You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ

KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

Họ và tên: Tô Hiến Đạt Mã SV:1800450


Lớp:D107K10
Ngành:Quản trị kinh doanh
Khóa: 10
Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thị Hay
Môn học: Thanh toán và tín dụng quốc tế

HÀ NỘI, NĂM 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và làm việc, cá nhân em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo - Nguyễn Thị Hay, giảng viên bộ môn
Thanh toán và tín dụng quốc tế- trường Đại học Thành Đô người đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình học tập.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Thành Đô nói
chung, các thầy cô bộ môn nói riêng đã dạy chúng em kiến thức về các môn học khác,
giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt
quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm,
giúp đỡ, động viên chúng em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài tập này.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân em, bài tiểu luận
này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp
ý kiến của các thầy cô để có điều kiện bổ sung, nâng cao khả năng của chúng em, phục vụ
tốt hơn công tác thực tế sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 08 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Tô Hiến Đạt
Mục Lục
Lời mở đầu 01

Phần I: Giới thiệu về đơn vị khảo sát 02

1.1 Giới thiệu về công ty 02

1.2 Các sản phẩm của công ty 02

1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 04

1.4 Tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây 05

Phần II: Phương thức thanh toán cho đơn vị 07

2.1 Thực trạng của công ty xuất nhập khẩu về thép 07

2.1.1 Thực trạng chung xuất nhập khẩu thép hiện nay 07

2.1.2 Thực trạng của công ty 08

2.2 Phương thức thanh toán của công ty 09

2.3 Đánh giá phương thức thanh toán của công ty 12

Phần III: Giải pháp 15

3.1 Giải pháp hoàn thiện phương thức thanh toán 15

3.2 Phương thức chia nhỏ các khoản thanh toán 16

3.3Phương thức khác 17

Kết luận 19

Tài Liệu Tham Khảo 20


Lời mở đầu
Tại trường Đại học Thành Đô, bài tập lớn bộ môn "Phân tích và thẩm định dự án đầu tư"
được kiểm tra bằng dự án "Phân tích và thẩm định phương thức thanh toán cho một đơn
vị xuất nhập khẩu bất kì" do các bạn sinh viên nói chung và riêng cá nhân em đảm nhận
và thực hiện.

Để thực hiện một bài tiểu luận tốt cho chính bản thân mình đảm nhiệm và thực hiện, trước
hết chúng ta cần nắm được toàn bộ kiến thức liên quan cần có và sau đó là có những
nghiên cứu cũng như những trải nghiệm thực tế. Mà tại môn học "Phân tích và thẩm định
dự án đầu tư", được chỉ dạy bởi cô giáo Nguyễn Thị Hay, em đã được học rất kĩ về các
phương pháp, lý thuyết cũng như bài tập về phân tích và thẩm định các phương thức
thanh toán, cách tính toán của một dự án cơ bản

Nhận thấy đây là một đề tài bao quát toàn bộ lý thuyết của môn học, em đã áp dụng
những kiến thức đã được dạy bởi cô. Từ đó tìm hiểu về công ty để phân tích phương thức
thanh toán cũng như xây dựng riêng cho mình một ý tưởng về một hoạt động kinh doanh
sau này. Những chi tiết của bài tập sẽ được em trình bày dưới đây.

Bài tập lớn trên đây của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy cô giáo và
các bạn góp ý để em ngày một hoàn thiện hơn.

1
PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ KHẢO SÁT
Ở trong bài tiểu luận lần này, em sẽ tìm hiểu về công ty Steel Plus Trading

STEEL PLUS TRADING

  Địa điểm:  Việt Nam: Tầng 3, Việt Tower, số 01 phố Thái Hà, Phường Trung
Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội , Việt Nam

SINGAPORE: Số 22 Đường Sin Ming, Thành Phố Midview

  Website: www.steelplustrading.com
 Số điện thoại: +84 24 36454035

1.1 Giới thiệu về công ty

Steel Plus Trading cung cấp nguồn và kết nối các nguyên liệu thô có thể tái chế từ Anh,
Mỹ, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ (chủ yếu là thép). Các nguyên liệu này được bán cho
các nước ASEAN (bao gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Đài Loan,
Singapore, Malaysia, Trung Quốc và Hàn Quốc).

Thị trường chính của công ty:

Indonesia- 60%

Malaysia- 20%

Việt Nam- 10%

Khác-10%

1.2 Các sản phẩm của công ty

Ống thép phế liệu


Lớp: lỏng, bó
Xuất xứ: Úc, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Brazil
Ống lót là thép phế liệu sạch, không quá 12 inch ở bất kỳ kích thước nào. Hầu hết vật liệu
là tấm mới xuất xưởng, mảnh vụn, tấm dập, vv Ống lót bao gồm sắt rèn sạch và ống thép
mềm.

