You are on page 1of 182

BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI


TRƯỜNG ĐG GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
VIỆN HÀNG HẢI

BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

NGƯỜI BIÊN SOẠN: Th.S NGUYỄN BẢO TRUNG

TP.HCM THÁNG 09, NĂM 2019

1
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY


§1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC VÀ YÊU CẦU THIẾT BỊ ĐIỆN TRÊN TÀU THỦY
I.ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC
Phụ tải trên tàu rất đa dạng, chúng hoạt động theo nhiều chế độ khác nhau và tùy thuộc vào nhu cầu
sử dụng của tàu nhằm đảm bảo cho tàu hoạt động tin cậy và an toàn nhất trên biển. Để thuận tiện cho
việc khảo sát sửa chữa người ta phân loại ra các loại phụ tải sau đây.

1. Nhóm phụ tải phục vụ máy chính:VD: Động cơ bơm dầu đốt, bơm dầu bôi trơn, các động cơ lai
bơm làm mát nước ngọt, nước biển, các máy nén khí …

2. Nhóm phụ tải phục vụ buồng máy.

3. Nhóm phụ tải trên boong: Tời quấn dây, động cơ nâng hạ cầu thang, các cần cẩu , tời neo …

4. Nhóm phụ tải phục vụ sinh hoạt.

5. Nhóm phụ tải phục vụ ánh sáng toàn tầu.

6. Nhóm phụ tải vô tuyến điện; và máy móc Hàng hải.

* Ngoài ra người ta còn phân ra theo yêu cầu của nó.

1. Nhóm phụ tải rất quan trọng (ưu tiên nhất): Phụ tải chiếu sáng sự cố; la bàn, vô tuyến điện, máy
lái, bơm cứu hoả, bơm ba lát, bơm chống chìm…

2. Nhóm phụ tải quan trọng.: Tời hàng, tời neo, tời quấn dây và các loại tời quấn dây khác. Các phụ
tải phục vụ cho sự hoạt động của máy chính, diesel lai máy phát điện.

3. Nhóm phụ tải không quan trọng: Bếp điện; chiếu sáng sinh hoạt; điều hoà không khí...

Ngoài ra còn có các loại phụ tải làm việc dài hạn; loại làm việc ngắn hạn.

Đồ thị tải của trạm phát điện :

F = P(t).

Đồ thị tải của trạm phát điện là hàm của công suất tác dụng theo thời gian qua các chế độ công tác
của tàu :

1. Chế độ tàu hành trình trên biển:

2. Chế độ tàu đứng làm hàng.

3. Chế độ tàu đứng yên không bốc xếp hàng hoá .

4. Chế độ tàu điều động.


2
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

5. Chế độ tàu gặp sự cố

Hình 1.0 biểu đồ năng lượng của tàu theo chế độ làm việc

Đồ thị phụ tải giúp ta xem xét mức độ tiêu thụ năng lượng điện trong mỗi giờ tại từng chế độ
công tác của tàu như thế nào. Do đó tuỳ theo yêu cầu mà đồ thị phụ tải lên cao hay hạ thấp. Nó
được xác định theo từng giờ trong một ngày từ (0 - 24h).

II.YÊU CẦU CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TRÊN TÀU THỦY


Do môi trường làm việc của tàu thủy hết sức khắc nghiệt, phải chịu sự ảnh hưởng của sóng gió rung
lắc, độ ẩm cao, sự chênh lệch nhiệt độ trong dãy rộng. Vì vậy đòi hỏi thiết bị điện lắp đặt trên tàu
phải làm việc tin cậy, an toàn trong mọi điều kiện hoạt động của tàu. Ngoài ra thiết bị điện trên toàn
thủy còn phải thỏa mãn được bốn tính chất sau:

1. Độ tin cây

2. Tính chọn lọc

3. Đô nhạy

4. Tác động nhanh.

3
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§2 CÁC LOẠI MÁY PHÁT ĐIỆN


I.Máy phát điện một chiều
1.Phân loại máy phát điện 1 chiều.
Gồm có 3 loại máy phát 1 chiều chính sau:
+ Máy phát 1 chiều kích từ độc lập hoặc song song.
+ Máy phát 1 chiều kích từ nối tiếp.
+ Máy phát 1 chiều kích từ hỗn hợp.
* Ghi chú : Trong 3 loại máy phát 1 chiều trên thì chỉ có loại máy phát 1 chiều kích từ hỗn hợp là hay
được sử dụng để làm máy phát trong các trạm phát điện 1 chiều là chính còn các loại máy phát 1
chiều khác chỉ sử dụng trong các trường hợp đặc biệt.
2.Các thông số chính của máy phát 1 chiều.
Máy phát điện một chiều được xác định bằng các thông số cơ bản sau:
- Tốc độ quay định mức : n dm (vòng /phút )
- Cường độ dòng kích từ: I kt
- Cường độ dòng tải: It
- Điện áp trên trụ đấu dây: U
Công suất lớn nhất của máy phát điện một chiều được chế tạo không vượt quá 10MW, và điện áp
định mức thường là 120V, 220V, 440V, 500V và 1000V.
Khe khí của máy phát điện một chiều thường tương đối lớn có thể đạt tới một vài mm (đối với cực
từ chính) và một vài cm (đối với cực phụ).
Các tính chất của máy phát điện một chiều được xác định nhờ các đặc tính và các đặc tính lại được
xác định nhờ các thông số đã giới thiệu ở trên. Máy phát điện một chiều công tác với tốc độ không đổi, đó
là thông số từ phía ngoài tác động, nên tất cả các đặc tính của máy phát một chiều được thực hiện với tốc
độ là không đổi n = const .
3.Các đặc tính cơ bản của máy phát điện một chiều là:
1) Đặc tính không tải:
E = f(Ikt) với I = 0 , n= const
2) Đặc tính ngoài:
U = f(I) với Ikt = const, và n = const
3) Đặc tính điều chỉnh .
I (kt) = f( It ) Khi n = const , U = const .
( Sinh viên xem lại dạng đặc tính và cách xây dựng đặc tính ở học phần máy điện-thiết bị điện tàu thủy)

4
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

4.Máy phát một chiều kích từ song song

+
_
R
I kt
I
A t q
I
I D C
t
I
kt
B
H
I
bF
G
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý máy phát kích từ song song.
* Các điều kiện tự kích thích của máy phát một chiều:
- Máy phát có từ dư đảm bảo đủ lớn.
- Chiều quay của máy phát phải đúng chiều. ( nf = nđm.)
- Cuộn kích từ phải được đấu đúng cực để đảm bảo từ thông do cuộn kích từ sinh ra có chiều trùng
với chiều của từ thông dư .
- Điện trở mạch kích từ phải nhỏ hơn điện trở tới hạn.
 Từ sơ đồ máy phát ta có:
dikt
eo  Upư = URkt + UL = Rktikt + Lkt
dt
* Các phương trình trong mạch kích từ.
URkt = Rkt .Ikt = c Ikt là đường thẳng URkt đi qua gốc toạ độ
dikt
Ta có: Eo = f(Ikt) = Rkt .Ikt + Lkt
dt
dikt
Quá trình tự kích kéo dài cho đến khi = 0 và lúc ấy
dt
dikt
eo = URkt và UL = Lkt =0
dt
- Nếu ta tăng Rkt lớn hơn thì đặc tính URkt = f(Ikt) càng dốc hơn và điện áp trên trụ ra của máy phát
sẽ ở các điểm 1, 2, 3, 3’, 4 tương ứng với Rkt ta chỉnh.

5
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Đặc tính ngoài của máy phát kích từ song song là mối quan hệ giữa điện áp trên trụ đấu dây của
máy phát và dòng tải I (chứ không phải dòng chạy trong phần ứng) vì:
I = (Ipứ - Ikt)
U = f(I) với Rkt = const; n = const.
Ở đây ta không viết Ikt = const vì khi nhận tải U giảm nên Ikt của máy phát cũng giảm mặc dù Rkt
vẫn không đổi.
Sự thay đổi điện áp của máy phát kích từ song song khi nó nhận tải .

U URkt= f(I kt) U U = f(I) với n = const


R RE< Rktth R k = const
U U
U1 o 1 U t
U2 1 U 2 U
2 E o= f(I kt) o 3
U3 3 U
4
U
5

U'3 3 ' U
6
UHình
4 4 1.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi Hình 1.3. Đặc tính ngoài máy phát, kích
Er U UT I =1
điện trở trong mạch kích từ tới quá t=0 từ song song. t
0 I 0 Iz IT I1 I I =I I 5I 3 I 4=I max I
trình tự kích 6 2 đm

* Đặc tính ngoài của máy phát điện 1 chiều

a) U = f(I)ktvới n = const b) U = f(I) với n = const


U U kt
R = const R = const
R kt1 n1

R kt2>R kt1 n2 < n1

0 I 0 I

Hình 1.4. Họ đặc tính ngoài


a) Với các giá trị khác nhau điện trở mạch kích từ,
b) Khác nhau về tốc độ

6
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

U o  U dm
u  . 100% lớn hơn nhiều so với sự thay đổi điện áp của máy phát kích từ độc lập. Sự
Udm
thay đổi điện áp đạt tới 15% đến 25% và thậm chí còn tới đến 30%. Nguyên nhân cơ bản là do tác động
của sự thay đổi dòng kích từ.
5.Máy phát điện một chiều kích từ hỗn hợp.
- Máy phát điện 1 chiều kích từ hỗn hợp có cuộn kích từ nối tiếp đấu thuận .
- Máy phát điện một chiều có cuộn kích từ nối tiếp đấu ngược.
Chú ý : Trong các trạm phát điện một chiều thì máy phát điện một chiều thường được sử dụng là máy
phát 1 chiều kích từ hỗn hợp có cuộn dây kích từ đấu thuận là chính. Còn các loại máy phát 1 chiều khác
thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt.

7
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

II. MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ BA PHA


1. Khái niệm chung
- Hầu như trên tất cả các trạm phát điện tàu thuỷ dòng xoay chiều đều được lắp đặt máy phát đồng bộ ba
pha.
- Máy phát đồng bộ là loại máy mà phần cảm (phần kích từ) được cấp dòng một chiều. Còn phần ứng có
từ trường quay với tốc độ đúng bằng tốc độ quay của từ trường kích từ.
- Máy phát đồng bộ có các loại 3 pha hoặc một pha. Điện áp có từ thấp nhất từ 6V đến 20KV. Vai trò
phần ứng và phần cảm có thể thay đổi nằm ở phần quay hay phần tĩnh. Công suất mạch kích từ nhỏ,
thường không vượt quá 1% công suất định mức máy. Điện áp mạch kích từ khoảng từ 100V 
300V.Trong trạm phát điện trên tầu thuỷ chỉ sử dụng loại máy phát điện đồng bộ 3 pha 3 dây mà không
sử dụng dây trung tính( Theo quy định của Đăng Kiểm Việt Nam đối với các tầu vỏ sắt).
- Trên tàu thuỷ hiện nay thường dùng 2 loại máy phát điện xoay chiều đồng bộ 3 pha là :
+ Máy phát đồng bộ xoay chiều có chổi than
+ Máy phát đồng bộ xoay chiều không chổi than
2. Loại máy phát có chổi than :
* Cấu trúc :

a) R b) R
S S
T T

+
5 2
1
_

6 4
3 1 3
+
2
4 _
5

Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý máy phát.


a) Máy phát đồng bộ được cấp dòng kích từ b) Máy phát đồng bộ có phần ứng ở rôto
từ máy kích từ có phần ứng ở stato 1- Phần ứng (rôto); 2- Cuộn kích từ
1- Phần ứng (stato); 2- Cuộn kích từ; 3- Vành (stato); 3- Vành trượt; 4- Chổi than;
trượt; 4- Chổi than; 5- Máy kích từ; 6- Điều 5- Máy kích từ
chỉnh điện áp máy kích từ.

8
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

* Các loại tổn hao trong máy phát đồng bộ gồm:


- Tổn hao cơ khí (ma sát + quạt gió) Pm  (1  1,5)%Pm
- Tổn hao trong lõi thép: PFe  (0,5  1)%Pđm
- Tổn hao trong cuộn phần ứng: PCu  (0,3  0,8)%Pđm
- Tổn hao kích từ: Pkt  0,3% Pđm
* Bảng các thông số định mức của máy phát điện đồng bộ thường cho các thông số sau:
- Điện áp định mức của máy phát: Uđm(V)
- Công suất biểu kiến định mức: Sđm (hoặc Pđm)(KVA)
- Dòng định mức: Iđm(A)
- Tần số định mức: fđm(Hz)
- Hệ số công suất định mức: cos đm
- Dòng kích từ định mức: Iktđm(A)
- Điện áp kích từ định mức: Uktđm(V)
- Tốc độ quay định mức: nđm(V/P)
- Cách đấu cuộn dây phần ứng v.v...
Công suất của máy phát đồng bộ và máy bù đồng bộ thường cho bằng công suất biểu kiến (KVA)
hay (MVA) nhằm xác định giới hạn tải xuất phát từ vấn đề phát nhiệt của cuộn dây phần ứng.
Nếu trên bảng định mức máy phát người ra cho rằng công suất P (KW hay MW) thì có nghĩa xuất
phát từ sự giới hạn công suất của động cơ sơ cấp.
Vấn đề phát nhiệt của máy phát không phải do hệ số công suất quyết định. Nhưng cần thiết phải
cho hệ số cosđm vì lý do xác định giới hạn dòng kích từ của máy phát.
Ví dụ: Cho cosđm = 0,8. Có nghĩa là nếu máy phát chịu tải với Iđm mà lúc đó cos < cosđm là
điều không cho phép vì lúc đó hệ thống tự động điều chỉnh điện áp sẽ phải điều chỉnh cho Ikt > Iktđm mới
có thể giữ ổn định điện áp của máy phát.
Máy phát đồng bộ được phân loại như sau:
- Máy phát đồng bộ cực hiện bão hòa.
- Máy phát đồng bộ cực ẩn bão hoà.
- Máy phát đồng bộ cực ẩn không bão hòa.
Tất cả các máy phát được lắp đặt trong trạm phát điện tàu thuỷ dòng xoay chiều 3 pha đều là các
máy phát không bão hòa. Còn các máy bão hòa chỉ sử dụng như máy phát tốc độ v.v...
Máy phát đồng bộ không bão hòa cực hiện chỉ dùng với những máy diesel thấp tốc. Còn máy
không bão hoà cực ẩn thì thường dùng với các loại diesel cao tốc hoặc các loại tuốc bin ...

9
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

3. Máy phát đồng bộ không chổi than .


a. Những vấn đề cơ bản về máy phát điện xoay chiều không chổi than .
Ngày nay máy phát điện đồng bộ không chổi than đã và đang được trang bị hầu hết trên các đội
tàu biển. Loại máy này có kích thước và trọng lượng rất gọn nhẹ, hoạt động độ tin cậy và ổn định . Mặt
khác, do không có chổi than nên đã giảm thiểu về yêu cầu vệ sinh, bảo dưỡng và sửa chữa và ít bị hỏng
hóc
* Những đại lượng và thông số định mức của các máy phát điện .
Máy phát điện đồng bộ nói chung, và máy phát điện đồng bộ tàu thuỷ nói riêng thường khi xuất
xưởng nhà chế tạo bao giờ cũng cấp cho người sử dụng các đại lượng và thông số được ghi trên katalog
(lí lịch máy). Các đại lượng này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình vận hành và khai thác của máy.
Hơn nữa các thông số này còn giúp cho người vận hành thuận tiện kiểm tra các thông số của máy khi sửa
chữa, khắc phục sự cố.
- Hãng sản xuất:
- Công suất định mức : Pđm {W, KW}.
- Điện áp định mức : Uđm {V, KV}.
- Dòng điện định mức : Iđm {A, KA}.
- Tần số định mức : fđm {Hz}.

- Hệ số công suất định mức : Cos  đm.


- Dòng kích từ định mức : Iktđm (A).
- Điện áp kích từ định mức : Uktđm (V).
- Vòng quay định mức : nđm {v/ph}.
- Nhiệt độ làm việc : ( 0C ).
- Cấp cách điện:
* Các thông số của máy phát chính cụ thể trên 1 tầu .
Tàu Mỹ Hưng gồm hai máy phát điện đồng bộ không chổi than do hãng TAIYO sản xuất. Được
bố trí ở hai bên mạn tàu và đặt tại buồng máy để thuận tiện trong quá trình vận hành và khai thác. Hai
máy phát có cùng series với các thông số như sau:
- Hãng sản xuất : TAIYO ELECTRIC CO.LTD.
- Uđm = 440 (V).
- Iđm = 385 (A).
- Pđm = 240 (KW).
-S = 300 (KVA).
- nđm = 900 (V/P).
- fđm = 60 (HZ).

10
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

- Cosđm = 0,8.
- Số pha : 3 pha.
- Cấp cách điện : cấp F.
* Thông số của máy phát sự cố.
- Hãng sản xuất: TAIYO ELECTRIC CO.LTD.
- Uđm = 220 (V).
- Iđm = 36,3 (A).
-P = 8 (KW).
-S = 10 (KVA).
- nđm = 1800 (V/P).
- fđm = 60 (HZ).
- cos  đm = 0,8.
- Số pha : 3 pha.
- Cấp cách điện : Cấp F.
b.Cấu tạo của máy phát điện đồng bộ không chổi than .
* Cấu trúc chung máy phát điện đồng bộ không chổi than.
1) Phần tĩnh ( STATOR)
+ Phần mạch từ: Được ghép bởi các lá thép kỹ thuật điện dạng hình trụ rỗng .
+ Cuộn dây : Bên trong phần mạch từ có phay các rãnh để đặt cuộn dây 3 pha phần ứng . Ngoài ra trên
STATOR của máy phát không chổi than còn có cuộn dây kích từ của máy phát kích từ ( Là phần cảm của
máy phát kích từ).
2) Phần quay(ROTOR): gồm có các phần chính sau:
+ Phần mạch từ: Được ghép bởi các lá thếp kỹ thuật điện.
+ Phần cuộn dây kích từ cho máy phát chính ( còn gọi là phần cảm)
+ Phần Điốt quay : có 6 Đi ốt ( 3 Điốt thuận và 3 Điốt ngược)
+ Cuộn dây 3 pha của máy phát kích từ ( Còn được gọi là phần ứng của máy phát kích từ F )

11
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Hình vẽ.1.6 : Cấu trúc chung máy phát đồng bộ không chổi than hãng TAIYO.
- Máy phát đồng bộ.(G)
- Máy phát kích từ xoay chiều.(F)
- Cầu chỉnh lưu quay.
- Cuộn kích từ tĩnh cấp dòng kích từ cho máy phát kích từ.
Trong đó máy kích từ xoay chiều và bộ chỉnh lưu quay được lắp trên rotor của máy phát chính.
Tín hiệu ra xoay chiều ba pha của máy kích từ được chỉnh lưu thành tín hiệu một chiều thông qua bộ
chỉnh lưu quay để cấp cho cuộn kích từ chính máy phát.
3.Phương trình điện áp của máy phát xoay chiều đồng bộ .
+ E = 4,44. Kqd . f . W . Фkt
Trong đó : Kqd là hệ số quấn dây của cuộn dây phần ứng
n.P
f là tần số của máy phát f = ( n : là tốc độ quay , P là số cặp cực )
60
W là số vòng dây của cuộn dây phần ứng
Фkt là từ thông kích từ.
Khi máy phát không tải thì : E = U0
Khi máy phát mang tải :
U=E–I.Z
Trong đó : Z = R + J X .( R: là điện trở thuần của cuộn dây phần ứng máy phát , X : là trở kháng của
cuộn dây phần ứng máy phát ), I : là dòng điện tải

12
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

III. MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ BA PHA TRÊN TẦU MỸ HƯNG


1.Cấu tạo chi tiết máy phát điện đồng bộ
Máy phát điện đồng bộ không chổi than của hãng TAIYO được lắp đặt trên tàu Mỹ Hưng có cấu
trúc gồm các bộ phận chính sau:
Khung stator, cuộn dây stator, mạch từ rotor, cuộn dây kích từ, trụ đỡ, ổ đỡ, máy phát kích từ, bộ
chỉnh lưu quay và các phụ kiện khác.
a) Stator.
- Staor được chế tạo từ các tấm thép hàn với nhau để tăng tính chịu lực và chống các rung động cơ học,
ngoài ra khung Stator còn được tạo vành để cố định lõi sắt stator. Lõi sắt Stator được dập định hình từ các
tấm thép lá kỹ thuật điện, được phủ một lớp vật liệu cách điện (vecni), sau đó xếp lại với nhau sao cho
các lớp trùng khít lên nhau. Cuối cùng chúng được ép chặt vào các khung và được cố định bằng các chốt.
- Cuộn dây Stator được làm bằng đồng, bên ngoài được phủ cách điện và đặt vào các rãnh của Stator cách
điện giữa dây quấn và lõi thép là các tấm cách điện. Khi cuộn dây đã được đặt vào các rãnh Stator và
được nêm chặt bằng các nêm chế tạo từ vật liệu cách điện (gỗ phíp hay các loại vật liệu cách điện khác).
Cuối cùng chúng được tẩm, phủ sơn cách điện đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
b)Rotor.
- Mạch từ rotor cũng được làm từ các lá thép silic có đặc tính từ hoá rất tốt, được phun vecni cách điện và
có khía rãnh ở mặt trong để lắp với trục. Trên mỗi tấm thép đều được tạo những lỗ có tác dụng làm mát
bằng không khí, ngoài ra còn được tạo rãnh (ở chu vi ngoài) để đặt các cuộn dây. Tất cả các tấm thép
được ép chặt với nhau và lắp vào trục, sau đó được chốt giữa hai đầu bằng các chốt đặc biệt.
- Dây quấn của rotor được làm bằng đồng, cùng loại với dây quấn Stator và được đặt vào các rãnh của
mạch từ Rotor với các tấm lót cách điện. Phía ngoài cuộn dây được phủ vecni cách điện.
- Trục rotor được làm bằng thép hợp kim có độ bền cơ học cao. Trên trục rotor được lắp bộ chỉnh lưu
quay, đặt về phía đầu máy kích từ để tiện cho việc kiểm tra và sửa chữa. Bộ chỉnh lưu đặt trên hai vòng
tản nhiệt, trên đó còn có một bộ varistor có tác dụng bảo vệ cho bộ chỉnh lưu. Nguồn cấp cho bộ chỉnh
lưu này được lấy từ máy phát kích từ, dòng sau chỉnh lưu là dòng một chiều cấp cho cuộn kích từ của
máy phát chính.
c)Vỏ máy
- Vỏ máy được làm từ những vật liệu có độ bền cơ học cao và được chế tạo thành hình trụ để cố định lõi
sắt stator. Phía đầu vỏ máy được thiết kế hai cửa sổ làm mát cho máy khi vận hành, ngoài ra còn thuận
tiện trong quá trình kiểm tra và bảo dưỡng máy phát. Mặt khác vỏ máy còn làm nhiệm vụ bảo vệ máy và
đặt trên giá đỡ, được thiết kế đủ độ bền cơ học, chịu được sự rung lắc khi làm việc.
d)Máy phát kích từ.
-Máy phát kích từ là loại có phần ứng quay và được bố trí trên trục của máy phát chính.

13
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

- Máy phát kích từ gồm các phần tử cơ bản sau:


+ Khung stator, lõi từ, cuộn dây kích từ, lõi thép phần ứng, cuộn dây phần ứng.
+ Stato của máy kích từ.
- Khung staor là hợp kim gang và thép được đúc thành những tấm sau đó được hàn với nhau đảm bảo
được sức bền và độ cứng hợp lý. Lõi Stator được làm từ các tấm thép mỏng có đặc tính từ hoá tốt xếp lại
với nhau và được đặt vào khung Stator. Mặt trong của lõi Stator được chế tạo thành rãnh để đặt dây quấn
khi đã lót cách điện (dây quấn cùng loại với dây quấn của Stator máy phát chính) sau đó các đầu dây còn
lại được bó chặt với nhau. Cuộn dây trên Stator của máy phát kích từ được đặt cuộn dây kích từ (Phần
cảm).
* Roto của máy phát kích từ.
- Đây là phần ứng của máy phát kích từ. Nó được chế tạo từ các tấm thép silic có chất lượng cao được
phủ vecni cách điện và được khoan lỗ làm mát. Các lá thép được ép chặt với nhau và được cố định trên
trục của máy phát chính.
- Cuộn dây phần ứng được làm bằng đồng và cùng loại với cuộn dây phần ứng của máy phát chính. Cuộn
dây được cố định trong các rãnh bằng các nêm chế tạo từ vật liệu cách điện, các đầu dây được bó chặt để
tránh tác dụng của lực ly tâm.
- Đầu ra của cuộn dây phần ứng máy phát kích từ được nối qua cầu chỉnh lưu 3 pha quay ở rô to của máy
phát .Tín hiệu ra ở cầu chỉnh lưu quay được cấp trực tiếp cho cuộn dây kích từ chính của máy phát . (
Như hình vẽ)
e) Thiết bị sấy.
-Trong quá trình vận hành và khai thác bản thân máy phát đã phát ra nhiệt góp phần làm giảm độ ẩm
của máy phát nhưng khi máy ngừng hoạt động máy phát có thể hấp thụ khí ẩm từ môi trường bên ngoài.
Chính vì thế sẽ làm giảm điện trở cách điện của máy phát dẫn tới gây nên dòng rò trong quá trình làm
việc và có nguy cơ lớp cách điện bị đánh thủng khi có xung điện áp cao. Vì vậy, trên máy được trang một
thiết bị sấy để giữ cho nhiệt độ của máy phát lớn hơn nhiệt độ môi trường, làm tăng điện trở cách điện
đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và làm giảm trở kháng trong các cuộn dây, đảm bảo khả năng tự kích
tốt.
- Bộ sấy được đặt ở nơi thấp nhất của khung máy để năng lượng nhiệt dễ dàng tuần hoàn trong máy, phục
vụ có hiệu quả, bảo vệ cuộn dây và các phần tử có liên quan đến độ ẩm.
- Tín hiệu nguồn điều khiển cho mạch sấy là 220V được lấy trực tiếp từ mạch cấp nguồn 220V (60V/
S07) qua các cầu chì chờ sẵn. Khi máy phát ngừng hoạt động hoặc trước khi đưa các tổ hợp Diesel lai
máy phát vào hoạt động, người ta phải tiến hành sấy cho máy phát. Công tắc SHS (Space Heater Switch)
cấp nguồn cho rơle 188H (288H) thông qua tiếp điểm thường đóng 125B của Aptomat ACB (Air Circuit

14
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Breaker) các tiếp điểm cấp nguồn cho mạch sấy hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm phụ 188H (288H)
S61, đèn OL (Orange lamp) sáng báo mạch sấy đang hoạt động.
Khi Aptomat chính đóng cấp nguồn cho lưới thì rơle 125B/S21 (125B/S22) cũng có điện, rơle
này hoạt động mở tiếp điểm 125B/S21 (125B/S22) làm cho rơle 188H (288H) mất điện, mở tiếp điểm cắt
nguồn sấy ra khỏi mạch và đèn OL tắt báo mạch sấy ngừng hoạt động.

220V SOURCE

S 07

60V

R S T

SH1
SH2
C2 SH3
C2
F 15 F 25
3A 3A

SHS 11 SHS 21
1H6

2H6

71 152B 71 252B
72
S61
S61

72 S22
S21
188H

288H

9 9
5 1 3 5 1 3
188H 288H
6 2 6 2
4 4
10 10

S – 2F S – 2F
H 11

H – DPYC – 2.5
H 22

H – DPYC – 2.5
H 21
H 12

2G1 2G2

H 11 H 12 H 22
H 21

Hình vẽ 1.7 : Space Heater Circuit

15
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

f) Bộ lọc không khí làm mát máy phát chính.


Bộ lọc không khí làm mát được lắp ở cửa hút gió làm mát nhằm mục đích làm giảm tối thiểu
lượng bụi bẩn xâm nhập vào trong máy. Do đó làm giảm lượng tạp chất có các gốc hoá chất gây hại cho
máy trong quá trình làm việc và giữ được sự ổn định làm việc cho máy phát

CT
F1 R
F2
EX
G S

RT

Si
AVR
Hình 1.8: Hệ thống kích từ.

Hệ thống kích từ tĩnh bao gồm cuộn kháng RT, biến dòng CT. Bộ chỉnh lưu silic (Si), khối hiệu
chỉnh điện áp AVR.
- Bộ chỉnh lưu quay được đặt trên trục của máy phát chính và có nhiệm vụ cấp nguồn một chiều
cho kích từ F1 của máy phát chính.
- Điện áp và dòng điện xoay chiều được lấy từ đầu ra của máy phát chính thông qua biến dòng CT
và cuộn kháng RT, hai tín hiệu này được cộng với nhau và được đưa tới cầu chỉnh lưu một pha tạo thành
tín hiệu dòng một chiều sau đó được đưa tới bộ phận kích từ F2 của máy phát kích từ.

16
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

2. Nguyên lý hoạt động của máy phát trên tầu MỸ HƯNG .


a) Sơ đồ tổng thể máy phát và hệ thống tự động điều chỉnh điện áp hãng TAIYO

Hình vẽ 1.9: Sơ đồ tổng thể


Máy phát đồng bộ không chổi than của hãng TAIYO.
Trong đó :
G : Máy phát chính.
EX : Máy phát kích từ.
Si1 : Bộ chỉnh lưu quay.
Si2 : Cầu chỉnh lưu silic.
S1,2 : Hai bộ bảo vệ xung cho các bộ chỉnh lưu.
F1 : Cuộn kích từ của máy phát chính.
F2 : Cuộn kích từ của máy phát kích từ.
CT : Biến dòng cấp tín hiệu dòng cho mạch phức hợp pha song song.
RT : Cuộn kháng cấp tín hiệu áp cho mạch phức hợp.
VR : Biến trở hiệu chỉnh điện áp.
AVR : Mạch hiệu chỉnh điện áp.

17
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

CCT : Biến dòng cấp cho mạch hiệu chỉnh.


SP : Điện trở sấy cho máy phát chính.
b.Nguyên lý hoạt động của máy phát đồng bộ không chổi than.
Khi động cơ sơ cấp lai rotor của máy phát chính (động cơ sơ cấp trên tàu thuỷ thường là động cơ
Diesel) chạy với tốc độ ổn định ở giá trị định mức, do ban đầu máy phát có từ dư nên điện áp máy phát sẽ
nhanh chóng được thành lập và tín hiệu kích từ lấy từ cầu chỉnh lưu Si2 được đưa tới cuộn kích từ F2 của
máy phát kích từ. Từ trường trong cuộn dây là từ trường tĩnh nhưng do rotor của máy phát quay nên trong
cuộn dây ba pha của máy phát kích từ có sức điện động và dòng cảm ứng. Dòng điện xoay chiều ba pha
này được bộ chỉnh lưu cầu ba pha Si1 chỉnh lưu thành dòng một chiều cung cấp cho cuộn kích từ chính F1
và từ trường này quay nên cảm ứng trên cuộn dây ba pha của máy phát G những sức điện động tạo lên
điện áp trên cực của máy phát chính.
* Đặc điểm máy phát điện hãng TAIYO.
- Kích thước nhỏ gọn so với máy phát của các hãng khác có cùng công suất.
- Thiết kế các bộ phận và các hệ thống hợp lí, tiện sử dụng dễ khai thác, dễ kiểm tra sửa chữa và
quan sát.
- Độ tin cậy cao.
- Đơn giản, tiện ích nhưng các chỉ số chất lượng cao.
- Nguyên lí xây dựng không quá phức tạp mà vẫn có chỉ số và các yêu cầu kĩ thuật phù hợp với
tàu thuỷ.
- Đa dạng về công nghệ, khả năng thay thế, lắp lẫn cao phù hợp với tính năng và yêu cầu của đăng
kiểm.
- Mang tính quốc tế cao.
- Đặc thù Nhật Bản rõ rệt như : gọn nhẹ, hợp lí, tiện ích và giá thành rẻ.

18
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

3. Mô hình toán học của máy phát đồng bộ không chổi than.
3.1 Hệ phương trình của máy phát đồng bộ không chổi than :
Được viết ở hệ trục (d, q) gắn liền với từ trường quay và các đại lượng tương đối như sau:
1 dd
u d  r.iq    .q (1)
 b dt
1 dq
uq  r.id    .d (2)
 b dt
df
uf  if  Tf (3)
dt
dd
0  iD  TD (4)
dt
dQ (3.1)
0  iQ  TQ (5)
dt
d  if  X d .id  iD (6)

q  X q .iq  iQ (7)

f  if   D X d .id  g1.iD (8)

D  iD  d, X d .id  g 2 .if (9)

Q  iQ  q X q .iq (10)

Trong đó :
ud, uq : Điện áp stator theo dọc trục và ngang.

id , iq : Dòng điện stator theo trục dọc và ngang.

d , q : Từ thông móc vòng cuộn stator theo trục dọc và ngang.

r : Điện trở thuần cuộn stator.


Tf : Hằng số thời gian của cuộn kích từ.

uf , f , if : Điện áp, từ thông móc vòng, dòng điện cuộn kích từ.

iD , iQ : Dòng điện cuộn ổn định theo trục dọc, ngang.

D , Q : Từ thông móc vòng cuộn ổn định theo trục dọc, ngang.

19
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Xd , Xq : Trở kháng đồng bộ của cuộn stator theo trục dọc, ngang.

d : Hệ số tương hỗ giữa cuộn stator và cuộn kích từ theo trục dọc.

 d, : Hệ số tương hỗ giữa cuộn stator và cuộn ổn định theo trục dọc.

q : Hệ số tương hỗ giữa cuộn stator và cuộn kích từ theo trục ngang.

 : Vận tốc góc của từ trường quay.

b : Đại lượng so sánh cơ bản của vận tốc quay từ trường

g1 : Hệ số tương hỗ giữa ổn định và cuộn kích từ theo trục dọc.

g2 : Hệ số tương hỗ giữa ổn định và cuộn kích từ theo trục ngang


3.2.Một số giá trị so sánh cơ bản.
a) Đối với điện áp cuộn stator:

ub  u pn . 2 (3.2)

u pn . 2 :Biên độ của điện áp pha định mức.

u pn : Là điện áp pha định mức của máy phát.

b) Đối với dòng điện cuộn stator.

Ib  I n 2 (3.3)

In 2 :Biên độ của Iđm.

Ib :Dòng điện định mức.


c) Điện trở cuộn stator.
Ub
Rb  (3.4)
Ib
d) Đối với điện áp và dòng điện kích từ.

ufb  uf 0 : Điên áp cuộn kích từ khi không tải ứng với giá trị định mức của điện áp
cuộn stator.

I fb  I f 0 : Dòng điện cuộn kích từ khi không tải ứng với giá trị định mức của dòng
điện cuộn stator.

20
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Um
rf  : Điện trở thuần cuộn kích từ.
Im
e) Đối với vận tốc quay.

b   n (3.5)

n : Là vận tốc quay định mức của từ trường quay (  n  2 . f n )

fn : Là tần số đm của máy phát.


2) Đơn giản hoá hệ phương trình của máy phát đồng bộ không chổi than.
Để đơn giản hoá hệ phương trình của máy phát đồng bộ không chổi than người ta tìm cách bỏ đi
những phương trình hoặc những đại lượng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình thay đổi cũng như tính
ổn định của máy phát đồng bộ với độ chính xác nhất định, cụ thể là có thể loại bỏ đi cuộn ổn định (bỏ qua
phương trình (4), (5) và phương trình (9), (10) còn những phương trình khác bỏ qua những đại lượng liên
quan đến cuộn ổn định).
Bỏ qua điện trở thuần của cuộn stator: r = 0.
Bỏ qua các thành phần không tuần hoàn của cuộn stator

dd dq
(coi   0)
dt dt
Coi vận tốc của Diesel là không đổi và luôn bằng nđm (   0 ).
Hệ phương trình (3.1) của máy phát đồng bộ được viết như sau:

(1)  ud  q (1)

(2)  uq  d (2)

df
(3)  uf  if  Tf . (3)
dt (3.6)

(6)  d  if  X d .id (4)

(7)  q  X q .iq (5)

(8)  f  if   d . X d .id (6)

Thay phương trình (5) vào (1) ta được:

ud  X d .id (1')

Tương tự ta thay phương trình (4) vào (2) ta được:

uq  if  X d .id (2')

21
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Như vậy hệ phương trình của máy phát đồng bộ không chổi than có dạng sau:

ud  X d .id (1')

uq  if  X d .id (2')
(3.7)
df
u f  i f  Tf . (3')
dt
f  if  d . X d .id (4')

4. Sơ đồ tương đương, đồ thị vectơ máy phát đồng bộ cực ẩn không bão hòa.
Trong chế độ tải đối xứng, máy phát đồng bộ ba pha có dòng chạy trong cuộn dây phần ứng và
dòng chạy trong cuộn kích từ.

f kt fa

c) fs

Hình 1.10. Sơ đồ các từ thông được tạo ra trong máy phát đồng bộ

22
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

E
a
E
kt
E E
s
X X R I O
a s R

U
E E U
a S R
E E U
kt tải

Hình 1.11. Sơ đồ tương đương, đồ thị vectơ máy phát đồng bộ cực ẩn không bão hoà
Ekt- Sđđ cảm ứng trong cuộn phần ứng do từ thông kích từ fkt
Xa- Trở kháng phản ứng phần ứng do từ thông fa gây ra
Xs- Trở kháng do từ thông tản fs gây ra
R- Điện trở thuần cuộn dây phần ứng
Từ thông do dòng chạy trong cuộn kích từ gây ra là kt làm cảm ứng trong cuộn dây phần ứng một
suất điện động Ekt. Dòng tải chạy trong cuộn dây phần ứng gây ra từ thông a mà phần lớn đường sức của
chúng đi từ Stato qua khe khí móc vòng với cuộn dây kích từ. Từ thông này gọi là phản ứng phần ứng a.
Một phần từ thông do dòng tải gây ra chỉ móc vòng với chính cuộn dây phần ứng ta gọi là từ thông tản s
Từ lý luận trên ta có thể thành lập sơ đồ tương đương hình.
Ekt - sđđ cảm ứng trong cuộn dây phần ứng do từ thông kích từ kt
Xa - Trở kháng phản ứng phần ứng do a gây ra và cảm ứng trong cuộn dây phần ứng sđđ Ea.
Xs - Trở kháng do từ thông cảm s mà cảm ứng trong cuộn phần ứng sđđ Es.
R - Điện trở thuần của cuộn phần ứng.
Ta có :
Xa = La
Xs = Ls
Tổng của hai trở kháng trên:
X = Xa + Xs ta gọi là trở kháng đồng bộ
Trong máy phát đồng bộ không bão hòa, sđđ Ekt tỷ lệ thuận với dòng kích từ Ikt. Từ sơ đồ tương
đương ta có biểu thức:

23
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

U  E kt  E a  E s  U r
X I
XI
j j
E
kt
E + E + j XI
a s U
E U tải
kt

Hình 1.12. Sơ đồ tương đương, đồ thị vectơ rút gọn máy phát đồng bộ cực ẩn không bão hoà

Mà ta có: E a  jX a I E s  jX s I U r  RI
Nên U  E kt  jX a I  jX s I  R I
Trong thực tế, ở máy phát đồng bộ trị số R rất nhỏ so với X nên ta có thể đơn giản hóa sơ đồ tương
đương và đồ thị vectơ như trên.
5 . Các đặc tính cơ bản của máy phát điện đồng bộ .
( Phần này sinh viên xem lại cách xây dựng đặc tính và dạng đặc tính ở phần máy điện xoay chiều)
a) Đặc tính không tải .
Là mối liên hệ E = f( Ikt ) Khi n = const .
b) Đặc tính ngoài của máy phát đồng bộ
Đặc tính ngoài U = f(I) xác định sự thay đổi điện áp của cuộn dây phần ứng phụ thuộc vào cường
độ dòng tải. Khi giữ tốc độ quay n = const, hệ số công suất cos = const và dòng kích từ Ikt= const.
c) Đặc tính điều chỉnh của máy phát đồng bộ .
Đặc tính điều chỉnh của máy phát đồng bộ: Ikt = f(I) xác định sự thay đổi cường độ dòng kích từ Ikt
phụ thuộc vào sự thay đổi cường độ dòng tải trong quá trình giữ cho cos = const; n = const và U =
const.
d) Đặc tính ngắn mạch của máy phát điện đồng bộ . Inm = f(Ikt) khi U= 0 Và n= const .

24
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

IV . MÁY BÙ ĐỒNG BỘ
Khái niệm bù đồng bộ là cải thiện cos của lưới điện qua đó cải thiện cos của máy phát. Để thực
hiện vấn đề này người ta thường sử dụng tụ điện hoặc là máy bù đồng bộ.
Từ hình a, trạm phát vừa cung cấp công suất tác dụng P và công suất phản tác dụng Qo thông qua
đường dây dài.

a) Trạm phát điện


Đường dài
F P P P
Qc Qc Qc

b) Trạm phát điện


Đường dài
F P P P Qc

Hình 1.13. a. Sơ đồ cấp năng lượng điện đi xa


b. Ứng dụng máy bù đồng bộ tại chỗ
Từ hình b, trạm phát cung cấp cho phụ tải chỉ công suất tác dụng P thông qua đường dây dài như trên.
Máy bù đồng bộ để ngay gần phụ tải sẽ cung cấp công suất phản kháng cho phụ tải. Làm được như vậy
trạm phát và đường dây sẽ không phải chịu thành phần dòng cảm kháng. Cos của máy phát cao, nâng
cao tính kinh tế trong khai thác.
Như vậy, máy bù đồng bộ chính là động cơ chạy ở chế độ không tải với dòng kích từ nhất định. Nó
chỉ nhận một lượng công suất tác dụng nhỏ, không đáng kể từ mạng để cân bằng các tổn hao và cấp cho
mạng một lượng công suất phản kháng lớn. Ngoài nhiệm vụ làm tăng cos của mạng động cơ đồng bộ
còn là bộ điều chỉnh điện áp cho mạng . Vì khi ta thay đổi Ikt làm thay đổi trị số dòng điện của nó suy ra
gián tiếp làm thay đổi giáng áp trên đường dây kể từ trạm phát.
Máy bù đồng bộ ngày nay cũng được ứng dụng rất rộng rãi trên tàu thuỷ có máy phát đồng trục và
bộ biến đổi nghịch lưu. Nó chỉ thực hiện chức năng cấp cho mạng công suất cảm kháng thay cho máy
phát đồng bộ,mà máy phát đồng trục mà không thể cấp được khi dùng qua bộ biến đổi nghịch lưu.

