You are on page 1of 47

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN KỸ THUẬT CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

CHUYÊN ĐỀ DẦU KHÍ

GVHD: TS. Hồ Quang Như


Nhóm: 7
Lớp: A01

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN KỸ THUẬT CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

CHUYÊN ĐỀ DẦU KHÍ

GVHD: TS. Hồ Quang Như


Nhóm: 7
Lớp: A01
SVTH:
Trương Tiến Anh 1710534

Lê Khánh Xuân Duyên 1710832

Lý Hoàng Thư 1713422

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021


MỤC LỤC

BÀI 1 - ĐƯỜNG CHƯNG CẤT ASTM (ASTM D86) ..................................................1

1. Giới thiệu chung ......................................................................................................1

2. Cách tiến hành .........................................................................................................1

3. Kết quả thí nghiệm ..................................................................................................3

4. Các yêu cầu an toàn .................................................................................................5

BÀI 2 - XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT HƠI REID ....................................................................6

1. Giới thiệu chung ......................................................................................................6

2. Cách tiến hành .........................................................................................................6

3. Kết quả thí nghiệm ..................................................................................................7

4. Các yêu cầu an toàn .................................................................................................7

BÀI 3 - XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG BẰNG TỶ TRỌNG KẾ (HYDROMETER) ............7

1. Giới thiệu chung ......................................................................................................8

2. Cách tiến hành .........................................................................................................8

3. Kết quả thí nghiệm ..................................................................................................9

4. Các yêu cầu an toàn ...............................................................................................10

BÀI 4 - XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG BẰNG BÌNH ĐO TỶ TRỌNG (PICNOMETER) .11

1. Giới thiệu chung ....................................................................................................11

2. Cách tiến hành .......................................................................................................11

3. Kết quả thí nghiệm ................................................................................................12

4. Các yêu cầu an toàn ...............................................................................................13

BÀI 5 - HÀM LƯỢNG NƯỚC (ASTM D95) ..............................................................14

1. Giới thiệu chung ....................................................................................................14

2. Cách tiến hành .......................................................................................................14

3. Kết quả thí nghiệm ................................................................................................16

4. Các yêu cầu an toàn ...............................................................................................16

i
BÀI 6 - XÁC ĐỊNH ĐIỂM VẨN ĐỤC VÀ ĐIỂM CHẢY ..........................................17

(ASTM D2500 & ASTM D97) .....................................................................................17

1. Giới thiệu chung ....................................................................................................17

2. Cách tiến hành .......................................................................................................17

3. Kết quả thí nghiệm ................................................................................................20

4. Các yêu cầu an toàn ...............................................................................................20

BÀI 7 - XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP CHÁY CỐC KÍN ..................................................21

1. Giới thiệu chung ....................................................................................................21

2. Cách tiến hành .......................................................................................................21

3. Kết quả thí nghiệm ................................................................................................22

4. Các yêu cầu an toàn ...............................................................................................22

BÀI 8 - XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP CHÁY CỐC HỞ (ASTM D92) ............................23

1. Giới thiệu chung ....................................................................................................23

2. Cách tiến hành .......................................................................................................23

3. Kết quả thí nghiệm ................................................................................................25

4. Các yêu cầu an toàn ...............................................................................................26

BÀI 9 - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CẶN CARBON CONRADON (ASTM D189) .27

1. Giới thiệu chung ....................................................................................................27

2. Cách tiến hành .......................................................................................................28

3. Kết quả thí nghiệm ................................................................................................29

4. Các yêu cầu an toàn ...............................................................................................30

BÀI 10 - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO (ASTM D482) .........................................31

1. Giới thiệu chung ....................................................................................................31

2. Cách tiến hành .......................................................................................................31

3. Kết quả thí nghiệm ................................................................................................33

4. Các yêu cầu an toàn ...............................................................................................34

ii
BÀI 11 - ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC (ASTM D445) .......................................................35

1. Giới thiệu chung ....................................................................................................35

2. Cách tiến hành .......................................................................................................35

3. Kết quả thí nghiệm ................................................................................................37

4. Các yêu cầu an toàn ...............................................................................................37

BÀI 12 - ĐỘ ĂN MÒN MIẾNG ĐỒNG (ASTM D130)..............................................38

1. Giới thiệu chung ....................................................................................................38

2. Cách tiến hành .......................................................................................................39

