Original danh tiếng đã đi
vào lòng hàng triệu người yêu cà phê Việt Nam bằng chính sự cân bằng, hài hòa giữa 5 vị
đặc trưng: chua thanh, đắng nhẹ, ngọt dịu, hơi chát và chút béo của sữa.

5
Với thành phần nguyên liệu chính là 100% từ hạt cà phê Robusta và Arabica chất lượng, trải
qua dây chuyền sản xuất hiện đại và khép kín nhằm để cho ra loại cà phê có hương vị đậm
đà hài hòa giữa vị cà phê và vị sữa thích hợp để thưởng thức mỗi ngày.

3.3 Hướng dẫn sử dụng

Uống nóng: dùng 1 gói pha với 70-75ml nước nóng.

Uống lạnh: dùng 2 gói pha với 50-70ml nước nóng và thêm đá.

Khuấy đều và thưởng thức.

Có thể tùy chỉnh lượng nước (hoặc lượng cà phê) tùy theo sở thích mỗi người.

3.4 Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để gần hóa chất và sản phẩm có mùi mạnh.

6
4 THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
4.1 Đặc điểm thị trường tiêu dùng

Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Algeria, cà phê là mặt hàng có thể gia tăng xuất
khẩu vào thị trường này trong thời gian tới, bởi cà phê là đồ uống ưa chuộng nhất của người
Algeria, hàng năm quốc gia này dành 300 triệu USD nhập khẩu khoảng 130,000 tấn cà phê
hạt các loại.

Từ nhiều năm qua, cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Algeria.
Thị phần cà phê của Việt Nam thường duy trì ở mức cao nhất chiếm trên 50%.

Algeria là nước xếp thứ 2 trong các nước Ả Rập tiêu thụ cà phê nhiều nhất.

Tại Algeria, số lượng người nước ngoài, chủ yếu là Châu Âu đến sinh sống và làm việc ngày
một đông. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng mạnh.

Người tiêu dùng tại đây thường uống cà phê rất ngọt.

7
4.2 Đặc điểm về pháp luật

Cà phê nhập khẩu phải tuân thủ việc kiểm tra chất lượng và các quy định chặt chẽ, do một
cơ quan chống gian lận và một phòng thí nghiệm đảm nhiệm.

Tổng số thuế và phí nhập khẩu cà phê vào Algeria là 60% bao gồm thuế hải quan 30%, VAT
19%, thuế tiêu thụ nội địa 10% và thuế đóng góp cộng đồng 1%.

4.3 Phân khúc của thị trường mục tiêu

Tại Algeria, dân số có mức thu nhập trung bình chiếm tỷ lệ lớn so với tổng dân số cả nước.
Vì vậy, nhu cầu sử dụng các loại cà phê hòa tan với giá cả phải chăng chắc chắn sẽ rất thích
hợp cho sự lựa chọn của họ. Cà phê hòa tan là một lựa chọn khá phù hợp bởi giá cả cũng
như sự tiện lợi. Đây là một thị trường năng động cho VinaCafé thâm nhập loại mặt hàng cà
phê hòa tan VinaCafé Gold 3 in 1 480g (24 gói).

Tính đến đầu năm 2017, cấu trúc dân số từ 15-64 tuổi ở Algeria chiếm 70.6%. Đây là độ tuổi
sử dụng cà phê nhiều nhất, cho nên Algeria thật sự là một thi trường đầy cơ hội cho sự thâm
nhập của VinaCafé.

Tuy nhiên, với sở thích uống cà phê ngọt đậm đà của người Algeria, cần phải chú ý điều
chỉnh vị cà phê sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đây là thị trường tiêu thụ hứa
hẹn sẽ mang lại nhiều thành công trong lĩnh vực cà phê này.

5 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI


5.1 Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ nhiều năm qua, cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Algeria.
Thị phần cà phê của Việt Nam thường duy trì ở mức cao nhất chiếm trên 50%. Năm 2019,
xuất khẩu cà phê đạt của nước ta sang thị trường này đạt 69,405 tấn, kim ngạch 110.65 triệu
USD.

Theo đánh giá, Algeria là thị trường vẫn còn dư địa cho cà phê Việt Nam và trong tương lai,
cà phê vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta vào thị trường này.

8
Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu là xuất khẩu cà phê hạt, cà phê thô sang nước
này sau đó tại thị trường này mới sản xuất và chế biến lại sao cho phù hợp với khẩu vị của
người tiêu dùng. Chính vì thế, Vinacafe sẽ nghiên cứu nhu cầu về hương vị của người dân ở
đây và sản xuất theo hương vị đó sao cho đáp ứng được thị hiếu của người dân nơi đây. Từ
đó doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến, hòa tan để có giá trị
gia tăng cao hơn.

Algeria có một trong những mức tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất trong khu vực điều
này giải thích cho sự thành công và quy mô của cà phê. Thành công này được thúc đẩy bởi
thói quen của người tiêu dùng và dân số ngày càng tăng cho phép tiêu thụ nhiều đồ uống
nóng.

Theo một đánh giá nhu cầu ngày càng tăng đối với đồ uống nóng ở nước này, đặc biệt là cà
phê, phù hợp với sự gia tăng của đô thị hóa và lối sống bận rộn cộng với việc ba phần tư cư
dân sống ở các trung tâm đô thị, dân số trẻ và ngày càng tăng tiềm năng cho việc tiêu thụ cà
phê.

5.2 Yếu tố khách hàng:

Cà phê là đồ uống ưa chuộng nhất của người Algeria. Trung bình một người dân tiêu thụ
trên 3 kg cà phê mỗi năm. Hàng năm, Algeria nhập khẩu khoảng 130 nghìn tấn cà phê hạt
các loại với trị giá 300 triệu USD. Cà phê được nhập khẩu dưới dạng thô (hạt) và được chế
biến tại các nhà máy theo thị hiếu của người Algeria.

Thị hiếu tiêu dùng cà phê của người Algeria có hơi ngọt nên thay đổi hương vị sao cho phù
hợp để đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hiện đang phát triển xu hướng cho thanh thiếu
niên và những người trẻ tuổi là gặp gỡ bạn bè sau giờ làm việc hoặc học tập để cùng thưởng
thức cà phê.

Thay đổi lối sống và mở rộng hơn nữa hệ thống bán lẻ hiện đại và dịch vụ thực phẩm tiêu
dùng là tất cả các yếu tố được dự kiến sẽ hỗ trợ tăng trưởng hơn nữa trong đồ uống nóng
trong giai đoạn dự báo. Với quy mô của đồ uống nóng và sự gia tăng dân số dự kiến, bối
cảnh Algeria cho đồ uống nóng có tiềm năng lớn đặc biệt là cà phê sẽ thu hút sự gia tăng ở
cả người chơi trong nước và quốc tế.
9
5.3 Đối thủ cạnh tranh:

EURL FACTO VÀ NESTLÉ hiện đang dẫn đầu thị trường đồ uống nóng ở quốc gia này.

EURL FACTO tiếp tục dẫn đầu cảnh quan phân mảnh do sự hiện diện lâu đời và mức độ
nhận biết thương hiệu cao. Eurl Facto, tiếp tục dẫn đầu về cà phê về giá trị trong năm 2019,
do nhận thức về thương hiệu mạnh mẽ, sự hiện diện lâu dài ở Algeria và hồ sơ bán hàng tích
cực tại quốc gia này. Hơn nữa, Facto đã mở rộng các cơ sở của mình để tăng sản lượng cà
phê và cũng đã đưa ra các phát triển sản phẩm mới để tăng giá trị và doanh số bán hàng.

Có sự cạnh tranh khốc liệt giữa những người chơi trong nước và quốc tế về cà phê. Những
người chơi địa phương dẫn đầu cà phê tươi ở Algeria, trong khi những người chơi quốc tế
như Nescafé và Cà phê Maxwell House của Nestlé, quản lý để kiểm soát phần lớn nhất của
cà phê hòa tan. Người chơi trong nước có xu hướng chiếm ưu thế từ góc độ số lượng, trong
khi các nhà sản xuất nước ngoài, đặc biệt là Nestlé với Nescafé và Nespresso, nhắm đến đối
tượng thu nhập trung bình hạn chế và tận dụng giá trị, thay vì bán hàng khối lượng.

