You are on page 1of 6

Trường Đại học Y Hà Nội.

Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK


Mẫu B. Tài liệu dành cho Sinh viên
M.02A.LAB.VIS.SKL.CSP.ROL.CBA.CTĐM
28/9/2020

<TÊN BÀI THỰC HÀNH: KỸ NĂNG HỎI BỆNH TRONG RĂNG HÀM MẶT>
MÃ BÀI GIẢNG: ROL03

- Tên bài: Hỏi bệnh trong Răng Hàm mặt


- Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ 2
- Số lượng: 25 sinh viên
- Thời lượng: 4 tiết (200 phút)
- Giảng viên biên soạn: Lương Minh Hằng (email: minhhang@hmu.edu.vn
- Giảng viên giảng dạy:Lương Minh Hằng, Lê Thị Thùy Linh
- Địa điểm giảng: Phòng giảng ROL
- Mục tiêu học tập:
Kiến thức:
1.1. Thực hiện được chiến lược CLASS trong giao tiếp
1.2. Thu thập thông tinh chính xác
Kỹ năng:
2.1. Giao tiếp ban đầu
2.2. Hỏi bệnh sử, tiền sử, lắng nghe chủ động và bị động
2.3. Kế hoạch điều trị
2.4. Tóm lược, tổng kết
Thái độ:
3.1. Đồng cảm với bệnh nhân
3.2. Chấp nhận cảm xúc của bệnh nhân
1. Tình huống/ vấn đề
Tình huống 1
Lê Văn A, bé trai 9 tuổi đến phòng khám răng vì có 1 răng hàm đau, đau về đêm, không
ngủ được cách đây 2 ngày. Bé đi cùng mẹ tới phòng khám và chờ, bác sĩ B bận nói chuyện
điện thoại nên sau 30 phút bé mới được khám. Đồ dùng để điều trị tủy đã được chuẩn bị
sẵn. Bác sĩ B tiêm tê, bé A khóc lóc, giẫy dụa trên ghế răng. Mẹ bé đứng bên cạnh nắm
chặt tay bé trong suốt quá trình làm. Bác sĩ B tập trung vào việc điều trị tủy R16, bỏ qua
sự lo lắng của bé và mẹ. Mẹ của bé cũng tỏ ra không hài lòng trong suốt buổi hẹn.
Câu hỏi:
1. Hãy liệt kê những việc Bác sĩ B trên chưa làm tốt trong giao tiếp với bệnh nhân
2. Hãy đưa ra các giải pháp có thể thay đổi giao tiếp để việc điều trị cho bệnh nhân được
tốt hơn và nhóm đóng vai để giải quyết vấn đề
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho Sinh viên
M.02A.LAB.VIS.SKL.CSP.ROL.CBA.CTĐM
28/9/2020

Tình huống 2
Lê Minh H 50 tuổi, đến tái khám sau 2 tháng sử dụng máng điều trị khớp thái dương hàm.
Hiện tại bà thấy vẫn còn đau nhiều, đêm không ngủ được. Bác sĩ RHM T tỏ ra rất quan tâm
và hỏi lý do vì sao bà lại trì hoãn việc đi khám lại lâu đến vậy. Bà H im lặng không nói gì,
bác sĩ T kiểm tra thông tin mới nhớ ra rằng lần hẹn trước ông bị ốm và bà H đã được điều
trị bởi bác sĩ A. Ông T đã tìm hiểu lại lần điều trị trước thì bác sĩ A rất đông bệnh nhân nên
khám và chỉ định làm máng điều trị cho bà H, hẹn tái khám sau 2 tháng.
Câu hỏi:
1. Theo các bạn bác sĩ A đã làm tốt việc điều trị cho bệnh nhân H chưa
2. Theo các bạn bác sĩ T có cần thay đổi gì để điều trị cho bệnh nhân H được tốt hơn không
3. Hãy đưa ra các giải pháp có thể thay đổi giao tiếp để việc điều trị cho bệnh nhân được
tốt hơn và nhóm đóng vai để giải quyết vấn đề

