You are on page 1of 15

ĐỜI THỪA

I. Giới thiệu chung

1. Nhan đề

- Tên tác phẩm: tác phẩm là đứa con tinh thần → việc đặt tên có ý nghĩa
vô cùng quan trọng

- Nhiều nhà văn rất trăn trở khi đặt tên tác phẩm của mình (Nguyễn Tuân:
Dòng chữ cuối cùng → Chữ người tử tù; Nam Cao: Cái lò gạch cũ → Chí Phèo,
Chết mòn→ Sống mòn...).

- Đời thừa: nhan đề ấn tượng

+ Bi kịch: tình cảnh éo le, mâu thuẫn dẫn đến đau thương.

+ Có khát vọng, hoài bão, lí tưởng.

+ Có khả năng thực tiễn.

+ Ý thức được tình trạng đau đớn, sự đổ vỡ của ước mơ.

- Thể hiện tấn bi kịch tinh thần đau đớn dai dẳng của người trí thức nghèo
có tài năng, tâm huyết, lý tưởng, giàu tình thương nhưng lại vì gánh nặng gia
đình mà lâm và hoàn cảnh sống vô năng, vô ích, cảnh "đời thừa". Không những
vậy, những điều tốt đẹp trong tư cách làm người cũng mất dần đi.

- Tên tác phẩm thể hiện tiếng nói đầy đau đớn dằn vặt của tác giả trước
tình trạng sống thừa của người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

2. Xuất xứ

Đăng lần đầu tiên trên "Tiểu thuyết thứ bảy" tại Hà Nội (số 490) ra ngày
4/12/1943

3. Đề tài: người trí thức nghèo sống bất đắc chí


- Đây là 1 đề tài quen thuộc được nhiều nhà văn nhắc đến

+ Mực mài nước mắt → Lan Khai

+ Nợ văn→ Lãng Tử

+ Nỗi đời cơ cực đương giơ vuốt

Cơm áo không đùa với khách thơ → Xuân Diệu

+ Nhiều trang văn thơ của Tản Đà

+ Nguyễn Tuân

- Đây là đề tài nổi bật trong sáng tác của Nam Cao: Giăng sáng, Sống
mòn, Nước mắt.

- Cuộc sống của người trí thức tuy không "tối như mực" (Ngô Tất Tố)
hay "đen quánh lại" (Nguyễn Tuân) như cuộc sống của người nông dân nhưng
cũng "xam xám nhờ nhờ" (Xuân Diệu). Họ tuy chưa đến nỗi chết thảm như Chí
Phèo, Lang Rận, ... nhưng vì nghèo túng họ đang phải chết mòn về tinh thần và
chịu kiếp sống đời thừa.

4. Cốt truyện

- 'Đời thừa" không hấp dẫn người đọc bởi 1 cốt truyện kịch tính hay
những tình tiết éo le li kì, cũng không có những nhân vật mà diện mạo, ngôn
ngữ độc đáo khác lạ như "Chí Phèo".

- Cốt truyện khá đơn giản: truyện diễn ra trong 1 không gian hẹp, câu
chuyện của 1 đôi vợ chồng tiểu tư sản nghèo, trong 1 thời gian ngắn: từ sáng
hôm trước đến sáng hôm sau; diễn biến có sự va chạm giữa 2 vợ chồng nhưng
không có gì gay gắt, không đẩy nhân vật đến sự lựa chọn bước ngoặt. Chỉ là
những chuyện thường ngày trong đời sống sinh hoạt, những cảnh đời rất thực,
rất quen, rất dễ bắt gặp trong đời sống nhưng đây chính là chỗ khẳng định tài
năng bậc thầy của Nam Cao. Nhà văn thể hiện 1 biệt tài: từ những chuyện vụn
vặt, tưởng chừng như xoàng xĩnh được nhà văn miêu tả, phân tích khiến chúng
hiện ra với những khía cạnh mới mang ý nghĩa sâu sắc, bất ngờ. Từ câu chuyện
của 1 người, 1 gia đình nhà văn đặt ra những vấn đề hệ trọng, cũng như những
mâu thuẫn cơ bản của bất cứ thời đại nào. Đó là mối quan hệ giữa cá nhân và xã
hội, lý tưởng và hiện thực, nghệ thuật và tình thương, nhân cách và hoàn cảnh.

