You are on page 1of 397

[27]NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN DÒNG TIỀN

CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT


TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
SV: Phạm Thị Kim Chi, Tôn Thất Việt Hoàng, Đoàn Thị Quế Anh,
Đoàn Hải Yến, Đào Thị An Thơ
Học viện Tài Chính
GVHD: TS. Đàm Thanh Tú, TS. Bùi Thị Hà Linh
TÓM TẮT
Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô cho thấy nước ta hiện nay đang là thị
trường tiêu dùng hấp dẫn, nhu cầu tiêu dùng trong nước cao. Bản thân thực phẩm
và đồ uống là loại mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống, vì vậy, đây là cơ hội rất lớn
cho ngành thực phẩm tăng trưởng và phát triển mở rộng. Qua hơn 20 năm xây
dựng và phát triển, ngành công nghiệp thực phẩm đã đạt được những thành tựu
nhất định. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi các DN
phải đưa ra đựơc các quyết định đúng đắn, hợp lý và đúng lúc. Một trong những
quyết định tài chính quan trọng mang tính chiến thuật đó là quyết định quản trị
dòng tiền, việc quản trị dòng tiền hiệu quả góp phần giúp DN sử dụng hiệu quả
các luồng tiền, tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, cân đối được dòng tiền ra
dòng tiền vào, đảm bảo khả năng thanh toán, từ đó nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Thông qua việc đánh giá tình hình dòng tiền của các công ty thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu này đã cho thấy sự
tác động của các nhân tố đến dòng tiền, những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm
dòng tiền, rút ra các kết luận cụ thể về tình hình lưu chuyển tiền tệ của các DN
trong ngành thực phẩm hiện nay, đưa ra các biện pháp quản trị dòng tiền hiệu
quả hơn gắn với đặc điểm ngành nghề kinh doanh và xu hướng phát triển chung
của nền kinh tế vĩ mô.
Từ khóa: dòng tiền thuần, ngành thực phẩm và đồ uống, hiệu quả kinh
doanh.
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong một cuộc khảo sát 401 giám đốc tài chính của Graham (2004) cho thấy có gần
51,6% số người được phỏng vấn cho rằng lợi nhuận thu được trên báo cáo kết quả kinh doanh
là quan trọng nhất, trong khi đó chỉ 21,4% các giám đốc tài chính coi dòng tiền và dòng tiền
tự do là một trong những yếu tố quan trọng trong các kế hoạch thực hiện.
Tuy nhiên, quay trở lại cuối những năm 1980, các nhà kế toán học thuật ở phương Tây
đã tạo ra một thông điệp mới được gọi là “làn sóng dòng tiền”. Họ tin rằng dòng tiền là một
cơ sở để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và khi nhà đầu tư quan tâm đến sự
tăng trưởng, phát triển của một doanh nghiệp, để lựa chọn cơ hội đầu tư mang lại nhiều lợi
nhuận, ít rủi ro, các nhà đầu tư cần phải đặc biệt chú ý tới dòng tiền hay xem xét tới báo cáo
lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Nói cụ thể hơn, trong bất cứ giai đoạn nào, mặc dù các
doanh nghiệp đều có kết quả kinh doanh tốt (lợi nhuận sau thuế > 0), song việc quản trị dòng
tiền chưa tốt vẫn dẫn tới nguy cơ phá sản cao. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp thực phẩm và
đồ uống trên báo cáo kết quả kinh doanh có lãi, tuy nhiên trong ngân quỹ lại không có tiền,chi
phí tài trợ nhu cầu thanh toán lớn dẫn tới những doanh nghiệp này buộc phải thay đổi kế
hoạch kinh doanh như giảm dự trữ nguyên liệu, gây sức ép giá với nhà cung cấp, làm mất ổn
định vùng nguyên liệu, mất ổn định sản xuất hoặc không tận dụng được thời điểm nông sản rẻ
để tăng dự trữ.
Như vậy, có thể thấy rằng một doanh nghiệp quản trị dòng tiền tốt sẽ góp phần giúp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, cân đối được
dòng tiền ra, dòng tiền vào và đảm bảo khả năng thanh toán giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu
quả kinh doanh, tập trung nguồn lực, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 1
chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng, đa dạng hiện nay. Từ đó
doanh nghiệp có thể thấy rằng họ chỉ có thể tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu khi kết
hợp được giữa lợi nhuận kỳ vọng và dòng tiền kỳ vọng (Melendrez và cộng sự, 2005).
Làm thế nào để quản trị dòng tiền ở các công ty thực phẩm và đồ uống niêm yết tại
Việt Nam? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp này?
Việc xây dựng mô hình quản trị dòng tiền ở các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn và
thách thức gì? Những vấn đề trên luôn là câu hỏi lớn được các nhà quản trị doanh nghiệp
quan tâm sâu sắc để tìm ra lời giải.
Một quy trình quản trị dòng tiền hợp lý sẽ đảm bảo cho việc huy động và sử dụng vốn của
doanh nghiệp có hiệu quả cao hơn, từ đó góp phần làm giá trị doanh nghiệp được phát triển bền
vững. Do vậy, để góp phần thêm vào mặt lý luận cũng như tìm hiểu rõ hơn về hiệu quả quản trị
dòng tiền của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết, nhóm tác giả quyết định
lựa chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị dòng tiền của các công ty ngành
thực phẩm và đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu. Hy
vọng kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả là cơ sở giúp các nhà quản trị thấy rõ hơn những
nhân tố có tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp, những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm
dòng tiền để đưa ra được các giải pháp khắc phục trong từng giai đoạn phát triển của doanh
nghiệp.
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Các công nước ngoài trình ở
Jensen (1986) là nhà nghiên cứu đã mở hướng và tiên phong đưa ra một khái niệm
toàn diện về lý thuyết dòng tiền của các doanh nghiệp. Tác giả nhận ra rằng vào năm 1984,
dòng tiền của 10 công ty dầu lớn nhất trong ngành tại Mỹ - ngành luôn có thặng dư về dòng
tiền trong những năm 1970, 1980 là 48,5 tỷ USD - tương đương với 28% tổng tiền của 200
doanh nghiệp lớn nhất nơi đây. Quan trọng hơn là các nhà quản lý đã không trả lại dòng tiền
dư thừa này cho các cổ đông mà thay vào đó, họ quyết định đẩy mạnh đầu tư vào các hoạt
động khai thác mặc dù lợi nhuận bình quân thấp hơn chi phí sử dụng vốn. Và đó được gọi là
vấn đề người đại diện trong quản trị dòng tiền ở các doanh nghiệp. Sử dụng mô hình đo lường
theo phương pháp kế toán để đo lường mức độ đầu tư quá mức trong quản trị dòng tiền, tác
giả cho thấy việc đầu tư quá mức thường tập trung ở những doanh nghiệp có dòng tiền dư
thừa dồi dào dẫn tới không những không tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn làm
cho tỷ suất sinh lời của tài sản ngày càng giảm - bằng chứng cho việc hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp ngày càng kém đi. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải biết quản trị dòng tiền
một cách hiệu quả, đồng thời thực hiện các chiến lược đầu tư khôn ngoan để tích cực tìm
kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cấu trúc quản lý doanh nghiệp có
ảnh hưởng đến quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp: trong một cơ cấu quản lý, ví dụ như
trường hợp có sự tham gia của các nhà đầu tư chủ động quản lý, giám sát sẽ giúp công ty hạn
chế được phần nào việc sử dụng dòng tiền đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời thấp hơn.
Nghiên cứu của Liao và cộng sự (2008) được thực hiện trên hai mô hình: thứ nhất,
mối quan hệ của cơ chế quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp và các vấn đề người đại diện;
thứ hai, mối quan hệ của tăng trưởng doanh thu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên
cạnh ba biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cơ chế quản lý doanh nghiệp
và dòng tiền của doanh nghiệp, nghiên cứu còn thu thập thêm các biến kiểm soát như quy mô
doanh nghiệp, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ nghiên cứu và phát triển, ROA của ngành công nghiệp. Kết
quả tìm được từ nghiên cứu này cho thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có khuynh hướng vận hành ngược chiều với dòng tiền
của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp không có nhiều cơ hội tăng trưởng.
Đồng thời, nếu một doanh nghiệp không cân đối được dòng tiền, để vượt mức quá nhiều sẽ
phát sinh động lực thúc đẩy các nhà quản lý vì lợi ích của mình sẽ có xu hướng bành trướng
doanh nghiệp, mở rộng quy mô, tiêu xài hoang phí để xây dựng đế chế quản lý của mình hoặc

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 2


có khuynh hướng đầu tư vào các dự án không tốt, và giá trị hiện tại ròng của các dự án này có
thể âm.
Nghiên cứu của Hong và cộng sự (2012) được lấy dữ liệu dựa trên các công ty về bất
động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến từ 2006 -2010 lại
một lần nữa khẳng định mối quan hệ của quản trị dòng tiền ở các doanh nghiệp và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp đó. Kết quả hồi quy tìm thấy từ nghiên cứu này cho thấy rằng
mức độ dòng tiền dư thừa và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng tổng
hợp các chỉ tiêu tài chính có mối quan hệ nghịch biến với nhau. Trong đó hiệu quả hoạt động
được đo lường, tổng hợp theo trọng số bởi 21 chỉ tiêu tài chính, bao gồm khả năng sinh lời
(ROA, ROE), khả năng trả nợ, tăng trưởng doanh thu. Biến giải thích là dòng tiền của doanh
nghiệp, cùng với hai biến kiểm soát bổ sung là quy mô công ty được đo bằng logarit của tài
sản và tỷ lệ nợ được đo bằng tỷ lệ nợ trên tài sản. Điều này chỉ ra rằng việc gia tăng dòng tiền
của doanh nghiệp sẽ không có tác dụng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Yungchih (2010), khi tìm hiểu xem việc quản trị dòng tiền của doanh
nghiệp và chi phí người đại diện sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động của doanh
nghiệp cho thấy rằng: với một dòng tiền dồi dào, doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư vào các
dự án sinh lợi, gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Do đó, dòng tiền dư thừa sẽ có ảnh hưởng
cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của công ty- đây là trường hợp dành cho các doanh nghiệp
có các cơ hội tăng trưởng tốt.
2.2 Các công trình ở trong nước
Trong luận án tiến sỹ của tác giả Đỗ Hồng Nhung - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
về “Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”, tác giả nhận ra rằng: dòng tiền âm theo quý là phổ biến ở nhiều
doanh nghiệp. Có thể thấy, mặc dù các doanh nghiệp này đã đạt được một số kết quả nhất
định, song vẫn tồn tại những hạn chế là chưa thực sự quan tâm đến dự báo dòng tiền, nhận
thức về vai trò của ngân quỹ tối ưu và lập kế hoạch dòng tiền phù hợp. Nền tảng cơ bản để tác
giả đề xuất giải pháp là dòng tiền của doanh nghiệp phải được quản trị ở tất cả các giai đoạn
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ giai đoạn tạo tiền đến sử dụng tiền để đáp ứng
khả năng chi trả. Nghiên cứu đã đề xuất nhóm giải pháp trực tiếp (3 giải pháp về dự báo dòng
tiền, xây dựng ngân quỹ tối ưu và quản trị hàng tồn kho), nhóm giải pháp bổ trợ (7 giải pháp)
và khuyến nghị các điều kiện để thực hiện các nhóm giải pháp này nhằm tăng cường quản trị
dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận án tiến sĩ “Ảnh hưởng của dòng tiền, rủi ro hệ thống, rủi ro
phi hệ thống và tính thanh khoản chứng khoán đến đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam” tác giả
Lê Hà Diễm Chi cho thấy dòng tiền ảnh hưởng cùng chiều đến đầu tư, nghĩa là khi dòng tiền
nội bộ càng lớn thì càng có tác dụng khuyến khích đầu tư. Cụ thể, hơn là dòng tiền nội bộ ảnh
hưởng mạnh đến đầu tư ở những doanh nghiệp có kiểm soát Nhà nước hơn những doanh nghiệp
không có kiểm soát Nhà nước.
Ở một số nghiên cứu khác được công bố trên những tạp chí chuyên ngành cũng cho
thấy hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng tập trung vào công tác quản lý
dòng tiền, nhất là tại các tập đoàn lớn. Trong bài viết “Giải pháp quản lý dòng tiền, tăng hiệu
quả, giảm rủi ro cho doanh nghiệp”, tác giả Aseem Goyal cho rằng “Các giải pháp quản lý
dòng tiền tập trung vào việc nâng cao tự động hóa, cũng như cải thiện hiệu quả trong việc
quản lý các khoản phải thu và các khoản phải trả, giúp công ty có tầm nhìn và quản lý tốt
hơn trạng thái dòng tiền của mình”. Công nghệ sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam
những giải pháp tự động hóa trong tài trợ thương mại và quản lý dòng tiền, hỗ trợ doanh
nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra, giúp cho doanh nghiệp có thể tối ưu hóa trạng thái dòng
tiền, giảm chi phí và rủi ro, cũng như nâng cao tính an toàn, bảo mật trong hệ thống thanh
toán.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 3


Như vậy, thông qua việc nghiên cứu tổng quan các công trình trong nước và quốc tế về
quản trị dòng tiền, nhóm tác giả nhận thấy có một số khoảng trống cho nghiên cứu của mình.
Bởi khi xác định được những yếu tố có tác động đến dòng tiền thuần tự do của doanh nghiệp
sẽ đưa ra được quy trình quản trị dòng tiền hợp lý, đảm bảo cho việc huy động và sử dụng vốn
của doanh nghiệp có hiệu quả cao hơn, từ đó góp phần làm giá trị doanh nghiệp tăng trưởng
bền vững.
3.Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý thuyết
3.1.1. Khái niệm dòng tiền
Dòng tiền (cashflow) phản ánh sự vận động của tiền đi vào và đi ra phát sinh trong một
thời kỳ nhất định. Có thể hiểu là, đối với một doanh nghiệp, khi thực hiện các hoạt động sẽ
phát sinh các dòng tiền vào và dòng tiền ra. Doanh nghiệp cần tiền để thanh toán những hóa
đơn chi tiêu mua sắm tài sản cố định, mua nguyên vật liệu và để thanh toán các khoản nợ tới
hạn như nợ lương cho người lao động, nộp thuế cho Nhà nước, hoàn trả vốn cho nhà đầu tư,
chia cổ tức, trả lãi vay cho chủ nợ... Ngược lại, tiền có thể đến từ các nguồn bán tài sản, đi
vay, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, bán sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thu được tiền từ khách
hàng,...
3.1.2. Phân loại dòng tiền
a.Phân loại dòng tiền theo hoạt động
Theo cách phân loại này, dòng tiền của doanh nghiệp được chia thành ba loại:
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền từ hoạt động tài chính
b.Dựa vào tính sở hữu dòng tiền
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF):
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là dòng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh
doanh thuộc về các nhà đầu tư, bao gồm cả chủ nợ và chủ sở hữu sau khi trừ đi những khoản
đầu tư cần thiết (vốn đầu tư vào TSCĐ và vốn lưu động thường xuyên) cho các hoạt động
kinh doanh trong tương lai, cách xác định như sau:
FCFF = [EBIT (1-t%) + Khấu hao] - [Đầu tư mới vào TSCĐ + Thay đổiVLĐ]
Dòng tiền thuần của chủ sở hữu (FCFE):
Dòng tiền thuần của chủ sở hữu (FCFE) là dòng tiền trong kỳ thuộc sở hữu của các cổ
đông mà các cổ đông sau khi đã tính đến chi tiêu vốn cho đầu tư tài sản và thanh toán nợ gốc.
Cách xác định FCFE như sau:
FCFE = [NI + Khấu hao + Khoản vốn vay mới] – Đầu tư mới vào TSCĐ
– Thay đổi VLĐ – Trả nợ vay gốc.
3.1.3. Tầm quan trọng của quản trị dòng tiền
Quản trị dòng tiền là hoạt động hoạch định và tổ chức điều khiển để cân đối dòng tiền
ra, vào theo yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
Xét theo thời hạn phát sinh dòng tiền có thể chia dòng tiền của một doanh nghiệp thành hai
loại là dòng tiền dài hạn và dòng tiền ngắn hạn. Chính vì vậy, việc quản trị dòng tiền cũng
được chia thành quản trị dòng tiền ngắn hạn và quản trị dòng tiền dài hạn.
Quản trị dòng tiền của một doanh nghiệp hiệu quả là yêu cầu thiết yếu, quyết định sự
sống còn của một doanh nghiệp. Sự thiếu hụt tiền mặt, nếu ở mức độ nghiêm trọng, ví dụ như
đến hạn phải trả nợ cho ngân hàng, hoặc cho nhà cung cấp mà doanh nghiệp không có tiền
mặt để trả vì chưa thu được nợ của khách hàng, doanh nghiệp có thể bị khởi kiện và yêu cầu
tuyên bố phá sản, bất chấp báo cáo tài chính gần nhất thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh
rất có lãi. Trái lại, sự dư thừa tiền mặt ở mức độ quá lớn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tiền mặt không được sử dụng hiệu quả và đúng lúc,
dẫn đến lãng phí, trong khi doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng hoặc đối tác với lãi suất
cao, thể hiện sự yếu kém của hoạt động quản trị tài chính trong doanh nghiệp.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 4
Từ đây, ta có thể thấy quản trị dòng tiền hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết bởi tình
trạng không ăn khớp về mặt thời gian giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào. Nguyên nhân do
việc dự báo không sát và trong quá trình hoạt động do gặp phải những tác động khách quan
dẫn đến dòng tiền không được cân đối. Do vậy, quản trị dòng tiền hiệu quả sẽ giúp doanh
nghiệp:
Chủ động tình hình thiếu hụt tiền mặt để đưa ra những biện pháp phòng tránh hoặc giảm
thiểu những thiệt hại có thể xảy ra.
Giảm sự phụ thuộc vào ngân hàng, tiết kiệm chi phí tài chính
Tận dụng triệt để nguồn lực tài chính mà vẫn đảm bảo tình hình thanh toán của doanh
nghiệp từ việc chủ động sử dụng vốn tiền mặt dư thừa
Đảm bảo sức khỏe tài chính đối với các bên có liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp
như khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông, các bên cho doanh nghiệp vay vốn.
3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp.
a.Khách quan Nhân tố
Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động kinh
doanh trong một lĩnh vực nhất định. Mỗi lĩnh vực lại có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật
riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới đặc điểm dòng tiền và tổ chức dòng tiền của Doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu dữ
trữ tiền mặt trong kì thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng dễ dàng thu được
tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như
đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh.
Chu kỳ vận động của doanh nghiệp: Chu kỳ vận động của doanh nghiệp thường trải qua
các giai đoạn: hình thành, tăng trưởng, phát triển ổn định và suy thoái. Mỗi giai đoạn phát
triển khác nhau thì dòng tiền của doanh nghiệp lại mang những đặc điểm khác nhau và đều
ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp.
Tình hình kinh tế vĩ mô, các chính sách tài chính tiền tệ:
Khi nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng, sản phẩm của Doanh nghiệp không tiêu thụ
được, doanh thu giảm sút dẫn đến dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh cũng giảm mạnh.
Bên cạnh đó việc đầu tư cũng trở nên hạn chế do thiếu vốn và do đầu tư không có đầu ra. Do
đó dòng tiền từ đầu tư cũng giảm. Các chính sách thắt chặt chi tiêu, kiềm chế lạm phát, kiểm
soát tín dụng của Chính phủ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến dòng tiền đầu tư, dòng tiền tài chính
và dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp.
Vấn đề lạm phát cũng tác động lớn đến dòng tiền của doanh nghiệp. Lạm phát gia tăng
kéo theo đó là sự gia tăng của dòng tiền ra từ các hoạt động. Lạm phát tác động đến yếu tố
thời gian và yếu tố giá cả. Yếu tố thời gian sẽ dẫn đến chi phí vốn thay đổi thời gian thu hồi
tiền thay đổi từ đó làm thay đổi vấn đề cân đối tiền tệ.
b. Nhân tố chủ quan
Quyết định tài chính của Doanh nghiệp:
Các quyết định chiến lược như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân
phối lợi nhuận là những quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của doanh nghiệp.
Quyết định đầu tư sẽ ảnh hưởng đến qui mô vốn, đến cơ cấu vốn, đến trình độ trang bị tài sản
trong doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Quyết định đầu tư ảnh hưởng
trực tiếp đến dòng tiền hoạt động đầu tư, từ đó ảnh hưởng sang các dòng tiền khác của doanh
nghiệp.
Quyết định kênh huy động vốn ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền từ hoạt động tài
chính. Huy động vốn đầu tư dẫn đến làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn, làm thay đổi chi phí vốn
và kéo theo đó là ảnh hưởng đến các dòng tiền khác của doanh nghiệp.
Quyết định phân phối lợi nhuận lựa chọn chính sách chi trả cổ tức sẽ làm thay đổi lượng
tiền mặt trong doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.
Bên cạnh những quyết định chiến lược trên đây thì các quyết định chiến thuật mang tính
tác nghiệp như: quyết định bán chịu, quyết định chiết khấu thanh toán, quyết định dự trữ hàng
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 5
tồn kho, quyết định mua chịu, quyết định trả nợ,… cũng là những quyết định tác động trực
tiếp đến dòng tiền của Doanh nghiệp.
Về thông tin:
Thông tin là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp. Thông
tin bất cân xứng cũng có thể tạo nên những thay đổi trong dòng tiền của doanh nghiệp. Khi
xảy ra vấn đề thông tin không cân xứng, chi phí huy động vốn từ các nguồn bên ngoài sẽ tăng
cao, vì vậy doanh nghiệp có xu hướng dùng tiền để trang trải bớt các khoản nợ. Điều này sẽ
làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp và thay đổi dòng tiền từ các hoạt động của
doanh nghiệp.
Trình độ quản trị doanh nghiệp:
Trình độ quản trị doanh nghiệp, trình độ ra quyết định có ảnh hưởng lớn đến dòng tiền.
Điều này được thể hiện ở khả năng ra quyết định lựa chọn mô hình dự báo mức dự trữ tiền, dự
báo dòng tiền ra. Kết quả của quá trình tạo tiền trong doanh nghiệp cũng phụ thuộc lớn vào
trình độ quản trị doanh nghiệp, trình độ quản trị dòng tiền.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Xây dựng các giả thuyết cho mô hình
Thông qua việc nghiên cứu các mô hình liên quan đến quản trị dòng tiền ở trong nước
cũng như ở nước ngoài, đồng thời kết hợp với đặc điểm của các công ty ngành thực phẩm và
đồ uống niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay, chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình
nghiên cứu có biến phụ thuộc được xác định là dòng tiền thuần trong doanh nghiệp và các
biến độc lập là những nhân tố tác động đến dòng tiền. Những giả thuyết cho mô hình được
chúng tôi đặt ra như sau:
Giả thuyết H1: Các công ty có trữ lượng hàng tồn kho lớn thì dòng tiền thuần càng cao.
Giả thuyết H2: Các công ty có khoản nợ phải thu càng lớn thì dòng tiền thuần càng
giảm và ngược lại.
Giả thuyết H3: Các công ty có khoản nợ phải trả càng thấp thì dòng tiền thuần càng cao
và ngược lại.
Giả thuyết H4: Các công ty có khả năng thanh toán càng lớn thì dòng tiền thuần càng
tốt và ngược lại.
Giả thuyết H5: Các công ty có kì thanh toán trung bình càng ngắn thì dòng tiền thuần
càng cao và ngược lại.
Giả thuyết H6: Các công ty có quy mô càng lớn thì dòng tiền thuần càng cao và ngược
lại.
3.2.2 Thu thập và xử lý số liệu
Dữ liệu trong nghiên cứu của chúng tôi được thu thập từ các báo cáo tài chính đã kiểm
toán của 26 công ty ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết trên tất cả các sàn chứng khoán ở
Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017. Dữ liệu nghiên cứu được chúng tôi tổng hợp
dưới dạng cấu trúc bảng (Panel data) với số lượng quan sát trong mô hình là: 26 x 7 = 182
(quan sát).
3.3 Đo lường các biến trong mô hình
3.3.1 Biến phụ thuộc
Đề tài này sẽ dựa theo tính sở hữu của dòng tiền để phân loại dòng tiền trong doanh
nghiệp thực phẩm niêm yết để phân loại thành dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) và
dòng tiền thuần của chủ sở hữu (FCFE). Đây cũng chính là hai biến phụ thuộc chịu sự tác
động của các yếu tố khác bên trong doanh nghiệp.
FCFF = [EBIT (1-t%) + Khấu hao] - [Đầu tư mới vào TSCĐ + Thay đổiVLĐ]
FCFF được cho là chỉ số tài chính quan trọng nhất của giá trị cổ phiếu của doanh
nghiệp. Dựa vào dòng tiền này, chúng ta sẽ xác định được giá trị doanh nghiệp gồm cả của
chủ nợ và chủ sở hữu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 6


FCFE (Dòng tiền thuần của chủ sở hữu): là dòng tiền trong kỳ thuộc sở hữu của các
cổ đông mà các cổ đông sau khi đã tính đến chi tiêu vốn cho đầu tư tài sản và thanh toán nợ
gốc.
FCFE = [NI + Khấu hao + Khoản vốn vay mới]– [Đầu tư mới vào TSCĐ + Thay đổi
VLĐ + Trả nợ vaygốc]
Dựa vào dòng tiền này, chúng ta sẽ xác định được giá trị doanh nghiệp của chủ sở hữu
bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Việc xác định FCFE còn để điều chỉnh các chính
sách tài chính của doanh nghiệp.
3.3.2 Biến độc lập
- Hàng tồn kho (HTK): Hàng tồn kho là danh mục nguyên vật liệu và sản
phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh
nghiệp giữ trong kho. Đây là loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản thấp nhất, khó
để chuyển hóa thành tiền nhất trong doanh nghiệp.
Có 3 lý do chính khiến doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành thực
phẩm có nhu cầu về dự trữ hàng tồn kho. Thứ nhất, có độ trễ về thời gian trong chuỗi
cung ứng, từ người cung ứng đến người sử dụng ở mọi khâu, đòi hỏi doanh nghiệp
phải tích trữ một lượng hàng nhất định để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản
xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho người mua. Thứ hai, có những bất trắc
nhất định trong nguồn cung, nguồn cầu, trong giao nhận hàng khiến doanh nghiệp
muốn trữ một lượng hàng nhất định để dự phòng. Thứ ba, doanh nghiệp sử dụng hàng
tồn kho để khai thác tính kinh tế nhờ quy mô.
- Tổng nợ phải thu (TNPThu): Nợ phải thu hay các khoản phải thu là một loại
tài sản của doanh nghiệp, được xác định dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa
thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các khách hàng chưa thanh toán cho
doanh nghiệp. Liên quan đến việc quản lí và thu hồi các khoản nợ phải thu là việc xây
dựng chính sách bán hàng, chính sách thu hồi nợ dựa trên tính chất của khoản nợ.
- Tổng nợ phải trả (TNPTra): Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh
nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các
nghĩa vụ pháp lý. Doanh nghiệp cần lập quy trình hiệu quả liên quan đến các khoản
phải trả để có thể giải quyết vấn đề về tiền mặt và đảm bảo có một số lượng lớn tiền
mặt dành cho hoạt động kinh doanh. Đứng trên góc độ thời hạn thanh toán, nợ phải thu
gồm có nợ phải thu ngắn hạn và nợ phải thu dài hạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thực
phẩm niêm yết của Việt Nam đa số là vay nợ ngắn hạn, nhưng hầu hết đều thực hiện
việc đảo nợ khi các khoản nợ đến hạn trả, chính vì thế, bản chất của các khoản nợ này
được xem như là một khoản vay dài hạn của doanh nghiệp. Do vậy, nhóm nghiên cứu
quyết định sử dụng chỉ tiêu nợ phải thu ngắn hạn làm biến phụ thuộc, tác động vào
dòng tiền của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết.
- Khả năng thanh toán (KNTT): Là khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ
đến hạn bất cứ lúc nào. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng
thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế và nguồn lực sẵn có. Trong những nghiên cứu
thực nghiệm trước đây, các tác giả đã chỉ ra là doanh nghiệp có khả năng thanh toán
tốt, dòng tiền dồi dào sẽ có tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thực phẩm được tính theo công thức sau:
Nợ ngắn hạn
KNTT =
tài sản ngắn hạn
- Kì thu tiền trung bình (KTT): Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để thu
hồi nợ phải thu khách hàng bình quân trong kì của doanh nghiệp. Nếu kỳ thu tiền trung
bình tăng từ năm này qua năm khác cho thấy khả năng yếu kém trong việc quản lý
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 7
công nợ ở doanh nghiệp, từ đó khiến dòng tiền bị ứ đọng, xảy ra tình trạng không đủ
nguồn lực để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư của doanh
nghiệp. Kì thu tiền trung bình của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu được tính
theo công thức sau:
Nợ phải thu bình quân
KTT =
Doanhthu bán chịu bình quân 1 ngày
Trong đó: Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày được tính xấp xỉ bằng doanh thu
thuần chia 360.
- Quy mô doanh nghiệp (QMDN): Dòng tiền trong doanh nghiệp có sự khác
biệt rõ rệt trong doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu của Abor
(2005) cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn thường hoạt động kinh doanh có hiệu
quả hơn, góp phần làm dòng tiền thuần của doanh nghiệp cũng như dòng tiền thuần
của chủ sở hữu lớn hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngược lại, nghiên cứu của
Cheng và cộng sự (2010), cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn lại hoạt động kém
hiệu quả hơn. Để tính quy mô doanh nghiệp, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau
nhưng nhìn chung phần lớn các quan điểm đều cho rằng để đo lường quy mô doanh
nghiệp thì nên sử dụng công thức bằng Logarit giá trị sổ sách tổng tài sản của doanh
nghiệp. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm tiếp cận đó.
4. Kết quả thực nghiệm sự ảnh hưởng của các nhân tố đến dòng tiền
4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình thuộc
Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm nghiên cứu từ phần mềm STATA.

variable N mean sd cv min max

FCFF 182 509028.7 1783361 3.50346 -7006832 1.19e+07


FCFE 182 678267.3 2193503 3.23398 -3960857 1.80e+07
HTK 182 582260.1 990185.8 1.70059 500 5389531
KNTT 182 1.735118 1.091035 .6287959 .3637794 8.480821
KTT 182 50.4478 68.84219 1.364622 .15 409.79
TNPTra 182 2564481 6912371 2.695427 17908 5.27e+07
TNPThu 182 562261.1 1384549 2.462467 198 1.36e+07
QMDN 182 13.95658 1.736152 .1243966 11.36035 18.1065

Từ bảng kết quả trên ta có thể thấy FCFE và FCFE có sự phân hóa rõ rệt giữa các doanh
nghiệp thực phẩm trong giai đoạn 2011-2017 . Trong đó giá trị trung bình của FCFE là
678267.3, còn giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của FCFE cho ta thấy nhiều DN thực phẩm niêm yết
kinh doanh rất kém trong giai đoạn này và một số khác thì hoạt động khá tốt, có dư tiền để chi
trả cổ tức cho cổ đông. Bên cạnh đó, giá trị trung bình của FCFF là 509028.7, với giá trị nhỏ
nhất là âm cho thấy trong 26 DN thực phẩm niêm yết trong mẫu nghiên cứu, dòng tiền ở một
số DN được tạo ra không đủ để tài trợ cho nhu cầu đầu tư mới vào TSCĐ và vốn lưu động
thuần tăng thêm. Khả năng thanh toán có giá trị trung bình là 1.73 khá cao, tuy nhiên giá trị
chung trải dài từ 0.36 đến xấp xỉ 8.48, điều này cho thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa DN có
khả năng thanh toán kém nhất và DN có khả năng thanh toán tốt nhất. Tổng nợ phải trả
(TNPTra) có giá trị trung bình là 2564481 và dao động trong khoảng (17908;5.27e+07), điều
này cho thấy bên cạnh những doanh nghiệp dùng đòn bẩy tài chính gần như tuyệt đối thì vẫn
có những doanh nghiệp dùng đa số là vốn chủ để giảm thiểu rủi ro. Các biến nợ phải thu, hàng
tồn kho cũng là những biến có sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.
4.2 Phân tích và kiểm định mô hình
4.2.1.Trường hợp FCFE là biến phụ thuộc

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 8


1. Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM hay mô hình REM với mô hình có
biến FCFE là biến phụ thuộc
Note: the rank of the differenced variance matrix (3) does not equal the number of coefficients being tested (6); be sure this
is what you expect, or there may be problems computing the test. Examine the output of your estimators for anything
unexpected and possibly consider scaling your variables so that the coefficients are on a similar scale.

Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
fe re Difference S.E.

HTK -1.655372 .7146649 -2.370037 .6168246


TNPTra .3112797 .0025764 .3087033 .09149
TNPThu .6134273 .6740265 -.0605992 .0647728
KNTT -161628.1 -21776.78 -139851.3 146223.7
KTT -4912.316 -5334.796 422.4794 2521.101
QMDN 204115 67229.87 136885.1 487013.2

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg


B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(3) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 1.53
Prob>chi2 = 0.6759

Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm nghiên cứu từ phần mềm STATA.
Kết quả kiểm định cho thấy mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM.
2. Kết quả chạy mô hình với FCFE là biến phụ thuộc theo phương pháp REM

Random-effects GLS regression Number of obs = 182


Group variable: Id Number of groups = 26

R-sq: Obs per group:


within = 0.1778 min = 7
between = 0.9113 avg = 7.0
overall = 0.5169 max = 7

Wald chi2(6) = 187.23


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

FCFE Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

HTK .7146649 .2168313 3.30 0.001 .2896835 1.139646


TNPTra .0025764 .0283811 0.09 0.928 -.0530495 .0582023
TNPThu .6740265 .1599293 4.21 0.000 .3605708 .9874822
KNTT -21776.78 107826.5 -0.20 0.840 -233112.8 189559.3
KTT -5334.796 1963.296 -2.72 0.007 -9182.784 -1486.807
QMDN 67229.87 103621.4 0.65 0.516 -135864.4 270324.1
_cons -754824.7 1403132 -0.54 0.591 -3504912 1995262

sigma_u 0
sigma_e 1519404.3
rho 0 (fraction of variance due to u_i)

Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm nghiên cứu từ phần mềm STATA.
Từ bảng kết quả trên, có thể thấy các biến giải thích được cho FCFE là biến Hàng tồn
kho, biến kỳ thanh toán, tổng nợ phải thu (với mức ý nghĩa 5%), như vậy trong số các biến
độc lập nghiên cứu, có 3 biến có ảnh hưởng đến FCFE (dòng tiền thuần của doanh nghiệp),
các biến còn lại chưa kết luận được.
3. Kiểm định khuyết tật đa cộng tuyến cho mô hình REM
Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm nghiên cứu từ phần mềm STATA
. vif, uncentered

Variable VIF 1/VIF

QMDN 5.24 0.190968


TNPThu 4.30 0.232400
HTK 3.58 0.279443
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 KNTT
TNPTra
3.42
3.23
0.292696
0.309349
9
KTT 2.11 0.474822

Mean VIF 3.65

.
Kiểm định trên cho thấy các biến cố định trong mô hình có hệ số VIF < 10 và không có
hiện tượng đa cộng tuyến.
4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình REM

Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm nghiên cứu từ phần mềm STATA
Như vậy, kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian cho thấy mô hình không có phương
sai sai số thay đổi với P- value > 0,05.
5. Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình

Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm nghiên cứu từ phần mềm STATA
Thông qua kiểm định Wooldridge cho thấy mô hình có tự tương quan với với P- value
< 0,05.
Như vậy, với mô hình sử dụng biến phụ thuộc là FCFE có các đặc điểm sau:
+ Không có hiện tượng đa cộng tuyến
+ Có hiện tượng tự tương quan
+ Không có phương sai sai số thay đổi
Do đó chúng tôi sẽ nghiên cứu thực hiện điều chỉnh khuyết tật cho mô hình bằng cách
sử dụng mô hình GLS.
6. Mối quan hệ giữa các nhân tố đến dòng tiền thuần của chủ sở hữu (FCFE) theo mô
hình tác động ngẫu nhiên sau điều chỉnh

Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: homoskedastic
Correlation: no autocorrelation

Estimated covariances = 1 Number of obs = 182


Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 26
Estimated coefficients = 7 Time periods = 7
Wald chi2(6) = 194.72
Log likelihood = -2848.928 Prob > chi2 = 0.0000

FCFE Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

HTK .7146649 .2126205 3.36 0.001 .2979364 1.131394


TNPTra .0025764 .0278299 0.09 0.926 -.0519693 .0571221
TNPThu .6740265 .1568236 4.30 0.000 .3666579 .9813951
KNTT -21776.78 105732.6 -0.21 0.837 -229008.8 185455.3
KTT -5334.796 1925.17 -2.77 0.006 -9108.059 -1561.532
QMDN 67229.87 101609.2 0.66 0.508 -131920.5 266380.2
_cons -754824.7 1375884 -0.55 0.583 -3451507 1941858

Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm nghiên cứu từ phần mềm STATA

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 10


Sau điều chỉnh, kiểm định dựa trên thống kê F cho kết luận mô hình hồi quy là phù hợp
(giá trị F-value = 0 là nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%). Dựa vào kết quả bảng trên và mức ý nghĩa
thống kê của các biến đã trình bày ở bảng , có thể thấy các biến có tác động đến FCFE là hàng
tồn kho, nợ phải thu, kỳ thanh toán. Trong đó, hai biến hàng tồn kho, nợ phải thu có tác động
cùng chiều với dòng tiền thuần của chủ sở hữu, biến kỳ thanh toán có tác động ngược chiều
với dòng tiền thuần của chủ sở hữu.
Tác động của lượng hàng tồn kho đối với dòng tiền thuần có thể được phát biểu như
sau: Dòng tiền thuần của chủ sở hữu sẽ tăng (giảm) 0.71 đơn vị khi hàng tồn kho tăng (giảm)
1 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Các doanh nghiệp thực phẩm cũng nên
có chính sách quản lí về số lượng dự trữ và bảo quản loại tài sản ngắn hạn này để không khiến
cho dòng tiền bị đình trệ quá lâu, cũng như tận dụng được những lợi ích của việc lưu trữ hàng
tồn kho.
Tác động của tổng nợ phải thu đối với dòng tiền thuần có thể được phát biểu như sau:
Khi tổng nợ phải thu tăng (giảm) 1 đơn vị thì dòng tiền thuần của chủ sở hữu sẽ tăng (giảm)
0.67 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Xuyên suốt quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, do nhiều nguyên nhân mà luôn tồn tại khoản nợ phải thu trong
kỳ hoạt động, các doanh nghiệp nên cân nhắc, xây dựng các chính sách bán hàng, chính sách
quản lý, thu hồi nợ nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ và mục tiêu lợi nhuận, không để
khoản nợ này kìm hãm việc chu chuyển dòng vốn lưu động, hạn chế thấp nhất các thiệt hại và
rủi ro mất vốn của doanh nghiệp.
Tác động của kỳ thanh toán đối với dòng tiền thuần có thể được phát biểu như sau: Khi
kỳ thanh toán giảm (tăng) 1 đơn vị thì dòng tiền thuần của chủ sở hữu sẽ tăng (giảm) 5334.79
đơn vị. Điều này có thể được giải thích rằng, kỳ thanh toán trung bình đã được rút ngắn lại,
thời gian cần thiết để thu hồi nợ phải thu khách hàng bình quân trong kì của doanh nghiệp
giảm đi, từ đó cho thấy được sự tiến bộ trong việc quản lý công nợ của doanh nghiệp, khiến
dòng tiền thuần tăng lên.
4.2.2. Trường hợp FCFF là biến phụ thuộc
1. Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM hay mô hình REM
Note: the rank of the differenced variance matrix (3) does not equal the number of coefficients being tested (6); be sure this
is what you expect, or there may be problems computing the test. Examine the output of your estimators for anything
unexpected and possibly consider scaling your variables so that the coefficients are on a similar scale.

Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
fe re Difference S.E.

HTK .451481 1.277215 -.8257342 .4819284


TNPTra .2149699 .0084809 .2064891 .0718368
TNPThu -.0605837 .048291 -.1088747 .0278154
KNTT -195346.8 -118125.3 -77221.5 105903.8
KTT -3668.972 -2450.416 -1218.556 1807.336
QMDN -31533.93 -86007.9 54473.97 386783.5

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg


B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(3) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 1.66
Prob>chi2 = 0.6465

Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm nghiên cứu từ phần mềm STATA.
Như vậy, dựa vào kết quả kiểm định cho thấy mô hình REM phù hợp hơn mô hình
FEM.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 11


2. Kết quả chạy mô hình với FCFF là biến phụ thuộc theo phương pháp REM
Random-effects GLS regression Number of obs = 182
Group variable: Id Number of groups = 26

R-sq: Obs per group:


within = 0.3081 min = 7
between = 0.7176 avg = 7.0
overall = 0.4605 max = 7

Wald chi2(6) = 125.01


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

FCFF Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

HTK 1.277215 .2080767 6.14 0.000 .8693923 1.685038


TNPTra .0084809 .0274606 0.31 0.757 -.0453409 .0623026
TNPThu .048291 .1357106 0.36 0.722 -.2176968 .3142788
KNTT -118125.3 100302.9 -1.18 0.239 -314715.3 78464.74
KTT -2450.416 1820.719 -1.35 0.178 -6018.961 1118.128
QMDN -86007.9 101007.5 -0.85 0.394 -283979 111963.3
_cons 1245412 1372335 0.91 0.364 -1444315 3935138

sigma_u 353678.8
sigma_e 1219865.9
rho .07754258 (fraction of variance due to u_i)

Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm nghiên cứu từ phần mềm STATA.
Từ bảng kết quả trên, có thể thấy các biến giải thích được cho FCFF là biến hàng tồn
kho (với mức ý nghĩa 5%), như vậy trong số các biến độc lập nghiên cứu, có 1 biến có ảnh
hưởng đến FCFF (dòng tiền thuần của doanh nghiệp), các biến còn lại chưa kết luận được.
Tương tự như quy trình với biến phụ thuộc là FCFE, chúng tôi cũng thực hiện các kiểm
định khuyết tật đa cộng tuyến, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định hiện tượng tự
tương quan cho mô hình với biến phụ thuộc là FCFF. Qua đó, mô hình sử dụng biến phụ
thuộc là FCFF có những đặc điểm sau:
+ Không có hiện tượng đa cộng tuyến
+ Có hiện tượng tự tương quan
+ Không có phương sai sai số thay đổi
Do đó chúng tôi nghiên cứu có thực hiện điều chỉnh khắc phục mô hình.
3. Kết quả mô hình tác động ngẫu nhiên sau điều chỉnh

Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: homoskedastic
Correlation: no autocorrelation

Estimated covariances = 1 Number of obs = 182


Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 26
Estimated coefficients = 7 Time periods = 7
Wald chi2(6) = 156.71
Log likelihood = -2820.932 Prob > chi2 = 0.0000

FCFF Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

HTK 1.216387 .1823053 6.67 0.000 .8590749 1.573699


TNPTra -.0062493 .023862 -0.26 0.793 -.0530179 .0405194
TNPThu .0904931 .1344639 0.67 0.501 -.1730512 .3540375
KNTT -70734.92 90657.36 -0.78 0.435 -248420.1 106950.2
KTT -2426.24 1650.681 -1.47 0.142 -5661.516 809.0357
QMDN -44541.17 87121.86 -0.51 0.609 -215296.9 126214.5
_cons 632695 1179712 0.54 0.592 -1679498 2944887

Nguồn: Kết quả thực hiện của nhóm nghiên cứu từ phần mềm STATA.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 12


Sau điều chỉnh, kiểm định dựa trên thống kê F cho kết luận mô hình hồi quy là
phù hợp (giá trị F-value = 0 là nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%). Biến có ý nghĩa thống kê và
tác động cùng chiều đến FCFF là hàng tồn kho. Khi hàng tồn kho tăng (giảm) 1 đơn vị
thì dòng tiền thuần của doanh nghiệp tăng (giảm) 1.21 đơn vị, trong điều kiện các yếu
tố khác không thay đổi. Điều này cho thấy các công ty đang trong giai đoạn dự trữ
hàng tồn kho nhằm mục đích đề phòng những tình huống kinh doanh xấu ngoài dự
đoán. Tuy nhiên, việc tăng dự trữ hàng tồn kho quá lâu có khả năng sẽ ảnh hưởng đến
doanh thu và dòng tiền của doanh nghiệp.
5. Kết luận và những khuyến nghị
5.1. Kết luận rút ra từ mô hình nghiên cứu
Khi nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền của các công ty ngành thực
phẩm và đồ uống niêm yết trên TTCKVN, kết quả hồi quy cho thấy sự tác động theo các mức
ảnh hưởng khác nhau của các biến trong mô hình. Kết quả này sẽ là một trong những bằng
chứng thực nghiệm giúp nhóm nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp các công ty
gia tăng được giá trị doanh nghiệp (DN) và nâng cao được vị thế kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng hàng tồn kho mà DN dự trữ ảnh hưởng tích cực đến
cả dòng tiền thuần chủ sở hữu (FCFE) và dòng tiền thuần của DN (FCFF). Như chúng tôi đã
nhận xét ở trên, điều đó cho thấy các DN đang trong giai đoạn dự trữ hàng tồn kho nhằm mục
đích đề phòng các tình huống kinh doanh xấu ngoài dự đoán. Tuy nhiên, đặc thù của ngành
chế biến thực phẩm và đồ uống là sản phẩm hoàn thành có thời gian bảo quản không dài, nếu
dự trữ lâu sẽ không thể tiêu thụ, vì thế có thể gây ứ đọng vốn, thậm chí là mất vốn. Thông qua
số liệu thu thập trong 07 năm gần đây, có thể nhận thấy lượng hàng tồn kho của các DN có xu
hướng tăng dần. Đây không phải là xu hướng tốt, nó có thể gây ứ đọng vốn cho DN, DN có
thể mất thêm chi phí bảo quản, cất giữ hay quản lý hàng tồn kho.
Kì thu tiền trung bình của các DN trong mẫu nghiên cứu dao động từ 0.85-236.36 ngày,
cho thấy sự khác biệt khá lớn trong việc quản lý nợ phải thu của các DN. Phát sinh khoản nợ
phải thu khách hàng là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh do chính sách
bán hàng trả chậm là một trong các biện pháp thu hút khách hàng, tăng cường doanh thu cho
DN. Tuy nhiên, đa số các công ty có xu hướng rút ngắn kì thu tiền trung bình, chứng tỏ các
DN đã ý thức được việc quản lý các khoản nợ phải thu của mình. Chỉ trừ một số DN có kì thu
tiền trung bình quá cao, lại có xu hướng kéo dài kì thu tiền qua các năm, cho thấy khả năng
yếu kém trong việc quản lý công nợ, ví dụ như công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn
(IFC): kì thu tiền trung bình năm 2011 là 107.46 ngày, tăng dần qua từng năm, đến năm 2017
đã lên tới 409.79 ngày với tổng số nợ phải thu là 6,224,852 triệu đồng, trong khi đó doanh thu
cùng năm chỉ đạt 5,468,569 triệu đồng.
Nợ phải thu của DN có xu hướng tăng, kết hợp với lượng hàng tồn kho cũng có xu
hướng tăng, chứng tỏ các DN không thực hiện kéo dài chính sách bán chịu của mình. Điều
này cũng phần nào cho biết đa số các DN không quản lý tốt khoản phải thu từ khách hàng.
Các khoản phải thu tăng lên thể hiện vốn ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh toán, do đó DN
muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có thêm nguồn vốn tài trợ, có thể dẫn đến
việc phải đi vay nợ, chí phí sử dụng vốn tăng cao hơn. Điều này minh chứng cho xu hướng
tăng thêm nguồn vay mới của hầu hết các DN, thể hiện trong bảng số liệu thu thập trong 07
năm gần đây.
Vốn lưu động thường xuyên được duy trì khá ổn định. Đa phần các DN đã tuân theo
đúng nguyên tắc phân bổ vốn: dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn và dùng
nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ tài sản ngắn hạn. Các DN trong mẫu nghiên cứu có nguồn vốn
lưu động thường xuyên tăng dần qua các năm và nhìn chung các năm NWC đều dương
(NWC>0), cho thấy tình hình tài trợ của DN là ổn định, đảm bảo khả năng thanh khoản.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 13


Bên cạnh đó, số ít các DN trong mẫu nghiên cứu duy trì tỉ trọng nợ phải trả ngắn hạn
trong tổng nợ phải trả khá cao, cụ thể là khoảng 95%-98%, tức là nợ ngắn hạn chủ yếu là
nguồn chiếm dụng từ người bán (do DN không đủ khả năng chi trả hoặc DN muốn kéo dài
thời gian thanh toán), NWC năm phần lớn là giá trị âm (NWC<0), chứng tỏ các DN đang sử
dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho việc đầu tư dài hạn. Điều này gây nên sự mất cân đối
trong việc sử dụng vốn, DN thường xuyên phải lo quay vòng nợ và chịu áp lực trả nợ lớn, từ
đó dẫn tới rủi ro về mặt tài chính, gây mất uy tín DN.
5.2. Những khuyến nghị về nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền
Qua những tài liệu đã nghiên cứu về các đặc điểm của ngành thực phẩm và đồ uống
cũng như qua việc xem xét tình hình kinh tế thế giới để nắm bắt được xu hướng của nền kinh
tế trong những năm tiếp theo, nhóm nghiên cứu xin đề xuất 1 số những giải pháp nhằm giúp
các công ty thực phẩm và đồ uống niêm yết của Việt Nam quản trị dòng tiền có hiệu quả hơn,
bắt kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế đang ngày càng toàn cầu hóa và hội nhập sâu
rộng như hiện nay.
Một là, tăng cường quản trị công nợ.
Đối với các DN chế biến thực phẩm, trong giai đoạn 2011-2017,tình trạng bị chiếm
dụng vốn cao là không thể tránh khỏi và có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, hạn chế vốn bị
chiếm dụng và tăng cường quản trị công nợ là vô cùng cần thiết. Giải pháp hiệu quả cho vấn
đề này đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm là tăng cường thu hồi các khoản phải thu
và trì hoãn đến mức tối đa có thể khoản phải trả. Muốn thực hiện điều này, các doanh nghiệp
cần thực hiện đồng bộ các bước sau:
Bước 1: Tập trung xây dựng bộ máy chuyên trách quản lý chặt chẽ công nợ, đưa ra các
chính sách rõ ràng cụ thể trong việc thanh toán các khoản mục, từ đó giải quyết triệt để các
vấn đề phát sinh ngoài tầm kiểm soát.
Bước 2: Thiết lập quy trình quản lý nợ phải thu chuẩn của công ty. Quy trình này bám
sát các mục tiêu: xác định rõ cá nhân hay tập thể nào sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các
khách hàng, quy định rõ thời gian nhắc nhở khách hàng, khi cần có thể liện hệ với khách hàng
bằng các công cụ trực tuyến như Gmail, gọi điện trực tiếp,…
Bước 3: Xử lý thanh toán các khoản phải trả. Hiện nay để tăng hiệu quả hoạt động kinh
doanh, nhà cung cấp buộc phải chấp nhận bán chịu. Chính vì vậy, trước khi làm việc với nhà
cung cấp, DN cần thảo luận về các điều khoản thanh toán và thương lượng thời hạn thanh
toán dài nhất có thể. Đây là một giải pháp có thể “tận dụng” được một khoảng thời gian để
DN tập trung dòng tiền vào các hoạt động làm tăng lợi nhuận, vì thế việc thanh toán các
khoản phải trả sau này cũng sẽ dễ dàng hơn
Ngoài ra nhiều DN thực phẩm còn sử dụng phương pháp trả chậm (slow-pay). Slow-pay
hiểu theo một cách đơn giản là cho phép DN thanh toán hóa đơn chậm nếu các khách hàng
không thanh toán đúng hạn, hoặc khi DN gặp vấn đề về tiền mặt.
Bước 4: Thực hiện cân đối thu – chi theo mức độ quan trọng và đối chiếu với kế toán
tiền mặt. Hằng năm một DN có khá nhiều khoản cần thu chi. Vì vậy, cần phải kiểm soát chặt
chẽ các vấn đề thu chi, cắt giảm cân đối chi phí.
Hai là, xây dựng chính sách sản xuất và bán hàng linh hoạt.
Thực tế cho thấy, nhiều DN mở rộng quy mô sản xuất nhưng lại chưa đánh giá hết được
tác động của môi trường kinh tế tới thị trường yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh là một bước tối quan trọng
nhằm tối đa hóa lợi thế, gia tăng hiệu quả hoạt động cho DN.
- Đánh giá lại thị trường theo các tiêu chí như vùng miền, thị trường nội địa và thị
trường xuất khẩu,… Từ đó tìm hiểu và đánh giá lại cơ cấu sản phẩm
- Xây dựng thương hiệu thông qua các kênh thông tin, hệ thống trưng bày và đại lý,
củng cố hệ thống các nhà phân phối theo khu vực, trong đó đặc biệt bảo hộ thị trường cho các
đại lý yên tâm bán hàng, đồng thời đưa ra chính sách hoa hồng rõ ràng đối với các đại lý ở
khu vực thị trường tiêu thụ sản phẩm khác nhau.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 14
- Tăng cường các thiết bị cần thiết phục vụ đánh giá biến động của thị trường.
- Bên cạnh việc đầu tư mở rộng thị phần ở vùng thành thị, các DN cần chú trọng vào thị
trường nông thôn với phân khúc các sản phẩm phù hợp.
- Chính sách bán hàng cần kết hợp với các cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm, viện dinh
dưỡng và các tổ chức đánh giá chỉ số thực phẩm uy tín để công bố thông tin về chất lượng sản
phẩm.
Ba là, lập kế hoạch dự báo về dòng tiền.
Quản trị dòng tiền một cách hiệu quả là một yêu cầu cực kì bức thiết, quyết định trực
tiếp dự sống còn của cả DN. Sự thiếu hụt tiền mặt ở mức độ nghiêm trọng, ví dụ như DN có
khoản nợ đến hạn trả mà lại không có sẵn nguồn tiền mặt để thanh toán, DN hoàn toàn có thể
bị khởi kiện và yêu cầu tuyên bố phá sản, bất chấp các báo cáo tài chính gần nhất của DN
đang thể hiện tình trạng kinh doanh có lãi. Ngược lại, sự dư thừa tiền mặt sẽ dẫn tới tiền mặt
không được sử dụng hiệu quả và đúng mức, gây lãng phí nguồn tiền trong khi DN phải chịu
mức lãi suất cao do vay vốn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Việc sử dụng các mô hình kinh tế hay các phương pháp dự báo về dòng tiền khác sẽ
đem lại hiệu quả cao hơn và đồng thời giảm thiểu được rủi ro. Nhà quản trị DN cần có cái
nhìn bao quát và có thể dự kiến được toàn bộ dòng tiền ra, dòng tiền vào của DN. Muốn vậy,
nhà quản trị phải nắm chắc kế hoạch hoạt động của DN, chính sách bán chịu, chính sách mua
chịu, chính sách chiết khấu thanh toán, chính sách tín dụng phương thức trả nợ và chính sách
phân phối lợi nhuận,…
Bốn là, điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý.
Doanh nghiệp nên tăng cường sử dụng vốn vay, không nên sử dụng quá nhiều vốn chủ
sở hữu. Điều này giúp DN sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả hơn, bên cạnh đó khi sử dụng
vốn vay, lá chắn thuế cũng giúp DN tiết kiệm được một khoản tiền, khiến dòng tiền vào tăng
lên. Những DN, công ty có tiềm lực tài chính lớn như Vinamilk, TH True Milk nên sử dụng
các khoản vay dài hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn thì sẽ hợp lý hơn.
Năm là, tái lập lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống Việt
Nam trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Việc tái lập lợi thế cạnh tranh của DN Việt trong bối cảnh hiện nay là rất quan trọng. Để
làm được việc này, DN nội cần chủ động cải thiện năng lực sản xuất, chất lượng và mẫu mã
sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu. Về lâu dài, DN phải tính đến khả năng tiếp cận chuỗi
cung ứng sản phẩm toàn cầu.
Riêng các cơ quan chức năng, cần áp dụng chính sách ưu đãi một cách công bằng giữa
DN nội và ngoại. Tránh tình trạng như hiện nay là DN ngoại đầu tư thì được ưu tiên chi phí
thuê đất, thuế, nhập khẩu công nghệ, còn DN nội thì phải “tự bơi”. Một yếu tố cấp bách khác,
các cơ quan chức năng phải kiểm soát và ngăn chặn kịp thời tình trạng cạnh tranh thiếu lành
mạnh, do các DN ngoại nói chung bắt tay phá giá thị trường nhằm đánh bật DN nội ngay tại
thị trường nội địa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.Tài liệu tiếng Việt
[1] Báo cáo tài chính của các công ty thực phẩm và đồ uống niêm yết trên TTCKVN trong
giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017.
[2] Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính DN, NXB Tài chính.
[3] Đỗ Hồng Nhung (2014), Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân.
[4] Đoàn Thị Lệ Chi (2016), Nghiên cứu ảnh hưởng của dòng tiền tự do lên hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Tài chính.
[5] Lê Hà Diễm Chi (2016), Ảnh hưởng của dòng tiền, rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống và
tính thanh khoản chứng khoán đến đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam, , Luận án tiến sĩ
kinh tế, ĐH Kinh tế Thành phố Hồ chí Minh.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 15


II. Tài liệu tiếng Anh
[6] JENSEN, M. C. (1986), Agency Costs of Free Cash Flow, Corporate Finance, and
Takeovers, American Economic Review, Vol. 76, pp 323-329.
[7] LIAO Y. M. (2008), Do free cash flow and sale growth affect firm performance in
Taiwan? Application of panel threshold model, Thesis of Dregree Master, Chaoyang
University of Technology.
[8] HONG Z., SHUTING Y. & MENG Z. (2012), Relationship between Free Cash Flow and
financial Performance Evidence from the Listed Real Estate Companies in China, IACSIT
Press.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 16


[28]ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VAR TRONG ĐO LƯỜNG RỦI RO VÀ
QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ
SV: Nguyễn Ngọc Trường - Viện Đào tạo Quốc tế
Lê Bá Trường Giang - ĐH Bách Khoa HN
Nguyễn Khánh Huyền - Viện Đào tạo Quốc tế
Trịnh Công Minh -Viện Đào tạo Quốc tế
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
ThS. Vũ Thị Thúy Nga

TÓM TẮT
Ngày nay, quản lý rủi ro trở thành một vấn đề cấp thiết đối với sự phát triển
bền vững của các doanh nghiệp nói chung và của các định chế tài chính nói
riêng. Ở Việt Nam, công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng và các định
chế tài chính đã và đang được chú trọng theo hướng tuân thủ các tiêu chuẩn của
hiệp ước Basel II. Theo đó, với rủi ro thị trường, mô hình VaR (Value at Risk) là
mô hình được khuyến khích sử dụng.
Đề tài sử dụng phần mềm R và dữ liệu giá đóng cửa từ 06/12/2016 đến
17/01/2019 của 10 mã cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của
quỹ VEIL, một quỹ đầu tư có lợi nhuận lớn nhất trên TTCK Việt Nam năm 2018
để nghiên cứu. Đề tài ứng dụng VaR và các công cụ của VaR để quản lý rủi ro
của danh mục đầu tư đó. Với tư cách là một nhà đầu tư đang sở hữu danh mục
đầu tư 10 cổ phiếu, nghiên cứu sử dụng VaR cận biên đo lường sự biến động của
VaR danh mục khi thay đổi tỷ trọng đối với từng cổ phiếu và xác định sự nhạy
cảm của rủi ro danh mục đầu tư theo từng cổ phiếu cũng như tìm ra những cổ
phiếu ổn định có vai trò phòng hộ rủi ro trong danh mục. Sử dụng VaR thành
phần để lượng hóa, đo lường sự thay đổi của VaR danh mục khi loại bỏ các cổ
phiếu có tác động mạnh đến rủi ro của danh mục, điều chỉnh giảm tỷ trọng các cổ
phiếu nhạy cảm và tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu ổn định để được danh mục tối
ưu theo cực tiểu của VaR và độ lệch chuẩn. Đồng thời nghiên cứu sử dụng mô
hình hệ số Shapre để tối ưu danh mục đầu tư kết hợp giữa kỳ vọng và rủi ro để
tìm ra danh mục đầu tư tối ưu. Nghiên cứu đã chỉ ra các danh mục đầu tư tối ưu
được hậu kiểm dựa trên dữ liệu lịch sử cho kết quả thực nghiệm tốt hơn, tức là
VaR thấp hơn và tỷ suất sinh lời cao hơn so với danh mục đầu tư ban đầu. Tuy
nhiên đề tài chưa đạt được kết quả hậu kiểm theo khung lý thuyết vì bị vượt 4 sai
phạm (khoảng 1,5% số quan sát). Bên cạnh đó để tăng ý nghĩa quản trị danh mục
đầu tư nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ VaR gia tăng để xác định khi nhà
đầu tư muốn tăng tỷ trọng vào các tài sản trong danh mục thì cần tăng bao nhiêu
để đảm bảo VaR của danh mục mới được tối ưu tuy nhiên với danh mục đầu tư
này thì chưa đạt được kết quả kỳ vọng ban đầu.
Từ khóa: Danh mục đầu tư, VaR, VaR cận biên, VaR gia tăng, VaR thành
phần
1. Vai trò của VaR trong quản trị rủi ro
Gần đây, vai trò của QLRR trong các tổ chức tài chính đã trở nên cần thiết và được mở
rộng. Sau những vụ bê bối tài chính lớn vào đầu những năm 90, điển hình như các vụ bê bối
của quận Cam (Orange County), của Ngân hàng Barings, Metallgesellschaft, công ty chứng
khoán Daiwa..., người ta cho rằng, những cuộc khủng hoảng này đều bắt nguồn từ sự yếu kém
trong công tác quản lý và giám sát rủi ro, mà hậu quả của nó là sự thất thoát nhiều tỷ đô la
Mỹ. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã cho thấy việc bỏ qua QLRR
có thể góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng cho nền kinh tế. Thời kỳ dài tăng trưởng kinh tế và
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 17
thịnh vượng đáng chú ý ở châu Á đã che giấu những điểm yếu trong QLRR tại nhiều tổ chức
tài chính. Nhiều ngân hàng châu Á đã không đánh giá rủi ro hoặc tiến hành phân tích dòng
tiền trước khi gia hạn khoản vay, mà chỉ cho vay dựa trên mối quan hệ của họ với người vay
và sự sẵn có của tài sản thế chấp. Kết quả là các khoản vay đã mở rộng nhanh hơn khả năng
trả nợ của người vay. Ngoài ra, các ngân hàng không có hoặc không tuân thủ các quy định về
hạn mức cho vay đối với các doanh nghiệp riêng lẻ nên khi nền kinh tế khủng hoảng, các
ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và có thể suy yếu dẫn đến kiệt quệ tài chính. Bên cạnh đó
việc đánh giá mức độ rủi ro của tỷ giá hối đoái cũng không được chú trọng nên khi khớp các
khoản nợ ngoại tệ với tài sản ngoại tệ đã biến rủi ro tỷ giá thành rủi ro tín dụng bởi những
người vay ngoại tệ không đảm bảo nguồn thu ngoại tệ. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước
ngoài đánh giá thấp rủi ro các quốc gia ở châu Á và các nước châu Á thực hiện chính sách tự
do hóa tài khoản vốn, mặt khác lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển nên
làm cho dòng vốn nước ngoài ồ ạt chảy vào châu Á. Tuy nhiên, khi một số định chế tài chính
phá sản, người ta tin rằng chính phủ không còn khả năng giữ tỷ giá cố định, lúc này, các nhà
đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn khỏi châu Á, làm cho cuộc khủng hoảng ngày càng trầm
trọng.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, VaR đặc biệt trở nên thông dụng hơn. Một số
nhà kinh tế học cho rằng, VaR không chỉ hữu ích trong phòng tránh rủi ro đối với một công
ty, mà về mặt nguyên tắc, chúng còn có thể được sử dụng trong QLRR cho tài sản của cả một
quốc gia. Từ những tình huống có thể xảy ra trong quá trình mô phỏng VaR, các quốc gia có
thể xem xét thực hiện các nghiệp vụ phòng hộ rủi ro (Hedging) và một số các nghiệp vụ khác
nhằm hạn chế rủi ro. Một số các quốc gia thậm chí còn đưa ra đề xuất đánh giá khả năng tín
dụng của các ngân hàng trung ương thông qua những yêu cầu về công bố thông tin các chỉ số
VaR của các ngân hàng này. Người ta cho rằng, phần lớn những cuộc khủng hoảng trong lĩnh
vực ngân hàng hay chứng khoán phái sinh có thể tránh được nếu như chúng ta có một hệ
thống công bố thông tin minh bạch hơn. Việc thường xuyên giám sát và công bố thông tin về
giá trị các danh mục sẽ giảm thiểu những rủi ro tiềm tàng.
Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) năm
1996 tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS (Bank for International Settlements) đã có những
quy định yêu cầu các định chế tài chính như ngân hàng, các công tư đầu tư tài chính phải thỏa
mãn một số những chỉ số về vốn xây dựng theo chỉ số VaR. Năm 1996, Cục Dự trữ liên bang
Hoa Kỳ (US Federal Reserve) cũng có những quy định bắt buộc các ngân hàng phải sử dụng
mô hình định giá rủi ro VaR để xây dựng quỹ dự phòng rủi ro. Trong lĩnh vực chứng khoán,
năm 1996, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cũng sửa đổi quy chế về báo cáo,
theo đó VaR là một trong ba chỉ số về mức độ rủi ro thị trường mà các định chế trung gian có
thể lựa chọn để báo cáo.
Tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong những năm gần đây cho phép phát triển và hoàn
thiện một loạt các hệ thống và phương pháp định giá rủi ro như Value at Risk (VaR), thước đo
tín nhiệm, rủi ro tín dụng, phân bổ ngân quỹ cho rủi ro. Trong đó, đáng chú ý nhất là phương
pháp xác định giá trị rủi ro VaR, một phương pháp VaR được phát triển từ năm 1993 và hiện
được các tổ chức tài chính trên thế giới áp dụng rộng rãi. JP Morgan là tổ chức tài chính đi
tiên phong về ứng dụng và phát triển phương pháp này. Hiệp định Basel áp dụng đối với các

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 18


nước trong tổ chức G-10 đã coi VaR là nền tảng để xây dựng nên hành lang pháp lý, tạo ra
sân chơi thống nhất và bình đẳng cho các tổ chức tài chính quốc tế. Các phương pháp sau
VaR là sự kế thừa và mở rộng ý tưởng của VaR được áp dụng phổ biến trong các tổ chức tài
chính, ngân hàng trên thế giới.
Ở Viê ̣t Nam, cho đến nay đã có một số nghiên cứu về đo lường và quản lý rủi ro trên thị
trường chứng khoán. Ví dụ luận văn thạc sỹ “Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị
trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nghĩa; “Xây dựng và quản lý
danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Phan Ngọc Hùng; “Ứng
dụng các lý thuyết tài chính hiện đại trong việc đo lường rủi ro của các chứng khoán niêm yết
tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Minh Ngọc Diễm,…
Trong cuốn sách “Rủi ro tài chính - Thực tiễn và phương pháp đánh giá”, hai tác giả Nguyễn
Văn Nam và Hoàng Xuân Quyến đã giới thiệu về phương pháp VaR và ứng dụng phương
pháp VaR trong quản lý đầu tư và rủi ro tài chính; bài báo “Phương pháp VaR trong quản lý
rủi ro tài chính” của hai tác giả Hoàng Đình Tuấn, Phạm Thị Thúy Nga đã nêu ra một số nội
dung cơ bản của phương pháp VaR và ứng dụng để tính VaR cho một số cổ phiếu được niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; bài báo “Nghiên cứu chất lượng dự báo của những
mô hình quản trị rủi ro trên thị trường vốn - Trường hợp của Value-at-Risk Models” tác giả
Đặng Hữu Mẫn đã tiếp cận kỹ thuật mở rộng của Cornish-Fisher để nghiên cứu VaR cho
chuỗi số liệu không phân phối chuẩn….
Như vậy, có thể thấy rằng có khá nhiều nghiên cứu ứng dụng mô hình VaR vào đo
lường và quản trị rủi ro tài chính. Ở Việt Nam, thời gian gần đây, mô hình VaR ngày càng
được ứng dụng nhiều trong đo lường và giám sát rủi ro của các định chế tài chính bởi những
ưu điểm rất lớn của nó.
Hiện nay ở Việt Nam, Các ngân hàng thương mại đang được giám sát rủi ro dựa trên
QĐ457/2005 của Ngân hàng Nhà nước, trong đó chủ yếu tuân theo Basel I năm 1998. Từ năm
2014, NHNN đã giao thí điểm áp dụng phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn
Basel II với 10 ngân hàng lớn nhất trong hệ thống, gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank,
Sacombank, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB và ACB. Lộ trình áp dụng từ
tháng 2/2016 và hoàn thành việc thí điểm vào năm 2018, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II
với các NHTM khác trong nước. Cuối năm 2016, NHNN đã ban hành Thông tư 41/2016/TT-
NHNN có nội dung hướng theo chuẩn SA Basel II, thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2020 hoặc từng ngân hàng riêng có thể áp dụng sớm hơn khi đáp ứng tiêu chuẩn
và đăng ký về NHNN.
Basel I đưa ra các quy định về Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), các tỷ lệ về đảm bảo
khả năng thanh toán, về giới hạn cho vay… và chưa đề cập tới bất kỳ một chỉ tiêu hay công
cụ gợi ý nào cho các NHTM để đo lường và giám sát rủi ro thị trường. Qua thời gian, Basel I
đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu của mình, việc áp dụng Basel I chưa thể giúp các nước ngăn
chặn khủng hoảng tài chính tiền tệ, mà cụ thể là nước Mỹ đã trải qua hàng loạt thất bại trong
lĩnh vực ngân hàng vào những năm 1980, và các ngân hàng lớn tại Nhật đã phải chịu đựng
nhiều khó khăn trong những năm 1990. Hiệp ước Basel II được ra đời vào năm 2001 nhằm
thay thế Basel I. Hiệp ước Basel II đưa ra 3 trụ cột: (i) Yêu cầu vốn tối thiểu, (ii) Giám sát và
(iii) Tuân thủ kỷ luật thị trường để nâng cao tính ổn định của hệ thống tài chính. Đặc biệt,

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 19


trong trụ cột 2, Basel II đã đưa ra một số khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối
mặt, đặc biệt là rủi ro thị trường, đó là việc áp dụng mô hình Value at risk (VaR) để giám sát
những rủi ro do sự thay đổi các tác nhân thị trường gây ra.
Với các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán, hiện mới chỉ có rất ít
công ty đã thực hiện đo lường rủi ro bằng mô hình VaR và hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp
lý nào yêu cầu các CTCK, các quỹ đầu tư phải thực hiện đo lường rủi ro bằng mô hình VaR.
Tuy nhiên, ngày 11 tháng 7 năm 2013, UBCKNN đã ban hành quyết định số 428/QĐ-UBCK
về hướng dẫn thiết lập, vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty quản lý quỹ và công ty
đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý. Quyết định này đã giới thiệu sơ lược về mô hình VaR
để đo lường rủi ro của các công ty quản lý quỹ và công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản
lý. Điều này cho thấy mô hình VaR ngày càng được coi trọng và ứng dụng rộng rãi trong đo
lường và quản trị rủi ro của các định chế tài chính ở Việt Nam.
Xuất phát từ tầm quan trọng của VaR, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Ứng dụng mô
hình VaR (Value - at - Risk) trong đo lường rủi ro và quản lý danh mục đầu tư”. Đề tài sử
dụng một danh mục đầu tư thực tế trên thị trường, sử dụng phần mềm R hỗ trợ lập trình tính
toán, ứng dụng mô hình VaR và các công cụ của VaR để tìm ra một danh mục đầu tư tối ưu
hơn danh mục đầu tư thực tế, sử dụng dữ liệu lịch sử, sử dụng lý thuyết kiểm định để đánh giá
hiệu quả của danh mục đầu tư tối ưu được chỉ ra. Bài nghiên cứu có tính mới đó là kết hợp
các công cụ khác nhau của VaR sẽ làm tăng hiệu quả và hạn chế được phần nào các nhược
điểm mà VaR còn tồn tại.
2. Tổng quan về mô hình VaR
2.1. Giới thiệu về mô hình VaR
Mô hình giá trị rủi ro (VaR - Value at Risk) là một trong những công cụ QLRR được sử
dụng rộng rãi bởi các ngân hàng để mô hình hóa rủi ro tài chính. Được phát triển vào đầu những
năm 1990 (Hiệp định Basel II về giám sát ngân hàng, 2004), mô hình này kết hợp hai ý tưởng
chính mà rủi ro nên được đo lường ở cấp độ của tổ chức bởi giám đốc điều hành hàng đầu hoặc
được đo lường ở cấp độ của danh mục đầu tư (DMĐT).
VaR được phát triển dựa trên sự kế thừa từ những phương pháp đo lường rủi ro trước đó
với nền tảng cơ bản là lý thuyết xác suất và thống kê toán. VaR bắt nguồn từ lý thuyết lấy
phương sai của tỷ suất sinh lời (TSSL) làm thước đo rủi ro của Markowitz và VaR có thêm khái
niệm rủi ro gắn với độ tin cậy từ nghiên cứu của Roy (1952). Roy là người đưa ra phương pháp
lựa chọn DMĐT tối ưu theo nghĩa tối thiểu xác suất xảy ra tổn thất ở mức lớn hơn mức thảm
họa có thể. VaR cũng có sự tương đồng với tiêu chuẩn đo rủi ro dựa trên khái niệm xác suất và
độ tin cậy cho phép: L = ασ-μ của Baumol (1963).
Theo Due & Pan và Jorion (1997), VaR là ước lượng điểm về khả năng có thể bị sụt giảm
của một định chế tài chính do một loại rủi ro dẫn đến sự vận động chung của thị trường trong
suốt một thời kỳ nắm giữ nhất định. Trong trường hợp này, VaR được sử dụng để đảm bảo rằng
các định chế tài chính vẫn hoạt động sau những sự kiện khủng hoảng. VaR cũng có thể được
hiểu là giá trị mất đi lớn nhất của một định chế tài chính với một độ tin cậy cho trước, trong
một khoảng thời gian nhất định và ở trong điều kiện thị trường bình thường.
VaR gồm 3 yếu tố: Khoảng thời gian (tính theo ngày, tuần, tháng hay năm); Độ tin cậy,
thường lấy 95% hoặc 99% và Giá trị tổn thất.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 20


Mặt khác VaR có thể áp dụng được với mọi danh mục có tính lỏng (danh mục mà giá trị
được điều chỉnh theo thị trường) nhưng không áp dụng với những danh mục không có tính
lỏng (BĐS, tác phẩm nghệ thuật…)
Tuy VaR là một công cụ hữu hiệu trong đo lường và QLRR thị trường (Philippe
Jorion) nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định:
- Hạn chế đầu tiên, đó là giả định các yếu tố của thị trường không thay đổi nhiều trong
khoảng thời gian xác định VaR. Đây là một hạn chế lớn nhất của VaR, và trong năm 2007,
2008 đã dẫn đến sự phá sản của một loạt ngân hàng đầu tư trên thế giới, do điều kiện thị
trường có những biến động đột ngột vượt xa so với trong quá khứ.
- Hạn chế thứ hai, đó là hiệu ứng “đuôi chuông”. Do giả thiết tuân theo quy luật phân
phối chuẩn, hàm mật độ phân phối của danh mục có hình dạng quả chuông, và những mức tổn
thất lớn nhất, ngoài dự đoán, thường nằm ở phần đuôi bên trái của đồ thị hình chuông này. Ví
dụ khi đo lường VaR cho một danh mục trading với tổng quy mô 640tr$ cho 252 ngày, với độ
tin cậy 99%, ngân hàng xác định được ngưỡng tổng thất lớn nhất là 50tr$. Tuy nhiên, chỉ cần
trong 2 ngày nằm ngoài mức tin cậy (1% “đuôi” còn lại trong 252 ngày làm việc), có 1 ngày
mức tổn thất của ngân hàng lên tới một giá trị quá ngưỡng, chẳng hạn 300tr $, ngay lập tức sẽ
đẩy danh mục đó phá sản. Đó chính là hạn chế của VaR, với những tổn thất nằm ngoài dự
đoán (ngoài khoảng tin cậy), khiến cho hàng loạt ngân hàng đầu tư phá sản khi quá tin tưởng
vào VaR có được.
Ước tính rủi ro VaR thường được kiểm định tính chính xác thông qua quá trình hậu
kiểm. Thử nghiệm Kupiec (1995) dựa trên quy luật phân phối nhị thức để kiểm tra xem các
kết quả tính toán VaR có phù hợp với lợi nhuận thực tế được đưa ra theo quy luật phân phối
nhị thức hay không. Các cách tiếp cận tham số của VaR đưa ra một số giả định về quy luật
phân phối của tỷ suất sinh lời như giả định dữ liệu thị trường chứng khoán tuân theo quy luật
phân phối chuẩn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các dữ liệu tài chính
thường không tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Mặt khác, các cách tiếp cận phi tham số
không đưa ra bất kỳ giả định nào về lợi nhuận mà chỉ dựa vào quan sát lịch sử để đưa ra dự
đoán về lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên, dự đoán như vậy được thực hiện bởi các
phương pháp phi tham số có thể không hợp lệ vì dữ liệu và sự kiện lịch sử có thể không phản
ánh các tình huống thị trường hiện tại. Mặc dù sử dụng rộng rãi VaR, tuy nhiên không có sự
thống nhất chung giữa các học giả về cách tiếp cận nào là tốt nhất.
2.2. Các phương pháp xác định VaR
Hiện nay có ba phương pháp thông dụng nhất để tính VaR, đó là: phương pháp mô
phỏng lịch sử (historical method), phương pháp phương sai - hiệp phương sai (variance-
covariance method) và phương pháp mô phỏng Monte Carlo (Monte Carlo simulation)
2.2.1. Phương pháp mô phỏng lịch sử (historical method)
Đây là phương pháp tiếp cận phi tham số và không cần giả định về quy luật phân phối
TSSL. Phương pháp mô phỏng lịch sử được thực hiện theo các bước sau;
Bước 1: Xác định giá trị hiện tại của DMĐT
Bước 2: Tính TSSL của DMĐT trong quá khứ
Bước 3: Sắp xếp TSSL của DMĐT trong quá khứ từ thấp nhất đến cao nhất

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 21


Bước 4: Tính VaR dựa trên số liệu TSSL trong quá khứ và độ tin cậy. Nếu số quan sát
là n, và độ tin cậy là 𝛼 thì VaR là giá trị quan sát thứ n*(1-𝛼)
Phương pháp này có các ưu điểm, đó là:
- Dễ tính toán
- Không cần giả định VaR phải tuân theo quy luật phân phối chuẩn
- Không cần tính toán trung bình và phương sai
- Sử dụng được cả cho phân phối đuôi dầy (fat tail) và cả khi có những biến động trên
thị trường
Tuy nhiên, phương pháp mô phỏng lịch sử cũng bộc lộ các nhược điểm:
- Độ chính xác không cao
- Đòi hỏi mẫu số liệu phải đủ lớn
- Nhạy cảm với những biến động trên thị trường
- Việc hậu kiểm (back testing) là không có ý nghĩa
2.2.2. Phương pháp phương sai - hiệp phương sai (variance-covariance method)
Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu tập trung vào phương pháp phương sai - hiệp
phương sai để xác định VaR. Phương pháp này giả định TSSL của DMĐT có phân phối
chuẩn, khi đó nếu số liệu ít thì vẫn có thể đưa ra được chỉ số dự báo về rủi ro.
* VaR của một tài sản:
Nếu ký hiệu cho TSSL (return) là R, và giá trị ban đầu của tài sản là W và TSSL giới
hạn (cut-off returns) và thu nhập giới hạn (cut-off revenues) lần lượt là R * và REV*, thì giá trị
VaR tuyệt đối là:
VaR (tuyệt đối) = - REV* = - R*W. (1)
Ký hiệu âm (-) xuất hiện trong công thức bởi vì giả định rằng các khoản thu nhập đuôi
và TSSL đuôi vượt trội mà sẵn sàng đối phó là các khoản thua lỗ/các khoản thiệt hại, nhưng

giá trị VaR là giá trị dương. Tương tự, nếu thu nhập trung bình là REV và TSSL trung bình là
μ, thì giá trị VaR so với giá trị trung bình là:

VaR (tương đối) = - REV* + REV = - R * W + μW. (2)


Biểu thức này cho phép chuyển đổi số liệu VaR ở dạng thu nhập sang giá trị VaR ở
dạng TSSL và thuận lợi hơn cho trình tính toán.
Nếu sử dụng quá trình ngẫu nhiên mô tả hành vi của TSSL hàng ngày của danh mục với
giả định hàm mật độ xác suất của TSSL là ƒ(R) và độ tin cậy là 1-  thì xác suất để một TSSL
R*

 ƒ  R  dR  
nhỏ hơn R* là: Prob [ R < R* ] =  . (3)
Khi đó quy trình 3 bước để xác định VaR như sau: giả định về ƒ(R) được thay vào (3)
để tính TSSL giới hạn R*; sau đó R* vào công thức (1) hoặc (2) để tính được VaR.
Trên thực tế thường giả định rằng ƒ(R) là hàm mật độ phân phối chuẩn có giá trị trung
bình μ, độ lệch chuẩn σ. Giả định phân phối chuẩn không những có mức độ hợp lý nhất định
mà còn có ưu điểm lớn trong việc thực hiện ước lượng VaR đơn giản hơn.
Cho độ tin cậy 1- α hay mức ý nghĩa α, cần tìm R* thỏa mãn
Prob [ R < R* ] = α. (4)

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 22


Biến đổi TSSL ngẫu nhiên R trong (4) thành phân phối chuẩn hóa Z (standard normal)
với giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1 và thu được:
Prob [ R < R* ] = Prob [ Z < (R*-μ)/σ ] = . (5)
Suy ra: R* = μ – z σ (6)
trong đó z = 1.65 nếu α = 0.05 và z = 2.33 nếu α = 0.01.
Nếu sử dụng phương pháp tham số để tính toán VaR, thì VaR tương đối dễ hơn bởi vì
không đòi hỏi phải biết giá trị trung bình μ, mà tham số này đôi khi là vấn đề khó khăn trong
thực tế. Nếu trong khoảng thời gian ngắn thì sự chênh lệch giữa giá trị VaR tuyệt đối và tương
đối không đáng kể.
* VaR của một DMĐT
w
Giả sử rằng, một danh mục gồm n tài sản, với i là trọng số đầu tư vào tài sản i. TSSL
2
s2
của tài sản i có phương sai s i , phương sai danh mục p . Khi đó
é s 12 s 12 s 13  s 1n ù é w1 ù
ê úê ú
s 2
= [ w1 ... w n ] ê  úê  ú
p
ê úê ú
ês n1 s n2 ú
ë s n2 s n3  û êëw n ú
û .
w = [ w1 , w 2 ,..., w n ]
Đặt ; å là ma trận hiệp phương sai của các mức TSSL của các tài
s 2 = wå w
T
sản khác nhau thì phương sai danh mục có thể được viết: p .
Theo phương pháp delta chuẩn, tất cả các chuỗi lợi suất đều giả định phân phối chuẩn.
Khi đó VaR danh mục (ký hiệu là VaRp) được tính là:
VaRp = - za as p W = - za [ws Cs w T ]1/ 2 W = - za [w å w T ]1/ 2 W=[VaR. C.VaRT ]1/2
, trong đó
VaR = [ VaR1 ,VaR2 ,...,VaRn ]
là véc tơ (n x 1) của các giá trị VaR đơn lẻ không được đa dạng
T
hóa của các tài sản trong danh mục, VaR chuyển vị của VaR và C là ma trận hệ số tương
quan của TSSL các tài sản.
* Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ tính toán;
- Dễ xác định VaR của DMĐT thông qua VaR của từng tài sản trong danh mục;
- Khi dữ liệu ít, phương pháp này có thể đưa ra chỉ báo về rủi ro.
* Nhược điểm:
- Phương pháp này dựa trên giả định các TSSL có quy luật phân phối chuẩn;
- Không sử dụng được với phân phối đuôi dầy (fat tail);
- Không áp dụng cho những tài sản phi tuyến, ví dụ như quyền chọn.
2.2.2. Phương pháp mô phỏng Monte-Carlo
- Mô phỏng một số lượng rất lớn N bước lặp, ví dụ N>10,000,
- Cho mỗi bước lặp i, i<N,
+ Tạo ngẫu nhiên một kịch bản được căn cứ trên một phân bố xác suất về những tài sản
rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ suất, v.v…) mô tả những dữ liệu quá khứ (historical

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 23


data). Ví dụ mỗi tài sản rủi ro có phân bố chuẩn với kỳ vọng là giá trị trung bình tính đến thời
điểm hôm nay. Và từ một tập hợp số liệu thị trường mới nhất và từ mô hình xác suất trên ta có
thể tính mức biến động của mỗi tài sản rủi ro và mối tương quan giữa các tài sản rủi ro.
+ Tái đánh giá DMĐT trong kịch bản thị trường trên.
+ Ước tính mức sinh lời (khoản lời/lỗ) Ri.
- Sắp xếp các mức sinh lời Ri theo thứ tự giá trị từ thấp nhất đến cao nhất.
- Tính VaR theo độ tin cậy và tỷ lệ phần trăm số liệu Ri. Ví dụ: nếu ta mô phỏng 5000
kịch bản với độ tin cậy là 95% thì VaR là giá trị thứ 250 = 5000 x (1-95%). Nếu độ tin cậy là
99% thì VaR là giá trị thứ 50 = 5000 x (1-99%).
- Đồng thời tính sai số tương ứng cho mỗi VaR, nếu N càng cao thì sai số càng nhỏ.
* Ưu điểm:
- Có khả năng tính VaR rất chính xác,
- Áp dụng được cho DMĐT bao gồm chứng khoán phi tuyến (quyền chọn).
* Nhược điểm:
- Không dễ chọn một phân bố xác suất,
- Chi phí tính toán rất cao (thời gian thực thi, bộ nhớ máy vi tính mạnh, …).
2.3. Sử dụng các công cụ VaR để quản trị rủi ro ([4], chương 7)
Cùng với việc tính VaR của DMĐT thì việc đánh giá tác động biên của mỗi tài sản
trong danh mục đến VaR danh mục rất được quan tâm (VaR cận biên), hay sự thay đổi của
VaR danh mục nếu có một tài sản trong danh mục bị loại bỏ (VaR thành phần); hoặc VaR của
danh mục sẽ gia tăng bao nhiêu khi thêm vào DMĐT một khoản đầu tư xác định tương ứng
với các tài sản có trọng số như nhau (VaR gia tăng).
Vậy tại sao các nhà quản lý DMĐT lại quan tâm tới giá trị VaR cận biên, VaR thành
phần và VaR gia tăng?
- Thứ nhất, khi các nhà quản lý DMĐT nắm được giá trị VaR của danh mục thì tài sản
nào trong danh mục là nhạy cảm với rủi ro cần được loại ra khỏi danh mục và ngược lại tài
sản nào lại có vai trò phòng hộ rủi ro thì cần được đưa vào danh mục hoặc tăng tỷ trọng của
danh mục. Vai trò của VaR thành phần sẽ giúp trả lời câu hỏi đó.
- Thứ hai, khi giá trị VaR danh mục cao hơn mức chấp nhận rủi ro của nhà quản lý thì
cần thay đổi DMĐT để giảm rủi ro tổng thể của DMĐT. Ảnh hưởng sự thay đổi của từng
thành phần trong DMĐT được đo bằng VaR cận biên.
- Thứ ba, VaR của danh mục sẽ thay đổi như thế nào nếu quỹ thêm một tài sản vào danh
mục? VaR gia tăng sẽ đánh giá tác động tiềm ẩn này lên giá trị VaR của DMĐT, VaR của
DMĐT tăng hay giảm, tăng giảm bao nhiêu, …
2.3.1. VaR cận biên (Marginal VaR)
Xét DMĐT hiện tại với n chứng khoán được đánh số theo j =1,2,…,n. Danh mục mới sẽ
thu được bằng cách thay đổi 1 đơn vị của tài sản i.
Phương sai của DMĐT ban đầu:
n n n n n n
V ( Rp ) = s 2
p = å wi2s i2 + å å wi w j s ij =å wi2s i2 + 2å å wi w j s ij .
i =1 i =1 j =1, j¹ i i =1 i =1 j =1
Lấy đạo hàm riêng của một biến:

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 24


¶ s P2 n n
= 2 wis i2 + 2 å w js ij = 2cov( Ri , wi Ri + å w j R j ) = 2cov( Ri , R p ).
¶ wi i =1, j =1 j =1

¶ s P2 ¶sP
= 2s p
Có ¶ w i ¶ wi nên độ nhạy của sự biến động trên DMĐT do sự thay đổi của
¶ s P cov( Ri , RP )
=
trọng số tài sản có thể viết thành: ¶ w i sP .
cov( Ri , Rp )
DVaRi = za
sp
Từ đó có thể suy ra mức độ thay đổi của VaR: . (7)
Công thức (7) được định nghĩa là VaR cận biên cho tài sản i.
Mối quan hệ giữa hệ số β và VaR cận biên
Hệ số βi đo lường sự đóng góp của tài sản thứ i nắm giữ trong danh mục đến tổng rủi ro
danh mục và còn được gọi là rủi ro hệ thống của tài sản i (undiversified risk). Hệ số βi được
đo lường từ mô hình hồi quy của Ri và Rp:
Ri ,t = a i + b i R p,t + e i ,t
t = 1, ..., T.
å w
b=
b = ( b1 , b 2 ,...., b n ) thì ( w ' å w)
Biểu diễn vecto , trong đó các βi được tính:
cov( Ri , R p ) r ips is p si
bi = 2
= 2
= r ip
s p s p sp
. (8)
Hệ số β là một hệ số cơ bản trong mô hình CAPM (mô hình định giá tài sản vốn), theo
mô hình CAPM chi phí rủi ro của tất cả các tài sản chỉ phụ thuộc vào hệ số β. Mối quan hệ
giữa VaR cận biên và hệ số β được xác định bởi công thức:
¶ VaR VaR
DVaRi = = za ( b i ´ s p ) = ´ bi
¶ xi W .
2.3.2. VaR thành phần (Component VaR - CVaR)
VaR thành phần có thể được tính bằng cách nhân VaR cận biên với giá trị của tài sản
VaR b i
CVaRi = (DVaRi ) ´ wiW = ´ wiW = VaR b i wi
trong danh mục đó: W (9).
VaR danh mục bằng tổng các VaR thành phần:
N
CVaR1 + CVaR2 + ... + CVaRN = VaR (å wi b i ) = VaR
i =1 .
2.3.3. VaR gia tăng (Incremental VaR)
VaR gia tăng (Incremental VaR-IVaR) đo lường sự thay đổi của VaR của DMĐT khi
nhà đầu tư (NĐT) thêm một tài sản mới trong danh mục.
Gọi a là tỷ trọng của các tài sản được thêm vào các tài sản trong DMĐT. Khi đó VaR
gia tăng cho biết sự thay đổi VaR của DMĐT mới và giá trị VaR của DMĐT gốc, tức là:
IVaR = VaR p +a - VaRp
.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 25


Để tính VaR cho DMĐT mới có thể lặp lại quá trình tính toán ở trên hay dùng công
VaR = VaR + (DVaR ) '´ a + ...
thức vi phân tính xấp xỉ như sau: p +a p

Trong đó (DVaR ) ' là đạo hàm riêng bậc nhất của ma trận VaR theo các tài sản trong
DMĐT. Suy ra: IVaR » (DVaR) '´ a .
Mục tiêu cần tính số tiền đầu tư sao cho rủi ro được giảm thiểu xuống mức thấp nhất.
Giả sử danh mục sẽ thay đổi từ giá trị cũ là W thành giá trị mới Wp+a = W + a, a là giá trị
khoản đầu tư mới vào các tài sản i. Phương sai chuỗi TSSL danh mục mới được tính theo i
như sau:
s 2
( )
W p2+a = s p2 w2 + 2aW cov Ri , R p + a 2s i2
p +a
.
2 2
¶s W
Lấy đạo hàm theo biến a, ta được: ¶a
p +a p +a
(
= 2W cov Ri , R p + 2as i2
.
)
Phương sai của lợi suất DMĐT mới nhỏ nhất khi biểu thức trên bằng 0, do đó:

a* = - W
(
cov Ri , R p )
= - W bi 2 .
s 2
p

s i2 si
3. Danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư
3.1. Khái niệm DMĐT và quản lý DMĐT
DMĐT là một tập hợp/ rổ các tài sản mà trong đó, trọng số được xác định bằng tỷ
trọng đầu tư vào từng tài sản trong danh mục so với tổng giá trị của toàn bộ DMĐT.
Hoạt động đầu tư tài sản tài chính không chỉ dừng ở chỗ lựa chọn được DMĐT mà còn
cần phải quản lý DMĐT trong suốt thời gian nắm giữ sao cho phù hợp với những diễn biến cụ
thể của thị trường.
Quản lý DMĐT là việc quản lý tiền và tài sản do khách hàng ủy thác đầu tư hoặc tiền,
tài sản của quỹ đầu tư, phù hợp với mục đích đầu tư đã xác định tại các hợp đồng quản lý quỹ
hoặc đã được công bố trong bản cáo bạch của quỹ.
Quản lý DMĐT bao gồm các hoạt động nghiên cứu, lựa chọn các loại tài sản với các
mức rủi ro khác nhau vào một tổ hợp đầu tư (DMĐT). Việc kết hợp các loại tài sản với các
mức rủi ro khác nhau vào một DMĐT nhằm giảm thiểu rủi ro đầu tư với mức lợi nhuận kỳ
vọng xác định trước hoặc để gia tăng lợi nhuận kỳ vọng mà không làm gia tăng rủi ro tương
ứng.
3.2. DMĐT tối ưu
Giả sử có một danh mục gồm n tài sản (chứng khoán hay cổ phiếu) có véc tơ tỷ trọng
tương ứng là (w1, w2, …, wn). Khi đó:
n n
E ( RP ) = å w i .E ( Ri ), å wi = 1
 TSSL của DMĐT được xác định: i =1 trong đó i=1 ;
E ( RP ) :

TSSL kỳ vọng của DMĐT;


E ( Ri ) : TSSL kỳ vọng của chứng khoán i.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 26


n n n
s P2 = å w i2s i2 + å å wi w j Cov ( Ri ,R j ),
 Phương sai của DMĐT được xác định: i =1 i =1 j =1

2 2
Cov ( Ri ,R j )
trong đó: s P : Phương sai của DMĐT; s i : Phương sai của tài sản chứng khoán i;
: Hiệp phương sai giữa chứng khoán i và chứng khoán j
Lý thuyết DMĐT tối ưu chỉ ra rằng các NĐT có thể tối thiểu hóa rủi ro thị trường bằng
việc xây dựng một DMĐT đã được đa dạng hóa. Việc đa dạng hóa DMĐT dẫn tới xuất hiện
nhiều các danh mục khác nhau với TSSL và độ lệch chuẩn khác nhau. Tất cả các cách đa dạng
tỷ trọng của n chứng khoán trong danh mục sẽ tạo ra số lượng danh mục nằm trong một vùng
giới hạn theo như hình 1:

Hình 1: Đường biên hiệu quả của DMĐT gồm n chứng khoán
(Nguồn: Bài giảng Toán Tài chính, Nguyễn Đình Công, tr.125)
Ý nghĩa: Với bất kỳ mức độ rủi ro nào, NĐT luôn chọn những DMĐT nằm trên đường
cong hiệu quả mang đến TSSL kỳ vọng cao nhất có thể. Nói một cách khác, đường cong hiệu
quả chứa các DMĐT có phương sai thấp nhất với bất kỳ TSSL kỳ vọng nào.
Như vậy, nếu một NĐT muốn lựa chọn danh mục tối ưu để đầu tư thì trước hết phải
chọn trong số các danh mục nằm trên đường cong hiệu quả. Tiếp đến, tùy vào khả năng chấp
nhận rủi ro của NĐT để xác định danh mục cổ phiếu tối ưu cho mình.
Mỗi NĐT có mức ngại rủi ro riêng và khả năng chấp nhận rủi ro của NĐT được thể hiện
trong mối quan hệ với TSSL kỳ vọng và được biểu diễn bằng đường bàng quan. Điểm tiếp
xúc giữa đường bàng quan và đường cong hiệu quả chính là định vị danh mục tối ưu của NĐT
đó.

Hình 2: Danh mục rủi ro tối ưu với NĐT


Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 27
(Nguồn: Bài giảng Toán Tài chính, Nguyễn Đình Công, tr.123)
3. Ứng dụng các công cụ VaR trong đo lường rủi ro và quản lý DMĐT
Phương pháp 1: Ứng dụng VaR thành phần tìm DMĐT có rủi ro nhỏ nhất.
VaR thành phần của một tài sản trong danh mục đạt giá trị dương lớn nhất đồng nghĩa
tài sản đó đóng góp rủi ro lớn nhất vào rủi ro của DMĐT, ngược lại với tài sản có giá trị VaR
thành phần âm mang tính phòng hộ rủi ro cho danh mục.
Khi phải đứng trên quyết định loại bỏ tài sản trong danh mục để giảm thiểu rủi ro đầu
tiên NĐT nên loại tài sản có giá trị VaR cận biên lớn nhất đồng thời thêm tài sản có giá trị
VaR cận biên thấp nhất. Lặp lại quá trình này cho đến khi rủi ro danh mục đạt giá trị nhỏ nhất.
VaR
DVaRi = ´ b i = const
Tại đó, tất cả VaR cận biên phải bằng nhau: W
(10)
Phương pháp 2: Thay đổi tỷ trọng DMĐT nhằm tối đa hóa tỷ lệ giữa mức sinh lời kỳ vọng
và mức độ rủi ro của danh mục
Quá trình thay đổi tỷ trọng DMĐT ban đầu cho đến khi rủi ro DMĐT đạt điểm cực tiểu
chưa dẫn tới TSSL đạt kỳ vọng của NĐT. Với mong muốn gia tăng lợi nhuận kỳ vọng NĐT
sẽ phải thay đổi tỷ trọng của danh mục nhằm tối đa hóa tỷ lệ giữa TSSL kỳ vọng và mức độ
E(Rp )
SR p =
sp
rủi ro của DMĐT theo tỷ lệ Sharpe: .
(11)
Danh mục tối ưu có tỷ số SRp cao nhất, nghĩa là nó sẽ có độ dốc lớn nhất của đường tiếp
tuyến (đường CAL) so với gốc. Khi đó tỉ số của kỳ vọng lợi suất danh mục với VaR cận biên
E ( Ri ) E ( Ri )
= = const
là không đổi: DVaRi bi . (12)
Hậu kiểm: Các mô hình VaR chỉ có tính chính xác trong một khoảng thời gian nhất định. Để
đảm bảo tính hợp lý của mô hình cần kiểm định thông qua việc so sánh mức độ tổn thất dự
đoán và thực tế.
Khi mô hình được hiệu chuẩn hoàn toàn, số lượng quan sát nằm ngoài VaR phải phù
hợp với mức độ tin cậy. Số lượng vượt quá còn được gọi là số lượng sai phạm. Với quá nhiều
sai phạm, mô hình có thể đã đánh giá thấp rủi ro. Đây là một vấn đề lớn bởi vì ít vốn có thể
được phân bổ cho các đơn vị chấp nhận rủi ro, hình phạt cũng có thể được áp dụng bởi cơ
quan quản lý. Quá ít sai phạm cũng là một vấn đề bởi vì chúng dẫn đến sự phân bổ quá mức
hoặc không hiệu quả giữa các đơn vị chịu rủi ro.
Mô hình hậu kiểm với các sai phạm
Để đạt được mô hình hậu kiểm như mong muốn, đo lường VaR dựa trên số liệu lịch sử
nên được so sánh một cách có hệ thống với lợi nhuận các ngày sau đó. Nhưng vì VaR được
báo cáo ở mức độ tin cậy cụ thể, nên trong một số trường hợp, người ta hy vọng rằng con số
này sẽ bị vượt quá. Ngay từ đầu, cần lưu ý rằng quyết định này phải được đưa ra ở một mức
độ tin cậy cụ thể nào đó. Tuy nhiên, sự lựa chọn mức độ tin cậy cho hậu kiểm không liên
quan đến p-value được chọn cho VaR. Ví dụ, nguyên tắc quyết định có thể liên quan đến mức
độ tin cậy 95% đối với việc hậu kiểm VaR hoặc 99% cho các quy định của ủy ban Basel.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 28
Mô hình hậu kiểm dựa trên tỷ lệ sai phạm
Phương pháp đơn giản nhất để xác minh tính chính xác của mô hình là ghi lại tỷ lệ sai
phạm, cho phép % số lần VaR bị vượt quá trong một mẫu nhất định. Giả sử một ngân hàng
cung cấp số liệu VaR ở mức một phần trăm đuôi trái (p = 1 - α) trong tổng số T ngày. Sau đó,
người dùng sẽ đếm số lần lỗ thực tế vượt quá VaR ngày hôm trước. Gọi N là số lượng sai
phạm và N / T là tỷ lệ sai phạm. Một cách hợp lý nhất là tỷ lệ sai phạm sẽ cho ra một ước
lượng không chệch của p, nghĩa là, hội tụ về p khi kích thước của mẫu tăng lên.
Thiết lập cho thử nghiệm này là khung thử nghiệm cổ điển cho chuỗi thành công và
thất bại, còn được gọi là thử nghiệm Bernoulli. Theo giả thuyết, mô hình được hiệu chuẩn
chính xác, số lượng sai phạm x tuân theo phân phối nhị thức.
T 
f  x    px  1 p
x

x
Hơn nữa x có giá trị kỳ vọng E(x) = pT và phương sai V(x) = p (1-p) T. Khi T đủ lớn,
theo định lý giới hạn trung tâm thì phân phối nhị thức có hình dạng xấp xỉ phân phối chuẩn.
Nếu quy tắc quyết định được xác định ở mức độ tin cậy 95%, thì giá trị ngưỡng của z là 1.96.
x  pT
z  N  0,1
p 1 p
 Bảng về mô hình hậu kiểm Kupiec (1995) ghi nhận vùng không loại bỏ cho các sai phạm:
Mức độ tin cậy cho
Mức xác suất (p) T = 252 ngày T = 510 ngày T =1000 ngày
VaR (1-α)
0.01 99 N<7 1<N<11 4<N<17
0.025 97.5 2<N<12 6<N<21 15<N<36
0.05 95 6<N<20 16<N<36 37<N<65
0.075 92.5 11<N<28 27<N<51 59<N<92
0.1 90 16<N<36 38<N<65 81<N<120
Bảng 1: Mô hình hậu kiểm của Kupiec
Khoảng tin cậy này được xác định dựa trên điểm đuôi của hệ số log-likelihood:
   N   T  N  N  N 
LRuc  2 ln  1  p  p   2 ln  1       
T N N
 
   T    T  
LRuc có phân phối khi bình phương khi T là lớn với 1 bậc tự do dưới giả định rằng p là
xác suất thích hợp. Vì vậy sẽ bác bỏ giả thiết khi LR > 3.841. Giá trị N  1 ngụ ý rằng mô
hình VaR là quá an toàn. Khoảng cách này được biểu thị bằng tỷ lệ N/T và sẽ thu hẹp lại khi
kích thước mẫu càng lớn. Với giá trị xác suất p nhỏ đo lường cho VaR, nó sẽ trở nên khó
khăn hơn để xác nhận sự thay đổi. Điều này lý giải cho việc tại sao các ngân hàng lại thích
chọn mức độ tin cậy cao cho VaR, chẳng hạn như 95%.
Quy định của Ủy ban Basel
Các quy tắc của Ủy ban Basel cho phép hậu kiểm được lấy trực tiếp từ kiểm tra tỷ lệ
sai phạm. Để thiết kế một quy trình kiểm tra đầu tiên người giám sát phải chọn tỷ lệ mắc vào
lỗi loại 1, là xác suất bác bỏ mô hình khi nó đúng. Khi điều này xảy ra, ngân hàng đơn giản là
trải qua điều không may mắn và không nên bị phạt vì không hợp lệ. Vì vậy, người ta nên chọn
cách kiểm tra để tỷ lệ lỗi loại 1 thấp, thường là 5%. Cốt lõi của của mâu thuẫn là, người giám
sát sẽ ủy thác lỗi loại 2 (xác suất không bác bỏ mô hình khi nó sai) cho một ngân hàng mà cố
tình gian lận trong báo cáo VaR. Thủ tục xác minh hiện tại bao gồm việc ghi lại các sai phạm
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 29
hàng ngày của 99% VaR trong năm trước. Người ta kỳ vọng, về trung bình, chỉ 1% của 250
ngày, hay 2.5 ngày có trường hợp sai phạm được ghi nhận trong năm đó.
Ủy ban Basel đã quyết định rằng, không quá 4 trường hợp sai phạm là có thể chấp nhận
được, tình huống này được định nghĩa như là vùng “đèn xanh” cho các ngân hàng. Nếu số sai
phạm là 5 hoặc nhiều hơn, ngân hàng sẽ rơi vào vùng “vàng” hoặc “đỏ” và gánh chịu một
hình phạt lũy tiến theo đó.
Mức độ tin cậy 99% Mức độ tin cậy 97%
  Mô hình đúng Mô hình sai
Xác suất tích
Xác suất tích lũy Xác suất
Số lượng Xác suất lũy (Loại 1) Xác suất
Vùng (Loại 2) (Không loại bỏ
ngoại lệ N P(X=N) (Loại bỏ) P(X=N)
loại bỏ) P(X >N) P(X  N)
P(X  N)

Xanh 0 8.1 100.0 0.0 0.0 100.0


  1 20.5 91.9 0.4 0.0 100.0
  2 25.7 71.4 1.5 0.4 99.6
  3 21.5 45.7 3.8 1.9 98.1
Xanh 4 13.4 24.2 7.2 5.7 94.3
Vàng 5 6.7 10.8 10.9 12.8 87.2
  6 2.7 4.1 13.8 23.7 76.3
  7 1.0 1.4 14.9 37.5 62.5
  8 0.3 0.4 14.0 52.4 47.6
Vàng 9 0.1 0.1 11.6 66.3 33.7
Đỏ 10 0.0 0.00 8.6 77.9 21.1
  11 0.0 0.00 5.8 86.6 13.4
Bảng 2: Quy tắc Basel cho việc hậu kiểm, xác suất xảy ra sai phạm với T=250
4. Ứng dụng mô hình VaR trong đo lường rủi ro và quản lý DMĐT - Số liệu và kết quả
Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu về giá đóng cửa của các cổ phiếu nằm trong DMĐT
của Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), một quỹ đóng thuộc Dragon Capital.
Quỹ Dragon Capital là một trong những quỹ có lợi nhuận lớn nhất trên TTCK Việt Nam năm
2018, với mức tăng trưởng tài sản ròng (NAV) 5 năm gần đây đạt mức 113.7%. Quỹ đầu tư
vào danh mục các loại cổ phiếu đầu ngành (blue-chips). Các nhà đầu tư nước ngoài thường
tìm kiếm cơ hội đầu tư trên TTCK Việt Nam thông qua các DMĐT của Quỹ.
Nhóm lựa chọn 10 mã cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong DMĐT của quỹ VEIL tại thời
điểm 17/5/2018 (liệt kê tại Bảng 2) để thực hiện nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập là giá
đóng cửa của 10 mã theo ngày từ 06/12/2016 đến 17/01/2019 (tương đương 528 quan sát).
Mục tiêu của nghiên cứu là giả định như một vai trò NĐT với một khoản tiền VNĐ
1,000,000,000 (một tỷ đồng) nắm giữ một DMĐT gồm 10 mã cổ phiếu của quỹ VEIL. Nhóm
nghiên cứu đánh giá rủi ro thông qua tính VaR của DMĐT, sử dụng công cụ VaR cận biên,
VaR thành phần và VaR gia tăng để chỉ ra độ nhạy cảm hay mức độ tác động của từng cổ
phiếu lên rủi ro của DMĐT. Với những cổ phiếu có độ nhạy cảm cao, tức là VaR cận biên lớn
nhất cần được điều chỉnh cắt giảm đầu tiên để tăng tỷ trọng những cổ phiếu có độ nhạy cảm
thấp hơn, ổn định hơn với VaR cận biên thấp nhất. Quá trình này lặp lại liên tục cho đến khi
rủi ro của danh mục là thấp nhất trên đường biên hiệu quả, tức là DMĐT có tất cả các VaR
cận biên đều bằng nhau. Đồng thời, nghiên cứu dựa trên hệ số Sharpe đưa ra DMĐT tối ưu.
Cuối cùng sử dụng dữ liệu thực tế, nhóm nghiên cứu kiểm định kết quả tính toán của các
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 30
DMĐT tối ưu để kiểm tra xem VaR có bị đánh giá quá thấp hay quá cao hay không? Hiệu quả
đem lại sẽ như thế nào nếu thực hiện quản lý DMĐT theo đề xuất mà nghiên cứu đưa ra.
Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm R hỗ trợ quá trình tính toán. Đây là phần mềm có
chứa nhiều loại kỹ thuật thống kê (mô hình hóa tuyến tính và phi tuyến, kiểm định thống kê
cổ điển, phân tích chuỗi thời gian, phân loại, phân nhóm, ...) và đồ họa và có định dạng văn
bản riêng tương tự như LaTeX, có nền tảng lập trình nhưng hướng đối tượng mạnh hơn đa số
các ngôn ngữ tính toán thống kê, giúp cho người dùng dễ theo dõi các giải thuật.
4.1. Mô tả dữ liệu
Ngày 17/1/2019, theo báo cáo của quỹ Dragon Capital, 10 mã cổ phiếu có tỷ trọng cao
nhất như sau:

Cổ phiếu Nhóm ngành Sàn giao dịch Tỷ trọng (%)

MWG Bán lẻ Sàn HOSE 7.29


VNM Thực Phẩm, Nước giải khát & Thuốc Lá Sàn HOSE 4.54
MBB Ngân hàng Sàn HOSE 5.72
ACB Ngân Hàng Sàn HNX 7.71
ACV Vận Tải Sàn HOSE 2.92
SAB Thực Phẩm, Nước giải khát & Thuốc Lá Sàn HOSE 5.83
FPT Thiết Bị và Phần Cứng Công Nghệ Sàn HOSE 3.14
VHM Bất Động Sản Sàn HOSE 4.93
GAS Năng lượng Sàn HOSE 3.49
KDH Bất Động Sản Sàn HOSE 5.38
Tổng cộng 50.95
Bảng 2: Danh mục 10 khoản đầu tư lớn của quỹ Dragon Capital (ngày 17/1/2019)
(Nguồn: Quỹ đầu tư VEIL-Dragon Capital, www.veil-dragoncapital.com)
Tỷ trọng đầu tư trong danh mục này cho cổ phiếu của MWG - Mobile World
Corporation (xấp xỉ 7.3%) và ngân hàng ACB với 7.71%. Các mã cổ phiếu còn lại chiếm tỷ
trọng từ 2.92% đến khoảng 5.8%. Danh mục này chiếm tới xấp xỉ 51% tổng đầu tư của quỹ,
hơn 49% còn lại là các sản phẩm đầu tư khác như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh
nghiệp cũng như các sản phẩm đầu tư thay thế khác.
Để thực hiện đánh giá rủi ro DMĐT nhóm nghiên cứu quy đổi tổng tỷ trọng từ 50.95%
thành 100% theo bảng sau:
Cổ phiếu Tỷ trọng cũ (%) Tỷ trọng mới (%)
MWG 7.29 14.31
VNM 4.54 8.91
MBB 5.72 11.23
ACB 7.71 15.13
ACV 2.92 5.73
SAB 5.83 11.44
FPT 3.14 6.16
VHM 4.93 9.68
GAS 3.49 6.85
KDH 5.38 10.56
Tổng cộng 50.95 100
Bảng 3: Tỷ trọng các mã cổ phiếu trong danh mục sau điều chỉnh
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 31
(Nguồn: Theo tính toán của nhóm nghiên cứu)
P-P
Ri = t t - 1
Tính toán chuỗi lợi suất của giá cổ phiếu theo TSSL giản đơn: Pt - 1 , trong đó Ri

là TSSL của cổ phiếu i;


Pt là giá cổ phiếu tại thời kỳ t thu được:

  ACB MWG SAB MBB KDH VHM VNM GAS FPT ACV
Trung bình -
0.00104 0.00128 0.00099 0.00095 0.00013 0.00133 0.00086 0.00162 0.00018
(ngày) 0.00052

Phương sai 0.00041 0.00050 0.00048 0.00034 0.00093 0.00030 0.00041 0.00063 0.00045 0.00033

Độ lệch
0.02020 0.02245 0.02201 0.01856 0.03046 0.01722 0.02026 0.02508 0.02115 0.01810
chuẩn
Giá trị thấp - - - - - - - -
-0.06947 -0.13032
nhất 0.10200 0.12230 0.49752 0.19911 0.06991 0.06996 0.06425 0.17815
Giá trị cao
0.06872 0.09699 0.06920 0.10510 0.06932 0.06954 0.06997 0.06988 0.13090 0.06136
nhất
Bảng 4: Thống kê mô tả TSSL của 10 cổ phiếu trong DMĐT ban đầu
(Nguồn: Theo tính toán của nhóm nghiên cứu)
Lợi suất trung bình theo ngày cao nhất là của cổ phiếu FPT: 0.162% tương đương với
lợi nhuận 40.5%/năm tính theo 250 ngày) và có ngày lợi suất lên đến 13.09%. Ngược lại lợi
suất trung bình theo ngày của KDH là thấp nhất: -0.052% tương đương với lỗ 13%/năm, có
ngày lỗ đến 50%. KDH cũng là cổ phiếu có độ lệch chuẩn của TSSL theo ngày lớn nhất
(0.00093).
4.2. Tối ưu DMĐT bằng các công cụ VaR
4.2.1. Tính VaR và Beta của từng cổ phiếu
Trong đề tài, nhóm nghiên cứu tập trung sử dụng phương pháp phương sai - hiệp
phương sai để đo lường VaR.
Từ giá đóng cửa của 10 mã cổ phiếu thực hiện các bước tính VaR đơn lẻ để xác định
khả năng tổn thất lớn nhất phải chịu trong một ngày của mỗi cổ phiếu.
B1: Tính TSSL theo ngày của 10 cổ phiếu.

B2: Tính kỳ vọng


E ( Ri ) và độ lệch chuẩn  i của TSSL mỗi cổ phiếu i  1, n .
B3: Do mẫu đủ lớn nên giả định TSSL của các cổ phiếu có phân phối chuẩn và áp dụng
VaRi   E  Ri   z  i z  1.65 nếu độ tin cậy là 95%
tính VaR theo công thức (6) với: , với 
cov( Ri , R p )
bi = 2
z  2.33 nếu độ tin cậy là 99%. Và tính Beta theo công thức: s p
và .
B4: Thu được bảng kết quả sau:
ACB MWG SAB MBB KDH VHM VNM GAS FPT ACV

0.0010 0.0012 0.0009 0.0009 - 0.0001 0.0013 0.0008 0.0016 0.0001


Trung bình (ngày)
4 8 9 5 0.00052 3 3 6 2 8
0.0004 0.0005 0.0004 0.0003 0.0003 0.0004 0.0006 0.0004 0.0003
Phương sai 0.00093
1 0 8 4 0 1 3 5 3
VaR (ngày) (%) 0.033 0.037 0.036 0.031 0.050 0.028 0.033 0.041 0.035 0.030

Hệ số beta 0.457 1.431 1.295 0.854 1.512 0.664 0.633 1.421 0.756 1.007

Bảng 5: Kết quả xác định VaR và Beta từng cổ phiếu


Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 32
(Nguồn: Theo tính toán của nhóm nghiên cứu)
VaR của cổ phiếu KDH (0.05%/ tổng số tiền đầu tư) là cao nhất. Đây cũng là mã cổ
phiếu có TSSL trung bình thấp nhất, độ biến động độ lệch chuẩn theo ngày nhất (0.00093), có
hệ số Beta là lớn nhất (1.512).
VaR của các cổ phiếu còn lại nằm trong khoảng (0.027%, 0.042%) trên tổng số tiền
đầu tư vào các mã chứng khoán đó.
Cổ phiếu ACB và VNM đóng góp thấp nhất vào tổng rủi ro danh mục theo hệ số Beta
tương ứng là 0.457 và 0.633, đồng thời đây cũng là hai mã cổ phiếu có TSSL tương đối cao
nên tỷ trọng đầu tư vào 2 cổ phiếu của quỹ là khá cao (tương ứng là 15.13% và 8.91%).
4.2.2. Tính VaR của DMĐT
Các bước thực hiện tính VaR của DMĐT:
B1: Tính giá trị V0 ban đầu của DMĐT

B2: Tính kỳ vọng TSSL


E ( Ri ) , độ lệch chuẩn của TSSL  i của 10 cổ phiếu
B3: Tính ma trận hiệp phương sai cho TSSL của 10 cổ phiếu. Tính kỳ vọng TSSL
E ( Rp ) 
và độ lệch chuẩn TSSL p của DMĐT.
VaR p  V0 *   E  R p   z  p 
B4: VaR của DMĐT được tính theo công thức sau:
B5: Kết quả tính toán thu được
Độ tin cậy VaR1 ngày (%) VaR1 ngày
95% 1.72 VNĐ 17,166,760
99% 2.04 VNĐ 20,400,270
Bảng 6: VaR của DMĐT ban đầu
(Nguồn: Theo tính toán của nhóm nghiên cứu)
Như vậy với khoản tiền đầu tư VNĐ 1,000,000,000 vào DMĐT thì khoản lỗ tối đa với
độ tin cậy 95% là VNĐ 17,166,760; với độ tin cậy 99% là VNĐ 20,400,270 trong điều kiện
thị trường bình thường và không có các giao dịch mua bán.
4.2.3. Xác định VaR cận biên và VaR thành phần
Dựa vào VaR cận biên và VaR thành phần nhóm nghiên cứu đánh giá tác động của từng
cổ phiếu đến rủi ro của DMĐT. Các bước thực hiện như sau:
Cov( R , R )
B1: Tính ma trận hiệp phương sai i p
của TSSL các cổ phiếu.

B2: Tính độ lệch chuẩn TSSL p của DMĐT. Tính VaR cận biên của từng cổ phiếu
cov( Ri , R p )
DVaRi = za
sp
theo công thức: , trong đó 1- a = 95% là độ tin cậy.
CVaRi = (DVaRi ) ´ wiW0 = VaR p b i wi
B3: Tính VaR thành phần theo công thức (9): .
CVaRi
 i i
VaR p
Khi đó phần trăm đóng góp của VaR của cổ phiếu i vào VaR của DMĐT là: .

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 33


 14.31%   0.457 
   
8.91%  1.431 
i   i  
 .....   ..... 
   
B4: Sử dụng tỷ trọng hiệu chỉnh  10.56%  từ bảng 3 và hệ số Beta  1.007 
từ bảng 4, thu được bảng kết quả sau:
Đóng góp
Mã cổ Trạng thái VaR VaR VaR
vào rủi ro
phiếu nắm giữ đơn lẻ cận biên thành phần
DMĐT
VNĐ
ACB VNĐ 151,324,830 0.78% VNĐ 1,187,350 6.9%
5,043,570
VNĐ
MWG VNĐ 143,081,450 2.46% VNĐ 3,515,210 20.5%
5,299,390
VNĐ
SAB VNĐ 114,425,910 2.22% VNĐ 2,544,130 14.8%
4,155,260
VNĐ
MBB VNĐ 112,266,930 1.47% VNĐ 1,645,930 9.6%
3,437,780
VNĐ
KDH VNĐ 105,593,720 2.60% VNĐ 2,740,630 16.0%
5,307,420
VNĐ
VHM VNĐ 96,761,530 1.14% VNĐ 1,103,490 6.4%
2,748,530
VNĐ
VNM VNĐ 89,106,970 1.09% VNĐ 968,020 5.6%
2,978,660
VNĐ
GAS VNĐ 68,498,530 2.44% VNĐ 1,671,160 9.7%
2,834,850
VNĐ
FPT VNĐ 61,629,050 1.30% VNĐ 799,780 4.7%
2,150,780
VNĐ
ACV VNĐ 57,311,090 1.73% VNĐ 991,050 5.8%
1,712,040
Total VNĐ 1,000,00000 100%
Rủi ro
VNĐ
không đa
35,668,280
dạng hóa
Rủi ro
VNĐ17,166,76
đa dạng
0
hóa
Bảng 7: VaR cận biên và VaR thành phần của từng cổ phiếu trong DMĐT
(Nguồn: Theo tính toán của nhóm nghiên cứu)
Kết quả cho thấy, khi đưa các cổ phiếu vào trong DMĐT thì ở mức độ tin cậy 95% VaR
của danh mục đã giảm được 1.85% (tương đương với VNĐ 18,501,000 - chênh lệch giữa rủi
ro không đa dạng hóa và rủi ro đa dạng hóa) so với VaR của từng chứng khoán đơn lẻ.
VaR cận biên thấp nhất thuộc mã cổ phiếu ACB (tương đương 0.78%); tiếp đến mã
VNM (1.09%) và VHM (1.14%). Nhóm 3 mã cổ phiếu trên mang vị thế phòng hộ rủi ro cho
DMĐT. Điều này có nghĩa là khi tăng mỗi VNĐ đầu tư vào cổ phiếu trong nhóm này thì VaR
của DMĐT thay đổi là thấp nhất. Ngược lại là mã cổ phiếu MWG có VaR thành phần cao
nhất (VNĐ 3,515,000) và đóng góp lớn nhất vào tổng rủi ro của danh mục (chiếm 20.5%) nên
có khả năng mang lại nhiều rủi ro cho DMĐT. Vì vậy NĐT nên giảm vị thế của cổ phiếu

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 34


MWG và tăng vị thế của cổ phiếu ACB nhằm giảm rủi ro cũng như kiểm soát được rủi ro của
DMĐT.
4.2.3. Tối ưu hóa DMĐT có rủi ro thấp nhất
Thông thường, việc tối ưu rủi ro của danh mục là tìm giá trị nhỏ nhất của độ lệch chuẩn
p
, tuy nhiên độ lệch chuẩn không phản ánh được hết tổn thất mà danh mục phải chịu bằng
VaR vì vậy nhóm nghiên cứu xác định điểm tối ưu mà ở đó VaR và độ lệch chuẩn cùng đạt
giá trị thấp nhất. Việc tối ưu được thực hiện theo các bước sau:
VaR p
DVaRi = ´ b i = const
B1: Theo (10) DMĐT có rủi ro thấp nhất thỏa mãn:
W0
 1 
 

i   2 
 ... 
 
B2: Sử dụng phần mềm R tìm các tỷ trọng tối ưu mới  10 
sao cho thỏa mãn B1
bằng cách điều chỉnh tỷ trọng của các cổ phiếu trong DMĐT cho đến khi VaR cận biên của
các cổ phiếu riêng lẻ đều bằng nhau.
B3: Tính độ lệch chuẩn và VaR của DMĐT với tỷ trọng tối ưu với độ tin cậy 95%.
B4: Kết quả tính toán thu được
VaR cận biên Tỷ trọng
Mã cổ phiếu Tỷ trọng ban đầu VaR cận biên
(tối ưu) tối ưu
ACB 15.13% 0.78% 1.31% 21.24%
MWG 14.31% 2.46% 1.31% 4.21%
SAB 11.44% 2.22% 1.31% 6.29%
MBB 11.23% 1.47% 1.31% 14.09%
KDH 10.56% 2.60% 1.31% 3.15%
VHM 9.68% 1.14% 1.31% 18.88%
VNM 8.91% 1.09% 1.31% 15.08%
GAS 6.85% 2.44% 1.31% -2.35%
FPT 6.16% 1.30% 1.31% 10.40%
ACV 5.73% 1.73% 1.31% 9.01%
Total 100.00% 100.00%
Rủi ro đa
VNĐ 17,166,760 VNĐ 15,001,030
dạng hóa (VaR)
Độ lệch chuẩn 1.04% 0.91%
Bảng 8: Tối ưu hóa DMĐT có rủi ro thấp nhất (Ký hiệu DMĐTTƯ1)
(Nguồn: Theo tính toán của nhóm nghiên cứu)
Kết quả cho thấy DMĐTTƯ1 có tỷ trọng đầu tư vào các mã cổ phiếu có rủi ro cao như
MWG, KDH, GAS đều được giảm bớt. Mã cổ phiếu MWG giảm 10.1% (xuống còn 4.21%)
để rủi ro đầu tư thấp nhất. Tương tự điều chỉnh tỷ trọng tối ưu cho mã KDH (3.15%) và mã
GAS (-2.35%).
Những mã mang tính chất phòng hộ rủi ro cho danh mục như ACB, VHM và VNM thì
được điều chỉnh tỷ trọng đầu tư tăng cao, cụ thể như là VHM tăng đến gần 9.5%; ACB và
VNM cùng tăng xấp xỉ 6.14%.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 35


Khi VaR cận biên của 10 cổ phiếu đạt 1.31% thì ta nhận được DMĐTTƯ 1 có rủi ro là
thấp nhất với độ lệch chuẩn và VaR tương ứng là 0.91% và VNĐ 15,001,030.
Kết quả tính toán cho thấy VaR của DMĐTTƯ 1 đã giảm VNĐ 2,165,730 và độ lệch
chuẩn giảm 0.13%.
4.2.4. Đề xuất DMĐT trên thị trường Việt Nam (không cho phép bán khống)
Danh mục đầu tư tối ưu trên xuất hiện mã cổ phiếu GAS có tỷ trọng âm (-2.35%), tức là
nếu đầu tư vào cổ phiếu đó thì thị trường phải cho phép bán khống. Điều này là chưa được
phép trên TTCK Việt Nam. Như vậy sẽ chuyển phần tỷ trọng của cổ phiếu GAS sang cổ
phiếu có VaR cận biên tốt nhất trong danh mục là cổ phiếu ACB và thu được điều chỉnh tỷ
trọng cho DMĐT mới như sau:
Mã cổ phiếu Tỷ trọng ban đầu Tỷ trọng đề xuất
ACB 15.13% 18.89%
MWG 14.31% 4.21%
SAB 11.44% 6.29%
MBB 11.23% 14.09%
KDH 10.56% 3.15%
VHM 9.68% 18.88%
VNM 8.91% 15.08%
GAS 6.85% 0.00%
FPT 6.16% 10.40%
ACV 5.73% 9.01%
Total 100.00% 100.00%
Kỳ vọng 0.0806% 0.084%
Độ lệch chuẩn 1.04% 0.912%
Rủi ro đa dạng hóa
VNĐ 17,166,760 VNĐ 15,054,930
(VaR)
Bảng 9: DMĐT tối ưu hiệu chỉnh (DMĐTTƯ1_HC)
(Nguồn: Theo tính toán của nhóm nghiên cứu)
Kết quả cho thấy rằng với DMĐTTƯ1_HC bao gồm 9 cổ phiếu có kỳ vọng theo ngày là
0.084% cao hơn kỳ vọng của DMĐT ban đầu bằng 0.0806%; Độ lệch chuẩn DMĐTTƯ 1_HC
là 0.912% thấp hơn so với độ lệch chuẩn của DMĐT ban đầu bằng 1.04%. VaR của
DMĐTTƯ1_HC là VNĐ 15,054,930 thấp hơn so với VaR của DMĐT ban đầu bằng VNĐ
17,166,760. Như vậy kết quả nghiên cứu là DMĐTTƯ 1_HC với kỳ vọng, độ lệch chuẩn và
VaR tốt hơn DMĐT ban đầu.
4.2.5. Tối ưu hóa DMĐT theo hệ số Sharpe
DMĐT tối ưu theo mục tiêu rủi ro thấp nhất chưa cân nhắc đến kỳ vọng TSSL nên ở
đây tối ưu DMĐT được tính đến yếu tố kết hợp giữa kỳ vọng và rủi ro bằng việc tìm DMĐT
có hệ số Sharpe cao nhất. Các bước tối ưu được thực hiện như sau:
B1: DMĐT tối ưu có hệ số Sharpe cao nhất sẽ thỏa mãn:

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 36


 E ( R1 ) 
  
 1 
 E ( R2 ) 
E ( Ri )  
   2   cE  c  const 
i
 ... 
 
E ( Ri ) E ( Ri )  E ( R10 ) 
= = const   
DVaRi bi hay tại điểm cho  10 
 1 
 
 2 
i 
 ... 
 
B2: Sử dụng phần mềm R tìm tỷ trọng tối ưu  10  sao cho thỏa mãn B1.
B3: Thu được bảng kết quả sau:
Kỳ vọng Tỷ trọng
E ( Ri ) E ( Ri )
Mã cổ phiếu Tỷ trọng tối ưu
theo ngày ban đầu
Tỉ số
bi Tỉ số
bi
ACB 0.00104 15.13% 0.0023 28.18% 0.00168
MWG 0.00128 14.31% 0.0009 18.11% 0.00168
SAB 0.00099 11.44% 0.0008 13.39% 0.00168
MBB 0.00095 11.23% 0.0011 16.90% 0.00168
KDH -0.00052 10.56% -0.0004 -11.22% 0.00168
VHM 0.00013 9.68% 0.00019 -4.58% 0.00168
VNM 0.00133 8.91% 0.0021 28.82% 0.00168
GAS 0.00085 6.85% 0.0006 1.09% 0.00168
FPT 0.00162 6.16% 0.0022 27.49% 0.00168
ACV 0.00018 5.73% 0.00018 -18.17% 0.00168
Total 100.00% 100.00%
Rủi ro
VNĐ 17,166,760 VNĐ 21,137,470
đa dạng hóa
Độ lệch chuẩn 1.04% 1.28%
Kỳ vọng 0.08% 0.168%
Hệ số Sharpe 0.0775 0.1311
Bảng 10: DMĐT tối ưu có hệ số Sharpe cao nhất (DMĐTTƯ2)
(Nguồn: Theo tính toán của nhóm nghiên cứu)
DMĐT ban đầu được tính toán có hệ số Sharpe bằng 0.0775 và DMĐTTƯ 2 có hệ số
Sharpe là 0.1311.
E ( Ri )
Tỉ số b i cho 3 mã cổ phiếu ACB, VNM và FPT là lớn nhất (tương ứng là 0.0023,
0.0021 và 0.0022), lớn hơn rất nhiều so với 3 mã cổ phiếu ACV, VHM và KDH, tức là các tỷ
trọng đầu tư vào 3 mã ACB, VNM và FPT cần tăng mạnh để cải thiện kết quả của DMĐT.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 37


E ( Ri )
Ngược lại tỉ số b i của 3 mã cổ phiếu ACV, KDH và VHM nhỏ nhất (tương ứng là
0.00018; (- 0.0004); 0.00019) đồng thời có mức tỷ trọng tối ưu thấp tương ứng là (-18.17%);
E ( Ri )
(-11.22%), (- 4.58%). Như vậy cần giảm tỷ trọng vào 3 mã cổ phiếu có tỷ số b i thấp nhất.
Thực tế cho thấy trong DMĐTTƯ2 tỷ trọng của VNM tăng 3.2 lần, của FPT tăng 4.5 lần
và ABC tăng 1.9 lần. Việc này dẫn tới hệ số Sharpe của danh mục tăng từ 0.0775 lên đến
0.1311 và TSSL tăng hơn gấp 2 lần từ 0.08% lên đến 0.168% và DMĐTTƯ 2 có tất cả các tỉ số
E ( Ri )
b i bằng nhau và bằng 0.168.
4.2.6. Đề xuất DMĐT tối ưu trong thị trường Việt Nam
Tương tự như đã đề cập ở phần 4.2.4, DMĐTTƯ2 có tới 3 cổ phiếu có tỷ trọng âm.
Nhóm đề xuất sử dụng phương pháp phân bổ theo nguyên tắc lần lượt (tỷ trọng cổ phiếu nào
âm nhiều nhất sẽ được loại bỏ và đưa vào cổ phiếu có VaR cận biên tốt nhất) và tiếp đến hai
cổ phiếu có tỷ trọng âm còn lại. Khi đó gọi DMĐT nhận được là DMĐT tối ưu theo hệ số
Sharpe hiệu chỉnh, ký hiệu là DMĐTTƯ2_HC.
Như vậy, tỷ trọng của cổ phiếu ACV được bù vào tỷ trọng của ACB (-18.17%), KDH
bù vào VNM (-11.22%) và cuối cùng VHM bù vào FPT (-4.58%). Nhóm thu được bảng sau:
Mã cổ phiếu Tỷ trọng ban đầu Tỷ trọng đề xuất
ACB 15.13% 10.02%
MWG 14.31% 18.11%
SAB 11.44% 13.39%
MBB 11.23% 16.90%
KDH 10.56% 0.00%
VHM 9.68% 0.00%
VNM 8.91% 17.59%
GAS 6.85% 1.09%
FPT 6.16% 22.91%
ACV 5.73% 0.00%
Total 100.00% 100.00%
Kỳ vọng 0.0806% 0.125%
Độ lệch chuẩn 1.04% 1.035%
Rủi ro đa dạng hóa (VaR) VNĐ 17,166,760 VNĐ 16,470,730
Hệ số Sharpe 7.7500% 12.077%
Bảng 11: Đề xuất DMĐT tối ưu dựa trên hệ số Sharpe (DMĐTTƯ2_HC)
(Nguồn: Theo tính toán của nhóm nghiên cứu)
Kết quả cho thấy rằng DMĐTTƯ2_HC chỉ bao gồm 7 cổ phiếu có hệ số Sharpe bằng
12.077% tăng đáng kể so với hệ số Sharpe của DMĐT ban đầu là 7.7500%.
TSSL kỳ vọng theo ngày của DMĐTTƯ2_HC là 0.125% tăng đáng kể so với DMĐT ban
đầu với kỳ vọng là 0.0806%. Độ lệch chuẩn mới là 1.035% thấp hơn độ lệch chuẩn cũ
VaR của DMĐTTƯ 2_HC bằng VNĐ 16,470,730 thấp hơn so với VaR của DMĐT ban
đầu là VNĐ 17,166,760, tương đương giảm VNĐ 696,030 với mức ý nghĩa 5%.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 38


Như vậy nghiên cứu đã tìm ra DMĐTTƯ2_HC với kỳ vọng, VaR và hệ số Sharpe tốt
hơn DMĐT ban đầu.
5. Hậu kiểm VaR
Sau khi có kết quả 2 DMĐT tối ưu DMĐTTƯ1 và DMĐTTƯ2, nhóm nghiên cứu kiểm
định kết quả tính VaR. Vì VaR chỉ có thể có tính chính xác trong một khoảng thời gian nhất
định nên để đảm bảo tính hợp lý của mô hình, nhóm kiểm tra một cách có hệ thống tính hợp
lệ của mô hình định giá và rủi ro cơ bản thông qua việc so sánh mức độ tổn thất dự đoán và
thực tế. Các bước hậu kiểm như sau:
B1: Chọn khoảng thời gian hậu kiểm là từ 17/1/2018 đến 16/1/2019 và tính VaR dự

đoán ở mức độ tin cậy 95% ( 


z  1.65 ) cho mỗi ngày trong khoảng thời gian đó dựa theo
phương pháp phương sai - hiệp phương sai. Số liệu dùng cho việc ước tính VaR là khoảng
thời gian từ 17/1/2017 đến 16/1/2018.
B2: Tìm số sai phạm của mô hình bằng cách so sánh VaR dự đoán với TSSL thực tế
trong mỗi ngày đó. Nếu VaR lớn hơn TSSL thực tế thì không xảy ra sai phạm và nhận giá trị
là 0, ngược lại nếu VaR nhỏ hơn TSSL thực tế thì có xảy ra sai phạm và nhận giá trị là 1.
B3: Nhóm đếm được 25 sai phạm, cụ thể ở bảng sau:
Ngày Tổn thất thực tế VaR dự đoán (95%) Sai phạm
11/10/2018 -4.23% 2.14% 1
6/9/2018 -2.69% 2.10% 1
5/9/2018 -3.34% 2.07% 1
11/7/2018 -2.72% 2.00% 1
5/7/2018 -2.70% 1.98% 1
3/7/2018 -3.33% 1.95% 1
2/7/2018 -2.59% 1.93% 1
28/6/2018 -2.72% 1.91% 1
19/6/2018 -3.34% 1.85% 1
18/6/2018 -2.65% 1.83% 1
12/6/2018 -2.04% 1.81% 1
28/5/2018 -4.84% 1.68% 1
25/5/2018 -2.90% 1.70% 1
22/5/2018 -2.31% 1.68% 1
17/5/2018 -1.67% 1.66% 1
10/5/2018 -2.49% 1.62% 1
26/4/2018 -3.02% 1.54% 1
23/4/2018 -2.86% 1.50% 1
19/4/2018 -2.45% 1.47% 1
3/4/2018 -1.71% 1.45% 1
5/3/2018 -1.59% 1.42% 1
8/2/2018 -1.42% 1.33% 1
6/2/2018 -4.42% 1.21% 1
5/2/2018 -3.71% 1.14% 1
17/1/2018 -1.06% 1.05% 1
Bảng 12: Hậu kiểm VaR
(Nguồn: Theo tính toán của nhóm nghiên cứu)
Dựa theo mô hình hậu kiểm của Kupiec phát triển vào năm 1995 (Bảng 1) với khoảng
tin cậy cho việc ước lượng xác suất xảy ra sai phạm dựa trên điểm đuôi của hệ số log-
likelihood, ở mức độ tin cậy 95% thì số sai phạm cho phép là 6<N<21 (với N là số sai phạm).
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 39
Với khoảng ước lượng này thì số sai phạm của nhóm đang vượt quá nó (N=25) và có
thể mô hình hiện tại của nhóm đang đánh giá thấp rủi ro của danh mục vì chưa tính đến các
điều kiện, sự biến động của thị trường hay biến đổi về mặt thời gian của dữ liệu.
Điển hình khi nhìn vào Bảng 12, thấy rằng số sai phạm thường có xu hướng phân lại
thành cụm và xảy ra liên tiếp nhau chứng tỏ thị trường có thể đã trải qua một đợt biến động
mạnh mà không được mô tả bởi VaR.
Thực tế là TTCK Việt Nam đã trải qua năm 2018 với sự biến động rất mạnh. Thị trường
chứng khoán Việt Nam khởi đầu năm 2018 đầy thuận lợi khi ngay trong quý 1, chỉ số Vn-
Index đã vượt mốc 1,000 điểm và thậm chí là đỉnh lịch sử 1,200 điểm cùng với thanh khoản
thị trường cũng cải thiện đáng kể (có nhiều phiên giao dịch khớp lệnh gần 10,000 tỷ). Sự bứt
phá mạnh mẽ của thị trường trong giai đoạn đầu năm đến từ nền tảng vĩ mô trong nước ổn
định, tăng trưởng GDP ở mức cao nhất trong nhiều năm. Bên cạnh đó, dòng tiền khối ngoại ồ
ạt đổ vào (khối ngoại mua ròng hơn 10,000 tỷ trong quý 1), cũng như hàng loạt doanh nghiệp
lớn niêm yết đã giúp thị trường tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên sang quý 2/2018, những lo
ngại về chiến tranh thương mại leo thang trên toàn thế giới, xu hướng siết chặt dòng tiền, tăng
lãi suất, cũng như tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể "hạ nhiệt" đã ảnh hưởng không nhỏ tới
thị trường tài chính toàn cầu trong đó có Việt Nam. Từ đầu quý 2/2018, diễn biến thị trường
trở nên kém tích cực. Chỉ số VN-Index từ vùng đỉnh 1,200 điểm đã "lao dốc" xuống vùng 900
điểm trong ba quý cuối năm, tương ứng mức điều chỉnh khoảng 25%. Đây là mức biến động
khá lớn và chỉ số VN-Index của Việt Nam nằm trong top 10 chỉ số chứng khoán có biến động
mạnh nhất trên Thế giới. Thống kê trong năm 2018 cho thấy, Vn-Index có 38 phiên giao dịch
có mức biến động trên 2% so với phiên trước, bao gồm 17 phiên tăng trên 2% và 21 phiên
giảm trên 2%. Đây cũng là năm ghi nhận mức biến động mạnh nhất trên TTCK Việt Nam, kể
từ sau giai đoạn 2007-2009 (91 phiên biến động trên 2% năm 2009). Sự biến động của TTCK
nói chung cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến động giá trị DMĐT của quỹ VEIL.
6. Kết luận
VaR là một công cụ quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong thị trường tài chính đặc
biệt trong QLRR. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã trình bày cách tính toán VaR của một
DMĐT, sử dụng các công cụ VaR cận biên và VaR thành phần để đo lường một DMĐT trên
thị trường chứng khoán Việt Nam của quỹ VEIL đồng thời tối ưu rủi ro cũng như hệ số
Sharpe của danh mục đó. Nhóm cũng đề xuất ra được 2 DMĐT trong điều kiện thị trường
Việt Nam (không cho phép bán khống) và thu được những kết quả tốt.
Kết quả hậu kiểm VaR tuy rằng không được như kỳ vọng của nhóm nhưng đã đã chứng
tỏ rằng, việc sử dụng các công cụ VaR để quản lý DMĐT trong đề tài này chưa phản ánh hết
được các loại rủi ro mà một DMĐT gặp phải và điển hình là những cú sốc trên thị trường hay
sự biến đổi về mặt thời gian của dữ liệu.
Trong nghiên cứu nhóm sử dụng công cụ IVaR nhằm tìm ra giá trị a* của mỗi một cổ

a* = - W (
cov Ri , R p ) = - W bi
s 2
p

phiếu theo công thức s i2 2


s tuy nhiên, kết quả cho ra lại cho thấy
i

tới 9 mã cổ phiếu phải rút hết tiền đầu tư ra khỏi danh mục (trừ mã ACB), thậm chí phải bán

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 40


khống chúng với một tỉ lệ tương đối cao thì mới đạt đến điểm tối ưu nên với danh mục đầu tư
tối ưu này gần như không có ý nghĩa thực tế.
Kết quả nghiên cứu này sẽ là nền tảng để nhóm mở rộng nghiên cứu như kết hợp hai
phương pháp tối ưu trên cùng một danh mục hoặc thực hiện với nhiều danh mục đầu tư trên
TTCK Việt Nam, tiếp cận trên TTCK thế giới để nhận diễn rõ hơn các vấn đề về lý thuyết.
Quá trình làm đề tài các thành viên cũng đã tìm hiểu thêm được một thuật toán khắc
phục được những điểm yếu của VaR trong nghiên cứu này, đó là PSO, một thuật toán tối ưu
bầy đàn ở đó có thể tối ưu VaR không cần giả định về tính chuẩn của phân bố cũng như tối ưu
trên hàm phi tuyến tính.
Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh,
ThS Vũ Thị Thúy Nga để nhóm có thể hoàn thiện nghiên cứu một đề tài. Nhóm tác giả rất
mong nhận được sự phản hồi góp ý của Ban giám khảo, của các nhà nghiên cứu, của bạn đọc
để có thể có được những nghiên cứu tốt hơn về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
[1] PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài Lê, TS. Nguyễn Lê Cường (2015), Bài giảng gốc Nguyên lý
quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
[2] PGS. TS. Hoàng Văn Quỳnh, ThS. Cao Minh Tiến (2017), Giáo trình Quản lý DMĐT,
Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
Tiếng Anh
[3] Georges Dionne (March 2013), Risk management: History, Definition and Critique,
Cirrelt-2013-17.
[4] Philippe Jorion (2006), Value at Risk-The new benchmark for managing financial risk,
The McGraw-Hill Companies.
[5] J.P.Morgan (1996), Risk metrics - Technical document, truy cập ngày 5/1/2018,
https://www.msci.com/documents/10199/5915b101-4206-4ba0-aee2-3449d5c7e95a.
[6] Filip Iorgulescu (WC-BEM 2012), Backtesting value-at-risk: Case study on the Romanian
capital market, The Bucharest University of Economic Studies, 6 Romana Square,
Bucharest, 010374, Romania.
[7] https://www.rdocumentation.org/packages/GAS/versions/0.3.0/topics/BacktestVaR.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 41


[29]ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG DEEP-LEARNING VÀ MÔ HÌNH CHUỖI
TRONG DỰ BÁO CHỨNG KHOÁN
SV: Trần Hương Lan, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Thanh Thảo
Khoa Hệ thống thông tin Kinh tế-Học viện Tài chính
GV: Ths. Hoàng Hữu Sơn, Ths. Trần Thị Phương Liên

1.Cơ sở lý luâ ̣n


1.1.Vấn đề nghiên cứu :
Thực nghiê ̣m xây dựng mô hình dự báo chỉ số Vn-index để phân tích và đánh giá thị
trường chứng khoán Viê ̣t Nam.
1.2.Lý do chọn đề tài :
Thị trường chứng khoán Viê ̣t Nam mới ra đời vào đầu năm 2000. Thị trường chứng
khoán từ khi ra đời cho đến nay được biết đến là mô ̣t kênh đầu tư và thu hút vốn hấp dẫn ở
nhiều quốc gia. Chính khả năng sinh lời khổng lồ mà thị trường mang lại đã thu hút rất nhiều
nhà đầu tư, doanh nghiê ̣p coi thị trường chứng khoán là nơi tạo ra nguồn thu nhâ ̣p và huy
đô ̣ng vốn chủ yếu của họ.Vì thế các hoạt đô ̣ng này sẽ góp phần đưa thị trường chứng khoán
Viê ̣t Nam ngày càng phát triển.
Hiê ̣n trạng thị trường chứng khoán tại Viê ̣t Nam:
Thị trường chứng khoán ở Viê ̣t Nam còn non trẻ,đa số các nhà đầu tư tham gia chứng
khoán còn mang tính cảm tính. TTCK Viê ̣t Nam chưa đáp ứng được nhu cầu huy đô ̣ng vốn
trung và dài hạn cho nền kinh tế.Hơn nữa,do không có các công cụ dụng cụ dự báo mô ̣t cách
hiê ̣u quả nên thị trường chứng khoán Viê ̣t Nam đã trải qua nhiều biến đô ̣ng thăng trầm, gây ra
mô ̣t số cuô ̣c khủng hoảng, điển hình trong năm 2008, được gọi là “ cơn sóng thần ” của thị
trường chứng khoán Viê ̣t Nam.
Những vấn đề gă ̣p phải khi đầu tư chứng khoán:
Đa số các nhà đầu tư cá nhân thường chỉ quan tâm đến giá cổ phiếu hiện tại đang là bao
nhiêu mà không tìm hiểu được giá trị thực của loại cổ phiếu đó. Dẫn đến viê ̣c các nhà đầu tư
sẽ gă ̣p khó khăn khi đối diê ̣n với những cuô ̣c khủng hoảng.
Để góp phần giải quyết các vấn đề gă ̣p khó khăn nêu trên, chúng tôi đã quyết định
nghiên cứu đề tài này với mục tiêu như sau :
+ Trợ giúp các nhà đầu tư sẽ đưa ra các quyết định hợp lý và có thể nắm bắt xu hướng
chung của thị trường để đầu tư.
+ Dự báo được các nguy cơ khủng hoảng thị trường.Từ đó cung cấp các thông tin cho
các nhà hoạch định chiến lược thị trường.
Vì vâ ̣y chúng tôi xây dựng mô hình dự báo cho thị trường chứng khoán Viê ̣t Nam.
1.3.Phạm vi nghiên cứu:
Tính từ thời gian bắt đầu sử dụng chỉ số VN-index tính theo từ ngày 28/7/2000 đến
ngày 17/1/2019.
2.Đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu
2.1.Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : dự báo chỉ số VN-Index.
2.2.Mục tiêu nghiên cứu:
Dựa vào nền kinh tế thị trường tài chính, khai phá dữ liê ̣u để xây dựng mô hình dự
báo chỉ số VN-Index.
Thông qua kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác đô ̣ng đến thị trường chứng khoán và
dữ liê ̣u thực tế để kiểm định mô hình.
Phân tích và đánh giá mức đô ̣ quan trọng của viê ̣c dự báo chỉ số VN-index trong nền
thị trường chứng khoán tại Viê ̣t Nam.
2.3.Phương pháp nghiên cứu:

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 42


Trong nghiên cứu này,sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.Vì ta phải vừa sử
dụng các dữ liê ̣u thực tế để xây dựng mô hình và kiểm thử mô hình.
2.4.Cách thức thu thập số liê ̣u
Các số liê ̣u trong bài là dữ liê ̣u giá cổ phiếu VN-index được lấy từ trang cophieu68.vn
3.Xây dựng phân tích, đánh giá mô hình dự báo
3.1.Dự báo theo mô hình ARIMA (Autoregressive Intergrated Moving Average)
Mô hình ARIMA là mô hình kinh tế lượng truyền thống dùng để dự đoán theo các chuỗi
thời gian ngắn hạn và điều kiện phải tương đối ổn định. Đây là mô hình hồi quy tuyến tính
cổ điển dùng trong nền kinh tế từ trước đến nay.
3.1.1.Xây dựng mô hình
Input: dữ liệu chỉ số chứng khoán X
Output: Yt+1 = closet+1 = f(X)
Ycloset+1 = f( Xt,Xt-1,Xt-2,…,Xt-3)
Trong đó: k là cửa sổ windowsize
Xt = { opent, closet, lowt, hight }

3.1.2.Phân tích kết quả


Bước 1: Kiểm tra tính dừng của chuỗi
Định dạng mô hình là cần tìm các giá trị thích hợp p, d và q cho mô hình xây dựng. Để
xác định d tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị trên chuỗi VNInDex.
Ta dung lệnh: dfuller close in 1/4200, lags (1)
Bảng 3.1: Kết quả kiểm định Dickey-Fuller với Close

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 43


Augmented Dickey-Fuller test for unit root Number of obs = 2306

Interpolated Dickey-Fuller
Test 1% Critical 5% Critical 10% Critical
Statistic Value Value Value

Z(t) -0.130 -3.430 -2.860 -2.570

MacKinnon approximate p-value for Z(t) = 0.9463


Kết quả ước lượng có p-value = 0.9463 nên chuỗi Giá đóng cửa là chuỗi không dừng
(có nghiệm đơn vị) ở mức ý nghĩa 5%. 1500
1000
close
500
0

1/1/2000 1/1/2005 1/1/2010 1/1/2015 1/1/2020


date

Hình 3.1: Đồ thị chuỗi close


Thực hiện với chuỗi sai phân của Close (D. close) :
Bảng 3.2: Kết quả kiểm định Dickey-Fuller với chuỗi sai phân của Close
Augmented Dickey-Fuller test for unit root Number of obs = 1508

Interpolated Dickey-Fuller
Test 1% Critical 5% Critical 10% Critical
Statistic Value Value Value

Z(t) -26.663 -3.430 -2.860 -2.570

MacKinnon approximate p-value for Z(t) = 0.0000


Kết quả ước lượng có p-value = 0.0000 nên chuỗi sai phân của Giá đóng cửa là chuỗi
dừng ở mức ý nghĩa 5%.
100
50
saiphan
0
-50

1/1/2000 1/1/2005 1/1/2010 1/1/2015 1/1/2020


date

Hình 3.2: Đồ thị chuỗi Close và Dclose


Bước 2: xác định giá trị của mô hình MA(p), AR(q)

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 44


Để xác định giá trị p và q cho mô hình sử dụng lược đồ tương quan và tự tương quan
riêng bằng cách:
corrgram saiphan
pac saiphan
ac saiphan

0.15
0.10

0.10
Partial autocorrelations of saiphan
Autocorrelations of saiphan
0.05

0.05
0.00

0.00 -0.05
-0.05

0 10 20 30 40 0 10 20 30 40
Lag Lag
Bartlett's formula for MA(q) 95% confidence bands 95% Confidence bands [se = 1/sqrt(n)]

Hình 3.3: Lược đồ tương quan và tự tương quan


Dựa trên kết quả phân tích ACF và PACF, dạng ARIMA được đề nghị cho chuỗi close
là: ARIMA (1,1,1)..
Bước 3 Ước lượng mô hình:
Tìm các tham số α, β trong công thức y(t) đã được chỉ ra ở phần lý thuyết với dữ liệu
nạp vào là 4200 bản ghi đầu tiên cho từng mô hình.
Ví dụ: dụng lệnh: arima close in 1/4200, arima (1,1,1)
Kết quả mô hình ARIMA (1,1,1)
ARIMA regression

Sample: 3/5/2002 - 1/30/2018, but with gaps Number of obs = 3128


Wald chi2(2) = 338.39
Log likelihood = -10760.18 Prob > chi2 = 0.0000

OPG
D.close Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

close
_cons .2672036 .1462644 1.83 0.068 -.0194694 .5538767

ARMA
ar
L1. -.6080022 .0463863 -13.11 0.000 -.6989177 -.5170868

ma
L1. .7545527 .0470959 16.02 0.000 .6622465 .846859

/sigma 7.482935 .0520203 143.85 0.000 7.380977 7.584893


Trong bảng kết quả ước lượng thì mô hình hồi quy ARIMA (1,1,1) là phù hợp với mức
ý nghĩa 95% thành phần AR có hệ số tương quan trung bình là -0.608 và thành phần MA có
hệ số tương quan trung bình là 0.754 với khoảng giá trị đã có trong bảng. Cả hai thành phần
này đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Ước lượng độ lệch tiêu chuẩn của chuỗi
nhiễu trắng là 8.275834. Như vậy mô hình arima(1,1,1) được chấp nhận.
ARIMA cho trung hạn:
Chúng tôi cũng tiếp tục xác định tham số mô hình ARIMA cho trung hạn (k=10) và
(k=13). Thì mặc dù mô hình có giá trị P_value<α nhưng các chỉ phụ thuộc vào một số ít các
biến và chỉ mô hình ARIMA(10,1,4) là có ý nghĩa thống kê cao nhất trong đó hàm close t phụ
thuộc vào hầu hết các biến

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 45


ARIMA regression

Sample: 2 - 4200 Number of obs = 4199


Wald chi2(14) = 10256.42
Log likelihood = -14513.76 Prob > chi2 = 0.0000

OPG
D.close Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

close
_cons .2557961 .2551358 1.00 0.316 -.2442609 .7558532

ARMA
ar
L1. -.8224967 .0573474 -14.34 0.000 -.9348955 -.7100979
L2. .1456897 .0499982 2.91 0.004 .0476949 .2436845
L3. .8698801 .0498751 17.44 0.000 .7721266 .9676335
L4. .6655368 .0461972 14.41 0.000 .5749919 .7560817
L5. -.0278915 .0164902 -1.69 0.091 -.0602116 .0044286
L6. .1161252 .0160954 7.21 0.000 .0845788 .1476715
L7. -.0302465 .0150657 -2.01 0.045 -.0597749 -.0007182
L8. -.0649824 .0147871 -4.39 0.000 -.0939646 -.0360002
L9. -.0412775 .0131702 -3.13 0.002 -.0670905 -.0154644
L10. .005735 .011072 0.52 0.604 -.0159657 .0274357

ma
L1. 1.076804 .0566102 19.02 0.000 .9658501 1.187758
L2. .0578102 .054395 1.06 0.288 -.0488019 .1644224
L3. -.9281184 .0552642 -16.79 0.000 -1.036434 -.8198025
L4. -.8375204 .0514761 -16.27 0.000 -.9384117 -.736629

/sigma 7.671534 .0424658 180.65 0.000 7.588303 7.754765

Chúng tôi cũng chạy với mô hình với giá trị k >=10 nhưng hầu hết các mô hình đều có
giá trị p_value>α nên có thể kết luận mô hình ARIMA chỉ thích hợp cho các dự báo chứng
khoán trong ngắn hạn. Điều này cũng phù hợp với lý thuyết sóng đã trình bày ở phần trên.
Bước 4 Kiểm định độ chính xác
Kiểm định tính ổn định và tính khả nghịch của mô hình:
Kiểm định mô hình ARIMA có ổn định và khả nghịch hay không? Tính dừng của quá
trình ARMA phụ thuộc vào thành phần tự hồi quy (AR). Nếu nghịch đảo (inverse roots) của
AR nằm trong đường tròn đơn vị thì quá trình này sẽ dừng và mô hình là ổn định. Tính khả
nghịch (invertible) được thể hiện qua phần trung bình trượt (MA).
Để kiểm định mô hình ARIMA (p, q,d) ta sử dụng lệnh estat aroots , options ngay sau
khi chạy mô hình.
Ví dụ: Sau khi ước lượng mô hình ARIMA bằng lệnh:
arima close in 1/4200, arima(5,1,3)
estat aroots
Bảng 4: Kết quả thu được

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 46


Eigenvalue stability condition

Eigenvalue Modulus

-.5327629 + .7888186i .951878


-.5327629 - .7888186i .951878
.9346957 .934696
.09715075 + .3243772i .338613
.09715075 - .3243772i .338613

All the eigenvalues lie inside the unit circle.


AR parameters satisfy stability condition.

Eigenvalue stability condition

Eigenvalue Modulus

-.5393416 + .8007715i .965466


-.5393416 - .8007715i .965466
.8870525 .887053

All the eigenvalues lie inside the unit circle.


MA parameters satisfy invertibility condition.

