You are on page 1of 15

ĐỘC CHẤT HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Có bao nhiêu cách phân loại chất độc:


A. 5
B. 6
C. 7
D. 8

2. Trong các cách phân loại trên, cách phân loại nào được coi là tiêu chí
phân loại chất độc chính trong ngành Dược:
A. Phân loại theo nguồn gốc
B. Phân loại theo độc tính
C. Phân loại theo mục đích sử dụng
D. Phân loại theo cơ quan đích

3. Cách phân loại chất độc theo độc tính được chia làm mấy loại chính: (*)
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

4. Mức độ độc tính cao trên chuột được xếp vào nhóm:
A. Ia
B. III
C. II
D. Ib

5. Mức độ cực độc trên người được xếp vào mức độ độc:
A. V
B. IV
C. III
D. II

6. Liều gây độc tính trung bình trên chuột đối với đường uống:
A. 5 - 50mg/kg chuột
B. 50 - 2000mg/ kg chuột
C. 5 - 50 g/ kg chuột
D. 50 - 2000g/ kg chuột

7. Liều rất độc trên người:


A. 5 - 50mg/ kg
B. 0,5-5g/kg
C. 50 - 500 mg/ kg
D. 5 - 15g/ kg

8. Liều nào không được dùng để xác định độc lực:


A. HNTD
B. TDL
C. ED50
D. TD50

9. “ Khi cho gấp đôi liều này cũng không gây chết động vật “ là KN về liều
dùng nào:
A. ED50
B. LD
C. TDL
D. TDH

10. Phát biểu nào sau đây là đúng:


A. Có thể từ liều độc của thỏ suy ra liều độc của người
B. Có thể sử dụng adrenaline để giải độc ephedrin khi bị quá liều
C. Có thể sử dụng atropin để tăng tác dụng của pilocarpin
D. Có thể sử dụng strychnin để giải độc thuốc ngủ barbiturat

11. Có bao nhiêu cấp độ ngộ độc:


A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

12. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Ngộ độc khí CO là ngộ độc cấp tính
B. Ngộ độc cấp tính đa số chuyển sang dạng bán cấp/ mạn tính
C. Ngộ độc mạn tính có thể chuyển sang dạng ngộ độc cấp tính trong điều kiện
nhất định
D. Cùng 1 chất độc có thể gây ra các cấp độ ngộ độc khác nhau tùy vào liều
dùng và đường nhiễm độc

13. Đường xâm nhập chủ yếu của chất độc là đường:
A. Da và niêm mạc
B. Hô hấp
C. Tiêu hóa
D. Tiêm

14. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Khi sử dụng thuốc ngủ không nên dùng chung với sữa vì nó có thể làm tăng
khả năng thấm vào TB thần kinh gây quá liều
B. Khi nghi ngờ bị ngộ độc benzen thì thường chọn TB mỡ làm tiêu bản để
phân tích
C. Hiểu biết được sự phân phối chất độc có thể giúp giải thích được triệu chứng
ngộ độc
D. Khi nghi ngờ bị ngộ độc quinin thì thường chọn máu làm tiêu bản để phân
tích
15. Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Độc tính atropin ở người > > chó > thỏ
B. Quá trình chuyển hóa có tác dụng làm giảm độc tính chất độc
C. Phản ứng oxy hóa khử ở pha 1 được xúc bởi enzyme Cyt P450 và
monooxygenase
D. Cả 2 pha của quá trình chuyển hóa đều cần năng lượng

16. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Thận là con đường thải trừ quan trọng nhất của các chất tan trong nước
B. Các chất độc được bài tiết ở ống thận theo cơ chế thụ động bằng cách ống
thận tiết các acid hữu cơ liên hợp làm cho chất độc ko thể khuếch tán ngược lại
màng tế bào dẫn tới bị đào thải
C. Để tăng đào thải thuốc ngủ nhóm phenobarbital thì nên kiềm hóa niệu
D. Chất độc được bài tiết ở ống thận theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động

17. Tốc độ thải trừ chất độc thông qua đường hô hấp phụ thuốc vào, ngoại
trừ:
A. Tốc độ hô hấp
B. Lưu lượng máu qua phổi
C. Lượng chất độc đã vào cơ thể
D. Độ hòa tan chất độc trong máu