3. Kết quả thí nghiệm ................................................................................................40

4. Các yêu cầu an toàn ...............................................................................................40

iii
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1. Bộ chưng cất ASTM ........................................................................................2
Hình 1.2. Chuẩn bị ống hứng mẫu ..................................................................................2
Hình 1.3. Thu thể tích phần cặn ......................................................................................2
Hình 2.1. Cho mẫu vào buồng chứa mẫu .......................................................................7
Hình 2.2. Đồng hồ đo áp .................................................................................................7
Hình 3.1 Cho mẫu vào ống đong .....................................................................................9
Hình 3.2. Đưa ngang tầm mắt để đọc kết quả .................................................................9
Hình 4.1. Picnometer chứa mẫu ....................................................................................11
Hình 4.2. Cân picnometer chứa mẫu .............................................................................11
Hình 5.1. Cân becher .....................................................................................................15
Hình 5.2. Cân mẫu dầu thô ............................................................................................15
Hình 5.3. Ống đong 100ml xylene ................................................................................15
Hình 5.4. Mẫu dầu thô sau khi hoà tan bằng xylene .....................................................15
Hình 5.5. Rót mẫu vào bình cầu ....................................................................................16
Hình 5.6. Hệ thống xác định hàm lượng nước theo tiêu chuẩn ASTM D95. ................16
Hình 6.1. Cách đặt nhiệt kế xác định điểm vẩn đục ......................................................19
Hình 6.2. Cách đặt nhiệt kế xác định điểm chảy ...........................................................19
Hình 7.1 Bộ thử nghiệm điểm chớp cháy cốc kín theo tiêu chuẩn ASTM D56 ...........22
Hình 7.2. Cốc chứa mẫu ................................................................................................22
Hình 8.1 Mẫu dầu nhờn .................................................................................................24
Hình 8.2. Bộ thử nghiệm điểm chớp cháy cốc hở theo tiêu chuẩn ASTM D92 ...........24
Hình 8.3. Đặt nhiệt kế....................................................................................................24
Hình 8.4. Thử ngọn lửa .................................................................................................24
Hình 8.5. Điểm chớp cháy .............................................................................................24
Hình 8.6. Điểm bắt cháy ................................................................................................24
Hình 8.7. Thao tác dập lửa ............................................................................................25
Hình 8.8. Làm nguội và thu hồi dầu ..............................................................................25
Hình 9.1 Chuẩn bị mẫu dầu thô .....................................................................................28
Hình 9.2. Lắp thiết bị .....................................................................................................29
Hình 9.3. Chén sắt đựng cặn carbon..............................................................................29
Hình 9.4. Cân khối lượng cặn carbon ............................................................................29
iv
Hình 10.1. Chuẩn bị mẫu dầu thô ..................................................................................32
Hình 10.2. Nung sơ bộ cốc chứa mẫu ...........................................................................32
Hình 10.3. Cho cốc chứa mẫu vào lò nung ...................................................................32
Hình 11.1. Cho dầu nhờn vào nhớt kế ...........................................................................36
Hình 11.2. Nhớt kế mao quản........................................................................................36
Hình 11.3. Dùng dụng cụ hút đẩy để đưa chất lỏng trong mao quản lên cao hơn mực
đánh dấu thứ nhất ~5mm. ..............................................................................................36
Hình 11.4 Mẫu trong nhớt kế.. ......................................................................................36
Hình 12.1. Bảng phân cấp chuẩn theo ASTM ...............................................................38
Hình 12.2. Chà sạch miếng đồngĐộ ăn mòn .................................................................39
Hình 12.3. Mẫu sau thí nghiệm .....................................................................................40
Hình 12.4. Bộ chưng cất ASTM ....................................................................................40

v
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

BÀI 1 - ĐƯỜNG CHƯNG CẤT ASTM (ASTM D86)


1. Giới thiệu chung
Đường chưng cất ASTM xác định phạm vi thành phần trong sản phẩm dầu mỏ.
Qua đường cong chưng cất này sẽ đánh giá được tính bốc hơi của sản phẩm.

2. Cách tiến hành


a. Sơ đồ khối
Xăng RON 95

 Bình chưng cất


Bộ chưng cất 0 – 5oC
 Ống ngưng tụ
 Bể làm lạnh
 Bộ phận gia nhiệt Gia nhiệt
 Nút Lie, Nhiệt kế ASTM 7C
 Ống đong 100ml hứng mẫu
Giọt lỏng cất đầu tiên 5 – 10 phút

Các thể tích cất Tốc độ chưng


2 giọt/giây

Phần ngưng tụ Nhiệt độ cao nhất


5, 10, 20, 3

Phần cặn

1
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

b. Hình ảnh

Hình 1.1. Bộ chưng cất ASTM Hình 1.2. Chuẩn bị ống hứng mẫu

Hình 1.3. Thu thể tích phần cặn

2
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

3. Kết quả thí nghiệm


a. Mẫu thí nghiệm:

 Loại xăng: RON 95.

 Mua tại: Cây xăng Nguyễn Tri Phương.

 Lúc 11 giờ 55 phút, ngày 16 tháng 11 năm 2020.

b. Số liệu thí nghiệm


Điểm sôi đầu Tđ = 43 oC Thể tích ngưng tụ Vng = 95,5 ml
Lần 01
Điểm sôi cuối Tc = 204 oC Thể tích phần cặn Vc = 1,3 ml

T (oC) 51 57 66 77 87 102 114 127 148 176 202

V (ml) 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 95

Điểm sôi đầu Tđ = 43 oC Thể tích ngưng tụ Vng = 96,0 ml


Lần 02
Điểm sôi cuối Tc = 204 oC Thể tích phần cặn Vc = 1,3 ml

T (oC) 52 56 64 73 86 99 110 124 145 174 200

V (ml) 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 95

c. Tính toán
Thể tích mất mát:

Lần 1: Vm  100  Vng  Vc   100   95,5  1,3  3,2 ml

Lần 2: Vm  100  Vng  Vc   100   96  1,3  2,7 ml

3
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

Đường chưng cất ASTM lần 01

200

180

160

140
T (oC)

120

100

80

60

40
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
V (ml)

Đường chưng cất ASTM lần 02

200

180

160

140
T (oC)

120

100

80

60

40
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
V (ml)

4
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

Đường chưng cất ASTM lần 01 và 02

200

180

160

140
T (oC)

120

100

80

60

40
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
V (ml)

Đường chưng cất ASTM lần 01 Đường chưng cất ASTM lần 02

4. Các yêu cầu an toàn

 Bộ phận gia nhiệt trong bài thí nghiệm rất nóng, lắp xong thiết bị mới được cấp nhiệt.
Trong quá trình chưng cất, không động vào bình chưng cất hay lấy ra để tránh gây bỏng.

 Khi lắp vòi ống bình chưng cất vào vòi dẫn, giữ chắc bình chưng cất và từ từ nâng bệ
đỡ bình lên đến mức vừa phải, tránh đưa lên nhanh đột ngột gây vỡ bình.

 Thao tác với các dụng cụ thủy tinh cẩn thận.

 Khi thực hiện xong thí nghiệm, nhớ tắt thiết bị gia nhiệt.

