You are on page 1of 6

1.

Học phần: QUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA


(CROSS - CULTURAL MANAGEMENT)
2. Mã học phần: IBS3007
3. Khối lượng học tập: 3 tín chỉ
4. Trình độ: Đại học
5. Học phần điều kiện học trước: MGT1002 - Quản trị học
6. Mục đích học phần
Học phần trang bị cho người học những hiểu biết về văn hóa, các khía cạnh đo lường
văn hóa, văn hóa tổ chức, những sự khác biệt về văn hóa và ảnh hưởng đa chiều của nó
đến các giải pháp và quyết định của nhà quản trị trong môi trường đa văn hóa. Học phần
giúp người học nhận ra những thách thức và cơ hội liên quan đến quản trị trong môi
trường toàn cầu; xem xét và thảo luận các chủ đề và những tình huống mà nhà quản trị
phải đối mặt trên nhiều phương diện như truyền thông, đàn phán và ra quyết định, hành vi
tổ chức, quản trị nguồn nhân lực, marketing... trong khung cảnh đa văn hóa.
7. Chuẩn đầu ra học phần (CLO)
Mã CĐR
T
của học Tên chuẩn đầu ra
T
phần
Nhận dạng văn hóa, các biểu hiện của văn hóa, các nhân tố ảnh hưởng
1 CLO1
đến văn hóa
Đánh giá ảnh hưởng của văn hóa, những khác biệt về văn hóa đến
2 CLO2 hành vi cá nhân, hành vi tổ chức và kinh doanh trong môi trường đa
dạng văn hóa
Đề xuất giải pháp quản trị và kinh doanh xuất phát từ sự hiểu biết về
3 CLO3
văn hóa và những khác biệt văn hóa
8. Nhiệm vụ của sinh viên
- Tham gia tích cực trong giờ học; đọc các tài liệu do giảng viên yêu cầu; có
mặt đúng giờ và tuân thủ chính xác theo các kế hoạch được giảng viên xác nhận; hoàn
thành các bài tập được yêu cầu.
- Tự giác trong học tập; trung thực trong làm bài tập; tôn trọng cá nhân, tập
thể và các quy tắc của lớp học đồng thời thường xuyên giữ liên lạc với lớp và giảng viên.
- Không sử dụng các thiết bị điê ̣n tử trong giờ học trừ khi giảng viên có yêu
cầu.
9. Tài liệu học tập
Giáo trình
TL1. Understanding cross-cultural management, Marie-Joelle Browaeys & Roger
Price, Pearson (2015)
TL2. Chinh phục các làn sóng văn hóa; Fons Trompenaars & Charles Hampden-
Turner; Bản dịch của Nhà xuất bản Tri thức (2006)
TL3. International management – Culture, strategy and behavior; Fred Luthans &
Jonathan P.Doh; McGraw-Hill (2018)
Tài liệu tham khảo:
TK1. Marketing across cultures, Jean-Claude Usunier & Julie Anne Lee), Pearson
(2013)
TK2. Bài giảng được giảng viên cung cấp trên hệ thống Elearning của Trường và
các tài liê ̣u khác do giảng viên hướng dẫn hoặc cung cấp.
10. Thang điểm: Theo thang điểm tín chỉ.
11. Nội dung chi tiết học phần
CHƯƠNG 1
VĂN HÓA VÀ QUẢN TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA VĂN HÓA
1.1 Văn hóa
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và các tầng văn hóa
1.1.2 Giá trị và chuẩn mực
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng
1.1.4 Chuyển động văn hóa
1.2 Quản trị đa văn hóa
1.2.1 Toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh
1.2.2 Quản trị quốc tế
1.2.3 Quản trị đa văn hóa
Tài liệu học tập
TL1. Chapter 01
TL2. Chương 01, 02 & 03
TL3. Chapter 04
CHƯƠNG 2
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ VÀ KHÍA CẠNH VĂN HÓA
2.1 Những định hướng giá trị văn hóa của Kluckhohn và Strodtbeck
2.1.1 Bản chất của con người
2.1.2 Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
2.1.3 Mối quan hệ giữa con người với người khác
2.1.4 Phương thức hoạt động của con người
2.1.5 Tâm điểm thời gian trong hoạt động của con người
2.1.6 Quan niệm của con người về không gian
2.2 Nghiên cứu của Hall về văn hóa trong giao tiếp
2.2.1 Khung cảnh
2.2.2 Khoảng cách
2.2.3 Thời gian
2.3 Nghiên cứu của Hofstede
2.3.1 Khoảng cách quyền lực
2.3.2 Tránh sự không chắc chắn
2.3.3 Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể
2.3.4 Nam tính và nữ tính