18. Phát biểu nào sau đây là sai :


A. Vitamin không bị thải trừ qua sữa mẹ nên người mẹ khi sử dụng vitamin vẫn
có thể cho con bú bình thường
B. KL nặng có thể được thải trừ thông qua lông, tóc, móng
C. Tăng thông khí phế nang có thể tăng thải trừ các chất độc dạng khí hay chất
độc dễ bay hơi
D. Khi người mẹ sử dụng các chất có chứa caffein thì nên tránh cho con bú vì
nó có thể qua được sữa mẹ và gây ảnh hưởng tới em bé

19. Chất gây xơ hóa phổi ngoại trừ:


A. Talc
B. Ni
C. Bột than
D. Silicagen

20. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Cựa lõa mạch ( nấm cựa gà ) có thể gây co mạch
B. Khi ngộ độc khí CO thì sẽ dẫn tới tình trạng xanh, tím tái do CO gắn với
Hem tạo thành carboHem
C. Khi bị ngộ độc Gonadotropin thì sẽ dẫn tới vô sinh ở nữ giới do nó ngăn cản
sự rụng trứng ở nữ giới
D. Khi nghi ngờ bị ngộ độc Pb thì có thể dựa vào chất hemato- porphyrin để
chẩn đoán
21. Ngộ độc chất nào có thể gây ra khó thở kiểu hen:
A. Belladon
B. Opioid
C. Phospho hữu cơ
D. Long não

22. 3 bước xử trí ngộ độc theo thứ tự :


A. Loại bỏ chất độc khỏi cơ thể → điều trị các hậu quả của chất độc → làm
giảm độc tính của chất độc
B. Loại bỏ chất độc khỏi cơ thể → làm giảm độc tính chất độc → điều trị hậu
quả của chất độc
C. Làm giảm độc tính của chất độc → loại bỏ chất độc khỏi cơ thể → điều trị
hậu quả của chất độc
D. Làm giảm độc tính của chất độc → điều trị hậu quả của chất độc → loại bỏ
chất độc khỏi cơ thể

23. Có mấy cách loại bỏ chất độc chính ra khỏi cơ thể:


A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

24. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Khi bị ngộ độc trên da thì không nên chà xát chỗ bị nhiễm độc vì có thể gây
thêm tổn thương
B. Muốn loại bỏ chất độc qua đường tiêu hóa bằng cách gây nôn thì nên loại bỏ
ngay sau vài phút nuốt phải chất độc
C. Khi bị nhiễm độc acid/ base trên mắt thì nên duy trì pH 6,5 - 7,5 sau khi rửa
mắt
D. Có thể loại bỏ chất độc bằng siro ipeca, sau 30 phút dùng liều lặp lại nếu ko
có tác dụng và lặp lại tới khi nào có tác dụng gây nôn

25. Không nên sử dụng biện pháp gây nôn đối với những trường hợp nào,
ngoại trừ :
A. Bệnh nhân bị co giật khi ngộ độc strychnin
B. Bệnh nhân bị ngộ độc acid/ kiềm mạnh vì có thể gây bỏng ở họng và phổi
C. Bệnh nhân bị ngộ độc 3h kể từ khi nuốt phải chất độc vì lúc đó phần lớn
chất độc ko còn ở dạ dày
D. Bệnh nhân bị ngô độc xăng, dầu vì có thể gây phù phổi

26. Phát biểu nào sau đây là đúng về biện pháp loại bỏ chất độc bằng cách
rửa dạ dày:
A. Có thể dùng NaCl 0,9% để rửa dạ dày
B. Có thể rửa dạ dày trong vòng 3 -8h sau khi bị ngộ độc
C. Để định phân chất độc nên lấy 250 - 300ml dịch rửa dạ dày ở giữa để định
phân
D. BN hôn mê mà bị ngộ độc thì không nên sử dụng biện pháp gây nôn mà
thay vào đó là biện pháp rửa dạ dày