5
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

BÀI 2 - XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT HƠI REID


1. Giới thiệu chung
Áp suất hơi hay áp suất hơi cân bằng được định nghĩa là áp suất gây ra
bởi hơi trong điều kiện cân bằng nhiệt động với các pha ngưng tụ (rắn hay lỏng) ở một
nhiệt độ cho trước trong một hệ kín. Áp suất hơi cân bằng là một chỉ số của tốc độ bốc
hơi của chất lỏng. Nó liên quan đến khuynh hướng các hạt thoát ra từ chất lỏng (hay
chất rắn).

Áp suất hơi là một tính chất vật lý quan trọng của các chất lỏng dễ bay hơi. Áp
suất hơi là một thông số rất quan trọng cho cả xăng máy bay và xe cộ:

 Áp suất hơi cực đại của xăng thường được xác định dựa trên những yêu cầu về khống
chế mức độ ô nhiễm.

 Áp suất hơi của dầu thô có nghĩa quan trọng cho việc bảo quản và chế biến.

 Áp suất hơi cũng là một trong những thông số gián tiếp để xác định tốc độ bay hơi của
những sản phẩm dầu mỏ dễ bay hơi
Áp suất hơi Reid là áp suất tuyệt đối ở 37,8oC (100oF) tính theo đơn vị kPa (psi).

2. Cách tiến hành


a. Sơ đồ khối

Mẫu RON 95

Buồng chứa mẫu Tlắp < 10s

Lắc 8 lần đến khi đồng hồ


áp suất không đổi

Áp suất hơi

6
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

b. Hình ảnh

Hình 2.1. Cho mẫu vào buồng Hình 2.2. Đồng hồ đo áp


chứa mẫu

3. Kết quả thí nghiệm


a. Mẫu thí nghiệm

 Loại xăng: RON 95

 Mua tại: Cây xăng Nguyễn Tri Phương

 Lúc 11 giờ 55 phút, ngày 16 tháng 11 năm 2020

b. Số liệu thí nghiệm


Lần đo Áp suất hơi Reid Ghi chú
Do đo lần 1 xong, làm thí nghiệm
1 53 lần 2, khi cho mẫu vào thí nghiệm
thì kim chỉ áp suất không chạy.

4. Các yêu cầu an toàn

 Lắp thiết bị đúng thao tác, Lắc thiết bị cẩn thận, tránh va đập gây hỏng thiết bị.

 Kiểm tra sự rò rỉ.

 Làm sạch phần mẫu còn lai trong buồng chứa hơi và buồng chứa mẫu bằng nước ấm
(ít nhất 5 lần). Rửa sạch buồng chứa mẫu bằng naphtha và rửa lại bằng aceton, sau đó
sấy khô.

7
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

BÀI 3 - XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG BẰNG TỶ TRỌNG KẾ


(HYDROMETER)
1. Giới thiệu chung
Tỷ trọng là tỷ số giữa khối lượng riêng của một chất so với khối lượng riêng của
nước nguyên chất ở nhiệt độ xác định. Trong thực tế, tỷ trọng được quy về điều kiện
tiêu chuẩn, tuỳ theo từng nước mà tỷ trọng có thể là: 𝑑420 (áp dụng ở Việt Nam), 𝑑415 hay
spgr 60oF/60oF.

Tỷ trọng có thể được xác định bằng cách sử dụng tỷ trọng kế (phù kế - hydrometer)
hay bình đo tỷ trọng (picnometer). Phương pháp xác định tỷ trọng bằng phù kế theo tiêu
chuẩn ASTM D 1289 dựa trên nguyên tắc của lực đẩy Archimede.

Phạm vi: Phương pháp áp dụng cho dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ ở dạng lỏng, đồng
nhất có áp suất hơi bão hoà 14,696 psi hoặc thấp hơn.

2. Cách tiến hành


a. Sơ đồ khối

Dầu DO

Lượng mẫu phù hợp


Đổ mẫu vào ống đong
Loại bỏ bọt khí nếu có

Đo tỉ trọng bằng Cầm phía trên tỷ trọng kế thả từ từ


hydrometer Đáy tỷ trọng kế cách đáy ống đong
ít nhất 25mm

Giữ nhiệt Ghi lại nhiệt độ của mẫu khi cân

Để tỷ trọng đứng yên


Đọc kết quả thí
Đưa mắt từ dưới mực chất lỏng đưa lên

Tính toán

Kết quả

8
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

b. Hình ảnh

Hình 3.1 Cho mẫu vào ống đong Hình 3.2. Đưa ngang tầm mắt để đọc kết quả

3. Kết quả thí nghiệm


a. Mẫu thí nghiệm

 Loại DO: 0,05S – II

 Mua tại: Cây xăng COMECO chi nhánh 32, Lý Thường Kiệt, quận 10, TPHCM

 Lúc 12 giờ 00 phút, ngày 9 tháng 11 năm 2020

b. Số liệu thí nghiệm


Lần đo Nhiệt độ mẫu thử (oC) Tỷ trọng Ghi chú
1 30 0,821
2 30 0,821
c. Tính toán
Tính tỷ trọng tiêu chuẩn của mẫu thử nghiệm theo công thức sau đây:

𝑑420 = 𝑑4𝑡 + 𝛾(𝑡 − 20)

Trong đó:

t là nhiệt độ của mẫu thử nghiệm khi đo (oC),

𝛾 là hệ số hiệu chỉnh.

9
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

Theo bảng tra hệ số hiệu chỉnh 𝛾 được cung cấp bởi PTN, với tỷ trọng bằng 0,821, suy
ra 𝛾 = 0,000738.

Lần 1: 𝑑420 = 𝑑4𝑡 + 𝛾 (𝑡 − 20) = 0,821 + 0,000738(30 − 20) = 0,828

Lần 2: 𝑑420 = 𝑑4𝑡 + 𝛾 (𝑡 − 20) = 0,821 + 0,000738(30 − 20) = 0,828

4. Các yêu cầu an toàn


Cầm cẩn thận do hydrometer trơn.