5. Kết cấu

Kết cấu của 1 truyện ngắn hiện đại

+ Sự đan xem giữa hiện đại và quá khứ, thời gian kể chuyện thì
ngắn ngủi, thời gian được kể (quá khứ) lại rất dài (từ lúc Hộ là 1 gã trai trẻ đầy
nhiệt huyết và say mê lý tưởng đến lúc có vợ có con và trở thành kẻ sống thừa).

+ Truyện được kể theo dòng hồi ức, suy tư của nhân vật (chủ yếu
qua hồi ức, suy tư của Hộ và 1 phần suy nghĩ của Từ) → thế giới nội tâm nhân
vật hiện ra sinh động và chân thực.

+ Truyện xoay quanh1 mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa giữa
khát vọng sống theo hoài bão nghệ thuật, lẽ sống tình thương và hiện thực cuộc
sống vật chất nghèo khổ túng bẫn. Mâu thuẫn bên ngoài chuyển thành mâu
thuẫn bên trong đầy căng thẳng và phức tạp.

II. Đọc - hiểu tác phẩm

1. Bi kịch của nhà văn Hộ

1.1 Bi kịch văn chương

* Hộ là một nhà văn có phẩm chất, có khát vọng, có hoài bão: “Cả một đời
tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nobel…."

Tác phẩm ấy là biểu tượng đầy đủ cho một khát vọng lớn.
=>Sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. Hộ có nhu cầu khẳng định tài năng
trước cuộc đời và khát vọng được sống có ích, có ý nghĩa.

- Trong tư cách là một nhà văn, Hộ là mẫu người có lương tâm nghề
nghiệp:
+ Văn chương không được cẩu thả. Hộ là một nhà văn một cách nghiêm
khắc, thận trọng thái độ đầy nghiêm túc với nghề.

+ Coi trọng, đề cao sự sáng tạo trong văn chương.

Những phẩm chất đáng quý cần có ở một nhà văn.

- Hộ là một nhà văn có niềm đam mê văn chương:

+ Hộ đọc sách: “Hắn đang đọc chăm chú quá". Hộ tỏ ra rất chú tâm đọc
sách nhưng lại không có một tâm thế thanh thản mà như một tội đồ trước Chúa
linh thiêng Đam mê mãnh liệt.

+ Bày tỏ trực tiếp đam mê qua những lời nói với Từ: “Tôi mê văn quá nên
mới khổ”. Với Hộ văn chương trở thành một khoái lạc tinh thần cao quý.

+ Độc thoại nội tâm: “Nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì
đáng quan tâm nữa.”. Ngôn ngữ cực tả của Nam Cao diễn tả đam mê cháy bỏng
đam mê văn chương của Hộ.

 Ở Hộ hội tụ đầy đủ những phẩm chất đáng quý để có thể trở thành một
nhà văn chân chính.

* Thực tế cuộc sống:

- Khi ghép cuộc đời hắn với Từ, hắn có cả một gia đình để chăm lo, hắn có
trách nhiệm là trụ cột trong gia đình.
- Những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lý ngốn một phần lớn thì giờ của hắn.
 Hiểu ra giá trị của đồng tiền khi thực tế cuộc sống thay đổi: Khó khăn và
thiếu thốn hơn rất nhiều.

- Để giải quyết, Hộ đã phải viết những cái vô vị, nhạt nhẽo, bằng phẳng và
quá ư dễ dãi...;

Hắn đã chà đạp lên tất cả những gì mình tôn thờ mà biến thành những gì
xấu xa mà mình khinh ghét và lên án.

*Tâm trạng bi kịch của Hộ:

- Hộ đã tự xỉ vả chính mình khi đọc lại những tác phẩm mình viết. Hộ rơi
vào một tâm trạng giằng xé đầy đau đớn.

- Tự nhận mình là một kẻ vô ích, một người thừa khi thấy mình không đem
lại được chút mới lạ cho văn chương. Chính hắn chán mình.

