You are on page 1of 44

Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


BÁO CÁO THU THẬP DỮ LIỆU:


ĐÁNH GIÁ ĐỘ COOL CỦA THƯƠNG HIỆU
BỆNH VIỆN GIA ĐÌNH ĐÀ NẴNG
Học phần: Nghiên cứu Marketing
Lớp: MKT3002_45K02.4

GVHD: Giảng viên Trần Triệu Khải

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Thái Khánh Huyền

Đăng Thị Kim Dung

Trần Thị Thu Trà

Đặng Thị Quỳnh Trân

Đào Văn Minh Tiến

Đà Nẵng, 20 tháng 4 năm 2021

1
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

MỤC LỤC
1. Vấn đề nghiên cứu............................................................................................................................3
1.1. Vấn đề quản trị............................................................................................................................3
1.2. Vấn đề nghiên cứu.......................................................................................................................3
1.2.1. Vấn đề nghiên cứu tổng quát...............................................................................................3
1.2.2. Vấn đề nghiên cứu cụ thể.....................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................................3
3. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................................................4
3.1. Giả thuyết mô tả..........................................................................................................................4
3.2. Giả thuyết so sánh.......................................................................................................................4
3.3. Giả thuyết quan hệ.......................................................................................................................4
4. Kỹ thuật phân tích............................................................................................................................5
4.1. Phân tích mô tả mẫu nghiên cứu.................................................................................................5
4.2. Phân tích đánh giá.......................................................................................................................7
4.3. Phân tích so sánh.........................................................................................................................9
4.3.1. Sử dụng Independent sample t-test......................................................................................9
4.3.2. Sử dụng test ANOVA........................................................................................................19
4.3.3. Phân tích hồi quy...............................................................................................................22
5. Bảng tóm tắt kế hoạch phân tích dữ liệu......................................................................................34
6. Kết luận và đề xuất cho nhà quản trị............................................................................................43
6.1. Đề xuất cho nhà quản trị...........................................................................................................43
6.2. Đề xuất chiến lược....................................................................................................................43

2
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

1. Vấn đề nghiên cứu


1.1. Vấn đề quản trị
Từ những thông tin về bối cảnh môi trường của vấn đề cũng như những cơ hội và thách thức mà nhà
quản trị phải đối mặt, ban quản trị băn khoăn liệu có cần phải tái định vị thương hiệu sản phẩm, dịch vụ
của bệnh viện Gia đình Đà Nẵng trong tâm trí của khách hàng như là một thương hiệu cool để tận dụng
những cơ hội từ xu hướng marketing này hay không.
Nếu cần phải tái định vị thì công ty cần phải thay đổi hay điều chỉnh chiến lược marketing như thế nào
để tận dụng cơ hội và quyết định vấn đề marketing nêu trên. Đây là vấn đề quản trị hiện tại của công ty.

1.2. Vấn đề nghiên cứu


1.2.1. Vấn đề nghiên cứu tổng quát
Theo mỗi người coolness nghĩa là gì? Ở những năm 50, coolness có thể là một người da đen đứng lên
chống lại sự bóc lột và phân biệt đối xử của xã hội, hay cũng có thể là đại diện cho cá tính âm nhạc của
một nghệ sĩ nhạc Jazz huyền thoại - Miles Davis. Ngày nay, mọi người sử dụng thuật ngữ coolness khi
thấy một thứ gì đó độc đáo, đặc biệt, không theo quy luật thông thường, hợp thời và mới lạ… Bệnh
viện lại định hình theo phong cách của sự trầm lặng, đi theo những quy tắc, sạch sẽ, tinh khôi và không
mang màu sắc nổi loạn - điểm trái ngược hoàn toàn với coolness. Vậy nếu định hướng bệnh viện Gia
đình Đà Nẵng đi theo xu hướng coolness liệu có hợp hay không? 
Qua các buổi trao đổi với Ban quản trị công ty, chúng tôi cho rằng cần thực hiện một nghiên cứu
marketing để cung cấp thông tin cho việc hoạch định marketing tin thương hiệu sản phẩm của công ty
trong thời gian tới. Cụ thể, những thông tin liên quan đến vấn đề marketing khi định vị theo độ “cool”
của thương hiệu (tức, thông tin cảm nhận của khách hàng về thương hiệu sản phẩm của công ty và của
đối thủ cạnh tranh) cần được làm rõ để Ban quản trị có thể đưa ra những quyết định chiến lược một
cách phù hợp.
1.2.2. Vấn đề nghiên cứu cụ thể
Theo đó, các vấn đề/câu hỏi sau đây cần được nghiên cứu:
- Đánh giá của khách hàng về độ “cool” của thương hiệu sản phẩm của công ty và của đối thủ
cạnh tranh (là như thế nào?)
- Đánh giá phản ứng hiện tại của khách hàng đối với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm của
công ty và đối thủ cạnh tranh - gọi là hiệu suất thương hiệu (là như thế nào?)
- Ảnh hưởng của độ “cool” thương hiệu đến hiệu suất thương hiệu sản phẩm của công ty và đối
thủ cạnh tranh (là như thế nào?)
- Các đặc điểm tiềm năng của thị trường (nhân khẩu học, tâm lý học và hành vi) đối với việc định
vị thương hiệu sản phẩm công ty theo mức độ “cool” (là gì/ như thế nào?)

3
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

2. Mục tiêu nghiên cứu


Tương ứng với các vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Mục tiêu mô tả, đánh giá: Đánh giá được cảm nhận của khách hàng về độ cool của thương
hiệu sản phẩm của công ty và đối thủ cạnh tranh
- Mục tiêu so sánh: Đánh giá được phản ứng hiện tại của khách hàng đối với việc xây dựng
thương hiệu sản phẩm (hiệu suất thương hiệu) của công ty và đối thủ cạnh tranh.
- Mục tiêu quan hệ: Xác định được mối quan hệ giữa cảm nhận của khách hàng về độ cool
thương hiệu và hiệu suất thương hiệu của công ty và đối thủ cạnh tranh.
- Mục tiêu quan hệ: Xác định được những phân đoạn thị trường tiềm năng cho việc định hình
thương hiệu theo độ “cool” thương hiệu.

3. Giả thuyết nghiên cứu


3.1. Giả thuyết mô tả
- Giả thuyết 1: Khách hàng cảm nhận độ cool thương hiệu của bệnh viện Gia đình là thấp
3.2. Giả thuyết so sánh
- Giả thuyết 2: Tình yêu thương hiệu của khách hàng đối với bệnh viện Gia đình là bằng với bệnh
viện Hoàn Mỹ
- Giả thuyết 3: Bệnh viện Gia đình được khách hàng hài lòng cao hơn so với bệnh viện Hoàn Mỹ
- Giả thuyết 4: Bệnh viện Gia đình được khách hàng đánh giá kết nối tốt hơn so với bệnh Viện
Hoàn Mỹ
- Giả thuyết 5: Khách hàng của bệnh viện Gia Đình thì truyền miệng tích cực hơn so với các
khách hàng của bệnh viện Hoàn Mỹ
- Giả thuyết 6: Sự sẵn sàng trả giá cao của khách hàng ở bệnh viện Hoàn Mỹ và bệnh viện Gia
đình là khác nhau
- Giả thuyết 7: Các nhóm có thu nhập khác nhau thì sự sẵn lòng trả giá sẽ khác nhau
- Giả thuyết 8: Nữ giới cảm nhận độ cool thương hiệu cao hơn so với nam giới 
- Giả thuyết 9: Người đã kết hôn phản ứng tiêu cực với độ cool thương hiệu hơn so với người độc
thân
- Giả thuyết 10: Những nhóm ngành nghề khác nhau cảm thấy bệnh viện gia đình cool khác nhau
- Giả thuyết 11: Những người sống ở các khu vực khác nhau cảm thấy bệnh viện gia đình có độ
cool khác nhau
- Giả thuyết 12: Trình độ giáo dục khác nhau cảm nhận độ cool thương hiệu khác nhau
- Giả thuyết 13: Mức độ sử dụng thương hiệu khác nhau thì Tình yêu thương hiệu khác nhau
3.3. Giả thuyết quan hệ
- Giả thuyết 14: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Nhóm tính cách hướng
ngoại
- Giả thuyết 15: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Nhóm tính cách đồng
cảm