10
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

BÀI 4 - XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG BẰNG BÌNH ĐO TỶ TRỌNG


(PICNOMETER)
1. Giới thiệu chung
Sử dụng bình đo tỷ trọng (picnometer) để xác định tỷ số giữa khối lượng của một
thể tích mẫu với khối lượng của cùng thể tích nước tinh khiết ở nhiệt độ xác định.

Phạm vi: Phương pháp áp dụng cho dầu thô, các sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng hoặc đặc.

2. Cách tiến hành


a. Sơ đồ khối
Tiến hành cân picnometer với độ chính xác 0,0002g lần lượt theo thứ tự sau

Picnometer rỗng

Picnometer + nước Đậy nút mao quản


Thấm khô phần nước dư
Đổ bỏ nước và làm khô
Picnometer + mẫu Đậy nút mao quản
Thấm khô phần mẫu dư
b. Hình ảnh

Hình 4.1. Picnometer chứa mẫu Hình 4.2. Cân picnometer chứa mẫu

11
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

3. Kết quả thí nghiệm


a. Mẫu thí nghiệm

 Loại DO: 0,05S – II

 Mua tại: Cây xăng COMECO chi nhánh 32, Lý Thường Kiệt, quận 10, TPHCM

 Lúc 12 giờ 00 phút, ngày 9 tháng 11 năm 2020

b. Số liệu thí nghiệm


STT Thông số Lần 1 Lần 2 Ghi chú
1 Khối lượng m1 (g) 11,9323 11,9324
2 Khối lượng m2 (g) 36,9077 36,9076
3 Khối lượng m3 (g) 32,5300 32,5302
4 Nhiệt độ phòng (oC) 30 30
c. Tính toán
Tỷ trọng đo được của mẫu dầu xác định bằng picnometer ở nhiệt độ phòng được tính
theo công thức:

𝑚3 − 𝑚1
𝑑′ =
𝑚2 − 𝑚1

Từ 𝑑 ′ suy ra tỷ trọng chuẩn của mẫu thử nghiệm:

𝑑420 = 𝑑4𝑡 + 𝛾 (𝑡 − 20) = 𝑑 ′ + 𝛾 (𝑡 − 20)

Theo bảng tra hệ số hiệu chỉnh 𝛾 được cung cấp bởi PTN, với tỷ trọng bằng 0,821, suy
ra 𝛾 = 0,000738.

Lần 1:

𝑚3 − 𝑚1 32,5300 − 11,9323
𝑑′ = = = 0,825
𝑚2 − 𝑚1 36,9077 − 11,9323

𝑑420 = 𝑑 ′ + (𝑡 − 20) = 0,825 + 0,000738(30 − 20) = 0,832

Lần 2:

𝑚3 − 𝑚1 32,5302 − 11,9323
𝑑′ = = = 0,825
𝑚2 − 𝑚1 36,9076 − 11,9323

12
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

𝑑420 = 𝑑 ′ + (𝑡 − 20) = 0,825 + 0,000738(30 − 20) = 0,832

4. Các yêu cầu an toàn


Thao tác với các dụng cụ hóa học thủy tinh cẩn thận.

13
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

BÀI 5 - HÀM LƯỢNG NƯỚC (ASTM D95)


1. Giới thiệu chung
Mẫu được trộn lẫn với dung môi không tan trong nước, nước được chưng cất lôi
cuốn trong thiết bị chuyên dụng. Dung môi và nước ngưng tụ trong ống hứng và phân
lớp. Nước đọng lại trong bẫy chia vạch thể tích, dung môi quay trở lại bình cất. Phương
pháp xác định được dựa theo tiêu chuẩn ASTM D95.

2. Cách tiến hành


a. Sơ đồ khối

20 – 25g mẫu

Cho mẫu vào bình cất.


Tráng mẫu 2 lần, mỗi lần 50 mL xylene.
Hoà tan Cho đá bọt vào bình cất.
Lắp ống hoàn lưu, đậy bông gòn phía trên ống hoàn lưu.

Chưng cất vngưng tụ ~ 2 – 3 giọt/giây.

Lượng nước không đổi trong 5 phút

Nếu hh còn đục Ngâm ống vào nước trong


20 – 30 phút rồi để nguội.

Hàm lượng
Tách lớp
nước

14
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

b. Hình ảnh

Hình 5.1. Cân becher Hình 5.2. Cân mẫu dầu thô

Hình 5.3. Ống đong 100ml xylene Hình 5.4. Mẫu dầu thô sau khi hoà tan
bằng xylene

15
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

Hình 5.5. Rót mẫu vào bình cầu Hình 5.6. Hệ thống xác định hàm
lượng nước theo tiêu chuẩn ASTM
D95.
3. Kết quả thí nghiệm
a. Mẫu thí nghiệm
 Mẫu dầu thô: Pertronas
 Do phòng thí nghiệm cung cấp
 Lấy mẫu lúc 12 giờ 30 phút, ngày 07 tháng 12 năm 2020
b. Số liệu thí nghiệm
STT Thông số Kết quả đo
1 Khối lượng mẫu dầu thô (g) 4,9525
2 Thể tích nước thu được (ml) 0,95
c. Tính toán
Khối lượng riêng của nước dnước = 1g/cm3
Khối lượng nước thu được là: 0,95.1 = 0,95g

mnuoc 0,95
Hàm lượng nước trong mẫu là: .100%  .100%  19,182%
mmau 4,9525

4. Các yêu cầu an toàn

 Hòa tan mẫu trong dung môi xylene thực hiện tại tủ hút.
 Chú ý khi lắp ráp vì dụng cụ dễ vỡ.
 Trước khi tháo dụng cụ, cần tắt bếp đun và để hệ thống nguội đến nhiệt độ phòng.
16
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

BÀI 6 - XÁC ĐỊNH ĐIỂM VẨN ĐỤC VÀ ĐIỂM CHẢY

(ASTM D2500 & ASTM D97)


1. Giới thiệu chung
Điểm vẩn đục là nhiệt độ tại đó sản phẩm lỏng dạng trong bắt đầu bị đục khi làm
lạnh mẫu thử nghiệm ở điều kiện quy định, theo tiêu chuẩn ASTM D2500.

