You are on page 1of 5

Tô Hoài được biết đến như nhà văn của người dân miền núi phía bắc, suốt

những
năm tháng lặn lội đi sâu vào cuộc sống con người vùng cao đã để lại ấn tượng sâu
sắc trong tâm hồn ông. Có lẽ vậy mà Tô Hoài chia sẻ: “Tây Bắc đã để thương, để
nhớ trong tôi”. Tại nơi đây, ông tìm thấy những con người sống trong cảnh đời cơ
cực đầy bất công dưới xã hội cũ nhưng sâu trong tâm hồn vẫn bùng cháy không
nguôi sức sống tiềm tàng mạnh mẽ tựa như sức sống vững vàng của núi, của
rừng. Phẩm chất tốt đẹp đó được Tô Hoài phản ánh qua hai chi tiết “vùng bước
đi” và “băng đi” của nhân vật Mị- nhân vật chính trong tác phẩm Vợ chồng A phủ
vào đêm tình mùa xuân rộn ràng và đêm đông cùng A phủ trốn thoát khỏi Hồng
Ngài. Từ đó ta cảm nhận được khát vọng sống mãnh liệt của Mị cũng là hiện thân
cho những người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc.
Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt nam.
Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng về phong tục, văn hóa của nhiều vùng
miền khác nhau trên đất nước, điển hình là Tây Bắc. Ông dành tình cảm đặc biệt
cho những gì thuộc về nét đẹp dân tộc và con người vùng núi cao ấy. Tô Hoài còn
có biệt tài thu hút người đọc bởi chính những điều chân thật nhất ông từng trải
qua, cộng thêm lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng giàu có, giản dị mà vô cùng
lôi cuốn. Nói đến Vợ chồng a phủ, tác phẩm này là thành quả của chuyến đi thực
tế kéo dài 8 tháng lên Tây Bắc vào năm 1952, trích trong tập “truyện Tây Bắc”.
Thời gian ở đây, được sống với núi rừng và các anh em dân tộc thiểu số đã để lại
cho Tô hoài biết bao cảm xúc nhớ thương, để rồi kết tinh lại thành những trang
văn đẹp đầy tình người. Đọc VCAP, người đọc càng thêm thấm thía nhận định mà
Tô Hoài chia sẻ về đứa con tinh thần: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực
đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người lay lắt,
đói khổ, nhục nhã; Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”.
Mị là cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, đươc nhiều chàng trai theo đuổi. Vì món nợ
truyền kiếp của gia đình, Mị đã bị bắt về cúng trình ma và làm con dâu gạt nợ nhà
thống lí Pá Tra, trở thành nô lệ, dần dần tê liệt về tinh thần. Ở đoạn trích thứ
nhất, tác giả lấy bối cảnh là bức tranh mùa xuân, là mùa của cây cối đâm chồi nảy
lộc, của lễ hội rộn ràng, mùa gặp gỡ hẹn hò đôi lứa. Với Mị mùa xuân còn là mùa
gắn với bao kỉ niệm đẹp đẽ thời trẻ tự do. Trong không khí núi rừng rạo rực ấy, Mị
nghe tiếng sáo từ xa vọng lại tha thiết, bồi hồi. Tiếng sáo là thứ âm thanh quen
thuộc khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, là tiếng lòng đắm say của trai gái
Mèo trao gửi bạn tình. Sau khi uống rượu, lắng nghe tiếng sáo rạo rực ấy, tâm
trạng Mị dường như có sự thay đổi. Từ kiếp sống nô lệ cam chịu, trong lòng Mị
như đã có sự hồi sinh, Mị muốn đi chơi và sửa soạn để đi chơi. Ở đây ta thấy Tô
hoài đã miêu tả hết sức sâu sắc nét chuyển biến rõ rệt trong tâm hồn Mị. Mị ý
thức được hoàn cảnh tăm tối và muốn thay đổi. Mị sửa soạn để đi chơi: quấn lại
tóc, với lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. Đó là hành động của mọt tâm hồn
ham sống đang bừng dậy mãnh liệt, bất chấp cường quyền và thần quyền. Song
đây cũng là lúc nó bị vùi dập phũ phàng. A Sử xuất hiện và trói chặt Mị trong
buồng tối, tắt đèn, đóng cửa. Nhưng kể cả khi bị trói, Mị vẫn thản nhiên, “đứng
im, như không biết mình đang bị trói”, hơi rượu vẫn nồng nàn phảng phất trong
không khí. Rượu này là Mị lén uống, không phải nhấm nháp từng ngụm tận hưởng
như bao ngươi, mà là “uống ừng ực từng bát”, uống như để nuốt những tủi hờn
vào bên trong, để quên đi thưc tại khổ đau. Bị trói, trong đầu Mị vẫn rập rờn tiếng
sáo dẫn Mị đi theo những cuộc chơi. Tiếng sáo vang vọng là biểu tượng cho khát
vọng hạnh phúc, tình yêu, khát khao tuổi trẻ và cuộc sống tự do. Tiếng sáo từ
ngoại cảnh trở thành tiếng sáo trong tâm tưởng, vẫn rập rờn trong đầu mị như
thúc giục Mị đi theo tiếng gọi của tình yêu, hạnh phúc. Những khát khao ấy cho
thấy Mị đã thực sự sống lại với quá khứ tươi đẹp ngày trước, trong những đêm
tình mùa xuân, Mị cũng đã từng hẹn hò với người yêu qua âm thanh tiếng sáo
“Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Sống trong
thân phận con dâu gạt nợ, tinh thần Mị tưởng như đã bị tê liệt hoàn toàn, không
còn cách nào cứu vãn. Nhưng chính đêm xuân này đã đánh thức khát khao trong
Mị sống lại, tâm hồn cô được hồi sinh và ý thức được cuộc sống ý nghĩa hiện tại.