27. Phát biểu nào sau đây là sai về biện pháp loại bỏ chất độc bằng cách
tẩy xổ:
A. Dùng thuốc nhuận tràng có tác dụng trung bình để tẩy xổ
B. Không sử dụng chất tẩy dầu khi ngộ độc santonin
C. Biện pháp tẩy xổ thường được áp dụng trong vòng 24h sau khi nuốt phải
chất độc
D. Phương pháp tẩy xổ được dùng để ngăn tình trạng táo bón do than hoạt

28. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Khi loại bỏ chất độc qua đường thận thì cần chú ý bù các chất điện giải, đặc
biệt là K+
B. Khi bị ngộ độc chất phá huyết AsH3 thì thường dùng biện pháp chích máu
để loại bỏ chất độc
C. Khi bị ngộ độc khí Cl2 thì có thể loại bỏ chất độc qua đường hô hấp bằng
cách hô hấp nhân tạo
D. Biện pháp chích máu có hiệu quả ở giai đoạn sớm của ngộ độc

29. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Than hoạt có thể hấp thu hầu hết chất độc và sử dụng than hoạt càng sớm
càng tốt
B. Làm giảm độc tính chất đôc bằng chất đối kháng đặc hiệu là phương pháp
hiệu quả nhất
C. Khi bị ngộ độc KL nặng như Pb, Cr, Fe, Cu,… thì ưu tiên sử dụng muối
EDTA Ca Na2 hơn là EDTA Na2 vì nó không gây hạ Ca huyết
D. Khi bị ngộ độc Cu thì ta có thể giải độc bằng muối EDTA và Amonium
Molybdat

30. Ngộ độc KL nặng như: Hg, Pb, Cd liều cao có thể gây ra triệu chứng gì
ngoại trừ:
A. Tăng BUN
B. Tăng glucose máu
C. Vô niệu
D. Tử vong

31. Phát biểu nào sau đây về độc tính là sai:


A. Độc tính miêu tả tính chất gây độc của 1 chất đối với cơ thể sống
B. Độc tính là 1 khái niệm về liều lượng
C. Độc tính được thể hiện bằng LD50
D. Độc tính được thể hiện bằng LD

32. HNTD là ký hiệu của:


A. Liều thấp nhất có thể gây độc
B. Liều tối đa không gây độc
C. Liều có tác dụng
D. Liều độc cấp

33. Loại ngộ độc nào điều trị khỏi nhanh nhưng để lại di chứng thứ cấp
với biểu hiện nặng hơn:
A. Ngộ độc mạn tính
B. Ngộ độc cấp tính
C. Ngộ độc bán cấp
D. Cả 3 câu trên đều đúng

34. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Đa số các ion và nước sẽ ko thấm vào da được
B. Aceton, ete, methanol có thể làm tăng tính thấm của da
C. Lân hữu cơ có thể thấm qua da được
D. Xung huyết càng nhiều thì càng khó thấm hơn

35. Khi bị ngộ độc acid yếu để tăng đào thải chất độc ra ngoài thông qua
thận thì người ta thường sử dụng dung dịch có tính base:
A. Na2CO3 0,5%
B. THAM
C. Na2CO3 2%
D. Na2CO3 4%

36. Phương pháp chích máu thường dùng để loại để loại bỏ chất độc gì ra
ngoài cơ thể ngoại trừ:
A. Chất phá huyết AsH3
B. Phenobarbital
C. Barbiturat
D. Chất biến đổi hemoglobin

37. Dimercaprol ( BAL ) thường được dùng để điều trị ngộ độc :
A. Fe
B. Zn
C. Muối vàng
D. Cr

38. Antidote nào có tác dụng gắn với KL nặng thông qua nhóm - S và ko
cho KL nặng gắn kết vào thụ thể của nó:
A. Amonium Molybdat
B. D- Penicilamin
C. Dimercaprol
D. DMSA

39. Để điều trị ngộ độc nọc rắn, người ta thường dùng:
A. Xanh metylen 1%
B. Antivenin
C. Atropin
D. NaNO2

40. Để điều trị ngộ độc thuốc trừ sâu P hữu cơ, người ta thường sử dụng:
A. 2 - PAM
B. Ethanol 20%
C. Dimercaprol
D. D- Penicilamin

