You are on page 1of 24

1.

Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe Toyota


Toyota là thương hiệu xe hơi lớn nhất Thế giới, nhiều năm liền hãng xe Nhật
Bản luôn giữ vững ngôi vị số 1 của mình trong bảng xếp hạng Top 10 hãng ô tô
bán chạy nhất toàn cầu với doanh số 8,75 triệu chiếc vào năm 2018 bỏ xa đối
thủ xếp thứ 2 là Volkswagen. Về chỉ số tín nhiệm, Toyota cũng xếp thứ 2 trong
Top 10 hãng xe đáng tin cậy nhất, xếp ở vị trí đầu tiên là Lexus -  thuộc phân
khúc xe hạng sang của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (Toyota).
Lịch sử ra đời hãng Toyota gắn liền với câu chuyện của hai cha con nhà Toyoda là
Sakichi Toyoda và con trai ông Kiichiro Toyoda. Họ cùng có niềm đam mê về ngành
cơ khí chế tạo máy và hai cha con nhà Toyoda đã cùng chế tạo thành công chiếc máy dệt
tự động vào năm 1924, rồi sau đó họ đã bán bằng sáng chế chiếc máy dệt của mình cho
công ty Platt Brothers (Anh Quốc) để lấy 100.000 bảng Anh. Với số tiền này ông đã đầu
tư vào lĩnh vực chế tạo sản xuất ô tô, và câu chuyện về hãng xe Toyota bắt đầu từ đây...

Đối với người Nhật, cái tên "Toyota" phát âm không rõ như Toyoda, nhưng có vẻ như nó
thích hợp hơn cho việc quảng cáo thương hiệu hơn, bởi chữ Toyota chỉ có 8 nét (con số
may mắn đối với người Nhật) và nhìn đơn giản hơn so với 10 nét của Toyoda , và tên gọi
theo tiếng La-tinh cũng kêu hơn và có sự đối xứng. Năm 1934 chiếc xe đầu tiên được ra
đời dưới bàn tay của hai kỹ sư là cha con nhà Toyoda, sau đó nó được đưa vào sản xuất
đại trà vào năm 1935 dưới tên gọi Toyota A1. Ngày 28 tháng 8 năm 1937 công ty Toyota
Motor Corporation chính thức ra đời, mở ra một kỷ nguyên với những thành công rực
rỡ trong ngành công nghiệp ô tô.
Chiếc xe đầu tiên được đưa vào sản xuất đại trà vào năm 1935 Toyota A1.
Ra đời từ năm 1937 cho đến nay, Toyota có lịch sử hình thành & phát triển hơn 80 năm
tuổi và góp phần quan trọng để biến Nhật Bản trở thành một cường quốc trong ngành
công nghiệp sản xuất ô tô trên Thế giới. Mỗi chiếc xe Toyota rời khỏi dây chuyền đều
chứa đựng trong mình những tâm huyết và tinh túy của các kỹ sư người Nhật, với những
công nghệ, vật liệu đều được kiểm nghiệm kỹ lưỡng đạt tiêu chuẩn độ bền cao trước khi
đưa vào sản xuất, sự tỉ mỉ còn thể hiện trên từng đường nét thiết kế khi đều hướng đến sự
tối giản và "thực dụng". Có thể nói Toyota là hãng xe chiếm được nhiều cảm tình của
khách hàng nhất trên Thế giới, nó như là một biểu tượng của sự bền bỉ, hoạt động không
biết mệt mỏi và đặc biệt rất "lành".

1.1.Tóm tắt lịch sử phát triển của hãng Toyota qua các thời kỳ
1934: chế tạo thành công thành công động cơ ô tô kiểu mẫu A đầu tiên.
1935: Model đầu tiên Toyota A1 được đưa vào sản xuất đại trà. Cuối năm này, mẫu xe
Toyota G1 chính thức ra mắt thị trường Nhật Bản.
1936:  Chiếc sedan Toyota AA sau nhiều năm nghiên cứu đã được hoàn thành vào tháng
5/1936 (chính là chiếc A1 đổi tên), đánh dấu việc công ty Toyoda bắt đầu sản xuất xe
thương mại, đây cũng là chiếc xe đầu tiên do chính người Nhật chế tạo và sản xuất.
1937: Sau khí chiếc Toyota AA ra mắt tại triển lãm Tokyo cùng bản mui xếp (cabriolet)
AB đã thúc đẩy chính phủ Nhật Bản trao cho Toyoda giấy phép chế tạo ô tô, mở đường
cho việc thành lập công ty ô tô và hãng Toyota chính thức ra đời.
Sau những năm chiến tranh thế giới thứ hai khốc liệt, Nhật Bản trở nên hoang tàn và đổ
nát. Nhưng may mắn các nhà máy của Toyota tại tỉnh Aichi không bị thiệt hại nhiều.
Điều đó đã giúp Toyota bắt đầu quá trình hồi phục bằng việc sản xuất những chiếc ô tô
thương mại đầu tiên với mẫu Model SA.
1950: công ty bán lẻ Toyota Motor Sales Co. được thành lập.
1955: Thành công trong việc sản xuất xe con quy mô lớn với chiếc Toyopet Crown hiện
thực hóa giấc mơ sản xuất ô tô của Kiichiro Toyoda. Crown cũng là mẫu xe đầu tiên của
Toyota được xuất khẩu và giúp Toyota xâm nhập thành công thị trường Mỹ.

