You are on page 1of 107

GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC NGƯỜI

TRƯỞNG THÀNH
TS. TRẦN THỊ THU MAI

Chỉ đạo tổ chức biên soạn giáo trình: TS. Nguyễn Kim Hồng, Hiệu
trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình: Số 1267/QĐ-
ĐHSPdo Hiệu Trưởng PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng kí ngày 27 tháng 5 năm
2013

Quyết định phê duyệt sử dụng giáo trình: số 1333/QĐ-ĐHSP do Hiệu


Trưởng PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng kí ngày 06 tháng 6 năm 2013

Mã số sách chuẩn quốc tế - ISBN: 978-604-918-049-1

MỤC LỤC
Giáo trình Tâm lí học người trưởng thành................................................1
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH......2
1.1. Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của Tâm lí học người trưởng thành....2
1.2. Lí luận về tuổi trưởng thành......................................................5
1.3. Sự phân chia giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành....................13
PHẦN TÓM TẮT............................................................................15
CHƯƠNG 2: TÂM LÍ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRẺ TUỔI.................16
2.1. Một số điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của người
trưởng thành trẻ tuổi....................................................................17
2.2. Đặc điểm tâm lí thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi (18 đến 25
tuổi)..........................................................................................25
2.3. Đặc điểm tâm lí thời kì thứ 2 của người trưởng thành trẻ tuổi (người
thành niên, sau 25 đến 40 tuổi).....................................................47
PHẦN TÓM TẮT...............................................................................70
CHƯƠNG 3: TÂM LÍ HỌC NGƯỜI TRUNG NIÊN.....................................72
3.1. Điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của người trung niên
.................................................................................................72
3.2. Một số đặc điểm về hoạt động nhận thức người trung niên...........78
3.3. Đời sống xúc cảm - tình cảm người trung niên...........................79
3.4. Đặc điểm sự phát triển nhân cách người trung niên....................81
PHẦN TÓM TẮT............................................................................89
CHƯƠNG 4: TÂM LÍ HỌC NGƯỜI CAO TUỐI........................................91
4.1. Khái niệm tuổi già, tuổi thọ.....................................................91
4.2. Điêu kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí người cao tuổi........93
4.3. Một số đặc điểm của hoạt động nhận thức người cao tuổi............97
4.4. Đời sống xúc cảm - tình cảm người cao tuổi...............................98
4.5. Đặc điểm sự phát triển nhân cách người cao tuổi........................98
PHẦN TÓM TẮT..........................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................102

LỜI NÓI ĐẦU


Tâm lí học người trưởng thành là một môn học cung cấp một số hiểu
biết cơ bản về điều kiện phát triển tâm lí và những đặc điểm tâm lí đặc trưng
của người trưởng thành. Từ đó, có cách nhìn đúng về các thuận lợi và khó
khăn của người trưởng thành, và có cách ứng xử phù hợp với họ. Qua môn
học này người học được hình thành những kiến thức: hiểu được các điều kiện
phát triển tâm lí của người trưởng thành, nhận diện và giải thích được sự
phát triển nhận thức, tình cảm, nhân cách… của người trưởng thành; những
kĩ năng: vận dụng những nét tâm lí đặc trưng của người trưởng thành để giải
thích các vấn đề ở lứa tuổi trưởng thành trẻ tuổi, trung niên và người cao
tuổi, tìm được các giải pháp thích hợp giải quyết các hiện tượng đặc trưng
của từng lứa tuối, sử dụng một số trắc nghiệm trong nghiên cứu về người
trưởng thành; và đồng thời hình thành thái độ yêu thích tìm hiểu tâm lí
người trưởng thành, có sự quan tâm và thái độ tích cực như là một nhà Tâm
lí học khi nghiên cứu, giao tiếp, ứng xử với người trưởng thành.

Quyển giáo trình Tâm lí học người trưởng thành này là sản phẩm kế
thừa các tư liệu của những nhà khoa học nghiên cứu về Tâm lí học người
trưởng thành và nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy, nhằm đáp ứng yêu cầu
giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học, nghiên
cứu sinh các trường Đại học đối với môn Tâm lí học người trưởng thành.

Cấu trúc của giáo trình bao gồm 4 chương:

Chương 1: Lí luận chung về Tâm lí học người trưởng thành

Chương 2: Tâm lí học người trưởng thành trẻ tuổi

Chương 3: Tâm lí học người trung niên

Chương 4: Tâm lí học người cao tuổi

Lần đầu tiên, giáo trình Tâm lí học người trưởng thành được biên soạn
theo chương trình và phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ, chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp và chia sẻ của các nhà khoa học, quý đồng nghiệp và bạn đọc
để giáo trình tiếp tục được hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn.

Tác giả

CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH


1.1. Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của Tâm lí học người trưởng thành
Từ khi Tâm lí học lứa tuổi trở thành một ngành khoa học độc lập vào
cuối thế kỉ thứ XIX, đầu thế kỉ XX đã xuất hiện những quan điểm nghiên cứu
về thanh niên: quan điếm phát sinh sinh học về sự phát triển chú ý chủ yếu
đến những yếu tố quyết định sinh học của sự phát triển, mà từ đó các thuộc
tính tâm lí - xã hội xuất phát hoặc tương hợp (S. Holl, A. Gezell), quan điểm
phát sinh xã hội hướng sự chú ý chủ yếu vào các quá trình xã hội hóa và vào
những nhiệm vụ mà xã hội đặt ra trong một giai đoạn đường đời phù hợp (K.
Levin), quan điểm phát sinh tâm lí lấy sự phát triển của các quá trình và
chức năng tâm lí riêng của học thuyết động thái - tâm lí của Erik Erikson. [2,
26-43]

Các nhà Tâm lí học nghiên cứu người trưởng thành có xu hướng làm
sáng tỏ những đặc điểm tâm lí lứa tuổi trưởng thành và tiến trình phát triển
nhân cách cá nhân qua các giai đoạn của người trưởng thành.

1.1.1. Đối tượng của Tâm lí học người trưởng thành


Đối tượng nghiên cứu của Tâm học người trưởng thành là các hiện
tượng tâm lý (quá trình tâm trạng thái tâm lí, thuộc tính tâm lí – phẩm chất
tâm trong từng giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành. Cụ thể, Tâm lí học
người trưởng thành nghiên cứu:

- Động lực của sự phát triển tâm lí người trưởng thành, làm rõ nguyên
nhân, điều kiện, các nhân tố gây ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự hình
thành và phát triển tâm lí con người trong mỗi giai đoạn của lứa tuổi trưởng
thành, chỉ ra nhân tố nào đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển tâm lí. Cụ
thể, đó chính là những điều kiện về thể chất, điều kiện sống và các dạng
hoạt động, những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình sống và hoạt động
của cá nhân trong từng giai đoạn của lứa tuổi trưởng thành.

- Những đặc điểm của các quá trình tâm lí và phẩm chất tâm lí của cá
nhân ở các giai đoạn khác nhau của người trưởng thành. Đây là cơ sở quan
trọng để từ đó, có cách nhìn đúng về các thuận lợi và khó khăn của người
trưởng thành, và có cách ứng xử phù họp với họ.

- Những quy luật hình thành và phát triển của các quá trình tâm lí và
nhân cách người trưởng thành, xem xét sự phát triển tâm lí của người trưởng
thành được phát triển ra sao. Việc tìm ra các quy luật phát triển tâm lí sẽ
giúp chúng ta thấy rõ được quá trình nảy sinh, hình thành và phát trien của
các hiện tượng tâm lí người trưởng thành, từ đó dự đoán trước được sự phát
triển hoặc lí giải được nhiều hiện tượng tâm lí khác nhau trong từng giai
đoạn của lứa tuổi trưởng thành.

1.1.2. Nhiệm vụ của Tâm lí học người trưởng thành


Nhiệm vụ của Tâm lí học người trưởng thành là nghiên cứu những đối
tượng trên, từ đó rút ra những quy luật chung của sự phát triển nhân cách
người trưởng thành, những nhân tố chỉ đạo sự phát triển nhân cách người
trưởng thành; những biến đổi tâm lí của người trưởng thành dưới ảnh hưởng
của hoạt động học tập, lao động và cuộc sống của chính họ… Từ đó cung cấp
những kết quả nghiên cứu về mặt lí luận và ứng dụng cần thiết, để có sự
quan tâm thích đáng và thái độ phù hợp, tích cực khi nghiên cứu, giao tiếp,
ứng xử với người trưởng thành.

1.1.3. Ý nghĩa của Tâm lí học người trưởng thành


Việc nghiên cứu của Tâm lí học người trưởng thành có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong thực tiễn cuộc sống. Việc hiểu biết những đặc điểm tâm lí
con người ở từng giai đoạn khác nhau của lứa tuổi trưởng thành giúp chúng
ta biết cách cư xử, có thái độ thích hợp khi giao tiếp với họ. Nắm bắt được
những quy luật phát triển tâm lí sẽ giúp chúng ta theo dõi được sự phát
triển, dự tính trước sự phát triển, đồng thời phát hiện kịp thời những dấu
hiệu bất bình thường ở người trưởng thành, lí giải được nguyên nhân, từ đó
có sự hỗ trợ cần thiết để giúp đỡ họ.

Những kiến thức về Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học Sư phạm cũng sẽ
giúp chúng ta lí giải được những nguyên nhân thành công hay thất bại trong
giao tiếp, ứng xử với người trưởng thành, đặc biệt trong các quá trình dạy
học và giáo dục thanh niên, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời,
giúp chúng ta xây dựng được những phương pháp giáo dục hiệu quả, thích
ứng với thanh niên.
Trở thành người lớn (người trưởng thành) là một trong những chuyển
tiếp quan trọng nhất trong các giai đoạn lứa tuổi của đời người, nhưng thật
khó ấn định chính xác sự chuyển tiếp này diễn ra khi nào. Các nghiên cứu về
tuổi trưởng thành sẽ định nghĩa về tuổi trưởng thành và các dấu hiệu của
tuổi trưởng thành.

1.2. Lí luận về tuổi trưởng thành


1.2.1. Khái niệm về tuổi trưởng thành
Khi nào thì một người đạt đến trưởng thành? Tính theo năm tuổi không
giúp ích gì trong trường hợp này, bởi vì một người có thể được xem là trưởng
thành ở tuổi 20 nhưng người khác mãi đến tuổi 40 vẫn không có hi vọng gì
về việc trưởng thành. Người trưởng thành là một khái niệm tổng hợp được
xem xét cả trên bình diện Sinh học, Tâm lí học, Xã hội học.

Các nhà nghiên cứu dựa trên khả năng tính dục cho rằng, “nhận” và
“trao” tình yêu một cách đích thực và sâu sắc hoặc biết biểu lộ hành vi âu
yếm hay nhu cầu bản năng tính dục là biểu hiện của sự trưởng thành. Họ
cho rằng những cá nhân trưởng thành phải có ý thức về mục đích cuộc sống
của mình và khả năng duy trì nòi giống. Các nghiên cứu nhấn mạnh yếu tố
xã hội lại cho rằng, kết bạn, bị thu hút bởi người khác hay chăm sóc bản
thân trong mối quan hệ tâm lí là biểu hiện của sự trưởng thành.

Một cách xem xét sự trưởng thành nữa là sự vận dụng khả năng để
đương đầu tốt với những biến cố hay những quyết định mà hầu hết ai cũng
phải đối mặt cụ thế vài lần trong đời. Trong những giai đoạn của thuyết
Erikson, sự trưởng thành ở tuổi vị thành niên phải bao gồm việc hoàn thành
khi giải quyết các khủng hoảng tăng trưởng ở tuổi ấu thơ và thiếu niên, khả
năng tiến tới kết thân với người khác (khả năng tính dục), một vài người thì
lo lắng về vấn đề hướng dẫn con cái hay vấn đề truyền sinh (Whitboume và
Waterman, 1979). [32]
L. Hoffman & Manis (1979) xem xét sự trưởng thành là sự tự nhận
thức. Cái gì khiến con người ta cảm thấy mình trưởng thành? L. Hoffman và
Manis đã khảo sát với hơn 2.000 nam nữ có gia đình về đề tài: Đâu là sự
kiện quan trọng nhất trong đời mà làm họ cảm thấy họ thật sự trưởng thành.
Trở thành cha mẹ và việc nâng đỡ ai đó là dấu hiệu được họ thừa nhận nhiều
nhất cho sự trưởng thành (L. Hoffman và Manis, 1979). [32]

Thật khó khi định nghĩa về tuổi trưởng thành vì nó luôn biến đổi và
phức tạp. Sự trưởng thành cần đến một tiến trình điều chỉnh liên tục những
thay đổi không ngừng nơi ước muốn và tính trách nhiệm. Một người có thể
trưởng thành cho dù họ không lập gia đình, không con cái hoặc không công
việc nghề nghiệp. Người trưởng thành biết họ là ai, họ muốn đi đâu, họ
hướng đến mục đích gì.

Theo nghiên cứu của nhiều nhà Tâm lí học, Xã hội học, khái niệm tuổi
trưởng thành được xác định dựa theo một tổ họp các tiêu chí sau đây (Theo
Vũ Thị Nho, 2000):

- Sự chín muồi, về mặt sinh lí, thể chất nghĩa là sự hội tụ đầy đủ
những điều kiện sinh học để làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, cũng như
làm một người lao động thực sự trong gia đình và xã hội.

- Có đầy đủ những quyền hạn và nghĩa vụ của một người công dân
như đi bầu cử, ứng cử, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi,
hoạt động của mình.

- Đã kết thúc việc học tập ở những mức độ khác nhau.

- Có nghề nghiệp ổn định.

- Có lao động để nuôi sống bản thân và gia đình.

- Đã xây dựng gia đình riêng (lấy vợ, lấy chồng).


- Có cuộc sống kinh tế độc lập không phụ thuộc vào cha mẹ hoặc
người đỡ đầu [12].

Người trưởng thành là một khái niệm tổng hợp được xem xét cả trên
bình diện Sinh học, Tâm lí học, Xã hội học. Những công trình nghiên cứu cho
thấy sự chín muồi sinh học thường đi trước, sớm hơn tuổi chín muồi về tâm lí
và xã hội khá nhiều. Bởi vậy, dưới góc độ Tâm lí học mà xét, tuổi trưởng
thành toàn diện của con người thường đến chậm hơn 2, 3 năm. Không
những thế, khái niệm tuổi trưởng thành cũng còn tùy thuộc vào thời gian
đào tạo và trình độ học vấn. Đó cũng chính là lí do giai đoạn “người trưởng
thành trẻ tuổi” thường được lấy mốc từ 20 tuổi trở lên, chậm hơn chút ít so
với tuổi công dân (18 tuổi).

Dựa vào những tiêu chuẩn trên, những người không học lên Cao đẳng,
Đại học thì độ tuổi trưởng thành của họ thường từ 20 tuổi. Giai đoạn người
trưởng thành trẻ tuổi từ 18-20 đến 40 tuổi. Tóm lại, người trưởng thành là
những người có độ tuổi từ 20 trở lên và hiểu về chính mình một cách tương
đối cũng như xác lập mục tiêu cuộc đời trong một cái nhìn tổng thể.

1.2.2. Một số thuyết về tuổi trưởng thành


1.2.2.1. Thuyết động thái tâm lí của Erik Erikson

Theo Erik Erikson (1982) người trưởng thành trẻ tuổi là quãng đời
tương ứng với giai đoạn thứ 6 trong 8 giai đoạn phát triển của đời người:
Giai đoạn được đặc trưng bằng sự xuất hiện nhu cầu và năng lực gần gũi
thân thiết về mặt tâm lí với người khác, bao gồm cả sự gần gũi tình dục. Đối
lập với nó là tình cảm ẩn dật và thích cô độc (xem bảng 1). Khi người thanh
niên thắng được những đối chọi, thì họ có thể tự mình tiến tới đòi hỏi bản
thân sự hi sinh và chấp nhận. Họ có thể yêu người khác một cách không vị kỉ
nhiều hoặc ít hơn. Nấu mà sự "cô lập" thống trị trong sự tương quan với thân
mật thì mối quan hệ tình cảm sẽ trở nên lãnh đạm và gượng ép, và cũng
chẳng có sự giao lưu tình cảm thực sự nào. Con người ta có thể quan hệ tình
dục không phải với mục đích phát triển sự thân mật, đặc biệt khi anh ta hay
cô ta sợ rằng sợi dây tình cảm sẽ dẫn đến một quan hệ cam kết gò bó. Khi
hình thái quan hệ tình dục buông thả này định hình nên cuộc sống của một
người nào đó thì có lẽ vì họ cảm thấy tự do (Erikson & Hall, 1987).

Erikson cho rằng những khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến tiến trình
tăng trưởng trong từng giai đoạn gặp phải. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu
đã tiến hành cuộc điều tra theo cơ cấu chiều dọc về tiến trình trưởng thành
tin rằng kết quả nghiên cứu của Erikson chỉ ảnh hưởng trên những nền văn
hóa nơi mà chủ nghĩa cá nhân được đề cao nhưng trách nhiệm công dân thì
không được xã hội lưu tâm một cách chặt chẽ (Vaillant & Milofsky, 1980).

Bảng 1. Các giai đoạn khủng hoảng của Erỉk Erikson

[Theo Nguyễn Văn Đồng - 4, 172-173]

Khủng hoảng Kết quả mong đợi Kết quả không mong đợi
Năm thứ Hi vọng. Tin vào môi trường Sợ tương lai. Nghi ngờ.
nhất Tin- và tương lai.
không tin
Năm thứ hai Mong muốn. Khả năng thực Cảm giác mất tự chủ hoặc
Tự trị - xấu thi sự lựa chọn như sự tự bị người ngoài kiểm soát,
hỗ, nghi ngờ kiềm chế, cảm giác tự kiểm kết quả là xấu hổ và nghi
soát và tự trọng dẫn đến ngờ việc liệu cá nhân có
mong muốn tốt và tự hào. thể làm cái mình muốn
hoặc muốn cái mình đã
làm.
Năm thứ ba Nguyên nhân. Khả năng chủ Sợ trừng phạt. Tự hạn chế
đến năm thứ động hành động, chỉ ra hoặc phô trương sự bù trừ
năm phương hướng và thưởng vượt mức.
Chủ động - thức sự đồng hành
được dẫn dắt
Năm thứ sáu Năng lực. Khả năng liên hệ Cảm giác không tương
đến tuổi dậy với thế giới kĩ năng và kĩ xứng và thấp kém
thì xảo, thực thi sự khéo léo và
Cần cù - kém trí tuệ nhằm làm được việc
cỏi. và làm tốt
Thanh niên Sự chuẩn xác. Khả năng nhìn Lúng túng về việc mình là
Nhận dạng - nhận bản thân như một cá ai.
lúng túng vai nhân duy nhất và tích hợp để
trò xã hội duy trì tính kiên định.
của cá nhân
Người trưởng Tình yêu. Khả năng đem bản Lẩn tránh tình yêu và lẩn
thành trẻ thân và nhận dạng bản thân tránh cống hiến cho tình
tuổi Gần gũi cống hiến cho người khác. yêu. Xa lánh người khác.
- cô đơn
Người trung Chăm sóc. Mở rộng khái Sống buông thả, buồn tẻ
niên niệm về những gì do tình và kiệt quệ trong quan hệ
Sinh lực - yêu, nhu cầu và tai nạn tạo liên nhân cách.
ngưng trệ ra. Vì con cái, công việc hoặc
lí tưởng.
Người cao Sự thông thái. Phân tích Ghê tởm cuộc sống, tuyệt
tuổi được nội dung của bản thân vọng vì phải chết.
Sự sung mãn cuộc sống, hiểu được ý nghĩa
- nỗi tuyệt và chân giá trị của cuộc
vọng sổng, chấp nhận thực tế là ai
cũng phải chết.

1.2.2.2. Thuyết về những “mùa vụ” của Levinson

Một thuyết khác về các giai đoạn phát triển trưởng thành đã được lập
ra bởi Daniel Levinson (Levinson & cộng sự, 1978). Ông nói rằng thuyết này
miêu tả một cách sống động những “mùa của cuộc sống con người”. Ông
nhấn mạnh thuyết của mình được xây dựng trên thuyết tâm lí của Erikson.
Thuyết Levinson miêu tả sự tăng trưởng của người nam từ khoảng giữa tuổi
17, chú ý tới chuỗi trật tự luân phiên giữa giai đoạn định vị và giai đoạn biến
đổi. Trong những giai đoạn định vị, người nam ít nhiều có thể đạt những đích
điểm (của từng giai đoạn) một cách thanh thản bởi vì quá trình phát triển
thích hợp đã được giải quyết. Giai đoạn biến đổi có thể dẫn đến những thay
đổi chính yếu trong cấu trúc đời sống của họ. Vào những thời điểm này,
người nam đang có những khát vọng đến khuôn mẫu lí tưởng của đời sổng
họ, cũng như khám phá ra những khả năng mới nơi họ. Levinson đặt thuyết
của ông trên nền một chuỗi nghiên cứu sâu kín nơi 40 người nam (người Mĩ
da trắng cũng như người da đen, tầng lớp lao động cũng như tầng lóp trung
lưu).

Levinson thấy rằng lứa tuổi từ 17 đến 22 là giai đoạn của những thay
đổi hướng đến sự trưởng thành ban đầu. Trong tiến trình tăng trưởng, cũng
tựa như sự trưởng thành tính cách của Erikson, người nam không ngừng tiến
tới trong việc phát triển tâm lí độc lập với cha mẹ…Vào tuổi 22, họ độc lập
hoàn toàn và chuyển vào giai đoạn định vị khi họ ra sức đặt mình vào thế
giới tuổi trưởng thành. Cùng lúc này họ quan tâm đến việc thiết lập mối
quan hệ với người khác phái và dần kiến thiết một mái ấm; một gia đình -
giai đoạn phát triển tương giao thân mật, theo như các giai đoạn của
Erikson. Trong vòng 6 năm sau, lúc họ khoảng 28 tuổi, họ tiến vào một giai
đoạn biến đổi khác. Đây là thời khắc họ thấy được những lỗ hổng trong
khung hình mẫu của đời sống họ và họ tiến hành những chọn lựa mới. Rồi
vào khoảng tuổi 33, họ sẵn sàng yên vị. Có nghề nghiệp vững chắc là mục
đích chính của họ và người đàn ông tập trung vào phát triển những kĩ năng
cũng như đào sâu vốn kinh nghiệm. Đồng thời, họ cũng hoạt động để đạt
đến những ước vọng lớn lao mà họ đã từng đặt ra cho mình hoặc nồ lực đạt
đến một tổ chức liên doanh hay làm chủ một công ti nào đó…
Những cố gắng trong việc áp dụng thuyết của Levinson cho người nữ
cũng thu được những kết quả tương tự. Một vài thực nghiệm chỉ ra rằng
người phụ nữ cũng trải qua những giai đoạn như người nam ở tuổi thiếu
niên, và cũng vào cùng những thời điểm nhưng có một vài khác biệt. Sự
thay đổi của phụ nữ ở tuổi 30 thể hiện hình thức một khẳng định mới, khi họ
có khuynh hướng chuyển sang chú tâm đến việc chăm sóc gia đình (hoặc
ngược lại). Thay vì yên vị, ở tuổi 30 người phụ nữ nỗ lực hòa hợp những
quyết định mới vào guồng máy cuộc sống của họ.

1.2.2.3. Thuyết về “những biến động” của Gould

Roger L. Gould (1975, 1978) với thuyết phát triển ở tuổi trưởng thành
dành cho cả hai giới dựa trên số liệu nghiên cứu từ 524 người đàn ông và
phụ nữ được thực nghiệm thuộc tầng lớp trung lưu, da trắng ở Mĩ. Từ những
câu trả lời của họ trong bảng câu hỏi ở mọi khía cạnh, Gould kết luận rằng
tiến trình tăng trưởng ở tuổi trưởng thành phải trải qua một chuỗi những
biến động. Ở mỗi giai đoạn, con người phải khẳng định ý niệm phản thân,
đối mặt với khủng hoảng ấu thơ và giải quyết những xung đột.