25
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

V. MÁY PHÁT ĐỒNG TRỤC


Mức độ điện khí hóa và tự động hóa trên tàu thuỷ ngày càng phát triển đi đôi với sự gia tăng công
suất của trạm phát điện. Đó là nguyên nhân cơ bản đưa đến việc ứng dụng máy phát đồng trục làm nguồn
năng lượng điện chính trên tàu. Mặt khác trong quá trình khai thác đã đưa đến kết luận là: Khi ứng dụng
máy phát đồng trục giá thành 1KW/h thấp hơn 50% giá thành khi ứng dụng máy phát có diesel hoặc tuốc
bin quay riêng.
Một nguyên nhân quan trọng nữa, đã được rút ra từ thực tế khai thác là: tuy số lượng máy phát điện
trên tàu có từ 3  5 cụm song khi tính tổng cộng số giờ làm việc của mỗi cái vẫn lớn hơn nhiều so với số
giờ làm việc của máy chính quay chân vịt. Vì thời gian tàu đứng trong cảng bốc xếp hàng hóa và neo đợi
chiếm tỷ lệ cao so với thời gian đi trên biển.
Do vậy tuổi thọ của các máy chính bao giờ cũng dài hơn tuổi thọ của các máy phụ truyền động cho
các máy phát điện.
Tuy nhiên khi ứng dụng máy phát đồng trục đòi hỏi hệ thống công tác ổn định trong giới hạn thay
đổi tốc độ quay chân vịt từ 60  100% tốc độ định mức. Giới hạn trên có liên quan đến sự ổn định điện áp
và tần số của dòng điện với độ chính xác cho phép theo yêu cầu của Đăng kiểm.
Để truyền động cho máy phát đồng trục trong thực tế đã sử dụng các phương pháp sau:
- Truyền động qua hộp số bánh răng.
- Truyền động qua dây curoa hay bằng xích.
- Truyền động trực tiếp tức là Roto của máy phát đồng trục là một đoạn của trục chân vịt .
Điều kiện công tác của máy phát đồng trục khác nhiều so với điều kiện công tác của các máy phát
được truyền động riêng. Đó là sự thay đổi tốc độ quay trong các chế độ công tác của tàu như :
- Chế độ điều động.
- Chế độ tàu hành trình qua kênh.
- Chế độ tàu hành trình trong sóng to , gió lớn.
Sự thay đổi tốc độ quay dẫn đến:
- Nếu máy phát đồng trục là máy phát một chiều thì làm thay đổi điện áp của máy phát.
- Nếu là máy phát xoay chiều thì không những làm thay đổi điện áp mà còn làm thay đổi tần số của
dòng điện máy phát. Chính vì vậy vấn đề giữ ổn định các thông số cơ bản: điện áp, tần số cho máy phát
đồng trục là rất phức tạp.

26
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

SG
Máy phát đồng trục là
một phần trục chân vịt PW

Máy phát đồng trục SG


được đặt đối diện với
PW
chân vịt qua máy diesel

Máy phát đồng trục SG


PW
được lắp đặt ngay trên
máy diesel chính

Máy phát đồng trục


được truyền động qua
PW
hộp số cùng phía chân SG
P
vịt

SG
Máy phát đồng trục
được truyền động qua P
hộp số phía đối diện với PW
chân vịt

SG
Máy phát đồng trục
được truyền động qua
hộp số ngay cạnh máy
PW
chính.

Hình 1.14. Các phương pháp lắp đặt truyền động cho máy phát đồng trục trên tầu thuỷ.

27
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

*Các phương pháp ổn định tần số cho máy phát đồng trục đã được áp dụng như sau:
Vần đề ổn định tần số cho các máy phát đồng trục là rất quan trọng . Trong thực tế chúng ta có thể
sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thứ 1 .
Máy phát đồng trục là máy 1 chiều: cung cấp năng lượng quay động cơ 1 chiều có tốc độ không đổi.
Động cơ này lại quay máy phát đồng bộ.
Phương pháp này có nhiều nhược điểm.
- Cùng một lúc sử dụng nhiều máy điện.
- Giá thành cao, chiếm nhiều diện tích , hiệu suất thấp.
Phương pháp thứ 2 .
Máy phát đồng trục được chế tạo là máy phát đồng bộ bình thường. Toàn bộ năng lượng điện xoay
chiều được biến đổi ra năng lượng điện 1 chiều qua chỉnh lưu. Sau đó nhờ năng lượng này lại được biến
đổi ra năng lượng xoay chiều 3 pha có tần số ổn định nhờ bộ biến đổi nghịch lưu và bộ điều chỉnh tần số
riêng.(Sử dụng bộ biến tần công suất lớn ).Phương pháp này có nhược điểm là giá thành của bộ biến tần
công suất lớn rất đắt.
Phương pháp thứ 3 .
Máy phát đồng trục được kích từ bằng dòng xoay chiều. Roto (cuộn kích từ) có thể được chế tạo 3
pha, 2 pha hoặc 1 pha. Dòng kích từ là dòng xoay chiều có tần số được điều chỉnh nên sinh ra một từ
trường quay so với bản thân roto. Tốc độ quay của từ trường này được chọn sao cho tổng của tốc độ quay
roto và tốc độ quay của từ trường dòng kích từ đáp ứng được tần số cần thiết cho mạng điện tàu.
Cách giải quyết như trên có nhiều ưu điểm. Bộ biến đổi tần số không phải tính toán để chịu toàn bộ
công suất của máy phát đồng trục mà nó chỉ chịu công suất kích từ. Bộ biến đổi tần số này chỉ cần ở cửa
ra có tần số 40% tần số của mạng. Như vậy rất phù hợp với sự thay đổi tốc độ quay của trục chân vịt trên
tàu. Chế tạo những bộ biến tần như trên đơn giản và giá thành không cao lắm.
Bộ điều chỉnh điện áp và tần số được chế tạo bằng bán dẫn rất phức tạp. Máy phát đồng trục loại
này có thể công tác được chỉ khi trên mạng đã có điện áp. Chính vì vậy máy phát đồng trục thường được
công tác song song với các máy phát khác tự kích lúc ban đầu. Sau khi nó đã nhận tải thì có thể làm việc
riêng biệt được.

28
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§2. BẢNG PHÂN PHỐI ĐIỆN CHÍNH VÀ BẢNG ĐIỆN SỰ CỐ


I.Khái niệm.

Năng lượng điện từ các máy phát điện cấp lên thanh cái trong bảng điện chính và từ đó phân phối
đến các bảng điện phụ và các phụ tải. Như vậy trong hệ hống năng lượng có hai phần cơ bản : Phần thứ
nhất là sản xuất ra năng lượng điện và phần thứ hai là khâu phân phối điện tới các bộ tiêu thụ. Do đó khi
thiết kế hệ thống điện năng tàu thủy bao giờ cũng tính toán và xây dựng sơ đồ mạch cơ bản, trong đó có
đường dây tải năng lượng từ các máy phát điện chính (hoặc từ máy biến áp) tới thanh cái, rồi từ thanh cái
đến các phụ tải và các mạch điều khiển từ xa hoặc tự động, đối với hệ thống và đối với các phần tử riêng
biệt thuộc hệ thống đó, các mạch giám sát kiểm tra các mạch tín hiệu, các mạch của đo lường và các khí
cụ bảo vệ,v.v...

Hệ thống năng lượng phải đáp ứng được những yêu cầu về độ tin cậy, cung cấp năng lượng liên tục,
cơ động, thuận tiện dễ dàng cho người vận hành khai thác và có tính kinh tế cao.

II.Các yêu cầu cơ bản của trạm phát điện


1. Độ tin cậy của hệ thống
- Phải thỏa mãn theo yêu, nhiệm vụ chức năng của hệ thống. Muốn đảm bảo độ tin cậy trong tất cả các
chế độ công tác phải có các phần tử dự trữ : như máy phát, dây dẫn, động cơ,v.v...

- Phân chia toàn bộ mạch chính ra nhiều phần, mỗi phần có thể công tác độc lập, giảm số lượng thiết bị,
phần tử trong hệ thống đến mức tối thiểu.

- Tự động khởi động các máy phát dự trữ ( máy phát sự cố, máy phát dự trữ, động cơ truyền động máy
phụ dự trữ).

- Khi các thông số kỹ thuật vượt quá trị số cho phép, sử dụng các phần tử bảo vệ phân đoạn có thời gian
hoạt động nhỏ nhất.

2. Tính cơ động của hệ thống


- Tính chất này nhằm thỏa mãn những yêu cầu do bản thân nhiệm vụ chức năng của các phần tử (đảm bảo
vận hành tàu an toàn, đảm bảo các chế độ công tác làm hang, v.v...). Không những ở chế độ công tác bình
thường mà ngay cả khi một vài phần tử bị hư hỏng. Các thiết bị an toàn và sơ đồ phải đảm bảo nhanh
chóng khắc phục những chỗ hư hỏng, cho phép tiến hành kiểm tra để khắc phục sai sót khi vận hành.

- Ngoài ra tính cơ động của hệ thống còn thể hiện là cho phép khắc phục các hư hỏng và sửa chữa bảo
dưỡng dễ dàng khi ngắt điện áp.

3. Vận hành và sử dụng thuận tiện


- Sơ đồ phải đơn giản, cấu tạo phải hoàn chỉnh, thời gian sửa chữa ít, tăng thời gian vận hành, áp dụng
điều khiển từ xa, tập trung, dễ dàng phát hiện những

chỗ hư hỏng.

4. Kinh tế vận hành trong khai thác


- Ứng dụng các hệ thống tự động rãi, giảm chi phí cho hoạt động của hệ thống như dùng nguồn điện bờ
khi tàu đứng trong cảng hoặc ứng dụng máy phát đồng trục khi tàu hành trình.

29
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

- Phụ tải trên tàu thủy thường chia ra làm ba nhóm.sau:

+ Nhóm thứ nhất : gồm những phụ tải rất quan trọng, nếu mất điện có thể gây nguy hiểm cho tàu và
thuyền viên.

Ví dụ : hệ thống đèn hành trình, các thiết bị vô tuyến điện, máy lái v.v... Nhóm phụ tải này phải
được nhận điện áp từ hai nguồn độc lập.( nguồn chính và nguồn sự cố)

+ Nhóm thứ hai : gồm những phụ tải quan trọng như : Neo, các bơm cứu hỏa, bơm la canh và những
máy phục vụ cho máy chính v.v... Nguồn điện cấp cho nhóm thứ hai cũng phải thường xuyên và tin cậy
trong chế độ công tác bình thường và sự cố.

+ Nhóm thứ ba : Các phụ tải ít quan trọng như : bếp điện, quạt gió v.v...

Đối với nhóm này cho phép gián đoạn nguồn điện cấp trong một thời gian khi các máy phát bị quá
tải hay sửa chữa.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN CHIA ĐIỆN NĂNG


Trong mạng điện tàu thủy ta có thể gặp các loại hệ thống phân phối điện năng sau :

1. Hệ thống phân phối theo hình khuyên


2. Hệ thống phân phối theo tia đơn giản.
3. Hệ thống phân phối theo tia phức tạp
Sau đây chúng ta lần lượt giới thiệu các loại hệ thống trên.

1. Hệ thống phân phối theo hình vành khuyên


Đây là hệ thống mà tất cả các bảng điện phụ có thể được cấp nguồn đồng thời từ hai hướng bằng hai
đường cáp khép kín theo hình vành khuyên.

Hình 1.15. Sơ đồ hệ thống phân phối theo hình vành khuyên

1-Các máy phát; 2-Bảng điện chính; 3-Các bảng điện phụ;

4- Các cầu dao; 5- Đường cáp; 6- Đường cáp phụ cung cấp cho

bảng điện phụ; 7- Các bảng điện nhỏ hay các phụ tải lớn.

- Ngoài ra một số điểm trên hình vành khuyên còn được cấp theo đường cáp phụ 6 sao cho sự sụt áp trên
cáp là thấp nhất.

30
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

- Trong trường hợp bị ngắn mạch hay hỏng một đoạn cáp nào đó thì đoạn cáp cáp đó có thể loại ra nhờ
các cầu giao 4 và điểm cần cấp điện vẫn được cấp từ bảng điện chính theo hướng khác.

- Các đường cáp tạo thành hình khuyên được đặt phía phải và phía trái của mạn tàu. Trường hợp có sự cố
một bên mạn tàu, đồng thời hỏng cáp điện đi phía mạn đó, ta vẫn có cáp của phía mạn kia cấp điện cho
các điểm cần thiết. Các phụ tải quan trọng hơn được cấp nguồn từ hai bảng điện phụ, một từ bên trái và
một từ mạn phải. Loại hệ thống phân phối điện năng này có khả năng tiết kiệm được tiết điện dây dẫn khi
cấp cho phụ tải công suất lớn, tăng độ tin cậy cấp nguồn cho thiết bị. Nhược điểm của hệ thống là phức
tạp và vận hành, khai thác gặp những khó khăn nhất định.

Hệ thống hình vành khuyên thường được ứng dụng trên tàu quân sự hay các tàu vận tải rất lớn.

2. Hệ thống phân phối theo tia đơn giản

- Đây là hệ thống mà tất cả máy phát được cấp trên bảng điện chính và từ đó cung cấp đến các phụ tải
trực tiếp bằng cáp qua các cầu dao và các áp tô mát đến các phụ tải..

Hình 1.16. Sơ đồ phân phối theo tia đơn giản

Các phụ tải động lực; 2-Phụ tải ánh sáng.

- Hệ thống phân phối theo tia đơn giản chỉ được ứng dụng trên các tàu nhỏ.

3. Hệ thống phân phối theo tia phức tạp.

- Khi nói đến hệ thống phân phối theo tia phức tạp ta cần phân biệt là hệ thóng được cấp điện từ một số
bảng điện chính. Đây tất nhiên là một vài hệ thống phân phối theo tia có liên quan mật thiết với nhau.
Loại hệ thống từ một số bảng điện chính chỉ được trang bị trên tàu quân sự cỡ lớn hay trên các chiến hạm.

- Cả hai loại hệ thống phân phối theo tia phức tạp kể trên có những tính chất chung. Đó là từ bảng điện
chính hay một số bảng điện chính đều phân phối theo tia đến các bảng điện phụ của các nhóm phụ tải, rồi
từ bảng điện phụ này lại phân phối theo tia đến các bảng phụ cấp nguồn trực tiếp cho các phụ tải.

- Thứ tự cấp nguồn kiểu này phụ tải lúc nào cũng như nhau. Phụ thuộc vào tình thế mà một số phụ tải lớn
và nhỏ có thể được cấp nguồn trực tiếp từ bảng điện chính hoặc từ bảng điện phụ của các nhóm phụ tải.

- Trên đội tàu buôn, vận tải, hình thức phân phối điện năng theo tia phức tạp từ một bảng điện chính được
ứng dụng rất phổ biến. Xuất phát từ ưu điểm cơ bản là có thể điều khiển phân phối năng lượng điện từ
một trung tâm.

31
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Hình 1.17. Sơ đồ hệ thống phân phối theo tia phức tạp

1-Các phụ tải được cấp nguồn trực tiếp từ BĐC;

2-Các bảng điện phụ cung cấp đến từng

3-Các bảng điện phụ cung cấp tới từng nhóm phụ tải;

4-Các phụ tải được cấp nguồn từ bảng phụ 3;

5-Các phụ tải được cấp nguồn từ bảng phụ 2.

Bđc3

Bđc2 3 2 4 Bđc4
1

Hình 1.18 của hệ thống có 4 bảng điện chính

2-Nhóm phụ tải rất quan trọng; 3- Nhóm phụ tải quan trọng;

4- Nhóm phụ tải ít quan trọng.

32
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

IV. Hệ thống thanh cái trong bảng điện chính


- Tất cả các trạm phát điện, không phụ thuộc vào loại động cơ truyền động máy phát đều cung cấp năng
lượng đến hệ thống thanh cái và hệ thống thanh cái mới phân phối đi các nơi.

- Dựa trên sơ đồ trạm phát với hệ thống thanh cái ta có thể phân ra các loại hệ thống thanh cái sau đây:

1. Trạm phát với một hệ thống thanh cái không phân đoạn
2. Trạm phát với một hệ thống thanh cái phân đoạn
3. Trạm phát với một hệ thống thanh cái.
Các loại hệ thống thanh cái nêu trên đều có thể được ứng dụng trên trạm phát điện tàu thủy với mức
độ tự động hóa cao. Tuy nhiên các thiết bị bảo vệ phải được lắp đặt đúng vị trí để đề phòng mọi khả năng
xảy ra sự cố của hệ thống.

1. Trạm phát với một hệ thống thanh cái không phân đoạn
- Trạm phát với một hệ thống thanh cái không phân đoạn đơn giản nhất được giới thiệu ở hình sau :

G G G G

Hình 1.19. Sơ đồ bảng điện chính với một hệ thống thanh cái không phân đoạn

- Tính chất đặc trưng của hệ thống này là thanh cái không được chia ra thành các phân đoạn. Các máy
phát cùg cấp năng lượng lên một hệ thanh cái đó thông qua các cầu daohay cầu chì. Hệ thống này có
những nhược điểm quan trọng như : không đảm bảo tính tin cậy và tính cơ động trong vận hành. Nếu bị
ngắn mạch trên thanh cái hay trên phụ tải nào đó mà thiết bị bảo vệ phụ tải đó không hoạt động sẽ dẫn
đến cắt tất cả các máy phát và toàn bộ phụ tải, bị mất điện. Ngoài ra khi bảo dưỡng, sửa chữa thanh cái
cần phải cắt toàn bộ máy phát.

33
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Hình 1.20 :Hệ thống thanh cái được chia làm hai phần bằng cuộn kháng

- Nếu xảy ra ngắn mạch (sơ đồ 1.20) sẽ cơ động nhờ cuộn cảm 1, ví dụ nếu ngắn mạch ở đoạn thanh cái I
lập tức các thiết bị bảo vệ ngắn mạch hoạt động aptomat W1, W2 ngắt máy F1 và F2ra khỏi thanh cái. Nếu
điểm ngắn mạch chưa bị loại trừ thì dòng ngắn mạch sẽ tiếp tục chạy từ hai máy phát F3, F4. Cường độ
dòng ngắn mạch nhỏ đi không phải chỉ do nguyên nhân máy phát F1và F2 đã bị cắt mà còn do tác động
của cuộn cảm hạn chế 1. Bảo vệ ngắn mạch trong trường hợp này được chọn sao cho với dòng ngắn mạch
này chạy trong mạch sau một thời gian nhất định aptomat W3, W4 sẽ hoạt động ngắt tiếp máy phát F3và
F4. Nhưng nếu sau khi máy phát F1 và F2 được cắt ra khỏi thanh cái mà điểm ngắn mạch bị loại trừ thì hệ
thống tiếp tục công tác do máy phát F3 và F4 cấp nguồn.

- Hệ thống trên có nhược điểm cơ bản gây ra tổn hao điện áp và công suất trên cuộn cảm khi có lượng
công suất truyền qua nó. Ta có thể loại trừ được nhược điểm trên bằng cách mắc cầu chì số 2 song song
với cuộn cảm (hình 1.20). Nếu xảy ra ngắn mạch cầu chì 2 sẽ bị cắt ngay và cuộn cảm được đưa vào để
hạn chế dòng ngắn mạch.

- Trường hợp sửa chữa thanh cái và các thiết bị khác đặt trong bảng điện chính mà có máy phát cảng như
(sơ đồ hình 1.20b) thì hệ thông sẽ rất cơ động. Hệ thống này sẽ hoạt động bình thường thì cầu dao 0
đóng. Tuy nhiên hệ thống thanh cái này không gọi là phân đoạn. Khi cần thiết phải sửa chữa thanh cái và
các thiết bị trong bảng điện chính. Khu vực mà tất cả các máy phát chính cấp điện ta có thể cắt và cho
nghỉ tất cả máy phát chính,khi mở cầu dao 0. Một số phụ tải cần thiết khi tàu đứng trong cảng phải hoạt
động thì do máy phát cảng cấp nguồn.

34
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

2. Trạm phát với một hệ thống thanh cái phân đoạn-


Phân đoạn thanh cái là chia thanh cái ra một số đoạn không phụ thuộc vào nhau mà trong đó mỗi phân
đoạn được cấp nguồn độc lập. Như vậy nó có thể lại trừ được một số nhược điểm của trạm phát với một
hệ thống thanh cái không phân đoạn.

- Khi tiến hành sửa chữa hay thay thế thiết bị ở phân đoạn thanh cái nào ta chỉ việc cắt nó khỏi các phần
còn lại. Các phần còn lại vẫn công tác bình thường.

a) G G G G

0 Bđc

b) G G G G

Z Bđc

c) G G G G

W Bđc

Hình 1.21. Trạm phát với hệ thống thanh cái phân đoạn

- Mức độ động cơ khi có ngắn mạch của thanh cái phân đoạn cao hơn so với thanh cái không phân đoạn.
Mức độ cơ động cũng còn phụ thuộc vào phân đoạn thanh cái bằng cầu dao, cầu nối hay aptomat. Nếu
phân đoạn thanh cái bằng cầu dao hay cầu nối, khi ngắn mạch cũng giống như thanh cái không phân
đoạn. Chỉ khác là sau khi ngắn mạch có thể nhanh chóng cho phân đoạn không bị hỏng hoạt động lại
ngay sau khi cắt cầu dao hay tháo cầu nối .

35
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

V.CÁC THIẾT BỊ TRONG BẢNG ĐIỆN CHÍNH


- Trong bảng điện chính được lắp đặt các thiết bị như thanh cái, các aptomat, các công tắc tơ, rơ le, cầu
chì, biến áp, biến dòng đo lường và các khí cụ điện khác phục vụ cho việc đưa năng lượng đến các phụ
tải, kiểm tra và điều khiển hệ thống năng lượng. Thiết bị trong bảng điện chính tàu thủy được phân chia
theo chức năng : thiết bị chính phân phối năng lượng điện, cácbảng trung gian, bảng điện phụ và bảng
điện sự cố.

- Thiết bị bảng điện được chế tạo có bảo vệ để không có khả năng tiếp xúc với phần có điện áp.Với mục
đích trên thiết bị được bao bọc bởi lưới kim loại hoặc các tấm kim loại mỏng. Bảng điện chính được cấu
trúc để ngăn ngừa được khi có nước đổ từ trên cao theo phương thẳng đứng.

- Bảng điện chính được chia ra thành các panel. Các panel cho các máy phát, các panel cho các tải động
lực và các panel cho chiếu sáng và điện cho sinh hoạt . Trong các panel cho máy phát điện được đặt các
khí cụ, thiết bị bảo vệ máy phát, các thiết bị kiểm tra đo lường các thong số I ,U ,f , P và điều khiển các
máy phát điện .

- Trong các panel phân phối năng lượng được lắp đặt các thiết bị đóng ngắt, các thiết bị bảo vệ lưới điện
phụ tải và các aptomat đến cácphụ tải ít quan trọng mà có khả năng tự động được cắt ra nếu máy phát quá
tải.

- Panel điều khiển trung tâm được đặt giữa các panel của các máy phát. Panel này được đặt các thiết bị
điều khiển hòa đồng bộ, thiết bị kiểm tra điện trở cách điện, aptomat lấy điện bờ và aptomat phân đoạn
thanh cái nếu có.

36
A A A EW ff V A EW ff V A EW ff V §o ®iÖn trë ChiÕu s¸ng b¶ng TÝn hiÖu qu¸ t¶i cña
c¸ch ®iÖn ®iÖn chÝnh biÕn ¸p

CÊp nguån tÝn hiÖu


+ - + - + - cho bãng ®Ìn chÝnh
403 24

U> N U> N

§iÒu §iÒu §iÒu


BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

chØnh chØnh chØnh Phô t¶i


u u u quan träng

3x400 Phô t¶i kh«ng M¹ch chiÕu


3x130 quan träng s¸ng

Phô t¶i
quan träng
G G G
3~ 3~ 3~

Hép ®Êu d©y


®iÖn tõ

Hình 1.22: Sơ đồ bảng điện chính trạm phát điện xoay chiều
37
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Ampe kế A với công tắc chuyển mạch PA cho phép đo dòng các pha. Vôn kế V với công tắc
chuyển mạch PW cho phép đo điện áp dây. Tần số kế f đo tần số lúc công tắc của máy phát G1, Wat kế W
do công suất tác dụng của máy phát

G1 Ampe kế trong mạch kích từ để đo dòng kích từ. Aptomat W phục vụ choviệc đóng ngắt máy
phát, bảo vệ ngắn mạch và bảo vệ quá tải cho máy phát. Rơle công suất ngược PMZ để bảo vệ khi có
công suất từ thanh cái đi vào máy phát. Nếu máy phát không được thiết kế trong trạm phát để công tác
song song thì không cần lắp đặt rơle công suất ngược.

Trong panel máy phát còn có công tắc chuyển mạch PSW để điều khiển động cơ séc vô M (thay đổi
nhiên liệu đưa vào diesel truyền động máy phát) phục vụ cho điều chỉnh tần số khi hòa đồng bộ và nhạn
tăng tải hay giảm tải tác dụng cho máy phát . Ngoài ra còn có nam châm điện từ E dùng để dập tắt từ
trường máy phát, các khí cụ và thiết bị khác.

Ampe kế, Wat kế và các cuộn dòng của các rơle dòng theo qui tắc được nối qua biến dòng đo lường
1 với mục đích an toàn cho chúng khi có tác động của dòng ngắt mạch và kích thước trọng lượng của
thiết bị đo lường.

Wat kế, tần số kế, cuộn áp của rơle công suất ngược và đồng bộ được lấy điện áp trên 220V từ biến
áp đo lường 2. Tất cả các thiết bị lấy biến áp từ biến áp hay lấy điện áp trực tiếp từ lưới điện đều phải
được bảo vệ ngắn mạch hoặc có phần tử hạn chế dòng ngắn mạch.

Các bóng đèn tín hiệu 3 có thể không cần phải có cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho từng cái nhưng
phải có cầu chì bảo vệ chung. Cuộn áp của các khí cụ và thiết bị điều khiển có thể không có bảo vệ ngắn
mạch nếu đã thỏa mãn một số điều kiện an toàn khác theo qui định

VI. BẢNG ĐIỆN SỰ CỐ


Trạm phát điện sự cố cấp nguồn tới bảng điện sự cố được đặt ở một nơi riêng biệt trên mớn nước
của tàu. Từ bảng điện sự cố chỉ cấp nguồn cho một hệ số phụ tải rất quan trọng đã được tính toán xác định
trước trên tàu cụ thể. Ví dụ như: máy lái, một phần ánh sáng (ánh sáng sự cố, bơm cứu đắm, thiết bị vô
tuyến điện). Trong chế độ công tác bình thường của hệ thống điện năng tàu thủy, bảng điện sự cố được
cấp điện từ bảng điện chính.

Trạm phát điện sự cố được trang bị trước tiên trên các tàu chở khách. Trên các tàu buôn nó chỉ được
trang bị theo yêu cầu của chủ tàu.

Hình 1.23 giới thiệu sơ đồ đấu dây trạm phát và bảng điện sự cố cùng với cách đấu liên hệ với bảng
điện chính. Để truyền động cho máy phát sự cố 4 hệ thống được lắp đặt động cơ diezel 3. Động cơ diezel
3 được khởi động nhờ động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp 2.

38
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

R
9 S
T

7
1

Tõ b¶ng
®iÖn chÝnh

§C§A

F 4
~
3


®c
2

Hình 1.23. Giới thiệu sơ đồ đấu dây trạm phát và bảng điện sự cố

1 – Rơ le áp thấp; 2 - động cơ đề máy; 3 - động cơ diezel; 4 – máy phát sự cố

5 – công tắc tơ cấp nguồn từ máy phát sự cố tới bảng điện sự cố

-Máy phát sự cố hoàn toàn tự động khởi động và đóng lên thanh cái bảng điện sự cố nếu trên thanh cái đã
mất nguồn điện từ bảng điện chính. Công tắc tơ số 5 đóng điện máy phát sự cố và công tắc tơ số 7 cấp
điện từ bảng điện chính được khóa lẫn nhau, nếu cái này đóng thì cái kia không thể đóng. Điều đó không
cho phép hòa song song giữa máy phát sự cố và các máy phát trên bảng điện chính.

- Tại thời điểm trên bảng điện chính mất điện hoàn toàn hoặc vì lý do nào đó bảng điện sự cố mất điện.
Rơ le điện áp thấp 1 không hút, tiếp điểm thường đóng tiếp xúc. Rơ le khởi động Kđ được cấp nguồn từ ắc
quy, đóng kín mạch cấp nguồn cho động cơ 2. Động cơ 2 động cơ diezel, máy phát 4 được quay tới tốc độ
định mức. Nó tự kích đến điện áp định mức và công tắc tơ 5 tự động đóng máy phát sự cố lên bảng điện
sự cố.

- Muốn cắt máy phát sự cố ta chỉ việc ấn nút số 6. Khi máy phát sự cố đã được cắt ra mà trên mạch cấp từ
bảng điện chính đã có điện áp thì công tắc tơ 7 sẽ tự động đóng cấp nguồn cho bảng điện sự cố.
39
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

5 7
M¹ch khãa
lÉn nhau

11 11

F1 F2 F3

Hình 1.24 : Sơ đồ 1 dây liên kết giữa bảng điện chính và bảng điện sự cố.
VII.GIỚI THIỆU ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH CÁC SƠ ĐỒ BẢNG ĐIỆN CHÍNH TRÊN CÁC
TẦU CỤ THỂ.
1) Bảng điện chính trên tầu 6500 T.
2) Bảng điện chính trên tầu 22.500T
3) Bảng điện chính trên tầu 53.000T.

40
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Câu hỏi ôn tập chương1.


1) Câú tạo , nguyên lý hoạt động , phân loại máy phát điện 1 chiều.
2) Các đặc tính cơ bản của máy phát điện 1 chiều.
3) Cấu tạo, nguyên lý hoạt động , phân loại máy phát điện đồng bộ xoay chiều
4) Các đặc tính cơ bản của máy phát điện đồng bộ xoay chiều ?
5) So sánh, phân tích ưu , nhược điểm của loại máy phát xoay chiều có chổi than và loại máy phát
điện xoay chiều không chổi than.
6) Sơ đồ tương đương , các phương trình cơ bản của máy phát điện đồng bộ xoay chiều .
7) Cấu trúc và sử dụng máy bù đồng bộ trong các trạm phát điện .
8) Trình bày chức năng và Các yêu cầu cơ bản đối với bảng điện chính tàu thuỷ.
9) Các phương pháp phân phối năng lượng trên tầu thuỷ .Nêu ưu , nhược điểm của từng phương
pháp .
10) Các dạng thanh cái trên tàu.
11) Trình bày các yêu cầu của trạm phát điện sự cố trên tầu thuỷ .Cấu trúc và hoạt động của trạm phát
điện sự cố.
12) Đọc và phân tích các hệ thống đo U,I ,P và f trên các sơ đồ bảng điện chính cụ thể .
13) Đọc và phân tích các hệ thống điều khiển cơ bản trên sơ đồ các bảng điện chính cụ thể.( Ví dụ :
các phương pháp kiểm tra các điều kiện hoà đồng bộ , các mạch lấy tín hiệu hoà bằng tay , tự
động ., các mạch điều khiển động cơ ser vo , các mạch lấy điện bờ ,các mạch đóng ngắt áp tô mát
máy phát , các mạch đo U,I,f ,P …..cho ác máy phát điện .

41
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Chương 2: ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP CHO MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ BA PHA


§1. KHÁI NIỆM CHUNG
1.Tại sao cần phải ổn định điện áp cho các máy phát điện .
Tất cả những thiết bị điện là phụ tải của các máy phát điện, hay các khí cụ ,trang bị điện trong các hệ
thống năng lượng lượng điện nói chung đều được chế tạo để công tác với một điện áp nhất định ta gọi đó
là điện áp định mức (Uđm ). Từ góc độ kinh tế, kỹ thuật, chất lượng khai thác,… Khi công tác với điện áp
ổn định bằng điện áp định mức, các trang thiết bị sẽ công tác ở trạng thái tốt nhất, tin cậy nhất và có tuổi
thọ dài nhất và đem lại hiệu quả kinh tế nhất . Chính vì vậy, mọi sự sai lệch (tăng lên hoặc nhỏ đi) quá
giới hạn cho phép của điện áp đều gây ra sự công tác không ổn định, không tin cậy của các thiết bị. Ví dụ:
Đối với động cơ điện sẽ ảnh hưởng đến tốc độ, mômen v.v..từ đó ảnh hưởng tới tuổi thọ , chất lượng công
tác và hiệu quả của công việc .Các khí cụ điện khi công tác ở điện áp cao hơn định mức dễ bị cháy vì quá
áp , còn khi công tác ở điện áp nhỏ hơn định mức sẽ hút không ổn định . Các thiết bị chiếu sáng khí phải
công tác ở điện áp U .> Uđm sẽ dễ bị cháy , tuổi thọ ngắn , còn khi phải công tác ở điện áp U>Uđm thì
ánh sáng tối đi rất nhiều….
Do vậy, vấn đề ổn định điện áp cho máy phát là vấn đề rất quan trọng và không thể thiếu được
trong các trạm phát điện. Đặc biệt là trong các trạm phát điện tầu thuỷ.
2. Các qui định của đăng kiểm về vấn đề ổn định điện áp cho các máy phát điện tàu thuỷ.
Theo qui định của đăng kiểm Việt Nam
Ở chế độ tĩnh :
Các máy phát có khả năng ổn định được điện áp trong khoảng (± 3%)Udm (∆U≤± 3%Udm ) đối với
các máy phát có công tác song song. Đối với các máy phát công tác độc lập là (∆U≤± 4%Udm ) .
Khi máy phát nhận và cắt tải từ 0 đến Pdm.;cos  = cos đm . Nếu hệ số cosφ thay đổi từ 0,6 ÷ 0,9
Thì dao động điện áp nằm trong khoảng ±3,5% Uđm .Thời gian quá độ của trạng thái nhận tải tĩnh
tqđ=1,5s.
Ơ chế độ động :
Khi nhận hoặc cắt tải đột ngột 3 pha đối xứng tới 60% Pdm với tần số định mức với cosφ < 0,4 thì
yêu cầu điện áp không được sụt áp quá -15  ( tức là U ≤ 15 % ) và khi nhận tải không được vượt
quá( + 20 %) tức là ( U ≥ 20 % ) khi cắt bớt tới 60% tải .
- Khôi phục điện áp sau 1,5s với sai số ± 3 % ( với máy phát đồng bộ công tác song song ) và sau 5s với
sai sốU≤ ± 4 % ( với máy phát sự cố công tác độc lập ) .Trong điều kiện tần số của máy phát thay đổi
trong phạm vi ±10% với tqđ=5s .
*Các yêu cầu khác:
- Hệ thống nhiên liệu đủ để cung cấp cho các máy phát công tác liên tục .
- Hoạt động tin cậy , chắc chắn , ít hỏng hóc.

42
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

- Dễ dàng trong quá trình vận hành, khai thác đơn giản và thuận tiện cho việc sửa chữa nhỏ .
-Giá thành hạ.

U U b)
a)
Umax
Uo
+3%
Uno Uđm
-3% Ud Umax

t+
++
+đc
Po P t
Hình 2.1. Quy định của đăng kiểm về điện áp
a.Chế độ tĩnh
b.Chế độ động
3). Các nguyên nhân gây ra sự dao động điện áp cho các máy phát điện .
a/ Do dòng tải của máy phát thay đổi .(It)
- Khi dòng tải của máy phát thay đổi ( khi cos = const và n = const ), IT = var thì sẽ xẩy ra hai trường
hợp .
+ Làm cho phản ứng phần ứng của máy phát thay đổi gây ra sự thay đổi từ thông trong các cuộn dây phần
ứng làm thay đổi điện áp của máy .
+ Giáng áp trên điện trở nội của máy phát thay đổi . Ta có thể biểu diễn sự liên quan của dòng tải đến
điện áp trong quá trình thay đổi như sau :

Fa TH EF

UF
ITải

U

b/ Do tính chất của tải thay đổi : (cosφ)


- Nếu IT = const , n = const thì khi cos = var sẽ làm thay đổi độ khử từ của máy phát và dẫn đến làm
thay đổi điện áp của máy phát ta có thể biểu diễn sự liên quan đó như sau :

cosφ Fa TH EF UF

43
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

c/ Khi tốc độ quay thay đổi :


- Nếu cos = const , IF = const , n = var thì lúc này sẽ làm cho (E) sức điện động sinh ra trong cuộn dây
stator của máy phát bị thay đổi dẫn đến sự thay đổi điện áp ra của máy phát .

n Ea UF

( E = 4,44.Kqd..W.f . mà n = 60f/P ) .
d/ Do sự thay đổi nhiệt độ của môi trường :
- Khi t0 = var .làm cho điện trở trong các cuộn dây của máy phát thay đổi .Từ đó làm cho Uf= var .
RƯ U
UF
T0

Rkt Ikt

Trong đó :
+ IT : Dòng tải của máy phát .
+ FA : Sức điện động phản ứng phần ứng .
+ U : Điện áp rơi trên tổng trở cuộn dây phần ứng .
+ TH : Từ thông tổng hợp .
+ EF : Sức điện động cảm ứng trong cuộn dây phần ứng .
+ UF : Điện áp trên trụ đấu dây của máy phát .
+ n : Tốc độ quay .
+ T0 : Nhiệt độ của cuộn dây .
+ Rư : Điện trở thuần của cuộn dây phần ứng .
+ Rkt : Điện trở thuần của cuộn dây kích từ .
+ Ikt : Dòng kích từ của máy phát .
* Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên còn có một số nguyên nhân phụ cũng gây ra sự dao động điện
áp của máy phát , như điện trở tiếp xúc của chổi than và vành trượt , cách điện của hệ thống thấp . Các
nguyên nhân đó có ảnh hưởng nhưng không đáng kể .
4) Các điều kiện để tự kích cho một máy phát điện .
- Máy phát phải có từ dư đủ lớn ( Edư = (2..5)% Uđm .
- Chiều kích từ trùng với chiều từ dư .
- Có tốc độ quay đạt định mức .(nf = nđm , Δ n ≤ 5% n đm )
- Tổng trở trong mạch kích từ nhỏ hơn điện trở tới hạn.( Rkt < R th)

44
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§ 2 . CÁC NGUYÊN LÝ XÂY DỰNG BỘ TỰ ĐỘNG


ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP CHO CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU

*Có 4 dạng hệ thống tự động điều chỉnh điện áp điển hình là :


- Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp theo nhiễu.
+ H.T Phức hợp dòng.
+ H.T Phức hợp pha : Phức hợp pha song song và phức hợp pha nối tiếp.
- Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp theo độ lệch.
- Hệ thống điều chỉnh điện áp theo nguyên lý kết hợp.
+ Kết hợp giữa phức hợp dòng với độ lệch.
+ Kết hợp giữa phức hợp pha với độ lệch.
I. Hệ thống điều chỉnh điện áp theo nhiễu loạn :
1/ Hệ thống phức hợp dòng ( Hay còn gọi là bù dòng) .
- Định nghĩa : Hệ thống TĐ ĐC ĐA theo nguyên lý phức hợp dòng là hệ thống có hai tín hiệu : tín hiệu
dòng và tín hiệu áp hai tín hiệu này được cộng lại với nhau ở phía một chiều ( sau chỉnh lưu ) .
- Với cấu trúc như vậy hệ thống chỉ có thể cảm biến được với sự thay đổi của độ lớn dòng tải . Hệ thống
phức hợp dòng chỉ có khả năng giữ được điện áp của máy phát do một nguyên nhân là khi cường độ
dòng tải thay đổi . Chính vì vậy mà nó ít được ứng dụng trong thực tế trên tàu thuỷ cũng như trên bờ.

CT

CL

KT

Hình 2.2. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp theo phức hợp dòng

45
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

2/ Hệ thống phức hợp pha :


*Khái niệm : Hệ thống phức hợp pha là hệ thống T.Đ điều chỉnh điện áp có thể ổn định được U với hai
nhiễu chính đó là dòng tải (It) và tính chất của tải (cosφ) . Hệ thống phức hợp pha gồm có 2 tín hiệu
chính là tín hiệu áp Uf và tín hiệu dòng (It) , hai tín hiệu này được cộng với nhau ở phía xoay chiều
trước chỉnh lưu.Tức là cộng với nhau về pha . Hệ thống phức hợp pha có thể chia làm 2 loại :
+ Hệ thống phức hợp pha song song:
là hệ thống phức hợp pha mà tín hiệu dòng và tín hiệu áp song song cấp cho cuộn kích từ ( tín hiệu dòng
và tín hiệu áp được cộng dòng với nhau ) .

CC a

BD Xcc
Vt.IIII
II
.II.I U
Rz
F
Icccc
b
KT
It

Hình 2.3. Hệ thống điều chỉnh điện áp theo phức hợp pha song song
It = Vt.I : Dòng tải máy phát .
 Vt : Hệ số truyền đạt của biến dòng .
 U : Điện áp của máy phát .
 Icc : Dòng đi qua cuộn cảm của máy phát , nó là tín hiệu áp nhưng được chuyển đổi thành tín hiệu dòng .
 IKT : Dòng kích từ .
 Rz : Điện trở tương đương cuộn kích từ .
 1   1 1 
Uab = Vt.I  U .  :   
 jXcc   jXcc Rz 

1
Vt.I  U .
jXcc
 IKT =
 1 1 
  .Rz
 jXcc Rz 

U jXcc
IKT =  Vt.I . ( dòng kích từ của máy phát ) (1)
Rz  jXcc Rz  jXcc

46
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

+ Hệ thống phức hợp pha nối tiếp :


Là hệ thống phức hợp pha có tín hiệu dòng và tín hiệu áp cộng áp nối tiếp với nhau cấp cho cuộn kích từ (
cộng áp ) .

a
IKT
BD Xt
Xt Rz
Vt.I

F
b

KT

Hình 2.4. Hệ thống điều chỉnh điện áp theo phức hợp pha nối tiếp
Từ sơ đồ tương đương trên ta có :

1
Vt .I  U .
Rz
U
1 1 1
Vt.I  U 
Rz R z jX t
Uab =  IKT =
1 1 Rz

Rz jXt
U jXt
IKT =  Vt.I . (2)
Rz  jXt Rz  jXt

Trong đó : Vt : là hệ số của biến dòng ; It = Vt. I là dòng điện chạy trên cuộn sơ cấp
của biến dòng , It là dòng điện của máy phát .
Xt (Xcc) là trở kháng của cuộn cảm cc và cuộn kháng Xt
Rz : là điện trở mạch kích từ.
Ikt là dòng điện kích từ.

47
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

- Từ hai biểu thức (1) , (2) của hệ thống phức hợp pha song song và phức hợp pha nối tiếp ta thấy chức
năng của cuộn cảm Xcc trong sơ đồ( H.A)được thay thế bằng trở kháng Xt trong sơ đồ(H. B) là không
thể thiếu được nó tạo ra tín hiệu Iu lệch pha so với U f một góc 900 . Từ hai biểu thức trên ta thấy hệ thống
phức hợp pha nối tiếp và song song có khả năng giữ điện áp ổn định điện áp cho máy phát khi độ lớn
dòng tải và tính chất của tải thay đổi . Đây là 2 nguyên nhân chính gây ra dao động điện áp cho các máy
phát điện trên tầu thuỷ cũng như các máy phát ở trên bờ.
* Chứng minh bằng sơ đồ véc tơ với phức hợp pha song song .
+ Khi dòng tải thay đổi . (It= var) , cosφ = hằng số thì Ikt = var

I2 IKT2

I1 IKT1

0 I(U)

+ Khi cos = var còn It = hằng số  IKT = var .