4
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

- Giả thuyết 16: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến Nhóm tính cách cẩn
trọng
- Giả thuyết 17: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến Nhóm tính cách ổn định
cảm xúc
- Giả thuyết 18: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Nhóm tính cách sáng tạo
- Giả thuyết 19: Độ cool của thương hiện trong quá khứ ảnh hưởng tích cực (+) đến Độ cool của
thương hiệu 
- Giả thuyết 20: Độ cool của thương hiệu hiện tại có ảnh hưởng tích cực (+) đến Độ cool của
thương hiệu trong tương lai
- Giả thuyết 21: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Tình yêu thương hiệu
- Giả thuyết 22: Kết nối thương hiệu ảnh hưởng có ảnh hưởng tích cực (+) đến Tình yêu thương
hiệu
- Giả thuyết 23: Thái độ với thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Tình yêu thương hiệu
- Giả thuyết 24: Sự hài lòng với thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Tình yêu thương hiệu
- Giả thuyết 25: Sự sẵn lòng trả giá cao có ảnh hưởng tích cực (+) đến Tình yêu thương hiệu
- Giả thuyết 26: Độ cool thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Kết nối thương hiệu
- Giả thuyết 27: Sẵn lòng trả giá cao có ảnh hưởng tích cực (+) đến Kết nối thương hiệu
- Giả thuyết 28: Sự hài lòng với thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Thái độ với thương
hiệu
- Giả thuyết 29: Truyền miệng tích cực có ảnh hưởng tích cực (+) đến Thái độ của thương hiệu
- Giả thuyết 30: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Thái độ với thương hiệu
- Giả thuyết 31: Truyền miệng tích cực có ảnh hưởng tích cực (+) đến Sự hài lòng với thương
hiệu
- Giả thuyết 32: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Sự hài lòng với thương
hiệu
- Giả thuyết 33: Độ cool của thương hiệu ảnh hưởng tích cực (+) đến Sự sẵn lòng trả giá cao
- Giả thuyết 34: Tình yêu thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Sự sẵn lòng trả giá cao
- Giả thuyết 35: Độ cool thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Truyền miệng tích cực
- Giả thuyết 36: Kết nối  thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Truyền miệng tích cực
- Giả thuyết 37: Truyền miệng trong quá khứ có ảnh hưởng đến Truyền miệng tích cực hiện tại

4. Kỹ thuật phân tích


4.1. Phân tích mô tả mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng chính thực thực hiện khảo sát trực tiếp bằng cách phát phiếu câu hỏi đến 220
người đã từng sử dụng, trải nghiệm dịch vụ bệnh viện Gia Đình Đà Nẵng. Tổng số bảng câu hỏi thu về
là 220, sau khi kiểm tra không có bảng câu hỏi nào không đạt yêu cầu. Như vậy, tổng số bảng để đưa
vào phân tích, xử lý là 220 bảng câu hỏi. Nghiên cứu sử dụng SPSS phân tích và xử lý dữ liệu:
Bảng 1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

ST Thông tin Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%)

5
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

T
1 Giới tính Nữ 97 44.0
Nam 122 55.5
Khác 1 0,5
2 Tuổi Nhỏ hơn 25 139 63.2
Từ 26 – 49 78 35.4
Lớn hơn 50 3 1.4
3 Tình trạng hôn Độc thân 156 70.9
nhân Đã kết hôn 60 27.3
Khác 4 1.8
4 Thu nhập Nhỏ hơn 5 triệu vnđ 119 15.1
Từ 5 – 10 triệu vnđ 35 15.9
Từ 10 – 15 triệu vnđ 32 14.5
Từ 15 – 20 triệu vnđ 20 9.1
Lớn hơn 20 triệu vnđ 14 6.4
5 Trình độ giáo dục Tiểu học, trung học 12 5.5
Cao đẳng nghề 10 4.5
Đại học 156 70.9
Sau đại học 42 19.1
6 Nghề nghiệp Công nhân viên chức 38 17.3
Nhân viên 22 10.0
Kinh doanh buôn bán 21 9.5
Lao động phổ thông 2 0.9
Lao động tự do 16 7.3
Học sinh sinh viên 117 53.2
Nội trợ 2 0.9
Nghỉ hưu 1 0.5
Chưa có việc 1 0.5
Khác 0 0
7 Khu vực sinh sống Thành thị 198 90.0
Ngoại ô 12 5.5
Nông thôn 9 4.0

6
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Khác 1 0.5
8 Tỉnh thành Đà Nẵng 210 95.5
Quảng Nam 4 2.0
Đắk Lắk 1 0.5
Quảng Bình 1 0.5
Quảng Ngãi 2 1.0
Quảng Trị 1 0.5

4.2. Phân tích đánh giá


Giả thuyết 1: Khách hàng cảm nhận độ cool thương hiệu của bệnh viện Gia đình là thấp
Mã hóa dữ liệu những người đánh giá độ cool thương hiệu bệnh viên Gia đình:
- 1 – 3: Thấp
- 3 – 5: Trung bình
- 5 – 7: Cao
Sử dụng loại test one sample t - test
Ho: Khách hàng cảm nhận độc cool thương hiệu của bệnh viện gia đình là thấp
H1: Khách hàng cảm nhận độ cool thương hiệu của bệnh viện gia đình là không thấp
Với số trung bình so sánh bằng 2.5
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
ĐỘ COOL THƯƠNG 4.3316
220 .844369 .056927
HIỆU 6

One-Sample Test
Test Value = 2.5
95% Confidence Interval of the
Sig. (2- Mean Difference
t df tailed) Difference Lower Upper
ĐỘ COOL THƯƠNG
32.175 219 .000 1.831661 1.71947 1.94386
HIỆU

Với số trung bình so sánh bằng 2

One-Sample Test
Test Value = 2

7
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

95% Confidence Interval of the


Sig. (2- Mean Difference
t df tailed) Difference Lower Upper
ĐỘ COOL THƯƠNG
40.959 219 .000 2.331661 2.21947 2.44386
HIỆU

Với số trung bình so sánh bằng 3


One-Sample Test
Test Value = 3
95% Confidence Interval of the
Sig. (2- Mean Difference
t df tailed) Difference Lower Upper
ĐỘ COOL THƯƠNG
23.392 219 .000 1.331661 1.21947 1.44386
HIỆU

Với số trung bình so sánh bằng 1

One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
ĐỘ COOL THƯƠNG 4.3316
220 .844369 .056927
HIỆU 6

One-Sample Test
Test Value = 1
95% Confidence Interval of the
Sig. (2- Mean Difference
t df tailed) Difference Lower Upper
ĐỘ COOL THƯƠNG
58.525 219 .000 3.331661 3.21947 3.44386
HIỆU

Kết luận: 
Từ các bảng ta có thể thấy vì Sig. (2-tailed) = 0 < 0.05 nên bác bỏ Ho
Từ đó ta kết luận khách hàng không cảm nhận độ cool thương hiệu bệnh viện gia đình là thấp
Ngoài ra, theo bảng ta cũng có thể thấy giá trị trung bình là 4.33166 (nên độ cool được đánh giá tập
trung vào số 4.33166) và độ lệch chuẩn là 0.844369 < 1 ( ít phân tán) 
=> Vậy khách hàng định vi thương hiệu bệnh viện gia đình có độ cool trung bình (Vì Mean = 4.33166).

8
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

4.3. Phân tích so sánh


4.3.1. Sử dụng Independent sample t-test
Giả thuyết 8: Nữ giới cảm nhận độ cool thương hiệu cao hơn so với nam giới 
Ho: Nữ giới và Nam giới cảm nhận độ cool thương hiệu bệnh viện gia đình như nhau
H1: Nữ giới cảm nhận độ cool thương hiệu bệnh viện gia đình khác Nam giới

Group Statistics
Giới
tính N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
ĐỘ COOL THƯƠNG Nam 4.3032
97 .815160 .082767
HIỆU 3
Nữ 4.3391
122 .857026 .077591
7

Independent Samples Test


Levene's
Test for
Equality
of
Variances t-test for Equality of Means
95% Confidence
Sig. Interval of the
(2- Mean Std. Error Difference
F Sig. t df tailed) Difference Difference Lower Upper
ĐỘ Equal
-.31 -.26083
COOL variances .040 .841 217 .753 -.035940 .114102 .188951
5 1
THƯƠNG assumed
HIỆU Equal
variances -.31 210.12 -.25958
.752 -.035940 .113450 .187705
not 7 4 5
assumed
Kết luận: 
Ta có, Sig. = 0.841 > 0.005 nên 2 mẫu khác phương sai, lấy số Sig. (2-tailed) của hàng Equal variances
not assumed ta có Sig. (2-tailed) = 0.752 > 0.05 nên chưa đủ cơ sở để bác bỏ Ho.
 Vậy Nữ giới và Nam giới đánh giá như nhau về độ cool thương hiệu bệnh viện Gia Đình
Giả thuyết 9: Người đã kết hôn phản ứng tiêu cực với độ cool thương hiệu hơn so với người độc
thân
Ho: Người kết hôn và người độc thân có phản ứng như nhau với độ cool của thương hiệu bệnh viện Gia
Đình
H1: Người kết hôn và người độc thân phản ứng khác nhau với độ cool thương hiệu bệnh viện gia Đình

9
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Group Statistics
Tình trạng hôn
nhân N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
ĐỘ COOL THƯƠNG Độc thân 4.1927
156 .856448 .068571
HIỆU 5
Đã kết hôn 4.6706
60 .706984 .091271
9