2
Phế liệu thép tấm và kết cấu
Lớp: PNS, HS
Xuất xứ: Úc, Mỹ, Anh, Hồng Kông, Nhật Bản
Cắt phế liệu kết cấu và tấm, từ 5 feet trở xuống. Làm sạch các tấm thép có lò sưởi hở,
hình dạng cấu trúc, đường cong, vỏ bọc hoặc lốp thép bị hỏng. Kích thước chiều dày
không nhỏ hơn 1/4 inch, chiều dài không quá 5 feet và chiều rộng 18 inch.

Thép vụn
Các cấp độ: Băm nhỏ 211, Băm nhỏ 210
Xuất xứ: Úc, Mỹ, Anh, Nhật Bản
Phế liệu sắt thép đồng nhất, được tách từ tính, có nguồn gốc từ ô tô, thép số 1 và số 2
chưa qua xử lý, các loại phế liệu đóng kiện và tấm khác.
Mật độ trung bình 50 - 70 pound trên khối foot.

Phế liệu thép nóng chảy nặng


Lớp: HMS 1, HMS 2, H1, H2
Xuất xứ: Mỹ, Anh, Nam Trung Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản
Thép nóng chảy nặng (HMS) là sắt vụn: thép có thể tái chế hoặc sắt rèn. HMS bao gồm
các mảnh nhỏ và được chia thành hai loại: HMS 1, không được mạ kẽm hoặc làm đen và
HMS 2, mỏng hơn. (Mã IRIS 200-206).

Phế liệu thép nóng chảy nhẹ


Lớp: Gói
Xuất xứ: Úc, Mỹ, Anh, Nam Trung Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản

Phế liệu có thể cuộn lại


Lớp: H-Beam, Moon Cut, Rebars
Xuất xứ: Mỹ, Canada, Hồng Kông

3
1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm
quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty
quy định. Đặc biệt, Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các Báo cáo tài chính hàng năm
của Công ty, ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty,…. 

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn
quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách
nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Hiện tại Hội đồng
quản trị Công ty có 05 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên không quá 05 năm. 

Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu sự quản lý trực tiếp của Đại hội đồng
cổ đông. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh
doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng

4
quản trị và Ban Giám đốc. Hiện tại, Ban Kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên, nhiệm kỳ
mỗi thành viên không quá 05 năm.

Ban Giám đốc 


Ban Giám đốc của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Than – TKV gồm 03 thành viên,
trong đó có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm,
là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị,
Điều lệ Công ty. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Các chi nhánh và phòng ban chức năng:

Hiện nay, Công ty có 3 chi nhánh và 9 phòng chức năng thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ do Ban giám đốc giao.

1.4 Tình hình kinh doanh các năm gần đây

Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 - 2020 (đvt: tỷ đồng)

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lan rộng ra
nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đã tác động đến hoạt động sản xuất của một số doanh
nghiệp trong khu công nghiệp, kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 6 giảm nhẹ so với tháng
trước, tuy nhiên vẫn đạt tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất,
nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2021 ước tính đạt 54 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm
trước. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa
5
đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 157,63
tỷ USD, tăng 28,4%; nhập khẩu đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1%. Cán cân thương mại 6
tháng đầu năm 2021 ước tính nhập siêu 1,47 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 5/2021 đạt 26,19 tỷ USD. Ước tính tháng
6/2021 ước tính đạt 26,5 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 17,3% so với cùng
kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu quý II/2021 ước tính đạt 79,23 tỷ USD, tăng 33,5%
so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,1% so với quý I năm nay. Tính chung 6 tháng đầu
năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 40,89 tỷ USD, tăng 16,8%,
chiếm 25,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu
thô) đạt 116,74 tỷ USD, tăng 33%, chiếm 74,1%. Trong 6 tháng đầu năm 2021 có 25 mặt
hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 88,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (5
mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng, nhóm hàng công nghiê ̣p nă ̣ng và khoáng sản
ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiê ̣p
nhẹ và tiểu thủ công nghiê ̣p ước tính đạt 58 tỷ USD, tăng 31,2%; nhóm hàng nông, lâm
sản đạt 11,58 tỷ USD, tăng 15,8%; nhóm hàng thủy sản đạt 4,05 tỷ USD, tăng 12,4%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 5/2021 đạt 28,27 tỷ USD. Ước tính tháng
6/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 27,5 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng trước và
tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu quý II/2021 ước tính đạt
83,5 tỷ USD, tăng 45,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 10,4% so với quý I năm nay.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 159,1 tỷ
USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 55,9
tỷ USD, tăng 30,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 103,2 tỷ USD, tăng 39,5%.
Trong 6 tháng đầu năm 2021 có 31 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm
tỷ trọng 87,4% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021, nhóm hàng tư liê ̣u sản xuất ước
tính đạt 149,32 tỷ USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy
móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 72 tỷ USD, tăng 33%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vâ ̣t
liê ̣u đạt 77,35 tỷ USD, tăng 40,2%. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 9,78 tỷ USD, tăng
28%.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng Năm nhập siêu 2,07 tỷ USD; 5 tháng nhập
siêu 0,47 tỷ USD; tháng Sáu ước tính nhập siêu 1 tỷ USD. Tính chung 6 tháng đầu năm
2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 1,47 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu
5,86 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,01 tỷ USD; khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 13,54 tỷ USD.