Suốt từ đầu đến cuối chỉ thấy cô im lặng âm thầm cam chịu, ta không ngờ được
ần chứa bên trong lại là cô Mị say sưa náo nức vớ những kỉ niệm của tình yêu. Say
sưa đến nỗi “Mị vùng bước đi”. Động từ “bước đi” vốn để chỉ động tác giữa hai
chân khi bước lên phía trước, đồng thời nghĩa bóng là chỉ một bước tiến để
chuyển sang giai đoạn mới. Tác giả đã sử dụng kết hợp thêm động từ “vùng” như
càng muốn nhấn mạnh hành động dứt khoát này của Mị. Làm sao Mị có thể vùng
bước đi khi đã bị trói bằng cả một thúng sợi đay? Nhưng Mị đã vùng bước đi như
một kẻ mộng du, như không biết mình đang bị trói. Bởi Mị đang sống với ước mơ,
bằng ước mơ chứ không phải với hiện thực, bằng hiện thực. Câu văn vỏn vẹn bốn
chữ nhưng lại vô cùng sâu sắc và tinh tế. “Mị vùng bước đi” như một cái bản lề
khép mở hai thế giới, hai tâm trạng: thế giới của ước mơ với tiếng sáo rập rờn
trong đầu và thế giới của hiện thực với tiếng chân ngựa đạp vào vách. Sau cùng,
Mị vẫn không thắng được thực tại phũ phàng, Mị bị trói cũng thấy đau và không
còn nghe thấy tiếng sáo nữa. Trong suốt đêm bị trói, Mị đã sống trong tâm trạng
giằng xé giữa quá khứ tươi đẹp và hiện thực khổ đau, giữa ước mơ hạnh phúc và
nỗi tủi hờn vì kiếp thân trâu thân ngựa. Đó là biểu hiện của một tâm hồn ham
sống, khát khao sống bất chấp cường quyền chà đap. Tô Hoài đã bộc lộ rõ nét tài
năng miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật một cách chân thật, sinh động và rất
khéo léo dùng những câu văn ngắn, nhịp điệu nhanh, nêu ra ước muốn và các
hành động liên tiếp của Mị như một sự chuẩn bị tất yếu cho sự trỗi dậy mạnh mẽ
về sau.
Ở đoạn trích thứ hai, sau đêm tình mùa xuân, Mị càng trở nên vô hồn, vô cảm.
Trong những đêm làm bạn với bếp lửa, Mị đã bắt gặp A phủ bị trói. Ban đầu Mị
thản nhiên, lạnh lùng nhưng khi nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh rơi xuống
hai hõm má đã xám đen lại của A phủ, từ thương cho mình Mị thương cho A phủ,
Mị quyết định cắt dây cởi trói và chết thay cho A Phủ. Sau khi A phủ đi rồi, Mị rất
lo sợ, đứng lặng trong bóng tối và quyết định vụt chạy theo A phủ. Hành động của
Mị được miêu tả vô cùng nhanh nhẹn, dứt khoát, quyết liệt và dũng cảm. Trời tối
nhưng Mị vẫn “băng đi”. Nếu như ở trên Mị chỉ vùng bước đi nhưng không được
vì bị trói thì giờ đây không gì có thể ngăn cản bước chân của Mị nữa. Không phải
“bước đi”, cũng không phải “chạy”, “băng đi” là trạng thái di chuyển nhanh qua,
bất chấp trở ngại, hiểm nguy. Ta hay bắt gặp động từ này trong các cụm như
“băng qua núi rừng”, “băng qua đại dương”, “băng qua bom đạn”… thì ở đây Mị
cũng như vậy, Mị cũng phải vượt qua núi rừng gai góc, hiểm trở của vùng cao tây
Bắc để đuổi kịp A phủ. Mị “lăn”, “chạy xuống tới lưng dốc”, bất chấp tất cả để có
thể tìm cách giải thoát bản thân. Tác giả sử dụng hàng loạt động từ nhằm miêu tả
sự vùng lên quật cường của Mị. Bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần
quyền của bọn lãnh chúa phong kiến đương thời đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao
nhiêu năm qua. Lời nói của Mị: “Cho tôi đi”, “Ở đây thì chết mất” chính là nhận
thức sâu sắc hoàn cảnh hiện tại của bản thân. Nếu như trước đó vì lòng thương
người Mị không sợ chết thì giờ đây Mị lại sợ chết. Tô hoài đã miêu tả diễn biến
tâm trạng của Mị là môt quá trình hợp quy luật. Khi cắt dây trói cho A phủ, Mị
không thấy sợ vì lúc đó tình thương người lấn át nỗi thương mình. Khi gỡ được
hết dây trói, tình thương người được giải phóng thì nỗi thương mình trở lại đã
tiếp thêm sức mạnh cho Mị. “Ở đây thì chết mất” là tiếng nói hồn nhiên nhất của
niềm ham sống và khát khao tự do của Mị. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành
động bất ngờ chạy theo A phủ. Đó là do sự thúc bách của tình thế khiến Mị không
