You are on page 1of 185

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình Sức bền vật liệu cũng như những giáo trình khác đã được xuất bản
với số lượng lớn do nhiều tác giả khác nhau biên soạn. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các
trường đại học, cao đẳng trên cả nước đều tiến hành đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Do
đó việc tự học của sinh viên đòi hỏi phải có một thời lượng lớn gấp đôi thời lượng lên
lớp trực tiếp nghe giảng bài. Như vậy sinh viên phải có giáo trình do chính nhà trường
biên soạn để học tập và tự nghiên cứu. Từ lý do đó chúng tôi tiến hành biên soạn giáo
trình này.
Sức bền vật liệu là một môn kỹ thuật cơ sở nhằm cung cấp những kiến thức tính
toán công trình hay chi tiết máy về độ bền, độ cứng và độ ổn định. Trong giáo trình
này chúng tôi không đề cập hết tất cả các dạng chịu lực của bộ phận công trình trong
kỹ thuật mà chỉ xét những hình thức chịu lực cơ bản thường gặp.
Giáo trình Sức bền vật liệu được biên soạn theo chương trình đề cương chi tiết
đã được trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long phê duyệt. Khối lượng giảng dạy
3 tín chỉ bao gồm các nội dung sau:
Chương 1: Những khái niệm cơ bản về sức bền vật liệu
Chương 2: Các đặc trưng hình học của hình phẳng
Chương 3: Kéo, nén đúng tâm
Chương 4: Trạng thái ứng suất và thuyết bền
Chương 5: Cắt - dập
Chương 6: Xoắn thuần túy thanh tròn thẳng
Chương 7: Uốn phẳng
Chương 8: Thanh chịu lực phức tạp
Chương 9: Ổn định của thanh thẳng chịu nén đúng tâm (Uốn dọc)
Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi có tham khảo nhiều giáo trình
của các trường đại học và cao đẳng, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các
nhà chuyên môn, quý Thầy, Cô giáo, sinh viên và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn.

Vĩnh Long, ngày 02 tháng 10 năm 2013


Tác giả

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 1


Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 2
CHƯƠNG 1
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SỨC BỀN VẬT LIỆU

1.1. NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC


1.1.1. Nhiệm vụ
Sức bền vật liệu là môn học kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm, trên cơ sở
nghiên cứu khả năng chịu lực của vật liệu và giải quyết ba bài toán cơ bản đối với một
cấu kiện công trình hay một chi tiết máy đó là độ bền, độ cứng và độ ổn định.
1.1.2. Đối tượng
a. Vật thể
Vật thể được nghiên cứu trong Sức bền vật liệu là vật rắn thực (còn gọi là vật
rắn biến dạng) tức là khi chịu lực thì hình dạng và kích thước của vật thể bị thay đổi.
b. Hình dạng vật thể
Về mặt hình học, vật thể nghiên cứu được chia làm 3 dạng sau:
- Khối: Khối là vật thể có kích thước theo 3 phương đều tương đương nhau
(hình 1.1.a).
Ví dụ: Móng máy.
- Tấm và vỏ: Tấm và vỏ là vật thể có kích thước theo 2 phương lớn hơn nhiều
so với phương thứ 3 (hình 1.1.b, c).
Ví dụ: Tấm tôn.
- Thanh: Thanh là vật thể có kích thước theo 1 phương rất lớn so với 2 phương
còn lại (hình 1.1.d, e).
Ví dụ: Trục truyền trong máy, cột điện, …

a) b) c)

d) e)
Hình 1.1: Hình dạng vật thể

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 3


Trong giáo trình này, vật thể được nghiên cứu là vật rắn thực và hình dạng chủ
yếu là dạng thanh. Hình dạng hình học của thanh được biểu diễn bằng trục của nó và
mặt cắt thẳng góc với trục của thanh gọi tắt là mặt cắt.

1.2. CÁC GIẢ THUYẾT CƠ BẢN VỀ VẬT LIỆU


Môn Sức bền vật liệu sử dụng 3 giả thuyết cơ bản sau:
1.2.1. Giả thuyết 1
Vật liệu có tính chất liên tục, đồng tính và đẳng hướng.
- Vật liệu liên tục nghĩa là không có lỗ rỗng.
- Vật liệu đồng tính nghĩa là tính chất cơ học và vật lý tại mọi điểm của nó
giống nhau.
- Vật liệu đẳng hướng nghĩa là tính chất cơ học và vật lý của vật thể theo mọi
phương là như nhau.
1.2.2. Giả thuyết 2
Biến dạng của vật thể là biến dạng đàn hồi và đàn hồi tuyệt đối.
Khi có lực tác dụng sẽ làm cho vật thể bị biến dạng; Bỏ lực đi, vật thể lại trở lại
kích thước và hình dạng ban đầu đó là tính đàn hồi của vật thể và biến dạng của vật
được gọi là biến dạng đàn hồi.
Trong thực tế khi bỏ lực tác dụng thì vật thể không trở lại kích thước và hình
dạng ban đầu mà nó còn có biến dạng dư hay còn gọi là biến dạng dẻo. Tuy nhiên các
thí nghiệm cho thấy khi lực tác dụng chưa vượt quá một giới hạn xác định thì biến
dạng dư của vật thể là rất nhỏ có thể bỏ qua và coi vật thể đàn hồi tuyệt đối.
1.2.3. Giả thuyết 3
Biến dạng của vật thể do ngoại lực gây ra là nhỏ so với kích thước của chúng và
tuân theo định luật Hooke.
Nghĩa là vật thể có biến dạng tỷ lệ bậc nhất với lực gây ra biến dạng đó.
Giả thuyết này cho phép coi điểm đặt của các lực là không đổi khi vật thể bị
biến dạng, làm đơn giản hơn trong tính toán.

1.3. BIẾN DẠNG VÀ CHUYỂN VỊ


1.3.1. Định nghĩa
- Biến dạng là sự thay đổi hình dạng hình học ban đầu của vật dưới tác dụng
của lực.
- Khi vật thể bị biến dạng thì vị trí của một điểm bất kỳ thuộc vật thể thay đổi.
Sự thay đổi vị trí của một điểm được gọi là chuyển vị.
1.3.2. Biến dạng, chuyển vị của thanh
Đối với thanh, được mô tả bằng trục và tiết diện, biến dạng và chuyển vị thường
được định nghĩa như sau:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 4


- Biến dạng của thanh là sự thay đổi kích thước, hình dạng của tiết diện, sự thay
đổi chiều dài, độ cong và độ xoắn của trục thanh.
- Chuyển vị là sự thay đổi vị trí của tiết diện trước và sau khi thanh bị biến
dạng.
1.3.3. Các loại biến dạng cơ bản của thanh
Dưới tác dụng của ngoại lực hoặc sự thay đổi nhiệt độ, vật thể bị biến dạng.
Biến dạng có nhiều loại song Sức bền vật liệu chủ yếu nghiên cứu các loại biến dạng
sau:
a. Biến dạng kéo và nén: Khi thanh chịu tác dụng bởi các lực hay hợp lực có
hướng dọc theo trục thanh, thì thanh có thay đổi chiều dài mà không thay đổi độ cong.
Thanh sẽ bị giãn ra hoặc co lại, ta nói thanh chịu kéo hoặc nén, biến dạng của thanh
khi đó là biến dạng dài. Khi kéo thanh bị dài ra (hình 1.2.a), khi nén thanh bị co lại
(hình 1.2.b).
Ví dụ: Các thanh dàn, cột, cột chống, dây cáp, …
P

P P
c)

M M
P
a) b)
P d)

e)
Hình 1.2: Các loại biến dạng cơ bản của thanh

b. Biến dạng trượt (cắt): Là biến dạng trong đó trục thanh không thay đổi độ
cong, các mặt cắt ngang có xu hướng trượt lên nhau dưới tác dụng của ngoại lực (hình
1.2.c).
Ví dụ: Các bu lông, đinh tán, các liên kết hàn,…
c. Biến dạng xoắn: Khi thanh chịu tác dụng bởi các ngẫu lực nằm trong những
mặt phẳng vuông góc với trục thanh, khi đó trục thanh không thay đổi độ dài, độ cong,
các tiết diện không có chuyển vị thẳng, nhưng có chuyển vị xoay quanh trục thanh
trong mặt phẳng của tiết diện. Sau biến dạng những đường xoắn ốc tạo thành trên bề
mặt của thanh (hình 1.2.d).
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 5
Ví dụ: Các trục truyền động, mũi khoan,…
d. Biến dạng uốn: Dưới tác dụng của các lực có phương vuông góc với trục
thanh và nằm trong mặt phẳng chứa trục thanh, hoặc các ngẫu lực nằm trong mặt
phẳng chứa trục thanh. Khi đó, trục thanh bị cong đi, tiết diện thanh có cả chuyển vị
thẳng và chuyển vị xoay (hình 1.2.e).
Ví dụ: Các thanh dầm, dầm cầu, trục các toa xe,…
Ngoài những trường hợp biến dạng cơ bản kể trên, trong thực tế thì thanh
thường có biến dạng phức tạp là trường hợp kết hợp của hai hay nhiều trường hợp cơ
bản, chẳng hạn trên thanh vừa có biến dạng uốn vừa có biến dạng kéo (nén) hay vừa
uốn vừa xoắn, …

1.4. KHÁI NIỆM VỀ NGOẠI LỰC, NỘI LỰC, PHƯƠNG PHÁP MẶT CẮT VÀ
ỨNG SUẤT
1.4.1. Ngoại lực
Ngoại lực là tác dụng của môi trường bên ngoài hay từ vật thể khác lên vật thể
đang xét. Ngoại lực bao gồm tải trọng và phản lực.
a. Tải trọng: Là loại ngoại lực tác dụng lên vật thể mà vị trí, tính chất và trị số
đã được cho trước.
Tải trọng bao gồm tải trọng tập trung và tải trọng phân bố:
- Tải trọng tập trung là tải trọng tác dụng lên vật thể theo một diện tích rất nhỏ
coi như một điểm. Đơn vị: (N), (KN), ...
P

Hình 1.3: Tải trọng tập trung

- Tải trọng phân bố là tải trọng tác dụng lên vật thể theo một diện tích khá lớn
(có hai kích thước tương đương).
Tải trọng phân bố có thể theo diện tích hoặc theo chiều dài.
+ Tải trọng phân bố theo diện tích: Là tải trọng tác dụng liên tục trên bề mặt
của vật thể. Đơn vị: (N/m2), (KN/m2), ...

q(x,z) y
x
z

Hình 1.4: Tải trọng phân bố theo diện tích

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 6


+ Tải trọng phân bố theo chiều dài: Khi tải trọng phân bố theo diện tích phân
bố đều theo một cạnh và cạnh đó rất nhỏ so với cạnh kia thì được thay thế bằng tải
trọng phân bố theo chiều dài. Đơn vị: (N/m), (KN/m), ...
q(z)

Hình 1.5: Tải trọng phân bố theo chiều dài

* Chú ý: Theo tính chất, tải trọng còn có thể được phân ra là tải trọng tĩnh và tải
trọng động.
- Tải trọng tĩnh là tải trọng không thay đổi theo thời gian trong suốt quá trình
tác dụng.
- Tải trọng động là tải trọng biến đổi theo thời gian hay tăng đột ngột trong quá
trình tác dụng.
b. Phản lực: Cũng là ngoại lực như tải trọng nhưng là các lực chưa biết, xuất
hiện tại các liên kết giữa vật thể đang xét với vật thể khác (phần này đã được học ở
môn Cơ học lý thuyết). Các loại liên kết gồm: liên kết tựa, liên kết thanh, liên kết dây
mềm, gối đỡ bản lề di động, gối đỡ bản lề cố động, liên kết ngàm, ...
Tóm lại, ngoại lực bao gồm các loại tải trọng: lực tập trung, lực phân bố,
mômen tập trung, mômen phân bố và các phản lực liên kết.
Ví dụ: Ngoại lực tác dụng lên dầm AE gồm lực tập trung P , lực phân bố q ,
mômen tập trung M và các phản lực X A , YA , YE (hình 1.6).

YA M = qa2 P = qa q YE
XA
A B C D E
1m 1m 1m 2m

Hình 1.6: Các loại ngoại lực


1.4.2. Nội lực
Giữa các phần tử vật chất của vật thể luôn luôn có các lực liên kết để giữ cho nó
có hình dáng nhất định.
Khi có ngoại lực tác dụng lên vật thể làm cho vật thể bị biến dạng. Khi đó các
lực liên kết giữa các phân tố trong vật thể sẽ bị biến đổi làm xuất hiện trong vật thể
những lực chống lại biến dạng đó. Những lực này gọi là nội lực.
Như vậy nội lực là độ tăng của lực liên kết giữa các phần tử trong thanh khi
chúng bị biến dạng.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 7


Tuy nhiên độ tăng này chỉ đến một mức độ nào đó tùy loại vật liệu, nếu lực cứ
tăng mãi thì vật liệu sẽ bị phá hỏng. Vì thế xác định nội lực là một trong những vấn đề
cơ bản của môn Sức bền vật liệu.
1.4.3. Phương pháp mặt cắt
Để xác định nội lực tại một điểm bất kỳ trong vật thể ta dùng phương pháp mặt
cắt: Xét vật thể cân bằng dưới tác dụng của hệ lực ( P1 , P2 ,..., Pn ) như hình 1.7.a.
Tưởng tượng dùng một mặt phẳng  cắt qua vật thể khảo sát thành hai phần (A) và
(B). Bỏ một phần và khảo sát một phần như hình 1.7.b.


P1 P4 P1
P2 P2
(A) (B) Pi (A)

P3 Pn P3

a) b)
Hình 1.7: Phương pháp mặt cắt

Khảo sát phần (A): Để phần (A) cân bằng (hình 1.7.b), ta thấy trên mặt cắt sinh
ra hệ lực để cân bằng với các ngoại lực tác dụng lên phần (A). Hệ lực này chính là
những nội lực cần tìm. Muốn xác định chúng phải lập các phương trình cân bằng tĩnh
học, gồm 3 phương trình hình chiếu và 3 phương trình mômen:
Fx = 0 mx( F ) = 0
Fy = 0 my( F ) = 0
Fz = 0 mz( F ) = 0
Các thành phần nội lực:
Tại trọng tâm O (hình 1.8) của mặt cắt ta gắn hệ trục Oxyz. Thu gọn hệ lực về
trọng tâm ta được:

Mz Mx
O Nz z
Qx My
x Qy
y
Hình 1.8: Các loại nội lực

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 8


+ Lực dọc Nz + Mômen uốn Mx
+ Lực cắt Qy + Mômen uốn My
+ Lực cắt Qx + Mômen xoắn Mz
1.4.4. Ứng suất
Để biểu thị cường độ nội lực tại một mặt cắt nào đó người ta đưa ra khái niệm
ứng suất.
Xét điểm C trên mặt cắt có diện tích khá bé là F (hình 1.9). Hợp lực của nội
lực trong phạm vi F là P .

P
P1
P2  p
(A) C 
F
P3
Hình 1.9: Ứng suất

Ta gọi tỷ số  = pTB là ứng suất trung bình tại F và giới hạn của tỷ số này
P
F
P
lim = p là ứng suất tại điểm C.
F  0 F
p còn gọi là ứng suất toàn phần tại C, được phân làm hai thành phần:

- Thành phần vuông góc với mặt cắt gọi là ứng suất pháp, ký hiệu  .

- Thành phần nằm trong mặt cắt gọi là ứng suất tiếp, ký hiệu  .
Trị số ứng suất toàn phần:

 
2 2
p=
Đơn vị của ứng suất là (N/cm2), (KN/cm2), …

1.5. NGUYÊN LÝ ĐỘC LẬP TÁC DỤNG


Vì biến dạng của vật thể là bé nên nếu vật thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều
nguyên nhân, thì kết quả là tổng kết quả do từng nguyên nhân tác dụng gây nên.
Ví dụ: Độ võng  do lực P1 và P2 tác dụng lên dầm AB gây ra bằng tổng độ
võng 1 do P1 gây ra và độ võng 2 do P2 gây ra (hình 1.10).
 = 1 + 2

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 9


Hình 1.10:  = 1 + 2

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của môn Sức bền vật liệu.
2. Hãy nêu các giả thuyết đối với vật liệu dùng trong Sức bền vật liệu.
3. Định nghĩa biến dạng và chuyển vị của thanh. Nêu các loại biến dạng cơ bản
của thanh.
4. Định nghĩa ngoại lực và phân loại ngoại lực.
5. Định nghĩa nội lực và ứng suất.
6. Trình bày phương pháp mặt cắt.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 10


CHƯƠNG 2
CÁC ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA HÌNH PHẲNG

2.1. KHÁI NIỆM


Đối với một hình phẳng thì đặc trưng của nó là diện tích F mà ta đã biết. Tuy
nhiên, khi quan sát khả năng chịu lực của thanh ta thấy nó không những phụ thuộc vào
diện tích của mặt cắt ngang F mà còn phụ thuộc vào các đặc trưng khác.

y y
P
P
h x b x
b h
a) b)
Hình 2.1: So sánh khả năng chịu uốn của thanh

Ví dụ: Cho thanh chịu uốn trong hai trường hợp như hình 2.1. Bằng trực giác ta
dễ thấy rằng thanh trong trường hợp (a) có khả năng chịu uốn tốt hơn trong trường hợp
(b) mặc dù diện tích mặt cắt ngang là không đổi.
Như vậy khả năng chịu lực của một thanh không chỉ phụ thuộc vào diện tích mà
còn phụ thuộc vào hình dáng và cách sắp đặt của mặt cắt ngang. Hiểu biết các đặc
trưng này cho phép tính toán được độ bền, độ cứng, độ ổn định của thanh và cho phép
thiết kế tiết diện thanh một cách tiết kiệm hợp lý.

2.2. MÔMEN TĨNH CỦA HÌNH PHẲNG


Có một hình phẳng diện tích F và hệ trục tọa độ Oxy nằm trong mặt phẳng của
hình phẳng. Xét một vi phân diện tích dF có tọa độ (x, y).

y F

x dF

y
O x
Hình 2.2: Hình phẳng trong hệ trục tọa độ Oxy

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 11


Ta có định nghĩa: Mômen tĩnh của hình phẳng đối với trục x và trục y là:
Sx =  ydF và Sy =  xdF
F F

Như vậy mômen tĩnh của một hình phẳng đối với một trục là những lượng đại
số được xác định bằng tổng của tích giữa diện tích phân tố dF và khoảng cách từ phân
tố đó đến trục.
Mômen tĩnh có đơn vị là (m3), (cm3), … giá trị có dấu (+), (-) hoặc bằng 0.
Theo Cơ học lý thuyết đã chứng minh được:

 xdF
F
= xc.F ;  ydF
F
= yc.F

Trong đó: (xc, yc) là tọa độ trọng tâm C của hình phẳng F.
Do đó ta có thể viết:
Sx = yc.F ; Sy = xc.F
Từ đó ta có công thức xác định tọa độ trọng tâm của hình phẳng:
Sy Sx
xc = ; yc = (2.1)
F F
Khi xc = yc = 0  Trục x và y đi qua trọng tâm của hình.
Ta có Sx = 0 và Sy = 0.
Mômen tĩnh của hình phẳng đối với các trục đi qua trọng tâm của nó luôn bằng
không. Gọi trục đi qua trọng tâm của hình là trục trung tâm.
Trong tính toán khi gặp những hình phức tạp ta chia hình đó thành các hình đơn
giản mà ta đã biết trọng tâm của từng hình và xác định tọa độ trọng tâm của hình
phẳng theo công thức sau:
Sy  Fi .xci
xc = = (2.2)
F  Fi
S x  Fi . yci
yc = =
F  Fi

2.3. MÔMEN QUÁN TÍNH


2.3.1. Các định nghĩa
a. Định nghĩa 1: Mômen quán tính của một hình phẳng đối với một trục là
những lượng đại số được xác định bằng tổng của tích giữa diện tích phân tố dF và bình
phương khoảng cách từ phân tố đến trục đó.

 y dF là mômen quán tính của hình F đối với trục x.


2
Jx =
F

Jy =  x 2 dF là mômen quán tính của hình F đối với trục y.


F

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 12


b. Định nghĩa 2: Mômen quán tính ly tâm của hình phẳng đối với một hệ trục là
lượng đại số được xác định bằng tổng của tích giữa diện tích phân tố dF và khoảng
cách từ phân tố đến hai trục.
Jxy =  xydF là mômen quán tính ly tâm của hình F đối với hệ trục Oxy.
F

c. Định nghĩa 3: Mômen quán tính độc cực của hình phẳng đối với một điểm là
lượng đại số được xác định bằng tổng của tích giữa diện tích phân tố và bình phương
khoảng cách từ phân tố đến điểm đó.
Jo =   2 dF là mômen quán tính độc cực của hình F đối với điểm O.
F

Vì: 2 = x2 + y2  Jo = Jx + Jy
Đơn vị của mômen quán tính là (m4), (cm4), …
Dấu của Jx , Jy , Jo luôn luôn dương.
Dấu của Jxy có thể (+), (-) hoặc bằng 0.
2.3.2. Các loại hệ trục quán tính
- Nếu mômen quán tính ly tâm của hình phẳng đối với một hệ trục nào đó bằng
không thì hệ trục này gọi là hệ trục quán tính chính.
- Hệ trục quán tính chính có gốc tọa độ trùng với trọng tâm của hình gọi là hệ
trục quán tính chính trung tâm.
Vậy nếu Oxy là hệ trục quán tính chính trung tâm, thì:
Jxy = 0
Sx = Sy = 0
Nếu hình phẳng F có một trục đối xứng y thì bất kỳ trục nào vuông góc với y
cũng lập với nó thành một hệ trục quán tính chính; Trục đối xứng y và trục vuông góc
với nó đi qua trọng tâm lập thành hệ trục quán tính chính trung tâm.
Định nghĩa 4: Mômen quán tính của hình phẳng đối với trục quán tính chính
trung tâm gọi là mômen quán tính chính trung tâm.

2.4. MÔMEN QUÁN TÍNH CỦA MỘT SỐ HÌNH ĐƠN GIẢN


2.4.1. Hình chữ nhật
Hình chữ nhật có hai trục đối xứng x và y nên các trục này là trục quán tính
chính trung tâm.
Ta lấy dF là dải chữ nhật song song với trục x, ta có: dF = b.dy
Ta tính được:
h/2
bh 3
 y dF =  y b.dy =
2 2
Jx = (2.3)
F h / 2
12

hb 3
Jy = (2.4)
12

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 13


y
dy
dF
y h
O x

Hình 2.3: Tính mômen quán tính của hình chữ nhật
2.4.2. Hình tam giác
y

dy
h
dF by
y
x
O b

Hình 2.4: Tính mômen quán tính của hình tam giác trong hệ tọa độ Oxy

Ta chọn dF là dải song song với trục x, có chiều cao dy. Vì dy bé nên suy ra:
h y
dF = by.dy = .b.dy
h
h y
h
bh 3
 y dF = y
2 2
Jx = .b.dy = (2.5)
F 0
h 12

Tương tự:
hb 3
Jy = (2.6)
12
Chú ý: Nếu chọn hệ trục tọa độ đi qua trọng tâm C của hình tam giác (hình 2.5)
thì:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 14


y

by dy
2h/3
dF y
C x
h/3
b/3 2b/3

Hình 2.5: Tính mômen quán tính của hình tam giác trong hệ tọa độ Cxy

2
h y
dF = by.dy = 3 .b.dy
h
2
h y
2h / 3
bh 3
Jx =  y 2 dF =  y 2 3 .b.dy = (2.7)
F h / 3
h 36

Tương tự:
hb 3
Jy = (2.8)
36
2.4.3. Hình tròn
y
d
ρ dF
O x

Hình 2.6: Tính mômen quán tính của hình tròn

Vì hình tròn có tâm đối xứng nên mọi trục đi qua trọng tâm O đều là trục quán
chính trung tâm.
Jo
Ta có: Jx = Jy =
2
Lấy phân tố dF như hình vẽ, ta có: dF = 2.d

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 15


R
Suy ra: Jo =   2 dF =  2 3d
F 0

R 4 D 4
Jo = =  0,1D4 (2.9)
2 32
J o R 4 D 4
Vậy: Jx = Jy = = =  0,05D4 (2.10)
2 4 64
2.4.4. Hình vành khăn
y

d O x

Hình 2.7 Tính mômen quán tính của hình vành khăn
D 4
Jo = (1 - 4)  0,1 D4 (1 - 4) (2.11)
32
D 4
Jx = Jy = (1 - 4)  0,05 D4 (1 - 4) (2.12)
64
d
Trong đó:  = , d là đường kính trong, D là đường kính ngoài
D

2.5. MÔMEN QUÁN TÍNH ĐỐI VỚI TRỤC SONG SONG


Giả sử ta đã tính được các mômen quán tính của F đối với hệ trục tọa độ Oxy
(hình 2.8). Hãy xác định các mômen quán tính của F đối với hệ trục O 1x1y1 song song
với hệ trục Oxy.
y1 y

x
dF F
y
O x
b
O1 a x1

Hình 2.8: Cách tính mômen quán tính đối với trục song song

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 16


Gọi (a, b) là tọa độ của O trong hệ tọa độ O1x1y1. Tương quan giữa các tọa độ
như sau:
x1 = a + x
y1 = b + y

y dF =  (b  y ) 2 dF =  (b2  2by  y 2 )dF = b2F + 2bSx + Jx


2
Ta có: Jx 1 = 1
F F F

Jx 1 = Jx + 2bSx + b2F
Tương tự ta có:
Jy 1 = Jy + 2bSy + a2F
Mômen quán tính ly tâm:
Ta có: Jx 1 y 1 =  x1 y1 dF =  (a  x)(b  y) dF =  (ab  ay  bx  xy )dF
F F F

= abF + aSx + bSy + Jxy


Jx 1 y 1 = Jxy + aSx + bSy + abF
Trường hợp Oxy là hệ trục trung tâm (O là trọng tâm của F), ta có:
Jx 1 = Jx + b2F
Jy 1 = Jy + a2F (2.13)
Jx 1 y 1 = Jxy + abF

2.6. VÍ DỤ TÍNH TOÁN


2.6.1. Ví dụ 1
Xác định các mômen quán tính chính trung tâm của hình 2.9.
y

18cm I C1 x1
15,43cm
C 11,57cm x
36cm C2 C3 x2,x3
II III

12cm 12 12cm

Hình 2.9: Ví dụ tính mômen quán tính chính trung tâm

Giải:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 17


Bước 1: Xác định hệ trục quán tính chính trung tâm
Xác định trọng tâm C của hình: Chia hình làm 3 phần I, II, III và gắn chúng vào
hệ tọa độ C1x1y.
Ta có tọa độ trọng tâm C:
xc = 0 (y là trục đối xứng)
S x  Fi . yci F . y  F2 . yC 2  F3 . yC3
yc = = = 1 C1
F  Fi F1  F2  F3
18.36.0  36.12.(27)  36.12.(27)
=
18.36  36.12  36.12
 yc  -15,43 cm
Vậy hệ trục quán tính chính trung tâm là Cxy.
Bước 2: Tính các mômen quán tính chính trung tâm:
- Tính Jx = J xI + J xII + J xIII
Trong đó:
36.183
J xI = Jx 1 + 15,432.F 1 = + 15,432.18.36 = 171775,01 cm4
12

2 12.363
II
J =J
x
III
x = Jx 3 + 11,57 .F3 = + 11,572.12.36 = 104485,63 cm4
12
 Jx = 171775,01 + 2. 104485,63 = 380746,27 cm4
- Tính Jy = J yI + J yII + J yIII
Trong đó:
2 18.363
I
J = Jy 1
y + 0 .F 1 = = 69984 cm4
12
36.123
J yII = J yIII = Jy 3 + 122.F3 = + 122.12.36 = 62640 cm4
12
 Jy = 69984 + 2. 62640 = 195264 cm4
2.6.2. Ví dụ 2
Tính các mômen quán tính chính trung tâm của hình 2.10.
Giải:
Bước 1: Xác định hệ trục quán tính chính trung tâm
Xác định trọng tâm C của hình: Chia hình làm 2 phần I, II và gắn chúng vào hệ
tọa độ C1xy1.
Ta có tọa độ trọng tâm C:
yc = 0 (x là trục đối xứng)

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 18


Sy  Fi .xci F .x  F2 .xC 2 6a.4a.0  a 2 .(1,5a)
xc = = = 1 C1 =
F  Fi F1  F2 6a.4a  a 2
1,5a
 xc =
24  
Vậy hệ trục quán tính chính trung tâm là Cxy.

y2 y1 y

1,5a
2a
24  
I
4a II x
C2 C1 C

1,5a 4,5a

Hình 2.10: Ví dụ tính mômen quán tính chính trung tâm

Bước 2: Tính các mômen quán tính chính trung tâm:


- Tính Jx = J xI - J xII
Trong đó:
6a.(4a)3
J xI = Jx 1 + 02.F 1 = = 32a4
12

II 2 a 4
J = Jx2 + 0 .F2 =
x
4
a 4  
 Jx = 32a4 - =  32   a4
4  4
- Tính Jy = J yI - J yII
Trong đó:
 1,5a  2,25 2 a 2
2
4 a (6 a ) 3
J = Jy 1 + 
I
 .F 1 = + .6a.4a
 24    (24   ) 2
y
12

 3 2  4
J yI = 18 4 
24   2 
.a

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 19


 0,5a  24a  a 4  0,5a  24a 
2 2

J yII = Jy2 +   2
.F = +  .a2
 24    4  24   
 1  0,5  24  2 
J yII =      .a4
 4  24    


  3 2   1  0,5  24   
2

 Jy = 184  2
     .a4

  24      4  24     
  0,25 2  30  576  4
Jy = 72   a
 4 24   2

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Viết công thức tính mômen tĩnh của một hình phẳng đối với một trục khi biết
diện tích và vị trí trọng tâm của hình đó.
2. Định nghĩa mômen quán tính của một hình phẳng đối với một trục.
3. Định nghĩa hệ trục quán tính chính, hệ trục quán tính chính trung tâm của
một hình.
4. Viết công thức tính mômen quán tính của hình chữ nhật, hình tam giác, hình
tròn, hình vành khăn.
5. Viết công thức tính mômen quán tính đối với trục song song.

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

1. Tính các mômen quán tính chính trung tâm của mặt cắt cho trên hình 2.11
với b = 4 cm.

3b

1,5b b 1,5b

Hình 2.11

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 20


2. Tính các mômen quán tính chính trung tâm của mặt cắt cho trên hình 2.12
với a = 1 cm.

3a

6a

3a
a 9a 10a

Hình 2.12

3. Tính mômen quán tính ly tâm của mặt cắt cho trên hình 2.13 đối với hệ trục
Oxy.
y

12cm

O x
8cm 12cm

Hình 2.13

4. Tính mômen quán tính ly tâm của mặt cắt cho trên hình 2.14 đối với hệ trục
Oxy với R = 20 cm, α = 60o.
y

R
α
O x
Hình 2.14

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 21


5. Cho hình ghép như trên hình 2.15 với c = 4 cm.
a. Cho x = 6 cm, tính các mômen quán tính chính trung tâm của hình.
b. Tìm x để cho hình ghép có Jmax = Jmin.

4c

c
1,5c c 1,5c x 1,5c c 1,5c

Hình 2.15

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 22


CHƯƠNG 3
KÉO, NÉN ĐÚNG TÂM

3.1. KHÁI NIỆM


Một thanh thẳng khi chịu tác dụng của ngoại lực có hướng song song và trùng
với trục thanh, khi đó trên mỗi mặt cắt ngang của nó chỉ tồn tại một thành phần nội lực
là lực dọc Nz ta nói thanh chịu kéo hay nén đúng tâm.
- Nếu lực dọc Nz mang dấu dương (hướng ra ngoài mặt cắt) thì thanh chịu kéo
đúng tâm (hình 3.1.a).
- Nếu lực dọc Nz mang dấu âm (hướng vào trong mặt cắt) thì thanh chịu nén
đúng tâm (hình 3.1.b).
1 2
P P P P

1 2
P Nz  0 P Nz < 0

a) b)
Hình 3.1: Thanh chịu kéo (a), nén (b) đúng tâm

Ví dụ: Cột trụ chịu nén đúng tâm bởi trọng lượng bản thân, dây cáp của kết cấu
treo chịu kéo đúng tâm ,...

3.2. BIỂU ĐỒ NỘI LỰC


Biểu đồ nội lực là đồ thị biểu diễn sự biến thiên của lực dọc tại mọi mặt cắt
ngang suốt trục thanh.
Để vẽ biểu đồ nội lực (lực dọc) ta phải thực hiện:
- Vẽ đường chuẩn song song với trục thanh.
- Xác định lực dọc trên từng mặt cắt của thanh. Biểu diễn trị số lực dọc bằng
những đoạn vuông góc với đường chuẩn. Nối điểm của những trị số này ta được biểu
đồ.
Quy ước vẽ trị số lực dọc:
+ Nz > 0: Vẽ phía trên đường chuẩn và ghi dấu (+) nếu đường chuẩn nằm
ngang; Vẽ bên phải đường chuẩn nếu đường chuẩn thẳng đứng.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 23


+ Nz < 0: Vẽ phía dưới đường chuẩn và ghi dấu (-) nếu đường chuẩn nằm
ngang; Vẽ bên trái đường chuẩn nếu đường chuẩn thẳng đứng.
Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ nội lực cho thanh chịu lực như hình 3.2.a, biết trị số các
lực P1 = 30 KN, P2 = 50 KN.
1 2
A C B
a) P1 P2
z1 z2
1 2
3m 2m

30KN
b)
Nz 20KN

Hình 3.2: Sơ đồ chịu lực (a) và biểu đồ lực dọc của thanh (b)

Giải:
Áp dụng phương pháp mặt cắt:
- Dùng mặt cắt (1-1) cắt qua đoạn AC sao cho 0 ≤ z1 ≤ 3 m
A 1
P1 Nz1
z1
1
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
Fx = 0  - P1 + Nz1 = 0
 Nz1 = P1 = 30 KN.
- Dùng mặt cắt (2-2) cắt qua đoạn CB sao cho 0 ≤ z2 ≤ 2 m
A C 2
P1 P2 Nz2
3m z2
2
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
Fx = 0  - P1 + P2 + Nz2 = 0.
 Nz2 = P1 - P2 = 30 - 50 = - 20 KN.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 24


Sau khi xác định giá trị của nội lực trên toàn thanh ta vẽ được biểu đồ nội lực
Nz như hình 3.2.b.
Ví dụ 2: Vẽ biểu đồ nội lực cho thanh chịu lực như hình 3.3.a, biết trị số các lực
q = 15 KN/m, P1 = 60 KN, P2 = 120 KN, P3 = 50KN.