6
PHẦN II. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
CỦA ĐƠN VỊ
2.1 Thực trạng xuất nhập khẩu của công ty

2.1.1 Thực trạng tổng quan ngành Thép tại Việt Nam

Theo báo cáo “Tổng quan ngành Thép Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Hiệp hội
Thép Việt Nam (VSA) tại Hội thảo “Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ
phòng vệ thương mại trong tình hình mới” được tổ chức tháng 9/2019, kể từ năm 2004,
tổng số các vụ nước ngoài kiện sản phẩm thép Việt Nam lên tới 52 vụ việc, bao gồm: 30
vụ chống bán phá giá, 3 vụ chống trợ cấp, 3 vụ chống bán phá giá và chống trợ cấp, 9 vụ
tự vệ toàn cầu, 6 vụ chống lẩn tránh thuế và 1 vụ sử dụng biện pháp theo Mục 232 Đạo
luật Thương mại mở rộng năm 1962 (Trade Expansion Act). Số liệu thống kê của Cục
Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cũng cho thấy, thép là mặt hàng có số vụ kiện
PVTM nhiều nhất trong tất cả các ngành hàng hiện nay với số lượng vụ việc PVTM
chiếm tới 39,1% trong tổng số vụ việc các sản phẩm của Việt Nam bị áp dụng, trong đó
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) là hai thị trường sử dụng các công cụ PVTM nhiều nhất.

Các sản phẩm thép Việt Nam bị điều tra, áp dụng biện pháp PVTM tương đối đa dạng và
ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn ở mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, mà còn
là những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu trung bình và nhỏ như: Mắc áo thép, thép
chịu lực không gỉ, đinh thép, ống thép dẫn dầu, ống thép các-bon, thép mạ kẽm, dây
thép… Ngoài ra, nếu như trước đây, các vụ việc thường tập trung vào sản phẩm cụ thể, thì
hiện nay, cùng một biện pháp có thể hướng tới rất nhiều nhóm sản phẩm khác nhau. Ví dụ
như vụ việc Ủy ban châu Âu (EC) quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự
vệ đối với 28 nhóm sản phẩm vào tháng 3/2018; Thổ Nhĩ Kỳ điều tra tự vệ với 21 nhóm
sản phẩm vào tháng 9/2018 hay Mỹ áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu theo Mục 232,
Đạo luật Mở rộng thương mại với 177 mã HS thép…

Một trong những đối thủ đáng lo ngại nhất là Trung Quốc bởi họ là nhà sản xuất thép lớn
nhất thế giới và có vị trí giáp ranh với Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có
khoảng 37,7% lượng thép nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc vào Việt Nam trong 10 tháng
đầu năm 2019. Thêm vào đó, cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung cho đến nay vẫn chưa có
dấu hiệu dừng lại với những “chiến thuật” mới của cả hai bên hay những đòn đáp trả lẫn
nhau, thì việc thép Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam, thậm chí mượn xuất xứ Việt Nam
để xuất khẩu sang các quốc gia khác là khả năng không thể loại trừ.

Để bảo vệ thị trường nội địa trước lượng thép nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam, Bộ Công
thương đã đưa ra những quyết định về chống bán phá giá, tự vệ, các điều tra về chống lẩn
tránh thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu là thép hình H, thép không gỉ cán nguội, thép
cuộn cán nguội, thép mạ, thép phủ màu… Đồng thời, Bộ Công Thương đã phối hợp với
7
các đơn vị liên quan rà soát, phân công lại và siết chặt việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hoá (C/O) nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận xuất xứ. Việc xem xét áp dụng các
biện pháp PVTM với hàng hóa nhập khẩu, tăng thuế nhập khẩu đã góp phần tăng nguồn
thu cho ngân sách nhà nước, giảm đi đáng kể lượng thép nhập khẩu, giúp doanh nghiệp
thép Việt Nam có cơ hội để đẩy mạnh sản xuất đáp ứng thị trường trong nước.

Trong giải quyết các vụ việc PVTM, để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp trong
nước, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) theo dõi sát hiệu quả áp dụng biện
pháp tự vệ. Đơn cử như trong năm 2019, Cục đã thẩm định hồ sơ gia hạn biện pháp tự vệ
của 2 vụ việc trong đó có mặt hàng phôi thép và thép dài.

Bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp thép trong nước đã đề ra
các biện pháp chủ động phòng vệ bằng các giải pháp về thiết lập quyền sở hữu trí tuệ,
đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hay một số nước đã và dự
kiến phát triển (Campuchia, Mỹ, Canada…), đăng ký phát minh, giải pháp, quy trình sản
xuất bằng hình thức phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích…

Qua những thông tin trên đây, chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp sản xuất thép của
Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng các loại sản phẩm, xác định rõ nguồn gốc những
sản phẩm để tạo ra điều kiện thuận lợi trong việc xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài,
tránh việc bị áp thuế không đáng có. Nếu bạn đã đang quan tâm đến các sản phẩm linh
kiện thép phục vụ cho việc thi công công trình xây dựng thì có thể liên hệ với đơn vị sản
xuất gối kế thép Hoàng Phú Anh, là một trong những đơn vị sản xuất thép hàng đầu của
Việt Nam.