 Tinh thần tự đấu tranh, tự phê bình chính bản thân mình Trân trọng
phẩm chất cao đẹp của Hộ. Lên án, phê phán xã hội vùi dập mơ ước hoài bão
của con người.

1.2. Bi kịch gia đình

- Hộ là một nhân vật trí thức tiểu tư sản và có một cuộc sống “áo cơm ghì
sát đất”

- Bi kịch này có phần đau đớn hơn bởi vì Hộ là một con người luôn coi
tình thương là lẽ sống và nguyên tắc sống của mình. Thế nhưng anh đã phải chà
đạp lên nguyên tắc và lẽ sống ấy.

- Khi Hộ đã hành động trước hoàn cảnh của Từ: lấy Từ, cứu vớt và cưu
mang mẹ con Từ  Hành động đẹp, cao cả, nhân hậu, độ lượng, bao dung.
Đem đến một ý nghĩa lớn.
+ Hành động này đã được trả công bằng một tình yêu rất êm đềm.

- Sau khi lấy Từ, thực tế cuốc sống của Hộ đã thay đổi, anh có cả một gia
đình phải chăm lo. Buộc nhân vật phải lựa chọn giữa hoài bão và bổn phận và
trách nhiệm.
+ Hộ hi sinh hoài bão cũng là hi sinh chính cuộc đời mình để nuôi sống vợ
con, hoặc cũng có thể bỏ mặc vợ con để chuyên chú vào văn chương nghệ thuật.

+ Anh đã phải trải qua những giằng xé và đau khổ  Tác giả đã sử dụng
những câu độc thoại nội tâm, lời nhân vật tự hỏi chính mình. Hộ đã quyết định
hi sinh cuộc đời mình vì gia đình.

+ Cũng có lúc Hộ mượn đến triết lý của Phương Tây để biện hộ cho chính
mình: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”. Nhưng Hộ vẫn
không thể từ bỏ được lẽ sống tình thương của mình. Vì lòng thương chính là
một tiêu chuẩn để nhìn nhận và đánh giá một con người, để xây dựng tư cách
làm người: “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Hộ chấp
nhận hi sinh cho gia đình nhưng anh vẫn ngấm ngầm đau khổ vì không thực
hiện được ước mơ hoài bão của mình. Anh ta không sao tránh khỏi mặc cảm
mình sống vô ích, vô nghĩa với một trạng thái gắt gỏng, bực bội - là biểu hiện
ngoài của một tâm trạng đầy u uất.

 Anh ta tìm đến rượu để phá nỗi sầu chất chứa trong lòng. Nhưng trái lại
càng làm cho nỗi sầu chất chứa hơn  Quay trở lại trạng thái u uất, bi quan.

- Hộ đã đánh đuổi vợ con: “Ngày mai, tôi sẽ đuổi tất, đuổi tất cả mẹ con
mày, kể cả con bé Thảo là đứa ngoan nhất. Vì sao? Bởi vì tất cả các người chỉ
làm cho thằng này khổ mà thôi”
- Hộ hi sinh tất cả vì tình yêu thương, nhưng hơn một lần Hộ đã đối xử thô
bạo với vợ con.
- Nam Cao đã cho ta thấy, sau mỗi lần tỉnh rượu, anh ta đều nhận ra được
lỗi lầm và sám hối:
+ Tiếng khóc của nhân vật Hộ: Trước đó là những câu hỏi của Hộ để chất
vấn chính lương tâm mình.

* “Nước mắt” miếng kính biển hình vũ trụ, là giọt châu của lòng người,
nước mắt có thể thanh lọc tâm hồn con người, biểu tượng của tình thương.

Hộ đã thực sự ăn năn, sám hối, anh tự sỉ vả chính mình, tự nhận mình là


một thằng khốn nạn Hộ nhận ra được lỗi lầm, anh khóc cho cái chết của tâm
hồn mình.

Giọt nước mắt đã nâng giữ tâm hồn, nhân cách của Hộ, đủ sức giữ cho Hộ
khỏi vực thẳm của sự sa ngã. Hộ còn khóc được, cũng có nghĩa anh ta còn biết
yêu thương và cảm thông.

