You are on page 1of 23

MÔN HOÁ HỌC – MÃ CHẤM: H02a

CHUYÊN ĐỀ: HỆ THỐNG HÓA BÀI


TẬP XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA
PEPTIT

1
MỤC LỤC
A. Mở đầu………………………………………………..………………………3
B. Nội dung……………………………………………………………………...4
I. Tóm tắt lý thuyết……………………………...………………………...4
II. Hệ thống bài tập……………………………..…………………………6
C. Kết luận………………………………………………………… …………..21
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...22

2
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình giảng dạy ở lớp chuyên Hóa và bồi dưỡng các đội tuyển
học sinh giỏi môn Hóa, nhiệm vụ phát triển tư duy cho học sinh là một nhiệm vụ
rất quan trọng.
Bài tập hóa học là một trong những yếu tố đặc biệt có tác dụng rèn luyện
kỹ năng vận dụng, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động,
phong phú và thông qua đó để ôn tập, rèn luyện một số kỹ năng cần thiết về hóa
học, rèn luyện tính tích cực, tự lực, trí thông minh sáng tạo cho học sinh, giúp
học sinh hứng thú trong học tập và đạt kết quả cao trong các kì thi. Qua bài tập
hóa học giáo viên kiểm tra, đánh giá việc nắm vững kiến thức và kỹ năng hóa
học của học sinh, từ đó phát triển tư duy cho học sinh.
Vì vậy , trong quá trình giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi Tỉnh và Quốc
gia tôi đã sưu tầm và tập hợp lại một số câu hỏi và bài tập theo một số chuyên đề
, trong đó có phần bài tập xác định cấu trúc của peptit.
Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia và thi chọn đội tuyển tham dự
Olympic Hóa học quốc tế “ Bài tập xác định cấu trúc của peptit” là phần xuất
hiện tương đối nhiều. Do đó, xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phần xác
định cấu trúc peptit dùng cho học sinh lớp chuyên Hoá học , đặc biệt là các học
sinh đội tuyển ghép và đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia sẽ giúp học sinh học tốt
hơn và chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi học sinh giỏi Hóa học các cấp cả về lý
thuyết – bài tập – phương pháp giải, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và
học tập môn Hóa học, chất lượng giải môn Hóa trong các kì thi học sinh giỏi.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Trình bày tóm tắt, sơ lược các lý thuyết cơ bản về xác định cấu trúc của
peptit.
- Xây dựng hệ thống bài tập phục vụ cho việc bồi dưỡng giảng dạy ở các
lớp chuyên Hóa và các đội tuyển dự thi học sinh giỏi.

3
B. NỘI DUNG
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Phân tích cấu trúc của 1 peptit đòi hỏi phải xác định rõ: những amino axit
nào có mặt trong phân tử? lượng tương đối của 1 amino axit là bao nhiêu? Trình
tự sắp xếp các đơn vị amino axit như thế nào?
Để trả lời các câu hỏi trên cần thực hiện các bước sau:
1. Giai đoạn đầu là phân cắt liên kết –S-S- bằng cách đun nóng peptit với
axit peoxyfomic để chuyển nhóm disunfua –S-S- thành nhóm sunfonic
–SO3H:
-S-S- + HCOOOH → -SO3H + HO3S-
2. Xác định thành phần các amino axit có trong phân tử peptit
Để xác định bản chất của các amino axit và tỉ lệ của mỗi amino axit cần thủy
phân hoàn toàn peptit với HCl 6N ở 1120C trong 24-72 giờ, sau đó nhận diện và
chuẩn độ các amino axit sinh ra bằng các phương pháp khác nhau, chủ yếu là
sắc kí.
3. Xác định các amino axit ở hai đầu của phân tử peptit.
a. Xác định amino axit đầu N.
*Thoái phân Edman
Bước 1. Phản ứng của nhóm amino tự do với phenyl isoxianat , sản phẩm là một
phenyl thioure.

Ph N C S
Ph N C S
H2N CH C NH peptit H2N CH C NH peptit
1
R O R1 O

Ph NH C S
HN CH C NH peptit

R1 O
phenyl thioure

4
Bước 2. Đóng vòng, thủy phân và tách amino axit đầu mạch.
S S
C NH Ph C NH Ph
HN HN
CH C NH peptit CH C NH peptit
R1 O R1 OH
H
S S
Ph
C N Ph C N
HN HN + NH2 peptit

CH C NH2 peptit CH C
R1 O
R1 O
H
H 2O

*Phương pháp Sanger


Theo phương pháp này, người ta cho peptit phản ứng với thuốc thử Sanger (1-
fluoro-2,4-dinitrobenzen), sau đó thủy phân bằng dung dịch HCl 6M được hỗn
hợp các amino axit tự do và amino axit đầu N liên kết với 2,4-dinitroflobenzen.