2.1.2 Thực trạng của công ty

- Năm 2013 do ảnh hưởng của lạm phát nên nhiều doanh nghiệp thép đang phải đối mặt
với sản lượng hàng tồn kho ngày càng lớn, nhiều công trình ngưng trệ, thị trường tiêu thụ
chậm, không bán được hàng, sản xuất bị đình trệ

- Phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành (thép phế liệu) phải nhập khẩu từ 70–
80%. Và các doanh nghiệp còn phải nhập khẩu máy móc để cải tiến công nghệ. Vì vậy,
doanh nghiệp thép cũng chịu tác động không nhỏ bởi biến động của tỷ giá.

- Xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng của tình hình chính trị Việt Nam và tình hình chính trị của
thị trường nhập khẩu thép. Chính trị Việt Nam ổn định thì mới tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp tự do kinh doanh mà không lo ngại những vấn đề như: bị phong tỏa tài sản,
cấm xuất khẩu hay quốc hữu hóa tài sản. Ngược lại, nếu tình hình chính trị của nước nhập
khẩu thép mà không ổn định thì mặt hàng thép của nước ta sẽ khó thâm nhập và sản lượng
sẽ giảm, thậm chí không xuất khẩu qua được

8
2.2. Thực trạng tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty
Bảng 1: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh
ĐVT: Triệu đồng
Năm Năm Năm 2010/2008(%
Khoản mục 2010 2009 2008 2010/2009(%) )
Tiền mặt 29,705 140,377 103,739 -78.84 35.32
Khoản phải thu 104,920 91,463 88,157 14.71 3.75
Nợ ngắn hạn 148,745 234,667 171,254 -36.61 37.03
Hệ số thanh toán
nhanh 0.91 0.99 1.12 -8.39 -11.83

( Nguồn : Phòng kế toán tài chính – Công ty Steel Plus Trading )


Nhận xét: Trong năm 2008, cứ một đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty có sẵn 1.12
đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh còn trong năm 2009, công ty có sẳn 0,99 đồng
tài sản đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh, giảm hơn so với năm trước, đến năm 2010,
công ty chỉ có 0,91 đồng tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh toán,thấp hơn 11.83% so với
năm 2010, điều này cho thấy tình hình thanh toán trong năm sau có khó khăn hơn, thông
thường, nếu tỷ lệ này lớn hơn 1(100%) thi tình hình thanh toán của công ty tương đối khã
quan, công ty có thể đáp ứng đươc nhu cầu thanh toán nhanh. Nhưng xem xét tỷ lệ thanh
toán nhanh của công ty trên bảng phân tich cho thấy rằng, năm 2008 tỷ lệ thanh toán
nhanh lớn hơn 1 công ty có khả năng để thanh toán nhanh, còn 2 năm sau thì tỷ lệ thanh
toán nhỏ hơn 1 nên công ty không có khả năng để thanh toán nhanh, tình hình tài chính
của công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Qua phân tích ta thấy, hệ số khả năng thanh toán
trong 2 năm đều nhỏ hơn 1, với số liệu này, ta thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh
nghiệp là chưa cao, tài sản thanh khoản chưa đủ để đáp ứng được nợ ngắn hạn. Nguyên
nhân là do tiền mặt của Công ty giảm tới 78.84%. Khi công ty cần tiền để trả nợ gấp sẽ
không đáp ứng kịp thời mặc dù khoản phải thu tăng 14.71%. Công ty cần lưu ý hơn vấn
đề này.
Hàng tồn kho của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2008 giá trị hàng tồn kho là
89,353.65 triệu đồng, giảm xuống 69,289.09 triệu đồng năm 2009, số lượng hàng tồn kho
tăng lên 1/3 đến 2 lần so với 2 năm trước đó, với giá trị là 125,627.99 triệu đồng.
Bảng 2: Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền
9
ĐVT:Triệu đồng

Năm Năm Năm 2010/2009 2010/2008


Khoản mục 2010 2009 2008 (%) (%)
Tiền 29,705 140,377 103,739 -78.84 35.32
Nợ ngắn hạn 148,745 234,667 171,254 -36.61 37.03
Hệ số thanh toán bằng
0.20 0.60 0.61 -66.62 -1.25
tiền

( Nguồn : Phòng kế toán tài chính – Công ty Steel Plus Trading )