Do mọi giá trị AR đều nằm trong vòng tròn đơn vị nên có thể kết luận rằng mô hình và
có tín dừng và ổn định.
Tiếp tục kiểm tra tính khả nghịch thông qua lệnh: estat aroots lag(50). Do chuỗi hội tụ
nên có thể kết luận mô hình có tính khả nghịch. Và mô hình đáng tin cậy cho dự báo.
Bước 5: Dự báo
Sau khi có các tham số ta áp dụng mô hình để dự báo dữ liệu kiểm tra bao gồm
240 ngày (từ bản ghi 4201 đến bản ghi 4441).
Ví dụ: dự báo cho mô hình ARIMA (5,1,3)
arima close in 1/4200, arima (1,1,1)
predict closef1, xb
predict closef2, y
twoway (tsline close in 1/4441, lcolor(blue)) (tsline closef2 in 4201/4441,
lcolor(red))
1500
1000
500
0

1/1/2000 1/1/2005 1/1/2010 1/1/2015 1/1/2020


date

close y prediction, one-step

regress close date in 4201/4441


Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 47
Source SS df MS Number of obs = 241
F(1, 239) = 408.42
Model 1081726.93 1 1081726.93 Prob > F = 0.0000
Residual 633011.87 239 2648.58523 R-squared = 0.6308
Adj R-squared = 0.6293
Total 1714738.8 240 7144.74502 Root MSE = 51.464

close Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

date -.6699011 .0331481 -20.21 0.000 -.7352009 -.6046014


_cons 15330.57 709.1657 21.62 0.000 13933.56 16727.58

3.2.Dự báo mô hình Deep-learning


Vâ ̣y để khắc phục những nhược điểm của mô hình ARIMA (mô hình hồi quy tuyến
tính), để dự đoán các chuỗi thời gian lịch sử dài hơn, chúng ta phải thay thế mô hình hồi quy
tuyến tính bằng mô ̣t mô hình phi tuyến và hiê ̣n nay chúng tôi sử dụng mô hình RNN-LSTM.
Lý do để chúng tôi đưa ra quyết định đi nghiên cứu mô hình RNN-LSTM này là vì có
những ưu điểm như sau: Dựa vào dữ liê ̣u lịch sử trong thời gian dài và có thể kết hợp nhiều
chuỗi dữ liê ̣u khác nhau và kết hợp các biến khác nhau
3.2.1.Xây dựng mô hình
Input : X ( closet, opent, lowt, hight, volumet )
Output : Yt
Yt = f( Xt,Xt-k,….Xt-k-1,.Xt,…Xt-k+1,…Xt+1)
Trong đó: k là cửa sổ windowsize

Bước 1: Chia dữ liê ̣u train và test


Bước 2: Tiền xử lý dữ liê ̣u
Giai đoạn tiền xử lý dữ liê ̣u bao gồm:
Chuẩn hóa dữ liêu; do dữ liê ̣u có khoảng biến thiên rô ̣ng nên để thuâ ̣n tiê ̣n cho viê ̣c dự
báo sự biến thiên ta dưa dữ liê ̣u từ khoảng dữ liê ̣u thực tế về khoảng [0,1]
Làm sạch dữ liê ̣u: kiểm tra và xóa những bản ghi mà thiếu dữ liê ̣u
Trong nghiên cứu này, chúng tôi để 95% là tâ ̣p dữ liê ̣u huấn luyê ̣n, còn 5% là dữ liê ̣u để
kiểm tra.
Bước 3: Xây dựng mạng nơ ron : Số lượng phần tử trong LSTM từng trường hợp là :
TH1 : X=Y=256
TH2 : X=Y=512

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 48


Bước 4: Huấn luyê ̣n mạng nơ ron
Sau khi xây dựng được mô hình mạng nơ ron, ta sử dụng thuâ ̣t toán lan truyền ngược để
tính toán các tham số trong từng nơ ron dựa vào dữ liê ̣u train. Số lượng vòng lă ̣p cho mỗi
bước training để đạt yêu cầu hô ̣i tụ là: 1000(vòng lă ̣p), và kết quả các tham số được lưu trữ
dưới dạng tê ̣p nhị phân.
Bước 5 : Cài đă ̣t
Mô hình dự báo LSTM-RNN được cài đă ̣t trên ngôn ngữ lập trình Python với phiên bản
3.7.2 với cấu hình như sau: CPU Core i7,RAM 8GB,Card đồ họa GeForce-GTX-1070-Ti-
GAMING-8G,thư viê ̣n hỗ trợ tính toán sử dụng Tensorflow for cuda 9.2 được phát bởi
Google.
3.2.2.Kết quả thực nghiê ̣m
Đô ̣ sai số bình phương trung bình: MSE(Mean square error) được tính theo công thức
sau :

TP (Time proccessing): là tổng thời gian sử dụng cho quá trình dự báo ( tính theo ms.
Đô ̣ chính xác của mô hình :
TH1: Số lượng phần tử LSTM trong mỗi lớp 256
Chúng tôi dự báo mô hình LSTM trong 3 ngày, 5 ngày, 15 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 60
ngày, 90 ngày.
Dưới đây là kết quả dự báo mô hình LSTM trong 3 ngày:

Kết quả dự báo trong 3 ngày xu hướng (trend) của giá dự báo và giá thực tế giống nhau.
Đồng thời vì đây là mô hình phi tuyến nên trend không thể đối ngược. Nhìn vào bảng trên ta
còn thấy giá phân tích hầu như là lớn hơn giá thực tế và đô ̣ nhiễu của mô hình này là đô ̣ nhiễu
câ ̣n dưới.
MSE= 644.325593
Kết quả dự báo mô hình LSTM trong 15 ngày:

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 49


Nhìn vào bảng trên, ta thấy giá dự báo với giá thực tế gần như sát nhau và đô ̣ nhiễu của
mô hình trên là đô ̣ nhiễu 2 phía. Đô ̣ sai số bình phương trung bình: MSE= 121.2633924.
Theo kết quả chúng tôi thấy dự báo mô hình trong 20 ngày, 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày
có kết quả là giá dự báo với giá thực tế gần như sát nhau.
TH2: Số lượng phần tử LSTM trong mỗi lớp: X=Y=512
Chúng tôi dự báo mô hình trong 3 ngày, 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày, 60 ngày.
Kết quả dự báo mô hình LSTM trong 15 ngày: MSE= 120.1114

Nhâ ̣n xét sau khi xem kết quả dự báo mô hình LSTM trong 15 ngày,20 ngày, 60
ngày : Có kết quả tương đồng là từ 15 ngày trở đi giá dự báo và giá thực tế gần như sát nhau.
Đô ̣ sai số rất bé mă ̣c dù số lượng ngày tăng lên nhưng MSE có giảm.
3.2.3.Biê ̣n luận
Tại sao chúng tôi lại khẳng định đối với deep-learning dự báo chứng khoán từ 15 ngày
là tốt nhất được thể hiê ̣n như sau:
Thứ 1, do tư duy của nhà đầu tư tại Việt Nam chủ yếu là lướt sóng ngắn hạn. Mà tâm lý
và hành động của nhà đầu là yếu tố tác động mạnh nhất đến thị trường. Theo nghiên cứu của
ThS. Nguyễn Ngọc Tú Vân- Đại học Văn Lang có kết quả thực nghiệm đã cho thấy phản ánh
khách quan sự tác động của độ nhạy cảm NĐT đến chỉ số giá chứng khoán toàn thị trường là
rất lớn. Nghiên cứu còn cho thấy, độ nhạy cảm NĐT có thể dự báo tốt chỉ số giá TTCK trong
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 50
tương lai. Trong bài nghiên cứu của ông cho rằng chỉ số niềm tin tiêu dùng là nhân tố đại diện
tốt nhất cho độ nhạy cảm NĐT, nên khi NĐT đã đặt niềm tin vào điều gì đó thì họ sẽ hành
động để niềm tin đó thành hiện thực.
Thứ 2, vì thích lướt sóng nên NĐT thường sử dụng các công cụ ngắn hạn và chủ yếu là
nến dễ nhìn và phán đoán. Xu hướng khi dùng nến xác định, trung bình kéo dài khoảng 8-15
phiên.
Trong PTKT có rất nhiều biểu đồ nến nhưng có thể chia làm 2 loại là mô hình đảo chiều
và mô hình tiếp diễn. Từ việc xác định được mô hình nến có thể tìm được điểm mua, bán hợp
lý.
Thứ 3, rất nhiều NĐT cả các broker của các CTCK lớn đều dùng đường EMA15 làm
chỉ báo xác định xu hướng. Theo như định luật Granville và thực tế giao dịch của NĐT trên
TTCK Việt Nam thì EMA15 là chỉ báo theo sát với thị trường và có độ trễ khá thấp.
Trên Data, có tất cả n trường dữ liê ̣u. Cụ thể trong bài toán này ( n=6) bao gồm các
trường dữ liê ̣u sau : Ngày, Giá cao nhất, Giá thấp nhất, Giá đóng cửa , Giá mở cửa, khối
lượng giao dịch.
=> Nhưng trong nền kinh tế Viê ̣t Nam, do thị trường chứng khoán còn non trẻ, và các
nhà phân tích kĩ thuật luôn tin tưởng rằng: giá cả biến động luôn phản ánh đầy đủ thông tin,
và giá của các cổ phiếu sẽ dịch chuyển theo xu thế chung của thị trường, và điều quan trọng
nhất là: lịch sử sẽ lặp lại.
=> Do đó dự đoán giá hay xu hướng của VN- Index rất quan trọng để đưa ra quyết
định đầu tư
3.2.4.So sánh mô hình RNN-LSTM và mô hình ARIMA
- Đô ̣ chính xác: độ chính xác của mô hình RNN-LSTM: dự đoán chỉ số Vn-index từ 15
ngày trở lên là tốt nhất (vơi MSE =121.43) và độ chính xác này cào hơn so với mô hình
ARIMA (13,1,2) (MSE =193). Điều này có thể giải thích như sau: RNN-LSTM là mạng
neuron với tính toán phi tuyến với số lượng tham số là rất lớn (hơn 2000 tham số với RNN-
LSTM 256 và 4000 tham số với RNN-LSTM 512) do vậy với dữ liệu càng lớn thì mô hình
mạng neuron sẽ càng sát với thực tế. Trong khi ARIMA dùng ít tham số hơn (<=20 tham số)
và sử dụng giả thuyết là tuyến tính nên trong thực tế chỉ thích hợp trong ngắn hạn.
- Tính phổ dụng: Đối với mô hình ARIMA chủ yếu được thực hiê ̣n các thao tác trên
Stata và đây cũng là mô ̣t phần mềm đã có sẵn và thích hợp với những nhà nghiên cứu kinh tế
lượng. Nhưng dể cài đặt được RNN-LSTM chúng ta cần có kiến thức về Deep learning và
khai phá dữ liệu sẽ nên phù hợp với những người chuyên về công nghê ̣ thông

- Khả năng dự đoán nhanh và ngắn hạn: Mô hình tuyến tính chỉ cho phép dự đoán
trong ngắn hạn. Còn mô hình phi tuyến cho chúng ta dự đoán trong cả trung hạn và dài hạn.
Cụ thể, trong bài toán dự báo dự đoán Vn-index, ta sử dụng Deep-learning sẽ tốt hơn là
ARIMA. Nhưng nếu ta sử dụng dữ liê ̣u trong vòng 5 ngày thì dữ liê ̣u Vn-index là tuyến tính,
tức là biến đổi theo tuần nên mô hình ARIMA sẽ cho kết quả chính xác hơn RNN-LSTM .
Còn nếu ta sử dụng dữ liê ̣u từ 15 ngày trở đi thì dữ liê ̣u phi tuyến, do đó chúng ta phải sử
dụng Deep-learning để dự báo.
4. Kết luâ ̣n
4.1.Kết luận chung
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự hình thành và phát triển gần 20 năm. Đây là
một kênh quan trọng để thu hút nguồn vốn vào sản xuất gớp phần phát triển nền kinh tê. Tuy
nhiên do thiếu các công cụ dự báo ở cả mặt vi mô và vĩ mô, thì trường chứng khoán VN cũng
có giai đoạn khủng hoảng gây ảnh hưởng rất nặng lề đến kinh tế, xã hội, làm suy giảm niềm
tin của các nhà đầu tư, và gây nhiều hệ lụy trong xã hội. Do vậy việc nghiên cứu các mô hình
dự báo chứng khoán là vô cùng cấp thiết có ý nghĩa cả mặt lý luận và thực tiễn.
Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đã khái quát những đặc điểm sơ lược về thị trường
chứng khoán Việt Nam và vai trò của chỉ số chứng khoán VNINDEX với cả các nhà đầu tư và
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 51
các nhà quản lý. Nó phản ánh sức khỏe của TTTK qua đó thể hiện tính ổn định vĩ mô của nền
kinh tế. Việc dự báo chỉ số Vnindex sẽ giúp cho những nhà quản lý có thông tin về xu hướng
phát triển tương lai của thị trường để từ đó đưa ra những quyết định hợp lý.
Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng đề xuất về 2 phương pháp dùng để dự báo
vnindex dưới dạng bài toán chuỗi thời gian: là phương pháp sử dụng mô hình KTL: ARIMA
và mô hình sử dụng khai phá dữ liệu học sâu: RNN-LSTM. Từ dữ liệu thực nghiệm lấy từ
website cophieu68.vn thể hiện dữ liệu VNINDEX theo ngày từ 01/01/2000 tới 17/01/2019
chúng tôi đã đua ra một số nhận xét sau:
Với từng mô hình dự báo, sai số sẽ hội tụ tại một ngưỡng giá trị nhất định khi khoảng
dữ liệu lịch sử đủ lớn (khoảng 200 với ARIMA từ 5 ngày trở đi và 120 với Deeplearning
RNN-LSTM 256 từ 15 ngày và 100 với RNN-LSTM 512 từ 10 ngày), do vậy dù mô hình dự
báo nào thì cũng đều phản ánh một lớp quy luật hành vi của những nhà đầu tư. Do vây bài
toán dự báo không thể tách rời dược những kiến thức kinh tế.
Mô hình ARIMA (5,1,4) là mô hình dự đoán tối ưu nhất với độ sai số MSE=201 do vây mô
hinhf ARIMA thích hơp dự báo dựa vào dữ liệu trong vòng 1 tuần.
Mô hình Deep learning RNN-LSTM có thể giúp cải thiện độ chính xác của dự báo bằng
cách kéo dài dữ liệu lịch sử và kết hợp với nhiều nguồn dữ liệu khác đây chính là ưu thế của
deep learning so với các mô hình kinh tế lượng trong cùng lớp bài toán tương đương. Tuy
nhiên sử dụng deeplearning phải trả giá là độ phức tạp tính toán và thời gian để ra thông tin.
Hơn nữa deeplearning cần cài đặt trên các máy tính chuyên dụng.
Để tối ưu khi sử dụng Mô hình deep learning thì nhà đầu tư có thể có 2 trường hợp. xây
dựng mạng RNN-LSTM256 với sử dụng dữ liệu trong 3 tuần (15 ngày), hoặc RNN-LSTM
512 với dữ liệu trong 2 tuần (10 ngày) và đây chính là phản ánh một lớp quy luật hành vi của
các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường.
4.2.Hướng phát triển
Cần cài đặt thêm một số thuật toán học sâu cho bài toán dự báo VN Index nhằm tăng độ
so sánh và tìm mô hình tối ưu nhất cho TTCK Việt Nam.
Cần mở rộng bài toán cho các mã chứng khoán của từng doanh nghiệp tập đoàn để tăng
tính ứng dụng của đề tài

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 52


[30]PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ VĨ
MÔ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á
SV: Tạ Ngọc Đức, Vũ Đức Hiền, Nguyễn Lê Thùy Dương
Học viện Tài chính
GVHD: TS. Cù Thu Thủy
TÓM TẮT:
Nghiên cứu này nhằm phân tích sự ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế vĩ
mô bao gồm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), lạm phát, lãi suất, thất nghiệp và xuất khẩu đến sự phát triển chứng
khoán tại một số quốc gia Đông Nam Á. Sử dụng phân tích hồi quy với dữ liệu
bảng trên thông tin của 6 quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia,
Philippine, Singapore, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 2006-2017. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng: GDP, xuất khẩu và thất nghiệp có tác động tích cực,
trong khi đó, FDI, lạm phát và lãi suất lại có tác động tiêu cực đến thị trường
chứng khoán. Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, nhóm tác giả đề xuất một số
khuyến nghị giúp cho các cơ quan quản lý và các chủ thể liên quan với mục tiêu
hướng tới phát triển thị trường chứng khoán chuyên nghiệp.
Từ khóa: Kinh tế vĩ mô, chứng khoán Đông Nam Á, Hồi quy dữ liệu bảng.
1.Mở đầu
Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán của các nước đang phát triển ngày
càng được quan tâm và phát triển mạnh. Các nhà đầu tư không chỉ tập trung vào thị trường
chứng khoán của các quốc gia hàng đầu thế giới mà còn chú ý đến các quốc gia đang phát
triển tiêu biểu như các quốc gia Đông Nam Á. Kể từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) được thành lập vào 1967, nền kinh tế của các thành viên đều có tăng trưởng vượt
bậc. Trong đó có 4 quốc gia Đông Nam Á lọt vào Top 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất
năm 2017. Không những thế, chỉ số VN-Index của Việt Nam năm 2017 cũng lọt vào top 3 chỉ
số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới. Bên cạnh đó, theo PwC (PricewaterhouseCoopers)
dự báo, đến 2050, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Philippines sẽ lọt vào nhóm 25 nền kinh
tế hàng đầu, trong khi đó Indonesia có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Có thể
thấy, những điều này càng làm rõ vị thế và sức ảnh hưởng của các nước Đông Nam Á trong
nền kinh tế toàn cầu hóa với nhiều diễn biến phức tạp hiện nay. Theo đó, với cách quy hoạch,
nghiên cứu và chiến lược phù hợp, các nhà đầu tư có thể tận dụng tối đa tình hình hiện tại và
đạt được thành công trên thị trường đầy tiềm năng này. Do vậy, việc phân tích sự ảnh hưởng
của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển của thị trường chứng khoán trở nên vô cùng
quan trọng.
Trên thực tế, có nhiều lý thuyết thực nghiệm, các công trình khoa học trong và ngoài
nước đã nghiên cứu về thị trường chứng khoán, kinh tế vĩ mô cũng như mối quan hệ giữa
chúng. Tiêu biểu như Muradoglu, Taskin, và Bigan (2000) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ
suất sinh lời của 19 thị trường mới nổi với tỷ giá, lãi suất, lạm phát và sản lượng công nghiệp.
Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời của các thị trường và các biến kinh tế vĩ
mô tùy thuộc vào quy mô của từng thị trường và đóng góp của nó vào thị trường quốc tế;
Maysami và Koh (2000) đưa ra kết luận là chỉ số thị trường chứng khoán Singapore và chỉ số
ngành bất động sản hình thành mối quan hệ đồng tích hợp với tất cả các biến số kinh tế được
lựa chọn gồm lãi suất ngắn hạn, dài hạn, sản lượng công nghiệp, lạm phát, tỉ giá và cung tiền;
hay Rahman và cộng sự (2009) cho rằng trong dài hạn thì dự trữ ngoại hối và sản lượng công
nghiệp tác động thuận chiều tới giá chứng khoán; cung tiền, lãi suất và tỉ giá thì lại dẫn tới
một ảnh hưởng ngược chiều tới thị trường chứng khoán Malaysia; Ozlen & Ergun (2012) với
chủ đề: “Các yếu tố kinh tế vĩ mô và lợi nhuận chứng khoán” đã kiểm tra tác động của một số
yếu tố vĩ mô bao gồm tỷ lệ lạm phát, lãi suất, thâm hụt tài khoản vãng lai, tỷ giá hối đoái và tỷ
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 53
lệ thất nghiệp trên thu nhập cổ phiếu của 45 tập đoàn từ 11 lĩnh vực khác nhau.… Đối với tình
hình thực tiễn trong nước, PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt và Ths. Phạm Dương Phương Thảo
(2012) đã sử dụng mô hình OLS để tìm ra kết quả cho thấy khi các nhân tố khác không đổi tại
Việt Nam thì nhân tố cung tiền, lạm phát, giá dầu và sản lượng công nghiệp có tương quan
dương, còn lãi suất, tỷ giá có tương quan âm với giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;
hay PGS.TS Nguyễn Minh Kiều (2012) đã kiểm định trong dài hạn, lạm phát có mối quan hệ
nghịch biến đến chỉ số giá chứng khoán, lượng cung tiền và giá vàng trong nước có mối quan
hệ cùng chiều với chỉ số giá chứng khoán, tuy nhiên tỷ giá hối đoái lại không có bất kỳ tác
động nào đến chỉ số giá chứng khoán. Còn trong ngắn hạn, chỉ số giá chứng khoán hiện tại có
mối quan hệ cùng chiều với chỉ số giá chứng khoán tháng trước và ngược chiều với tỷ giá hối
đoái.
Như vậy, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu trước đó liên quan tới lĩnh vực chứng khoán
và kinh tế vĩ mô, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm nào đi sâu vào phân
tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển của thị trường chứng
khoán tại các quốc gia Đông Nam Á thông qua tổng giá trị giao dịch trên thị trường. Do vậy,
đây chính là khoảng trống mà nhóm sẽ tiếp cận để thấy rõ sự tác động của các yếu tố với
những mục tiêu cụ thể được đề cập trong mục tiếp theo.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chính là tổng hợp, phân tích và xem xét sự tác động của một số yếu tố kinh tế
vĩ mô như GDP, FDI, lạm phát,… tới sự phát triển thị trường chứng khoán của 6 quốc gia
Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore, Thái Lan và Việt Nam thông qua
chỉ tiêu tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán bởi đây là một trong những thước
đo phản ánh sự phát triển của thị trường. Từ đó, hiểu rõ hơn về mối tương quan, đặc trưng nền
kinh tế vĩ mô cũng như thị trường chứng khoán của từng quốc gia nói riêng và toàn khu vực
Đông Nam Á nói chung.
Đề xuất mô hình kinh tế lượng phản ánh mối quan hệ giữa các chỉ số vĩ mô cơ bản đến
thị trường chứng khoán. Sau đó, với kết quả nghiên cứu định lượng rút ra ý nghĩa kinh tế và
kết luận vấn đề nghiên cứu, đồng thời đề xuất các giải pháp hữu ích cho việc xây dựng và
hoàn thiện các chính sách điều hành cũng như phát triển thị trường chứng khoán.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển của thị
trường chứng khoán tại một số quốc gia Đông Nam Á.
Phạm vi nghiên cứu: kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán của sáu quốc gia Đông
Nam Á: Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn
2006-2017.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tập hợp, hệ thống hóa, phân tích và nghiên cứu tài liệu thứ cấp về các tài
liệu liên quan đến thị trường chứng khoán. Mục đích sử dụng phương pháp này là nhằm có
được nhận thức đầy đủ, có hệ thống về những số liệu thống kê về kinh tế vĩ mô và thị trường
chứng khoán của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, phối hợp với
việc kết nối với các tổ chức có liên quan để thu thập thông tin thứ cấp, các tư liệu tài liệu cần
thiết phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp thống kê và mô hình kinh tế lượng sẽ sử dụng nhằm ước lượng và kiểm
định sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến sự phát triển thị trường chứng khoán của những
quốc gia trên và một số giải pháp được đề xuất từ kết quả mô hình.
Bài nghiên cứu có cấu trúc như sau: Phần mở đầu giới thiệu về lý do chọn đề tài, tổng
quan về các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước có liên quan, đề xuất mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu sử dụng. Phần tiếp theo là xây
dựng mô hình phân tích định lượng. Phần 3 là kết quả thực nghiệm trên mẫu số liệu thu thập

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 54


được từ 6 nước ở khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở kết quả mô hình thực nghiệm bài nghiên
cứu đưa ra một số khuyến nghị và kết luận.
2.Xây dựng mô hình nghiên cứu
2.1. Lựa chọn các biến của mô hình
Tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán (Total value of stock traded):
Theo cơ sở dữ liệu của World Federation of Exchanges (WFE), tổng giá trị của cổ phiếu được
giao dịch là tổng số cổ phiếu được giao dịch cả trong và ngoài nước, nhân với giá khớp tương
ứng của chúng. Trong đó, các số liệu được tính một lần duy nhất (chỉ một mặt của giao dịch
được xem xét).
Tổng giá trị của cổ phiếu được giao dịch thể hiện việc chuyển quyền sở hữu được thực
hiện tự động thông qua sổ lệnh điện tử của sàn giao dịch (EOB - The exchange electronic
order book), trong đó các lệnh được đặt bởi các thành viên giao dịch thường được hiển thị cho
tất cả người dùng và tự động khớp theo các quy tắc chính xác được thiết lập bởi sàn giao dịch
trên cơ sở ưu tiên giá/ thời gian. Đối với dữ liệu trước năm 2001, WFE đã sử dụng hai cách
tiếp cận khác nhau để thu thập dữ liệu giao dịch, tùy thuộc vào quy tắc và tổ chức thị trường
của sàn giao dịch chứng khoán riêng lẻ. Cách tiếp cận đầu tiên là Trading System View
(TSV). Các sàn giao dịch chứng khoán áp dụng quan điểm này chỉ tính những giao dịch đi
qua hệ thống giao dịch hoặc sàn giao dịch của họ. TSV thường được thông qua bởi các sàn
giao dịch vận hành đặt hàng tập trung (hay thị trường theo đơn đặt hàng). Cách tiếp cận thứ
hai là Regulated Environment View (REV). Các sàn giao dịch chứng khoán trong danh mục
này bao gồm tất cả các giao dịch chịu sự giám sát của cơ quan thị trường, bao gồm các giao
dịch được thực hiện bởi các thành viên, và đôi khi không phải thành viên, trên các hệ thống
giao dịch bên ngoài và giao dịch vào thị trường nước ngoài. Số liệu được báo cáo theo
phương pháp REV sẽ cao hơn so với số liệu được báo cáo theo phương pháp TSV.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product): Trong Kinh tế học, tổng
sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia)
trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP được coi là một trong những chỉ số cơ
bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ. Theo Chandra (2004), tốc độ tăng
trưởng GDP càng cao, những yếu tố khác càng bình đẳng thì càng khích lệ cho thị trường
chứng khoán. Ngoài ra, GDP tăng trưởng sẽ tác động tích cực tới thị trường chứng khoán về
cả lượng và chất. Bởi khi nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài FDI và vốn gián tiếp FII. Khi nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia sẽ làm cho thị
trường càng trở nên càng minh bạch và chuyên nghiệp hơn. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế
thể hiện sự ổn định của thị trường chứng khoán, đồng thời tạo ra nhu cầu cho các loại dịch vụ
tài chính khác nhau. Năm 2012, Eita nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến giá của
các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Namibia. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thời gian
với tần suất quý trong giai đoạn 1998 – 2009 đã chỉ ra rằng giá của các cổ phiếu có mối tương
quan thuận với nhân tố GDP. Tuy nhiên, theo Güven Sayilgan và Cemil Süslü với nghiên cứu
vào 2011, lợi nhuận cổ phiếu được tìm thấy là không bị ảnh hưởng bởi tổng sản phẩm quốc
tại các nền kinh tế mới nổi từ năm 1996 – 2006.
Dòng vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Invesment net inflow):
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ
một quốc gia, có được một tài sản ở một quốc gia khác, cùng với quyền quản lý tài sản đó, thì
phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Phần lớn trường
hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh,
trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản
được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng cao
hơn ở các quốc gia rủi ro hơn, kinh tế kém phát triển và yếu về thể chế. Theo quan điểm này,
FDI là một thay thế cho tăng trưởng thị trường chứng khoán và sẽ liên quan tiêu cực đến giá
cổ phiếu của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, theo Aurangzeb (2012) xác định các nhân tố
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 55
ảnh hưởng đến giá của các cổ phiếu trên ba thị trường chứng khoán ở Pakistan, Ấn độ và Sri
Lanka cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tương quan thuận giá của các cổ phiếu
tại các quốc gia này.
Lạm phát (Inflation): Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ mức giá của các hàng hóa và
dịch vụ tăng lên theo thời gian so với một thời kỳ được xác định trước đó. Có nhiều nguyên
nhân gây ra lạm phát, trong đó có hai nguyên nhân chính là do cầu kéo và do chi phí đẩy. Lạm
phát là một trong những chỉ báo kinh tế vĩ mô quan trọng nhất và thường xuyên được sử dụng
trong phân tích kinh tế. Tác động của lạm phát diễn ra rất rộng đối với nhiều lĩnh vực và thị
trường chứng khoán cũng không phải là ngoại lệ. Lạm phát tăng có nghĩa rằng chi phí của
doanh nghiệp sẽ bị đẩy lên cao, giá hàng hóa theo đó mà tăng lên và nhu cầu hàng hóa sẽ
giảm xuống, dẫn đến doanh thu của hàng hóa cũng theo đó mà giảm. Từ đó, doanh nghiệp
không còn hấp dẫn đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thêm nữa, khi lạm phát
gia tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào của công ty, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và
cũng gián tiếp khiến cổ phiếu bị giảm giá. Năm 1977, Fama và Schwert với đề tài nghiên cứu
“Mối quan hệ giữa lợi nhuận tài sản và lạm phát” đã cho thấy có sự tác động tiêu cực của lạm
phát đến giá cổ phiếu bằng việc sử dụng lạm phát dự kiến và lạm phát không dự kiến được;
Mohammed Omran và John Pointon (2001) cũng tìm thấy sự tác động tiêu cực của lạm phát
đến thị trường chứng khoán của Ai Cập trong ngắn hạn lẫn dài hạn; tháng 6 năm 2008, Sohail
và Hussain cũng xác định rằng lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận chứng khoán.
Lãi suất thực (Real interest rate): Lãi suất thực tế được tính xấp xỉ bằng lãi suất danh
nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Con số này là lãi suất mà nhà đầu tư hy vọng nhận được sau khi
trừ đi lạm phát. Đây không phải là số đơn thuần, vì các nhà đầu tư khác nhau có kỳ vọng về tỷ
lệ lạm phát khác nhau.
Lãi suất là một trong những nhân tố tác động không nhỏ tới sự phát triển nền kinh tế.
Khi lãi suất giảm sẽ có tác động tích cực đến giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán. Do
khi giá vốn thấp hơn trước đây sẽ giúp việc huy động nguồn của các công ty dễ dàng hơn,
đồng thời làm chi phí cho sử dụng đòn bẩy tài chính giảm, từ đó lợi nhuận của công ty sẽ
được cải thiện và giá trị của cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng. Ngược lại, khi lãi suất tăng sẽ có
tác động tiêu cực đến tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán. Bởi khi đó, gia tăng
lãi suất cho vay ảnh hưởng tiêu cực tới thói quen tiêu dùng và mua bán của khách hàng, từ đó
hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của công ty và chứng khoán trở nên kém hấp dẫn
hơn. Theo Al-Qenae và cộng sự với nghiên cứu vào năm 2002 đã cho thấy giá cổ phiếu có
tương quan nghịch với các biến lãi suất. Năm năm sau đó, Al-Tamimi và cộng sự cũng nghiên
cứu về chủ đề này nhưng trên thị trường chứng khoán UAE (United Arab Emirates) và kết
quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất có tương quan nghịch với giá
của các cổ niêm yết trên thị trường chứng UAE.
Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment rate): Về cơ bản, tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm giữa
số người lao động không có việc làm so với tổng dân số hoạt động kinh tế (tổng lực lượng lao
động xã hội). Tỷ lệ thất nghiệp là một yếu tố có tác động sâu rộng tới nhiều lĩnh vực và ngành
nghề trong nền kinh tế, bao gồm cả thị trường chứng khoán. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, thu
nhập chung cũng như chi tiêu sẽ bị hạn chế từ đó có thể làm cho giá cổ phiếu đi xuống ở
nhiều khu vực vì có nhiều nhu cầu đối với một số hàng hóa nhất định. Tuy nhiên với phỏng
đoán từ David M Lilien (1982), Loungani, Rush và Tave chứng minh mối quan hệ tích cực
đáng kể giữa chứng khoán và tỷ lệ thất nghiệp trong tương lai với dữ liệu trong giai đoạn
1926-1987.
Nhập khẩu (Import): Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc
tế, là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy
tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan
hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài. Theo Nader
Atawnah, Balasingham Balachandrana, Huu Nhan Duong và Edward J. Podolskic (2017) cho

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 56


rằng sự thâm nhập nhập khẩu cấp ngành có tác động tiêu cực đến thanh khoản cổ phiếu của
các doanh nghiệp.

2.2. Xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu


Trên cơ sở lý thuyết kinh tế và kế thừa kết quả nghiên cứu có liên quan, nhóm nghiên
cứu xây dựng các giả thuyết như sau:
H1: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tác động tích cực đến tổng giá trị giao dịch trên
thị trường chứng khoán.
H2: Đầu từ trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động tích cực đến tổng giá trị giao dịch
trên thị trường chứng khoán.
H3: Lạm phát (INFL) có tác động tiêu cực đến tổng giá trị giao dịch trên thị trường
chứng khoán.
H4: Lãi suất (IR) có tác động tiêu cực đến tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng
khoán.
H5: Tỷ lệ thất nghiệp (UNEMPLOY) có tác động tiêu cực đến tổng giá trị giao dịch trên
thị trường chứng khoán.
H6: Nhập khẩu (IMP) có tác động tích cực đến tổng giá trị giao dịch trên thị trường
chứng khoán.
Mô hình tổng quát các nhân tố ảnh hưởng đến LNSTOCK sẽ là:
LNSTOCK it =β 1+ β 2 LNGDPit + β 3 LNFDI it + β 4 INFLit + β 5 IR it + β 6 UNEMPLOY it + β 7 LNIMP it + ԑ it

Mô tả về các biến, cách tính và nguồn thu thập dữ liệu của mô hình nghiên cứu đề xuất
được thể hiện trong Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1: Mô tả về các biến trong mô hình nghiên cứu


Tên biến Tên gọi Cách tính Nguồn số liệu
LNSTOCK Total value of stock traded Logarit (Total value stock traded) World Federation of
Exchanges database,
World Bank
LNGDP Gross Domestic Product Logarit (Gross Domestic Product) World Development
(current US$) Indicators, World
Bank
LNFDI Foreign direct investment, net Logarit (Foreign direct investment, net World Development
inflows (BoP, current US$) inflows) Indicators, World
Bank
INFL Inflation, GDP deflator: linked CPI 1−CPI 0 World Development
series (annual %) Inflaction = Indicators, World
CPI 0 Bank
Nominal GDP
GDP Deflator= ×100
Real GDP
IR Real interest rates (annual %) Real interest rate ≈ Nominal interest rate −
World Development
Inflation rate. Indicators, World
Bank
UNEMPLOY Unemployment, total (% of Unemployed workers
World Development
total labor force) (modeled ILO Unemployment rate= Indicators, ×100
World
estimate) Total labor Bank
force

LNIMP Imports of goods and services Logarit (Imports of goods and services) World Development
(current US$) Indicators, World
Bank
Nguồn: Kết quả tập hợp của nhóm nghiên cứu
2.3. Phương pháp ước lượng và kiểm định mô hình
Dữ liệu thu thập là dữ liệu bảng nên bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính
với dữ liệu bảng. Các mô hình sẽ được sử dụng là:
* Mô hình hồi quy POOLED (Population Averaged - PA):

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 57


Phương pháp bình phương nhỏ nhất – Pure Pooled OLS là phương pháp được sử dụng
phổ biến nhất. Tuy nhiên, phương pháp này không xét đến yếu tố không gian và thời gian của
dữ liệu bảng. Với mặt hạn chế này, ước lượng OLS có thể dẫn đến ước lượng bị sai lệch vì
trên thực tế mỗi công ty đều có những đặc điểm riêng biệt và rất có thể những đặc điểm này
ảnh hưởng đến các biến giải thích trong mô hình. Để khắc phục hiện tượng trên, sử dụng một
trong hai mô hình hồi quy là: Mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed Effects Model-FEM)
và mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model-REM)
* Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM):
Mô hình FEM giả định rằng mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng biệt và có thể
ảnh hưởng đến các biến độc lập trong mô hình. Qua đó, FEM phân tích mối tương quan này
giữa sai số của mỗi đơn vị với các biến giải thích, để kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc
điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích, nhằm có thể ước lượng
những ảnh hưởng thực của biến giải thích lên biến phụ thuộc. Tuy nhiên, FEM bị hạn chế khi
các quốc gia có sự biến động mà sự biến động này có tương quan đến các biến độc lập trong
mô hình.
Trong trường hợp đó, sử dụng mô hình REM sẽ khắc phục được hạn chế này, vì trong
mô hình REM, sự biến động giữa các quốc gia được giả sử là ngẫu nhiên và không tương
quan đến các biến giải thích.
* Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM):
Ước lượng OLS cho mô hình tác động ngẫu nhiên làm cho các tham số ước lượng
không chệch nhưng lại không hiệu quả, các ước lượng của sai số chuẩn và thống kê (thời
gian) sẽ không còn chính xác. Sở dĩ như vậy là vì ước lượng OLS bỏ qua sự tự tương quan
trong thành phần sai số. Để kết quả ước lượng không chệch và hiệu quả, chúng ta có thể sử
dụng ước lượng REM để khắc phục hiện tượng sai số nhiễu tự tương quan.
Mô hình REM lấy tung độ gốc β 1 tiêu biểu cho cho giá trị trung bình của các tung độ
gốc của các quốc gia và những chêch lệch riêng lẻ trong các giá trị tung độ gốc của mỗi quốc
gia được thể hiện trong số hạng sai số ε i. Các sự biến động giữa các đơn vị trong mô hình
REM sẽ được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích.
* Kiểm định mô hình:
Để lựa chọn được phương pháp ước lượng phù hợp nhất cho mô hình, nhóm tác giả sử
dụng kiểm định Hausman lựa chọn mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và mô hình hồi
quy tác động ngẫu nhiên (REM). Nếu ước lượng giữa REM và FEM là khác nhau thì lựa chọn
sử dụng mô hình FEM, và ngược lại, nếu ước lượng giữa REM và FEM không khác nhau thì
lựa chọn mô hình REM. Nếu mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên phù hợp hơn, kiểm định
lựa chọn mô hình hồi quy nhỏ nhất (Pooled OLS) và mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên
(Random Effects Model). Nếu phương sai sai số ngẫu nhiên giữa các thực thể bằng 0 thì sẽ lựa
chọn sử dụng mô hình OLS, nếu phương sai sai số ngẫu nhiên giữa các thực thể khác 0 thì mô
hình REM là phù hợp.
* Mô hình ước lượng General Method of Moments (GMM):
GMM được Lars Peter Hansen giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1982 trong bài viết
“Large Sample Properties of Generalized Methods of Moments Estimators” được đăng trong
Econometrica, Vol. 50, page 1029-1054. Một cách tổng quan, GMM là phương pháp tổng
quát của rất nhiều phương pháp ước lượng phổ biến như OLS, GLS, MLE, …. Ngay cả trong
điều kiện giả thiết nội sinh bị vi phạm, phương pháp GMM cho ra các hệ số ước lượng vững,
không chệch, phân phối chuẩn và hiệu quả.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 58


3.Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA14 để tiến hành ước lượng các tham số và
thực hiện kiểm định cần thiết cho nghiên cứu.
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu ban đầu được thu thập từ số liệu thống kê từ World Development Indicators,
World Bank, sau đó được nhóm tác giả xử lý phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Số liệu có
dạng bảng (Panel data) với 2 chiều: từ năm 2006-2017 và số liệu từ 6 quốc gia trong Đông
Nam Á (ĐNA). Mặc dù, khu vực Đông Nam Á có 11 quốc gia tuy nhiên nhóm nghiên cứu chỉ
chọn ra 6 quốc gia bởi một số quốc gia còn lại thị trường chứng khoán còn chưa có và chưa
được mở rộng. Do vậy, tổng mẫu thu được là 72 quan sát.
3.2. Phân tích ban đầu với dữ liệu
Đầu tiên, tiến hành tính toán tham số thống kê mô tả để xem xét đánh giá thực trạng của
từng chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Thứ hai, tiến hành kiểm định ma trận hệ số tương quan giữa các biến, kiểm định ảnh
hưởng của đa cộng tuyến đến kết quả mô hình thông qua giá trị VIF. Nếu giá trị VIF<10 thì
đa cộng tuyến không ảnh hưởng đến kết quả mô hình.
Thứ ba, kiểm định tính dừng của từng biến. Nhóm tác giả sử dụng Tiêu chuẩn Levin –
Lin – Chu (LLC Test 2002), Tiêu chuẩn Harris – Tzavalis (1999) và Tiêu chuẩn Hadri
Lagrange (2000) để kiểm tra tính dừng của các biến trong mô hình.
Bảng 2: Thống kê mô tả của các biến trong mẫu dữ liệu
variable N mean sd min max cv

lnstock 72 10.855 .5339373 8.932 11.581 .0491881


lngdp 72 11.44707 .2552463 10.822 12.007 .022298
lnfdi 72 9.5675 1.104191 6.74 10.87 .1154107
infl 72 4.487012 5.019677 -5.992097 22.67332 1.118712
ir 72 3.216664 3.047063 -5.616335 11.78227 .9472742
unemploy 72 3.044625 1.566802 .49 8.06 .5146126
lnimp 72 11.23418 .2563126 10.671 11.719 .0228154

Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu từ phần mềm Stata

Bảng 2 trình bày kết quả thống kê mô tả của các biến nghiên cứu. Biến phụ thuộc
LNSTOCK (Total value of stock traded) có giá trị cao nhất là 11.581, thấp nhất là 8.932 và
đạt trung bình là 10.855. Điều này cho thấy tổng giá trị chứng khoán giao dịch ở một số nước
trong Đông Nam Á có sự biến động khá lớn. Bởi một phần do số liệu được lấy trong khoảng
thời gian 2006-2017 khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và một phần do các quốc
gia được phân tích hầu hết là các quốc gia đang phát triển.
Bảng 3 trình bày kết quả ma trận tương quan cho thấy hầu hết các biến đều có hệ số
tương quan dưới 0.5. Chỉ riêng mối quan hệ giữa biến lạm phát (INF) và lãi suất thực (IR) có
hệ số tương quan cao -0.7229.
Bảng 3: Ma trận hệ số tương quan của các biến trong mẫu dữ liệu

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 59


lnstock lngdp lnfdi infl ir unemploy lnimp

lnstock 1.0000
lngdp 0.5612 1.0000
lnfdi -0.1237 -0.0242 1.0000
infl -0.4455 -0.1383 0.1149 1.0000
ir 0.1102 0.2896 0.0848 -0.7229 1.0000
unemploy -0.0880 0.2511 0.5017 0.3336 0.0445 1.0000
lnimp 0.8202 0.4051 0.1813 -0.4069 0.1545 -0.2184 1.0000
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu từ phần mềm Stata
Bảng 3 cung cấp mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình với biến phụ
thuộc là LNSTOCK. Kết quả tính toán hệ số tương quan của các biến độc lập cho thấy trong
mô hình các biến có hệ số tương quan không cao. Kiểm định hệ số VIF để đánh giá ảnh
hưởng của đa cộng tuyến đến kết quả kiểm định mô hình cho thấy giá trị VIF trung bình là
2.58 < 10. Từ đó, kết luận đa cộng tuyến không ảnh hưởng đến kết quả mô hình nghiên cứu.
Bảng 4: Kết quả nhân tử phóng đại phương sai
. vif

Variable VIF 1/VIF

infl 3.72 0.269148


ir 3.17 0.315910
lnimp 2.35 0.425493
unemploy 2.27 0.439725
lnfdi 1.99 0.501673
lngdp 1.98 0.505548

Mean VIF 2.58

Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu từ phần mềm Stata
Kiểm định tính dừng của các biến:
Theo Gujarati (2003), một chuỗi thời gian dừng khi giá trị trung bình, phương sai, hiệp
phương sai tại các độ trễ khác nhau không đổi theo thời gian. Chuỗi dừng sẽ có xu hướng trở
về giá trị trung bình và dao động xung quanh giá trị trung bình là như nhau. Các nghiên cứu
gần đây cho thấy, kiểm định nghiệm đơn vị với dữ liệu bảng sẽ có hiệu quả hơn so với kiểm
định chuỗi thời gian riêng lẻ vì phương pháp kiểm định này kết hợp kiểm định nhiều chuỗi
thời gian. Chính vì thế, với dữ liệu bảng cùng chuỗi thời gian từ 2006-2017, nhóm nghiên cứu
sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị do Levin, Lin và Chu phát triển (LLC Test – 2002), Tiêu
chuẩn Harris – Tzavalis (1999) và Tiêu chuẩn Hadri Lagrange (2000), cụ thể các tiêu chuẩn
áp dụng cho từng biến như sau:
Tiêu chuẩn Levin – Lin – Chu (2002): bao gồm 4 biến: tổng sản phẩm quốc nội
(LNGDP), lãi suất thực (IR), lạm phát (INFL) và tỷ lệ thất nghiệp (UNEMPLOY).
Tiêu chuẩn Harris – Tzavalis (1999): bao gồm 2 biến: biến phụ thuộc – tổng giá trị giao
dịch trên thị trường chứng khoán (LNSTOCK) và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(LNFDI).
Tiêu chuẩn Hadri Lagrange (2000): áp dụng duy nhất cho biến nhập khẩu (LNIMP).
Với giả thuyết:
H 0: Dữ liệu là chuỗi không dừng
H 1: Dữ liệu là chuỗi dừng
Kết quả kiểm định tất cả các biến đều dừng ở mức ý nghĩ nhỏ hơn 5%. Thực hiện hồi
quy với các biến dừng trong mô hình sẽ tránh hiện tượng hồi quy giả mạo.
3.3. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 60
Bảng 5: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS, FEM, REM
(1) (2) (3)
OLS Model FEM Model REM Model

lngdp 0.422*** 0.907* 0.422***


(0.107) (0.440) (0.107)

lnfdi -0.173*** 0.0199 -0.173***


(0.0248) (0.0710) (0.0248)

infl -0.0531*** -0.0134 -0.0531***


(0.00744) (0.0154) (0.00744)

ir -0.0722*** -0.0144 -0.0722***


(0.0113) (0.0213) (0.0113)

unemploy 0.133*** 0.152*** 0.133***


(0.0186) (0.0391) (0.0186)

lnimp 1.559*** 0.851* 1.559***


(0.116) (0.416) (0.116)

_cons -9.776*** -9.634** -9.776***


(1.102) (2.969) (1.102)

N 72 72 72

Standard errors in parentheses


* p<0.05, ** p<0.01, *** p<0.001

Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu từ phần mềm Stata

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kiểm định kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình
FEM và REM có kết quả giá trị p-value là 0.0038, như vậy, sử dụng mô hình FEM là phù
hợp.
Tiến hành kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi cho mô hình FEM bằng lệnh
xttest3, kết quả giá trị p-value = 0.0002 cho thấy mô hình có khuyết tật phương sai sai số thay
đổi.
Do mô hình FEM có khuyết tật phương sai sai số thay đổi và tương quan chuỗi làm cho
kết quả ước lượng sẽ không còn đáng tin cậy nên nhóm nghiên cứu tiến hành sử dụng phương
pháp ước lượng General Method of Moments (GMM) để khắc phục các khuyết tật cũng như
sự nội sinh trong mô hình mà FEM không thể khắc phục được. GMM sử dụng phương pháp
ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS (ước lượng bình phương tối thiểu
tổng quát khả thi).
Bảng 5 thể hiện kết quả ước lượng hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tổng giá
trị cổ phiếu đã giao dịch bằng phương pháp GMM. Với giá trị P-value (F) của mô hình là
0.0000, từ đó cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp ở mức ý nghĩa là 1%.
Kết quả sau cùng của phương pháp ước lượng GMM:
LNSTOCK it =−8.846901+0. 351327 LNGDP it −0.1628908 LNFDI it −0.0509208 INFLit −0.0629104 IR it + 0
Bảng 6 : Kết quả ước lượng theo phương pháp General Method of Moments

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 61


Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: heteroskedastic
Correlation: panel-specific AR(1)

Estimated covariances = 6 Number of obs = 72


Estimated autocorrelations = 6 Number of groups = 6
Estimated coefficients = 7 Time periods = 12
Wald chi2(6) = 1267.65
Prob > chi2 = 0.0000

lnstock Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

lngdp .351327 .0709258 4.95 0.000 .2123151 .490339


lnfdi -.1628908 .0171689 -9.49 0.000 -.1965412 -.1292404
infl -.0509208 .0073459 -6.93 0.000 -.0653186 -.036523
ir -.0629104 .0086002 -7.31 0.000 -.0797665 -.0460542
unemploy .1242797 .014872 8.36 0.000 .0951311 .1534283
lnimp 1.540252 .059435 25.91 0.000 1.423761 1.656742
_cons -8.846901 .6843988 -12.93 0.000 -10.1883 -7.505504

Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu từ phần mềm Stata
Tất cả 6 biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê. Biến GDP tác động tích cực đến biến phụ
thuộc, phù hợp với giả thuyết ban đầu nhóm tác giả tìm được.
Biến độc lập thứ hai là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) có tác động tiêu cực
đến tổng giá trị giao dịch cổ phiếu, điều này đi ngược lại với giả thuyết ban đầu. Bởi hầu hết
các quốc gia được chọn nghiên cứu có lĩnh vực tài chính vẫn còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn
trong tổng cơ cấu nền kinh tế, cụ thể hơn thị trường chứng khoán chưa thực sự nổi bật so với
các ngành nghề khác, do đó vốn đầu tư nước ngoài cho thị trường chứng khoán nói riêng và
lĩnh vực tài chính nói chung tại các quốc gia này còn hạn chế và góp phần gây ra ảnh hưởng
tiêu cực cho sự phát triển thị trường. Theo dữ liệu thông kê của ASEANstats, năm 2017, tại
các quốc gia Đông Nam Á, tỉ trọng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực tài
chính và bảo hiểm chỉ chiếm 11.9% so với các lĩnh vực và ngành nghề còn lại. Ngoài ra, FDI
được thống kê là FDI đăng kí đầu tư vào các quốc gia, chứ chưa phải là FDI được chính phủ
giải ngân, nên góp phần tạo ra kết quả mô hình với tương quan âm cho biến phụ thuộc
(LNSTOCK).
Đối với hai biến lạm phát (INFL) và lãi suất (IR) đều có tác động ngược chiều, đúng
như giả thuyết nhóm tác giả đưa ra ban đầu.
Tuy nhiên, kết quả cho rằng tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment rate) có tương quan
dương với giá trị chứng khoán đã giao dịch và đi ngược lại giả thuyết ban đầu nhóm nghiên
cứu đặt ra. Bởi khi tỷ lệ thất nghiệp thấp đồng nghĩa là có nhiều nhân công được thuê, số
lượng nhân công trong mỗi công ty tăng chứng tỏ các công ty đó sẽ kiếm được ít lợi nhuận
hơn trên mỗi công nhân. Điều này có thể ảnh hưởng đến điểm mấu chốt của các công ty và có
thể ảnh hưởng đến lợi nhuận, nó sẽ gián tiếp làm giảm giá trị của cổ phiếu. Ngược lại, khi tỷ
lệ thất nghiệp cao chứng tỏ phải cần có nhiều sự hỗ trợ hơn từ chính phủ, công ty có thể gián
tiếp hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi. Ngoài ra các công ty có ít nhân công không phải vì họ
không tuyển dụng mà có thể nhân công ở trong thị trường có trình độ không đáp ứng được
điều kiện của công ty. Do vậy tỉ lệ lợi nhuận kiếm được trên mỗi nhân công sẽ càng cao và nó
sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá của cổ phiếu sau này. Mà phần lớn các quốc gia Đông Nam Á
có tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức khá cao do đó tạo nên tác động tích cực cho thị trường chứng
khoán.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 62
Cuối cùng, nhập khẩu (IMPORT) tại các nước ĐNA có tác động cùng chiều với lượng
chứng khoán được giao dịch, phù hợp với giả thuyết mà nhóm nghiên cứu đã đặt ra. Ngoài ra,
kết quả còn cho thấy LNIMP là biến có tác động mạnh nhất đến biến phụ thuộc. Sự lý giải
cho việc nhập khẩu làm tăng giá trị chứng khoán được giao dịch là do phần lớn kim ngạch
nhập khẩu vào khu vực Đông Nam Á là những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, nguyên phụ liệu
đầu vào phục vụ sản xuất trong nước (như:  xăng dầu các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ &
phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử&linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; giấy; gỗ&sản phẩm
gỗ; …). Theo như Tổng cục Hải quan, tỷ trọng của những mặt hàng trên chiếm khoảng 60%
trong tổng cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chủ lực tại Đông Nam Á trong 11 tháng từ đầu
năm 2015. Từ đó với những nguyên liệu nhập khẩu, các công ty ở mỗi quốc gia sẽ tạo nên
những sản phẩm đầu ra có giá trị cao hơn và góp phần làm tăng giá trị cổ phiếu mà công ty đó
sở hữu.
4.Một số khuyến nghị
Kết quả nghiên cứu cho thấy các tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán chịu
sự tác động không hề nhỏ của các yếu tố kinh tế vĩ mô như GDP, FDI, lạm phát, lãi suất, nhập
khẩu và tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, sự tác động này là khác nhau giữa các yếu tố vĩ mô. Trên
cơ sở kết quả phân tích ở trên và bài học rút ra từ lý thuyết và các nghiên cứu trước đó, bài
nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị cho việc xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế vĩ mô,
cũng như phát triển thị trường chứng khoán tại các quốc gia Đông Nam Á như sau:
Một là, cần thiêt lập chính sách kinh tế vĩ mô hướng đến tạo sự ổn định và bền vững
cho thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là một trong những thước đo phản ánh những gì được kỳ vọng
sẽ xảy ra trong nền kinh tế, cũng như sự phát triển kinh tế tại mỗi quốc gia. Kết quả phân tích
đã cho thấy các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động không hề nhỏ đến thị trường chứng khoán.
Do đó, việc ban hành và quản lý các chính sách kinh tế vĩ mô không chỉ hướng đến việc điều
hành nền kinh tế mà còn cần phải quan tâm đến sự phát triển bền vững cho thị trường chứng
khoán. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu hành vi của các chủ thể kinh tế có thể ảnh hưởng đến
việc ra các quyết định kinh tế cũng như giá cả thị trường ra sao bởi vì trên thực tế các nhà đầu
tư không phải luôn luôn hành động theo lý trí. Vì vậy ngoài những nền tảng pháp quy cơ bản
để xây dựng các chính sách, việc hoạch định chính sách không nên xem nhẹ tác động mang
tính hiệu ứng đám đông để điều chỉnh các chính sách nói chung và quản lý thị trường chứng
khoán nói riêng.
Hai là, nâng cao tính hiệu quả và sự minh bạch của thông tin vĩ mô cũng như thị
trường chứng khoán.
Kết quả hồi quy đã cho thấy sự tác động thực sự của các yếu tố vĩ mô lên thị trường
chứng khoán, ngoài ra thị trường chứng khoán còn phản ứng rất mạnh trước các thông tin. Độ
chính xác, minh bạch và kịp thời của thông tin sẽ có những tác động lên thị trường và hành vi
của các nhà đầu tư. Do đó, việc nâng cao tính hiệu quả của các thông tin vĩ mô là vô cùng cần
thiết.
Để nâng cao hiệu quả về mặt thông tin cho thị trường chứng khoán, nhóm nghiên cứu
đề xuất một số giải pháp sau: cải thiện tính minh bạch của thông tin được công bố, tạo điều
kiện cho giá chứng khoán phản ứng nhanh chóng với thông tin công bố, nâng cao vai trò của
cơ quan giám sát thị trường chứng khoán, nâng cao tính thực thi của hệ thống luật pháp liên
quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, rút ngắn
thời gian thanh toán phù hợp với thông lệ quốc tế và skiểm soát chặt tiêu chuẩn niêm yết
nhằm tăng tính an toàn cho các nhà đầu tư.
5.Kết luận
Mỗi quốc gia dù ở giai đoạn phát triển nào cũng đều theo đuổi những nghiên cứu khoa
học chất lượng cao. Các nghiên cứu này hầu hết đều bám sát thực tế, phản ánh những thực
trạng đang tồn tại trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội nhằm đưa ra các giải pháp cụ
thể, phù hợp với từng trường hợp, từng đối tượng nghiên cứu. Chính vì thế, việc theo đuổi
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 63
những nghiên cứu khoa học tạo ra nền tảng thiết thực giúp nhận diện và phản ứng với những
vấn đề đang tồn tại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
Là những sinh viên khối ngành Kinh tế - Tài chính, để phát triển kiến thức, nhóm tác giả luôn
nỗ lực học hỏi, tìm hiểu các vấn đề và thực trạng liên quan đến tài chính và kinh tế tồn tại
trong các thực thể của xã hội. Từ đó, xây dựng đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn, góp phần
hỗ trợ về nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận cho các đối tượng quan
tâm.
Qua quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được những nhân tố tác động
tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của thị trường chứng khoán của một số quốc gia Đông
Nam Á. Qua đó cho thấy, thị trường chứng khoán của các quốc gia Đông Nam Á cũng có
những nét đặc thù riêng.
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên bộ số liệu thực tế mà nhóm nghiên cứu thu thập
được từ cơ sở dữ liệu của World Bank. Tuy nhiên, mẫu số liệu của bài nghiên cứu vẫn còn
mặt hạn chế về mặt không gian (các quốc gia) và thời gian (số năm quan sát). Nguyên nhân là
do tại khu vực Đông Nam Á, thị trường chứng khoán còn chưa có ở một số quốc gia. Do đó,
làm cho nghiên cứu chưa được toàn diện phổ quát về chứng khoán tại khu vực này mà chỉ làm
đại diện trên một số quốc gia tiêu biểu.
Bài nghiên cứu còn có thể mở rộng đi sâu nghiên cứu về ảnh hưởng của một số nhân tố
khác đến sự phát triển thị trường chứng khoán tại khu vực Đông Nam Á bằng một số định
hướng như sau:
Ngoài các nhân tố đã phân tích, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục đi sâu xem xét tác động
của một số yếu tố khác như giá vàng, giá dầu hay tỷ giá hối đoái để tìm hiểu rõ hơn về mối
quan hệ của kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán. Từ đó, góp phần hoàn thiện hơn trong
việc xây dựng và hoàn chỉnh chính sách vĩ mô cũng như phát triển chứng khoán.
Trên cở sở thực trạng những tác động của các yếu tố, nhóm sẽ đưa ra phần nào dự báo
về tình hình phát triển của thị trường chứng khoán tại các quốc gia này.
Vì sự hạn chế về mặt thời gian và kiến thức của nhóm, bài nghiên cứu sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, bài trình bày tuy chưa đầy đủ nhưng góp phần bổ sung nguồn tài liệu
thực tiễn cho lĩnh vực đầu tư tài chính. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, nhóm tác giả hy
vọng phần nào cung cấp được những thông tin hữu ích tới các độc giả quan tâm đến lĩnh vực
này. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp từ các nhà Khoa học,
các Chuyên gia, các Thầy cô và các bạn về đề tài này, để nhóm có thể hoàn thiện đề tài của
mình hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu trong nước
[1] PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt, ThS. Phạm Dương Phương Thảo, Đại học Kinh tế TP.
HCM, “Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán VN”,
2012.
[2] TS. Phạm Thị Thắng, "Giáo trình Kinh tế lượng", NXB TÀI CHÍNH, 2009.
[3] GS. TS. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Trường Đại học Mở
TP. Hồ Chí Minh, NXB Lao động, Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài
[4] Gulnur Muradoglu, Fatma Taskin and Ilke Bigan, “Causality between Stock Returns and
Macroeconomic Variables in Emerging Markets”, 2000.
[5] Ramin Cooper Maysami and Tiong Sim Koh, “A vector error correction model of the
Singapore stock market”, 2000.
[6] Farjana Rahman, Sadia Chowdhury, Md. Majibur Rahman, Dilruba Ahmed, Anowar
Hossain, “Antimicrobial Resistance Pattern of Gramnegative Bacteria Causing Urinary
Tract Infection”, 2009.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 64


Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 65
[31]DOES FIRM GROWTH IMPACT ON PROFITABILITY:
EVIDENCE FROM VIETNAMESE LISTED COMPANIES
Authors: Nguyen Hoang Bao Ngoc – DDP0203, Academy of Finance
Hoang Thi Thu Ha – DDP0101, Academy of Finance
Nguyen Minh Anh – DDP0102, Academy of Finance
Vu Thi Thu Thao – DDP0101, Academy of Finance
Science Instructors: Assoc. Prof. Pham Thi Thanh Hoa, Dr. Cu Thu Thuy

ABSTRACT
This paper investigates the influence of firm growth on profitability using
panel data on 438 listed companies, which is categorized into nine different fields
for the period of 2009-2017. The result shows that firm growth does have various
impacts on profitability. Some independent variables including sale growth, total
asset growth have a positive impact on profitability; while leverage, firm size and
asset structure giving the opposite results. Moreover, the type of industry does
significant impact on profitability.
Keywords: Profitability, firm growth, Vietnamese listed companies
1. Introduction
Recently, according to the report of the McKinsey Global Institute (MGI), published
September 12 at the World Economic Forum (WEF) in Hanoi, Vietnam is one of 18 countries
rated as "outstanding performance" in the past 50 years. Together with the rise of the national
economy, Vietnamese market opened a series of new opportunities for enterprises; thereby
creating high competitiveness, requiring businesses themselves to constantly research,
innovate and develop. However, innovation also involves potential risks that businesses must
face to. Moreover, if we only focus on increasing profit the company will not create a solid
foundation for prosperity and long-term development. Research on growth and profitability
for businesses is currently only focus in developed countries but not developing countries like
Vietnam.
Vietnamese enterprises have made important contributions to the development of the
national economy over previous years. Reality shows that each business has different growth,
development and profit maximization policies and leads to different efficiency. Thus, making
a financial decision and choosing a reasonable growth policy is necessary for the development
of the business.
With the purpose of clarifying the relationship between the growth and profitability of
listed companies on the Vietnamese stock market in order to give recommendations on
building cooperate growth strategy.
Apply regression theory, trade-off theory, pecking order theory to build a regression
model to study the relationship between growth and profitability. Thus, propose solutions to
develop the growth policy and maximize the profitability that is suitable for the Vietnamese
listed companies, thereby achieving high efficiency in business, contributing to the increase in
business value.
Missions:
- Systematize basic theoretical issues about the firm’s growth and profitability.
- General analysis of the firm’s growth and profitability during the studied period.
- Perform regression in order to study the relationship between growth and profitability
of Vietnamese listed companies.
- Propose solutions to enhance the firm’s growth and profitability.
Thus, the study aims to identify the relationship between the growth and profitability of
Vietnamese firms listed on the Stock Exchange in the context of effects of the economic
downturn (2009-2017). The data of 438 enterprises is divided into different industry to
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 66
analyze. Thereby, recommendation for business strategy for growth is given. The research
evaluates Vietnamese firms listed on the Stock Exchange on the following aspects: growth,
the relationship between growth and profitability; financial factors that affect growth and
profitability. We collected data from Vietnamese listed companies for the period 2009 to
2017. Our study only covers the period from 2009 to 2017. However, to measure the firm
growth for 2009, the data from 2008 was also needed.
The rest of this paper is organized as follows:
Section 1: Overview of the relationship between growth and profitability of Vietnamese
firms listed on the Stock Exchange
Section 3: Recommendation.
2. Literature Review and Hypothesis
2.1 Literature Review and Theoretical Background
Growth and profitability in businesses are always a topic which is interested in and done
by many scientists. Many theoretical and empirical research results have been done in the
world. These studies focused on theoretical foundations of growth, profitability, factors
affecting the two indices as well as the positive and negative effects of these two indicators on
other factors in business.
Empirical studies have proven the inconsistency in the relationship between growth and
profitability. According to Hee Jae Cho and Vladimir Pucik’s research "The relationship
between innovation, quality, growth, profitability and market value", theories related to each
individual influence factor has been mentioned. They used assumptions to run tester models
and come up with conclusions that one factor does not directly affect others. Markman and
Gartner (2002) concluded that there is no significant relationship between growth and
profitability. Similarly, Bottazi et al (2008), Gschwandtner (2005) declare that there is no
remarkable relationship between growth trend and the differential profitability. Sexton et al
(2000) show that a very weak relationship between sales growth and profits, whereas Capon
et al. (1990) reported that firm growth is related to high financial performance, but it was
significant in only some industries.
Keith Glancey’s journal "The determinants of growth and profitability of small startups"
at Napier University, Edinburgh offers a series of assumptions and proofs about factors that
directly affect growth and profitability such as the size of the business, the age of the
company, the position and impact of the company at the present time. Moreover, Glancey has
a multidimensional perspective on the relationship between growth and profitability. If small
businesses rely mostly on retained earnings as their main source of capital to avoid being
taken over from outside lenders, this relationship is very positive. In addition, businessmen
will find it easier to raise capital from outside if the company has high profit margins. Besides
that, high growth rates can lead to increase in profitability.
The relationship between growth and profit rates is even more complicated when the
inter-relationship is examined and time lags of the two variables are considered. Goddard et
al. proved that the current growth rate for a given corporate size has a statistically significant
negative effect on the profit rate in the next period. Coad claimed a quite small significant
effect of current profitability on the firm growth but a positive effect of current growth rate on
the next quarter’s profit rate.
On the other hand, some researchers have studied that from the resource-based
perspective, firm growth does not increase future profitability. This theory is demonstrated by
Penrose, the author of “The Theory of the Growth of the Firm”, published by Oxford
University Press in 1995. Penrose pointed out that firm growth can be achieved through the
“economy of growth” inherent in the company growth process, other than just rely on the
characteristics of the company itself. Although “economy of growth” temporarily provides
companies with an incentive to grow, companies that have grown rapidly are burdened with

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 67


high operating costs compared to those that grow slowly. As the result, there is an inverse
relationship between current firm growth and future profitability. The study of Marris (1964)
also support this theory. The study concludes that the expansion of firm size and rising profits
contradicts each other since firm growth is achieved exclusively through product
diversification. The related empirical analysis also indicated that product diversification is not
relevant to the core product of the company reduces its profitability. Consequently, increasing
the firm size can decrease its profitability.
Although the above scientific papers have shown the correlations between growth and
profitability, the factors that affect and influence, they have not deeply explored the
relationship. Furthermore, there has not been any research paper that has a wide range of data
on a comprehensive enterprise data set (including large, medium and small). Moreover, in
Vietnam, there has not been any research paper directly related to understanding the
relationship between the growth and profitability of businesses. Therefore, this study does not
overlap with previous studies.
2.2 Developing Hypothesis
As mentioned in Section 1, Vietnamese firms focus on the profitability driven
management strategy rather than growth. This indicates that growth has positive effect on
current profits. Growing firms will have accumulated experience of implementing projects
and increasing productivity, and the gap in competitiveness between firms will thus result in
increased profitability. Accordingly, the hypotheses of this study are as follows:
Hypothesis 1: Growth of Vietnamese listed firms will influence on ROA
Hypothesis 2: Growth of Vietnamese listed firms will influence ROE
Hypothesis 3: Growth of Vietnamese listed firms will influence BEP
3. Data and Methodology
3.1 Data collection
For our study, we will focus on the relationship between firm growth and profitability in
Vietnam context. We collected data from Vietnamese listed companies on HOSE, HNX,
UPCOM, OTC, provided by Vietstock - the leading web page in financial information and
business information in Vietnam. Our study only covers the period from 2009 to 2017.
Furthermore, only companies which were active during the examined period were considered.
From the sample we collected, we removed the data samples that were too different and did
not have enough information about the audited financial statements or lack of information on
the net profit on the unaudited financial statements from 2009 to 2017. The final table used in
the study includes 438 companies listed on the Vietnam stock market in the period 2009 –
2017 with about 3900 observations. In addition, companies in our dataset are required to have
reported a full annual account.
First, describe the statistical parameters to consider the status of each financial indicator
at listed companies in Vietnam.
Secondly, testing the correlation coefficient matrix between variables, testing the effect
of multicollinearity on model results by VIF value. If the VIF value is less than 10, the
multicollinearity does not affect the model results.
The third is to test stationary of each variable, if there is no stationary point, then take
the difference and test until all the variables qualified then stop. The authors used the standard
Levin - Lin - Chu (LLC Test 2002) to test the stationary of variables in the model.
3.2 Data analysis
The first econometric model used with table data is the Pooled Ordinary Least Square
regression model (Pooled OLS). This model helps to find the effect of independent variables
on the dependent variable w hich all the coefficients of the independent variables are constant
over time and each observation. However, to make sense, there are many assumptions given:
homoscedasticity no autocorrelation, no multicollinearity, no omitted important variables and
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 68
must follow distribution standard Therefore, very few proposed models can satisfy these strict
conditions. So, another model that can be used to replace Pooled OLS is the fixed effect
model. According to this model, there is a difference between the effect of individual
observations and differences over time; each individual observation has its own characteristics
that can affect explanatory variables. FEM analyzes this correlation between the remainder of
each observation with the explanatory variables, thereby controlling and separating the effects
of the individual characteristics (not changing over time) from the explanatory variables in
order to be able to estimate the actual effects of explanatory variables on the dependent
variable.
Nevertheless, when using the FEM model, it is necessary to have the impact of each
observation to the explanatory variable over time. If the variation of the individual
observations does not correlate with the explanatory variable, the group will use the Random
Effect Model. In order to decide on the model of FEM or REM, our study will conduct
Hausman test given by Hausman in 1978. According to the theory he gave the assumption
H0: there is no difference between the two models FEM and REM. If this assumption is
violated, the REM model will not be selected, and the FEM model will be more suitable.
3.3 Variables
Dependent variables
The dependent variable in our study is the profitability of companies. Corporate
profitability can be measured by various methods basic earning power ratio (BEP), return on
equity (ROE), and return on assets (ROA). The study measures it in term of the return on
asset ratio (ROA), return on equity (ROE) and basic earning power ration (BEP).
Independent variables
Sales growth and total asset growth are often used to measure the firm growth in
previous research (Cowling, 2004; Coad, 2009). This study used sales growth (SG) indicate
for firm growth. To calculate the turnover growth of a particular year, we measured the
growth rate from the previous year to the current year, expressed as a percentage. We did this
for the nine years from 2009 to 2017.
Control variables
Among the control variables of the model used for determining growth, firm size (LTA)
was measured by natural log total assets. In addition, leverage (LEV), asset structure (TANG),
liquidity (LIQUID) and firm size (SIZE) considered determinant of profitability also were
used as the control variables (Seungkyu Yoo and Jaejun Kim, 2015; Cowing, 2004).
A summary of the definition of the various variables can be found in Table 1.
Table 1: Variable and measured scale description
Variable Sign Scale
Independent variables
Net profit
Return on equity ROE
Capital
Net profit
Return on asset ROA
Total asset
Profit before tax
Basic earning power ratio BEP
Total asset
Dependent variables
Total asset 1−total asset 0
Total Asset Growth TAG × 100
Total asset 0
Sale 1−Sale 0
Sale Growth SG ×100
Sale 0

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 69


Control Variables

Total liabilities
Financial leverage of firms LEV
Total aset
Current asset
Liquidity LIQUID
Current liabilities
Fix asset
Asset structure TANG
Total asset
Size SIZE Loparite (Total asset)
To test the impact of these factors on the relationship between growth and profitability
of companies, this research uses the following three regression models:
ROA it =α 1 + β1 × LEV it + β 2 × SG it + β 3 × TAGit + β 4 ×TANGit + β 5 × LIQUID it + β 6 × ¿¿ it +U 1
ROEit =α 2+ β 1 × LEV it + β2 × SG it + β 3 ×TAG it + β 4 ×TANGit + β 5 × LIQUIDit + β 6 ׿ ¿ it +U 2
BEPit =α 3 + β 1 × LEV it + β2 × SGit + β 3 ×TAG it + β 4 ×TANGit + β 5 × LIQUIDit + β 6 ׿ ¿ it +U 3 i
α 1,2,3 :constant
β 1 …6 :the coefficient of independent variables
U1it…3it: errors
4. Research Results
4.1 Descriptive statistics on the variables
Table 2: Descriptive statistics
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
ROA 3,941 0.0645714 0.1047995 -1.626769 1.897889
ROE 3,937 0.1240799 0.2561724 -6.447597 6.546929
BEP 4,060 0.0879319 0.4046433 -24.2071 2.755425
LEV 3,941 0.4951489 0.2449057 0 4.787137
SG 3,942 0.3010114 1.918329 -1.039213 59.25915
TAG 3,941 0.2559242 4.961575 -0.9697259 308.4486
TANG 3,923 0.2304046 0.2083622 0 2.563019
LIQUID 3,934 2.390588 5.38891 0 229.5757
SIZE 3,942 5.73453 0.6792509 2.705008 8.329992
(Resource: Authors’ evaluation)
Table 2 illustrates the descriptive statistics of the full sample. The table shows that the
average Return on Asset is 6.46%, which means for each 100 million VND gained from sales,
6.46 million VND is generated. This ROA is relatively low. The average Return on Equity of
the companies is approximate of 12.41% in the period from 2009 to 2017, representing that
for each 100 million VND of equity, the average return achieved is 12.41 million VND. Next,
the average basic earning power ratio of the companies is about 8.79% in 9-year period, on
average. Furthermore, the average leverage is 49.51% extremely high. Moreover, total asset
growth in this research period has the average ratio 25.59% showing that the asset increased
around 1.26 times. If we investigate the basic earning power ratio, the average number is
8.7%. Lastly, the ratio of firm size is 5.7, which means in the past 8 years, the companies have
expanded firm size by 5.7 times.
Table 3: Correlation matrix
ROA ROE BEP LEV SG TAG TANG LIQUID SIZE
 

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 70


ROA 1
ROE 0.5721 1
BEP 0.9171 0.4931 1
LEV -0.371 -0.082 -0.306 1
SG 0.0831 0.0846 0.0423 0.0017 1
TAG 0.0036 0.006 -0.007 -0.008 0.5002 1
TANG 0.0123 -0.005 0.0466 -0.033 -0.041 0.0004 1
LIQUID 0.038 -0.004 -0.018 -0.267 -0.002 -0.002 -0.087 1
SIZE -0.053 0.0242 -0.026 0.2753 0.027 0.0165 -0.032 -0.106 1
(Resource: Authors’ evaluation)
Table 3 shows the correlation matrix. There are correlations between some independent
and dependent variables. However, the variance inflation factor (VIF) of the different
variables are 1.25 are well below 10 point out that there are no multicollinearity problems.
4.2 Findings and Discussion
For the sample of our research, the fixed effects method is more appropriate than the
random effects. This assumption was also formally tested. Hausman test helps us in making
decision about better model between fixed effect and random effect. Main point is about
whether the errors are correlated with regression. The null hypothesis presupposes that they
are not, what goes in favor of random model, but if results are opposite, more appropriate is
fixed model. The result of Hausman’s test indicates rejection of the null hypothesis at all
levels of significance, and fixed effects is better model than random effects. As the result, we
have concluded that the fixed effects method should be applied in this case. (Relevant table
attached to Appendix B)
The results of the estimation are presented in the following table:
Table 4: Regression model
  ROA ROE BEP
LEV -0.115*** -0.0368 -0.172***
  (-12.81) (-1.45) (-13.91)
SG 0.00757*** 0.0168*** 0.00690***
  (9.83) (7.74) (6.50)
TAG -0.000908** -0.00216** -0.00101*
  (-3.10) (-2.61) (-2.50)
TANG -0.0151 -0.0434 0.00308
  (-1.17) (-1.19) (0.17)
LIQUID -0.000702* -0.000347 -0.00172***
  (-2.53) (-0.44) (-4.49)
SIZE -0.0426*** -0.0824*** -0.0476***
  (-6.29) (-4.30) (-5.10)
_cons 0.369*** 0.624*** 0.455***
  (9.30) (5.56) (8.31)
N 3914 3911 3914
t statistics in parentheses
*p<0.05 ** p<0.01 ***p<0.001
(Resource: Authors’ evaluation)
The results of model conclude that the regression model for all dependent variable cases
are quite consistent (p-value (F) = 0 is significantly lower than the significance level of 0.05)
(The F statistic is highly significant). The coefficient of determination of the three model R 2 =
0.0833, R2 = 0.0250 and R2 = 0.0725 in respectively. (All the relevant tables are attached to
the Appendix B below).
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 71
As can be seen from Table 4, both ratios Sale Growth and Total Asset Growth have
significant impact on profitability. There is a covariant relationship among Sale Growth and
profitability ratios. The ratios of Sale Growth to ROA, ROE and BEP are 0.00757, 0.0168
and 0.00690 in respectively. With the p-value < 0.001, the relationship has been proved to be
remarkable trustworthy. This can be explained that when the financial situation of the firm is
positive, which is indicated from sale growth and the well cost management of the firm,
leading to increase profit.
On the contrary, the number of Total Asset Growth experienced the negative influence.
It can be seen from the table that p-value of ROA and ROE is less than 1%, while that of BEP
is less than 0.05, which means TAG does not noticeable impact on BEP. In terms of the rest
two ratios, the contra – covariant relationship among them can be suitable. When total asset
increase, it can be explained by the growth of the company in both sale and profit.
Nevertheless, the firm’s policy is using cash flow from operating activities to invest in both
non – current and current asset with a hope for positive future cash flow. Total assets increase
but low asset utilization or capital turnover makes profitability decline.
Besides, the leverage (LEV) has considerably influence on ROA and BEP. The figure
for ROA is -0.115 and BEP is -0.172. Both ratios have the same p-value under 1% and contra
– variant relationship to leverage. This situation is suitable because an enterprise tend to lend
more money to raise capital, with the view of positive future cash flow, according to the
positive profitability it has in short-term period.
Moreover, the firm size does notably impact on profitability, which has been shown
clearly in Table 4. The ratios are -0.0426, -0.0824 and -0.0476 in respective; plus, the figures
for p-value of three ratios are all under 1%. Therefore, the results indicate that the larger a
firm is, the lower a profit is. Similar to TAG case, even a company do have a positive profit,
they use income to invest, research, develop and widen firm, which can be explained why the
profitability in short-term (in this research is 9 years) is minus.
If we look into asset structure (TANG) and Liquidity (LIQUID), the number of p-value
is more than 10%, and there is no meaningful relationship among them and profitability
ratios.
Furthermore, as manufacturing and construction industry have a large market share in
Vietnam, with many companies in both industries, the authors have deeply studied about a
hypothesis of the influence of the two industries on profitability.
The three research models are suggested as follows:
ROA it =α 1 + β1 × LEV it + β 2 × SG it + β 3 × TAGit + β 4 ×TANGit + β 5 × LIQUID it + β 6 × ¿¿ it + β 7 ×
ROEit =α 2+ β 1 × LEV it + β2 × SG it + β 3 ×TAG it + β 4 ×TANGit + β 5 × LIQUIDit + β 6 ׿ ¿ it + β 7 ×
BEPit =α 3 + β 1 × LEV it + β2 × SGit + β 3 ×TAG it + β 4 ×TANGit + β 5 × LIQUIDit + β 6 ׿ ¿ it + β 7 ×

α1,3: constant
β1…8 ∶ coefficient of independent variables
DUM1: dummies variable of construction industry
DUM2: dummies variable of manufacturing industry
From results evaluated by authors from Stata (two tables attached on Appendix B);
comments are made as below:
Construction (DUM1) have a remarkable negative impact on profitability. The ratio of
Construction on ROA is -0.0187 (p<0.001); on ROE is -0.0396 (p<0.001) and BEP is -0.0185
(p<0.001). That means in the short – term (in this research, the period is eight years),
construction companies have low profitability. Concerning the construction industry,
construction industry characteristics affect profitability. In the research phase, it can be seen
that the real estate market is difficult, leading to difficulties in construction.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 72
In contrast, Manufacturing (DUM2) witnesses the positive impact on profitability. The
ratios of DUM2 on ROA, ROE and BEP are 0.0170 (p<0.01); 0.0195 (p<0.05); 0.0212
(p<0.01) in respectively. That means all the manufacturing companies under examination has
high profitability. It is reasonable that for manufacturing companies, industry characteristics
that have a positive impact on profitability show the recovery of the manufacturing industry
during the study period. The debt impact coefficient variable shows the ineffective use of
debt, does not take advantage of the positive impact of financial leverage.
5. Conclusion
This study investigated the impact of firm growth on profitability on the sample of 438
Vietnamese listed companies over the period 2009-2017. With the sample of 438 listed firms
on Vietnam stock market from 2009 to 2017, this research shows that profitability have
correlation with 5 factors: sale growth, total asset growth, leverage, asset structure, firm size
and liquidity. The study reveals that firm growth measured by total asset growth and firm size
has a strong negative effect on profitability. In contrast, the sale growth has positive impact on
ROA, ROE and BEP. Moreover, the type of industry, which is manufacturing and
construction industry in this research, has significant impact on profitability.
From the research results, some suggestions can be given such as boosting revenue, and
managing costs well; increase capital turnover quickly, effectively use debt to increase
profitability for the company
However, some limitations of this paper should be commented, as follows: the dataset
used in this analysis are not enough to generalize the results over the all Vietnamese firms;
different profit ratios and growth variables may be used to confirm these findings; time lags
are not mentioned.
To complete the research, we profoundly thank Dr. Cu Thu Thuy and Dr. Pham Thi
Thanh Hoa (Academy of Finance) for all their inspiration, trust and guidance. We are grateful
to have them as our instructors in this incredible journey. Due to limited knowledge and data
sources, shortcomings are inevitable. Our team would like to receive contributions from
scientists, teachers and friends to the research for further improvements.
Thank you very much!
Appendix A

Hausman Test for dependent variable ROA


Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
fe re Difference S.E.

LEV -.1147804 -.1304418 .0156614 .0046282


SG .007571 .0074286 .0001424 .0001011
TAG -.0009079 -.0010079 .0001 .0000236
TANG -.0151445 -.0018919 -.0132526 .0082587
LIQUID -.0007023 -.0008209 .0001186 .0000598
SIZE -.042615 -.0064635 -.0361514 .0057037

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg


B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 224.56
Prob>chi2 = 0.0000
Hausman Test for dependent variable ROE

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 73


Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
fe re Difference S.E.

LEV -.0368291 -.0688162 .0319871 .0166662


SG .0168328 .0156906 .0011421 .0005098
TAG -.0021582 -.00232 .0001617 .0001631
TANG -.0433765 -.0083968 -.0349797 .0280295
LIQUID -.000347 -.0007133 .0003663 .0002626
SIZE -.0823785 .0040248 -.0864033 .0174452

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg


B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 59.07
Prob>chi2 = 0.0000

Hausman Test for dependent variable BEP


Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
fe re Difference S.E.

LEV -.1717234 -.1716974 -.0000259 .0068313


SG .0069001 .0065263 .0003738 .0001817
TAG -.0010103 -.0011053 .000095 .0000533
TANG .0030755 .0177751 -.0146997 .0120109
LIQUID -.0017172 -.0019763 .000259 .0000966
SIZE -.0476489 -.0003916 -.0472573 .0080526

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg


B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 82.49
Prob>chi2 = 0.0000

Appendix B
FEM Model for dependent variable ROA
Fixed-effects (within) regression Number of obs = 3,914
Group variable: B Number of groups = 438

R-sq: Obs per group:


within = 0.0833 min = 5
between = 0.0880 avg = 8.9
overall = 0.0789 max = 9

F(6,3470) = 52.58
corr(u_i, Xb) = -0.2663 Prob > F = 0.0000

ROA Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

LEV -.1147804 .0089581 -12.81 0.000 -.132344 -.0972167


SG .007571 .00077 9.83 0.000 .0060613 .0090807
TAG -.0009079 .0002933 -3.10 0.002 -.001483 -.0003328
TANG -.0151445 .012946 -1.17 0.242 -.0405269 .010238
LIQUID -.0007023 .0002778 -2.53 0.012 -.001247 -.0001576
SIZE -.042615 .0067798 -6.29 0.000 -.0559078 -.0293221
_cons .3694628 .0397066 9.30 0.000 .2916122 .4473134

sigma_u .06887434
sigma_e .07423767
rho .46257614 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(437, 3470) = 5.82 Prob > F = 0.0000

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 74


(Resource: Authors’ evaluation)
FEM Model for dependent variable ROE
Fixed-effects (within) regression Number of obs = 3,911
Group variable: B Number of groups = 438

R-sq: Obs per group:


within = 0.0250 min = 5
between = 0.0060 avg = 8.9
overall = 0.0011 max = 9

F(6,3467) = 14.79
corr(u_i, Xb) = -0.4247 Prob > F = 0.0000

ROE Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

LEV -.0368291 .0254305 -1.45 0.148 -.0866894 .0130312


SG .0168328 .0021746 7.74 0.000 .0125692 .0210964
TAG -.0021582 .0008284 -2.61 0.009 -.0037824 -.0005341
TANG -.0433765 .0365928 -1.19 0.236 -.115122 .028369
LIQUID -.000347 .0007846 -0.44 0.658 -.0018853 .0011913
SIZE -.0823785 .0191597 -4.30 0.000 -.1199439 -.0448131
_cons .6239365 .1122132 5.56 0.000 .4039258 .8439471

sigma_u .13543426
sigma_e .20966043
rho .29442146 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(437, 3467) = 2.85 Prob > F = 0.0000
(Resource: Authors’ evaluation)
FEM Model for dependent variable BEP
Fixed-effects (within) regression Number of obs = 3,914
Group variable: B Number of groups = 438

R-sq: Obs per group:


within = 0.0735 min = 5
between = 0.0655 avg = 8.9
overall = 0.0604 max = 9

F(6,3470) = 45.89
corr(u_i, Xb) = -0.3213 Prob > F = 0.0000

BEP Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

LEV -.1717234 .012344 -13.91 0.000 -.1959255 -.1475212


SG .0069001 .001061 6.50 0.000 .0048198 .0089804
TAG -.0010103 .0004042 -2.50 0.012 -.0018028 -.0002179
TANG .0030755 .0178391 0.17 0.863 -.0319007 .0380517
LIQUID -.0017172 .0003828 -4.49 0.000 -.0024678 -.0009667
SIZE -.0476489 .0093424 -5.10 0.000 -.065966 -.0293318
_cons .454593 .0547144 8.31 0.000 .3473173 .5618687

sigma_u .08576747
sigma_e .10229715
rho .41278019 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(437, 3470) = 4.76 Prob > F = 0.0000
(Resource: Authors’ evaluation)

Appendix C

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 75


  ROA ROE BEP   ROA ROE BEP
LEV -0.127*** -0.0568** -0.167*** LEV -0.129*** -0.0659*** -0.169***
  (-16.25) (-2.89) (-16.00)   (-16.78) (-3.42) (-16.46)
SG 0.00752*** 0.0160*** 0.00663*** SG 0.00748*** 0.0158*** 0.00661***
  (9.85) (7.57) (6.34)   (9.81) (7.48) (6.32)
TAG -0.00102*** -0.00234** -0.00111** TAG -0.00101*** -0.00233** -0.00112**
  (-3.48) (-2.89) (-2.78)   (-3.47) (-2.87) (-2.78)
TANG -0.00902 -0.0296 0.01 TANG -0.00492 (0.0132) 0.0136
  (-0.88) (-1.20) -0.73   (-0.49) (-0.56) -1.03
LIQUID -0.000827** -0.000725 -0.00198*** LIQUID -0.000802** -0.000668 -0.00195***
  (-3.05) (-0.98) (-5.36)   (-2.96) (-0.90) (-5.26)
SIZE -0.00489 0.00759 0.00122 SIZE -0.00627 0.00413 -0.000139
  (-1.32) (0.95) (0.25)   (-1.72) (0.52) (-0.03)
DUM1 -0.0187** -0.0396** -0.0185* DUM2 0.0170** 0.0195 0.0212**
  (-2.75) (-2.87) (-2.14)   (2.91) (1.67) (2.89)
_cons 0.162*** 0.125** 0.175*** _cons 0.159*** 0.129** 0.171***
  (7.6) (2.74) (6.37)   (7.45) (2.8) (6.2)
N 3914 3911 3914 N 3914 3911 3914
t statistics in parentheses t statistics in parentheses
*p<0.05 ** p<0.01 *** p<0.001 *p<0.05 ** p<0.01 ***p<0.001

(Resource: Authors’ evaluation)

REFERENCES

[1] Alchian, A.A. Uncertainty, evolution, and economic theory. J. Polit. Econ. 1950, 58, 211–
221
[2] Buzzell RD, Gale BT. 1987. The PIMS Principles: Linking Strategy to Performance. Free
Press: New York.
[3] Coad, A. Testing the principle of “growth of the fitter”: The relationship between profits
and firm growth. Struct. Change Econ. Dyn. 2007, 18, 370–386.
[4] Coad, A., (2009), The Growth of Firms: A Survey of Theories and Empirical Evidence.
Edward Elgar Publishing.
[5] Coad, A.; Rao, R.; Tamagni, F. Growth processes of italian manufacturing firms. Struct.
Change Econ. Dyn. 2011, 22, 54–70.
[6] David S. Evan (1987), Test of Alternative Theories of Firm Growth
[7] Gibrat, R. Les Inégalités Économiques; Librairie du Recueil Sirey: Paris, France, (1931).
[8] Goddard, J., Molyneux, P., Wilson, J., (2004). Dynamics of growth and profitability in

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 76


[32]ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỢ GIÚP ĐẾN
KHOẢNG CÁCH THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT
NAM QUA SỐ LIỆU VHLSS 2014 – 2016
SV: Phan Thị Thanh Huyền, Nguyễn, Thị Thùy Linh, Hoàng Thị Thảo, Đào Mai Trang
GVHD: PGS.TS Trần Trọng Nguyên, Th.S Bùi Thị Hoàng Mai

TÓM TẮT
Nghiên cứu sử dụng phương pháp khác biệt trong khác biệt (DiD) và mô
hình hồi quy OLS với bộ dữ liệu VHLSS 2014 và VHLSS 2016 (Vietnam
Household Living Standard Survey) để phân tích khoảng cách thu nhập giữa các
nhóm hộ có hay không được hưởng lợi từ các chương trình trợ giúp Chính phủ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân của các hộ được hưởng lợi từ
các chương trình trợ giúp có được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn so với nhóm hộ
không được hưởng lợi. Vậy nên việc các hộ gia đình được hưởng lợi từ chương
trình trợ giúp của chính phủ không cải thiện được khoảng cách thu nhập bình
quân với các hộ không được hưởn lợi. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra
chênh lệch thu nhập bình quân giữa thành thị và nông thôn, ảnh hưởng của các
biến số trình độ, tỷ lệ phụ thuộc, độ tuổi, quy mô hộ tới thu nhập bình quân của
các nhóm hộ.
Từ khóa:VHLSS 2012; VHLSS 2014; trợ giúp Chính phủ; thu nhập bình
quân; chênh lệch thu nhập.

ABSTRACTS
The study uses diference in diferences (DiD) method and OLS regression
models with VHLSS 2014 and VHLSS 2016 (Vietnam Household Living Standard
Survey) to analyze income gap between households groups which has or not
benefit from government assistance programs. The results show that the average
income of households benefiting from assistance programs has improved but this
income is lower than the one of the non-benefit groups. So the households which
benefit from the government's assistance program do not improve the average of
the income gap. In addition, the results also illustrate the difference in the
average of income between urban and rural areas, the impact of the level
variables, dependency ratio, age, the size of household which affect the average
income of households groups.
Key words: government aid, income per capita, income gap

1. Giới thiệu
Các chương trình trợ giúp từ Chính phủ là nguồn hỗ trợ vật chất hay phi vật chất ảnh
hưởng trực tiếp đến thu nhập bình quân của các hộ gia đình đặc biệt là các hộ nghèo. Vì vậy,
Chính phủ đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ, giúp các gia đình chính sách tiếp cận và được
hưởng lợi nhiều nhất từ các chương trình trợ giúp của Chính phủ Việt Nam. Nghiên cứu này
được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của các chương trình trợ giúp đến khoảng cách thu
nhập bình quân giữa các nhóm hộ được hưởng lợi từ các chương trình trợ giúp và không được
hưởng lợi từ các chương trình trợ giúp Chính phủ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp Khác
biệt trong Khác biệt (DID) và dựa vào dữ liệu Điều tra thu nhập hộ gia đình VHLSS 2014 và
VHLSS 2016.
2. Tổng quan tài liệu
Lê Đình Hải (2017) đã sử dụng phương pháp hồi quy đa biến (OLS) để nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập. Kết quả đã chỉ ra được ba nhân tố ảnh hưởng đến
thu hộ gia đình là: quy mô vốn vay, diện tích đất nông hộ và áp dụng ký thuật vào sản xuất.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 77
Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS. Bằng
phương pháp chọn mẫu phân tầng với ngẫu nhiên, kết hợp mô hình hồi quy tuyến tính. Kết
quả cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình là: trình độ học vấn của chủ hộ,
của lao động trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt dộng tạo ra thu nhập của hộ, độ tuổi lao
động trong hộ và có cả yếu tố tiếp cận các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Trong đó, yếu tố
độ tuổi và số nhân khẩu lao động có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với thu nhập bình quân hộ gia
đình các dân tộc thiểu số.Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Văn Hướng (2015) bằng phương
pháp phân tích thống kê mô tả và hồi quy đa biến OLS đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng
các nguồn lực về quy mô đất sản xuất, số lượng và trình độ học vấn của lao động, giá trị
phương tiện sản xuất tỷ lệ thuận với thu nhập của hộ. Ngoài ra còn có yếu tổ khả năng tiếp
cận nguồn vốn vay, giới tính của chủ hộ và vị trí địa lý cũng có tác động tới thu nhập của
nông hộ. Phan Thị Nữ (2012) đã sử dụng phương pháp khác biệt DID và mô hình hồi quy
OLS để phân tích dữ liệu bảng của VHLSS 2004 và VHLSS 2006 chỉ ra việc tiếp cận tín dụng
có tác dụng tích cực lên phúc lợi xã hội của hộ nghèo thông qua việc tăng chi tiêu đời sống
nhưng tín dụng không tác động cải thiện cho hộ nghèo nên chưa thoát nghèo một cách bền
vững. Nguyễn Lan Duyên (2014) đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước
lượng. Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, diện tích đất, thời gian
cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất và số lao
động là tác nhân ảnh hưởng đến thu nhâp. Võ Thành Khởi (2015) nghiên cứu xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình bằng cách thu thập số liệu từ cuộc điều tra
phỏng vấn và sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng
phần mềm SPSS 16.0 để phân tích số liệu và mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả cho thấy, có
bốn yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của các hộ gia đình: sự tham gia hoạt động đoàn
thể, số hoạt động tạo ra thu nhập, tình trạng vay vốn, sự hỗ trợ của nhà nước; có hai yếu tố tác
động tiêu cực đến thu nhập của hộ gia đình là số nhân khẩu và độ tuổi trung bình của lao động
trong hộ. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ đưa ra một nguồn trợ cấp từ chính phủ là trợ cấp hộ
nghèo. Kết quả khảo sát thực tế tỷ lệ hộ gia đình được địa phương hỗ trợ là 56,7% và tỷ lệ hộ
gia đình không được địa phương hỗ trợ là 43,3%. Các hộ gia đình được địa phương hỗ trợ chủ
yếu là những hộ nghèo hoặc cận nghèo. Trần Thị Lệ Mỹ, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Nguyễn
Thị Minh Khánh (2012) sử dụng phương pháp phân tích thông kê và mô hình kinh tế lượng,
đưa ra kết luận là các yếu tố về nhân khẩu và kinh tế có ảnh hưởng nhất định đến thu nhập
cũng như cơ cấu thu nhập của khu vực duyên hải nam trung bộ. Kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Viết Anh và Trần Thị Thu Thủy (2010) cho thấy các biến như trình độ học vấn, tuổi,
lao động nông nghiệp, lượng vốn vay, chi phí đầu vào, diện tích canh tác và thời hạn cho vay
có tác động cùng chiều với thu nhập của nông hộ huyện Quảng Trạch. Ngoài ra, nông hộ ở
vùng đồng bằng có thu nhập cao hơn hộ ở vùng núi.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu từ nước ngoài cũng đề cấp đến vấn đề này như nghiên
cứu của Acemoglu và Angrist (1999) cho thấy mỗi năm học thêm mức lương trung bình tăng
7.5%. Nghiên cứu gần đây của Caponi Plesca (2007) chỉ ra rằng những người tốt nghiệp đại
học thu nhập cao hơn nguời chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học từ 30% tới 40%. Trường hợp
nghiên cứu của Ellis và Freeman (2005) tại vùng Kenya chỉ ra các hộ nghèo tham gia vào các
hoạt động phi nông nghiệp có thu nhập thấp hơn so với các hộ giàu cùng tham gia các hoạt
động phi nông nghiệp nhưng hình thức đa dạng hơn. Trong nghiên cứu khác ở Trung Quốc,
Khan (1993) kết luận rằng thu nhập của nông hộ có mối quan hệ chặt với trình độ học vấn,
mức vốn, diện tích, tỷ lệ diện tích được tưới chủ động,...
Qua các nghiên cứu được tổng quan, có thể thấy thu nhập của các hộ gia đình được
phản ánh qua các chỉ tiêu như chi tiêu bình quân đầu người, chi tiêu hàng tháng bình quân hộ
gia đình, chi tiêu cho các dịch vụ y tế, giáo dục, thể thao, thời trang, du lịch. Các nghiên cứu
thực nghiệm đã chỉ ra rằng thu nhập của hộ gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trợ
cấp Chính phủ là một yếu tố quan trọng. Ngoài ra thu nhập của hộ gia đình còn chịu ảnh
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 78
hưởng của các yếu tố khác là: khu vực sống (thành thị; nông thôn); tổng số người trong hộ gia
đình; tuổi bình quân trong hộ gia đình; tỉ lệ trung học phổ thông; tỉ lệ thu phi nông nghiệp; tỉ
lệ phụ thuộc của số người trong hộ.
Theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ ảnh hưởng của
việc tham gia các chương trình trợ giúp của chính phủ tới thu nhập của hộ gia đình ở Việt
Nam giai đoạn 2014 - 2016. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp
DID để chỉ ra tác động của nguồn trợ giúp từ Chính phủ đến thu nhập của các hộ gia đình trên
lãnh thổ Việt Nam.
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Để phản ánh chính xác tác động của các chương trình trợ giúp Chính phủ đến thu nhập
của các hộ gia đình, đề tài sử dụng phương pháp DID. Phương pháp này chia các đối tượng
thành hai nhóm, một nhóm được áp dụng chính sách (nhóm tham gia), nhóm còn lại không
được áp dụng chính sách (gọi là nhóm so sánh). Tuy nhiên, thu nhập bình quân của hộ gia
đình không chỉ phụ thuộc vào các chương trình trợ giúp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác như: quy mô hộ, tuổi bình quân, tỷ lệ trung học phổ thông, khu vực thành thị hay nông
thôn, tỷ lệ thu phi nông nghiệp, tỷ lệ phụ thuộc,….. Để làm được điều này, đề tài kết hợp giữa
phương pháp DID và phương pháp hồi qui đa biến OLS. Mô hình kinh tế lượng:
Ybq = β0 + β1*D + β2*T + β3(D*T) + β4*tylethpt + β5* ttnt + β6*tylephuthuoc + β7*
tylethuphinn
Trong đó: Ybq là thu nhập bình quân người của hộ thứ I vào năm 2012 hoặc 2014;
T = 0 nếu quan sát thuộc năm 2014
T = 1 nếu quan sát thuộc năm 2016
D = 0 nếu hộ không tham gia bất cứ chương trình trợ giúp nào
D = 1 nếu hộ có tham gia một trong các chương trình trợ giúp được liệt kê trong danh sách
các chương trình trợ giúp trong bảng hỏi.
Giải thích ý nghĩa các hệ số
β0: Cho biết thu nhập bình quân của các hộ gia đình khi các yếu tố khác bằng 0
β4: nếu tỷ lệ những người tốt nghiệp trung học phổ thông của hộ tăng lên 1 đv trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi thì thu bình quân thay đổi β4 đơn vị.
Tương tự giải thích với β5, β6, β7
Các hệ số β1, β2 và β3 được giải thích như sau:
Bảng 1: Phương pháp khác biệt trong khác biệt
(Difference- in- difference approach)

  Năm 2014 Năm 2016 Khác biệt mức thay đổi thu
nhập của các nhóm
Nhóm so sánh β0 β 0+ β2 β2

Nhóm tham gia β 0+ β1 β0+ β1+ β2+ β3 β2+ β3

Khác biệt thu nhập bình quân giữa các nhóm β1 β1 + β3 β3

Bảng 1 cho biết sự khác biệt giữa các nhóm theo thời gian giữa hai năm 2014 và 2016 và sự
khác biệt của từng nhóm là nhóm so sánh và nhóm tham gia theo thời gian. Năm 2014, chênh
lệch của thu nhập bình quân giữa hai nhóm là β1. Đến năm 2016, chênh lệch thu nhập giữa hai
nhóm là β1 + β3. Nếu chính sách có hiệu quả thì tổng (β 1 + β3) > β1, tức là khoảng cách thu
nhập giữa hai nhóm được rút ngắn, và ngược lại. So sánh trong từng nhóm, từ năm 2014 đến
2016, trung bình thu nhập bình quân của nhóm so sánh thay đổi là β2, còn con số này đối với
nhóm tham gia là β2 + β3. Như vậy, mức thay đổi của hai nhóm chênh nhau một lượng là β 3.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 79
Nếu chính sách của β3 > 0 tức là mức thay đổi thu nhập bình quân của nhóm tham gia cao hơn
nhóm so sánh.
3.2. Mô tả dữ liệu và biến số
3.2.1 Gới thiệu bộ dữ liệu VHLSS 2016
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của bộ VHLSS năm 2016 của Tổng cục Thống
kê.VHLSS là tên viết tắt của Vietnam Household Living Standard Survey (Dữ liệu khảo sát
mức sống hộ gia đình Việt Nam) do Tổng cục Thống kê phối hợp cùng một số đơn vị
thamgia. Bộ bảng hỏi VHLSS 2016 gồm 8 mục điều tra khác nhau về các khía cạnh trong đời
sống của các hộ dân cư, với 3994 quan sát. Các biến số trong phương trình này được lấy dữ
liệu từ VHLSS như sau:
Bảng 2: Các biến số sử dụng và cách lấy các biến số trong bộ dữ liệu VHLSS
Mục trong
Biến Ký hiệu Nội dung Mô tả đơn vị và cách mã hoá biến
VHLSS 2016
Bao gồm các mã: Không có bằng cấp
Tỷ lệ trung học phổ thông = Số (0), tiểu học (1), trung học cơ sở (2),
Tỷ lệ trung người có bằng trung học phổ trung học phổ thông (3) sơ cấp nghề
học phổ tylethpt thông trở lên/Tổng số người m2ac2a (4), trung cấp nghề (5), trung học
thông trong hộ. chuyên nghiệp (6), cao đẳng nghề (7),
cao đẳng (8), đại học (9), thạc sỹ (10),
tiến sĩ (11), khác (12)
Khu vực
sống là
Nếu hộ sống ở thành thị: ttnt = 1; Mục Ho1.
thành thị ttnt
Nếu hộ sốn ở nông thôn: ttnt = 0 Tên biến: ttnt
hay nông
thôn
Tỷ lệ phụ thuộc = Tổng số người
nằm ngoài độ tuổi lao động/
Tổng số thành viên trong hộ gia
Tỷ lệ phụ đình m1ac5 (tuổi), Tuổi của quan sát (tính tròn đến tháng
tylephuthuo
thuộc Tuổi được coi là độ tuổi nằm m1ac2 (giới phỏng vấn), giới tính gồm các mã: là
c
ngoài lao động: tính). nam (1), là nữ (2)
< 15 tuổi
> 60 tuổi đối với nữ
> 65 tuổi đối với nam
Là các khoản thu nhập nằm
ngoài nông nghiệp được chia
thành các mục ảnh hưởng:
+ Khoản thu từ tiền lương, công
Tỷ lệ thu
hưu, trợ cấp (ATN) m4atn, m4ct, Thu nhập trong năm (đơn vị nghìn
phi nông tylethuphinn
+ Khoản thu ngoài nông nghiệp m4dtn, m4cc đồng)
nghiếp
(CT)
+ Khoản chi ngoài nông nghiệp
(CC)
+ Thu khác (DTN)
Quan sát sẽ được tính là thuộc
Hưởng lợi nhóm tham gia các chương trình
Báo gồm các mã:
từ các trợ giúp nếu có tham gia một m8c2a
Hỗ trợ bằng tiền (1), hỗ trợ bằng hiện
chương cohuongloi trong các chương trình trợ giúp
vật (2), hỗ trợ bằng tiền vay vốn (3),
trình trợ được liệt kê ở trên trong năm
không được hỗ trợ (4), không biết (5)
giúp hiện tại hoặc năm trước thời kỳ
điều tra.

Nguồn: Thống kê của tác giả từ VHLSS hai năm 2014 và 2016
3.3. Thống kê mô tả các chương trình trợ giúp theo dữ liệu VHLSS 2016
Nhóm nghiên cứu đã lọc ra 3994 quan sát là các hộ có tham gia khảo sát trong cả hai
năm 2014 và 2016. Trong đó:
- Phân bố của các hộ phân theo nhóm có hưởng lợi và không hưởng lợi từ các
chương trình trợ giúp như sau:

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 80


Bảng 3: Tỷ lệ nhóm có hưởng lợi và không hưởng lợi từ các chương trình trợ giúp trong
từng năm
Có hưởng lợi Không hưởng lợi
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
2014 1143 28.62 2851 71.38
2016 1112 27.84 2882 72.16
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ số liệu VHLSS2014 và VHLSS2016
Nhìn chung sự phân bố giữa hai nhóm có hưởng lợi và nhóm không hưởng lợi của cả
hai năm 2014 và 2016 đều có sự chênh lệch đáng kể, nhóm hộ được hưởng lợi từ các
chương trình trợ giúp chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, cụ thể là nhóm có hưởng lợi năm 2014 chiếm
28.62% trong tổng số 3994 quan sát, năm 2016 chiếm 27.84%.
- Phân bố của các hộ theo khu vực sống thành thị và nông thôn trong hai năm như
sau:
Bảng 4: Tỷ lệ thành thị và nông thôn của nhóm hộ trong các năm
Thành thị Nông thôn
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
2014 1136 28.44 2858 71.56
2016 1147 28.72 2847 71.28
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ số liệu VHLSS2014 và VHLSS2016
Trong 3994 quan sát được lọc ra gồm hai khu vực thành thị và nông thôn, số quan
sát ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn số quan sát ở khu vực thành thị. Cụ thể là số
hộ ở khu vực thành thị năm 2014 chiếm tỷ lệ 28.44% tổng số quan sát của năm 2014 và
28.72% tổng số quan sát của năm 2016.
- Về mức độ hưởng lợi, trung bình số tiền được hưởng từ các chương trình trợ giúp
của các hộ trong các năm như sau:
Bảng 5: Mức hưởng lợi từ các chương trình trợ giúp của các hộ
Đơn vị: 1000 đồng
Năm Trung bình Min Max
2014 234.98 0 30 000
2016 1016.36 0 66 488
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ số liệu VHLSS2014 và VHLSS2016
Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2014-2016, trung bình số tiền được hưởng lợi từ các
chính sách hỗ trợ tăng cao (cụ thể năm 2016 lên đến 1016.36 nghìn đông, tăng hơn 4 lần so
với sô tiền mà nhóm hộ được hưởng năm 2014). Trong năm 2014, số tiền được hưởng lợi từ
chính sách hỗ trợ cao nhất là 30.000.000. Cho đến năm 2016, con số đó tăng lên gấp hơn 2 lần
con số năm 2014 là 66.4888 nghìn đồng.
- Về các chương trình hưởng lợi, phân bố các hộ được hưởng các chương trình hưởng
lợi như sau:
- Về các chương trình hưởng lợi, phân bố các hộ được hưởng các chương trình hưởng lợi như
sau:
2014 2016
201. Cấp đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số 3 1
202. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư 298 59
203. Cấp đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số 7 0
204. Hỗ trợ xăng dầu cho tàu thuyền đánh cá 3 3
205. Tín dụng ưu đãi với người nghèo 199 70
206: Hỗ trợ máy móc, vật tư sản xuất (phân bón, con giống, cây giống,…) 291 207
207. Hỗ trợ mua bảo hiểm y tế 727 806
208. Miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo 541 143
209. Miễn giảm học phí cho người nghèo 171 138
210. Học bổng chính sách 48 22
211. Dạy nghề cho người nghèo, người thu nhập thấp 6 0
212. Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 27 13
213. Hỗ trợ làm sạch/ cải thiện nguồn nước sinh hoạt cho hộ nghèo 57 6
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 81
214. Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo NA 364
215. Trợ cấp khó khăn đối với công chức NA 4
216. Trợ cấp khó khăn đối với người có công với cách mạng NA 8
217. Trợ cấp khó khăn đối với hộ nghèo 156 77
218. Trợ cấp lương thực 212 214
219. Khác (dầu hỏa,…) 140 123

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 82


Bảng 6: Phân bố các hộ được hưởng các chương trình trợ giúp

3500.0 3330.3

3000.0 2909.0 2894.5

2479.6
2500.0

2000.0 1817.2

1500.0 1444.6

1000.0

500.0

0.0
Trung bình mẫu Nhóm so sánh Nhóm tham gia

2014 2016

Biểu đồ 1: So sánh mức trung bình của thu nhập bình quân giữa nhóm so sánh, nhóm
tham gia và mức trung bình mẫu
Nhìn chung mức thu nhập bình quân giữa nhóm so sánh trong năm 2014 và năm
2016 đều cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân của nhóm tham gia. Nếu xét theo
năm có thể thấy thu nhập bình quân của hộ gia đình trong cả hai nhóm đều có xu hướng
tăng lên, và chênh lệch về mức tăng thu nhập bình quân người trong cả hai nhóm hộ
không có nhiều khác biệt.
- Về tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ: Biểu đồ sau so sánh mức trung bình tỷ lệ phụ
thuộc của hai nhóm hộ và trung bình mẫu:
0.40
0.39

0.38 0.38

0.36
0.35 0.34
0.34
0.33 0.33

0.32

0.30

0.28
Toàn mẫu Nhóm so sánh Nhóm tham gia

2014 2016

Biểu đồ 2: Mức trung bình tỷ lệ phụ thuộc trong toàn mẫu và giữa các nhóm
Dựa vào biểu đồ về mức trung bình tỷ lệ phụ thuộc trong toàn mẫu và các nhóm ta
có thể thấy được sự chênh lệch lớn giữa hai nhóm tham gia với nhóm so sánh. Tỷ lệ phụ
thuộc của nhóm tham gia cao hơn nhiều so với nhóm so sánh và toàn mẫu. Có lẽ điều này
lý giải sự khó khăn của hộ và nhu cầu cần nhận được sự trợ giúp do áp lực về tỷ lệ người
phụ thuộc quá cao.
- Về trình độ: Biểu đồ 2.3 biểu thị mức độ trung bình tỷ lệ người trong hộ có bằng từ
THPT trở lên trong toàn mẫu và trong các nhóm.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 83


0.35
0.32
0.31
0.30 0.30
0.30
0.26 0.26
0.25

0.20

0.15

0.10

0.05

0.00
Toàn mẫu Nhóm so sánh Nhóm tham gia

2014 2016

Biểu đồ 3: Mức trung bình tỷ lệ người trong hộ có bằng từ THPT trở lên trong toàn mẫu
và trong các nhóm
Nhìn chung tỷ lệ người trong hộ gia đình có bằng THPT trở lên của nhóm tham gia
thấp hơn nhiều so với so sánh cao hơn nhóm tham gia và toàn mẫu. Điều này cho thấy, các
hộ cần đến sự trợ giúp của các chương trình chính phủ là những hộ có mặt bằng trình độ
giáo dục thấp hơn. Đây cũng có lẽ là nguyên nhân dẫn đến các hộ này có thu nhập thấp
hơn do việc làm từ lao động phổ thông đem lại.
Tóm lại, phân tích mô tả cho thấy, nhóm tham gia chương trình trợ giúp của chính phủ là
nhóm các hộ có mặt bằng trình độ thấp hơn, tỷ lệ người phụ thuộc cao hơn, mức thu nhập
thấp hơn và chủ yếu sống ở nông thôn. Các chương trình trợ giúp có nhiều hộ được hưởng
lợi gồm: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tín dụng ưu đãi với người nghèo, hỗ trợ
máy móc, vật tư sản xuất (phân bón, con giống, cây giống,…), hỗ trợ mua bảo hiểm y tế,
miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo, miễn giảm học phí cho người nghèo,
trợ cấp khó khăn đối với hộ nghèo và trợ cấp lương thực.
4. Kết quả ước lượng
Dưới đây là bảng kết quả hồi quy dữ liệu mảng mức thu bình quân của các hộ gia đình trong
mẫu nghiên cứu với các biến độc lập được mô tả ở trên. Do trong dữ liệu các quan sát chéo
được phân thành hai nhóm, quan sát theo thời gian cũng chỉ gồm hai năm, với biến giả phân
nhóm và biến giả thời gian đều được đưa vào mô hình, nên nghiên cứu sẽ sử dụng phương
pháp hồi quy dữ liệu mảng trộn. Kết quả hồi quy như sau:
Dựa vào kết quả hồi quy có thể đưa ra được một số kết luận như sau:
- Hệ số của biến ttnt = 1129.605, cho biết khi các yếu tố khác như nhau, thu nhập bình
quân người của các hộ ở nông thôn thấp hơn thu nhập bình quân người của các hộ ở thành thị
là 1129.605 (trong bài này, nếu hộ thuộc thành thị thì biến ttnt = 1, nếu hộ thuộc nông thôn thì
biến ttnt = 0).
- Hệ số của biến tsnguoi = -203.7207 cho biết quy mô hộ có quan hệ ngược chiều với
thu nhập bình quân. Khi quy mô hộ tăng 1 đơn vị với điều kiện khác không đổi thì thu bình
quân của một hộ giảm 203.7207 đơn vị.
- Hệ số của biến tylethuphinn = 604.3811 cho biết thu nhập từ phi nông nghiệp có
quan hệ cùng chiều với mức thu bình quân của hộ. Khi tỷ lệ thu phi nông nghiệp tăng 1 đơn vị
với các điều kiện khác không đổi thì thu nhập bình quân người của hộ tăng 604.3811 đơn vị.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 84


- Hệ số của biến tylephuthuoc = -1097.999 cho biết khi tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ
tăng 1 đơn vị, với các điều kiện khác không đổi thì thu nhập bình quân của hộ giảm 1097.999
đơn vị.

Random-effects GLS regression Number of obs = 7,988


Group variable: id Number of groups = 3,994

R-sq: Obs per group:


within = 0.0397 min = 2
between = 0.2053 avg = 2.0
overall = 0.1732 max = 2

Wald chi2(8) = 1150.51


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

thubq Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

cohuongloi -442.8755 73.10714 -6.06 0.000 -586.1629 -299.5882


t 470.0398 42.90947 10.95 0.000 385.9388 554.1408
tuongtac -261.411 87.0905 -3.00 0.003 -432.1053 -90.71678
tylethpt 1103.348 102.0601 10.81 0.000 903.3135 1303.382
tylephuthuoc -1097.999 106.2471 -10.33 0.000 -1306.239 -889.7581
tylethuphinn 604.3811 98.57708 6.13 0.000 411.1736 797.5886
ttnt 1129.605 80.66241 14.00 0.000 971.5096 1287.7
tsnguoi -203.7207 18.66662 -10.91 0.000 -240.3066 -167.1348
_cons 2694.684 115.3223 23.37 0.000 2468.657 2920.712

sigma_u 1819.3842
sigma_e 1553.3214
rho .57839916 (fraction of variance due to u_i)

- Hệ số của biến t = 470.0398, cho biết mức thay đổi thu nhập bình quân người trung
bình trong mỗi nhóm tăng lên hơn 470000 đồng từ năm 2014 đến năm 2016.
- Hệ số của biến cohuongloi = -442.8755, cho biết thu nhập bình quân của nhóm tham
gia thấp hơn thu nhập bình quân của nhóm so sánh là 442.8755 đơn vị. Điều này là phù hợp
với các quan sát từ các con số trung bình mẫu về thu nhập bình quân người của các hộ nhóm
có tham gia chương trình trợ giúp và nhóm không tham gia các chương trình này. Con số này
cũng cho thấy chính sách của nhà nước tập trung vào nhóm hộ có thu nhập bình quân thấp
hơn và phù hợp với nguyên tắc chung về phân phối công bằng và giảm bất bình đẳng trong
nền kinh tế. Do đó, với điều kiện các yếu tố khác như nhau, nếu quan sát thuộc năm 2014, thì
các hộ thuộc nhóm có tham gia chương trình trợ giúp có thu nhập bình quân thấp hơn thu
nhập các hộ thuộc nhóm so sánh là 442.8755
Hệ số của biến tuongtac = -261.411 < 0. Biến tương tác được tính bằng cách: tuongtac
= t*cotrogiup. Như vậy, biến này chỉ nhận giá trị bằng 1 khi quan sát thuộc năm 2016 và có
tham gia chương trình trợ giúp. Hệ số của biến nhận giá trị âm cho thấy chênh lệch thu nhập
bình quân giữa hai nhóm hộ không được rút ngắn vào giai đoạn 2014 – 2016. Điều này chứng

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 85


tỏ sự chưa hiệu quả của chính sách, tức là khoảng cách thu nhập bình quân giữa 2 nhóm hộ
được vẫn chưa được rút ngắn.
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, trong cách tính của nghiên cứu này, biến số
cotrogiup được xác định bằng cách cotrogiup = 1 khi quan sát có tham gia một trong 16
chương trình trợ giúp của chính phủ, và cotrogiup = 0 trong trường hợp ngược lại. Vì vậy, có
thể có một số chương trình trợ giúp riêng lẻ có mang lại hiệu quả rút ngắn khoảng cách thu
nhập chưa được nghiên cứu.
5. Kết luận và hàm ý chính sách
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Khác biệt trong khác biệt và phương pháp bình phương
nhỏ nhất OLS phân tích những ảnh hưởng của các chương trình trợ giúp Chính phủ đến thu
nhập bình quân của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Thu nhập bình quân người của các hộ gia đình được hưởng lợi từ các chương trình trợ giúp
thấp hơn thu nhập của nhóm không tham gia các chương trình này. Điều này cho thấy chính
sách đã hướng tới những nhóm hộ có mức sống thấp hơn.
- Thu nhập bình quân của cả hai nhóm hộ đều có thay đổi qua hai cuộc điều tra. Tuy nhiên,
kết quả hồi quy cho thấy việc tham gia các chương trình trợ giúp không làm giảm được
khoảng cách thu nhập giữa hai nhóm hộ này. Khoảng cách thu nhập vẫn gia tăng giữa hai
nhóm theo thời gian.
- Các biến tỷ lệ phụ thuộc, tổng số người trong hộ có tác động ngược chiều đến thu nhập bình
quân của hộ. Các biến đại diện cho trình độ và nguồn thu nhập là tỷ lệ người tốt nghiệp trung
học phổ thông và tỷ lệ thu nhập từ phi nông nghiệp có tác động cùng chiều đến thu nhập bình
quân của hộ.
- Nhóm hộ có tham gia các chương trình trợ giúp có tỷ lệ người phụ thuộc cao hơn, tỷ lệ
người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên thấp hơn, quy mô hộ lớn hơn, tỷ lệ thu
nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp thấp hơn và chủ yếu sống ở nông thôn. Đặc tính này
cho thấy các chương trình trợ giúp cần hướng tới vấn đề phúc lợi xã hội cho người già và trẻ
em, giáo dục và đào tạo nghề, tạo việc làm phi nông nghiệp, các chính sách cho dịch chuyển
lao động từ nông thôn ra thành thị.
Những kết quả phân tích cho thấy để các chương trình trợ giúp có hiệu quả hơn, thay vì phân
tán thành nhiều chương trình nhỏ, các chương trình trợ giúp cần tập trung hướng tới vấn đề
phúc lợi xã hội cho người già và trẻ em, giáo dục và đào tạo nghề, tạo việc làm phi nông
nghiệp, các chính sách cho dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Đình Hải, Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì,
Thành phố Hà Nội, 2007
[2] Nguyễn Quốc Nghi, Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số đồng
bằng sông Cửu Long, 2011
[3] Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Văn Hướng, Ảnh hưởng của nguồn lực đến thu nhập của
nông hộ tỉnh Thanh Hóa: nghiên cứu điển hình ở huyện Thọ Xuân và Hà Trung, 2015
[4] Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3 năm 2012, Phan Thị Nữ, Đánh giá tác động
của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam, trường Đại học Kinh tế, Đại học
Huế.
[5] Tạp chí khoa học – 2014, quyển 3 (2), 63 – 69. Trường Đại học An Giang, Các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 86


[33]CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DI CƯ VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM
THEO SỐ LIỆU VHLSS 2016
SV: Nguyễn Thị Hoài, Lớp KHPT6, Học viện Chính sách và Phát triển
GVHD: PGS.TS Trần Trọng Nguyên
Th.S Bùi Thị Hoàng Mai

TÓM TẮT
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logit với bộ dữ liệu từ VHLSS 2016 để
tìm hiểu tác động của các yếu tố đến di cư việc làm của Việt Nam. Kết quả ước
lượng bảy yếu tố tác động đến di cư việc làm của các hộ gia đình, đó là: tỷ lệ
người có trình độ từ THPT trở lên, tỷ lệ người phụ thuộc, tỷ lệ nam giới, tỷ lệ thu
từ phi nông nghiệp, dân tộc, khu vực và mức sống của hộ gia đình so với năm
năm trước (năm 2012) đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó, tỷ lệ thu từ phi nông
nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến xác suất di cư việc làm của hộ, còn các yếu
tố khác có ảnh hưởng ngược chiều đến xác suất di cư việc làm của hộ. Khu vực
và mức sống của hộ gia đình có tác động mạnh mẽ đến xác suất các hộ có người
đi làm ăn xa và giúp việc.
Từ khóa: VHLSS 2016, di cư việc làm, yếu tố nhân khẩu học, Việt Nam.

DETERMINANTS OF JOB MIGRATION IN VIETNAM


WITH THE VHLSS 2016 DATA

ASBTRACT:
This study utilized logit regression model with data from Vietnames
Household Living Standards Survey (VHLSS) in the year 2016 to estimate factors
that determined the probability of job migration in Vietnam. The estimated results
of the model indicate that there are 7 factors affecting job migration of
households, comprising: the proportion of people with high school or higher
qualifications, the proportion of dependents, the male rate, income from non-
agricultural rate, ethnic, area and household living standards compared to the
previous five years (2012). In particular, the rate of non-agricultural income has
a positive impact on the probability of job migrant t of households, while other
factors have negative effects on the probability of job migrant. Area and living
standards have a strong impact on the probability of households having people
working away from home and assisting.
Keywords: 2016 VHLSS, job migration, demographic factors, Vietnam.

1.Giới thiệu
Di cư được hiểu là hiện tượng thay đổi nơi cư trú từ đơn vị hành chính, lãnh thổ này
sang đơn vị hành chính, lãnh thổ khác trong một khoảng thời gian nhất định gắn liền với việc
tìm kiếm những điều kiện, khả năng tồn tại và phát triển của cá nhân, hộ gia đình.
Về mặt lý luận, nhiều nghiên cứu lý thuyết như lý thuyết về của Ravenstein (1885) đã
xác định các quy luật ảnh hưởng đến di cư, lý thuyết của Harris - Todaro (1970) giải thích
quyết định của người lao động di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị dựa trên sự khác biệt
về mức thu nhập dự kiến có được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị so với
mức thu nhập trung bình đang có ở nông thôn, lý thuyết của B.King (2006) đã chỉ ra nguyên
nhân chủ yếu của hiện tượng di cư là kinh tế, lý thuyết NELM (Stark và Bloom, 1985) cho
rằng các quyết định di cư của một cá nhân không phải là quyết định của bản thân người di cư
mà là một phần chiến lược của hộ gia đình nhằm tăng thu nhập, tạo dựng quỹ đầu tư vào các
hoạt động mới nhằm hạn chế các rủi ro sản xuất và đảm bảo nguồn thu nhập,… hay các lý

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 87


thuyết khác nữa cũng chỉ ra rằng: “Di cư là một hiện tượng xã hội phổ biến và tất yếu của bất
cứ xã hội nào trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong các thập kỷ gần
đây”.
Di cư việc làm là tất yếu của sự chênh lệch thu nhập và mức sống, mất cân đối cung -
cầu việc làm giữa các khu vực, các vùng, các quốc gia. Cuộc sống của đa số người nông dân,
đặc biệt các hộ thuần nông và các vùng sản xuất gặp khó khăn,… thu nhập thấp và cuộc sống
gặp nhiều khó khăn. Chênh lệch thu nhập và mức sống đã tạo nên lực đẩy chủ yếu người di cư
việc làm đến các vùng kinh tế, các quốc gia khác để tăng thu nhập. Ngoài ra, việc làm thường
tập trung tại các khu công nghiệp, các thành phố lớn, do vậy lao động có xu hướng di chuyển
sang những nơi có nhiều cơ hội để phát triển và học tập.
Về mặt thực tiễn, tại Việt Nam di cư việc làm có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến sự
phát triển kinh tế - xã hội ở cả nơi xuất cư lẫn nơi nhập cư. Di cư việc làm góp phần phân bố
lại dân cư, lao động; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần điều tiết nguồn lao động cho các
vùng; góp phần làm đa dạng cơ cấu các ngành nghề, đa dạng nền văn hóa nơi nhập cư và ảnh
hưởng đến sự phát triển của dân số. Bên cạnh đó, di cư việc làm có tác động rất lớn không chỉ
ở những nơi nhập cư mà còn ảnh hưởng lớn đến nơi xuất cư, mà đặc biệt là đối với hộ gia
đình có người di cư việc làm. Một trong những tác động mạnh mẽ nhất đến di cư việc làm
chính là tác động đến sự phát triển kinh tế của hộ gia đình. Di cư không chỉ là giải quyết bài
toán về việc làm, thu nhập của chính bản thân người di cư mà còn là phương thức tạo thêm
thu nhập cho gia đình họ (những người ở lại) thông qua các khoản tiền gửi về. Ngoài ra,
người di cư việc làm được tiếp xúc với xã hội đô thị, ở đó họ học hỏi được các kiến thức, kỹ
năng, tay nghề mới không chỉ giúp ích cho chính bản thân họ mà còn giúp ích cho gia đình
của họ thông qua quá trình truyền tải những kinh nghiệm, kiến thức của mình về cho gia đình.
Chính sự nhạy bén trong việc tiếp cận các nguồn thông tin mới, kỹ năng hay tay nghề mới
giúp người di cư năng động, nhạy bén hơn trong việc tổ chức hoạt động kinh tế cho hộ gia
đình. Tuy nhiên, di cư việc làm cũng làm gia tăng gánh nặng về kinh tế - xã hội cho nơi đến,
gây sức ép về cơ sở vật chất, y tế, giáo dục, môi trường; làm gia tăng khoảng cách về kinh tế -
xã hội giữa các khu vực. Di cư việc làm cũng phá vỡ cấu trúc gia đình truyền thống, đặt ra
nhiều vấn đề về chăm sóc người già và trẻ nhỏ. Do vậy, việc nghiên cứu và xác định các yếu
tố quyết định đến di cư việc làm là cần thiết cho việc dự báo khả năng di cư của người dân,
qua đó, có những đáp ứng chính sách phù hợp về kinh tế, xã hội và môi trường. Biết được khả
năng di cư của người dân sẽ cho thông tin tốt hơn cho các chính sách về nhà ở, việc làm, cung
cấp dịch vụ y tế, giáo dục và các chương trình phúc lợi xã hội.
2.Tổng quan tài liệu
Trong những năm gần đây, có một số công trình nghiên cứu liên quan đến di cư, di cư
việc làm kết quả của những công trình này cung cấp nhiều thông tin nằm trong phạm vi
nghiên cứu của nhóm tác giả.
Nghiên cứu “Từ nông thôn ra thành phố, tác động kinh tế - xã hội của việc di cư tại Việt
Nam” (Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Nghiên cứu này tác giả thu thập thông
qua một cuộc điều tra chọn mẫu tại bốn tỉnh: Thái Bình, Tiền Giang, Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, hướng vào hai nội dung chính là tác động của di cư đối với nơi đi và tác động của
di cư đối với nơi đến. Bảng hỏi điều tra gồm các câu hỏi đánh giá tác động của di cư đến phúc
lợi gia đình. Nghiên cứu cũng tìm hiểu quan điểm của các hộ gia đình với cơ hội di cư, chi phí
hoặc số tiền đầu tư cần thiết cho di cư, những lợi ích của di cư cho hộ gia đình và cộng đồng
cũng như tác động của di cư đối với người ở lại và đưa ra kết luận sau:
Người di cư tại thành phố có liên kết và ràng buộc chặt chẽ với người thân ở quê. Người
di cư thấy rằng họ đóng góp tích cực đến gia đình ở quê.
Người di cư tạm thời thường trẻ tuổi và có sức khỏe tốt hơn nhưng họ đối mặt với nhiều
áp lực hơn, có đời sống phi kinh tế kém hơn, ít khả năng sở hữu bảo hiểm y tế hơn, ít đến các
trung tâm khám chữa bệnh hơn so với người không di cư và di cư lâu dài.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 88


Người di cư trong độ tuổi đến trường có khả năng được đi học thấp. Tác động thấy được
của việc di cư từ nông thôn lên thành thị tích cực nhiều hơn tiêu cực. Lý do của người di cư
theo thứ tự là: đã có việc làm tốt hơn ở thành phố; không có việc làm hoặc đất đai ở nơi cũ,
không hài lòng với công việc và thu nhập, đi học, khác. Đồng thời trong nghiên cứu này tác
giả cũng kết luận là nam di cư nhiều hơn nữ.
Đặng Nguyên Anh (1998) cho rằng có sức hút ở các tỉnh thành có mật độ dân số cao,
phản ánh thực tế xu hướng di cư đến các trung tâm đô thị, các thành phố lớn. Tỷ trọng công
nghiệp và đô thị hóa có sức hút mạnh mẽ đến các dòng nhập cư và thúc đẩy di cư, người dân
tại những khu vực kém phát triển có xu hướng di chuyển đến những khu vực có tiềm năng
phát triển kinh tế cao hơn. Y tế và giáo dục cũng là hai yếu tố quan trọng được người di cư
xem xét. Khoảng cách di chuyển là một nhân tố quan trọng làm cho người dân di cư hay
không vì khoảng cách càng xa thì thông tin cần thiết không đầy đủ làm ảnh hưởng đến quyết
định của người di cư. Các chính sách điều động lao động và dân cư có ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình di cư của người lao động.
Nguyễn Quốc Tuấn (2009) cho rằng có sự khác biệt trong di cư nam và di cư nữ tại các
tỉnh thành. Sự tác động của giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài nhà nước ảnh hưởng
nhiều đến số di cư nam, trong khi xét ở các khía cạnh khác như theo khu vực địa lý thì tỷ lệ di
cư nữ luôn nhiều hơn đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thêm nữa tác giả cũng đã
chỉ ra được các yếu tố kinh tế (thu nhập bình quân) và các cơ sở hạ tầng y tế là có tác động
làm tăng số lượng di cư trong khi các hoạt động giáo dục, các khu vực sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp hay giá trị bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đều không có tác động rõ rệt đến số người
di cư.
Đối với nghiên cứu của tổ chức Action Aid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) năm 2011 về
thực trạng phụ nữ di cư trong nước, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những người di cư là
những người lao động nữ có độ tuổi khá trẻ với hơn 60% người có độ tuổi từ 15 đến 29 và 1/3
phụ nữ di cư lần đầu tiên khi còn ở độ tuổi 15-19, hơn một nửa phụ nữ di cư đã có gia đình,
có đến 62% phụ nữ di cư đã có con cái và khoảng 40% đang sống cùng với con cái, hầu hết
phụ nữ di cư chưa được qua đào tạo nghề hay chuyên môn nghiệp vụ và có dưới 10% được
đào tạo ở bậc trung cấp, số còn lại chỉ tốt nghiệp phổ thông, đồng thời công việc chính của họ
chủ yếu là công việc chân tay.
Nghiên cứu của Arpita Chatto Padhyay (2011) nhằm tìm hiểu về giới tính trong di cư và
xu hướng nghề nghiệp tại Malaysia, kết quả cho thấy sự gia tăng di cư của hộ gia đình trong
một năm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nữ đến 59%. Những người di cư ở cả nam và nữ có chỉ
số SEI (Socioeconomic index scores) cao hơn những người không di chuyển hoặc có tốc độ di
chuyển chậm hơn.
Trong khi đó nghiên cứu của Emilio A. Parrado (2003) nhằm tìm hiểu di cư việc làm tại
hai nước Paraguay và Argentina cho thấy rằng tuổi di cư thường trong khoảng 26 tuổi, đối với
trình độ học vấn thì số năm học vấn càng cao khả năng di cư càng cao, đối với ngành nghề thì
những người làm việc trong ngành công nghiệp quan trọng ở Paraguay có nhiều khả năng di
cư cao hơn 4.6 lần so với lao động nông nghiệp Argentina. Cũng trong nghiên cứu này cho
thấy những người có người thân đã di cư thì khả năng họ di cư gấp 1.6 lần so với người không
có người thân di cư. Kinh tế vĩ mô là trung tâm sự khởi đầu của việc di cư. Việc di cư trở lại
bị ảnh hưởng đáng kể bởi chuyến đi đầu tiên. Khởi đầu của sự gia tăng dòng di cư là giá trị
đồng tiền Pơzô (đồng tiền Châu Mỹ Latinh) tăng lên 68%. Chính sách kinh tế vĩ mô và tỷ giá
hối đoái có tác động đến việc di cư. Kinh nghiệm di cư của gia đình có ảnh hưởng đến việc di
cư trở lại. Điều kiện kinh tế vĩ mô (điển hình là GNP) cũng ảnh hưởng quan trọng đến quyết
định di cư trở lại. Tỷ số lạm phát cao cũng quyết định đến di cư trở lại. Sự suy giảm ảnh
hưởng của di cư trở lại sau khi đầu tư vào di cư đã đẩy nhanh trở lại tại Paraquay. Di cư
thường xuyên gắn liền với kinh nghiệm di cư trước đó và mức độ của các mạng lưới xã hội
của thành viên trong gia đình. Điều kiện kinh tế vĩ mô cũng là nhân tố quan trọng đối với di
cư thường xuyên. Đối với nam giới đã tham gia vào quá trình di chuyển, quyết định di chuyển
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 89
một lần nữa cũng bị phụ thuộc bởi điều kiện trước đó (thu nhập, kinh tế vĩ mô như thất nghiệp
và lạm phát, sự tăng giá pơzô).
Theo Tổng Cục Thống Kê năm 2017, “Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia
đình thời điểm 1/4/2016, Các kết quả chủ yếu”, cho thấy cả nước có 13,6% dân số là người di
cư. Trong đó tỷ lệ di cư của nhóm dân số từ 15 đến 59 tuổi là 17,3%. Xét theo 3 loại hình di
cư: di cư đến, di cư quay về, di cư gián đoạn thì tỷ lệ người di cư đến là cao nhất chiếm 16,0%
dân số 15-59, trong khi đó người di cư quay về và di cư gián đoạn chiếm không đáng kể lần
lượt với tỷ lệ là 0,8% và 0,4%. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có một tỷ lệ nhỏ người di cư gián
đoạn, mặc dù nhóm người di cư này được coi là tương đối phổ biến, đặc biệt ở những thành
phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Di cư gián đoạn cũng được coi là phổ biến
hơn ở khu vực thành thị so với khu vực nông thôn, tuy nhiên trong cuộc điều tra này tỷ lệ di
cư gián đoạn ở nông thôn cao hơn một chút so với thành thị. Dường như là mức độ của di cư
gián đoạn ở Việt Nam thấp hơn so với các nước Đông Nam Á. Tỷ lệ người di cư nhóm tuổi
15-59 ở thành thị cao hơn 6,3 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn (19,7% so với
13,4%). Ở cấp vùng ta thấy, Đông Nam Bộ là nơi có tỷ lệ di cư cao nhất (29,3%) và tương
ứng tỷ lệ di cư đến cũng chiếm cao nhất (28,3%), tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long với
tỷ lê ̣ di cư cũng khá cao (19,1%) do vùng này tâ ̣p trung khá lớn người di cư vì mục đích học
tâ ̣p. Tây Nguyên và Trung du và miền núi phía Bắc là hai vùng có tỷ lệ người di cư thấp nhất
cả nước (tương ứng là 9,9% và 10,9%), và tỷ lệ người di cư đến của hai vùng này cũng chiếm
tỷ lệ thấp nhất cả nước (8,7% và 8,4%). Hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh, có tỷ lệ di cư cũng khá cao. Đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ di cư chiếm 20,7%
trong nhóm dân số 15- 59 tuổi.
Những báo cáo và công trình nghiên cứu của các tổ chức, nhà nghiên cứu quốc tế và
Việt Nam với số lượng đông đảo, có nội dung phong phú, đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập
đến nhiều vấn đề, khía cạnh của đề tài nghiên cứu. Từ việc khái quát và tóm tắt nội dung của
những tài liệu đó, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm chung về tình hình nghiên cứu vấn
đề các yếu tố nhân khẩu học tác động đến di cư như sau:
Thứ nhất, di cư việc làm được nhìn nhận, phân tích, đánh giá đa chiều, đa dạng.
Thứ hai, hầu hết các vấn đề xoay quanh nội dung nghiên cứu, từ các học thuyết di cư đã
được thế giới chấp nhận, thì còn có những nghiên cứu khác nhau ở nhiều địa phương/quốc gia
có tính khái quát khác nhau, mục tiêu nghiên cứu khác nhau, kết quả nghiên cứ cũng có thể
khác nhau, ví dụ như có nghiên cứu bảo rằng nam di cư nhiều hơn nữ và cũng có nghiên cứu
ngược lại di cư nữ là cao hơn so với nam,… điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ các nghiên cứu diễn
ra vào các thời điểm có thể không giống nhau với mục tiêu nghiên cứu, dữ liệu địa phương,…
khác nhau.
Thứ ba, các yếu tố có ảnh hưởng tới di cư việc làm của các cá nhân và hộ gia đình. Vì
vậy, các nhà hoạch định chính sách thường vận dụng để đưa ra các chính sách di cư, việc làm
và phân phối lao động.
Không thể phủ nhận rằng những công trình nghiên cứu trên đã tạo ra nền tảng rất tốt, rất
cơ bản về di cư việc làm. Tuy nhiên, bên cạnh những luận điểm đã tiếp thu được từ những
nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy những “khoảng trống” nên được bổ sung trong nghiên
cứu về di cư trong theo dữ liệu VHLSS 2016 như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu và báo cáo cơ bản cung cấp số liệu giai đoạn 2000 – 2014, các
số liệu chưa mang tính cập nhật và dẫn đến một vài đánh giá chưa phản ánh đúng ảnh hưởng
của các yếu tố nhân khẩu học tới di cư việc làm.
Thứ hai, chưa có bài nghiên cứu nào cho trường hợp Việt Nam của năm 2016 chỉ rõ tác
động của các yếu tố nhân tác động tới các hộ có người đi làm ăn xa và giúp việc.
Những điểm còn tồn tại này cho thấy một thực tế, nghiên cứu về các yếu tố tác động
đến di cư việc làm của Việt Nam là cần thiết. Vì thế, bài nghiên cứu sẽ hướng vào nghiên cứu
và cố gắng phân tích những vấn đề mà các nghiên cứu trên còn chưa làm rõ.
3.Dữ liệu và mô hình nghiên cứu
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 90
3.1.Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng di cư việc làm của
người dân cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm, kết hợp với điều kiện giới hạn về số liệu trong
bộ VHLSS 2016, nghiên cứu này sẽ nghiên cứu khả năng di cư, tức là nghiên cứu biến phụ
thuộc không thể đo lường theo tính liên tục (mà chỉ là hộ có người di cư việc làm hay không
có người di cư việc làm) với các biến độc lập vừa là biến lượng vừa là biến chất. Mô hình
Logistic sẽ được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố tới quyết định di cư việc
làm.
Trong mô hình Logistic, các xác suất được xác định bằng công thức:
β 1+ β 2 X 2 i + β 3 X 3 i+ . . .+ β k X ki Xi β k
e e
pi = β +β X +β X +. ..+β X
= X β
1+e 1 2 2i 3 3i
(1) k ki
1+ e i k

Trong đó: Xi = (1, X2i, X3i,…, Xki) là các biến độc lập có khả năng ảnh hưởng đến xác
suất để Y = 1, và β = (β1, β2,…, βk)
Trong mô hình trên không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập. Phương trình
xác định trên được gọi là hàm phân bố logistic. Với số liệu có dạng cá thể, phương pháp phổ
biến để ước lượng hàm pi là phương pháp ước lượng hợp lý tối đa. Từ các kết quả ước lượng
được về βk, đồng thời thay các giá trị của biến độc lập X i =Xi* nào đó vào công thức (*) ta
được: ¿ ¿
β1 +β 2 X 2 i+ . . .+β k X ki
¿ e
pi= P ( Y =1| X = X )= ¿
β 1+ β 2 X 2 i+ ...+ β k X ki
¿

(2) 1+ e
Ảnh hưởng biên của một biến X (chẳng hạn X2i) đến P(Y=1) bằng:
∂ pi
= pi ( 1− pi ) β2
∂ X2i (3)
Như vậy, trong mô hình Logit chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của biến
độc lập Xi đối với Y mà xem xét ảnh hưởng của Xi đến xác suất để Y nhận giá trị bằng 1.
Hay nói cách khác, trong mô hình này là xác định xác suất để hộ thứ i trong mẫu có người di
cư việc làm (tức là Yi nhận giá trị 1).
Dựa vào tổng quan lý thuyết và thực nghiệm được trình bày trong phần trên, kết hợp với
điều kiện dữ liệu thực tế có được từ VHLSS 2016, tác giả chọn ra 7 yếu tố có thể ảnh hưởng
đến di cư việc làm tại Việt Nam bao gồm: tỷ lệ người có trình độ từ THPT trở lên, tỷ lệ phụ
thuộc, tỷ lệ nam giới, tỷ lệ thu phi nông nghiệp, dân tộc, khu vực sinh sống và mức sống của
hộ.
Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
pi
Ln ( ¿= β0 + β1*tyleTHPT + β2*tylephuthuoc + β3*tylenam + β4*tylethuphinn +
1− pi
β5*dantoc + β6*khuvuc + β7*mucsong + ui
Mô hình này xác định được xác suất p i khả năng có di cư của người thứ i dưới tác động
ảnh hưởng của các nhân tố tham gia trong mô hình, là xác suất để biến Y nhận giá trị 1 (tức là
người thứ i di cư).
Các biến đưa vào mô hình được phân tích cụ thể như sau:
Y thể hiện di cư việc làm, Y bằng giá trị 1 nếu hộ có người di cư, bằng 0 nếu hộ không
có người di cư, P là xác suất một hộ có người di cư. Từ công thức trên ta hiểu hệ số ước lượng
β cho biết khi biến độc lập X tăng 1 đơn vị thì ln (logarit cơ số e) của tỷ lệ (P/1-P) tăng β đơn
vị. Nếu hệ số β mang dấu dương thì X sẽ làm tăng khả năng Y nhận giá trị 1 trong khi hệ số
âm làm giảm khả năng này. Những biến còn lại được giải thích trong bảng 1.
Bảng 1: Giải thích các biến trong mô hình
Mã câu hỏi
STT Ký hiệu Mô tả biến Mã hóa và tính giá trị biến trong VHLSS
2016
Biến phụ thuộc
1 Y Hộ có người di cư Y=1: Hộ có người di cư việc làm m1bc4
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 91
việc làm Y=0: Hộ không có người di cư việc làm
Biến độc lập
Tỷ lệ người từ THPT tyleTHPT = Số người có trình độ từ THPT trở m2a
1 tyleTHPT
trở lên lên / Tổng số người trong hộ
tylephuthuoc = (Số người dưới 15 tuổi + Số m1ac5
Tỷ lệ người phụ thuộc
2 Tylephuthuoc người trên 65 tuổi đối với nam + Số người trên
trong hộ
60 tuổi đối với nữ) / Tổng số người trong hộ
Tỷ lệ nam giới trong Tylenam = Số nam giới trong hộ / Tổng số m1ac2
3 Tylenam
hộ người trong hộ
Tỷ lệ thu phi nông Tylethuphinn = Thu phi nông nghiệp / Thu 4atn, 4cc, 4ct,
4 tylethuphinn
nghiệp nhập 4dtn
dantoc=1: Nếu hộ thuộc dân tộc Kinh hoặc Hoa Ho1
5 dantoc Dân tộc
dantoc=0: Nếu hộ thuộc dân tộc khác
Khu vực sinh sống Khuvuc=1: Nếu hộ sống ở khu vực thành thị Ho1
6 khuvuc
của hộ Khuvuc=0: Nếu hộ sống ở khu vực nông thôn
Mucsong=1: Nếu hộ trả lời là cải thiện hơn M8c17
nhiều và cải thiện hơn một chút.
Mucsong=0: Nếu hộ trả lời là như cũ, suy giảm
7 mucsong Mức sống của hộ
hay không biết.
(Mức sống của hộ được so sánh với 5 năm
trước (năm 2012))
Nguồn: phân tích tác giả
Ý nghĩa của các hệ số và cách phân tích như sau:
+ Hệ số β0 là hệ số chặn (intercept). Nó cho biết giá trị của Y khi tất cả các biến độc lập bằng
0.
+ Hệ số β1, β2,…, β7 là các hệ số hồi quy cho biết độ mạnh cũng như chiều của sự ảnh
hưởng của các biến độc lập đến xác suất xảy ra di cư việc làm. Nếu hệ số hồi quy dương thì
khi giá trị biến độc lập tương ứng tăng lên làm tăng khả năng (xác suất) xảy ra của di cư và
ngược lại.
3.2 Thống kê mô tả
3.2.1 Thông tin chung về những người di cư việc làm theo dữ liệu VHLSS 2016
Trong bộ dữ liệu VHLSS 2016, thông tin chung về những người di cư việc làm được
lưu tại mục 1B. Phần dưới đây sẽ khái quát thông tin về giới tính (m1bc3), công việc khi di cư
việc làm (m1bc4), tuổi (m1bc5), tình trạng hôn nhân (m1bc6), trình độ giáo dục (m1bc7a,
m1bc7b), đăng ký hộ khẩu,…
Bảng 2: Kết quả thống kê mô tả
Số lượng quan Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn
Yếu tố Trung bình
sát chuẩn nhất nhất
Giới tính 1.235 1,391903 0,48837 1 2
Công việc 1.235 1,987854 0,10958 1 3
Tuổi 1.235 27,94413 9,31778 10 76
Tình trạng hôn nhân 1.235 1,448136 0,67704 1 5
Trình độ giáo GDPT 1.235 3,275304 2,83478 0 12
dục GDNN 1.235 0,7967611 1,93994 0 7
Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
Từ bảng thống kê mô tả, ta thấy có 1.235 người đi làm ăn xa và giúp việc. Trong đó
nam giới có xu hướng di cư nhiều hơn nữ giới. Trong mục 1B của bộ dữ liệu có 751 người
nam giới di cư việc làm chiếm 60,81% trong tổng số người di cư, có 484 người là nữ giới
chiếm 39,19%. Điều này cho thấy nam giới là những người trụ cột, chịu gánh nặng về thu
nhập trong gia đình, họ di cư để kiếm thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống gia đình.
Qua bảng thống kê cho thấy mẫu quan sát có tuổi rải từ 10 đến 62 tuổi, trong đó, trung
bình độ tuổi di cư việc làm là 28 tuổi. Điều đó chứng tỏ nhóm người di cư việc làm là lực
lượng lao động trẻ dồi dào, là nguồn lực quan trọng góp phần vào tiềm năng phát triển kinh tế
- xã hội.
Về tỷ lệ di cư việc làm tính theo mỗi nhóm tình trạng hôn nhân, người chưa có gia đình
có tỷ lệ di cư việc làm nhiều nhất, chiếm tới 62,07%; thứ hai là những người đã có gia đình có

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 92


tỷ lệ di cư là 34,36%. Thấp nhất là nhóm người góa, ly hôn, ly thâm có tỷ lệ di cư việc làm là
3,56%.
Về trình độ học vấn thể hiện qua bằng cấp của mẫu quan sát. Có đến 81,21%, tương ứng
1.003 người di cư việc làm có trình độ giáo dục phổ thông (bao gồm: không có bằng cấp, tiểu
học, THCS và THPT). Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhóm có bằng cấp THCS và
THPT với 56,03%, tương ứng 702 quan sát. Các quan sát thuộc nhóm có bằng giáo dục nghề
nghiệp (bao gồm: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và khác) chiếm 18,79%, tương ứng 232
quan sát. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất lag nhóm có bằng đại học, chiếm 12,55% tương
ứng với 155 quan sát. Như vậy, tỷ lệ di cư việc làm ở mỗi nhóm trình độ có sự chênh lệch khá
lớn, trình độ học vấn càng thấp tỷ lệ di cư việc làm càng lớn.
3.2.2 Thống kê mô tả các biến số
Tổng số hộ được điều tra trong bộ dữ liệu VHLSS 2016 được sử dụng trong nghiên cứu
này là 9.399 hộ, trong đó có 931 hộ có người đi làm ăn xa và giúp việc việc là đối tượng hộ có
người di chuyển nơi cư trú để làm ăn, được xem là đối tượng di cư việc làm chiếm 9,91% và
có 8.468 hộ không có người di cư việc làm chiếm 90,09% trong tổng thể.
Bảng 3: Mô tả về di cư việc làm (Y)
Chỉ tiêu Số hộ Phần trăm (%)
Di cư việc làm (1) 8 468 90,09
Y
Không di cư việc làm (2) 931 9,91
Tổng số 9 399 100,0
Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
- Mô tả khu vực sinh sống của mẫu nghiên cứu
Phân bố theo khu vực sinh sống của các hộ trong mẫu nghiên cứu như sau:
Bảng 4: Mô tả về khu vực sinh sống (khuvuc) của mẫu nghiên cứu
Y
Tổng
Di cư việc làm Không di cư việc làm
Thành thị (Hộ) 159 2 670 2 829
Phần trăm 17,1% 31,5% 30,1%
Khu vực
Nông thôn (Hộ) 772 5 798 6 570
Phần trăm 82,9% 68,5% 69,9%
931 8 468 9 399
Tổng
100,0% 100,0% 100,0%
Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
Trong bộ dữ liệu VHLSS 2016, có 2.829 hộ sống ở khu vực thành thị chiếm 30,1% và
6.570 hộ sống tại khu vực nông thôn chiếm 69,9%. Trong đó, có 159 hộ có người di cư việc
làm ở khu vực thành thị chiếm 17,1% và 772 hộ sống ở khu vực nông thôn chiếm 82,9%. Từ
đây, ta có thể thấy được khu vực nông thôn có tỷ lệ các hộ di cư việc làm cao và cao gấp
khoảng hơn 4 lần khu vực thành thị. Điều này đúng với thực trạng hiện nay, quá trình đô thị
hóa và sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, một mặt giảm bớt
đáng kể diện tích đất đai sản xuất, mặt khác tạo ra một lượng lớn việc làm phi nông nghiệp,
thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động ngày càng tăng và có tính rộng khắp trên các vùng,
địa phương trong cả nước. Điều này đã tạo ra xu hướng người lao động di cư tìm kiếm việc
làm, từ các tỉnh thuộc vùng đồng bằng đất chật, người đông ra thành thị và các khu công
nghiệp. Sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp cần một lượng lớn người lao động, và
trong quá trình đô thị hóa, một bộ phận lớn nông dân mất đất canh tác trở nên không có công
ăn việc làm, cần di cư kiếm sống; đó là hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy người lao động di cư
hiện nay.
- Mô tả mức sống của mẫu nghiên cứu
Mục 8 của bộ dữ liệu VHLSS 2016 khảo sát việc tham gia các chương trình trợ giúp của
các hộ gia đình. Trong mục này, câu hỏi 17 tìm hiểu mức độ cải thiện cuộc sống của các hộ
gia đình sau năm năm tính từ 2012. Các mức độ cải thiện gồm:
(1) Cải thiện hơn nhiều;
(2) Cải thiện hơn một chút;
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 93
(3) Như cũ;
(4) Suy giảm;
(5) Không biết.
Trong nghiên cứu này, các hộ có mức độ cải thiện hơn nhiều (1) và cải thiện hơn một
chút (2) thì được xếp vào nhóm có cải thiện, còn lại các hộ có mức sống như cũ (3), suy giảm
(4) và không biết (5) được xếp vào nhóm không có sự cải thiện.
Bảng 5: Mô tả về mức sống (mucsong) của mẫu nghiên cứu
Y
Tổng
Di cư việc làm Không di cư việc làm
Có cải thiện (Hộ) 121 1 481 1 602
Mức Phần trăm 13,0% 17,5% 17,0%
sống Không cải thiện (Hộ) 810 6 987 7 797
Phần trăm 87,0% 82,5% 83,0%
Số lượng (Hộ) 931 8 468 9 399
Tổng
Phần trăm 100,0 % 100,0% 100,0%
Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
Từ bảng 5 ta thấy, đối với các hộ có người đi làm ăn xa và giúp việc thì có 121 hộ có
mức sống cải thiện chiếm 13,0% trong tổng số hộ có người đi làm ăn xa và giúp việc, có 810
hộ không có sự cải thiện đối với mức sống so với năm năm trước chiếm 87,0% trong tổng số
hộ có người đi làm ăn xa và giúp việc. Đối với nhóm hộ không có người đi làm ăn xa và giúp
việc, có 1.481 hộ có mức sống cải thiện hơn chiếm 17,5% và có 6.987 hộ không có sự thay
đổi so với mức sống năm năm trước (năm 2012) chiếm 82,5%.
- Mô tả dân tộc của mẫu nghiên cứu
Để nghiên cứu về các hộ có người đi làm xa và giúp việc, tác giả xem xét ảnh hưởng
của dân tộc tới di cư việc làm. Tác giả chia dân tộc thành hai nhóm, đó là:
- Nhóm 1: Dân tộc Kinh và Hoa (Hán)
- Nhóm 2: Các dân tộc khác
Bảng 6: Mô tả về dân tộc (dantoc) của mẫu nghiên cứu
Dân tộc Số hộ Phần trăm Cộng dồn
Kinh, Hoa 799 85,82 85,82
Khác 132 14,48 100,00
Tổng 931 100,00
Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
Trong bộ dữ liệu VHLSS 2016, dân tộc Kinh và Hoa có 7.719 hộ chiếm tới 82,13% và
các dân tộc khác có 1.680 hộ chiếm 14,75% trong tổng số các hộ được điều tra.
Trong tổng số 931 hộ có người đi làm ăn xa và giúp việc. Trong đó, có 793 hộ dân tộc
Kinh và Hoa chiếm 85,18% và có 148 hộ các dân tộc khác chiếm 14,82%. Điều này cho thấy,
dân tộc thiểu số ít có người trong hộ di cư việc làm, dân tộc Kinh và Hoa chiếm phần lớn
trong tổng số dân số nên cũng có tỷ lệ di cư việc làm cao hơn cả. Hơn nữa, do đặc tính của
các dân tộc thiểu số là tập trung, trình độ dân trí thấp, sống chủ yếu ở vùng biên, vùng sâu,
vùng xa,… nên ít có hiện di cư, đặc biệt là di cư việc làm.
- Mô tả về trình độ giáo dục của các hộ
Trình độ giáo dục của các hộ được tính đại diện qua biến số tỷ lệ người có trình độ từ
cấp Trung học phổ thông trở lên trong hộ.
Số người có trình độ từ THPT trở lên
Tỷ lệ người có trình độTHPT =
Tổng số người trong hộ

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 94


0.35
0.31 0.31
0.3
0.26
0.25

0.2

0.15

0.1

0.05

0
Không di cư việc làm Di cư việc làm Mẫu nghiên cứu

Hình 1: Tỷ lệ người có trình độ THPT trung bình ở các nhóm hộ


Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
Tính trung bình, nhóm hộ có người di cư việc làm có tỷ lệ người từ THPT trở lên thấp
hơn nhiều so với hai nhóm hộ còn lại. Điều này hàm ý rằng, nhóm hộ có tỷ lệ người có trình
độ từ THPT càng cao thì tỷ lệ di cư việc làm càng thấp, những người có trình độ càng cao thì
càng ít di cư việc làm.
- Mô tả về tỷ lệ phụ thuộc
Tỷ lệ phụ thuộc có ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định di cư của các cá nhân, do đó tác
giả nghiên cứu tỷ lệ phụ thuộc để xác định mức độ ảnh hưởng tới các cá nhân có người di cư
việc làm.
Tỷ lệ phụ thuộc của các hộ trong nghiên cứu được xác định như sau:
Tổng số người phụ thuộc
Tỷ lệ phụ thuộc =
Tổng số người trong hộ
Trong đó:
Tổng số người phụ thuộc=Số người dưới 15 tuổi+Số người từ 65 tuổi trở lên đối với
nam+Số người từ 60 tuổi trở lên đối với nữ
0.40

0.35 0.34
0.35

0.30 0.29

0.25

0.20

0.15

0.10

0.05

0.00
Không di cư việc làm Di cư việc làm Mẫu nghiên cứu

Hình 2: Tỷ lệ người phụ thuộc trung bình ở các nhóm hộ


Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
Từ hình 2 ta thấy, đối với nhóm hộ gia đình có người đi làm ăn xa và giúp việc thì tỷ lệ
người phụ thuộc thấp hơn so với nhóm hộ không có người di cư việc làm. Điều này cho thấy,
di cư việc làm giảm được sự phụ thuộc của các thành viên trong hộ.
- Mô tả về tỷ lệ nam giới
Để xác định yếu tố giới tính tác động đến xác suất di cư việc làm của các hộ, tác giả
dùng biến số tỷ lệ nam giới.
Tổng số nam giới trong hộ
Tỷ lệ nam giới =
Tổng số người trong hộ

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 95


0.6

0.5 0.48 0.48

0.4 0.38

0.3

0.2

0.1

0
Không di cư việc làm Di cư việc làm Mẫu nghiên cứu

Hình 4: Tỷ lệ nam giới trung bình ở các nhóm hộ


Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
Từ hình 4 ta thấy, tỷ lệ nam giới trung bình của các nhóm hộ có sự chênh lệch nhiều. Tỷ
lệ nam giới trong hộ có tác động ngược chiều đến xác suất di cư của cá nhân trong hộ. Theo
số liệu tổng điều tra của Tổng Cục Thống Kê, “Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia
đình thời điểm 1/4 các năm, Các kết quả chủ yếu”, đã cung cấp bằng chứng rõ ràng về hiện
tượng “nữ hóa di cư” tiếp tục được duy trì từ năm 2012, số lượng nữ di cư vẫn lớn hơn khá
nhiều so với nam,
- Mô tả về tỷ lệ thu phi nông nghiệp
Trong phần này, tác giả tính tỷ lệ thu phi nông nghiệp trung bình đối với ba nhóm: Hộ
có người di cư việc làm, hộ không có người di cư việc làm và toàn bộ mẫu nghiên cứu.
Thu phi nông nghiệp = Thu nhập từ tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp + Tổng
thu phân bổ cho hoạt động của hộ - Tổng chi phí cho các hoạt động phân bổ cho hộ + Các
khoản thu khác.
Khi đó:
Thu phi nông nghiệp
Tỷ lệ thu phi nông nghiệp =
Thu nhập của hộ
0.8
0.73 0.73 0.73
0.7

0.6

0.5

0.4

0.3

0.2

0.1

0
Không di cư việc làm Di cư việc làm Mẫu nghiên cứu

Hình 5: Tỷ lệ thu phi nông nghiệp trung bình ở các nhóm hộ


Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
Từ hình 5, ta thấy tỷ lệ thu phi nông nghiệp trung bình ở các nhóm hộ không có sự khác
biệt nhiều. Hộ có tỷ lệ thu phi nông nghiệp cao có thể không cần để thành viên hộ di cư việc
làm. Hoặc cũng có thể hiểu theo quan hệ trễ, khi hộ có người di cư việc làm, thu nhập từ tiền
công tiền lương tăng lên làm tăng tỷ lệ thu phi nông nghiệp của nhóm hộ này.
4. Kết quả và thảo luận
Kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy hàm Logit, mô hình phân tích hồi quy sẽ được
thực hiện bằng phầm mềm STATA 14. Các kết quả được trình bày sau khi mô hình đã được
kiểm định các khuyết tật và chỉnh sửa.
Bảng 7: Kết quả ước lượng mô hình
Logistic regression Number of obs = 9,398
LR chi2(7) = 190.46
Prob > chi2 = 0.0000
Log likelihood = -2940.5185 Pseudo R2 = 0.0314
codicu | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
tyleTHPT | -.4224039 .1265319 -3.34 0.001 -.6704018 -.174406

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 96


tylephuthuoc | -.9326805 .1306252 -7.14 0.000 -1.188701 -.6766599
tylenam | -.3952943 .1709823 -2.31 0.021 -.7304134 -.0601751
tylethuphinn | .3927672 .1229918 3.19 0.001 .1517077 .6338267
khuvuc | .8977328 .0965957 9.29 0.000 .7084088 1.087057
dantoc | -.2892721 .1021549 -2.83 0.005 -.4894921 -.0890522
mucsong | -.317987 .1030276 -3.09 0.002 -.5199175 -.1160566
_cons | -3.371857 .2431623 -13.87 0.000 -3.848446 -2.895267
_cons | -3.329876 .2430772 -13.70 0.000 -3.806299 -2.853454
Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
Từ kết quả ước lượng mô hình, ta thấy các yếu tố tỷ lệ người có trình độ từ THPT trở
lên, tỷ lệ phụ thuộc, tỷ lệ nam giới, tỷ lệ thu phi nông nghiệp, dân tộc, khu vực và mức sống
của hộ so với năm năm trước đều có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy, các yếu tố đều có
ảnh hưởng tới các hộ có người đi làm xa và giúp việc.
Bảng 8: Tác động của các biến độc lập và ý nghĩa phản ánh về dấu của mô hình hồi quy
Hướng tác
STT Biến độc lập động đến biến Ý nghĩa phản ánh
phụ thuộc Y
Hộ có tỷ lệ người có trình độ từ THPT trở lên cao hơn thì xác suất để
1 tyleTHPT -
hộ có người di cư việc làm giảm.
Hộ có tỷ lệ người phụ thuộc tăng thì xác suất để hộ có người di cư việc
2 tylephuthuoc -
làm sẽ giảm.
Hộ có tỷ lệ thu phi nông nghiệp cao hơn thì ít có khả năng có người di
3 tylethuphinn + cư việc làm hơn; Hộ có người di cư việc làm thì có thu nhập từ tiền
công tiền lương cao hơn và do đó tỷ lệ thu phi nn cũng cao hơn.
Hộ có tỷ lệ nam giới tăng thì xác suất để hộ có người di cư việc làm sẽ
4 tylenam -
giảm.
Nếu có sự thay đổi dân tộc của hộ thì xác suất để hộ có người di cư
5 dantoc -
việc làm là khác nhau.
Khi thay đổi khu vực sinh sống thì xác suất để hộ có người di cư việc
6 khuvuc +
làm tăng.
Mức sống của hộ được cải thiện thì xác suất để hộ có người di cư việc
7 mucsong -
làm giảm.
Để xác định ảnh hưởng biên của các biến số có trong mô hình đến xác suất các hộ có
người di cư việc làm, tác giả sử dụng giá trị trung bình của các biến số.
Tác giả nghiên cứu theo hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Giá trị xuất phát ban đầu của các biến trong mô hình bằng giá trị trung
bình của các biến trong mẫu, cụ thể như sau:
Bảng 9: Giá trị trung bình mẫu của các biến số
Tên biến Ký hiệu biến Trung bình
Tỷ lệ người từ THPT trở lên tyleTHPT 0,3063583
Tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ tylephuthuoc 0,3429815
Tỷ lệ nam giới trong hộ tylenam 0,480805
Tỷ lệ thu phi nông nghiệp tylethuphinn 0,7267749
Dân tộc dantoc 2,3236510
Khu vực sinh sống của hộ khuvuc 1,6990110
Mức sống so với 5 năm trước mucsong 0,1704437
Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
Nếu giá trị các biến độc lập = giá trị trung bình mẫu của chúng như ở bảng trên, thay
vào phương trình (1), rồi tiếp tục thay kết quả tính Y = có di cư việc làm vào công thức (1),
được kết quả 5,08%. Tức là, một hộ gia đình nếu có các thông số của các biến độc lập bằng
mức trung bình mẫu sẽ có xác suất có người trong hộ di cư việc làm là: 5,08%. Thay các giá
trị hệ số β và xác suất P(Y=1) vào công thức (3), thu được ảnh hưởng biên của các biến số.
Chi tiết được thể hiện trong Bảng 9.
Bảng 10: Kết quả tính toán ảnh hưởng biên của các biến số với giá trị các biến độc lập
lấy theo trung bình mẫu
Giá trị β * Ảnh hưởng
Tên biến Ký hiệu biến Trung bình Hệ số β
Biến số biên
Tỷ lệ người từ THPT trở lên tyleTHPT 0,30636 -0,422403 -0,1294 -2,04%

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 97


Tỷ lệ người phụ thuộc trong
tylephuthuoc 0,34298 -0,932680 -0,3198 -4,50%
hộ
Tỷ lệ nam giới trong hộ Tylenam 0,48081 -0,395294 -0,1900 -1,91%

Tỷ lệ thu phi nông nghiệp tylethuphinn 0,72677 0,3927672 0,28545 1,90%

Dân tộc Dantoc 2,32365 -0,289272 -0,6721 -1,40%

Khu vực sinh sống của hộ Khuvuc 1,69901 0,8977328 1,52526 4,33%
Mức sống so với 5 năm
Mucsong 0,17044 -0,317987 -0,0542 -1,53%
trước
Constant _cons -3,371857

P (Y=1) 5,08%

Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2016


Có thể thấy rằng: Nếu hộ có đặc điểm như giá trị trung bình mẫu, thì tỷ lệ thu phi nông
nghiệp cao hơn có thể làm tăng xác suất các hộ gia đình có người di cư việc làm. Hộ có tỷ lệ
thu phi nông nghiệp cao hơn 1 điểm % có xác suất có người di cư việc làm tăng thêm 1,90%.
Điều này cho thấy các hộ gia đình phụ thuộc nhiều vào nguồn thu phi nông nghiệp sẽ là
những hộ có khả năng có người di cư việc làm cao hơn.
Khu vực sinh sống của hộ cũng có ảnh hưởng lớn đối với những hộ có người di cư việc
làm. Nếu hộ sống ở khu vực thành thị thì có xác suất hộ có người di cư việc làm là 2,43%.
Nếu hộ sống ở khu vực nông thôn thì có xác suất của hộ có người di cư việc làm là 5,5%.
- Trường hợp 2: Nếu giá trị các biến độc lập = giá trị trung bình của nhóm các hộ có
người di cư việc làm, thì một hộ với các thông số bằng mức trung bình nhóm sẽ có xác suất có
người di cư việc làm là: 7,15%, cao hơn so với tình huống 1 nếu các thông số của họ bằng
trung bình mẫu. Ảnh hưởng biên của các biến số cũng tăng cao hơn.
Bảng 10: Kết quả tính toán ảnh hưởng biên của các biến số với giá trị các biến độc lập
lấy theo trung bình nhóm hộ có di cư việc làm
Giá trị β *
Tên biến Ký hiệu biến Trung bình Hệ số β Ảnh hưởng biên
Biến số
Tỷ lệ người từ THPT trở lên tyleTHPT 0,26373 -0,422403 -0,1114 -2,81%
Tỷ lệ người phụ thuộc trong
tylephuthuoc 0,28523 -0,932680 -0,2660 -6,19%
hộ
Tỷ lệ nam giới trong hộ Tylenam 0,47559 -0,395294 -0,1880 -2,63%

Tỷ lệ thu phi nông nghiệp tylethuphinn 0,72650 0,392767 0,2853 2,61%

Dân tộc Dantoc 1,77121 -0,289272 -0,5123 -1,92%

Khu vực sinh sống của hộ Khuvuc 1,82922 0,897732 1,6421 5,96%
Mức sống so với 5 năm
Mucsong 0,12997 -0,317987 -0,0413 -2,11%
trước
Constant _cons -3,371857

P (Y=1) 7,15%

Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2016


Như vậy, nếu hộ có đặc điểm như mức trung bình của nhóm hộ có người di cư việc làm,
mà ảnh hưởng biên của các biến cũng tăng nhiều. Tỷ lệ thu từ phi nông nghiệp tăng 1 điểm %
sẽ làm cho xác suất hộ gia đình có người di cư việc làm tăng lên 2,61% (so với mức 1,90%
của trường hợp 1). Khu vực sinh sống của hộ thay đổi thì làm cho xác xuất của các hộ có
người di cư cũng thay đổi.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 98
Tỷ lệ người có trình độ THPT trở lên, tỷ lệ phụ thuộc, tỷ lệ nam giới và mức sống của
hộ so với năm năm trước (năm 2012) tăng thêm 1 điểm % sẽ làm cho xác suất có người di cư
việc làm của các hộ gia đình giảm đi lần lượt là 2,8%; 6,19%; 2,63% và 2,11% đều cao hơn
so với trường hợp 1.
Tóm lại, so sánh hai trường hợp 1 và 2 có thể thấy, tỷ lệ thu từ phi nông nghiệp và khu
vực sinh sống như mức trung bình của các hộ có người di cư việc làm sẽ làm tăng đáng kể xác
suất di cư và ảnh hưởng biên của các biến số.
Kết quả phân tích còn cho thấy 7 biến độc lập đưa vào mô hình đều có ý nghĩa về mặt
thống kê. Trong đó:
Tỷ lệ người có trình độ từ THPT trở lên của hộ có tác động ngược chiều đến quyết định
di cư việc làm. Nếu tỷ lệ này tăng lên 1 điểm phần trăm thì xác suất để hộ có người di cư việc
làm giảm 0,422 lần. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với thực tế, khi người có trình độ
học vấn càng cao thì thu nhập của họ cũng càng cao. Thực tế thấy rằng khi thu nhập càng cao
thì mức độ hài lòng về cuộc sống càng tăng, người dân sẽ ít có xu hướng di cư hơn. Kết quả
này phù hợp với lý thuyết mô hình thu nhập kỳ vọng của Harris – Todaro (1970) giải thích
quyết định của người lao động di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị dựa trên sự khác biệt
về mức thu nhập dự kiến. Vì vậy, đối với những cá nhân và hộ có trình độ học vấn cao thì có
xu hướng ít di cư việc làm hơn, họ muốn an cư lạc nghiệp tại quê hương, địa phương cho gần
gũi gia đình.
Tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ có ảnh hưởng đến xác suất các hộ có người di cư việc
làm, tỷ lệ này có tác động ngược chiều đến di cư việc làm. Cụ thể là, nếu tỷ lệ phụ thuộc tăng
thêm một điểm phần trăm thì xác suất di cư sẽ giảm 4,5%. Điều này chứng tỏ rằng, khi tỷ lệ
phụ thuộc tăng thì lao động chính có thể còn phải lo chăm sóc người già và trẻ nhỏ nên không
thể di cư việc làm nhiều.
Cùng với đó, tỷ lệ thu phi nông nghiệp của hộ có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định
di cư việc làm. Cụ thể, khi tỷ lệ thu phi nông nghiệp tăng lên 1 điểm phần trăm thì xác suất
của hộ có người di cư sẽ tăng 1,9%. Từ đây cho thấy, biến tỷ lệ thu phi nông nghiệp của hộ rất
quan trọng đối với quyết định hộ có người di cư việc làm. Điều này được chứng minh từ thực
tế, khi các cá nhân di cư thì tiền công, tiềng lương sẽ tăng nên tỷ lệ thu nông nghiệp giảm. Do
vậy, tỷ lệ thu từ phi nông nghiệp có tác động hai chiều hộ có tỷ lệ thu phi nông nghiệp cao có
thể không cần để thành viên hộ di cư việc làm. Hoặc cũng có thể hiểu theo quan hệ trễ, khi hộ
có người di cư việc làm, thu nhập từ tiền công tiền lương tăng lên làm tăng tỷ lệ thu phi nông
nghiệp của nhóm hộ này.
Tỷ lệ nam giới trong hộ có tác động ngược chiều đến xác suất di cư của cá nhân trong
hộ. Khi tỷ lệ nam giới tăng 1 đơn vị phần trăm thì xác suất để hộ có người di cư việc làm
giảm 1,91%. Điều này trái ngược so với một số nghiên cứu trước đó, tuy nhiên theo số liệu
tổng điều tra của Tổng Cục Thống Kê, “Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình
thời điểm 1/4 các năm, Các kết quả chủ yếu”, đã cung cấp bằng chứng rõ ràng về hiện tượng
“nữ hóa di cư” tiếp tục được duy trì từ năm 2012, số lượng nữ di cư vẫn lớn hơn khá nhiều so
với nam, điều này được thể hiện rất rõ qua hai chỉ số. Thứ nhất, dân số nữ di cư chiếm khoảng
một nửa tổng số dân di cư. Thứ hai, tỷ lệ dân số nữ di cư trên tổng số dân di cư liên tục tăng
trong hai thập kỷ qua. Các điều tra khác cũng cho các kết quả tương tự. Sự giảm cầu lao động
trong các hoạt động nông nghiệp tại nông thôn và gia tăng các cơ hội việc làm cho phụ nữ tại
các thành phố và các khu công nghiệp là những lý do chính cho hiện tượng gia tăng số lượng
và tỷ lệ nữ giới di cư việc làm. Như vậy, mặc dù thống kê về giới trong nhóm người di cư của
mẫu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam giới cao hơn so với nữ giới, phân tích theo hộ lại chỉ ra
rằng hộ có tỷ lệ nam giới cao hơn lại có xác suất di cư ít hơn và đó là điều phù hợp với xu
hướng “nữ hóa di cư” đang được thể hiện qua các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê Việt
Nam.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 99


Đối với các biến giả bao gồm: khu vực, dân tộc và mức sống của hộ so với năm năm
trước (năm 2012), ta thay các giá trị của biến giả vào mô hình để tính xác suất hộ có người di
cư việc làm.
Về khu vực sinh sống:
Nếu biến khuvuc = 1 (tức là hộ gia đình sống ở khu vực thành thị) thì xác suất để hộ có
người di cư việc làm là 2,43%.
Nếu biến khuvuc = 2 (tức là hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn) thì xác suất để hộ có
người di cư việc làm là 5,5%.
Điều này cho thấy, khu vực sinh sống của hộ tác động đến xác suất di cư việc làm, khu
vực nông thôn có xác suất di cư việc làm cao hơn khu vực thành thị. Điều này đúng với thực
trạng hiện nay, quá trình đô thị hóa và sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp,
khu chế xuất, một mặt giảm bớt đáng kể diện tích đất đai sản xuất, mặt khác tạo ra một lượng
lớn việc làm phi nông nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động ngày càng tăng và có
tính rộng khắp trên các vùng, địa phương trong cả nước. Điều này đã tạo ra xu hướng người
lao động di cư tìm kiếm việc làm, từ khu vực nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp.
Sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp cần một lượng lớn người lao động, và trong quá
trình đô thị hóa, một bộ phận lớn nông dân mất đất canh tác trở nên không có công ăn việc
làm, cần di cư kiếm sống; đó là hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy người lao động di cư hiện nay.
Về dân tộc:
Nếu biến dantoc = 1 (tức hộ là dân tộc Kinh hoặc Hoa) thì xác suất hộ có người di cư
việc làm là 2,49%.
Nếu biến dantoc = 0 (tức hộ là dân tộc khác) thì xác suất hộ có người di cư việc làm là
1,95%.
Điều này cho thấy dân tộc Kinh hoặc Hoa có xác suất di cư việc làm cao hơn các dân
tộc khác, do đặc điểm sinh sống của các dân tộc ở Việt Nam, các dân tộc thiểu số thường sống
tập trung ở các vùng biên, vùng núi,… nên ít có sự thay đổi việc làm của các thành viên trong
hộ.
Về mức sống của hộ so với năm năm trước (năm 2012):
Nếu mucsong = 1 (Hộ có mức sống cải thiện hơn so với năm năm trước) thì xác suất để
hộ có người di cư là 1,21%.
Nếu mucsong = 1 (Hộ có mức sống cải thiện hơn so với năm năm trước) thì xác suất để
hộ có người di cư là 2,61%.
Các hộ có mức sống cải thiện hơn thì số người di cư đi làm xa và giúp việc sẽ giảm, họ
không bị gánh nặng về thu nhập nên muốn được ở lại quê hương, gần gũi với gia đình.
5. Kết luận và hàm ý chính sách
5.1 Kết luận
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích mô tả và sử dụng hàm Logit để xem xét
ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến di cư việc làm của các hộ, đặc biệt là di cư để đi
làm ăn với đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình có người đi làm ăn xa và giúp việc dựa
vào số liệu mẫu điều tra về mức sống hộ gia đình qua dữ liệu điều tra Khảo sát Mức sống Hộ
gia đình Việt Nam năm 2016. Trong đó, tác giả đã mô tả khái quát về đặc điểm của nhóm
người di cư việc làm và của các hộ có người di cư việc làm, đồng thời đánh giá tác động của
các yếu tố của các hộ như: tỷ lệ người có trình độ từ THPT trở lên, tỷ lệ người phụ thuộc
trong hộ, tỷ lệ thu phi nông nghiệp, tỷ lệ nam giới, dân tộc, khu vực sinh sống và mức sống
của hộ so với năm năm trước (năm 2012). Các phát hiện chính từ mẫu nghiên cứu gồm:
- Trong nhóm người đã di cư việc làm, tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới. Mặc dù vậy, hộ
có tỷ lệ nam giới cao hơn lại có xác suất di cư việc làm thấp hơn so với nữ giới.
- Về độ tuổi, có cả trẻ em (từ 10-15 tuổi) trong nhóm người di cư việc làm. Mức trung
bình độ tuổi di cư việc làm là 28 tuổi. Nhóm hộ có người di cư việc làm cũng có tỷ lệ người
phụ thuộc trong hộ thấp hơn nhiều so với nhóm hộ không có người di cư việc làm.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 100


- Về trình độ học vấn, nhóm hộ có người di cư việc làm thấp hơn so với nhóm hộ không
có di cư việc làm. Nhóm hộ có trình độ cao (từ THPT trở lên bao gồm: THPT, cao đẳng, đại
học, thạc sĩ, tiến sĩ và khác) có thu nhập ổn định, ít có xu hướng di cư việc làm. Nhóm hộ có
trình độ thấp hơn (từ THPT trở xuống bao gồm: không có bằng cấp, THCS) có xu hướng di
cư và thay đổi việc làm nhiều hơn.
- Về tỷ lệ thu phi nông nghiệp có tác động hai chiều đến xác suất di cư của các hộ gia
đình. Hộ có tỷ lệ thu phi nông nghiệp cao hơn thì ít có khả năng có người di cư việc làm hơn.
Hộ có người di cư việc làm thì có thu nhập từ tiền công tiền lương cao hơn và do đó tỷ lệ thu
phi nông nghiệp cũng cao hơn.
- Về khu vực sinh sống, nhóm hộ sống ở khu vực thành thị di cư ít hơn nhóm hộ sống ở
khu vực nông thôn.
- Về dân tộc ta thấy, dân tộc Kinh hoặc Hoa di cư việc làm cao hơn cả so với các dân
tộc khác.
- Về mức sống của các hộ, nhóm hộ có mức sống cải thiện hơn so với năm năm trước
(năm 2012) di cư ít hơn, nhóm người có mức sống không cải thiện có di cư cao nhiều hơn.
- Tính theo xác suất thì:
+ Tỷ lệ người có trình độ THPT trở lên, tỷ lệ người phụ thuộc và nam giới càng cao thì
xác suất các hộ có người di cư việc làm càng thấp, đặc biệt là tỷ lệ phụ thuộc có tác động
mạnh mẽ đến quyết định di cư việc làm.
+ Tỷ lệ thu từ phi nông nghiệp càng cao thì xác suất các hộ có người di cư việc làm
càng cao do thu nhập từ tiền công, tiền lương.
Như vậy, các hộ có trình độ giáo dục cao, sống ở khu vực thành thị và có mức sống cải
thiện hơn so với năm năm trước (năm 2012) thì sẽ làm giảm xác suất có người trong hộ đi làm
ăn xa và giúp việc.
5.2 Hàm ý chính sách
Những hàm ý chính sách mà tác giả nêu ra dưới đây dựa trên quan điểm cho rằng di cư
việc làm đem lại cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội,
vì vậy cần phải kiểm soát được luồng di cư và sự phân bố hợp lý giữa các vùng khác nhau.
Vấn đề của di cư việc làm có tính hai mặt của nó, nó vừa có ích cho kinh tế xã hội nhưng nó
cũng đặt ra những thách thức cho nhà quản lý khi nó liên quan đến hạ tầng nơi nhập cư đông,
tình trạng an ninh xã hội, các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa,…
Dưới cách nhìn trên, đồng thời căn cứ vào kết quả phân tích thực nghiệm từ dữ liệu
VHLSS 2016, một số hàm ý tác giả có thể rút ra như sau:
- Cần kiểm soát di cư việc làm trẻ em (dưới 15 tuổi).
- Tỷ lệ phụ thuộc cao làm hạn chế khả năng di cư việc làm. Vì vậy, cần tạo điều kiện về
chăm sóc những người phụ thuộc như người già, trẻ nhỏ để đảm bảo khả năng di chuyển và
phân bổ lao động giữa các vùng.
- Di cư việc làm hiện đang phổ biến hơn đối với lực lượng lao động trẻ. Điều này đặt ra
yêu cầu về phúc lợi xã hội cùng chính sách thông thoáng hơn về nhà ở, quản lý cư trú, dịch vụ
y tế, giáo dục và các dịch vụ cho người trái tuyến. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu phát triển
việc làm ở khu vực nông thôn là nơi có tỷ lệ di cư việc làm cao hơn, tránh chi phí xã hội
không đáng có do hoạt động di cư ồ ạt gây ra.
- Di cư việc làm phổ biến hơn đối với lao động có trình độ dưới trung học phổ thông.
Đồng thời, những hộ có tỷ lệ người có trình độ cao hơn thì thường có xác suất có thành viên
của hộ di cư việc làm thấp hơn. Điều này một lần nữa lại khẳng định vai trò của giáo dục đối
với vấn đề phân bổ nguồn lực và chất lượng lao động.
- Tạo việc làm tại nơi cư trú cho người dân tộc thiểu số, hoặc tạo khả năng để người dân
tộc thiểu số có thể di cư và kiếm việc làm ở khu vực khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Tiếng Việt