thể làm khác, vì “ở đây thì chết mất”; cũng là do nỗi sợ tất yếu của một quá trình
dồn nén, bức xúc về cả thể chất lẫn tinh thần đối với Mị. Đồng thời đó cũng vừa là
biểu hiện, vừa là kết quả của một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ đã được trỗi dậy
trong con người Mị, kết thúc cả quãng đời đày ải, tối tăm nhà thống lí để băt đầu
một cuộc sống mới. Hành động này có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời Mị, tạo
thành bản lề khép lại bóng tối sau lưng và mở ra ánh sáng cho chặng đường phía
trước. Nếu hành động cắt dây trói là biểu hiện cho sự chống lại cường quyền thì
hành động chạy trốn theo A Phủ là vượt thoát khỏi thế lực thần quyền “bị cúng
trình ma”. Chỉ khi vượt qua nỗi sợ hãi về cường quyền và nỗi ám ảnh về thần
quyền thì Mị mới đến được bến bờ tự do, mới tự giải thoát cho chính mình trước
khi đến với cách mạng. Hành động này còn là một mắt xích quan trọng trong diễn
biến câu chuyện, thúc đẩy sự phát triển tiếp theo của câu chuyện ở phần hai, hơn
cả là góp phần làm nổi bật giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Cả hai đoạn văn đều tập trung khắc họa rõ nét khát vọng sống mãnh liệt của nhân
vật Mị qua những hành động trỗi dậy thật quyết liệt. Sức sống của Mị chỉ tạm thời
bị che lấp chứ không bị dập tắt và khi có cơ hội sẽ bùng cháy mạnh mẽ. Nếu như
đoạn văn thứ nhất thể hiện sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
với khát vọng vượt qua khỏi hiện thực, khao khát tự do, được hưởng tình yêu và
hạnh phúc thì sang đoạn hai lại tập trung miêu tả sự chuyển biến mạnh mẽ trong
hành động chạy trốn theo A phủ với vẻ đẹp đầy nôi lực, lòng dũng cảm và sự
quyết đoán của nhân vật. Khát vọng ở đoạn đầu mới chỉ dừng lại ở những diễn
biến trong tâm trạng, sự hồi sinh tron tâm hồn nhưng nhanh chóng bị dập tắt bởi
nghịch cảnh còn sức sống tiềm tàng ở đoạn hai đã chuyển hóa thành hành động
cụ thể chính là sự giải thoát cho A phủ và cho chính mình. Chung quy lại, dù ở
trong bất kì hoàn cảnh nào, ta cũng cảm nhận được khát vọng sống tiềm tàng, âm
ỉ nhưng luôn có thể mãnh liệt bùng cháy của Mị - đúng như lời nhận xét của Tô
Hoài dành cho nhân vật. Vẻ đẹp phẩm chất này của Mị đại điện cho biết bao
người dân lao động miền núi Tây bắc mà thông qua tác phẩm Tô hoài muốn gửi
gắm đến bạn đọc.
Hai đoạn trích trên đã sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật phong phú, đa
dạng như bút pháp miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, cách dẫn dắt tình tiết khéo léo,
tự nhiên. Giọng văn trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của
nhân vật tạo nên ngôn ngữ kể chuyện nửa trực tiếp đặc sắc, tinh tế, mang đậm
màu sắc miền núi. Qua đó ta thấy được vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Mị là cô
gái mạnh mẽ, dũng cảm với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ và những khát vọng
được tự do, được yêu thương hạnh phúc thuần hậu nguyên thủy nhất của con
người. Song tác phẩm cũng thể hiện tư tưởng, tiếng nói nhân đạo sâu sắc, tiến bộ
của nhà văn, thêm phần khẳng định, trân trọng vẻ đẹp và khát vọng chính đáng
của con người lao động, tìm ra con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc.
Như vậy, ngòi bút Tô hoài đã diễn tả thành công cuộc đời cũng như con đường
đấu tranh từ tự phát đến tự giác của Mị và A phủ cũng là của đồng bào miền núi,
bằng lời văn giàu tính tạo hình, ngôn ngữ giản dị, phong phú và nghệ thuật kể
chuyện linh hoạt, lôi cuốn. Con người lao động trong bất cứ thời điểm nào, họ
luôn hướng về sự sống, ánh sáng và luôn sẵn sàng đấu tranh cho hạnh phúc của
bản thân. Với VCAP, Tô Hoài đã thực sự trở thành “kẻ nâng giấc cho những con
người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân
tường” (Nguyễn Minh Châu).

You might also like