Nhận xét: Căn cứ vào bảng phân tích trên, chúng ta thấy tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt
của công ty biến thiên qua các năm. Trong năm 2008 có 0,61 đồng để thanh toán ngay các
khoản nợ ngắn hạn vào bất kỳ thời điểm nào, nhưng qua 2009 tỷ lệ này giảm so với năm
2008 là 0,01 đồng, tức là công ty đã có đươc 0,60 đồng để đáp ứng nhu cầu thanh toán
ngay bằng tiền mặt. Tuy nhiên, đến năm 2010 thì tỷ lệ này giảm một cách đáng kể và chỉ
còn 0,20 đồng tiền mặt để thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Điều này nếu so sánh
với tiêu chuẩn đưa ra là tỷ lệ này tối thiểu phải bằng 0,5 thì trong 2 năm 2008 và 2009
công ty đã đáp ứng được các khả năng thanh toán các khoản tiền đến hạn. Đặc biệt trong
năm 2010 tỷ lệ này lại giảm rất nguy hiểm nếu có các nhu cầu cần phải thanh toán ngay.
Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Như vậy, trong những năm tới, doanh nghiệp cần phải
có những biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự trữ tiền mặt lên đến mức cho phép
và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để có thể đáp ứng ngay nhu cầu
thanh toán.

Bảng 3: Bảng phân tích khả năng thanh toán hiện hành
ĐVT:Triệu Đồng

10
Năm Năm Năm 2010/2009 2010/2008
Khoản mục 2010 2009 2008 (%) (%)
TSLĐ và ĐTNH 442,351 303,839 285,025 45.59 6.60
Nợ ngắn hạn 148,745 234,667 171,965 -36.61 36.46
Hệ số thanh toán hiện
hành 2.97 1.29 1.66 1.68 -0.36

( Nguồn : Phòng kế toán tài chính – Công ty Steel Plus Trading )

Tỷ lệ thanh toán hiện hành năm 2009 có xu hướng giảm so với năm 2008 là 0.36%. Tỷ lệ
này năm 2008 là 1.66 nghĩa là cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,66 đồng giá
trị TSLĐ. Năm 2009 tỷ lệ này là 1.29 nghĩa là có 1.29 đồng TSLĐ tính cho một đồng nợ
ngắn hạn phải trả. So với năm trước là 1.66 thì thấp hơn 0.36 đồng. Năm 2010 tỷ lệ này
đã tăng lên 2.97 đồng nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn phải trả được đảm bảo bằng 2.97
đồng giá trị TSLĐ, nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của khoản TSLĐ nhanh hơn so với
tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, cụ thể là trong năm 2010, tốc độ tăng của tài sản lưu động là
45.59% còn nợ ngắn hạn giảm còn 36.61% . Như vậy dựa trên kết quả thì cứ 1 đồng nợ
ngắn hạn thì có 2.97 đồng tài sản lưu động bảo đảm cao hơn so với mức trung bình ngày
1.8 lần, điều này chứng tỏ doanh nghiệp luôn đảm bảo khả năng trang trải đầy đủ các
khoản nợ ngắn hạn thông qua việc tiền hóa các khoản phải thu hay hàng tồn kho nhưng
chỉ số cao hơn nhiều như vậy là một điều không nên, như vậy thì mặc dù doanh nghiệp
không phải lo gánh nặng về nợ nhưng doanh nghiệp không chiếm dụng được vốn của các
doanh nghiệp khác, khi doanh nghiệp cần vốn doanh nghiệp sẽ phải đi huy động như vậy
sẽ làm doanh nghiệp tốn thêm nhiều chi phí. Điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của công
ty đã tăng trở lại chứng tỏ Doanh nghiệp có thể đảm bảo được khả năng thanh toán cho
mình. Qua 3 năm thì ta thấy năm 2008 và năm 2009 tỷ lệ này đều nhỏ hơn tỷ lệ được chấp
nhận 2:1 như vậy công ty sẽ gặp gánh nặng cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn,
nhưng lúc này tỷ lệ đã tăng lên công ty có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đó,
tình trạng mất khả năng thanh toán khó có thể xảy ra.
Tóm lại, qua quá trình phân tích 3 hệ số: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh
toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền, ta thấy khả năng thanh toán nhanh và khă
năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp giảm, trong khi đó khả năng thanh toán hiện

