You are on page 1of 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

B¶N KÊ KHAI THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU


NGHỆ NHÂN DÂN GIAN VIỆT NAM

Kính gửi: - Ban chấp hành Hội văn nghệ dân gian Việt Nam.
- Ban chấp hành chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh QB
Tôi tên là: Đỗ Thị Minh.
Sinh ngày: 01/01/1941.
Quê quán: TDP3 - TT Kiến Giang - Lệ Thủy - Quảng Bình.
Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không.
Đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam về lĩnh vực thực
hành và truyền dạy nghệ thuật hò khoan Lệ Thủy.
Quảng Bình là khúc ruột miền Trung, mảnh đất có vị trí địa lý đặc biệt,
vùng đất có nhiều danh tướng tài hoa, nhiều danh nhân văn hóa kiệt xuất,
có nền văn hóa dân gian, trong đó hò khoan Lệ Thủy là nét độc đáo của
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.Lớn lên trong những ngày kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, quê hương nghèo với sự bốc lột tàn bạo
của chủ nghĩa Đế Quốc. Bản thân tôi tâm nguyện trong người nung nấu ý
chí về cách mạng và mong muốn quê hương được giải phóng. Từ năm 15
tuổi tôi biết được những làn điệu hò khoan ca ngợi Đảng, Bác Hồ đã ngấm
vào máu thịt. Cách mạng tháng tám đã thành công, hò khoan Lệ thủy đã
được đông đảo mọi người hưởng ứng đi vào tiềm thức và giao lưu văn hóa
văn nghệ của thanh niên để động viên nhân dân đánh giặc, sản xuất để xây
dựng quê hương. Tôi đã thuộc và nhớ nhiều điệu hò khoan như hò mái
xắp, hò nhân nghĩa, hò cách mạng, hò khơi.
Năm 1975 hội đi cùng các câu lạc bộ như hội người cao tuổi, hội phụ
nữ, hội nông dân. Vào buổi tối, cø làm việc gia đình xong là hò khoan, tập
lại cho những thế hệ kế tiếp. Trong đó có nhiều người nay đã trở thành
nghệ nhân hát, hß truyền miệng giỏi. Cho đến năm 1985, ngày thì đi gặt
làm việc mệt nhọc, nhưng tối về cứ hò khoan giả gạo, xây lúa, có nhiều
đêm đi hò từ làng này sang làng khác sau về tập trung các anh chị em lại
tập luyện lại những câu hò của ông cha từ xưa để lại, hò phải cho hay, học
cho nhiều chuyện để truyền lại cho những người con cháu sau này.
Đến năm 1980, tôi đã truyền lại cho câu l¹c bộ trong xã gồm có 15 anh
chị em, hội người cao tuổi cũng tập hợp lại để cùng nhau hò giao duyên,
hò nhân nghĩa, hò cách xa. Không những hò khoan mà còn hò các mái của
Lệ Thủy đặc biệt mái nện đưa linh.
Đến năm 2000, cho đến 2004 hò khoan Lệ Thủy gần tạm lắng xuống
cho nên các hoạt động tuyên truyền, truyền dạy gặp nhiều khó khăn, nhưng
tôi vẫn cảm nhận hò khoan Lệ Thủy là nét đẹp văn hóa không thể thiếu.
Do đó tôi cố gắng sưu tầm các điệu hò, vận động anh chị em cùng niềm
đam mê tham gia hát hò khoan để giữ gìn bản sắc của quê hương. Qua tìm
hiểu những người đi trước như các cụ các bà, tôi thấy rằng hò khoa Lệ
Thủy không những là món ăn tinh thần trong lao động sản xuất mà còn là
phương tiện giải nguy trong lúc làm nhiệm vụ. Vậy tôi muốn noi gương
những người đã khuất, để lại một dấu ấn lịch sử về Hò Khoan Lệ Thủy nên
tôi cố gắng truyền lại cho những tầng lớp kế tiếp cho đến những năm gần
đây hò khoan Lệ Thủy đã được quảng bá ra nhiều huyện lân cận, ai ai cũng
muốn hát hò khoan Lệ Thủy. Không những trên những phương tiện thông
tin đại chúng, băng đĩa, các đài truyền hình VTV- viện Âm nhạc. Với
những nổ lực phấn đấu của bản thân tôi đã hơn 60 năm, tôi đã vượt qua
khó khăn, tích cực thực hành diển xướng và truyền dạy thành thạo 6 mái
hò khoan Lệ Thủy cho hơn 400 người ở các xã, phường, thị trấn, được
nhân dân và quần chúng mến mộ, với sự lan tỏa rộng rãi trong quần chúng
nhân dân của huyện Lệ Thủy nói riêng và các vùn lân cận trong tỉnh
Quảng Bình.
Trên đây là một số kết quả đã làm được mà tôi đã đóng góp cho làn
điệu hò khoan Lệ Thủy. Kính mong ban chấp hành Hội văn nghệ dân gian
Việt Nam, chi hội dân gian Việt Nam tỉnh Quảng Bình xét và chấp nhận
danh hiệu nghệ nhân dân gian Việt Nam. Tôi xin tiếp tục phát huy năng
lực truyền dạy diễn xướng cho các lực lượng quần chúng yêu thích Hò
khoan Lệ Thủy nhiều hơn và đạt chất lượng cao.
Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là hoàn toàn đúng sự thật.
Nếu sai tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Xác nhận của UBND TTKiến Giang Kiến Giang, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Người viết

Đỗ Thị Minh
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI TRUYỀN DẠY

TT Họ và tên Tuổi Chỗ ở Kí tên


1 Trương Thị Hiến 80 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
2 Trương Thị Long 90 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
3 Trương Thị Dạn 85 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
4 Trương Thị Ngọ 80 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
5 Mai Thị Dẫn 80 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
6 Trương Thị Sẻ 70 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
7 Trương Thị Chiêm 67 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
8 Trương Thị Lát 60 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
9 Mai Thị Dình 65 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
10 Mai Thị Thẻ 65 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
11 Mai Thị Dụ 75 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
12 Trương Tấn Xăng 85 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
13 Đỗ Trọng Bình 70 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
14 Lê Văn Món 80 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
15 Trương Văn Thắm 80 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
16 Trương Văn Ủy 72 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
1 Lê Thị Hạnh 60 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
7 Lê Thị Chàng 60 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
18 Đỗ Thị Lượng 65 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
19 Lê Văn Thời 78 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
20 Lê Văn Vận 70 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
21 Đỗ Thị Nữ 70 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
22 Mai Thị Lài 60 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
23 Trương Thị Mười 65 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
24 Mai Văn Tú 55 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
25 Trương Thị Quy 73 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình
26 Trương Thị Lạch 65 Xuân Giang-Kiến Giang-Lệ Thủy-Quảng Bình

You might also like