You are on page 1of 12

BÁO CÁO ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

NHÓM 7:
1. TRẦN LIÊN BẠCH – 20181336
2. TRẦN HÀ LY -
ĐỀ TÀI: Thiết kế bộ nguồn cho máy hàn một chiều tự động dùng
Thyristor. Hai sinh viên trong nhóm lựa chọn 1 phương án với các
thông số :
Phương án Điện áp đầu ra máy hàn khi Dông hàn định mức Nguồn nuôi
không tải (V) (A)

3 60 400 3x380V, 50Hz

BÀI LÀM:
I. Phân tích yêu cầu công nghệ:
1. Khái niệm hàn:
- Hàn là quá trình liên kết các vật liệu/ chi tiết kim loại bằng cách
nung nông chảy bề mặt kim loại cần hàn để chúng kết nối liên
tục với nhau.
- Có rất nhiều phương pháp hàn khác nhau, nhưng phổ biến là
hàn nông chảy sử dụng hồ quang điện.
2. Hồ quang điện là gì? Ứng dụng trong công nghệ hàn:
- Khái niệm: Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra
trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp giữa hai điện
cực có hiệu điện thế không lớn. Trên thực tế nó tạo ra qua sự
trao đổi điện tích liên tục. Nó thường đi kèm theo tỏa sáng
và tỏa nhiệt mạnh.
- Ứng dụng: Nhờ nhiệt độ cao của các cặp điện cực, người ta
dùng hồ quang điện trong việc hàn điện: một cực của hồ quang
là tấm kim loại cần hàn, còn cực kia là que hàn. Do nhiệt độ cao
giữa hai cực, que hàn nóng chảy và lấp chỗ cần hàn lên tấm kim
loại.
- Có 2 điều kiện:

+ Làm cho hai điện cực nóng đỏ lên đến mức có thể phát nhiệt
electron

+ Tạo ra một điện trường đủ mạnh ở giữa hai điện cực để ion
hoá không khí, tạo ra tia lửa điện, cường độ điện trường.
3. Hàn điện một chiều. Yêu cầu công nghệ đối với nguồn hàn một
chiều:
 Hàn điện một chiều:
- Khái niệm:
Là máy hàn sử dụng nguồn hàn và dông hàn 1 chiều. Nhưng
vì nguồn điện sử dụng hiện là là nguồn xoay chiều, nên cần có
thành phần biến đổi dông điện xoay chiều thanh 1 chiều->
chính là bộ phận chỉnh lưu.
- Tại sao lại dùng dòng điện 1 chiều mà không dùng dòng xoay
chiều?
Vì nguồn 1 chiều sinh ra hiện tượng hồ quang ổn định -> cháy
ổn định-> mối hàn đẹp và chất lượng tốt.
 Yêu cầu công nghệ với nguồn hàn 1 chiều:
- Đủ điện áp để mồi hồ quang nhưng không gây nguy hiểm cho
người sử dụng U0 < 80 V.
- Nguồn hàn phải có khả năng thay đổi được dòng hàn (vì khi
hàn các vật khác nhau, yêu cầu loại que hàn khác nhau; mà với
mỗi loại que hàn lại cần 1 dòng phù hợp )
- Đặc tính ngoài là đường biểu diễn quan hệ giữa áp trên hai đầu
ra của máy với dòng tải

1. Đặc tính dốc


2. Đặc tính thoải
3. Đặc tính cứng
4. Đặc tính tăng
-> Với máy hàn 1 chiều tự động, người ta dùng đặc tính ngoài
cứng hoặc hơi dốc xuống.
- Dòng điện hàn phải đủ lớn để gây ra hiện tượng hồ quang. (dông
hàn định mức lên tới vài trăm ampe)
- Dòng ngắn mạch khi hàn (Inm) phải đảm bảo an toàn:
Inm = (1,2  1,3) Ihdm
II. Thiết kế nguồn 1 chiều sử dụng cho máy hàn 1 chiều tự động:

Theo yêu cầu bài toán đặt ra:

- Bộ biến đổi chính?