Trong thuyết của Gould, người thành niên trải qua bốn giai đoạn. Ở
giai đoạn thứ nhất, bắt đầu trong khoảng từ lứa tuổi thiếu niên cho đến tuổi
22, con người đang dần hình thành tính cách và dần rời xa vòng tay của bố
mẹ. Với ý chí tự khẳng định, con người bước vào giai đoạn thứ hai, trong
suốt giai đoạn này thường chịu ảnh hưởng để đạt đến những mục đích của
mình. Giữa khoảng tuổi 28 - 34, con người phải trải qua giai đoạn chuyển
mình, trong giai đoạn này chúng gợi lại những mục đích khi xưa và thực hiện
việc lập gia đình. Vào tuổi 35, họ có những mâu thuẫn sâu sắc cùng với nhận
thức ra ngưỡng cửa của tuổi trung niên đang tiến gần họ một cách dữ dội.
Cuộc sống dường như đầy khó khăn, đau khổ và phiêu lưu. Trong suốt giai
đoạn bấp bênh - có khi kéo dài cho đến sau tuổi 40, dường như, có cái gì đó
đã “xé toang” một phần đời sống của họ và buộc họ phải đặt nó vào một lộ
trình mới. Người độc thân có thể lấy vợ, người có gia đình lại muốn li hôn,
người mẹ muốn đến trường hoặc trở lại làm việc, những cặp đôi luống tuổi
quyết định thành thân. Thuyết của Gould tương đương với thuyết “mùa vụ
cuộc đời” của Levinson mà đặc biệt giống nhau khi áp dụng cho người phụ
nữ. Cả hai thuyết đều được triển khai cùng một thời điểm - thập niên 1970 -
Levinson nghiên cứu về người đàn ông ở vùng Tây Bắc Hoa Kì còn Gould thì
lại nghiên cứu nam nữ ở California [35].

1.2.2.4. Thuyết “nhu cầu làm cha mẹ” của Gutmann

Trong những năm gần đây, một vài nhà nghiên cứu về sự phát triển đã
đưa ra một số thuyết về sự tăng trưởng ở thanh niên đặt nền trên mối liên
hệ giữa thuyết tiến hóa sinh học và hình thái âu yếm và nuôi nấng con cái.
Phần đông việc làm này tập trung vào ý kiến cho rằng sự sống sót của loài
phụ thuộc vào sự bảo tồn và nuôi nấng thế hệ sau cho tới khi chúng vào tuổi
sinh sản, sự tăng trưởng của con người có lẽ cũng ảnh hưởng theo qui luật
này. Theo thuyết tăng trưởng của David Gutmann (1987), sự tăng trưởng
xét cho cùng cũng xoay quanh nhu cầu làm cha mẹ của con người. Ông ta
cho ràng mọi thế hệ đã tiến hóa sinh ra những trẻ nam nữ với tính cách đảm
bảo được độ hoàn thiện về thể chất và tình cảm nơi con cháu. Trong xã hội
sơ khai, người cha với uy lực, độc đoán, giáo dục con cái mình theo một cách
áp đặt. Với sự chăm sóc, đồng cảm, dịu hiền và thông hiểu khiến cho người
mẹ dễ gần con cái và luôn đạt được độ tin cậy thân tình.

Theo Gutmann, sự tiến triển chỉ thể hiện tiềm năng trong những vai
trò của từng giới. Qua những năm tháng sống trong cộng đồng, người nam
hay người nữ sẽ trở nên tự nhiên với đặc điểm bề ngoài và cảm thấy thú vị
về chính họ. Khi họ trở thành cha mẹ thì những ông bố sẽ có nét gia trưởng
hơn, quan tâm của họ là sự yên ổn cho gia đình (thể chất và kinh tế). Vì một
ông bố ỷ lại, thụ động, nhu nhược sẽ gây khó khăn trong khả năng mang lại
cho gia đình những nhu cầu cần thiết hoặc trong việc nuôi dưỡng con cái,
người đàn ông phải loại trừ mọi nguy cơ dẫn đến sự lệ thuộc và nhu nhược.
Những bà mẹ mới cũng trở nên hiền mẫu đích thực, mối bận tâm của họ là
chăm sóc và nuôi nấng đàn con. Vì một người mẹ dữ dằn, thiếu lòng yêu
thương sẽ gây tổn thương cho con cái hoặc trấn áp chồng mình. Người mẹ
phải ra sức loại bỏ những nguy cơ trở thành một bà mẹ quyết đoán, khắt
khe và nóng nảy cho đến khi con cái họ trở thành thanh niên rời bỏ gia đình
để khẳng định vai trò của mình mà bấy lâu nay vốn bị chôn vùi trong những
quan tâm của cha mẹ.

Mặc dù thuyết của Gutmann có ý dùng cho mọi chế độ xã hội trong
mọi giai đoạn lịch sử, nhưng quả thực nó giới hạn trong xã hội hiện đại nơi
mà vai trò cha mẹ không còn quan trọng nữa. Khi những ông bố bà mẹ chia
sẻ cùng con cái trong việc cung cấp những nâng đỡ vật chất, sự chăm sóc
cũng như sự an toàn tâm lí, tình cảm; tuổi làm cha mẹ có lẽ yêu cầu những
thay đổi lớn trong trách nhiệm và cá nhân ít hơn như theo đề nghị của
thuyết Gutmann.

Các quan điểm của các lí thuyết được nêu ở trên nói lên sự bắt đầu của
tuổi trưởng thành tùy thuộc nhiều vào yếu tố văn hóa và tâm, sinh lí, trong
đó việc tự xác định mình như người lớn dựa vào nhận thức của cá nhân, liệu
cá nhân có đáp ứng các tiêu chuẩn quan trọng liên quan hay không trở
thành một tiêu chí cực kì quan trọng.

1.3. Sự phân chia giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành
1.3.1. Các tiêu chí phân chia lứa tuổi người trưởng thành
Các nhà Xã hội học thường phân chia giai đoạn lứa tuổi chủ yếu dựa
trên sự thay đổi vị trí xã hội và hoạt động xã hội của cá nhân, đồng thời chú
ý nhiều vào những thuộc tính (phẩm chất) của từng giai đoạn của lứa tuổi
người trưởng thành với tư cách là một nhóm dân cư - xã hội. Các giai đoạn
lứa tuổi của con người còn chửa đựng sự kế thừa tâm lí xã hội. Sự kế thừa
tâm lí là sự tiếp nhận các kinh nghiệm xã hội, các đặc điểm tâm lí của thể hệ
hiện tại đối với các thế hệ trước đó. Sự kế thừa tâm lí giúp cho cá nhân thích
nghi với các nhóm xã hội tốt hơn và nó cũng chính là biểu hiện của sự điều
chỉnh xã hội.

Các giai đoạn lứa tuổi không những chỉ ra lứa tuổi tính theo thời gian
và mức độ phát triển nhất định của cá thể về mặt sinh lí và tâm lí mà còn chỉ
ra vị thế xã hội nhất định, địa vị và hoạt động xã hội, đặc trưng cho một lóp
lứa tuổi nào đó. Ở đây ta thấy có mối liên hệ ngược. Một mặt, con người ở
lứa tuổi khác nhau (đằng sau đó là trình độ phát triển tương ứng) sẽ khác
nhau về năng lực thực hiện các chức năng xã hội (vai trò). Ví dụ, thời hạn
trưởng thành về mặt sinh học và về mặt xã hội quyết định lứa tuổi kết hôn
theo luật pháp, quyết định tuổi trưởng thành của người công dân… Mặt khác,
các quyền lợi và nghĩa vụ, tính chất của những hoạt động gắn liền với một
giai đoạn lứa tuổi nào đó sẽ quyết định vị trí xã hội thực tế của những người
đang ở giai đoạn lứa tuổi đó, sự tự ý thức của họ và mức độ của những khát
vọng. Việc phân chia cuộc đời người ra từng giai đoạn bao giờ cũng bao gồm
yếu tố định mức - giá trị, việc chỉ ra những nhiệm vụ nào mà cá thể đã đạt
tới một lứa tuổi nào đó phải giải quyết nhàm di chuyển một cách kịp thời và
có kết quả sang một giai đoạn sống tiếp theo và một giai đoạn lứa tuổi tiếp
sau. [2, 9]

Như vậy, dựa vào khái niệm tuổi trưởng thành và các thuyêt tâm lí về
tuổi trưởng thành chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí về sự trưởng thành về
mặt sinh lí, tâm lí và xã hội của cá nhân để phân chia lứa tuổi người trưởng
thành theo các giai đoạn lứa tuổi khác nhau.

1.3.2. Các giai đoạn lứa tuồi người trưởng thành


Nghiên cứu lứa tuổi người trưởng thành chúng ta phải xem xét sự phát
triển các hiện tượng tâm lí của người trưởng thành trong mối liên hệ với quá
trình thực tế của đời sống và hoạt động của cá nhân trong những điều kiện
xã hội - lịch sử và những điều kiện khác của sự phát triển cá thể
Dựa vào các tiêu chí trưởng thành về mặt sinh lí, tâm lí và xã hội có
thể phân chia tuổi người trưởng thành theo các giai đoạn sau:

- Người trưởng thành trẻ tuổi - early adulthood (20 - 40 tuổi),

- Người trung niên - middle age (40 - 60 tuổi),

- Người lớn tuổi - later maturiti (60 tuổi + ).

PHẦN TÓM TẮT


Người trưởng thành là một khái niệm tổng hợp được xem xét cả trên
bình diện sinh học, Tâm lí học, Xã hội học.

Các quan điểm của các lí thuyết về tuổi trưởng thành nói lên sự bắt
đầu của tuổi trưởng thành tùy thuộc nhiều vào yếu tố văn hóa và tâm, sinh
lí. Trong đó việc tự xác định mình như người lớn, dựa vào nhận thức của cá
nhân, liệu cá nhân có đáp ứng các tiêu chuẩn quan trọng liên quan hay
không.

Dựa vào các tiêu chí trưởng thành về mặt sinh lí, tâm lí và xã hội có
thể phân chia tuổi trưởng thành theo các giai đoạn sau:

1. Người trưởng thành trẻ tuổi - early adulthood (20 - 40 tuổi)

2. Người trung niên - middle age (40 - 60 tuổi)

3. Người cao tuổi - later maturiti (60 tuổi +).

Câu hỏi thảo luận


1. Tại sao nói đối tượng nghiên cứu của Tâm lí học người trưởng thành
là các hiện tượng tâm lí (quá trình tâm lí, trạng thái tâm lí, thuộc tính tâm lí
- phẩm chất tâm lí) trong từng giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành?

2. Phân tích nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lí học người trướng thành

3. Nêu điểm khác nhau cơ bản của các thuyết tâm lí của tuổi trưởng
thành.
4. Dựa vào đâu để phân chia giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành.

Bài tập thực hành


Tìm hiểu những quan niệm của sinh viên về tuổi trưởng thành, các tiêu
chí phân chia giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành.

Khách thể: Chọn sinh viên trong những lớp mà anh chị đang giảng
dạy, hoặc sinh viên trong các cơ sở Giáo dục Đại học (trên 30 sinh viên).

Yêu cầu: Nêu được những quan niệm của sinh viên lựa chọn về tuổi
trưởng thành, các tiêu chí phân chia giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành

Cách thực hiện:

- Xây dựng phiếu câu hỏi lấy ý kiến sinh viên. Có thể sử dụng thêm
các phương pháp điều tra khác như phương pháp quan sát, đàm thoại, sưu
tầm tài liệu….

- Thu thập và xử lí số liệu để viết báo cáo.

- Rút ra các kiến nghị và đề xuất có liên quan đến nội dung nghiên
cứu.

Câu hỏi ôn tập


1. Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của tâm lí học người trưởng thành là
gì?

2. Trình bày tóm tắt các lí thuyết về tuổi trưởng thành và chỉ ra những
mặt ưu điểm và hạn chế của các lí thuyết đó.

3. Trình bày quan niệm về tuổi trưởng thành và sự phân chia giai đoạn
lứa tuổi người trưởng thành

CHƯƠNG 2: TÂM LÍ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRẺ TUỔI


Bắt đầu tuổi trưởng thành là một thời điểm trong đời khi chúng ta giã
từ thời thơ ấu và khát khao được trở thành người lớn. Đầu tuổi trưởng thành
là đỉnh điểm của quá trình phát triển cơ thể và sức khỏe. Đây cũng là thời
gian đánh dấu đỉnh điểm của một số khả năng nhận thức, và sự tiếp tục
phát triển của những khả năng khác. Người trưởng thành trẻ tuổi bao gồm 2
thời kì:

- Thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi (18 đến 25 tuổi), thời kì này
thanh niên bước vào học nghề ở các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học nên
còn được gọi tên là thời kì thanh niên sinh viên. Đây là thời điểm chúng ta
hoạch định, mơ ước về tương lai và suy nghĩ cuộc sống trong tư cách người
lớn phải là cuộc sống như thế nào.

- Thời kì thứ hai của người trưởng thành trẻ tuổi còn được gọi là thời kì
thành niên (sau 25 tuổi đến 40 tuổi) là thời kì lập thân và lập nghiệp cho
cuộc đời của mỗi người.

2.1. Một số điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của người
trưởng thành trẻ tuổi
2.1.1. Đặc điểm sự phát triển thể chất
Vào thời gian đầu của tuổi trưởng thành, hầu hết mọi người đều đạt
đến đỉnh điểm của sức khỏe, tốc độ và linh hoạt của thể chất. Đàn ông có
khuynh hướng tự hào về thân hình của họ, còn phụ nữ thì không. Khi 300
thanh niên nam nữ tuổi trung học được thăm dò lấy tỉ lệ về thể trạng. Nữ
sinh (không quá gầy) thấy họ lớn hơn chuẩn của bạn trai và càng to hơn so
với thân hình lí tưởng của chính phái đẹp (Fallon and Rozin, 1985). Nam sinh
(những bạn to lớn) thấy họ theo sau cả các bạn nữ lẫn hình thể chuẩn của
phái mạnh. Và cũng như thế đối với vấn đề thu hút giới tính, trong quan
niệm về tiêu chuẩn của giới này đối với giới kia, người nữ lí tưởng của đàn
ông thì béo hơn người nừ bên ngoài và người đàn ông lí tưởng trong mắt
người nữ thì lại gầy hơn người nam bên ngoài.

Lúc người thanh niên đã đạt đến điểm hoàn thiện thể chất ở tuổi
trưởng thành, cũng là lúc nhiều dấu hiệu của lão hóa bắt đầu xuất hiện.
Trong khoảng tuổi 20, người ta đã có ít nhiều những thay đổi ảnh hưởng đến
sự phát triển của cơ thể con người (A.Spence, 1989). Đặc điểm của cơ bắp
và sức khỏe đạt đến điểm hoàn thiện ở độ tuổi 20-30, rồi sau đó giảm xuống
dần. Độ tinh nhạy của tai và mắt cũng bẳt đầu giảm xuống ở độ tuổi 20. Nếp
nhăn đầu tiên xuất hiện ở đuôi mắt và da bị lão hóa, đặc biệt đổi với những
người có nhiều tàn nhang. Tia cực tím tiêu diệt DNA và các tố chất bảo vệ
da, và vì thế chúng làm chậm lại tiến trình phục hồi của da, dẫn tới da bị
mỏng và nhăn nheo (Perlmutter& Hall, 1992).

Những thay đổi cũng xảy ra bên trong cơ thể. Mặc dầu trọng lượng
không thay đổi, nhưng qua cuộc điều tra về tuổi thanh niên cho thấy lượng
tế bào trong cơ bắp bắt đâu giảm. Ngoài ra lượng khí vận chuyển vào phổi
trong mỗi lần hít thở cũng có dấu hiệu giảm sút ở tuổi hai mươi và giảm
trung bình 1% mỗi năm; cũng như thế đổi với tỉ lệ lọc máu của thận (Vestal
& Dawson, 1985). Những dây động mạch cũng bắt đầu già với sự xuất hiện
của các màng mỡ thô, vàng nơi thành động mạch nơi những người có hội
chứng xơ vữa cứng động mạch. Việc kiêng khem ngặt nghèo hoặc thiếu tập
thể dục sẽ thúc đẩy sự phát triển những căn bệnh kinh niên sẽ xuất hiện ở
tuổi trung niên và tuổi già.

Một vài người trẻ lo lắng về những thay đổi này, khi mà có nhiều người
ở tuổi 30 thấy xuất hiện vài sợi tóc bạc. Có lẽ do thiếu quan tâm mà một
phần là vì kém hiểu biết về sự phát triển thể chất của con người đã đạt đến
mức hoàn thiện ở tuổi 25 - 26 (nữ sớm hơn nam khoảng 2 năm) như: Trọng
lượng não đạt mức tối đa, số lượng nơ-ron thần kinh lên tới mức cao nhất
(14 - 16 tỉ), với chất lượng hoàn hảo nhờ quá trình myelin hóa cao độ, số
lượng xi-nap của các tế bào thần kinh đảm bảo cho một sự liên lạc rộng
khắp, chi tiết, tinh tế và linh hoạt giữa vô số kênh làm cho hoạt động của
não bộ trở nên nhanh, nhạy và chính xác đặc biệt so với các lứa tuổi khác.

Những biểu hiện về giai đoạn phát triển ổn định, đồng đều về hệ
xương, cơ bắp, tạo ra nét đẹp hoàn mĩ ở người thanh niên; Các tổ chất về
thể lực: sức nhanh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh và
nhìn chung thường kéo dài đến độ tuổi 26. Vì vậy thanh niên thường nổi trội
trong những môn thể thao đòi hỏi phản ứng nhanh, tốc độ và khỏe mạnh,
chẳng hạn như trong môn chơi bóng rổ, đấu võ đài, tennis, trượt tuyết, bóng
chày (Schulz & Cumow, 1988). Sau tuổi 25 - 26, mọi sự phát triển về thể
chất đều dừng lại và khoảng 30 tuổi thì bắt đầu có sự đi xuống, đó là lí do
mà hầu hết các vận động viên chuyên nghiệp bắt đầu cảm thấy có tuổi khi
họ bước vào tuổi 30.

2.1.2. Điều kiện sống, hoạt động và vai trò xã hội của người trưởng
thành trẻ tuổi
Xét về các điều kiện sống và hoạt động của người trưởng thành trẻ
tuổi cho thấy họ đang đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, người thì tiếp
tục đi học, người thì bắt đầu lao động kiếm sống… Đa số họ đều thiết lập dần
dần cuộc sống độc lập. Trong gia đình, họ được xem như là một thành viên
chính thức, được đối xử một cách công bằng như những người lớn thực thụ.
Ngoài xã hội, họ trở thành những thành viên chính thức của xã hội với đầy
đủ quyền hạn và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.

Hoạt động chủ yếu ở giai đoạn lứa tuổi này là hoạt động nghề nghiệp.
Nếu chưa phải lao động kiếm sống thì sau khi tốt nghiệp phổ thông (trung
học cơ sở hay trung học phổ thông) họ thường tiếp tục theo học tại các cơ sở
đào tạo hệ Trung cấp, Cao đẳng, hoặc Đại học. Đa số những thanh niên này
chưa thể tự lập hoàn toàn. Đây cũng là một hạn chế nhất định ảnh hưởng
đến sự phát triển tâm lí của họ.

Hoạt động chủ yếu của thanh niên sinh viên là hoạt động học tập
chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Thanh niên sinh viên là những người
trưởng thành còn đang theo học ở các trường Đại học và Cao đẳng…, do vậy
điều kiện sống và các dạng hoạt động cơ bản của họ có những đặc trưng rất
riêng.
Trong các trường Đại học và Cao đẳng, họ là đại biêu của một nhóm
xã hội đặc biệt gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức đế
trở thành chuyên gia ở một lĩnh vực nhất định của xã hội; là những người trẻ
tích cực, năng động, nhạy cảm với những thay đối của xã hội và dễ thích
nghi với sự thay đổi đó. Khoảng thời gian sinh viên lĩnh hội nền tri thức xã
hội trong môi trường Đại học - Cao đẳng… là thời điểm diễn ra quá trình xã
hội hóa rất nhanh, mạnh và đa dạng. Đây là thời điểm và là cơ hội để họ
định hình, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Cần xenm xét
những điều kiện phát triển tâm lý của sinh viên thông qua những hoạt động
mà họ tham gia.

- Hoạt động học tập:

+ Nội dung học tập

Sinh viên phải tải trọng một nội dung học tập rất đáng kể, phong phú.
Khối lượng kiến thức chuyên ngành đa dạng, phức tạp (lĩnh hội hệ thống tri
thức kĩ năng, kĩ xảo chuyên ngành và phát triển những phẩm chất và năng
lực của người làm việc chuyên nghiệp ở tương lai).

Sự đòi hỏi của thực tiễn cho thấy song song với việc chuẩn bị những tri
thức lí thuyết thì việc chuẩn bị những kinh nghiệm thực tiễn và thao tác làm
việc là yêu cầu tối quan trọng. Hơn thế nữa, việc tiếp cận những kiến thức
chuyên ngành vẫn chưa đủ nên việc học hỏi những kiến thức liên ngành và
xuyên ngành để chuẩn bị làm việc thực tế là một cơ hội đáng quí cho độ
tuổi.

+ Phương pháp học tập

Những yêu cầu về học tập ở độ tuổi này đòi hỏi người sinh viên phải
độc lập, tự chủ, có ý thức đầy đủ và sáng tạo.

Ngoài ra, sự học của sinh viên là loại hoạt động trí tuệ đích thực, căng
thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt.
- Hoạt động chính trị xã hội:

Các hoạt động chính trị xã hội ở tuổi này là một điều kiện đặc biệt cho
sự phát triển tâm lí. Việc tham gia vào tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam đem lại những kinh nghiệm thực sự
quí báu để nâng cao tri thức tầm hiểu biết, tích lũy những kinh nghiệm sống
và hoàn thiện dần những kĩ năng cũng như xây dựng lí tưởng nghề nghiệp -
lí tưởng cuộc sống.

Ngoài ra, việc tham gia các tổ chức khác, các câu lạc bộ đội nhóm xã
hội - kĩ năng cũng là một điều kiện thú vị giúp thanh niên sinh viên thể hiện
mình và phát triển có định hướng hoặc phát triển toàn diện.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học:

Hoạt động nghiên cứu khoa học chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt
động học tập của sinh viên. Hoạt động này nhằm phát huy những tố chất
của một người trí thức lao động chuyên nghiệp với hệ thống quan điểm,
phương pháp luận và những phẩm chất - năng lực của một con người làm
việc có phương pháp và đam mê sáng tạo.

Đối với sinh viên, việc tham gia nghiên cứu khoa học ở nhiều hình thức
khác nhau đem đến những cơ hội mới để nhìn thấy mình và phát triển mình
ở đỉnh cao về nhân cách - nghề nghiệp.

- Hoạt động văn - thể - mĩ:

Việc tham gia các câu lạc bộ văn thơ, hội họa, âm nhạc, khiêu vũ, thể
hình, các cuộc thi… sẽ trở thành một điều kiện để sinh viên tự thể hiện và
điều chỉnh chính mình. Không ít sinh viên đã thực sự phát triển một cách
nhanh chóng bằng những bước tiến dài khi có những thành công ban đầu
trong hoạt động này.

- Hoạt động giao tiếp:


Hoạt động giao tiếp của thanh niên sinh viên đa dạng với nhiều mối
quan hệ đan xen. Trong những mối quan hệ khác nhau, họ trở thành thành
viên của các nhóm xã hội khác nhau. Đây cũng là một môi trường giúp sinh
viên phát triển các phẩm chất, hình thành những kĩ năng sống, kĩ năng mềm
hỗ trợ cho nghề nghiệp và cuộc sống.

Xét về vai trò xã hội của người trưởng thành trẻ tuổi có rất nhiều quan
niệm khác nhau. Có thể đề cập đến một số quan niệm sau đây:

* Robert Havighurst (Mĩ) xác định vai trò xã hội của người trưởng
thành dựa trên các nhiệm vụ trọng tâm mà họ sẽ phải thực hiện. Và như vậy
theo ông, người trưởng thành trẻ tuổi có các vai trò xã hội sau [31]:

- Lựa chọn người bạn đời.

- Học cách sống với người bạn đời.

- Bắt đầu cuộc sống gia đình.

- Nuôi dạy con cái.

- Tổ chức gia đình.

- Bắt đầu một nghề nghiệp.

- Thực hiện trách nhiệm người công dân.

- Tìm nhóm xã hội tâm đầu ý hợp.

* Grace and Richard (2003) xác định vai trò xã hội của người trưởng
thành dựa trên các đặc trưng tâm lí lứa tuổi. Theo tác giả này, vai trò xã hội
của người trưởng thành trẻ tuổi khá phức tạp với những biểu hiện sau:

- Thích nghi với tâm lí sống cách xa cha mẹ.

(Psychological separation from parents)

- Chấp nhận trách nhiệm về thể chất của bản thân.


(Accepting responsibiliti for one’s own body)

- Trở nên quan tâm đến “lịch sử”, kinh nghiệm của bản thân và giới
hạn của thời gian ở bản thân.