Nz
P1 60KN
A
z1 q
2m z2 1 P2 1 30KN
B
2m z3 90KN
2 2 50KN
P3 C
2m 3 3
D
80KN
a) b)
Hình 3.3: Sơ đồ chịu lực (a) và biểu đồ lực dọc của thanh (b)

Giải:
Áp dụng phương pháp mặt cắt:
- Dùng mặt cắt (1-1) cắt qua đoạn AB sao cho 0 ≤ z1 ≤ 2m
P1
A
z1 q
1 1
Nz1
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
Fy = 0  - P1 – q.z1 - Nz1 = 0
 Nz1 = - P1 – q.z1
z1 = 0  Nz1 = - 60 - 15.0 = - 60 KN
 Nz1 = - 60 - 15.z1
z1 = 2  Nz1 = - 60 - 15.2 = - 90 KN
- Dùng mặt cắt (2-2) cắt qua đoạn BC sao cho 2 ≤ z2 ≤ 4m

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 25


P1
A
q
z2 2m P2
B

2 2
Nz2
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
Fy = 0  - P1 + P2 – q.z2 - Nz2 = 0
 Nz2 = - P1 + P2 – q.z2 = - 60 + 120 - 15.z2
z2 = 2  Nz2 = 60 - 15.2 = 30 KN
 Nz2 = 60 - 15.z2
z2 = 4  Nz2 = 60 - 15.4 = 0
- Dùng mặt cắt (3-3) cắt qua đoạn CD sao cho 4 ≤ z3 ≤ 6m
P1
A
q
2m P2
z3 B
2m
C
P3
3 3
Nz3
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
Fy = 0  - P1 + P2 - P3 - q.z3 - Nz3 = 0
 Nz3 = - P1 + P2 - P3 - q.z3 = - 60 + 120 - 50 - 15.z3
z3 = 4  Nz3 = 10 - 15.4 = - 50 KN
 Nz3 = 10 - 15.z3
z3 = 6  Nz3 = 10 - 15.6 = - 80 KN
Sau khi xác định giá trị của nội lực trên toàn thanh ta vẽ được biểu đồ nội lực
Nz như hình 3.3.b.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 26


3.3. ỨNG SUẤT TRÊN MẶT CẮT NGANG
Xét thanh chịu kéo đúng tâm bởi hai lực P ngược chiều nhau nằm dọc theo trục
thanh như hình 3.4.

a)

b) P P

Hình 3.4: Thí nghiệm tìm ứng suất trên mặt cắt của thanh chịu kéo, nén

- Trước khi thanh chịu lực, ta kẻ trên mặt ngoài của thanh những đường thẳng
song song và vuông góc với trục thanh (hình 3.4.a).
+ Những đường thẳng vuông góc với trục thanh biểu diễn các mặt cắt ngang
của thanh.
+ Những đường thẳng song song với trục thanh biểu diễn các lớp vật liệu nằm
dọc trục của thanh gọi là các thớ dọc của thanh.
- Sau khi cho thanh chịu lực (hình 3.4.b) quan sát biến dạng ta thấy những
đường thẳng vẫn thẳng và song song hoặc vuông góc với trục thanh, khoảng cách giữa
các đường thẳng có sự thay đổi nhưng các góc vuông không thay đổi. Trên cơ sở quan
sát này, ta có thể nêu các giả thiết về tính chất biến dạng của thanh chịu kéo (nén)
đúng tâm như sau:
1. Giả thuyết về các mặt cắt ngang:
Trước và sau biến dạng các mặt cắt ngang vẫn phẳng và vuông góc với trục
thanh.
2. Giả thuyết về các thớ dọc:
Trong quá trình biến dạng các thớ dọc không ép lên nhau và cũng không đẩy
nhau.
- Quan sát biến dạng cho thấy các phân tố chỉ có biến dạng dài không có biến
dạng góc.
Như vậy, tại mỗi điểm trên mặt cắt ngang chỉ tồn tại một thành phần ứng suất
pháp z. Ta đi tìm giá trị của ứng suất pháp z này:
Xét mặt cắt ngang bất kỳ, chọn hệ trục Oxyz, O là trọng tâm (hình 3.5). Nội lực
tác dụng lên phân tố quanh A diện tích dF là z dF. Tổng nội lực này trên toàn diện
tích F của mặt cắt ngang chính là nội lực Nz.
Ta có: Nz =   z dF (3.1)
F

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 27


F
O x
A Nz
z dF z
y
Hình 3.5: Ứng suất trên mặt cắt của thanh chịu kéo, nén

Ta xét thêm điều kiện biến dạng, bằng cách xét một đoạn thanh nằm giữa hai
mặt cắt cách nhau một đoạn dz (hình 3.6).
Vì sau biến dạng mặt cắt (2’-2’) vẫn vuông góc trục thanh nên độ dãn dài của
các thớ dọc là như nhau, nên biến dạng của các thớ dọc như nhau và bằng dz tức là:
dz
z = = const (3.2)
dz
1 2 2’
Nz Nz

1 2 2’
dz dz

Hình 3.6: Biến dạng của thanh chịu kéo, nén

Theo định luật Hooke: Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng là bậc nhất, tức là
ứng suất pháp theo phương trục thanh tỷ lệ với biến dạng dọc tỷ đối theo phương đó:
z = E.z (3.3)
Với E là hằng số tỷ lệ gọi là môđun đàn hồi của vật liệu khi kéo (nén). E tùy
thuộc vào vật liệu có đơn vị tính là (MN/m2), (KN/cm2), (N/cm2),…
Từ (3.2) và (3.3)  z = const
Vậy từ (3.1) ta có thể viết:
Nz = z  dF = z.F
F

Nz
Suy ra: z = (3.4)
F

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 28


Trong đó:
z là trị số ứng suất pháp tại điểm bất kỳ trên tiết diện đang xét.
Nz là lực dọc tại tiết diện đang xét.
F là diện tích tiết diện đang xét.

3.4. BIẾN DẠNG


3.4.1. Biến dạng dọc

b1

P P

l b
l1
a) b)
Hình 3.7: Biến dạng của thanh chịu kéo, nén

Thanh có chiều dài l chịu kéo (nén) sẽ bị dãn (hay co) một đoạn l gọi là biến
dạng dọc hay biến dạng dọc tuyệt đối của thanh (hình 3.7).
Tính l:
Theo định luật Hooke biến dạng dọc của một đơn vị chiều dài thanh là:
z N
z = = z (3.5)
E EF
Biến dạng dọc của một vi phân chiều dài thanh dz là: zdz
l
Biến dạng dọc của cả chiều dài thanh l là: l =   z dz
0

l
Nz
 l =  EF dz
0
(3.6)

Trường hợp thanh có mặt cắt không đổi và lực dọc Nz là hằng số trên suốt đoạn
thanh ta có:
N z .l
l = (3.7)
EF
Trong đó:
E là môđun đàn hồi khi kéo (nén) của vật liệu.
Tích EF gọi là độ cứng của thanh.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 29


Chú ý: Khi thanh có nhiều đoạn khác nhau muốn tính biến dạng ta chia thanh
Nz
làm nhiều đoạn sao cho trên mỗi đoạn tỷ số là hằng số rồi tính:
EF
n n
N zili
l =  l =  E F
i 1
i
i 1
(3.8)
i i

Để so sánh biến dạng dọc của những thanh có kích thước l khác nhau người ta
dùng khái niệm biến dạng dọc tương đối (còn gọi là biến dạng dọc tỷ đối):
l
= (3.9)
l
3.4.2. Biến dạng ngang
Khi lực P tác dụng (hình 3.7), chiều dài dài ra, bề ngang hẹp lại một đoạn b
gọi là biến dạng ngang:
b = b1 – b (3.10)
Để so sánh biến dạng ngang của những thanh có kích thước ngang khác nhau,
người ta dùng khái niệm biến dạng ngang tương đối:

1 =
b (3.11)
b
Có thể nhận thấy biến dạng dọc và biến dạng ngang có dấu ngược nhau. Các
nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết cho thấy độ lớn của hai loại biến dạng này tỷ lệ
với nhau hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào loại vật liệu.
Giữa  và 1 có mối liên hệ:

1 = -  = -  (3.12)
E
(x = y = - z)
với  gọi là hệ số Poisson, tùy thuộc vào loại vật liệu:
Thép: μ = 0,25 ÷ 0,33
Gang: μ = 0,23 ÷ 0,27
Nhôm: μ = 0,32 ÷ 0,36
Bêtông: μ = 0,08 ÷ 0,18
Cao su: μ = 0,47
Ví dụ: Cho thanh chịu lực như hình 3.8.a, biết P1 = 30 KN, P2 = 40 KN,
P3 = 20 KN, F = 2 cm2, E = 2.104 KN/cm2.
a. Vẽ biểu đồ nội lực.
b. Tính ứng suất.
c. Tính biến dạng toàn phần.
d. Tính chuyển vị tại mặt cắt B, C, D và vẽ biểu đồ chuyển vị của thanh.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 30


Nz 10KN 
A 0,005cm
3 3 20cm
B P3
F 40cm
2 P2 2 0,005cm
C
10KN
1 1 40cm

D
P1 30KN 0,025cm
a) b) c)
Hình 3.8: Sơ đồ chịu lực (a), biểu đồ lực dọc (b) và biểu đồ chuyển vị (c) của thanh

Giải:
a. Vẽ biểu đồ nội lực:
Nz3
3 3
B
Nz2 P3
2 2 40cm
P2 P2
Nz1 C C
1 1 40cm 40cm

D D D
P1 P1 P1
a) b) c)
Hình 3.9: Tính nội lực trên từng đoạn thanh

Dùng mc (1-1) cắt qua DC, mc (2-2) cắt qua CB, mc (3-3) cắt qua BA ta được
các nội lực trong mỗi đoạn thanh như hình 3.9.a, b, c.
Nz1 = P1 = 30 KN

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 31


Nz2 = P1 - P2 = 30 - 40 = - 10 KN
Nz3 = P1 - P2 + P3 = 30 - 40 + 20 = 10 KN
Sau khi xác định giá trị của nội lực trên toàn thanh ta vẽ được biểu đồ nội lực
Nz như hình 3.8.b.
b. Tính ứng suất:
N z1 30
+ Đoạn DC: 1 = = = 15 KN/cm2
F 2
N z2 10
+ Đoạn CB: 2 = =- = - 5 KN/cm2
F 2
N z3 10
+ Đoạn BA: 3 = = = 5 KN/cm2
F 2
c. Tính biến dạng toàn phần:
l = lAB + lBC + lCD
Trong đó:
N AB l AB 10.20
lAB = = = 0,005 cm
EF 2.104.2
N BC lBC  10.40
lBC = = = - 0,01 cm
EF 2.10 4.2
N CDlCD 30.40
lCD = = = 0,03 cm
EF 2.104.2
Vậy: l = 0,005 - 0,01 + 0,03 = 0,025 cm
d. Tính chuyển vị tại mặt cắt B, C, D và vẽ biểu đồ chuyển vị của thanh.
Tương tự như biểu đồ nội lực, biểu đồ chuyển vị diễn tả sự chuyển vị (biến
dạng) của các mặt cắt ngang theo vị trí của chúng đối với một gốc nào đó (thường
chọn đầu ngàm làm gốc, tại ngàm chuyển vị bằng 0).
Để vẽ biểu đồ chuyển vị ta tính chuyển vị tại từng mặt cắt từ đầu ngàm ra theo
công thức giống như tính biến dạng:
 = l
Sau đó xuất phát từ đầu ngàm vẽ đến mặt cắt cuối đoạn thanh bằng đường bậc
nhất (nếu nội lực là đường bậc nhất thì chuyển vị là đường bậc hai); Tiếp tục vẽ từ mặt
cắt cuối đoạn thanh này đến mặt cắt cuối đoạn thanh kế tiếp cho đến mặt cắt ngoài
cùng.
Ta tính được:
+ Chuyển vị tại B: B = lAB = 0,005 cm
+ Chuyển vị tại C: C = lAC = lAB + lBC = 0,005 - 0,01 = - 0,005 cm
+ Chuyển vị tại D: D = lAD = 0,025 cm
Từ các giá trị của chuyển vị trên ta vẽ được biểu đồ chuyển vị  như hình
3.8.c.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 32


3.5. TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA VẬT LIỆU
Muốn hiểu biết rõ tính chất cơ học của vật liệu ta cần làm thí nghiệm kéo, nén
để quan sát tính chất chịu lực và quá trình biến dạng từ lúc bắt đầu chịu lực cho đến
lúc phá hỏng.
Vật liệu được phân thành hai loại cơ bản:
- Vật liệu dẻo, gồm: thép, đồng, nhôm, …
- Vật liệu dòn, gồm: gang, đá, bê tông, ...
3.5.1. Thí nghiệm kéo vật liệu dẻo
a. Mẫu thí nghiệm
do
do = 3  25 mm
lo = (5  10)do

lo

Hình 3.10: Mẫu vật thể trước khi chịu kéo

b. Thí nghiệm
Tăng lực từ 0 đến khi mẫu đứt.
c. Phân tích kết quả
P
Pb D
Pđ E
Pch B C
Ptl A

O l
Hình 3.11: Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa P và l khi kéo vật liệu dẻo

Khi thí nghiệm kéo, bộ phận vẽ biểu đồ của máy kéo sẽ vẽ đồ thị quan hệ giữa
lực P và biến dạng dài l của mẫu như hình 3.11.
Đồ thị P - ∆l chia làm 3 giai đoạn rõ rệt:
- Giai đoạn tỷ lệ (giai đoạn đàn hồi): Biểu diễn bằng đoạn thẳng OA. Trong giai
đoạn này P và ∆l quan hệ bậc nhất, lực lớn nhất gọi là lực tỷ lệ Ptl. Ứng với Ptl có giới
hạn tỷ lệ:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 33


Ptl
σtl = (3.13)
Fo
Trong đó Fo là diện tích mặt cắt ngang của mẫu lúc ban đầu.
- Giai đoạn chảy: Sau giai đoạn tỷ lệ, biểu đồ chuyển sang một đoạn cong ngắn
gần như nằm ngang (đoạn ABC). Lúc này, lực không tăng nhưng biến dạng vẫn tăng,
vì thế ta gọi tên là giai đoạn chảy. Lực lớn nhất trong giai đoạn này gọi là lực chảy Pch.
Ứng với Pch có giới hạn chảy:
Pch
σch = (3.14)
Fo
- Giai đoạn củng cố (tái bền): Lực có tăng thì biến dạng mới tăng, nhưng quan
hệ P và ∆l biểu diễn bằng đường cong CD. Ứng với điểm D, mẫu bị thắt lại tại một
mặt cắt nào đó. Lực lớn nhất trong giai đoạn này gọi là lực bền Pb. Ứng với Pb có giới
hạn bền:
Pb
σb = (3.15)
Fo
Sau đó lực kéo P giảm dần trong khi biến dạng vẫn tăng. Tới điểm E thì mẫu bị
đứt hẳn tại mặt cắt bị thắt (hình 3.12).
Ba đại lượng tl, ch, b là ba đặc trưng về tính bền của vật liệu.
Ngoài ta, sau khi mẫu bị đứt ta chấp mẫu lại như hình 3.12 và có kết quả về tính
dẻo của vật liệu như sau:
d1

l1

Hình 3.12: Mẫu vật thể sau khi chịu kéo bị đứt và chấp lại

- Độ biến dạng dài tương đối:


l1  lo
 = .100% (3.16)
lo
- Độ thắt tỷ đối:
Fo  F1
 = .100% (3.17)
Fo
Với: l1 là chiều dài mẫu sau khi đứt
F1 là diện tích mặt cắt ngang của mẫu, chỗ bị đứt.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 34


3.5.2. Thí nghiệm nén vật liệu dẻo
a. Mẫu thí nghiệm
Mẫu hình trụ tròn hay lập phương (hình 3.13.a).

h h  2d

d
a) b)
Hình 3.13: Mẫu vật thể trước (a) và sau (b) khi chịu nén
b. Thí nghiệm
Tăng lực từ 0 đến P và nhận được biểu đồ P - ∆l như hình 3.14.
P

Pch
Ptl

O l
Hình 3.14: Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa P và l khi nén vật liệu dẻo

Kết quả ta cũng nhận được 3 giai đoạn:


p
- Giai đoạn đàn hồi với lực tỷ lệ Ptl và giới hạn tỷ lệ  tl  tl

F
0

Pch
- Giai đoạn chảy với lực chảy Pch và giới hạn chảy  ch 
F
0

- Giai đoạn củng cố, nhưng không xác định được lực bền vì lúc này mẫu phình
ra dạng trống (hình 3.13.b) và chịu lực tăng lên.
3.5.3. Thí nghiệm kéo vật liệu dòn
- Mẫu: Giống thí nghiệm kéo vật liệu dẻo.
- Thí nghiệm: Tăng lực từ 0 đến khi mẫu đứt.
- Kết quả: Đồ thị P - l (hình 3.15) là đường có độ cong bé gần như thẳng và
P
vật liệu chỉ có giới hạn bền  b  b
. Giới hạn bền này thấp so với vật liệu dẻo. Mẫu bị
F
0

đứt khi biến dạng còn bé.


Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 35
P
Pb

O l
Hình 3.15: Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa P và l khi kéo vật liệu dòn
3.5.4. Thí nghiệm nén vật liệu dòn
- Mẫu: Giống thí nghiệm nén vật liệu dẻo.
- Thí nghiệm: Tăng lực từ 0 đến khi mẫu bể.
- Kết quả: Ta nhận được đồ thị P - l giống như khi kéo và cũng có giới hạn
Pb
bền  bn = . Giới hạn bền này khá lớn so với giới hạn bền khi kéo vật liệu dòn.
Fo

Ví dụ: Gang xám có  bn = 1000 MN/m2,  bk = 250 MN/m2

3.6. ĐIẾU KIỆN BỀN - BA BÀI TOÁN CƠ BẢN


3.6.1. Điều kiện bền
a. Khái niệm về ứng suất cho phép - Hệ số an toàn
Khi tính độ bền của công trình hay chi tiết máy, cần phải đảm bảo chúng không
phát sinh vết nứt hay gãy bể tức là ứng suất lớn nhất trong hệ không vượt quá một giới
hạn nguy hiểm quy định o cho từng loại vật liệu:
maxz  o
- Đối với vật liệu có giai đoạn chảy tức là có giai đoạn lực không tăng mà biến
dạng tăng sẽ nguy hiểm đến sự làm việc của hệ cho nên đối với vật liệu dẻo người ta
chọn giới hạn chảy là giới hạn nguy hiểm.
Ta có: o =  chk =  chn = ch
- Trái lại đối với vật liệu dòn thì vì các cấu kiện bị phá hỏng khi biến dạng còn
bé nên người ta chọn giới hạn bền làm giới hạn nguy hiểm.
 bn (khi nén)
Ta có: o = b =
 bk (khi kéo)
- Trong tính toán, để an toàn người ta không dùng o mà dùng một đại lượng
khác bé hơn gọi là ứng suất cho phép, kí hiệu [] và ta chỉ có:
maxz  

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 36


o
Trong đó  = , với n gọi là hệ số an toàn, chọn lớn hơn 1.
n
Ta có:
 ch
+ Đối với vật liệu dẻo: k = n =  =
n
 bk  bn
+ Đối với vật liệu dòn: k = , n =
n n
- Hệ số an toàn được chọn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Phương pháp công nghệ sản xuất vật liệu, kết cấu
+ Mức độ tin cậy của các số liệu về tải trọng
+ Phương pháp và kết quả tính toán
+ Điều kiện làm việc cụ thể của kết cấu
+ Ý nghĩa kinh tế xã hội của công trình…
b. Điều kiện bền
Với thanh chịu kéo, nén đúng tâm điều kiện bền được viết là:
Nz
max = max   (3.18)
F
3.6.2. Ba bài toán cơ bản
a. Kiểm tra bền
Nz
Khi biết Nz, F, ta tínhmax = max
F
So sánh max với 
+ Nếu max  . Kết luận: Thanh đảm bảo điều kiện bền.
+ Nếu max = . Kết luận: Thanh vừa đủ bền.
+ Nếu max  . Kết luận: Thanh không đảm bảo điều kiện bền.
b. Chọn kích thước mặt cắt
Biết Nz, , tìm F
Nz
Từ max  
F
 N z max
 F≥
[ ]
Từ diện tích F tính ra kích thước mặt cắt của thanh.
c. Xác định tải trọng cho phép
Nz
Từ max  
F

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 37


 N z  F.[] hay Nzmax = F.[]

Từ lực dọc Nz tính ra tải trọng cho phép.


Ví dụ: Cho hệ thanh chịu lực như hình 3.16.a, biết P = 18 KN, vật liệu có
 = 16 KN/cm2.
a. Kiểm tra điều kiện bền cho hệ, biết diện tích mặt cắt ngang của các thanh
FAB = 2 cm2, FCB = 2,2 cm2.
b. Xác định FAB = ?, FCB = ? để hệ làm việc an toàn, tiết kiệm.
c. Với FAB = 2 cm2, FCB = 2,2 cm2. Tìm Pmax

A
1
a) P
30o
C B
1

b) NAB P
NCB 30o
B
Hình 3.16: Xác định nội lực trong hệ thanh

Giải:
Xác định nội lực trong các thanh:
Bằng phương pháp mặt cắt tưởng tượng dùng mc (1-1) cắt hệ thanh như hình
3.16.b, ta được nội lực NAB và NCB
Fy = 0  NAB.sin30o - P = 0
P P
 NAB = o
= = 2P = 2 x 18 = 36 KN
sin 30 0,5
Fx = 0  - NAB.cos30o - NCB = 0
3
 NCB = - NAB.cos30o = - 2P. = - P 3 = - 18 3 KN
2
Thanh AB chịu kéo, CB chịu nén.
a. Kiểm tra điều kiện bền:
- Thanh AB:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 38


N AB 36
AB = = = 18 KN/cm2
FAB 2

Ta thấy: AB   = 16 KN/cm2


Vậy thanh AB không đảm bảo điều kiện bền.
- Thanh CB:
 N CB  18 3
CB = = = 14,17 KN/cm2
FCB 2,2

Ta thấy: CB   = 16 KN/cm2


Vậy thanh CB đảm bảo điều kiện bền.
b. Xác định diện tích mặt cắt ngang:
Để cho hệ làm việc an toàn thì tiết diện các thanh phải thỏa mãn:
N AB 36
FAB  = = 2,25 cm2
  16

N CB  18 3
FCB  = = 1,95 cm2
  16
Để tiết kiệm ta chọn:
FAB = 2,25 cm2
FCB = 1,95 cm2
c. Tìm Pmax:
- Theo điều kiện bền của thanh AB:
NAB  FAB.[]  2P  2 x 16  P  16 KN
- Theo điều kiện bền của thanh CB:
N CB  FCB.[]  P 3  2,2 x 16  P  20,32 KN

Để cho hệ an toàn thì đồng thời cả hai thanh phải đảm bảo an toàn nên ta chọn:
P  16 KN hay Pmax = 16 KN

3.7. BÀI TOÁN SIÊU TĨNH


3.7.1. Khái niệm
Bài toán siêu tĩnh là bài toán không xác định được tất cả các nội lực và các phản
lực liên kết nếu chỉ dùng các phương trình cân bằng tĩnh học độc lập. Số phương trình
thiếu gọi là bậc siêu tĩnh.
3.7.2. Cách giải
Để giải bài toán siêu tĩnh ta phải viết thêm các phương trình mô tả tính chất
biến dạng của hệ siêu tĩnh kết hợp với các phương trình cân bằng tĩnh học độc lập. Số
phương trình thêm vào bằng số bậc siêu tĩnh, nghĩa là nếu hệ có bậc siêu tĩnh là n thì
phải thêm vào n phương trình.
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 39
Phương trình thêm vào được lập bằng các điều kiện biến dạng của hệ (gọi là
phương trình biến dạng).
Để hiểu rõ bài toán siêu tĩnh ta xem các ví dụ sau:
Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ nội lực cho thanh chịu lực như hình 3.17.a, biết F1 = 2 cm2,
F2 = 5 cm2 , E = 2.104 KN/cm2, P = 60 KN.

Nz
VC - P 50KN
A
F2 b = 40cm P
B
P
F1 a = 80cm

C
VC VC 10KN
a) b) c)
Hình 3.17: Sơ đồ chịu lực (a), biểu đồ giả định (b) và biểu đồ nội lực (c) của thanh

Giải:
Giả sử tại C có phản lực là VC hướng ra.
Ta vẽ biểu đồ nội lực giả định như hình 3.17.b
Ở đây có một ẩn số là VC, nên ta thêm vào một phương trình biến dạng.
Điều kiện biến dạng là biến dạng dọc tuyệt đối của thanh AC bằng 0 (vì A, C
đều ngàm), tức là l = 0.
Dựa vào biểu đồ giả định, ta có:
VC .a (V  P).b
l = + C =0
EF1 EF2
VC .80 (V  60).40
 4
+ C 4 =0
2.10 .2 2.10 .5
1
 [5VC.8 + 2(VC - 60).4] = 0
2.103.2.5
 [40VC + 8VC - 480] = 0
480
 VC = = 10 KN
48
Thế VC vào biểu đồ giả định, ta được biểu đồ nội lực như hình 3.17.c

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 40


Ví dụ 2: Cho hệ thanh treo như hình 3.18, gồm có dầm AB tuyệt đối cứng,
thanh CD có chiều dài l và độ cứng bằng EF, thanh BH có chiều dài 1,2l và độ cứng
bằng 2EF, P = 12 KN, M = 6 KNm, q = 4 KN/m. Hãy tìm nội lực trong các thanh treo.
H
D
N1 N2 1,2l
P l 1 q 1
M
A C B
C’
1m 1m 2m B’

Hình 3.18: Sơ đồ chịu lực của hệ thanh

Giải:
Đây là bài toán siêu tĩnh, cách giải như sau:
Tưởng tượng dùng mặt cắt (1-1) tách hệ làm 2 phần: Xuất hiện các nội lực trên
hai thanh N1, N2.
Xét cân bằng của dầm AB
Ta có: m A (F ) = 0

 - P.1 - M + N1.2 – q.2.3 + N2.4 = 0


 2N1 + 4 N2 = P.1 + M + q.2.3 = 12 + 6 + 4.6 = 42
 N1 + 2 N2 = 21 (a)
Phương trình (a) có 2 ẩn, nên ta phải sử dụng thêm phương trình biến dạng:
Ta thấy khi chịu tác dụng của lực, dầm AB sẽ dịch chuyển sang vị trí mới:
Điểm C dịch chuyển xuống C’, điểm B dịch chuyển xuống B’ (hình 3.18).
Do AB tuyệt đối cứng nên theo quan hệ hình học ta có:
 ACC’   ABB’
N1.l
AC CC ' lCD EF = 2 N1
 = = =
AB BB ' lBH N 2 .1,2l 1,2 N 2
2 EF
2 2 N1
 =
4 1,2 N 2

 N1 = 0,3N2 (b)
Từ (a) và (b) ta tính được: N1 = 2,74 KN; N2 = 9,13 KN

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 41


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là thanh chịu kéo, nén đúng tâm?


2. Viết công thức tính ứng suất trên mặt cắt ngang của thanh chịu kéo, nén.
3. Viết công thức tính biến dạng dọc của thanh chịu kéo, nén.
4. Nêu các giai đoạn của đồ thị quan hệ giữa lực và độ dãn dài khi thí nghiệm
kéo vật liệu dẻo.
5. Nêu khái niệm về ứng suất cho phép và hệ số an toàn.
6. Trình bày ba bài toán cơ bản của thanh chịu kéo, nén đúng tâm.

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

1. Cho thanh AB chịu lực như hình 3.19, biết: a = 1 m, P = 20 KN, F = 4 cm2,
E = 2.104 KN/cm2.
A
a 4F

a 2F

1,5a F

B
P
Hình 3.19

a. Vẽ biểu đồ lực dọc cho thanh.


b. Vẽ biểu đồ ứng suất dọc theo trục thanh.
c. Vẽ biểu đồ chuyển vị cho thanh.
d. Tính biến dạng dọc tuyệt đối của thanh.
2. Cho thanh AD chịu lực như hình 3.20, biết: P1 = 100 KN, P2 = 40 KN,
P3 = 200 KN, F1 = 10 cm2, F2 = 20 cm2, F3 = 40 cm2, E = 2.104 KN/cm2.
a. Vẽ biểu đồ nội lực cho thanh.
b. Vẽ biểu đồ chuyển vị, xác định chuyển vị của điểm D.
c. Vẽ biểu đồ nội lực nếu đầu D ngàm chặt.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 42


F3 F2
F1
P3 P2 P1
A B C D

2m 3m 4m

Hình 3.20

3. Một thanh AB có diện tích mặt cắt là F = 7.10-4 m2. Phía dưới có treo một
dầm CD tuyệt đối cứng, biết P1 = 104 N, P2 = 5.104 N, các kích thước khác cho trên
hình 3.21. Tính ứng suất trong thanh AB và biến dạng dọc tuyệt đối của nó.
A
1m
2m D
40o B
20o P1
C P2 0,5m

Hình 3.21

4. Cho dầm AB và dầm CD tuyệt đối cứng liên kết với 3 thanh treo 1, 2, 3 chịu
lực như hình 3.22, biết: l = 2 m, a = 1 m, q = 100 KN/m, P = 150 KN, M = 5 KNm,
  = 16 KN/cm2, E = 2.104 MN/m2.

q 2
l 1 M 1,5l
A B

P 3 l
C D
a a 1,5a 1,5a

Hình 3.22

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 43


a. Xác định diện tích mặt cắt ngang của các thanh 1 , 2 và 3.
b. Với diện tích tìm được ở câu a, hãy xác định chuyển vị của điểm D
(bỏ qua chiều dày của dầm AB và dầm CD).
5. Cho thanh AB siêu tĩnh chịu lực như hình 3.23, biết: a = 1 m, P = 50 KN,
F = 10 cm2, E = 2.104 KN/cm2.
a. Vẽ biểu đồ lực dọc cho thanh.
b. Vẽ biểu đồ chuyển vị cho thanh.

A
a
2F
P a

F a

P a
B
Hình 3.23

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 44


CHƯƠNG 4
TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT VÀ THUYẾT BỀN

4.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT


4.1.1. Trạng thái ứng suất
Xét một điểm C trong một vật thể cân bằng và các mặt cắt qua C thì tại C trên
các mặt cắt ấy có ứng suất pháp  và ứng suất tiếp  (hình 4.1). Những giá trị ứng suất
này thay đổi tùy thuộc vào vị trí mặt cắt.

C 

x
z
Hình 4.1: Trạng thái ứng suất

Ta có định nghĩa: Trạng thái ứng suất tại một điểm là tập hợp tất cả những ứng
suất trên mọi mặt cắt đi qua điểm đó.
Trạng thái ứng suất là một khái niệm rộng rãi hơn khái niệm ứng suất, do đó
cho phép ta có thể so sánh sự chịu lực ở điểm này so với điểm khác của vật thể.
Nghiên cứu trạng thái ứng suất là tìm quy luật biến đổi của ứng suất trên các mặt cắt đi
qua điểm đang xét và tìm các đặc trưng của chúng.
4.1.2. Mặt chính, phương chính, ứng suất chính
- Mặt chính tại một điểm là mặt cắt đi qua điểm đó và trên mặt đó không có ứng
suất tiếp.
- Phương chính là phương pháp tuyến của mặt chính.
- Ứng suất chính là ứng suất pháp trên mặt chính. Ứng suất chính có thể dương,
âm hoặc bằng không.
4.1.3. Phân tố chính, phân loại trạng thái ứng suất
Xét một phân tố có kích thước vô cùng nhỏ tách từ vật thể. Hình dạng phân tố
được chọn phù hợp với hệ trục tọa độ dùng để tính toán. Trong hệ tọa độ vuông góc,
phân tố là một hình hộp có các mặt giới hạn vuông góc trục tọa độ.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 45


Lý thuyết đàn hồi đã chứng minh rằng: Tại một điểm của vật thể ta luôn luôn
tìm được ba mặt chính và ba mặt chính này tương hỗ vuông góc với nhau. Ba phương
chính lập thành một hệ trục tọa độ Descartes gọi là hệ tọa độ chính tại điểm đang xét.
Phân tố hình hộp lấy tại điểm đang xét có các mặt chính được gọi là phân tố chính.
Các ứng suất chính được ký hiệu là 1, 2, 3, theo quy ước 1  2  3 về giá
trị đại số và 3  0.
Ví dụ: 1 = 500 N/cm2 ; 2 = 400 N/cm2 ; 3 = - 600 N/cm2
Tùy theo số lượng các ứng suất chính, ta phân ra ba loại trạng thái ứng suất:
Trạng thái ứng suất khối (hình 4.2.a), trạng thái ứng suất phẳng (hình 4.2.b), trạng thái
ứng suất đơn (hình 4.2.c).
2

1
3

a) b) c)
Hình 4.2: Các loại trạng thái ứng suất: khối (a), phẳng (b), đơn (c)

Trạng thái ứng suất đơn là trạng thái chịu lực đơn giản nhất, hai trường hợp còn
lại được gọi là trạng thái ứng suất phức tạp.
Trong trường hợp chung, khi phân tố không phải là phân tố chính, trên các mặt
bên của phân tố sẽ có cả ứng suất pháp và ứng suất tiếp có phương bất kỳ nằm trong
mặt cắt, được chia ra hai thành phần vuông góc với nhau và song song với các cạnh
như trên hình 4.3 và trạng thái ứng suất này được gọi là tổng quát.
y
y
yx
yz
xy
x
zx xz x

z
Hình 4.3: Trạng thái ứng suất tổng quát

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 46


Các ứng suất pháp được ký hiệu kèm theo chỉ số chỉ trục vuông góc với mặt cắt
x, y, z.
Các ứng suất tiếp có hai chỉ số: Chỉ số thứ nhất chỉ trục vuông góc với mặt cắt,
chỉ số thứ hai chỉ trục song song với ứng suất xy, xz, yz ,yx, zx ,zy.
Chín thành phần ứng suất trên ba mặt cắt vuông góc với các trục tọa độ đặc
trưng cho trạng thái ứng suất tại một điểm, lập thành một đại lượng gọi là Tensor ứng
suất, ký hiệu T viết dưới dạng ma trận như sau:
x xy xz
T = yx y yz
zx zy z
Theo định luật đối ứng của ứng suất tiếp: “Nếu trên mặt cắt nào đó có ứng suất
tiếp thì trên mặt cắt thẳng góc với phương ứng suất tiếp đó cũng có ứng suất tiếp. Trị
số các ứng suất tiếp trên hai mặt đó bằng nhau, chúng cùng hướng vào cạnh hay hướng
ra cạnh” (hình 4.4).

Hình 4.4: Định luật đối ứng của ứng suất tiếp

Ta có:  xy =  yx ;  yz =  zy ;  zx =  xz

Do đó trạng thái ứng suất tại một điểm còn 6 thành phần.