Independent Samples Test


Levene's
Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means
95% Confidence
Sig. Interval of the
(2- Mean Std. Error Difference
F Sig. t df tailed) Difference Difference Lower Upper
Độ Equal
- -.72286 -.23301
cool variances 2.139 .145 214 .000 -.477940 .124259
3.846 8 2
thương assumed
hiệu Equal
variances - -.70381 -.25206
128.782 .000 -.477940 .114159
not 4.187 1 9
assumed
Kết luận: 
Ta có Sig. = 0.145 > 0.05 nên lấy giá trị Sig. (2-tailed) của hàng Equal variances not assumed biết Sig.
(2-tailed) = 0,000 < 0.05 nên bác bỏ H0.
Tiếp tục kiểm định:
Theo bảng group statistics ta có thể thấy:
Giá trị tập trung của người đã kết hôn cao hơn giá trị trung bình của người độc thân ( 4.67069 >
4.19275), và độ phân tán của 2 nhóm độc thân và kết hơn bé hơn 1 ( nên có độ phân tán thấp).
 Vậy người đã kết hôn đánh giá thương hiệu bệnh viện Gia Đình cool hơn người độc thân nhưng
ở mức trung bình.
Giả thuyết 2: Tình yêu thương hiệu của khách hàng đối với bệnh viện Gia đình là bằng với bệnh
viện Hoàn Mỹ
Ho: Tình yêu thương hiệu của khách hàng đối với bệnh viện Gia Đình là bằng với bệnh viện Hoàn Mỹ
H1: Tình yêu thương hiệu của khách hàng đối với bệnh viện Gia Đình là Khác với bệnh viện hoàn Mỹ

Group Statistics

10
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Std. Std. Error


Thương hiệu N Mean Deviation Mean
TÌNH YÊU THƯƠNG GiaDinh 220 5.25909 1.019741 .068751
HIỆU
HoanMy 199 4.71357 1.089837 .077256

Independent Samples Test


Levene's Test
for Equality of
Variances t-test for Equality of Means
95% Confidence
Std.
Interval of the
Sig. Mean Error
Difference
(2- Differ Differe
F Sig. t df tailed) ence nce Lower Upper
TÌNH Equal .
.
YÊU variances .009 .924 5.293 417 .000 54552 .103074 .342915
748132
THƯƠN assumed 3
G HIỆU
Equal .
405.72 .
variances 5.275 .000 54552 .103418 .342221
7 748825
not assumed 3

Kết luận:

Ta có, Sig. = 0.924 > 0.05 nên lấy số liệu Sig. (2-tailed) của hàng Equal variances not assumed để xác
định. Và Sig. (2-tailed) nhỏ hơn 0.05 (0<0.05) nên bác bỏ Ho.

 Vậy Tình yêu thương hiệu của khách hàng đối với bệnh viện Gia Đình là khác với bệnh viện
Hoàn Mỹ

11
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Tình yêu thương hiệu bệnh viện Gia Đình Tình yêu thương hiệu bệnh viện Hoàn Mỹ

Tiếp tục sử dụng phân tích mô tả

Xét về số trung bình của bệnh viện Gia Đình và bệnh viện Hoàn Mỹ lần lượt là 5.25909 và 4.7135 và
dựa theo biểu đồ ta thấy số người hài lòng với bệnh viện Gia Đình từ mức trung bình đến mức cao
nhiều hơn bệnh viện Hoàn Mỹ.

Giả thuyết 3: Bệnh viện Gia đình được khách hàng hài lòng cao hơn so với bệnh viện Hoàn Mỹ
Ho: Độ hài lòng của khách hàng đối với bệnh viện Hoàn Mỹ và bệnh viện Gia Đình là như nhau
H1: Độ Hài lòng của khách hàng đối với bệnh viện Gia Đình là cao hơn bệnh viện Hoàn Mỹ
Nếu Ho bác bỏ tiếp tục sử dụng các mô tả khác để kết luận
Group Statistics
Std. Std. Error
Thương hiệu N Mean Deviation Mean
HÀI LÒNG THƯƠNG GiaDinh 220 5.35152 1.007165 .067903
HIỆU
HoanMy 199 5.13400 1.112080 .078833

Independent Samples Test


Levene's Test t-test for Equality of Means
for Equality of
Variances

12
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

95%
Confidence
Interval of the
Sig. Std. Difference
(2- Mean Error
taile Differen Differen
F Sig. t df d) ce ce Lower Upper
HÀI Equal .
2.10 .
LÒNG variances .607 .436 417 .036 .217512 .103531 42101
1 014005
THƯƠNG assumed 9
HIỆU
Equal .
2.09 401. .
variances .037 .217512 .104046 42205
1 151 012969
not assumed 5

*Kết luận:

Ta có Sig. = 0.436 > 0.05 nên lấy số liệu Sig. (2-tailed) của hàng Equal variances not assumed để xác
định. Và Sig. (2-tailed) nhỏ hơn 0.05 (0.037<0.05) nên bác bỏ Ho.

 Vậy Độ hài lòng thương hiệu của khách hàng đối với bệnh viện Hoàn Mỹ và bệnh viện Gia
Đình là khác nhau

Tiếp tục sử dụng biện pháp mô tả

Độ hài lòng thương hiệu bệnh viện Gia đình Độ hài lòng thương hiệu bệnh viện Hoàn Mỹ

13
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Số trung bình của bệnh viện Gia Đình cao hơn ở bệnh viện Hoàn Mỹ (5.35152 > 5.134) và dựa theo
biểu đồ phân phối ta kết luận độ hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu của bệnh viện Gia Đình
là cao hơn bệnh viện Hoàn Mỹ nhưng không chênh lệch quá lớn

Giả thuyết 4: Bệnh viện Gia đình được khách hàng đánh giá kết nối tốt hơn so với bệnh Viện Hoàn
Mỹ
Ho: Bệnh viện Gia Đình được đánh giá kết nối bằng bằng bệnh viện Hoàn Mỹ bởi khách hàng
H1: Bệnh viện Gia đình được đánh giá kết nối khác với bệnh viện Hoàn Mỹ bởi khách hàng

Group Statistics
Std. Std. Error
Thương hiệu N Mean Deviation Mean
GẮN KẾT THƯƠNG GiaDinh 220 4.45545 1.469823 .099095
HIỆU
HoanMy 199 2.97789 1.301093 .092232

Independent Samples Test


Levene's Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means
95% Confidence
Std. Interval of the
Sig. Mean Error Difference
(2- Differe Differ
F Sig. t df tailed) nce ence Lower Upper
GẮN Equal
KẾT varian .
1.47756 1.2098
THƯ ces 3.561 .060 10.848 417 .000 13620 1.745297
5 34
ƠNG assum 4
HIỆU ed
Equal
varian .
416.8 1.47756 1.2114
ces not 10.915 .000 13537 1.743670
11 5 60
assum 6
ed

14
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Kết luận:

Ta có, Sig. = 0.06 > 0.05 nên lấy số liệu Sig. (2-tailed) của hàng Equal variances not assumed để xác
định. Vì Sig. (2-tailed) nhỏ hơn 0.05 (0 <0.05) nên bác bỏ Ho.

 Vậy Đô kết nối thương hiệu của khách hàng đối với bệnh viện Hoàn Mỹ và bệnh viện Gia Đình
là khác nhau.

Tiếp tục sử dụng biện pháp mô tả

Độ gắn kết thương hiệu bệnh viện Gia đình Độ gắn kết thương hiệu bệnh viện Hoàn Mỹ

Dựa vào số trung bình về cảm nhận khách hàng trong gắn kết thương hiệu, thì số trung bình của bệnh
viện Gia Đình là cao hơn (4.45545 > 2.97789) và nhìn vào bảng phân phối ta có thể kết luận khách
hàng cảm thấy khách hàng cảm thấy độ gắn kết của bệnh viện Gia Đình thì cao hơn so với bệnh viện
Hoàn Mỹ.

Giả thuyết 5: Khách hàng của bệnh viện Gia Đình thì truyền miệng tích cực hơn so với các khách
hàng của bệnh viện Hoàn Mỹ
Ho: Độ truyền miệng tích cực của khách hàng đối với bệnh viện Hoàn Mỹ và bệnh viện Gia Đình là
như nhau
H1: Khách hàng ở bệnh viện Hoàn Mỹ truyền miệng tích cực hơn bệnh viện Gia Đình

Group Statistics
Std. Std. Error
Thương hiệu N Mean Deviation Mean
GiaDinh 220 4.55000 1.365675 .092074
15
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

TRUYỀN MIỆNG HoanMy


199 5.00503 1.218533 .086380
TÍCH CỰC

Independent Samples Test


Levene's Test
for Equality of
Variances t-test for Equality of Means
95% Confidence
Sig. Std.
Interval of the
(2- Mean Error
Difference
tailed Differen Differe
F Sig. t df ) ce nce Lower Upper
TRUYỀN Equal .
-.45502 -.70461 -.20544
MIỆNG variances 3.918 .048 -3.584 417 .000 12697
5 0 1
TÍCH assumed 2
CỰC
Equal
.
variances 416.92 -.45502 -.70319 -.20686
-3.604 .000 12625
not 5 5 1 0
0
assumed

*Kết luận:

Ta có Sig. = 0.048 < 0.05 nên lấy số liệu Sig. (2-tailed) của hàng Equal variances assumed để xác định.
Và Sig. (2-tailed) nhỏ hơn 0.05 (0 <0.05) nên bác bỏ Ho.

