You are on page 1of 86

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG

THỰC TẬP
KỸ NĂNG
GIAO TIẾP- BÁN HÀNG

CHỦ BIÊN: DS.CKII. LÊ HƯƠNG LY

ĐÀ NẴNG, 2021


BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG

THỰC TẬP
KỸ NĂNG
GIAO TIẾP- BÁN HÀNG

(DÙNG CHO DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC)

DS.CK II. LÊ HƯƠNG LY


THS. DS . NGUYỄN THỊ XUÂN THỦY

ĐÀ NẴNG, 2021


LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng mục tiêu đào tạo đại học dược của trường Đại học kỹ thuật Y – Dược
Đà Nẵng. Bộ môn Quản lý - Kinh tế Dược đã biên soạn tài liệu thực tập” Kỹ năng giao
tiếp và bán hàng” nhằm bước đầu hướng dẫn những kỹ năng thực hành, giúp sinh viên
dần tiếp cận với thực tiễn hành nghề và minh họa những nội dung cơ bản của môn học
“Kỹ năng giao tiếp và bán hàng”
Cùng với giáo trình của những môn học này, tài liệu thực tập sẽ hỗ trợ cho việc dạy
học, hướng dẫn sinh viên biết cách vận dụng những kiến thức cơ bản vào thực tế ngành
Dược và rèn luyện kỹ năng nghề cần thiết cho công việc sau này.
Cuốn tài liệu này được biên soạn lần đầu và sử dụng ở BM Quản lý - Kinh tế Dược,
nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.
Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để cuốn tài liệu này ngày
một hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!

Bộ môn Quản lý - Kinh tế Dược


MỤC LỤC
Bài 1: KỸ NĂNG GIAO TIẾP, THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ .............. 5
Bài 2: KỸ NĂNG LẮNG NGHE, ĐẶT CÂU HỎI................................... 9
Bài 3: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH ....................................................... 16
Bài 4: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN – THƯƠNG LƯỢNG, ĐÒN CÂN NÃO
..................................................................................................................... 18
Bài 5,6: KỸ NĂNG BÁN HÀNG – QUI TRÌNH BÁN HÀNG ............. 20
Bài 7:TỔNG HỢP CÁC KỸ NĂNG ....................................................... 22
PHÂN BỔ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ
BÁN HÀNG

ĐẠI HỌC CHÍNH QUI

Số tín chỉ: 3 (02/1)- Tổng số tiết học 60 (30LT/30TH)

Nội dung
Tiến
Lý thuyết Thực hành
trình
Buổi 1 Bài 1: Tâm lý khách hàng và thói Kỹ năng giao tiếp, thiết lập mối quan
4T quen dùng thuốc (4T)
hệ

Buổi 2 Bài 1: Tâm lý khách hàng và thói Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu
4T quen dùng thuốc (2T)
hỏi
Bài 2:Làm thế nào để hiểu biết người
bệnh tốt hơn (2T)
Kiểm tra 15 phút
Buổi 3 Bài 3: Kỹ năng giao tiếp (4T) Kỹ năng thuyết trình
4T
Buổi 4 Kỹ năng đàm phán và thương lượng
Bài 4:Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt
4T
Đòn cân não
câu hỏi (4T)

Buổi 5 Bài 5:Kỹ năng đặt thuyết trình, đàm Kỹ năng bán hàng và qui trình bán
4T phán thương lượng (4T)
hàng
Kiểm tra 15 phút

Buổi 6 BÀI 6: Qui trình bán hàng và kỹ Kỹ năng bán hàng và qui trình bán
4T năng bán hàng dược phẩm (4T)
hàng
Buổi 7 BÀI 6: Qui trình bán hàng và kỹ Tổng hợp các kỹ năng
4T năng bán hàng dược phẩm (4T)
Buổi 8 BÀI 7: Giao tiếp trong các tình Kiểm tra hết học phần.
2T huống đặc biệt(2T).
Kiểm tra 30 p
Bài 1: KỸ NĂNG GIAO TIẾP, THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ

Mục tiêu
1. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản của giao tiếp trong kinh doanh?
2. Trình bày được các phương thức giao tiếp, thiết lập mối quan hệ.
3. Thể hiện được các hình thức giao tiếp, kỹ năng giao tiếp trong các mối quan
hệ.
4. Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp vào trong hành nghề Dược sau này.

A. Chuẩn bị:
- Lý thuyết đã học
- Laptop
- Bảng phấn
- Projector
- Các dụng cụ hóa trang vào phân vai.( Tự chuẩn bị)
- Các vật dụng cần thiết để sắm vai . .( Tự chuẩn bị)
B. Thực hành:
(Các nhóm chuẩn bị ở nhà, lên lớp chỉ thực hiện mục 4 và 5 trong phần tiến hành)
1.1. Nội dung thực hành
1.1.1. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản

• Lắng nghe

• Nhớ tên khách hàng ( KH).

• Nụ cười từ trái tim bạn

• Hãy cho khách hàng biết họ là người quan trọng

• Tôn trọng khách hàng.

• Quan tâm thực sự đến khách hàng.

• Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình


• Kiên định quan điểm.

• Hạn chế tranh luận với khách hàng

• Hiểu rõ thông điệp của người nói.

• Tư vấn cho khách hàng


1.1.2. Những nguyên tắc xã giao trong giao tiếp

• Không nên tiết kiệm những câu nói xã giao như: “Chào anh/ chị”; “Cám ơn”;
“ Tôi có thể giúp được gì cho anh/ chị?”; Không ai có thể bực bội trước những câu nói
vui vẻ như vậy.

• Mỉm cười hay gật đầu nhẹ để chào đón khách hàng. Những cử chỉ này cho KH
biết bạn đang rất sẵn lòng phục vụ họ

• Luôn luôn chân thật. Việc cố tình tạo ra vẻ thân tình dễ bị khách hàng phát hiện.
Khi giao tiếp với khách hàng nhất là khi nói những câu xã giao cần có khả năng có một
phong thái thật sự thân tình.

• Nhìn thẳng vào mắt của KH, gương mặt lúc nào cũng có khả năng vui vẻ.

• Lắng nghe những thổ lộ của khách hàng. Điềm tĩnh, thông cảm và cố gắng hiểu
những gì KH cần.

• Nên giải quyết từng khách hàng một trước khi chuyển qua KH kế tiếp.

• Có khả năng luôn luôn sạch sẽ và ngăn nắp.Tiếp nhận những thắc mắc, khiếu nại
của khách hàng một cách trầm tĩnh nhưng thật sự khôn khéo. Tuyệt đối không được tranh
luận lại những khiếu nại của khách hàng.

• Sau khi đã lắng nghe. Nên giải thích một cách xúc tích và rõ ràng để làm sáng tỏ
mọi vấn đề.
1.2. Tiến hành
1.2.1. Chọn đề tài: ( Đề tài gợi ý)
➢ Tình huống giao tiếp của 1 trình dược viên (TDV) tới chào hàng tại khoa
dược bệnh viện
➢ Tình huống giao tiếp tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm cho bệnh nhân
tại bệnh viên.
➢ Tình huống giao tiếp tại một nhà thuốc tư nhân.
➢ Tình huống giao tiếp tại phòng kinh doanh của 1 công ty dược.
Tình huống cụ thể: một khách hàng khó tính tới nhà thuốc anh (chị) để mua thuốc
giảm cân, sau khi tư vấn, khách hàng đã đồng ý lấy 4 hộp thuốc dùng trong 2 tháng.
Một tháng sau, khách hàng quay lại đòi trả 2 hộp thuốc vì dù đã dùng thuốc đầy đủ,
giảm tinh bột trong khẩu phần ăn, ăn nhiều hoa quả nhưng lại bị tăng 1 kg. Bằng kỹ
năng giao tiếp của mình, anh (chị) xây dựng tình huống và giải quyết:

A. Anh (chị) là nhân viên nhà thuốc

B. Anh (chị) là chủ nhà thuốc

Gợi ý: Tình huống gồm 2 phần, phần 1 là lúc khách hàng đến mua thuốc, phần 2 là lúc
khách hàng đến đòi trả thuốc.

1.2.2. Phân chia công việc


1.2.3. Hoàn chỉnh tiểu luận ( hay kịch bản)
1.2.4. Báo cáo công việc
1.2.5. Đánh giá kết quả
Bài 2: KỸ NĂNG LẮNG NGHE, KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI

Mục tiêu
1. Trình bày được các kỹ năng lắng nghe?Thể hiện được các hình thức lắng nghe,
kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp với các mối quan hệ.
2. Trình bày được các kỹ năng đặt câu hỏi?Thể hiện được các kỹ năng đặt câu
hỏi trong giao tiếp với các mối quan hệ.
3. Vận dụng vào các tình huống thường gặp trong nghề nghiệp cũng như trong
đời sống hàng ngày.

A. Chuẩn bị:
- Laptop
- Giấy Ao.( Tự chuẩn bị)
- Bút lông dầu xanh, đỏ, đen. .( Tự chuẩn bị)
- Băng keo dán 1 mặt và 2 mặt.( Tự chuẩn bị)
- Bảng phấn
- Projector
- Các dụng cụ hóa trang vào phân vai.( Tự chuẩn bị)
- Các vật dụng cần thiết để sắm vai . ( Tự chuẩn bị)
B. Thực hành:
(Các nhóm chuẩn bị ở nhà, lên lớp chỉ thực hiện mục 4 và 5 trong phần tiến hành)
2.1. Nội dung thực hành
Các kỹ năng lắng nghe cơ bản

• Nhìn vào người nói.

• Không ngắt lời khi chưa thật cần.

• Không vội vàng tranh cãi hay phán xét.

• Hỏi để hiểu rõ vấn đề.

• Lắng nghe để thu thập thông tin;

• Lắng nghe để giải quyết vấn đề;


• Lắng nghe để thấu cảm;
Các kỹ năng đặt câu hỏi cơ bản

• Câu hỏi mở

• Câu hỏi đóng

• Câu hỏi chọn một trong hai.

• Câu hỏi điều tra.

• Câu hỏi dẫn dắt.

• Câu hỏi tu từ

• Câu hỏi làm giảm nhẹ.

• Câu hỏi giả thuyết.

• Câu hỏi cường điệu.

• Câu hỏi thử.

• Câu hỏi đánh giá


2.2. Tiến hành
2.2.1. Chọn đề tài: ( Đề tài gợi ý)

• Tình huống tại khoa dược bệnh viện.

• Tình huống tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm cho bệnh nhân tại bệnh viên.

• Tình huống tại một nhà thuốc tư nhân.

• Tình huống tại phòng kinh doanh của 1 công ty dược.

• Tình huống Nhà thuốc trong bệnh bệnh.


2.2.2. Đề tài cụ thể
❖ Khách hàng đến mua thuốc cho con 3 tuổi, 15kg với các triệu chứng như sau: sốt,
ho, sổ mũi, có đờm, khò khè. Dù đã nhận sự tư vấn của anh (chị) nhưng khách
hàng vẫn nhất quyết chỉ muốn mua 1 ngày. Anh (chị) hãy phân tích nguyên nhân
của việc làm đó và bằng KNGT của mình để giải quyết.
❖ Khách hàng lớn tuổi đến mua thuốc với triệu chứng sốt, viêm họng, ho có đờm.
Sau khi nhận được sự tư vấn từ dược sĩ thì khách hàng đồng ý mua 5 ngày thuốc
bao gồm 1 vỉ Panadol, 2 vỉ kháng sinh và 1 vỉ thuốc long đờm. Sau 2 ngày, khách
hàng quay lại trình bày là uống 2 ngày thì hết viêm họng, chỉ còn ho húng hắng,
nên muốn trả lại thuốc để lấy tiền lại. Bằng KNGT của mình, anh chị hãy giải
quyết tình huống trên
❖ Tại một Nhà thuốc tư nhân: Một bệnh nhân tới Nhà thuốc và kể cho bạn những
triệu chứng bệnh: ( các nhóm có thể chọn các triệu chứng khác nhau cho tình
huống của mình và không trùng nhau)
➢ Bị tiêu chảy và nôn ói; ngộ độc thực phẩm
➢ Mệt mỏi Đau nhức mình mẩy
➢ Sốt.. Ho có đàm
➢ Các vấn đề trong thai kỳ; Các biện pháp ngừa thai
➢ Tình trạng mãn kinh.
➢ Tăng huyết áp.
➢ Tăng acid dịch vị;Chứng không tiêu.
➢ Suy giảm trí nhớ; Đau đầu.
➢ Đầu bị ngứa, có gàu.
➢ Ngứa ngáy, dị ứng….
Bạn hãy lắng nghe và hỏi xem bệnh nhân đó nói về vấn đề gì ? chuẩn đoán bệnh
nhân bị bệnh gì?
Đề tài mẫu cụ thể: Tại một Nhà thuốc tư nhân
1. Triệu chứng
Một bệnh nhân tới Nhà thuốc với những triệu chứng:

• Chảy mũi

• Nghẹt mũi

• Khó thở đường mũi.


Anh chị là nhân viên nhà thuốc hãy sử dụng các kỹ năng đã học để bán hàng.
2. Chẩn đoán bệnh
Cảm lạnh
➢ Trường hợp 1:Đặt câu hỏi:? Bệnh nhân trả lời
Dịch mũi trong và loãng? Có => thì hỏi tiếp
Thân nhiệt ≥ 380 C? Có => thì hỏi tiếp
Sốt có kèm theo đau cơ và khớp không? Có =>BN có thể bị cúm do
nhiễm virus. = > BN bị cảm lạnh thông thường nên khuyên BN:

• Khuyên BN nên nghỉ ngơi, ở nhà giúp cơ thể mau hồi phục và tránh lây nhiễm
cho người khác. Đeo khẩu trang đặc biệt khi sống chung hoặc tiếp xúc với người bị bệnh
mãn tính hay tổn thương hệ miển dịch.
• Uống nhiều nước, nhất là nước ấm.

• Xông hơi để giảm nghẹt mũi và dễ hỉ mũi. Dùng các thuốc nhỏ hay xịt làm thông
mũi( nhưng không nên dùng quá một tuần).

• Rửa tay thường xuyên và rửa kỹ bằng xà phòng.

• Tránh dùng chung ly chén và các vật dụng khác để tránh lây nhiễm bệnh.
➢ Trường hợp 2: Đặt câu hỏi ? Bệnh nhân trả lời
Dịch mũi trong và loãng? Có => thì hỏi tiếp
Thân nhiệt ≥ 380 C? Không => thì hỏi tiếp
BN có hắt hơi không? Không =>
Mũi hay mắt có bị đỏ và ngứa không? => BN chảy mũi có thể do
tiếp xúc với các chất kích thích như: khói thuốc, bụi. Chỉ cần tránh các chất khích thích
và không cần điều trị.
➢ Trường hợp 3:Đặt câu hỏi ? Bệnh nhân trả lời
Dịch mũi trong và loãng? Có => thì hỏi tiếp
Thân nhiệt ≥ 380 C? Không => thì hỏi tiếp
Sốt có kèm theo đau cơ và khớp không? Không => thì hỏi tiếp
BN có hắt hơi không? Không =>
Mũi hay mắt có bị đỏ và ngứa không? => BN chảy mũi có thể do
tiếp xúc với các chất kích thích như: khói thuốc, bụi. Chỉ cần tránh các chất khích thích
và không cần điều trị. (giống Trường hợp 2)
➢ Trường hợp 4:Đặt câu hỏi ? Bệnh nhân trả lời
Dịch mũi trong và loãng? Có => thì hỏi tiếp
Thân nhiệt ≥ 380 C? Không => thì hỏi tiếp
Sốt có kèm theo đau cơ và khớp không? Không => thì hỏi tiếp
BN có hắt hơi không? Có =>
Mũi hay mắt có bị đỏ và ngứa không?
BN có bị ho không? Có bị đau họng không? Không=> BN có thể bị viêm
mũi dị ứng, bệnh khởi phát do phơi nhiễm các dị ứng nguyên như phấn hoa, lông thú.
Lời khuyên BN:

• Tránh tiếp xúc với các dị ứng nguyên.


• Điều trị triệu chứng ở mũi có thể cải thiện triệu chứng ở mắt( thường đi kèm theo
bệnh viêm mũi dị ứng)

• Dùng thuốc kháng Histamin và thuốc chống xung huyết OTC để làm giảm triệu
chứng. ( Chú ý không lái xe hay vận hành máy móc khi sử dụng nhóm thuốc này vì có
thể gây buồn ngủ)

• Thuốc chống xung huyết: Phenylephedrine,Pseudoephedrine.

• Thuốc kháng Histamine: Chlorpheniramin meleate, iphenhydramine, loratidine,


triprolidine.

• Tham khảo ý kiến bác sỹ nếu triệu chứng không cải thiện sau 1-2 ngày hoặc bệnh
không khỏi hẳn sau 1 tuần.
➢ Trường hợp 5: Đặt câu hỏi ? Bệnh nhân trả lời
Dịch mũi trong và loãng? Có => thì hỏi tiếp
Thân nhiệt ≥ 380 C? Không => thì hỏi tiếp
Sốt có kèm theo đau cơ và khớp không? Không => thì hỏi tiếp
BN có hắt hơi không? Có =>
Mũi hay mắt có bị đỏ và ngứa không?
Bn có bị ho không? Có bị đau họng không? Có=>BN có thể bị cảm lạnh
thông thường nên khuyên BN:

• Nên nghỉ ngơi, ở nhà giúp cơ thể mau hồi phục và tránh lây nhiễm cho người
khác. Đeo khẩu trang đặc biệt khi sống chung hoặc tiếp xúc với người bị bệnh mãn tính
hay tổn thương hệ miển dịch.