Nếu tiếp tục hạ nhiệt độ của mẫu, kích thước các tinh thể sẽ tăng rồi kết tụ và mẫu
thử đông đặc dần. Đến một nhiệt độ nào đó trở đi, mẫu sẽ không chảy được nữa. Điểm
chảy là nhiệt độ cao hơn nhiệt độ đó 3o C và được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D97.

Phạm vi

Phương pháp xác định điểm vẩn đục theo tiêu chuẩn ASTM D2500 áp dụng cho
các sản phẩm dạng trong, điểm vẫn đục dưới 49oC. Không áp dụng cho các mẫu có màu
ASTM D1500 cao hơn 3,5.

Phương pháp xác định điểm vẩn đục theo tiêu chuẩn ASTM D97 được áp dụng
cho mọi sản phẩm dầu mỏ. Quy trình phù hợp cho các sản phẩm tối màu, dầu DO, FO,
dầu nhờn,…

2. Cách tiến hành


a. Sơ đồ khối

17
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

Xác định điểm vẩn đục:

Dầu DO

Đưa mẫu lên nhiệt độ cao hơn


Nhiệt độ mẫu ít nhất 15oC so với nhiệt độ vẩn
đục dự đoán

Đậy nút lie ống


chứa mẫu

Đặt nhiệt kế Bầu nhiệt kế tiếp xúc với đáy bình

Đặt ống chứa mẫu vào


bể làm lạnh

Quan sát Mỗi 1oC quan sát độ trong của mẫu

Thấy hiện tượng đục mờ

Ghi nhận
nhiệt độ

18
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

Xác định điểm chảy:

Dầu DO

Đưa mẫu lên nhiệt độ cao hơn


Nhiệt độ của mẫu
ít nhất 15oC so với điểm chảy
dự đoán
Đậy nút lie ống
chứa mẫu

Bầu nhiệt kế ngập trong mẫu và


Đặt nhiệt kế
điểm bắt đầu của mao quản nằm
dưới bề mặt của mẫu 3mm
Đặt ống chứa mẫu
vào bể làm lạnh

Quan sát Cứ mỗi 3oC lấy mẫu ra quan sát

Chất lỏng trong bình không chảy trong vòng


5 giây
Ghi nhận nhiệt độ

b. Hình ảnh

Hình 0.1. Cách đặt nhiệt kế Hình 0.2. Cách đặt nhiệt kế
xác định điểm vẩn đục xác định điểm chảy

19
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

3. Kết quả thí nghiệm


a. Mẫu thí nghiệm

 Loại DO: 0,05S – II

 Mua tại: Cây xăng COMECO chi nhánh 32, Lý Thường Kiệt, quận 10, TPHCM

 Lúc 12 giờ 00 phút, ngày 9 tháng 11 năm 2020

b. Số liệu thí nghiệm


STT Thông số Lần 1 Lần 2 Ghi chú
1 Nhiệt độ xuất hiện vẫn đục (oC) -1 oC -1 oC
2 Nhiệt độ đông đặc (oC) < -10 oC < -10 oC

4. Các yêu cầu an toàn

 Khi đo điểm vẩn đục, lắp đặt nhiệt kế từ từ và cẩn thận, tránh gây vỡ, vì bầu nhiệt kế
được yêu cầu tiếp xúc với đáy bình.

 Cầm nhiệt kế cẩn thận vì trơn.

 Khi lấy mẫu ra quan sát phải thao tác thật nhanh, vì điểm vẩn đục rất dễ mất khi ở
nhiệt độ phòng.

 Nếu lớp ẩm ngưng tụ trên bề mặt ống chứa mẫu thử nghiệm gây khó khăn cho việc
quan sát thì dùng khăn sạch có tẩm ethanol để lau và phải thao tác thật nhanh.

20
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

BÀI 7 - XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP CHÁY CỐC KÍN


1. Giới thiệu chung
Nguyên tắc của phương pháp là mẫu được đặt trong thiết bị thí nghiệm với nắp
đóng và được gia nhiệt ở một tốc độ truyền nhiệt ổn định; một ngọn lửa có kích thước
tiêu chuẩn được đưa vào cốc ở phạm vi quy định. Điểm chớp cháy ghi nhận là nhiệt độ
thấp nhất mà tại đó dưới tác dụng của ngọn lửa thử, hỗn hợp hơi nằm ở phía trên mẫu
đủ để bắt lửa chớp cháy.

Điểm chớp cháy cốc kín được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D56.

Phạm vi: Phương pháp này có thể áp dụng cho các chất lỏng có độ nhớt thấp hơn 5,5
cSt ở 40oC hoặc thấp hơn 9,5 cSt ở 25oC và có điểm chớp cháy nhỏ hơn 93oC. Đối với
mẫu như bitume lỏng và các chất lỏng cố khuynh hướng tạo màng trên bề mặt ở điều
kiện thử không được áp dụng phương pháp này.

2. Cách tiến hành


a. Sơ đồ khối
50mL dầu DO

Máy đo điểm chớp Kích thước ngọn


cháy cốc kín lửa bằng viên bi.
Tcc < 60oC Tcc > 60oC

v ~ 1oC/phút. Đun mẫu Đun mẫu v ~ 3oC/phút.

Tcc - 6oC Tcc - 6oC


Lặp lại Thử ngọn lửa Thử ngọn lửa Lặp lại
sau mỗi 0,5oC. sau mỗi 1oC.