(Becoming aware of one’s personal history and time limitation)

- Tích hợp kinh nghiệm tình dục đồng giới hay khác giới.

Integrating sexual experience (homosexual or heterosexual).

- Phát triển khả năng thể hiện tình cảm với vợ, chồng hoặc bạn tình.

(Developing ar capaciti for intimacy with a partner)

- Quyết định có con hay không.

(Deciding whether to have children)

- Có thể hiểu và thông cảm với trẻ con.

(Having and relating to children)

- Thiết lập những mối quan hệ người lớn với cha mẹ.

(Establishing adult relationships with parents)

- Đạt được những kĩ năng thích hợp.

(Acquiring marketable skills)

- Chọn lựa một công việc, nghề nghiệp phù hợp.

(Choosing a career)

- Sử dụng tiền bạc cho mục tiêu tương lai.

(Using money to further development)

- Đảm đương vai trò xã hội.

(Assuming a social role)


- Thích nghi với những giá trị đạo đức và tinh thần trong xã hội

(Adapting ethical and spiritual values) [31].

* Theo “Luật Thanh niên” của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, số 53/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006, vị trí và vai trò
xã hội của thanh niên sinh viên được thể hiện thông qua các điều luật sau:

- Điều 9: Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong học tập.

- Điều 10: Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong lao động.

- Điều 11: Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc.

- Điều 12: Quyền và nghĩa vụ của Thanh niên trong hoạt động khoa
học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Điều 13: Quyền và nghĩa vụ của Thanh niên trong hoạt động văn
hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí.

- Điều 14: Quyền và nghĩa vụ của Thanh niên trong bảo vệ sức khỏe,
hoạt động thể dục, thể thao.

- Điều 15: Quyền và nghĩa vụ của Thanh niên trong hôn nhân và gia
đình.

- Điều 16: Quyền và nghĩa vụ của Thanh niên trong quản lí nhà nước
và xã hội [Chương II: Quyền và nghĩa vụ của thanh niên, Luật Thanh niên].

Như vậy, có thể thấy vai trò xã hội của thanh niên sinh viên được xem
xét ở những luận điểm sau:

- Người trưởng thành trẻ tuổi là một tầng lớp xã hội quan trọng đối với
mọi thể chế chính trị, đội ngũ trí thức tương lai.

- Người trưởng thành trẻ tuổi là công dân thực thụ.


- Người trưởng thành trẻ tuổi trưởng thành về mặt xã hội một cách
đúng nghĩa về mặt nhận thức, thái độ và hành vi trong Quyền và nghĩa vụ
của mình trên bình diện nghề nghiệp, gia đình và xã hội.

Tóm lại, đặc điểm phát triển thể chất, điều kiện sống và vai trò
xã hội của người trưởng thành trẻ tuổi ảnh hưởng đến sự ổn định về
sự phát triển tâm khả năng nhận thức, học tập; tự ý thức, định
hướng giả trị và sự lập thân của họ.

2.2. Đặc điểm tâm lí thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi (18 đến 25
tuổi)
2.2.1. Đặc điểm phát triển nhận thức thòi kì đầu người trưởng thành
trẻ tuổi
2.2.1.1.Đặc điểm chung của sự phát triển nhận thức thời kì đầu người
trưởng thành trẻ tuổi

Kết quả thực hiện IQ test cho thấy, khả năng trí tuệ được tăng lên cho
đến 45 - 46 tuổi, sau đó bị giảm (xem bảng 2, Schaie, 1994). Tuổi 20 - 30
có thể tích lũy 2/3 lượng tri thức của cuộc đời.

Việc tiếp tục học tập làm tăng điểm IQ test ở người lớn tuổi. Những
người thường xuyên luyện tập kĩ năng nhận thức thì đạt điểm sổ cao hơn
những người không được luyện tập.

Bảng 2: Khả năng trí tuệ sơ cấp

[TheoRobert V. Kail – 19, 392]

Những so sánh về chiều kích độ tuổi cho thấy có sự khác biệt cơ bản
về tư duy của thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi so với thanh thiếu
niên:

- Thay đổi cách suy nghĩ của mình để tập trung cao độ vào những
hướng đi cụ thể.
- Phải xem xét những tương lai (viễn cảnh) khác nhau của mọi người ở
các lứa tuổi khác nhau hơn là họ đã làm điều này ở tuổi thanh thiếu niên.

- Phải khám phá ra những cách giải quyết những cuộc tranh luận, bất
hòa và giải quyết những xung đột thông qua sự thỏa hiệp, thương lượng,
hoặc điều chỉnh mục đích.

Theo Piaget, giai đoạn cuối của sự phát triển nhận thức là giai
đoạn tư duy thao tác hình thức (formal operational thought), đạt
được ở lứa tuổi thanh thiếu niên nhờ sự phát triển đầy đủ về thể chất
và tinh thần cùng với những kinh nghiệm tích lũy nhờ việc học tập.
Tư duy hình thức mang tính chất logic, sử dụng tư duy trừu tượng để
giải quyết những vấn đề chung, và đòi hỏi những giả thuyết có thể
xảy ra trong dạng của hệ thống cấu trúc. Nhưng trong cuộc sống
hàng ngày, những vấn đề thực tế của người lớn xảy ra trong mối
quan hệ mơ hồ, không có cấu trúc xã hội và mối quan hệ xã hội. Cuộc
sống của người trưởng thành đòi hỏi sự năng động hơn, ít trừu tượng
hơn và không phải cách suy nghĩ duy nhất để có thể đối phó với
những trường hợp không nhất quán, không dự đoán trước được và
mơ hồ (nhiều nghĩa). Đó là dạng nhận thức hợp lí (thực dụng) khắp
nơi được gọi là postformal thought (tư duy sau hình thức) —
Basseches, 1984; Labovie — Vief, 1985).

Một số nhà nghiên cứu cho rằng tư duy sau hình thức không
phải là một giai đoạn riêng biệt mà giai đoạn này cần một sự tổ chức
lại về tư duy, đó là một kiểu suy nghĩ mà nó lộ ra ở tuổi trưởng thành
(Rybash, Hoyer & Roodin, 1986).

2.2.1.2.Đặc điểm về sự triển nhận thức và học tập của thanh niên sinh
viên

a. Đặc điểm về sự phát triển nhận thức của thanh niên sinh viên
Những nghiên cứu về sinh viên đại học cho thấy, đầu tiên họ giải thích
thế giới và những kinh nghiệm giáo dục của họ một cách độc đoán
(authoritarian term). Thế nhưng, dần dần họ bắt đầu chấp nhận và tích cực
chấp nhận những chân lí. Kramer (1991) cho rằng đặc trưng tư duy của tuổi
này vượt khỏi tư duy hình thức gồm ba giai đoạn: tuyệt đối hóa (18 - 22
tuổi); tương đối (cuối tuổi 20 - đầu trung niên); biện chứng [31].

Hoạt động nhận thức của thanh niên sinh viên phải kế thừa và cập
nhật những thành tựu của khoa học đương đại. Hoạt động học tập có tính
chất mở rộng theo năng lực và sở trường, cấu trúc thứ bậc động cơ học tập
bao gồm:

- Động cơ nhận thức.

- Động cơ nghề nghiệp.

- Động cơ có tính chất xã hội.

- Động cơ tự khẳng định.

`Bên cạnh việc học tập, thanh niên sinh viên còn tham gia hoạt động nghiên
cứu khoa học. Hoạt động này của sinh viên có đặc điểm:

- Phải phục vụ cho mục đích học tập.

- Nhận thức khoa học là động cơ chủ yếu.

- Được tiến hành dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy Cao đẳng,
Đại học.

- Góp phần hình thành tính độc lập về nghề nghiệp, năng lực giải
quyết nhiệm vụ thực tiễn, tương lai.

Ở thanh niên sinh viên tư duy trừu tượng, tư duy logic đã phát triển ở
trình độ cao với sự phối họp của nhiều thao tác tư duy. Mặt khác, ở tuổi này
tư duy của sinh viên thường linh hoạt, nhạy bén, có căn cứ. Khả năng tư duy
cho phép lĩnh hội nhanh nhạy và sắc bén mọi vấn đề. Bên cạnh đó, sinh viên
thường ít thỏa mãn với những gì đã biết mà muốn đi sâu, tìm tòi, khám phá
trên bình diện tư duy. Điều này dẫn đến khả năng tìm tòi và nghiên cứu của
sinh viên khá phát triển.

Bên cạnh đó, ở sinh viên cũng có sự phát triển tư duy sáng tạo. Sinh
viên thường hướng đến cái mới và hành trình đi tìm cái mới cũng rất quyết
liệt. Óc hoài nghi khoa học cũng đặc biệt phát triển về chất trong độ tuổi này
thôi thúc khả năng phản biện, khả năng lật ngược vấn đề xuất hiện một cách
thường trực.

Riêng xét về khả năng tưởng tượng của sinh viên thì sự phát triển đạt
đến đỉnh cao. Điều này thể hiện qua khả năng sáng tác thơ, văn, truyện
ngắn, bút kí…đạt mức hoàn thiện.

Xem xét đặc điểm nhận thức và tư duy của sinh viên cần đặt nó trong
mối quan hệ với hoạt động học tập. Hoạt động học tập của sinh viên thuộc
dạng lao động trí óc. Bản chất cửa hoạt động nhận thức của sinh viên là
nghiên cứu chuyên sâu một chuyên ngành nào đó. Chính vì thế, điều này đòi
hỏi ở sinh viên một trình độ phát triển tương ứng về nhận thức. Đó là những
kĩ năng phân tích và tổng hợp vấn đề, năng lực đánh giá và nhận xét các
tình huống, các sự kiện có liên quan đến chuyên ngành của mình. Bên cạnh
việc nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, sinh viên cũng phải tìm
hiểu thêm những kiến thức chuyên liên ngành, tổng hợp và ứng dụng những
tri thức đó vào ngành nghề họ đang học. Nhất là trong thời đại bùng nổ
thông tin ngày nay, sinh viên luôn phải nhạy bén, tính cực cập nhật những
tri thức mới.

Hơn thế nữa, sinh viên cũng phải hình thành cho mình năng lực nghiên
cứu khoa học. Đây là một hoạt động đặc thù của sinh viên trong môi trường
đại học. Hình thành năng lực này phải thông qua việc học hỏi và trang bị cho
mình những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng xác định vấn đề, kĩ năng phân tích
- tổng hợp chuyên biệt, kĩ năng giải quyết vấn đề…

Hoạt động học tập của sinh viên mang tính chất độc lập, sáng tạo. Nó
đòi hỏi sinh viên phải tự đào tạo, tự hoạch định mục tiêu học tập sao cho
phù hợp với năng lực của mình và yêu cầu của nhà trường. Họ phải nhạy
bén, uyển chuyển trong từng hoàn cảnh, linh hoạt trong việc vận dụng các
kiến thức để xử lí các tình huống mới; sáng tạo trong việc phát hiện ra vấn
đề, xem xét và giải quyết vấn đề dưới những góc độ khoa học khác nhau.

b. Đặc điểm về động cơ học của thanh niên sinh viên

Động cơ học tập là những lí do khiến sinh viên tham gia vào các hoạt
động học, là nội dung tâm lí của hoạt động học tập. Động cơ học tập có thể
bị chi phối bởi nhiều yếu tố, dựa trên nguồn gốc xuất phát có thể chia thành
ba yếu tố sau:

- Các yếu tố xuất phát từ chính chủ thể như hứng thú, niềm tin, lí
tưởng, tâm thế, mục đích…

- Các yếu tố xuất phát từ phía xã hội (ngoài chủ thể) như danh vọng,
mong muốn của gia đình và xã hội…

- Các yếu tố xuất phát trong chính hoàn cảnh học tập như nội dung,
phương pháp dạy học, nhân cách của giáo viên, các thiết bị dạy học…

Chính vì thế, lĩnh vực động cơ học tập của sinh viên rất phong phú và
thường bộc lộ rõ tính hệ thống. Hoạt động học tập của sinh viên diễn ra
không phải đơn thuần chịu sự chi phối của một loại mà bao gồm nhiều loại
động cơ. Đó có thể là động cơ có tính chất nhận thức, động cơ có tính chất
xã hội và động cơ học tập của sinh viên cũng chịu sự chi phối khá mạnh bởi
hoạt động và cách thức tổ chức giảng dạy của giảng viên.

Tìm hiểu từng mặt của việc động cơ hóa đối với hoạt động học tập của
sinh viên có thể nhận thấy một số đặc điểm như sau:
- Sinh viên không muốn người khác xem mình như một đứa trẻ mới
lớn, nhưng muốn được tôn trọng như một người lớn thực sự. Sinh viên có
nguyện vọng thể hiện tính tự lập và độc lập khỏi mọi sự ràng buộc quá mức
từ phía gia đình cũng như nhà trường. Sinh viên sẽ không chấp nhận và
không thỏa mãn với giảng viên sử dụng những phương pháp dạy truyền
thống bởi vì nó mang tính thụ động và không tạo điều kiện cho sinh viên
phát huy tính tích cực và cơ hội để thể hiện chính mình. Sinh viên cũng
không muốn là những trò giỏi bằng cách ngồi học thụ động, chép những gì
giảng viên đọc và xem đó là “giáo trình chính”. Họ muốn được thể hiện chính
kiến của mình, có thể điều đó khác với quan điểm của giảng viên và các bạn,
nhưng chính bằng cách đó sinh viên khẳng định được “cái tôi” và bản sắc
riêng của mình.

- Khác hẳn với các học sinh Trung học, sinh viên muốn đem những
kiến thức trải nghiệm bản thân vào chính bài học của mình. Những phương
pháp dạy học truyền thống cần phải chuyển sang những phương pháp lấy
hoạt động làm phương tiện và sinh viên làm trung tâm. Tăng cường hoạt
động của sinh viên và giảm bớt hoạt động của giảng viên. Sự thụ động cần
được thay thế bằng sự tích cực tham gia trong quá trình thảo luận và làm
việc nhóm giữa sinh viên; những vấn đề đưa ra cần phải kích thích tư duy và
trí tò mò thì mới khơi gợi được tính tích cực học tập của sinh viên.

- Nhìn chung, động cơ học tập của thanh niên sinh viên rất đa dạng và
mang tính hệ thống, việc học của họ bị chi phối bởi nhiều loại động cơ:

+ Động cơ nhận thức: sự khao khát trau dồi tri thức, hứng thú các vấn
đề khoa học.

+ Động cơ nghề nghiệp: mong muốn có nghề nghiệp ổn định, thành


đạt trong lĩnh vực chuyên ngành.

+ Động cơ xã hội: đáp ứng yêu cầu của xã hội.


+ Động cơ tự khẳng định: về năng lực và phẩm chất cá nhân.

+ Động cơ cá nhân: tương lai ổn định, thu nhập cao…

Tóm lại, chính do tính đặc thù của hoạt động học tập trong môi trường
Đại học, Cao đẳng sẽ giúp sinh viên phát triển mạnh về mặt nhận thức và trí
tuệ để đáp ứng được yêu cầu học tập. Đây sẽ là một ưu điểm lớn để sinh
viên trưởng thành hơn khi bước chân vào cuộc sổng thực sự.

2.2.2. Đời sống xúc cảm - tình cảm của thời kì đầu người trưởng thành
trẻ tuổi
2.2.2.1. Tình bạn trong thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi

So với các giai đoạn lứa tuổi của đời người, người ta thường có bạn bè
và người quen biết trong thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi. Tình bạn
rất quan trọng trong suốt tuổi trưởng thành một phần vì sự hài lòng cuộc
sống của một người có quan hệ chặt chẽ với số lượng và chất lượng của các
quan hệ với bạn bè (Antonucci, 1985). Người có nhiều bạn thường hạnh
phúc hơn người có vài bạn (Ellison, 1990). [19, 421]

Các nhà nghiên cứu phát hiện ba cơ sở để kết bạn ở người trưởng
thành như sau:

- Cơ sở để kết bạn mang tính tượng trưng và thường xuyên nhất là cơ


sở cảm xúc hoặc xúc cảm của tình bạn. Người trưởng thành kết bạn để bày
tỏ tâm sự và thể hiện sự thân mật, họ hiểu rõ giá trị của tình bạn, tình cảm
và hỗ trợ dành cho nhau; tất cả những điều này dựa trên sự tin cậy, trung
thành và ràng buộc lẫn nhau.

- Cơ sở để kết bạn thứ hai ở người trưởng thành phản ánh tính chất
chia sẻ hoặc hoạt động cùng nhau của tình bạn, trong đó bạn bè tham gia
vào các hoạt động hỗ trợ và có sự quan tâm lẫn nhau.
- Cơ sở để kết bạn thứ ba ở người trưởng thành mang tính xã hội và
tính tương thích, bạn bè giúp chúng ta vui và cũng là nguồn giải trí, vui đùa
và tiêu khiển của chúng ta.

Ba cơ sở để kết bạn ở người trưởng thành nói trên tìm thấy trong tình
bạn ở người trưởng thành thuộc mọi giai đoạn và thời kì của lứa tuổi (de
Vries, 1996). [19, 421]

Tình bạn của phái nam và nữ thường khác nhau trong tuổi trưởng
thành. Phụ nữ thường đặt tình bạn trên sự chia sẻ thân mật và cảm xúc hơn,
và dùng tình bạn làm phương tiện để thổ lộ tâm sự. Đối với phụ nữ, việc kết
bạn thường bao gồm việc bàn chuyện cá nhân. Thổ lộ tâm sự, là cơ sở chung
cho tình bạn ở phụ nữ. Trái lại, nam giới thường đặt tình bạn trong các
quyền lợi hoặc hoạt động chung. Sự ganh đua thường là một phần trong tình
bạn ở phái nam. Những khác biệt trong sự hình thành tình bạn của phái nam
và nữ như thế tạo ra cơ hội thú vị và khó khăn khi nam và nữ muốn làm bạn
với nhau. Tình bạn nam - nữ tạo ra cơ hội trong tìm hiểu công việc và học
hỏi kĩ năng. Nhưng nữ không thể hiểu tại sao nam lúc nào cũng muốn tạo ra
những cuộc ganh đua mini, và nam có thể bị trở ngại khi tìm hiểu tại sao nữ
cứ luôn nói về những khó khăn của mình (Tannen, 1990). Tình bạn khác
phái giảm sút ở nam sau khi kết hôn nhưng tăng dần theo độ tuổi ở nữ, vốn
thường hình thành tình bạn ở nơi làm việc. Thực ra, nữ có trình độ cao, có
việc làm, thường có số lượng tình bạn khác phái cao nhất (Swain, 1992).
[19, 421]

2.2.2.2. Đời sống xúc cảm tình cảm của thanh niên sinh viên

a. Một số đặc điểm chung về sự phát triển xúc cảm tình cảm

Tuổi sinh viên là thời kì phát triển tích cực nhất của những loại tình
cảm cao cấp như: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, tình
yêu nam nữ. Những tình cảm này chiếm vị trí quan trọng và có ảnh hưởng
không nhỏ đến các hoạt động của sinh viên trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Các loại tình cảm này ngày càng trở nên đậm nét thông qua việc khám
phá, tìm tòi và tham gia vào nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Đáng kể
nhất là hoạt động học tập và tham gia các hoạt động xã hội. Trong hoạt
động học tập, sinh viên cảm nhận được vẻ đẹp của sự đa dạng, sự mới lạ
của các lĩnh vực Khoa học mà họ có dịp tiếp cận. Sự bí ẩn và huyền diệu của
Thiên văn học, sự kì diệu của Hóa học, sự logic của Toán học… khơi gợi trong
họ một nhu cầu khám phá và say mê học hỏi. Trong các hoạt động xã hội
như chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, các phong trào đoàn hội…các bạn
sinh viên sẽ cảm nhận được vẻ đẹp đơn sơ, chất phác của con người trong
những làng quê nghèo, hẻo lánh; cảm nhận được sức sống của tuổi trẻ, ý
nghĩa của các hoạt động tình nguyện.

Hơn ai hết, sinh viên là người yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi, phong
thái đạo đức, cũng như vẻ đẹp thẩm mĩ ở các sự vật, hiện tượng của thiên
nhiên hoặc con người tạo ra. Khác với những lứa tuổi trước, tình cảm đạo
đức, tình cảm thẩm mĩ ở tuổi sinh viên biểu lộ một chiều sâu rõ rệt. Họ yêu
thích cái gì họ đều có thể lí giải, phân tích một cách có cơ sở. Điều này lí giải
vì sao ở độ tuổi này sinh viên đã có cách cảm, cách nghĩ riêng, ăn mặc theo
sở thích riêng của mình… Bên cạnh đó, sinh viên có thể lí giải, xây dựng
“triết lí” cho cái đẹp của mình theo chiều hướng khá ổn định.

Đặc biệt và nổi trội nhất trong thời kì này là sự phát triển mạnh mẽ, có
tính định hướng, khá sâu sắc về tình yêu nam nữ. Thông qua các hoạt động
giao lưu, các bạn nam nữ sinh viên có dịp để gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu lẫn
nhau. Dần dần tình yêu nam nữ sẽ nảy sinh từ những tình bạn chân thành,
đồng cảm và gắn bó. Loại tình cảm này mang một sắc thái mới, cao hơn và
chín chắn hơn so với tình cảm thời Trung học, nó chiếm một vị trí hết sức
quan trọng vào thời điểm này thể hiện ở việc chi phối các hoạt động của sinh
viên, hướng sinh viên đến một tương lai gần nào đó mà họ đang mong ước.
Tình cảm này có tác dụng tích cực trong việc giúp các bạn thỏa mãn được
nhu cầu về mặt tình cảm, chia sẻ những vui buồn của cảnh xa nhà nhớ quê,
cùng nhau gắn bó vượt qua những khó khăn của quãng đời sinh viên. Tuy
nhiên, tình yêu này cũng có thể gây cho sinh viên cảm giác mâu thuẫn. Mâu
thuẫn giữa việc dành thời gian học tập và dành thời gian để đi chơi; giữa
việc mong muốn tiến xa hơn trong mối quan hệ và điều kiện chưa chín
muồi… Tuy vậy, trong giai đoạn thanh niên sinh viên xuất hiện nhu cầu sẵn
sàng gắn bó với người khác, tình yêu nam nữ đích thực xuất hiện.

b. Các lí thuyết về lựa chọn bạn trong tình yêu

Có thể đề cập đến một số lí thuyết cơ bản sau về tình yêu của thanh
niên sinh viên dưới những sự lí giải khác nhau:

* Lí thuyết về sự thu hút giữa những cái giống nhau:

Lí thuyết này khẳng định, thanh niên sinh viên có thể yêu vì những sự
tương đồng.

- Giống nhau về sắc tộc, tôn giáo, giai cấp xã hội, nền giáo dục, nghề
nghiệp để người ta thu hút lẫn nhau.

- Yếu tố địa lí hay môi trường lao động chung tạo điều kiện cho đôi
nam nữ gặp gỡ.

- Sở thích, lí tưởng giống nhau giúp họ cùng nhìn về một hướng.

* Lí thuyết về sự thu hút giữa những điểm trái ngược:

Lí thuyết này khẳng định có sự thu hút giữa những nhân cách trái
ngược nhau. Lí thuyết này cũng được gọi là sự “bổ sung các nhu cầu”.

* Lí thuyết về “mô hình có sẵn trong tiềm thức”:

Lí thuyết này cho rằng có những người tự dưng gặp ai đó lại bị thu hút
ngay. Những người này đã xây dựng một hình ảnh lí tưởng về người yêu
tương lai và họ cứ bám vào hình ảnh đó. Mô hình lí tưởng này hình thành do:

- Ảnh hưởng của cha, mẹ, người thân.


Kinh nghiệm tình cảm tích cực, sự an toàn có được trong quan hệ với
cha, mẹ làm cho họ chọn bạn đời giống cha, mẹ. Kinh nghiệm tình cảm tiêu
cực trong quan hệ với cha, mẹ dẫn đến họ chọn bạn đời khác cha, mẹ. Anh,
chị em hay các thành viên khác trong gia đình cũng ảnh hưởng tới mô hình
mà người ta tự xây dựng về người bạn đời tương lai.

- Ảnh hưởng của “tình yêu” trẻ con.

Những đặc điểm của đối tượng gây cảm xúc mạnh mẽ như khuôn mặt,
tiếng nói, cách ứng xử đi vào tiềm thức khi còn nhỏ (8-9 tuổi) sẽ ảnh hưởng
đến việc lựa chọn bạn đời của người thanh niên.