O2N F + H3N CH C NH peptit

NO2 R1 O

O2N NH CH C NH peptit O2N NH CH COOH

R1 O NO2 R1
NO2

vµ c¸ c amino axit

b. Xác định amino axit đầu C.


Dùng men cacboxypeptidase.

5
cacboxypeptidase / H2O
peptit NH CH C NH CH C OH

Rn-1 O Rn O
peptit NH CH C OH + H2N CH C OH

Rn-1 O Rn O

c.Thủy phân từng phần mạch peptit và tổ hợp kết quả.


Dùng 1 số enzim đặc hiệu để xúc tác cho sự phân cắt liên kết peptit ở những vị
trí nhất định như:
Trypsin: Cắt mạch tại nhóm cacboxyl của lysine và arginine
Chymotrypsin: Cắt mạch tại nhóm cacboxyl của những amnino axit có vòng
thơm, như: phenylalanine, tyrosine và trytophan.
Pepsin:phân cắt liên kết peptit của các amino axit như Chymotrypsin, ngoài ra
còn leuxin, methionin…
Dùng BrCN ( xyanobromua) phân cắt mạch chỉ ở nhóm cacbonyl của methionin
và methionin ở cuối mạch tồn tại ở dạng lacton homoserin.
II. HỆ THỐNG BÀI TẬP
Bài 1. Hợp chất A được phân lập từ tự nhiên. MA = 639 (g/mol). A không phản
ứng NaHCO3. A tham gia sơ đồ sau:
1.NaOH TsCl PhCH2NHCH3 H2/Pd,C
A B E H D
C
2.NH4Cl

H3 O+ H3O+
H2/Pd,C
C + D F G
G là một aminoacid trong tự nhiên, C và D có tỉ lệ 1:1. Hãy xác định công thức
cấu tạo các chất chưa biết.
Hướng dẫn:
A không phản ứng với NaHCO3 nên A không có nhóm –COOH. Suy ra A mạch
vòng.
G là một aminoaxit trong tự nhiên nên G có dạng R-CH(NH2)-COOH.
Vậy:
F E C
R COOH R COOH R COOH

N3 OTs OH

H R COOH D R COOH
PhH2C N HN

6
C : D = 1 : 1.Gọi số phân tử C trong A là n. Ta có:
(R + 75).n + (R + 88).n = 639
2.R.n + 145.n = 639 => a và a lẻ.
- a = 1, R = 247 (loại).
- a = 3, R = 37 .Vậy R là –C3H7.
Vậy G là Me2CH(NH2)-COOH.

F E C
COOH COOH COOH

N3 OTs OH

H COOH D COOH
PhH2C N HN

Do khi thủy phân chỉ tạo B duy nhất nên A là (C-D)3 . B là C-D-C-D-C-D
Bài 2. Polypeptit A có Gly, Ala, Val2, Leu2, Ile, Cys4, Asp2, Glu4, Ser2, Tyr2. A
có một cầu disunfua tạo vòng dodeca. A phản ứng với PhN=C=S thu được dẫn
xuất của Gly, A phản ứng với enzim decacboxipeptidaza thu được Asp. A thủy
phân trong môi trường axit thu được các mảnh: Cys-Asp, Glu-Cys-Cys, Cys-
Cys-Ala, Glu-Leu-Glu, Tyr-Cys, Glu-Glu-Cys, Glu-Asp-Tyr, Leu-Tyr-Glu, Ser-
Leu-Tyr,Ser-Val-Cys, Gly-Ile-Val-Glu-Glu. Cho biết thứ tự các amino axit
trong A.
Hướng dẫn:
A có liên kết dissunfua nên trong A có 2 phân tử Cys liên kết với nhau qua cầu
disunfua.
A phản ứng với PhN=C=S thu được dẫn xuất của Gly nên A có amino axit đầu
N là Gly.
A phản ứng với enzim decacboxipeptidaza thu được Asp nên A có amino axit
đầu C là Asp.
A thủy phân trong môi trường axit thu được:
Gly-Ile-Val-Glu-Glu
Glu-Glu-Cys
Glu-Cys-Cys
Cys-Cys-Ala
Ser-Leu-Tyr
Leu-Tyr-Glu
Glu-Leu-Glu
Glu-Asp-Tyr
Tyr-Cys
Ser-Val-Cys
Cys-Asp
Vậy thứ tự các amino axit trong A là:

7
Gly-Ile-Val-Glu-Glu-Glu-Cys-Cys-Ala-Ser-Val-Cys-Ser-Leu-Tyr-Glu-Leu-Glu-Asp-Tyr-Cys-Asp.

S S
Bài 3. Một đecapeptit X được xử lý đầu tiên với axit pefomic, sau đó đem thủy
phân với enzim chymotripsin thu được các peptit: A ( Tyr, Glu, Glu), B ( Phe,
Cys-SO3H) và peptit C ( Cys- SO3H, Gly, Leu, Lys, Ala). Thủy phân peptit C
thu được các sản phẩm: Ala- Lys, Gly- Cys- Ala, Leu-Gly- Cys. Phân tích C
theo phương pháp Sanger thu được dẫn xuất 2,4-đinitrophenyl của Leu và C
không bị tác động bởi enzim cacboxipeptidaza. Thủy phân hoàn toàn X thu được
Cys, Tyr, Glu, Leu, Gly, Phe, Ala, Lys, NH 3. Xác định cấu trúc của peptit X biết
rằng X không giải phóng nitơ trong phản ứng với HNO2.
Hướng dẫn:
Khi xử lí X bằng axit pefomic, rồi với enzim thu được sản phẩm có Cys- SO 3H
→ Peptit X có cầu nối ddissunfua (-Cys-S-S- Cys-)
- Enzim chymotripsin xúc tác cho sự phân cắt liên kết peptit sau các gốc Phe,
Tyr. Vì thế, khi thủy phân X bằng enzim chymotripsin thu được peptit A ( Tyr,
Glu, Glu), B ( Phe, Cys-SO3H) và peptit C thì trình tự các aminoaxit của các
peptit A, B là:
+ A là: Glu- Glu – Tyr
+ B là: Cys- Phe . Đồng thời giữa peptit B và C hình thành một cầu nối đisunfua
Cys- S- S- Cys
- X không giải phóng nitơ trong phản ứng với HNO2 → X không có nhóm NH2
- Phân tích peptit C theo phương pháp Sanger thu được dẫn xuất 2,4-
đinitrophenyl của Leu → Aminoaxit « đầu N » của C là Leu. C gồm 5 aminoaxit
và khi thủy phân C cho các mạch :
Leu-Gly- Cys
Gly- Cys- Ala
Ala- Lys
→ Trình tự các aminoaxit của C là : Leu- Gly- Cys- Ala- Lys
- Lys là aminoaxit “đầu C” của peptit C mà trong phân tử của Lys còn 1 nhóm -
NH2 và 1 nhóm – COOH. Mà peptit C không bị tác động bởi enzim
cacboxipeptidaza và trong X không còn nhóm –NH2 → nhóm –NH2 và nhóm –
COOH của Lys đã tương tác với nhau tạo lactam vòng

Vậy peptit X gồm 3 peptit A, B, C với trình tự các aminoaxit như sau:

8
- X không giải phóng N2 trong phản ứng với HNO2 → nhóm – NH2 của “đầu N”
đã tương tác với nhóm – COOH tạo lactam vòng. Glu là aminoaxit đầu N của X
và nhóm – NH2 ở dạng lactam.

. Peptit X thủy phân cho NH3 nên nhóm – COOH còn lại của
Glu thứ hai trong X sẽ tạo nhóm amit. Vậy cấu trúc của peptit X có dạng:

Bài 4. Nonapeptit vasodilator bradykinin chứa các aminoaxit sau : 2Arg, Gly,
2Phe, 3Pro và Ser. Thủy phân với cacboxypeptidaza thì thấy Arg được giải
phóng đầu tiên. Thủy phân từng phần thì tạo các sản phẩm :
Pro.Pro.Gly,Ser.Pro.Phe,Pro.Gly.Phe,Arg.Pro và Phe.Ser. Xác định trật tự liên
kết của các aminoaxit trong bradykinin.
Hướng dẫn:
Sự giải phóng Arg từ sự thủy phân bằng men cacboxypeptidaza, chứng tỏ
Ala nằm ở đầu C. Xác định thứ tự các amino axit bằng cách:
Agr.Pro....Pro.Pro.Gly....Pro.Gly.Phe ....Phe.Ser ....Ser.Pro.Phe....Arg

Vậy cấu trúc của Nonapeptit vasodilator bradykinin là


Agr.Pro.Pro.Gly.Phe.Ser.Pro.Phe.Arg

Bài 5. Pentapetit A có thành phần 2Glu, Ala, Phe và Val, không tạo N2 khi tác
dụng với HNO2. Thủy phân A tạo sản phẩm Ala.Gly và Gly.Ala. Viết công thức
có thể có của A.