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 101


[1] Đặng Nguyên Anh (1998), “Di cư và phát triển trong bối cảnh đổi mới kinh tế - xã hội
của đất nước”, Tạp chí xã hội học.
[2] Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm (2011), “Từ nông thôn ra thành phố, tác động
kinh tế xã hội của việc di cư tại Việt Nam”, NXB Lao động Xã hội.
[3] Huỳnh Hiền Hải (2013), “Các yếu tố tác động đến di cư việc làm của người dân tại
Việt
2. Tài liệu Tiếng Anh
[1] Arpita Chattopadhyay (1998), Gender, migaration and career trajectories in Malaysia.
Demography (pre-2011); ProQuest Central.
[2] Emilio. A. Parrado (2003), Labor migration between developing counties: The case of
Paraquay and Argentina. The International Migration Review; ProQuest Central.
[3] Everett S.Lee (1966), “A Theory of Migration”, Population Association of America,
Demography.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 102


[34]PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY DÒNG TIỂN CỦA TIỀN MẶT NẮM GIỮ
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
SV: Lương Hoàng Nam, Ngô Minh Sang,Đỗ Hoàng Mai Thảo
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
GVHD: ThS. Nghiêm Phúc Hiếu

TÓM TẮT
Với mẫu quan sát 319 công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán TP.HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội giai đoạn từ năm 2013 đến
2017, tác giả kiểm định ảnh hưởng của dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền
mặt nắm giữ hay nói cách khác là độ nhạy của dòng tiền của tiền mặt. Phương
pháp ước lượng được sử dụng gồm hồi quy OLS và hồi quy GMM bậc 4. Kết quả
nghiên cứu tìm thấy ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền đến sự thay
đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ, nghĩa là khi công ty có dòng tiền dương, công
ty sẽ tăng lượng tiền mặt dự trữ khi dòng tiền tăng lên nhưng khi công ty có dòng
tiền âm, công ty sẽ tăng lượng tiền mặt dự trữ khi dòng tiền suy giảm. Thêm vào
đó, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của tính bất cân
xứng trong dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ khác nhau
giữa các công ty rơi vào tình trạng bị hạn chế tài chính và các công ty không bị
hạn chế tài chính. Cuối cùng, giữa các công ty có sự kiểm soát bên ngoài chặt chẽ
và các công ty có ít sự kiểm soát bên ngoài cũng như giữa các công ty sở hữu nhà
nước và sở hữu tư nhân có sự khác nhau về độ nhạy này trong điều kiện dòng tiền
dương.
Từ khóa: Tính bất cân xứng trong dòng tiền, sự thay đổi trong lượng tiền mặt
nắm giữ, hạn chế tài chính, kiểm soát bên ngoài, sở hữu nhà nước.
1.Giới thiệu
Tiền mặt là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng tiền mặt luôn đặt ra nhiều thách thức cho mỗi
doanh nghiệp, làm sao để đầu tư lượng tiền mặt nhàn rỗi nhằm thu lợi nhuận đồng thời vẫn
đảm bảo mức thanh khoản hợp lý để đáp ứng các nhu cầu mua sắm phục vụ cho sản xuất kinh
doanh trong tương lai là câu hỏi lớn đối với mỗi nhà quản trị. Quản lý tốt tiền mặt tạo điều
kiện cho doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư tốt khi chi phí tài trợ bên ngoài quá cao và
giúp doanh nghiệp thanh toán được các khoản nợ khi xảy ra kiệt quệ tài chính do sử dụng
nguồn tài trợ bên ngoài. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp có quá nhiều tiền mặt liệu có phải là
một điều tốt? Lượng tiền mặt dư thừa sẽ khiến các nhà đầu tư đặt ra những câu hỏi nghi vấn
rằng doanh nghiệp có thể mất đi các cơ hội đầu tư tốt hoặc sự quản lý yếu kém của nhà quản
trị. Vậy làm sao tìm ra được lượng tiền mặt nắm giữ tối ưu cho doanh nghiệp?
Trong những năm gần đây, trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm rất
nhiều đến vấn đề quản trị tiền mặt, đã đưa ra nhiều lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm góp
phần làm sáng tỏ hơn cho vấn đề này. Có những nghiên cứu đi vào nghiên cứu mối quan hệ
giữa việc nắm giữ tiền mặt với giá trị doanh nghiệp, có những nghiên cứu đi vào xem xét sự
ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt đối với thành quả hoạt động của công ty. Những nghiên
cứu này phát hiện ra rằng giá trị thị trường của các công ty được tính bằng Tobin’q có mối
quan hệ tuyến tính với mức độ tiền mặt được nắm giữ (Saddour 2006), hoặc là việc nắm giữ
tiền mặt chỉ làm gia tăng giá trị của các doanh nghiệp bị hạn chế tài chính (Mulligan 1997), có
nghiên cứu lại cho rằng hiệu quả hoạt động của các công ty có lượng tiền mặt nắm giữ nhiều
tốt hơn hiệu quả hoạt động của các công ty khác có cùng quy mô và ngành nghề nhưng có
lượng tiền mặt nắm giữ ít hơn (Mikkelson và Partch 2002). Bên cạnh những nghiên cứu về
mối quan hệ giữa việc nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp, có nhiều nghiên cứu đi sâu
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 103
vào tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp. Nhưng
gần đây nhất, từ năm 2004, nổi lên những bài nghiên cứu nghiên cứu về ảnh hưởng dòng tiền
đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ và những nghiên cứu này mở ra một hướng
nghiên cứu mới. Trong đó nổi bật là nghiên cứu của Bao và cộng sự (2012), kết quả cho thấy
sự bất cân xứng trong dòng tiền có ảnh hưởng đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ
và kết quả này vẫn đúng khi các tác giả xem xét đến vấn đề hạn chế tài chính của doanh
nghiệp cũng như vấn đề đại diện công ty. Các doanh nghiệp Việt Nam với những đặc thù của
những doanh nghiệp ở một thị trường mới nổi với nhiều tiềm năng tăng trưởng nhưng cũng
tiềm ẩn nhiều rủi ro thì liệu có hay không sự ảnh hưởng trong dòng tiền đến sự thay đổi lượng
tiền mặt nắm giữ. Ngoài ra, vấn đề sở hữu nhà nước cũng là một chủ đề rất được quan tâm
trong thời gian gần đây khi Chính phủ phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước,
trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020" nên các doanh
nghiệp sở hữu nhà nước phải hoàn thành quá trình cổ phần hóa trước 2020, đó sẽ là một bài
toán cân nhắc khi nói về chính sách tiền mặt của những doanh nghiệp này. Đây cũng là một
điểm mới của đề tài khác biệt so với các tác giả trước đây khi nghiên cứu trong yêu cầu thời
đại mới. Đó là lý do để tác giả thực hiện đề tài “Phân tích độ nhạy dòng tiển của tiền mặt nắm
giữ đối với các doanh niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Nghiên cứu sẽ được thực hiện với mục tiêu tổng quát là kiểm định ảnh hưởng của dòng
tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu này, nghiên cứu sẽ
làm rõ các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất là độ nhạy dòng tiền của tiền mặt nắm giữ có khác nhau khi công ty có dòng
tiền dương và khi công ty có dòng tiền âm hay không hay nói cách khác độ nhạy dòng tiền
của tiền mặt nắm giữ có bị bất cân xứng hay không?
Thứ hai là có sự khác biệt trong sự ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền
đến lượng tiền mặt nắm giữ giữa những công ty bị hạn chế tài chính và những công ty không
bị hạn chế tài chính hay không?
Thứ ba là có sự khác biệt trong ảnh hưởng của dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng
tiền mặt nắm giữ giữa các doanh nghiệp có sự kiểm soát bên ngoài chặt chẽ và các doanh
nghiệp có ít sự kiểm soát bên ngoài hay không?
Thứ tư là có sự khác biệt trong ảnh hưởng của dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng
tiền mặt nắm giữ giữa các doanh nghiệp sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp sở hữu tư nhân
hay không?
2. Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng
tiền mặt nắm giữ
Lượng tiền mặt nắm giữ của một doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, có thể làm
ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã kiểm định
sự ảnh hưởng trực tiếp của việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị doanh nghiệp chẳng hạn như
nghiên cứu của Ditmarr và Mahrt-Smith năm 2005, Lee và Powell năm 2010, nghiên cứu của
Cristina Martinez-Sola và cộng sự năm 2013.
Năm 2005, Ditmarr và Mahrt-Smith phát hiện ra rằng vấn đề quản trị doanh nghiệp có
tác động đáng kể đối với giá trị doanh nghiệp thông qua việc ảnh hưởng đến giá trị tiền mặt
được nắm giữ của doanh nghiệp. Theo đó, giá trị thị trường của lượng tiền mặt dư thừa sẽ mất
đi một nửa giá trị khi lượng tiền mặt này được nắm giữ bởi các công ty có năng lực quản trị
kém. Các tác giả còn tìm được bằng chứng cho thấy các công ty với cơ chế quản trị yếu kém
thường dùng tiền mặt dư thừa để đầu tư vào các dự án có tỷ suất sinh lợi thấp.
Năm 2010, hai tác giả Lee và Powell đã khảo sát những nhân tố tác động đến quyết định
nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp Úc và ảnh hưởng của vấn đề dư thừa tiền mặt đối với
giá trị tài sản của cổ đông. Kết quả cho thấy các doanh nghiêp có lượng tiền mặt dư thừa “tạm
thời” thì có mức sinh lợi (đã điều chỉnh rủi ro) cao hơn đáng kể so với các doanh nghiệp có
lượng tiền mặt dư thừa “thường xuyên”. Bài nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng giá trị biên
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 104
tế của tiền mặt sẽ giảm dần khi doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt nhiều hơn và thời gian nắm
giữ tiền mặt lâu hơn.
Năm 2013, Martinez – Sola và cộng sự dựa trên việc sử dụng dữ liệu bảng không cân
bằng của 472 công ty của ngành Công nghiệp Mỹ giai đoạn 2001 – 2007 để trưng ra bằng
chứng cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị doanh nghiệp và lượng tiền mặt nắm
giữ. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lượng tiền dự trữ để tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp. Khi doanh nghiệp có lượng tiền mặt dự trữ ít, chi phí của việc nắm giữ tiền mặt sẽ ảnh
hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Từ đó, nếu doanh nghiệp nắm giữ càng nhiều tiền, giá trị
doanh nghiệp sẽ càng tăng. Tuy nhiên, sau khi mức độ tiền mặt đạt đến mức tối ưu, giá trị
doanh nghiệp sẽ giảm nếu lượng tiền mặt nắm giữ tiếp tục tăng.
Kết quả của những nghiên cứu này đều cho thấy rằng vấn đề quản trị tiền mặt có tác
động đối với giá trị của doanh nghiệp, mà trọng tâm là giá trị tiền mặt do doanh nghiệp nắm
giữ. Như vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền mặt nắm giữ
của doanh nghiệp là rất quan trọng.
Nadiri, năm 1969, là người tiên phong trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
việc nắm giữ tiền mặt bằng cách thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Sản xuất
ở Mỹ trong giai đoạn 1948-1964 để ước lượng mô hình liên quan đến mức độ nắm giữ tiền
mặt mong muốn của các doanh nghiệp. Bằng phương pháp phân tích hồi quy OLS, kết quả
cho thấy rằng nhu cầu tiền mặt được quyết định bởi sản lượng đầu ra, lãi suất, tỷ lệ thay đổi
mức giá chung dự kiến, và các yếu tố liên quan đến giá cả.
Mở rộng thêm nghiên cứu của Nadiri (1969), Cambell và Brendsel (1977) đã tiến hành
nghiên cứu thực nghiệm bằng việc thu thập dữ liệu từ các công ty ngành Sản xuất ở Mỹ từ
năm 1953 đến 1963 và sử dụng hồi quy OLS để kiểm tra tác động của việc cân đối mức tiền
mặt được nắm giữ. Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm lại cho thấy kết quả hoàn toàn trái
ngược, nghĩa là không có sự ràng buộc nào giữa tỷ lệ tiền mặt nắm giữ và sản lượng đầu ra,
lãi suất, tỷ lệ thay đổi mức giá chung dự kiến, và các yếu tố liên quan đến giá cả.
Opler và các cộng sự cũng bắt đầu nghiên cứu của mình vào năm 1999 với đề tài “Các
yếu tố ảnh hưởng đến nắm giữ tiền mặt – Bằng chứng thực nghiệm tại Mỹ”. Các tác giả đã
thu thập dữ liệu của 1048 doanh nghiệp trong giai đoạn 1971-1994 để tìm những yếu tố quyết
định và tác động lên việc nắm giữ tiền của các doanh nghiệp. Kết quả thu được từ các kiểm
định chuỗi thời gian và hồi quy chéo đã chứng minh được rằng doanh nghiệp với nhiều cơ hội
tăng trưởng, rủi ro kinh doanh cao, và quy mô nhỏ có xu hướng nắm giữ nhiều tiền mặt hơn
các doanh nghiệp khác. Các công ty có khả năng tiếp cận tốt với thị trường vốn, chẳng hạn
như các công ty có quy mô lớn và hệ số tín nhiệm cao, cũng như có đòn bẩy tài chính cao có
xu hướng nắm giữ ít tiền mặt hơn.
Vẫn nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt, năm 2003, Ditmarr
và cộng sự đã đưa ra bằng chứng cho thấy chi phí đại diện đóng vai trò rất quan trọng trong
việc lý giải cho quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Sử dụng mẫu của hơn 11000
công ty từ 45 quốc gia, các tác giả đã tìm được bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết các công ty
tại những quốc gia mà quyền cổ đông không được bảo vệ thì có lượng tiền mặt nắm giữ cao
gấp hai lần so với những công ty tại các quốc gia mà quyền cổ đông được bảo vệ tốt hơn.
Năm 2004, Ferreira và Vilela đã xem xét các yếu tố quyết định đến việc nắm giữ tiền
mặt bằng cách sử dụng mẫu 400 doanh nghiệp ở các quốc gia trong Hiệp Hội Kinh Tế và Tiền
Tệ (EMU) trong giai đoạn 1987 đến 2000. Tương tự như phát hiện trước đó của Opler và các
cộng sự (1999) về các yếu tố quyết định đến việc nắm giữ tiền mặt, kết quả tìm được chứng
minh được rằng lượng tiền mặt nắm giữ gia tăng cùng với sự gia tăng trong cơ hội đầu tư và
dòng tiền; và lượng tiền mặt nắm giữ giảm đi khi doanh nghiệp có sự gia tăng trong tính thanh
khoản, tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn và quy mô doanh nghiệp.
Afza và Adnan (2007) tập trung vào các công ty phi tài chính ở Pakistan. Các tác giả đã
sử dụng mẫu dữ liệu từ 1998 đến 2005 để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố quy mô công
ty, cơ hội tăng trưởng, dòng tiền, vốn luân chuyển ròng, đòn bẩy tài chính, mức độ thay đổi
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 105
của dòng tiền và chi trả cổ tức đến lượng tiền mặt được nắm giữ của doanh nghiệp. Nghiên
cứu chỉ ra rằng lượng tiền mặt nắm giữ của doanh nghiệp sụt giảm khi doanh nghiệp có sự gia
tăng trong cơ hội đầu tư, vốn luân chuyển ròng, đòn bẩy tài chính, chi trả cổ tức, và lượng tiền
mặt nắm giữ sẽ gia tăng cùng với sự gia tăng trong quy mô công ty và dòng tiền.
Bài nghiên cứu về mức độ nắm giữ tiền mặt của Kim và các cộng sự vào năm 2011 đã
sử dụng dữ liệu của 125 doanh nghiệp trong ngành Kinh doanh nhà hàng tại thị trường Mỹ từ
năm 1997-2008. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp trong lĩnh vực Kinh doanh nhà hàng với
triển vọng đầu tư lớn có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Đồng thời các doanh nghiệp
có quy mô lớn sẽ nắm giữ các loại tài sản khác có tính thanh khoản cao nhiều hơn là tiền mặt;
các công ty với chi phí sử dụng vốn cao hơn, và các công ty thực hiện chính sách thiên về chi
trả cổ tức sẽ nắm giữ lượng tiền mặt ít hơn.
Năm 2012, Gill và Shah đã mở rộng nghiên cứu của Adnan (2007). Các tác giả đã thu
thập dữ liệu của 166 công ty của Canada được niêm yết trên sàn chứng khoán Toronto trong 3
năm 2008, 2009 và 2010. Quản trị tiền mặt trong bài nghiên cứu được hiểu là quản trị tiền
hoặc các khoản tương đương tiền, những khoản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt khi
cần thiết. Kết quả cho thấy có mối tương quan thuận chiều giữa quy mô công ty, quy mô hội
đồng quản trị, đòn bẩy tài chính, dòng tiền, tài sản ngắn hạn với lượng tiền mặt được nắm giữ
của doanh nghiệp.
Từ những nghiên cứu trước đây, có thể thấy giới học thuật trên thế giới đã dành sự quan
tâm rất lớn đối với chủ đề nắm giữ tiền mặt và cũng đã đưa ra nhiều lý thuyết và bằng chứng
thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ vấn đề này. Nếu xác định được lượng tiền mặt nắm giữ tối
ưu thì sẽ có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Do vậy, việc tìm hiểu có bao nhiêu nhân tố
ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp là rất quan trọng và đặc biệt hơn
là ít doanh nghiệp nào có số dư tiền mặt dao động theo quy luật, hầu hết các doanh nghiệp đều
có số dư tiền mặt không ổn định. Dòng tiền là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lượng
tiền mặt nắm giữ được các nhà nghiên cứu quan tâm rất nhiều. Và gần đây nhất, các nhà
nghiên cứu đã đưa ra một hướng nghiên cứu mới về mối quan hệ giữa dòng tiền và lượng tiền
mặt nắm giữ đó là nghiên cứu về ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền đến sự thay
đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ.
Năm 2004, Almeida, Campello và Weisbach trong bài nghiên cứu “The Cash Flow
Sensitivity of Cash”, các tác giả đã xây dựng một mô hình về nhu cầu thanh khoản của các
doanh nghiệp để thực hiện kiểm định thực nghiệm mới về những tác động của hạn chế tài
chính lên những quyết định tài chính của doanh nghiệp. Tác động của hạn chế về tài chính
được tập trung vào xu hướng nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp khi dòng tiền thay đổi như
thế nào. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu của những doanh nghiệp sản xuất từ năm 1971
đến năm 2000 và đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy đối với những doanh nghiệp hạn chế
tài chính luôn có sự gia tăng trong lượng tiền mặt được nắm giữ khi dòng tiền tăng, trong khi
những doanh nghiệp không bị hạn chế tài chính không có tác động nào từ dòng tiền đến sự
thay đổi trong lượng tiền mặt được nắm giữ của các doanh nghiệp.
Yi-Chen Lin, năm 2007, đã thu thập dữ liệu của 988 công ty tại Đài Loan để kiểm định
mối tương quan giữa sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền. Kết quả cho thấy
những công ty bị hạn chế về tài chính và những công ty không bị hạn chế về tài chính đều thể
hiện mối tương quan dương giữa sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền. Kết
quả này có sự khác biệt đáng kể với kết quả từ mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Almeida
và các cộng sự (2004) khi cho rằng chỉ có các công ty bị hạn chế về tài chính mới gia tăng
lượng tiền mặt nắm giữ khi dòng tiền tăng.
Năm 2009, trong bài nghiên cứu “The Corporate Propensity to Save”, Riddick và
Whited cho thấy sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ là nghịch chiều so với dòng tiền.
Kết quả này trái ngược hoàn toàn với những lập luận của Almeida và các cộng sự. Sự khác
biệt này được các tác giả lý giải là do trong các mô hình nghiên cứu trước đây có sự sai số
trong đo lường chỉ số Tobin’q nên dẫn đến kết quả ước lượng không được chính xác. Riddick
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 106
và Whited cho rằng mối quan hệ giữa sự thay đổi của lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền
mang dấu dương nếu không có sự điều chỉnh sai số đo lường trong Tobin’q. Tuy nhiên, sau
khi điều chỉnh các sai số trong đo lường chỉ số Tobin’q bằng phương pháp hồi quy GMM bậc
cao thì mối quan hệ giữa sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ và dòng tiền là âm.
Nghiên cứu “On the Sensitivity of Corporate Cash Holdings and Hedging to Cash
Flows” của Monica Marin và Greg Niehaus (2011) đã ủng hộ cho những lập luận của
Almeida và các cộng sự (2004). Các tác giả cũng đã tìm thấy mối tương quan dương giữa sự
thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ với dòng tiền đối với các doanh nghiệp bị hạn chế về
tài chính. Các doanh nghiệp bị hạn chế về tài chính gia tăng lượng tiền mặt nắm giữ khi dòng
tiền tăng, nhưng các doanh nghiệp không bị hạn chế về tài chính không thường xuyên gia tăng
lượng tiền mặt nắm giữ khi dòng tiền tăng lên. Bài nghiên cứu còn cho thấy dòng tiền cao hơn
sẽ làm tăng khả năng phòng ngừa rủi ro cho các công ty bị hạn chế về tài chính.
Gần đây nhất, năm 2012, Dichu Bao, Kam. C. Chan và Weining Zhang đã công bố
những phát hiện mới về ảnh hưởng của sự bất cân xứng trong dòng tiền đến sự thay đổi trong
lượng tiền mặt nắm giữ của các công ty. Dichu Bao và các cộng sự cho rằng dù ở các công ty
bị hạn chế tài chính hay không hạn chế về tài chính thì vẫn có mối quan hệ khác nhau giữa
dòng tiền và sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ, và mối quan hệ này đồng biến hay
nghịch biến phụ thuộc vào dòng tiền của công ty đó là âm hay dương. Sự thay đổi trong lượng
tiền mặt nắm giữ là khác nhau đối với dòng tiền âm và dòng tiền dương là vì nhiều nguyên
nhân, trong đó có các điều khoản ràng buộc của dự án, việc che giấu những thông tin xấu và
chi phí đại diện. Thứ nhất, do các công ty bị ràng buộc bởi những điều khoản của các dự án
nên các công ty không thể chấm dứt việc thực hiện các dự án ngay lập tức cho dù đó là một
dự án có NPV âm. Thứ hai, các nhà quản lý có động cơ che giấu những thông tin xấu. Nếu
một công ty chấm dứt ngay các dự án xấu, thị trường có nhiều khả năng sẽ biết được những
vấn đề xấu đang xảy ra trong công ty. Chính vì vậy, một số nhà quản lý có thể chọn việc tiếp
tục các dự án xấu để giảm thiểu những tin tức không tốt lan ra bên ngoài thị trường, và hy
vọng thời gian tới sẽ có một số tin tốt để trung hòa tác động của những thông tin xấu. Thứ ba,
do sự tồn tại của chi phí đại diện, các nhà quản lý sẽ có động cơ để đầu tư quá mức hoặc thực
hiện một số dự án có NPV âm để tối đa hóa lợi ích cá nhân.
Từ kết quả các nghiên cứu trước đây, có thể thấy rằng mối tương quan giữa dòng tiền và
thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ là không đồng nhất giữa các nghiên cứu. Các nghiên
cứu của Almeida và cộng sự (2004), Yi-Chen Lin (2007), Marin và cộng sự (2011) đều cho
rằng tác động của dòng tiền lên thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ là cùng chiều. Tuy nhiên,
theo nghiên cứu của Riddick và Whited (2009) thì tác động của dòng tiền lên thay đổi lượng
tiền mặt nắm giữ là nghịch chiều. Một kết quả nghiên cứu khác được tìm thấy trong nghiên
cứu của Bao và cộng sự (2012). Các tác giả cho rằng tồn tại sự khác nhau trong tác động của
dòng tiền lên thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ. Có nghĩa là, tác động của dòng tiền lên thay
đổi lượng tiền mặt nắm giữ là nghịch chiều khi doanh nghiệp có dòng tiền dương và ngược
lại, khi doanh nghiệp có dòng tiền âm thì tác động này là cùng chiều.
Để nghiên cứu về tác động của dòng tiền lên thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ, tác giả đã
chọn mô hình nghiên cứu của Bao và cộng sự (2012) để áp dụng cho các doanh nghiệp tại
Việt Nam bởi vì 3 lý do sau: thứ nhất, mô hình nghiên cứu của Bao và cộng sự (2012) có sự
cải tiến bằng việc đưa thêm các biến tương tác thể hiện sự tác động trong tính bất cân xứng
của dòng tiền đối với lượng tiền mặt nắm giữ của các công ty; thứ hai, dữ liệu các biến đều có
thể thu thập trên thị trường chứng khoán Việt Nam; thứ ba, nghiên cứu của Bao và cộng sự
(2012) sử dụng phương pháp ước lượng GMM bậc 4, đây là một phương pháp hồi quy khắc
phục được đa số các nhược điểm của phương pháp OLS như hiện tượng tự tương quan,
phương sai thay đổi và nội sinh.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.Dữ liệu nghiên cứu

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 107


Dữ liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp; từ các trang web như
cafef.vn, cophieu68.com, vietstock.vn, website của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh và website của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Từ các công ty niêm yết trên hai
sàn chứng khoán HSX và HNX ở Việt Nam, để có được mẫu nghiên cứu tác giả tiến hành loại
bỏ những công ty thuộc lĩnh vực Tài chính như Ngân hàng, Bảo hiểm, Dịch vụ tài chính và
Bất đô ̣ng sản; các công ty không có thông tin, thiếu và mất dữ liệu. Sau khi dữ liệu được xử lý
và sàn lọc, mẫu nghiên cứu được sử dụng để kiểm định ảnh hưởng của sự bất cân xứng trong
dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt được nắm giữ trong bài nghiên cứu này bao
gồm 319 công ty phi tài chính được niêm yết trên hai sàn chứng khoán HSX và HNX ở Việt
Nam giai đoạn 2013-2017. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý và phân tích bằng phần mềm
STATA 15.
3.2.Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Dòng tiền có ảnh hưởng đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ
và sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ khi một công ty có dòng tiền dương thì khác với
sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ khi công ty có dòng tiền âm.
Tác giả cho rằng bởi vì những điều khoản ràng buộc trong các hợp đồng thực hiện dự
án, sự che giấu thông tin xấu và vấn đề chi phí đại diện nên tác động của dòng tiền lên sự thay
đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ của các doanh nghiệp là khác nhau khi doanh nghiệp có
dòng tiền dương và khi doanh nghiệp có dòng tiền âm. Các doanh nghiệp có dòng tiền dương
sẽ có xu hướng chi nhiều tiền để thực hiện các cơ hội đầu tư tốt, điều này dẫn đến mối quan
hệ nghịch chiều giữa dòng tiền và lượng tiền mặt nắm giữ, hay nói cách khác là khi doanh
nghiệp có sự gia tăng trong dòng tiền thì lượng tiền mặt nắm giữ sẽ giảm và ngược lại.
Giả thuyết H2: Mức độ ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền đến sự thay đổi
trong lượng tiền mặt nắm giữ đối với các công ty bị hạn chế tài chính thì thấp hơn so với các
công ty không bị hạn chế tài chính.
Sau khi kiểm định giả thuyết H1, nghiên cứu sẽ xem xét ảnh hưởng của tính bất cân
xứng trong dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ cho những công ty bị hạn
chế tài chính và những công ty không bị hạn chế tài chính. Khi dòng tiền âm, các công ty bị
hạn chế tài chính và các công ty không bị hạn chế tài chính vẫn sẽ tiếp tục tài trợ cho các dự
án có NPV âm do các điều khoản ràng buộc của hợp đồng, sự che đậy các thông tin xấu và
các vấn đề đại diện. Tuy nhiên, quy mô tài trợ cho các dự án có NPV âm của các công ty bị
hạn chế tài chính lại thấp hơn so với các công ty không bị hạn chế tài chính. Do đó, tác giả kỳ
vọng mức độ ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng
tiền mặt nắm giữ của các công ty không bị hạn chế tài chính sẽ lớn hơn các công ty bị hạn chế
tài chính.
Giả thuyết H3: Mức độ ảnh hưởng của dòng tiền đến lượng tiền mặt nắm giữ của các
công ty có mức độ kiểm soát từ bên ngoài chặt chẽ hơn thì khác so với các công ty có ít sự
kiểm soát từ bên ngoài.
Sau khi kiểm định giả thuyết H2, nhằm nghiên cứu về tác động của vấn đề đại diện đến
ảnh hưởng của dòng tiền đến lượng tiền mặt nắm giữ, tác giả tiến hành xem xét ảnh hưởng
của việc cổ phần của doanh nghiệp được nắm giữ bởi các cổ đông tổ chức. Khi một công ty
với tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi cổ đông tổ chức cao thì có ít vấn đề đại diện hơn bởi vì có
sự kiểm soát chặt chẽ hơn từ bên ngoài. Theo đó, mức độ ảnh hưởng dòng tiền đối với lượng
tiền mặt nắm giữ thì lớn hơn đối với những công ty được kiểm soát từ bên ngoài chặt chẽ hơn.
Giả thuyết H4: Mức độ ảnh hưởng của dòng tiền đến lượng tiền mặt nắm giữ của các
công ty có mức độ sở hữu bởi nhà nước thì khác so với các công ty sở hữu tư nhân.
Sau khi kiểm định giả thuyết H3, tác giả tiếp tục nghiên cứu sâu về tác động của vấn đề
sở hữu nhà nước ảnh hưởng của dòng tiền đến lượng tiền mặt nắm giữ, tác giả tiến hành xem
xét ảnh hưởng của việc cổ phần của doanh nghiệp được nắm giữ bởi đại điện nhà nước. Khi
công ty chịu kiểm soát bởi tỷ lệ sở hữu nhà nước và đại diện nhà nước cao thì có động cơ tích
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 108
lũy tiền mặt khi dòng tiền tăng để tránh các vấn đề về đại diện dẫn tới tổn thất vốn cho nhà
nước.
3.3.Các mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu
+ Mô hình kiểm định ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền đến sự thay đổi
trong lượng tiền mặt nắm giữ
Tác giả đã dựa vào nghiên cứu của các tác giả Bao và cộng sự và mô hình nghiên cứu
được sử dụng có dạng như sau:
∆ CashHoldings it =α 0 +α 1 CashFlow it + α 2 ¬¿it + α 3 CashFlow it∗¬¿it +α 4 Q it +α 5 ¿ ¿ it +α 6 Expenditure it +α 7 Ac
Trong đó:
∆CashHoldingsit là thay đổi trong tỷ lệ tiền mặt được nắm giữ của công ty i trong năm t
so với năm t-1.
CashFlowit là biến đại diện cho dòng tiền của công ty i trong năm t. Tác giảsử dụng cách
tính dòng tiền theo nghiên cứu của Bate và cộng sự (1999) như sau:
( Lãi sau thuế ¿ ¿ t + Khấu hao tài sản cố định t )
CashFlowt = ¿
Tổng tài sản t
Negit là biến giả dòng tiền của công ty i trong năm t, có giá trị là 1 nếu trong năm tài
chính doanh nghiệp có dòng tiền âm và ngược lại có giá trị là 0 khi doanh nghiệp có dòng tiền
dương trong năm tài chính.
CashFlowit*Negit là biến tương tác thể hiện sự tương tác giữa biến dòng tiền (CashFlow)
và biến giả dòng tiền (Neg) của công ty i trong năm t.
Qit hay còn gọi là chỉ số Tobin’q là biến đại diện cho các cơ hội tăng trưởng của công ty
i trong năm t.
Sizeit là biến đại diện cho quy mô của tổng tài sản doanh nghiệp i trong năm t.
Expenditureit là biến đại diện cho khoản chi tiêu vốn của doanh nghiệp i trong năm t.
Acquisitionit là biến giả đại diê ̣n cho viê ̣c mua lại cổ phần của doanh nghiê ̣p i trong năm
t, bằng 1 nếu doanh nghiê ̣p có mua lại cổ phần trong năm t và bằng 0 nếu doanh nghiê ̣p không
có mua lại cổ phần vào năm t.
∆NCWCit, thay đổi trong vốn luân chuyển ròng phi tiền mặt của công ty i trong năm t là
biến đại diện cho các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao có thể thay thế cho lượng tiền
mặt của công ty. ∆NCWC được tính theo công thức:
ShortDebtit-1 là biến đại diện cho các khoản nợ ngắn hạn đầu kỳ của công ty i trong năm
t, được tính bằng cách chia nợ ngắn hạn đầu kỳ cho tổng tài sản.
+ Mô hình kiểm định ảnh hưởng của dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt
nắm giữ khi xem xét đến vấn đề hạn chế tài chính
Để kiểm định ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền lên sự thay đổi trong
lượng tiền mặt nắm giữ của các doanh nghiệp đang phải đối mặt với hạn chế tài chính có khác
biệt so với các doanh nghiệp không phải đối mặt với hạn chế tài chính hay không, trong phần
này mô hình nghiên cứu sẽ được phát triển dựa trên mô hình của phương trình (1), bằng cách
kết hợp với một biến giả Constraint (phân biệt giữa doanh nghiệp đang phải đối mặt với hạn
chế tài chính và doanh nghiệp không phải đối mặt với hạn chế tài chính) vào chỉ tiêu dòng
tiền (CashFlow) và biến giả dòng tiền (Neg). Chính vì vậy, mô hình nghiên cứu được sử dụng
có dạng như sau:
∆ CashHoldings it =β 0 + β 1 CashFlow it + β2 ¬¿ it + β3 CashFlow it ∗¬¿it + β 4 Constraint it + β5 CashFlow it ∗Constra
Constraintit là biến giả đại diện cho hạn chế tài chính, bằng 1 đối với những doanh
nghiệp đang đối mặt với hạn chế tài chính và bằng 0 đối với những doanh nghiệp không phải
đối mặt với hạn chế tài chính.
Các phương pháp phân loại hạn chế tài chính:
Chỉ số Whited and Wu: Chỉ số này giúp đánh giá tương đối chính xác mức độ khó khăn
của doanh nghiệp khi tiếp cận các nguồn tài trợ. Những doanh nghiệp có khả năng đối mặt với
hạn chế tài chính khi chỉ số Whited and Wu nằm trong tứ phân vị cuối cùng, do đó Constraint
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 109
của những doanh nghiệp này có giá trị là 1. Trong khi đó, các doanh nghiệp có chỉ số Whited
and Wu nằm ở ba tứ phân vị đầu tiên được cho là không gặp hạn chế tài chính nên Constraint
của những doanh nghiệp này mang giá trị là 0.
Chi trả cổ tức: Các doanh nghiệp có chi trả cổ tức bằng tiền mặt thì biến Constraint có
giá trị là 0 và các doanh nghiệp không có chi trả cổ tức bằng tiền mặt thì biến Constraint có
giá trị là 1.
Quy mô doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có giá trị sổ sách của tổng tài sản nằm trong
tứ phân vị đầu tiên được xếp vào nhóm các doanh nghiệp có khả năng đối mặt với hạn chế tài
chính và Constraint của những doanh nghiệp này có giá trị là 1 và ngược lại.
+ Mô hình kiểm định sự ảnh hưởng dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm
giữ khi xem xét đến vấn đề đại diện
Để xem xét vấn đề chi phí đại diện đối với sự ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong
dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ, cũng chính là đi tìm câu trả lời cho
câu hỏi nghiên cứu thứ ba, tác giả sử dụng mô hình hồi quy như sau:
∆ CashHoldings it =γ 0 + γ 1 CashFlow it +γ 2 Inst it + γ 3 CashFlowit∗Inst it + γ 4 Q it + γ 5 ¿ ¿ it+ γ 6 Expenditure it +γ 7 Ac
Instit là biến giả đại diện cho vấn đề đại diện, bằng 1 nếu nếu tỷ lệ sở hữu cổ phần của
các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp nằm trong thập phân vị đầu tiên sau khi sắp xếp tỷ lệ sở
hữu cổ phần của các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp theo thứ tự giảm dần.
+ Mô hình kiểm định sự ảnh hưởng đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ khi
xem xét đến vấn đề sở hữu nhà nước
Để xem xét vấn đề sở hữu nhà nước có sự ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong độ
nhạy dòng tiền của tiền mặt và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ tư, tác giả đề xuất sử dụng
mô hình như sau:
∆ CashHoldings it =γ 0 + γ 1 CashFlowit +γ 2 StateOwnit + γ 3 CashFlowit ∗State Ownit +γ 4 Qit +γ 5 ¿ ¿ it + γ 6 Expenditure
Trong đó:
State_Ownit là biến giả đại diện cho vấn đề đại diện, bằng 1 nếu nếu công ty chịu kiểm
soát bởi đại diện nhà nước (cụ thể nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phần công ty) và bằng 0 nếu
ngược lại.
• Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ thực hiện ước lượng theo 2 phương pháp: OLS (phương pháp ước lượng bình
phương bé nhất) và GMM4 (phương pháp ước lượng moment tổng quát bậc 4).
Thứ nhất, phương pháp ước lượng OLS được sử dụng vì phương pháp này khá đơn giản
và hiệu quả nếu các giả định sau được thỏa mãn: phương sai không thay đổi, không có sự
tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình, không có sự tương quan giữa các sai số
trong mô hình, không có sự tương quan giữa các biến độc lập và các sai số trong mô hình, sai
số có phân phối chuẩn. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa các biến kinh tế thì các giả thuyết
của phương pháp bình phương bé nhất rất dễ bị vi phạm và khi điều này xảy ra thì ước lượng
bằng phương pháp bình phương bé nhất sẽ không còn hiệu quả nữa. Ngoài ra, dữ liệu nghiên
cứu của đề tài được thu thập chủ yếu từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy những báo cáo này đã được kiểm toán hàng năm nhưng không thể khẳng định số liệu trên
các báo cáo tài chính là hoàn toàn chính xác. Trong khi đó, sai số đo lường là một trong
những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nội sinh. Trong quá trình nghiên cứu Riddick và
Whited (2009) cũng đã phát hiện ra rằng khi một biến độc lập trong phương trình hồi quy
tuyến tính bị lỗi đo lường sẽ dẫn đến phương pháp hồi quy thông thường, phương pháp bình
phương bé nhất cho kết quả không còn vững. Do đó, một phương pháp mới được đề xuất bởi
Erickson và Whited (2000) khắc phục cho vấn đề này, gọi là GMM bậc cao sẽ được tác giả sử
dụng.
Thứ hai, phương pháp ước lượng GMM4 được sử dụng để ước lượng các hệ số hồi quy
trong trường hợp các biến giải thích trong mô hình có một biến bị lỗi đo lường và trong mô
hình của tác giả là biến Tobin’q. Phương pháp GMM được đánh giá rất cao và cũng đã được

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 110


nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng. Phương pháp này cho phép khắc phục hiện tượng
nội sinh bằng cách sử dụng các biến công cụ. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp khắc phục
hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan xảy ra trong mô hình nghiên cứu.
Chính vì vậy, Đề tài sử dụng phương pháp GMM bậc 4 để kiểm định ảnh hưởng của tính bất
cân xứng trong dòng tiền lên sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Thống kê mô tả dữ liệu
Bảng 1. Mô tả thống kê các biến nghiên cứu
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
∆ CashHoldings 1595 0,0046165 0,0909166 -0,5950284 0,919031
CashFlow 1595 0,099499 0,1089928 -0,1929195 0,731318
Neg 1595 0,0802508 0,2717663 0 1
Neg CashFlow 1595 0,0005363 0,0539252 -0,1929195 0,731318
Q 1595 0,9205862 0,2326567 0,5897285 1,414658
Size 1595 26,85631 1,358695 23,17943 31,47052
Expenditure 1595 0,0644807 0,0712434 0,0012782 0,2583765
Acquisition 1595 0,092163 0,2893466 0 1
∆NCWC 1595 -0,014543 0,3607832 -6,611339 6,352723
ShortDebt 1595 0,4067734 0,2477331 0 4,535822
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 15.0
So sánh với nghiên cứu gần đây của nhóm tác giả Dichu Bao và các cộng sự (2012), kết
quả thống kê các biến số đặc trưng của bài nghiên cứu này có nhiều điểm khác biệt.
Các công ty Việt Nam có lượng tiền mặt nắm giữ tăng thêm trung bình qua các năm là
0,0046 gần bằng so với các công ty Mỹ với giá trị là 0,005. Với lượng tiền mặt nắm giữ tăng
thêm trung bình 0,5% so với tổng tài sản của các công ty Việt Nam cho thấy trong giai đoạn
2013-2017 có thể do những biến động của nền kinh tế như tỷ lệ lạm phát tăng duy trì, thị
trường bất động sản nóng dần, giá ổn định, thị trường chứng khoán tăng dần khiến cho việc
đầu tư của các công ty khá thuận lợi nên các công ty ít xu hướng gia tăng lượng tiền mặt nắm
giữ.
Giá trị trung bình dòng tiền của các công ty Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017 là 0,1.
Giá trị này cao hơn so với kết quả nghiên cứu các công ty Mỹ 0,078.
Giá trị trung bình của cơ hội tăng trưởng ở các công ty Việt Nam là 0,921 nếu so với
các công ty Mỹ cho thấy giá trị tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam là khá
thấp với giá trị thấp nhất là 0,590 và giá trị cao nhất là 1,41 cho thấy có công ty được thị
trường đánh giá giá trị thị trường chỉ bằng 59,0% giá trị sổ sách của tài sản, tuy nhiên cũng có
công ty được đánh giá cao hơn gấp 1,41 lần giá trị sổ sách của tài sản. Trong khi đó, giá trị thị
trường của các doanh nghiệp ở Mỹ được đánh giá cao hơn, với giá trị trung bình, giá trị thấp
nhất và giá trị cao nhất lần lượt là 1,524; 0,935; 1,727.
4.2. Ma trận hệ số tương quan
Đề tài tiến hành phân tích mối tương quan giữa các biến nghiên cứu trong mô hình.
Thông qua ma trận tương quan cho thấy sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ và dòng
tiền có mối tương quan thuận chiều với mức ý nghĩa 5%. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp
sẽ gia tăng lượng tiền mặt nắm giữ khi có dòng tiền tăng và ngược lại. Các biến kiểm soát tác
động đến (∆CashHoldings) là chỉ số (Tobin’q), chi tiêu vốn trên tổng tài sản (Expenditure) và
thay đổi vốn luân chuyển ròng phi tiền mặt trên tổng tài sản (∆NCWC).
Bên cạnh đó, ma trận hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu cũng cho thấy hệ số
tương quan giữa biến (∆NCWC) đối với (∆CashHoldings) là dấu âm và có mức ý nghĩa thống
kê 1% cho thấy rằng khi doanh nghiệp có sự gia tăng trong vốn luân chuyển ròng phi tiền mặt
thì doanh nghiệp cũng sẽ giảm lượng tiền mặt nắm giữ và ngược lại. Dấu của hệ số tương
quan giữa biến chỉ số Tobin’q đối với sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ
(∆CashHoldings) là 0,0941 cho thấy rằng khi doanh nghiệp có nhiều các cơ hội đầu tư trong
tương thì doanh nghiệp sẽ gia tăng lượng tiền mặt nắm giữ. Mối tương quan giữa biến
(∆CashHoldings) chi tiêu vốn (Expenditure) là ngược chiều, còn quy mô (Size), hoạt động
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 111
mua lại cổ phần (Acquisition) và nợ ngắn hạn đầu kỳ (ShortDebt) không có ý nghĩa thống kê.
Ngoài ra, Biến cơ hội tăng trưởng (Q) tác động đến hầu hết các biến giải thích còn lại, ngoại
trừ biến hoạt động mua lại cổ phần (Acquisition) và nợ ngắn hạn đầu kỳ (ShortDebt).
Bảng 2 : Ma trận hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu
∆ CashFlo Q Size Expenditu Acquisitio ∆NCWC ShortDe
CashHoldin w re n bt
gs
∆ 1,0000
CashHoldings
CashFlow 0,0826*** 1,0000
Q 0,0941*** 0,2378*** 1,0000
-0,0152 - 0,2546*** 1,0000
Size
0,0613**
-0,1170*** 0,0634** 0,0454* 0,0964* 1,0000
Expenditure **

Acquisition -0,0057 0,0210 -0,0527** 0,0135 -0,0359 1,0000


∆NCWC -0.1851*** -0,0211 -0.0184 -0,0272 -0,0815*** -0,0561** 1,0000
-0,0177 - -0,0508** 0,0367 -0,0683*** -0,0071 0.00001** 1,0000
ShortDebt
0,1050*** *

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 15.0
4.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết
4.3.1.Kết quả kiểm định giả thuyết H1
Bảng 3: Kết quả hồi quy về ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền lên sự thay
đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ
Phần A Phần B
  OLS GMM4 OLS GMM4
Hệ số p-value Hệ số p-value Hệ số p-value Hệ số p-value
Hệ số chặn -0,0292 0,520 -0,6004* 0,070 0,0266 0,550 -0,588* 0,089
CashFlow 0,0616** 0,022 -1,249** 0,019 0,0637** 0,014 1,235** 0,031
Neg -0,0052 0.553 0,0047 0,878 -0,0079 0,358 0,0017 0,955
CashFlow* Neg -0,0581 0,243 -1,4258** 0,020 -0,0564 0,245 -1,4039** 0,034
Q 0,0321*** 0,003 -1,538** 0,030 0,0311*** 0,003 -1.5267** 0,045
Size -0,0022* 0,520 0,070** 0,034 -0,0016 0,353 0,0714** 0,049
Expenditure -0,1808*** 0,000 -0.2237* 0,092
Acquisition 0,0059 0,440 -0,0833* 0,072
∆NCWC -0,0492*** 0,000 -0,0545 0,083
ShortDebt -0,0051 0,550 -0,0467 0,376
N 1595 1595
R square 0,012 0,063
Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 15.0
Từ kết quả hồi quy bảng 3 cho thấy hệ số ước lượng của các biến nghiên cứu có khác
với những kỳ vọng ban đầu của đề tài. Trong đó, hệ số ước lượng của CashFlow là 1,235 với
mức ý nghĩa 5%, hệ số ước lượng của biến tương tác CashFlow và Neg là -1,4039 với mức ý
nghĩa 5% và tổng hệ số ước lượng của CashFlow và CashFlow*Neg là -0,1689. Điều này ngụ
ý rằng khi tỷ lệ dòng tiền trên tổng tài sản tăng 1% thì lượng tiền mặt được nắm giữ trên tổng
tài sản của doanh nghiệp có dòng tiền dương sẽ tăng 1,235% (và ngược lại), tuy nhiên khi
dòng tiền trên tổng tài sản giảm 1% thì doanh nghiệp có dòng tiền âm sẽ gia tăng lượng tiền
mặt được nắm giữ trên tổng tài sản là 0,1689% (và ngược lại). Từ đây cung cấp bằng chứng
cho thấy tính bất cân xứng trong dòng tiền có ảnh hưởng đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt
nắm giữ. Đối với những doanh nghiệp có dòng tiền dương, doanh nghiệp sẽ cân nhắc sử dụng
tiền để tài trợ cho các dự án đầu tư nhưng chờ đợi các cơ hội tốt chứ chưa thực hiện ngay, vì
thế lượng tiền mặt dự trữ của công ty sẽ tăng khi công ty có sự gia tăng trong dòng tiền. Khi
các doanh nghiệp có dòng tiền âm, dòng tiền càng âm doanh nghiệp tuy có thể cắt giảm các
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 112
khoản đầu tư cho các dự án hoặc tăng lượng tiền mặt dự trữ để phòng ngừa rủi ro cho các dự
án bởi với động cơ che đậy các thông tin xấu và vấn đề đại diện. Do đó, đối với các công ty có
dòng tiền âm, lượng tiền mặt dự trữ của công ty sẽ tăng khi công ty có sự sụt giảm trong dòng
tiền.
Bảng 3 cũng thể hiện các kết quả hồi quy khác nhau bằng phương pháp hồi quy OLS và
GMM bậc 4 nhằm để đánh giá tính hiệu quả của mô hình khi thêm các biến kiểm soát
Expenditure, Acquisition, ∆NCWC, ShortDebt vào mô hình, cũng như là để so sánh sự khác
nhau trong kết quả hồi quy giữa phương pháp hồi quy OLS và phương pháp hồi quy GMM
bậc 4. Hệ số hồi quy của các biến nghiên cứu chính CashFlow và CashFlow*Neg trong phần
B theo phương pháp GMM bậc 4 có mức ý nghĩa thống kê ngang so với kết quả hồi quy bằng
phương pháp GMM bậc 4 trong phần A. Bên cạnh đó, chỉ tiêu R2 của phương pháp hồi quy
OLS dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình trong phần B lớn hơn chỉ tiêu R2 trong
phần A, tương ứng là 0,063 và 0,012. Điều này chứng tỏ rằng việc tác giả đưa thêm các biến
kiểm soát vào mô hình đem tới một kết quả kiểm định tốt hơn cho các giả thuyết của đề tài.
4.3.2.Kiểm định giả thuyết H2
Bảng 4 thể hiện kết quả hồi quy của mô hình 2 theo ba tiêu chí phân loại các công ty
hạn chế tài chính và các công ty không hạn chế tài chính.
Kết quả hồi quy theo cả ba tiêu chí, hệ số ước lượng của biến CashFlow dương, biến
CashFlow*Neg âm có mức ý nghĩa 5% và 10% và tổng hệ số ước lượng của biến CashFlow
và CashFlow*Neg dương cho thấy ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền đến sự
thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ vẫn tồn tại khi đưa thêm biến giả hạn chế tài chính vào
mô hình.
Để kiểm định giả thuyết H2 về ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền lên sự
thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ có khác nhau giữa các công ty hạn chế tài chính và các
công ty không hạn chế tài chính hay không, tác giả sẽ xem xét hệ số ước lượng của hai biến
tương tác CashFlow*Constraint và CashFlow*Constraint*Neg. Theo ba phương pháp phân
loại theo chỉ số Whited and Wu, chi trả cổ tức và quy mô doanh nghiệp thì hệ số ước lượng
của biến tương tác (CashFlow*Constraint) không có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%.
Thêm vào đó, biến tương tác (CashFlow*Constraint*Neg) không cùng có mức ý nghĩa thống
kê ở cả ba phương pháp phân loại hạn chế tài chính. Như vậy, không có đủ bằng chứng để
chấp nhận giả thuyết 2, có nghĩa là không có khác biệt trong ảnh hưởng của tính bất cân xứng
trong dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ giữa các doanh nghiệp bị hạn
chế tài chính và các doanh nghiệp không bị hạn chế tài chính.
Bảng 4: Kết quả hồi quy về ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền
lên sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ khi xem xét đến vấn đề hạn chế
tài chính

Biến phụ thuộc = ∆CashHoldings


3. Quy mô
1. Chỉ số WW 2. Chi trả cổ tức
  doanh nghiệp
Hệ số p-value Hệ số p-value Hệ số p-value
Hệ số chặn 0,044 0,482 -0.492* 0,065 -0.503* 0,068
CashFlow 0,082* 0,009 1,068** 0,011 1,042** 0,014
Neg 0,005 0,828 -0,007 0,798 -0,009 0,755
CashFlow*Neg -0,076 0,925 -1,22** 0,012 -1,168** 0,016
Constraint -0,004 0,816 -0,166** 0,020 -0.160** 0,025
CashFlow*Constraint 0,011 0,986 0,898* 0,060 0,538 0,140
Constraint*Neg -0,029 0,195 0,105 0,286 -0,012 0,906
CashFlow*Constraint*Neg -0.000 1.000 -0,886 0,173 -0,600 0,149
Q -0.001 0,999 -1,460** 0,013 -1,478** 0,015
Size -0,001 0,971 0,067** 0,016 0,069** 0,018
Expenditure -0,180*** 0,000 -0,243* 0,058 -0,181 0,144

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 113


Acquisition -0,007 0,893 -0,090** 0,032 -0,0744* 0,050
∆NCWC -0,050*** 0,008 -0,057* 0,071 -0,063** 0,048
ShortDebt -0,007 0,827 -0,050 0,295 -0,153** 0,037
N 1595 1595 1595
Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 15.0
4.3.3.Kiểm định giả thuyết H3
Bảng 5 trình bày kết quả hồi quy phương trình (3), kiểm định về ảnh hưởng dòng tiền
đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ khi xem xét tác động của vấn đề chi phí đại
diện.
Tác giả kỳ vọng dấu của hệ số ước lượng biến CashFlow*Inst sẽ âm và có mức ý nghĩa
thống kê vì doanh nghiệp có chi phí đại diện cao thì tác động của dòng tiền lên sự thay đổi
trong lượng tiền mặt nắm giữ sẽ lớn hơn so với doanh nghiệp có ít chi phí đại diện. Thực tế,
kết quả hồi quy cho thấy đối với các công ty có dòng tiền dương, hệ số ước lượng của các
biến CashFlow, CashFlow*Inst đều có ý nghĩa thống kê và CashFlow*Inst mang dấu âm tức
là doanh nghiệp có mức độ kiểm soát tổ chức cao có ít chi phí đại diện sẽ có xu hướng nắm
giữ tiền mặt ít hơn để tận dụng đầu tư vào các dự án sinh lời tốt. Tuy nhiên, tác giả không tìm
thấy bằng chứng hỗ trợ trong điều kiện dòng tiền âm khi các hệ số ước lượng đều không có ý
nghĩa. Cho nên, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết H3 một phần, nghĩa là
mức độ ảnh hưởng của dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ của các công
ty có mức độ kiểm soát từ bên ngoài chặt chẽ hơn thì khác so với các công ty có ít sự kiểm
soát từ bên ngoài trong điều kiện dòng tiền dương.
Bảng 5: Kết quả hồi quy khi xem xét yếu tố chi phí đại diện
Biến phụ thuộc = ∆CashHoldings
Positive CF Negative CF
  Hệ số p-value Hệ số p-value
Hệ số chặn -0,586* 0,094 0,003 0,980
CashFlow 2,015** 0,038 -0,043 0,907
Inst 0,087 0,111 -0,009 0,710
CashFlow*Inst -1,270* 0,061 0,030 0,945
Q -1,387** 0,049 0,001 0,996
Size 0,065* 0,055 -0,000 0,997
Expenditure -0,204 0,104 -0,187* 0,772
Acquisition -0,079* 0,072 -0,007 0,889
∆NCWC -0,072** 0,012 -0,007 0,461
ShorDebt -0,056 0,232 0,015 0,702
N 1454 141
Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 15.0
4.3.4.Kiểm định giả thuyết H4
Bảng 6 trình bày kết quả hồi quy phương trình (3), kiểm định về ảnh hưởng dòng tiền
đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ khi xem xét sở hữu nhà nước.
Tác giả kỳ vọng dấu của hệ số ước lượng biến CashFlow*State_Own sẽ dương và có
mức ý nghĩa thống kê vì doanh nghiệp có sở hữu nhà nước sẽ có xu hướng tích lũy nhiều tiền
mặt hơn để cân nhắc lựa chọn phương án đầu tư hiệu quả nhất. Kết quả hồi quy cho thấy đối
với các công ty có dòng tiền dương, hệ số ước lượng của các biến CashFlow,
CashFlow*State_Own đều ý nghĩa thống kê nhưng CashFlow*State_Own mang dấu âm trái
với kỳ vọng tác giả. Điều này có thể giải thích bằng việc giai đoạn 2013-2017 thực tiễn là giai
đoạn tăng trưởng phục hồi nền kinh tế sau giai đoạn tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước.
Chính vì vậy, nhận được sự ủng hộ từ chủ trương của Chính phủ, các doanh nghiệp không
ngần ngại đón nhận các cơ hội lớn đối với mình ngoài ra còn mạnh tay loại bỏ các dự án xấu.
Cho nên, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết H3 một phần, nghĩa là mức
độ ảnh hưởng của dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ của các công ty có

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 114


sở hữu nhà nước thì khác so với các công ty sở hữu tư nhân trong điều kiện dòng tiền dương
còn trong điều kiện dòng tiền âm tác giả không tìm thấy bằng chứng.
Bảng 6: Kết quả hồi quy khi xem xét yếu tố sở hữu nhà nước
Biến phụ thuộc = ∆CashHoldings
Positive CF Negative CF
  Hệ số p-value Hệ số p-value
Hệ số chặn -0,568* 0,089 0,017 0,869
CashFlow 0,554* 0,080 -0,015 0,920
State_Own -0,053 0,145 0,012 0,694
CashFlow* State_Own 0,620* 0,089 -0,242 0,741
Q -1,493** 0,032 0,002 0,993
Size 0,072** 0,036 -0,001 0,906
Expenditure -0,252* 0,072 -0,207* 0,066
Acquisition -0,083* 0,064 -0,005 0,907
∆NCWC -0,081** 0,017 -0,007 0,460
ShorDebt -0,085 0,134 0,044 0,662
N 1454 141
Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 15.0
Bảng 7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu
Giả Biến sử dụng chính Kết quả nghiên Kết luận So sánh với nghiên cứu trước
thiết cứu
H1 CashFlow Có ý nghĩa Chấp nhận H1 Tương đồng với kết quả nghiên
CashFlow*Neg Có ý nghĩa cứu của Almeida và cộng sự
(2004)

H2 CashFlow*Constraint Không có ý Không chấp Không tương đồng với kết quả
nghĩa nhận H2 nghiên cứu của Almeida và cộng
CashFlow*Constraint*Neg Không có ý sự (2004), Bao và cộng sự (2012).
nghĩa
H3 Dòng tiền CashFlow Có ý nghĩa Chấp nhận Tương đồng với nghiên cứu của
dương CashFlow*Inst Có ý nghĩa một phần H3 Bao và cộng sự (2012).
Dòng tiền CashFlow Không có ý trong điều
âm nghĩa kiện dòng tiền
CashFlow*Inst Không có ý dương
nghĩa
H4 Dòng tiền CashFlow Có ý nghĩa Chấp nhận Chưa có trong các nghiên cứu
dương CashFlow*State_O Có ý nghĩa một phần H4 trước đây
wn trong điều
Dòng tiền CashFlow Không có ý kiện dòng tiền
âm nghĩa dương
CashFlow*State_O Không có ý
wn nghĩa

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


5. Kết luận
Đề tài được thực hiện với mục đích kiểm định ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong
dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ, thông qua chuỗi dữ liệu được thu
thập từ 319 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
(HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2013-2017. Từ kết quả
hồi quy đã giúp đề tài lần lượt trả lời các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở phần đầu.
Thứ nhất, khi doanh nghiệp xảy ra tính bất cân xứng trong dòng tiền thì ảnh hưởng của
dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ là khác nhau. Khi có dòng tiền dương,
các doanh nghiệp sẽ tăng lượng tiền mặt nắm giữ nhằm cân nhắc tài trợ cho các dự án đầu tư
khi có sự gia tăng trong dòng tiền. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp có dòng tiền âm, khi
dòng tiền giảm thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng lượng tiền mặt nắm giữ để thoát khỏi các dự
án sinh lợi xấu nhằm bảo toàn vốn.
Thứ hai, khi xem xét đến tác động của hạn chế tài chính lên ảnh hưởng của tính bất cân
xứng trong dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ, kết quả thực nghiệm
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 115
không tìm được bằng chứng hỗ trợ cho giả thuyết có sự khác biệt trong ảnh hưởng của tính
bất cân xứng trong dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ giữa các công ty bị
hạn chế tài chính và các công ty không bị hạn chế tài chính.
Thứ ba, kết quả bài nghiên cứu tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho ảnh hưởng của dòng
tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ của doanh nghiệp có sự kiểm soát bên
ngoài chặt chẽ hơn thì khác so với doanh nghiệp có ít sự kiểm soát bên ngoài nhưng chỉ trong
điều kiện dòng tiền dương.
Cuối cùng, kết quả bài nghiên cứu tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho ảnh hưởng của dòng
tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ của doanh nghiệp có sở hữu nhà nước thì
khác so với doanh nghiệp sở hữu tư nhân nhưng chỉ trong điều kiện dòng tiền dương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Afza, T., and Adnan, S.M., 2007. Determinants of corporate cash holdings: A case study
of Pakistan. Proceedings of Singapore Economic Review Conference (SERC) 2007, August
01-40, Organized by Singapore Economics Review and The University of Manchester,
Singapore 164-165.
[2]. Almeida, H., Campello, M., Weisbach, M., 2004. The cash flow sensitivity of cash.
Journal of Finance, 58: 707-722.
[3]. Aydin, O., Neslihan, O., 2002. Corporate cash holdings: An empirical investigation of
UK companies. Journal of Banking & Finance, 28: 2103-2134.
[4]. Bates, T., Kahle, K., Rene, S., 2009. Why do US firms hold so much more cash than they
used to. Journal of Finance, 54: 1995-2021.
[5]. Baumol, 1952. The Transactions Demand for Cash: An Inventory Theoretic Approach.
The Quarterly Journal of Economics, 66: 545-556.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 116


[35]CORRELATION BETWEEN NON-PERFROMING LOANS OF
VIETNAMESE BANKS AND MICRO&MACRO ECONOMIC
VARIABLES
SV: Nguyễn Phương Thảo, Đặng Thị Hằng, Lương Lý Linh,
Trần Anh Phương, Võ Hằng Nga
Class 4TC15, Hanoi University
GVHD : Phd. Đào Thị Thanh Bình, Msc.Phạm Thị Mỹ Phương

ABSTRACT
In the recent years, non-performing loans (NPLs) in Vietnam has been
declining significantly. In addition, resolutions for this kind of loan are developed
systematically; therefore, bad debt ratio in the credit institutions tend to decrease
and perform several good signals. This study is dedicated to investigating
different factors that influence the level of NPLs in Vietnamese banks and how
they are interrelated. In this research, we have three main parts: introduction
including current situation of bad debts in Vietnam and theoretical framework;
secondly, quantitative analysis of real data using E-view; and lastly, some
suggestions for Vietnam to maintain the NPLs resolution method as well as the
prediction for NPLs in the future.
Key words: Non-performing loans, Vietnam Asset Management Company
(VAMC), Resolution 42, banks.
1. Introduction
In 2019, global economy started with a lot of expectations which are shown in the
prospective prediction reports of many prestige organizations such as International Monetary
Fund (IMF) or World Bank (WB). It is believed that there is a potential growth in the
financial market thanks to the positive encouraging from domestic and international economic
situation. Notably, macroeconomic current state is relatively stable. According to experts
from WB, to maintain the development, new emerging economies need to improve policies
buffer zones. Among these policies, government should force to raise internal sources,
increase efficiency in loan management and investment. Simultaneously, monetary and fiscal
policies frame which have higher resistance ability shall be conducted.
Despite of all the challenge from international economic effects, Vietnam economy in
2018 has gained several positive results in general, thanks to great effort of the government
and economic components. Outstandingly, GDP growth achieved 7.08% which is the highest
figure in the recent 10 years and higher than other countries in ASIAN. Moreover, average
annual Consume Price Index (CPI) was controlled below 4%. In the financial market, credit
growth which intensively focuses on preference fields attained 15%, increased by nearly 3%
compared to the previous year. Especially the government strictly supervised credit growth in
real estate and securities. Foreign exchange rate, forex market was administered efficiently.
As a result of beneficial current state of financial and money market in 2018, credit
institutions expect banking sector continue to progress in 2019. Policies which are issued
form State Bank and Government in 2019 are predicted to keep inflation stable and guarantee
capital demand for supporting economic growth.
Credit institutions anticipate that credit balance of the whole banking system will grow
15.27% on average in 2019; and VND credit is always expected to increase higher than the
foreign one. These institutions also predict the non-performing loans (NPLs)/credit balance
ratio will be kept in the lowest level in 2018 and tend to decline in 2019. Nevertheless, Mr.
Nghiem Xuan Thanh – Vietcombank’ s Chairman of the Board affirms that NPLs are caused
not only by banks but also mainly by the market. Particularly, NPLs might be primarily
influenced by the fluctuation in the market, the drop in the volume of production and trading
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 117
in term of customers or even the bankruptcy of corporations and the borrowers. These existing
problems raise an inextricable situation for Vietnam in bad debt resolution, the evidence is
that Vietnam is claimed to “clean up” all bad debt to 2020. To approach the problem and find
out the current resolution for NPLs in Vietnam, the paper shall link the relationship between
NPLs level of 10 banks and ongoing market indicators.
2. Current situation
As reported by State Bank, on-balance sheet bad debt ratio in the end of 2018 had a
sharp fall. The ratio dropped from 2.46% in 2016 to 1.89%. In 2019, banking sector remains
the goal to keep the ratio below 2%. To achieve that, banks should strictly supervise the
quality of the debts. Classification, restructuration and loan categories transferring are
conducted in the stipulated way. Debt is currently divided into 5 categories, considered
seriously about overdue maturity level and time. At the time of report finalization, many debts
need to be reclassified. Category 1 debt, which has lowest risk, obtains the highest level of
36%. In term of category 5 – bad debt that is uncollectible, banks must make provision for
loans and losses for 80% of debts. In addition, 2018 is the year that many banks shall pay off
bad debt which have been sold to Vietnam Asset Management Company (VAMC). Due to
that, the banks must expand provision for loans and losses as much as they can. By
conducting the strategy, the banks can speed up the bad debt resolution process under valid
Resolution 42.
Recently, bad debt risk problem in Vietnam is ranked in the improvement level by
Moody’s Investors Service, which is one of the six standards that help Moody’s give the
bright prospective for Vietnam banking system in 2019. In 2017 and 2018, many banks had
paid off bad debts in VAMC, namely Vietcombank, Techcombank, MB, ACB, VIB.
Outstandingly, in 2018, Agribank did collected debt after handling credit risk and debts sold
to VAMC with 12.000 billion dongs, exceeding the plan. Since the resolution 42 was valid,
the debt collection result of VAMC in 2017 and 2018 has achieved 68.103 billion dongs,
approximately equals a half of total value of debt collection in the period of 2013-2018.
Resolution 42 is a crucial progress in bad debt solving, especially in conducting a
structure for credit institution for solving collaterals to collect debt. However, in order to
tackle bad debt problem completely, there still needs more efforts, particularly in the policies.
Additionally, bad debt resolution is essential process of banks in the role of lender. As a
result, banks should enhance risk management standard to make long-term plan, avoid the gap
of cash flows in the operation. It can be seen that the risk of NPLs derives from both the
economy instability and the changes in bank’s operations or specific indicators. These above
reasons reaffirm the substantially importance of researching into related variables affecting
NPLs and attempt to suggest the resolution for NPLs in the future.
3. Research and result
3.1 Variables selection
Based on considering possible variables which has the closest effect on NPLs, we
categorized them into 2 groups: bank specific variables and macroeconomic factors. On the
one hand, indicators specific to banks include inefficiency, non-interest income, profitability,
leverage, capital ratio, capital adequacy ratio and bank size. On the other hand, ratios of the
economy consist of GDP growth, inflation, real interest rate, exchange rate, unemployment
rate and credit growth. Each variable has one of the three relationships with NPLs: positive,
negative and unclear. The classification is shown in the table below:
Table 1: Summary of variables
Factor Positive Relationship Negative Relationship
Microeconomic factors
Inefficiency Kwan and Eisenbeis (1997); Espinoza and Prasad
(2010); Nguyen (2014).

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 118


Leverage Chaibi and Ftiti (2015)

Non-interest Income Louzis et al. (2012); Chaibi and Ftiti (2015).

Profitability Godlewski (2015);


Abid et al. (2014).

Capital ratio Berger and DeYoung (1997); Iyoha and


Udegbunam (1999); Abid et al. (2014).

Bank size Abid et al. (2014); Chaibi and Ftiti (2015). Salas and Saurina (2002); Hu et al. (2004)

Macroeconomic factors

Interest expense ratio Khemraj and Pasha (2009); Washington (2014).

Unemployment rate Chaibi and Ftiti (2015)

GDP growth Zaib et al. (2014); Washington (2014); Chaibi


and Ftiti (2015).

Exchange rate Khemraj and Pasha (2009); Chaibi and Ftiti Poudel (2013); Washington (2014).
(2015)

Inflation Mehmood et al. (2013) Poudel (2013); Chaibi and Ftiti (2015).

Credit growth Clair (1992); (Vithessonthi, 2016)


Castro, V. (2013).

Thanks to prior researches in identifying the relationship of related variables and NPLs,
we decide to only examine the reasonable ones in Vietnam’s case. Banking sector in Vietnam
are often evaluated credit risk based on the following factors: In term of macroeconomic
elements, we will study GDP growth, credit growth, interest expenses ratio; and in term of
bank’s specific elements, capital adequacy ratio (CAR), leverage ratio and the size of bank
will be considered. In summary, we select 6 variables that are the best fit for measuring the
NPLs, which are the bank size, leverage ratio, interest expense ratio, CAR, GDP growth and
loan growth.

3.2 Result comparison and explanation


Using Panel data in Eviews, we obtain the model revealing relationship between NPLs
and chosen variables as follows:
Figure 1: Regression results from 10 banks data

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 119


As it can be seen from the table, the model can be illustrated as follow:
NPL^=-0.0114*size_star+0.1199*leverageratio+0.8081*interestexpensratio-
0.3819*CAR-1.6617*gdpgrowth-0.0243*loangrowth(-3)
*Note: size_star = log(size)
Beside the above model, we also try conducting other models which support the result
checking. We run the OLS method and redundant variable test to choose the best model
representing the relationship between dependent variables and independent variable (NPLs).
After that, redundant fixed effect view and Hausman test or correlated random effect view are
used to test whether the fixed effect or random effect is relevant or not. By compiling all the
results of models from these methods, we can sum up the correlation, significance level of
each variables as well as check the strength or weaknesses of each models.
Outstandingly, we identify that there are three variables that exposing sufficient features
of a good variable. They are interest expenses ratio, CAR and size. Firstly, there exist the
positive relationship between interest expenses ratio and NPLs. The coefficient of this
variable also significant at the 5% level of significance. The result is relatively proper with
our previous expectation. The variable reflects how efficient banks are: It is the ratio of total
operating expenses over total loans and depends on macroeconomic situation, reflecting
trends in economy. When the economy is positive with low level of bad debt, interest
expenses goes down and vice versa. Secondly, CAR and size are examined to have a negative
relationship with NPLs. The coefficients of 2 variables are significant at the level of 5%.
Comparing with the expectation from the table 1, CAR is predicted correctly to be negative
related with NPLs. On the other hand, size has been classified in both positive and unclear
relationship whereas the result from model shows that it has a negative correlation with NPLs.
The conflict in the outcome implicate that nowadays, Vietnamese banks have become more
careful on bubble credit growth. That is, expanding the size but keeping the NPLs at a safe
level.
Last but not least, in order to test the model with fixed effect or random effect, we make
the hypothesis tests. The outcome is that both fixed effect and random effect are not relevant
for the model.
3.3 Resolution: lessons learned from experienced countries
This research looks over several models from experienced countries such as China,
Korea, ... which are considered effectively solving the problems with bad debt so these
models can give some clues to make an appropriated model for Vietnam economy.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 120
The financial crisis in Asia from 1997 to 1998 happened brought up the problem with
non-performing loans. China and Korea’s economies was urged to look into the situation and
figure out the way to deal with the problem.
For China, its financial system was not able to grow appropriately and weaknesses
existed for years in the banking sector, which led to a terrible bad debts’ problem. The
resolving process can be separated into 3 periods. First, in the mid of 1990s, China took
actions to restructuring the financial model. Next, from 1999 to 2003, 4 assets management
companies (AMC) was established with government’s sponsors and each of the companies
was affiliated a big state bank. Finally, China focused on restructuring the state banks. These
4 AMCs had to face with many difficulties in process of doing their missions; however, it still
helped to delay the bad debts to make the balance sheets of banks and companies look more
attractive to the investors.
Moving to Korea, total non-performing loans in banking sector reached 17.7 percent of
total loans due to some internal and external factors which increased non-performing loan
such as refusal of foreign creditor to reinvest, weak prudential supervision, ... Therefore,
KAMCO- Korea Assets Management Company was responsible for solving the problem from
1998. Under control of Financial Supervisory Commission as a public non-bank financial
corporation, its missions are to support financial institution by normalizing their assets,
KAMCO is proved to work efficiently according to the data. Besides, it also brought the
innovative techniques to manage and clean up NPLs, which help the whole financial system
of Korea to recover from the crisis and start developing more.
In Vietnam, there is VAMC to resolve the problem, which was set up in July 2013.
Basically, VAMC buys and sells bad debts at a price that can be higher or lower than the
value of the debts. Therefore, the debt can be more unprejudiced and properly priced standing
on viewpoints of buyers and sellers. In another word, features of the debt are shown
apparently to make proactive legal basis in resolving the debt. In the near future, an auction
will be held to trade and deal with the bad debts; hence, bad debt can be publicly sold and
attract more and more people to participate in the trading. However, the banking system and
supervision is suggested to be further strengthened by speeding up NPLs resolution, applying
the regulation in Resolution 42 and increasing VAMC’s capital.
4. Conclusion
In conclusion, this research aims at determining the significant elements causing bad
debts in Vietnam. Based on theoretical framework, suitable variables were chosen to run
regression models and test the practical quantitative data. After obtaining the key drivers of
bad debts in Vietnamese banks, solution examples of other countries were studied to make
several recommendations for Vietnam to enhance the ability to resolve NPLs
4.1 Acknowledgement
We would like to show our special gratitude to all of those who gave us the chance to
participate in the research. The success and final outcome of this research was finally reached
thanks to all the guidance and support of many people.
First of all, we would like to express our profound appreciation to our supervisors Ph.D.
Dao Thanh Binh and MSc. Pham Thi My Phuong, for their comprehensive knowledge and
willingness to address all of our questions. Throughout the process of doing this research,
they gave us a lot of encouragement, feedbacks and advice, which help us to surmount
difficulties and accomplish our goals.
Secondly, we would like to convey our sincere thanks to all our teachers in the Faculty
of Management and Tourism (FMT) who have taught us valuable lessons so that we can apply
them into this research.
Last but not least, we are also very grateful to the organization board of the
'Econometrics and its application Olympic' who have continued to hold such a wonderful

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 121


contest. It gives all the students the chance to challenge themselves and to broaden knowledge
to reach goals.
Thank you for everything

REFERENCES

[1]. Abid, L., Ouertani, M., & Zouari-Ghorbel, S. (2014). Macroeconomic and Bank-specific
Determinants of Household’s Non-performing Loans in Tunisia: A Dynamic Panel
Data. Procedia Economics And Finance.
[2]. Amuakwa-Mensah, F., Marbuah, G., & Ani-Asamoah Marbuah,, D. (2017). Re-
examining the Determinants of Non-Performing Loans in Ghana’s Banking Industry: Role of
the 2007–2009 Financial Crisis. Journal Of African Business, 357–379.
[3]. Berger, A., & DeYoung, R. (1997). Problem loans and cost efficiency in commercial
banks. Journal Of Banking & Finance.
[4]. Beck, R., Jakubik, P., & Piloiu, A. (2015). Key Determinants of Non-performing Loans:
New Evidence from a Global Sample. Open Economies Review, 525-550.
[5]. Castro, V. (2013). Macroeconomic determinants of the credit risk in the banking system:
The case of the GIPSI. Economic Modelling, 672–683.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 122


[36]ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TAM (TECHNOLOGY ACCEPTANCE MODEL)
NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
ỨNG DỤNG DU LỊCH THÔNG MINH TRONG BỐI CẢNH HÀ NỘI HƯỚNG TỚI
XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THÔNG MINH.
SV: Nguyễn Thị Minh
Đại học Thương Mại
GVHD: ThS. Đỗ Thị Thu Hiền, ThS. Lê Ngọc Cường

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu đã trình bày mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ mới
TAM, trên cơ sở mô hình TAM và kết quả của những nghiên cứu trước, nghiên
cứu đã xây dựng mô hình lý thuyết để nghiên cứu những nhân tố tác động đến
quyết định sử dụng ứng dụng du lịch thông minh. Trong bài nghiên cứu, tác giả
đã nhận diện được những nhân tố: tính dễ sử dụng cảm nhận, tính hữu ích cảm
nhận, ảnh hưởng xã hội, tính tự làm chủ, Lo ngại về an toàn thông tin và chất
lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ứng dụng du lịch thông minh
của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2018-2019. Các
nhận định trên được rút ra thông qua việc phân tích nhân tố khám phá EFA, ứng
dụng mô hình TAM và các phương pháp hồi quy được thực hiện trên phần mềm
SPSS. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đưa ứng dụng du lịch thông
minh trở thành ứng dụng gắn với hoạt động du lịch tại Việt Nam nói chung và Hà
Nội nói riêng
Từ khóa: Mô hình TAM; nhân tố khám phá EFA; mô hình hồi quy (Linear
Regression Model); thành phố thông minh; du lịch thông minh.
1. Phần mở đầu
Thành phố thông minh là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông kết nối các cảm
biến, mạng không dây tốc độ cao, xử lý dữ liệu lớn để nâng cao chất lượng cuộc sống nơi đô
thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố, giảm tiêu thụ năng lượng, quản
lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhìn chung, để đánh giá thành phố thông minh
sẽ phải dựa trên mức độ thông minh của cơ sở hạ tầng tác động lên các lĩnh vực giao thông, y
tế, xây dựng, năng lượng, quản trị,… Để xây dựng một thành phố thông minh, cần xây dựng
các hệ thống thông minh: hệ thống giao thông thông minh, hệ thống du lịch thông minh, hệ
thống giáo dục thông minh,… Trong đó hệ thống du lịch thông minh là một hệ thống được trú
trọng nhiều tại các quốc gia, hệ thống du lịch thông minh được thể hiện bằng các ứng dụng du
lịch thông minh. Có thể hiểu du lịch thông minh là mô hình du lịch được xây dựng dựa trên
nền tảng của công nghệ thông tin và truyền thông; giúp cho sự tương tác, kết nối chặt chẽ
giữa nhà quản lý, doanh nghiệp và khách du lịch, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách,
đồng thời giúp cho việc quản lý thuận tiện hơn
Tại Việt Nam, hiện đã có nhiều thành phố, tỉnh áp dụng ứng dụng du lịch thông minh:
Hà Nội, Đà Nẵng, Ninh Bình, thành phố Hồ Chí Minh,…Bên cạnh đó cũng có một số thành
phố, tỉnh đang trong kế hoạch áp dụng ứng dụng du lịch thông minh như: Tuyên Quang, Bà
Rịa – Vũng Tàu,…
Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me được công bố vào tháng 6
năm 2017, có 88% khách du lịch tra cứu thông tin qua mạng, trong đó, 35% thường xuyên sử
dụng internet để tìm kiếm thông tin du lịch. Trên internet có khá nhiều trang thông tin về du
lịch và có thể xuất hiện những trang web không chính thống, do vậy việc áp dụng ứng dụng
du lịch thông minh thực sự trở thành một tất yếu trong thời buổi nền cánh mạng công nghiệp
4.0 như hiện nay.
Việc đánh giá chính xác những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng du lịch
thông minh sẽ giúp ích cho cả ba đối tượng là bên cung cấp ứng dụng (Sở du lịch Hà Nội, Tập
đoàn Công nghệ bưu chính viễn thông), doanh nghiệp kinh doanh du lịch và người sử dụng
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 123
ứng dụng. Đo lường được chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ứng dụng
du lịch thông minh, giúp cho các nhà cung cấp ứng dụng phát triển được ứng dụng của mình
một cách tốt nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng, từ đó thu hút được nhiều người
dùng lựa chọn và sử dụng ứng dụng du lịch thông minh. Về phía người sử dụng, người dùng
được tiếp cận nhiều hơn tới những tiện ích mà công nghệ mang lại để phục vụ cho hoạt động
du lịch.
Trong những tỉnh, thành phố đang áp dụng ứng dụng du lịch thông minh, Hà Nội là thủ
đô của Việt Nam với rất nhiều các địa điểm du lịch nổi tiếng. Cụ thể Hà Nội đã có những ứng
dụng du lịch được sử dụng phổ biến: Ha Boi City Guide, My Ha Hoi, Trip Hunter, trang web
của sở du lịch Hầ Nội,..Đề tài nghiên cứu hướng đến đối tượng là sinh viên khu vực Hà Nội.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn triển khai đề tài: 4“Ứng dụng mô hình TAM
(Technology acceptance model) nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định sử dụng
ứng dụng du lịch thông minh trong bối cảnh Hà Nội hướng đến xây dựng thành phố thông
minh”.
2. Mô hình thuyết chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model)
Mô hình TAM được xem là mô hình phổ biến nhất để đánh giá khả năng chấp nhận của
người dùng đối với các dịch vụ công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn
thông (Kuo & Yen, 2009; Shroff và cộng sự, 2011; Melas và cộng sự, 2011).
Mô hình TAM được Davis đề xuất và chứng minh năm 1989. Mô hình bao gồm các
biến chính sau:
Biến bên ngoài (biến ngoại sinh) hay còn gọi là các biến của thí nghiệm trước đây: Đây
là các biến ảnh hưởng đến nhận thức sự hữu ích (Perceive Usefulness-PU) và nhận thức tính
dễ sử dụng (Perceive Ease Of Use-PEU).
Nhận thức sự hữu ích (Perceive Usefulness-PU): Là mức độ tin tưởng của người sử
dụng dịchvụ hay hệ thống sẽ giúp nâng cao kết quả thực hiện công việc của họ (Davis, 1989).
Người sử dụng chắc chắn nhận thấy rằng việc sử dụng các hệ thống ứng dụng riêng biệt sẽ
làm tăng hiệu quả/năng suất làm việc của họ đối với một công việc cụ thể. Yếu tố cấu thành
biến nhận thức sự hữu ích bao gồm: Giao tiếp (Communication): Tầm quan trọng của sự giao
tiếp trong việc vận hành một hệ thống thông tin đã được các nhà nghiên cứu trước đây thừa
nhận. Thật vậy, nếu thiếu thông tin thì không thể liên kết các chủ thể hoạt động lại với nhau.
Nếu có thông tin thì mọi người đang hoạt động tại nhiều bộ phận khác nhau trong cùng một tổ
chức mới hiểu nhau và hành động hướng đến mục tiêu chung. Chất lượng hệ thống (System
quality): Không ngừng nâng cao chất lượng hệ thống sẽ giúp việc khai thác hệ thống thông tin
đạt hiệu quả hơn. Chất lượng thông tin (Information quality): Chất lượng đầu ra của hệ thống
thông tin: Tin cậy, đầy đủ, kịp thời. Chất lượng dịch vụ (Service quality): Có bảo hiểm, tin
cậy, có tính phản hồi.
Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceive Ease Of Use-PEU): Là mức độ dễ dàng mà người
dùng mong đợi khi sử dụng hệ thống, là nhận thức của khách hàng tin rằng việc sử dụng dịch
vụ hay hệ thống đặc thù không cần nhiều nỗ lực.
Thái độ hướng đến việc sử dụng: Được định nghĩa là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực về
việc thực hiện một hành vi mục tiêu (Ajzen & Fisbein, 1975). Là thái độ hướng đến việc sử
dụng một hệ thống được tạo lập bởi sự tin tưởng về sự hữu ích và dễ sử dụng.
Dự định sử dụng: Là nhận thức về xu hướng hay khả năng quyết định sử dụng dịch vụ
hay hệ thống khi sử dụng hệ thống. Dự định sử dụng có mối quan hệ chặt chẽ đến việc sử
dụng thực sự.
Quyết định sử dụng hay hành vi sử dụng: Là mức độ hài lòng, khả năng sẵn sàng tiếp
tục sử dụng hay mức độ cũng như tần suất sử dụng dịch vụ/hệ thống trong thực tế.
TAM là mô hình đặc trưng để ứng dụng trong việc nghiên cứu việc sử dụng một hệ
thống vì TAM là mô hình đo lường và dự đoán việc sử dụng hệ thống thông tin (IS). Do đó,
mô hình TAM cũng được áp dụng thích hợp cho nghiên cứu của đề tài.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 124


Nhận thức
tính dễ sử
dụng

Thái độ Thái độ Quyết


Các biến
hướng hướng định
ngoại
đến sử đến sử sử
sinh

Nhận thức
sự hữu ích
sử dụng
Hình 1. Mô hình thuyết chấp nhận công nghệ TAM
(Nguồn: Davis và cộng sự (1989)
3. Phương pháp và kết quả nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.2 Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở mô hình TAM của Davis (1989) kết hợp với kết quả của một số nghiên cứu
trước đây của các tác giả khác, nhóm đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
ứng dụng du lịch thông minh của người dân trên địa bản Hà Nôi. Tính dễ sử dụng là mức độ
niềm tin của cá nhân trong việc sử dụng ứng dụng sẽ mang lại sự tự do thoải mái (Davis,
1989; Davis, 1993) [3]. Ứng dụng du lịch thông minh là một ứng dụng công nghệ mới, tuy
vậy đây là các ứng dụng trên điện thoại hay các trang web nên người dùng cũng có thể sử
dụng ứng không mấy khó khăn. Có nhiều nghiên cứu cho thấy tính dễ sử dụng có tác động
đến việc sử dụng ứng dụng công nghệ mới của người dùng (Bendegul Okumus & Anil
Bilgihan, 2013; Changsok Yoo, Shinhye Kwon, Hyunsoo Na & Byenghee Chang, 2017;
Davis, 1989). Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
H1: Tính dễ sử dụng cảm nhận (SD) có tác động cùng chiều với quyết định sử dụng
(QD)
Tính hữu ích cảm nhận là cảm nhận của khách hàng trong mối quan hệ với những lợi
thế tiềm năng cho quyết định của họ.[3] Yếu tố này đã được nghiên cứu trong nhiều nghiên
cứu liên quan đến việc áp dụng các công nghệ mới. Điều này phù hợp với các nghiên cứu
trước đây (Bendegul Okumus & Anil Bilgihan, 2013; Changsok Yoo, Shinhye Kwon,
Hyunsoo Na & Byenghee Chang, 2017; Davis, 1989). Vì thế, tác giả đề xuất giả thuyết:
H2: Tính hữu ích cảm nhận (HI) có tác động cùng chiều với quyết định sử dụng (QD)
Chất lượng thông tin và chất lượng dịch vụ là 2 yếu tố có thể nói là quyết định đối với
việc người dùng có sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp hay không, trước đây cũng đã có
nghiên cứu chứng minh rằng chất lượng thông tin và dịch vụ có ảnh hưởng đến việc sử dụng
dịch vụ của người dùng (Changsok Yoo, Shinhye Kwon, Hyunsoo Na & Byenghee Chang,
2017; Lê Quang Hùng, 2017). 2 giả thuyết sau được thêm vào mô hình đề xuất
H3: Chất lượng thông tin (TT) nhận có tác động cùng chiều với quyết định sử dụng
(QD)
H4: Chất lượng dịch vụ (DV) có tác động cùng chiều với quyết định sử dụng (QD)
Ngoài 2 biến số trên, nhận thức về sự ưa thích cũng có mặt trong nhiều nghiên cứu về
việc ứng dụng công nghệ mới để biết được cảm giác của người dùng có ưu thích ứng dụng
hay không (Bendegul Okumus & Anil Bilgihan, 2013; Changsok Yoo, Shinhye Kwon,
Hyunsoo Na & Byenghee Chang, 2017)
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 125
H5: Nhận thức về sự ưa thích (UT) có tác động cùng chiều với quyết định sử dụng(QD)
Tính tự làm chủ của con người càng cao thì họ càng có xu hướng sử dụng các dịch vụ
công nghệ mới hay tính tự làm chủ ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ công
nghệ mới [1]. Nghiên cứu về tính tự làm chủ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng trước đó đã
có (Bendegul Okumus & Anil Bilgihan, 2013). Do vậy, đề xuất giả thuyết
H6: Tính tự làm chủ (LC) tác động cùng chiều với quyết định sử dụng(QD)
Ảnh hưởng xã hội hay chuẩn mực xã hội biểu thị cho người dùng nhận thức quan điểm
của người khác về việc người đó có nên sử dụng dịch vụ hay không [1]. Trước đó cũng có
nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của
người dùng (Bendegul Okumus & Anil Bilgihan, 2013)
H7: Ảnh hưởng xã hội (XH) tác động cùng chiều với quyết định sử dụng(QD)
Rào cản về công nghệ là sự phát triển của công nghệ làm cản trở việc sử dụng ứng dụng
một cách dễ dàng của người dùng, nghiên cứu trước dây đã chứng minh rào cản công nghệ có
ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ công nghệ mới (Bendegul Okumus & Anil Bilgihan,
2013)
H8: Rào cản về công nghệ (CN) có tác động ngược chiều với quyết định sử dụng (QD)
Khi áp dụng dịch vụ công nghệ mới, điều mà người dùng khá lo ngại đó là thông tin của
mình bị rò rỉ ra ngoài, do vậy yếu tố an toàn thông tin cũng đóng vau trò quan trọng giúp các
nhà nghiên cứu về ứng dụng công nghệ mới hoàn thiện bài nghiên cứu của mình (Changsok
Yoo, Shinhye Kwon, Hyunsoo Na & Byenghee Chang, 2017)
H9: An toàn thông tin (AT) có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng (QD)
Từ những nhận định trên ta có giả thuyết:
Quyết định sử dụng (QD) phụ thuộc vào chín yếu tố trên.

Hình 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Giải thích các biến trong mô hình


Bảng 1. Giải thích các biến trong mô hình
Tính dễ sử dụng cảm nhận Tham khảo
SD1 Bạn có thể học cách sử dụng ứng dụng một cách dễ dàng Davis (1989), Davis (1993)

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 126


SD2 Khi tương tác với ứng dụng bạn thấy dễ hiểu, rõ ràng
SD3 Bạn thấy ứng dụng du lịch thông minh dễ dàng sử dụng được
Tính hữu ích cảm nhận
HI1 Bạn thấy việc sử dụng ứng dụng du lịch thông minh rất hữu ích cho Davis (1989), Davis (1993)
bạn trong việc cung cấp các thông tin về du lịch
HI2 Ứng dụng du lịch thông minh làm tăng hiệu qủa trong hoạt động du
lịch, có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi
HI3 Bạn thấy các nội dung được cung cấp qua ứng dụng du lịch thông
minh là có hữu ích đối với mình
HI4 Nhìn chung bạn đánh giá ứng dụng du lịch thông minh là dịch vụ giá
trị đối với mình
Chất lượng thông tin
TT1 Những thông tin cung cấp từ ứng dụng du lịch thông minh là chính Changsok Yoo, Shinhye Kwon, Hyunsoo
xác Na & Byenghee Chang (2017)
TT2 Những thông tin từ nhà cung cấp về ứng dụng đạt yêu cầu
TT3 Dễ dàng tham khảo các thông số về ứng dụng du lịch thông minh qua
các hình thức khác nhau bất kỳ khi nào bạn muốn (app trên điện
thoại, web,...)
Chất lượng dịch vụ
DV1 Nhà cung cấp ứng dụng thực hiện đúng như cam kết về chất lượng Lê Quang Hùng (2017)
dịch vụ
DV2 Ứng dụng du lịch thông minh của nhà cung cấp nhiều dịch vụ cốt lõi
DV3 Bạn nghĩ nhà cung cấp sẽ cung cấp dịch vụ như mong đợi
DV4 Nhà cung cấp ứng dụng du lịch thông minh luôn cung cấp dịch vụ
một cách nhanh chóng
Nhận thức về sự ưa thích
UT1 Bạn thấy thú vị khi sử dụng ứng dụng Bendegul Okumus & Anil Bilgihan (2013)
UT2 Ứng dụng du lịch thông minh mang lại sự ưa thich cho bạn
UT3 Bạn sử dụng ứng dụng để giết thời gian
Tính tự làm chủ
LC1 Bạn có thể sử dụng ứng dụng để tìm kiếm thông tin du lịch nếu trước Bendegul Okumus & Anil Bilgihan (2013)
đây bạn đã từng sử dụng ứng dụng tương tự
LC2 Bạn có thể sử dụng ứng dụng để tìm kiếm thông tin du lịch nếu có
người hướng dẫn bạn sử dụng
LC3 Bạn có thể sử dụng ứng dụng để tìm kiếm thông tin du lịch nếu bạn
có thời gian để thử dùng ứng dụng đó
LC4 Bạn có thể sử dụng ứng dụng để tìm kiếm thông tin du lịch nếu bạn
đủ khả năng mua được các đối tượng của du lịch như vé vào cửa, đồ
ăn, đặt phòng…
Ảnh hưởng xã hội
XH1 Bạn sử dụng ứng dụng vì bạn bè bạn cũng sử dụng và bạn muốn Bendegul Okumus & Anil Bilgihan (2013)
thuộc về nhóm đó
Việc sử dụng ứng dụng cũng phản ánh tính cách của tôi với người
XH2 khác
XH3 Theo như những người thân thiết của bạn, bạn nên sử dụng ứng dụng
du lịch thông minh
Rào cản về công nghệ
CN1 Bạn cảm thấy việc cài đặt ứng dụng này khó đối với bản thân mình Bendegul Okumus & Anil Bilgihan (2013)
CN2 Sự khác biệt so với hình thức du lịch truyền thống ảnh hưởng đến
việc sử dụng ứng dụng du lịch thông minh của bạn
CN3 Hiệu suất làm việc chậm của các trang web hay các app du lịch thông
minh ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ứng dụng du lịch thông minh
của bạn
Lo ngại về an toàn thông tin
AT1 Bạn lo ngại việc thông tin của mình sẽ bị thu thập lại Changsok Yoo, Shinhye Kwon, Hyunsoo
AT2 Việc đăng nhập vào các trang web hay app du lịch thông minh bằng Na & Byenghee Chang (2017)
thông tin cá nhân ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng của bạn
AT3 Bạn sử dụng các thông tin ảo để đăng nhập vào các trang web hay
app du lịch thông minh
Quyết định sử dụng
QD1 Nhìn chung ứng dụng du lịch thông minh của các hình thức cung cấp Changsok Yoo, Shinhye Kwon, Hyunsoo
ứng dụng hiện tại làm cho tôi cảm thấy hài lòng Na & Byenghee Chang (2017)
QD2 Việc sử dụng ứng dụng du lịch thông minh là quyết định đúng đắn
của tôi
QD3 Tôi thấy thích thú khi sử dụng ứng dụng du lịch thông minh 4G cho
các hoạt động của mình
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 127
QD4 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng ứng dụng du lịch thông minh trong thời gian
tới
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Khái quát phương pháp nghiên cứu
Thiết kế bảng câu hỏi: Nghiên cứu được thực hiên cấp bậc Likert sử dụng 5 điểm.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng nhằm khảo sát những người dân sử
dụng ứng dụng du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó:
Nghiên cứu được tiến hành thông qua việc tìm hiểu, đánh giá và tổng hợp tài liệu, lựa chọn
thang đo và điều chỉnh để phù hợp với bài nghiên cứu.
Dữ liệu được thu thâp bằng bảng câu hỏi, mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS.Từ đó
thực hiện các phân tích: Phân tích mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA, phân tích hồi quy bội.
Phương pháp phân tích dữ liệu Bước 1: Chuẩn bị thông tin:
275 phiếu điều tra được phát ra. Sau đó tiến hành thu nhận bảng trả lời, làm sạch thông
tin, mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần
mềm SPSS 20.0.
Bước 2: Thống kê mô tả mẫu:
Các biến phân loại như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp... được phân loại bằng các chỉ số
thống kê mô tả cơ bản qua số quan sát và bảng tần suất theo các dấu hiệu phân biệt đã được
định sẵn.
Bước 3: Đánh giá sơ bộ thang đo
Đánh giá sơ bộ thang đo là tiến hành đánh giá mức độ phù hợp của các nhân tố được
đưa ra trong thang đo thông qua hệ số Cronbach’ Alpha. Mục đích của bước này là xem xét
biến nào phù hợp hay không phù hợp để trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA
có thể loại các biến không phù hợp. Trong bước này, tiến hành kiểm định:
Hệ số Cronbach’ Alpha với điều kiện > 0,6 (Nguyễn Đình Thọ, 2014).
Hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) với điều kiện < 0,3
(Nguyễn Đình Thọ, 2014).
Bước 4: Phân tích nhân tố EFA:
Phân tích nhân tố được dùng để tóm tắt dữ liệu và rút gọn tập hợp các yếu tố quan sát
thành những yếu tố chính dùng trong các phân tích, kiểm định tiếp theo.
Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý
nghĩa thiết thực của EFA: Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading
> 0,4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (Hair,
J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R,L, 2006).
Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: (1) Hệ số tải
nhân tố (Factor loading) > 0,5; (2) Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) nằm trong khoảng [0,5;
1];
(3) Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Significant (Sig.)< 0,05; (5) Phần trăm
phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50% (Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J.,
Anderson, R.E. & Tatham, R, L, 2006).
Bước 5: Kiểm định tương quan Pearson:
Để tiến hành phân tích tương quan Pearson trước tiên cần phải tạo các biến đại diện.
Mục đích của chạy tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ
giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì hai
biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ. Đồng thời cũng cần phân tích tương
quan giữa các biến độc lập. Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả
của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2005).
Bước 6: Xây dựng mô hình hồi quy đơn tuyến tính:
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 128
Sau khi kết luận hai biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau thì có thể mô hình hóa mối
quan hệ nhân quả này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2005). Cuối cùng cần kiểm định giả thuyết theo các bước sau:
Kiểm định mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua R 2 và R2
hiệu chỉnh.
Kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất) có giá trị
biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4: Nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất
với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2 [1,3]. Không có sự tương quan chuỗi bậc nhất thì dữ liệu thu
thập là tốt.
Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai (ANOVA a): Bước này sử dụng để kiểm
định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy này xem có suy rộng và áp dụng được cho
tổng thể hay không thông qua giá trị Sig. (Sig. < 0,05) trong bảng ANOVAa.
Tiến hành kiểm định từng biến độc lập, xem xét những biến này có ý nghĩa hay không
thông qua hệ số Sig. của các biến trong bảng Coefficients, nếu giá trị Sig. nhỏ hơn hoặc bằng
0,05 thì biến độc lập có ý nghĩa, ngược lại nếu Sig. lớn hơn 0,05 thì biến đó sẽ bị loại bỏ.
Đồng thời trong bảng Coefficients, phải tiến hành xem xét hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta của
các biến độc lập, biến nào có Beta lớn nhất chứng tỏ biến đó ảnh hưởng mạnh nhất đến biến
phụ thuộc, từ đó sẽ làm căn cứ để viết kết luận.
Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua các giá trị của hệ số phóng đại
phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu VIF lớn hơn 10 thì có hiện tượng đa cộng
tuyến ( Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư: Dựa theo biểu đồtần số phần dư
chuẩn hóa Histogram với giá trị Mean gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1, hay biểu đồ
phần dư chuẩn hóa Normal P-P Lot có các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập
trung thành một đường chéo thì có thể chứng minh giả định phân phối chuẩn của phần dư
không bị vi phạm.
3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Kích thước mẫu tối thiểu đối với phân tích nhân tố khám phá EFA là n = 5m, trong
đó m là số lượng câu hỏi trong bài nghiên cứu (Hair & ctg, 1998). Còn đối với phân tích
hồi quy đa biến thì kích thước mẫu tối thiểu là n = 50 + 8m, trong đó m là số lượng nhân
tố độc lập (Tabachnicho Fidell, 1996).
Phiếu điều tra gửi thông qua hình thức online và offline. Kết quả thu được 230 phiếu
điều tra hợp lệ số người sử dụng ứng dụng được sử dụng cho phân tích. Trong nghiên cứu
sử dụng 9 biến độc lập với 34 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu 230 là phù hợp.
3.3.2 Kết quả nghiên cứu
1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Các biến SD, HI, TT, DV, AT, XH, CN, LC, UT, QD được kiểm định độ tin cậy thang
đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Trong đó: Biến LC, QD có hệ số Cronbach’s Alpha rất cao
lần lượt là 0,834; 0,865;
Biến HI, TT, DV, XH, CN, AT có hệ số Cronbach’s Alpha lần lượt là 0,790; 0,750;
0,775; 0,781; 0.764; 0,760 đều lớn hơn 0,7;
Biến SD có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,656 lớn hơn 0,6;
Biến UT có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,614 và có item-total correlation của biến UT3
<0,3 nên loại biến UT3 khỏi biến quan sát, biến UT khi đó có hệ số Cronbch’s Alpha là
0.754.
Mặt khác các biến (trừ UT3) đều có item-total correlation >0,3. Vì vậy, loại bỏ biến
quan sát UT3 để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau kết quả phân tích lần một:

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 129


Bảng 2. Kết quả phân tích KMO and Bartlett’s Test

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .873
Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2996.304
Df 406
Sig. .000
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)
Kết quả chỉ số KMO > 0,5 và Sig. = 0,000 có ý nghĩa thống kê, các biến trong mô hình
có tương quan với nhau.
Bảng 3. Kết quả ma trận xoay Retated Component Matrixa

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5 6 7 8
HI2 .746
HI1 .743
UT1 .645
HI3 .586
HI4 .583
UT2 .566
DV3 .776
DV1 .706
DV2 .681
DV4 .503
LC2 .707
LC3 .686
LC4 .673
LC1
XH2 .795
XH3 .752
XH1 .685
TT2 .808
TT3 .673
TT1 .659
AT1 .785
AT2 .781
AT3 .587
CN2 .797
CN1 .773
CN3 .594
SD3 .801
SD2 .762
SD1 .521
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 9 iterations.
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)
2. Kết quả kiểm định tương quan Pearson
Dựa vào kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA loại
bỏ các biến TT4 và tạo các nhân tố đại diện:
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 130
SD = Mean (SD1, SD2, SD3);
HI = Mean(HI1, HI2, HI3, HI4);
TT = Mean(TT1, TT2, TT3);
DV = Mean(DV1,DV2,DV3, DV4);
AT = Mean(AT1,AT2,AT3);
LC = Mean ( LC2, LC3, LC4);
XH = Mean(XH1, XH2, XH3);
CN = Mean (CN1, CN2; CN3);
QD = Mean (QD1, QD2, QD3, QD4)
Bảng 4. Kết quả kiểm định tương quan Pearson (Correlations)
QD AT SD LC XH HI CN TT DV
QD Pearson Correlation 1 .509** .366** .610** .565** .620** .461** .418** .567**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 230 230 230 230 230 230 230 230 230
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS)
Giá trị Sig. của các biến quan sát SD, HI, LC, DV, AT, CN, TT, XH đều nhỏ hơn 0,05
nghĩa là biến độc lập đó tương quan biến phụ thuộc. Kết quả xây dựng mô hình hồi quy đơn
tuyến tính
Tóm tắt mô hình:
Bảng 5. Kết quả tóm tắt mô hình (Model Summary)
Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson


1 .787a .619 .606 .462 1.982
a. Predictors: (Constant), CN, SD, DV, XH, AT, TT, LC, HI
b. Dependent Variable: QD

(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS)


Adjusted R Square (R bình phương hiệu chỉnh) phản ánh mức độ ảnh hưởng của các
biến độc lập lên biến phụ thuộc. Ở đây, 8 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng61,93% sự thay đổi
của biến phụ thuộc, còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Giá trị Durbin-Watson là 1,982 có giá trị xấp xỉ 2, vì vậy không có hiện tượng tương
quan chuỗi bậc nhất.
Kiểm định F:
Bảng 6. Kết quảphân tích phương sai ANOVAa
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 76.863 8 9.608 44.943 .000b
1 Residual 47.245 221 .214
Total 124.108 229
a. Dependent Variable: QD
b. Predictors: (Constant), CN, SD, DV, XH, AT, TT, LC, HI

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)


Giá trị sig. của kiểm định F là 0,000 < 0,05. Như
vậy, mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể.
Bẩng Coeffcients
Bảng 7. Kết quả hệ số tương quan Coeffcients

Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) -.380 .245 -1.555 .121
AT .121 .044 .144 2.737 .007 .624 1.602

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 131


SD .144 .057 .116 2.510 .013 .805 1.242
LC .156 .053 .167 2.944 .004 .537 1.861
HI .233 .061 .218 3.804 .000 .527 1.899
XH .197 .044 .229 4.445 .000 .650 1.538
TT -.023 .054 -.022 -.430 .667 .634 1.577
DV .267 .066 .219 4.053 .000 .592 1.688
CN .044 .046 .050 .973 .331 .643 1.555
a. Dependent Variable: QD

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)


Với kiểm định T từng biến độc lập, giá trị Sig. nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 có nghĩa là biến
đó có ý nghĩa trong mô hình, ngược lại Sig. lớn hơn 0,05, biến độc lập đó cần được loại bỏ.
Vì vậy trong mô hình này chỉ giữ lại biến AT, SD, LC, HI, XH, DV.
Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, trong tất cả các hệ số hồi quy, biến độc lập nào có Beta
lớn nhất thì biến đó ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc. Do đó biến SD
có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc QD. Cụ thể mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến QD như sau:
QD = 0,144*AT + 0,116SD + 0,167*LC + 0,218*HI + 0,229*XH + 0,219*DV
Như vậy, các yếu tố AT, SD, LC, HI, XH, DV có tác động cùng chiều, khi các yếu tố
khác không đổi, nếu các yếu tố trên tăng 1 đơn thị thì yếu tố QD tăng lên lần lượt là 0.144;
0.116; 0.167; 0.218; 0.229; 0.219 đơn vị.
Với các đề tài nghiên cứu có mô hình kết hợp với bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert
thì VIF< 2 sẽ không có đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Nghiên cứu trên đạt yêu cầu
không có đa cộng tuyến.
Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram
Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như: Sử dụng sai mô
hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân
tích,.... Vì vậy, chúng ta cần thực hiện nhiều cách khảo sát khác nhau. Một cách khảo sát
đơn giản nhất là xây dựng biểu đồ tần số của các phần dư Histogram ngay dưới đây.

Biểu đồ 2: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram


(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)
Từ biểu đồ cho thấy, một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần
số. Đường cong này có dạng đối xứng phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Giá
trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0,982 gần bằng 1, như vậy có thể nói
phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết phân phối chuẩn
của phần dư không bị vi phạm.
Đồ thị chuẩn hóa Normal P-P Plot:

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 132


Biểu đồ 3: Đồ thị chuẩn hóa Normal P-P Plot
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)
Với P-P Plot, các điểm phân vị trong phân phối của phần dư sẽ tập trung thành một
đường chéo, như vậy không vi phạm giả định hồi quy về quân phối chuẩn phần dư.
Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính
Biểu đồ phân tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn
hóa giúp chúng ta dò tìm xem, dữ liệu hiện tại có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính hay
không. Biểu diễn giá trị phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) ở trục hoành và giá trị
dự đoán chuẩn hóa (Predicted Value) ở trục tung.

Biểu đồ 4: Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính.
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)
Kết quả đồ thị xuất ra, các điểm phân bố của phần dư nếu có các dạng: đồ thị Parabol,
đồ thị Cubic,.. hay các dạng đồ thị khác không phải đường thẳng thì dữ liệu đã vi phạm giả
định liên hệ tuyến tính. Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần dư chuẩn hóa không thay đổi so với
một trật tự nào đối với giá trị dự doán chuẩn hóa. Do đó giả định về liên hệ tuyến tính
không bị vi phạm.
4.Kết luận và đề xuất giải pháp
4.1.Kết luận
Nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu ban đầu đề ra bao gồm:
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới dự định và hành vi sử
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 133
dụng dịch vụ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng và
hành vi sử dụng ứng dụng du lịch thông minh qua các nghiên cứu trước.
Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng tới dự định và hành vi sử dụng ứng dụng du
lịch thông minh của khách du lịch với các điểm đến trên địa bàn Hà Nội.
Xác định được mức độ quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng
ứng dụng du lịch thông minh của khách du lịch với các điểm đến trên địa bàn Hà Nội. Xác
định sự ảnh hưởng lẫn nhau (qua mô hình) của các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng
ứng dụng du lịch thông minh của khách du lịch với các điểm đến trên địa bàn Hà Nội.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý giải pháp phát triển ứng dụng
du lịch thông minh tại Hà Nội và những kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực công nghệ để bức tranh về thành phố thông minh tại Hà Nội sớm được hình
thành.
Như vậy kết quả phân tích dữ liệu cho thấy: Tính hữu ích cảm nhận, Tính dễ sử dụng
cảm nhận, Ảnh hưởng xã hội, Lo ngại về toàn thông tin, Chất lượng dịch vụ và Tính tự
làm chủ có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ứng dụng du lịch thông minh của người dân
trên địa bàn Hà Nội nhưng ở những mức độ khác nhau. Đặc biệt nhân tố Ảnh hưởng xã
hội có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định sử dụng ứng dụng du lịch thông minh của
người dân trên địa bàn Hà Nội và nhân tố Tính dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng ít nhất
đến quyết định sử dụng ứng dụng du lịch thông minh. Yếu tố Ảnh hưởng xã hội (XH) là
một yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất lên quyết định sủ dụng, điều này củng cố giả thuyết
của Bendegul Okumus & Anil Bilgihan (2013). Nhân tố Chất lượng dịch vụ (DV) ảnh
hưởng đến quyết định sẻ dụng ứng dụng du lịch thông minh phù hợp với bài nghiên cứu
của nhóm tác giả Changsok Yoo, Shinhye Kwon, Hyunsoo Na & Byenghee Chang (2017)
và Lê Quang Hùng (2017). Nhân tố HI và SD ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hoàn
toàn phù hợp với mô hình TAM (Davis, 1989; Davis, 1993); Bendegul Okumus & Anil
Bilgihan (2013), Changsok Yoo, Shinhye Kwon, Hyunsoo Na & Byenghee Chang (2017)
cùng các nghiên cứu về công nghệ thông tin trước đây. Sự ảnh hưởng của yếu tố Lo ngại
về an toàn thông tin (AT) phù hợp với bài nghiên cứu của nhóm tác giả Changsok Yoo,
Shinhye Kwon, Hyunsoo Na & Byenghee Chang (2017). Yếu tố Tính tự làm chủ (LC) phù
hợp với kết quả nghiên cứu của Bendegul Okumus & Anil Bilgihan (2013).
4.2.Đề xuất giải pháp
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy những ý kiến đánh giá khách quan cho việc phát
triển ứng dụng du lịch thông minh trong hiện tại góp phần cho Hà Nội tiến tới xây dựng
thành phố thông minh. Để phát triển ứng dụng du lịch thông minh trên địa bàn Hà Nội,
nhà cung cấp ứng dụng cần chú ý, tập trung vào cải thiện các nhân tố chính sau: Chất
lượng thông tin, dịch vụ; Tính hữu ích cảm nhận; Ảnh hưởng xã hội; An toàn thông tin.
Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với nhân tố Ảnh hưởng xã hội, là một trong những nhân tố có ảnh
hưởng lớn tới quyết định sử dụng ứng du lịch thông minh của người dân trên địa bàn Hà
Nội, vì vậy nhà cung cấp ứng dụng cần nêu cao tầm quan trọng của nhân tố này bằng cách
thực hiện giải pháp sau:
(1) Thông qua nhiều kênh khác nhau như truyền hình, mạng xã hội ( đặc biệt là
mạng xã hội vì tiếp cận với thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì người dùng có xu
hướng tiếp cận thông tin qua mạng xã hội nhiều hơn),… nhà cung cấp ứng dụng cần
truyền tải thông điệp về tính thay thế của ứng dụng du lịch thông minh so với du lịch
truyền thống.
(2) Cần tạo cơ hội cho khách hàng có thể tăng cơ hội trải nghiệm ứng trước khi
quyết định sử dụng bằng cách mở rộng hệ thống wifi miễn phí (hiện nay ở bờ hồ Hoàn
Kiếm và một số nơi đã có hệ thống wifi miễn phí). Đặc biệt cần tác động vào các nhóm
khách hàng tiên phong sử dụng ứng dụng để thể hiện sự tiến bộ về công nghệ. Khi nhóm
khách hàng tiên phòng có những đánh giá tốt về tính hữu ích của ứng dụng thì đó cũng là
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 134
tín hiệu phát sóng, truyền tải thông tin khách quan nhất, tốt nhất nhằm lôi kéo các nhóm
khách hàng còn lại sử dụng ứng dụng.
Thứ hai, đối với nhân tố Chất lượng dịch vụ, kết quả cho thấy nhân tố này ảnh
hưởng khá nhiều đến quyết định sử dụng ứng dụng du lịch thông minh, cần thực hiện một
số biến pháp sau:
(1)Cần tập trung cải thiện lợi ích cốt lõi của ứng dụng du lịch thông minh là dịch vụ
tiện ích có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi, làm cho người dùng cảm thấy tiện lợi và dễ dàng
hơn so với hình thức du lịch truyền thống
(2)Lắng nghe những ý kiến phản hồi về chất lượng ứng dụng của khách hàng bằng các
kênh khác nhau như phản hồi trực tiếp qua web, các app hay đường dây nóng,.. hoặc qua
các bài nghiên cứu khảo sát. Từ đó lập ra các kế hoạch phù hợp điều chỉnh cải tiến chất
lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu người dùng.
Thứ ba, đối với nhân tố Tính hữu ích cảm nhận, kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tại
tính hữu ích có tác động đến quyết định sử dụng ứng dụng du lịch thông minh của người
dân trên địa bàn Hà Nội. Tác giả đề xuất một số giải pháp như sau: Các nhà cung cấp ứng
dụng cần thực hiện phương pháp truyền thông truyền tải thông điệp về các tiện ích, hữu ích
của dịch vụ theo hướng khác biệt hóa với hình thức du lịch truyền thống hay đơn thuần chỉ
là tra cứu thông tin về địa điểm du lịch trên mạng và không biết nguồn thông tin ấy có
chính xác hay không. Đặc biệt cần nhấn mạnh vào các yếu tố giúp khách hàng cải thiện
hiệu năng, tốc độ và hiệu quả sử dụng ứng dụng, hơn nữa còn giúp tiết kiệm chi phí qua đó
đem lại giá trị vượt trội của ứng dụng tới khách hàng.
Thứ tư, Tính tự làm chủ cũng được chứng minh rằng có ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng ứng dụng. Thuyết tự chủ cho rằng động lực tồn tại ở ba mức độ phạm vi khác
nhau: phạm vi toàn cục, phạm vi ngữ cảnh, và phạm vi tình huống. Vì vậy tác giả đề
xuất một số giải pháp như sau:
(1)Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về ứng dụng du lịch
thông minh cũng như gửi thông điệp đến cho người nghe rằng ứng dụng này là một ứng
dụng mà ai có điện thoại thông minh cũng có thể dễ dàng sử dụng được
(2)Dán các pano, áp phích về giao diện của một số ứng dụng du lịch thông minh tại
các điểm đến du lịch, khi đó người dân sẽ thấy bắt mắt và sẽ tăng động lực hướng đến
ứng dụng, từ đó hình thành nên tính tự làm chủ hướng đến hành vi sử dụng ứng dụng
(3)Đối với phạm vi tình huống, nhà cung cấp ứng dụng có thể cử đội ngũ nhân viên
làm công tác quan hệ công chúng sử dụng điện thoại thông minh và nói trực tiếp với
người dùng tại các điểm đến du lịch làm cho du khách hứng thú và sẽ sử dụng ứng
dụng.
Thứ năm, yếu tố Lo ngại về an toàn thông tin cũng được chứng minh rằng có ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng ứng dụng du lịch thông minh của người dùng. Nhà cung
cấp ứng dụng cần xây dựng lòng tin với khách hàng rằng thông tin của họ cung cấp cho
các hệ thống ứng dụng không bị rò rỉ ra ngoài.
Thứ sáu, đối với nhân tố Tính dễ sử dụng cảm nhận. Trong khảo sát cho thấy tính dễ
sử dụng được khách hàng đánh giá thấp, tác giả đề xuất 1 số giải pháp như sau:
(1)Thiết kế phần mềm liên quan với giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng;
cung câp thông tin dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh dễ hiểu đáp ứng nhu cầu tìm
hiểu thông tin du lịch của mọi nhóm đối tượng thuộc nhiều trình độ khác nhau.
(2)Đơn giản hóa ứng dụng giúp những khách hàng chưa từng trải nghiệm sử dụng dịch
vụ hay những khách hàng không cần có nhiều hướng dẫn cũng có thể dễ dàng sử dụng
được. Hoặc nếu có các bản text hướng dẫn cũng được viết bởi các ngôn ngữ phổ biến mà
người dùng lựa chọn với các câu từ dễ hiểu không mạng tính chuyên ngành hay học thuật.
Các tính năng cho người mới sử dụng nên cập nhật tự động, dưới dạng tiếng Việt và một
số ngôn ngữ phổ biến cho đối tượng khách hàng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Trung Quốc,...
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 135
4.3.Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn, nghiên cứu vẫn còn những
hạn chế nhất định: đề tài mới chỉ dừng lại ở việc điều tra nhóm đối tượng người sử dụng
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hướng nghiên cứu tiếp theo và mở rộng điều tra ở các thành phố khác đang trên đà
xây dựng thành phố thông minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bendegul Okumus & Anil Bilgihan (2013), “Proposing a model to test smartphone
users”
[2] Changsok Yoo, Shinhye Kwon, Hyunsoo Na và Byenghee Chang (2017) “Factors
Affecting the Adoption of Gamified Smart Tourism Applications: An Integrative
Approach”
[3] Davis, F.D., (1989), Perceived usefulness, perceived ease of use and user acceptance of
information technology’’, MIS Quarterly
[4] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, NXB Thống kê, Hà Nội.
[5] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 136


[37]NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ
DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG
CỦA NGƯỜI DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SV: Đặng Kim Chi, Lê Thanh Hằng, Đỗ Thị Yến
Khoa Đào Tạo Quốc tế Trường Đại Học Thương Mại
GVHD: PGS.TS Đàm Gia Mạnh, Vũ Trọng Nghĩa

TÓM TẮT
Bài viết này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ
thanh toán điện tử trên thiết bị di động dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế cuả
người dân trên địa bàn Hà Nội. Từ đó là cơ sở để các nhà cung cấp dịch vụ đưa
ra các giải pháp phù hợp cho các nhân tố có tác động lớn đến quyết định sử dụng
của người dùng. Mở đầu là phần trình bày tổng quan về lý thuyết thanh toán điện
tử trên thiết bị di động, sau đó nhóm tìm hiểu và tổng hợp kết quả của các bài
nghiên cứu trước đây liên quan đến thanh toán điện tử để xây dựng mô hình giả
thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ. Sau đó thu thập dữ liê ̣u
tiến hành: mã hoá dữ liê ̣u, sử dụng phần mềm SPSS phân tích nhân tố và mô hình
hồi quy đa biến nhằm tìm ra các nhân tố quan trọng, và mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đó đến quyết định sử dụng dịch vụ. Cuối cùng nhóm tác giả dựa trên
kết quả phân tích được để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển
dịch vụ.
Từ khóa: Thanh toán trực tuyến ,thiết bị di động, nhân tố ảnh hưởng, địa bàn Hà
Nội
1.Tổng quan nghiên cứu
Thanh toán điê ̣n tử trên thiết bị di đô ̣ng đang trở thành phương thức phổ biến ở các
nước trên thế giới. Tại Viê ̣t Nam, trong những năm gần đây, thanh toán điê ̣n tử trên thiết bị di
đô ̣ng cũng đang có bước phát triển nhanh chóng. Do đó mà đã có không ít những công trình
nghiên cứu ở Viê ̣t Nam và trên thế giới tâ ̣p trung vào vấn đề thanh toán điê ̣n tử với nhiều cách
tiếp câ ̣n khác nhau, chẳng hạn như:
Nghiên cứu về: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắn trực tuyến của người tiêu
dùng, có bài nghiên cứu của Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Đô ̣ (2016) [1] thảo luận các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam dựa trên lý thuyết
hành vi có hoạch định. Sau khi phân tích dữ liê ̣u thu thâ ̣p được, bài viết chỉ ra rằng: thái độ và
nhận thức kiểm soát hành vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua trực
tuyến. Trong khi đó, rủi ro cảm nhận có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua trực tuyến của
người tiêu dùng. Hay nghiên cứu của Lê Nguyễn Xuân Đào và Nguyễn Thị Bảo Châu (2014)
[2]. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố rủi ro về tài chính và sản phẩm, đa
dạng về lựa chọn hàng hóa, niềm tin, tính đáp ứng của trang web, rủi ro về thời gian, sự thoải
mái, sự thuận tiện, giá cả có ảnh hưởng đến việc quyết định tiếp tục (hoặc bắt đầu) mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng. Trong đó, nhân tố sự thoải mái tác động lớn nhất đến hành vi
mua sắm trực tuyến.
Tiếp đến là nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thương mại
di động của người tiêu dùng. Trong nước ta có bài nghiên cứu của Nguyễn Đinh Yến Oanh và
Phạm Thuỵ Bích Uyên (2017) [3] nhằm giới thiệu thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng dịch vụ thương mại di động của người tiêu dùng trong bối cảnh nghiên cứu tại tình
Anh Giang của Việt Nam... Đồng thời, nghiên cứu này cung cấp một số hàm ý quản trị giúp
các doanh nghiệp kinh doanh mạng viễn thông, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương
mại di động, các chuyên gia tiếp thị phát triển các chiến lược marketing và cải thiện các dịch
vụ thương mại di động. Tại Bangkok, Thái Lan thì có bài nghiên cứu của Panjaporn
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 137
Chansaenroj, Rapeepat Techakittiroj thuộc trường đại học Assumption [4] với mục đích xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng di động mà ngân
hàng có thể sử dụng thông tin này để cải thiện hệ thống và dịch vụ của họ một cách hiệu quả.
Phát hiện cho thấy tính hữu dụng nhận thức, dễ sử dụng chi phí cảm nhận và rủi ro nhận thức
bị ảnh hưởng với ý định sử dụng ngân hàng di động.
Thêm vào đó còn có các bài nghiên cứu về: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
dịch vụ ngân hàng di động. Ở nô ̣i dung này có nghiên cứu của Vũ Văn Điệp (2017) [5].
Nghiên cứu thực hiện để hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử, các nhân tố
ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Từ đó thu thập dữ
liệu để phân tích, đánh giá về thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thuơng Việt Nam qua các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Hay tại Jordan có nghiên cứu của Ahmood Jasim Alsamydai, Saad Galib Yassen, Husam
Mustafa Alnaim, Dima Mousa Dajani, Ihab Ali Al-Qirem [6] nhằm tìm cách xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng di động theo quan điểm của
khách hàng. Những yếu tố này được chia thành hai nhóm về tác động của chúng: yếu tố thứ
nhất đại diện cho các yếu tố thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng di động, thứ hai
là các yếu tố cản trở việc sử dụng dịch vụ ngân hàng di động, trong đó đại diện cho những trở
ngại ngăn cản việc sử dụng dịch vụ ngân hàng di động.
Ngoài ra còn có nghiên cứu về: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua
điện thoại di động của Nguyễn Lan Hương (2015) [7]. Bài viết đã tóm lược và hệ thống hóa
các vấn đề lý luận cơ bản liên quan thanh toán điện tử, thanh toán điện tử qua điện thoại di
động và triển khai dịch vụ thanh toán điện tử qua điện thoại di động trên website
Nganluong.vn; đánh giá thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai dịch vụ thanh toán điện tử
qua thiết bị di động trên website Nganluong.vn từ đó đưa ra giải pháp.Tại Việt Nam nghiên
cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng tại
ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thanh Hóa của TS. Lê Hoằng
Bá Huyền và Lê Thị Hương Quỳnh[8] đã chứng minh 3 yếu tố có tác động mạnh bao gồm
ảnh hưởng xã hội, cảm nhân tính dễ sử dụng, khả năng tương thích.
2.Lý do chọn đề tài
Trong thời gian qua, lĩnh vực thanh toán, đặc biệt là thanh toán điện tử đã chứng kiến
những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh việc hoàn thiện các dịch vụ thanh
toán truyền thống, hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã và đang triển
khai các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và
viễn thông với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, bảo đảm an toàn, tiện lợi, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu thanh toán của khách hàng, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Trong đó, thanh toán qua điện thoại di động là một hình thức được quan tâm và đầu tư.
Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động của người dân Viê ̣t Nam cũng đạt mức cao, trung bình một
người dân sở hữu nhiều hơn 1 thuê bao di động.
Dù có những lợi thế trên nhưng số lượng thanh toán trên thiết bị di động vẫn còn khiêm
tốn, còn tồn tại nhiều lo ngại khi sử dụng từ phía người dùng. Theo Ngân hàng Thế giới
(WB), chỉ 40% người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng vào năm 2017. Cũng
theo WB, tính đến cuối năm 2017, Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất khu
vực châu Á, chỉ đạt 4.9% [17]. Do đó nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử trên thiết bị di động của
người dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
3.Cơ sở lý thuyết
Khái niệm thanh toán điện tử trên thiết bị di động
Dennis (2004) định nghĩa hệ thống thanh toán điện tử như một hình thức cam kết tài
chính có liên quan đến người mua và người bán thông qua việc sử dụng các thông tin liên lạc
điện tử [9].
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 138
Briggs và Brooks (2011) cho rằng, thanh toán điện tử là một hình thức liên kết giữa các
tổ chức, cá nhân được hỗ trợ bởi các ngân hàng cho phép trao đổi tiền điện tử [10].
Ở góc độ khác, Peter và Babatunde (2012) xem hệ thống thanh toán điện tử là một
phương thức chuyển khoản qua Internet [11].
Tóm lại, theo các định nghĩa trên, hệ thống thanh toán điện tử có thể chỉ đơn giản là một
tập hợp các thành phần và quy trình cho phép hai hoặc nhiều bên tham gia giao dịch và giá trị
tiền trao đổi thông qua phương tiện điện tử.
Thanh toán di động (M-payment)
Thanh toán di đô ̣ng là dịch vụ thanh toán hiê ̣n đại dựa trên nền tảng công nghê ̣ viễn
thông không dây của mạng điê ̣n thoại di đô ̣ng. Dịch vụ này cho phép khách hàng sử sụng thực
hiê ̣n các giao dịch thanh toán, chuyển tiền thông qua các thiết bị di đô ̣ng như điê ̣n thoại di
đô ̣ng, máy tính bảng hay các thiết bị di đô ̣ng cá nhân tại bất cứ đâu, bất cứ khi nào mô ̣t cách
nhanh chóng mà không cần thông qua các kênh thanh toán truyền thống qua ngân hàng như
tiền mă ̣t, séc hay thẻ [18].
4.Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở mô hình TAM của Davis (1989) kết hợp với kết quả của một số nghiên cứu
như đã trình bày ở mục 1.4, đề tài đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng dịch vụ
thanh toán điện tử trên thiết bị di động như sau:
Tính dễ sử dụng là mức độ niềm tin của cá nhân trong việc sử dụng dịch vụ sẽ mang lại
sự tự do thoải mái (Davis, 1989; Davis, 1993) [12]. Dịch vụ thanh toán trực tuyến trên thiết bị
di động là một dịch vụ với nhiều tính năng ưu việt nhằm giảm việc thanh toán các giao dịch
bằng tiền mặt truyền thống. Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới cho thấy tính dễ sử dụng
cảm nhận thông qua ảnh hưởng tới tính dễ sử dụng cảm nhận sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng của khách hàng (Venkatesh & Davis,2000 [13]; Venkatesh và cộng sự, 2003 [14];
Klopping & Mickinney, 2004 [15]). Nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết:
H1:Tính dễ sử dụng cảm nhâ ̣n (SD) có tác động cùng chiều với quyết định sử dụng
(QD)
Tính hữu ích cảm nhận là cảm nhận của khách hàng trong mối quan hệ với những lợi
thế tiềm năng cho quyết định của họ. Yếu tố này đã được nghiên cứu trong nhiều nghiên cứu
liên quan đến việc áp dụng các công nghệ mới. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước
đây, cái mà đã từng được phát hiện ra sự nhận thức của tính hữu dụng để có một mối liên hệ
tích cực và mạnh mẽ với những hành vi có mục đích (Taylor và Todd, 1995[16]; Wang et al,
2008;.. Koenig-Lewis et al, 2010).
H2: Tính hữu ích cảm nhận (HI) có tác động cùng chiều với quyết định sử dụng (QD)
Tính bảo mâ ̣t là mức đô ̣ niềm tin của khách hàng đối với sự an toàn trong viê ̣c đảm bảo
các thông tin của họ trong khi sử dụng dịch vụ. Dịch vụ thanh toán trên thiết bị di đô ̣ng hiê ̣n
nay các nhà cung cấp đã trang bị thêm các lớp bảo mâ ̣t cao, thông tin cá nhân thì được mã hoá
do đó khắc phục được tình trạng tài khoản người dùng chịu rủi ro nếu bị hack hoặc xâm nhập
bất hợp pháp của các phương pháp thanh toán cũ. (Chung và Kwon, 2009; Doner và Tellez,
2008; Luo và cô ̣ng sự, 2010; Luakkamen, 2005)
H3: Tính bảo mâ ̣t (BM) có tác đô ̣ng cùng chiều với quyết địng sử dụng (QD)
Chi phí giao dịch là mức đô ̣ tin tưởng của khách hàng vào khoản phí thanh toán các
giao dịch của viê ̣c sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến trên thiết bị di đô ̣ng. Chi phí giao
dịch ảnh hưởng thông qua giá trị cảm nhâ ̣n để ảnh hưởng tới quyết định sử dụng. Người dùng
sẵn sàng chi trả mô ̣t mức chi phí phù hợp với những gì họ nhâ ̣n được từ sự thoả mãn dịch vụ.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy chi phí giao dịch có tác đô ̣ng đến dự định sử dụng của
khách hàng (Yang, 2005). Chi phí giao dịch sẽ thông qua ảnh hưởng tới dự định sử dụng để
ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng.
H4: Chi phí giao dịch (CP) có tác đô ̣ng cùng chiều với quyết định sử dụng (QD)

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 139


Ảnh hưởng xã hô ̣i là viê ̣c khách hàng cảm nhâ ̣n và sử dụng dịch vụ thanh toán trực
tuyến trên thiết bị di đô ̣ng bị tác đô ̣ng bởi những người xung quanh họ. Do đó, ảnh hưởng xã
hô ̣i có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của các cá nhân (Venkatesh và cô ̣ng sự, 2003 [7])
H5: Ảnh hưởng xã hô ̣i (XH) có tác đô ̣ng cùng chiều với quyết định sử dung (QD)
Từ những nhâ ̣n định trên đề tài hình thành mô hình giả thuyết:
Quyết định sử dụng dịch vụ phụ thuô ̣c vào 5 yếu tố trên:

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm tác giả
5.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Nghiên cứu được thực hiê ̣n thông qua 01 bảng câu hỏi
với thang đo cấp bậc Likert với 5 điểm và mức độ đồng ý phát biểu tăng dần từ 1 đến 5.
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là những người dân đang sinh sống và làm việc
tối thiểu sáu tháng trên địa bàn thành phố Hà Nô ̣i, với điều kiện họ có sử dụng thiết bị di
động.
Dữ liệu phân tích được thu thập theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo phương
pháp lấy mẫu thuận tiện trong khoảng thời gian từ 10/2018 đến 12/2018.
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó:
Thực hiện việc thu thập, tìm hiểu, đánh giá và tổng hợp tài liệu, tham khảo các thang đo
và có điều chỉnh để phù hợp với bài nghiên cứu.
Tiến hành thông qua việc thu thập dữ liệu điều tra bảng câu hỏi và xử lý bằng phần
mềm SPSS để phân tích dữ liệu bằng các kỹ thuật: Phân tích mô tả, kiểm định Cronbach’s
Alpha, phân tích khám phá EFA, phân tích hồi quy bội.
Phương pháp xử lý dữ liê ̣u: Sau khi thu thâ ̣p dữ liê ̣u tiến hành: mã hoá dữ liê ̣u, sử dụng
phần mềm SPSS phân tích nhân tố và mô hình hồi quy đa biến nhằm tìm ra các nhân tố quan
trọng, và mức đô ̣ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến quyết định sử dụng dịch vụ .
Công cụ đo lường: Thang đo Liker từ 1-5 được xây dựng cụ thể qua bảng hỏi khảo sát
gồm 6 phần, với 25 câu hỏi.
Phương pháp thu thập thông tin: Dữ liê ̣u được thu thâ ̣p thông qua phiếu điều tra online
được gửi đến cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nô ̣i. Nhóm nghiên cứu thực hiê ̣n hình
thức gửi link khảo sát online qua tin nhắn messenger, đăng lên các hô ̣i nhóm trên Facebook và
đăng link khảo sát lên trang cá nhân Facebook của các thành viên trong nhóm nghiên cứu để
nhờ những người dân đang sinh sống trên địa bàn Hà Nô ̣i điền giúp.
Quy mô mẫu: Sau khi gửi link khảo sát, thu lại được 242 phiếu hợp lê ̣ (số phiếu hoàn
thành đầy đủ các câu hỏi trong bảng khảo sát và không có sai sót khi điền phiếu khảo sát) ;
Sau khi lọc số phiếu hợp lê ̣ thì lấy ra được 186 phiếu để tiến hành nhâ ̣p dữ liê ̣u.
Đây là bước đầu tiên, hay còn gọi là bước chuẩn bị thông tin để tiến hành các bước phân
tích dữ liê ̣u ở những phần sau
6.Kết quả nghiên cứu
6.1.Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 140


Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha bằng phần mềm SPSS, kết quả được tổng hợp ở
bảng thống kê kết quả tổng hợp kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến như sau: (Các kết
quả của kiểm định Cronbach’s Anpha được thống kê ở phần phụ lục)
Bảng 1: Bảng thống kê kết quả tổng hợp kiểm định Cronbach’ Alpha
TT Nhân tố Ký hiệu Biến quan sát Biến quan sát Cronbach’s Biến bị
ban đầu còn lại Alpha loại
1 Tính dễ sử dụng cảm nhận SD 5 5 ,947 0
2 Tính hữu ích cảm nhận HI 4 2 ,863 0
3 Tính bảo mật BM 4 4 ,818 0
4 Chi phí dịch vụ CP 4 3 ,703 0
5 Ảnh hưởng xã hội XH 4 3 ,725 0
6 Quyết định sử dụng QD 4 4 ,905 0
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu qua phần mềm SPSS)
Các biến SD,HI,BM,CP,XH,QD được kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha. Trong đó:
Biến SD và QD có hệ số Cronbach’s Alpha rất cao lần lượt là 0,947 và 0,905;
Biến HI và BM có hệ số Cronbach’s Alpha trên 0,8 lần lượt là 0,863 và 0,818;
Biến XH và CP có hệ số Cronbach’s Alpha lần lượt là 0,725 và 0,703;
Tất cả các biến đều > 0,6 nên không có biến nào bị loại.
6.2.Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả phân tích nhân tố EFA của bài:
Bảng 2: KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,805
Approx. Chi-Square 1083,309
Bartlett's Test of Sphericity Df 78
Sig. ,000
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)
Kết quả chỉ số KMO>0.5 và Sig. = 0,000 có ý nghĩa thống kê, các biến trong mô hình
có tương quan với nhau.

Bảng 3: Kết quả ma trận xoay (Retated Component Matrixa)


Component
1 2 3
SD3
,917
SD4 ,899
SD1 ,879
SD2 ,827
SD5 ,823
QD2 ,918
QD4 ,898
QD1 ,849
QD3 ,789
BM4 ,893
BM3 ,840
BM2 ,811
BM1 ,666
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation
Method: Varimax with Kaiser Normalization. a.Rotation
Converged in 7 iterations.
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)
Kết quả bảng trên cho thấy tất cả các biến trong các nhóm đều có giá trị lớn hơn 0.666
và đạt giá trị tin cậy.Và để thang đo các biến có giá trị thống kê thì cần phân lại nhóm:
Nhóm 1 bao gồm các biến: SD1, SD2, SD3, SD4, SD5;
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 141
Nhóm 2 bao gồm các biến: QD1, QD2, QD3, QD4;
Nhóm 3 gồm các biến: BM1, BM2, BM3, BM4;

Bảng 4: Kết quả đánh giá mô hình (Total Variance Explained)


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 6,006 46,201 46,201 6,006 46,201 46,201
2 2,516 19,354 65,555 2,516 19,354 65,555
3 1,729 13,300 78,856 1,729 13,300 78,856
4 ,803 6,176 85,032
5 ,482 3,711 88,743
6 ,439 3,377 92,120
7 ,244 1,876 93,996
8 ,222 1,710 95,706
9 ,191 1,469 97,175
10 ,162 1,247 98,422
11 ,110 ,843 99,265
12 ,075 ,573 99,839
13 ,021 ,161 100,000
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)
Dựa vào bảng kết quả trên: Phân chia thành 6 nhóm có thể giải thích đc 78,856% sự
biến thiên của mô hình (Giải thích được càng gần 100% độ biến thiên của mô hình càng tốt).
Như vậy, khi phân chia thành 6 nhóm nhân tố thì mô hình có giá trị khá cao. Giá trị
Communalities là mức độ một items tương quan với tất cả các items khác. Các giá trị
Communalities lớn thì tốt hơn. Nếu giá trị Communalities của một biến mang giá trị thấp
(giữa 0,0-0,4), thì biến đó có dấu hiệu tải cùng lúc lên nhiều yếu tố. Tiêu chuẩn ngưỡng của
giá trị Communalities > 0,4 là được chấp nhận.
Bảng 5: Kết quả đánh giá các biến (Communalities)
Initial Extraction
SD1 1,000 ,848
SD2 1,000 ,793
SD3 1,000 ,885
SD4 1,000 ,864
SD5 1,000 ,803
BM1 1,000 ,552
BM2 1,000 ,761
BM3 1,000 ,730
BM4 1,000 ,804
QD1 1,000 ,752
QD2 1,000 ,892
QD3 1,000 ,682
QD4 1,000 ,886
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)
6.3.Kiểm định tương quan Person
Hệ số tương quan Pearson (Pearson corelation coefficient, kí hiệu r) đo lường mức độ
tương quan tuyến tính giữa hai biến. Nguyên tắc cơ bản, tương quan Pearson sẽ tìm ra một
đường thẳng phù hợp nhất với mối quan hệ tuyến tính của hai biến.
Mục đích chạy tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ
giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, vì điều kiện để hồi quy là trước nhất phải tương
quan.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 142


Ngoài ra, vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau.
Dấu hiệu nghi ngờ dựa vào giá trị sig tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0,05 và giá trị
tương quan Pearson lớn hơn 0,3.
Bảng 6: Kết quả kiểm định tương quan Person (Correlations)
QD SD BM
Pearson Correlation 1 ,470** -,116
QD Sig. (2-tailed) ,000 ,273
N 91 91 91
Pearson Correlation ,470** 1 -,351**
SD Sig. (2-tailed) ,000 ,001
N 91 91 91
Pearson Correlation -,116 -,351** 1
BM Sig. (2-tailed) ,273 ,001
N 91 91 91
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)
Giá trị sig của các biến quan sát QD, SD và BM đều nhỏ hơn 0,05 nghĩa là biến độc lập
đó tương quan với biến phụ thuộc.
Xây dựng mô hình hồi quy đơn tuyến tính là bước cuối cùng trong quá trình phân tích
dữ liệu góp phần kiểm định các giả thuyết nghiên cứu:
Bảng 7: Kết quả tóm tắt mô hình (Model Summaryb)
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson
Square Estimate
1 ,473a ,223 ,206 ,501 1,390
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)
Trong bảng này, cần quan tâm 2 giá trị:
Adjusted R Square (hoặc Rsquare - R bình phương hiệu chỉnh): Phản ánh mức độ ảnh
hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Ở đây, 3 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng
20,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu
nhiên.
Kiểm định F:
Bảng 8: Kết quả phân tích phương sai (ANOVAa )
Model Sum of df Mean Square F Sig.
Squares
Regression 6,352 2 3,176 12,655 ,000b
Residual 22,085 88 ,251
Total 28,437 90
a. Dependent Variable: QD
b. Predictors: (Constant): SD, BM
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)
Tổng thể rất lớn, chúng ta không thể khảo sát hết toàn bộ, nên trong nghiên cứu, chúng
ta chỉ chọn ra một lượng mẫu giới hạn để tiến hành điều tra, từ đó suy ra tính chất chung của
tổng thể. Mục đích của kiểm định F trong bảng ANOVA chính là để kiểm tra xem mô hình
hồi quy tuyến tính này có suy rộng và áp dụng được cho tổng thể hay không.
Cụ thể trong trường hợp này, giá trị Sig của kiểm định F là 0,000 < 0,05. Như vậy, mô
hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể.
Hệ số tương quan Coefficientsa
Bảng 9: Kết quả hệ số tương quan (Coefficientsa)
Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Statistics
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta Tolerance VIF
(Constant) 3,267 ,369 8,858 ,000
1 SD ,287 ,059 ,489 4,876 ,000 ,877 1,141
BM ,031 ,055 ,56 ,554 ,001 ,877 1,141
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 143
a. Dependent Variable: QD
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)
Giá trị Sig. kiểm định t từng biến độc lập, Sig. nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 có nghĩa là biến
đó có ý nghĩa trong mô hình, ngược lại Sig. lớn hơn 0,05 có nghĩa là biến độc lập đó cần được
loại bỏ. Vì vậy trong mô hình này giữ lại cả 2 biến SD và BM.
Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, trong tất cả các hệ số hồi quy, biến độc lập nào có Beta
lớn nhất thì biến đó ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc. Do đó biến SD
có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc QD. Cụ thể mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến QD như sau:
QD = 0,489*SD + 0,56*BM
Như vậy, các yếu tố SD, BM có tác động cùng chiều, khi tăng 1 đơn thị thì yếu tố QD
tăng lên lần lượt là 0,489; 0,56 đơn vị. Giá trị VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.
Theo lý thuyết nhiều tài liệu viết, VIF < 10 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên
trên thực tế với các đề tài nghiên cứu có mô hình công thêm bảng câu hỏi sử dụng thang đo
Likert thì VIF < 2 sẽ không có đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Vì vậy, từ kết quả bên
trên có thể nhận thấy mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
7.Kết quả và đề xuất
7.1.Kết luận
Thứ nhất, với việc đánh giá sơ bộ thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu đề
xuất thì các biến SD, XH, HI, QD, BM, CP đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 nên
đều đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Thứ hai, với phần phân tích nhân tố EFA, kết quả cho thấy với 6 nhóm nhân tố, cơ sở
của sự phân chia hay rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến
nguyên thủy (biến quan sát). Đồng thời cũng xác định được giá trị tổng phương sai trích (yêu
cầu là ≥ 50%) là 78,856% tương ứng với việc cho biết các nhân tố được trích giải thích được
78,856% sự biến thiên của các biến quan sát.
Thứ ba, sau khi xác định được 6 nhân tố đại diện ta tiến hành kiểm định tương quan
Pearson nhằm kiểm định mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc QD và các
biến độc lập. Với giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0,05 của các biến SD, BM tương ứng với việc biến
độc lập này tương quan với biến phụ thuộc.
Cuối cùng của quá trình phân tích dữ liệu là xây dựng mô hình hồi quy đơn tuyến tính.
Sau khi tiến hành kiểm định giá trị Sig. của từng biến độc lập ta giữ lại được các biến SD,
BM. Trong hai biến này, hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta của BM là 0,56 lớn nhất trong tất các
các biến từ đó ta có thể kết luận BM ảnh hưởng nhiều nhất đến biến phụ thuộc QD, điều này
là hoàn toàn hợp lý so với những mô hình nghiên cứu đi trước; đồng thời biến SD có ảnh
hưởng đến biến SD với hệ số là 0,489 cho thấy mức độ ảnh hưởng của yếu tố SD đến QD ít
hơn so với biến BM.
Như vậy kết quả phân tích dữ liệu cho thấy: Tính dễ sử dụng cảm nhận (SD) và tính bảo
mật (BM) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến trên thiết bị di
động nhưng ở những mức độ khác nhau. Đặc biệt nhân tố Tính bảo mật có ảnh hưởng mạnh
nhất (với hệ số là 0,56) đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến trên thiết bị di
động của người dân trên địa bàn Hà Nội, tiếp đến là nhân tố Tính dễ sử dụng cảm nhận (có hệ
số là 0,489) có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ. Nhân tố SD ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng hoàn toàn phù hợp với mô hình TAM ( Davis, 1989; Davis, 1993) Taylor &
Todd (1995), Klopping và Makinney (2004) cùng các nghiên cứu về công nghệ thông tin
trước đây. Tính bảo mật (BM) là một yếu tố ảnh hưởng khá mạnh lên quyết định sử dụng.
Điều này củng cố giả thuyết của Yang, 2005 về xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ.
7.2.Đề xuất một số giải pháp phát triển việc sử dụng ứng dụng thanh toán điện tử trên
thiết bị di động của người dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người dùng đi đến quyết định sử dụng ứng
dụng thanh toán trực tuyến trên thiết bị di động khi họ cảm thấy dịch vụ có tính bảo mật cao,
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 144
thông tin cá nhân được giữ bí mật và không bị đánh cắp, ứng dụng không gây ra những nguy
cơ liên quan đến tài khoản của người dùng, đồng thời ứng dụng phải không quá phức tạp khi
sử dụng. Như vậy, để phát triển ứng dụng, các nhà cung cấp dịch vụ phải có các biện pháp
làm cho khách hàng yên tâm và tin tưởng rằng thông tin của khách hàng không được cung cấp
cho bất kỳ đối tượng nào, tài khoản của khách hàng luôn an toàn và không bị mất mát; ngoài
ra, các nhà cung cấp dịch vụ nên thiết kế các chức năng sao cho người dùng không cần phải
nỗ lực quá nhiều để có thể thao tác trên các ứng dụng này. Cụ thể:
Một số biện phát giúp tăng độ tin cậy cho ứng dụng:
 Ban hành quy định về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ, người sử dụng, và
bên thứ ba để đem lại sự yên tâm cho người dùng và tăng tính chịu trách nhiệm
của nhà cung cấp.
 Tăng cường các biện pháp bảo vệ lợi ích của người dùng dịch vụ. Sử dụng phần
mềm mã hoá PCI DSS để mã hoá thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng
để đảm bảo an toàn cho nguồn tiền và thông tin của khách hàng khi họ thực hiê ̣n
các giao dịch thanh toán qua điê ̣n thoại di đô ̣ng. Viê ̣c bảo mâ ̣t này khiến cho dù
dữ liê ̣u đã được mã hoá có bị đánh cắp thì tô ̣i phạm cũng không thể dùng nó để
thanh toán. Điều này giúp nâng cao tính bảo mâ ̣t của các hình thức thanh toán
trực tuyến trên thiết bị di đô ̣ng góp phần tạo dựng lòng tin cho những người
đang sử dụng dịch vụ đồng thừoi kích thích nhu cầu của những người chưa sử
dụng.
 Thành lâ ̣p đô ̣i ngũ chuyên trách gồm các chuyên gia chống gian lâ ̣n để giám sát
mọi tài khoản và giao dịch 24/7 để phòng chống gian lận, lừa đảo qua email và
trộm cắp danh tính. Nếu có hiện tượng khả nghi, đội ngũ chuyên trách sẽ chịu
trách nhiê ̣m hỗ trợ khách hàng ứng phó và giải quyết các tình huống trên.
 Nhà cung cấp cần chú trọng vào công tác tăng bảo mật ứng dụng, luôn luôn cải
tiến và phát triển công nghệ bảo mật.
Một số biện pháp làm cho ứng dụng dễ dàng sử dụng cho người dùng:
 Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử trên thiết bị di động cần lập website
hướng dẫn chi tiết cụ thể cho người dùng. Đảm bảo nội dung hướng dẫn rõ ràng
và ngắn gọn. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của mọi nhóm đối tượng thuộc
nhiều trình độ khác nhau.
 Đẩy mạnh quảng bá, phổ biến hướng dẫn về dịch vụ thanh toán điện tử trên thiết
bị di động, khuyến khích thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt.
 Đơn giản hóa dịch vụ giúp những khách hàng chưa từng trải nghiệm sử dụng
dịch vụ hay những khách hàng không cần có nhiều hướng dẫn cũng có thể dễ
dàng sử dụng được. Hoặc nếu có các văn bản hướng dẫn cũng nên được viết bởi
các ngôn ngữ phổ biến mà người dùng lựa chọn với các câu từ dễ hiểu không
mạng tính chuyên ngành hay học thuật. Các tính năng cho người mới sử dụng
nên cập nhật tự động, dưới dạng tiếng Việt và một số ngôn ngữ phổ biến cho đối
tượng khách hàng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, ...
 Tốc độ và khả năng thanh toán trên thiết bị di đô ̣ng phải được cải thiện tối ưu và
thuâ ̣n tiê ̣n cho người sử dụng dịch vụ để người dùng có thể cảm nhận được sự
khác biệt giữa viê ̣c thanh toán trực tuyến trên thiết bị di đô ̣ng và viê ̣c thanh toán
bằng tiền mă ̣t còn đang quá phổ biến và nhiều người vẫn tin dùng. Ảnh hưởng
của tính dễ sử dụng cảm nhận sẽ làm hài lòng của những người đang sử dụng và
nảy sinh nhu cầu của những người chưa sử dụng.
8.Lời cảm ơn
Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban tổ chức và các doanh nghiệp tài trợ
hội thi Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019. Hội thi hướng đến ứng dụng các mô
hình toán, mô hình kinh tế lượng và tin học để giải quyết bài toán trong kinh tế xã hội, là cuộc
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 145
thi và cũng là nơi để các sinh viên giao lưu, học hỏi kiến thức. Ngoài việc trau dồi kiến thức
chuyên ngành và khoa học, sinh viên còn được hoàn thiện hơn về kỹ năng trình bày, phương
pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề khoa học, khả năng phản biện. Một lần nữa nhóm tác giả xin
được cảm ơn và chúc hội thi thành công tốt đẹp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Đô ̣ (2016), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và
Kinh doanh, Tâ ̣p 32, Số 4, 21 - 28
[2] Lê Nguyễn Xuân Đào và Nguyễn Thị Bảo Châu (2014), Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp Luâ ̣t: 30: 8-14
[3] Nguyễn Đinh Yến Oanh và Phạm Thuỵ Bích Uyên (2017), Tạp chi khoa học Đại học Mở
TP.HCM – Số 2 (1)
[4] Panjaporn Chansaenroj, Rapeepat Techakittiroj (2015), “Factors influencing the intention
to use mobile banking services in Bangkok, Thailand”, 2394-7926
[5] Vũ Văn Điệp (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng di động,
Tạp chí Công thương, Số 10
[6] Mahmood Jasim Alsamydai, Saad Galib Yassen, Husam Mustafa Alnaimi, Dima Mousa
Dajani, Ihab Ali Al-Qirem(2014), “The factors influencing customer usage of mobile banking
services in jordan”, 2249-8036

[38]NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƯỜI


DÂN TẠI VIỆT NAM
SV: Trần Hồng Anh, Vũ Thị Thanh Huyền, Trần Duy Cát,
Đỗ Hoài Nam, Nguyễn Thị Thanh Thúy
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh
GVHD: Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Chi
Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Dung

TÓM TẮT
Nghiên cứu này khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định giảm sử dụng
túi nilon của người dân tại Việt Nam dựa trên việc sử dụng phương pháp chọn
mẫu thuận tiện với 507 người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
thành khác. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tất cả 3 yếu tố trong mô hình
nghiên cứu đều ảnh hưởng tới ý định giảm sử dụng túi nilon với mức độ tác động
của các nhân tố lần lượt là: Áp lực xã hội đối với việc sử dụng túi nilon, nhận
thức của người tiêu dùng về túi nilon, sự ủng hộ đối với việc tính phí túi nilon.
Bên cạnh đó, quá trình kiểm định sự khác nhau về ý định giảm sử dụng túi nilon
theo giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập, đa phần có sự khác biệt giữa các nhóm
đối tượng theo các đặc điểm nhân khẩu học này. Với các nhân tố trên, nhóm tác
giả đưa ra một số đề xuất đối với các nhà hoạch định chính sách, nhằm có các
chiến lược lâu dài giúp giảm lượng tiêu thụ túi nilon tại Việt Nam. Bên cạnh đó,
qua kết quả của bài nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy một số hạn chế của đề
tài và đưa ra phương hướng nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: Túi nilon, hành vi sử dụng, người dân, Việt Nam.
1.Giới thiệu
Túi nilon được đánh giá là một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường khó xử lý
nhất hiện nay. Mọi biện pháp xử lý từ tiêu hủy đến tái chế đều rất khó khăn và thậm chí tốn
kém. Hiện nay, hình thức xử lý chủ yếu ở Việt Nam là chôn lấp hoặc đốt. Cách giải quyết này
xuất phát từ sự thiếu hiểu biết và nhận thức sai lệch ở một bộ phận người dân. Và gây ra hậu

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 146


quả rất nghiêm trọng như ô nhiễm nguồn đất, dễ gây ung thư hoặc gây ra hiệu ứng nhà kính
làm trái đất nóng lên. Vì vậy, việc giảm thiểu lượng túi nilon sử dụng hằng ngày là biện pháp
lâu dài và khả thi nhất.
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm khám phá các yếu tố ảnh
hưởng ý định giảm sử dụng túi nilon: San-Pui Lam và Jiun-Kai Chen (2006); Kanupriya
Gupta (2011); K.Jayaraman, Hasnah Haron, Gooi Bee Sung và Soh Keng Lin (2011); Irina
Safitri Zen,  Rahmalan Ahamad và Wahid Omar (2013); Judith I.M. de Groot, Wokje
Abrahamse và Kayleigh Jones (2013); Erkan Ari và Veysel Yilmaz (2017); Sheng-Hsiung
Chang và Ching-Hsien Chou (2018). Hiện tại ở Việt Nam, số lượng các đề tài nghiên
cứu chính thức và được công bố về túi nilon nói chung và hành vi sử dụng túi nilon nói
riêng còn khá ít. Khóa luận tốt nghiệp của Đoàn Thị Thảo đánh giá ý thức sử dụng túi nilon
của người dân tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (2009). Nghiên cứu của Nguyễn
Trung Tú (2012) về đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm
hạn chế sử dụng túi nilon tại TP.HCM. Luận văn nghiên cứu nhận thức và hành vi của người
dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường của Nguyễn Thị Hương tiến hành năm 2013
tại phường Ngã Tư Sở và xã Dương Xá, Hà Nội. Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền và
Khưu Ngọc Huyền (2014) đã thực hiện nghiên cứu nhận thức về hành vi sử dụng túi nilon của
người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Nghiên cứu này ứng dụng Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) để xem xét tác động
của các yếu tố đến ý định và hành vi sử dụng túi nilon của người tiêu dùng trên phạm vi toàn
Việt Nam. Thông qua các biến quan sát mới được đề xuất và đặc biệt nghiên cứu sự tác động
của việc tính phí túi nilon, nhóm tác giả trình bày kết quả mang tính chất tham khảo để các
nhà hoạch định chính sách xác định và hiểu rõ về nhận thức và hành vi tiêu dùng túi nilon của
người dân, từ đó có thể xây dựng và áp dụng các chính sách phù hợp, giúp giảm thiểu hành vi
sử dụng túi nilon tại Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện với 3 mục tiêu:
(i) Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định giảm sử dụng túi nilon của người dân tại Việt Nam;
(ii) Sử dụng các công cụ phần mềm để thống kê, xử lý số liệu. Xác định được các nhân
tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng túi nilon của người dân tại Việt Nam thông qua xây dựng
mô hình hồi quy kết hợp với kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA);
(iii) Đề xuất các giải pháp khả thi cho các nhà hoạch định chính sách cũng như toàn xã
hội để khuyến khích người dân giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn việc sử dụng túi nilon.
2.Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1.Vai trò của túi nilon
Túi nilon là một sản phẩm tiện dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con
người. Mặc dù những ảnh hưởng của túi nilon  đối với sức khỏe con người cũng như với môi
trường, nhưng sự thật không thể phủ nhận những lợi ích, sự tiện lợi mà túi nilon mang lại cho
chúng ta. Các nhà bán lẻ (siêu thị, tạp hóa, chợ,…) đã ủng hộ sử dụng túi nilon từ khi chúng
ra đời khoảng 50 năm trước, bởi các ưu điểm chính của các túi nhựa đem lại là chi phí thấp,
dễ sử dụng và thuận tiện cho lưu trữ.
2.2.Tác hại của túi nilon
a.Đối với môi trường:
Thứ nhất là túi nilon đã sử dụng bị vứt ra môi trường gây ra sự xói mòn đất đai, nó lẫn
vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự
phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai.
Thứ hai là ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng các sản phẩm nilon cùng với sự bừa bãi, vô
ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ
quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ
đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 147


Thứ ba là gây ngập úng lụt lội, bao bì nilon bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm
tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa
mưa.
Thứ tư là hủy hoại sinh vật, bao bì nilon bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật
khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những bao bì nilon, những hộp nhựa
đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi.
Thứ năm là tàn phá hệ sinh thái, túi nilon nằm trong đất khiến cho đất không giữ được
nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và
chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.
b.Đối với sức khỏe con người:
Túi nilon gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt túi nilon màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm
thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây
ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi túi nilon bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có
thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả
năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Tác hại nguy hiểm nhất là túi nilon có thể gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những
chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi nilon có khả năng gây độc cho người nếu bị
làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi nilon sẽ hòa tan vào
thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần
kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm
sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó.
2.3.Xử lý rác thải túi nilon
Hiện vẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả nào đối với rác thải túi nilon nói riêng và rác
thải nhựa nói chung. Nhìn chung tại Việt Nam, túi nilon sau sử dụng được xử lý bằng hai biện
pháp chính là đốt và chôn lấp, phần rác thải còn lại không được xử lý thì bị vất vương vãi
khắp nơi.
2.4.Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Theo nhóm tác giả tìm hiểu, số lượng đề tài nghiên cứu chuyên sâu về túi nilon nói
chung và hành vi sử dụng túi nilon nói riêng hiện nay ở Việt Nam rất ít. Hơn nữa, phạm vi
nghiên cứu chủ yếu được tiến hành tại các phường, xã và một số tỉnh riêng lẻ. Theo đó,
nghiên cứu về ý định giảm sử dụng túi nilon của người dân Việt Nam gần như chưa có. Kế
thừa các kết quả nghiên cứu trước của các tác giả nước ngoài (Erkan Ari và Veysel Yilmaz,
2016), nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm 3 nhân tố tác động đến ý định giảm
sử dụng túi nilon của người dân tại Việt Nam, bao gồm: (1) Nhận thức, (2) Áp lực xã hội, (3)
Kiểm soát hành vi. Đồng thời mô hình nghiên cứu còn thực hiện kiểm định ảnh hưởng của
các biến kiểm soát (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập) lên ý định giảm sử dụng
túi nilon.

Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu sơ bộ tác giả đề xuất

Ý thức Ý định sử dụng


sản phầm thay thế

Áp lực xã hội
v
Hành vi giảm
sử dụng túi nilon
Kiểm soát hành vi

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 148


Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu sơ bộ chỉ ra có sự gộp chung giữa 2 biến “Ý định sử
dụng sản phẩm thay thế” và “Hành vi giảm sử dụng túi nilon”, do vậy nhóm tác giả đã linh
hoạt đề xuất mô hình nghiên cứu sau cùng như sau:
Sơ đồ 2: Mô hình nghiên cứu chính thức tác giả đề xuất

Ý thức
(+)

Ý định giảm sử dụng


Áp lực xã hội (+)
túi nilon

(+)
Kiểm soát hành vi

Bảng 1: Giải thích và nguồn gốc biến


Tên biến Giải thích Cách đo Nguồn
Nhóm tác giả xây dựng thang đo Likert 5 mức Erkan Ari và Veysel
độ từ 1 đến 5: hoàn toàn không đồng ý, không Yilmaz (2017)
đồng ý, bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý (AWA1, AWA2,
để người được khảo sát cho điểm về các nhận AWA5, AWA7).
định sau:
AWA1: “Túi nilon  gây hủy hoại môi trường” K.Jayaraman; Hasnah
AWA2: “Túi nilon gây hại cho các động vật Haron; Gooi Bee Sung;
sống trên mặt đất” Soh Keng Lin (2011)
AWA3: “Túi nilon không phân hủy sinh học” (AWA6, AWA 8).
AWA Ý thức AWA4: “Túi nilon gây tác động xấu vệ sinh
đường phố” Phỏng vấn định tính
AWA5: “Rác thải túi nilon phát ra những khí (AWA3, AWA4).
độc”
AWA6: “Đồ ăn nóng gói trong túi nilon gây
nguy hiểm cho sức khỏe”
AWA7: “Túi nilon tăng nguy cơ mắc bệnh ung
thư”
AWA8: “Đựng đồ ăn trong túi nilon thời gian
dài gây nguy hiểm cho sức khỏe”
Nhóm tác giả xây dựng thang đo Likert 5 mức Erkan Ari và Veysel
độ từ 1 đến 5: hoàn toàn không đồng ý, không Yilmaz (2017) (SOC1,
đồng ý, bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý SOC2).
để người được khảo sát cho điểm về các nhận
định sau: Nghiên cứu định
SOC1: “Khi hàng xóm của bạn sử dụng sản tính( SOC3, SOC4).
phẩm thay thế nhiều tác động đến việc sử dụng
Áp lực xã sản phẩm thay thế”
SOC
hội SOC2: “Khi những ngưới quan trọng của bạn
sử dụng sản phẩm thay thế nhiều tác động đến
việc sử dụng sản phẩm thay thế”
SOC3: “Khi những người nổi tiếng sử dụng sản
phẩm thay thế nhiều tác động đến việc sử dụng
sản phẩm thay thế”
SOC4: “Khi các chiến dịch về môi trường tác
động đến việc sử dụng sản phẩm thay thế”
CHA Kiểm soát Nhóm tác giả xây dựng thang đo Likert 5 mức Erkan Ari và Veysel
hành vi độ từ 1 đến 5: hoàn toàn không đồng ý, không Yilmaz (2017).
đồng ý, bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý (CHA1, CHA2)
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 149
để người được khảo sát cho điểm về các nhận Nghiên cứu định tính
định sau: (CHA3).
CHA1: “Ủng hộ việc tính phí túi nilon”
CHA2: “Cần tính phí túi nilon với rau, củ, quả
và sản phẩm đóng gói”
CHA3: “Không nên phát miễn phí túi nilon khi
mua hàng”
Nhóm tác giả xây dựng thang đo Likert 5 mức Erkan Ari và Veysel
độ từ 1 đến 5: hoàn toàn không đồng ý, không Yilmaz (2017) (INT3,
đồng ý, bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý INT4, INT5, INT6).
để người được khảo sát cho điểm về các nhận
định sau: Nghiên cứu định tính
Ý định sử INT1: “Sử dụng nhiều sản phẩm thay thế túi (INT1, INT2 và INT7).
dụng sản nilon trong tương lai”
INT
phẩm thay INT2: “Chuyển đổi sang các sản phẩm thay thế
thế khi túi nilon bị tính phí”
INT3: “Thích sử dụng các sản phẩm thay thế túi
nilon”
INT4: “Sẳn sàng trả mức phí cao hơn để sử dụng
túi nilon”

BEH1: “Muốn sử dụng ít túi nilon hơn trong Erkan Ari và Veysel
tương lai” Yilmaz (2017)
Hành vi BEH2: “Sử dụng ít túi nilon hơn nếu túi tại quầy (BEH1, BEH2, BEH3,
giảm sử không phát miễn phí” BEH4).
BEH
dụng túi BEH3: “Sử dựng ít túi nilon hơn nếu mang túi
nilon đựng cá nhân sẽ được giảm giá bán”
BEH4: “Sử dụng ít túi nilon hơn nếu các sản
phẩm thay thế có giá thành tương đương”

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


3.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn:
(1) Nghiên cứu sơ bộ: Tham khảo các mô hình, phỏng vấn chuyên gia và có sự điều
chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, từ đó đưa ra thang đo và bảng hỏi sơ bộ.
Sau đó, nhóm tác giả sử dụng phương pháp khảo sát thử nghiệm với 100 người tiêu dùng
trong khoảng thời gian từ ngày 13 tháng 02 đến ngày 20 tháng 02 năm 2019 để đánh giá lại
thang đo và bảng câu hỏi trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
(2) Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện bằng phương pháp định lượng để kiểm định
lại mô hình đo lường cũng như các giả thuyết trong mô hình. Nghiên cứu chính thức được tiến
hành từ 23/02/2019 đến 06/03/2019. Bằng phương pháp khảo sát trực tiếp và khảo sát trực
tuyến, sau quá trình lọc mẫu nhóm tác giả đã thu thập được 507 mẫu phù hợp tiêu chí nghiên
cứu.
Khảo sát trực tiếp: gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp đáp viên tại các công viên, các rạp
chiếu phim tại thành phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát trực tuyến: bảng hỏi online được thiết kế trên công cụ Google biểu mẫu
(Google Form), bảng hỏi được gửi đi thông qua email và mạng xã hội Facebook. Nhờ sự kết
hợp sử dụng phương pháp snow-ball, bảng hỏi online được lan tỏa đến nhiều đáp viên.
Phân tích định lượng bằng phần mềm hỗ trợ phân tích SPSS 20.0 với phương pháp phân
tích dữ liệu chính sau đây:
Thứ nhất, hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để đánh giá đô ̣ tin câ ̣y của thang đo và
chất lượng của các biến sử dụng. Hệ số Cronbach’s alpha từ 0,7 trở lên là tiêu chuẩn để chọn
thang đo và các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) nhỏ
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 150
hơn 0,3 sẽ bị loại. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s alpha của thang đo nếu loại biến lớn hơn hệ số
Cronbach’s alpha của thang đo thì nên xem xét loại biến đó ra khỏi thang đo.
Thứ hai, nhóm tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA kết hợp thực hiện
phép xoay vuông góc Varimax để thu nhỏ và gom các biến lại thành các nhân tố, xem xét
mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân
tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp, còn nếu
trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu;
phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên, trị số eigenvalue phải lớn hơn 1; hệ số tải nhân tố
(factor loading) phải lớn hơn 0,5.
Thứ ba, để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và phụ thuộc, nhóm
tác giả thực hiện Phân tích tương quan Pearson, điều kiện thỏa mãn tính tương quan giữa hai
biến là hệ số Pearson lớn hơn 0,3 ở mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0,05.
Thứ tư, phân tích hồi quy tuyến tính bội: Phân tích hồi quy không phải chỉ là việc mô tả
các dữ liệu quan sát được. Từ các kết quả quan sát được trong mẫu, ta phải suy rộng ra kết
luận cho mối liên hệ giữa các biến trong tổng thể. Sự chấp nhận và diễn dịch kết quả hồi quy
không thể tách rời các giả định cần thiết và những chuẩn đoán về sự vi phạm các giả định đó.
Nếu các giả định bị vi phạm thì các kết quả ước lượng không đáng tin cậy.
Thứ năm, phân tích ANOVA một chiều đối với các biến nhân khẩu học nhằm khám phá
sự ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học (gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập)
đến biến phụ thuộc là ý định giảm sử dụng túi nilon.
4.Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1.Mô tả mẫu nghiên cứu:
Sau quá trình thu thập, nhóm nghiên cứu thu được 700 bản khảo sát bao gồm 121 bản
khảo sát trực tiếp và 579 bạn khảo sát online. Khi kiểm tra phát hiện có 19 bản khảo sát trực
tiếp chưa được đáp viên hoàn thành xong do quên và có 2 bản khảo trực tiếp, 172 bản khảo
sát online không hợp lệ. Lí do nhóm nghiên cứu xét không hợp lệ là vì đáp viên chưa đồng
nhất về ý kiến khi trả lời 2 câu đối nghĩa (AWA1, AWA00) mà nhóm nghiên cứu đã đưa vào
nhằm kiểm tra tính logic. Số khảo sát trên được lọc đi, còn lại 507 bản khảo sát chính thức.
Sau khi làm sạch dữ liệu, thang đo của câu hỏi AWA1 được chuyển thể sang thang đo
mới theo giá trị tương ứng với một câu khẳng định, tức bằng (6 - (giá trị thang đo AWA00)).
Thang đo mới chuyển thể từ câu phủ định được nhóm tác giả gán với biến khai báo là AWA0.
Từ đây, nhóm tác giả cũng sử dụng các thông số từ biến AWA0 để chạy những kết quả về sau
của mô hình thay cho biến AWA1.
Từ 507 bảng khảo sát hợp lệ được thu thập bằng phương pháp khảo sát thực địa (100
mẫu) và từ phương pháp khảo sát trực tuyến qua Facebook và email (407 mẫu), nhóm tác giả
tiến hành nhập dữ liệu bằng phần mềm Excel 2013 và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS
20.0. Kết quả mô tả mẫu thể hiện ở bảng 4a và 4b.
Về đặc điểm nhân khẩu học của mẫu qua Bảng 4a ta thấy mẫu có số lượng đáp viên
sống tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm phần lớn. Nhóm tuổi có số lượng chiếm ưu thế là từ
18 - 24 tuổi và 25 - 39 tuổi, trong đó tỉ lệ nam nữ khá cân bằng. Nhóm người độc thân có tỉ lệ
cao hơn so với các nhóm còn lại và phần lớn đáp viên có thu nhập từ trên 5 triệu đồng trở
xuống. Cuối cùng, đa số khách du lịch trong mẫu khảo sát có trình độ học vấn cao nhất là bậc
đại học và đã tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống.
Bảng 4a: Mô tả đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Thành phố
381 75,1
Hồ Chí Minh
Khu vực sinh sống Ngoài thành phố
126 24,9
Hồ Chí Minh
Tổng 507 100%
Tuổi 18 – 24 263 51,9
25 – 39 171 33,7
40 – 54 61 12
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 151
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
> 54 12 2,4
Tổng 507 100%
Nam 240 47,3
Giới tính Nữ 267 52,7
Tổng 507 100%
Độc thân 329 64,9
Đã kết hôn,
35 6,9
Tình trạng chưa có con
hôn nhân Đã kết hôn,
143 28,2
đã có con
Tổng 507 100%
Tốt nghiệp trung học phổ
154 30,4
thông trở xuống
Trung cấp/Cao đẳngchỉ
46 9,1
Trình độ học vấn nghề
Đại học 183 36,1
Sau đại học 124 24,5
Tổng 507 100%
Từ 5 triệu đồng
208 41
trở xuống
Từ trên 5 triệu - 10 triệu
120 23,7
đồng
Thu nhập
Từ trên 10 triệu - 18 triệu
98 19,3
đồng
Từ trên 18 triệu đồng 81 16
Tổng 507 100%
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Bảng 4b thể hiện một số đặc điểm đi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam trong
mẫu. Ta có thể thấy phần lớn người tiêu dùng mua sắm tại các siêu thị với tần suất 1 lần/tuần.
Lý do chính họ lựa chọn sử dụng túi nilon là vì loại túi này nhỏ, gọn, nhẹ. Tuy nhiên, “có thể
sử dụng nhiều lần” cũng được coi là lý do thứ yếu khiến người tiêu dùng sử dụng túi nilon.
Trong quá trình nghiên cứu sơ bộ, một lượng lớn đáp viên đã cho rằng lý do họ chọn túi nilon
là vì tính sẵn có của nó. Dựa theo đó, nhóm tác giả đã thêm yếu tố “sẵn có” vào bảng câu hỏi,
và kết quả cho thấy yếu tố này cũng chiếm tỉ lệ khá tương đối.
Bảng 4b: Đặc điểm đi mua sắm của người tiêu dùng
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Siêu thị 369 72,8
Địa điểm hay Chợ truyền thống 131 25,8
mua sắm Khác 7 1,4
Tổng 507 100%
1 290 57,2
Tần suất 2 101 19,9
đi mua sắm tại siêu thị 3 87 17,2
(lần/tuần) >3 29 5,7
Tổng 507 100%
Rẻ tiền 88 17,4
Nhỏ, gọn, nhẹ 177 34,9
Ít bị ướt 56 11
Lí do chính Có thể sử dụng
97 19,1
chọn túi nilon Nhiều lần
Sẵn có 70 13,8
Khác 19 3,7
Tổng 507 100%
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
4.2.Kết quả nghiên cứu:
Sau khi phân tích Cronbach Alpha lần1, kết quả cho thấy trong số 15 biến quan sát
độc lập được đề xuất trong nghiên cứu, có 1 biến quan sát AWA3 có hệ số Cronbach’s alpha
của thang đo tăng từ 0,866 lên 0,867 nếu loại biến này, tuy nhiên sự tăng lên này không đáng
kể và hệ số tương quan biến - tổng của biến AWA3 khá lớn 0,482 (thỏa điều kiện hệ số tương
quan biến – tổng lớn hơn 0,3), hơn nữa các biến trong mô hình phải trả qua một quá trình tìm
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 152
tòi, nghiên cứu của nhóm tác giả, vì những lí do trên nhóm tác giả vẫn giữ lại biến này để
phân tích ở các bước sau. Trong số 8 biến quan sát phụ thuộc được đề xuất, có 1 biến quan sát
không đạt yêu cầu là INT4 do hệ số Cronbach’s alpha của thang đo tăng từ 0,873 lên 0,882
nếu loại biến này. Do đó, nhóm tác giả đã loại biến INT4 để phân tích Cronbach’s alpha lần 2
với thang đo của yếu tố này.
Kết quả phân tích Cronbach’s alpha lần 2 với các biến phụ thuộc về ý định giảm sử
dụng túi nilon của người tiêu dùng được thể hiện tại Bảng 4.4. Kết quả cho thấy sau khi loại
biến INT4, thang đo ý định người tiêu dùng đạt yêu cầu vì hệ số Cronbach’s alpha của thang
đo này lớn hơn 0,8; các biến còn lại đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 và
không có hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến tăng.
Qua lớp phân tích nhân tố khám phá EFA: Kết quả EFA cho kết quả Sig. = 0,000 <
0,05 cho thấy điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố đạt yêu cầu. Chỉ số KMO = 0,903 >
0,5 cho thấy điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Kết quả EFA cho thấy 4 nhân tố
được trích tại Eigenvalues là 1,558 và tổng phương sai trích được là 62,019% cho biết 4 nhân
tố giải thích được 62,019% sự biến thiên của dữ liệu.
Từ 22 biến quan sát độc lập và phụ thuộc ban sau khi phân tích Cronbach’s alpha, sau
khi phân tích thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA thì nhóm tác giả thu được kết là 22
biến quan sát vẫn giữ nguyên trật tự và không bị xáo trộn.
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, phân tích tương quan được tiến hành giữa các
biến (bao gồm độc lập và phụ thuộc). Kết quả phân tích tương quan cho thấy tất cả các biến
độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc vì các giá trị Sig. của các hệ số tương quan đều
nhỏ hơn 5%. Cụ thể, ta thấy tương quan giữa biến ALXH đối với biến phụ thuộc YD là rất
cao vì hệ số tương quan lớn hơn 0,5. Các biến NT, SKS và biến phụ thuộc YD có mối tương
quan mạnh vì hệ số tương quan lớn hơn 0,4. Hệ số tương quan của các biến độc lập đều bé
hơn 0,4 nên không có sự tương quan giữa chúng.
Kết quả hồi quy OLS cho ra hệ số R 2 = 0.435 và hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.431. R2 hiệu
chỉnh phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội vì R 2 hiệu chỉnh
không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R 2. Kết quả R2 hiệu chỉnh = 0,431 có ý nghĩa
là nhân tố độc lập đã giải thích được 43.1% sự biến thiên của biến phụ thuộc là ý định giảm
sử dụng túi nilon của người tiêu dùng. Như vậy, mô hình đề xuất giải thích được các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Mặt khác, 56.9% sự biến thiên còn lại của sự hài
lòng của khách du lịch được giải thích bởi các nhân tố khác chưa biết hoặc chưa đưa vào mô
hình hồi quy.
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy OLS
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Độ
Biến độc lập Sai số Thống kê t Sig. phóng đại phương sai
β Beta
chuẩn (VIF)
(hệ số chặn) 0,985 0,187 5,271 0,000
AWA 0,356 0,043 0,302 8,257 0,000 1,191
SOC 0,264 0,030 0,319 8,684 0,000 1,198
CHA 0,176 0,023 0,276 7,722 0,000 1,135
R2 = 0,435
Thống kê Durbin – Watson = 1,949
R2 hiệu chỉnh = 0,431
Thống kê F = 128,840 Sig, = 0,000
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Kết quả kiểm định cho giá trị thống kê F = 128,840 với giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 nên
ta kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bội xây dựng được phù hợp với tập dữ liệu, các biến
độc lập trong mô hình có tác động đến biến phụ thuộc. Như vậy, ta có thể kết luận mô hình
phù hợp. Mặt khác, trong 3 biến độc lập đưa vào mô hình, thì tất cả 3 biến có giá trị Sig. < 5%
chứng tỏ cả 3 biến trên thực sự có tác động đến ý định giảm sử dụng túi nilon. Dấu hệ số β
của 3 biến có ý nghĩa trong mô hình đều dương cho thấy các biến nhận thức, áp lực xã hội, sự
ủng hộ có tác động cùng chiều đến ý định giảm sử dụng túi nilon. Điều này phù hợp với giả
thuyết nghiên cứu đã đề ra.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 153
Bên cạnh đó, kết quả phân tích cho thấy Durbin – Watson (d) = 1,949 gần bằng 2 tại
Bảng 4.2. Vậy các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, vì vậy hệ số tương
quan tổng thể của các phần dư = 0 (không có tự tương quan chuỗi bậc nhất). Hơn nữa, hệ số
phóng đại phương sai VIF được sử dụng để kiểm tra đa cộng tuyến. Mô hình có dấu hiệu đa
cộng tuyến khi VIF vượt quá 10. Kết quả phân tích tại Bảng 4.2 cho thấy VIF của tất cả các
biến độc lập đều nằm trong khoảng 1,135 đến 1,198 nên ta có thể kết luận không có hiện
tượng đa cộng tuyến.
Tiếp đến, để kiểm tra xem giả định phương sai của sai số không đổi ta dùng kiểm định
tương quan hạng Spearman với giả thuyết như sau:
Giả thuyết H0: Hệ số tương quan hạng của tổng thể = 0.
Giả thuyết H1: Hệ số tương quan hạng của tổng thể khác ≠ 0.
Kiểm tra giá trị Sig. của hệ số tương quan trong ma trận hệ số tương quan giữa trị tuyệt
đối phần dư chuẩn hóa (biến ABSPHANDU) và các biến độc lập sẽ cho biết giả thuyết H0 có
bị bác bỏ hay không. Kết quả kiểm định cho thấy chỉ có giá trị Sig. của biến AWA lớn hơn
5%; 2 biến SOC và CHA có giá trị Sig. bé hơn 5% từ đó ta bác bỏ giả thuyết H 0. Như vậy, trị
tuyệt đối phần dư chuẩn hóa có tương quan với 2 biến độc lập SOC và CHA với mức ý nghĩa
5%. Kết luận, có hiện tượng phương sai thay đổi. Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu nhân thấy
rằng người tiêu dùng có nhận thức cao về tác hại của túi nilon nhưng lại không có ý định sử
dụng các sản phẩm thay thế cũng như không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi các áp lực xã hội từ
xung quanh. Một số lí giải được nhóm nghiên cứu đưa ra để giải thích cho hiện tượng trên là
vì tính sẵn có của bao nilon, khi mà nilon rất phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày của người
tiêu dùng Việt Nam, bên cạnh đó các yếu tố của nilon mà các sản phẩm thay thế khác vẫn
chưa đáp ứng được như nhỏ, gọn, nhẹ, dễ tìm kiếm và chi phí thấp khi mà sự tiện ích của các
sản thay thế không tương đương, khó tìm mua.
Cuối cùng, nhóm tác giả kiểm định sự khác nhau về ý định giảm sử dụng túi nilon
theo giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập bằng phân tích ANOVA một chiều. Kết quả cho
thấy nhóm đối tượng có đặc điểm giới tính khác nhau, trình độ học vấn khác nhau, thu nhập
khác nhau sẽ có ý định giảm sử dụng túi nilon khác nhau. Lý do của sự khác biệt này là bởi
những ảnh hưởng khác nhau của văn hóa tiêu dùng tại Việt Nam lên giới tính, kèm theo nhận
thức về tác hại của túi nilon của mỗi người với trình độ học vấn và thu nhập khác nhau sẽ
khác nhau .
5.Kết luận và một số đề xuất
5.1.Các hàm ý và đề xuất
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người tiêu dùng và môi trường sống
tự nhiên, túi nilon vẫn có những ưu điểm sử dụng khó có thể phủ nhận đối với người tiêu
dùng. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững của Việt Nam nói riêng và toàn thế giới
nói chung, các nhà hoạch định chính sách cần có cái nhìn bao quát và xây dựng các chính
sách phù hợp trong dài hạn nhằm cắt giảm số lượng túi nilon thải ra môi trường. Sau đây là
một số đề xuất của nhóm tác giả dựa trên kết quả nghiên cứu này.
5.1.1. Giải pháp liên quan đến việc chuyển đổi sang các sản phẩm thay thế (SPTT):
Có thể thấy ở mô hình sau hiệu chỉnh, hai biến ý định của đề xuất ban đầu đã được gộp
làm một. Như vậy, từ kết quả này của mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận định rằng việc
chuyển sang sử dụng các SPTT cũng đồng thời giúp giảm hành vi sử dụng túi nilon. Đối với
nhóm giải pháp này, các đề xuất của nhóm tác giả bao gồm:
Thứ nhất, cần khuyến khích người dân và các cơ sở sản xuất dần chuyển qua các SPTT
đã có mặt trên thị trường. SPTT trong các câu hỏi khảo sát được giới hạn là các sản phẩm
không làm từ nhựa như túi giấy, túi vải, lọ thủy tinh, lá sen, lá chuối,... Hiện trên thị trường đã
có nhiều loại bao bì phân hủy sinh học (PHSH) có thời gian phân hủy chỉ còn từ 6 tháng đến 2
năm (hoặc lâu hơn nữa tùy điều kiện môi trường). Loại túi này được nhóm tác giả đề xuất sẽ
trở thành SPTT trong trường hợp mà các sản phẩm không làm từ nhựa chưa thể đáp ứng yêu
cầu sử dụng (như các trường hợp bắt buộc phải có túi đựng dai, nhẹ, gọn,..).
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 154
Đối với các SPTT không làm từ nhựa (túi giấy, túi vải, lọ thủy tinh, lá sen, lá chuối,...),
các sản phẩm này chỉ có thể thay thế được túi nilon trong một số trường hợp. Mặc dù vậy, đây
vẫn là các sản phẩm cần được ưu tiên sử dụng bởi khả năng phân hủy nhanh và không gây tác
động quá tiêu cực tới môi trường.
Thứ hai là tạo ra những dấu hiệu phân biệt cụ thể cho các sản phẩm nhựa hay túi nilon
thông thường với các sản phẩm thân thiện với môi trường khác. Tại một số nước, các sản
phẩm này không chỉ được khuyến khích sử dụng mà còn được hỗ trợ từ phía nhà nước như
cấp chứng chỉ chất lượng, chứng chỉ môi trường, nhãn môi trường, hỗ trợ đầu tư,... Chính
những chứng chỉ, nhãn hiệu này sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt và có sự chú ý
nhiều hơn đến những sản phẩm thân thiện với môi trường, từ đó dần thay đổi nhận thức chung
về các sản phẩm thay thế mới.
Thứ ba là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển để tìm kiếm những nguồn nguyên liệu
thay thế mới tối ưu hơn. Việc thay thế những nguyên liệu có khả năng tái sinh thay vì sử dụng
nguồn nguyên liệu khoáng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên
nhiên không có khả năng tái tạo. Tại nhiều quốc gia, các nguyên liệu mới có khả năng thay
thế luôn được khuyến khích cho nghiên cứu với nguồn kinh phí lớn. Các nghiên cứu này đã
cho thấy rằng các nguyên liệu tiềm năng cho sản xuất polyme và các dạng bao bì có khả năng
PHSH như xenlulozo, tinh bột, mùn cưa, phân bò, một số loại tảo,... là hoàn toàn có khả năng
ứng dụng. Mặc dù vậy ở Việt Nam, kinh phí cho nghiên cứu và tái chế cho các sản phẩm
nhựa nói chung cũng như túi nilon nói riêng là không nhiều. Năm 2018, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã phát động phong trào quy mô toàn quốc “Chống rác thải nhựa”, phong trào
khuyến khích các nhà khoa học đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất;
khuyến khích phát triển các sản phẩm có thể phân hủy, tái sử dụng, thân thiện với môi trường.
Các cơ quan trong nước và đối tác quốc tế thúc đẩy các hình thức hợp tác, hỗ trợ tiếp nhận
công nghệ về quản lý, tái chế, xử lý chất thải nhựa, phát triển các sản phẩm thay thế nhựa,
nilon.
Thứ tư là trợ giá cho nhóm các sản phẩm thay thế. Dù đã có những khách hàng đã biết
đến bao bì PHSH, nhưng họ vẫn ái ngại sử dụng do sự chênh lệch giá thành quá lớn giữa hai
nhóm sản phẩm này. Để tạo lợi thế cạnh tranh cao hơn cho nhóm các sản phẩm thay thế,
chính sách trợ giá từ chính phủ là rất cần thiết, dù đây không phải là một biện pháp tối ưu về
mặt lâu dài.
5.1.2.Khuyến khích các nhà bán lẻ, các nhà phân phối tham gia giảm phân phát miễn phí
túi nilon:
Nhóm tác giả nhận thấy rằng phần lớn người tiêu dùng lựa chọn túi nilon chính bởi sự
sẵn có của loại túi này khi đi mua sắm. Chính bởi vậy, nhóm nghiên cứu đã đề ra biện pháp
hướng vào việc giảm phân phát miễn phí túi nilon nhằm hạn chế lượng túi nilon ngoài mức
cần thiết đang bị người tiêu dùng vô ý thải ra hàng ngày.
Thứ nhất, khuyến khích người tiêu dùng mang túi đựng cá nhân bằng các chính sách
đặc biệt từ nhà bán lẻ, nhà phân phối. Với những khách hàng sử dụng túi đựng cá nhân, các
siêu thị có thể thực hiện giảm giá trên tổng hóa đơn, thực hiện tích điểm cho khách hàng, tặng
khách hàng các phần quà đặc biệt,...
Thứ hai, các siêu thị, các trung tâm mua sắm chủ động không sử dụng túi nilon để gói
hàng cho người tiêu dùng. Biện pháp này không chỉ giúp hạn chế các trường hợp sử dụng túi
nilon ngoài mức cần thiết mà còn giúp cho người tiêu dùng chủ động tìm đến với các sản
phẩm thay thế hay mang túi đựng cá nhân.
Thứ ba, tính phí trên mỗi túi nilon được yêu cầu sử dụng từ khách hàng. Mặc dù vậy,
biện pháp này dễ gây ra những phản đối từ người tiêu dùng bởi nhà bán lẻ lúc này được xem
là đang sử dụng túi nilon để kinh doanh.
5.1.3.Nhóm giải pháp truyền thông:
Nhóm tác giả nhận định các giải pháp về mặt truyền thông là rất quan trọng, nhằm giúp
người dân hướng tới thông điệp mà truyền thông định hướng truyền tải bởi kết quả có được từ
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 155
mô hình, biến nhận thức có tác động rất mạnh đến hành vi giảm sử dụng túi nilon của người
dân.
Thứ nhất là thay đổi nhận thức của người dân thông qua các chiến dịch, phong trào hay
chương trình về môi trường. Mặc dù chưa thể thay đổi thói quen của người tiêu dùng về lâu
dài, nhưng việc tổ chức các chiến dịch cũng sẽ ít nhiều giúp người dân tiếp cận nhiều hơn tới
những tác hại của túi nilon.
Thứ hai là tích cực truyền thông về tác hại, về các vấn đề do bao nilon gây ra trên các
phương tiện truyền thông đại chúng. Các cơ quan đài truyền hình cùng với các đơn vị hợp tác
truyền thông nên phát triển các chuyên mục riêng về môi trường để thay đổi nhận thức của
khán thính giả, đặc biệt là với giới trẻ, tầng lớp nhạy cảm với truyền thông, dễ tiếp thu ý kiến
và là tương lai của xã hội.
Thứ ba là thay đổi nhận thức của người dân một cách trực tiếp thông qua các bảng treo,
khẩu hiệu,... trên đường phố. Những hình ảnh trên đường phố rất dễ gây sự chú ý và dễ đi vào
tiềm thức của người qua đường bởi họ có thể lặp lại những thông điệp này rất nhiều lần.
Thứ tư là đẩy mạnh công tác giáo dục về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm túi
nilon cho học sinh, sinh viên ngay trên ghế nhà trường. Nhà trường cung cấp những kiến thức
về tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe, động viên học sinh, sinh viên hạn chế
sử dụng túi nilon, giảm hành vi sử dụng tràn lan túi nilon trước cổng trường.
Thứ năm là đẩy mạnh truyền thông về ô nhiễm môi trường và tác hại của túi nilon thông
qua báo chí. Báo chí hiện nay vẫn là một cơ quan ngôn luận có sức truyền thông rất lớn. Cần
khuyến khích cơ quan báo chí thắt chặt nội dung, đặc biệt tiêu chuẩn hóa các thông tin và nội
dung về môi trường.
Thứ sáu là kết hợp với các nhà hàng, quán ăn, quán giải khát, các cửa hàng quần áo,
giày dép,... đưa thông điệp truyền thông về ô nhiễm túi nilon lên các sản phẩm, các trang
mạng xã hội,... Các trang mạng xã hội như facebook hiện đang là một trong những kênh
truyền thông rất hữu hiệu tại Việt Nam. Việc đưa những hình ảnh, thông điệp môi trường lên
fanpage, các sản phẩm ly đựng, khăn lau,… không những giúp cho các thông điệp về môi
trường được lan truyền mà còn giúp cho những cửa này hàng quảng bá hình ảnh trong mắt
người tiêu dùng.
5.1.4.Giải pháp liên quan đến thuế:
Kết quả có được từ mô hình cho thấy rằng biến ủng hộ tính phí không có tác động đến ý
định giảm sử dụng túi nilon. Mặc dù vậy, với mức giá dành cho túi nilon là quá thấp như hiện
nay thì việc nhà bán lẻ ngừng phát miễn phí túi nilon cho người tiêu dùng là rất dễ bị phản
đối. Ở phần này, nhóm tác giả sẽ trình bày những giải pháp cụ thể nhằm tăng tính hiệu quả
cho thuế môi trường tại Việt Nam.
Thứ nhất là tăng đáng kể mức thuế môi trường dành cho túi nilon. Gia tăng mức thuế
môi trường nói chung và mức thuế đối với túi nilon nói riêng sẽ giúp tăng đáng kể nguồn thu
cho ngân sách nhà nước.
Thứ hai là thay đổi cách tính thuế môi trường đối với túi nilon từ tính theo khối lượng
túi chuyển sang tính theo số lượng túi. Cách tính thuế theo số lượng túi sẽ khiến người mua
túi nilon theo dạng sỉ (chủ yếu là nhà bán lẻ) bận tâm hơn đến giá cả của túi nilon, từ đó có
thể hạn chế phần nào việc phân phát miễn phí. Bên cạnh đó, việc tính phí theo số lượng cũng
sẽ giúp chính phủ dễ dàng tăng thuế cũng như thu được lượng thuế lớn hơn.
Thứ ba là áp thuế môi trường riêng với đối tượng nhà sản xuất có đóng gói hàng hóa
bằng túi nilon. Một loại thuế riêng đánh trực tiếp vào hàng hóa đóng gói từ túi nilon sẽ giúp
cho tình trạng lách luật tránh thuế của các donah nghiệp được giải quyết.
Thứ tư là thắt chặt quản lý thuế, thực hiện giám sát công tác thu thuế. Để ddsjt được
điều này, chúng ta cần có sự thay đổi trong nội dung của quy định, đưa ra những tiêu chí cao
và chặt chẽ hơn đối với loại túi nilon thân thiện môi trường. Bên cạnh đó là việc giám sát và
kiểm tra thường xuyên các chỉ tiêu này trực tiếp tại các cơ sở sản xuất.
5.2.Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 156
Theo kết quả nghiên cứu, mô hình chỉ giải thích được 43,1% sự biến thiên ý định giảm
sử dụng túi nilon của người tiêu dùng tại Việt Nam. Từ kết quả này, nhóm tác giả nhận định
những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
Những hạn chế của đề tài:
Thứ nhất, cỡ mẫu của bài nghiên cứu là 507 nhưng chủ yếu được thực hiện thông qua
mạng xã hội facebook và email. Những mẫu thu được qua mạng xã hội chủ yếu đến từ các
đáp viên thuộc lứa tuổi trẻ, trong khi những mẫu thu được qua email lại chủ yếu đến từ các
đáp viên làm việc văn phòng, chính những điều này đã ảnh hưởng khá nhiều đến tính đại diện
của mẫu nghiên cứu.
Thứ hai, vì những hạn chế về mặt thời gian, về nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực,
nhóm tác giả chỉ có thể tiến hành khảo sát thực tế đối với nhóm đáp viên tại khu vực tại
Tp.HCM. Mặc dù vậy, như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, TP.HCM chính là
đối tượng lấy mẫu chính mà nhóm tác giả hướng đến.
Thứ tư, vì lượng bản khảo sát online là khá lớn nên nhóm tác giả cũng không kiểm soát
được xác suất và cân bằng được tỉ lệ khảo sát của tất cả các vùng miền/tỉnh thành trên cả
nước.
Thứ ba, số biến độc lập được đề xuất là khá ít. Nghiên cứu mới chỉ ra được một biến có
tác động đến ý định giảm sử dụng túi nilon là biến nhận thức, hai biến có ý nghĩa còn lại là áp
lực xã hội và sự ủng hộ tính phí không có tác động.
Thứ tư, các biến độc lập chỉ giải thích được 43,1% sự biến thiên của biến phụ thuộc.
Hướng nghiên cứu tiếp theo:
Thứ nhất, các nghiên cứu tiếp theo với thời lượng khảo sát dài hơn, nguồn nhân lực và
nguồn kinh phí lớn hơn có thể thêm chủ động trong việc kiểm soát mẫu khảo sát, tiến hành đi
khảo sát trực tiếp tại nhiều khu vực, từ đó phân bổ mẫu xác suất cân đối hơn trên phạm vi
nhiều khu vực/tỉnh thành khác nhau, tăng tính đại diện của mẫu.
Thứ hai, các nghiên cứu tiếp theo có thể đưa vào nhiều biến đo lường hơn nhằm xác
định thêm được các nhân tố tác động đến ý định giảm sử dụng túi nilon như sự ủng hộ đối với
lệnh cấm sử dụng, .
Thứ ba, các nghiên cứu về sau có thể sử dụng mô hình SEM để đo lường được nhiều
hơn các biến phụ thuộc trong mô hình.
Thứ tư, nhóm tác giả dự đoán rằng vì lượng lớn tỉ lệ mẫu thuộc về những đáp viên sống
ở khu vực thành phố, có thu nhập ổn định nên biến ủng hộ tính phí mới không có tác động
đến ý định giảm sử dụng túi nilon. Những nghiên cứu về sau có thể tiến hành nghiên cứu trên
hai khu vực tách biệt là thành thị và nông thôn để so sánh những sự khác biệt ở hai nhóm khu
vực này.
Thứ năm, các nghiên cứu về sau cũng có thể tách hai biến ý định như đề xuất ban đầu
của bài nghiên cứu, nhưng thực hiện trên hai mô hình riêng rẽ (một mô hình về ý định sử
dụng SPTT, một mô hình về ý định giảm sử dụng túi nilon) để so sánh về sự tác động khác
nhau của các biến độc lập đối với hai loại ý định này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Trung Tú, 2012, Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải
pháp nhằm hạn chế sử dụng túi nilon tại TP. HCM. Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức.
[2] Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền và Khưu Ngọc Huyền, 2014, Nhận thức về hành vi
sử dụng túi nilon của người dân quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
[3] Đoàn Thị Thảo, 2009, Đánh giá ý thức sử dụng túi nilon của người dân tại thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
[4] S.P Lam, J.K Chen, 2006, What makes customers bring their bags or buy bags from the
shop? A survey of customers at a Taiwan hypermarket. Environment and Behavior, 38(3),
318-332.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 157


[5] Judith I.M. de Groot, Wokje Abrahamse and Kayleigh Jones, 2013, Persuasive normative
messages: the influence of injunctive and personal norms on using free plastic bags.
Sustainability 2013, 5, 1829-1844.
[6] Irina Safitri Zen, Rahmalan Ahamad and Wahid Omar, 2013, No plastic bag campaign
day in Malaysia and the policy implication. Environ Dev Sustain (2013) 15:1259–1269.
[7] Kanupriya Gupta, 2011, Consumer responses to incentives to reduce plastic bag use:
evidence from a field experiment in urban India.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 158


[41]CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ĐIỆN THOẠI
THÔNG MINH CỦA GIỚI TRẺ
SV: Phan Minh Nam, Nguyễn Hoa Tiên, Lăng Hiểu Khánh
Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại Tp. HCM
GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Chi
TÓM TẮT:
Với sự đa dạng và cạnh tranh khốc liệt của thị trường điện thoại thông
minh hiện nay, để giúp các doanh nghiệp kinh doanh điện thoại thông minh thành
công trên thị trường, việc tìm hiểu nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng là một
trong những cách giúp kinh doanh hiệu quả. Hiểu biết tường tận về người tiêu
dùng không chỉ giúp các doanh nghiệp sản xuất, phân phối điện thoại tăng thị
phần trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của dòng điện thoại thông minh mà còn
giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Đề tài nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh của giới trẻ đã
tiến hành khảo sát trên 370 đối tượng, kết hợp sử dụng phần mềm thống kê SPSS
20.0 để phân tích. Kết quả cho thấy Hệ điều hành và Uy tín của thương hiệu có
ảnh hưởng, hai nhân tố Đại sứ thương hiệu và Hoạt động xúc tiến không ảnh
hưởng đến ý định của người tiêu dùng.
Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, Điện thoại thông minh, Giới trẻ, Ý định mua.
1.Giới thiệu
Theo nghiên cứu của GSMA (Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động toàn
cầu, 2017), đến năm 2020, 5,7 tỷ người sẽ sở hữu điện thoại di động, tương đương với 3/4 dân
số toàn cầu, chủ yếu nhờ việc người dân châu Á trang bị điện thoại di động một cách nhanh
chóng. Hòa mình với tốc độ phát triển của thị trường điện thoại thông minh, Việt Nam đã và
đang trở thành thị trường tiềm năng trong mắt các nhà sản xuất và bán lẻ. Theo số liệu từ
GFK, số người sử dụng điện thoại thông minh trong năm 2017 là 28.77 triệu người, tương
ứng với khoảng 28.5% dân số, và có thể lên đến 40% vào năm 2021. Theo báo cáo Hành Vi
Người Dùng Điện Thoại Thông Minh 2017 của Nielsen Việt Nam ở các thành phố trọng điểm
(Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang, Cần Thơ,…) tỉ lệ người sử dụng điện
thoại thông minh so với số lượng những người sử dụng điện thoại thông thường chiếm 84%
vào năm 2017. Ở các thành phố trung bình và nhỏ (Thủ Dầu Một, Hội An, Vinh,…) 71%
người dân sử dụng điện thoại thông minh.
Cùng với trào lưu phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh trên thế giới, người trẻ
Việt Nam từ độ tuổi 18 – 35 tuổi (độ tuổi giới trẻ được quy định theo nghiên cứu của
Nancy M.Petry, 2002), chiếm khoảng 28% dân số nhưng chiếm đến 51% lực lượng lao động
của cả nước, đang có xu hướng lệ thuộc điện thoại thông minh ngày càng trầm trọng. Ngoài
ra, giới trẻ còn có sức ảnh hưởng lớn đến ý định chọn mua điện thoại của những nhóm người
tiêu dùng khác, như bố mẹ, anh chị, bạn bè... Giới trẻ hiện nay có khả năng linh hoạt và nhạy
bén cũng như có hiểu biết hơn các lứa tuổi khác (người trung niên, người già và trẻ em) về
lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là các thiết bị điện tử để có thể tư vấn cho những lứa
tuổi khác trong việc chọn mua điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, mạng xã hội ngày càng
phát triển và số lượng người sử dụng tăng nhanh. Điều này làm cho những ý kiến của giới trẻ
ngày càng lan tỏa đến các đối tượng khác trên mạng xã hội. Vì vậy, quan điểm chọn mua điện
thoại của giới trẻ có tác động lớn đến thị trường. Do đó, nhóm tác giả quyết định chọn khảo
sát đối tượng là giới trẻ.
Với sự ra đời và tăng trưởng nhanh chóng, điện thoại thông minh đã soán ngôi điện
thoại thông thường trên thị phần điện thoại di động Việt Nam. Sự cạnh tranh ngày càng khốc
liệt khi hàng loạt thương hiệu điện thoại mới gia nhập thị trường.Người tiêu dùng đang đứng
trước ma trận thương hiệu trong nước và nước ngoài.Chi phí trung bình khi mua 1 chiếc điện
thoại thông minh tại Việt Nam đang ngày càng rẻ đi. Để chinh phục thành công trên thị

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 159


trường điện thoại di động, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt những yếu tố của người tiêu
dùng quan tâm khi chọn mua một chiếc điện thoại thông minh.
Để có thể thích nghi và kinh doanh hiệu quả trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt
như Việt Nam, việc nghiên cứu về nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng không chỉ giúp các
doanh nghiệp sản xuất, phân phối điện thoại kinh doanh hiệu quả mà còn góp phần nâng cao
thương hiệu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điện thoại
trong nước trên thị trường Việt Nam.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh của giới
trẻ là chủ đề nhận được nhiều quan tâm của các nhà nghiên cứu thời gian gần đây. Rất nhiều
công trình nghiên cứu về đề tài này đã được thực hiện tại các nước phát triển (Mỹ, Anh, Úc,
Phần Lan...) cũng như các nước đang phát triển (Trung Quốc, Kenya, Thái Lan...) (Yeh và
cộng sự, 2016; Malasi, 2012; Landwehr và cộng sự, 2011). Hàng loạt yếu tố đã được xem xét
trong các bài nghiên cứu này, như các thuộc tính của sản phẩm (Malasi, 2012), giá trị người
dùng (Yeh và cộng sự, 2016), thiết kế sản phẩm (Landwehr và cộng sự), mức độ nghiện
Internet (Chiu, 2014), khả năng thích nghi của người dùng (Bigné và cộng sự, 2007)... Tuy
nhiên chưa có một nghiên cứu nào phác họa bức tranh tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến
Hành vi lựa chọn điện thoại và sắp xếp chúng theo một chỉnh thể thống nhất.
Trái ngược với sự phong phú đa dạng về kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực hành vi tiêu
dùng điện thoại thông minh trên thế giới, các công trình ở Việt Nam còn khá ít và mới chỉ
được tiến hành trên quy mô nhỏ. Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Lan Hương và Lưu Cẩm
Trúc (2014) chỉ tiến hành ở Đà Nẵng để nghiên cứu về vai trò của nhóm tham khảo đến việc
lựa chọn điện thoại thông minh, hay nghiên cứu của Nguyễn Thành Công và Phạm Ngọc
Thúy năm 2007 chỉ khảo sát tại khu vực TP HCM.
Do đó, nhóm tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu và khám phá các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh của giới trẻ Việt Nam là việc làm rất quan trọng
và cấp thiết. Mục tiêu của nghiên cứu như sau: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
chọn mua điện thoại thông minh của giới trẻ Việt Nam; (2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến ý định mua hàng, đề xuất một số giải pháp; (3) Khuyến nghị cho các doanh
nghiệp sản xuất và phân phối để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1.Cơ sở lý thuyết
2.1.1.Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
2.1.1.1.Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action - TRA)
Mô hình được xây dựng từ những năm 60 của thế kỉ XX sau đó được điều chỉnh và mở
rộng bởi Ajzen và Fishbein (1975, 1980). Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA chỉ ra rằng
“ý định” là dự đoán tốt nhất của hành vi cuối cùng và ý định đồng thời được xác định bởi thái
độ và các quy chuẩn chủ quan. Để dự báo hành vi, người ta có thể đo lường ý định của cá
nhân thông qua hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan. Thái độ được đo lường dựa trên niềm
tin đối với các thuộc tính sản phẩm và được đánh giá chủ quan bởi các cá nhân. Chuẩn chủ
quan có thể được đánh giá thông qua hai yếu tố cơ bản: (1) Niềm tin quy chuẩn: mức độ ảnh
hưởng từ thái độ của những người có liên quan đối với việc mua sản phẩm của người tiêu
dùng và (2) Động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người liên quan.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 160


Niềm tin
Thái độ
Sự đánh giá
Hành vi dự Hàn
Niềm tin quy tính h vi
chuẩn Chuẩn chủ thực
quan sự
Động cơ
Sơ đồ 1. Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA
2.1.1.2.Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB)
Năm 1991, Ajzen đã đề xuất lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), được phát triển từ lý
thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen & Fishbein, 1975). Thuyết TPB được Ajzen xây dựng
bằng cách bổ sung thêm biến “Kiểm soát hành vi nhận thức” vào mô hình TRA. Biến này
phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, phụ thuộc vào sự sẵn có của các
nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi,…

Sơ đồ 2. Mô hình hành vi có kế hoạch


Nhân tố được bổ sung là nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control -
PBC). Theo Ajzen (1985), PBC phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và
thực hiện hành vi có bị kiểm soát, hạn chế hay không. Nhân tố kiểm soát hành vi tác động
trực tiếp đến việc thực hiện hay không thực hiện hành vi. Việc dự đoán hành vi có xảy ra hay
không phụ thuộc vào ý định và nhân tố kiểm soát hành vi.
2.1.1.3.Mô hình Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM)
Theo mô hình, ý định sử dụng có tương quan đáng kể tới việc sử dụng, khi có ý định
là yếu tố quan trọng đến việc sử dụng, còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc sử dụng một
cách gián tiếp thông qua ý định sử dụng (Davis và cộng sự, 1989).
Sự hữu
ích cảm
nhận
Biến Thái Ý định Thói
bên độ sử quen sử
ngoài dụng dụng
Sự dễ sử thực tế
dụng cảm
Sơ đồ 3. Mô hìnhnhận
chấp nhận công nghệ
2.1.2.Các giả thuyết nghiên cứu
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 161
Bài nghiên cứu này nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng lớn đến ý định của giới trẻ khi
chọn lựa điện thoại thông minh.
2.1.2.1.Hệ điều hành di động
Jyothy Joseph và Shinto Kurian K (2013) thực hiện một cuộc nghiên cứu so sánh các hệ
điều hành khác nhau chỉ ra rằng Android là hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất trên thị
trường mỗi ngày có hơn 1 triệu thiết bị di động với các thương hiệu khác nhau sử dụng hệ
điều hành Android được kích hoạt trên khắp thế giới. Lợi thế chính của hệ điều hành này là ai
cũng có thể tùy chỉnh hệ điều hành này. Trong khi đó, iOS chỉ được sử dụng trên các sản
phẩm của Apple, bao gồm iPhone, iPod touch, iPad, Apple TV và đã khai thác rất tốt công
nghệ HTML5 (xuất hiện từ giữa năm 2011). Nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới chọn thiết
bị sử dụng iOS cho doanh nghiệp của họ vì các tính năng hỗ trợ công việc hiệu quả và khả
năng bảo mật mạnh mẽ.
Trong phạm vi của nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H1: Hệ điều hành có tác động đến ý định lựa chọn điện thoại thông minh của
giới trẻ.
2.1.2.2.Hình ảnh người đại diện
Người đại diện thương hiệu là thuật ngữ đã xuất hiện từ những thập niên 40, họ là
những người có ảnh hưởng đến đại chúng, đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch quảng
cáo và có đóng góp trong việc xây dựng hình ảnh sản phẩm và khuếch trương tên tuổi thương
hiệu. Theo nghiên cứu của GroupM, 56% nam giới tuổi từ 15-29 đồng ý rằng, họ suy nghĩ
tích cực về một thương hiệu thể thao nếu thương hiệu đó xuất hiện cùng một vận động viên
mà họ yêu thích.
Trong phạm vi của nghiên cứu này, nhóm tác giả kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của
biến hình ảnh người đại diện đối với ý mua điện thoại thông minh của giới trẻ, nhóm tác giả
đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H2: Hình ảnh người đại diện có tác động đến ý định lựa chọn điện thoại
thông minh của giới trẻ.
2.1.2.3.Uy tín thương hiệu trên điện thoại
Theo Cassavoy (2012), thương hiệu đóng một vai trò rất quan trọng trong ý định mua
của người tiêu dùng. Trong khi người tiêu dùng thường chọn một thương hiệu quen thuộc,
nhưng khái niệm về thương hiệu ngày nay vượt ra ngoài nhãn hiệu hoặc của tên nhà sản xuất.
Nghiên cứu của Karen Lim Lay-Yee, Han Kok-Siew, Benjamin Chan Yin-Fah (2013), khẳng
định uy tín thương hiệu có tác động rất tích cực đến ý mua điện thoại di động của khách hàng.
Nguyễn Trường Sơn và Trần Trung Vinh (2008) cho thấy sự trung thành trong thói quen mua
sắm của người tiêu dùng Việt Nam, hay hành vi mua sắm của người tiêu dùng chịu tác động
rất lớn bởi chính giá trị thương hiệu.
Trong phạm vi của nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H3: Thương hiệu có tác động đến ý định mua điện thoại thông minh của giới
trẻ.
2.1.2.4.Hoạt động xúc tiến
Xúc tiến bán hàng là các công cụ tăng doanh thu của sản phẩm và thương hiệu, thường
diễn ra trong một thời gian ngắn (Wierenga & Soethoudt, 2010), bởi vì họ tác động tâm trí
của người tiêu dùng như là một lợi ích với họ, thúc đẩy hành vi người tiêu dùng (Yusuf,
2010).Mahmud I. Nour, Mohammad Salamh Almahirah, Sultan Freihat (2014), xét về mức độ
quan trọng của các yếu tố quảng cáo kết hợp trong các công ty sản xuất gốm sứ và thủy tinh,
các yếu tố như quảng cáo, bán hàng cá nhân xúc tiến thương mại khá cao.
Trong phạm vi của nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H4: Hoạt động xúc tiến có tác động tích cực đến ý định lựa chọn điện thoại
thông minh của giới trẻ.
2.2.Mô hình nghiên cứu
Hệ điều hành
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 162
Đại sứ thương hiệu
Ý định mua điện thoại
thông minh của giới trẻ
Uy tín thương hiệu
Hoạt động xúc tiến

Biến nhân khẩu học


(giới tính, tuổi, nghề nghiệp)
H1(+)

H2(+)

H3(+)

H4(+)

Sơ đồ 4. Mô hình nghiên cứu


2.3.Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.Nghiên cứu sơ bộ
Nhóm tác giả ban đầu xác định vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu, làm rõ các khái niệm,
định nghĩa liên quan. Sau đó, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu và tham khảo các lý thuyết
và mô hình đã được áp dụng trước đó, dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết này để xây dựng mô
hình nghiên cứu phù hợp. Tiếp theo, thang đo nháp lần 1 cho các yếu tố trong mô hình nghiên
cứu được xây dựng qua việc tham khảo và kế thừa từ các nghiên cứu thực nghiệm khác. Để
có được bảng câu hỏi chất lượng cao cho nghiên cứu chính thức, nhóm tác giả sẽ dùng thang
đo nháp lần 1 này cho lần thử đầu tiên (pretest) được thực hiện thông qua việc phỏng
vấn, tham khảo ý kiến để ra được thang đo nháp lần 2. Sau đó, nhóm tác giả sử dụng phương
pháp khảo sát thử nghiệm với 60 đáp viên (pilot study) trong từ ngày 3 đến ngày 11 tháng 2
năm
2018. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ này nhằm đánh giá lại bảng câu hỏi trước khi tiến
hành
nghiên cứu chính thức. Hệ số Cronbach’s alpha và phân tích EFA được sử dụng để đánh
giá sơ bộ từ đó làm cơ sở điều chỉnh thang đo và đưa ra thang đo chính thức cho nghiên cứu
chính thức.
2.3.2.Nghiên cứu chính thức
Nhóm tác giả thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua khảo sát với mẫu dự
kiến là 374 đáp viên thông qua phỏng vấn trực tiếp qua bảng hỏi giấy. Nghiên cứu chính thức
được thực hiện từ ngày 12 đến ngày 28 tháng 2 năm 2018. Mục đích của nghiên cứu này dùng
để kiểm định lại mô hình đo lường cũng như các giả thuyết trong mô hình. Hệ số tin cậy
Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để xác định các nhân tố
và kiểm định thang đo để đo lường từng nhân tố, Từ việc trình bày các kết quả thu được qua
quá trình phân tích dữ liệu, đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp. Sau đó, nhóm tác giả sẽ
chỉ ra những hạn chế của mô hình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.
2.3.3.Phương pháp thu thập dữ liệu
Nhóm tác giả chọn phương pháp thu thập dữ liệu chính thức là phỏng vấn trực tiếp bằng
bảng khảo sát giấy và bảng khảo sát online. Nhóm tác giả nhận thấy rằng phỏng vấn trực tiếp
có khả năng thu được nhiều dữ liệu hơn ngoài bảng câu hỏi mà đáp viên trả lời, bởi vì nhóm
tác giả có thể quan sát để thu được thêm dữ liệu về đáp viên bằng cách nắm bắt sự thay đổi về
tâm trạng, cử chỉ, lời nói của đối tượng, đồng thời người phỏng vấn tạo mối quan hệ xã hội tốt
ở giai đoạn ban đầu sẽ làm cho cuộc thảo luận cởi mở, thu thập được những thông tin đáng tin
cậy hoặc khó nhớ.
2.3.4.Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau quá trình thu thập dữ liệu, nhóm tác giả tiến hành mã hóa và làm sạch dữ liệu thông
qua quá trình sàng lọc các bảng khảo sát phù hợp và đạt yêu cầu để đưa vào phân tích thống
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 163
kê mô tả. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu chính thức được thể hiện dưới hình thức tỷ
lệ, cơ cấu theo đặc điểm của người tham gia khảo sát. Bên cạnh đó, kết quả thống kê mô tả
thang đo chủ yếu tập trung thể hiện giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và độ
lệch chuẩn trên từng thang đo của mẫu điều tra. Sau đó đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng
hệ số Cronbach’s alpha để giúp loại bỏ các biến rác, tránh các nhân tố giả để tạo điều kiện cho
phân tích EFA. Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, các thang đo được đánh giá
tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để thu nhỏ và gom các biến lại
thành các nhân tố, xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị
phân biệt giữa các nhân tố. Tiếp đến nhóm tác giả chạy kết quả hồi quy nhằm mục tiêu kiểm
tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và phụ thuộc.
3.Kết quả và đánh giá
3.1.Kết quả
3.1.1.Thống kê mô tả
Nhóm tác giả thu được 372 mẫu khảo sát hợp lệ, mẫu điều tra được phân bố theo các
biến nhân khẩu học được trình bày trong bảng 3.1, Đặc điểm sử dụng điện thoại thông minh
của giới trẻ được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 1: Một số đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Nam 131 35,2
Giới tính
Nữ 241 64,8
Từ 18-22 tuổi 130 34,9
Tuổi Từ 23-30 tuổi 222 59,7
Từ 20-35 tuổi 20 5,4
Sinh viên 319 85,6
Nhân viên văn phòng 26 7,0
Nội trợ 2 0,5
Nghề nghiệp
Thất nghiệp 1 0,3
Kinh doanh 10 3,0
Khác 14 3,6
Dưới 5 triệu 288 77,4
Từ 5- dưới10 triệu 38 10,2
Thu nhập Từ 10-dưới 20 triệu 32 8,6
Từ 20-dưới 40 triệu 8 2,2
Trên 40 triệu 6 1,4
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả Excel trên mẫu
Bảng 2: Đặc điểm sử dụng điện thoại thông minh của giới trẻ
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Iphone 136 35,6
Samsung 113 29,6
Thương hiệu điện thoại sử
Oppo 34 8,9
dụng
HTC 16 4,2
Khác 83 21,7
Dưới 6 tháng 78 21,0
Từ 6 tháng – dưới 1 năm 75 20,2
Thời gian sử dụng
Từ 1-3 năm 178 47,9
Trên 3 năm 41 10,9
IOS 127 34,1
Android 231 62,1
Hệ điều hành
Window phone 10 2,7
Khác 4 1,1
1 54 14,5
Số thương hiệu điện thoại 2 142 38,2
sử dụng 3 114 30,6
Trên 4 59 16,7
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả Excel trên mẫu
3.1.2.Thống kê mô tả thang đo
Thống kê mô tả thang đo được trình bày tại bảng 3.3 theo đó các biến quan sát theo
thang đo Likert nhận giá trị trải từ 1 đến 5.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 164
Bảng 3: Thống kê mô tả các thang đo của các nhân tố thành phần
Biến Độ lệch Skewness Độ nhọn Kurtosus Trung bình cộng Độ lệch
chuẩn
Hệ điều hành DEV1 -0,768 0,042 3,99 0,985
DEV2 -0,627 -0,021 3,89 0,961
DEV3 -0,364 -0,310 3,69 0,956
DEV4 -0,209 -0,263 3,38 1,009
DEV5 -0,721 0,148 4,08 0,844
Uy tín thương hiệu REP1 -0,84 0,414 4,09 0,869
REP2 -0,930 0,558 4,21 ,822
REP3 -0,792 0,150 3,98 0,974
Hình ảnh người đại AMB1 0,676 0,676 2,14 1,061
diện AMB2 1,127 1,127 1,82 1,011
AMB3 0,290 1,29 2,21 1,074
Hoạt động xúc tiến PRO1 -0,881 0,404 3,79 1,052
PRO2 0,132 -0,966 2,76 1,279
PRO3 -1,035 0,842 3,93 1,026
PRO4 -1,377 1,981 4,29 0,885
PRO5 -0,227 -0,590 3,16 1,143
PRO6 0,102 -0,546 2,71 1,122
Ý định mua hàng INT1 -0,553 -0,768 3,62 1,263
INT2 -0,588 -0,311 3,65 1,093
INT3 -0,672 -0,139 3,70 1,046
INT4 -0,504 -0,438 3,49 1,139
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả SPSStrên mẫu
3.1.3.Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha  
Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha sẽ tiến hành loại bỏ các nhân tố có
chỉ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.3 và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Alpha
từ 0,7 trở lên. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha được trình bày
trong bảng 3.4
Bảng 4: Thống kê mô tả các thang đo của các nhân tố thành phần
Trung bình thang đo Phương sai của Hệ số tương quan Hệ số Cronbach’s
Biến độc lập và Biến
nếu bỏ đi biến đang thang đo nếu bỏ đi biến – tổng hiệu Alpha nếu bỏ đi biến
phụ thuộc
xem xét biến đang xem xét chỉnh đang xem xét
Hệ điều hành ( Cronbach’s Alpha = 0,808)
DEV1 8,202 0,647 0,490 0,754
DEV2 8,305 0,649 0,479 0,753
DEV3 8,334 0,647 0,445 0,754
DEV4 8,609 0,540 0,342 0,788
DEV5 9,548 0,491 0,250 0,799
Uy tín thương hiệu điện thoại (Cronbach’s Alpha = 0,832 )
REP1 2,694 0,663 0,540 0,794
REP2 2,545 0,808 0,661 0,662
REP3 2,481 0,623 0,446 0,846
Hình ảnh người đại diện (Cronbach’s Alpha = 0,842)
AMB1 2,700 0,662 0,537 0,795
AMB2 2,541 0,808 0,661 0,661
AMB3 2,478 0,624 0,448 0,845
Hoạt động xúc tiến (Cronbach’s Alpha = 0,777)
PRO1 15,084 0,498 0,301 0,750
PRO2 14,015 0,481 0,341 0,759
PRO3 15,168 0,505 0,445 0,748
PRO4 16,124 0,471 0,460 0,757
PRO5 13,705 0,619 0,528 0,718
PRO6 14,062 0,586 0,541 0,727
Ý định (Cronbach’s Alpha = 0,915)
INT1 9,237 0,740 0,553 0,918
INT2 9,555 0,854 0,749 0,874
INT3 9,823 0,854 0,753 0,876
INT4 9,603 0,796 0,654 0,893
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả SPSStrên mẫu

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 165


3.1.4.Phân tích nhân tố EFA
Kết quả EFA được trình bày trong bảng 3.5. Kết quả cho thấy 5 nhân tố được trích tại
Eigenvalues là 1,012 và tổng phương sai trích được là 70,265% > 50%. Đối với nhân tố hoạt
động xúc tiến (PRO) loại ba biến quan sát là PRO2, PRO5 và PRO6 vì hệ số tải không đạt
yêu cầu(< 0,3). Hệ số Alpha được điều chỉnh là 0,721 > 0,7 sau khi loại bỏ 3 biến quan sát
này. Bảng ma trận xoay nhân tố còn cho thấy biến quan sát DEV5 hội tụ chung vào nhóm Ý
định (INT). Hệ số Alpha của nhân tố Ý định được điều chỉnh còn 0,901.
Bảng 5: Phân tích EFA thang đo các biến
Hệ số tải nhân tố
Nhân tố Tên biến
1 2 3 4 5
DEV1 0,727
DEV2 0,801
Hệ điều hành DEV3 0,783
DEV4 0,707
DEV5 0,530
Uy tín thương REP1 0,657
hiệu điện REP2 0,785
thoại REP3 0,819
AMB1 0,861
Hình ảnh
AMB2 0,905
người đại diện
AMB3 0,843
PRO1 0,663
Hoạt động
PRO3 0,836
xúc tiến
PRO4 0,860
INT1 0,820
INT2 0,873
Ý định INT3 0,864
INT4 0,807
DEV6 0,532
Cronbach
0,901 0,808 0,842 0,721 0,832
Alpha
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS
3.1.5.Kết quả hồi quy
Bảng 6: Kết quả hồi quy OLS
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa
Biến độc lập Thống kê t Sig.
Β Sai số chuẩn Beta
(hệ số chặn) -0,021 0,270 -0,076 0,939
DEV 0,398 0,054 0,309 7,354 0,000
REP 0,604 0,051 0,506 11,869 0,000
AMB -0,032 0,039 -0,032 -,826 0,409
PRO -0,049 0,046 -0,042 -1,071 0,285
R2 = 0,466
Thống kê Durbin – Watson = 2,023
R2 hiệu chỉnh = 0,46
Thống kê F = 80,042 Sig. = 0,000
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS
Từ kết quả hồi quy OLS, R2 hiệu chỉnh = 0,46 có nghĩa là 4 nhân tố độc lập đã giải thích
được 46% sự biến thiên của biến phụ thuộc (các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn mua điện
thoại di động của người tiêu dùng). Mặt khác, 54% sự biến thiên còn lại của ý định chọn mua
điện thoại di động của người tiêu dùng được giải thích bởi các nhân tố khác chưa biết hoặc
chưa được đưa vào mô hình hồi quy.
3.2.Đánh giá
3.2.1.Một số đề xuất
Các biến độc lập giải thích được 46% sự biến thiên của biến phụ thuộc, chứng tỏ mô
hình nghiên cứu có ý nghĩa. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp, khuyến
nghị nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phân phối hoạt động hiệu quả hơn.
Đối với Nhà sản xuất ảnh hưởng mạnh đến ý định mua điện thoại thông minh của giới
trẻ thông qua: Thương hiệu, hệ điều hành, hình ảnh người đại diện, thiết kế, màu sắc, kiểu

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 166


dáng. Vì vậy, nhà sản xuất phải có chính sách, kế hoạch, tiêu chuẩn sản xuất phù hợp với
khách hàng mục tiêu của mình.
Đối với nhà phân phối có ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh của giới trẻ
thông qua hoạt động xúc tiến, trải nghiệm sản phẩm thử, ảnh hưởng từ nhân viên bán hàng.
Nên tập trung phát triển các dịch vụ để duy trì và mở rộng hơn nữa lượng khách hàng
tại các siêu thị điện thoại.
Đối với nhà mạng viễn thông, nhóm tác giả đưa ra đề xuất đối với các doanh nghiệp
viễn thông hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp phân phối để tăng số
lượng tiêu thụ điện thoại di động thông qua các hoạt động dịch vụ, hoạt động viễn thông,…
Đồng thời có thể hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất điện thoại thông minh, các doanh
nghiệp bán lẻ, phân phối để đưa ra các chính sách khuyến mại, khuyến mãi, mua điện thoại
kèm gói cước phù hợp với từng đối tượng đặc biệt đối với giới trẻ.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra những chính sách thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào những ngành công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng nguyên vật
liệu điện thoại và gia công cũng như kỹ sư công nghệ phát triển phần mềm điện thoại. Ngoài
ra, việc đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách và cơ chế quản lý tài chính – tín dụng,
xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ để giải quyết mọi vấn đề liên quan
cho đến đầu tư.
3.2.2 Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai
Các đề tài nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng đối tượng (lứa tuổi) nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu sang các thành phố lớn khác ở Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, ... để
đảm bảo tính khách quan. Ngoài ra, các nghiên cứu trong tương lai nên đưa ra những yếu tố
khác như thuộc tính sản phẩm, cảm nhận chất lượng, trải nghiệm sản phẩm, các chủ thể ảnh
hưởng đến ý định mua (gia đình, bạn bè, người thân, các đánh giá sản phẩm trên diễn đàn,…)
4.Kết luận
Nghiên cứu còn chỉ ra Hình ảnh đại sứ thương hiệu và các Hoạt động xúc tiến không
ảnh hưởng đến ý định của người tiêu dùng. Nguyên do vì người tiêu dùng đánh giá cao chất
lượng của điện thoại di động, những tiện ích, trải nghiệm mà nhà sản xuất điện thoại
đem lại cho khách hàng và thương hiệu điện thoại uy tín hơn là hình ảnh người đại diện, đôi
khi cũng đến từ việc nhà sản xuất chọn người đại diện không phù hợp với hình ảnh thương
hiệu hoặc sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Và chính sách xúc tiến của doanh nghiệp
không thực sự hiệu quả, mật độ thưa, khuyến mãi không đủ mạnh gây ấn tượng với người tiêu
dùng, giá trị của điện thoại lớn, giảm giá không phù hợp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Jyothy Joseph, Mobile OS – Comparative Study, Journal of Engineering, Computers &
Applied Sciences, vol. 2, no. 10, 2013.
[2].Karen Lim Lay-Yee, Han Kok-Siew, Benjamin Chan Yin-Fah, FactorsAffecting
Smartphone Purchase Decision Among Malaysian Generation Y, International Journal of
Asian Social Science, vol. 3, no. 12, 2013.
[3].Mohammad Doostdar, Behzad Pazhoomand Rad, Mahboobeh Alizadeh, The Impact of
Mobile Phone Brands on Customer Satisfaction and Loyalty, vol. 5, no. 8, pp. 957-961,
2013.
[4].Mahmud I. Nour, Mohammad salamh almahirah, Sultan Freihat, The Impact of
Promotional Mix Elements on Consumers Purchasing Decisions, International Business
and Management, vol. 8, no.2, pp. 143-151, 2014.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 167


[42]CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA
KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHUỖI CỬA HÀNG MCDONALD'S TẠI
VIỆT NAM THÔNG QUA HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU

SV: Bùi Phan Cúc Nguyệt, Nguyễn Hồng Thắng, Võ Thị Xuân Hảo,
Bùi Ngọc Bảo Duy, Nguyễn Ngọc Thái Sang
Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II
GVHD: ThS. Hà Hiền Minh
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.Lý do chọn đề tài
Hình ảnh thương hiệu tác động tích cực đến tính tổng thể thương hiệu, ảnh hưởng đến
quyết định mua hàng và hành vi mua hàng của khách hàng (Zhang, 2015) làm tăng sự phổ
biến và khiến thương hiệu có sức sống hơn, hình ảnh thương hiệu giúp thu hẹp khoảng cách
giữa thương hiệu và người tiêu dùng dựa trên sự phát triển lớn mạnh về xúc cảm, từ đó tác
động và làm tăng sức mua. Từ lâu, hình ảnh thương hiệu được rất nhiều bài nghiên cứu đáng
tin cậy đo lường không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Các bài nghiên cứu này chủ yếu
nhìn nhận tác động của giá cả, không gian xung quanh, dịch vụ khách hàng đến hình ảnh
thương hiệu, bên cạnh đó nhóm tác giả chúng tôi nhận thấy rằng ngoài ba yếu tố trên thì một
yếu tố mới, yếu tố CSR cũng tác động đáng kể đến hình ảnh thương hiệu.
CSR (Corporate Social Responsibility) là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, là
những cam kết của doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh, góp phần vào
quá trình phát triển kinh tế, song song đó là nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân
người lao động và gia đình họ, đồng thời có các hành động tích cực vì cộng đồng và vì môi
trường sống, góp phần cải thiện phúc lợi xã hội (Kotler và Lee, 2005). Xét trên thị trường
Việt Nam, tầm quan trọng của CSR đang được nhận thức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi
đi thông điệp: “Nền kinh tế Việt Nam sẽ và phải lấy doanh nghiệp tư nhân làm nền tảng phát
triển. Nhưng liệu tương lai sẽ là gì nếu doanh nghiệp chỉ lo tạo lợi nhuận mà không màng tới
CSR, thực ra là các giá trị nhân văn?” Vì thế, việc đo lường yếu tố CSR cho hình ảnh thương
hiệu là thật sự cần thiết.
McDonald's là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh phục vụ chủ
yếu là bánh burger theo công thức Mỹ và hiện nay đã phát triển thành một trong những dự án
kinh doanh thức ăn nhanh thành công nhất thế giới. McDonald’s bước chân vào Việt Nam vào
năm 2014. Từ tham vọng nắm trong tay thị phần Việt Nam thì đến nay McDonald’s đang
giậm chân tại chỗ với 18 cửa hàng tại cả hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Cũng theo
CNBC, McDonald's và Burger King hiện chỉ chiếm được khoảng 2,8% thị phần ngành kinh
doanh đồ ăn nhanh tại Việt Nam, trong khi đó KFC có 11,4% còn Pizza Hut chiếm được
21,3%.
Đặt ra câu hỏi lớn liệu McDonald’s đã mắc phải sai lầm khi xây dựng hình ảnh thương
hiệu chưa phù hợp với thị trường Việt Nam hay còn những lí do khác. Vì nếu nhiều người
Việt quay lưng với McDonald’s một phần là do nhận thấy một hình ảnh thương hiệu
McDonald’s chưa thật sự tích cực. Nên sự thất bại của McDonald’s có mối liên hệ chặt chẽ
đến hình ảnh thương hiệu đã xây dựng. Chính vì những lý do trên, nhóm tác giả quyết định
nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của khách hàng đối với chuỗi cửa
hàng McDonald's tại Việt Nam” với vai trò của biến trung gian là hình ảnh thương hiệu đồng
thời đặc biệt xem trọng yếu tố mới “CSR”.
1.2.Tình hình nghiên cứu
1.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Có rất nhiều bài viết trên thế giới đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng có thể đến hình ảnh
thương hiệu. Một nghiên cứu của Yamen Koubaa (2008) điều tra thực nghiệm từ người tiêu
dùng hàng điện tử ở Nhật Bản chỉ ra rằng thông tin về nguồn gốc xuất xứ của một sản phẩm
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 168
(COO) có ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về sản phẩm đó. Một công trình khác của
Gupta & Pirsch (2008) nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bán
lẻ và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi doanh
nghiệp hoàn thành tốt CSR sẽ làm tăng sự hài lòng và trung thành của khách hàng. Một công
trình gần đây của Ayaz, Manzoor, & Khan (2016) đưa ra nhận định rằng tên thương hiệu, giá
cả, dịch vụ khách hàng và các yếu tố môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến hình ảnh của
một nhà hàng.
Mặt khác, công trình của Ogba & Tan (2009) cho thấy tác động của hình ảnh thương
hiệu đến sự trung thành và cam kết của khách hàng với thương hiệu. Kết quả nghiên cứu này
cho rằng rằng hình ảnh thương hiệu có thể ảnh hưởng tích cực đến lòng trung thành của khách
hàng đối với các sản phẩm và về lâu sẽ tăng sự thỏa mãn của họ về sản phẩm, từ đó có thể
thúc đẩy sự cam kết của khách hàng. Bài đăng của Rehman & Ishaq (2017) cho thấy sự quan
trọng của hình ảnh thương hiệu trong quá trình đưa ra ý định mua hàng của người tiêu dùng
trong ngành công nghiệp bán lẻ.
Cũng liên quan đến chủ đề về ý định mua hàng, công trình của Wang & Yang (2008)
nghiên cứu về ảnh hưởng của COO trong mối quan hệ giữa cá tính thương hiệu và ý định mua
hàng. Kết quả cho thấy hình ảnh COO tốt có thể tăng cường tác động tích cực của cá tính
thương hiệu đối với ý định mua hàng. Sau đó, Chao-Sen Wu (2015) đã thêm nhân tố về
quảng cáo có ảnh hưởng trong việc hình thành ý định mua hàng. Ở nghiên cứu khác, Shaouf
và Lu (2016) đã chứng minh sự ảnh hưởng của cảm xúc đến ý định mua hàng. Kết quả cho
thấy niềm tin của khách hàng với trang web và niềm vui mua sắm chính là những nhân tố có
tác động trực tiếp và tích cực đến ý định mua hàng của người tiêu dùng. Bài viết của Nur,
Indras và Afia vào năm 2017 lại chỉ ra rằng các nhân tố nhân khẩu học mà cụ thể là độ tuổi
và học vấn có ảnh hưởng đến ý định mua hàng.
Có thể thấy, các nghiên cứu xung quanh các đề tài này rất đa dạng, tuy vậy hầu hết các
nghiên cứu vẫn chỉ trong phạm vi tìm hiểu riêng rẽ, chưa khai thác sâu vào mối quan hệ giữa
hình ảnh thương hiệu và ý định mua hàng.
1.2.2.Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, một số luận văn nổi bật như “Xây dựng thương hiệu và giải pháp phát
triển thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam” đã đưa ra những chiến lược marketing cho
các doanh nghiệp, tuy nhiên bài viết chỉ đưa ra những cái nhìn tổng quát. Một luận văn khác
là “Phát triển thương hiệu megabuy.vn của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời
Đại Mới thông qua các hoạt động truyền thông online” của Nguyễn Thị Thanh Thảo đưa ra
giải pháp phát triển hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông qua mạng
Internet.
Mặt khác, trong chủ đề về ý định mua hàng lại phong phú hơn. Có thể nói đến như luận
án của Lê Thùy Hương (2014) đã chứng minh sự quan tâm về sức khỏe, nhận thức về sản
phẩm sạch, sự tham khảo thông tin và truyền thông quảng cáo có ảnh hưởng lớn đến ý định
mua sản phẩm sạch tại Việt Nam. Một công trình khác của Phạm Thị Sang (2015) nghiên cứu
và đã khẳng định mối quan hệ giữa các biến thương hiệu, sự phụ thuộc và tiện lợi, tính năng
sản phẩm, giá, ảnh hưởng xã hội với ý định mua điện thoại thông minh Đà Nẵng. Song song
đó, một nghiên cứu mở rộng lý thuyết hành vi có hoạch định của Hà Ngọc Thắng (2015) cho
rằng thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực đến ý
định mua trực tuyến.
Nhìn chung, các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn về hai chủ đề này vẫn còn ít và cũng chưa
có nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ giữa hai nhân tố này. Hầu hết các bài viết đều là luận
văn, luận án với quy mô nhỏ bị giới hạn nên giá trị sử dụng và tính khái quát vẫn chưa cao,
chưa thể áp dụng vào các ngành khác. Như vậy, nhóm tác giả chúng tôi tin rằng đề tài của
chúng tôi mang tính mới và sẽ giải quyết được một số vấn đề mà nghiên cứu trước đây tại
Việt Nam đang vấp phải, đưa ra phát hiện mới đi sâu vào chủ đề hình ảnh thương hiệu và tác

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 169


động của nó đến ý định mua hàng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh và những kiến nghị
hữu ích cho các doanh nghiệp Việt.
1.3.Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lí luận được sử dụng trong đề tài.
Đề xuất được mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động và sử dụng các phương
pháp để xác định thang đo có phù hợp với nghiên cứu hay không.
Chạy mô hình đã được nghiên cứu và đưa ra được những nhận xét mang tính
khách quan về các yếu tố được sử dụng trong mô hình.
Từ kết quả nghiên cứu đưa ra nhận xét, xác định mối quan hệ giữa các yếu tố tác
động đến hình ảnh thương hiệu, ảnh hưởng đến ý định mua hàng của khách hàng. Từ
đó đưa ra những kiến nghị, chính sách giúp cửa hàng thức ăn nhanh có thể phát triển
tại thị trường Việt Nam trong những năm sắp tới.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.Cơ sở lí luận hình ảnh thương hiệu
2.1.1.Khái niệm về hình ảnh thương hiệu
Có rất nhiều định nghĩa về hình ảnh thương hiệu, theo Kevin Keller (1993) đã định
nghĩa hình ảnh thương hiệu là nhận thức về một thương hiệu được phản ánh bởi hiệp hội
thương hiệu được tổ chức trong bộ nhớ của người tiêu dùng. Đến năm 2008, Faircloth đưa ra
khái niệm mới về hình ảnh thương hiệu, ông cho rằng hình ảnh thương hiệu là hình ảnh tinh
thần tổng thể mà người tiêu dùng có một thương hiệu và sự độc đáo của nó so với các thương
hiệu khác (Faircloth, 2008). Tại Việt Nam, Duy Võ (2017) cho rằng hình ảnh thương hiệu là
tất cả những gì mà khách hàng rút ra được từ một thương hiệu.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả chúng tôi sử dụng công trình của ông
Chang, Newman, Philip Kotler, Aaker và Keller. Nhóm tác giả chúng tôi nhận thấy hình ảnh
thương hiệu là công cụ thu hút khách hàng gián tiếp và được sử dụng như yếu tố trung gian để
xác định mức độ tác động đến ý định mua hàng của người tiêu dùng.
2.2.Cơ sở lí luận về hành vi mua hàng và ý định mua hàng
2.2.1.Cơ sở lí luận về hành vi mua hàng
Hành vi mua hàng hay hành vi người tiêu dùng là quá trình họ sử dụng để lựa chọn, gắn
bó, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm, hay ý tưởng để thỏa mãn các nhu cầu của họ
(Kotler, 2005). Để hiểu được tiến trình ra quyết định của người tiêu dùng sẽ bị những yếu tố
nào chi phối và chi phối như thế nào. Theo Philip Kotler (2005) thì quá trình đưa ra quyết
định mua hàng gồm dựa trên năm giai đoạn:
Sơ đồ 2.1: Tiến trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Nhận Quyết Đánh


thức Tìm Đánh
định giá
nhu kiếm giá mua sau
cầu lựa hàng khi
thông chọn mua
tin
(Nguồn: Philip Kotler, 2005)
Trong giới hạn phạm vi đề tài, nhóm tác giả chúng tôi chỉ đề cập đến ý định mua hàng,
là khâu thứ tư của mô hình về quá trình ra quyết định mua hàng, từ ý định mua hàng sẽ dẫn
đến quyết định mua hàng.
2.2.2.Khái niệm về ý định mua hàng

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 170


Ý định mua hàng đề cập sự sẵn sàng mua sản phẩm của khách hàng, gia tăng và việc
tiếp tục sử dụng sản phẩm đó, thể hiện động lực của người tiêu dùng trong việc nỗ lực thực
hiện hành vi. Trong phạm vi đề tài, nhóm tác giả chúng tôi sử dụng mô hình nghiên cứu của
Kotler, Sun, Armstrong và Howard để khái quát lên khái niệm về ý định mua hàng. Mỗi tác
giả đều có một cái nhìn, một quan điểm riêng về ý định mua hàng. Nhưng qua đó, mỗi tác giả
đều chỉ ra rằng ý định mua hàng là yếu tố quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng.
Thông qua ý định mua hàng sẽ biết được hành vi mua hàng thực tế của người tiêu dùng.
2.3.Mô hình nghiên cứu đề xuất
Phân tích và tổng hợp các mô hình từ các bài nghiên cứu trước, nhóm tác giả xây dựng
mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng thông qua
vai trò của biến trung gian là hình ảnh thương hiệu tại các cửa hàng McDonald’s trên
địa bàn TP.HCM

Chất lượng dịch vụ khách hàng


BRN
Giá cả

Các yếu tố môi trường xung quanh

Tên thương hiệu


Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
PUI

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)


Dịch vụ khách hàng được hiểu bao gồm tất cả các vấn đề khi tương tác với khách hàng.
Nghiên cứu của Brucks, Zenithmal và Naylo (2000) và của Soriano (2002) đã chứng minh
được rằng dịch vụ tốt nhất có tác động tích cực đến sức mua của khách hàng. Chất lượng dịch
vụ khách hàng thường được đánh giá trên một số tiêu chí chung cho tất cả doanh nghiệp như
sự đa dạng của các phương tiện thanh toán, sự công bằng trong cách phục vụ khách hàng, thái
độ và tác phong của nhân viên, độ linh hoạt khi giải quyết một số vấn đề phát sinh, chính sách
ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên,...
Tên thương hiệu chỉ sự phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác qua tên
gọi. Tên thương hiệu không phải đơn thuần chỉ là một cái tên hay một cái nhãn hàng vô tri,
mà bao gồm rất nhiều các yếu tố với các đặc tính riêng, nhưng giá trị của nó lại còn lớn hơn
cả giá trị của các yếu tố đó gộp lại. Độ ấn tượng của tên thương hiệu trong tâm trí người tiêu
dùng là yếu tố thu hút hàng đầu, bên cạnh đó còn có một số yếu tố hỗ trợ như độ dễ trong việc
nhớ và phát âm của tên thương hiệu, độ dễ chịu của khách hàng khi nghe đến tên thương hiệu,
độ đặc sắc hấp dẫn và dễ nhận biết của logo thương hiệu hoặc sự nhấn mạnh tên thương hiệu
thông qua các chương trình quảng bá thương hiệu,...
Giá cả được hiểu là giá trị của sự trao đổi giữa số tiền mà người tiêu dùng phải trả và tất
cả những giá trị mà họ nhận được từ doanh nghiệp. Đối với người tiêu dùng, yêu cầu về giá cả
của họ là phải phù hợp với túi tiền, phù hợp với chất lượng thức ăn mà họ muốn, xứng đáng
với chất lượng dịch vụ mà họ muốn nhận được, hơn nữa, giá cả phải được trình bày rõ ràng,
không gây nhầm lẫn và đặc biệt doanh nghiệp phải có chính sách giá ổn định phù hợp hơn so
với các đối thủ cạnh tranh.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 171


Các yếu tố môi trường xung quanh nói về tất cả các yếu tố trong khu vực xung quanh
ảnh hưởng tới quá trình bao gồm chuỗi hành vi trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm của
khách hàng. Các yếu tố này bao gồm ánh sáng, cách bày trí, âm nhạc,…trong một nhà hàng.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng
đối với các quốc gia phát triển trên thế giới, yếu tố này đã được đưa vào doanh nghiệp như
một tiêu chí quan trọng để đánh giá tác động của doanh nghiệp đó. Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp bao gồm 6 nhân tố tác động độc lập với nhau: sản phẩm của doanh nghiệp phải
làm hài lòng khách hàng, hành động của doanh nghiệp phải được xã hội thừa nhận, doanh
nghiệp phải không ngừng theo đuổi sự đổi mới vì môi trường, doanh nghiệp phải đề cao giá
trị đạo đức và tinh thần, tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp phải có quan hệ với các đối tác trên
cơ sở niềm tin và trách nhiệm, doanh nghiệp phải thực hiện môi trường làm việc tốt, có chế độ
đãi ngộ hợp lý cho nhân viên, chế độ đãi ngộ nhân viên, các dự án cộng đồng và hành động
bảo vệ môi trường.
Tóm lại, theo mô hình nghiên cứu đề xuất, nhóm tác giả cho rằng dịch vụ khách hàng,
giá cả, tên thương hiệu, các yếu tố môi trường xung quanh và trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là năm biến độc lập đều có tác động tích cực lên biến trung gian hình ảnh thương hiệu
của doanh nghiệp, từ đó có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua hàng của người tiêu dùng.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1.Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên
cứu chính thức. Cả hai giai đoạn đều được sử dụng phương pháp định lượng, cụ thể được
trình bày như sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu

3.2.Nghiên cứu sơ bộ
3.2.1.Thiết kế bảng hỏi
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 172
Nội dung chính của bảng khảo sát gồm 54 câu hỏi được chia thành 2 phần:
Phần đầu tiên là 4 câu hỏi về thông tin cá nhân bao gồm: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp
và thu nhập hằng tháng.
Phần thứ hai gồm 50 câu hỏi ứng với 50 biến quan sát được sử dụng thang đo Likert 5
điểm với 1 là “rất không đồng ý”, 2 là “không đồng ý”, 3 là “không chắc”, 4 là “đồng ý”, 5
là “rất đồng ý”, với các nhân tố như: giá cả, chất lượng dịch vụ khách hàng, không gian nhà
hàng, trên thương hiệu, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hình ảnh thương hiệu và ý định
mua hàng.
3.2.2.Khảo sát thử nghiệm
Nhóm tác giả thực hiện khảo sát thử nghiệm với 70 đối tượng thông qua bảng hỏi được
gửi online thông qua mạng xã hội Facebook từ ngày 20/12/2018 đến ngày 05/01/1019
3.3.Nghiên cứu chính thức
3.3.1.Phương pháp thu thập dữ liệu và cỡ mẫu
Trong nghiên cứu này, phương pháp thu thập dữ liệu chính là khảo sát trực tiếp qua bản
hỏi giấy và gián tiếp thông qua trực tuyến. Trong khoảng thời gian khảo sát kéo dài từ
13/01/2019 đến 02/03/2019, nhóm chúng tôi đã thu thập được tổng số 279 mẫu với 260 mẫu
đạt yêu cầu. Trong đó, đối với khảo sát trực tiếp, nhóm tác giả đã thu được 31 phiếu trả lời
hợp lệ. Đối với hình thức khảo sát gián tiếp nhóm đã gửi đi 248 và thu về được 229 mẫu hợp
lệ. Theo tính toán thì số mẫu tối thiểu cần thu là 250 để đảm bảo tính đại diện.
3.3.2.Phương pháp phân tích dữ liệu
3.3.2.1.Phân tích thống kê mô tả
Trước tiên, nhóm tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả với dữ liệu sau khi đã
được làm sạch và mã hóa. Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu
thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết. Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này
để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn trên
mẫu điều tra và các thang đo.
3.3.2.2.Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân
tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp để phân tích và đánh giá độ tin cậy của
thang đo giả (Đình Thọ & Mai Trang, 2009). Với phương pháp này, các tiêu chí sau cần được
thỏa mãn: hệ số Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,7, hệ số tương quan biến – tổng Corrected Item –
Total Correlation có giá trị từ 0,3 trở lên.
3.3.2.3.Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích EFA gồm 4 bước chính như sau:
Đầu tiên là kiểm định Barlett hoặc kiểm định KMO (Kaiser - Meyer - Olkin), Hệ số
KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1. Ở kiểm định Barlett, hệ số ý nghĩa phải có ý
nghĩa thống kê ở mức 5% (Hair, Black, Babin, & Anderson, 2010).
Thứ hai là phân tích EFA sử dụng phép trích nhân tố Principal Component Analysis
(PCA). Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô
hình. Bên cạnh đó, tổng phương sai trích phải lớn hơn 50% (Anderson & Gerbing, 1988).
Thứ ba là thực hiện xoay nhân tố sử dụng phép quay vuông góc Varimax với hệ số tải
nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 (Hair, Black, Babin, & Anderson, 2010).
Cuối cùng là đặt tên theo ý nghĩa của biến rồi tạo nhân tố đại diện cho từng nhóm để
chuẩn bị cho việc đọc kết quả.
3.3.2.4.Phân tích tương quan Pearson
Mục đích của phân tích tương quan hệ số Pearson là kiểm tra mối tương quan tuyến
tính chặt chẽ giữa các phụ thuộc với các biến độc lập. Dấu hiệu nghi ngờ hiện tượng đa cộng
tuyến là dựa vào giá trị sig tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0,05 và giá trị tương
quan Pearson lớn hơn 0,3.
3.3.2.5.Phân tích mô hình SEM AMOS

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 173


Mô hình SEM trong bài viết này bao gồm các phần tử: biến quan sát, biến tiềm ẩn và
biến trung gian. Phương trình hồi quy thông qua biến trung gian được xác định như sau: c =
c’ + ab
Trong đó: c là hệ số hồi quy tổng;
c’ là hệ số hồi quy trực tiếp;
a là hệ số hồi quy của biến độc lập và biến trung gian;
b là hệ số hồi quy của biến trung gian và biến phụ thuộc.
3.4.Xây dựng thang đo
Dựa trên các lý thuyết được đưa ra và các nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả đã xây
dựng các thang đo được thể hiện như sau:
Kí hiệu Mục hỏi Nguồn
Thang đo giá cả
 PRI1 Giá thức ăn phù hợp với túi tiền của tôi.
 PRI2 Thông tin về giá được trình bày rõ ràng, không gây nhầm lẫn.
 (Albari & Safitri,
 PRI3 Chất lượng thức ăn tương xứng với số tiền mà tôi bỏ ra.
2018)
 PRI4 Tôi sẵn sàng trả một số tiền lớn hơn cho lần ăn tiếp theo.
 PRI5 Giá của McDonald’s phù hợp với tôi hơn các thương hiệu khác.
Thang đo chất lượng dịch vụ khách hàng
CUS1 Cửa hàng đáp ứng nhiều phương tiện thanh toán khác nhau.  
CUS2 Cửa hàng cung cấp món ăn đúng theo yêu cầu của tôi.  
CUS3 Cửa hàng đối xử công bằng giữa các khách hàng.  
CUS4 Nhân viên có thái độ tốt và chuyên nghiệp.  
CUS5 Thực đơn được trình bày rõ ràng, dễ hiểu.  
CUS6 Cửa hàng giải quyết tốt các vấn đề phát sinh.  (Rasha, 1993)
CUS7 Cửa hàng có chính sách ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên.  
CUS8 Cửa hàng bắt kịp các xu hướng ăn uống mới.  
CUS9 Cửa hàng có chính sách ưu đãi trong các dịp đặc biệt.  
CUS10 Có nhiều sự lựa chọn về thức ăn và đồ uống.  
CUS11 Tôi không phải đợi lâu để có món ăn.  
Thang đo không gian môi trường xung quanh
AMB1 Khu vực ăn uống của cửa hàng sạch sẽ.
AMB2 Không gian ăn uống của cửa hàng thoải mái.
AMB4 Xung quanh không có tiếng ồn.
AMB4 Đồng phục nhân viên gọn hàng, thu hút. (Rasha, 1993)
AMB5 Cửa hàng trang trí đẹp mắt.
AMB6 Nhà vệ sinh của cửa hàng sạch sẽ.
AMB7 Bãi giữ xe tiện lợi.
AMB8 Cửa hàng nằm ở khu vực có hệ thống giao thông thuận tiện.
Thang đo tên thương hiệu
 BRN1 Tôi sẽ nghĩ đến McDonald’s đầu tiên khi nhắc đến cửa hàng thức ăn nhanh.
 BRN2 Cụm từ McDonald’s dễ nhớ và dễ phát âm.  (Jeremy, 2016)
 BRN3 Cụm từ McDonald’s không gây cho tôi cảm giác khó chịu.
 BRN4 Logo của McDonald’s giúp tôi nhận ra thương hiệu này.
 Nhóm nghiên cứu
 BRN5 Tôi biết đến McDonalds thông qua quảng cáo hoặc khuyến mãi.
Thang đo trách nhiệm xã hội
CSR1 Cửa hàng tôn trọng luật pháp Việt Nam trong các hoạt động kinh doanh (Yuanqiong & Keung
CSR2 Cửa hàng hành xử có đạo đức/trung thực với khách hàng Lai, 2012)
CSR3 Cửa hàng đối xử tốt với nhân viên (Sen & Bhattacharya,
CSR4 Cửa hàng góp phần tạo nhiều việc làm hơn 2001) (Brown &
CSR5 Cửa hàng tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng tại TP.HCM Dacin, 1997)
CSR6 Tôi có quan tâm đến vấn đề môi trường Nhóm nghiên cứu đề
CSR7 Cửa hàng thực hiện tốt các công tác bảo vệ môi trường xuất
Thang đo hình ảnh thương hiệu
BRI1 McDonald’s là một thương hiệu uy tín.  (Seonjeong,
Haemoon, & Cathy,
BRI2 Ăn uống ở McDonald’s khiến bạn cảm thấy đặc biệt hơn những cửa hàng khác. 2016)
 
BRI3 McDonald's là một cửa hàng thức ăn nhanh rất nổi tiếng mà bạn biết.
BRI4 Không gian ăn uống McDonald’s khiến bạn nhớ đến thương hiệu này.  
BRI5 Cách trang trí hinh ảnh, chữ viết trong cửa hàng khiến bạn ấn tượng về McDonald’s.  
BRI6 Sự phục vụ tận tình, tiếp đón cởi mở của nhân viên khiến bạn nhớ đến McDonald’s.  (Rasha, 1993)
BRI7 McDonald’s là cửa hàng thức ăn nhanh có nhiều chi nhánh.  

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 174


BRI8 Quảng cáo của McDonald’s thường gây ấn tượng mạnh cho bạn
BRI9 Sau mỗi lần đến đây, lòng trung thành của tôi ngày càng tăng lên.
BRI10 McDonald’s luôn có điểm khác biệt để tôi lựa chọn.  
BRI11 Tôi lựa chọn McDonald’s vì độ nổi tiếng của nó  
Thang đo ý định mua hàng  
 PUI1 Tôi dự định đến McDonald's lần nữa.
 PUI2 McDonald's luôn là cái tên hiện lên khi tôi có ý định ăn thức ăn nhanh. Nhóm tác giả
 PUI3 Tôi sẽ giới thiệu McDonald's cho người quen.
3.5.Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên các lý thuyết và thang đo về ý định mua hàng cũng với sự tham gia của biến
hình ảnh thương hiệu, nhóm tác giả đề xuất các giả thuyết sau đây:
H1: Giá cả có tác động tích cực đến ý định mua hàng thông qua vai trò của biến trung
gian là hình ảnh thương hiệu.
H2: Chất lượng dịch vụ khách hàng có tác động tích cực đến ý định mua hàng thông
qua vai trò của biến trung gian là hình ảnh thương hiệu.
H3: Không gian có tác động tích cực đến ý định mua hàng thông qua vai trò của biến
trung gian là hình ảnh thương hiệu.
H4: Tên thương hiệu có tác động tích cực đến ý định mua hàng thông qua vai trò của
biến trung gian là hình ảnh thương hiệu.
H5: Trách nhiệm xã hội có tác động tích cực đến ý định mua hàng thông qua vai trò của
biến trung gian là hình ảnh thương hiệu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1.Mô tả mẫu nghiên cứu
Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu chính thức bằng cách kết hợp 2 phương thức khảo
sát là khảo sát trực tuyến và khảo sát thực địa. Với phương thức khảo sát trực tuyến nhóm đã
gửi đi 248 và thu về được 229 mẫu hợp lệ. Đối với mẫu khảo sát thực địa, kết quả thu được
31/31 phiếu trả lời hợp lệ. Tổng hợp hai phương thức này, nhóm đã gửi đi 279 mẫu khảo sát
và thu về 260 mẫu hợp lệ đạt 93,19%.
Dưới đây là bảng tổng hợp các mẫu nhóm thu được từ khảo sát về các tiêu chí: giới
tính, độ tuổi và thu nhập.
Bảng 4.1. Đặc điểm của các đối tượng khảo sát
Tiêu chí Tần số (khảo sát) Tỉ lệ (%)
Nam 85 32,7
Nữ 175 67,3
Giới tính
Khác 0 0
Tổng cộng 260 100
0 - 10 0 0
11-20 136 52,3
21 - 30 99 38,1
31 - 40 22 8,5
Tuổi
41 - 50 3 1,1
51 - 60 0 0
Trên 60 0 0
Tổng cộng 260 100
Dưới 3 triệu 124 47,7
3 - 5 triệu 43 16,5
5 - 10 triệu 56 21,5
Thu nhập 10 - 15 triệu 29 11,2
15 - 30 triệu 5 1,9
Trên 30 triệu 3 1,2
Tổng cộng 260 100
Nguồn: tính toán của nhóm tác giả trên Google form, n=260
4.2.Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s
Bảng 4.2 Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với biến độc lập
Scale Mean Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha
if Item Deleted if Item Deleted Total if Item Deleted

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 175


Correlation
Giá cả: Cronbach’s Alpha = 0,819
PRI1 13,26 8,995 0,699 0,757
PRI2 12,61 11,266 0,359 0,848
PRI3 13 9,853 0,643 0,777
PRI4 13,46 8,311 0,72 0,749
PRI5 13,46 8,89 0,.656 0,77
Chất lượng dịch vụ khách hàng: Cronbach’s Alpha = 0,892
CUS1 37,51 29,78 0,53 0,887
CUS2 37,67 28,701 0,581 0,885
CUS3 37,59 28,954 0,609 0,883
CUS4 37,69 28,399 0,69 0,878
CUS5 37,6 28,666 0,618 0,882
CUS6 37,84 27,585 0,72 0,876
CUS7 37,8 28,232 0,66 0,88
CUS8 37,89 28,568 0,538 0,888
CUS9 37,67 28,778 0,666 0,88
CUS10 37,75 28,715 0,605 0,883
CUS11 37,84 28,566 0,58 0,885
Không gian cửa hàng: Cronbach’s Alpha = 0,850
AMB1 25,97 14,177 0,609 0,83
AMB2 25,96 14,187 0,637 0,826
AMB3 26,62 15,125 0,389 0,857
AMB4 26,2 14,338 0,616 0,829
AMB5 26,22 14,249 0,628 0,828
AMB6 26,1 14,476 0,594 0,832
AMB7 26,2 13,466 0,678 0,82
AMB8 26,17 14,365 0,577 0,833
Tên thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0,747
BRN1 14,82 5,917 0,514 0,71
BRN2 14,59 6,08 0,656 0,644
BRN3 14,34 7,045 0,57 0,686
BRN4 14,08 7,835 0,369 0,747
BRN5 14,38 6,878 0,486 0,711
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Cronbach’s Alpha = 0,858
CSR1 22,44 9,938 0,638 0,836
CSR2 22,42 10,283 0,673 0,832
CSR3 22,54 9,647 0,736 0,821
CSR4 22,38 10,414 0,625 0,838
CSR5 22,68 10,18 0,613 0,84
CSR6 22,28 10,981 0,436 0,864
CSR7 22,51 10,205 0,66 0,833
Hình ảnh thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0,909
BRI1 35,51 36,9 0,603 0,904
BRI2 35,83 35,686 0,644 0,902
BRI3 35,57 36,84 0,542 0,907
BRI4 35,93 34,693 0,757 0,896
BRI5 35,88 35,457 0,712 0,898
BRI6 35,98 35,679 0,666 0,901
BRI7 35,76 36,262 0,577 0,906
BRI8 35,97 34,898 0,693 0,899
BRI9 36,1 35,117 0,697 0,899
BRI10 36 35,471 0,706 0,899
BRI11 35,87 35,569 0,628 0,903
Ý định mua hàng: Cronbach’s Alpha = 0,808
PUI1 6,6 2,842 0,665 0,73
PUI2 6,88 2,657 0,621 0,779
PUI3 6,63 2,744 0,689 0,705
Nguồn: tính toán của nhóm tác giả trên SPSS
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 176
Theo kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha, có 3 biến bị loại khỏi thang đo bao gồm:
PRI2, AMB3 và BRN4 do có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0,4 và khi loại bỏ các thang đó
này sẽ làm hệ số Cronbach’s Alpha của biến tăng mạnh. Các biến còn lại bao gồm 47 thang
đo được giữ để đưa vào phần phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA:
Trong nghiên cứu này hệ số KMO nhận giá trị là 0,930và Sig. của Bartlett's Test nhỏ
hơn 0,05 do đó những biến này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích
nhân tố.
Bảng 4.7: Hệ số KMO và Bartlett’s Test
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,930
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 3558,141
df *378
Sig. 0,000
Nguồn: tính toán của nhóm tác giả trên SPSS, n=260
Nhóm tác giả đã xoay 2 lần ma trận EFA, với lần xoay thứ nhất, 4 biến AMB2, BRN5,
AMB3, CUS11 không tồn tại hệ số tải nhân tố nên nhóm tác giả quyết định loại 4 biến này ra
khỏi mô hình nghiên cứu. Đồng thời các hệ số tải nhân tố còn lại đều lớn hơn 0,5 nên không
loại thêm biến nào nữa để chuẩn bị xoay ma trận lần 2.
Bảng 4.6. Ma trận nhân tố đã xoay lần hai của biến độc lập
Biến Nhân tố
quan sát
1 2 3 4 5 6
CSR3 0,724          
CSR7 0,686          
CSR2 0,671          
CSR4 0,667          
CSR5 0,646          
CSR1 0,585          
CSR6 0,502          
CUS3   0,7        
CUS1   0,686        
CUS5   0,634        
CUS2   0,614        
CUS4   0,542        
CUS6   0,535        
AMB1   0,505        
PRI4     0,858      
PRI5     0,761      
PRI1     0,741      
PRI3     0,589      
CUS10       0,736    
CUS9       0,718    
CUS8       0,554    
CUS7       0,55    
AMB7         0,726  
AMB6         0,71  
AMB8         0,615  
AMB5         0,586  
BRN3           0,781
BRN2           0,667
Nguồn: tính toán của nhóm tác giả trên SPSS, n=260
Với lần thứ hai xoay ma trận, 28 biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading
lớn hơn 0,5. Tại đây, các biến quan sát được chia vào các nhóm nhân tố sau:
- Trách nhiệm xã hội (CSR) bao gồm 7 thang đo CSR1,CSR2, CSR3, CSR4, CSR5,
CSR6, CSR7.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 177


- Chất lượng dịch vụ khách hàng (CUS) gồm 7 thang đo gồm CUS1, CUS2, CUS3,
CUS4, CUS5, CUS6, AMB1.
- Giá cả (PRI) gồm 4 thang đo PRI1, PRI3, PRI4, PRI5.
- Chính sách ưu đãi (POL) gồm 4 thang đo CUS7, CUS8, CUS9, CUS10.
- Không gian cửa hàng(AMB) gồm 4 thang đo AMB5, AMB6, AMB7, AMB8.
- Tên thương hiệu (BRN) gồm 2 biến quan sát BRN2, BRN3.
Sau khi nhóm nhân tố và đặt tên lại cho từng nhóm, nhóm tác giả bắt đầu chạy mô hình
hồi quy cho mẫu.
4.4. Mô hình hồi quy
Theo phương pháp nghiên cứu đã nêu ở chương 3, phương trình hồi quy giữa biến độc
lập và biến phụ thuộc được viết lại như sau:
BRI = 0,924CUS + 0,838CSR + 0,797PRI + 0,868POL + 0,76BRN + 0,872AMB
PUI = 0,891BRN
PUI = 0,823CUS + 0,747CSR + 1,353PRI + 0,773POL + 0,677BRI + 0,777AMB
Từ mô hình hồi quy trên, dễ dàng nhận thấy khi thay đổi các biến độc lập 1 đơn vị, PUI
sẽ thay đổi lần lượt là 0,823 đơn vị (CUS), 0,747 đơn vị (CSR), 1,353 đơn vị (PRI), 0,773 đơn
vị (POL), 0,677 đơn vị (BRN) và 0,777 đơn vị (AMB). Trong đó Ý định mua hàng sẽ bị ảnh
hưởng nhiều nhất bởi Giá cả (1,535). Bên cạnh đó các biến còn lại cũng có tác động quan
trọng lên ý định mua hàng với các hệ số đều lớn hơn 0,6.
Từ các kết quả phân tích trong muc 4.6, ta có thể thấy nhóm các biến độc lập Giá cả,
Chất lượng dịch vụ tại cửa hàng, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Các yếu tố môi
trường xung quanh, Các chính sách khuyến mãi và chăm sóc khách hàng và Tên thương hiệu
đều có tác động tích cực đến Ý định mua hàng nhưng chủ yếu là tác động gián tiếp thông qua
biến trung gian là Hình ảnh thương hiệu. Dựa vào kết quả nghiên cứu này, doanh nghiệp có
thể đưa những chính sách phù hợp đánh mạnh vào các biến độc lập được đưa ra, đặc biệt là
nhân tố mới Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nhân tố có tác động mạnh nhất là Giá cả
để nâng cao Ý định mua hàng của khách hàng.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Định hướng phát triển của McDonald’s tại Việt Nam
5.1.1. Cơ hội của McDonald’s tại Việt Nam
Thứ nhất, xét về khía cạnh vĩ mô kinh tế và pháp luật, dự báo mức tăng trưởng GDP của
Việt Nam trong năm 2019 sắp tới sẽ đạt mức cao hơn 7% (Báo cáo Tổng quan thị trường tài
chính năm 2018). Song song đó, sắp tới Nhà nước cũng đưa ra một loạt các chính sách phát
triển kinh tế mới và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Thứ hai, thu nhập xã hội sẽ còn tăng lên đáng kể, thu nhập hằng năm của người dân
cũng đang tăng dần, ở mức 10,2% (Tổng Cục Thống Kê, 2018) làm cho những bữa ăn của
McDonald’s dần phổ biến hơn với người tiêu dùng bình dân Việt.
Thứ ba, công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho rằng xu hướng “tiện lợi” và “lành
mạnh” sẽ phát triển nổi trội trong tương lai (Nielsen, 2018). Nhu cầu về các dịch vụ giao hàng
tận nhà hay văn phòng và các dịch vụ công nghệ mua hàng “theo yêu cầu” (Nielsen, 2018) sẽ
phát triển.
Cuối cùng, xét về khía cạnh văn hóa – xã hội, xu hướng dining-out và phong cách Tây
đang dần bùng nổ tại Sài Gòn sẽ góp phần thúc đẩy thực khách đến với McDonald’s nhiều
hơn bao giờ hết (Báo Thanh Niên, 2018) sau một ngày làm việc.
5.1.2. Thách thức McDonald’s gặp phải khi gia nhập thị trường Việt Nam
Trước tiên, là về đối thủ cạnh tranh. Euromonitor xác nhận mức tăng trưởng ngành thị
trường thức ăn nhanh tại Việt Nam ổn định ở mức 15 - 20% trong nhiều năm qua. Đồng thời
số liệu nghiên cứu thị trường của Bộ, ngành thức ăn nhanh tại Việt Nam tăng trưởng 2 con số
và sẽ gây sức ép cho McDonald’s trong những năm sắp tới.
Thứ hai về những sản phẩm thay thế thức ăn nhanh trên thị trường. Theo dự báo từ Ủy
Ban Châu Âu đưa tin bởi CNBC, đồ ăn chiếm một phần lớn trong thu nhập của người Việt,
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 178
trong đó tới 78% cho đồ ăn đường phố và chỉ 1% dành cho cửa hàng ăn nhanh. Theo CNBC,
trong giai đoạn 2016 – 2020, lượng người Việt sử dụng thức ăn nhanh giảm tới 31% trong khi
lượng người sử dụng thức ăn đường phố tăng 70%.
Thứ ba, thách thức đặt ra ở đây chính là vấn đề tìm hiểu khẩu vị địa phương, sau đó là
tạo ra các sản phẩm “thích nghi hóa” với văn hóa Việt Nam (Báo mới, 2019). Đại diện của
McDonald’s cho biết việc nội địa hóa nguồn cung là một trong những đặc điểm của cửa hàng
khi thâm nhập vào thị trường.
Thứ tư, một thách thức không chỉ cho McDonald’s mà là cả thị trường thức ăn nhanh
hiện nay, đó chính là gánh nặng về chi phí như chi phí thuê mặt bằng và nghiên cứu thị
trường. Trên thực tế, mặt bằng giá thuê đất trên toàn Thành phố Hồ Chí Minh đều đã leo
thang trung bình 10-15% mỗi năm tùy khu vực trong giai đoạn 2015-2020, tương đương với
mức tăng 40-60% trong vòng 4 năm gần đây (Báo Tiến Phát, 2018).
Thứ năm, vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay chính là sức khỏe. Thức ăn nhanh
chứa nhiều calories và cholesterol nên khả năng gây béo phì là rất cao (Báo VnExpress,
2018). Hiện nay, Việt Nam lại tiếp nhận nhiều chuỗi thức ăn nhanh và có xu hướng tăng tại
các thành phố. Vì vậy, McDonald’s cần phải sản xuất được những thức ăn tiện lợi và đảm bảo
sức khỏe (Báo điện tử của đài tiếng nói Việt Nam, 2017).
5.2.3. Chiến lược phát triển kinh doanh của McDonald’s trong những năm sắp tới
Đầu tiên, là một thương hiệu lớn toàn cầu nên việc đa dạng thực đơn và bản địa hóa các
món ăn để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng là một trong những chiến lược trong tương
lai đã đề ra - theo Giám đốc điều hành McDonald’s tại Việt Nam.
Thứ hai, chiến lược kinh doanh mà McDonald’s mong muốn thực hiện tại Việt Nam
trong những năm sắp tới là mở rộng thị trường và cửa hàng của doanh nghiệp. Theo trang
Bloomberg, mục tiêu của McDonald’s mở ít nhất 100 nhà hàng trong vòng 10 năm tới và mở
rộng chi nhánh tại phía Bắc cũng như phủ rộng các thành phố lớn theo như cam kết (Báo
Thương gia Online, 2018).
Thứ ba, chiến lược mà McDonald’s luôn quan tâm nhất là chiến lược phát triển về nhân
sự chú trọng đầu tư và xây dựng đội ngũ nhân viên theo chuẩn quốc tế. Trong những năm sắp
tới đã định hướng các chương trình đào tạo và chính sách chủ động phát triển bản thân thông
qua những chương trình đào tạo từ trường dành riêng cho nhân viên McDonald tại Worldwide
Hamburger Marketing University.
Thứ tư, về mặt quảng bá về cửa hàng, thì trong những năm sắp tới McDonald’s vẫn khai
thác về quảng bá trên nền tảng như Facebook, Zalo hay Instagram. Đồng thời sẽ cải tiến, điển
hình như McDonald’s sẽ kết hợp với giải thể thao sinh viên Việt Nam (VUG) nhằm cổ vũ lối
sống năng động của sinh viên và giới trẻ trong nước.
5.2. Kiến nghị thang đo
5.2.1. Kiến nghị về thang đo giá cả
Thang đo PRI1 “Giá thức ăn phù hợp với túi tiền của tôi” nhận được mức điểm trung
bình khá thấp 3,19, cho thấy giá cả của McDonald’s chưa phù hợp với mức thu nhập hay mức
sẵn lòng chi trả của khách hàng. Để cải thiện, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu kỹ mức
thu nhập bình quân của nhóm khách hàng mục tiêu.
Thang đo PRI3 “Chất lượng thức ăn tương xứng với số tiền mà tôi bỏ ra” đạt mức điểm
khá tốt là 3,45 cho thấy khách hàng khá hài lòng với chất lượng thức ăn. Doanh nghiệp nên
giữ nguyên chất lượng, quản lý chặt nguồn cung nguyên liệu và đầu tư đào tạo đội ngũ
chuyên nghiệp cũng như R&D các sản phẩm mới phù hợp hơn.
Thang đo PRI4 “Tôi sẵn sàng trả một số tiền lớn hơn cho lần ăn tiếp theo” nhận được
mức điểm trung bình thấp 2,99 có thể hiểu theo hai hướng. Thứ nhất, đa số khách hàng sẽ
không sẵn sàng mua nếu cửa hàng tăng giá, và có thể, đa số khách hàng sẽ chỉ tiêu dùng với
số lượng như hiện tại và không có định mua nhiều hơn sau này. Để cải thiện, doanh nghiệp
không nên tăng giá trong giai đoạn tới, đồng thời cần phải giữ nguyên hoặc nâng cao chất
lượng thức ăn theo thị hiếu của người tiêu dùng.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 179
Thang đo PRI5 “Giá của McDonald’s phù hợp với tôi hơn các thương hiệu khác” nhận
được mức điểm thấp 2,98 cho thấy khách hàng không cho rằng mức giá của McDonald’s là
cạnh tranh so với các thương hiệu cùng ngành. Cụ thể, cửa hàng có thể đưa ra chính sách
khuyến mãi các combo cơm vào khoảng thời gian cố định mỗi trưa và nghiên cứu kỹ hơn
chính sách giá của đối thủ cạnh tranh.
5.2.2. Kiến nghị về thang đo dịch vụ khách hàng
Thứ nhất, các phương tiện thanh toán đa dạng tạm đáp ứng được nhu cầu cho khách
hàng khi mua hàng trực tiếp ở cửa hàng (CUS1=3.97). McDonald’s nên sớm xem xét đưa loại
ví điện tử như Momo, ZaloPay, Timo,...cho các hóa đơn đặt hàng trực tuyến vì khách hàng
hiện nay ưa chuộng hình thức này nhiều hơn.
Thứ hai biến CUS2 về việc cung cấp món ăn theo đúng yêu cầu của thực khách được
đánh giá 3.82 cho thấy mức độ đồng tình vẫn còn thấp. Vì vậy, McDonald’s cần quản lý chặt
chẽ hơn với các đơn hàng này như đề nghị người giao hàng cung cấp đầy đủ thông tin về đơn
hàng và kiểm tra kỹ về số lượng món trước khi giao cho khách.
Thứ ba, thang đo tính chuyên nghiệp và thái độ của đội ngũ nhân viên phục vụ (CUS4)
được đánh giá ở mức 3.72, một con số khá thấp. Để khắc phục tình trạng trên, cần thiết đẩy
mạnh khâu đào tạo nhân sự của công ty như nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên phục
vụ, huấn luyện sâu về cách phục vụ. Đồng thời, phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng để
chủ động tiếp nhận các phản hồi từ người tiêu dùng.
Tiếp theo, thiếu hiệu quả trong vận hành cửa hàng khiến việc giải quyết các vấn đề phát
sinh chưa được tốt trong mắt khách hàng (CUS = 3.64). Để cải thiện, cửa hàng cần có sự phân
phối nhân sự tốt hơn vào những giờ cao điểm như những ngày cuối tuần khi lượng khách tăng
cao, nhà hàng nên phân công rõ từng công việc cụ thể.
5.2.3. Kiến nghị về thang đo trách nhiệm xã hội
Từ kết quả nghiên cứu, thang đo của nhân tố CSR đều có điểm trung bình trên 3,5, điều
đó chứng tỏ khách hàng có cái nhìn nhận khả quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Với CSR6 = 3.93 và CSR7 = 3.7, cả hai nhân tố này đều dùng để đánh giá mức độ quan tâm
đến môi trường của McDonald’s. Cửa hàng nên tích cực trong việc tham gia các hoạt động vì
môi trường như “Giờ Trái Đất” hay những hoạt động vì cộng đồng như “Saving Hour” với
khẩu hiệu:“Turn off the lights, turn on the future” vào thứ 6 hàng tuần, tổ chức “Chủ nhật
Xanh” dọn dẹp rác thải khu vực xung quanh.
Tiếp đến với số điểm cũng khá cao 3,83 của CSR4, theo đó khách hàng tỏ ra đồng tình
với việc McDonald’s đang tích cực trong hoạt động tạo ra công ăn việc làm. Vì thế, cửa hàng
ngoài việc trả lương cho nhân viên theo đúng với yêu cầu của Bộ Luật Lao động hiện hành
cửa hàng nên có chính sách đãi ngộ hợp lý cho nhân viên.
Hệ thống nhân viên của chuỗi cửa hàng cũng được đánh giá tích cực về đạo đức và độ
trung thực với mức điểm trung bình là 3,79. Cửa hàng nên cho khách hàng cơ hội phản ánh về
thái độ của nhân viên thông qua những bảng khảo sát nhỏ, và họ sẽ được tặng một cây bút câu
slogan “I love it” sau khi hoàn thành bảng khảo sát.
Với mức điểm trung bình 3,77 thì CSR1 biểu hiện cho mức độ tuân thủ pháp luật của
cửa hàng. Doanh nghiệp cũng nên xây dựng hình tượng tuân thủ pháp luật bằng bằng những
hành động như tạo một không gian mô phỏng hình ảnh đường phố với những biển báo giao
thông và đèn tín hiệu,... nhằm làm tăng ý thức tham gia giao thông cho thực khách vào tháng
9 hằng năm - tháng quốc gia về an toàn giao thông
Với mức trung bình thấp nhất 3.53, cửa hàng tham gia vào các hoạt động hỗ trợ cộng
đồng tại thành phố Hồ Chí Minh, đây là tiêu chí khách hàng ít nhận thấy ở McDonald’s. Vì
thế, cửa hàng nên tích cực hơn trong hoạt động vì cộng đồng như trích 10% doanh thu mỗi
năm của mình cho hoạt động phúc lợi xã hội dành cho trẻ em hay lập một quỹ từ thiện mang
tên “Cùng McDonald’s biến ước mơ thành sự thật”, từ đó góp phần tạo cho khách hàng cái
nhìn tốt đẹp hơn.
5.2.4. Kiến nghị về thang đo các yếu tố môi trường xung quanh
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 180
Thang đo AMB5 “cửa hàng trang trí đẹp mắt” đạt được ở mức điểm ổn định 3.7 chứng
tỏ việc trang trí chưa thực sự thu hút khách hàng. Để cái thiện, hệ thống các cửa hàng
McDonald’s nên thường xuyên thay đổi cách trang trí của mình theo thời gian như tết, giáng
sinh, ngày lễ tình nhân, Halloween,... hay những dịp đặc biệt.
Thang đo AMB6 “nhà vệ sinh của sửa hàng sạch sẽ” được đánh giá cao nhất trong
nhóm nhân tố này với số điểm là 3.82. Cửa hàng đã đạt được số điểm khá ổn nhưng vẫn chưa
khiến khách hàng cảm thấy hài lòng, chứng tỏ nhân viên nên dọn dẹp kỹ và thường xuyên hơn
để nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, và kiểm tra chất lượng thiết bị và vật dụng thường xuyên để sửa
chữa kịp thời tránh làm khách hàng thất vọng.
Thang đo AMB7 “bãi giữ xe tiện lợi” đạt số điểm trung bình 3.72 cũng cho thấy khách
hàng chưa thực sự hài lòng về chất lượng của bãi giữ xe. Vì vậy, doanh nghiệp nên chọn
những vị trí gần bãi giữ xe hoặc bãi giữ xe độc lập nếu ở các khu ăn uống để hạn chế cảm giác
khó chịu của khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp nên tập huấn và phổ biến lại cho các nhân
viên ở bãi giữ xe về thái độ và hình thức kiểm tra an ninh.
Thang đo AMB8 “cửa hàng nằm ở khu vực có hệ thống giao thông thuận tiện” cũng
được đánh giá ở mức độ trung bình khá 3.75. Vì vậy, doanh nghiệp nên chọn vị trí dễ thấy, dễ
đến và gần các bãi giữ xe để khách hàng cảm thấy hài lòng hơn khi chỉ đến và sử dụng dịch
vụ của cửa hàng trong các trung tâm thương mại.
5.2.5. Kiến nghị về các chính sách đãi ngộ khách hàng
Thang đo CUS7 “cửa hàng có chính sách ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên” đạt
3.69, cho thấy khách hàng chưa nhận thấy sự quan tâm của doanh nghiệp đối với khách hàng
sử dụng thường xuyên. Để cải thiện, các cửa hàng cần phổ biến các chính sách ưu đãi: dán
poster ở cửa hàng, trình bày các gói ưu đãi trên thực đơn, chạy các chương trình quảng cáo.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng nên đề xuất các chính sách lập thẻ thành viên để tích điểm,
khuyến mãi sao cho phù hợp với các phân khúc khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Thang đo CUS8 “cửa hàng bắt kịp các xu hướng ăn uống mới” chỉ được đánh giá trung
bình ở mức 3.82. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hơn ở phân khúc khách hàng tiềm năng
của mình xem họ thích và muốn ăn những gì ở cửa hàng, đồng thời thâm nhập vào thị trường
để theo dõi các xu hướng tiêu dùng thức ăn nhanh hiện nay.
Thang đo CUS9 “cửa hàng có chính sách ưu đãi trong những dịp đặc biệt” đạt con số
trung bình là 3.74 cho thấy khách hàng chưa hài lòng với các chính sách đãi ngộ. Như đã đề
xuất ở trên, doanh nghiệp nên đề xuất các hình thức khuyến mãi đặc biệt trong các dịp này để
thu hút được khách hàng nhiều hơn.
Thang đo CUS10 “tôi có nhiều sự lựa chọn về thức ăn và đồ uống” đạt điểm khiêm tốn
3.64 chứng tỏ khách hàng mong chờ nhiều hơn khi đến cửa hàng. Kết hợp với thang đo
CUS8, doanh nghiệp nên nghiên cứu và cho ra mắt món ăn mới trên thực đơn cho khách hàng
có nhiều sự lựa chọn khác nhau về hương vị thức ăn và đồ uống.
5.2.6. Kiến nghị về thang đo tên thương hiệu
Tên thương hiệu là một nhân tố rất quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu. Theo
bảng 4.17, cả hai thang đo cho nhân tố này đều đạt mức điểm tích cực như BRN2 “Cụm từ
McDonald’s dễ nhớ và dễ phát âm” đạt 3,46 và BRN3 “Cụm từ McDonald’s không gây cho
tôi cảm giác khó chịu” đạt 3,71. McDonald’s có thể thực hiện một số biện pháp giúp tên
thương hiệu trở nên phổ biến và thân thuộc hơn như nhấn mạnh phát âm, ý nghĩa của cụm từ
“McDonald’s” trong các video quảng cáo của cửa hàng, sử dụng các bài hát, câu nói vui nhộn,
dễ nhớ có bao gồm tên thương hiệu.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 181


[43]ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH ĐẾN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
SV: Phan Anh Thái, Vũ Đỗ Phương Trang, Ngô Thị Huyền Trang
Học viện Ngân hàng
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Hương
TÓM TẮT
Hội nhập tài chính từ lâu đã trở thành một xu hướng phổ biến mà bất kì
quốc gia nào trên thế giới cũng đều muốn thực hiện. Đồng thời, hội nhập tài
chính cũng có nhiều tác động đến thị trường chứng khoán trong một quốc gia.
Bài viết tìm hiểu mức độ và của hội nhập tài chính lên thị trường chứng khoán
Việt Nam vào thời điểm hiện tại, đồng thời chỉ ra những tác động tích cực và tiêu
cực mà hội nhập có thể đem lại, từ đó chỉ ra những giải pháp cho các tác động
tiêu cực đồng thời đưa ra định hướng nhằm phát triển thị trường chứng khoán
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính trong tương lai.
Từ khóa: hội nhập, hội nhập tài chính, thị trường chứng khoán, chứng
khoán Việt Nam
GIỚI THIỆU
Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập tài chính từ lâu đã trở thành một xu hướng phổ biến mà bất kì quốc gia nào
trên thế giới cũng đều muốn thực hiện. Việc nghiên cứu về sự thay đổi, biến động của thị
trường trong bối cảnh dưới tác động của hội nhập tài chính mang ý nghĩa rất lớn. Việc triển
khai đề tài này là cần thiết với hy vọng đóng góp phần nào cho các nhà nghiên cứu thị trường
trong việc xây dựng lộ trình phát triển cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập tài chính với thị trường khu vực và thế giới để có thể phát huy được những lợi ích
mà hội nhập mang đến và hạn chế những tác động tiêu cực lên thị trường cổ phiếu.
Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu về hội nhập tài chính và tác động của hội nhập tài chính nói chung
Nghiên cứu về toàn cầu hoá và hội nhập tài chính (2014), tác giả Gianni và cộng sự
cùng với nghiên cứu của tác giả N.W. Ho (2009) đã kết luận rằng hội nhập tài chính thúc đẩy
nền kinh tế phát triển, giúp tăng trưởng ổn định và ít rủi ro hơn, cải thiện hiệu quả phân bổ
vốn và giúp đa dạng hoá danh mục đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường. Trong khi đó, trái
ngược với kết quả trên, nghiên cứu (2017) của tác giả Niranjan R lại cho rằng trong điều kiện
nền kinh tế còn kém, hội nhập tài chính làm cho tình hình bất ổn định của nền kinh tế trầm
trọng hơn.
Nghiên cứu về tác động của hội nhập tài chính đến thị trường cổ phiếu
Nghiên cứu về ảnh hưởng của hội nhập tài chính quốc tế, trong nghiên cứu của mình
(2011), tác giả Daniel đã chỉ ra rằng hội nhập tài chính có những ảnh hưởng tích cực lên thị
trường chứng khoán. Nghiên cứu về mức độ hội nhập của thị trường trái phiếu chính phủ Việt
Nam (2018), tác giả Trần Thị Thu Hương thông qua việc sử dụng bộ chỉ số đánh giá mức độ
hội nhập của thị trường trái phiếu Chính phủ, đã đưa ra nhận định rằng thị trường TPCP vẫn
còn gặp nhiều hạn chế trong quá trình hội nhập tài chính.
Nghiên cứu về đánh giá mức độ hội nhập thị trường chứng khoán
Đo lường mức độ hội nhập tài chính của các thị trường tài chính khác nhau, trong đó có
thị trường vốn tại khu vực Châu Âu, tác giả Lieven Baele và cộng sự của mình (2004) đã sử
dụng ba phương pháp tiếp cận khác nhau trong đó có phương pháp dựa vào giá (price-based).
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với thị trường vốn lợi ích từ thị trường này đối với các
nhà đầu tư tăng một cách đáng kể sau khi hội nhập tài chính với các nước trong khu vực châu
Âu và ngày càng ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đặc thù của nền kinh tế đất nước.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 182


Như vậy, có thể thấy có rất ít nghiên cứu về thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác
động của hội nhập tài chính. Bài nghiên cứu sẽ nghiên cứu mức độ hội nhập của thị trường
chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2000-2018, từ đó đánh giá, phân tích các ảnh hưởng
của hội nhập tài chính đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn này, và đưa ra
các giải pháp phát triển thị trường trong tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu với mục đích chỉ ra các tác động của hội nhập tài
chính lên thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời đo lường được mức độ hội nhập của
thị trường chứng khoán Việt Nam. Cuối cùng, đề xuất những giải pháp góp phần định hướng
và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thị trường chứng khoán Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Thị trường cổ phiếu Việt Nam
Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2000 đến 2018
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thu thập các số liệu về
thị trường từ năm 2000 – 2018 để tổng hợp và đưa ra những phân tích cho sự thay đổi, biến
động của thị trường qua từng năm. Đồng thời đề tài sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh
giá mức độ hội nhập của thị trường cổ phiếu.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài kết cấu làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về tác động của hội nhập tài chính đến thị trường chứng khoán
Chương II: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài
chính
Chương III: Giải pháp phát triển TTCK Việt Nam dưới tác động của HNTC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH ĐẾN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Hội nhập tài chính
1.1.1. Khái niệm hội nhập tài chính
Đã có nhiều nghiên cứu trước đây đưa ra định nghĩa về hội nhập tài chính. Với những
nghiên cứu gần đây, điển hình là theo De Brouwer (2005), hội nhập tài chính là quá trình mà
thông qua nó, thị trường tài chính trong một nền kinh tế trở nên hội nhập hơn với các thị
trường tài chính ở các nền kinh tế khác hoặc với toàn thế giới, dẫn đến sự gia tăng luân
chuyển vốn và phát triển quy luật một giá giữa các tài sản tài chính trong các quốc gia. Với
những định nghĩa như vậy, có thể hiểu hội nhập tài chính quốc tế là sự mở cửa tài chính và sự
di chuyển dòng vốn tự do xuyên quốc gia.
1.1.2. Phân loại hội nhập tài chính:
Phân loại hội nhập theo nhóm ngành
Hội nhập của khu vực doanh nghiệp
Hội nhập của khu vực thị trường vốn
Hội nhập của khu vực ngân hàng
Phân loại hội nhập theo mức độ hội nhập
Theo Baele, Lieven và cộng sự (2004), hội nhập một phần là nơi mà các quốc gia chỉ
tham gia hội nhập ở một ngành nghề hay một lĩnh vực nào đó với các khác gia khác. Ngược
lại, hội nhập toàn phần là các quốc gia sẽ tham gia tiến trình hội nhập trên mọi lĩnh vực. Cũng
theo nhóm tác giả, hội nhập khu vực dựa trên sự thỏa thuận giữa các nước trong cùng một khu
vực địa lý.
1.1.3. Lợi ích và chi phí của hội nhập tài chính
Lợi ích của hội nhập tài chính
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 183
Chi phí
1.2. Thị trường chứng khoán
1.2.1. Khái niệm
Thị trường chứng khoán là một thuật ngữ để chỉ nơi diễn ra các hoạt động giao dịch
mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp
khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị
trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ
cấp.
1.2.2. Chức năng của thị trường chứng khoán
1.3. Tác động của hội nhập tài chính đến thị trường chứng khoán
1.3.1. Tác động đến quy mô và thanh khoản thị trường:
Amir Armanious (2007) và Hooper.V (2001) nhận định rằng việc hội nhập thị
trường chứng khoán của một quốc gia giúp tăng quy mô, cái thiện thanh khoản và hiệu
quả hoạt động thị trường. Bên cạnh những tác động tích cực mà hội nhập tài chính
đem lại cho thị trường chứng khoán thì những tác động tiêu cực cũng tồn tại. Điều này
đã được Iqbal (2010) giải thích rằng, khi khủng hoảng tài chính xảy ra, dòng vốn từ
các nước đã phát triển vào thị trường các nước đang phát triển sẽ giảm một cách nhanh
chóng. Bên cạnh đó, Pyun (2000) cũng nhận định trong bài nghiên cứu của mình rằng
những doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ càng bị tác động mạnh hơn là những
doanh nghiệp nhỏ.
1.3.2. Tác động đến cơ sở hàng hoá của thị trường
Trong nghiên cứu năm 2007, Amir Armanious đã chỉ ra rằng, tác động hội nhập
tài chính giúp cho sản phẩm, hàng hóa của thị trường trở nên đa dạng và chất lượng
cùa hàng hóa cũng trở nên tốt hơn.
1.3.3. Tác động đến cơ sở nhà đầu tư
Amir Armanious (2007) trong nghiên cứu của mình đã kết luận rằng việc hội
nhập cũng giúp cải thiện dịch vụ môi giới trên TTCK vì được tiếp cận đến các chuẩn
quốc tế đồng thời đòi hỏi chất lượng dịch vụ môi giới ở các CTCK cũng cần phải được
nâng cấp.
1.3.4. Tác động đến cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của TTCK được Gisiger và Weber (2005) xác định gồm ba yếu tố:
hệ thống giao dịch chứng khoán, hệ thống thanh toán bù trừ và sàn giao dịch chứng
khoán. Daniel Stavárek và cộng sự (2011) đã nhận định rằng, việc hội nhập giúp cho cơ sở hạ
tầng của TTCK trở nên hiệu quả và tiết kiệm được nhiều chi phí hơn
1.3.5. Tác động đến hệ thống chính sách pháp luật và tính minh bạch của thị
trường
Okawa và Wincoop (2012) đã chứng minh được rằng hai quốc gia có sự tương đồng về
hệ thống chính sách pháp luật sẽ giảm được chi phí giao dịch giữa hai nước và đồng thời thúc
đẩy đầu tư xuyên biến giới giữa hai nước. Amir Armanious (2007) cũng đã nhấn mạnh rằng
hội nhập tài chính yêu cầu thị trường phải có tính minh bạch cao.
1.4. Đánh giá mức độ hội nhập thị trường chứng khoán
Mức độ hội nhập thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến tác động mà hội nhập
đem lại cho thị trường. Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, một số chỉ báo
có thể được sử dụng để đo lường mức độ hội nhập của thị trường cổ phiếu bao gồm chỉ báo về
giá (Price-based indicators), chỉ báo về lượng (Quantity-based indicators), và tỷ số phương sai
(Variance ratios)
Chỉ báo về giá
Các chỉ báo dựa trên giá bao gồm:
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 184
- Mức độ phân tán của tỷ suất sinh lời cổ phiếu của quốc gia hội nhập với khu vực.
- Mức độ lan tỏa biến động giữa khu vực và quốc tế
Chỉ báo về lượng
- Mức độ nắm giữ cổ phiếu niêm yết chéo bởi người dân khu vực: Đo lường mức độ
luân chuyển vốn trong khu vực thông qua mức độ nắm giữ cổ phiếu niêm yết chéo của người
dân thuộc các nước trong khu vực. Chỉ báo bao gồm 2 chỉ số đó là chỉ số nắm giữ cổ phiếu
một quốc gia của người dân trong khu vực và chỉ số nắm giữ cổ phiếu một quốc gia của người
dân toàn cầu
- Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu phát hành được nắm giữ bởi các tổ chức - quỹ đầu tư.
Tỷ số phương sai trong tỷ suất sinh lời của thị trường vốn khu vực được giải thích bằng
các biến động thị trường khu vực và quốc tế
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH
2.1. Quá trình hội nhập tài chính của Việt Nam
2.1.1. Hội nhập tài chính của Việt Nam
Dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới
đó là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 01/2007. Kể từ
nền kinh tế mở cửa vào năm 1986 đến 2018, Việt Nam đã có 16 Hiệp định thương mại tự do
(FTA) đã và đang tham gia đàm phán. Vào ngày 9/3/2018, Việt Nam đã chính thức ký kết
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam chính
thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Tính đến tháng 12/2018 các nước ASEAN
đã tiến hành đàm phán và đưa ra 7 Gói cam kết về dịch vụ tài chính.
2.1.2. Hội nhập thị trường chứng khoán
Tham gia vào các thỏa thuận hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc thị trường chứng
khoán Việt Nam có nghĩa vụ chấp thuận những quy tắc chung, cam kết tự do hóa, mở cửa thị
trường các lĩnh vực có cam kết, trong đó có lĩnh vực chứng khoán.
Trong khuôn khổ WTO
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài mở
văn phòng đại diện, liên doanh (từ năm 2007); thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,
mở chi nhánh (từ năm 2012).
Trong khuôn khổ khu vực ASEAN
Trong hoạt động hội nhập thị trường vốn khu vực, TTCK Việt Nam là thành viên tích
cực và là một phần không thể thiếu của Diễn đàn các thị trường vốn ASEAN (ACMF). Về
phía cơ quan quản lý, hiện UBCK là thành viên của các nhóm công tác về các sáng kiến của
ACMF. Đặc biệt, Việt Nam là một thành viên tích cực của Sáng kiến Quản trị công ty
ASEAN. Việt Nam đã tích cực tham gia vào chương trình Báo cáo Thẻ điểm Quản trị công ty
ASEAN. Ngoài ra, Sở Giao dịch chứng khoán của Việt Nam cũng tích cực tham gia vào việc
xây dựng các bộ chỉ số chung cho TTCK ASEAN như: Bộ chỉ số FTSE ASEAN Indices (năm
2005), hợp tác phát triển chỉ số ASEAN MSCI Indices…
Các hợp tác khác
Ký kết hơn 40 biên bản ghi nhớ song phương:
Tính đến nay, UBCK đã ký kết Biên bản ghi nhớ (BBGN) song phương với hơn 40 cơ
quan hợp tác phát triển, quản lý và vận hành TTCK trên thế giới. Các Sở giao dịch chứng
khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán cũng đẩy mạnh hoạt động hợp tác song phương với
các nước khác để tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hợp tác hỗ trợ kỹ thuật trong
hoạt động nghiệp vụ
Thúc đẩy hợp tác đa phương với các cơ quan quản lý TTCK quốc tế:
Tháng 9/2013, UBCK đã chính thức được ký kết Phụ lục A Biên bản Ghi nhớ đa
phương của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban chứng khoán (MMoU IOSCO), trở thành thành viên
đầy đủ của tổ chức này. Việt Nam đã tham dự chủ động, tích cực với vị thế mới tại các cuộc

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 185


họp thường niên của IOSCO cũng như trong các tiểu ban khu vực châu Á - Thái Bình Dương
(APRC), Tiểu ban các thị trường mới nổi và tăng trưởng (GEMC).
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư gián tiếp tại nước ngoài:
UBCK đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại các quốc gia có thị trường tài
chính lớn mạnh hàng đầu trên thế giới như: Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản (tháng
4/2014), Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ (tháng 7/2015), Hội nghị xúc tiến đầu tư tại
Nhật Bản (tháng 8/2017); Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc (tháng 4/2018), thu hút sự
quan tâm ngày một lớn của các nhà đầu tư quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế:
UBCK cùng với các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã và
đang tham gia mạnh mẽ vào nhiều sáng kiến tài chính quan trọng trên thế giới. Năm 2015,
UBCK đã phối hợp với OECD tổ chức Hội nghị tham vấn Sáng kiến Quản trị công ty khu vực
Đông Nam Á lần thứ hai tại Hà Nội.
2.2. Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán việt nam dưới tác động của hội nhập tài
chính
2.2.1. Đánh giá mức độ hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam
Áp dụng các phương pháp đánh giá mức độ hội nhập thị trường cổ phiếu trong các
nghiên cứu trước đây của ECB, nhóm tác giả thực hiện đánh giá mức độ hội nhập thị trường
chứng khoán Việt Nam sử dụng chỉ số về giá, chỉ số về lượng và chỉ số cơ sở hạ tầng.
2.2.1.1. Chỉ số về giá
Cơ sở dữ liệu và nguồn dữ liệu
Chỉ số S&P500 là chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn
hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ.
MSCI, viết tắt của Morgan Stanley Capital International, là công ty uy tín trong lĩnh vực
cung cấp các công cụ phân tích thị trường tài chính, và xây dựng các chỉ số tham chiếu cho
các nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu để đo lường hiệu quả hoạt động đầu tư.
VN Index là chỉ số chứng khoán Việt Nam, thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại
Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
HNX Index là chỉ số chứng khoán Việt Nam, thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch
tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. Hà Nội
Để có thể đánh giá mức độ hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam qua thời
gian, nhóm sử dụng dữ liệu theo tuần của các chỉ số trên, được thu thập từ ngày 31 tháng 05
năm 2009 đến ngày 30 tháng 12 năm 2018. Toàn bộ các thông tin về chỉ số và dữ liệu sử dụng
trong mô hình được tìm và tải về từ Investing.com. Sau khi có những thông tin về các chỉ số
theo tuần trong khoảng thời gian trên, nhóm tác giả tính toán tỉ suất sinh lời của từng chỉ số
trong từng tuần sử dụng công thức:
I t +1−I t
Return=
It
trong đó I là chỉ số bất kỳ tại thời điểm t + 1 và t được tính theo từng tuần.
Phương pháp nghiên cứu và kết quả
Theo phương pháp dựa vào giá
Theo nghiên cứu của Baele và cộng sự (2004), nơi nào có hội nhập tài chính xảy ra thì
nơi đó sẽ tồn tại quy luật một giá. Dựa vào quan điểm đó, mức độ hội nhập của thị trường cổ
phiếu được đánh giá thông qua tính toán mức độ chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của chỉ số
VNIndex và HNXIndex với tỷ suất sinh lời của các chỉ số được lấy làm tham chiếu.
Speard (VNI, MSCI) = Return MSCI – Return VNI
Speard (HNI, MSCI) = Return MSCI – Return HNI
Chỉ số này được làm mượt sử dụng kỹ thuật làm mượt Hodrick- Prescott trong Eview
10 cho ra kết quả như hình:

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 186


Hodrick-Prescott Filter (lambda=270400) Hodrick-Prescott Filter (lambda=270400)

.2 .2

.1 .1

.0 .0
.2
.2
-.1 -.1
.1
.1
-.2
-.2
.0 .0

-.1 -.1

-.2 -.2
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Spread_HNXI_MSCI Spread_HNXI_SP500
Trend Trend
Cycle Cycle
Hodrick-Prescott Filter (lambda=270400)
.10 Hodrick-Prescott Filter (lambda=270400)

.05 .12
.08
.00
.04
.15
-.05 .00
.10
-.04
-.10
.05 .12 -.08
-.15 .08 -.12
.00
.04
-.05
.00
-.10
-.04
-.15 -.08
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
-.12
Spread VNI Sp500 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Trend
Cycle Spread VNI MSCI Trend Cycle

Hình 1. Mô hình làm mượt Spread HNXIndex và VNIndex với chỉ số MSCI và SP500
Có thể nhận thấy rằng, điểm chung của các đồ thị trên là đường xu hướng của tất cả các
đồ thị đều hướng về 0, và các mức độ chênh lệch đều dao động quanh đường xu hướng này.
Điều này cho thấy rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang hội nhập rất tốt nhưng còn
nhiều rủi ro và chưa thể sớm đạt được hội nhập toàn phần.
Theo phương pháp dựa vào thông tin
Thị trường chứng khoán càng hội nhập thì tỷ suất sinh lời của thị trường chịu tác động
của các yếu tố khu vực hay toàn cầu nhiều hơn là các yếu tố địa phương. Để đo lường mức độ
hội nhập thị trường cổ phiếu, hai chỉ số C và β được sử dụng.
Hồi quy mô hình đơn biến mối tương quan giữa tỷ suất sinh lời chỉ số S&P 500 với tỷ
suất sinh lời chỉ số VNIndex và HNXIndex
Hai chỉ số C và β được xác định bằng cách hồi quy các mô hình đơn biến có dạng:
VNI t =C+ β∗SP 500t + U t
HNI t =C+ β∗SP 500t +U t
Ký hiệu: VNI và HNI: Tỉ suất lợi nhuận của chỉ số VNIndex và HNXIndex
SP500: Tỉ suất lợi nhuận của chỉ số S&P500
Trong đó, hệ số C thể hiện giá trị trung bình của tỷ suất lợi nhuận chỉ số VNIndex/
HNXIndex không phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận của chỉ số S&P500, hệ số β thể hiện sự
thay đổi của tỷ suất lợi nhuận chỉ số VNIndex/ HNXIndex theo tỷ suất lợi nhuận chỉ số
S&P500, và U là sai số ngẫu nhiên. Bằng phương pháp hồi quy liên tục sử dụng rolling
window với 18 quan sát một lần trên cơ sở dữ liệu tuần từ ngày 31/05/2009 đến 30/12/2018,
kết quả được thể hiện trong các biểu đồ dưới đây.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 187


Rolling Coefficients
ß
1.5 ß Rolling Coefficients
ß
1.0
1.5 ß

0.5 1.0

0.0 0.5

-0.5 0.0

-0.5
-1.0
09 10 11 12 13 14 15 16 17 18
-1.0
09 10 11 12 13 14 15 16 17 18
C
.02 C
.02

.01
.01

.00
.00

-.01
-.01

-.02 -.02
09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Hình 2. Sự biến động của hệ số β và C trong mối tương quan giữa tỷ suất sinh lời của
S&P500 và VNIndex
Với 2 biểu đồ trên, có thể thấy được rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có dấu hiệu
hội nhập nhưng biểu đồ của chỉ số C luôn dao động quanh mức 0, nhưng biểu đồ của chỉ số β
trên thị trường chứng khoán luôn nằm dưới mức 1, thể hiện rằng khả năng nội tại của thị
trường đang yếu, nhưng đồng thời thị trường cũng chịu ít tác động từ thị trường quốc tế. Phải
đến trong năm 2018, cả 2 biểu đồ mới cho thấy dấu hiệu hội nhập, nhưng các giao động này
vẫn có biên độ rất lớn, thể hiện rằng Việt Nam mới phần nào bắt đầu quá trình tham gia hội
nhập tài chính, và hội nhập tài chính cũng mới có bước đầu tác động đến thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Rolling Coefficients
RETURN_SP500
3 Rolling Coefficients
RETURN_SP500
2 3

1 2

0 1

0
-1

-1
-2
09 10 11 12 13 14 15 16 17 18
-2
09 10 11 12 13 14 15 16 17 18
C
. 04 C
.04
. 03
.03
. 02
.02
. 01
.01
. 00
.00
-.01
-.01

-.02 -.02

-.03 -.03
09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Hình 3. Sự biến động của hệ số β và hệ số C trong mối tương quan giữa tỷ suất sinh lời
của S&P500 và HNXIndex
Tương tự với biểu đồ sự biến động của chỉ số VNIndex, biểu đồ sự biến động của 2 hệ
số trong mô hình của HNXIndex cũng có những biểu hiện hội nhập, dù rất ngắn hạn và vẫn
còn nhiều biến động. Biên độ dao động của cả 2 hệ số này đều khá lớn và chưa ổn định, nên
từ biểu đồ có thể kết luận rằng hiện tại, dù hoạt động chưa ổn định nhưng thị trường chứng
khoán Việt Nam đang có xu hướng hội nhập trong tương lai.
Hồi quy mô hình đơn biến mối tương quan giữa tỷ suất sinh lời chỉ số MSCI và tỷ suất
sinh lời chỉ số VNIndex:
Hai chỉ số C và β được xác định bằng cách hồi quy mô hình đơn biến có dạng:
VNI t =C+ β∗MSCI t +U t
HNI t =C+ β∗MSCI t +U t
Ký hiệu: VNI/ HNI: Tỉ suất lợi nhuận của chỉ số VNIndex và HNXIndex
MSCI: Tỉ suất lợi nhuận của chỉ số MSCI

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 188


Trong đó, hệ số C thể hiện giá trị trung bình của tỷ suất lợi nhuận chỉ số VNIndex/
HNXIndex không phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận của chỉ số MSCI, hệ số β thể hiện sự thay
đổi của tỷ suất lợi nhuận chỉ số VNIndex/ HNXIndex theo tỷ suất lợi nhuận chỉ số MSCI, và
U là sai số ngẫu nhiên. Sử dụng phương pháp tương tự như trên, nhóm tác giả đã vẽ được 2
biểu đồ thể hiện lần lượt sự biến động của C và β trong khoảng thời gian trên:
Rolling Coefficients
RETURN_MSC I
Rolling Coefficients
1.6
RETURN_MSC I
1.2 1.6

0.8 1.2

0.4 0.8

0.0 0.4

0.0
-0.4

-0.4
-0.8
09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 -0.8
09 10 11 12 13 14 15 16 17 18

C
.02 C
.02

.01
.01

.00
.00

-.01 -.01

-.02 -.02
09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Hình 4. Sự biến động của hệ số β và C trong mối tương quan giữa tỷ suất sinh lời của
chỉ số MSCI với VNIndex
Tương tự như mô hình đầu tiên, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được coi là
đang tiến gần đến hội nhập khi chỉ sốC dao động quanh 0 và chỉ số β dao động quanh 1. Năm
2018, chỉ số β mới bắt đầu có xu hướng dao động và tiến gần về 1. Từ 2 biểu đồ trên, chúng
ta có thể thấy rằng đến năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam mới bắt đầu có dấu hiệu
hội nhập.
Rolling Coefficients
RETURN_HNXI
1.5 Rolling Coefficients
RE TURN_HNX I
1.0
1.5
0.5
1.0

0.0
0.5

-0.5 0.0

-1.0 -0.5

-1.5 -1.0
09 10 11 12 13 14 15 16 17 18
-1.5
09 10 11 12 13 14 15 16 17 18
C
.02 C
.02

.01
.01

.00
.00

-.01
-.01

-.02 -.02
09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Hình 5. Sự biến động của hệ số β và hệ số C trong mối tương quan giữa tỷ suất sinh lời
của MSCI và HNXIndex
Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được coi là đang tiến gần đến hội nhập khi
chỉ sốC dao động quanh 0 và chỉ số β dao động quanh 1 khi năm 2018, chỉ số β mới bắt đầu
có xu hướng dao động và tiến gần về 1. Từ 2 biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy rằng đến năm
2018, thị trường chứng khoán Việt Nam mới bắt đầu có dấu hiệu hội nhập.
2.2.1.2. Chỉ số về lượng
Mức độ hội nhập được đánh giá bằng chỉ số về lượng thông qua số lượng doanh nghiệp
nước ngoài niêm yết trên TTCK Việt Nam và số lượng doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết
trên sàn chứng khoán nước ngoài.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 189


Hiện nay tại Việt Nam, Chính phủ đã cho phép và khuyến khích các doanh nghiệp nước
ngoài niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam thông qua khoản 9 điều 21 trong Nghị định
60, hiệu lực từ ngày 1/9/2015, nghị định này cũng đã mở cửa cho các doanh nghiệp nước
ngoài đươc phép niêm yết trên TTCK Việt Nam nhưng hiện tại vẫn chưa có doanh nghiệp
nước ngoài nào được niêm yết trên thị trường Việt Nam.
Việc một số doanh nghiệp ở Việt Nam niêm yết ở nước ngoài cũng phần nào phản ánh
được mức độ hội nhập của TTCK Việt Nam. Từng có trường hợp của CTCP Cavico khai thác
mỏ (Cavico mining) - công ty con của Cavico Việt Nam là công ty Việt Nam đầu tiên được
niêm yết cổ phiếu tại Nasdaq với mã chứng khoán CAVO vào ngày 18/9/2009 và CTCP
Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cũng đã từng niêm yết 90 triệu USD trái phiếu quốc tế trên Sở
giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) nhưng cả hai mã sau đấy đều hủy niêm yết.
Từ những trường hợp trên có thể thấy rõ được các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã
phần nào tiếp cận được các tiêu chuẩn quốc tế và thị trường Việt Nam cũng đã thành công
trong bước đầu mở của hội nhập, đó là thu hút được sự chú ý từ quốc tế nhưng mức độ hội
nhập vẫn còn thấp.
2.2.1.3. Chỉ số về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng cũng là một trong những tiêu chí đánh giá về mức độ hội nhập của TTCK
Việt Nam.
Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN thành lập cơ chế liên kết thông tin giữa các Sở
Giao dịch chứng khoán như website chung, thông tin về các mã cổ phiếu ASEAN, hợp tác
trong lĩnh vực marketing – truyền thông về chứng khoán. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa có cơ
hội được tham gia vào cơ sở hạ tầng kết nối sẵn của 3 sở giao dịch Thái Lan, Malaysia và
Singapore. Điều này thể hiện rằng mức độ hội nhập về cơ sở hạ tầng trong khu vực còn kém.
2.2.2. Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của hội nhập
tài chính
2.2.2.1. Quy mô và thanh khoản thị trường
Quy mô thị trường
Với sự ra đời ban đầu là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào ngày 28/11/1996 đến nay,
sau hơn 18 năm chính thức giao dịch, cùng với sự tác động của hội nhập tài chính, thị trường
chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã phát triển một cách mạnh mẽ về quy mô, trở thành kênh
dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế.
Năm 2000, khi chỉ có năm doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Năm,
vốn hoá thị trường chỉ đạt khoảng 986 tỷ đồng, chiếm khoảng 0.28% GDP.
Việc Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC và chính thức gia nhập WTO đã tác
động một cách tích cực lên quy mô thị trường, tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP đã có bước nhảy
vọt mạnh mẽ lên mức trên 43% vào năm 2007. Trước biến động của thị trường tài chính thế
giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên
tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm xuống còn 18%.
Giai đoạn 2008-2018:
Trong năm 2008, do sự suy giảm của thị trường chứng khoán, tổng số vốn huy động chỉ
đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Thị
trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng
khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm
2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng.
Từ năm 2012 đến 2018, vốn hoá thị trường chứng kiến sự phục hồi và tăng trưởng vượt
bậc, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây, quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm
2018 đã đạt hơn 3,9 triệu tỷ đồng.
Về thanh khoản thị trường
Giai đoạn 2000 - 2008:
Thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về
tính thanh khoản của thị trường dưới sự tác động của hội nhập.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 190
Nếu như năm 2005, bình quân có 667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm
2006, con số này tăng lên 2,6 triệu đơn vị (tăng 3,93 lần), tiếp tục tăng lên 9,79 triệu và 18,07
triệu trong hai năm sau đó. Năm 2007, các chỉ số chứng khoán đạt được mức cao nhất.
Giai đoạn 2008-2018:
TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng
công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch. Cuối 2009, đã có 34 cổ phiếu được giao dịch trên hệ
thống Upcom với tổng giá trị giao dịch đạt gần 540 tỷ đồng. Giá trị thị trường ngày
31/12/2009 đạt 4.075 tỷ đồng. Giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt 6.500 tỷ đồng/phiên,
tăng 29% so với năm 2017, tương đương 20,3%GDP năm 2018.
Năm 2018, thanh khoản thị trường cũng được cải thiện rõ rệt với tỷ lệ tăng trưởng về
giá trị giao dịch bình quân phiên đã tăng khoảng 32% trong vòng 5 năm trở lại đây.
Thị trường chứng khoán phái sinh, kể từ khi khai trương đến nay, tăng trưởng tốt và ổn
định. Hoạt động giao dịch tăng trưởng mạnh ở tất cả các chỉ tiêu, khối lượng giao dịch tháng
sau tăng cao hơn tháng trước. Thị trường chứng khoán phái sinh đã trở thành một kênh đầu tư
hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường cơ sở nhiều biến động.
2.2.2.2. Tác động đến hàng hoá
Dưới tác động của hội nhập, hàng hóa trên thị trường cổ phiếu Việt Nam đã trở
nên đa dạng hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài
nước cũng như nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức.
Cổ phiếu
Phiên giao dịch đầu tiên năm 2000, chỉ có duy nhất 2 mã cổ phiếu được niêm yết trên
thị trường là REE và SAM và giá trị thị trường ban đầu chỉ đạt 444.000.000. Số lượng cổ
phiếu niêm yết co xu hướng tăng đều qua các năm dù với số lượng chưa lớn, đặt biệt đến cuối
năm 2006 và đầu năm 2007 Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC và là thành viên
chính thức của tổ chức WTO, đã tác động rất lớn đên thị trường chứng khoán Việt Nam. Số
lượng cổ phiếu liên tục tăng đều qua các năm và cho đến năm 2018, đã có 1553 mã cổ phiếu
được niêm yết trên sàn. TTCK Việt Nam ngày càng trở nên sôi động hơn với tính thanh khoản
được cải thiện qua từng năm.
Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh đã chính thức được đưa lên sàn vào ngày 10/08/2017, cụ thể sản
phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên là hợp đồng tương lai. Hiện nay, Việt Nam mới cho
phép niêm yết hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và từ tài sản cơ sở là chỉ số Vn30 đã có 4 hợp
đồng tương lai được phát triển thêm: hợp đồng 1 tháng, hợp đồng 2 tháng, hợp đồng tương lai
1 quý và hợp đồng tương lai 2 quý.
Kể từ khi khai trương đến nay, TTCKPS luôn cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng với
khối lượng giao dịch tháng sau cao hơn tháng trước. Ngoài việc tạo mới sản phẩm đầu tư cho
công chúng đầu tư, TTCKPS còn mang tới kỳ vọng là công cụ phòng ngừa rủi ro cho thị
trường cơ sở.
2.2.2.3. Tác động đến cơ sở nhà đầu tư
Mặc dù chính thức hoạt động từ năm 2000, nhưng trong những ngày đầu tiên của thị
trường, người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến TTCK, hoặc chỉ có một sô ít
người tham gia vào thị trường theo phong trào và việc thu hút được nhiều nguồn tiền từ các
nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn thấp. Năm 2007, khi Việt Nam được chính thức gia nhập
WTO thì số lượng nhà đầu tư quan tâm đến TTCK Việt Nam mới tăng một cách rõ rệt. Trong
bối cảnh năm 2008, khi thị trường tài chính toàn cầu khủng hoảng, kinh tế thế giới suy thoái
và hồi phục khó khăn, các nước trong khu vực thực hiện giảm giá đồng nội tệ, TTCK các
nước biến động, giá dầu sụt giảm cũng đã ảnh hưởng xấu đến TTCK Việt Nam nhưng TTCK
Việt Nam vẫn cố gắng vượt giai đoạn đó. Điều này đã đóng góp một phần không nhỏ đến việc
đưa TTCK Việt Nam xuất hiện trên bản đồ TTCK thế giới và thu hút được số lượng lớn các
nhà đầu tư không chỉ trong nước mà còn từ nước ngoài.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 191
Giai đoạn 2000-2008: Trong giai đoạn này, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài không
nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2006 là một năm “bản lề” đối với nhà
đầu tư nước ngoài. Chỉ riêng trong năm này, đã có 3,050 cá nhân và 239 tổ chức được cấp mã
giao dịch, giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỷ USD,
chiếm 16.4% mức vốn hóa của toàn thị trường.
Giai đoạn 2010-2018:
Từ khoảng gần 3000 tài khoản nhà đầu tư tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm
2000, tính đến 2010 đã có trên 90.000 tài khoản giao dịch, trong đó số nhà đầu tư tổ chức
trong nước là 2.662, số nhà đầu tư cá nhân trong nước là 807.558, số nhà đầu tư nước ngoài là
hơn 13.000 nhà đầu tư. Theo trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, số lượng TKGD trong
nước tính đến hiện tại là 2.026.304 tài khoản. Trong đó, các nhà đầu tư cá nhân có 2.017.531
tài khoản và nhà đầu tư tổ chức là 8.773 tài khoản. Đối với TKGD nước ngoài có tổng cộng
25.864 tài khoản, chiếm 1,3% tổng số TKGD.
2.2.2.4. Tác động đến cơ sở hạ tầng
Hội nhập tài chính đóng góp một vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng
và chu kỳ thanh toán trên TTCK Việt Nam.
Từ năm 2000 đến năm 2017, nền tảng công nghệ phục vụ các hoạt động của thị
trường chứng khoán Việt Nam thay đổi rất nhiều. Từ việc giao dịch trực tiếp tại các
sàn giao dịch trong những năm đầu với phương pháp khớp lệnh bằng tay, cho đến việc
triển khai khớp lệnh liên tục vào năm 2007, giao dịch trực tuyến vào năm 2009, kéo
dài thời gian giao dịch và áp dụng lệnh thị trường vào năm 2012
Việc hội nhập cũng có tác động nhất định đến hệ thống và chu kỳ thanh toán trên TTCK
Việt Nam. Kể từ ngày chính thức mở sàn cho đến ngày 4/9/2012, ngày giờ thanh toán trên
TTCK Việt Nam là 15h30 ngày T+3, tức là ngày chuyển nhượng cổ phiếu chính thức giữa
người mua và người bán là 15h30 ngày T+3. Năm 2015, với các sự kiện như việc đàm phán
thành công TPP, chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế Thế giới (AEC) giúp Việt Nam tiến
tới các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo quyết định số 221/QĐ-VSD của Trung tâm lưu
ký chứng khoán Việt Nam ngày 18 tháng 12 năm 2015, thì từ ngày 01/01/2016, ngày giờ
thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là 16h30 ngày T+2.
2.2.2.5. Tác động đến hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường
Giai đoạn 2000-2008
Đây là giai đoạn đầu đánh dấu những bước đi đầu tiên cho sự phát triển của TTCK Việt
Nam. Ngày 20/7/2000, Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK
TP. Hồ Chí Minh) chính thức mở của, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
39/2000/QĐ-TTg ngày 27/3/2000 ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, các
nhà đầu tư cá nhân được miễn thuế giao dịch chứng khoán. TTGDCK Hà Nội đã chính thức
được ra đời vào ngày 8/3/2005, từng bước kiện toàn và hoàn thiện cấu trúc hạ tầng của
TTCK, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg về việc thành lập
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất
cho hoạt động của TTCK, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp
luật khác có liên quan. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được thì Luật Chứng khoán giai
đoạn này vẫn chưa tiếp cận dược theo thông lệ quốc tế.
Giai đoạn 2008-2018
Đây là giai đoạn đánh dấu sự kết hợp phát triển TTCK theo chiều rộng và chiều sâu.
Trong giai đoạn này, các tiêu chuẩn của thị trường từng bước được nâng cao trên các mặt
niêm yết, phát hành, công bố thông tin, quản trị công ty. 
Ngày 24/11/2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng
khoán. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo UBCKNN hoàn thiện và bổ sung các văn bản
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 192
pháp lý, đồng thời quyết liệt triển khai công tác tái cấu trúc TTCK và phát triển sản phẩm
mới. Năm 2018, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng khoán, UBCKNN
đã tham mưu cho Bộ Tài chính đã xây dựng Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, hiện đang
tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan và thành viên
thị trường để hoàn thiện dự thảo, gửi Bộ Tư pháp thẩm định, dự kiến trình Quốc hội cho ý
kiến vào kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019) và xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019).
Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, UBCKNN cũng đã tham mưu cho Bộ Tài chính trình
Chính phủ Đề án thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại Sở
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Đồng thời,
tập trung hoàn thiện Đề án Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và bảo hiểm giai đoạn 2018 -
2020 và định huớng đến năm 2025.
2.2.3. Đánh giá tác động của hội nhập tài chính đến thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2.3.1. Những tác động tích cực
Quá trình hội nhập khu vực và mở cửa thị trường sẽ mang lại những tác động tích cực
đến TTCK Việt Nam: Quy mô vốn hóa và thanh khoản thị trường sẽ ngày được mở rộng; Số
lượng và chất lượng hàng hóa trên TTCK Việt Nam không ngừng được cải thiện; Cơ sở nhà
đầu tư tham gia thị trường ngày càng đa dạng, từ NĐT cá nhân đến NĐT tổ chức, từ NĐT
trong nước đến NĐT nước ngoài. Đa dạng cơ sở NĐT với khẩu vị rủi ro khác nhau, kỳ đầu tư
khác nhau sẽ làm tăng thêm tính thanh khoản cho thị trường. Sự phát triển về cơ sở hạ tầng,
công nghệ cũng là một trong những hệ quả tích cực mà TTCK Việt Nam nhận được từ việc
hội nhập tài chính. Hệ thống pháp luật cho hoạt động của thị trường ngày càng hoàn thiện với
những quy định được thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường .
2.2.3.2. Những tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, việc hội nhập tài chính cũng vẫn gây ra một số tác
động tiêu cực cho TTCK Việt Nam. Quy mô thị trường vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
phát triển. Mức độ hội nhập càng cao thì mức độ phải chịu rủi ro ảnh hưởng từ khủng hoảng
tài chính của TTCK Việt Nam càng cao. Mặc dù thị trường chứng khoán phái sinh đã ra đời,
nhưng hàng hoá trên thị trường chưa phong phú đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng
của các NĐT. Ngoài ra, khi dòng vốn nước ngoài chảy vào thị trường Việt Nam qua TTCK
nhiều thì thị trường có thể phải rủi ro khi dòng vốn có nguy cơ đảo chiều, khi doanh nghiệp
được nhận những dòng vốn lớn từ nước ngoài thì sẽ phải chịu sự chi phối từ các cổ đông nước
ngoài. Hội nhập tài chính gây ra khó khăn cho chính phủ trong việc quản lý TTCK, chính việc
này đã gây ra khó khăn vì Chính phủ Việt Nam khó có thể quản lý được thị trường và điều
này có thể gây ra tác động xấu đến TTCK Việt Nam nhất là trong thời kỳ khủng hoảng.
2.2.3.3. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Việt Nam có thể phải chịu những tác động tiêu
cực từ việc hội nhập tài chính.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam tuy tăng trưởng khá mạnh trong những năm gần đây
nhưng vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực.
Hệ thống tài chính vẫn chưa được hoàn thiện và phát triển. Hệ thống hiện này chủ yếu
vẫn dựa vào hệ thống ngân hang.
Vấn đề về khả năng nhận định, đánh giá và dự báo xu thế chưa cao cũng là một trong
những nguyên nhân khiến cho các vấn đề về xây dựng cơ chế nhận biết, cảnh báo sớm tác
động trong các lĩnh vực hội nhập kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu với nền
kinh tế thế giới còn yếu. Công tác tham mưu, tư vấn chính sách còn nhiều hạn chế.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH
3.1. Định hướng hội nhập tài chính và định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt
Nam
3.1.1. Định hướng hội nhập tài chính

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 193


Trong bối cảnh mới, Chính phủ đã có những định hướng nhất định để thúc đẩy hội nhập
tài chính đó là triển khai, cam kết thực hiện các hiệp định đồng thời tăng cường công tác đối
ngoại, hỗ trợ các doanh nghiệp tiến đến hội nhập tài chính.
3.1.2. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán
Bên cạnh định hướng cho hội nhập tài chính, định hướng phát triển mở rộng và cơ cấu
lại thị trường chứng khoán cũng rất quan trọng theo đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán
và thị trường bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” của chính phủ đó là xây
dựng được một thị trường chứng khoán phát triển phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế,
minh bạch với hàng hoá đa dạng phong phú.
3.2. Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán trong bối cảnh hội nhập tài chính
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý
3.2.2. Giải pháp tăng quy mô và tăng tính thanh khoản cho thị trường
3.2.3. Cơ cấu lại cơ sở hàng hoá
3.2.4. Cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán bao gồm nhà đầu tư nhà tư
cá nhân, nhà đầu tư tổ chức cũng như nhà đầu tư nước ngoài.
3.2.5. Cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng khoán: các công ty chứng khoán và công ty
quản lý quỹ
3.2.6. Cơ cấu lại tổ chức thị trường
3.2.7. Giải pháp nâng hạng thị trường
3.2.8. Giải pháp thúc đẩy thị trường hội nhập
KẾT LUẬN
Sau khi đánh giá mức độ hội nhập tài chính của Việt Nam và tìm hiểu những tác động
của hội nhập tài chính lên thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể thấy rằng thị trường
chứng khoán Việt Nam đang có dấu hiệu hội nhập những bước đầu tiên trong thời gian gần
đây, đồng thời cũng thể hiện xu hướng hội nhập tài chính rõ ràng trong tương lai. Tuy thị
trường quá khứ còn nhiều biến động, chưa ổn định, nhưng với tốc độ phát triển lớn, thị trường
phát triển ổn định hơn cũng như các định hướng, lộ trình được vạch ra rõ ràng nhằm phát triển
thị trường chứng khoán nói riêng và lĩnh vực tài chính nói chung, Việt Nam đã và đang bước
vào con đường hội nhập tài chính rõ ràng, ổn định và đầy hứa hẹn trong tương lai.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 194


[44]ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN Ý ĐỊNH THAM
GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
SV: Nguyễn Xuân Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Lê Hồng Nhung
Đại học Kinh tế Đà Nẵng
GVHD: TS. Phạm Quang Tín

TÓM TẮT
Hiện nay, để đánh giá chất lượng giáo dục của các trường đại học,một
trong những yếu tố hàng đầu là hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn chưa được nhiều sự
quan tâm từ sinh viên. Số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học là rất ít.
Bài viết này sử dụng các công cụ định lượng để đo lường tác động của các nhân
tố đến ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên tại thành phố Đà Nẵng
nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung, nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến
sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và đề xuất các kiến nghị giúp nâng cao
hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
Từ khóa: Nghiên cứu khoa học; Ý định tham gia.
Abstract: Nowadays, to assess the quality of education of universities, one
of the leading factors is the effectiveness of scientific research activities.
However, the fact that scientific research activities have not received much
attention from students. The number of students participating in scientific
research is very few. This article uses quantitative tools to measure the impact of
factors to the intention of participating in scientific research of students in Da
Nang city in particular and Vietnamese students in general, in order to find out
the factors affecting students to participate in scientific research and propose
recommendations to improve the effectiveness of scientific research activities in
the school.
Keywords: Scientific Research; Intent to participant.

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trên đà trở thành một quốc gia phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
Việt Nam cần tạo ra một xã hội có định hướng khoa học, tiến bộ, có kiến thức, có khả năng
thay đổi, chuyển tiếp, sáng tạo và đóng góp cho sự phát triển khoa học và công nghệ trong
tương lai. Do đó, một nhu cầu được đặt ra là phải đào tạo được các cử nhân có tính sáng tạo,
ham học hỏi, có trí tuệ và có đủ khả năng hiểu biết về khoa học và công nghệ. Để làm được
điều này, giáo dục đại học ở Việt Nam cần có những bứt phá trong quá trình đào tạo.
Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra chỉ thị cho toàn ngành Giáo dục
nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019: “Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự
chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên;
chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng
tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.” (Theo Chỉ thị số
2919/CT-BGDĐT). Chỉ thị này nhấn mạnh việc các trường đại học cần phải tích cực cho sinh
viên trải nghiệm những hoạt động về thực tiễn, trong đó là nghiên cứu khoa học và khởi
nghiệp.
Nhằm thực hiện được mục tiêu nêu trên, các trường Đại học đã không ngừng tìm tòi các
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, một trong những biện pháp quan trọng là đưa
sinh viên vào hoạt động nghiên cứu khoa học. Tại Đà Nẵng, các trường Đại học đã có nhiều
biện pháp để sinh viên dễ dàng tiếp cận với nghiên cứu khoa học bằng các kênh phương tiện

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 195


khác nhau, từ đó sẽ hình thành cho sinh viên một tư duy khoa học, khơi nguồn sáng tạo và
giúp sinh viên làm tốt hơn trong việc tham gia nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn chưa được nhiều sự
quan tâm từ sinh viên. Số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học là rất ít. Tại Hội nghị
Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường năm học 2017 – 2018 tại trường Đại học Kinh tế -
Đại học Đà Nẵng chỉ có 47 sinh viên tham gia với 20 đề tài khoa học. Việc thực hiện nghiên
cứu khoa học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong đó quan trọng nhất là bản thân
người nghiên cứu. Vì vậy việc tìm ra những nguyên nhân thúc đẩy cá nhân này trong việc
nghiên cứu khoa học là rất cần thiết (Vưu Thị Thùy Trang, 2012). Đề tài nghiên cứu “Đo
lường tác động của các nhân tố đến ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên” được
thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và đề
xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
2. Đề xuất mô hình nghiên cứu
2.1 Các khái niệm cơ bản và các nhân tố tác động đến ý định tham gia nghiên cứu khoa
học
2.1.1 Khái niệm cơ bản
Để hiểu được nội dung bài nghiên cứu, chúng ta cần phải nắm rõ những khái niệm cơ
bản về nghiên cứu khoa học cũng như ý định và các nhân tố tác động đến ý định tham gia
nghiên cứu khoa học.
Những khái niệm cơ bản về nghiên cứu khoa học bao gồm:
Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm hiểu, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm, dựa
trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ thực nghiệm, để phát hiện ra cái mới về bản
chất sự vật, về thế tự nhiên và xã hội.
Đề tài nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, đặc trưng
bởi một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc một nhóm người thực hiện.
2.1.2 Ý định và các nhân tố tác động đến ý định tham gia nghiên cứu khoa học
Ý định tham gia nghiên cứu khoa học là khả năng chắc chắn của sinh viên sẽ đăng kí
tham gia nghiên cứu khoa học trong tương lai.
Các bài viết, nghiên cứu về ý định tham gia nghiên cứu khoa học được nhóm tác giả tìm
thấy, đọc và tham khảo phần lớn viết về hiệu suất nghiên cứu hay là nổ lực hoàn thành một
cuộc thi nghiên cứu. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và phù hợp với đối tượng khảo sát,
nhóm tác giả đã chọn lọc ra những biến sau: Nhà trường, Giảng viên hướng dẫn, Năng lực,
Nhận thức, Sở thích, Động cơ thực hiện.
2.2 Lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng hai lý thuyết để phục vụ cho nghiên
cứu của mình là Thuyết Mong đợi của Vitor Vroom (1964) và Thuyết Hành vi có kế hoạch
của Ajzen (1991). Ngoài ra, để đề xuất mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả còn tham khảo Mô
hình động cơ toàn diện của Vallerand (1997).
Thuyết Mong đợi của Vitor Vroom (1964) cho rằng hành vi và động cơ làm việc của
con người không nhất thiết được quyết định bởi hiện thực mà nó được quyết định bởi nhận
thức của con người về những kỳ vọng của họ trong tương lai. Lý thuyết này xoay quanh ba
mối quan hệ: mong đợi giữa sự nỗ lực – thành tích (EP), mong đợi giữa thành tích – lợi ích
mang lại (PO) và giá trị của phần thưởng.
Lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) là sự phát triển cải tiến từ lý
thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen & Fishbein, 1975), có khả năng áp dụng và dự đoán
trong phạm vị khá rộng. Theo Ajzen, sự ra đời của thuyết hành vi dự định TPB xuất phát từ
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 196
giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát dù động cơ của đối tượng là rất cao, từ
thái độ và tiêu chuẩn chủ quan nhưng trong một số trường hợp họ vẫn không thực hiện hành
vi vì có các tác động của điều kiện bên ngoài lên ý định hành vi. Lý thuyết này đã được Ajzen
bổ sung từ năm 1991 bằng việc đề ra thêm yếu tố kiểm soát hành vi nhận thức (Perceived
Behavioral Control).
Mô hình động cơ toàn diện của Vallerand (1997) là mô hình phân cấp của động lực
bên trong và bên ngoài (The Hierarchical Model of Intrinsic and Extrinsic Moviation) được đề
xuất từ việc kết hợp các nguyên lý cơ bản của Lý thuyết tự quyết định (Self Determination
Theory – Deci & Ryan, 1985, 1991) bởi Vallerand (1997, 2001). Mô hình này cho rằng động
lực hoạt động ở ba cấp độ, đó là cấp độ toàn cầu, cấp độ bối cảnh và cấp độ tình huống.