* Lí thuyết về sự phát hiện chính mình trong người kia:

Lí thuyết này dựa trên hiện tượng đột nhiên thấy chính mình trong
người kia. Những gì người kia phát biểu là chính nhu cầu, ước muốn, thái độ
của chính tôi mà tự tôi không dám nói ra. Chính người đó đang và sẽ thể
hiện “cái tôi” của tôi.

c. Các kiểu tình yêu thanh niên sinh viên

Tình yêu sinh viên đạt đến hình thái chuẩn mực, nhìn chung rất đẹp,
lãng mạn, đầy thi vị. Trong tình yêu sinh viên cũng gặp phải những mâu
thuẫn nội tại phải giải quyết, họ thể hiện những bản sắc riêng của mình
trong tình yêu nam nữ.

Theo nhà tâm lí học Robert Sternberg (1986), tình yêu mà chỉ bao
gồm niềm dam mê và sự cảm thông là quá đơn giản. Ông cho rằng tình yêu
hợp thành từ ba yếu tố: thân tình, đam mê và trách nhiệm.

Bảng 3. Phân loại các kiểu tình yêu dựa vào lí thuyết tam giác của R.
Sternberg

(R.Sternberg’s triangular theory of love, 1986)

Các kiểu tình yêu Gần gũi, thân Đam mê Trách nhiệm
(Kind of love) tình (Passion) (Commitment.
(Intimacy) Decision)
Thích (Liking) + - -
Si mê (Infatuated love) - + -
Trống rỗng (Empti love) - - -
Lãng mạn (Romatic
+ + -
love)
Tình yêu tình bạn
+ - +
(Companionate love)
Tình yêu dại dột
- + +
(Fatuous love)
Tình yêu hoàn hảo
+ + +
(Consummate love)

Yếu tố gần gũi, thân tình là tình cảm nảy sinh qua sự thân thiết lâu
ngày, yêu mến (về một hay nhiều điểm nào đó), qua sự giao tiếp thường
xuyên. Còn yếu tố đam mê bao gồm những ham muốn nhuốm màu sắc tình
dục, những gần gũi về thể xác và sự lãng mạn. Yếu tố này được minh họa
bởi những cảm xúc lôi cuốn đến khó kiềm chế về thể xác, tình dục khi gặp
đối tượng (muốn lại gần, muốn hôn, muốn nắm tay…). Cuối cùng khía cạnh
thứ ba là yếu tố trách nhiệm, bao gồm những ấn tượng mạnh ban đầu khiến
bạn yêu người đó (một người giúp đỡ bạn trong cơn hoạn nạn) và quyết định
duy trì dài lâu tình yêu này.

Bằng cách xem xét từng yếu tố trên có hiện diện hay không, Sternberg
phân loại thành bảy “thể loại” tình yêu theo tình cảm (Xem bảng 3). Không
yêu (trống rỗng) là mức độ tình cảm chỉ dừng ở những quen biết thông
thường, loại tình cảm này thiếu hẳn ba yếu tố vừa nói trên. Thích lại chỉ có
sự hiện diện của yếu tố thân tình. Trong khi đó, tình yêu si mê vắng bóng
hai yếu tố thân tình và trách nhiệm.

Những dạng tình yêu khác lại phức tạp hơn. Đơn cử như tình yêu lãng
mạn xảy ra khi hai yếu tố thân tình và đam mê xuất hiện; một mối tình được
gọi là tình yêu đồng cảm khi hai yếu tố thân tình và trách nhiệm được hợp
thành. Khi hai người đến với nhau bằng tình yêu lãng mạn, chính những cảm
xúc đam mê và tình dục nồng nàn kéo họ đến với nhau. Mối quan hệ này có
lâu dài hay không đối với họ không quan trọng. Trái lại ở tình yêu đồng cảm,
những quan hệ lâu dài bền vững lại ở vị trí cao hơn những đam mê về sinh
lí, thể xác đơn thuần. Bên cạnh đó, tình yêu dại dột chỉ tồn tại khi yếu tố
thân tình được nảy nở. Cuối cùng là tình yêu đích thực (tình yêu lãng mạn)
xuất hiện khi cả ba yếu tố của R. Sternberg đều hiện hữu ở dạng tình yêu
này. Mặc dù con người thường cho rằng đây là kiểu mẫu tình yêu “lí tưởng”,
nhưng cũng có những dạng tình yêu khác mà hạnh phúc và sự vững bền là
nền tảng nhưng nó không phải là dạng tình yêu hoàn hảo. Hơn thế nữa, qua
thời gian, dạng tình yêu này đặt nền móng trên sự vững bền và hạnh phúc
đã chiếm ưu thế trong nhiều mối quan hệ đa dạng của nhân loại. Thuyết tam
giác tình yêu của R. Sternberg nhấn mạnh đến tính chất phức tạp của tình
yêu, động lực dẫn đến tình yêu, phẩm chất của các thể loại tình yêu. Neu
các mối quan hệ của con người phát triển và thay đổi theo thời gian thì tình
cảm của con người cũng diễn ra như thế.

Nhà xã hội học John Lee [3] phân loại 6 phong cách cơ bản của tình
yêu:

1. Eros (Yêu vẻ đẹp): Những người yêu kiểu Eros vui thích với những
tiếp xúc thể chất trực tiếp. Họ bị cuốn hút bởi cái đẹp. Họ yêu vẻ đẹp cơ thể.
Tình yêu của họ mãnh liệt nhưng chóng tàn.

2. Mania (Tình yêu ám ảnh): Hình bóng người yêu làm họ phấn khích,
sự thỏa mãn ngắn ngủi và luôn đòi hỏi kích thích.

3. Ludus (Tình yêu trò chơi): Những người chơi trò chơi tình yêu
thường tình cờ, vô tư và bất cẩn. Họ không nghiêm túc trong trò chơi tình ái
này.
4. Storge (Tình yêu bè bạn): Bắt đầu bằng tình bạn sau đó mới có tình
yêu.

5. Agape (Tình yêu vị tha): Trinh trắng, kiên nhẫn và không đòi hỏi.
Có tính trừu tượng và lí tưởng.

6. Pragama (Tình yêu thực dụng): Giống như tìm kiếm đổi tác, nếu tìm
được đối tác tương xứng với họ, tình cảm của họ cũng có thể phát triển.

- Bên cạnh những phong cách thuần khiết này còn có những phong
cách pha trộn:

* Storge + Eros

* Eros + Ludus

* Ludus+Storge

2.2.3. Một số đặc điểm phát triển nhân cách thời kì đầu người trưởng
thành trẻ tuổi
2.2.3.1. Sự phát triển về nhu cầu

Theo Abraham Maslow, nhu cầu được phân loại theo các nhóm cấu trúc
có đẳng cấp từ thấp đến cao, mà tính nhất quán logic của các nhu cầu chứng
tỏ một trật tự xuất hiện các nhu cầu trong quá trình phát triển của cá thể,
cũng như chứng tỏ sự phát triển của hệ thống động cơ (Xem biểu đồ 1).

Sự tự thể hiện, tự thực hiện mục đích của mình bằng khả năng phát
triển nhân cách bản thân là nhu câu cao nhất trong tháp các nhu cầu và nó
được phát triển vào lứa tuổi đầu của người trưởng thành, lứa tuổi thanh niên
sinh viên.

Biểu đồ 1: Thang tháp bậc nhu cầu của Abraham Maslow (1908-1970)

Chú thích cho sơ đồ:


Thang tháp bậc nhu cầu của A. Maslow gồm 5 bậc: thấp nhất là nhu
cầu sinh lý, đến nhu cầu an toàn, rồi nhu cầu xã hội, tiếp theo là nhu cầu
được tôn trọng và cao nhất là nhu cầu tự thể hiện mình.

Những nghiên cứu cho thấy trong sự phát triển chung về nhu cầu của
người trưởng thành trẻ tuổi thì nhu cầu xã hội phát triển về chất rất đặc biệt.
Việc Thanh niên sinh viên không có những cơ hội giao lưu và tiếp xúc cũng
ảnh hưởng khá nhiều đến kĩ năng sống cũng như dễ dẫn đến những triệu
chứng rối nhiễu tinh thần. Mặt khác, điều này cũng ảnh hưởng quan trọng
đến nhân cách của cá nhân. Song song đó, nhu cầu được tôn trọng tiếp tục
phát triển sâu hơn trên bình diện các mối quan hệ khác nhau và chuyến biến
theo hướng “đòi bình đẳng thực thụ” trong từng tình huống. Ngoài ra, nhu
cầu tự thể hiện cũng thôi thúc thanh niên sinh viên tự khẳng định mình một
cách quyết liệt và “bung” cái tôi của mình trong những hoàn cảnh khác nhau
của đời sống cá nhân cũng như đời sống xã hội.

2.2.3.2. Sự phát triển về tự đánh, tự ý thức và tự giáo dục

Nhân cách của sinh viên phát triển một cách khá toàn diện và phong
phú. Sau đây là những đặc điểm đặc trưng nhất: đặc điểm về tự đánh giá, tự
ý thức và tự giáo dục của sinh viên.

Tự đánh giá ở lứa tuổi sinh viên phát triển mạnh với những biểu hiện
phong phú và sâu sắc. Điều này thể hiện ở điểm sinh viên không chỉ đánh
giá hình ảnh bản thân mình với tính chất bề ngoài, hình thức mà còn đi sâu
vào nội dung các phẩm chất, các giá trị của nhân cách. Tự đánh giá không
chỉ đơn thuần trả lời câu hỏi: “Tôi là ai?” mà còn phải nhận thức rõ: “Tôi là
người thế nào?”, “Tại sao tôi là người như thế?”, “Tôi có những phẩm chất
nào?”… Những cấp độ đánh giá ở trên mang tính phê phán rõ rệt. Vì vậy, tự
đánh giá của sinh viên có ý nghĩa tự ý thức và tự giáo dục. Bên cạnh đó, sự
tự đánh giá của sinh viên được thể hiện thông qua sự đối chiếu, so sánh, học
hỏi từ những người khác. Người khác như là tấm gương để sinh viên soi nhân
cách của mình vào, trên cơ sở đó, họ sẽ điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu
của xã hội.

Tự ý thức là trình độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức như là cặp
mắt để mỗi sinh viên nhìn vào chính nhân cách của mình, để điều chỉnh cũng
như nhận ra khiếm khuyết để bổ sung những phẩm chất nhân cách cần thiết
cho phù hợp với yêu cầu và sự phát triển của xã hội. Nhìn chung, tự ý thức,
tự đánh giá ở sinh viên mang tính toàn diện và sâu sắc:

- Sinh viên nhận thức bản thân, đánh giá bản thân cả hình thức đến
những phẩm chất phức tạp bên trong (danh dự, lòng tự trọng, tinh thần
trách nhiệm, nghĩa vụ…) và cả năng lực cá nhân.

- Sinh viên bắt đầu có khả năng đi sâu vào lí giải câu hỏi: “Tại sao tôi
lại như thế?”.

Một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ phát triển của những
phẩm chất nhân cách có liên quan đến trình độ học lực cũng như kế hoạch
sống trong tương lai của sinh viên. Những sinh viên có thành tích học tập tốt
thường chủ động và tích cực trong việc nhìn nhận, đánh giá về thái độ cũng
như hành vi của mình trong cuộc sống để ngày càng hoàn thiện. Khi thanh
niên sinh viên tự nhìn nhận đánh giá bản thân khá chính xác, họ sẽ có kế
hoạch học tập, rèn luyện bản thân hướng tới các thành tựu khoa học, lập kế
hoạch học tập và nghiên cứu một cách hiệu quả.

Ngược lại, những sinh viên có kết quả học tập thấp thường dễ dàng
đánh giá bản thân không chính xác theo hướng hoặc đánh giá quá cao hoặc
đánh giá quá thấp về mình vì vậy cần lưu ý hỗ trợ về mặt tâm lí cho những
sinh viên này một cách thiết thực và hợp lí.

Tự đánh giá và tự ý thức là cơ sở của sự tự giáo dục ở sinh viên. Sinh


viên chỉ có thể tự giáo dục chính mình một khi họ hiểu rõ về bản thân mình.
Từ đó, họ phải phấn đấu và rèn luyện những phẩm chất nhân cách cần thiết
để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Nhìn chung, sự phát triển các đặc điểm tâm lí nói trên tạo điều kiện
cho sinh viên đáp ứng được yêu cầu học tập và các loại hình hoạt động trong
môi trường Đại học; điều này cũng góp phần định hình và hoàn thiện dần
nhân cách.

Tóm lại, những phẩm chất của nhân cách như sự tự ý thức, tự đánh
giá, lòng tự trọng, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm đều phát triển mạnh mẽ ở
lứa tuổi này. Chính những phẩm chất nhân cách bậc cao này có ý nghĩa rất
lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực của
những trí thức tương lai.

2.2.3.3. Sự phát triển về định hướng giả trị định hướng lối sống

Định hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận thức, ý thức và
đánh giá cao, có ý nghĩa định hướng điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của
chủ thể nhằm vươn tới những giá trị đó. Định hướng giá trị phát triển mạnh
vào lúc thanh niên phải đứng trước việc chọn nghề, chọn các chuyên ngành
khác nhau trong việc thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học
chuyên nghiệp.

Cấu trúc của định hướng giá trị cũng là một trong những vấn đề cần
được đề cập ở đây. Một sự vật có giá trị đối với một cá nhân nào đó khi nó
phù hợp và đáp ứng được nhu cầu cũng như mục đích hoạt động của cá nhân
đó. Như thế rõ ràng là để biết sự vật đó có giá trị như thế nào đối với bản
thân thì chủ thể phải nhận thức về sự vật đó, tỏ thái độ đối với chúng và
chọn lựa chúng trong hoạt động của mình. Do đó có thể nói, định hướng giá
trị được cấu thành bởi các yếu tố tâm lí cơ bản sau: sự nhận thức, thái độ và
hành động lựa chọn.
Kết quả nghiên cứu về định hướng giá trị của chương trình Khoa học
công nghệ cấp nhà nước, với đề tài KX - 07 - 04 của Nguyễn Quang Uẩn,
Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang (1995) cho thấy trong hệ thống các giá trị
chung, sinh viên Việt Nam đánh giá cao 5 giá trị: học vấn, niềm tin, nghề
nghiệp, sống có mục đích, tự trọng (Theo Nguyễn Thạc, 2007). Cũng theo
tác giả này thì sự lựa chọn trong định hướng giá trị nhân cách của sinh viên
gồm:

- Có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả.

- Năng động, nhanh thích nghi với hoàn cảnh.

- Sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài.

- Dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm.

- Biết xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận [21].

Ngoài ra, định hướng lối sống của sinh viên cũng có những đặc điểm
khá thú vị. Lứa tuổi sinh viên là thời kì quan trọng và chín muồi cho việc
định hình và hoàn thiện bộ mặt nhân cách. Trong thời kì đang có nhiều biến
động trên thế giới về mọi mặt, nhất là sự thay đổi về quan niệm giá trị, về
hệ thống giá trị, cũng như thang giá trị, sinh viên cân phải có một tầm nhìn
rộng, một sự trải nghiệm thực tế để có thể định hướng lối sống cho mình.

Định hướng lối sống của sinh viên là việc sinh viên tự lựa chọn cho
mình một phương cách để thể hiện các đặc điểm của bộ mặt nhân cách,
cũng như con đường để đạt được những giá trị xã hội mà cá nhân hướng
đến. Chính phương cách thể hiện này sẽ bộc lộ nội dung nhân cách của mỗi
sinh viên. Đó là quá trình “xuất tâm” những tư tưởng, tình cảm, thái độ,
niềm tin, lí tưởng của họ ra ngoài và để lại dấu ấn trong sản phẩm (vật chất
cũng như tinh thần) của họ. Dựa trên sự thế hiện này mà người khác nói
riêng và dư luận xã hội nói chung có thể nhận xét, đánh giá về họ.
Định hướng lối sống của sinh viên thể hiện ở quá trình hiện thực hóa
“nội dung đời sống tâm lí” của mỗi sinh viên. Nói cách khác, sinh viên tự tìm
cho “nội dung nhân cách” của mình một “vỏ bọc”, một “phương tiện” để
chứa đựng, để truyền tải và để thể hiện. Chính do tính chủ thể, do sự khác
biệt về đặc điếm tâm lí mà mỗi “nội dung” đòi hỏi một “vỏ bọc” riêng, không
ai giống ai. Định hướng lối sống của mỗi người hoàn toàn mang bản sắc cá
nhân trong mối quan hệ với định hướng lối sống của cộng đồng.

Định hướng giá trị của người trưởng thành trẻ tuổi liên quan mật thiết
với xu hướng nhân cách và kế hoạch đường đời của họ. Giải thích sự phù hợp
giữa con người và nghề nghiệp là mục đích của thuyết nhân cách hướng
nghiệp của John L.Holland (1985, 1987, 1996). Tác giả cho rằng: “…người ta
nhận thấy công việc được trọn vẹn khi các đặc điểm quan trọng của một
công việc hoặc nghề nghiệp phù hợp với nhân cách của người được hướng
nghiệp…” [11].

Theo tác giả Nguyễn Thạc (2007), định hướng giá trị nghề nghiệp của
sinh viên có sự lựa chọn trùng hợp 9 giá trị của kết quả chung trong nghiên
cứu về định hướng giá trị của chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà
nước (Đề tài KX-07 -04):

+ Nghề có thu nhập cao.

+ Nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ.

+ Nghề phù hợp với hứng thú, sở thích.

+ Nghề có điều kiện chăm lo cuộc sống gia đình.

+ Nghề có điều kiện phát triển năng lực.

+ Nghề được xã hội tôn trọng.

+ Nghề bảo đảm yên tâm suốt đời.

+ Nghề giúp ích cho nhiều người.


+ Nghề có điều kiện tiếp tục học lên.

Ngoài ra, còn lựa chọn một yêu cầu nổi trội là nghề làm việc bằng trí
óc [21]. Kết quả nghiên cứu về thực trạng định hướng giá trị đạo đức của
sinh viên Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh của Hoàng Anh (2007) [1] cho
thấy sự thay đổi giá trị đạo đức ở sinh viên những năm gần đây như bảng 4
sau đây:

Bảng 4: Nhận định về giá trị đạo đức ở sinh viên (Hoàng Anh, 2007)

Nhận định Phần trăm (%) Xếp hạng


đồng ý thứ bậc
Các giá trị hiện đại xâm nhập nhiều 81 1
Sống tự do theo ý mình 73 2
Các giá trị truyền thống mất đi nhiều 71 3
Các giá trị đồng tiền được đề cao 70 4
Có nhiều biểu hiện tiêu cực 68 5
Thích thể hiện đẳng cấp cái tôi của mình
67 6
nhiều hơn trong các quan hệ xã hội
Đánh giá mức độ thành công của công
66 7
việc dực trên mức lương, nơi làm việc
Học để lấy bằng cấp hơn là lấy tri thức
64 8
cho bản thân và phục vụ bản thân
Tin tưởng nhiều vào giá trị ảo trên mạng 64 9
Sống phô trương của cải nhiều hơn 61 10

Kết quả nghiên cứu nhận thức về các giá trị đạo đức cần thiết của sinh
viên Sư phạm của tác giả Hoàng Anh (2007) [1] cho thấy như bảng 5 sau
đây:

Bảng 5: Nhận thức về các giá trị đạo đức cần thiết của sinh viên Sư
phạm (Hoàng Anh, 2007)

Mối quan hệ Điểm trung Giá trị được Giá trị được
bình (xếp hạng chọn nhiều chọn ít nhất
thứ bậc) nhất
Xã hội 2.58 (7) Biết ơn thế hệ Hi sinh vì người
trước khác
Bạn bè 2.56 (8) Không lợi dụng Quan tâm đến
tình bạn tâm sự của người
khác
Gia đình 2.66 (4) Hiếu thảo Bình đẳng với
cha mẹ
Thầy cô 2.60 (5) Kính trọng Bình đẳng với
giáo viên
Trong học tập 2.66 (3) Không dựa dẫm Hoài nghi những
điều sai
Với bản thân 2.58 (6) Tự trọng Tự ái
Với học sinh 2.71 (2) Uy tín Sòng phẳng
Với nghề sư 2.74 (1) Yêu nghề Dũng cảm chống
phạm tiêu cực

Cũng cần thiết nhìn nhận về định hướng giá trị của tuổi này không hẳn
hoàn toàn ổn định. Xu hướng biến đổi định hướng giá trị của sinh viên theo
kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Hà (2002) như sau:

Thứ nhất: Bộc lộ những khuynh hướng mới, năng động của nhân cách
phù họp xu thế biến đổi của xã hội.

Thứ hai: Định hướng giá trị khẳng định cái tôi cá nhân.

Thứ ba: Hệ thống định hướng giá trị có sự đan xen hệ giá trị truyền
thống và hiện đại [21].

Từ các xu hướng trên cho thấy tính đa dạng của nhân cách sinh viên,
tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội.

Kết quả này minh chứng cho sự chuyển biến lớn trong định hướng giá
trị, định hướng lối sống và định hướng nghề nghiệp của thanh niên sinh viên
là hướng về tương lai, hướng về mục tiêu được nhận thức bằng những giá trị
đa tầng. Định hướng giá trị của sinh viên liên quan mật thiết với xu hướng
nhân cách và kế hoạch đường đời của họ.

Có thể kết luận rằng trong sự phát triển nhân cách của thanh niên sinh
viên, nhũng nét cấu tạo tâm lí mới nổi trội được mô tả như sau:

- Sự hoàn thiện cái tôi (sự tự ý thức).

- Sự hoàn thiện thế giới quan khoa học.

- Lập các kế hoạch cuộc đời, chuẩn bị nghề nghiệp cho tưong lai.

- Thiết lập cuộc sống độc lập hoàn toàn.

- Dần dần xâm nhập sâu vào các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Nói cách khác, thanh niên sinh viên là lứa tuổi tràn trề sức sống, giàu
nghị lực, ước mơ và có hoài bão lớn. Thế giới quan, niềm tin, lí tưởng được
thể hiện rõ rệt. Tuy nhiên, do sự phát triển không đồng đều nên nhiều sinh
viên chưa đạt được mức độ phát triển cần thiết. Sự phát triển phụ thuộc
nhiều vào hệ thống các giá trị của mỗi sinh viên định hướng - lựa chọn.
Những sinh viên có sự nhìn nhận đúng đắn, khoa học sẽ có những kế hoạch
đường đời phù hợp, có mục tiêu phấn đấu rõ rệt để trở thành những chuyên
gia hữu dụng, sống có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Đây
là một cơ sở tâm lí cực kì quan trọng để thanh niên sinh viên hướng đến
những nền tảng phát triển vững chắc và giàu tiềm lực.

2.3. Đặc điểm tâm lí thời kì thứ 2 của người trưởng thành trẻ tuổi
(người thành niên, sau 25 đến 40 tuổi)
Có thể nói rằng, trong sự phát triển tâm lí - nhân cách của người thành
niên thì diễn tiến của từng cá nhân mang những màu sắc hết sức riêng biệt.
Sự khác biệt và độc đáo này do nhiều yếu tố chi phối, ảnh hưởng: nghề
nghiệp, hoàn cảnh cá nhân, đời sống hôn nhân, những cơ hội làm việc,… Vì
vậy, sự phổ quát về mặt mô hình tâm lí sẽ là một trong những bức tranh
tổng thể mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, có thể phân tích một cách
khái quát và sơ khởi những nét tâm lí chính của thời kì này như sau:

2.3.1. Đặc điểm phát triển nhận thức thời kì thứ 2 của người trưởng
thành trẻ tuổi (người thành niên)
K. Warner Schaie (1977 - 1978, 1986) đã tin tưởng rằng, sự phát triển
trí tuệ diễn ra do sự thừa nhận của con người về cái gì đó là có ý nghĩa và
quan trọng trong cuộc đời của mình. Năm giai đoạn trong lí thuyết của
Schaie đã vạch ra cả một loạt những sự chuyển hóa từ “cái gì tôi cần biết”
(sự thu nhận các kĩ năng ở tuổi trẻ em và thiếu niên), qua “tôi nên sử dụng
như thế nào cái mà tôi biết” (tích hợp các kĩ năng này thành một hệ thống
cơ cấu thực hành), đến “tại sao tôi cần hiểu biết” (tìm hiểu ý nghĩa và mục
đích mà cuối cùng nó dẫn đến “sự thông thái của tuổi già”). Những kinh
nghiệm của cuộc sống thực là những ảnh hưởng quan trọng đến sự tiến bộ
này.

Mô hình về sự phát triển nhận thức của Schaie, 1986 gồm các giai
đoạn sau:

- Thu nhận (Giai đoạn thơ ấu và thanh thiếu niên): Thu nhập, tích lũy
tri thức: các thông tin và kĩ năng học được chủ yếu là cho riêng mình, là một
sự chuẩn bị để tham gia vào xã hội.