Toyopet Crown là mẫu xe đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
1964: Toyota vươn ra ra thị trường thế giới với mẫu xe Corona và trở thành mẫu xe bán
chạy nhất tại Nhật Bản, mở đường cho việc phát triển chiếc Corolla vào năm 1966.
Corona cũng là chiếc xe Toyota đầu tiên nhập khẩu sang châu Âu sau màn ra mắt ấn
tượng tại triển lãm ô tô London năm 1965. Tính đến năm 2001 Corona đã trải qua 11 thế
hệ.
1966: Toyota Corolla được giới thiệu vào tháng 11/1966 đúng vào thời kỳ xã hội hóa ô tô
tại Nhật Bản và được đánh giá bước nhảy dài của Toyota đối với việc sản xuất phục vụ
phân khúc xe phổ thông. Trong 6 tháng đầu kể từ khi ra mắt, Corolla đã đạt kỷ lục về
doanh số vượt qua Datsun Sunny để trở thành mẫu xe bán chạy hàng đầu tại Nhật Bản
trong 33 năm liên tiếp ( 1969 - 2001). Tính đến nay, tổng số xe Corolla tiêu thụ trên toàn
thế giới đã chạm ngưỡng 40 triệu chiếc.
Toyota Corolla lần đầu được ra mắt vào năm 1966 - tiền thân của mẫu Toyota Corolla
Altis bây giờ.
1967: Toyota 2000GT ra đời là kết quả hợp tác giữa Toyota và Yamaha nhằm sản sinh ra
những mẫu xe hiệu suất cao ở Nhật Bản. Sự ra đời của 2000GT đã trở thành nguồn cảm
hứng cho Toyota sáng tạo nên chiếc Toyota 86 sau này - mẫu xe thể thao bình dân dành
cho mọi người.
1984: Mẫu xe lừng danh Camry của Toyota lần đầu tiên được sản xuất tại Mỹ, dựa trên
nền tảng là sự hợp tác kinh doanh giữa Toyota Motor và General Motors, đón đầu xu
hướng ô tô tiết kiệm nhiên liệu tại thị trường Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm
1980. Cũng trong năm này, United Motor Manufacturing, Inc. được thành lập để bắt đầu
việc hợp tác sản xuất các mẫu xe nhỏ tại nhà máy của General Motors tại Fremont,
California.
1986: Toyota thành lập Toyota Motor Manufacturing U.S.A., Inc. tại Kentucky và bắt
đầu đi vào sản xuất năm 1988.
1989: Giới thiệu biểu tượng logo mới của Toyota với 3 hình e-lip lồng vào nhau, đây
cungxlaf lần duy nhất thay đổi logo của hãng trong suốt gần một thế kỷ. Cũng trong năm
này Toyota Motor Corporation ra mắt thương hiệu xe sang Lexus và giới thiệu tại thị
trường Mỹ với slogan"The Purusuit of Per-fection'' ( Theo đuổi sự hoàn hảo).
Logo Toyota là biểu tượng cho sự cam kết về chất lượng sản phẩm.
1992: Trung tâm sản xuất của Toyota tại Anh bắt đầu đi vào hoạt động.
1997: Toyota sản xuất thành công mẫu xe hybrid đầu tiên trên thế giới - Toyota Prius đã
đưa khái niệm sử dụng năng lượng hybrid hiệu quả đến với công chúng nhờ tính thực
tiễn, dễ sử dụng và giá cả phải chăng, mở đầu cho kỷ nguyên phát triển công nghệ thân
thiện với môi trường.
2005: Toyota đã thành lập một liên doanh với PSA Peugeot Citroen để sản xuất các mẫu
xe cỡ nhỏ đưa vào thị trường châu Âu dưới tên 3 thương hiệu là Peugeot, Citroen và
Toyota.
2012: Toyota đạt dấu mốc kỷ lục với doanh số bán ra 200 triệu xe cộng dồn trên toàn
cầu.
Trải qua hơn 80 năm có mặt trên thị trường với những biến cố lịch sử và thách thức thời
đại, Toyoa vẫn đang bước tiếp trên con đường phát triển của mình và không ngừng tạo ra
những sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, bền bỉ hơn.

1.2 Lịch sử tổng quan về Toyota Việt Nam

Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập vào tháng 9 năm 1995, là liên
doanh với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản (70%),
Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp - VEAM (20%) và Công ty TNHH
KUO Singapore (10%).

