You are on page 1of 4

CÁC LÝ THUYẾT KẾ TOÁN CHUẨN TẮC

Tóm tắt: nghiên cứu này đánh giá 5 công trình nghiên cứu quan trọng trong lý thuyết kế toán
chuẩn tắc – MacNeal (1939), Paton và Littleton (1940), Littleton (1953), Chambers (1966), và
Ijiri (1975) – chủ yếu tập trung vào sựcông nhận và đo lường các vấn đề phát sinh trong kế toán.
Nghiên cứu chỉ ra rằng có tồn tại sự thiếu thống nhất giữa các nhà lý thuyết học dựa trên các giả
định cơ bản và giả thuyết nhu cầu thông tin của người dùng. Ngay cả khi có sự đồng nhất về mặt
giả thuyết thì các nhà lý thuyết học vẫn đưa ra những kết luận với ý nghĩa khác nhau. Những sự
khác biệt đó dẫn đến sự khác biệt trong việc đề xuất cho việccông nhận và đo lường. Nghiên cứu
này đồng thời còn chỉ ra rằng rất nhiều ý tưởng trong kế toán dường như rất mới mẻ đã được dự
đoán bởi những nhà lý thuyết học đầu tiên này. Cuối cùng, nghiên cứu đánh giá những hoạt động
kế toán hiện tại dưới sự tham chiếu của những học thuyết chuẩn tắc trên.

Từ khóa: lý thuyết kế toán chuẩn tắc, công nhận và đo lường trong kế toán

Giới thiệu:

Nghiên cứu này tập trung vào việc xem xét các lý thuyết kế toán đã được lựa chọn. Bắt đầu với
những lý thuyết ở đầu thế kỷ 20, những nhà lý thuyết học kế toán chuẩn tắc lúc này đây đang
thực sự bỏ nhiều công sức trong việc phát triển/kiến tạo những nguyên lý kế toán căn bản. Băn
khoăn lớn nhất lúc này là những vấn đề về công nhận và đo lường trong lĩnh vực này. Từ đó,
mục tiêu của nghiên cứu sẽ tập trung phân tích những đề xuất của các nhà lý thuyết học về công
nhận và đo lường trong kế toán, kèm theo những vấn đề tranh luận/lý thuyết đằng sau những đề
xuất này. Đồng thời nó cũng so sánh với những công trình đã được đánh giá.

Có rất nhiều tranh cãi xung quan kế toán học thuật liên quan đến thế nào là một lý thuyết kế toán.
Watts và Zimmerman (1986:2) đặt ra rằng lý thuyết kế toán là tìm kiếm sự giải thích và dự doán
các hoạt động kế toán. Những người lạc quan như 2 tác giả trên khẳng định rằng kinh tế và khoa
học tự nhiên như vật lý, hóa học, vâng vâng, đều nằm chung trong một nguyên tắc mà của họ và
họ gọi là “phương pháp khoa học- the scientific method”, thông qua đó ám chỉ rằng chỉ có một
phương pháp duy nhất trong khoa học. Điều này bị cực lực phản đối bởi những nhà nghiên cứu
về kế toán học thuật (Christensen 1983; Chua 1986). Khoa học không phải là một cấu trúc đồng
nhất. không bao giờ có một phương pháp khoa học mang tính độc nhất. Khoa học được biết đến
bằng rất nhiều phương pháp (Feyerabend 1993). Thông qua đó, ngay khi cả việc học kế toán như
một môn học đầy kỷ luật chặt chẽ, thì vẫn có rất nhiều phương pháp khác nhau so với chỉ một
phương pháp duy nhất của (W & Z 1986). 2 tác giả trên bị chỉ trích nhiều nhất là do quan điểm
về học thuyết kế toán rằng kế toán không phức tạp và không cần thiết phải thu hẹp thành một
lĩnh vực nghiên cứu riêng ( Chua 1986, Whittington 1987). Để phục vụ cho mục đích của nghiên
cứu này, nhóm tác giả dựa trên định nghĩa về lý thuyết kế toán như sau: “lý thuyết kế toán trong
kinh doanh là việc đánh giá niềm tin và tác phong một cách trọng tâm, để làm rõ và mở rộng
những điều tốt nhất từ kinh nghiệm, trực tiếp chú ý đến nguồn gốc và kết quả của các hoạt động
kế toán” (Littleton 1953: 132). Định nghĩa này bao gồm những khía cạnh khác của các nghiên
cứu trong lĩnh vực kế toán như kế toán chuẩn tắc và kế toán thực chứng cũng như nghiên cứu về
giải nghĩa kế toán

Một lý thuyết kế toán chuẩn tắc hướng đến việc ấn định một số nền tảng trong đo lường kế toán,
cụ thể là các quy trình kế toán, và nội dung của các báo cáo tài chính (Ijiri 1975; W & Z 1986).
Ijiri đánh giá những lý thuyết chuẩn tắc như là trường hợp đặc biệt của nguyên lý diễn dịch.
Nguyên lý diễn dịch bắt đầu từ việc giả thuyết những mục tiêu đạt được và diễn giải quy trình kế
toán được thực hiện, từ đó đặt tên nguyên tắc đó là lý thuyết chuẩn tắc. Như vậy, có hai nguyên
tố quan trọng nhất của một nguyên lý chuẩn tắc đó là (a) mục tiêu giả thuyết và (b) diễn dịch giả
thuyết đó. Một nhà lý thuyết học có thể lập ra mục tiêu giả thuyết riêng của họ mà không hề kế
thừa từ việc thực hiện các công việc kế toán trong hiện tại. Lý thuyết của Chambers (1996) được
liệt kê vào nhóm này. Một lần nữa, một nhà lý thuyết học có thể tự dẫn xuất ra những mục tiêu từ
các hoạt động kế toán và sử dụng những mục tiêu đó để cải thiện những hoạt động kế toán hiện
tại. tác giả Ijiri thuộc nhóm lý thuyết này. Những lý thuyết này được phân loại thành những
nghiên cứu chuẩn tắc trong bài nghiên cứu này. Cần lưu ý rằng không phải tất cả các nhà lý
thuyết học đều rõ ràng trong việc tuyên bố mục tiêu nghiên cứu của mình. Một số chỉ là những
giả định cơ bản và giải thích cách đo lường kế toán. Paton và Littleton (1940) rơi vào nhóm này.