- Thành đạt (Giai đoạn đầu của người trưởng thành trẻ tuổi, từ 19, 20
tuổi đến đầu những năm 30 tuổi): Sử dụng khả năng trí tuệ để theo đuổi
nghề nghiệp và lựa chọn kiểu cách sống của riêng mình. Theo Warner Schaie
(1982), giai đoạn người trưởng thành trẻ tuổi tri thức mang tính chất của tài
năng tự do “liberal arts” đem đến cách thức trong giai đoạn thành đạt
(achieving stage) phải tập trung vào sử dụng thông tin để đạt được những
mục đích cụ thể. Con người không chỉ thu nhận kiến thức cho mình mà còn
sử dụng những gì mà mình biết để trở thành người có năng lực và độc lập.
Lúc này họ làm tốt các nhiệm vụ phù hợp với mục đích của cuộc sống mà họ
đã đặt ra cho mình.
- Trách nhiệm (Cuối những năm 30 đến đầu những năm 60 tuổi): Con
người có liên quan với những mục tiêu lâu dài và những vấn đề thực tế của
cuộc sống thực mà nó tựa như được liên tưởng với các trách nhiệm của họ
với những người khác.

- Điều hành (30,40 tuổi cho đến hết tuổi trung niên): Con người có
trách nhiệm đối với các hệ thống xã hội (như nhà nước, công ti…) nhiều hơn
là đối với các đơn vị gia đình, họ cần tích hợp các mối liên hệ phức tạp ở một
vài mức độ nào đó.

- Tái tích hợp (Giai đoạn người lớn tuổi), hòa nhập lại: Những người lớn
tuổi đã trải qua một số quan hệ xã hội và trách nhiệm, hoạt động nhận thức
của họ có thể bị giới hạn bởi những biến đổi sinh học - có sự lựa chọn nhiều
hơn về những nhiệm vụ mà họ sẽ phải nỗ lực cho nó. Ở giai đoạn này, con
người suy nghĩ về mục đích của cái mà họ làm và không băn khoăn về
những nhiệm vụ không có ý nghĩa đối với họ. Họ suy ngẫm cuộc đời và suy
ra nguyên nhân thành công của cuộc đời họ.

Kết quả nghiên cứu của Schaie và Willis, 2000 bổ sung thêm 2 giai
đọan:

- Reorganizational stage - Giai đoạn tổ chức (Cuối trung niên - đầu


người lớn tuổi): Bước vào giai đọan nghỉ hưu, họ tổ chức cuộc sổng của họ
xung quanh những hoạt động không liên quan đến công việc.

- Legacy - creating stage - Giai đoạn sáng tạo di sản (Người cao tuổi -
gần cuối cuộc đời): Người cao tuổi chuẩn bị đến với sự ra đi bằng cách ghi
lại, lưu giữ những câu chuyện về cuộc đời của mình, viết hồi kí…

Những đề xuất tư duy sau hình thức xây dựng quan điểm về phát triển
nhận thức của dựa trên hệ thống lí thuyết của Piaget. Tuy nhiên, Warner
Schaie (1977-1978) phát triển một giai đoạn gần với trí thông minh ở tuổi
trưởng thành mà giai đoạn đó liên quan đến nhận thức cùng với những công
việc phát triển nó. Quan điểm về trí thông minh của ông thì tương hợp với hệ
thống của Erikson, và vì tính đa dạng trong nhận thức của tuổi trưởng thành,
những giai đoạn theo ông ta không được xác định một cách chặt chẽ. Trong
lí thuyết của Schaie, những thay đổi nhận thức trước tuổi trưởng thành phản
ánh những con đường hiệu quả trong việc tiếp nhận thông tin mới: những
thay đổi trong giai đoạn tuổi trưởng thành phản ánh những cách khác trong
việc sử dụng thông tin. Vì lí do đó, ông ta xếp tuổi ấu nhi và tuổi thanh niên
trong cùng một giai đoạn: giai đoạn lĩnh hội. Trong suốt thời kì này, người
trẻ bị thu hút học những kĩ năng mới và tích lũy một kho kiến thức, nhưng
kiến thức được tích lũy chủ yếu cho việc sử dụng trong tương lai. Nó là thời
điểm học vì lợi ích của việc học, vì việc thu tích kiến thức cho dù nó sẽ nên
hữu dụng hay không. Câu hỏi làm động cơ thúc đẩy là: "tôi nên biết cái gì?".
Thực ra, bằng cách đề nghị người trẻ trải qua hầu hết ngày của chúng tại
nhà trường, xã hội đòi hỏi họ xả thân cho việc tiếp thu kiến thức.

Trong 3 giai đoạn mà Schaie đã đề xuất đối với đầu và giữa tuổi
trưởng thành, vấn đề là: "tôi nên sử dụng những gì tôi biết như thế nào?".
Tuổi đầu trưởng thành là thời điểm trong giai đoạn thứ 2 của Schaie, giai
đoạn hoàn bị. Đến thời điểm ứng dụng kiến thức mà đã được tích cóp trong
nhiều năm. Những người trưởng thành trẻ đã sẵn sàng cho công việc, lập tức
bắt đầu ứng dụng kiến thức của họ cho những mục đích của công việc. Tiếp
tục tích lũy kiến thức tại trường dạy nghề, nhưng trong thời điểm này việc
tích lũy đó có ứng dụng lập tức với những lợi ích hướng nghiệp. Trong giai
đoạn tích lũy, người trẻ cũng ứng dụng những kiến thức trong đời sống riêng
tư của họ, họ cũng có thể ứng dụng những hiểu biết của mình để thỏa mãn
những đam mê, có thể là môn bay lượn bằng khung, trượt tuyết, vẽ, hay
phục hồi những chiếc xe hơi cổ lỗ sĩ. Trong giai đoạn này, hậu quả của việc
giải quyêt vân đề có thể là rất lớn, đặc biệt khi vấn đề đó dính dáng đến
những quyết định chẳng hạn như: nên cưới hay không, nên có con khi nào,
hoặc đi theo ngành nghề nào…
Giai đoạn tích lũy đó chuẩn bị cho những người trưởng thành trẻ về
giai đoạn nhận thức của tuổi giữa trưởng thành: giai đoạn trách nhiệm và
giai đoạn điều hành. Những giai đoạn đó đòi hỏi họ ứng dụng trí thông minh
của mình trong những lối cư xử mang tính trách nhiệm thuộc lĩnh vực xã hội.
Trong giai đoạn trách nhiệm, con người chuyên tâm vào các vấn đề trong
thực tế cuộc sống và vào trách nhiệm với các thành viên trong gia đình và
với đồng nghiệp. Nhiều người tiếp tục đến giai đoạn điều hành, trong đó
trách nhiệm trên gia đình và đồng nghiệp chuyển thành trách nhiệm trên xã
hội. Bây giờ những thanh niên bị dính líu tới những việc tổ chức điều hành -
ban bệ ở nơi làm việc một ê-kíp nhà máy, một trụ sở dịch vụ. Sự bận tâm
(lợi tức) của họ cũng hướng về cộng đồng hay những vấn đề quốc gia như:
việc qui hoạch thành phố, những ban bệ nhà trường, thuế má, hoặc chính trị
quốc gia…

Schaie nhìn thấy tuổi hậu trưởng thành khi trải qua giai đoạn tái tích
hợp. Nó là một thời điểm mà đòi hỏi sự tiếp thu kiến thức chậm lại và những
hậu quả của những quyết định bị giới hạn. Những câu hỏi gây kích thích trở
thành: "tại sao tôi nên biết?". Thay vì vươn lên trên những mối lo lắng trong
công việc, những vấn đề trong gia đình, và vấn đề cộng đồng hay quốc gia,
những người trưởng thành lớn tuổi có thể tập trung trên một phạm vi đơn.
Có lẽ việc về hưu giải phóng họ khỏi các vấn đề của xã hội. Có lẽ họ dành
hết khả năng của họ cho những mối quan hệ vợ chồng và ông bà. Một số
tiếp tục theo một nghề nào đó nhưng cắt bớt việc tích lũy vài khía cạnh nào
đó của cuộc sống.

Về mặt sinh lí, cơ thể con người bị lệ thuộc tuổi tác, nên dường như
thật tự nhiên khi cho rằng chức năng nhận thức suy giảm trong cùng một
cách tất yếu như thế. Điểm số trắc nghiệm IQ nhất định giảm theo tuổi tác.
Nhưng có một nhóm người lớn tuổi có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ như
luật sư, nhà văn, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhạc sĩ, triết gia, tâm lí gia, kiến
trúc sư, và diễn viên vào độ tuổi 70 - 80, và ngay cả 90 vẫn tiếp tục có
những đóng góp quan trọng cho xã hội. Mặc dầu xét về mặt hoạt động thì
năng suất của họ có khuynh hướng giảm trong những thập niên sau đó, còn
chất lượng của nó dường như vẫn giữ nguyên (Perlmutter, 1988; Simonton,
1990).

Vài nhà lí luận tin rằng xã hội tự thân có thể đóng một vai trò thiết yếu
trong sự suy giảm nhận thức có liên quan đến tuổi tác (Schooler, 1990). Mỗi
một nền văn hóa có những ý hướng hành động và sức mạnh riêng mà phù
hợp với những nhóm tuổi khác nhau. Trong nền văn hóa này, những người
trưởng thành lớn tuổi được mong đợi thì trở nên bất lực và ráng sức suy nghĩ
nếu không hợp với trẻ con, không thời trang (Heise, 1987). Qua sự nghỉ hưu
sớm, không có thử thách trong công việc, tiếp thu cá nhân và những mong
chờ, sức ép xã hội có thể biến những người trưởng thành lớn tuổi vào vai trò
bất lực mà vai trò này làm họ từ bỏ sự hiệu quả trong tư duy.

Từ những nghiên cứu nói trên cho thấy, một trong những đặc điểm nổi
trội về nhận thức của người thành niên là lối “tư duy sau hình thức” được xây
dựng quan điểm về phát triển nhận thức của dựa trên hệ thống lí thuyết của
Jean Piaget. Với kiểu tư duy này, mọi sự vật hiện tượng đều được cân nhắc
và nhìn nhận đa chiều trong nhiều mối tưcmg quan. Ngay cả việc ra quyết
định nhận thức đòi hỏi có chút “liều” thì lối tư duy này cũng cho phép con
người dự định những rủi ro xảy ra với chính mình hoặc với hành động của
mình. Điều này thực sự chi phối hoạt động và cả những kế hoạch lớn của
người thành niên.

Trên cơ sở phân tích về đặc điểm nhận thức của người thành niên, các
nghiên cứu cho thấy những thay đổi nhận thức trước tuổi trưởng thành phản
ánh những con đường hiệu quả trong việc tiểp nhận thông tin mới. Còn
những thay đổi trong giai đoạn tuổi trưởng thành phản ánh những cách khác
trong việc sử dụng thông tin. Câu hỏi trở thành động cơ thúc đẩy con người
nhận thức là: “Tôi nên biết cái gì?”. Việc sử dụng thông tin một cách độc đáo
và hữu ích thể hiện sự tư duy sâu sắc và hiệu quả của người thành niên theo
tình huống và cả cách chiến lược.

Một diễn tiến tâm lí cho thấy người thành niên bắt đầu có những ám
ảnh trong nhận thức là mình có sự khác biệt lớn với độ tuổi trước đó. Từ
những suy nghĩ ấy dẫn đến hành động nhận thức “khó dung hòa”. Thực tế
không hẳn là người thành niên nhận thức khác biệt với độ tuổi đầu thanh
niên mà “vết hằn” nhận thức dẫn đến sự “cách biệt” trong nhìn nhận và
đánh giá.

2.3.2. Đời sống xúc cảm - tình cảm thời kì thứ 2 của người trưởng
thành trẻ tuổi (người thành niên)
Người thành niên có sự gắn kết thành những gia đình bền vững (tính
có trách nhiệm) hay sự lập thân. Đây là một trong những đặc điểm nổi trội
của nhân cách người thành niên.

Theo TS. Tâm lí học Mĩ Sol Gordon (2003), để biết sự gắn bó phát triển
đến mức độ nào thì đủ, để cho phép mối quan hệ chín muồi trở thành hôn
nhân thì cần quan tâm đến sự tương hợp và niềm tin bền vững. Những câu
hỏi cần phải trả lời cho người có ý định kết hôn:

- Bạn có chắc chắn người ấy đến không chỉ để lấp đi một khoảng trống
trong cuộc đời bạn mà còn mang đến một điều gì đó quí giá cho tương lai
của bạn? Tình yêu của bạn đã được thử thách qua một thời gian nào đó hay
chưa?

- Bạn sẽ bằng lòng chấp nhận người ấy với tất cả những hạn chế vốn
có của họ?

- Bạn tin rằng cả hai đều hết lòng vì sự phát triển của nhau?

Kết hôn tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời một cá nhân.
Khi câu hỏi “con người nên kết hôn ở tuổi nào?” được đặt ra thì câu trả lời ở
cả nam lẫn nữ là khoảng 25 tuổi. Những kết quả thống kê cho thấy tuổi kết
hôn trung bình ở các nước có sự khác nhau. Đon cử như ở Philippines là 21,6
tuổi; Ai Cập là 19,2 tuổi; Indonesia là 18,1 tuổi; Nigeria là 16,9 tuổi;
Banglades chỉ là 14,4 tuổi; Nhật Bản lên đến 26,1 tuổi (1993), đến nay đã
tăng lên xấp xỉ 30.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 1999 của Uỷ ban dân số, gia
đình và trẻ em Việt Nam thì hiện nay nam giới kết hôn lần đầu ở tuổi 25,5
tuổi; trong khi đó ở nữ giới là 24 tuổi [12]. Những nghiên cứu cũng cho thấy
tuổi kết hôn có ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng trẻ theo quan niệm của
người thành niên:

- Với nữ:

+ 18,7 % kết hôn ở tuổi 17-18 cho rằng có hạnh phúc.

+ 58,1 % kết hôn ở tuổi 28 - 30 cho rằng có hạnh phúc.

- Với nam:

+ 28,8 % kết hôn ở tuổi 18 - 21 cho rằng có hạnh phúc.

+ 60,9 % kết hôn ở tuổi 28 cho rằng có hạnh phúc.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, nam nữ thanh niên không nên kết
hôn quá sớm là có cơ sở.

Nhu cầu của sự gắn kết đối với tình yêu nam nữ có vị trí đặc biệt quan
trọng ở người thành niên nên vấn đề tâm lí tiềm tàng của giai đoạn này là sự
cô độc, thất vọng, thậm chí tuyệt vọng do những thất bại trong tình yêu và
sự gắn bó bởi nhiều lí do khác nhau. Điều này cũng trở thành một nốt “trầm”
trong đời sống tâm lí và hoạt động của một số người thành niên chưa thích
nghi hoặc thiếu bản lĩnh sống, kĩ năng sống trong thực tế.

Ở đây, sự lập thân của người trưởng thành được xem như một biểu
hiện tâm lí đặc trưng hết sức độc đáo. Điển hình trong sự lập thân của tuổi
này là sự lựa chọn bạn đời và kết hôn, thiết lập, xây dựng và củng cố các
mối quan hệ trong gia đình. Bên cạnh đó là sự xác lập các mối quan hệ xã
hội và khẳng định vị trí vai trò cá nhân, khẳng định “cái tôi” (với tư cách một
nhân cách, một thành viên gia đình, một người lao động) một cách đích
thực.

Phân tích về sự lập thân của người thành niên, có thể nhận thấy những
biểu hiện cơ bản:

- Tình yêu nam nữ đích thực xuất hiện.

- Tình yêu nam nữ thơ mộng, lãng mạn và hướng tới hôn nhân.

- Đại đa số đã kết hôn trong độ tuổi này.

- Tình yêu gắn liền với hạnh phúc lứa đôi.

Tuy vậy, cũng trong quá trình lập thân ở người thành niên, cần quan
tâm đến những vấn đề cơ bản. Điều này đòi hỏi người thành niên cần chuẩn
bị tâm lí bao gồm những kiến thức, kĩ năng có liên quan:

- Lần quan hệ đầu tiên.

- Thử nghiệm tiền hôn nhân.

- Những khó khăn trong quan hệ gần gũi vợ chồng.

- Sự ra đời của đứa con đầu lòng.

- Gia đình đơn thân: giáo dục con cái bằng tình thương, trách nhiệm
và cách thức hiệu quả.

Người thành niên sau khi lập gia đình sẽ đón nhận những thay đổi mới.
Cột mốc này thực sự quan trọng đối với khá nhiều người vì nó chi phối lối
sống, nghề nghiệp và cả những dự định tương lai. Vì thế, không ít người
thành niên quyết định lập gia đình để bảo đảm sự ổn định về công việc và sự
nghiệp. Tuy nhiên, không nhất thiết phải cần sự ổn định “cường chế” khi
quyết định lập gia đình không xuất phát từ tiếng nói của trái tim. Một số
người thành niên ngày nay cũng bị ám ảnh bởi suy nghĩ này nên sự lựa chọn
cũng có phần vội vã. Nói khác đi, không ít người thành niên nhìn về vấn đề
hôn nhân chưa thực sự mềm mại và toàn diện nên đây có thể là một rào cản
không dễ vượt qua.

Sau cột mốc kết hôn, một diễn tiến tâm lí phức tạp khác bắt đầu xuất
hiện đó là sự thích nghi với đời sống vợ chồng. Đời sống tâm lí của những
cặp vợ chồng trẻ sau ngày cưới ở độ tuổi này cũng có nhiều vấn đề. Theo
Jacques Gauthier, 1999 (Pháp) thì có hai giai đoạn của đời sống vợ chồng
trẻ:

- Giai đoạn 1: Sự hòa tan (Fusion)

Ở giai đoạn này, những tháng đầu của tuần trăng mật kéo dài vô tận,
đó là thời của bản tình ca. Họ tập sống hai người với nhau, “định nghĩa” vai
vế của nhau, chia sẻ những nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu…

Thế nhưng sự ảo tưởng biến mất dần khi các tính khí và tính tình xung
đột. Thực tế không ăn khớp với giấc mơ ban đầu khi kết hôn.

- Giai đoạn 2: Sự khó xử (Confusion)

Ở giai đoạn này xuất hiện hiện tượng tâm lí “mưu toan ra khỏi tình
trạng hòa tan”. Những diễn tiến cuộc sống dẫn đến những biểu hiện:

+ Khủng hoảng về tính khác biệt mà cụ thể là cảm giác không được
tôn trọng, không được chấp nhận những khác biệt. Họ có thể trách móc
nhau: “Anh ấy không có cùng cách dạy con như tôi”, “Cô ấy không có cùng
thị hiếu như tôi”…

+ Thách thức lớn cần vượt qua rất khó xử là vẫn có sự thân mật nhưng
vẫn tôn trọng các khác biệt, trở thành cha mẹ mà vẫn là vợ chồng. Sự khó
xử này chỉ được giải quyết khi cả hai ý thức được giá trị mới trong cuộc sống,
tuân thủ những vị trí - vai trò mình đảm nhiệm và yêu thương hết lòng.
Những nghiên cứu cũng cho thấy “tuổi thọ” và hạnh phúc vợ chồng
phụ thuộc nhiều vào tình yêu, văn hóa vợ chồng, tinh thần trách nhiệm, đạo
đức, nhân phẩm của chính họ trong quá trình sống và hoạt động cụ thể. Đây
chính là trách nhiệm cho cả hai người theo khái niệm của một “cặp đôi”. Có
sáu đặc thù được nêu ra trong cuốn “Bí quyết của những gia đình bền vững”
của DeFrain và Stinnett, sau khi nghiên cứu 6000 cặp vợ chồng:

+ Hết lòng vì nhau (kể cả thời gian dành cho con cái).

+ Thời gian có ý nghĩa bên nhau.

+ Bày tỏ sự quí trọng.

+ Tinh thần luôn sảng khoái, lành mạnh.

+ Khả năng đương đầu với những khó khăn phía trước và chống chọi
lại một cách tích cực.

+ Trao đổi với nhau chân thành, cởi mở.

Tóm lại, sự lập thân ở người thành niên thể hiện rõ ở sự gắn kết thành
những gia đình bền vững. Việc chung sống, nuôi dạy con cái thành con khỏe,
con ngoan, trò giỏi trở thành mục tiêu phấn đấu, trách nhiệm, nghĩa vụ và
niềm hạnh phúc to lớn của những người làm cha, làm mẹ. Điều này chi phối
không ít đến cuộc sống, tâm lực của người làm cha, làm mẹ ở giai đoạn này
bên cạnh sự phấn đấu cho chính bản thân mình.

2.3.3. Đặc điểm nhân cách thời kì thứ 2 của người trưởng thành trẻ
tuổi (người thành niên)
2.3.3.1. Sự phát triển xu hướng của nhân cách

Theo nghiên cứu của Trần Xuân Vinh, Viện nghiên cứu thanh
niên. Hà Nội, năm 1993 về “Những đặc trưng tâm lí, nhân cách của
thanh niên trong cơ chế thị trường hiện nay”: Ngày nay câu hỏi “bạn
cần gì”, “bạn phải là gì?” được người trưởng thành trẻ tuổi trả lời
nhanh chóng và rõ ràng: “Đó là sự khát khao tri thức, khát khao làm
giàu, khát khao thành đạt”. [21]

Người thành niên nhận thức rõ ràng muốn thành đạt trong sự nghiệp
phải thông qua sự nỗ lực, ý chí, trí tuệ của bản thân (tài - đức thực sự) chứ
không phải số phận hay trông chờ may mắn. Điều này thể hiện một xu
hướng sống tích cực, tạo ra những con người ham học hỏi, giàu ý chí, năng
động và thực tế.

Những khảo sát về xu hướng nhân cách của người thành niên cho thấy
hướng lựa chọn cơ bản mà nhiều người quan tâm vẫn là vị trí đích thực mà
họ có được trong nghề nghiệp và cuộc sống. Sự định chuẩn trong nhân cách
cho thấy họ hướng đến sự thành đạt một cách đúng nghĩa chứ không chỉ là
thành công ở nghề nghiệp hay chỉ là sự vươn lên ở một chiều kích đơn lẻ
trong cuộc sống. Sự thành đạt đúng nghĩa thôi thúc họ đi tìm hạnh phúc một
cách tương đối: công việc tốt, thăng tiến, vị trí xã hội, điều kiện kinh tế và
gia đình hạnh phúc với vợ chồng và con cái…

Trên cơ sở đó, những biểu hiện về xu hướng của nhân cách người
thành niên gắn liền với các biểu hiện tâm lí:

- Có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện sống và hoạt động.

- Có khả năng giải quyết tốt các mâu thuẫn và khó khăn của cuộc
sống.

- Có ý chí, độc lập tự chủ và khả năng dám chịu trách nhiệm trước bản
thân, gia đình và xã hội.

- Có những phẩm chất nhân cách tiêu biểu: thế giới quan vững vàng,
tình cảm sâu sắc, tính cách trung thực, có khả năng cộng tác làm việc…

- Có khát khao hướng đến sự thành công, thành đạt.


Tuy nhiên, một thực trạng khác trong xu hướng sống của không ít
người thành niên hiện nay là đặt lợi ích của cá nhân, gia đình lên trên lợi ích
của cộng đồng, xã hội. Diễn tiến về sự lựa chọn các tiêu chí thành đạt cũng
có phần thay đổi như tiêu chuẩn về kinh tế được đẩy lên quá ngưỡng, xu thế
độc thân hoặc lập gia đình không con cái xuất hiện… Đây là một vấn đề cần
quan tâm trên tinh thần tôn trọng nhưng cũng cần có những tác động mang
tính chất điều chỉnh, dung hòa.

2.3.3.2. Sự lập nghiệp của người thành niên

Đối với giai đoạn đầu trưởng thành (early adulthood) là giai đoạn cho
những quyết định có liên quan tới cả cuộc đời. Một trong những điều trọng
yếu là chọn lựa một con đường nghề nghiệp. Sự chọn lựa của người trưởng
thành trẻ vượt xa khỏi các quyết định liên quan đến chuyện tiền bạc kiếm
được. Nó liên quan tới địa vị của họ, tới cảm nhận của họ về những giá trị tự
thân và những đóng góp của họ sẽ thực hiện trong cuộc đời. Như vậy, những
quyết định về công việc là điểm nòng cốt nhất trong nhân cách của người
trưởng thành trẻ (young adult).