* Chi tiết về lời hát ru

=> Chất vất đối với xã hội. Nam Cao đã tố cáo xã hội vạn ác phi nhân tính
lúc bấy giờ, xã hội thù địch đã cướp đi mọi hoài bão tốt đẹp của con người. Đặc
biệt đối với lớp trí thức, xã hội đẻ ra những con người với tấn bi kịch đau đớn,
để họ sống những kiếp sống vô ích, đời thừa.

=> Đối với Hộ: khép lại tác phẩm bằng một lời ru. Đồng nghĩa với việc bi
kịch tinh thần chưa được giải toả nhưng có một điều đáng quý ở đây: Mặc dù
vẫn con người đau đớn, giằn vặt, Hộ vẫn không buông xuôi, mặc cho nhân cách
bị huỷ hoại, anh ta vẫn luôn đấu tranh để giành và giữ lấy lẽ sống nhân đạo.

2. Đặc sắc nghệ thuật

- Nhân vật Hộ - một nhân vật tư tưởng hiện lên chân thực và sinh động.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý bậc thầy.

- Cốt truyện đơn giản, ít sự kiện và mâu thuẫn gay gắt.

- Tác phẩm có tầm triết lý sâu sắc.


- Kết cấu: không theo kết cấu truyền thống, mà kết cấu theo dòng nội tâm
của nhân vật.

- Từ một truyện ngắn, Nam Cao đặt ra một vấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu
sắc: Sự phát triển tài năng trong mối quan hệ hoà hợp với cộng đồng, tạo điều
kiện cho người trí thức có thể phát huy tài năng của mình để họ sống một cách
có ý nghĩa.

Vấn đề: Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao qua "Đời thừa"

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Một trong những đặc sắc nghệ thuật của truyện Nam Cao là tính triết lý.

- Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán có ý thức nhất về quan điểm
nghệ thuật của mình.

- Một kiểu nhân vật mà Nam Cao quan tâm là nhân vật trí thức TTS, qua
hình tượng nhân vật này Nam Cao đã gửi gắm rất tự nhiên và sâu sắc quan điểm
nghệ thuật của mình. Quan điểm của ông được thể hiện qua nhiều tác phẩm
như: Sống mòn, Trăng sáng, Đời thừa, Truyện người hàng xóm, Nhìn người ta
sung sướng...

- Hộ trong Đời thừa là nhân vật phát ngôn cho những tư tưởng nghệ thuật
của Nam Cao

2. Giới thiệu khái lược về tác giả, tác phẩm

- Tác giả: Nam Cao xuất hiện trên văn đàn từ năm 1936, sáng tác có ảnh
hưởng từ văn học lãng mạn đương thời, mãi đến năm 1940 với Chí Phèo, Nam
Cao mới dứt khoát đi theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa hoàn toàn dứt bỏ
ảnh hưởng của văn học lãng mạn thoát li.

- Tác phẩm ...

3. Quan điểm nghệ thuật

- Khái niệm qnnt

- Có 2 quan điểm nghệ thuật chính

+ Nghệ thuật vị nghệ thuật: chỉ tôn vinh và phổ biến cái đẹp mà
thôi không có 1 mục đích nào.

+ Nghệ thuật vị nhân sinh: nghệ thuật là công cụ phục vụ cho xã


hội

- Giai đoạn 1930 - 1945 nảy sinh ra 1 cuộc bút chiến gay gắt giữa 1 luồng
quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Nam Cao không
trực tiếp tham gia và cuộc bút chiến đó, ông gián tiếp thể hiện quan điểm của
mình qua những sáng tác và hình tượng nghệ thuật.

4. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trong "Đời thừa"

Đời thừa viết về bi kịch tinh thần của người nghệ sĩ ôm ấp hoài bão lớn
về sự nghiệp văn chương nhưng vì gánh nặng cơm áo mà phải sống cuộc sống
"Đời thừa" và điều đáng sợ hơn những điều quý giá trong tư cách là người cũng
dần bị mai một.

