You are on page 1of 1

Bộ môn Hoá Hữu cơ Ngày 4 tháng 5 năm 2020

Câu hỏi ôn tập và thi hoá hữu cơ 2


Cho ngành Cử Nhân Hoá Học

Phần I

1. Tính chất hóa học của axit axetic. Trình bày cơ chế phản ứng este hóa của axit axetic với rượu etylic.
2. So sánh khả năng phản ứng axyl hóa của các dẫn xuất axit cacboxylic. Giải thích?
3. Trình bày cơ chế phản ứng thuỷ phân este có xúc tác axit và bazơ
4. So sánh khả năng phản ứng thế electrophil của clobenzen, toluen và nitrobenzen. Giải thích.
5. Cấu tạo phân tử và cấu trúc của glucozơ.
6. Cấu trúc của tinh bột và xenlulozơ.
7. Trình bày phương pháp điều chế mono axit và điaxit từ dietyl malonat
8. Điều chế và hoá tính của amin mạch hở. Phản ứng phân biệt amin các bậc khác nhau.
9. Phân loại hydroxyaxit. Bằng phản ứng nào có thể phân biệt các loại hydroxyaxit. Xác định công
thức cấu tạo của các hydroxyaxit sau: axit lactic, axit citric và axit tartaric.
10. Thế nào là thuốc nhuộm hoàn nguyên, nêu ví dụ.

Phần II
11. Hoá tính toluen.
12. Hoá tính nitrobenzen.
13. Hóa tính clobenzen.
14. Hoá tính phenol.
15. Hóa tính anilin
16. Hóa tính benzandehit.
17. Hoá tính axit benzoic
18. Hoá tính muối diazoni.
19. So sánh tính axit-bazơ của pyrol, anilin và pyridin. Giải thích và minh hoạ bằng phản ứng hoá học.
20. Tính chất hoá học của pyrrol. Giải thích tính thơm của pyrrol và so sánh với benzene

Phần III

21. Từ benzen cùng với các hoá chất vô cơ cần thiết; điều chế dihydroxy benzen.
22. Từ benzen và các hoá chất vô cơ cần thiết; điều chế 3 đồng phân của axit flobenzoic.
23. Từ metan, benzen và các hoá chất vô cơ cần thiết; điều chế heliantin. Trình bầy cơ chế chuyển mầu
của heliantin.
24. Từ benzen và các hoá chất vô cơ cần thiết; điều chế m-dibrombenzen và 1,3,5- tribrombezen.
25. Từ benzen và các hoá chất vô cơ cần thiết; điều chế o-, m-, p-bromphenol.
26. Từ benzen cùng với các hoá chất vô cơ cần thiết; điều chế aspirin và metyl salixylat.
27. Từ benzen và các chất vô cơ cần thiết; điều chế axit sunfanilic (axit p-aminobenzensunfonic) và axit m-
aminobenzensunfonic.
28. Từ benzen, các hóa chất vô cơ, điều kiện cần thiết, điều chế p-nitroanilin.
29. Từ benzen, metan, các hóa chất vô cơ, điều kiện cần thiết, điều chế tím tinh thể. Cơ chế chuyển màu.
30. Từ benzen và các hóa chất vô cơ cần thiết, điều kiện cần thiết, điều chế các đồng phân o-, m- và
p-nitrophenol. So sánh tính axit của p–nitrophenol với phenol.

Ghi chú: Sinh viên không viết, vẽ vào tờ câu hỏi này và phải mang đến phòng thi để sử dụng.
[Type text]

You might also like