Một số lí thuyết về việc chọn nghề của người trưởng thành trẻ:

- Lí thuyết về việc chọn nghề của Goerge Vaillant:

Theo Goerge Vaillant, giai đoạn đầu thời kì trưởng thành được đánh
dấu bởi một giai đoạn phát triển được gọi là giai đoạn khẳng định nghề
nghiệp (career consolidation). Trong suốt giai đoạn khẳng định nghề nghiệp,
bắt đầu từ 20 - 40 tuổi, những người trưởng thành trẻ (young adults) tập
trung vào nghề nghiệp của họ (Vaillant dựa vào nghiên cứu có tính toàn diện
theo chiều dọc về một nhóm lớn những nam giới tốt nghiệp Đại học Harvard,
đã bắt đầu thực hiện khi còn là những sinh viên năm nhất vào thập niên
những năm 1930).
Ở đầu tuổi 20, người nam có khuynh hướng chịu ảnh hưởng bởi uy
quyền của cha mẹ. Nhưng ở vào cuối độ tuổi 20 đầu 30, họ bắt đầu hành
động với mức độ tự lập cao hơn. Họ lập gia đình, bắt đầu có con và nuôi dạy
chúng. Cũng chính khi ấy, họ bắt đầu tập trung vào những công việc của họ
- giai đoạn khẳng định nghề nghiệp.

Dựa vào tài liệu của Vaillant, ông đã đưa ra một chân dung không gây
được chú ý cho lắm về giai đoạn khẳng định nghề nghiệp. Những người tham
gia vào nghiên cứu của ông đã làm việc rất chăm chỉ bởi họ đi theo con
đường nghề nghiệp của mình để tiến lên những nấc thang trong công ti. Họ
có khuynh hướng tìm cách thích ứng với những quy tắc của nghề nghiệp.
Thay vì thể hiện sự độc lập thì họ đã lao vào công việc không một chút dò
hỏi.

Vallaint tranh luận: công việc đóng một vai trò trong đời sống của
những người đàn ông mà ông nghiên cứu quan trọng đến nỗi giai đoạn
khẳng đinh nghề nghiệp được xem như phần bổ sung cho giai đoạn của sự
thân mật chông lại sự cô lập (intimacy - versus - isolation) của Erikson về
nét đặc trưng tâm lí. Theo quan điểm của Vallaint, những quan tâm về nghề
nghiệp đi đến chỗ thay thế việc tập trung vào sự thân mật. Và giai đoạn
khẳng định nghề nghiệp bắc một cầu nối giữa giai đoạn của sự thân mật
chống lại sự cô lập với giai đoạn kế tiếp của Erikson tạm gọi sự sinh sản
chống lại sự ngưng trệ (generativiti versus stagnation). Việc sản được coi là
một sự đỏng góp cá nhân cho xã hội.

Tuy nhiên, việc phản ứng chống lại quan điểm của Erikson đã bị trộn
lẫn (mixed). Chẳng hạn, những nhận xét vê mẫu nghiên cứu của Vallaint,
mặc dù nó khá rộng nhưng mang tính hạn chế cao vì đó là một nhóm người
cực kì thông minh và lại toàn là nam. Thật khó để nhìn nhận tính phổ biến
của kết quả. Thêm vào đó quan niệm xã hội đã có sự thay đổi đáng kể, tính
từ thời gian mà cuộc nghiên cứu được tiến hành vào những thập niên 1930.
Quan niệm của con người về tầm quan trọng của nghề nghiệp cũng đã thay
đổi. Cuối cùng, mẫu nghiên cứu không xét tới nừ giới, thêm vào đó, có một
sự thay đổi lớn trong vai trò của công việc đối với đời sống của những người
phụ nữ đã khiến cho kết luận của Vallaint kém đi tính phổ biến.

Dù vậy, thật khó để nói về tầm quan trọng đích thực của công việc
trong đời sống của người thành niên nhưng chắc chắn rằng công việc trở
thành một phần quan trọng trong nhân cách của cả người nam và người nữ.
Chính điều này làm cho sự lập nghiệp của con người trở thành một nhiệm vụ
và một khát khao cuốn lấy cũng như chi phối tâm lực của con người một
cách đặc biệt. Sự xung đột nội tại dễ dàng diễn ra trong quá trình lập
nghiệp, những khủng hoảng tạm cũng không ít lần xuất hiện. Đó là chưa kể
những xung đột giữa quá trình lập thân và lập nghiệp như đã phân tích trước
đó.

Phân tích về sự lập nghiệp của người trưởng thành, không thể không
đề cập đến những vấn đề về chọn nghề một cách “tinh thần” trên bình diện
con người. Một số người biết được rằng họ muốn trở thành một bác sĩ hay
công việc kinh doanh ngay từ thời ấu thơ và họ không ngừng theo đuổi để
đạt đến mục tiêu của họ. Đối với những người khác, vấn đề chọn lựa nghề
rất có thể chỉ là một vấn đề cơ may, có thể thay đổi trước những cơ hội mà
họ cho rằng thực sự đáng quí với mình.

- Lí thuyết về việc chọn nghề của Ginzberg:

Theo Ginzberg (1972), con người ta trải qua hàng loạt những giai đoạn
mang tính điển hình trong việc chọn nghề. Giai đoạn đầu là giai đoạn tưởng
tượng (fantasy period) kéo dài cho tới khi ta khoảng 11 tuổi. Trong suốt thời
gian này, những chọn lựa nghề nghiệp được thực hiện và được hủy bỏ mà
không quan tâm tới những kĩ năng, năng lực hay cơ hội nghề nghiệp có sẵn.
Thay vào đó, những chọn lựa được thực hiện chỉ dựa vào vẻ lôi cuốn bên
ngoài. Vì thế đứa trẻ có thể quyết định trở thành bác sĩ thú y cho dầu thực tế
nó rất dị ứng với những con chó và những con mèo.

Trong suốt giai đoạn thăm dò (tentative period), kéo dài suốt tuổi
thanh niên (adolescence), người ta bắt đầu có những suy nghĩ cụ thể (think
in pragmatic terms) về những đòi hỏi của những công việc khác nhau và
những cách thức giúp họ thích ứng với chúng. Họ cũng tìm hiểu những mục
tiêu và những giá trị cá nhân để tìm xem làm sao một công việc nào đó lại
làm họ mãn nguyện đến như vậy.

Cuối cùng, người ta bước vào giai đoạn thực tế (realistic period) ở vào
đầu tuổi trưởng thành (early adulthood). Trong giai đoạn thực tế, người mới
trưởng thành (young adult) khám phá việc chọn lựa một nghề nào đó vừa
xuyên qua những kinh nghiệm thực tế vừa qua sự huấn luyện cho một công
việc. Sau lần tìm hiểu đầu tiên, người ta bắt đầu giới hạn sự lựa chọn này
vào một hai nghề và cuối cùng đưa ra những cam kết cho một nghề nghiệp
cụ thể.

Mặc dù thuyết Ginzberg rất ý nghĩa, nhưng một số nhà phê bình đã
tấn công ở chỗ: ông đã làm đơn giản hóa tiến trình chọn nghề. Bởi nghiên
cứu của Ginzberg đã dựa trên những đối tượng có một mức độ về kinh tế ở
mức trung bình. Nó có lẽ hơi phóng đại (overstate) sự chọn lựa đối với
những người có những mức độ kinh tế xã hội thấp hơn. Ngoài ra, các độ tuổi
liên quan tới mỗi giai đoạn xem ra quá cứng nhắc. Ví dụ: một người không
học đại học nhưng họ bắt đầu đi làm ngay sau khi tốt nghiệp phố thông
trung học, có thể có những quyết định nghề nghiệp nghiêm túc vào một thời
điểm sớm hơn nhiều so với một người đi học đại học. Thêm vào đó, những
thay đổi kinh tế đã khiến cho nhiều người chuyển đổi công việc theo những
quan niệm khác nhau trong đời sống của người trưởng thành.

- Thuyết nhân cách hướng nghiệp của John L.Holland


(1985,1987,1996)
Giải thích sự phù hợp giữa con người và nghề nghiệp là mục đích của
thuyết nhân cách hướng nghiệp của John L.Holland (1985, 1987, 1996).
Theo thuyết này: “… người ta nhận thấy công việc được trọn vẹn khi các đặc
điêm quan trọng của một công việc hoặc nghê nghiệp phù hợp với nhân cách
của người được hướng nghiệp… [19, 344]

Khuôn mẫu loại nhân cách hướng nghiệp của John L.Holland (1985,
1997) đã đưa đến sự phát triển của các bản thống kê sở thích hay nghiên
cứu tự định hướng (the Self - Directed Search - SDS; Holland, 1994). John
L.Holland (1985, 1997) nhận dạng sáu loại nhân cách nguyên mẫu về tính
pách liên quan với sở thích nghề nghiệp. Mỗi nhân cách phù hợp tổt nhất với
một tập hợp nghề nghiệp cụ thể như sau [11]:

R (Realistic): Người thực tế, người thuộc nhóm “sở thích nghề nghiệp”
này thường có khả năng về kĩ thuật, công nghệ, hệ thống; ưa thích làm việc
với đồ vật, máy móc, động, thực vật; thích làm các công việc ngoài trời.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về kiến trúc,
an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kĩ thuật, máy tàu thủy, lái
xe, huấn luyện viên, nông - lâm nghiệp (quản lí trang trại, nhân giống cá,
lâm nghiệp…), cơ khí (chế tạo máy, bảo trì và sửa chữa thiết bị, luyện kim,
cơ khí ứng dụng, tự động…), điện - điện tử, địa lí - địa chất (đo đạc, vẽ bản
đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lí công nghiệp;…

I (Investigative): Người nghiên cứu, người thuộc nhóm “sở thích


nghề nghiệp” này thường có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích
đánh giá và giải quyết các vấn đề.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành thuộc lĩnh vực
khoa học tự nhiên (Toán, Lí, Hóa, Sinh, Địa lí, Địa chất, Thống kê…); khoa
học xã hội (Nhân học, Tâm lí, Địa lí…); Y - Dược (Bác sĩ gây mê, hồi sức, Bác
sĩ phẫu thuật, Nha sĩ…); khoa học công nghệ (Công nghệ thông tin, Môi
trường, Điện, Vật lí kĩ thuật, Xây dựng…), nông - lâm (Nông học, Thú y…)
A (Artistic): Người nghệ thuật, người thuộc nhóm “sở thích nghề
nghiệp” này thường có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả
năng tưởng tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu
hứng, không khuôn mẫu.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về văn
chương; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình…); điện ảnh; sân khấu;
mĩ thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc; thời trang, hội họa, giáo viên dạy Sử/Anh
văn, bảo tàng, bảo tồn,…

S (Social): Người xã hội, người thuộc nhóm “sở thích nghề nghiệp”
này thường có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như
giảng giải, cung cấp thông tin, chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho
những người khác.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Sư phạm; giảng viên,
huấn luyện viên điền kinh; tư vấn - hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe
cộng đồng, thuyền trưởng, thầy tu, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định
giá, nghiên cứu qui hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh
sát, xã hội học, bà đỡ, chuyên gia về X - quang, chuyên gia dinh dưỡng…

E (Enterprise): Người kinh doanh, người thuộc nhóm “sở thích


nghề nghiệp” này thường có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ
dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác; có khả năng quản
lí.

Ngành nghề phù họp với nhóm này bao gồm: Các ngành về quản trị
kinh doanh (quản lí khách sạn, quản trị nhân sự…), thương mại, marketing,
kế toán - tài chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông
dịch viên, pha chế rượu, kĩ sư công nghiệp (ngành kĩ thuật hệ thống công
nghiệp), bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị, bêp trưởng (nấu ăn), báo chí
(phóng viên, biên tập viên…)…
C (Conventional): Người văn phòng, người thuộc nhóm “sở thích
nghề nghiệp” này thường có khả năng về số học, thích thực hiện những công
việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc các
công việc văn phòng.

Ngành nghề phù họfp với nhóm này bao gồm: Các ngành về hành
chính, quản trị văn phòng, kế toán, kiểm toán, thư kí, thống kê, thanh tra
ngành, người giữ trẻ, điện thoại viên…

Khuôn mẫu này có thể trình bày theo không gian hình lục giác R-I-A-
S-E-C (mô hình RIASEC) theo thứ tự của sáu loại. Từ hình lục giác có thể
biết được một số dự đoán vê quan hệ giữa các loại tính cách. Đặc biệt, sự
tưcmg quan giữa các loại liền kề (RI, IA, AS, SE, EC, và CR) có khả năng lớn
hơn so với sự tương quan với nhóm xen kẽ (RA, IS, AE, SC, ER, và CI) và
các đôi đối nhau (RS, IE, và AC). Mối tương quan giữa nhóm xen kẽ (RA, IS,
AE, sc, ER, và CI) cũng có khả năng lớn hơn so với nhóm đối nhau (RS, IE,
và AC) (Rounds, Tracey & Hubert, 1992).

Mô hình này hữu dụng trong việc mô tả sở thích nghề nghiệp của trẻ vị
thành niên châu Phi, châu Á, Châu Âu, người Mĩ bản xứ và người Mĩ gốc
Mexico, cũng như có ích đối với cả nam lẫn nữ (Day, Rounds, & Swaney,
1998). Nghiên cứu chứng minh rằng khi con người có công việc phù hợp với
loại nhân cách của mình thì trong thời gian ngắn họ là nhân viên có năng
suất nhiều hơn và về lâu dài họ có con đường nghề nghiệp ổn định hơn
(Holland, 1966). [19,344]

Những tài liệu trên đã được John L.Holland xây dựng thành bộ trắc
nghiệm tự xác định nghề nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong tư vấn nghề
nghiệp. Trắc nghiệm tự xác định nghề nghiệp của John Holland (2003), [11]
bao gồm 120 câu hỏi như sau:

- Bản liệt kê tính cách với mô hình RIASEC: Mỗi tính cách 9 câu hỏi X 6
= 54 câu hỏi.
- Tìm hiểu về giá trị xã hội với mô hình RIASEC: Mỗi tính cách 5 câu
hỏi X 6 = 30 câu hỏi.

- Nhận dạng và phân tích kĩ năng với mô hình RIASEC: Mỗi tính cách 6
câu hỏi X 6 = 36 câu hỏi.

Trắc nghiệm tự xác định nghề nghiệp của John Holland đã được dịch và
được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới.
Thuyết nhân cách hướng nghiệp của John Holland được kiểm tra tại các nước
sau đây trong thời kì 1950-1980: Áo, New Zealand, Canada, Hà Lan, Thụy
Sĩ, Italia, Israel, Nigieria và Guyana. Giữa năm 1986-1995, mô hình RIASEC
và các công cụ đánh giá đã được kiểm tra và sử dụng ở Bỉ, Trung quốc, Nhật
Bản, Hi Lạp, Ba Lan, Slovenia, Thụy Điển, Đức, Phần Lan, Anh quốc, Bồ Đào
Nha, Nam Phi, Peru và Đài Loan.

Thuyết về việc chọn lựa nghề nghiệp của Jonh Holland nhấn mạnh vai
trò của tính cách ảnh hưởng tới quyết định chọn nghề. Theo Jonh Holland,
một số loại tính cách đặc biệt thích hợp với một số nghề, nếu có được sự
tương ứng tốt giữa tính cách với nghề nghiệp, người ta sẽ thích công việc
của họ hơn và muốn sống chết với nó. Nhưng nếu thiếu sự tương hợp này,
họ sẽ không hạnh phúc và có thể muốn chuyển sang một công việc khác.

Mặc dù bảng liệt kê về những loại tính cách của Holland rất có ý nghĩa
nhưng ông vẫn nhìn nhận chắc chắn có những người hành nghề không có
một tính cách rõ rệt.

- Nghiên cứu về giới tính trong lựa chọn nghề nghiệp:

Kết quả nghiên cứu về giới tính trong sự lựa chọn nghề nghiệp cho
thấy trước đây, nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn đầu tuổi trưởng thành được
cho rằng việc việc mô tả nghề nghiệp này gắn với những công việc mà họ
đặc biệt yêu thích và đam mê: nghề nội trợ. Còn đối với những phụ nữ đi tìm
những công việc bên ngoài chỉ nên chọn lựa hoặc thực hiện một số nghề nào
đó. Đây là một quan điểm khá cố thế hiện rõ sự “mặc định giới tính” trong
việc chọn nghề cũng như ít nhiều đã hiện rất rõ quan điểm bất bình đẳng
giới. Đơn cử như danh sách nghề với từng giới được mô tả cụ thể ở nhiều
quốc gia vào những năm 1960 đến tận những năm 1990. Danh sách nghề
với nam giới bao gồm những nghề như: cảnh sát viên, người làm các công
trình xây dựng, luật sư. Danh sách nghề đối với nữ gồm: thư kí, giáo viên,
nhân viên quầy thu ngân, thủ thư. Tại Việt Nam, điều này không thể hiện rõ
nhưng cũng tồn tại “mặc định” trong suy nghĩ của không ít người.

Lí luận về nghề nghiệp và giới tính phản ánh cái nhìn truyền thống của
xã hội về những nghề nghiệp được cho là thích hợp nhất theo giới tính. Theo
truyền thống, người nữ thích hợp với những nghề liên quan tới tính cách
mềm mại. Trái lại, người nam được coi là thích họp nhất cho những nghê đòi
hỏi óc tố chức, khả năng sắp xếp. Tuy nhiên, trong thực tế thì khả năng tiềm
tàng của mỗi con người và tố chất cùng với kinh nghiệm công việc và sự
cống hiến mới quyết định mức lương, vị trí công việc cũng như những triển
vọng đích thực của từng cá nhân. Hơn nữa, ngay trong từng giới thì vẫn có
những trường họp cần được nhìn nhận riêng với khả năng thực và khát khao
của chính họ với công việc hay nghề nghiệp.

Ngày nay ít có sự phân biệt về giới tính hon so với cách đây vài thập
niên. Chẳng hạn, việc khẳng định hay tuyên bố một nghề đặc trung cho
người nam hay nữ là một điều phi logic. Tuy nhiên, vẫn còn những thành
kiến mang tính truyền thống trong việc xác định vai trò, trách nhiệm nghề
nghiệp dựa theo giới tính. Một số người nữ ít có thể tìm được một công việc
mà theo truyền thống đó là công việc dành cho nam giới, chẳng hạn như
nghề kĩ sư, lập trình viên. Theo tài liệu đã thu thập được cho thấy, có 97%
những ngành nghề, việc kiếm tiền trong một tuần của người nữ ít hon nam.
Thực tế cũng cho thấy người nữ trong một số ngành nghề thường kiếm được
ít tiền hơn so với người nam cùng làm một công việc. Ngày nay, cơ hội làm
việc trong các lĩnh vực mới của phụ nữ cũng nhiều hơn đáng kể so với trước.
Phụ nữ ngày nay có thế làm luật sư, nhân viên bảo hiểm, tài xế xe buýt. Lẽ
đương nhiên, với một số công việc có tính đặc trưng thì vẫn còn có những
khác biệt đáng kể về giới tính. Điều này cũng cần được nhìn nhận một cách
toàn diện, sâu sắc, nhân văn nhưng khoa học. Người phụ nữ trong những vai
trò nghề nghiệp có vị trí cao và được trọng vọng có thể sẽ gặp phải cái có
thể gọi là “ trần nhà kiếng” (glass ceiling). Đây là một “hàng rào” không thể
thấy rõ bằng hình dạng được trong một tổ chức, do việc đối xử phân biệt,
làm cản trở các thành viên thăng tiến đạt tới một vị trí nào đó cao hơn. Nó
có thể vận hành phảng phất và những người chịu trách nhiệm về việc gìn giữ
trần nhà kiếng tại một nơi nào đó không ý thức được hành động của họ đã
kéo dài sự “hạn chế” những phấn đấu đích thực của phụ nữ.

Những nghiên cứu chuyên biệt về lứa tuổi trong mối quan hệ với sự
thành công trong nghề nghiệp cho thấy:

- Từ 25 đến 40 tuổi là giai đoạn con người đã có nghề và đang đi vào


giai đoạn hành nghề một cách tích cực.

- Đặc biệt từ sau 30 tuổi trở đi, con người bắt đầu có tay nghề khá
cao. Sự say mê sáng tạo trong nghề nghiệp bắt đầu được hình thành và phát
triển ở mức độ bền vững, sâu sắc làm cho nghề nghiệp rất dễ thăng hoa.

Đây là những cơ sở quan trọng cần được nhận thức và ứng dụng trong
việc bố trí lao động, quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức. Đó cũng là một
tiêu chí để đề bạt nhằm nâng cao chất lượng làm việc nói chung và hoạt
động của nhà quản lí nói riêng.

Muốn thành đạt trong nghề nghiệp phải có sự nỗ lực phấn đấu tích cực
của cá nhân, bằng tài năng, trí tuệ, tâm huyết của mình. Những tổng kết về
sự thành công của người thành niên trong nghề nghiệp cần dựa trên những
gợi mở liên quan đến sáu chữ T cần có cho sự thành công nghề nghiệp.
- TI (Tin): Thông tin là điều kiện đầu tiên của sự thành đạt, ai nắm
được thông tin nhanh chóng, biết quản lí và điều khiển nó thì sẽ có được
những quyết định đúng đắn và làm chủ.

- T2 (Tài): Tài thể hiện ở các chỉ số:

+ Có tư duy độc lập sáng tạo.

+ Có năng lực đưa ra những quyết định nhanh chóng, kịp thời, chính
xác.

+ Có năng lực vận dụng những lí luận vào thực tiễn, có phương pháp
hành động thực tiễn có hiệu quả.

+ Có khả năng thích nghi mềm dẻo với những thay đối của thời đại và
cuộc sống.

+ Có kế hoạch, xác định được cái ưu tiên trong từng thời kì và giai
đoạn.

+ Có phẩm chất quyết đoán, dám mạo hiểm thực hiện những quyết
định táo bạo sau khi đã biết tính toán kĩ càng nguyên nhân và kết quả của
nó.

- T3 (Tâm): Đó là đạo đức, lương tâm và tính nhân bản trong sự


nghiệp. Chữ tâm thể hiện sự cao thượng, tính hướng thiện, xu hướng phấn
đấu và cạnh tranh lành mạnh.

- T4 (Tín): Đó là uy tín của con người. Uy tín là phẩm chất, năng lực và
giá trị của cá nhân được thừa nhận. Muốn thành đạt trong một hoạt động,
nghề nghiệp thì phải có uy tín chuyên về lĩnh vực nghề nghiệp ấy.

- T5 (Tiền): Tiền được xem là cơ sở ban đầu về vốn. Vốn là điều kiện
để làm nên sự nghiệp lớn nhưng nó hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng
nó.
- T6 (Tình): Người có tình, quảng giao dễ có cơ hội thành đạt. Tình
cảm tốt với mọi người tạo động lực cho sự nghiệp, giúp có những kinh
nghiệm, phương pháp, những quyết định đúng đắn học hỏi từ bạn bè.

Ngoài ra, những nghiên cứu chuyên biệt về tâm lí người trưởng thành
cho thấy khi con người bước vào tuổi 35 - 40 nhưng vẫn chưa có nghề
nghiệp ổn định, chưa được lao động bằng chính nghề của mình thì sự hẫng
hụt về mặt tâm lí xã hội là rất lớn. Điều này sẽ làm cho họ dễ mất phương
hướng và buông xuôi thậm chí dễ dẫn đến những tệ nạn xã hội (ma túy, mại
dâm). Nạn thất nghiệp hiện nay ở tuổi người thành niên cũng là vấn đề của
toàn cầu cần được quan tâm và có những quyết sách kịp thời để tránh những
ảnh hưởng liên đới mang tính tiêu cực đến cộng đồng và độ tuổi.

Tóm lại, quá trình lập nghiệp của người trưởng thành trẻ có những
biểu hiện sau:

- Có sự phát triển tình cảm nghề nghiệp, hết mình tiến thân, tạo dựng
những thành quả lao động.

- Có sự am hiểu sâu sắc, thành thạo ngành nghề đã chọn.

- Luôn tự khẳng định mình trong nghề nghiệp từ đó dân đên sự say mê
làm việc và sáng tạo.

- Sau 35 tuổi mà chưa có nghề nghiệp ổn định thì dễ dẫn đến những
“khủng hoảng vị trí xã hội”.

PHẦN TÓM TẮT


Đầu tuổi trưởng thành là đỉnh điểm của quá trình phát triển cơ thể và
sức khoẻ. Đây cũng là thời gian đánh dấu đỉnh điểm của một sổ khả năng
nhận thức, và sự tiếp tục phát triển của những khả năng khác.