Trụ sở công ty Toyota


Là một trong những liên doanh ô tô có mặt đầu tiên tại thị trường Việt Nam, TMV
luôn nỗ lực phát triển bền vững cùng Việt Nam. TMV đã, đang và sẽ không ngừng cung
cấp những sản phẩm có chất lượng cao và dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo nhằm mang đến
sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển của
ngành công nghiệp ô tô và đất nước Việt Nam.
Kể từ khi thành lập đến nay, TMV đã không ngừng lớn mạnh và liên tục phát triển
không chỉ về quy mô sản xuất, mà cả doanh số bán hàng. Hiện tại, TMV luôn giữ vị trí
dẫn đầu trên thị trường ô tô Việt Nam với sản lượng nhà máy của công ty đạt trên 70.000
xe/năm (theo 2 ca làm việc). Doanh số bán cộng dồn của TMV đạt trên 695.424 chiếc, và
các sản phẩm đều chiếm thị phần lớn trên thị trường. Từ 11 nhân viên trong ngày đầu
thành lập, tới nay số lượng cán bộ công nhân viên của công ty đã lên tới hơn 1.900 người
và hơn 8.800 nhân viên làm việc tại hệ thống 74 đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ
ủy quyền Toyota phủ rộng khắp trên cả nước.
Lễ xuất xưởng đánh dấu chiếc xe fortuner thứ 500.00 ra thị trường
Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, TMV luôn nỗ lực đóng góp tích cực
cho Ngân sách Nhà nước qua việc hoàn thành tốt công tác nộp thuế, cũng như góp phần
thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội Việt Nam với nhiều hoạt động
dài hơi, thiết thực và có ý nghĩa.
Đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và góp phần tăng kinh tế nước nhà

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, với sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ
nhân viên TMV, đại lý, nhà cung cấp và đối tác, TMV đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
& liên tục phát triển lớn mạnh, hoàn thành sứ mệnh đối với khách hàng, đóng góp đáng
kể cho nghành công nghiệp ô tô và xã hội Việt Nam. Với những thành tích đạt được,
TMV đã vinh dự được Chính phủ Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng nhì và
được coi là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thành
công nhất tại Việt Nam

1.3 Sự hình thành và phát triển

 Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Toyota


Xuất hiện sớm tại Việt Nam với những chiếc Toyota Crown sang trọng dành cho các quan chức cao
cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước, hiện nay, sản phẩm của Toyota đã trở nên phổ biến, đa dạng
và phong phú hơn rất nhiều. Giá cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota
dành cho người tiêu dùng, chính vì thế, sẽ không là ngạc nhiên khi trên đường phố Việt Nam, cứ 10
ôtô thì có chừng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota.
Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họ Toyoda, dòng họ Toyoda khởi
nghiệp tại vùng Aiichi với nghề nấu rượu sake, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam.
Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda quyết định chuyển nghề, từ nghề nấu rượu chuyển sang thành
lập công ty chuyên sản xuất xe hơi Việc đổi tên từ Toyoda sang Toyota xuất phát từ ba lý do:
- Chữ ‘Toyoda’ phát âm không rõ như ‘Toyota’ và thích hợp hơn đối với mục đích tiếp thị. Trong
tiếng Nhật 'Toyo' có nghĩa là ‘nhiều’ và ‘ta’ có nghĩa là ‘lúa gạo’: nhiều lúa gạo có nghĩa là giàu có,
no đủ.
- Trong tiếng Nhật, chữ Toyota chỉ có 8 nét so với 10 nét của Toyoda, mà theo quan niệm truyền
thống của người Nhật thì con số 8 là con số may mắn hơn con số 10 mà họ cho là vô vị, không có
chỗ cho sự thăng tiến.
- Làm mới, tách ra khỏi cái tên Toyoda quá quen với nghề nấu ruợu sake.
‘Trade mark’ của Toyota ra đời từ đó và tháng 4/1937, Toyota chính thức đăng bộ bản quyền thương
mại.
Lúc đó, theo lời cố vấn chuyên viên người Nhật tại chi nhánh của General Motors ở Nhật lúc đó là
Shotaro Kamiya, Sakichi Toyoda tổ chức một cuộc thi sáng tác biểu tượng cho công ty mới với
những tiêu chí phải dễ hiểu, gợi tả được đó là một công ty trong nước và chứa đựng những âm tiết
Nhật Bản.
Trong số 27,000 mẫu biểu tượng được gửi về, có một biểu tượng mang tên ‘Toyota’ với hình tròn
bao quanh.
Sau một lần chỉnh sửa, Toyota đã có biểu tượng của ngày hôm nay. Đó là 3 hình eclipse lồng vào
nhau, tượng trưng cho 3 trái tim

