You are on page 1of 2

Họ và tên: Nguyễn Thị Anh Thy

BÀI THU HOẠCH “ĐỀN BẾN NỌC”


“Muối mặn sát lòng dân bè lũ ngoại xâm tính thôn đất nước
Sương giá lạnh hồn oan bảy trăm thi thể vùi chung mộ phần”. 
Đó là hai câu đối được treo trước bàn thờ các bậc tiền bối, các vị anh hùng liệt sĩ
đã ngã xuống vì non sông gấm vóc trong giai đoạn 1946-1947 tại cầu Bến Nọc,
phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TPHCM. Chúng em, những sinh viên đến từ
khắp mọi miền đất nước cảm thấy vô cùng may mắn khi có cơ hội được tham gia
hoạt động ngoại khóa tại khu di tích lịch sử đền Bến Nọc và chiều thứ ba ngày 30/3
vừa qua.
Điều đầu tiên mà chúng em cảm nhận khi vừa bước vào đền đó là không gian nơi
đây rất yên tĩnh, trang nghiêm và sạch đẹp. Xung quanh đền được bao phủ bởi rất
nhiều cây xanh tươi mát. Các bức tường quanh đền được chạm khắc về các hình
ảnh mang ý nghĩa lịch sử khác nhau dưới đôi bàn tay của các người thợ điêu luyện.
Phía bên trong đền có tượng chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các dòng chữ ca tụng 700
chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã hi sinh bảo vệ tổ quốc.
Và một điều thú vị là tại đây em có cơ hội được nghe câu chuyện từ một người cô
sống ở đền Bảo Ngọc này khoảng 11 năm. Gia đình của cô bị dân Pháp tra khảo dã
man, ông nội cô bi bắt thì đã bị bọn chúng cắt lưỡi và đã qua đời. Chúng bắt chiến
sĩ cách mạng và dùng roi điện chích vào người, cột người lên, dùng gậy đánh đập.
Sau khi chiến sĩ cách mạng bất tỉnh thì đổ xà phồng vô thung phi và tạt cho họ
tỉnh. Có rất nhiều chiến sĩ cách mạng bị chặt đầu và vứt xác xuống dòng sông Bến
Ngọc và chém giết rất nhiều người vô tội. Và hình ảnh của người mẹ tự tay giết
chính con mình để cứu 49 chiến sĩ cách mạng… Qua câu chuyện mà cô kể, chúng
em càng hiểu rõ hơn về âm mưu độc ác, dã man của thực dân Pháp đối với nhân
dân và chiến sĩ cách mạng ta lúc bấy giờ. Chúng em thấy chuyến tham quan đền
Bến Ngọc đã cho chúng em nhiều kiến thức về lich sử hi sinh của các anh hùng
dân tộc. Chuyến tham quan đã giúp chúng em biết thêm di tích lịch sử địa phương,
các anh hùng dân tộc, những người có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ và phát triển đất nước.
Sau chuyến tham quan này, chúng em càng tự hào và yêu sâu sắc hơn quê hương
đất mình, cảm nhận rõ ràng hơn về sự hi sinh của ông cha ta và giá trị của sự hòa
bình mà chúng em đang được hưởng. Từ đó, chúng em có thêm ý thức bảo vệ, giữ
gìn các di tích lịch sử. Chúng em cũng thấy rằng bản thân mình phải cố gắng học
tập, rèn luyện hơn nữa để có thể góp phần xây dựng quê hương mình, đất nước
mình ngày càng giàu đẹp hơn. Chúng em rất mong nhà trường sẽ tổ chức nhiều
chuyến tham quan bổ ích như vậy để chúng em hiểu biết hơn nữa về những truyền
thống tốt đẹp, những anh hùng, danh nhân lịch sử dân tộc.

You might also like