• Uống nhiều nước, nhất là nước ấm.

• Xông hơi để giảm nghẹt mũi và dễ hỉ mũi.Dùng các thuốc nhỏ hay xịt làm thông
mũi( nhưng không nên dùng quá một tuần).

• Rửa tay thường xuyên và rửa kỹ bằng xà phòng.

• Tránh dùng chung ly chén và các vật dụng khác để tránh lây nhiễm bệnh.

• Dùng các thuốc hạ nhiệt giảm đau như Paracetamol, aspirine.

• Thuốc điều trị hỗ trợ: Vitamin C, tỏi, nước chanh, trà thảo dược, các loại dầu bôi
xoa
• Tham khảo ý kiến bác sỹ nếu triệu chứng không cải thiện sau 1-2 ngày hoặc bệnh
không khỏi hẳn sau 1 tuần.
➢ Trường hợp 6:Đặt câu hỏi ? Bệnh nhân trả lời
Dịch tiết ở mũi nhầy và đặc? Có => thì hỏi tiếp
Có bị đau ở vùng xoang hay mặt không? Không => BN có thể bị cảm
lạnh thông thường, cảm cúm nên khuyên BN:

• Nên nghỉ ngơi, ở nhà giúp cơ thể mau hồi phục và tránh lây nhiễm cho người
khác. Đeo khẩu trang đặc biệt khi sống chung hoặc tiếp xúc với người bị bệnh mãn tính
hay tổn thương hệ miễn dịch.

• Uống nhiều nước, nhất là nước ấm.

• Xông hơi để giảm nghẹt mũi và dễ hỉ mũi.Dùng các thuốc nhỏ hay xịt làm thông
mũi( nhưng không nên dùng quá một tuần).

• Rửa tay thường xuyên và rửa kỹ bằng xà phòng.

• Tránh dùng chung ly chén và các vật dụng khác để tránh lây nhiễm bệnh.

• Dùng các thuốc hạ nhiệt giảm đau như Paracetamol, aspirine.

• Các thuốc Chống xung huyết mũi ( hầu hết là các thuốc cường giao cảm như
oxymetazoline, xylometazoline) và không dùng quá 5 ngày; và nhỏ mũi khác như Natri
clorid 0,9% ( Xisat, Humer..)

• Thuốc điều trị hỗ trợ: Vitamin C, tỏi, nước chanh, trà thảo dược, các loại dầu bôi
xoa

• Tham khảo ý kiến bác sỹ nếu triệu chứng không cải thiện sau 1-2 ngày hoặc bệnh
không khỏi hẳn sau 1 tuần.
➢ Trường hợp 6:Đặt câu hỏi ? Bệnh nhân trả lời
Dịch tiết ở mũi nhầy và đặc? Có => thì hỏi tiếp
Có bị đau ở vùng xoang hay mặt không? Có => BN có thể bị
viêm xoang. Lời khuyên BN:

• Uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp.

• Xông hơi nước lên xoang mũi.

• Dùng các thuốc giảm đau đơn thuần như: Paracetamol, aspirin để làm giảm triệu
chứng đau và sốt do viêm xoang.
• Dùng kháng sinh và chống nghẹt mũi trong trường hợp này.

• Thuốc điều trị hỗ trợ: Vitamin C, tỏi, nước chanh, trà thảo dược, các loại dầu bôi
xoa

• Tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu bệnh nặng hơn sau 2 ngày.
3. Các thuốc lựa chọn điều trị: ( SV tự tìm hoạt chất và biệt dược ghi vào)
3.1. Thuốc ho và cảm:
3.2.Thuốc chống xung huyết mũi và các thuốc nhỏ mũi khác.
3.3. Các thuốc tác động lên hệ cơ xương
3.4. Thuốc hạ nhiệt giảm đau thông thường.
2.2.3. Phân chia công việc
2.4.Hoàn chỉnh tiểu luận( hay kịch bản)Báo cáo công việc
2.5.Đánh giá kết quả
Bài 3: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Mục tiêu
1. Trình bày được các bước để thực hiện 1 buổi thuyết trình?Thể hiện được các kỹ
năng diễn thuyết trong giao tiếp với các mối quan hệ.
2. Vận dụng vào các tình huống thường gặp trong nghề nghiệp cũng như trong đời
sống hàng ngày.

A. Chuẩn bị:
- Giấy Ao.( Tự chuẩn bị)
- Bút lông dầu xanh, đỏ, đen. .( Tự chuẩn bị)
- Băng keo dán 1 mặt và 2 mặt.( Tự chuẩn bị)
- Bảng phấn
- Projector
- Các dụng cụ hóa trang vào phân vai. (Tự chuẩn bị)
- Các vật dụng cần thiết để sắm vai. (Tự chuẩn bị)
B. Thực hành:
(Các nhóm chuẩn bị ở nhà, lên lớp chỉ thực hiện mục 3 và 4 trong phần tiến hành)
3.1. Nội dung thực hành
❖ Bước 1: Có kế hoạch
Xác định đối tượng tham gia nghe thuyết trình
Xác định mục tiêu muốn chuyển tải: chủ đề thuyết trình, xác định mục đích tổng
quát, mục tiêu cụ thể.
❖ Bước 2: Có sự chuẩn bị
Vạch ra các nét chính của chủ đề: ngắn gọn, rõ ràng
Chuẩn bị các slide powerpoint
Tham khảo các tài liệu
Chuẩn bị các ghi chú
❖ Bước 3: Có sự luyện tập
Xem xét lại vấn đề
Ước chừng đúng thời gian cho bài thuyết trình
❖ Bước 4: Biết đặt câu hỏi
3.2. Tiến hành:
3.2.1. Chọn đề tài: (Đề tài gợi ý)
➢ Tình huống tại một hội thảo thông tin thuốc mới tại khoa dược bệnh viện.
➢ Tình huống tại hội thảo thông tin thuốc mới tại các nhà thuốc
➢ Tình huống hội thảo giới thiệu thuốc mới cho các bác sỹ của các bệnh viện.
➢ Lựa chọn 1 chủ đề nhóm quan tâm tiến hành chuẩn bị tài liệu, thông tin để thuyết
trình.
Tình huống cụ thể:
1.Công ty Sanofi – synthelabo tổ chức 1 buổi hội thảo thông tin thuốc một số sản phẩm
của công ty cho các bác sỹ của một bệnh viện A( các bạn tự đặt tên BV). Bạn được phân
công thuyết trình sản phẩm ( mỗi nhóm chọn 1 sản phẩm) sau đây:

• Telfast;
• Calcium corbiere;
• Enterogermina
• Phospholugel
• Magie-B6 Corbiere
• Acemuc…
Bằng các kỹ năng đã học, anh ( chị) hãy chuẩn bị cho buổi hội thảo thông tin thuốc trên
được thành công.

2. Anh chị là trình dược viên mới cho một công ty A tại các nhà thuốc trên địa bàn Đà
Nẵng. Công ty A không phải là công ty nổi tiếng, các nhà thuốc cũng chưa quen dùng
nhiều sản phẩm anh chị phụ trách. Chính vì thế, khi đến giới thiệu sản phẩm, các nhà
thuốc không tiếp đón nhiệt tình, muốn mua hàng của công ty bạn.
Bằng kỹ năng thuyết trình của mình, anh chị xây dựng tình huống trên.

3.3. Báo cáo công việc


3.4. Đánh giá kết quả
Bài 4: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN VÀ THƯƠNG LƯỢNG –
ĐÒN CÂN NÃO

Mục tiêu
1. Thuần thục các kỹ năng đàm phán, thương lượng.
2. Biết cách thuyết phục và bảo vệ quan điểm của mình.

A. Chuẩn bị:
- Giấy Ao.( Tự chuẩn bị)
- Bút lông dầu xanh, đỏ, đen. .( Tự chuẩn bị)
- Băng keo dán 1 mặt và 2 mặt.( Tự chuẩn bị)
- Bảng phấn
- Projector
- Các dụng cụ hóa trang vào phân vai.( Tự chuẩn bị)
- Các vật dụng cần thiết để sắm vai . ( Tự chuẩn bị)
B. Thực hành
4.1. Nội dung thực hành
Xác định phong cách và hành vi của đối tác trong đàm phán thương lượng
Phong cách ôn hòa
Phong cách mạnh mẽ
Phong cách phân tích
Phong cách tổng hợp
Các cách xác định phong cách hành vi của đối tác trong đàm phán
Quan sát tổng thể
Nghe ngóng
Đặt nhiều câu hỏi
4.2. Tiến hành
4.2.1. Chọn đề tài:
Tổ chia làm 2 nhóm ngồi đối diện nhau và cùng chọn 1 chủ đề, mỗi nhóm chọn 1 quan
điểm hoặc 1 cách giải quyết… (lưu ý 2 nhóm phải có 2 quan điểm, định hướng, cách giải
quyết khác nhau) và chuẩn bị lập luận để bảo vệ (có bằng chứng). Sau khi trình bày, nhóm
kia sẽ ghi chú và bác bỏ các lập luận của quan điểm nhóm 1. Nhóm 1 có quyền bảo vệ lại
quan điểm của mình bằng cách chỉ rõ các bác bỏ của nhóm 2 là không có cơ sở…

Đề tài cụ thể:

Trong giai đoạn hiện nay, ngành dược có rất nhiều sự lựa chọn, các anh chị ra trường nên
đi theo định hướng nghề nghiệp nào? Hãy sử dụng lập luận, bằng chứng để bảo vệ quan
điểm đó, bác bỏ quan điểm của nhóm đối diện.

• Quản lý công tác dược ở các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước ( bệnh
viện,SYT, TT kiểm nghiệm….)
• Quản lý công tác dược ở các công ty CP Dược trong nước, nước ngoài.
• Kinh doanh dược tại các công ty CP Dược trong nước và nước ngoài ( TDV)
• Kinh doanh nhà thuốc tư nhân.

Gợi ý cách làm: Tổ chia làm 2 nhóm nhỏ ngồi đối diện nhau, mỗi nhóm chọn 1 định
hướng nghề nghiệp (lưu ý 2 nhóm phải có 2 định hướng khác nhau) và chuẩn bị lập luận
để bảo vệ. Sau khi trình bày, nhóm kia sẽ ghi chú và bác bỏ các lập luận của quan điểm
nhóm 1. Nhóm 1 có quyền bảo vệ lại quan điểm của mình bằng cách chỉ rõ các bác bỏ
của nhóm 2 là không có cơ sở…

4.2.2. Tiến hành bảo vệ quan điểm


4.2.3. Đánh giá kết quả
Bài 5,6: KỸ NĂNG BÁN HÀNG – QUI TRÌNH BÁN HÀNG

Mục tiêu
1. Xây dựng được quy trình bán hàng- kỹ năng bán hàng.
2. Lên kế hoạch cho một cuộc bán hàng?
3. Vận dụng vào bài thực tập cũng như trong nghề nghiệp sau này.

A. Chuẩn bị:
- Giấy Ao.( Tự chuẩn bị)
- Bút lông dầu xanh, đỏ, đen. .( Tự chuẩn bị)
- Băng keo dán 1 mặt và 2 mặt.( Tự chuẩn bị)
- Bảng phấn
- Projector
- Các dụng cụ hóa trang vào phân vai.( Tự chuẩn bị)
- Các vật dụng cần thiết để sắm vai . ( Tự chuẩn bị)
B. Thực hành:
(Các nhóm chuẩn bị ở nhà, lên lớp chỉ thực hiện mục 4 và 5 trong phần tiến hành)
5.1. Nội dung thực hành
5.2. Kỹ năng cần có:

• Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi

• Kỹ năng thuyết phục

• Kỹ năng đàm phán – thương lượng

• Kỹ năng làm việc nhóm

• Kỹ năng thuyết trình.

• Kỹ năng bán hàng


5.2. Kỹ năng bán hàng – quy trình bán hàng chuyên nghiệp
- Chuẩn bị cuộc trình dược
- Chuẩn bị một cuộc trình dược
- Mở đầu một cuộc trình dược ( tạo ấn tượng thân thiện)
- Tìm hiểu các mối quan tâm ( tư vấn và tìm hiểu nhu cầu)
- Trình bày đặc tính lợi ích( trình bày và thuyết phục khách hàng)
- Phản hồi các câu hỏi và quan ngại ( Thống nhất mua hàng )
- Kết thúc đề nghị sử dụng sản phẩm
- Theo dõi và xây dựng mối quan hệ
5.3. Tiến hành
Chọn đề tài: Lựa chọn 1 sản phẩm cụ thể để thuyết trình về các bước qui trình bán hàng
sản phẩm đó.

5.3.1. ( Đề tài gợi ý)


➢ Tình huống tại khoa dược bệnh viện.
➢ Tình huống tại một nhà thuốc tư nhân.
➢ Tình huống tại phòng kinh doanh của 1 công ty dược.
5.3.2. Phân chia công việc
5.3.3. Hoàn chỉnh tiểu luận( hay kịch bản)
5.4. Báo cáo công việc
5.5. Đánh giá kết quả
Bài 7: TỔNG HỢP CÁC KỸ NĂNG

Mục tiêu
1. Thể hiện được các kỹ năng: giao tiếp, thiết lập mối quan hệ, lắng nghe, đặt
câu hỏi, đàm phán, thương lượng, thuyết trình…
2. Vận dụng trong nghề nghiệp.

A. Chuẩn bị:
- Giấy Ao.( Tự chuẩn bị)
- Bút lông dầu xanh, đỏ, đen. .( Tự chuẩn bị)
- Băng keo dán 1 mặt và 2 mặt.( Tự chuẩn bị)
- Bảng phấn
- Projector
- Các dụng cụ hóa trang vào phân vai.( Tự chuẩn bị)
- Các vật dụng cần thiết để sắm vai . .( Tự chuẩn bị)
B. Thực hành:
(Các nhóm chuẩn bị ở nhà, lên lớp chỉ thực hiện mục 4 và 5)
6.1.Nội dung thực hành
• Kỹ năng Giao tiếp, thiết lập mối quan hệ, lắng nghe , đặt câu hỏi, đàm phán
thương lượng, thuyết trình…
• Quy trình bán hàng và kỹ năng bán hàng.
6.2.Tiến hành
6.2.1. Chọn đề tài: ( SV tự chọn 1 tình huống cụ thể theo đề tài gợi ý sau)
➢ Tình huống giao tiếp của 1 trình dược viên tới chào hàng tại khoa dược bệnh viện
➢ Tình huống giao tiếp tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm cho bệnh nhân tại bệnh
viên.
➢ Tình huống giao tiếp tại một nhà thuốc tư nhân.
➢ Tình huống giao tiếp tại phòng kinh doanh của 1 công ty dược.
➢ Tình huống Nhà thuốc trong bệnh bệnh.
➢ Tình huống tại các khoa phòng có bác sỹ của Bệnh viện…..
➢ Tình huống tại một chuyến đi hội thảo kết hợp du lịch của công ty bạn làm việc.
6.2.2. Phân chia công việc
6.2.3. Hoàn chỉnh tiểu luận( hay kịch bản)
6.2.4. Báo cáo công việc
6.2.5. Đánh giá kết quả
PHỤ LỤC

I. BỆNH GAN
Bệnh gan, có thể do nhiễm virut hay vi
BN thấy vàng rõ ở da hay ở vùng
khuẩn, do dùng thuốc hay do lối sống.
tròng trắng mắt kèm than phiền khó
Nếu không được điều trị, bệnh gan có
chịu vị trí trên phải của bụng.
thể gây nhiểm độc máu, điều này có thể
gây ra các tình trạng nghiêm trọng, có
thể như hôn mê và tử vong.

Bn bị đột ngột có cơn


đau cấp, ở bên phải
hoặc giữa thượng vị, Bn có thể bị sỏi mật trong túi mật hay
kéo dài từ 30 phút đến ống dẫn mật ngoại vi. Chúng là những
Có chất lắng đọng của cholesterol hay Đi khám
vài giờ? Có kèm theo
buồn nôn và nôn ói? muối canxi gây ra do có quá nhiều bác sĩ
cholesterol trong khẩu phần ăn và sự
làm rỗng không hoàn toàn của túi mật.

Bn uống rượu mãn Bn có thể bị viêm gan do


Không tính kèm theo triệu Có rượu, một dạng viêm gan
chứng sau? do uống quá nhiều rượu
- Vàng da trong thời gian dài.
Có - Ăn không
Bn có những ngon
triệu chứng - Buồn nôn và
giống bị cảm đau bụng Đi khám bác sĩ. Xem them
cúm tiến lời khuyên dành cho Bn.
triển thành
sốt cao? Không
Bn có thể bị viêm gan do thuốc, bệnh do
Bn có đang C dùng một số thuốc nào đó. Isoniazid,
dùng thuốc? ó methydopa và paracetamol là một trong
các thuốc gây viêm gan. Các thuốc khác
như chlorpromazine, thuốc uống ngừa thai
và steroid đồng hóa được biết có làm cản
Không Không trở dòng mật trong một số trường hợp.