logo toan cau cua toyota


Ba trái tim này thể hiện ý nghĩa:
- sự quan tâm đối với khách hàng,
- sự quan tậm đến chất lượng sản phẩm
- sự quan tâm đến những nỗ lực phát triển không ngừng trong kỹ thuật
 Lịch Sử Phát Triển Của Hãng xe Toyota:
- Năm 1896: Sakachi Toyoda và phát minh chiếc máy dệt tự động.
- Năm 1890, Sakachi đã cải tiến chiếc máy dệt thủ công bằng gỗ và đã nhận được
bằng sáng chế phát minh đầu tiên. Tiếp sau đó, ông chế tạo thành công chiếc máy
dệt động lực khổ hẹp chạy bằng hơi nước đầu tiên năm 1896. Vô cùng ấn tượng với
phát minh của Sakachi, Công ty Platt Brothers & Co., Ltd của Anh, nhà sản xuất máy
dệt và máy xe sợi hàng đầu của thế giới, đã đề nghị mua lại bản quyền của ông.
Chính số tiền này đã giúp con trai ông, Kiichiro Toyoda, có thể trang trải chi phí trong
việc nghiên cứu và chuẩn bị sẵn sàng tiến vào nghành công nghiệp ô-tô.
- Có thể nói, khời nguồn của Tập đoàn ô-tô Toyota ngày nay chính là chiếc máy dệt
động lực và chiếc máy dệt tự động do ông tổ Sakachi Toyoda phát minh ra.
- Năm 1933: Tiến vào nghành công nghiệp ô tô.
- Có thể nói, sự gia nhập vào nghành công nghiệp ô-tô của Công ty Toyoda Automatic
Loom Works chuyên sản xuất máy dệt tự động (nay là tập đoàn Toyota) đã chính
thức bắt đầu với sự thành lập một trung tâm sản xuất xe hơi vào tháng 09 năm 1933
dưới sự lãnh đạo của con trai sáng lập viên công ty là Kiichiro Toyoda. Tháng
09/1934 công ty đã sản xuất thành công động cơ ô-tô kiểu A đầu tiên. Tháng 05
năm 1935 động cơ này được sử dụng cho loại xe khách “Model A1” đầu tiên. Trong
khi đó, General Motors và Ford đã thống lĩnh thị trường ô-tô, gây lên những quan
ngại cho Bộ Công Thương Nhật Bản. Kết quả là chính phủ Nhật đã ban hành Luật
sản xuất ô-tô yêu cầu các công ty phải công bố sản lượng sản xuất thực tế để có thể
được cấp phép sản xuất theo đạo luật này. Chính vì lý do này. Kiichiro đã xúc tiến
nhanh việc sản xuất hàng loạt đối với mẫu xe tải.
- Năm 1936: Bắt đầu sản xuất mẫu sedan được mong chờ từ lâu.
- 1936 Toyota Model AA sedan1
- Tháng 08 năm 1935, mẫu xe tải G1 được sản xuất thành công và bắt đầu được giới
thiệu trên thị trường vào tháng 11. Tháng 05/1936, mẫu sedan AA sau nhiều năm kỳ
công nghiên cứu cũng được hoàn thành. Và để quảng bá rộng rãi trên các mẫu xe
thương hiệu Toyoda, một cuộc thi sáng tác logo cho cty đã được tổ chức dựa trên
tiêu chí dễ hiểu, gợi tả đó là một cty trong nước và chứa đựng âm tiết Nhật Bản.
Trong số hàng nghìn mẫu biểu tượng được gửi về , có một biểu tượng mang tên
“Toyota” với hình tròn bao quanh. Kể từ tháng 10 năm 1936, thương hiệu “Toyoda”
được chuyển thành “Toyota”.
- Năm 1937: Thành lập Công ty Toyota.
- Ngày 28/08/1937, Công ty Toyoda Automatic Loom Words chuyển thành Công ty ô
tô Toyota (sau này trở thành Tập đoàn ô-tô Toyota). Một năm sau đó nhà máy
Koromo (nay là nhà máy Honsha) đã được đưa vào hoạt động với phương châm
sản xuất “Just in time” (Nghĩa là sản xuất đúng sản phẩm với đúng số lượng tại
đúng nơi và đúng thời điểm). Năm 1938 việc sản xuất các mẫu xe con bị hạn chế vì
phải ưu tiên sản xuất phục vụ mục đích quân sự trong thời chiến tranh.
- Năm 1955: Thành công đạt được trong việc sản xuất xe sau thời hậu chiến.
- cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, sự bất ổn vẫn tiếp diễn và các chính sách kiềm
chế lạm phát của chính phủ đã tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp. Thời điểm
này Toyota cũng như nhiều doanh nghiệp khác phải gồng mình để vượt qua khủng
hoảng tài chính. Để tái cấu trúc lại công ty, năm 1950, Toyota buộc phải tách riêng
phòng bán hàng (sau thành lập công ty bán lẻ Toyota Motor Sales Co..Ltd.
- Tháng 06/1950 cuộc chính tranh Triều Tiên nổ ra nhu cầu mua hành hoá phục vụ
chiến trang càng lớn. Toyota nhận được rất nhiều đơn đặt hàng sản xuất các loại xe
tải giúp sản lượng sản xuất của Toyota tại thời điểm đó đạt mức cao kỷ lục. Tất cả
lợi nhuận được dùng để tái đầu tư vào trang thiết bị và củng cố hệ thống sản xuất.
Nhờ đó Toyota dần vượt qua khủng hoảng và bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
- Tháng 03/1952 nhà sáng lập Toyota, Kiichiro Toyoda đột ngột qua đời, và các thành
viên chủ chốt còn lại của Toyota tiếp tục thực hiện ước mơ ấp ủ từ lâu của ông về
việc phát triển trên quy mô lớn mẫu xe con sản xuất trong nước. Mẫu xe Crown là ra
đời 1955 đã hiện thực hoá giấc mơ này. Crown là mẫu xe đã mang lạ thành công
vang dội cho toyota. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mẫu xe này, toyota đã
lập kế hoạch xây dựng nhà máy Motomachi – đây là nhà máy đầu tiên bên ngoài
lãnh thổ nước Nhật được xây dựng cho mục đích sản xuất xe con. Nhà máy được
hoàn thành vào năm 1959 và đóng góp lớn vào sự phát triển của toyota về sau.