 Vậy khách hàng của bệnh biện Gia Đình và bệnh viện Hoàn Mỹ truyền miệng khác nhau

Tiếp tục dùng biện pháp mô tả:

16
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Truyền miệng tích cực bệnh viện Gia đình Truyền miệng tích cực bệnh viện Hoàn Mỹ

Từ số trung bình về mức độ truyền miệng của khách hàng đối với thương hiệu bệnh viện, ta thấy số
trung bình của bệnh viện Gia Đình thấp hơn bệnh viện Hoàn Mỹ (4.55 < 5.01)

Ngoài ra từ bảng phân phối có thể thấy khách hàng ở bệnh viện Hoàn Mỹ truyền miệng tích cực ở mức
trung bình và cao nhiều hơn bệnh viện Gia Đình.

Giả thuyết 6: Sự sẵn sàng trả giá cao của khách hàng ở bệnh viện Hoàn Mỹ và bệnh viện Gia đình
là khác nhau
Ho: Sự sẵn sàng trả giá cao của khách hàng ở bệnh viện Hoàn Mỹ và bệnh viện Gia Đình là như nhau.
H1: Sự sẵn sàng trả giá cao của khách hàng ở bệnh viện Hoàn Mỹ và bệnh viện Gia Đình là khác nhau.

Group Statistics
Std. Std. Error
Thương hiệu N Mean Deviation Mean
SẴN SÀNG TRẢ GIÁ GiaDinh 220 4.76818 1.119926 .075505
CAO
HoanMy 199 4.49497 1.259299 .089269

Independent Samples Test


Levene's Test t-test for Equality of Means
for Equality
of Variances

17
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

95% Confidence
Interval of the
Std. Difference
Sig. Mean Error
(2- Differe Differ
F Sig. t df tailed) nce ence Lower Upper
SẴN Equal .
. .
SÀNG variances .270 .603 2.350 417 .019 1162 .044727
273207 501687
TRẢ GIÁ assumed 35
CAO
Equal .
398.32 . .
variances 2.337 .020 1169 .043351
3 273207 503063
not assumed 19

Kết luận:

Ta có, Sig. = 0.603 > 0.05 nên lấy số liệu Sig. (2-tailed) của hàng Equal variances not assumed để xác
định. Vì Sig. (2-tailed) nhỏ hơn 0.05 (0.02 < 0.05) nên bác bỏ Ho.

 Vậy sự sẵn sàng trả giá cao của khách hàng ở bệnh viện Hoàn Mỹ và bệnh viện Gia Đình là
khác nhau.

Tiếp tục dùng biện pháp mô tả

Sẵn sàng trả giá bệnh viện Gia đình Sẵn sàng trả giá bệnh viện Hoàn Mỹ
Từ số trung bình và bảng phân phối ta có thể kết luận khách hàng ở bệnh viện Gia Đình sẵn sàng trả giá
cao hơn khách hàng ở bệnh viện Hoàn Mỹ.

18
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

4.3.2. Sử dụng test ANOVA


Giả thuyết 7: Các nhóm có thu nhập khác nhau thì sự sẵn lòng trả giá sẽ khác nhau

H0: Không có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập về sự sẵn lòng trả giá cao của khách hàng

H1: Có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập về sự sẵn lòng trả giá cao của khách hàng

Ta có, Sig = 0.142 > 0.05, nên phương sai của các nhóm bằng nhau, thỏa mãn điều kiện phân tích
ANOVA.

Ta có, Sig = 0.000 < 0.05, có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập về sự sẵn lòng trả giá cao của khách
hàng. Bác bỏ H0, Chấp nhận H1

Giả thuyết 10: Những nhóm ngành nghề khác nhau cảm thấy bệnh viện gia đình cool khác nhau

H0: Không có sự khác biệt giữa những nhóm nghề nghiệp về cảm nhận độ cool của Bệnh viện gia đình

H1: Có sự khác biệt giữa những nhóm nghề nghiệp về cảm nhận độ cool của Bệnh viện gia đình

Ta có, Sig = 0.368 > 0.05, nên phương sai của các nhóm bằng nhau, thỏa mãn điều kiện phân tích
ANOVA.

19
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Ta có, Sig = 0.000 < 0.05, có sự khác biệt giữa những nhóm nghề nghiệp về cảm nhận độ cool của
Bệnh viện gia đình. Bác bỏ H0, Chấp nhận H1.

Giả thuyết 11: Những người sống ở các khu vực khác nhau cảm thấy bệnh viện gia đình có độ cool
khác nhau
H0: Không có sự khác biệt giữa các khu vực sinh sống về cảm nhận độ cool của Bệnh viện gia đình
H1: Có sự khác biệt giữa các khu vực sinh sống về cảm nhận độ cool của Bệnh viện gia đình

Ta có, Sig = 0.884 > 0.05 nên phương sai của các nhóm bằng nhau, thõa mãn điều kiện phân tích
ANOVA.

Với F=0.846 và Sig = 0.470 > 0.05 nên chưa có cơ sở để chấp nhận H1và bác bỏ H0.

Giả thuyết 12: Trình độ giáo dục khác nhau cảm nhận độ cool thương hiệu khác nhau
H0: Không có sự khác biệt giữa trình độ giáo dục về cảm nhận độ cool thương hiệu Bệnh viện Gia
Đình
H1: Có sự khác biệt giữa trình độ giáo dục về cảm nhận độ cool thương hiệu Bệnh viện Gia Đình

20
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Ta có, Sig = 0.761 > 0.05 nên phương sai của các nhóm bằng nhau, thỏa mãn điều kiện phân tích
ANOVA.

Ta có, Sig = 0.025 < 0.05 nên có sự khác biệt giữa trình độ giáo dục về cảm nhận độ cool thương hiệu
Bệnh viện Gia Đình. Bác bỏ H0, Chấp nhận H1

Giả thuyết 13: Mức độ sử dụng thương hiệu khác nhau thì Tình yêu thương hiệu khác nhau
H0: Không có sự khác biệt giữa mức độ sử dụng thương hiệu và Tình yêu thương hiệu
H1: Có sự khác biệt giữa mức độ sử dụng thương hiệu và Tình yêu thương hiệu

Sig = 0.528 > 0.05 nên phương sai của các nhóm bằng nhau, thỏa mãn điều kiện phân tích ANOVA.

Với F = 1.698 và Sig = 0.168 > 0.05 nên chưa có cơ sở để chấp nhận H1và bác bỏ H0.

Giả thuyết 37: Truyền miệng trong quá khứ có ảnh hưởng đến Truyền miệng tích cực hiện tại
H0: Truyền miệng trong quá khứ không có sự ảnh hưởng đến truyền miệng tích cực hiện tại
H1: Truyền miệng trong qua khứ có sự ảnh hưởng đến truyền miệng tích cực hiện tại.

Test of Homogeneity of Variances

21
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

WOM

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.083 4 215 .366

Ta có, Sig. = 0,366 < 0,05 nên phương sai của nhóm là bằng nhau, thỏa mãn điều kiện của phân tích
ANOVA.

ANOVA

WOM

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 147.772 4 36.943 30.470 .000

Within Groups 260.678 215 1.212

Total 408.450 219

Với mức ý nghĩa F = 30,470 và Sig = 0.000 < 0.05 nên có sự ảnh hưởng giữa truyền miệng trong quá
khứ và truyền miệng ở hiện tại. Bác bỏ H0, Chấp nhận H1

4.3.3. Phân tích hồi quy


4.3.3.1. Phân tích hồi quy đơn biến
Giả thuyết 14: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Nhóm tính cách hướng
ngoại
H0: Độ cool của thương hiệu không có ảnh hưởng đến nhóm tính cách hướng ngoại.
H1: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng đến nhóm tính cách hướng ngoại.

Xét điều kiện ANOVA để tiếp tục phân tích.


ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression .972 1 .972 .477 .490b

1 Residual 444.040 218 2.037

Total 445.012 219

a. Dependent Variable: PER_Extraversion

b. Predictors: (Constant), COOL

22
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Vì Sig = 0,490 > 0,05 nên có thể khẳng định không tồn tại mối quan hệ giữa Độ cool của thương hiệu
và Nhóm tính cách hướng ngoại.