9
Hướng dẫn:
Vì không giải phóng N2 nên không có nhóm amino tự do ở đều mạch và A
phải là peptit vòng. Vì khi thủy phân tạo thành Gly.Ala.Gly. Hoán vị Phe và Val
ta được hai cấu trúc của A.
Ala Ala
Gly Gly Gly Gly

Phe Val Val Phe

Bài 6: Đề thi HSG Quốc gia - 2001


Khi thuỷ phân hoàn toàn 1 mol tripeptit X thu được 2 mol axit glutamic
( HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH ), 1 mol alanin ( CH 3CH(NH2)COOH ) và 1 mol
NH3. X không phản ứng với 2,4-đinitroflobenzen và X chỉ có một nhóm
cacboxyl tự do. Thuỷ phân X nhờ enzim cacboxipeptiđaza thu được alanin và
một đipeptit Y.
Viết công thức cấu tạo của X , Y và gọi tên chúng.
Hướng dẫn:
Tripeptit X có cấu tạo theo trật tự Glu-Glu-Ala. Vì theo dữ kiện đầu bài
aminoaxit đuôi (đuôi C) là Ala, nhóm -NH2 của aminoaxit đầu (đầu N) đã tạo

thành lactam với nhóm -COOH của đơn vị Glu thứ nhất, nhóm -COOH của đơn
vị thứ Glu hai ở dạng chức amit -CONH2 (do thuỷ phântạo ra NH3). Vậy:

O O
X: NH - CH - C - NH - CH - C - NH - CH - COOH ;
O=C (CH2)2-CONH2 CH3
CH2 - CH2 -Glutamolactam--ylglutaminylalanin
O
Y: NH - CH - C - NH - CH - COOH
O=C (CH2)2-CONH2
CH2 - CH2 -Glutamolactam--ylglutamin

Bài 7: Đề thi HSG Quốc gia - 2002


Arg, Pro và Ser có trong thành phần cấu tạo của nonapeptit brađikinin.
Thuỷ phân brađikinin sinh ra Pro-Pro-Gly ; Ser-Pro-Phe ; Gly-Phe-Ser ; Pro-
Phe-Arg ; Arg-Pro-Pro ; Pro-Gly-Phe ; Phe-Ser-Pro.

10
a) Dùng kí hiệu 3 chữ cái (Arg, Pro, Gly,...), cho biết trình tự các aminoaxit
trong phân tử brađikinin.
b) Viết công thức Fisơ và cho biết nonapeptit này có giá trị pHI trong khoảng
nào? ( 6; <6; << 6; > 6; >> 6).
Hướng dẫn:
Brađikinin
Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg

pHI >> 6 vì phân tử chứa 2 nhóm guaniđino, ngoài ra còn có 3 vòng piroliddin

COOH
CO-NHH
CO-NH H
CH23NHC(=NH)NH2
CO-N H CH2C6H5
CO-NHH
CO-NH-CH2-CO-NHH CH2OH
CON H CH2C6H5
CO-N H
NH2H
CH23NHC(=NH)NH2

Bài 8: Đề thi HSG Quốc gia - 2003


TRF là tên viết tắt một homon điều khiển hoạt động của tuyến giáp. Thuỷ
phân hoàn toàn 1 mol TRF thu được 1 mol mỗi chất sau:
N
CH2CHCOOH
NH3 ; COOH ; HOOC-CH2-CH2-CH-COOH ;
N (Pro) NH2 (Glu) N NH2
H H ( His)

Trong hỗn hợp sản phẩm thuỷ phân không hoàn toàn TRF có đipeptit His-Pro.
Phổ khối lượng cho biết phân tử khối của TRF là 362 đvC. Phân tử TRF không
chứa vòng lớn hơn 5 cạnh.
Hãy xác định công thức cấu tạo và viết công thức Fisơ của TRF.
Hướng dẫn:

11
* Từ dữ kiện thủy phân suy ra 2 công thức Glu-His-Pro và His-Pro-Glu
(đều có 1 nhóm
–CO – NH2)
* Từ M = 362 đvC suy ra có tạo ra amid vòng (loại H2O)
* Từ dữ kiện vòng  5 cạnh suy ra Glu là aminoaxit đầu N và tạo lactam 5 cạnh,
còn Pro là aminoaxit đầu C và tạo nhóm – CO – NH2.
Vậy cấu tạo của TRF:
HN CH CO-NH CH CO N CH CO-NH2
CH2
O
N