- Năm 1964: Toyota vươn ra thị trường thế giới với mẫu xe Crown.
- Năm 1964 đánh dấu việc sản xuất thế hệ thứ 4 của mẫu xe Corona (RT40) đây là
mẫu xe có doanh số vượt xa so với Datsun Bluebird của Nissan để chở thành mẫu
xe bán chạy nhất tại Nhật. Nhờ có Corona mà toyota đã gia tăng đáng kể việc sản
xuất mẫu xe này sang thị trường các nước Châu Âu. Bên cạnh đó nhằm tập trung
tăng cường hệ thống sản xuất và nâng cao quản lý chất lượng, Toyota đã đưa ra hệ
thống Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện (TQC) vào năm 1961.
- Năm 1966: Phổ biến các mẫu xe gia đình tại Nhật Bản.
- Năm 1966 đúng thời ký xã hội hoá xe hơi tại Nhât Bản. Corolla được giới thiệu trên
thị trường và được đánh giá là một bước nhảy dài đối với việc sản xuất và phục vụ
nhu cầu xe dành cho đối tượng khách hàng là người dân phổ thông. Bên cạnh đó
nhà máy mới Takaoka với năng lực sản xuất 20.000 xe/tháng được xây dựng nhằm
phục vụ cho việc sản xuất mẫu xe corrola này. Ngay khi mẫu xe Corolla được ra mắt
vào tháng 11/1966 chỉ trong 06 tháng doanh số bán của mẫu này đã vượt qua đối
thủ Datsun Sunny và trở thành mẫu xe bán chạy hàng đầu tại Nhật Bản trong 33
năm liên tiếp từ 1969 – 2001.
- Cũng trong năm 1966 thế hệ thứ 3 của mẫu xe Corona đã được xuất sang thị
trường Mỹ. Trong khi Land Cruiser đã được đón nhận rộng rãi tại các thị trường
nước ngoài thì Corona là mẫu xe con đầu tiên của toyota được cả thế giới công
nhận. Ngoài ra, Toyota thiết lập quan hệ hợp tác với Hino Motors năm 1966 với
Daihatsu năm 1967.
- Năm 1967: Thách thức tạo ra những mẫu xe thể thao hàng đầu thế giới.
- Năm 1963, giải Grand Prix lần đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản diễn ra quanh khu
vực Suzuka đã kích thích sự quan tâm của công chúng đối với môn xe đua thể thao.
Để đáp ứng nhu cầu gia tăng về các mẫu xe hiệu xuất cac này. Toyota đã hợp tác
với Yamaha để phát triển mẫu xe 200GT và đưa ra thị trường năm 1967.
- Những năm 70 là thời kỳ phát triển đỉnh cao của Toyota. Năng lực sản xuất và
doanh số đều gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng dầu vào mùa thu
năm 1973 đã đột ngột kìm hãm sự tăng trưởng của Toyota. Cũng trong gia đoạn này
nghành công nghiệp ô tô phải đối mặt với các quy định khắt khe nhất thế giới của
chính phủ Nhật về khi thải. Chính vì vậy để đạt được mục tiêu về khí thải các kỹ của
toyotaphải nghiên cứu mọi khả năng có thể và cuối cùng đã thành công khi tìm ra
giải pháp dựa trên hệ thống xúc tác 3 chiều. Chính những kiến thức được tích luỹ
trong suốt thời gian này đã mang đến những cải tiến đáng kể về hiệu xuất động cơ
và tích kiệm nhiên liệu, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của Toyota tại thị
trường Mỹ. Và mặc dù cuộc khủng hoảng dầu ảnh hưởng vô cùng to lớn tới việc
kinh doanh của các công ty ô tô khác, nhưng toyota vẫn phục hồi nhanh chóng.
Chính vì điều này đã làm thế giới bắt đầu thực sự quan tâm đến hệ thống sản xuất
của Toyota (TPS).
- Toyota vươn ra thế giới sau khi trãi qua 2 cuộc khủng hoảng dầu thì những cụm từ
được quan tâm nhất trên thị trường ô tô thế giới là tích kiệm năng lượng và tích
kiệm nhiên liệu, do đó du cầu khách hàng chuyển sang xu hướng sử dụng các mẫu
xe nhỏ gọn. Điều này đã ảnh hưởng vô cùng lớn tới 3 hãng sản xuất ô tô lớn nhất
tại Mỹ khi tập chung chủ yếu vào sản xuất các mẫu xe lớn. Doanh số sụt giảm mạnh
mẽ và cả 3 công ty đều rơi vào cảnh nợ nần. Trong khi đó nhu cầu xe Nhật nhỏ gọn
tích kiệm nhiên liệu tăng cao và được xuất khẩu mạnh mẽ sang Mỹ.
- 1984: Thiết lập liên doanh với General Motors tại Mỹ.
- Tháng 07/1982, Toyota Motors Sales Co.., Ltd. Và Toyota Motor Co.., Ltd.. Chính
thức sáp nhập lại sau 32 năm phát triển độc lập để trở thành tập đoàn Toyota. Giai
đoạn hậu chiến đã đi qua, vì thế mục tiêu chủ chốt của toyota đặt ra lúc này là quốc
tế hoá ngay càng cao. Ngay trước khi Toyota Motors và Toyota Motor Company sáp
nhập. Toyota đã thực hiện các cuộc đàm phán để có mối quan hệ hợp tác kinh
doanh với General Motors, như là một phần trong chiến lược hợp tác của Toyota với
nghành công nghiệp ô tô Mỹ. 1984, United Motor Manufacturing, Inc. (NUMMI) đã
được thành lập để bắt đầu hợp tác sản xuất các mẫu xe nhỏ tại nhà máy của
General Motors tại Fremont, California. Việc sản xuất được tiến hành từ tháng 12
cùng năm đó. Năm 1986 Toyota thành lập toyota motor Manufacturing U.S.A.., Inc.
tại Kentucky và bắt đầu sản xuất vào năm 1988.
- 1989: Giới thiệu biểu tượng mới cho thương hiệu Toyota.
- Logo mới của toyota được giới thiệu vào năm 1989. Trong đó hanh hình e-líp giao
nhau thể hiện chữ các T và được bao quanh bởi một hình e-líp lớn hơn. Với các e-
líp đều có 2 tiêu điểm tượng trưng cho việc toyota luôn quan tâm tới khách hành và
chất lượng sản phẩm.
- Giới thiệu thương hiệu xe sang Lexus.