41. Phân loại chất độc theo độ tan của chất độc trong nước, ete, dung dịch
acid hay kiềm hay theo khả năng chiết tách trong dung môi hữu cơ là cách
phân loại dựa theo:
A. Nguồn gốc chất độc
B. Tính chất lý hóa chất độc
C. Phương pháp phân tích chất độc
D. Mục đích sử dụng chất độc

42. Các thuốc trừ sâu Clo hữu cơ ( DDT, lindan ) phân bố nhiều trong:
A. Thận
B. Mô mỡ
C. Tế bào thần kinh
D. Tế bào sừng

43. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến độc tính chất độc:
A. Đường dùng
B. Lượng dùng
C. Tình trạng cơ thể
D. Dung môi

44. Rượu etylic phân bố nhiều nhất trong:


A. Gan
B. Máu
C. Tế bào thần kinh
D. Tế bào sừng

45. Chọn ý không đúng về liều độc:


A. Lượng hóa chất vào cơ thể trong 1 lần gọi là liều
B. Mọi chất đều độc ở 1 liều cao nào đó và cũng vô hại với liều rất thấp. Giới
hạn giữa 2 liều đó là phạm vi các tác dụng sinh học
C. Với thời gian tiếp xúc lâu dài thì 1 chất ít độc cũng có thể trở nên rất độc
D. Liều lớn nhất có thể gây độc được gọi là ngưỡng của liều

46. Các phản ứng chuyển hóa chất độc qua pha 1 bao gồm những phản
ứng sau ngoại trừ:
A. Phản ứng thủy phân
B. Phản ứng oxy hóa khử
C. Liên hợp với glutathion
D. Hydrat hóa epoxid

47. Ngộ độc KL nặng có thể giải độc bằng các chất sau, ngoại trừ:
A. BAL
B. DMSA
C. EDTA
D. 2 - PAM

48. Chất độc có thể tác động trên nhiều protein HEM gây thiếu oxy mô và
ức chế hô hấp tế bào:
A. HCN và dẫn xuất cyanid
B. Khí NO2
C. Khí CO
D. Hơi thủy ngân

49. Trong điều trị ngộ độc HCN và dẫn xuất cyanid, có thể dùng chất nào
sau đây để thúc đẩy sự biến đổi cyanid thành thiocyanat không độc và dễ
đào thải qua thận:
A. Natri nitrit
B. Natri thiosulfat
C. Amyl nitrit
D. Hydroxylamin

50. Độc tính chủ yếu của khí CO là:


A. Kích thích niêm mạc hô hấp gây phù phổi
B. Tạo Met Hb, ức chế quá trình hô hấp tế bào
C. Gây thiếu oxy mô do mất khả năng vận chuyển oxy từ phổi tới các tổ chức
khác
D. Ức chế trung tâm hô hấp ở hành tủy gây ngạt thở

51. Trong điều trị ngộ độc methanol, ethanol hay 4 - metyl pyrazol có thể
sử dụng nhằm mục đích:
A. Tăng thải trừ methanol
B. Ngăn chặn sự chuyển hóa methanol
C. Điều trị nhiễm acid chuyển hóa
D. Điều trị triệu chứng

52. Chất giải độc ko đặc hiệu được dùng trong trường hợp ngộ độc
barbiturat:
A. Than hoạt
B. Strychnin
C. Oxy cao áp
D. Natribicarbonat

53. Độc tố Chì ( Pb ) tích lũy trong cơ quan nào, ngoại trừ:
A. Gan
B. TB mỡ
C. TB sừng
D. Thận

54. Chất độc nào thải trừ qua đường hô hấp, ngoại trừ:
A. HCN
B. CO
C. As
D. H2S

55.
CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM
NGHIỆM CHẤT ĐỘC
1. Đối với mẫu bệnh phẩm là máu, chất chống đông thường dùng để ngăn
quá trình đông máu là, ngoại trừ:
A. Heparin
B. EDTA
C. Magie sulfat
D. Citrat natri