 Giả thuyết không tồn tại.

Giả thuyết 15: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Nhóm tính cách đồng cảm
H0: Độ cool của thương hiệu không có ảnh hưởng đến nhóm tính cách đồng cảm
H1: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng đến nhóm tính cách đồng cảm

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression .586 1 .586 .326 .569b

1 Residual 392.001 218 1.798

Total 392.586 219

a. Dependent Variable: PER_Aggreeableness

b. Predictors: (Constant), COOL

Vì Sig = 0,569 > 0,05 nên có thể khẳng định không tồn tại mối quan hệ giữa Độ cool của thương hiệu
và Nhóm tính cách đồng cảm.

 Giả thuyết không tồn tại.

Giả thuyết 16: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến Nhóm tính cách cẩn trọng
H0: Độ cool của thương hiệu không có ảnh hưởng đến nhóm tính cách cẩn trọng.
H1: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng đến nhóm tính cách cẩn trọng
ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 5.403 1 5.403 3.776 .053b

1 Residual 311.943 218 1.431

Total 317.345 219

Vì Sig = 0,053 > 0,05 nên có thể khẳng định không tồn tại mối quan hệ giữa Độ cool của thương hiệu
và Nhóm tính cách cẩn trọng.

23
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

 Giả thuyết không tồn tại.



Giả thuyết 17: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến Nhóm tính cách ổn định cảm
xúc
H0: Độ cool của thương hiệu không có ảnh hưởng đến nhóm tính cách ổn định cảm xúc
H1: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng đến nhóm tính cách ổn định cảm xúc
ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression .290 1 .290 .207 .650b

1 Residual 305.647 218 1.402

Total 305.936 219

Vì Sig = 0,650 > 0,05 nên có thể khẳng định không tồn tại mối quan hệ giữa Độ cool của thương hiệu
và Nhóm tính cách ổn định cảm xúc.

 Giả thuyết không tồn tại.

Giả thuyết 18: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Nhóm tính cách sáng tạo
H0: Độ cool của thương hiệu không có ảnh hưởng đến nhóm tính cách sáng tạo.
H1: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng đến nhóm tính cách sáng tạo.
ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 4.333 1 4.333 2.893 .090b

1 Residual 326.462 218 1.498

Total 330.794 219

Vì Sig = 0,09 > 0,05 nên có thể khẳng định không tồn tại mối quan hệ giữa Độ cool của thương hiệu và
Nhóm tính cách sáng tạo.

 Giả thuyết không tồn tại.

Giả thuyết 19: Độ cool của thương hiện trong quá khứ ảnh hưởng tích cực (+) đến Độ cool của
thương hiệu 
H0: Độ cool của thương hiệu trong quá khứ không có ảnh hưởng đến độ cool của thương hiệu.
24
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

H1: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng đến độ cool của thương hiệu.
Model Summary

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the


Square Estimate

1 .173a .030 .026 .8335023

Hệ số tương quan R2 = 0,03 nên có thể khẳng định mối quan hệ giữa Độ cool của thương hiệu trong
quá khứ và Độ cool của thương hiệu hiện tại là yếu.

Vậy biến độ cool thương hiệu quá khứ chỉ giải thích được 3% biến độ cool thương hiệu hiện tại.
ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 4.688 1 4.688 6.747 .010b

1 Residual 151.450 218 .695

Total 156.138 219

Vì Sig = 0,010 < 0,05 nên có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa Độ cool của thương hiệu trong
quá khứ và Độ cool của thương hiệu ở hiện tại trên tổng thể. Bác bỏ H0, chấp nhận H1.
Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig.


Coefficients

B Std. Error Beta

(Constant) 4.246 .065 65.218 .000


1
COOL_past .214 .082 .173 2.598 .010

Phương trình hồi quy:


COOL = 4,246 + 0,214.COOL_past + e

Tá có, Sig (COOL_past) < 0,05 nên có thể sử dụng biến này để áp dụng trên tổng thể.
 Như vậy, độ cool của thương hiệu trong quá khứ càng tăng thì độ cool của thương hiệu hiện tại
càng tăng trên tổng thể.

Giả thuyết 20: Độ cool của thương hiệu hiện tại có ảnh hưởng tích cực (+) đến Độ cool của thương
hiệu trong tương lai

25
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression .505 1 .505 .834 .362b

1 Residual 132.090 218 .606

Total 132.595 219

Vì Sig = 0,362 > 0,05 nên có thể khẳng định không tồn tại mối quan hệ giữa Độ cool của thương hiệu
hiện tại và Độ cool của thương hiệu tương lai trên tổng thể.

 Giả thuyết không tồn tại

4.3.3.2. Phân tích hồi quy đa biến

a) Biến phụ thuộc Tình yêu thương hiệu


Giả thuyết 21: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Tình yêu thương hiệu
Giả thuyết 22: Kết nối thương hiệu ảnh hưởng có ảnh hưởng tích cực (+) đến Tình yêu thương
hiệu
Giả thuyết 23: Thái độ với thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Tình yêu thương hiệu
Giả thuyết 24: Sự hài lòng với thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Tình yêu thương hiệu
Giả thuyết 25: Sự sẵn lòng trả giá cao có ảnh hưởng tích cực (+) đến Tình yêu thương hiệu
H0: Độ cool thương hiệu, kết nối thương hiệu, sự hài lòng thương hiệu, thái độ đối với thương hiệu và
sẵn lòng trả giá cao không có ảnh hưởng đến Tình yêu thương hiệu.
H1: Độ cool thương hiệu, kết nối thương hiệu, sự hài lòng thương hiệu, thái độ đối với thương hiệu và
sẵn lòng trả giá cao có ảnh hưởng đến Tình yêu thương hiệu.
Model Summary

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the


Square Estimate

1 .705a .497 .485 .7315

Hệ số tương quan R2 = 0,497 nên có thể khẳng định mối quan hệ giữa Độ cool thương hiệu, kết nối
thương hiệu, sự hài lòng thương hiệu, thái độ đối với thương hiệu và sẵn lòng trả giá cao với tình yêu
thương hiệu là trung bình cao.

Vậy các biến độ cool thương hiệu, kết nối thương hiệu, sự hài lòng thương hiệu, thái độ đối với thương
hiệu và sẵn lòng trả giá cao giải thích được 49,7% biến tình yêu thương hiệu.

26
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 113.217 5 22.643 42.315 .000b

1 Residual 114.515 214 .535

Total 227.732 219

Vì Sig = 0,000 < 0,05 nên có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa độ cool thương hiệu, kết nối
thương hiệu, sự hài lòng thương hiệu, thái độ đối với thương hiệu và sẵn lòng trả giá cao với tình yêu
thương hiệu trên tổng thể. Bác bỏ H0, chấp nhận H1.
Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig.


Coefficients

B Std. Error Beta

(Constant) 1.520 .370 4.112 .000

COOL .008 .066 .006 .117 .907

CON .249 .047 .359 5.331 . 000


1
SAT -.012 .065 -.012 -.187 .852

ATT .460 .075 .421 6.161 .000

PAY .012 .058 .013 .208 .835

LOVE = 1,520 + 0,08.COOL + 0,249.CON – 0,012.SAT + 0,460.ATT + 0,012.PAY + e

Các biến COOL, CON, ATT và PAY cùng chiều với biến LOVE, biến SAT ngược chiều với biến
LOVE.

Tá có, Sig (ATT) và Sig (CON) < 0,05 nên có thể sử dụng biến này để áp dụng trên tổng thể.

Tuy nhiên, Sig (COOL) và Sig (SAT) và Sig (PAY) > 0,05 nên không thể sử dụng 3 biến này để áp
dụng trên tổng thể.
 Như vậy, Kết nối thương hiệu và thái độ thương hiệu càng tăng, thì tình yêu thương hiệu càng
tăng trên tổng thể.

Giả thuyết 26: Độ cool thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Kết nối thương hiệu

27
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Giả thuyết 27: Sẵn lòng trả giá cao có ảnh hưởng tích cực (+) đến Kết nối thương hiệu
H0: Độ cool thương hiệu, sẵn lòng trả giá cao không có ảnh hưởng đến Kết nối thương hiệu.
H1: Độ cool thương hiệu, sẵn lòng trả giá cao có ảnh hưởng đến Kết nối thương hiệu.
Model Summary

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the


Square Estimate

1 .539a .290 .284 1.2438545

Hệ số tương quan R2 = 0,539 nên có thể khẳng định mối quan hệ giữa độ cool thương hiệu, sẵn lòng trả
giá cao với Kết nối thương hiệu là khá chắc chẽ.

Vậy các biến độ cool thương hiệu, sẵn lòng trả giá cao giải thích được 53,9% biến kết nối thương hiệu.