11
hành của doanh nghiệp lại tăng. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là chỉ tiêu về khả năng thanh
toán hiện hành của doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi sự tăng lên rất lớn của khoản đầu
tư ngắn hạn. Mà thực chất, khoản đầu tư ngắn hạn tăng sẽ làm giảm khả năng thanh toán
nên nó phản ánh không chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chính vì thế
khả năng thanh toán bằng tiền phản ánh chính xác hơn về tình hình thanh toán của doanh
nghiệp do hệ số này được thể hiện thông qua lượng tiền mặt hiện có ở doanh nghiệp. Vì
thế qua quá trình phân tích, ta có thể khẳng định rằng khả năng thanh toán của công ty
trong 2 năm qua có xu hướng giảm. Công ty cần có biện pháp thu hồi nhanh vốn bị ứ
đọng ở khâu khách hàng và khâu tồn trữ để có thể trang trải kịp thời các khoản này. Công
ty vẫn đang duy trì được vị thế tương đối an toàn trong thanh toán, nhưng một mặt nào đó
nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, đặc biệt trong nền kinh tế như hiện nay.
2.3. Đánh giá khả năng thanh toán tại công ty
2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua những phân tích về tình hình khả năng thanh khoản của công ty Cổ phần VICEM Vật
tư Vận tải Xi măng đã phản ánh tình hình tài chính trong năm qua là khá ổn định và lành
mạnh. Không những thế quy mô kinh doanh của Công ty không ngừng mở rộng, điều này
đã giúp cho Công ty thu được Doanh thu và Lợi nhuận.
Vốn lưu động ròng đã được doanh nghiệp điều chỉnh một cách hợp lý hơn, tăng từ hơn 69
tỷ đồng lên hơn 293 tỷ đồng, giúp cho nguồn vốn lâu dài tài trợ cho tài sản ngắn hạn được
tăng lên, góp phần không nhỏ trong việc làm giảm sức ép lên tài sản ngắn hạn.
Đồng thời công ty cũng đã nâng dần khả năng thanh toán hiện hành của mình lên, năm
2010 tăng gấp 1.68 lần so với năm 2009 nhằm mục tiêu phấn đấu trong những năm tới sẽ
đạt được yêu cầu tài sản thanh khoản đủ để đáp ứng được nợ ngắn hạn, nâng cao được
khả năng thanh toán của công ty.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2009 là 2.57 lần, trong khi năm 2010 là 0 lần tức là qua
2 năm, tỷ số này đã giảm 2.57 lần. Điều đó chứng tỏ mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn
chủ sở hữu của công ty ngày càng tăng. Công ty luôn đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán cho
khách hàng.
Bên cạnh đó, trong hai năm gần đây, để có thể mở rộng được quy mô kinh doanh, Công ty
đã khai thác không chỉ nguồn vốn bên trong mà còn tăng cường huy động nguồn vốn bên
ngoài để bảo đảm nhu cầu vốn của mình do đó mà hệ số nợ trong năm qua đã tăng đáng

12
kể. Với uy tín trong kinh doanh, công ty đã tăng huy động vốn bên ngoài chủ yếu là việc
sử dụng vay nợ ngắn hạn từ Tổng công ty Xi măng Việt Nam và huy động từ các khoản
vốn chiếm dụng được, trong đó khoản phải trả nhà cung cấp chiếm tỷ trọng lớn. Lợi thế
của Công ty khi huy động nguồn vốn ngắn hạn từ việc chiếm dụng vốn là có thể đáp ứng
nhanh chóng nhu cầu về vốn trong sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn thấp,
không phải trả lãi khi sử dụng nguồn vốn này.
Năm qua công ty đã đảm bảo một số lượng vốn bằng tiền khá lớn để đáp ứng nhanh
chóng nhu cầu trong thanh toán. Đối với các khoản phải thu, do mở rộng quy mô kinh
doanh, đẩy mạnh công tác bán hàng đã làm tăng các khoản phải thu lên khá cao tuy nhiên
vòng quay cca khoản phải thu cũng tăng lên và kỳ thu tiền trung gian giảm, công ty còn
thu đưa ra được các biện pháp khá hiệu quả để thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi điều
này đã phản ánh hiệu quả trong công tác quản lý các khoản thu của công ty năm qua là rất
tốt.
Trong quản lý vốn cố định: Năm qua công ty đã không ngừng đầu tư thêm máy móc thiết
bị, nhà xưởng và các phương tiện vận tải… khai thác triệt để công suất TSCĐ hiện có,
điều này đã giúp Công ty tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như VCĐ. Ngoài ra, với việc
đầu tư trên đã góp phần tăng năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường và chủ động
hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3.2. Những nguyên nhân và hạn chế
Tuy vậy, những hạn chế trong khả năng thanh toán của công ty là không nhỏ. Nó ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn khá nhiều vì thế tỷ trọng khoản phải thu trên tổng tài
sản lưu động có chiều hướng tăng, năm 2010 đã tăng 13,456,894,105 đồng so với năm
2009 do đó doanh nghiệp cần phải tích cực đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy
nhanh tốc độ thu hồi nợ.
Khả năng thanh toán của công ty giảm, khả năng thanh toán nhanh trong 2 năm giảm từ
0.99 lần xuống còn 0.91 lần; trong đó đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền tụt xuống
rất thấp, cụ thể năm 2009 là 0.39 lần và sang đến năm 2010 chỉ có 0.20 lần.
Khả năng thanh toán lãi vay của công ty giảm, khả năng thanh toán lãi vay trong 2 năm
giảm từ 1.84 lần xuống còn 1.73 lần.