NH
Công thức Fisơ:
CO NH2
CO N H
CO NH H
NH H CH2
O N
NH
Bài 9: Đề thi HSG Quốc gia - 2007
Thủy phân hoàn toàn một hexapeptit M thu được Ala, Arg, Gly, Ile, Phe và
Tyr. Các peptit E (chứa Phe, Arg) và G (chứa Arg, Ile, Phe) được tạo thành
trong số các sản phẩm thủy phân không hoàn toàn M. Dùng 2,4-dinitroflobenzen
xác định được amino axit Ala. Thủy phân M nhờ tripsin thu được tripeptit A
(chứa Ala, Arg, Tyr) và một chất B.
a. Xác định thứ tự liên kết của các amino axit trong M.
b. Amino axit nào có pHI lớn nhất và amino axit nào có pHI nhỏ nhất?
Biết cấu tạo chung của các amino axit là H2N-CHR-COOH
AA’: Ala Arg Gly Ile Phe Tyr
R : CH3 (CH2)3NHC(=NH)NH2 H CH(CH3)C2H5 CH2C6H5 p-

12
HOC6H4CH2
Hướng dẫn:
a. Hexapeptit M có đầu N là Ala. Thuỷ phân M nhờ tripsin xác định được
tripeptit là: Ala – Tyr – Arg. Dipeptit E có cấu tạo Arg-Phe. Tripeptit G có
cấu tạo: Arg-Phe-Ile. Do vậy amino axit đầu C là: Gly.
Ala-Tyr – Arg
Arg-Phe
Arg- Phe-Ile
Gly
Vậy cấu tạo của M: Ala – Tyr – Arg – Phe – Ile – Gly.
b. pHI lớn nhất: Arg, vì có nhóm guanidin (có 3 nguyên tử N)
pHI nhỏ nhất: Phe, vì có nhóm phenyl.
Bài 10: Đề thi HSG Quốc gia - 2008
Thủy phân hoàn toàn một nonapeptit X thu được Arg, Ala, Met, Ser, Lys,
Phe2, Val, và Ile. Sử dụng phản ứng của X với 2,4-đinitroflobenzen xác định
được Ala. Thuỷ phân X với trypsin thu được pentapeptit (Lys, Met, Ser, Ala,
Phe), đipeptit (Arg, Ile) và đipeptit (Val, Phe). Thuỷ phân X với BrCN dẫn đến
sự tạo thành một tripeptit (Ser, Ala, Met) và một hexapeptit. Thuỷ phân với
cacboxypeptiđaza cả X và hexapeptit đều cho Val.
Xác định thứ tự các amino axit trong X.
Hướng dẫn:
Theo đề bài xác định được đầu N là Ala; đầu C là Val.
Thủy phân với trypsin thu được: Ala-(Met, Ser, Phe)-Lys
Ile-Arg và Phe-Val
Dựa vào kết quả thủy phân với BrCN, suy ra: Ala-Ser-Met-Phe-Lys
Vậy X là: Ala-Ser-Met-Phe-Lys-Ile-Arg-Phe-Val
Bài 11: ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA DỰ THI OLYMPIC
QUỐC TẾ 2008 - 2009

13
Người ta phân lập được một tetrapeptit (peptit A) từ prothrombin người.
Cấu tạo của peptit A được tiến hành xác định như sau:
a. Bằng phương pháp Edman thì nhận được trình tự aminoaxit của peptit A là
Leu-Glu-Glu-Val.
b. Để tiếp tục xác định cấu tạo, người ta tiến hành điện di trên giấy ở pH 6,5
peptit A và một peptit tổng hợp B (cũng có trình tự aminoaxit là Leu-Glu-Glu-
Val) thì lại nhận được quãng đường di chuyển không giống nhau, cụ thể như
hình dưới đây:

Peptit A 2,5

Peptit B 1,7

0 1 2 3 đơn vị độ dài
c. Khi thuỷ phân hai peptit A và B bằng HCl 6N ở 110oC, thì cả A và B đều cho
Leu(1), Glu(2), Val(1); nhưng khi thuỷ phân bằng kiềm thì peptit B cho Leu(1), Glu(2),
Val(1) còn peptit A cho Leu(1), X(2), Val(1).
Hãy giải thích các kết quả thực nghiệm để xác định cấu tạo của X và gọi
tên X theo danh pháp IUPAC.
Hướng dẫn:
Xác định cấu trúc của X
- Phương pháp Edman thực hiện ở pH thấp,biết được trình tự là Leu-Glu-Glu-
Val.
- Điện di ở pH 6,5 cho thấy peptit A dịch chuyển nhanh hơn về phía cực
dương(+), chứng tỏ A có điện tích âm lớn hơn B,tính axit của A lớn hơn B.
- Khi thuỷ phân trong môi trường HCl 6N ở 110oC thì cả A và B đều thu được
Leu(1), Glu(2) và Val(1). Kết hợp với phương pháp Edman ở trên cho thấy các
quá trình này thực hiện ở môi trường axit mạnh,pH thấp.Ở pH thấp phân tử X bị
đecacboxyl hoá,loại CO2 mất đi 1 nhóm –COOH.