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 137.387 2 68.693 44.399 .000b

1 Residual 335.737 217 1.547

Total 473.123 219

Vì Sig = 0,000 < 0,05 nên có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa độ cool thương hiệu, sẵn lòng trả
giá cao với kết nối thương hiệu trên tổng thể. Bác bỏ H0, chấp nhận H1.
Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig.


Coefficients

B Std. Error Beta

(Constant) .979 .479 2.044 .042

1 COOL .038 .110 .022 .347 .729

PAY .694 .083 .529 8.350 .000

Phương trình hồi quy

CON = 0,979 + 0,038.COOL + 0,694.PAY + e


Các biến COOL và PAY cùng chiều với biến CON trên mẫu.
Tá có, Sig (PAY) < 0,05 nên có thể sử dụng biến này để áp dụng trên tổng thể.

28
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Tuy nhiên, Sig (COOL) > 0,05 nên không thể sử dụng biến này để áp dụng trên tổng thể.
 Như vậy, Sẵn lòng trả giá cho thương hiệu càng tăng, thì kết nối thương hiệu càng tăng trên
tổng thể.

Giả thuyết 28: Sự hài lòng với thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Thái độ với thương hiệu
Giả thuyết 29: Truyền miệng tích cực có ảnh hưởng tích cực (+) đến Thái độ của thương hiệu
Giả thuyết 30: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Thái độ với thương hiệu
H0: Sự hài lòng thương hiệu, truyền miệng tích cực, độ cool thương hiệu không có ảnh hưởng đến Thái
độ đối với thương hiệu.
H1: Sự hài lòng thương hiệu, truyền miệng tích cực, độ cool thương hiệu có ảnh hưởng đến Thái độ đối
với thương hiệu.
Model Summary

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the


Square Estimate

1 .604a .365 .356 .75006

Hệ số tương quan R2 = 0,604 nên có thể khẳng định mối quan hệ giữa độ cool thương hiệu, sự hài lòng
thương hiệ và truyền miệng tích cực với thái độ thương hiệu là khá chắc chẽ.

Vậy các biến độ cool thương hiệu, sự hài lòng thương hiệu và truyền miệng tích cực giải thích được
60,4% biến thái độ đối với thương hiệu.
ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 69.904 3 23.301 41.418 .000b

1 Residual 121.520 216 .563

Total 191.424 219

Vì Sig = 0,000 < 0,05 nên có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa độ cool thương hiệu, sự hài lòng
thương hiệu và truyền miệng tích cực với thái độ thương hiệu trên tổng thể. Bác bỏ H0, chấp nhận H1.
Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig.


Coefficients

B Std. Error Beta

1 (Constant) 2.391 .332 7.208 .000

29
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

SAT .517 .055 .557 9.461 .000

WOM .036 .040 .053 .894 .372

COOL .080 .066 .072 1.207 .229

Phương trình hồi quy

ATT = 2,391 + 0,080.COOL + 0,517.SAT + 0,036.WOM + e

Các biến COOL, SAT, WOM cùng chiều với biến ATT.

Ta có, Sig (SAT) < 0,05 nên có thể sử dụng biến này để áp dụng trên tổng thể.

Tuy nhiên, Sig (COOL) và Sig (WOM) > 0,05 nên không thể sử dụng biến này để áp dụng trên tổng
thể.
 Như vậy, Sự hài lòng thương hiệu càng tăng, thì thái độ với thương hiệu càng tăng trên tổng
thể.

Giả thuyết 31: Truyền miệng tích cực có ảnh hưởng tích cực (+) đến Sự hài lòng với thương hiệu
Giả thuyết 32: Độ cool của thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Sự hài lòng với thương hiệu
H0: Truyền miệng tích cực, độ cool thương hiệu không có ảnh hưởng đến Sự hài lòng với thương hiệu.
H1: Truyền miệng tích cực, độ cool thương hiệu có ảnh hưởng đến Sự hài lòng với thương hiệu.
Model Summary

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the


Square Estimate

1 .390a .152 .144 .9317329

Hệ số tương quan R2 = 0,390 nên có thể khẳng định mối quan hệ giữa độ cool thương hiệu, truyền
miệng tích cực với sự hài lòng thương hiệu là trung bình.

Vậy các biến độ cool thương hiệu, truyền miệng tích cực giải thích được 39,0% biến sự hài lòng đối
với thương hiệu.
ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 33.766 2 16.883 19.448 .000b

1 Residual 188.383 217 .868

Total 222.149 219

30
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

a. Dependent Variable: SAT

b. Predictors: (Constant), COOL, WOM

Vì Sig = 0,000 < 0,05 nên có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa độ cool thương hiệu, truyền
miệng tích cực với sự hài lòng thương hiệu trên tổng thể. Bác bỏ H0, chấp nhận H1.
Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig.


Coefficients

B Std. Error Beta

(Constant) 3.299 .346 9.539 .000

1 WOM .166 .049 .225 3.390 .001

COOL .299 .079 .251 3.776 .000

a. Dependent Variable: SAT

Phương trình hồi quy

SAT = 3,299 + 0,299.COOL + 0,166.WOM + e

Các biến COOL, WOM cùng chiều với biến SAT.

Vì Sig (COOL) và Sig (WOM) < 0,05 nên có thể sử dụng biến này để áp dụng trên tổng thể.
 Như vậy, Độ cool thương hiệu và truyền miệng tích cực càng tăng, thì tình yêu thương hiệu
càng tăng trên tổng thể.

Giả thuyết 33: Độ cool của thương hiệu ảnh hưởng tích cực (+) đến Sự sẵn lòng trả giá cao
Giả thuyết 34: Tình yêu thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Sự sẵn lòng trả giá cao
H0: Độ cool thương hiệu, tình yêu thương hiệu không có ảnh hưởng đến Sự sẵn lòng trả giá cao.
H1: Độ cool thương hiệu, tình yêu thương hiệu có ảnh hưởng đến Sự sẵn lòng trả giá cao.
Model Summary

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the


Square Estimate

1 .527a .278 .271 .9561

a. Predictors: (Constant), LOVE, COOL

Hệ số tương quan R2 = 0,527 nên có thể khẳng định mối quan hệ giữa độ cool thương hiệu, tình yêu
thương hiệu với sự sẵn lòng trả giá cao là khá chặt chẽ.

31
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Vậy các biến độ cool thương hiệu, tình yêu thương hiệu giải thích được 52,7% biến sự sẵn lòng trả giá
cao.
ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 76.311 2 38.156 41.740 .000b

1 Residual 198.366 217 .914

Total 274.677 219

a. Dependent Variable: PAY

b. Predictors: (Constant), LOVE, COOL

Vì Sig = 0,000 < 0,05 nên có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa độ cool thương hiệu, tình yêu
thương hiệu với sự sẵn lòng trả giá cao trên tổng thể. Bác bỏ H0, chấp nhận H1.
Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig.


Coefficients

B Std. Error Beta

(Constant) .877 .432 2.031 .043

1 COOL .483 .078 .364 6.171 .000

LOVE .342 .065 .311 5.274 .000

a. Dependent Variable: PAY

Phương trình hồi quy

PAY = 0,877 + 0,483.COOL + 0,342.LOVE + e

Các biến COOL, LOVE cùng chiều với biến PAY.

Vì Sig (COOL) và Sig (LOVE) < 0,05 nên có thể sử dụng biến này để áp dụng trên tổng thể.
 Như vậy, Độ cool thương hiệu và tình yêu thương hiệu càng tăng, thì sự hài lòng với thương
hiệu càng tăng trên tổng thể.

Giả thuyết 35: Độ cool thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Truyền miệng tích cực
Giả thuyết 36: Kết nối  thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Truyền miệng tích cực
H0: Độ cool thương hiệu, Kết nối thương hiệu không có ảnh hưởng đến Truyền miệng tích cực
H1: Độ cool thương hiệu, Kết nối thương hiệu có ảnh hưởng đến Truyền miệng tích cực.

32
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Model Summary

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the


Square Estimate

1 .341a .117 .108 1.2895

a. Predictors: (Constant), CON, COOL

Hệ số tương quan R2 = 0,341 nên có thể khẳng định mối quan hệ giữa độ cool thương hiệu, kết nối
thương hiệu với truyền miệng tích cực là trung bình.

Vậy các biến độ cool thương hiệu, kết nối thương hiệu giải thích được 34,1% biến truyền miệng tích
cực.
ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 47.617 2 23.808 14.318 .000b

1 Residual 360.833 217 1.663

Total 408.450 219

a. Dependent Variable: WOM

b. Predictors: (Constant), CON, COOL

Vì Sig = 0,000 < 0,05 nên có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa với truyền miệng tích cực trên
tổng thể. Bác bỏ H0, chấp nhận H1.
Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig.


Coefficients

B Std. Error Beta

(Constant) 2.275 .482 4.722 .000

1 COOL .565 .107 .349 5.304 .000

CON -.039 .061 -.042 -.638 .524

a. Dependent Variable: WOM

Phương trình hồi quy

33
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

WOM = 2.275 + 0,565.COOL - 0.039.CON + e

Biến COOL cùng chiều với biến WOM, biến CON ngược chiều với biến WOM.