4.2. TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT PHẲNG


4.2.1. Trạng thái ứng suất phẳng tổng quát
Xét phân tố hình hộp chữ nhật trong hệ tọa độ (x, y, z) lấy tại một điểm nào đó
của vật thể. Giả thiết mặt vuông góc với trục z là mặt chính có ứng suất pháp bằng
không (zx = zy = z = 0). Những mặt còn lại là bất kỳ, có cả ứng suất pháp và ứng
suất tiếp.
Sử dụng định luật đối ứng của ứng suất tiếp, ta kết luận: Trên mặt vuông góc
trục x có ứng suất pháp x, ứng suất tiếp xy; Còn trên mặt vuông góc trục y có ứng
suất pháp y, ứng suất tiếp yx. Trạng thái ứng suất như thế được gọi là trạng thái ứng
suất phẳng tổng quát và được biểu diễn trên hình 4.5. Hai mặt chính còn lại vuông góc
với mặt chính đã biết sẽ nằm song song với trục z.
Dấu của ứng suất quy ước như sau:
+ Ứng suất pháp  > 0 khi hướng ra khỏi mặt cắt (kéo).
+ Ứng suất tiếp  > 0 khi quay vectơ pháp tuyến một góc 90 o thuận chiều
kim đồng hồ thì chiều vectơ pháp tuyến trùng với chiều ứng suất tiếp.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 47


y
y u
yx
xy
x
x

Hình 4.5: Trạng thái ứng suất phẳng tổng quát

4.2.2. Ứng suất trên mặt cắt nghiêng


Xét mặt cắt nghiêng song song với trục z, có pháp tuyến u hợp với trục nằm
ngang x một góc . Trên mặt cắt nghiêng có ứng suất pháp u và ứng suất tiếp uv.
Xét cân bằng của phân tố hình lăng trụ đáy tam giác có một mặt bên là mặt
nghiêng đang xét (hình 4.6).
u

xy u

x uv x

yx v
y
Hình 4.6: Ứng suất trên mặt cắt nghiêng

Trên mặt có pháp tuyến là trục x, diện tích dFx, có các ứng suất x và xy
Trên mặt có pháp tuyến là trục y, diện tích dFy, có các ứng suất y và yx
Trên mặt có pháp tuyến là trục u, diện tích dFu, có các ứng suất u và uv
Ta có quan hệ giữa các diện tích:
dFx = dFu.cos; dFy = dFu.sin
Tính u và uv:
Phương trình cân bằng của các hình chiếu theo hai phương u,v:
U = 0
 u.dFu - xcos.dFx + xy sin.dFx - ysin.dFy + yx cos.dFy = 0

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 48


 u.dFu - xcos.dFu.cos + xy sin.dFu.cos - ysin.dFu.sin
+ yx cos.dFu.sin = 0
 u - xcos2 + xysin.cos - ysin2 + yx cos.sin = 0
V = 0
 uv.dFu - xsin.dFx - xy cos.dFx + ycos.dFy + yx sin.dFy = 0
 uv.dFu - xsin.dFu.cos - xy cos.dFu.cos + ycos.dFu.sin
+ yx sin.dFu.sin = 0
 uv - xsin.cos - xy cos2 + ycos.sin + yx sin2 = 0
Theo định luật đối ứng của ứng suất tiếp, ta có:  xy =  yx

Mặt khác, ta cũng có:


1  cos 2
sin2 =
2
1  cos 2
cos2 =
2
sin2
2sincos = sin2  sincos =
2
Từ các biểu thức ở trên, ta tính được:
1  cos 2 1  cos 2
u - x. + xy sin2 - y. =0
2 2
 2u - x - xcos2 + 2xy sin2 - y + ycos2 = 0
 2u - (x + y) - (x - y)cos2 + 2xy sin2 = 0
x y x  y
 u = + cos2 - xy sin2 (4.1)
2 2
Từ các biểu thức ở trên, ta cũng tính được:
sin2 1  cos 2 1  cos 2
uv - (x - y) - xy + xy =0
2 2 2
sin2 2 cos 2
 uv - (x - y) - xy =0
2 2
 x - y
 uv = sin2 + xy cos2 (4.2)
2
* Chú ý: Dấu của  được lấy theo góc lượng giác: Chiều dương là chiều ngược
kim đồng hồ tính từ trục nằm ngang x.
4.2.3. Bất biến của trạng thái ứng suất phẳng
Tính ứng suất pháp trên mặt có pháp tuyến v vuông góc với mặt có pháp tuyến
u: Ứng suất pháp trên mặt có pháp tuyến v cũng được tính theo công thức (4.1) nếu
thay giá trị  bằng giá trị ( - 90o).

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 49


x y x  y
v = + cos2( - 90o) - xy sin2( - 90o)
2 2
x y x  y
 v = - cos2 + xy sin2
2 2
Kết hợp với biểu thức tính u, ta có đẳng thức:
u + v = x + y = const (4.3)
Như vậy, tại một điểm, tổng ứng suất pháp trên hai mặt vuông góc với nhau là
một hằng số, gọi là bất biến của trạng thái ứng suất phẳng.
4.2.4. Cực trị của ứng suất pháp và giá trị ứng suất chính
Ứng suất pháp là một hàm của biến  nên đạt cực trị khi:
d u
=0
d
x  y
 (- 2sin2) - xy 2cos2 = 0
2
x  y
 sin2 + xy cos2 = 0 (4.4)
2
Vị trí mặt chính, phương chính tìm được từ điều kiện cho giá trị của ứng suất
tiếp bằng không. Điều kiện tìm phương chính hay mặt chính là:
uv = 0
 x - y
 sin2 + xy cos2 = 0 (4.5)
2
Biểu thức (4.4) và (4.5) trùng hợp nhau, cho phép ta kết luận: Ứng suất chính là
ứng suất pháp cực trị. Giải các điều kiện này ta tìm được phương chính:
Từ (4.5) suy ra:
 x - y
sin2 = - xy cos2
2
sin2 2 xy
tg2 = =- (4.6)
cos2  x - y

 2 = 2  k  1 = ; 2 =   (4.7)
2
Từ biểu thức (4.7) ta thấy hai phương chính tìm được vuông góc với nhau, do
đó hai mặt chính cũng vuông góc với nhau và cùng vuông góc với mặt chính đã biết.
Ta tính giá trị của hai ứng suất chính đồng thời là ứng suất cực trị:
tg 2 1
Thay: sin2 =  , cos2 =  vào (4.1), ta được:
1  tg 2 2 1  tg 2 2

x y x  y 1 tg 2
 max =  .  xy .
min 2 2 1  tg 2 2 1  tg 2 2

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 50


 2 xy

  max =
x y

 x  y 
.
1
 xy .
x  y
min 2 2  2 xy  2τ xy
1 ( )2 1 ( )2
x  y σx   y

x y x  y x  y
  max =  . 
min 2 2 ( x   y ) 2  4 xy2
2 xy x  y
xy. .
x  y ( x   y ) 2  4 xy2

x y ( x   y ) 2 1
  max = 1  22xy.
min 2 2 ( x   y )  4 2 2
xy ( x   y ) 2  4 xy2

x y 1 ( x   y )  4 xy
2 2

  max = 
min 2 2 ( x   y ) 2  4 xy2

x y 1
  max =  ( x   y )2  4 xy2 (4.8)
min 2 2
Ví dụ: Tính ứng suất trên mặt cắt nghiêng của trạng thái ứng suất phẳng cho ở
hình 4.7. Tìm ứng suất chính, phương chính, biết các ứng suất có đơn vị KN/cm2.

4
3 u
3
2 2
3
60o
3
4
Hình 4.7: Tìm ứng suất chính, phương chính
Giải:
Theo đề bài, ta có:
x = - 2 KN/cm2, y = 4 KN/cm2, xy = - 3 KN/cm2,  = 30o
- Tính ứng suất trên mặt cắt nghiêng:
Theo (4.1):
x y x  y
u = + cos2 - xy sin2
2 2
24 24
u = + cos60o - (-3) sin60o
2 2

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 51


 u = 1 - 3.0,5 + 3.0,866 = 2,1 KN/cm2
Theo (4.2):
 x - y 2-4
uv = sin2 + xy cos2 = sin60o + (-3) cos60o
2 2
 uv = -3.0,866 - 3.0,5 = - 4,1 KN/cm2
- Tìm phương chính:
Theo (4.6):
2 xy 2(3)
tg2 = - =- =-1
 x - y 2-4

 2 = - 45o + k.180o
 = - 22o30’
’ = 67o30’
Như vậy có hai mặt chính làm với phương nằm ngang các góc -22o30’ và
67 30’, hai mặt này vuông góc với nhau.
o

- Tính ứng suất chính:


Theo (4.8):
24 1 1
 max =  (2  4) 2  4(3) 2 = 1  36  36
min 2 2 2
6
max = 1 + 2 = 5,24 KN/cm2
2
6
min = 1 - 2 = - 3,24 KN/cm2
2

4.3. VÒNG TRÒN MOHR ỨNG SUẤT


4.3.1. Phương trình vòng tròn Mohr
Biểu thức (4.1) là mối quan hệ giữa ứng suất pháp và ứng suất tiếp trên mặt cắt
nghiêng của trạng thái ứng suất phẳng viết qua tham số , ta khử tham số này bằng
cách viết lại (4.1) dưới dạng:
x y x  y
(u - )2 = ( cos2 - xy sin2)2
2 2
Theo (4.2):
 x - y
 uv
2
=( sin2 + xy cos2)2
2
Cộng hai đẳng thức trên vế với vế ta được:
x y x  y  x - y
(u - )2 +  uv
2
=( cos2 - xy sin2)2 + ( sin2 +
2 2 2
xy cos2 = 0)2

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 52


x y x  y x  y
 (u - )2 +  uv
2
=( cos2)2 – 2. cos2.xy sin2
2 2 2
 x - y x  y
+ (xy sin2)2 + ( sin2)2 + 2. sin2.xycos2 + (xy cos2)2
2 2
x y x  y
 (u - )2 +  uv
2
=( )2 +  2xy
2 2
x y  x - y
Đặt: a= , R= ( ) 2   xy
2
.
2 2
Biểu thức trên có thể viết thành:
(u - a)2 +  uv
2
= R2
Đây là phương trình đường tròn trong hệ trục (u, xy) có tâm C (a, 0), bán kính
R. Vòng tròn này được gọi là vòng tròn Mohr ứng suất của trạng thái ứng suất phẳng
đã cho (hình 4.8).
xy
x y
a=
2
R
 x - y
O C u R= ( ) 2   xy
2

Hình 4.8: Vòng tròn Mohr


4.3.2. Cách dựng vòng tròn Mohr
Trước tiên ta lập hệ trục vuông góc (, ). Trên trục hoành , lấy điểm A, B có
hoành độ x, y (trên hình 4.9 giả thiết x > y), lấy trung điểm AB chính là tâm C của
vòng tròn. Đặt điểm D (y, xy) gọi là cực.
x y
Ta có: CD2 = BC2 + BD2 = ( - y)2 +  2xy
2
 x  y
 R2 = ( ) 2 +  xy
2

2
 x - y
 R= ( ) 2   xy
2

2
Tâm C được xác định:
x y
OC = =a
2
Với tâm C, bán kính R ta vẽ được vòng tròn Mohr như hình 4.9.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 53



y
uv M3 M u u
xy D  x
2  1
O M2 B C u A M1 
min max b)
y M4
(x + y)/2 min
x
max max
min
a) c)
Hình 4.9: Cách dựng vòng tròn Mohr ứng suất

4.3.3. Tìm ứng suất trên mặt cắt nghiêng


Mỗi điểm trên vòng tròn Mohr đặc trưng cho một mặt cắt nghiêng, hoành độ là
trị số của ứng suất pháp và tung độ là trị số của ứng suất tiếp. Nếu từ cực D kẻ tia song
song với pháp tuyến mặt cắt, hợp với trục hoành một góc , cắt vòng Mohr tại điểm M
thì có thể chứng minh được rằng điểm M đặc trưng cho mặt cắt nghiêng đang xét (hình
4.9.a), nghĩa là có thể đo hoành độ của M bằng u và tung độ của M bằng uv.
4.3.4. Ứng suất chính, cực trị của ứng suất
Điểm M1, M2 là những điểm có tung độ bằng không, đặc trưng cho các mặt
chính. Nhưng các điểm này có hoành độ cực trị nên đồng thời lại đặc trưng cho mặt có
ứng suất pháp cực trị, như đã biết khi nghiên cứu biểu thức giải tích của ứng suất. Các
ứng suất chính là:
x y  x - y
 max = OM1,2 = OC  R =  ( ) 2   xy
2
(4.9)
min 2 2
Phương chính là phương DM1, DM2. Mặt chính là những mặt vuông góc với
phương chính, phân tố chính có vị trí trên hình 4.9.c.
Điểm M3, M4 là những điểm có tung độ cực trị, đặc trưng cho mặt có ứng suất
tiếp cực trị:
 x - y
max =  min = R = ( ) 2   xy
2
(4.10)
2
 max   min
Hoặc max =  min = (4.11)
2

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 54


4.3.5. Trạng thái ứng suất phẳng đặc biệt, trạng thái ứng suất trượt thuần túy
a. Trạng thái ứng suất phẳng đặc biệt

D

 
 min max
min max
a) b)
Hình 4.10: Trạng thái ứng suất phẳng đặc biệt (a) và vòng tròn Mohr (b)

Trạng thái ứng suất phẳng đặc biệt là trạng thái ứng suất phẳng có một ứng suất
pháp, chẳng hạn y bằng không (hình 4.10.a). Vòng tròn Mohr của trạng thái ứng suất
này được vẽ trên hình 4.10.b.
Trị số các ứng suất cực trị:
Ta có: x = , y = 0, xy = 
 1
Thế vào (4.8) ta được:  max =   2  4 2
min 2 2
Vậy các ứng suất chính là:
 1
1 = max = +  2  4 2 > 0
2 2
2 = 0 (4.12)
 1
3 = min = -  2  4 2 < 0
2 2
Từ đó ta tính ứng suất tiếp cực trị:
Theo (4.11) ta được:
 max   min 1
max = =  2  4 2 (4.13)
2 2
b. Trạng thái ứng suất trượt thuần túy
Trạng thái ứng suất trượt thuần túy là trạng thái ứng suất phẳng có hai ứng suất
pháp đều bằng không (hình 4.11.a). Vòng tròn Mohr của trạng thái ứng suất này được
vẽ trên hình 4.11.b.
Trị số các ứng suất cực trị:
Ta có: x = y = 0, xy = 
Thế vào (4.8) ta được:
 max =   (4.14)
min

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 55



D

 
min max
min max
a) b)
Hình 4.11: Trạng thái ứng suất trượt thuần túy (a) và vòng tròn Mohr (b)

Vậy các ứng suất chính là:


1 = max = 
2 = 0 (4.15)
3 = min = - 
Phương chính lập với trục hoành các góc 45o.
Từ đó ta tính ứng suất tiếp cực trị:
Theo (4.13) ta được:
 max   min
max = = (4.16)
2

4.4. QUAN HỆ ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG


4.4.1. Trạng thái ứng suất đơn
Ở trạng thái ứng suất đơn, phân tố chính chỉ có biến dạng dài.
Theo định luật Hooke (ở chương 3), ta có:
Biến dạng dài theo phương của ứng suất:

= (4.17)
E
Biến dạng dài theo phương vuông góc của ứng suất:

’ = -  (4.18)
E
Ứng suất pháp không gây biến dạng góc.
4.4.2. Trạng thái ứng suất trượt thuần túy
Ở trạng thái ứng suất trượt thuần túy, phân tố không có biến dạng dài, chỉ có
biến dạng góc trong mặt phẳng tác dụng của ứng suất tiếp:
 E
= với G = (4.19)
G 2(1   )

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 56


4.4.3. Trạng thái ứng suất tổng quát
Ở trạng thái ứng suất này, phân tố có cả biến dạng dài của các cạnh và biến
dạng góc của các góc vuông.
Trên cơ sở các kết quả trình bày ở trên, ta thừa nhận: Ứng suất pháp chỉ gây
biến dạng dài, ứng suất tiếp chỉ gây biến dạng góc trong mặt phẳng tác dụng của ứng
suất tiếp.
Áp dụng nguyên lý độc lập tác dụng, ta có biến dạng dài theo phương x sẽ phụ
thuộc vào các ứng suất pháp:
x = x(x, y, z) = x(x) + x(y) + x(z)
Trong đó:
+ x(x) là biến dạng dài theo phương x do x gây ra, theo (4.17) ta có:
x
x(x) =
E
+ x(y) là biến dạng dài theo phương x do y gây ra, theo (4.18) ta có:
y
x(y) = - 
E
+ x(z) là biến dạng dài theo phương x do z gây ra, theo (4.18) ta có:
z
x(z) = - 
E
x  
Vậy: x = - y - z
E E E
Tương tự, tính biến dạng dài theo phương y, z ta được:
1
x = [x – (y + z)]
E
1
y = [y – (z + x)] (4.20)
E
1
z = [z – (x+ y)]
E
Biểu thức (4.20) còn được gọi là định luật Hooke tổng quát.
Biến dạng góc trong từng mặt phẳng, do ứng suất tiếp tương ứng gây ra, theo
(4.19) là:
 xy
 xy =
G
 yz
 yz = (4.21)
G
 zx
 zx =
G
Biểu thức (4.21) còn được gọi là định luật Hooke tổng quát về trượt.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 57


4.4.4. Trạng thái ứng suất phẳng
Biểu thức biến dạng qua ứng suất:
1
x = [x – y]
E
1
y = [y – x] (4.22)
E

z = [ x+ y]
E
 xy
 xy =
G
Biểu thức ứng suất qua biến dạng:
x = E[x + y]
y = E[y + x] (4.23)
τxy = G xy

4.5. CÁC THUYẾT BỀN CƠ BẢN


4.5.1. Khái niệm về lý thuyết bền
Khi kiểm tra độ bền thanh chịu kéo, nén đúng tâm (trạng thái ứng suất đơn, chỉ
có z), ta có các điều kiện sau:
max = 1  []k
 min = 3  []n
Các ứng suất cho phép có được từ những thí ngiệm và tính bằng ứng suất nguy
hiểm chia cho hệ số an toàn n.
Những thí nghiệm kéo, nén đúng tâm đơn giản và thực hiện được.
Nếu muốn kiểm tra bền một điểm ở trạng thái ứng suất phức tạp (phẳng, khối)
có cả 1, 2, 3 ta cũng phải có những kết quả thí nghiệm phá hoại mẫu thử ở trạng
thái ứng suất tương tự. Những thí nghiệm như thế khó thực hiện được.
Vì vậy khi kiểm tra ở những điểm có trạng thái ứng suất phức tạp người ta
không thể dựa vào kết quả thí nghiệm trực tiếp mà phải đặt ra các giả thiết về độ bền
của vật liệu hay những lý thuyết bền. Đó là những giả thiết về nguyên nhân cơ bản gây
nên sự phá hỏng của vật liệu.
4.5.2. Thuyết bền ứng suất pháp lớn nhất (thuyết bền thứ nhất)
Phát biểu: Nguyên nhân gây ra sự phá hỏng của vật liệu ở trạng thái ứng suất
khối là do trị số lớn nhất của ứng suất pháp đạt tới một giới hạn xác định, giới hạn này
không phụ thuộc vào dạng của trạng thái ứng suất.
Biểu thức: Nếu ký hiệu giới hạn của ứng suất pháp lớn nhất là L thì ở trạng thái
ứng suất khối, điều kiện bền sẽ viết là (1, 3)  L. Còn ở trạng thái ứng suất đơn giới

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 58


hạn của ứng suất chính []. Giới hạn không phụ thuộc vào dạng của trạng thái ứng
suất nên L = [].
Vậy điều kiện bền ở trạng thái ứng suất khối được viết là (1, 3)  [].
Hoặc viết riêng biệt:
1  []k (4.24)
 3  []n
Thuyết bền thứ nhất tuy ra đời sớm nhưng quá sơ sài nên không phù hợp với
thực tế và chỉ đúng với trạng thái ứng suất đơn.
4.5.3. Thuyết bền biến dạng dài tương đối lớn nhất (thuyết bền thứ hai)
Phát biểu: Nguyên nhân gây ra sự phá hỏng của vật liệu ở trạng thái ứng suất
khối là do trị số của biến dạng dài lớn nhất đạt tới một giới hạn xác định, giới hạn này
không phụ thuộc vào dạng của trạng thái ứng suất.
Biểu thức: Nếu ký hiệu giới hạn của biến dạng dài lớn nhất là L thì ở trạng thái
1
ứng suất khối, điều kiện bền sẽ viết là 1 = [1 - (2 + 3)]  L. Còn ở trạng thái
E
 
ứng suất đơn biến dạng dài lớn nhất 1 = sẽ có giới hạn là . Giới hạn không phụ
E E

thuộc vào dạng của trạng thái ứng suất nên L = .
E
Vậy điều kiện bền ở trạng thái ứng suất khối là:
tđ = 1 - (2 + 3)  [] (4.25)
Thuyết bền này tiến bộ hơn thuyết bền thứ nhất và cho kết quả khá phù hợp với
vật liệu dòn.
4.5.4. Thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất (thuyết bền thứ ba)
Phát biểu: Nguyên nhân gây ra sự phá hỏng của vật liệu ở trạng thái ứng suất
khối là do trị số lớn nhất của ứng suất tiếp đạt tới một giới hạn xác định, giới hạn này
không phụ thuộc vào dạng của trạng thái ứng suất.
Biểu thức: Nếu ký hiệu giới hạn của ứng suất tiếp lớn nhất là L thì ở trạng thái
 
ứng suất khối, điều kiện bền sẽ viết là max = 1 3  L. Còn ở trạng thái ứng suất
2
 
đơn max = sẽ có giới hạn là . Giới hạn không phụ thuộc vào dạng của trạng thái
2 2

ứng suất nên L = .
2
Vậy điều kiện bền ở trạng thái ứng suất khối là:
tđ = 1 - 3  [] (4.26)
Ta thiết lập công thức tính tđ cho trường hợp trạng thái ứng suất phẳng đặc
biệt, đó là trường hợp thường gặp trong các bài toán sức bền vật liệu (hình 4.12)

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 59



   tđ tđ
A B

a) b)
Hình 4.12: Phân tố B tương đương phân tố A

x y 1
Theo (4.8):  max =  ( x   y )2  4 xy2
min 2 2
Ở đây: x = , y = 0, xy = 
Ta tính được:
 1
1 = +  2  4 2
2 2
2 = 0
 1
3 = -  2  4 2
2 2
Thay 1, 3 vào (4.26) ta được:
tđ = 1 - 3 =  2  4 2
Vậy điều kiện bền ở trạng thái ứng suất phẳng đặc biệt này là:
tđ =  2  4 2  [] (4.27)
Thuyết bền này chưa kể tới ảnh hưởng của ứng suất chính thứ hai nhưng khá
thích hợp với vật liệu dẻo.
4.5.5. Thuyết bền thế năng biến đổi hình dáng lớn nhất (thuyết bền thứ tư)
Thế năng biến đổi hình dáng lớn nhất ở trạng thái ứng suất khối (phân tố A,
hình 4.13.a) là:
2
3
1 1 tđ tđ
A B
3
2
a) b)
Hình 4.13: Trạng thái ứng suất khối (a) và trạng thái ứng suất đơn (b)

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 60


1 
A
U hd = [ 12 +  22 +  32 - 12 - 23 - 31]
3E
Còn ở trạng thái ứng suất đơn (phân tố B, hình 4.13.b) thế năng biến đổi hình
dáng lớn nhất là:
1  2
B
U hd =  tđ
3E
Vậy điều kiện bền sẽ là:
1 
A
U hd B
= U hd  U hd  =  2
3E
1  1  2 1 
Hay [ 12 +  22 +  32 - 12 - 23 - 31] =  tđ   2
3E 3E 3E
Sau khi rút gọn ta được:
tđ =  12 +  22 +  32 -  1 2 -  2 3 -  3 1   

Với trạng thái ứng suất phẳng đặc biệt (2 = 0) ta có:
tđ =  12 +  32 -  3 1
 1  1
  tđ2 =
+ (  2  4 2 )2 + ( -  2  4 2 )2
2 2 2 2
 1  1
-( +  2  4 2 )( -  2  4 2 )
2 2 2 2
2 1 2 1
  tđ2 = + (  2  4 2 ) - + (  2  4 2 ) = 2 + 32
2 2 4 4

 tđ =  2  3 2
Vậy điều kiện bền sẽ là:
tđ =  2  3 2    (4.28)
Thuyết bền này với vật liệu dòn không phù hợp song nó thích hợp với vật liệu
dẻo, vì thế được sử dụng rộng rãi.
4.5.6. Thuyết bền vòng tròn Mohr hay thuyết bền các trạng thái ứng suất giới
hạn (thuyết bền thứ năm)
Thuyết này do Mohr đưa ra có nội dung như sau: Khi nghiên cứu về trạng thái
ứng suất khối ta có ba vòng tròn ứng suất. Ba vòng tròn này biểu thị một trạng thái
ứng suất khối. Vòng tròn ngoài cùng với các ứng suất chính 1 và 3 biểu thị sự thay
đổi ứng suất trên các mặt song song với phương chính thứ hai, là vòng tròn có bán
kính lớn nhất gọi là vòng tròn giới hạn (hình 4.14). Với mỗi một quan hệ của ứng suất
chính ta vẽ được một vòng tròn giới hạn.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 61


3 1 
O

2

Hình 4.14: Vòng tròn giới hạn

Nếu làm nhiều lần thí nghiệm với ứng suất chính khác nhau ta sẽ có một tập
hợp những vòng tròn giới hạn. Kết quả thí nghiệm chứng tỏ rằng đối với mỗi loại vật
liệu nhất định các vòng tròn giới hạn biến đổi gần như theo một quy luật sao cho có
đường bao quanh ABC (hình 4.15). Đường này gọi là đường cong giới hạn.
Đường cong giới hạn chia mặt phẳng tọa độ làm hai miền, miền trong và miền
ngoài. Miền trong chứa gốc tọa độ. Nếu một trạng thái ứng suất nào đó có vòng tròn
giới hạn nằm hoàn toàn ở miền trong thì nó không nguy hiểm, còn nếu trạng thái ứng
suất nào có vòng tròn giới hạn tiếp xúc với đường cong giới hạn thì trạng thái ứng suất
ấy là nguy hiểm.

A


B

C
Hình 4.15: Đường cong giới hạn

Trên thực tế nếu dựa vào thí nghiệm để xác định những vòng tròn giới hạn sau
đó vẽ đường cong giới hạn thì rất khó khăn, vì vậy người ta căn cứ vào hai vòng tròn
giới hạn kéo và nén dọc trục và coi đường cong giới hạn là đường tiếp xúc với hai
vòng tròn đó (hình 4.16).
Về phía bên trái của trục , đường cong giới hạn xem như cắt trục  ở vô cùng
vì từ thí nghiệm ta thấy trong trường hợp nén đều theo ba phương, vật liệu có thể chịu
đựng được ứng suất rất lớn. Về phía bên phải, hai đường tiếp xúc này gặp nhau tại B
trên trục .

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 62



K1 K3 K2
Kéo

C1 O C3 C2
Nén
3 1

 on  ok

Hình 4.16: Đường cong giới hạn

Điều kiện bền theo thuyết này là:


tđ = 1 - K3  [] (4.29)
 ok
Trong đó K = n là tỷ số giữa ứng suất nguy hiểm khi kéo và nén.
o
4.5.7. Kết luận
Khi tính toán việc chọn thuyết này hay thuyết khác để kiểm tra phụ thuộc vào
vật liệu được sử dụng và trạng thái ứng suất của điểm kiểm tra. Việc chọn thuyết bền
thích hợp có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Với vật liệu dẻo ta chỉ nên dùng thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất (thuyết bền
thứ ba) và thuyết bền thế năng biến đổi hình dáng lớn nhất (thuyết bền thứ tư). Thực tế
cho thấy hai kết qủa này gần giống nhau.
Với vật liệu dòn phải dùng thuyết bền Mohr (thuyết bền thứ năm).
Những thuyết mà chúng ta xét ở trên là những thuyết rất cơ bản về độ bền.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu định nghĩa trạng thái ứng suất tại một điểm.
2. Thế nào là mặt chính, phương chính, ứng suất chính?
3. Thế nào là trạng thái ứng suất đơn, trạng thái ứng suất phẳng, trạng thái ứng
suất khối?
4. Thế nào là trạng thái ứng suất phẳng đặc biệt, trạng thái ứng suất trượt thuần
túy?

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 63


5. Viết biểu thức điều kiện bền về các thuyết bền: Thuyết bền ứng suất pháp lớn
nhất, thuyết bền biến dạng dài tương đối lớn nhất, thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất,
thuyết bền thế năng biến đổi hình dáng lớn nhất, thuyết bền vòng tròn Mohr.

BÀI TẬP CHƯƠNG 4

1. Cho phân tố ở trạng thái ứng suất như hình 4.17. Hãy xác định phương và trị
số các ứng suất chính, ứng suất tiếp lớn nhất.

σy = 8KN/cm2

σx = 6KN/cm2
σz = 15KN/cm2
τxy = 5KN/cm2

Hình 4.17

2. Cho phân tố ở trạng thái ứng suất như hình 4.18. Hãy xác định phương và trị
số các ứng suất chính, ứng suất tiếp lớn nhất.

σy = 4KN/cm2

σx = 4KN/cm2
σz = 50KN/cm2
τxy = 6KN/cm2

Hình 4.18

3. Cho phân tố ở trạng thái ứng suất như hình 4.19 với các ứng suất tính bằng
KN/cm2. Hãy xác định:
a. Ứng suất trên các mặt nghiêng.
b. Phương và trị số các ứng suất chính.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 64


7

3
7
60o

Hình 4.19

4. Cho phân tố ở trạng thái ứng suất như hình 4.20 với các ứng suất tính bằng
KN/cm2. Bằng giải tích và đồ thị xác định:
a. Ứng suất trên các mặt nghiêng.
b. Phương và trị số các ứng suất chính.

4
4
45o

Hình 4.20

5. Cho phân tố ở trạng thái ứng suất như hình 4.21 với các ứng suất tính bằng
KN/cm2. Hãy xác định:
a. Ứng suất trên các mặt nghiêng.
b. Phương và trị số các ứng suất chính.

10
60o

Hình 4.21

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 65


5. Tại một điểm K trên mặt một vật thể chịu lực người ta đo được biến dạng
tương đối theo các phương Kx, Ky và Ku như sau (hình 4.22):
x = 2,81.10-4
y = - 2,81.10-4
u = 1,625.10-4
Xác định phương và trị số ứng suất chính tại điểm đã cho. Biết  = 0,3;
E = 2.104 KN/cm2.

y u

45o
K x
Hình 4.22

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 66


CHƯƠNG 5
CẮT - DẬP

5.1. HIỆN TƯỢNG CẮT


5.1.1. Khái niệm
1
P

P
1
Hình 5.1: Thanh chịu cắt

Một thanh được gọi là chịu cắt nếu nó chịu tác dụng của hai lực hai song song
P có trị số bằng nhau nhưng ngược chiều và nằm trong hai mặt cắt gần nhau của
thanh (hình 5.1).
5.1.2. Ứng suất và biến dạng cắt
P
Fc

Qy
P
Hình 5.2: Ứng suất trên mặt cắt của thanh chịu cắt

Dùng phương pháp mặt cắt: Tưởng tượng cắt thanh tại mặt cắt (1-1) giữa hai
lực P (hình 5.2). Trên mặt cắt Fc xuất hiện các nội lực có hợp lực là Qy gọi là lực cắt
nằm trên mặt cắt cân bằng với P.
Vì nội lực nằm trên mặt cắt nên gây ra ứng suất tiếp . Với giả thiết ứng suất
tiếp  phân bố đều trên mặt cắt ta có:
.Fc = Qy = P
Vậy đối với thanh chịu cắt, trên mặt cắt có một thành phần ứng suất là ứng suất
tiếp được tính theo công thức:
P
= (5.1)
Fc

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 67


Trong đó:
 - ứng suất tiếp, còn gọi là ứng suất cắt
P - lực gây ra cắt
Fc - diện tích mặt bị cắt
Trong quá trình phát sinh hiện tượng cắt, ta thấy hình hộp giới hạn bởi hai mặt
cắt ab và cd trở thành hình hộp lệch abc’d’ (hình 5.3). Để dễ quan sát, ta coi ab là cố
định và cd di chuyển đến vị trí c’d’.
P
b c
a)
a d
P

b
b) c’
a
d’
Hình 5.3: Trước (a) và sau (b) biến dạng của thanh chịu cắt

Ta gọi: cc’ = dd’ = s là độ trượt tuyệt đối.


s
Độ trượt tương đối xác định theo tỷ số , tức là bằng tỷ số giữa độ trượt tuyệt
bc
đối của hai mặt cắt nằm rất gần nhau và khoảng cách giữa hai mặt cắt đó. Vì biến dạng
bé nên:
s
= tg   (5.2)
bc
Vậy  là độ trượt tương đối và được tính bằng radian (hình 5.4)
b  c
c’
a d
d’
Hình 5.4: Độ trượt tương đối của thanh chịu cắt

5.1.3. Định luật Hooke về cắt


Cũng như hiện tượng kéo, nén đúng tâm, đối với hiện tượng cắt, nếu ứng suất
cắt không vượt quá một giới hạn nào đó, thì ta cũng có định luật Hooke về cắt như sau:
“Ứng suất cắt  tỷ lệ thuận với độ trượt tương đối ”.
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 68
Biểu thức của định luật Hooke về cắt là:
 = .G (5.3)
Với G là hằng số tỷ lệ gọi là môđun đàn hồi của vật liệu khi cắt. G tùy thuộc
vào vật liệu có đơn vị tính là (MN/m2), (KN/cm2), (N/cm2),…
Thép: G = 8,1.104 MN/m2
Gang: G = 4,5.104 MN/m2
Đồng: G = 4  4,9.104 MN/m2
Gỗ: G = 0,055.104 MN/m2
5.1.4. Điều kiện bền về cắt
Cấu kiện (hoặc thanh) chịu cắt được gọi là đảm bảo điều kiện bền khi thỏa mãn
điều kiện:

  c 
P
max = (5.4)
Fc
Trong đó:  c  là ứng suất cắt cho phép
5.1.5. Ba bài toán cơ bản
a. Kiểm tra bền
P
Khi biết P, Fc, ta tính max =
Fc

So sánh max với  c 


+ Nếu max   c . Kết luận: Thanh đảm bảo điều kiện bền
+ Nếu max =  c . Kết luận: Thanh vừa đủ bền
+ Nếu max   c . Kết luận: Thanh không đảm bảo điều kiện bền
b. Chọn kích thước mặt cắt
Biết P,  c , tìm Fc

  c 
P
Từ
Fc
P
 Fc ≥
 c 
Từ diện tích Fc tính ra kích thước mặt cắt của thanh
c. Xác định tải trọng cho phép

  c 
P
Từ
Fc

 P  Fc.  c  hay Pmax = Fc.  c 

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 69


5.2. HIỆN TƯỢNG DẬP
5.2.1. Khái niệm
Dập là hiện tượng nén cục bộ xảy ra trên một diện tích truyền lực tương đối nhỏ
của hai cấu kiện ép vào nhau.
Trên mặt bị dập của cấu kiện phát sinh ứng suất pháp gọi là ứng suất dập, ký
hiệu d. Trong thực tế hiện tượng cắt thường đi đôi với hiện tượng dập.
Ví dụ: Đinh tán trong mối ghép chịu cắt, thành lỗ của thanh ép vào thân đinh
tán gây hiện tượng dập, đồng thời thân đinh cũng bị cắt ngang (hình 5.5).