Bn có thể bị viêm gan cấp do virus, là chứng viêm gan gây ra bởi
virus. Tình trạng này có thể làm gan sưng và nhạy đau, bệnh có
thể có kéo dài hoặc không. Các dạng của bệnh này gồm viêm gan
A, B, C, D, E và G, trong số đó A, B, C là thường gặp nhất.
Bn có tiền sử nghiện rượu hoặc viêm Bn có thể bị gan nhiễm mỡ, tuy
gan siêu vi B hay C mãn tính? Có kèm nhiên tình trạng này không kèm
bất kỳ triệu chứng sau? Có theo các triệu chứng rõ rệt và chỉ
- Sụt cân hoặc teo cơ có thể phát hiện thông qua các xét
- Kiệt sức và mệt lả nghiệm, siêu âm hoặc sinh thiết
- Ứ dịch (phù) gan.
- Thâm và xuất huyết nhiều
- Nổi các mạch máu và nốt nhện
trên da
- Tăng vòng bụng
- Rối loạn cương dương ở nam
- Vú to (nữ hóa tuyến vú) ở nam Đi khám bác sĩ. Xem them
giới lời khuyên dành cho Bn.

Không

Có yếu tố nguy cơ nào sau đây? Bn có thể bị xơ gan, một tình


- Thừa cân hoặc béo phì trạng mà gan bị biến đổi không
- Tuổi trung niên(>30 tuổi) hồi phục và bị phá hủy dần dần

- Tăng nồng độ cholesterol và do nhiễm trùng, ăn phải độc chất
triglyceride trong máu hay các bệnh khác. Đây là một
- Đái tháo đường type II dạng viêm gan cực kỳ nghiêm
- Mang thai trọng vì tổn thương không hồi
- Suy dinh dưỡng và khẩu phần phục.
ăn nghèo đạm
- Sử dụng rượu, corticosteroid,
tetracycline, valproate, methotrexate
- Ngộ độc vitamin A Không
Đi khám bác sĩ nếu không
thể xác định bệnh bằng sơ đồ
này.

CÁC DẠNG VIÊM GAN THƯỜNG GẶP


- Viêm gan A lây truyền qua nước và thức ăn nhiễm virus và đặc biệt thường gặp
ở trẻ em. Người lớn có thể bị các triệu chứng chẳng hạn như vàng da, buồn nôn, mệt mỏi,
tiểu chảy, đau bụng và chán ăn nhưng trẻ em thậm chí thường không biết chúng đã phơi
nhiễm với virus.
- Viêm gan B có thể lây truyền qua máu, qua quan hệ tình dục, từ mẹ sang con,
tiêm qua da vào tĩnh mạch và kiêm tiêm nhiễm bệnh của những người dùng thuốc qua
đường tĩnh mạch. Các triệu chứng viêm gan B có thể không có, nhẹ và giống cảm cúm,
hay cấp tính. Hầu hết nguời nhiễm sẽ phục hồi tốt mà không cần điều trị, nhưng có
khoảng 1-3% sẽ trở thành người nhiễm mãn tính, có thể tiếp tục truyền cho người khác
và thường bị tổn thương gan tiến triển mãn tính. Những người mà có hệ miễn dịch suy
yếu hay bị tổn hại có nguy cơ cao thành người nhiễm mãn tính (khoảng 10%). Trẻ sơ sinh
là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn hại, trên 90% trở thành người nhiễm mãn tính.

- Viêm gan C lây lan chủ yếu qua đường máu. Một số cơ chế phơi nhiễm bao gồm
dùng chung kiêm tiêm hay các dụng cụ khác để sử dụng ma túy, dùng các thiết bị bị nhiễm
bệnh như các hoạt động xỏ hay xâm; phơi nhiễm nghề nghiệp của các nhân viên y tế khi
dùng kim hay các dụng cụ sắc nhọn; qua quan hệ tình dục có trầy xước; từ mẹ sang con
trong lúc sinh; hay từ các vết đứt trong hoạt động thể thao hay các hoạt động khác.
LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN
- Hạn chế các hoạt động thể chất, nhất la các hoạt động nặng, gắng sức.
- Nằm nghỉ.
- Duy trì các chế độ ăn đầy đủ năng lượng, chia làm nhiều buổi trong ngày.
- Giữ vệ sinh cá nhân tốt.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo hay đồ cắt móng tay.
- Rữa sạch tay sau khi đi vệ sinh và thay tã.
- Kiêng những thức uống có cồn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống đủ dinh dưỡng.
- Không ăn thịt tôm hay cua sống.
- Tránh quan hệ nhiều bạn tình.
- Không nên dùng các chất gây nghiện, nhất là những chất dùng kiêm tiêm.
- Từ chối dùng các kiêm tiêm và các dụng cụ đâm xuyên qua cơ thể, chẳng hạn như
kim châm cứu, kim xăm và các loại khác dùng trong xỏ lỗ tai.
- Tránh uống hay dùng các vòi nước khi du lịch nước ngoài.
- Xem xét việc dùng một liều globumin miễn dịch sau khi nhiễm viêm gan A. Hãy
hỏi bác sĩ về việc này.
II. CÁC VẤN ĐỀ VỀ DA

Bn có vấn Các vấn đề về da liên quan đến rất nhiều các rối loạn về da, bao
đề về da gồm mụn trứng cá, vẩy nến, da khô, chàm hay viêm da, mụn
nhọt, ghẻ, rối loạn sắc tố da, mụn đầu đen. Đa số các vấn đề về
da gây ra bởi nhiễm vi khuẩn, virus và nấm trong số còn lại là
do phản ứng của da và các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như
bức xạ mặt trời, một vài kim loại,… Mặc dù phần lớn tình trạng
về da ít đe dọa đến tính mạng, nhưng đa số lại làm suy nhược
nghiêm trọng và gây ra các vấn đề về tâm lý.

Có Chổ sưng màu Có Chúng nằm Có


Bn sưng Bn có thể bị viêm
ở da? đỏ và gây xung quanh nang lông, một dạng
đau? Hay xuất chân lông nhiễm trùng nang
hiện theo từng hay lổ chân lông.
cụm? lông?
Khuyên Bn vệ sinh sạch
vùng bị sưng. Hầu như
Không các tình trạng này sẽ tự
lành. Nếu bệnh trầm
Không trọng hơn hoặc không
cải thiện, thì khuyên Bn
đi khám bác sĩ.

Không Khuyên Bn nặn mụn nhẹ


Có thể Bn bị nhàng bằng khăn ấm. Nếu
mụn bọc hay mụn bọc không tạo còi
nhọt (cụm mụn, hay nếu đỏ da lan
nhọt). rộng ra, thì khuyên Bn đi
khám bác sĩ.

Sưng Bn có thể bị nổi Có kèm theo các


trên da C mày đay, một triệu chứng sau:
xuất hiện ó dạng phản ứng da • Choáng váng
bất thình với chất gây dị • Sưng họng
lình? ứng, thuốc hay • Khó thở
nhiễm trùng.

Không Có
Không
CẤP CỨU
Xem lời khuyên nhập viện
dành cho bệnh ngay
nhân.
Chổ sung mềm Chổ sưng Bn có thể bị mụn cóc Đi
và không gây Có nằm ở Có sinh dục, một bệnh khám
ngứa hay gây vùng truyền nhiễm do quan bác sĩ.
ra các triệu sinh dục? hệ tình dục gây ra nởi
chứng khác? HPV( human
papillomavirus).
Không

Chổ sưng Bn có thể bị Bạn có thể cho


nằm ở bàn C mụn cóc ở chân bệnh nhân một
tay hay bàn ó (ở bàn chân) và/ loại thuốc
Không chân? hay mụn cóc không cần toa.
thông thường Nếu không cải
(thường ở tay). thiện dù đã
dùng thuốc, thì
khuyên Bn đi
khám bác sĩ.
Không

Chổ sưng căng Có Có kèm theo các Có Bn có thể bị


phồng và nằm ở bao mủ nhỏ mụn trứng
mặt, ngực hay (mụn), hay còi cá.
lưng? đen?

Không

Các triệu chứng có thể do các bệnh


lý khác. Khuyên Bn đi khám bác sĩ.

Bn bị Có Ban có Có Ban xảy ra sau khi Có Bn có thể bị viêm da


phát ban vảy? tiếp xúc với quần kích ứng do tiếp xúc,
trên da? áo, trang sức hay chứng viêm da tiếp
nước hoa? xúc với chất kích ứng.

Không
Khuyên Bn tránh xa chất gây kích ứng
Không Không và hướng dẫn dùng các loại dung dịch
dịu nhẹ. Xem thêm lời khuyên dành
Ban hòa
cho bệnh nhân.
nhập với
vùng da
lân cận? C
ó Bn có thể bị nhiễm nấm.
Có Có
Có kèm theo ngứa? Có bị giộp da? Bn có thể bị viêm da dị
ứng do tiếp xúc, chứng
viêm da do tiếp xúc trực
tiếp với chất dị ứng.

Nếu ban bao phủ nhiều trên nhiều


vùng da, thì khuyên Bn đi khám bác
Không Không Không sĩ. Xem thêm lời khuyên dành cho
bệnh nhân.

Có ảnh Bn có thể bị nhiễm trùng



hưởng đến bẹn (ở nam), nhiễm nấm
vùng háng? men (ở nữ), hăm tã ( ở trẻ
sơ sinh).

Ban da màu trắng và Bn có thể bị vẩy nến, bệnh



co vảy phủ trên chổ da do tăng sản quá mức tế bào
đỏ, bị kích ứng? da. Nên đi khám bác sĩ.

Các triệu chứng có thể do bệnh lý khác. Khuyên


Bn đi khám bác sĩ.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN


- Hạn chế tối đa gãi hay sờ mó vào vùng da bệnh. Điều này chỉ làm da kích ứng
nhiều hơn.
- Dùng kem, dung dịch hay chất làm ẩm để phòng ngừa khô da, đây là một triệu
chứng thường gặp của các bệnh về da.
- Thuốc mỡ làm dịu da có thể dùng cho vùng da bệnh để giảm kích ứng.
- Tránh tiếp xúc với các chất đã biết làm kích ứng da, chẳng hạn như trang sức, bụi,
hóa chất,..
- Luôn giữ gìn vệ sinh thật tốt.
- Đối với mề đay nhẹ, chườm gạc mát, mặc quần áo rộng/nhẹ nhàng và hỏi dược sĩ
thuốc không kê toa trị ngứa.
- Đối với người có da nhạy cảm và dể bị kích ứng, thì nên sử dụng các loại mỹ
phẩm không kích ứng.
III. ĐAU HỌNG

Đau họng là một tình trạng khó chịu, đau và ngứa vùng họng gây ra nuốt khó và đau.
Khi bệnh nhân bị đau họng, họng thường đỏ ,khô và có cảm giác rát. Bệnh thường do
nhiễm virus, nhưng ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên có thể do bị nhiễm vi khuẩn
Streptococus. Viêm họng do streptococcus không được điều trị có thể phát sinh nguy cơ
bị sốt thấp khớp và có thể biến chứng dẫn đến một bệnh lý chết người đó là bệnh thấp
tim. Những nguyên nhân khác gây đau họng có thể do các chất gây ô nhiễm môi trường
và các chất kích ứng đường hô hấp ( như khói thuốc lá), không khí khô, la hét quá độ và
trào ngược dịch vị dạ dày vào thành sau họng (hầu). Các thức uống có cồn và thức ăn
cay nồng cũng có thể gây kích ứng khu trú vùng họng.

Bn có các triệu chứng sau:


• Khó chịu ở họng
• Khó nuốt
• Sung huyết họng
• Amidan to Bn có thể bị nhiễm khuẩn
Bn có bị sưng
các hạch bạch như nhiễm vi khuẩn
Có Streptococus ở cổ họng.
huyết ở vùng
Có cổ không? Nên đi khám bác sĩ
Bn có bị sốt
không?
Không

Có kèm theo các triệu


chứng sau: Các triệu chứng

Không • Mặt đỏ bừng có khả năng là
• Nhức mình do nhiễm virus
mẩy cúm.
• Suy nhược

Bạn có thể khuyên Bn dùng một thuốc giảm đau không


cần kê đơn để bớt khó chịu, bớt sốt kèm theo đau họng.
Khuyên Bn đến khám bác sĩ nếu triệu chứng không giảm
trong 48 giờ hay nặng hơn. Xem thêm phần lời khuyên
dành cho bệnh nhân.
Bn có bị hắt hơi Bn có thể bị cảm Khuyên Bn uống nhiều

không? Mũi/ mắt có lạnh thông thường nước và nghỉ ngơi đầy
bị đỏ và ngứa không? có thể gây đau và đủ để hồi phục sức khỏe.
khô họng. Khuyên xông hơi để
giảm nghẹt mũi và giảm
cảm giác khô họng.
Không

Bạn có thể khuyên Bn


dùng một thuốc không kê
Bn hút thuốc lá và uống rượu nhiều? Hay đã
đơn như thuốc chống
tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm môi trường,
sung huyết, thuốc nhỏ
như khói thuốc hay các loại khói khác không?
hay xịt mũi, nhưng chỉ
dùng trong vài ngày.
Không

Không
Bn có thể bị kích ứng khu trú vùng họng. Khuyên Bn
tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích này. Xem thêm
phần lời khuyên dành cho bệnh nhân.

Bn có tiền sử trào ngược thực Có


quản hoặc trào ngược dịch vị vào Đến khám bác
thành sau họng không? sĩ.

Không

Các triệu chứng có thể bệnh lý


khác. Khuyên BN đến khám BS
LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN
- Uống nhiều chất lỏng, nước và nước trái cây là tốt nhất. Các loại dịch lỏng ấm
làm dể chịu vùng thành sau của họng. Tránh uống rượu và cafe có thể gây mất nước.
- Súc miệng với nước súc miệng hay nước muối ấm mỗi giờ làm giảm đau họng.
- Ngậm viên thuốc sát trùng hoặc kẹo ho để làm dịu họng. Thuốc này kích thích
làm tiết nước bọt để làm sạch họng.
- Mút kem hay que kem vị trái cây có thể làm sạch họng.
- Sử dụng các loại xi-rô ngọt & các loại thuốc có đường giúp giảm đau họng có thể
gây sâu răng, nhất là khi sử dụng cho trẻ em. Bệnh nhân tiểu đường cũng cần được cảnh
báo với các loại dược phẩm chứa nhiều đường này.
- Nên nghỉ ngơi nhiều. Điều này giúp cơ thể thải bớt vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh.
- Uống các loại trà thảo dược như rể cam thảo, cây khuynh diệp và cúc cam giúp
làm giảm các triệu chứng đau họng.
- Một số nơi đã dùng dịch chiết xuất từ vỏ cây xoài xay nhuyễn làm thuốc súc
miệng, rất tiện lợi và hiệu quả.
- Thuốc súc miệng có quế hoặc xô thơm hoặc trà hoặc me có thể giúp trị đau họng.
- Đau họng sẽ khỏi vài ngày ngay cả khi không được điều trị.
- Nguyên nhân nhiễm trùng thường là do virus và thuốc kháng sinh hoàn toàn không
có tác dụng trong nhiễm virus.
IV. TIÊU CHẢY:

Tiêu chảy là bệnh đặc trưng bởi tình trạng đi phân lỏng bất thường trong thời gian ngắn.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây tiêu chảy như: do thay đổi chế độ ăn, không
dung nạp thức ăn (như lactose), rối loạn ruột do viêm, do dùng thuốc (thuốc kháng sinh,
thuốc kháng acid chứa magne), do nhiễm vi khuẩn (ngộ độc thức ăn) hay nhiễm virus
(rotavirus ở trẻ em) hay đơn bào (do amip). Khi bị tiêu chảy, những đối tượng đặc biệt
như trẻ nhỏ hay người già sẽ có nguy cơ mất nước nhanh, đôi khi có thể dẫn đến tử vong,
vì thế cần được lưu ý chăm sóc y tế ngay.

Bệnh nhân đi cầu phân


lỏng nhiều hơn 3
lần/ngày.
BN có 2 biểu hiện trong
số các dấu hiệu sau?
BN có các dấu hiệu sau đây • Bồn chồn hoặc cáu BN có thể
gắt Có
? bị mất
• Khát nước Có • Mắt trũng sâu nước nhẹ-
• Số lần đi tiểu ít hơn • Uống nước một vừa.
• Da khô cách háo hức hoặc
• Mệt mỏi rất khát nước
• Choáng váng • Dấu véo da mất
Điều trị bù
• Nước tiểu có màu chậm
nước bằng
sậm đường
• Và/hoặc sụt cân uống theo
Không bảng nhu
nhanh
cầu bù dịch
Không BN có 2 biểu hiện trong số của liệu
các dấu hiệu sau đây: pháp ORT.
• Buồn ngủ bất thường
hoặc khó bị đánh thức
Tiêu chảy có kèm hoặc khó giữ tỉnh táo
các dấu hiệu sau: BN có thể
• Mắt trũng sâu Có
bị mất
• Sốt
• Không uống được hoặc nước
• Yếu người uống rất ít nặng.
• Đau bụng • Dấu véo da mất rất
• Buồn nôn chậm
• Nôn
• Ăn mất ngon Nên tham
• Phân có lẫn Có BN có thể bị bệnh kiết khảo ý
máu lỵ do Amib. kiến bác sĩ.