Ua

I1 IKT1
I2 IKT2

0 I(U)

 Từ đồ thị vectơ ( hình c) ta chứng minh được rằng khi có cos = cosnt (=cosnt). Nếu It thay đổi từ I1 
I2 thì dòng kích từ thay đổi từ Ikt1  Ikt2 làm cho điện áp máy phát thay đổi và cứ như vậy điều chỉnh điện
áp máy phát đến định mức .
 Từ đồ thị vectơ( hình D ) ta cũng chứng minh được rằng khi dòng tải không thay đổi nếu cos thay đổi
( tăng từ 1  2 ) thì dòng kích từ cũng thay đổi tăng từ Ikt1  Ikt2 làm điện áp máy phát tăng lên , cứ
như vậy điều chỉnh điện áp của máy phát đến giá trị định mức .

48
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

* Ưu điểm của hệ thống phức hợp pha :


- Đó là hệ thống có nguyên lý đơn giản , tuổi thọ cao ,
- Hệ thống hoạt động tin cậy ,ít hỏng hóc .
- Nó có khả năng ổn định được điện áp máy phát với 2 nguyên nhân chính là khi độ lớn dòng tải và tính
chất tải thay đổi và có tính ổn định động rất tốt .
- Thời gian cưòng kích nhanh ( vì nó điều chỉnh ngay từ nguyên nhân gây ra dao động điện áp)
* Nhược điểm của hệ thống phức hợp pha:
- Độ chính xác không được cao .
- Hệ thống thường có cấu tạo cồng kềnh, kích thước và trọng lượng lớn .
- Khả năng tự kích ban đầu không cao .
- Trong thực tế để cải thiện quá trình tự kích ban đầu người ta làm như sau :
+ Giảm tính phi tuyến của mạch kích từ .
+ Thay đổi trở kháng mạch kích từ trong giới hạn tự kích bằng cách sử dụng các bộ tụ mắc song song
vào mạch .
+ Gia tăng từ dư ban đầu ..
II. Hệ thống điều chỉnh điện áp theo độ lệch .
- Một trong những nhược điểm cơ bản của hệ thống điều chỉnh điện áp theo nhiễu ( phức hợp pha ) là độ
chính xác không cao . Điều đó cũng thật dễ hiểu vì hệ thống phức hợp pha chỉ có khả năng giữ điện áp ổn
định do hai nguyên nhân chính gây ra sự dao động điện áp đó là dòng tải và tính chất của tải . Mà khi nói
đến các nguyên nhân gây dao động điện áp ta còn phải kể đến sự thay đổi tốc độ quay của diezen ( n =
5% ) và sự thay đổi nhiệt độ của các cuộn dây máy phát . Hệ thống phức hợp pha không có khả năng
giữ ổn định điện áp của máy phát khi có các nguyên nhân khác gây ra .
- Hệ thống điều chỉnh theo độ lệch không quan tâm đến nhiễu hoặc bất cứ nguyên nhân nào gây ra sự thay
đổi điện áp của máy phát . Nó chỉ biết rằng nếu có sự sai lệch điện áp thực tế của máy phát ra khác giá trị
định mức ( hoặc giá trị chuẩn ) thì lập tức hệ thống sẽ có tín hiệu điều chỉnh dòng kích từ cho phù hợp để
giữ cho điện áp phát ra của máy phát không đổi . Hệ thống điều chỉnh điện áp theo độ lệch chỉ có một
phản hồi điện áp .(Uf)

49
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

a/ Sơ đồ nguyên lý :

Hình 2.5 Hệ thống điều chỉnh điện áp theo độ lệch


 Trong đó : U0 là tín hiệu điện áp chuẩn nó đặc chưng cho điện áp định mức của máy phát . nó
thường được tạo ra thông qua đi ốt ổn áp zene , cuộn kháng phi tuyến …
 Uf là tín hiệu điện áp thực của máy phát .

 KĐ : là bộ khuyếch đại : có thể làm bằng Transixtor (BJT), khuyếch đại từ, Khuyếch đại thuật
toán (OPAM)….
 CL : là chỉnh lưu ( có thể bằng điốt hoặc bằng Thyristor…)
 ΔU là dộ lệch tín hiệu điện áp là tín hiệu điều khiển.; Ikt là dòng kích từ của máy phát .
- Từ sơ đồ khối ( hình B) ta thấy điện áp thực của máy phát được đưa đến phần tử đo và so sánh ,nó được
so sánh với điện áp chuẩn U0 , cho ta một giá trị U . Sự chênh lệch điện áp này được đưa đến bộ
khuyếch đại qua bộ khuyếch đại tạo ra tín hiệu đủ lớn đưa tới phần tử thực hiện ( thông thường là
THYRISTOR), để tạo ra dòng kích từ đủ lớn phù hợp sự chênh lệch U để kéo điện áp máy phát về điện
áp định mức .

50
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

U0

SS U0
KĐTG
SS
BA

TX
KĐTT
F
F

KT Hình C KT Hình D

- Hệ thống( sơ đồ hình c) , các phần tử trong hệ thống được chế tạo hầu như hoàn toàn bằng mạch từ .
- Hệ thống (sơ đồ hình d) , các phần tử trong hệ thống được chế tạo bằng các thiết bị bán dẫn, điện tử và
các IC khuyếch đại ….
* Nguyên lý hoạt động : Khi điện áp của máy phát dao động khỏi điện áp định mức (Uf > Udm hoặc Uf <
Udm ) . Lúc đó có tín hiệu điều khiển ∆U ≠ 0 được tạo ra qua bộ đo và so sánh .Tín hiệu này được gửi tới
bộ khuyếc đại nó được khuyếch đại lên tín hiệu đủ lớn sau đó đưa qua bộ chỉnh lưu để điều chỉnh Ikt đủ
lớn đưa điện áp của máy phát về với điện áp định mức.
* Ưu điểm:
- Dễ dàng trong quá trình tự kích ban đầu ( vì chỉ có một phản hồi điện áp ) .
- Hệ thống đơn giản, có trọng lượng và kích thước nhỏ ( Khi làm bằng các phần tử bán dẫn .)
-Có độ chính xác điều chỉnh cao .
-Đây là hệ thống vạn năng có thể ổn định điện áp cho máy phát với bất kỳ nguyên nhân nào làm thay đổi
Udm của máy phát.
* Nhược điểm :
- Hệ thống có tính ổn định động không cao . Nếu khởi động các động cơ lồng sóc có công suất lớn gần
bằng công suất của máy phát , hệ thống sẽ mất ổn định dẫn đến mất hoàn toàn kích từ . Bởi vậy đối với
những động cơ có công suất tương đối lớn bắt buộc phải áp dụng các phương pháp khởi động làm giảm
dòng khởi động .
- Thời gian cường kích lâu hơn nguyên lý nhiễu.
- Độ tin cậy không cao .
- Xác suất hỏng hóc cao hơn.

51
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

III. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp theo nguyên tắc kết hợp .
- Do mức độ điện khí hoá và tự động hoá ngày càng cao nên việc ứng dụng các phần tử điện tử , vi mạch .
ngày càng nhiều . Chất lượng ổn định điện áp của máy phát ngày càng đòi hỏi cao hơn . Để lợi dụng được
những ưu điểm cơ bản của 2 nguyên lý ( điều chỉnh theo nhiễu và độ lệch ) người ta đã chế tạo ra được hệ
thống điều chỉnh điện áp theo nguyên tắc kết hợp . Có nghĩa là : trên cùng một hệ thống ứng dụng 2
nguyên tắc điều chỉnh theo nhiễu và theo độ lệch .- Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp theo nguyên tắc
kết hợp có thể phân làm 2 loại .
+ Hệ thống kết hợp giữa phức hợp pha và điều chỉnh theo độ lệch (hình A)
+ Hệ thống kết hợp giữa phức hợp dòng và điều chỉnh theo độ lệch (hình B)
+ Trong đó phần phức hợp pha ( Hay phức hợp dòng ) được gọi là phần điều chỉnh còn phần độ lệch được
gọi là phần hiệu chỉnh.. Ở hệ thống tự động điều chỉnh theo nguyên lý kết hợp thì phần phức hợp pha
thường tạo ra điện áp lớn hơn 110% Uđm (gọi là bù thừa) hoặc nó tạo ra điẹn áp cho máy phát nhỏ hơn
điện áp định mức ( khoảng (60—90)%Uđm gọi là bù thiếu .Sau đó phần hiệu chỉnh theo độ lệch sẽ hiệu
chỉnh kéo điện áp máy phát lên điện áp định mức.
- Trong (hình A) , sử dụng tiristor làm phần tử thực hiện điều chỉnh . Máy phát được giới thiệu ở (hình A)
bao gồm 2 cuộn kích từ có sức từ động ngược chiều nhau , dòng kích từ chính được cấp từ cuộn tổng hợp
của biến áp phức hợp thông qua cầu chỉnh lưu diốt 3 .
- Mạch hiệu chỉnh được cấp nguồn từ cuộn tổng hợp thông qua tiristor 4 tới cuộn kích từ phụ có sức từ
động ngược chiều với sức từ động của cuộn kích từ chính . Sai số điện áp U quyết định độ lớn của sức
từ động cuộn kích từ phụ .
+ Hình B ứng dụng tiristor là phần tử thực hiện hiệu chỉnh trong kênh phản hồi điện áp ( sơ đồ nguyên lý
hệ thống điều chỉnh điện áp theo nguyên tắc kết hợp ) .

52
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Uz Uz
U
U
5 6 5 6

2BA BAF

1
3 4
F
F
KT

Hình A Hình B

1 - Biến dòng . 5 - Phần tử so sánh .


2 - Biến áp . 6 - Bộ tạo xung .
3 - Đi ốt chỉnh lưu . 7 - Cuộn cảm .
4 - Chỉnh lưu SCR .

* Ưu điểm : Hệ thống T.Đ.Đ.C.Đ.A được xây dựng theo ngtuyên lý kết hợp nó tận dụng được đầy đủ các
ưu điểm của 2 phương pháp trên và loại bỏ được bớt các nhược điểm mà 2 phương pháp ở trên gặp phải.
* Nhược điểm : + Hệ thống phức tạp hơn .
+ Có độ tin cậy thấp hơn .
+ Giá thành hệ thống cao hơn.
Vì vậy hệ thống kết hợp thường được sử dụng cho các máy phát có công suất lớn > 200K.V.A .
IV. Các chức năng của 1 hệ thống tự động điều chỉnh điện áp cho các máy phát điện .
+ Hệ thống phải có khả năng tự kích.
+ Hệ thống phải có khả năng ổn định được điện áp của máy phát khí thay đổi tải từ (0 ÷ Pđm) .Đây là chức
năng chính quan trọng nhất của 1 bộ tự động điều chỉnh điện áp cho các máy phát điện.
+ Hệ thống phải có khả năng tự động phân chia tải Q (K.V.A.R ) khi các máy phát công tác song song với
nhau.

53
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§3 GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP


CỦA CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN.
I. Các hệ thống tự động điều chỉnh điện áp theo nhiễu loạn
1. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp phức hợp pha song song hãng Still.

Thanh caùi

ACB

L
TPK

Sô Sô
caáp 2 caáp 1

Caàu chænh löu

Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý hệ thống phức hợp pha song song hãng Still.
Đây là Hệ thống phức hợp pha song song hãng Still do Cộng hòa liên bang Đức chế tạo đã được
ứng dụng nhiều trên tàu thuỷ. Hệ thống dạng này đơn giản được giới thiệu ở hình 2.6. Hệ thống bao gồm
cuộn cảm tuyến tính 3 pha L trong kênh phản hồi điện áp thông qua cuộn sơ cấp 1 và biến dòng 3 pha
trong kênh phản hồi dòng thông qua cuộn sơ cấp 2. Bộ tụ C được mắc song song với cuộn sơ cấp 1 để cải
thiện quá trình tự kích ban đầu. Biến trở R mắc song song với cuộn kích từ để điều chỉnh điện áp máy
phát trong chế độ không tải.
* Quá trình tự kích: Khởi động Điesel lai máy phát điện , điều chỉnh tốc độ động cơ lai đạt định mức.Nhờ
từ dư có sẵn trong mạch từ rotor của máy phát làm xuất hiện Edư = (2—5)% Uđm máy phát . Nhờ Edư qua
đường tín hiệu áp qua cuộn cảm 3 pha L đưa tới cuộn thứ cấp của TPK đưa ra cầu chỉnh lưu tạo nên dòng

54
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

kích từ ban đầu cho máy phát và quá trình cứ như thế làm cho điện áp máy phát đạt điện áp định mức thì
dừng lại.
* Quá trình ổn định điện áp : - Khi không tải tín hiệu điện áp được xây dựng dựa vào tín hiệu điện áp qua
cuộn cảm 3 pha L qua cuộn sơ cấp 1 đưa tới cuộn thứ cấp của TPK rồi đưa ra cầu chỉnh lưu tạo ra dòng
kích từ để điện áp máy phát đủ đạt định mức.
- Khi máy phát nhận và cắt tải dưới tác dụng của biến dòng 3 pha cuộn sơ cấp 2 tín hiệu dòng điện được
cộng với tín hiệu áp thông qua cuộn kháng L và sơ cấp 1 thông qua TPK (cộng pha) để tạo ra giá trị điện
áp kích từ cần thiết để giữ cho UF không đổi.
- Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp này được xây dựng theo nguyên lý phức hợp pha song song .( Các
đồ thị véc tơ mô tả quá trình ổn định điện áp khi độ lớn dòng tải (It ) và tính chất tải cos φ thay đổi giống
như phần lý thuyết đã học.( S/V : tự vẽ.)

55
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

2. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp phức hợp pha nối tiếp hãng Rade Koncar.

R S T

TP
A B C a b c

X Y Z x y z

TK

a b c

x y z A B C

X Y Z

BC

G
F P
W R C

R C

Hình 2.7 . Sơ đồ nguyên lý hệ thống phức hợp pha nối tiếp hãng Rade Koncar
TK- Biến áp phức hợp; TP- Biến dòng; BC- Tụ cải thiện tự kích ban đầu;
P- Chỉnh lưu; F- Bộ lọc bảo vệ điện áp đánh xuyên.

56
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

U I
X w
t
I.V I.V R
kt TP z

H2.8 Sơ tương đương

Hệ thống này đã được lắp đặt rất nhiều trên đội tàu thế giới cho các máy phát đồng bộ. Nó thuộc
vào nhóm phức hợp pha nối tiếp. Theo cấu trúc của hệ thống ngoài biến áp phức hợp TK còn có biến
dòng phụ TP để điều chỉnh đặc tính ngoài cho phù hợp. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống được giới thiệu ở
hình 2.7 Quá trình tự kích : Được lấy theo đường tín hiệu áp .
Biến áp phức hợp chính có khe khí nhất định, cuộn sơ cấp của nó được đấu trực tiếp với trụ đấu
dây của máy phát. Cuộn thứ cấp có nhiều trụ đấu dây cho phép thay đổi được hệ số truyền đạt của biến áp
và trở kháng Xt. Để có thể điều khiển được độ nghiêng như ý muốn cho đặc tính ngoài của máy phát,
trong hệ thống còn có biến dòng phụ TP với hệ số truyền đạt VTP. Cuộn thứ cấp của TP ta có thể đấu với
bất kỳ trụ đấu dây nào của phần thứ cấp biến áp hợp chính. Cho phù hợp.
Sơ đồ nguyên lý được giới thiệu ở ( hình 2.7) và sơ đồ tương đương được giới thiệu ở ( hình 2.8)
Vai trò chức năng của biến dòng phụ TP là ta có thể làm thay đổi độ lớn của phản hồi dòng trong hệ
thống. Khi thay đổi trụ đấu dây ở thứ cấp của biến áp phức hợp đồng thời cũng thay đổi luôn hệ số truyền
đạt VKT và trở kháng Xt.
Trong hệ thống còn có bộ tụ C để cải thiện điều kiện tự kích ban đầu và bộ lọc RC để bảo vệ điện
áp đánh thủng cầu chỉnh lưu P. Hệ thống này, mạch kích từ không được tách với mạch phần ứng của máy
phát mà nó được nối trực tiếp thông qua tín hiệu áp. Mạch kích từ không có bảo vệ ngắn mạch bởi vì trở
kháng Xt của biến áp phức tạp sẽ hạn chế dòng khi có ngắn mạch. Hệ thống được lắp đặt trong hộp sắt
ngay phía trên của máy phát.
Phân tích các vấn đề sau:
 Quá trình tự kích :
 Quá trình ổn định điện áp
 Quá trình phân chia tải vô công (Q ) khi các máy phát công tác song song.

57
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

II. Các hệ thống điều chỉnh điện áp theo độ lệch


1. Hệ thống điều chỉnh điện áp hãng Thrige Đan Mạch. (Tàu Khách Thống Nhất)
Đại diện đặc trưng cho hai loại này là hệ thống tự động điều chỉnh điện áp hãng Thrige của Đan
mạch. Nó đã được lắp đặt cho năm máy phát trên trạm phát của tàu khách Thống Nhất. Đây là 1 hệ thống
tự động điều chỉnh điện áp được xây dựng theo nguyên lý độ lệch và được làm bằng các vật liệu từ. Sơ đồ
nguyên lý được giới thiệu dưới đây:
Cuộn kích từ W được cấp nguồn nối từ trụ đấu dây của máy phát qua biến áp TN và cầu chỉnh lưu
ba pha. Điểm trung tính của cuộn sơ cấp biến áp TN được nối qua cuộn công tác của khuếch đại từ ba pha
WM.
Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp bao gồm: phần tử đo và so sánh, khuếch đại thực hiện WM và
khuếch đại trung gian, v.v…
R S T
B TP2

D1
TP1
R1
D2
K
D3 R2

R6
TN 1 D4
1
R3
IC

G 2
WM
PW R4
2
W
Id
Ikt
TS R5

Hình. 2.9 : Sơ đồ nguyên lý hệ thống tự động điều chỉnh điện áp


theo độ lệch được chế tạo bằng khuyếch đại từ của hãng Thrige
G-Phần ứng máy phát; W-cuộn kích từ; TN-Biến áp
Wm-khuyếch đại thực hiện; W-khuyếch đại trung gian
D1, D3, D4-các cuộn cảm tuyến tính; D2-cuộn cảm phi tuyến
TP1, TP2-các biến áp phụ; PW-Rơ le dòng; R1-6-các điện trở;
TS-biến áp phản hồi mềm;

58
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

*Cấu trúc của hệ thống .


+ Phần tử đo và so sánh hoạt động dựa trên nguyên lý sau:
Mạch phi tuyến trong hệ thống bao gồm hai cuộn cảm D1 và D2 trong đó D2 là cuộn bão hòa, D1 là cuộn
tuyến tính. Cuộn cảm bão hòa D2 tạo ra điện áp trung bình rơi trên nó thay đổi không nhiều mặc dù điện
áp của máy phát thay đổi. Điện áp rơi trên D2 mắc nối tiếp cuộn cảm D3 với cầu chỉnh lưu. D3 có chức
năng bù trừ điện áp theo tần số. Nếu tần số nhỏ đi, điện áp trên D2 nhỏ đi, đồng thời trở kháng của D3
cũng nhỏ đi làm cho điện áp đưa đến cầu chỉnh lưu gần như không đổi. Nhờ vậy, mạch biến áp TP1 - cuộn
cảm D1 - cuộn cảm D3 - cầu chỉnh lưu - cuộn cảm D4 là nguồn dòng một chiều không phụ thuộc vào điện
áp và tần số của máy phát. Cuộn cảm D4 là cuộn lọc, sau phản điện áp sau chỉnh lưu. Trong các cuộn dây
điều khiển khuếch đại trung gian WW sẽ thực hiện việc so sánh dòng chuẩn và dòng phụ thuộc vào điện
áp của máy phát. Cuộn điều khiển thứ hai của khuếch đại trung gian WW nhận dòng từ biến áp TP2 qua
chỉnh lưu và các điện trở R1, R2, R3 và R4. Các điện trở R1, R2 phục vụ cho việc nối dây cân bằng phân tải
vô công khi các máy phát công tác song song. Biến trở R4 phục vụ cho việc điều chỉnh điện áp của máy
phát.
+ Tín hiệu điều chỉnh từ khuếch đại trung gian WW điều khiển khuếch đại thực hiện WM. Điện áp của
máy phát được phân ra trên cuộn sơ cấp của biến áp TN và một phần trên cuộn công tác của khuếch đại từ
WM. Nếu khuếch đại WM được điều khiển đến mức bão hòa thì toàn bộ điện áp máy phát sẽ rơi trên
cuộn dây của biến áp TN. Dòng kích từ máy phát đi qua cuộn điều khiển thứ hai của khuếch đại WM tạo
thành phản hồi ngược dương. Hệ số khuếch đại của hệ thống rất lớn nên dẫn đến sự mất ổn định trong
hoạt động. Để khắc phục tình trạng đó trong hệ thống được lắp đặt biến áp phản hồi mềm TS có cuộn thứ
cấp nối với điện trở R5 trong mạch của một cuộn điều khiển khuếch đại trung gian WW.
Nếu ta gọi:
FthWW - sức từ động tổng hợp của hai cuộn điều khiển số 1 và số 2 của khuếch đại WW.
F2WW - sức từ động do cuộn điều khiển số 2 của khuếch đại WW sinh ra tỷ lệ với điện áp thực tế của
máy phát (Id).
F1WW - sức từ động do cuộn điều khiển số 1 của khuếch đại WW sinh ra hầu như không thay đổi (Ic-
dòng chuẩn).
Ta có: FthWW = F2WW - F1WW
FthWM - sức từ động tổng hợp của hai cuộn điều khiển số 1 và số 2 của khuếch đại WM.
F2WM - sức từ động do cuộn điều khiển số 2 của khuếch đại WM sinh ra tỷ lệ với dòng Ikt của máy
phát.
F1WM - sức từ động do cuộn điều khiển số 1 của khuếch đại WM sinh ra tỷ lệ với dòng Is (dòng công
tác của khuếch đại WM).
Ta có: FthWW = F2WM – F1WM

59
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Giả sử điện áp của máy phát (vì lý do cắt bớt tải) tăng lên lớn hơn Uđm
UF  Id  F2WW  FthWW  Is  F1WM  FthWM  Ikt  UF
+ Để cải thiện điều kiện tự kích ban đầu trong hệ thống sử dụng các điện trở R đấu theo hình sao và được
nối với các trụ đấu dây có sẵn trên cuộn sơ cấp của biến áp TN thông qua các tiếp điểm K của rơle dòng 1
chiều PW.
Tại thời điểm ban đầu các tiếp điểm K đóng làm nhỏ hệ số truyền đạt của TN là tăng khả năng tự kích..
Khi điện áp máy phát đạt 1/3 điện áp định mức thì hệ thống tự động điều chỉnh điện áp bắt đầu hoạt động.
Độ chính xác tĩnh của hệ thống đạt tới 1%Uđm.
* Phân tích các vấn đề sau:
a) Quá trình tự kích .
b) Quá trình ổn địn điện áp
c) Quá trình phân chia tải vô công.
2. Hệ thống điều chỉnh điện áp do Pháp chế tạo
Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp tàu cuốc Pháp được chế tạo trên nguyên tắc điều chỉnh theo độ
lệch. Nó có khả năng thực hiện được hai chức năng cơ bản.
Có khả năng giữ ổn định điện áp của máy phát theo các yêu cầu của Đăng kiểm.
Có khả năng làm mất điện áp của máy phát khi tốc độ hạ quá thấp.
* Hoạt động của hệ thống :
* Quá trình tự kích:
* Quá trình điều chỉnh điện áp máy phát .
Đây là hệ thống TĐ. ĐC. ĐA được xây dựng theo nguyên lý độ lệch.
Hệ thống lấy tín hiệu điện áp của máy phát ở cả 3 pha thông qua hai biến áp BA2 và BA1.
Điện áp thứ cấp của biến áp BA1thông qua cầu chỉnh lưu và đưa đến cầu đo không đối xứng gồm 1
điốt zener, điện trở R3, R4, R6 và biến trở R5. Tín hiệu ra của cầu đo được đưa tới điều khiển T1. Để điều
khiển T1 còn có tín hiệu vi phân phản hồi mềm trong mạch C3 và R23.
Điện áp thứ cấp của BA2 thông qua cầu chỉnh lưu và đưa tới cầu đo cũng không đối xứng gồm 1
điốt zener và các điện trở R21, R22, R20. Tín hiệu ra của cầu đo này được đưa tới điều khiển T2. Để điều
khiển T2 còn có vi phân nhằm ổn định hệ thống trong mạch của C7 và R24, R17, R18 và C11 và tín hiệu từ
cuộn kích từ Kt.
Như vậy cả T1 và T2 cùng tham gia điều khiển T3. T3 lại điều khiển chế độ công tác của tranzistor
một tiếp giáp T4. T4 chính là bộ phận tạo xung để điều khiển thiristor Th. Thiristor Th sẽ điều khiển dòng
kích từ đi qua cuộn kích từ Kt.
Giả thiết điện áp máy phát giảm UF < Uđm do tính chất của cầu đo, điện áp cửa ra của chúng tăng
dẫn đến T1 và T2 thông mạnh hơn. T3 được điều khiển thông mạnh hơn. Tụ C4 được nạp nhanh hơn đạt

60
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

tới điện áp phóng của T4 tạo thành xung sớm hơn điều khiển thiristor Th mở sớm hơn. Dòng Ikt tăng lên
làm cho điện áp UF tăng.
W

R27

R28
R13

C9

R25
D1

Th
R12
R9

C8
C7
R11

R14
T4

R23

R24

R26
T3

R10
R7

D25
T2
T1

R21

D2
C6
C2

R18 C11

R20
R2

R4

R5

R6

R19

K20
R17
DZ1

C5
R3
C1

R16
R15
BA1

BA2
R
W

V
U

Y
Z

Hình 2.10. AVR tàu cuốc Pháp

61
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Mạch đo điện áp với BA1 chủ yếu thực hiện chức năng làm mất điện áp kích từ khi tốc độ quay
máy phát thấp quá mức cho phép. Ta có thể chỉnh được giới hạn này nhờ chiết áp R5 (Under speed).
Mạch đo đi với BA2 chủ yếu để điều chỉnh điện áp. Ta có thể chỉnh định điện áp của máy phát nhờ
chiết áp R15 (tension voltage).
Chỉnh định độ ổn định trong công tác của hệ thống ta có thể thực hiện nhờ chiết áp R18.
Ta có thể chỉnh định độ hữu sai của đặc tính ngoài máy phát thông qua chiết áp R26. Khi chỉnh chiết
áp R20 ta có thể chỉnh điện áp máy phát trong giới hạn 5%Uđm. Còn khi chỉnh chiết áp R15 ta có thể chỉnh
điện áp máy phát trong giới hạn 20%Uđm.
 TRÌNH BÀY NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG .
+ Quá trình tự kích .
+ Quá trình ổn định điện áp của máy phát .
+ Quá trình phân chia tải vô công Q khi các máy phát công tác song song .
+ Kết luận.

62
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

III. Giới thiệu các dạng hệ thống tự động điều chỉnh điện áp XÂY DỰNG THEO NGUYÊN
LÝ KẾT HỢP điển hình trên đội tàu thế giới.
1. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp DISB hãng A.Van Kaick
Sơ đồ nguyên lý được giới thiệu ở hình sau:
O U V W D4

C2

TN2

TN1

S1
C1

D1
R4

R2
R6

Dz R3
G
TP
R15 R14
R11
R17 R18

C3 R10 R9

D3
R12
PP

Dz

P1

P2

R13 R15

3~
S
T1 R19

K1

Hình 2.11. AVR DISB hãng A.VanKaick


TP-Biến dòng của hệ thống phức hợp; D1-Cuộn cảm tuyến tính
PP-Biến dòng; TN1, TN2-Biến áp; 3~ MPKT; P1 cầu diodes xoay;S1 tiếp điểm phụ của ACB máy
phát khác;G là máy phát chính.

63
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Ổn định điện áp của máy phát DISB được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp giữa:
- Phức hợp pha song song và Điều chỉnh theo độ lệch
Hệ thống phức hợp pha bao gồm:
- Biến dòng 3 pha TP
- Cuộn cảm 3 pha D1 với khe khí
- Cầu chỉnh lưu dòng kích từ cho máy kích từ P2
Dòng kích từ IW bao gồm 2 tín hiệu:
Tín hiệu áp IU, được cấp qua cuộn cảm D1 tỷ lệ thuận với điện áp máy phát. Tín hiệu dòng Ii được
cấp từ các biến dòng TP tỷ lệ thuận với dòng tải máy phát. Tổng hình học của hai tín hiệu trên được công
điện. Dòng tổng hợp IW cấp cho cuộn kích từ của máy kích từ (I1 - K1) qua chỉnh lưu P2 . Các thông số
của hệ thống phức hợp (tức là điện cảm của cuộn cảm D1 và hệ số truyền đạt của biến dòng TP) được
chọn sao cho có thể bù quá phản ứng phần ứng của máy phát khoảng 10%. Như vậy khi không điều khiển
T2 điện áp của máy phát cao hơn điện áp định mức 10% trong điều kiện có nhận tải. Như vậy phải hoạt
động làm giảm bớt dòng IW để điện áp máy phát trở về định mức, đó là chức năng của bộ điều chỉnh.
Dòng IW chạy trong cuộn I1 - K1 là hiệu số của dòng qua chỉnh lưu P2 (dòng IW) và dòng cực góp của
tranzistor T2 (dòng hiệu chỉnh IR). Điện áp của máy phát phụ thuộc vào độ mở của tranzistor T2. Như vậy
T2 đóng vai trò phần tử thực hiện hiệu chỉnh.
Phần hiệu chỉnh bao gồm các phần tử:
- Phần tử so sánh 1.
- Bộ nguồn của khuếch đại trung gian 3.
- Khuếch đại trung gian ba tầng số 4.
- Khuếch đại thực hiện số 5.
Khối đo và so sánh cấp cho cửa ra sai số điện áp U, đó là hiệu giữa điện áp chuẩn và điện áp của
máy phát, sai số điện áp là tín hiệu điều khiển khuếch đại trung gian. Khối đo - so sánh bao gồm các phần
tử sau:
- Biến áp hạ thế TN1.
- Chỉnh lưu cầu 3 pha P3.
- Các điện trở phân áp R1, R4, R2.

64
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01
a)

u R3 U

v Up C1 R6 U'p
w D2
R1 R4
R2

P3
b) U2 U1
U

t¨ng

0,6 0,8 1,0 U


U®m

Hình 2.12. Phần tử đo và so sánh của hệ thống


điều chỉnh điện áp máy phát ký hiệu DISB
a) Sơ đồ nguyên lý; b) Đặc tính của phần tử
- Tụ C san điện áp UP
- Diode Zener Dz xác định điện áp chuẩn.
- Điện trở R3 giới hạn dòng qua Dz.
Trong mạch của khối so sánh có biến trở R1 để chỉnh lưu điện áp. Từ cấu tạo trên nguyên lý hoạt
động của cầu đo như sau:
- Điện áp UP ở đầu ra của P3 tỷ lệ thuận với điện áp thực của máy phát.
- Điện áp U’P ở đầu vào của Zener bằng điện áp rơi trên R6.
Nếu điện áp U’P vượt quá trị số điện áp mở của Zener Dz thì Zener sẽ thông. Điện áp rơi trên điện
trở R3 là U là tín hiệu điều khiển khuếch đại trung gian. Bộ điều chỉnh hoạt động giữ cho giá trị U’P
không đổi có nghĩa làm thoả mãn biểu thức:
U’P = UP - U1- U2 = const
Trong đó: U1- điện áp rơi trên điện trở R1 và R4.
U2- điện áp rơi trên điện trở R1.
Như vậy ta có thể chỉnh định điện áp UF của máy phát bằng cách chọn các giá trị điện phù hợp R2,
R4 và R1. Hai điện trở R2, R4 được chọn từ nhà máy, nó đóng vai trò trong việc chỉnh định thô, còn R1
được sử dụng để chỉnh định (chính xác) điện áp máy phát.
Khuếch đại trung gian của bộ điều chỉnh là khuếch đại tranzistor ba tầng.
- Tầng khuếch đại thứ nhất, thực hiện bằng bóng T3 và các điện trở R5, R14.
- Tầng khuếch đại thứ hai là bóng T4 và các điện trở R8, R17.
- Tầng khuếch đại thứ ba là bóng T5 và các điện trở R9 và R10.

65
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Khuếch đại trung gian có phản hồi âm vi phân kiểu RC (điện trở R11, C3). Mạch phát-góp khuếch
đại trung gian được nuôi từ nguồn không ổn định từ biến áp hạ áp TN2, chỉnh lưu cầu P4 và tụ lọc C2.
Điện thế tại gốc tranzistor T3 phụ thuộc vào điện áp rơi P trên điện trở R3. Nếu điện áp này tăng sẽ làm
tăng điện áp rơi trên R10 vì vậy tăng độ mở của T2.
Phần tử thực hiện bao gồm các linh kiện:
- Bóng tranzistor công suất T2 mắc song song với đầu ra của chỉnh lưu cầu P2.
- Các điện trở R13, R15 hạn chế dòng cực góp IR của bóng T2.
- Điốt silen S bảo vệ T2 khi có điện áp xuyên.
Phụ thuộc vào độ mở của T2 ta có sự liên hệ:
IWW = IW - IR
Trong đó:
IWW - dòng kích từ, từ mạch phức hợp.
IR - dòng ra của khối hiệu chỉnh.
Như vậy độ mở của bóng T2 là hàm số của sai số điện áp U.
Để điều khiển sự phân tải vô công khi các máy phát công tác song song trong hệ thống được trang
bị.
- Biến dòng PP
- Điện trở bù R7
Điện áp rơi Uk trên R7 được tạo nên nhờ ảnh hưởng của dòng mà nó tỷ lệ thuận với dòng tải của
máy phát ở pha U. Từ kết quả tổng hình học giữa điện áp Uk và điện áp pha V (phía thứ cấp của biến áp
TN1) ta có được sự phụ thuộc giữa điện áp ra của chỉnh lưu P3 với tính chất tải của máy phát. Khi tăng tải
phản tác dụng của máy phát thì UP tăng theo. Như vậy với hệ số cos gần bằng một thì đặc tính ngoài của
máy phát có tính vô sai. Còn đối với tải phản tác dụng thì đặc tính có tính chất hữu sai. Phần tải tác dụng
đều khi công tác song song có liên quan đến việc điều chỉnh định giống nhau điện áp không tải (bằng điện
trở R1) và độ hữu sai tương ứng của các đặc tính ngoài đối với cos cho trước. Điện trở tương ứng R7
(bằng công tác S1). Lúc đó đặc tính ngoài máy phát có dạng hầu như vô sai.
Quá trình tự kích ban đầu hoàn toàn phụ thuộc vào từ dư, với tốc độ quay máy phát định mức điện
áp dư có thể đạt tới 5V. Nhờ có phản hồi điện áp trong mạch phức hợp mạnh nâng quá trình tự kích
nhanh và dễ dàng. Nếu quá trình tự kích bị kéo dài hoặc mất từ dư ta cần phải mồi từ cho cuộn kích từ
của máy kích từ bằng nguồn điện ngoài có điện áp một chiều từ 6  12V vào I1-K1. Cực dương nguồn nối
với I1 và cực âm nguồn nối với K1. Khi mồi từ cần mắc thêm điốt để cản không cho dòng chạy ngược lại
nguồn ngoài khi điện áp kích từ tăng lên trong quá trình khởi động.

66
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Để hệ thống hoạt động tốt, ta cần chọn các hệ số phản hồi áp và dòng trong mạch phức hợp pha cho
phù hợp. Tín hiệu áp được chọn thông qua số vòng dây hay khe khí của cuộn cảm Dt. Tín hiệu dòng được
chọn thông qua số vòng cuộn thứ cấp của biến dòng TP.
Các điểm chỉnh định trong hệ thống.
+) Thay đổi điện áp máy phát trong giới hạn Uđm 5% bằng chỉnh R1. Nếu mở rộng giới hạn thì
chỉnh R4.
+ Chỉnh độ hữu sai đặc tính ngoài bằng điện trở R7.
Hệ thống có độc chính xác 1% trong toàn bộ giới hạn tải với cos= 0,8-1 điều kiện tốc độ quay
không dao động quá 3%.
2. Hệ thống tự kích và điều chỉnh điện áp máy phát kiểu AVK loại DKB 42-50TS
Máy phát không chổi than ký hiệu AVK loại DKB 42-50 TS được cấu tạo trong stato bao gồm hai
cuộn dây G1 và G3, cuộn G1 cho điện áp 440V, tần số 60Hz hoặc cho điện áp 400V và 50Hz. Cuộn dây
G1 là cuộn chính cung cấp điện lên bảng điện chính, còn cuộn G3 là cuộn phụ, nguồn (tín hiệu áp) cấp cho
2
hệ thống kích từ. Trên một đầu của stato đặt các cuộn kích từ của máy phát kích từ có ký hiệu G 2 và

G 32 . Cuộn kích từ G 22 nhận dòng một chiều từ khối điều chỉnh còn cuộn kích từ G 32 nhận dòng một
chiều từ khối hiệu chỉnh. Roto của máy phát bao gồm hai phần:
1
- Phần thứ nhất là Roto cực hiện, trên đó đặt cuộn G 1 kích từ cho máy phát chính. Cuộn này nhận
dòng một chiều từ cầu chỉnh lưu ba pha đặt ngay trên roto cùng với phần ứng của máy kích từ. Loại máy
phát ký hiệu AVK loại DKB 42-50TS có tốc độ quay 1800v/p và công suất 415KVA.
Hệ thống kích từ và điều chỉnh điện áp của loại máy phát giới thiệu trên có thể chia làm hai khối
chính. Khối điều chỉnh và khối hiệu chỉnh.

T4

V2 G22

w v u

Hình 2.13 . Cách đấu điện trở RQ

67
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

- Khối điều chỉnh thực hiện điều chỉnh thô điện áp của máy phát. Nó được xây dựng trên nguyên lý
phức hợp pha nối tiếp. Như vậy khối điều chỉnh sẽ cảm biến được với hai nhiễu loạn chính gây ra dao
động điện áp của máy phát, đó là độ lớn của dòng tải và tính chất của tải. Khối này bao gồm bién áp phức
hợp T4 và cầu chỉnh lưu ba pha cuộn tổng hợp tín hiệu để đưa tới cầu chỉnh lưu V2. Tín hiệu áp được lấy
từ các đầu U, V, W của cuộn phụ G3 đưa tới cuộn tổng hợp và đồng thời cuộn tổng hợp được cảm ứng
sđđ do từ thông của cuộn dòng gây nên.

68
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Roto
n13

V3

n4
n11

n1
k3

G12
G32
n8
n7
R7

k5
R11

K4
R40

G22
R5

V1
n5
R9
R8

R15
R6

R17

R13
R4
R1
R7

R2

R3

V2
n2
n3

n1

T4

U
R20
R21
R22

W
W
O

G11
W
V
U

Hình 2.14 . Sơ đồ nguyên lý hệ thống tự động điều chỉnh điện áp


kiểu AVK loại DKB-42  50TS

69
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

- Khối hiệu chỉnh:


Khối hiệu chỉnh có ký hiệu DVK 24-42 TS được lắp đặt trên tấm mạch in nhỏ. trên sơ đồ nguyên lý
được ký hiệu STI74D. bao gồm bốn phần, phần tạo ra tín hiệu chuẩn, phần tử cảm biến với điện áp thực
của máy phát; phần tử khuyếch đại và bộ nguồn nuôi.
Phần tử tạo ra điện áp chuẩn bao gồm các điện trở R18, R17, R4 và R10. Điốt zene n5 và biến trở R1
đặt ở ngoài để có thể thay đổi tham số cho trước. Nhờ bóng zene n5 mà điện áp trên các điện trở kể trên
có giá trị không đổi. Một phần điện áp đặt trên cực thuận của phần tử khuyếch đại N1 và điện áp này coi
như không đổi mặc dù có thể thay đổi điện áp của máy phát. Muốn thay đổi điện áp đưa đến cửa thuận
của khuyếch đại N1 ta chỉ cần thay đổi biến trở R1 (chỉnh tĩnh). Phần tử cảm biến hoặc là phản ánh điện
áp thực tế của máy phát bao gồm chỉnh lưu có các điốt n1, n2 và n3 các điện trở R11, R2, R3, R6, R7 và tụ
K1. Điện áp ba pha thực tế của máy phát qua các điện trở R20, R21, R22 qua chỉnh lưu. Điện áp một chiều
sau chỉnh lưu được chia trên các điện trở R11, R2, R3 một phần điện áp được lọc qua tụ K1 và điện trở R7
rồi đưa đến cửa của khuyếch đại N1.

6,2V R18
+ N1
R1T R1

R9
n5
R4

R19
0V

Hình 2.15 . Phần tử tạo tín hiệu chuẩn

Hình 2.16. Giới thiệu phần tử đo điện áp thực tế của máy phát. Điện trở R3 có các cực đưa ra ngoài
để có thể sun hoặc cho nó vào mạch tùy theo yêu cầu điện áp cần điều chỉnh.
Phần tử khuyếch đại và so sánh:

U R1 R7 R8
V
N1
W
R2
R6

R3

Hình 2.16 . Sơ đồ phần tử đo điện áp thực của máy phát

70
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Khuyếch đại thuật toán N1 là phần tử chính của bộ khuyếch đại, ngoài ra còn các điện trở R9, R8 và
mạch phản hồi gồm có R11, R10 tụ K2 và tụ K4 như hình 2.17.
Tín hiệu chuẩn được nối với cực đảo, còn tín hiệu điện áp lực của máy phát được nối tới cửa thuận.
Tụ K4 làm tăng thêm độ ổn định của mạch. Điện áp ra của phần tử khuyếch đại được đặt trên cực gốc của
Transistor công suất P2.
Bộ nguồn nuôi bao gồm cầu chỉnh lưu V3, tụ K3 và bộ ổn áp kiểu bù. Điện áp xoay chiều 30  40V
được lấy từ cuộn G3 của máy phát chính. Nếu điện áp của nguồn thay đổi, nhờ điốt zene n7 nên sự thay
đổi đó chỉ biểu hiện trên điện trở R14 như vậy điện áp đặt trên cực góp và cực gốc (C-E) của Transistor P1
thay đổi theo hướng làm bóng P1 tăng hay giảm nội trở để bù lại sự tăng hay giảm của nguồn. Nếu điện áp
tăng nhiều quá thì n7 sẽ thông, dòng tăng nhanh, sụt áp trên R14 tăng nhanh dẫn đến điện áp ra trên tụ K5
hầu như không đổi.
2 3
Quá trình tự kích của hệ thống được thực hiện nhờ từ dư tồn tại trên các phần lõi từ G 2 và G 2 làm
1
cảm ứng sđđ trên cuộn G 2 đầu tiên khi máy phát bắt đầu quay. Thông qua chỉnh lưu V1, cuộn kích từ

máy phát chính G 1 nhận được dòng kích từ nhỏ và sđđ cảm ứng trong cuộn G3 đạt từ 2,0  3% Uđm. Điện
1

2
áp từ cuộn G3 qua cầu chỉnh lưu V2 cấp cho cuộn kích từ G 2 một dòng nhất định. Mặt khác do điện áp

trên các cực máy phát lúc này còn nhỏ (23%) Uđm lại thông qua cầu chỉnh lưu và điện trở R1 lớn, vì vậy
coi như điện áp đưa đến cửa đảo của N1 bằng 0. Điện áp lấy từ cuộn G3 thông qua chỉnh lưu V3 đưa qua
bộ ổn áp kiểu bù cấp cho điốt zene u5. Khi sđđ của G3 còn nhỏ, điện áp cấp cho u5 còn bé, nên trong phần
lớn khép kín qua các điện trở trong mạch tín hiệu chuẩn tạo ra một tín hiệu nhấtđịnh đưa tới cửa thuận
của N1.
R10

R11 K3

R8
U®o -
R9 Ura
UchuÈn +
K4

Hình 2.17.
K.(Uc – UF) = U
3
Transistor P2 sẽ thông qua hoàn toàn, một dòng kích từ đi qua cuộn G 2 nên điện áp máy phát tăng
lên nhanh chóng. Khi tốc độ diesel đạt khoảng 70% tốc độ định mức thì P2 càng khóa bớt lại. Hệ thống
được thiết kế để khi UF = Uđm thì bóng P2 vẫn mở ở mức nhất định.