P
P

Hình 5.5: Thân đinh tán bị dập

Với giả thiết ứng suất dập phân bố đều trên mặt bị dập, thì ứng suất dập được
tính theo công thức:
P
d = (5.5)
Fd
Trong đó: Fd là diện tích mặt bị dập
5.2.2. Điều kiện bền về dập
Khi tính toán về dập, cần phải đảm bảo điều kiện như sau:

  d 
P
d = (5.6)
Fd
Trong đó:  d  là ứng suất dập cho phép
5.2.3. Ba bài toán cơ bản
a. Kiểm tra bền
P
Khi biết P, Fd, ta tính d =
Fd

So sánh d với  d 
+ Nếu d   d  . Kết luận: Thanh đảm bảo điều kiện bền
+ Nếu d =  d  . Kết luận: Thanh vừa đủ bền
+ Nếu d   d  . Kết luận: Thanh không đảm bảo điều kiện bền
b. Chọn kích thước mặt cắt
Biết P,  d  , tìm Fd

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 70


  d 
P
Từ
Fd
P
 Fd ≥
 d 
Từ diện tích Fd tính ra kích thước mặt cắt của thanh.
c. Xác định tải trọng cho phép

  d 
P
Từ
Fd

 P  Fd.  d  hay Pmax = Fd.  d 

5.3. VÍ DỤ TÍNH TOÁN VỀ CẮT - DẬP


Cho hai tấm ghép có bề dày mỗi tấm là t được nối trực tiếp với nhau bằng 6
đinh tán như hình 5.6. Tính đường kính đinh tán để đinh tán đảm bảo bền.
Giải:
Giả thiết lực P phân bố đều cho 6 đimh tán, thì mỗi đinh tán chịu một lực là:
P
P1 =
6
Dưới tác dụng của lực P1 mỗi đinh tán đều phát sinh hiện tượng cắt và dập.

t
P
P
t

P P

Hình 5.6: Mối ghép đinh tán bị cắt và dập

a. Tính về cắt:
Lực P1 có tác dụng làm cho hai phần của đinh tán trượt lên nhau theo mặt cắt
(m-m), trên mặt cắt ngang của thân đinh tán phát sinh ứng suất cắt (hình 5.7).

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 71


P1 P1
m m 
P1

Hình 5.7: Ứng suất cắt trên mặt cắt ngang đinh tán

Gọi d là đường kính đinh tán, ta có diện tích mặt bị cắt:


d 2
Fc =
4
Điều kiện bền về cắt:
P
  c  = 6 2   c 
P1
=
Fc d
4
2P
 d (5.7)
3  c 

b. Tính về dập:
Trong lúc gây hiện tượng cắt, lực P1 đồng thời gây hiện tượng dập, vì khi chịu
lực thì thành lỗ của tấm ghép ép sát vào thân đinh tán. Sự phân bố ứng suất dập tuy
không đều nhưng để đơn giản trong tính toán người ta giả thiết ứng suất dập phân bố
đều trên mặt cắt đi qua trục đinh tán (hình 5.8).

d
h
d

Hình 5.8: Ứng suất dập trên mặt cắt qua trục đinh tán

Diện tích mặt bị dập:


Fd = h.d = 2t.d
Điều kiện bền về dập:
P
  d  = 6   d 
P1
d =
Fd 2t.d

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 72


P
 d  (5.8)
12t. d 
Từ (5.7) và (5.8), ta chọn kích thước đường kính d nào có trị số lớn.
Chú ý: Trong trường hợp tổng quát, nếu mối ghép có n đinh tán, thì:
Điều kiện bền về cắt:
P
 = n 2   c 
d
4
P
 d 2
n  c 

Hoặc tìm số đinh tán khi biết đường kính đinh tán:
4P
n
d   c 
2

Điều kiện bền về dập:


P
d = n   d 
2t.d
P
 d 
n2t. d 
Hoặc tìm số đinh tán khi biết đường kính đinh tán:
P
n 
d 2t. d 
Vì hiện tượng cắt và dập phát sinh đồng thời, nên trong khi tính toán cần phải
đảm bảo an toàn cả về cắt và dập. Tức là phải chọn đường kính đinh tán lớn nhất, hoặc
số đinh tán lớn nhất và số đinh tán phải là số nguyên.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu khái niệm về thanh chịu cắt.


2. Viết công thức tính ứng suất trên mặt cắt của thanh chịu cắt.
3. Nêu khái niệm về dập.
4. Viết công thức tính ứng suất trên mặt cắt của thanh bị dập.
5. Cho ví dụ thanh chịu cắt và dập.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 73


BÀI TẬP CHƯƠNG 5

1. Người ta nối hai tấm tôn bằng đinh tán như hình 5.9. Tấm thứ nhất dày
10 mm, tấm thứ hai dày 8 mm, đường kính của đinh tán là 20 mm. Lực kéo tấm tôn là
P = 100 KN.
Hãy xác định số đinh tán cần thiết để nối hai tấm tôn ấy, cho biết ứng suất cho
phép của đinh là  c  = 1,4.102 MN/m2 và  d  = 3,2.102 MN/m2.

10mm

P
P
8mm
Hình 5.9

2. Người ta nối hai tấm tôn bằng tấm đệm và đinh tán như hình 5.10. Tấm tôn
có bề dày 12 mm, tấm đệm dày 5 mm, đường kính của đinh tán là 20 mm, cho biết ứng
suất cho phép của đinh là  c  = 102 MN/m2 và  d  = 2,8.102 MN/m2. Lực kéo hai tấm
tôn là P = 180 KN.
Hãy xác định số đinh tán cần thiết để nối hai tấm tôn ấy.

P P

Hình 5.10

3. Người ta nối hai tấm tôn bằng tấm đệm và đinh tán như hình 5.11. Tấm tôn
có bề dày 10 mm, tấm đệm dày 5 mm, đường kính của đinh tán là 20 mm, cho biết ứng
suất cho phép của đinh là  c  = 102 MN/m2 và  d  = 2,8.102 MN/m2. Lực kéo hai tấm
tôn là P = 150 KN.
Hãy xác định số đinh tán cần thiết để nối hai tấm tôn ấy.

P P

Hình 5.11

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 74


4. Một then bằng được lắp trên trục có đường kính d = 50 mm và truyền cho trục
mômen xoắn Mz = 2,8 KNm. Then có chiều dài l = 80 mm, bề rộng b = 16 mm, chiều
cao h = 10 mm (hình 5.12). Xác định ứng suất cắt và ứng suất dập trên then.

b a = h/2

Hình 5.12

5. Một mối ghép bulông chịu lực như hình 5.13, biết d = 100 mm,
 k  = 100 MN/m2,  c  = 50 MN/m2,  d  = 40 MN/m2.
Xác định đường kính D của bulông.

D h

P
Hình 5.13

6. Hai tấm thép có bề rộng b = 180 mm và bề dày  = 10 mm được nối với nhau
bởi hai bản thép khác cùng bề rộng và có bề dày  1 = 6 mm. Đinh tán có đường kính
d = 20 mm đặt như trên hình 5.14. Cho  c  = 100 MN/m2,  d  = 280 MN/m2,
  = 160 MN/m2.
Tính lực kéo P cho phép đặt vào hai tấm thép.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 75


 1

P P

P P b

Hình 5.14

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 76


CHƯƠNG 6
XOẮN THUẦN TÚY THANH TRÒN THẲNG

6.1. KHÁI NIỆM


6.1.1. Định nghĩa
Một thanh chịu xoắn thuần túy là thanh mà trên mọi mặt cắt ngang chỉ tồn tại
một thành phần nội lực là mômen xoắn Mz.
Ngoại lực làm cho thanh chịu xoắn là những mômen tập trung hoặc mômen
phân bố tác động trong những mặt phẳng vuông góc với trục thanh.
y
1
M
z

1 x
z

Hình 6.1: Thanh tròn chịu xoắn

Ví dụ: Thanh tròn một đầu tự do, một đầu ngàm, tại đầu tự do có mômen tập
trung M tác động làm cho thanh bị xoắn (hình 6.1).
6.1.2. Nội lực và biểu đồ nội lực
a. Nội lực
Dùng mặt cắt (1-1) cắt thanh làm hai phần và xét phần bên phải (hình 6.1). Để
phần bên phải cân bằng thì trên mặt cắt xuất hiện một thành phần nội lực nằm trên mặt
cắt gọi là mômen xoắn nội lực (gọi tắt là mômen xoắn) Mz = M (hình 6.2).
y

M
Mz z

x
z

Hình 6.2: Mômen xoắn nội lực


Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 77
Quy ước dấu mômen xoắn:
+ Mz > 0 khi đứng nhìn vào mặt cắt ta thấy Mz quay cùng chiều kim đồng hồ
(mômen xoắn ngoại lực M quay ngược chiều kim đồng hồ) (hình 6.3.a).
+ Mz < 0 khi đứng nhìn vào mặt cắt ta thấy Mz quay ngược chiều kim đồng
hồ (mômen xoắn ngoại lực M quay cùng chiều kim đồng hồ) (hình 6.3.b).
M M
Mz > 0 Mz < 0
z z
a) b)
Hình 6.3: Dấu của mômen xoắn Mz: dương (a) và âm (b)

b. Biểu đồ nội lực


Là đồ thị biểu thị sự biến thiên của mômen xoắn nội lực tại mọi mặt cắt ngang
suốt chiều dài trục thanh.
Biểu đồ nội lực (biểu đồ mômen xoắn Mz) được vẽ như sau:
- Vẽ đường chuẩn song song với trục thanh.
- Xác định mômen xoắn Mz trên từng mặt cắt của thanh. Biểu diễn trị số
mômen xoắn Mz bằng những đoạn vuông góc với đường chuẩn. Nối điểm của những
trị số này ta được biểu đồ.
Quy ước vẽ trị số mômen xoắn Mz:
+ Mz > 0: Vẽ phía trên đường chuẩn và ghi dấu (+)
+ Mz < 0: Vẽ phía dưới đường chuẩn và ghi dấu (-).
Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ nội lực cho thanh AB chịu lực như hình 6.4.a, biết các
mômen tập trung: M1 = 200 Nm, M2 = 600 Nm, M3 = 100 Nm, M4 = 300 Nm.
M1 1 M2 2 M3 3 M4

a) A C D E F B
z1 z2 z3
1 2 3
2m 2m 2m

400Nm 300Nm
b) Mz

200Nm
Hình 6.4: Sơ đồ chịu lực (a) và biểu đồ mômen xoắn (b) của thanh

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 78


Giải:
Áp dụng phương pháp mặt cắt:
- Dùng mc (1-1) cắt qua đoạn CD sao cho 0  z1  2m
1
M1 Mz1
A C
z1
1
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
mz( F ) = 0
 - M1 - Mz1 = 0  Mz1 = - M1 = - 200 Nm
Vậy đoạn CD có biểu đồ mômen xoắn là hằng số: đường nằm ngang
- Dùng mc (2-2) cắt qua đoạn DE sao cho 0  z2  2m
2
M1 M2 Mz2
A C D
2m z2
2
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
mz( F ) = 0
 - M1 + M2 - Mz2 = 0  Mz2 = M2 - M1 = 600 - 200 = 400 Nm
Vậy đoạn DE có biểu đồ mômen xoắn là hằng số: đường nằm ngang
- Dùng mc (3-3) cắt qua đoạn FE sao cho 0  z3  2m
3
Mz3 M4
F B
z3
3
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
mz( F ) = 0
 - M4 + Mz3 = 0  Mz3 = M4 = 300 Nm
Vậy đoạn FE có biểu đồ mômen xoắn là hằng số: đường nằm ngang.
Sau khi xác định giá trị của nội lực trên toàn thanh ta vẽ được biểu đồ nội lực
Mz như hình 6.4.b.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 79


Ví dụ 2: Vẽ biểu đồ nội lực cho thanh AE chịu lực như hình 6.5.a, biết mômen
phân bố m = 2 KNm/m, mômen tập trung M = 2,2 KNm.

3 M 2 1
m
a) E d2 D C d1 B A

z3 z2 z1
3 2 1
0,4m 0,2m 0,4m 0,2m

0,4KNm

b) Mz
1,8KNm

Hình 6.5: Sơ đồ chịu lực (a) và biểu đồ mômen xoắn (b) của thanh

Giải:
Áp dụng phương pháp mặt cắt: Xuất phát từ đầu tự do A cắt đến đầu ngàm E
- Dùng mc (1-1) cắt qua đoạn AB sao cho 0  z1  0,2m

1
m
Mz1 A

z1
1

Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:


mz( F ) = 0
 - m.z1 + Mz1 = 0

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 80


z1 = 0  Mz1 = 0
 Mz1 = m.z1 = 0,2.z1
z1 = 2  Mz1 = 0,4 KNm
Vậy đoạn AB có biểu đồ mômen xoắn là bậc nhất: đường xiên.
- Dùng mc (2-2) cắt qua đoạn BD sao cho 0  z2  0,6m

2
m
Mz2 C B A

0,4m 0,2m

2 z2

Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:


mz( F ) = 0
 - m.0,2 + Mz2 = 0  Mz2 = m.0,2 = 2.0,2 = 0,4 KNm
Vậy đoạn BD có biểu đồ mômen xoắn là hằng số: đường nằm ngang.
- Dùng mc (3-3) cắt qua đoạn DE sao cho 0  z3  0,4m

3 M
m
Mz3 D C B A

z3 0,2 m 0,4m 0,2m


3

Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:


mz( F ) = 0
 - m.0,2 + M + Mz3 = 0
 Mz3 = m.0,2 - M = 2.0,2 - 2,2 = - 1,8 KNm
Vậy đoạn DE có biểu đồ mômen xoắn là hằng số: đường nằm ngang.
Sau khi xác định giá trị của nội lực trên toàn thanh ta vẽ được biểu đồ nội lực
Mz như hình 6.5.b.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 81


6.2. ỨNG SUẤT TRÊN MẶT CẮT NGANG CỦA THANH TRÒN CHỊU XOẮN
6.2.1. Quan sát biến dạng
a. Thí nghiệm
Trước khi thanh chịu lực ta vạch lên bề mặt của thanh những đường song song
với trục thanh và những đường vuông góc với trục thanh (hình 6.6.a).

z M z
M

a) b)
Hình 6.6: Trước (a) và sau (b) biến dạng của thanh chịu xoắn

Sau khi thanh chịu xoắn ta thấy:


- Chiều dài thanh và khoảng cách giữa các mặt cắt (đường tròn) hầu như không
thay đổi.
- Các đường thẳng song song với trục thanh trở thành những đường xoắn ốc,
các ô hình chữ nhật trở thành ô hình bình hành.
- Các mặt cắt xoay đi một góc nào đó nhưng hình dạng và bán kính không thay
đổi.
Từ thí nghiệm trên nếu coi biến dạng bên trong và bên ngoài của thanh như
nhau ta chấp nhận các giả thuyết sau:
b. Các giả thuyết
- Giả thuyết về mặt cắt ngang:
Mặt cắt ngang của thanh trước và sau biến dạng luôn phẳng và vuông góc với
trục thanh, đồng thời khoảng cách giữa chúng không đổi.
- Giả thuyết về các bán kính của mặt cắt ngang:
Các bán kính của mặt cắt ngang của thanh trước và sau biến dạng vẫn thẳng và
có chiều dài không đổi.
- Giả thuyết về các thớ dọc:
Trong quá trình biến dạng các thớ dọc không ép hoặc đẩy lên nhau.
6.2.2. Thiết lập công thức tính ứng suất
Tưởng tượng tách một phân tố ABCDEFGH trên thanh tròn chịu xoắn thuần
túy giới hạn bởi các mặt sau (hình 6.7):
- Hai mặt cắt ngang (1-1) và (2-2) cách nhau khoảng dz
- Hai mặt trụ đồng trục z có bán kính là  và +d
- Hai mặt phẳng chứa trục z hợp với nhau một góc d

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 82


Ta hãy xác định trạng thái ứng suất của phân tố này trong hệ tọa độ trụ:
Theo giả thuyết về mặt cắt ngang và thớ dọc, ta có:
AE = BF = CG =DH = dz = const
Suy ra phân tố không có biến dạng dọc theo trục z.
Do vậy trên mặt cắt ABCD (hay EFGH) không có ứng suất pháp.
Theo giả thuyết về bán kính, ta thấy không có thành phần ứng suất tiếp theo
phương bán kính.
1 2

dz
 d O z
z  A’
+d E D’  A d
H D  B’ 
F C’ B
dz Mz G C d
1 2 Mz
a) b)
Hình 6.7: Thiết lập công thức tính ứng suất trên mặt cắt thanh chịu xoắn

Tóm lại, trên mặt cắt của thanh chỉ có một thành phần ứng suất tiếp theo
phương tiếp tuyến , nghĩa là phân tố trên ở trạng thái trượt thuần túy.
Bây giờ ta xét biến dạng của phân tố. Để dễ tính toán ta giả sử mặt cắt (1-1)
đứng yên, còn mặt cắt (2-2) bị trượt. Dưới tác dụng của mômen xoắn Mz thì phân tố bị
biến dạng, các điểm A, B, C, D lần lượt trượt đến các điểm A’, B’, C’, D’.
Theo hình vẽ ta có:
OA’ = OA = 
OD’ = OD =  + d
Ta xét các góc sau:
d = góc (OA, OA’) gọi là góc xoắn tương đối giữa hai mặt cắt (1-1) và (2-2)
 = góc (EA, EA’) gọi là góc trượt tương đối giữa hai mặt cắt do  gây ra.
Từ hình 6.7.b và do biến dạng nhỏ ta suy ra:
AA' d
 = tg  = =
EA dz

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 83


Theo định luật Hooke về trượt, ta có:
 = G.
Từ hai biểu thức trên, ta được:
d
 = G. = G. (6.1)
dz
Theo định nghĩa thanh chịu xoắn thuần túy nên mômen xoắn M z trên mặt cắt
ngang sẽ là:
d d
Mz =    dF =  G 2 dF = G. 
2
dF
F F
dz dz F

d
 Mz = G. .Jo
dz
Ở đây Jo =   2 dF là mômen quán tính độc cực của mặt cắt ngang
F

Suy ra:
d Mz
= = (6.2)
dz G.J o

 gọi là góc xoắn tỷ đối (nghĩa là góc xoắn tương đối giữa hai mặt cắt ngang
cách nhau một khoảng bằng đơn vị)
Trong đó: Tích G.Jo gọi là độ cứng của thanh khi xoắn.
Thay (6.2) vào (6.1) ta được:
Mz M
 = G. .  z .
G.J o Jo
Vậy công thức tính ứng suất tiếp tại một điểm trên mặt cắt ngang của thanh
chịu xoắn là:

 = M z . (6.3)
Jo
Trong đó:
Mz - momen xoắn nội lực tại mặt cắt chứa điểm cần tìm ứng suất (lấy trị
số tuyệt đối), (Nm, KNm, KNcm).
Jo- mômen quán tính độc cực của mặt cắt, (m4, cm4).
 - khoảng cách từ điểm tính ứng suất đến tâm mặt cắt, (m, cm).
Từ công thức (6.3), ta có nhận xét:
Luật phân bố ứng suất tiếp là bậc nhất đối với bán kính .
+ Khi  = 0   = 0
Mz
+ Khi  = R thì  đạt giá trị lớn nhất max  R
Jo

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 84


Jo
Đặt: Wo = gọi là mômen chống xoắn của mặt cắt ngang, (m3, cm3).
R

Ta được: max = M z (6.4)


Wo
* Công thức tính Wo của một số mặt cắt:
- Đối với mặt cắt hình tròn:
R 4 D 4
Ta có: Jo = =  0,1D4
2 32
Jo D 3
Suy ra: Wo = =  0,2D3 (6.5)
D 16
2
- Đối với mặt cắt hình vành khăn:
D 4 d
Ta có: Jo = (1 - 4)  0,1 D4 (1 - 4) , với  =
32 D
Jo D 3
Suy ra: Wo = = (1 - 4)  0,2D3(1 - 4) (6.6)
D 16
2
Biểu đồ ứng suất tiếp  đối với mặt cắt ngang hình tròn được biểu diễn trên
hình 6.8.
max có chiều cùng chiều quay với Mz.
Theo định luật đối ứng của ứng suất tiếp, trên mặt cắt chứa trục z (mặt ADHE)
cũng có ứng suất tiếp .

max

Mz

max
D

Hình 6.8: Biểu đồ ứng suất tiếp trên mặt cắt của thanh chịu xoắn

Ví dụ: Trên mặt cắt ngang của thanh tròn đặc có tác dụng mômen xoắn
Mz = 20 KNm (hình 6.9). Tính ứng suất tại A nằm trên chu vi mặt cắt ngang và tại B
có khoảng cách đến tâm O là B = 3 cm. Đường kính mặt cắt ngang là D = 10 cm.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 85


A
Mz max
O B B


Hình 6.9: Ứng suất tiếp tại A, B trên mặt cắt của thanh chịu xoắn

Giải:
Ta có công thức tính ứng suất tiếp tại một điểm trên mặt cắt ngang của thanh
chịu xoắn, theo (6.3) là:

 = M z .
Jo
Trong đó:
Mz = 20 KNm = 20.102 KNcm
Jo = 0,1D4 = 0,1.104 = 103 cm4
D
- Tại A, ta có  = = 5 cm
2
20.10 2
Vậy A = R = max = 3
.5 = 10 KN/cm2
10
- Tại B, ta có  = B = 3 cm
20.10 2
Vậy B = 3
.3 = 6 KN/cm2
10

6.3. BIẾN DẠNG CỦA THANH TRÒN CHỊU XOẮN


Giả sử cho thanh mặt cắt ngang tròn, chiều dài l chịu xoắn thuần túy. Khi thanh
tròn chịu xoắn, biến dạng của thanh được thể hiện bởi sự xoay của các mặt cắt quanh
trục của nó. Người ta gọi góc xoắn toàn phần của thanh (nghĩa là góc xoắn tương đối
giữa hai đầu thanh) là .
Để tính  ta xét đoạn thanh dz có góc xoắn tương đối giữa hai mặt cắt là d.
Theo (6.2), ta có:
Mz
d = .dz = .dz
G.J o
Suy ra:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 86


l l
   d =  GJ
M z dz (6.7)
o o o

M
Nếu z
= const trong toàn thanh thì:
G. J

M zl
 (6.8)
G.J o
Nếu thanh gồm nhiều đoạn khi đó góc xoắn được tính:
n
= 
i 1
i = 1 + 2 + … + n (6.9)

Đơn vị tính của  là (rad).


Ví dụ: Một trục bậc chịu tác dụng của mômen phân bố m = 2 KNm/m và
mômen tập trung M = 2,2 KNm như hình 6.10.a. Biết: d1 = 2 cm, d2 = 3 cm,
G = 8.103 KN/cm2.
Tính:
a. Góc xoắn tuyệt đối tại A.
b. Góc xoắn đoạn BD.
M
m
a) E d2 D C d1 B A

0,4m 0,2m 0,4m 0,2m

0,4KNm
b) Mz

1,8KNm

Hình 6.10: Sơ đồ chịu lực (a) và biểu đồ mômen xoắn (b) của thanh chịu xoắn

Giải:
Vẽ biểu đồ nội lực: Theo ví dụ 2 ở mục 6.1.2 ta vẽ được biểu đồ nội lực như
hình 6.10.b.
a. Góc xoắn tuyệt đối tại A:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 87


A = AE = AB + BC + CD + DE
Trong đó:

 
20 20
m 1 m
AB =  m.z dz =  zdz = z2 20
0
0
G.J o1 G.J o1 0
2 G.0,1.d14

2
= (202 - 0) = 0,031 rad
2.8.103.0,1.2 4

M zBC .lBC 0,4.10 2.0,4.10 2


BC = = = 0,125 rad
G.J o1 8.103.0,1.2 4

M zCD.lCD 0,4.10 2.0,2.10 2


CD = = = 0,012 rad
G.J o 2 8.103.0,1.34

M zDE .lDE 1,8.10 2.0,4.10 2


DE = =- = - 0,111 rad
G.J o 2 8.103.0,1.34

 A = 0,003125 + 0,125000 + 0,012345 - 0,111111


A = 0,057 rad
b. Góc xoắn đoạn BD:
BD = BC + CD = 0,125000 + 0,012345 = 0,137 rad

6.4. TÍNH TOÁN THANH CHỊU XOẮN


Đối với thanh chịu xoắn thuần túy ta phải kiểm tra hai điều kiện: điều kiện bền
và điều kiện cứng.
6.4.1. Điều kiện bền
Thanh đảm bảo điều kiện bền khi:
Mz o
max = max
   = (6.10)
Wo n
Trong đó:
+ o là ứng suất tiếp nguy hiểm đối với vật liệu được xác định từ thực nghiệm
+ n > 1 là hệ số an toàn
Mặt khác   cũng có thể được xác định qua   theo các thuyết bền:
- Theo thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất, ta có:
1 - 3  []
1   3
Mà max =
2
Nên 2max  []

 max 
 
2

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 88


Vậy   =   (6.11)
2
- Theo thuyết bền thế năng biến đổi hình dáng lớn nhất, ta có:

 2  3 2   
1
Mà max =  2  4 2
2
 4 2max = 2 + 42
 2 + 32 = 4 2max - 2  4 2max -  2max = 3 2max

Nên 3 max
2
  

 max 
 
3

Vậy   =   (6.12)
3
Từ điều kiện bền (6.8) ta có ba bài toán cơ bản cho thanh khi chịu xoắn là:
Mz
a. Kiểm tra bền: max = max
  
Wo

Mz Mz
b. Chọn kích thước mặt cắt: Wo = 0,2d3  max
 d max
  0,2 
3

c. Xác định tải trọng cho phép: Mz  Wo.   . Từ Mz suy ra tải trọng cho phép.
6.4.2. Điều kiện cứng
Đối với thanh tròn chịu xoắn người ta thường quy định góc xoắn tỷ đối  không
được vượt quá giới hạn cho phép   . Điều kiện này gọi là điều kiện cứng:
Mz
max = max
 [] (rad/m). (6.13)
G.J o

Nếu [] được cho với đơn vị là (độ/m), thì ta đổi ra đơn vị (rad/m) như sau:

1 (rad/m) = (độ/m)
180
Từ điều kiện (6.10) ta cũng có ba bài toán cơ bản về cứng là:
Mz
a. Kiểm tra độ cứng: max = max
 []
G.J o

Mz Mz
b. Chọn kích thước mặt cắt: Jo = 0,1d4  max
 d max
G.  0,1G 
4

c. Xác định tải trọng cho phép: Mz  G.Jo   . Từ Mz suy ra tải trọng cho phép.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 89


Ví dụ: Xác định đường kính d của một trục truyền chịu xoắn như hình 6.11.a
Cho biết ứng suất cho phép   = 4,5 KN/cm2, góc xoắn tỷ đối cho phép   = 1 độ/m
4
và G = 8.103 KN/cm2, M1 = 21,6 KNm, M2 = 64,8 KNm.

M2 M1
a) 1,5d d

21,6KNm
Mz
b)

43,2KNm

Hình 6.11: Sơ đồ chịu lực (a) và biểu đồ mômen xoắn (b) của thanh chịu xoắn

Giải:
* Vẽ biểu đồ Mz:
Dùng phương pháp mặt cắt ta vẽ được biểu đồ nội lực Mz như hình 6.11.b.
Từ biểu đồ ta có:
M (1)
z max = 21,6 KNm

M (2)
z max = 43,2 KNm
* Xác định đường kính mặt cắt ngang:
Do hai đoạn của trục truyền có đường kính và mômen xoắn khác nhau nên ta
phải xét từng đoạn.
- Đoạn 1:
+ Theo điều kiện bền ta có:
M z(1)
max = max
3
  
0,2d

M z(1) 21,6
 d 3 max
=
0,2 
3
0,2.4,5

 d  2,89 cm

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 90


+ Theo điều kiện cứng ta có:
M z(1)
max = max
4
 []
G.0,1d

M z(1)
 d 4 max
0,1.G 
 1
Ta có: [] = 1 (độ/m) = . (rad/m) = 0,00436 rad/m = 4,36.10-5 rad/cm
4 180 4
21,6
Vậy: d  4
0,1.8.103.4,36.105

 d  4,99 cm
Để trục truyền thỏa mãn điều kiện bền và cứng ở đoạn 1 ta chọn:
d  4,99 cm
- Đoạn 2:
+ Theo điều kiện bền ta có:
M z( 2)
max = max
  
0,2.(1,5d )3
( 2)
1 3 M z max 43,2
 d . =
0,2 
3
1,5 0,2.4,5

 d  2,43 cm
+ Theo điều kiện cứng ta có:
M z( 2)
max = max
 []
G.0,1.(1,5d ) 4
( 2)
1 4 M z max
 d .
1,5 0,1.G 

1 43,2
 d .4
1,5 0,1.8.103.4,36.105

 d  3,95 cm
Để trục truyền thỏa mãn điều kiện bền và cứng ở đoạn 2 ta chọn:
d  3,95 cm
Kết luận: Để thỏa mãn điều kiện bền và cứng cho toàn trục truyền, từ các kết
quả trên ta chọn:
d  4,99 cm  5 cm.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 91


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu định nghĩa và cho ví dụ về thanh chịu xoắn thuần túy.


2. Hãy thiết lập công thức tính ứng suất trên mặt cắt của thanh chịu xoắn thuần
túy.
3. Viết công thức tính góc xoắn toàn phần của thanh chịu xoắn thuần túy.
4. Viết điều kiện bền và điều kiện cứng của thanh tròn chịu xoắn thuần túy.

BÀI TẬP CHƯƠNG 6

1. Một trục có đường kính không đổi d = 7,5 cm chịu lực như hình 6.12. Biết
m1 = 1 KNm, m2 = 0,6 KNm, m3 = m4 = 0,2 KNm,   = 90 MN/m2,   = 0,4 độ/m,
G = 8.104 MN/m2.
a. Vẽ biểu đồ mômen xoắn nội lực của trục.
b. Tính ứng suất lớn nhất của trục.
c. Tính góc xoắn trong từng đoạn trục và góc xoắn toàn bộ của trục.
d. Kiểm tra theo điều kiện bền và điều kiện cứng.

m4 m3 m2 m1

B A
1m 1,5m 2m

Hình 6.12

2. Cho một trục mặt cắt tròn có đường kính thay đổi và chịu lực như hình 6.13.
Biết M1 = 400 Nm, M2 = 600 Nm, d1 = 2,5 cm, d2 = 4 cm,   = 8 KN/cm2,
G = 8.103 KN/cm2.

M2 M1
A d2 C d1 B

2m 1m

Hình 6.13

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 92


a. Vẽ biểu đồ mômen xoắn của trục.
b. Hãy kiểm tra trục theo điều kiện bền.
c. Tính góc xoắn toàn bộ của trục.
3. Cho trục AD chịu lực như hình 6.14, biết: M1 = 100 KNm, M2 = 50 KNm,
M3 = 250 KNm, d1 = 10 cm, d2 = 20 cm,   = 8 KN/cm2, G = 8.103 KN/cm2.
a. Vẽ biểu đồ nội lực cho thanh.
b. Hãy kiểm tra trục theo điều kiện bền.
c. Tính góc xoắn toàn phần của trục.

M3 M2 M1

A d2 B C d1 D

2m 1,5m 2,5m

Hình 6.14

4. Cho thanh tròn AD chịu lực như hình 6.15, biết: m = 100 KNm/m,
M1 = 300 KNm, M2 = 150 KNm, d1 = 10 cm, d2 = 20 cm, G = 8.103 KN/cm2.
a. Vẽ biểu đồ nội lực cho thanh.
b. Tính góc xoắn toàn phần của thanh.

M2 M1 m

d2 d1
A B C D
2m 1m 2m

Hình 6.15

5. Cho thanh tròn chịu lực như hình 6.16, biết M = 4 KNm, d1 = 10 cm,
d2 = 5 cm,   = 8 KN/cm2, G = 8.103 KN/cm2.
a. Vẽ biểu đồ nội lực cho thanh.
b. Hãy kiểm tra thanh theo điều kiện bền.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 93


M

d1 d2
A B C
0,8m 1,2m

Hình 6.16

6. Thanh tròn AD chịu lực như hình 6.17, biết M1 = 100 KNm, M2 = 150 KNm,
M3 = 50 KNm, m = 100 KNm/m, d1 = 10 cm, d2 = 20 cm, d3 = 30 cm,
G = 8.103 KN/cm2.
a. Vẽ biểu đồ nội lực cho thanh.
b. Tính góc xoắn toàn phần của thanh.

m M3 M2 M1

d3 d2 d1

A B C D
2m 1,5m 2,5m

Hình 6.17

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 94


CHƯƠNG 7
UỐN PHẲNG

7.1. KHÁI NIỆM


7.1.1. Định nghĩa
Một thanh chịu uốn là một thanh có trục bị uốn cong dưới tác dụng của ngoại
lực. Những thanh chịu uốn nằm ngang còn được gọi là dầm.
Ngoại lực gây ra uốn có thể là lực tập trung P, lực phân bố q có phương vuông
góc với trục thanh và nằm trong mặt phẳng chứa trục thanh hoặc do mômen uốn M
nằm trong mặt phẳng chứa trục thanh (hình 7.1).

q
M
P
y

x
Mặt phẳng tải trọng
z
Đường tải trọng
Hình 7.1: Thanh chịu uốn

Ta đưa ra một số định nghĩa sau:


- Nếu ngoại lực cùng nằm trong một mặt phẳng chứa trục thanh thì mặt phẳng
đó được gọi là mặt phẳng tải trọng.
- Giao tuyến giữa mặt phẳng tải trọng với mặt cắt ngang gọi là đường tải trọng.
- Nếu trục của thanh sau khi bị uốn cong vẫn nằm trong mặt phẳng quán tính
chính trung tâm thì sự uốn đó gọi là uốn phẳng hay uốn đơn.
Thanh có thể chịu uốn trong mặt phẳng yOz do mômen uốn M x (mômen quay
quanh trục x) hoặc có thể chịu uốn trong mặt phẳng xOz do mômen uốn M y (mômen
quay quanh trục y) gây ra.
Ta chỉ khảo sát thanh chịu uốn với những giới hạn sau:
- Mặt cắt ngang có ít nhất một trục đối xứng. Trên suốt chiều dài thanh có một
mặt đối xứng do trục đối xứng hợp với trục thanh. Mặt đối xứng này cũng là mặt
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 95
phẳng quán tính chính trung tâm và ta giả thiết mặt phẳng tải trọng trùng với mặt đối
xứng, tức là trục đối xứng của mặt cắt chính là đường tải trọng.
- Mặt cắt ngang có bề rộng nhỏ so với chiều cao.
7.1.2. Nội lực và biểu đồ nội lực
a. Nội lực

1 z P

1
Qy P

Mx z
Hình 7.2: Nội lực trên mặt cắt của thanh chịu uốn

Giả sử có một thanh chịu lực như hình 7.2.