Tình huống 3
Bà D còn 4 chiếc răng cửa hàm trên và bà muốn nhổ 4 chiếc đó đi để làm hàm giả toàn bộ
hàm trên. Bệnh nhân đã được nhổ răng và hẹn sau 1 tháng lành thương sẽ đến làm hàm
toàn bộ. Sau 3 ngày nhổ răng, bà D khóc thảm thiết và nói rằng bà đã không nhận ra sớm
tầm quan trọng của những cái răng đó, bà không dám gặp ai. Bác sĩ A cảm thấy bối rối và
không biết nên làm gì.
Câu hỏi:
1. Bác sĩ A chưa làm tốt điều gì trong giao tiếp với bệnh nhân
2. Hãy đưa ra các giải pháp có thể thay đổi giao tiếp để việc điều trị cho bệnh nhân được
tốt hơn và nhóm đóng vai để giải quyết vấn đề

Tình huống 4
Bệnh nhân E 40 tuổi có nhiều vấn đề về răng miệng (cần điều trị viêm quanh răng toàn bộ
2 hàm, điều trị tủy 2 răng hàm nhỏ hàm trên, nhổ 1 răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới sau đó
cắm implant). Kế hoạch điều trị cho bệnh nhân mất khoảng 3 tháng. Đến buổi hẹn thứ 3
bệnh nhân than phiền rằng anh đã quá mệt mỏi gì phải đi lại quá nhiều lần, mỗi lần anh
phải làm rất nhiều thủ tục và đóng viện phí mà anh chả biết là những khoản gì. Bệnh nhân
muốn kiện bác sĩ vì đã nhổ chiếc răng hàm, bác sĩ B lúng túng và không biết giải thích thế
nào.
Câu hỏi:
1. Bác sĩ B chưa làm tốt điều gì trong giao tiếp với bệnh nhân vào buổi đầu tiên
2. Hãy đưa ra các giải pháp có thể thay đổi giao tiếp để việc điều trị cho bệnh nhân được
tốt hơn và nhóm đóng vai để giải quyết vấn đề

2. Yêu cầu về sản phẩm trình bày của nhóm sinh viên
- 5 phút chia nhóm bốc thăm tình huống cho từng nhóm
- Sinh viên nghiên cứu tài liệu về tất cả các chủ đề/tình huống/vấn đề và các câu hỏi trên
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho Sinh viên
M.02A.LAB.VIS.SKL.CSP.ROL.CBA.CTĐM
28/9/2020

- Mỗi nhóm sinh viên chọn 1 chủ đề/tình huống/vấn đề để thảo luận, viết kịch bản và thực
hiện đóng vai trong 10 phút
- Các nhóm khác phản hồi trong vòng 5 phút.
- 35 phút giảng viên cho chấm điểm Đồng đẳng nhóm, tóm tắt ý chính và tổng kết bài học
3. Chỉ tiêu thực hành (tất cả các ô chỉ tiêu phải ghi rõ chỉ số)
Chỉ tiêu tối thiểu cho 1 sinh viên
TT Tên kỹ năng
Thực hành có
Quan sát Làm đúng Làm thành thạo
hướng dẫn của GV
1. Chào hỏi người bệnh, tự giới thiệu x
tên và hỏi tên người bệnh
2. Giải thích mục đích cuộc giao tiếp. x
Phong cách lịch sự, thân thiện
3. Thông báo về việc ghi chép thông x
tin và đề nghị người bệnh đồng ý.
Hoặc bắt đầu từ sự hiểu biết của
người bệnh
4. Đặt câu hỏi mở, câu hỏi đóng tốt. x
Sử dụng câu hỏi hợp lý
5. Hỏi được đầy đủ thông tin từ người x
bệnh, hoặc cung cấp đầy đủ thông
tin cho người bệnh. Hoặc thông báo
tin xấu chính xác, dễ hiểu. Thông
tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng, logic
và dễ hiểu với người bệnh
6. Thái độ của sinh viên thân thiện, x
đồng cảm, thể hiện ngôn ngữ không
lời phù hợp với tình huống của
người bệnh
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho Sinh viên
M.02A.LAB.VIS.SKL.CSP.ROL.CBA.CTĐM
28/9/2020

7. Dành thời gian cho người bệnh hỏi x


và trả lời đầy đủ câu hỏi của người
bệnh
8. Tốm tắt lại thông tin cho người x
bệnh, hoặc kiểm tra lại thông tin.
Hoặc chia sẻ tin xấu với người bệnh
9. Người bệnh hài lòng và chấp nhận x
thông tin
10.Cảm ơn người bệnh khi kết thúc x
giao tiếp