Qua suy ngẫm, trăn trở bên trong cũng như những lời nói của Hộ, người
đọc nhận ra những tuyên ngôn nghệ thuật mà Nam Cao gửi gắm

a. Nam Cao đề cao lối viết thận trọng, phê phán sự cẩu thả trong văn
chương. Ông viết "sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương
rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện".
- Trước đây, Hộ vốn là nhà văn có lối viết thận trọng vì thế anh ta chỉ
kiếm được đủ sống 1 cách eo hẹp nhưng Hộ lại rất hài lòng vì được sống theo
đúng lí tưởng của mình.

- Từ khi có gia đình, Hộ không đành lòng nhìn vợ con rách rưới, Hộ đành
cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng.

- Chính vì viết cẩu thả nên cái mà Hộ có được chỉ là "những cái vô vị,
nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn 1 vài ý rất thông thường.
khuấy loãng trong 1 thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi".

- Hộ tự nhận thức và xỉ vả mình là kẻ đê tiện vì chính sự cẩu thả đó.

→ Qua suy nghĩ của Hộ, người đọc nhận ra với Nam Cao nghệ thuật là 1 loại
hình hoạt động đòi hỏi sự tận tâm, cẩn thận, kỹ càng trong từng câu chữ, trong
cách xây dựng nhân vật, hình thành cốt truyện. Sự cẩu thả là điều không thể
chấp nhận được trong bất cứ nghề nghiệp nào và càng không thể trong sự sáng
tạo văn chương. Nghề văn là 1 nghề cao quý, nhà văn phải có lương tâm và
trách nhiệm với ngòi bút của mình. Những nội dung tầm thường, những hình
thức cẩu thả đều đáng bị coi là đê tiện.

Đặt vào hoàn cảnh xã hội bấy giờ, nhiều cây bút chạy theo thị hiếu của
độc gải, vì mục đích thương mại nên đã bán rẻ, uốn cong ngòi bút của mình,
chúng ta sẽ thấy đây là 1 quan điểm hết sức nghiêm túc và quý giá.

b. Đề cao sự thận trọng nhưng Nam Cao chỉ ra bản chất của nghệ thuật là
sáng tạo "Văn chương không cần ...sáng tạo những gì chưa có"

- Giải thích: phủ nhận lối viết văn dập khuôn, máy móc, gò bó và câu nệ
trong những kiểu mẫu sẵn có. Nam Cao khẳng định nhà văn không phải là
những người thợ mà là những người nghệ sĩ sáng tạo. Mỗi người cầm bút phải
luôn nỗ lực, đào sâu vào hiện thực cuộc sống, tìm tòi ở cuộc sống để phát hiện
ra đưa đến cho bạn đọc "những nguồn chua ai khơi và sáng tạo những gì chưa
có". Hướng đến cái chưa ai khơi, cái chưa có là hướng tới cá mới lại trong sáng
tạo nghệ thuật. Đằng sau câu văn của Nam Cao là nhu cầu khẳng định dấu ấn cá
nhân thể hiện mạnh mẽ . Có thể nói đây là 1 yêu cầu hết sức khắt khe đòi hỏi sự
nghiêm túc, 1 quá trình lao tâm khổ tứ của người cầm bút.

- Đây là 1 quan điểm rất đúng đắn. Nam Cao đã gặp gỡ với nhiều quan
điểm tiến bộ khác. Các nhà văn chân chính đều cho rằng "sự lặp lại là cái chết
của văn chương nghệ thuật".

- Bản thân Nam Cao luôn hành động theo phương châm sáng tác trên.
Chính vì thế ông đã để lại cho văn học nước nhà nhiều kiệt tác, nhiều hình
tượng nghệ thuật độc đáo chưa từng có.

+ Trước Nam Cao, người ta luôn nghĩ khổ như anh Pha, Chị Dậu là
cùng nhưng từ khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước đến, chúng ta thấy rằng đây mới
là hiện thân sâu sắc nhất những tủi cực bất hạnh của con người trong xã hội
thuộc địa, nô lệ.

+ Trước Nam Cao, người đọc đau đớn trước tiếng kêu cứu của
người chết đói thảm khốc trong trang văn của Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố,... đến
Nam Cao chúng ta thoảng thốt giật mình trước tiếng kêu cứu lấy nhân cách con
người.