Dùng mặt cắt (1-1) cắt thanh làm hai phần và xét phần bên phải. Để phần bên
phải cân bằng thì trên mặt cắt xuất hiện các thành phần nội lực gồm: lực cắt Qy nằm
trên mặt cắt (Qy = P) và mômen uốn Mx vuông góc với mặt cắt (Mx = P.z).
* Quy ước dấu của lực cắt Qy (hình 7.3):
- Lực cắt Qy có dấu (+) nếu quay véctơ Q y một góc 90o ngược chiều kim đồng
hồ trùng với vectơ pháp tuyến n của mặt cắt.
- Lực cắt Qy có dấu (-) nếu quay véctơ Q y một góc 90o cùng chiều kim đồng hồ
trùng với vectơ pháp tuyến n của mặt cắt.
* Quy ước dấu của mômen uốn Mx (hình 7.3):
- Mômen uốn Mx có dấu (+) nếu ngoại lực làm cho thớ dưới của dầm bị dãn ra,
thớ trên của dầm bị co lại.
- Mômen uốn Mx có dấu (-) nếu ngoại lực làm cho thớ trên của dầm bị dãn ra,
thớ dưới của dầm bị co lại.

Mx > 0 Mx > 0
n n

Qy > 0 Qy > 0
Hình 7.3: Quy ước dấu của lực cắt Qy và mômen uốn Mx

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 96


b. Biểu đồ lực cắt
Biểu đồ lực cắt Qy được vẽ như sau:
- Vẽ đường chuẩn song song với trục dầm.
- Xác định trị số lực cắt Qy trên từng mặt cắt của dầm. Biểu diễn trị số lực cắt
Qy bằng những đoạn vuông góc với đường chuẩn. Nối điểm của những trị số này ta
được biểu đồ.
Quy ước vẽ trị số lực cắt Qy:
+ Qy > 0: Vẽ phía trên đường chuẩn và ghi dấu (+).
+ Qy < 0: Vẽ phía dưới đường chuẩn và ghi dấu (-).
c. Biểu đồ mômen uốn
Biểu đồ mômen uốn Mx được vẽ như sau:
- Vẽ đường chuẩn song song với trục dầm.
- Xác định trị số mômen uốn Mx trên từng mặt cắt của dầm. Biểu diễn trị số
mômen uốn Mx bằng những đoạn vuông góc với đường chuẩn. Nối điểm của những trị
số này ta được biểu đồ.
Quy ước vẽ trị số mômen uốn Mx:
+ Mx > 0: Vẽ phía dưới đường chuẩn, không ghi dấu (+).
+ Mx < 0: Vẽ phía trên đường chuẩn, không ghi dấu (-).
Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ nội lực của dầm AD chịu lực như hình 7.4.a, cho biết
q = 20 KN/m, P = 50 KN, M = 140 KNm
Giải:
- Tính phản lực tại các gối đỡ A, C:
 Fx = 0
 XA = 0
mC ( F )  0

 - YA.10 - M + P.2 - q.3.1,5 = 0


 M  P.2  q.3.1,5 - 140  50.2 - 20.3.1,5
 YA = = = -13 KN
10 10
 Fy = 0
 YA + YC - P - q.3 = 0
 YC = - YA + P + q.3 = - (-13) + 50 + 20.3 = 123 KN
Vậy phản lực: X A  0 , YA= - 13 KN,
YC = 123 KN

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 97


YA 1 P 2 YC 3 q
a) XA M
A B C D
z1 1 z2 2 3 z3
8m 2m 3m

60KN

13KN Qy
b)
63KN

104KNm
90KNm
c) Mx

36KNm

Hình 7.4: Sơ đồ chịu lực (a), biểu đồ lực cắt (b) và biểu đồ mômen uốn (c)

- Vẽ biểu đồ nội lực: Áp dụng phương pháp mặt cắt


+ Dùng mc (1-1) cắt qua đoạn dầm AB sao cho 0  z1  8m

YA = -13 1 M1
A
z1 Q1
1
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
 Fy = YA - Q1 = 0
 Q1 = YA = - 13 KN
Vậy đoạn dầm AB có biểu đồ lực cắt là hằng số: đường nằm ngang
m(1-1)( F ) = - YA.z1 + M1 = 0

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 98


z1 = 0  M1 = 0
 M1 = YA.z1 = - 13.z1
z1 = 8  M1 = - 104 KNm
Vậy đoạn dầm AB có biểu đồ mômen uốn là bậc nhất: đường xiên
+ Dùng mc (2-2) cắt qua đoạn dầm BC sao cho 0  z2  2m
P
YA = -13 M 2 M2
A B
8 z 2 Q2
2
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
 Fy = YA - P - Q2 = 0
 Q2 = YA - P = - 13 - 50 = - 63 KN
Vậy đoạn dầm BC có biểu đồ lực cắt là hằng số: đường nằm ngang
m(2-2)( F ) = - YA.(8 + z2) + P. z2 - M + M2 = 0
 M2 = YA.(8 + z2) - P. z2 + M = - 13.(8 + z2) - 50.z2 + 140
M2 = - 13.(8 + z2) - 50.z2 + 140
z2 = 0  M2 = 36 KNm
M2 = 36 - 63z2
z2 = 2  M2 = 36 - 126 = - 90 KNm
Vậy đoạn dầm BC có biểu đồ mômen uốn là bậc nhất: đường xiên
+ Dùng mc (3-3) cắt qua đoạn dầm DC sao cho 0  z3  3m
3 q
M3 D
Q3 z3
3
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
 Fy = Q3 - q.z3 = 0

z3 = 0  Q 3 = 0
 Q3 = q.z3 = 20.z3
z3 = 3  Q3 = 60 KN
Vậy đoạn dầm DC có biểu đồ lực cắt là bậc nhất: đường xiên

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 99


z32
m(3-3)( F ) = - M3 - q. =0
2
z3 = 0  M3 = 0
z32
 M3 = - q = - 10.z 32
2
z3 = 3  M3 = - 90 KNm
Vậy đoạn dầm DC có biểu đồ mômen uốn là bậc hai: đường cong parabol.
Sau khi xác định giá trị của lực cắt Q và mômen uốn M trên toàn dầm ta vẽ
được biểu đồ nội lực Qy và Mx như hình 7.4.b, c.
Ví dụ 2: Vẽ biểu đồ nội lực của dầm AD chịu lực cho như hình 7.5.a, biết
q = 20 KN/m, M = 160 KNm.
YA M q YB

a)
A C B D
2m 8m 2m

76KN
40KN
b) K
Qy
84KN
z = 3,8m

8KNm 40KNm
Mx
c)

152KNm 136,4KNm
Hình 7.5: Sơ đồ chịu lực (a), biểu đồ lực cắt (b) và biểu đồ mômen uốn (c)

Giải:
- Tính phản lực tại các gối đỡ A, B:
 Fx = 0  XA = 0

mB( F ) = - YA.10 + M + q.10.3 = 0

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 100


M  q.10.3 160  20.30
 YA = = = 76 KN
10 10
 Fy = YA - q.10 + YB = 0

 YB = - YA + q.10 = - 76 + 20.10 = 124 KN


Vậy phản lực: X A  0 , YA= 76 KN,
YB = 124 KN
- Vẽ biểu đồ nội lực: Áp dụng phương pháp mặt cắt
+ Dùng mc (1-1) cắt qua đoạn dầm AC sao cho 0  z1  2m
YA = 76 1
A M1
z1 Q1
1
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
 Fy = YA - Q1 = 0

 Q1 = YA = 76 KN
Vậy đoạn dầm AC có biểu đồ lực cắt là hằng số: đường nằm ngang
m(1-1)( F ) = - YA.z1 + M1 = 0
z1 = 0  M1 = 0
 M1 = YA.z1 = 76.z1
z1 = 2  M1 = 152 KNm
Vậy đoạn dầm AB có biểu đồ mômen uốn là bậc nhất: đường xiên
+ Dùng mc (2-2) cắt qua đoạn dầm CB sao cho 0  z2  8m
M q
YA = 76 2
A C M2
2 z2 Q2
2
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
 Fy = YA - q.z2 - Q2 = 0
z2 = 0  Q2 = 76 KN
 Q2 = YA - q.z2 = 76 - 20.z2
z2 = 8  Q2 = - 84 KN
Vậy đoạn dầm CB có biểu đồ lực cắt là bậc nhất: đường xiên

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 101


z 22
m(2-2)( F ) = - YA.(2 + z2) + M + q. + M2 = 0
2
z 22 z 22
 M2 = YA.(2 + z2) - M - q. = 76.(2 + z2) - 160 - 20.
2 2
z2 = 0  M2 = - 8 KNm
M2 = - 8 + 76.z2 - 10z 22
z2 = 8  M2 = - 8 + 608 - 640 = - 40 KNm
Vậy đoạn dầm CB có biểu đồ mômen uốn là bậc hai: đường cong parabol, đạt
76 76
cực trị tại mặt cắt K có z2 = = = 3,8 m
q 20
M(K) = - 8 + 76.3,8 - 10.3,82 = 136,4 KNm
+ Dùng mc (3-3) cắt qua đoạn dầm DB sao cho 0  z3  2m
3 q
M3 D
Q3 z3
3
Thiết lập phương trình cân bằng tĩnh học ta có:
 Fy = Q3 - q.z3 = 0
z3 = 0  Q3 = 0
 Q3 = q.z3 = 20.z3
z3 = 2  Q3 = 40 KN
Vậy đoạn dầm DB có biểu đồ lực cắt là bậc nhất: đường nghiêng
z32
m(3-3)( F ) = - M3 - q. =0
2
z3 = 0  M3 = 0
z32
 M3 = - q = - 10.z 32
2
z3 = 2  M3 = - 40 KNm
Vậy đoạn dầm DB có biểu đồ mômen uốn là bậc hai: đường cong parabol
Sau khi xác định giá trị của lực cắt Q và mômen uốn M trên toàn dầm ta vẽ
được biểu đồ nội lực Qy và Mx như hình 7.5.b, c.
Sau đây ta xét hai trường hợp chịu uốn:
+ Uốn thuần túy phẳng
+ Uốn ngang phẳng

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 102


7.2. UỐN THUẦN TÚY PHẲNG
7.2.1. Định nghĩa
Đoạn thanh được gọi là chịu uốn thuần túy phẳng nếu trên mặt cắt ngang của nó
chỉ có một thành phần nội lực là mômen uốn nằm trong mặt phẳng quán tính chính
trung tâm.
Ví dụ: Đoạn thanh CD chịu uốn thuần túy phẳng (hình 7.6), vì:
QCD = 0
MCD = P.a  0
YA P P YB

A C D B
a a
l

P Q
P

Pa Pa M
Hình 7.6: Đoạn thanh CD chịu uốn thuần túy phẳng

7.2.2. Thiết lập công thức tính ứng suất trên mặt cắt ngang
a. Thí nghiệm và quan sát
Xét đoạn dầm chịu uốn thuần túy phẳng (hình 7.7)

y
Mx Mx
x

Lớp trung hòa Đường trung hòa


Hình 7.7: Thí nghiệm về biến dạng của dầm chịu uốn

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 103


- Trước khi cho dầm chịu uốn ta kẻ lên mặt ngoài những đường thẳng song
song với trục dầm tượng trưng cho các thớ dọc và những đường thẳng vuông góc với
trục dầm tượng trưng cho các mặt cắt ngang.
- Sau khi cho mômen uốn M x tác dụng, quan sát biến dạng của đoạn dầm, ta
thấy:
+ Những đường thẳng song song với trục dầm biến thành những đường cong
nhưng vẫn song song với trục dầm bị uốn cong, các đường phía trên co lại, các đường
phía dưới dãn ra nhưng vẫn cách đều nhau.
+ Những đường thẳng vuông góc với trục dầm vẫn thẳng và vuông góc với
trục dầm.
+ Những góc vuông vẽ trước khi biến dạng thì sau biến dạng vẫn vuông.
b. Các giả thuyết tính toán
Từ thí nghiệm trên người ta đưa ra một số giả thuyết làm cơ sở cho việc tính
toán:
- Giả thuyết mặt cắt ngang phẳng: Mặt cắt ngang của dầm trước và sau biến
dạng vẫn phẳng và vuông góc với trục dầm.
- Giả thuyết về các thớ dọc: Trong quá trình biến dạng các thớ dọc không ép và
đẩy lên nhau.
Các thớ dọc phía trên trục dầm bị co lại và các lớp phía dưới bị dãn ra, như vậy
đi từ lớp bị co lại đến lớp bị dãn ra phải qua một lớp không biến dạng, lớp đó gọi là
lớp trung hòa. Giao tuyến của lớp trung hòa và mặt cắt ngang gọi là đường trung hòa.
Đường trung hòa chia mặt cắt ngang thành hai miền: kéo và nén
c. Thiết lập công thức
Xét phân tố thanh có chiều dài dz như hình 7.8 được cắt bởi hai mặt cắt (1-1) và
(2-2).

 d

1 2 y

O1 O2 x
y K’ K L L’ y
1 2
dz Đường trung hòa

Hình 7.8: Thiết lập công thức tính ứng suất tiếp

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 104


Sau biến dạng chúng hợp với nhau một góc d. Gọi  là bán kính cong của lớp
trung hòa, ta có:
dz = .d
Biến dạng dài tỷ đối theo phương z của một thớ KL nào đó cách thớ trung hòa
một khoảng y là:
K ' L' KL K ' L'O1O2 (   y)d   .d y
z = = = =
KL O1O2  .d 
y
 z = (7.1)

Vì trước và sau biến dạng, các góc vuông không thay đổi nên không có ứng
suất tiếp trên tiết diện tại điểm đang xét: xy = yx = … = 0
Ngoài ra trong quá trình biến dạng các thớ dọc không ép và đẩy lên nhau, do
đó: x = y = 0
Vậy trên mặt cắt ngang chỉ tồn tại thành phần ứng suất pháp z và trạng thái ứng
suất của phân tố trên là trạng thái ứng suất đơn.
Do đó định luật Hooke được viết:
y
z = E.z = E. (7.2)

Khi uốn trong mặt phẳng Oyz đang xét, ba nội lực liên quan tới ứng suất pháp
là lực dọc Nz, mômen uốn My và mômen uốn Mx:
- Ta có: Nz =   z dF = 0 (vì không có lực dọc)
F

Thay z ở (7.2) vào biểu thức trên ta được:


E
Nz =   y. dF = 0
F


E
 ydF = 0 (vì
E
= const)
 F 

  ydF =0
F

Vậy mômen tĩnh của F đối với trục trung hòa x bằng không hay nói cách khác
trục trung hòa đi qua trọng tâm mặt cắt.
- Ta có: My =  x z dF = 0 (vì không có lực gây ra mômen quay quanh trục y)
F

Thay z ở (7.2) vào biểu thức trên ta được:


E
My =  x  ydF = 0
F


E
 xydF =0
 F

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 105


  xydF = 0
F

Vậy mômen quán tính ly tâm của F đối với hệ trục Oxy bằng không hay nói
cách khác hệ trục Oxy là hệ trục quán tính chính trung tâm.
Sau khi xác định vị trí đường trung hòa, ta tìm biểu thức của bán kính cong từ
công thức:
E
Mx =  y z dF =  y  ydF =  y dF =
E 2 E
Jx
F
F  F 
1 M
 = x (7.3)
 EJ x
Thay (7.3) vào (7.2) ta có công thức tính ứng suất pháp:
y Mx
z = E. = E. .y
 EJ x
Mx
 z = .y (7.4)
Jx
Tổng quát:
Mx
z =  .y (7.5)
Jx
+ Lấy dấu cộng nếu điểm tính ứng suất nằm trong miền chịu kéo của tiết diện
+ Lấy dấu trừ nếu điểm tính ứng suất nằm trong miền chịu nén của tiết diện.
7.2.3. Biểu đồ ứng suất
Theo công thức (7.4), trị số ứng suất pháp tỷ lệ bậc nhất với khoảng cách đến
đường trung hòa và có dấu khác nhau về hai phía của đường trung hòa. Theo chiều cao
tiết diện, biểu đồ ứng suất pháp là đường bậc nhất, bằng không tại đường trung hòa và
có trị số lớn nhất tại hai mép mặt cắt như trên hình 7.9.
z
y min

y nmax
h x
y kmax
max
Hình 7.9: Biểu đồ ứng suất pháp

Ứng suất cực đại và cực tiểu:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 106


Mx k M
max = .y max = kx (7.6)
Jx Wx

Mx n M
min = - .y max = - nx (7.7)
Jx Wx
Jx J
Trong đó: W kx = k
; W nx = n x
ymax ymax
h
Nếu trục x cũng là trục đối xứng thì: y kmax = y nmax =
2
Jx
Vậy: W kx = W nx = Wx =
h/2
Khi đó các trị số max và min bằng nhau:
Mx
 max =  (7.8)
min Wx
Wx được gọi là mômen chống uốn của tiết diện và cũng là đặc trưng hình học
của mặt cắt ngang.
7.2.4. Mômen chống uốn của một số hình đơn giản
a. Mặt cắt ngang hình chữ nhật
y

h/2
h x
h/2

Hình 7.10: Tính mômen chống uốn của hình chữ nhật

bh 3 hb 3
Ta có: Jx = ; Jy =
12 12
bh 3
J bh 2
Wx = x = 12 = (7.9)
h h 6
2 2
hb 2
Wy =
6

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 107


b. Mặt cắt ngang hình tròn
y

y kmax R
x
y nmax

D
Hình 7.11: Tính mômen chống uốn của hình tròn

R 4
Ta có: Jx = Jy =
4
y kmax = y nmax = R
R 4
R 3 D 3
 Wx = W y = 4 = =  0,1D3 (7.10)
R 4 32
c. Mặt cắt ngang hình vành khăn
D 4
Ta có: Jx = Jy = (1 - 4)
64
D
y kmax = y nmax = R =
2
D 4
(1   4 )
D 3
 Wx = Wy = 64 = (1 - 4)  0,1D3(1 - 4)
D 32
2
 Wx = Wy  0,1D3(1 - 4) (7.11)
d
với: = , d là đường kính trong, D là đường kính ngoài
D
Trị số mômen chống uốn của tiết diện thép định hình thường gặp được tra theo
bảng 1: “Các đại lượng đặc trưng của mặt cắt thép chữ I” (ở cuối chương 7).
7.2.5. Điều kiện bền
Khi uốn thuần túy, trạng thái ứng suất của thanh là trạng thái ứng suất đơn, điều
kiện bền là:

.y max    k
Mx k
max = (7.12)
Jx

Mx n
 min = .y max    n
Jx

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 108


Khi kiểm tra bền với ứng suất nén, ta lấy giá trị tuyệt đối vì min < 0
Tiết diện kiểm tra là những tiết diện có trị số mômen dương và mômen âm lớn
nhất.
Khi tiết diện đối xứng qua trục x thì trị số max và min bằng nhau, điều kiện bền
có dạng đơn giản là:

   k
Mx
 max = (7.13)
min Wx n

- Với vật liệu dẻo, khả năng chịu kéo và chịu nén như nhau   k =   n =  
nên điều kiện bền có dạng:
max | max |    (7.14)
min

- Với vật liệu dòn, khả năng chịu kéo và chịu nén khác nhau   k <   n nên
điều kiện bền có dạng:
max    k (7.15)
 min    n
Từ điều kiện bền ta cũng có ba bài toán cơ bản: Kiểm tra bền; Chọn kích thước
mặt cắt ngang; Xác định tải trọng cho phép.
Ví dụ 1 (bài toán kiểm tra bền):
Trên mặt cắt ngang của dầm chữ T chịu mômen uốn M x = 7200 Nm (hình
7.12), vật liệu của dầm có   k = 20 MN/m2,   n = 30 MN/m2.
Hãy kiểm tra bền cho dầm, biết mặt cắt dầm có Jx = 5312,5 cm4.

50mm

125mm
Mx
x
75mm
z
y
150mm

Hình 7.12: Dầm có mặt cắt ngang chữ T chịu uốn

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 109


Giải:
Ta có: y kmax = 75 mm = 7,5.10-2 m
y nmax = 125 mm = 12,5.10-2 m
Jx 5312,5.10 8
k
W = k = = 708,3.10-6 m3
7,5.10 2
x
ymax

Jx 5312,5.10 8
W nx = n
= 2
= 425.10-6 m3
ymax 12,5.10
Do đó:
Mx 7200
max = k
= 6
= 10,16.106 N/m2 = 10,16 MN/m2
Wx 708,3.10
Mx 7200
 min = n
= 6
= 16,94.106 N/m2 = 16,94 MN/m2
Wx 425.10
Ta thấy:
max = 10,16 MN/m2 <   k = 20 MN/m2
 min = 16,94 MN/m2 <   n = 30 MN/m2
Vậy dầm đảm bảo điều kiện bền.
Ví dụ 2 (bài toán chọn kích thước mặt cắt ngang):
Cho một dầm mặt cắt ngang hình chữ nhật chịu mômen uốn M = 60 KNm (hình
7.13), biết h = 2b, vật liệu của dầm có   = 16 KN/cm2.
Hãy xác định kích thước của mặt cắt.
y
M
h x

4m
b
60KNm
Mx
Hình 7.13: Dầm chịu uốn và biểu đồ mômen uốn
Giải:
Từ điều kiện bền ta suy ra:

  
Mx
max =
Wx

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 110


Mx 6000
 Wx  = = 375 cm3
  16

bh 2
  375
6
Thay h = 2b, ta được:
4b 3
 375
6
6x375
 b 3 = 8,25 cm
4
Kết luận: Chọn b = 8,3 cm; h =16,6 cm
Ví dụ 3 (bài toán chọn tải trọng cho phép):
Một dầm bằng gang có kích thước và mặt cắt ngang như hình 7.14.
a. Hãy xác định trị số mômen uốn cho phép, biết ứng suất kéo cho phép của
gang là   k = 15 MN/m2, mặt cắt dầm có Jx = 25470 cm4.
b. Hỏi với trị số mômen uốn cho phép đó ứng suất nén lớn nhất trong dầm là
bao nhiêu.
10cm

19,2cm
Mx
x
10,8cm
z
y
25cm

Hình 7.14: Dầm có mặt cắt ngang chữ I không đối xứng chịu uốn
Giải:
a. Từ điều kiện bền:

.y max    k
Mx k
max =
Jx
8
Mx    k. 6 25470.10
Jx
 k
= 15.10 . 2
= 3,54.104 Nm
ymax 10,8.10
Vậy mômen uốn cho phép là: M x  = 3,54.104 Nm

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 111


b. Ứng suất nén lớn nhất:
Mx n 3,54.10 4
min = - .y max = - 8
.19,2.10-2
Jx 25470.10

min = - 0,0026.1010 N/m2 = - 26 MN/m2

7.3. UỐN NGANG PHẲNG


7.3.1. Định nghĩa
Một thanh chịu uốn ngang phẳng khi trên mọi mắt cắt ngang của nó tồn tại hai
thành phần nội lực là mômen uốn M x và lực cắt Qy nằm trong mặt phẳng quán tính
chính trung tâm.
Ví dụ: Dầm ở hình 7.15 chịu uốn ngang phẳng

YA P YB
A C B

l/2 l/2

P/2
P/2 Qy

P.l/4
Mx

Hình 7.15: Dầm chịu uốn ngang phẳng

7.3.2. Ứng suất trên mặt cắt ngang


a. Thí nghiệm và quan sát
Trước khi cho dầm chịu lực gây uốn P ta kẻ lên mặt ngoài của dầm những
đường thẳng song song và những đường thẳng vuông góc với trục dầm (hình 7.16).
Sau khi cho lực P tác dụng, quan sát biến dạng, ta thấy:
+ Những đường thẳng song song với trục dầm biến thành những đường cong
nhưng vẫn song song với trục dầm bị uốn cong.
+ Những đường thẳng vuông góc với trục dầm không còn thẳng và vuông góc
với trục dầm nữa.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 112


a)

A B

P
b)

A B

Hình 7.16: Trước (a) và sau (b) biến dạng của dầm chịu uốn
b. Trạng thái ứng suất
Như vậy khác với trường hợp uốn thuần túy là ngoài ứng suất pháp z do Mx
gây ra còn có thành phần ứng suất tiếp zy do Qy gây ra. Ngoài ra theo định luật đối
ứng của ứng suất tiếp trên mặt vuông góc với mặt cắt ngang cũng có thành phần ứng
suất tiếp yz bằng và trái dấu với zy. (Thực tế còn tồn tại y nhưng vì y quá bé so với
các thành phần khác nên ta có thể bỏ qua)
Vậy trạng thái ứng suất của một phân tố có cạnh song song với các trục tọa độ
có thể biểu diễn như hình 7.17.
yz
z
zy

Hình 7.17: Trạng thái ứng suất của phân tố có cạnh song song với trục tọa độ

7.3.3. Công thức tính ứng suất pháp


Ta vẫn sử dụng công thức tính ứng suất pháp như trong trường hợp chịu uốn
thuần túy vì sai số nhỏ có thể bỏ qua.
Vậy công thức tính ứng suất pháp trên mặt cắt của dầm chịu uốn ngang phẳng
là:
Mx
z =  .y (7.16)
Jx
7.3.4. Ứng suất tiếp trên mặt cắt ngang
Giả sử xét dầm chịu uốn ngang phẳng có mặt cắt ngang là hình chữ nhật hẹp
(b < h) (hình 7.18).
Tính ứng suất tại một điểm A(x,y) bất kỳ trên mặt cắt ngang nào đó của dầm.
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 113
y

O x x
 y =0
C y A B

=0
Hình 7.18: Tính ứng suất tiếp trên mặt cắt ngang

Trước hết ta tìm quy luật phân bố của ứng suất:


Qua điểm A ta kẻ đường thẳng song song với trục Ox cắt biên của mặt cắt tại B
và C.
+ Xét tại B: Giả sử ứng suất tiếp tại B có phương bất kỳ trong mặt cắt, ta
luôn có thể phân tích ứng suất đó ra hai thành phần: một theo phương thẳng đứng Oy
và một theo phương ngang Ox. Tuy nhiên theo luật đối ứng của ứng suất tiếp thì thành
phần theo phương ngang bằng không vì mặt bên không có ứng suất (mặt ngoài của
dầm không có tải trọng tiếp tuyến tác dụng). Như vậy ứng suất tiếp tại B chỉ có một
thành phần theo phương của trục Oy. Tương tự tại C ứng suất tiếp cũng chỉ có một
thành phần theo phương Oy.
+ Với giả thiết mặt cắt ngang là hình chữ nhật hẹp nên ta có thể coi ứng suất
tiếp phân bố đều dọc theo BC.
Kết luận: Ứng suất tiếp trên mặt cắt ngang phân bố đều theo đường thẳng song
song với Ox và tại mỗi điểm trên đường thẳng đó ứng suất tiếp chỉ có một thành phần
theo phương Oy.
Sau đây ta thiết lập công thức tính ứng suất tiếp trên mặt cắt ngang: Xét đoạn
dầm giới hạn bởi hai mặt cắt (1-1) và (2-2) cách nhau khoảng dz (hình 7.19.a).
Để tính ứng suất tiếp tại một điểm K cách đường trung hòa một khoảng y (hình
7.19.c), ta dùng mặt cắt đi qua K và vuông góc với lực cắt.
Xét sự cân bằng của phần hình hộp nằm dưới đường trung hòa (hình 7.19.b).
- Trên mặt trước của khối hộp (mặt cắt 1-1):
Chiếu các lực lên phương Oz ta có:
M M M x S xc
N1 =   z1dF =  x y1dF = x  y1dF = J x
Fc Fc
Jx Jx Fc

M x S xc
N1 =
Jx

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 114


Trục trung hòa y y
1 2 của mc (1-1)
Q1 Qy1
Mx Mx+dMx z2
N1 N2 z yz x O x
Q2 y y K
zy dz Fc
dz z1 b b
1 2
a) b) c)
Hình 7.19: Tính ứng suất tiếp trên mặt cắt ngang

- Trên mặt sau của khối hộp (mặt cắt 2-2):


Chiếu các lực lên phương Oz ta có:
M x  dM x M  dM x ( M x  dM x ) S xc
N2 =   z 2 dF =  y1dF = x  y1dF =
Fc Fc
Jx Jx Fc
Jx

( M x  dM x ) S xc
N2 =
Jx
- Trên mặt trên của khối hộp (mặt cắt song song với trục thanh và vuông góc
với lực cắt Qy):
Hợp lực của ứng suất trên mặt này bằng:
T = yz.bc.dz
Phương trình cân bằng hình chiếu theo phương z của tất cả các lực tác dụng lên
phân tố:
N1 - N2 + T = 0
M x S xc ( M x  dM x ) S xc
 - + yz.bc.dz = 0
Jx Jx

dM x S xc
 yz = .
dz b c .J x

Qy .S xc
Hay: zy = yz = (7.17)
b c .J x
Trong đó:
+ Qy là trị số lực cắt tại mặt cắt đang xét.
+ Jx là mômen quán tính của mặt cắt ngang đối với trục trung hòa x.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 115


+ S cx là trị số tuyệt đối mômen tĩnh của phần diện tích bị cắt bởi một đường
thẳng song song với trục trung hòa đi qua điểm cần tìm ứng suất đối với trục trung
hòa.
+ bc là bề rộng của mặt cắt ngang tại điểm tính ứng suất.
7.3.5. Sự phân bố ứng suất tiếp trên một số mặt cắt ngang thường gặp
a. Mặt cắt hình chữ nhật
y zy

Qy
h O x
y max
K
Fc
b
a) b)
Hình 7.20: Biểu đồ ứng suất tiếp trên mặt cắt hình chữ nhật

Xét tại điểm K (hình 7.20.a), ta có:


 h   1h  b  h 
2
S cx = yc.Fc =  - y  .b  y    y  =   y 2 
 2   22  2  4 
bh 3
Jx =
12
bc = b
Theo (7.17), ta tính được:
b  h2 
Qy   y 2 
Qy .S xc 2 4 
zy = =
b c .J x b.J x

Q y  h2 
 zy =   y 2  (7.18)
2J x  4 
Từ (7.18) ta nhận thấy:
- Quy luật phân bố của ứng suất zy trên mặt cắt theo phương trục y là một
đường parabol bậc hai.
- Tại điểm trên đường trung hòa, ứng suất tiếp cực đại và có trị số:
Q y . h2 Qy . h 2 3 . Qy
Với y = 0  zy  max = = =
2J x 4 bh 3 4 2 bh
2
12
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 116
3 Qy
 max = (7.19)
2 F
- Tại điểm biên trên và biên dưới của mặt cắt, ứng suất tiếp bằng không.
h Q  h2 h2 
Với y =   zy = y    = 0
2 2J x  4 4

Từ đó ta vẽ được biểu đồ ứng suất tiếp trên mặt cắt như hình 7.20.b.
b. Mặt cắt hình tròn
τzy

y R 
α O φ x
B C
Fc d τmax
y

bc
a) b)
Hình 7.21: Biểu đồ ứng suất tiếp trên mặt cắt hình tròn

Xét ứng suất tiếp zy tại các điểm thuộc BC (hình 7.21.a), ta có:
bc = BC = 2R.cosα
R  /2
S cx =  dF   .b .d =
Fc y
 R sin .2R cos .d ( R sin  )
 /2  /2
2 3
3
 cos . sin .d = - 2R 3
 cos .d (cos  ) = R cos 3 α
2 2
= 2R
 
3

R 4
Jx =
4
Theo (7.17), ta tính được:
2 3
Qy .S xc Qy R cos 3  Q R 2 cos 2  Q R 2 (1  sin 2  )
zy = = 3 = y = y
b c .J x 2 R cos  .J x 3J x 3J x
Qy
Hay: zy = (R2 - y2) (7.20)
3J x

Biểu đồ ứng suất zy được vẽ như hình 7.21.b.


Trong đó:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 117


Qy Qy
max = zy(0) = (R2 - 02) = R2
3J x R 4
3
4
4Q y 4Q y
 max = = (7.21)
3R 2
3F
c. Mặt cắt hình chữ I

y τzy
τ1
d
x
A y h τmax
C
t τ1
b
a) b) c)
Hình 7.22: Biểu đồ ứng suất tiếp trên mặt cắt chữ I

Xét dầm chịu uốn ngang phẳng có mặt cắt ngang hình chữ I (hình 7.22.a). Để
đơn giản hóa ta có thể coi mặt cắt bao gồm ba hình chữ nhật ghép lại: hình chữ nhật
lòng rộng d, cao (h - 2t) và hai hình chữ nhật đế rộng b cao t (hình 7.22.b). Thực tế cho
thấy ứng suất tiếp do Qy gây ra ở phần đế rất bé so với phần lòng.
Lấy điểm bất kỳ A(x,y) thuộc phần lòng ta có:
bc = d
1 2
S cx = Sx - dy
2
Với Sx là mômen tĩnh của một nửa mặt cắt đối với x
Theo (7.17), ta tính được:
 1 
Qy  S x  dy 2 
zy =  2  (7.22)
d .J x

Từ (7.22) ta thấy luật phân bố zy của phần lòng mặt cắt chữ I là một đường
parabol bậc hai đối với y.
Tại những điểm nằm trên trục trung hòa ứng suất đạt giá trị lớn nhất:
Q y .S x
max = zy(0) = (7.23)
d .J x

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 118


Tại điểm C tiếp giáp giữa phần lòng và phần đế của chữ I, nhưng thuộc phần
h
lòng thì ta có yc = - t, nên suy ra:
2
 1 h  
2

Qy  S x  d   t  
 2  2  
C = 1 = zy( - t) = 
h
(7.24)
2 d .J x
Tại điểm tiếp giáp giữa phần lòng và phần đế nhưng thuộc phần đế ta thấy
mômen tĩnh không thay đổi nhưng do b >> d nên tại đó biểu đồ zy có bước nhảy, tại
mép tiết diện ứng suất bằng không.
Biểu đồ ứng suất tiếp zy của mặt cắt chữ I được vẽ trên hình 7.22.c.
7.3.6. Kiểm tra bền cho dầm chịu uốn ngang phẳng
Đối với dầm chịu uốn ngang phẳng trên mặt cắt ngang nói chung có hai loại
ứng suất: ứng suất pháp do Mx gây ra và ứng suất tiếp do Qy gây ra. Nhưng không phải
trạng thái ứng suất tại mọi điểm trên mặt cắt là như nhau.
Bây giờ chúng ta thử khảo sát trường hợp tiết diện hình chữ nhật hẹp: Sự phân
bố của ứng suất pháp và ứng suất tiếp theo chiều cao được biểu diễn như hình 7.23.
τ σ
A σmin
Mx Qy
C x
D τmax
z B
y σmax
a) b) c)
τmax τD

A B C D
σmin σmax σD
d) e) g) h)
Hình 7.23: Sự phân bố ứng suất pháp và ứng suất tiếp

Ta nhận thấy:
- Tại 2 mép (điểm A, điểm B): Ứng suất tiếp bằng không, chỉ có ứng suất pháp
nên trạng thái ứng suất của phân tố A và B là trạng thái ứng suất đơn (hình 7.23.d, e).
- Tại trục trung hòa (điểm C): Ứng suất pháp σz = 0, chỉ có ứng suất tiếp nên
trạng thái ứng suất của phân tố C là trạng thái ứng suất trượt thuần túy (hình 7.23.g).