13
Hiện tại số dư vố băng tiền khá cao và tập trung chủ yếu dưới dạng tiền thanh toán. Tuy
việc tăng dự trữ vốn bằng tiền lớn đảm bảo cho Công ty có thể chủ động trong thanh toán
nhất là thanh toán nợ đến hạn nhưng dự trữ lớn cũng làm giảm khả năng sinh lời của đồng
vốn. Hơn nữa khi để ở dạng tiền gửi ngân hàng, công ty rất dễ gặp phải rủi ro lạm phát,
nhất là trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang khủng hoảng như hiện nay, sẽ dẫn đến
việc mất giá đồng tiền và vô hình chung doanh nghiệp sẽ bị mất vốn
Nguyên nhân của tất cả những hạn chế trên là do trong 2 năm qua, doanh nghiệp mới
bước vào giai đoạn cổ phần hóa, bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh mới, di chuyển
nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất, đào tạo nhân lực, nâng cao chuyên môn cho cán bộ
nhân viên nên đã sử dụng một lượng kinh phí lớn. Đồng thời, do thời gian này, công ty
tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường, tạo quan hệ với các nhà
cung cấp và khách hàng nên lượng vốn của công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng cũng
khá lớn.

14
PHẦN III. GIẢI PHÁP CHO PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN
3.1 Giải pháp hoàn thiện phương thức thanh toán
Qua nghiên cứu phân tích ở chương 2, ta thấy tình hình thanh toán của Công ty vẫn đang
chứa đựng những rủi ro cao, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời. Như vậy nếu Công
ty không có sự điều chỉnh phù hợp thì sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn kinh
doanh cho Công ty. Do đó Công ty cần thực hiện biện pháp nhằm nâng cao các hệ số khả
năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức
thời bằng cách nâng cao công tác quản trị tiền mặt và quản trị tài sản ngắn hạn.
- Đẩy mạnh tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách tăng tốc độ thu hồi séc và chậm chi trả
séc, đem lại cho khách hàng những khoản lợi ích để khuyến khích sớm trả nợ, áp dụng
chính sách chiết khấu linh hoạt đối với những khoản thanh toán trước hay đúng kỳ hạn,
nhận thấy rằng khi nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào luân chuyển càng nhanh.
- Giảm tốc độ chi tiêu thay vì dung tiền thanh toán những hóa đơn mua hàng, Công
ty nên hoãn thanh toán trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính thấp hơn những
lợi nhuận do việc thanh toán mang lại. Hiện tại Công ty bị chiếm dụng vốn trong khoản
thời gian dài ( 23 ngày ) mà Công ty chỉ chiếm dụng được trong khoản thời gian ngắn hơn
( 5 ngày đối với Tập đoàn Than Việt Nam ). Công ty nên tận dụng việc chênh lệch thời
gian của các khoản thu chi và chậm trả, hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức tồn
quỹ tiền mặt, đàm phán với Tập đoàn Than Việt Nam để kéo dài thêm thời hạn trả nợ.
Ngoài ra, các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp Ngân sách Nhà nước và tiền lương phải trả
công nhân viên khi chưa đến hạn thanh toán Công ty có thể sử dụng linh hoạt. Tuy nhiên
đây là khoản tiền có liên quan đến lợi ích của Nhà nước và người lao động trên nguyên
tắc cần quán triệt khi sử dụng đó là phải hoàn trả đầy đủ và đúng hạn.
- Tăng cường quản lý tài sản ngắn hạn, nó duy trì khả năng thanh toán cần thiết trong
những giai đoạn khủng hoảng kinh tế cho Công ty. Mức độ và thành phần của tài sản ngắn
hạn và nợ ngắn hạn chi phối bởi tình trạng khó khăn ( có thể xảy ra ) và mức độ khăc nghiệt
do môi trường kinh doanh đem lại. Tuy nhiên quản lý tài sản ngắn hạn phải đi đôi với quản lý
nợ ngắn hạn. Thời gian đáo hạn trung bình của các khoản nợ ngắn hạn dài hơn thì nhu cầu
đối với những tài sản có tính thanh khoản cao thường ít hơn và ngược lại.

15
3.2 Phương thức chia nhỏ các khoản thanh toán

3.1.1 Lấy ngày ký hợp đồng làm mốc thanh toán

Hai bên thường thoả thuận, người NK phải chuyển tiền một vài ngày sau ngày ký hợp
đồng.

 Người NK yêu cầu ngân hàng


 NK chuyển tiền cho người XK, một vài ngày sau ngày ký hợp đồng.
 Ngân hàng NK chuyển tiền cho ngân hàng XK Ngân hàng XK báo tiền đã vào tài
khoản cho người XK
 Người XK giao hàng lên tàu và giao bộ chứng từ cho người NK.

3.1.2 Lấy ngày giao hàng lên tàu làm mốc thanh toán

Hai bên thường thoả thuận, người NK phải chuyển tiền một vài ngày trước ngày người
XK giao hàng lên tàu.