Không

Có máu và/hoặc mủ trong BN có thể bị viêm ruột, như bệnh
phân ? Crohn, viêm đại tràng giả mạc hay
Không bệnh viêm loét đại tràng.

BN có bị đau quặn bụng BN có thể bị chứng Khuyên BN hạn


sau khi dùng các sản Có Không dung nạp chế dùng sữa và
phẩm từ bơ sữa và/hoặc lactose, một bệnh do các sản phẩm từ
chocolate không? thiếu men lactose trong sữa trong khẩu
phần ăn. Cũng
Không nên khuyên
BN có thể bị Hội bệnh nhân hỏi ý
BN có đau bụng dưới và Có chứng ruột kích kiến của bác sĩ
chướng bụng không? Có bị thích (IBS) do biến chuyên khoa.
táo bón xen kẽ tiêu chảy đôi hoặc xáo trộn Tham khảo
không? chức năng bình ý kiến bác
Không sĩ.

BN có đang dùng thuốc Có BN có thể bị tiêu chảy do thuốc.


không? Ví dụ như thuốc Ngưng dùng các thuốc này một thời
kháng acid chứa Mg, thuốc gian. Hỏi ý kiến bác sĩ để thay đổi
kháng sinh như cefalexin và thuốc.
thuốc trị tăng huyết áp?

Không

Những triệu chứng có thể do các


bệnh lý khác. Khuyên BN hỏi ý
kiến bác sĩ.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN:


- Bệnh nhân nên duy trì việc ăn uống để phòng tránh hoặc hạn chế đến mức tối thiểu
nguy cơ suy dinh dưỡng.
- Bệnh nhân nên uống nhiều nước suốt thời gian bệnh, nhất là nếu đang bị sốt.
- Tránh uống soda hay thức uống có nhiều đường vì đường có thể kéo dịch vào
trong lòng ruột làm tình trạng tiêu chảy nặng thêm.
- Đối với trẻ em chỉ cho uống dung dịch bù nước và điện giải.
- Đối với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, nên tiếp tục cho bú sữa mẹ hoặc cho uống sữa đang
dung.
- Tránh dùng những thức ăn và nước uống không hợp vệ sinh.
- Đến bác sĩ khám ngay nếu có những dấu hiệu mất nước (như khô miệng, khát
nước, mắt trũng sâu, da kém đàn hồi khi véo và trẻ khóc nhiều mà không có nước mắt),
đặc biệt ở trẻ em và người già.
- Trẻ em có thể bị tình trạng không dung nạp lactose (không tiêu hóa được đường
sữa) thoáng qua sau khi khỏi bệnh. Trong trường hợp này, khi cho uống sữa lại có khả
năng từ từ từng ít một.
- Bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận, đặc biệt với trẻ em là đối tượng không thấy
cải thiện bệnh trạng rõ rang trong 2 ngày sau khi bắt đầu điều trị với một kháng sinh hiệu
quả.
- Do phần lớn các vi sinh vật gây tiêu chảy được phát tán qua đôi bàn tay bị nhiễm
khuẩn, rửa bàn tay và cả cánh tay kỹ bằng xà phòng và nước là một biện pháp phòng ngừa
tiêu chảy.
- Cố gắng tránh dùng các sản phẩm sữa và các thức ăn béo, nhiều chất xơ hay quá
ngọt cho đến khi tiêu chảy giảm. Những thức ăn này làm tiêu chảy nặng thêm.
- Khi người bệnh có cải thiện có thể thêm vào khẩu phần các thức ăn mềm, nhạt
như chuối, bánh bột, khoai tây luộc, bánh mì, bánh quy, carôt nấu chin và gà nướng không
có da và mỡ. Đối với trẻ em, bác sĩ khoa nhi khuyên dùng chuối, cơm, nước sốt táo và
bánh mì.
V. NÔN ÓI

Nôn ói là sự làm rỗng dạ dày thông qua miệng có chủ ý bằng lực tác động hoặc không
có chủ ý, nhưng lại là một triệu chứng của các tình trạng sức khỏe khác nhau từ nhẹ
đến nặng. Nôn ói có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, do các nguyên nhân tùy theo
lứa tuổi. Nôn ói ở người lớn thường do nhiễm virus và ngộ độc thức ăn. Mặc dù có thể
chóng mặt, say tàu xe và các bệnh kèm sốt cao. Bệnh nặng gây nôn ói có thể là chấn
thương não, viêm não, đau nửa đầu, u não, viêm ruột thừa, viêm dạ dày- ruột, cơn nhồi
máu cơ tim, rối loạn thận và gan, một số loại ung thư.

Bn bị ói
Bn có thể bị viêm ruột
thừa, một tình trạng
Bn có cảm thấy đau viêm do tắc nghẽn tại
Có bụng giữa hay đau Có ruột thừa, hoặc có thể bị
Có kèm bụng vùng dưới phải và
sốt? tắc ruột khiến ruột không
chán ăn? thể tống phân ra ngoài.

Không
CẤP CỨU

Bn đang bị đau Bn có thể bị viêm


đầu hay cứng cổ Có màng não, tình trạng
và chịu với ánh viêm của vùng mô
sáng thông mỏng bao quanh não
thường? bộ và tủy sống gọi là
Không màng não.
Không

Bn đi tiểu sậm màu Có Bn có thể bị Nên đi


hay bị vàng da hay viêm gan, chứng khám bác
vàng mắt (chứng vàng viêm gan do sĩ.
da) virus.
Không
Có kèm theo buồn Bn có thể bị viêm Viêm dạ dày- ruột là
nôn, đau bụng và/ dạ dày- ruột, bệnh tự hết. khuyên áp

hoặc tiêu chảy chứng viêm niêm dụng các biện pháp
nước? mạc ruột do virus. nâng đỡ như dùng
thuốc hạ sốt như
paracetamol, để giảm
sốt, bù dịch hay dùng
Khuyên Bn đi khám dung dịch uống bù
Không bác sĩ nếu các triệu nước (ORS) và nghỉ
chứng không cải ngơi. Xem thêm lời
thiện sau vài ngày. khuyên dành cho Bn.

Bn có bị đau bụng vùng trên


phải hay ăn thức ăn nhiều Bn có thể bị sỏi mật, những mẩu rắn hình
Có thành từ mật trong túi mật; hay viêm túi
dầu mỡ làm cơn đau nặng
thêm? mật; hay viêm tụy. Nên đi khám bác sĩ.

Không
Bn có thể bị ngộ độc Khuyên Bn uống
thức ăn do độc tố hay nhiều nước và nghỉ
Các triệu chứng Có vi khuẩn từ thực phẩm ngơi đầy đủ.
xuất hiện sau khi nhiễm độc.
ăn?

Không Nếu các triệu chứng không khỏi


trong 6-12 giờ, hay các triệu chứng
Nôn ói có thể do bệnh lý khác. trở nên nặng hơn, hoặc không được
Khuyên BN nên đi khám bác sĩ. cải thiện khuyên BN đi khám bác sĩ.

Bn bị nôn ra máu và/ Bn có thể bị loét kèm


hoặc đi cầu phân có màu Có theo xuất huyết trong CẤP CỨU ĐƯA ĐẾN
đen hay màu hắc ín? đường tiêu hóa hay BỆNH VIỆN NGAY.
những tình trạng trầm
trọng hơn.
Không

Có kèm đau đầu, nhìn Bn có thể bị chấn


Có Có
Bn có từng bị tổn thương không rõ, tê cóng hay thương đầu nặng.
hay bị đánh vào đầu ? cảm giác ngứa ran?
Không

BN có thể bị viêm
Có kèm đau rát ở Có Cơn đau ở giữa Có
dạ dày, chứng
bụng? xương ức và viêm niêm mạc dạ
rốn? dày.
Không

BN có thể bị bệnh trào


Không
Đau tại vùng dưới ngực, Có ngược dạ dày- thực
kèm vị chua hay đắng trong quản hay GERD, tức là
họng và miệng nhất là sau sự trào ngược acid từ
khi ăn? dạ dày vào trong thực
quản.
BN có đang Có Một số thuốc hay chế phẩm
dùng thuốc gì Đi khám bác
bổ sung có thể gây nôn ói.
không? sĩ.

Không

BN có thể bị nhiểm xê-


BN bị đái tháo đường hoặc ton acid (ketoacidosis),
có nguy cơ bị tiểu đường? Có một biến chứng của tiểu Đi khám bác
đường, do tích lũy các sĩ.
sản phẩm chuyển hóa từ
Không mỡ, được gọi là cê-ton.

BN có thể đang
Có Có
BN là BN bị trễ kinh một có thai. Nôn ói
nữ? tháng? là một trong
những triệu
Không chứng của thai
kỳ.

Đi khám bác sĩ nếu không


thể xác định dựa trên sơ đồ
này.
VI. NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Ngộ độc thực phẩm còn được gọi là bệnh do thức ăn, là một dạng rối loạn tiêu hóa do
ăn phải thức ăn hay đồ uống bị nhiễm độc. Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có
thể được xếp vào các tác nhân vi sinh chẳng hạn như vi trùng, siêu vi và kí sinh trùng
nhiễm vào thức ăn, đồ uống hay thậm chí là nước ở bể bơi; và các tác nhân không phải
vi sinh (độc chất) gồm hóa chất độc, chất có hại khác, độc tố, các thực phẩm lạ được chế
biến không phù hợp hay thuốc bảo vệ thực vật trên trái cây và rau cải.

Bệnh nhân bị Bị khó thở sau đó BN có thể bị ngộ độc


tiêu chảy và/ Có đến yếu lả và liệt, Có thức ăn nhiễm
hay nôn ói rồi bị táo bón? Clostridium botulinum.

Không

Có kèm yếu lả, BN có thể bị ngộ độc thức


tiêu chảy, chảy Có ăn do ăn trái cây hoặc rau

nước mũi và run cải có chất trừ sâu không
giật ở tay và được rửa kỹ.
chân?
Không

Có kèm BN có BN có thể bị CẤP CỨU


theo đổ mồ Đưa đến
Có ăn nấm Có ngộ độc thức
hôi, run giật không? ăn từ một vài bệnh viện
và ảo giác? loài nấm có ngay
độc tố thần
kinh.

Không

Có kèn theo triệu BN có thể bị ngộ độc


Có bị: chứng sau: loài cá thu Nhật Bản
• Buồn nôn Có • Đỏ bừng Có do ăn phải cá không
• Tiêu chảy • Nổi mày được làm mát đúng
ra máu đay cách sau khi đánh bắt
• Đau bụng • Khó thở nhất là cá ngừ, cá mòi,
• Hạ áp mahi-mahi.

Không
BN có ăn thứ nào sau đây
Có không? Có BN có thể bị ngộ
Có kèm theo sốt? • Thức ăn chế biến sẵn độc thức ăn nhiễm
• Thịt hay trứng gia Salmonella.
cầm, thịt heo, cá
không nấu chín
Không

BN có ăn thứ gì
sau đây không? Không
• Hải sản
sống Tham khảo ý kiến bác sĩ.
• Hải sản Xem thêm lời khuyên
chưa nấu dành cho bệnh nhân.
chín/ bảo
quản chưa
đúng cách
BN có ăn hay uống
thứ gì sau đây không?

• Sữa không tiệt
trùng BN có thể bị
BN có thể bị ngộ • Thức ăn (thịt Có ngộ độc thức
độc thức ăn nhiễm heo, gia cầm) ăn do nhiễm
Không
Vibrio chưa nấu chín Campylobacter
parahaemolyticus. • Nấm jejuni.
Đi khám bác sĩ.

Không

BN có ăn hay uống thứ gì sau đây


không? BN có thể bị
Không • Sữa tiệt trùng Có
ngộ độc thức
• Thực phẩm được chế biến ăn nhiễm
(phô mai mềm, thịt nguội) Listeria.
BN có ăn hay uống thứ gì sau đây BN có thể bị ngộ độc
không? Có thức ăn nhiễm
Staphyloccoccus
• Xà lách thịt và hải sản aureus
• Bơ, mứt…phết lên bánh mì
• Thức ăn nhiều muối.

Không

BN có ăn phải bánh mì thịt băm Có BN có thể bị ngộ độc


chế biến không đúng? thức ăn nhiễm E.coli.

Không

BN có ăn phải thứ gì sau đây không?


• Đồ ăn chưa nấu chín (thịt Có BN có thể bị ngộ độc thức
heo, gia cầm hay rau đậu) ăn nhiễm Clotridium
• Nước xốt và nước thịt perfringens.

Không BN có thể bị ngộ


BN có ăn phải loài cá
độc ciguatera là
Có kèm theo choáng sống ở vùng nước ấm loại độc tố không
váng và tê cóng, lúc của vùng nhiệt đới (cá bị mất dù cá đã
nóng lúc lạnh, đau Có mú, cá amberjack, cá Có được nấu chín hay
đầu, hạ áp và nhịp thu, cá snapper, cá tầm, đông lạnh.
tim chậm? cá nhồng và lươn
moral)?

Không

Khuyên BN đi khám bác sĩ. Các triệu chứng có thể do bệnh lý khác.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN.


- Nôn ói không kéo dài và tiêu chảy lượng ít không quá 24 giờ thì có thể chăm sóc
tại nhà.
- Bù lượng dịch và chất điên giải bị mất do tiêu chảy và nôn ói bằng cách uống
nước và bù dịch (không dùng sữa hay nước uống có caffeine), nước soda hay nước thịt
luộc trong suốt (tức là có thể nhìn xuyên qua) hay nước uống thể thao không có caffeine.
Người lớn bị ngộ độc nên uống tối thiểu 8-16 ly nước mỗi ngày, uống từng ngụm nhỏ,
thường xuyên vì đây là cách tốt nhất để giữ nước. Nên tránh dùng các nước uống có cồn
hay đường. Bạn cũng có thể ngậm đá mảnh.
- Tránh sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy (như loperamide va diphenoxylate
kèm atropine) vì những thuốc này có thể làm chậm sự thải loại vi khuẩn hay độc tố ra
khỏi cơ thể.
- Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu nên hỏi ý kiến bác sĩ vì bệnh nhân này
có thể cần ngưng thuốc lợi tiểu khi đang bị tiêu chảy. Tránh ngưng hay thay đổi thuốc mà
không hỏi ý kiến bác sĩ.
- Khi buồn nôn và nôn ói ngưng, có thể bắt đầu ăn thức ăn mềm từ từ. Các thức ăn
mềm dể tiêu như bánh quy sô đa, bánh mì nướng, gelatin, chuối, gạo, bánh mì đen, khoai
tây, ngũ cốc ít đường, thịt nạc và thịt gà (không chiên) có thể bắt đầu dùng với lượng
thấp. Tuy nhiên ngưng ăn nếu buồn nôn trở lại.
- Nên nghỉ ngơi đầy đủ vì mất nước có thể làm người yếu lả và mệt mỏi.
- Báo cho cơ quan địa phương nếu nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm.
- Thức ăn bị nhiễm độc có thể có hoặc không có mùi, vị hay bề ngoài gớm ghiếc.
Không nên nếm thức ăn bị nghi ngờ. Không nên nhờ người khác nếm thử nó vì ngay cả
một lượng nhỏ đồ ăn bị nhiễm độc cũng có thể gây bệnh nghiêm trọng.
- Nếu có bất kì nghi ngờ gì về độ an toàn của thức ăn thì nên bỏ chúng ngay.
- Tốt nhất không nên dùng sữa, thịt gia cầm, trứng, thịt heo và hải sản sống hoặc
chưa được nấu chín.
VII. MỆT MỎI

Bn cảm thấy kiệt sức,


mệt lã, thiếu sinh lực.


Bn ngất xỉu? Bn cần được cấp cứu
ngay.
Không
Thiếu ngủ có thể gây Xem lời khuyên
nên mệt mỏi. Tuy nhiên dành cho bệnh nhân.
Bn ngủ ít hơn thông Có cũng có thể BN có một
thường một giờ? bệnh kèm theo như Mệt mỏi do
chứng mất ngủ, chứng hoạt động thể
Không tiểu đêm, hoặc bệnh lực có thể dẫn
tim. đến hen do
Stress do gắng sức,
BN cảm thấy mệt Có Cuộc sống Bn gần Có công việc bệnh đặc
mỏi nhiều trong vài đây có nhiều stress/ có thể gây trưng bởi khó
ngày gần đây? áp lực? mệt mỏi thở, ho khò
khè và nặng
Không ngực. Nên

BN có cảm đến khám bác
Không Có
giác khó thở? sĩ.
BN có hoạt
động thể lực
Không
nhiều?
Mêt mỏi do
BN có vận Có
gắng súc quá
Không đông thường mức, hãy nghỉ
xuyên? ngơi.
Không

BN có thể bị suy
BN có khuynh
giáp, mệt mỏi Đến khám bác
hướng sống thụ
ngay cả khi vận sĩ
động, ít vận động.
động lẫn nghỉ
ngơi.
Xem lời khuyên dành cho
bệnh nhân

Có cảm giác mệt Có BN đang gặp khó khăn về cảm xúc BN có thể bị trầm
nhọc suốt cả ngày? hay vấn đề cá nhân như người than cảm.
chết hay tổn thương tình cảm? BN
cảm thấy tuyêt vọng hoặc vô dụng
Không và mất hứng thú với các hoạt động
Đến bác sĩ khám.
thường ngày?