14
- Khi thuỷ phân bằng kiềm peptit A tạo ra Leu(1),X(2) và Val(1),trong môi
trường kiềm không có quá trình decacboxyl hoá nên nhận được X(2).
- Kêt hợp các kết quả trhí nghiệm cho thấy X có thêm 1 nhóm –COOH so với
Glu tức là khi loại 1 nhóm –COO thì X chuyển thành Glu.

X HOOC CH2 CH2 CH COOH


CO2
NH2
VËy X : HOOC CH CH2 CH COOH
COOH NH2
Gọi tên: Axit 3-aminopropan-1,1,3-tricacboxylic
Bài 12: ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA DỰ THI OLYMPIC
QUỐC TẾ 2010 - 2011
Thủy phân hoàn toàn polypeptit A người ta thu được các amino axit: Val Trp
Met2 Gly2 Lys Ala2 Ile Pro Asp Arg Tyr Cys. Thủy phân A bằng xúc tác trypsin thì
thu được các phân đoạn sau: Val-Trp-Met-Gly-Lys, Ala-Ile-Pro-Met-Asp-Arg,
Tyr-Ala-Gly-Cys. Nếu dùng xúc tác chymotrypsin thì thu được: Ala-Gly-Cys,
Met-Gly-Lys-Ala-Ile-Pro-Met-Asp-Arg-Tyr, Val-Trp.
Hãy xác định trình tự các amino axit trong A.
Hướng dẫn:
Theo bài ra, ta có các phân đoạn sau:
Val-Trp-Met-Gly-Lys
Met-Gly-Lys-Ala-Ile-Pro-Met-Asp-Arg-Tyr
Val-Trp Ala-Ile-Pro-Met-Asp-Arg
Tyr-Ala-Gly-Cys
Ala-Gly-Cys
Dựa vào các phân đoạn trên, có thể kết luận trình tự các amino axit của
polypeptit A là:
Val-Trp-Met-Gly-Lys-Ala-Ile-Pro-Met-Asp-Arg-Tyr-Ala-Gly-Cys
Bài 13: ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA DỰ THI OLYMPIC
QUỐC TẾ 2011 - 2012
Từ cây nhãn chày, các nhà khoa học Việt Nam đã tách được một peptit X dưới
dạng tinh thể màu trắng, có phân tử khối là 485. Sử dụng hóa chất để thủy phân X

15
và các phương pháp phân tích phù hợp đã xác định được thứ tự sắp xếp các α-
amino axit trong X: phenylalanin, alanin, glyxin, prolin, isoleuxin. Biết rằng X
phản ứng với axit nitrơ không giải phóng khí nitơ. Hãy xác định công thức cấu
trúc của peptit X; công thức cấu tạo của các α-amino axit như sau:
COOH COOH
Ph H2N COOH COOH COOH
NH2 NH2 NH
NH2
Phelylalanin Alanin Glyxin Prolin Isoleuxin

Hướng dẫn:
Phân tử khối của các α-amino axit là: Phe: 165; Ala: 89; Gly: 75; Pro: 115;
Ile: 131. Tổng số khối của 5 α-amino axit là 575. Vì phân tử khối của peptit X
là 485, chứng tỏ peptit X được cấu tạo từ 5 α-amino axit nói trên. Mỗi liên kết
peptit tạo thành từ hai α-amino axit sẽ loại đi 1 phân tử nước. Dãy Phe-Ala-Gly-
Pro-Ile có 4 liên kết peptit, số khối mất đi là 4x18 = 72, số khối còn lại là 575 -
72 = 503. Trong khi đó, phân tử khối của peptit X là 485, sự chênh lệch về số
khối là 503-485 = 18, đúng bằng số khối của 1 phân tử nước. Mặt khác, X phản
ứng với axit nitrơ không giải phóng khí nitơ, chứng tỏ X không còn nhóm NH2 tự
do, tức là X có cấu trúc vòng khép kín. X là một peptit tách từ cây nhãn chày vì
vậy các α-amino axit cấu tạo nên X phải có cấu hình L (L-Phenylalanin, L-Alanin,
L-Prolin và L-Isoleuxin, Glyxin không có cacbon bất đối nên không có đồng phân
quang học). Vậy X có công thức cấu trúc (có thể dùng công thức chiếu Fisơ):
Phe Ala
O
NH O
Gly
HN NH