2. Mẫu bệnh phẩm swab là:


A. Mẫu bệnh phẩm được lấy từ phần da vành và kẽ móng chân hay niêm mạc
lợi, lưỡi của con vật nghi bị nhiễm
B. Là mẫu bệnh phẩm được lấy bằng cách dùng tăm bông vô trùng ngoáy lấy
dịch hầu họng hoặc ổ nhớp cho vào ống nghiệm chứa dung dịch bảo quản
C. Là mẫu máu đã được tách bỏ các thành phần hữu hình bằng cách để máu
đông rồi chắt lấy phần huyết thanh
D. Là 1 phần hay toàn bộ cơ quan, tổ chức cơ thể được lấy sau quá trình mổ
khám

3. Đối với mẫu dịch dạ dày, lượng mẫu cần lấy là:
A. 0,3 - 1ml
B. 50 ml
C. 10 ml
D. 20 ml

4. Đối với mẫu máu, lượng mẫu cần lấy là:


A. 10 ml
B. 20 ml
C. 50 ml
D. 0,3 - 1ml

5. Phát biểu nào sau đây là đúng:


A. Đối với ngộ độc cyanid thì cần lấy máu toàn phần để phân tích chất độc
B. Mẫu nước tiểu là mẫu chứa nhiều tạp chất hơn và nồng độ chất độc thấp hơn
so với các mẫu khác
C. Đối với mẫu dịch dà dày sau khi lấy xong cần phải cho thêm chất bảo quản
để bảo quản mẫu
D. Mẫu dịch dạ dày sớm có chứa ít chất độc hơn so với mẫu dịch dạ dày trễ

6. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Khi lấy mẫu dịch rửa dạ dày của BN để phân tích chất độc thì nên lấy phần
đầu dịch rửa
B. Thuốc có tác dụng lợi niệu sẽ làm tăng dòng chảy của nước bọt
C. Mẫu máu là mẫu có ý nghĩa trong phân tích và định lượng nhiều chất độc
D. Sau khi lấy nước tiểu xong thì nên làm XN ngay, chậm nhất là 1h sau khi
lấy

7. Phương pháp xay với dung môi áp dụng với chất độc trong mẫu nào,
ngoại trừ:
A. Mẫu chất độc có trong mô
B. Mẫu chất độc có trong thức ăn
C. Mẫu chất độc có trong máu
D. Mẫu chất độc có trong cơ quan

8. Phát biểu nào sau đây là sai về ưu, nhược điểm của phương pháp lắc với
dung môi:
A. Nhược điểm của pp lắc với dung môi là thời gian chiết kéo dài vì vậy có thể
gây phân hủy 1 số chất độc
B. Ưu điểm của pp lắc với dung môi là lấy được hầu hết các chất độc, kể cả
chất độc có nồng độ thấp
C. Nhược điểm của pp lắc với dung môi là tốn nhiều dung môi
D. Ưu điểm của pp lắc với dung môi là sử dụng thiết bị đơn giản

9. Nhóm chất chiết được với dung môi hữu cơ kém phân cực ở pH acid,
ngoại trừ:
A. Lidocain
B. Glycoside tim
C. Aspirin
D. Phenobarbital

10. Phát biểu nào sau đây là đúng về phương pháp lắc với dung môi:
A. Mức độ phân cực ( K ) càng lớn càng tốt
B. Ưu điểm của cloroform là chiết được nhiều chất hữu cơ
C. Phương pháp Svaicova được phát minh vào năm 1850 dùng để tách alkaloid
có trong mẫu phủ tạng
D. Cocain là chất có thể chiết được với dung môi hữu cơ ở pH acid

11. Khắc phục phương pháp Stass nguyên thủy bằng cách thay ethanol
bằng aceton ở giai đoạn cuối của quá trình xử lý mẫu rồi sau đó chưng cất
để loại aceton. Đây là cách khắc phục của pp nào:
A. PP Ogier
B. PP Kohn Abrest
C. PP Chemary
D. PP Otto

12. Phương pháp nào cho hiệu suất cao và có thể loại bỏ được lưu huỳnh:
A. Chiết xuất bằng chất lỏng siêu tới hạn
B. Chiết bằng siêu âm
C. Chiết pha rắn
D. Chiết Soxhlet
13. Quy trình của chiết pha rắn ( SPE ) theo thứ tự:
A. Nạp mẫu lên cột → Ổn định cột → Rửa cột → Rửa giải
B. Ổn định cột → Nạp mẫu lên cột → Rửa cột → Rửa giải
C. Ổn định cột → Nạp mẫu lên cột → Rửa giải → Rửa cột
D. Nạp mẫu lên cột → Ổn định cột → Rửa giải → Rửa cột