Hình 1: Sơ đồ Động cơ toàn diện của Vallerand (1997)


2.3 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Cơ sở lý thuyết
Nhóm tác giả đã đọc và tìm hiểu về các cơ sở lý thuyết về nghiên cứu khoa học từ các
bài viết, nghiên cứu đã được đăng trên các bài báo khoa học của các tác giả trong và ngoài
nước làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu.
Bước 2: Thang đo nháp
Từ cơ sở lý thuyết và các thang đo từ các bài nghiên cứu trong nước và nước ngoài mà
nhóm tác giả đã tìm hiểu được. Nhóm tác giả tiến hành tổng hợp dịch thuật để xây dựng thang
đo nháp phiên bản Tiếng Việt, làm cơ sở tiền đề cho thang đo chính thức và các bước nghiên
cứu tiếp theo.
Bước 3: Thảo luận nhóm và điều tra thử
Thông qua việc thảo luận với các giảng viên có chuyên môn, một số bạn sinh viên,
nhóm tác giả tiến hành hiệu chỉnh quá trình dịch thuật bảng thang đo, nhằm giúp thang đo
chính có được nội dung mạch lạc, rõ ràng và chính xác nhất, không làm thay đổi đáng kể đến
ý nghĩa của thang đo.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng tiến hành phỏng vấn thử một số bạn sinh viên để kiểm
tra được thời gian tiến hành cuộc khảo sát mất tối thiểu bao nhiêu thời gian, nội dung của
bảng hỏi có được rõ ràng, chính xác, dễ hiểu hay không. Đây là bước tiền đề để xây dựng
thang đo chính xác và rõ ràng nhất.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 197
Bước 4: Điều chỉnh thang đo
Sau khi thảo luận với các giảng viên có chuyên môn và tiến hành phỏng vấn thử. Nhóm
tác giả tiến hành điều chỉnh thang đo nháp, sửa chữa một số lỗi dịch thuật, điều chỉnh lại các
từ ngữ sao cho hợp lý nhưng vẫn giữ nguyên mặt ý nghĩa so với các cơ sở lý thuyết và thang
đo từ các bài nghiên cứu khác mà nhóm tác giả tiếp thu, điều chỉnh các câu hỏi trong thang đo
để phù hợp với nội dung nghiên cứu. Thông qua việc điều chỉnh thang đo, làm cơ sở cho việc
hoàn thành thang đo chính, để tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo.
Bước 5: Thang đo chính
Sau khi tiến hành nghiên cứu khám phá và điều chỉnh thang đo nháp, nhóm tác giả hoàn
thiện thang đo chính. Tạo lập nên bảng hỏi với nội dung cụ thể được đề cập đến ở các phần
sau.
Bước 6: Nghiên cứu định lượng
Bước này nhằm, điều tra thực nghiệm có hệ thống về ý định tham gia nghiên cứu khoa
học của sinh viên tại Đà Nẵng qua số liệu thống kê thu thập được. Nghiên cứu sử dụng mô
hình lý thuyết và các giả thuyết đã nêu ở trên làm tiền đề cho mô hình đề xuất.
Bước 7: Kiểm định Cronbach’s Alpha
Sau khi tiến hành nghiên cứu định lượng trên các kết quả thu thập được dựa trên thang
đo chính. Nhóm tác giả tiếp tục việc kiểm định Cronbach’s Alpha. Mục tiêu của bước này,
nhằm loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và kiểm tra các biến có hệ
số kiểm định Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên.
Bước 8: Phân tích khám phá nhân tố (EFA)
Mục tiêu của bước này là nhằm loại các biến có hệ số tải nhân tố Factor loading nhỏ
hơn 0.5, kiểm tra số nhân tố trích được, kiểm tra tổng phương sai trích được (lớn hơn hoặc
bằng 50%), kiểm tra trị số KMO với giá trị lớn hơn hoặc bằng 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 1 và
kiểm tra hệ số Eigenvalue (có giá trị lớn hơn hoặc bằng 1).
Bước 9: Phân tích tương quan
Mục tiêu là kiểm tra sự tương quan và đo mức độ kết hợp tuyến tính giữa các nhân tố
độc lập với nhân tố phụ thuộc. Từ đó chúng ta sẽ chọn những nhân tố độc lập thực sự có
tương quan với nhân tố phụ thuộc và đưa những nhân tố đó vào hồi quy. Thông qua các chỉ
tiêu hệ số tương quan r, hệ số phóng đại VIF. Nếu mô ̣t mô hình nhâ ̣n được giá tri r>0 thì các
nhân tố có mối liên hệ tương quan tuyến tính thuận
Bước 10: Phân tích mô hình hồi quy
Bước này nhằm, kiểm định mô hình hồi quy và các hệ số hồi quy. Dựa vào mô hình hồi
qui, ta có thể dự đoán được giá trị của nhân tố phụ thuộc dựa vào giá trị của các nhân tố độc
lập.
Bước 11: Bàn luận và đề xuất hàm ý chính sách
Sau khi tiến hành các bước kiểm định, phân tích, đánh giá mô hình đề xuất như đã nêu
trên, dựa trên mô hình đạt được, nhóm tác giả bàn luận kết quả đạt được so với các kết quả từ
các bài nghiên cứu, bài viết mà nhóm tác giả tìm đọc được. Từ kết quả đạt được, tác giả tiến
hành đề xuất các hàm ý chính sách cho các cơ quan có liên quan.
Mô hình đề xuất và các giả thuyết của mô hìnhMô hình đề xuất Dựa trên cơ sở mô hình
Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991), mô hình Động cơ toàn diện của Vallerand
(1997), kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm về nghiên cứu khoa học của sinh viên của
Th.S Phan Thị Phú Quyến (2016); Th.S Huỳnh Thanh Nhã (2016); Th.S Nguyễn Anh Tuấn
(2015); Erdal Tatar (2016); Ellen Poliakoff & Thomas L. Webb (2007); Ertugrul Ozdemir
(2003); Martyn Standage, Joan L. Dupa & Nikos Ntoumanis (2003), mô hình nghiên cứu
được đề xuất theo mô hình như sau:
Hình 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nhà trường
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 198
Giảng viên hướng dẫn

Năng lực
Ý định tham gia
Nhận thức
Sở thích

Động cơ thưc hiện

Trong mô hình nghiên cứu đề xuất 7 nhân tố: Nhà trường, Giảng viên hướng dẫn, Năng
lực, Nhận thức, Sở thích, Động cơ thực hiện và Ý định tham gia nghiên cứu khoa học.
Nhà trường
Nhà trường là nơi sinh viên sẽ nhận được phần thưởng cho sự học hỏi và phát triển cá
nhân. Các phần thưởng và lợi ích mà nhà trường đem lại cho sinh viên như hỗ trợ chi phí
nghiên cứu, tài liệu học tập, dữ liệu học tập và giải thưởng cho sinh viên có thành tích nghiên
cứu xuất sắc sẽ thúc đẩy các nhu cầu tâm lý, và vì vậy sẽ ủng hộ cho động lực (Ames, 1992).
Giảng viên hướng dẫn
Theo Patrick và Ryan (2002), Giảng viên tạo ra một sự kết nối với sinh viên bằng cách
động viên về mặt cảm xúc như quan tâm, thân thiện, thấu hiểu, đồng thời, sinh viên sẽ tin
tưởng vào giá trị của giảng viên và xây dựng mối quan hệ cá nhân với họ. Sinh viên có xu
hướng chọn giảng viên hướng dẫn đề tài của mình thông qua mối quan hệ này.
Năng lực
Nhu cầu năng lực được định nghĩa là mong ước vốn có của một cá nhân nhằm cảm thấy
hiệu quả trong khi tương tác với mô trường (Deci & Ryan, 2000). Cụ thể, con người có xu
hướng khám phá và thao tác môi trường, tham gia trong các nhiệm vụ đầy thử thách nhằm
kiểm tra và thể hiện kỹ năng của bản thân (Phan Thị Phú Quyến, 2016).
Sở thích
Sở thích ở đây được hiểu là sự yêu thích khoa học của sinh viên. Khi sinh viên có một
niềm đam mêm với khoa học sẽ thúc đẩy được động cơ tham gia nghiên cứu khoa học.
Nhận thức
Nhận thức của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học là những kết quả sinh viên
sẽ đạt được khi tham gia nghiên cứu khoa học. Kết quả ở đây có thể là những kiến thức
chuyên môn, kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, giải thưởng về vật chất và tinh thần, cũng
như là cơ hội đạt được học bổng sau đại học.
Động cơ thực hiện
Động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học của sinh viên được hiểu là việc sinh viên thể
hiện niềm vui, hứng thú trong hoạt động nghiên cứu khoa học, ngoài ra sinh viên còn được
rèn luyện những kĩ năng nghiên cứu và để chứng tỏ cho người khác thấy được năng lực của
mình.
Các giả thuyết của mô hình
Để kiểm chứng tác động của các nhận tố trong mô hình đề xuất, hệ thống giả thuyết
nghiên cứu được xây dựng tương ứng với sự tác động của từng nhân tố trong mô hình dến ý
định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên.
H1: Có mối liên hệ giữa nhà trường và ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh
viên.
H2: Có mối liên hệ giữa giảng viên hướng dẫn và ý định tham gia nghiên cứu khoa học
của sinh viên.
H3: Có mối liên hệ giữa nhu cầu năng lực và ý định tham gia nghiên cứu khoa học của
sinh viên.
H4: Có mối liên hệ giữa sở thích và ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên.
H5: Có mối liên hệ giữa nhu cầu nhận thức và ý định tham gia nghiên cứu khoa học
của sinh viên.
H6: Có mối liên hệ giữa động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học và ý định tham gia
nghiên cứu khoa học của sinh viên.
3. Phương pháp phân tích
Ngoài các chỉ tiêu thống kê mô tả, bài viết sử dụng chủ yếu các kỹ thuật thống kê: kiểm
định độ tin cậy thang đo; phân tích nhân tố; kiểm định sự tương quan giữa các nhân tố, phân
tích mô hình hồi quy.
3.1 Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 199
Là một kỹ thuật nhằm kiểm định tính đại diện của một tập câu hỏi cho một nhân tố
muốn đo lường. Một tập biến có độ chọn thang đo khi có đô ̣ tin câ ̣y Anpha từ 0,6 trở lên, tốt
nhất là 0,7 (Trọng 2008) và biến quan sát có hê ̣ số tương quan biến tổng từ 0,3 trở lên.
3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá EFA là một kỹ thuật nhằm xác định số nhân tố trong một
tập hợp các câu hỏi đại diện cho các nhân tố muốn tìm kiếm và đo lường. Nghiên cứu sử dụng
phép trích Principal Axis Factoring với phép quay Promimax. Tổng phương sai trích >= 50%
và hê ̣ số KMO >= 0,5, Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) (Gerbing &
Anderson 1988); hê ̣ số tải nhân tố của biến quan sát >= 0,5 (Hair & cô ̣ng sự ,1998).
3.3 Kiểm định sự tương quan giữa các nhân tố
Nhằm kiểm tra sự tương quan và đo mức độ kết hợp tuyến tính giữa các nhân tố độc lập
với nhân tố phụ thuộc. Từ đó chúng ta sẽ chọn những nhân tố độc lập thực sự có tương quan
với nhân tố phụ thuộc và đưa những nhân tố đó vào hồi quy. Thông qua các chỉ tiêu hệ số
tương quan r, hệ số phóng đại VIF. Nếu mô ̣t mô hình nhâ ̣n được giá tri r>0 thì các nhân tố có
mối liên hệ tương quan tuyến tính thuận.
3.4 Phân tích mô hình hồi quy
Được dùng để kiểm định mô hình hồi quy và các hệ số hồi quy. Dựa vào mô hình hồi
qui, ta có thể dự đoán được giá trị của nhân tố phụ thuộc dựa vào giá trị của các nhân tố độc
lập. Dựa vào mức xác suất R2 hiệu chỉnh để xác định các mức độ sự biến thiên của nhân tố
phụ thuộc được giải thích bởi nhân tố độc lập. Thêm vào đó, qua giá trị của Sig (P-value) của
bảng ANOVA dùng để đánh giá sự phù hợp (tồn tại) của mô hình. Giá trị Sig nhỏ (thường
<5%) thì mô hình tồn tại. Giá trị Sig trong bảng Coefficients cho biết các tham số hồi qui có ý
nghĩa hay không (với độ tin cậy 95% thì Sig<5% có ý nghĩa).
4. Thiết kế bảng hỏi
Nội dung của bảng hỏi được xây dựng dựa trên quá trình tổng quan và dịch thuật từ các
nghiên cứu của tác giả: Phan Thị Phú Quyến (2016), Huỳnh Thanh Nhã (2016), Vưu Thị
Thùy Trang (2012), Ames và Archer (2016), Azad và Seyyed (2007), Martyn Standage, Joan
L. Dupa và Nikos Ntoumanis (2003), Ertugrul Ozdemir (2003).
Phần I: Các biến độc lập và biến phụ phụ thuộc
Phần này bao gồm các câu hỏi về sáu biến độc lập là: Nhà trường (4 câu hỏi), Giảng
viên hướng dẫn (5 câu hỏi), Năng lực (5 câu hỏi), Sở thích (3 câu hỏi), Nhận thức (5 câu hỏi),
Động cơ thực hiện (6 câu hỏi). Và 4 câu hỏi cho biến phụ thuộc là Ý định tham gia nghiên
cứu khoa học.
Phần II: Thông tin đáp viên
Phần này bao gồm 6 câu hỏi được đánh số thứ tự từ 1 đến 6, nội dung của các câu hỏi
xoay quanh về vấn đề “Hồ sơ nhân khẩu học” của đáp viên.
Toàn bộ bảng câu hỏi bao gồm 32 câu hỏi thành phần thuộc phần I và 6 câu hỏi thuộc
phần II.
5. Quy mô và phương thức điều tra mẫu nghiên cứu
Quá trình thu thập dữ liệu đã thu được 308 phiếu trả lời, trong đó có 100 phiếu trả lời
bằng bản cứng và 208 phiếu trả lời trực tuyến (online Google Form). Sau khi kiểm tra, tác giả
đã loại ra 64 bản trả lời không hợp lý, bao gồm các bản thiếu nhiều dữ liệu và các bản mà sinh
viên tham gia khảo sát đã trả lời không suy nghĩ hoặc cố tình không hợp tác. Cuối cùng có
244 phiếu trả lời hợp lệ được đưa vào phân tích dữ liệu.
6. Công cụ phân tích
Tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22 để tiến hành kiểm định thang đo và
phân tích nhân tố.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 200
7. Kết quả nghiên cứu
7.1 Kết quả thống kê mô tả
Bảng 1. Bảng thống kê mô tả ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Sinh viên đã từng tham gia nghiên cứu khoa học hay
Tần số Tần suất (%)
chưa?
Đã từng 90 29.22
Chưa nhưng dự định đăng kí 154 50.00
Chưa và không có ý định đăng kí 64 20.78
Tổng 308 100.00

Đầu tiên, các sinh viên được hỏi về việc đã từng tham gia nghiên cứu khoa học hay
chưa, kết quả cho thấy có 244 sinh viên trả lời là đã từng hoặc chưa nhưng dự định tham gia,
64 sinh viên trả lời là chưa và không có ý định tham gia. Và 64 quan sát này đã bị loại bỏ vì
không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Bảng 2. Bảng thống kê mô tả về giới tính
Giới tính Tần số Tần suất (%)
Nam 91 37.3
Nữ 153 62.7
Tổng 244 100.0

Trong 244 sinh viên được điều tra, phân bổ theo giới tính nữ chiếm đến 62.7% và nam
là 37.3%. Mặc dù có mất cân đối về mẫu nghiên cứu theo giới tính tuy nhiên hiện nay tỷ lệ
chung của các trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng thì nữ chiếm tỷ lệ hơn 70% nên cơ cấu
mẫu như vậy là chấp nhận được.
7.2 Kết quả tác động của các nhân tố đế ý định tham gia nghiên cứu khoa học
7.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số
Cronbach Alpha. Việc sử dựng phương pháp này trước khi phân tíc nhân tố EFA là để loại bỏ
các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Trọng
và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)
Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến
đo quan sát trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng, 2005). Tiêu chuẩn chọn là các
biến phải có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) > 0.3 (Nunnally & Burnstein,
1994), hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 là chấp nhận được trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực
kinh tế xã hội (Bagozzi et al., 1994).
Bảng 1. Bảng phân tích độ tin cậy lần cuối
Cronbach’s
Trung bình thang đo nếu Phương sai thang Tương quan biến-
Biến quan sát Alpha nếu loại
loại biến đo nếu loại biến tổng
biến
1. Nhà trường : Cronbach’s Alpha=0.700
NT1 10.13 4.246 .448 .658
NT2 10.48 4.308 .415 .678
NT3 10.45 3.928 .556 .591
NT4 10.59 3.905 .521 .612
2. Giảng viên hướng dẫn: Cronbach’s Alpha=0.864
GVHD1 11.36 4.100 .771 .801
GVHD2 11.36 4.527 .767 .806
GVHD3 11.25 4.606 .664 .845
GVHD4 11.43 4.617 .653 .849
3. Năng lực: Cronbach’s Alpha=0.752
NL1 10.52 6.201 .436 .752
NL2 10.33 5.563 .575 .679
NL3 10.37 5.016 .635 .642
NL4 10.43 5.704 .550 .693
4. Sở thích: Cronbach’s Alpha=0.718

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 201


ST1 7.23 1.955 .571 .589
ST2 7.07 2.016 .546 .619
ST3 7.13 1.939 .499 .680
5. Nhận thức: Cronbach’s Alpha=0.660
NhT1 10.93 4.901 .478 .569
NhT2 11.06 4.642 .505 .549
NhT3 11.19 5.034 .366 .644
NhT4 11.05 4.824 .421 .607
6. Động cơ thực hiện: Cronbach’s Alpha=0.895
DCTH1 10.83 3.778 .724 .885
DCTH2 10.88 3.754 .787 .857
DCTH3 10.76 4.404 .704 .888
DCTH4 10.81 3.893 .882 .825
8. Ý định tham gia nghiên cứu khoa học: Cronbach’s Alpha=0.801
YDTG1 10.54 5.352 .624 .747
YDTG2 10.52 5.065 .677 .721
YDTG3 10.73 5.210 .585 .765
YDTG4 10.55 4.998 .579 .771

Nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu những vấn đề mang tính định tính, nên để định
lượng thì tác giả sử dụng thang đo Liker – thang điểm 5 (từ 1 – Hoàn toàn không đồng ý, 5 –
Hoàn toàn đồng ý). Kết quả phân tích độ tin cậy về Giảng viên hướng dẫn ban đầu cho thấy
hệ số Cronbach’s Alpha là 0.718, đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Tuy nhiên nếu loại biến
GVHD5 thì sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha là 0.864 (cao hơn trước khi
loại biến) và có hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.801 – 0.849 đều lớn hơn 0.3 nên
biến này được loại khỏi nhân tố Giảng viên hướng dẫn. Tương tự, ta cũng loại biến NL5 ra
khỏi nhân tố Năng lực, loại biến NhT5 ra khỏi nhân tố Nhận thức và loại hai biến DCTH5,
DCTH6 ra khỏi nhân tố Động cơ thực hiện.
Dữ liệu bảng 3 là kết quả kiểm định thang đo lần cuối cùng của các nhân tố sau khi đã
loại hết các biến rác theo tiêu chuẩn trên, các nhân tố còn lại bao gồm: Nhà trường (4); Giảng
viên hướng dẫn (4); Năng lực (4); Sở thích (3); Nhận thức (4); Động cơ thực hiện (4); Ý định
tham gia nghiên cứu khoa học (4). Tất cả các thang đo đều có độ tin cậy Cronbach’s Alpha
lớn hơn 0.6, đồng thời tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3.
Như vậy, các thang đo là đáng tin cậy và có 27 biến được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố
khám phá EFA.
7.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá EFA sử dụng phương pháo trích Principal Components với
phép xoay Varimax và điểm dừng khi tríc các nhân tố có Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 cho
tất cả các khái niệm nghiên cứu trong mô hình lý thuyết. Phép quay Varimax thực hiện xoay
nguyên góc các nhân tô để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì
vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố. Tiêu chuẩn chọn khi phân tích nhân tố là
các biến phải có hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0.5, tổng phương sai trích lớn hơn
hoặc bằng 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Sự khác biệt giá trị hệ số chuyển tải của 1 biến
trong nhân tố không nhỏ hơn 0.3 để đảm bảo sự phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al-
Tamimi, 2002).
Kết quả EFA các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghiên cứu khoa học
Sau khi kế thừa kết quả kiểm định thang đó Cronbach’s Alpha, dữ liệu nghiên cứu lần
lượt được phân tích EFA cho đến khi dữ liệu đáp ứng được các tiêu chuẩn phân tích EFA. Các
nhân tố độc lập bao gồm: Nhà trường (4); Giảng viên hướng dẫn (4); Năng lực (4); Sở thích
(3); Nhận thức (4); Động cơ thực hiện (4).
Qua bảng 4 cho thấy, ta có KMO = 0.779, Sig. = 0.000, có 6 nhân tố được rút trích ra
với tổng phương sai rút trích bằng 51.534% > 50%, do đó kết quả phân tích nhân rố EFA là
phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Tuy vậy, các biến NT2, NT1, NL1 có hệ số tải nhân tố nhỏ
hơn 0.5 (lần lượt là 0.377, 0.398, 0.484), lần lượt loại từng biến không đạt yêu cầu, biến nào
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 202
có trọng số thấp nhất thì loại trước. Trước tiên, chúng ta sẽ loại NT2 và thực hiện EFA. Quá
trình được thực hiện lặp lại như trên cho đến khi hệ số tải nhân tố của tất cả các biến quan sát
còn lại > 0.5.
Bảng 2. Kết quả EFA các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghiên cứu khoa học lần đầu
Nhân tố
Biến quan sát
1 2 3 4 5 6
DCTH4 0,967
DCTH2 0,848
DCTH1 0,76
DCTH3 0,74
GVHD2 0,85
GVHD1 0,842
GVHD3 0,649 0,315
GVHD4 0,616 0,319
NL3 0,821
NL4 0,649
NL2 0,637
NL1 0,484
NT4 0,726
NT3 0,687
NT1 0,31 0,398
NT2 0,377
ST1 0,741
ST2 0,596
ST3 0,541
NTh2 0,675
NTh1 0,585
NTh4 0,527
NTh3 0,502
KMO (Kaiser Meyer Olkin Measure of Sampling Adequacy) = 0.779
Sig. = 0.000
Eigenvalues 4.525 3.357 2.448 1.715 1.313 1.208
Phương sai trích (%) 12.298 23.580 31.635 38.619 45.441 51.534
Bảng 3. Kết quả EFA các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghiên cứu khoa học lần cuối

Nhân tố
Biến quan sát
1 2 3 4 5 6
DCTH4 0,965
DCTH2 0,849
DCTH1 0,761
DCTH3 0,74
GVHD2 0,86
GVHD1 0,841
GVHD3 0,652
GVHD4 0,631
NL3 0,845
NL4 0,676
NL2 0,578
ST1 0,771
ST2 0,617
ST3 0,526
NTh2 0,669
NTh1 0,603
NTh4 0,53
NTh3 0,502
NT4 0,736
NT3 0,631
KMO (Kaiser Meyer Olkin Measure of Sampling Adequacy) = 0.768
Sig = 0.000
Eigenvalues 4.019 3.255 2.276 1.648 1.242 1.196
Phương sai trích (%) 14.125 26.780 34.844 42.470 49.446 55.259

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 203


Kết quả thực hiện EFA lần cuối cùng như sau: KMO = 0.768, Sig = 0.000, tổng phương
sai trích được 55.259% > 50%, có sáu thành phần được rút trích ra:
Thành phần 1: Bao gồm bốn biến DCTH1, DCTH2, DCTH3, DCTH4.
Thành phần 2: Bao gồm bốn biến GVHD1, GVHD2, GVHD3, GVHD4.
Thành phần 3: Bao gồm ba biến NL3, NL3, NL4.
Thành phần 4: Bao gồm ba biến ST1, ST2, ST3.
Thành phần 5: Bao gồm bốn biến NTh1, NTh2, NTh3, NTh4.
Thành phần 6: Bao gồm hai biến NT1, NT2.
Sau quá trình EFA lần cuối này, một số biến của các khái niệm đã được loại bỏ nhưng
không có sự xáo trộn biến giữa các thành phân, vì vậy tên gọi các khái niệm ban đầu vẫn được
giữ nguyên.
Kết quả EFA nhân tố Ý định tham gia
Nhân tố Ý định tham gia sau khi thực hiện Cronbach’s Alpha vẫn giữ nguyên được 4
biến quan sát YDTG1, YDTG2, YDTG3, YDTG4. Tiến hành phân tích nhân tố khám phá
EFA có 1 nhân tố được rút trích ra với tổng phương sai trích bằng 51.355%, hơn nữa các hệ
số tải nhân tố đề cao (xem Bảng 3-6). Như vậy, các biến quan sát của nhân tố Ý định tham gia
đạt yêu cầu cho phân tích tiếp theo.
Bảng 4. Kết quả EFA nhân tố Ý định tham gia
Nhân tố
Biến quan sát
1
YDTG2 .827
YDTG1 .757
YDTG3 .632
YDTG4 .631
Sig. = 0.000
Eigenvalues 2.520
Phương sai rút trích (%) 51.355
7.2.3 Phân tích tương quan
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, không có khái niệm nào được loại bỏ, vì vậy
mô hình nghiên cứu đề xuất vẫn được giữ nguyên.
Để chuẩn bị phân tích mô hình hồi quy, đầu tiên phải tiến hành phân tích tương quan
giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, kết quả được trình bày ở bảng 3-7.
Ta có hệ số tương quan của các biến độc lập với biến phụ thuộc từ -0.054 đến 0.425, tuy
nhiên giá trị Sig ở DCTH với YDTG, NL với YDTG và NTh với YDTG đều lớn hơn 0.05 nên
có thể kết luận ba biến này không có tương quan với biến YDTG và được loại bỏ ở mô hình
hồi quy.
Bảng 5. Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
Correlations
DCTH GVHD NL ST NTh NT YDTG
Pearson Correlation 1 .003 .018 -.014 .003 -.005 .010
DCTH Sig. (2-tailed) .958 .785 .833 .968 .935 .878
N 244 244 244 244 244 244 244
Pearson Correlation .003 1 -.013 .094 -.009 .064 .425**
GVHD Sig. (2-tailed) .958 .834 .142 .893 .321 .000
N 244 244 244 244 244 244 244
Pearson Correlation .018 -.013 1 .003 .050 .024 -.054
NL Sig. (2-tailed) .785 .834 .964 .433 .715 .404
N 244 244 244 244 244 244 244
Pearson Correlation -.014 .094 .003 1 .012 .082 .385**
ST Sig. (2-tailed) .833 .142 .964 .857 .200 .000
N 244 244 244 244 244 244 244
Pearson Correlation .003 -.009 .050 .012 1 -.021 -.025
NTh Sig. (2-tailed) .968 .893 .433 .857 .748 .697
N 244 244 244 244 244 244 244
NT Pearson Correlation -.005 .064 .024 .082 -.021 1 .267**
Sig. (2-tailed) .935 .321 .715 .200 .748 .000

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 204


N 244 244 244 244 244 244 244
Pearson Correlation .010 .425** -.054 .385** -.025 .267** 1
YDTG Sig. (2-tailed) .878 .000 .404 .000 .697 .000
N 244 244 244 244 244 244 244
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
7.2.4 Phân tích hồi quy
Kết quả hồi quy cho thấy R2mẫu = 0.346, Adjusted R2mẫu = 0.338 là mức tạm chấp
nhận, điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này chưa phù hợp với tập dữ liệu, các
biến độc lập chỉ giải thích được 33.8% sự biến thiên của biến phụ thuộc.
Hệ số phóng đại VIF của biến là nhỏ (lớn nhất là 1.015 <2) nên khả năng đa cộng tuyến
không cao. Kiểm định Pearson cho thấy không có sự tương quan giữa phần dư chuẩn hóa và
các biến độc lập trong mô hình, nói cách khác không có hiện tượng phương sai sai số thay
đổi. Xét đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa, không có hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất,
hay giữa các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất hay giữa các phần dư không có
tương quan.
Bảng 6. Bảng tóm tắt hệ số hồi quy
Hệ số đã chuẩn
Hệ số chưa chuẩn hóa Collinearity Statistics
hóa Sig.
t
Std. (p_value)
B Beta Tolerance VIF
Error
(Constant) -3.561E-18 .047 .000 1.000
GVHD .372 .051 .380 7.246 .000 .988 1.012
ST .356 .056 .331 6.297 .000 .985 1.015
NT .238 .058 .215 4.102 .000 .990 1.010
Dựa vào bảng tóm tắt các hệ số hồi quy, ta thấy, ba biến độc lập có ảnh hưởng đến Ý
định tham gia (Sig < 0.05). Các biến đó là Giảng viên hướng dẫn, Sở thích và Nhà trường,
theo thứ tự quan trọng giảm dần có tác động đến Ý định tham gia nghiên cứu khoa học của
sinh viên. Trong đó, Giảng viên hướng dẫn có tác động mạnh nhất đến Ý định tham gia
nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đồng thời, Giảng viên hướng dẫn cũng là biến dự đoán tổ
nhất cho Ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên.
7.2.5 Bình luận kết quả
Các biến độc lập có giá trị β > 0, trị thống kê t > 1.96 (nhỏ nhất là 4.102) và Sig < 0.05
cho thấy các hệ số này khác 0 đáng kể và tác động thuận biến lên Ý định tham gia nghiên cứu
khoa học của sinh viên. Như vậy, các giả thuyết H1, H2 và H4 được chấp nhận.
Sau khi thực hiện các phương pháp phân tích, mô hình hồi quy cuối có các nhân tố tồn
tại: Giảng viên hướng dẫn, Nhà trường, Sở Thích và Ý định tham gia nghiên cứu khoa học.
Dấu của các nhân tố để (+) tác động thuận chiều, kết quả này cũng như kì vọng dấu ban
đầu của giả thuyết.
Các kết quả trong nghiên cứu cho thấy, các yếu tố Giảng viên hướng dẫn, Nhà trường,
Sở thích đều có tác động đến Ý định tham gia nghiên cứu khoa học của một sinh viên. Kết
quả phân tích dữ liệu nghiên cứu cũng cho thấy có những điểm tương đồng và một số điểm
khác biệt với các nghiên cứu khác trên thế giới về các nhân tố tác động đến ý định tham gia
nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Hình 4. Mô hình các nhân tố tác động đến Ý định tham gia nghiên cứu khoa học của
sinh viên tại Đà Nẵng

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 205


0.372
Giảng viên hướng dẫn

0.356
Sở thích Ý định tham gia

0.238
Nhà trường

Căn cứ vào giá trị của các nhân tố trong mô hình các nhân tố tác động đến ý định tham
gia nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Đà Nẵng cho thấy quan hệ của các nhân tố trong
mô hình là quan hệ thuận phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước. Trong đó, nhân tố
Giảng viên hướng dẫn có tác động mạnh nhất với tốc độ βPP=0.380.
Các nhân tố tác động trực tiếp đến Ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
tại Đà Nẵng lần lượt theo giá trị của các trọng số ước lượng: Mạnh nhất là nhân tố Giảng viên
hướng dẫn với giá trị trọng số 0.380; thứ hai là nhân tố Sở thích cũng sẽ khiến sinh viên tham
gia nghiên cứu khoa học tương ứng với giá trị trọng số 0.331 và cuối cùng nhân tố Nhà
trường không có vai trò lớn đến ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên, xếp hạng
thấp nhất tương ứng với giá trị trọng số là 0.215.
Về Giảng viên hướng dẫn, sự quan tâm của giảng viên cũng như là năng lực hướng dẫn
có tương quan dương với Ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên. Khi thực hiện
nghiên cứu khoa học, phần lớn các sinh viên đều thấy khó khăn trong việc tìm một đề tài phù
hợp với thực tiễn hiện nay hay việc tìm kiếm dữ liệu tham khảo, trình bày lý thuyết một cách
khoa học, sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn không chỉ tạo cho sinh viên cảm giác an tâm
khi tham gia nghiên cứu mà còn tạo ra sự tự tin cho sinh viên. Kết quả là yếu tố Giảng viên
hướng dẫn là tiêu chí được sinh viên xem xét khi tham gia nghiên cứu khoa học. (mức tác
động là 0.372)
Về Sở thích có mức độ tác động là 0.356 (tác động thuận chiều) đến ý định tham gia
nghiên cứu khoa học của sinh viên. Không nằm ngoài sự đoán, những sinh viên được khảo sát
về ý định tham gia nghiên cứu khoa học dựa vào sở thích của cá nhân. Các sinh viên có niềm
đam mê khoa học, việc tham gia nghiên cứu khoa học sẽ làm thỏa mãn nhu cầu đam mê
đó.Ngoài ra, sự ngưỡng mộ các sinh viên có thành tích về nghiên cứu khoa học cũng là một lý
do để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.
Về Nhà trường, có tác động thuận chiều đến Ý định tham gia nghiên cứu khoa học của
sinh viên. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này ở mức 0.238, thấp hơn so với hai nhân tố trên.
Tuy nhiên, không thể không nhắc đến sự quan trọng của nhà trường đến ý định tham gia
nghiên cứu khoa học sinh viên. Ngoài việc thông báo cho sinh viên biết về nghiên cứu khoa
học, nhà trường còn hỗ trợ cho sinh viên về vật chất lẫn tinh thần, chẳng hạn như thư viện nhà
trường là một nơi chứa đựng kiến thức khổng lồ cho sinh viên khám phá, tìm tòi và sáng tạo.
8. Kết luận và hàm ý chính sách
Nhà trường
Các biến quan sát đánh giá về Nhà trường sử dụng thang đo LiKet 5 mức độ. Theo kết
quả ở bảng 4-1 thì nhìn chung, đánh giá của sinh về việc nhà trường hỗ trợ kinh phí cho sinh
viên khi tham gia nghiên cứu khoa học là chưa cao, trung bình chỉ đạt được từ 3.30 đến 3.75.
Do vậy, nhà trường cần phải chú trọng hơn về việc hỗ trợ kinh phí cho sinh viên.
Ngoài ra, nhà trường cũng cần đa dạng hóa nguồn tài liệu, dữ liệu, hoàn thiện cơ sở vật
chất để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 206


Để làm được điều đó thì đầu tiên nhà trường cần xây dựng các câu lạc bộ về nghiên cứu
khoa học, tạo nên một môi trường để sinh viên kết nối, chia sẻ và hỗ trợ nhau về kỹ năng cũng
như các kiến thức về nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, hường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về các chủ đề nghiên cứu khoa
học cho sinh viên cũng là việc cần thiết để đem tới sự gần gũi, hứng thú trong việc tham gia
nghiên cứu khoa học.
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, thông báo thường xuyên trên các
bản tin của nhà trường , các diễn đàn,... về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm
nâng cao nhận thức của sinh viên.
Thứ tư, triển khai giảng dạy học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên
toàn trường ngay từ những năm đầu mới vào trường. Áp dụng các đề tài nghiên cứu khoa học
đã đạt giải vào thực tiễn dạy và học của nhà trường.
Cuối cùng, định kỳ hằng năm nhà trường cần phải tổ chức tổng kết, khen thường hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm vinh danh các sinh viên đạt thành tích cao
trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học.
Giảng viên
Theo kết quả ở trên thì đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định tham gia nghiên
cứu khoa học của sinh viên tại thành phố Đà Nẵng. Có 5 biến quan sát được đưa vào để đo
lường yếu tố này. Điểm trung của các phát biểu theo đánh giá của sinh viên tương đối đồng
nhất và chênh lệch không cao, từ 3.70 đến 3.89. Qua đó, cho thấy giảng viên hướng dẫn có
vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ và định hướng cho sinh viên khi nghiên cứu khoa học:
nêu ra các vấn đề cần phải nghiên cứu, khuyên khích sinh viên tìm hiểu khám phá năng lực
của bản thân, tăng tính tự chủ, sáng tạo trong nghiên cứu.
Ngoài ra, việc động viên, khuyến khích sinh viên kịp thời mỗi lúc khi sinh viên gặp khó
khăn trong quá trinh nghiên cứu sẽ làm cho sinh viên tránh khỏi cảm giác nhàm chán, bỏ dở
giữa chừng bài nghiên cứu khoa học của mình.
Mặt khác, giảng viên cũng cần phải trau dồi, học hỏi thêm những kĩ năng cũng như kiến
thức về nghiên cứu khoa học để có được nền tảng kiến thức vững chắc, nhằm hỗ trợ một cách
đầy đủ và tốt nhất cho việc nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Sinh viên
Kết quả ở trên cho thấy các sinh vên vẫn có một sở thích nhất định về khoa học cũng
như nghiên cứu khoa học. Nhân tố Sở thích kém thua nhân tố Giảng viên hướng dẫn nên nếu
muốn tăng ý định tham gia nghiên cứu khoa học thì đây cũng là một nhân tố không kém phần
quan trọng.
Việc tạo động lực để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, ngoài nhà trưởng và
giảng viên hướng dẫn thì chính sinh viên cũng nên tự tạo động lực cho mình. Bởi lẽ, sinh viên
là yếu tố chính để quyết định đến ý định tham gia nghiên cứu khoa học.
Sinh viên cần tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu. Chủ động trong việc theo dõi những thông tin, thông báo của nhà trường để nắm
bắt rõ về nghiên cứu khoa học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ajzen, I. (1991). Theory of Planned Behaviour. Organization Behaviour and Human
Decison Processes. University of Massachusetts Amherst, Massahusetts, pp, 179-211.
[2] Ames, C. &. (1988). Achiveement goals in the classroom: Students' learning strategies and
motivation processes. Journ of educational psychology, 80(3), 260.
[3] Ames, C. (1992). Classrooms: Goals, structures, and student motivation. Journal of
educational, 84(3), 261.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT, ngày 31/12/2014 về
việc "Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên", truy cập ngày 20/1/2019 từ

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 207


http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giaoduc/Thong-tu-47-2014-TT-BGDDT-Quy-dinhche-
do-lam-viec-doi-voi-giang-vien264369.aspx.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT, ngày 10/8/2018 về "Nhiệm
vụ chủ yếu năm học 208 - 2019 của ngành giáo dục, truy cập ngày 20/1/2019 từ
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Chi-thi-2919-CT-BGDDT-2018-nhiem-vu-
nam-hoc-nganh-giao-duc-2018-2019-391333.aspx.
[6] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mọng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.
TP.HCM, Việt Nam: NXB Hồng Đức.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 208


[45]KIỂM ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THÔNG BÁO ĐIỀU
CHỈNH MỨC CỔ TỨC BẰNG TIỀN HIỆN TẠI VÀ SỰ THAY ĐỔI LỢI
NHUẬN TRONG TƯƠNG LAI CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN SÀN HOSE

SV: Lê Thanh Nhân, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Cao Bội Ngọc,
Trần Minh Tiến, Hoàng Minh Tú
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II
GVHD: TS Nguyễn Thu Hằng

TÓM TẮT
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm hình mối tương quan giữa thông báo
điều chỉnh mức cổ tức bằng tiền mặt hiện tại và sự thay đổi lợi nhuận trong trong
tương lai của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn năm 2008 đến 2018 dựa trên lý thuyết
phát tín hiệu cổ tức. Nhóm nghiên cứu đưa ra bằng chứng bác bỏ lý thuyết phát
tín hiệu cổ tức trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, nhóm
nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho giả định có sự phản ứng của
thị trường dựa trên thông tin về lợi nhuận tương lai mà thông báo cổ tức mang
lại.
Từ khóa: Cổ tức bằng tiền, lí thuyết phát tín hiệu của cổ tức, lợi nhuận tương lai.
1.Giới thiệu đề tài nghiên cứu
1.1.Lý do chọn đề tài
Chi trả cổ tức được coi là một hoạt động tài chính cơ bản và quan trọng của hầu hết các
doanh nghiệp trên toàn thế giới. Điều này bắt nguồn từ mục tiêu nhất quán của các công ty
đều là tối đa hóa lợi ích của các cổ đông. Do vậy, phần lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
thường sẽ được phân phối cho cổ đông dưới dạng cổ tức, một phần được giữ lại dùng để tái
đầu tư cho các dự án tương lai. Tùy vào mục đích của nhà quản trị và tình hình cụ thể của
doanh nghiệp, các hình thức chi trả cổ tức như bằng tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu hoặc mua
lại cổ phiếu sẽ được cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, cổ tức bằng tiền mặt vẫn là hình thức được
ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới. Trong thực tế,
nghiên cứu ảnh hưởng của cổ tức bằng tiền đã trở thành đề tài kinh điển của các nhà nghiên
cứu ở khắp các thị trường tài chính.
Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán bắt đầu hình thành từ những năm 2000 và có
những bước phát triển rất nhanh chóng trong khoản thời gian gần đây, cả về quy mô và thanh
khoản thị trường. Các nhà đầu tư cũng đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm và nhạy cảm
hơn với các thông tin được công bố trên các phương tiện truyền thông, nhiều trong số đó là
các thông tin về chi trả cổ tức. Dẫn đến các nhà quản trị doanh nghiệp cũng chú ý hơn trong
việc sử dụng cổ tức như một công cụ đưa tín hiệu đến thị trường. Đã có những nghiên cứu của
các tác giả Việt Nam đánh giá tác động của cổ tức đến giá cổ phiếu hay giá trị doanh nghiệp
được tiến hành trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu được
thực hiện liên quan đến khía cạnh lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp – một nội dung mà
nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng rất quan trọng khi quyết định đầu tư vào một
công ty. Chính vì vậy, việc tìm hiểu liệu thông tin chi trả cổ tức, cụ thể là kiểm định liệu mức
chi trả cổ tức bằng tiền có dự báo được lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp hay không là
một vấn đề tương đối mới và cần thiết được đặt ra trong thời điểm hiện nay.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài
Lintner (1956) là người đầu tiên nghiên cứu cách thức các nhà quản trị quyết định chi trả cổ tức.
Nghiên cứu cho thấy rằng các nhà quản trị mong muốn có mức chi trả cổ tức ổn định. Còn Miller và
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 209
Modigliani (1961) cho rằng nguyên nhân của việc chi trả cổ tức là bởi vì nó mang thông tin về dòng tiền
trong tương lai. Bhattacharya (1979) khẳng định rằng chi phí giao dịch phát sinh từ việc trả cổ tức là chi
phí sử dụng cổ tức làm tín hiệu. Các nghiên cứu của Brickley (1983), John và Williams (1985), Miller
và Rock (1985), Bernheim (1991), Healy và Palepu (1988), Aharony and Dotan (1994), Fama và French
(2001), Nissim và Ziv (2001), Arnott and Asness (2003) cũng lần lượt đưa ra những bằng chứng ủng hộ
mối quan hệ đồng biến giữa điều chỉnh cổ tức và lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng
có nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng bằng chứng không ủng hộ lý thuyết phát tín hiệu cổ tức như
Benartzi (1997) hay nhóm các tác giả Grullon, Michaely, and Swaminathan (2002), Brav, Graham,
Harvey, và Michaely (2005) hay Jensen, Lundstrum và Miller (2010).
1.2.2. Nghiên cứu Việt Nam
Thực tế, số lượng các nghiên cứu tại Việt Nam về lý thuyết phát tín hiệu cổ tức còn hạn chế. Tuy
nhiên, nhóm tác giả đã tiến hành xem xét những nghiên cứu ,trong đó có thể kể đến: các nhân tố ảnh
hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp (DN) niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK)
VN của Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường (2014), nghiên cứu cổ tức tác động lên giá cổ phiếu của
Phùng Tất Hữu (2015), Đặng Quỳnh Anh và Phạm Yến Nhi (2015), Bùi Nguyên Khá và Phan Thị Nhã
Trúc (2017) với đề tài phân tích những tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp bất động sản Việt Nam.
1.3. Tính mới của đề tài
Một trong những bài nghiên cứu đầu tiên ở thị trường Việt Nam thật sự quan tâm và đề
cập đến tác động của thay đổi cổ tức bằng tiền đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương
lai- một yếu tố mà nhà đầu tư có thể cân nhắc trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu ảnh hưởng của sự điều chỉnh mức chi trả cổ tức bằng tiền lên lợi nhuận tương
lai của doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng của việc điều chỉnh mức cổ tức lên chiều hướng
thay đổi lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp.
Đưa ra những nhận định nhằm mục đích tham khảo cho những nghiên cứu trong tương
lai cũng như đề xuất kiến nghị cho những nhà đầu tư.
1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung kiểm định lý thuyết phát tín hiệu cổ tức trên thị trường chứng khoán
Việt Nam thông qua sự kiện điều chỉnh mức chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên
HOSE trong giai đoạn 2009-2017.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian : Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu về cổ phiếu và báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Thời gian : Nhóm tác giả thu thập số liệu trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2017.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn, kết hợp thống kê, phân tích, so sánh, tranh luận,
sử dụng phần mềm Stata 13.0 và Microsoft Excel,...nhóm nghiên cứu quan sát sự kiện thông
báo điều chỉnh mức chi trả cổ tức của 378 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh.
1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm 5 chương (không bao gồm Phụ lục và Danh mục tài liệu tham
khảo)
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước (đây)?
Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
2. Cơ sở lý thuyết
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 210
2.1 Tổng quan về cổ tức
2.1.1 Khái niệm
Cổ tức thường được định nghĩa là "phân phối lợi nhuận (của quá khứ hoặc hiện tại) các
tài sản thực giữa cổ đông của các công ty theo tỷ lệ họ sở hữu" (Frankfurter và Wansley,
2003). Theo khoản 3 điều 4, Luật doanh nghiệp 2014 đưa ra khái niệm về cổ tức như sau: “Cổ
tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ
nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.”
2.1.2 Các hình thức trả cổ tức
Có 3 hình thức chi trả cổ tức chính: Cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu (cổ
phiếu thưởng) và mua lại cổ phiếu.
2.1.3 Động cơ trả cổ tức
Thứ nhất, động cơ của việc chi trả cổ tức là do Lý thuyết tín hiệu dựa trên giả thuyết về
thông tin bất cân xứng. Theo đó, các nhà đầu tư thường thiếu thông tin và ít hiểu rõ công ty
hơn so với ban quản trị công ty, do đó, họ có thể không đánh giá đúng giá trị cổ phiếu.
Thứ hai, một động cơ đáng lưu ý đằng sau việc chi trả cổ tức có thể được giải thích
bằng Lý thuyết dòng tiền tự do. Cụ thể, cổ đông thường không muốn công ty giữ lại quá nhiều
tiền mặt.
Thứ ba, một động cơ khác để giải thích cho việc trả cổ tức là Lý thuyết đại diện, được
phát triển bởi Jensen và Meckling năm 1976. Theo họ, chủ sở hữu và người quản lí tồn tại
mâu thuẫn về lợi ích, do đó chi trả cổ tức được xem là một biện pháp hiệu quả để giải quyết
các vấn đề đại diện.
2.1.4 Chính sách trả cổ tức
Theo Berk Demarzo (Corporate Finance, 4th edition, 2017), chính sách cổ tức là tập
hợp các nguyên tắc mà một công ty sử dụng để quyết định số tiền trong lợi nhuận mà công ty
sẽ chi trả cho các cổ đông.
Có ba cách tiếp cận chính đối với cổ tức: Chính sách cổ tức sử dụng phần còn dư, chính
sách cổ tức tiền mặt ổn định và chính sách cổ tức dung hòa (Corina, Ioanas; Mirela, Nichita;
Mihaela, Gruiescu, 2009).
Đa phần các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng cổ tức tiền mặt như công cụ
chính để phân phối lợi nhuận (Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường, 2014). Do vậy, trong
bài nghiên cứu này, khái niệm cổ tức được hiểu xuyên suốt chính là cổ tức bằng tiền
2.1.5 Quy trình trả cổ tức
Sơ đồ 2.1. Quy trình chi trả cổ tức
Ngày công bố Ngày hưởng quyền Ngày GDKHQ Ngày đăng kí Ngày
cuối cùng cuối cùng thanh toán

2-3 tuần 1 ngày 2 ngày 2-3 tuần


(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp)
2.1.6 Các quy định về trả cổ tức ở Việt Nam
Căn cứ vào các quy định về vấn đề trả cổ tức theo Luật Doanh Nghiệp 2014.
2.2. Lý thuyết phát tín hiệu cổ tức
2.2.1 Định nghĩa lý thuyết phát tín hiệu cổ tức
Theo Miller và Modigliani (1961), lý thuyết phát tín hiệu cổ tức cho rằng việc chi trả cổ
tức bằng tiền chứa đựng thông tin và là một tín hiệu cho các nhà đầu tư. Bởi sự tồn tại của
hiện tượng thông tin bất cân xứng, nhà đầu tư luôn nắm được ít thông tin về công ty hơn ban
quản trị; nên họ cho rằng cổ tức bằng tiền phản ánh thông tin mà nhà quản trị doanh nghiệp
muốn truyền tải.
2.2.2 Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát tín hiệu cổ tức
Đối với doanh nghiệp

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 211


Dựa trên giả định rằng ban quản trị doanh nghiệp nắm nhiều thông tin về triển vọng
phát triển trong tương lai của công ty của họ hơn các nhà đầu tư, lý thuyết phát hiệu cho phép
doanh nghiệp truyền đạt thông tin nội bộ ra thị trường thông qua các quyết định tài chính,
chẳng hạn như chi trả cổ tức bằng tiền.
Đối với Nhà đầu tư
Hiện tượng thông tin bất cân xứng tồn tại khiến các quyết định của nhà đầu tư về chọn
lựa cổ phiếu trên thị trường trở nên không chính xác. Dưới tác động của lý thuyết phát tín
hiệu, các nhà đầu tư có thể dựa vào các thông tin cổ tức của các công ty để biết tình tình tài
chính và dự đoán lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp.
Đối với thị trường chứng khoán
Nhiệm vụ của thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn, phân bổ và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Để làm được điều đó, một yêu cầu
đặt ra là thị trường phải thu hút được đông đảo các nhà đầu tư. Lý thuyết phát tín hiệu cổ tức
giúp nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn để đưa ra những quyết định đầu tư, góp phần tăng tính
hiệu quả và đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường.
2.3. Lợi suất bất thường lũy kế
2.3.1. Lợi suất
Lợi suất chứng khoán (tỷ suất hoàn vốn chứng khoán) là phần trăm chênh lệch giữa thu
nhập từ chứng khoán có được sau một khoảng thời gian nhất định và khoản vốn đầu tư ban
đầu.
P t−Pt −1
Rt =
P t−1
Trong đó:
Pt : Giá đóng cửa ngày t
Pt −1 : Giá đóng cửa ngày t-1
2.3.2. Lợi suất bất thường
Lợi suất bất thường là phần chênh lệch giữa lợi suất thực tế và lợi suất kỳ vọng. Trong
bài này nhóm tác giả sử dụng mức bình quân của thị trường, hay lợi suất thị trường. Lợi suất
bất thường ngày t của cổ phiếu i tại thời điểm t được tính bằng công thức:
AR(t)=R it −Rmt
2.3.3. Lợi suất bất thường lũy kế
Lợi suất bất thường lũy kế có giá trị là tổng của các lợi suất bất thường liên tục trong
một khoảng thời gian nhất định.
Lợi suất bất thường lũy kế giai đoạn từ ngày t1 đến t2:
t=t 2
CAR ( t 1 ,t 2 )=∑ (Rit −Rmt )
t=t 1
Trong đó:
Rit : Lợi suất ngày t của mã cổ phiếu i
Rmt : Lợi suất ngày t của thị trường, tính theo chỉ số VNINDEX
2.4 Phương pháp nghiên cứu sự kiện
Phương pháp nghiên cứu sự kiện là phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích
mức độ và chiều hướng tác động của sự kiện đến thị trường. Nghiên cứu sự kiện đã được áp
dụng trong lĩnh vực tài chính cho một loạt các sự kiện như chi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu
quỹ, thay đổi (tách/gộp) cổ phiếu, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, …
Phương pháp nghiên cứu sự kiện đã có một lịch sử lâu dài nhưng chỉ được sử dụng
nhiều kể từ sau năm 1970. Các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này để cho các sự
kiện có ý nghĩa thống kê, điển hình như Stephen Brown và Jerold Warner (1980 và 1985),
Gar và Ederington (1993), Collins và Dent (1984) và Bernard (1987) Trong bài nghiên cứu

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 212


này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để tính lợi suất bất thường nhằm
tìm ra các sự kiện trả cổ tức có ý nghĩa kinh tế.
2.5 Giới thiệu về Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và các cổ phiếu
niêm yết
Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (tên viết tắt: HOSE) tiền thân là
Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được chuyển đổi theo quyết định
599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là pháp nhân tổ chức theo hình
thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước, hoạt động theo Hiến
pháp, Pháp luật và Điều lệ của Sở.
Cho tới ngày 13/3/2019 có 430 chứng khoán niêm yết tại Sở, trong đó có 377 cổ phiếu,
48 trái phiếu, 3 chứng chỉ quỹ và 2 ETF. Khối lượng niêm yết đạt 79952869660 chứng khoán,
giá trị niêm yết đạt 831445922,57 triệu đồng.
3. Mô hình nghiên cứu
3.1. Giả thuyết nghiên cứu
Theo lý thuyết phát tín hiệu của cổ tức, sự thay đổi của cổ tức bằng tiền có mối quan hệ
đồng biến với sự thay đổi lợi nhuận trong tương lai, để kiểm định mối quan hệ trên, nhóm
nghiên cứu xây dựng giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: “Sự thay đổi của cổ tức bằng tiền có mối quan hệ đồng biến với sự thay đổi
lợi nhuận trong tương lai”.
Trong trường hợp mô hình hồi quy cho kết quả không chấp nhận H1, ta cũng chưa đủ
cơ sở để phủ định sự tồn tại của lý thuyết phát tín hiệu cổ tức trên thị trường chứng khoán
Việt Nam. Theo tính duy trí của thị trường, nhà đầu tư chỉ phản ứng với những sự kiện thay
đổi cổ tức có ý nghĩa truyền tải thông tin về hoạt động tương lai của doanh nghiệp. Do đó,
nhóm nghiên cứu giả thuyết rằng chỉ những sự kiện thay đổi cổ tức bằng tiền có ý nghĩa kinh
tế mới có mối quan hệ đồng biến với sự thay đổi lợi nhuận trong tương lai. Lập luận trên dẫn
đến giả thuyết H2 như sau:
H2: “Những sự kiện thay đổi cổ tức bằng tiền dẫn đến mức lợi suất bất thường lũy
kế có ý nghĩa kinh tế sẽ có mối quan hệ đồng biến với sự thay đổi lợi nhuận trong tương
lai”.
Nhóm tác giả sẽ sử dụng hướng tiếp cận tương tự như Sebastien (2013), cụ thể, nhóm
tác giả sẽ dựa vào mức độ thay đổi cổ tức bằng tiền và lợi suất bất thường lũy kế để xem xét ý
nghĩa kinh tế của sự kiện thay đổi cổ tức. Sự kiện thay đổi cổ tức sẽ được xem là có ý nghĩa
kinh tế nếu đạt đủ 2 điều kiện sau:
Mức độ thay đổi cổ tức phải lớn hơn 5%
Giá trị tuyệt đối lợi suất bất thường lũy kế xung quanh ngày thông báo trả cổ tức lớn
hơn 1%
Với khung cửa sổ sự kiện [-1;1], lợi suất bất thường lũy kế sẽ được tính bằng tổng lợi
suất bất thường trong 3 ngày xung quanh ngày thông báo trả cổ tức, theo công thức:
t=t 2
CAR ( t 1 ,t 2 )=∑ (Rit −Rmt )
t=t 1
3.2. Mô hình nghiên cứu
Để kiểm định lý thuyết phát tín hiệu cổ tức, hay sự thay đổi của cổ tức bằng tiền có
truyền tải tín hiệu về sự thay đổi lợi nhuận trong tương lai, nhóm nghiên cứu xây dựng mô
hình theo phân tích của Nissim và Ziv (2001). Trong phân tích ban đầu, Nissim và Ziv giả
định lợi nhuận của doanh nghiệp được phân bố dựa theo Lý thuyết Bước đi ngẫu nhiên
(Random Walk Theory), ám chỉ lợi nhuận trong một năm của doanh nghiệp là một phân phối
độc lập, không chịu ảnh hưởng bởi lợi nhuận những năm trước đó.
Nissim và Ziv đã dùng mô hình tương tự các nghiên cứu trước đây để kiểm định kết quả
hồi quy với mẫu của họ:
( Et - Et −1)/ P−1 = β 0 + β 1 R ∆÷¿0 ¿+ ε T (1)
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 213
T nhận các giá trị {1;2;3}, ET đại diện cho lợi nhuận trong năm T. P−1 là giá trị thị
trường của vốn chủ sở hữu vào đầu năm T-1. R ∆÷¿0 ¿ là mức thay đổi cổ tức vào năm T=0,
được tính bằng sự chênh lệch cổ tức bằng tiền giữa năm T0 và T-1 chia cho cổ tức bằng tiền
năm T-1. Mẫu dữ liệu của Nissim và Ziv cho kết quả β1 dương và có ý nghĩa thống kê với
T=1, trong khi đó β1 lại có giá trị gần bằng không (không có mối quan hệ tương quan) và
không có ý nghĩa thống kê với T=2, T=3. Nissim và Ziv cho rằng có 2 lỗi mô hình
(specification errors) trong mô hình hồi quy trên : sai sót định lượng (measurement error) và
bỏ sót biến tương quan (omitted correlated variables).
Để có thể đánh giá ý nghĩa truyền tín hiệu của sự kiện thay đổi cổ tức một cách khách
quan hơn, Nissim và Ziv (2001) đã bổ sung biến độc lập mới vào mô hình hồi quy: chênh lệch
lợi nhuận năm xảy ra sự kiện và năm liền kề trước đó trên giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu¿ ¿-
Et −1)/ B−1,. Hơn nữa, Nissim và Ziv (2001) đã thêm vào mô hình 2 biến giả (dummy variable)
là DPC (dividend positive change) và DNC (dividend negative change) để phân biệt giữa sự
kiện tăng và giảm cổ tức.
Với tất cả những điều chỉnh trên, mô hình nghiên cứu mới của nhóm như sau:
¿ ¿- Et −1)/ B−1= β 0 + β 1 P DPC x R ∆÷¿0 ¿ + β 1 N DNC x R ∆÷¿0 ¿ + β2 ROET −1 + β 3 ¿ ¿ -
E−1)/ B−1 + ε T (2)
Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy (2) để kiểm định giả thuyết H1 và H2, các
biến trong mô hình (2) được điều chỉnh tên và trình bày lại như sau:
EARNING T = β 0 + β 1 P DIV_INC+ β 1 N DIV_DEC + β2 ROET −1 + β 3 EARNING 0 + ε T
(2)
Trong đó, β i lần lượt là các hệ số tương quan, ε là số hạng nhiễu.
3.3. Giải thích các biến độc lập
Biến DIVCHANGE là biến kiểm định tác động của mức tăng giảm cổ tức ảnh hưởng
lên mức thay đổi lợi nhuận trong tương lai, được tính bằng hiệu số của cổ tức năm nay so với
năm trước chia cho cổ tức năm trước.
D i ,t −D i , t−1
∆÷¿i , t= ¿
D i ,t −1
Di ,t : cổ tức của công ty vào năm thay đổi cổ tức
D i ,t −1: cổ tức của năm trước đó
DPC và DNC là các biến giả, lần lượt có giá trị bằng 1 khi công ty điều chỉnh tăng
(giảm) cổ tức tiền mặt và nhận giá trị bằng 0 khi công ty không tăng (không giảm) cổ tức.
3.3.1 Biến độc lập DIV_INC ( tăng mức chi trả cổ tức) và Biến độc lập DIV_DEC ( giảm
mức chi trả cổ tức)
DIV_INC = DPC x ∆÷¿i , t ¿
DIV_DEC = DNC x ∆÷¿i , t ¿
DIV_INC và DIV_DEC là hai biến độc lập quan trọng dùng để kiểm tra lý thuyết phát
tín hiệu cổ tức. Theo lý thuyết phát tín hiệu của cổ tức, mối quan hệ giữa sự thay đổi cổ tức
hiện tại sẽ có mối quan hệ đồng biến với thay đổi lợi nhuận trong tương lai. Do đó DIV_INC
và DIV_DEC được kỳ vọng sẽ mang giá trị dương.
3.3.2 Biến độc lập giải thích ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)
Là biến giải thích được thêm vào trong mô hình, được đo lường bằng tỷ số giữa mức thu
nhập trên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.
¿
ROEt −1= t−1 .
Bt −1
¿t −1: lợi nhuận của công ty vào năm t-1 (trước năm đang xét sự thay đổi lợi nhuận một
năm)
Bt−1: giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu doanh nghiệp vào năm t-1

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 214


Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là một trong những thước đo lợi nhuận quan trọng của
doanh nghiệp và đồng thời cũng là đại diện của Lý thuyết về dòng tiền tự do.
3.3.3 Biến độc lập kiểm soát EARNING0 (tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu):
Là biến kiểm soát trong mô hình, được đo lường bằng mức thay đổi của lợi nhuận vào
năm thay đổi cổ tức
E0−E−1
EARNING 0=
B−1
E0 : Lợi nhuận năm thay đổi mức cổ tức
E−1: Lợi nhuận của năm trước năm thay đổi cổ tức
B−1: giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu doanh nghiệp vào năm trước năm thay đổi cổ
tức
Biến EARNING0 được đưa vào mô hình như một biến kiểm soát để tăng mức độ ý
nghĩa của mô hình cũng như làm suy giảm tác động của biến nhiễu và hiện tượng tự tương
quan.
Bảng 7. Mô tả các biến độc lập trong mô hình
Phương thức xác định Dấu kì vọng Kí hiệu Tên biến
Mức độ điều chỉnh của các sự kiện tăng
Tích của DPC và DELTADIV + DIV_INC
cổ tức
Mức độ điều chỉnh của các sự kiện
Tích của DNC và DELTADIV + DIV_DEC
giảm cổ tức
Tỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở
- ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
hữu
Đo lường bằng mức thay đổi
Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trên vốn
của lợi nhuận vào năm thay đổi EARNINGT0
chủ sở hữu
cổ tức
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
3.4.1. Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập từ 3 nguồn chính:
Bản công bố thông tin trả cổ tức bằng tiền mặt
Báo cáo tài chính thường niên doanh nghiệp.
Dữ liệu lịch sử giá cổ phiếu của các doanh nghiệp
Những dữ liệu trong mô hình được lấy từ website cafef.vn, cophieu68.vn
3.4.2. Cách thức thu thập dữ liệu
Sau khi xây dựng cơ sở lý luận về việc mối tương quan cần kiểm định, nhóm nghiên
cứu tiến hành xây dựng hồi quy lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp theo các biến độc lập.
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn kết hợp phương pháp thống kê,
tổng hợp để xử lý số liệu. Để kiểm định mối quan hệ trên, nhóm đã sử dụng phần mềm Stata
13.0 để chạy hồi quy dữ liệu và tiến hành các kiểm định
3.4.3. Xác định các tiêu chí chọn mẫu
Nhóm nghiên cứu lựa chọn cổ phiếu theo những tiêu chí sau:
Công ty phải có dữ liệu về giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và lợi nhuận thuần sau
thuế trong khung thời gian yêu cầu của mô hình hồi quy.
Bên cạnh những tiêu chí trên, đối với giá thuyết H2, các công ty trong mẫu quan sát cần
đáp ứng được các yếu tố:
Công ty phải có đầy đủ dữ liệu giá cổ phiếu trong khoảng thời gian cửa sổ sự kiện, từ 1
ngày trước khi có thông báo đến 1 ngày sau khi có thông báo trả cổ tức.
Trong khoảng thời gian cửa sổ sự kiện không được có các sự kiện gây nhiễu khác có thể
làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Để đáp ứng những tiêu chí trên, nhóm đã chọn mẫu nghiên cứu như sau:
Chỉ chọn những sự kiện thay đổi cổ tức bằng tiền đáng kể (có ý nghĩa) đối với thị
trường, được đánh giá qua mức độ thay đổi cổ tức bằng tiền theo năm (RΔDIV0)

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 215


Chọn thời gian quan sát đủ dài: nhóm nghiên cứu sử dụng số liệu từ 1/1/2008 đến
31/12/2018.
Chỉ chọn những sự kiện có mức thay đổi cổ tức năm lớn hơn 5% (|RΔDIV0| > 5%).
Đối với các quan sát trong H2, chỉ chọn những cổ phiếu không có sự kiện gây nhiễu
trong thời gian cửa sổ sự kiện.
Nhóm nghiên cứu sẽ lấy ngày Giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) đại diện cho
ngày thông báo trong trường hợp không tìm được ngày thông báo trên website của một số
công ty do hạn chế về mặt thông tin của thị trường
3.4.4. Tiến hành loại bỏ mẫu không phù hợp
Dữ liệu dùng để kiểm định giả thuyết H1 sẽ khác nhau cho các mốc thời gian T=1 và
T=2, nên các bước loại bỏ công ty và sự kiện sẽ được trình bày riêng cho từng mốc thời gian
T=1 và T=2, theo các bước cụ thể sau:
Từ dữ liệu gốc, loại bỏ các công ty và sự kiện không ghi nhận mức thay đổi cổ tức qua
từng năm.
Tiếp đến, loại bỏ các công ty và sự kiện không có đầy đủ dữ liệu về lợi nhuận thuần sau
thuế, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu,...trong khoảng thời gian từ T-1 đến T2.
3.4.5. Phương pháp phân tích dữ liệu
Mô hình nghiên cứu như đã trình bày ở mục 3.2 với biến phụ thuộc là chênh lệch lợi
nhuận tương lai trên giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu và 4 biến độc lập bao gồm: DIV_INC,
DIV_DEC, ROET-1 và EARNING0.
Với mô hình đã xây dựng, nhóm tác giả tiến hành ước lượng theo phương pháp hồi quy
OLS, phương pháp này dựa trên giả định phân phối chuẩn và các phần dư phải độc lập với
nhau. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp winsorize để xử lý dữ liệu ngoại lai.
4. Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu
4.1 Phân tích dữ liệu thu thập
4.1.1 Tính chất của những doanh nghiệp có sự thay đổi mức chi trả cổ tức bằng tiền
Bảng 2. Thống kê các doanh nghiệp tăng/giảm cổ tức
TĂNG MỨC CHI TRẢ CỔ TỨC
Số Quan Độ lệch
Trung Bình 5% 90% 50%
Sát chuẩn
% Thay đổi cổ tức 420 110.70% 164.26% 9.25% 248.33% 66.67%
Vốn Hóa Thị trường (triệu 1,450,715.0 2,152,575.0
573 8,716,876.00 41680 315,290.00
VNĐ) 0 0
ROE 977 14.20% 37.32% 0.00% 30.37% 12.98%
3,980,686.0 6,507,513.0
Tổng tài sản (triệu VNĐ) 854 18,100,000.00 186,421.10 1,097,928.00
0 0
ROA 840 7.50% 9.27% -0.22% 17.66% 5.85%
GIẢM MỨC CHI TRẢ CỔ TỨC
Số Quan Độ lệch
Trung Bình 5% 90% 50%
Sát chuẩn
% Thay đổi cổ tức 457 -48.25% 28.44% 100.00% -14.16% -45.45%
Vốn Hóa Thị trường (triệu 1,530,910.0 2,289,222.0
252 7,117,263.00 0.00 338,604.80
VNĐ) 0 0
ROE 454 14.25% 15.63% 0.57% 27.42% 12.36%
6,194,018.0 8,805,461.0
Tổng tài sản (triệu VNĐ) 385 24,500,000.00 212,397.40 1,100,662.00
0 0
ROA 384 7.92% 8.58% 0.25% 16.47% 6.18%
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Nhóm nghiên cứu thống kê các chỉ số cơ bản của các doanh nghiệp có sự kiện thay đổi
cổ tức trong mẫu quan sát theo từng sự kiện tăng/giảm cổ tức riêng biệt. Các chỉ số được
thống kê gồm tỷ lệ điều chỉnh cổ tức (R∆DIV), giá trị thị trường vốn chủ sở hữu (MV) (được
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 216
tính dựa theo giá đóng cửa điều chỉnh vào phiên giao dịch cuối năm của từng năm), tổng tài
sản (TA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).
Trong giai đoạn 2008-2017, sàn giao dịch HOSE ghi nhận tổng 877 sự kiện thay đổi cổ
tức, với mức thay đổi bình quân tăng 27.87%. Bài nghiên cứu thống kê của Nissim và Ziv
(2001) ghi nhận số lượng áp đảo của các sự kiện tăng cổ tức so với giảm cổ tức tại thị trường
Mỹ trong giai đoạn 1963-1997, nghiên cứu của Sebastien (2013) tại thị trường Đức và Pháp
trong giai đoạn 1991-2009 cũng ghi nhận xu hướng tương tự, thể hiện rằng nhà quản lý doanh
nghiệp rất e ngại trong việc giảm cổ tức, vì như vậy sẽ phát một tín hiệu rất xấu cho thị
trường. Thế nhưng, mẫu thống kê của nhóm tác giả ghi nhận 420 sự kiện tăng cổ tức so với
457 sự kiện giảm cổ tức. Phát hiện này trái ngược với kết quả của những nghiên cứu được
thực hiện ở những thị trường lớn nêu trên, một cách giải thích cho phát hiện này là các doanh
nghiệp lên sàn ở những thị trường lớn thường có xu hướng trả cổ tức định kỳ, do đó việc đột
ngột cắt giảm cổ tức sẽ là tín hiệu xấu đối với thị trường, tại thị trường Việt Nam các doanh
nghiệp không có xu hướng trên, làm cho các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam có thể
linh hoạt thay đổi chính sách cổ tức để phù hợp với nhu cầu và hoạt động tương lai của doanh
nghiệp, mà không sợ phản ứng tiêu cực từ thị trường.
Cụ thể, từ kết quả thống kê, nhóm tác giả nhận thấy hiệu suất hoạt động (ROA và ROE)
là như nhau cho cả doanh nghiệp tăng và giảm cổ tức. Phát hiện này một lần nữa khẳng định
sự khác biệt về xu hướng và hành vi chi trả cổ tức giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và
các thị trường chứng khoán lâu đời ở thế giới, trong khi các doanh nghiệp ở những thị trường
lâu đời trên rất e ngại trong việc giảm mức cổ tức bằng tiền, và chỉ cắt giảm cổ tức bằng tiền
khi nhận thấy bức tranh hoạt động trong tương lai không thật sự khả quan, thì các doanh
nghiệp ở thị trường Việt Nam lại có thể linh hoạt thay đổi chính sách cổ tức cho phù hợp với
hoạt động tương lai.Nissim và Ziv (2001), Sebastien (2013) cũng ghi nhận sự chênh lệch giữa
các chỉ số hoạt động giữa các doanh nghiệp tăng và giảm cổ tức, cụ thể, các doanh nghiệp
tăng cổ tức sẽ có bình quân chỉ số ROE và ROA cao hơn các doanh nghiệp giảm cổ tức bằng
tiền.
4.1.2 Đánh giá sự khác biệt về mức chi trả cổ tức bằng tiền của doanh nghiệp niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) qua các năm
Bảng 3. Thống kê tất cả các sự kiện thay đổi cổ tức theo năm từ 2010-2018 tại HOSE
TRẢ CỔ TỨC TĂNG TRẢ CỔ TỨC GIẢM
% Thay đổi cổ Giá trị trả cổ tức trung bình %Thay đổi cổ Giá trị trả cổ tức trung bình
Năm Năm
tức (VNĐ) tức (VNĐ)
2009 1294.44 2009
2010 138.32% 1787.06 2010 -50.60% 956.25
2011 106.96% 1935.16 2011 -51.77% 1013.21
2012 122.84% 1851.79 2012 -52.88% 1204.41
2013 78.25% 1499.63 2013 -42.30% 1365.19
2014 90.32% 1544.8 2014 -44.10% 1253.64
2015 155.04% 2200 2015 -46.65% 1120.1
2016 90.94% 1859.77 2016 -57.45% 1167.32
2017 79.21% 1395.63 2017 -42.85% 1432.78
2018 212.50% 1500 2018 -55.56% 400
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Bảng 4.2 thể hiện tổng quan thống kê các sự kiện thay đổi cổ tức trong giai đoạn 2009-
2018. Về phần các doanh nghiệp thực hiện tăng cổ tức, nhìn chung đều có tỉ lệ tăng và giá trị
chi trả cổ tức trung bình rất cao. Cụ thể, giá trị trả cổ tức trung bình của các năm luôn cao hơn
1300 VNĐ và tỷ lệ tăng cổ tức thường dao động quanh mức 100%, cá biệt có những năm lên
đến 150% và thậm chí 212% như các năm 2015 và 2018 – đây là 2 năm có mức tăng trưởng
GDP cao nhất trong giai đoạn này (6,68% và 6,81% ) theo tổng cục thống kê Việt Nam.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 217
4.1.3 Kiểm định tương quan
Bảng 4. Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy cho mô hình ở giả
thuyết H1
Năm T=1 EARNING1 DIV_INC DIV_DEC ROET0 EARNING0
EARNING1 1
DIV_INC -0.0413 1
DIV_DEC 0.0084 0.2597* 1
ROET0 -0.0810* 0.1123* 0.2082* 1
EARNING0 0.007 0.0800* 0.1149* 0.4620* 1
Năm T=2 EARNING2 DIV_INC DIV_DEC ROET1 EARNING0
EARNING2 1
DIV_INC -0.0987* 1
DIV_DEC -0.0851* 0.2597* 1
ROET1 -0.0674* 0.0772* 0.2050* 1
EARNING0 -0.0332 0.0800* 0.1149* 0.3490* 1
Nguồn: Stata 13.0
Bảng 5. Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy cho giả thuyết H2
Năm T=1 EARNING1 DIV_INC DIV_DEC ROET0 EARNING0
EARNING1 1
DIV_INC -0.0522 1
DIV_DEC -0.1358* 0.1263* 1
ROET0 -0.0959* 0.1130* 0.2834* 1
EARNING0 -0.0527 0.1018* 0.1349* 0.4619* 1
Năm T=2 EARNING2 DIV_INC DIV_DEC ROET1 EARNING0
EARNING2 1
DIV_INC -0.0419 1
DIV_DEC -0.0696 0.1263* 1
ROET1 -0.1053* 0.0487 0.1859* 1
EARNING0 -0.0770* 0.1018* 0.1349* 0.3220* 1
Nguồn: Stata 13.0
Bảng 6. Hệ số phóng đại phương sai VIF của biến độc lập trong mô hình hồi quy cho giả
thuyết H1
Năm T=1 Năm T=2
Tên biến VIF 1/VIF Tên biến VIF 1/VIF
ROE0 1.6 0.626868 ROE1 1.24 0.80357
EARNING0 1.47 0.679007 EARNING0 1.22 0.817912
DIV_DEC 1.12 0.89348 DIV_DEC 1.11 0.897269
DIV_INC 1.03 0.974675 DIV_INC 1.08 0.92573
Mean VIF 1.3 Mean VIF 1.17
Nguồn: Stata 13.0
Bảng 7. Hệ số phóng đại phương sai VIF của biến độc lập trong mô hình hồi quy cho giả
thuyết H2
Năm T=1 Năm T=2
Tên biến VIF 1/VIF Tên biến VIF 1/VIF
ROE0 1.6 0.626868 ROE1 1.23 0.815571
EARNING0 1.47 0.679007 EARNING0 1.22 0.819334
DIV_DEC 1.12 0.89348 DIV_DEC 1.06 0.940704

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 218


DIV_INC 1.03 0.974675 DIV_INC 1.02 0.975844
Mean VIF 1.3 Mean VIF 1.13
Nguồn: Stata 13.0
Bảng 4-7 trình bày ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình trong 4 mô hình lần
lượt với hai mô hình T=1 và T2 với 2 giả thuyết H1 và H2 biến tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trên
giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu năm đầu tiên và năm thứ hai sau năm thay đổi cổ tức so với
năm thay đổi cổ tức EARNING1 và EARNING2 cùng sự nhấn mạnh các tương quan ở mức
ý nghĩa 5% để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Ở sự tương quan của biến độc lập của mô
hình H1, biến phụ thuộc EARNING1 , mức ý nghĩa 5% chỉ bao gồm các tương quan âm là
ROE0, còn EARNING2 thì tương quan âm với DIV_INC, DIV_DEC, ROE1. Trong khi đó,
với mô hình H2, sự tương quan nghịch biến xảy ra giữa biến phụ thuộc EARNING1 và
DIV_DEC, ROE0; biến phụ thuộc EARNING2 và ROE1, EARNING0.
Trong các tương quan giữa các biến độc lập với nhau, ở mức ý nghĩa, các mối tương
quan là không đáng kể xét trong mục tiêu kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Trong các mối
quan hệ với mức ý nghĩa 5%, không có tương quan nào có độ lớn vượt quá 0.5. Xét biến chỉ
số beta xuất hiện trong ma trận với nhiều hệ số tương quan lớn tương đối so với những biến
còn lại, chỉ có một hệ số phóng đại phương sai VIF lần lượt là 1.3, 1.17, 1.3, 1.13 trong 4 mô
hình lần lượt với hai mô hình T=1 và T2 với 2 giả thuyết H1 và H2 rất thấp so với 10. Mô
hình được đề ra, do đó, loại bỏ khả năng tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.
4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu
4.2.1 Thống kê mô tả
Tiến hành mô tả từng biến độc lập:
Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu năm đầu tiên sau năm
thay đổi cổ tức so với năm thay đổi cổ tức EARNING1 của 211 doanh nghiệp có giá trị trung
bình là 0.0339 độ lệch chuẩn là 0.3402 và chênh lệch giữa giá trị cao nhất và thấp nhất từ
-2.6225 đến 5.5434. Có thể nhìn chung, lợi nhuận của doanh nghiệp sau năm thay đổi cổ tức
có sự biến động.
Ngoài ra, tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu năm thứ hai
sau năm thay đổi cổ tức so với năm thay đổi cổ tức EARNING2 có sự khác biệt so với
EARNING1 ở số quan sát thu được, điều này xảy ra do sự hạn chế thông tin dữ liệu lợi nhuận
năm 2018 của các doanh nghiệp thay đổi cổ tức vào năm 2016.
Với mẫu 211 doanh nghiệp thực hiện thay đổi cổ tức, việc điều chỉnh tăng cổ tức
(DIV_INC) có giá trị trung bình là 0.46. Trong đó, lần tăng cổ tức lớn nhất là lên gấp 9 lần so
với năm trước đó.
Ở phía ngược lại, những sự kiện điều chỉnh giảm cổ tức DIV_DEC có giá trị trung bình
-0.27, với mức giảm cổ tức tối đa 100%. Bên cạnh đó, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của năm
thay đổi cổ tức (ROE0) có giá trị trung bình là 0.136, độ lệch chuẩn 0.349, giá trị nhỏ nhất và
lớn nhất nằm trong khoản -7.8364 và 3.3774. Điều này cho thấy chỉ có một số doanh nghiệp
có mức thua lỗ lớn nhưng nhìn chung đa số các doanh nghiệp đều kinh doanh có lãi.
Tương tự với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của năm sau năm thay đổi cổ tức (ROE1).
Tuy nhiên, có mức giảm trong lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp về mức 0.1211.
Bảng 8. Bảng kết quả thống kê mô tả (H1)
Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
EARNING1 849 0.0339138 0.3402608 -2.622535 5.543829
EARNING2 323 0.0362119 0.6336079 -5.91088 6.722366
DIV_INC 315 0.4586746 0.9151035 0 9
DIV_DEC 363 -0.2697539 0.3298201 -1 0
ROE0 1174 0.1359658 0.3487994 -7.83637 3.37741
ROE1 763 0.1211451 0.3829038 -7.83637 3.37741
EARNING0 999 0.0270794 0.4244757 -2.899834 9.489472

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 219


Nguồn: Stata 13.0
Sau khi tiến hành lọc ra những sự kiện thay đổi cổ tức có ý nghĩa kinh tế:
Các biến độc lập nhìn chung không ảnh hưởng trừ các biến liên quan đến cổ tức. Việc
điều chỉnh tăng cổ tức (DIV_INC) có giá trị trung bình là 0.5247. Điều này cho thấy các
doanh nghiệp đều có những thay đổi cổ tức với mức tăng đáng kể. Trong đó, lần tăng cổ tức
lớn nhất thậm chí vượt gấp 82 lần so với năm trước đó.
Ở phía ngược lại, những sự kiện điều chỉnh giảm cổ tức (DIV_DEC) có giá trị trung
bình -0.2583, với mức giảm cổ tức vẫn là tối đa 100%, điều này được giải thích bởi các doanh
nghiệp tạm dừng việc chi trả cổ tức.
Bảng 9. Bảng kết quả thống kê mô tả sau khi lọc dữ liệu (H2)
Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
EARNING1 1125 0.0261725 0.3030137 -2.622535 5.543829
EARNING2 915 0.0215452 0.4058653 -5.91088 6.722366
DIV_INC 809 0.5246988 3.090112 0 82.486
DIV_DEC 809 -0.2583367 0.3478175 -1 0
ROE0 1576 0.1440829 0.3100342 -7.83637 3.37741
ROE1 1348 0.1334847 0.3150616 -7.83637 3.37741
EARNING0 1345 0.0222778 0.371453 -2.899834 9.489472
Nguồn: Stata 13.0
Bước đầu mô tả dữ liệu cho thấy mẫu dữ liệu phân tán khá rộng, thể hiện sự khác biệt
lớn giữa các giá trị quan sát.
4.2.2 Kết quả hồi quy và giải thích
4.2.2.1 Sự kiện thay đổi cổ tức bằng tiền của của doanh nghiệp
Bảng 10. Kết quả hồi quy H1
EARNING T = β 0 + β 1 P DIV_INC+ β 1 N DIV_DEC + β2 ROET −1 + β 3 EARNING 0 + ε T
Năm β0 β1P β1N β2 β3
Trung bình 0.0224*** -0.00311 0.00776 -0.0885** 0.176***
T=1
T-statistic 3.47 -1.25 0.82 -2.38 3.03
Trung bình 0.0152** -0.00438*** -0.013 -0.0058 -0.0571
T=2
T-statistic 2.51 -2.71 -1.43 -0.15 -1.11
Nguồn: Stata 13.0
Với T=1, DIV_INC cho giá trị âm, ngược với kỳ vọng ban đầu và DIV_DEC cho giá trị
dương đúng kỳ vọng, cả 2 biến đều không có ý nghĩa thống kê. Với T=2, cả 2 biến DIV_INC
và DIV_DEC đều cho giá trị âm ngược kỳ vọng, với biến DIV_INC có mức ý nghĩa 1%, thể
hiện rằng các doanh nghiệp giảm cổ tức bằng tiền sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong doanh thu
vào năm thứ 2 trong tương lai. Mô hình hồi quy của nhóm tác giả cho kết quả hệ số tương
quan của việc thay đổi cổ tức trái ngược với nghiên cứu của Nissim và Ziv (2001) và
Sebastien (2013). Tuy nhiên, giống với nghiên cứu của Nissm và Ziv (2001) và Sebastien
(2013) biến độc lập ROET-1 mang giá trị âm với cả T=1 và T=2, có ý nghĩa thống kê với
T=1. Kết quả này khẳng định hiện tượng đảo ngược giá trị trung bình của hệ số ROE ở thị
trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời khẳng định sự phù hợp của biến ROET-1 trong mô
hình.
Với DIC_INC ở T=2 là biến duy nhất có ý nghĩa thống kê, nhóm tác giả không thể đưa ra kết
luận về ý nghĩa của lý thuyết phát tín hiệu của cổ tức. Dựa vào kết quả hồi quy, không đủ cơ sở để chấp
nhận giả thuyết sau đây:
H1: “Sự thay đổi của cổ tức bằng tiền có mối quan hệ đồng biến với sự thay lợi nhuận trong tương
lai”
Như đã đề cập ở mục giả thuyết nghiên cứu, trong trường hợp mô hình hồi quy cho kết quả không
chấp nhận H1, ta cũng chưa đủ cơ sở để phủ định sự tồn tại của lý thuyết phát tín hiệu cổ tức ở thị trường
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 220
chứng khoán Việt Nam. Vì dựa theo tính duy trí của thị trường, nhà đầu tư chỉ phản ứng với những sự
kiện thay đổi cổ tức có ý nghĩa truyền tải thông tin về hoạt động tương lai của doanh nghiệp, dẫn đến
việc những sự kiện thay đổi cổ tức không có ý nghĩa phát tín hiệu cho thị trường sẽ không dẫn đến mức
lợi suất bất thường lũy kế đáng kể, và chỉ những sự kiện thay đổi cổ tức dẫn đến lợi nhuận tích lũy bất
thường mới có ý nghĩa phát tín hiệu cho thị trường. Việc không đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H1 có
thể vì trong mẫu các quan sát dùng để chạy mô hình hồi quy có các sự kiện thay đổi cổ tức gây nhiễu,
không có ý nghĩa truyền tải thông tin cho thị trường, vì vậy ta vẫn chưa thể hoàn toàn bác bỏ lý thuyết
phát tín hiệu của cổ tức. Do đó, dựa trên tiêu chí lợi suất bất thường lũy kế, nhóm sẽ chỉ dùng các sự kiện
thay đổi cổ tức có ý nghĩa kinh tế để kiểm định lý thuyết phát tín hiệu của cổ tức ở giả thuyết H2.
H2: “Những sự kiện thay đổi cổ tức bằng tiền dẫn đến mức lợi suất bất thường lũy kế có ý nghĩa
kinh tế sẽ có mối quan hệ đồng biến với sự thay đổi lợi nhuận trong tương lai”.
4.2.2.2 Sự kiện thay đổi cổ tức bằng tiền dẫn đến mức lợi nhuận tích lũy bất thường có ý
nghĩa kinh tế
Các sự kiện có ý nghĩa kinh tế được dùng để kiểm định giả thuyết H2 sẽ được lọc theo 2 tiêu chí
sau:
Các sự kiện thay đổi cổ tức phải có mức thay đổi lớn hơn hoặc bằng 5%.
Các sự kiện thay đổi cổ tức dẫn đến mức lợi suất bất thường tích lũy lớn hơn hoặc bằng 1%.
Với mẫu quan sát còn lại, nhóm tiến hành chạy hồi quy kiểm định giả thuyết H2 theo mô hình
tương tự như giả thuyết H1. Kết quả hồi quy kiểm định H2 được trình bày ở bảng sau:
Bảng 11. Kết quả hồi quy H2
EARNING T = β 0 + β 1 P DIV_INC+ β 1 N DIV_DEC + β2 ROET −1 + β 3 EARNING 0 + ε T
Năm β0 β1P β1N β2 β3
Trung bình 0.0380*** -0.00151 -0.0404** -0.208** 0.233*
T=1
T-statistic 2.71 -1.27 -2.29 -2.47 1.7
Trung bình 0.0381*** -0.0141** 0.000629 -0.102 -0.124*
T=2
T-statistic 3.25 -2.08 0.04 -1.42 -1.67
Nguồn: Stata 13.0
Với T=1, DIV_INC và DIV_DEC đều mang giá trị âm, với DIV_DEC mang ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa 5%, chỉ ra sự tăng trưởng lợi nhuận ngay trong năm kế tiếp cho các
công ty giảm mức chi trả cổ tức. Nếu các nhà quản lý doanh nghiệp dự phóng một bức tranh
hoạt động không mấy khả quan trong tương lai, trong nhiều trường hợp họ sẽ dùng phương
pháp gột rửa báo cáo tài chính (big bath) bằng nhiều cách như lập các khoản dự phòng cho
dòng tiền ra trong tương lai, giảm các khoản khấu hao trong tương lai bằng cách giảm giá
(write off) tài sản,... làm sụt giảm lợi nhuận của năm xảy ra sự kiện giảm cổ tức, và tạo đà
tăng cho lợi nhuận trong tương lai, giải thích cho giá trị âm của biến độc lập DIV_DEC.
Trong khi đó, với T=2, 2 biến độc lập này lại cho kết quả trái ngược, với DIV_DEC
mang giá trị dương nhưng không có ý nghĩa thống kê và DIV_INC có giá trị âm, ý nghĩa ở
mức 5%, thể hiện sự sụt giảm lợi nhuận 2 năm sau khi doanh nghiệp tăng cổ tức. ROET-1 vẫn
mang đúng giá trị kỳ vọng cho cả T=1 và T=2, có ý nghĩa 5% ở T=1. Kết quả hồi quy trên
tương đồng với nghiên cứu trước đây của Sebastien (2013), vì dù các hệ số tương quan của
Sebastien (2013) ủng hộ lý thuyết phát tín hiệu của cổ tức, phép kiểm định t-test cho các hệ số
trên cho kết quả không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, kết quả hồi quy của nhóm tác giả không
cung cấp đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết sau đây:
H2: “Những sự kiện thay đổi cổ tức bằng tiền dẫn đến mức lợi suất bất thường lũy
kế có ý nghĩa kinh tế sẽ có mối quan hệ đồng biến với sự thay đổi lợi nhuận trong tương
lai”.
Tuy kết quả hồi quy kiểm định H2 cho kết quả có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ
nghịch biến giữa hiện tượng giảm cổ tức và lợi nhuận 1 năm liền sau đó, cũng như mối quan
hệ nghịch biến giữa hiện tượng tăng cổ tức và lợi nhuận 2 năm tiếp theo, nhóm tác giả vẫn
không đủ bằng chứng thuyết phục để khẳng định hay phủ định sự hiện diện của lý thuyết phát
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 221
tín hiệu cổ tức ở thị trường chứng khoán Việt Nam, nói cách khác, nhóm tác giả không đủ cơ
sở để đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức bằng tiền và sự thay đổi lợi nhuận
trong tương lai.
Các nghiên cứu của DeAngelo, DeAngelo và Skinner (1996), Benartzi, Michealy và
Thaler (1997), Abeyratna và Power (2002), Vieira (2007), Sebastien (2013) cũng cho kết luận
tương tự khi không tìm được bằng chứng ủng hộ lý thuyết phát tín hiệu cổ tức tại các thị
trường Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả của nhóm tác giả, cũng như những bài
nghiên cứu trên, cho thấy sự kiện thay đổi cổ tức không có nhiều ý nghĩa trong việc báo hiệu
lợi nhuận tương lai, mà có thể báo hiệu cho những khía cạnh khác trong hoạt động của doanh
nghiệp. Nghiên cứu của Lintner (1956) cho thấy sự thay đổi cổ tức bằng tiền sẽ báo hiệu sự
mức độ ổn định trong thu nhập của doanh nghiệp, thay vì báo hiệu sự thay đổi lợi nhuận trong
tương lai. Jensen (1986) và Stulz (1990) cùng chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa biến động
giá cổ phiếu và thay đổi cổ tức bằng tiền, vì việc tăng mức cổ tức bằng tiền sẽ ngăn doanh
nghiệp tái đầu tư vào các dự án thua lỗ. Grullon (2002) thông qua lập luận việc tăng cổ tức
bằng tiền sẽ làm giảm tính rủi ro hệ thống (systematic risk) của doanh nghiệp, cũng đã chỉ ra
được mối quan hệ đồng biến giữa biến động giá cổ phiếu và thay đổi cổ tức bằng tiền. Giả
thuyết dòng tiền tự do của Jensen (1985) chứng minh rằng việc chi trả cổ tức bằng tiền sẽ làm
giảm rủi ro chủ sở hữu - người đại diện (principal - agent problem) của doanh nghiệp. Do đó,
bên cạnh lợi nhuận tương lai, những nhân tố đã được chứng minh trên đều có khả năng tác
động đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp khi có sự kiện thay đổi cổ tức, từ đó dẫn đến việc
không thể đưa ra kết luận chính xác về lý thuyết phát tín hiệu của cổ tức.
5. Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
Bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhóm nghiên cứu đưa ra
bằng chứng bác bỏ lý thuyết phát tín hiệu cổ tức trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt
Nam. Kết quả này khá quan trọng, đặc biệt là khi các bài nghiên cứu tương tự đưa ra giả
thuyết rằng liệu với các thị trường khác nhau thì lý thuyết phát tín hiệu cổ tức có còn đúng
đắn hay không. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho giả định
có sự phản ứng của thị trường dựa trên thông tin về lợi nhuận tương lai mà thông báo cổ tức
mang lại.
5.2 Kiến nghị
Đối với Nhà đầu tư
Dựa theo kết quả nghiên cứu, nhà đầu tư có thể tham khảo tín hiệu từ việc điều chỉnh
tăng hoặc giảm cổ tức trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, nên thận trọng trong
việc tiếp nhận và xử lý các thông tin về thông báo chi trả cổ tức.
Đối với Doanh nghiệp
Cần xác định rõ: Mục đích trả cổ tức, nguồn tiền dùng để chi trả và mức chi trả
5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo
5.3.1 Hạn chế của đề tài
Hạn chế trong việc thu thập mẫu nghiên cứu
Sử dụng ngày GDKHQ thay cho ngày công bố ở một số doanh nghiệp do hạn chế về
mặt lưu trữ thông tin.
5.3.2 Đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo
Nhóm tác giả mong muốn các nghiên cứu tiếp theo sẽ tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ
thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài được mở rộng qua cổ tức bằng cổ
phiếu và hoạt động mua lại cổ phiếu để kiểm định lý thuyết phát tín hiệu cổ tức một cách chặt
chẽ hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 222


[1] [1] Đặng Quỳnh Anh và Phạm Yến Nhi, 2015, Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến
động giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí
phát triển và hội nhập, Số 26 (36) - Tháng 01 - 02/2016
[2] [2] Phùng Tất Hữu, 2015, Tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu của doanh
nghiệp, Tạp chí tài chính, số 03(605), tr 53 – 55.
[3] [3] Bùi Nguyên Khá và Phan Thị Nhã Trúc, 2017, Chính sách cổ tức và những tác động
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản, Tạp chí tài chính, kỳ 1, số
5/2018.
[4] [1] Abeyratna, Gunasekarage and Power, David M., 2002, “The Post-announcement
Performance of Dividend-changing Companies: The Dividend-signalling Hypothesis
Revisited”, Accounting and Finance 42, pp 131-151
[5] [2] Aharony, and Dotan. 1994. «Regular Dividend Announcements and Future
Unexpected Earnings: An Empirical Analysis », Financial Review 29: p125-151.
[6] [3] Aharony, and Swary. 1980. « Quarterly Dividend and Earnings Announcements and
Stockholders' Returns: An Empirical Analysis ». The Journal of Finance 35: 1-12.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 223


[47]BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI
CỦA NHÓM CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG: BẰNG CHỨNG TẠI THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG
MẠI MỸ - TRUNG QUỐC
SV: Cao Ngọc Hạnh Uyên, Bùi Duy Khoa, Đỗ Ngọc Phương Thanh
Khoa Tài Chính – ĐHKT.TPHCM
GVHD: PGS. TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
TÓM TẮT
Bài viết này nghiên cứu tác động của biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái
đến TSSL và biến động TSSL của cổ phiếu tại các Ngân hàng thương mại cổ phần
tại Việt Nam trong bối cảnh Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Mô hình
được ứng dụng trong bài nghiên cứu là OLS và GARCH. Kết quả cho thấy biến
động của lãi suất và tỷ giá hối đoái có tác động đến TSSL cổ phiếu ngân hàng
thương mại hay danh mục cổ phiếu ngân hàng. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy độ
nhạy của TSSL cổ phiếu Ngân hàng được coi là mạnh đối với TSSL thị trường
hơn so với biến động của lãi suất và tỷ giá hối đoái, ngụ ý rằng TSSL thị trường
đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự biến động của TSSL có điều kiện
của cổ phiếu Ngân hàng. Các kết quả tiếp tục chỉ ra rằng biến động lãi suất và tỷ
giá hối đoái cũng là những yếu tố chính quyết định sự biến động TSSL cổ phiếu
ngân hàng có điều kiện.
Từ khóa: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro thị trường, TSSL cổ phiếu
Ngân hàng, GARCH.
1.GIỚI THIỆU
1.1.Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế, ngành Tài chính - Ngân hàng luôn đóng vài trò then chốt trong hệ
thống tài chính của mỗi quốc gia với nhiệm vụ luân chuyển, phân bổ tiền tệ, ở mức độ vĩ mô
thì hệ thống ngân hàng đóng vai trò định hướng chính sách tiền tệ, là công cụ góp phần phát
triển kinh tế của một quốc gia. Trong những năm gần đây, sự tự do hóa nền kinh tế đã mở ra
những cơ hội cạnh tranh, tăng trưởng và phát triển cho những nền kinh tế mới nổi, nhằm thu
hút và tiếp nhận vốn đầu tư từ nước ngoài cũng như giữ lại nguồn đầu tư trong nước khi gỡ bỏ
những rào cản, sự can thiệp của chính phủ đối với thị trường tài chính. Việc tự do hóa nền
kinh tế mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ và nhanh chóng cho những đất nước đang phát triển
nhưng đồng thời cũng gia tăng độ nhạy cảm những rủi ro tài chính của những quốc gia đó,
thậm chí có thể gây ra khủng hoảng tài chính. Trong đó, tác động của sự biến động lãi suất và
tỷ giá đối với TSSL cổ phiếu tại các ngân hàng luôn là mối quan tâm lớn đối với các nhà quản
lý tại ngân hàng, cộng đồng học thuật cũng như các nhà đầu tư, kể từ khi sự thất bại của nhiều
ngân hàng trên thế giới xuất phát từ tác động bất lợi của biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Nhằm xem xét sự ảnh hưởng tại Việt Nam, tác giả chọn ra các cổ phiếu Ngân hàng thương
mại và nghiên cứu liệu TSSL các cổ phiếu này có chịu tác động của biến động lãi suất và tỷ
giá hối đoái hay không? Và nếu có thì chịu mức độ và chiều hướng ảnh hưởng như thế nào?
Đặc biệt trong nửa cuối năm 2018, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự
bùng nổ cuộc chiến tranh thương mại Trung –Mỹ, hai cường quốc có sức ảnh hướng lớn đến
các nước trên thế giới, không những các nước phát triển, đối tác của hai cường quốc mà đặc
biệt hơn là các nền kinh tế tại những quốc gia mới nổi. Đối với Việt Nam, hiện có quan hệ
thương mại tương đối chặt chẽ với Mỹ và Trung Quốc sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng
tích cực lẫn tiêu cực đối với nền kinh tế nói chung và các yếu tố thị trường như lãi suất và tỷ
giá hối đoái nói riêng. Việc nghiên cứu tác động của sự thay đổi các yếu tố thị trường này đến
TSSL cổ phiếu ngân hàng thương mại trước và trong cuộc chiến tranh thương mại là cần thiết,
nhằm nắm bắt cũng như áp dụng những chính sách phù hợp để ngăn chặn sự ảnh hưởng tiêu
cực đến nền kinh tế thị trường Việt Nam.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 224
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc xem xét ảnh hưởng của biến động lãi suất và
tỷ gái hối đoái đến TSSL và biến động TSSL cổ phiếu Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
trong khoảng thời gian 2011-2018, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Các vấn đề nghiên cứu cụ thể như sau:
 Vấn đề 1: Xem xét biến động của lãi suất và tỷ giá hối đoái đến TSSL của cổ phiếu
ngân hàng và danh mục cổ phiếu ngân hàng, xác định chiều hướng cùng mức độ tác
động.
 Vấn đề 2: Xem xét biến động TSSL của cổ phiếu ngân hàng hay danh mục cổ phiếu
ngân hàng có bị ảnh hưởng bởi các cú sốc trong quá khứ và xác định mức độ tác
động giữa hai biến ở hiện tại và quá khứ.
 Vấn đề 3: Xem xét liệu biến động của lãi suất và tỷ giá chỉ ảnh hưởng đến TSSL cổ
phiếu hay còn ảnh hưởng đến biến động TSSL của cổ phiếu ngân hàng thương mại.
 Vấn đề 4: Xem xét sự ảnh hưởng đến lãi suất và tỷ giá hối đoái trong cuộc chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.
1.3.Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ảnh hưởng của biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái
đến TSSL cổ phiếu từ các Ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện từ số liệu trong giai đoạn 02 tháng 11 năm 2011 đến
31 tháng 12 năm 2018. Thời gian lấy mẫu dữ liệu phù hợp với thời gian các cổ phiếu ngân
hàng được niêm yết trên các sàn chứng khoán và phản ánh độ tin cậy cao về sự mức độ nhạy
cảm của TSSL cổ phiếu ngân hàng đối với biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng hai cách tiếp cận kinh tế lượng khác nhau, mô hình
OLS và GARCH tiêu chuẩn, để tăng cường sự chính xác và tin cậy khi phân tích:
 OLS: Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường. Mô hình OLS để xác định
mối quan hệ giữa TSSL cổ phiếu ngân hàng riêng lẻ, danh mục cổ phiếu ngân hàng
với biến động lãi suất phi rủi ro, biến động tỷ giá hối đoái và TSSL chỉ số thị trường.
 GARCH: Phương sai thay đổi có điều kiện tự hồi quy tổng quát hóa. Mô hình
GARCH để xác định biến động TSSL cổ phiếu hay danh mục cổ phiếu, biến động lãi
suất và tỷ giá đến biến động TSSL của cổ phiếu ngân hàng hay danh mục cổ phiếu.
2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1.Cơ sở lý thuyết
Ảnh hưởng từ biến động của TSSL lãi suất và tỷ giá hối đoái đến TSSL cổ phiếu ngân
hàng trước đây đã được giải thích theo những phương pháp khác nhau như mô hình định giá
tài sản vốn liên ngành (ICAPM), Lý thuyết định giá chênh lệch (APT) và Giả thuyết hợp đồng
danh nghĩa đã cung cấp những kết quả thực nghiệm khác nhau.
Ban đầu, Merton (1973) giới thiệu mô hình định giá tài sản vốn liên ngành (ICAPM),
rủi ro lãi suất có thể được đưa vào như một yếu tố thị trường bổ sung có khả năng xảy ra có
thể ảnh hướng đến TSSL của cổ phiếu, vì sự thay đổi của lãi suất có thể dấn đến sự thay đổi
trong việc quyết định các cơ hội đầu tư. Nhà đầu tư thường dùng ICAPM để xem xét tài sản
của họ thay đổi như thế nào ở thời điểm t, khi họ đang ở thời điểm t-1. Do đó, các nhà đầu tư
thường đòi hỏi một khoảng phần bù tương ứng với rủi ro có thể xảy đến của những biến động
đó.
Bên cạnh đó, ý nghĩa của Lý thuyết định giá chênh lệch (APT) đã cung cấp bằng chứng
về việc liệu rủi ro lãi suất (Sweeney và Warga, 1986) hay rủi ro tỷ giá hối đoái là yếu tố định
giá trong giá của cổ phiếu ngân hàng. Ở trạng thái cân bằng, lãi suất (Yourougou, 1990) và độ
nhạy của tỷ giá hối đoái tác động đáng kể đến các cổ phiếu thường của các tổ chức tài chính,
bao gồm cả ngân hàng. Lý thuyết để biện minh độ nhạy TSSL của chứng khoán với các loại
rủi ro khác có thể được giải thích bởi sự e ngại rủi ro. Nhà đầu tư e ngại rủi ro thường quyết
định nắm giữ danh mục cung cấp một lá chắn tốt hơn trước những thay đổi bất lợi trong các
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 225
yếu tố rủi ro. Do đó, giá tài sản cân bằng (và TSSL kỳ vọng) sẽ khác nhau do thay đổi các yếu
tố rủi ro.
Giả thuyết hợp đồng danh nghĩa (Kessel, 1956; Bach và Ando, 1957; French và cộng
sự, 1983) cũng đã được sử dụng để giải thích độ nhạy cảm lãi suất của các ngân hàng, dựa
trên các thành phần của bảng cân đối kế toán (Flannery và James, 1984). French và cộng sự,
1983 cho rằng giá trị tương lai của các hợp đồng danh nghĩa đã được xác định từ lúc ký kết
hơp đồng dựa trên lạm phát dự kiến. Giả thuyết này cho thấy độ nhạy lãi suất của TSSL cổ
phiếu thường của ngân hàng phụ thuộc vào lượng tài sản danh nghĩa ròng mà ngân hàng nắm
giữ. Việc nắm giữ tài sản danh nghĩa và nợ phải trả của một ngân hàng ảnh hưởng đến TSSL
cổ phiếu thường của nó thông qua hiệu ứng phân phối tài sản gây ra bởi lạm phát không mong
đợi vì lạm phát này sẽ phân phối lại của cải từ các người cho vay cho các người đi vay, nếu
lạm phát tăng sẽ dẫn đến lãi suất thực mà người cho vay và cả người đi vay được hưởng sẽ
giảm xuống, trong lúc này người vay thực sự giàu có hơn người cho vay. Nếu lạm phát giảm
thấp hơn lạm phát kỳ vọng, người đi vay sẽ phải trả nhiều hơn mức dự kiến ban đầu. Tuy
nhiên, điều này mang lại lợi ích cho các cổ đông trong các công ty có nhiều khoản nợ danh
nghĩa hơn là tài sản danh nghĩa, khi đó vốn chủ sở hữu của công ty có tài sản danh nghĩa ròng
dương sẽ giảm.
Do quá trình quốc tế hóa của hầu hết các tổ chức tài chính chưa hoàn chỉnh, nhiều khả
năng độ nhạy của cả lãi suất và tỷ giá hối đoái sẽ biến động ở những mức độ khác nhau giữa
các ngân hàng. Độ chênh lệch đáo hạn giữa tài sản và nợ phải trả của ngân hàng và sự thay
đổi không lường trước được của lãi suất và tỷ giá hối đoái được coi là yếu tố chính dẫn đến độ
nhạy cảm rủi ro của các ngân hàng tăng cao. Ngoài ra, hầu hết các nhà phân tích tài chính và
các nhà kinh tế đều đồng ý rằng doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các ngân hàng bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi những thay đổi bất ngờ về lãi suất và tỷ giá hối đoái (Saunders và
Yourougou, 1990). Với quá trình tự do hóa thị trường tài chính, hầu hết các ngân hàng thường
thực hiện hoạt động ở nước ngoài và chịu rủi ro lãi suất do điều kiện thị trường tài chính biến
động trong những năm gần đây. Do đó, thay đổi lãi suất và tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng
xấu đến khả năng tồn tại của các ngân hàng vì tác động của chúng không thể được loại bỏ
thông qua các kỹ thuật quản lý rủi ro (Gilkenson và Smith, 1992).
Các ngân hàng có thể giảm độ nhạy cảm rủi ro của lãi suất và tỷ giá hối đoái bằng cách
thực hiện các kỹ thuật quản lý rủi ro hiệu quả. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính ở các quốc gia
mới nổi thường dễ nhạy cảm hơn do thiếu sót những công cụ và kỹ thuật quản lý rủi ro.
Không khó hiểu khi các quốc gia này thường xuyên phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng
tài chính nghiêm trọng. Do đó, việc điều tra mức lãi suất và tỷ giá hối đoái của các ngân hàng
ở các quốc gia thị trường mới nổi sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng chính sách
cho ngân hàng nói riêng và sự ổn định thị trường tài chính nói chung.
2.2.Tổng quan các nghiên cứu trước đây.
Những phát hiện thực nghiệm của Lloyd và Shick (1977) và Chance và Lane (1980),
cung cấp bằng chứng kém tin cậy về tác động lãi suất đối với quá trình tạo ra lợi nhuận của
các cổ phiếu của các tổ chức tài chính, đã bị thách thức bởi kết quả của Lynge và Zumwalt
(1980 ), Flannery và James (1984), Booth và Officer (1985), Scott và Peterson (1986) và Bae
(1990). Các tác giả sau đó đã báo cáo rằng lợi nhuận cổ phiếu của các tổ chức tài chính bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi sự thay đổi lãi suất.
Mặc dù có nhiều lý thuyết về độ nhạy cảm của lãi suất, một số nghiên cứu đã xử lý độ
nhạy cảm tỷ giá hối đoái của TSSL cổ phiếu ngân hàng. Do sự thay đổi bất ngờ của tỷ giá hối
đoái có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng và rủi ro tỷ giá có thể là một yếu tố quan
trọng quyết định TSSL cổ phiếu ngân hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên thu hút sự
chú ý đặc biệt đối với độ nhạy cảm ngoại hối trong quá trình tạo ra lợi nhuận của các ngân
hàng là Grammatikos và cộng sự (1986) và Chamberlain và cộng sự. (1997). Kết quả của các
nghiên cứu này cho thấy các ngân hàng Hoa Kỳ đã phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái.
Bằng cách sử dụng cả dữ liệu hàng ngày và hàng tháng, Chamberlain và cộng sự (1997) đã so
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 226
sánh độ nhạy cảm của tỷ giá hối đoái của các ngân hàng Mỹ với các ngân hàng Nhật Bản. Họ
phát hiện ra rằng TSSL cổ phiếu của một phần đáng kể của các công ty ngân hàng Mỹ dường
như nhạy cảm hơn với thay đổi trong tỷ giá hối đoái, trong khi chỉ có một số lợi nhuận chứng
khoán ngân hàng Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái.
Trong khi hầu hết các nghiên cứu thường phân tích tác động của lãi suất hoặc tỷ giá hối
đoái đối với TSSL cổ phiếu ngân hàng, Choi và cộng sự (1992) và Wetmore và Brick (1994)
đã áp dụng mô hình ba chỉ số cho TSSL cổ phiếu ngân hàng Mỹ, cùng ước tính tác động của
các yếu tố thị trường, tỷ giá và lãi suất theo giả định về sai số không đổi.
Như đã đề cập, các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng các phương pháp ước lượng tuyến
tính, như OLS, và không xem xét độ nhạy cảm của ngân hàng đối với các yếu tố thay đổi theo
thời gian như thị trường, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Dựa trên giả định về điều kiện phương sai
phụ thuộc thời gian, một số nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng mô hình kiểu ARCH để nắm
bắt các đặc tính rủi ro theo thời gian trong các dữ liệu này. Song (1994), người sử dụng các
mô hình ước tính ARCH, cho rằng mô hình kiểu ARCH là khuôn khổ phù hợp nhất để xác
định TSSL cổ phiếu ngân hàng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Mansur và Elyasiani
(1995), người đã nghiên cứu ảnh hưởng của những thay đổi cả về mức độ và chiều hướng của
lãi suất đối với TSSL cổ phiếu ngân hàng áp dụng mô hình ước tính ARCH, cho thấy cả mức
độ và chiều hướng biến động tương ứng của lãi suất đều có khả năng ảnh hưởng đến TSSL cổ
phiếu ngân hàng. Flannery và cộng sự (1997), bằng cách sử dụng mô hình GARCH hai yếu tố
được phát triển bởi Engle và cộng sự (1990), cho thấy mặc dù cả rủi ro thị trường và lãi suất
đều là những yếu tố đáng kể trong danh mục đầu tư chứng khoán phi ngân hàng, nhưng tác
động của rủi ro lãi suất được cho là kém mạnh mẽ hơn khi đầu tư vào danh mục cổ phiếu
ngân hàng.. Do thiếu nghiên cứu về định giá rủi ro tỷ giá trong TSSL cổ phiếu ngân hàng và
các kết quả định giá lãi suất không nhất quán trước đó, mục đích của bài viết này là cung cấp
bằng chứng liên quan đến tương tác chung của thị trường, lãi suất và tỷ giá hối đoái đối với
TSSL cổ phiếu ngân hàng sử dụng cả hai mô hình OLS và GARCH.
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng một mẫu dữ liệu dạng chuỗi thời gian được lấy theo ngày từ
ngày 02 tháng 11 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, trong quá trình xảy ra chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu diễn ra từ tháng 7 năm 2018. Dữ liệu được lấy theo
hàng ngày thay vì hàng tháng vì dữ liệu hàng ngày cung cấp bằng chứng đáng tin cậy hơn về
sự nhạy cảm của TSSL cổ phiếu ngân hàng trước biến động của lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Tác giả chọn 8 ngân hàng TMCP được niêm yết từ trước và trong năm 2011 trên sàn HOSE
và HNX, nhằm nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của biến động lãi suất và tỷ giá đến từng cổ
phiếu nói riêng và danh mục gồm 8 cổ phiếu ngân hàng nói chung.
3.2.Mô tả biến
Biến động của lãi suất phi rủi ro (chỉ số trái phiếu) (INTt)
Trong bài nghiên cứu, lãi suất liên ngân hàng qua đên được lấy để biểu thị cho lãi suất
phi rủi ro hay chỉ số trái phiếu.
INTt = ln (LSt / LSt-1)
Trong đó:
 INTt: biến động của lãi suất phi rủi ro tại thời điểm t
 LSt: lãi suất liên ngân hàng qua đêm tại thời điểm t
 LSt-1: lãi suất liên ngân hàng qua đêm tại thời điểm t-1

Biến động của tỷ giá hối đoái (FXt)


Biến biến động của tỷ giá hối đoái (FX) được tính dựa trên dữ liệu tỷ giá hối đoái giữa
đồng Đô la Mỹ (USD) và đồng Việt Nam (VND), tỷ giá USD/VND tại thị trường tự do Việt
Nam:

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 227


FXt = ln (TGHĐt / TGHĐt-1)
Trong đó:
 FXt: Biến động tỷ giá hối đoái tại thời điểm t
 TGHĐt : Tỷ giá hối đoái USD/VND tại thời điểm t
 TGHĐt-1: Tỷ giá hối đoái USD/VND tại thời điểm t-1

TSSL của chỉ số thị trường (MRKt)


Tác giả chọn chỉ số thị trường VN-Index để tính toán được TSSL của chỉ số thị trường.
Vì VN-Index là chỉ số chứng khoán thông dụng và được tính toán theo phương pháp bình
quân gia quyền
MRKt = ln (VNINDEXt/VNINDEXt-1)
Trong đó:
 MRKt: TSSL chỉ số thị trường thời gian t
 VNINDEXt: chỉ số chứng khoán trong thời gian t
 VNINDEXt-1: chỉ số chứng khoán trong thời gian t-1

3.3.Mô hình thực nghiệm bài nghiên cứu


Phương pháp OLS trong bài nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam gồm 3 biến độc lập giải
thích cho TSSL của cổ phiếu hoặc danh mục cổ phiếu bao gồm: biến động lãi suất phi rủi ro
hay chỉ số trái phiếu, biến động của tỷ giá hối đoái và TSSL chỉ số thị trường. Sau khi ước
lượng kết quả, thể hiện được mối quan hệ giữa 3 biến độc lập so với TSSL cổ phiếu ngân
hàng hoặc danh mục cổ phiếu sẽ giải thích được câu hỏi nghiên cứu số 1.
Phương trình hồi quy tổng thể như sau:
rt = β0 + β1MRKt + β2INTt + β3FXt + μt
Trong đó:
Ký hiệu Tên biến
rt TSSL cổ phiếu hoặc danh mục cổ phiếu tại thời điểm t
MRKt TSSL chỉ số thị trường ảnh hưởng đến các nhân tổ trong nền kinh tế
INTt Biến động của lãi suất phi rủi ro hay chỉ số trái phiếu
FXt Biến động tỷ giá hối đoái
β0 Hệ số chặn (tung độ gốc)
β1, β2, β3 Hệ số góc (hệ số độ dốc) đo lường sự nhạy cảm của TSSL cổ phiếu ngân hàng hoặc danh mục cổ
phiếu với biến động của các nhân tố định giá hay đo lường biến động trong TSSL cổ phiếu Ngân
hàng đối với thay đổi của các nhân tố rủi ro
μt Sai số ngẫu nhiên
3.3.1 Mô hình (2): Mô hình GARCH(1,1) ước lượng TSSL
Mô hình GARCH(1,1) phân tích hồi quy TSSL các cổ phiếu hoặc danh mục cổ phiếu,
gồm 2 phương trình:
rt = γ0 + γ1 MRKt + γ2 INTt + γ3 FXt + εt
σ2t = α0+ α1ε2t-1+βσ2t-1
Trong đó:
Ký hiệu Tên biến
rt TSSL của các cổ phiếu tại thời điểm t
MRKt TSSL của chỉ số thị trường mà được xem xét ảnh hưởng đến các nhân tố trong nền kinh tế
INTt Biến động của lãi suất phi rủi ro hay chỉ số trái phiếu
FXt Biến động của tỷ giá hối đoái
γ0 Hệ số chặn (tung độ gốc)
γ1, γ2, γ3 Hệ số góc (hệ số độ dốc)
εt Thành phần ngẫu nhiên (yếu tố nhiễu)
σ 2t Phương sai có điều kiện
α0 Biến động trung bình dài hạn
α1, β Hệ số góc (hay hệ số độ dốc) và độ lớn các tham số α1 và β xác định những bất ổn ngắn hạn của chuỗi thời
gian của độ lệch chuẩn. Hệ số α1 trong mô hình GARCH dương lớn cho thấy những cú sốc đối với phương

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 228


sai có điều kiện phải cần một thời gian dài mới mất hẳn, nghĩa là những thời kỳ có độ lệch chuẩn cao thì
thời kỳ theo sau cũng có độ lệch chuẩn cao, thời kỳ có độ lệch chuẩn thấp thì thường theo sau là thời kỳ có
độ lệch chuẩn thấp. Các hệ số α1 lớn hàm ý độ lệch chuẩn phản ứng mạnh đối với những thay đổi của thị
trường. Vì thế nếu α1 tương đối cao và β tương đối thấp thì độ lệch chuẩn có xu hướng dễ thay đổi, ngược
lại nếu α1 tương đối thấp và β tương đối cao thì độ lệch chuẩn có xu hướng ổn định.
ε2t-1 Giá trị quá khứ của cú sốc (các thông tin trong quá khứ), đại diện bởi các biến trễ của hạng nhiễu bình
phương
σ 2t-1 Các giá trị quá khứ của chính bản thân nó, đại diện bởi các biến trễ

Nếu TSSL chỉ số thị trường, biến động của lãi suất hay biến động của tỷ giá hối đoái tác
động đến TSSL cổ phiếu riêng lẻ hay danh mục cổ phiếu, các hệ số tương ứng γ1, γ2, γ3 sẽ có ý
nghĩ thống kê, dấu và độ lớn của 3 hệ số này thể hiện chiều hướng và mức độ tác động của
các nhân tố này.
3.3.2 Mô hình (3): Mô hình GARCH(1,1) ước lượng biến động TSSL
Mô hình GARCH (1,1) tiếp tục được sử dụng và được điều chỉnh để phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu phân tích tác động của biến động lãi suất và tỷ giá với biến động TSSL của cổ
phiếu ngân hàng riêng lẻ hoặc danh mục cổ phiếu, có phương trình như sau:
rt = γ 0 + ε t
σ2t = α0 + α1ε2t-1 +βσ2t-1 +θ1INT2t + θ2FX2t
Trong đó:
Ký hiệu Tên biến
rt TSSL của các cổ phiếu tại thời điểm t
γ0 Hệ số chặn (tung độ gốc)
εt Thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu
σt2 Phương sai có điều kiện
α0 Biến động trung bình dài hạn
α1, β, θ1, θ2 Hệ số góc (hay hệ số độ dốc)
εt-12 Giá trị quá khứ của cú sốc, đại diện bởi các biến trễ của hạng nhiễu bình phương
σt-12 Các giá trị quá khứ của chính bản thân nó, đại diện bởi các biến trễ
INTt Biến động lãi suất phi rủi ro hay chỉ số trái phiếu
FXt Biến động của tỷ giá hối đoái
Tại phương trình trung bình, TSSL của cổ phiếu ngân hàng riêng lẻ hoặc danh mục
phiếu bằng với giá trị trung bình trong dài hạn của nó cộng với yếu tố sai số ngẫu nhiên.
Trong phương trình phương sai thay đổi có điều kiện, tác giả đưa thêm vào 2 biến thể hiện sự
biến động của lãi suất và tỷ giá tại hối đoái thời điểm hiện tại ngoài các biến độ trễ của các cú
sốc trong quá khứ và biến động có điều kiện trong quá khứ của TSSL.
Hệ số α0> 0 và có ý nghĩa thống kê cho thấy có một thành phần không thay đổi theo thời
gian trong quá trình tạo ra TSSL (bao gồm tác động của biến động lãi suất và biến động tỷ giá
hối đoái).
Hệ số θ1và θ2 khác 0 và có ý nghĩa thống kê cho thấy sự tác động tức thời của 2 nhân tố
này lên biến động của TSSL cổ phiếu ngân hàng riêng lẻ hoặc danh mục cổ phiếu
4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
4.1.Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu
Kết quả kiểm định tính dừng Augmented Dickey – Fuller (ADF) cho thấy tất cả chuỗi
dữ liệu đều là chuỗi dừng tại mức ý nghĩa 1%. Chi tiết được trình bày tại bảng 4.2 và Phụ lục
2.
Bảng 4.2: Kiểm định ADF – Kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu
STT Biến t-statistic Trạng Thái
1 ACB -27.81234*** Dừng ở mức ý nghĩa 1%
2 CTG -42.96017*** Dừng ở mức ý nghĩa 1%
3 EIB -41.10632*** Dừng ở mức ý nghĩa 1%
4 MBB -43.29424*** Dừng ở mức ý nghĩa 1%
5 NVB -52.51603*** Dừng ở mức ý nghĩa 1%
6 SHB -46.88249*** Dừng ở mức ý nghĩa 1%
7 STB -40.44389*** Dừng ở mức ý nghĩa 1%
8 VCB -41.16342*** Dừng ở mức ý nghĩa 1%
9 FX -49.37453*** Dừng ở mức ý nghĩa 1%
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 229
10 INT -30.80509*** Dừng ở mức ý nghĩa 1%
11 MRK -27.03207*** Dừng ở mức ý nghĩa 1%
Chú ý : ***,**,* là kết quả của mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%,5%,10%
Nguồn: Phầnmềm Eviews 8.0

4.2.Phân tích kết quả hồi quy mô hình (1): Hồi quy OLS cơ bản
Phương trình hồi quy tổng thể như sau:
rt = β0 + β1MRKt + β2INTt + β3FXt + μt
Kết quả hồi quy mô hình OLS được trình bày ở bảng 4.4: Ước lượng hồi quy OLS của
cổ phiếu ngân hàng riêng lẻ và danh mục cổ phiếu ngân hàng. Ngoải ra sau khi hồi quy OLS,
tác giả thực hiện các kiểm định sự phù hợp của mô hình: kiểm định phương sai sai số thay
đổi, kiểm định tự tương quan và kiểm định phân phối chuẩn của phần dư.
Tác động của TSSL chỉ số thị trường VNINDEX đến TSSL cổ phiếu ngân hàng
Hệ số β 1 đo lường tác động của TSSL thị trường đến TSSL cổ phiếu ngân hàng. Dựa
vào bảng trên tác động của TSSL thi trường có ý nghĩa thống kê ở tất cả các biến nghiên cứu
với tỷ lệ 8/8. Tác động của TSSL thị trường mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức
1%, riêng cổ phiếu NVB có mức ý nghĩa 5%. Các biến có ý nghĩa thống kê lần lượt là : cổ
phiếu ACB với hệ số là 0.890742, cổ phiếu CTG với hệ số là 1.218423, cổ phiếu EIB với hệ
số là 0.590233 , cổ phiếu MBB với hệ số là 0.958015, cổ phiếu SHB với hệ số là 1.303079, cổ
phiếu STB với hệ số là 0.860924, cổ phiếu VCB với hệ số là 1.367015. Qua đó có thể thấy
TSSL thị trường mà ở đây là chỉ số VNINDEX có tác động mạnh và giải thích TSSL của các
cổ phiếu ngân hàng. TSSL của thị trường biến động cùng chiều với TSSL của cổ phiếu ngân
hàng.
Tác động của biến động lãi suất thị trường đến TSSL cổ phiếu ngân hàng
Hệ số β 2 đo lường tác động của biến động lãi suất đến TSSL của các cổ phiếu ngành
ngân hàng. Tác động của biến động lãi suất có ý nghĩa 1/8 cổ phiếu ngân hàng. Biến có ý
nghĩa thống kê là cổ phiếu STB với hệ số (0.009202) với mức ý nghĩa 1%. Qua đó có thể thấy
biến động lãi suất có ảnh hưởng đến TSSL tuy nhiên ở mức độ yếu hơn so với TSSL của thị
trường và đều mang dấu âm thể hiện sự biến động ngược chiều của lãi suất và TSSL cổ phiếu
ngân hàng.
Tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến TSSL cổ phiếu ngân hàng
Hệ số β 3 đo lường tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến TSSL của các cổ phiếu
ngành ngân hàng. Tác động của biến động tỷ giá hối đoái có ý nghĩa 1/8 cổ phiếu ngân hàng.
Biến có ý nghĩa thống kê là cổ phiếu CTG với hệ số (0.819348) với mức ý nghĩa 1%. Qua đó
có thể thấy biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến TSSL cổ phiếu ngân hàng và cùng
mức độ như ảnh hưởng từ biến động của lãi suất.
Qua mô hình OLS đã được chạy ở trên ta đã có thể trả lời được vấn đề nghiên cứu thứ
nhất. Biến động của lãi suất và tỷ giá hối đoái có tác động đến TSSL các cổ phiếu ngân hàng.
Biến động lãi suất có tác động đến TSSL của cổ phiếu ngân hàng tuy nhiên ở mức độ yếu, chỉ
có ý nghĩa đối với 1/8 cổ phiếu, đó là cổ phiếu ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - STB.
Biến động của tỷ giá hối đoái cũng có tác động đến TSSL của cổ phiếu ngân hàng nhưng theo
bài nghiên cứu sự tác động của biến này chỉ có ý nghĩa với 1/8 cổ phiếu, cụ thể là ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - CTG. Đặc biệt giá trị của hệ số TSSL chỉ số giá thị trường
có giá trị dương thể hiện sự biến động cùng chiều và có ý nghĩa đối với cả 8 ngân hàng TMCP
tại Việt Nam, cho thấy sự ảnh hưởng mạnh và khả năng giải thích đáng kể của biến TSSL chỉ
số thị trường đối với TSSL cổ phiếu ngân hàng. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu đến
từ Flannery và cộng sự (1997) rằng rủi ro thị trường và lãi suất đều ảnh hưởng đến TSSL
chứng khoán nhưng rủi ro thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến các cổ phiếu ngân hàng so
với ảnh hưởng từ rủi ro lãi suất. Kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu của Kasman và cộng
sự (2011) khi nghiên cứu về tác động của lãi suất và tỷ giá hối đoái đến TSSL cổ phiếu ngân

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 230


hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy TSSL cổ phiếu ngân hàng ít chịu ảnh hưởng từ rủi ro lãi suất,
và chịu ảnh hưởng mạnh hơn từ rủi ro thị trường.
Sau khi chạy mô hình OLS ta tiến hành kiểm định hiệu ứng ARCH đối ứng với mỗi
phần dư từ phương trình OLS của mỗi cổ phiếu ngân hàng. Bảng 4.4 thể hiện kết quả của
kiểm định ARCH. Kết quả cho thấy phần dư của 6/8 ngân hàng có hiệu ứng ARCH, ngoại trừ
mã cổ phiếu ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CTG và ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam - VCB. Sau đây tác giả tiến hành chạy mô hình GARCH(1,1) với 6 mã cổ
phiếu có hiệu ứng ARCH đã kiểm định.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 231


Bảng 4.4: Hồi quy mô hình OLS

Chú ý : ***,**,* là kết quả của mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5%, 10%
Nguồn: Phần mềm
Eviews 8.0
4.3.Phân tích kết quả hồi quy mô hình (2): GARCH(1,1) ước lượng TSSL
Mô hình GARCH (1,1) gồm 2 phương trình:
rt = γ0 + γ1 MRKt + γ2 INTt + γ3 FXt + εt
σ2t = α0+ α1ε2t-1 + βσ2t-1
Tác giả kiểm định hiệu ứng ARCH trước khi tiến hành hồi quy mô hình GARCH(1,1)
từ phần dư xuất ra từ phương trình OLS ở mô hình 1 với giả thiết:
H0: Phần dư không có hiệu ứng ARCH
H1: Phần dư có hiệu ứng ARCH
Nếu chấp nhận giả thiết H0 hay phần dư xuất ra từ phương trình OLS không có hiệu ứng
ARCH thì phương sai thay đổi có điều kiện không tồn tại do đó không thể hồi quy phương sai
thay đổi có điều kiện theo các cú sốc trong quá khứ. Nếu phần dư từ phương trình OLS có s ự
tương quan hay phương sai có điều kiện thay đổi, giả thiết H 0 bị bác bỏ hay phần dư có hiệu
ứng ARCH thì mô hình GARCH được tiến hành.
Kết quả kiểm định hiệu ứng ARCH được trình bày tại bảng 4.4 cho thấy có 6 trên tổng
8 cổ phiếu ngân hàng có hiệu ứng ARCH với mức ý nghĩa 1%, ngoại trừ cổ phiếu t ừ 2 ngân
hàng không xuất hiện hiệu ứng ARCH đó là cổ phiếu CTG và VCB. Theo đó tác giả tiến hành
hồi quy GARCH(1,1)
Từ kết quả của các hệ số ước lượng của mô hình GARCH(1,1) được trình bày chi tiết ở
bảng 4.5, ta có những kết luận sau :
Hệ số γ 1 để đo lường hiệu quả của TSSL thị trường so với TSSL cổ phiếu ngân hàng.
Kết quả cho thấy hệ số γ 1 mang dấu dương nghĩa là tác động cùng chiều, có ý nghĩa thống kê
ở cả 6/6 cổ phiếu và có ý nghĩa thống kê mạnh ở mức 1%. Vậy tương tự như ước lượng mô
hình OLS phía trên, mô hình GARCH cũng thể hiện được biến TSSL chỉ số thị trường có tác
động mạnh lên TSSL của các cổ phiếu ngân hàng.
Hệ số γ 2 đo lường hiệu quả của biến động lãi suất so với TSSL cổ phiếu ngân hàng. Từ
bảng 4.5 ta có thể thấy hệ số γ 2 có nghĩa thống kê đối với 2/6 cổ phiếu ( cổ phiếu ACB và cổ
phiếu STB với mức ý nghĩa 1%) và tất cả biến đều mang dấu âm cho thấy sự tác động ngược
chiều. So với mô hình OLS thì ở mô hình này GARCH(1,1) đã xuất hiện thêm mã cổ phiếu
ACB có ý nghĩa thống kê nhưng vẫn có tác động yếu hơn so với biến động của chỉ số thị
trường.
Hệ số γ 3 đo lường hiệu quả của biến động tỷ giá hối đoái so với TSSL cổ phiếu ngân
hàng. Từ kết quả thấy rằng hệ số γ 3 có ý nghĩa thống kê đối với 2/6 cổ phiếu (cổ phiếu MBB
với mức ý nghĩa 10%, cổ phiếu STB với mức ý nghĩa 5%). Nhưng khác với biến biến động lãi
suất trong mô hình GARCH(1,1) mã cổ phiếu MBB đã có ý nghĩa thống kê, còn mã ACB lại
không có ý nghĩa thống kê đối với biến động của tỷ giá.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 232


Trong kết quả hồi quy mô hình GARCH(1,1) từ phương trình phương sai có điều kiện
đã cho ta thấy:
Hệ số α 0 có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê với 6/6 ở mức ý nghĩa 1% cổ phiếu đã
thể hiện được sự tổn tại của thành phần không thay đổi theo thời gian trong suốt quá trình tạo
ra TSSL của các ngân hàng.
Tham số α 1 vàβ đã thỏa điều kiện của phương trình GARCH là không âm và có ý ngh ĩa
thống kê ở mức ý nghĩa 1% với 6/6 cổ phiếu. Tổng hai tham số α 1 vàβ nhỏ hơn 1 đã thỏa mãn
điều kiện của mô hình GARCH. Tham số α1 từ các cổ phiếu đều có giá trị nhỏ hơn so với
tham số β từ các cổ phiếu, có nghĩa rằng biến động của TSSL của cổ phiếu tại thời điểm t
chịu sự ảnh hưởng của chính nó tại thời điểm t-1 là mạnh hơn so với những cú sốc; với hệ số
dương cho ta thấy được những thời kỳ có độ lệch chuẩn thấp thì thời kỳ theo sau cũng có độ
lệch chuẩn thấp còn khi thời kỳ có độ lệch chuẩn cao thì thời kỳ sau đó cũng có độ lệch chu ẩn
cao.
Từ kết quả của mô hình GARCH ta đã có thể kết luận rằng TSSL của chỉ số giá thị
trường tác động mạnh mẽ lên TSSL của các cổ phiếu ngân hàng so với biến động lãi suất và
tỷ giá hối đoái, hay rủi ro thị trường là nhân tố có tác động mạnh và quan trọng trong việc xác
định TSSL có điều kiện của cổ phiếu ngân hàng. Cũng qua mô hình GARCH ta rút được kết
luận TSSL của cổ phiếu ngân hàng trong quá khứ cũng là một nhân tố có ảnh hưởng và có thể
dùng nó để xác định TSSL của các ngân hàng ở thời điểm hiện tại. Vậy ta đã trả lời được vấn
đề thứ hai đó là biến động TSSL của cổ phiếu ngân hàng có bị ảnh hưởng bởi các cú sốc trong
quá khứ nhưng nếu xét rõ hơn thì biến động TSSL của cổ phiếu ngân hàng bị tác động bởi giá
trị quá khứ của chính bản thân nó hơn giá trị quá khứ của cú sốc.
Bảng 4.5: Hồi quy TSSL theo mô hình GARCH(1,1) ước lượng TSSL
γ0 γ1 γ2 γ3 α0 α1 β
ACB (0.000300) 0.626298*** (0.006610)*** 0.117004 0.000025*** 0.063196*** 0.930926***
EIB (0.000641)** 0.491222*** (0.003639) 0.350527 0.000031*** 0.214870*** 0.706304***
MBB (0.000341) 0.773136*** (0.001690) 0.395548* 0.000089*** 0.099938*** 0.855542***
NVB (0.000360) 0.140617*** 0.000918 0.146743 0.000096*** 0.198816*** 0.718837***
SHB (0.000845)** 1.178784*** (0.004512) (0.061681) 0.000012*** 0.101841*** 0.873840***
STB (0.000426) 0.780423*** (0.010777)*** 0.638143** 0.000099*** 0.205203*** 0.555789***
Trường 2/6 6/6 2/6 2/6 6/6 6/6 6/6
hợp có
ý nghĩa
Chú ý : ***,**,* là kết quả của mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%,5%,10%
Nguồn: Phần mềm Eviews 8.0Tác động của biến động TSSL chỉ số thị trường tác
động mạnh đến tất cả các cổ phiếu của 6 ngân hàng thương mại, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là
ngân hàng TMCP Sài Gòn với hệ số 1.178784. Bên cạnh đó, 2 ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam - CTG và ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – VCB có chuỗi dữ
liệu không xuất hiện hiệu ứng ARCH vì thế không tiến hành chạy mô hình GARCH(1,1), tuy
nhiên tại kết quả hồi quy mô hình OLS, TSSL chỉ số thị trường có ảnh hưởng mạnh đến TSSL
của cổ phiếu tại 2 ngân hàng này.
Tác động của biến động TSSL lãi suất tác động đến cổ phiếu ngân hàng TMCP Á Châu
– ACB và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – STB, hiện là hai trong những ngân hàng
có tổng tài sản lớn nhất thuộc nhóm ngân hàng TMCP tư nhân, và hoạt động chủ yếu là huy
động và cho vay. Khi lãi suất liên ngân hàng biến động sẽ ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và
lãi suất tiền gửi, vì thế các ngân hàng có hoạt động huy động và cho vay chiếm tỷ trọng lớn
trong hoạt động sẽ bị ảnh hưởng lớn từ biến động lãi suất bình quân liên ngân hàng.
Biến động TSSL tỷ giá hối đoái tác động đến 2/6 cổ phiếu ngân hàng, đó là ngân hàng
TMCP Quân Đội – MBB và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – STB với mức ý nghĩa
lần lượt là 10% và 5%, thấp hơn so với sự ảnh hưởng đến từ biến động TSSL lãi suất. Trong
giai đoạn 2011- 2015 biến động của tỷ giá không quá nhiều ngoại trừ những lần điều chỉnh
đến từ Ngân hàng Nhà nước, từ 2016 với chính sách ổn định tỷ giá linh hoạt và mang tính
chủ động hơn, tỷ giá giao dịch của các ngân hàng dao động trong biên độ cho phép. Năm
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 233
2017 có những thời điểm biến động tỷ giá nhẹ nhưng nhìn chung vẫn ổn định, Việt Nam cũng
đã dự trữ lượng ngoại hối đủ để can thiệp vào thị trường khi cần thiết, ngoài ra đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tăng khá mạnh góp phần điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước.
Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã lường trước được biến động tăng trong giá USD do đó đã
chủ động trong việc điều hành tỷ giá, giữ trong biên độ an toàn, ngoài ra còn mua vào ngoại
hối để tạo điều kiện giữ ổn định tỷ giá. Như vậy, tỷ giá trong giai đoạn thực hiện nghiên cứu
không tác động quá nhiều đến TSSL cổ phiếu ngân hàng.
4.4.Phân tích kết quả hồi quy mô hình (3): GARCH(1,1) ước lượng biến động TSSL
Phương trình hồi quy:
rt = γ 0 + ε t
σ2t = α0 + α1ε2t-1 +βσ2t-1 +θ1INT2t + θ2FX2t
Mô hình GARCH(1,1) tiếp tục được sử dụng và điều chỉnh phù hợp hơn với mục tiêu
nghiên cứu mới là để xem liệu có biến động lãi suất và biến động tỷ giá có tác động đến biến
động TSSL cổ phiếu ngân hàng. Từ kết quả ở bảng 4.6 ta có những nhận xét sau :
Với hệ số α0 dương và có ý nghĩa thống kê ở cả 6/6 cổ phiếu thể hiện có một thành phần
không đổi theo thời gian đã có tác động vào trong quá trình tạo ra TSSL đã bao gồm tác động
của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái.
Hệ số biến trễ hạng nhiễu bình phương α 1 và biến trễ của phương sai β đáp ứng điều
kiện không âm với hệ số α1 và hệ số β đều có ý nghĩa thống kê ở 6/6 cổ phiếu. Hệ số α1 với giá
trị hầu hết nhỏ hơn 0.3 thể hiện sự tác động ở mức độ yếu cho hiện diện của cú sốc giai đoạn
trước lên biến động TSSL cổ phiếu ngân hàng, trong khi đó hệ số β tương đối các giá trị nằm
trong khoảng 0,5-0,9 với ý nghĩa thống kê mạnh ở mức 1%, cho thấy biến động TSSL thời kỳ
trước tác động mạnh đến biến động TSSL cổ phiếu ngân hàng ở thời điểm hiện tại.
Hệ số ước lượng θ1, đo lường tác động của biến động lãi suất lên biến động cổ phiếu
ngân hàng có ý nghĩa thống kê đối với 3/6 cổ phiếu. Cả 3 trường hợp có ý nghĩa thống kê là
ngân hàng EIB, MBB, NVB các hệ số θ1 đều âm điều này ngụ ý rằng khi lãi suất liên ngân
hàng trở nên biến động sẽ tạo nên một biến động ngược chiều đối với TSSL của cổ phiếu
ngân hàng. Lý giải cho việc biến động lãi suất làm gia tăng biến động TSSL cổ phiếu ngân
hàng là các ngân hàng không kiểm soát được rủi ro lãi suất và chưa sử dụng hiệu quả các
công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả dẫn đến không kiểm soát được những ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động khi xảy ra các biến động về lãi suất, thể hiện trong TSSL cổ phiếu của ngân
hàng đó.
Liên quan đến tác động của biến động tỷ giá đến biến động TSSL cổ phiếu ngân hàng
được thể hiện qua hệ số θ2 đã thể hiện ý nghĩa thống kê trong 4/6 cổ phiếu với mức ý nghĩa
1%, ngoại trừ cổ phiếu ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - EIB và cổ phiếu ngân
hàng TMCP Quân Đội – MBB. Điều này cho thấy sự biến động trong tỷ giá hối đoái dẫn đến
sự biến động trong TSSL cổ phiếu ngân hàng và ở mức độ cao hơn so với ảnh hưởng từ biến
động TSSL lãi suất. Cùng với sự mở rộng và hội nhập nền kinh tế, Việt Nam đối mặt với rủi
ro tỷ giá đáng kể hơn so với giai đoạn trước khi thực hiện nghiên cứu. Việc các công cụ phái
sinh trên thị trường Việt Nam còn rất mới mẻ, gia tăng nguy cơ với rủi ro tỷ giá ngày càng gia
tăng.
γ0 α0 α1 β θ1 θ2
ACB (0.000174) 0.000023*** 0.111512*** 0.892183*** 0.000022 1.3771800***
EIB (0.000202) 0.000268*** 0.094484*** 0.528444*** (0.001119)*** (0.001244)
MBB 0.000188 0.000240*** 0.117493*** 0.536749*** (0.000915)*** (0.001053)
NVB (0.000639) 0.000221*** 0.274229*** 0.547791*** (0.001118)*** (2.537348)***
SHB (0.000417) 0.000017*** 0.096118*** 0.883844*** (0.000113) (0.859432)***
STB (0.000011) 0.000086*** 0.228748*** 0.553695*** 0.000259 20.52363***
Trường 0/6 6/6 6/6 6/6 3/6 4/6
hợp có ý
nghĩa
4.5.Phân tích tác động đến từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc
4.5.1.Hoàn cảnh, nguyên nhân diễn ra chiến tranh thương mại
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 234
Mỹ và Trung Quốc là hai cường quốc có mối quan hệ giao thương chặt chẽ. Bởi sự ảnh
hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới, nên những thay đổi về chính trị giữa hai cường quốc này
cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến mỗi quan hệ giữa hai bên, lúc là đối tác, lúc sẽ trở thành kẻ thù
của nhau. Đặc biệt sau khi Donald Trump trở thành tổng thống Hoa kỳ thứ 45.
Từ cải cách chính sách năm 1979 của Đặng Tiểu Bình, với chính sách chú trọng vào tư
nhân hóa các lĩnh vực kinh tế, đón nhận những nguồn đầu tư từ nước ngoài và Mỹ đã đầu tư,
giúp đỡ Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực từ công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến, mở rộng mở
của thương mại, cũng như đào tạo nguồn nhân lực phát triển quân sự, thực hiện viện trợ ở
nhiều phương diện để Trung Quốc vươn lên tới cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới và
đang mạnh mẽ không ngừng. Sau đó Tập Cận bình lên nắm quyền Tổng Bí thư đảng Cộng
sản Trung Quốc năm 2012 và bắt đầu hướng tới “Giấc mơ Trung Hoa, sự phục hưng vĩ đại
của Trung Hoa, sẽ thành hiện thực” – Tập Cận Bình. Sau đó Trung Quốc đã đề ra sang kiến
“Vành đai Con đường” (OBOR) kết nối các nền kinh tế Á – Âu – Phi thông qua một mạng
lưới giao thông và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ. Khi Donald Trump trở thành tổng thống và đã
tuyên bố “nước Mỹ trên hết”, nước Mỹ phải hùng mạnh, phải đứng đầu thế giới, mục tiêu
“làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Biến Trung Quốc từ đối tác thành mối đe dọa hàng đầu của Mỹ.
Và Chiến tranh thương mại với Trung Quốc là phát súng đầu tiên do Mỹ phát động đã ảnh
hưởng đáng kể đến các nước có mối quan hệ giao thương chặt chẽ với hai cường quốc này,
đặc biệt là Việt Nam.
4.5.2.Diễn biến
Vào ngày 6/7/2018, Mỹ chính thức áp dụng gói thuế nhập khẩu 25% lên 34 tỷ USD
hàng từ Trung Quốc sau nhiều tuyên bố qua lại và cuộc đối thoại kéo dài từ tháng 3/2018. Và
được coi là “phát súng” đầu tiên khiến chiến tranh thương mại trở thành hiện thực. Trước đó
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng sẽ áp thuế lên số hàng hóa có tổng giá trị lên tới
500 tỷ USD nếu Bắc Kinh trả đũa, Trung Quốc lập tức tuyên bố áp thuế đối với hàng Mỹ
nhập khẩu Trung Quốc với trị giá tương đương số hàng hóa bị Mỹ tuyên bố áp thuế. Các mặt
hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị Mỹ áp thuế bao gồm thiết bị y tế, phụ tùng ô tô và máy móc
công nghiệp. Trung Quốc phản công với thuế áp lên thịt, hải sản và ô tô thể thao cùng các mặt
hàng khác nhập từ Mỹ.
4.5.3.Ảnh hưởng từ chiến tranh đối với Việt Nam
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung năm 2018 có cả tác động tiêu cực và tích cực đối
Với Việt Nam.
Về mặt tích cực, Việt Nam là nước nằm trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt
thương mại lớn nhất thế giới với hơn 38 tỷ USD năm 2017, và đây có thể xem là cơ hội tốt
cho Việt Nam nhằm tranh thủ chiếm lĩnh thị phần do những mặt hàng Mỹ đánh thuế nhập
khẩu từ Trung Quốc đều nằm trong thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, khi đồng
USD tăng giá, đồng NDT giảm giá sẽ có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn vì
đồng Việt Nam chủ yếu neo theo giá USD. Ngoài ra, dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng có thể
tăng lên.
Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, Việt Nam cũng sẽ chịu một số tác động bất lợi từ cuộc chiến
tranh thương mại này, cụ thể nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, trong
đó Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác cường quốc lớn chặt chẽ của Việt Nam. Do đó, khi 2 đối
tác lớn có chiến tranh thương mại với nhau sẽ ảnh hưởng lớn thị trường tài chính – tiền tệ của
Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng giảm điểm mạnh vì các nhà đầu tư
nước ngoài rút vốn liên tục, tuy nhiên vẫn giữ được lạm phát thấp, dữ trữ ngoại hối cao, và
FDI tiếp tục tăng trưởng. và thị trường chứng khoản sụt giảm còn có lý do khác đó là các quỹ
đầu tư quốc gia SWF bán bớt phần đầu tư trên các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam
và việc FED tăng lãi suất. Đồng tiền Việt nam liên tục tăng giá so với đồng Nhân dân tệ
(NDT) và có xu hướng mất giá so với USD từ sau khi chiến tranh thương mại xảy ra, nhất là
tháng 7 và tháng 8, tính tới 6/8/2018, tỷ giá trung tâm đang được giữ ở mức 22.676
VND/USD, đã tăng 0,17% so với thời điểm ngày 6/7/2018 khi Mỹ nổ phát sung đầu tiên.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 235
Nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã linh hoạt điều hành tỷ giá trong khoản thời gian này
bằng việc tuyên bố sẽ bán ngoại tệ ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu và giảm đi giá bán
đồng đô la Mỹ. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, tỷ giá bình quân
NHTM và tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục có xu hướng tăng, với tốc độ tăng xấp xỉ sáu
tháng đầu năm 2018, nhưng về cơ bản, đồng VND vẫn tương đối ổn định.
Ảnh hưởng đến các biến nghiên cứu
Để xem xét những ảnh hưởng đến từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, tác giả
tiến hành lấy 2 mẫu dữ liệu theo ngày, dữ liệu là TSSL trung bình của các ngân hàng trong
124 ngày trước khi Mỹ chính thức áp dụng gói thuế nhập khẩu 25% lên 34 tỷ USD hàng từ
Trung Quốc vào ngày 06/07/2018 và 124 ngày sau đó, để xem sự ảnh hưởng từ chiến tranh
đến lãi suất và tỷ giá hối đoái như thế nào. Sau đó tiến hành chạy mô hình GARCH(1,1) theo
phương trình tương tự mô hình (2):
rt = γ0 + γ1 MRKt + γ2 INTt + γ3 FXt + εt
σ2t = α0+ α1ε2t-1+βσ2t-1
Trong đó các yếu tố đều tương tự mô hình GARCH(1,1) khi hồi quy TSSL cổ phiếu,
nhưng rt là TSSL trung bình của các cổ phiếu ngân hàng.
Bảng 4.7 Hồi quy mô hình GARCH(1,1) ước lượng tác động của chiến tranh thương mại
Trước chiến tranh Sau chiến tranh
γ0 (0.001609)*** (0.000138)
γ1 1.214277*** 1.132595
γ2 0.008562 0.015054**
γ3 0.391863 (0.480528)
α0 0.000021 0.000010
α1 (0.066733)* (0.084513)**
β 1.054694*** 1.065917***
Chú ý : ***,**,* là kết quả của mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%,5%,10%
Nguồn: Phần mềm Eviews 8.0
Kết quả từ bảng 4.7 cho thấy:
Hệ số γ1 đo lường hiệu quả của TSSL thị trường so với TSSL trung bình cổ phiếu ngân
hàng, kết quả cho thấy γ1 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% ở khoảng thời gian trước khi
chiến tranh thương mại xảy ra, và không có ý nghĩa thống kê sau khi chiến tranh thương mại
xảy ra, chỉ số thị trường không bị ảnh hưởng, và không tác động đến TSSL trung bình cổ
phiếu các ngân hàng thương mại.
Hệ số γ 2 đo lường hiệu quả của biến động lãi suất so với TSSL trung bình của cổ phiếu
ngân hàng. Từ kết quả ta thấy được sau khi chiến tranh thương mại xảy ra, biến động của
TSSL lãi suất có ảnh hưởng đến TSSL trung bình của cổ phiếu các ngân hàng với hệ số γ 2 có
ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Hệ số γ 3 đo lường hiệu quả của biến động tỷ giá hối đoái so với TSSL trung bình của cổ
phiếu ngân hàng. Không có bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến
TSSL trong khoảng thời gian trước và sau chiến tranh thương mại.
Như vậy, từ kết quả ta thấy biến động TSSL lãi suất có ảnh hưởng đến TSSL trung bình
của cổ phiếu sau khi chiến tranh thương mại xảy ra. Tính đến 31/10/2018, lãi suất liên ngân
hàng đã tăng ở tất cả các kỳ hạn so với đầu năm 2018 tức là trước khi chiến tranh thương mại
xảy ra, tăng trong khoảng từ 1.9 - 3.39 điểm phần trăm ở các kỳ hạn ngắn. Sự biến động lãi
suất và tỷ giá hối đoái còn bị ảnh hưởng bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất 4
lần trong năm 2018 nhằm điều chỉnh mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ và thế giới, như vậy
đồng Đô la Mỹ trở nên có giá trị hơn, VND có thể mất giá nhưng sẽ không nghiêm trọng vì
FED tăng lãi suất không diễn ra sự thay đổi quá đột ngột. Nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn
kiên định với mục tiêu giữ vững tỷ giá, điều hành chính sách linh hoạt thông qua các công cụ
khi cần thiết như là tung dự trữ ngoại hối để can thiệp vào tỷ giá, lãi suất để ổn định nền kinh
tế Việt Nam. Ngoài ra, cán cân Việt Nam sẽ suất siêu nhiều hơn, nguồn cung ngoại hối tăng
dẫn đến dự trữ ngoại hối tăng, nên tỷ giá sẽ ít biến động, và Ngân hàng Nhà nước cũng đã giữ
ổn định về tỷ giá, chỉ điều chỉnh nhẹ theo tín hiệu thị trường. Theo đó, biến động TSSL tỷ giá
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 236
không ảnh hưởng đến TSSL trung bình của cổ phiếu ngân hàng, và biến động lãi suất có ảnh
hưởng như mức độ thấp do những chính sách đến từ Ngân hàng Nhà nước.
5.KẾT LUẬN
5.1.Kết luận
Cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ, thực
hiện bài nghiên cứu tác động từ biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến TSSL cổ
phiếu ngân hàng là vô cùng cần thiết trong những năm gần đây. Và kết quả nghiên cứu đạt
được thông qua hai mô hình OLS và GARCH như sau:
Trước khi tiến hành hồi quy với hai mô hình OLS và GARCH, thực hiện phân tích
thống kê mô tả và các biến đều không có phân phối chuẩn với mức ý nghĩa 1%, chuỗi dữ
liẹuu có tính dừng ở mức ý nghĩa cao 1% được kiểm định bằng Augmented Dickey – Fuller
(ADF).
Mô hình hồi quy OLS giúp bài nghiên cứu làm rõ được vấn đề nghiên cứu đầu tiên Biến
động của lãi suất và tỷ giá hối đoái có tác động đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ngân hàng.
Biến động lãi suất có tác động đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ngân hàng tuy nhiên ở mức rất
yếu chỉ có ý nghĩa 1/8 biến nghiên cứu. Biến động của tỷ giá hối đoái cũng có tác động đến tỷ
suất sinh lợi của cổ phiếu ngân hàng nhưng theo bài nghiên cứu sự tác động của biến này chỉ
có ý nghĩa 1/8 cổ phiếu. Tuy nhiên giá trị của hệ số tỷ suất sinh lợi chỉ số giá thị trường có giá
trị dương và có ý nghĩa thống kê đối với 8/8 cổ phiếu ngân hàng thương mại.
Mô hình GARCH được tiến hành hai lần và có những thay đổi phù hợp với từng mục
tiêu nghiên cứu khác nhau, nhằm giải thích cho vấn đề nghiên cứu (2) và (3). Mô hình
GARCH đầu tiên, TSSL của chỉ số giá thị trường tác động mạnh mẽ lên TSSL c ủa các c ổ
phiếu. Dựa vào điều đó ta cũng có thể xác định TSSL có điều kiện của các cổ phiếu ngành
ngân hàng qua TSSL của giá thị trường. Cũng qua mô hình GARCH ta rút được kết luận
TSSL của cổ phiếu ngân hàng trong quá khứ cũng là một nhân tố có ảnh h ưởng và có th ể
dùng nó để xác định TSSL của các ngân hàng ở thời điểm hiện tại. Vậy ta đã trả lời được v ấn
đề thứ hai đó là biến động TSSL của cổ phiếu ngân hàng có bị ảnh hưởng bời các cú sốc
trong quá khứ nhưng nếu xét rõ hơn thì biến động TSSL của cồ phiếu ngân hàng b ị tác động
bởi giá trị quá khứ của chính bản thân nó hơn giá trị quá khứ của cú sốc.
Mô hình GARCH thứ hai cho thấy biến động lãi suất và biến động của tỷ giá có ảnh
hưởng đến biến động tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên ý ngh ĩa th ống kê
chưa được cao, cụ thể biến động lãi suất có ảnh hường đến biến động của tỷ suất sinh lợi cổ
phiếu ngân hàng ở mức 3/6 cổ phiếu và mang dấu âm ngụ ý rằng rằng khi lãi suất liên ngân
hàng trở nên biến động sẽ tạo nên một biến động ngược chiều đối với tỷ suất sinh lợi của cổ
phiếu ngân hàng. Biến động tỷ giá hối đoái có tác động lên biến động tỷ suất sinh lợi cổ phiếu
ngân hàng nhưng ở mức độ thấp hơn so với biến động lãi suất tác động lên biến động tỷ suất
sinh lợi cổ phiếu ngân hàng.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc gây nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế của
những nước mới nổi, đặc biệt là Việt Nam, có quan hệ thương mại chặt chẽ với 2 cường quốc.
Thông qua mô hình GARCH(1,1) cho thấy biến động của chỉ số thị trường và tỷ giá không có
nhiều ảnh hưởng đến TSSL trung bình của cổ phiếu ngân hàng thương mại, tuy nhiên biến
động lãi suất có ảnh hưởng nhưng với mức độ thấp, cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã điều
hành linh hoạt, giữ vững sự ổn định tỷ giá thông qua những công cụ trên kênh tỷ giá và lãi
suất để ổn định thị trường.
5.2.Hạn chế của đề tài
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả nhận thấy có một vài hạn chế. Đầu tiên là
độ lớn của dữ liệu, ở Việt Nam hiện có 4 Ngân hàng do Nhà nước làm chủ sỡ hữu, 31 ngân
hàng thương mại cổ phần, và một lượng lớn các Ngân hàng hay chi nhánh các Ngân hàng
nước ngoài tại Việt Nam. Bài nghiên cứu được thực hiện với 8 Ngân hàng Thương Mại được
niêm yết trên 2 thị trường chứng khoán HOSE và HXN và dữ liệu được lấy từ ngày
02/11/2011 cho đến cuối năm 2018, mốc thời gian ngân hàng niêm yết trễ nhất trên sàn trong
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 237
khi ngân hàng đầu tiên đươc niêm yết từ 12/07/2006. Điều này làm cho bài nghiên cứu không
được bao quát thị trường ngân hàng. Và dữ liệu chuỗi thời gian diễn ra chiến tranh thương
mại chưa đủ lớn để khái quát được những ảnh hưởng đến từ lãi suất, tỷ giá, cũng như các
chính sách từ Ngân hàng Nhà nước.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 238


[48]ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CÁC CỬA
HÀNG TIỆN LỢI PHỤC VỤ 24H TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
SV: Phan Mỹ Huyền, Huỳnh Thị Kim Thỏa, Đỗ Hồng Vân
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II
GVHD: TS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga

TÓM TẮT:
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về mức độ hài lòng của sinh viên đối
với các cửa hàng tiê ̣n lợi phục vụ 24h trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dữ
liê ̣u thu thập từ 275 sinh viên đã và đang sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tại các
cửa hàng tiê ̣n lợi 24h ở thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích bằng phần
mềm hỗ trợ SPSS 20.0 cho thấy rằng, giá cả là nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất
đến sự hài lòng của sinh viên, tiếp đến là nhóm nhân tố về nhân viên và hàng hóa,
cuối cùng là dịch vụ hỗ trợ, cơ sở vật chất và phân phối. Nghiên cứu này cũng
góp phần bổ sung vào thực tiễn quản lý, giúp nhà quản trị đưa ra chiến lược và
quyết định phù hợp nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với các cửa
hàng tiê ̣n lợi phục vụ 24h trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Cửa hàng tiện lợi phục vụ 24h, sự hài lòng, sinh viên, Thành phố Hồ
Chí Minh
1.Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ tại Viê ̣t Nam đã có bước chuyển mình
mạnh mẽ và được xem là thị trường giàu tiềm năng, thu hút nhiều đại gia bán lẻ nước ngoài.
Căn cứ theo số liệu năm 2017 của Bộ Công thương, các nhà bán lẻ ngoại tại Việt Nam chiếm
17% thị phần, nhà bán lẻ trong nước chiếm 83% thị phần. Tuy nhiên, có hơn 70% nhà bán lẻ
ngoại đang tập trung vào mở rộng mô hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini,… gần các tuyến
đường, khu dân cư, trường học,... như Shop&Go, Circle K, B’smart, Ministop, Family Mart,

Mặc dù có lợi thế cạnh tranh trên sân nhà nhưng việc hàng loạt các chuỗi cửa hàng tiê ̣n
lợi ngoài nước mọc lên ồ ạt đang khiến cho cửa hàng tiê ̣n lợi Viê ̣t đối mă ̣t với nhiều thách
thức. Theo tác giả thống kê, chỉ tính trên một đoạn đường dài 500m tại phố Bùi Viện (quận 1)
nhưng đã có hơn chục cửa hàng tiện lợi phục vụ 24h của các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy
nhiên, đáng chú ý là lượng khách mua sắm và dành nhiều thời gian tại các cửa hàng tiện lợi
phục vụ 24h chủ yếu là sinh viên. Theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam năm 2015, khách
hàng chủ yếu tại Shop&Go và Circle K là sinh viên. Bên cạnh đó, dựa vào thống kê mà tác
giả tổng hợp được, chỉ tính riêng các khu vực trong phạm vi 800m quanh đại học Giao thông
vận tải, Hutech, Ngoại thương tại Bình Thạnh thì đã có gần 15 cửa hàng trong số hơn 20 cửa
hàng tiện lợi phục vụ 24h được xây dựng tại đây. Ngoài ra, khi ngồi tại các cửa hàng tiện lợi
phục vụ 24h như Family Mart, Ministop, Circle K, Shop & Go, B’s Mart,… tác giả tổng hợp
được trung bình khoảng 65% khách hàng đến mua sắm và dành nhiều thời gian tại các cửa
hàng này để ăn uống, học tập và làm việc là đối tượng sinh viên.
Thành phố Hồ Chí Minh còn được xem là một trọng điểm thu hút hàng trăm ngàn sinh
viên về đây học tập và sinh hoạt hàng năm. Việc lựa chọn những địa điểm gần các trường Đại
học, Cao đẳng để kinh doanh cũng như việc xây dựng, điều chỉnh các chiến lược phù hợp để
thu hút lượng khách hàng mục tiêu có thể thấy rằng, hiện nay hầu hết các cửa hàng tiện lợi
phục vụ 24h đang tập trung hướng đến sinh viên. Đối mặt với mức tăng 37,4% mỗi năm trong
3 năm tới (năm 2021) của chuỗi cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam (theo đơn vị khảo sát IGD) và
sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì hệ thống cửa hàng tiện lợi phục vụ 24h cần phải đưa ra
các chiến lược mới để duy trì lượng khách hàng chủ yếu tại cửa hàng, tạo dựng niềm tin cho
sinh viên để đứng vững và giành được thị phần. Do đó, tác giả đưa ra nghiên cứu “Đánh giá
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 239
sự hài lòng của sinh viên đối với các cửa hàng tiê ̣n lợi phục vụ 24h trên địa bàn Thành Phố
Hồ Chí Minh” để đo lường sự hài lòng của sinh viên, từ đó giúp nhà quản trị đề ra chiến lược
kinh doanh đúng đắn nhằm thu hút việc lựa chọn, sử dụng và nâng cao sự hài lòng, trung
thành của sinh viên với loại hình của doanh nghiê ̣p.
2.Tổng quan nghiên cứu
2.1. Tổng quan về cửa hàng tiện lợi
Cửa hàng tiện lợi hay cửa hàng tiện ích là cụm từ được xuất phát từ các thuật ngữ nước
ngoài: “Convenience store” hay “C-store” trong Tiếng Anh, “konbini” trong Tiếng Nhật,…
Tại Việt Nam, theo Khoản 10 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật
thương mại và Luật Quản lý ngoại thương thì khái niệm cửa hàng tiện lợi được quy định như
sau: “Cửa hàng tiện lợi là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: thực phẩm, đồ
uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe,
hóa mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày.”
Cửa hàng tiện lợi phục vụ 24h mang đặc điểm, tính chất của cửa hàng tiện lợi, là mô
hình cửa hàng nhỏ, tọa lạc ở những nơi có vị trí thuận lợi, dễ dàng tiếp cận để mua sắm, cung
cấp các mặt hàng thiết yếu nhưng với số dòng sản phẩm hạn chế và có thời gian mở cửa
24/24h trong cả tuần.
2.2. Tổng quan về sự hài lòng của khách hàng
2.2.1. Sự hài lòng của khách hàng
Theo Philip Kotler (2007), “Sự hài lòng của khách hàng (Customer satisfaction) là mức
độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu
dùng sản phẩm/dịch vụ với kỳ vọng của chính họ. Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt
giữa kết quả nhận được và kỳ vọng, nếu kết quả thực tế thấp hơn sự kỳ vọng thì khách hàng
không hài lòng, nếu kết quả thực tế tương xứng với sự kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng,
nếu kết quả thực tế cao hơn sự kỳ vọng thì khách hàng rất hài lòng”.
2.2.2. Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng Việt Nam (VCSI)
Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng (Customer Satisfaction Index Model – CSI) gồm 4
biến nguyên nhân: hình ảnh thương hiệu (image), chất lượng mong đợi (expectations quality),
chất lượng cảm nhâ ̣n (perceived quality) và giá trị cảm nhâ ̣n (perceived value) về sản
phẩm/dịch vụ và biến số về kết quả sự hài lòng tạo nên sự trung thành nếu khách hàng hài
lòng hay sự phàn nàn nếu họ cảm thấy không hài lòng. Mô hình Chỉ số hài lòng của khách
hàng Việt Nam (Vietnamese Customer Satisfaction Index – VCSI) dựa theo quy tắc chuẩn
mực của CSI và được đặt trong quan hệ tương quan giữa biến nguyên nhân và kết quả, được
xem là yếu tố trung tâm trong VCSI.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào mô hình chỉ số hài lòng dựa trên sự cảm nhận của khách hàng, mô hình giá
trị cảm nhâ ̣n SERVPERF của Cronin, Taylor 1992 và mô hình RSQS về chất lượng dịch vụ
bán lẻ của Dabholkar 1996, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm biến phụ thuộc sự hài
lòng của sinh viên và 6 biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc.
Các giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Nhân tố “Hàng hóa” ảnh hưởng thuận chiều và có tác động tích cực đến
sự hài lòng của sinh viên.
Giả thuyết H2: Nhân tố “Giá cả” ảnh hưởng thuận chiều và có tác động tích cực đến sự
hài lòng của sinh viên.
Giả thuyết H3: Nhân tố “Nhân viên” ảnh hưởng thuận chiều và có tác động tích cực đến
sự hài lòng của sinh viên.
Giả thuyết H4: Nhân tố “Phân phối” ảnh hưởng thuận chiều và có tác động tích cực đến
sự hài lòng của sinh viên.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 240


Giả thuyết H5: Nhân tố “Cơ sở vật chất” ảnh hưởng thuận chiều và có tác động tích cực
đến sự hài lòng của sinh viên.
Giả thuyết H6: Nhân tố “Dịch vụ hỗ trợ” ảnh hưởng thuận chiều và có tác động tích cực
đến sự hài lòng của sinh viên.