71
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

R15

R14 P1
n12 n11

U n7 K5 Ura
V K3
3040V n10 n9 n8

Hình 2.18 . Sơ đồ bộ nguồn và ổn áp kiểu bù

Hệ thống thực hiện tự động điều chỉnh kết hợp dựa trên hai nguyên lý đã nói ở trên. Ta có thể giải
thích điều khẳng định trên bằng nguyên lý hoạt động mỗi khi có sự dao động điện áp máy phát sau đây:
Giả sử vì lý do nào đó điện áp của máy phát giảm (UF < Uđm) (nếu là do dòng tải máy phát tăng và
cos  giảm thì vấn đề điều chỉnh là do biến áp phức hợp T4). Sự điều chỉnh của hệ thống của hệ thống
phức hợp chưa đáp ứng chính xác điện áp định mức máy phát hoặc nguyên nhân gây dao động điện áp
không do các nhiễu loạn dòng và cos.
Điện áp thực của máy phát được đưa đến so sánh với điện áp chuẩn. Kết quả so sánh qua khuyếch
đại tăng tín hiệu điều khiển. Tín hiệu này được đưa tới điều khiển P2 theo chiều hướng giảm nội trở của
3
P2. Dòng kích từ qua cuộn kích từ G 2 của máy kích từ tăng lên đưa điện áp của máy phát tới trị số định
mức. Các nguyên nhân làm tăng điện áp của máy phát (UF > Uđm) cũng được giải quyết như trên (có xu
hướng làm tăng nội trở của P2). Biến trở R4 trong khối hiệu chỉnh dùng để thay đổi trị số điện áp đặt
trước (tham số cho trước) có thể thay đổi điện áp máy phát. Trên mạch khuyếch đại còn có các mạch phản
hồi tĩnh và động làm tăng tính ổn định của hệ thống.
Khả năng cường kích phụ thuộc vào đặc tính của bộ tự động điều chỉnh điện áp và phụ thuộc vào hệ
số ngắn mạch của máy phát. Khi ngắn mạch, dòng lớn sẽ gây sụt áp nghiêm trọng cho máy phát đồng thời
3
biến áp phức hợp T4 cấp cho cuộn kích từ G 2 một dòng kích từ lớn đáng kể. Cùng với tín hiệu từ bộ hiệu
chỉnh, hệ thống đảm bảo cho điện áp máy phát duy trì ở một giới hạn nhất định để dòng ngắn mạch ổn
định đạt 200300% dòng định mức máy phát.
Hệ thống cho phép khôi phục điện áp khi nhận tải đột ngột 100%, cos = 0,8 trong thời gian 0,25s.
3. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp hãng MITSUBISHI
Trên đội tàu vận tải của Nhật Bản và một số tàu vận tải cỡ lớn của Việt Nam mua từ Nhật Bản được
trang bị các máy phát có kèm theo hệ thống tự động điều chỉnh điện áp kết hợp. Một trong các hệ thống
tiêu biểu nhất được giới thiệu ở hình 3.45

72
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Đây là hệ thống phức hợp pha song song kết hợp với phần hiệu chỉnh theo đọ lệch, bao gồm các
phần tử sau:
G-Phần ứng của máy phát
IK – Cuộn kích từ máy phát
CT-Biến dòng ba pha lấy tín hiệu dòng.
RT-Cuộn kháng 3 pha lấy tín hiệu áp.
ZL-Mạch bảo vệ chỉnh lưu phía xoay chiều.
S-Mạch bảo vệ cuộn kích từ và cầu chỉnh lưu phía một chiều.
SRT-Khuyếch đại từ, có nhiệm vụ hiệu chỉnh tạo thành mạch rẽ nhánh của tín hiệu tổng dòng kích
từ.
Nguyên lý hoạt động của phần điều chỉnh theo phức hợp pha song song đã được giới thiệu ở phần
nguyên lý chung. ở đây ta chỉ đề cập đến nguyên lý hoạt động của phần hiệu chỉnh.
Phần điều chỉnh từ hệ thống phức hợp pha được tính toán và thiết kế chế tạo sao cho nếu cắt toàn bộ
cuộn công tác của khuyếch đại từ ra khỏi mạch thì nó luôn luôn bù thừa cho máy phát tới điện áp 110%đm
với mọi giá trị của tải. Chính vì vậy khi đấu cuộn công tác của khuyếch đại từ chỉ với mục đích thay đổi
thành phần rẽ nhánh của tín hiệu tổng hợp. Như vậy sẽ điều chỉnh được dòng kích từ máy phát trong giới
hạn nhỏ để kéo điện áp về trị số định mức.
Mạch hiệu chỉnh của hệ thống chính là bộ ARV trên sơ đồ nguyên lý. Sơ đồ toàn bộ mạch của bộ
AVR được giới thiệu ở hình 2.23.
- Các trụ đấu dây: 5-6A là mạch cấp nguồn cho khuyếch đại trung gian, nguồn cho bộ tạo xung và
nguồn cấp cho Thiristor.
- Các trụ đấu dây: R1, S1, T1 cấp điện áp 3 pha của máy phát cho biến áp PT2. Thứ cấp của PT2 được
đấu tam giác và được cộng véc tơ với tín hiệu dòng pha S thông quá biến dòng một pha CCT đặt trên điện
trở CCR. Tín hiệu tổng thông qua cầu chỉnh lưu 3 pha đưa tới cầu so sánh chính là điện áp đo của hệ
thống. Mạch so sánh của bộ AVR bao gồm hai zene và hai điện trở R4 và R5 hình 2.19.
Giới thiệu cầu đo và đặc tính của cầu đo.
Sau khi so sánh điện áp thực của máy phát với điện áp chuẩn ta được tín hiệu ra đưa tới điều khiển
Transistor Q1. Mức độ thông của Q1 sẽ quyết định tốc độ nạp của tụ C2. Tốc độ nạp của tụ C2 sẽ quyết
định thời điểm phát xung của bóng, UJT. Thời điểm phát xung của UJT lại quyết định thời điểm mở cửa
của Transistor Q2 và quyết định góc mở của các Thiristor SCR.

73
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01
Ura
U3
R4

3 U4

R15
U¤ 2U¤ U®o

U4-3

Hình 2.19 . Sơ đồ mạch so sánh và đặc tính của mạch so sánh (cầu đo)
Giả sử vì lý do nào đó Umf giảm, dẫn đến điện áp đo Uđo giảm nhỏ hơn trị số định mức. Tín hiệu ra
từ cầu đo là U4-3 giảm, dẫn đến Q1 thông ít đi (khóa bớt ít). Hằng số thời gian nạp của tụ C2 sẽ lớn lên,
nên nó được nạp chậm tới ngưỡng phóng của UJT. Vì vậy UJT phát xung muộn hơn nên U các Thiristor
SCR mở muộn hơn.
Dùng điều khiển khuyếch đại từ RST đi, nội trở của cuộn công tác khuyếch đại từ tăng lên. Thành
phần rẽ nhánh của tín hiệu tổng hợp qua cuộn công tác của khuyếch đại từ nhỏ đi và làm tăng thành phần
dòng qua cầu chỉnh lưu dòng kích từ. Kết quả dòng kích từ tăng lên một lượng phù hợp để điện áp về trị
số định mức.

R6
R9
R8 Q1
9
4

R10 C2 R7

Hình 2.20. Sơ đồ mạch tạo xung điều khiển Thiristor

- Điện áp U5-6 là điện áp một chiều sau cầu chỉnh lưu bốn điốt và được làm phẳng nhờ điốt zene Z.
C2 - Điện áp nạp và phóng của tụ C2
R7 - Đồ thị điện áp rơi trên R7 mắc nối tiếp với Transistor Q1

74
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

5-6 t

C2 t

R7 t

UJT t

SCR t

AVR t

Hình 2.21 Đồ thị điện áp trên các phần tử điển hình của hệ thống

75
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

R S T

K2L2
CTT VR R
K1L1

K E
T1 4A
S1 AVR
3A
R1
5A 6A

CT

RT

K K

G
J S

Hình2.22 . Sơ đồ nguyên lý mạch kích từ


máy phát đồng bộ hãng MISHUBISHI

76
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

R5
R4

R4

R3
R6
VR

R7
R8

UST

R10
R2

C1

R9

R11
C3
R1

D5
D

RT
D4

R12

C4
D6

Z2
D7

DT
5

C5
D8
CCR

PT2

R16
SCR
D9

R15
D10
S

4A
6A
5A

3A
R1

S1
T1
K
E

Hình 2.23. Sơ đồ nguyên lý hệ thống hiệu chỉnh AVR


của máy phát hãng MISHUBISHI

77
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

UJT – Xung điều khiển mở Thiristor.


SCR - Điện áp đặt trên Thiristor
AVR - Điện áp được Thiristor thông qua hay là điện áp đặt lên cuộn điều khiển của khuyếch đại từ
SRT.
Từ đồ thị hình 3.24 ta nhận thấy rằng trong hai nửa chu kỳ đầu, thời gian nạp tụ tới ngưỡng phóng
nhanh hơn hai nửa chu kỳ. Trong hai nửa chu kỳ đầu, điện áp của máy phát còn cao (điện áp đo lớn hơn)
còn lại nửa chu kỳ sau điện áp máy phát đã bị giảm xuống (điện áp đo giảm xuống) nên thời gian nạp tụ
lâu hơn để dòng kích từ của máy phát tăng lên.
Trường hợp điện áp máy phát tăng lớn hơn thì quá trình xảy ra ngược lại.
Biến trở VR được đưa lên bảng điện chính để chỉnh định điện áp ban đầu trong chế độ không tải.
Biến áp DT là biến áp phản hồi mềm nhằm tăng thêm độ ổn định cho hệ thống bằng cách giảm biên
độ dao động điện áp khi điều chỉnh trong chế độ động và làm giảm thời gian phục hồi trị số điện áp định
mức.

78
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

4. Hệ thống kích từ và điều chỉnh điện áp máy phát kiểu DKBL, hãng AEG
Trên đội tàu biển thế giới cũng được lắp đặt loại máy phát đồng bộ không chổi than kiểu DKBL với
công suất từ 200  1000KVA. Loại máy phát này được trang bị hệ thống kích từ và điều chỉnh điện áp
kiểu Rotaduck, đó là những hệ thống được chế tạo hãng Altgemeine Elektricitals Gesellschaft AEG
Telefunken ở Hamburg.
Sơ đồ một dây của hệ thống được giới thiệu ở hình 2.24 a, b. ổn định điện áp của máy phát được
thực hiện theo nguyên lý phức hợp pha có hiệu chỉnh (nguyên lý kết hợp).
Loại máy phát này có kích từ và toàn bộ hệ thống kích từ và điều chỉnh điện áp được lắp ghép trên
cùng một vỏ máy. Trên rotor có những phần tử sau:
- Cuộn kích từ của máy phát.
- Cuộn phần ứng ba pha của máy kích từ - đấu sao.
- Cầu chỉnh lưu 3 pha bằng các điốt (P3)
Cùng với phần tử bảo vệ điện áp đánh thủng.

UK UK
a) PP b) PP

TN3 TN4
Dt
TP
3xTT
Dt

R R
3~ 3~

P P
P3 P2 P3
P1 TY
Ty

3~ 3~
n
I1K1
IEKE
I2K2

Hình 2.24 . Sơ đồ một dây hệ thống điều chỉnh điện áp


kiểu Rotaduct máy phát DKBL hãng AEG
a) loại máy phát có công suất 200300KVA
b) Loại máy phát có công suất 4001000KVA

79
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

U V W
TK2

r8 sr6 RK

Sm6
PP

TN3

TP iI

4 3 2 1
5 12
Bé hiÖu chØnh
Dt
iu 6 ®iÖn ¸p U1 11
7 8 9 10

P2
r4
P1
3~ r1
r4
P c1 r5 Ty
c3
d1 d2
P3 r2

3~ W
r3
I1 R1

I2 R2

Hình 2.25 Hệ thống kích từ và điều chỉnh điện áp


kiểu Rotaduct máy phát đồng bộ seri DKBL hãng AEG
80
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Sơ đồ nguyên lý hệ thống kích từ và điều chỉnh điện áp được giới thiệu trên hình 2.25. Trên stato
của máy kích từ có hai cuộn kích từ không phụ thuộc và có liên quan với nhau.
- Cuộn I2 – R2 được cấp nguồn từ mạch hiệu chỉnh tạo nên từ trường ngược với từ trường chính I1 –
R1 .
Trong hệ thống phức hợp gồm có các phần tử sau đây:
- Biến dòng 3 pha TP tạo ra tín hiệu dòng i1
- Cuộn cảm tuyến tính 3 pha Dt có khe khí, tạo ra tín hiệu áp iu.
- Cầu chỉnh lưu 3 pha hai nửa chu kỳ cấp dòng kích từ cho máy kích từ là P1 với điốt ngược d1 và
lọc điện áp xuyên r1, c4.
Hệ thống phức hợp của dòng kích từ đảm bảo quá kích máy phát (từ 10 đến 20%). Đó có nghĩa là
dòng kích từ của máy kích từ được cấp từ biến áp phức hợp lớn đến mức mà cuộn phần ứng của máy kích
từ đủ cấp dòng kích từ cho máy phát chính để điện áp máy phát chính đạt lớn hơn điện áp định mức từ 10
đến 20% với mọi giá trị của tải. Như vậy yêu cầu từ trường tổng hợp của máy phát kích từ phải nhỏ bớt
đi. Để thực hiện điều đó ta có cuộn kích từ thứ hai là I2 – R2 được cấp nguồn và điều khiển từ bộ hiệu
chỉnh. Nguồn của I2 – R2 được cấp từ mạch phức tạp sau:
- Biến áp TN3 (một trong các cuộn thứ cấp).
- Chỉnh lưu một pha P2 cùng với điốt phóng điện d2.
- Thiristor TV mắc nối tiếp với cuộn kích từ I2 – R2, đảm nhiệm chức năng phần tử thực hiện hiệu
chỉnh.
Điều khiển thiristor phụ thuộc vào pha (dấu) của sai số điện áp U.
Trong tất cả các hệ thống kiểu Rotaduct đều được sử dụng một loại bộ hiệu chỉnh điện áp giới thiệu
trên hình 2.26. Nó giống như một phần tử vạn năng co thể sử dụng rất rộng rãi trong nhiều loại hệ thống.
Chính vì vậy trong những hệ thống kích từ và điều chỉnh điện áp, không phải tất cả các mạch của bộ hiệu
chỉnh đều được sử dụng (ví dụ: các trụ đấu dây 5, 7, 8, 9).
Các linh kiện của bộ hiệu chỉnh được lắp đặt trên mạch in. Trên tấm mạch in có các trụ đấu dây để
có thể đấu cáp ra ngoài và một loạt các điểm có thể thực hiện đo đạc và thay đổi linh kiện của hệ thống
(ví dụ: kiểm tra các cầu chỉnh lưu, hàn hay dỡ mối hàn, các điện trở và tụ điện). Do cấu trúc đặc biệt có
thể dễ dàng thay đổi thông số của bộ hiệu chỉnh trong phạm vi cần thiết, (ví dụ: điều chỉnh U = const hay
U/f = const) hay với mục đích thay đổi tính chất của hệ thống (ví dụ: điều chỉnh bộ ổn định). Bộ hiệu
chỉnh điện áp bao gồm các bộ nguồn được xây dựng bằng các điốt zene n13 + n16, hai khuyếch đại thuật
toán A và B tạo thành bộ điều khiển PI và các Transistor T3, T4, T5 làm biến dạng liên tục tín hiệu ra của
khuyếch đại B thành tín hiệu xung (ở trục 6-12). Các trụ 1-2 của bộ hiệu chỉnh được cấp điện áp xoay
chiều từ một cuộn thứ cấp của biến áp TN3.

81
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Điện áp này sau khi chỉnh lưu được phân ra một số điện áp cần thiết cho sự hoạt động của bộ hiệu
chỉnh. Trước tiên là vấn đề ổn áp nguồn cấp cho các khuyếch đại thực hiện A và B, điện áp các mạch cực
ghóp phát (các Transistor T3, T4, T5 và điện áp đưa đến đầu vào khuyếch đại thuật toán A là Uo (điện áp
rơi trên điện trở RS).
Điện áp do UP là điện áp thực tế của máy phát được đưa đến trụ đấu dây 3 -4 của bộ hiệu chỉnh và
sau khi chỉnh lưu bằng cầu chỉnh lưu n12, điện áp một chiều đặt trên R7. ở đầu vào số 2 của khuyếch đại
thuật toán A có tín hiệu tỷ lệ thuận với sai số điện áp U của máy phát. Nó là hiệu của các điện áp sau:
- Điện áp rơi trên điện trở R8 là đại diện cho điện áp Uo (tỷ lệ thuận với điện áp chuẩn Uz).
- Điện áp rơi trên điện trở R7 (tỷ lệ thuận với điện áp đo UP của máy phát)
Việc điều khiển mở Transistor T3 có thể thực hiện khi điện thế mở dương trên cực gốc xuất hiện do
có sai số điện áp mang dấu dương U trên cửa vào của khuyếch đại A.
U = Uz – UP > 0
Vậy UP < Uz
Ngược lại, điều kiện để Transistor T3 khóa là thay đổi pha của tín hiệu sai số U, trạng thái này
xuất hiện khi:
U = Uz – UP < 0
UP > Uz
Hai trạng thái công tác của Transistor T3, gây ra giống như trạng thái của Transistor T4. Mạch vi
phân bao gồm điện trở r28 và tụ k9 gây lên hiện tượng: Trong thời điểm chuyển sang trạng thái khóa
Transistor T3, sẽ gây ra xung mở transistor T4. Một cách khác là Transistor T4 có thể không chỉ khi trong
thời gian Transistor T3 đóng lại. Điện thế cực gốc Transistor T5 thay đổi khi điện áp một chiều từ bộ
chỉnh lưu cầu một pha n1 được cấp nguồn từ trụ đấu dây 1 -2 thay đổi. Điện áp xoay chiều này qua cầu n1,
điốt n3, các điện trở R24, R21 các điôt zene n17  n19 và điện trở R23. Transistor T4, T5 đồng thời mở làm
xuất hiện xung điện áp trên đầu ra trụ 6 -12 của bộ hiệu chỉnh.

82
7 9

18
15
rx kx 20

r2

28 12
ky n11 m1
r1 r3 ry r25 29

r26
n2 k9
r14 r10 k4
n21
22 21 r6 34
T4
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

n3 21
r8 2 6 r11 r12
23 75 21
2 r19 n10 r22
3 4 75 6 T3 19
5 r7 15 n8 K2
n13 n15 k7
n1 k5 3 4
30 n6 n7 26 r20 k8 r28
1 n4 r3
k3 n9 r23 n20
31
n4 T5
r17 r16 6
6
2
n5 n22
33 6
n5 5 13
4 r21
32 r14 r29
14 24
k1 n14 n16
27
n17
r27 k11 k12 r18
n18
25
3 n19
35

5 3 4 10 8 11

83
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Hình 2.26 . Sơ đồ bộ hiệu chỉnh điện áp trong hệ thống ký hiệu Rotaduct


Từ kết quả đó trong vùng của mỗi nửa pha điện áp của Anốt Thiristor (điện áp trên đầu ra của cầu
P2) làm xuất hiện một xung mở với điều kiện là điện áp máy phát lớn hơn điện áp chuẩn. Trong trường
hợp ngược lại, nên đầu ra của khuyếch đại thuật toán B xuất hiện điện áp dương làm T3 mở và không thể
tạo xung điều khiển.
Để ví dụ ta có thể quan sát công tác của bộ hiệu chỉnh điện áp khi điện áp máy phát tăng cao hơn
điện áp chuẩn. Đông thời điện áp đưa tới đầu vào khuyếch đại A (đầu số 2) càng âm nên trên đầu ra của
khuyếch đại B cũng càng âm. Tiếp theo làm transistor T3 khóa lại, dẫn đến xuất hiện xung điều khiển mở
Thiristor TY. Thiristor mở làm tăng dòng kích từ kích từ chạy trong cuộn I2 – K2 dẫn đến điện áp máy
phát giảm. Thời điểm Thiristor Ty mở hoàn toàn ta có thể chấp nhận là trụ đấu dây 10 – 6 (Anốt – Katốt)
của bộ hiệu chỉnh bị ngắn. Vì vậy làm giảm điện áp đầu vào của khuyếch đại thuật toán B, đầu ra xuất
hiện điện áp âm gây đóng Transistor T3 tạo xung điều khiển. Thứ tự nửa chu kỳ điện áp anốt của Thiristor
tiếp tục làm tăng thế trên anốt so với Katốt (điện thế trụ 10 so với điện thế ở trụ 6 của bộ hiệu chỉnh) và
mức điện áp đưa vào khuyếch đại B trở lại trạngthái trước đây của nửa chu kỳ điện áp trước. Thứ tự điều
khiển mở Thiristor tiếp tục và qua trình này lắp lại đến thời điểm điện áp của máy phát bằng điện áp
chuẩn.
Thiristor công tác trong hai trạng thái với góc mở không đổi. Nếu điện áp của máy phát nhỏ hơn
điện áp chuẩn (UP < Uz) thì trên cửa ra của bộ hiệu chỉnh không xuất hiện xung và Thiristor trong trạng
thái đóng. Điện áp máy phát trở lại điện áp chuẩn được là nhờ tác dụng của bộ điều chỉnh phức hợp.
Ta cần chú ý đến chức năng của trụ đấu dây 11 là phục vụ trong các trường hợp đưa tín hiệu phản
hồi âm, hạn chế hệ số khuyếch đại của bộ hiệu chỉnh. Phản hồi này bao gồm dây nối của chính khuyếch
đại của bộ hiệu chỉnh và Thiristor giống như phần tử thực hiện. Điện thế trên trụ đấu dây 11 được xác
định đồng thời với điện áp rơi trên phần điện trở r3 (hình 3.51 tỷ lệ thuận với dòng kích từ của máy kích
từ. Hệ số khuyếch đại của mạch phản hồi có thể chỉnh đặt bằng biến trở R18 (hình 3.31).
Khi các máy phát công tác song song thì hệ thống bù dòng phần tử đo cũng công tác kết hợp với
nhau. Trong khâu này gồm có các phần tử.
- Biến dòng PP nối với pha V phần ứng máy phát.
- Biến tở RK là điện trở bù dòng.
Biến trở Sr6 có thể thay đổi được độ lớn của điện áp đo Up, nó có chức năng là cái chỉnh đặt điện áp
máy phát. Nó được đặt trong hộp gắn trên máy phát, ta phải dùng tuốc nơ vít mới có thể điều chỉnh định
được. Theo yêu cầu, phải điều chỉnh được điện áp ngay trên bảng điện chính nên ta có thể dùng biến áp tự
ngẫu (điều chỉnh láng) hay biến áp có nhiều trụ đấu dây (điều chỉnh nhảy bậc). Trên hình 3.30 giới thiệu
cái chỉnh đặt điện áp đặt ngoài là biến áp tự ngẫu Sm6 nối với cuộn sơ cấp của biến áp TN2. Muốn chỉnh
định từ xa điện áp của máy phát ta có thể thực hiện bằng cách chỉnh Sr6, quay con trượt chuyển động

84
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

ngược kim đồng hồ cho đến cuối hoặc thay đổi trụ đấu dây. Để có thể mở rộng giới hạn chỉnh định điện
áp ta còn có biến trở r8 đặt trong bộ hiệu chỉnh điện áp. Độ hữu sai của đặc tính ngoài xác định thành
phần tải phản tác dụng của máy phát được chỉnh định thông qua RK, nếu chỉnh định “nhỏ“ thành phần tải
phản tác dụng, có thể thực hiện cái định vị điện áp máy phát, đó là ta tịnh tiến dặc tính ngoài của nó. Khi
các máy phát cùng loại công tác song song với nhau và phân chia tải phản tác dụng đều đặn ổn định thì độ
hữu sai khoảng 1%. Trong những trường hợp khác độ hữu sai không vượt quá giới hạn từ 1  6%.
Hệ thống được giới thiệu trên có quá trình tự kích ban đầu rất dễ dàng nhờ từ dư và điện áp do từ dư
gây ra tương đối lớn. Do đó không đòi hỏi trang bị thêm trong hệ thống những phần tử trợ giúp quá trình
tự kích ban đầu.
Nếu mất kích từ của máy phát ta cần dừng động cơ truyền động hay làm ngắn mạch cuộn I1 – R1
(nhờ công tắc có tiếp điểm 6A).
Hình dáng đặc tính ngaòi, phụ thuộc vào sự chọn lcọ hệ thống phức hợp và sự chỉnh định phần tử
trong bộ hiệu chỉnh. Sự chỉnh định hoạt động chính xác của hệ thống phức hợp thông qua:
- Điều chỉnh kge khí của lõi từ cuộn cảm tuyến tính D, nếu tăng khe khí ẽ làm tăng điện áp trong
chế độ không tải, độ lớn của khe khí được chọn thường là để điện áp không tải máy phát đạt từ 110% đến
120% Uđm (khi ngắt bộ hiệu chỉnh).
- Thay đổi trụ đấu dây trong các cuộn thứ cấp của biến dòng TP bằng cách chọn trụ đấu dây tương
ứng. Sẽ làm thay đổi hệ số truyền đạt của biến dòng, đưa đến sự thay đổi điện áp của máy phát trong chế
độ tải. Trong một số hệ thống biến dòng TP không có nhiều trụ đấu dây (tương ứng với số vòng dây khác
nhau) nên khi lựa chọn biến dòng phải cụ thể cho loại máy phát nào.
Muốn tính chỉnh định đặc tính ngoài của máy phát cần chỉnh định các phần tử sau.
- cái chỉnh đặt điện áp (trong máy là Sr6, ngoài máy Sm6). Chỉnh định nó có thể làm tịnh tiến các đặc
tính trong giới hạn 5%.
Mở rộng giới hạn tịnh tiến có thể thực hiện chỉnh định biến trở r8 trong thời kỳ khai thác rốt đa bộ
hiệu chỉnh.
Note: Trong máy phát chỉ có một cuộn kích từ IE – KE nó được cấp nguồn từ hệ thống phức hợp pha
bao gồm các phần tử sau:

85
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

O U V W
TN4

PP
RK r3

TN5
Sr9
Sm6

TP
4 3 2 1
5 12
Bé hiÖu chØnh
6 ®iÖn ¸p U1 11
3xTT 7 8 9 10

r4
D1
c2 r6
r5

3~ P1 Ty
P r7 c3 P10 P9 P4

r1
P3

r2
3~ W

KE IE

Hình 2.27 Hệ thống kích từ và điều chỉnh điện áp


ký hiệu ROTADUCT máy phát Seri DKBL hãng AEG

- 3 biến dòng một pha ba cuộn dây (tín hiệu dòng iI)
- Cuộn cảm tuyến tính 3 pha Dt có khe khí (tín hiệu áp iU).
- Cầu chỉnh lưu 3 pha cho kích từ của máy kích từ.
Các thông số của biến dòng TT và cuộn cảm Dt được chọn với độ dự trữ để điện áp của máy phát
lớn hơn điện áp chuẩn nếu không có sự tham gia của bộ hiệu chỉnh. Vì vậy hạn chế dòng kích từ của máy
kích từ, một nhánh của cầu chỉnh lưu P1 được đấu song song với Thiristor Ty và nó đóng vai trò phần tử
thực hiện hiệu chỉnh điện áp.
Cũng giống như ở trên đã giới thiệu, việc điều khiển Thiristor phụ thuộc vào pha (dấu) của sai số
điện áp U máy phát. nếu điện áp đo ở các trụ 4-3 của bộ hiệu chỉnh lớn hơn điện áp chuẩn thì ở đầu ra
(trụ 12-C) xuất hiện xung mở, mở đồng bộ Thiristor với điện thế dương trên anốt của nó Thiristor không
mở khi điện áp đo nhỏ hơn điện áp chuẩn. Riêng bộ hiệu chỉnh điện áp giống y hệt với bộ hiệu chỉnh hệ
thống trên đã giới thiệu. Điện áp rơi trên điện trở r2 tỷ lệ thuận với dòng kích từ của máy kích từ và được

86
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

đưa đến bộ hiệu chỉnh (trụ 11-6) giống như tín hiệu của phản hồi ngược âm, làm hạn chế hệ số khuyếch
đại của bộ hiệu chỉnh.
- Bộ lọc RC ngăn ngừa điện áp xuyên trên Thiristor (R6, C2) và cầu chỉnh lưu dòng kích từ máy
kích từ, (R7, C3) các điốt zene P4 – P9 và điốt P10 hạn chế điện áp trong mạch điều khiển Thiristor.
Stt Tính chất H.T kích từ và điều chỉnh H.T kích từ và điều chỉnh
điện áp vi sai điện áp với Thiristor
1. Độ chính xác tĩnh, ổn  1%.  1%.
định điện áp trên Khi I = 0 – 100% Iđm và cos Khi I = 0 – 100% Iđm và cos 
nguyên lý U = const  = 0-1 không phụ thuộc vào = 0,8-1 không phụ thuộc vào
nhiệt độ của máy phát và tốc nhiệt độ của máy phát và tốc
độ quay. độ quay.
2. Độ chính xác tĩnh, ổn  0,5%.  0,5%.
định điện áp trên Khi I = 0 – 100% Iđm và cos Khi I = 0 – 100% Iđm và cos 
nguyên lý  = 01 không phụ thuộc = 0,81 không phụ thuộc vào
U vào nhiệt độ. nhiệt độ.
 const
f
3. Sụt áp sau khi đóng tải 18% (15 – 22%)
định mức từ chế độ Thời gian điều chỉnh 0,2  Thời gian điều chỉnh 0,3
không tải 0,5s phụ thuộc vào thông số 0,8s phụ thuộc vào thông số.
máy phát.
4. Dòng khởi động cao 200% Iđm của máy phát trong 200% Iđm của máy phát trong
nhất cho phép của thời gian 20s. thời gian 20s.
động cơ lồng sóc.
5. Dòng ngắn mạch ổn 150% Iđm qua 5s có khả năng 150% Iđm qua 5s có khả năng
định đối xứng đạt > 300% Iđm đạt > 300% Iđm
6. Cấp gây nhiễu Radio Dưới cấp W sử dụng bộ lọc Dưới cấp W sử dụng bộ lọc
có thể hạ về cấp 0. có thể hạ về cấp 0.
Điện áp cấp cho bộ hiệu chỉnh đưa đến trụ 1-2 qua biến áp TN4 - Điện áp đo đưa đến các trụ (4-3)
được cộng với tín hiệu của hệ thống bù dòng phần tử đo mà bao gồm biến dòng PP và điện trở RK. Biến
trở Sr9 là cái chỉnh định điện áp máy phát đặt trong máy, tương tự khi chỉnh định Sm6 có thể bỏ qua biến
trở Sr9.
Khe khí của cuộn cảm Dt được chọn sao cho điện áp không tải máy phát đạt từ 120% đến
140%Uđm. Một khả năng nữa, có thể thay đổi dòng phức hợp cho kích từ là thay đổi điện trở r1 mắc song
song với cửa ra của chỉnh lưu P1. Tính chỉnh vị trí đặc tính ngoài của máy phát dựa trên Sr9 hay Sm6, có

87
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

thể làm tịnh tiến đặc tính theo chiều dọc trong giới hạn Uđm 5%. Định vị điểm công tác của bộ hiệu
chỉnh được thực hiện chỉnh một lần trên biến trở r3.
Điều chỉnh độ hữu sai của đặc tính ngoài khi công tác song song bằng biến trở RK.
Tính chất điều chỉnh của hệ thống kích từ và điều chỉnh điện áp của máy phát không chổi than seri
DKBL được giới thiệu ở bảng trên. Độ chính đó là khi máy phát công tác độc lập và được lắp đặt hệ
thống bù dòng phần từ đo.

88
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

5. Hệ thống tự động điều chỉnh điện tàu Long Châu


Trên trạm phát điện tàu Long Châu được lắp đặt các máy phát cùng với hệ thống tự động điều chỉnh
điện áp do Cộng hòa Liên bang Đức chế tạo. Hệ thống được chế tạo trên nguyên tắc kết hợp giữa nguyên
lý phức hợp dòng và điều chỉnh theo độ lệch.

P22
R15

T4

C4
R11

T3

R12
C

R11
B
R12

R10
T2
C

BAX
R13

C3
B
R9

T1

R7
C

E
R14

R4
C2

C7
B
R13

R6

P4

d1
R5

R15
R1
DZ1

C1

R2
P1
t
s
r
TN2

P3
TN1
e1
O

TP
T

F~
3
S
R

Hình 2.28 . : Sơ đồ nguyên lý hệ thống tự động điều chỉnh


điện áp máy phát tàu Long Châu
TP – Biến dòng; TN1, TN2 – Các biến áp; BAX – Biến áp xung
89
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

- Tín hiệu áp được lấp từ một pha R thông qua cầu chì e1; điện trở R16 cầu chỉnh lưu một phần hai chu kỳ
P2. Thiristor Th1 về dây trung tính.
- Tín hiệu dòng được lấy từ cuộn thứ cấp của biến dòng ba pha TP, thông qua chỉnh lưu P3.
Tín hiệu áp và tín hiệu dòng được cộng điện phía một chiều thỏa mãn biểu thức: Ikt = IU + II
Mạch hiệu chỉnh dựa trên nguyên lý điều chỉnh theo độ lệch bao gồm các phần tử:
- Biến áp TN1 và cầu chỉnh lưu nửa chu kỳ P44 cùng với điốt zener Dz1 là nguồn nuôi của khối khuếch đại
tạo xung điều khiển Thiristor.
- Biến áp TN1 là biến áp tín hiệu điện áp thực của máy phát thông qua cầu chỉnh lưu ba pha P1 đến cầu đo
Dz1.
- Khối khuếch đại tín hiệu và tạo xung bao gồm các Tranzistor T1, T2, T3 và Tranzistor một tiếp giáp T4
cùng các tụ C1, C2, C3, C4 và các điện trở.
* Quá trình tự kích của hệ thống diễn ra rất tốt và nhanh nhờ hệ thống có mạch tự kích riêng. Khi
máy phát được quay tới định mức, do trong mạch kích từ còn từ dư nên điện áp cảm ứng ở stato đạt tới từ
1,5  2%Uđm.
Qua cầu chỉnh nửa chu kỳ P2 pha R của máy phát cấp dòng kích từ và khép kín qua tiếp điểm
thường đóng của rơle d1 điện trở R15 về dây trung tính. Khi điện áp của máy phát đạt 60% Uđm rơle d1
hoạt động mở tiếp điểm và quá trình tự kích được tiếp tục nhờ mạch tạo xung đã điều khiển mở Thiristor
Th1. Như vậy Thiristor Th1 đã tham gia quá trình tự kích từ khi điện áp đạt 60%Uđm cho đến khi điện áp
đạt giá trị định mức.
* Quá trình ổn định điện áp cho máy phát điện: Khi máy phát nhận tải, điện áp ra của cầu chỉnh lưu
P1 sẽ nhỏ đi tỷ lệ thuận với điện áp thực của máy phát. Thông qua khâu so sánh do zener Dz1 thực hiện,
điện áp rơi trên R6 là U nhỏ đi. Bóng Tranzistor T2 mở nhiều hơn. Khi T2 mở nhiều hơn Tranzistor T3 sẽ
đóng bớt lại và tụ C4 sẽ được nạp nhanh hơn và do đó bóng Tranzistor T2 mở nhiều hơn. Khi T2 mở nhiều
hơn Tranzistor T3 sẽ đóng bớt lại và tụ C4 sẽ được nạp nhanh hơn. Điện áp nạp trên tụ C4 đạt giá trị lớn
nhất Tranzistor một tiếp giáp T4 phóng sớm hơn và thông qua biến áp xung X, xung điều khiển Thiristor
Th1 xuất hiện sớm, Thiristor th1 mở sớm hơn và kết quả là tăng thành phần dòng IU dẫn đến tăng dòng
kích từ Ikt của máy phát. Điện áp máy phát được tăng lên phù hợp với mức của nó. Khi điện áp của máy
phát tăng lên vượt qua Uđm thì quá trình diễn ra ngược lại. Mạch phản hồi mềm (vi phân) C2, R14 làm tăng
thêm độ ổn định cho hệ thống khi có sự thay đổi lớn.
Ta có thể điều chỉnh biến trở R5 để điện áp máy phát thay đổi trong giới hạn Uđm  5%.
Độ chính xác tĩnh đạt 1% với toàn bộ giới hạn tải, cos= 0,81 và tốc độ quay với độ dao động
3%.

90
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

6. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp máy phát đồng bộ không chổi than hãng SSW.
Thực tế vận hành và khai thác đã rút ra kết luận máy phát đồng bộ không chổi than hãng Siemens
có các tính chất rất tốt. Hãng này đã thiết kế và chế tạo ra hai loại hệ thống kích từ điều chỉnh điện áp rất
ưu việt có phạm vi sử dụng rất rộng rãi.
O R S T
R3

Uz
PP2
GK2 C3
R6
PP1 R9 R10 R12 C5
RK1 C2 R7
R2
R4 R5
R8
RK2 A K
C1 B B
E
GK3 T
R11 C4
GK1
PP3 PP4
R

TP

PWW

KB IB KA IA Stato

Roto
PW

W
WP

Hình 2.29 : Sơ đồ nguyên lý hệ thống tự động điều chỉnh điện áp máy phát đồng bộ không chổi than có
công suất nhỏ hơn 500KVA
P-máy phát; W-Máy phát kích từ; PW-Chỉnh lưu dòng kích từ máy phát chính
PWW-Chỉnh lưu dòng kích từ cho máy kích từ
TP-biến dòng; UL-Phần tử phân bố tải vô công; R-Bộ điều chỉnh

91
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

7. AVR của siemens

92
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

* Các câu hỏi ôn tập chương 2:


1) Tại sao cần phải ổn định điện áp cho các máy phát điện?
2)Trình bày các qui định của đăng kiểm về vấn đề ổn định điện áp cho các máy phát điện tàu thuỷ.
3)Phân tích các nguyên nhân gây ra sự dao động điện áp của các máy phát điện .
4) Phân tích các điều kiện tự kích của 1 máy phát điện xoay chiều 3 pha đồng bộ .Các chức năng của 1
bộ tự động điều chỉnh điện áp cho các máy phát điện.
5)Trình bày nguyên lý cơ bản để xây dựng hệ thống tự động ổn định điện áp theo độ lệch ,
6 )Trình bày nguyên lý xây dựng hệ thống tự động ổn định điện áp theo nhiễu.
7) Trình bày nguyên lý xây dựng hệ thống tự động điều chỉnh điện áp theo kết hợp , lấy ví dụ minh hoạ.
8) Đọc và Phân tích các sơ đồ điều chỉnh điện áp của các hãng ( hoặc trên 1 tầu cụ thể).Sau đó đánh giá
ưu nhược điểm của các hệ thống đó.

93
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Chương 3:CÔNG TÁC SONG SONG CỦA CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN TÀU THUỶ
§1. KHÁI NIỆM CHUNG
1.Tại sao cần thiết phải công tác song song các máy phát điện.
Nguồn điện cung cấp cho các phụ tải trong hệ thống điện năng tàu thuỷ có thể lấy từ những nguồn
độc lập hoặc một nguồn chung do nhiều tổ máy phát điện công tác song song với nhau. Hiện nay trên đội
tàu của thế giới công tác song song của các tổ máy phát trong các hệ thống năng lượng điện là chiếm đa
số và ngày càng phát triển ở trình độ tự động hóa cao. Tự động khởi động và hòa đồng bộ máy phát khi
hệ thống quá tải, tự động cho máy phát nghỉ khi công suất của trạm phát lớn nhiều so với công suất của
phụ tải.
Ta hiểu rằng dù tự động hóa hay chưa tự động hóa thì công tác song song của các tổ máy phát là
cần thiết vì nó có nhiều ưu điểm so với các tổ máy phát công tác độc lập ở các điểm sau:
- Tạo điều kiện giảm bớt các thiết bị chuyển mạch và dây cáp nối các phần tử thiết bị với nhau.
- Giảm bớt trọng lượng kích thước của các thiết bị phân phối điện.
- Bảo đảm nguồn điện liên tục cho các phụ tải trong mọi trường hợp (ngay cả khi chuyển tải từ máy này
sang máy khác)
- Giảm bớt sự dao động điện áp và tần số khi tải tăng lên đột ngột.
- Nâng cao hiệu suất sử dụng công suất của các tổ máy phát.
Tất cả những ưu điểm trên đã tạo điều kiện sử dụng một cách rộng rãi khả năng công tác song song
các nguồn điện trên tàu thuỷ. Tuy nhiên khi các máy phát công tác song song sẽ có các nhược điểm sau
đây:
- Đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ cao về chuyên môn.
- Độ lớn dòng ngắn mạch tăng cao, cần phải có các thiết bị bảo vệ ngắn mạch phức tạp và bắt buộc các
trạm phát điện phải trang bị hệ thống bảo vệ công suất ngược.
- Sự phân chia tải phức tạp hơn khi một trong các động cơ truyền động có sự số nhỏ.
2.Các mạng năng lượng thường gặp.
Nếu chúng ta gọi :
PdmX là công suất định mức của máy phát ta khảo sát.
PđmT là tổng công suất tất cả các máy đang công tác trên lưới điện.
Khi khảo sát máy phát PđmX ta phân biệt ba chế độ công tác.
Nếu:
Pđm X << Pđm T thì ta nói máy phát X công tác với mạng cứng.
Pđm X >> PđmT thì ta nói ta nói máy phát X công tác coi như riêng biệt (độc lập)
PđmX = Pđm T thì ta nói máy phát X công tác với mạng mềm.