- Thương hiệu xe sang của Toyota, Lexus được giới thiệu thị trường Mỹ vào năm
1989. Thông qua nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch sản phẩm một cách kỹ
lưỡng cùng với một chiến lược kinh doanh chặt chẽ là những nhân tố giúp thương
hiệu Lexus đạt được những thành công lớn và củng cố vững chắc vị thế của toyota
tại thị trường Mỹ.
- Năm 1992: Sản xuất xe tại Anh.
- Nửa cuối thập niên 80 và thập niên 90 là gia đoạn đánh dấu sự phát triển và mở
rông mạnh mẽ ra thế giới của toyota tại Châu Âu, Toyota công bố các kế hoạch xây
dựng cơ sở sản xuất mới tại Anh vào năm 1989 và bắt đầu sản xuất từ năm 1992.
Cơ sở này được mở rộng một nhà máy sản xuất động cơ và một nhà máy sản xuất
ô tô thứ hai. Cũng năm 1992 toyota bắt đầu các nhà máy sản xuất xe ô tô tại Pháp
và sản xuất các mẫu xe nhỏ Yaris vào năm 2001.
- Việc mở rông thị thị trường tiếp tục lanh rông khi bức tường Berlin sụp đổ mở
đường cho nên kinh tế thị trường phát triển tại các nước cộng sản trước đây, bắt
đầu tại Trung Quốc và các nước Đông Âu. Toyota đã thành lập một liên doanh với
PSA Peuguot Citron và bắt đầu sản xuất các mẫu xe cỡ nhỏ đưa ra thị trường Châu
Âu vào năm 2005, dưới tên 3 thương hiệu là Peugeot, Citronen và Toyota.
- Tuy nhiên tại Nhật Bản mọi thứ không như mong muốn. Kể từ năm 1992 nền kinh tế
Nhật bị đình trệ và suy thoái tới mức được gọi là “thập kỷ mát”. Toyota cũng ảnh
hưởng không nhỏ. Đây được coi là giai đoạn thành lập lần 2 khi Toyota tiến hành
những cải tổ căn bản cũng như cơ cấu lại toàn bộ bộ máy nhân sự và tổ chức.
- Năm 1997: Sản xuất mẫu xe Hybrid đầu tiên trên thế giới.
- Nhằm đối phó với các vấn đề môi trường mẫu xe Hybrid Prius đã được thị trường
đón nhận nhiệt tình khi ra mắt vào năm 1997. Thành quả này của toyota cũng khiến
cả thế giới phải ngưỡng mộ. Với mục tiêu đưa công nghệ Hybrid như một chiếc cầu
nối hướng tới sự phát triển các mẫu xe thân thiện với môi trường, Toyota sẽ tiếp tục
cải tiến công nghệ và tạo ra nhiều mẫu xe Hybrid hơn để phổ biến đến tất cả người
tiêu dùng.
- Từ ngày thành lập đến nay chiết lý của Toyota luôn là phục vụ cao nhất cho lợi ích
xã hội và đóng góp nhiều hơn cho xã hội thông qua sản xuất ô tô. Để đạt được
những mục tiêu này toyota luôn ưu tiên tìm hiểu nền văn hoá bản địa của khách
hàng để từ đó phát triển công nghệ bằng cách tập trung sáng tạo và luôn đổi mới để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Cũng với phương châm: Đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội và nâng tầm chất lượng cuộc sống của người dân bằng việc
tạo ra chiếc xe an toàn và tin cậy. Luôn tôn trọng đề cao khách hàng và tất cả các
đối tượng khác, tất cả các thành viên Toyota cùng nhau đồng tâm hiệp lực và lỗ lực
hơn nữa để tạo ra những chiếc xe toyota tốt nhất.