Lứa tuổi người trưởng thành trẻ tuổi bao gồm 2 thời kì:

- Thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi (18 đến 25 tuổi)
- Thời kì thứ 2 của người trưởng thành trẻ tuổi (người thành niên, sau
25 tuổi đến 40 tuổi)

Đây là thời kì chọn và phát triển nghề nghiệp, người trưởng thành trẻ
cũng phải dành nhiều tâm sức cho việc lập thân và nuôi dạy con đang trong
thời kì thơ ấu. Ngoài ra người trẻ cũng bắt đầu thể hiện nhiều vai trò và
trách nhiệm đối với xã hội.

Câu hỏi thảo luận


1. Nêu những tiêu chuẩn để xác định một con người đã trưởng thành.

2. Những điều kiện xã hội quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm
lí người trưởng thành trẻ tuổi là gì?

3. Những điểm nào về tư duy của người trưởng thành trẻ tuổi mà
người làm công tác giáo dục cần lưu ý?

4. Đâu là những giá trị mà người trưởng thành trẻ tuổi thường lựa chọn
trong định hướng loi sống của mình?

5. Muốn thành đạt trong nghề nghiệp người trưởng thành trẻ tuổi cần
làm gì?

Bài tập thực hành


Tìm hiểu định hướng giá trị nghề nghiệp của người trưởng thành trẻ
tuổi tại cơ sở giáo dục Cao đẳng - Đại học.

Khách thể: Chọn học viên trong lớp mà anh chị đang học tập, hoặc
những sinh viên ở các cơ sở giáo dục Cao đẳng - Đại học.

Yêu cầu: Nêu những định hướng giá trị nghề nghiệp của người trưởng
thành trẻ tuổi tại cơ sở giáo dục Cao đẳng - Đại học.

Cách thực hiên:


- Xây dựng phiếu câu hỏi lấy ý kiến đánh giá của học viên hoặc sinh
viên. Có thể sử dụng thêm các phương pháp điều tra khác như phương pháp
quan sát, đàm thoại, sưu tầm tài liệu….

- Tiên hành xin ý kiên phản biện của đồng nghiệp hoặc học viên cùng
học về phiếu hỏi.

- Thu thập và xử lí số liệu để viết báo cáo.

- Rút ra các kiến nghị và đề xuất có liên quan đến nội dung nghiên
cứu.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày tóm tắt những đặc điểm tâm lí cơ bản của thời kì đầu
người trưởng thành trẻ tuổi hoặc thanh niên sinh viên.

2. Tại sao nói động cơ học tập của thanh niên sinh viên rất đa dạng và
phức tạp?

3. Trình bày tóm tắt một số đặc điểm tâm lí của người thành niên.

4. Phân tích quá trình lập thân của người thành niên.

5. Tại sao nói quá trình lập nghiệp của người thành niên là vấn đề
trọng yếu trong tâm lí của độ tuôi này?

CHƯƠNG 3: TÂM LÍ HỌC NGƯỜI TRUNG NIÊN


Tuổi trung niên là lứa tuổi phải đối mặt với nhiều sự kiện căng thẳng,
nhưng người trung niên cũng bỏ lại nhiều áp lực ở tuổi trưởng thành trẻ tuổi
lại phía sau. Người trung niên đạt được những tầm cao mới trong phát triển
nhận thức, nhân cách, và đời sống tình cảm. Họ đã có sự nghiệp và hạnh
phúc với con cái ở lứa tuổi vị thành niên.
3.1. Điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của người trung niên
3.1.1. Đặc điểm sự phát triển thể chất
Khi bước sang tuổi trung niên, người ta bắt đầu cảm nhận một số thay
đổi về thể chất đi kèm với lão hóa như sau:

- Hình dáng cơ thể: Xương sống trở nên cứng và co lại, làm cho chiều
cao của người trung niên và người lớn tuổi bị giảm sút. Da và cơ trở nên mất
tính đàn hồi, nếp nhăn bắt đầu tăng lên. Do sự tích lũy mỡ dưới da tăng, đặc
biệt là vùng bụng nên người trung niên trở nên mập.

- Kĩ năng vận động: Việc xơ cứng của các hệ cơ, xương và sự lão hóa
của các hệ cơ quan khác đã khiến cho vận động trở thành một vấn đề không
mấy dễ dàng đối với người trung niên. Và kĩ năng vận động ngày một giảm
sút trong suốt quá trình tuổi trung niên. Tuy nhiên, nhờ vốn kinh nghiệm
sống phong phú người trung niên có thể hạn chế được việc vận động nhiều
mà vẫn đảm bảo được công việc. Và việc luyện tập thể dục hàng ngày sẽ
giúp giảm bớt hiện tượng suy giảm này. Ngoài ra, việc học tập những kĩ
năng vận động mới là một việc khó khăn ở tuổi trung niên. Ví dụ như việc
học múa, nhảy diễn ra rất dễ dàng với thiếu nhi và thanh thiếu niên nhưng
lại là một bài toán khó đối với người trung niên. Họ mất rất nhiều thời gian,
công sức để hoàn thành những bài múa, nhảy này.

- Hoạt động của tim mạch: Tim đưa máu vào cơ thể giảm 8% so với
giai đoạn đầu người trưởng thành. Lượng cholesterol tăng lên rõ rệt: trung
bình từ 198 ở tuổi 35 - 40 tăng lên 221 ở tuổi 45 và sau đó tiếp tục tăng
theo tuổi dẫn đến bệnh huyết áp cao.

- Chức năng hoạt động của thận giảm đi khoảng 10%, dung lượng của
phổi cũng bắt đầu giảm, nên lượng oxygen đưa vào cơ thể giảm làm cho
người trung niên không thể làm những công việc quá nặng nhọc như ở người
trưởng thành trẻ tuổi.
- Hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng suy giảm, nhất là vào
giai đoạn cuối của lứa tuối trung niên, từ 55 - 60 tuổi.

- Người trung niên rất “hay nói” hay còn gọi là “Hoạt động ngôn ngữ
rất tích cực”. Đó là do hoạt động ức chế bị suy yếu và quá trình hưng phấn
có một quán tính mạnh. Theo N. N. Xirotin là do sự khuếch đại và tăng
cường vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai trong hoạt động phản xạ có điều
kiện của con người.

Những suy giảm như vậy về thể chất và thần kinh gây ra những cản
trở bước đầu trong hoạt động và là những nguyên nhân sâu xa của một số
loại bệnh tật ở con người.

Ngoài những thay đổi như trên về thể chất và thần kinh, người trung
niên nam và nữ đều có những thay đổi về sinh sản:

- Đối với phụ nữ, khoảng thời gian từ 45 tuổi đến 55 tuổi, phụ nữ diễn
ra thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh. Độ dài thời gian cần có đối với mọi
thay đổi sinh sản diễn ra khác nhau đáng kể ở từng phụ nữ, đối với một số
chỉ mất một hay hai năm nhưng số khác thay đối dần dần trong suốt mười
năm. Suốt trong thời kì này, do số trứng trong buồng trứng giảm, lượng
estrogen và progesterone giảm gây ra những biểu hiện không tốt, không
bình thường ở người phụ nữ.

Các nhà nghiên cứu nhận dạng hai nhóm triệu chứng bệnh lí chính đi
kèm với thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ làm cơ thể khó chịu như
sau (DeAngelis, 1997):

+ Triệu chứng liên quan đến yếu tố nội tiết tố bao gồm mệt mỏi uể
oải, có những cơn nóng phừng mặt, đổ mồ hôi trộm, chân nặng.

+ Triệu chứng ốm đau (soma) như: mất ngủ, nhức đâu, mất cân bằng,
tim đập nhanh, cứng khớp hoặc đau khớp, cổ hoặc vai. [19, 507]
Về tính tình có những biểu hiện thất thường: buồn rầu, dễ nóng giận,
dễ thay đổi.

- Thay đổi sinh sản ở nam không ấn tượng bằng ở nữ. Sản xuât tinh
trùng giảm dần khoảng 30% ở độ tuổi từ 25 - 60 (Solnick và Corby, 1983).
Nhưng thậm chí đàn ông 80 tuổi vẫn còn một nửa khả năng thụ thai khi so
với độ tuổi 25 và vẫn còn khả năng sinh con.

Chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi và tập thể dục phù hợp, khoa học
là cách chống lại sự lão hóa sớm ở những người ở tuổi trung niên.

3.1.2. Điều kiện sống, hoạt động và vai trò xã hội của người trung
niên
Theo Robert J. Havighurst (Mĩ) thì quá trình sống, từ khi sinh ra cho
đến chết, bao gồm những người làm việc theo cách của họ thông qua từng
giai đoạn phát triển khác nhau, bằng cách giải quyết vấn đề của họ trong
từng giai đoạn. Nếu cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ, thì nó sẽ dẫn
người ấy đến bất hạnh, không chấp thuận của xã hội và các vấn đề trong
công việc sau này. Mặt khác, nếu các cá nhân hoàn thành nhiệm vụ thành
công, nó sẽ dẫn đến hạnh phúc và thành công với công việc trong tương lai.
Và một cách cụ thể, người trung niên cần phải giải quyết tốt những nhiệm vụ
cụ thể sau [31]:

- Thành công trong việc thực hiện trách nhiệm người công dân và
trách nhiệm xã hội. Sau một thời gian sống và lao động trong xã hội mỗi
người trung niên đều có những vị thế nhất định trong cộng đồng và xã hội.
Và một cách tất yếu, họ phải đảm bảo những nhiệm vụ và trách nhiệm
tương ứng với những vị thế đó.

- Thiết lập và duy trì một chuẩn kinh tế của cuộc sống cũng là một
nhiệm vụ mà người trung niên cần giải quyết. Sau những năm tháng làm
việc miệt mài, một người trung niên bình thường sẽ có được sự ổn định và tự
chủ về kinh tế. Đây là một nhiệm vụ và cũng là một điều kiện quan trọng đế
người trung niên thực hiện được các nhiệm vụ khác. Tuy nhiên, trong cuộc
sống nhiều biến động và có nhiều khó khăn về kinh tế như hiện nay thì đây
là một nhiệm vụ không phai dễ thực hiện đốì VỜI tất cả người trung niên.

- Phát triển những hoạt động nghỉ ngơi của người lớn là nhiệm vụ tiếp
theo và cũng có thể được xem là Quyền lợi của người trung niên sau một
thời gian cống hiến sức lực cho cộng đồng và gia đình. Các hoạt động nghỉ
ngơi, dã ngoại, du lịch được người trung niên thực hiện thường xuyên hơn để
thỏa mãn những nhu cầu, ước mơ của mỗi người. Ngoài ra việc này diễn ra
nhiều hơn còn để giúp người trung niên thích ứng được với sự giảm sút về
mặt thể chất.

- Giúp đỡ những đứa trẻ ở tuổi vị thành niên trở thành những người
trưởng thành có trách nhiệm và hạnh phúc. Đến độ tuối này, những đứa con
của người trung niên thường ở tuổi vị thành niên. Đây là một lứa tuổi đầy
biến động và khó khăn, công tác giáo dục con cái thời điểm này đầy những
khó khăn và thách thức. Và đây trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng mà
mỗi bậc phụ huynh cần đối diện và giải quyết.

- Kết thân với các cặp vợ chồng khác cũng là một nhiệm vụ nữa đối với
người trung niên ở giai đoạn này, khi mà vị thế xã hội của họ tăng lên, các
mối quan hệ xã hội cũng được mở rộng và đời sống kinh tế dần đi vào ổn
định đã tạo điều kiện cho họ quan tâm đến nhu cầu của bản thân và củng cố
các mối quan hệ thân giao.

- Chấp nhận và thích nghi với những thay đổi thể chất của tuối trung
niên. Như đã nói, thế chất của người trung niên bắt đầu có sự xuống cấp. Và
những việc này ảnh hướng rất nhiều đến đời sống của người trung niên từ
chế dộ ăn uống, đời sống sinh hoạt đến công việc. Vì vậy thích ứng với
những biến đổi này là một nhiệm vụ quan trọng để có được cuộc sống hạnh
phúc nơi người trung niên.
- Thích nghi với tuổi làm cha mẹ là một nhiệm vụ chủ chốt nữa của
người trung niên vì hầu hết đến độ tuổi này, người trung niên đều đã có con
cái. Và việc này có những Quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng như niềm vui vì
chứng kiến con lớn khôn, nhiệm vụ giáo dục, dạy dỗ và nuôi dưỡng con…

Grace và Richard (2003) đã phát triển những nhiệm vụ của giai đoạn
trung niên (Development tasks of Middle Adulthood, Ages 40 - 60) như sau:

- Đối phó với những sự thay đổi cơ thể hay bệnh tật và hình ảnh cơ thể
biến đổi.

(Dealing with body changes or illness and altered body image)

- Thích ứng với những thay đổi giữa đời người về hoạt động tình dục.

(Adjusting to middle - life changes in sexualiti)

- Chấp nhận thời gian trôi qua.

(Accepting the passage of time)

- Thích ứng với sự già đi.

(Adjusting to aging)

- Trải qua bệnh tật và mất mát của cha mẹ và những người đang sống
cùng thời.

(Living through illness and death of parents and contemporaries)

- Đương đầu với những thực tế của sự mất mát.

(Dealing with realities of death)

- Định rõ lại mối quan hệ với vợ (chồng) hoặc bạn đời.

(Redefining relationship to spouse or partner)

- Quan tâm sâu sắc những mối quan hệ với trẻ em đang lớn hay cháu
của mình.
(Deepening relations with grown children or grandchildren)

- Duy trì lâu dài mối quan hệ bạn bè đang có và tạo lập các mối quan
hệ bạn bè mới.

(Maintaining long - standing friendships and creating new ones)

- Củng cố sự nhận diện nghề nghiệp.

(Consolidating work identiti)

- Chuyển giao các kĩ năng và các giá trị đến thế hệ trẻ.

(Transmiting skills and values to the young)

- Ấn định những nguồn tài chính hiệu quả.

(Allocating financial resources effectively)

- Chấp nhận trách nhiệm xã hội.

(Accepting social responsibiliti)

- Chấp nhận sự thay đổi của xã hội.

(Accepting social change),[31]

Những thay đổi về thể chất, hoạt động và vai trò xã hội của người
trung niên có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nhận thức của người trung
niên.

3.2. Một số đặc điểm về hoạt động nhận thức người trung niên
3.2.1. Các loại cảm giác
Thị giác: Từ 40 tuổi đến đầu tuổi 50, khả năng nhìn giảm sút đáng kể.

Thính giác: Khả năng nghe của người trung niên cũng có phần giảm
sút và thường thì diễn ra sớm và nhanh hơn ở người nam so với người nữ.

Vị giác, xúc giác, khứu giác: cũng đều giảm sút so với trước. Và có một
điều đặc biệt là tới tuổi trung niên, cơ thể con người trở nên khá nhạy cảm
đối với sự thay đổi của nhiệt độ và thời tiết. Các hiện tượng đau nhức, cơ
khớp và dị ứng dễ dàng xảy ra khi thời tiết biến đổi, và đặc điểm này còn giữ
lại cho đến tuổi già.

3.2.2. Đặc điểm phát triển của hình thức trí tuệ (John Horn-1982):
Hình thức trí tuệ dễ thay đổi, trí tuệ mềm, lỏng (Fluid intelligence):
Khả năng trí tuệ để học tập những cái mới: trí nhớ, cách lập luận theo
phương pháp qui nạp (suy lí quy nạp), tri giác nhanh chóng mối quan hệ
không gian. Các hình thức của trí tuệ dễ thay đổi phát ừiển ở đỉnh cao ở giai
đoạn người trưởng thành trẻ tuổi, nhưng bị giảm sút ở người trung niên.
Hiện tượng sút giảm này do kết quả ở sự giảm sút của hoạt động hệ thần
kinh trung ương. Theo K. Warner Schaie (1994), khả năng suy lí quy nạp,
định hướng không gian, tốc độ tri giác và ghi nhớ từ, bắt đầu giảm dần từ
tuổi 25.

Hình thức trí tuệ kết tinh, cứng (Crystallized intelligence): Hình thức
của trí tuệ kết tinh bao gồm: Khả năng của sự nhận xét, phân tích vấn đề,
giải quyết vấn đề xuất phát từ thông tin của kinh nghiệm sống và tri thức.
Kết quả trắc nghiệm loại trí tuệ này ở tuổi 50 cao hơn khi 20 tuổi (Simonton,
1990). Hình thức của trí tuệ này là kết quả của giáo dục, sự tiếp xúc với nền
văn hóa được tăng lên trong suốt cuộc sống. Theo K. Warner Schaie (1994),
khả năng tính toán có xu hướng tăng cho đến 45 tuổi, rồi giảm cho đến 60
tuổi, và bền vững trong suốt thời gian còn lại. Khả năng diễn đạt tăng cho
đến khoảng 40 tuổi, và khá bền vững trong suốt thời gian còn lại. Điều này
giải thích các nhà khoa học làm việc dựa vào tri thức tích lũy và kinh nghiệm
sống thường đạt được những thành tích cao ở tuổi 40, 50 và thậm chí cả ở
tuổi 60, 70 hơn là khi họ ở tuổi 20.

Vào tuổi trung niên, khả năng “gia” trong công việc sẽ bù đắp cho
nhận thức bắt đầu suy giảm. Họ không còn áp dụng các phương thức, qui
tắc một cách cứng nhắc, tuyệt đối, mà dựa vào kinh nghiệm, linh tính. Kinh
nghiệm cho họ các cách giải quyết khác nhau với cùng một vấn đề, làm tăng
khả năng thành công của họ (Willis, 1996; Clark, 1998). [32]

3.2.3. Trí nhớ


Trong thời trung niên, trí nhớ dài hạn (long - term memory) dường
như giảm, còn trí nhớ tức thời (sensory memory) và trí nhớ ngắn hạn (short
- term memory) không giảm. Sự sút giảm trí nhớ dài hạn một phần là do sự
tồn tại trí nhớ theo tuổi tác và một phần là do cách họ lưu trữ và hồi phục
thông tin. Tuy nhiên, sự sút giảm trí nhớ trong thời trung niên tưcmg đối ít,
và hầu như có thể khắc phục được nhờ các kĩ năng tư duy đa dạng (Robert
s. Feldman, 2003). [32]

3.3. Đời sống xúc cảm - tình cảm người trung niên
Người trung niên dồn tâm sức của mình để nuôi dạy con cái và giữ mái
ấm gia đình nhưng tuổi này cũng nảy sinh vấn đề của lứa tuổi như “hiện
tượng ngoại tình”. Đây là một vấn đề phổ biến ở cả nam giới và nữ giới tuổi
trung nhiên. Những cảm giác và nhu cầu muốn được đổi mới, muốn thoát ra
những ràng buộc hiện tại để tìm đến những điều mà mình ước mơ, chưa có
dễ khiến cho họ ngoại tình khi có điều kiện thúc đẩy.

Việc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân đối với những người có gia đình
được gọi là sự ngoại tình. Sự không chung thủy này là một mối đe dọa cho
hạnh phúc hôn nhân. Nhưng một số phim ảnh và sách báo ngày nay đã
dựng nên những bức tranh khá cởi mở, tự do, thậm chí hấp dẫn về vấn đề
ngoại tình. Có người còn cho rằng đây là một kinh nghiệm hữu ích, làm phấn
khởi tinh thần người đi ngoại tình, giúp cho họ trở thành một người vợ, người
chồng hoặc người cha, người mẹ tốt hơn. Chính những điêu đó làm cho
chúng ta có cảm tưởng rằng ngày nay người ta dễ dãi hơn với sự ngoại tĩnh.

Thông thường đời sống tình cảm của gia đình luôn bị tổn thương nặng
nề do sự ngoại tình, nó là một trong những nguyên nhân làm lục đục, bất
hạnh cho gia đình, là hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật, đem lại sự mất ổn
định trong sinh hoạt của cộng đồng.
Nguyên nhân tâm lí cơ bản sinh ra ngoại tình có thể như sau:

- Hôn nhân không có tình yêu: Loại này thường biểu hiện dưới 2 dạng:

+ Giữa vợ chồng từ đầu đến cuối căn bản không có tình yêu, việc kết
thành của hôn nhân là do những yếu tố ngoài tình cảm, vì kinh tế, “lợi ích
gia tộc”… Nên họ thường có cảm giác mất mát đau xót và hối hận, một khi
họ tình cờ gặp được đối tượng đáng yêu thì không ít người liền có thể bất
chấp tất cả để theo đuổi. Họ như người thiếu nữ thời mới biết yêu với các
biểu hiện như: hưng phấn, ngọt ngào, e thẹn, bất chấp tất cả mọi phiền
muộn, sốt ruột, băn khoăn, áy náy…

+ Sau kết hôn hai bên vợ chồng hoặc một bên tiêu tan tình yêu. Loại
này thường có liên quan đến các cặp vợ chồng đến với nhau ở giai đoạn cuộc
đời chưa chín chắn, yêu sớm.

- Tâm lí lạnh nhạt tự nhiên sau kết hôn: Mặc dù vợ chồng vẫn còn yêu
nhau nhưng do mâu thuẫn về tính cách, họ không thể kịp thời và chính xác
tiếp nhận và lí giải thông tin, trao đổi tình cảm với nhau hay là do đời sống
kinh tế, hoặc do không hòa hợp với nhau về mặt tình dục, trình độ, tuổi tác.
Họ đi ngoại tình để bù đắp chỗ thiếu, thỏa mãn nhũng ảo tưởng của mình
hoặc nhu cầu tò mò muốn biết cái mới.

- Dạng tình cảm phóng túng.

Trong đời sống thực tế, một số ít người do sức kiềm chế lí trí và đạo
đức kém sút mà cố ý để tình dục phóng túng. Để thỏa mãn tình dục của
mình, họ không đếm xỉa đến việc phá hoại một gia đình khác. Loại người này
thường tinh thần cực kì trống rỗng và vô vị, quan niệm giá trị hỗn loạn,
thậm chí đạo đức đồi bại. Với hành vi như vậy họ sẽ không đạt được tình yêu
chân chính nào cả, thường mất đi nơi gửi gắm tinh thần, lâm vào trống trải,
cô độc, khó tránh khỏi sự trừng phạt của cuộc sống.
Có người cho rằng ngoại tình là một hiện tượng của tình yêu, nhưng
kết cục của nó thường là bi kịch của tâm hồn, nó là hành vi trái với đạo lí
làm người. Hôn nhân, đó là sự hợp tác giữa hai người yêu nhau và có ước
vọng chung sống luôn là khuôn mẫu tốt nhất cho cuộc sống gia đình mà xã
hội đã thiết lập.

3.4. Đặc điểm sự phát triển nhân cách người trung niên
3.4.1. Khủng hoảng giữa đời
Thời kì đầu của người trung niên (37 -45 tuổi) ở cả nam giới và nữ giới
thường quan sát thấy những biểu hiện của “khủng hoảng giữa đời”.

Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh “khủng hoảng tâm lí giữa đời” là hiện
tượng mất ngủ, trằn trọc, thất vọng, chán chường, thờ ơ, lãnh đạm với cuộc
sống do con người tĩnh tâm nhìn lại mình, tự suy xét về những thành bại
trong cuộc đời.

Theo Jean Claude Larchet (1992): “Bệnh buồn chán thường mặc lốt
một cảm tưởng mù mờ và lộn xộn của nỗi bất mãn, buồn rầu mệt mỏi với
chính mình, với chung quanh nơi mình đang sống… Người ta tự hỏi có nên
tiếp tục cuộc hôn nhân này hay không? Mỗi người cảm thấy một thứ vắng
mặt nào đó khi đối diện với chính mình.”

Nguyên nhân tâm lí của “khủng hoảng giữa đời” được các nhà tâm lí
phân tích dưới các góc độ như sau:

+ Nhà Tâm lí học Hà Lan Martin Bot viết: Đây là hiện tượng đang xảy
ra đối với mỗi con người, không loại trừ ai, kể cả nam lẫn nữ. Giai đoạn
khủng hoảng giúp con người nhìn lại mình, nắm bắt được những gì thuộc
chân lí, giúp con người rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình.

+ Theo nhà Tâm lí học Pháp, Jacques Gauthier (1999), thì thách đố
của người trung niên là tự chấp nhận, tự làm tăng giá trị, lắng nghe ước
muốn sống của mình từ đó ý thức về vẻ đẹp nội tâm và bản lĩnh thật của
mình.
Khi tự khẳng định, nữ trung niên bộc lộ chiều kích nam tính, họ học
một thứ tự chủ nào đó và tình yêu được phát minh trở lại nơi họ.