Nestlé SA được xếp hạng thứ hai về cà phê, với việc cung cấp Nescafé, nơi có sự hiện diện
mạnh mẽ trong cà phê hòa tan. Tuy nhiên, khi nói về khối lượng, Société Industrielle du
Café Sarl trở thành người dẫn đầu, tiếp theo là Eurl Facto, trong khi Nestlé đứng thứ bảy.

5.4 Sản phẩm thay thế:

Trà, rượu vang đỏ Medea, Mansuorah, đồ uống khác..

Xu hướng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng là động lực tích cực cho việc bán
trà. Tiêu thụ trà sẽ tăng lên vì nó được coi là một lựa chọn lành mạnh hơn của đồ uống; với
nhiều loại trà trái cây /thảo dược có đặc tính chống viêm, là chất chống oxy hóa và cũng
được bán trên thị trường như có tác dụng giảm cân. Mặc dù các yếu tố tích cực thúc đẩy tăng
trưởng, tốc độ tăng trưởng của trà dự kiến sẽ giảm so với giai đoạn xem xét, sự bù đắp của
trà trở nên trưởng thành hơn. Hơn nữa, mức giảm thu nhập dự đoán sẽ ảnh hưởng tiêu cực
đến doanh số bán hàng vì đơn giá trung bình của trà được coi là tương đối đắt - vì vậy khả
năng chi trả sẽ trở thành mối đe dọa chính đối với trà.

10
6 MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
6.1 Sơ lược về tình hình tài chính của công ty (2019)

Bảng cân đối kế toán (đơn vị VND)

TÀI SẢN NGẮN


1,651,014,347,917 NỢ PHẢI TRẢ 783,257,846,116
HẠN

Tiền và tương
218,388,319,710 Nợ ngắn hạn 778,141,786,866
đương

Khoản phải thu 1,214,118, 987,237 Nợ dài hạn 5,116,077,250

Hàng tồn kho 209,196,938,479

Tài sản ngắn hạn


9,310,102,491
khác

TÀI SẢN DÀI VỐN CHỦ SỞ


574,314,489,337 1,442,070,973,138
HẠN HỮU

Bất động sản đầu tư Vốn chủ sở hữu 1,442,070,973,138

Nguồn kinh phí,


Tài sản cố định 524,528,739,209 0
quỹ khác

Tài sản dài hạn


48,081,174,047
khác

6.2 Các chỉ số tài chính

TỶ SỐ TÀI CHÍNH 2019 2018

Tỷ số thanh toán hiện hành


2.12174 1.945
(RC )

11
Tỷ số thanh toán nhanh
1.852898 1.609
(Rq)

Vòng quay các khoản phải


2.551 3.136
thu

Vòng quay hàng tồn kho 14.806 12.640

Vòng quay tài sản cố định 5.905 5.767

Vòng quay tổng tài sản 1.392 1.550

Hiệu suất sử dụng vốn cổ


11.654 12.923
phần

Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0.352 0.367

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 2.957 3.064

Khả năng thanh toán lãi


42.085 43.941
vay

Tỷ suất sinh lợi trên tổng


30.5 28.7
tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lợi trên doanh


21.9 18.5
thu (ROS)

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ


25.50 23.97
phần (ROE)

EPS 25,615 24,076

6.3 Ý nghĩa các tỷ số tài chính:

Tỷ số thanh toán hiện hành: 2 năm 2018, 2019 công ty đều có Rc xấp xỉ 2, chứng tỏ tài sản
ngắn hạn gấp xấp xỉ 2 lần nợ ngắn hạn, vì thế tình hình tài chính của công ty lành mạnh ít
nhất trong thời gian ngắn.

12
Tỷ số thanh toán nhanh: cả 2 năm công ty đều có Rq > 1 cho thấy khả năng thanh toán
nhanh các khoản nợ ngắn hạn cao, doanh nghiệp không gặp khó khăn khi thanh toán ngay
các khoản nợ ngắn hạn.

Vòng quay các khoản phải thu: năm 2019, hệ số này là 2.551 giảm 18% so với 3.136 của
năm 2018. Điều này cho thấy trong kỳ, nợ phài thu 2 năm 2019,2018 luân chuyển được số
vòng lần lượt là 2.551 và 3.136. Cho thấy tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp khá nhanh và
hiệu quả

Vòng quay hàng tồn kho: hệ số này năm 2019 và 2018 lần lượt là 14.806 và 12.640 tức là 1
đồng vốn tồn kho của 2 năm 2019 và 2018 quay được lần lượt từng đó vòng trong một kỳ.

Vòng quay tài sản cố định của 2 năm 2019 và 2018 xấp xỉ nhau ( 5.905 và 5.767) cho thấy
hiệu suất sử dụng tài sản hiện có của doanh nghiệp là cao, 1 đồng tài sản cố định tạo ra xấp
xỉ 6 đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần: hệ số này của năm 2019 là 11.654 giảm gần 10% so với năm
2018 là 12.923 cho thấy vốn cổ phần năm 2018 được sử dụng hiệu quả hơn trong năm 2019.

Khả năng thanh toán lãi vay: 2 năm 2019, 2018 doanh nghiệp đều có khả năng thanh toán lãi
vay cao, tức là trong năm 2019 và 2018 công ty có thể thanh toán khoản lãi vay hiện tại lần
lượt là 42.085 và 43.981 bằng tài sản hiện có.

ROA: năm 2019 có sự tăng về tỷ số này là 30.5 % so với 28.7% của năm 2018. Hệ số này
của Vinacafe là cao so với các công ty khác.

ROS: năm 2019 Vinacafe có sự tăng rõ rệt về chỉ số này ( 21.9% so với 18.5%) cho thấy
công ty đang kinh doanh có lãi và khoản lãi đạt được là khá ấn tượng.

ROE: tỷ số này qua 2 năm 2019 và 2018 của công ty đều cao là 25.5% và 23.97% và cho
thấy mức độ ổn định tức là vốn cổ phần của công ty đang được sử dụng hiệu quả.

EPS: năm 2019 chỉ số này cao hơn rất nhiều so với năm 2018 là 25,615 đồng và 24,076
đồng. Với mức EPS này Vinacafe luôn lọt top những doanh nghiệp đạt EPS cao.

 Từ các chỉ số phân tích trên cho thấy tình hình tài chính của công ty đang rất tốt,
có khả năng đầu tư để phát triển thị trường.
13
- Bên cạnh đó trong năm 2019 dòng tiền của công ty là 51,388,319,710 tăng mạnh
so với 15,713,528,412 của năm 2018 chứng tỏ công ty ăn nên làm ra.

7 DỰ THẢO KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH


7.1 Chiến lược giá
7.1.1 GDP bình quân đầu người ở Algeria

GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Algeria là 4,279 USD/người vào năm 2018. Tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Algeria đạt 6% trong năm 2018, với mức tăng
231 USD/người so với con số 4,048 USD/người của năm 2017.

GDP bình quân đầu người của Algeria năm 2019 dự kiến sẽ đạt 4,536 USD/người

7.1.2 Giá một số loại cà phê tại thị trường Algeria

Những nước xuất khẩu cà phê chủ yếu sang Algeria là Việt Nam, Côte d'Ivoire, Indonesia,
Brazil và Italy.

Những nhà sản xuất trong nước của Algeria dẫn đầu về thị trường cà phê rang xay. EURL
FACTO, với dòng sản phẩm FACTO, tiếp tục dẫn đầu về giá trị cafe trong năm 2019, nhờ
vào sự quen thuộc của người dùng đối với hãng, sự tồn tại lâu năm ở Algeria và những số
liệu buôn bán tích cực trong nước. Hơn nữa, FACTOR đã mở rộng cơ sở vật chất để tăng
cường sản xuất cà phê và cũng đã tung ra thị trường sản phẩm mới. Trong khi đó, các tập
đoàn quốc tế như Nescafé của Nestlé và Maxwell House Coffee của Kraft Foods nắm sự
kiểm soát phần lớn thị phần đối với sản phẩm cà phê hòa tan.