94
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

a. Máy phát X công tác với mạng cứng


Nếu máy phát X có công suất PđmX rất nhỏ so với tổng công suất Pđm T (công suất của máy phát
tương đương) (Pđm X<< PđmT) thì tất cả các thông số của hệ thống điện năng lúc này như: điện áp, tần số
được quyết định bởi máy phát tương đương có công suất PđmT. Trong trường hợp này khi thay đổi dòng
kích từ của máy phát X và thay đổi tốc độ của diesel lai máy phát X sẽ không có tác dụng làm thay đổi
điện áp và tần số của mạng chung.
Nếu ta thay đổi Ikt của máy phát X giữ nguyên công suất máy diesel thì chỉ thay đổi được thành
phần tải phản tác dụng và chính là thay đổi cos  của máy phát X .
Nếu ta thay đổi công suất của máy diesel lai
cP2
máy phát với điện áp không đổi, IRt = const ta chỉ 2 cP1
thay đổi được thành phần tải tác dụng P của máy XI2

phát X . 1
Từ kết quả khảo sát trên ta có thể rút ra kết
luận cho trường hợp khi máy phát X công tác với 2' XI1
E w2
mạng cứng như sau: u
- Muốn thay đổi công suất tác dụng của E w1 I2
máy phát X cần thay đổi công suất của diesel lai
(truyền động cho máy phát).
- Muốn thay đổi công suất phản tác dụng I1
của máy phát X ta cần thay đổi dòng kích từ của
nó.

Hình
Hình (94).
3.1 sơĐồ
đồ thị vectơ
vector mô khi máyphát
tả máy phát công
công táctác
song
với mạng cứngsong với mạng cứng
Trong trường hợp muốn tăng công suất tác dụng của máy phát làm việc với mạng cứng và giữ nguyên
cos ta thực hiện như sau:
Trên sơ đồ vectơ (hình 3.1) máy phát X đang cấp cho mạng công suất P1, công tác tại điểm 1. Khi tăng
công suất cấp ra mạng bằng P2 nó công tác tại điểm 2. Để giữ cos = const khi tăng công suất từ P1 -> P2
. đồng thời cũng phải tăng dòng kích từ để sức điện động máy phát tăng từ E1 -> E2. Nếu không tăng dòng
Hình vẽ trang 94
kích từ thì máy phát công tác tại điểm 2’ và nó cấp ra mạng công suất phản tác dụng mang tính dung
kháng mà điều đó là không cần thiết.

95
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

b. Máy phát công tác coi như độc lập


Trường hợp công suất của máy phát X lớn hơn nhiều lần so với công suất của máy phát tương
đương (PđmX >> PđmT ) thì trong thực tế coi như nó công tác độc lập. Các thông số điện áp và tần số của
mạng hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào máy phát X . Nếu thay đổi thành phần tải tác dụng của máy phát
(bằng cách đóng thêm tải vào mạng) thì tần số của mạng sẽ bị thay đổi và điện áp của mạng cũng thay
đổi. Muốn giữ U và f = const ta phải thay đổi dòng kích từ (Ikt) và công suất của máy truyền động tức là
phỉ tăng lượng nhiên liệu vào Điezel lai máy phát .
c. Máy phát công tác với mạng mềm
Khi công suất của máy phát X bằng (hoặc gần bằng) công suất của máy phát tương đương (Pđm X
 PđmT ) thì các thông số điện áp, tần số phụ thuộc vào hai máy phát với mức độ như nhau. Vì vậy, ta gọi
là máy phát X đang công tác với mạng mềm.
Giả sử tại thời điểm ban đầu hai máy phát đang nhận tải như nhau: Ix = It ., cosx = cost. Nhiệm
vụ chúng ta phải điều chỉnh để máy phát X bỏ toàn bộ tải tác dụng và giữ nguyên tải phản tác dụng với
điều kiện giữ cho điện áp không đổi và lượng phụ tải trên mạng không thay đổi.
Lúc đầu hai máy đang công tác tại điểm 1 (hình 3 .2a) . Sau khi điều chỉnh để bỏ hết tải tác dụng
của máy phát X nó sẽ công tác tại điểm X . Và điều chỉnh để máy phát T (tương đương) nhận thêm toàn
bộ tải tác dụng của máy X bỏ ra thì máy T công tác tại điểm T . Để thực hiện được điều trên ta thao tác
như sau:

cP
cPt
t
cP
1 X cQ
t cl 2
cl 2 E w1
1
cl cl x cQx=cQt
cl
E cQ
E wt Ew
cl x
X
u u
E wX Ew E wt

Hình 3.2. Đồ thị vectơ khi máy phát công tác với mạng mềm
- Giảm công suất máy diesel truyền động cho máy X và đồng thời tăng công suất máy diesel truyền
động cho máy T .

96
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

- Đồng thời giảm dòng kích từ máy phát X và tăng dòng kích từ của máy phát T .
Trường hợp ta muốn bỏ hoàn toàn tải phản tác dụng của máy phát X mà giữ nguyên tải tác dụng,
cũng với điều kiện giữ cho U = const và lượng phụ tải trên mạng không đổi. Ta chỉ việc giảm dòng kích
từ của máy phát X và đồng thời tăng dòng kích từ của máy phát T . Sau khi điều chỉnh, máy phát X sẽ
công tác tại điểm X và máy phát T sẽ công tác tại điểm T ( hình 3.2b) .

97
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§ 2. CÔNG TÁC SONG SONG CỦA CÁC MÁY PHÁT MỘT CHIỀU
Sự phân chia tải giữa các máy phát một chiều công tác song song phụ thuộc vào đặc tính ngoài của
chúng. Các đặc tính ngoài này phải có dạng giống nhau, có như vậy mới bảo đảm phân chia tải đều đặn
với mọi mức độ tải trên thanh cái.
1. Công tác song song của các máy phát điện một chiều
Các điều kiện tiên quyết để các máy phát một chiều có thể công tác song song với nhau được ta
phải kể đến:
- Điện áp định mức của chúng phải bằng nhau.
- Có cùng kiểu kích từ
- Đặc tính ngoài phải có dạng như nhau.
Điều kiện về dạng đặc tính ngoài mang tính quyết định về phân chia tải trong quá trình công tác
song song. Theo quy định của Đăng kiểm khi các máy phát một chiều công tác song song, với mức tải
trên thanh cái dao động từ 20  100% tổng công suất định mức của các máy đang công tác thì sự chênh
lệch tải giữa các máy phát không được vượt quá 12% công suất định mức của máy lớn nhất.

u a) u b)
iI
iI
I
U1 U1 I
P P
Un Un

0 I1 I2 In I 0 I ,I In I
1 2

Hình 3.3. Phân bố tải giữa hai máy phát kích từ song song.
Công tác song song: a) Khi đặc tính ngoài khác nhau
a) Khi đặc tính ngoài giống nhau
Un - Điện áp định mức; In - Dòng định mức.
Trên( hình 3.3) giới thiệu đặc tính ngoài của hai máy phát kích từ song song đang công tác song
song. Hai đặc tính trên I và II có dạng khác nhau. Điểm P là điểm dao nhau của hai đặc tính xác định chế
độ công tác định mức của hai máy phát. Nếu cắt bớt tải trên thanh cái điện áp trên thanh cái sẽ tăng lên
giá trị U1 và máy phát I sẽ nhận tải với dòng tải I1 và máy phát II sẽ nhận tải với dòng tải I2.

98
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Các máy phát kích từ song song, công tác song song và phân tải đều với mọi mức tải với mọi mức
tải chỉ khi đặc tính ngoài của chúng hoàn toàn giống nhau như hình.
2. Công tác song song của các máy phát kích từ hỗn hợp.
Trạm phát điện tàu thuỷ dòng một chiều hầu như đều được lắp đặt máy phát kích từ hỗn hợp vì khả
năng ổn định điện áp tốt của nó. Các điều kiện hòa song song máy phát kích từ hỗn hợp cũng giống như
máy phát một chiều kích từ song song ta đã trình bày ở phần trên. Chỉ khác một điều kiện là khi các máy
phát kích từ hỗn hợp công tác song song với nhau nhất thiết phải có dây cân bằng.

I1 I3 I3 I2

E D C C D E

F
B B

H I1 - I 3 H
G G

Hình 3.4. Công tác song song của máy phát một chiều kích từ hỗn hợp.
Nhờ có dây cân bằng, sẽ xuất hiện dòng cân bằng đi qua nó để đảm bảo dòng đi qua hai cuộn dây
kích từ nối tiếp của hai máy luôn luôn bằng nhau và từ thông của hai cuộn này luôn biến đổi như nhau.
Nên dòng phần ứng máy phát I là I1 và dòng phản ứng máy phát II là I2, I1 > I2 thì dòng đi qua hai cuộn
nối tiếp của hai máy sẽ là:
I1  I 2
I3 =
2
Hiệu số dòng I1 – I2 chạy qua dây cân bằng có tiết diện thường bằng 50% tiết diện của dây nối
chính từ máy phát đến thanh cái.

99
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§ 3. CÔNG TÁC SONG SONG CỦA CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA
1.Khái niệm chung .
Đưa máy phát đồng bộ vào công tác song song là quá trình đưa một máy phát từ trạng thái không
công tác đến trạng thái cùng cung cấp năng lượng cho thanh cái đang có một hay nhiều máy phát khác
công tác. Quá trình hòa đồng bộ coi là thành công khi không gây ra xung dòng lớn và thời gian tồn tại quá
trình này phải ngắn. Điều đó là cần thiết, vì sự công tác ổn định của hệ thống, nhất là lúc một trong những
máy phát khác đang làm việc bị sự cố.
Đưa máy phát đồng bộ vào công tác song song với các máy phát khác trong thực tế có hai phương
pháp cơ bản:
1- Hòa đồng bộ: là phương pháp đưa một máy phát đồng bộ đã được kích từ đến điện áp định mức vào
công tác song song với các máy phát khác.(Phương pháp nay áp dụng cho mạng mềm)
2- Tự hòa đồng bộ: Là quá trình đóng máy phát đồng bộ chưa được kích từ vào công tác song song với
các máy phát khác nhau sau khi đã quay máy phát đến tốc độ định mức rồi sau đó mới bắt đầu kích từ lên
điện áp định mức.(Phương pháp này chỉ áp dụng với mạng cứng)
Phương pháp này gây ra xung dòng lớn, không thể áp dụng cho trạm phát điện tàu thuỷ bởi vì công
suất của máy phát định hòa tương đương với công suất mà trạm phát đang có. Khái niệm này ta gọi là
máy phát công tác với mạng mềm.Trên tầu thuỷ để hoà 1 máy phát vào công tác song song với lưới chúng
ta có thể thực hiện theo 2 cách sau:
+ Hòa đồng bộ chính xác.
+ Hòa đồng bộ thô.
Hòa đồng bộ chính xác là tại thời điểm đóng máy phát lên thanh cái, tất cả các điều kiện phải được
thỏa mãn.(4 Điều kiện )
Còn hòa đồng bộ thô là tại thời điểm đóng máy phát lên thanh cái, tất cả các điều kiện phải thỏa
mãn chỉ trừ điều kiện góc pha ban đầu của điện áp lưới và máy phát chưa trùng nhau.
2) Phương pháp hòa đồng bộ chính xác.
Các điều kiện của hoà đồng bộ chính xác .
Để tiến hành hòa đồng bộ chính xác tất cả các điều kiện hòa đồng bộ phải được thỏa mãn. Điều kiện
hòa đồng bộ chung là điện áp tức thời của máy phát bằng điện áp tức thời của lưới trong các pha tương
ứng.
Các trị số điện áp tức thời của thanh cái (của mạng) ở mỗi pha ta có:
uA1 = UA1 sin (1t - A1)
uB1 = UB1 sin (1t - B1 – 2/3  )
uC1 = UC1 . sin (1t - C1 – 4/3  )
Và điện áp tức thời ở mỗi pha của máy phát định hòa

100
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

uA2 = UA2 . sin (2t - A2)


uB2 = UB2 . sin (2t - B2 – 2/3  )
uC2 = UC2 . sin (2t - C2 – 4/3  )
Trong đó:
UA, UB, UC điện áp cực đại của các pha
1, 2 - vận tốc góc của điện áp lưới và máy phát
A1, B1, C1 - góc pha ban đầu điện áp lưới.
A2, B2, C2 - góc pha ban đầu điện áp máy phát.
So sánh điện áp tức thời của các pha tương ứng ta phải có:
uA1(t) = uA2(t)
uB1(t) = uB2(t)
uC1(t) = uC2(t)
* Muốn có được điều kiện trên phải có được các điều kiện cụ thể sau:
+) Độ lớn điện áp của máy phát cần hoà phải bằng độ lớn của điện áp lưới
UA1 = UA2
UB1 = UB2
UC1 = UC2
+ Tần số của máy phát cần hoà phải bằng tần số của lưới
f1= f2 Hay (1 = 2)
+ Thứ tự các pha của máy phát cần hoà phải trùng với thứ tự các pha tương ứng của lưới .
+ Góc pha đầu của điện áp máy phát phải bằng góc pha đầu của điện áp lưới .
A1 = A2
B1 = B2
C1 = C2 Hay véc tơ điện áp giữa máy phát và lưới phải trùng nhau (góc θ = 0 )
Một trong những điều kiện công tác của trạm phát điện tàu thuỷ là sự thay đổi tải lớn nên để đạt được
tất cả các điều kiện hòa đồng bộ là việc làm khó khăn. Mặt khác trong thực tế đôi khi trạm phát đang có
sự cố nên có thể chưa được hoàn toàn thỏa mãn đã phải đóng máy phát vào mạng.
Công tác của hệ thống năng lượng điện tàu thuỷ có sự thay đổi tải đột biến liên tục do thường xuyên
đóng hoặc cắt bớt phụ tải có công suất lớn. Điều đó gây nên việc giảm hoặc tăng đột biến điện áp và tần
số của hệ thống năng lượng. Chính vì vậy để đạt được các điều kiện hòa đồng bộ thỏa mãn một cách lý
tưởng là rất khó khăn.Bây giờ ta hãy xét những hiện tượng xảy ra khi các điều kiện hòa đồng bộ chưa
được thỏa mãn mà đóng máy phát.
a. Giả sử điện áp của lưới điện (trên thanh cái) và điện áp của máy phát định hòa khác nhau, còn
các điều kiện khác thỏa mãn: 1 = 2, 1 = 2 và U1 > U2.
101
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Trường hợp này trong mạch của lưới điện sẽ xuất hiện dòng cân bằng chu kỳ mang tính cảm
khángICb. Ta bỏ qua điện trở thuần của cả hai máy phát. Dòng ICB có vận tốc góc 1 = 2 sẽ có biên độ
thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi trở kháng trong của cả hai máy phát trong thời gian quá trình quá độ.

U1 U1
U2

 

UCB

UCB
I CB



U2 
U2
I CB

Hình (3.5). Đồ thị vectơ của mạch lưới - Hình (3.6). Đồ thị vectơ của mạch lưới -
máy phát trong trường hợp hoà đồng bộ máy phát trong trường hợp hoà đồng bộ
khi U1và U2, ngược pha w1= w2 và a1= a2 khi U1=U2, w1= w2 và a1- a2 =α.(Khi góc
lúc đó Icb là lớn nhất . pha đầu giữa điện áp máy phát và điện áp
lưới là khác nhau)

(Hình 3.5 ) chỉ ra sự lệch pha của dòng cân bằng ICB với điện áp lưới điện (máy phát tương đương)
và mang tính dung kháng đối với máy phát mới hòa vào. Nó có tác động khử từ đối với máy phát tương
đương và có tác động trợ từ đối với máy phát mới hòa vào. Kết quả này làm điện áp của hai máy phát sẽ
như nhau. Dòng ICB trong trường hợp này có giá trị lớn nhất nhưng không gây ra bất cứ một mômen điện
từ nào trong cả hai máy phát.
b). Giả sử : U1 = U2 = U, 1 = 2 nhưng góc 1  2 và 1 - 2 = 
Trường hợp này ta sẽ nhận được đồ thị vectơ như( hình 3.6 )trong mạch lưới máy phát xuất hiện
điện áp:

UCB = 2U sin ( .1)
2
Với góc  nhỏ, dòng chu kỳ cân bằng có vận tốc góc 1 = 1 sẽ chậm pha hơn so với UCB góc 90o
(bỏ qua điện trở thuần của mạch lưới – máy phát) và gần trùng pha với điện áp U2, ngược pha với U1. Vì
vậy máy phát mới hòa vào lưới nhận tải vượt lên và máy phát tương đương (đã công tác với lưới từ trước)

102
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

công tác giống như động cơ. Lúc này điện áp U2 của máy phát mới đóng vào vượt lên trước điện áp U1
góc .
Đồng thời mô men điện từ được tạo thành do xuất hiện dòng cân bằng trong mạch lưới – máy phát
vừa đóng vào. Mômen này có tác động hãm bớt tốc độ quay của máy phát mới đóng vào và làm tăng tốc
độ quay của máy phát tương đương trong lưới điện, góc  nhỏ dần đến = 0. Từ đồ thị vectơ dòng cân
bằng ICB lệch pha với U2 (điện áp máy mới hòa) góc /2. Nên biểu thức tính mômen tác động lên máy
tương đương là:

M = C.U.ICB - ( .2)
2
Nếu ta ký hiệu điện trở kháng siêu quá độ của mạch lưới- máy phát mới hòa là X” ta có biểu thức
dòng cân bằng ICB.
 
2U . sin 
U
ICB = CB  2 ( .3)
X '' X ''
Thay giá trị ICB vào biểu thức tính mômen ta có:
M = K.sin ( .4)
Trong đó:
U2
K = C. ( .5)
X ''
Với kích từ của máy phát tương đương và máy phát mới hòa là không đổi thì mômen tác động lên
cả hai máy phát lớn nhất khi  = 90o. Mômen tác động đến máy phát tương đương và máy phát mới hòa
bằng nhau nhưng ngược chiều nhau.
c.) Giả sử U1, U2, 1  2 mà 1 - 2 = s = const, 1 = 2
Ta có được biểu thức tính điện áp tổng hợp của pha A trong mạch lưới – máy phát.
UCB = u1 + u2 = U1 sin 1t – U2 sin 2t ( .6)
Sau khi biến đổi ta có:
1   2 1   2
UCB = 2Ucos sin t ( .7)
2 2
1   2
Từ biểu thức trên điện áp trong mạch lưới – máy phát có vận tốc góc bằng .
2
Đây là vận tốc góc bằng vận tốc góc trung bình của hai máy mà biên độ dao động bằng:
1   2 1   2
2Ucos t nhờ hàm số sin t ( .8)
2 2
1   2 
đặt t ( .9)
2 2

103
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Ngoài ra:  = (1 - 2)t = St ( .10)


Nếu ta coi rằng góc lệch pha của các điện áp u1 và u2 theo hàm số (10) thì đồ thị điện áp tổng hợp uCB
được giới thiệu ở hình sau:
Từ đồ thị ta thấy rằng biên độ điện áp tổng hợp bằng 0 tại thời điểm .
2
Ts = ( .11)
s
Theo biểu thức ( .11) vận tốc s = 1 - 2 (vận tốc góc trượt) đồng thời với điện áp phách.
Tương tự như biểu thức ( .6) ta có thể viết được biểu thức cho dòng cân bằng trong mạch lưới –
máy phát như sau:
ICB = I1 sin 1t + I2 sin 2t ( .12)
Từ biểu thức ( 12) ta có dòng cân bằng ổn định bao gồm hai thành phần với vận tốc góc 1 và
thành phần với vận tốc góc 2. Biểu thức trên chỉ đúng trong thời kỳ ổn định khi mà trong các cuộn dây
của Roto không có dòng chu kỳ.
Trong thời kỳ quá độ sau khi đã đóng máy phát vào lưới, xuất hiện trong cuộn dây Stato của cả hai máy
thành phần dòng không chu kỳ tắt dần, gây ra trong các cuộn dây trên Roto (cuộn kích từ và cuộn ổn
định). Dòng này lại gây ra trong mạch lưới – máy phát dòng chu kỳ tắt dần.

2p
U ,U T S= w
1 2 S
U1 U2

U =U -U
w 1 2

2p
T S= w
S

Hình (3.7.). Giản đồ điện áp cân bằng trong mạch lưới-máy phát trường hợp U1=U2;
w1=w2=w3=const

104
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Từ cách phân tích trên ta thấy đồ thị dòng trong mạch lưới – máy phát, trong trường hợp 1  2
và các hiện tượng xảy ra trong quá trình quá độ là rất phức tạp và rất khó xác định.
Ở trên ta đã phân tích điều kiện tổng hợp nhất cho việc hòa đồng bộ các máy phát điện. Từ điều
kiện tổng hợp đó ta có thể cụ thể hóa bằng các thông số thực đo được, thấy được trên trạm phát điện như
sau:
- Thứ tự pha của chúng phải như nhau:
- Tần số của chúng phải bằng nhau: f1 = f2
- Điện áp hiệu dụng của chúng phải bằng nhau.
UA1 = UA2 ; UB1 = UB2 ; UC1 = UC2
- Vectơ điện áp các pha tương ứng phải trùng nhau (  =0)
Đó chính là các điều kiện của hoà đồng bộ chính xác khi hoà 1 máy phát lên công tác song song với lưới.
3) Các phương pháp kiểm tra các điều kiện hoà đồng bộ chính xác.
Để kiểm tra các điều hòa đồng bộ chính xác nêu trên và chọn thời điểm đóng máy phát công tác song
song ta ứng dụng phương pháp sau:
a. Hệ thống đèn tắt
b. Hệ thống đèn quay
c. Hệ thống đồng bộ kế
Sau đây giới thiệu các phương pháp kiểm tra các điều kiện hòa đồng bộ chính xác.
a. Hệ thống đèn tắt
Khi sử dụng hệ thống đèn tắt ta cần thực hiện như sau:Sau khi khởi động động cơ DIESEL lai máy phát
- Kiểm tra sự bằng nhau của tần số lưới và tần số máy phát định hoà bằng tần số kế.(f1 =f2)
- Kiểm tra sự bằng nhau của điện áp máy phát định hòa và điện áp của lưới bằng vôn kế.(U1=U2)
- Kiểm tra thứ tự pha như nhau bằng cách quan sát các bóng đèn. Đây là hệ thống đèn tắt nên khi thứ tự
pha như nhau các bóng đèn sẽ tắt đồng thời.
- Kiểm tra vectơ điện áp các pha tương ứng trùng nhau là tại thời điểm các bóng đèn cùng tắt.

105
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

R
S
T

a1 b1 c1
a1
a2 b2 c2 a2
c2

b1
G c1
3~ b2

Hình (3.8). Sơ đồ đấu hệ thống đèn tắt và đồ thị vectơ


(Hình 3.8) giới thiệu cách đấu và đồ thị véc tơ các điện áp pha với đèn .
Chúng ta chọn thời điểm đóng áp tô mát máy phát lên lưới trước khi cả 3 đèn đồng thời tắt 1s với
dự trù ta thực hiện đóng áp tô mát 1 s.
b. Hệ thống đèn quay
Hệ thống đèn quay cũng thường được ứng dụng kiểm tra các điều kiện hòa đồng bộ chính xác. Hệ
thống đèn quay không những dễ dàng xác định thời điểm hòa đồng bộ mà còn giúp người vận hành xác
định được tần số của điện áp máy phát định hoà lớn hay nhỏ hơn tần số điện áp lưới chiều quay của hệ
thống đèn.
(Hình 3.9) giới thiệu cách đấu hệ thống đèn quay. Nếu tần số của điện áp máy phát định hòa lớn
hơn tần số của điện áp lưới thì đèn sẽ quay theo chiều 3-1-2-3-1-2. Nếu tần số của điện áp máy phát định
hòa nhỏ hơn tần số điện áp lưới thì hệ thống đèn sẽ quay theo chiều 2-1-3-2-1-3. Vì vậy, khi hệ thống đèn
quay theo ngược chiều kim đồng hồ ta phải tăng nhiên liệu đưa vào máy phát định hòa. Và khi hệ thống
đèn quay theo ngược chiều kim đồng hồ ta phải tăng nhiên liệu cho máy phát định hòa.
Thời điểm đóng áp tô mát máy phát lên lưới hòa đồng bộ là thời điểm bóng đèn số 1 tắt và bóng
đèn 2 và 3 sáng như nhau. Ở phương pháp náy ta gọi đèn 1 là đèn chủ.

106
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

R
S
T¨ng Gi¶m
T
1
2
3
a1 b1 c1
a2 b2 c2
1 2 3

a1
a2
c2
F 2 3
3~ 1
b1
c1
b2

Hình (3.9). Sơ đồ hệ thống đèn quay và đồ thị vectơ


c. Kiểm tra bằng đồng bộ kế
* Đồng bộ kế dạng kim quay: Để đạt được kết quả tốt hơn trong việc hòa đồng bộ để đưa 1 máy phát vào
công tác song song với lưói chúng ta sẽ giới thiệu phương pháp hoà bằng cách dùng đồng bộ kế được
giới thiệu ở hình sau:
Lõi từ số 1 được chế tạo như hình chữ Z đặt trong cuộn dây, cuộn này được nối với thanh cái mà
máy phát sẽ phải công tác song song với các máy phát khác đang cấp diện cho thanh cái đó. Lõi từ 1 có
thể quay trong trên hai gối đỡ 3-3. Phía ngoài cuộn 2 được đặt cuộn dây 4 và 5 lệch pha nhau một góc
120o điện và được đấu với máy phát định hòa. Sau khi đóng mạch đưa đồng bộ kế vào hoạt động, dòng
chạy trong các cuộn dây sẽ tạo thành một từ trường quay. Lõi từ 1 sẽ được quay theo chiều nhất định phụ
thuộc vào tần số của điện áp trên thanh cái lớn hơn hay nhỏ hơn tần số của điện áp máy phát định hòa.
Nếu ta gọi:
f1 là tần số của điện áp thanh cái ( của lưới )
f2 là tần số của điện áp máy phát định hòa

107
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

R 3 6
S
T 1
5 2

a1 b1 c1
2
a2 b2 c2 4
4 6

5 5 1 1

G
3~

Hình (3.10). Sơ đồ đấu dây và cấu tạo của đồng bộ kế


Sơ đồ đấu dây Sơ đồ cấu tạo của đồng bộ kế
1- Lõi từ; 2 ,5,4- Các cuộn dây 3- Gối đỡ; 5- Kim chỉ
Thì:
f1 > f2 chiều quay của kim đồng hồ bộ kế sẽ quay ngược chiều của kim đồng hồ.
Tốc độ quay của kim tần số tỷ lệ với hiệu hai tần số f1 và f2 (tần số trượt).
Tại thời điểm tần số F1 = F2 và các vectơ điện áp pha tương ứng trùng nhau thì kim số 6 sẽ cố định
tại vị trí 0.
* Đồng bộ kế dạng đèn LED: (Loại này được chế tạo bằng các IC số, vi xử lý và các linh kiện điện
tử ). Đồng bộ kế này hoạt động dựa vào việc so sánh tần số giữa máy phát và lưới thông qua việc kiểm tra
của vi xử lý bên trong đồng hồ .Khi tần số máy phát lớn hơn tần số của lưới thì các đèn LED sẽ sáng theo
chiều kim đồng hồ ( Có cảm giác như đèn quay theo chiều kim đồng hồ ) đó là chiều FAST . Nếu f2<f1
thì đèn LED sáng teo chiều SLOW . Khi véc tơ điện áp máy phát trùng với véc tơ điện áp lưới thì đèn
LED xanh trên cùng sẽ sáng..
Chúng ta chọn thời điểm đóng áp tô mát máy phát lên lưới khi Các đèn LED quay theo chiều FAST
chậm và khi đèn xanh sáng thì đóng cầu dao .

108
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

*Quy trình hòa đồng bộ chính xác có thể thực hiện như sau:
1- Khởi động diesel máy phát, ổn định tốc độ quay ở mức để tần số xấp xỉ tần số định mức.f1=f2 .
2- Kiểm tra xem điện áp hiệu dụng của máy phát và trên thanh cái đã bằng nhau chưa (nếu chưa bằng
nhau phải điều chỉnh kích từ để điện áp bằng nhau).V1 = V2 .
3- Quan sát hệ thống đèn, hay đồng bộ kế, chọn đúng thời điểm đóng máy phát vào mạng. Ta cần chú ý
khi hòa nên chỉnh cho tần số điện áp máy phát định hòa lớn hơn tần số của điện áp trên thanh cái một ít để
khi đóng vào nó nhận ngay một lượng tải khoảng 5% công suất định mức là vừa.
4- Phân chia tải cho các máy phát : Điều chỉnh cho tải Tác dụng (P) và Tải phản tác dụng (Q) của các
máy đều nhau hoặc tỷ lệ với nhau.
4. Hòa đồng bộ thô
Hòa đồng bộ thô là tại thời điểm đóng máy phát hầu như các điều kiện hòa đồng bộ đã thỏa mãn chỉ
trừ điều kiện véctơ điện áp pha tương ứng của máy phát định hòa và của thanh chưa trùng nhau.
Phương pháp này hiện nay cũng rất được phổ biến trên đội tàu thế giới vì thời gian hòa đồng bộ
ngắn. Trong thời gian quá trình quá độ đóng máy phát vào công tác song song bằng phương pháp hòa
đồng bộ thô sẽ gây ra dòng cân bằng lớn. Vì vậy cần phải hạn chế dòng cân bằng các cuộn cảm đặc biệt.
(Hình 3.11 a và b) giới thiệu sơ đồ dùng các cuộn cảm đặc biệt hạn chế dòng cân bằng. Hòa đồng
bộ thô được tiến hành như sau:

2 1 2 1 2 1 2 1

G G G G
3~ 3~ 3~ 3~

Hình (3.11). Sơ đồ hệ thống hoà đồng bộ thô


a) Hệ thống có cuộn cảm riêng cho từng máy phát
b) Hệ thống có cuộn cảm chung cho các máy phát.
Sau khi đã khởi động hệ thống diesel – máy phát tới tốc độ định mức. Kiểm tra tần số và điện áp
sau đó đóng cầu dao 1 trước, như vậy là đã đóng máy phát lên thanh cái thông qua cuộn cảm 3.
Sau một vài giây ta đóng aptomat 2 và ngay sau đó mở cầu dao 1. Khi hòa đồng bộ thô, dòng cân
bằng chạy trong cuộn dây phần ứng của tất cả các máy phát đang công tác trên cùng thanh cái, gây ra
mômen quay trên Roto của máy phát.

109
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Mômen này có tác dụng kéo Rotor các máy phát vào đồng bộ với nhau. Quá trình này kéo dài
khoảng một vài giây, thời gian này còn phụ thuộc vào trở kháng của cuộn cảm và mômen quán tính của
các máy phát.
( Hình 3.12) . Giới thiệu đồ thị thay đổi góc . Trong thời kỳ quá độ hòa đồng bộ thô khi ta đóng
máy phát lên thanh cái tại thời điểm bất lợi nhất là  = 180o.

+180

-180
0 1 2 3 t

Hình (3.12). Đồ thị thay đổi góc lệch pha giữa


các pha tương ứng trong thời gian hoà đồng bộ thô.
5. Tự động hòa đồng bộ
Vấn đề tự động hòa đồng bộ là một phần trong quá trình tự động hòa tổng hợp trạm phát điện tàu
thuỷ. Tín hiệu điều khiển tác động không chỉ đến máy phát hay ACB mà trong nhiều trường hợp còn tác
động đến động cơ truyền động cho máy phát. Trong khuôn khổ giới hạn của tài liệu nên sau đây chỉ giới
thiệu nguyên lý tự động hòa đồng bộ.
Chức năng của hệ thống hòa đồng bộ chính xác là đóng aftomat đưa máy phát lên thanh cái công
tác song song với các máy phát khác khi các điều kiện hòa đồng bộ đã thỏa mãn. Trong hệ thống tự động
hòa đồng bộ toàn phần không chỉ phát tín hiệu đóng aftomat đưa máy phát lên thanh cái công tác song
song với các máy phát khác, khi các điều kiện hòa đồng bộ đã thỏa mãn. Trong hệ thống tự động hòa
đồng bộ toàn phần không chỉ phát tín hiệu điều chỉnh tần số và có khi còn điều chỉnh điện áp. Nhìn chung
hệ thống tự động hòa đồng bộ phải hoàn toàn chỉnh các chức năng sau:
1. Kiểm tra điện áp các máy phát hoặc hiệu số của điện áp
2. Điều chỉnh cân bằng các điện áp
3. Kiểm tra hiệu số của các tần số.
4. Điều chỉnh cân bằng các tần số
5. Chọn thời điểm giữ tín hiệu đóng aftomat của máy phát.
6. Đóng ACB
Không phải tất cả các hệ thống tự động hòa đồng bộ đều phải thực hiện tất cả các chức năng trên.

110
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Sự khác nhau của điện áp máy phát định hòa và điện áp trên thanh cái gây ra dòng cân bằng. Khi
hòa đồng bộ chính xác, sự khác nhau của điện áp trên thanh cái gây ra dòng cân bằng. Khi hòa đồng bộ
chính xác, sự khác nhau của điện áp được phép trong giới hạn nhỏ, không vượt quá giới hạn (68%). Nếu
vượt quá giới hạn đó hệ thống tự đồng bộ sẽ bị khóa, không cho phép đóng ACB.
Các hệ thống tự động điều chỉnh điện áp ngày nay có độ chính xác tĩnh rất cao khoảng 1,5  2%. Vì
vậy, trong chế độ công tác ổn định ta coi như sự khác nhau giữa điện áp máy phát và điện áp trên thanh
cái nằm trong giới hạn cho phép. Giả sử ta phải chỉnh điện áp bằng tay sau khi khởi động máy phát đến
tốc độ định mức thì điều đó cũng nhanh và đơn giản. Do vậy trong hệ thống tự động hòa đồng bộ thường
không có khối điều chỉnh cân bằng điện áp.
Để có thể hòa đồng bộ thành công hiệu tần số trong thời điểm hòa đồng bộ không được vượt quá
giới hạn từ 0,3  0,5Hz . Kiểm tra độ lớn của hiệu tần số là chức năng rất thực tế và quan trọng của hệ
thống tự động hòa đồng bộ và chức năng đó có thể thực hiện bằng các phương pháp khác nhau.
Ví dụ: Có thể đo tần số của điện áp trên thanh cái và tần số điện áp của máy phát rồi so sánh với
nhau.
Thông thường người ta lợi dụng điện áp phách và tần số trượt của hai điện áp máy phát và thanh
cái.
Phương pháp này và nguyên tắc hoạt động khối kiểm tra hiệu tần số (tần số máy phát) giới thiệu ở
hình sau:
Điện áp phách U12 được chỉnh lưu hai nửa chu kỳ và đặt trên rơle P1. Cuộn hút của rơle P1 được đấu
song song với tụ C1. Điện dung của tụ được chọn sao cho: nếu tần số vượt quá lớn thì điện áp trên rơle
không nhỏ đến mức UP1 (đồ thị b) do đó rơle vẫn hút và hệ thống hòa đồng bộ vẫn bị khóa. Cho đến khi
tần trượt nhỏ nằm trong giới hạn cho phép, rơle không đủ điện áp hoạt động, nhả ra, cho phép hệ thống tự
động hòa đồng bộ hoạt động tiếp.
a) U b)
1
P1 C1 Ud
UP
U12 Ud
R1 UP

U PI T

Hình (3.13). Phần tử kiểm tra hiệu tần số


a) Sơ đồ nguyên lý; b) Đồ thị điện áp trong hệ thống

111
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Điều chỉnh cân bằng tần số có thể thực hiện bằng tay, thông qua việc tác động lên lò so của bộ điều
tốc của động cơ truyền động máy phát hoặc thực hiện tự động. Trên hình 3.14 giới thiệu khối cân bằng
tần số thường gặp.

R1 1 P1 R3 1 P2 PCZ

UA1C2 P2 UA1C2 P2 P1
P2 P1
R2 R4

P1
U

A1 A2

UA1C2
P2
U1
UA1C2
UC

C1 C2 B1 B2 T

Hình (3.14). Đồ thị vectơ khi máy phát công tác với mạng mềm

Hai rơle P1 và P2 được đấu với điện áp phách (quan sát sơ đồ vectơ b). Hai điện áp phách này không
đồng thời mà thứ tự theo pha tương ứng. Rơle P1 chỉ có thể hoạt động khi rơ le P2 không hoạt động và
như vậy chỉ với thứ tự xác định của điện áp trên các Rơle.
Khi thay đổi dấu của hiệu tần số máy phát và thanh cái Rơle P1 không hoạt động. Để khẳng định
các điều kiện công tác như vậy của các rơle ta phải hạ điện áp nhả của rơle đến giá trị nhỏ nhờ đấu song
song với R1 hoặc R2 với tiếp điểm phụ P1. Trên hình ký hiệu điện áp hoạt động của rơle là U1 và điện áp
nhở của rơle là Uc.
Rơle P1 đóng tiếp điểm trong mạch của rơle thời gian PCZ mà qua một thời gian ngắn xác định gửi
tín hiệu đến bộ điều tốc của động cơ truyền động cho máy phát. Tín hiệu này được gửi đi trong mỗi nửa
chu kỳ điện áp phách.

112
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Ud

TPC2 TPC2 TPC2

Hình 3.15). Đồ thị tín hiệu của phần tử cân bằng tần số
Ud- điện áp phách; TPC2- thời gian của xung cân bằng tần số
Khi tần số trượt nhỏ dần thì tổng thời gian xuất hiện tín hiệu để điều chỉnh cân bằng tần số cũng nhỏ
dần để đảm bảo cân bằng tần số chắc chắn.
ACB đóng máy phát vào công tác song song có độ trễ thời gian nhất định. Đó là thời gian từ khi đặt
tín hiệu đến ACB đến thời điểm các tiếp điểm tiếp xúc với nhau.
Thời gian này có thể khác nhau và phụ thuộc vào ACB, phương pháp truyền động ACB và nhiều
yếu tố khác. Nếu sự tiếp xúc của các tiếp điểm chỉnh của ACB xuất hiện trong thời điểm mà tất cả các
điều kiện hòa đồng bộ chính xác thỏa mãn thì có nghĩa là tín hiệu gửi đến ACB phải trước đó một thời
gian nhất định. Như vậy nhiệm vụ của hệ thống tự động hòa đồng bộ là chọn thời điểm chính xác để gửi
tín hiệu.
* Để thực hiện điều trên người ta đã chế tạo ra hai loại hệ thống tự động hòa đồng bộ.
- Hệ thống tự đồng hòa đồng bộ theo góc trước.
- Hệ thống tự đồng hòa đồng bộ theo thời gian trước.
Giữa thời gian trước và góc trước có mối quan hệ bằng biểu thức.
W = S.tW (1)
Trong đó:
W- góc trượt trước
S – vận tốc góc trượt
tW – thời gian trước
Nếu hòa đồng bộ thực hiện luôn luôn với cùng một tần số trượt, có nghĩa là S = const.
Thì góc vượt trước trong khuôn khổ của thời gian vượt trước.
Trong thực tế tín hiệu đóng ACB có thể được gửi đi với các giá trị khác nhau của tần số trượt do
vậy không hoàn toàn thỏa mãn chính xác các điều kiện hòa đồng bộ.
Đặt góc trước là việc rất dễ dàng, điện áp phách được xác định bằng biểu thức:
 
Us = 2Um sin  
2
Trong đó: Um - biên độ điện áp (máy phát và trên thanh cái)
113
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

 - góc lệch pha giữa hai vectơ tương ứng.


Với điện áp không đổi Um ta coi gần như là điện áp định mức. Giữa góc lệch pha  và trị số điện áp
phách tức thời Ud có mối quan hệ chặt chẽ. Đặt trị số xác định điện áp hoạt động của rơle, đồng thời xác
định luôn trị số góc vượt trước.
Do thực hiện dễ dàng việc đặt góc trước nên hệ thống loại này thường được ứng dụng nhiều hơn.
Sự thiếu chính xác trong việc thoả mãn các điều kiện hòa đồng bộ chính xác trong hệ thống theo góc
trước có thể bỏ qua nhờ ứng dụng hệ thống theo thời gian trước. Có thể thực hiện không chỉ qua việc lợi
dụng điện áp phách mà còn qua đạo hàm điện áp đó như hình 3.16.
Như vậy trong hệ thống tín hiệu đóng aftomat là tổng của hai điện áp, đó là điện áp phách và đạo
hàm của điện áp phách. Điện áp tổng đi qua điểm 0 sớm hơn so với điện áp phách và bằng phương pháp
này xác định thời gian vượt trước tW. Thời gian này trong chừng mực nhất định không phụ thuộc vào tần
số trượt. Đạo hàm của điện áp phức từ biểu thức (2) với hệ số k.

dU  t
K  K . S .U m . cos S
dt 2
Khi tổng của hai điện áp bằng 0 ta có phương trình:

St
2Umsin  K S
2
U
Ud

dUd
K
dt
t

tw tw

Hình 3.16). Đồ thị để xác định thời gian trong hệ thống đặt thời gian trước
St
Umcos 0
2
Từ phương trình trên ta có:
K S
W = S.tW = 2arctang.
2
vì trị số tg của góc nhỏ xấp xỉ với trị số của góc nên cuối cùng ta có thể viết tW  k.

114
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Điều chỉnh thời gian vượt trước tiến hành nhờ chọn tỷ số điện áp phách và đạo hàm của nó hay là
hệ số k. Khi đồ thị điện áp tổng đi qua điểm 0 thì rơle nhả và đồng thời gửi tín hiệu đến đóng ACB. Tín
hiệu này trước khi đưa đến ACB đã được khuếch đại.
Sau đây giới thiệu một ví dụ hệ thống tự động hóa đồng bộ đơn giản. Hệ thống này không thực hiện
được chức năng điều chỉnh cân bằng điện áp và tần số hệ thống này theo nguyên tắc chọn góc trước sơ đồ
nguyên lý của hệ thống được giới thiệu ở hình 3.18 tín hiệu đóng aftomat được gửi tại thời điểm mà khi
rơle p đóng và rơle f mở.
Như ta đã thấy trên hình 3.18. Trong trường hợp tần số trượt tương đối lớn thì rơle p nhả ra trước
rơle f và đóng ACB W nhờ kết quả ảnh hưởng của tụ c đấu song song với điện trở R2 là không thể có
được. Tụ C làm thay đổi nhanh dòng IP của rơle P và sự thay đổi nhanh cùng biểu hiện rõ khi tần số trượt
lớn hơn. Với tần số trượt nhỏ ảnh hưởng của tụ rất nhỏ và đầu tiên là rơle F nhả ra.

G1
~

W
Ud
Ip

F
Uzf
Uof

G1 F R1 T
~
Ucp

F P F R2

Hình 3.17). Sơ đồ nguyên lý hệ thống tự Hình 3.18). Đồ thị điện áp và thời gian hoạt
động hoà đồng bộ theo góc trước động và đóng ngắt rơle của hệ thống hoà
đồng bộ
Chọn góc trượt được thực hiện trong mạch của rơle F thông qua việc thay đổi trụ đầu dây trên biến
trở R1 (chỉnh định R1).