O
HN N O
Ile
O Pro

Bài 14: KỲ THI OLYMPIC HÓA HỌC QUỐC TẾ LẦN THỨ 37


1.1. Glyxin (H2N – CH2 – COOH) là  - aminoaxit. Ba phân tử glyxin có thể
tạo ra tripeptit Gly – Gly – Gly thông qua phản ứng ngưng tụ tạo thành

16
amit và kèm theo sự tách loại hai phân tử nước. Hãy viết công thức cấu
tạo của tripeptit.
1.2. Khi  - aminoaxit chứa nhóm thế thì lúc này sẽ xuất hiện hiện tượng đồng
phân quang học. Ví dụ: L – alanin và D – alanin là hai enantiome. Như
vậy đối với 3 peptit glyxin, L – alanin và D – alanin ta có thể thu được
bao nhiêu tripeptit?
O O O

H2N H2N H2N


OH OH OH

H H H CH3 H3C H
Glyxin (Gly) L - Alanin (L - Ala) D - Alanin (D - Ala)
1.3. Tổng cộng có bao nhiêu đồng phân quang học từ các tripeptit trên?
Hướng dẫn:
1.1.
H O H O

N N hay
H N OH

H O
Gly - Gly - Gly
O H O

H3N N
N O

1.2. 27 H O
1.3. Trong số đó thì 26 tripeptit có đồng phân quang học
Aminoaxit không có tính quang hoạt: H2N – GGG – OH
Aminoaxit có tính quang hoạt: H2N–GGLA–OH; H2N–GGDA–OH …
Bài 15. Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol tripeptit B thu được 2 mol Glu, 1 mol
Ala và 1 mol NH3. X không phản ứng với 2,4-dinitroflobenzen và X chỉ có một
nhóm cacboxyl tự do. Thủy phân X nhờ enzim cacboxipeptidaza thu được
alanin. Xác định công thức cấu tạo của B.
Hướng dẫn:

17
Thủy phân X nhờ enzim cacboxipeptidaza thu được alanin, chứng tỏ B có
Ala ở đầu C.
Amino ở đầu N liên kết với vơi nhóm cacboxyl tạo thành lactam, khiến nó
không phản ứng với thuốc thứ Sanger. Vì chỉ có một nhóm cacboxyl tự do nên
nhóm cacboxyl cả Glu còn lại ở dạng amit. Cấu trúc của B là:
CH2CONH2
H CH2 CH3
O N
CH CO NH CH C NH CH COOH
O

Bài 16. Thủy phân hoàn toàn hexapeptit (C) thu được Ala, Arg, Gly, Lys, Try,
Val và NH3. Ủ hexapeptit C với chymotrypsin thu được một dipeptit là Arg.Try
và một tetrapeptit (D) chứa Gly, Lys, Ala và Val. C hoặc D đều không phản ứng
khi ủ với cacboxypeptitdaza. Khi thủy phân từng phần D thì thu được Ala.Val,
Gly.Lys, Lys.Ala và NH3. E được tạo thành khi ch thoái phân Edman. Xác định
cấu trúc của C.
S
Ph
N
N H (E)
O

Hướng dẫn:
Sự tạo thành chất E cho biết đầu N của D là Gly.
Khi thủy phân từng phần D thì thu được Ala.Val, Gly.Lys, Lys.Ala và NH3 nên
D có cấu trúc:
Gly.Lys.Ala.Val.
Ủ hexapeptit C với chymotrypsin thu được một dipeptit là Arg.Try và một
tetrapeptit (D). Nên Try liên kết với Gly. C và D đều không phản ứng với
cacboxypeptitdaza nên nhóm cacboxyl của chúng tồn tại ở dạng amit.
Cấu trúc của C là Arg.Try.Gly.Lys.Ala.Val-amit.
Bài 17. Từ các thông tin sau hãy cho biết trật tự liên kết các aminoaxit trong
heptapeptit (F). Thủy phân không hoàn toàn tạo ra Ser.Asp.Phe (G), Ala.His.Ser
(H), và Phe.Ala (I), ủ một thời gian với cacboxypeptidaza giải phóng ra Ala.

18
Hướng dẫn:
Ủ một thời gian với cacboxypeptidaza giải phóng ra Ala, chứng tỏ Ala
nằm ở đầu C. (I) nằm ở cuối mạch, đứng trước là (G) và trước (G) là (H). Khi
đó: Ala.His.Ser.Asp.Phe.Ala. Amino axit thứ 7 chỉ có thể là Phe. Vậy cấu trúc
của F là: Ph.Ala.His.Ser.Asp.Phe.Ala.