Sản phẩm Nescafe Gold Blend Decaff Instant Coffee tại thị trường Châu Phi nhìn chung có
giá vào khoảng $9.41/500gram; Nescafe Rich & Smooth Gold Blend Coffee có giá
$9.02/500gram

Tại thị trường nội địa Algeria, một số sản phẩm cà phê được tin dùng khác có giá:

 Segafredo Zanetti Café Moulu ($4.54/250gram)


 Café Grand'Mère Familial - Café moulu 100% Robusta ($2.33/250gram)

14
 Illy Café Moulu Classico À L'Espresso Torréfaction Moyenne 100% Arabica
($8.16/125gram)

7.1.3 Chiến lược giá

Những nước xuất khẩu cà phê chủ yếu sang Algeria là Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Indonesia,
Brazil và Italy. Tổng số thuế và phí nhập khẩu cà phê vào Algeria là 60% bao gồm thuế hải
quan 30%, thuế giá trị gia tăng (VAT) 19%, thuế tiêu thụ nội địa 10% và thuế đóng góp
cộng đồng 1%.

Chi phí vận chuyển 1 tấn hàng hóa sang Algeria khoảng 80 USD

Chỉ tiêu Giá (1 túi 480gram)


Giá vốn $2
Chi phí vận chuyển $0.0384
Thuế hải quan 30%
Thuế giá trị gia tăng (VAT) 19%
Thuế tiêu thụ nội địa 10%
Thuế đóng góp cộng đồng 1%
Tổng cộng $3.2384
Vậy Một túi cà phê hòa tan 3 trong 1 (túi 480gram) của Vinacafe được bán ở Algeria với giá
$7.

7.2 Lợi nhuận dự kiến

Chiến lược xúc tiến: Tham gia một số buổi triển lãm, hội chợ: SIEL HORECA Expo Algéria
(HOR Expo). Tài trợ cà phê cho các quỹ từ thiện, làm mặt hàng dùng thử tại các siêu thị địa
phương.

Doanh thu $14,000,000


Giá vốn hàng bán $6,476,800
Chi phí chiến lược xúc tiến $1,400,000
Chiết khấu (20%) $2,800,000
Lợi nhuận $3,323,200

15
7.3 Nguồn vốn dự án đầu tư

Vinacafe dự định sẽ xuất khẩu khoảng 2,000,000 túi (480gram/túi) cà phê hòa tan sang
Algeria, tương đương 960 tấn. Tổng số vốn ban đầu cần đầu tư vào dự án dự kiến vào
khoảng 155 tỷ VNĐ.

Trích một phần vốn từ Quỹ đầu tư phát triển. Quỹ này được trích lập từ lợi nhuận chưa phân
phối theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Các quỹ này được thành lập nhằm mục đích
mở rộng kinh doanh trong tương lai.

Huy động vốn từ các cổ đông. Vay tín dụng.

8 ĐÁNH GIÁ CÁC RỦI RO CỦA DỰ ÁN

Các hoạt động mở rộng thị trường ra nước ngoài thường chứa đựng nhiều rủi ro và mạo
hiểm do sự tách biệt về môi trường địa lý, sự khác biệt trong văn hóa xã hội cũng như môi
trường chính trị giữa các quốc gia. Dưới đây là những phân tích và đánh giá về các rủi ro
công ty có thể gặp phải khi mở rộng thị trường sang Algeria để công ty có cái nhìn khái quát
và đưa ra những kế hoạch hạn chế những rủi ro.

8.1 Rủi ro pháp lý:

˖ Hệ thống pháp luật: luật pháp Algeria rất rắc rối do có nhiều nguồn khác nhau: Hiến
pháp, luật do Quốc hội bầu chọn, các sắc lệnh và mệnh lệnh của bộ trưởng, các công ước và
điều ước quốc tế được Algeria phê chuẩn. Quyền tư pháp không hoàn toàn độc lập ở
Algeria. Các thẩm phán thường phải chịu các biện pháp kỷ luật hoặc các biện pháp đàn áp
khác về phía chính phủ. Bởi vì tòa án chịu ảnh hưởng chính trị và dễ bị tham nhũng nên các
công ty không coi tòa án là có hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp. Vì vậy việc xuất
khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chúng ta không tìm hiểu kĩ luật pháp của Algeria. Bên cạnh
đó việc các bản án nước ngoài không được tòa án Algeria công nhận cũng là một rủi ro cho
các công ty đa quốc gia.

˖ Rủi ro quyền sở hữu: Theo quy định của Algeria, hàng đã vào cảng là thuộc quyền sở
hữu của người mua dù chưa thanh toán, thậm chí chưa đặt cọc hay cầm bộ chứng từ gốc. Khi
16
hàng nằm ở cảng quá 81 ngày, Hải quan Algeria sẽ tiến hành bán đấu giá, sung công quỹ.
Việc thuê luật sư khởi kiện tại Algeria tốn kém và thủ tục kéo dài. Lợi dụng điều này, một số
khách hàng Algeria thường gây khó dễ cho DN Việt Nam, nhất là khi hàng đã đến cảng.
Việc này đã xảy ra tương đối nhiều ở các doanh nghiệp VN xuất khẩu sang Algeria, chúng ta
cần xem xét các biện pháp đối phó để tránh tình trạng tương tự.

8.2 Rủi ro kinh tế:

Algeria tiếp tục chịu sự sụt giảm GDP của Algeria chỉ tăng 0,7% trong năm 2019 của giá
dầu toàn cầu (vì dầu chiếm hơn 90% xuất khẩu và 60% tổng thu nhập), đều thấp hơn dự báo
trước đó của IMF và mức mục tiêu 4% của chính phủ Algeria, gây thâm hụt ngân sách trầm
trọng. Tài khoản ngoại hối hiện tại của Algeria dự kiến sẽ vẫn thâm hụt, do đó có thể thu hẹp
một chút về nhu cầu trong nước và hạn chế nhập khẩu hàng hóa. Điều này gây bất lợi lớn đối
với doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam như chúng ta.

8.3 Rủi ro bảo mật:

Thị trường cà phê hòa tan của Algeria hiện đang được Nestle và các nhà sản xuất nội địa
chiếm lĩnh (NSX nhập cà phê thô và chế biến lại). Trong khi đó, ở Algeria việc vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ diễn ra khá phổ biến, hàng giả được buôn bán khắp nơi nên chúng ta
hoàn toàn có thể phải đối mặt với nguy cơ bảo mật thông tin – công thức cà phê hòa tan
riêng.

8.4 Rủi ro chính trị:

Tổng thống Abdelaziz Bouteflika, người nắm quyền từ năm 1999, đã buộc phải từ chức vào
ngày 2 tháng 4 năm 2019, 16 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống do những cuộc biểu bình
bất bình của dân chúng. Bất chấp sự ra đi của ông Bouteflika các cuộc biểu tình thường
xuyên (được gọi là phong trào Hirak) vẫn tiếp tục, buộc phải hoãn hai cuộc bầu cử tổng
thống, có sự thất vọng trong dân chúng với giới cầm quyền được coi là tham nhũng và
không thể quản lý đất nước đúng cách. Tuy đã chính thức có tổng thống mới nhưng các phe
phái đã thách thức sự lãnh đạo của ông và các phong trào đặt câu hỏi về tính hợp pháp của
ông vẫn còn nhiều. Sự bất ổn định của chính trị khi không có người cầm đầu chắc chắn cũng
như nội bộ bị chia rẽ là rủi ro cao của chúng ta khi đầu tư vào Algeria, bởi có thể có những
17
thay đổi về chế độ, chính sách khi có tổng thống mới cũng như sự sụt giảm kinh tế khi bị
ảnh hưởng bởi chính trị.

8.5 Rủi ro tỷ giá:

Trong bối cảnh chính trị với các cuộc biểu tình tiếp diễn hiện nay, rất khó để củng cố hơn
nữa tài chính công của Algeria. Nền kinh tế trì trệ do giá dầu sụt giảm trầm trọng với tỷ lệ
thất nghiệp cao về mặt cấu trúc (tổng tỷ lệ thất nghiệp ở mức 12% vào cuối năm 2018 trong
khi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là gần 30%) và các nguồn bất mãn xã hội khác khiến cho
giá trị đồng tiền DZD có nguy cơ giảm. Tuy nhiên, thực tế là nước này gần như không có nợ
nước ngoài có nghĩa là không có khả năng vỡ nợ đối với khoản nợ nước ngoài hạn chế hiện
và thặng dư tài khoản vãng lai sẽ hạn chế mọi áp lực giảm giá nghiêm trọng đối với đồng
dinar Algeria. Từ những lý do trên có thể thấy tỷ giá DZD/VND rất khó đoán nên việc đề ra
các kế hoạch thay đổi để đề phòng rủi ro tỷ giá khi xuất khẩu sang Algeria là rất cần thiết.