Có thay đổi Có Có Có Đây là chứng


cân nặng? BN sụt cân? BN không muốn ăn? chán ăn, có thể
do mệt mỏi vì
Không Không
thiếu dinh
dưỡng.
Béo phì/ quá cân có BN có thể bị suy dinh
Không thể gây mệt mỏi. dưỡng gây mệt mỏi.

Xem lời khuyên Đến bác sĩ khám. Xem lời


dành cho bệnh nhân khuyên dành cho bệnh nhân

Các thuốc như ức chế beta, ức chế


Tham khảo ý
Có kênh canxi, lợi tiểu, ức chế men
BN đang dùng thuốc? kiến bác sĩ để đổi
chuyển, chông trầm cảm, các thuốc
thuốc.
gây mê có thể gây mệt mỏi.
Không

BN có thể bị hội chứng suy


Mệt mỏi kéo dài trên Mệt nhiều hơn khi gắng nhược mạn tính, do nhiều
6 tháng và gây ảnh Có sức thể lực hay căng Có nguyên nhân khác nhau,
hưởng công việc thẳng tâm lý. Kèm các mệt mỏi không giảm khi
hàng ngày của BN? triệu chứng giống cúm? nghỉ ngơi.

Không

Triệu chứng có thể do bệnh khác. Đến bác sĩ khám.


Khuyên BN đi khám bác sĩ.
LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN.
- Mệt mỏi bất thường do bệnh lý không thể phòng chống được, bệnh nhân nên khám
bác sĩ để được điều trị nguyên nhân.
- Sau khi bác sĩ đã loại trừ các bệnh lý về thực thể lẫn tinh thần, hãy thử áp dụng
các lời khuyên sau đây:

+ Ngủ đủ giấc,ít nhất 8 giờ mỗi đêm. Tuy nhiên thời gian ngủ cần thiết thay đổi theo
mỗi người, có thể từ 4-10 giờ. Nếu bạn cảm thấy khỏe khoắn để làm các hoạt động trong
ngày, bạn đã ngủ đủ giấc.

+ Tránh ngủ ngày nếu điều này làm bạn khó ngủ ban đêm.

+ Ngưng hút thuốc và tránh dùng quá nhiều cà phê hoặc trà, có thể gây khó ngủ.

+ Ăn các thức ăn bổ dưỡng và uống thật nhiều nước.

+ Luyện tập thể lực thường xuyên để tăng cường sức khỏe tim mạch/phổi/cơ
- Nghỉ ngơi và thư giãn. Tập cách thư giãn, thích nghi với stress như thở sâu, kỹ
thuật thư giãn cơ, xoa bóp hoặc thiền.
- Chọn cho mình một sở thích riêng để tránh buồn chán và đến giao lưu với mọi
người. Thỉnh thoảng thay đổi thói quen để tránh sự đơn điệu có thể dẫn đến mệt mỏi tinh
thần.
- Tránh dùng các thuốc gây buồn ngủ, như thuốc ngủ hoặc ngay cả rượu. Chúng có
những tác dụng phụ có hại và có thể gây nghiện.
VIII. SỐT

Thân nhiệt bệnh


nhân ≥ 37,5 ℃

Không BN có bị đâu Có thể nhiễm virus nhẹ như


Có họng, ho khan rát Có cảm lạnh thông thường hoặc
BN bị ho? hay đau đầu nhẹ? cúm.

Có thể dùng thuốc hạ sốt kèm các thuốc làm


giảm triệu chứng khác, như thuốc chống sung
Không huyết. Khuyên bệnh nhân đi khám bác sĩ nếu
triệu chứng bệnh không cải thiện trong 48 giờ
hoặc nếu có triệu chứng nào trở nặng.

Không BN có thể bị nhiễm trùng


BN bị khó thở ngay Có đường hô hấp nặng, như viêm
cả khi nghỉ ngơi? BN
phổi (gây viêm mô phổi)
ho có đàm hơi nâu?

Không

BN có thể bị viêm phế


BN ho khạc đàm hơi quản, một dạng nhiễm
Có Có Đi khám
xanh hoặc hơi vàng? trùng dường hô hấp
bác sĩ
gây viêm các đường
dẫn khí đến phổi.
Không

Không BN bị sốt nhẹ cách quãng Có BN có thể bị bệnh Lao, một


thường vào buổi trưa? nhiễm khuẩn nặng lây nhiễm
Khạc đàm lẫn máu? phổi.
BN có triệu chứng nào Có Ánh sáng thông thường Có BN có thể bị viêm màng
sau đây? có gây đau mắt? não, một nhiễm trùng
• Đau đầu dữ màng não và dịch não tủy.
dội
Không
• Cứng cổ
• Buồn ngủ
• Nôn ói Đi khám bác sĩ.

Không
BN có thể bị một bệnh nặng như
Có viêm ruột thừa, viêm tụy, viêm
Sốt kèm đau, ớn lạnh, Có BN đang bị đau
gan hay viêm kết tràng.
buồn nôn, nôn ói, chuột dạ dày cấp?
rút hay tiêu chảy?

CẤP CỨU
nhập viện ngay.
Không

Khuyên BN đi khám
Không Có thể cho BN bác sĩ nếu tiêu chảy
Có dùng thuốc tri trở nặng hay có
BN có thể bị
tiêu chảy cùng máu, hoặc nếu nôn
viêm dạ dày ruột.
với thuốc hạ sốt. ói tiếp tục kéo dài
hơn 12 giờ.

Sốt nhẹ? Sốt tái đi tái BN có thể bị bệnh do



lại trong vài tuần kèm virus kéo dài, như tăng Đi khám bác sĩ
đau họng và mệt mỏi? bạch cầu đơn nhân.

Không


BN bị đau họng kèm BN có thể bị bệnh do virus hoặc
đau đầu dữ dội? nhiễm liên cầu khuẩn ở họng.

Có thể cho bệnh nhân dùng một thuốc hạ sốt/ giảm đau cùng với
Không một thuốc tri ho. Khuyên BN nên đi khám bác sĩ nếu triệu chứng
không cải thiện trong 48 giờ hoặc trở nặng.
BN có thể bị nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa) hay
BN bị đau bên trong tai Có
nhiễm trùng tai ngoài (hội chứng tai ở người sau khi
trong? Đau khi lấy ráy tai?
bơi hay viêm tai ngoài). Cả 2 tình trạng này có thể
dẫn đến bệnh hay các nhiễm trùng nặng hơn.
Không Khuyên BN đi khám bác sĩ ngay.

BN phơi nhiễm nhiệt độ Có Sốt có thể do Khuyên bên nhân uống nước mát và
cao bên ngoài hay bên kiệt sức vì nghỉ ngơi nơi mát mẻ. Theo dõi
trong nơi làm việc? nóng. thân nhiệt cho đến khi trở lại bình
thường. Nếu nhiệt độ tiếp tục lên
Không cao, khuyên BN đi khám bác sĩ
ngay.
Đi khám bác sĩ nếu sơ đồ này
không đánh giá được bệnh.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN.


- Hãy chú ý những dấu hiệu cảnh báo như mê sảng, nôn, tiêu chảy, …
- Tắm mát hoặc chườm mát thường sẽ cho căm giác dễ chịu và làm giảm thân nhiệt.
Không để trẻ tắm trong nước lạnh.
- Mặc quần áo nhẹ nhàng và giữ phòng ngủ thoáng. Mặc đồ ấm chỉ làm giữ nhiệt
lại và làm bệnh nhân khó chịu thêm.
- Không tắm bằng bọt biển với rượu, bệnh nhân hít hơi rượu có thể bị khó chịu.
- Uống nhiều nước (ít nhất 8 ly) hoặc dịch bù nước vì sốt có thể làm mất nước.
- Kiểm tra xem bệnh nhân có biết cách sử dụng nhiệt kế không.
IX. HO ĐÀM

BN bị ho nặng ngực
kéo dài hơn 5 ngày.

BN có bị khó thở hay khò Có


khè hay có đau ngực kèm BN có sốt kèm theo không?
theo không?

Không Không
Không

BN có thể dùng một thuốc trị ho không BN có thể bị suyễn, một bệnh hô hấp
cần kê toa. Khuyên BN đi khám bác sĩ không lây nhiễm có đặc trưng là bị
nếu ho dai dẳng và tái diễn. hẹp đường thở gây khó thở.

Xem phần LỜI


KHUYÊN DÀNH BN có thể bị Lao, một Có BN có kèm đổ mồ hôi và
CHO BỆNH NHÂN dạng nhiễm khuẩn nặng ớn lạnh, sụt cân đáng kể
lây nhiễm phổi. và ăn không ngon?

Không
Tham khảo ý kiến bác sĩ

Có BN khạc đàm có mùi hôi,


BN có thể bị nhiễm đặc, dính và có màu vàng,
trùng đường hô hấp. sậm, xanh, đỏ?

Các triệu chứng có thể do bệnh lý


khác. Khuyên BN đi khám bác sĩ.
X. CÁC VẤN ĐỀ TRONG THAI KỲ

Bn mang thai và Có Buồn nôn và Có Buồn nôn và nôn ói tự Có BN có thể bị


có biểu hiện bất nôn ói thường hết ở tuần 14 của thai ốm nghén.
kỳ triệu chứng xảy ra suốt kỳ mà không cần điều
nào sau đây:
ngày? trị?
• Buồn nôn và
nôn ói
• Đau vú
• Tiểu thường Đi khám bác sĩ. Xem lời khuyên
xuyên dành cho bệnh nhân.
• Mệt mỏi Không Không
• Táo bón
• Đau lưng
• Vọp bẻ ở
chân

Khuyên BN mặc áo ngực


Đây là một trong các dấu thoải mái dành cho thai
BN bị đau vú, căng Có hiệu của mang thai và phụ. Xem lời khuyên
vú hay nhạy vú? triệu chứng này thường dành cho bệnh nhân.
cải thiện sau ba tháng đầu
thai kỳ

Không Không

Khuyên BN vươn vai, đi dạo,


Có Đau lưng thường
BN có bị đau lưng? tắm nước nóng và matxa.
xảy ra trong thai kỳ Xem lời khuyên dành cho
bệnh nhân.
Không

BN bị táo bón (có nghĩa BN đang Mặc dù táo bón xảy ra


Có Có trong suốt thai kỳ, nhưng
là không đi phân từ 3 dùng thuốc
ngày trở lên)? bổ sung sắt? tình trạng có thể nặng hơn
khi uống viên sắt.

Không
Khuyên BN uống tối thiêu từ 8-10 ly nước trở lên mỗi ngày, dùng
khẩu phần ăn có nhiều trái cây tươi và thực phẩm nguyên hạt để
giúp phòng ngừa và hạn chế táo bón. Xem phần lời khuyên dành
cho bệnh nhân.
BN bị mệt mỏi Có BN biểu hiện vô cùng Có BN có thể bị thiếu máu.
nhất là trong suốt mệt mỏi và xanh xao? Nên đi khám bác sĩ.
12- 15 tuần đầu?
Không Khuyên Bn nên ngủ trưa và đi
ngủ sớm vào ban đêm. Xem
Không Không Triệu chứng này xảy ra do cơ thể lời khuyên dành cho bệnh
sản phụ căng thẳng quá mức. nhân.

BN trong giai đoạn 3 Điều này có thể xảy ra Khuyên BN làm


tháng giữa hoặc 3 tháng Có trong suốt thai kỳ và Có động tác vươn vai,
cuối thai kỳ và đang bị nguyên nhân chính xác đi bộ, tắm nước
vọp bẻ ở chân? vẫn chưa được biết rõ. nóng và matxa.

Không

Có BN có thể bị nhiễm trùng đường


BN đi tiểu thường niệu, nên đi khám bác sĩ.
xuyên? BN trong giai
đoạn 3 tháng đầu thai
kỳ? Có kèm theo cảm Có
giác đau và/ hoặc rát? Điều này là chuyện bình thường
trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.

Có kèm theo đau đầu, phù BN có thể bị tiền sản


BN mang thai và huyết Có cẳng chân/ bàn chân, đạm Có giật và/ hoặc các dạng
áp tăng (HA=140/90) niệu hay tăng cân quá khác của cao huyết áp có
mức? liên quan hay không có
liên quan đến thai kỳ.
Không
Không
CẤP CỨU
Khuyên BN nên đi khám bác sĩ. Các triệu
nhâp viện ngay
chứng có thể do bệnh lý khác.

BN bị chảy máu âm đạo ít, không thường xuyên và có màu BN có thể bị thai ngoài
hơi nâu, bị đau vùng dưới và thường một bên, và sau đó có tử cung ( trứng được
thể kèm theo đau vùng chậu nghiêm trọng; bị đau vai; choáng Có
thụ tinh làm tổ ngoài tử
váng hay chóng mặt; buồn nôn hay nôn ói? cung, thường trong vòi
trứng).
Không
BN bị khát nước, đói bụng hay mệt BN có thể bị tiểu đường thai kỳ Có Đi khám

mỏi dữ dội (nhưng thường không (một dạng tiểu đường thường bác sĩ.
biểu hiện triệu chứng) hay có xảy ra trong nữa cuối thai kỳ)
lượng đường máu lớn hơn hoặc
bằng 140 mg/dL khi xét nghiệm Không
tiểu đường? Khuyên BN đi khám bác sĩ. Các triệu
chứng có thể do bệnh lý khác.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN.


- Ăn bánh quy giòn trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng để tránh bị ốm nghén.
Trà gừng hay bánh quy gừng có thể cũng có tác dụng.
- Tránh dùng những thức ăn nhiều mỡ và gia vị, cũng như tránh ăn quá thịnh soạn
trước khi đi ngủ.
- Giữ không khí trong lành ở cả nơi ở và nơi làm việc.
- Để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu và táo bón, nên uống nhiều nước. Ngoài
ra không nên nín tiểu hay nín tiêu. Duy trì chế độ ăn giàu trái cây tươi, bột ngũ cốc và
ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Tránh dùng thuốc nhuận tràng trong
thai kỳ.
- Tránh mang giày cao gót, tựa lưng vào gối khi ngồi và ngủ trên giường cứng để
tránh đau lưng. Ngoài ra để giảm đau lưng và vọp bẻ chân, nên nghỉ ngơi đầy đủ, tắm
nước ấm và mát xa.
- Làm động tác vươn vai và đi bộ có thể cũng giúp giảm vọp bẻ chân trong thai kỳ.
- Nghỉ ngơi, chẳng hạn như ngủ trưa, và cố tìm một tư thế ngủ thoải mái để ngủ
ngon hơn. Nằm nghiêng một bên khi ngủ là tư thế ngủ tốt nhất. Tránh dùng thuốc an thần
và thuốc ngủ trong suốt thai kỳ trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Kê chân cao lên gối khi ngồi giúp dẫn lưu dịch và mang các loại quần tất nâng đỡ
để giảm phù mắt cá và bàn chân. Một số bác sĩ có thể kê thuốc lợi tiểu trong những trường
hợp phù nặng.
- Tránh đứng quá lâu. Mang vớ thun nâng đỡ (support stockings) trước khi xuống
giường vào buối sáng để giảm và đề phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch. Ngoài ra không
được vắt chéo chân khi ngồi và nâng chân cao bất cứ khi nào có thể.
-Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn để tránh phù chân,mắt cá và giãn tĩnh mạch.
- Uống bổ sắt, ăn nhiều trái cây và rau cải tươi là việc cần thiết để cung cấp cho mẹ
và bé chế độ dinh dưỡng hợp lý mà cả hai cần trong giai đoạn này.
- Thường thường có thể giảm ngứa bằng các thuốc làm ẩm chẳng hạn như loại kem
nước.
- Nguy cơ bị trĩ có thể giảm bằng cách đảm bảo không bị táo bón và không nín khi
mắc tiêu. Có thể tắm nước ấm.
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc không kê toa nào và trước khi nhận
toa thuốc nhớ báo cho bác sĩ biết bệnh nhân đang mang thai.
- Đi khám bác sĩ sản khoa đều đặn để khám tiền sản theo lịch thường quý.
XI. CÁC BIỆN PHÁP NGỪA THAI

BN đang tìm Một số cặp vợ chồng bị ràng buộc bởi tôn giáo hoặc đơn giản
một biện pháp là họ không thích dùng các biện pháp tránh thai. Các cặp vợ
tránh thai? chồng này có thể lựa chọn Kế hoạch hóa gia đình tự nhiên.
Tuy nhiên phương pháp này có nguy cơ thất bại cao hơn
những phương pháp khác rất nhiều. Phương pháp này dựa
vào theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Các phương
pháp dựa trên nguyên tắc này gồm có: đo thân nhiệt, dùng
BN không muốn Có lịch tính vòng kinh, theo dõi ngày rụng trứng, xem chất nhầy
sử dụng các biện cổ tử cung( theo dõi niêm dịch), phương pháp tự nhiên.
pháp tránh thai.

Không
Tham khảo ý kiến một chuyên
viên kế hoạch hóa gia đình

BN có bị rối loạn về gen hoặc có


vấn đề về sức khỏe làm cho quá BN có BN có thể đã được triệt sản
trình mang thai không an toàn và Có muốn triệt Có bằng phương pháp thắt vòi
không muốn có thai nữa trong sản trứng, là phương pháp làm cho
tương lai? không? vòi tử cung bị tắc bằng cách
cột, thắt hay cắt. Vì vậy trứng
không được thụ tinh bởi tinh
trùng. Những BN nam có thể
Không Không thắt ống dẵn tinh, ống mang
tinh trùng từ bìu dái lên niệu
đạo vì vậy ngăn giải phóng
tinh trùng.