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 119


- Tại các điểm khác (điểm D): Ta có hai thành phần ứng suất nên trạng thái ứng
suất là phẳng đặc biệt (hình 7.23.h).
Do đó nói chung khi kiểm tra bền ta phải kiểm tra ba loại phân tố trên và áp
dụng các thuyết bền tương ứng.
a. Kiểm tra phân tố ở trạng thái ứng suất đơn
Mặt cắt kiểm tra là mặt cắt có M x lớn nhất.
Dùng thuyết bền ứng suất pháp lớn nhất (thuyết bền thứ nhất).
Điều kiện:
- Đối với dầm làm bằng vật liệu dẻo:

  
Mx
max  = (7.25)
Wx
- Đối với dầm làm bằng vật liệu dòn:

   k
Mx
max = (7.26)
Wxk

   n
Mx
min =
Wxn
b. Kiểm tra phân tố ở trạng thái trượt thuần túy
Mặt cắt kiểm tra là mặt cắt có Qy lớn nhất.

Điều kiện:
- Đối với dầm làm bằng vật liệu dẻo: max  [] (7.27)
Nếu [] không cho, ta có thể tính [] qua   theo các thuyết bền như sau:

+ Theo thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất: [] =


 
2

+ Theo thuyết bền thế năng biến đổi hình dáng lớn nhất: [] =
 
3
- Đối với dầm làm bằng vật liệu dòn: Dùng thuyết bền Mohr.
c. Kiểm tra phân tố ở trạng thái ứng suất phẳng đặc biệt
Mặt cắt kiểm tra là mặt cắt có Qy và M x cùng lớn.

Chọn điểm đặc biệt kiểm tra D có D và D cùng lớn.


(Ví dụ: đối với mặt cắt thép chữ I thì ta chọn điểm tiếp giáp giữa lòng và đế chữ
I nhưng thuộc lòng chữ I)
Điều kiện:
- Đối với dầm làm bằng vật liệu dẻo:
+ Theo thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất (thuyết bền thứ ba):
tđ =  D2  4 D2  [] (7.28)
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 120
+ Theo thuyết bền thế năng biến đổi hình dáng lớn nhất (thuyết bền thứ tư):
tđ =  D2  3 D2    (7.29)
- Đối với dầm làm bằng vật liệu dòn: Dùng thuyết bền Mohr.
Tuy nhiên việc kiểm tra cho trạng thái ứng suất phẳng đặc biệt thường cồng
kềnh. Mặt khác thông thường khi phân tố ở trạng thái ứng suất đơn và trạng thái ứng
suất trượt thuần túy đã thỏa mãn thì phân tố ở trạng thái ứng suất phẳng đặc biệt cũng
thỏa mãn, nên trong các bài toán của giáo trình này chỉ trình bày kiểm tra bền cho hai
loại phân tố:
* Phân tố ở trạng thái ứng suất đơn: Kiểm tra điều kiện bền theo ứng suất pháp.
* Phân tố ở trạng thái ứng suất trượt thuần túy: Kiểm tra điều kiện bền theo ứng
suất tiếp.
7.3.7. Ba bài toán cơ bản
a. Bài toán cơ bản 1: Kiểm tra bền đã trình bày trên
b. Bài toán cơ bản 2: Chọn kích thước mặt cắt ngang
- Dựa vào phân tố chịu trạng thái ứng suất đơn để sơ bộ chọn kích thước tiết
diện dầm.
- Tiến hành kiểm tra bền ở các phân tố khác như đã nói. Nếu điều kiện bền đối
với các phân tố chịu trạng thái ứng suất khác không đạt thì ta thay đổi kích thước mặt
cắt.
c. Bài toán cơ bản 3: Xác định tải trọng cho phép.
Ví dụ 1: Cho dầm chịu lực như hình 7.24, biết P = 16 KN, q = 4 KN/m,
b = 6 cm, h = 12 cm,   = 16 KN/cm2,   = 8 KN/cm2.
Kiểm tra bền cho dầm.
Giải:
Tính phản lực tại các gối đỡ A và B:
m B (F ) = 0

 - YA.4 + q.5.1,5 + P.2 = 0


q.7,5  P.2 4.7,5  16.2
 YA = = = 15,5 KN
4 4

F y =0

 YA - q.5 - P + YB = 0
 YB = - YA + q.5 + P
YB = - 15,5 + 4.5 + 16 = 20,5 KN
Ta vẽ được biểu đồ lực cắt Qy và biểu đồ mômen uốn Mx như trên hình 7.24.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 121


y
YA= 15,5KN P q YB= 20,5KN
x
A C B D h
2m 2m 1m
b

15,5KN 7,5 4KN


Qy
8,5 16,5

2KNm
Mx

23KNm
Hình 7.24: Sơ đồ chịu lực, biểu đồ lực cắt và biểu đồ mômen uốn

Từ các biểu đồ ta có:


Qymax = 16,5 KN; Mx max = 23 KNm = 2300 KNcm
Ta tính được:
bh 2 6.12 2
Wx = = = 144 cm3
6 6
F = bh = 6.12 = 72 cm2
Kiểm tra bền:
- Kiểm tra bền theo ứng suất pháp:

= 15,97 KN/cm2    = 16 KN/cm2


M x max 2300
max = =
Wx 144
- Kiểm tra bền theo ứng suất tiếp:
3 Qy max
= 0,34 KN/cm2    = 8 KN/cm2
3.16,5
max = =
2 F 2.72
Kết luận: Dầm đã cho thỏa mãn điều kiện bền.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 122


Ví dụ 2: Cho dầm chịu lực như hình 7.25, biết P = 12 KN, q = 6 KN/m,
M = 4 KNm,   = 16 KN/cm2,   = 8 KN/cm2.
Hãy chọn số hiệu mặt cắt ngang cho dầm.

YA= 16KN q P YB= 8KN M

A C B D
2m 2m 1m

16KN 4 Qy
0
8 8KN
Mx

4KNm

20KNm
Hình 7.25: Sơ đồ chịu lực, biểu đồ lực cắt và biểu đồ mômen uốn

Giải:
Tính phản lực tại các gối đỡ A và B:

m B (F ) = 0

 - YA.4 + q.2.3 + P.2 + M = 0


q.65  P.2  M 6.6  12.2  4
 YA = = = 16 KN
4 4

F y =0
 YA - q.2 - P + YB = 0
 YB = - YA + q.2 + P = - 16 + 6.2 + 12 = 8 KN
Ta vẽ được biểu đồ lực cắt Qy và biểu đồ mômen uốn Mx như trên hình 7.25.
Từ các biểu đồ ta có:
Qymax = 16 KN; Mx max = 20 KNm = 2000 KNcm
- Theo điều kiện bền về ứng suất pháp ta có:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 123


≤  
M x max
max =
Wx
M x max 2000
 Wx ≥ = = 125 cm3
  16
Tra bảng 1: “Các đại lượng đặc trưng của mặt cắt thép chữ I” và bảng 2: “Trọng
lượng, kích thước mặt cắt của thép chữ I” (ở cuối chương 7), ta chọn thép chữ I số
hiệu 18 có:
Wx = 148 cm3 ; Sx = 83,7 cm3 ; Jx = 1330 cm4 ; d = 0,5 cm
- Kiểm tra lại theo điều kiện bền về ứng suất tiếp:
Q y max .S x
= 2,01 KN/cm2    = 8 KN/cm2.
16.83,7
max = =
d .J x 0,5.1330
Thỏa mãn.
Kết luận: Với thép mặt cắt chữ I số hiệu 18 đã chọn, dầm làm việc an toàn và
tiết kiệm.
Ví dụ 3: Cho dầm chịu lực như hình 7.26, biết a = 0,8 m,   = 16 KN/cm2,
  = 8 KN/cm2, mặt cắt chữ I số 10.
Xác định tải trọng cho phép P  .

5 7
YA= P P 2P YB= P
4 4

A C D B
a 2a a

5 1
P P Qy
4 4

7
P
4

Mx

5 7
Pa Pa
4 4

Hình 7.26: Sơ đồ chịu lực, biểu đồ lực cắt và biểu đồ mômen uốn

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 124


Giải:
Tính phản lực tại các gối đỡ A và B:
m B (F ) = 0

 - YA.4a + P.3a + 2P.a = 0


P.3a  2 P.a 5
 YA = = P
4a 4

F y =0
 YA - P - 2P + YB = 0
 YB = - YA + P + 2P
5 7
YB = - P + P + 2P = P
4 4
Ta vẽ được biểu đồ lực cắt Qy và biểu đồ mômen uốn Mx như trên hình 7.26.
Từ các biểu đồ ta có:
7 7
Qy max = P; Mx max = Pa
4 4
Tra bảng 1 và bảng 2 với mặt cắt thép chữ I số 10 có:
Wx = 48,8 cm3 ; Sx = 28 cm3 ; Jx = 244 cm4 ; d = 0,45 cm
- Theo điều kiện bền về ứng suất pháp ta có:

≤  
M x max
max =
Wx

 Mxmax ≤ Wx.  

P a ≤ Wx.  
7

4
4.Wx .  4.48,8.16
 P≤ = = 5,577 KN
7a 7.80
- Theo điều kiện bền về ứng suất tiếp ta có:
Q y max .S x
max = ≤  
d .J x
d .J x. 
 Qymax ≤
Sx
7 d .J x. 
 P ≤
4 Sx
4.d .J x.  4.0,45.244.8
 P≤ = = 17,926 KN
7.S x 7.28

Để thỏa mãn cả hai điều kiện trên ta chọn: P  = 5,577 KN

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 125


7.4. DẠNG MẶT CẮT HỢP LÝ CỦA DẦM CHỊU UỐN
Mặt cắt ngang có hình dạng hợp lý là mặt cắt cho phép tận dụng khả năng làm
việc của vật liệu, có độ bền chịu uốn cao khi diện tích mặt cắt là nhỏ nhất.
Ta có thể xét hình dạng hợp lý của mặt cắt ngang theo hai khía cạnh sau:
- Theo công thức tính ứng suất pháp, ta thấy ứng suất  max tỷ lệ nghịch với
min

mômen chống uốn Wx. Vậy để dễ thỏa điều kiện bền (tức là tăng khả năng chịu uốn),
thì ta tăng trị số Wx, tức là tăng Jx, bằng cách đưa vật liệu ra xa trục trung hòa x.
- Qua biểu đồ ứng suất pháp, ta thấy mép dưới của tiết diện có max và mép trên
có min. Hình dáng tiết diện sẽ hợp lý khi hai mép cùng đồng thời phá hỏng, tức là đạt
đồng thời hai đẳng thức:

.y max =   k
Mx k
max =
Jx

Mx n
 min = .y max =   n
Jx
Lập tỷ số giữa hai đẳng thức, ta nhận được điều kiện hợp lý:
k
ymax
=
 k
n
ymax  n
k
+ Đối với vật liệu dẻo, ta có   k =   n
ymax
 n = 1, nghĩa là trọng tâm phải
ymax
nằm giữa mặt cắt để đạt điều kiện: y kmax = y nmax
Vì vậy hình dạng mặt cắt ngang hợp lý khi chịu uốn đối với vật liệu dẻo là
những loại mặt cắt đối xứng qua trục x, như mặt cắt hình chữ I hay chữ  ghép như
trên hình 7.27.

y y y
y nmax
x x x
y kmax

Hình 7.27: Hình dạng mặt cắt ngang hợp lý đối với vật liệu dẻo khi chịu uốn

+ Đối với vật liệu dòn, ta có   k    n  y kmax  y nmax


Vì vậy hình dạng mặt cắt ngang hợp lý khi chịu uốn đối với vật liệu dòn là
những mặt cắt không đối xứng qua trục x, có trọng tâm thiên lệch về phía chịu kéo, ví
dụ như mặt cắt hình chữ  hay chữ I không đối xứng trên hình 7.28.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 126


y y

y nmax
x x
y kmax

Hình 7.28: Hình dạng mặt cắt ngang hợp lý đối với vật liệu dòn khi chịu uốn

7.5. BIẾN DẠNG CỦA DẦM CHỊU UỐN


7.5.1. Khái niệm về đường đàn hồi, độ võng, góc xoay
Cho dầm chịu uốn bởi lực tập trung P như hình 7.29.
P
φ
O φ A z
y f
z A’

y Đường đàn hồi


Hình 7.29: Đường đàn hồi, độ võng, góc xoay của dầm chịu uốn

Dưới tác dụng của lực P trục dầm bị uốn cong đi.
- Đường cong của trục dầm sau khi uốn được gọi là đường đàn hồi.
Xét tiết diện tại A (cách gốc tọa độ một đoạn z): Sau khi dầm chịu uốn A sẽ di
chuyển xuống A’, do biến dạng bé nên ta coi AA’ cùng nằm trên đường thẳng vuông
góc với trục dầm.
AA’ = y được gọi là độ võng của dầm tại A.
Trước và sau biến dạng tiết diện A sẽ bị xoay đi một góc φ.
φ được gọi là góc xoay của tiết diện tại A.
Ta thấy :
- Tập hợp của độ võng trên toàn dầm chính là đường đàn hồi có phương trình
y = y(z).
Theo quan hệ hình học: φ  tgφ = y’(z). Vậy đạo hàm của đường đàn hồi là góc
xoay của mặt cắt khi dầm biến dạng.
Trong thực tế ngoài việc tính toán về bền, đối với dầm chịu uốn ta phải kiểm tra
thêm điều kiện cứng với điều kiện độ võng lớn nhất của dầm không vượt quá trị số
giới hạn nào đó.
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 127
f f
Điều kiện: ≤  (7.30)
l l 
Trong đó:
f - độ võng lớn nhất của dầm
l - chiều dài nhịp dầm
f
 l  - độ võng cho phép

Như vậy muốn tính toán về cứng cho dầm ta phải biết được độ võng, góc xoay
của dầm. Ta có thể biết được nếu ta xác định được phương trình của đường đàn hồi.
7.5.2. Phương trình vi phân của đường đàn hồi
Ở phần 7.2.2. (Thiết lập công thức tính ứng suất trên mặt cắt ngang) ta đã thiết
lập được công thức:
1 M
= x
 EJ x
Mặt khác vì đường đàn hồi là đường cong hình học nên theo hình học vi phân ta
có thể tính độ cong của đường đàn hồi theo công thức:
1 y"
=
 (1  y '2 )3 / 2
Từ hai biểu thức trên ta suy ra:
y" M
= x (7.31)
(1  y ' )
2 3/ 2
EJ x
Đây là phương trình vi phân tổng quát của đường đàn hồi.
Ta phải chọn dấu sao cho thỏa mãn hai vế của đẳng thức. Ta nhận thấy các mẫu
số trong hai vế đều là những số dương, vậy ta chỉ cần chọn dấu sao cho phù hợp với
các tử số. Ta khảo sát một đoạn dầm chịu uốn cong trong hai trường hợp như ở hình
7.30.
O x

Mx > 0 Mx < 0
y” < 0 y” > 0
y
Hình 7.30: Dấu của mômen uốn và độ võng

Theo hình 7.30 ta thấy y” và Mx luôn ngược dấu nhau nên trong (7.31) ta phải
chọn dấu âm tức là:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 128


y" M
=- x (7.32)
(1  y ' )
2 3/ 2
EJ x
Phương trình (7.32) được gọi là phương trình vi phân của đường đàn hồi.
Trong thực tế không cho phép các công trình hay chi tiết máy có chuyển vị lớn,
vì thế góc xoay cũng là bé và ta có thể bỏ qua y’2 so với 1.
Vậy phương trình vi phân có dạng gần đúng như sau:
Mx
y” = - (7.33)
EJ x
Trong đó :
Mx là biểu thức của mômen uốn tại mặt cắt có hoành độ z.
Tích EJx là độ cứng chống uốn của tiết diện.
Từ phương trình vi phân của đường đàn hồi ta có thể xác định phương trình của
đường đàn hồi theo một số phương pháp.
7.5.3. Thiết lập công thức tính độ võng, góc xoay của một số dầm chịu lực đơn giản
bằng phương pháp tích phân không định hạn
Tích phân hai vế phương trình (7.33) ta được:
Mx
φ = y’(z) = -  EJ x
dz + C

Tích phân lần thứ hai ta được phương trình đường đàn hồi:
 Mx 
y(z) =   -  dz  C  dz + D
 EJ x 
Trong đó C và D là các hằng số tích phân được xác định từ các điều kiện liên
kết và liên tục của dầm.
a. Thiết lập phương trình độ võng và góc xoay của dầm chịu lực như hình 7.31
1
z EJx = const P
A B z
1
l
y
Hình 7.31: Thiết lập phương trình độ võng và góc xoay
của dầm một đầu ngàm chịu lực tập trung
Giải:
Biểu thức mômen uốn tại mặt cắt (1-1) là:
Mx = - P(l - z)
Vậy phương trình vi phân của đường đàn hồi có dạng:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 129


P(l  z )
y” = +
EJ x
Vì EJx là hằng số đối với z, nên lấy tích phân lần thứ nhất ta được:
Pl Pz 2
φ = y’ = z- +C
EJ x 2 EJ x
Tích phân lần thứ hai được:
Pl 2 Pz 3
y= z - + Cz + D
2 EJ x 6 EJ x
Các điều kiện liên kết của dầm được xác định như sau:
Với z = 0 thì y’ = 0 và y = 0
Từ các điều kiện đó ta tìm thấy dễ dàng: C = D = 0
Vậy phương trình góc xoay và độ võng có dạng:
Pl Pz 2
φ = y’ = z-
EJ x 2 EJ x

Pl 2 Pz 3
y= z -
2 EJ x 6 EJ x
Độ võng và góc xoay lớn nhất ở đầu tự do B. Tại đó ta có:
Pl 3 Pl 3 Pl 3
ymax = yB = f = - = (7.34)
2 EJ x 6 EJ x 3EJ x

Pl 2 Pl 2 Pl 2
φmax = φB = - = (7.35)
EJ x 2 EJ x EJ x
Trị số dương của yB chứng tỏ điểm B dịch chuyển xuống dưới theo chiều dương
của y, còn dấu dương của φB chứng tỏ tiết diện B quay một góc theo thuận chiều kim
đồng hồ.
b. Thiết lập phương trình độ võng và góc xoay của dầm đặt trên hai gối tựa chịu
tải trọng phân bố q trên nhịp l (hình 7.32). Độ cứng của dầm là không đổi.
Giải:
Phản lực tại các gối đỡ A và B tính được là:
ql
Y A = YB =
2
Phương trình mômen uốn tại mặt cắt (1-1) có hoành độ z là:
ql qz 2
Mx = z-
2 2
Phương trình vi phân của đường đàn hồi là:
q
y” = - (lz - z2)
2 EJ x

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 130


ql ql
YA = 1 q YB =
2 2

A B z
z 1
l
y
ql 2
8
Mx

Hình 7.32: Thiết lập phương trình độ võng và góc xoay


của dầm hai đầu bản lề chịu lực phân bố

Tích phân hai lần liên tiếp ta được phương trình góc xoay và độ võng:
q lz 2 z 3
φ = y’ = - ( - )+C
2 EJ x 2 3

q lz 3 z 4
y= - ( - ) + Cz + D
2 EJ x 6 12
Các điều kiện liên kết của dầm là:
+ Với z = 0 thì y=0
+ Với z = l thì y=0
Từ các điều kiện đó ta xác định được các hằng số tích phân:
D=0
ql 3
C=
24 EJ x
Vậy phương trình góc xoay và độ võng là:
q lz 2 z 3 ql 3 ql 3 6z2 4z3
φ = y’ = - ( - )+ = (1 - 2 + 3 )
2 EJ x 2 3 24 EJ x 24 EJ x l l

q lz 3 z 4 ql 3 ql 3 2z2 z3
y= - ( - )+ z= z(1 - 2 + 3 )
2 EJ x 6 12 24 EJ x 24 EJ x l l
l
Độ võng lớn nhất tại giữa nhịp ứng với z = ( vì y' l  = 0).
2  Z 
 2

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 131


Thay trị số z này vào phương trình đường đàn hồi ta có độ võng lớn nhất:
ql 3 l 2l 2 l 3 5ql 4
ymax = y  l
=f= . (1 - 2 + 3 ) = (7.36)
 z  24 EJ x 2 4l 8l 384 EJ x
 2

Góc xoay lớn nhất tại các gối tựa (z = 0 và z = l)


+ Khi z = 0 ta được:
ql 3 ql 3
φA = φmax = (1 - 0 + 0) =
24 EJ x 24 EJ x
+ Khi z = l ta được:
ql 3 6l 2 4l 3 ql 3
φB = φmax = (1 - 2 + 3 ) = -
24 EJ x l l 24 EJ x

ql 3
Ta nhận thấy φA = - φB = (7.37)
24 EJ x
Biểu đồ độ võng và góc xoay của dầm được vẽ như hình 7.33.

5ql 4
384 EJ x

ql 3
24 EJ x
φ
ql 3
24 EJ x
Hình 7.33: Biểu đồ độ võng và góc xoay của dầm hai đầu bản lề chịu lực phân bố

c. Thiết lập phương trình độ võng và góc xoay của dầm đặt trên hai gối tựa chịu tải
trọng tập trung P như hình 7.34. Độ cứng của dầm là không đổi.
Giải:
Phản lực tại các gối đỡ A và B tính được là:
Pb Pa
YA = ; YB =
l l
Ở đây ta nhận thấy phương trình mômen uốn trong hai đoạn AC và CB biến
thiên khác nhau, vì vậy các biểu thức của độ võng và góc xoay trong hai đoạn cũng
khác nhau.
Biểu thức mômen uốn tại các mặt cắt (1-1), (2-2) có trị số là:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 132


Pb Pa
YA = 1 P YB =
l l
z1 2
A C B z
1
z2 2
a b
l
y

Mx

Pab
l
Hình 7.34: Thiết lập phương trình độ võng và góc xoay
của dầm hai đầu bản lề chịu lực tập trung

Pb
Đoạn AC (0 ≤ z1 ≤ a): Mx1 = z1
l
Pb
Đoạn CB (a ≤ z2 ≤ l): Mx2 = z2 - P(z2 - a)
l
Phương trình vi phân của đường đàn hồi trong các đoạn đó là:
Pb
y"1 = - z1
lEJ x
Pb P
y"2 = - z2 + (z2 - a)
lEJ x EJ x
Tích phân liên tiếp hai lần các phương trình trên ta được :
Pb 2
y'1 = - z 1 + C1
2lEJ x
Pb 3
y1 = - z 1 + C1 z1 + D 1
6lEJ x
Pb 2 P
y’2 = - z2 + (z2 - a)2 + C2
2lEJ x 2 EJ x
Pb 3 P
y2 = - z2 + (z2 - a)3 + C2z2 + D2
6lEJ x 6 EJ x
Để xác định 4 hằng số tích phân C1, C2, D1, D2 ta dựa vào các điều kiện biên
sau đây:
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 133
+ Tại z1 = 0 thì y1 = 0
+ Tại z2 = l thì y2 = 0
+ Tại z1 = z2 = a thì y1 = y2 và y'1= y'2
Thế các điều kiện biên vào các phương trình góc xoay và độ võng ở trên ta
được hệ phương trình:
D1 = 0
Pb 3 P
- l + (l - a)3 + C2l + D2 = 0
6lEJ x 6 EJ x
Pb 3 Pb 3
- a + C1 a + D 1 = - a + C2 a + D 2
6lEJ x 6lEJ x
Pb 2 Pb 2
- a + C1 = - a + C2
2lEJ x 2lEJ x
Giải hệ 4 phương trình trên ta tìm được:
D1 = D 2 = 0
Pb 2
C1 = C2 = (l – b2)
6lEJ x
Vậy phương trình góc xoay và độ võng trong từng đoạn là:
Đoạn AC: 0 ≤ z1 ≤ a
Pb 2 Pb 2
φ1 = y'1 = - z1 + (l – b2)
2lEJ x 6lEJ x
Pb 3 Pb 2
y1 = - z1 + (l – b2)z1
6lEJ x 6lEJ x

Pb  l 2  b 2 z12 
φ1 = y'1 =   
lEJ x  6 2

Pb  l 2  b2 z3 
y1 =  z1  1 
lEJ x  6 6

Đoạn CB: a ≤ z2 ≤ l
Pb 2 P Pb 2
φ2 = y’2 = - z2 + (z2 - a)2 + (l – b2)
2lEJ x 2 EJ x 6lEJ x
Pb 3 P Pb 2
y2 = - z2 + (z2 - a)3 + (l – b2)z2
6lEJ x 6 EJ x 6lEJ x

Pb  z22 l ( z2  a) 2 l 2  b 2 
φ2 = y’2 = -  
lEJ x  2 2b 6 

Pb  l ( z2  a)3 l 2  b 2 z23 
y2 =  
lEJ x  6b 6 
z 2
6

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 134


Ta tìm độ võng lớn nhất trong dầm bằng cách dựa vào điều kiện y’ = 0. Giả sử
a > b ta có:
Pb  l 2  b 2 02 
φA = φ1(z1 = 0) =   
lEJ x  6 2

Pbl  b2 
 φA = 1  2  > 0
6 EJ x  l 

Pb  l 2  b2 a 2 
φC = φ1(z1 = a) =   
lEJ x  6 2

 Pb
= (3a 2  l 2  b2 )
6lEJ x

=
 Pb
6lEJ x

(3a 2  (a  b)2  b2 ) 
 Pb
= ( 3a 2  a 2  2ab  b2  b2 )
6lEJ x
 Pb
= ( 2a 2  2ab )
6lEJ x
 Pab
 φC = (a b) < 0
3lEJ x
Giữa hai điểm A và C góc xoay đổi dấu, nghĩa là sẽ bị triệt tiêu một lần. Điều
đó chứng tỏ độ võng có giá trị lớn nhất ở trong đoạn thứ nhất. Cho φ1 = 0 ta tìm được:
Pb  l 2  b 2 z12 
φ1 =    = 0
lEJ x  6 2

l 2  b2
 z1 =
3
Thay vào phương trình của y1 ta có:
Pb  l 2  b2 l 2  b2 1 l 2  b2 l 2  b2 
y1max = f =   . 
lEJ x  6 3 6 3 3 
 

Pb  2 l 2  b2 l 2  b2 
 f=  . 
lEJ x 3 6 3 
 
Pb 2 3
= . (l 2  b2 )3
lEJ x 18.3
3
3Pbl 2  b2 
 f= 1  2 
27 EJ x  l 

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 135


* Chú ý: Nếu lực P đặt tại giữa dầm thì độ võng lớn nhất của dầm trong trường
hợp này tại mặt cắt giữa dầm và có trị số là:
3
l   l 2 
3P l 2     3 3
 1  1
3
2 1   2   = 3Pl 3Pl 3
f= 1   = 1  
27 EJ x  l2  54 EJ x  4 54 EJ x  4
 
 
Pl 3
 f= (7.38)
48EJ x
Qua tính toán, ta thấy rằng nếu trên dầm mômen uốn chia làm nhiều đoạn khác
nhau thì phải thiết lập phương trình vi phân của đường đàn hồi cho nhiều đoạn khác
nhau. Ở mỗi đoạn ta phải xác định hai hằng số tích phân. Nếu dầm có n đoạn thì phải
xác định 2n hằng số tích phân, tức là phải tìm 2n phương trình với 2n ẩn số. Bài toán
trở nên phức tạp nếu số đoạn chịu lực khác nhau càng lớn, vì vậy phương pháp này ít
dùng khi tải trọng phức tạp.
7.5.4. Điều kiện cứng của dầm chịu uốn
Khi tính toán cho dầm chịu uốn phẳng ngoài việc đảm bảo an toàn về độ bền
còn phải đảm bảo an toàn về độ cứng:
y max ≤  y  (7.39)

 max ≤   (7.40)
Ví dụ: Hãy kiểm tra điều kiện cứng của dầm chiều dài l = 4m, mặt cắt chữ I số
24 chịu lực như hình 7.35.a, biết P = 20 KN, q = 20 KN/m,  y  = 0,015 m, vật liệu có
E = 2.105 MN/m2.
q P
a)
A C B
2m 2m
q

b) A B
4m

P
c) A C B
2m 2m

Hình 7.35: Sơ đồ chịu lực của dầm chịu uốn: dầm có lực phân bố và lực tập trung (a),
dầm có lực phân bố (b) và dầm có lực tập trung (c)

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 136


Giải:
Theo nguyên lý độc lập tác dụng của các lực ta có độ võng lớn nhất của hình
7.35.a gây ra bằng tổng độ võng của hình 7.35.b và hình 7.35.c gây ra một cách riêng
biệt.
Dựa vào phần thiết lập công thức tính độ võng, góc xoay của một số dầm chịu lực
đơn giản ở trên, ta có độ võng lớn nhất của dầm (b) tại mặt cắt giữa dầm (theo 7.36):
5ql 4
y C(q ) =
384 EJ x
và độ võng lớn nhất của dầm (c) cũng tại mặt cắt giữa dầm (theo 7.38):
(P) Pl 3
y C =
48EJ x
Tra bảng 1, thép chữ I số 24 có Jx = 3460 cm4. Vậy độ võng lớn nhất của dầm
(a) tại mặt cắt C là:
5ql 4 Pl 3
y max = +
384 EJ x 48EJ x

5.20.44 20.43
= +
384.2.105.103.3460.108 48.2.105.103.3460.108

= 0,0096 + 0,0038 = 0,0134 m


Ta thấy y max <  y  = 0,015 m.
Vậy dầm đảm bảo điều kiện cứng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu định nghĩa và cho ví dụ về thanh chịu uốn.


2. Định nghĩa mặt phẳng tải trọng, đường tải trọng.
3. Trên mặt phẳng chịu uốn có những thành phần nội lực nào? Nêu quy ước dấu
về những thành phần nội lực đó.
4. Những trường hợp nào gọi là uốn thuần túy phẳng và uốn ngang phẳng?
5. Viết công thức tính ứng suất pháp trên mặt cắt ngang của dầm chịu uốn.
6. Viết công thức tính ứng suất tiếp trên mặt cắt ngang của dầm chịu uốn ngang
phẳng.
7. Thế nào là mặt cắt ngang có hình dạng hợp lý? Nêu các dạng mặt cắt ngang
hợp lý của dầm chịu uốn.
8. Viết phương trình vi phân gần đúng của đường đàn hồi.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 137


9. Viết công thức tính độ võng, góc xoay của dầm đặt trên hai gối tựa chịu tải trọng
phân bố q trên nhịp l.
10. Viết công thức tính độ võng, góc xoay của dầm đặt trên hai gối tựa chịu tải
trọng tập trung P, trong hai trường hợp: Lực P đặt tại vị trí tùy ý và lực P đặt tại giữa
dầm.

BÀI TẬP CHƯƠNG 7

1. Cho dầm AD chịu lực như hình 7.36, biết q = 20 KN/m, M = 140 KNm,
P = 50 KN, h = 2b = 6 cm, []= 600 KN/cm2.
a. Tính phản lực tại các gối đỡ.
b. Vẽ biểu đồ nội lực cho dầm.
c. Kiểm tra bền cho dầm.

P q y
M
A B C D h x
8m 2m 3m
b
Hình 7.36

2. Cho dầm AB chịu lực như hình 7.37, biết q = 40 KN/m, P = 50 KN,
M = 100 KNm, h = 2b = 6 cm, [] = 600 KN/cm2.
a. Tính phản lực tại các gối đỡ.
b. Vẽ biểu đồ nội lực cho dầm.
c. Kiểm tra bền cho dầm.

P q M y

A C D B h x
1m 2m 2m
b

Hình 7.37

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 138


3. Cho dầm AD mặt cắt chữ I số hiệu 30 chịu lực như hình 7.38, biết
q = 40 KN/m, M = 100 KNm, P = 80 KN, [] = 16 KN/cm2, [τ] = 8 KN/cm2.
a. Tính phản lực tại các gối đỡ.
b. Vẽ biểu đồ nội lực.
c. Kiểm tra bền cho dầm.
M q P

A B C D No 30
1m 3m 1m

Hình 7.38

4. Cho dầm AB chịu lực như hình 7.39, biết q = 8 KN/m, P = 12 KN, a = 1 m,
h = 2b, [] = 16 KN/cm2, [τ] = 8 KN/cm2.
a. Tính phản lực tại các gối đỡ.
b. Vẽ biểu đồ nội lực cho dầm.
c. Xác định kích thước b để dầm làm việc an toàn, tiết kiệm.
P q 2P y

A B h x
a 2a 2a
b
Hình 7.39

5. Cho dầm AB chịu lực như hình 7.40, biết q = 4 KN/m, P = 20 KN, a = 1 m,
[] = 16 KN/cm2, [τ] = 8 KN/cm2.
a. Tính phản lực tại các gối đỡ.
b. Vẽ biểu đồ nội lực cho dầm.
c. Xác định kích thước b để dầm làm việc an toàn, tiết kiệm.
q P 2P q
3b
A B
a a a a a b
b b b
Hình 7.40

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 139


6. Cho dầm AB mặt cắt chữ I số hiệu 27 chịu lực như hình 7.41, biết
q = 10 KN/m, P = 20 KN, M = 20 KNm, a = 1 m, [] = 16 KN/cm2.
a. Vẽ biểu đồ nội lực cho dầm.
b. Kiểm tra bền cho dầm.