2.3.5 Định hướng ngắn hạn và dài hạn
2.3.6 Hoan hỉ và kiềm chế
2.4 Nghiên cứu của Trompenaars
2.4.1. Chủ nghĩa phổ biến và chủ nghĩa đặc thù
2.4.2. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng đồng
2.4.3. Trung lập và cảm xúc
2.4.4. Cụ thể và khuyếch tán
2.4.5. Thành tích và sự quy gán
2.4.6. Thái độ đối với thời gian
2.4.7. Thái độ đối với môi trường
2.5 Dự án GLOBE
Tài liệu học tập
TL1. Chapter 02 & 05
TL2. Chương 04, 05, 06, 07, 08, 09 & 10
TL3. Chapter 04
CHƯƠNG 3
QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA
3.1 Văn hóa và quản trị
3.1.1 Tầm quan trọng của văn hóa với quản trị
3.1.2 Văn hóa và các chức năng quản trị
3.1.3 Các tiếp cận quản trị
3.2 Văn hóa tổ chức
3.2.1 Khái niện và vai trò của văn hóa tổ chức
3.2.2 Những biểu hiện của văn hóa tổ chức
3.2.3 Sự hình thành văn hóa tổ chức
3.2.4 Văn hóa tổ chức và quản trị
3.2.5 Tương tác giữa văn hóa quốc gia (dân tộc) và văn hóa tổ chức
3.2.6 Văn hóa tổ chức ở các công ty đa quốc gia
Văn hóa kiểu gia đình
Văn hóa kiểu tháp Eiffel
Văn hóa kiểu tên lửa dẫn đường
Văn hóa kiểu lò ấp
3.3 Sự đa dạng văn hóa trong tổ chức
3.3.1 Nguồn gốc của sự đa dạng
3.3.2 Thái độ của tổ chức đối với sự đa dạng
3.3.3 Những vấn đề và lợi thế của sự đa dạng
3.4 Quản trị sự thay đổi văn hóa trong tổ chức
3.4.1 Đánh giá sự sẵn sàng cho thay đổi
3.4.2 Thực hiện sự thay đổi và chấp nhận những hành vi mới
3.4.3 Củng cố những thay đổi
3.5 Văn hóa và chiến lược
3.5.1 Mối quan hệ giữa văn hóa và chiến lược
3.5.2 Các nhân tố văn hóa của chiến lược
3.5.3 Ảnh hưởng của văn hóa quốc gia (dân tộc) đến chiến lược
3.5.4 Chiến lược quản trị giữa các nền văn hóa
3.5.5 Liên minh chiến lược và văn hóa
3.6 Lãnh đạo và động viên giữa các nền văn hóa
3.6.1 Ảnh hưởng của văn hóa đến lãnh đạo
3.6.2 Động lực của nhân viên giữa các nền văn hóa
3.6.3 Quản trị nguồn nhân lực giữa các nền văn hóa
3.7 Marketing giữa các nền văn hóa
3.7.1 Nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng giữa các nền văn hóa
3.7.2 Ảnh hưởng của văn hóa đến các quyết định marketing
Tài liệu học tập
TL1. Chapter 07, 08, 09, 10, 11 & 12
TL2. Chương 11 & 12
TL3. Chapter 05, 06, 12 & 13
CHƯƠNG 4
TRUYỀN THÔNG VÀ ĐÀM PHÁN GIỮA CÁC NỀN VĂN HOÁ
4.1 Truyền thông giữa các nền văn hóa
4.1.1 Khái quát về truyền thông
4.1.2 Khung tham chiếu, bộ lọc và khung cảnh (bối cảnh) truyền thông
4.1.3 Truyền thông bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
4.1.4 Các rào cản trong truyền thông giữa các nền văn hóa
4.1.5 Ảnh hưởng của văn hóa đến một số yếu tố khía cạnh truyền thông
4.1.6 Quản trị truyền thông giữa các nền văn hóa
4.2 Đàm phán giữa các nền văn hóa
4.2.1 Khái quát về đàm phán
4.2.2 Ảnh hưởng của văn hóa đến các khía cạnh đàm phán
Tài liệu học tập
TL1. Chapter 13, 14 & 15
TL2. Chương 06 & 07
TL3. Chapter 07
CHƯƠNG 5
HÒA GIẢI NHỮNG KHÁC BIỆT VĂN HÓA
5.1 Những khác biệt và tương đồng về văn hóa
5.1.1 Khái quát
5.1.2 Ý nghĩa của sự khác biệt văn hóa
5.1.3 Những thái độ đối với sự khác biệt văn hóa
5.1.4 Nhận diện và tôn trọng những khác biệt về văn hóa
5.2 Hòa giải những khác biệt văn hóa
5.2.1 Tiến trình hòa giải
5.2.2 Giải pháp hòa giải
Tài liệu học tập
TL1. Chapter 05
TL2. Chương 13
TL3. Chapter 05
CHƯƠNG 6
VĂN HÓA KINH DOANH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KHU VỰC
TRÊN THẾ GIỚI
6.1 Văn hóa kinh doanh ở phương Tây
6.1.1 Văn hóa kinh doanh châu Âu
6.1.2 Văn hóa kinh doanh ở Mỹ và Úc
6.2 Văn hóa kinh doanh ở châu Á, châu Phi và Trung Đông
6.2.1 Văn hóa kinh doanh ở châu Á
6.2.2 Văn hóa kinh doanh ở châu Phi và Trung Đông
6.3 Văn hóa kinh doanh ở nam Mỹ và vùng Ca-ri-bê
Tài liệu học tập
TL1. Chapter 03 & 04
12. Ma trận quan hệ chuẩn đầu ra (CLO) và nội dung (chương) học phần