8.6 Rủi ro cạnh tranh:

Thị trường cà phê hòa tan của Algeria chủ yếu là Nestle và các hãng nội địa (chủ yếu là mua
cà phê thô ở Việt Nam và chế biến). Ở Algeria cà phê phải chịu một số thuế nhà nước. 10%
dưới dạng thuế tiêu thụ nội địa (TIC), 17% VAT và 30% thuế quan vì vậy phải tìm hiểu cẩn
thận để lên các chiến lược cạnh tranh về giá đối với các hãng nội địa. Bên cạnh đó, Nestle đã
thâm nhập lâu và có chỗ đứng vững chãi trong thị trường Algeria cũng là đối thủ đáng lo
ngại cho chúng ta. Vì vậy chúng ta cần nắm bắt tình hình cụ thể, phải có những chiến lược
để nâng tầm giá trị, giành được thị phần khi thâm nhập.

9 XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH KINH DOANH


9.1 Hình thức: xuất khẩu trực tiếp

Doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu với các nhà nhập khẩu Algeria thông qua văn
phòng đại diện, các tổ chức của công ty.

- Ưu điểm:

+ Lợi nhuận mà công ty nhận được cao hơn các hình thức khác vì không phải chia sẻ
qua khâu trung gian.

18
+ Trực tiếp tiếp xúc với thị trường nước ngoài do vậy có thể nắm bắt được diễn biến
tình hình thị trường và nhu cầu thị trường, từ đó có phương án thích hợp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh, nâng cao uy tín.

+ Bảo vệ tốt hơn nhãn hiệu, bằng sáng chế, thiện chí và tài sản vô hình khác.

- Nhược điểm:

+ Chi phí cao hơn và rủi ro cao hơn so với xuất khẩu gián tiếp.

+ Yêu cầu đầu tư cao hơn về thời gian, nguồn lực, nhân sự và cả những thay đổi về tổ
chức.

+ Khoảng cách giữa người mua và người bán rất rộng lớn nên khi thực hiện việc mua
bán có thể xảy ra nhiều rủi ro không lường trước được. Chẳng hạn như rủi ro xảy ra do công
ty chưa thực sự am hiểu về sản phẩm, đối tác, thị trường.

9.2 Các giai đoạn tiến hành:

Giai đoạn đầu (2-3 năm): chọn các nhà phân phối có thị trường phân phối lớn, bán sản phẩm
với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có
cơ hội dùng thử, chiếm lĩnh thị phần.

Giai đoạn tiếp theo: nâng dần mức giá lên để thu lợi nhuận, doanh số tăng và ổn định thì
thành lập chi nhánh ở nước ngoài.

10 KẾT LUẬN/GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp giúp cho công ty chủ động hoàn toàn trong mọi hoạt
động xuất khẩu hàng hóa của mình, có thể trực tiếp tiếp cận với khách hàng để thu nhập
thêm thông tin về khách hàng như là thị hiếu về mẫu mã sản phẩm, phong tục hay thói quen
tiêu dùng… Từ đó công ty có thể tự điều chỉnh hoặc tìm các biện pháp để nâng cao thêm uy
tín của mình và củng cố thêm vị thế đang có trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên khi lựa
chọn hình thức này thì công ty cũng phải chấp nhận việc phải ứng trước một lượng vốn khá
lớn. Ngoài ra, yêu cầu về trình độ nhân viên phải giỏi nghiệp vụ và nắm được những thông

19
tin thị trường luôn luôn biến động đó. Vì vậy, công ty cần phải có những biện pháp khắc
phục để hạn chế những rủi ro và bất lợi từ những yếu tố khách quan.

10.1 Từ phía công ty

Cần giám sát chặt chẽ nguồn cung nhằm đưa ra những thông tin và dự báo cung chính xác,
phục vụ các quyết định chính sách, sản xuất và đầu tư.

Mở rộng hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế: trước khi có kế hoạch thâm nhập thị
trường, do có sự khác biệt về môi trường kinh doanh giữa các quốc gia, công ty cần phải tìm
hiểu kỹ nắm vững các nhân tố về kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa… của quốc gia đó.
Công ty có thể cử cán bộ của mình sang thị trường này để khảo sát, nghiên cứu trước khi
đưa ra quyết định kinh doanh. Đây là một biện pháp có thể thu được hiệu quả cao mà chi phí
lại thấp.

Nâng cao chất lượng mặt hàng Cà phê Xuất khẩu để nâng giá Cà phê Xuất khẩu của công ty
ngang bằng với mức trung bình trên thế giới. Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác thu mua,
chuyên chở và bảo quản. Tích cực tìm kiếm các nguồn cung cấp Cà phê chất lượng cao, tăng
cường quan hệ với các bạn hàng vốn có trong nước.

Đào tạo, củng cố, sắp xếp đội ngũ lao động hợp lý: trong nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu
đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, có năng lực làm việc và
kinh nghiệm trong kinh doanh. Công ty có thể đào tạo tại chỗ, đào tạo chính quy trong hoặc
ngoài nước. Bên cạnh đó cần tạo ra một không khí làm việc hăng hái, tích cực và xây dựng
tác phong làm việc khoa học, khuyến khích lòng nhiệt tình và trách nhiệm của nhân viên.

Nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh: công ty phải có chiến lược dài hạn và
phát triển mạng lưới khách hàng cũng như thị phần của mình. Tăng cường hoạt động
Marketing, tham gia các cuộc triển lãm, xúc tiến thương mại, hội thảo về Cà phê để kí hợp
hợp đồng với các nhà rang xay lớn, hạn chế thực hiện bán hàng cho các đơn vị kinh doanh
trung gian. Liên kết với các nhà cung cấp nguyên liệu để có được nguồn nguyên liệu có chất
lượng phù hợp với nhà nhập khẩu và có giá cả hợp lý. Khi mối quan hệ với đầu vào và đầu
ra đã ổn định, công ty có thể tăng cường mối quan hệ bằng cách đầu tư, góp vốn thực hiện
liên doanh.
20
Tăng cường hoạt động mua bán cà phê bằng hợp đồng tương lai qua những nhà môi giới tin
cậy để phòng chống rủi ro từ những biến động phức tạp của thị trường và bảo hiểm cho hoạt
động kinh doanh Cà phê.

10.2 Kiến nghị với nhà nước

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, Nhà nước phải luôn được hoàn thiện và
đổi mới theo hướng đơn giản hơn, thông thoáng hơn, phù hợp với cơ chế thị trường và xu
thế hội nhập như hiện nay. Cụ thể là các chính sách về thuế quan xuất nhập khẩu cần phải có
sự điều chỉnh rõ ràng đối với từng mặt hàng cụ thể.

Tạo điều kiện hỗ trợ phát triển công nghệ chế biến Cà phê, tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ
trợ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có được các thông tin nhanh chóng, chính xác về
đối tác và thị trường nước ngoài. Hướng dẫn các doanh nghiệp tìm hiểu và thâm nhập thị
trường mới.

Có những biện pháp kịp thời nhằm điều tiết tỷ giá hối đoái, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu.