3.2. Phương pháp nghiên cứu và thang đo


Nghiên cứu sử dụng bảng khảo sát gồm 49 câu hỏi, trong đó có 41 câu tập trung tham
khảo ý kiến của sinh viên đã và đang tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ tại cửa hàng tiện lợi 24h.
Các câu hỏi này thuộc 7 thành phần: hàng hóa (7 biến), giá cả (4 biến), nhân viên (7 biến),
yếu
tố phân phối (4 biến), cơ sở vật chất (7 biến), dịch vụ hỗ trợ (8 biến) và bốn câu hỏi cho
biến phụ thuộc đánh giá sự hài lòng của sinh viên. Các câu hỏi được thiết kế để đánh giá cụ
thể sự hài lòng của sinh viên nhờ vào việc sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương
ứng cho từng mức độ: 1: rất không hài lòng, 2: không hài lòng, 3: bình thường, 4: hài lòng và
5: rất hài lòng.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thứ nhất, về phỏng vấn trực tiếp, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên các sinh viên tại cửa hàng
tiê ̣n lợi phục vụ 24h Circle K, Ministop, Family Mart, B’s mart,…và các Đại học, Cao đẳng
tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tác giả phân bố các khung giờ khác nhau để thực hiện
khảo sát, đảm bảo có được kết quả khả quan và tăng tính đại diện cho tổng thể của mẫu.
Thứ hai, về khảo sát trực tuyến, tác giả dùng công cụ Google Forms để tạo bảng hỏi.
Trong đó, tác giả xây dựng 2 câu hỏi gạn lọc để xác định đúng đối tượng là sinh viên đã hoặc
đang sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tại các cửa hàng tiện lợi phục vụ 24h tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tính đại diện và đáng tin cậy cho mẫu và phân tích EFA thì
với mỗi biến quan sát cần ít nhất 5 mẫu (Bollen, 1989). Do đó, với 37 biến độc lập thì ít nhất
cỡ mẫu phải là 37 x 5 = 185 mẫu. Căn cứ trên hai lý thuyết và kinh nghiệm các nhà nghiên
cứu trên, tác giả đã tiến hành khảo sát và thu về được 275 mẫu để phục vụ cho quá trình
nghiên cứu.
Trình tự phân tích được tiến hành như sau:
- Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
- Phân tích nhân tố EFA
- Phân tích tương quan Pearson
- Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Bảng 1: Thang đo sử dụng cho nghiên cứu
Tên
Diễn giải nội dung
biến
Hàng hóa
HH1 Hàng hóa đa dạng, nhiều chủng loại và dễ dàng lựa chọn
HH2 Hàng hóa luôn đáp ứng đủ nhu cầu, không bị thiếu hàng
HH3 Hàng hóa có ghi đầy đủ thông tin nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tin cậy
HH4 Hàng hóa đảm bảo thời hạn sử dụng
HH5 Hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
Hàng hóa, các sản phẩm về đồ ăn, thức uống tại cửa hàng tiện lợi hợp khẩu vị và có điều
HH6
chỉnh theo xu hướng sinh viên
HH7 Thức ăn nhanh dễ dàng ăn nhanh chóng, hâm nóng, sử dụng tại chỗ hay mang về
Giá cả
GC1 Giá cả của sản phẩm tương xứng với chất lượng
GC2 Giá cả hợp lý, không cao hơn quá nhiều so với bên ngoài, phù hợp với túi tiền sinh viên
GC3 Giá cả có nhiều mức khác nhau dễ chọn lựa và phù hợp với nhiều đối tượng
GC4 Giá cả có sự duy trì, ổn định trong thị trường
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 241
Nhân viên
NV1 Nhân viên có tác phong gọn gàng, sạch sẽ và ưa nhìn
NV2 Nhân viên luôn nhiệt tình tư vấn, sẵn sàng giúp đỡ
NV3 Nhân viên tại luôn thân thiện, niềm nở
NV4 Nhân viên phục vụ nhanh nhẹn, đúng giờ
NV5 Nhân viên luôn tích cực giải đáp các thắc mắc
NV6 Nhân viên nắm rõ thông tin về các sản phẩm và dịch vụ hiện có tại cửa hàng
NV7 Cách giao tiếp, ứng xử của nhân viên tại cửa hàng tạo niềm tin cho khách
Phân phối
Cửa hàng có vị trí thuận lợi gần nhà, trường học, ,… dễ dàng trong việc tìm kiếm và lưu
PP1
thông
PP2 Cửa hàng sắp xếp, phân loại sản phẩm khoa học, dễ tìm kiếm sản phẩm đúng nhu cầu
PP3 Cửa hàng sử dụng báo chí, mạng xã hội, website…để cung cấp thông tin
Không khí mua sắm tại cửa hàng thoải mái, dễ chịu và có không gian trẻ, phù hợp cho
PP4
sinh viên
Cơ sở vật chất
CS1 Cửa hàng được trang bị đầy đủ cắm điện, máy nước nóng, lò vi sóng,…
Cửa hàng có không gian rộng, bàn ghế thoải mái, phục vụ tốt việc học tập, làm việc, họp
CS2
nhóm
CS3 Cửa hàng được trang bị hệ thống wifi tốt, ổn định
CS4 Hệ thống cơ sở máy móc phục vụ thanh toán tại cửa hàng hiện đại nhanh chóng
CS5 Cửa hàng được trang trí bắt mắt, ấn tượng, đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu
CS6 Khu vực nhà vệ sinh sạch sẽ, rộng rãi
CS7 Có khu vực để xe thoải mái, an toàn
Dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ khi sinh viên học tập, họp nhóm tại cửa hàng tốt (hoạt động hỗ trợ vào
DV1
ban đêm)
DV2 Cửa hàng có tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí nhằm tạo không khí vui vẻ
DV3 Cửa hàng có cho phép đổi trả sản phẩm
DV4 Cửa hàng cho phép bảo hành sản phẩm
DV5 Cửa hàng có chính sách giao hàng nhanh chóng
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn sản phẩm mới, giúp tìm kiếm các sản phẩm theo yêu cầu một cách
DV6
linh hoạt
DV7 Hỗ trợ dịch vụ giữ xe với lực lượng bảo vệ thân thiện, phục vụ tận tình
Chính sách tặng quà, giảm giá vào những dịp lễ, hoặc vào những ngày đặc biệt trong
DV8
năm
Sự hài lòng của sinh viên
Tôi thấy lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại cửa hàng tiện lợi phục vụ 24h là đúng
HL1
đắn
HL2 Tôi thấy hài lòng với các cửa hàng tiện lợi phục vụ 24h
HL3 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tại cửa hàng tiện lợi phục vụ 24h
HL4 Tôi sẽ giới thiệu các cửa hàng tiện lợi phục vụ 24h này đến bạn bè và người thân
Nguồn: Tác giả tổng hợp
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Kích thước mẫu nghiên cứu là 275 sinh viên gồm 164 nữ, chiếm đến 59,6%; trong khi
đó, số lượng nam sinh viên chiếm 40,4% tương đương 111 người so với toàn bộ mẫu nghiên
cứu. Theo kết quả thống kê, sinh viên năm hai, ba, tư là các đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất
trong khảo sát, tương ứng đạt tỷ lệ 15,6% (43 người), 32,7% (90 người) và 43,3% (119
người).
Bảng 2. Thống kê các cửa hàng tiện lợi 24h được sinh viên lựa chọn
STT Tên cửa hàng Số lượng Cỡ mẫu Tỷ lệ (%)
1 Circle K 217 275 78,9%
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 242
2 Ministop 178 275 64,7%
3 Family Mart 155 275 56,4%
4 B’s mart 122 275 44,4%
5 Shop&Go 33 275 12%
6 7-Eleven 20 275 7,3%
7 Khác 14 275 5,1%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức
Theo khảo sát, có 25 sinh viên rất thường xuyên mua sắm tại cửa hàng, chiếm 9,1%;
123 sinh viên thường xuyên, chiếm 44,7%; thỉnh thoảng và hiếm khi lần lượt là 107 và 20
tương đương 38,9% và 7,3% và đa số các sinh viên lựa chọn các cửa hàng Circle K, Ministop,
Family Mart và B’s mart là 4 địa điểm để mua sắm và sử dụng tiện ích cần thiết. Qua số liệu
thống kê về lý do chọn lựa cửa hàng, khoảng 72,5% sinh viên lựa chọn những cửa hàng này là
vì chúng có vị trí tiện lợi, thời gian thoải mái và cơ sở vật chất, hệ thống wifi, bàn ghế và
trang thiết bị đầy đủ.
4.2. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Ở lần phân tích đầu tiên, 6 nhóm nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đều có
hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu không nhỏ hơn 0,6 (thang đo lường Cơ sở vật chất có hệ
số Cronbach’s Alpha = 0,795 là thấp nhất trong phân tích độ tin cậy lần 1). Tuy nhiên, biến
HH7 và DV7 có mức hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 nhưng có hệ số Cronbach’s
Alpha tăng lên khi loại biến khỏi thang đo và biến CS6 có mức hệ số tương quan biến-tổng
không đạt yêu cầu (0,247 < 0,3) và có hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên khi tiến hành loại các
biến này ra khỏi thang đo. Do đó, tác giả tiến hành loại các biến này và tiếp tục kiểm định độ
tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2.
Bảng 2. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần 2 sau khi đã loại biến
Biến quan Hệ số tương quan Cronbach’s Alpha nếu
Nhân tố
sát biến – tổng loại biến
HH1 0,711 0,829
HH2 0,668 0,836
HH3 0,571 0,853
Hàng hóa : = 0,862
HH4 0,597 0,850
HH5 0,687 0,833
HH6 0,703 0,831
GC1 0,856 0,851
Giá cả: GC2 0,718 0,900
= 0,904 GC3 0,764 0,884
GC4 0,808 0,868
NV1 0,605 0,844
NV2 0,740 0,822
NV3 0,523 0,853
Nhân viên: = 0,859 NV4 0,673 0,837
NV5 0,727 0,824
NV6 0,671 0,833
NV7 0,490 0,856
PP1 0,768 0,850
PP2 0,779 0,846
Phân phối: = 0,885
PP3 0,803 0,839
PP4 0,697 0,875
Cơ sở vật chất: CS1 0,613 0,778
= 0,815 CS2 0,579 0,785
CS3 0,601 0,781
CS4 0,627 0,776
CS5 0,515 0,798

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 243


CS7 0,540 0,795
DV1 0,622 0,860
DV2 0,683 0,852
DV3 0,577 0,866
Dịch vụ hỗ trợ:
DV4 0,559 0,870
= 0,874
DV5 0,779 0,840
DV6 0,749 0,843
DV8 0,623 0,860
HL1 0,795 0,843
Sự hài lòng của sinh
HL2 0,793 0,845
viên:
HL3 0,716 0,873
 = 0,890
HL4 0,729 0,869
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức
Sau khi tiến hành loại các biến quan sát không đạt yêu cầu của tổng thể 6 nhóm tác
động đến sự hài lòng của sinh viên đối với các cửa hàng tiện lợi 24h ở lần 2, kết quả cho thấy
giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0,6 và không có biến quan sát
nào có mức hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 và các biến tương đối được ổn định.
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Dựa trên tiêu chuẩn cơ sở lý thuyết về phân tích EFA thì những hệ số tại bảng 3 đều
thỏa mãn các tiêu chuẩn đặt ra: hệ số KMO=0,908 (0,5 < 0,908 < 1); kết quả kiểm định
Barlett là 5768,82 với giá trị mức ý nghĩa Sig. là 0,000 đạt yêu cầu vì nhỏ hơn 0,05. Do đó, ta
bác bỏ giả thuyết các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể; giá trị tổng
phương sai trích là 62,632% > 50% đạt yêu cầu, giá trị Eigenvalue của nhân tố là 1,355 > 1
nên thỏa mãn tiêu chuẩn đặt ra. Vì vậy, dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù
hợp.
Bảng 4. Tổng hợp kết quả xoay các nhân tố độc lập
Biến
Nhóm
quan Hệ số tải nhân tố
nhân tố
sát
DV5 0,812
DV2 0,738
DV6 0,737
Dịch vụ
DV1 0,683
hỗ trợ
DV8 0,620
DV3 0,595
DV4 0,587
NV2 0,787
NV6 0,732
NV4 0,704
Nhân viên NV5 0,696
NV1 0,650
NV7 0,598
NV3 0,502
HH1 0,849
HH6 0,827
HH5 0,643
Hàng hóa
HH4 0,594
HH2 0,569
HH3 0,523
Cơ sở vật CS1 0,716
chất CS4 0,705
CS2 0,686

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 244


CS3 0,675
CS7 0,589
CS5 0,502
GC1 0,834
GC4 0,772
Giá cả
GC2 0,769
GC3 0,723
PP2 0,794
PP3 0,741
Phân phối
PP1 0,725
PP4 0,708
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức
Tổng hợp kết quả phân tích EFA đối với biến phụ thuộc thì những hệ số đều thỏa mãn
các tiêu chuẩn được đặt ra cho phân tích nhân tố: hệ số KMO = 0,804 (0,5 < 0,804 < 1), kết
quả kiểm định Barlett là 648,032 với giá trị mức ý nghĩa Sig. là 0,000 nhỏ hơn 0,05; giá trị
tổng phương sai trích là 75,142% > 50% và giá trị Eigenvalue của nhân tố là 3,006 > 1 nên
yếu tố này vẫn được giữ nguyên. Qua đó, ta thấy rằng dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là
hoàn toàn phù hợp.
4.4. Phân tích tương quan hệ số Pearson
Bảng 6. Hệ số tương quan giữa các biến
HL HH GC NV PP CS DV
Hệ số Pearson 1 0,701 0,684 0,668 0,643 0,621 0,657
HL
Sig. 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Hệ số Pearson 0,701 1 0,573 0,485 0,531 0,486 0,519
HH
Sig. 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Hệ số Pearson 0,684 0,573 1 0,430 0,445 0,489 0,522
GC
Sig. 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Hệ số Pearson 0,668 0,485 0,430 1 0,498 0,486 0,523
NV
Sig. 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Hệ số Pearson 0,643 0,531 0,445 0,498 1 0,487 0,559
PP
Sig. 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Hệ số Pearson 0,621 0,486 0,489 0,486 0,487 1 0,421
CS
Sig. 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Hệ số Pearson 0,657 0,519 0,522 0,523 0,559 0,421 1
DV
Sig. 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson, giá trị các mức ý nghĩa Sig. giữa các biến
đều đảm bảo nhỏ hơn 0,05 như tiêu chuẩn nên ta kết luận được các cặp biến này đều tương
quan với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, kết quả hệ số tương quan Pearson
của các cặp biến độc lập có giá trị khá lớn (đều lớn hơn 0,4). Do đó, khi phân tích hồi quy, tác
giả sẽ chú ý đến hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy
Hệ số chưa chuẩn Hệ số Thống kê đa cộng
Mức ý
hóa chuẩn hóa tuyến
Mô hình t nghĩa
Sai số
B Beta (Sig.) Dung sai VIF
chuẩn
Hằng số -0,794 0,154 -5.139 0,000
HH 0,270 0,050 0,223 5,441 0,000 0,531 1,883
GC 0,201 0,033 0,240 6,045 0,000 0,566 1,766
NV 0,316 0,052 0,234 6,071 0,000 0,599 1,670
PP 0,128 0,036 0,144 3,601 0,000 0,557 1,796
CS 0,165 0,043 0,147 3,855 0,000 0,616 1,624
DV 0,163 0,044 0,151 3,729 0,000 0,542 1,846
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 245


Kết quả phân tích cho thấy, hệ số R 2 là 0,761 và R2 hiệu chỉnh bằng 0,755 nên mức độ
phù hợp của mô hình là 75,5% hay 75,5% sự biến động của sự hài lòng của sinh viên được
giải thích bởi 6 biến độc lập; 24,5% còn lại là do sai số đo lường và các biến khác vắng mặt
trong mô hình.
Mức ý nghĩa Sig. đều thỏa mãn tiêu chuẩn (<0,01) và các hệ số hồi quy đều mang giá trị
dương thể hiện các biến độc lập đều tác động thuận chiều đến biến sự hài lòng của sinh viên.
Qua đó, ta xác định được Giá cả là biến quan trọng có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng
của sinh viên trong nghiên cứu này vì có hệ số hồi quy chuẩn hóa lớn nhất (0,240), tiếp đến là
nhóm nhân tố nhân viên (0,224) và hàng hóa (0,223), cuối cùng là dịch vụ hỗ trợ, cơ sở vật
chất, phân phối. Kết quả này cũng thỏa mãn với đối tượng sinh viên khi thu nhập của họ là
không đáng kể nên việc lựa chọn cửa hàng phù hợp về giá cả, chất lượng và nhu cầu học tập
là điều vô cùng cần thiết. Như vậy, dựa vào kết quả kiểm định đã chứng tỏ 6 nhân tố đưa ra
ban đầu đều có tác động tỷ lệ thuận với biến sự hài lòng của sinh viên.
Dựa vào kết quả SPSS trên mẫu chính thức, giá trị mức độ hài lòng trung bình của sinh
viên đối với cửa hàng tiện lợi phục vụ 24h là 3,25182. Với khoảng tin cậy là 99%, giá trị thấp
nhất của trung bình mẫu là 3,1329 và giá trị cao nhất là 3,3708. Điều này chứng tỏ, mức độ
hài lòng của sinh viên đối với cửa hàng này trên mức trung bình. Hơn nữa, khi xét về các biến
độc lập có tác động đến sự hài lòng, giá trị cao nhất của các biến lần lượt là: giá cả 3,4366
điểm; nhân viên 3,3671 điểm; hàng hóa 3,5426 điểm; cơ sở vật chất 3,3312 điểm phân phối
3,3811 điểm, chỉ riêng biến dịch vụ hỗ trợ chỉ đạt 2,87065 điểm. Qua đó, tác giả kết luận rằng
sinh viên chưa thực sự hài lòng đối với các cửa hàng tiện lợi phục vụ 24h tại thành phố Hồ
Chí Minh và các cửa hàng cần có chiến lược phù hợp để nâng cao sự hài lòng của sinh viên
tại đây.
4. Kết luận và hàm ý quản trị
Nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với các cửa hàng tiê ̣n lợi phục vụ 24h trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhà quản trị các cửa hàng này nên chú ý đến tầm quan trọng
của 6 yếu tố tác đô ̣ng đến sự hài lòng của sinh viên khi hoạch định và thực hiê ̣n chiến lược
marketing, bao gồm giá cả, nhân viên, hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ, cơ sở vâ ̣t chất và phân phối.
Về giá cả, đảm bảo sự tiê ̣n lợi, giá cả hợp lý, chất lượng và ngon miê ̣ng. Nhân viên tại
cửa hàng cần ghi rõ giá cả các sản phẩm trên kê ̣ trưng bày hoă ̣c dán nhãn giá hàng trên bao bì
sản phẩm để sinh viên có thể dễ dàng lựa chọn phù hợp theo nhu cầu. Cụ thể, cửa hàng nên có
các chương trình giảm giá đối với những sản phẩm đã nhàm chán hoă ̣c ghi giá cao hơn giữa
những nhãn mác giá cả khác nhau đối với sản phẩm đang được ưa chuộng và sử dụng nhiều.
Ban lãnh đạo cần đưa ra chiến lược giảm thiểu chi phí đầu vào để đạt được mức giá hợp lý
bằng cách duy trì mối quan hê ̣ ổn định, hài hòa, cùng có lợi với các nhà cung ứng để nhâ ̣n
được mô ̣t số ưu tiên trong viê ̣c giao hàng và chiết khấu khi nhâ ̣p hàng với số lượng lớn.
Về nhân viên, cửa hàng cần chú trọng trong quá trình tuyển chọn và đào tạo nhân viên
có thái đô ̣ phong cách phục vụ, ứng xử theo phương châm “khách hàng là trên hết”. Xây
dựng quy trình phục vụ sinh viên mô ̣t cách nhanh chóng và tiê ̣n lợi, thường xuyên tổ chức các
lớp tập huấn, đào tạo về các kỹ năng về nắm bắt tâm lý sinh viên, giải đáp các thắc mắc, quản
lý, sắp xếp hàng hóa khoa học,...và cung cấp các thông tin mới về sản phẩm đến nhân viên
nhanh chóng, giúp cho viê ̣c trao đổi thông tin được kịp thời, chính xác và chuyên nghiê ̣p.
Về hàng hóa, cần thường xuyên cho nhân viên kiểm tra chất lượng hàng hóa được trưng
bày tại cửa hàng (ít nhất 2 lần/ngày), đă ̣c biê ̣t chú trọng những sản phẩm thức ăn nhanh và đồ
ăn, nước uống được chế biến ngay tại quầy cần đảm bảo tính chuyên nghiê ̣p và tiêu chuẩn an
toàn; nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới, lựa chọn thêm rau, củ, quả để đa dạng việc lựa
chọn cho sinh viên và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với khẩu vị và xu hướng sinh
viên. Đồ ăn nhanh, thức uống, trái cây,.. cần đảm bảo về nhiệt độ bảo quản thích hợp, tránh
tình trạng hư hỏng; đảm bảo hàng hóa sẵn có, tránh trường hợp hết hạn sử dụng, bị hư hỏng
và không tươi ngon như trước.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 246


Về dịch vụ hỗ trợ, cửa hàng cần cam kết phục vụ 24/24, đẩy mạnh chính sách hỗ trợ đổi
trả, bảo hành tại quầy và chiến lược giao hàng tâ ̣n nơi. Đối với các sản phẩm công nghê ̣, cửa
hàng cần đưa ra các thông tin chi tiết và hướng dẫn về cách đổi trả và liên hê ̣ bảo hành hiê ̣u
quả, nhanh chóng. Tăng cường chương trình khuyến mãi, giảm giá cũng như các chính sách
hỗ trợ vào những ngày lễ trong năm, giảm giá hoặc tặng voucher cho các sinh viên nữ vào
ngày 8/3 và 20/10, tặng quà tri ân trong ngày kỷ niệm thành lập cửa hàng cho sinh viên có
điểm tích lũy cao, chiết khấu 5-10% cho sinh viên thường xuyên sử dụng sản phẩm/dịch vụ
tại cửa hàng vào ban đêm,...
Về cơ sở vật chất, đầu tư thêm trang thiết bị, bàn ghế, thiết bị hâm nóng, chế biến thức
ăn như lò vi sóng, máy nước nóng, bếp,... nâng cấp hê ̣ thống wifi miễn phí, trang trí cửa hàng
theo phong cách riêng, bắt mắt với màu sắc trẻ trung, năng động. Nâng cấp hê ̣ thống điện
lạnh, phần mềm hỗ trợ thanh toán và xây dựng phòng vê ̣ sinh, khu để xe đảm bảo an toàn.
Về phân phối, lựa chọn địa điểm thuâ ̣n lợi để mở thêm các cửa hàng mới, tâ ̣p trung vào
nơi có không gian thoáng đãng, khu vực để xe rô ̣ng rãi. Cửa hàng cần thường xuyên đăng tải
thông tin trên các trang web, mạng xã hô ̣i, tờ rơi...nhằm đưa đến nhanh chóng những chương
trình ưu đãi tại cửa hàng. Vâ ̣n dụng kỹ năng nghê ̣ thuâ ̣t trang trí gian hàng khoa học, tạo
không gian tươi trẻ. Viê ̣c điều chỉnh âm lượng loa, nhiê ̣t đô ̣ điều hòa ở mức phù hợp với thời
tiết (không được quá lạnh), xây dựng không gian âm nhạc nhẹ nhàng, êm tai cũng như mùi
hương dịu nhẹ khi bước vào cửa hàng sẽ thúc đẩy tâm trạng sinh viên và khuyến khích họ
mua sắm nhiều hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].Bielen F. & Demoulin N., “Waiting time influence on the satisfaction‐loyalty relationship
in services,” Managing Service Quality: An International Journal, Vol. 17, No.2, pp.174-
193, 2007.
[2].Brown L.G., “Convenience in services marketing,” Journal of Service Marketing, Vol.4,
No.1, pp. 59-83, 1990.
[3].Cadotte, Ernest R., Robert B. Woodruff And Roger L. Jenkins, “Expectations and Norms
in Models Consumer Satisfaction,” Journal of Marketing Research, pp. 304-315, 1987.
[4].Cheng Fang Hsu, “The relationship between Store Image and Customer Satisfaction in
Chain Convenience Store: A study in Taiwan,” M.S. thesis, University of South Australia,
2005.
[5].Churchill A. Gillbert, “A paradigm for developing better measures of marketing
constructs,” Journal of Marketing Research, Vol. 16, No. 1, pp. 64-73, 1979.
[6].Chu Nguyễn Mộng Ngọc, “Ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu đa biến về khảo sát
giá trị cảm nhận của sinh viên về dịch vụ đào tạo tại khoa kinh tế trường Đại học thủy sản
Nha Trang,” Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM, 2005.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 247


[49]VAI TRÒ CỦA ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG
KHỞI NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
SV: Huỳnh Văn Nguyện, Đỗ Thị Thu Hiền
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quang Thu, ThS. Trần Nha Ghi

TÓM TẮT
Nghiên cứu này kiểm định vai trò của đổi mới công nghệ trong việc thực
hiện đổi mới mô hình kinh doanh và cải thiện kết quả khởi nghiệp của 425 doanh
nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình
cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM). Kết quả kiểm
định cho thấy đổi mới công nghệ tác động dương đến năng lực mới, sản phẩm
mới và thị trường mới, đồng thời góp phần làm tăng kết quả khởi nghiệp. Bên
cạnh đó, các thành phần năng lực mới, sản phẩm mới và thị trường mới góp phần
đổi mới mô hình doanh thu, cấu trúc chi phí và có tác động dương đến kết quả
khởi nghiệp. Cuối cùng, nghiên cứu đã đưa ra hàm ý quản trị cho các doanh
nghiệp khởi nghiệp, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: Đổi mới công nghệ; Đổi mới mô hình kinh doanh; Kết quả khởi
nghiệp.
ABSTRACT
This study examines the role of technological innovation in conducting
business model innovation and improving start-up performance of 425 start-up
firms in Ba Ria – Vung Tau province. The partial least squares structural
equation modelling (PLS-SEM) has been applied in this study. The findings show
that technological innovation positively influences new capabilities, new
offerings, new markets, and contributes in increasing start-up performance. In
addition, the components such as new capabilities, new offerings and new
markets contribute in renewing revenue models, cost structures and have positive
influences in start-up performance. Finally, the study proposes managerial
implications for start-up firms, mentions limitations and suggests directions for
further research.
Key words: Technological innovation; Business model innovation; Start-
up performance.
1. Giới thiệu
Vận dụng lý thuyết đổi mới mô hình kinh doanh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
(DNKN) là một chủ đề mới đã thu hút sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu (Trimi & Berbegal-
Mirabent, 2012). Đổi mới mô hình kinh doanh (business model innovation – BMI) sẽ tạo ra
lợi thế cạnh tranh, đem lại hiệu quả hoạt động (Aspara & cộng sự, 2010). BMI liên quan chặt
chẽ với tầm nhìn, khả năng sáng tạo và phán đoán trong kinh doanh của doanh nghiệp (Foss
& Saebi, 2016). BMI sẽ giúp DNKN đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm gia tăng cơ hội
thành công.
Tại Việt Nam, tỷ lệ hoạt động khởi sự kinh doanh thành công (dưới 3,5 năm) là 12,7%
(GEM1, 2016). Nguyên nhân thất bại của các DNKN là chưa xây dựng chất lượng mối quan
hệ với đối tác và đổi mới mô hình kinh doanh (Nguyễn Quang Thu & cộng sự, 2017). Foss &
1

GEM (Global Entrepreneurship Monitor) là chỉ số khởi nghiệp toàn cầu, bắt đầu hoạt
động từ năm 1999. GEM đánh giá thực trạng khởi nghiệp và phát triển kinh doanh tại các
quốc gia nhằm cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, các
doanh nhân và những người quan tâm trên toàn thế giới.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 248
Saebi (2016) đã tổng hợp các nghiên cứu về BMI ở giai đoạn (2000 – 2015) đề xuất hướng
nghiên cứu cần kiểm định mối quan hệ giữa BMI và kết quả hoạt động (đổi mới, giảm chi phí,
hiệu quả tài chính). Clauss (2016) đã khám phá các thành phần đo lường BMI, kết quả cho
thấy BMI là khái niệm có cấu trúc bậc 3, gồm có 10 thành phần (năng lực mới, công nghệ
mới, đối tác mới, quy trình mới, sản phẩm mới, thị trường mới, kênh phân phối mới, mối quan
hệ khách hàng mới, mô hình doanh thu mới và cấu trúc chi phí mới). Nghiên cứu của Nguyễn
Quang Thu & cộng sự (2018) đã kế thừa các thành phần của BMI từ nghiên cứu Clauss
(2016) để kiểm định mối quan hệ giữa BMI và kết quả khởi nghiệp của các DNKN tại tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu. Kết quả cho thấy các thành phần của BMI tác động dương đến kết quả khởi
nghiệp.
Từ phân tích trên cho thấy, chưa có nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các thành
phần của BMI. Giữa các thành phần trong mô hình kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Đặc biệt, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì vai trò của đổi mới công nghệ
góp phần quan trọng trong việc đổi mới năng lực, sản phẩm/dịch vụ, thị trường, mô hình
doanh thu, cấu trúc chi phí, từ đó cải thiện kết quả khởi nghiệp là rất quan trọng. Vì vậy,
nghiên cứu được thực hiện theo hướng tiếp cận này. Mục tiêu nghiên cứu là xem xét vai trò đổi
mới công nghệ trong việc thực hiện BMI nhằm cải thiện kết quả khởi nghiệp. Điều này sẽ
giúp cho các DNKN tại Việt Nam giảm tỷ lệ khởi nghiệp thất bại. Nghiên cứu này có 2 đóng
góp mới:
Kiểm định vai trò của đổi mới công nghệ trong việc thực hiện BMI và tác động của nó
đến kết quả khởi nghiệp của DNKN;
Kiểm định mối quan hệ giữa các thành phần trong BMI và tác động của chúng đến kết
quả khởi nghiệp;
Đối tượng khảo sát là chủ các DNKN hoạt động trên tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, loại trừ các
DNKN hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Cấu trúc bài viết sau phần giới thiệu: (1) cơ sở lý
thuyết, (2) dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, (3) kết quả và thảo luận, và (4) kết luận và
hàm ý quản trị.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Lý thuyết đổi mới
Theo OECD2 (2005) định nghĩa “đổi mới là sự cải tiến đáng kể về sản phẩm/dịch vụ,
quy trình, phương pháp tiếp thị hoặc phương pháp tổ chức đòi hỏi tính mới trong thực tiễn
kinh doanh mà doanh nghiệp là người đầu tiên phát triển và đã được đáp ứng từ các doanh
nghiệp hoặc tổ chức khác”. Theo OECD (2005) đã phân loại đổi mới thành bốn loại:
- Đổi mới sản phẩm: giới thiệu sản phẩm/dịch vụ được cải tiến mới/đáng kể về đặc tính,
mục đích sử dụng, đặc điểm kỹ thuật, các thành phần và nguyên liệu, phần mềm kết hợp, tính
thân thiện của người sử dụng hoặc các đặc tính chức năng khác.
- Đổi mới quy trình: thực hiện phương pháp sản xuất hoặc phân phối được cải tiến.
- Đổi mới marketing: thực hiện phương pháp tiếp thị mới liên quan đến những thay đổi
đáng kể về thiết kế, đóng gói sản phẩm, khuyến mãi hoặc định giá sản phẩm.
- Đổi mới tổ chức: thực hiện phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ
chức nơi làm việc hoặc quan hệ đối ngoại của doanh nghiệp.
2.2. Lý thuyết VARIM

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and
Development), viết tắt OECD.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 249


Lý thuyết VARIM3 được sử dụng để đánh giá lợi nhuận tiềm năng của các mô hình kinh
doanh (Afuah, 2014). Đánh giá lợi nhuận tiềm năng của BMI khi mô hình kinh doanh có sự
thay đổi mới. Các câu hỏi được đặt ra cho lý thuyết VARIM:
Giá trị: Mô hình kinh doanh có mang lại lợi ích cho khách hàng như họ cảm nhận?
Khả năng thích ứng: Mô hình kinh doanh có thể tái cấu trúc nhằm mang lại những lợi ích
mà khách hàng nhận thấy có giá trị đối với họ?
Khan hiếm: Doanh nghiệp có phải là người duy nhất cung cấp lợi ích cho khách hàng? Nếu
không, mức độ lợi ích của doanh nghiệp có cao hơn đối thủ cạnh tranh?
Khó bắt chước: Lợi ích đem lại cho khách hàng là đối thủ cạnh tranh khó bắt chước,
thay thế?
Tạo ra tiền: Doanh nghiệp có tạo ra tiền từ cung cấp các lợi ích cho khách hàng?
2.2. Các khái niệm nghiên cứu
Doanh nghiệp khởi nghiệp: Theo Quyết định số 844/QĐ-TTg quy định “DNKN là cá
nhân, tổ chức có dự án khởi nghiệp được kì vọng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản
trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới và thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp lần đầu”.
Đổi mới công nghệ: là việc tập trung vào các nguồn lực khoa học công nghệ/thiết bị cần
thiết để tiến hành BMI (Clauss, 2016). Wei & cộng sự (2014) đã chứng minh sự phát triển
công nghệ phù hợp với mô hình kinh doanh thành công. Doanh nghiệp cần phải có công nghệ
mới để tái cấu trúc mô hình kinh doanh.
Đổi mới mô hình kinh doanh: BMI là tái cấu trúc các hoạt động trong mô hình kinh
doanh hiện tại của doanh nghiệp nhằm tạo ra sự đổi mới sản phẩm/dịch vụ, là một phương
pháp đổi mới tinh gọn vì các nguồn lực, năng lực đã có sẵn và có thể tiết kiệm đầu tư ở mức
tối thiểu (Santos & cộng sự, 2009). Để doanh nghiệp phát triển bền vững cần đổi mới các
thành phần của mô hình kinh doanh (Carayannis & cộng sự, 2014). Clauss (2016) xây dựng
các thành phần đo lường BMI bao gồm:
Năng lực mới: Doanh nghiệp cần có năng lực mới để thực hiện BMI nhằm nắm bắt cơ
hội phát sinh từ môi trường bên ngoài (Teece & cộng sự, 1997). Năng lực mới được phát triển
thông qua đào tạo, học tập, tích hợp kiến thức, phát triển, khám phá những ý tưởng mới và bài
học kinh nghiệm (Achtenhagen & cộng sự, 2013).
Các sản phẩm/dịch vụ mới: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ để giải quyết các
vấn đề của khách hàng hoặc đáp ứng nhu cầu của họ theo cách mới hoặc tốt hơn (Johnson &
cộng sự, 2008). Đổi mới sản phẩm/dịch vụ thông qua R&D hoặc sử dụng các công nghệ mới
(Teece, 2010). Các sản phẩm/dịch vụ mới là sự thay đổi rõ ràng nhất trong mô hình kinh
doanh của doanh nghiệp.
Khách hàng/thị trường mới: là nhóm khách hàng hoặc phân khúc thị trường mà doanh
nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ hiện tại hoặc trong tương lai (Afuah, 2014). BMI là xác
định lại thị trường hiện tại hoặc thâm nhập thị trường mới. Khách hàng/thị trường mục tiêu
được quyết định bởi câu hỏi “Ai sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp
cung cấp?” (Baden-Fuller & Haefliger, 2013).
Mô hình doanh thu mới: khách hàng trả tiền cho giá trị mà doanh nghiệp cung cấp
(Afuah, 2014). Những câu hỏi có liên quan đến vấn đề này: “Khi nào doanh thu được tạo ra?”,
“Doanh thu được tạo ra trong bao lâu?”, “Bên tạo ra doanh thu là ai? (Baden-Fuller &
Haefliger, 2013).
Cơ cấu chi phí mới: là các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp (Casadesus-Masanell & Ricart, 2010). Cơ cấu chi phí được thiết lập
sẽ quyết định phạm vi chiến lược của sản phẩm/dịch vụ và sự phù hợp với chiến lược thị
3

VARIM (value-giá trị, adaptability-thích ứng, rareness-khan hiếm, inimitability-không thể bắt chướt, và
monetization-tạo ra tiền)

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 250


trường (Zott & Amit, 2008). Cấu trúc chi phí trong mô hình kinh doanh sẽ thay đổi bởi chiến
lược của doanh nghiệp.
Kết quả khởi nghiệp: Littunen & cộng sự (1998) cho rằng kết quả khởi nghiệp là sự tồn
tại/sống sót qua 3 năm đầu hoạt động sau khi khởi sự kinh doanh của DNKN. Sự tiếp tục hoạt
động kinh doanh là dấu hiệu sự thành công của kết quả khởi nghiệp. Việc duy trì hoạt động
trong những năm đầu là rất quan trọng để DNKN kinh doanh ổn định lâu dài. Dựa vào lý
thuyết VARIM, quan điểm của GEM (2016), nghiên cứu của Littunen & cộng sự (1998),
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), kết quả khởi nghiệp được hiểu là sự tồn
tại của DNKN trong giai đoạn khởi sự dưới 3,5 năm, hoạt động ổn định liên tục, đạt được
mục tiêu của nhà khởi nghiệp (doanh thu, lợi nhuận và thị phần như mong muốn) và có tiềm
năng phát triển trong tương lai.
2.3. Lược khảo các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Zhang & cộng sự (2015) đã chứng minh doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh cần phải
thực hiện BMI. Kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao sự hiểu biết về mô hình kinh doanh, cung
cấp kiến thức và đề xuất các hướng đổi mới trong mô hình kinh doanh hiện tại.
Velu (2015) nghiên cứu ảnh hưởng BMI đến sự tồn tại của 129 doanh nghiệp trên thị
trường trái phiếu Mỹ (1995 – 2004). Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp có mức
độ thay đổi mô hình kinh doanh cao sẽ tồn tại lâu hơn các doanh nghiệp thay đổi mô hình
kinh doanh vừa phải.
Waldner & cộng sự (2015) điều tra các giai đoạn khác nhau trong chu kì vòng đời của
ngành ảnh hưởng đến BMI và kết quả đạt được. Dựa trên mẫu 1,242 DN Áo, kết quả cho thấy
BMI nên thực hiện ở giai đoạn khởi đầu trong chu kì vòng đời của ngành.
Pedersen & cộng sự (2016) đánh giá ảnh hưởng BMI đến hiệu quả tài chính bằng cách
khảo sát 540 nhà quản lý ở các ngành nghề: marketing, logistics, tài chính... Kết quả nghiên
cứu cho thấy BMI tác động dương đến hiệu quả tài chính với vai trò trung gian của tính bền
vững doanh nghiệp.
Bouncken & Fredrich (2016) nghiên cứu quy mô, độ tuổi, kinh nghiệm và thời gian hợp tác
ảnh hưởng đến giá trị nắm giữ của BMI. BMI có tác động dương đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu, thậm chí mạnh hơn so với các doanh nghiệp có kinh nghiệm hợp tác.
Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu, chưa có nghiên cứu xem xét vai trò của đổi mới
công nghệ trong việc thực hiện BMI nhằm cải thiện kết quả khởi nghiệp. Dựa trên tiêu thức
kết quả của BMI và lý thuyết VARIM, nghiên cứu này đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu
tổng quát ở Hình 1 cho các DNKN tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đổi mới công nghệ BMI Kết quả khởi nghiệp

Hình 1. Khung nghiên cứu tổng quát


2.5. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
BMI được thực hiện vì giảm chi phí, có cơ hội để giới thiệu sản phẩm mới, tiếp cận thị
trường mới và nâng cao hiệu quả tài chính (Foss & Saebi, 2016). Dựa vào tiêu thức kết quả
BMI của Pedersen và cộng sự (2016), kết quả tổng hợp và đề xuất vấn đề nghiên cứu BMI
của Foss và Saebi (2016), Nguyễn Quang Thu và cộng sự (2018) cho thấy đổi mới các thành
phần của mô hình kinh doanh sẽ góp phần cải thiện kết quả hoạt động. Mô hình nghiên cứu
được đề xuất cụ thể ở Hình 2.

BMI
H1
Năng lực mới H3 Mô hình
a H3 doanh thu mới
H6
Olympic kinh tế H2
lượng và ứng dụng năm 2019H3c 251
a b
Đổi mới công nghệ Sản phẩm mới H4 Kết quả
H2 a H4 khởi nghiệp
b H4 b
H2 Hc H7
H5
chi phí mới
c

Hình 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Reichert & Zawislak (2014) đã chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực công
nghệ và hiệu quả hoạt động của 133 doanh nghiệp ở Brazil. Đổi mới công nghệ sẽ ảnh hưởng
tích cực đến kết quả hoạt động doanh nghiệp. Giả thuyết H1 được đề xuất:
H1: Đổi mới công nghệ ảnh hưởng dương đến kết quả khởi nghiệp của DNKN.
Đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới về sản phẩm/dịch vụ, quy trình mới đối với tổ
chức hoặc thay đổi cách thức sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng (Avermaete &
cộng sự, 2003). Khi doanh nghiệp cập nhật và cải tiến công nghệ sẽ phát triển sản phẩm mới.
Khi đó doanh nghiệp cần trang bị năng lực mới cho nhân viên để đáp ứng sự thay đổi công
nghệ và môi trường bên ngoài. Hơn nữa, doanh nghiệp cần tìm kiếm các phân khúc khách
hàng và thị trường mới cho sản phẩm mới (Clauss, 2016). Giả thuyết H 2a, H2b và H2c được đề
xuất:
H2a: Đổi mới công nghệ ảnh hưởng dương đến năng lực mới của DNKN.
H2b: Đổi mới công nghệ ảnh hưởng dương đến sản phẩm mới của DNKN.
H2c: Đổi mới công nghệ ảnh hưởng dương đến thị trường mới của DNKN.
Năng lực mới sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt thị trường phát triển doanh thu mới và chủ
động tìm kiếm cơ hội để tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như điều chỉnh chi phí theo giá thị
trường phù hợp (Clauss, 2016). Alam & cộng sự (2013) đã chứng minh mối quan hệ cùng
chiều giữa đổi mới năng lực và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất ở Malaysia.
Giả thuyết H3a, H3b và H3c được phát biểu:
H3a: Năng lực mới ảnh hưởng dương đến mô hình doanh thu mới của DNKN.
H3b: Năng lực mới ảnh hưởng dương đến kết quả khởi nghiệp của DNKN.
H3b: Năng lực mới ảnh hưởng dương đến cấu trúc chi phí mới của DNKN.
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm/dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
tạo ra doanh thu và góp phần cải thiện kết quả hoạt động cho doanh nghiệp (Clauss, 2016).
Atalay & cộng sự (2013) đã chứng minh mối quan hệ dương giữa đổi mới sản phẩm với kết
quả hoạt động của ngành công nghiệp cung cấp ô tô tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn nữa, doanh nghiệp
đổi mới sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí để gia tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh
tranh trên thị trường. Giả thuyết H4a, H4b và H4c được phát biểu:
H4a: Sản phẩm mới ảnh hưởng dương đến mô hình doanh thu mới của DNKN.
H4b: Sản phẩm mới ảnh hưởng dương đến kết quả khởi nghiệp của DNKN.
H4c: Sản phẩm mới ảnh hưởng dương đến cấu trúc chi phí mới của DNKN.
Đổi mới thị trường tập trung vào phát triển thị trường mục tiêu và xác định cách thức để
doanh nghiệp phục vụ khách hàng tại thị trường mục tiêu tốt nhất đồng thời tạo ra doanh thu
cho doanh nghiệp (Shirokova & Socolova, 2013). Đổi mới thị trường giúp doanh nghiệp đạt
được thị phần tiềm năng và mức độ tăng trưởng doanh thu như mong muốn. Ngoài ra, doanh
nghiệp phát triển thị trường mới để nắm bắt nhiều cơ hội và xem xét chiến lược định giá phù
hợp trên thị trường (Clauss, 2016). Giả thuyết H5a, H5b và H5c được đề xuất:
H5a: Thị trường mới ảnh hưởng dương đến mô hình doanh thu mới của DNKN.
H5b: Thị trường mới ảnh hưởng dương đến kết quả khởi nghiệp của DNKN.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 252


H5c: Thị trường mới ảnh hưởng dương đến cấu trúc chi phí của DNKN.
Khách hàng là người đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Đổi mới mô hình doanh thu
sẽ tạo ra cơ hội phát triển doanh thu mới và đạt được lợi nhuận dài hạn (Clauss, 2016). Mô
hình doanh thu mới sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mức độ tăng trưởng doanh thu và lợi
nhuận như mong muốn. Giả thuyết H6 được phát biểu:
H6: Mô hình doanh thu mới ảnh hưởng dương đến kết quả khởi nghiệp của DNKN.
Trong giai đoạn khởi sự, DNKN phát sinh nhiều chi phí cho hoạt động đầu tư ban đầu
và đầu tư cố định. Cấu trúc chi phí quyết định đến kết quả hoạt động. Đổi mới cấu trúc chi phí
nhằm xác định các loại chi phí cần thiết liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp ở mức
thấp nhất. Giả thuyết H7 được phát biểu:
H7: Đổi mới cấu trúc chi phí ảnh hưởng dương đến kết quả khởi nghiệp của DNKN.
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và gửi qua email bằng bảng câu
hỏi chi tiết với thang đo Liker 5 bậc (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý).
Đối tượng khảo sát là các chủ DNKN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian phỏng
vấn là tháng 8/2017.
Mẫu nghiên cứu được chọn bằng phương pháp thuận tiện. Theo thống kê của Sở Kế
hoạch & Đầu tư tỉnh BRVT (2017), số lượng DNKN thành lập từ 2014 – 8/2017 là 4470. Số
phiếu khảo sát được gửi đi là 459, thu về được 431 bảng, có 6 bảng câu hỏi không hợp lệ nên
mẫu nghiên cứu chính thức còn lại là 425.
Đặc điểm của mẫu theo loại hình hoạt động (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, cổ
phần), lĩnh vực hoạt động và quy mô lao động của DNKN cụ thể trong Bảng 1.

Bảng 1.Đặc điểm mẫu nghiên cứu


Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %

Doanh nghiệp tư nhân 20 4,7


Công ty trách nhiệm hữu hạn 343 80,7
Loại hình
Công ty cổ phần 62 14,6
Loại hình khác 0 0,0
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 71 17
Lĩnh vực hoạt động Khai khoáng 25 6
Công nghiệp, chế biến, chế tạo 329 77
< 10 306 72
10-30 79 19
Quy mô
30-50 11 3
> 50 29 7
3.2. Thang đo
Các thang đo trong mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên các thang đo gốc của
các nghiên cứu trên thế giới và cần được điều chỉnh để phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu sau
giai đoạn nghiên cứu định tính. Mô hình nghiên cứu có 7 khái niệm nghiên cứu với 25 biến
quan sát được trình bày Bảng 2.
Bảng 2.Thang đo và nguồn gốc thang đo
Số
Khái niệm nghiên cứu Nguồn
quan sát
Đổi mới công nghệ (TEC) 3 Clauss (2016)
Năng lực mới (CAP) 3 Clauss (2016)
Sản phẩm mới (OFF) 3 Cooper và Kleinschmidt (1987), Clauss (2016)

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 253


Thị trường mới (MARK) 3 Jansen và cộng sự (2006), Clauss (2016)
Mô hình doanh thu mới (REV) 4 Osterwalder và Pigneur (2010), Clauss (2016)
Cấu trúc chi phí mới (COST) 4 Osterwalder và Pigneur (2010), Clauss (2016)

Kết quả khởi nghiệp (STARTPERF) 5 Pirolo và Presutti (2010), Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn
Thị Mai Trang (2009), Kết quả định tính

3.4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn: (1) nghiên cứu sơ bộ;
và (2) nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ định tính: dùng để điều chỉnh các biến quan sát trong đo lường các
khái niệm nghiên cứu. Nhóm tác giả thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm để các
thang đo được hiểu rõ ràng và đồng nhất về khái niệm. Tiến hành thảo luận nhóm với 5
chuyên gia bao gồm 2 nhà khoa học và 3 chủ DNKN có mô hình kinh doanh thành công. Các
thang đo trong mô hình nghiên cứu được điều chỉnh để phù hợp với các DNKN tại tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu. Kết quả phỏng vấn được ghi nhận, phát triển và điều chỉnh thành thang đo
nháp.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Thang đo nháp được dùng để phỏng vấn thử với mẫu 101
DNKN theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện để kiểm định độ tin cậy của thang đo. Sau bước
này, thang đo được hoàn chỉnh và sử dụng cho bước nghiên cứu định lượng chính thức.
Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với
mẫu chính thức là 425. Bước này thực hiện để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
bằng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương bé nhất riêng phần (PLS-SEM).
4. Kết quả và thảo luận
4.1. Đánh giá thang đo
Bảng 3 trình bày giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số tải của các biến quan sát đo
lường các khái niệm nghiên cứu cùng với độ tin cậy, phương sai trích của các thang đo trong
mô hình. Kết quả cho thấy hệ số tải của tất cả các biến quan sát đều lớn 0,5 (nhỏ nhất 0,66)
nên các thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu đạt giá trị hội tụ. Ngoài ra, kết quả cho
thấy các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp (CR  0,804) và phương sai trích (AVE
 0,570).
Bảng 3. Các chỉ số thống kê cơ bản của thang đo
Khái niệm và biến quan sát M SD  t
 Đổi mới công nghệ/thiết bị (TEC): Cronbach’s Alpha (CA) = 0,826; Độ tin cậy tổng hợp (CR) = 0,826; Trung bình phương sai
trích (AVE) = 0,613
Cập nhật các nguồn lực công nghệ 2,63 0,98 0,78 23,85
So với đối thủ cạnh tranh, thiết bị kỹ thuật được cải tiến. 2,68 1,02 0,82 24,60
Sử dụng các tiềm năng công nghệ mới để mở rộng danh mục sản 2,86 1,12 0,74 18,51
phẩm/dịch vụ.
Năng lực mới (CAP): CA = 0,839; CR = 0,839; AVE = 0,635
Nhân viên được đào tạo liên tục để phát triển năng lực mới 2,92 0,94 0,75 16,30
So với đối thủ cạnh tranh, nhân viên có kiến thức và khả năng cập nhật 2,95 0,96 0,78 16,54
Xem xét những năng lực mới cần được thiết lập để thích nghi với những 3,00 1,06 0,86 18,46
yêu cầu của thị trường thay đổi
Sản phẩm/dịch vụ mới (OFF): CA = 0,825; CR = 0,824; AVE = 0,611
Quan tâm đến các nhu cầu mới chưa được đáp ứng của khách hàng. 2,48 0,89 0,87 22,57
Các sản phẩm/dịch vụ được cải tiến so với đối thủ cạnh tranh. 2,52 0,93 0,70 15,72
Các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng so với đối 2,57 1,00 0,77 18,38
thủ cạnh tranh.
Thị trường mới (MARK): CA = 0,803; CR = 0,804; AVE = 0,577
Nắm bắt cơ hội phát sinh ở thị trường mới hoặc thị trường đang phát 2,70 0,79 0,75 13,23
triển.
Quan tâm đến các phân khúc thị trường mới và thị trường chưa được 2,60 0,89 0,72 12,97
phục vụ.
Tìm kiếm các phân khúc khách hàng và thị trường mới cho sản 2,87 1,02 0,81 15,28
phẩm/dịch vụ

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 254


Mô hình doanh thu mới(REV): CA = 0,878; CR = 0,868; AVE = 0,643
Phát triển các cơ hội doanh thu mới 2,73 0,90 0,71 15,70
Cung cấp thêm các dịch vụ tích hợp để nhận được lợi nhuận dài hạn, 2,75 0,96 0,76 18,34
Bổ sung/thay thế doanh thu giao dịch một lần bằng mô hình doanh thu 2,68 1,05 0,86 19,36
định kỳ dài hạn,
Không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thu ổn định hiện có. 2,78 1,03 0,86 19,26
Cấu trúc chi phí mới (COST): CA = 0,850; CR = 0,850; AVE = 0,654
Xem xét chiến lược định giá, 2,84 0,97 0,81 23,44
Tìm kiếm các cơ hội để tiết kiệm chi phí sản xuất, 2,88 1,01 0,77 24,35
Chi phí sản xuất được kiểm tra liên tục và điều chỉnh theo giá thị trường 2,85 1,06 0,84 23,91
nếu cần thiết,
Kết quả khởi nghiệp (STARTPERF): CA = 0,869; CR = 0,868; AVE = 0,570
Hoạt động ổn định liên tục 3,44 1,03 0,75 28,436
Có doanh thu tăng trưởng hàng năm 3,46 1,14 0,83 40,540
Đạt được thị phần mong muốn 3,52 1,06 0,76 28,392
Đạt được lợi nhuận mong muốn 3,53 1,18 0,77 34,200
Tồn tại trong giai đoạn đầu 3,40 1,10 0,66 20,784
Ghi chú: M: trung bình; SD: Độ lệch chuẩn; : hệ số tải

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 255


Bảng 4.Tương quan giữa các khái niệm
M SD (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
CAP (1) 2,95 0,86 0,797            
COST (2) 2,86 0,89 0,343 0,809          
MARK (3) 2,72 0,76 0,263 0,279 0,760        
OFF (4) 2,53 0,81 0,321 0,352 0,341 0,782      
REV (5) 2,74 0,84 0,312 0,543 0,263 0,324 0,802    
STARTPERF (5) 3,47 0,89 0,600 0,691 0,510 0,594 0,609 0,755  
TEC (6) 3,47 0,89 0,323 0,422 0,397 0,525 0,421 0,666 0,783
Kết quả phân tích ở Bảng 4 cho thấy căn bậc hai nhỏ nhất của AVE là 0,755 lớn hơn giá
trị lớn nhất của tương quan giữa các cặp khái niệm (0,691) nên các khái niệm nghiên cứu đạt
giá trị phân biệt.
Bảng 5.Chỉ số đo lường mức độ phù hợp mô hình với dữ liệu thị trường
Mô hình tới hạn Mô hình ước lượng
SRMR 0,049 0,096
d_ULS 0,724 2,742
d_G 0,364 0,408
Chi-Square 948,215 971,108
NFI 0.827 0.823
Henseler & cộng sự (2016) cho rằng để đo lường mức độ phù hợp mô hình với dữ liệu
thị trường (Goodness of Fit, GOF) thì sự khác biệt về tương quan giữa phần dữ liệu thực tế và
phần mô hình dự đoán (Standardized Root Mean Square Residual – SRMR) < 0,08 (0,12 vẫn
có thể chấp nhận trong trường hợp nghiên cứu khám phá). Do đó, Bảng 5 cho thấy chỉ số
GOF đạt ngưỡng cho phép.
4.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Bảng 6.Kết quả ước lượng mô hình
Ước lượng
Mối quan hệ se t VIF P
β β (Bootstrap)
TEC -> STARTPERF 0,212 0,212 0,034 6,266 1,435 0,000
TEC -> OFF 0,436 0,438 0,04 10,793 1,000 0,000
TEC -> MARK 0,324 0,327 0,044 7,340 1,000 0,000
TEC -> CAP 0,27 0,272 0,051 5,335 1,000 0,000
REV -> STARTPERF 0,178 0,178 0,034 5,179 1,389 0,000
OFF -> STARTPERF 0,172 0,173 0,034 5,135 1,325 0,000
OFF -> REV 0,191 0,192 0,049 3,912 1,141 0,000
OFF -> COST 0,204 0,204 0,048 4,280 1,141 0,000
MARK -> STARTPERF 0,153 0,153 0,029 5,212 1,176 0,000
MARK -> REV 0,127 0,128 0,048 2,631 1,111 0,009
MARK -> COST 0,129 0,13 0,049 2,615 1,111 0,009
COST -> STARTPERF 0,277 0,277 0,036 7,797 1,407 0,000
CAP -> STARTPERF 0,249 0,248 0,033 7,609 1,179 0,000
CAP -> REV 0,191 0,191 0,046 4,155 1,104 0,000
CAP -> COST 0,208 0,209 0,049 4,234 1,104 0,000
R CAP = 0,071; R OFF = 0,188; R MARK = 0,103; R REV = 0,126; R COST = 0,145; R2STARTPERF
2 2 2 2 2
R2điểu chỉnh
= 0,656
f2TEC->CAP = 0,079; f2TEC->MARK = 0,118; f2TEC->OFF = 0,235;
f2TEC->STARTPERF = 0,093; f2CAP->COST = 0,046; f2CAP->REV = 0,038;
Độ lớn tác động f2 f2CAP->STARTPERF = 0,115; f2C0ST->STARTPERF = 0,161;
f2MARK->COST = 0,018; f2MARK->REV = 0,017; f2MARK->STARTPERF = 0,058; f2OFF->COST = 0,043;
f2OFF->REV = 0,037; f2OFF->STARTPERF = 0,058; f2REV->STARTPERF = 0,068

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 256


Hình 3. Mô hình ước lượng PLS-SEM
Kết quả kiểm định Bootstrap với mẫu là 5000 với các hệ số đường dẫn đều khác 0. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các giả thuyết đưa ra đều được chấp (p-value < 5%). Tại Bảng 5,
mức độ giải thích của đổi mới công nghệ và các thành phần của BMI đến kết quả khởi nghiệp
là 65,5%; được đánh giá là đáng kể, và độ lớn tác động giữa các khái niệm nghiên cứu là nhỏ
và vừa (nhỏ hơn 0,02 và 0,35) (Hair và cộng sự , 2017). Cuối cùng, chỉ số VIF < 5 nên mô
hình ước lượng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Henseler & cộng sự, 2016).

Bảng 7.Mức độ tác động giữa các khái niệm nghiên cứu
Biến Loại tác Đổi mới Năng Sản phẩm Thị trường Chi phí Doanh
phụ thuộc động công nghệ lực mới mới mới mới thu mới
Trực tiếp 0,272
Năng lực mới
Gián tiếp 0,000
Tổng 0,272
Sản phẩm mới Trực tiếp 0,438
Gián tiếp 0,000
Tổng 0,438
Thị trường mới Trực tiếp 0,327
Gián tiếp 0,000
Tổng 0,327
Chi phí mới Trực tiếp 0,000 0,209 0,204 0,130
Gián tiếp 0,190 0,000 0,000 0,000
Tổng 0,190 0,209 0,204 0,130
Doanh thu mới Trực tiếp 0,000 0,191 0,192 0,128
Gián tiếp 0,180 0,000 0,000 0,000
Tổng 0,180 0,191 0,192 0,128
Kết quả Trực tiếp 0,212 0,248 0,173 0,153 0,277 0,178
khởi nghiệp Gián tiếp 0,278 0,092 0,091 0,059 0,000 0,000
Tổng 0,490 0,340 0,264 0,212 0,277 0,178
Đổi mới công nghệ tác động dương lớn nhất đến kết quả khởi nghiệp (β tổng = 0,49). Kế
đến là năng lực mới (βtổng = 0,34); chi phí mới (β trực tiếp = 0,277); sản phẩm mới (βtổng = 0,264);
thị trường mới (βtổng = 0,212) và cuối cùng là doanh thu mới (β trực tiếp = 0,178) lần lượt ảnh
hưởng theo thứ tự giảm dần đến kết quả khởi nghiệp.
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề xuất có 7 khái niệm nghiên cứu đơn hướng là đổi mới công
nghệ, năng lực mới, sản phẩm mới, thị trường mới, mô hình doanh thu mới, cấu trúc chi phí
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 257
mới và kết quả khởi nghiệp. Thang đo có 25 biến quan sát, kết quả mô hình đo lường cho thấy
giá trị thang đo đều đạt được độ tin cậy (hệ số Cronbach’s Alpha, độ tin cậy tổng hợp) và giá
trị cho phép (phương sai trích, giá trị hội tụ và phân biệt),
Kết quả nghiên cứu đã bổ sung vào khung lý thuyết mối quan hệ dương giữa các thành
phần của BMI và giữa chúng có tác động dương đến kết quả khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu
phù hợp với các nghiên cứu trước. Ví dụ, nghiên cứu của Nguyễn Quang Thu & cộng sự
(2018), các thành phần của BMI tác động dương đến kết quả khởi nghiệp. Hơn nữa, mối quan
hệ giữa các thành phần của BMI chưa được kiểm định từ các nghiên cứu trước đây và kết quả
nghiên cứu đã trả lời vấn đề nghiên cứu của Foss & Saebi (2016) giữa BMI và kết quả hoạt
động của doanh nghiệp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đã khẳng định được vai trò của đổi mới
công nghệ trong việc thực hiện BMI và góp phần gia tăng kết quả khởi nghiệp.
5. Kết luận và hàm ý quản trị
5.1. Kết luận
Nghiên cứu này đã kiểm định các thành phần BMI và kết quả khởi nghiệp của các
DNKN tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đổi mới công nghệ có vai trò
quan trọng trong việc thực hiện BMI và góp phần gia tăng kết quả khởi nghiệp. Vì vậy, 15 giả
thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận.
5.2. Hàm ý quản trị
Các DNKN cần chú trọng đổi mới công nghệ nhằm thực hiện BMI và nâng cao kết quả
khởi nghiệp, Một số hàm ý quản trị cụ thể được đề xuất:
Thứ nhất, DNKN chú trọng đổi mới công nghệ đáp ứng sự thay đổi của môi trường:
DNKN cập nhật các nguồn lực công nghệ, cải tiến thiết bị kỹ thuật so với đối thủ cạnh
tranh và sử dụng các tiềm năng công nghệ mới để mở rộng danh mục sản phẩm/dịch vụ.
DNKN chủ động nâng cao năng lực quản trị, kỹ thuật và đầu tư công nghệ sản xuất theo tiêu
chuẩn quốc tế để thích ứng với cách mạng công nghiệp 4,0.
Thứ hai, DNKN thực hiện đổi mới một số thành phần của mô hình kinh doanh:
Đổi mới sản phẩm: DNKN quan tâm đến các nhu cầu mới chưa được đáp ứng của
khách hàng, cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Đổi mới năng lực: DNKN tạo điều kiện cho nhân viên được đào tạo để có kiến thức,
khả năng cập nhật và phát triển năng lực mới, xem xét những năng lực mới để thích nghi với
những yêu cầu thay đổi của thị trường.
Đổi mới thị trường: DNKN cần nắm bắt cơ hội phát sinh ở thị trường đang phát triển
hoặc phát triển mới, quan tâm đến các phân khúc thị trường và tìm kiếm khách hàng cho sản
phẩm/dịch vụ.
Đổi mới cấu trúc chi phí: DNKN xem xét chiến lược định giá, chủ động tìm kiếm các
cơ hội để tiết kiệm chi phí sản xuất, kiểm tra thường xuyên và điều chỉnh chi phí sản xuất theo
giá thị trường.
Đổi mới mô hình doanh thu: DNKN phát triển các cơ hội doanh thu mới, cung cấp thêm
các dịch vụ tích hợp để nhận được lợi nhuận dài hạn, bổ sung hoặc thay thế doanh thu giao
dịch một lần bằng mô hình doanh thu định kỳ dài hạn (ví dụ: hợp đồng cho thuê).
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nên tính đại diện chưa cao.
Do đó, để nâng cao tính đại diện, các nghiên cứu cần được khảo sát (lặp lại) ở nhiều
tỉnh/thành phố khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ… là
những nơi có nhiều DNKN.
Nghiên cứu này khảo sát các DNKN thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, do đó không
thấy được đặc thù và yêu cầu khác nhau của từng ngành nghề. Để kết quả kiểm định tốt hơn,
cần nghiên cứu cho một ngành nghề cụ thể để thấy được vai trò của đổi mới công nghệ trong
việc tiến hành BMI và nâng cao kết quả khởi nghiệp.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 258


Còn có các yếu tố khác có tác động đến kết quả khởi nghiệp: chất lượng mối quan hệ
với các đối tác chiến lược, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp tại địa phương… Đây là các vấn đề
được đặt ra cho các nghiên cứu tiếp theo

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Avermaete, T., Viaene, J., Morgan, E, J., & Crawford, N. (2003). Determinants of
innovation in small food firms. European Journal of Innovation Management, 6(1), 8–17.
[2] Achtenhagen, L., Melin, L., & Naldi, L. (2013). Dynamics of business models-
strategizing, critical capabilities and activities for sustained value creation. Long Range
Planning, 46, 1-25.
[3] Alam, S. S., Arumugam, V., Nor, N. G. M., Kaliappan, P. A. P., & Fang, L. S. (2013).
Relationships between innovation capabilities, business performance, marketing
performance and financial performance: A literature review. Business and Management
Horizons, 1(1).
[4] Aspara, J., Hietanen, J., & Tikkanen, H. (2010). Business model innovation vs
replication : financial performance implications of strategic emphases. Journal of
Strategic Marketing, 18(1), 39–56. DOI: 10.1080/09652540903511290
[5] Afuah, A. (2014). Business Model Innovation: Concepts, Analysis, and Cases. New York:
Routledge.
[6] Atalay, M., Anafarta, N., & Sarvan, F. (2013). The relationship between innovation and
firm performance: An empirical evidence from Turkish automotive supplier industry.
Procedia - Social and Behavioral Sciences, 75, 226-235.
1.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 259


[50]EVALUATING THE ECONOMIC AND RISK MANAGEMENT
EFFICIENCIES OF VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS
Vu Thuy Tung
BAFNIU14173, Department of Finance and Banking, School of Business, International
University – Vietnam National University of Ho Chi Minh City, Vietnam
Advisor: NGUYEN PHUONG ANH, Ph.D
1.Introduction
An important part of the economy is the banking system, in which it covers all type of
socio-economic activities. As a financial intermediation, it connects customers those who
have capital deficits with capital surpluses’ customers. It creates an efficiency monetary
circulation by receiving deposits for savers and providing loans for borrowers, from large,
medium and small firms to individuals, enhances the production by providing capital for the
economic.
There has been a few of existing research that focus on evaluating the efficiencies of
banks in Vietnam. This research focuses on the economic and risk management performance
of banks in Vietnam, which is separated into 2 types: state-owned commercial banks and
joint-stock commercial banks in the period of 2013 and 2017. Through this research, the
efficiencies of each group of banks and the strategies, which are the increase of economic
performance or the decrease of risk in loans, to help them reach the business target, will be
found. The balance point between economic performance and risk management efficiencies
also reveal. The aim of this research is to answer the following questions:
What is the level of bank efficiencies in terms of economic performance and risk
management?
How the bank managers balance economic performance and risk to achieve the
profitability targets?
This study aims to introduce a suitable instrument which could be used to solve this
problem: the by-production approach (Murty, Robert Russell, & Levkoff, 2012). The
creation of this approach is a breakthrough achievement since the adaption in the banking
system allows researchers separated the outputs into two groups: good outputs or desirable
outputs and bad outputs or undesirable outputs.
A lot of empirical studies treated non-performing loans as a variable to assess banks’
efficiency through various methods. Stewart, Matousek, & Nguyen (2016) concluded that
SOCBs are less efficient than joint-stock, joint venture and foreign commercial banks in
overall efficiency. Besides, the non-performing loans is considered as an insignificant
determinant of measuring approach of efficiency. Liang, Yao, Hwang, & Wu (2008) have
treated non-performing loans as a variable to reveal the impact of NPLs on the operational
efficiency. Along with these studies above, other studies have treated NPLs as undesirable
outputs or bad outputs that may cause of a bank inefficiency. Barros, Managi, & Matousek
(2012) takes account of NPLs and concluded that NPLs still be a burden for the performance
of a bank. Chen, Chiu, Jan, Chen, & Liu (2015) investigated that those studies would like to
evaluate the banks’ efficiency should have to take into consideration that risk as a key factor.
The second things they found out is the relationship between inefficiency banks and non-
performing loans, that are the most of inefficiency commercial banks had high proportions of
NPLs.
2.Estimation of banking efficiency with a directional distance function
In this study, the production technological frontier for DMUs uses vector x as inputs to
produce desirable and undesirable outputs vector y. Hence, it can be defined as follows:
T =¿
The by-production approach has 2 sub-processes T 1 and T2, the intermediation output is
needed. The set of T1 and T2 are:

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 260


T =T 1 ∩T 2
T 1={ x can produce NII ∧L }
T 2={ L can produce II }
The model has two inputs, interest expense (IE) and non-interest expense (NIE). The
sum of interest and non-interest expense is the value of x. The desirable output non-interest
income (NII) and an intermediation output total loans (L) are the products of first sub-
technology T1 with the input is x. The total loans are the sum of good loans (GL) and non-
performing loans (NPLs). The second process T2 uses good loans to produce interest income
(II), that is a desirable output, and undesirable output NPLs. These sets satisfy the problem of
free disposability, null-jointness and weak disposability. Additionally, considering the size
heterogeneity between commercial banks, the variable return to scale is applied for both sub-
processes.
The function can be defined as:
DT = Max weco ( δ 1 +δ 2 ) +w risk δ 3
δ 1 , δ 2 ,δ 3 , λ ,σ
K K K K
n n
S.t. ∑ λk NII k ≥ NII k +δ1 gTI ; ∑ λ k x
'
k ≤ x ; ∑ σ k II k ≥ II k + δ 2 g TI ;
k
' ' ∑ λk Lk =¿ Lk ' ¿ ;
k =1 k=1 k=1 k =1
K K K K K

∑ σ k NPL k=NPL k −δ3 gNPL ; ∑ σ k GLk =GLk + δ3 gNPL ∑ λk Lk=¿ ∑ σ k Lk ¿ ; ∑ λk =¿ 1 ¿


' ' ;
k =1 k =1 k =1 k=1 k =1
K

∑ σ k =¿ 1 ¿ ; λ k ≥ 0 ∀ k=1 , … , K ; σ k ≥ 0 ∀ k=1 , … , K
k =1
In which:
k: number of banks
λ: the vector related with activity variables of sub-process T1.
σ: the vector related with activity variables of sub-technology T2.
w: the banks’ policy objectives, consists of w econ and wrisk. wecon is high in the scenario
that bank’s purpose is increase profitability and reduce the concern on risk of lending
activities, and vice versa.
δ: the inefficiency score, is the necessary amount of increasing in outputs to reach the
frontier in the direction that is given by vector g. δ is decomposed into three components, in
which δ1 and δ2 measure the inefficiency score for non-interest and interest income, while the
risk management inefficiency score is measured by δ3.
g: the directional vector that includes two sub-vectors, gTI and gNPL, in which gTI is the
direction vector of total incomes that use to measure economic efficiency and g NPL is the
vector for non-performing loans, an indicator of risk. g TI is the sum of interest income and
non-interest income while gNPL equals to the value of non-performing loans.
3.Application:
Table 1: The average of economic and Figure 1: Average economic and risk
risk management inefficiencies for 11 performances
scenarios
Economic
Risk management
Scenario inefficiency δ1 +
inefficiency δ3
δ2
1 34.65% -27.42%
2 33.64% -12.45%
3 29.73% 9.32%
4 26.54% 19.49%
5 23.02% 26.21%
6 18.61% 31.53%
7 14.41% 35.10%
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 261
8 5.44% 39.88% 50%
9 -2.83% 42.63%
40%
10 -11.13% 44.20%
30%

20%

10%

0%
11 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1

-10%

-20%

-30%

-22.39% 44.46% Economic Risk

Using Matlab software, the result of the calculation for the average inefficiency is
shown in Table 1 and illustrated in Figure 1. It shows the influence of policy objectives
changing on the abilities to earn more incomes or resolve more NPLs of commercial banks.
Furthermore, the break-even point of economic and risk management inefficiencies is at the
scenario in which wrisk = 40%. It suggests that government should set regulations in which
banks focus on both earning profit and reducing risks policies, however, the rate on profit
earned should a bit of higher.
The other problem has pointed out in this research is the efficient in terms of economic
and risk performance for 2 types of bank. Table 2 and Figure 2 shows the trends of economic
and risk management inefficiency in SOCBs and JSCBs. It is remarkable to see that JSCBs
have a lot of opportunities to raise the income, although they had to have a strict rule for
borrowing money since the figure of 46.03% in cutting the bad loans at the last scenario. The
data corresponding to the JSCBs noted that they are more sensitive to the change of strategies
in risk management of managers and need to concentrate on risk more than SOCBs.
Table 2: Tradeoff between risk and economic performance for 2 types of banks
SOCBs JSCBs
Scenario Economic Risk Economic Risk
1 21.16% -6.35% 35.43% -13.32%
2 21.16% -6.35% 35.43% -13.32%
3 18.84% 6.79% 31.29% 9.68%
4 16.01% 15.81% 28.05% 20.01%
5 13.18% 22.18% 24.43% 26.79%
6 8.63% 27.74% 20.03% 32.07%
7 7.18% 28.84% 15.44% 35.99%
8 4.28% 30.27% 5.60% 41.25%
9 -2.48% 32.59% -2.87% 44.06%
10 -7.06% 33.43% -11.71% 45.74%
11 -8.25% 33.43% -24.41% 46.03%
Figure 2: Tradeoff between risk and economic performance for 2 types of banks

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 262


State-owned commercial banks Joint-stock commercial banks
50%
50%

40% 40%

30% 30%

20% 20%

10% 10%

0% 0%
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1
-10%
-10%
-20%
-20%
-30%
-30%

Economic Risk Economic Risk

Table 3: Changing of economic and risk management inefficiencies for scenario 6 from
2013 to 2017
State-owned commercial banks Joint-stock commercial banks
Year Economic Risk Economic Risk
2013 -2.06% 12.84% 26.52% 23.21%
2014 19.84% 29.42% 34.96% 19.90%
2015 20.96% 40.18% 37.81% 35.34%
2016 2.97% 23.93% 1.52% 36.00%
2017 1.45% 32.32% -0.65% 45.88%
Finally, this study considers the evolution of inefficient in economic and risk
management throughout the period of 5 years. Table 3 and Figure 3 summarized the result for
possible weight on economic for managers is 50%, means that weco = wrisk = 50%. It is
noted that the possible rate on reducing bad loans of both SOCBs and JSCBs saw the average
annual growth rate at 4.87% and 5.67%, respectively. The economic performance of SOCBs
had the annual growth rate at 0.88%, while the JSCBs’ has a negative growth rate at -6.79%,
with the average potential improvement of total income is around 0 in 2017, means that
JSCBs could be considered as efficiency in this year. It is also suggesting that SOCBs has
more opportunities to raise the profit than JSCBs.

Figure 3: Changing of economic and risk management inefficiencies for scenario 6 from
2013 to 2017

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 263


State-owned commercial banks Joint-stock commercial banks
50% 50%

40% 40%

30% 30%

20% 20%

10% 10%

0% 0%
2013 2014 2015 2016 2017 2013 2014 2015 2016 2017

-10% -10%

Economic Risk Economic Risk

4.Conclusions
In the scope of this study, the efficiencies in terms of economic and risk management in
different policy objectives are to be answered. According to the result, it is clear to see how
policies with related to controlling risks cause a decline in the possible improvement of
income but improve the chances to reduce the ratio of NPLs. The results also showed that the
total income, which included interest income and non-interest income, could be raised by an
average rate of 14%, while NPLs could be reduced by an average rate of 23%. Furthermore,
there are differences between risk management and economic performance between 2 types of
banks, when the JSCBs is more sensitive to the change of risk management policies. In the
last 2 years, when the policies for economic and risk performance is balance, economic
performance of both SOCBs and JSCBs had reach to the production benchmark while the bad
loans that needed to be solved increased, especially JSCBs, warning the manager focus more
on managing risk in lending activities.
Banks’ manager and the State Bank of Vietnam can use this study for their future
policies. Based on the relation of inefficiency score and weigh on risk management, banks’
leader can take advantage from the result in adjusting or remaining their policy objectives to
meet profitability targets, reduce the NPLs as a requirement of government, increase the
income as a desire of investors. SBV can build policies and guidance for each group of
commercial banks when restructuring banking sector based on the result of this research.

REFERENCES
[1] Murty S., Robert Russell R., and Levkoff S.B. (2012). On modeling pollution-generating
technologies. Journal of Environmental Economics and Management, 64(1), 117–135.
[2] Stewart C., Matousek R., and Nguyen T.N. (2016). Efficiency in the Vietnamese banking
system: A DEA double bootstrap approach. Research in International Business and
Finance, 36, 96–111.
[3] Liang C.-J., Yao M.-L., Hwang D.-Y. (2008). The Impact of Non-Performing Loans on
Bank’s Operating Efficiency for Taiwan Banking Industry. Review of Pacific Basin
Financial Markets and Policies, 11(02), 287–304.
[4] Barros C.P., Managi S., and Matousek R. (2012). The technical efficiency of the Japanese
banks: Non-radial directional performance measurement with undesirable output. Omega,
40(1), 1–8.
[5] Zhu N., Wang B., Yu Z. (2016). Technical Efficiency Measurement Incorporating Risk
Preferences: An Empirical Analysis of Chinese Commercial Banks. Emerging Markets
Finance and Trade, 52(3), 610–624.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 264


Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 265
[51]TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
SV: Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Hoàng Mai Anh, Phạm Thị Quỳnh Trang
Học viện Tài chính
GVHD: TS. Đặng Phương Mai, TS. Cù Thu Thủy.

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đánh giá tác động cơ cấu tài sản
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 293 doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 – 2017. Biến phụ
thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh là tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn kinh doanh (ROA). Nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu tỷ trọng tài sản cố
định (TANG), tỷ trọng tài sản ngắn hạn (TSNH) và tỷ trọng đầu tư tài chính dài
hạn( ĐTTCDH) đại diện cho cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên
cứu còn sử dụng các biến kiểm soát bao gồm: quy mô doanh nghiệp (LTA), tốc độ
tăng trưởng (SGROWTH), hệ số nợ (LEV), khả năng thanh toán (LIQUID) và
ngành kinh doanh (PN1) . Kết quả nghiên cứu chỉ ra cả 3 chỉ tiêu đại diện cho cơ
cấu tài sản đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nhân tố như Hệ số nợ (LEV), Ngành kinh
doanh(PN1) có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp; quy mô doanh nghiệp (LTA) có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh. Tác động của khả năng thanh toán và tốc độ tăng trưởng đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị xây dựng cơ cấu tài
sản hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tối đa hóa giá trị cho
các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.
Từ khóa: Cơ cấu tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh, thị trường chứng
khoán Việt Nam, mô hình hồi quy.
1. Giới thiệu
Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là vấn đề quan trọng liên quan đến
sự tồn tại, phát triển và giá trị của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả và không
ngừng nâng cao là nhiệm vụ cơ bản của các doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu chiến
lược tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nhiều cạnh
tranh và toàn cầu hóa càng ngày càng mở rộng như hiện nay thì vấn đề đạt được hiệu quả hoạt
động kinh doanh tốt trở thành bài toán cấp thiết đối với các doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu có tính chất tổng hợp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Một trong những yếu tố có mối quan hệ mật thiết đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh đã được các nghiên cứu trước đây chỉ ra là cơ cấu tài sản và
khả năng sử dụng tài sản. Tuy nhiên trên thực tế, đối với phần lớn các DN ở Việt Nam do
tiềm lực tài chính còn hạn chế, khả năng đầu tư công nghệ, gia tăng năng lực sản xuất còn
yếu. Đây là một thách thức to lớn khi các DN Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các
DN nước ngoài có trình độ công nghệ hiện đại, năng lực sản xuất lớn trong điều kiện xu
hướng hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến hiệu quả
kinh doanh của các DN còn thấp. Hơn nữa, nhiều DN gặp sai lầm khi theo đuổi mục tiêu tối
đa hoá lợi nhuận trong ngắn hạn mà bỏ qua chiến lược đầu tư dài hạn nhằm đảm bảo khả năng
tăng trưởng bền vững gặp rất nhiều khó khăn do sự thiếu ổn định về doanh thu và lợi nhuận
đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng kinh tế kéo dài. Bởi vậy, bên cạnh việc xác định chiến
lược kinh doanh đúng đắn, quản trị tốt nguồn nhân lực chất lượng cao, tổ chức tốt hoạt động
tài chính… các doanh nghiệp cần quan tâm đến đầu tư và phân bổ cơ cấu tài sản hợp lý.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 266
Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhóm tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng và
tác động của cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết
trên sàn chứng khoán ở Việt Nam. Từ đó đề xuất những biện pháp làm cơ sở giúp cho các nhà
quản trị tài chính của doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ cấu tài sản phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Bài nghiên cứu
gồm 6 phần: Mở đầu, Cơ sở lý thuyết, Tổng quan vấn đề nghiên cứu, Xây dựng mô hình
nghiên cứu, Kiến nghị và Kết luận.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.
Cơ cấu tài sản phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp được đo
lường bằng tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản
của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như khả năng
trang bị tài sản của doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành sản
xuất đòi hỏi trang bị tài sản cố định tương đối lớn thường có cơ cấu tài sản tập trung ở bộ
phận tài sản dài hạn hay tài sản cố định. Mức độ đầu tư vào tài sản cố định sẽ quyết định đến
quy mô, năng lực sản xuất và khả năng tiết kiệm các khoản chi phí biến đổi trong hoạt động
kinh doanh. Ngoài các tài sản phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động đầu tư góp vốn ra ngoài doanh nghiệp hình thành các khoản
đầu tư tài chính. Để phản ánh cơ cấu tài sản, doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ tiêu chủ
yếu sau:
Tài sản ngắn
Tỷ lệ đầu tư vào
= hạn
tài sản ngắn hạn Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của
doanh nghiệp. Chỉ tiêu này vừa thể hiện cơ cấu đầu tư, vừa thể hiện quy mô đầu tư về tài sản
ngắn hạn trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp.
Tỷ lệ đầu tư vào Tài sản dài hạn
=
tài sản dài hạn Tổng tài sản
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn phản ánh số vốn đầu tư vào tài sản dài hạn chiếm bao
nhiêu phần trăm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài
hạn còn phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Hai chỉ tiêu cơ cấu tài sản thể hiện tính cân đối giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
trong doanh nghiệp. Không có một tỷ lệ chuẩn nào quy chiếu cho các doanh nghiệp mà tùy
thuộc vào ngành nghề kinh doanh, thời kì kinh doanh và chiến lược kinh doanh mà độ lớn của
các chỉ tiêu này khác nhau. Ngay cả trong cùng một ngành, cơ cấu tài sản của các doanh
nghiệp cũng có nhiều sự khác biệt do chiến lược kinh doanh và thời kì phát triển khác nhau.
Các khoản đầu tư
Tỷ lệ đầu tư tài sản
= tài chính
tài chính
Tổng tài sản
Tỷ lệ đầu tư tài chính phản ánh tỷ trọng tài sản tài chính trong tổng tài sản của doanh
nghiệp. Các khoản đầu tư tài chính có thể bao gồm đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Khi
các doanh nghiệp đạt đến một quy mô kinh doanh nhất định, ngoài hoạt động kinh doanh
chính, công ty thường đầu tư một lượng vốn lớn thông qua các hoạt động góp vốn vào các
công ty con, công ty liên kết khi đó tỷ lệ đầu tư tài chính thường rất cao.
2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Theo quan điểm của nhà kinh tế học người Anh- Adam Smith thì hiệu quả hoạt động
kinh doanh là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, đối với mỗi doanh nghiệp thì đó là
doanh thu tiêu tụ hàng hóa, đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì đó là tốc độ tăng thu nhập
quốc dân và tổng sản phẩm xã hội. Quan điểm này chỉ phù hợp khi tốc độ tăng kết quả kinh
doanh nhanh hơn tốc độ tăng chi phí bỏ ra, hoặc yếu tố đầu vào của sản xuất; ngược lại, quan

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 267


điểm này sẽ không chính xác nếu như tốc độ tăng của kết quả sản xuất nhỏ hơn tốc độ tăng
của chi phí bỏ ra hoặc yếu tố đầu vào. Như vậy, quan điểm này thực chất mới chỉ đánh giá kết
quả thu được từ hoạt động kinh doanh, chưa thực sự đề cập đến vấn đề hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
Theo quan điểm của hai nhà kinh tế hiện đại nổi tiếng – Paul Samuelson và William
D’Nordhau (Paul A. Samuelson, 1989) thì hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ánh khả năng
sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực
của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người.
Theo quan điểm của tác giả K.Rusanop (K.Rusanop, 1987) cho rằng hiệu quả hoạt động
kinh doanh là một bộ phận quan trọng nhất của toàn bộ chiến lược kinh tế, và chỉ ra rằng để
giải quyết các nhiệm vụ kinh tế- xã hội hiện nay không còn đường nào khác là tăng nhanh
hiệu quả của nền sản xuất xã hội. Theo tác giả, hiệu quả kinh doanh được đánh giá qua sự
tổng hợp của nhiều chỉ tiêu kinh tế khác nhau trong quá trình sản xuất, đồng thời doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh càng hiệu quả thì hiệu quả xã hội sẽ càng tăng.
Mặc dù có những quan điểm khác nhau về hiệu quả hoạt động kinh doanh, khái niệm
hiệu quả kinh doanh của DN trong bài nghiên cứu được hiểu là phạm trù kinh tế, phản ánh
mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh thu được với chi phí, hoặc nguồn lực mà DN bỏ ra để
đạt được kết quả đó. Nói cách khác: Hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu
kinh tế phản ánh mối quan hệ tỉ lệ so sánh giữa kết quả kinh doanh đạt được với chi phí, hoặc
nguồn lực đã sử dụng vào kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của DN. Mục đích
quan trọng của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận; do vậy, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh phải tập trung đánh giá khả năng sinh lời của các nguồn lực sử dụng cho hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên, do khả năng sinh lời chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp có năng lực
hoạt động tốt, thể hiện thông qua việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của
doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá được đầy đủ hiệu quả, trước tiên cần phải đánh giá hiệu
quả hoạt động của DN thông qua hiệu quả sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động kinh
doanh, sau đó đánh giá khả năng sinh lời của các nguồn lực.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng được đo lường thông qua nhiều chỉ tiêu tài chính.
Trong đó, nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời là nhóm chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả
hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh
doanh (ROA) và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE). Trong đó:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau
trong kỳ
thuế trên vốn kinh =
Vốn kinh doanh bình
doanh (ROA)
quân trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên trong kỳ
=
vốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình
quân trong kỳ
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, đã có các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản với hiệu quả hoạt
động kinh doanh của DN. Kết quả của các nghiên cứu đưa ra những quan điểm khác nhau về
mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể
là:
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và hiệu quả hoạt động kinh doanh của 65
công ty trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại sở giao dịch chứng khoán Nairobi, Kenya
(Gladys Mwaniki – 2014) chỉ ra rằng cơ cấu tài sản ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các công ty. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đơn và
phương pháp hồi quy nhiều lần, từ đó kết quả cho thấy rằng quy mô tài sản cố định có tác
động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của công ty, nghĩa là tăng đầu tư vào nhà máy và
thiết bị sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, tài sản lưu động và tài sản vô
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 268
hình có ảnh hưởng rất nhỏ gần như là không ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Ngược lại, các
khoản đầu tư dài hạn có tác động cùng chiều và tích cực đến hiệu quả hoạt động tài chính.
- Nghiên cứu về tác động của cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp tại sở giao dịch chứng khoán Nairobi (Dennis Nyamasege - 2014), đã chỉ ra
rằng tài sản cố định là nhân tố quan trong và quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Theo tác
giả, các doanh nghiệp có khoản đầu tư danh mục tài sản cố định cao sẽ khai thác tối đa các cơ
hội đầu tư khác. Và hầu hết các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động ổn định thì đếu có tỉ lệ
đầu tư vào tài sản cố định cao. Bên cạnh đó, khi tài sản cố định được sử dụng một cách tối đa
sẽ làm cho giá trị chuyển đối tăng lên từ đó làm tăng giá trị doanh nghiệp công ty. Dựa trên
công trình nghiên cứu này, tác giả cho rằng doanh nghiệp cần quản trị và đánh giá thường
xuyên hiệu quả sử dụng tài sản cố định, cũng như phát hiện và xử xử lý các tài sản có ảnh
hưởng tiêu cực từ đó giảm thiểu rủi ro doanh nghiệp và tối đa hóa hiệu quả kinh doanh
chuyển đổi từ tài sản cố định.
- Nghiên cứu của Dr. Lucy Wamugo Mwangi (2008), sử dụng phương pháp hồi quy đa
biến để đánh giá mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và quy mô doanh nghiệp đến hiệu quả kinh
doanh của 53 công ty sản xuất và công ty liên doanh niêm yết tại Kenya trong khoảng thời
gian từ năm 2010 đến năm 2016. Trong đó tác giả lựa chọn biến phụ thuộc là ROA và các
biến độc lập là tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản lưu động và quy mô
của doanh nghiệp. Kết quả của mô hình hồi quy chỉ ra tài sản cố định hữu hình ảnh hưởng tiêu
cực và không đáng kể đến ROA; tài sản cố định vô hình ảnh hưởng tích cực và không đáng kể
đến ROA; tài sản lưu động quyết định ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến ROA. Nghiên cứu
cũng đưa ra gợi ý cho các nhà quản lí của các công ty trong việc xem xét khả năng nắm giữ
tài sản cố định và tài sản lưu động của họ.
- Trong nghiên cứu của Mawih K.Al Ani (2014) đánh giá ảnh hưởng của cơ cấu tài sản
(tài sản cố định và tài sản hiện hành) đến hiệu quả tài chính (lợi nhuận) của một số công ty
sản xuất được liệt kê trên MSM (Muscat Securities Market – Thị trường chứng khoán
Muscat). Trong đó tác giả đã sử dụng biến phụ thuộc là ROE và ROA và các biến độc lập là
vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tài sản lưu động để nghiên
cứu cơ cấu tài sản tác động đến hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu đo lường cơ cấu tài sản
bằng vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
được đo lường qua chỉ tiêu lợi nhuận bằng cách sử dụng ROA và ROE. Báo cáo tài chính của
28 công ty sản xuất của Omani được liệt kê trên đã được phân tích trong giai đoạn từ 2008
đến 2012. Mục tiêu chung là xác định mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và hiệu quả kinh doanh
của ngành thương mại và dịch vụ tại NSE, Kenya. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng cơ
cấu tài sản có mối quan hệ đáng kể với hiệu quả hoạt động của các công ty này. Với mục tiêu
đánh giá mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và hiệu quả kinh doanh, kết luận của nghiên cứu là
cơ cấu tài sản có nhiều giá trị ứng dụng hơn và ý nghĩa quan trọng hơn. Mặt khác, nó khác
một phần với kết quả nghiên cứu của Mawih (2014) về ảnh hưởng của cơ cấu tài sản đến hiệu
quả kinh doanh của một số công ty sản xuất được liệt kê trên Thị trường chứng khoán Muscat
(MSM), dẫn tới kết quả là cơ cấu tài sản không có tác động đáng kể đến lợi nhuận về ROE.
- Nghiên cứu của Azadi (2013) kiểm tra tác động của những thay đổi trong tài sản cố
định và tài sản hiện hành đối với thu nhập hoạt động tại Sở giao dịch chứng khoán Tehran.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS để nghiên cứu các hiệu ứng này. Kết quả cho thấy, đối
với các ngành công nghiệp thực phẩm và kim loại, hệ số biến động của tài sản cố định có tác
động tích cực và đáng kể đến thu nhập hoạt động. Đối với các ngành hóa chất, hệ số biến
động của tài sản hiện tại không có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập hoạt động. Một kết quả
khác của nghiên cứu cho thấy tác động của thay đổi cấu trúc tài sản có sự khác biệt đáng kể
đối với tài sản hoạt động và giữa các ngành công nghiệp khác nhau.
- Nghiên cứu của Okwo, Okelue và Nweze (2012) đánh giá tác động của khoản đầu tư
của công ty vào tài sản cố định lên những hoạt động tạo ra lợi nhuận cận biên. Nghiên cứu
này dựa trên một mẫu cho các công ty trong lĩnh vực sản xuất bia Nigeria trong giai đoạn
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 269
2000 đến 2012. Họ đã sử dụng phương pháp thống kê hồi quy để kiểm tra mối quan hệ giữa
mức đầu tư vào tài sản cố định và tác động của nó đến lợi nhuận hoạt động. Hiệu quả của đầu
tư tài sản cố định đối với lợi nhuận của các doanh nghiệp Nigeria được lấy số liệu đã được
kiểm tra. Kết quả cho thấy đầu tư vào tài sản cố định có mối quan hệ tích cực đáng kể đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Cũng có mối tương quan tích cực giữa lợi nhuận ròng
và chất lượng tài sản cố định của các doanh nghiệp khi được phân tích độc lập trong khi đó nó
cũng mang lại mối quan hệ tích cực khi được phân tích cùng với các chỉ số hiệu suất khác.
Nghiên cứu kết luận rằng có một mối quan hệ thuận chiều giữa các biến, nhưng nó không có ý
nghĩa thống kê. Do đó, kết quả không cho thấy bất kỳ tác động tích cực mạnh mẽ nào của việc
đầu tư vào tài sản cố định đối với lợi nhuận hoạt động của các công ty sản xuất bia ở Nigeria.
- Nghiên cứu của Reyhani (2012) đo lường tác động của cơ cấu tài sản đối với hoạt
động của 150 công ty được chấp nhận của Sàn giao dịch chứng khoán Tehran (TSE) thông
qua một số ngành giai đoạn 2002-2010. Ông định nghĩa cơ cấu tài sản bằng tài sản cố định và
các loại tài sản như là các biến độc lập và EBIT (Lợi nhuận trước lãi suất và thuế) là một biến
phụ thuộc. Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng các tài sản cố định có tác động tích
cực đáng kể đến EBIT. Ngoài ra, ảnh hưởng của các biến này đến lợi nhuận trước lãi vay và
thuế giữa các ngành khác nhau là không giống nhau.
- Nghiên cứu của Kotšina và Hazak (2012) kiểm tra tác động của cường độ đầu tư được
đo bằng tỷ lệ phần trăm của tài sản cố định trên tổng tài sản và lợi nhuận trên tài sản. Đối
tượng nghiên cứu là 8.074 công ty ở sáu quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong
khoảng thời gian 9 năm từ 2001 đến 2009. Phát hiện của nghiên cứu chỉ ra rằng không có bất
kỳ tác động tiêu cực (hoặc tích cực) nào đối với cường độ đầu tư của các công ty về tỷ lệ lợi
nhuận trên tài sản trong tương lai.
- Nghiên cứu của Iqbal và Mati (2012) kiểm tra mối quan hệ giữa tài sản không lưu
hành và lợi nhuận doanh nghiệp của các công ty không phải là công ty tài chính. Phân tích hồi
quy bội đã được sử dụng để tìm ra những ảnh hưởng của việc không lưu hành đến lợi nhuận.
Người ta kết luận rằng có một mối liên hệ giữa tài sản phi hiện tại và lợi nhuận của công ty.
4. Xây dựng mô hình nghiên cứu.
4.1. Mẫu dữ liệu
Để đánh giá tác động của cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt động, nghiên cứu sử dụng
mẫu 293 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX, HOSE và sàn UPCOM thuộc 40 ngành nghề
kinh doanh trong giai đoạn năm 2011 đến 2017.
Việc lựa chọn các DN trong mẫu nghiên cứu dựa trên những lý do chủ yếu sau đây:
- Đây là các DN có mức vốn hóa lớn trên thị trường, được lựa chọn ngẫu nhiên trong
các ngành kinh doanh. Các DN trong mẫu được niêm yết trên ba sàn giao dịch chứng khoán
trong thời gian tương đối dài giúp cho việc thu thập số liệu được đầy đủ và có bằng chứng tin
cậy.
- Hệ thống báo cáo tài chính và các chỉ tiêu liên quan đến mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến cơ cấu tài sản của các DN được thu thập đầy đủ trong khoảng thời gian 2011-2017
là điều kiện đảm bảo yêu cầu dữ liệu bảng cân bằng.
4.2. Mô hình thực nghiệm
Số liệu sử dụng trong bài được thu thập từ các báo cáo tài chính và các số liệu thị
trường của 293 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2011 –
2017, sau đó được xử lý để phục vụ quá trình nghiên cứu. Số liệu nghiên cứu là dạng dữ liệu
bảng (panel data) với 2 chiều là năm (từ 2011 – 2017) và các doanh nghiệp niêm yết (293
doanh nghiệp). Tổng mẫu thu được là 2047 quan sát.
Biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN thể hiện
qua chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA).
Các biến độc lập:
+ Tỷ trọng tài sản cố định (TANG): được đo bằng tổng giá trị tài sản cố định trên tổng
tài sản. Thông thường các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định ở mức độ cao phản ánh
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 270
năng lực sản xuất tốt. Tuy nhiên, việc đầu tư vào tài sản cố định làm gia tăng chi phí cố định
từ đó có tác động hai chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp doanh
nghiệp có thể gia tăng sản lượng tiêu thụ, sau khi bù đắp chi phí cố định, mức lãi trên biến phí
cao hơn sẽ giúp cho các doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận. Ngược lại, trong trường hợp doanh
nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, việc gánh chịu chi phí cố định ở mức cao lại có
khả năng làm sụt giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong nghiên cứu, tỷ trọng tài sản cố
định được đo lường bằng chỉ tiêu sau:
Tỷ trọng tài sản cố Tài sản cố định
=
định (TANG) Tổng tài sản
+ Tỷ trọng tài sản ngắn hạn ( TSNH): được đo bằng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản.
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp thì số vốn đầu tư vào tài
sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm, hay tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn trong
tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này vừa thể hiện cơ cấu đầu tư, vừa thể hiện quy mô
đầu tư về tài sản ngắn hạn trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp.
Tỷ trọng tài sản Tài sản ngắn hạn
=
ngắn hạn (TSNH) Tổng tài sản
+ Tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn (ĐTTCDH): được đo bằng các khoản đầu tư tài
chính dài hạn trên tổng tài sản. Hệ số này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của doanh
nghiệp thì số vốn đầu tư cho loại hình đầu tư tài chính dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm, chỉ
tiêu này phản ánh về quy mô, cơ cấu đầu tư tài chính dài hạn trong tổng số vốn hiện có của
doanh nghiệp.
Tỷ trọng đầu tư tài Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn = chính dài hạn
(ĐTTCDH) Tổng tài sản
+ Quy mô doanh nghiệp (LTA): Quy mô doanh nghiệp được đo bằng giá trị logarith của
tổng tài sản. Những doanh nghiệp có quy mô tài sản lớn thì sẽ tận dụng được lợi thế nhờ quy
mô, do đó quy mô kinh doanh có tác động đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp
+Cơ cấu nguồn vốn: Để phản ánh cơ cấu tài sản các nghiên cứu trước đây thường sử
dụng các chỉ tiêu hệ số nợ (Tổng nợ/Tổng nguồn vốn), tỷ trọng nợ dài hạn (Tổng nợ dài
hạn/Tổng nguồn vốn) và tỷ trọng nợ ngắn hạn (Tổng nợ ngắn hạn/Tổng nguồn vốn). Trong
các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu tại các nước phát triển, nguồn vốn dài hạn thường là
nguồn vốn ổn định thường được quan tâm nhiều khi xem xét chính sách tài trợ của DN. Tuy
nhiên, đối với các DN trong các ngành này ở Việt Nam việc duy trì tài sản dài hạn một cách
ổn định còn khó khăn, các DN sử dụng tài sản ngắn hạn là chủ yếu. Hơn nữa, một số DN duy
trì tài sản ngắn hạn một cách thường xuyên. Vì vậy, để phản ánh cơ cấu tài sản của DN, đề tài
sử dụng chỉ tiêu hệ số nợ được xác định bằng tổng nợ trên tổng nguồn vốn (tổng tài sản).
Tổng nợ phải
Hệ số nợ (LEV) = trả
Tổng tài sản
+Khả năng tăng trưởng (SGROWTH): Để đo lường khả năng tăng trưởng của DN các
nghiên cứu thường sử dụng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hoặc tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản
(Myers (1977)). Khả năng tăng trưởng của DN sử dụng trong mô hình của đề tài được đo
lường bằng tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản. Tốc độ tăng trưởng được tính bằng (tài sản năm nay
- tài sản năm trước)/ tài sản năm trước. Được xác định theo công thức:
Khả năng tăng trưởng Tài sản năm nay- Tài sản năm trước
=
(SGROWTH) Tài sản năm trước
+ Hệ số khả năng thanh toán (LIQUID): được xác định bằng tài sản ngắn hạn trên nợ
ngắn hạn. Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản
nợ ngắn hạn. Việc xác định hệ số này cho phép đánh giá việc trả nợ của các doanh nghiệp.
Điều này đã nâng cao mức tín nhiệm của bản thân doanh nghiệp trong con mắt của các nhà

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 271


đầu tư, hấp dẫn các nhà đầu tư hơn, do đó sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và nâng
cao giá trị doanh nghiệp.
Hệ số khả năng Tài sản ngắn hạn
=
thanh toán Nợ ngắn hạn
+ Ngành kinh doanh (PN1): Các DN trong mẫu nghiên cứu được phân loại theo 40
ngành nghề kinh doanh khác nhau. Trong đó ngành Bất động sản là một trong những ngành
có mức độ vốn đầu tư, có vai trò quan trọng với tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn
2011-2017. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn biến nhị phân để phân
tích tác động của ngành Bất động sản so với các ngành khác. Vì vậy, chúng tôi quy ước các
doanh nghiệp ngành Bất động sản là 1, còn các ngành khác là 0.
Để nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng tôi xây dựng các mô
hình tổng quát như sau:
Mô hình 1: ROA = β0 + β1.TANG+ β2.LTA+ β3.SGROWTH + β4.LEV + β5.LIQUID

Mô hình 2: ROA = β0 + β1.TSNH+ β2.LTA+ β3.SGROWTH + β4.LEV + β5.LIQUID

Mô hình 3: ROA = β0 + β1.ĐTTCDH+ β2.LTA + β3.SGROWTH + β4.LEV +
β5.LIQUID + ɛ

4.3. Xử lí số liệu ban đầu


Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA14 để thực hiện công việc tổ chức, lưu
trữ, ước lượng và kiểm định mô hình.
Bảng 1: Thống kê mô tả các biến dữ liệu
variable N mean p50 sd min max cv skewness kurtosis

ROA 2047 .0594774 .0429881 .0938744 -1.010573 .839057 1.578319 .7219445 20.55394
TANG 2047 2.114483 .1595153 10.53713 0 235.7515 4.98331 10.7529 166.2378
TSNH 2047 .5979591 .6382419 .2291906 .0307465 .999937 .3832881 -.4292728 2.249996
ĐTTCDH 2047 .2440898 .0170764 .8357888 0 15.29746 3.424104 8.282195 100.9199
LTA 2047 13.312 13.18418 1.526711 9.585793 19.10697 .1146868 .4041944 3.091825
LEV 2047 .4849485 .5105701 .2097211 .0154376 1.024485 .4324606 -.2237549 2.212249
SGROWTH 2047 45.35274 .0665991 1992.578 -1.039213 90130 43.93513 45.17634 2042.904
LIQUID 2047 2.248502 1.499813 2.712294 0 41.21461 1.206267 6.306606 61.69895

Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu từ phần mềm Stata
Biến phụ thuộc ROA của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam ở mức trung bình là 0.059, cao nhất ở mức 0.8391 và thấp nhất ở mức -1.0106. Các biến
TANG, TSNH, ĐTTCDH, LTA, LEV, SGROWTH, LIQUID có giá trị trung bình lần lượt là
2.1144; 0.598; 0.2441; 13.312; 0.4849; 45.3527; 2.2485.
Biến SGROWTH có hệ số biến thiên lớn thể hiện giá trị của biến này có dao động lớn
hơn các biến còn lại.
Độ chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biến TANG là khá lớn (giá trị
cao nhất là mức 235.7515 và giá trị thấp nhất là mức 0). Nhận thấy các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam phần lớn sử dụng vào đầu tư vào tài sản cố định cho
các hoạt động của doanh nghiệp. Điều kiện để các doanh nghiệp đủ yêu cầu huy động vốn
trên thị trường chứng khoán được kiểm soát bởi Ủy ban chứng khoán, quy định, kiểm kê rõ
ràng, các doanh nghiệp có quy mô lớn đủ điều kiện tham gia vào thị trường. Số lượng lớn
doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định nhiều trong các lĩnh vực xây dựng, bất động sản, các lĩnh
vực sản xuất kinh doanh chủ lực tại Việt Nam nên chiếm đa phần tỷ trọng đầu tư tài sản cố
định.
Độ chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biến ĐTTCDH là rất lớn (giá
trị cao nhất là mức 15.29746 và giá trị thấp nhất là mức 0). Nhận thấy các doanh nghiệp niêm
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 272
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sử dụng chủ yếu sử dụng và đầu tư vào tài chính
dài hạn cho các hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp niêm yết với quy mô lớn, tài
chính mạnh đa phần đều lựa chọn đầu tư tài chính vào các công ty liên doanh, liên kết hay các
công ty được đánh giá với tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Với quan điểm này các công ty đã
lựa chọn cho mình nhiều hoạt động đầu tư tài chính như một xu hướng tất yếu của thị trường
doanh nghiệp nhỏ đầu tư nhỏ, doanh nghiệp lớn đầu tư lớn; đây cũng là phương pháp giúp
nâng cao tính liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành và các doanh nghiệp có liên quan
khác.

Bảng 2: Bảng ma trận hệ số tương quan

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 273


ROA TANG TSNH ĐTTCDH LTA LEV SGROWTH

ROA 1.0000

TANG 0.0753* 1.0000


0.0006

TSNH 0.0465* -0.0187 1.0000


0.0356 0.3966

ĐTTCDH 0.0574* 0.1028* 0.0368 1.0000


0.0094 0.0000 0.0958

LTA -0.0548* -0.2409* -0.1177* -0.2714* 1.0000


0.0132 0.0000 0.0000 0.0000

LEV -0.3424* -0.1115* 0.1567* -0.1147* 0.3016* 1.0000


0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000

SGROWTH 0.0087 -0.0041 0.0274 -0.0064 -0.0454* 0.0018 1.0000


0.6929 0.8544 0.2153 0.7733 0.0400 0.9341

LIQUID 0.1501* 0.0698* 0.1905* 0.0827* -0.1615* -0.4712* -0.0038


0.0000 0.0016 0.0000 0.0002 0.0000 0.0000 0.8647

LIQUID

LIQUID 1.0000

Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu từ phần mềm Stata
Biến phụ thuộc ROA có tương quan âm với 3 biến LTA, LEV nhưng có tương quan
dương với các biến độc lập còn lại: TANG, TSNH, ĐTTCDH, SGROWTH, LIQUID.
Kết quả tính toán hệ số tương quan còn được dùng để đánh giá mức độ đa cộng tuyến
trong mô hình. Kết hợp với việc tính toán hệ số VIF đều khá nhỏ (giá trị VIF lần lượt tương
ứng trong ba mô hình là 1,18; 1,25 và 1,14) cho kết luận các mô hình nghiên cứu không có
hiện tượng đa cộng tuyến.
Nhóm nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Fisher-type để kiểm định tính dừng của
các biến. Do mẫu dữ liệu có dữ liệu trống nên việc sử dụng tiêu chuẩn Fisher-type là phù hợp.
Kết quả kiểm định trên mẫu dữ liệu cho kết luận tất cả các biến đều dừng ở mức ý nghĩa 1%.
Như vậy kết quả ước lượng mô hình hồi quy trên các biến là tin cậy.
4.4. Phương pháp ước lượng và kiểm định mô hình
Bài nghiên cứu này sử dụng ba phương pháp: Pooled OLS, FEM và REM để ước lượng
mô hình hồi quy với dữ liệu bảng.
Phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS): Phương pháp này còn được coi là
phương pháp hồi quy thông thường khi không xét đến các yếu tố không gian và thời gian của
dữ liệu bảng
Phương pháp hồi quy tác động cố định (Fixed Effects Model): Với giả định, mỗi đơn vị
chéo đều có những đặc điểm riêng biệt và có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích; FEM
phân tích mối tương quan này giữa sai số của mỗi đơn vị với các biến giải thích qua đó kiểm
soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến
giải thích để có thể ước lượng những ảnh hưởng thực của biến giải thích lên biến phụ thuộc.
Phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model): Điểm khác biệt
giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hưởng cố định được thể hiện ở sự biến

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 274


động giữa các đơn vị. Nếu sự biến động giữa các đơn vị chéo có tương quan đến biến độc lập
- biến giải thích trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự
biến động giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải
thích. Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì
REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong đó, sai số của mỗi thực thể (không tương quan với
biến giải thích) được xem là một biến giải thích mới.
Kiểm định lựa chọn giữa các mô hình trên là kiểm định Hausman (lựa chọn giữa mô
hình FEM và REM) và kiểm định Breusch & Pagan Lagrange multiplier (lựa chọn giữa mô
hình REM và Pooled OLS). Tùy thuộc kết quả kiểm định mô hình nào là phù hợp sẽ áp dụng
kiểm định khuyết tật trên mô hình đó.
4.5. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình
Sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM. Kết quả ước
lượng giá trị p-value của kiểm định Hausman lớn hơn mức ý nghĩa nên chọn mô hình REM.
Kiểm định khuyết tật thì mô hình REM không có hiện tượng tương quan chéo.
Bảng 3: Kết quả ước lượng của các mô hình
Mô hình 1:

Random-effects GLS regression Number of obs = 2,047


Group variable: CODE Number of groups = 293

R-sq: Obs per group:


within = 0.0296 min = 4
between = 0.1966 avg = 7.0
overall = 0.1214 max = 7

Wald chi2(5) = 121.97


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

ROA Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

TANG .0005061 .000174 2.91 0.004 .0001651 .000847


LTA .0040975 .0023299 1.76 0.079 -.0004689 .008664
LEV -.1509765 .0146435 -10.31 0.000 -.1796771 -.1222758
SGROWTH 6.50e-08 7.88e-07 0.08 0.934 -1.48e-06 1.61e-06
LIQUID -.0014618 .0008885 -1.65 0.100 -.0032031 .0002796
_cons .0803788 .0303561 2.65 0.008 .0208819 .1398758

sigma_u .05785404
sigma_e .06659219
rho .43012824 (fraction of variance due to u_i)

Mô hình 2:

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 275


Random-effects GLS regression Number of obs = 2,047
Group variable: CODE Number of groups = 293

R-sq: Obs per group:


within = 0.0363 min = 4
between = 0.2114 avg = 7.0
overall = 0.1328 max = 7

Wald chi2(5) = 141.71


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

ROA Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

TSNH .0622117 .0120845 5.15 0.000 .0385265 .0858969


LTA .004621 .0023032 2.01 0.045 .0001067 .0091352
LEV -.1717926 .0151303 -11.35 0.000 -.2014476 -.1421377
SGROWTH -8.05e-09 7.85e-07 -0.01 0.992 -1.55e-06 1.53e-06
LIQUID -.0029328 .0009334 -3.14 0.002 -.0047622 -.0011033
_cons .0506786 .030906 1.64 0.101 -.0098961 .1112532

sigma_u .05719054
sigma_e .06634721
rho .42628459 (fraction of variance due to u_i)

Mô hình 3:
Random-effects GLS regression Number of obs = 2,047
Group variable: CODE Number of groups = 293

R-sq: Obs per group:


within = 0.0352 min = 4
between = 0.1847 avg = 7.0
overall = 0.1178 max = 7

Wald chi2(5) = 128.98


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

ROA Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

ĐTTCDH .0088689 .002262 3.92 0.000 .0044354 .0133023


LTA .0045818 .0023352 1.96 0.050 4.88e-06 .0091587
LEV -.1494607 .0146292 -10.22 0.000 -.1781335 -.120788
SGROWTH 6.40e-08 7.87e-07 0.08 0.935 -1.48e-06 1.61e-06
LIQUID -.0013194 .000887 -1.49 0.137 -.0030579 .0004191
_cons .0717844 .0305197 2.35 0.019 .0119669 .1316019

sigma_u .0578494
sigma_e .06638241
rho .43163634 (fraction of variance due to u_i)

Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu từ phần mềm Stata

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 276


Giá trị p – value (F và χ2) của thống kê là 0 do đó, với mức ý nghĩa 5% mô hình hồi quy
là phù hợp. Theo kết quả của 3 mô hình hồi quy, các nhân tố ảnh hưởng của cơ cấu tài sản đến
ROA và có ý nghĩa thống kê bao gồm:
Tỷ trọng tài sản cố định (TANG) tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Kết quả này hàm ý các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản cố định có
khả năng gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn. Điều này có thể được lý giải từ
nguyên nhân tất yếu khi các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các ngành sản
xuất, có tỷ trọng đầu tư tài sản cố định mức độ cao có khả năng tiết kiệm các chi phí biến đổi
cấu thành nên giá thành sản phẩm từ đó gia tăng biên lợi nhuận của sản phẩm. Hơn nữa, các
doanh nghiệp có khả năng đầu tư tài sản cố định mức độ lớn thường có năng lực tài chính
mạnh, đây cũng là một cơ sở đảm bảo hoạt động kinh doanh vững chắc và có hiệu quả.
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn (TSNH) có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. TSNH là nguồn vốn lưu
động thiết yếu, đầu tư ổn định nguồn TSNH sẽ đảm bảo khả năng thanh toán của doanh
nghiệp, tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng dần tương ứng với lượng nguyên nhiên vật
liệu đầu vào ổn định và tăng trưởng đều, các doanh nghiệp vẫn trong quá trình thực hiện sản
xuất kinh doanh hiệu quả. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nằm trong tầm kiểm soát,
hàng tồn kho được dự báo và quản trị hiệu quả. Đây là chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng thiết yếu, các doanh nghiệp thương mại có vòng quay TSNH lớn và chu kỳ sản xuất
kinh doanh ngắn.
Nhân tố ĐTTCDH có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Đầu tư tài chính là một phương án tăng tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp cho
các khỏan đầu tư khác ngoài hoạt động sản xuất chính. Thực tế hầu hết các công ty niêm yết
đều nắm cổ phần của các doanh nghiệp khác nhau, phương thức này để đa dạng hóa danh mục
đầu tư, giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các
doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực tài chính vững mạnh, đây quả là bệ phóng tốt cho việc
đầu tư tài chính, các doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết
và các công ty hỗ trợ cho hoạt động sản xuất chính của doanh nghiệp.
Quy mô doanh nghiệp (LTA) theo kết quả của mô hình 2 có tác động tích cực đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này được lý giải rằng, doanh nghiệp đã tận
dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Khi quy mô của doanh nghiệp được mở rộng thì hiệu
quả kinh doanh gia tăng tương ứng, giá trị doanh nghiệp ngày càng được khẳng định. Doanh
nghiệp phân bổ cơ cấu tài sản ngắn hạn hợp lý, tối ưu hóa làm tăng khả năng thanh toán, quản
trị hàng tồn kho tốt, các khoản nợ phải thu được quản lý chặt chẽ và thu hồi hiệu qủa. Đầu tư
tài sản ngắn hạn ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị
trường của doanh nghiệp, hơn nữa nó còn là yếu tố phản ánh quy mô của doanh nghiệp.
Ngoài ra đầu tư tài sản dài hạn đảm bảo được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
ổn định, ngày càng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Những tín hiệu tích cực mà tổng tài
sản đem lại đều tác động tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, theo kết quả của mô hình 1 và 3 thì quy mô doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê,
vì vậy nó không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ số nợ (LEV) có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nói cách khác, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn cho thấy các
doanh nghiệp lệ thuộc về mặt tài chính quá nhiều từ bên ngoài gây ra tình trạng mất thăng
bằng nguồn lực, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ
ngược chiều giữa hệ số nợ và hiệu quả hoạt động kinh doanh còn cho thấy các doanh nghiệp
chưa tận dụng được tác động của đòn bẩy tài chính, giảm cơ hội khuyếch đại ROE nếu như
doanh nghiệp đang trong giai đoạn làm ăn hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do trong giai đoạn
nghiên cứu, lãi suất chịu biến động của thị trường, doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng nợ
vay cao gây ra tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi lãi suất
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 277
tăng vượt kế hoạch của doanh nghiệp thì sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, từ đó mất khả
năng thanh toán hiện thời và kế hoạch trả nợ phát sinh lãi, khoản phạt trả chậm sẽ làm giảm
uy tín, tăng chi phí sử dụng vốn và gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán (LIQUID) ở mô hình 2 có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh nghiệp. Điều này được giải thích rằng, các doanh nghiệp dự trữ một lượng
tiền mặt, các khoản tiền và tương đương tiền, chứng khoán,... có tính thanh khoản tương đối
cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp
sẽ bỏ lỡ các cơ hội đầu tư tốt, mở rộng hoạt động kinh doanh và gia tăng khả năng sinh lời của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, theo kết quả của mô hình 1 và 3 thì khả năng thanh toán không
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tác động của tốc độ tăng trưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong
cả ba mô hình đều không có ý nghĩa thống kê, vì vậy, nó không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu trên, thu được kết luận tổng quan về tác động của cơ cấu tài sản
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với mong muốn nghiên cứu
mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong các lĩnh vực khác nhau,
chúng tôi đưa ra các mô hình sau khi đưa thêm biến Ngành kinh doanh (PN1) là biến nhị phân
để đánh giá có sự khác biệt giữa ngành Bất động sản so với các ngành khác không?
Mô hình 1a: ROA = β0 + β1.TANG+ β2.LTA + β3.SGROWTH + β4.LEV +
β5.LIQUID + β6.PN1 + ɛ
Mô hình 2a: ROA = β0 + β1.TSNH + β2.LTA + β3.SGROWTH + β4.LEV +
β5.LIQUID + β6.PN1 + ɛ
Mô hình 3a: ROA = β0 + β1.ĐTTCDH+ β2.LTA + β3.SGROWTH + β4.LEV +
β5.LIQUID + β6.PN1 + ɛ

Bảng 4: Kết quả ước lượng của các mô hình


Mô hình 1a:

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 278


Random-effects GLS regression Number of obs = 2,047
Group variable: CODE Number of groups = 293

R-sq: Obs per group:


within = 0.0296 min = 4
between = 0.2223 avg = 7.0
overall = 0.1360 max = 7

Wald chi2(6) = 134.22


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

ROA Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

TANG .0005101 .0001737 2.94 0.003 .0001696 .0008506


LTA .0057116 .0023569 2.42 0.015 .0010922 .0103311
LEV -.1513452 .0145426 -10.41 0.000 -.1798481 -.1228424
SGROWTH 8.27e-08 7.88e-07 0.10 0.916 -1.46e-06 1.63e-06
LIQUID -.00132 .0008865 -1.49 0.136 -.0030575 .0004175
PN1 -.0326495 .0103354 -3.16 0.002 -.0529065 -.0123926
_cons .0637589 .0304457 2.09 0.036 .0040865 .1234314

sigma_u .05673487
sigma_e .06659219
rho .42057912 (fraction of variance due to u_i)

Mô hình 2a:
Random-effects GLS regression Number of obs = 2,047
Group variable: CODE Number of groups = 293

R-sq: Obs per group:


within = 0.0363 min = 4
between = 0.2392 avg = 7.0
overall = 0.1484 max = 7

Wald chi2(6) = 155.20


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

ROA Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

TSNH .062892 .0120044 5.24 0.000 .0393639 .0864202


LTA .0063045 .0023291 2.71 0.007 .0017395 .0108694
LEV -.1725087 .0150224 -11.48 0.000 -.201952 -.1430654
SGROWTH 8.83e-09 7.85e-07 0.01 0.991 -1.53e-06 1.55e-06
LIQUID -.0028042 .0009306 -3.01 0.003 -.0046282 -.0009803
PN1 -.0335881 .0102233 -3.29 0.001 -.0536255 -.0135508
_cons .0330787 .0309814 1.07 0.286 -.0276438 .0938011

sigma_u .05600444
sigma_e .06634721
rho .41606662 (fraction of variance due to u_i)

Mô hình 3a:
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 279
Random-effects GLS regression Number of obs = 2,047
Group variable: CODE Number of groups = 293

R-sq: Obs per group:


within = 0.0353 min = 4
between = 0.2116 avg = 7.0
overall = 0.1329 max = 7

Wald chi2(6) = 141.47


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

ROA Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

ĐTTCDH .0089787 .0022589 3.97 0.000 .0045513 .0134061


LTA .006236 .0023637 2.64 0.008 .0016033 .0108687
LEV -.1498376 .0145293 -10.31 0.000 -.1783144 -.1213607
SGROWTH 8.22e-08 7.86e-07 0.10 0.917 -1.46e-06 1.62e-06
LIQUID -.0011772 .000885 -1.33 0.183 -.0029118 .0005575
PN1 -.0332891 .0103447 -3.22 0.001 -.0535644 -.0130138
_cons .0547127 .0306262 1.79 0.074 -.0053135 .1147389

sigma_u .05675306
sigma_e .06638241
rho .42227407 (fraction of variance due to u_i)

Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu từ phần mềm Stata

Giá trị p – value (F và χ2) của thống kê là 0 do đó, với mức ý nghĩa 5% mô hình hồi quy
là phù hợp. Sau khi thêm biến Ngành kinh doanh (PN1), kết quả thu được là hệ số hồi quy có
ý nghĩa thống kê. Như vậy có sự khác biệt giữa ngành bất động sản so với các ngành khác.
Điều này cho thấy quy mô ngành Bất động sản có tác động tương đối lớn đến các ngành khác.
Khi ngành Bất động sản có tín hiệu tăng trưởng tốt kéo theo sự phát sinh nhu cầu thị trường
các ngành xây dựng, dịch vụ, thương mại,... gia tăng, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
5. Một số đề xuất từ kết quả nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tối đa
hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong thời gian tới như sau:
Một là, Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đầu tư tài sản cố định nhằm tăng cường
năng lực sản xuất.
Qua kết quả nghiên cứu, có thể thấy để đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp,
một trong những thước đo quan trọng là tỷ trọng đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2011-2017, tại các ngành kinh doanh khác nhau có thể thấy được sự biến
động không nhỏ trong vấn đề đầu tư tài sản cố định tác động đến hiệu quả kinh doanh. Vì vậy,
có khả năng gia tăng tài sản dài hạn sẽ giúp DN có hiệu quả cao hơn nên khuyến khích các
DN nghiên cứu tăng đầu tư vào TSDH. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng các kế hoạch tài
chính trong việc đầu tư, phân bổ, sử dụng, bảo dưỡng, nâng cấp tài sản nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng tài sản. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần theo dõi bước tiến của thị trường
với các kênh cung ứng tích hợp công nghệ, được khách hàng ưa chuộng, từ đó xây dựng, kết
hợp sản phẩm của mình với các công cụ hỗ trợ công nghệ hiện đại, phục vụ thị trường không
chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài.
Hai là, Các doanh nghiệp cần tập trung quản lý tốt tài sản lưu động để đảm bảo hoạt
động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục và hiệu quả.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 280
Tài sản lưu động - tài sản ngắn hạn tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, là yếu tố quan trong giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh. Nguyên nhiên vật
liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất phải được cung ứng và đảm bảo nguồn cung đều đặn phù
hợp với dây chuyền sản xuất kinh doanh. Về quản trị hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng,
tạo độ an toàn trong giai đoạn sản xuất- dự trữ và tiêu thụ sản phẩm khi mà quá trình này chưa
đồng bộ cao. Quản trị hàng tồn kho tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí liên quan đến
hàng tồn kho như chi phí cơ hội, chi phí nhân công, chi phí quản lý hàng tồn kho, chi phí
hỏng hóc, sửa chữa. Doanh nghiệp cũng cần có chiến lược tăng vòng quay sản phẩm, chú
trọng marketing và bán hàng, đưa ra cách phân khúc thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
trong và ngoài nước.
Ba là, Cần giám sát, quản lý chặt chẽ các khoản đầu tư tài chính.
Theo nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cũng chịu khá nhiều tổn thất từ
việc đầu tư tài chính không hiệu quả do đầu tư thua lỗ, không có kế hoạch, không đánh giá và
giám sát kịp thời các khoản đầu tư khiến cho các khoản chi đầu tư gây ra khoản thâm hụt
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khắc phục những sai sót trong công tác đánh giá lựa chọn các khoản mục đầu tư, chưa
theo sát kịp thời quá trình của các công ty con, công ty liên kết hay dự án đầu tư. Xây dựng
phương hướng dự phòng, khắc phục rủi ro hay các chiến lược rút vốn đầu tư khi thấy các
khoản đó không hiệu quả.
- Phân bổ cơ cấu tài sản, có kế hoạch với số vốn đầu tư tài chính, đánh giá kỹ lưỡng
tránh đầu tư sai lầm dẫn đến ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh chính của doanh
nghiệp. Khi xem xét đến việc đầu tư tài chính cần chuẩn bị nguồn lực tài chính tốt, ổn định,
xây dựng một chiến lược đầu tư dài hạn, nâng cao trình độ quản lý của công ty, chọn thời
điểm đầu tư khi công ty đã có quy mô ổn định mạnh.
- Nên quan tâm đến các dự án, các công ty liên doanh liên kết, hỗ trợ cho hoạt động sản
xuất chính của công ty. Với các dự án này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý và xem xét tình
hình biến động hay xu hướng thị trường hơn để chuẩn bị tốt mọi tinh huống và đạt được hiệu
quả kinh doanh tốt nhất.
Bốn là, Các doanh nghiệp cần hoàn thiện cơ chế, chính sách một cách phù hợp nhằm
tăng cường quản lí đối với từng bộ phận tài sản .
Một trong những bài học quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt là
thông qua hiệu quả sử dụng các nguồn lực phục vụ hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp
khi đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tài sản đầu tư tài chính cần quan xét thị
trường, phân tích SWOT của nội tại doanh nghiệp, đưa ra các chiến lược, kế hoạch đầu tư,
quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài sản. Nâng cao năng suất sử dụng tài sản để tối
ưu hóa tỷ suất lợi nhuận: đầu tư cho việc nâng cao năng lực quản lý của các cấp từ nhân viên
đến lãnh đạo. Về dài lâu, nên có kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng, nâng cấp tài sản còn giúp kéo
dài thời gian sử dụng tài sản, giữ ổn định nâng suất sản phẩm, tiết kiệm được nhiên liệu và
điện năng tiêu thụ.
Năm là, Những kiến nghị với Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu đạt hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp cần có nhiều yếu tố tác động,
đặc biệt là sự hỗ trợ của Chính phủ trong môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý.
- Nhà nước cũng tạo môi trường vĩ mô ổn định, phát triển, môi trường kinh doanh
thuận lợi, tỷ lệ tăng trưởng GDP đều đặn, khống chế tình trạng lạm phát. Chính phủ cần tăng
cường quản lý, nắm bắt kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong các chính
sách mới, các chương trình hợp tác kinh tế toàn cầu, các thủ tục giấy tờ thông qua để doanh
nghiệp nhanh chóng nắm bắt thời cơ, thúc đẩy sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh.
- Các chính sách liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, xây dựng cộng đồng doanh
nghiệp nhằm bổ sung vốn, gắn kết doanh nghiệp, tiến tới một cộng đồng doanh nghiệp Việt
vững mạnh trong từng lĩnh vực kinh doanh. Các định chế tài chính- ngân hàng tạo điều kiện
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 281
cho các doanh nghiệp phát triển, có sự chỉ đạo các ngân hàng nên có cách chính sách ưu đãi
linh hoạt hơn cho các doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, đưa các chương trình hợp tác quốc tế, phá bỏ rào quan thuế quan giữa
các quốc gia tạo điều kiện mở rộng kinh doanh cho các doanh nghiệp. Nhà nước điều chỉnh
chính sách thuế hợp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển; đặc biệt các doanh
nghiệp phát triển công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp start up.
- Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng cường các chính sách, hành lang pháp
lý, cơ chế quản lý, giám sát thông tin tài chính của doanh nghiệp trên thị trường nhằm đảm
bảo minh bạch, thuận lợi, thông tin chính sách giúp các doanh nghiệp huy động vốn hiệu quả,
hỗ trợ các quyết định đúng đắn của các nhà đầu tư.
6. Kết luận
Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang hoạt
động trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, việc xây dựng được một cơ cấu tài
sản hợp lý nhằm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết và
mang tính thực tiễn cao.
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích số liệu tài chính của 293 công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 7 năm từ 2011 - 2017.Qua
quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra được kết luận rằng: Tỷ trọng tài sản cố định
(TANG), Tỷ trọng tài sản ngắn hạn(TSNH) và Tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn(ĐTTCDH)
có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các
nhân tố như Hệ số nợ (LEV), Ngành kinh doanh (PN1) có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp; còn Quy mô doanh nghiệp (LTA) có tác động tích cực
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên khả năng thanh toán (LIQUID) và tốc độ tăng
trưởng (SGROWTH) không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng một cơ cấu tài sản
hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của 293 doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam đang hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn.
Trong bài nghiên cứu này vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Do điều kiện thu thập dữ liệu nên
bài nghiên cứu mới chỉ lựa chọn những công ty được niêm yết đồng nhất về mặt thời gian và
đầy đủ thông tin minh bạch trong báo cáo tài chính. Do đó, bài nghiên cứu chỉ lựa chọn 293
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 7 năm (2011 –
2017). Số liệu còn hạn chế về thời gian và không gian. Chính vì vậy, mẫu nghiên cứu chưa
mang tính đại diện cao. Hơn nữa, các số liệu lấy từ báo cáo tài chính của các công ty đôi khi
còn có sự trùng lặp giữa các báo cáo tài chính hợp nhất.
Đề tài nghiên cứu có thể được mở rộng để cung cấp rõ hơn những kết quả thực nghiệm,
đồng thời nâng cao độ chính xác của bộ dữ liệu và tìm ra những biện pháp để khắc phục
những hạn chế của kết quả nghiên cứu hiện tại. Việc mở rộng có thể được thực hiện bằng
những cách sau: Mở rộng nghiên cứu riêng cho từng nhóm ngành kinh doanh. Tiếp tục nghiên
cứu thêm những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản, nghiên cứu thêm cả nhân tố vi mô như
đối thủ cạnh tranh, thị trường hoạt động của các công ty và những nhân tố vĩ mô như chính
sách của Nhà nước trong mục tiêu từng giai đoạn phát triển, yếu tố chính trị ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
7. Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Đặng Phương Mai và Tiến sĩ Cù Thu Thủy,
giảng viên Học viện Tài chính, đã hỗ trợ đáng kể trong quá trình tiến hành nghiên cứu này.
Các cô đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho chúng tôi hiểu biết sâu sắc về các lý thuyết về cơ
cấu tài sản, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu bằng phần mềm STATA. Hai cô luôn ủng
hộ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, đưa ra những nhận xét chi tiết và những
đề xuất thấu đáo trong quá trình hoàn thành đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 282
[1] TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh: Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, NXB TÀI
CHÍNH; 2013.
[2] TS. Phạm Thị Thắng: Giáo trình “Kinh tế lượng”, NXB TÀI CHÍNH; 2009
[3] Mawih K.Al Ani (2014),“Effects of Assets Structure on the Financial Performance:
Evidence From Sultanate of Oman”, Journal of US-China Public Administration, ISSN
1548-6591 February 2014, Vol. 11, No. 2, 170-179
[4] Dennis Nyamasege (2014), “Effect of Asset Structure on Value of a Firm: a Case of
Companies, Listed In Nairobi Securities Exchange”, Research Journal of Finance and
Accounting www.iiste.org, Vol.5, No.7, 2014.
[5] Azadi, M.(2013). The relationship between changes in asset structure and operating
earnings in the Tehran Stock Exchange (TSE). Trends in Advanced Science &
Engineering (TASE).
[6]

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 283


[52]TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM IMPACT OF
FOREIGN DIRECT INVESTMENT ON HUMAN DEVELOPMENT
INDEX IN VIETNAM
SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Đình Minh Hiếu
Học Viện Tài Chính
GVHD: Lưu Huyền Trang
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu xem xét tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến
chỉ số phát triển con người thông qua ba chỉ tiêu là tuổi thọ trung bình, tỷ lệ đi
học cấp tiểu học và thu nhập quốc dân tại Việt Nam trong giai đoạn 1990 -2017.
Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy OLS đã tìm ra mối quan hệ cùng
chiều giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu nhập quốc dân, đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tuổi thọ trung bình. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê thì đầu tư trực
tiếp nước ngoài không giải thích được cho biến tỷ lệ đi học. Dựa trên kết quả thực
nghiệm đó, nhóm nghiên cứu phân tích cụ thể sự tác động của các biến số và đưa
ra một số giải pháp để nâng cao hơn nữa đóng góp của đầu tư trực tiếp nước
ngoài cho lĩnh vực xã hội của Việt Nam.
Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ số phát triển con người, FDI,
HDI.
ABSTRACT
The purpose of this paper is to consider the impacts of foreign direct
investment (FDI) human development indicators through three indicators
including the average lifespan, primary school attendance rates and national
income in Vietnam from 1990 to 2017. Our team has utilized the regression model
OLS and found out the propotional relationship between foreign direct investment
and national income, foreign direct investment and the average lifespan.
However, according to statistics, the direct foreign investment does not explain
the variable school attendence rate. Based on the results of that experiment, we
have specifically scruntinised the impacts of these variables and proposed some
pragmatic solutions with a view to enhancing the contribution of foreign direct
investment to the social sector in Vietnam.
1. Giới thiệu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn có vai trò quan trọng trong sự tăng
trưởng kinh tế các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Lượng
vốn FDI chảy vào có xu hướng tăng qua các năm và được minh chứng là có tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế. Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sau 30 năm
kể từ khi Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài (năm 1987), nguồn vốn FDI
trở thành một nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tính đến
tháng 11 năm 2018, cả nước đã tiếp nhận trên 25.690 dự án FDI đến từ 127 quốc gia và vùng
lãnh thổ, với vốn đăng ký (còn có hiệu lực) là 322,9 tỷ USD, vốn FDI thực hiện khoảng hơn
170 tỷ USD. Khu vực FDI hiện nay đóng góp khoảng 25% tổng vốn đầu tư cho xã hội và 20%
GDP của cả nước. Các số liệu thống kê quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam từ năm 2000
đến nay cho thấy, quy mô nền kinh tế của nước ta đã lớn gấp nhiều lần, trong đó khu vực FDI
góp phần ngày càng nhiều hơn về: Vốn đầu tư, thu ngân sách nhà nước, GDP, xuất khẩu,
nhập khẩu, việc làm, thu nhập...
Tầm quan trọng của FDI ngày càng tăng đã dẫn đến nhiều nghiên cứu thực nghiệm điều
tra tác động của FDI đối với nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về
FDI. Tiêu biểu, Nguyễn Phi Lân (2006) bằng việc sử dụng mô hình GMM kết luận mối quan
hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là tích cực. Năm 2009, Trần Quang Tiến chỉ ra FDI làm
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 284
nâng cao cơ sở hạ tầng nước ta. Ngoài ra, Phạm Thị Hoàng Anh & Lê Hà Thu sử dụng mô
hình VAR nghiên cứu tác động FDI đến tăng trưởng kinh tế và cho thấy tác động tích cực của
FDI đến các nhân tố như tổng vốn đầu tư, công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng
lao động và xuất khẩu. Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra tính tích cực của mối quan hệ
của FDI đến các yếu tố tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá về mặt
kinh tế thì chưa đủ, bởi lẽ, các quốc gia đều hướng tới sự phát triển bền vững, nghĩa là ngoài
tăng trưởng đơn thuần về mặt kinh tế, các nước còn xem xét đến các mặt xã hội và môi
trường. Do vậy, mục tiêu của bài nghiên cứu là nhằm đánh giá tác động của FDI đến cả yếu tố
kinh tế và phát triển con người. Nghiên cứu thực nghiệm điều tra ảnh hưởng FDI đến sự tiến
bộ của phúc lợi xã hội tại quốc gia nhận đầu tư. Mục đích của bài là điều tra mối quan hệ giữa
các chỉ số của HDI (Human Development Index) là tuổi thọ trung bình từ lúc sinh (Life
Expectancy), tỷ lệ đi học (School Enrollment), thu nhập quốc dân (Gross National Index ) và
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam.
2. Tổng quan nghiên cứu
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiền đề cơ bản để tạo ra những phương tiện cải thiện
đời sống con người, đưa con người thoát khỏi nguy cơ của sự đói nghèo. Tư duy đó ảnh
hưởng đến các nhà hoạch định chính sách trong một thời gian dài, làm cho lợi ích của con
người gắn liền trực tiếp đến lợi ích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế là điều
kiện cần nhưng chưa là điều kiện đủ để cho sự phát triển tiến bộ của con người.
Tăng trưởng kinh tế có thể được đo lường bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy
nhiên, thước đo sự phát triển con người có thể được thể hiện thông qua nhiều khía cạnh trong
xã hội hoặc những chỉ số tổng hợp: tuổi thọ trung bình, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ
người lớn biết chữ, tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục… Do đó, chỉ sử dụng GDP để đo lường
mức độ tiến bộ của con người là quá hẹp. Robert Kenedy cho rằng: “Tổng sản phẩm nội địa
không tính đến sức khỏe của con cái chúng ta, chất lượng giáo dục mà chúng nhận được, hay
niềm vui của chúng khi vui chơi”. Do sự bất cập của GDP, các nhà chính sách kinh tế suy
nghĩ đến một cách tiếp cận phân tích rộng hơn, nắm bắt mọi khía cạnh của hạnh phúc của con
người, bao gồm các chỉ số về thể chất và về chất lượng sống và tự do như mức sống, cơ sở y
tế giá cả phải chăng?
Để trả lời cho câu hỏi này, các tài liệu có sẵn nên được mở rộng để phù hợp với phân
tích về tác động tổng thể đối với phúc lợi của FDI vượt quá ảnh hưởng của nó đối với tăng
trưởng kinh tế. Nó nên nắm bắt sự tiến bộ của giáo dục, tuổi thọ trung bình, tác động của công
nghệ cũng như môi trường kinh tế vĩ mô của các quốc gia tiếp nhận. Mối lo ngại gia tăng
khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiếu lương thực trầm trọng và bất ổn xã hội đang diễn ra ở
nhiều nền kinh tế đang phát triển đã làm cho mối quan hệ giữa FDI và phúc lợi xã hội ngày
càng quan trọng trong thời đại này.
Cũng như nhiều khái niệm quan trọng khác, không dễ để định nghĩa khái niệm về phúc
lợi xã hội. Mối quan hệ giữa FDI và phát triển con người được đề cập trong tài liệu về phúc
lợi và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu Sen’s (1987,1997, 1998) về kinh tế học phúc lợi chú
trọng nhiều hơn đến các thông số kinh tế và xã hội ngoài tăng trưởng GDP, đại diện cho sự
thay đổi mô hình trong quá trình đo lường sự tiến bộ chung về chất lượng cuộc sống của một
cá nhân.
Một trong những lập luận chính ủng hộ FDI là tác động tích cực của nó đối với tăng
trưởng kinh tế. Điều đó đang được nói, trong khi phần lớn các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng
chứng cho giả thuyết tăng trưởng do FDI dẫn đầu có nghĩa là FDI đóng góp vào tốc độ tăng
trưởng của nước nhận đầu tư (Evans, 2002; Umoh, Jacob & Chuku, 2012; Neto & Veiga,
2013) - cũng có một số phát hiện gây tranh cãi khi cho rằng FDI gây bất lợi cho tăng trưởng
kinh tế (Li & Liu, 2005; Shaikh, 2010). Những kết quả trái ngược này cho thấy mối quan hệ
giữa FDI và tăng trưởng kinh tế dễ bị ảnh hưởng bởi việc giảm thiểu các yếu tố như vốn nhân
lực, tham nhũng, sự bổ sung của FDI và đầu tư trong nước, chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 285


nước chủ nhà, tài chính và phát triển thể chế. Khi các yếu tố này được xem xét, ảnh hưởng
của FDI đến tăng trưởng kinh tế trở thành một vấn đề gây tranh cãi.
Người ta chấp nhận rộng rãi rằng tăng trưởng kinh tế đóng góp tích cực cho sự phát
triển của con người. Nếu giả định này là chính xác, thì có thể dự đoán rằng FDI có tác động
gián tiếp đến sự phát triển của con người thông qua mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, giả định về mối quan hệ tích cực hoàn hảo giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi đã bị
chỉ trích, họ cho rằng tăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích cho tất cả các tầng lớp trong xã hội,
nhưng không thể tự động giảm bất bình đẳng thu nhập. Bruno, Ravallion và Squire (1996)
cho rằng tăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích cho tất cả các tầng lớp trong xã hội, nhưng
không thể tự động giảm bất bình đẳng thu nhập. Tác động của tăng trưởng thu nhập đối với
bất bình đẳng thu nhập có liên quan đến tình trạng bất bình đẳng ban đầu trong nước. Đối với
các quốc gia có mức độ bất bình đẳng cao, tăng trưởng kinh tế thậm chí có thể làm tăng mức
độ nghèo đói và làm cho sự phát triển của con người trở nên tồi tệ hơn (Gohou & Soumaré,
2012). Nếu tăng trưởng kinh tế không phải là vì người nghèo và không khuyến khích phân
phối lại của cải trong xã hội, điều đó có thể làm cho sự bất bình đẳng trở nên tồi tệ hơn và tác
động tiêu cực đến phúc lợi. (Ravallion, 2007).
So với các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu
dành cho việc kiểm tra tác động của FDI đối với sự phát triển của con người là tương đối
khan hiếm. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, các tài liệu về sau này đã phát triển nhanh chóng do
sự thay đổi mô hình tuyên bố rằng mục đích cuối cùng của các chính sách đầu tư nên là cải
thiện sự phát triển của con người. Arcelus, Sharma và Srinivasan (2004) xem xét kỹ lưỡng
hiệu quả của FDI đối với sự phát triển của con người bằng cách sử dụng chỉ số HDI cho cả
các quốc gia thu nhập trung bình và thấp. Trong giai đoạn mẫu của 1975-1999, họ thấy rằng
FDI có tác động tích cực và đáng kể đến sự phát triển của con người đối với cả hai nhóm quốc
gia. Srinivasan (2005) xem xét ảnh hưởng của dòng vốn nước ngoài đến ba thành phần của sự
giàu có, tuổi thọ và thành tựu giáo dục của HDI và thấy rằng tác động của vốn nước ngoài đối
với sự phát triển của con người phụ thuộc vào một số yếu tố, trong đó quan trọng nhất là lợi
nhuận để mở rộng quy mô. Gohoun và Soumare (2012) điều tra tác động của FDI đến giảm
nghèo, một yếu tố quyết định quan trọng đối với sự phát triển của con người, trong giai đoạn
1990-2007 ở khu vực châu Phi bằng cách sử dụng dòng vốn FDI và HDI của UNDP (United
Nations Development Programme) làm biến số chính. Kết quả đã cung cấp bằng chứng cho
mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa FDI và giảm nghèo. Ngoài ra, họ báo cáo rằng, tác
động của dòng vốn FDI vào phúc lợi xã hội là mạnh nhất đối với các khu vực nghèo.
Đối với Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) là một trong số rất
ít nghiên cứu dùng cả hai phương pháp định tính và định lượng để đánh giá tác động của FDI
đến HDI. Nghiên cứu này chỉ lượng hóa được tác động của FDI tới tăng trưởng của các tỉnh
Việt Nam nhằm mục đích cuối cùng là tìm mối quan hệ giữa FDI và xóa đói giảm nghèo. Các
nghiên cứu định lượng khác để kiểm định tác động tràn của FDI hầu như rất ít. Sự thiếu vắng
các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình hóa có thể là
do thiếu các dữ liệu cần thiết hoặc và thiếu tin tưởng vào số liệu sẵn có.
3. Xây dựng mô hình nghiên cứu
3.1. Các biến số
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Theo WTO, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy
ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước
thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt
FDI và các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư và tài sản do
nhà đầu tư quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
Theo các nghiên cứu trước đó, như Arturo (2001) nghiên cứu vai trò FDI đối với vốn
con người; Sharma and Gani (2004); Santosa (2014) với bài viết về tác động của FDI đến phát
triển xã hội ở Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á; Cao, Trinh & Nguyen (2017) về tác

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 286


động của FDI đến HDI (IHDI) ở các quốc gia khu vực Châu Á;…đều cho thấy tác động của
FDI đến các nhân tố: HDI, LE, SE và GNI.
Chỉ số phát triển con người (HDI): được phát triển từ năm 1990 bởi nhà kinh tế người
Pakistan Manbub ul –Haq và nhà kinh tế người Ấn Độ Amartya Sen. HDI chứa đựng 3 yếu tố
phản ánh tương ứng với ba khía cạnh thuộc về năng lực phát triển của con người: năng lực tài
chính (thu nhập- được đo bằng thu nhập bình quân đầu người), năng lực trí lực (giáo dục –
được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học) và năng lực thể lực (y tế và chăm sóc
sức khỏe – được đo bằng tuổi thọ bình quân). Năm 2013, Gittens and Pilgrim cho thấy tác
động tích cực của HDI đến FDI trong giai đoạn 1970 – 2010 ở các quốc gia đang phát triển.
Tỷ lệ đi học theo cấp tiểu học (Enrolment rate in School, primary): Giáo dục tiểu học là
giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc. Đây là bậc giáo dục quan trọng đối với sự phát triển
của con người, hình thành nhân cách và năng lực (trí tuệ và thể chất). Theo nghiên cứu của
Ndeffo (2010) về tác động của FDI đến vốn con người ở 32 quốc gia cận Saharan tại Châu
Phi giai đoạn 1980 – 2005, cho thấy một mối quan hệ tương hỗ giữa FDI và tỷ lệ phần trăm
học sinh đi học tiểu học và trung học. Hơn nữa, dựa trên nghiên cứu của Yildirim and
Tosuner (2014) giải thích được rằng FDI thực hiện bằng cách nào đó tác động đến hệ thống
giáo dục của các quốc gia.
Tuổi thọ trung bình (Life expectancy at birth): Kỳ vọng sống khi sinh hay ước lượng
tuổi thọ khi sinh- là trung bình số năm một nhóm người sinh cùng năm hy vọng sẽ sống qua
với điều kiện sống và chết giống nhau
Thu nhập quốc dân (GNI): là chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia
trong một thời gian, thường là một năm. Đây là chỉ tiêu đo thực lực của quốc gia. Theo nghiên
cứu của K.K.Gokmenoğlua, M.Olugbenga & A.N.Taşpınarc (2018) về tác động của FDI đến
HDI ở Nigeria, cho thấy FDI có tác động tích cực đến GNI, biểu hiện cụ thể là khi FDI tăng
1% thì GNI tăng 0,851%.
3.2. Xây dựng mô hình
Từ cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đó về phân tích tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đến các nhân tố của chỉ số phát triển con người (HDI), tức là thu nhập quốc
dân (GNI), tuổi thọ trung bình (LE), tỷ lệ đi học (SE), nhóm quyết định sử dụng mô hình hồi
quy OLS để thực hiện mục đích nghiên cứu. Mô hình với biến độc lập là lnFDI và 3 biến phụ
thuộc tương ứng: ln GNI, LE, SE.
Mối quan hệ giữa FDI và các chỉ số phát triển con người được thể hiện như sau:
lnGNIt = β0 + β1.lnFDIt + εt
LEt = β0 + β1.lnFDIt + εt
SEt = β0 + β1.lnFDIt + εt
Trong đó: β0: hệ số tự do; β1: hệ số hồi quy; εt: sai số của mô hình.
Nhóm nghiên cứu sử dụng dạng logarit hóa của đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu nhập
bình quân đầu người một cách tương ứng. Việc sử dụng logarit cho các biến để ước tính độ co
giãn thích hợp cho mục đích so sánh.
Bên cạnh đó, trong mô hình định lượng của nghiên cứu này, sự ảnh hưởng của các yếu
tố vi mô khác sẽ không được xét đến. Điều đó không có nghĩa kết quả phủ nhận tác động của
các yếu tố vi mô đến các nhân tố của chỉ số phát triển con người, mà nghiên cứu chỉ tập trung
vào sự ảnh hưởng từ FDI đến GNI, LE và SE.
3.3. Xây dựng giả thuyết
Dựa trên những kết quả nghiên cứu trước và kinh nghiệm từ thực tế, nhóm nghiên cứu
đưa ra các giả thuyết sau:
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến thu nhập quốc dân.
Thu nhập quốc dân bao gồm: chi tiêu dùng cá nhân, tổng đầu tư của dân cư, chi tiêu
dùng của chính phủ, thu nhập thuần từ tài sản ở nước ngoài (sau khi trừ các thuế), và tổng giá
trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu và trừ đi hai khoản: tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập
khẩu và thuế gián thu. Khi đầu tư trực tiếp nước ngoài càng cao thì thì nâng cao được cơ sở hạ
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 287
tầng từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm trong dân cư. Điều này
kỳ vọng một mối quan hệ tích cực cho thu nhập quốc dân.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tuổi thọ trung bình.
FDI có thể giúp cải thiện điều kiện sức khỏe ở các nước nhận đầu tư bằng cách không
chỉ trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước mà còn cung cấp nơi làm việc an toàn và
dịch vụ xã hội tốt hơn. Điều đó có tác động tích cực đến đời sống của người dân giúp nâng
cao tuổi thọ trung bình của dân cư.
Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tỷ lệ đi học tiểu học của
học sinh.
Ngày nay, ngày càng nhiều nhà đầu tư coi giáo dục là một cách tốt để đầu tư vào một
quốc gia. Bằng cách đầu tư một hệ thống giáo dục từ tiểu học đến đến các trường đại học. Từ
đó, họ có thể kiếm được lợi nhuận và có được một nguồn nhân lực trong khi dân cư có thể
nhận được một tiêu chuẩn giáo dục chất lượng. Do đó, tỷ lệ đi học tại nước nhận đầu tư sẽ
tăng lên. Qua điều này, nhóm nghiên cứu kỳ vọng một sự tác động tích cực từ FDI đến SE.

4. Số liệu, kết quả ước lượng và kiểm định mô hình


Dữ liệu dụng trong nghiên cứu được thu thập từ năm 1990 đến năm 2017. Số liệu được
sử dụng là loại số liệu thứ cấp được tổng hợp từ Niên giám thống kê các năm.
4.1 Thu thập số liệu
Mô tả biến độc lập:
Biến độc lập FDI là đầu tư trực tiếp nước ngoài, được đo lường là tổng số vốn thực hiện
(đơn vị: triệu USD).
Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có sự biến động qua các năm. Đặc biệt tăng
mạnh từ năm 2006 đến 2008 và 2012 đến 2016, giảm ở một vài năm như 1997, 2008 và 2011.
Hình 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1990 - 2017

VIET NAM FOREIGN DIRECT INVESTMENT


20000

18000

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

(Nguồn: Niên giám thống kê – Tổng cục Thống kê)


Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 288
Mô tả biến phụ thuộc
Biến số Biến số Đơn vị tính
Tuổi thọ bình quân từ lúc sinh của dân cư Việt Nam (đơn
LE Tuổi thọ bình quân
vị: năm)
SE Tỷ lệ đi học Tỷ lệ đi học tiểu học của học sinh (đơn vị: %)
GNI Thu nhập quốc dân Đơn vị: triệu USD

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 289


Hình 2: Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2017

(Nguồn: Niên giám thống kê – Tổng cục Thống kê)


Hình 3: Tỷ lệ đi học tiểu học của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2017
VIET NAM SCHOOL ENROLLMENT
92

90

88

86

84

82

80

78

76

(Ng
uồn: Niên giám thống kê – Tổng cục Thống kê)
Hình 4: Thu nhập quốc dân của Việt Nam giai đoạn 1990- 2017
VIET NAM GROSS NATIONAL INCOME
2500

2000

1500

1000

500

(Nguồn: Niên giám thống kê – Tổng cục Thống kê)


Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 290
Nhận xét:
Tuổi thọ trung bình tính từ thời điểm sinh của Việt Nam có xu hướng tăng dần đều qua
các năm.
Tỉ lệ học sinh tiểu học đến trường của Việt Nam tăng mạnh từ năm 1998 đến 2007 và
trong những năm còn lại có sự tăng giảm không đáng kể.
Nhìn chung GNI Việt Nam có sự tăng dần từ năm 1991 đến 2017. Giảm từ năm 1990
đến năm 1991
4.2. Kiểm định mô hình
4.2.1. Kiểm định tính dừng của từng biến
Nghiên cứu sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian do đó, tác giả kiểm định tính dừng của
chuỗi số liệu của từng biến. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Dickey và
Fuller (DF) để thực hiện nghiệm đơn vị nhằm kiểm định xem các số liệu theo chuỗi thời gian
là dừng hay không dừng. Kết quả cho thấy:
Với mức ý nghĩa α= 0,05 thì chỉ có LE dừng theo xu hướng, FDI dừng tại sai phân bậc
1, SE dừng ở sai phân bậc 2 còn GNI không phải là chuỗi dừng.
Với mức ý nghĩa α=0,1 thì tất cả các chuỗi trong nghiên cứu đều là chuỗi dừng. Cụ thể,
GNI có tính dừng, LE dừng theo xu hướng (trend), FDI dừng tại sai phân bậc 1, SE dừng tại
sai phân bậc 2.
4.2.2. Kiểm định đồng liên kết Johansen
vecrank lnFDI LE SE lnGNI
Johansen tests for cointegration
Trend: constant Number of obs =
25
Sample: 1993 - 2017 Lags =
2
-----------------------------------------------------------------------
---
5%
maximum trace critical
rank parms LL eigenvalue statistic value
0 20 141.99062 . 67.9079 47.21
1 27 154.24728 0.62489 43.3946 29.68
2 32 165.22284 0.58441 21.4434 15.41
3 35 172.62508 0.44688 6.6390 3.76
4 36 175.94456 0.23322

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thông qua các hệ số trace statistic nhận thấy các biến
không có quan hệ dài hạn với nhau. Do đó bài nghiên cứu chỉ sử dụng mô hình hồi quy đơn
OLS trong ngắn hạn để tìm ra mối liên hệ giữa các biến số.
4.3. Kiểm tra mối quan hệ giữa Ln(GNI) và Ln(FDI)
. reg lnGNI lnFDI
Source | SS df MS Number of obs =
27
-------------+------------------------------ F(1, 25) =
152.45
Model | 3.86160812 1 3.86160812 Prob > F =
0.0000
Residual | .633244735 25 .025329789 R-squared =
0.8591
-------------+------------------------------ Adj R-squared =
0.8535
Total | 4.49485285 26 .172878956 Root MSE = .
15915
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 291
-----------------------------------------------------------------------
lnGNI | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf.
Interval]
-------------
+------------------------------------------------------------lnFDI
| .3862952 .0312861 12.35 0.000 .3218604 .4507301
_cons | 4.813335 .2632504 18.28 0.000 4.271161
5.355509

Qua kết quả hồi quy cho thấy với mức ý nghĩa 5%, ta được hệ số ước lượng
β1=0,3862952. Có nghĩa là khi đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 1% thì thu nhập quốc dân
tăng 0,386%

4.3.1 Kiểm định tự tương quan Bgodfrey


. bgodfrey

Breusch-Godfrey LM test for autocorrelation


-----------------------------------------------------------------------
lags(p) | chi2 df Prob >
chi2
-------------+---------------------------------------------------------
1 | 17.722 1 0.0000
-----------------------------------------------------------------------
H0: no serial correlation
Ta sử dụng kiểm định Bgodfrey để kiểm định hiện tượng tự tương quan giữa Ln(FDI)
và Ln(GNI). Theo quy tắc khi Prob> chi2 > 0,05 thì không có hiện tượng tự tương quan. Tuy
nhiên ta nhận thấy, Prob < 0,05 vì vậy có sự tự tương quan giữa FDI và GNI.
4.3.2. Kiểm định PSSS thay đổi Hettest
. hettest

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity


Ho: Constant variance
Variables: fitted values of lnGNI

chi2(1) = 1.80
Prob > chi2 = 0.1796

Ta sử dụng kiểm định Hettest để kiểm định hiện tượng PSSS thay đổi giữa Ln(FDI) và
Ln(GNI). Theo quy tắc khi Prob> chi2 > 0,05 thì không có hiện tượng PSSS thay đổi. Và khi
đó các hệ số hồi quy ước lượng sẽ có tính chính xác cao hơn. Như vậy, dựa vào kết quả kiểm
định, ta có Prob < 0,05 nên không có hiện tượng PSSS thay đổi giữa FDI và GNI.
4.3.3.Cách khắc phục khuyết tật tự tương quan
Nhóm nghiên cứu sử dụng hiệu chỉnh Robust để khắc phục tự tương quan
. reg lnGNI lnFDI,robust

Linear regression Number of obs =


27
F(1, 25) =
302.08
Prob > F =
0.0000
R-squared =
0.8591
Root MSE = .
15915

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 292


-----------------------------------------------------------------------
zzaaz | Robust
lnGNI| Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf.
Interval]
------------+---------------------------------------------------------
lnFDI| .3862952 .0222257 17.38 0.000 .3405205 .
43207
_cons | 4.813335 .2031978 23.69 0.000 4.394842
5.231829

4.4. Kiểm tra mối quan hệ giữa LE và Ln(FDI)


reg LE lnFDI

Source | SS df MS Number of obs =


27
-------------+------------------------------- F(1, 25) =
159.66
Model | 62.1915067 1 62.1915067 Prob > F =
0.0000
Residual | 9.738158 25 .38952632 R-squared =
0.8646
-------------+------------------------------- Adj R-squared =
0.8592
Total | 71.9296647 26 2.76652556 Root MSE = .
62412

-----------------------------------------------------------------------
LE | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf.
Interval]
-------------+---------------------------------------------------------
lnFDI | 1.550247 .1226884 12.64 0.000 1.297565
1.802928
_cons | 60.94158 1.032337 59.03 0.000 58.81544
63.06771

Qua kết quả hồi quy cho thấy với mức ý nghĩa 5%, ta được hệ số ước lượng
β1=1,550247. Có nghĩa là khi đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 1% thì tuổi thọ trung bình tăng
155,02%
4.4.1.Kiểm định tự tương quan Bgodfrey
. bgodfrey

Breusch-Godfrey LM test for autocorrelation


-----------------------------------------------------------------------
lags(p) | chi2 df Prob >
chi2
-------------+---------------------------------------------------------
1 | 17.592 1 0.0000
-----------------------------------------------------------------------
H0: no serial correlation

Ta sử dụng kiểm định Bgodfrey để kiểm định hiện tượng tự tương quan giữa Ln(FDI)
và LE. Nhận thấy, Prob < 0,05 vì vậy có sự tự tương quan giữa FDI và LE.
4.4.2. Kiểm định PSSS thay đổi Hettest
. hettest

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity


Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 293
Ho: Constant variance
Variables: fitted values of LE

chi2(1) = 1.47
Prob > chi2 = 0.2258

Ta sử dụng kiểm định Hettest để kiểm định hiện tượng PSSS thay đổi giữa Ln(FDI) và
LE. Dựa vào kết quả kiểm định, ta có Prob < 0,05 nên không có hiện tượng PSSS thay đổi
giữa FDI và LE.
4.4.3. Cách khắc phục khuyết tật tự tương quan
Nhóm nghiên cứu sử dụng hiệu chỉnh Robust để khắc phục tự tương quan
reg LE lnFDI,robust

Linear regression Number of obs =


27
F(1, 25) =
297.24
Prob > F =
0.0000
R-squared =
0.8646
Root MSE = .
62412
-----------------------------------------------------------------------
| Robust
LE | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf.
Interval]
-------------+---------------------------------------------------------
lnFDI | 1.550247 .0899182 17.24 0.000 1.365057
1.735437
_cons | 60.94158 .8126017 75.00 0.000 59.26799
62.61516
-----------------------------------------------------------------------
4.5 Kiểm tra mối quan hệ giữa SE và Ln(FDI)
reg d2.SE lnFDI

Source | SS df MS Number of obs =


26
-------------+-------------------------------- F(1, 24) =
0.10
Model | .016802408 1 .016802408 Prob > F =
0.7562
Residual | 4.08720975 24 .170300406 R-squared =
0.0041
-------------+--------------------------------- Adj R-squared =
-0.0374
Total | 4.10401215 25 .164160486 Root MSE = .
41267

-----------------------------------------------------------------------
D2.SE | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf.
Interval]
-------------+---------------------------------------------------------
lnFDI | -.0286996 .0913689 -0.31 0.756 -.2172759 .
1598766
_cons | .235998 .7758883 0.30 0.764 -1.365357
1.837353
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 294
Qua kết quả hồi quy cho thấy với mức ý nghĩa 5%, ta được hệ số ước lượng β1 =
-0,0286996. Có nghĩa là khi đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 1% thì tỷ lệ đi học giảm 28,7%.
Prob > 0.05 cho thấy mô hình không có ý nghĩa thống kê. Có thể tạm kết luận với số liệu
thống kê tại Việt Nam trong giai đoạnh 1990-2017, FDI giải thích không tốt cho tỉ lệ học sinh
tiểu học đi học.
KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ năm 1990 – 2017 (28 quan sát) và áp dụng mô
hình kinh tế lượng để nhận định tác động trong ngắn hạn của đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đến các biến số của chỉ số phát triển con người (HDI) là thu nhập quốc dân (GNI), tuổi
thọ trung bình (LE) và tỷ lệ đi học (SE).
Kết quả ước lượng cho thấy, xét trên 3 yếu tố của chỉ số phát triển con người trong giai
đoạn 1990 – 2017, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động mạnh nhất đến tuổi thọ trung bình
của dân cư Việt Nam, tiếp theo đó là thu nhập quốc dân. Mặc dù, mô hình mắc phải hiện
tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, nhưng nhìn chung, mô hình đã đưa ra một
cách tổng quát sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nhân tố khá phù hợp với
thực tế. Qua kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra kết luận rằng:
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực đến thu nhập quốc dân. Việc gia
tăng nguồn vốn FDI vào Việt Nam thúc đẩy hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nước. Từ đó, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm và
nâng cao mức lương của dân cư.
Thứ hai, nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ cùng chiều của đầu tư trực tiếp nước ngoài và
tuổi thọ trung bình của người dân. Ta có thể thấy với sự chú trọng của toàn xã hội vào vấn đề
y tế đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người, giảm nghèo đói và bệnh tật, từ đó
nâng cao tuổi thọ người dân. Và với nhận định này thì dự kiến mức tuổi thọ trung bình của
Việt Nam vẫn sẽ tăng trong tương lai và FDI sẽ là một trong những nhân tố tác động tích cực
đến yếu tố này.
Thứ ba, kết quả chạy hồi quy cho thấy FDI chưa giải thích tốt cho tỉ lệ đi học tại Việt
Nam. Điều này nhóm nghiên cứu lý giải có thể do các nguồn vốn FDI chủ yếu tập trung cho
nhóm ngành công nghiệp sản xuất, chưa có tác động lan tỏa tới dịch vụ giáo dục tại Việt
Nam.
Qua đó, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp, đặc biệt hướng tới tăng hiệu quả đầu tư
vào giáo dục và đào tạo trong thời gian tới, để kỳ vọng một mối quan hệ tích cực của đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến các nhân tố của chỉ số phát triển con người:
Rà soát các khoản đầu tư và tăng chất lượng đầu tư. Ngoài việc tăng cường đầu tư,
Chính phủ, các cơ quan liên quan cùng các doanh nghiệp cần có những biện pháp quản lý và
giám sát quá trình đầu tư nhằm đảm bảo các khoản đầu tư được sử dụng đúng mục đích, hiệu
quả. Đồng thời, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, gây lãng phí mà không đem lại lợi ích thiết
thực.
Tích cực đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông
qua nguồn vốn FDI, các doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh và sử dụng vốn
hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm trong
nước, tác động tích cực đến công ăn việc làm của dân cư và tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế
phát triển nhanh và bền vững.
Nâng cao chất lượng giáo dục, bởi mục đích tăng cường đầu tư cho giáo dục là cải thiện
chất lượng giáo dục. Đồng thời, Chính phủ và Nhà nước cần có những biện pháp phù hợp để
khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Kiến nghị Chính
phủ nên có những chính sách tuyên truyền rõ ràng về tầm quan trọng của giáo dục tới chất
lượng thực hiện nguồn vốn FDI tại Việt Nam. Từ đó có thể kết nối được vai trò của FDI tới tỷ
lệ đi học của học sinh.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 295


Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Do điều kiện thu thập số liệu nên nhóm
nghiên cứu mới chỉ sử dụng số liệu từ năm 1990 – 2017, do đó mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn.
Bên cạnh đó, dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ các nguồn khác nhau từ trong nước đến
nước ngoài nên không tránh khỏi sai lệch. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu dự kiến mở
rộng thêm để kiểm chứng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nhân tố của chỉ số
phát triển con người tại các tỉnh thành ở Việt Nam để đưa ra được đánh giá một các cụ thể,
chính xác và hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Alejandro P.S (2014) FDI and Human Development: What is the Role of Governance?,
Pakistan Journal of Applied Economics, 27,1-49.
[2] Cao T.H.V, Trinh Q.L, Nguyen T.A.L (2017). The effect of HDI on Inequality- Adjusted
HDI (IHDI) in Asian countries, Foreign Trade University,1-18.
[3] Đinh Văn Hải, Lương Thu Thủy (2014) Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Tài
chính, Hà Nội.
[4] Jonathan M (2001). The impact of Foreign Direct Investment on Human Capital
Enhancement in Developing Countries. Report – OECD, 1- 12.
[5] Korhan K.G, Martins O.A (2015), Nigar T. Impact of Foreign Direct Investment on
Human Development Index in Nigeria. Business and Economics Research Journal, 9, 1-
13.
[6] Muhammad A, Saleem K, Zalina B.Z (2015). Foreign direct investment and human
capital: evidence from developing countries. Investment Management and Financial Inno
vations, 12 (3-1), 155-162.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 296


[53]GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM
SV: Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Thị Nga, Vũ Thu Trang
GVHD:TS. Vũ Thị Minh Luận, TS. Nguyễn Thế Hùng

TÓM TẮT
Hiện nay, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghệ 4.0)
đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuộc
cách mạng này đã trở thành chủ đề nóng và được nhiều người nghiên cứu, phân
tích và bàn luận trên nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau. Thực tế cho thấy, cách
mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau tới các
lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị tại Việt Nam. Trong bối cảnh ấy,
việc nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo, coi đó như một giải pháp phù hợp, một cách thức ứng phó hiệu quả
để tranh thủ được các cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cho Việt
Nam là điều rất cần thiết.
Qua quá trình nghiên cứu về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo hiện nay ở Việt Nam, chúng tôi đã thu thập được dữ liệu
về những khó khăn cũng như nhân tố có tác động đến sự thành công cuả doanh
nghiệp khởi nghiệp. Từ đó đề xuất các giải pháp và các khuyến nghị chính sách
nhằm thúc đẩy hỗ trợ phát triển hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo ở Việt Nam.
Từ khóa: công nghệ 4.0, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhân tố ảnh hưởng.
1.Giới thiệu
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khởi nghiệp trở thành những nội dung quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế. Đây là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân,
động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như nghị quyết Trung
ương 5 khóa XII đã chỉ rõ. Mặt khác, khởi nghiệp còn là động lực quyết định đến sự phát triển
của đất nước.Và trở thành nhu cầu thực tiễn cũng như cứu cánh cho nền kinh tế Việt Nam.
Bởi, hai khía cạnh: 1. Khi nói đến tinh thần quốc gia khởi nghiệp và doanh nghiệp hay cá
nhân khởi nghiệp là nói đến tư duy sáng tạo, sáng tạo không  ngừng của cả một quốc gia
dân tộc, cũng như của từng doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp. 2.Việc trở thành một
quốc gia khởi nghiệp là giải pháp cấp bách cho nền kinh tế Việt Nam. Vì một thực tế là cả
khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều không thể giải
quyết hết lượng lao động dư thừa trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Khu vực doanh
nghiệp nhà nước đang có xu hướng thu hẹp quy mô hoạt động, còn khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài vẫn thiên về sử dụng lao động trình độ thấp.
Trong những năm qua chương trình quốc gia khởi nghiệp trở thành một trong những ưu
tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam với mục đích quy tụ các nhân tố khởi nghiệp về một
mối, phát triển mạng lưới khởi nghiệp “chân rết” tới từng địa phương, đóng góp vào tiềm lực
kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.Để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp để tạo ra nhiều việc phải làm,
trong đó cần có các chính sách, biện pháp khuyến khích/hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp một
cách có hiệu quả, hiệu lực. Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Đề án hướng tới mục
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 297
tiêu tạo dựng hình ảnh quốc gia khởi nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu, rộng với một loạt hỗ trợ như không gian làm việc, các hoạt động đào tạo, cơ chế
thuế đặc thù, góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây thực sự là những đòn
bẩy quan trọng của Chính Phủ nhằm giúp doanh nghiệp khởi nghiệp.
Tuy nhiên, trong công cuộc đổi mới, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khởi
nghiệp còn yếu kém, tỷ lệ thành công là rất ít so với tiềm năng.
Để khuyến khích hoạt động khởi nghiệp thì một loạt các vấn đề được đặt rađòi hỏi cần
được phân tích, đánh giá, nhận diện và giải đáp một cách nghiêm túc, khoa học trong bối cảnh
mới hiện nay. Điều đó cũng gợi mở cho chúng tôi nghiên cứu: “Giải pháp phát triển hoạt
động của Doanh nghiệp sáng tạo ở Việt Nam” nhằm đưa ra đề xuất, chính sách, giải pháp thúc
đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong công cuộc phát triển đất nước.
2.Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có đối tượng là các dự án, tổ chức hoặc doanh nghiệp tiến
hành hoạt động theo mô hình kinh doanh mới...
Ở đây, đề tài không đi nghiên cứu dự án khi chưa thành lập tổ chức/doanh nghiệp, và
cũng không nghiên cứu các tổ chức NGO, các hội, viện... mà sẽ tập trung nghiên cứu các
doanh nghiệp sau khi thành lập theo mô hình của khởi nghiệp sáng tạo.
Thời gian: Dữ liệu thứ cấp từ năm 2016-2018
Dữ liệu sơ cấp được điều tra từ tháng 11/2018-3/2019 bởi các DN thành lập từ năm
2015 trở lại đây.
Phương pháp Nghiên cứu định tính
Phương pháp NCĐT được tiến hành nhằm tìm hiểu rõ một số khía cạnh về khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo đối với một số chủ thể tham gia trong hệ sinh thái khởi nghiệp – mà nghiên
cứu tài liệu và từ kinh nghiệm của nhóm thực hiện đề tài còn chưa rõ ràng.
Trong đó chúng tôi lại chọn 2 phương pháp NCĐT chủ yếu:
Thảo luận nhóm mục tiêu
Phỏng vấn chuyên sâu
Việc thảo luận nhóm mục tiêu được thực hiện với một số nhóm khởi nghiệp thuộc vườn ươm
và các nhóm khởi nghiệp thuộc trường đại học.
Phương pháp chọn mẫu: Phi ngẫu nhiên - Thuận tiện
Địa điểm thực hiện: Hệ sinh thái Khởi nghiệp Best B (các DN)
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (các nhóm khởi nghiệp từ trường ĐH).
Thời gian mỗi cuộc thảo luận tiến hành: 2h/cuộc
Kết quả thu thập được:
Khó khăn mà doanh nghiệp khởi nghiệp đang gặp phải
Hỗ trợ trực tiếp mà DN nhận được từ hệ sinh thái khởi nghiệp
Hỗ trợ gián tiếp DN nhận được
Các khía cạnh hỗ trợ cụ thể
Lĩnh vực DN VN hiện nay chọn khởi nghiệp
Phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện bằng các cuộc xin ý kiến của nhóm nghiên cứu đối với:
Chuyên gia từ cơ quan quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo: Ông Lê
Văn Khương (Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DN nhỏ và vừa Phía bắc), Ông Nguyễn Văn Trúc
(Bộ KHCN)…
Chuyên gia từ các Quỹ đầu tư, vườn ươm Khởi nghiệp: Ông Hà Anh Tuấn (The Vuon),
ông Lê Anh Cường (Hệ sinh thái BestB)
Cố vấn khởi nghiệp: Nguyễn Đặng Tuấn Minh – KisStartup, Bùi Kiều An, ACT group,
Nguyễn Thị Thủy – Quỹ Khởi nghiệp Minh Trí Quận Cầu Giấy

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 298


Các DN: Ông Nguyễn Thành Minh – Tổng thư ký HH Quảng cáo HN, Vũ Đình Thịnh,
công ty Nhân Hòa.
Phương pháp chọn mẫu: Thuận tiện, có chọn lọc đối với các đối tượng liên quan đến hệ
sinh thái khởi nghiệp.
Kết quả:
Khám phá được các yếu tố tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo.
- Nội dung hỗ trợ của các chủ thể hệ sinh thái cho doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu tài liệu, nhóm nghiên cứu đã đặt ra một số giả thuyết
và cần kiểm tra lại bằng một nghiên cứu định lượng.
Thiết kế bảng câu hỏi: Thu thập ý kiến của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo.
Phương pháp thu thập: Online và offline
Số lượng phiếu offline phát ra: 150, số lượng thu về 70
Số lượng phiếu khảo sát online nhận phản hồi so với gửi đi: 150/500
PP chọn mẫu: Chọn mẫu phi ngẫu nhiên
3.Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
3.1.Khái niệm
Theo Neil Blumenthal, Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky được trích dẫn trên
tạp chí Forbes thì: “Startup là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải
pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo” (tạm dịch).
Về mặt khái niệm chính thức tại Việt Nam: Theo điều 3, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa: Khởi nghiệp sáng tạo là thành lập tổ chức/doanh nghiệp mới để khai thác một ý
tưởng sáng tạo. Các ý tưởng sáng tạo có thể là tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh
mới và có khả năng tăng trưởng nhanh ở sản phẩm, quy trình sản xuất- kinh doanh, tổ chức
hay tiếp thị.
3.2.Vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn có vai trò quan trọng đó là nuôi dưỡng những
nguồn lực cho tương lai đất nước. Khởi nghiệp sáng tạo thành công sẽ đánh một dấu mốc
quan trọng đối với con đường phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mạnh nghĩa là tạo
nguồn thu nhập cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Đối với xã hội, doanh nghiệp là một phần
của xã hội.Doanh nghiệp mạnh đồng nghĩa với công thương nghiệp phát triển mạnh.
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn giúp giải quyết vấn đề nan giải của xã hội hiện
nay, đó là vấn đề về việc làm. Theo khảo sát của EY toàn cầu về Tạo việc làm và tinh thần
doanh nhân trẻ trong năm 2015 (EY global job creation and youth entrepreneurship survey),
các doanh nhân lập nghiệp đang đi đầu trong việc tạo ra công ăn việc làm, 47% các doanh
nhân này kỳ vọng sẽ tăng lực lượng lao động của họ trên toàn cầu trong năm nay.
Đến nay Việt Nam có trên 400 trường Đại học, Cao đẳng; với khoảng 2,2 triệu sinh viên
trong tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển. Nâng cao trình độ dân trí là
mục tiêu của Nhà nước ta, tuy nhiên, mục đích cuối cùng hướng đến vẫn là nhằm tạo công ăn
việc làm, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Thế nhưng, vấn đề “thừa thầy, thiếu thợ”
cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng số lượng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Theo
Bộ Lao động thương binh và xã hội năm 2017, số lượng thất nghiệp trong nhóm lao động có
bằng đại học trở lên là khoảng 225.000 người. Trong các trường đại học hiện nay, việc đào
tạo chủ yếu chú trọng nhiều về kiến thức, chuyên môn, chưa chú trọng đến đào tạo khởi
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 299
nghiệp cho các sinh viên.Đất nước đang trong thời kỳ hội nhập, nhiều tiềm năng phát triển đất
nước vẫn chưa được tận dụng, khai thác triệt để.Đất nước cần nhiều ý tưởng mới để phát huy
được những thế mạnh của mình. Do đó, thúc đẩy ý định khởi nghiệp và tinh thần của những
nhà doanh nhân trẻ tương lai là việc làm cấp thiết hiện nay.
3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp sáng tạo
Để doanh nghiệp khởi nghiệp thành công theo mô hình đổi mới sáng tạo sẽ phụ thuộc
vào các yếu tố thuộc bên ngoài hoặc thuộc các nhóm khởi nghiệp.
Bối cảnh kinh tế, xã hội, công nghệ, chính trị và quốc tế có tác động lớn đến khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo.
Tác động từ yếu tố kinh tế:Cũng như khởi nghiệp thông thường, khi nền kinh tế tăng
trưởng mạnh mẽ, lượng cầu ngày càng dồi dào và có chất lượng sẽ dẫn tới khả năng thành lập
doanh nghiệp tăng lên hoặc ngược lại.
Tác động của yếu tố chính trị: Các nhà đầu tư luôn luôn muốn dòng tiền của họ luôn
sinh sôi nảy nở và đạt mức độ an toàn cần thiết, họ sẵn sàng đầu tư vào việc thành lập DN nếu
sự ổn định về chính trị cho thấy rõ nét. Ở VN, hệ thống chính trị luôn là điểm tựa khá chắc
chắn cho việc khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hệ thống chính sách trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động tới doanh nghiệp là vấn đề đáng quan tâm hiện nay, có ý nghĩa trong
việc thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo:
+ Chính sách tạo môi trường thể chế.
+ Chính sách hỗ trợ đào tạo:
+ Chính sách tài chính
+ Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối đầu tư
+ Một số chính sách khác
+ Sự quyết tâm, đoàn kết của nhóm đồng sáng lập
+ Năng lực công nghệ của startup
+ Khả năng tài chính của doanh nghiệp
+ Năng lực marketing, nghiên cứu thị trường
+Kiến thức và kỹ năng về quản trị, khởi nghiệp
Ngoài ra còn nhiều kiến thức, kỹ năng khác mà đội ngũ khởi nghiệp luôn cần quan tâm chuẩn
bị.
4.Mô hình và các giả thuyết của nghiên cứu
Như mục 2.1.3 đã chỉ ra, sự thành công của các startup phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố
và doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương khác nhau, có xuất phát điểm khác nhau sẽ
cho các kết quả có thể sẽ khác nhau.