Nguồn nuôi là xoay chiều 3 pha; điện áp cấp cho máy hàn là 1
chiều => sử dụng bộ chỉnh lưu.
- Dùng chỉnh lưu loại gì?
Vì cần thay đổi các chế độ hàn khác nhau-> thay đổi về điện
áp và dông điện.
Có thể chọn sơ đồ chỉnh lưu bán điều khiển hoặc chỉnh lưu có
điều khiển; tuy nhiên yêu cầu chất lượng dông điện ra phải
bằng phẳng, ổn định và mắc được trực tiếp vào nguồn nuôi
xoay chiều 3 pha nên dùng chỉnh lưu điều khiển van là
Thyristor là hợp lí nhất.
- Sơ đồ mấy pha?
 Ta có: Uh khi không tải chính là Udm của máy hàn, là 60V
Ihdm của máy hàn là 400A
Máy hàn chính là 1 phần tải sau chỉnh lưu.
Pdch= Udmh* Idmh= 60* 400= 24kW >> 5kW => dùng sơ
đồ 3 pha.
- Sơ đồ cầu hay tia?
Vì điện áp U lớn và dông điện lớn => dùng sơ đồ cầu.
 Vì vậy: dùng sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha có điều khiển.
 Sơ đồ mạch lực:
- Để có chế độ dông điện liên tục, ta chọn góc điều khiển alpha=
30 độ ( < 60 độ , với tải thuần trở)

III. Tinh toan các thông số cho mạch lực:


1. Chọn loại van:
- Ta có dòng hàn định mức chinh là dông của tải đã qua chỉnh lưu
của sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha dùng Thyristor. => Id= 400V
- Theo bảng 1.1 Tham số của các mạch chỉnh lưu cơ bản, sách
HDTKDTCS trang 12 tinh được:
Dông trung binh qua van: Itbv ’= Id/3 = 400/3 (A).
- Thực tế, do khi van hoạt động phải chịu điện áp và dông điện
chạy qua van lớn -> ảnh hưởng tới chất lượng làm việc của
Thyristor. Để hoạt động hiệu quả, cần có cách làm mát thích hợp.
Nếu sử dụng trong bộ chỉnh lưu của máy hàn 1 chiều, chọn cách
làm mát cưỡng bức bằng quạt gió. Tuy vậy thì dông sử dụng cho
phép chỉ bằng 2/3 của dông thực qua van. => Dòng thực trung
binh chạy qua van là Itbv= 3/2 * Itbv ’ = 200 (A)
- Dựa theo tham số của các dông Thyristor Nga, ta chọn được
loại phù hợp là: T15-200 với các thông số:
Đúng với tần số thấp: 50-60 Hz
Ký hiệu Itb I đỉnh I rò Cấp Cấp Delta U U đk I đk
(A) (A) (mA du/dt di/dt (V) (V) (mA)
)
200 4000 20 4-6 3-5 2.05 4 300
T15-200

- Itb – giá trị dòng điện trung bình tối đa cho phép chảy qua van trong điều kiện chuẩn, chế độ
làm mát chuẩn
- Iđỉnh – trị số biên độ dòng điện dạng sin cho phép một lần qua van ,sau đó phải ngắt điện áp
đặt lên van
- Irò – dòng điện rò khi van ở trạng thái khoá

-  Cấp du/dt – phân cấp theo tốc độ tăng điện áp thuận lớn nhất đặt lên van mà van sẽ rơi vào
hiện tượng tự dẫn không cần dòng điều khiển
- Cấp di/dt – cấp theo tốc độ tăng dòng lớn nhất qua van mà van không bị đánh thủng