C.PHỤ LỤC
Tên Ký hiệu Công thức Gốc
H2N CH COOH
lycine Gly
H
H2N CH COOH
alanine Ala Alkyl
CH3
H2N CH COOH
valine Val Alkyl
CH3 CH CH3
H2N CH COOH

leucine Leu CH2 CH CH3 Alkyl


CH3
H2N CH COOH
isoleucine Ile CH CH2 CH3 Alkyl
CH3
H2N CH COOH
pheylalanine Phe Aromatic
CH2 Ph
H
N rigid cyclic
proline Pro
COOH structure

H2N CH COOH
serine Ser Hydroxyl
CH2 OH
H2N CH COOH
threonine Thr Hydroxyl
CH3 CH OH
H2N CH COOH
tyrozine Tyr Phenol-OH
CH2 OH
H2N CH COOH
asparagine Asn CH2 C NH2 amide
O

19
H2N CH COOH
glutamine Gln CH2 CH2 C NH2 amide
O
H2N CH COOH
CH2
trytophan Try indole

N
H
H2N CH COOH
cysteine Cys thiol
CH2 SH
H2N CH COOH
methionine Met sulfide
CH2 CH2 S CH3
H2N CH COOH
Carboxylic
aspartic acid Asp CH2 C OH
acid
O
H2N CH COOH
Carboxylic
glutamic acid Glu CH2 CH2 C OH
acid
O
H2N CH COOH
lysine Lys Amino
CH2 CH2 CH2 CH2 NH2
H2N CH COOH
arginine Arg CH2 CH2 CH2 NH C NH2 Guanidino
NH
H2N CH COOH
CH2 Imidazole
histidine His
NH ring

20
21
C. KẾT LUẬN

Trªn ®©y lµ một số bµi tËp phÇn “Xác định cấu trúc của peptit ” mµ t«i
®· ¸p dông trong gi¶ng d¹y. Nã phï hîp víi yªu cÇu vµ môc ®Ých gi¶ng d¹y, båi
dìng häc sinh kh¸, giái ë trêng chuyªn chuÈn bÞ dù thi häc sinh giái c¸c cÊp . Nã
cã thÓ dïng lµm tµi liÖu häc tËp cho häc sinh c¸c líp chuyªn Ho¸ häc vµ tµi
liÖu tham kh¶o cho c¸c thÇy c« gi¸o trong gi¶ng d¹y vµ båi dìng häc sinh giái
Ho¸ häc gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng gi¶ng d¹y vµ häc tËp m«n Ho¸ häc.
Tuy nhiªn, ®©y chØ lµ mét phÇn rÊt nhá trong ch¬ng tr×nh «n luyÖn
cho häc sinh chuÈn bÞ tham gia vµo c¸c kú thi häc sinh giái c¸c cÊp. V× vËy,
t«i rÊt mong c¸c ThÇy , C« ®ång nghiÖp gãp ý kiÕn cho t«i vÒ chuyªn ®Ò nµy
vµ cïng nhau ph¸t triÓn sang c¸c chuyªn ®Ò kh¸c ®Ó häc sinh chuyªn Ho¸ ngµy
cµng cã nhiÒu tµi liÖu häc tËp mét c¸ch hÖ thèng h¬n.

22
Tài liệu tham khảo

1.Trần Quốc Sơn- Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học 11-12 – Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam.
2. Thái Doãn Tĩnh- Cơ sở hóa học hữu cơ – tập 3 – Nhà xuất bản Khoa học và
kĩ thuật
3. Đỗ Đình Rãng- Nguyễn Hồ - Hóa học hữu cơ – tập 2 – Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội
4. Ngô Thị Thuận – Hóa học Hữu cơ – phần bài tập - Nhà xuất bản Khoa học và
kĩ thuật
5. Thái Doãn Tĩnh - Hóa học Hữu cơ – phần bài tập - Nhà xuất bản Khoa học
và kĩ thuật
6. Nguyễn Văn Tòng – Bài tập Hóa Hữu cơ - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội
7. Trần Quốc Sơn, Trần Thị Tửu – Danh pháp Hợp chất Hữu cơ - Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam.
8. Tuyển tập đề học sinh giỏi Quốc gia môn Hóa học
9. Tuyển tập đề thi chọn học sinh đội tuyển quốc gia tham dự Olympic Hóa học
Quốc tế
10. Đề thi Olympic Hóa học Quốc tế lần thứ 37.

23

You might also like