You are on page 1of 3

NHẬN ĐỊNH VỀ V.

HUGO
1. Người ta thường gọi Hugo là “con người đại dương”. Bởi sự vĩ đại của tư tưởng
và sự mệnh mông của tình cảm của ông đối với nhân dân và nhân loại, bởi sự
nghiệp đồ sộ của ông bao hàm mọi thể loại văn học và phi văn học; bởi sự đa dạng
của những tài năng của ông in dấu ấn trong mọi lĩnh vực hơn hai thế kỷ qua trong
nền văn học và văn hóa Pháp. Đến độ có nhà nghiên cứu cho rằng: Tất cả những
vấn đề lớn của nhân loại đều hàm chứa trong các tác phẩm của Hugo như “tất cả
được lồng vào tất cả”.
2. Dostoievski là người hiểu tư tưởng nghệ thuật của Hugo sâu sắc ông viết: “Tư
tưởng của Victor Hugo là tư tưởng cơ bản của toàn bộ nghệ thuật thế kỷ XIX và
ông là người đầu tiên phát ngôn cho tư tưởng đó... định thức của tư tưởng đó là:
phục sinh con người đã chết, đã bị đè bẹp hết sức bất công dưới ách áp bức của
hoàn cảnh xã hội, của tình trạng trì trệ bao thế kỷ và những định kiến xã hội. Tư
tưởng đó là: Sự biện bộ cho những người bị chà đạp  và những kẻ khốn cùng bị xã
hội ruồng bỏ...Victor Hugo hầu như người phát ngôn chủ yếu, đầu tiên của tư
tưởng phục sinh đó trong văn chương của thế kỷ chúng ta. Ít nhất ông là người đầu
tiên tuyên bố nó với sức mạnh nghệ thuật trong tác phẩm” (Dostoievski toàn tập,
nxb khoa học, 1972-1976, trang 525-526, bản tiếng Nga).
3. “Hugo hình như thấy một cách rõ ràng với những đường nét chính xác và những
màu sắc thực cái mà ông tưởng tượng nên. Và hình ảnh đó nhập làm một, hữu cơ
với những ý niệm, tâm trạng mà ông muốn biểu hiện (...) ông hòa nhập sự liên
tưởng qua từ ngữ và âm vận vào những liên tưởng dựa trên cấu trúc diễn luận (...)
một năng khiếu hình dung mạnh đến mức không hề có một sự rời rạc nào...”
4. Tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hugo điêu luyện như nhà phù thủy ngôn từ,
Baudelaire đã ngợi ca rất hay: “Tôi thấy trong Kinh Thánh có một nhà dự ngôn mà
Chúa đã ra lệnh ăn một cuốn sách. Tôi không rõ, trước đây, ở thế giới nào, Hugo
đã ăn được một cuốn tự điển về cái ngôn ngữ mà ông phải nói lúc chào đời, nhưng
tôi thấy ngôn từ Pháp khi ra khỏi miệng ông đã biến thành một thế giới, một vũ trụ
đầy màu sắc, du dương và sống động” hay nói như Eli Faure, một nhà viết lịch sử
nghệ thuật Pháp “ Toàn bộ bề mặt nứt ra, nhung nhúc và cựa quậy trong thơ
Hugo”.
5. “Hugo thường biểu hiện những tình cảm phổ biến của con người bình thường
với những từ ngữ của cuộc sống hằng ngày (...). Bên cạnh yếu tố hằng ngày, chất
văn xuôi bình dị bao giờ cũng có một chất trữ tình bay bỗng, một  liên tưởng sâu
xa tới cái gì còn bí mật, u uẩn của đời sống, có khi còn vượt xa hẳn cuộc sống”
(Đặng Thị Hạnh).
6. Georges Piroué nhận xét: “V.Hugo không bằng lòng với việc sử dụng tiểu thuyết
để soi sáng một thời điểm lịch sử mà còn để vượt lên bên trên nó... nối kết với lãnh
vực truyền thuyết của kinh nghiệm nhân sinh (...) tạo nên một huyền thoại siêu
hình và đạo đức, tính chất của một niềm tin(...) Tiểu thuyết của ông mở ra một
cuộc du hành vào cái vô tận lớn, với kích thước khổng lồ của kính viễn vọng”.
7. Nhà nghiên cứu M.Pierre-Marc de Biasi, người phụ trách số kỷ niệm về V.Hugo
của Nguyệt san văn học Lire của Pháp cho rằng: “Hugo là sứ giả của tương lai
chúng ta, ông hướng dẫn nó”.
8. “Tác phẩm của ông ra đời trên đống gạch đổ nát của ngục Baxti và chấm dứt khi
những nghiệp đoàn thợ thuyền sắp sửa tuyên bố rằng mùa xuân sẽ thuộc về họ
ngày 1 tháng 5 tại Chicago. Victor Hugo là tấm gương phản chiếu cách mạng
Pháp.”

You might also like