P q M

A B No 27
a P a a

Hình 7.41

7. Cho dầm có độ cứng EJ = const chịu lực như hình 7.42. Hãy xác định độ
võng và góc xoay lớn nhất của dầm.

q
A B
l

Hình 7.42

8. Cho dầm có độ cứng EJ = const chịu lực như hình 7.43. Hãy xác định độ
võng và góc xoay tại mặt cắt C của dầm.

P = 2qa
M = qa2
q
A B
C
a a

Hình 7.43

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 140


BẢNG 1
CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA MẶT CẮT THÉP CHỮ I

Số hiệu Trị số cần tìm đối với các trục


mặt cắt x-x y-y
No Jx Wx ix Sx Jy Wy iy
(cm4) 3
(cm ) (cm) 3
(cm ) (cm )4
(cm3) (cm)
10 244 48,8 4,15 28,0 35,3 10 1,58

12 403 67,2 4,94 38,5 43,8 11,7 1,63

14 632 90,3 5,78 51,5 58,2 14,2 1,75

16 975 118 6,63 67,0 17,6 17,2 1,90

18 1330 148 7,47 83,7 94,6 19,9 1,99

18a 1440 160 7,53 90,1 119 23,3 2,17

20 1810 181 8,27 102 112 22,4 2,06

20a 1970 197 8,36 111 148 27,0 2,29

22 2530 230 9,14 130 155 28,2 2,26

22a 2760 251 9,23 141 203 33,8 2,50

24 3460 289 9,97 163 198 34,5 2,37

24a 3800 317 10,1 178 260 41,6 2,63

27 5010 371 11,2 210 260 51,5 2,54

27a 5500 407 11,3 229 337 50,0 2,80

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 141


Số hiệu Trị số cần tìm đối với các trục
mặt cắt x-x y-y
No Jx Wx ix Sx Jy Wy iy
(cm4) 3
(cm ) (cm) 3
(cm ) (cm )4
(cm3) (cm)
30 7080 472 12,3 268 337 49,9 2,69

30a 7780 518 12,5 292 436 60,1 2,95

33 9840 597 13,5 339 419 59,9 2,79

36 13380 743 14,7 423 516 71,1 2,89

40 18930 749 16,3 540 666 75,9 3,05

45 27450 1220 18,2 699 807 101 3,12

50 39120 1560 20,1 899 1040 122 3,28

55 54810 1990 20,2 1150 1350 150 3,46

60 75010 2500 23,9 1140 1720 181 3,62

65 100840 3100 25,8 1790 2170 217 3,79

70 133890 3830 27,7 2220 2730 260 3,76

70a 152700 4360 27,5 2550 3240 309 4,01

70b 175350 5010 27,4 2940 3910 373 4,09

BẢNG 2
TRỌNG LƯỢNG, KÍCH THƯỚC MẶT CẮT CỦA THÉP CHỮ I

d
x h
R r
t
b

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 142


Số Trọng Kích thước Diện
hiệu lượng (mm) tích
mặt cắt 1 m dài h b d t R r mặt cắt
No (N) (cm2)
10 111 100 70 4,5 7,2 7,0 3,0 14,2

12 130 120 75 5,0 7,3 7,5 3,0 16,5

14 148 140 82 5,0 7,5 8,0 3,0 18,9

16 169 160 90 5,0 7,7 8,5 3,5 21,5

18 187 180 95 5,0 8,0 9,0 3,5 23,8

18a 199 180 102 5,0 8,2 9,0 3,5 25,4

20 207 200 100 5,2 8,2 9,5 4,0 26,4

20a 222 200 110 5,2 8,3 9,5 4,0 28,3

22 237 220 110 5,3 8,6 10,0 4,0 30,2

22a 254 220 120 5,3 8,8 10,0 4,0 32,4

24 273 240 115 5,6 9,5 10,5 4,0 34,8

24a 294 240 125 5,6 9,8 10,5 4,0 37,5

27 315 270 125 6,0 9,8 11,0 4,5 40,2

27a 339 270 135 6,0 10,2 11,0 4,5 43,2

30 365 300 135 6,5 10,2 12,0 5,0 46,5

30a 392 300 145 6,5 10,7 12,0 5,0 49,9

33 422 330 140 7,0 11,2 13,0 5,0 53,8

36 486 360 145 7,5 12,3 14,0 6,0 61,9

40 561 400 155 8,0 13,0 15,0 6,0 71,4

45 652 450 160 8,6 14,2 16,0 7,0 83,0

50 761 500 170 9,3 15,2 17,0 7,0 96,9

55 886 550 180 10,0 16,5 18,0 7,0 113

60 1030 600 190 10,8 17,8 20,0 8,0 131

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 143


Số Trọng Kích thước Diện
hiệu lượng (mm) tích
mặt cắt 1 m dài h b d t R r mặt cắt
No (N) (cm2)
65 1190 650 200 11,7 19,2 22,0 9,0 151

70 1370 700 210 12,7 20,8 24,0 10,0 174

70a 1580 700 210 15,0 24,0 24,0 10,0 202

70b 1840 700 210 17,5 28,2 24,0 10,0 234

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 144


CHƯƠNG 8
THANH CHỊU LỰC PHỨC TẠP

8.1. KHÁI NIỆM CHUNG


Những trường hợp chịu lực của thanh chịu kéo (nén) đúng tâm, cắt dập, xoắn,
uốn phẳng đã xét trong các chương trước được gọi là những trường hợp chịu lực đơn
giản. Khi đó, nội lực trên mặt cắt ngang của thanh chỉ tồn tại một loại thành phần như
lực dọc, lực cắt, mômen xoắn, mômen uốn kèm theo lực cắt. Trong thực tế chúng ta có
thể gặp các trường hợp mà tải trọng tác dụng lên thanh làm xuất hiện nội lực trên mặt
cắt ngang của thanh cùng một lúc nhiều thành phần, chẳng hạn: Vừa có mômen uốn
Mx vừa có mômen uốn My; Vừa có lực dọc Nz vừa có mômen uốn; Vừa có mômen uốn
vừa có mômen xoắn, ...
Đó là sự kết hợp giữa các trường hợp thanh chịu lực đơn giản được gọi là
trường hợp thanh chịu lực phức tạp.
Thanh chịu lực phức tạp là thanh chịu tác dụng đồng thời của các trường hợp
chịu lực đơn giản. Chẳng hạn, thanh chịu uốn ngang đồng thời chịu uốn đứng; thanh
chịu uốn đồng thời chịu kéo nén; thanh chịu uốn đồng thời chịu xoắn, ...
Để giải bài toán thanh chịu lực phức tạp chúng ta áp dụng nguyên lý độc lập tác
dụng: Ứng suất hoặc biến dạng do nhiều lực gây ra đồng thời trên một thanh bằng tổng
ứng suất hoặc biến dạng do từng lực riêng rẽ gây ra trên thanh đó.
Nguyên lý này được áp dụng trong điều kiện vật liệu làm việc trong miền đàn
hồi và biến dạng của thanh là rất nhỏ.
Nói chung ảnh hưởng của lực cắt đến độ bền của thanh thường nhỏ hơn các
thành phần nội lực khác nên trong mọi trường hợp chúng ta không xét đến lực cắt.
Sau đây chúng ta nghiên cứu một số trường hợp thanh chịu lực phức tạp.

8.2. THANH CHỊU UỐN XIÊN


8.2.1. Khái niệm
Chúng ta đã xét thanh chịu uốn phẳng là thanh có thể chịu uốn trong mặt phẳng
yoz bởi nội lực mômen uốn Mx (mômen quay quanh trục x) hoặc thanh có thể chịu uốn
trong mặt phẳng xoz bởi nội lực mômen uốn My (mômen quay quanh trục y) (hình
8.1.a).
Với thanh chịu uốn phẳng thì mặt phẳng tác dụng của mômen uốn trùng với
một trong các mặt phẳng quán tính chính trung tâm của mặt cắt ngang.
Trong thực tế có những trường hợp mặt phẳng tác dụng của mômen uốn không
trùng với mặt phẳng quán tính chính trung tâm nào của mặt cắt ngang. Trường hợp
thanh chịu uốn như vậy gọi là thanh chịu uốn xiên (hình 8.1.b).

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 145


Mx Mu
x x
My
z z u
y y
a) b)
Hình 8.1: Nội lực trên mặt cắt của thanh chịu uốn xiên

Vậy thanh chịu uốn xiên là thanh mà trên mặt cắt ngang của nó có hai thành
phần nội lực là Mx và My nằm trong các mặt phẳng quán tính chính trung tâm của mặt
cắt ngang.
Mu = M x + M y

M u nằm trong mặt phẳng chứa trục z nhưng không trùng với mặt phẳng quán
tính chính trung tâm của mặt cắt.
Cũng có thể nói thanh chịu uốn xiên là thanh chịu tác dụng của lực vuông góc
với trục thanh, nhưng không trùng với một trục quán tính chính trung tâm nào của mặt
cắt ngang.
Ví dụ: Thanh AB có chiều dài l một đầu ngàm, một đầu tự do, chịu tác dụng
của lực P vuông góc trục thanh, phương của lực P hợp với phương thẳng đứng một góc
 (hình 8.2).

B
Px x
z
α
P Py
y

Hình 8.2: Thanh chịu uốn xiên

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 146


Vì phương tác dụng của lực P không trùng với một trục quán tính chính trung
tâm nào, cho nên mặt phẳng tác dụng của mômen uốn không trùng với mặt phẳng quán
tính chính trung tâm nào của mặt cắt ngang. Ta nói thanh chịu uốn xiên.
Phân lực P thành hai thành phần:
Thành phần Px nằm trên trục x: Px = P.sin, gây ra mômen uốn My = P.sin.l
Thành phần Py nằm trên trục y: Py = P.cos, gây ra mômen uốn Mx= P.cos.l
Mômen uốn toàn phần Mu là hợp của hai mômen uốn Mx và My nằm trong mặt
phẳng bất kỳ chứa trục z, không trùng với mặt phẳng quán tính trung tâm nào. Mặt
phẳng đó gọi là mặt phẳng tải trọng. Giao tuyến của mặt phẳng tải trọng với mặt cắt
ngang là đường tải trọng. Đường tải trọng đi qua gốc tọa độ (hình 8.3).

Đường tải trọng

x
Mu
z
Mặt phẳng tải trọng
y
Hình 8.3: Mặt phẳng tải trọng và đường tải trọng
8.2.2. Ứng suất pháp trên mặt cắt ngang
Tại điểm bất kỳ tọa độ (x,y) trên mặt cắt ngang có các thành phần ứng suất
pháp là:
Mx
- Ứng suất pháp σx do Mx gây ra: σx =  y
Jx
My
- Ứng suất pháp σy do My gây ra: σy =  x
Jy

Vậy công thức tính ứng suất pháp tại điểm tọa độ (x,y) là:
Mx M
σ = σx + σy =  y yx (8.1)
Jx Jy

Trong đó:
+ Mx, My là trị số tuyệt đối của mômen uốn quanh trục x và trục y, (Nm)
+ Jx, Jy là mômen quán tính của mặt cắt đối với trục x và trục y, (m4)
+ x, y là khoảng cách từ điểm tính ứng suất đến trục y và trục x, (m).
+ Lấy dấu (+) nếu điểm tính ứng suất nằm ở vùng chịu kéo, lấy dấu (-) ở
vùng chịu nén.
Tính ứng suất tại các điểm góc A, B, C, D của mặt cắt hình 8.4 như sau:
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 147
A B
h/2
Mx
x
h/2 My

z D C
P y
b/2 b/2

Hình 8.4: Tính ứng suất tại các điểm A, B, C, D

Mx h My b
σA = . - .
Jx 2 Jy 2

Mx h M b
σB = . + y.
Jx 2 Jy 2

Mx h M b
σC = - . + y.
Jx 2 Jy 2

Mx h My b
σD = - . - .
Jx 2 Jy 2

Như vậy điểm B nằm ở góc phần tư chịu kéo do cả Mx, My gây ra. Điểm D nằm
ở góc phần tư chịu nén do cả Mx, My gây ra. Đó là hai điểm có ứng suất pháp lớn nhất
và nhỏ nhất, nghĩa là:
σmax =
σB
σmin =
σD
8.2.3. Đường trung hòa và biểu đồ ứng suất pháp
a. Đường trung hòa
Trong thanh chịu uốn xiên trên mặt cắt của nó cũng xuất hiện một miền chịu
kéo và một miền chịu nén. Ranh giới giữa hai miền đó gọi là đường trung hòa.
Đường trung hòa là quỹ tích của những điểm có ứng suất pháp bằng không.
Xét một điểm nào đó nằm trên trục trung hòa có tọa độ (xo,yo) (hình 8.5), ta có:
Mx M
= .yo - y .xo = 0
Jx Jy

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 148


Mx M
Hoặc  = - .yo + y .xo = 0
Jx Jy

Ta thấy: xo = yo = 0   = 0
Vậy trục trung hòa trong uốn xiên là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

A B

xo
yo O x

Đường tải trọng Đường trung hòa

z D C
P y
Hình 8.5: Xác định đường trung hòa

Mx M
Thay: Mx = P.cos.l và My = P.sin.l vào phương trình: .yo - y .xo = 0.
Jx Jy
P.cos .l P.sin .l
Ta được: .yo - .xo = 0
Jx Jy

yo J sin 
 = x .
xo J y cos 

Jx
 tg = .tg (8.2)
Jy

Nhận xét :
- Nếu mặt cắt có Jx  Jy thì   . Nghĩa là khác với uốn phẳng trong uốn xiên
đường trung hòa và đường tải trọng luôn nằm ở góc phần tư khác nhau và chúng
không vuông góc với nhau.
- Nếu mặt cắt có Jx = Jy thì  =  thì không có hiện tượng uốn xiên (mặt cắt
tròn, vuông và các đa giác đều).
b. Biểu đồ ứng suất pháp
Ta thấy tỷ số ứng suất tại các điểm trên mặt cắt ngang tỷ lệ với khoảng cách từ
điểm đó đến đường trung hòa. Vì vậy ta có thể biểu diễn sự phân bố ứng suất pháp trên
mặt cắt ngang bằng biểu đồ ứng suất. Ta kẻ một đường chuẩn vuông góc với đường
trung hòa, ứng suất tại các điểm có cùng khoảng cách đến đường trung hòa được biểu
thị bằng một tung độ vuông góc với đường chuẩn. Nối các điểm của tung độ này bằng
một đường thẳng ta được biểu đồ ứng suất pháp (hình 8.6).
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 149
A B

Đường trung hòa


x max

z D C
y σ

min
Hình 8.6: Biểu đồ ứng suất pháp trên mặt cắt của thanh chịu uốn xiên
8.2.4. Điều kiện bền
Những điểm có ứng suất pháp cực trị là những điểm cách xa đường trung hòa
nhất. Giá trị của các ứng suất pháp cực trị bằng:
Mx My
max = . yk + . xk
Jx Jy

Mx My
min = - . yn - . xn
Jx Jy

Trong đó:
+ xk, yk là tọa độ điểm chịu kéo cách xa đường trung hòa nhất
+ xn, yn là tọa độ điểm chịu nén cách xa đường trung hòa nhất.
Trong trường hợp mặt cắt ngang có hai trục đối xứng thì max và min ở hai điểm
góc xa đường trung hòa nhất. Trị số của chúng được tính như sau:
Mx My
max = + (8.3)
Wx Wy

Mx My
min = - - (8.4)
Wx Wy

Điều kiện bền:


- Đối với vật liệu dẻo: Vì   k =   n =   nên ta lấy trị số tuyệt đối lớn nhất
trong hai ứng suất pháp max và min để kiểm tra:
max(max,  min )    (8.5)
- Đối với vật liệu dòn: Vì   k <   n nên ta phải kiểm tra cả hai điều kiện:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 150


max    k (8.6)
 min    n
Từ điều kiện bền chúng ta có thể kiểm tra độ bền của thanh hoặc xác định tải
trọng cho phép hoặc chọn kích thước mặt cắt ngang. Riêng bài toán chọn kích thước
mặt cắt ngang sẽ phức tạp hơn vì có hai ẩn số là W x và Wy. Để giải bài toán này chúng
ta xác định mặt cắt ngang theo phương pháp đúng dần.
Ví dụ: Một dầm mặt cắt hình chữ nhật có các cạnh h = 12 cm, b = 7,2 cm chịu
tác dụng lực P = 12 KN đặt vuông góc trục dầm và làm với trục y của mặt cắt một góc
α = 30o, chiều dài dầm l = 1 m (hình 8.7), biết   = 120 MN/m2.
Hãy kiểm tra bền cho dầm và xác định vị trí của trục trung hòa tại mặt cắt nguy
hiểm của dầm.
y
b

A B x
h Px β
α
P l P Py

Mx = Py.l

My = Px.l

Hình 8.7: Biểu đồ nội lực và vị trí đường trung hòa


Giải:
- Kiểm tra bền:
Phân lực P thành hai thành phần:
Py = P.cos = 12.cos30o = 10,4 KN
Px = P.sin = 12.sin30o = 6 KN
Lực P tác dụng làm cho dầm chịu uốn xiên, mặt cắt tại ngàm nguy hiểm nhất
có:
Mx = Py.l = 10,4.1 = 10,4 KNm = 10,4.102 KNcm
My = Px.l = 6.1 = 6 KNm = 6.102 KNcm
Mômen chống uốn đối với trục x và y là:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 151


bh 2 7,2.122
Wx = = = 172,8 cm3
6 6
b 2 h 7,22.12
Wy = = = 103,68 cm3
6 6
Ứng suất lớn nhất trên mặt cắt nguy hiểm là:
Mx My 10,4.10 2 6.10 2
max = + = +
Wx Wy 172,8 103,68

 max = 11,805 KN/cm2


Ta thấy max <   = 120 MN/m2 = 12 KN/cm2
Vậy dầm đảm bảo điều kiện bền.
- Xác định vị trí của trục trung hòa trên mặt cắt nguy hiểm của dầm:
Jx J
Theo (8.2): tg = .tg = x .tg30o
Jy Jy

bh 3 7,2.123
Ta có: Jx = = = 1036,8 cm4
12 12
b 3h 7,23.12
Jy = = = 373,248 cm4
12 12
tg30o = 0,577
1036,8
Vậy: tg = .0,577 = 1,603
373,248
   58o

8.3. THANH CHỊU UỐN VÀ KÉO (NÉN) ĐỒNG THỜI


8.3.1. Khái niệm
Một thanh được gọi là chịu uốn và kéo (nén) đồng thời là thanh mà khi chịu lực
trên mặt cắt ngang có các thành phần nội lực là mômen uốn M u và lực dọc Nz (hình
8.8).

x
Nz Mu
z
y
Hình 8.8: Thanh chịu uốn và kéo đồng thời

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 152


8.3.2. Ứng suất pháp trên mặt cắt ngang
Xét thanh chịu lực như hình 8.9. Lực P nằm trong mặt phẳng zOy.
y
x
Pz z

Py P

Mx

Nz
Hình 8.9 : Biểu đồ mômen uốn, lực dọc của thanh chịu uốn và kéo đồng thời

Phân tích P làm hai thành phần:


Pz = P.cos gây kéo (nén), có lực dọc Nz
Py = P.sin gây uốn phẳng quanh trục x
Vậy ứng suất tại một điểm bất kỳ trên mặt cắt của thanh chịu uốn và kéo (nén)
đồng thời là:
Nz M
=  x .y (8.7)
F Jx
Nz M
a. Trường hợp uốn cộng kéo:  =  x .y (8.8)
F Jx
Điều kiện bền:

+ x    k
Nz M
max = (8.9)
F Wx
Nz M
b. Trường hợp uốn cộng nén:  = -  x .y (8.10)
F Jx
Điều kiện bền:
+ Đối với vật liệu dẻo có   k =   n =  

  
Nz M x
 min =   (8.11)
F Wx

+ Đối với vật liệu dòn có   k <   n nên phải nghiệm cả hai miền kéo và
nén

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 153


+ x    k
Nz M
max = - (8.12)
F Wx

   n
Nz M x
 min =  
F Wx

* Chú ý: Trường hợp thanh chịu uốn xiên đồng thời kéo (nén), ta có công thức
tính ứng suất pháp trên mặt cắt ngang là:
Nz M M
=   x .y  y .x (8.13)
F Jx Jy

Việc chọn dấu trước mỗi số hạng tùy theo các thành phần nội lực tương ứng
gây nên ứng suất kéo hay nén tại điểm đang tính ứng suất.
8.3.3. Đường trung hòa và biểu đồ ứng suất pháp
Giả sử trên mặt cắt ngang của thanh chịu uốn và kéo đồng thời có các thành
phần nội lực Nz, Mx và My như hình 8.10.

A B

Mx
x

Nz My

z D C
y
Hình 8.10: Nội lực Nz, Mx, My trên mặt cắt của thanh chịu uốn và kéo đồng thời

Áp dụng nguyên lý cộng tác dụng ta có thể xác định vị trí đường trung hòa trên
mặt cắt ngang như sau:
Khi thanh có hai mômen tác dụng (uốn xiên) đường trung hòa đi qua gốc tọa
độ, hợp với trục Ox một góc β, ta vẽ được biểu đồ ứng do uốn xiên. Ứng suất lớn nhất
ở điểm B ký hiệu là umax, ứng suất nhỏ nhất ở điểm D ký hiệu là umin. Khi có thêm
lực dọc, nếu lực kéo thì nó gây ra ứng suất kéo ở mọi điểm trên mặt cắt ngang là như
nhau và bằng Nz/F. Ứng suất cực đại và cực tiểu lúc này sẽ là:
Nz
σmax = umax +
F
Nz
σmin = umin +
F
Như vậy nếu kể cả lực dọc thì σmax > umax và σmin < umin.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 154


Ta có biểu đồ ứng suất do uốn xiên, kéo đúng tâm và biểu đồ tổng cộng như ở
hình 8.11.

A B

σumax
x
 Nz/F

D C σmax

y
umin
σ

σmin Đường trung hòa


Hình 8.11: Biểu đồ ứng suất trên mặt cắt của thanh chịu uốn và kéo đồng thời

Từ điểm có ứng suất bằng không trên đường chuẩn, kẻ đường thẳng song song
với đường trung hòa trong uốn xiên ta được đường trung hòa cần tìm, tức là đường
trung hòa trong uốn và kéo (nén) đồng thời.

8.4. THANH CHỊU KÉO (NÉN) LỆCH TÂM


8.4.1. Khái niệm
Trong thực tế có những trường hợp mà kết cấu chịu lực có phương song song
với trục thanh mà không trùng với trục thanh, tức là điểm đặt của lực không trùng với
trọng tâm của mặt cắt ngang. Trường hợp chịu lực như vậy là thanh chịu kéo (nén)
lệch tâm (hình 8.12).
Một thanh chịu kéo (nén) lệch tâm khi lực gây ra kéo (nén) đặt lệch trọng tâm
mặt cắt ngang một khoảng lệch tâm e.
8.4.2. Ứng suất pháp trên mặt cắt ngang
Xét thanh chịu tác dụng bởi lực P đặt tại K cách O một khoảng e, có phương
thẳng đứng hướng lên (kéo lệch tâm) như hình 8.12.
Dời lực P về trọng tâm O của mặt cắt ngang ta được một thành phần lực dọc
Nz = P và một mômen uốn Mu = P.e
Nếu phân tích Mu thành hai mômen đối với hai trục Ox và Oy, ta có:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 155


z z
Nz
P Mx My
O xK x A B
yK K e D C x
y y

Hình 8.12 : Thanh chịu kéo lệch tâm

Mx = P.yK
My = P.xK
Áp dụng nguyên lý cộng tác dụng: Ta có ứng suất tại một điểm bất kỳ có tọa độ
(x, y) trên mặt cắt ngang là tổng ứng suất của mỗi bài toán riêng lẻ:
Nz M M P P. yK P.xK
= + x .y + y .x = + .y + .x
F Jx Jy F Jx Jy

 
 
P  yK xK 
= 1+ .y + .x
F  Jx Jy 
 
 F F 

Jx J J J
Ký hiệu: i 2x = ; i 2y = y  ix = x ; iy = y
F F F F
Ta có công thức tính ứng suất trên mặt cắt ngang của thanh chịu kéo lệch tâm:
 
=
P 1 + y K2. y + x K2.x  (8.14)
F  ix i y 

Trong đó ix và iy là bán kính quán tính chính trung tâm của mặt cắt ngang đối
với các trục quán tính chính trung tâm x và y.
Dấu của các tọa độ xK, yK (điểm đặt lực) và x, y (điểm tính ứng suất) phụ thuộc
vào chiều của hệ trục tọa độ đã chọn.
8.4.3. Đường trung hòa và biểu đồ ứng suất pháp
Đường trung hòa là quỹ tích của những điểm có ứng suất pháp bằng không.
Vậy phương trình đường trung hòa có dạng:
y K . y x K .x
1+ + 2 =0
ix2 iy

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 156


x K .x y K . y
 - - 2 =1
i y2 ix

i y2 ix2
Đặt: a=- ;b=- (8.15)
xK yK
Ta được phương trình đường trung hòa:
x y
+ =1 (8.16)
a b
Trong đó: a và b là giao điểm của đường trung hòa với hệ trục tọa độ.
Biểu đồ ứng suất cũng có thể vẽ theo phương pháp cộng tác dụng như trường
hợp thanh chịu uốn và kéo (nén) đồng thời (hình 8.13).

Đường trung hòa σumin A B


-- b-+ β
a x
-+ ++
D C
y
Đường trung hòa
σumax
Nz/F
σmax
Hình 8.13: Biểu đồ ứng suất trên mặt cắt của thanh chịu kéo (nén) lệch tâm

σmax = umax + N z
F

σmin = umin + N z
F
Trong đó:
umax là ứng suất cực đại do uốn xiên gây ra
Nz
là ứng suất do lực dọc gây ra
F
N
- Nếu  u min > z : Đường trung hòa cắt qua mặt cắt.
F
N
- Nếu  u min = z : Đường trung hòa tiếp xúc với chu vi mặt cắt.
F
N
- Nếu  u min < z : Đường trung hòa ở ngoài mặt cắt.
F

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 157


Ví dụ: Thanh có mặt cắt ngang hình chữ nhật, chịu nén bằng một lực đặt tại
điểm K có tọa độ xK = - 5 cm và yK = 5 cm (hình 8.14). Tìm vị trí đường trung hòa.
y

K 5 Đường trung hòa


20cm -5 O a = 3,26 x
b = -6,66

14cm

Hình 8.14: Vị trí đường trung hòa


Giải:
Đặt xOy là hệ trục quán tính trung tâm của mặt cắt ngang. Đường trung hòa cắt
trục x tại điểm có hoành độ là a và cắt trục y tại điểm có tung độ là b.
i y2 ix2
Theo (8.15): a = - ; b=-
xK yK

Jx bh3 h2 20 2
Với: i 2x = = = = = 33,3 cm2
F 12bh 12 12
Jy b3h b2 14 2
i 2y = = = = = 16,3 cm2
F 12bh 12 12
Theo đề bài: xK = - 5 cm; yK = 5 cm
16,3
Vậy: a = - = 3,26 cm
5
33,3
b=- = - 6,66 cm
5
Đường trung hòa cắt trục x ở điểm có hoành độ a = 3,26 cm và cắt trục y tại
điểm có tung độ b = - 6,66 cm (hình 8.14).
8.4.4. Tính chất của đường trung hòa
Đường trung hòa có những tính chất sau đây:
- Từ công thức xác định a và b ta thấy a và b luôn luôn ngược dấu với x K và yK
nên đường trung hòa không đi qua góc chứa điểm đặt lực.
- Nếu điểm đặt lực nằm trên một trục nào đó thì đường trung hòa sẽ song song
với trục còn lại. Chẳng hạn điểm đặt lực nằm trên trục x thì đường trung hòa song song
với trục y.
- Vị trí đường trung hòa chỉ phụ thuộc vào tọa độ xK và yK của điểm đặt lực và
kích thước mặt cắt ngang (i x, iy) mà không phụ thuộc vào trị số của lực tác dụng.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 158


- Nếu điểm đặt lực di chuyển trên mặt cắt ngang thì đường trung hòa sẽ thay đổi
vị trí tương ứng của mình. Khi điểm đặt lực di chuyển trên một đường thẳng không đi
qua gốc tọa độ thì đường trung hòa sẽ quay quanh một điểm cố định nào đó.
- Nếu điểm đặt lực di chuyển trên đường thẳng đi qua gốc tọa độ thì đường
trung hòa sẽ dịch chuyển song song với chính nó. Nếu điểm đặt lực di chuyển vào gần
trọng tâm thì đường trung hòa sẽ đi ra xa trọng tâm và ngược lại nếu điểm đặt lực dịch
chuyển ra xa trọng tâm thì đường trung hòa dịch chuyển lại gần trọng tâm.
8.4.5. Điều kiện bền
Đối với bài toán uốn cộng kéo (nén) đồng thời cũng như bài toán kéo (nén) lệch
tâm ta có điều kiện bền sau đây:
σmax ≤   k (8.17)
 min ≤   n
8.4.6. Khái niệm về lõi của mặt cắt ngang
Lõi của mặt cắt ngang là một miền có chu vi khép kín bao quanh trọng tâm mặt
cắt ngang, sao cho nếu lực lệch tâm đặt trong miền đó thì đường trung hòa nằm ngoài
mặt cắt ngang. Nếu lực lệch tâm đặt trên chu vi của miền đó thì đường trung hòa sẽ
tiếp xúc với chu vi của mặt cắt ngang.
Cách xác định lõi mặt cắt ngang như sau:
- Xác định hệ trục quán tính chính trung tâm của mặt cắt ngang.
- Vẽ các đường trung hòa tiếp xúc với chu vi của mặt cắt ngang.
Vị trí các đường trung hòa được xác định bởi tọa độ ai và bi tương ứng. Với mỗi
đường trung hòa ta xác định được một điểm đặt lực Ki(xi, yi) tương ứng theo công
thức:
i y2 ix2
xKi = - ; yKi = -
ai bi
Nối các điểm đặt lực Ki ta được chu vi của lõi (hình 8.15).
y B
A
4 5
3 1
E 2
C
D
Hình 8.15: Lõi mặt cắt ngang
Chú ý: Đường trung hòa chỉ tiếp xúc với chu vi mà không được cắt mặt cắt
ngang.
Lõi có thể được xem như là một đặc trưng hình học của mặt cắt ngang.
* Sau đây ta xét lõi của một số mặt cắt ngang thường gặp:
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 159
a. Lõi của mặt cắt ngang hình chữ nhật:

b/6 b/6
A B
1’
h/6 2’ 2 x h
h/6 1

D C
y
b
Hình 8.16: Lõi của mặt cắt hình chữ nhật

Do tính chất đối xứng của mặt cắt ngang nên lõi cũng có tính chất đối xứng.
h
Khi đường trung hòa tiếp xúc với cạnh AB thì a1 =  ; b1 = - . Tọa độ của
2
i y2 i y2 ix2 h2 h
điểm K1 (điểm 1) là: xK1 = - =- = 0; yK1 = - =- =
a1  b1 (  h) 6
12.
2
b
Tương tự cho đường trung hòa tiếp xúc với cạnh AD ta có a 2 = - ; b2 =  . Tọa
2
b
độ của điểm K2 (điểm 2) là: xK2 = ; yK2 = 0.
6
Lần lượt cho đường trung hòa tiếp xúc với cạnh DC và CB ta xác định được vị
trí các điểm 1’, 2’. Nối các điểm 1, 2, 1’, 2’ lại ta được lõi của mặt cắt ngang có dạng
hình thoi (hình 8.16).
b. Lõi của mặt cắt ngang hình tròn:

D/8 D/8
A

D x
1

y
Hình 8.17: Lõi của mặt cắt hình tròn

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 160


Do tính chất đối xứng của mặt cắt ngang nên lõi cũng có tính chất đối xứng.
D
Khi đường trung hòa tiếp xúc với đường tròn tại điểm A thì a 1 =  ; b1 = - .
2
i y2 i y2 ix2 D2 D
Tọa độ của điểm K1 (điểm 1) là: xK1 = - =- = 0; yK1 = - =- =
a1  b1 ( D) 8
16.
2

2 2 Jx D 4 D2
(với: i = i = = = )
x y
F D 2 16
64.
4
Lần lượt cho đường trung hòa tiếp xúc với tất cả các điểm trên chu vi của
đường tròn, ta được lõi của mặt cắt ngang là đường tròn có đường kính D/4 như hình
8.17.
Ví dụ: Một cột có trọng lượng riêng γ = 20 KN/m3, chịu tác dụng bởi tải trọng
P = 160 KN như hình 8.18, biết b = 15 cm, h = 20 cm, l = 4 m. Xác định ứng suất pháp
lớn nhất và nhỏ nhất tại mặt cắt chân cột và chỉ vị trí của chúng trên mặt cắt đó.

z P 4cm
3cm
O K y

x b
l h A

C B

Hình 8.18: Sơ đồ chịu lực của thanh chịu nén lệch tâm
Giải:
Diện tích mặt cắt ngang của cột: F = b.h = 15.20 = 300 cm2
Các mômen quán tính chính trung tâm:
bh 3 15.203
Jx = = = 10000 cm4
12 12
b 3h 153.20
Jy = = = 5625 cm4
12 12
bh 2 15.202
Wx = = = 1000 cm4
6 6
b 2 h 152.20
Wy = = = 750 cm4
6 6
Các bán kính quán tính chính trung tâm:
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 161
Jx 10000
i 2x = = = 33,33 cm2
F 300
Jy 5625
i 2y = = = 18,75 cm2
F 300
Dời lực P về trọng tâm mặt cắt ngang ta được:
Thành phần lực dọc tại mặt cắt chân cột là:
Nz = - (P + γ.b.h.l) = - (160 + 20.15.10-2.20.10-2.4) = - 162,4 KN
Các thành phần nội lực mômen uốn:
Mx = P.yK = 160.4 = 640 KNcm
My = P.xK = 160.3 = 480 KNcm
Vì mặt cắt ngang đối xứng qua hai trục x và y nên ta có:
Nz M My 162,4 640 480
max = - + x + =- + + = 0,739 KN/cm2
F Wx Wy 300 1000 750

Nz Mx My 162,4 640 480


min = - - - =- - - = - 1,821 KN/cm2
F Wx Wy 300 1000 750

Xác định đường trung hòa:


x y
+ =1
a b
i y2 18,75
Với a=- =- = 6,25 cm
xK 3

ix2 33,33
b=- =- = - 8,33 cm
yK 4
Biểu đồ ứng suất pháp như hình 8.19. Vậy điểm có ứng suất kéo lớn nhất (σmax)
là điểm C và điểm có ứng suất nén lớn nhất (σmin) là điểm A.

D A
b y σmin
a
C B
x σ

σmax

Hình 8.19: Biểu đồ ứng suất pháp trên mặt cắt của cột chịu nén lệch tâm

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 162


8.5. THANH CHỊU UỐN VÀ XOẮN ĐỒNG THỜI
8.5.1. Khái niệm
Thanh chịu uốn và xoắn đồng thời là thanh chịu lực sao cho trên mặt cắt ngang
có các thành phần nội lực là mômen uốn Mx, My và mômen xoắn Mz (hình 8.20).
y v
B B
Mx Mz
x Mu Mz
My
z z
A A u
a) b)
Hình 8.20: Nội lực trên mặt cắt của thanh chịu uốn và xoắn đồng thời
8.5.2. Ứng suất trên mặt cắt ngang
Ta có thể biến đổi tương đương mômen uốn Mx, My trong mặt phẳng zOy, zOx
và mômen xoắn Mz trong mặt phẳng xOy (hình 8.20.a) thành mômen uốn M u
(Mu = M x2  M y2 ) nằm trong mặt phẳng zOv và mômen xoắn Mz trong mặt phẳng
vOu (hình 8.20.b).
Trên mặt cắt ngang của thanh chịu uốn và xoắn xuất hiện hai loại ứng suất: ứng
suất pháp  do mômen uốn Mu gây ra và ứng suất tiếp  do mômen xoắn Mz gây ra.
Điểm có trạng thái ứng suất nguy hiểm nhất là 2 điểm A và B, vì có σmax
và max:
Mu Mz
max = và max =
Wu Wo
Trạng thái ứng suất tại A và B là trạng thái ứng suất phẳng (hình 8.21).
σmax
A
max max
Hình 8.21: Trạng thái ứng suất phẳng
Vì hai loại ứng suất không cùng bản chất nên không cộng đại số. Để kiểm tra
điều kiện bền của phân tố A và B ta phải sử dụng các thuyết bền.
- Theo thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất:

tđ =  2  4 2  

Thay trị số max và max vào ta có :

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 163


2 2
 Mu  M 
tđ =    4 z   
 Wu   Wo 
Vì Wu = 0,1d3; Wo = 0,2d3  Wo = 2 Wu
M u2  M z2 M x2  M y2  M z2
Nên tđ = =   (8.18)
Wu Wu

Đặt: M u2  M z2 = Mtđ (mômen tương đương)

Vậy điều kiện bền là:


M td
tđ =   (8.19)
Wu
- Theo thuyết bền thế năng biến đổi hình dáng lớn nhất, điều kiện bền sẽ là:
M M u2  0,75M z2
tđ = td =   (8.20)
Wu Wu
8.5.3. Ba bài toán cơ bản
M td
a. Kiểm tra bền: tđ =  
Wu

M td M tđ M tđ
b. Chọn kích thước mặt cắt: Từ tđ = =    d ≥
0,1 
3
Wu 0,1d 3
M td
c. Xác định tải trọng cho phép: Từ tđ =    Mtđ ≤ Wu.
Wu

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu khái niệm về thanh chịu uốn xiên.