Ta có, Sig (COOL) < 0,05 nên có thể sử dụng biến này để áp dụng trên tổng thể.

Tuy nhiên, Sig (CON) > 0,05 nên không thể sử dụng biến này để áp dụng trên tổng thể.
 Như vậy, Độ cool thương hiệu tăng, thì truyền miệng tích cực càng tăng trên tổng thể.

5. Bảng tóm tắt kế hoạch phân tích dữ liệu


No Mục tiêu Giả thuyết Các biến liên quan Kỹ thuật phân Kết quả
. (Các nhận/
tích
bác bỏ giả
thuyết)
1 Đánh giá được Khách hàng cảm COOL Phân tích Bác bỏ giả
cảm nhận của nhận độ cool đánh giá thuyết
khách hàng về thương hiệu của (One-Sample Kết luận:
độ cool của bệnh viện Gia Statistics) Khách hàng
thương hiệu đình là thấp cảm nhận độ
sản phẩm của cool thương
bệnh viện Gia hiệu của
Đình bệnh viện
Gia Đình là
trung bình
2 Đánh giá phản Tình yêu thương Phân tích so Bác bỏ giả
ứng hiện tại hiệu của khách sánh thuyết
LOVE
của khách hàng hàng đối với bệnh (Independent Dung
đối với việc viện Gia đình là BRAND Samples Test) phương
xây dựng bằng với bệnh pháp mô tả
thương hiệu viện Hoàn Mỹ để đưa ra kết
sản phẩm (hiệu luận:
suất thương
hiệu) của bệnh Tình yêu
viện Gia Đình thương hiệu
và đối thủ cạnh bệnh viện
tranh là bệnh Gia Đình
viện Hoàn Mỹ cao hơn so
với bệnh
viện Hoàn
Mỹ
3 Đánh giá phản Bệnh viện Gia SAT Phân tích so Chấp nhận
ứng hiện tại đình được khách sánh giả thuyết
BRAND
của khách hàng hàng hài lòng cao (Independent
đối với việc hơn so với bệnh Samples Test)
34
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

xây dựng viện Hoàn Mỹ 


thương hiệu
sản phẩm (hiệu
suất thương
hiệu) của bệnh
viện Gia Đình
và đối thủ cạnh
tranh là bệnh
viện Hoàn Mỹ
4 Đánh giá phản  Bệnh viện CON Phân tích so Chấp nhận
ứng hiện tại Gia đình sánh giả thuyết
BRAND
của khách hàng được (Independent
đối với việc khách Samples Test)
xây dựng hàng đánh
thương hiệu giá kết nối
sản phẩm (hiệu tốt hơn so
suất thương với bệnh
hiệu) của bệnh Viện Hoàn
viện Gia Đình Mỹ
và đối thủ cạnh
tranh là bệnh
viện Hoàn Mỹ
5 Đánh giá phản Khách hàng của WOM Phân tích so Bác bỏ giả
ứng hiện tại bệnh viện Gia sánh thuyết
BRAND
của khách hàng Đình thì truyền (Independent Kết hợp
đối với việc miệng tích cực Samples Test) phương
xây dựng hơn so với các pháp mô tả
thương hiệu khách hàng của và đưa ra kết
sản phẩm (hiệu bệnh viện Hoàn luận:
suất thương Mỹ
hiệu) của bệnh Truyền
viện Gia Đình miệng tích
và đối thủ cạnh cực của
tranh là bệnh khách hàng
viện Hoàn Mỹ bệnh viện
Gia Đình thì
thấp hơn so
với bệnh
viện Hoàn
Mỹ
6 Đánh giá phản Sự sẵn sàng trả PAY Phân tích so Chấp nhận
ứng hiện tại giá cao của khách sánh giả thuyết
BRAND
của khách hàng hàng ở bệnh viện (Independent
đối với việc Hoàn Mỹ và bệnh Samples Test)
xây dựng viện Gia đình là
thương hiệu khác nhau
35
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

sản phẩm (hiệu


suất thương
hiệu) của bệnh
viện Gia Đình
và đối thủ cạnh
tranh là bệnh
viện Hoàn Mỹ
7 Đánh giá phản Các nhóm có thu INCOME Phân tích so Chấp nhận
ứng hiện tại nhập khác nhau sánh giả thuyết
PAY
của khách hàng thì sự sẵn lòng trả (Independent
đối với việc giá sẽ khác nhau Samples Test)
xây dựng
thương hiệu
sản phẩm (hiệu
suất thương
hiệu) của bệnh
viện Gia Đình
8 Đánh giá được Nữ giới cảm nhận COOL Phân tích so Bác bỏ giả
cảm nhận của độ cool thương sánh thuyết
SEX
khách hàng về hiệu cao hơn so (Independent Kết luận: Nữ
độ cool của với nam giới  Samples Test) giới và nam
thương hiệu giới có đánh
sản phẩm của giá như nhau
bệnh viện Gia về độ Cool
Đình thương hiệu
bệnh viện
Gia Đình
9 Đánh giá được Người đã kết hôn MARRIAGE Phân tích so Bác bỏ giả
cảm nhận của phản ứng tiêu cực sánh thuyết
COOL
khách hàng về với độ cool (Independent Sau khi phân
độ cool của thương hiệu hơn Samples Test) tích số liệu
thương hiệu so với người độc kết luận:
sản phẩm của thân Người kết
bệnh viện Gia hôn đánh giá
Đình thương hiệu
bệnh viện
Gia Đình
cool hơn
người độc
thân
10 Đánh giá được Những nhóm JOB Kiểm định Chấp nhận
cảm nhận của ngành nghề khác (ANOVA) giả thuyết
COOL
khách hàng về nhau cảm thấy
độ cool của bệnh viện gia

36
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

thương hiệu đình cool khác


sản phẩm của nhau
bệnh viện Gia
Đình
11 Đánh giá được Những người URBAN Kiểm định Bác bỏ giả
cảm nhận của sống ở các khu (ANOVA) thiết:
COOL
khách hàng về vực khác nhau Những
độ cool của cảm thấy bệnh người sống
thương hiệu viện gia đình có ở các khu
sản phẩm của độ cool khác nhau vực khác
bệnh viện Gia nhau cảm
Đình nhận như
nhau về
bệnh viện
gia đình có
độ cool 

12 Đánh giá được Trình độ giáo dục EDUCATION Kiểm định Chấp nhận
cảm nhận của khác nhau cảm (ANOVA) giả thuyết
COOL
khách hàng về nhận độ cool
độ cool của thương hiệu khác
thương hiệu nhau
sản phẩm của
bệnh viện Gia
Đình
13 Đánh giá phản Mức độ sử dụng LOVE Kiểm định Bác bỏ giả
ứng hiện tại thương hiệu khác thiết:
BEHAVIOUR (ANOVA)
của khách hàng nhau thì Tình yêu Mức độ sử
đối với việc thương hiệu khác dụng thương
xây dựng nhau hiệu khác
thương hiệu nhau thì
sản phẩm (hiệu Tình yêu
suất thương thương hiệu
hiệu) của bệnh vẫn không
viện Gia Đình khác nhau
14 Xác định Độ cool của PER_Extraversion Phân tích hồi Giả thuyết
những phân thương hiệu có quy đơn biến không tồn
COOL
đoạn thị trường ảnh hưởng tích tại
(ANOVA)
tiềm năng cho cực (+) đến Nhóm
định vị thương tính cách hướng
hiệu sản phẩm ngoại
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia

37
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

Đình
15 Xác định Độ cool của PER_Aggreeableness Phân tích hồi Giả thuyết
những phân thương hiệu có quy đơn biến không tồn
COOL
đoạn thị trường ảnh hưởng tích tại
(ANOVA)
tiềm năng cho cực (+) đến Nhóm
định vị thương tính cách đồng
hiệu sản phẩm cảm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
16 Xác định Độ cool của PER_Conscientiousness Phân tích hồi Giả thuyết
những phân thương hiệu có quy đơn biến không tồn
COOL
đoạn thị trường ảnh hưởng tiêu tại
(ANOVA)
tiềm năng cho cực (-) đến Nhóm
định vị thương tính cách cẩn
hiệu sản phẩm trọng
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
17 Xác định Độ cool của PER_EmoStability Phân tích hồi Giả thuyết
những phân thương hiệu có quy đơn biến không tồn
COOL
đoạn thị trường ảnh hưởng tiêu tại
(ANOVA)
tiềm năng cho cực (-) đến Nhóm
định vị thương tính cách ổn định
hiệu sản phẩm cảm xúc
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
18 Xác định Độ cool của PER_Openness Phân tích hồi Giả thuyết
những phân thương hiệu có quy đơn biến không tồn
COOL
đoạn thị trường ảnh hưởng tích tại
(ANOVA)
tiềm năng cho cực (+) đến Nhóm
định vị thương tính cách sáng tạo
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
19 Xác định Độ cool của 2 biến COOL Phân tích hồi Chấp nhận
những phân thương hiện trong quy đơn biến giả thuyết
đoạn thị trường quá khứ ảnh (ANOVA)