11 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo

https://www.ganintegrity.com/portal/country-profiles/algeria/

https://import-export.societegenerale.fr/en/country/algeria/country-risk-in-economy

https://globaledge.msu.edu/countries/algeria/risk

https://www.controlrisks.com/riskmap/analyst-picks/algeria-elections-stir-political-change

https://www.credendo.com/country-risk-assessment/algeria/algeria-newly-elected-president-
unlikely-bring-significant-change#

https://www.the-soft-drinks.com/coffee-algeria.html

https://solieukinhte.com/gdp-binh-quan-dau-nguoi-cua-algeria/

21
https://www.euromonitor.com/coffee-in-algeria/report

https://www.jumia.com.ng/gold-blend-decaff-instant-coffee.-nescafe-mpg1197141.html

https://www.jumia.dz/illy-cafe-moulu-classico-a-lespresso-torrefaction-moyenne-100-
arabica-125g-141585.html

https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/trien-vong-xuat-khau-ca-phe-va-hat-tieu-sang-chau-
phi-102395-401.html

https://baotintuc.vn/thi-truong-tai-chinh/ca-phe-la-mat-hang-xuat-khau-so-mot-cua-viet-
nam-vao-thi-truong-algeria-20190111082804667.htm

https://cuocvanchuyen.vn/tinh-phi/start=185&end=276&kl=1000&k=1

https://www.vinacafebienhoa.com/content/history/lich-su-cong-ty

https://www.vinacafebienhoa.com/content/mission-and-core-values/su-menh-va-cac-gia-tri

https://www.euromonitor.com/coffee-in-algeria/report

12 PHỤ LỤC
12.1 Biên bảng thành lập nhóm

BIÊN BẢN THÀNH LẬP NHÓM

Nhóm: 3-Môn Quản trị tài chính công ty đa quốc gia

Tài liệu này là kết quả thảo luận và nhất trí của nhóm trong lần họp mặt lần đầu
tiên, xác định các giá trị cốt lõi của nhóm:
• Các nguyên tắc làm việc nhóm
• Kế hoạch giao tiếp của nhóm
• Các qui tắc thưởng và phạt của nhóm
• Các tiêu chí đánh giá thành viên cuối môn học
1. Thông tin nhóm:
Mã nhóm (nếu có): 3

22
Tên nhóm: Nhóm 3
Thời gian thành lập: ngày 09 tháng 01 năm 2020
Địa điểm thành lập: Trường Đại học Kinh tế-Luật, số 669, khu phố 3, phường Linh
Xuân, quận thủ Đức.
Thành viên nhóm: (Qui ước: tăng dần theo MSSV, dòng của nhóm trưởng in đậm)

ST
MSSV Họ và tên Email Điện thoại
T

Huỳnh Thị Kiều


1 K174020074 diemhtk17402@st.uel.edu.vn 0368953889
Diễm

2 K174020086 Vũ Thị Thu Hiền hienvtt17402@st.uel.edu.vn 0977670021

3 K174020087 Lê Thị Mỹ Hoa hoaltm17402@st.uel.edu.vn 0384085359

4 K174020100 Huỳnh Thị Mỹ Lệ lehtm17402@st.uel.edu.vn 0328924354

5 K174020104 Vũ Thị Diệu Linh linhvtd17402@st.uel.edu.vn 0919182717

6 K174020108 Nguyễn Hoàng Ly lynh17402@st.uel.edu.vn 0965465516

Nguyễn Hoàng Tam


7 K174020127 quynht17402@st.uel.edu.vn 0855819321
Quy

Phạm Ngọc Kim


8 K174020144 thuypnk17402@st.uel.edu.vn 0388569325
Thùy

Phan Thị Kiều tienptk17402@st.eul.edu.v


9 K174020148 0852828658
Tiên n

10 K174080890 Lê Thị Ngọc Linh linhltn17408@st.uel.edu.vn 0868382160

2. Các nguyên tắc làm việc nhóm:


Những điều một thành viên thuộc về nhóm phải thực hiện:
• Điều 1: Thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình đã được phân công.
• Điều 2: Tuân theo mọi quy tắc nhóm đã đặt ra.
• Điều 3: Thực hiện mọi việc phân công của nhóm trưởng (có thể góp ý nếu thấy phân
công chưa hợp lý).

23
• Điều 4: Luôn đặt mục tiêu thảo luận của nhóm lên hàng đầu.
• Điều 5: Không ngắt lời người khác. Hãy lắng nghe và trao đổi cởi mở, thân thiện.
Những điều một thành viên thuộc về nhóm không được làm:
• Điều 1: Tất cả các thành viên đi trễ quá 10 phút.
• Điều 2: Không chuẩn bị nhưng công cụ tốt như đã phân công.
• Điều 3: Trong quá trình làm việc, nói chuyện quá nhiều với những chủ đề không liên
quan đến nội dung thảo luận.
• Điều 4: Hay bàn ra, không chú tâm vào công việc trong quá trình hoạt động nhóm.
• Điều 5: Thụ động, chỉ làm khi nhóm trưởng phân công.
Những điều một thành viên thuộc về nhóm nên làm theo (không bắt buộc)
• Điều 1: Nên nghĩ mình là một phần của nhóm chứ không phải một cá nhân riêng lẻ.
Thảo luận với cả nhóm chứ không phải chỉ với người ngồi cạnh bạn. Phát biểu ý kiến rõ
ràng và ngắn gọn.
• Điều 2: Không chỉ trích. Đừng phản đối ngay ý kiến của người khác dù thấy nó không
phù hợp. Chỉ nên thảo luận về ý kiến, không chỉ trích.
3. Kế hoạch giao tiếp nhóm:
• Tần suất gặp mặt hàng tuần: Mỗi tuần 1 lần.
• Thời gian: 9 giờ, thứ 6 (nếu thời gian có thay đổi sẽ được thông báo trước giờ hoạt
động 30 phút)
• Địa điểm: họp online tại nhà mỗi thành viên.
• Thông báo thông qua: Tin nhắn và điện thoại.
• Tối thiểu thông báo trước 24h.
• Thành viên khi nhận được email thông báo phải hồi đáp lại để chứng tỏ đã nhận và đã
đọc email. Nếu thành viên không hồi đáp thông báo họp hoặc một thông báo bất kì từ nhóm
trưởng hoặc từ các thành viên khác trong vòng 24h thì sẽ nhận được một email thông báo lại
hoặc gọi điện trực tiếp qua điện thoại (bạn phải lựa chọn 1 trong hai hoặc đề xuất hình thức
riêng): gọi điện thoại trực tiếp cho thành viên đó.
4. Qui tắc thưởng và phạt:
Các qui tắc thưởng
• Nếu hoàn thành tốt mọi công việc nhóm giao thì sẽ được tuyên dương trước nhóm.
• Nếu giúp thành viên khác hoàn thành công việc hoặc góp ý đưa ý kiến tốt thì sẽ tuyên
24
dương trước nhóm và cộng thêm vào điểm đánh giá quá trình làm việc nhóm.
• Nếu có ý tưởng tốt, xuất sắc hỗ trợ cho thành công của nhóm thì sẽ sẽ tuyên dương
trước nhóm và cộng thêm vào điểm đánh giá quá trình làm việc nhóm.
• Thành viên nào có thành tích đặt biệt (Giúp nhóm đạt điểm cao trong một hoạt động,
hay cứu nhóm trong một deadline): đặc biệt biểu dương, cộng thêm vào điểm đánh giá quá
trình làm việc nhóm, được cả nhóm bao trà sữa.
Các qui tắc phạt
• Nếu trễ họp quá 10 phút thì sẽ bị phạt 10.000 đồng và quỹ nhóm (lần đầu) và bị nhắc
nhở trước nhóm. Đặc biệt bị loại ra khỏi nhóm khi họp trễ lần 3.
• Nếu giao công việc mà không chịu thực hiện thì sẽ bị khai trừ khỏi nhóm.
• Nếu giao công việc mà hoàn thành không đúng hạn hoặc không làm nghiêm túc thì sẽ
bị phê bình trước cả nhóm, ghi vào biên bản họp nhóm và bị đánh giá điểm hoạt động nhóm
thấp.
• Thành viên vi phạm điều cấm làm, không thực hiện tốt điều phải làm và nên làm: bị
phê bình trước nhóm và bị đánh giá điểm hoạt động nhóm thấp.
5. Tiêu chí đánh giá thành viên cuối môn học
Các thành viên sẽ lần lượt đánh giá lẫn nhau theo một mẫu thiết kế sẵn, trong đó
thể hiện hai thông tin:
• Tôi đánh giá người này bao nhiêu điểm?
• Lí do tại sao tôi đánh giá như vậy.
Giả sử nhóm có 5 người, lần lượt mỗi người sẽ đánh giá cho 4 người còn lại.
• Thang điểm đánh giá được đề nghị như sau:

90 - 100 70 – 89 50 – 69 10 – 49 0–9

Làm tốt Làm tốt Hoàn Chưa Bị khai


việc được việc được giao, thành việc được hoàn thành trừ hoặc không
giao, đúng đúng hạn, có giao, kết quả công việc được phải thành
hạn, có chất chất lượng. chấp nhận giao, ít hợp tác viên
lượng. được. Vi phạm
Giúp đỡ một ít điều lệ
thành viên nhóm.
khác.