Điểm chớp
cháy

21
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

b. Hình ảnh

Hình 7.2. Cốc chứa mẫu Hình 7.1.Bộ thử nghiệm điểm chớp cháy cốc

3. Kết quả thí nghiệm kín theo tiêu chuẩn ASTM D56

a. Mẫu thí nghiệm

 Loại DO: 0,05S – II

 Mua tại: Cây xăng COMECO chi nhánh 32, Lý Thường Kiệt, quận 10, TPHCM

 Lúc 12 giờ 00 phút, ngày 9 tháng 11 năm 2020

b. Số liệu thí nghiệm


Thông số Lần 1 Lần 2 Ghi chú
Nhiệt độ chớp cháy cốc kín (oC) 61,5 61

4. Các yêu cầu an toàn


 Không đặt các mẫu thử, sản phẩm gần khu vực thí nghiệm.
 Hệ thống gồm 2 van: van thô (lớn) và van tinh (nhỏ). Thắp que châm lửa trước,
điều chỉnh van tinh từ từ đến khi xuất hiện ngọn lửa. Tránh mở van trước, khí gas
có trong không khí, châm lửa sẽ gây phụt lửa.
 Điều chỉnh ngọc lửa từ từ, tránh lửa quá lớn phụt vào người.
 Khi thao tác cần để ý đến 2 nhiệt kế, tránh sơ ý làm vỡ nhiệt kế.
 Khoá gas, tắt công tắc thiết bị gia nhiệt sau khi kết thúc thí nghiệm.

22
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

BÀI 8 - XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP CHÁY CỐC HỞ (ASTM D92)


1. Giới thiệu chung
Điểm chớp cháy: Là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó lượng hơi thoát ra từ bề mặt của
mẫu chất lỏng sẽ bắt cháy khi có ngọn lửa đưa vào.

Điểm bắt cháy: Là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó hơi thoát ra từ mẫu chất lỏng bắt
cháy và tiếp tục cháy được trong 5 giây gọi là điểm bắt lửa.

2. Cách tiến hành


a. Sơ đồ khối

50mL dầu

Máy đo điểm chớp Vạch nhiệt kế: < 2mm so với


cháy cốc hở miệng cốc.

Đun mẫu v ~ 14 - 17oC/phút.

Tcc - 56oC

Đun mẫu v ~ 5 - 6oC/phút.

Tcc - 28oC
Thử ngọn lửa Lặp lại sau mỗi 2oC.

Điểm chớp

Cháy hơn 5s

Điểm bắt

b. Hình ảnh

23
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

Hình 8.1 Mẫu dầu nhờn Hình 8.2. Bộ thử nghiệm điểm chớp
cháy cốc hở theo tiêu chuẩn ASTM D92

Hình 8.4. Đặt nhiệt kế Hình 8.4. Thử ngọn lửa

Hình 8.6. Điểm chớp cháy Hình 8.6. Điểm bắt cháy

24
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

Hình 8.8. Thao tác dập lửa

Hình 8.8. Làm nguội và thu hồi dầu

3. Kết quả thí nghiệm


a. Mẫu thí nghiệm

 Loại dầu nhờn: Petrolimex Racer SJ.

 Mua tại: Cây xăng Petrolimex thị xã Gò Còng.

 Lúc 09 giờ 00 phút, ngày 05 tháng 10 năm 2020.

b. Số liệu thí nghiệm


Thông số Lần 1 Lần 2 Ghi chú
Nhiệt độ chớp cháy cốc hở (oC) 252 254
Nhiệt độ bốc cháy (oC) 282 284

25
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

4. Các yêu cầu an toàn

 Không đặt các mẫu thử, sản phẩm gần khu vực thí nghiệm.

 Hệ thống gồm 2 van: van thô (lớn) và van tinh (nhỏ). Thắp que châm lửa trước, điều
chỉnh van tinh từ từ đến khi xuất hiện ngọn lửa. Tránh mở van trước, khí gas có trong
không khí, châm lửa sẽ gây phụt lửa.

 Đặt tay chỉnh sau van tinh và xoay người không đứng đối diện ngòi lửa, tránh lửa quá
lớn phụt vào người.

 Phân chia công việc tiến hành thí nghiệm hợp lý. Sau khi ghi nhận nhiệt độ chớp cháy,
bốc cháy, dùng tay nhấc nhẹ nhiệt kế khỏi kẹp giữ (cẩn thận tránh va đập thành bếp và
kệ phía trên) đưa cho người bên cạnh (không để lên mặt bàn, kệ bếp), gạt kẹp giữ sang
một bên, dùng nắp đậy cốc chứa để dầu ngưng cháy. Nhiệt kế sau khi hạ nhiệt độ còn
khoảng 60-70°C, dùng khăn giấy lau sạch, cho vào vỏ hộp bảo quản.

 Khoá gas, tắt công tắc thiết bị gia nhiệt sau khi kết thúc thí nghiệm.

26
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

BÀI 9 - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CẶN CARBON CONRADON


(ASTM D189)
1. Giới thiệu chung
Cặn carbon Conradson (CCR – Conradson Carbon Residue hay còn gọi là
“Concarbon”) của sản phẩm dầu là hàm lượng cặn than hình thành sau khi đốt cháy mẫu
dầu theo tiêu chuẩn ASTM D189 (thuật ngữ carbon Conradson chỉ dùng cho phương
pháp này).