115
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§4. PHÂN BỐ TẢI VÔ CÔNG CHO CÁC MÁY PHÁT ĐỒNG BỘ KHI CÔNG TÁC SONG
SONG
1. Khái niệm chung
Trạm phát điện trên hầu hết các tàu thuỷ ngày nay đều được bố trí để các máy phát điện công tác
song song với nhau vì các lý do sau.
- Xuất phát từ vấn đề khai thác kinh tế các tổ hợp Diesel lai máy phát được trang bị.
- Xuất phát từ yêu cầu phải cung cấp năng lượng điện liên tục (không gián đoạn) cho các phụ tải.
- Xuất phát từ các yêu cầu máy phát trên tàu có thể công tác song song được với mạng trên bờ.
Tải của trạm phát bao gồm có hai loại: Đó là tải tác dụng (P) và tải vô công (phản tác dụng Q). Tải
tác dụng của máy phát điện tỷ lệ thuận với mômen trên trục của nó nên sự phân chia tải tác dụng giữa các
máy phát công tác song song là sự phân chia mômen cản trên trục của các máy phát. Việc này được thực
hiện nhờ thay đổi lượng nhiên liệu vào động cơ truyền động thông qua bộ điều tốc của DIESEL.
Tải phản tác dụng Q của máy phát ta quan niệm đó là tải phản tác dụng mang tính cảm kháng và
tính dung kháng. Ở đây ta chỉ quan tâm đến vấn đề phân bố tải phản tác dụng mang tính cảm kháng vì
trên tầu thuỷ tải của trạm phát chiểm chủ yếu là các động cơ điện xoay chiều. Việc thực hiện phân bố tải
phản tác dụng được thực hiện nhờ việc thay đổi trị số dòng kích từ tức là phụ thuộc vào khả năng công tác
của các hệ thống tự động điều chỉnh điện áp.
Theo quy định của Đăng kiểm thì sự chênh lệch tải vô công giữa hai máy công tác song song không
được vượt quá 10% công suất vô công định mức của máy lớn nhất. Khi các máy phát công tác song song
nếu có sự phân bố tải vô công không đều, vượt ngoài giới hạn cho phép sẽ dẫn đến những hậu quả sau:
- Máy phát này nhận toàn bộ tải vô công của máy kia dẫn đến cắt một máy ra khỏi mạng do kết quả
quá tải (quá dòng).
- Hiệu suất sử dụng của máy có tải vô công lớn sẽ rất thấp.
- Tăng tổn hao trong các cuộn dây vì luôn luôn có dòng cân bằng chạy trong hai máy.
Để thực hiện phân bố tải vô công cho các máy phát công tác song song thực tế đã áp dụng các phương
pháp sau đây:
1. Điều khiển đặc tính ngoài của máy phát
2. Tự điều chỉnh phân bố tải vô công
3. Nối dây cân bằng
Biện pháp thuận tiện nhất để tác động phân bố tải vô công là tận dụng tính chất của hệ thống tự
động điều chỉnh điện áp. Phương pháp 1 và 2 thường áp dụng cho các máy phát có hệ thống tự động điều
chỉnh điện áp theo độ lệch hoặc một phần theo độ lệch (hệ thống kết hợp). Phương pháp 3 thường áp
dụng cho máy phát có hệ thống phức hợp (Nhiễu) đơn thuần.

116
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

2. Phân chia tải vô công Q bằng phương pháp điều chỉnh đặc tính ngoài.
Độ nghiêng của đặc tính ngoài máy phát là yếu tố quyết định phân bố tải vô công khi chúng công
tác song song. Khi thành lập đặc tính ngoài máy phát ta
u quy định cos = const và n = const. Nhưng trong thực tế
Uo 1 thì rất nhiều yếu tố như sự thay đổi tốc độ, nhiệt độ, tính
U
chất của bộ tự động điều chỉnh điện áp và tính chất công
2
tác của máy phát v.v.. làm ảnh hưởng đến dạng đặc tính
ngoài của máy phát. Mặc dù các máy phát được chế tạo
cùng seri và cùng có hệ thống tự động điều chỉnh điện
áp như nhau, chúng ta cũng không thể có được đặc tính
0 I2 I1 I c¶m kh¸ng
ngoài của chúng giống hệt nhau.
Nếu ta gọi điện áp của hai máy phát công tác song song là U1 và U2 và dòng I1 và I2 ta có phương
trình vectơ:
U1 = U2 = U
I1 + I2 = I
Trong đó: U và I là điện áp và dòng điện trên thanh cái bảng điện chính
Trong trường hợp tải là thuần kháng, việc phân bố dòng tải được giới thiệu trên hình 3.20. Từ đặc
tính ngoài ta thấy hai máy phát được phân bố tải vô công đều chỉ khi đặc tính của chúng trùng lên nhau.
Từ đặc tính (hình 3.20) có thể rút ra kết luận quan trọng cho bộ điều chỉnh điện áp. Hệ thống điều
chỉnh phải có khả năng điều chỉnh chính xác và ổn định điện áp trong chế độ không tải.
Để có thể điều chỉnh được độ nghiêng của đặc tính ngoài (độ hữu sai của đặc tính) các nhà chế tạo
đã đưa vào hệ thống tự động điều chỉnh điện áp một khối mà thông qua nó điều khiển được độ nghiêng
phụ thuộc vào mức độ tải vô công.
Có hai cách thực hiện phương pháp trên:
1. Lấy tín hiệu từ dòng kích từ
2. Lấy tín hiệu từ dòng tải của máy phát
Sau đây lần lượt giới thiệu hai cách thực hiện trên.
a.Phương pháp lấy tín hiệu từ dòng kích từ
Nếu luôn giữ cho điện áp bằng trị số định mức thì sự thay đổi dòng kích từ gần như tuyến tính với
sự thay đổi dòng tải vô công của phần ứng. Nên khi lấy tín hiệu từ dòng kích từ cũng phản ánh được mức
độ tải vô công của máy phát. Hình 3.21 giới thiệu sơ đồ nguyên lý lấy tín hiệu từ dòng kích từ.

117
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

R S T Uo

SS
R

TH

Bd

Kt

Hình 3.21. Sơ đồ nguyên lý lấy tín hiệu từ dòng kích từ.


Ta lấy tín hiệu dòng kích từ thông qua biến dòng một pha trước chỉnh lưu và khép kín qua biến trở
R. Đưa đến phần từ đo và so sánh ss gồm ba tín hiệu, đó là điện áp chuẩn uo, điện áp thực của máy phát U
và tín hiệu của dòng kích từ. Tín hiệu từ dòng kích từ làm cho tín hiệu ra từ phần tử ss nhỏ đi vì vậy gây
nên hiện tượng. Khi dòng kích từ càng tăng thì tín hiệu ra từ phần tử đo và so sánh sẽ càng nhỏ. Nên khi
máy phát càng nhận tải vô công nhiều thì đặc tính ngoài của nó càng dốc xuống. Còn khi tải tác dụng của
máy phát tăng dòng kích từ thay đổi không nhiều lắm nên đặc tính ngoài ít dốc hơn. Để điều chỉnh độ
nghiêng của đặc tính ta chỉ cần điều chỉnh biến trở R.
Phương pháp trên không được ứng dụng nhiều lắm vì khả năng điều chỉnh không lớn.
b. Lấy tín hiệu từ dòng tải của máy phát
Phương pháp lấy tín hiệu từ dòng tải của máy phát để điều khiển đặc tính ngoài thường được ứng
dụng nhiều nhất. Nguyên lý hoạt dộng của hệ thống được giới thiệu ở sơ đồ sau, ( hình 3.22)
R S T

R
ss
UT

uw ITT IT UP
ITT.R
URS
ITP US ITP.R
g

US UR
W

118
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Hình 3.22). Sơ đồ nguyên lý lấy tín hiệu từ dòng tải và sơ đồ vectơ.

Điện áp dây của pha R,S là URS được đưa đến phần tử đo, so sánh SS vuông góc với véc tơ điện
áp của U1 dòng pha T được lấy thông qua biến dòng Bd và biến trở R trên mạch vào của phần tử đo - so

sánh. Tổng tín hiệu đưa đến phần tử đo - so sánh. U rs  U r so sánh với điện áp chuẩn Up.
Từ đồ thị véc tơ ta thấy thành phần tác dụng It tạo nên điện áp rơi trên các biến trở R là IttR vuông
góc với Urs. Điện áp này làm thay đổi độ lớn của điện áp tổng đưa đến ss ở mức độ bé. Còn điện áp rơi
trên R do thành phần phản tác dụng (Itp.R) gây nên sẽ cộng đại số với Urs nên nó là chủ yếu làm thay đổi
tín hiệu tổng đưa đến ss để so sánh với Up.
Mặt khác ta coi điện áp rơi ItpR là thành phần làm nhỏ bớt điện áp chuẩn và nó phụ thuộc vào
dòng phản tác dụng.
Uz = Uo - ItpR
Với kết quả từ biểu thức trên ta có độ nghiêng của đặc tính ngoài phụ thuộc vào thành phần dòng
phản tác dụng. Muốn thay đổi mức độ nghiêng của đặc tính với cùng chỉ số dòng Itp ta chỉ việc thay đổi
biến trở R.
Để thực hiện việc điều khiển độ nghiêng của đặc tính ngoài chính xác hơn ta mắc thứ cấp của biến
dòng không riêng điện trở của R mà còn đối nối thêm biến trở kháng X như sơ đồ hình 23.

R S T

UT
Uo
R X
ss IT.X
uRSUo
U Ict
UP
It
g 
IT.R
3~
Itp

URS Uo

Hình 3.23
Sự gia tăng điện áp đưa đến phần tử đo - so sánh do biến dòng, điện trở R và điện trở kháng X như
sau:
 o  I t R sin 
 o  I tp R  I tt X
119
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Vậy trị số điện áp chuẩn để so sánh với điện áp máy phát chỉ còn

U z  U o  U o  U o  I tp R  I tt X
Như vậy với mục đích thay đổi mức độ nghiêng của đặc tính ngoài máy phát ta chỉ cần thay đổi
biến trở R và biến trở cảm kháng X trong mạch vào của phần tử do so sánh. Càng tăng trị số R ta càng
tăng sự ổn định khi công tác song song nhưng đồng thời làm tăng sai số của hệ thống điều chỉnh điện áp.
Để làm giảm bớt sai số đó ta có thể thực hiện bằng cách chọn trị số X phù hợp.
3.Tự động điều chỉnh phân bố tải vô công
Khi ứng dụng phương pháp điều khiển đặc tính ngoài thường phải một số hạn chế như khi lắp ráp,
sửa chữa hay thử nghiệm cần phải khảo sát đo đạc để chỉnh độ nghiêng của đặc tính. Ngoài ra một số
thông số của hệ thống bị thay đổi do tác động của các yếu tố bên ngoài từ môi trường, nhất là nhiệt độ,
điều đó dẫn đến các đặc tính của các máy phát không có độ nghiêngnhư nhau và gây ra sự phân tải vô
công không đồng đều.
Những hạn chế nêu trên có thể khắc phục được nhờ ứng dụng phương pháp tự điều chỉnh phân bố
tải vô công. Phương pháp này chủ yếu dựa trên tín hiệu phân bố tải vô công không đều giữa các máy
trong công tác song song. Sơ đồ nguyên lý được giới thiệu trên hình 3.24.
Tín hiệu điện áp dãy Urs và dòng pha T công trình học đưa đến cầu chỉnh lưu hai nửa chu kỳ. Toàn
bộ điện áp một chiều đặt trên điện trở Ro.

R S T
M¸y ph¸t 1 M¸y ph¸t 2
X3 a a X3

R2
R6 R6
R2 b b R2

g R1 R2
3~

Hình 3.24. Sơ đồ nguyên lý tự động điều chỉnh phân bố tải vô công


Bđc- Bộ tự động điều chỉnh điện áp.

U6 = ( Kn.Urs + Rzsin  ). Kp
KtpKp - các hệ số truyền đạt của biến áp và biến dòng.

120
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Điện trở R6 được đấu song song bằng dây đấu cân bằng qua cuộn cảm X3 và điện trở R5 giống hệt
như các máy phát khác. Nếu hai máy được phân bổ tải vô công như nhau, điện áp đặt trên hai điện trở R6
bằng nhau không có dòng chạy trong mạch và trên các điện trở R5 không có điện áp rơi. Nếu một trong
hai máy phát nhận tải vô công nhiều hơn máy kia thì điện áp đặt trên R6 của máy đó sẽ  lớn hơn điện áp
đặt trên R6 của máy kia. Trong mạch xuất hiện dòng cân bằng và gây ra điện áp rơi trên hai điện trở R5.
Điện áp rơi trên các điện trở R5 được đưa đến các bộ tự động điều chỉnh điện áp Bđc1 và Bđc2 như một
tín hiệu phụ làm thay đổi dòng kích từ của hai máy phát theo chiều hướng cân bằng điện áp đặt trên R6 và
như vậy là cân bằng tải vô công cho hai máy phát. Cuộn cảm X3 có chức năng san phẳng dòng cân bằng
để không gây ra nhiễu loạn công tác của của hệ thống điều chỉnh điện áp. Thông qua việc thay đổi trị số
của Rz và hệ số truyền đạt biến dòng có thể khẳng định phân bố tải vô công đều giữa các máy phát công
tác song song không phụ thuộc vào sự biến đổi các thông số khác của hệ thống , ví dụ như điện áp chuẩn
của mỗi hệ thống.
Tín hiệu điều chỉnh tải vô công được đưa đến điểm nhạy cảm nhất của hệ thống như khâu tạo
xuang. Nhờ vậy nó được khuyếch đại rất mạnh. Qua khảo sát khi ứng dụng phương pháp này sự chênh
lệch tải vô công giữa các máy phát không vượt quá 5%.
4. Phân bố tải vô công bằng cách nối dây cân bằng
Hai phương pháp giới thiệu ở trên không thể ứng dụng được cho những máy phát có hệ thống tự
động điều chỉnh điện áp phức hợp pha đơn thuần. Do vậy để thực hiện phân bố tải vô công cho các máy
phát loại này ta áp dụng phương pháp nối dây cân bằng. Nối như vậy ta tạo được sự dồng thời thay đổi
dòng kích từ của các máy công tác song song với nhau và điện áp trên cuộn kích từ luôn luôn bằng nhau.
Thực hiện nối dây cân bằng hai cách:
1. Nối dây cân bằng phía một chiều
2. Nối dây cân bằng phía xoay chiều.
Sau đây giới thiệu hai cách nối dây cân bằng trên.
a.Nối dây cân bằng phía một chiều.
Để nối dây cân bằng phía một chiều thực hiện phân bố tải vô công cần phải có các điều kiện sau:
- Đặc tính từ hóa của hai máy phát phải giống nhau.
- Điện áp kích từ của hai máy phát bằng nhau.
Khi đấu song song các cuộn dây kích từ của các máy phát đang công tác song song sẽ khẳng định
được sự ổn định phân bố tải vô cùng còn máy kia thì ngược lại.

121
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

G G
3~ 3~

St St
D©y c©n b»ng

Hình 3.25. Sơ đồ nối dây cân bằng phía một chiều.

b. Nối dây cân bằng phía xoay chiều


Khi điện áp kích từ và đặc tính từ hóa của các máy phát khác nhau ta nên thực hiện nối dây cân
bằng phía xoay chiều.
Từ sơ đồ 3.26 cho thấy giả sử hai máy phát có cùng công suất và đang nhận tải tác dụng bằng nhau
nhưng tải vô công khác nhau. Máy vào nhận tải vô công nhiều hơn thì dòng tải của nó sẽ lớn hơn dòng tải
của máy kia. Điều đó làm cảm ứng trong cuộn áp sức điện động của hai máy khác nhau và gây ra dòng
cân bằng chạy trong dây cân bằng ba pha. Dòng này có xu hướng làm giảm dòng kích từ của máy nhận tải
vô công cao hơn và làm tăng kích từ của máy có tải vô công thấp hơn.
R S T

G
3~

Bé ®iÒu chØnh ®iÖn ¸p

§Õn m¸y ph¸t kh¸c

Hình 3.26. Sơ đồ nối dây cân bằng phía xoay chiều.

122
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

5. Phân bố tải tác dụng(P) cho các máy phát đồng bộ công tác song song với nhau.
Phân bố tải tác dụng cho máy phát đồng bộ công tác song song được quyết định bởi bộ điều tốc của
động cơ truyền động cho máy phát.
n

n1 II
I

PI P II P
Hình 3.27. Phân bố tải tác dụng cho
các máy phát đồng bộ công tác song song.
Hình 3.27 giới thiệu phân bố tải cho trường hợp hai máy phát cùng công suất công tác song song.
Muốn phân bổ tải đều giữa hai máy, đặc tính của bộ điều tốc phải giống hệt nhau. Trường hợp đặc tính
của hai bộ điều tốc đặt khác nhau như hình 3.27. Sự phân bố tải tác dụng sẽ khác nhau với trị số P1 và P2.
Sau khi đóng phát đồng bộ vào công tác song song ta phải tiến hành phân bố tải tác dụng cho
chúng. Muốn vậy ta phải tác động đến bộ điều tốc tức là thay đổi lượng nhiên liệu đưa vào máy. Thực
chất khi thay đổi lượng nhiên liệu vào máy (mà vẫn phải giữa cho f = const) ta sẽ thay đổi được gì để rồi
dẫn đến thay đổi tải tác dụng?
Giả sử ta có máy phát cực ẩn qua đường cáp đưa lên thanh cái như hình sau:

a) 3~ §éng c¬
F~
S¬ ®å nguyªn lý

b)
E
XP S¬ ®å t-¬ng ®-¬ng
u
c)
i.XP

 u
S¬ ®å vect¬

Hình 3.28 Sơ đồ nguyên lý, sơ đồ tương đương


và sơ đồ vectơ máy phát khi nhận tải.

123
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Từ đồ thị véc tơ ta có công suất tác dụng tính cho một pha
P = U.Icos 
E.U
P sin  (1)
Xp

vì I.Xp.cos  = Esin 
Từ biểu thức (I) thành lập đặc tính công suất của máy phát
Từ đồ thị trên ta thấy việc tăng công suất truyền đạt của máy phát khi E và U không đổi chỉ được
thực hiện bằng cách thay đổi góc  . Góc  biểu thị vị trí của roto trong không gian. Đó là góc lệch giữa
véctơ E và véctơ U.

Pmax
a b
Po

a 90o  b 180o 
Hình 3.29. Đặc tính công suất của máy phát cực ẩn
Như vậy trong quá trình phân tải tác dụng ta thay đổi lượng dầu vào động cơ truyền động chính là
thay đổi góc  . Khi máy phát nhận thêm tải tác dụng, điện áp giảm, bộ điều chỉnh điện áp phải điều
chỉnh điều chỉnh tăng dòng kích từ giữ cho U = const và như vậy là E tăng lên.
E.U
Từ biểu thức : P = sin 
Xp
Nếu E tăng và  tăng (trong giới hạn từ 0  90o), dẫn đến P tăng.
Tuy nhiên ta cũng nên hiểu rằng nếu điểm công tác của máy phát nằm trong khoảng mà  = 0 90o
tức dP/d  > 0 thì hệ thống mới ổn định. Còn khi  =0o 180o tức dP/d  < 0 . Hệ thống năng lượng hoặc
máy phát sẽ mất ổn định.
Tóm lại : Để phân chia điều chỉnh tải tác dụng P giữa các máy phát khi công tác song song chúng ta
phải điều chỉnh lượng nhiên liệu vào 2 máy điezel lai cho đều nhau hoặc tỷ lệ với nhau.

124
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

- Để hai tổ hợp D-MF có thể công tác song song với nhau được thì các bộ điều tốc của các Diesel
lai máy phát phải tạo ra đặc tính công suất f= F(P) phải có độ hữu sai và để chúng phân chia tải đều nhau
thì các đặc tính này phải có độ nghiêng tương ứng như nhau.

Câu hỏi ôn tập chương 3.


1.Tại sao cần thiết phải công tác song song giữa các máy phát điện trên tầu thuỷ.
2. Các điều kiện cần thiết để hoà 1máy phát 1 chiều lên công tác song song với lưới. Trình bày công tác
song song 2 máy 1 chiều kích từ hỗn hợp.
3. Các điều kiện cần thiết để hoà đồng bộ chính xác, sau đó dùng phương pháp đèn tắt để minh hoạ.
4. Các điều kiện hoà đồng bộ chính xác, sau đó dùng phương pháp đèn quay để minh hoạ.
5. Các điều kiện hoà đồng bộ chính xác. Dùng phương pháp đồng bộ kế để minh hoạ.
6. Cách Hoà đồng bộ thô.
7. Phân chia tải Q theo phương pháp điều chỉnh đặc tính ngoài U = f(Ikt)
8.Phân chia tải Q theo phương pháp tự động.
9. Phân chia tải Q theo phương pháp nối dây cân bằng.
10. Phân chia tải tác dụng(P) cho các máy phát xoay chiều khi công tác song song với nhau.

125
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Chương 4: BẢO VỆ TRONG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY


§1. KHÁI NIỆM CHUNG
1.Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG
Trong quá trình vận hành, khai thác hệ thống điện năng tàu thủy, luôn có khả năng xảy ra sự cố
hoặc hư hỏng ở mỗi chế độ công tác khác nhau, chính vì vậy ở những hệ thống này phải có những thiết
bị bảo vệ đặc biệt. Hệ thống nào cũng bao gồm một hoặc nhiều thiết bị bảo vệ riêng biệt.
Việc bảo vệ cho trạm phát mang những ý nghĩa rất quan trọng sau đây:
1-Tự động ngắt mạch những phần tử có sự cố, tách khỏi những phần tử khác đang hoạt động bình
thường. Hình thức bảo vệ này có tác dụng ngăn ngừa những hậu quả tiếp theo, có thể đưa đến ngắn mạch
phần tử khác.
2-Tự động ngắt mạch một số phần tử thuộc hệ thống điện năng (ví dụ khi máy phát bị quá tải, tự
động ngắt bớt phụ tải, để giảm bớt dòng cho máy phát) và dự báo những chế độ công tác khác với chế độ
công tác định mức, mà ta có thể kể sau.
3-Dòng công tác xấp xỉ hoặc lớn hơn dòng định mức, điện trở cách điện của hệ thống giảm quá giới
hạn cho phép v.v...
2. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN.
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo vệ hệ thống, phần tử bảo vệ cần phải có các
yêu cầu cụ thể sau.
Bảo vệ phải có tính chất chọn lọc
Nghĩa là thiết bị bảo vệ chỉ ngắt mạch những phàn tử hư hỏng, có sự cố thật, tính chất này sẽ đảm
bảo độ tin cậyhoạt động liên tục của các phụ tải tiêu thụ.
Bảo vệ phải có thính tác dụng nhanh:
Nhờ tác dụng nhanh mà có thể hạn chế ảnh hưởng xấu đến các máy phát đang công tác song song,
đến các phần tử khác, nâng cao ổn định động của máy phát và hệ thống năng lượng, ngoài ra còn :
- Rút ngắn thời gian công tác của các hộ tiêu thụ khi điện áp thấp ( nâng cao độ tin cậy của bản thân
hộ tiêu thụ).
- Giảm bớt các hư hỏng khi dòng ngsứn mạch có tia lửa điện.
Muốn thế thời gian tác động của thiết bị bảo vệ phải không quá 0,1 0,15 giây. Tất nhiên ta phải
hiểu rằng không phả lúc nào cũng phải họat động nhanh, ví dụ như : quá tải mọt số thiết bị quan trọng chỉ
được dự báo chứ không được ngắt mạch.
Bảo vệ phải có độ tin cậy
Các thiết bị bảo vệ rất ít khi hoạt động vì khi xảy ra sự cố, song có khi lại sự cố liên tục cách nhau
vài giây, vài giờ, vài tháng, vài năm,v.v...

126
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Tuy nhiên một khi xảy ra sự cố thì các thiết bị bảo vệ phải hoạt động được và đúng. Do đó cấu tạo
chúng phải đơn giản tin cậy dễ tháo lắp.
Bảo vệ phải có độ nhạy
Đây là tính chất quan trọng để đảm bảo thiết bị bảo vệ phản ứng ngay với những hiện tượng hư
hỏng, sự cố,...
Độ nhạy của thiết bị bảo vệ được biểu thị bằng hệ số nhạy cảm Kn . Ví dụ thiết bị bảo vệ dòng cực
đại thì hệ số Kn là tỷ số :
I ng min
Kn =
I hd
Ing min - là dòng ngắn mạch nhỏ nhất mà thiết bị bảo vệ hoạt động
Ihd - là dòng hoạt động đã được ghi trước trên bảng thông số của nó.
Những phần tử bảo vệ chính là rơle và cầu chì
* Bảo vệ cho máy phát điện
Máy phát điện bị hư hỏng là do các nguyên nhân : chất cách điện của cuộn dây stato hay roto bị
hỏng, gây ra ngắn mạch hai pha, ba pha, một pha với vỏ máy, ngắn mạch giữa các vòng dây trong cùng
pha, đồng thời ngắn mạch cuộn stato và cuộn dây roto với vỏ máy.
Nếu cuộn dây stato hỏng không chỉ gây ra dòng lớn mà còn gây ra tia lửa điện (hồ điện quang) đốt
cháy lõi thép stato, đòi hỏi phải sửa chữa khôi phục rất phức tạp.
Nếu ngắn mạch cuộn dây rôto với vỏ máy tại hai điểm, phần cuộn dây còn lại có dòng lớn phát
nóng, từ trường kích từ sẽ không đối xứng gây ra lực cơ học làm chấn động máy phát.
Trường hợp rất nguy hiểm là sự hư hỏng của máy phát gây cháy do hồ quang điện, đốt cháy chất
cách điện và từ đó có thể gây hỏa hoạn lớn do tác động của quạt gió.
Cũng là chế độ công tác không bình thường của máy phát nếu nó bị tải không đối xứng với dòng
lớn và dòng của máy phát lớn hơn dòng định mức do ngắn mạch ở ngoài máy phát hoặc quá tải của một
phụ tải có công suất lớn.
Trong hệ thống năng lượng tàu thủy ngoài những sự cố đã kể trên đối với máy phát còn có khả năng
chuyển sang chế độ công tác như động cơ.
* Tóm lại: máy phát điện trong trạm phát điện tàu thủy cần có các bảo vệ sau đây :
1. Bảo vệ ngắn mạch cho máy phát
2. Bảo vệ quá tải cho máy phát
3. Bảo vệ công suất ngược cho máy phát.
4. Bảo vệ thấp áp cho máy phát.
5. Bảo vệ điện áp cao cho máy phát.

127
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Trong thực tế còn một số bảo vệ khác nữa ngoài các loại bảo vệ kể trên nhưng do các loại bảo vệ đó
chỉ áp dụng rất hãn hữu cho các trường hợp đặc biệt và máy phát có điện áp cao và công suất lớn nên ta sẽ
không giới thiệu cụ thể trong tài liệu này.

128
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§2. BẢO VỆ NGẮN MẠCH CHO MÁY PHÁT ĐIỆN


1. Các nguyên nhân gây ra ngắn mạch:
Trong quá trình vận hành và khai thác hệ thống điện năng tàu thủy có rất nhiều nguyên nhân gây ngắn
mạch, đó là do hư hỏng chất cách điện của các phần tử dẫn điện trong các thiết bị điện khác nhau. Hiện
tượng đó là do sự già hòa tự nhiên, sự quá áp, sự bảo dướng các thiết bị không đúng qui trình hoặc do
các hư hỏng cơ khí.
Ngắn mạch còn do các hoạt động nhầm lẫn tức là do vi phạm các qui trình vận hành , khai thác kỹ
thuật các hệ thống điện năng trên tầu gây ra.
Dòng ngắn mạch thường là có trị số lớn, đạt đến hàng 100.000A, nên hậu quả nó gây ra là rất lớn.
Nói đến hậu quả do dòng ngắn mạch gây ra ta cần quan tâm những tác hại sau đây :
2. Các tác hại do dòng ngắn mạch gây ra
- Do có trị số lớn nên dòng ngắn mạch nhanh chóng đốt nóng các phần tử dẫn điện mà nó đi qua
đến nhiệt độ vượt quá nhiệt độ cho phép nhiều lần, làm cho tiếp điểm của các khí cụ bị cháy nếu như khí
cụ đó không dược tính toán để có khả năng chịu được dòng ngắn mạch.
- Do ngắn mạch lớn chạy qua sẽ làm xuất hiện lực tương hỗ rất lớn giữa các phần dẫn điện của hệ
thống điện năng, lực này sẽ làm hư hỏng các vật cách điện làm trụ đỡ các khí cụ, thanh cái, hoặc các vật
cố định khác.
- Dòng ngắn mạch có thể gây ra sụt áp đột ngột rất lớn làm xấu đi tính năng công tác của các phụ
tải, đặc biệt đối với động cơ có thể bị dừng lại. Điều đó hết sức nguy hiểm cho an toàn của con tàu.
- Nếu dòng ngắn mạch kéo dài mà điểm ngắn mạch gần máy phát thì hết sức nguy hiểm, có thể gây
cháy máy phát hay làm mất đồng bộ giữa các máy phát đang công tác song song.
Do vậy bảo vệ ngắn mạch cho máy phát là vô cùng quan trọng. Đối với máy phát có thể các loại
bảo vệ khác không có nhưng nhất thiết bảo vệ ngắn mạch phải có. Bảo vệ ngắn mạch có thể bằng cách
các thiết bị bảo vệ khác nhau nhưng chúng ta thường gặp nhất là cầu chì, aptomat hoạt động nhanh và
cuộn cảm.
Trên tàu thủy được ứng dụng ba nhóm aptomat để bảo vệ ngắn mạch.
1. Aptomat cổ điển
2. Aptomat chọn lọc
3. Aptomat hoạt động nhanh.
Tất cả ba loại này đều đáp ứng đủ các yêu cầu quy định của Đăng kiểm và cơ quan qui chuẩn thiết
bị.

129
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

3.Các loạ aptomat sử dụng bảo vệ ngắn mạch trong trạm phát điện xoay chiều.
a. Aptomat cổ điển :
Thời gian cắt khi ngắn mạch khoảng vài ba nửa chu kì.
Loại áptomat này không sử dụng thêm các phần tử có thể rút ngắn hay kéo dài thời gian hoạt
động. Nếu dòng đi qua aptomat từ Igh cho đến I2 nó sẽ hoạt động theo nguyên tắc bảo vệ quá tải. Khi
dòng đạt lớn hơn I2 cho đến I3 aptomat hoạt động theo cơ cấu bảo vệ ngắn mạch với thời gian
tb=0,01  0,03(s)
Đặc tính dòng thời gian như hình 3.32:
tK=10  20(s)
tb=0,01  0,03(s)
t

i t

t
K
qt nm
tb

0 Idm Igh I2 I3 I
I>
Hình 4.1 Đặc tính A/s của ACB cổ điển.
b. Dùng Aptomat hoạt động chọn lọc:
t

t
i
tK
qt
tz
tb
nm
0 Idm Igh I1 I2 I3 I

I>>

Hình4.2 Đặc tính Ampe/s của aptomat chọn lọc.


Loại này được lắp thêm phần tử cho phép kéo dài thời gian hoạt động khi bảo vệ ngắn mạch và có đặc
tính như hình 3.33.
tk=10  20(s)
tz=0,1  0,5(s)

130
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

tb=0,01  0,03(s)
Khi dòng ngắn mạch chưa đạt đến mức độ lớn cần phải cắt ở thời gian tb điều đó làm tăng độ tin cậy cấp
điện cho hệ thống. Như vậy aptomat chọn lọc sẽ hoạt động bảo vệ ngắn mạch với thời gian dài hơn nếu
dòng ngắn mạch còn nhỏ,nghĩa là nó có hai nấc bảo vệ ngắn mạch.
c.Dùng Aptomat hoạt động nhanh:
Loại này được cấu trúc thêm phần tử cho phép rút ngắn thời gian hoạt động khi có dòng ngắn
mạch lớn. Loại này có khả năng hoạt động ngay ở nửa chu kì đầu của dòng ngắn mạch. Vì vậy có thể đặt
phần tử để nó nhanh đến mức trước khi xuất hiện dòng xung kích, tăng khả năng hạn chế ngắn mạch.

10ms
ts

tk
tz tb qt
ts nm
0 IdmIgh I1 I2 I3 I4 I
I>>> :ba nấc bảo vệ ngắn mạch . ts=1 đến vài ms cho đến 10ms
Hình 4.3 Đặc tính A/s của aptomat hoạt động nhanh.
Tóm lại từ đặc tính dòng-thời gian của các loại aptomat, ta thấy khi sử dụng loại aptomat cổ điển và chọn
lọc muốn bảo vệ dòng ngắn mạch với thời gian cắt ngắn hơn tb thì thường phải phối hợp với cầu chì,còn
khi sử dụng loại aptomat hoạt động nhanh thì không cần phải có cầu chì. Trong thực tế: nấc thứ nhất
Ing>2,5Iđm; nấc thứ hai Ing  (4,5  6)Iđm ; nấc thứ ba Ing  (6  10)Iđm.
d. Kết hợp aptomat và cầu chì bảo vệ ngắn mạch :
Khi ứng dụng aptomat cổ điển và aptomat chọn lọc để bảo vệ ngắn mạch do không có phần tử cho
phép rút ngắn thời gian hoạt động khi có dòng ngắn mạch lớn, nhỏ hơn tb điều đó rất bất lợi vì nếu
Ingm>I3 mà sau thời gian tb mới cắt thì quá chậm và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng do vậy ta
nên kết hợp với cầu chì bằng cách chọn đặc tính như hình 3.35:
Trong đó: 1-2 : là đặc tính của aptomat cổ điển.
3 : là đặc tính của cầu chì kết hợp.
4 : là sức bền của phần tử nhiệt.
Đường cong 1 và đường thẳng 2 là đặc tính dòng và thời gian của aptomat cổ điển (1 là do phần tử
bimetan tạo ra, còn đường 2 là do phần tử điện từ tạo ra)

131
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Với sự kết hợp như trên khi dòng lớn hơn I3, cầu chì sẽ hoạt động bảo vệ trước aptomat và nên chú ý toàn
bộ các đoạn 1,2,3 nhất thiết phải nằm thấp hơn đường giới hạn sức bền của phần tử nhiệt. Khi chọn nếu
đoạn số 3 càng dốc thì càng tốt.

1
a
2 4
b
3
Igh
0 Idm I2 I3 I
Hình 4.4 Đặc tính Ampe – thời gian của aptomat kết hợp cầu chì.
giới thiệu các cách đặt cầu chì và Aptomat trong mạch, ta có thể đặt cầu chì trước hoặc sau Aptomat.

chiÒu cÊp n¨ng l-îng

CÇu ch× Aptomat

Aptomat CÇu ch×

132
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§ 3. BẢO VỆ QUÁ TẢI CHO MÁY PHÁT ĐIỆN


1.Các nguyên nhân gây ra quá tải cho các máy phát điện.
Máy phát bị quá tải do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
-Do cắt một hoặc vài máy phát đang công tác song song với các máy phát khác,
-Do khởi động trực tiếp các động cơ dị bộ có công suất lớn, tự khởi động hoặc gia tốc các động cơ
dị bộ sau khi loại trừ ngắn mạch của hệ thống,
-Do quá tải của những động cơ có công suất lớn, công tác cuả máy phát bị dao động,
-Do phân bố tải không đềugiữa các máy phát công tác song song v.v...
* Máy phát đã được tính toán thiết kế để chịu quá tải trong thời gian tương đối dài. Thường thường cho
phép quá tải đến 1,1 Idm trong thời gian 15 phút hoặc dài hơn. Sau thời gian đó thiết bị báo hiệu quá tải
bằng chuông hay còi phải hoật động cắt máy phát với độ trễ thời gian tương ứng của phần tử nhiệt để bảo
vệ máy phát. khi quá tải 1,5idm độ trễ thời gian cắt máy phát không nên vượt quá 2 phút đối với máy xoay
chiều và không quá 15s đối với máy phát 1 chiều. Khi xuất hiện dòng quá tải của máy phát lớn hơn 1,5Idm
thì phần tử bảo vệ ngắn mạch phải hoạt động.
Ta cần chú ý rằng quá tải máy phát gây ra hậu quả gia tăng nhiệt độ, quá nhiệt độ cho phép, gây ra
cháy hay làm già hóa chất cách điện của nó. Quá tải dẫn đến cắt máy phát ra khỏi mạng sẽ dẫn đến gián
đọan việc cấp các phụ tải rất quan trọng và quan trọng gây nên những sự cố nguy hiểm mất an toàn cho
tàu.
Để tăng thêm độ tin cậy cấp nguồn cho các phụ tải quan trọng và rất quan trọng việc bảo vệ quá tải
được giải quyết trước hết cắt một số phụ tải không quan trọng. Việc cắt máy phát chỉ thực hiện sau khhi
đã cắt hết phụ tải không quan trọng mà máy phát vẫn còn bị quá tải.
2.Các phương pháp bảo vệ quá tải cho các máy phát điện
Bảo vệ quá tải bằng cách loại trừ dần các phụ tải. Tức là cắt bớt các phụ tải từ không quan trọng,
quan trọng, rồi rất quan trọng , sau đó mới đến cắt máy phát điện ra khỏi lưới.
- Sau đây giới thiệu sơ đồ bảo vệ quá tải điển hình đã được ứng dụng trên tàu thủy, hình 6.
Các Aptomat W1, W2, và W3 được cấp nguồn là điện áp dây của lưới điện, khống chế các nhóm ohụ
tải O1, O2, O3. Các nhóm phụ tải O1, O2, O3 được phân loại theo mức độ quan trọng. Ví dụ O3 là nhóm
phụ tải rất quan trọng O2 là nhóm phụ tải quan trọng và O1 là nhóm phụ tải ít quan trọng.
Aptomat máy phát Wp được cấp nguồn điều khiển thông qua biến áp hạ áp TN (cũng có thể lấy trực
tiếp từ mạng).
Các rơ le dòng Ir, Is, It được cấp nguồn qua biến dòng PP và sẽ phát tín hiệu sau khi xuất hiện dòng
quá tải máy phát tới mức dòng cần bảo vệ ít nhất là một pha. Tín hiệu này (tín hiệu quá tải) đồng thời đưa
tới rơle thời gian Cp. thời gian dễ hoạt động của các rơle thời gian C1, C2, C3 và Cp được chỉnh định sao
cho tc1 < tc2 < tc3 < tcp.

133
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Sau một thời gian quá tải nhất định các nhó phụ tải O1 sau đó là O2 và tiếp theo là O3 được tuyến tự
cắt ra khỏi lưới điện nhờ các rơle thời gian hoạt động cắt nguồn của các cuộn giữ U. Sau khi đã cắt các
nhóm phụ tải O1, O2, và O3 mà máy phát vẫn còn bị quá tải thì tín hiệu vẫn tiếp tục đưa đến Cp và sau thời
gian trễ Tcp rơle Cp sẽ cắt nguồn điều khiển Wp. Máy phát sẽ được cắt ra khỏi mạng.
Nếu sau khi cắt đến nhóm phụ tải nào đó mà máy phát hết giá trị quá tải thì tín hiệu quá tải biến
mất, các rơle thời gian mất nguồn nuôi, máy phát va các nhóm phụ tải còn lại (chưa bị cắt ra) tiếp tục
công tác.
Các rơ le dòng có thể là các rơle bán dẫn. Các rơle điện từ đã được sử dụng rất rộng rãi trước đây.
Chúng có những nhược điểm cơ bản là hệ số phục hồi tương đối thấp (0,8  0, 9) và hay bị tác động xấu
của môi trường tàu thủy nhất là cuộn chấn động và rung động.

134
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

U<

O1
W1

U<
W2
R

C1

O2
C3
C3

P
CP

IR
IR
IR

TN
U<

G
WP
U<

W3

Hình 4.5 Bảo vệ quá tải bằng cách ngắt dần các phụ tải.

135
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Rơle dòng bằng bán dẫn không có những nhược điểm trên nên ngày càng được ứng dụng nhiều trên
tàu thủy. Sơ đồ khố của rơle dòng bằng bán dẫn được giới thiệu ở hình vẽ sau (hình 7).

IR ~ Ura
IS ~ Tæng hîp KhuÕch ®¹i
Trig¬
IT ~ tÝn hiÖu vµo dßng 1 chiÒu

Us Us

Hình 4.6: Sơ đồ khối đơn giản rơle dòng ba pha US điện áp nuôi
Phần tử cơ bản của rơle dòng ba pha bsừng bán dẫn la phần tử tổng hợp tín hiệu vào. Phần tử này có
vài ba cửa vào không phụ thuộc vào nhau. Sau khi tổng hợp các tín hiệu đầu vào, tín hiệu được đưa đến
bộ khuyếch đại và được gửi tới bộ trigơ.
Sơ đồ của khối tổng hợp tín hiệu vào được giới thiệu trên hình 4.7

a e
R1 R2 R3
IR D1 Ufe
b
IS D2
c f
IT D3
d
Hình 4.7: Sơ đồ tổng hợp tín hiệu đầu vào
Tín hiệu lấy từ các biến dòng đưa tới các đầu ab, ac, ad tỷ lệ thuận với điện áp rơi trên R1, R2 và R3.
Các điện áp này được chỉnh lưu nửa chu kỳ qua các đi ốt D1, D2 và D3. Trên đầu đấu dây ef ta nhận được
điện áp một chiều mấp mô Ucf với biên độ tỷ lệ thuận với trị số dòng điện các pha lệch nhau góc 120o.
Điện áp đầu ra của bộ tổng hợp tín hiệu có thể được trực tiấp đưa trên trigơ hoặc thông qua khuyếch
đại dong một chiều. Cả hai trường hợp đều điều chỉnh được trị số xác định của điện áp từ phần tử tổng
hợp tín hiệu. Trên cửa ra của rơle dòng bằng bán dẫn là bộ trigơ để gây ra điện áp một chiều đột biến ở
cửa ra.

136
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

380 440V
R
S
T

Tõ r¬le Tõ r¬le thêi gian


thêi gian CP WP c1, c2 hay c3 W1...n
P
h×nh

§Õn c¸c
r¬le
thêi gian
R¬le
dßng

C¸c phô t¶i


G kh«ng quan träng

Hình 4.8 rơle bảo vệ quá tải kiểu điện tử

137
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§4. BẢO VỆ CÔNG SUẤT NGƯỢC


1. Các nguyên nhân gây ra công suất ngược cho các máy phát.
Khi các máy phát công tác song song với nhau hay với ắc qui và các bộ chỉnh lưu, nó có thể trở
thành động cơ (máy phát công tác ở chế độ động cơ). Trong chế độ công tác này chiều của công suất sẽ
ngược lại với chế độ công tác của máy phát.
Máy phát trở thành một phụ tải tiêu thụ năng lượng điện. Nguyên nhân gây ra hiện tượng công suất
ngược là do công tác không bình thường của động cơ truyền động cho máy phát, như gián đoạn việc cấp
nhiên liệu, hỏng khớp nối giữa máy phát và động cơ truyền động.
Đối với máy phát một chiều, chuyển sang chế độ công tác động cơ còn do mất điện áp kích từ hay
điện áp máy phát bị giảm tức là sức điện động của máy phát nhỏ hơn điện áp trên thanh cái.
Hiện tượng máy phát chuyển sang chế độ công tác động cơ gây quá tải cho các máy phát còn lại và
như vậy có thể dẫn đến cắt các máy phát đó. Để đề phòng hiện tượng trên, các máy phát công tác song
song đều được trang bị thiết bị bảo vệ chống công suất ngược mà ta thường gọi là rơle công suất ngược.
2.Hậu quả của hiện tượng công suất ngược:
- Khi 1 máy phát đang công tác song song bị công suất ngược nó sẽ làm cho máy phát kia bị quá tải.
Trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến mất điện toàn tầu.
- Khi máy bị công suất ngược lớn có thể dẫn đến bị mômen xoắn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới trục cơ
của đông cơ điezel lai máy phát.
- Khi có máy bị công suất ngược sẽ làm giảm tần số (f) và điện áp của mạng.
3.Các phương pháp bảo vệ công suất ngược cho máy phát đồng bộ
Thiết bị bảo vệ chống công suất ngược cho máy phát đồng bộ phải có phần tử cảm biến được chiều
của công suất. Nó được gọi là rơ le bảo vệ công suất ngược (REVERSE POWER RELAY ).
Trên tàu thủy thường được ứng dụng hai loại rơle công suất ngược đó là rơle công suất ngược cảm ứng
UM149 và rơle công suất ngược bằng bán dẫn (điện tử). Nhược điểm của loại này là chịu tác động của
môi trường tàu thủy quá lớn như rung động, chấn động và có hệ số hồi phục nhỏ.
a.Dùng rơ le công suất ngược kiểu đĩa quay UM-149.
Trên các tàu do của Nga đóng thường lắp đặt rơle công suất ngược cảm ứng ký hiệu UM - 149 được giới
thiệu ở hình 4.9.