25
Tích cực,
chủ động.

• Quy tắc:
Tối đa 10% số thành viên trong nhóm được đánh giá 90 – 100
Tối đa 40% số thành viên trong nhóm được đánh giá 70 – 89
Tối đa 50% số thành viên trong nhóm được đánh giá 0 – 69
• Sau đó ,dựa vào các đánh giá trên thống nhất điểm của các thành viên trong nhóm.

Sau khi thỏa thuận, tất cả các thành viên của nhóm đều đồng ý với biên bản trên
và cùng ký tên xác nhận

Tên Chữ ký

Huỳnh Thị Kiều Diễm ĐÃ KÝ

Vũ Thị Thu Hiền ĐÃ KÝ

Lê Thị Mỹ Hoa ĐÃ KÝ

Huỳnh Thị Mỹ Lệ ĐÃ KÝ

Vũ Thị Diệu Linh ĐÃ KÝ

Nguyễn Hoàng Ly ĐÃ KÝ

Nguyễn Hoàng Tam Quy ĐÃ KÝ

Phạm Ngọc Kim Thùy ĐÃ KÝ

Phan Thị Kiều Tiên ĐÃ KÝ

Lê Thị Ngọc Linh ĐÃ KÝ

12.2 Bảng phân công công việc

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Nhóm: 3- Môn Quản trị tài chính công ty đa quốc gia

26
Họp nhóm lần 1

Ngày
ST Người phụ Mô tả nội dung công Ghi
Ngày giao hoàn
T trách việc chú
thành

Phan Thị Kiều Gửi mail chốt đề tài và 01/04/202


1 28/03/2020
Tiên doanh nghệp cho thầy 0

Huỳnh Thị Mỹ Ghi lại biên bản họp 28/03/202


2 28/03/2020
Lệ nhóm 0

Họp nhóm lần 2

Ngày
Người phụ Mô tả nội dung công
STT Ngày giao hoàn Ghi chú
trách việc
thành

Huỳnh Thị Mô hình dự án, Kết 03/04/202 16/04/202


1
Kiều Diễm luận và đề xuất 0 0
Vũ Thị Thu 03/04/202 16/04/202
2 Môi trường bên ngoài
Hiền 0 0
Lê Thị Mỹ Tổng hợp, Thuyết 03/04/202 20/04/202 Thuyết trình
3 Hoa trình (29/04/2020)
0 0
Huỳnh Thị 03/04/202 16/04/202
4 Đánh giá rủi ro
Mỹ Lệ 0 0
Vũ Thị Diệu 03/04/202 16/04/202
5 Môi trường bên trong
Linh 0 0
Nguyễn 03/04/202 24/04/202
6 PowerPoint
Hoàng Ly 0 0
Nguyễn Sơ lược dự án, giới
03/04/202 16/04/202
7 Hoàng Tam thiệu công ty, cơ sở
0 0
Quy hình thành
8 Phạm Ngọc Mục tiêu, kết quả, dự 03/04/202 16/04/202
27
thảo kế hoạch tài
Kim Thùy 0 0
chính
Ghi biên bản họp
Phan Thị nhóm, thuyết trình, 03/04/202 16/04/202 Thuyết trình
9
Kiều Tiên phần mở đầu, tổng 0 0 (29/04/2020)
hợp phụ lục.

Lê Thị Ngọc Đặc điểm sản phẩm, 03/04/202 16/04/202


10
Linh thị trường mục tiêu 0 0

Họp nhóm lần 3

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã phân công và hoàn thành đúng thời hạn như biên
bản họp trước (03/03/2020) đã phân công.

Ngày
Người phụ Mô tả nội dung công
STT Ngày giao hoàn Ghi chú
trách việc
thành

Huỳnh Thị Mô hình dự án, Kết 03/04/202 16/04/202


1
Kiều Diễm luận và đề xuất 0 0
Vũ Thị Thu 03/04/202 16/04/202
2 Môi trường bên ngoài
Hiền 0 0
Lê Thị Mỹ Tổng hợp, Thuyết 03/04/202 20/04/202 Thuyết trình
3 Hoa trình (29/04/2020)
0 0
Huỳnh Thị 03/04/202 16/04/202
4 Đánh giá rủi ro
Mỹ Lệ 0 0
Vũ Thị Diệu 03/04/202 16/04/202
5 Môi trường bên trong
Linh 0 0
Nguyễn 03/04/202 24/04/202
6 PowerPoint
Hoàng Ly 0 0
Nguyễn Sơ lược dự án, giới
03/04/202 16/04/202
7 Hoàng Tam thiệu công ty, cơ sở
0 0
Quy hình thành
28
Mục tiêu, kết quả, dự
Phạm Ngọc 03/04/202 16/04/202
8 thảo kế hoạch tài
Kim Thùy 0 0
chính
Ghi biên bản họp
Phan Thị nhóm, thuyết trình, 03/04/202 16/04/202 Thuyết trình
9
Kiều Tiên phần mở đầu, tổng 0 0 (29/04/2020)
hợp phụ lục.

Lê Thị Ngọc Đặc điểm sản phẩm, 03/04/202 16/04/202


10
Linh thị trường mục tiêu 0 0

Họp nhóm lần 4

Ngày
ST Người phụ Mô tả nội dung công Ghi
Ngày giao hoàn
T trách việc chú
thành

Tiến hành tổng hợp, 20/04/202


1 Lê Thị Mỹ Hoa 17/04/2020
hoàn tất bài làm 0

Nguyễn Hoàng 24/04/202


2 Làm Power Point 17/04/2020
Ly 0
Phan Thị Kiều 17/04/202
Ghi biên bản họp nhóm 17/04/2020
Tiên 0

Họp nhóm lần 5

Ngày
ST Người phụ Mô tả nội dung
Ngày giao hoàn Ghi chú
T trách công việc
thành

Huỳnh Thị Chuẩn bị câu hỏi, 24/04/2020 29/04/202


1
Kiều Diễm phương án. 0
Vũ Thị Thu 24/04/2020 29/04/202
2 Trả lời câu hỏi
Hiền 0

29
Xem nội dung, chuẩn
Lê Thị Mỹ 29/04/202
bị thuyết trình và 24/04/2020
Hoa 0
thuyết trình.

Huỳnh Thị Chuẩn bị câu hỏi, 24/04/2020 29/04/202


Mỹ Lệ phương án 0
Vũ Thị Diệu Chuẩn bị câu hỏi, 24/04/2020 29/04/202
3
Linh phương án. 0
Nguyễn Trình chiếu Power 29/04/202
4 24/04/2020
Hoàng Ly Point 0
Nguyễn
24/04/2020 29/04/202
Hoàng Tam Trả lời câu hỏi
0
Quy
Phạm Ngọc 29/04/202
5 Trả lời câu hỏi 24/04/2020
Kim Thùy 0
Ghi biên bản nhóm,
tổng hợp phụ lục,
Phan Thị Nộp bài cho thầy, 29/04/202 Nộp bài
6 24/04/2020
Kiều Tiên xem nội dung, chuẩn 0 (26/04/2020)
bị thuyết trình và
thuyết trình.
Lê Thị Ngọc 24/04/2020 29/04/202
10 Trả lời câu hỏi
Linh 0

Lưu ý: Bảng phân công nhiệm vụ được cập nhật hàng tuần dựa theo biên bản họp
nhóm

12.3 Biên bản họp nhóm

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Nhóm: 3- Môn Quản trị tài chính công ty đa quốc gia

30
Buổi làm việc nhóm lần thứ: 1

Địa điểm: họp online tại nhà mỗi thành viên

Thời gian bắt đầu : 9 giờ 00 phút, ngày 28 tháng 03 năm 2020

Thời gian kết thúc : 10 giờ 30 phút, ngày 28 tháng 03 năm 2020

Các thành viên có tham dự:

ST
MSSV Họ và tên Email Điện thoại
T

Huỳnh Thị Kiều


1 K174020074 diemhtk17402@st.uel.edu.vn 0368953889
Diễm

2 K174020086 Vũ Thị Thu Hiền hienvtt17402@st.uel.edu.vn 0977670021

3 K174020087 Lê Thị Mỹ Hoa hoaltm17402@st.uel.edu.vn 0384085359

Huỳnh Thị Mỹ
4 K174020100 lehtm17402@st.uel.edu.vn 0328924354
Lệ

Vũ Thị Diệu
5 K174020104 linhvtd17402@st.uel.edu.vn 0919182717
Linh

Nguyễn Hoàng
6 K174020108 lynh17402@st.uel.edu.vn 0965465516
Ly

Nguyễn Hoàng
7 K174020127 quynht17402@st.uel.edu.vn 0855819321
Tam Quy

Phạm Ngọc Kim


8 K174020144 thuypnk17402@st.uel.edu.vn 0388569325
Thùy

Phan Thị Kiều


9 K174020148 tienptk17402@st.eul.edu.vn 0852828658
Tiên

Lê Thị Ngọc
10 K174080890 linhltn17408@st.uel.edu.vn 0868382160
Linh

Các thành viên vắng mặt: 0 thành viên

31
1. Mục tiêu cuộc họp nhằm:

1. Xác định mô hình dự án là mở rộng thị trường nào?

2. Lựa chọn doanh nghiệp cho dự án.

3. Dặn dò mỗi thành viên xem kỹ lại yêu cầu dự án và tham khảo bài mẫu.

2. Kết quả buổi họp

(Các trao đổi, thảo luận, thống nhất chung của nhóm)

1. Mô hình dự án: Mở rộng thị trường tiêu thụ

2. Doanh nghệp cho dự án: Công ty Vinacafe Biên Hòa.

3. Mỗi thành viên xem kỹ lại yêu cầu dự án và tham khảo bài mẫu.

3. Đánh giá kết quả làm việc nhóm

Ngày
ST Người phụ Mô tả nội dung công Ghi
Ngày giao hoàn
T trách việc chú
thành

Phan Thị Kiều Gửi mail chốt đề tài và 01/04/202


1 28/03/2020
Tiên doanh nghiệp cho thầy 0

Huỳnh Thị Mỹ Ghi lại biên bản họp 28/03/202


2 28/03/2020
Lệ nhóm 0

Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)

Phan Thị Kiều Tiên

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

32
Nhóm: 3- Môn Quản trị tài chính công ty đa quốc gia

Buổi làm việc nhóm lần thứ: 2

Địa điểm: họp online tại nhà mỗi thành viên

Thời gian bắt đầu : 9 giờ 00 phút, ngày 03 tháng 04 năm 2020

Thời gian kết thúc : 11 giờ 30 phút, ngày 03 tháng 04 năm 2020

Các thành viên có tham dự:

ST
MSSV Họ và tên Email Điện thoại
T

Huỳnh Thị Kiều


1 K174020074 diemhtk17402@st.uel.edu.vn 0368953889
Diễm

2 K174020086 Vũ Thị Thu Hiền hienvtt17402@st.uel.edu.vn 0977670021

3 K174020087 Lê Thị Mỹ Hoa hoaltm17402@st.uel.edu.vn 0384085359

Huỳnh Thị Mỹ
4 K174020100 lehtm17402@st.uel.edu.vn 0328924354
Lệ

5 K174020104 Vũ Thị Diệu Linh linhvtd17402@st.uel.edu.vn 0919182717

Nguyễn Hoàng
6 K174020108 lynh17402@st.uel.edu.vn 0965465516
Ly

Nguyễn Hoàng
7 K174020127 quynht17402@st.uel.edu.vn 0855819321
Tam Quy

Phạm Ngọc Kim


8 K174020144 thuypnk17402@st.uel.edu.vn 0388569325
Thùy

Phan Thị Kiều


9 K174020148 tienptk17402@st.eul.edu.vn 0852828658
Tiên

Lê Thị Ngọc
10 K174080890 linhltn17408@st.uel.edu.vn 0868382160
Linh

33
Các thành viên vắng mặt: 0 thành viên

1. Mục tiêu cuộc họp nhằm:

1. Thảo luận về yêu cầ dự án.

2. Phân tích bài dự án mẫu.

2. Phân chia công việc cho mỗi thành viên.

2. Kết quả buổi họp

(Các trao đổi, thảo luận, thống nhất chung của nhóm)

1. Thống nhất các yêu cầu chung của dự án.

2. Đánh giá và lựa chọn các thông tin từ bài dự án mẫu.

3. Đã phân chia công việc cho tất cả các thành viên.

3. Đánh giá kết quả làm việc nhóm

Ngày
ST Người phụ Mô tả nội dung
Ngày giao hoàn Ghi chú
T trách công việc
thành

Huỳnh Thị Mô hình dự án, Kết 16/04/202


1 03/04/2020
Kiều Diễm luận và đề xuất 0
Vũ Thị Thu Môi trường bên 16/04/202
2 Hiền ngoài 03/04/2020
0
Lê Thị Mỹ Tổng hợp, Thuyết 20/04/202 Thuyết trình
3 Hoa trình 03/04/2020 (29/04/2020)
0
Huỳnh Thị 16/04/202
4 Đánh giá rủi ro 03/04/2020
Mỹ Lệ 0
Vũ Thị Diệu 16/04/202
5 Môi trường bên trong 03/04/2020
Linh 0
Nguyễn 24/04/202
6 PowerPoint 03/04/2020
Hoàng Ly 0
7 Nguyễn Đánh giá rủi ro, sơ 03/04/2020 16/04/202
Hoàng Tam lược dự án 0
34
Quy
Mục tiêu, kết quả, dự
Phạm Ngọc 16/04/202
8 thảo kế hoạch tài 03/04/2020
Kim Thùy 0
chính
Ghi biên bản họp
Phan Thị nhóm, thuyết trình, 16/04/202 Thuyết trình
9 03/04/2020
Kiều Tiên phần mở đầu, tổng 0 (29/04/2020)
hợp phụ lục.

Lê Thị Ngọc Đặc điểm sản phẩm, 16/04/202


10 03/04/2020
Linh thị trường mục tiêu 0

Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)

Phan Thị Kiều Tiên

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Nhóm: 3- Môn Quản trị tài chính công ty đa quốc gia

Buổi làm việc nhóm lần thứ: 3

Địa điểm: họp online tại nhà mỗi thành viên

Thời gian bắt đầu : 9 giờ 00 phút, ngày 10 tháng 04 năm 2020

Thời gian kết thúc : 11 giờ 30 phút, ngày 10 tháng 04 năm 2020

Các thành viên có tham dự:

ST
MSSV Họ và tên Email Điện thoại
T

1 K174020074 Huỳnh Thị Kiều diemhtk17402@st.uel.edu.vn 0368953889

35
Diễm

2 K174020086 Vũ Thị Thu Hiền hienvtt17402@st.uel.edu.vn 0977670021

3 K174020087 Lê Thị Mỹ Hoa hoaltm17402@st.uel.edu.vn 0384085359

Huỳnh Thị Mỹ
4 K174020100 lehtm17402@st.uel.edu.vn 0328924354
Lệ

5 K174020104 Vũ Thị Diệu Linh linhvtd17402@st.uel.edu.vn 0919182717

Nguyễn Hoàng
6 K174020108 lynh17402@st.uel.edu.vn 0965465516
Ly

Nguyễn Hoàng
7 K174020127 quynht17402@st.uel.edu.vn 0855819321
Tam Quy

Phạm Ngọc Kim


8 K174020144 thuypnk17402@st.uel.edu.vn 0388569325
Thùy

Phan Thị Kiều


9 K174020148 tienptk17402@st.eul.edu.vn 0852828658
Tiên

10 K174080890 Lê Thị Ngọc Linh linhltn17408@st.uel.edu.vn 0868382160

Các thành viên vắng mặt: 0 thành viên

1. Mục tiêu cuộc họp nhằm:

1. Xem xét tiến độ công việc của các thành viên.

2. Thảo luận các vấn đề phát sinh trong quá trình làm bài.

3. Hỗ trợ thành viên gặp khó khăn trong quá trình làm bài.

2. Kết quả buổi họp

(Các trao đổi, thảo luận, thống nhất chung của nhóm)

1. Tiến độ làm bài tốt

2. Giải quyết được các vấn đề phát sinh.

36
3. Các thành viên giải quyết được khó khăn trong quá trình làm bài.

4. Thống nhất tiếp tục thực hiện bài làm như trước.

3. Đánh giá kết quả làm việc nhóm

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã phân công và hoàn thành đúng thời hạn như biên
bản họp trước (03/03/2020) đã phân công.

Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)

Phan Thị Kiều Tiên

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Nhóm: 3- Môn Quản trị tài chính công ty đa quốc gia

Buổi làm việc nhóm lần thứ: 4

Địa điểm: họp online tại nhà mỗi thành viên

Thời gian bắt đầu : 9 giờ 00 phút, ngày 17 tháng 04 năm 2020

Thời gian kết thúc : 11 giờ 30 phút, ngày 17 tháng 04 năm 2020

Các thành viên có tham dự:

ST
MSSV Họ và tên Email Điện thoại
T

Huỳnh Thị Kiều


1 K174020074 diemhtk17402@st.uel.edu.vn 0368953889
Diễm

2 K174020086 Vũ Thị Thu Hiền hienvtt17402@st.uel.edu.vn 0977670021

3 K174020087 Lê Thị Mỹ Hoa hoaltm17402@st.uel.edu.vn 0384085359


37
Huỳnh Thị Mỹ
4 K174020100 lehtm17402@st.uel.edu.vn 0328924354
Lệ

Vũ Thị Diệu
5 K174020104 linhvtd17402@st.uel.edu.vn 0919182717
Linh

Nguyễn Hoàng
6 K174020108 lynh17402@st.uel.edu.vn 0965465516
Ly

Nguyễn Hoàng
7 K174020127 quynht17402@st.uel.edu.vn 0855819321
Tam Quy

Phạm Ngọc Kim


8 K174020144 thuypnk17402@st.uel.edu.vn 0388569325
Thùy

Phan Thị Kiều


9 K174020148 tienptk17402@st.eul.edu.vn 0852828658
Tiên

Lê Thị Ngọc
10 K174080890 linhltn17408@st.uel.edu.vn 0868382160
Linh

Các thành viên vắng mặt: 0 thành viên

1. Mục tiêu cuộc họp nhằm:

1. Tất cả các thành viên đã hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn hay chưa?

2. Xem xét, đánh giá bài làm đã đạt yêu cầu chưa?

3. Chỉnh sửa những nội dung cần thiết cho mỗi bài làm nếu thiếu hoặc chưa chính xác.

4.Thống nhất 100% tất cả các nội dung bài làm.

2. Kết quả buổi họp

(Các trao đổi, thảo luận, thống nhất chung của nhóm)

1. Tất cả các thành viên đều nộp đúng thời hạn.

2. Đánh giá được 2 bài còn thiếu nội dung nhưng không đáng kể.

38
3. Đã tiến hành điều chỉnh, bổ sung ngay trong buổi họp.

4. Đã thống nhất 100% tất cả các nội dung bài làm.

3. Đánh giá kết quả làm việc nhóm

Ngày
ST Người phụ Mô tả nội dung công Ghi
Ngày giao hoàn
T trách việc chú
thành

Tiến hành tổng hợp, 20/04/202


1 Lê Thị Mỹ Hoa 17/04/2020
hoàn tất bài làm 0

Nguyễn Hoàng 24/04/202


2 Làm Power Point 17/04/2020
Ly 0

Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)

Phan Thị Kiều Tiên

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Nhóm: 3- Môn Quản trị tài chính công ty đa quốc gia

Buổi làm việc nhóm lần thứ: 4

Địa điểm: họp online tại nhà mỗi thành viên

Thời gian bắt đầu : 9 giờ 00 phút, ngày 24 tháng 04 năm 2020

Thời gian kết thúc : 11 giờ 00 phút, ngày 24 tháng 04 năm 2020

Các thành viên có tham dự:

39
ST
MSSV Họ và tên Email Điện thoại
T

Huỳnh Thị Kiều


1 K174020074 diemhtk17402@st.uel.edu.vn 0368953889
Diễm

2 K174020086 Vũ Thị Thu Hiền hienvtt17402@st.uel.edu.vn 0977670021

3 K174020087 Lê Thị Mỹ Hoa hoaltm17402@st.uel.edu.vn 0384085359

Huỳnh Thị Mỹ
4 K174020100 lehtm17402@st.uel.edu.vn 0328924354
Lệ

Vũ Thị Diệu
5 K174020104 linhvtd17402@st.uel.edu.vn 0919182717
Linh

Nguyễn Hoàng
6 K174020108 lynh17402@st.uel.edu.vn 0965465516
Ly

Nguyễn Hoàng
7 K174020127 quynht17402@st.uel.edu.vn 0855819321
Tam Quy

Phạm Ngọc Kim


8 K174020144 thuypnk17402@st.uel.edu.vn 0388569325
Thùy

Phan Thị Kiều


9 K174020148 tienptk17402@st.eul.edu.vn 0852828658
Tiên

Lê Thị Ngọc
10 K174080890 linhltn17408@st.uel.edu.vn 0868382160
Linh

Các thành viên vắng mặt: 0 thành viên

1. Mục tiêu cuộc họp nhằm:

1. Thời hạn nộp bản tổng hợp và Power Point có đảm bảo?

2. Tất cả cùng xem xét về bài tổng hợp và Power Point.

3. Thảo luận về những nội dung hay lỗi phát sinh (nếu có).

4. Chỉnh sửa những lỗi phát sinh.

40
5.Thống nhất nộp bài tổng hợp cho thầy và Power Point.

6. Thống nhất điểm số cho mỗi thành viên.

2. Kết quả buổi họp

(Các trao đổi, thảo luận, thống nhất chung của nhóm)

1. Nộp đúng hạn bài tổng hợp và Power Point.

2. Tất cả đều xem cả 2 bài trên.

3. Không có lỗi nào phát sinh.

4. Đã thống nhất 100% bài tổng hợp và Power Point.

5. Đã thống nhất điểm số cho mỗi thành viên.

3. Đánh giá kết quả làm việc nhóm

Ngày
ST Người phụ Mô tả nội dung
Ngày giao hoàn Ghi chú
T trách công việc
thành

Xem nội dung,


Lê Thị Mỹ 29/04/202
1 chuẩn bị thuyết 24/04/2020
Hoa 0
trình và thuyết trình.

Nguyễn Trình chiếu Power 29/04/202


2 24/04/2020
Hoàng Ly Point 0
Tổng hợp phụ lục,
Nộp bài cho thầy, Nộp bài
Phan Thị Kiều 29/04/202
3 xem nội dung, 24/04/2020
Tiên 0 (26/04/2020)
chuẩn bị thuyết
trình và thuyết trình.

Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)

Phan Thị Kiều Tiên

41
12.4 Biên bảng đánh giá các thành viên trong nhóm:

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN

Nhóm: 3 - Môn Quản trị tài chinh công ty đa quốc gia

Thang điểm đánh giá được đề nghị như sau:

100-90 89-70 69-50 49-10 9-0

Làm tốt Làm tốt Hoàn Chưa Bị khai


việc được việc được giao, thành việc được hoàn thành trừ hoặc không
giao, đúng đúng hạn, có giao, kết quả công việc được phải thành
hạn, có chất chất lượng. chấp nhận giao, ít hợp tác viên
lượng. được. Vi phạm
Giúp đỡ một ít điều lệ
thành viên nhóm.
khác.
Tích cực,
chủ động.

Kết quả đánh giá này dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ đã được giao trong
cả quá trình hoạt động nhóm của các thành viên trong nhóm.

Tên Điểm

Huỳnh Thị Kiều Diễm 82

Vũ Thị Thu Hiền 83

Lê Thị Mỹ Hoa 84

Huỳnh Thị Mỹ Lệ 89

Vũ Thị Diệu Linh 84

Nguyễn Hoàng Ly 83
42
Nguyễn Hoàng Tam Quy 85
Phạm Ngọc Kim Thùy 88

Phan Thị Kiều Tiên 94

Lê Thị Ngọc Linh 82


Các thành viên của nhóm đã thảo luận và thống nhất với bảng kết quả đánh giá.

Tên Chữ ký

Huỳnh Thị Kiều Diễm ĐÃ KÝ

Vũ Thị Thu Hiền ĐÃ KÝ

Lê Thị Mỹ Hoa ĐÃ KÝ

Huỳnh Thị Mỹ Lệ ĐÃ KÝ

Vũ Thị Diệu Linh ĐÃ KÝ

Nguyễn Hoàng Ly ĐÃ KÝ

Nguyễn Hoàng Tam Quy ĐÃ KÝ

Phạm Ngọc Kim Thùy ĐÃ KÝ

Phan Thị Kiều Tiên ĐÃ KÝ

Lê Thị Ngọc Linh ĐÃ KÝ

-HẾT-

43

You might also like