38
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

tiềm năng cho hưởng tích cực


định vị thương (+) đến Độ cool
hiệu sản phẩm của thương hiệu
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
20 Xác định Độ cool của 2 biến COOL Phân tích hồi Giả thuyết
những phân thương hiệu hiện quy đơn biến không tồn
đoạn thị trường tại có ảnh hưởng tại
(ANOVA)
tiềm năng cho tích cực (+) đến
định vị thương Độ cool của
hiệu sản phẩm thương hiệu trong
theo độ cool tương lai
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
21 Xác định Độ cool của COOL Phân tích hồi Chấp nhận
những phân thương hiệu có quy đa biến giả thuyết
LOVE
đoạn thị trường ảnh hưởng tích (ANOVA)
tiềm năng cho cực (+) đến Tình
định vị thương yêu thương hiệu
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
22 Xác định Kết nối thương CON Phân tích hồi Chấp nhận
những phân hiệu ảnh hưởng quy đa biến giả thuyết
LOVE
đoạn thị trường có ảnh hưởng tích (ANOVA)
tiềm năng cho cực (+) đến Tình
định vị thương yêu thương hiệu
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
23 Xác định Thái độ với ATT Phân tích hồi Chấp nhận
những phân thương hiệu có quy đa biến giả thuyết
LOVE
đoạn thị trường ảnh hưởng tích (ANOVA)
tiềm năng cho cực (+) đến Tình
định vị thương yêu thương hiệu
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu

39
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

bệnh viện Gia


Đình
24 Xác định Sự hài lòng với SAT Phân tích hồi Chấp nhận
những phân thương hiệu có quy đa biến giả thuyết
LOVE
đoạn thị trường ảnh hưởng tích (ANOVA)
tiềm năng cho cực (+) đến Tình
định vị thương yêu thương hiệu
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
25 Xác định Truyền miệng tích WOM Phân tích hồi Chấp nhận
những phân cực có ảnh hưởng LOVE quy đa biến giả thuyết
đoạn thị trường tích cực (+) đến (ANOVA)
tiềm năng cho Tình yêu thương
định vị thương hiệu
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
26 Xác định Độ cool thương COOL Phân tích hồi Chấp nhận
những phân hiệu có ảnh quy đa biến giả thuyết
CON
đoạn thị trường hưởng tích cực (ANOVA)
tiềm năng cho (+) đến Kết nối
định vị thương thương hiệu
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
27 Xác định Sẵn lòng trả giá PAY Phân tích hồi Chấp nhận
những phân cao có ảnh hưởng quy đa biến giả thuyết
CON
đoạn thị trường tích cực (+) đến (ANOVA)
tiềm năng cho Kết nối thương
định vị thương hiệu
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
28 Xác định Sự hài lòng với SAT Kiểm định Chấp nhận
những phân thương hiệu có giả thiết
ATT (ANOVA)

40
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

đoạn thị trường ảnh hưởng tích


tiềm năng cho cực (+) đến Thái
định vị thương độ với thương
hiệu sản phẩm hiệu
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
29 Xác định Truyền miệng tích WOM Kiểm định Chấp nhận
những phân cực có ảnh hưởng ATT giả thiết
(ANOVA
đoạn thị trường tích cực (+) đến
tiềm năng cho Thái độ của
định vị thương thương hiệu
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
30 Xác định Độ cool của COOL Kiểm định Chấp nhận
những phân thương hiệu có giả thiết
ATT (ANOVA)
đoạn thị trường ảnh hưởng tích
tiềm năng cho cực (+) đến Thái
định vị thương độ với thương
hiệu sản phẩm hiệu
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
31 Xác định Truyền miệng tích WOM Kiểm định Chấp nhận
những phân cực có ảnh hưởng SAT giả thiết
(ANOVA)
đoạn thị trường tích cực (+) đến
tiềm năng cho Sự hài lòng với
định vị thương thương hiệu
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
32 Xác định Độ cool của COOL Kiểm định Chấp nhận
những phân thương hiệu có giả thiết
SAT (ANOVA)
đoạn thị trường ảnh hưởng tích
tiềm năng cho cực (+) đến Sự
định vị thương hài lòng với
hiệu sản phẩm thương hiệu
theo độ cool

41
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
33 Xác định Độ cool của COOL Kiểm định Chấp nhận
những phân thương hiệu ảnh giả thiết
PAY (ANOVA)
đoạn thị trường hưởng tích cực
tiềm năng cho (+) đến Sự sẵn
định vị thương lòng trả giá cao
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
34 Xác định Tình yêu thương LOVE Kiểm định Chấp nhận
những phân hiệu có ảnh giả thiết
PAY (ANOVA)
đoạn thị trường hưởng tích cực
tiềm năng cho (+) đến Sự sẵn
định vị thương lòng trả giá cao
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
35 Xác định Độ cool thương COO Kiểm định Chấp nhận
những phân hiệu có ảnh giả thiết
WOM (ANOVA)
đoạn thị trường hưởng tích cực
tiềm năng cho (+) đến Truyền
định vị thương miệng tích cực
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
36 Xác định Kết nối  thương CON Kiểm định Chấp nhận
những phân hiệu có ảnh giả thiết
WOM (ANOVA)
đoạn thị trường hưởng tích cực
tiềm năng cho (+) đến Truyền
định vị thương miệng tích cực
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình
37 Xác định Truyền miệng WOM_past Kiểm định Chấp nhận

42
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

những phân trong quá khứ có WOM (ANOVA) giả thiết


đoạn thị trường ảnh hưởng đến
tiềm năng cho Truyền miệng tích
định vị thương cực hiện tại
hiệu sản phẩm
theo độ cool
thương hiệu
bệnh viện Gia
Đình

6. Kết luận và đề xuất cho nhà quản trị


Kết quả từ phân tích dữ liệu cho thấy độ cool của thương hiệu bệnh viện Gia đình được đánh giá
Cool hơn so với các đối thủ cạnh tranh – Bệnh viện Hoàn Mỹ ở mức trung bình (=4,33166). Đây là
mức vừa phải, có thể cải thiện được trong tương lai.
6.1. Đề xuất cho nhà quản trị
Nhà quản trị có thể xem xét phương án tái định vị thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của bệnh viện Gia
đình Đà Nẵng trong tâm trí của khách hàng như là một thương hiệu cool để tận dụng những cơ hội từ
xu hướng marketing
6.2. Đề xuất chiến lược
Đối với đối thủ cạnh tranh, bệnh viện Gia đình chiếm ưu thế về các biến tình yêu, kết nối, sự hài
lòng, sự sẵn sàng trả giá cao của khách hàng, còn đối thủ cạnh tranh chiếm ưu thế về biến truyền miệng
tích cực của khách hàng.
Đối với yếu tố nhân khẩu thì bởi vì nữ giới và nam giới có cảm nhận về độ cool của bệnh viện Gia
đình là như nhau nên doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến dịch tác động đến cả hai phái. Hoặc theo
thống kê mô tả bên trên, nữ giới đến bệnh viện nhiều hơn chúng ta có thể tập trung chủ yếu vào nữ
giới.
Những nhóm ngành nghề, trình độ giáo dục, tình trạng hôn nhân, thu nhập sẽ có độ cảm nhận khác
nhau, tuy nhiên theo khảo sát thì tập trung chủ yếu ở sinh viên, người đi làm (công nhân viên chức… )
từ độ tuổi > 25 và từ 26 – 49 tuổi. Tuy nhiên, khảo sát người kết hôn lại có ảnh hưởng hơn so với người
độc thân và họ thường từ độ tuổi 26 – 49, nên doanh nghiệp có thể nhắm đến đối tượng này.
Độ cool của bệnh viện không có ảnh hưởng đến các nhóm giới tính khác nhau, nên khi thực hiện
doanh nghiệp có thể bỏ qua yếu tố này.
Các yếu tố hiệu suất như tình yêu, thái độ, kết nối không bị tác động bởi độ cool thương hiệu,
nhưng độ cool thương hiệu trong quá khứ, sự hài lòng thương hiệu, sẵn lòng trả giá cao, truyền miệng
tích cực lại tác động tương đối lớn.
Chính vì thế doanh nghiệp có thể tăng cường các dịch vụ, gắn kết gia tăng tình cảm đối với bệnh
nhân khách hàng. Bên cạnh đó thực hiện các chiến dịch Marketing nổi trội, gây ấn tượng để tạo dấu ấn
với khách hàng, giúp khách hàng truyền miệng tích cực.

43
Bệnh viện Gia Đình – Family Hospital Danang Nhóm 6

44

You might also like