BN có thể dùng phương pháp đặt


vòng, một dụng cụ nhỏ bằng chất
dẻo được đưa vào tử cung. Phương
Tham khảo ý
pháp này hiệu quả 95-98%, nhưng
kiến bác sĩ
đòi hỏi thủ thuật tốt và có thể gây
kích ứng.
Bệnh nhân: BN muốn trì hoãn có Progestin dạng tiêm
Có Có
• Hút thuốc thai vài năm nữa hoặc hay cấy ghép là những
• Tuổi > 35 chỉ muốn có thai sau thuốc có chứa
• Có tiền sử bị tim mạch này? progestin làm ngăn
• Có bệnh ung thư vú/ tử quá trình thụ tinh. Có
cung/ gan
thể cấy ghép dưới da
• Có tiền sử bị tắc mạch Không
do cục máu đông ở của bắp tay và có tác
chân hay ở phổi dụng kéo dài 5 năm.
Tham khảo ý kiến bác sĩ. Chống chỉ định dùng
viên thuốc phối hợp
Không estrogen và progestin.

BN có bị:

• Cưỡng hiếp BN có thể dùng biện pháp tránh thai khẩn
• Giao hợp không an toàn cấp, ở các nước cho phép dùng thuốc theo
(không dùng biện pháp toa, như sử dụng hormone (phối hợp
tránh thai hoặc có dùng estrogen và progestin), progestin
nhưng dùng nhưng gặp
levonorgestrel.
sự cố)

BN đươc chẩn đoán có bất cứ BN có nguy cơ mắc bệnh


bệnh nào sau đây: lây truyền qua đường tình
• Ung thư vú trong vòng 5 dục không, như là giao
Không năm hợp với người bị nghi ngờ
• Bệnh gan hay rối loạn
Có hay đã biết bị bệnh lây
chức năng gan
truyền qua đường tình
• Dội quỵ hay mắc các
BN có quan hệ bệnh tim mạch dục.

tình dục thường • Đái tháo đường
xuyên không? • Các rối loạn về máu
• Bệnh thận
Không Có
Không

Không Tham khảo ý kiến bác sĩ.


BN có thể dùng BN có thể chọn viên uống BN có thể dùng bao cao su nữ,
chất diệt tinh trùng ngừa thai, đây là phương pháp thường được chế tạo từ nhựa
như xà phòng thường dùng nhất. Viên uống tổng hợp latex và có nhiều
dạng gel, dạng ngừa thai la kết hợp giữa dạng khác nhau, cho hiệu quả
kem, dạng viên đặt estrogen và progestin. Đôi khi tránh thai cao và cũng phòng
âm đạo và dạng bệnh nhân có thể dùng loại tránh được bệnh lây truyền
viên sủi. Chất này viên nhỏ chỉ chứa progestin. qua đường tình dục.
diệt tinh trùng khi Ngoài ra có thể dùng miếng
chúng thụ tinh với dán ngừa thai.
trứng.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN


- Xem kỹ hạn dùng khi sử dụng
- Khách hàng nên tham khảo ý kiến một bác sĩ phụ khoa hoặc một chuyên gia kế
hoạch hóa gia đình để biết được biện pháp ngừa thai nào là tốt nhất cho bản thân.
- Phụ nữ nên được thực hiện các kiểm tra tầm soát thích hợp trước khi uống thuốc
ngừa thai.
- Nếu có quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc khi sử dụng bao cao su bị thất
bại, hãy đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Thuốc ngừa thai khẩn cấp (viên sáng ngày
hôm sau) hiện có bán sẵn để các bác sĩ kê toa, nhưng thuốc này có khả năng được dùng
trong vòng 72 giờ sau khi giao hợp.
- Khi bệnh nhân quên uống một liều thuốc ngừa thai nên theo hướng dẫn sau:

+ Uống bù ngay khi vừa nhớ ra, cho dù như vậy có khả năng uống hai viên một lúc.
Những ngày sau vẫn uống thuốc đúng giờ.

+ Không được nghỉ dùng thuốc quá 7 ngày và ngay sau 7 ngày tạm nghỉ có khả năng
uống thuốc lại.

+ Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hay một chuyên gia kế hoạch hóa gia
đình để có thêm những hướng dẫn cụ thể.
XII. TÌNH TRẠNG MÃN KINH

Bn có biểu hiện kinh Có kèm bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
nguyệt bất thường. • Cơn bốc hỏa (cảm giác nóng ở phần
trên hay toàn thân; mặt và cổ nóng
bừng; các đốm đỏ xuất hiện ở ngực,
lưng và hai cánh tay)
Không
• Thay đổi tính khí (dễ buồn rầu, dễ
tức giận, trầm cảm) và nhận thức
(suy giảm trí nhớ nhất thời, không
BN bị mất máu quá nhiều trong tập trung)
nhiều ngày, các kỳ kinh cách Có • Rối loạn giấc ngủ có thể là do đổ mồ
nhau < tuần, các kỳ kinh kéo hôi trộm và cơn bốc hỏa
• Đau đầu
dài > 10 ngày hay có vết máu
• Mệt mỏi
giữa các kỳ kinh? Trước đây
BN có chu kỳ kinh đều và đang
Không Có
ở độ tuổi quá 30, 40 hoặc dưới
50?
Khuyên BN đi khám BN có thể ở giai
bác sĩ. Triệu chứng đoạn đầu tình trạng
có thể do bệnh khác. mãn kinh tự nhiên-
Tiền mãn kinh.
Không

Đến bác sĩ nội hay


BN có bất kỳ yếu tố nguy cơ
bác sĩ phụ khoa.
hay triệu chứng nào sau đây?
Có • Nhẹ cân hay sụt cân > 4
BN bị mất kg
kinh? • Thể dục găng sức thường
xuyên
• Đang căng thẳng hay
đang ốm
Không • Uống hoặc ngừng uống
thuốc ngừa thai

Không Có

Khuyên BN đi khám Mất kinh có thể do thể dục gắng sức, sụt cân quá
bác sĩ. Các triệu mức hay tái điều chỉnh cân bằng nội tiết do căng
chứng có thể do bệnh thẳng, hoặc uống/ ngưng uống thuốc ngừa thai.
khác.
BN trong độ tuổi ≤ 30 và ≤ 40?

Kinh nguyệt không bắt


BN mang thai Có
đầu sau khi sinh đặc biệt
hay vừa sinh con? khi cho con bú. Mất kinh
cũng có thể do mang
thai.
Không

BN than phiền về triệu chứng


mãn kinh với bất kỳ yếu tố nguy
cơ nào sau đây? BN có thể bị tình trạng
Không • Tiền sử cắt bỏ tử cung, hóa mãn kinh sớm (hay còn
trị hay xạ trị vùng chậu. Có
gọi là Mãn kinh do một
• Đái tháo đường
biến cố bất thường hay
• Các rối loạn tự miễn
Suy buồng trứng sớm).
• Bệnh tuyến giáp

Không
Đi khám bác
sĩ nội hay bác
sĩ phụ khoa.
Khuyên BN đi khám
bác sĩ. Các triệu chứng
có thể do bệnh khác.

Kèm theo triệu chứng mãn kinh (như cơn


bốc hỏa, thay đổi tính khí và nhận thức, BN có thể
rối loạn giấc ngủ hay mệt mỏi) và có thêm bị tình trạng
các triệu chứng sau? Có mãn kinh tự
BN trong Có • Thay đổi thể chất như tăng cân
nhiên, tức
độ tuổi 40- vòng eo, giảm vòng ngực và biến
tính da (da mỏng và mất đàn hồi) giai đoạn
58?
• Các biến đổi của âm đạo như giảm hậu mãn
Không tiết dịch nhầy âm đạo và vùng sinh kinh.
dục phụ nữ bị giảm đi và ít co giãn

Không
Khuyên BN đi khám bác sĩ.
Các triệu chứng có thể do bệnh
khác.
XIII. TĂNG HUYẾT ÁP:

Bệnh nhân có huyết áp cao


(HA > 140/90 mmHg).

BN có biến đổi võng mạc độ II BN có thể bị


Huyết áp tăng rõ Có Có
và độ IV hoặc đạm niệu hoặc cơn tăng
rệt > 210/120
triệu chứng suy nội tạng? huyết áp kịch
mmHg?
phát,.

Không Cần CẤP CỨU ngay.


Không

BN có thể bị cơn tăng huyết áp cấp


xảy ra ở người bị biến chứng do cao
huyết áp nặng không được kiểm soát.

Tăng huyết áp thường xảy ra trong thai


Có BN có thai Có kỳ.Tuy nhiên nếu có kèm theo phù và
BN là nữ ?
không ? tăng cân nhanh đột ngột có thể bị Tiền
sản giật. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Không

Một trong các tác dụng


BN có huyết áp tâm thu
Có BN có dùng Có phụ thường gặp của
trong khoảng 120-139
thuốc uống ngừa thuốc uống ngừa thai là
mmHg và huyết áp tâm
làm tăng huyết áp. Nên
trương trong khoảng 80- thai?
hỏi ý kiến bác sĩ phụ
89 mmHg?
Không khoa về biện pháp ngừa
thai.

BN có bị bệnh thận và / Có
Tham khảo ý kiến bác sĩ.
hoặc bị đái tháo đường?

Không
Không

BN có thể ở giai đoạn tiền cao huyết áp. Dù đây không đủ tiêu chuẩn xem
là bệnh nhưng bệnh nhân này thuộc nhóm nguy cơ cao, có thể diễn tiến đến
cao huyết áp. Nhóm bệnh nhân này được khuyên phải thay đổi lối sống.
Bn có yếu tố nguy cơ nào dưới đây?
• Hút thuốc
• Béo phì ( chỉ số BMI > 27,5 kg/m2 Bn có huyết áp tâm thu trong
)
khoảng 140-159 mmHg và huyết
• Ít vận động thể lực Có
áp tâm trương trong khoảng 90-99
• Rối loạn lipid máu
• Đái tháo đường mmHg?
• Có vi đạm niệu hoặc GFR < 60
mL/phút
• Tuổi : nam > 55, nữ > 65
• Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch Bn có thể bị tăng
xảy ra sớm (nam < 55, nữ < 65) huyết áp giai đoạn I.

Không Tham khảo ý kiến bác sĩ. Xem thêm lời


khuyên dành cho bệnh nhân.

Bn có thể bị tăng huyết áp giai đoạn II, có biểu hiện


Khuyên Bn nên đến khám huyết áp tâm thu > 160 mmHg và huyết áp tâm trương
bác sĩ. Các triệu chứng có > 100 mmHg. Bệnh nhân ở giai đoạn này có nguy cơ
thể do bệnh lý khác. biến chứng cao. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN


- Bỏ hút thuốc.
- Duy trì một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và theo chế độ ăn ít
muối, ít chất béo.
- Tập thư giãn và giảm tối đa stress.
- Hạn chế dùng rượu.
- Nếu bị béo phì có khả năng giảm cân về bình thường.
- Hỏi bác sĩ xem có nên ngưng hay đổi thuốc ngừa thai uống hay không.
- Khi đã dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, có khả năng luôn tuân theo hướng dẫn
của bác sĩ.
- Trước khi đo huyết áp, bệnh nhân nên nghỉ ngơi tối thiểu 5 phút và không hút
thuốc hay dùng sản phẩm chứa caffeine trong 30 phút trước khi đo
XIV. TĂNG ACID DỊCH VỊ

Bn thường xuyên bị những cơn đau ngắn ở vùng thượng vị

Bn có triệu chứng nào sau đây: Đây là triệu chứng đặc trưng của tăng
• Buồn nôn Có acid dịch vị. Xem lời khuyên dành
• Nôn ói cho bệnh nhân.
• Chán ăn
• Ợ chua

Đi khám bác sĩ nếu triệu


Không chứng không thuyên giảm.

BN bị những cơn đau Cơn đau tái đi tái BN có thể bị loét tiêu hóa,
bụng và các triệu Có lại kèm theo bệnh hoặc ở dạ dày (loét dạ dày)
chứng kèm theo xảy ra nhân bị sụt hơn hoặc ở tá tràng (thủng tá
tương tụ nhautrong 4,5 kg trong vòng tràng), thường là nguyên nhân
thời gian qua? 10 tuần qua? gây ra các triệu chứng như
vậy.
Không
Đi khám bác sĩ.
CẤP CỨU
BN bị đau bụng dữ dội kéo dài hơn 1 BN có thể bị đau Đưa BN đến

giờ mà không thuyên giảm sau khi bụng cấp, cần phải bệnh viện
nôn? Có máu trong dịch ói hay phân cấp cứu ngay. ngay!
không?

Không

Cơn đau xảy ra vài giờ Có thể bị không tiêu hay Bạn có thể cho BN uống
sau khi ăn quá nhiều khó tiêu sau khi ăn quá thuốc kháng acid loại
Có Có
(nhất là thực phẩm có nhiều sau đó dùng rượu không cần kê toa để BN
nhiều kem hay cay) hoặc nên gây trầm trọng hơn. giảm bớt đau và khó
uống quá nhiều rượu? chịu. Khuyên BN đi
khám bác sĩ nếu đau
nặng hơn và không cải
thiện sau 24 giờ.
Không
BN bị đau kéo dài cho Có thể BN bị bệnh trào
tới 2 giờ sau khi ăn? Có ngược thực quản, là một
Kèm theo cảm giác trớ dạng rối loạn tiêu hóa gây
thức ăn ở họng? trào ngược thức ăn trong
dạ dày lên thực quản.
Đi
Không khám
bác sĩ.


BN đang uống thuốc? Một số thuốc có thể
gây tăng tiết dịch vị
Không trong dạ dày.

Đi khám bác sĩ nếu không thể định


bệnh theo sơ đồ này.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN


- Không dùng các đồ ăn, thức uống thường gây khó chịu, chẳng hạn như hành, đồ
chiên,chế phẩm từ cà chua, đồ ăn cay và đồ ăn quá chua; cà phê; nước uống có ga.
- Ăn đều đặn 3 lần mỗi ngày, hạn chế ăn vặt để không bị mất ngon miệng trong bữa
ăn.
- Ăn ít, chia nhiều bữa.
- Ăn nhiều trái cây, rau cải và uống nhiều nước (6-8 ly mỗi ngày)
- Không ăn sau bữa cơm chiều để tránh nôn trớ ban đêm.
- Không uống thuốc, uống rượu để tránh tạo quá nhiều dịch vị.
- Không uống thuốc bừa bãi.
- Thư giãn và ngủ đủ giấc. Căng thẳng sẽ gây sản xuất dịch vị.
- Hãy nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo để tăng tạo nước bọt, để giúp trung hòa acid
trào ngược vào thực quản.
XV. CHỨNG KHÔNG TIÊU

BN có biểu hiện
đau bụng.

Có kèm theo triệu chứng nào sau đây không?


• Sụt cân không rõ nguyên nhân

• Nôn ra máu hay đi cầu có lẫn máu Tham khảo ý kiến bác sĩ.
trong phân
• Vàng da (da và mắt hơi vàng)
• Sốt

Không

Có Có
Bn có kèm triệu chứng Bn có thể bị Có kèm cảm giác
nào sau đây không? chứng khó tiêu. đầy hơi, ợ chua?
• Buồn nôn
• Sình bụng
• Mau no Xem phần lời khuyên dành cho
bệnh nhân. Khuyên Bn đi khám
Bn có thể bị chứng
bác sĩ nếu triệu chúng kéo dài
khó tiêu dạng đầy
một vài ngày hoặc đột ngột bị
Không hơi.
đau bụng dữ dội.

Bn có cảm giác
không tiêu sau khi Có Bn có thể bị chứng
ăn thức ăn nhiều gia không dung nạp thức
vị, nhiều mỡ và các ăn.
thức ăn có vị chua.
Đau dạ dày có thể
sử dụng các thuốc
Khuyên Bn nên tránh
Không kháng viêm không
dùng aspirin hay
steroid (NSAID),
NSAID nếu không thì
aspirin,
uống thuốc này khi no.
Bn có đang dùng thuốc glucocorticoid (các
Hoặc hỏi ý kiến bác sĩ
không, ví dụ như thuốc Có thuốc này có tính
về thay thuốc khác.
kháng viêm không steroid gây loét) và các
(NSAID), glucocorticoid, kháng sinh.
kháng sinh?
Có kèm các triệu chứng
Không sau đây không?
• Đau hàm BN cần
• Đau lưng Bn có thể được CẤP
Bn bị triệu Có • Đổ mồ hôi nhiều Có bị nhồi CỨU
chứng ợ nóng? • Lo lắng máu cơ ngay.
• Cảm giác mệt tim.
muốn ngất

Không
Khuyên Bn đi khám Tham khảo ý kiến bác sĩ.
bác sĩ. Các triệu chứng Bn có thể bị trào ngược Xem phần lời khuyên dành
có thể do bệnh lý khác. dạ dày thực quản. cho bệnh nhân.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN


- Nên đi bộ, tránh cúi người hoặc đi nằm ngay sau khi ăn. Điều này giúp dạ dày tiêu
hóa thức ăn dễ dàng, phòng ngừa thức ăn trào ngược và gây ợ nóng. Cũng không nên nhai
kẹo cao su vì có thể gây nuốt nhiều không khí.
- Tránh dùng những thực phẩm đã biết là gây khó chịu dạ dày. Không cần thiết có
khả năng theo chế độ ăn nhạt, nhưng các thức ăn có nhiều chất béo hoặc gia vị, cà phê
hoặc phần lớn thức uống có cồn có thể gây chứng khó tiêu.
- Tránh đeo dây nịt quá chặt.
- Tránh bị căng thẳng vì có thể làm nặng thêm tình trạng không tiêu
- Khi ăn nên nhai chậm và kỹ. Ăn quá nhanh không nhai kỹ cũng có thể gây không
tiêu.
- Hãy đến bác sĩ khám nếu bị đau thường xuyên và dai dẳng hoặc khi có bất kì dấu
hiệu hay triệu chứng nào trở nên xấu đi, để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
- Các thuốc kháng acid chỉ được dùng để làm giảm các triệu chứng và không dùng
điều trị nguyên nhân bệnh trừ trường hợp có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nếu được chẩn đoán bị chứng khó tiêu không có loét cũng nên đi khám định kỳ
để phát hiện kịp thời những bệnh nặng.
XVI. SUY GIẢM TRÍ NHỚ

Bn có biểu hiện các triệu chứng sau:


• Chậm/ khó nhớ ra những từ, tên,
ngày và các sự việc
• Đặt các vật dụng sai chổ

CẤP CỨU
Không
đưa bệnh
nhân nhập
Có viện ngay.
Chứng hay quên phát triển đột ngột suốt vài giờ qua?

