You are on page 1of 2

CÂU HỎI

- Theo điều khoản đối xử quốc gia trong Hiệp định EVIPA, bên ký kết nhận
đầu tư có nghĩa vụ phải đối xử với nhà đầu tư chính xác như cách mà bên đó đối xử
với nhà đầu tư trong nước không? Bên ký kết có vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia
khi đối xử thuận lợi đối với nhà đầu tư nước ngoài hơn đối với nhà đầu tư trong nước,
khoản đầu tư trong nước không? Vì sao?
- Nghĩa của cụm từ “trong hoàn cảnh tương tự”(in like circumstances) trong
quy định về đối xử quốc gia (NT), đối xử tối huệ quốc (MFN) của Hiệp định EVIPA
là gì?
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Công ty XYZ thành lập ở Việt Nam, cuối năm 2021, ông A, Giám đốc Công ty
tham gia Đoàn doanh nghiệp của Việt Nam đi thăm quốc gia K (ở EU), gặp gỡ các
lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo ở nhiều địa phương. Biết rõ hơn về chính sách mở
cửa thu hút đầu tư nước ngoài ở Quốc gia K, ông A đã báo cáo với Ban Giám đốc và
Công ty XYZ quyết định đầu tư vào một dự án xây dựng tổ hợp thương mại dịch vụ
và nhà ở cao cấp ở Thành phố P ở quốc gia K. Công ty XYZ tìm được một khu đất rất
thích hợp để triển khai dự án và được chủ khu đất là ông B cho biết, dù đây là đất
nông nghiệp, nhưng do sử dụng kém hiệu quá nên sẽ được cấp phép quy hoạch lại,
chuyển đối mục đích sử dụng của khu đất để thực hiện dự án.
Ngày 12 tháng 12 năm 2022, Công ty XYZ đăng ký thành lập một doanh
nghiệp liên doanh tại Quốc gia K, là công ty TNHH Thương mại dịch vụ và sản xuất
Action. Công ty XYZ góp 51% vốn của Action. Ông B, chủ khu đất, góp 49% vốn
của công ty Action bằng quyền sử dụng khu đất. Ngày 18 tháng 3 năm 2023, Công ty
XYZ đã được Cục đầu tư nước ngoài (FIA) của Quốc gia K cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư và ký Hợp đồng đầu tư số 123/2022 để thực hiện “”dự án bất động sản
trên 600 ha đất ở xã Q, huyện S, thành phố P. Dự án nói trên bao gồm công trình xây
dựng tổ hợp nhà ở, văn phòng, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại và dịch
vụ…” Khi đó, khu đất vẫn chưa được cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Ngay
sau đó, công ty XYZ đã góp 8,4 triệu USD vào công ty Action và 8,7 triệu USD để
mua lại 49% vốn góp của ông Z. Ngày 8 tháng 4 năm 2023, Công ty XYZ tiếp tục
nộp đơn cho FIA của Quốc gia K xin đầu tư thêm 364.000 USD vào dự án và được
chấp thuận. Hợp đồng cho khoản đầu tư thêm được ký giữa FIA và XYZ vào ngày 13
tháng 5 năm 2023. Điều 2 của Hợp đồng này quy định rằng “khoản đầu tư được sử
dụng để góp vốn vào Công ty Action, thành lập ở Quốc gia K, hiện đang phát triển
một dự án bất động sản trên 600 ha ở xã Q, huyện S, thành phố P.”
Đại diện Công ty XYZ và Công ty Action đã gặp gỡ nhiều lãnh đạo thành phố
P, Bộ xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), ông C, để thảo
luận về dự án. Ngày 14 tháng 8 năm 2023, Chủ tịch thành phố P gửi thư cho Công ty
XYZ thông báo chính thức đồng ý với việc triển khai dự án đầu tư này và đồng thời
cho biết sẽ hỗ trợ công ty trong việc xin phê duyệt các giấy phép cần thiết để triển
khai dự án. Trong giai đoạn này, ông D đã được bổ nhiệm làm bộ trường MONDRE
thay ông C.
Một thời gian sau, công ty XYZ nghe tin MONRE đang cân nhắc và lưỡng lự
trong việc phê duyệt đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất dự án. Ngày 16
tháng 4 năm 2024, đại diện của Bộ MONRE của Quốc gia K đã gặp Ban Giám đốc
của Công ty Action, công ty XYZ và Chủ tịch thành phố P thông báo rằng việc quy
hoạch lại khu đất không được chấp thuận vì không phù hợp với pháp luật và chính
sách phát triển đô thị của Quốc gia K. Ngày 19 tháng 10 năm 2024, đại diện Công ty
XYZ gặp ông D, Bộ trưởng MONRE, và được giải thích lại rằng chính sách của
Chính phủ K là phát triển đô thị về phía Bắc, không phải phía Nam nơi có Thành phố
P. Ông Bộ trưởng sẽ không đồng ý với việc quy hoạch lại khu đất và Công ty XYZ
nên tìm nơi triển khai dự án ở khu đất khác tại Quốc gia K.
Ngày 8 tháng 10 năm 2025, Công ty XYZ thông báo với cơ quan có thẩm
quyền của Quốc gia K ý định khởi kiện gia trọng tài quốc tế theo Hiệp định bảo hộ
đầu tư (EVIPA) giữa EU và Việt Nam. Hiệp định EVIPA có hiệu lực từ ngày 1 tháng
1 năm 2021. Công ty XYZ cho rằng Quốc gia K đã vi phạm một số quy định của
Hiệp định EVIPA. Ngoài ra, Công ty XYZ viện dẫn điều khoản MFN trong Hiệp định
EVIPA và cho rằng nhà đầu tư đến từ Quốc gia H được hưởng sự đối xử thuận lợi
hơn vì BIT giữa Quốc gia K và Quốc gia H quy định ở Khoản 2, Điều 3 là “ Khi một
bên ký kết chấp thuận khoản đầu tư vào lãnh thổ của mình, bên ký kết đó phải cáp
các giấy phép cần thiết theo pháp luật và quy định của mình.” Do đó, theo Công ty
XYZ, Quốc gia K cũng có nghĩa vụ cấp giấy phép cần thiết cho công ty và việc từ
chôi không quy hoạch lại khu đất dự án vi phạm nghĩa vụ này.
Anh (chị) cho biết Công ty XYZ có thể đưa ra những cáo buộc vi phạm nào và
tại sao?
(Credit given to Dr. Trịnh Hải Yến, Foreign Affair Institute)

You might also like