 Người NK yêu cầu ngân hàng NK chuyển tiền cho người XK, một vài ngày trước
ngày người XK giao hàng lên tàu.
 Ngân hàng NK chuyển tiền cho ngân hàng XK
 Ngân hàng XK báo tiền đã vào tài khoản cho người XK
 Người XK giao hàng lên tàu và giao bộ chứng từ cho người NK

3.1.3 Lấy ngày hàng đến làm mốc thanh toán

Hai bên thường thoả thuận, người NK phải chuyển tiền một vài ngày trước ngày tàu đến.
… người XK đã giao hàng lên tàu rồi…

 Người NK yêu cầu ngân hàng NK chuyển tiền cho người XK, một vài ngày trước
ngày tàu đến cảng đích.
 Ngân hàng NK chuyển tiền cho ngân hàng XK
 Ngân hàng XK báo tiền đã vào tài khoản cho người XK
 Người XK giao bộ chứng từ cho người NK

Hoặc hai bên sẽ thoả thuận, người NK sẽ trả tiền sau một thời gian kể từ ngày tàu đến.

 Người XK cho hàng lên tàu và giao bộ chứng từ cho người NK.
 Người NK yêu cầu ngân hàng NK chuyển tiền cho người XK, sau một khoảng thời
gian kể từ ngày tàu đến cảng đích.
 Ngân hàng NK chuyển tiền cho ngân hàng XK
 Ngân hàng XK báo tiền đã vào tài khoản cho người XK.

16
Qua phần trình bày trên, có thể thấy rằng, theo tiến trình đi của lô hàng, rủi ro của người
XK là tăng dần, ngược lại, rủi ro của người NK là giảm dần. Do vậy, để dung hoà rủi ro
cho cả hai, người XK và người NK có thể kết hợp các cách vừa nêu trên, tức là sẽ chia
nhỏ các khoản thanh toán ra theo tiến trình của lô hàng, thay vì thanh toán 100%

3.3 Phương thức khác

Người bán và người mua có thể đổi sang Phương thức tín dụng chứng từ L/C vì trong
các phương thức thanh toán quốc tế; phương thức tín dụng chứng từ được người ta sử
dụng nhiều hơn cả trong thanh toán quốc tế

Quy trình của Phương thức tín dụng chứng từ L/C

(0) Ký kết hợp đồng mua bán


(1) Nhà nhập khẩu làm giấy đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng các giấy tờ cần thiết;
thực hiện ký quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C cho người xuất khẩu hưởng
lợi.
(2) Ngân hàng phát hành L/C theo đúng yêu cầu của giấy đề nghị mở L/C và chuyển tới
ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu.
(3) Ngân hàng thông báo chuyển L/C bản gốc tới cho nhà xuất khẩu để người này đánh
giá khả năng thực hiện L/C của mình và đề nghị tu chỉnh khi cần.
(4) Nhà xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh L/C
(nếu có).
(5) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh
(nếu có) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định.
(6) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyển tới ngân
hàng phát hành (hoặc ngân hàng thanh toán).
(7) Ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán:
– Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì từ chối thanh toán và gửi trả bộ
chứng từ cho người xuất khẩu.
– Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu
(đối với L/C trả chậm).
(8) Người xuất khẩu nhận được tiền
(9) Ngân hàng phát hành L/C trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và phát lệnh đòi tiền
nhà nhập khẩu.
(10) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ:
Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán; ngân
hàng phát hành ký hậu bộ chứng từ cho đi nhận hàng.

17
Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì nhà nhập khẩu có quyền từ chối thanh
toán.

18
KẾT LUẬN
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh
doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của doanh nghiệp. Đối với mỗi
doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó vấn đề về khả năng thanh toán là một trong những yếu tố hết sức
quan trọng. Việc phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ giúp cho
các nhà quản lý nhìn thấy trước được những rủi ro đang tiềm ẩn trong hoạt động kinh
doanh của mình, chuẩn đoán một cách đúng đắn nguy cơ trước mắt mà doanh nghiệp sẽ
phải đối diện, từ đó có những điều chỉnh kịp thời làm lành mạnh khả năng thanh toán
cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
phát triển.
Có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau, tuy nhiên có thể dựa vào quy trình, khối
lượng vận chuyển và sự thỏa thuận của công ty mua/bán để sử dụng các phương thức
thanh toán sao cho phù hợp và nhanh chóng dành cho cả hai bên. Đây là một khâu vô
cùng quan trọng cũng như một điều khoản cần cân nhắc trong hợp đồng nếu không muốn
gây ra bất lợi về tài chính cho công ty sau này. Việc có một phương thức thanh toán phù
hợp khiến cho việc thực hiện hợp đồng của cả hai bên diễn ra theo đúng quy trình và đảm
bảo việc thanh toán của người mua cho người bán.

Bài tập trên của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong cô giáo bộ môn góp
ý để em có thể hoàn thiện hơn với các bài tập sau này, cũng như tích lũy kinh nghiệm cho
công việc.

Em xin cảm ơn cô giáo và các bạn.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trên mạng (các trang web)


1. www.indochinapost.vn - tìm hiểu về các phương thức thanh toán
2. www.wikipedia.com - tìm hiểu về thanh toán quốc tế
3. www.simex.edu,vn - tìm hiểu về ưu nhược điểm của các phương thức thanh toán
4. www.steelplustrading.com - tìm hiểu công ty Steel Plus Trading

20

You might also like