Cặn carbon còn lại tính theo phần trăm so với lượng mẫu ban đầu và được gọi là
cặn carbon Conradson. Cặn được tạo thành do quá trình bay hơi và nhiệt phân của các
hợp chất chứa carbon. Cặn không chỉ chứa hoàn toàn là carbon mà còn chứa cốc và có
thể tiếp tục bị biến đổi do quá trình nhiệt phân carbon. (Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN
6324:2010, ASTM D 189-06e1 “Sản phẩm dầu mỏ - xác định cặn cacbon - phương pháp
Conradson”)

27
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

2. Cách tiến hành


a. Sơ đồ khối

Mẫu dầu thô

Chén sắt trong


Lắp thiết bị Tiêu chuẩn ASTM D189
Chén sắt ngoài

Nắp đậy Đốt Thời gian bắt cháy = 10 ± 1,5


Xuất hiện khói
Ống khói
Di chuyển ngọn lửa
Không thấy ngọn lửa
Giữ nhiệt Thời gian 7 phút

Chén sứ

Để nguội

Hút ẩm

Cặn carbon

b. Hình ảnh

Hình 9.1 Chuẩn bị mẫu dầu thô


28
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

Hình 9.2. Lắp thiết bị

Hình 9.4. Chén sắt đựng cặn carbon Hình 9.4. Cân khối lượng cặn carbon

3. Kết quả thí nghiệm


a. Mẫu thí nghiệm
 Mẫu dầu thô: Pertronas
 Do phòng thí nghiệm cung cấp
 Lấy mẫu lúc 12 giờ 30 phút, ngày 12 tháng 10 năm 2020
b. Số liệu thí nghiệm và tính toán
Cặn cacbon của mẫu hoặc cặn cacbon có trong cặn chưng cất 10 % (X) được tính bằng
phần trăm khối lượng theo công thức:

WC  WO
X  100 , %
W

Trong đó:

WC là khối lượng chén sứ và cặn carbon, tính bằng gam;

Wo là khối lượng chén sứ ban đầu, tính bằng gam;


29
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

W là khối lượng mẫu thử nghiệm, tính bằng gam.

STT Thông số Lần 1 Lần 2


1 Khối lượng chén sứ ban đầu (g) 29.3745 34.8418
2 Khối lượng mẫu thử nghiệm (g) 4.9883 5.2137
3 Khối lượng chén sứ + cặn carbon (g) 29.467 34.9381
4 Phần trăm khối lượng cặn carbon (%) 0.018543 0.018471

4. Các yêu cầu an toàn

 Không để quá nhiều mẫu vào cốc sứ do khi đun nóng có thể làm tràn mẫu ra ngoài, có
thể dẫn đến hỏa hoạn.

 Nguyên nhân: Do thể tích mẫu tăng theo nhiệt độ.

 Không để đường ống dẫn gas vào lò quá nóng bằng cách để khăn ướt lên đường ống
và thường xuyên thay khăn.

 Nguyên nhân: do khí hydrocarbon nhẹ có nhiệt độ bắt cháy thấp, nếu đường ống quá
nóng có thể gây hỏa hoạn.

30
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

BÀI 10 - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO (ASTM D482)


1. Giới thiệu chung
Tro là phần không cháy được khi đốt cháy.

Phạm vi: Các sản phảm chưng cất, các nhiên liệu cặn, dầu nhờn, dầu thô và các sản
phẩm dầu mỏ khác. Không áp dụng cho các sản phẩm hóa dầu có chứa hợp chất phụ gia
phospho.

2. Cách tiến hành


a. Sơ đồ khối

Khuấy đều bằng thủy tinh khoảng 10 phút


10g dầu thô
Sai số 0.1g

Lấy cốc trong bình hút ẩm, để nguội


Cốc chịu nhiệt
Cân cốc sai số 0.1mg

Đốt sơ bộ
Đun mẫu đến khi mẫu trong cốc cháy hết

Nung mẫu T = 775 ± 25oC

∆ > 0.5mg

Làm nguội
to phòng

Tro

31
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

b. Hình ảnh

Hình 10.2. Chuẩn bị mẫu dầu thô Hình 10.2. Nung sơ bộ cốc chứa mẫu

Hình 10.3. Cho cốc chứa mẫu vào lò nung

32
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

3. Kết quả thí nghiệm


a. Mẫu thí nghiệm
 Mẫu dầu thô: Pertronas
 Do phòng thí nghiệm cung cấp
 Lấy mẫu lúc 12 giờ 30 phút, ngày 19 tháng 10 năm 2020
b. Số liệu thí nghiệm
STT Thông số Lần 1 Lần 2

1 Khối lượng cốc sứ ban đầu (g) 56,0 66,9

2 Khối lượng mẫu thử nghiệm (g) 9,6 10,9

3 Khối lượng cốc sứ + tro (g) 56,1 67,0

c. Tính toán
𝑤
𝐻𝐿𝑇𝑟𝑜 (%𝑘𝑙) = . 100
𝑊

Trong đó:

𝑤: khối lượng tro (g);

𝑊: khối lượng mẫu (g).

Kết quả lần 1:

𝑤 56,1 − 56,0
𝐻𝐿𝑇𝑟𝑜 (%𝑘𝑙) = . 100 = . 100 = 1,0%
𝑊 9,6

Kết quả lần 2:

𝑤 67,0 − 66,9
𝐻𝐿𝑇𝑟𝑜 (%𝑘𝑙) = . 100 = . 100 = 0,9%
𝑊 10,9

33
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

4. Các yêu cầu an toàn

 Không để quá nhiều mẫu vào cốc sứ do khi đun nóng có thể làm tràn mẫu ra ngoài, có
thể dẫn đến hỏa hoạn. Do thể tích mẫu tăng theo nhiệt độ.

 Không để đường ống dẫn gas vào lò quá nóng bằng cách để khăn ướt lên đường ống
và thường xuyên thay khăn.

 Nguyên nhân: do khí hydrocarbon nhẹ có nhiệt độ bắt cháy thấp, nếu đường ống quá
nóng có thể gây hỏa hoạn.

 Dùng khăn ướt để giải nhiệt cho đường ống dẫn gas gần đuốc đốt.

 Nguyên nhân: Do đoạn ống đó gần với đuốc đốt nên có nhiệt độ cao

 Để nghiêng chén sứ khi chờ nguội .

 Nguyên nhân: Để khung sắt nguội co lại không làm bể chén sứ.

 Lấy lượng dầu thô phù hợp với chén sứ.

 Nguyên nhân: Tránh hiện tượng khi cháy, dầu bị tràn ra khỏi chén sứ.

 Chú ý ngọn đuốc khi sử dụng.