+ Nam Cao đã tìm cho mình lối đi riêng, từ cách hành văn đến
cách xây dựng nhân vật, tạo dựng cốt truyện... đều mang những đặc điểm của
riêng Nam Cao. Cái tên Nam Cao không trộn lẫn, không chìm lấp trong dòng
văn học đang phát triển rực rỡ vứi những tên tuổi lớn. Chính vì thế, tuy là người
đến sau nhưng Nam Cao đã cắm mốc rực rỡ và vinh quang nhất trong dòng văn
học hiện thực phê phán trước cách mạng.

- Ở "Đời thừa", nhân vật Hộ đã nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của sự sáng
tạo trong văn chương. Vì chẳng đem 1 chút mới lại gì đến cho văn chương nên
Hộ phải chịu đựng tấn bi kịch tinh thần đau đớn của kẻ "sống vô ích", "1 người
thừa". Anh ta rơi vào tâm trạng buồn bã chán nản thường xuyên Hộ chán chính
mình, chán cái con người tầm thường nhạt nhẽo trong mình.

c. Qua việc tả Hộ đọc sách, để Hộ phát biểu những suy nghĩ của mình về
cái hay của nghệ thuật. Nam Cao đề cao giá trị tinh thần mà văn chương đem
lại.

-Bước vào tác phẩm, người đọc bắt gặp hành ảnh Hộ ngồi đọc sách 1
cách chăm chú. Nhà văn tập trung miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật để
toát lên ý nghĩa. Hộ đang sống trong 1 thế giới khác, không còn quan tâm gì đến
thực tại. Ở phần giữa tác phẩm, khi mạch văn quay trở lại thời gian hiện tại,
Nam Cao tiếp tục miêu tả trò chơi của Hộ với vợ. Dường như khoái cảm của
sách mang lại quá lớn khiến anh phải tìm cách chia sẻ với Từ: “Tuy khổ thì khổ
thật, nhưng thử có người đầu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa
chắc tôi đã đổi”. Liền ngay sau đó, Hộ giải thích với vợ: “Những khi đọc được
đoạn văn như đoạn này mà lại hiểu được tất cả cái hay thì dẫu ăn một món ngon
đến đâu cũng không thích bằng. Sướng lắm” →văn chương có ý nghĩa không gì
thay đổi được, không một giá trị vật chất nào, địa vị, món ngon cụ thể thay thế
được.

d. Cũng qua lời Hộ, Nam Cao khẳng định quan điểm của mình thế nào là
một tác phẩm có giá trị: “Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên bên trên tất cả
bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa
đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca
tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người
hơn”.

- Những tác phẩm hay, thật sự có giá trị phải là những vượt qua được danh
giới địa phương nhỏ hẹp để đến với bạn đọc ở mọi dân tộc, mọi quốc gia, Đây
là quan điểm rất sâu sắc và đúng đắn. Nhìn vào những tác phẩm văn học nổi
tiếng trên thế giới chúng ta đều thấy rất rõ qua câu chuyện của một người, một
nhà, một vùng, nhà văn biết chuyển tải những thông điệp của con người nói
chung để người đọc có thể ở một quốc gia khác, chưa từng chứng kiến vẫn có
thể hiểu, rung động và đón nhận ở đó sự trải nghiệm trên những bài học quý giá
cho cuộc sống. Chiến tranh và hòa bình, những người khốn khổ, Tấn trò đời đều
là những tác phẩm chung cho cả loài người, làm say mê trái tim của biết bao
nhiêu người yêu văn học trên thế giới.

- Để đạt được điều đó, nội dung của văn học phải hướng đến chuyển tải
được “ một cái gì lớn lao có thể đằng sau những điều có thể tưởng chừng như
nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, vụn vặt. Văn học phải đưa người đọc đến nhiều cung bậc
cảm xúc “vừa đau đơn lại vừa phấn khởi”, làm cho người đọc biết thổn thức
trước cảnh đời trái ngang, đồng thời làm cho người đọc thêm tin, thêm yêu hơn
cuộc sống này. Văn học cần hướng người đến những giá trị nhân văn của cuộc
sống. Đó chính là “lòng thương, tình bác ái, sự công bình”. Dù cho có viết về
vấn đề …thì cái gốc, cái cốt lõi, cái hạt nhân cơ bản của một tác phẩm văn học
là giá trị nhân đạo “làm cho người gần người hơn”. Kéo gần khoảng cách giữa
con người, chính là mục đích cao cả nhất của văn học nghệ thuật.

- Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, chúng ta nhận thấy chủ nghĩa
nhân đạo gắn liền với chủ nghĩa hiện thực là một đặc điểm nổi bật trong tác
phẩm của ông. Điều này thể hiện rõ trong tính cách xót thương của ông đối với
những con người khốn khổ, bần cùng, như Lão Hạc, dì Hảo, bà cái Tí…; sự
đồng cảm và day dứt trước cuộc sống thừa hay sự chết mòn về tinh thần của
những tri thức nghèo như Hộ, Thứ, Điền...; chúng ta cũng thấy sự minh oan,
chiêu tuyết, bênh vực của nhà văn đối với những con người bị xua đuổi, hắt hủi
trong xã hội như Chí Phèo, Lang Rận, anh cu Lộ. Chủ nghĩa nhân đạo ở Nam
Cao còn biểu hiện ở việc ông vạch trần sự dã man, nham hiểm của giai cấp
thống trị hay cách ông bất bình trước xã hội bóp nghẹt ước mơ của con người.
e. Văn sĩ Hộ - nhân vật chính trong tác phẩm đời thừa là một con người có
phẩm chất tốt đẹp. Anh ta sống theo nguyên tắc tình thương rất rõ ràng: “Kẻ
mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai những kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ
mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác lên đôi vai mình”. Hộ đã từng dang rộng cánh
tay nhân ái để đón nhận mẹ con Từ. Dù rất đau đớn Hộ cũng đã quyết định tạm
dẹp bỏ giấc mộng văn chương sang một bên để hoàn thành trách nhiệm của một
người cha. Vậy mà chỉ vì chút hơi men sau giấy phút bốc đồng, Hộ đã giẫm đạp
lên chính nguyên tắc tình thương của mình để đối xử với vợ con như một kẻ vũ
phu. Tác phẩm khép lại - giọt nước mắt xám hối chân thành và đau đớn không
phải vì những khát vọng chưa thành mà vì “chưa làm gì cho đời Từ đỡ khổ
hơn”. Qua bi kịch của Hộ, Nam Cao khẳng định nhà văn chân chính cần phải
đặt cuộc sống lên trên nghệ thuật, muốn viết cho nhân đạo trước hết phải sống
cho nhân đạo.

5. Bình luận, đánh giá

- Qua tác phẩm "Đời thừa", Nam Cao đã nêu ra những quan điểm nghệ
thuật sâu sắc và đúng đắn. Đây là kết quả của quá trình lao động đầy nghiêm túc
của nhà văn.

- Nam Cao đã thể hiện sự tiếp nối bổ sung một cách xuất sắc so với những
cây bút hiện thực đi trước, trước Nam Cao: Ngô Tất Tố đã phê phán nghiêm
khắc những “ông văn sĩ thiếu lương tâm ra sức cổ vũ cho phong trào vui vẻ, trẻ
trung, đồng thời kêu gọi nhà văn “hãy ngó mắt đến kẻ hạ lưu thôn quê”. Vũ
Trọng Phung gay gắt trước thứ nghệ thuật vị nghệ thuật để khẳng định nghệ
thuật phải là “sự thực ở đời”. Nguyên Hồng đòi hỏi nghệ thuật phải gắn bó với
đời sống nhân dân lao động như “rễ cây tơ bám riết vào lòng đất”.

Cùng với nhiều tác phẩm khác, "Đời thừa" cho thấy Nam Cao là người
phát ngôn đầy đủ và sâu sắc nhất về đặc trưng và nguyên tắc sáng tác của chủ
nghĩa hiện thực. Với những quan điểm tiến bộ, những cách tân lớn lao cả về
hình thức và nội dung, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện
quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.

You might also like