Không
Một vài thuốc như barbiturate
Có và benzodiazepine, có thể gây
Bn đang dùng một số thuốc nào đó? giảm trí nhớ.

Không Đi khám bác sĩ.

Bn có thể bị giảm trí nhớ do uống rượu quá


Gần đây Bn hay Có nhiều, (hay nghiện rượu). Rượu ảnh hưởng lên
uống rượu? thần kinh và có thể gây tổn thương thần kinh
và mất trí nhớ trầm trọng.

Không Tình trạng này kèm theo ≥ 2 triệu Bn có thể


chứng sau: bị chứng
• Gặp khó khăn trong công sa sút trí
việc thực hiện hằng ngày tuệ, một
Các vấn đề về trí (nấu ăn, tắm, thay quần áo).
bệnh của
nhớ tiến triển chậm Có • Thay đổi tính cách (như tâm Có
trạng thất thường, hay cố não bộ làm
(đã trên vài tháng Bn không
chấp, tự cô lập).
hay vài năm)?
• Khó khăn trong việc theo dõi chỉ mất tí
những buổi nói chuyện và nhớ mà
những chỉ dẫn phức tạp còn không
thể tiếp thu
Không và giao
Không tiếp.
Đi khám bác
sĩ.
Tình trạng hay quên tiến triên Nếu chứng hay
chậm qua nhiều năm có thể là Có quên ảnh hưởng
một phần trong tiến trình lão đến cuộc sống hằng
hóa thông thường mà không ngày của Bn thì
cần phải điều trị. khuyên Bn đi khám
bác sĩ.

Bn hoàn toàn bị Bn có thể bị chứng hysteria,



mất trí và còn bị một phản ứng quá mức với
lẫn lộn? một chuyện đã trãi qua hay
Đi khám bác sĩ.
một tình huống nào đó.

Không

Các triệu chứng hay quên có thể do bệnh


khác gây ra. Khuyên Bn đi khám bác sĩ.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN


- Học cách chế ngự căng thẳng.
- Thỉnh thoảng nên nghỉ ngơi.
- Tập thể dục đều đặn giúp giảm stress và kích thích trí nhớ nhờ cung cấp nhiều oxy
cho não. Có một chế độ ngủ nghỉ đủ.
- Hạn chế dùng nhiều sữa hay chế phẩm từ sữa trong khẩu phần ăn.
- Tránh dùng quá nhiều caffeine và rượu.
- Uống nhiều dịch lỏng mỗi ngày, đặc biệt là nước.
- Giữ huyết áp ở mức bình thường.
- Tham gia những hoạt động trí tuệ như giải ô chữ.
- Phát triển và duy trì các mối quan hệ xã hội.
XVII. GÀU
Xem lời khuyên
Bệnh nhân bị ngứa Bệnh nhân có thể bị dành cho bệnh nhân.
và bong vảy da đầu gàu, bệnh là nguyên
nhân thường gặp
Có gây ngứa và bong
Các vảy khô và có màu
vảy da đầu. Đi khám bác sĩ, nếu tình
xám-bạc, phân tán rải
trạng không được cải thiện
rác khắp da đầu?
hay nếu da đầu bị đỏ hoặc
viêm
Không
Bệnh nhân có thể tăng tiết bã
Đi khám bác sĩ.
Các vảy nhờn có màu Có nhờn, một rối loạn da đặc
Xem thêm lời
hơi vàng phủ lên các trưng bởi chứng viêm ở những
khuyên dành
mảng ban đỏ của da đầu vùng sản xuất quá nhiều chất
cho bệnh
dầu hay bã nhờn, chẳng hạn ở
nhân.
Không da đầu.

Các vảy màu xám và dày Có Bệnh nhân có thể bị vẩy nến, một Đi khám
lan ra ngoài mép da đầu? rối loạn da liên quan đến việc sản bác sĩ
xuất quá nhiều tế bào da mới, dẫn
đến sự bong tróc quá nhiều lớp da
Không bên ngoài.

Corticosteroid dùng tại chỗ liều thấp, chẳng hạn 0,5% hydrocortisone, có thể giúp giảm
ngứa và sưng da đầu. Mặc dù một số chế phẩm có ngoài thị trường dùng không cần toa
thuốc, nhưng việc sử dụng thuốc đúng (tức là 1-2 lần/ngày trong 1-3 tuần và ngưng
dùng khi ngứa đỏ da biến mất) nên được nhấn mạnh cho bệnh nhân. Không khuyến
khích dùng dài hạn.

Có hiệu quả? Chế độ điều trị


có thể được lặp
lại sau một giai
đoạn ngưng
Không Có dùng. Điều trị
duy trì bằng
Đi khám bác sĩ hay bác sĩ da liễu nếu các dầu gội trị gàu
triệu chứng không cải thiện hay nếu da đầu là đủ.
bị đỏ hay viêm.
LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN
- Gội đầu hàng ngày để loại bỏ chất dầu dư thừa trong da đầu. Sử dụng một loại dầu
gội trị gàu dịu nhẹ.
- Đổi sang dầu gội khác nếu dầu gội trị gàu thông thường không hiệu quả.
- Luân đổi các nhãn hiệu dầu gội nhằm tránh đề kháng.
- Tránh việc sử dụng quá nhiều mỹ phẩm dành cho tóc chẳng hạn như gel tạo kiểu,
mút tóc, keo xịt tóc. Chúng có thể tích tụ trên tóc và da đầu tạo môi trường cho nấm phát
triển.
- Để tóc khô tự nhiên.
- Chải tóc bằng lược làm từ thiên nhiên. Cách hiệu quả nhất để chải tóc khom gập
người về trước, đầu hướng xuống đất và chải lược từ gáy cổ đến cuối đầu. Mát xa da đầu
bằng đầu ngón tay và xoa bóp toàn vùng da đầu. Điều này giúp cải thiện tuần hoàn, loại
bỏ bong tróc và thúc đẩy mọc tóc.
- Tránh gãi lên chỗ da đầu bị ngứa.
- Thoa bạc hà lên da đầu giúp giảm ngứa và giảm tạo gàu.
- Dịch chiết suất hương thảo và oải hương, hay vài giọt tinh dầu của các thảo dược
này thoa lên da đầu có thể là một phương pháp điều trị thay thế tại nhà.
- Một muỗng cà phê nước ép chanh tươi cho lần xả tóc cuối cùng khi gội đầu giúp
loại bỏ nhờn và ngăn gàu. Giấm táo cho vào nước xả tóc sau khi gội có thể giúp trị gàu.
- Học cách chế ngự căng thẳng.
- Ăn nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và đảm bảo có một lượng nhỏ đạm từ
thịt nạc trong khẩu phần ăn.
- Hạn chế ăn đường và nấm men. Chúng có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm gay
gàu.
- Tránh dùng trà hay cà phê đậm đặc, dưa chua và thực phẩm được tinh luyện hay
chế biến đóng hộp.
- Uống vitamin nhóm B cần thiết cho da và tóc khỏe. Ngũ cốc nguyên hạt,lòng đỏ
trứng, đậu nành, chuối, bơ, quả hạch và hạt, rau quả có màu xanh đậm có chứa nhiều
vitamin B.
- Bổ sung kẽm vào khẩu phần ăn. Khoáng kẽ giúp điều hòa hoạt động của tuyến
dầu, bảo vệ hệ miễn dịch và giúp lành vết thương. Lòng đỏ trứng, cá (cá mòi), thịt, đậu
nành, hạt hướng dương và ngũ cốc nguyên hạt là một số nguồn ngũ cốc tự nhiên chứa
kẽm.
- Nên phới nắng trong khoảng thời gian ngắn nhưng nhớ thoa kem chống nắng cho
da và thân.
XVIII. ĐAU ĐẦU

Bn bị nhức đầu.

Nhức đầu kèm với các biểu hiện sau:


• Chấn thương đầu nặng Có Đưa Bn đi
• Bị đánh vào đầu sau đó nhức CẤP CỨU ngay.
đầu dữ dội, giãn đồng tử, buồn
nôn, lơ mơ hoặc ngủ lịm.
• Mất tri giác
• Cứng cổ

Không
Bn có thể bị viêm xoang, là tình trạng viêm của lớp
Có niêm mạc các xoang hoặc hốc xương vùng mũi, gò
Bn có bị nghẹt má và mắt.
mũi không?

Không Khuyên Bn uống nhiều nước giúp loãng chất nhầy trong đường hô hấp.
Hít hơi nước ấm cũng giúp làm dễ chịu các hốc xoang bị viêm.

Bn có thể bị tăng nhãn áp cấp,


Đau đầu có kèm nhìn mờ không? Có Đi
một rối loạn nặng do tăng áp lực
nội nhãn, có thể dẫn đến tổn khám
thương thần kinh thị giác gây mù bác sĩ
Không

Có Đau đầu có thể do làm việc quá sức của cơ


Bị đau đầu sau nhiều giờ đọc
và mắt, nguyên nhân là ngồi sai tư thế
sách hay chăm chú mắt trước
hoặc căng thẳng do làm việc quá tập trung.
màn hình máy tính?

Không Khuyên Bn khi đọc sách nên có những


khoảng nghỉ để thư giãn. Sử dụng đèn có
ánh sáng hợp lý và ngồi đúng tư thế có thể
giúp tránh tái phát bệnh.
Bn có thể bị nhức đầu do căng
Không thẳng, ảnh hưởng vùng đầu hoặc
Xem phần lời
cổ, thường kèm theo co cứng cơ
khuyên dành
vùng này. Bệnh có khuynh hướng
cho bệnh
Bn khó ngủ ban Có nặng hơn vào buổi chiều tối và có
nhân.
đêm? Đang bị cảm giác như có một vòng đai xiết
stress? chặt ngang trán.

Không

Bn có thể bị đau đầu


Đau một
Có Đau rất nhiều tại hốc Có khu trú, ảnh hưởng
bên đầu?
mắt và vùng xung một bên đầu và có
quanh? thể kèm chảy nước
mắt và nghẹt mũi.

Không
Không
Có đánh trống

Kèm theo buồn nôn và/hoặc nôn, ngực và nặng
sợ ánh sáng và/hoặc sợ tiếng ồn hơn khi gắng
lớn? sức?


Đi khám bác sĩ nếu sơ
đồ trên không giúp đánh
giá được bệnh. Bn có thể bị chứng đau nửa đầu, nhức
đầu dữ dội hay tái đi tái lại và chỉ bị ở
một bên đầu.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN


Nhức đầu khu trú
- Xoa bóp các cơ vùng cổ.
- Tắm nước ấm.
- Dùng kỹ thuật thư giãn như phương pháp liên hệ phản hồi sinh học, thiền, âm
nhạc, tưởng tượng, thôi miên, …
- Nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.
- Dùng aspirin hay paracetamol để giảm đau tuy nhiên tránh lạm dụng.
- Nằm nghỉ trong phòng tối cũng có thể giảm đau …
- Ngưng hút thuốc và hạn chế uống rượu.
Nhức đầu do căng thẳng
- Tránh các yếu tố khởi phát cơn nhức đầu
- Tránh nghĩ quá nhiều vào ngày lễ và cuối tuần.
- Ghi nhớ các yếu tố có thể khởi phát cơn đau.
- Khi có cơn nhức đầu nằm nghỉ trong phòng tối ngay.
- Chườm khăn lạnh và ướt lên trán.
- Thư giản toàn thân, trọng tâm ở mắt, trán, cơ hàm và cơ cổ rồi đến ngón chân.
Đau nửa đầu
- Ghi nhớ các yếu tố có thể khởi phát cơn đau.
- Các thuốc giảm đau không cần toa ít dùng vì có tác dụng quá chậm.
- Dùng oxy liệu pháp theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Châm cứu được dùng như liệu pháp chữa trị không dùng thuốc.
XIX. ĐAU RĂNG

Bn có triệu Đau răng là một hậu quả chủ yếu của đau răng gây ra bởi vi
chứng đau khuẩn sinh acid có trong miệng. Những vi khuẩn này phân hủy
liên tục ở các đường có thể lên men như glucose, fructose và lactose. Các
một răng hay acid được sinh ra bởi vi khuẩn. Các acid được sinh ra bởi vi
từ nhiều răng khuẩn sẽ tấn công men răng gây sâu răng. Đau do mòn men răng
và nướu. và lộ đầu tận dây thần kinh răng, là nơi rất nhạy đau. Đau răng
cũng có thể do các yếu tố di truyền và có thể do thiếu nước bọt.
Nước bọt có thể ngăn ngừa sâu răng, tác dụng chủ yếu bằng cách
trung hòa acid tạo ra do phân hủy thức ăn bột đường.

Có kèm theo Có Bn có thể bị áp-xe răng, tình Cấp cứu, cần


sốt? trạng này xảy ra khi mủ tích tụ chữa trị
trong xương mô gần răng có lỗ ngay!
Không tram sâu hay có hốc, hay răng bị
tổn thương.

Bn bị đau nhói tái đi Có Bn cón thể bị viêm dây thần kinh Đi khám
tái lại? Hay răng lỗ chân răng do sâu răng nặng, lỗ nha sĩ.
buốt khi tiếp xúc trám răng quá sâu hay một tổn Xem thêm
với nhiệt độ lạnh thương. phần lời
hoặc nóng và cơn khuyên
đau vẫn kéo dài dành cho
trong vài phút? bệnh
nhân.

Không
v
Có Có Đau có thể do lỗ trám
Bn vừa đi trám Bn chỉ xảy ra đau ghồ ghề, điều này có thể
một hay nhiều răng khi cắn phải được nha sĩ chỉnh lại nếu
răng trong vài nó? cần.
tuần qua.
Không
Bị buốt một
Cơn đau buốt chút là chuyện
Có Có bình thường,
Răng bị buốt khi kéo dài chỉ
tiếp xúc với nước trong vài giây? cảm giác này sẽ
lạnh hoặc không khí giảm sau khi
lạnh? trám răng.
Không
Cơn buốt nặng dần và Có Có khả năng là tổn
kéo dài? Hay răng trở thương tủy răng
Không
nên nhạy cảm với đồ không hồi phục.
nóng?