138
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

I
Nèi víi 4
biÕn dßng 1

I

8
3 9
Nèi víi u
biÕn ¸p 5
2

Hình 4.9: Sơ đồ cấu tạo rơle UM-149


Cấu tạo của rơle UM - 149 bao gồm các phần tử : các khung từ 1 và 2, trên khung từ 1 được quấn cuộn
dòng 4 và lấy tín hiệu từ biến dòng của máy phát. Trên khung từ 2 được quấn cuộn áp 5 và lấy tín hiệu từ
biến áp đo lường. Đĩa 3 bằng nhôm được cố định trên trụ quay có các gối đỡ. Tiếp điểm 8 được cố định
cùng với trụ quay của đĩa nhôm 3. Tiếp diểm 9 đặt cố định. Khi đĩa nhôm 3 được quay theo một chiều
nhất định tiếp điểm 8 và 9 sẽ tiếp xúc. Đĩa nhôm 3 chỉ được quay theo hướng nhất định. Hướng ngược lại
không quay được và đã bị hãm bằng chốt.
Ta hãy xét quá trình xảy ra trong rơle UM - 149.
Muốn có từ trường quay ta phải tạo ra hai từ thông  1 và  u lệch pha nhau về không gian và thời gian.

I 180-
u



I

I
Iu
u
Hình vẽ 4.10: Sơ đồ véc tơ rơle UM-149

139
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Từ sơ đồ véc tơ ta có :Véc tơ điện áp đưa vào cuộn 5 (áp) U, véc tơ của dòng đưa vào cuộn 4 là I,  góc
lệch pha giữa U và I. Iu - dòng chạy trong cuộn áp 5. Do có sự tổn hao nên vectơ  và I lệch nhau một
góc nhỏ. Như vậy hai từ thông  1 và  u lệch pha đó tạo tạo ra từ trường quay và gây ra mômen quay trên
đĩa nhôm 3 ta có thể tính:
M1 = K .  I .  U . sin 
Khi từ chế độ máy phát chuyển sang chế độ động cơ thì véc tơ dòng quay đi một góc 180o. Góc tạo
thành giữa véc tơ I’ và U’ sẽ là 180o -  và góc tạo bởi  U và  ’I là 180o +  .
Lúc này mômen quay trên đĩa 3 là :
M2 = K .  ’I.  U sin (180o +  )
= - K .  ’I .  U sin 
Từ biểu thức trên ta rút ra kết luận : khi véc toe dòng quay đi một góc 180o (tương ứng với chế độ động
cơ của máy phát) thì mômen quay gây ra trên đĩa nhôm 3 sẽ đổi dấu. Đối với rơle UM - 149 , muốn điều
chỉnh mức hoạt động của công suất ngược ta thay đổi số vòng dây của cuộn dòng. Còn muốn điều chỉnh
thời gian hoạt động, ta thay đổi khoảng cách giữa tiếp điểm 8 và 9.

R
S
T

+ _

Bd

N¬i ®Õn cña c¸c


thiÕt bÞ kh¸c

BA

G
Hình vẽ 4.11: Sơ đồ đấu rơle công suất ngược UM-149

140
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

b.Rơ le công suất ngược dạng dùng biến áp nhạy pha.

R
S _
+
T
+ RT RN
RI
(-) + - (+) _

CL 1 CL 2

1 2 3 4
Bd
BA1 BA 2

BA
G

Hình vẽ 4.12 Sơ đồ rơ le công suất ngược kiểu biến áp nhạy pha


Bên cạnh rơle công suất ngược UM - 149 trên các tàu Nga còn ứng dụng rơle công suất ngược mà phần tử
cảm biến là các biến áp nhậy pha như (hình 4.13) .
Rơle này bao gồm hai phần chính :
- Phần nhạy pha
- Phần thực hiện
Phần thực hiện bao gồm rơle phân cực RI hoạt động khi UCL1 > UCL2
Phần nhạy pha gồm hai biến áp BA1 và BA2 và hai cầu chỉnh lưu hai nửa chu kỳ CL1 và CL2 . Biến áp
BA1 có cuộn 1 và 2 là hai cuộn thứ cấp. Biến áp BA2 có hai cuộn 3 và 4 là hai cuuộn thứ cấp. Khi máy
phát đang làm việc ở chế độ máy phát thì U2.3 >> U1.4 tức là cuộn 2 và 3 được đấu thuận, cuộn 1 và 4
được đấu ngược. Do vậy UCL1 >> UCL2, rơle phân cực RI không hoạt động và điện áp một chiều cấp cho
RI không về cực tính. Khi máy phát công tác ở chế độ động cơ thì quan hệ góc pha ở biấn áp BA1 thay
đổi và ta có cuộn 2 và 3 đấu ngược, cuộn 1 và 4 đấu thuận nên U1.4 >>UCL2 . Điện áp một chiều cấp cho
rơle phân cực RI phù hợp cực tính nên nó hoạt động đóng tiếp điểm cấp nguồn cho cuộn ngắt RN, cắt
máy phát ra khỏi mạng.
c.Rơ le công suất ngược bằng bán dẫn.

141
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Hiện nay trên các tàu đóng mới hầu như được lắp đặt rơle công suất ngược bằng bán dẫn. Hình 14
giới thiệu sơ đồ khối đơn giản rơle công suất ngược bằng bán dẫn. Phần tử cơ bản nhất của rơle công suất
ngược bằng bán dẫn là phần tử nhạy pha.
Phần tử nhạy pha sẽ cảm biến được chiều của công suất và đưa tín hiệu đến

I~ U ra
Bé nh¹y pha KhuÕch ®¹i Trig¬

U~ Us Us

Hình vẽ 7.14 : Sơ đồ khối rơle công suất ngược điện tử


khuyếch đại. Sau khi tín hiệu đã được khuyếch đại được đưa đến trigơ.
Sau đây sẽ giới thiệu rơle công suất ngược bằng bán dẫn do Balan sản xuất có ký hiệu mRPZ - 10.
Rơle mRPZ - 10 được sử dụng với máy phát M - 501, M - 503 trên trạm phát điện tàu thủy.
+ Các thông số kỹ thuật
- Điện áp định mức :
3 x 380V/ + 10% - 20%/50Hz -> M - 501
3 x 440V/ + 15% - 30%/60Hz -> M - 503
- Dòng định mức 5A
- Điều chỉnh giới hạn công suất ngược 4 - 17%
- Hệ số hồi phục 0,95
- Điện áp ra U = 24V , I = 0,8V

142
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

D22
R R1
R2 R5 R9
T2 D21 T5 9
Bd
1 R33
N R33
R29
R7
2 R34 R3

BA D3 R32 T1 T3
4

R30 R33
D1
C3 C4
R33 R46 R4 R6 R8 R11
5

D6
6
R47

Hình 4.15 : Sơ đồ nguyên lý rơle công suất ngược mRPZ-10


Từ sơ đồ nguyên lý giới thiệu trên hình 15 ta thấy điện áp ba pha của máy phát được đưa tới cửa
4,5,6 biến áp BA. Tín hiệu dòng lấy từ cuộn thứ cấp của biến dòng đo lường được đưa tới cửa 1,2. Trên
cửa ra của phần tử cảm biến với chiều công suất (phần tử nhạy pha) ta nhận được biến áp một chiều có
cực tính phụ thuộc vào chiều của công suất. Trị số của biến áp náy tỷ lệ với cường độ dòng điện và hệ số
công suất, khong phụ thuộc vào điện áp của máy phát. Điện áp này được đưa đến bộ khuếch đại dòng
điện một chiều, bao gồm Tranzystor T1 và t2. Bộ khuếch đại chỉ hoạt động với chiều điện áp trị số nhất
định trên cửa vào. Tín hiệu ra của bộ khuếch đại điều khiển chế độ công tác của trigo là điện 24v cấp cho
rơle trunggian điều khiển aptomat máy phát điện.
Theo yêu cầu của đăng kiểm nếu máy phát được truyền động bằng tuốc bin, giới hạn điều chỉnh đặt
bảo vệ công suất ngược từ 2%- 6% công suất định mức của máy phát. Nếu máy phát truyền động bằng
động cơ trong thì giới hạn điều chỉnh đặt ngưỡng bảo vệ từ 8% - 15% công suất định mức máy phát.

143
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

+
Tíi m¹ch c¾t Nguån 24V
m¸y ph¸t  10% -1A
-

12 11 10 9 8 7

1 2 3 4 5 6

Phô
~ t¶i

Hình vẽ 4.16: Sơ đồ đấu dây rơle mRPZ – 10.


Đối với máy phát điện tàu thủy độ trễ thời gian hoạt động thường được chỉnh định từ 2-5s, mặc dù
giới hạn điều chỉnh trên rơle công suất ngược từ 0 - 12s(giây)

144
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§ 5 BẢO VỆ ĐIỆN ÁP THẤP VÀ ĐIỆN ÁP CAO CHO TRẠM PHÁT


1.Bảo vệ thấp áp .
Ngày nay các máy phát điện xoay chiều của các hãng lớn trên thế giớ đều có bộ tự động điều chỉnh
điện áp hoạt động hết sức tin cậy và có độ chính xác rất cao.
Do vậy việc bảo vệ điện áp thấp trong các trạm phát điện thường khi điện áp máy phát bị tụt quá thấp
< 60% Uđm thì cuộn giữ (UV)trong các áp tô mát nhả ra tác động lên làm ngắt ACB ra khỏi lưới. Ngoài
ra chúng còn có tác dụng để bảo vệ “ KHÔNG “cho trạm. Tức là khi máy phát không hoạt động hoặc
không phát ra điện áp bằng Uđm thì nó cũng không cho đóng áp tô mát lên lưới.
Khi các máy phát được xác định để công tác song song với nhau hay với các nguồn điện bờ thì việc
đóng aptomat sẽ không cho phép nếu kích từ chưa đạt tới ít nhất là 80% trị số và định mức. Với định mức
trên ta quan niệm rằng cần có thiết bị khống chế (rơle) chỉ cho phép đóng aptomat máy phát khi điện áp
của nó đã đạt đến trị số cho trước.
Trong hệ thống điện năng khi mất điện áp máy phát, thiết bị bảo vệ không nhất thiết phải hoạt động
ngay tức thời. Vì việc bảo vệ đã có thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch hoạt động. Rơle bảo vệ khỏi điện áp
thấp được chọn hoạt động với độ trễ đến 0,5s.
2.Bảo vệ điện áp cao.
Trên các tầu hiện nay rất ít sử dụng các bảo vệ điện áp cao . Vì một mặt các bộ VCU hoạt động rất hiệu
quả , ít khi bị quá điện áp tới 5 % Uđm.
Các tàu của châu Âu khi dùng bảo vệ điện áp cao thường có khối bảo vệ điện áp cao riêng . Khi có điện
áp cao xuất hiện nó tác động trực tiếp tới thanh giằng trong ACB để ngắt ACB ra khỏi lưới .

145
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Câu hỏi ôn tập.chương 4


1. Các yêu cầu cơ bản của các thiết bị bảo vệ trong trạm phát điện .
2.Trình bày nguyên nhân , hậu quả của hiện tượng ngắn mạch và các phương pháp bảo vệ ngắn mạch
cho các máy phát điện trong trạm phát điện .
3. Trình bày nguyên nhân ,hậu quả khi máy phát bị quá tải .Nêu các phương pháp bảo vệ quá tải cho
các máy phát điện trong trạm phát điện tầu thuỷ .
4. Trình bày nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng công suất ngựoc .Nêu các phương pháp bảo vệ
công suất ngược cho các máy phát điện khi công tác song song ..
5. Bảo vệ thấp áp và cao áp cho trạm phát điện

146
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

CHƯƠNG 5: CHIẾU SÁNG TRÊN TÀU THUỶ


§1. KHÁI NIỆM CHUNG
Do tàu thuỷ có cấu tạo đặc biệt nên hầu hết các phòng ở, các nơi đặt các thiết bị, hầm hàng, buồng
máy, phòng ở, câu lạc bộ ... đều không được ánh sáng mặt trời chiếu vào, hay được chiếu cũng không đủ
được độ sáng cho hoạt động của con người. Do vậy chiếu sáng ở những nơi đó là vấn đề quan trọng, để
phục vụ nhu cầu sinh hoạt giải trí và làm việc của các thuyên viên. Ngoài việc chiếu sáng để đảm bảo sinh
hoạt và làm việc cho thuyền viên, trên tàu cũng cần chiếu sáng để đảm bảo an toàn trong quá trình hành
trình của con tàu. Vì vậy hệ thống chiếu sáng trên tàu thuỷ là vô cùng quan trọng và không thể thiếu
được.
§2. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA ÁNH SÁNG
1. Công suất phát sáng Pe
Là năng lượng mà một nguồn sáng biến đổi thành các tia có đơn vị (w).
2. Quang thông: ()
Φ Là công xuất phát ra tia sáng có thể nhìn thấy được
Sự phụ thuộc giữa công suất phát tia và quang thông như sau:
   S .Pe (lm) (đơn vị lumen).
s: Là hiệu xuất phát sáng.
  lm 
s   
Pe w
Hiệu xuất phát sáng phụ thuộc vào nhiệt độ của vật phát tia:
Ví dụ: Một vật có to = 6.0000C thì s = 15%.
3. Số lượng ánh sáng:
Ký hiệu (Q) là năng lượng phát ra tia sáng thấy được trong thời gian t.
Q = .t (đơn vị: lm.h).
4. Cường độ ánh sáng:
Có ký hiệu là I.

I ( là góc tròn trong không gian mà quang thông bao chùm có đơn vị là kandela: Cd).

Ví dụ:
Nếu  = 4.lm
4 .lm
=> I   1(Cd )
4

147
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

5. Độ dọi (E):

Ta có: E  là lượng quang thông đi qua 1 đơn vị diện tích.
S
Ví dụ: Nếu trong tâm 1 quả cầu có bán kính là 1m. Ta đặt một nguồn sáng có cường độ ánh sáng I
4 .1Cd  lm 
là 1(cd) thì trên diện tích quả cầu sẽ có độ rọi E  1  2   1luxs( Lx)
4 .1m 2 m 
Ví dụ: độ dọi của mặt trăng là 0,1 (Lukx) ; độ rọi của mặt trời là 105 (Lx).
6. Độ chói (L):
L của một nguồn sáng là độ lớn của cường độ sáng trong một phương xác định. Trên một đơn vị
diện tích của nguồn sáng. Trong nhiều trường hợp độ chói của một nguồn sáng không thể xác định được
ta chỉ xác định gần đúng.
Ví dụ: Độ sáng theo 1 phương  là:
I
L 
S cos
Trong đó:
 là góc phát tia của quang thông giữa chiều của quang thông và phương vuông góc với diện tích.
Đơn vị của độ chói là:(Nít)
Cd
1nit = 1.
m2

148
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§3. CÁC NGUỒN SÁNG


* Nếu nguồn sáng bằng điện ta có các loại nguồn sau:
- Tạo ra nguồn sáng bằng cách đốt nóng một phần tử của đèn đến một nhiệt độ rất cao, ví dụ bóng
điện có dây tóc hoặc bằng đèn hồ quang.
- Tạo ra nguồn sáng dựa trên nguyên lý phát quang không cần tăng nhiệt độ.
Ví dụ: Đèn ne-on.
- Ngoài ra có đèn kết hợp giữa 2 nguyên lý trên.
1. Nguồn sáng là các loại đèn đốt nóng:(Đèn sợi đốt)
- Hiện nay thường sử dụng trên tàu có đèn đốt nóng có khác nhau về điện áp định mức: hình thức;
hình dạng bóng , đuôi đèn và đôi khi cả về dây tóc.
* Cấu tạo của bóng đèn gồm có:
+ Dây tóc bóng đèn bằng Vonfram.
+ Bóng đèn bằng thuỷ tinh ở trong có thể là chân không hoặc một loại khí trơ nào đó. Nếu là chân
không thì áp suất bên trong chỉ vào khoảng 10-7mHg. Nếu là có khí trơ ở trong thì đó là khí Acgon,
crípton. Công dụng của nó làm cho tuổi thọ của bóng đèn tăng, do dây tóc Vonfram không bị phân huỷ
khi bị đốt nóng và có thể tăng nhiệt độ của dây tóc để phát sáng được tốt hơn. Nhiệt độ của dây tóc
khoảng (25000C - 26000C) nhiệt độ nóng chảy của vonfram khoảng 39000C.
+ Chôi đèn được nối với các điện cực từ phía trong ra. Chất lượng của một bóng đèn thường được
đánh giá bằng hiệu xuất và tuổi thọ. Trong quá trình công tác dây tóc bóng đèn ngày càng bé đi vì sự
khuyếch tán các điện tử khi có nhiệt độ cao. Vì vậy điện trở của dây tóc lớn lên. Dòng đi qua sẽ bé đi.
Dẫn đến nhiệt độ đốt nóng của dây tóc bé đi và hiệu suất cũng thấp dần.
Tuổi thọ của bóng đèn trung bình là 1000h. Tuổi thọ của bóng đèn sẽ giảm trong điều kiện sấu
như có sự dao động điện áp, có trấn động., dung lắc ,dao động....

160
1
120
7
5
3

80
60
2
4
6
40

20 40 80 100 120 160 U®m (%)

149
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

- Đặc tính của đèn: Là sự liên hệ giữa điện áp với quang thông, dòng điện ,điện trở ,hiệu suất và tuổi
thọ.
+ Đường 1: biểu diễn tuổi thọ của bóng đèn phụ thuộc vào điện áp.
+ Đường 2: Quang thông phụ thuộc vào điện áp.
+ Đường 3: Dòng điện qua bóng đèn phụ thuộc điện áp.
+ Đường 4: Điện trở bóng đèn phụ thuộc điện áp.
+ Đường 5: Hiệu suất của bóng đèn.
* Chú ý: Nếu hai bóng đèn có cùng công suất. Bóng nào có điện áp định mức bé hơn thì có quang thông
lớn hơn.
Ví dụ: Một bóng đèn có:
P = 40W; Uđm = 220V => Quang thông: 410 (lm).
P = 40w; Uđm = 110V => Quang thông: 415 (lm).
=> Nhiệt độ đốt nóng một dây tóc bóng 2 nóng hơn bóng 1.
* Ưu điểm: Có thể đấu trực tiếp vào mạng một chiều hay xoay chiều đến 250V ; giá thành rẻ;
không cần có các thiết bị phụ.
* Nhược điểm: Không hợp với điều kiện công tác trên tầu vì nó không công tác được ở những
nơi có trấn động mạnh, dao động và dung lắc nhiều.
- Hiệu suất của chúng rất thấp chỉ khoảng 5% công suất nhận được từ mạng là phát sáng còn 95%
công suất nhận từ mạng toả ra dưới dạng Nhiệt.
Vì vậy ở các vùng nhiệt đới dùng bóng đèn đốt nóng để chiếu sáng là không hợp: Ít khi sử dụng
loại 220V - 40W ở trên tầu. Vì dây tóc của nó rất mảnh, tróng bị đứt vì có rung động ,.
2. Tạo ra nguồn sáng bằng nguyên lý phát quang.
- Để tăng tính kinh tế cho nguồn sáng người ta đã sử dụng nguyên lý phát sáng khác với đèn đốt
nóng đó là ứng dụng đèn phát quang. Thực tế có nhiều dạng phát quang khác nhau.
*Ví dụ:- Phát quang điện là sự phát xạ của chất khí hoặc hơi kim loại khi có dòng điện chạy qua.
- Quang phát quang : Là phát xạ trông thấy của vật thể khi có năng lượng bức xạ không trông thấy
bắn phá .
- Phát quang sinh vật là do các quá trình biến hoá của sinh vật gây nên.
- Phát quang hoá học do các phản ứng hoá học gây lên.
a, Đèn nê-on:
+ Cấu tạo: Là một ống thuỷ tinh hình trụ phía trong hình có phủ một lớp mỏng chất phát sáng gọi
là chất huỳnh quang ở 2 đầu bóng được gắn dây tóc như lò so làm bằng vonfram. Trên bề mặt của dây tóc
được phủ 1 lớp oxit bari để phát xạ điện tử. Sau khi rút hết khí ở trong ống thuỷ tinh ta cho vào một ít hơi
thuỷ ngân kết hợp với Agon ở áp suất thấp để tăng thêm quá trình phát sáng của đèn dễ dàng hơn. Quá

150
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

trình năng lượng điện tạo thành phát xạ trong đèn phát quang có 2 thời kỳ. Thời kỳ đầu dòng điện đốt
nóng ka tốt làm hiện tượng phóng điện tử trong hơi thuỷ ngân gây nên phát xạ. Đây là thời kỳ phát quang
điện

2 1 2

3 C
5
.
Thời kỳ thứ 2 năng lượng bức xạ của phát quang điện tác dụng lên chất phát sáng trên thành ống
và tạo lên phát xạ trông thấy gọi là thời kỳ quang phát quang.
1: Ống thuỷ tinh
2: Điện cực
3: Cuộn cảm(chấn lưu) Là cuộn dây được quấn trên 1 lõi thép dùng để kích thích cho đèn sáng lúc
đèn khởi động .Sau đó giảm bớt điện áp vào đèn khi đèn sáng bình thường.
4 : là tắc te. (Trong tắc te gồm có tụ điện mắc song song với 1 tiếp điểm thường mở được làm
bằng đimêtan.)
5: Công tắc.
6: Tụ điện C để trống giảm hệ số coφôch mạng khi sử dụng nhiều đèn ne –on .
* Hoạt động: Thường bóng đèn không ghi điện áp mà điện áp của nó phụ thuộc vào điện áp ở chấn lưu.
Chấn lưu có công suất phù hợp với công suất của đèn.
- Khi bật công tắc, khi sợi đốt được đốt nóng tới nhiệt độ 8600C thì quá trình bắn phá điện tử diễn ra =>
Quá trình Ion hoá xảy ra giữa các điện cực Lúc đầu dòng điện đi qua chấn lưu, qua điện cực trái -.> qua
tắc te -> qua điện cực phải về nguồn .Khi đó tắc te đóng ngắt tạo nên trên cuộn dây chấn lưu 1 S.đ.đ tự
cảm .Sức điện động này đặt thêm lên các điện cự của đèn làm cho sự phóng điện giữa 2 điện cực của đèn
thì đèn sáng lúc đó dòng điện không còn đi qua tắc te nữa. . Khi đèn sáng rồi thì chấn lưu sẽ giảm điện áp
đặt lên 2 điện cực của đèn .Vì vậy tuổi thọ của đèn ne-on cao hơn đèn sợi đốt.
* Chức năng các phần tử:
- Chức năng cuộn 3 (Chấn lưu) : Có chức năng như một điện trở hạn chế dòng điện đi qua đèn khi đèn
sáng bình thường và ban đầu nó tạo ra một điện áp lớn để gây ra một quá trình phóng điện ban đầu cho
đèn lúc đèn bắt đầu hoạt động .
- Tắc te: Có nhiệm vụ mồi để tạo lên sự phóng điện ban đầu trong bóng đèn. Tụ mắc song song với tắc te
để hạn chế các nhiễu tác dụng cho RADIO khi đèn khởi động
- Để tránh hiện tượng giảm cos của mạng người ta mắc một tụ song song với nguồn.

151
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

* Sử dụng đèn nê on có nhiều ưu điểm cơ bản so với bóng đèn đốt nóng. Khả năng phát sáng của nó từ
(35 – 40)% (lm/w). Trong đó bóng đèn đốt nóng chỉ từ 10 - 15 (lm/w). Hiệu suất của đèn nêon cao gấp (
2 - 3 ) lần đèn đốt nóng. Nhiệt độ ngoài của bóng đèn nêon từ 35 - 400C.
- Chịu được điện áp tăng cao so với điện áp định mức 15%. Trong thời gian dài. Ở thời gian ngắn có thể
chịu được vượt quá điện áp tới 45% Uđm.
- Tuổi thọ 800 - 1000h và ít phụ thuộc vào chấn động. Nếu điện áp tăng từ 10 - 25% Uđm thì tuổi thọ coi
như không đổi. Nhưng nó phụ thuộc nhiều vào số lần đóng ,tắt bật đèn.
* Nhược điểm: Ở nhiệt độ thấp thì làm việc không tốt; giá thành cao.
b, Đèn phát sáng thuỷ ngân cao áp:
- Ứng dụng các loại đèn đốt nóng chiếu sáng trên boong từ 300 - 1000w là không có lợi và rất tốt kém.
Do bị tác động của cần cẩu làm hàng nên chấn động nhiều; do đó tuổi thọ không vượt quá 100h. Vì vậy
trên mặt boong thường sử dụng các loại đèn cao áp thuỷ ngân dòng xoay chiều. Đèn cao áp thuỷ ngân có
công suất lớn; tuổi thọ cao và có quang thông lớn. Đáp ứng được môi trường công tác ở trên mặt boong .
* Cấu tạo: Gồm một ống thuỷ tinh phía trong có chứa khí Acrgon và hơi thuỷ ngân có áp suất từ (1 – 10)
at có 2 điện cực E1 và E2 và một điện cực thứ ba là e1 được nối qua điện trở R. e1 là điện cực gây ra
phóng điện ban đầu; bóng cao áp được bảo vệ bên ngoài bằng một bóng thuỷ tinh hình ovan; khoảng giữa
2 bóng là chân không để cách nhiệt.
Phía bên trong của bóng ovan được quét một lớp huỳnh quang để tăng khả năng phát sáng. Khi
đấu bóng đèn vào mạng thường đấu qua một cuộn cảm để hạn chế dòng điện khi đèn bắt đầu làm việc
phóng điện qua các cực E1; E2.
- Loại đèn này có ưu điểm có quang thông lớn đến  20.000l.m. Có hiệu suât cao đến 42lm/w.
Ánh sáng có màu xanh; tuổi thọ 6000(h) từ khi đóng mạch tới lúc phát sáng tới 5 phút.
Sau khi đã tắt đèn mà muốn đóng lại thì đèn không sáng ngay được. Loại đèn này có thể chịu
được chấn động lớn.
*Hoạt động:
Ban đầu đóng điện thì có hệ thống phòng điện giữa R1- E2 qua điện trở R. Khi đó xuất hiện quá
trình Ion hoá các điện tử Sau 1 thời gian đủ lớn => Phóng điện tử qua điện cực lớn E1 E2 phát sáng ra
ngoài qua lớp huỳnh quang ở bên ngoài => làm tăng thêm độ phát sáng cho bóng đèn.

152
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

* Một sơ đồ hoạt động cụ thể của đèn phát quang.

R1

A9 + H9 CO

E2

* Hoạt động: Khi đóng điện vào thì tụ C1 được nạp thông qua điốt D và điện trở R mắc nối tiếp
với tụ từ điện áp 180V - 200V thì điện áp đạt 180 - 200V thì P phóng điện. Khi P phóng điện nó đi qua
cuộn sơ cấp biến áp eL.

Ar + H9
D + -
T2 R C1
P
C1
T3
T4 T5

=> Trên cuộn cảm CL cảm ứng 1 suất điện động từ 2 - 2,5 kV. Điện áp này cùng chiều với cao áp
thuỷ ngân bắt đầu phóng điện thì điện áp trên đèn chỉ từ 140 - 100V nên điện áp nguồn đưa vào là 220V.
Tụ C3 có chức năng tăng cos của mạng; T4, T5 trống nhiều cho ra đrô trong quá trình phóng điện của
đèn cap áp; T2 bảo vệ D.

153
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§4. ÁNH SÁNG TÍN HIỆU TRÊN TÀU THUỶ


Theo quy ước an toàn của quốc tế trên tàu thuỷ phải có ánh sáng tín hiệu phân nhiệt từ lúc mặt trời
lặn đến lúc mặt trời mọc. Đó chính là hệ thống đèn hành trình. Do tính chất quan trọng của nó, nên nguồn
nuôi được cung cấp từ 2 phía. Từ nguồn điện chính xoay chiều và nguồn sự cố lấy từ ác qui. Ngoài ra còn
có những thiết bị tự động để báo hiệu khi có đèn tắt. Các loại đèn tín hiệu trên tàu thuỷ quy định như sau
1. Đèn mũi : Đặt ở cột trước cố độ cao cách vỏ tàu từ 6 - 12m màu trắng. Đèn sáng khi tàu đứng thả neo.
2. Đèn lái neo (chỉ có trên tàu có chiều dài từ 45m trở lên đặt ở đuôi tàu ; có độ cao thấp hơn đèn mũi màu
trắng; đèn sáng khi tàu thả neo.
3. Đèn cột trước: Đặt ở cột trước có độ cao cách vỏ tàu từ 6 - 12m màu trắng. Đèn sáng khi tàu chạy.
Chiếu về phía trước góc 2250.
2 1
5
3

112,5
4
2 1
135 5
235 225
3
112,5

4. Đèn cột sau đặt trên cột sau có độ cao hơn đèn cột trước là 4,5m. Màu trắng, sáng khi tàu chạy; chiếu
về phía trước góc 2250. Đèn sáng khi tàu chạy.
5. Đèn mạn phải: Đặt ở mạn phải cách mũi tàu 1 thân tàu màu xanh. Đèn sáng 112,50.
6. Đèn mạn trái: Đặt ở mạn trái đối xứng với đèn mạn phải; màu đỏ đèn sáng khi tàu chạy.
7. Đèn lái chạy: Đặt ở đuôi tàu màu trắng chiếu sáng khi tàu chạy.
8. Đèn lai sắt: 2 cái đặt ở cột trước thấp hơn đèn cột trước và cách nhau 1,8m. Màu trắng sáng khi nó làm
nhiệm vụ lai sắt tàu khác.
9. Đèn sự cố 2 cái: Đặt ở nơi dễ trông thấy nhất thường đặt ở cột trước cách nhau 2m màu đỏ bật sáng khi
tàu bị sự cố.
10. Đèn đỉnh cột: Đặt ở đỉnh cột trước tuỳ từng tàu mà màu sắc của đèn khác nhau; ví dụ: Đối với các tàu
trở dầu loại 1 cháy dưới 600C và các chất nổ thì thường là đèn màu đỏ và có 2 cái với tàu trở dầu hoả có
nhiệt độ bốc cháy từ 650C trở lên thì trên đỉnh cột trước có 1 đèn đỏ. Đèn hành trình có công suất từ 40 -
60W.

154
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Còn các đèn khác 60 - 100W.


cng N1 C.BD
®ng 2
U1
P P1
§kt
§h1
§kt 5 §h5
U2

4
1

N1 N5

* Hệ thống kiểm tra đèn hành trình


- U1: Là nguồn chính.
- U2: Là nguồn sự cố.
- K: Là công tắc chính của hệ thống.
- Rơle từ P1 - P5 là rơle kiểm tra đèn tín hiệu.

- Đh1 - Đh5 là đèn tín hiệu.


- Đkt1 - Đkt5 là đèn kiểm tra trên bảng nằm trên buồng điều khiển.
- N1 - N5 là công tắc của từng đèn.
- Cng; Đng: Là chuông và đèn báo nguồn.
- CRD: là chuông báo động khi một trong các đèn tín hiệu bị tắt.
* Từ cầu dao không đưa nguồn vào đèn tín hiệu. Nếu có điện áp rơle P sẽ mở TĐ thường đóng của
nó. Nếu không có điện áp. Tiếp điểm thường đóng của nó đóng lại nguồn thứ 2 mà có điện thì đèn báo
nguồn sẽ sáng và chuông báo nguồn kêu.
- Nếu ta đóng công tắc N1 đèn Đh1 sẽ sáng, cuọn P1 có dòng đóng tiếp điểm 1 và mở tiếp điểm 2.
Như vậy Đh1; Đkt1 đều sáng. Nếu Đh1 bị cháy P1 sẽ mất điện tiếp điểm 2 lại đóng lại. Chuông CBĐ sẽ
kêu và Đkt1 tắt.
Chú ý: Khi thay đèn tín hiệu phải chú ý tới công suất của nó.

155
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§5. CHIẾU SÁNG SỰ CỐ


- Chiếu sáng sự cố được cung cấp từ nguồn sự cố qua bảng phân phối (ắc quy hoặc qua trạm phát sự cố)
Theo qui định của đăng kiểm chiếu sáng sự cố phải được trang bị ở những nơi sau đây:
+ Vị trí điều khiển thả xuồng cứu sinh và chỗ thả xuồng xuống nước.
+ Chỗ đặt phao cứu sinh và thả người xuống xuồng.
+ Đường đi từ nơi ở lên boong.
+ Lối thoát của nơi chứa nhiều người .
+ Nơi đặt bảng chỉ dẫn đi lên boong và nơi để phao,bè, thuyền cứu sinh.
+ Cửa thoát hiểm sự cố từ hầm máy.
+ Trong buồng máy.
+ Trước và sau bảng phân phối điện sự cố,bảng điện chính
+ Nơi điều khiển điện cơ quay chân vịt.
+ Hấm lái.
+ Buồng điều khiển.
+ Nơi điều khiển thiết bị cứu hoả.và bơm cứu hoả sự cố .
+ Trong phòng bệnh xá; phòng thuốc.
- Cường độ của ánh sáng sự cố phải đảm bảo ít nhất 10% cường độ của ánh sáng thông thường ở những
lối thoát chính. Độ dọi  0,2 (luk.s). trao đèn của ánh sáng sự cố phải được sơn màu đỏ.
- Nguồn sáng sự cố phải được bố trí như thế nào đó để khi ánh sáng chính bị mất thì lập tức nguồn sáng
sự cố hoạt động ngay.

156
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

- Trên tàu nguồn sáng tiểu sự cố thường là ắc quy, phải tự động đóng khi mất điện áp nguồn chính ; tự
động ngắt khi điện áp nguồn chính có trở lại.
- Nguồn sáng tiểu sự cố chỉ được trang bị ở 5 nơi:
+ Nơi khởi động máy chính.
+ Nơi đặt máy phát điện sự cố.
+ Buồng điều khiển .
+ Lối thoát lên boong.

157
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§6.TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG


1. Nguyên tắc và tiêu chuẩn
- Khi tính toán chiếu sáng cần tuân theo những tiêu chuẩn sau đây:
1. Độ sáng phải đảm bảo đủ.
2. Ánh sáng phải được phân chia đều trong không gian chiếu sáng (không được khác nhau quá
lớn).
3. Độ chói của nguồn sáng phải nhỏ.
4. Sự phản xạ của bề mặt chiếu sáng phải nhỏ.
5. Chiếu sáng phải kinh tế.
6. An toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
7. Hình thức các thiết bị chiếu sáng ở các phòng công cộng phải đẹp và mỹ thuật.
- Khi thiết kế phải sao cho sự phân chia: Độ sáng phải đều, nhất là ở những nơi công tác làm việc (Đặc
biệt là ở buồng máy ) . Hệ số không đồng đều (hệ số chênh lệch). Nhỏ nhất = 0,3/0,75m => Trong phòng
ở; nhà tắm; hành lang; Câu lạc bộ thì độ sáng chênh lệch  0,2/5m. Khi chọn chao đèn cần chú ý không
tạo ra sự loá mắt. Các hệ số dự trữ dùng trong tính toán đèn phát quang là Kq và đèn đốt nóng là kđn
được chọn như sau:
a) Các phòng có nhiều loại khói; bụi than
Khi chọn kq = 2; kđn = 1,7.
b) Các phòng có loại khói , bụi ít hơn kq = 1,8; kđn = 1,5.
c) Các phòng có rất ít bụi. kq = 1,3 , kdn= 1,2
2. Tính toán chiếu sáng bằng phương pháp công suất riêng:
- Để xác định công suất sơ bộ gần đúng cần thiết đối với chiếu sáng ta có thể áp dụng phương pháp công
suất riêng.
- Công suất chiếu sáng riêng là công suất trên đường kính 1m2 của sàn chiếu sáng.
N .P.K
p (p = công suất riêng).
A.B
Trong đó:
N: Là số nguồn chiếu sáng.
P là công suất của một đèn tính bằng w.
A; B là chiều dài và chiều rộng của sàn phòng.
k: là hệ số dự trữ.
Công suất chiếu sáng riêng của từng loại phòng phụ thuộc vào độ dọi tiêu chuẩn.,loại nguồn chiếu
sáng, sự sắp đặt của phòng, hiệu suất của các loại đèn.
- Công suất chiếu sáng riêng của một vài phòng trên tàu được cho như sau:
1. Dưới buồng máy : p = 8w/m2.
158
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

2. Buồng nối hơi : p = 5w/m2.


3. Buồng sinh hoạt : p = 10w/m2.
4. Phòng khách : p = 15w/m2.
5. Nhà tắm : p = 4w/m2.
6. Khu y tế : p = 12w/m2.
Công suất riêng này được trang bị nguồn đốt bằng đèn đốt nóng.
3. Tính toán chiếu sáng theo phương pháp điểm:
1 2 3

3
1 2
l3 l2
l1

- Có 3 nguồn sáng chiếu tới điểm A có 1; 2, 3, h1, h2, h3.
- Giả sử mỗi đèn quang thông 1000 l.m. Khi đó độ dọi ở điểm A có thể tính.
 I . cos  I . cos  I . cos   M
E1000    1 2 1   2 2 2   .
 l 1 l 2 l  K
n
I . cos i M
E1000   n 2 .
i 1 ln K
Trong đó:
I: Là cuờng độ sáng của mỗi nguồn đèn chiếu theo hướng α
μ là hệ số xác định sự gia tăng của độ dọi do có phản xạ ánh sáng từ tường và trần nhà ( = 1 -
1,6).
k: Là hệ số dự trữ.
- Trên cơ sở tỷ lệ giữa quang thông và độ dọi ta có thể viết:
q Eq

1000 E1000

q: Là quang thông cần thiết để có được độ dọi tiêu chuẩn là Eq cho nơi cần tính (điểm A).
Từ đó ta có:

159
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

1000.E q
q 
E1000
-Theo biểu thức này ta xác định được quang thông để tạo được độ dọi cần thiết Eq tại điểm A hay độ dọi
Eq trong bất cứ điểm nào ta cần xác định. Nếu biết quang thông bóng đèn của nguồn sáng.
- Đối với một nguồn sáng bất kỳ ta tính độ dọi ở nhiều điểm khác nhau theo phương thẳng đứng.
Rồi nối những điểm có độ dọi bằng nhau thành đường .cong liên tục Khi đó ta sẽ có những đường cong
đẳng dọi .Hay là những đường cong đẳng lux . Những điểm cong không gian đẳng lux của những loại đèn
sáng khác nhau với đèn có quang thông 1000 lumen có trong sổ tay kỹ thuật. Theo những đường cong
này ta có thể xác định nhanh giá trị độ dọi E1000 ở bất cứ điểm nào cần tính. Khi biết giá trị cần thiết Eq và
E1000. Dựa vào biểu thức:
1000.E q
q 
E1000
Ta có thể xác định được quang thông của bóng đèn cần phải có và từ đó suy ra công suất của nó.
4. Tính toán chiếu sáng của đèn phát quang
- Độ dọi bề mặt chiếu sáng của những đèn phát quang cũng được tính toán như độ dọi của đèn đốt
nóng. Đó là các phương pháp công suất riêng , phương pháp điểm, ...
Ví dụ: Khi tính toán độ dọi của loại nguồn chiếu sáng theo phương pháp hệ số ứng dụng () ta dựa
theo đặc tính  = f(I).
: Sẽ được lấy trong sổ tay kỹ thuật.
n: Là hệ số phản xạ của trần nhà.
c: Là hệ số phản xạ của tường.

n = 0,7; e

0,7 n = 0,5; e


0,6 n = 0,3; e
0,5
0,4
0,3
0,2
1 2 3 4 5 6

160
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Ta có:
Các Đặc tính trên là những đường cong của hệ số ứng dụng biến đổi theo chỉ số phòng của nguồn
đèn sáng là đèn phát quang có công suất 40 (w). Do vậy, khi tính toán theo phương pháp công suất riêng
ta cần chú ý tới hệ số hiệu chỉnh k.
- Hệ số k có thể xác định bằng biểu thức:
 dn E q  dn
k . .
 q E dn  d

dn: đốt nóng.


q:  quang.
 dn
: Là tỷ số giữa hiệu xuất chiếu sáng của đèn đốt nóng với đèn phát quang.
q
 dn 1

 q 3,5
Eq Eq 2,5
: Là tỷ số giữa độ dọi trong đèn phát quang với độ dọi của đèn đốt nóng.  .
E dn Edn 1
 dn
: Là tỷ số giữa hệ số quang thông có nét của những nồng đèn sáng của loại đốt nóng và phát
q
ndn
quang. 1.
a
Như vậy ta có hệ số hiệu chỉnh lại là:
1 2,5
. .1  0,7  Pq  k .Pd .n
3,5 1
Vậy:
Ví dụ: ở phòng dùng đèn đốt nóng có: 10w/m2 thì dùng đèn phát quang cần 10.0,7w/m2 = 7w/m2.

161
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

* Câu hỏi ôn tập.Chương :10


1) Trình bày các thông số cơ bản về ánh sáng .
2) Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn nê- on.
3) Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn cao áp thuỷ ngân.
4) Trình bày các loại ánh sáng tín hiệu trên tầu thuỷ . Đọc sơ đồ chiếu sáng đèn hành trình .
5) Trình bày các vị trí và hoạt động của chiếu sáng sự cố trên tầu.
6) Trình bày nguyên tắc và tiêu chuẩn chiếu sáng .Tính toán chiếu sáng theo phương pháp công
suất riêng.
7) Trình bày nguyên tắc và tiêu chuẩn chiếu sáng . Tính toán chiếu sáng theo phương pháp điểm.
8) Tính toán chiếu sáng của đèn phát quang.