Chính sách
Nhà nước

Hỗ Nhà đầu tư Cố vấn khởi


trợ
trực Vườn ươm Quỹ đầu tư thiên thần nghiệp
tiếp

Hỗ trợ trực tiếp+


Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 300
Startup
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của
Startup
Mô hình cho thấy sự thành công của một Startup phụ thuộc vào chính doanh nghiệp, và
các yếu tố bên ngoài bao gồm Nhà nước, các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp như vườn
ươm, quỹ đầu tư, nhà đầu tư thiên thần, cố vấn khởi nghiệp…
Có một số giả thuyết được đưa ra như sau:
Giả thuyết 1: Doanh nghiệp trong vườn ươm của các tập đoàn sẽ rất thuận lợi trong quá
trình khởi nghiệp, họ được hỗ trợ rất nhiều, không những của Nhà nước mà từ các chủ thể
khác và chắc hẳn doanh nghiệp đó sẽ sớm có doanh thu.
Giả thuyết 2: Doanh nghiệp thuộc vườn ươm của viện nghiên cứu, trường đại học sẽ có
được nhiều sự hỗ trợ, nhưng chủ yếu vẫn chỉ được hỗ trợ về đào tạo, truyền thông và không
gian làm việc.
Giả thuyết 3: Các doanh nghiệp khởi nghiệp từ vườn ươm tư nhân sẽ được khá nhiều
thuận lợi từ việc hỗ trợ đào tạo, truyền thông, gọi vốn, kết nối nhà đầu tư. Tuy vậy, họ phải
chịu mức chi phí khá cao từ việc tư vấn của vườn ươm.
Giả thuyết 4: Các hỗ trợ từ quỹ đầu tư dành cho doanh nghiệp còn rất hạn hẹp.
Giả thuyết 5: Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa thực sự rõ ràng theo các đối
tượng doanh nghiệp về giai đoạn khởi nghiệp cũng như ngành nghề cần được khuyến khích.
Giả thuyết 6: Doanh nghiệp cần được hỗ trợ, không những trực tiếp từ Nhà nước mà còn
cần rất nhiều từ các chủ thể của hệ sinh thái khởi nghiệp, đối với rất nhiều hoạt động, từ việc
cho vay ưu đãi, hỗ trợ gọi vốn, kết nối thị trường, tạo không gian làm việc, truyền thông, đào
tạo….
5.Kết quả nghiên cứu và thảo luận
5.1.Khó khăn của các doanh nghiệp khởi nghiệp
Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt đối với nguồn tài chính, kiến thức kỹ
năng khởi nghiệp, gặp gỡ nhà đầu tư
Kết quả khảo sát các doanh nghiệp được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu cho thấy: các
doanh nghiệp khởi nghiệp hầu hết gặp khó khăn trong các vấn đề được hỏi như: Tài chính,
công nghệ, sự quyết tâm của nhóm sáng lập….
Bảng 1: Một số khó khăn của doanh nghiệp khởi nghiệp

$KhokhanDN Frequencies
Responses Percent of Cases
N Percent
Khó khăn của DNa Khó khăn của DN: Không tự tin phát
38 7.1% 17.7%
triển TT
Khó khăn của DN: Không tự tin phát
26 4.9% 12.1%
triển sản phẩm
Khó khăn của DN: Nhóm sáng lập 37 6.9% 17.2%
Khó khăn của DN: Nguồn tài chính 183 34.1% 85.1%
Khó khăn của DN: Gặp nhà đầu tư
66 12.3% 30.7%
gọi vốn
Khó khăn của DN: Thiếu kiến thức, 136 25.4% 63.3%
kỹ năng khởi nghiệp
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 301
Khó khăn của DN: Công nghệ thay
29 5.4% 13.5%
đổi nhanh
Khó khăn của DN: Khó khăn khác 21 3.9% 9.8%
Total 536 100.0% 249.3%
a. Dichotomy group tabulated at value 1.
Trong đó về nguồn tài chính đối với họ là vấn đề khó khăn nhất (có 85% DN cho ý kiến
trên).
Nguyên nhân có thể là, vì trong giai đoạn này doanh nghiệp đang tập trung cao độ về
mặt công nghệ, đồng thời nhóm sáng lập chủ yếu cũng là những người tìm đến nhau về mặt
công nghệ và tiềm năng thị trường. Thực sự họ không phải là những người có tiềm lực về tài
chính.
Tiếp theo là về kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp (63.3%). Nhóm nghiên cứu đã phỏng
vấn sâu, đối với cụ thể một số doanh nghiệp thì họ cho biết kỹ năng khởi nghiệp, chẳng hạn là
lập kế hoạch kinh doanh hoặc nghiên cứu thị trường là vấn đề cực kỳ khó khăn đối với họ.
Số liệu khảo sát cũng cho thấy, các DN có thể trong giai đoạn đầu họ khá tự tin trong
phát triển sản phẩm (12,1% DN không nghĩ rằng họ khó khăn vấn đề đó). Đây cũng chính là
lý do chính đưa họ đến việc khởi nghiệp nên việc họ đang đầy sự tâm huyết, tự tin cũng là
điều dễ hiểu.
Khó khăn tiếp theo cũng cần đặc biệt lưu ý là việc gặp gỡ các nhà đầu tư thực sự dường
như còn là quá xa lạ đối với các doanh nghiệp, trong khi điều này ở nước ngoài thì đây lại
không phải vấn đề đáng lo ngại.
Đi sâu vào kiểm định sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài vườn ươm:
Trong số các biến được kiểm định, biến khó khăn của DN về việc gặp gỡ nhà đầu tư khi
gọi vốn là khác nhau đáng kể trong vườn ươm.
H0:Không khác biệt trong việc khó khăn gọi vốn giữa DN không thuộc vườn ươm và
DN vườn ươm
H1: Có sự khác biệt
Kết quả kiểm định trong SPSS cho trong bảng sau:
Crosstab
Khó khăn của DN: Gặp nhà đầu tư gọi Total
vốn
Sai Đúng
Count 67 47 114
Không thuộc vườn ươm
TaiVuonUo % within TaiVuonUom 58.8% 41.2% 100.0%
m Count 62 19 81
Thuộc vườn ươm
% within TaiVuonUom 76.5% 23.5% 100.0%
Count 129 66 195
Total
% within TaiVuonUom 66.2% 33.8% 100.0%

Chi-Square Tests
Value df Asymp. Sig. (2- Exact Sig. (2- Exact Sig. (1-
sided) sided) sided)
Pearson Chi-Square 6.679a 1 .010
b
Continuity Correction 5.909 1 .015
Likelihood Ratio 6.846 1 .009
Fisher's Exact Test .014 .007
Linear-by-Linear
6.645 1 .010
Association
N of Valid Cases 195
a. 0 cells (0.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 27.42.
b. Computed only for a 2x2 table

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 302


Kiểm định Chi – square cho biết Giá trị Sig <5% nên có thể khẳng định giữa doanh
nghiệp thuộc vườn ươm và DN không thuộc vườn ươm đánh giá về mức độ khó khăn khi gọi
vốn là khác nhau. Tất cả các DN đều cho rằng họ khó khăn trong gặp gỡ nhà đầu tư để gọi
vốn. Tuy vậy, DN không thuộc vườn ươm, con số này cao hơn đáng kể (41.2%-23.5%).
5.2. Đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động của doanh nghiệp
khởi nghiệp
5.2.1. Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh
Khảo sát về sự hài lòng của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh (từ mức rất không
hài lòng -1 đến rất hài lòng 5 về việc đánh giá sự nhất quán của chính sách, khả năng thực thi,
thủ tục hành chính và tính minh bạch) cho thấy một kết quả không mấy khả quan khi mức hài
lòng trung bình chỉ là dưới 2 điểm.
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Môi trường kinh doanh 221 1 5 1.77 .377
Valid N (listwise) 221

Cụ thể hơn đối với từng khía cạnh được khảo sát như sau:
- Đánh giá về sự rõ ràng, nhất quán của các chính sách về đầu tư, kinh doanh, khởi
nghiệp….
Bảng 2: Mức độ hài lòng về Môi trường KD: Sự rõ ràng, nhất quán của Chính sách
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Rất không hài lòng 35 15.8 15.8 15.8
Không hài lòng 89 40.3 40.3 56.1
Valid Bình thường 60 27.1 27.1 83.3
Hài lòng 37 16.7 16.7 100.0
Total 221 100.0 100.0

Hình 5.1. Sự hài lòng về chính sách môi trường kinh doanh
- Đánh giá về năng lực thực thi của các cơ quan quản lý liên quan
Bảng 3: Mức độ hài lòng về Môi trường KD: Năng lực của các cơ quan thực thi

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 303


Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Rất không hài lòng 87 39.4 39.4 39.4
Không hài lòng 82 37.1 37.1 76.5
Valid Bình thường 33 14.9 14.9 91.4
Hài lòng 19 8.6 8.6 100.0
Total 221 100.0 100.0

Hình 5.2: Sự hài lòng về năng lực thực thi


- Đánh giá về thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
Bảng 4: Mức độ hài lòng vềMôi trường KD: Thủ tục hành chính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Rất không hài lòng 110 49.8 49.8 49.8


Không hài lòng 50 22.6 22.6 72.4
Valid Bình thường 46 20.8 20.8 93.2
Hài lòng 15 6.8 6.8 100.0
Total 221 100.0 100.0

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 304


Hình 5.3: Mức độ hài lòng về thủ tục hành chính

- Đánh giá về mức độ minh bạch thông tin, điều rất quan trọng đối với DNKN

Bảng 5: Mức độ hài lòng về Môi trường KD: Thông tin minh bạch

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Rất không hài lòng 179 81.0 81.0 81.0


Không hài lòng 32 14.5 14.5 95.5
Valid Bình thường 8 3.6 3.6 99.1
Hài lòng 2 .9 .9 100.0
Total 221 100.0 100.0

Hình 5.4: Mức độ hài lòng về thông tin minh bạch trong môi trường kinh
doanh

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 305


Đánh giá về mức độ cạnh tranh bình đẳng
Bảng 6: Mức độ hài lòng về Môi trường KD: Cạnh tranh bình đẳng

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Rất không hài lòng 163 73.8 73.8 73.8


Không hài lòng 31 14.0 14.0 87.8
Valid Bình thường 23 10.4 10.4 98.2
Hài lòng 4 1.8 1.8 100.0
Total 221 100.0 100.0

Hình 5.5: Mức độ hài lòng về vấn đề bình đẳng trong cạnh tranh

Qua các dữ liệu từ bảng thống kê trên, có thể thấy các doanh nghiệp đánh giá về môi
trường kinh doanh dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp là rất đáng suy nghĩ.Môi trường chính
sách, thực thi, minh bạch thông tin vẫn tiếp tục là những dấu hỏi lớn đối với cơ quan quản lý.
5.2.2. Các yếu tố về sự hỗ trợ của các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp đối với
doanh nghiệp ĐMST
5.2.2.1. Sự hỗ trợ chung của Nhà nước đối với doanh nghiệp KNST
Bảng câu hỏi khảo sát xin ý kiến doanh nghiệp đánh giá mức hỗ trợ của Nhà nước từ 0
đến 4 (từ không được hỗ trợ đến hỗ trợ rất nhiều, kết quả cho thấy Nhà nước có dành sự hỗ
trợ cho DN ở các khía cạnh: Đào tạo, truyền thông, cho vay ưu đãi, hỗ trợ gọi vốn, kết nối đầu
tư….
Tuy vậy, mức độ hỗ trợ được doanh nghiệp cho rằng còn quá ít ỏi (sự hỗ trợ trung bình
là 1.11/4 điểm
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Nhà nước hỗ trợ TB 221 0 3 1.11 .501

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 306


Valid N (listwise) 221
Trong phần này, nhóm nghiên cứu tiến hành kiềm định giả thuyết về sự hỗ trợ của Nhà
nước đối với doanh nghiệp thuộc vườn ươm và không thuộc vườn ươm đối với khía cạnh tài
chính và kiến thức kỹ năng khởi nghiệp – những khó khăn mà DN gặp phải (như đã được
phân tích trong mục 3.1.2) và cần được Nhà nước hỗ trợ trong giai đoạn đó.
- Đối với hỗ trợ tài chính: Các doanh nghiệp thuộc và không thuộc vườn ươm
Kiểm định T được áp dụng ở bước kiểm định này, trong đó, giá trị TB của sự hỗ trợ tài
chính sẽ được test bởi DN thuộc vườn ươm và DN không thuộc vườn ươm.
H0: Sự hỗ trợ về tài chính của NN dành cho DN trong và ngoài vườn ươm là như nhau.
H1: Sự hỗ trợ trung bình đối với mỗi nhóm DN này là khác nhau.
Group Statistics
TaiVuonUom N Mean Std. Deviation Std. Error
Mean

Nhà nước hỗ trợ cho Thuộc vườn ươm 100 1.59 .933 .093
vay ưu đãi Không thuộc vườn ươm 121 .35 .543 .049

Independent Samples Test


Levene's Test t-test for Equality of Means
for Equality of
Variances
F Sig. t df Sig. (2- Mean Std. Error 95%
tailed) Difference Difference Confidence
Interval of the
Difference
Lower Upper
Equal
Nhà variances 39.170 .000 12.341 219 .000 1.243 .101 1.044 1.441
nước assumed
hỗ trợ Equal
về tài variances
chính not 11.773 152.383 .000 1.243 .106 1.034 1.451
assumed

Kết quả kiểm định cho thấy sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước dành cho tất cả các
doanh nghiệp đều rất thấp (dưới 2/4 điểm).Tuy vậy, lại có sự khác biệt có ý nghĩa đối với
doanh nghiệp trong và ngoài vườn ươm (Hệ số Sig <5% - có sự khác biệt về mức hỗ trợ tài
chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc vườn ươm và các doanh nghiệp còn lại.
- Đối với hỗ trợ đào tạo kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp: Các doanh nghiệp thuộc và
không thuộc vườn ươm
Group Statistics
TaiVuonUom N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Thuộc vườn ươm 100 1.13 1.308 .131
Nhà nước hỗ trợ đào tạo
Không thuộc vườn ươm 121 1.46 1.310 .119

Independent Samples Test


Levene's Test for t-test for Equality of Means
Equality of
Variances

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 307


F Sig. t df Sig. (2- Mean Std. Error 95% Confidence
tailed) Difference Difference Interval of the
Difference
Lower Upper
Equal variances
.327 .568 -1.881 219 .061 -.333 .177 -.682 .016
Nhà nước hỗ assumed
trợ đào tạo Equal variances
-1.881 211.391 .061 -.333 .177 -.682 .016
not assumed

Kết quả kiểm định cho thấy sự hỗ trợ về đào tạo của Nhà nước dành cho tất cả các
doanh nghiệp đều rất thấp (dưới 1.5/4 điểm). Tuy vậy, lại có sự khác biệt có ý nghĩa đối với
doanh nghiệp trong và ngoài vườn ươm (Hệ số Sig <7%) - có sự khác biệt về mức hỗ trợ đào
tạo của Nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc vườn ươm và các doanh nghiệp còn lại. Có thể
các doanh nghiệp không thuộc vườn ươm lại chịu khó tìm tòi các khóa đào tạo hỗ trợ của Nhà
nước thông qua nhiều chương trình khác nhau hoặc qua các kênh khác nhau (online và
offline).Hoặc các doanh nghiệp trong vườn ươm tự đào tạo hoặc được đào tạo thông qua vườn
ươm nên đánh giá mức hỗ trợ của Nhà nước ít hơn. Và để biết rõ hơn, bài nghiên cứu sẽ test
thêm về sự hỗ trợ đào taọ của chính các vườn ươm đối với doanh nghiệp mà họ ươm mầm ở
phần sau.
5.2.2.2. Sự hỗ trợ của các vườn ươm đối với doanh nghiệp KNST
Một số nguồn truyền thông cho biết, sự tham gia vào cuộc của một số vườn ươm gần
đây thực sự đã mang lại nhiều tích cực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong nghiên cứu
này chúng tôi cũng xem xét các khía cạnh hỗ trợ của các vườn ươm trên các khía cạnh về đào
tạo, truyền thông,…. đối với doanh nghiệp khởi nghiệp từ dữ liệu thu thập được.
- Sự hỗ trợ của vườn ươm về khía cạnh đào tạo:
Kết quả cho thấy, thậm chí vườn ươm còn hỗ trợ doanh nghiệp với con số 1.11/4. Có thể
sự hỗ trợ đã rất lệch, vườn ươm chỉ hỗ trợ (thậm chí rất ít) các doanh nghiệp do họ ươm tạo,
mà không có khả năng để hỗ trợ các doanh nghiệp còn lại.

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Vườn ươm hỗ trợ TB 221 0 2 1.10 .473
Valid N (listwise) 221
Chúng tôi tiếp tục quan tâm tới sự hỗ trợ của vườn ươm cho doanh nghiệp khởi nghiệp
về khía cạnh đào tạo các kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp và có giả thuyết như sau:
H0: Không có sự khác biệt trong hỗ trợ của vườn ươm dành cho các doanh nghiệp thuộc
và không thuộc vườn ươm.
H1: Có sự khác biệt về hỗ trợ đào tạo trung bình.

Group Statistics
TaiVuonUom N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Thuộc vườn ươm 100 1.82 1.048 .105
Vườn ươm hỗ trợ đào tạo
Không thuộc vườn ươm 121 .04 .200 .018

Independent Samples Test


Levene's Test t-test for Equality of Means
for Equality of
Variances

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 308


F Sig. t df Sig. (2- Mean Std. Error 95%
tailed) Difference Difference Confidence
Interval of the
Difference
Lower Upper
Equal
variances 470.274 .000 18.277 219 .000 1.779 .097 1.587 1.970
Vườn assumed
ươm
hỗ trợ Equal
đào tạo variances 16.721 104.961 .000 1.779 .106 1.568 1.990
not
assumed
Kết quả kiểm định T ở bảng trên cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa đối với doanh nghiệp
trong và ngoài vườn ươm (Hệ số Sig <5%) - có sự khác biệt về mức hỗ trợ đào tạo của Vườn
ươm đối với doanh nghiệp thuộc vườn ươm và các doanh nghiệp còn lại. Và sự khác biệt là
rất rõ (1.82-0.4).Doanh nghiệp trong vườn ươm nhận được hỗ trợ từ chính nơi họ ươm tạo là
tương đối rõ.Và đó có thể là một phần lý giải từ kết quả câu trên cho thấy, họ không nhận
được nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Sự hỗ trợ của vườn ươm về khía cạnh tài chính:
Thực tế có nhiều ý kiến cho rằng các vườn ươm hỗ trợ cho doanh nghiệp chủ yếu khía
cạnh đào tạo và kết nối thị trường, còn khía cạnh tài chính thì rất ít. Nhóm nghiên cứu tiến
hành khảo sát đối với các doanh nghiệp thuộc và không thuộc vườn ươm và đặt ra các giả
thuyết:
H0: Sự hỗ trợ tài chính của vườn ươm dành cho các doanh nghiệp là như nhau, dù họ ở
trong hay ngoài vườn ươm.
H1: Sự hỗ trợ tài chính là khác nhau.
Group Statistics
TaiVuonUom N Mean Std. Std. Error
Deviation Mean
Vườn ươm hỗ trợ cho vay Thuộc vườn ươm 100 1.05 .925 .093
ưu đãi Không thuộc vườn ươm 121 .10 .539 .049

Independent Samples Test


Levene's Test t-test for Equality of Means
for Equality of
Variances
F Sig. t df Sig. (2- Mean Std. Error 95% Confidence
tailed) Difference Difference Interval of the
Difference
Lower Upper
Equal
Vườn variances 55.506 .000 9.522 219 .000 .951 .100 .754 1.148
ươm assumed
hỗ trợ
cho Equal
vay ưu variances 9.083 152.356 .000 .951 .105 .744 1.158
đãi not
assumed

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 309


Kết quả kiểm định trên cho thấy các vườn ươm thực sự hỗ trợ về mặt tài chính cho
doanh nghiệp là rất ít (1.05 và 0.1/4 điểm).Đồng thời chúng ta cũng thấy được có sự khác biệt
về mức độ hỗ trợ trung bình đối với doanh nghiệp thuộc và không thuộc vườn ươm (Sig<5%).
6.Đề xuất giải pháp
6.1.Về phía chủ thể khởi nghiệp
- Các thành viên sáng lập phải luôn luôn có sự quyết tâm cao và bổ sung cho nhau các
kỹ năng để team tránh được các khủng hoảng giai đoạn rất thiếu nhân sự.
- Cần phải được trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết về ngành kinh doanh, quản trị,
pháp luật, khởi nghiệp....
- Luôn luôn học hỏi từ thị trường, không hài lòng với những thành quả ban đầu mà cần
biết các phương pháp hiện đại như khởi nghiệp tinh gọn, khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo.
- Luôn xem xét lại mô hình kinh doanh của mình nhằm phát hiện ra các điều chỉnh cần
thiết đối với sản phẩm và thị trường.
- Trau dồi khả năng ngoại ngữ để có thể nắm bắt được các cơ hội từ việc quốc tế hóa,
đặc biệt trong xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0.
6.2.Về phía Nhà nước và các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp
Nhà nước cần đẩy mạnh sự hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua
hệ thống chính sách, đồng thời các chính sách cần được thực thi một cách hiệu quả và thực
chất. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh (các vườn
ươm: Vườn ươm từ trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các vườn ươm tư
nhân). Hỗ trợ cho vườn ươm về:Tài chính, thuế; Không gian làm việc; Cơ sở hạ tầng cho ươm
tạo; Kết nối; Nâng cao năng lực.
Các vườn ươm cũng cần được đào tạo, nâng cao năng lực và hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp một cách thực chất, chủ động đề xuất với Nhà nước với vai trò là một tổ chức thúc đẩy
doanh nghiệp.
7. Kết luận
Năm 2016 là năm quốc gia khởi nghiệp tại Việt Nam, đánh một dấu mốc quan trọng và
tăng tốc cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Từ đó đến nay, hoạt động khởi nghiệp sáng
tạo đã và đang trên đà phát triển tích cực và rất khả quan.
Tuy vậy, hệ cơ sở dữ liệu để đánh giá về hoạt động khởi nghiệp sáng tạo còn rất hạn hẹp
và manh mún, khó có thể có những phân tích đa chiều từ các dữ liệu như vậy. Nhóm nghiên
cứu chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp và phân tích các nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng qua việc lấy mẫu và kiểm định nhằm tìm ra các con số nói lên phần
nào bức tranh về sự khó khăn của doanh nghiệp khởi nghiệp, cũng như những hỗ trợ từ hệ
sinh thái dành cho họ.
Đề tài đã đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam: Đề
xuất các giải pháp hỗ trợ. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, ở
mỗi giai đoạn họ lại cần có được những ưu tiên hỗ trợ khác nhau.
Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo đã và đang sẽ là các vấn đề đáng quan tâm nghiên cứu
bởi các nhóm tác giả từ các tiếp cận khác nhau với mục tiêu làm phong phú thêm về mặt lý
luận – vấn đề còn chưa được thực hiện ở Việt Nam gần đây.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 310


[1] Nguyễn Đặng Tuân Minh (2016): Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, NXB Phụ nữ
[2] Khởi nghiệp táo bạo (sách dịch 2016), NXB Trẻ
[3] Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về phê duyện đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.
[4] Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 về phê duyệt đề án hỗ trợ học sinh, sinh
viên khởi nghiệp đến năm 2025.
[5] Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 về phê duyệt đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
đến 2025.
[6] Start-up Genome (2018), Global Start-up Ecosystem Report 2018.
[7] OECD (2014), Promoting Research Excellence: New Approaches to Funding, OECD
Publishing, Paris.
[8] Wichit Chantanusornsiri (2017), More tax incentives mulled to assist startups.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 311


[54]ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CƠ CẤU
NGUỒN VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM
YẾT Ở VIỆT NAM
SV: Trần Thị Tâm, Trịnh Quang Huy, Bùi Minh Hạnh, Nông Thị Thùy Trang
Học viện Tài chính
GVHD: TS. Lê Thị Nhung; ThS. Bùi Thị Minh Nguyệt

TÓM TẮT
Nghiên cứu nhận diện và đánh giá tác động của các nhân tố nội tại đến cơ
cấu nguồn vốn của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết ở Việt Nam. Từ đó
đưa ra một số khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu nhằm hoàn thiện chính sách huy
động vốn trong doanh nghiệp. Dựa trên các lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn và
những nghiên cứu thực nghiệm đã có, áp dụng cho mẫu nghiên cứu là 54 doanh
nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn
2013- 2017. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp cơ bản trong hồi quy mô
hình dữ liệu bảng, sau đó sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát
(GLS) để khắc phục các khuyết tật của mô hình. Từ đó thiết lập mô hình nhằm
đánh giá tác động của các nhân tố bên trong tới tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ
lệ nợ dài hạn của doanh nghiệp. Kết quả ước lượng chỉ ra, khả năng sinh lời có
tác động ngược chiều tới cơ cấu nguồn vốn, trong khi đó, quy mô doanh nghiệp
và hình thức sở hữu doanh nghiệp có tác động thuận chiều tới tỷ lệ nợ. Tuy nhiên,
sự tác động của quy mô doanh nghiệp, hình thức sở hữu, thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp, khả năng thanh toán và tuổi của doanh nghiệp đến tỷ lệ nợ, tỷ lệ
nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn là khác nhau. Điều đó cho thấy tác động của các
nhân tố là khác nhau tới kỳ hạn nợ của doanh nghiệp.
Từ khóa: Bất động sản, cơ cấu nguồn vốn, đánh giá tác động.
1. Mở đầu:
Cơ cấu nguồn vốn là khái niệm phản ánh thành phần và tỷ trọng của từng nguồn vốn
chiếm trong tổng nguồn vốn tại một thời điểm mà doanh nghiệp đang sử dụng để tài trợ cho
tài sản của mình. Việc xác định một cơ cấu vốn tối ưu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
hoạt động của doanh nghiệp.
Trên thực tế, cơ cấu nguồn vốn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như đặc điểm của
doanh nghiệp, cũng như lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, các biến động vĩ mô của nền
kinh tế, các yếu tố văn hóa, chính trị, tôn giáo,... Do đó, các nhà quản trị tài chính luôn quan
tâm đến các nhân tố tác động đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố này đến cơ cấu nguồn vốn.
Thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh
tế, liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của
các mặt trong nền kinh tế quốc dân. Song song với những thành tựu đáng ghi nhận, thị trường
BĐS vẫn đang tồn tại nhiều bất cập, nhất là nhu cầu về vốn. Với đặc điểm là một ngành đòi
hỏi vốn lớn và phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay, trong khi tín dụng ngày càng bị thắt chặt
và mặt bằng lãi suất cao. Điều nay đòi hỏi các doanh nghiệp BĐS cần tìm ra một cơ cấu
nguồn vốn sao cho tối đa hóa được giá trị doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo an toàn tài chính
cho doanh nghiệp. Vì những lý do trên, chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác
động của các nhân tố đến cơ cấu nguồn vốn của các công ty cổ phần bất động sản niêm
yết ở Việt Nam”. Với mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn các công
ty cổ phần (CTCP) bất động sản niêm yết ở Việt Nam, đánh giá mức độ ảnh hưởng, chỉ ra
những bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 312


Mục tiêu nghiên cứu: Xem xét các nhân tố tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các
CTCP BĐS có cổ phiếu niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
và Hà Nội trong giai đoạn 2013-2017 với các mục tiêu cụ thể như sau:
Một là, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về cơ cấu nguồn vốn, các nhân tố ảnh hưởng
đến cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp.
Hai là, nhận diện và đánh giá sự tác động của các nhân tố nội tại chủ yếu đến tỷ lệ nợ,
tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn của các CTCP BĐS niêm yết ở Việt Nam giai đoạn
2013- 2017. Từ đó đưa ra các khuyến nghị góp phần hoàn thiện chính sách huy động vốn của
các doanh nghiệp này.
Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng mô hình xác định các nhân tố tác động đến cơ cấu
nguồn vốn của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài xây dựng mô hình định lượng xác định các nhân tố nội tại
của doanh nghiệp tác động đến cơ cấu nguồn vốn của 54 CTCP BĐS có cổ phiếu niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội trong
khoảng thời gian 2013 - 2017. Tiêu chí lựa chọn mẫu nghiên cứu này là:
Các CTCP BĐS niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội trước thời kỳ nghiên cứu (2013 - 2017).
Các CTCP BĐS niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội phát hành báo cáo tài chính đều đặn trong suốt thời kỳ nghiên cứu (2013
- 2017).
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp định tính: thông qua việc thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp để hệ
thống cơ sở lý luận về cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp phân tích thực trạng cơ cấu nguồn vốn
của doanh nghiệp.
Phương pháp định lượng: Sử dụng các phương pháp ước lượng cơ bản trong mô hình
dữ liệu bảng dựa trên phần mềm Stata, thiết lập mô hình đánh giá các nhân tố tác động đến tỷ
lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn của 54 CTCP BĐS niêm yết giai đoạn 2013- 2017.
Từ đó đưa ra những đánh giá, kết luận phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về việc xây dựng
mô hình xác định các nhân tố tác động đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, có thể kể ra
một số công trình tiêu biểu sau:
Thứ nhất: Các công trình trên thế giới.
Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) thực hiện trên 469 doanh nghiệp ở Mỹ trong
giai đoạn 1974- 1982, cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa cấu trúc tài sản và quy mô
doanh nghiệp với cấu trúc vốn. Trong khi đó, khả năng sinh lợi (ROA) có mối tương quan
nghịch chiều với cấu trúc vốn. Kết quả tương tự được thể hiện trong nghiên cứu của Rajan và
Zingales (1995) khi tiến hành phân tích dữ liệu từ 8000 doanh nghiệp ở các nước G7 trong
giai đoạn 1987- 1991.
Nhằm đóng góp thêm cho các lý thuyết về cấu trúc vốn, Wiwattanakantang (1999) đã
tiến hành phân tích dữ liệu của 270 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Thái Lan trong năm
1996. Kết quả cho thấy, cấu trúc tài sản và rủi ro kinh doanh có mối quan hệ tích cực đến tỷ lệ
nợ; ngược lại, khả năng sinh lợi và lá chắn thuế khấu hao có mối quan hệ ngược chiều với tỷ
lệ nợ. Cùng lĩnh vực nghiên cứu này, Huang và Song (2006) tiến hành phân tích trên 1200
doanh nghiệp niêm yết ở Trung Quốc trong giai đoạn 1994- 2003, nghiên cứu đã chỉ ra vai trò
tác động mạnh của các yếu tố: khả năng sinh lợi, cơ hội tăng trưởng, cấu trúc tài sản và thuế
đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Cụ thể, khả năng sinh lợi, thuế và cơ hội tăng trưởng
có tác động tiêu cực đến cơ cấu nguồn vốn; ngược lại, sự tác động của cấu trúc tài sản đến cơ
cấu nguồn vốn là thuận chiều.
Nhấn mạnh sự tồn tại của lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng trong việc
lựa chọn cấu trúc vốn, nghiên cứu của Ningsih và Djuaeriah (2013) được tiến hành dựa trên
30 doanh nghiệp đứng đầu trong ngành xi măng ở Indonesia giai đoạn 2003- 2012. Kết quả
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 313
cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có tác động tích cực tới đòn bẩy tài chính. Trong
khi tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) có tác động tiêu cực thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE) lại có tác động tích cực đến tỷ lệ nợ.
Thứ hai, các nghiên cứu tại Việt Nam.
Nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006) được thực hiện
nhằm kiểm định các yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định cấu trúc vốn của 558
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 1998- 2001. Kết quả cho thấy, các nhân tố quy mô
doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, mối quan hệ với ngân hàng và tốc độ tăng trưởng của doanh
thu có tác động thuận chiều với cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Ngược lại, khả năng sinh lợi
và cấu trúc tài sản có ảnh hưởng tiêu cực với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản doanh nghiệp.
Cùng quan điểm trên, nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Võ Kiều Trang (2008) đã xác
định rằng, tốc độ tăng trưởng của doanh thu và quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều
với cấu trúc vốn. Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) sử dụng số liệu của 428 doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng đưa ra
những kết luận tương tự. Trong đó, hiệu quả kinh doanh, rủi ro kinh doanh, cấu trúc tài sản có tác
động ngược chiều với cấu trúc vốn. Riêng quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ
nợ vay trên tổng tài sản.
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Cường (2008) dựa trên cơ sở số liệu là báo cáo tài chính
của 22 doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa đã xác định quy mô doanh nghiệp, khả
năng sinh lời và cơ hội tăng trưởng có tác động tích cực đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
Trong khi đó, những nhân tố như cấu trúc tài sản, tỷ suất lãi vay có tác động ngược chiều với
cấu trúc tài chính. Nghiên cứu cũng xác định quy mô doanh nghiệp là nhân tố có tác động
mạnh nhất đến cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp này.
2.Cơ sở lý thuyết:
Cơ cấu nguồn vốn: Là thành phần và tỷ trọng của từng nguồn vốn so với tổng nguồn
vốn tại một thời điểm nhất định. Cơ cấu nguồn vốn được phân loại dựa trên các tiêu chí khác
nhau như: quan hệ sở hữu vốn, phạm vi huy động vốn, thời gian huy động và sử dụng vốn.
Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn:
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được xem xét qua mối quan hệ giữa nợ phải trả và
vốn chủ sở hữu. Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau nên các chỉ
tiêu cơ cấu nguồn vốn được đánh giá trong từng điều kiện cụ thể nhất định.
Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn
Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn mà doanh nghiệp huy động được có bao nhiêu
đồng được huy động từ các khoản nợ phải trả, được xác định theo công thức sau:
N ợ ph á i tr ả
Hệ số nợ =
T ổ ng ngu ồ n v ố n
Hệ số vốn chủ sở hữu (CSH) cho biết trong một đồng vốn mà doanh nghiệp huy động
được có bao nhiêu đồng do các chủ sở hữu đóng góp, công thức xác định như sau:
V ố n ch ủ s ở h ữ u
Hệ số vốn CSH = = 1- Hệ số nợ
T ổ ng ngu ồ n v ố n
Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn: cho biết trong một đồng vốn doanh nghiệp huy động có
bao nhiêu đồng được vay từ nợ ngắn hạn. Công thức xác định:
Ngu ồ n vốn ngắn hạn
Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn = * 100%
Tổng nguồn vốn
Tỷ trọng nguồn vốn dài hạn: cho biết trong một đồng vốn doanh nghiệp huy động được
có bao nhiêu đồng từ CSH và nợ dài hạn. Công thức xác định:
Ngu ồ n v ố n d à i h ạ n
Tỷ trọng nguồn vốn dài hạn = * 100%
T ổ ng ngu ồ n v ố n
Căn cứ vào phạm vi huy động vốn

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 314


Tỷ trọng nguồn vốn bên trong: là tỷ lệ phần trăm giữa nguồn vốn bên trong so với tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp. Công thức xác định:
Nguồn vốn bên trong
Tỷ trọng nguồn vốn bên trong = *100%
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng tự tài trợ vốn của doanh nghiệp càng lớn và ít
bị phụ thuộc bởi nguồn vốn bên ngoài.
Tỷ trọng nguồn vốn bên ngoài: là tỷ lệ phần trăm giữa nguồn vốn bên ngoài so với tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp. Công thức xác định:
Nguồn vốn bên ngoài
Tỷ trọng nguồn vốn bên ngoài = *100%
Tổng nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn tối ưu: Việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn được dựa trên nền tảng
nguyên lý đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: Sử dụng nhiều nợ hơn làm gia tăng rủi ro của doanh
nghiệp trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhưng với hệ số nợ cao nói chung đưa đến tỷ suất sinh
lời kỳ vọng cao. Rủi ro gia tăng có khuynh hướng làm giảm giá cổ phiếu, trong khi đó tỷ suất
sinh lời cao có khuynh hướng làm tăng giá cổ phiếu. Vậy, cơ cấu nguồn vốn tối ưu là cơ cấu
nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời dành cho chủ sở hữu, qua đó tối đa hóa
được giá trị doanh nghiệp hay cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó cho thấy, cơ cấu
nguồn vốn tối ưu là nguồn vốn làm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh
nghiệp.
Các lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều
mô hình lý thuyết giúp doanh nghiệp xây dựng cơ cấu nguồn vốn tối ưu để doanh nghiệp có
thể tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Lý thuyết Modigliani và Miller (M&M)
Lý thuyết về mối quan hệ giữa cơ cấu nguồn vốn và giá trị doanh nghiệp do hai nhà
nghiên cứu Franco Modigliani và Merton Miller đưa ra vào năm 1958. Lý thuyết M&M được
phát biểu thành hai mệnh đề quan trọng: mệnh đề thứ nhất nói về giá trị doanh nghiệp, mệnh
đề thứ hai nói về chi phí sử dụng vốn. Các mệnh đề này được xem xét trong hai trường hợp có
thuế và không có thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong môi trường không có thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ cấu nguồn vốn của doanh
nghiệp không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Trong môi trường có thuế, chi phí sử dụng
vốn cổ phần cũng vẫn tăng lên theo mức độ sử dụng nợ vay.
Lý thuyết M&M về cơ cấu nguồn vốn được coi là lý thuyết hiện đại lý giải mối quan hệ
giữa giá trị doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn và mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, lý thuyết M&M chưa xem xét tác động của một số chi phí khác khiến cho lợi ích của lá
chắn thuế bị giảm dần và đi đến triệt tiêu khi doanh nghiệp tăng thêm hệ số nợ.
Lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn tối ưu
Lý thuyết này cho rằng ở doanh nghiệp có tồn tại cơ cấu nguồn vốn tối ưu mà tại đó chi
phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp là nhỏ nhất và giá trị của doanh nghiệp là cao
nhất. Do dố, cơ cấu nguồn vốn tối ưu là cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi
nhuận, qua đó tối đa hoá giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu của doanh nghiệp với chi phí
sử dụng vốn là thấp nhất.
Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng
Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng cho rằng chi phí sử dụng vốn trung bình và giá trị
doanh nghiệp vẫn không thay đổi khi tỷ số đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp thay đổi. Nói
cách khác, lý thuyết này cho rằng cơ cấu nguồn vốn tối ưu, giá trị doanh nghiệp và giá cổ
phiếu không bị phụ thuộc vào nguồn vốn.
Lý thuyết đánh đổi
Dựa trên các lý thuyết M&M, lý thuyết đánh đổi là một bước phát triển về lý luận của
Miller khi ông đã xem xét đến tác động của thuế, chi phí phá sản và các chi phí trung gian khi
giải thích cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Dựa trên lý thuyết này, các doanh nghiệp sẽ có
những mục tiêu khác nhau về tỷ số nợ sao cho tối đa hóa được lợi ích của doanh nghiệp.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 315
Ngoài ra, lý thuyết cũng chỉ ra rằng chi phí phá sản có thể có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp tới doanh nghiệp.
Lý thuyết trật tự phân hạng
Theo Myers và Majluf (1984), lý thuyết này cho rằng chi phí tài chính gia tăng cùng với
thông tin bất cân xứng. Thực tế đã chứng minh, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ luôn có đầy
đủ thông tin về doanh nghiệp của mình hơn các nhà đầu tư bên ngoài và bất kỳ hành động nào
của họ cũng sẽ ảnh hưởng tới tình hình chung của doanh nghiệp. Dựa vào lý thuyết này,
nguồn tài chính được phân hạng trước hết ưu tiên các nguồn vốn nội tại bên trong doanh
nghiệp, vay nợ thứ hai và cuối cùng là phát hành cổ phiếu.
Lý thuyết chi phí trung gian
Chi phí trung gian phản ánh các chi phí phát sinh trong mối liên hệ giữa người đứng đầu
và các bên trung gian. Trong khi người đứng đầu đại diện cho các cá nhân, nhóm, tổ chức thì
trung gian là đối tượng được thuê để đại diện cho một bên. Do đó, như một giải pháp, quản trị
doanh nghiệp tốt sẽ làm giảm chi phí trung gian. Bên cạnh đó, theo Jensen (1986), sử dụng nợ
trong cấu trúc vốn là một giải pháp giảm thiểu chi phí trung gian.
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp:
Theo lý thuyết đánh đổi, quy mô doanh nghiệp có tác động thuận chiều tới đòn bẩy tài
chính vì những doanh nghiệp có quy mô lớn và đa dạng hóa danh mục hoạt động sẽ có rủi ro
phá sản và chi phí phá sản thấp hơn khi so sánh với những doanh nghiệp nhỏ hơn (Titman và
Welssels, 1988). Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn có chi phí vấn đề người đại diện của nợ vay
thấp, chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với các doanh nghiệp nhỏ, dòng
tiền ít biến động hơn, dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng và sử dụng nhiều nợ vay hơn để có
lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế.
Tuy nhiên, theo lý thuyết trật tự phân hạng thì quy mô doanh nghiệp có tác động ngược
chiều tới đòn bẩy tài chính. Khi so sánh với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, doanh nghiệp quy
mô lớn sẽ có sự dư thừa về vốn nhàn rỗi cao hơn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Do đó, sẽ dễ
dàng cho các doanh nghiệp quy mô lớn trong việc sử dụng các nguồn vốn tự có nội tại thay
cho các khoản vay nợ, khiến đòn bẩy tài chính ở các doanh nghiệp này sẽ thấp hơn (Kester,
1986).
Cơ cấu tài sản:
Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trong tổng giá trị tài sản là nhân tố quan trọng ảnh hưởng
tới cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Bởi vì, tài sản cố định hữu hình đặc trưng cho khả
năng sẵn sàng thế chấp của doanh nghiệp trước những khoản vay, hơn nữa giá trị thanh lý của
doanh nghiệp cũng tăng lên khi có tài sản cố định hữu hình và làm giảm thiệt hại trong trường
hợp doanh nghiệp phá sản. Bên cạnh đó, theo lý thuyết chi phí trung gian, mối quan hệ tương
tự cũng được suy đoán.
Đối lập với lập luận trên, Huang và Song (2006) lại chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ lệ tài sản
cố định hữu hình và đòn bẩy tài chính là ngược chiều. Trong khi đó, Bennett và Donnelly
(1993) khẳng định tài sản cố định hữu hình có mối liên hệ thuận chiều với đòn bẩy tài chính
và đòn bẩy ngắn hạn, tuy nhiên mối liên hệ với đòn bẩy dài hạn là không rõ ràng.
Khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán có thể ảnh hưởng khác nhau tới cơ cấu nguồn vốn của doanh
nghiệp. Thứ nhất, các doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao hơn có thể sử dụng nhiều nợ
vay do doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn, đảm bảo hệ số nợ cao
hơn do doanh nghiệp có khả năng tốt hơn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn. Điều
này chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng thanh toán và hệ số nợ. Mặt khác, doanh
nghiệp với tài sản có tính thanh khoản cao hơn có thể sử dụng những tài sản này để tài trợ cho
các khoản đầu tư của mình. Do vậy, tính thanh khoản của doanh nghiệp có quan hệ ngược
chiều với hệ số nợ.
Khả năng sinh lời:
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 316
Mối liên hệ giữa khả năng sinh lời và đòn bẩy tài chính là khá chặt chẽ, nguyên nhân
đầu tiên là do khi khả năng sinh lời cao, xác suất doanh nghiệp chịu rủi ro phá sản ngày càng
thấp. Điều này làm cho doanh nghiệp ưu tiên cao hơn nguồn vốn vay, dẫn đến sự gia tăng của
đòn bẩy tài chính. Bên cạnh đó, theo lý thuyết đánh đổi, nhờ lợi ích từ lá chắn thuế, doanh
nghiệp sẽ đi vay nhiều hơn và được khuyến khích để vay nhiều hơn. Theo Jensen (1986), có
những lợi ích để một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả gia tăng phần vốn vay của mình.
Tuy nhiên, theo lý thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp lại tăng cường việc sử dụng
nguồn vốn bên trong trong khi sử dụng vay nợ và phát hành cổ phiếu lại được ưu tiên sau
cùng. Khi so sánh với những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, các doanh nghiệp có lãi sẽ
có được nguồn tiền nhiều hơn, vì thế họ thường tận dụng triệt để nguồn vốn nội tại này. Cùng
chung quan điểm này, Titman và Wessel (1988) cho rằng, khi các nhân tố khác không đổi,
doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao sẽ có tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp hơn.
Tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp:
Nghiên cứu của các học giả Barclay và Smith (1995); Cochrane (2001); Rajan và
Zingales (1995) cho rằng khi tỷ lệ tăng trưởng cao thì đòn bẩy tài chính có xu hướng giảm,
bởi lẽ khi đó doanh nghiệp sẽ phát hành nhiều cổ phần thay vì đi vay nợ để giảm thiểu việc
chia sẻ quyền lợi giữa cổ đông và các chủ nợ. Theo như Myers (1984), tỷ lệ tăng trưởng cao
đồng nghĩa với chi phí phá sản cao hơn vì theo lý thuyết đánh đổi, do các chi phí phá sản,
doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng cao thì đòn bẩy tài chính có xu hướng giảm xuống. Bên
cạnh đó, Titman và Wessels (1988) cũng khẳng định, chi phí trung gian cao hơn đối với các
ngành tăng trưởng nhanh do sự đa dạng về lựa chọn phương án đầu tư trong tương lai. Do đó,
theo lý thuyết chi phí trung gian, tỷ lệ nợ sẽ có xu hướng giảm đối với những doanh nghiệp có
tỷ lệ tăng trưởng cao.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng cao dẫn đến đòn bẩy tài
chính tăng lên. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy, những doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng
cao được cho là những doanh nghiệp có sức khỏe tốt trên thị trường tín dụng và dễ dàng tiếp
cận với nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, với triển vọng phát triển tương lai, những doanh nghiệp
này có thể sẽ tăng lượng vốn vay để duy trì cơ hội tăng trưởng cao trong tương lai (Chen,
2003). Theo nghiên cứu của Bevan và Danbolt (2002) thì tỷ lệ tăng trưởng cao đồng nghĩa với
tỷ lệ đòn bẩy dài hạn cao nhưng đòn bẩy ngắn hạn sẽ thấp đi.
Đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp có sản phẩm độc đáo thường có đòn bẩy tài chính thấp vì nếu doanh
nghiệp bị phá sản, thị trường thứ cấp có tính cạnh tranh cho hàng tồn kho và các thiết bị sản
xuất của doanh nghiệp có thể không có. Do vậy đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp có
tác động ngược chiều tới cơ cấu nguồn vốn.
Thuế
Theo lý thuyết M&M (1958), thuế suất là công cụ quan trọng xác định cấu trúc vốn của
một doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng, khi đối mặt với mức
thuế suất doanh nghiệp cao, doanh nghiệp sẽ có xu hướng vay nợ nhiều hơn để tận dụng lợi
ích của lá chắn thuế. Do đó, thuế suất thu nhập doanh nghiệp được cho rằng có mối quan hệ
thuận chiều với đòn bẩy tài chính.
Lợi ích lá chắn thuế từ khấu hao
Trong khi một số nghiên cứu của Bradley; Jarrell và Kim (1984); Wald (1999) cho rằng
có mối quan hệ thuận chiều giữa lợi ích lá chắn thuế từ khấu hao đến đòn bẩy tài chính, các
tác giả khác lại có quan điểm ngược lại. Theo De Angelo và Masulis (1980); Titman và
Wessels (1988), lợi ích của việc sử dụng nợ sẽ dần dần bị thay thế bởi việc giảm trừ thuế và
khấu hao.
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của Abor (2008), thời gian hoạt động của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với
đòn bẩy tài chính bởi vì với một doanh nghiệp có số năm hoạt động càng nhiều, doanh nghiệp
sẽ có uy tín tín dụng càng lớn và dễ dàng hơn khi tiếp cận các khoản vốn vay. Để củng cố hơn
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 317
cho lập luận này, Diamond (1991) đã chỉ ra rằng, số năm hoạt động của doanh nghiệp có liên
quan đến các thông tin minh bạch của doanh nghiệp trên thị trường tín dụng. Hay nói cách
khác, các doanh nghiệp lâu năm sẽ giảm thiểu rủi ro về bất cân xứng thông tin đối với các
ngân hàng, các tổ chức cho vay tín dụng.
Tỷ lệ vốn của Nhà nước
Sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp là một đặc điểm riêng của các doanh
nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông thường, tỷ lệ vốn của
Nhà nước trong doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều với đòn bẩy tài chính. Đồng thời, ban
quản lý của các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn Nhà nước cao thường có nhiều khả năng xảy ra rủi
ro đạo đức trong quá trình điều hành doanh nghiệp, do đó, tỷ lệ nợ cao tại các doanh nghiệp
này như là một công cụ để theo dõi hoạt động của ban quản lý.
3.Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
3.1.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính thông qua việc lý giải các vấn
đề nghiên cứu theo lý thuyết kinh tế, kết hợp với phương pháp định lượng. Bài nghiên cứu sử
dụng các phương pháp định lượng cơ bản được sử dụng trong dữ liệu bảng đó là phương pháp
ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên. Tuy nhiên, một nhược điểm của dữ liệu
dạng bảng với số đơn vị chéo lớn trong chuỗi thời gian ngắn (N lớn, T nhỏ) thường phát sinh
hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Để giải quyết vấn đề trên, nghiên cứu đã tiến hành
kiểm định trước các khuyết tật của các mô hình nghiên cứu, sau đó sử dụng phương pháp ước
lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS - Generalized Least Squares) nhằm khắc phục
hiện tượng phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi và hiện tượng tự tương quan giữa các thành
phần của sai số trong mô hình. Việc kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu có thể bỏ qua bởi
(N > T) và T nhỏ (5 năm).
Nghiên cứu sử dụng số liệu báo cáo tài chính của 54 CTCP BĐS có cổ phiêu niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội,
giai đoạn 2013- 2017 nhằm xác định mối quan hệ giữa một số nhân tố nội tại ảnh hưởng đến
cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp. Trong đề tài nghiên cứu này, mô hình phản ánh sự
tác động của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp sẽ không được xét đến. Điều này không có
nghĩa là phủ nhận tác động của các nhân tố bên ngoài đến cơ cấu nguồn vốn của doanh
nghiệp, mà nghiên cứu chỉ tập trung vào sự ảnh hưởng từ đặc điểm riêng biệt của doanh
nghiệp đến cơ cấu nguồn vốn.
3.2.Mô hình nghiên cứu
Xác định các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến phụ thuộc: Là tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, hay còn gọi là cơ
cấu nguồn vốn. Trong đó, nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, do đó trong nghiên cứu này
sẽ có ba biến phụ thuộc: Tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn.
Bảng 1: Các biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy
Biến phụ thuộc - Yi Công thức tính
TLEV- Tỷ lệ nợ Giá trị sổ sách của tổng nợ chia tổng nguồn vốn
Giá trị sổ sách của nợ ngắn hạn chia tổng nguồn
SLEV- Tỷ lệ nợ ngắn hạn
vốn
Giá trị sổ sách của nợ dài hạn chia tổng nguồn
LLEV- Tỷ lệ nợ dài hạn
vốn
Các biến giải thích được minh họa cụ thể trong bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Các biến giải thích trong mô hình hồi quy
Tương quan kỳ vọng
Biến giải thích Ký hiệu Công thức tính
với biến phụ thuộc
Quy mô doanh nghiệp SIZE Ln (Tổng tài sản) +/-
Tài sản cố định hữu hình / +/-
Cơ cấu tài sản TANG
Tổng tài sản

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 318


Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn
Khả năng thanh toán LIQUID +/-
hạn
ROA, ROE,
Khả năng sinh lời +/-
BEP
(Tổng tài sản năm t- Tổng
Tỷ lệ tăng trưởng GROWTH tài sản năm t-1) / Tổng tài +/-
sản năm t-1
Đặc điểm riêng của tài sản Giá vốn hàng bán/ Doanh
UNIQUE -
doanh nghiệp thu thuần
Thuế/ Lợi nhuận trước thuế
Thuế TAX +
và lãi vay
Lợi ích lá chắn thuế từ Khấu hao tài sản cố định/
NDTS +/-
khấu hao Tổng tài sản
Ln(năm 2017- năm thành
Thời gian hoạt động AGE +
lập doanh nghiệp)
SOE=1 nếu tỷ lệ sở hữu Nhà
Tỷ lệ vốn Nhà nước SOE nước >51%, =0 nếu tỷ lệ sở +
hữu Nhà nước <51%
Mô hình nghiên cứu:
Mô hình nghiên cứu trong đề tài được kế thừa và mở rộng bởi các mô hình nghiên cứu
của Titman và Wessles (1988), kết hợp với mô hình của Wiwattnakantang (1999), Hijazi và
Tariq (2006), Mutalib (2011), Qayyum (2013), Shah (2013). Đồng thời, nghiên cứu đã thay
đổi, bổ sung một số biến số cho phù hợp với đặc trưng của các doanh nghiệp ngành BĐS ở
Việt Nam. Mô hình được xây dựng như sau:
Mô hình 1: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ của doanh nghiệp:
TLEVit  1   2SIZE it  3TANG it   4 LIQUIDit  5 ROA it  6GROWTH it 
 7 UNIQUE it  8TAX it  9 NDTSit  10AGE it  11SOEit  U it ,( t  1,5; i  1,54)
Mô hình 2 : Các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp:
SLEVit  1   2SIZE it   3TANG it   4 LIQUIDit  5ROA it   6GROWTH it 
 7 UNIQUE it  8TAX it  9 NDTSit  10AGE it  11SOEit  U it ,( t  1,5; i  1,54)
Mô hình 3 : Các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ dài hạn của doanh nghiệp:
LLEVit  1   2SIZE it   3TANG it   4 LIQUIDit   5ROA it   6GROWTH it 
 7 UNIQUE it  8TAX it  9 NDTSit  10AGE it  11SOEit  U it ,( t  1,5; i  1,54)
Kết quả nghiên cứu:
Bảng 3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 319


Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

TLEV 270 .540765 .1908538 .0109895 .9178274


SLEV 270 .3721162 .1876702 .0354138 1
LLEV 270 .1887883 .1636751 0 .7817793
SIZE 270 21.41107 1.429559 18.5922 26.08827
TANG 270 .0844008 .1266823 0 .7947793

LIQUID 270 2.432706 2.211321 .0071552 18.67055


ROA 270 .0277313 .081767 -.4918623 .839056
GROWTH 270 10.06182 128.8218 -.9509052 2038.04
UNIQUE 270 .8074374 .6478859 -.1523331 10.22183
TAX 269 .1212255 .1009434 -.1487618 .6950906

NDTS 270 .0080625 .0623245 -.1065992 1.000009


AGE 270 2.614948 .4205554 1.609438 3.688879
SOE 270 .0407407 .1980561 0 1

Nguồn: Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích trên phần mềm Stata 14.
Kết quả bảng 3 cho thấy, biến số TLEV (tỷ lệ nợ) cho thấy rằng, trung bình doanh
nghiệp sử dụng 54% nợ trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ tối đa mà doanh nghiệp sử dụng là
91,8% cho thấy doanh nghiệp có vốn kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào nợ vay, tính tự chủ tài
chính thấp. Do đó, doanh nghiệp sẽ dễ gặp rủi ro khi lãi suất cho vay tăng mạnh. Trong khi đó
tỷ lệ nợ tối thiểu là 1,1% chứng tỏ có một số doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ nợ rất thấp trong
tổng nguồn vốn huy động.
Tỷ lệ nợ ngắn hạn (SLEV) và tỷ lệ nợ dài hạn (LLEV): Bình quân tỷ lệ nợ ngắn hạn là
37,2%, cao nhất là 100%, thấp nhất là 3,54%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ dài hạn bình quân đạt
18,9%, mức cao nhất là 78,2% và thấp nhất là 0%. Như vậy, trong giai đoạn nghiên cứu, các
CTCP BĐS niêm yết có khuynh hướng huy động nợ ngắn hạn trong cơ cấu nguồn vốn để tài
trợ cho hoạt động của mình. Vì đây là giai đoạn thị trường BĐS nóng trở lại, nhu cầu vốn
ngắn hạn tài trợ cho hoạt động kinh doanh cao. Bên cạnh đó, một phần bởi thị trường trái
phiếu doanh nghiệp Việt Nam chưa phát triển, các ngân hàng thương mại là nguồn vốn chủ
yếu bên ngoài tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp chủ yếu
huy động nhiều nguồn vốn nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.
Ma trận hệ số tương quan:
Bảng 4: Thống kê mô tả các biến trong mô hình
TLEV SLEV LLEV SIZE TANG LIQUID ROA GROWTH UNIQUE TAX NDTS AGE SOE

TLEV 1.0000
SLEV 0.3956 1.0000
LLEV 0.4902 -0.4585 1.0000
SIZE 0.1924 -0.1472 0.2535 1.0000
TANG -0.1055 -0.1559 0.0401 -0.2138 1.0000
LIQUID -0.0964 -0.5581 0.5380 -0.0438 -0.0587 1.0000
ROA -0.2269 -0.2221 -0.0718 0.0345 -0.1056 0.1681 1.0000
GROWTH 0.0490 0.0558 -0.0133 -0.0616 -0.0093 -0.0482 -0.1589 1.0000
UNIQUE 0.0277 0.1234 -0.0727 0.0056 -0.0388 -0.1165 -0.1066 0.0321 1.0000
TAX -0.0336 -0.0669 -0.0762 0.1575 -0.1065 0.0884 0.2764 -0.0836 -0.0200 1.0000
NDTS 0.0188 -0.0676 0.0860 -0.0280 0.1033 0.0095 0.0251 -0.0131 -0.0181 0.0533 1.0000
AGE 0.0771 -0.0822 0.0912 0.1501 -0.0740 -0.0248 0.1271 -0.0614 0.0113 0.2133 0.1039 1.0000
SOE 0.0633 -0.0373 0.0934 -0.0731 -0.0346 -0.0175 0.0270 -0.0153 -0.0084 0.1334 0.2883 0.2403 1.0000

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 320


Nguồn: Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích trên phần mềm Stata 14.
Số liệu bảng 4 về ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình cho thấy các biến
giải thích TANG, LIQUID, ROA, TAX có quan hệ tác động ngược chiều với TLEV và các
biến còn lại có quan hệ tác động cùng chiều với TLEV. Trong khi đó, chỉ có hai biến là
GROWTH, UNIQUE có tác động cùng chiều tới tỷ lệ nợ ngắn hạn (SLEV). Các biến ROA,
GROWTH, UNIQUE, TAX là những biến có tác động ngược chiều tới tỷ lệ nợ dài hạn
(LLEV). Hệ số tương quan giữa các biến giải thích hầu hết có giá trị không cao. Đây là cơ sở
có thể cho rằng mô hình xây dựng ít xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Kết quả hồi quy và kiểm định mô hình:
Quy trình thực hiện ước lượng và kiểm định mô hình:
Ước lượng mô hình bằng phương pháp FEM, REM
Sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM.
Kiểm định khuyết tật của mô hình lựa chọn.
Khắc phục khuyết tật của mô hình.
Kết quả ước lượng và kiểm định lần lượt 3 mô hình trên cho thấy, cả 3 mô hình các
nhân tố tác động tới tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn đều có khuyết tật phương
sai sai số thay đổi và khuyết tật tự tương quan. Do có các khuyết tật tồn tại trong mô hình, vì
vậy các ước lượng thu được sẽ không còn đáng tin cậy. Sử dụng phương pháp ước lượng bình
phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS kèm lựa chọn panel (heteroskedastic) để khắc phục
các khuyết tật. Kết quả ước lượng mô hình GLS khắc phục khuyết tật của 3 mô hình được cho
trong bảng 5 dưới đây:
Bảng 5: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng GLS
(1) (2) (3)
TLEV SLEV LLEV

SIZE 0.0232*0.1**0.05*** -0.0253*0.1**0.05*** 0.0389*0.1**0.05***


(7.77) (-7.06) (10.49)

TANG -0.0238 -0.380*0.1**0.05*** 0.114


(-0.35) (-9.04) (2.02)

ROA -0.620*0.1**0.05*** -0.252*0.1**0.05*** -0.337*0.1**0.05***


(-5.41) (-2.68) (-4.47)

GROWTH -0.0000121 -0.00000473 0.00000244


(-0.26) (-0.08) (0.07)

UNIQUE 0.00544 0.00436 0.000214


(0.65) (0.39) (0.02)

SOE 0.0811*0.1**0.05*** -0.0442 0.0748*0.1**0.05***


(2.88) (-1.84) (2.64)

TAX -0.00105 0.192*0.1**0.05*** -0.245*0.1**0.05***


(-0.02) (3.60) (-4.69)

LIQUID -0.0188*0.1**0.05*** -0.0605*0.1**0.05*** 0.0379*0.1**0.05***


(-3.97) (-18.76) (10.47)

NDTS 0.0573 -0.0354 0.102


(0.75) (-0.48) (0.78)

AGE 0.00482 -0.0429*0.1**0.05*** 0.0437*0.1**0.05***


(0.37) (-3.34) (3.78)

_cons 0.0932 1.168*0.1**0.05*** -0.838*0.1**0.05***


(1.22) (13.47) (-9.60)

N 269 269 269

t statistics in parentheses
*0.1**0.05*** p<0.01

Nguồn: Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích trên phần mềm Stata 14.
Kết quả hồi quy tại bảng 5 cho thấy, các biến số: GROWTH, UNIQUE, NDTS không
có ý nghĩa về mặt thống kê tại cả ba mô hình. Đề tài sẽ không tiến hành thảo luận về các biến
số này vì chưa có đủ cơ sở về mặt thống kê để kết luận. Các biến số còn lại có đủ cơ sở về
mặt thống kê với mức ý nghĩa đến 10% nên sẽ lần lượt được thảo luận sau đây:
Tác động của quy mô doanh nghiệp (SIZE): Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng
chiều tới tỷ lệ nợ và tỷ lệ nợ dài hạn, kết quả này là nhất quán với lý thuyết đánh đổi cấu trúc
vốn và có kết quả tương đồng với nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran
(2006). Điều đó chứng tỏ quy mô doanh nghiệp càng lớn, tiềm lực tài chính càng mạnh thì rủi
ro phá sản càng thấp. Ngoài ra, doanh nghiệp có quy mô lớn thường có danh tiếng tốt hơn trên
thị trường nợ, có được niềm tin từ chủ nợ nên khả năng tiếp cận vốn vay dễ dàng và giảm
được chi phí giao dịch khi phát hành nợ dài hạn. Tuy nhiên, sự tác động của quy mô doanh
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 321
nghiệp đến tỷ lệ nợ ngắn hạn là ngược chiều, có nghĩa là trong ngắn hạn, doanh nghiệp có quy
mô càng lớn sẽ ưa thích sử dụng vốn chủ sở hữu hơn là vay nợ. Điều này ủng hộ lý thuyết trật
tự phân hạng, khi các doanh nghiệp có quy mô lớn đồng nghĩa với lợi nhuận giữ lại và lượng
tiền nhàn rỗi lớn, họ sẽ tận dụng triệt để lượng vốn sẵn có này để tài trợ cho hoạt động của
mình.
Tác động của cơ cấu tài sản (TANG): Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản có
tác động ngược chiều tới tỷ lệ nợ ngắn hạn và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa đến 10%.
Điều đó cho thấy, tài sản thế chấp là một điều kiện tốt, quan trọng để các chủ nợ xem xét
quyết định cấp tín dụng. Khi tỷ lệ tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiệp
có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài dễ dàng hơn, nói cách
khác, khi đó doanh nghiệp sẽ tăng được năng lực vay nợ. Tuy nhiên, đối với nhu cầu vốn tài
trợ ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ có xu hướng sử dụng nguồn vốn nội bộ hơn là vốn vay bên
ngoài vì phải trả chi phí cao. Thông thường tài sản cố định sẽ có ý nghĩa quan trọng khi doanh
nghiệp lựa chọn nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển.
Tác động của khả năng sinh lời (ROA): Nghiên cứu cho thấy, khả năng sinh lời (ROA)
có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn ở mức ý
nghĩa tới 10%, kết quả này được hỗ trợ từ lý thuyết trật tự phân hạng. Điều này một lần nữa
khẳng định, những doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thường có xu hướng tài trợ bằng
nguồn vốn nội bộ hơn là nguồn vốn bên ngoài. Bởi lẽ, việc sử dụng nguồn vốn bên ngoài như
vay thêm nợ làm tăng gánh nặng tài chính, trong khi đó, việc phát hành thêm cổ phiếu sẽ
khiến quyền sở hữu của các cổ đông bị pha loãng. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp có
lợi nhuận cao thường dùng lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho nhu cầu vốn của chính doanh
nghiệp. Ngược lại, những doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp phải gia tăng vay nợ để đảm
bảo cho hoạt động kinh doanh.
Tác động của hình thức sở hữu của doanh nghiệp (SOE): Kết quả hồi quy cho thấy,
những CTCP BĐS niêm yết có cổ phần vốn Nhà nước chi phối có tác động tích cực đến tỷ lệ
nợ và tỷ lệ nợ dài hạn với mức ý nghĩa tới 10%. Đây là kết quả phản ánh thực tế nền kinh tế
Việt Nam, bởi lẽ tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước được xem như yếu tố đặc thù tác động tới
cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp thường có lợi thế vay vốn, đặc biệt
là nợ vay dài hạn.
Tác động của thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX): Mức thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu dao động từ 20% đến 22%. Tác động của nhân tố
này là ngược chiều tới tỷ lệ nợ và tỷ lệ nợ dài hạn. Kết quả này cho thấy các CTCP BĐS niêm
yết ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu đã không tận dụng triệt để được lợi ích từ thuế thu
nhập.
Tác động của khả năng thanh toán (LIQUID): Kết quả hồi quy cho thấy, khả năng
thanh toán ngắn hạn có tác động ngược chiều tới tỷ lệ nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn, song có tác
động thuận chiều tới tỷ lệ nợ dài hạn. Như vậy, các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao sẽ
ít sử dụng nợ ngắn hạn, thay vào đó là doanh nghiệp huy động nợ dài hạn. Vì các tài sản có
tính thanh khoản cao của doanh nghiệp được sử dụng để tài trợ cho hoạt động đầu tư hoặc
hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời doanh nghiệp vẫn có khả năng đáp ứng tốt đối với
những khoản nợ vay dài hạn.
Tác động của tuổi doanh nghiệp (AGE): Bảng kết quả hồi quy cho thấy tuổi của doanh
nghiệp có tác động ngược chiều tới tỷ lệ nợ ngắn hạn, tuy nhiên tác động của nhân tố này tới
tỷ lệ nợ dài hạn lại là thuận chiều. Như vậy, các doanh nghiệp có thâm niên hoạt động trên thị
trường càng lâu thì vị trí được khẳng định, uy tín được nâng cao, nên khả năng vay vốn dài
hạn từ các định chế tài chính trung gian cao. Tuy nhiên, do khó khăn trong hoạt động kinh
doanh BĐS trong giai đoạn vừa qua, cùng với việc hàng loạt dự án BĐS huy động nợ ngắn
hạn tài trợ cho hoạt động đầu tư dài hạn nên các ngân hàng thương mại cũng tạm dừng cho
vay vốn ngắn hạn ngay cả với những doanh nghiệp đã hoạt động khá lâu trên thị trường.
4.Một số khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 322
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các CTCP BĐS niêm yết ở
Việt Nam giai đoạn 2013- 2017 đã minh chứng được rằng: Khả năng sinh lời có tác động
ngược chiều tới tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn. Thêm vào đó, quy mô doanh
nghiệp và hình thức sở hữu doanh nghiệp có tác động thuận chiều tới tỷ lệ nợ. Nghiên cứu
này một lần nữa minh chứng cho lý thuyết trật tự phân hạng và làm cơ sở cho các nhà quản trị
tài chính xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự tác động của
quy mô doanh nghiệp, hình thức sở hữu, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, khả năng
thanh toán và tuổi của doanh nghiệp đến tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn là khác
nhau. Điều đó cho thấy tác động của các nhân tố là khác nhau tới kỳ hạn nợ của doanh
nghiệp.
Do đó, các khuyến nghị được nghiên cứu xây dựng trên cơ sở mô hình đánh giá các
nhân tố tác động tới tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn của các CTCP BĐS niêm
yết trong giai đoạn nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp này
như sau:
Thứ nhất: Xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu hợp lý đối với doanh nghiệp
Xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc
tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Hoạch định cơ cấu nguồn vốn cần phải tuân thủ các nguyên
tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính tương thích giữa nguồn tài trợ và thời gian sử dụng tài sản;
nguyên tắc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro; nguyên tắc đảm bảo quyền kiểm soát; nguyên
tắc tài trợ linh hoạt; nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn. Thêm vào đó, mỗi doanh
nghiệp có những đặc điểm riêng biệt nên việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn nên căn cứ vào
các yếu tố nội tại của từng doanh nghiệp.
Thứ hai, định kỳ thực hiện phân tích lại chính sách huy động vốn.
Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu được xây dựng trên cơ sở số liệu quá khứ, do đó, khi có
những thay đổi trọng yếu trong hoạt động kinh doanh và quản trị tài chính thì cần thực hiện
phân tích lại chính sách huy động vốn của doanh nghiệp. Những thay đổi trọng yếu mà các
CTCP BĐS niêm yết cần quan tâm đó là:
+ Hiệu quả kinh doanh: Khi có sự thay đổi quan trọng về hiệu quả kinh doanh như
doanh thu tăng lên, giá thành sản phẩm giảm xuống sẽ làm gia tăng tỷ suất sinh lời kinh tế của
tài sản (BEP). Khi BEP lớn hơn chi phí sử dụng vốn vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ
khuyếch đại dương hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc gia tăng nợ vay sẽ làm gia
tăng lợi ích cho chủ sở hữu. Ngược lại, khi khả năng sinh lợi giảm sút, doanh nghiệp cần giảm
hệ số nợ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông.
+ Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp: Việc sử dụng nợ vay sẽ đem lại cho doanh
nghiệp lợi ích từ tấm chắn thuế. Khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm đi thì lợi ích
này cũng giảm theo, do đó, doanh nghiệp cần thực hiện phân tích lại chính sách huy động vốn
để xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu.
+ Chính sách đầu tư: Khi chính sách đầu tư thay đổi sẽ tác động rất lớn đến rủi ro kinh
doanh, chi phí sử dụng vốn và cơ cấu nguồn vốn mới của doanh nghiệp. Do đó, việc điều
chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp với chính sách đầu tư của doanh nghiệp là việc làm cần thiết.
Thứ ba, tái cấu trúc nguồn vốn theo hướng gia tăng năng lực tự chủ tài chính của
doanh nghiệp.
Thực tế hiện nay, cơ cấu nguồn vốn của các CTCP BĐS niêm yết huy động chủ yếu nợ
vay ngắn hạn làm gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp. Kết quả hổi quy mô hình cho thấy, khả
năng sinh lời có tác động không đồng thuận tới tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn.
Do vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc gia tăng nguồn vốn CSH thông qua tích luỹ
lợi nhuận tái đầu tư và bổ sung vốn góp từ CSH.
Để gia tăng vốn CSH, các CTCP BĐS niêm yết cần khai thác triệt để nguồn vốn nội
sinh từ lợi nhuận để lại. Đây chính là nguồn lực tài chính giúp doanh nghiệp chủ động đáp
ứng nhu cầu vốn, nắm bắt kịp thời các cơ hội trong kinh doanh, giữ được quyền kiểm soát và
tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn. Để có thể khai thác được nguồn vốn này, các
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 323
doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bên
cạnh đó, cần có chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý nhằm đẩy mạnh tích luỹ lợi nhuận để
lại tái đầu tư.
Ngoài việc huy động tối đa nguồn vốn bên trong từ lợi nhuận để lại, các doanh nghiệp
có thể tìm phương án huy động nguồn vốn CSH từ bên ngoài thông qua phát hành cổ phiếu,
gọi vốn góp liên doanh, liên kết. Hình thức này giúp doanh nghiệp có khả năng huy động khối
lượng vốn lớn đáp ứng yêu cầu gia tăng quy mô kinh doanh.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản nợ nhằm cải thiện mức độ
phụ thuộc tài chính. Theo đó, các CTCP BĐS niêm yết cần có biện pháp rà soát các khoản nợ
phải thu, có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả để tạo nguồn thanh toán nợ phải trả. Các doanh
nghiệp cần có kế hoạch thanh toán nợ đúng hạn nhằm nâng cao uy tín tín dụng, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn vay trong tương lai.
Thứ tư, nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin và báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.
Lý thuyết chi phí đại diện cho thấy, vấn đề bất cân xứng thông tin và thiếu minh bạch về
thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp là một trong những trở ngại đối với
hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp. Để nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ
bên ngoài, các CTCP BĐS niêm yết cần nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng thông
tin trên báo cáo tài chính và vai trò của công bố thông tin đối với các đối tượng liên quan.
Thông tin trên báo cáo tài chính trung thực còn góp phần làm tăng tính thanh khoản của
chứng khoán và giảm chi phí phát hành đối với các doanh nghiệp.
Thứ năm, nâng cao vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp.
Trước tiên, các CTCP BĐS niêm yết cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia
vào hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. Hiện nay, tại không ít các CTCP BĐS niêm
yết vẫn gộp chức năng tài chính và chức năng kế toán, vai trò của Giám đốc tài chính chưa
được quan tâm đúng mức với tư cách là người điều hành hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Nâng cao vai trò quản trị tài chính được hiểu theo nghĩa về cơ cấu tổ chức, về chất
lượng nhân sự để đảm bảo tốt nhất vai trò của công tác quản trị tài chính tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện các công cụ hỗ trợ quản trị tài chính và hệ thống thông tin
hỗ trợ ra quyết định là một giải pháp có vai trò trọng yếu. Các công cụ hỗ trợ quản trị tài
chính gồm: Hoàn thiện hệ thống quy phạm nội bộ trong doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống kế
toán quản trị doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ giúp doanh nghiệp nhận
diện được rủi ro. Đồng thời, cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tập trung trong toàn doanh
nghiệp. Từ đó giúp các nhà quản trị tài chính có đầy đủ, kịp thời thông tin cho quá trình ra
quyết định quản trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), "Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính và hiệu quả tài
chính: tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn",Tạp chí khoa học và công nghệ,
(5), (40),tr.14-22 .
[2] Hồng Đức, Võ Tường Luân (2014), “Bằng chứng thực nghiệm về hạn mức sử dụng nợ tối
ưu trong các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế 2014, số
280 tr.43-60.  
[3] Nguyễn Thành Cường (2015), Tác động của cấu trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp chế
biến thủy sản Nam Trung Bộ. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế- Luật, ại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.g.
[4] Colin Firer, Stephen A.Ross, Randolph W.Westerfield and Bradford D.Jordan (2012),
Fundamentals of Corporate Finance, 5th edition, McGraw-Hill/Irwin.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 324


[5] Damodar N. Gujarati (2003), Basic Econometrics; McGraw-Hill; Fourth Edition.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 325


[55]ỨNG DỤNG CÂY QUYẾT ĐỊNH TRONG DỰ BÁO SAI PHẠM
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
SV: Nguyễn Thị Hà Linh, Trần Thị Hoàng Mai
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
GVHD: TS. Cù Thu Thủy
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu ứng dụng cây quyết định, là một trong những phương
pháp phân lớp phổ dụng nhất trong dự báo sai phạm trên báo cáo tài chính
(BCTC) của các doanh nghiệp, công ty kinh doanh bất động sản niêm yết trên sàn
chứng khoán Việt Nam. Mẫu dữ liệu thu thập từ 56 công ty bất động sản niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian từ năm 2010-2017. Chúng
tôi sử dụng biến dùng làm điều kiện phân lớp dựa trên mô hình F-SCORE bao
gồm: RSSTACC, CHINV, SOFTASSETS, ISSUE, CHCS, CHROA. Ngoài ra, sử
dụng thêm hai biến để tăng mức độ phù hợp của các chỉ số với khả năng sai phạm
của doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam là BEP và RECTA. Đề tài đã sử
dụng 03 phương pháp phân lớp thuộc cây quyết định là: LMT, J48 và Decision
Stump. Tiếp theo đề tài so sánh kết quả dự đoán sai phạm với mô hình hồi quy
Logistic, mô hình hồi quy Simple Logistic. Việc mở rộng nhiều phương pháp dự
đoán sai phạm trên BCTC nhằm nâng cao mức độ hiệu quả trong kiểm tra, đánh
giá mức độ tin cậy của thông tin mà doanh nghiệp cung cấp, giúp các chủ thể sử
dụng thông tin có sự nhìn nhận rõ ràng, chính xác, tin cậy hơn để đưa ra các
quyết định đầu tư kịp thời.
Từ khóa: Dự báo sai phạm, cây quyết định, F-SCORE, doanh nghiệm bất động
sản.
1.Mở đầu
Báo cáo tài chính (BCTC) là bộ các dữ liệu được kế toán viên trình bày một cách rõ
ràng và cụ thể qua các bảng biểu, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, các biến động có
ảnh hưởng đến tình hình tài chính của một đơn vị, thoả mãn nhu cầu được cung cấp thông tin
và phục vụ việc đưa ra các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin (theo Wikipedia).
Yêu cầu cơ bản cần đạt được đối với một báo cáo tài chính, theo chuẩn mực số 21, chuẩn mực
kế toán Việt Nam (theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành
30/12/2003) là “Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài
chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu
cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ
các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành”.
Tuy các quy định đã nêu rõ yêu cầu trung thực của báo cáo tài chính là bắt buộc và dĩ
nhiên, không phải lúc nào quy định này cũng được tuân thủ bởi các doanh nghiệp. Doanh
nghiệp sẵn sàng đưa ra dữ liệu thiếu trung thực, bóp méo dữ liệu báo cáo tài chính nhằm phục
vụ nhiều mục đích khác nhau. Theo khảo sát được thực hiện bởi Illia Dichev và Shiva
Rajgopal về động lực của doanh nghiệp khi đưa ra thông tin sai trên báo cáo tài chính, các
doanh nghiệp thường sai phạm để thao túng giá cổ phiếu, tăng thù lao giám đốc, gây ảnh
hưởng và dẫn dắt đánh giá của các bên liên quan như cổ đông, nhân viên, nhà cung cấp, khách
hàng, …
Hàng năm các tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực và quốc gia khác nhau đã mất hàng tỉ đô vì
sai phạm tài chính. Năm 2014, ngân hàng Mỹ đã buộc phải đồng ý trả 16.5 tỉ đô để giải quyết
trường hợp sai phạm tài chính. Cũng tương tự, IRS chỉ ra rằng ông Walker, người thành lập ra
mạng lưới năng lượng Bixby, đã lừa hơn 1800 nhà đầu tư, tạo ra một bê bối triệu đô.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 326


Theo số liệu thống kê năm 2018 từ PwC, trên toàn thế giới, tỷ lệ doanh nghiệp có sai
phạm lên đến 50%. Một số vụ bê bối lớn bị phát hiện trên thế giới trong năm qua có thể kể
đến: tập đoàn Theranos, ngân hàng Danske, ngân hàng quốc gia Punjab (PNB), ngân hàng
Well Fargo, … Hay với riêng nước ta, hàng loạt vụ bê bối tại các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán của Việt Nam bị phanh phui về hành vi gian lận BCTC như: công ty cổ
phần (CTCP) Điện lực Khánh Hoà (KHP), công ty Khoáng sản TKV - CTCP (KSV), CTCP
thuỷ sản Hùng Vương (HVG), CTCP xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang (AGF)…, gây thất
thoát, thiệt hại hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. Mức độ tinh vi, khó nắm bắt của gian lận tài
chính yêu cầu các chủ thể sử dụng thông tin (kiểm toán viên, thanh tra viên, cổ đông, nhà đầu
tư, nhà cung cấp, ngân hàng,…) cần trang bị, bổ sung các công cụ phát hiện và dự báo sai
phạm để tăng cường, cải thiện mức độ tin cậy của thông tin trên báo cáo, tăng tính hiệu quả
trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát, cũng như giảm rủi ro cho các hoạt động đầu tư.
Bất động sản là lĩnh vực kinh doanh thực sự hấp dẫn, thu hút sự chú ý và nguồn vốn của
nhiều nhà đầu tư bởi khả năng sinh lời lớn. Riêng đối với thị trường bất động sản Việt Nam,
nhờ việc nhận được nhiều hỗ trợ chính sách, cùng lợi thế cạnh tranh của thị trường, bất động
sản Việt Nam không những “hot” đối với nhà đầu tư Việt, mà còn thu hút lượng lớn vốn FDI
từ các nhà đầu tư ngoài nước. Lượng vốn FDI đăng ký năm 2018 đổ vào thị trường này lên
đến 6,6 tỷ USD (thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư), chiếm
đến 18,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, đứng thứ hai, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến chế
tạo. Những con số phía trên ắt hẳn đã chứng tỏ sức hút lớn của thị trường kinh doanh bất động
sản với các nhà đầu tư, tuy nhiên để có quyền kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư cần có vốn
pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng. (Trích điều 10, luật Kinh doanh bất động sản
2014, sửa đổi, bổ sung năm 2018); chưa kể các điều kiện liên quan vốn đầu tư và tỷ lệ lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) riêng được quy định để doanh nghiệp được phép
niêm yết cho từng sàn chứng khoán. Các yêu cầu, điều kiện này, không phải đơn vị kinh
doanh nào cũng có thể đáp ứng; nhất là các điều kiện liên quan đến lượng vốn chủ lớn như
trên, không ít đơn vị kinh doanh bất động sản ở Việt Nam đã thay đổi, bóp méo số liệu trên
báo cáo tài chính để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh cũng như thu hút nhà đầu tư mua cổ
phiếu.
Gian lận nói chung và sai phạm thông tin trên BCTC nói riêng đều rất khó có thể nắm
bắt và kiểm soát bởi sai phạm thực chất là hành vi có khả năng thích nghi và học hỏi. Để phát
hiện và dự báo sai phạm, những phương pháp đặc biệt về khai thác dữ liệu thông minh cần
được sử dụng. Những phương pháp tân tiến này có thể được tìm thấy ở các mảng về phát hiện
tri thức (KDD), khai phá dữ liệu, học máy và thống kê.
Từ thực trạng nêu trên, chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này nhằm ứng dụng mô hình
phân lớp dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra dữ liệu trên BCTC của các công ty bất động sản
niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu mang tính định lượng đồng thời kết hợp sử dụng công cụ mô hình phân
lớp dữ liệu nhằm chỉ ra sai phạm, cũng như dự báo sai phạm trên BCTC, điển hình như các
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu: E. Kirkos và cộng sự (2007); R.Gupta và N.S.Gill (2012);
Tarjo và cộng sự (2015); S.Y. Huang (2013); N.Lotfi và cộng sự (2017),…
Bài nghiên cứu sẽ dự đoán các sai phạm trên BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam, cụ
thể hơn là 56 công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sử dụng
cách tiếp cận hệ thống trong việc thu thập, tổng hợp và phân loại tài liệu, chúng tôi đã thống
kê được 448 mẫu. Chúng tôi sử dụng phương pháp phân lớp dựa trên cây quyết định để thực
hiện dự đoán sai phạm trong các mẫu đã chọn, từ đó dự báo khả năng xảy ra sai phạm, khoanh
vùng gian lận, hạn chế rủi ro đầu tư cho người sử dụng thông tin BCTC.
2.Các nghiên cứu trước đây
Các kỹ thuật phân tích dữ liệu để phát hiện gian lận được ứng dụng lần đầu tiên đối với
ngành viễn thông, bảo hiểm và ở lĩnh vực ngân hàng, từ nghiên cứu của Decker năm 1998.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 327


Trường hợp áp dụng thành công công cụ khai phá dữ liệu cho lĩnh vực ngân hàng có thể nhắc
tới hệ thống đánh giá sai phạm FICO của Falcon, nền tảng mà công cụ này sử dụng là mạng
Neural.
Bài nghiên cứu của E. Kirkos và cộng sự kiểm tra và so sánh mức độ ứng dụng, khả
năng dự báo sai phạm trong quản lý doanh nghiệp đối với 3 kĩ thuật khai phá dữ liệu khác
nhau bao gồm cây quyết định, mạng Neural và mạng Bayesian. Mẫu dữ liệu là báo cáo lấy từ
76 doanh nghiệp sản xuất tại Hy Lạp, những dữ liệu này bao gồm các chỉ số tài chính trích từ
báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Biến số của các mô hình, hay các chỉ số được lựa chọn để
đánh giá khả năng sai phạm của dữ liệu trên báo cáo tài chính là: điểm Z - score của Altman
(Altman - 1968), DEBTEQ hay chỉ số so sánh nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, tổng nợ phải trả
trên tổng tài sản TDTA, chỉ số giữa doanh số bán hàng và tổng tài sản SALTA, chỉ số sales
trừ Gross cận biên COSAL, thu nhập trước thuế EBIT, số lao động (working capital) WCAP,
lợi nhuận ròng trên tổng tài sản NPTA, số lao động trên tổng tài sản WCTA và lợi nhuận gộp
trên tổng tài sản GPTA. Các biến số này lần lượt xuất hiện trong các mô hình được xây dựng
ứng với ba phương pháp nêu trên, với kết quả cuối cùng thể hiện ở mức độ dự báo dữ liệu như
sau:
Phương pháp cây quyết định dự báo chính xác 73,6% trong đó mức độ dự báo chính xác
với các trường hợp sai phạm là 75%, trường hợp không sai phạm 72,5%.
Neural networks dự báo chính xác 80% trong đó mức độ dự báo chính xác với các
trường hợp sai phạm là 82,5%, trường hợp không sai phạm 77,5%.
Bayesian belief network dự báo chính xác 91.7% trong đó mức độ dự báo chính xác với
các trường hợp sai phạm là 88,9%, trường hợp không sai phạm 90,3%.
Sử dụng mô hình M-score và kỹ thuật khai phá dữ liệu, bài nghiên cứu của Tarjo và
cộng sự nghiên cứu trên dữ liệu lấy từ cơ quan giám sát tài chính trung ương (FSA) từ năm
2001 đến 2014 với mẫu là 35 doanh nghiệp có sai phạm, để đối chiếu, họ sử dụng cả dữ liệu
tài chính của 35 doanh nghiệp không có sai phạm hoạt động cùng lĩnh vực vào cùng thời
điểm. Mô hình sử dụng phương pháp hồi quy logit, với biến giả (1: có sai phạm và 0: không
có sai phạm), DSRI chỉ số doanh số bán hàng, GMI (gross margin index), AQI chỉ số chất
lượng tài sản, SGI chỉ số tăng trưởng doanh thu, DEPI chỉ số khấu hao tài sản, SGAI chỉ số về
doanh thu và chi phí, TATA tổng chi phí trích trước, LVGI chỉ số về tỉ lệ đòn bẩy tài chính.
Sau khi thực hiện hồi quy logistic đối với mô hình, nhóm nghiên cứu thu được kết quả: trong
35 doanh nghiệp có sai phạm có 27 doanh nghiệp được phát hiện chính xác, tỷ lệ dự báo sai
phạm chính xác của mô hình là 77,1%, với doanh nghiệp không sai phạm 28 trên tổng số 35
doanh nghiệp được dự báo đúng, tỷ lệ dự báo không sai phạm là 80%.
Nhóm nghiên cứu của Rajan Gupta thực hiện xây dựng cấu trúc khung trong giảm thiểu
gian lận thông tin báo cáo tài chính với công cụ chính là khai phá dữ liệu. Cấu trúc bao gồm
các bước chi tiết và rõ ràng của quá trình phòng chống gian lận và đảm bảo tính xác thực của
thông tin từ khâu lựa chọn thuộc tính phân lớp, xây dựng nền tảng dữ liệu, phân tích dữ liệu
(cả dữ liệu mang tính dự báo và dữ liệu mang tính thông tin), sau quá trình xử lý và phân loại,
các kết luận được đưa ra về khả năng gian lận của thông tin trong mẫu dữ liệu.
Nghiên cứu của Zhou và Kapoor kiểm tra mức độ hiệu quả và những hạn chế của các kĩ
thuật khai phá dữ liệu như hồi quy, cây quyết định, mạng neural và mạng Bayesian trong việc
kiểm tra, kiểm soát thông tin tài chính. Họ tìm ra một mạng lưới tự điều chỉnh có khả năng
học trên miền dữ liệu bề mặt để đưa ra phát hiện các sai phạm tiềm ẩn.
Nghiên cứu của Johan Perols so sánh mức độ hiệu quả của sáu mô hình áp dụng phương
pháp học máy và thống kê phổ biến nhất để phát hiện sai phạm về thông tin tài chính. Kết
luận của nghiên cứu này cho thấy phương pháp hồi quy logistic và SVM đem lại hiệu quả cao,
tương đương mô hình mạng neural nhân tạo trong việc phát hiện và định danh sai phạm trong
báo cáo tài chính.
Nghiên cứu của tiến sĩ H. Ata và cộng sự sử dụng 2 kỹ thuật phân loại dữ liệu: cây
quyết định và mạng neural nhằm mục đích kiểm tra hiệu suất của 2 kỹ thuật này trong việc
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 328
phát hiện sai phạm trên báo cáo tài chính. Mẫu dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 100
doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đăng ký trên ISE, trong đó 50 doanh nghiệp có dấu hiệu sai phạm
và 50 doanh nghiệp còn lại tạm thời chưa phát hiện dấu hiệu sai phạm nào. Các biến số của
nghiên cứu bao gồm: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (TD/TA), Times Interest Earned Ratio
(TIER), Interest Expense / Operating Expenses (IE/OE), lợi nhuận trước thuế (EBIT). Ngoài
ra, nghiên cứu bổ sung rất nhiều biến số liên quan đến hàng tồn kho, tính thanh khoản. Nghiên
cứu này chỉ ra yếu tố quan trọng nhất cần xem xét trước tiên đối với mỗi báo cáo tài chính là
tỉ lệ nợ lớn trong cấu trúc vốn doanh nghiệp, cụ thể, khi tỷ lệ nợ vượt quá 50% cấu trúc vốn,
doanh nghiệp có khả năng sai phạm cao. Yếu tố tiếp theo cần được xem xét là tỷ suất sinh lời
của tài sản, yếu tố này tỷ lệ nghịch với khả năng xảy ra sai phạm. Tỷ suất lợi nhuận doanh
nghiệp cũng là yếu tố kiểm toán viên không nên bỏ qua, khi tỷ suất này dưới 3%, doanh
nghiệp có khả năng cao có sai phạm. Kết luận về mức độ hiệu quả 2 phương pháp được sử
dụng trong nghiên cứu, thông qua nghiên cứu của nhóm nghiên cứu, mạng neural đưa ra con
số dự đoán chính xác với 77,36% số các trường hợp sử dụng, lớn hơn cây quyết định với chỉ
67,92%.
Bài nghiên cứu của Manurung và cộng sự kiểm tra khả năng phát hiện sai phạm trên báo
cáo tài chính khi ứng dụng lý thuyết tam giác gian lận.  Mẫu dữ liệu thu thập từ 35 doanh
nghiệp thuộc nhóm LQ45 giai đoạn 2012 - 2013, bao gồm cả những doanh nghiệp đưa ra báo
cáo tài chính có sai phạm và chưa phát hiện sai phạm. Biến số sử dụng trong bài nghiên cứu là
các biến từ mô hình tam giác gian lận bao gồm: AGROW - biến số áp lực ổn định tài chính
doanh nghiệp, biến số áp lực bên ngoài (với đòn bẩy tài chính (uỷ nhiệm)) (LEV=tổng nợ/
tổng tài sản), hệ số thu nhập trên tài sản (ROA), hệ số kiểm soát sai phạm độc lập (BDOUT).
Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực của các biến số: AGROW, ROA có tác động tích
cực trong khi biến số BDOUT có tác động tiêu cực trong việc chỉ ra sai phạm
Cùng thực hiện nghiên cứu về cách thức dự báo khả năng xảy ra sai phạm trong BCTC
của 54 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khóa Việt Nam, nhóm nghiên cứu
của N.T.M. Duyên và cộng sự đã sử dụng mô hình hồi quy logit với dữ liệu bảng để dự báo
sai phạm.
3.Cơ sở lý thuyết
3.1.Khai phá dữ liệu và phân lớp dữ liệu
Khai phá dữ liệu là lĩnh vực nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, đồng thời lại đòi hỏi
một nền tảng toán học mạnh trong việc xây dựng các mô hình toán học phù hợp nhất cho
miền dữ liệu của bài toán đang được quan tâm. Khai phá dữ liệu được hiểu là quá trình trích
xuất các thông tin có giá trị tiềm ẩn bên trong lượng lớn dữ liệu được lưu trữ trong các cơ sở
dữ liệu, kho dữ liệu.
Hầu hết các phương pháp khai phá dữ liệu đã được xây dựng có nội dung từ các phương
pháp học máy, thiết kế mẫu và thống kê. Thuật toán giải quyết mỗi bài toán nói trên đều thu
hút rất đông sự quan tâm của các chuyên gia phân tích dữ liệu cũng như của những người
chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Một số bài toán điển hình trong lĩnh vực khai phá dữ
liệu là: (1) Mô tả khái niệm (Concept Description); (2) Phân cụm dữ liệu (Clustering); (3)
Phân lớp dữ liệu (Classification); (4) Hồi quy (Regression); (5) Quan hệ kết hợp (Association
Relation); (6) Mô hình phụ thuộc (Dependency modeling) và (7) Phát hiện biến đổi và độ lệch
(Change and Deviation Dectection).
Phân lớp dữ liệu là một trong những bài toán khai phá dữ liệu điển hình nhất. Phân lớp
giúp tiến hành việc sắp xếp, tìm kiếm các đối tượng một cách thuận lợi. Khi biểu diễn đối
tượng vào các cơ sở dữ liệu, tính chất lớp vốn có của đối tượng trong thực tế thường được
biểu diễn tương ứng bằng một thuộc tính "lớp" riêng biệt. Như trong vấn đề đánh giá gian lận
trong báo cáo tài chính của các công ty có hai lớp đó là: “có gian lận” và “không có gian lận”.
Trong những năm trước đây, cụ thể hơn là theo con số thống kê được ghi nhận từ năm
2004 đến 2015, đã có tổng cộng 41 kĩ thuật phân tách dữ liệu đã được sử dụng để phát hiện
sai phạm ở nhiều lĩnh vực như bảo hiểm sức khỏe và thẻ tín dụng, trong đó, hồi quy Logistic
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 329
là phương pháp dẫn đầu trong phát hiện sai phạm tài chính với tần suất sử dụng là 13% và cây
quyết định cùng với phương pháp neural network cũng được sử dụng khá phổ biến ở mức
15%
Trong các phương pháp thường được sử dụng để phân lớp dữ liệu, 4 phương pháp được
sử dụng nhiều nhất là (1) Phân lớp dựa trên cây quyết định; (2) Phân lớp Naive Bayes; (3)
Phân lớp máy vector hỗ trợ SVM (Support Vector Machine) và (4) Phân lớp kNN (k nearest
neighbors).
Phương pháp phân lớp có tính ứng dụng cao nhất trong thực tế. Dưới đây là một số ứng
dụng điển hình:
- Trong ngân hàng, khi xem xét hồ sơ của một khách hàng cần vay vốn, nếu ta có thể
phân lớp được khách hàng này thuộc lớp “an toàn” hay “mạo hiểm” thì sẽ có ý nghĩa rất quan
trọng cho người ra quyết định cho vay vốn.
- Trong chứng khoán, nếu phân lớp được các mã chứng khoán sẽ lên hay xuống thì có
thể sẽ là bài toán sống còn đối với một nhà đầu tư.
- Trong các hệ thống thu thập tin thì ta cần một hệ thống tự động phân lớp các bản tin
thu được và đưa vào các chuyên mục phù hợp.
- Trong quá trình xử lý dữ liệu các máy tìm kiếm sẽ muốn phát hiện ra các trang rác
(spam) để loại bỏ trong quá trình đánh chỉ mục.
Rất nhiều bài toán trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên như phân đoạn (chunking), gán nhãn
từ loại (part of speech tagging), thậm chí là nhận dạng thực thể tên (named entity recognition)
cũng đều có thể biến đổi thành bài toán phân lớp.
Phân lớp dựa trên cây quyết định:
J. Ross Quinlan là người phát triển giải thuật cây quyết định có tên là ID3 (viết tắt từ
cụm từ “Iterative Dichotomiser”), sau đó cũng chính tác giả này đề xuất giải thuật phân lớp
C4.5. Giải thuật C4.5 này đã được dùng làm chuẩn (benchmark) để các thuật toán mới so
sánh. Cũng trong khoảng thời gian này thì một nhóm các nhà thống kê gồm L. Breiman, J.
Friedman, R.Olshen và C.Stone đã xuất bản cuốn sách “Classification and Regression Trees
(CART)” mô tả phương pháp tạo cây quyết định nhị phân. Giải thuật ID3 và CART đã mở
đầu cho hàng loạt các giải thuật dựa trên học quy nạp cây quyết định (decision tree induction).
Giải thuật học dựa trên cây quyết định hoạt động trên tập dữ liệu được biểu diễn bằng cách
giá trị rời rạc, trong trường hợp dữ liệu được biểu diễn bằng các thuộc tính có giá trị liên tục
thì cần thực hiện bước rời rạc hóa. Các giải thuật ID3, CART và C4.5 đều áp dụng cách tiếp
cận ăn tham (greedy) (một thuật toán không quay lui (non-backtracking) để xây dựng cây theo
hướng từ trên xuống. Tập dữ liệu huấn luyện sẽ được chia thành các tập nhỏ hơn trong quá
trình xây dựng cây theo cơ chế chia để trị (devide - and - conquer).
Trong khai phá dữ liệu, cây quyết định còn được biết đến với ba loại/tên như sau:
- Cây phân loại (Classification tree): kết quả dự đoán là một lớp mà dữ liệu được phân
loại như: rủi ro tín dụng (loại 1, 2, 3, 4 hay 5),...
- Cây hồi quy (Regression tree): kết quả dự đoán có giá trị là số thực thay vì được phân
loại vào một lớp nào đó. Như ước tính giá một ngôi nhà hoặc khoảng thời gian một bệnh nhân
nằm viện.
- Cây phân loại và hồi quy (Classification And Regression Tree -CART): Sử dụng cả
hai loại cây ở trên.
So với các phương pháp khai thác dữ liệu khác, cây quyết định là phương pháp có một
số ưu điểm:
- Cây quyết định dễ hiểu. Có thể hiểu mô hình cây quyết định sau khi được giải thích
ngắn.
- Việc chuẩn bị dữ liệu cho một cây quyết định là cơ bản hoặc không cần thiết. Các kỹ
thuật khác thường đòi hỏi chuẩn hóa dữ liệu, cần tạo các biến phụ (dummy variable) và loại
bỏ các giá trị rỗng.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 330


- Cây quyết định có thể xử lý cả dữ liệu có giá trị bằng số và dữ liệu có giá trị là tên thể
loại. Các kỹ thuật khác thường chuyên để phân tích các bộ dữ liệu chỉ gồm một loại biến.
Chẳng hạn, các luật quan hệ chỉ có thể dùng cho các biến tên, trong khi mạng nơ-ron chỉ có
thể dùng cho các biến có giá trị bằng số.
- Cây quyết định là một mô hình hộp trắng. Nếu có thể quan sát một tình huống cho
trước trong một mô hình, thì có thể dễ dàng giải thích điều kiện đó bằng logic Boolean. Mạng
nơ-ron là một ví dụ về mô hình hộp đen, do lời giải thích cho kết quả quá phức tạp để có thể
hiểu được.
- Có thể thẩm định một mô hình bằng các kiểm tra thống kê. Điều này làm cho ta có thể
tin tưởng vào mô hình.
- Cây quyết định có thể xử lý tốt một lượng dữ liệu lớn trong thời gian ngắn. Có thể
dùng máy tính cá nhân để phân tích các lượng dữ liệu lớn trong một thời gian đủ ngắn để cho
phép các nhà chiến lược đưa ra quyết định dựa trên phân tích của cây quyết định.
Với những đặc tính và ưu điểm của cây quyết định, nhóm nghiên cứu tiến hành ứng
dụng cây quyết định trong dự đoán sai phạm trên báo cáo tài chính của các công ty kinh
doanh trong lĩnh vực bất động sản trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Đánh giá mô hình dự đoán:
Để đánh giá một mô hình dự đoán sử dụng một số độ đo như sau:
Bảng 1: Các độ đo đánh giá mô hình dự đoán.
Độ đo Công thức

mean-squared error

root mean-squared error

mean absolute error

relative squared error

relative absolute error

root relative squared error

correlatinon coeffcient

Trong đó, pi là các giá trị dự đoán của mô hình và ai là các giá trị thực tế trong tập dữ
liệu.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 331


Ma trận Confusion (ma trận nhầm lẫn): Dựa vào ma trận Confusion, một số độ đo
(measure) được đưa ra nhằm đánh giá về mô hình phân lớp.
Bảng 2: Ma trận Confusion
Dự đoán là mẫu không sai Dự đoán là mẫu
phạm có sai phạm
Mẫu không sai phạm trong thực Mẫu không sai phạm, dự báo Mẫu không sai phạm, dự báo sai (FN)
tế đúng (TP)
Mẫu có sai phạm thực tế Mẫu có sai phạm, dự báo sai Mẫu có sai phạm, dự báo đúng (TN)
(FP)
Trong đó:
- Tỷ lệ mẫu không sai phạm, dự báo đúng: TPrate = TP/(TP + FN)
- Tỷ lệ mẫu có sai phạm, dự báo đúng: TNrate = TN/(TN + FP)
- Tỷ lệ mẫu có sai phạm, dự báo sai: FPrate = FP/(TN + FP)
- Tỷ lệ mẫu có sai phạm, dự báo đúng: FPrate = FN/(TP + FN)
- Giá trị dự đoán mẫu không sai phạm: PPvalue = TP/(TP + FP)
- Giá trị dự đoán mẫu có sai phạm: NPvalue = TN/(TN + FN)
3.2. Mô hình F-score dự đoán sai phạm trong báo cáo tài chính
Sai phạm trên báo cáo tài chính: Là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày
hoặc thuyết minh của một khoản mục trên báo cáo tài chính với giá trị, cách phân loại, trình
bày hoặc thuyết minh của khoản mục đó theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp
dụng. Sai phạm có thể phát sinh do nhầm lẫn hoặc gian lận. Để phân biệt giữa gian lận và
nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai phạm trong BCTC là cố ý hay không cố
ý.
Mô hình F-score: Trên cơ sở nghiên cứu của Beneish, M. D. (1999) cũng như nền tảng
của lý thuyết Kế toán thực chứng, Dechow, P. M., Ge, W., Larson, C. R., Sloan, R. G. (2011),
đã phát triển một cơ sở dữ liệu tổng quát về gian lận tài chính nhằm cung cấp rộng rãi và thúc
đẩy việc nghiên cứu về gian lận lợi nhuận, phân tích các đặc điểm tài chính của các công ty có
gian lận từ đó phát triển một mô hình để dự đoán sai phạm là hai mục tiêu chính của bài
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thu được một xác suất (F-score) có thể sử dụng như một chỉ
báo hay dấu hiệu về khả năng gian lận hoặc quản lý lợi nhuận. Nghiên cứu đưa ra ba mô hình:
Mô hình 1 :
MISSTATEMENT =−7.893+0.790 Rsstacc+2.518 Chrec+1.191Chinv
+1.979 Softassets +0.171Chcs−0.932 Chroa+1.092 Issue+ e
Mô hình 2:
MISSTATEMENT =−8.252+0.665 Rsstacc+2.457 Chrec +1.393 Chinv
+2.011 Softassets+0.159 Chcs−1.029 Chroa+ 0.983 Issue−0.150 Chaemp+0.419 Leasedum+ε
Mô hình 3:
MISSTATEMENT =−7.966+0.909 Rsstacc+1.731 Chrec+ 1.447Chinv
+2.265 Softassets+0.160 Chcs−1.455 Chroa+ 0.653 Issue−0.121Chaemp +0.345 Leasedum+ 0.082 Ret t +0
Tỷ lệ phân loại chính xác các công ty có sai phạm trên BCTC của mô hình F-score I là
65.59%, mô hình F-score II là 64.97% 2 và mô hình F-score III là 62.98%. Sau đó, các tác giả
tiếp tục nghiên cứu thêm về các nhóm biến và công thức tính các biến này để nâng cao hơn
nữa khả năng dự báo và kết quả dự đoán của mô hình đang ngày càng được cải thiện.
Tỷ lệ phân loại chính xác các công ty có sai phạm trên BCTC của mô hình F-score I là
65.59%, mô hình F-score II là 64.97% 2 và mô hình F-score III là 62.98%. Sau đó, các tác giả
tiếp tục nghiên cứu thêm về các nhóm biến và công thức tính các biến này để nâng cao hơn
nữa khả năng dự báo và kết quả dự đoán của mô hình đang ngày càng được cải thiện.
4.Ứng dụng cây quyết định trong dự đoán sai phạm trong báo cáo tài chính

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 332


4.1. Dữ liệu thực nghiệm
Toàn bộ các tệp dữ liệu sử dụng trong thực nghiệm nghiên cứu đều là dữ liệu thứ cấp.
Mẫu số liệu bài nghiên cứu sử dụng bao gồm 56 công ty bất động sản niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017.
Bài nghiên cứu tiến hành phân loại mẫu dữ liệu thành 2 nhóm. Với tổng số quan sát của
nhóm 1 gồm 203 BCTC có sai phạm và nhóm 2 gồm 245 BCTC không có sai phạm. Tỷ lệ sai
phạm BCTC của các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
trong giai đoạn 2010-2017 ở mức 45,31%. Tỷ lệ trung bình của các tài sản có tính thanh
khoản trung bình trên tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp ở mức 89,68%, không có
doanh nghiệp nào có tỷ trọng dưới 45% cho thấy các doanh nghiệp đều tập trung đầu tư vào
tài sản có tính thanh khoản trung bình.
Chúng tôi đã sử dụng phần mềm MS Excel 2016 và WEKA phiên bản 3.7.13 để xử lý
dữ liệu. Dữ liệu ban đầu được lưu trong bảng tính Excel ở dạng XLSX. Từ định dạng XLSX
dữ liệu được chuyển về định dạng CSV của MS Excel. Phần mềm WEKA có hỗ trợ định dạng
CSV vì vậy toàn bộ dữ liệu đã được chuyển sang dạng có thể dùng phần mềm này tiếp tục
thực hiện công việc tiền xử lý.
Phần mềm Weka:
WEKA (Waikato Environment for Knowledge Analysis) là phần mềm khai phá dữ liệu
miễn phí, thuộc dự án nghiên cứu của đại học Waikato, New Zealand. WEKA là một công cụ
phần mềm viết bằng Java, cấu trúc gồm hơn 600 lớp, tổ chức thành 10 packages. Mục tiêu của
phần mềm là phục vụ lĩnh vực học máy và khai phá dữ liệu. Người sử dụng có thể tải về từ
địa chỉ: http://www.cs.waikato.ac.nz/ml/weka/.
Các chức năng chính của phần mềm là: (1) Khảo sát dữ liệu: tiền xử lí dữ liệu, phân lớp
dữ liệu, phân cụm dữ liệu, và khai thác luật kết hợp. (2) Thực nghiệm mô hình: cung cấp
phương tiện để kiểm chứng, đánh giá các mô hình. (3) Biểu diễn trực quan dữ liệu bằng nhiều
dạng đồ thị khác nhau.
4.2. Lựa chọn các biến trong phân lớp
Sai phạm trên BCTC có thể xảy ra khi một doanh nghiệp thu thập hoặc xử lý dữ liệu để
lập BCTC không chính xác hay bỏ sót số liệu hoặc thuyết minh, ước tính kế toán không đúng.
Như vậy, sẽ có hai lớp: có sai phạm và không có sai phạm trên BCTC.
Những công ty có sai phạm trên BCTC đề cập trong bài nghiên cứu được hiểu là những
công ty có mức thay đổi lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán từ 5% trở lên. Mức thay
đổi lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán được đo lường bằng:
|Profitbeforeaudit−Profitafteraudit |
Changeinprofitaftertax = × 100
Profitafteraudit

Chúng tôi lựa chọn các biến dùng làm điều kiện phân lớp dựa trên mô hình F – SCORE
bao gồm: RSSTACC, CHINV, SOFTASSETS, ISSUE, CHCS, CHROA. Ngoài ra, sử dụng
thêm hai biến để tăng mức độ phù hợp của các chỉ số với khả năng sai phạm của doanh
nghiệp bất động sản tại Việt Nam là BEP và RECTA. Ký hiệu và cách tính toán của các biến
như sau:
Kế toán dồn tích (RSSTACC)
Theo Healy, P. M. (1985), tổng dồn tích bao gồm cả các khoản dồn tích có thể điều
chỉnh được (Discretionary Accurals - DA) và các khoản dồn tích không thể điều chỉnh được
(Non-Discretionary Accurals –NDA). Theo kết quả nghiên cứu của Beneish, M. D. (1997)
chứng minh rằng tổng kế toán dồn tích chia cho tổng tài sản rất hữu ích trong việc xác định
các doanh nghiệp vi phạm nguyên tắc kế toán chung (GAAP), đây cũng là kết luận trong
nghiên cứu của Dechow, P. M., Ge, W., Larson, C. R., Sloan, R. G. (2011).
RSSTACC =(∆WC + ∆ NCO+ ∆ FIN )/( Averagetotalassets).
WC=( Currentassets−CashandCashEquivalent−Short−termInvestment ) −( CurrentLiabilities−DebtinCur

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 333


NCO= (Totalassets−Currentassets−Long−termInvestment ) −(Liabilities−CurrentLiabilities−Long−ter
FIN= ( Short−termInvestment + Long−termInvestment )−( DebtinCurrentLiabilities+ Long−termdebt + Pre
Chênh lệch hàng tồn kho (CHINV)
Ghi nhận giá trị hàng tồn kho phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà quản lý doanh nghiệp
thông qua việc trích lập các khoản dự phòng và các phương pháp tính giá hàng tồn kho, từ đó
ảnh hưởng tới giá vốn hàng bán và lợi nhuận trong kỳ. Các nghiên cứu của Summer, S. L.,
Sweeney, J. T. (1998); Spathis, C., Doumpos, M., Zopounidis, C. (2002); Skousen, C. J.,
Smith, K. R., Wright, C. J. (2009); Kirkos, E., Spathis, C., Manolopoulos, Y. (2007) đều cho
rằng việc gian lận có thể được thực hiện bằng cách ghi nhận giá trị hàng tồn kho cao hơn giá
trị thuần.
CHINV =∆ Inventories/( Averagetotalassets)
Chênh lệch nợ phải thu (CHREC)
Theo Hung, D. N., Ha, H. T. V., Binh, D. T. (2017) các doanh nghiệp có thể tác động
đến thời gian nợ của khách hàng để điều chỉnh các khoản dự phòng nhằm thay đổi lợi nhuận.
Trong số các công cụ giúp cho việc thao túng gian lận trên BCTC, nợ phải thu khó đòi là một
công cụ hữu ích do bản chất chủ quan của chúng (Summer, S. L., Sweeney, J. T., 1998).
Nghiên cứu bởi Loebbecke, J.K., Eining, M. M., Willingham, J. J. (1989) cũng đã chỉ ra rằng
nợ phải thu và hàng tồn kho liên quan đến đa số các mẫu gian lận đã được phát hiện và hoàn
toàn giống với nghiên cứu được tiến hành bởi Persons, O. S. (1995); Beneish, M. D. (1999;,
Guan, L., Kaminski, K. A., Wetzel, T. (2004), Dechow, P. M., Ge, W., Larson, C. R., Sloan,
R. G. (2011); Hawariah, D., Amrizah, K., Zuraidah, M. S., Khairuddin, K. S. (2014); Tarjoa,
N. H. (2015), Aghghaleh, S. F., Mohamed, Z. M., Rahmat, M. M. (2016).
CHREC =∆ AccountsReceivable /( Averagetotalassets)
Phần trăm tài sản có tính thanh khoản trung bình (SOFTASSETS)
Nghiên cứu được tiến hành bởi Barton, J., Simko. P. (2002) kết luận rằng các công ty
với tài sản hoạt động thuần cao sẽ linh hoạt, dễ dàng sử dụng nhiều thủ thuật hơn để điều
chỉnh lợi nhuận trong ngắn hạn (Dechow, P. M., Ge, W., Larson, C. R., Sloan, R. G., 2011;
Hung, D. N., Ha, H. T. V., Binh, D. T., 2017). Khi các doanh nghiệp có tài sản có tính thanh
khoản trung bình nhiều hơn trên bảng cân đối kế toán, có nhiều quyền tự quyết định thay đổi
các giả định để đạt được các mục tiêu thu nhập ngắn hạn (Dechow, P. M., Ge, W., Larson, C.
R., Sloan, R. G., 2011; Aghghaleh, S. F., Mohamed, Z. M., Rahmat, M. M., 2016).
SOFTASSETS=(Totalassets−Property , PlantandEquipment −Cashandcashequivalent )/(Totalassets)
Chênh lệch doanh thu bằng tiền (CHCS)
Chênh lệch doanh thu bằng tiền là một công cụ hữu hiệu để đánh giá hiệu quả tài chính
của các doanh nghiệp và kiểm tra BCTC của doanh nghiệp xem liệu có sự gian lận hay không
(Beneish, M. D., 1999; Dechow, P. M., Ge, W., Larson, C. R., Sloan, R. G., 2011). Trong
ngắn hạn, để tăng doanh thu, doanh nghiệp sẽ cố gắng nới lỏng các chính sách bán hàng như
thay đổi giới hạn, điều khoản thanh toán, tỷ lệ chiết khấu, tuy nhiên không tránh khỏi các rủi
ro về sau (Hung, D. N., Ha, H. T. V., Binh, D. T., 2017).
CHCS=Netsales−∆ AccountsReceivable
Chênh lệch tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (CHROA)
Các nhà quản lý cho rằng để phát triển, họ phải cho thấy được sự tăng trưởng tích cực
trong lợi nhuận (Dechow, P. M., Ge, W., Larson, C. R., Sloan, R. G., 2011). Mức tăng trưởng
ROA là động lực để các nhà quản lý thực hiện điều chỉnh BCTC khi hiệu suất hoạt động thực
tế không đáp ứng được kỳ vọng đặt ra (Summer, S. L., Sweeney, J. T., 1998). Ngoài ra,
Summer, S. L., Sweeney, J. T. (1998) cũng chỉ ra rằng có một sự khác biệt đáng kể trong
ROA giữa các doanh nghiệp gian lận và không gian lận. Kết luận này một lần nữa đã được
chứng minh trong nghiên cứu của Spathis, C. T. (2002); Kirkos, E., Spathis, C.,
Manolopoulos, Y. (2005); Tan, T. T. G., Tri, N. T., Tu, D. N, Hiep, H. T., Uyen, N. D. H.
(2015).

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 334


Netincome t Netincome t−1
CHROA=( )−( )
Averagetotalassets t Averagetotalassets t−1
Giả thuyết: Chênh lệch tỷ suất sinh lời ròng của tài sản tác động tích cực tới sai phạm
trên BCTC.
Phát hành thêm cổ phiếu (ISSUE)
Một doanh nghiệp ‘sốt sắng’ phát hành cổ phiếu cho thấy các vấn đề về dòng tiền hoạt
động cần được bù đắp bằng nguồn tài chính bổ sung tuy các doanh nghiệp đã thực hiện tốt các
hình thức bổ sung ưu tiên trước đó nhưng vẫn chưa đủ bù đắp và buộc phải phát hành thêm cổ
phiếu để huy động nguồn vốn. Theo Dechow, P. M., Ge, W., Larson, C. R., Sloan, R. G.
(2011), một trong những động cơ rõ ràng cho các hành vi gian lận trên BCTC của doanh
nghiệp là duy trì mức giá cổ phiếu cao. Các nhà quản lý cố gắng làm cho các BCTC của họ
tốt hơn thông qua hành vi gian lận với mục đích tăng giá cổ phiếu trên thị trường.
ISSUE=1(iftheenterpriseissuesshareintheyear )
ISSUE=0(iftheemterprisedoesnotissueshareintheyear)
Tỷ suất sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP)
Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ở Việt Nam thường có năng lực tài chính
hạn chế, nguồn vốn chủ còn mỏng và thường phải vay nợ nhiều để đầu tư các dự án mới do
đó BEP là chỉ tiêu thể hiện rõ nhất hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản.
Theo Kirkos, E., Spathis, C., Manolopoulos, Y. (2007), các công ty không gian lận thường có
khả năng sinh lời cao trong khi đó các công ty gian lận lại có khả năng sinh lời thấp. Điều này
cũng cùng quan điểm với Summer, S. L., Sweeney, J. T. (1998); Loebbecke, J.K., Eining, M.
M., Willingham, J. J. (1989); ...
Earningbeforeinteresttax
BEP=
Averagetotalassets
Tỷ suất nợ phải thu trên tổng tài sản (RECTA)
Nợ phải thu là một loại tài sản khá nhạy cảm với những sai phạm như bị nhân viên
chiếm dụng hoặc tham ô. Theo Persons, O. S. (1995), tài sản ngắn hạn của các công ty có
BCTC gian lận chủ yếu bao gồm hàng tồn kho và Nợ phải thu. Đây cũng là nhận định được
tìm thấy trong nghiên cứu của Feroz, E. H., Park, K., Pastena, V. S. (1991); Spathis, C. T.
(2002); Spathis, C., Doumpos, M., Zopounidis, C. (2002).
RECTA=( AccountsReceivable)/(TotalAssets)
4.3.Thực hiện phân lớp trên mẫu dữ liệu
Nhằm đánh giá và so sánh giữa các phương pháp, nghiên cứu thực hiện đánh giá trên
tệp dữ liệu theo phương pháp k-fold (k-fold cross validation) với 10 phần. Trong phương
pháp k-fold, tập dữ liệu ban đầu được chia thành 10 phần có kích thước xấp xỉ nhau S 1, S2,...,
S10. Quá trình huấn luyện và học được thực hiện 10 lần. Tại lần lặp thứ i, Si là tập dữ liệu kiểm
tra, các tập còn lại hợp thành dữ liệu huấn luyện. Có nghĩa là, đầu tiên việc huấn luyện được
thực hiện trên các tập S 2, S3,..., S10 sau đó kiểm tra trên tập S 1, tiếp tục quá trình huấn luyện
được thực hiện trên các tập S1, S3,..., S10 và kiểm trên tập S2, và cứ như vậy tiếp tục. Độ chính
xác là toàn bộ số phân lớp đúng từ 10 lần lặp chia cho tổng số mẫu của tập dữ liệu ban đầu.
Phân lớp sử dụng mô hình Decision Stump:
Phương pháp này sử dụng mô hình Decision Stump  (class for building and using a
decision stump). Kết quả thực hiện như sau:
Classifications
BEP <= 0.035605
01
0.35467980295566504 0.645320197044335
BEP > 0.035605
01
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 335
0.7061224489795919 0.2938775510204082
BEP is missing
01
0.546875 0.453125
Kết quả về độ đo của phương pháp:
Số mẫu phân lớp đúng là 304 chiếm 67.8571 %
Số mẫu phân lớp sai là 144 chiếm 32.1429 %
Kappa statistic: 0.3514
Mean absolute error: 0.4354
Root mean squared error: 0.4674
Relative absolute error: 87.8537 %
Root relative squared error: 93.8992 %
Coverage of cases (0.95 level): 100%
Mean rel. region size (0.95 level): 100 %
Total Number of Instances: 448  
Ma trận confusion :
a b <-- classified as
173 72 a=0
72 131 b=1

Phân lớp sử dụng mô hình J48:


Phương pháp này sử dụng mô hình J48 (class for generating a pruned or unpruned). Kết
quả thực hiện như sau:
BEP <= 0.03539: 1 (203.0/72.0)
BEP > 0.03539
| RECTA <= 0.073: 0 (131.0/24.0)
| RECTA > 0.073
| | CHINV <= 0.02285
| | | ISSUE <= 0
| | | | CHCS <= 41341.22: 1 (2.0)
| | | | CHCS > 41341.22
| | | | | CHROA <= -0.06842: 1 (2.0)
| | | | | CHROA > -0.06842: 0 (24.0/2.0)
| | | ISSUE > 0: 0 (22.0/7.0)
| | CHINV > 0.02285
| | | BEP <= 0.04633: 1 (8.0)
| | | BEP > 0.04633
| | | | ISSUE <= 0: 1 (28.0/13.0)
| | | | ISSUE > 0: 0 (28.0/12.0)
Kết quả về độ đo của phương pháp:
Số mẫu phân lớp đúng là 282 chiếm 62.9464 %
Số mẫu phân lớp sai là 166 chiếm 37.0536 %
Kappa statistic: 0.2611
Mean absolute error: 0.4383
Root mean squared error: 0.5062
Relative absolute error: 88.4198 %
Root relative squared error: 101.6922 %
Coverage of cases (0.95 level): 95.9821 %
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 336
Mean rel. region size (0.95 level): 95.2009 %
Total Number of Instances: 448 Ma trận confusion :
a b <-- classified as
148 97 a=0
69 134 b=1

Phân lớp sử dụng cây quyết định hồi quy:


Phương pháp này sử dụng cây quyết định hồi quy LMT ( Logistic model trees). Kết quả
thực hiện như sau:
Mô hình hồi quy ứng với lớp 0 (Class 0)
1.67 + 0RSSTACC - 0.72CHINV + 0.89CHREC - 1.68 SOFTASSETS+ 3.44BEP  -
2.38RECTA
Mô hình hồi quy ứng với lớp 1 (Class 1)
-1.67 + 0RSSTACC + 0.72CHINV - 0.89CHREC + 1.68 SOFTASSETS- 3.44BEP
+2.38RECTA
Kết quả về độ đo của phương pháp:
Số mẫu phân lớp đúng là 290 chiếm 64.7321 %
Số mẫu phân lớp sai là 158 chiếm 35.2679 %
Kappa statistic: 0.2848
Mean absolute error: 0.4319
Root mean squared error: 0.4736
Relative absolute error 87.1288 %
Root relative squared error: 95.1255 %
Coverage of cases (0.95 level): 99.7768 %
Mean rel. region size (0.95 level): 99.1071 %
Total Number of Instances : 448
Ma trận confusion :
a b <-- classified as
172 73 a=0
85 118 b=1

Ngoài ba phương pháp phân lớp dựa trên cây quyết định như trên, chúng tôi thực hiện
hai phương pháp phân lớp sử dụng mô hình hồi quy logistic để so sánh hiệu quả của phân lớp
dựa trên cây quyết định so với sử dụng mô hình hồi quy logistic.
Phân lớp sử dụng mô hình hồi quy Logistic với ước lượng biên:
Phương pháp này sử dụng mô hình hồi quy Logistic với ước lượng biên (multinomial
logistic regression model with a ridge estimator). Kết quả thực hiện như sau:
Mô hình hồi quy ứng với lớp 0 (Class 0)
3.5136 + 0.1046RSSTACC – 1.8537CHINV + 3.3118CHREC - 3.498SOFTASSETS
-0.1113ISSUE - 0CHCS – 2.9123CHROA + 8.6435BEP – 6.1589RECTA
Kết quả về độ đo của phương pháp:
Số mẫu phân lớp đúng là 282 chiếm 62.9464  %
Số mẫu phân lớp sai là  166 chiếm 37.0536  %
Kết quả đánh giá của một số độ đo :
Kappa statistic: 0.2486
Mean absolute error: 0.4313
Root mean squared error: 0.4724
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 337
Relative absolute error: 87.0095 %
Root relative squared error: 94.9 %
Coverage of cases (0.95 level): 100%
Mean rel. region size (0.95 level): 99.2188 %
Total Number of Instances: 448
Ma trận confusion :
a b <-- classified as
168 77 a=0
89 114 b=1

Phân lớp sử dụng mô hình Simple Logistic:


Phương pháp này sử dụng mô hình hồi quy Simple Logistic. Kết quả thực hiện như sau:
Mô hình hồi quy ứng với lớp 0 (Class 0)
1.67 - 0.72 CHINV + 0.89 CHREC - 1.68 SOFTASSETS + 3.44 BEP - 2.38 RECTA
Mô hình hồi quy ứng với lớp 1 (Class 1)
-1.67 + 0.72 CHINV - 0.89 CHREC + 1.68 SOFTASSETS - 3.44 BEP + 2.38 RECTA
Kết quả về độ đo của phương pháp:
Số mẫu phân lớp đúng là 288 chiếm 64.2857 %
Số mẫu phân lớp sai là 160 chiếm 35.7143 %
Kappa statistic: 0.2732
Mean absolute error: 0.4442
Root mean squared error: 0.4732
Relative absolute error: 89.6158 %
Root relative squared error: 95.0632 %
Coverage of cases (0.95 level): 100 %
Mean rel. region size (0.95 level): 99.5536 %
Total Number of Instances: 448
Ma trận confusion :
a b <-- classified as
175 70 a=0
90 113 b=1
4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm mô hình
Trong bài toán dự đoán sai phạm trong báo cáo tài chính thì việc dự đoán doanh nghiệp
có sai phạm khi lập BCTC (lớp có biến Y nhận giá tri bằng 1) và doanh nghiệp không có sai
phạm khi lập báo cáo tài chính (lớp có biến Y nhận giá trị bằng 0) là quan trọng. Đề tài đã sử
dụng 5 phương pháp phân lớp trên tệp dữ liệu: (1) Mô hình hồi quy Logistic, mô hình hồi quy
Simple Logistic, mô hình LMT (Logistic model trees), dụng mô hình J48 (class for generating
a pruned or unpruned) và mô hình Decision Stump (class for building and using a decision
stump)
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện đánh giá các phương pháp bằng cách sử dụng k -
fold với 10 phần để đánh giá tất cả các tệp dữ liệu, vì vậy một chỉ tiêu có thể sử dụng để đánh
giá các phương pháp là sử dụng căn bậc hai của sai số bình phương trung bình (Root mean
squared error). Con số thể hiện sai số càng nhỏ thì mô hình được đánh giá càng chính xác.
Thực nghiệm cho thấy đối với nhóm phương pháp phân lớp cây quyết định (Decision
trees) thì phương pháp sử dụng mô hình Decision Stump cho kết quả phân lớp chính xác nhất
với số mẫu phân lớp đúng là 304 chiếm 67.8571%. Tiếp theo là phương pháp sử dụng mô
hình LMT với số mẫu phân lớp đúng là 290 chiếm 64.7321%. Cuối cùng là phương pháp sử
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 338
dụng mô hình J48 với số mẫu phân lớp đúng là 282 chiếm 62.9464%. Ngoài ra, so sánh các
sai số của từng phương pháp càng cho thấy độ chính xác của mô hình Decision Stump với sai
số 0.4674, tiếp đến là mô hình LMT với sai số 0.4736 và cuối cùng là phương pháp J48 với
sai số 0.5062.
So sánh nhóm phương pháp cây quyết định và nhóm phương pháp sử dụng mô hình hồi
quy logistic cho kết quả hai trong ba phương pháp phân lớp cây quyết định: Decision Stump
và LMT đều có kết quả phân lớp chính xác cao hơn so với phương pháp hồi quy logistic và
simple logistic với số mẫu phân lớp đúng lần lượt là 282 chiếm 62.9464% và 288 chiếm
64.2857%.
Một yếu tố quan trọng khác để đánh giá hiệu suất các phương pháp là dựa vào tỷ lệ lỗi I
và lỗi II đối với từng phương pháp. Trong đó, lỗi I biểu thị trường hợp mẫu không sai phạm
nhưng dự đoán có sai phạm và lỗi II là mẫu có sai phạm nhưng dự đoán không sai phạm. Tỷ
lệ các lỗi sai này có mức độ ảnh hưởng và gây ra hậu quả khác nhau đối với người sử dụng
thông tin. Nếu lỗi I chỉ làm cho những người sử dụng thông tin cần phải bỏ thêm công sức và
thời gian để điều tra, xác nhận thêm về kết quả này, tuy nhiên lỗi này không gây ra hậu quả
nghiêm trọng như lỗi II. Lỗi II này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa ra các quyết định tài
chính sai lầm.
Đối với 3 phương pháp sử dụng cây quyết định, J48 có tỷ lệ phạm lỗi I chiếm 58.4%,
cao nhất trong ba phương pháp, lỗi II 41.6%; phương pháp LMT với lỗi I chiếm 46.2%, lỗi II
53.8%; đối với phương pháp Decision Stump có tỷ lệ này là 50 - 50.
Một lần nữa, hai trong ba phương pháp cây quyết định có sai số thấp hơn hai phương
pháp dùng mô hình hồi quy Logistic với sai số của phương pháp Decision Stump và LMT lần
lượt là 0.4674 và 0.4736 so với 0.4724 của phương pháp sử dụng mô hình hồi quy Logistic và
los 0.4732 của mô hình Simple Logistic.
Từ tất cả các nhận xét nêu trên, có thể xác định phương pháp có tính chính xác cao nhất
trong các phương pháp được nêu ra trong nghiên cứu này là Decision Stump với các chỉ số: số
mẫu phân lớp đúng là 304 chiếm 67.8571%; tỷ lệ lỗi I và II: 50 - 50, căn bậc hai sai số bình
phương trung bình 0.4674.
5. Một số kiến nghị, đề xuất và kết luận
Thông tin BCTC luôn tiềm ẩn khả năng bị bóp méo, nhận diện các sai phạm về lượng
thông tin khổng lồ này lại không phải một tác vụ dễ dàng thực hiện. Bởi vậy, để nâng cao tính
trung thực của những thông tin này, người sử dụng thông tin cần cẩn trọng và áp dụng bổ
sung các phương pháp mang tính tự động hoá cao hơn thay vì các phương pháp truyền thống
mất nhiều công sức mà hiệu quả đem lại chưa cao. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện
nhằm kiểm tra tính chính xác cũng như mức độ tin cậy của các phương pháp khai phá dữ liệu,
đặc biệt là phương pháp cây quyết định, để phát hiện các thông tin tiềm ẩn sai phạm trên
BCTC.
Mô hình F - score mở rộng được sử dụng trong bài nghiên cứu với mục đích nghiên cứu
mối liên hệ giữa các mức độ của một nhóm các biến số: kế toán dồn tích (RSSTACC), chênh
lệch hàng tồn kho (CHINV), chênh lệch nợ phải thu (CHREC), phần trăm tài sản có tính
thanh khoản trung bình (SOFTASSETS), thay đổi doanh thu bằng tiền (CHCS), thay đổi tỷ
suất lợi nhuận trên tài sản (CHROA), phát hành thêm cổ phiếu (ISSUE) và hai biến bổ sung:
tỷ suất sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) và nợ phải thu trên tổng tài sản (RECTA),
với khả năng có sai phạm thông tin BCTC.
Kết quả bài nghiên cứu chỉ ra khả năng ứng dụng của các phương pháp phân lớp dữ liệu
bằng cây quyết định là rất lớn, lớn hơn so với phương pháp sử dụng mô hình hồi quy
logisstic, bởi chúng sở hữu độ chính xác cao: khả năng dự báo sai phạm có thể lên tới
67,8571% đối với phương pháp Decision Stump ứng dụng cây quyết định. Tuy nhiên, lỗi I và
lỗi II phương pháp này phạm phải là 50%, chưa phải một con số quá ấn tượng. Bài nghiên
cứu của chúng tôi đề xuất những cách tiếp cận và sự hiệu quả của các phương pháp dựa trên
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 339
cây quyết định, những thông tin trên đây hoàn toàn có thể được sử dụng như nền dữ liệu để
đánh giá, so sánh với các nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.
Trong bài nghiên cứu, các biến số mà chúng tôi sử dụng thuần tuý là các yếu tố mang
tính định lượng, các nghiên cứu trong tương lai hoàn toàn có thể phát triển thêm theo hướng
bổ sung các yếu tố định tính để tăng tính chính xác của kết quả dự đoán. Nhóm nghiên cứu hi
vọng những thông tin được đề cập, phân tích trong nghiên cứu này có thể được sử dụng để
các nghiên cứu tương lai đào sâu, nâng cao hiệu quả của các công cụ sử dụng kỹ thuật khai
phá dữ liệu, cũng như tìm ra thêm nhiều các công cụ xử lý dữ liệu có tính ứng dụng cao đối
với không chỉ lĩnh vực kinh tế, mà tất cả các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, nông nghiệp,
v.v.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].Aghghaleh, S. F., Mohamed, Z. M., Rahmat, M. M. (2016). “Detecting Financial
Statement Frauds in Malaysia: Comparing the Abilities of Beneish and Dechow Models.”
Asian Journal of Accounting and Governance 7: 57–65.
[2].Albrecht, W. S., Romney, M. B., Cherrington, D. J. (1980). “Auditors and the detection of
fraud”. Journal Of Accountancy, Volume:149 Issue:5,  Pages:63-66, 68-69.
[3].Amara, I., Amar, A. B., Jarboui, A. (2013). “Detection of Fraud in Financial Statements:
French Companies as a Case Study.” International Journal of Academic Research in
Business and Social Sciences, 3 (5), 40-51, ISSN: 2222-6990
[4].Arshad, R., Iqbal, S. M., Omar, N. (2015). “Prediction of Business Failure and Fraudulent
Financial Reporting: Evidence from Malaysia.” Indian Journal of Corporate Governance,
8(1), 34–53.
[5].Association of Certified Fraud Examiners, Inc. (2016). “Report to the Nations on
Occupational Fraud and Abuse: 2016 global fraud study”.
[6].

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 340


[56]HIỆU QUẢ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ
NGHIỆPBẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
SV: Lê Thị Tuyết Phương, Đặng Thị Hương,
Mai Thị Hoàng Yến, Hà Phương Thảo
Học Viện Tài chính
GVHD: Ths. Đậu Thị Ngọc Trang, Ths. Lưu Huyền Trang

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của việc chi tiêu ngân sách của Việt
Nam cho bảo vệ môi trường trước thực trạng suy thoái môi trường đang ngày
càng nghiêm trọng dựa trên nguồn số liệu tổng hợp của cả nước trong giai đoạn
từ 2007-2017. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường là
lượng khí thải CO2 trong không khí, tổng diện tích rừng và thiệt hại hàng năm
gây ra bởi thiên tai. Kết quả mô hình hồi quy cho thấy chi tiêu của ngân sách nhà
nước trong giai đoạn nghiên cứu có tác động tích cực đến tăng diện tích rừng.
Tuy nhiên, nó lại không có hiệu quả làm giảm lượng CO2 và thiệt hại do thiên tai
như kỳ vọng, có thể xuất phát từ các nguyên nhân cấp phép đầu tư không chọn lọc
cho các dự án công nghệ thấp, gây ô nhiễm cao, ảnh hưởng ô nhiễm từ nước láng
giềng.
Từ khóa: Chi NSNN cho bảo vệ môi trường, Khí CO2, Diện tích rừng, Thiệt
hại do thiên tai.
ABSTRACT
This paper aims to evaluate the efficacy of Vietnam government expenditure
on the speedily deteriorating environment, using national data from 2007 to 2017.
The criteria used to resemble the environment performance include CO 2 emission,
total forest area and annual damage caused by disasters. The results of the
regression analysis indicate that government’s spending during the study period
has positive impacts on increasing forest. However, public spending has no
impact in improving the atmosphere by reducing the amount of CO 2 area and
reducing the extent of damage caused by natural disasters as expected. The cause
of this may contribute to being affected by the pollution of neighboring countries
and licensing non-selective investment for a number of investment projects using
low technology leading to high pollution emission.
Key words: Vietnam’s budget spending on environmental protection, CO 2
emissions, area forest, damage caused by disasters.
1.Giới thiệu
Suy thoái môi trường hiện nay đang là một vấn đề nhức nhối đối với hầu hết các nền
kinh tế trên thế giới. Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển kéo theo các vấn nạn về môi trường
ngày càng tăng cao. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, tính đến năm 2018, nhiệt độ Trái Đất
đã tăng thêm 1 độ C chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây cùng với mực nước biển dâng cao; cháy
rừng nghiêm trọng tại nhiều quốc gia như Mỹ, Australia, Trung Quốc; các hình thái thời tiết
cực đoan cũng xuất hiện với tần suất ngày một dày hơn. Tình hình môi trường thế giới đang
diễn biến ngày càng phức tạp và trở nên khó lường, và Việt Nam cũng không nằm ngoài tình
trạng đó. Theo kết quả công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos (Đại học Yale và
Columbia của Mỹ) cho thấy: Việt Nam đứng thứ 123/132 nước về chất lượng không khí.
Cùng với đó, thành phố Hà Nội cũng là một trong hai thành phố ô nhiễm bụi nặng nề nhất
Đông Nam Á. Không dừng lại ở đó, đối với môi trường đất, nhịp độ gia tăng dân số, tốc độ
phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá cũng đã khiến cho diện tích đất canh tác ngày
càng bị thu hẹp, chất lượng đất bị suy thoái nghiêm trọng. Năm 2008, Cục Cảnh sát môi
trường - Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên môi trường Việt Nam phát hiện

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 341


dòng sông Thị Vải bị ô nhiễm trầm trọng là do công ty Vedan xả thải trái phép. Đến năm
2016, cả nước lại tiếp tục chứng kiến một vụ việc tiêu biểu cho tình trạng ô nhiễm môi trường
ở nước ta khi xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) và sau
đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Những sự cố nói riêng và hàng loạt biểu hiện của suy thoái môi trường nói chung đã
trực tiếp gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống người dân và nền kinh tế quốc gia. Đời
sống của con người trở nên khó khăn hơn khi hàng ngày phải tiếp xúc với nguồn không khí bị
ô nhiễm nặng nề hay phải sống chung với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Điều này gián
tiếp gây ra những bệnh về đường hô hấp, các bệnh về tim mạch và nhiều dịch bệnh khác,
thậm chí ô nhiễm môi trường còn là nguy cơ dẫn đến ung thư. Theo số liệu mới của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quỵ, ung thư
phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm
không khí. Những con số này cho thấy một khoản chi phí lớn mà xã hội đang phải dành ra để
khắc phục các hậu quả tiêu cực và tổn thất gây ra bởi ô nhiễm môi trường. Đối với sự phát
triển kinh tế, theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (NCIF), Bộ Kế
hoạch và Đầu tư dự báo, trung bình giai đoạn 2016-2020, thiên tai và ô nhiễm môi trường có
thể làm giảm GDP khoảng 0,6%/năm. Mối quan hệ giữa môi trường với sự phát triển kinh tế -
xã hội là mối quan hệ nhiều chiều, ràng buộc và thúc đẩy lẫn nhau. Môi trường là nguồn lực,
là tiền đề của sự phát triển nhưng nếu không có ý thức bảo vệ môi trường thì đến một thời
điểm nào đó, môi trường sẽ là cản trở đối với quá trình phát triển.
Vì vậy, sự quản lý của nhà nước về môi trường là tất yếu và rất cần thiết. Với tình
trạng môi trường ngày càng trở nên xấu đi, Nhà nước phải can thiệp thông qua các cơ chế
chính sách, ban hành luật và các văn bản dưới luật nhằm khuyến khích người dân phát huy
những tác động tích cực; giảm thiểu, ngăn ngừa những tác động tiêu cực đối với môi trường.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các cuộc vận
động người dân trong việc giữ gìn vệ sinh nhà ở, khu vực sinh sống, trong địa phương và trên
toàn thành phố. Ngoài ra, để giúp công tác bảo vệ môi trường được triệt để và rộng rãi, Nhà
nước phải tạo điều kiện cho các tổ chức môi trường hoạt động.
Trên cơ sở lý thuyết đó, chính phủ Việt Nam cũng đã có những tác động giúp cải thiện
tình hình môi trường. Chính phủ đã xây dựng chiến lược, kế hoạch quốc gia bảo vệ môi
trường: Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Chính phủ cũng ban hành các văn bản pháp luật về môi trường, tham gia ký kết nhiều văn bản
luật quốc tế về môi trường như: Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc
tế. Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được xây dựng, các cơ quan quản lý
cũng được hình thành từ trung ương đến địa phương, tiêu biểu là sự thành lập của Cảnh sát
môi trường năm 2006. Chính phủ cũng đã và đang triển khai nhiều công cụ khoa học kỹ thuật
và công nghệ môi trường vào trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường như: quan trắc môi
trường, đánh giá môi trường. Ở khía cạnh giáo dục và truyền thông môi trường, Chính phủ
cũng đang làm tốt khi thực hiện rất nhiều phương thức truyền thông môi trường và thực hiện
giáo dục bảo vệ môi trường đang được đưa vào hệ thống giáo dục với nhiều hình thức đa
dạng.
Với những giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực thực hiện để cải thiện môi
trường, bài nghiên cứu này đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước của Việt Nam từ năm
2007 đến năm 2017 đối với cải thiện môi trường.
2. Tổng quan nghiên cứu
Môi trường chính là không gian mà con người sinh sống, phát triển, các hoạt động kinh
tế và sinh hoạt xã hội của con người đều phải dựa trên nền tảng môi trường. Nó thuộc về yếu
tố sản xuất tài nguyên thiên nhiên và đất đai, cùng với ba loại đầu vào sản xuất khác là vốn
vật chất, vốn con người, công nghệ và trình độ quản lý, là nguồn lực có giới hạn của mỗi nền
kinh tế. Tuy nhiên, thực trạng đáng báo động hiện nay là môi trường đang bị suy thoái bởi tốc
độ phát triển kinh tế quá nhanh do con người chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân mình.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 342
Trong bài nghiên cứu "Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế ở Việt
Nam" (Mai Hoàng Thịnh, 2017) đã khẳng định: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự
phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Như vậy, mối
quan hệ giữa hoạt động kinh tế và môi trường là mối quan hệ hai chiều. ThS. Cao Thị Nhung
(Trường ĐH Bách Khoa) nhấn mạnh, ở các nước kém phát triển vẫn mọc lên các nhà máy gây
ô nhiễm nặng, họ thu được lợi về tiền bạc, công ăn việc làm trong ngắn hạn nhưng môi trường
thì ngày càng chết dần chết mòn. Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc về phát triển bền vững
năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ: "Phát triển bền vững là mục
tiêu bao trùm không chỉ là nhiệm vụ của một bộ, ngành, một lĩnh vực, không chỉ là vấn đề
kinh tế, chất lượng tăng trưởng mà bao gồm cả vấn đề xã hội, môi trường, văn hóa, con người,
cần thống nhất cả trong nhận thức và hành động của tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội",
nhưng, ta vẫn phải chấp nhận sự đánh đổi: đánh đổi môi trường và thu lợi về kinh tế, như dự
án Formosa Hà Tĩnh là một ví dụ điển hình, chúng ta đã thu lợi từ việc cho thuê đất nhưng
những chi phí và tác hại về môi trường do sản xuất thép lại quá đắt. Trong khi đó, tại các
nước đã phát triển, chất lượng môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người,
họ nhận thức được tầm quan trọng của môi trường. Trên phạm vi toàn cầu, con người đã có
các giải pháp mang tầm quốc tế và từng khu vực hay từng nước, thậm chí từng địa phương để
ngăn chặn hay giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: những nghị định thư Kyoto, Công ước
Stockholm, Hiệp định Rio de Janeiro; gần đây là COP 17 Copenhagen, và cuối cùng là COP
21 Paris. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động sản xuất của các nước phát triển chiếm phần rất
lớn so với các quốc gia khác trên thế giới, chính vì vậy, nguồn ô nghiễm chủ yếu lại đến từ
chính các quốc gia này. Chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng, các nước giàu, các nước
phát triển luôn tìm cách xuất khẩu các ngành công nghiệp độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường sang các nước kém phát triển khác chỉ để bảo vệ môi trường của quốc gia họ. Đã
có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chi tiêu của chính phủ có tác động tích cực tới bảo vệ môi
trường. Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, các chính sách dành cho môi trường đến
từ chính phủ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Lopez, Galinato và Islam (2011) cho rằng,
việc gia tăng tỷ lệ chi tiêu của chính phủ vào hàng hóa công sẽ giúp làm giảm đáng kể nồng
độ của BOD và SO2, thậm chí, việc chính phủ chi ngân sách cho môi trường sẽ giúp làm giảm
ô nhiễm môi trường dễ dàng hơn, tiêu tốn ít chi phí hơn so với những phương pháp truyền
thống khác. Trong một nghiên cứu khác, Halkos và Paizanos (2014) đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của các tác động dài hạn khi chính phủ có sự thay đổi về chi ngân sách với môi trường.
Nghiên cứu đã sử dụng số liệu của 71 nước từ năm 1970 - 2008 để tìm ra mối quan hệ nghịch
biến giữa chi tiêu chính phủ với biến CO 2/người và SO2/người. Theo đó, chi tiêu chính phủ có
sức ảnh hưởng đáng kể theo chiều hướng tiêu cực với khí SO2, nhưng đối với khí CO2 thì ảnh
hưởng của chi tiêu chính phủ không đáng kể. Mặt khác, bài nghiên cứu cũng tính đến tác
động gián tiếp của chi tiêu chính phủ đối với môi trường thông qua tác động của nó đối với
thu nhập. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quy mô chính phủ ở các nước đang phát triển giảm sẽ
dẫn đến việc suy giảm chất lượng môi trường; và ngược lại, ở các nước phát triển, việc giảm
quy mô chính phủ sẽ giúp cải thiện thu nhập của người dân và giúp tăng chất lượng môi
trường. Như vậy, theo kết quả nghiên cứu này, chi tiêu chính phủ chỉ có ảnh hưởng trên một
số khía cạnh nhất định (với khí SO2) nhưng nếu xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ
và khí CO2 thì chi tiêu chính phủ sẽ không phát huy tác dụng. Tại Việt Nam, việc thu chi cho
bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong,
trong bối cảnh hiện nay, để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, yêu cầu bảo vệ môi
trường ngày càng cao, thì việc thực hiện các chính sách tăng nguồn thu cho bảo vệ môi
trường, như việc thu thuế bảo vệ môi trường sẽ góp phần giúp Nhà nước có thêm nguồn thu
cho hoạt động này.
3. Các biến số và số liệu
3.1. Các biến số
3.1.1. Chi Ngân sách Trung ương cho bảo vệ môi trường
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 343
Chi Ngân sách Trung ương cho bảo vệ môi trường là một khoản mục nằm trong chi
thường xuyên của Trung ương. Khoản chi này được Trung ương sử dụng để chi ứng phó với
biến đổi khí hậu, chi thực hiện các chính sách quản lý sử dụng đất trồng cây nông nghiệp,
trồng rừng và phát triển rừng, khắc phục ô nhiễm, thiên tai và cải thiện môi trường,…
Ngoài ra còn được sử dụng để thực hiện các dự án, chương trình khoa học công nghệ ứng
dụng công nghệ xanh, bền vững,…
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thông qua năm 2005 mỗi năm, ngân
sách dành không dưới 1% tổng chi cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường; kinh phí năm
sau cao hơn năm trước về số tuyệt đối.
3.1.2. Tổng diện tích rừng hiện có
Diện tích rừng hiện có của một quốc gia là tổng diện tích rừng có tại một thời điểm nhất
định, thường xác định theo năm.
Rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống, sản xuất, xã hội,...Đặc biệt đối với môi
trường, rừng giúp điều hòa không khí ( thu nhận khí CO 2 và thải ra khí O2), điều tiết lượng
nước phòng chống lũ lụt, xói mòn hay làm tăng độ phì nhiêu của đất,...
3.1.3. Hàm lượng CO2 trong không khí
Cacbon dioxit là một hợp chất hóa học với công thức là CO2, ở điều kiện bình thường có
dạng khí thu được từ núi lửa phun trào, quá trình quang hợp của thực vật, sản phẩm cháy của
chất hữu cơ,…
Hiện nay lượng CO2 trong không khí đang ở mức báo động. Một loạt tác hại của CO2
như gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng, thiên tai,…
Chính phủ các nước đã cam kết có những biện pháp để giảm lượng CO 2 phát thải ra mỗi
năm trong đó Việt Nam cũng đặt mục tiêu sẽ cắt giảm được 25% lượng CO2 trong thập kỷ tới.
3.1.4. Thiệt hại do thiên tai
Thiệt hại do thiên tai của một quốc gia là những tổn thất về môi trường, tài chính, cơ sở
hạ tầng, vấn đề về tính mạng, sức khỏe của con người và sinh vật,… do ảnh hưởng từ thiên tai
như mưa lũ, động đất, bão,… gây nên.
Thiên tai xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường như rừng bị
phá hủy, sạt lở, xói mòn, đất bạc màu, lũ lụt, hạn hán,…
3.2. Số liệu
Mô tả biến độc lập:
Biến độc lập chi Ngân sách Trung ương cho bảo vệ môi trường (EEP) (đơn vị: tỷ đồng)
có xu hướng tăng dần qua các năm, chỉ giảm nhẹ vào giai đoạn 2012-2013 do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
2000

1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 1: Ngân sách Trung ương cho bảo vệ môi trường giai đoạn 2007-2017
(đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Mô tả biến phụ thuộc:
Ký hiệu Biến số Đơn vị tính
FORE Diện tích rừng hiện có Nghìn Hecta
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 344
CO2 Lượng khí thải CO2 mỗi năm Tấn
DAMA Thiệt hại do thiên tai Tỷ đồng

Diện tích rừng hiện có:


15000

14500

14000

13500

13000

12500

12000

11500
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 2: Tổng diện tích rừng hiện có giai đoạn 2007- 2017
( Đơn vị: Nghìn Hecta)
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
Lượng khí thải CO2 mỗi năm
250000

200000

150000

100000

50000

0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 3: Lượng khí thải CO2 trong giai đoạn 2007- 2017
( Đơn vị: Triệu tấn)
( Nguồn: World Bank)

Thiệt hại do thiên tai


70000

60000

50000

40000

30000

20000

10000

0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 4: Thiệt hại do thiên tai trong giai đoạn 2007-2017

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 345


(Đơn vị Tỷ đồng)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhận xét:
- Tổng diện tích rừng hiện có nhìn chung có xu hướng tăng từ 2002 đến 2017, chỉ giảm nhẹ
trong năm 2014
- Lượng khí thải CO2 luôn có xu hướng tăng, đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2013-2015
và dần ổn định lại trong giai đoạn 2015-2017
- Thiệt hại do thiên tai chứng kiến có xu hướng biến động mạnh trong suốt giai đoạn 2007-
2017 và đặc biệt tăng mạnh trong hai năm 2016-2017.
4. Mô hình
Từ cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đó về phân tích tác động của chi ngân sách
nhà nước cho bảo vệ môi trường (lnG) tới hiệu quả bảo vệ môi trường được thể hiện dưới
lượng khí CO2 trong không khí, diện tích rừng bao phủ và thiệt hại do thiên tai. Mô hình với
biến độc lập là lnG và 3 biến phụ thuộc lnCO2, lnFore và lnDama
Mối quan hệ giữa Chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường và các chỉ số hiệu quả
chi ngân sách cho bảo vệ môi trường được thể hiện như sau:
lnCO2 = β1 + β2lnG + ε1
lnFore = α1 + α2lnG + ε2
lnDama= ϒ1 + ϒ2lnG + ε3
Trong đó:
- β0, α1, ϒ1: hệ số tự do
- β1, α2, ϒ2: hệ số hồi qui
- ε1, ε2, ε3: sai số của mô hình
Bài nghiên cứu sử dụng dạng hàm logarit hóa của chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ
môi trường, của lượng khí CO2 trong không khí, diện tích phủ rừng và thiệt hại do thiên tai
gây ra một cách tương ứng. Việc sử dụng logarit cho các biến để ước tính độ co giãn thích
hợp cho mục đích so sánh.
Bên cạnh đó, trong mô hình định lượng của nghiên cứu này, sự ảnh hưởng của chi ngân
sách nhà nước đến các yếu tố khác của môi trường sẽ không được xét đến. Điều đó không có
nghĩa kết quả phủ nhận tác động của chi ngân sách nhà nước tới các yếu tố khác của môi
trường mà trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào hiệu quả tác động của chi ngân sách nhà
nước cho bảo vệ môi trường cụ thể tới hàm lượng CO 2 trong không khí, tổng diện tích rừng
hiện có và mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra cho con người.
4.1. Xây dựng giả thuyết
Từ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế, nhóm nghiên cứu đưa ra các giả thuyết
sau:
- Thứ nhất, Chi ngân sách Trung ương có tác động tích cực tới việc làm giảm lượng khí
thải CO2 trong bầu khí quyển. Bằng các bằng chứng thực nghiệm gần đây chỉ ra rằng việc
tăng hay giảm chi tiêu chính phủ cho bảo vệ môi trường đều có tác động đến ô nhiễm không
khí, mà cụ thể là lượng khí thải CO2. Ngoài ra, chi tiêu bảo vệ môi trường còn được chứng
minh là hiệu quả nhất trong các loại chi tiêu xem xét, kết quả ước tính giảm khí thải hơn 17
lần so với cùng một khoản chi cho tổng chi tiêu chính phủ.
- Thứ hai, Chi ngân sách Trung ương có quan hệ cùng chiều với tổng diện tích rừng.
Thực tế cho thấy rằng chi ngân sách Trung ương có tác động tích cực tới diện tích rừng che
phủ, làm tổng diện tích rừng che phủ có xu hướng ngày càng tăng lên. Điều này có ảnh hưởng
tích cực tới chất lượng môi trường.
- Thứ ba, Chi ngân sách Trung ương có tác động làm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra
cho con người. Chi ngân sách có tác động làm tăng chất lượng môi trường, từ đó làm giảm
các thiệt hại gây ra cho con người.
4.2. Kết quả nghiên cứu

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 346


4.2.1 Kiểm tra tính dừng
Bài nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn kiểm định tính dừng đơn vị (Unit Root Test) The
Augmented Dickey-Fuller (ADF) (Dickey & Fuller, 1981) và Phillips- Perron (PP) (Phillips
& Perron, 1988) để kiểm tra các chuỗi thời gian có dừng hay không. Kiểm định ADF giúp
loại bỏ giả thuyết các biến là không dừng theo thời gian. Với mức ý nghĩa α=0,05 thì chỉ có
lnFore và lnDama là chuỗi dừng, lnG và lnCO2 không phải là chuỗi dừng. Với mức ý nghĩa
α=0,1, thì lnG là chuỗi dừng, biến lnCO2 dừng theo xu hướng, do hàm lượng CO2 có sự biến
động theo thời gian. Nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành kiểm định tính đồng tích hợp của
chuỗi dữ liệu và kết quả cho thấy chuỗi dữ liệu có mối quan hệ đồng tích hợp nên có thể sử
dụng phương pháp hồi quy OLS để ước lượng mô hình.
4.2.2. Ước lượng và kiểm định khuyết tật của mô hình
a. Kiểm định kết quả hồi quy OLS:
Bảng 1: Kiểm định kết quả hồi quy OLS
Dependent variable LnG Constant R-Squared S.E of regr
LnCO2 0, 4982014 5,057784 0,9429 0,05445
LnFore 0,0973543 5,057784 0,9335 0, 01155
LnDama 0, 2891264 5,540218 0, 0184 0, 93696
Nhận xét: Với mức ý nghĩa α=0,05, ta có kết quả hồi quy của các biến như sau:
+ Biến phụ thuộc lnCO2: hệ số hồi qui β2= 0,4982014 >0 khi Chi ngân sách Trung
ương cho bảo vệ môi trường tăng 1% thì lượng khí CO2 trong không khí tăng 0,4982014%.
Kết quả này cho thấy chi tiêu ngân sách chưa có hiệu quả làm giảm lượng khí thải CO2 trong
không khí. Điều này được nhóm nghiên cứu cho rằng xuất phát từ các nguyên nhân:
-Thứ nhất, giai đoạn 2007-2017 là giai đoạn cơ sở hạ tầng nước ta chuyển biến mạnh
mẽ, hoạt động xây dựng quy mô lớn diễn ra trên khắp cả nước.
- Thứ hai, trong thời kỳ này Việt Nam có chính sách thu hút FDI đầu tư đa dạng vào
các ngành sản xuất, tuy nhiên, thu hút đầu tư không chọn lọc dẫn đến nhiều dự án sử dụng
công nghệ lạc hậu, quá trình xử lý chất thải không được kiểm soát gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng
- Thứ ba, trong bối cảnh tăng trưởng cao trong khu vực châu Á, nước ta nằm ngay cạnh
Trung Quốc một nước cũng đang ở tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động thì việc
chúng ta bị ảnh hưởng ít hay nhiều là không thể tránh khỏi.
+ Biến phụ thuộc lnFore: hệ số hồi qui α2= 0,0973543 khi chi ngân sách Trung ương
cho bảo vệ môi trường tăng 1% thì diện tích rừng bao phủ sẽ tăng 0,0973543%. Như vậy kết
quả trên cho thấy chi ngân sách đang có vai trò tích cực tới việc làm tăng diện tích rừng che
phủ. Điều này được nhóm nghiên cứu cho rằng xuất phát từ các nguyên nhân:
- Trong giai đoạn 2007-2017 chi ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường
ngày càng tăng do đó công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiều tiến bộ, tình
trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm dần, chính phủ đã kiên quyết ngăn
chặn các hành vi đốt rừng, phá rừng làm nhà, làm nương rấy và các hành vi lâm tặc khai thác
gỗ và sản vật quý hiếm. Nhờ đó mà diện tích rừng che phủ được nâng lên.
- Trong giai đoạn này nhà nước ta đã tích cực khuyến khích các hoạt động trồng rừng và
bảo vệ rừng, ban hành nhiều quyết định để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng như khoán rừng và đất lâm nghệp cho nông dân đế khuyến khích họ vừa làm giàu vừa
gia tăng diện tích rừng.
+ Biến phụ thuộc lnDama: hệ số hồi quy ϒ2= 0,2891264 >0 khi chi ngân sách Trung
ương cho bảo vệ môi trường tăng 1% thì thiệt hại do thiên tai gây ra đối với con người sẽ tăng
0,2891264%. Như vậy chi ngân sách trong giai đoạn 2007-2017 đang có tác động tiêu cực tới
việc làm giảm thiệt hại gây ra bởi biến đổi khí hậu. Nhóm nghiên cứu đưa ra một số nguyên
nhân sau:
- Thiên tai xảy ra là hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như chi ngân sách để
phòng chống thiên tai chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn tình trạng thâm hụt ngân sách do khâu
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 347
quản lý, giám sát còn nhiều hạn chế, quá trình phân bổ cho các hạng mục cần thiết chưa hợp
lý.
- Đồng thời thời gian nghiên cứu hạn chế chỉ diễn ra trong 11 năm từ 2007 tới 2017 nên
số liệu vẫn chưa thực sự phản ánh mối quan hệ giữa chi ngân sách Trung ương cho bảo vệ
môi trường và thiệt hại do thiên ta gây ra.
b. Kiểm tra khuyết tật của mô hình:
Bảng 2: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Ho: Constant variance
Dependent variable Chi2(1) Prob > chi2
Ln(CO2) 0.38 0,5374
Ln(FORE) 1,50 0,2208
Ln(DAMA) 3.54 0,0599
 Kiểm đinh Breusch – Pangan cho kết quả Prob>0,05 với các biến
Ln(CO2),,Ln(FORE), Ln(DAMA), chứng tỏ 3 mô hịnh không có hiện tượng
phương sai sai số thay đổi. Vì vậy, mô hình ta sử dụng là phù hợp.
Bảng 3: Kết quả kiểm định Breusch – Godfrey
Breusch-Godfrey LM test for autocorrelation
Dependent Lags(p) Chi2 df Prob > chi2
variable
Ln(CO2) 1 1,889 1 0,1693
Ln(FORE) 1 0,015 1 0,9033
Ln(DAMA) 1 0,153 1 0,6954
H0: no serial correlation
 Kiểm định Breusch-Godfrey cho kết quả Prob>0,05. Vậy mô hình không có hiện
tượng tự tương quan.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của chi tiêu của Trung ương cho bảo vệ môi trường tới
lượng khí thải CO2, tổng diện tích rừng hiện có, thiệt hại do thiên tai trong giai đoạn từ 2007-
2017 có thể thấy được vai trò quan trọng của khoản chi tiêu này tới bảo vệ môi trường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chi tiêu của Trung ương tỷ lệ thuận với tổng diện tích rừng
hiện có, lượng khí thải CO2 và thiệt hại do thiên tai. Như vậy chi tiêu của Trung ương đã có
tác động tích cực đến quá trình làm tăng tổng diện tích rừng của quốc gia từ đó có những dấu
hiệu tích cực trong việc bảo vệ môi trường.
Tuy chi tiêu của Trung ương tỷ lệ thuận với lượng khí thải CO 2 và thiệt hại do thiên tai,
hàm ý rằng chi tiêu ngân sách cho bảo vệ môi trường tăng lên không cải thiện được mức độ
CO2 trong không khí cũng như chưa khắc phục được các thiệt hại do thiên tai xảy ra. Tuy
nhiên CO2 chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố như lượng khí thải từ khu công nghiệp, các
phương tiện đi lại, cháy rừng,.. và nguyên nhân quan trọng đã được nhắc đến ở trên đó là ảnh
hưởng bởi Trung Quốc- quốc gia có lượng khí thải CO 2 lớn nhất thế giới trong nhiều năm
liền, khiến Việt Nam, một nước láng giềng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó,
nước ta là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu toàn
cầu cùng với quá trình quản lý Ngân sách chưa thực sự hiệu quả do đó thiên tai xảy ra ngày
một nhiều và hậu quả để lại ngày càng lớn.
Trong bài nghiên cứu còn tồn tại nhiều mặt thiếu sót. Do điều kiện thu thập còn nhiều
hạn chế về mặt thời gian cũng như do kiến thức còn hạn chế của nhóm tác giả nên bài nghiên
cứu chưa có tính đại diện cao, chưa xem xét được hết các biến độc lập bị ảnh hưởng bởi chi
Ngân sách Trung ương. Tuy nhiên, qua bài nghiên cứu có thể thấy vai trò quan trọng của chi
Ngân sách tới việc bảo vệ môi trường, vì vậy Nhà nước cần có các biện pháp để sử dụng
khoản chi hợp lý, hài hòa và tránh thất thoát, lãng phí nguồn Ngân sách của Quốc gia.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 348


Để hoàn thành được bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và hướng
dẫn tận tình của Ths. Đậu Thị Ngọc Trang và Ths. Lưu Huyền Trang, Học viện Tài chính.
Nhóm tác giả xin cảm ơn và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô
và các nhà nghiên cứu để bài nghiên cứu có thể được bổ sung, hoàn thiện hơn nữa. Xin chân
thành cảm ơn!
Từ kết quả nghiên cứu và phân tích ở trên, nhóm tác giả xin kiến nghị một số giải pháp
như sau:
- Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống thể chế, tăng cường thanh tra, kiểm tra để chống thất
thoát nguồn thu quốc gia, có các biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như trốn
thuế, gian lận thuế giúp tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, từ đó tăng nguồn Ngân sách cho
chi bảo vệ môi trường.
- Thứ hai, tăng cường kiểm soát các khoản chi Ngân sách đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả,
cắt giảm hoặc đẩy lùi các khoản chi chưa thực sự cần thiết để có nguồn kinh phí cho môi
trường đồng thời rà soát kỹ các khoản mục chi tiêu để tránh chi không đúng mục đích, không
đúng hạng mục.
- Thứ ba, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, chú trọng công tác đào tạo các cán
bộ thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch, dự án và phân chia Ngân sách cho các khoản mục để
tránh tình trạng phân chia không hợp lý, thiếu khoa học gây mất cân đối giữa các khoản chi.
- Thứ tư, cập nhật số liệu đầy đủ, kịp thời, chính xác và đồng bộ. Áp dụng tiến bộ
khoa học công nghệ trong tính toán, xử lý và công bố số liệu giúp quá trình thu thập, khai thác
và sử dụng số liệu được dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Thứ năm, tích cực tham gia các hoạt động về môi trường của khu vực và thế giới. Các
chương trình về môi trường cần gắn với các mục tiêu của các Hiệp định liên quan tới môi
trường của thế giới như Kyoto… Theo đó, môi trường của Việt Nam sẽ được cải thiện cùng
với sự chuyển biến tích cực của môi trường toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ánh Trang (Tạp chí Tài chính), Chi ngân sách cho bảo vệ môi trường luôn cao hơn số
thuế thu được, 2018. [Online] Available at: http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/chi-
ngan-sach-cho-bao-ve-moi-truong-luon-cao-hon-so-thue-thu-duoc-137864.html
[2]. Bản tin ĐHQGHCM, Xung đột trong phát triển kinh tế và thảm họa môi trường, 2016.
[Online] Available at: http://ttbiendao.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=89e23dcc-bb16-4fb9-
90ce-c4974fa0dadc
[3]. Bích Diệp (Báo Dân trí), Bảo vệ môi trường chiếm 1% tổng chi ngân sách Nhà nước,
2016. [Online] Available at: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/bao-ve-moi-truong-chiem-
1-tong-chi-ngan-sach-nha-nuoc-20160905064043822.htm
[4]. Bùi Tư (Thời báo Tài chính Việt Nam), Sử dụng ngân sách để bảo vệ môi trường,
2018: Vì sao chưa hiệu quả?. [Online] Available at:
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2018-07-27/su-dung-ngan-sach-de-bao-ve-
moi-truong-vi-sao-chua-hieu-qua-60332.aspx
[5]. Đinh Văn Hải & Lương Thu Thủy, Giáo trình Kinh tế phát triển. Hà Nội: NXB Tài
chính, 2014.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 349


[57]CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÔI THÚC MUA HÀNG
NGẪU HỨNG TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP.HCM
SV: Trần Lương Minh Hiếu, Lê Thị Hường Đinh, Hoàng Khánh Linh
Nguyễn Thị Huyền Trang, Ngô Việt Trinh
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
GVHD: TS. NGUYỄN MINH SÁNG
TÓM TẮT
Mua hàng trực tuyến đang ngày càng phát triển trên thế giới cũng như ở
Việt Nam. Cùng với sự phổ biến của internet, lượng người mua hàng trực tuyến
ngày càng tăng mạnh. Cùng lúc đó, xu thế mua hàng ngẫu hứng lại là một hướng
nghiên cứu về marketing đang rất được quan tâm. Bài nghiên cứu này nhằm tìm
ra các nhân tố tác động đến sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng trực tuyến của
người tiêu dùng tại TP.HCM. Sau khi phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính, kết
quả cho thấy một nửa số giả thuyết được đề cập trong mô hình nghiên cứu được
chấp nhận. Trong đó, chỉ có hai yếu tố là Đánh giá sự đúng đắn và Tính ngẫu
hứng có tác động trực tiếp đến Sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng. Ngoài ra, cũng
có một vài yếu tố tác động gián tiếp đến Sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng.
Từ khóa: Mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng Việt Nam, sự thôi thúc mua
hàng ngẫu hứng, tính ngẫu hứng.
1. Giới thiệu
Sau hơn 20 năm, nhờ vào những tiến bộ to lớn của công nghệ thông tin mà kinh tế - xã
hội toàn cầu đã mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của công nghệ số. Và, thương mại
điện tử (TMĐT) - một trong những hình thức thương mại mới đã hình thành và phát triển với
tốc độ chóng mặt trên nền tảng đó. Ngày nay, TMĐT đang dần chiếm lĩnh thị trường toàn cầu
và từng bước thay thế phương thức kinh doanh truyền thống. Đối với một nước đang phát
triển như Việt Nam, việc mua hàng trực tuyến ngày càng phổ biến cùng xu hướng sử dụng các
phương thức thanh toán trực tuyến, 3G, internet, điện thoại thông minh,… đã góp phần thúc
đẩy cho sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT. Tính đến tháng 1/2018, WeAreSocial đã thống kê
có đến 64 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam với số thời gian sử dụng internet trung
bình mỗi ngày khá cao gần 6, 7 tiếng cho cả máy tính và điện thoại.
Tại Việt Nam, việc mua sắm, tiêu dùng vốn là một phần thiết yếu và quan trọng trong
cuộc sống của mỗi người dân. Theo một nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của Nielsen năm
2016, người Việt Nam có 4 xu hướng tiêu dùng chính: mua sắm cho bản thân, mua sắm nhiều
hơn, luôn vận động và nhu cầu kết nối cao. Hơn thế nữa, việc mua hàng trên mạng của người
tiêu dùng Việt Nam ngày càng gia tăng trên các trang bán hàng trực tuyến như Tiki, Lazada,
Shopee,… Đồng thời, nhờ có sự kết nối của các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram,
Zalo,… mà các trang web TMĐT càng được nhiều người biết đến.
Trước đây, đã có rất nhiều đề tài về hành vi mua hàng ngẫu hứng .Tuy nhiên, có rất ít
đề tài nghiên cứu về hành vi này bằng trực tuyến, chủ yếu họ thường tập trung nghiên cứu
trên các kênh thương mại truyền thống như: tivi, trung tâm thương mại lớn, báo, phát tờ rơi,…
Trên thực tế cho thấy, hành vi mua sắm ngẫu hứng chứng tỏ một điều rằng khi bản thân người
tiêu dùng bị tác động, kích thích, thôi thúc một cách mạnh mẽ để mua ngay một sản phẩm mà
không cần lên kế hoạch trước. Cùng với đó, sự phát triển của TMĐT và nhận thức của con
người về thu nhập, lối sống, môi trường,… đã góp phần tạo nên điều kiện cho hành vi mua
hàng ngẫu hứng trực tuyến phát triển.
Với sự cạnh tranh gay gắt đó, để giữ vững được vị thế của mình với người tiêu dùng,
các doanh nghiệp cần nắm bắt được cách thức tiêu dùng, sở thích, tâm lý để có thể cung cấp
được những dịch vụ, sản phẩm phù hợp nhất. Đối với người tiêu dùng, đặc biệt những người
có hành vi mua hàng ngẫu hứng, họ cũng rất quan tâm tại sao bản thân họ lại xuất hiện mong
muốn mua hàng không có kế hoạch, đột xuất như vậy.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 350


Hiện nay, do nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển, thu nhập của người dân
TP.HCM ngày một tăng cao, vì vậy mà nhu cầu mua sắm của họ cũng có xu hướng tăng lên.
Đồng thời, theo Mã Văn Tuệ (2012), lên lịch mua sắm cũng không phải là thói quen của
người tiêu dùng TP.HCM, mà thay vào đó, nét đặc trưng nổi bật của họ lại chính là văn hóa
tiêu dùng giản đơn và ngẫu hứng. Từ đó, có thể thấy được hành vi mua hàng ngẫu hứng của
người dân TP.HCM đã tác động ở một mức độ nhất định tới việc phát triển TMĐT ở Việt
Nam, đặc biệt là TP.HCM. Xuất phát từ những lý do trên và mong muốn tìm hiểu về các yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu :
“Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng trực tuyến của người tiêu dùng
tại TP.HCM”. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá và xác định các yếu tố tác động lên
sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng trực tuyến của người tiêu dùng tại TP.HCM.
2.Cơ sở nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
2.1.Các khái niệm và cơ sở lý thuyết
Sản phẩm sẵn có (Product availability).
Sản phẩm sẵn có đề cập đến sự phong phú về mặt mẫu mã, kích thước sản phẩm trong
các trang web TMĐT nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Theo các nghiên
cứu trước đây, nếu không đáp ứng được điều kiện này thì hành vi mua hàng không thể xuất
hiện (Taylor, 1995). Có nghĩa là, người tiêu dùng sẽ thất vọng và có khả năng không mua
hàng khi họ không tìm ra sản phẩm họ cần trên chính trang web họ sử dụng. Bên cạnh đó,
Chen-Yu (2002) và Theodoridis (2009) đã cho rằng sản phẩm sẵn có là một yếu tố không thể
thiếu khi nghiên cứu về hành vi mua hàng ngẫu hứng.
Sự hấp dẫn thị giác (Visual appeal).
Sự hấp dẫn thị giác liên quan chủ yếu đến các yếu tố về hình ảnh, phông chữ, màu sắc,
đồ họa, bố cục thiết kế nói chung, nhằm gia tăng sự chú ý của trang web đối với người tiêu
dùng (Nadkarni, 2007). Theo Loiacono (2002) và Wells (2011), sự hấp dẫn thị giác chính là
một trong những nguyên nhân gián tiếp có tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng thông
qua một vài yếu tố như chất lượng trang web và sự hài lòng của người tiêu dùng.
Trang web dễ sử dụng (Website ease of use).
Trang web dễ sử dụng tức là người tiêu dùng cảm nhận được việc tương tác với trang
web TMĐT không gây khó khăn gì (Verhagen, 2011) , cụ thể như việc tìm kiếm sản phẩm dễ
dàng, các bước thanh toán và gửi lệnh đặt hàng đơn giản hay bố cục trang web logic, dễ thao
tác (Bressolles và cộng sự, 2007).
Cảm nhận tức thì (Instant gratification).
Cảm nhận tức thì xuất hiện khi người tiêu dùng cảm nhận được ngay thời điểm họ tự
thỏa mãn bản thân trước lúc chuẩn bị thực hiện hành vi mua sắm ngẫu hứng (Youn, 2000).
Đồng thời, Liu (2013) cho rằng khi khách hàng mua hàng ngẫu hứng có phản hồi tích cực đối
với sản phẩm họ đã thích thì họ sẽ nhanh chóng tiến hành việc mua hàng.
Đánh giá sự đúng đắn (Normative evaluation).
Đánh giá sự đúng đắn diễn tả mức độ tự đánh giá về việc mua hàng ngẫu hứng của
người tiêu dùng có hợp lý và đúng đắn hay không trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Theo Rock (1995), việc mua hàng ngẫu hứng sẽ có khả năng xảy ra khi người tiêu dùng cho
rằng quyết định mua hàng của họ là tích cực.
Tính ngẫu hứng (Impulsiveness).
Tính ngẫu hứng của người tiêu dùng khi mua hàng thường hình thành theo hai trường
hợp “(1) bên trong bản thân của người tiêu dùng xuất hiện một sự thôi thúc tự nhiên, có thể
lựa chọn mua hàng ngay lập tức; và (2) bản thân người tiêu dùng này ít khi quan tâm hay đo
lường được mức độ hậu quả sau này khi thực hiện hành vi mua sắm” (Beatty, 1998).
Niềm tin (Trust).
Niềm tin trong TMĐT được xem như là một phương thức chung nhằm làm hạn chế cảm
nhận rủi ro về các giao dịch, cụ thể hơn, người mua mong muốn những nhu cầu mua hàng của
họ sẽ được người bán đáp ứng đầy đủ (Kim và Han, 2009). Ngoài ra, Hu và cộng sự (2010)
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 351
cho rằng niềm tin giữ một vai trò chủ chốt trong việc gia tăng các giao dịch trực tuyến của
người tiêu dùng trên các trang web TMĐT.
Sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng (Urge to buy impulsively)
Sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng là một trạng thái muốn sở hữu,
mua ngay ngay lập tức để trải nghiệm hay sử dụng một sản phẩm hoặc một dịch vụ ngay khi
tiếp xúc với sản phẩm hoặc dịch vụ đó (Beatty, 1998). Theo Parboteeah (2009), sự thôi thúc
mua hàng ngẫu hứng đã được chứng minh là phù hợp và có xảy ra với hành vi mua hàng ngẫu
hứng. Yếu tố này cũng được sử dụng trong một vài nghiên cứu khác. Hơn thế nữa, trong bài
nghiên cứu này, sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng cũng được sử dụng để làm đại diện cho
hành vi mua hàng ngẫu hứng.
2.2. Một số nghiên cứu có liên quan
Một số nghiên cứu có liên quan đến hành vi mua hàng ngẫu hứng trực tuyến được nhóm
nghiên cứu tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 8. Tóm tắt một số nghiên cứu có liên quan
Phương Các yếu tố sử
Tên nghiên
Tác giả pháp nghiên dụng trong Kết quả nghiên cứu
cứu
cứu nghiên cứu

Liu và Ảnh hưởng Khảo sát và Sản phẩm sẵn Việc sử dụng sản phẩm sẵn có và
cộng sự của các thuộc phân tích có trang web dễ sử dụng ảnh hưởng
(2013) tính trang web định lượng Trang web dễ đến sự hấp dẫn thị giác.
đối với sự thôi 318 mẫu chủ sử dụng Bên cạnh đó, sự hấp dẫn thị giác
thúc mua hàng yếu là nhóm Sự hấp dẫn thị cùng với việc sử dụng web tác
ngẫu hứng trực sinh viên đại giác động đến cảm nhận tức thì của
tuyến: một học tại Trung Tính ngẫu người mua.
nghiên cứu về Quốc hứng Sự hấp dẫn thị giác cùng với sự
nhận thức của Đánh giá sự ngẫu hứng khi mua hàng tác động
người tiêu đúng đắn đến tiêu chuẩn đánh giá khi mua.
dùng Cảm nhận tức Cuối cùng nhờ những yếu tố của
thì bản thân người mua đã ảnh hưởng
đến việc mua hàng ngẫu hứng của
người tiêu dùng.
Wu và Xác định các Khảo sát và Sử dụng công Sử dụng công nghệ tác động đến
cộng sự yếu tố của phân tích nghệ và sự tin trải nghiệm mua sắm trên trang
(2015) hành vi mua định lượng tưởng của web.
hàng ngẫu 496 mẫu với trang web. Thiết kế trang web và sự tin tưởng
hứng trực 70% là nữ Trải nghiệm tác động đến nhận thức cảm nhận
tuyến: một bằng cách mua sắm trên của người tiêu dùng.
quan điểm của tiếp cận bảng trang web. Nhận thức cảm nhận tác động đến
người mua câu hỏi trực Nhận thức cảm trải nghiệm mua sắm.
hàng ngẫu tuyến. nhận. Trải nghiệm mua sắm; sự tin
hứng và người Thiết kế trang tưởng và nhận thức cảm nhận tác
là thành viên web. động đến việc mua hàng ngẫu
của hệ thống hứng.
trang web.