- Cấp tph – phân cấp theo thời gian phục hồi tính chất khoá cho van
- ∆U – sụt áp thuận trên van ở dòng định mức
- Uđk – điện áp điều khiển nhỏ nhất đảm bảo dòng điều khiển mở van
- Iđk – dòng điều khiển nhỏ nhất vẫn đảm bảo mở được van.
2. Chọn mạch lọc:
 Chọn bộ lọc điện cảm (L) vì dông điện lớn và công suất lớn.
Loại này dùng 1 điện cảm mắc nối tiếp với 1 điện tải.
 Để đánh giá hiệu quả của bộ lọc, ta dùng hệ số san bằng: Ksb;
với cách tính:

Ksb càng lớn càng tốt.


- Với Kdmv là hệ số đập mạch vào, chính là của bộ chỉnh lưu
trước mạch lọc. Chỉnh lưu có điều khiển, công thức tính Kdm là:

Và Kdm* là:

+ alpha chọn bằng 30 độ


+ Mdm của chỉnh lưu cầu 3 pha là 6
+ Kdm min là Kdm của mạch không điều khiển, bằng 0.057
Kdm* = 0.178
Kdmv= Kdm(alpha) =0.206
- Kdmr mong muốn rằng hệ số đập mạch ra càng nhỏ càng tốt.
Thực tế mong đạt được hệ số đập mạch bằng với khi không điều
khiển, là Kdmr= 0.057
 Ksb= 3.615
 Giá trị của điện cảm:

+ Rd = Ud / Id = 60 / 400 =0.15 (Ôm)


+ Mdm= 6
+ W1= 2pi* f1= 2pi* 50
 L= 0.276 (mH) -> chọn L= 0.3 (mH)
+ Vì hệ số Kdmr= 0.057 -> dông điện nhấp nhô (hay giá trị biên độ
dông điện sóng hài bậc 1) là
I’ = 0.057* Id= 0.057* 400= 22.8 (A)
+ Điện kháng của bộ lọc là:
Z’= wL+Rd = 2pi*50*L + Rd=0.244 (Ôm)
 Hao phí điện áp rơi trên bộ lọc là:
Delta UL= I’ * Z’= 5.56 (V)
3. Chọn máy biến áp:
 Dông điện từ nguồn nuôi, qua máy biến áp ,chỉnh lưu và lọc tới
được tải sẽ bị hao hụt đi 1 phần điện áp.
+ delta Uv là sụt áp qua van. Sụt áp qua 1 van là 2.05V (loại
T15-200). Chỉnh lưu cầu 3 pha có 2 van dẫn cùng lúc nên delta
Uv= 2*2.05= 4.1 (V).
+ delta UL là sụt áp qua bộ lọc. delta UL=5.56 (V).
+ delta Uba là sụt áp của nguồn điện xoay chiều dưới trị số định
mức vì lưới điện không ổn định. Số liệu này phụ thuộc cụ thể vào
nơi đặt bộ chỉnh lưu, thường không vượt quá 20% giá trị điện áp
định mức. Lấy sụt áp bằng 5% của Udm. -> delta Uba= 5% *
Udm= 5% * 60= 3 (V).
 Ud= Uddm- tổng delta U= 60 – 4.1 – 5.56 – 3= 47.03 (V)
 Công suất thực tế phía 1 chiều là :
Pd= Ud * Id= 47.03 * 400= 18812 (W)
 Công suất máy biến áp:
Sba= 1.05 * Pd= 1.05 * 18812= 19753 (W)
 Điện áp định mức của cuộn thứ cấp MBA:
U2dm= Uddm/ (2.34* cos(alpha))= 29.6 (V)
 Hệ số biến áp:
Kba= U2dm/ U1dm= 0.078
 Dông điện I2dm:
I2dm= 0.816* Id= 0.816* 400= 326.4 (A)
 Dông điện I1dm:
I1dm= 0.816* Id/ Kba= 4185 (A)
 Số Vôn/ Vòng:
 Số vòng dây cuộn sơ cấp MBA:
 Số vòng dây cuộn thứ cấp MBA:

4. Tính toán mạch bảo vệ:


Mạch bảo vệ được dùng để bảo vệ cho van, tránh hiện tượng quá
dòng và quá điện áp.
4.1. Bảo vệ quá dòng:
- Bảo vệ quá dòng chủ yếu là bảo vệ quá dòng điện ngắn hạn qua
van. Đối với Thyristor còn cần bảo vệ tốc độ tăng dông điện qua
van.
 Các cách bảo vệ quá dòng điện ngắn hạn qua van:
- Bảo vệ bằng cầu chì.
- Bảo vệ bằng Aptomat.
- Ngắt xung điều khiển.
- Chuyển mạch chỉnh lưu sang chạy ở chế độ nghịch lưu phụ
thuộc.
- Bảo vệ bằng mạch khoa cưỡng bức các Thyristor lực.
 Các cách trên theo lý thuyết đề có khả năng bảo vệ quá dòng điện
ngắn hạn qua van. Tuy nhiên xét về thực tế thì chỉ có cách ngắt
xung điều khiển là phù hợp và tối ưu nhất.
Ví dụ:
+ Vì dông điện ngắn hạn qua van xảy ra trong 1 thời gian rất ngắn
khoảng 10ms trở xuống; nếu dùng cầu chì hay aptomat thì van sẽ
hỏng trước khi cầu chì hay aptomat kịp cháy và ngắt. Nếu muốn
dùng thì phải dùng loại chuyên dụng, nhưng giá thanh quá đắt.
+ Bảo vệ bằng khoa cưỡng bức các Thyristor lực thì yêu cầu mạch
phức tạp, khó lắm đặt.
+ Chuyển mạch chỉnh lưu sang chạy ở chế độ nghịch lưu phụ thuộc
không phù hợp lắm.
Bảo vệ quá dông bằng cách ngắt xung điều khiển sẽ nói rõ hơn ở
mục thiết kế mạch điều khiển.
 Bảo vệ tốc độ tăng dông điện qua van:
Bản thân Thyristor khi bắt đầu dẫn không cho phép dông qua nó
tăng vượt mức cho phép của van.
Đối với Thyristor loại T15-200, tốc độ tăng được phép là không
quá 200A / micro giây.
Khi bộ chỉnh lưu có biến áp lực thì bản thân điện cảm tản của
cuộn dây biến áp đã làm chức năng bảo vệ này rồi.
4.2. Bảo vệ quá điện áp
Quá áp có thể do các trường hợp sau đây:
- Quá áp từ lưới điện đưa tới.
VD: sét đánh, …
- Quá áp do đóng ngắt các khối chức năng của bản thân bộ chỉnh
lưu.
VD: ngắt tải khỏi chỉnh lưu,…
- Quá áp do sự chuyển mạch của các van.
Trong 3 trường hợp trên, 2 trường hợp đầu xảy ra do ngẫu
nhiên; trường hợp 3 xảy ra có chu kì, và có thể tính toán mạch
để bảo vệ cho trường hợp đó.
Hiện nay hay dùng cách bảo vệ các xung áp trên van; dùng
RC mắc song song với van; đặt căng gần van sao cho dây
ngắn tối đa. Khi có quá áp, mạch RC mắc vòng với van sẽ
giúp phóng bớt điện tích qua nó, vì vậy giảm điện áp cho van.
Dạng:

Việc tính toán chính xác RC rất phức tạp, vì vậy thường chọn
theo kinh nghiệm thực tế. Đó là: điện trở nằm trong khoảng chục
đếm một trăm ôm, còn tụ điện từ 0.1 -> 2 micro F. Nếu dòng qua
van lớn thì tăng tụ và giảm giá trị điện trở.
 Chọn R= 33 Ôm, C= 0.3 micro F.

You might also like