 Nguyên nhân: do đường ống dẫn gas nặng mà phần đuốc nhẹ, không được gắn cố
định nên ngọn đuốc dễ bị kéo đổ xuống gây cháy.

34
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

BÀI 11 - ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC (ASTM D445)


1. Giới thiệu chung
Độ nhớt của một chất lưu: là thông số đại diện cho ma sát trong của dòng chảy.
Khi các dòng chất lưu sát kề có tốc độ chuyển động khác nhau, ngoài sự va đập giữa các
phần tử vật chất còn có sự trao đổi xung lượng giữa chúng. Những phần tử trong dòng
chảy có tốc độ cao sẽ làm tăng động năng của dòng có tốc độ chậm và ngược lại phần
tử vật chất từ các dòng chảy chậm sẽ làm kìm hãm chuyển động của dòng chảy nhanh.
Kết quả là giữa các lớp này xuất hiện một ứng suất tiếp tuyến gây nên ma sát (lực ma
sát trong).

Độ nhớt động học là kết quả tính được từ thời gian chảy nhân với hằng số tương
ứng của nhớt kế.

2. Cách tiến hành


a. Sơ đồ khối

Nhớt kế 50ml dầu nhờn


tqua 2 vạch ≥ 200 giây

Bể điều nhiệt Nhớt kế trong


tmin = 30 phút
bể điều nhiệt

Hệ thống đo độ nhớt Dụng cụ hút đẩy.


Đồng hồ đếm giờ.

Độ nhớt

35
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

b. Hình ảnh

Hình 11.1. Cho dầu nhờn vào nhớt kế Hình 11.2. Nhớt kế mao quản

Hình 11.3. Dùng dụng cụ hút đẩy để đưa chất Hình 11.4. Mẫu trong nhớt kế
lỏng trong mao quản lên cao hơn mực đánh
dấu thứ nhất ~5mm.

36
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

3. Kết quả thí nghiệm


a. Mẫu thí nghiệm

 Loại dầu nhờn: Petrolimex Racer SJ.

 Mua tại: Cây xăng Petrolimex thị xã Gò Còng.

 Lúc 09 giờ 00 phút, ngày 05 tháng 10 năm 2020.

b. Số liệu thí nghiệm


STT Thông số Kết quả Loại nhớt kế
1 Thời gian chảy ở 40oC (giây) 5006 S.150
F125
2 Thời gian chảy ở 100oC (giây) 2164 S.75
S398
c. Tính toán
Độ nhớt động học (v) từ thời gian chảy t (giây)

Ở 40oC: v (cSt) = C.t = 0,035.5006 = 175,21 cSt

Ở 100oC: v (cSt) = C.t = 0,008.2164 = 17,312 cSt

Với:

C: hằng số nhớt kế (S.150 là 0,035; S.75 là 0,008)

t: thời gian chảy, giây

4. Các yêu cầu an toàn

 Không để chai, lọ chứa mẫu gần khu vực bể điều nhiệt, bộ điều khiển, thiết bị điện…

 Tắt công tắt, rút phích cắm thiết bị sau khi sử dụng.

37
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

BÀI 12 - ĐỘ ĂN MÒN MIẾNG ĐỒNG (ASTM D130)


1. Giới thiệu chung
Hầu hết các hợp chất lưu huỳnh có trong dầu thô đã được loại bỏ trong quá trình
chế biến. Tuy nhiên lưu huỳnh vẫn còn trong sản phẩm dầu mỏ, một số hợp chất có thể
gây ăn mòn đối với các kim loại. Sự ăn mòn này không nhất thiết trực tiếp phụ thuộc
vào hàm lượng lưu huỳnh tổng, ảnh hưởng của nó rất đa dạng, phụ thuộc vào cấu tạo
hóa học của hợp chất lưu huỳnh. Phương pháp này nhằm đánh giá mức độ ăn mòn tương
đối của sản phẩm.

Phương pháp xác định độ ăn mòn miếng đồng dựa theo tiêu chuẩn ASTM D130.
Miếng đồng đã đánh bóng được nhúng chìm trong một lượng mẫu thử qui định và gia
nhiệt ở điều kiện nhiệt độ và thời gian qui định cụ thể đặc trưng cho mỗi loại sản phẩm
thử nghiệm. Sau chu kỳ gia nhiệt, lấy tấm đồng ra, rửa sạch, đánh giá màu và độ xỉn
bằng cách so với Bảng phân cấp chuẩn theo ASTM. (Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN
2694:2007, ASTM D 130-04e1 “Sản phẩm dầu mỏ - phương pháp xác định Độ ăn mòn
đồng bằng phép thử tấm đồng”)

Hình 12.1. Bảng phân cấp chuẩn theo ASTM

38
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

2. Cách tiến hành


a. Sơ đồ khối

Mẫu dầu DO Miếng đồng

Chà sạch

Chuẩn bị Rửa
miếng đồng

Đặt vào bể
điều nhiệt

Lấy mẫu

Quan sát và so
sánh với chuẩn

Độ ăn mòn

39
Thí nghiệm Chuyên đề Dầu khí GVHD: TS. Hồ Quang Như

b. Hình ảnh

Hình 12.2.. Chà sạch miếng đồng Hình 12.3. Chuẩn bị ống nghiệm
chứa mẫu

Hình 12.4. Mẫu sau thí nghiệm

3. Kết quả thí nghiệm


So sánh với bảng phân cấp chuẩn và bảng phân loại tấm đồng, độ ăn mòn tấm đồng là:

Ăn mòn tấm đồng (3 giờ/ 50 oC), loại 3a.

4. Các yêu cầu an toàn

 Dùng kẹp không rỉ để kẹp miếng đồng và đánh bóng các mặt, không dùng tay để giữ
miếng đồng.

 Đeo bao tay khi rửa mẫu bằng dầu DO.

 Lau sạch ống đựng mẫu sau khi rửa để tránh trơn trợt làm vỡ ống.
40

You might also like