1.4 Lĩnh vực hoạt động chính

 Lắp ráp, sản xuất xe ô tô các loại và phụ tùng ô tô.


 Cung cấp dịch vụ bảo hành và sửa chữa xe ô tô.
 Đặt hàng gia công và mua từ các nhà cung cấp Việt Nam, bao gồm cả các
doanh nghiệp chế xuất, các loạiphụ tùng ô tô để gia - công, đóng gói và xuất khẩu.
 Thực hiện quyền nhập khẩu xe ô tô
 Nhập khẩu phụ tùng ô tô và các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng theo
tiêu chuẩn Toyota.
Tư vấn, đào tạo, hỗ trợ nội bộ việc thực hiện và phát triển kinh doanh, dịch vụ và bảo
dưỡng sản phẩm Toyota cho các công ty trong Tập đoàn Toyota, đại lý, ứng viên đại lý
và các trạm dịch vụ được ủy quyền của Toyota.

2. Các dòng xe phổ biến của hãng Toyota:


- Hiện Toyota đang phát triển các sản phẩm của mình trên 2 thương hiệu là
Toyota và Lexus. Phân khúc khách hàng mà 2 thương hiệu này nhắm đến
hoàn toàn khác nhau.
2.1 Thương hiệu Toyota:
 Toyota Vios

Xe Toyota Vios
Đây là dòng xe luôn đứng đầu số lượng xe bán ra hàng ở thị trường Việt trong những
năm gần đây. Vậy lý do nào đã luôn khiến Vios đứng đầu trong danh sách đó.
Đầu tiên, phải kể đến đây là mẫu xe Sedan hạng B có giá khá rẻ so với các đối thủ trên thị
trường. Mặt khác xe không trang bị quá nhiều thiết bị điện tử hiện đại như Mazda,
Beijing,… Vậy nên với những người không muốn xe mình thường xuyên bị “hư vặt” thì
sẽ chọn Vios. Cũng chính lý do này mà các bên kinh doanh cho thuê xe, các hãng taxi, …
thường lựa chọn Vios.

Dòng xe này ở thị trường Việt Nam hiện có 5 phiên bản là Vios 1.5 MT, Vios 1.5 MT (3
túi khí), Vios 1.5E CVT, Vios 1.5E CVT (3 túi khí), Vios 1.5G CVT.

 Toyota Camry

Xe Toyota Camry
Là dòng xe chủ lực của Toyota ở phân khúc xe Sedan hạng D, vậy nên Toyota Camry
luôn được hãng chú trọng đầu tư. Đây cũng là dòng xe thường xuyên đứng đầu bảng xếp
hạng bán ra ở phân khúc xe hạng D.

Hiện Toyota đã loại bỏ những phiên bản cũ, không còn phù hợp với thị trường hiện tại.
Phiên bản 2021 được giới thiệu với nhiều cải tiến. Ngoại hình được làm lại trông hài hòa
hơn trước rất nhiều, khiến những khách hàng khó tính cũng không có lý do để than phiền.
Hiện có 2 phiên bản cho dòng xe này là Camry 2.0G và Camry 2.5Q.
Toyota Camry được đánh giá cao ở mức độ an toàn so với các đối thủ của mình như
Nissan Altima, Ford Fusion. Mặc dù phải cạnh tranh với những mẫu xe có giá thành rẻ
hơn, Toyota Camry vẫn có một vị trí nhất định trong khách hàng. Nên rất khó để các
hãng xe khác vượt mặt được Camry ở thị trường Việt Nam.

 Toyota Fortuner

Toyota Fortuner
Thuộc phân khúc xe SUV 7 chổ, Toyota Fortuner có ngoại hình cơ bắp và mạnh mẽ. Đối
thủ chính của Fortuner trên thị trường Việt chính là Huyndai Santa Fe. Tuy nhiên,
Fortuner cũng không bị đối thủ mình bỏ quá xa.

Với phiên bản 2021, Toyota Fortuner có phiên bản tiêu chuẩn có giá dưới 1 tỷ đồng. Đây
có thể là bước ngoặc có thể đưa doanh số của dòng xe này trong năm 2021 tăng cao. Ở
thị trường Việt Nam, Toyota Fortuner có tới 7 phiên bản, dễ dàng hơn cho khách hàng
lựa chọn.
 Toyota Yaris

Xe Toyota Yaris
Tuy chưa chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam, nhưng phiên bản Toyota Yaris 2021
được khá nhiều người mong đợi. Với hy vọng những cải tiến sẽ mang lại cho dòng xe
Hatchback của Toyota một luồng gió mới và có chổ đứng hơn trên thị trường.