Chương Tên chương CLO1 CLO2 CLO3


1 Văn hóa và quản trị trong môi trường đa văn hóa X
2 Những định hướng giá trị và khía cạnh văn hóa X X
3 Quản trị và kinh doanh giữa các nền văn hóa X X X
4 Truyền thông và đàm phán giữa các nền văn hóa X X
5 Hòa giải những khác biệt văn hóa X X
6 Văn hóa kinh doanh ở một số quốc gia và khu vực X X X
13. Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra học phần và phương pháp đánh giá (AM)

TT Mã Phương pháp đánh giá CLO1 CLO2 CLO3

1 AM1 Đánh giá tham gia X X

2 AM2 Đánh giá bài tập X X X


3 AM6 Thi viết X X X
14. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá1

CLO1

CLO3
CLO2
Phương pháp Tỷ lệ
TT Tuần Nội dung
đánh giá (%)

1 Toàn bộ nội dung đã học AM1 10% X X

2 Chương 1, 2, 3, 4, 5 AM22 10% X X

3 Chương 1, 2, 3, 4, 5 AM23 20% X X X


4  Theo lịch Toàn bộ nội dung đã học AM6 60% X X X
Tổng cộng 100%

1
Giảng viên sẽ đưa yêu cầu về nội dung và đánh giá. Nếu có những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc
giảng dạy và học tập, giảng viên sẽ có những điều chỉnh thích hợp.
2
Các bài tập nhóm tại lớp
3
Bài tập nhóm ngoài giờ học

You might also like