4. Bảng kiểm dạy học


TT Các bước thực hiện Ý nghĩa của từng bước Tiêu chuẩn phải đạt
1 Phân tích ca bệnh lâm sàng Hệ thống lại kiến thức đã Tham gia thảo luận nhóm,
được học tại bài giảng LT đưa ra ý kiến của mình
Xác định được những gì Dám bảo vệ ý kiến của mình
bác sĩ đã làm tốt/chưa tốt và có minh chứng để chứng
trong đoạn video minh
Tổng kết, thống nhất được ý
kiến của cả nhóm trong thời
gian yêu cầu
2 Lên kịch bản và đóng vai Sửa chữa những hành vi Tìm ra đúng/đủ những hành
chưa tốt của bác sĩ trong vi chưa đúng
đoạn video trên Tìm ra giải pháp sửa chữa
Hiện thực hóa bằng hành hợp lý
đồng, hành vi
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho Sinh viên
M.02A.LAB.VIS.SKL.CSP.ROL.CBA.CTĐM
28/9/2020

5. Bảng kiểm lượng giá


Thang điểm
TT Các bước thực hiện
0 1 2 3
(Không làm) (Làm sai) (Làm đúng) (Làm thành thạo)

1. Chào hỏi người bệnh, tự giới thiệu tên và


hỏi tên người bệnh
2. Giải thích mục đích cuộc giao tiếp. Phong
cách lịch sự, thân thiện
3. Thông báo về việc ghi chép thông tin và
đề nghị người bệnh đồng ý. Hoặc bắt đầu
từ sự hiểu biết của người bệnh
4. Đặt câu hỏi mở, câu hỏi đóng tốt. Sử dụng
câu hỏi hợp lý
5. Hỏi được đầy đủ thông tin từ người bệnh,
hoặc cung cấp đầy đủ thông tin cho người
bệnh. Hoặc thông báo tin xấu chính xác,
dễ hiểu. Thông tin đầy đủ, chính xác, rõ
ràng, logic và dễ hiểu với người bệnh
6. Thái độ của sinh viên thân thiện, đồng
cảm, thể hiện ngôn ngữ không lời phù hợp
với tình huống của người bệnh
7. Dành thời gian cho người bệnh hỏi và trả
lời đầy đủ câu hỏi của người bệnh
8. Tốm tắt lại thông tin cho người bệnh, hoặc
kiểm tra lại thông tin. Hoặc chia sẻ tin xấu
với người bệnh
9. Người bệnh hài lòng và chấp nhận thông
tin
10. Cảm ơn người bệnh khi kết thúc giao tiếp
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho Sinh viên
M.02A.LAB.VIS.SKL.CSP.ROL.CBA.CTĐM
28/9/2020

Điểm tối đa của bảng kiểm là 30/ Tổng điểm của sv theo bảng kiểm:…./30 Điểm cuối cùng của
sv…./10

6. Tài liệu học tập


- Handout bài giảng: Hỏi bệnh trong RHM.
- Sách Tâm lý đạo đức nha khoa, chủ biên Võ Trương Như Ngọc (2018)
7. Tài liệu tham khảo (cho giảng viên và sinh viên)
- Phạm Thị Minh Đức (2014), Tâm lý và đạo đức y học (dùng cho đào tạo cử nhân điều dưỡng),
nhà xuất bản giáo dục Việt nam.
- Nguyễn Huỳnh Ngọc (2015), Tâm lý học, Y học-Y Đức (dùng cho đào tạo Cao đẳng Y học), Cục
Khoa học công nghệ và Đào tạo- Bộ y tế, Nhà xuất bản giáo dục Việt nam.
- Bộ y tế, Ban đánh giá các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học (2013). Hướng dẫn quốc
giá về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
- American College of Dentists (2012), Ethics handbool for dentists.
- The Division of Clinical Psychology (2009), The British Psychological Society, clinical
psychology in dentistry, a guide to commissioners of clinical psychology service
- Ruth Freeman, 1999. Communicating effectively: some practical suggestions. British Dental
Journal 1999; 187, 240-244p
- CSDA. Patient communications: A guide for dentists
- Effective communication and Influence in Dentistry. Course Design and Workbook Anthony
Asquith 2009.

You might also like