162
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Chương 6: ẮC QUY TRÊN TẦU THỦY


§ 1. KHÁI NIỆM CHUNG
- Ắc quy được dùng làm nguồn điện năng dự trữ cho các phụ tải như : ánh sáng sự cố, hệ thống
thông tin liên lạc, hệ thống tín hiệu hoặc khởi động động cơ diezen v.v... trên đội tàu vận tải ngày nay.
Trên các tầu có nhiệm vụ đặc biệt ắc quy còn được ứng dụng làm nguồn cung cấp cho động cơ quay chân
vịt, đặc biệt là trên các tầu ngầm và đôi khi trên các tầu khách đi trong giới hạn gần.
Nhược điểm cơ bản của ắc quy là thể tích và trọng lượng lớn, bảo dưỡng, bảo quản khó khăn phức
tạp và nhất thiết phải nạp điện theo kỳ hạn thường xuyên .
Ắc quy trên tàu thủy hơi khác so với ắc quy sử dụng đất liền. Đặc biệt nó phải chịu đựng được chấn
động, có thể công tác trong điều kiện tàu bị nghiêng,rung lắc dao động liên tục mà không bị đổ dung dịch
ra ngoài, tuổi thọ cao và dễ dàng thay thế khi cần thiết..
Dây cáp nối ắc quy axít là loại cáp bằng hợp chất đồng - chì, còn cáp nối ắc quy kiềm là cáp bằng
hợp chất đồng - niken.
Ắc quy được đặt trong các thùng gỗ có sơn chống tác dụng của dung dịch điện phân.
Các hộp gỗ đựng ắc quy được đặt trong phòng có thông gió tốt để chống tích tụ hơi nổ và cháy
trong phòng.
Ắc quy có công suất không vượt quá 0,2 KW (được tính bàng tích của dòng phóng lớn nhất và
điện áp định mức) có thể đặt ở bất cứ nơi nào trừ những nơi đặc biệt.
Ắc quy axít và ắc quy kiềm không được đặt trong cùng phòng vì hơi axít H2SO4 có thể gây ra
phản ứng hóa với dung dịch điện phân của ắc quy kiềm.
Tuổi thọ của ắc quy có thể đo bằng số lần phóng, nạp. Nó phụ thuộc vào loại ắc quy và đặc tính
khai thác ắc quy. Tuổi thọ ắc quy từ 250 đến 1000 lần phóng ,nạp .
Đối với ắc quy ta cần phân biệt hai loại hiệu suất.
+ Hiệu suất điện :
Ip .tp Qp
ηd = 
In .tn Qp

trong đó :
Ip - dòng phóng
tp - thời gian phóng
In - dòng nạp
tn - thời gian nạp
Qp - dung lượng nhận được từ ắc quy
Qn - dung lượng nạp cho ắc quy

163
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Cùng một giá trị dung lượng nạp cho ắc quy, dung lượng lấy từ ắc quy còn phụ thuộc vào cường độ
dòng phóng của nó. Với Ip1 > Ip2 > Ip3 ta nhận được Qp1 < Qp2 < Qp3 . Dòng phóng càng lớn thì điện áp
trên cực ắc quy càng giảm nhanh hơn.
Điện áp ắc quy thay đổi trong thời gian phóng nên ta có khái niệm hiệu suất năng lượng.
¦ Wp
nnl =
¦ Wn
trong đó : Wp - năng lượng phóng từ ắc quy
Wu - năng lượng nạp vào ắc quy
Dung lượng định mức của ắc quy là Qđm có đơn vị là: Ah (Ampe giờ) được xác định bằng tích của
dòng phóng định mức trong 10 giờ.

164
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§2. ẮC QUI A-XÍT .

1.Cấu tạo:
* Các bản cực : - Cấu tạo ắc quy axít gồm một bình làm bằng vật liệu chống axít như nhựa, ebonít hay
hỗn hợp nhựa cứng v.v... Bên trong đặt xen kẽ các bản cực dương và âm. Số bản cực âm bao giờ cũng lớn
hơn số bản cực dương một bản. Như vậy mỗi bản cực dương xen kẽ hai bản cực âm. Các bản cực của ắc
quy là những lưới bằng chì(Pb) có pha từ 6 - 8 % ăngtimon để tăng độ bền cơ học của các bản cực . Cực
dương được làm bằng PbO2 và cực âm được làm bằng Pb.
Các cực bản dương được nối với nhau tạo thành tổ hợp bản cực dương, các cực bản âm cũng hợp
nối với nhau thành tổ cực bản âm. Để giảm bớt kích thước cho ắc quy và giảm bớt điện trở trong của ác
qui thì khoảng cách giữa các bản cực phải nhỏ.
Để đề phòng ngắn mạch, giữa hai bản cực đặt tấm ngăn cách điện bằng ebônít ( nhựa ) có nhiều lỗ
nhỏ cho dung dịch điện phân dễ thấm qua.
* Dung dịch: Dung dịch điện phân của ắc quy là dung dịch axít H2SO4 trong nước (H2O) . Tùy theo điều
kiện công tác mà nồng độ dung dịch khác nhau. Nồng độ điện phân cao thì kích thước và trọng lượng ắc
quy nhỏ, điện trở trong của ắc quy cũng nhỏ. Tuy nhiên nồng độ dung dịch cao hay gây ra hiện tượng
sunphát hóa bản cực làm giảm tuổi thọ của ắc quy.Thông thường nồng độ dung dịch của ác qui A-Xit đạt
vào khoảng từ (20-25)% . Hoặc γ = (1,2 .. 1,28 )gam/cm3 .
2.Các thông số chính của ác qui A-XÍT.
- Trọng lượng riêng (d) của dung dịch điện phân của ắc quy đặt tĩnh khoảng 1,20g/cm3, và của ắc
quy phải di động luôn 1,28g/cm3.
- Sức điện động E của ắc quy axít được nạp no có sức điện động từ 2,1V - 2,4V. Để được 6V hay
12V ta phải nối tiếp 3 hay 6 ắc quy thành tổ ắc quy.
E = 0,84 + γ .Trong đó γ là trọng lượng riêng của dung dịch điện phân ở 150C .được tính = g/cm3
.Điện áp của ác qui phụ thuộc vào E và phụ thuộc vào điện trở trong của nó .
- Dung lượng Q của ắc quy phụ thuộc vào số lượng và bề mặt công tác của các bản cực và vào cấu
tạo của chúng. Bề mặt bản cực càng lớn dung lượng càng lớn. Dung lượng ắc quy có được chỉ khi nó
phóng điện. Dung lượng của ác qui được tính khi ác qui được nạp no cho tới khi nó phóng điện tới lúc
điện áp trên các cực của ác qui giảm tới mức tới hạn và nồng độ dung dịch giảm tới mức thấp nhất . Dung
lượng của ắc quy được xác định.
t
Q =  idt
o

Trong đó :
Q - dung lượng ắc quy - Ah

165
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

i - cường độ dòng phóng (A )


t - thời gian phóng điện(h)
V
V 2,2 I w1 >I w2>I w3

2,8 2,0 U =f(tw)

2,6 1,8
I = const
U 2,4 U 1,6 I w3
I w2
I w1 100%
)
f(t w
2,2 1,4 Q w=
80
2,0 1,2 Qw
60

0 2 4 6 8 10 h 0 1 2 3 4 h 5

Hình 6.1
Dung lượng ắc quy sẽ giảm khi nhiệt độ dung dịch điện phân giảm.Dung lượng của ác qui phụ
thuộc nhiều vào dòng phóng , nhiệt độ của ác qui và nồng độ của dung dịch điện phân và thời gian làm
việc của nó .Ác qui phóng với dòng điện càng lớn thì dung lượng của nó sẽ giảm càng nhanh .Khi đó
nồng độ dung dịch của ác qui giảm nhanh và điện trở trong của ác qui cũng tăng lên nhanh .Lúc đó điện
áp trên các cực của ác qui cũng giảm nhanh .Mỗi ác qui đều được qui định dung lượng định mức (Q đm) .
Qđm là dung lượng khi ác qui phóng liên tục trong 10 h với dòng điện không đổi = 0,1 Qđm.
Q t o = Q20 o C (1+0,01(to2 - 20oC))
Trong đó :
Q20 o C dung lượng ắc quy ở nhiệt độ 20oC
to2 nhiệt độ ắc quy tại thời điểm xác định dung lượng
Ắc quy sử dụng lần đầu có dung lượng nhỏ hơn khi đã phóng nạp một vài lần và ắc quy bị hiện
tượng sunphát hóa cũng bị giảm dung lượng.
- Ác qui chỉ phóng cho tới khi điện áp trên các cực của ác qui còn lại 1,7..1,8 V thì dừng lại.
3. Quá trình nạp và phóng điện cho ác qui A-XÍT.
Khi ắc quy phóng điện, chì nguyên chất ở bản cực âm và ôxít chì ở bản cực dương sẽ trở thành
sunphát chì theo phương trình há học sau :
PbO2 + 2H2SO4 + Pb => 2PbSO4 + 2H2O
Khi nạp điện cho ắc quy quá trình xảy ra theo chiều ngược lại
2PbSO4 + 2H2O  PbO2 + 2H2SO4 + Pb
Khi Ắc quy phóng điện thì chất tác dụng ở bản cực âm và dương trở thành sunphát chì PbSO4 và
nước được tạo thành, làm nồng độ dung dịch điện phân giảm. Sunphát chì là chất không dẫn điện nên khi
phóng điện, điện trở trong của ắc quy tăng. Mặt khác do nồng độ dung dịch điện phân giảm, nên điện áp
trên cực ắc quy giảm. Dòng phóng càng lớn điện áp giảm càng nhanh, đến khi điện áp trên cực còn 1,7V -

166
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

1,8V phải dừng lại. Nếu tiếp tục phóng sunphát chì tạo thành trên bản cực quá dầy ắc quy có thể bị hỏng
không nạp được nữa.
Khi ắc quy phóng điện cho đến khi điện áp chỉ còn 1,7V - 1,8V thì trọng lượng riêng của dung
dịch điện phân còn 1,05 - 1,1g/cm3 . Trong thời gian nạp, điện áp của ắc quy tăng dần từ khoảng 2,1 -
2,75V.
* Khi bảo quản hoặc vận hành ắc quy thường gặp hai hiện tượng tự phóng và sun phát hóa.
- Hiện tượng tự phóng : mặc dù ta không cho ắc quy phóng điện nhưng dung lượng cứ giảm dần,
khỏng từ 1 – 2% dung lượng định mức trong một ngày đêm. Nguyên nhân hiện tượng trên là do trong
dung dịch điện phân và các bản cực có lẫn nhiều tạp chất. Gây ra sự chênh lệch điện thế và tạo ra các
dòng khép kínqua dung dịch giữa các điểm có sự chênh lệch điện thế đó. Hiện tượng này làm giảm dần
dung lượng của ắc quy.
- Hiện tượng sunphát hóa : là hiện tượng các bản cực được bao phủ một lớp tinh thể sunphát chì
màu trắng. Lớp này không dẫn điện và ngăn cách các cực bản với dung dịch làm điện trở trong rất lớn.
Khi phóng điện, điện áp tụt rất nhanh và dung lượng giảm nhiều.
* Những chú ý khi bảo quản và bảo dưỡng ác qui A-Xít .
- Trước khi vào làm việc trong phòng Ác qui thi nên bất quạt thông gió sau (5-10)phút mới vào .
- Thường xuyên kiểm tra nồng độ dung dịch a-xít , mức dung dịch đã đảm bảo chưa.
- Thường xuyên dùng giẻ khô lau sạch bề mặt của ác qui để tránh ác qui tự phóng điện , tránh bịt kín các
lỗ thông hơi trên các nắp nhựa.
- Đèn chiếu sáng trong phòng ác qui phải được trang bị vỏ bao thuỷ tinh dầy tránh bị nổ và vỡ .
- Khi pha dung dịch điện phân thì chúng ta nên dót từ từ a-Xít đậm đặc vào 1 chậu nước tránh làm ngược
lại sẽ rất nguy hiểm vì a-xít H2SO4 đậm đặc rất háo nước.Sau khi pha dung dịch ác qui xong phải chờ cho
nhiệt độ của dung dịch giảm xuống bằng nhiệt độ môi trường mơi bổ xung và bình ác qui.
- Tránh phóng ác qui với dòng quá lớn .Khi đó sẽ làm cho tuổi thọ của ác qui sẽ bị giảm .

167
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§3. ẮC QUI KIỀM VÀ ÁC QUI BẠC KẼM


1) Ắc qui kiềm
Ắc quy kiềm cũng được ứng dụng trên tàu thủy gồm hai loại : ắc quy sắt - kền (Ni-Fe) và ắc quy
cadmi-kên (Ni – cd). Chất tác dụng ở các cực bản dương của hai loại ắc quy đều là hydroxit kền Ni(OH)3.
Chất tác dụng ở các cực bản âm của ắc quy sắt - kền là bọt sắt (Fe) còn của ắc quy cadmi- kền là bọt
cadmi(cd).
Dung dịch điện phân của hai loại ắc quy kiềm Ni-Fe và Ni - cd là hydroxit Kali (KOH) trong nước
theo một tỷ lệ nhỏ. Các cực bản âm, dương cũng được đặt xen kẽ nhau như ắc quy axít. Sức điện động
của ắc quy kiềm ít phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch điện phân. Sau khi đã nạp no hoàn toàn, ắc quy
kiềm có điện áp khoảng 1,25V.
Phản ứng hóa học khi phóng và nạp ắc quy kiềm như nhau:
Ắc quy sắt kền (Ni - Fe)
2Ni(OH)3 + KOH + Fe -> 2Ni(OH)2 + KOH + Fe(OH)2
Ắc quy cadmi - kền ( Ni - Cd )
2Ni(OH)3 + KOH + Cd - 2Ni(OH)2 +KOH +Cd(OH)2
Nồng độ dung dịch điện phân không (hoặc rất ít) thay đổi trong quá trình ắc quy nạp và phóng
điện. Do đó chỉ cần ít dung dịch điện phân nên lọai ắc quy này nhỏ và nhẹ hơn ắc quy axít đến từ 5-6 lần.
Ắc quy kiềm có nội trở tương đối lớn và do đố sụt áp bên trong sẽ lớn hơn khi phóng điện cũng
như khi nạp điện.
V
1,8 1
1,6

1,4
2
1,2
3
U 1,0
4
0,8 5
0,6

0 1 2 3 4 5 6 h

Hình 6.2 : Sự phụ thuộc của điện áp ắc quy kiềm vào thời gian phóng
So sánh ắc quy kiềm và ắc quy axít ta rút ra kết luận sau :
- Điện áp ắc quy axít cao hơn, hiệu suất lớn hơn, giá thành đơn vị công suất thấp hơn và khi nhiệt
độ hạ dung lượng hạ ít hơn.
- Ắc quy kiềm có độ bền cơ học cao hơn, tuổi thọ dài hơn và quá trình tự phóng ít hơn.
- Nội trở của ắc quy axít nhỏ hơn nội trở của ắc quy kiềm.
- Ắc quy kiềm lại có thời gian phóng dài hơn ắc quy axít và chịu được ngắn mạch tốt hơn

168
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

2. Ắc quy bạc kẽm


Gần đây đã chế tạo thành công loại ắc quy bạc - kẽm . Loại này có nhiều ưu điểm về trọng lượng,
kính thước và dung lượng so với ắc quy axít.
Cực dương của ắc quy bạc - kẽm là axít bạc (AgO) còn cực âm là kẽm (Zn) chất điện phân là dung
dịch hydroxít kali(KOH)có nồng đọ 1.4g/cm3 .dung dịch này không tham gia vào phản ứng hóa học khi
phóng nạp.Phương trình phản ứng xẩy ra khi phóng và nạp điện cho ác qui :
2Ag + 2Zn(OH)2 2AgO +2 Zn +2 H2O
Điện áp của ắc quy bạc kẽm khi đang công tác là 1,5V-1,6V.Khi nạp không được điều chỉnh điện
áp nạp vượt quá 2,1 V
Ắc quy bạc kẽm có khả năng bảo đảm dung lượng rất tốt ở nhiệt độ thấp (-20oC) . Nó có khả năng
nạp nhanh và khả năng khởi động cao.
Nhược điểm của loại ắc quy bạc - kẽm là giá thành cao , tuổi thọ thấp .
Vì thế loại ác qui này thường được sử dụng cho máy bay và tầu ngầm.

169
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§ 4 . CÁC PHƯƠNG PHÁP NẠP ĐIỆN CHO ÁC QUI


Trước khi đem sử dụng ắc quy, phải rót đầy dung dịch điện phân có nồng độ phụ thuộc vào các loại
ắc quy và điều kiện sử dụng. Dung dịch phải đổ cao hơn bản cực là 15mm. Nhiệt độ dung dịch khoảng từ
25  30oC. Sau khi đổ dung dịch từ 3 - 12 giờ có thể tiến hành nạp.

Muốn nạp điện cho ắc quy ta nối nó với nguồn một chiều bảo đảm điện áp và dòng điện cần thiết.
Cực dương của ắc quy đấu với cực dương nguồn và cực âm ắc quy đấu với cực âm nguồn. Nếu nguồn là
máy phát một chiều thì phải có rơle dòng điện ngược để đề phòng ắc quy phóng ra mạng khi có sự cố mất
điện lúc đó ác qui sẽ phóng ngược lại máy phát .

Có hai phương pháp cơ bản nạp điện cho ắc quy : Nạp với dòng không đổi và nạp điện áp không
đổi.

1.Phương pháp nạp với dòng điện không đổi


Phương pháp nạp với dòng điện không đổi được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Để có thể giữ cho
dòng không đổi trong quá trình nạp thì điện áp đặt trên cực ắc quy phải tăng dần theo sự tăng dần sđđ
trong ắc quy. Muốn vậy ta phải mắc nối tiếp biến trở R (hay điều chỉnh điện áp nguồn).

V
-

A R
+ -
- +

+ -
Hình 6.3: Nạp điện cho ắc quy với dòng không đổi

Phương pháp này cùng lúc nạp cho nhiều tổ ắc quy mắc nối tiếp nhau, có cùng dung lượng (có thể
khác điện áp ). Có thể điều chỉnh dòng nạp để ắc quy được nạp no hoàn toàn và có thể nạp cho những ắc
quy mới hoặc đã bị sunphát hóa.

Nhược điểm của phương pháp này là thời gian nạp lâu và luôn luôn phải điều chỉnh điện áp trên
ắc quy.

2.Phương pháp nạp với điện áp không đổi


Phương pháp này trong mạch nạp, các tổ ắc quy phải đấu song song với nhau. Điện áp nguồn đảm
bảo sao cho trên mỗi ắc quy kiềm, đạt diện áp 1,5V và trên mỗi ắc quy axít đạt 2,5V. Dòng nạp lúc đầu sẽ
rất lớn, sau giảm dần cho đến bằng 0 vì sđđ của ắc quy tăng dần.
170
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

A, I
a) b) 2

+ A

- 1

0 t

Hình 6.4 : Sơ đồ nạp ắc quy với áp suất không đổi

1-Đặc tính dòng nạp; 2-Đặc tính dung lượng khi nạp

Phương pháp này có ưu điểm là thời gian nạp tương đối ngắn. Nhưng ắc quy không được nạp no
hoàn toàn, không thể nạp cho các loại mới lần đầu hoặc đã bị sunphát hóa.

Dấu hiệu ắc quy đã được nạp no là điện áp không đổi trên cực ắc quy và dung dịch có nồng độ cố
định trong ba giờ cuối cùng. Trong thời gian nạp phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ dung dịch. Nếu
nhiệt độ tới 45oC thì phải giảm dòng nạp đi 50% hay ngắt mạch nạp ắc quy cho nghỉ đến khi nhiệt độ còn
30oC lại tiếp tục cho nạp.

Tăng nhiệt độ ắc quy quá 45o C là không cho phép vì như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ.

Về cuối giai đoạn nạp nồng độ dung dịch có thể khác với nồng độ định mức nên ta phải điều chỉnh
bằng cách đổ thêm axít H2SO4 hay nước cất.

Thời gian phóng của ắc quy axít có thể kéo dài bằng cách ở cuối giai đoạn nạp khi thấy khí thoát ra,
ta giảm cường độ dòng nạp còn ẵ dòng nạp ban đầu.

Đối với ắc quy axít ta thường tiến hành nạp theo hai bậc . Bậc một nạp bằng dòng định mức (0,1
Qđm) cho đến khi thấy khí thoát ra nhiều và điện áp mỗi ắc quy đạt 2,35V - 2,4V. Bậc thứ hai nạp với
dòng1/2 dòng nạp định mức. Thời gian nạp bậc hai khoản từ 3 - 5 giờ. Khi nạp song ắc quy phải đạt
112% - 120% dung lượng định mức. Các hện tượng nạp chưa đủ hay nạp qua là không cho phép và có hại
cho ắc quy axít.

Ắc quy kiềm phải nạp cho đến cuối giai đoạn bằng dòng nạp định mức.

171
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

3.Thiết bị nạp điện tự động cho ắc quy


Các hệ thống nạp điện cho ắc quy dùng nguồn một chiều qua điện trở hay nguồn xoay chiều qua
biến áp và chỉnh lưu. Nguồn một chiều có thể là máy phát nạp ắc quy hay bộ biến đổi điện cơ.

Phương pháp sử dụng nguồn một chiều qua điện trở chỉ dùng khi dòng nạp không lớn lắm vì tổn
hao trên điện trở và kích thước điện trở lớn.

Phương pháp sử dụng nguồn xoay chiều qua biến áp và chỉnh lưu là tốt nhất, hiệu suất đạt 98%.

Các thiết bị nạp ngày nay phần lớn là tự động điều chỉnh và điều khiển thông qua việc điều khiển
khuếch đại từ hay điều khiển thiristor.

Ta hãy xét một ví dụ sau:

P P
B3

K K P2

P C1

P C2

P
B2

oy R

xy

B1

Hình 6.5 : Hệ thống nạp điện cho ắc quy bằng

phương pháp dòng không đổi hai bậc

Hình vẽ trên giới thiệu sơ đồ đơn giản cùng cuộn kháng để điều chỉnh dòng điện nạp theo hàm số
Ampe giờ (dung lượng) theo phương pháp nạp dòng không đổi hai bâc.

Tổ ắc quy A nhận được nguồn nạp từ lưới điện xoay chiều qua chỉnh lưu bán dẫn B1. Dòng điện nạp
được điều khiển bằng cuộn kháng bão hòa xy và hai đồng hồ đo dung lượng C của khối ắc quy A. Hai
đồng hồ có hai tiếp điểm C1 thường đóng và C2 thường mở.

172
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Cuộn điều khiển của kháng bảo hoà là oy nhận được tín hiệu điều khiển thông qua chỉnh lưu B2 và
trị số điện trở xác định R. Trị số của điện trở R được chọn như thế nào đó để khi dung lượng ắc quy đạt
90%, tiếp điểm C1 mở, rơle P  1 mất điện tiếp điểm P  1 mở, tăng điện trở trong mạch nối tiếp với B2 .
Dòng điều khiển chạy trong oy giảm làm tăng trở kháng của xy để dòng nạp tổ ắc quy A tương đương với
dòng nạp bậc hai.

Khi dung lượng ắc quy chưa đạt 90% thì tiếp điểm thường đóng C1 vẫn đóng, dòng nạp tương
đương với bậc một.

Khi đóng cầu dao P, tổ ắc quy A bắt đầu được nạp, các đồng hồ do dung lượng C1 và C2 bắt đầu do
dung lượng. Vì dung lượng ắc quy còn nhỏ nên tiếp điểmC1tiếp xúc, dòng nạp tương đương bậc một. Khi
dung lượng đã đạt đến giá trị cho trước (90%), tiếp điểm C1 mở, rơle P  1giải phóng sun trong mạch điều
khiển cuộn kháng xy. Dòng nạp giảm tới trị số tương đương dòng bậc hai.

Sau khi dung lượng (ampe giờ) ắc quy A đã nạp hoàn toàn no, đồng hồ C2 hoạt động đóng tiếp điểm
C2. Rơle P  2 có điện dẫn đến cuộn K có điện, mở tiếp điểm thường đóng K, ngắt mạch thiết bị nạp ắc
quy A.

Khi dung lượng ắc quy giảm hệ thống lại tự động được điều khiển tiến hành nạp lại.

173
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

§ 5. KHAI THÁC, BẢO QUẢN VÀ BẢO DƯỠNG ẮC QUI.


Việc sử dụng ắc quy trên tàu thuỷ cần tuân theo những điều kiện phòng tránh khi tiếp xúc với nó.
Đối với ắc quy axít khi tiến hành pha dung dịch điện phân ta phải đổ từ từ axít sunphuríc (H2SO4 )
vào nước đồng thời cầm que thuỷ tinh quấy đều dung dịch. Tuyệt đối không đổ nước vào axít khi pha
dung dịch vì khi đổ nước vào axít làm cho dung dịch nóng nhanh sôi lên, bắn ra ngoài có thể bắn vào mặt
mũi tay chân v.v… người phục vụ. Khi tiếp xúc với axít cần phải đeo kính, mang găng tay cao su, mặc
quần áo chống axít. Những nơi công tác với axít cần có dung dịch sôda với nồng độ 5% để trung hoà axít
khi rơi vào người và quần áo.
Khi chăm sóc ắc quy chỉ được dùng đèn pin, điện, không được dùng đèn có ngọn lửa vì có thể gây
nổ nguy hiểm.
Khi nạp điện và phóng điện cần chặt các đầu đấu dây trên cực ắc quy, tránh gây ra tia lửa.
Nếu việc sửa chữa cần dùng lửa phải thực hiện ở nơi thoáng.
- Không được sờ mó tay để trồm trên bề mặt ắc quy và phải rửa tay bằng xà phòng sau khi kết thúc
công việc với ắc quy.
- Khi đặt ắc quy vào phòng dành riêng cho ắc quy ta cần thông gió tốt để chống tích tụ hơi nổ. Các
dây dẫn và khí cụ điện trong phòng để ắc quy phải có khả năng chống nổ.
- Không được hút thuốc lá và dùng những thiết bị sưởi điện trong phòng để ắc quy.
Đối với ắc quy kiềm thì quá trình pha chế dung dịch điện phân càng nguy hiểm hơn. Chất kiềm rơi
vào da có thể làm bỏng nặng. Phải đeo kính khi đập vụn kali, dùng kẹp để gắp mảnh kiềm. Nếu bột bột
kiềm rơi trên da hay quần áo phải phủi sạch ngay và sau đó dùng dung dịch axitborit với nồng độ 10% để
rửa. Nếu rơi vào mắt phải dùng dung dịch axitborit 2% rửa và đưa ngay đến bác sĩ.
Các phòng để ắc quy kiềm cần có dung dịch axit borit 10% và 2 % để đề phòng khi cần thiết.

174
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

*Câu hỏi ôn tập Chương : 9 .


1) Cấu tạo , các thông số cơ bản của ác qui a xít , quá trình phóng nạp của nó .
2) Cấu tạo và quá trình phóng nạp cho ác quy liềm và ác quy bạc kẽm.
3) Trình bày các phương pháp nạp điện cho ác quy .
4) Đọc sơ đồ nạp điện tự động cho Ac quy .
5 ) Nêu các quy trình bảo quản và bảo dưỡng ác quy trong quá trình khai thác…

175
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

Mục lục
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY ............................................. 2
§1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC VÀ YÊU CẦU THIẾT BỊ ĐIỆN TRÊN TÀU THỦY ................................. 2
I.ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC ..................................................................................................................... 2
II.YÊU CẦU CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TRÊN TÀU THỦY ..................................................................... 3
§2 CÁC LOẠI MÁY PHÁT ĐIỆN............................................................................................................... 4
I. Máy phát điện một chiều ..................................................................................................................... 4
1.Phân loại máy phát điện 1 chiều. .................................................................................................... 4
2.Các thông số chính của máy phát 1 chiều. ...................................................................................... 4
3.Các đặc tính cơ bản của máy phát điện một chiều là: ..................................................................... 4
4.Máy phát một chiều kích từ song song ........................................................................................... 5
5.Máy phát điện một chiều kích từ hỗn hợp. ..................................................................................... 7
II. MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ BA PHA ........................................................................................... 8
1. Khái niệm chung ............................................................................................................................ 8
2. Loại máy phát có chổi than : .......................................................................................................... 8
3. Máy phát đồng bộ không chổi than . ............................................................................................ 10
a. Những vấn đề cơ bản về máy phát điện xoay chiều không chổi than . ........................................ 10
* Những đại lượng và thông số định mức của các máy phát điện . .............................................. 10
* Các thông số của máy phát chính cụ thể trên 1 tầu . ................................................................... 10
* Thông số của máy phát sự cố. ...................................................................................................... 11
b.Cấu tạo của máy phát điện đồng bộ không chổi than . ................................................................ 11
III. MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ BA PHA TRÊN TẦU MỸ HƯNG ................................................ 13
1.Cấu tạo chi tiết máy phát điện đồng bộ ......................................................................................... 13
a) Stator. ........................................................................................................................................... 13
b)Rotor. ............................................................................................................................................ 13
c)Vỏ máy .......................................................................................................................................... 13
d)Máy phát kích từ. .......................................................................................................................... 13
e) Thiết bị sấy. .................................................................................................................................. 14
f) Bộ lọc không khí làm mát máy phát chính. .................................................................................. 16
2. Nguyên lý hoạt động của máy phát trên tầu MỸ HƯNG . ........................................................... 17
a) Sơ đồ tổng thể máy phát và hệ thống tự động điều chỉnh điện áp hãng TAIYO ......................... 17
Máy phát đồng bộ không chổi than của hãng TAIYO. .................................................................... 17

176
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

* Đặc điểm máy phát điện hãng TAIYO. ....................................................................................... 18


3.Mô hình toán học của máy phát đồng bộ không chổi than. ........................................................... 19
3.1 Hệ phương trình của máy phát đồng bộ không chổi than : ........................................................ 19
3.2.Một số giá trị so sánh cơ bản. .................................................................................................... 20
4. Sơ đồ tương đương, đồ thị vectơ máy phát đồng bộ cực ẩn không bão hòa. ................................ 22
5 . Các đặc tính cơ bản của máy phát điện đồng bộ . ........................................................................ 24
a) Đặc tính không tải . ...................................................................................................................... 24
b) Đặc tính ngoài của máy phát đồng bộ ........................................................................................ 24
c) Đặc tính điều chỉnh của máy phát đồng bộ . ................................................................................ 24
d) Đặc tính ngắn mạch của máy phát điện đồng bộ . Inm = f(Ikt) khi U= 0 Và n= const . ................ 24
IV . MÁY BÙ ĐỒNG BỘ ...................................................................................................................... 25
V. MÁY PHÁT ĐỒNG TRỤC ............................................................................................................... 26
*Các phương pháp ổn định tần số cho máy phát đồng trục đã được áp dụng như sau: .................... 28
Phương pháp thứ 1 . ......................................................................................................................... 28
Phương pháp thứ 2 . ......................................................................................................................... 28
Phương pháp thứ 3 . ......................................................................................................................... 28
§2. BẢNG PHÂN PHỐI ĐIỆN CHÍNH VÀ BẢNG ĐIỆN SỰ CỐ .......................................................... 29
I.Khái niệm.............................................................................................................................................. 29
II.Các yêu cầu cơ bản của trạm phát điện ............................................................................................... 29
1. Độ tin cậy của hệ thống................................................................................................................ 29
2. Tính cơ động của hệ thống ........................................................................................................... 29
3. Vận hành và sử dụng thuận tiện ................................................................................................... 29
4. Kinh tế vận hành trong khai thác ................................................................................................. 29
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN CHIA ĐIỆN NĂNG......................................................................... 30
1. Hệ thống phân phối theo hình vành khuyên ............................................................................... 30
2. Hệ thống phân phối theo tia đơn giản .......................................................................................... 31
3. Hệ thống phân phối theo tia phức tạp. ......................................................................................... 31
IV. Hệ thống thanh cái trong bảng điện chính ........................................................................................ 33
1. Trạm phát với một hệ thống thanh cái không phân đoạn ............................................................. 33
2. Trạm phát với một hệ thống thanh cái phân đoạn- ...................................................................... 35
V.CÁC THIẾT BỊ TRONG BẢNG ĐIỆN CHÍNH ................................................................................ 36
VI. BẢNG ĐIỆN SỰ CỐ........................................................................................................................ 38

177
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

VII.GIỚI THIỆU ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH CÁC SƠ ĐỒ BẢNG ĐIỆN CHÍNH TRÊN CÁC TẦU CỤ
THỂ. ............................................................................................................................................................ 40
Câu hỏi ôn tập chương1. ............................................................................................................................. 41
Chương 2:ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP CHO MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ BA PHA ...................................... 42
§1. KHÁI NIỆM CHUNG................................................................................................................... 42
1.Tại sao cần phải ổn định điện áp cho các máy phát điện . ............................................................ 42
2. Các qui định của đăng kiểm về vấn đề ổn định điện áp cho các máy phát điện tàu thuỷ. .......... 42
Ở chế độ tĩnh : .............................................................................................................................. 42
Ơ chế độ động : ............................................................................................................................ 42
*Các yêu cầu khác: ........................................................................................................................ 42
3). Các nguyên nhân gây ra sự dao động điện áp cho các máy phát điện . ...................................... 43
a/ Do dòng tải của máy phát thay đổi .(It) ........................................................................................ 43
b/ Do tính chất của tải thay đổi : (cosφ) ........................................................................................... 43
c/ Khi tốc độ quay thay đổi : ............................................................................................................ 44
d/ Do sự thay đổi nhiệt độ của môi trường : ................................................................................... 44
4) Các điều kiện để tự kích cho một máy phát điện . ....................................................................... 44
§ 2 . CÁC NGUYÊN LÝ XÂY DỰNG BỘ TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP CHO CÁC MÁY
PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU .................................................................................................................. 45
I. Hệ thống điều chỉnh điện áp theo nhiễu loạn : ............................................................................. 45
1/ Hệ thống phức hợp dòng ( Hay còn gọi là bù dòng) ............................................................... 45
2/ Hệ thống phức hợp pha : .......................................................................................................... 46
+ Hệ thống phức hợp pha song song: ........................................................................................... 46
+ Hệ thống phức hợp pha nối tiếp : .............................................................................................. 47
* Chứng minh bằng sơ đồ véc tơ với phức hợp pha song song . ................................................. 48
II. Hệ thống điều chỉnh điện áp theo độ lệch . ................................................................................. 49
III. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp theo nguyên tắc kết hợp . ................................................ 52
IV. Các chức năng của 1 hệ thống tự động điều chỉnh điện áp cho các máy phát điện . ................. 53
§3 GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP ............................................ 54
I. Các hệ thống tự động điều chỉnh điện áp theo nhiễu loạn ............................................................ 54
1. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp phức hợp pha song song hãng Still. .............................. 54
2. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp phức hợp pha nối tiếp hãng Rade Koncar. ................... 56
II. Các hệ thống điều chỉnh điện áp theo độ lệch ............................................................................. 58
1. Hệ thống điều chỉnh điện áp hãng Thrige Đan Mạch. (Tàu Khách Thống Nhất) .................... 58
178
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

2. Hệ thống điều chỉnh điện áp do Pháp chế tạo .......................................................................... 60


III. Giới thiệu các dạng hệ thống tự động điều chỉnh điện áp XÂY DỰNG THEO NGUYÊN LÝ
KẾT HỢP điển hình trên đội tàu thế giới. ................................................................................................. 63
1. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp DISB hãng A.Van Kaick .............................................. 63
2. Hệ thống tự kích và điều chỉnh điện áp máy phát kiểu AVK loại DKB 42-50TS ................... 67
3. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp hãng MITSUBISHI....................................................... 72
4. Hệ thống kích từ và điều chỉnh điện áp máy phát kiểu DKBL, hãng AEG ............................. 79
5. Hệ thống tự động điều chỉnh điện tàu Long Châu ................................................................... 89
6. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp máy phát đồng bộ không chổi than hãng SSW............. 91
7. AVR của siemens ..................................................................................................................... 92
* Các câu hỏi ôn tập chương 2: ............................................................................................................... 92
Chương 3:CÔNG TÁC SONG SONG CỦA CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN TÀU THUỶ ............................... 94
§1. KHÁI NIỆM CHUNG....................................................................................................................... 94
1.Tại sao cần thiết phải công tác song song các máy phát điện. ...................................................... 94
2.Các mạng năng lượng thường gặp. ................................................................................................ 94
a. Máy phát X công tác với mạng cứng ......................................................................................... 95
b. Máy phát công tác coi như độc lập .............................................................................................. 96
c. Máy phát công tác với mạng mềm ............................................................................................... 96
§ 2. CÔNG TÁC SONG SONG CỦA CÁC MÁY PHÁT MỘT CHIỀU ............................................... 98
1. Công tác song song của các máy phát điện một chiều .................................................................. 98
2. Công tác song song của các máy phát kích từ hỗn hợp................................................................. 99
§ 3. CÔNG TÁC SONG SONG CỦA CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA .................... 100
1.Khái niệm chung . ........................................................................................................................ 100
2) Phương pháp hòa đồng bộ chính xác. ........................................................................................ 100
3) Các phương pháp kiểm tra các điều kiện hoà đồng bộ chính xác. .............................................. 105
a. Hệ thống đèn tắt ......................................................................................................................... 105
b. Hệ thống đèn quay ..................................................................................................................... 106
c. Kiểm tra bằng đồng bộ kế .......................................................................................................... 107
4. Hòa đồng bộ thô ............................................................................................................................ 109
5. Tự động hòa đồng bộ..................................................................................................................... 110
§4. PHÂN BỐ TẢI VÔ CÔNG CHO CÁC MÁY PHÁT ĐỒNG BỘ KHI CÔNG TÁC SONG SONG
................................................................................................................................................................... 116

179
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

1. Khái niệm chung ...................................................................................................................... 116


2. Phân chia tải vô công Q bằng phương pháp điều chỉnh đặc tính ngoài. ................................. 117
a.Phương pháp lấy tín hiệu từ dòng kích từ ............................................................................. 117
b. Lấy tín hiệu từ dòng tải của máy phát .................................................................................. 118
3.Tự động điều chỉnh phân bố tải vô công .................................................................................... 120
4. Phân bố tải vô công bằng cách nối dây cân bằng...................................................................... 121
a.Nối dây cân bằng phía một chiều. .......................................................................................... 121
b. Nối dây cân bằng phía xoay chiều ........................................................................................ 122
5. Phân bố tải tác dụng(P) cho các máy phát đồng bộ công tác song song với nhau. ................... 123
Chương 4: BẢO VỆ TRONG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY ........................................................... 126
§1. KHÁI NIỆM CHUNG................................................................................................................... 126
1.Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG ....................................................................................... 126
2.CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN. ........................................................................................................ 126
§2. BẢO VỆ NGẮN MẠCH CHO MÁY PHÁT ĐIỆN ....................................................................... 129
1.Các nguyên nhân gây ra ngắn mạch: ........................................................................................ 129
2.Các tác hại do dòng ngắn mạch gây ra...................................................................................... 129
3.Các loạ aptomat sử dụng bảo vệ ngắn mạch trong trạm phát điện xoay chiều. ........................ 130
a. Aptomat cổ điển : ....................................................................................................................... 130
b. Dùng Aptomat hoạt động chọn lọc: ........................................................................................... 130
c.Dùng Aptomat hoạt động nhanh: ................................................................................................ 131
d. Kết hợp aptomat và cầu chì bảo vệ ngắn mạch :........................................................................ 131
§ 3. BẢO VỆ QUÁ TẢI CHO MÁY PHÁT ĐIỆN .............................................................................. 133
1.Các nguyên nhân gây ra quá tải cho các máy phát điện. ............................................................ 133
2.Các phương pháp bảo vệ quá tải cho các máy phát điện ............................................................ 133
§4. BẢO VỆ CÔNG SUẤT NGƯỢC ................................................................................................... 138
1.Các nguyên nhân gây ra công suất ngược cho các máy phát. ..................................................... 138
2.Hậu quả của hiện tượng công suất ngược: .................................................................................. 138
3.Các phương pháp bảo vệ công suất ngược cho máy phát đồng bộ ............................................. 138
a.Dùng rơ le công suất ngược kiểu đĩa quay UM-149. .................................................................. 138
b.Rơ le công suất ngược dạng dùng biến áp nhạy pha. .................................................................. 141
c.Rơ le công suất ngược bằng bán dẫn. .......................................................................................... 141
§ 5 BẢO VỆ ĐIỆN ÁP THẤP VÀ ĐIỆN ÁP CAO CHO TRẠM PHÁT .......................................... 145
1.Bảo vệ thấp áp . ............................................................................................................................ 145
180
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

2.Bảo vệ điện áp cao. ...................................................................................................................... 145


Câu hỏi ôn tập.chương 4 ........................................................................................................................... 146
CHƯƠNG 5: CHIẾU SÁNG TRÊN TÀU THUỶ ................................................................................... 147
§1. KHÁI NIỆM CHUNG..................................................................................................................... 147
§2. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA ÁNH SÁNG ............................................................................. 147
1. Công suất phát sáng Pe ................................................................................................................ 147
2. Quang thông: () .......................................................................................................................... 147
3. Số lượng ánh sáng: ....................................................................................................................... 147
4. Cường độ ánh sáng: ..................................................................................................................... 147
5. Độ dọi (E): ................................................................................................................................... 148
6. Độ chói (L): .................................................................................................................................. 148
§3. CÁC NGUỒN SÁNG ..................................................................................................................... 149
1. Nguồn sáng là các loại đèn đốt nóng:(Đèn sợi đốt) ..................................................................... 149
2. Tạo ra nguồn sáng bằng nguyên lý phát quang. ........................................................................... 150
a, Đèn nê-on: .................................................................................................................................. 150
b, Đèn phát sáng thuỷ ngân cao áp: ............................................................................................... 152
§4. ÁNH SÁNG TÍN HIỆU TRÊN TÀU THUỶ ................................................................................. 154
§5. CHIẾU SÁNG SỰ CỐ .................................................................................................................... 156
§6.TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG ........................................................................................................... 158
1. Nguyên tắc và tiêu chuẩn ............................................................................................................. 158
2. Tính toán chiếu sáng bằng phương pháp công suất riêng: ........................................................... 158
3. Tính toán chiếu sáng theo phương pháp điểm: ............................................................................ 159
4. Tính toán chiếu sáng của đèn phát quang .................................................................................... 160
* Câu hỏi ôn tập.Chương :10 .................................................................................................................. 162
Chương 6: ẮC QUY TRÊN TẦU THỦY................................................................................................. 163
§ 1. KHÁI NIỆM CHUNG.................................................................................................................... 163
§2. ẮC QUI A-XÍT . ............................................................................................................................. 165
1.Cấu tạo: ......................................................................................................................................... 165
2.Các thông số chính của ác qui A-XÍT. .......................................................................................... 165
3. Quá trình nạp và phóng điện cho ác qui A-XÍT. .......................................................................... 166
* Những chú ý khi bảo quản và bảo dưỡng ác qui A-Xít . .............................................................. 167
§3. ẮC QUI KIỀM VÀ ÁC QUI BẠC KẼM ....................................................................................... 168
1) Ắc qui kiềm.................................................................................................................................. 168
181
BÀI GIẢNG TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 01

2. Ắc quy bạc kẽm.......................................................................................................................... 169


§ 4 . CÁC PHƯƠNG PHÁP NẠP ĐIỆN CHO ÁC QUI ...................................................................... 170
1.Phương pháp nạp với dòng điện không đổi ............................................................................... 170
2.Phương pháp nạp với điện áp không đổi.................................................................................... 170
3.Thiết bị nạp điện tự động cho ắc quy ........................................................................................ 172
§ 5. KHAI THÁC, BẢO QUẢN VÀ BẢO DƯỠNG ẮC QUI............................................................. 174
*Câu hỏi ôn tập Chương : 9 . .................................................................................................................... 175

182

You might also like