2. Trình bày đường trung hòa và biểu đồ ứng suất pháp đối với thanh chịu uốn
xiên.
3. Nêu khái niệm về thanh chịu kéo (nén) lệch tâm.
4. Viết công thức tính ứng suất pháp trên mặt cắt ngang của thanh chịu kéo
(nén) lệch tâm.
5. Nêu những tính chất của đường trung hòa đối với thanh chịu kéo (nén) lệch
tâm.
6. Nêu khái niệm về lõi của mặt cắt ngang.
7. Nêu khái niệm về thanh chịu uốn và xoắn đồng thời.
8. Viết điều kiện bền về thanh chịu uốn và xoắn đồng thời.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 164


BÀI TẬP CHƯƠNG 8

1. Một dầm có kích thước và chịu lực như hình 8.22, biết P1 = 10 KN,
P2 = 20 KN, P3 = 15 KN,   = 16 KN/cm2. Hãy kiểm tra bền cho dầm.

P3
1m

P1

P2
18cm x x
z 3m
1m
y
12cm

Hình 8.22

2. Xác định tải trọng cho phép tác dụng trên thanh chịu lực như hình 8.23. Biết
  k = 6 KN/cm2,   n = 18 KN/cm2, φ = 30o, a = 2 cm.
a
P φ
7a P
A B x
a
2m 2m y
6a
Hình 8.23

3. Cột bê tông mặt cắt phía dưới là hình chữ nhật kích thước (0,18 x 0,20) m2.
Cột chịu một lực nén P = 6 KN tại A như hình 8.24. Biết ứng suất cho phép của bê
tông là: k = 0,6 MN/m2, n = 7 MN/m2. Bỏ qua trọng lượng bản thân của cột.
a. Vẽ biểu đồ nội lực cho cột.
b. Kiểm tra điều kiện bền cho cột.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 165


P
A
R
h
3
h
4

0,2m y

y 0,05m 0,4m R x

A x 0,18m 0,6m

0,4m
Hình 8.24 Hình 8.25

4. Một tường gạch chắn đất như hình 8.25, có chiều cao h = 4 m, mặt cắt hình
chữ nhật kích thước (0,6 x 0,4) m2. Tường chịu một lực đẩy R = 5 KN, tác dụng ở 3/4
chiều cao h kể từ mặt đất. Một mét khối tường nặng 1,8 tấn. Biết ứng suất cho phép
của tường gạch là: k = 0,1 MN/m2, n = 1,5 MN/m2. Cho g = 10 m/s2.
a. Vẽ biểu đồ nội lực cho tường gạch.
b. Kiểm tra điều kiện bền cho tường gạch.

5. Trên hình 8.26 là mặt cắt ngang của một đập chắn nước bằng bê tông cao 7m.
Trọng lượng riêng của đập là γ = 25 KN/m3. Hãy xác định chiều rộng a cần thiết của
chân cột sao cho dưới chân đập không phát sinh ứng suất kéo. Biết q max = 6 KN/m.
1m

7m

a
qmax
Hình 8.26

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 166


CHƯƠNG 9
ỔN ĐỊNH CỦA THANH THẲNG CHỊU NÉN ĐÚNG TÂM
(UỐN DỌC )

9.1. KHÁI NIỆM CHUNG


Ngoài việc tính toán về độ bền, độ cứng muốn cho công trình hay chi tiết máy
đảm bảo an toàn ta phải tính toán về ổn định. Một số chi tiết máy mất ổn định sẽ dẫn
đến sự phá hoại cả công trình hay cơ cấu máy.
9.1.1. Thí nghiệm
P < Pth P = Pth P > Pth

R R R

a) b) c)
Hình 9.1: Thí nghiệm về ổn định của thanh chịu nén đúng tâm

Xét một thanh thẳng dài chịu nén đúng tâm bởi lực P (hình 9.1), có trị số tăng
dần từ 0, đầu tiên thanh vẫn thẳng và chỉ bị nén. Nếu tác dụng thêm một lực ngang R
nhỏ thanh bị cong đi một lượng rất bé. Sau đó bỏ lực R đi, thanh trở lại trạng thái
thẳng ban đầu. Ta nói thanh chịu nén ở trạng thái ổn định (hình 9.1.a).
Nếu tiếp tục tăng lực P lên đến một trị số nào đó sao cho khi bỏ lực R đi thì
thanh không trở về trạng thái ban đầu tức là thanh vẫn bị uốn cong, ta nói thanh chịu
nén ở trạng thái mất ổn định (hình 9.1.c).
Thực tế không cần tác dụng lực R , chỉ cần lực nén P đạt đến một giá trị nhất
định vượt quá trị số trên thì thanh bị mất ổn định.
Trong thực tế do rất nhiều nguyên nhân như: sức gió, lực P không hoàn toàn
đúng tâm do thanh có độ cong ban đầu, sự không đồng đều của tiết diện, …
9.1.2. Lực tới hạn
Biến dạng của thanh có kèm theo sự uốn cong dưới tác dụng của lực nén gọi là
thanh bị uốn dọc. Trị số của lực nén nhỏ nhất làm cho thanh chuyển từ trạng thái ổn
định sang trạng thái mất ổn định gọi là lực tới hạn, ký hiệu Pth. Ứng với trạng thái này
gọi là trạng thái tới hạn (hình 9.1.b).

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 167


9.2. BÀI TOÁN EULER XÁC ĐỊNH LỰC TỚI HẠN
z
Pth x Pth
B y

l
y(z)
z
A

Hình 9.2: Sơ đồ thanh hai đầu có khớp bản lề chịu nén đúng tâm

Xét một thanh thẳng có chiều dài l hai đầu liên kết khớp bản lề, chịu một lực P
nén đúng tâm tại gối di động (hình 9.2). Khi lực P đạt tới lực Pth thì thanh sẽ bị cong
trong mặt phẳng có độ cứng nhỏ nhất. Ta xác định lực tới hạn đó như sau:
Tại mặt cắt cách gối A một đoạn z, thanh có độ võng y(z). Bỏ qua trọng lượng
bản thân của thanh, ta tính được mômen tại mặt cắt đó:
M(z) = Pth.y(z)
Giả thiết rằng khi bị mất ổn định thì vật liệu của thanh còn làm việc trong giai
đoạn đàn hồi. Do đó ta có thể sử dụng phương trình vi phân gần đúng của đường đàn
hồi. Vì thanh bị uốn trong mặt phẳng có độ cứng nhỏ nhất nên khi tính toán ta lấy
mômen quán tính chính trung tâm nhỏ nhất (Jmin) của mặt cắt ngang.
M (z) Pth
y”(z) = - =- .y(z)
EJ min EJ min
Pth
 y”(z) + .y(z) = 0
EJ min
Pth
Đặt: α2 = (9.1)
EJ min
Ta được phương trình vi phân của đường đàn hồi :
y”(z) + α2.y(z) = 0 (9.2)
Giải phương trình vi phân cấp hai ta được nghiệm tổng quát:
y(z) = C1.sinαz + C2.cosαz (9.3)
Trong đó C1, C2 là hằng số tích phân được xác định từ điều kiện biên (điều kiện
liên kết hai đầu thanh):
+ Tại z = 0 thì y = 0
+ Tại z = l thì y = 0

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 168


Thế các điều kiện trên vào (9.3), ta được hệ phương trình:
C1.sin0 + C2.cos0 = 0
C1.sinαl + C2.cosαl = 0
Giải hệ phương trình trên ta được :
C2 = 0
C1.sinαl = 0  C1 = 0 hoặc sinαl = 0. Nếu C1 = 0 thì y(z) = 0 tức là thanh
vẫn thẳng. Điều này trái với điều kiện ban đầu là thanh đã bị uốn cong. Vậy sinαl = 0.
Giải phương trình sinαl = 0, ta được: αl = k 
k
 α= (k = 1, 2, 3, …) (9.4)
l
Thay (9.4) vào (9.3) ta được đường đàn hồi của dầm có dạng hình sin:
k
y(z) = C1.sin z (9.5)
l
Thay (9.4) vào (9.1) ta được lực tới hạn:
k 2 2 EJ min
Pth = α .EJmin =
2
(9.6)
l2
Nhận xét:
- Khi làm thí nghiệm lực P tăng từ 0 đến Pth, chỉ cần k = 1 thanh đã mất ổn
định. Vậy lực tới hạn có công thức là:
 2 EJ min
Pth = (9.7)
l2
Công thức này do Euler tìm ra vào năm 1774 vì vậy được gọi là công thức
Euler.
22. 2 EJ min
- Nếu lấy k = 2 thì Pth =
l2
32. 2 EJ min
- Nếu lấy k = 3 thì Pth =
l2
Với những thanh có hai đầu liên kết khác, ta cũng xác định được lực tới hạn và
có thể viết một cách tổng quát như sau:
 2 EJ min
Pth = (9.8)
(ml ) 2
Trong đó:
E là môđun đàn hồi khi kéo nén của vật liệu
Jmin là mômen quán tính chính trung tâm nhỏ nhất của mặt cắt
l là chiều dài của thanh
m là hệ số phụ thuộc vào liên kết ở hai đầu thanh, như hình 9.3
+ Thanh có một đầu ngàm một đầu tự do: m = 2
Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 169
+ Thanh có hai đầu bản lề: m = 1
+ Thanh có một đầu ngàm một đầu bản lề: m = 0,7
+ Thanh có hai đầu ngàm: m = 0,5
P P P P

m=2 m=1 m = 0,7 m = 0,5


Hình 9.3: Các loại liên kết ở hai đầu thanh

9.3. ỨNG SUẤT TỚI HẠN VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG CÔNG THỨC EULER
9.3.1. Ứng suất tới hạn
Sau khi tính được lực Pth ta có thể tính được ứng suất tới hạn (σth) trên mặt cắt
ngang trước thời điểm thanh bị mất ổn định.
Pth  2 EJ min  2E 2  2E
σth = = = imin = 2
F (ml ) 2 .F (ml ) 2  ml 
 
 imin 

Trong đó i min  J min là bán kính quán tính nhỏ nhất của mặt cắt ngang
F
ml
Gọi  là độ mảnh của thanh:  = (9.9)
imin
Vậy ta nhận được công thức tính ứng suất tới hạn có dạng:
 2E
σth = (9.10)
2
Nhận xét :
- Nếu mặt cắt có imin càng nhỏ và chiều dài của thanh càng lớn thì  càng lớn
nên thanh càng dễ mất ổn định.
- Pth hoặc th càng lớn thì độ ổn định của thanh càng cao.
Ví dụ: Một thanh dài l = 3m có mặt cắt ngang là hình vuông cạnh a = 12 cm,
hai đầu đều gắn bản lề. Hãy xác định độ mảnh của thanh.
Giải:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 170


Độ mảnh của thanh được tính theo công thức (9.9):
ml
=
imin
Trong đó:
l = 3m = 3.102 cm
m =1 (vì hai đầu là bản lề)
3
imin =
J min
= b.h 
h  a = 12 = 6 cm
F 12.b.h 2 3 2 3 2 3 3

1.3.102
Vậy:  =  87
6
3
9.3.2. Phạm vi sử dụng công thức Euler
Chứng minh công thức tính Pth Euler giả thiết vật liệu làm việc trong giai đoạn
đàn hồi (tuân theo định luật Hooke). Vì vậy công thức Euler chỉ đúng khi ứng suất
trong thanh nhỏ hơn giới hạn tỷ lệ:
th  tl
 2E
Nghĩa là:  tl
2
 2E
  
 tl

 2E
Gọi o là độ mảnh giới hạn của thanh: o = (9.11)
 tl
Vậy điều kiện để sử dụng công thức Euler là:
  o (9.12)
o phụ thuộc hoàn toàn vào vật liệu.
Với thép có o = 100, gang có o = 80, gỗ có o = 110.

9.4. TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA THANH NGOÀI GIỚI HẠN ĐÀN HỒI (CÔNG
THỨC IASINSKI)
Trong trường hợp thanh làm việc ngoài miền đàn hồi, tức là thanh có độ mảnh
vừa và nhỏ ( < o), thì việc xác định ứng suất tới hạn (σth) bằng lý thuyết là rất phức
tạp. Do đó người ta phải tiến hành nghiên cứu và đứa ra công thức thực nghiệm
Iasinski để tính toán:
th = a - b (9.13)
Vậy: Pth = (a - b)F

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 171


Trong đó a và b là các hằng số phụ thuộc vào vật liệu của thanh và được xác
định bằng thực nghiệm (tra trong các sổ tay kỹ thuật).
Chẳng hạn, đối với thép CT3 có a = 336 MN/m2, b = 1,47 MN/m2, với gỗ có
a = 29,3 MN/m2, b = 0,194 MN/m2
Nếu thanh có 0    o, thì ta coi: th = o
+ Đối với vật liệu dẻo: o = ch
+ Đối với vật liệu dòn: o = b
1 được tính theo công thức (9.13)
a o
o = a - b1  1 = (9.14)
b
Như vậy tùy theo giá trị độ mảnh của thanh mà ta áp dụng công thức (9.10),
(9.13) hoặc (9.14) để tính ứng suất tới hạn và lực tới hạn.
Quan hệ giữa th với  ứng với những độ mảnh khác nhau được biểu diễn bằng
đồ thị như hình 9.4.
th
ch Đường thẳng Iasinski
tl

Đường Hypebol Euler

1 o 
Hình 9.4: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa ứng suất tới hạn và độ mảnh

  1  th = o
1 <  < o  Iasinski
  o  Euler
Ví dụ: Tính lực tới hạn và ứng suất tới hạn của một cột có liên kết khớp ở hai
đầu, làm bằng thép có mặt cắt ngang hình chữ I số 24, trong hai trường hợp:
a. Chiều cao cột l = 3 m
b. Chiều cao cột l = 2 m.
Cho biết các đặc trưng của thép: E = 2.104 KN/cm2, σtl = 21 KN/cm2,
a = 31 KN/cm2, b = 0,14 KN/cm2.
Giải:
Tra bảng 1, thép chữ I số 24 có: Jx = 3460 cm4; Jy = 198 cm4; F = 34,8 cm2;
ix= 9,97 cm; iy = 2,37 cm.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 172


a. Trường hợp l = 3 m:
Độ mảnh của thanh tính theo công thức (9.9):
ml 1.3.102
= = = 126,58
imin 2,37

Vì  > o = 100 (đối với thép): Thanh có độ mảnh lớn nên áp dụng công thức
Euler (9.10):
 2 E 3,142.2.104
σth = = = 12,31 KN/cm2
2 126,582
 Pth = σth.F = 12,31.34,8 = 428,39 KN
b. Trường hợp l = 2 m:
Độ mảnh của thanh tính theo công thức (9.9):
ml 1.2.102
= = = 84,39
imin 2,37
a   tl 31  21
Tính: 1 = = = 71,4
b 0,14
Ta thấy: 1 <  < o = 100 (đối với thép): Thanh có độ mảnh vừa nên áp dụng
công thức Iasinski:
th = a - b = 31 - 0,14.84,39 = 19,19 KN/cm2
 Pth = σth.F = 19,19.34,8 = 667,81 KN

9.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH TÍNH ỔN ĐỊNH


9.5.1. Điều kiện ổn định
Muốn cho thanh chịu nén đúng tâm đảm bảo điều kiện ổn định:

   ôđ
P
= (9.15)
F
 th
Trong đó   ôđ là ứng suất ổn định cho phép:   ôđ =
k
Với k là hệ số an toàn về ổn định
+ Thép: k = 2  4
+ Gang: k = 5  6
+ Gỗ: k=37
Muốn tìm được   ôđ phải tính được th theo Euler hoặc Iasinski tùy theo trị số
 của thanh. Tính như vậy không thuận lợi, thường người ta tính theo công thức:
  ôđ =    n (9.16)

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 173


 luôn luôn nhỏ hơn 1 gọi là hệ số giảm ứng suất cho phép hay hệ số uốn dọc
được tra theo bảng 3: “Hệ số  của ổn định nén” (ở cuối chương 9).
Vậy điều kiện ổn định là:

    n
P
= (9.17)
F
Chú ý: Với thanh chịu nén có kích thước mặt cắt bị thay đổi ngoài việc kiểm tra
ổn định phải kiểm tra bền.
9.5.2. Ba bài toán cơ bản

    n
P
a. Nghiệm ổn định: =
F
P
b. Chọn kích thước mặt cắt: F
  n
Ta phải tính theo phương pháp đúng dần bằng cách tạm chọn .
c. Xác định tải trọng cho phép: P   F   n
Ví dụ 1: Một cột gỗ thông tiết diện tròn đường kính d = 0,16 m, chiều dài
l = 4 m. Hai đầu bắt bản lề chịu nén đúng tâm với lực P = 60 KN.
- Kiểm tra ổn định của cột gỗ biết n = 10 MN/m2.
- Nếu thay cột gỗ bằng cột thép chữ I số 18 có  = 160 MN/m2 thì cột thép
chịu lực tối đa là bao nhiêu?
Giải:
- Kiểm tra ổn định của cột gỗ:

    n
P
Theo công thức (9.17):  =
F

   n
P
 (a)
F
ml
Tìm  bằng cách dựa vào  =
imin

J min d 4 4 d 0,16
Mặt cắt tròn có: imin = = . = = = 0,04 m
F 64 d 2
4 4
1.4
Vậy:  = = 100. Tra bảng 3, có  = 0,31
0,04
Thế các số vào (a):
60.10 3
2
 9,63 MN/m2 <   n = 10 MN/m2
3,14.0,16
0,31
4
Vậy cột gỗ đảm bảo điều kiện ổn định.
- Tính lực tác dụng tối đa lên cột thép:

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 174


Từ công thức (9.17), ta có:
P   F   n (b)
Tra bảng 1, thép chữ I số 18 có F = 23,8 cm2 ; imin = 1,99 cm = 1,99.10-2 m
1.4
Vậy:  = = 201. Tra bảng 3, có  = 0,19
1,99.10 2
Thế các số vào (b):
P  0,19.23,8.10-4.160.103 = 72,352 KN
Vậy lực tác dụng tối đa lên cột thép là: P = 72,352 KN
Ví dụ 2: Chọn số hiệu thép chữ I cho thanh dài 2 m có liên kết khớp ở hai đầu,
chịu lực nén P = 230 KN, biết thanh làm bằng vật liệu có  = 140 MN/m2.
Giải:
P
Để chọn kích thước mặt cắt ta áp dụng công thức: F 
  n
Muốn tính được F phải biết , mà  phụ thuộc vào ;  lại phụ thuộc vào F. Vì
vậy ta phải tính theo phương pháp đúng dần bằng cách tạm chọn .
- Chọn lần thứ nhất:  = 0,52
P 230.103
F = = 0,003159 m2 = 31,59 cm2
  n 0,52.140
Tra bảng 1 và bảng 2, thép chữ I số 22a có: imin = iy = 2,5 cm; F = 32,4 cm2
Vậy độ mảnh của thanh vừa chọn là:
ml 1.2.102
= = = 80. Tra bảng 3, có  = 0,75
imin 2,5

Hệ số  lệch nhiều so với  tạm chọn, nên ta chọn lại.


- Chọn lần thứ hai:
0,52  0,75
= = 0,635
2
P 230.103
F = = 0,002587 m2 = 25,87 cm2
  n 0,635.140
Tra bảng 1 và bảng 2, thép chữ I số 20 có: imin = iy = 2,06 cm; F = 26,4 cm2
Vậy:
ml 1.2.102
= = = 97,08. Tra bảng 3, có  = 0,627 (đã nội suy).
imin 2,06
Kiểm tra lại mặt cắt vừa chọn theo điều kiện:

    n
P
= (c)
F

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 175


230.103
= 87,12 MN/m2 <    n = 0,627.140 = 87,78 MN/m2
P
Ta có: =
F 26,4.10 4
Điều kiện (c) được thỏa.
Vậy thép chữ I số 20 đã chọn là hợp lý.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thiết lập công thức xác định lực tới hạn theo Euler.
2. Viết công thức tính ứng suất tới hạn và điều kiện sử dụng công thức Euler.
3. Trình bày công thức Iasinski.
4. Nêu ba bài toán cơ bản về ổn định.

BÀI TẬP CHƯƠNG 9

1. Xác định lực nén cho phép tác dụng lên cột gỗ, chiều dài 3 m, hai đầu gắn
bản lề. Mặt cắt của cột là đường tròn với đường kính d = 0,24 m, ứng suất cho phép về
nén là   n = 10 MN/m2.
2. Xác định lực tới hạn và ứng suất tới hạn cho thanh chịu lực như hình 9.5.
Biết thanh làm bằng gang có o = 80, a = 77,6 KN/cm2, b = 1,2 KN/cm2, l = 3 m,
b = 8 cm, h = 10 cm.
Muốn thanh mất ổn định khi vật liệu còn làm việc trong giới hạn đàn hồi thì
chiều dài của thanh phải bằng bao nhiêu?

P
1-1
b
l
1 1 x h

y
Hình 9.5

3. Xác định lực nén cho phép tác dụng lên thanh gỗ thông cho trên hình 9.6.
Biết hệ số an toàn về ổn định k = 3, E = 1.106 N/cm2, σtl = 2 KN/cm2.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 176


P
1-1
y
l
1 1 x x 16cm

24cm
Hình 9.6

4. Xác định diện tích mặt cắt ngang của thanh chịu lực cho trên hình 9.7. Biết
thanh làm bằng vật liệu thép CT3 có   = 16 KN/cm2, P = 300 KN, l = 2 m, h = 1,5b.
Xác định hệ số an toàn về ổn định k của thanh đó.

P
1-1
b
l
1 1 x h

Hình 9.7

5. Chọn số hiệu thép chữ I cho thanh chống BC của kết cấu chịu lực như hình
9.8. Biết vật liệu thép CT3 có  = 16 KN/cm2, P = 40 KN, q = 20 KN/m.

P q

A B D

3m
C
1m 2m

Hình 9.8

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 177


BẢNG 3
HỆ SỐ  CỦA ỔN ĐỊNH NÉN

Độ mảnh Trị số 
 Thép CT2, CT3 Thép CT5 Gang Gỗ
0 1,00 1,00 1,00 1,00

10 0,99 0,98 0,97 0,99

20 0,96 0,95 0,91 0,97

30 0,94 0,92 0,81 0,93

40 0,92 0,89 0,69 0,87

50 0,89 0,86 0,54 0,80

60 0,86 0,82 0,44 0,71

70 0,81 0,76 0,34 0,60

80 0,75 0,70 0,26 0,48

90 0,69 0,62 0,20 0,38

100 0,60 0,51 0,16 0,31

110 0,52 0,43 - 0,25

120 0,45 0,37 - 0,22

130 0,40 0,33 - 0,18

140 0,36 0,29 - 0,16

150 0,32 0,26 - 0,14

160 0,29 0,24 - 0,12

170 0,26 0,21 - 0,11

180 0,23 0,19 - 0,10

190 0,21 0,17 - 0,09

200 0,19 0,16 - 0,08

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 178


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Việt Cương (2007). Sức bền vật liệu - Toàn tập. NXB Khoa học và
kỹ thuật.
[2] Nguyễn Văn Liên, Đinh Trọng Bằng, Nguyễn Phương Thành (1994).
Sức bền vật liệu. NXB Xây dựng. Hà Nội.
[3] Bùi Trọng Lựu, Nguyễn Văn Vượng (2005). Bài tập Sức bền vật liệu.
NXB Giáo dục. Hà Nội.
[4] Lê Quang Minh, Nguyễn Văn Vượng (2007). Sức bền vật liệu- Tập một.
NXB Giáo dục. Hà Nội.
[5] Lê Quang Minh, Nguyễn Văn Vượng (2007). Sức bền vật liệu- Tập hai.
NXB Giáo dục. Hà Nội.
[6] Bùi Thị Thoi (2006). Sức bền vật liệu. NXB Lao động - Xã hội. Hà Nội.
[7] Lê Hoàng Tuấn, Bùi Công Thành (1994). Sức bền vật liệu- Tập một.
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
[8] Trường Cao đẳng xây dựng số 1 (2004). Giáo trình Sức bền vật liệu.
NXB Xây dựng. Hà Nội.

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 179


MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SỨC BỀN
VẬT LIỆU 3
1.1. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của môn học 3
1.1.1. Nhiệm vụ 3
1.1.2. Đối tượng 3
1.2. Các giả thuyết cơ bản về vật liệu 4
1.2.1. Giả thuyết 1 4
1.2.2. Giả thuyết 2 4
1.2.3. Giả thuyết 3 4
1.3. Biến dạng và chuyển vị 4
1.3.1. Định nghĩa 4
1.3.2. Biến dạng, chuyển vị của thanh 4
1.3.3. Các loại biến dạng cơ bản của thanh 5
1.4. Khái niệm về ngoại lực, nội lực, phương pháp mặt cắt và ứng suất 6
1.4.1. Ngoại lực 6
1.4.2. Nội lực 7
1.4.3. Phương pháp mặt cắt 8
1.4.4. Ứng suất 9
1.5. Nguyên lý độc lập tác dụng 9
Câu hỏi ôn tập 10

CHƯƠNG 2: CÁC ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA


HÌNH PHẲNG 11
2.1. Khái niệm 11
2.2. Mômen tĩnh của hình phẳng 11
2.3.Mômen quán tính 12
2.3.1. Các định nghĩa 12
2.3.2. Các loại hệ trục quán tính 13
2.4. Mômen quán tính của một số hình đơn giản 13
2.4.1. Hình chữ nhật 13
2.4.2. Hình tam giác 14

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 180


2.4.3. Hình tròn 15
2.4.4. Hình vành khăn 16
2.5. Mômen quán tính đối với trục song song 16
2.6. Ví dụ tính toán 17
2.6.1. Ví dụ 1 17
2.6.2. Ví dụ 2 18
Câu hỏi ôn tập 20
Bài tập chương 2 20

CHƯƠNG 3: KÉO, NÉN ĐÚNG TÂM 23


3.1. Khái niệm 23
3.2. Biểu đồ nội lực 23
3.3. Ứng suất trên mặt cắt ngang 27
3.4. Biến dạng 29
3.4.1. Biến dạng dọc 29
3.4.2. Biến dạng ngang 30
3.5. Tính chất cơ học của vật liệu 33
3.5.1. Thí nghiệm kéo vật liệu dẻo 33
3.5.2. Thí nghiệm nén vật liệu dẻo 35
3.5.3. Thí nghiệm kéo vật liệu dòn 35
3.5.4. Thí nghiệm nén vật liệu dòn 36
3.6. Điều kiện bền - Ba bài toán cơ bản 36
3.6.1. Điều kiện bền 36
3.6.2. Ba bài toán cơ bản 37
3.7. Bài toán siêu tĩnh 39
3.7.1. Khái niệm 39
3.7.2. Cách giải 39
Câu hỏi ôn tập 42
Bài tập chương 3 42

CHƯƠNG 4: TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT VÀ THUYẾT BỀN 45


4.1. Các định nghĩa về trạng thái ứng suất 45
4.1.1. Trạng thái ứng suất 45
4.1.2. Mặt chính, phương chính, ứng suất chính 45
4.1.3. Phân tố chính, phân loại trạng thái ứng suất 45
4.2. Trạng thái ứng suất phẳng 47

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 181


4.2.1. Trạng thái ứng suất phẳng tổng quát 47
4.2.2. Ứng suất trên mặt cắt nghiêng 48
4.2.3. Bất biến của trạng thái ứng suất phẳng 49
4.2.4. Cực trị của ứng suất pháp và giá trị ứng suất chính 50
4.3. Vòng tròn Mohr ứng suất 52
4.3.1. Phương trình vòng tròn Mohr 52
4.3.2. Cách dựng vòng tròn Mohr 53
4.3.3. Tìm ứng suất trên mặt cắt nghiêng 54
4.3.4. Ứng suất chính, cực trị của ứng suất 54
4.3.5. Trạng thái ứng suất phẳng đặc biệt, trạng thái ứng suất trượt thuần
túy 55
4.4. Quan hệ ứng suất và biến dạng 56
4.4.1. Trạng thái ứng suất đơn 56
4.4.2. Trạng thái ứng suất trượt thuần túy 56
4.4.3. Trạng thái ứng suất tổng quát 57
4.4.4. Trạng thái ứng suất phẳng 58
4.5. Các thuyết bền cơ bản 58
4.5.1. Khái niệm về lý thuyết bền 58
4.5.2. Thuyết bền ứng suất pháp lớn nhất (thuyết bền thứ nhất) 58
4.5.3. Thuyết bền biến dạng dài tương đối lớn nhất (thuyết bền thứ hai) 59
4.5.4. Thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất (thuyết bền thứ ba) 59
4.5.5. Thuyết bền thế năng biến đổi hình dáng lớn nhất (thuyết bền thứ tư) 60
4.5.6. Thuyết bền vòng tròn Mohr hay thuyết bền các trạng thái ứng suất
giới hạn (thuyết bền thứ năm) 61
4.5.7. Kết luận 63
Câu hỏi ôn tập 63
Bài tập chương 4 64

CHƯƠNG 5: CẮT – DẬP 67


5.1. Hiện tượng cắt 67
5.1.1. Khái niệm 67
5.1.2. Ứng suất và biến dạng cắt 67
5.1.3. Định luật Hooke về cắt 68
5.1.4. Điều kiện bền về cắt 69
5.1.5. Ba bài toán cơ bản 69
5.2. Hiện tượng dập 70

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 182


5.2.1. Khái niệm 70
5.2.2. Điều kiện bền về dập 70
5.2.3. Ba bài toán cơ bản 70
5.3. Ví dụ tính toán về cắt - dập 71
Câu hỏi ôn tập 73
Bài tập chương 5 74

CHƯƠNG 6: XOẮN THUẦN TÚY THANH TRÒN THẲNG 77


6.1. Khái niệm 77
6.1.1. Định nghĩa 77
6.1.2. Nội lực và biểu đồ nội lực 77
6.2. Ứng suất trên mặt cắt ngang của thanh tròn chịu xoắn 82
6.2.1. Quan sát biến dạng 82
6.2.2. Thiết lập công thức tính ứng suất 82
6.3. Biến dạng của thanh tròn chịu xoắn 86
6.4. Tính toán thanh chịu xoắn 88
6.4.1. Điều kiện bền 88
6.4.2. Điều kiện cứng 89
Câu hỏi ôn tập 92
Bài tập chương 6 92

CHƯƠNG 7: UỐN PHẲNG 95


7.1. Khái niệm 95
7.1.1. Định nghĩa 95
7.1.2. Nội lực và biểu đồ nội lực 96
7.2. Uốn thuần túy phẳng 103
7.2.1. Định nghĩa 103
7.2.2. Thiết lập công thức tính ứng suất trên mặt cắt ngang 103
7.2.3. Biểu đồ ứng suất 106
7.2.4. Mômen chống uốn của một số hình đơn giản 107
7.2.5. Điều kiện bền 108
7.3. Uốn ngang phẳng 112
7.3.1. Định nghĩa 112
7.3.2. Ứng suất trên mặt cắt ngang 112
7.3.3. Công thức tính ứng suất pháp 113
7.3.4. Ứng suất tiếp trên mặt cắt ngang 113

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 183


7.3.5. Sự phân bố ứng suất tiếp trên một số mặt cắt ngang thường gặp 116
7.3.6. Kiểm tra bền cho dầm chịu uốn ngang phẳng 119
7.3.7. Ba bài toán cơ bản 121
7.4. Dạng mặt cắt hợp lý của dầm chịu uốn 126
7.5. Biến dạng của dầm chịu uốn 127
7.5.1. Khái niệm về đường đàn hồi, độ võng, góc xoay 127
7.5.2. Phương trình vi phân của đường đàn hồi 128
7.5.3. Thiết lập công thức tính độ võng, góc xoay của một số dầm chịu lực
đơn giản bằng phương pháp tích phân không định hạn 129
7.5.4. Điều kiện cứng của dầm chịu uốn 136
Câu hỏi ôn tập 137
Bài tập chương 7 138
Bảng 1: Các đại lượng đặc trưng của mặt cắt thép chữ I 141
Bảng 2: Trọng lượng, kích thước mặt cắt của thép chữ I 142

CHƯƠNG 8: THANH CHỊU LỰC PHỨC TẠP 145


8.1. Khái niệm chung 145
8.2. Thanh chịu uốn xiên 145
8.2.1. Khái niệm 145
8.2.2. Ứng suất pháp trên mặt cắt ngang 147
8.2.3. Đường trung hòa và biểu đồ ứng suất pháp 148
8.2.4. Điều kiện bền 150
8.3. Thanh chịu uốn và kéo (nén) đồng thời 152
8.3.1. Khái niệm 152
8.3.2. Ứng suất pháp trên mặt cắt ngang 153
8.3.3. Đường trung hòa và biểu đồ ứng suất pháp 154
8.4. Thanh chịu kéo (nén) lệch tâm 155
8.4.1. Khái niệm 155
8.4.2. Ứng suất pháp trên mặt cắt ngang 155
8.4.3. Đường trung hòa và biểu đồ ứng suất pháp 156
8.4.4. Tính chất của đường trung hòa 158
8.4.5. Điều kiện bền 159
8.4.6. Khái niệm về lõi của mặt cắt ngang 159
8.5. Thanh chịu uốn và xoắn đồng thời 163
8.5.1. Khái niệm 163

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 184


8.5.2. Ứng suất trên mặt cắt ngang 163
8.5.3. Ba bài toán cơ bản 164
Câu hỏi ôn tập 164
Bài tập chương 8 165
CHƯƠNG 9: ỔN ĐỊNH CỦA THANH THẲNG CHỊU NÉN
ĐÚNG TÂM (UỐN DỌC) 167
9.1. Khái niệm chung 167
9.1.1. Thí nghiệm 167
9.1.2. Lực tới hạn 167
9.2. Bài toán Euler xác định lực tới hạn 168
9.3. Ứng suất tới hạn và phạm vi sử dụng công thức Euler 170
9.3.1. Ứng suất tới hạn 170
9.3.2. Phạm vi sử dụng công thức Euler 171
9.4. Tính ổn định của thanh ngoài giới hạn đàn hồi (Công thức Iasinski) 171
9.5. Phương pháp thực hành tính ổn định 173
9.5.1. Điều kiện ổn định 173
9.5.2. Ba bài toán cơ bản 174
Câu hỏi ôn tập 176
Bài tập chương 9 176
Bảng 3: Hệ số  của ổn định nén 178
Tài liệu tham khảo 179
Mục lục 180

Giáo trình SBVL * NGUYỄN HỒNG TÂM 185

You might also like