Răng chỉ đau ngay Đau có thể do sâu bên dưới Đi khám nha sĩ.

sau khi ăn thức ăn lỗ trám cũ, hay làm lộ bề Xem thêm phần lời
lạnh hay ngọt và hết mặt chân răng do chải răng khuyên dành cho
đau sau vài giây? không đúng cách hay bệnh bệnh nhân.
về nướu có thể được nha sĩ
điều trị nếu cần.
Không



Đau răng chỉ khi bệnh Đau có thể do miếng Đi khám nha sĩ
nhân cắn hay nhai trám bị vỡ hay răng bị
trúng. mẻ hay gãy.
Không

Khuyên bn đi khám nha sĩ. Sâu răng


có thể tạo ra lỗ (khoang) trong răng.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN


- Chải răng đều đặn 3 lần/ngày để ngăn ngừa tạo thành mảng bám.
- Dùng chỉ đa khoa để ngăn ngừa tạo thành mảng bám và mảng bám của thức ăn,
vì vậy giảm thiểu nguy cơ đau răng gây ra.
- Không dùng thức ăn đồ uống nóng, lạnh, đồ ngọt để tránh làm đau răng nặng
thêm.
- Nhai kẹo cao su không đường để kích thích tạo nước bọt.
- Nước súc miệng có thể làm giảm vi khuẩn trong khoang miệng nhưng chỉ trong
thời gian ngắn.
- Dùng kem đánh răng có chứa floride để làm răng chắc khỏe và ngăn ngừa sâu
răng.
- Khi bị đau răng có thể chữa bằng cách lấy nước ấm súc miệng.
- Tránh chép môi và nhâm nhi thức ăn thường xuyên.
- Khi dùng răng giả hay cầu răng có khả năng giữ chúng sạch sẽ.
- Mang dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao để tránh bị chấn thương.
- Không hút thuốc, khói thuốc có thể làm các bệnh về răng nặng thêm.
- Khám nha sĩ đều đặn tối thiểu 2 lần/ năm để được kiễm tra răng miệng và cạo vôi
răng.
- Hỏi nha sĩ về cách chải răng đúng để ngăn ngừa sự hình thành mảng bám.
- Đi đến nha sĩ khi cơn đau răng nặng. Nha sĩ có thể yêu cầu nhổ răng, lấy tủy hay
trám răng thông thường
XX. DỊ ỨNG

Bn có các triệu chứng sau:


• Phát ban, mề đay (những vết phồng nhẹ, tái nhợt,
bao quanh là vùng da đỏ)
• Ngứa
• Sưng, ví dụ phù mạch (sưng phù vùng rộng mô
dưới da)
• Vết gãi, trầy sướt

Bn có phát ban trên


mặt, mặt trong Bệnh nhân có
Bn có các yếu tố nguy cơ sau
khuỷu tay và sau thể bị viêm
không? Có Có
• Có tiếp xúc với yếu tố kích gối, ở bàn tay và bàn da dị ứng
thích, như sợi len hay sợi chân, hay quanh
tổng hợp, xà bông và/hay mắt, ở mí mắt,
Tham khảo ý
chất tẩy rửa, nước hoa, mùi quanh lông
thơm, chất clo, dầu kiến bác sĩ
mày,lông mi?
khoáng, các dung môi, bụi,
cát hay khói thuốc lá
• Tiền căn gia đình có cơ địa
dị ứng (chàm, viêm mũi dị Không
ứng, hen suyễn)
Bn có các triệu chứng
sau:
• Ngứa dữ dội
• Từ da đỏ nhẹ,
Bn có than phiền khó chịu sau khi : thoáng qua tới
• Da tiếp xúc với các chất kích thích như sưng phù nặng,
chất độc từ cây thường xuân, cao su Có xuất hiện các vết
(latex), kháng sinh, hương thơm, chất phồng rộp lớn
bảo quản, kim loại (nickel, cobalt)? • Phát ban với các
• Đụng chạm vào các chất như kem vết mụn rộp li ti
chống nắng, dung dịch cạo râu, một số • Ban chỉ xuất hiện
mùi thơm, kháng sinh, nhựa than đá, và chỗ tiếp xúc với
ra nắng? chất kích thích


Không
Tham khảo ý Bn có thể bị viêm da tiếp xúc
kiến bác sĩ
Bn là trẻ em Bn có thể bị dị
có buồn nôn ứng thức ăn
và/hay ói (trẻ em có thể
mửa ? hết dị ứng với
Bn có các yếu tố nguy sữa, đậu nành,
cơ sau không? Có Có lúa mì và trứng
• Tiền căn gia khi đã lớn,
đình có cơ địa dị ứng Bn là người lớn trong các tình
(chàm, viêm mũi dị có bị ngứa mũi, trạng dị ứng
ứng, hen suyễn mề đay) chảy nước mũi, nghiêm trọng
• BN là một đứa viêm mũi dị hơn hoặc dị
bé chập chững biết đi ứng, chàm, hen ứng với tôm
hay trẻ dưới 12 tháng suyễn? cua thường
• Có ăn: trứng, kéo dài suốt
đậu phụng, cá tôm cua đời).
sò ốc, quả óc chó, hồ
đào; với trẻ em: sữa bò,
lúa mì, đậu nành

Bệnh nhân có Tham


than khó thở? khảo ý
kiến
bác sĩ
Bn có các triệu chứng sau:

• Chảy nước mắt, ngứa mắt
• Nghẹt mũi, chảy nước mũi
(dịch mũi trong, lỏng như
nước) CẤP CỨU:
• Ngứa da, mũi, vòm miệng, Nhập viện
thành sau họng, mắt ngay!
• Nhảy mũi nhiều lần
• Nhức đầu
• Ho
• Thở khò khè
• Dễ cáu kỉnh


Bn có các yếu tố Bn có đỏ da, viêm da,
nguy cơ sau và/hay đổi màu da sang
không? nâu hay xanh ở các
• Có tiếp xúc Bn có dùng thuốc gì không? vùng da phơi ra nắng,
với các dị Có
Xem bảng 1 dưới đây để biết thậm chí chỉ sau một
ứng nguyên,
các thuốc có tác dụng làm cho thời gian ngắn ?
như phấn
hoa, ve mạt da nhạy cảm với ánh sáng.
trong bụi,
gián, nấm Có
mốc, thú Không
nuôi
• Là con đầu Bn có thể bị nhạy cảm
lòng Khuyên Bn khám bác sĩ. Các triệu ánh sáng do hóa chất
• Hít phải khói chứng có thể do bệnh khác gây ra.
thuốc lá từ
năm đầu đời
Tham khảo ý
Có Bn có thể bị viêm mũi dị ứng kiến bác sĩ

Không

Khuyên Bn khám bác sĩ. Các triệu


chứng có thể do bệnh khác gây ra.

Bảng 1: Các thuốc có tác dụng làm cho da nhạy cảm với ánh sáng

Loại thuốc Ví dụ

Giảm lo âu Alprazolam, Chlordiazepoxide

Chống trầm Thuốc chống trầm cảm 3 vòng


cảm

Chống loạn Nhóm Phenothiazin


thần

Kháng sinh Quinolon, sulfonamid, tatracyclin, trimethoprim,


griseofulvin (uống)

Chống sốt Chloroquine, Quinine


rét

Trị tiểu Sulfonylureas


đường
Lợi tiểu Furosemid, Thiazid

Hóa trị Dacarbazine, 5-Fluorouracil, Methotrexate, Vinblastine

Tim mạch Amiodarone, Quinidine

Da liễu Isotretinoin

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN


- Nếu biết rõ nguyên nhân gây dị ứng, hãy tránh không tiếp xúc với dị ứng nguyên
trong chừng mực có thể.
- Nếu dị ứng do thuốc gây ra, ngưng sử dụng thuốc (không cần kê toa) ngay, hoặc
thông báo cho bác sĩ nếu đó là thuốc kê toa, chỉ dùng lại khi có ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có
khả năng được thông báo về tình trạng dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào vào mỗi lần khám
bệnh. Ngoài ra, không được dùng các loại thuốc mà bác sĩ đã dặn dò tránh sử dụng, như
aspirin và codein.
- Nếu ngứa nhiều do dị ứng, tránh gãi hay chà xát và có thể dùng calamine hay chế
phẩm chống ngứa khác. Gãi có thể làm ngứa dữ dội hơn.
- Giữ nhà sạch và không có các dị ứng nguyên mọi lúc mọi nơi.
- Để giảm mức độ nghiêm trọng của viêm mũi dị ứng, cần giữ chế độ ăn quân bình.
Uống nhiều nước 8-10 ly mỗi ngày, để làm lỏng dịch tiết ở mũi và họng. Bạn cũng có thể
nằm ngủ đầu cao để tránh sung huyết làm nghẹt mũi.
- Để kiểm soát viêm da dị ứng, bạn cần bảo vệ da tránh ẩm ướt quá mức, không tiếp
xúc với các tác nhân kích thích, và/hay tránh mặc áo quần có vải thô ráp, tránh stress cảm
xúc.
- Phòng chống mề đay trầm trọng hơn (da tái xanh, sưng phù nhẹ, nổi mảng đỏ):
Tránh thức ăn chứa tartrazine (chất nhuộm màu thực phẩm) hay thịt bảo quản bằng
benzoat; tránh uống rượu; hạn chế dùng trái cây chua.
- Tránh thực phẩm đã biết có khả năng gây dị ứng. Đọc kỹ nhãn thực phẩm để biết
thành phần các phụ gia và chất bảo quản, nhờ đó tránh ăn có khả năng dị ứng nguyên
trọng thực phẩm.
XXI. THIẾU MÁU
Bn có biểu hiện các triệu chứng sau: Tham khảo ý kiến bác
• Xanh xao (môi, nướu răng, niêm mạc mắt, sĩ. Xem lời khuyên
vùng móng và lòng bàn tay kém hồng hào) dành cho bệnh nhân.
• Yếu
• Mệt mỏi
• Chóng mặt hay choáng váng
• Nhịp tim nhanh
• Ớn lạnh
• Thở nóng

Bn có thể bị
thiếu máu
Bn có chế độ Bn là một trong các đối tượng sau: thiếu sắt,
ăn thiếu dinh • Phụ nữ xuất kinh quá nhiều đây là dạng
dưỡng dẫn • Mang thai hoặc đang cho con
Có thiếu máu
đến nồng độ Có bú
thường gặp
vi lượng sắt, • Trẻ vị thành niên tăng trưởng
quá nhanh do thiếu sắt
vitamin B12 trong cơ thể.
• Có vấn đề về tiêu hóa như loét,
và folate polyp hay ung thư đại tràng
trong máu
xuống thấp?
Không
Bn có thể bị bệnh thiếu máu
ác tính, là dạng thiếu máu do
Bn có biểu hiện nào sau đây không?
cơ thể thiếu yếu tố nội tại, là
Không • Giảm sức bền trong tập luyện
• Đau lưỡi chất cần thiết cho sự hấp thu
• Ăn không ngon miệng Có và sử dụng vitamin B12.
• Sụt cân Bệnh có tính di truyền hoặc
• Giảm trí nhớ mắt phải do phẫu thuật cắt bỏ
• Dáng đi không vững và mất thăng dạ dày và thường xảy ra ở
bằng người lớn tuổi.
• Tê chân tay

Không
Bn có thể bị thiếu máu do thiếu acid
folic, là dạng thiếu máu mà hông cầu
Bn là một trong các đối tượng sau đây: Có có kích thước to nhưng số lượng ít bất
• Nghiện rượu thường (nguyên hồng cầu khổng lồ).
• Đang dùng thuốc như thuốc
chống co giật
• Kém hấp thu Không Các triệu chứng có thể do
• Bị tiêu chảy bệnh lý khác. Khuyên bệnh
nhân đi khám bác sĩ.
Bn là một trong các đối tượng Bn có thể bị thiếu máu bất sản,
sau:
Có dạng thiếu máu đe dọa tính
• Đang dược hóa trị hay xạ mạng do suy giảm khả năng sản
tri xuất 3 dòng tế bào máu: hồng
• Mang thai cầu, bạch cầu và tiểu cầu của
• Bị phơi nhiễm chất độc tủy xương.
trong môi trường

Không

Bn có thể bị thiếu
Bn có biểu hiện nào sau máu tán huyết,
đây: bệnh tiến triển khi Tham khảo
• Vàng da Có tế bào hồng cầu bị ý kiến bác
• Rối loạn tự miễn tiêu hủy nhanh hơn sĩ.
• Dùng thuốc như lượng được tủy
thuốc kháng sinh xương tạo ra.
Không

Bn có thể bị thiếu máu hồng cầu


Bn là người Ả Rập, Châu Phi hình liềm, do tế bào hồng cầu bị
Có biến dạng thành hình lưỡi liềm.
hoặc vùng Địa Trung Hải có
tiền sử gia đình bị các rối loạn Dạng hồng cầu bất thường này
về máu bị hủy diệt sớm dẫn đến thiếu
hồng cầu xảy ra chủ yếu ở tộc
người Châu Phi, Ả Rập và vùng
Không Địa Trung Hải.

Các triệu chứng có thể do


bệnh lý khác. Khuyên Bn đi
khám bác sĩ.
XXII. ĐAU THẮT LƯNG

Đau thắt lưng là một chứng đau dai dẳng và có định kỳ ở vùng thắt lưng thường gặp hầu hết
ở người lớn. Phần lớn, đau thắt lưng gây ra do sự tổn thương cơ hoặc dây chằng do thói quen
mang vác không đúng và làm yếu đi hoặc làm căng thẳng vùng dưới lưng. Những nguyên
nhân khác gồm có tư thế không đúng, cắng thẳng, áp lực thể chất (khiêng những vật nặng, béo
phì) hoặc áp lực về mặt tinh thần, viêm khớp xương, cơ hoặc dây chằng cột sống, thiếu luyện
tập, tư thế đứng kéo dài. Có 2 loại đau thắt lưng:
• Đau thắt lưng cấp tính: thường nặng và diễn ra dưới 6 tuần, triệu chứng sẽ cải thiện sau
vài ngày điều trị.
• Đau thắt lưng mạn tính: kéo dài trên 6 tuần và có dạng từ nhẹ đến nặng.

Bn bị đau vùng thắt lưng.

Có kèm theo:
Bn có bị: • Mất kiểm soát ruột và bàng Bn có thể bị chấn
• Tôn thương quang. thương cột sống.
vùng lưng? • Khó khăn trong cử động chân Giữ ấm cho Bn
Có Có
• Té ngã? tay. và tránh làm cử
• Vận động • Tê hoặc có cảm giác ngứa ran động Bn.
mạnh? chân tay. Chuyển cấp
cứu.

Không
Không

Bn bị bầm tím hoặc căng Xem lời khuyên dành


Có phải cơn cơ vùng thắt lưng. cho bệnh nhân.
đau xuất hiện
sau khi bệnh
Có phải cơn đau:
nhân mang vác Bn có thể bị thoát vị đĩa
Có • Làm hạn chế cử động của Có đệm, đó là sự nhô ra bất
nặng và/hoặc
bệnh nhân không? thường của các đĩa gian
sau khi luyện
• Lan rộng xuống chân sống khỏi vị trí bình
tập tích cực
không? thường của nó trên cột
không?
sống.
Không
Không
Bn bị đau thắt lưng do căng cơ hoặc dây chằng ở thắt lưng.
Bn có bị co Có Có phải Bn Có Có phải cơn Có Bn có thể bị
cứng và đau trên 45 tuổi đau định vị ở thoái hóa
lưng mạn tính không? giữa xương bả đốt sống cổ.
(phát triển từ vai không?
từ qua nhiều
tháng hoặc Không
Không
năm) không?

Bn có thể bị thoái hóa Bn có thể bị thoái hóa Khuyê


cứng khớp đốt sống, đốt sống thắt lưng, một n đến
Không là tình trạng viêm dạng của viêm khớp. bác sĩ
giữa các đốt sống.

Bn có bị đau lưng cấp sau khi nằm Bn có thể bị đau lưng Chuyển

lâu trên giường hoặc ngồi lâu trên gây ra do bị mất xương cấp cứu
ghế bành không? Hoặc Bn có phải bởi chứng loãng xương.
trên 60 tuổi không?

Không

Bn có thai Có Có phải Bn Có Có kèm chảy máu Bn có thể bị



không? mang thai dưới âm đạo hoặc đau biến chứng
14 tuần không? quặn vùng bụng nặng, ví dụ
dưới không? xảy thai hoặc
có thai ngoài
tử cung.
Không Không Không

Chuyển cấp cứu.


Có kèm theo đau bụng
Có phải Bn dưới từng cơn và/hoặc
ở tuần cuối Có xuất hiện dịch trong Có Đau thắt lưng báo
của thai kỳ hoặc nước nhầy có hiệu bắt đầu
không? máu ở âm đạo không? chuyển dạ

Không
Cơn đau có giảm nhẹ khi thay Có Không phải đau
đổi vị trí của Bn không? bụng chuyển dạ.

Bn có biểu hiện của bất kỳ triệu Bn có thể bị những Khuyên


Có Có
chứng nào sau đây không? bệnh lý nghiêm trọng đến bác sĩ
• Giảm cân không giải như ung thư di căn
thích được (vú, phổi, tuyến tiền
• Nằm liệt giường, đau liệt, thận, ống tiêu
nhiều về đêm hóa), đa u tủy, ung thư
• Yếu chi hạch.

Không

Có kèm theo sốt, Bn ho kéo dài Bn có thể bị bệnh


Có Có
đau ngực hoặc trên 2 tháng? lao, một nhiễm
đau lưng không? Tiền sử bị lao? khuẩn nặng ở phổi.

Không

Bn có vấn đề ở bàng quang kèm Khuyên đến


theo tiểu khó không? bác sĩ

Không Không Có

Bn có thể bị nhiễm trùng đường tiểu, tình


trạng nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến niệu
Các triệu chứng có thể do bệnh đạo, bàng quang, niệu quản hay thận.
lý khác, khuyên bệnh nhân đi
khám bác sĩ.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN


- Hoạt động vừa có khả năng, duy trì thói quen tập thể dục nhằm tăng cường sức
mạnh cho cột sống mà không làm căng cơ quá nhiều.
- Luyện tập để giảm cơn đau và hồi phục nhanh. Hãy giữ tư thế thích hợp khi ngồi,
khi đứng hoặc khi lái xe.
- Tránh khiêng vật nặng.
- Khi khiêng vật nặng, giữ cho lưng thẳng và chỉ gập gối thôi.
- Nên thay đổi tư thế khi ngồi hoặc đứng thường xuyên nhằm tránh căng cơ.
- Duy trì cân nặng cơ thể đạt chuẩn.
- Ngủ ở một tư thế thoải mái và không căng cơ, tốt hơn hết là nằm trên nệm vững
chắc.
- Nên tránh đi giày cao gót.
- Nên nghỉ ngơi khi cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Khuyến khích những thói
quen tốt khi hoạt động hay làm việc.
- Báo cho bệnh nhân biết rằng nghỉ ngơi và các biện pháp phòng ngừa khác luôn là
cách tốt nhất để tránh đau lưng.
- Bỏ hút thuốc.

You might also like