2.3.Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu


Sản phẩm sẵn có và sự hấp dẫn thị giác:
Chen-Yu (2002) đã chứng minh rằng sản phẩm sẵn có chí là nguyên nhân quan trọng
nhất làm xuất hiện hành vi mua hàng ngẫu hứng. Ngoài ra, sự đa dạng về sản phẩm cũng là
tiêu chí được người tiêu dùng online quan tâm nhất (Stephen, 2010). Theo Liu (2013), sản
phẩm sẵn có ảnh hưởng đáng kể đến sự hấp dẫn thị giác của người tiêu dùng trực tuyến. Do
đó, giả thuyết H1a của nghiên cứu như sau:
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 352
H1a: Sản phẩm sẵn có của trang web TMĐT sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự hấp dẫn
thị giác của người tiêu dùng.
Trang web dễ sử dụng và sự hấp dẫn thị giác:
Người tiêu dùng sẽ có thiện cảm hơn với những trang web không gây cho họ quá nhiều
khó khăn khi sử dụng, nhờ đó, hành vi mua hàng ngẫu hứng sẽ có khả năng xảy ra (Verhagen,
2011). Bên cạnh đó, Liu (2013) đã cho rằng cảm nhận về trang web dễ sử dụng là nhân tố
không thể thiếu giúp kích thích hành vi mua hàng ngẫu hứng của các khách hàng online, và
tác động này thông qua sự hấp dẫn thị giác. Vì thế, giả thuyết H1b của nghiên cứu như sau:
H1b: Trang web dễ sử dụng có mối quan hệ cùng chiều với sự hấp dẫn thị giác của
người tiêu dùng.
Sự hấp dẫn thị giác và niềm tin:
Theo Djamasbi và cộng sự (2010), những trang web TMĐT sở hữu thiết kế chỉnh chu
và chau chuốt thường sẽ tạo ấn tượng mạnh đối với lòng tin của người tiêu dùng. Nghiên cứu
của Fogg (2002) đã chỉ ra rằng số lượng người tiêu dùng đánh giá độ uy tín của trang web
TMĐT thông qua sự hấp dẫn thị giác lên đến 46,1%. Vì vậy, giả thuyết H2 của nghiên cứu
như sau:
H2: Sự hấp dẫn thị giác tương quan thuận với niềm tin của người tiêu dùng.
Tính ngẫu hứng và đánh giá sự đúng đắn:
Hành vi mua hàng ngẫu hứng có thể xảy ra khi người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm này
thích hợp với họ, và trong nhiều trường hợp khác nhau, sự đánh giá đúng đắn của người mua
hàng trực tuyến có thể là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực với cùng một sản phẩm hoặc một loại
dịch vụ nào đó, từ đó cho thấy sự đánh giá về ý định mua hàng đôi khi bị tính ngẫu hứng chi
phối (Rook, 1995). Đồng thời, Liu (2013) không phủ nhận việc đánh giá sự đúng đắn của
người tiêu dùng cũng có tác động đáng kể đến hành vi mua hàng ngẫu hứng trên mạng online
giống như mua hàng ngẫu hứng truyền thống. Do đó, giả thuyết H3a của nghiên cứu như sau:
H3a: Tính ngẫu hứng có quan hệ đồng biến với sự đánh giá sự đúng đắn của người tiêu
dùng.
Sự hấp dẫn thị giác và đánh giá sự đúng đắn:
Theo Parboteeah (2009), người dùng sẽ cảm thấy lôi cuốn hơn khi sử dụng những trang
web gây hấp dẫn thị giác như cách bố trí các mặt hàng sinh động, hợp lý kèm theo những hình
ảnh bắt mắt hay video chi tiết về sản phẩm,…. Bên cạnh đó, Liu (2013) đã nhận định nếu
người tiêu dùng cảm nhận được sức thu hút về thị giác khi sử dụng một trang web TMĐT, thì
họ có cái nhìn tích cực về ý định mua hàng của mình. Do vậy, giả thuyết H3b của nghiên cứu
như sau:
H3b: Giữa sự hấp dẫn thị giác và đánh giá sự đúng đắn của người tiêu dùng xuất hiện
mối quan hệ đồng biến.
Trang web dễ sử dụng và cảm nhận tức thì:
Theo Nadkarni (2007) và Liu (2013), hai yếu tố trang web dễ sử dụng và cảm nhận tức
thì được kiểm chứng là có tác động lẫn nhau, nhưng tác động này lại không đáng kể. Tuy
nhiên, đối với nghiên cứu này tại Việt Nam, yếu tố trang web dễ sử dụng được kỳ vọng sẽ có
ảnh hưởng tốt đến cảm nhận tức thì trong khi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng. Giả
thuyết H4a của nghiên cứu như sau:
H4a: Có mối quan hệ đồng biến giữa trang web dễ sử dụng và cảm nhận tức thì của
người tiêu dùng.
Sự hấp dẫn thị giác và cảm nhận tức thì:
Sự hấp dẫn thị giác được ghi nhận là có mối quan hệ mật thiết với cảm giác tức thì của
người tiêu dùng trong một nghiên cứu của Varela (2013). Đồng thời, Liu (2013) đã khám phá
ra sự hấp dẫn thị giác có một ảnh hưởng nhất định đến cảm nhận tức thì của khách hàng mua
hàng trực tuyến. Vì vậy, giả thuyết H4b của nghiên cứu như sau:
H4b: Giữa sự hấp dẫn thị giác và cảm nhận tức thì của người tiêu dùng hình thành mối
quan hệ đồng biến.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 353
Đánh giá sự đúng đắn và cảm nhận tức thì:
Nếu một người tiêu dùng ngẫu hứng có cái nhìn thiện cảm đối với một sản phẩm hay
một dịch vụ thì họ thường cố gắng đẩy nhanh quyết định mua sắm của mình (Youn và Faber,
2000). Bên cạnh đó, Liu (2013) cũng đưa ra nhận định rằng việc tự đánh giá hành vi mua sắm
của người tiêu dùng cũng là nguyên nhân trọng yếu khiến người tiêu dùng có cảm nhận tức thì
tích cực hoặc tiêu cực đối với sản phẩm hoặc dịch vụ họ có dự định lựa chọn. Vì thế, giả
thuyết H4c của nghiên cứu như sau:
H4c: Có mối quan hệ cùng chiều giữa đánh giá sự đúng đắn và cảm nhận tức thì của
người tiêu dùng.
Niềm tin và sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng:
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng sự tin cậy của người tiêu dùng đối với
việc mua sắm trên một trang web TMĐT được tạo dựng nhờ vào niềm tin của họ về trang web
ấy (Kim và Han, 2009). Hơn thế nữa, Wu (2015) đã tìm thấy niềm tin của người tiêu dùng đối
với việc mua hàng trên trang mạng online có tác động nhất định đến hành vi mua sắm trực
tuyến mà không màng đến những rủi ro có thể xuất hiện trong tương lai. Mặt khác, nếu người
tiêu dùng không thể đặt niềm tin vào trang web TMĐT này thì việc giao dịch mua hàng trực
tuyến sẽ có khả năng thất bại cao. Từ đó, giả thuyết H5a của nghiên cứu như sau:
H5a: Có mối quan hệ đồng biến giữa niềm tin đối với trang web TMĐT và sự thôi thúc
mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng.
Tính ngẫu hứng và sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng:
Hertzog (1987) đã đưa ra nhận định nên phân tích và nghiên cứu kỹ hơn về yếu tố đặc
điểm cá nhân nếu muốn biết chi tiết về hành vi mua hàng ngẫu hứng trực tuyến. Theo Youn
và Faber (2000), tính ngẫu hứng của người tiêu dùng càng cao thì hành vi mua hàng ngẫu
hứng sẽ dễ dàng xảy ra hơn so với thông thường. Ngoài ra, Wells (2011) cũng chứng minh
được khi những người tiêu dùng có tính ngẫu hứng cao tương tác với một trang web TMĐT
đạt tiêu chuẩn cao thì khả năng họ thực hiện hành vi mua hàng ngẫu hứng sẽ cao hơn những
người không có nhiều tính ngẫu hứng. Có thể nói, tính ngẫu hứng của người tiêu dùng cũng là
một nhân tốc không thể thiếu làm kích thích sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng của họ. Vì thế,
giả thuyết H5b của nghiên cứu như sau:
H5b: Tính ngẫu hứng có ảnh hưởng tích cực đến sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng của
người tiêu dùng.
Đánh giá sự đúng đắn và sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng:
Giữa xu hướng mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng và hành vi mua hàng ngẫu
hứng của họ sẽ đạt được mối quan hệ tích cực nếu hành vi mua hàng ngẫu hứng của người
tiêu dùng được họ đánh giá đúng đắn theo chiều hướng tốt (Rook, 1995). Theo Liu (2013),
đánh giá sự đúng đắn là yếu tố quan trọng khiến sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng của người
tiêu dùng được hình thành. Do vậy, giả thuyết H5c của nghiên cứu như sau:
H5c: Tồn tại mối quan cùng chiều giữa đánh giá sự đúng đắn và sự thôi thúc mua hàng
ngẫu hứng của người tiêu dùng.
Cảm nhận tức thì và sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng:
Trong nghiên cứu của Verhagen (2011) đã tìm thấy khi người tiêu dùng đang trong ở
trạng thái tích cực như cảm giác vui vẻ, dễ chịu, sự thích thú hay sự nhiệt tình khi mua hàng
có thể khiến người tiêu dùng tìm nhiều cách để sở hữu được món hàng đó hay cảm xúc tiêu
cực như giận dữ, phiền muộn cũng làm cho hành vi mua sắm ngẫu hứng của người tiêu dùng
được kích thích, điều này được giải thích như một phương pháp giúp họ có thể giải tỏa căng
thẳng (Liu, 2013). Có thể nói, cảm nhận của người tiêu dùng đối với việc mua hàng ngẫu
hứng được phản ánh thông qua cảm nhận tức thì của họ. Vì vậy, giả thuyết H5d của nghiên
cứu như sau:
H5d: Cảm nhận tức thì của người tiêu dùng có tương quan thuận với sự thôi thúc mua
hàng ngẫu hứng của họ.
Từ các giả thuyết nêu trên, mô hình nghiên cứu đề xuất được trinhg bày ở hình 1.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 354
Niềm tin

Sản phẩm sẵn có


Tính ngẫu hứng H5a
H2

H1a H3a H5b

Sự hấp dẫn thị giác H3b Đánh giá sự đúng đắn H5c
Sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng

H1b
H4b H4c H5d

Trang web dễ sử dụng H4a Cảm nhận tức thì

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Phương pháp nghiên cứu


Bài nghiên cứu đã tiến hành thu thập mẫu khảo sát trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để tìm
hiểu, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng của người tiêu
dùng. Nhóm người tham gia bài khảo sát này là người tiêu dùng đã từng mua hàng trực tuyến
nằm trong độ tuổi từ 18 trở lên. Bài khảo sát được thực hiện nhằm kiểm định tính hợp lý của
các giả thuyết và mô hình được đề cập đến trong nghiên cứu. Thang đo Likert năm mức độ
được sử dụng để đo lường giá trị các biến số. Cụ thể hơn, bài nghiên cứu này được thực hiện
qua hai giai đoạn:
Ở giai đoạn 1 (nghiên cứu sơ bộ), bảng câu hỏi gạn lọc được kế thừa từ các nghiên cứu
trước. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát sơ bộ 20 người tiêu dùng (chủ yếu là nhóm
sinh viên đại học Ngân Hàng) đã từng mua hàng ngẫu hứng trực tuyến để từ đó thang đo được
điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Ở giai đoạn 2 (nghiên cứu chính thức), phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến
hành sau khi đã hoàn thành việc chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ. Thông qua phương
pháp lấy mẫu thuận tiện ở khu vực TP. Hồ Chí Minh, mẫu nghiên cứu chính thức gồm 292
phần tử mẫu, cả nam và nữ với độ tuổi từ 18 trở lên (chủ yếu là sinh viên trường đại học Ngân
Hàng) đã từng mua hàng trực tuyến. Bảng khảo sát sử dụng hai hình thức thu thập thông tin,
đó là phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi và gửi đến người khảo sát bảng câu hỏi
thông qua thư điện tử. Theo đó, từ kết quả nghiên cứu chính thức thang đo Sản phẩm sẵn có
gồm 3 biến quan sát (Liu, 2013), Sự hấp dẫn thị giác gồm 4 biến quan sát (Liu, 2013), Trang
web dễ sử dụng gồm 4 biến quan sát (Liu, 2013), Tính ngẫu hứng gồm 3 biến quan sát (Liu,
2013), Đánh giá sự đúng đắn gồm 3 biến quan sát (Liu,2013), Niềm tin gồm 3 biến quan sát
(Wu, 2015), và sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng gồm 3 biến quan sát (Liu, 2013).
3.Kết quả nghiên cứu
3.1.Mô tả mẫu

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 355


Tổng số mẫu tác giả thu thập được để đưa vào phân tích định lượng gồm 292 phần tử
mẫu. Khảo sát được thực hiện thông qua các phiếu khảo sát tay và được tham gia bởi những
người tiêu dùng đã từng mua hàng trực tuyến trên các trang web TMĐT hiện nay. Về giới
tính, có 290 đối tượng được khảo sát, trong đó, tỷ lệ nam giới chiếm 25%, nữ giới chiếm
75%; 271 người thuộc độ tuổi từ 18-34 (92.8%) và 21 người từ 35 tuổi trở lên. Bên cạnh đó,
phân bố thu thập khá chênh lệch, ở mức thấp là chiếm đa số. Do đối tượng khảo sát chủ yếu là
sinh viên trường Đại học Ngân hàng TPHCM nên có đến 208 người có thu nhập dưới 4 triệu
VNĐ (71.2%), từ 4 triệu đến dưới 9 triệu VNĐ có 40 người (13.7%), từ 9 triệu đến dưới 20
triệu VNĐ có 21 người (7.2%), từ 40 triệu đến dưới 60 triệu VNĐ có 9 người (3.1%) và số
lượng người có mức thu nhập từ 60 triệu trở lên là 2 người (0.7%). Từ đó cho thấy, mẫu khảo
sát thu thập được đủ đa dạng cho phân tích thống kê và biểu thị rõ các nhóm khách hàng khác
nhau có khả năng thực hiện hành vi mua hàng ngẫu hứng trực tuyến.
Bảng 9. Thống kê mô tả mẫu
Website Tần số Tỷ lệ % Thu nhập Tần số Tỷ lệ %
Lazada 46 15.8 Dưới 4 triệu VNĐ 208 71.2
Tiki 82 28.1 Từ 4 triệu đến dưới 9 triệu VNĐ 40 13.7
Shopee 99 33.9 Từ 9 triệu đến dưới 20 triệu VNĐ 21 7.2
Sendo.vn 15 5.1 Từ 20 triệu đến dưới 40 triệu VNĐ 12 4.1
Adayroi.com 10 3.4 Từ 40 triệu đến dưới 60 triệu VNĐ 9 3.1
Hotdeal.vn 7 2.4 Từ 60 triệu VNĐ trở lên 2 0.7
Trang web khác 33 11.3
Tổng 292 100
Tổng 292 100
Giới tính Tần số Tỷ lệ % Độ tuổi Tần số Tỷ lệ %
Nam 73 25 18 – 34 tuổi 271 92.8
Nữ 219 75 35 tuổi trở lên 21 7.2
Tổng 292 100 Tổng 292 100

3.2.Đánh giá gạn lọc thang đo


Các thang đo được đánh giá một cách tổng thể bằng kiểm định độ tin cậy Cronbach’s
Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Với 26 biến ban đầu, sau khi loại 2 biến vì hệ số
Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến này lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha và loại tiếp
2 biến nữa do chỉ số Eigenvalues kiến tạo bé hơn 1, các thang đo với 22 biến còn lại được đưa
vào phân tích CFA chính thức.
Bảng 10. Kết quả tổng hợp đánh giá thang đo
Hệ số tải
Thang đo và biến quan sát
chuẩn hóa
Sản phẩm sẵn có: Cronbach’s Alpha = 0.763; Eigenvalues = 5.923; CR =
0.775; AVE = 0.538
Các sản phẩm mà tôi cần luôn sẵn có mỗi khi tôi mua sắm trên trang web X 0.666
Tôi dễ dàng tìm thấy sản phẩm mà tôi cần từ trang web X 0.855
Tôi dễ dàng tìm thấy sản phẩm mà tôi thích từ trang web X 0.663
Sự hấp dẫn thị giác: Cronbach’s Alpha = 0.796; Eigenvalues = 3.934; CR =
0.837; AVE = 0.632
Trang web X có thiết kế trực quan *
Trang web X có thiết kế thu hút tôi 0.821
Trang web X có thiết kế đẹp mắt 0.817
Bố trí của trang web X rất hấp dẫn đối với tôi 0.745
Trang web dễ sử dụng: Cronbach’s Alpha = 0.804; Eigenvalues = 1.846; CR
= 0.806; AVE = 0.511
Tôi nghĩ rằng việc có được thông tin sản phẩm từ trang web X là đơn giản 0.624

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 356


Tôi nghĩ rằng việc có được thông tin sản phẩm từ trang web X là rất dễ dàng 0.722
Tôi nghĩ rằng thông tin cần thiết trên trang web X được thể hiện rõ ràng 0.790
Tôi nghĩ rằng thông tin cần thiết trên trang web X dễ tìm kiếm 0.713
Tính ngẫu hứng: Cronbach’s Alpha = 0.803; Eigenvalues = 1.243; CR =
0.804; AVE = 0.577
Mua hàng ngẫu hứng tại trang web X làm tôi cảm thấy thích thú ngay lập tức 0.755
Tôi cảm thấy hài lòng khi mua được một thứ gì đó theo cách ngẫu hứng trên trang
0.729
web X
Tôi cảm thấy vui mừng khi mua được một thứ gì đó theo cách ngẫu hứng trên
0.794
trang web X
Đánh giá sự đúng đắn: Cronbach’s Alpha = 0.803; Eigenvalues = 1.418; CR =
0.804; AVE = 0.578
Tôi cho rằng việc mua 4 sản phẩm mà tôi thích thay vì mua 1 sản phẩm theo như
0.754
kế hoạch định trước là chấp nhận được
Tôi cho rằng việc mua 4 sản phẩm mà tôi thích thay vì mua 1 sản phẩm theo như
0.778
kế hoạch định trước cũng thú vị
Tôi cho rằng việc mua 4 sản phẩm mà tôi thích thay vì mua 1 sản phẩm theo kế
0.748
hoạch định trước là hợp lý
Cảm nhận tức thì: Cronbach’s Alpha = 0.644; Eigenvalues = 0.985; CR = **;
AVE =**
Tôi thường mua sản phẩm theo trực giác chứ không có chủ ý mua sắm từ trước *
Tôi có xu hướng “Thích thì mua trước đã, nghĩ sau về nó” *
Tôi mua những thứ mà tôi cảm thấy thích vào thời điểm mua *
Niềm tin: Cronbach’s Alpha = 0.845; Eigenvalues = 1.216; CR = 0.850; AVE
= 0.654
Tôi nghĩ rằng trang web X đáng tin cậy 0.772
Tôi nghĩ rằng trang web X trung thực trong các giao dịch của họ với người tiêu
0.890
dùng
Tôi nghĩ rằng trang web X giữ đúng lời hứa với người tiêu dùng 0.758
Sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng: Cronbach’s Alpha = 0.823; Eigenvalues =
1.023; CR = 0.825; AVE = 0.612
Khi sử dụng trang web X, tôi đã bị thúc giục mua các sản phẩm khác hơn hoặc tôi
được trang web X giới thiệu nhiều sản phẩm bổ sung cho sản phẩm mà mình định 0.729
mua từ trước
Khi sử dụng trang web X, tôi đã muốn mua sản phẩm không liên quan tới sản
0.804
phẩm mà mình định mua từ trước
Khi sử dụng trang web X, tôi có khuynh hướng mua sản phẩm không liên quan tới
0.812
sản phẩm mà mình định mua từ trước

Ghi chú: * loại qua Cronbach’s Alpha và EFA và ** không có giá trị
Các thang đo còn lại được đưa vào phân tích CFA. Kết quả ước lượng cho các biến
quan sát đều đạt yêu cầu, cụ thể như sau: Chi-square/df = 1.379 (< 3); CFI = 0.973 (≥ 0.9);
RMSEA = 0.036 (≤ 0.05); GFI = 0.927 (≥ 0.9); P- value = 0.000 (<0.05), TLI = 0.967 (≥ 0.9),
vì thế, có thể kết luận rằng mô hình này thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Ngoài ra, dựa vào kết quả của bảng 3, hệ số tải chuẩn hóa của các biến dao động từ
0.663 đến 0.890, phương sai trích của các thang đo AVE đạt giá trị từ 0.511 đến 0.654 và các
trọng số chưa chuẩn hóa đều đạt giá trị P- value bé hơn 0.05 (có ý nghĩa thống kê) nên các
thang đo đạt giá trị hội tụ. Đồng thời, độ tin cậy tổng hợp CR có giá trị từ 0.775 đến 0.850, từ
đó, có thể kết luận rằng các thang đo này đạt độ tin cậy.
3.3.Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính
Sau khi thực hiện kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính lần 1, kết quả cho thấy tác
động có ý nghĩa thống kê với giá trị P – value nhỏ hơn 0.05 (0.000). Bên cạnh đó, cả CFI
(0.954), GFI (0.913) và TLI (0.947) đều lớn hơn 0.9 (Bentler và cộng sự 1980) và Chi-square
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 357
= 1.617 (< 3) (Segar và cộng sự, 1993), từ đó, có thể kết luận thang đo rất tốt. Hơn thế nữa,
chỉ số RMSEA đã cải thiện rất nhiều và đạt giá trị khá tốt là 0.046 (< 0.05) (MacCallum và
cộng sự, 1996). Từ đó, có thể kết luận mô hình phù hợp với dữ liệu thu thập.
Ngoài ra, kết quả ước lượng mô hình SEM cho thấy hầu hết các mối quan hệ đều có
trọng số hồi quy dương đúng với quy ước của các giả thuyết và đều có ý nghĩa về mặt thống
kê (P - value < 0.05), trừ mối quan hệ của hai cặp nhân tố (sự hấp dẫn thị giác, đánh giá sự
đúng đắn) và (đánh giá sự đúng đắn, sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng) là không có ý nghĩa
thống kê (do P - value > 0.05).
Bảng 11. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính
Hệ số Kiểm định giả
Mối quan hệ P
chuẩn hóa thuyết
Sản phẩm sẵn có → Sự hấp dẫn thị giác 0.181 0.018 Ủng hộ H1a
Trang web dễ sử dụng → Sự hấp dẫn thị giác 0.510 < 0.001 Ủng hộ H1b
Sự hấp dẫn thị giác → Niềm tin 0.605 < 0.001 Ủng hộ H2
Tính ngẫu hứng → Đánh giá sự đúng đắn 0.552 < 0.001 Ủng hộ H3a
Sự hấp dẫn thị giác → Đánh giá sự đúng đắn -0.053 0.458 ***
Niềm tin → Sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng 0.187 0.007 Ủng hộ H5a
Đánh giá sự đúng đắn → Sự thôi thúc mua hàng
-0.073 0.448 ***
ngẫu hứng
Tính ngẫu hứng → Sự thôi thúc mua hàng ngẫu
0.618 < 0.001 Ủng hộ H5b
hứng
Ghi chú: *** không ủng hộ giả thuyết
3.4.Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ kết quả kiểm định ở bảng 4, sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng trực tuyến chỉ chịu tác
động của hai yếu tố, lần lượt là niềm tin (β = 0.187) và tính ngẫu hứng (β = 0.618). Điều này
cho thấy, quyết định mua hàng ngẫu hứng của mỗi người tiêu dùng chịu ảnh hưởng rất lớn từ
yếu tố tính ngẫu hứng trong bản thân nội tại của họ. Nói cách khác, tính ngẫu hứng trong mua
sắm của người tiêu dùng càng cao thì việc họ chi trả cho hành vi mua hàng ngẫu hứng trực
tuyến đạt khả năng càng cao. Ngoài ra, niềm tin cũng chính là yếu tố tác động rất lớn đến việc
người tiêu dùng ra quyết định có nên mua hàng ngẫu hứng trực tuyến hay không. Điều này
nói lên, hành vi mua hàng ngẫu hứng sẽ luôn được người tiêu dùng chấp nhận hơn khi trang
web TMĐT đó được họ tin tưởng. Còn đối với những trang web lạ, người tiêu dùng có xu
hướng đề phòng trong việc mua sắm, cũng như hạn chế đưa ra quyết định mua hàng ngẫu
hứng trên những trang web này.
Đổng thời, sản phẩm sẵn có (β = 0.181) và trang web dễ sử dụng (β = 0.510) là hai nhân
tố tác động đến sự hấp dẫn thị giác. Cả hai yếu tố đều có tác động không quá chênh lệch nhau,
từ đó cho thấy việc đa dạng chủng loại các mặt hàng sản phẩm và luôn luôn sẵn có cho người
tiêu dùng mua trên trang web TMĐT là rất cần thiết. Vì, nếu trong trường hợp khách hàng
chưa muốn mua sản phẩm này thì có thể lần sau quay trở lại trang web mua hàng, họ vẫn thấy
được sản phẩm mình thích, khiến sự hấp dẫn thị giác tăng lên trong mắt người tiêu dùng. Bên
cạnh đó, khi con người đang sống trong thời đại internet như hiện nay thì việc lập tài khoản
để mua hàng online là điều bất cứ trang web TMĐT nào cũng bắt buộc phải có. Thao tác này
sẽ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng thanh toán hơn và mua sắm một cách tự do hơn. Đồng
thời, thiết kế trang web tiện dụng hay dễ nắm bắt cũng là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn thị
giác đối với người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, biến niềm tin chịu tác động mạnh từ yếu tố sự hấp dẫn thị giác với β =
0.605. Đúng như vậy, ngày nay, người tiêu dùng hiện đại luôn có những nhìn nhận tích cực
hơn đối với những trang web TMĐT có thiết kế bắt mắt, thông tin chi tiết rõ ràng, hấp dẫn. Vì
vậy, người tiêu dùng gia tăng sự tin tưởng với trang web TMĐT này chính nhờ vào những
thiện cảm này, từ đó, hành vi mua hàng ngẫu hứng trực tuyến có thể xảy ra dễ dàng hơn.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 358


Cuối cùng, yếu tố tác động đến đánh giá sự đúng đắn đó là tính ngẫu hứng (β = 0.552).
Có thể nói, sự đánh giá khi mua hàng ngẫu hứng bị ảnh hưởng khá mạnh bởi yếu tố tính ngẫu
hứng trong mỗi người tiêu dùng, đánh giá này có thể tốt hoặc có thể xấu về việc sản phẩm này
thật sự cần thiết để bản thân người tiêu dùng mua hay không. Trong tình huống, người tiêu
dùng đã khao khát sở hữu sản phẩm, và tất nhiên đánh giá này càng khiến họ đưa ra quyết
định mua sắm dễ dàng hơn mà không cần phải đắn đo suy nghĩ. Đạt được sự hài lòng chính là
thứ mà họ cần.
4.Kết luận và khuyến nghị
Kết quả phân tích cuối cùng cho ra mô hình có hai yếu tố tác động đến sự thôi thúc mua
hàng ngẫu hứng trực tuyến của người tiêu dùng tại TP.HCM, đó là nhân tố tính ngẫu hứng và
nhân tố niềm tin. Trong đó, tính ngẫu hứng lại là yếu tố tác động đến đánh giá sự đúng đắn
còn biến niềm tin lại chịu tác động của yếu tố sự hấp dẫn thị giác. Cuối cùng, sự hấp dẫn thị
giác lại chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là sản phẩm sẵn có và trang web dễ sử dụng. Do đó,
nếu muốn tăng sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng thì các trang web hoạt
động kinh doanh TMĐT cần quan tâm đến các vấn đề sau:
Tính ngẫu hứng có thể được xem như là nguồn gốc sâu xa làm ảnh hưởng đến sự thôi
thúc mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng. Mặc dù, yếu tố này tuy có các tác động không
mạnh tới quyết định mua hàng ngẫu hứng của khách hàng nhưng cũng không nên bỏ qua nó.
Vì thế, để nhằm kích thích tính ngẫu hứng của người tiêu dùng, các trang web TMĐT cần tổ
chức các chương trình tiếp thị bằng cách giới thiệu cho họ những sản phẩm mà họ đang có
nhu cầu hoặc đang quan tâm đến, hay có thể giới thiệu những mặt hàng đúng với tính cách, sở
thích, phù hợp với công việc của họ.
Ngoài ra, để kích thích sự hấp dẫn của hàng hóa trong mắt người tiêu dùng thì các trang
web nên quan tâm nhiều đến thiết kế của trang web. Theo các nghiên cứu trước đây, một
phương pháp hiệu quả làm khơi dậy người tiêu dùng phải thực hiện hành vi mua hàng ngẫu
hứng trực tiếp đó là phải để cho người mua hàng được tiếp cận một cách đầy đủ với những
kích thích có liên hệ đến các mặt hàng sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang quan tâm hoặc có
hứng thú. Chi tiết hơn về vấn đề này, các trang web TMĐT phải gia tăng sự thu hút của mình,
đưa thêm nhiều và đầy đủ hơn các tính năng giúp sản phẩm hấp dẫn. Các yếu tố kích thích thị
giác của người tiêu dùng bao gồm những hình ảnh gây chú ý, dễ nổi bật hay các pop-up (cửa
sổ quảng cáo) về các sản phẩm đang được ưa chuộng trước khi người tiêu dùng tìm kiếm các
mặt hàng sản phẩm tương đồng, gợi ý cho khách hàng những sản phẩm đang khuyến mãi mà
họ có thể bỏ lỡ, hoặc các sản phẩm theo đúng với sở thích của họ. Và điều này sẽ khiến cho
khách hàng sinh ra cảm giác cần phải mua hàng ngay với mã giảm giá học vừa thấy được biểu
thị như một thông báo vô tình khi họ đang sử dụng trang web TMĐT.
Cuối cùng, các trang web TMĐT cũng cần phải thực hiện các phân tích dữ liệu về hành
vi mua sắm của khách hàng, việc này có thể giúp phân nhóm và giới thiệu những loại sản
phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Giống như mọi đề tài nghiên cứu khác, bài nghiên cứu này cũng có những mặt hạn chế
như sau: (1) Dữ liệu thu thập được của bài nghiên cứu có độ tin cậy có thể chưa cao vì tác giả
sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện; (2) Kích thước mẫu dùng cho việc phân tích dữ liệu
trong bài nghiên cứu khá nhỏ (n= 258), do đó, tính đại diện chưa cao; và (3) Bài nghiên cứu
này chủ yếu chỉ xem xét đến một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự thôi thúc mua
hàng ngẫu hứng trực tuyến và việc thiết kế bảng câu hỏi của nhóm nghiên cứu có thể vẫn
chưa phần nào phản ánh hết những vấn đề có liên quan đến sự thôi thúc mua hàng ngẫu hứng
trực tuyến của người tiêu dùng tại TP.HCM, đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu dùng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Beatty, S. (1998). Impulse Buying. Journal of Retailing, 74(2), 169-191.
[2] Bentler, P. M., và Bonett, D. G. (1980). Significance tests and goodness of fit in the
analysis of covariance structures. Psychological Bulletin, 88(3), 588-606.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 359


[3] Beyza, G. (2012). The Influence of Hedonic Motives and Browsing On Impulse Buying.
Journal of Economics and Behavioral Studies, 4(3), 180-189.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 360


[58]ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ ĐẾN TỶ SUẤT SINH
LỜI TRÊN TÀI SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TẠI VIỆT NAM
SV: Nguyễn Duy Vũ, Trương Ngọc Cát Phương,
Lê Khang, Nguyễn Ngọc Như Huỳnh
Đại học Ngân hàng TP.HCM
GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức
TÓM TẮT
Những năm qua gần đây, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) – cuộc cách mạng mà trong đó các công nghệ như
Internet, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế –
xã hội. Trong bối cảnh đó, các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam cũng đã
bắt kịp xu hướng và đang trên đà hội nhập, ví dụ cụ thể nhất là nhiều ngân hàng
đẩy mạnh vào phát triển ngân hàng số, song song cùng với việc tiếp tục đầu tư
vào mạng lưới ngân hàng, mạng lưới nhân sự, mở rộng chi nhánh. Đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư công nghệ đến tỷ suất sinh lời trên tài sản
của các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam”, nhằm đưa ra những con số
thống kê thuyết phục về sự ảnh hưởng của yếu tố đầu tư vào công nghệ đến tỷ
suất sinh lời trên tài sản của các Ngân hàng Thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Từ khóa: Đầu tư công nghệ, tỷ suất sinh lời trên tài sản, Ngân hàng Thương
mại cổ phần tại Việt Nam.
1. Giới thiệu
Ngày nay, hòa theo xu hướng chung của thế giới, các doanh nghiệp, các Ngân hàng
Thương mại cổ phần tại Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN
4.0). Dựa trên nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo, kết nối bằng công nghệ như thực tế ảo,
Internet của vạn vật (Internet of Things). Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của
nền kinh tế, khiến mọi thứ trở nên nhanh chóng và chính xác hơn con người.
Đón đầu được xu hướng đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khuyến khích các Ngân
hàng Thương mại cổ phần chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào một số công nghệ thành
tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị của mình.
Ví dụ như mô hình ngân hàng số hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ thông qua các thiết bị
số kết nối với các phần mềm máy tính qua môi trường mạng Internet trên thực tế đã, đang và
sẽ làm thay đổi toàn bộ cấu trúc hệ thống của ngân hàng. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến
doanh thu cũng như nguồn cầu khách hàng của mỗi Ngân hàng Thương mại bởi lẽ sự khác
biệt giữa hiện đại và lạc hậu.
Tuy nhiên đối với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, công nghệ ứng
dụng vào đời sống vẫn còn mới mẽ, qua đó tạo thách thức đối với nhiều ngân hàng khi nâng
cấp quá hiện đại hệ thống. Doanh thu của mỗi Ngân hàng Thương mại cổ phần hiện nay liệu
có thể bù đắp được khoản chi phí lớn, nay lại thêm chi phí từ đầu tư vào công nghệ? Đề tài sẽ
khai thác vào các chỉ số tài chính của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trong mẫu để đo
lường được những tác động của các biến số tài chính của các Ngân hàng Thương mại cổ phần
tác động đến chỉ số Return on Asset (ROA) của họ như thế nào.
Hầu hết các nhà phân tích và phát triển công nghệ ngân hàng đều khẳng định rằng cách
mạng công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên động lực trong cấu trúc
ngành ngân hàng và hiệu suất hiện nay. Nhằm duy trì hoặc tăng cường lợi thế cạnh tranh
trong ngành công nghiệp đang phát triển, các tổ chức ngân hàng đầu tư vào tài sản hoặc một
lượng tiền đáng kể vào nguồn công nghệ, điều này cũng có thể khám phá ra các phương tiện
dịch vụ mới nhằm mang đến giá trị cho cả ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, mỗi ngân
hàng sẽ lựa chọn cho mình một cách thức đầu tư vào công nghệ một cách khác nhau, nơi chú
trọng cao và nơi chú trọng thấp vì vậy mức độ ảnh hưởng đến chỉ số ROA cũng sẽ có biến
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 361
động. Bài nghiên cứu cũng sẽ chỉ ra cụ thể tác động như thế nào đến chỉ số ROA và liệu rằng
đầu tư vào công nghệ có thật sự tích cực.
2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
2.1 Khung khái niệm
Ý tưởng được sử dụng trong nghiên cứu là cách tiếp cận Thẻ điểm cân bằng (BSC)
(Kaplan và Norton, 1992) và (Kim và Davidson, 2004) để đo lường tác động của đầu tư
CNTT đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Khung Thẻ điểm cân bằng (BSC) được áp
dụng cho bốn bộ biện pháp được thiết kế để nắm bắt các chiến lược của ngân hàng khi có liên
quan đến đầu tư CNTT. Do kết quả hỗn hợp về đầu tư CNTT và hiệu suất công ty, khung
BSC cung cấp cơ sở hữu ích trong việc đo lường các hậu quả kinh tế của việc sử dụng CNTT.
BSC với bốn viễn cảnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi phát triển đã giúp
cho các nhà quản lý có được bức tranh cân bằng về hiệu quả hoạt động hiện tại cũng như các
nhân tố động lực tăng trưởng cho tương lai.
Có ý kiến cho rằng thay vì xử lý toàn bộ các khoản đầu tư CNTT, cần chú trọng nhiều
hơn vào bản chất của các loại đầu tư CNTT khác nhau (Weill, 1992; Gurbaxani và cộng sự,
1998; Lucas, 1993; Strassman, 1990). Do đó, chúng tôi chuyển đến mức độ chi tiết tốt hơn
bằng cách kiểm tra các loại tài sản CNTT khác nhau bao gồm các khoản đầu tư sau vào:
- Phần cứng máy tính (HA): bao gồm chi tiêu cho các hệ thống thương mại (bao gồm bộ
xử lý trung tâm và các thiết bị ngoại vi cơ bản, như thiết bị lưu trữ dữ liệu, thiết bị đầu cuối,
bộ nhớ và thiết bị ngoại vi), hệ thống người dùng đơn (máy trạm và máy tính cá nhân), truyền
dữ liệu (phần cứng mạng cục bộ, phần cứng mạng diện rộng, modem analog, truy cập kỹ thuật
số).
- Phần mềm (SO): bao gồm chi tiêu cho phần mềm đóng gói, phần mềm giải pháp ứng
dụng, công cụ ứng dụng, phần mềm cơ sở hạ tầng hệ thống.
- Dịch vụ (SE): chi tiêu cho dịch vụ tư vấn, dịch vụ triển khai, dịch vụ vận hành, đào tạo
và giáo dục, dịch vụ hỗ trợ.
2.2 Khung phân tích
Chúng tôi phân tích mối quan hệ rằng các khoản đầu tư vào công nghệ thông tin (I.T)
ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty, tức là CNTT có tác động tích cực đến hiệu suất. Nhằm
tránh bất kỳ sự can thiệp nào của các biến khác, nghiên cứu này bao gồm các biến kiểm soát
là các đặc điểm vững chắc được rút ra từ tài liệu còn tồn tại và để tránh tác động gây ra bởi
các biến khác không có trong các mô hình được sử dụng trong nghiên cứu này, nghiên cứu
này đề cập đến nghiên cứu trước đây của Kim và Davidson (2004). Nghiên cứu này đặc trưng
bởi một số luận điểm là con người có thể giải quyết các vấn đề phát triển bền vững bằng cách
hợp lý hóa quy trình hiện hành và kết hợp các tiến bộ khoa học và công nghệ mới.
Chúng tôi điều tra mối quan hệ giữa đầu tư vào CNTT và hiệu suất ngân hàng bằng
cách sử dụng phương trình dựa trên lợi nhuận trên tài sản (ROA). Theo quy ước được thiết lập
trong tài liệu CNTT về sử dụng các tỷ lệ CNTT để kiểm tra mối quan hệ giữa đầu tư CNTT
và hiệu quả kinh doanh, chúng tôi ước tính các tỷ lệ CNTT khác nhau. Trong tài liệu CNTT,
các tỷ lệ thường đề cập đến các biện pháp kích thước khác nhau, chẳng hạn như số lượng
nhân viên, vốn chủ sở hữu, tổng chi phí. Do thiếu dữ liệu về số lượng nhân viên, trong nghiên
cứu này, chúng tôi ước tính tỷ lệ đầu tư CNTT (và các thành phần của chúng) là: Vốn chủ sở
hữu, Tổng chi phí và Chi phí hoạt động. Sự lựa chọn thực tế của mẫu số cho biện pháp CNTT
không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả.
Do đó, giả thuyết sau đây được xây dựng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
H1: Các ngân hàng có mức đầu tư CNTT cao có tác động tích cực hơn đến lợi nhuận
(ROA) so với các ngân hàng có trình độ CNTT thấp.
2.3 Bằng chứng thực nghiệm
Việc ngân hàng tập trung vào các khoản đầu tư công nghệ thông tin trong ngành ngân
hàng xuất phát từ bản chất cơ bản của hoạt động ngân hàng: xử lý, quản lý và sử dụng chiến
lược thông tin. Từ đó, đã xoay chuyển cục diện ngành ngân hàng trên nhiều khía cạnh. Đầu
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 362
tiên, công nghệ thông tin tạo điều kiện để phát triển của các sản phẩm tài chính mới, ngày
càng thuận tiện hơn cũng như đưa ra các kênh phân phối mới thay thế cho mạng lưới truyền
thống (White, 1998). Thứ hai, công nghệ thông tin định hình cách thức các ngân hàng vận
hành, việc áp dụng các công nghệ mới được cải tiến dự kiến sẽ dần dần cắt giảm chi phí ngân
hàng. Thứ ba, các ngân hàng đang ngày càng tập trung chiến lược vào việc cải thiện và nâng
cao chất lượng (thông qua quản lý thông tin khách hàng, tiếp cận nhiều sản phẩm và đa kênh).
Tuy nhiên, việc sử dụng thành tựu công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng chưa
từng được xác nhận bằng các bằng chứng thực nghiệm hiện có (Hội đồng cố vấn kinh tế,
2001; Viện toàn cầu McKinsey, 2001). Các nghiên cứu này cho thấy mối liên kết yếu hoặc
không tồn tại mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và năng suất ở Mỹ giai đoạn sau năm
1995. Các nghiên cứu trên sử dụng các biện pháp như tăng trưởng năng suất lao động, biểu thị
bằng phần trăm thay đổi trung bình hàng năm về giá trị gia tăng trên toàn thời gian nhân viên
tương đương để điều tra các vấn đề năng suất. Tuy nhiên, không ai kiểm tra các chỉ số hiệu
suất kế toán truyền thống hơn hoặc ước tính hiệu quả sản xuất kỹ thuật nhiều hơn để đánh giá
tác động của việc chi tiêu vào công nghệ thông tin.
Trong nhiều năm qua, cả giới hàn lâm đã định kỳ xem xét lại nghịch lý năng suất của
công nghệ thông tin. Sự quan tâm đến “nghịch lý năng suất” đã tạo ra một lượng nghiên cứu
đáng kể. Mặc dù các nghiên cứu sâu rộng đã được tiến hành về chủ đề này, có rất ít bằng
chứng cho thấy công nghệ thông tin đã giúp tăng trưởng năng suất đáng kể trong những năm
1970 và 1980 (Brynjolfsson và Yang, 1996).
Khi Brynjolfsson và Hitt (1993, 1995) và Lichtenberg (1995) trong số những người
khác tìm thấy bằng chứng của cấp độ doanh nghiệp rằng các khoản đầu tư công nghệ thông
tin đã mang lại lợi nhuận đáng kể, con lắc truyền thông đã xoay theo hướng ngược lại. Cả
Mandel (1994) và Magnet (1994) trên các phương tiện truyền thông BusinessWeek và
Fortune, đều tuyên bố “năng suất tăng” do “công nghệ thông tin” và “thành quả công nghệ”.
Rõ ràng, một số người tin rằng nghịch lý năng suất này bắt nguồn từ các vấn đề trong
đo lường, các phương pháp nghiên cứu và các bộ dữ liệu. Sự phù hợp của các phương pháp
nghiên cứu đã áp dụng, độ tin cậy và tính hợp lệ của các bộ dữ liệu và các nghiên cứu đo
lường lợi ích đầu tư vào công nghệ thông tin, đã bị nhiều nhà nghiên cứu bao gồm
Brynjolfsson (1993) nghi ngờ. Trong nhiều trường hợp, kết quả không rõ ràng của các khoản
đầu tư vào công nghệ thông tin là do sự không nhất quán trong các vấn đề đo lường hiệu suất
của công ty công nghệ thông tin (Willcocks và Lester, 1999).
Một nghiên cứu của Crowston và Treacy (1986), về “Tác động của công nghệ thông tin
đến hiệu suất cấp doanh nghiệp”, đã kết luận rằng các nỗ lực đo lường tác động của công
nghệ thông tin đã không thành công một cách đáng ngạc nhiên và do sự thiếu sót các biến
được xác định, do xuất phát từ tham chiếu không đầy đủ kỷ luật và phương pháp luận.
Lim và cộng sự (2004) đã khẳng định rằng ba phân tích có thể đưa ra giải thích rõ ràng
nhất cho những điều không nhất quán và những thay đổi trong kết quả nghiên cứu và các công
bố về hiệu quả đầu tư công nghệ thông tin đối với hiệu suất của công ty. Đầu tiên, bản chất
của chi tiêu công nghệ thông tin được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu đã thay đổi theo
thời gian. Rai và cộng sự (1997) chỉ ra rằng không có khái niệm thống nhất về đầu tư công
nghệ thông tin hoặc xác định các biện pháp thực hiện phù hợp. Thứ hai, bản chất của môi
trường kinh tế và các quy định đã thay đổi theo thời gian. Thứ ba, khi công nghệ thông tin
mới được giới thiệu, thành quả ban đầu có thể không đại diện cho giá trị lâu dài của công
nghệ thông tin, do thời gian học tập hoặc điều chỉnh và tái cấu trúc tổ chức.
Khi giải thích những phát hiện trong quá khứ về nghịch lý năng suất, mục tiêu chính của
chúng tôi là điều tra xem liệu các khoản đầu tư công nghệ thông tin có cải thiện lợi nhuận
kinh doanh (và không chỉ đơn giản là năng suất) trong ngành ngân hàng hay không. Các quan
tâm là để tìm hiểu xem các ngân hàng có thể sử dụng công nghệ thông tin để kiếm được lợi
nhuận cao hơn so với những gì họ kiếm được hay không. Với mục đích này, nghiên cứu này
sử dụng nhiều biện pháp về hiệu suất ngân hàng cũng như các biện pháp năng suất hoạt động
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 363
để điều tra ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau của chi tiêu công nghệ thông tin (phần cứng,
phần mềm và dịch vụ) đến hiệu suất của ngân hàng.
Lý thuyết chiến lược cạnh tranh nhằm trả lời cho câu hỏi trên về việc liệu các ngân hàng
sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn khi đầu tư công nghệ thông tin. Nếu một ngân hàng có quyền
truy cập duy nhất vào công nghệ thông tin, thì một ngân hàng như vậy có thể ở vị trí kiếm
được lợi nhuận cao hơn từ quyền truy cập đó và có được lợi thế cạnh tranh. Ngược lại, một
lập luận khác là đầu tư công nghệ thông tin sẽ không mang lại lợi nhuận siêu thường cho bất
kỳ ngân hàng nào trong ngành nếu nó có sẵn miễn phí cho tất cả người tham gia. Trong
trường hợp này, không có lý do gì để mong đợi một ngân hàng sẽ chi nhiều hơn (hoặc ít hơn)
cho công nghệ thông tin so với các đối thủ cạnh tranh sẽ có lợi nhuận (thấp hơn) cao hơn.
Thay vào đó, tất cả các ngân hàng sẽ sử dụng lượng công nghệ thông tin mà họ cho là tối ưu ở
trạng thái cân bằng nhưng không ngân hàng nào có được lợi thế cạnh tranh từ chi tiêu đó.
Theo sau, công nghệ thông tin có thể được xem là một nhu cầu chiến lược và không phải là
một nguồn lợi thế cạnh tranh. Khi công nghệ thông tin trở nên phổ biến (tính sẵn có tăng và
chi phí giảm), nó sẽ trở thành đầu vào hàng hóa. Từ quan điểm chiến lược, công nghệ thông
tin trở nên vô hình và yếu tố thiết yếu để cạnh tranh nhưng không quan trọng đối với chiến
lược (Carr, 2003).
Trong tài liệu công nghệ thông tin, lý thuyết chiến lược cạnh tranh không dự đoán rõ
ràng mối quan hệ tích cực hay tiêu cực giữa chi tiêu công nghệ thông tin và lợi nhuận/ hiệu
suất. Để khắc phục sự mơ hồ này, bài viết này kết hợp và mở rộng - lần đầu tiên - hai cơ quan
nghiên cứu lớn: tài liệu công nghệ thông tin về kinh tế của công nghệ thông tin và tài liệu hiệu
quả ngân hàng. Với mục đích này, chúng tôi tóm tắt ngắn gọn tài liệu này về tính kinh tế của
công nghệ thông tin, trong đó kiểm tra tác động của công nghệ thông tin đối với các biện pháp
lợi nhuận trong ngắn hạn bằng cách áp dụng khung chiến lược cạnh tranh. So với nghịch lý
năng suất công nghệ thông tin, câu hỏi liệu công nghệ thông tin có đóng góp cho lợi nhuận
hay không vẫn chưa được trả lời rõ ràng. Một số nghiên cứu trước đây đã xem xét mối tương
quan giữa chi tiêu công nghệ thông tin và lợi nhuận của lợi nhuận được đo bằng ROA (Shin,
2001; Tam, 1998; Rai và cộng sự, 1997; Hitt và Brynjolfsson, 1996; Barua và cộng sự, 1995;
Ahituv và Giladi, 1993; Weill, 1992; Strassmann, 1985, 1990), giữa chi tiêu CNTT và ROE
(Shin, 2001; Tam, 1998; Rai và cộng sự, 1997; Hitt và Brynjolfsson, 1996; Al-par và Kim,
1990), và giữa chi tiêu công nghệ thông tin và lợi nhuận được đo bằng lợi nhuận hoạt động
với doanh thu hoạt động (Markus và Soh, 1993). Một số nghiên cứu đã cố gắng kiểm tra mối
tương quan giữa chi tiêu công nghệ thông tin và tổng lợi nhuận của cổ đông (Dos Santos và
cộng sự, 1993; Strassmann, 1990), trong khi những nghiên cứu khác xem xét cách công nghệ
thông tin ảnh hưởng đến các biến số trung gian của hoạt động, từ đó thúc đẩy lợi nhuận
(Barua và cộng sự, 1995). Nhìn chung, các nghiên cứu này cho đến nay đã không thể hiện
được mối liên hệ rõ ràng của đầu tư công nghệ thông tin đến khả năng sinh lợi, mặc dù một số
mô hình bị cản trở bởi sức mạnh dự đoán nói chung là tương đối thấp. Các nghiên cứu trước
đó (Strassmann, 1990; Ahituv và Giladi, 1993; Markus và Soh, 1993) cũng không phân tích,
gần đây (Shin, 2001; Tam, 1998; Rai và cộng sự, 1997; Hitt và Brynjolfsson, 1996; Barua và
cộng sự, 1995) tìm thấy bằng chứng về tác động tích cực rõ ràng của công nghệ thông tin đối
với lợi nhuận tài chính. Điều này dường như cho thấy sự tồn tại của một nghịch lý lợi nhuận
công nghệ thông tin. Mặc dù Hitt và Brynjolfsson (1996) chứng minh tác động tích cực của
công nghệ thông tin đối với sản lượng và thặng dư của người tiêu dùng, họ không tìm thấy
mối tương quan tích cực đáng kể giữa chi tiêu công nghệ thông tin và hiệu quả hoạt động/tài
chính. Tương tự, Barua và cộng sự (1995) nhận thấy rằng đầu tư công nghệ thông tin ảnh
hưởng đến các biện pháp trung gian (như vòng quay hàng tồn kho) nhưng không tìm thấy
bằng chứng nào về lợi ích mở rộng cho hiệu suất của công ty như được đo bằng lợi nhuận trên
tài sản (ROA). Đối với các ngân hàng, Markus và Soh (1993) nhận thấy rằng không phải tất
cả các ngân hàng đều đạt được lợi ích tài chính rõ ràng từ chi tiêu công nghệ thông tin: các
ngân hàng nhỏ không cho thấy mối liên hệ đáng kể giữa chi tiêu công nghệ thông tin và lợi
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 364
nhuận; trong khi các ngân hàng lớn có lợi nhuận âm từ chi tiêu công nghệ thông tin hiện tại
của họ. Lưu ý, ngoại trừ Barua và cộng sự (1995) và Rai và cộng sự (1997), các mô hình nói
chung không được kiểm soát đối với các yếu tố cụ thể theo ngành hoặc cụ thể của ngành khác
ngoài chi tiêu công nghệ thông tin.
Nghiên cứu đề cập trực tiếp vấn đề mà nhóm tác giả chú trọng đến là nghiên cứu của
Gideon T.Y Leckson-Leckey (2011) về ảnh hưởng đầu tư công nghệ đến hoạt động ngân hàng
đã đưa ra kết luận những ngân hàng có khuynh hướng đầu tư vào công nghệ càng cao thì sẽ
tăng khả năng sinh lời được kiểm chứng qua chỉ số ROA. Nhưng với các ngân hàng đầu tư ít
hoặc không quá cao thì kết quả lại cho thấy hiệu quả chậm bởi những ảnh hưởng tiêu cực từ
hoạt động kinh doanh của những ngân hàng trong nhóm này. Trong bài nghiên cứu còn kết
luận rằng đầu tư vào công nghệ sẽ mang lại hiệu quả trong dài hạn.
Hầu hết các nghiên cứu trên đề cập đến chi tiêu công nghệ thông tin không phải trong
ngân hàng; ngoại lệ duy nhất là Markus và Soh (1993). Đối với ngành phi ngân hàng, các
nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự đóng góp của công nghệ thông tin vào hoạt động và lợi
nhuận tài chính là tối thiểu, tiêu cực hoặc hỗn hợp. Do đó, bài viết này nhằm mục đích xem
xét nghịch lý lợi nhuận công nghệ thông tin trong khung chiến lược cạnh tranh của ngành
ngân hàng, đồng thời mở rộng và tích hợp các tài liệu công nghệ thông tin nói trên bằng cách
chuyển trọng tâm từ các biện pháp lợi nhuận truyền thống sang thước đo hiệu quả có được từ
tài liệu ngân hàng, như được mô tả trong đoạn tiếp theo.
Ở Việt Nam cũng đã từng có 1 nghiên cứu đề cập đến yếu tố công nghệ tác động đến
chỉ số ROA thông qua nghiên cứu của ThS. Mai Bình dương (2017) về yếu tố công nghệ tác
động đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Trong đó cũng có biến độc lập đầu tư công
nghệ và biến phụ thuộc ROA, kết quả nghiên cứu 15 ngân hàng ở Việt Nam đã cho ra kết quả
rằng không có ảnh hưởng nào của đầu tư công nghệ đến chỉ số ROA của Ngân hàng Thương
mại tại Việt Nam.
Qua những nghiên cứu trước, các khung thời gian và nhiều quốc gia, nhóm nghiên cứu
sẽ xem xét đối với môi trường Việt Nam thì liệu có tác động nào giữa đầu tư công nghệ và
ROA hay không.
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định lượng, tác giả tiên hành hồi quy bằng nhiều mô hình khác
nhau đầu tiên là mô hình OLS, mô hình FEM, mô hình REM. Sau đó thực hiện kiểm định để
phát hiện các khuyết điểm của mô hình ví dụ như: Hiện tương tự tương quan ( bằng kiểm định
Wooldrige ), hiện tượng phương sai thay đỗi ( bằng kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian )
và hiện tương đa cộng tuyến ( kiểm định bằng VIF). Và các kiểm định khác như: Kiểm định
Hausman, kiểm định F-test. Nếu mô hình được chọn có hiện tượng phương sai thay đổi, hoặc
hiện tượng tự tương quan hoặc cả phương sai thay đổi và tự tương quan, tác giả sẽ sử dụng
phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares -
FGLS) để khắc phục. Trong mô hình, tác động của công nghệ số được xem xét thông qua việc
đầu tư cho công nghệ của các ngân hàng. Tuy nhiên, do biến phụ thuộc là một giá trị tương
đối, so sánh giữa lợi nhuận với tổng tài sản nên để đảm bảo tính đồng nhất và thích hợp của
mô hình nên các biến độc lập nếu là số tuyệt đối, nhóm tác giả sẽ lấy giá trị logarit.
3.1 Mô hình nghiên cứu
Dựa theo nghiên cứu của Gideon T.Y Leckson-Leckey (2011) để chúng tôi phát triển
được mô hình:
ROA= X0 + X1Bran + X2Growth + X3LNIR + X4LNIE+ X5LITEXP +
X6LITNDX……Ex
ROAi = Return on Assets (ROA) of bank i (Lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng i)
Brani = Total number of branches of bank i (Tổng chi nhánh của ngân hàng i)
Growthi = Growth in Net-Interest income of bank i (Tăng trưởng % doanh thu thuần
ngân hàng i)

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 365


LNIRi = the natural log of Non-Interest Revenue of the bank i (Log cơ số tự nhiên của
doanh thu thuần của ngân hàng i)
LNIEi = the natural log of Non-Interest Expenses of bank i (Log cơ số tự nhiên của tổng
chi phí của ngân hàng i)
LITEXPi = the natural log of IT investment of bank i (Log cơ số tự nhiên của tổng đầu
tư vào công nghệ của ngân hàng i). Dữ liệu của biến này được lấy từ mục mua mới và nâng
cấp phần mềm máy vi tính trong năm ở mục thuyết minh tài sản cố định.
LITNDXi= the natural log of the interactive dummy variable between ITEXP and IT
level (i.e., NDX-an index variable where high IT level Banks equal 1 and low IT level firms is
0). (Log cơ số tự nhiên của biến tương tác giữa khoản đầu tư vào công nghệ và trình độ công
nghệ của ngân hàng i) Trong đó trình độ công nghệ của 1 ngân hàng được xác định bằng cách
lấy trung bình khoản đầu tư vào công nghệ của các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu. Nếu
ngân hàng nào có khoản đầu tư vào công nghệ lớn hơn trung bình thì được gán trình độ công
nghệ cao tương ứng với 1, Nếu ngân hàng nào có khoản đầu tư vào công nghệ thấp hơn trung
bình thì được gán trình độ công nghệ thấp tương ứng với 0).

Biến Mô tả Dấu kỳ vọng


Bran Tổng chi nhánh +
Growth Tăng trưởng % doanh thu thuần +
LNIR Log cơ số tự nhiên của doanh thu thuần +
LNIE Log cơ số tự nhiên của tổng chi phí -
LITEXP Log cơ số tự nhiên của tổng đầu tư vào công nghệ +
LITNDX Log cơ số tự nhiên của biến tương tác giữa khoản đầu tư vào +
công nghệ và trình độ công nghệ của
HÌNH 3-1 Bảng dấu kỳ vọng của các biến
3.2 Cơ sở dữ liệu
Nguồn dữ liệu: Từ báo cáo tài chính của 15 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
trong phạm vi nghiên cứu, từ nằm 2013 đến năm 2017
ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
ABB: Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
CTG: Ngân hàng Công thương
BID: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
SHB: Ngân hang thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
VCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
STB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín
EIB: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
HDB: Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Hồ Chí Minh
VPB: Ngân hàng cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
OCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
TCB: Ngân hàng thương mại cổ phầm Kỹ thương Việt Nam
TPB: Ngân hàng Tiên Phong
LPB: Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
MBB: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
4. Kết quả nghiên cứu
Trước khi tiến hành chạy mô hình bằng phần mềm Stata. Nhóm tác giả tiến hành xử lý
OUTLIER bằng Excel loại bỏ những yếu tố bất hợp lý. Sau khi sử lý bằng Excel nhóm tác giả
quyết định bỏ đi biến số chi nhanh các ngân hàng. Vì biến này quá lớn so với UPPER VÀ
LOWER lần lượt là -3.37 và 10.14, do đó biến bị loại bỏ khỏi mô hình.
Tác giả tiến hành hồi quy 3 mô hình: mô hình OLS, mô hình FEM, mô hình REM.
Những bảng dưới đây sẽ trình bày kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA theo 5 biến độc lập
lần lượt là GROW, LNIR, LNIE, LITEXP và LITNDX.
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 366
4.1 Hồi quy theo mô hình OLS

HÌNH 4 1 Mô hình hồi quy OLS


Với kết quả hồi quy trên, Prob> F =0.0046 cho thấy tất cả các biến xử dụng trong mô
hình đều có ý nghĩa. Giá trị R-squared giải thích được 5 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng
21.41% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu
nhiên. Đối với mô hình OLS, quan sát thấy p-value thì thấy biến trình độ về công nghệ của
các ngân hàng là 0.024 <5% nên mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thược có ý nghĩa
thống kê. Giá trị hồi quy COEF của LITNDX là cùng chiều với ROA nhưng phần trăm thấp
chỉ 2.6%.
Sau khi thực hiện hồi quy OLS, nhóm tác giả kiểm tra hiện tượng đa công tuyến:

HÌNH 4 2 Kiểm định VIF

Với các chỉ số VIF của biến tổng doanh thu và tổng chi phí tương ứng với giá trị 13.67
và 12.19 đều lớn hơn 2. Do đó, mô hình bị hiện tượng đa cộng tuyến
Tiếp đên, nhóm tác giả kiểm định phương sai có bị thay đỗi hay không. Bằng kiểm định
kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian với giả thuyết H0: Phương sai đồng nhất.

HÌNH 4 3 Kiểm định Breusch- Pagan

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 367


Với kiểm định trên cho thấy P=0 <5%, do đó bác bỏ H0. Mô hình có phương sai bị thay
đổi.
Qua kết quả kiểm định mô hình OLS trên tác giả quyết định kiểm định thêm 2 mô hình
tác động cố định (FEM) và tác động ngấu nhiên (REM).
4.2 Hồi quy theo mô hình FEM và REM

HÌNH 4 4 Mô hình hồi quy FEM

HÌNH 4 5 Mô hình hồi quy REM

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 368


Sau khi có kết quả kiểm định 2 mô hình FEM và REM nhóm tác giả tiến hành phân tích
lựa chọn mô hình giữa FEM và REM xem mô hình nào phù hợp hơn. Bằng cách kiểm định
Hausman, với giả thuyết H0: Mô hình REM phù hợp hơn.

HÌNH 4 6 Kiểm định hausman lựa chọn mô hình


Kết quả kiểm định Hausman cho thấy P>5%. Do đó, chấp nhận H0, mô hình REM phù
hợp hơn. Với mô hình hồi quy REM sau khi thực hiện cho p-value thì thấy biến doanh thu và
chi phí của các ngân hàng là <5% nên mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thược có ý nghĩa
thống kê. Qua mô hình REM cho thấy các biến về đầu tư công nghệ hay trình độ công nghệ
không tác động đến chỉ số ROA.
Tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định cần thiết về tự tương quan và phương sai thay đổi
đối với mô hình REM được chọn. Kiểm định tự tương quan bằng kiểm định Wooldrige:

HÌNH 4 7 Kiểm định Wooldrige


Với kết quả kiểm định Wooldrige, cho thấy mô hình bị hiện tượng tự tương quan. Tiếp
đến là kiểm định hiện tượng phương sai thay dỗi bằng kiểm định Breusch và Pagan
Lagrangian với giả thuyết H0: Phương sai đồng nhất.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 369


HÌNH 4 8 Kiểm định Breusch - Pagan ( REM )
Với kết quả kiểm đinh Breusch và Pagan Lagrangian cho thấy mô hình bị hiện tượng
phương sai thay đỗi.
Khi mô hình bị những khuyết tật như hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đỗi
thì nhóm tác giả sẽ tiến hành ác giả sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả
thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS) để khắc phục.
4.3 Hồi qui theo mô hình FGLS

HÌNH 4 9 Mô hình hồi qui FGLS


Với kết quả hồi quy trên, Prob =0.0002 cho thấy tất cả các biến xử dụng trong mô hình
đều có ý nghĩa... Đối với mô hình FGLS, quan sát p-value thì thấy biến doanh thu và chi phí
của các ngân hàng là <5% nên mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thược có ý nghĩa thống
kê. Qua mô hình FGLS cũng cho thấy các biến về đầu tư công nghệ hay trình độ công nghệ
không tác động đến chỉ số ROA. Mô hình FGLS là mô hình hồi quy cuối cùng của nhóm
nghiên cứu và cũng là mô hình được chọn để phân tích kết quả khi mô hình giải quyết được
các khuyết tật mà các mô hình khác gặp phải.
So sánh 4 mô hình hồi quy để có cái nhìn tổng quát nhất, tác giả tiến hành so sánh 4 mô
hình OLS (1), mô hình FEM (2), mô hình REM (3) và mô hình FGLS (4).

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 370


HÌNH 4 10 So sánh 4 mô hình hồi quy
Với các mô hình hồi qui OLS, FEM, REM chỉ có mô hình OLS là cho thấy trình độ đầu
tư công nghệ của các ngân hàng có mức ý nghĩa thống kê với chỉ số ROA. Còn về chỉ số đầu
tư công nghệ không có mô hình nào cho ra kết quả rằng đầu tư công nghệ sẽ tác động đến chỉ
số ROA.
5. Kết luận
Từ kết quả mô hình cuối cùng FGLS, gồm 5 biến độc lập tổng chi phí, tổng doanh thu,
tốc độ tăng trưởng, đầu tư công nghệ và trình độ đầu tư công nghệ của ngân hàng với 1 biến
phụ thuộc là chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Kết quả hổi quy mô hình FGLS cho thấy chỉ có
2 biến là tổng doanh thu và tổng chi phí có ý nghĩa thống kê ở mức cao 1% nên có ảnh hưởng
đến chỉ số tổng lợi thuận trên tổng tài sản. Kết quả đã chỉ ra các yếu tố đầu tư công nghệ gồm
đầu tư công nghệ và trình độ đầu tư công nghệ không có tác động nào đến chỉ số ROA.
Như vậy nghiên cứu đã chứng minh các yếu tố đầu tư công nghệ của 15 Ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam từ 2013-2018 vẫn chưa tác động được vào chỉ số ROA. Tuy
nghiên, xét về điều kiện kinh tế cũng như xã hội Việt Nam hiện nay thì công nghệ cũng đang
dần tác động vào cuộc sống chứ chưa thể tác động mạnh và hoàn toàn như những nước phát
triển trên thế giới. Nên kết quả nghiên cứu có thể chấp nhận được khi về mốc thời gian cũng
là mới mẽ với phát triển công nghệ ở Việt Nam.
Qua đó nhóm tác giả có một số khuyến nghị cho ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt
Nam. Qua đó những Ngân hàng thương mại đang có lợi thế về tài chính thì nên tiếp tục đầu tư
vào công nghệ để chuyển mình mới mẽ, còn những ngân hàng đang phát triển thì thận trọng
trong việc sử dụng vốn vào đầu tư công nghệ khi chi phí mà ngân hàng gánh chịu hiện tại là
khá lớn so với mức chênh lệch với doanh thu là chưa thật sự rộng. Thay vì qua chú trọng đầu
tư vào công nghệ, thì các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt nam nên chú trọng vào hoạt
động kinh doanh của mình sao cho phát huy hết những điểm mạnh hiện nay. Còn để nâng cao
công nghệ cần có thành lập bộ phận chuyên trách đầu tư công nghệ để tiến hành thực hiện các
phân tích, dự báo thị trường và xác định mức độ đầu tư trước khi thực hiện đầu tư, tránh gây
thiệt hại vốn ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Vậy nên lựa chọn mua những phần
mềm thật hữu ích và hợp với tài chính mỗi Ngân Hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Oluoch, A. R. (2012). Factors Affecting Adoption Of Mobile Banking Technology In
Kenya: A Case Of Bank Customers Within Nakuru Municipality. Unpublished Research,
Kabarak University.
[2] Mehra S (1998).Perpetual Analysis and Continuous Improvement: A must
forOrganizational Competitiveness. The University of Memphis, vol 24, No 1.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 371


[3] Smith, C.P. (1987). Retail Banking Technology, London: International Business
Communications.
[4] Kim, C & Davidson, L. (2004). The Effects of I.T Expenditures on Banks Business
Performance: Using the Balanced Score Card Approach. Managerial Finance, Volume 30.
Pages28-45.
[5] Jeon, Yongil and Miller, Stephen M., "Bank Performance: Market Power or Efficient
Structure?" (2005). Economics Working Papers. 200523

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 372


[59]TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2017
SV: Nguyễn Ngọc Xuân Minh, Nguyễn Quang Huy,
Nguyễn Thị Minh Thư, Võ Yến Anh, Lê Minh Quang
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
GVHD: Đặng Trí Dũng
TÓM TẮT
Bài viết này xem xét mức độ đa dạng hoá thu nhập có ý nghĩa tác động đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay không. Qua dữ liệu bảng được tổng hợp
từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam, nhóm tác giả rút ra kết luận ngân hàng có mức độ đa dạng hoá thu nhập càng
cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó càng cao.
Từ khoá: Đa dạng hoá thu nhập, hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại.
1.Giới thiệu
Trong bối cảnh Việt Nam (VN) toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới từ 1986 đến
nay, đặc biệt là việc tham gia các tổ chức quốc tế trong khu vực và nước ngoài như APEC,
WTO, AFTA… và gần đây nhất có thể là TPP. Từ đó, đã mở ra nhiều biến động không nhỏ
mang lại cơ hội phát triền đầu tư kinh tế, xã hội thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tham gia
hoạt động vào thị trường trong nước, mặc khác lại gây ra sự cạnh tranh gay gắt cho nền kinh
tế và đó cũng chính là khó khăn, thách thức mà các ngân hàng thương mại (NHTM) phải đối
mặt khi không còn nhận được quá nhiều sự hỗ trợ của nhà nước. Việc mở rộng các hình thức
dịch vụ tài chính đa dạng, bên cạnh thu nhập chính từ lãi suất, được các ngân hàng sử dụng
ngày càng phổ biến, phong phú và hấp dẫn hơn. Từ đó, các ngân hàng có thể thu hút khách
hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ khác đó cũng là xu thế tất yếu
của các NHTM ở các nước phát triển.
Thực tế cho thấy trên thế giới đã có nhiều ngân hàng mắc phải nhiều rủi ro khi tập trung
vào chủ yếu hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng dẫn đến việc phá sản khi không thu hồi
được nợ vởi tỷ lệ nợ khó đòi vượt ngưỡng mức cho phép 4-5%. Do đó tác động không nhỏ
đến lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động (HQHĐ) ngân hàng. Mặc khác, khi xây dựng lại
hướng đi mới là phải đẩy mạnh thêm các hoạt động thu nhập ngoài lãi đã mang đến mặt tích
cực hơn làm giảm bớt và giúp phân tán được rủi ro vốn có.
Câu hỏi được đưa ra là liệu rằng có thực sự đa dạng hoá dạng hoá thu nhập có tác động
tốt đến hiệu quả kinh doanh của ngân hang hay ngược lại làm giảm khả năng sinh lời và tăng
nguy cơ phá sản theo một số nghiên cứu trước đây … Do đó, để giải đáp và góp phần đáp ứng
khả năng thực tiễn đến VN, nhóm đã lựa chọn thực hiện đề tài “Tác động của đa dạng hoá thu
nhập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2006-2017”.
2.Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1.Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Theo Antonio, Ludger & Vito (2006), hiệu quả được xem như phép so sánh giữa đầu
vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng mức đầu vào được xác định, hoạt động
tạo đầu ra nhiều hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn”. Hoặc là theo Từ điển Toán kinh tế, Thống
kê, kinh tế lượng Anh – Việt (PGS.TS Nguyễn Khắc Minh, 2004), hiệu quả được xem là mức
độ đạt được mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng hoàn thành việc thực hiện phân bổ các
đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu được lập ra.
Theo Farrell (1957), hiệu quả thể hiện sự tương quan giữa các biến đầu ra thu được so
với các biến đầu vào, biến đã được sử dụng để tạo ra những đầu ra đó: trong đó, hiê ̣u quả chi
phí hay hiê ̣u quả kinh tế bao gồm hiê ̣u quả kỹ thuâ ̣t và hiê ̣u quả phân bổ. Hiê ̣u quả kỹ thuâ ̣t là
chỉ số thể hiện khả năng sản xuất tối đa của đơn vị với đầu vào được cho trước, còn hiê ̣u quả
phân bổ được dùng để phản ánh khả năng tối ưu hoá các yếu tố đầu vào khi đã biết giá cả của
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 373
chúng. Do vậy, hiệu quả còn có thể nói cách khác là những lợi ích mang lại từ các hoạt động
cụ thể dưới hình thức tối ưu hoá đầu vào và tối đa hoá đầu ra.
NHTM là một định chế tài chính trung gian đóng vai trò rất quan trọng trong nên kinh
tế thị trường, luôn luôn có hoạt động điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu (Peter S.
Rose, 2014), nhưng nếu nhìn dưới góc độ là một doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh phải
luôn có sự kết hợp giữa hai yếu tố là tối đa hoá lợi nhuận nhưng trong mức rủi ro cho phép –
mức rủi ro NHTM có thể chấp nhận được.
Có thể hiểu, HQHĐ của một NHTM như là khả năng tạo ra lợi nhuận của NHTM đó
trong điều điện hạn chế rủi ro và mọi hoạt động của ngân hàng vẫn đúng theo mục tiêu đã
định. Theo Chang & cộng sự (2010) cũng nêu rằng hiểu quả cũng phản ánh khả năng quản lí,
kiểm soát chi phí và sửa dụng nguồn lực để tạo đầu ra.
NHTM vận dụng các nguồn lực (lao động, cơ sở vật chất, nguồn vốn) để thực hiện các
hoạt động kinh doanh chính: cấp tín dụng, nhận tiền gửi, đầu tư… để tạo lợi nhuận cho chính
NHTM. Đây cũng được xem là một cơ sở để xác định sự hiệu quả và các yếu tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của NHTM.
Theo quan điểm được nêu trong các bài nghiên cứu của Elyasiani & Mehdian (1990a,
1990b) và Mester (1987), tác giả đã xác định đầu ra trong hoạt động của NHTM dưới vai trò
trung gian tài chính là tài sản của các ngân hàng, trong khi các khoản tiền gửi, lao động và
vốn là yếu tố đầu vào. Điều quan trọng nhất trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng là thu nhập
lãi, và phụ thuộc vào nghiệp vụ cấp tín dụng (cụ thể là cho vay). Do đó, phát triển tín dụng là
rất quan trọng đối với các ngân hàng. Trong đó, vốn cho vay được xem như một sản phẩm và
lãi xuất cho vay được xem như giá của khoản tín dụng đó.
Như vậy, thông qua các quan điểm trên, có thể hiểu HQHĐ của NHTM là khả năng tối
ưu hóa các yếu tố đầu vào như nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất, và các yếu tố
khác trong quá trình hoạt động, vận hành của chính NHTM như huy động vốn, cấp tín dụng,
đầu tư và phát triển các sản phẩm dịch vụ khác nhằm đạt được kết quả đầu ra tối đa. Hay có
thể hiểu HQHĐ của NHTM theo ba hướng:
(1) Tối thiểu hóa chi phí – sử dụng ít các yếu tố đầu vào để tạo ra thu nhập.
(2) Đầu vào cố định nhưng tối đa hoá đầu ra.
(3) Sử dụng nhiều yếu tố đầu vào nhưng lượng đầu ra cũng phải tăng – tỷ lệ thuận với
tốc độ đầu vào sử dụng, và tăng nhiều hơn so với lượng đầu vào được dùng.
Hệ thống NHTM là một thành phần đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền
kinh tế nên HQHĐ ngân hàng là một trong những vấn đề luôn được quan tâm. Và ngày nay,
khi xã hội phát triển, có sự hộ nhập quốc tế, việc nâng cao HQHĐ là điều cấp thiết và tất yếu
của mỗi ngân hàng nhằm củng cố tiềm lực của bản thân, và an toàn hoạt động trong nền kinh
tế mở đầy tính cạnh tranh như hiện nay.
Với mục đích nghiên cứu của đề tài này, hiệu quả kinh doanh của các NHTM sẽ được
xem xét dưới khía cạnh là khả năng sinh lời hay kết quả lợi nhuận của các ngân hàng.
2.2.Tổng quan các nghiên cứu trước
2.2.1.Đa dạng hoá thu nhập
Trong bài nghiên cứu này, hoạt động đa dạng hoá thu nhập của các ngân hàng thương
mại dựa vào cấu trúc thu nhập bao gồm thu nhập từ lãi và ngoài lãi. Chỉ số HHI là chỉ số đo
lượng mức độ đa dạng hoá qua thu nhập của ngân hàng (Elsas và cộng sự, 2010; Trịnh Thị
Thuý Hồng và cộng sự, 2018; Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành, 2015; Vincenzo
Chiorazzo và các tác giả 2008; Trujillo-Ponce 2013; Som Raj Nepali 2018). Cách đo lường
HHI như sau:

Như vậy, HHI chịu tác động của 2 biến là thu nhập ròng từ lãi (NET) và thu nhập ròng
ngoài lãi (NON). Chỉ số HHI nhận giá trị [0 ; 0.5]. Nếu HHI = 0 nghĩa là cơ cấu thu nhập của
ngân hàng hoàn toàn tập trung và một nguồn thu nhập duy nhất. Nếu HHI = 0.5 tức là ngân
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 374
hàng đang đa dạng hoá thu nhập ở mức tối đa (Trịnh Thị Thuý Hồng & cộng sự, 2018). Đặc
điểm của các ngân hàng thương mại của VN đang tập trung chủ yếu là cho vay nên HHI chịu

tác động mạnh mẽ của phần phân số , do vậy nếu HHI = 0 nghĩa là ngân
hàng chỉ đang tập trung vào duy nhất nguồn tiền lãi từ các hoạt động tín dụng (chủ yếu là cho

vay). Ngược lại nếu HHI = 0.5 nghĩa là , thu


nhập từ lãi và thu nhập từ các dịch vụ ngang nhau, việc đa dạng hoá là tối đa. Trên thực tế,
không có ngân hàng nào đặt mức HHI = 0 (chỉ có hoạt động tín dụng) và cũng không có ngân
hàng nào vượt hơn HHI = 0.5 (tập trung các hoạt động ngoài lãi nhiều hơn). Kết luận: sự đa
dạng hoá tính theo chỉ số Herfindahl – Hirschman chịu tác động trực tiếp của hai biến là thu
nhập ròng từ lãi và thu nhập ròng ngoài lãi.
2.2.2.Hiệu quả hoạt động
Trịnh Thị Thúy Hồng, Nguyễn Hoàng Phong, Lê Tiến Thành (2018) đã sử dụng dữ liệu
bảng thường niên thu thập từ nhóm 29 NHTM VN được cung cấp bởi Bankscope trong
khoảng thời gian từ 2006-2016 với khoảng 287 quan sát thông qua mô hinh FEM và FGLS đã
cho thấy ĐDHTN có tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM nhà
nước hay nói cách khác, nghiên cứu này đã cho thấy việc ĐDHTN có tác động mạnh mẽ đối
với các NHTM sở hữu nhà nước.
Nguyễn Minh Sáng (2017), thông qua số liệu được lấy từ Data bank scope của Bureau
van Dijk (2016), báo cáo thường niên của 34 NHTM và só liệu từ NHNN VN trong giai đoạn
2007-2015. Kết quả đã cho thấy rằng việc ĐDHTN cũng có tác động tích cực đối với hiệu quả
hoạt động của các NHTM trong thời gian nghiên cứu. và đặc biệt thể hiện được rằng các
NHTM VN vẫn có thể tiếp tự nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc: đa dạng hoá hoạt
động và phát triển dịch vụ.
Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành (2015) đã tập trung xem xét về mối quan hệ
giữa việc ĐDHTN và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM VN. Số liệu
sử dụng trong bài nghiên cứu này thu thập từ báo cáo tài chính của 22 NHTM VN từ năm
2007 đến 2013, được xử lý thông qua phương pháp dữ SGMM. Thông qua bài nghiên cứu,
kết quả cho thấy các chỉ số như chi số ĐDHTN, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ chi
phí hoạt động trên thu nhập có tương quan nghịch đến khả năng sinh lời; trong đó, việc
ĐDHTN giup tăng khả năng sinh lời của các NHTM VN và phát triển hoạt động dịch vụ song
song với hoạt động tín dụng là xu thế phát triển tất yếu của NHTM VN trong bối cảnh kinh tế
khó khăn và cạnh tranh gay gắt.
Lê Long Hậu & Phạm Xuân Quỳnh (2016), thông qua việc xử lí số liệu thu thập từ báo
cáo tài chính và báo cáo thương niên của 26 NHTM VN trong giai đoạn 2006-2014 bằng mô
hình FEM và REM, cho thấy ĐDHTN có tác động tích cực đến hiêu quả kinh doanh ngân
hàng và đồng thời cũng thể hiện rằng các nguồn thu nhập thuần ngoài lãi, dư nợ cho vay, quy
mô vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát có tác động
cùng chiều trong khi chi phí hoạt động và tiền gửi của khách hàng lại có tác động ngược chiều
với hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Hay nói cách khác, tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi là
có lợi cho các NHTM VN bên cạnh việc chạy đua với tăng trưởng tín dụng (hoạt động chứa
nhiều rủi ro và có khả nhăng gánh nợ xấu cao). Do vậy trong thời kỳ hội nhập – cạnh tranh
ngày càng quyết liệt như hiện nay của ngành ngân hàng, thì việc mở rộng các hoạy động tạo
thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là hoạt động dịch vụ, là cần thiết để tăng thu nhập và nâng cao
hiệu quả kinh doanh cho các NHTM
Chang-Sheng Liao (2009) ước lượng hiê ̣u quả và sự thay đổi hiê ̣u quả của các ngân
hàng Đài Loan giai đoạn 2002 - 2004 bằng phương pháp DEA. Tác giả sử dụng biến đầu vào
bao gồm chi phí hoạt đô ̣ng, chi phí trả lãi và biến đầu ra bao gồm dư nợ, thu nhâ ̣p lãi và đầu
tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiê ̣u suất thay đổi theo quy mô của các ngân hàng trong nước
có xu hướng giảm. Do đó, nhiê ̣m vụ quan trọng của các nhà quản lý ngân hàng là điều chỉnh
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 375
quy mô hoạt đô ̣ng sao cho đạt được hiê ̣u quả tốt. Các ngân hàng nước ngoài, tuy không hiê ̣u
quả hơn các ngân hàng nô ̣i địa nhưng sự tăng trưởng hiê ̣u quả của họ tốt hơn các ngân hàng
trong nước. Bài nghiên cứu cũng hàm ý rằng, các ngân hàng kém hiê ̣u quả có thể sử dụng
công nghê ̣ nhằm nâng cao hiê ̣u quả hoạt đô ̣ng.
Chiorazzo & cộng sự (2008) sử dụng dữ liệu hàng năm từ các ngân hàng Ý để nghiên
cứu mối liên hệ giữa thu nhập ngoài lãi và khả năng sinh lời. Kết quả cho thấy rằng việc đa
dạng hoá thu nhập làm tăng lợi nhuận của các ngân hàng. Các ngân hàng nhỏ có thể kiếm lợi
từ việc tăng thu nhập ngoài lãi, nhưng chỉ khi họ có rất ít thu nhập ngoài lãi để bắt đầu.
Nghiên cứu của Baele và cộng sự (2007) cũng đồng tình với kết quả trên; theo đó, Baele &
cộng sự (2007) chỉ ra rằng đa dạng hóa thu nhập giúp các ngân hàng có được thông tin của
khách hàng dễ dàng hơn, góp phần thúc đẩy bán chéo sản phẩm và tăng cường các dịch vụ
khác.
Acharya, Hasan & Saunders (2006) đã nghiên cứu về tác động của các mức độ đa dạng
hóa khác nhau đối với rủi ro và lợi nhuận của các ngân hàng ở Ý trong giai đoạn 1993 – 1999.
Họ cho rằng sự đa dạng hóa vốn vay công nghiệp và tổng thể có tác động tiêu cực đối với
HQHĐ của các ngân hàng. Hơn nữa, các ngân hàng hoạt động trong môi trường ít cạnh tranh
được chỉ ra rằng không hiệu quả trong việc gặt hái những lợi ích của việc đa dạng hoá thu
nhập.
Huang & Chen (2006) nghiên cứu thu nhập ngoài lãi ảnh hưởng như thế nào đến hiệu
quả của các ngân hàng thương mại Đài Loan từ 1992 đến 2004, nghiên cứu dựa trên số liệu từ
các NHTM đã niêm yết trên sàn chứng khoáng và số liệu về thu nhập và chi phí có được từ
Taiwan Economic Journal Corporation. Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình DEA và kết luận
rằng các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi rất cao hoặc rất thấp có chi phí hiệu quả hơn so
với các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trung bình. Nói cách khác, các ngân hàng có
mức độ đa dạng hóa cao hoặc thấp sẽ có mức hiệu quả chi phí cao hơn các ngân hàng có mức
độ đa dạng hóa trung bình.
Vennet, V. (2002) phân tích chi phí và hiệu quả lợi nhuận của các tập đoàn tài chính và
các ngân hàng châu Âu từ 1995 đến 1996. Sử dụng phương pháp SFA để ước lượng, kết quả
nghiên cứu cho thấy các tập đoàn có nhiều doanh thu hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh
tranh cùng chuyên ngành của họ, và các mô hình ngân hàng đa năng có mức độ của cả chi phí
và hiệu quả lợi nhuận cao hơn. Những kết quả này chỉ ra rằng xu hướng hiện tại hướng tới
chuyên môn hóa hơn nữa có thể dẫn đến một hệ thống ngân hàng hiệu quả hơn.
Stiroh (2004) cho rằng các ngân hàng ở Mỹ đang nhận được nhiều lợi ích từ việc đa
dạng hóa theo hình thức thu nhập ổn định và giảm rủi ro thông qua việc chuyển các hoạt động
tạo thu nhập từ thu nhập lãi sang thu nhập ngoài lãi. Theo tác giả, thu nhập ngoài lãi được cho
là dễ biến động hơn thu nhập lãi và cả hai đều có mối tương quan cao; trong khi đó, rủi ro và
lợi nhuận có tương quan nghịch với việc tăng thu nhập ngoài lãi. Stiroh và Rumble (2006) đã
khám phá cách hoạt động của các công ty tài chính của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi
trong hoạt động tạo thu nhập của họ (thu nhập lãi truyền thống) đối với giao dịch, thu phí và
thu nhập ngoài lãi. Họ chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi có nhiều biến động hơn thu nhập lãi
nhưng không nhất thiết sẽ sinh lời nhiều hơn.
Deyoung & Rice (2004) chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi hiện chiếm hơn 40% thu nhập
hoạt động ở của ngành ngành ngân hàng thương mại Hoa Kỳ. Nghiên cứu trình bày một số
liên kết thực nghiệm giữa thu nhập ngoài lãi của ngân hàng, chiến lược kinh doanh, điều kiện
thị trường, thay đổi công nghệ và hiệu quả tài chính từ năm 1989 đến năm 2001. Kết quả cho
thấy đa dạng hóa giúp ngân hàng giảm rủi ro kinh doanh. Nghiên cứu cho rằng thu nhập ngoài
lãi nên cùng tồn tại với (thay vì thay thế) thu nhập lãi từ các hoạt động trung gian, vì các hoạt
động này vẫn là chức năng dịch vụ tài chính cốt lõi của ngân hàng.
2.3.Mô hình nghiên cứu
Mô hình đề xuất cho bài nghiên cứu như sau:

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 376


Trong đó:
HHI – Mức độ đa dạng hoá thu nhập: Theo Chronopoulos & cộng sự (2011), Elyasiani
& Wang (2012), Abdul (2015), Chiorazzo & cộng sự (2008), Stiroh & Rumble (2006) thì đa
dạng hoá thu nhập của các ngân hàng thương mại được ước lượng theo công thức:

Với HHI là mức độ đa dạng hoá thu nhập của các ngân hàng thương mại; NET, NON và
NETOP lần lượt là thu nhập ròng từ lãi, thu nhập ròng ngoài lãi và tổng thu nhập của ngân
hàng thương mại (NETOP = NON + NET). Chỉ số HHI nhận giá trị [0 ; 0.5]. Nếu HHI = 0
nghĩa là cơ cấu thu nhập của ngân hàng hoàn toàn tập trung và một nguồn thu nhập duy nhất.
Nếu HHI = 0.5 tức là ngân hàng đang đa dạng hoá thu nhập ở mức tối đa (Trịnh Thị Thuý
Hồng & cộng sự, 2018). Qua đó, chỉ số HHI càng cao thì mức độ đa dạng hoá thu nhập của
các ngân hàng càng cao. Nghiên cứu kỳ vọng ngân hàng đa dạng hoá thu nhập càng cao
(nghĩa là HHI càng cao) thì hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại càng cao).
Giả thuyết 1: Mức độ đa dạng hóa thu nhập có ý nghĩa tác động tích cực đến khả năng sinh lời
(H1).
SIZE – Quy mô ngân hàng: quy mô ngân hàng được đo lường bằng cách lấy logarithm
tổng tài sản của ngân hàng đó. Dữ liệu được nằm dưới dạng logarithm vì đây là đặc điểm có
xu hướng mạnh và nó lấn át các thành phần còn lại (Phạm Thị Tuyết Trinh, 2016). Việc quy
mô ngân hàng lớn sẽ tạo ra các khoản thu về từ các dịch vụ liên quan (Elsas & cộng sự, 2010;
Chiorazzo & cộng sự, 2008). Giả thuyết 2: Quy mô ngân hàng có ý nghĩa tác động tích cực
đến khả năng sinh lời (H2).
LOAN – Cấu trúc tài sản: đo lường bằng cách lấy tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản.
Đây là chỉ tiêu cho thấy tác động của hoạt động cho vay trên HQHĐ kinh doanh của ngân
hàng (Chiorazzo & cộng sự, 2008). Lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng khi các khoản cho vay tăng,
nghĩa là ngân hàng đang tập trung cho vay hơn là chú ý đến các hoạt động khác. Giả thuyết 3:
Cấu trúc tài sản có ý nghĩa tác động tích cực đến khả năng sinh lời (H3).
NPL – Chất lượng tài sản: đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Các khoản nợ
được liệt kê là nợ xấu nếu nó nằm trong nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Hầu hết các tác giả
đều đồng ý rằng tỷ lệ nợ xấu càng cao sẽ càng ảnh hưởng đến chất lượng tài sản trong bảng
cân đối kế toán, làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Khi cho vay thì các
ngân hàng phải trích lập dự phòng, mức độ nợ xấu càng cao ngân hàng càng trích lập dự
phòng nhiều.
Khi trích lập như vậy làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng giảm. Giả thuyết 4: Chất
lượng tài sản có ý nghĩa tác động tích cực đến khả năng sinh lời (H4). Tức là tăng tỷ lệ nợ xấu
thể hiện chất lượng tài sản cho vay giảm.
EQUITY – Độ phù hợp vốn: đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Nếu
tỷ lệ này cao thì cho thấy rằng ngân hàng đang e ngại rủi ro và chấp nhận rủi ro ở mức độ
thấp, còn những ngân hàng có tỷ lệ này cao có khuynh hướng mạo hiểm hơn trong rủi ro.
Theo giả thuyết cơ bản về lợi nhuận và rủi ro là “High risk high return” tức là việc chấp nhận
rủi ro sẽ nhận được khoản lợi nhuận thu về lớn hơn, đồng nghĩa với việc tỷ lệ này thấp thì lợi
nhuận của ngân hàng tăng bằng cách chấp nhận rủi ro ở mức vừa phải. Giả thuyết 5: Độ phù
hợp vốn có ý nghĩa tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời (H5).
DTL – Cấu trúc tài trợ: đo lường bằng tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả. Trong
đó tổng nợ phải trả của ngân hàng thì nguồn vốn từ tiền gửi khách hàng được cho là nguồn tài
trợ ổn định và rẻ hơn so với các nguồn tài trợ khác (Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành,
2015). Như vậy, tỷ lệ tiền gửi khách hàng càng cao thì càng gia tăng khả năng sinh lời của
ngân hàng. Giả thuyết 6: Tỷ lệ tiền gửi khách hàng có ý nghĩa tác động tích cực đến khả năng
sinh lời (H6).
GDP – Tăng trưởng kinh tế: trong điều kiện nền kinh tế bất ổn, ngân hàng sẽ xiết chặt
các khoản cho vay, hạn chế cho vay và giảm lãi suất huy động, ngoài ra còn tăng dự phòng rủi
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 377
ro tín dụng và làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngược lại, nếu tình hình kinh tế khả
quan thì thu nhập của người dân ổn định nên khoản tiền tiết kiệm chạy vào ngân hàng sẽ tăng
lên và các doanh nghiệp mở rộng đầu tư có nhu cầu vay vốn và qua đó làm tăng khả năng sinh
lời của ngân hàng. Như vậy, chu kỳ kinh tế ảnh hưởng đến biên lợi nhuận thuần (thông qua
hoạt động cho vay) và dự phòng rủi ro tín dụng (thông qua chất lượng danh mục khoản cho
vay) (Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành, 2015). Giả thuyết 7: Tăng trưởng kinh tế có ý
nghĩa tác động tích cực đến khả năng sinh lời (H7).
INF – tỷ lệ lạm phát: ngân hàng như là một doanh nghiệp đặc biệt với hàng hoá kinh
doanh là tiền tệ, nên tỷ lệ lạm phát tác động trực tiếp đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
Khi lạm phát giảm thì sức mua của đồng Việt Nam tăng, lúc này giá vàng và ngoại tệ sẽ giảm,
do đó các ngân hàng thuận lợi trong việc huy động vốn, cho vay và thực hiện các hoạt động
dịch vụ ngân hàng. Revell (1979) cho rằng tác động của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh
ngân hàng tuỳ thuộc vào tác động của lạm phát đến lương và chi phí hoạt động khác của ngân
hàng. Giả thuyết 8: Lạm phát có ý nghĩa tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời (H8).
2.4.Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp ước lượng là Mô hình  tác động cố định (Fixed Effect Model) và
Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model). Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng
phương pháp Bình phương tổi thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares)
nhằm khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi của mô hình nghiên cứu.
3.Kết quả nghiên cứu
3.1.Thống kê mô tả
Bảng 1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
ROA 361 0.0123181 0.036837 -.0551175 0.4189922
HHI 360 0.3236387 0.095013 0.157133 0.4999333
SIZE 361 17.83281 1.422758 13.572 20.90697
LOAN 361 0.5238616 0.1446793 0 0.9807194
NPL 360 0.0226928 0.0225545 0 0.3245743
EQUITY 361 0.1127184 0.0765575 0.018257 0.7210388
DTL 360 0.6864842 0.1810091 0.2689155 2.701887
GDP 384 11.1311 0.1651547 10.82198 11.34998
INF 384 0.0827 0.0620895 0.0063 0.2297
Nguồn: Kết quả được tính toán từ phần mềm Stata
Bảng 1 cho thấy giá trị trung bình, tối đa và tối thiểu của ROA, quy mô ngân hàng, tỷ lệ
cho vay, DIVI và tỷ lệ vốn chủ sở hữu của 32 ngân hàng thương mại được trình bày trong
Bảng số 4. 1. Giá trị của ROA hoành hành trong khoảng (-0.0551, 0.4189) với giá trị trung
bình 0.1231 thể hiện rằng các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang sử dụng tài sản của họ
một cách hiệu quả để tạo thu nhập. Quy mô của ngân hàng có giá trị trung bình là 17.8328 với
giá trị tối đa là 20.9069. Tỷ lệ cho vay được đo lường thông qua tổng cho vay và ứng trước
tổng tài sản của các ngân hàng, giá trị trung bình là 52.4% cho thấy phần lớn các ngân hàng
đã đầu tư gần 50% tài sản của họ vào các khoản cho vay và ứng trước. Đầu tư tối đa vào cho
vay đã đạt tới 90% cho các ngân hàng thương mại trong khi giá trị cho vay và ứng trước tối
thiểu là 36%. Điều đó có nghĩa là một số ngân hàng đang đầu tư dưới 50% tài sản của họ vào
hoạt động cho vay là nguồn thu nhập chính của ngân hàng, họ cần đầu tư nhiều tài sản hơn
vào các khoản vay và ứng trước để có thêm doanh thu. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được đo thông
qua vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các ngân hàng có giá trị trung bình là 11.27% cho
thấy phần lớn các ngân hàng đang sử dụng chính sách phòng ngừa rủi ro để tránh rủi ro mặc
định. Giá trị tối đa của tỷ lệ vốn chủ sở hữu là 72%. Giá trị trung bình của HHI là 0 .32 cho
thấy mức độ đa dạng hóa thu nhập thấp cho các ngân hàng thương mại trong khi giá trị tối đa
0.5 cho thấy một số ngân hàng đã đạt được sự đa dạng hóa hoàn toàn trong các hoạt động tạo
thu nhập của họ.
3.2.Tương quan giữa các biến
Bảng 2: Ma trận tương quan giữa các biến trông mô hình
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 378
ROA HHI SIZE LOAN NPL EQUITY DTL GDP INF
ROA 1.0000
HHI 0.0947 1.0000
SIZE -0.1231 0.0308 1.0000
LOAN -0.1194 0.1411 0.1626 1.0000
NPL 0.0406 0.0365 0.0465 -0.0626 1.0000
EQUITY 0.1221 0.0303 -0.6373 -0.0729 0.0356 1.0000
DTL -0.1467 0.1170 0.1625 0.3329 0.0188 0.0678 1.0000
GDP -0.2181 -0.0024 0.5379 0.0755 0.0668 -0.2911 0.2515 1.0000
INF 0.0992 -0.0884 -0.2358 -0.1388 0.1679 0.2079 -0.1516 -0.4406 1.0000
Nguồn: Kết quả được tính toán từ phần mềm Stata
Phân tích hệ số tương quan là một trong những bước quan trọng để phân tích chiều
tương quan cũng như mức độ tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô
hình hồi quy, đồng thời cho thấy mức độ tương quan giữa các biến độc lập.
Bảng 2 cho thấy SIZE, LOAN, DTL, GDP có tác động ngược chiều đến ROA. Các biến
độc lập còn lại tác động cùng chiều đến ROA. Biến HHI có tương quan khá mạnh với ROA
(hệ số tương quan là 0.0947).
3.3.Kết quả ước lượng
Bảng 3: Kết quả ước lượng mô hình Pooled OLS, FEM, REM
Pooled OLS FEM REM
Biến Hệ số hồi quy Std. Err. Hệ số hồi quy Std. Err. Hệ số hồi quy Std. Err.
HHI 0.000308** 0.0001468 0.0002488* 0.0001342 0.0002644** 0.0001321
SIZE 0.0021511 0.0019996 0.0066947 0.005166 0.0029433 0.0030488
LOAN -0.0235261 0.0143663 0.0089626 0.0185193 -0.0048062 0.0160589
NPL 0.0698851* 0.086207 0.1039662 0.0826376 0.087877 0.0800014
EQUITY 0.0549867* 0.0331391 0.0755644** 0.0340072 0.0633444** 0.031363
DTL -0.0208084* 0.0116678 -0.0104178 0.0111257 -0.0135766 0.0107942
GDP -0.0475219*** 0.0153729 -0.0729816*** 0.0269118 -0.0536789*** 0.0179006
INF -0.013552 0.0351079 -0.0096548 0.0309682 -0.0104931 0.0307173
Constant 0.052321*** 0.1594355 0.6980141*** 0.2182795 0.5610123 0.1636735
R2 0.0851 0.0498 0.0763
Ghi chú: Biến phụ thuộc: ROA; ***, **, * tương đương mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả được tính toán từ phần mềm Stata
Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp Pooled OLS cho thấy chỉ có hệ số hồi
quy của Constant và GDP ở mức ý nghĩa 1%, hệ số số hồi quy của HHI ở mức ý nghĩa 5% và
hệ số hồi quy của NPL và EQUITY ở mức ý nghĩa 10%. Mức độ giải thích của mô hình thấp
(R2 = 8.51%) với ý nghĩa là các biến độc lập giải thích được 8.51% biến thiên của biến phụ
thuộc.
Kết quả ước lượng mô hình theo mô hình FEM cho thấy chỉ có hệ số hồi quy của
Constant và GDP ở mức ý nghĩa 1%, hệ số số hồi quy của EQUITY ở mức ý nghĩa 5% và hệ
số hồi quy của HHI ở mức ý nghĩa 10%. Mức độ giải thích của mô hình thấp (R2 = 4.98%) với
ý nghĩa là các biến độc lập giải thích được 4.98% biến thiên của biến phụ thuộc.
Kết quả ước lượng mô hình theo mô hình REM cho thấy chỉ có hệ số hồi quy của
Constant và GDP ở mức ý nghĩa 1% và hệ số số hồi quy của HHI và EQUITY ở mức ý nghĩa
5%. Mức độ giải thích của mô hình thấp (R2 = 7.63%) với ý nghĩa là các biến độc lập giải
thích được 7.63% biến thiên của biến phụ thuộc.
3.4.Lựa chọn mô hình
3.4.1.Pooled OLS và FEM
Ta tiến hành kiểm định để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM
Giả thiết H0: Mô hình Pooled OLS phù hợp với mẫu nghiên cứu
Giả thiết H1: Mô hình FEM phù hợp với mẫu nghiên cứu
Bảng 4: Kết quả kiểm định F – test
Thống kê F P-value
4.54 0.0000
Nguồn: Kết quả được tính toán từ phần mềm Stata
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 379
Ở mức ý nghĩa 1%, ta có p-value = 0.0000 <1% nên bác bỏ giả thiết H 0, nên ta chọn mô
hình FEM.

3.4.2.FEM và REM
Nhóm nghiên cứu dùng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM
với giả thuyết như sau:
H0: thành phần ngẫu nhiên và các biến độc lập không tương quan, mô hình REM phù hợp
hơn.
H1: thành phần ngẫu nhiên và các biến độc lập có tương quan, mô hình FEM phù hợp hơn.
Bảng 5: Kết quả kiểm định Hausman
Chi2: 3.46 Prob > Chi2= 0.9021

Nguồn: Kết quả được tính toán từ phần mềm Stata


Kết quả kiểm định cho thấy, với mức ý nghĩa α = 5%, Prob = 0.9021 > 5%, do đó ta
không có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0. Vậy mô hình REM sẽ là mô hình phù hợp nhất trong ba
mô hình.
3.5.Các kiểm định có liên quan
3.5.1.Kiểm định phương sai của sai số thay đổi
Nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định LM-Breusch and Pagan Multiplier để kiểm tra
phương sai sai số thay đổi của mô hình, với các giả thiết sau:
H0: Phương sai qua các thực thể là không đổi
H1: Phương sai qua các thực thể thay đổi
Bảng 6: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi
Chibar2 (01) 108.14
Prob > Chibar2 0.0000
Nguồn: Kết quả được tính toán từ phần mềm Stata
Với mức ý nghĩa α = 1%, kết quả cho thấy p-value = 0.0000 < 1%, bác bỏ H 0. Vậy mô
hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
3.5.2.Kiểm định tự tương quan
Nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm tra tự tương quan giữa các
biến, với các giả thiết sau:
H0: Không có tương quan chuỗi
H1: Có tương quan chuỗi
Bảng 7: Kết quả kiểm định tự tương quan
F (1, 31) 1480.201
Prob > F 0.0000
Nguồn: Kết quả được tính toán từ phần mềm Stata
Với mức ý nghĩa α = 1%, kết quả cho thấy Prob > F = 0.0000 <1%, bác bỏ giả thiết H 0,
có nghĩa là có hiện tượng tự tương quan.
3.5.3.Kiểm định đa cộng tuyến
Nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ Collinearity Diagnostics để kiểm định đa cộng tuyến
cho kết quả như sau:
Bảng 8: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Variable VIF
ROA 1.09
HHI 1.06
SIZE 2.30
LOAN 1.19
NPL 1.07
EQUITY 1.83
DTL 1.27
GDP 1.81
INF 1.35

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 380


Mean VIF 1.44
Nguồn: Kết quả được tính toán từ phần mềm Stata
Các biến độc lập đều có VIF nhỏ hơn 10 nên giả định về đa cộng tuyến không bị vi
phạm. Vậy mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
3.6.Mô hình FGLS và các kiểm định có liên quan
3.6.1.Mô hình FGLS
Sau khi lựa chọn mô hình REM và thực hiện các kiểm định, kết quả cho thấy mô hình
REM có xảy ra hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi nên nhóm nghiên cứu lựa
chọn sử dụng hồi quy theo phương pháp FGLS để khắc phục những hiện tượng trên, kết quả
có được như sau:
Bảng 9: Kết quả ước lượng theo phương pháp FGLS
Biến Hệ số
HHI 0.000308**
SIZE 0.0021511
LOAN -0.0235261*
NPL 0.0698851
EQUITY 0.0549867*
DTL -0.0208084*
GDP -0.0475219***
INF -0.013552
Constant 0.052321***
Ghi chú: Biến phụ thuộc: ROA; ***, **, * mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả được tính toán từ phần mềm Stata
Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp FGLS cho thấy chỉ có hệ số hồi quy của
Constant và GDP ở mức ý nghĩa 1%, hệ số số hồi quy của HHI ở mức ý nghĩa 5% và hệ số
hồi quy của LOAN, EQUITY và DTL ở mức ý nghĩa 10%.
3.6.2.Kiểm tra tiên đoán phần dư
Nhóm tác giả thực hiện kiểm tra tính tiên đoán của phần dư, kết quả cho thấy phần dư
của mô hình không thể tiên đoán, nghĩa là mô hình sử dụng không mang ý nghĩa tiên đoán.
predict r
(option xb assumed; fitted values)
(24 missing values generated)
Hình 1: Kết quả kiểm tra tiên đoán phần dư
Nguồn: Kết quả được tính toán từ phần mềm Stata
3.6.3.Kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư
Bảng 11: Kết quả kiểm định phần dư có phân phối chuẩn
Variable Pr (Skewness) Pr (Kurtosis) Chi2 Prob > chi2
r 0.1380 0.0000 30.31 0.0000
Nguồn: Kết quả được tính toán từ phần mềm Stata
Kết quả kiểm định cho thấy Kurtosis = 0 < 3. Do đó, phần dư không có phân phối chuẩn
và độ nhọn dưới chuẩn.
4.Kết luận và kiến nghị
Dựa vào kết quả ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với các mô hình trên kết quả
dự kiến đạt được đa dạng hoá thu nhập có tác động tích cực đến HQHĐ kinh doanh của ngân
hàng bên cạnh các yếu tố khác liên quan như thu nhập thuần ngoài lãi, dư nợ cho vay, quy mô
vốn chủ sở hữu… có tác động tích cực. Qua bài nghiên cứu này, các ngân hàng có thể đưa ra
hướng đi cũng như mở rộng các hoạt động phi truyền thống để có thể tăng thu nhập và điều
chỉnh được rủi ro của ngân hàng.
4.1.Tác động
HHI – Mức độ đa dạng hoá thu nhập: Theo giả thuyết 1: Mức độ đa dạng hóa thu nhập
có ý nghĩa tác động tích cực đến khả năng sinh lời. Ngân hàng thương mại hiện nay đang
không còn chủ yếu tạo nguồn thu từ các khoản cho vay, các ngân hàng đang đưa ra nhiều
thêm các sản phẩm dịch vụ nhằm đa dạng hoá nguồn thu và đa dạng hoá lợi nhuận.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 381


LOAN – Cấu trúc tài sản: Theo như giả thuyết 3: Cấu trúc tài sản có ý nghĩa tác động
tích cực đến khả năng sinh lời. Nhưng kết quả nghiên cứu đi ngược lại với giả thuyết trên, kết
quả là LOAN giảm nghĩa là ROA tăng và ngược lại. Các khoản nợ xấu đang gia tăng trở lại
với các sự bất cập của nghị quyết 42/QH/2014 về việc xử lý nợ xấu: điều 7 quy định về việc
thu giữ tài sản nhưng không quy định về việc định đoạt và sở hữu tài sản đó nên ngân hàng
khó khăn trong việc thanh lý tài sản đảm bảo. Và nghị quyết không quy định rõ ràng về việc
chủ nợ và con nợ không hợp tác thì không có hướng xử lý hiệu quả.
Bên cạnh đó, nghị quyết 42/QH/2014 cũng hỗ trợ xử lý nợ xấu nên khi xử lý được thì
hoàn nhập dự phòng nên lợi nhuận tăng. Do đó, ngân hàng khi cho vay nhiều mà quản trị hoạt
động cho vay không tốt thì LOAN và ROA có tác động ngược chiều.
EQUITY – Độ phù hợp vốn: Theo giả thuyết 5: Độ phù hợp vốn có ý nghĩa tác động
tiêu cực đến khả năng sinh lời. Với sự hội nhập và tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài,
phần trăm sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng thương mại cổ phần đang tăng. Dù chi phí
cho việc huy động vốn này cao hơn nhưng lợi nhuận mang lại nhiều hơn do chủ đầu tư nước
ngoài có kinh nghiệm hơn so với các nhà đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, thông tư
41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với tổ chúc tín dụng (theo phương pháp
tiêu chuẩn của Basel II) về việc tăng vốn tự có. Các ngân hàng đang ráo riết trong việc tăng hệ
số CAR > 8%. Do đó, ROA và EQUITY có tác động cùng chiều.
DTL – Cấu trúc tài trợ: Theo giả thuyết 6: Tỷ lệ tiền gửi khách hàng có ý nghĩa tác động
tích cực đến khả năng sinh lời. Kết quả nghiên cứu cho rằng mối quan hệ đó là tương quan
nghịch. Hiện nay thanh khoản của ngân hàng đang dư thừa cho nguồn dự trữ ngoại hối lớn,
chênh lệch giữa lãi suất huy đồng và lãi suất liên ngân hàng quá lớn. Nhưng lãi suất huy động
lại không giảm xuống do bản chất hoạt động của ngân hàng là công cụ giúp ngân hàng trung
ương điều hành tiền tệ trong nền kinh tế do đó việc giảm lãi suất chỉ dừng lại ở mức sàn và
không được thấp hơn. Nhưng việc giảm lãi suất như vậy sẽ ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh
và làm lợi nhuận của ngân hàng đi xuống. Khi không còn cạnh tranh thì thanh khoản sẽ không
còn dư thừa và dẫn đến âm. Do đó, huy động mà không thể sử dụng nguồn vốn đó để kinh
doanh thể hiện mức độ yếu kém trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, DTL và
ROA có tác động ngược chiều.
GDP – Tăng trưởng kinh tế: Theo giả thuyết 7: Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa tác động
tích cực đến khả năng sinh lời. Nhưng kết quả nghiên cứu cho rằng tăng trưởng kinh tế tác
động tiêu cực đến khả năng sinh lời. Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn, ngân hàng sẽ xiết
chặt các khoản cho vay, hạn chế cho vay và giảm lãi suất huy động, ngoài ra còn tăng dự
phòng rủi ro tín dụng và làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Ông Sebastian Eckardt –
chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: Điều cốt lõi ở đây là nếu nhìn
vào những chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong suốt 7 năm qua, chúng ta có thể thấy rằng
mặc dù tăng trưởng, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro liên quan đến tài
khoản vãng lai, và lạm phát. Do đó, ROA và GDP có xu hướng tác động nghịch chiều nhau.
4.2.Một số khuyến nghị
Đầu tiên, với sự canh tranh ngày càng gia tăng trong lĩnh vực ngân hàng, các NHTM
trong nước vẫn đang có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động tín dụng, so với các ngân hàng
thế giới, ngoài các hoạt động tín các hoạt động khác và đặc biệt là các hoạt động về dịch vụ.
Xét về mức độ phát triển, các NHTM trong nước vẫn đang trên đà đi lên tuy chậm và các sản
phẩm được đưa ra tuy có đa đạng hơn trước song vẫn chưa có phần nổi trội làm gia tăng sức
nóng trong ngành. Như đã chứng minh phía trên, đa dạng hóa thu nhập có phần tác động tích
cực đến hiệu quả hoạt động ngần hàng, chính vì lí do đó, việc mở rộng sang các lĩnh vực khác
đặc biệt là các hoạt động liên quan đến dịch vụ là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện
nay. Các ngân hàng nên chú trọng trong việc đầu tư đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển
dịch vụ ngân hàng hiện đại tùy thuộc vào từng loại hình dịch vụ như đối với cá nhân hay
doanh nghiệp, các dịch vụ về quỹ quản lí, cho thuê két sắt an toàn, dịch vụ giao dịch ngân
hàng…
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 382
Lấy một ví dụ điển hình về một trong những ngân hàng lớn của Mỹ. Citibank, ngân
hàng cung cấp đến người tiêu dùng hệ dịch vụ đa dạng và phong phú xây dựng được mạng
lưới khách hàng đông đảo. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tập trung và phát triển tốt trong lĩnh
vực thanh toán quốc tế
HSBC- Ngân hàng của Anh có trụ sở tại London, được thành lập vào năm 1865, cho
đến nay ngân hàng đã có con số gần 9.500 văn phòng hoạt động tại 76 quốc gia. HSBC cung
cấp hàng loạt dịch vụ lớn nhỏ như: dịch vụ tài chính cá nhân, đầu tư và tài chính doanh
nghiệp, tư vấn tài chính…Một trong các yếu tố làm nên thành công ngày nay của tập đoàn lớn
HSBC là cung cấp cho khách hàng một danh mục dịch vụ đa dạng với đặc trưng và các dịch
vụ trọn gói, liên kết hết sưc tiện lợi và chuyên nghiệp.
Từ những ví dụ trên, tầm quan trọng của việc đa dạng hóa thu nhập và đặc biệt là mảng
dịch vụ nên được các NHTM ưu tiên xem xét nghiên cứu để có thể đa dạng hóa danh mục sản
phẩm cung ứng với công nghệ hiện đại cung ứng sản phẩm phú hợp, tập trung khai thác hước
đến mảng khách hàng cá nhân, phát triển dịch vụ vay tiêu dùng, mở rộng mạng lưới khách
hàng, tăng cường quản bá tiếp thị và đặc biệt là công nghệ thông tin vì có liên quan chặt chẽ
đến chất lượng của ngân hàng.
Sau đa dạng hóa thu nhập, thứ hai, các yếu tố như thu nhập thuần ngoài lãi, dư nợ cho
vay, quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu cũng có tác động đến hiệu quả hoạt động. Các ngân
hàng nên lành mạnh hóa tài chính, tập trung xử lí nợ xấu vì điều này làm gia tăng chi phí, làm
giảm khả năng huy động vốn và cho vay đồng thời uy tín cũng giảm sút đối với hệ thống ngân
hàng. Bên cạnh nợ xấu, ngân hàng cũng nên cân nhắc việc cắt giảm chi phí hoạt động sao cho
hợp lí không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập như việc đơn giản hóa bộ máy hoạt động,
giảm số lượng nhân sự, giảm chi phí và dễ quản lí hơn. Thực tế cho thấy, bộ máy nhân sự của
các ngân hàng vẫn còn phức tạp chưa hiệu quả. Tuyển dụng nhân sự phù hợp, đúng vị trí công
việc tránh trùng lặp dư thừa, nâng cao trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp và đánh giá kết quả
công việc đưa ra các lớp tập huấn, huấn luyện tăng kỹ năng nhân viện đồng thời tăng năng
suất trong công việc cũng tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Việc
mở rộng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch cũng là điều quan trọng, gia tăng số lượng phù
hợp giúp ngân hàng có được “bề mặt” tiếp xúc rộng hơn với khách hàng, có thể thu hút được
thêm lượng khách hàng tiềm năng đồng thời gia tăng uy tín của ngân hàng trong hệ thống
ngân hàng.
Để giảm nợ xấu đáng kể, các ngân hàng nên tăng cường tỷ lệ cho vay có tài sản đảm
bảo, giảm dần dư nợ cho vay hạn chế cho vay các lĩnh vực có rủi ro cao và đa dạng hoạt động
cho vay. Bên cạnh đó, việc chọn lọc các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh cũng là
yếu tố đặt lên hàng đầu. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ và tăng cường nghiệp vụ
quản lý cho vay đối với các cán bộ ngân hàng.
Đối với việc tăng vốn tự có, các ngân hàng nên khuyến khích các nhà đầu tư mạnh từ
nước ngoài, các đối tác chiến lược để đề ra hướng đi đúng đắn cho ngân hàng. Chính sách nhà
nước đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc trong M&A và vốn góp cổ phần và các hiệp
định thương mại tự do (như CP TPP) đã tạo cơ hội tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia
vào thị trường trong nước.
Đối với huy động vốn, ngân hàng nên thường xuyên xác định nhu cầu nguồn vốn huy
động NLP để đưa ra các quyết định cho phù hợp:
NLP = cung vốn – cầu vốn dự trữ ngân hàng
Trong đó:
Cung vốn là huy động vốn, cấp tín dụng đến hạn khách hàng thanh toán, thu hồi nợ (dự
thu tiền lãi, thuế).
Cầu vốn là cấp tín dụng, huy động vốn đến hạn ngân hàng trả, các khoản chi (thuế,
lương, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng).

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 383


NLP > 0: vẫn phải tiếp tục huy động vốn, nếu trong trung và dài hạn nguồn vốn đang dư
thừa thì giảm lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay để phát triển kinh doanh.
NLP < 0: tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong trung và dài hạn. Và đây là
nguyên nhân hạn chế kinh doanh của ngân hàng.
4.3.Hạn chế của đề tài
Với đề tài trên nhóm tác giả đưa ra kết luận dựa trên số liệu thu thâp từ 32 NHTM Việt
Nam trong giai đoạn chỉ 10 năm tính từ năm 2007 đến năm 2017. Nên kết luận từ nhóm tác
giả đưa ra phụ thuộc và tình hình kinh tế của giai đoạn, số lượng NHTM trong nước thông số
được các NHTM công bố theo các năm nghiên cứu và số lượng NHTM. Có thể nói rằng, kết
luận mà nhóm tác giả đưa ra chỉ đúng trong phạm vi thời gian trên tức còn bị hạn chế về mặt
không gian.
Bên cạnh đó, kết quả có được của nhóm tác giả được tính toán dựa trên số liệu có được
từ việc công bố công khai số liệu từ các NHTM mà nhóm nghiên cứu. Nói các h khác, đề tài
trên còn bị giới hạn bởi độ chính xác về mặt số liệu.
Tiếp theo đó, nhóm tác giải nghiên cứu hiện tại với lượng kiến thức dành cho mức sinh
viên đang theo đuổi chuyên ngành kinh tế nên chưa có cách nhìn nhận đánh giá và tính toán
chính xác nhất về vấn đề được đạt ra.
Về phần mô hình, hơn nửa số biến đề ra không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó biến
ĐDHTN là HHI chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, không như kỳ vọng ở mức 1%. Và R –
square của mô hình còn rất thấp chỉ đạt 0.085, tức là mô hình chỉ giải thích được 8.5% ý nghĩa
của các biến tác động lên ROA, thấp hơn kỳ vọng ở mức 50%.
4.4.Hướng nghiên cứu tiếp theo được đề xuất
Từ những hạn chế vừa nếu trên, nhóm tác giả đề xuất hướng đi tiếp theo nhằm phát
triển sâu hơn với đề tài.
Với công đoạn thu thập dữ liệu, nhóm tác giả đề xuất việc mở rộng khoảng thời gian
nghiên cứu, 10 năm là một con số chưa đủ dài để có thể nói kết quả, 20 năm sẽ là con số thơn.
Song với việc kéo dài khoảng thời gian là việc mở rộng khoảng không gian nghiên cứu. Ngoài
32 NHTM mà nhóm tác giả chọn nghiên cứu còn nhiều NHTM khác mà các tác giả khác cũng
nên chọn để kiểm định giả thiết đề ra. Ngoài ra, việc nghiên cứu chi tiết theo từng khu vực
Bắc – Trung – Nam hoặc chia theo từng khu đặc vùng kinh tế trọng điểm sẽ giúp đề tài
nghiên cứu có phần chính xác hơn.
Với công đoạn xử lí dữ liệu đã thu thập, nhóm tác giả đề xuất việc sử dụng mô hình
GMM trong việc phân tích dữ liệu bảng với mục tiêu nhằm khắc phục được các khuyết tật gặp
phải khi thực hiện ước lượng mô hình FEM, REM.
Bên cạnh lợi nhuận, ngân hàng vẫn phải đảm bảo ở mức rủi ro có thế chấp nhận. Nên
các nghiên cứu sau có thể đào sâu thêm về biến rủi ro để đưa ra các khuyến nghị tốt hơn trong
việc quản trị ngân hàng thương mại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành (2015). Đa dạng hoá thu nhập và các yếu tố tác
động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Công nghệ Ngân
hàng, số 106+107, trang 13-23.
[2] Lê Long Hậu & Phạm Xuân Quỳnh (2016). Tác động của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu
quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Công nghệ Ngân hàng, số 124,
trang 11-21
[3] Phạm Thị Tuyết Trinh (2016). ‘Kinh tế lượng ứng dụng trong kinh tế và tài chính’, Nhà
xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
[4] Peter, S. R. (2004). ‘Quản trị Ngân hàng Thương mại’, Nhà xuất bản Tài chính.
[5] Trịnh Thị Thúy Hồng, Nguyễn Hoàng Phong & Lê Tiến Thành (2018). Tác động của đa
dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp
chí tài chính, số 25, trang 10-29.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 384


[6] Abdul, L. A. (2015). ‘Income diversification and bank efficiency in an emerging market’,
Managerial Finance, 41 (12), 1318 - 1335.
[7] Acharya, V. V., Hasan, I., & Saunders, A., (2006). “Should banks be diversified?
Evidence from individ-ual bank loan portfolio”, Journal of Business (79), 1355-1412.

[60]TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM
IMPACT OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT ON HUMAN
DEVELOPMENT INDEX IN VIET NAM
SV: Nguyễn Thị Thanh Thanh, Nguyễn Thị Hồng,
Nguyễn Đình Minh Hiếu
Học Viện Tài Chính
GVHD: Lưu Huyền Trang

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu xem xét tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến
chỉ số phát triển con người thông qua ba chỉ tiêu là tuổi thọ trung bình, số lượng
học sinh đi học trung học phổ thông và thu nhập quốc dân tại Việt Nam trong giai
đoạn 1990 - 2017. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy OLS đã tìm ra mối
quan hệ cùng chiều giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu nhập quốc dân, đầu
tư trực tiếp nước ngoài và tuổi thọ trung bình, đầu tư trực tiếp nước ngoài và số
lượng học sinh đi học trung học phổ thông. Dựa trên kết quả thực nghiệm đó,
nhóm nghiên cứu phân tích cụ thể sự tác động của các biến số và đưa ra một số
giải pháp để nâng cao hơn nữa đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài cho
lĩnh vực xã hội của Việt Nam.
Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ số phát triển con người, tỉ lệ đi học,
tuổi thọ trung bình, thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
ABSTRACT
The purpose of this paper is to consider the impacts of foreign direct
investment (FDI) on human development indicators including three indicators:
The average lifespan, high school attendance quantity and national income in
Vietnam from 1990 to 2017. Our team has utilized the regression model OLS and
found out the propotional relationship between foreign direct investment and
national income, foreign direct investment and the average lifespan, the direct
foreign investment and variable high school attendence quantity. Based on these
empirical results, we have specifically scruntinised the impacts of these variables
and proposed some pragmatic solutions with a view to enhancing the contribution
of foreign direct investment to the social sector in Vietnam.
Key words: Foreign Direct Investment, Human Development Index, School
Enrollment, Life Expectancy.
1.Giới thiệu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn có vai trò quan trọng trong sự tăng
trưởng kinh tế các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Lượng
vốn FDI chảy vào có xu hướng tăng qua các năm và được minh chứng là có tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế. Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sau 30 năm
kể từ khi Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài (năm 1987), nguồn vốn FDI
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 385
trở thành một nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tính đến
tháng 11 năm 2018, cả nước đã tiếp nhận trên 25.690 dự án FDI đến từ 127 quốc gia và vùng
lãnh thổ, với vốn đăng ký (còn có hiệu lực) là 322,9 tỷ USD, vốn FDI thực hiện khoảng hơn
170 tỷ USD. Khu vực FDI hiện nay đóng góp khoảng 25% tổng vốn đầu tư cho xã hội và 20%
GDP của cả nước. Các số liệu thống kê quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam từ năm 2000
đến nay cho thấy, quy mô nền kinh tế của nước ta đã lớn gấp nhiều lần, trong đó khu vực FDI
góp phần ngày càng nhiều hơn về: Vốn đầu tư, thu ngân sách nhà nước, GDP, xuất khẩu,
nhập khẩu, việc làm, thu nhập...
Tầm quan trọng của FDI ngày càng tăng đã dẫn đến nhiều nghiên cứu thực nghiệm điều
tra tác động của FDI đối với nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về
FDI. Tiêu biểu, Nguyễn Phi Lân (2006) bằng việc sử dụng mô hình GMM kết luận mối quan
hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là tích cực. Năm 2009, Trần Quang Tiến chỉ ra FDI làm
nâng cao cơ sở hạ tầng nước ta. Ngoài ra, Phạm Thị Hoàng Anh & Lê Hà Thu sử dụng mô
hình VAR nghiên cứu tác động FDI đến tăng trưởng kinh tế và cho thấy tác động tích cực của
FDI đến các nhân tố như tổng vốn đầu tư, công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng
lao động và xuất khẩu. Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra tính tích cực của mối quan hệ
của FDI đến các yếu tố tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá về mặt
kinh tế thì chưa đủ, bởi lẽ, các quốc gia đều hướng tới sự phát triển bền vững, nghĩa là ngoài
tăng trưởng đơn thuần về mặt kinh tế, các nước còn xem xét đến các mặt xã hội và môi
trường. Do vậy, mục tiêu của bài nghiên cứu là nhằm đánh giá tác động của FDI đến cả yếu tố
kinh tế và phát triển con người. Nghiên cứu thực nghiệm điều tra ảnh hưởng FDI đến sự tiến
bộ của phúc lợi xã hội tại quốc gia nhận đầu tư. Mục đích của bài là điều tra mối quan hệ giữa
các chỉ số của HDI (Human Development Index) là tuổi thọ trung bình từ lúc sinh (Life
Expectancy), tỷ lệ đi học (School Enrollment), thu nhập quốc dân (Gross National Index ) và
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam.
2.Tổng quan nghiên cứu
Ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí chúng còn được coi là động lực của tăng trưởng và phát
triển kinh tế. Mối tương quan giữa dòng vốn FDI và sự phát triển kinh tế đã nhận được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua. Các nghiên cứu cho hai kết quả về
mối quan hệ nhân quả giữa mức tăng trưởng FDI và chỉ số GDP. Một mặt, các dòng vốn FDI
có thể kích thích tăng trưởng cho các quốc gia bằng cách tăng vốn cổ phần, tạo cơ hội việc
làm mới và tăng sự chuyển giao công nghệ (Borensztein và cộng sự, 1998; De Gregorio,
2003, De Mello, 1997). Nghiên cứu của Herzer (2008) nhận thấy rằng vốn đầu tư nước ngoài
có tác động tích cực lâu dài đến sản lượng trong nước tại 14 quốc gia công nghiệp hóa giai
đoạn 1971 đến 2005. Kết quả cũng chỉ ra rằng quan hệ nhân quả dài hạn là hai chiều giữa vốn
đầu tư nước ngoài và sản lượng trong nước. Li và Liu (2005) nhận thấy rằng FDI không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng mà còn gián tiếp tác động đến nguồn lực con người. Sử
dụng một mẫu lớn như nhau, Borensztein et al. (1998) cũng đã tìm thấy kết quả tương tự, tức
là, vốn FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế với sự tác động mạnh nhất thông qua
sự tương tác giữa FDI và nguồn nhân lực. De Mello (1999) đã tìm thấy những tác động tích
cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở cả các nước phát triển và đang phát triển và kết luận
rằng sự tăng trưởng dài hạn ở các nước nhận đầu tư nhờ sự lan tỏa của công nghệ và kiến thức
kinh tế từ các nước đầu tư. Các tác giả đã xác nhận rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả
trong ngắn hạn và dài hạn. Mặt khác, FDI có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, thu
hút đầu tư trong nước, tăng sự cạnh tranh trong nước và gây ra sự phụ thuộc về mặt chính trị
(Aitken và Harrison, 1999; Lipsey, 2002). Quan điểm thứ ba đó là không tồn tại mối quan hệ
nhân quả giữa FDI và kinh tế sự tăng trưởng được ủng hộ Sê-tô.
Ngoài các nghiên cứu liên quan tới các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, trong một vài
năm gần đây, những ảnh hưởng của dòng vốn FDI đến các vấn đề xã hội ngày càng nhận
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các vấn đề xã hội được đề cập tới các công bố
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 386
khoa học bao gồm bất bình đẳng, đói nghèo, sự phát triển về giáo dục, phát triển con người…
Tác động của toàn cầu hóa đối với bất bình đẳng thu nhập là một trong những vấn đề nhận
được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khi mà toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng từ
những năm 1990. Đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tư FDI và bất bình
đẳng thu nhập trong các quốc gia (Chakrabarti, 2000, Ngụy và Ngô, 2001, Carneiro và
Arbache, 2003) cho thấy rằng mức độ đầu tư trực tiếp FDI tăng cao dẫn đến bất bình đẳng
trong thu nhập cũng tăng theo. Theo đó, Choi (2004) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa FDI
và bất bình đẳng thu nhập giữa các quốc gia. Dựa trên dữ liệu Mexico 1975 đến 1988,
Feenstra và Hanson (1997) thấy rằng mức lương ở Mexico gắn liền với dòng vốn đầu tư nước
ngoài. Mah (2002) cũng đã điều tra tác động của dòng vốn FDI vào hệ số Gini tại Hàn Quốc
và kết luận rằng toàn cầu hóa có xu hướng xấu đi trong phân phối thu nhập. Taylor và
Driffield (2004) cũng vậy, dựa trên kinh nghiệm phân tích , họ nhận thấy rằng dòng vốn FDI
đã góp phần làm tăng bất bình đẳng tiền lương với cấp độ công nghiệp ba chữ số tại Vương
quốc Anh trong lĩnh vực sản xuất từ 1983 đến 1992. Zhang & Zhang (2003) lập luận rằng
ngoại thương và FDI ở Trung Quốc là những yếu tố quan trọng góp phần đến sự bất bình
đẳng trong khu vực. Trong khuôn khổ xuyên quốc gia, Tsai (1995) nghiên cứu mối liên hệ
giữa FDI và bất bình đẳng khi sử dụng mẫu của 33 quốc gia đang phát triển và nhận thấy rằng
FDI chỉ làm gia tăng bất bình đẳng ở một số nước châu Á.
FDI ở nước nhận đầu tư cũng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giảm nghèo. Tác
động gián tiếp của FDI tới giảm nghèo là thông qua tăng trưởng kinh tế dẫn đến cải thiện mức
sống do sự gia tăng GDP, cải thiện công nghệ và năng suất, cũng như môi trường kinh tế. Khi
xem xét mối quan hệ giữa FDI và nghèo đói, FDI giúp tăng trưởng việc làm và giảm người
sống dưới mức nghèo khổ do sự cải thiện lực lượng lao động, trong đó có sự cải thiện về trình
độ và chuyên môn, sự gia tăng nhu cầu sử dụng nguồn lao động có tác động trực tiếp đến
nghèo đói (Nguyen, 2003). Đầu tư FDI tác động trực tiếp và gián tiếp đến giảm nghèo không
giống nhau trong mọi điều kiện và có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là số lượng
và chất lượng đầu tư, các điều kiện của lĩnh vực đầu tư, cải tiến công nghệ, và cách nước nhận
đầu tư chi tiêu hiệu quả các khoản đầu tư. Thêm vào đó, những yếu tố này còn bị ảnh hưởng
bởi các điều kiện kinh tế và chính trị- một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất về
tác động của FDI đến nghèo đói (Shahbaz & Aamir, 2008). Do đó, nếu một quốc gia muốn
đạt được kết quả tốt hơn trong giảm nghèo thông qua FDI, thì cần cân nhắc đến yếu tố đảm
bảo ổn định chính trị để thu hút nguồn vốn đầu tư FDI.
So với các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu
dành cho việc kiểm tra tác động của FDI đối với sự phát triển của con người còn tương đối ít.
Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, các tài liệu về sau này đã cho rằng mục đích cuối cùng của các
chính sách đầu tư nên là cải thiện sự phát triển của con người. Arcelus, Sharma và Srinivasan
(2004) xem xét hiệu quả của FDI đối với sự phát triển của con người bằng cách sử dụng chỉ
số HDI cho cả các quốc gia thu nhập trung bình và thấp. Trong giai đoạn mẫu 1975-1999,
nhóm tác giả thấy rằng FDI có tác động tích cực đến sự phát triển của con người đối với cả
hai nhóm quốc gia. Srinivasan (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của dòng vốn nước ngoài đến ba
thành phần là thu nhập quốc dân, tuổi thọ trung bình từ khi sinh và chỉ số giáo dục của HDI
và thấy rằng tác động của vốn nước ngoài đối với sự phát triển của con người phụ thuộc vào
một số yếu tố, trong đó quan trọng nhất là dòng vốn đầu vào để mở rộng quy mô.
Gohoun và Soumare (2012) điều tra tác động của FDI đến thu nhập quốc dân (GNI),
một yếu tố quyết định quan trọng đối với sự phát triển của con người, trong giai đoạn 1990-
2007 ở khu vực châu Phi bằng cách sử dụng dòng vốn FDI và HDI của UNDP (United
Nations Development Programme) làm biến số chính. Kết quả đã cung cấp bằng chứng cho
mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa FDI và GNI. Ngoài ra, nhóm tác giả báo cáo rằng, tác
động của dòng vốn FDI vào phúc lợi xã hội là mạnh nhất đối với các khu vực nghèo.
Nghiên cứu điều tra tác động dài hạn của FDI đối với một số khía cạnh phát triển của
con người trong giai đoạn năm 1972-2013. Mối quan hệ cân bằng dài hạn được xác nhận bằng
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 387
kiểm định đồng liên kết Johansen (1988), kết quả cho thấy FDI có tác động tích cực, và có ý
nghĩa thống kê đối với tỉ lệ đi học và GNI, trong khi đó nó có tác động tiêu cực đến tuổi thọ.
FDI gây ra sự cạnh tranh gay gắt với đầu tư trong nước, dẫn đến căng thẳng trong công việc
và mất an ninh kinh tế, gây suy giảm sức khỏe cộng đồng (Herzer &Nunnenkamp, 2012).
Aahad M. Osman-Cani et al. (1998) đã tìm thấy kết quả thú vị liên quan đến chiến lược
nguồn nhân lực đóng góp trong phát triển kinh tế của Singapore,nghiên cứu kết luận rằng
Singapore phát triển được là nhờ đầu tư vào vốn nhân lực, đặc biệt là giáo dục. Pedro Flores-
Crespo (2007) áp dụng Amartya – một cách tiếp cận của Sen để tìm ra tác động của giáo dục
và phát triển con người đến kinh tế phát triển trong trường hợp của Mexico, kết luận rằng việc
đầu tư thành lập trường đại học kỹ thuật ở một khu vực nghèo Mexico đã giúp sinh viên trẻ
tốt nghiệp để có được việc làm và có những đóng góp tương đối cho sự phát triển kinh tế
vùng. J.Shola Omotola (2008) xác định rằng nghèo đói có thể làm chậm sự phát triển con
người dẫn đến hậu quả làm chậm phát triển kinh tế như trong trường hợp của Nigeria. J.Beesn
Cox và cộng sự, (2005) đã xác định các yếu tố phát triển con người, tức là văn hóa xã hội,
chính trị, kinh tế và công nghệ ở các nước đang phát triển. Như vậy, đầu tư trực tiếp FDI tác
động gián tiếp đến sự phát triển con người thông qua tăng trưởng kinh tế và chuyển giao kĩ
thuật, khoa học- công nghệ. Kristine Sydhagen et al. (2007) lập luận rằng cần đào tạo kỹ năng
lao động để phát triển kinh tế, điều này đã áp dụng cho khu vực châu Phi cận Sahara và các
nền kinh tế đang phát triển thông qua nguồn vốn đầu tư FDI.
Hiện nay, các nghiên cứu tổng quan về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế khá
nhiều, tuy nhiên các nghiên cứu đi sâu phân tích tác động của FDI đến sự phát triển con người
là khá khan hiếm tại Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) là một trong
số rất ít nghiên cứu dùng cả hai phương pháp định tính và định lượng để đánh giá tác động
của FDI đến HDI. Nghiên cứu này chỉ lượng hóa được tác động của FDI tới tăng trưởng của
các tỉnh Việt Nam nhằm mục đích cuối cùng là tìm mối quan hệ giữa FDI và xóa đói giảm
nghèo. Các nghiên cứu định lượng khác để kiểm định tác động của FDI hầu như rất ít. Sự
thiếu vắng các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình hóa
có thể là do thiếu các dữ liệu cần thiết hoặc và thiếu tin tưởng vào số liệu sẵn có. Các nghiên
cứu khác chưa phân tích được tác động của FDI đến các khía cạnh toàn diện hơn của chỉ số
phát triển con người: SE, LE và GNI. Đó chính là khoảng trống mà nhóm nghiên cứu muốn
thực hiện trong nghiên cứu này.
3.Xây dựng mô hình nghiên cứu
3.1.Các biến số
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Theo WTO, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy
ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước
thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt
FDI và các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư và tài sản do
nhà đầu tư quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
Theo các nghiên cứu trước đó, như Arturo (2001) nghiên cứu vai trò FDI đối với vốn
con người; Sharma and Gani (2004); Santosa (2014) với bài viết về tác động của FDI đến phát
triển xã hội ở Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á; Cao, Trinh & Nguyen (2017) về tác
động của FDI đến HDI (IHDI) ở các quốc gia khu vực Châu Á;…đều cho thấy tác động của
FDI đến các nhân tố: HDI, LE, SE và GNI.
Chỉ số phát triển con người (HDI): Được phát triển từ năm 1990 bởi nhà kinh tế người
Pakistan Manbub ul –Haq và nhà kinh tế người Ấn Độ Amartya Sen. HDI chứa đựng 3 yếu tố
phản ánh tương ứng với ba khía cạnh thuộc về năng lực phát triển của con người: Năng lực tài
chính (thu nhập- được đo bằng thu nhập bình quân đầu người), năng lực trí lực (giáo dục –
được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học) và năng lực thể lực (y tế và chăm sóc
sức khỏe – được đo bằng tuổi thọ bình quân). Năm 2013, Gittens and Pilgrim cho thấy tác
động tích cực của HDI đến FDI trong giai đoạn 1970 – 2010 ở các quốc gia đang phát triển.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 388


Số học sinh đi học theo cấp trung học phổ thông (Enrolment in School, high school):
Trung học phổ thông là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, cao hơn tiểu
học, trung học cơ sở và thấp hơn cao đẳng hoặc đại học. Giáo dục phổ thông có vai trò quan
trọng trong việc giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và
các kỹ năng cơ bản khác, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi làm luôn, tham gia
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuổi thọ trung bình (Life expectancy at birth): Kỳ vọng sống khi sinh hay ước lượng
tuổi thọ khi sinh- là trung bình số năm một nhóm người sinh cùng năm hy vọng sẽ sống qua
với điều kiện sống và chết giống nhau.
Thu nhập quốc dân (GNI): Là chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia
trong một thời gian, thường là một năm. Đây là chỉ tiêu đo thực lực của quốc gia. Theo nghiên
cứu của K.K.Gokmenoğlua, M.Olugbenga & A.N.Taşpınarc (2018) về tác động của FDI đến
HDI ở Nigeria, cho thấy FDI có tác động tích cực đến GNI, biểu hiện cụ thể là khi FDI tăng
1% thì GNI tăng 0,851%.
3.2.Xây dựng mô hình
Từ cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đó về phân tích tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đến các nhân tố của chỉ số phát triển con người (HDI), tức là thu nhập quốc
dân (GNI), tuổi thọ trung bình (LE), số lượng học sinh đi học (SE), nhóm quyết định sử dụng
mô hình hồi quy OLS để thực hiện mục đích nghiên cứu. Mô hình với biến độc lập là lnFDI
và 3 biến phụ thuộc tương ứng: LnSE, lnLE, lnGNI, HDI.
Mối quan hệ giữa FDI và các chỉ số phát triển con người được thể hiện như sau:
LnSEt = β0 + β1.lnFDIt + εt
LnLEt = β0 + β1.lnFDIt + εt
LnGNIt = β0 + β1.lnFDIt + εt
HDIt = β0 + β1.lnFDIt + εt
Trong đó: β0: Hệ số tự do; β1: Hệ số hồi quy; εt: Sai số của mô hình.
Nhóm nghiên cứu sử dụng dạng logarit hóa của đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu nhập
bình quân đầu người một cách tương ứng. Việc sử dụng logarit cho các biến để ước tính độ co
giãn thích hợp cho mục đích so sánh.
Bên cạnh đó, trong mô hình định lượng của nghiên cứu này, sự ảnh hưởng của các yếu
tố vi mô khác sẽ không được xét đến. Điều đó không có nghĩa kết quả phủ nhận tác động của
các yếu tố vi mô đến các nhân tố của chỉ số phát triển con người, mà nghiên cứu chỉ tập trung
vào sự ảnh hưởng từ FDI đến HDI và các biến số GNI, LE và SE.
3.3.Xây dựng giả thuyết
Dựa trên những kết quả nghiên cứu trước và kinh nghiệm từ thực tế, nhóm nghiên cứu
đưa ra các giả thuyết sau:
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực đến chỉ số phát triển con người.
Thước đo sự phát triển con người có thể được thể hiện thông qua nhiều khía cạnh trong
xã hội hoặc những chỉ số tổng hợp như: Tuổi thọ trung bình, thu nhập bình quân đầu người, tỷ
lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục. Đầu tư trực tiếp tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế, đó là một điều kiện cần thiết đóng góp cho sự phát triển của con người.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến thu nhập quốc dân.
Thu nhập quốc dân bao gồm: Chi tiêu dùng cá nhân, tổng đầu tư của dân cư, chi tiêu
dùng của chính phủ, thu nhập thuần từ tài sản ở nước ngoài (sau khi trừ các loại thuế), và tổng
giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu và trừ đi hai khoản: tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ
nhập khẩu và thuế gián thu. Khi đầu tư trực tiếp nước ngoài càng cao thì thì càng nâng cao
được cơ sở hạ tầng từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm trong
dân cư. Điều này kỳ vọng một mối quan hệ tích cực cho thu nhập quốc dân.
Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tuổi thọ trung bình.
FDI có thể giúp cải thiện điều kiện sức khỏe ở các nước nhận đầu tư bằng cách không
chỉ trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước mà còn cung cấp nơi làm việc an toàn và
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 389
dịch vụ xã hội tốt hơn. Điều đó có tác động tích cực đến đời sống của người dân giúp nâng
cao tuổi thọ trung bình của dân cư.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến số lượng học sinh đi học
trung học phổ thông.
Ngày nay, ngày càng nhiều nhà đầu tư coi giáo dục là một cách tốt để đầu tư vào một
quốc gia. Bằng cách đầu tư một hệ thống giáo dục từ tiểu học đến đến các trường đại học. Từ
đó, họ có thể kiếm được lợi nhuận và có được một nguồn nhân lực trong khi dân cư có thể
nhận được một tiêu chuẩn giáo dục chất lượng. Điều này khuyến khích tỷ lệ đi học tại nước
nhận đầu tư sẽ tăng lên. Ngoài ra, việc nguồn vốn FDI chảy vào giúp người lao động có điều
kiện cho con cái được học hết cấp trung học phổ thông. Người dân cũng ý thức được tầm
quan trọng của việc tốt nghiệp trung học phổ thông, do đây cũng là 1 trong những yêu cầu đối
với lực lượng lao động trong ngành FDI nói riêng và thị trường lao động nói chung. Do đó,
nhóm nghiên cứu kỳ vọng một sự tác động tích cực từ FDI đến SE.
4.Số liệu, kết quả ước lượng và kiểm định mô hình
Dữ liệu dụng trong nghiên cứu được thu thập từ năm 1990 đến năm 2017. Số liệu được
sử dụng là loại số liệu thứ cấp được tổng hợp từ Niên giám thống kê các năm, các số liệu
thống kê từ Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP).
4.1.Thu thập số liệu
4.1.1.Mô tả biến độc lập:
Biến độc lập FDI là đầu tư trực tiếp nước ngoài, được đo lường là tổng số vốn thực hiện
(đơn vị: triệu USD).
Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có sự biến động qua các năm. Đặc biệt tăng
mạnh từ năm 2006 đến 2008 và 2012 đến 2016, giảm ở một vài năm như 1997, 2008 và 2011.
VIET NAM FOREIGN DIRECT INVESTMENT
20000

18000

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

(Nguồn: Niên giám thống kê – Tổng cục Thống kê)


Hình 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1990 – 2017
(Đơn vị: Triệu USD)
4.1.2.Mô tả biến phụ thuộc
Bảng 1: Mô tả biến phụ thuộc
Biến số Biến số Đơn vị tính
Tuổi thọ bình quân từ lúc sinh của dân cư Việt Nam (Đơn
LE Tuổi thọ bình quân
vị: Năm)
Số học sinh đi học trung học phổ thông của học sinh (Đơn
SE Tỷ lệ đi học
vị: Người)
(Viết tắt cho GNI per capital) Thu nhập
GNI Đơn vị: USD
quốc dân bình quân đầu người
HDI Chỉ số phát triển con người Đơn vị: %

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 390


(Nguồn: Niên giám thống kê – Tổng cục Thống kê)

Hình 2: Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2017
(Đơn vị: Năm)

VIET NAM SCHOOL ENROLLMENT


92

90

88

86

84

82

80

78

76

(Nguồn: Niên giám thống kê – Tổng cục Thống kê)


Hình 3: Số học sinh đi học trung học phổ thông của Việt Nam
giai đoạn 1990 – 2017 (Đơn vị: Người)
7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

(Nguồn: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP))


Hình 4: Thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn
1990- 2017 (Đơn vị: USD)

Nhận xét:
Tuổi thọ trung bình tính từ thời điểm sinh của Việt Nam có xu hướng tăng dần đều qua
các năm.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 391


Số học sinh đi học trung học phổ thông của Việt Nam biến động từ năm 1990 đến 2007,
nhưng nhìn chung có xu hướng tăng dần và đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 1998 - 2004.
Nhìn chung thu nhập quốc dân của Việt Nam có sự tăng dần từ năm 1991 đến 2017.
Giảm không đáng kể trong giai đoạn 2004 – 2005.
4.2.Kết quả nghiên cứu
4.2.1.Kiểm định tính dừng của từng biến
Nghiên cứu sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian do đó, tác giả kiểm định tính dừng của
chuỗi số liệu của từng biến. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định tính dừng đơn
vị (Unit Root Test) Dickey và Fuller (ADF) và Phillips- Perron (PP) (Phillips & Perron, 1988)
để thực hiện nghiệm đơn vị nhằm kiểm định xem các số liệu theo chuỗi thời gian là dừng hay
không dừng. Kết quả cho thấy với mức ý nghĩa α= 0,05 thì chỉ có HDI và LnSE là chuỗi
dừng, LnGNI, LnFDI và LnLE không phải là chuỗi dừng. Với mức ý nghĩa α= 0,1, thì LnGNI
là chuỗi dừng, biến LnFDI và LnLE dừng theo xu hướng, do lượng vốn đầu tư FDI và tuổi thọ
trung bình có sự biến động theo thời gian.
4.2.2.Kiểm định đồng liên kết Johansen
Bảng 1: Kết quả kiểm tra đồng liên kết Johansen
Giả thuyết H 0 Giá trị riêng Thống kê Trace Giá trị tới hạn ở 5%
Không có mối quan hệ - 93,3782 68,52
đồng liên kết
Có 1 đồng liên kết 0,76386 57,2952 47,21
Có 2 đồng liên kết 0,66569 29,9028 29,68
Có 3 đồng liên kết 0,53640 10,6846* 15,41
Có 4 đồng liên kết 0,33945 0,3176 3,76
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tại bậc 2 (rank 2) có 3 quan hệ dài hạn giữa các biến.
Chuỗi dữ liệu có mối quan hệ đồng tích hợp nên có thể sử dụng phương pháp hồi quy OLS để
ước lượng mô hình.
4.2.3.Ước lượng hồi quy
Bảng 2: Kiểm định kết quả hồi quy OLS
Dependent variable Ln(FDI) Constant R-Squared S.E of regr
Ln(SE) 0,4211995 4,027709 0,5831 0,0712269
Ln(LE) 0,0210427 4,126573 0,8645 0,0016659
Ln(GNI) 0,3862952 4,813335 0,8591 0,0312861
HDI 0,0604615 0,0980105 0,8627 0,0048233
+ Biến số học sinh đi học LnSE: Kết quả cho thấy rằng FDI có tác động tích cực và có
ý nghĩa thống kê đến số học sinh đi học trung học phổ thông ở Việt Nam. Khi các yếu tố khác
không thay đổi thì khi FDI tăng 1% thì số học sinh đi học trung học phổ thông tăng
0,4211995%. Tức là, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phần nào được sử dụng trong đầu
tư cho vấn đề giáo dục. Điều này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng mà nhóm nghiên cứu đặt ra.
+ Biến tuổi thọ trung bình LnLE: Kết quả cho thấy FDI có tác động cùng chiều với
tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam. Cụ thể, khi FDI tăng 1% thì tuổi thọ trung bình
tăng 0,0210427%. Kết quả này phù hợp với thực tế hiện nay, khi sự gia tăng của đầu tư trực
tiếp nước ngoài góp phần nâng cao chất lượng đời sống cũng như cơ sở y tế cho xã hội, từ đó
cải thiện môi trường sống, tăng tuổi thọ của người dân.
+ Biến thu nhập quốc dân bình quân đầu người LnGNI: Kết quả cho thấy FDI có tác
động tích cực đến thu nhập quốc dân. Điều đó được thể hiện rằng, khi FDI tăng 1% thì thu
nhập quốc dân tăng 0,3862952%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp do nguồn vốn đầu tư nước
ngoài đổ vào làm năng lực sản xuất của nền kinh tế tăng lên một cách tương đối toàn diện do
đó giúp tăng mức thu nhập bình quân đầu người và nâng cao mức sống của người dân.
+ Biến chỉ số phát triển con người HDI: Cho thấy FDI có tác động tích cực và có ý
nghĩa thống kê đến HDI. Cụ thể khi FDI tăng 1% thì HDI tăng 6,04615%. Như vậy, FDI góp
phần đáng kể vào sự gia tăng của chỉ số HDI tại Việt Nam. Trong đó, FDI có tác động mạnh
tới thu nhập quốc dân bình quân đầu người và tỉ lệ đi học trong cấu thành của HDI. Đây được

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 392


xem là kết quả rất tích cực của FDI đối với sự phát triển của con người nói riêng và phát triển
kinh tế nói chung tại Việt Nam.
4.2.4.Kiểm định khuyết tật của mô hình
4.2.4.1.Kiểm định tự tương quan
Bảng 3: Kết quả kiểm định Breusch – Godfrey
Breusch-Godfrey LM test for autocorrelation
Dependent variable Lags(p) Chi2 df Prob > chi2
Ln(SE) 1 23,005 1 0,0000
Ln(LE) 1 17,742 1 0,0000
Ln(GNI) 1 17,772 1 0,0000
HDI 1 16,050 1 0,0001
H0: no serial correlation
Nhận thấy, Prob < 0,05 nên có cơ sở bác bỏ giả thuyết H 0, chấp nhận H1. Vậy các mô
hình có hiện tượng tự tương quan.

4.2.4.2.Kiểm định PSSS thay đổi Hettest


Bảng 4: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Ho: Constant variance
Dependent variable Chi2(1) Prob > chi2
Ln(SE) 2,79 0,0949
Ln(LE) 1,53 0,2155
Ln(GNI) 1,80 0,1796
HDI 2,07 0,1503
Kiểm đinh Breusch – Pangan cho kết quả P-value > 0,05 với các biến
Ln(GNI),,Ln(FDI), Ln(SE), HDI chứng tỏ 4 mô hình không có hiện tượng phương sai sai số
thay đổi. Vì vậy, ta sử dụng mô hình OLS là phù hợp.
4.2.4.3.Khắc phục khuyết tật của mô hình
Bảng 5: Kết quả khắc phục khuyết tật của mô hình hồi quy OLS
Dependent variable Ln(FDI) Constant R-Squared Robust
S.E of regr
Ln(SE) 0,4211995 4,027709 0,5831 0,064567
Ln(LE) 0,0210427 4,126573 0,8645 0,0011801
Ln(GNI) 0,3862952 4,813335 0,8591 0,0222257
HDI 0,0604615 0,0980105 0,8627 0,003366

KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ năm 1990 – 2017 (28 quan sát) và áp dụng mô
hình hồi quy đơn OLS để nhận định tác động trong ngắn hạn của đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đến các biến số của chỉ số phát triển con người (HDI) là thu nhập quốc dân (GNI), tuổi
thọ trung bình (LE) và tỷ lệ đi học (SE).
Kết quả ước lượng cho thấy, xét trên 3 yếu tố của chỉ số phát triển con người trong giai
đoạn 1990 – 2017, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động mạnh nhất đến số lượng học sinh
đi học trung học phổ thông tại Việt Nam, tiếp theo đó là thu nhập quốc dân và tuổi thọ trung
bình của dân cư. Nhìn chung, mô hình đã đưa ra một cách tổng quát sự tác động của đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến các nhân tố khá phù hợp với thực tế. Qua kết quả nghiên cứu, nhóm
tác giả đưa ra kết luận rằng:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tác động tích cực đến chỉ số phát triển con người
(HDI) một cách toàn diện trên cả ba khía cạnh. Cụ thể:
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực đến thu nhập quốc dân bình
quân đầu người. Việc gia tăng nguồn vốn FDI vào Việt Nam thúc đẩy hoạt động xây dựng cơ
sở hạ tầng và các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Từ đó, giảm tỷ lệ thất nghiệp,
tạo công ăn việc làm và nâng cao mức thu nhập của dân cư.
Thứ hai, nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ cùng chiều của đầu tư trực tiếp nước ngoài và
tuổi thọ trung bình của người dân. Ta có thể thấy với sự chú trọng của toàn xã hội vào vấn đề
Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 393
y tế đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người, giảm nghèo đói và bệnh tật, từ đó
nâng cao tuổi thọ người dân. Và với nhận định này thì dự kiến mức tuổi thọ trung bình của
Việt Nam vẫn sẽ tăng trong tương lai và FDI sẽ là một trong những nhân tố tác động tích cực
đến yếu tố này.
Thứ ba, kết quả chạy hồi quy cho thấy FDI tác động tích cực đến số lượng học sinh đi
học trung học phổ thông tại Việt Nam. Điều này cho thấy rằng việc nguồn vốn FDI chảy vào
giúp người lao động có điều kiện cho con cái được học hết cấp trung học phổ thông. Người
dân cũng ý thức được tầm quan trọng của việc tốt nghiệp trung học phổ thông, do đây cũng là
một trong những yêu cầu đối với lực lượng lao động trong ngành FDI nói riêng và thị trường
lao động nói chung.
Qua đó, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp, đặc biệt hướng tới tăng hiệu quả đầu tư
trong thời gian tới, để kỳ vọng một mối quan hệ tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến
các nhân tố của chỉ số phát triển con người:
Rà soát các khoản đầu tư và tăng chất lượng đầu tư. Ngoài việc tăng cường đầu tư,
Chính phủ, các cơ quan liên quan cùng các doanh nghiệp cần có những biện pháp quản lý và
giám sát quá trình đầu tư nhằm đảm bảo các khoản đầu tư được sử dụng đúng mục đích, hiệu
quả. Đồng thời, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, gây lãng phí mà không đem lại lợi ích thiết
thực.
Tích cực đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông
qua nguồn vốn FDI, các doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh và sử dụng vốn
hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm trong
nước, tác động tích cực đến công ăn việc làm của dân cư và tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế
phát triển nhanh và bền vững.
Nâng cao chất lượng giáo dục, bởi mục đích tăng cường đầu tư cho giáo dục là cải thiện
chất lượng giáo dục. Đồng thời, Chính phủ và Nhà nước cần có những biện pháp phù hợp để
khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Kiến nghị Chính
phủ nên có những chính sách tuyên truyền rõ ràng về tầm quan trọng của giáo dục trong chiến
lược thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam. Từ đó có thể kết nối hơn nữa được vai trò của FDI
tới tỷ lệ đi học của học sinh trong thời gian tới.
Cần có chiến lược thu hút FDI có chọn lọc, đảm bảo các dự án FDI có tác động tích cực
và toàn diện tới sự phát triển của con người thay vì chỉ chạy theo các dự án vì mục tiêu lợi
nhuận.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Do điều kiện thu thập số liệu nên nhóm
nghiên cứu mới chỉ sử dụng số liệu từ năm 1990 – 2017, do đó mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn.
Bên cạnh đó, dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ các nguồn khác nhau từ trong nước đến
nước ngoài nên không tránh khỏi sai lệch. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu dự kiến mở
rộng thêm để kiểm chứng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nhân tố của chỉ số
phát triển con người tại các tỉnh thành ở Việt Nam để đưa ra được đánh giá một các cụ thể,
chính xác và hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Alejandro P.S (2014) FDI and Human Development: What is the Role of Governance?,
Pakistan Journal of Applied Economics, 27, 1-49.
[2] Andreas Johnson (2006) The Effects of FDI Inflows on Host Country Economic Growth,
Electronic Working Paper Series, 58, 1- 57
[3] Cao T.H.V, Trinh Q.L, Nguyen T.A.L (2017). The effect of HDI on Inequality- Adjusted
HDI (IHDI) in Asian countries, Foreign Trade University, 1-18.
[4] Đinh Văn Hải, Lương Thu Thủy (2014) Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Tài
chính, Hà Nội.
[5] Gaston Gohou (2009) Impact of FDI on poverty reduction in Africa: Are there regional
differences?, Impact of FDI on Welfare and Regional Integration in Africa, 2, 1-45.

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 394


MỤC LỤC
[27]NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN DÒNG TIỀN CỦA
CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM....................................................................1
[28]ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VAR TRONG ĐO LƯỜNG RỦI RO VÀ QUẢN LÝ
DANH MỤC ĐẦU TƯ................................................................................................17
[29]ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG DEEP-LEARNING VÀ MÔ HÌNH CHUỖI TRONG DỰ
BÁO CHỨNG KHOÁN..............................................................................................41
[30]PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG
NAM Á........................................................................................................................ 52
[31]DOES FIRM GROWTH IMPACT ON PROFITABILITY: EVIDENCE FROM
VIETNAMESE LISTED COMPANIES.....................................................................64
[32]ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỢ GIÚP ĐẾN KHOẢNG
CÁCH THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM QUA SỐ LIỆU
VHLSS 2014 – 2016....................................................................................................75
[33]CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DI CƯ VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM THEO
SỐ LIỆU VHLSS 2016................................................................................................84
[34]PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY DÒNG TIỂN CỦA TIỀN MẶT NẮM GIỮ ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM............................................................................................................................ 99
[35]CORRELATION BETWEEN NON-PERFROMING LOANS OF VIETNAMESE
BANKS AND MICRO&MACRO ECONOMIC VARIABLES...............................113
[36]ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TAM (TECHNOLOGY ACCEPTANCE MODEL)
NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
ỨNG DỤNG DU LỊCH THÔNG MINH TRONG BỐI CẢNH HÀ NỘI HƯỚNG TỚI
XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THÔNG MINH...........................................................119

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 395


[37]NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG CỦA NGƯỜI
DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.....................................................133
[38]NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƯỜI DÂN TẠI
VIỆT NAM................................................................................................................ 142
[41]CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ĐIỆN THOẠI THÔNG
MINH CỦA GIỚI TRẺ.............................................................................................154
[42]CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA KHÁCH
HÀNG ĐỐI VỚI CHUỖI CỬA HÀNG MCDONALD'S TẠI VIỆT NAM THÔNG
QUA HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU..........................................................................163
[43]ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH ĐẾN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.................................................................................177
[44]ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG....190
[45]KIỂM ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH MỨC
CỔ TỨC BẰNG TIỀN HIỆN TẠI VÀ SỰ THAY ĐỔI LỢI NHUẬN TRONG
TƯƠNG LAI CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE..................204
[47]BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA
NHÓM CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG: BẰNG CHỨNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC.....218
[48]ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CÁC CỬA HÀNG
TIỆN LỢI PHỤC VỤ 24H TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..........233
[49]VAI TRÒ CỦA ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG KHỞI
NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU..............................................................................242
[50]EVALUATING THE ECONOMIC AND RISK MANAGEMENT
EFFICIENCIES OF VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS...............................254
[51]TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM.......................................................................................................................... 260
[52]TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CHỈ SỐ
PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM IMPACT OF FOREIGN DIRECT
INVESTMENT ON HUMAN DEVELOPMENT INDEX IN VIETNAM................277
[53]GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI
NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM........................................................................289
[54]ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CƠ CẤU NGUỒN VỐN
CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM...304

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 396


[55]ỨNG DỤNG CÂY QUYẾT ĐỊNH TRONG DỰ BÁO SAI PHẠM TRÊN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM................................................................317
[56]HIỆU QUẢ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆPBẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM.....................................................................................332
[57]CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÔI THÚC MUA HÀNG NGẪU
HỨNG TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP.HCM.........................341
[58]ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN
TÀI SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 351
[59]TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
2006 – 2017...............................................................................................................362
[60]TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CHỈ SỐ
PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM.........................................................374

Olympic kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019 397

You might also like