Cho lúc này thì đã có 3 phương pháp về nghiên cứu chuẩn tắc trong kế toán được áp dụng.
Những phương pháp đó là (a) mô hình quy nạp, (b) mô hình diễn dịch, và (c) phương pháp hữu
dụng trong việc ra quyết định. Trong quy nạp, một phát biểu chung nhất (X) được quy nạp từ
những quan sát thực chứng, xây dựng mô hình từ hiện tượng, hoặc những khái niệm phi thực
chứng (O). Sự chứng thực của X sẽ bao gồm và vượt quá O. Nó dường như được hiểu rằng rất
nhiều X sẽ được quy nạp từ O. Cống hiến của một mô hình quy nạp là đưa ra một X được giải
thích bởi O. Nói cách khác, đây là một quá trình trái ngược với diễn dịch. Tại đây O được diễn
dịch từ X. X là một tập hợp các lý thuyết, hoặc giả định đã được kiểm định và chấp nhận. Trong
mô hình Diễn dịch, O là một trường hợp đặc biệt của X. Trong mô hình quyết định hữu dụng, mô
hình ra quyết định được áp dụng được giải thích là “thông tin liên qua trực tiếp đến mô hình ra
quyết định hoặc những tiêu chuẩn độc lập và đa dạng những giải pháp kế toán được so sánh với
những dữ liệu tiền nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố những mô hình ra
quyết định (AAA 1977:10).

Các nhà nghiên cứu quy nạp như Hatfield (1927), Littleton (1953), Ijiri (1975), vâng vâng, đo
lường phần còn lại của hoạt động kế toán và thử hợp thức hóa và đôi khi làm sang tỏ phàn lớn
những cấu phần của các hoạt động kế toán còn lại. Trong những nhà nghiên cứu quy nạp, Ijiri
(1975) rất rõ ràng trong việc tiếp nhận phương pháp nghiên cứu quy nạp cho lý thuyết kế toán.
Ông ta đưa ra mô hình quy nạp như một sự ưu tiên so với mô hình diễn dịch bằng sự giải thích
sau:

Kiểu nghiên cứu quy nạp bắt nguồn từ những mục tiêu rõ ràng trong hành vi của các hệ
thống đang tồn tại không nhắm đến việc xác lập hoặc thúc đẩy duy trì hiện trạng. Mục tiêu của
hoạt động này là làm nổi bật những thay đổi cần thiết và khả thi. Thay đổi được đề xuất như một
kết quả của một nghiên cứu nổi bật có cơ hội được gia cố thêm. Mục tiêu giả định trong mô hình
chuẩn tắc hoặc mục tiêu được hướng tới trong các chính sách thảo luận thường thuần nhất xác
định dựa trên sự chắc chắn hoặc tham chiếu từ sự ưu tiên, hơn là việc dựa trên nền tảng của một
nghiên cứu trên hệ thống hiện tại. Đó dường như là một trong những lý do mang tính tất yếu để
giải thích tại sao quá nhiều những mô hình chuẩn tắc hoặc chính sách được đề xuất lại hoàn
toàn không hề thực tế trong cuộc sống.

Nói cách khác, những nhà nghiên cứu diễn dịch như Paton (1992), Canning (1929), Sweeney
(1936), MacNeal (1939), Chambers (1966), vâng vâng, phát triển những mô hình kế toán dựa
trên bối cảnh toàn cầu (AAA 1977). Họ cơ bản là những nhà cải cách và đưa ra những nền tảng
mới của đo lường kế toán. Rất nhiều những người viết theo phong cách diễn dịch đều dựa vào
việc đề cao chi phí hiện tại hoặc giá trị. Họ đã dựa trên những lý thuyết tân cổ điển và trên những
quan sát về hành vi kinh tế để đề xuất rằng kế toán nên báo cáo về chi phí hiện tại thay vì chi phí
quá khứ. (AAA 1977) những nhà nghiên cứu diễn dịch không điều tra về quy trình ra quyết định
của từng tầng lớp người sử dụng. thay vì vậy họ lại giả định mô hình thu nhập phát triển bởi mô
hình của họ sẽ được coi như là ngang bằng với sự hữu dụng cho tất cả các tầng lớp người sử
dụng. Đó là lý do tại sao những mô hình của họ được gọi là mô hình “thu nhập thực sự”. Trái
ngược với điều đó, như đã đề cập ở phần đầu, mô hình ra quyết định được áp dụng để nhận ra
rằng mỗi mô hình khác nhau đòi hỏi thông tin khác nhau. Cách tiếp cận này đã nhận được rất
nhiều góc độ phan tích trong lý thuyết kế toán kể từ năm 1950. Nó được sử dụng trong lý thuyết
“Một nhận định của lý thuyết kế toán căn bản (ASOBAT) xuất bản bởi hiệp hội kế toán mỹ.

You might also like