14. Phương pháp chiết xuất nào vừa là 1 phương pháp chiết độc lập, vừa
có thể phối hợp với các kỹ thuật:
A. Chiết xuất bằng chất lỏng siêu tới
B. Chiết xuất bằng siêu âm
C. Chiết pha rắn
D. Chiết Soxhlet

15. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Chiết xuất bằng siêu âm cho hiệu suất cao, thời gian ngắn và ít tạp
B. Nhược điểm của chiết Soxhlet là nếu dung môi dùng để chiết là hỗn hợp thì
phải đòi hỏi hỗn hợp đó là hỗn hợp đẳng phí
C. CO2 thường được chọn làm dung môi cho phương pháp chiết xuất bằng chất
lỏng siêu tới hạn
D. Ưu điểm của pp chiết pha rắn là có thể tự động hóa

16. Phát biểu nào sau đây là đúng:


A. Một số gốc acid vô cơ được coi là độc: nitrit, florua, cloric, oxalat
B. Nhược điểm của phương pháp sắc ký cột trong phân tách xử lý mẫu là tách
được 1 lượng ít mẫu
C. Nhược điểm của phương pháp sắc ký cột trong phân tách xử lý mẫu là thời
gian tách chậm và hiệu quả kém hơn so với HPLC
D. Khi nguyên tố vô cơ và muối của nó đều mang tính độc thì cần xác định cả
nguyên tố vô cơ đó và hợp chất của nó

17. Có mấy phương pháp vô cơ hóa:


A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

18. Trong phương pháp vô cơ hóa dùng Clo mới sinh từ HCl và KClO3 thì
nhược điểm của pp này là sẽ làm mất 1 số KL, ngoại trừ:
A. Cu
B. Zn
C. As
D. Pb

19. Phương pháp vô cơ hóa ướt nào có ưu điểm là ít gây nguy hiểm cho
người thực hiện:
A. Phương pháp vô cơ hóa dùng Clo mới sinh
B. Phương pháp vô cơ hóa bằng hỗn hợp acid H2SO4, HNO3, HClO4
C. Phương pháp sulfonitric
D. Phương pháp vô cơ hóa dùng H2SO4 và NH4NO3

20. Phát biểu nào là sai khi nói về phương pháp vô cơ hóa khô:
A. Ứng dụng của pp này là dùng để kiểm nghiệm Asen trong mẫu lông, móng
tay
B. Phương pháp này hiện nay ít được sử dụng
C. Có thể thực hiện với lượng mẫu > 10g
D. Để thực hiện phương pháp vô cơ hóa khô thì có thể đốt mẫu thử với muối có
tính oxy hóa hay đốt đơn giản

21. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ưu điểm của phương pháp
sulfonitric:
A. Thể tích dịch sản phẩm vô cơ tương đối nhỏ
B. Ít tỏa khí độc hơn khi làm
C. Thời gian vô cơ hóa hoàn toàn nhanh
D. Độ nhạy cao với nhiều loại cation

22. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ưu điểm của phương pháp vô cơ
hóa bằng hỗn hợp H2SO4, HNO3 và HClO4:
A. Thể tích dịch sản phẩm vô cơ hóa nhỏ
B. Tốn ít tác nhân oxy hóa
C. Không làm mất 1 lượng lớn Hg so với pp sulfonitric
D. Oxy hóa gần như hoàn toàn các chất hữu cơ ( ~ 99% )

23. Phương pháp nào có tác dụng là chuyên phân tách các protein:
A. HPLC
B. AAS
C. GC
D. CE

24. Phát biểu nào sau đây là sai về các phương pháp kiểm nghiệm chất
độc:
A. Phương pháp HPLC có thể phân tích được đa số các chất độc
B. Ưu điểm của pp CE là có thể phát hiện thành phần có nồng độ < 0,1%
C. Phương pháp AAS đặc biệt nhạy khi phân tích các KL nặng, có nồng độ
thấp tới vài ppb
D. Phương pháp GC có ứng dụng dùng để phân tách những hợp chất hữu cơ
bay hơi như tinh dầu

25. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu, nhược điểm của phương
pháp sắc ký lớp mỏng ( TLC ) :
A. Ưu điểm của pp này là lượng mẫu tách ra được nhiều
B. Nhược điểm của pp này là tốn nhiều dung môi
C. Ưu điểm của pp này là có thể quan sát trực tiếp nếu có màu hay soi dưới đèn
UV 254nm hoặc 365 nm
D. Ưu điểm của phương pháp này là pp này chỉ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ vì
vậy cần chú ý nhiệt độ trước khi làm

26. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Để xác định độ tinh khiết của 1 chất thì người ta thường sử dụng các pp sắc
ký : TLC, GC, HPLC
B. Chỉ số khúc xạ dùng để đánh giá độ tinh khiết của chất lỏng
C. Chỉ số khúc xạ phụ thuộc vào nồng độ, nhiệt độ, bước sóng ánh sáng
D. Cơ chế chính của phương sắc ký khí ( GC ) là hấp phụ

27. Phát biểu nào sau đây là sai về phổ MNR:


A. Phổ HMBC cho tín hiệu về tương tác trực tiếp J ( C- H )
B. Phổ 13C thu được tín hiệu của C trong phân tử
C. Phổ NOESY cho tín hiệu về tương tác trong không gian giữa H- H
D. Phổ 1H bắt được các tín hiệu của H trong phân tử

28. Phát biểu nào sau đây là sai về phương pháp xác định cấu trúc của
chất độc mới:
A. Phổ MNR biện giải cấu trúc của hợp chất theo vị trí của carbon và hydro
B. Phổ IR thì sử dụng vùng dấu vân tay và vùng nhóm chức để xác định trong
công thức có bao nhiêu nhóm chức và nhóm chức đó là gì
C. Phổ MS hay MS/ MS dùng để xác định cấu trúc phân tử dựa vào M + 1 hay
M + 23 và từ đó cho được công thức cấu tạo phân tử
D. Phổ UV - Vis để xác định trong công thức có nhóm chức mang màu hay trợ
màu gì hay không

29. PP vô cơ hóa có nhược điểm vô cơ hóa không được hoàn toàn:


A. Phương pháp vô cơ hóa bằng Clo mới sinh ( HCl + KClO3 )
B. Phương pháp vô cơ hóa bằng hỗn hợp acid H2SO4, HNO3, HClO4
C. Phương pháp vô cơ hóa bằng hỗn hợp H2SO4 và HNO3
D. Phương pháp dùng H2SO4 và H2O2

30. Phương pháp vô cơ hóa có ưu điểm là ít tỏa khí độc:


A. Phương pháp vô cơ hóa bằng Clo mới sinh ( HCl + KClO3 )
B. Phương pháp vô cơ hóa bằng hỗn hợp acid H2SO4, HNO3, HClO4
C. Phương pháp vô cơ hóa bằng hỗn hợp H2SO4 và HNO3
D. Phương pháp dùng H2SO4 và H2O2

31. Phương pháp vô cơ hóa cho hiệu suất vô cơ hóa gần 99%:
A. Phương pháp vô cơ hóa bằng Clo mới sinh ( HCl + KClO3 )
B. Phương pháp vô cơ hóa bằng hỗn hợp acid H2SO4, HNO3, HClO4
C. Phương pháp vô cơ hóa bằng hỗn hợp H2SO4 và HNO3
D. Phương pháp dùng H2SO4 và H2O2
32. Phương pháp vô cơ hóa làm mất một lượng đáng kể Thủy Ngân ( Hg ):
A. Phương pháp vô cơ hóa bằng Clo mới sinh ( HCl + KClO3 )
B. Phương pháp vô cơ hóa bằng hỗn hợp acid H2SO4, HNO3, HClO4
C. Phương pháp vô cơ hóa bằng hỗn hợp H2SO4 và HNO3
D. Phương pháp dùng H2SO4 và H2O2

33.

You might also like