Hiện tại, Toyota Yaris chỉ có 1 phiên bản duy nhất trên thị trường. Phiên bản được cải
tiến về ngoại thất và khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

Ngoài ra, Toyota còn có nhiều dòng xe khác như Wigo, Land Cruiser, Corolla Altis,…

2.2 Thương hiệu Lexus:

Thương hiệu được cho ra mắt lần đầu vào năm 1989. Toyota muốn đưa thương hiệu
Lexus tiếp cận với phân khúc khách hàng cao hơn. Với những mẫu xe hạng sang đủ sức
để cạnh tranh với những ông lớn như Audi, Mercedes, BMW,… Các loại xe của hãng
Toyota mang trên mình logo Lexus đang ngày càng có chổ đứng trên thị trường.
 Lexus LX570

Lexus LX570
Đây là mẫu SUV hạng sang cỡ lớn, được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1995. Lexus
LX570 2021 thuộc thế hệ thứ 3 (từ 2007 – nay). Hiện phiên bản 2021 chỉ có nâng cấp
một chút để chuẩn bị cho thế hệ thứ 4, dự kiến là vào năm sau.

Kích thước của xe hiện tại là 5080x 1980x 1865 (mm), chiều dài cơ sở lên đến 2850mm.
Điều này giúp xe có không gian nội thất rộng rãi và thoải mái. Điểm nhấn của LX570 là
được trang bị động cơ mạnh mẽ. Động cơ V8 5.7L, cung cấp công suất cực đại lên đến
362 mã lực, mô-men xoắn đạt 530Nm/3200rpm.
 Lexus RX300

Lexus RX300
Lexus RX300 là mẫu Crossover 5 chổ hạng sang cỡ trung. Cái tên RX300 chính thức
được sử dụng vào năm 2018. So với các phiên bản trước, Lexus RX300 2021 được thay
đổi một số chi tiết ngoại thất. Lưới tản nhiệt được làm dạng tổ ong 3D thay vì hình con
suốt như phiên bản cũ. Cụm đèn xe cũng được thay đổi, mỏng hơn so với trước đây.

Lexus RX300 được trang bị động cơ I4 2.0L, cung cấp công suất cực đại 235Hp, mô men
xoắn cực đại đạt 350Nm.
 Lexus ES250

Lexus ES 250
Đây là mẫu Sedan hạng sang cỡ trung, thế hệ thứ 7 được ra mắt chính thức tại Việt Nam
vào năm 2019. Lexus ES250 có giá thành thấp nhất trong tất cả dòng xe của Lexus ở thị
trường nước ta. Kể từ lúc ra mắt thế hệ 7, E250 đã tạo ra một cơn sốt trên toàn cầu với sự
hoàn mỹ đến từ thiết kế. Với phong cách mới mẻ, trẻ trung và khả năng vận hành vượt
trội.  

Xe được trang bị động cơ I4 2.5L, cung cấp công suất 204 mã lực, mô men xoắn cực đại
là 243Nm.
 Lexus LS500

Lexus LS 500
Đây là dòng xe Sedan hạng sang cỡ lớn, phiên bản thuộc thế hệ thứ 5 chính thức có mặt ở
thị trường Việt Nam vào năm 2017. Hiện dòng xe này có 2 phiên bản là LS500 và
LS500h (trang bị động cơ Hybrid). Xe có thiết kế toát lên vẻ sang trọng, điểm nhấn là sự
hài hòa ở hệ thống đèn trước và lưới tản nhiệt.

Nội thất xe được trang bị rất nhiều tiện nghi. Thậm chí nhiều chức năng còn ít khi dùng
đến vẫn được trang bị đầy đủ. Đặc biệt ở mẫu LS500h còn được trang bị 3 công nghệ an
toàn chưa từng được trang bị trên bất kỳ mẫu xe nào.

Ngoài những dòng xe đã kể trên, các loại xe của hãng Toyota mang thương hiệu Lexus
còn có các dòng NX, GX, HS, CT,…
3. Các công nghệ được trang bị trên các dòng xe của hãng Toyota:
 Hệ thống an toàn:
 Túi khí

 Hệ thống chống bó cứng phanh ABS

 Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA

 Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD

 Hệ thống cân bằng điện tử ESP

 Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS

 Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC

 Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp ESS

 Hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control

 Cảm biến lùi

 Camera lùi

 Công nghệ an toàn:


 Hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control
 Phanh tự động khẩn cấp - Automatic Emergency Braking (AEB)
 Hệ thống AEB có thể chia làm 3 loại chính, tùy thuộc vào mỗi mẫu xe sẽ được
trang bị các phiên bản khác nhau, hoặc cả 3 phiên bản, bao gồm:
 Hệ thống tốc độ thấp
 Hệ thống tốc độ cao
 Hệ thống tránh va chạm với người đi bộ
 Cảnh báo điểm mù - Blind Spot Detection
 Safety Sense là tên gọi của gói công nghệ an toàn Toyota phát triển cho các mẫu
xe của mình. Hệ thống này dựa trên những dữ liệu thu được từ radar và camera
trên xe để phát ra cảnh báo hoặc can thiệp vào phanh hay tay lái nhằm đảm bảo an
toàn cho xe.
 Công nghệ an toàn toàn cầu - TSS

You might also like