Khi tự khẳng định, nam trung niên bộc lộ chiều kích nữ tính, họ trở
nên nhạy cảm, ước muốn được thăng bậc bằng một lòng âu yếm, yêu
thương nào đó, mà không muốn bị kiểm soát trong sự trung thành với cái -
mình - là. Họ không còn chấp nhận những ai nói ngược lại với điều họ cảm
thấy và sống.

3.4.2. Sự nghiệp
Với sự tích lũy dày dạn của những trải nghiệm, sự chín muồi trong tay
nghề, đây là lứa tuổi mà con người có thể cống hiến nhiều nhất tài năng và
sức lực của mình cho xã hội. Những chính khách, những nhà khoa học, kĩ
thuật, công nghệ, văn học, nghệ thuật, v.v… thường thành đạt nhất vào
khoảng 10-15 năm cuối của giai đoạn này.

Với nhiều người, lao động và sáng tạo để đạt đến bản sắc riêng, dấu
ấn riêng của chính mình chính là mục tiêu phấn đấu không mệt mỏi. Nhờ vậy
mà xuất hiện các trường phái riêng, phong cách riêng trong khoa học, nghệ
thuật… Một số biểu hiện tâm lí về thực hiện vai trò xã hội trong sự nghiệp:

- Theo Charles Taylor (1998) “Những nguồn mạch của cái tôi”: Ý niệm
về tính đích thực ở người Nam — Hình ảnh người ấy phóng ra trong xã hội
không luôn luôn phù hợp với con người thật của họ. Một cách sâu xa, họ biết
nhưng tìm cách phủ định. Thường thì họ phải cố gắng để tỏ ra là đích thực.
Điều này giúp chúng ta giải thích cho tính “sĩ diện hão” ở người đàn ông
thường biểu hiện mạnh hơn ở người phụ nữ. Ví dụ như gặp một trở ngại thì
người phụ nữ thường tìm đến sự giúp đỡ của người khác hơn, còn nam giới
thường là tự cố gắng giải quyết và chỉ tìm đến sự hỗ trợ từ người khác chỉ
khi nào gần như là bất lực. Người đàn ông thường tỏ ra đạo mạo, có năng
lực hơn thực tế của bản thân. Họ biết điều đó nhưng họ vẫn cố gắng để
chứng minh những gì họ đang thể hiện là khả năng thực của họ. Việc này có
tác dụng tích cực là nếu ở chừng mực nào đó sự cố gắng này sẽ giúp những
người đàn ông phát triển bản thân. Tuy nhiên, nếu đi quá xa họ sẽ phải đối
diện với một số vấn đề như: giả tạo, lừa dối chính mình, sống trong ảo
tưởng hoặc là bị stress vì tự tạo áp lực cho bản thân với những mâu thuẫn
giữa hình thức và nội dung của chính mình cũng như phải gồng mình để bảo
vệ vỏ bọc của bản thân dưới cái nhìn của xã hội và những người xung quanh.

- Theo Jacques Gauthier (1999)

+ Nữ trung niên không đi làm, thì toan tìm một công việc hoặc tìm ra
khỏi nhà. Vì lúc này, con cái của họ đã lớn và họ không phải mất quá nhiều
thời gian và nhiệm vụ để chăm sóc con cái và gia đình nữa.

+ Nữ trung niên đi làm thì ao ước một cuộc sống tình cảm và giới tính
phong phú hơn.

- Đối với những người phải chịu nhiều thất bại trong quãng đời này
xuất hiện sự trì trệ, bi quan bởi cảm giác rằng mình chang đi đến đâu cả,
chẳng làm được cái gì quan trọng cả…

3.4.3. Giáo dục con cái


Giáo dục con cái ở tuổi trung niên có những nét đặc trưng mới: Sự
khác nhau của thế hệ (gap generation) xuất hiện. Mặc dù, sống chung trong
một gia đình, nhưng điều kiện và thời điểm lớn lên khác nhau nên sẽ có sự
khác biết tất yếu trong tính cách, quan điểm sống và thế giới quan giữa cha
mẹ và con qái. Đây là một đều phổ biến và dễ bắt gặp ở các gia đình.

Để giáo dục tốt con cái, cha mẹ phải biết kết hợp hài hòa giữa lòng
yêu thương vô bờ với tinh thần trách nhiệm cao và những hiểu biết cần thiết
về tâm lí lứa tuổi, về khoa học giáo dục đối với con cái. Đã có nhiều phụ
huynh mắc sai lầm trong việc giáo dục con cái như chỉ tập trung cho con học
đủ thứ mà quên đi việc trau dồi những phẩm chất đạo đức cho con. Hoặc có
phụ huynh lại cưng chiều con một cách quá đáng, đáp ứng mọi nhu cầu của
con cái từ nhu cầu lớn đến nhu cầu nhỏ và cả những nhu cầu không chính
đáng. Ngược lại cũng có những phụ huynh quá khắt khe, kiểm soát con cái
đến từng chuyện nhỏ nhất… Tất cả những cách giáo dục phiến diện, tuyệt
đối hóa theo một cực nào đó đã để lại những tổn thương nặng nề đến tâm
hồn của con cái. Các hiện tượng stress, trầm cảm, sợ học… trở nên phổ biến
ở học sinh, một lứa tuổi mà trước chúng ta hay gọi là “tuổi thần tiên”. Đó là
chưa nói đến hiện tượng “bứt phá” các rào cản và chuẩn mực xã hội diễn ra
mạnh mẽ và có xu hướng tăng dần ở thanh thiếu niên hiện nay. Vì vậy để
giáo dục con cái nên người mỗi người cha người mẹ phải là những nhà sư
phạm thực thụ với đầy đủ phương pháp, kĩ năng giáo dục và đặc biệt là tình
yêu thương chân thành dành cho con cái.

Sự thành bại đối với giáo dục con cái ở người trung niên có ảnh hưởng
lớn đến đời sống tâm lí của họ. Thật vậy, rất nhiều cha mẹ cảm thấy hạnh
phúc và mãn nguyện khi chứng kiến con khôn lớn, trưởng thành và thành
đạt. Và cùng với điều này là sự đau khổ, “nước mắt ngắn dài” và tự trách
mình của cha mẹ khi phải bất lực trước những đứa con ngỗ ngược hoặc là
thất bại trong cuộc sống.

3.4.4. Thích thú với các cuộc hội họp


Các cuộc hội họp với bạn bè cũ giúp người trung niên tìm thấy mình
trong quá khứ. Ngoài ra, sau một thời gian dài, người trung niên đã dành thì
giờ và sức lực để chu toàn các nhiệm vụ đối với gia đình, chăm lo con cái,
nghĩa vụ với xã hội… giờ đây mọi thứ đã dần ổn định và đi vào nề nếp. Người
trung nhiên như được thoát ra khỏi những ràng buộc này để rồi họ bắt đầu
chú tâm vào những mối quan hệ mà trước giờ vì hoàn cảnh sống họ đã lãng
quên hay là để mờ nhạt đi. Đồng thời, các buổi hội họp bạn bè còn giúp
người trung niên giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống, động
viên họ vui tươi, khỏe mạnh hơn.

3.4.5. Một số lí thuyết phát triển nhân cách ở người trung niên
3.4.5.1. Lí thuyết của Erik Erikson (1950 1982)
Tiếp cận phát triển Tâm lí Xă hội: nhấn mạnh các khía cạnh xã
hội trong sự phát triển tăm lí của con người.

Erik Erikson nêu ra bản chất của sự phát triển nhân cách trong suốt
quá trình tuổi trung niên là sự giải quyết khủng hoảng tâm lí: “generativiti
versus self - absorption”- Quan tâm chăm sóc thế hệ sau và sự chăm lo cho
bản thân.

- Generativity: Đối với nhiều người, đây là thời gian của sự thực hiện
được nhiều công việc hữu ích và quan tâm chăm sóc. Sự chú ý của họ hướng
về con cái của họ, về tình trạng khỏe mạnh và hạnh phúc của chúng. Trẻ
cần và phụ thuộc vào cha mẹ chúng, nhưng Erikson nhấn mạnh rằng đó là
sự sắp đặt phụ thuộc lẫn nhau. Cha mẹ cũng phụ thuộc vào con cái của họ.
Trẻ tô điểm thêm cuộc sống của cha mẹ. Đối với nhiều người, khó có thể tìm
thấy được những từ để nói lên niềm hứng thú và hạnh phúc mà cha mẹ cảm
thấy khi theo dõi sự lớn lên của con cái từ khi ra đời đến lúc trưởng thành.

Erickson định nghĩa “Generativiti” là con người hướng tới để đạt được
cảm giác của sự chia sẻ, dâng hiến. Quan tâm chăm sóc đến tình trạng khỏe
mạnh của thế hệ tương lai, người trung niên phải sử dụng những khả năng,
sở thích và tài năng của họ.

- Self - absorption: có thể gọi đây là hình thức tự kí trung tâm. Những
người này hướng tới sự chỉ chăm lo cho bản thân. Họ có cảm giác trống rỗng
về cuộc sống của mình, và những khả năng của họ không được sử dụng hết.
Sự phàn nàn mãn tính, chỉ trích, hay là phản đối một cách cáu kỉnh có thể:
là mẫu mực của một cuộc sống bế tắc. Cuộc sống tối tăm, buồn tẻ và nhiều
cá nhân cảm thấy bị mắc kẹt hay là bị giam cầm trong những tình huống của
cuộc sống của họ. Tuy nhiên điển hình những lợi ích mà họ làm được trong
cuộc sống được đánh giá là có liên quan đến cá nhân và củng cố sự tự kí
trung tâm.
3.4.5.2. Lí thuyết của Robert Peck (1968) Tiếp cận phát triển tâm lí xã
hội: nhẩn mạnh các khía cạnh xã hội trong sự phát triển tâm lí của con
người.

Peck cho rằng tuổi trung niên phải giải quyết 4 kiểu cơn khủng hoảng
(điều chỉnh tâm lí): valuing wisdom versus valuing phisical powers,
socializing versus sexualizing in human relationships, cathectic flexibiliti
versus cathectic impoverishment, and mental flexibiliti versus mental rigiditi.

- Valuing wisdom versus valuing phisical powers (Coi trọng sự thông


thái mâu thuẫn với coi trọng sức lực thể chất):

Sau cuối tuổi 20, tình trạng thể chất của con người bị giảm sút. Cho
nên kinh nghiệm cuộc sống cho phép người trung niên thực hiện công việc
tốt hơn khi tuối trẻ hơn. Thuật ngữ thông thái là sự tăng lên về sức mạnh
của sự đánh giá có được do sống lâu hơn. Thông thái không giống như khả
năng trí tuệ, nó được định nghĩa như là khả năng đưa ra những lựa chọn
hiệu quả khi họ quyết định vấn đề.

Socializing versus sexualizing in human relationships (Xã hội hóa mâu


thuẫn với tính dục hóa trong mối quan hệ giữa người với người):

Sự điều chỉnh này tập trung vào sự khoái cảm tình dục, có sự đồng
nhất với sự giảm sút chung về thể chất. Sự khoái cảm có thể thúc đẩy nam
và nữ đánh giá lẫn nhau về nhân cách của cá nhân. Yếu tố tình dục có thể
trở nên bị giảm sút thích hợp khi quan hệ giữa hai người có sự đồng cảm,
hiểu biết và lòng yêu thương. Như vậy, ở tuổi trung niên điều quan trọng là
sự tính dục hóa các mối quan hệ xã hội phải được thay bằng sự xã hội hóa
chúng hay chúng ta có thể nói là làm cho nhu cầu tình dục bị mờ nhạt đi so
với nhu cầu tình cảm và các mối quan hệ xã hội.

- Cathectic flexibiliti versus cathectic impoverishment (Giàu cảm xúc


và nghèo cảm xúc):
Cathectic flexibiliti: Khả năng chuyển cảm xúc từ người này sang người
khác. Giàu (linh động) cảm xúc là bản chất của tuổi trung niên vì đây là thời
gian họ bị mất cha mẹ, bạn bè, người thân. Nhưng thật đáng tiếc có một số
người thì lại nghèo cảm xúc, họ không thể lại tìm thấy cảm xúc của mình ở
những người khác. Tự thích hợp một cách tích cực bằng cách tìm thấy những
đối tượng mới của sự tập trung tình cảm có thể giúp họ vượt qua khủng
hoảng. Họ cần tránh sự nghèo nàn tình cảm bằng cách duy trì tính mềm dẻo
về cảm xúc để tạo điều kiện cho các đầu tư tình cảm khác.

- Mental flexibiliti versus mental rigiditi (Sự mềm dẻo của trí tuệ và
bảo thủ):

Điều quan trọng của tuổi trung niên là tiếp tục có sự mềm dẻo (linh
động) trong ý kiến và hành động của họ và chấp nhận những ý tưởng mới.
Một số người khác dựa vào kinh nghiệm và sử dụng nó như những nguyên
tắc cố định cho hành động của họ (Người bảo thủ). Những người mềm dẻo
thì sử dụng kinh nghiệm như những lời chỉ dẫn dự phòng cho sự giải quyết
những vấn đề mới. Họ duy trì sự mềm dẻo của trí tuệ bằng cách đi tìm các
giải pháp mới hơn là đứng im trong những thói quen và sự cứng nhắc tâm trí
nào đó.

3.4.5.3. Thuyết tính có mục đích (chủ ý) của Charlotte Buhler (1968) -
Tiếp cận nhân văn: mọi hiểu biết của con người đều gắn với bản chất con
người và các nhu cầu của con người. Sự tiếp cận nhân văn còn đưa ra định
đề là ở mỗi con người có định hướng đấy chỉnh bản thân đến thực hiện các
tiềm năng của mình.

Charlotte Buhler đã đề ra thuyết phát triển của tâm lí con người nhấn
mạnh sự kiện có “mục đích, ý đồ, chủ ý” làm cơ sở cho bản chất của con
người. Tính chủ ý này thể hiện qua các lựa chọn được thực hiện trong quá
trình cuộc đời nhằm đạt đến những mục tiêu mà không nhất thiết luôn luôn
có ý thức. Theo Buhler, thường chỉ cuối đời con người mới có thể nhận thức
được bản chất sâu xa của những mong đợi vốn là riêng của mình và lúc đó
con người có thể đánh giá được đến mức nào các mong đợi đó được thỏa
mãn.

Charlotte Buhler (1968) đưa ra 5 giai đoạn chính trong đời người có
liên quan với sự xây dựng và theo đuổi các mục tiêu:

Giai đoạn 1: cho đến 15 tuổi: Đặc điểm là không có mục tiêu chính
xác. Đứa trẻ sống với hiện tại và chỉ có một ý nghĩ yếu ớt về tương lai. Thời
kì này dành để phát triển cơ thể và trí tuệ.

Giai đoạn 2: Từ 15 tuổi đến 25 tuổi: Tuổi thiếu niên và thanh niên:
Trong thời kì này, con người nhận thức được nhu cầu, năng lực và lợi ích của
mình. Con người ôm ấp những dự án to lớn liên quan đến việc chọn nghề,
chọn bạn đời và nói tổng quát hơn chọn một ý nghĩa cho cuộc đời mình. Đó
là thời kì cho phép con người đo được mức độ của khả năng làm chủ và đạt
được các mục tiêu ngắn hạn.

Giai đoan 3: Từ 25 tuổi đến 45 hoặc 50: Đây là thời kì cuộc đời phong
phú nhất. Đặc điểm là sự xây dựng các mục tiêu rõ ràng và chính xác dẫn
con người đến đảm bảo sự ổn định con đường sự nghiệp cũng như đời sống
tình cảm với các quyết định có liên quan về mặt hình thành và cân bằng của
đôi lứa cũng như sự ra đời của các đứa con.

Giai đoạn 4: Từ 45 tuổi đến 65: Đó là tuổi chín chắn, thời kì mà con
người làm bảng thống kê về sự hoạt động trong thời gian qua và các thành
tựu của nó. Từ đó, con người sẽ xem xét tương lai bằng cách xác định các
mục tiêu có tính đến các yếu tố nghề nghiệp của mình, tình trạng cơ thể
cũng như chất lượng các mối liên hệ của đôi lứa.

Giai đoạn 5: Bắt đầu với tuổi già, lúc 65 hoặc 70 tuổi, ở giai đoạn này
số đông ngừng đeo đuổi các mục tiêu đã được ổn định trong thời gian trước
đó. Họ sử dụng sức lực còn lại để tiến hành các hoạt động giải trí, các
chuyến du lịch hoặc đơn giản hơn, các trò tiêu khiển cho phép họ sống trong
các năm cuối cuộc đời một cách thư giãn. Đó là thời kì mà con người đi tìm
cho cuộc đời một ý nghĩa, nhằm có thể xem xét nó trong tổng thể. Kiểm lại
các sự kiện đa dạng trong đời người sẽ mang lại cho một số người cảm giác
đã đạt được các mục tiêu ấn định. Ngược lại, nó có nguy cơ mang lại cho
những người khác cảm giác bị thất bại gắn với sự kiện có các mục tiêu không
thực hiện được.

PHẦN TÓM TẮT


Tuổi trung niên là tuổi có nhiều thay đổi về diện mạo, hình dáng cơ thể
và sức khoẻ. Thời kì thay đổi quan trọng trong khả năng sinh sản của phụ nữ
(tiền mãn kinh và mãn kinh) cũng kéo theo một số ảnh hưởng đến sức khoẻ
và tâm lí căng thẳng ở phụ nữ trung niên.

Đây là thời kì phát triển hình thức trí tuệ kết tinh, người trung niên trở
thành chuyên gia trong một số lĩnh vực, họ kết hợp thực tế và lí trí trong
việc học, và có các yếu tố bên trong làm động cơ thúc đẩy.

Đặc điểm nhân cách thể hiện ổn định ở người trung niên, nhưng cũng
có cá nhân phải đối mặt với “khủng hoảng tâm lí giữa đời” (khủng hoảng tuổi
trung niên). Người trung niên quan tâm đến việc hành động vì người khác và
truyền gíá trị xã hội và kinh nghiệm cho thế hệ sau.

Quan hệ cha mẹ và con cái lứa tuổi vị thành niên có sự mâu thuẫn
giữa hai thế hệ. Khi con cái qua khỏi tuổi vị thành niên mối quan hệ cha mẹ
- con cái được cải thiện đáng kể.

Câu hỏi thảo luận


1. Nêu những thay đổi về thể chất cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển
tâm lí người trung niên.

2. Những điều kiện xã hội quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm
lí người trung niên là gì?
3. Những biểu hiện của các hình thức trí tuệ ở người trung niên như
thế nào?

4. Hiện tượng “khủng hoảng tâm lí giữa đời” ở người trung niên được
các nhà tâm lí học giải thích như thế nào?

5. Muốn giáo dục con cái thành công người trung niên cần làm gì?

Bài tập thực hành


Tìm hiểu những biểu hiện “khủng hoảng tâm lí giữa đời” của người
trung niên.

Khách thể: Chọn khách thể khảo sát tại noi anh chị đang học tập,
hoặc tại nơi anh chị làm việc hoặc sinh sống.

Yêu cầu: Nêu những biểu hiện “khủng hoảng tâm lí giữa đời” của
người trung niên.

Cách thực hiện:

- Xây dựng phiếu câu hỏi lấy ý kiến đánh giá của khách thể khảo sát.
Có thể sử dụng thêm các phương pháp điều tra khác như phương pháp quan
sát, đàm thoại, sưu tầm tài liệu….

- Tiến hành xin ý kiến phản biện của đồng nghiệp hoặc học viên cùng
học về phiếu hỏi.

- Thu thập và xử lí số liệu để viết báo cáo.

- Rút ra các kiến nghị và đề xuất có liên quan đến nội dung nghiên
cứu.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày tóm tắt những đặc điểm tâm lí cơ bản của người trung
niên.

Hiện tượng “khủng hoảng tâm lí giữa đời” ảnh hưởng đến sự phát triển
tâm lí người trung niên như thế nào?
3. Phân tích đặc điểm sự nghiệp của người trung niên.

4. Tại sao nói việc giáo dục con cái của người trung niên là vấn đề
trọng yếu trong tâm lí của độ tuổi này?

CHƯƠNG 4: TÂM LÍ HỌC NGƯỜI CAO TUỐI


Người lớn tuổi có những thay đổi về cơ thể và nhận thức quan trọng và
có nhiều vấn đề về sức khoẻ. Nghỉ hưu là sự chuyển tiếp quan trọng trong
cuộc sống của người lớn tuổi. Việc duy trì sức khoẻ và cuộc sống viên mãn ở
người lớn tuổi phụ thuộc nhiều vào thái độ, trách nhiệm và sự quan tâm của
con cháu và xã hội.

4.1. Khái niệm tuổi già, tuổi thọ


Khái niệm tuổi già, tuổi thọ cũng là một khái niệm động, mang tính
phát triển và tính xã hội lịch sử cụ thể. Theo kết quả của các nhà khảo cổ
học, tuổi thọ trung bình của con người thay đổi theo lịch sử phát triển của
loài người, phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện sống, trình độ văn hóa, văn
minh của con người.

Theo Báo cáo Phỏng đoán Dân số Thế giới của Liên Hiệp Quốc cho năm
2005 - 2010. Kì vọng sống (nam lẫn nữ) đến tuổi thọ cao nhất (82,6 tuổi) là
ở Nhật bản, thấp nhất là ở Swaziland (39,2 tuổi). Những quốc gia ít có kì
vọng sống lâu như Swaziland, Botswana, Lesotho, Zimbabwe, Zambia,
Mozambique, Malawi, Nam Phi, Cộng hòa Trung Phi, Namibia, và Guinea-
Bissau là do ảnh hưởng bởi bệnh HIV/AIDS.

Sau đây là bảng xếp hạng các quốc gia trên thế giới theo ước lượng
tuổi thọ khi sinh ( Life Expectancy at Birth) - nghĩa là trung bình số năm một
nhóm người sinh cùng năm hi vọng sẽ sống qua (với giả dụ là điều kiện sống
và chết giống nhau).

Bảng 6: Ước lượng tuổi thọ khi sinh


(life Expectancy at Birth)

Thứ Khả năng sống lâu (số năm)


Quốc gia
hạng Chung Nam Nữ
Trung bình trên thế giới 67,2 65,0 69,5
1 Nhật Bản 82,6 79,0 86,1
2 Hồng Kông 82,2 79,4 85,1
3 Iecland 81,8 80,2 83,3
4 Thụy Sĩ 81,7 79,0 84,2
5 Úc 81,2 78,9 83,6
6 Tây Ban Nha 80,9 77,7 84,2
7 Thụy Điển 80,9 78,7 83,0
8 Israel 80,7 78,5 82,8
9 Malaysia 80,7 78,5 82,8
10 Pháp (nội địa) 80,7 77,1 84,1
11 Canada 80,7 78,3 82,9
12 Ý 80,5 77,5 83,5

(Nguồn: Báo cáo Phỏng đoán dân số thế giới của Liên hiệp Quốc cho
năm 2005-2010)

Theo số liệu thống kê sức khoẻ thường niên của Tổ chức Y tế Thế giới
(2008) tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay là 72, trong đó nữ là
75 tuổi và nam là 70 tuổi. Việt Nam nằm trong số những quốc gia đạt được
tiến bộ đáng kể trong việc gia tăng tuổi thọ trung bình.

Theo "Toàn cảnh Dân số thế giới, 2008" của Liên hiệp Quốc, vào năm
2050, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam sẽ là 80,4 trong đó nữ là 82,5
tuổi, nam là 78,2 tuổi.

So sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ của người
Việt Nam 40 năm nữa chỉ đứng sau 2 nước: Singapore (84 tuổi) và Brunei
(81,1 tuổi). Tiếp đó là các nước: Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan.
So với các nước Lào, Cam-pu-chia, Đông Timor thì tuổi thọ Việt Nam vượt
khá xa. Tuổi thọ các nước này từ 74,2 đến 75,8. Nhật Bản và Australia vẫn
là những nước đứng đầu châu Á-Thái Bình Dương về tuổi thọ. So với Trung
Quốc thì tuổi thọ của người Việt Nam cao hơn.

Ở Việt Nam: Năm 1989, tỉ lệ người lớn tuổi chiếm 7,2% dân số; năm
2007 là 9,45%. Dự báo tỉ lệ này sẽ tăng đột biến từ năm 2010 và có thể đạt
16,8% vào năm 2029. Tính đến năm 2012, người lớn tuổi chiếm 10% dân số
Việt Nam (Theo VN Express, 6/4/2012)

4.2. Điêu kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí người cao tuổi
4.2.1. Đặc điểm sự phát triển thể chất
Từ 60 tuổi trở đi bắt đầu có sự suy tàn về thể chất:

- Hình dáng cơ thể:

+ Thay đổi về tóc (≈ 65% bạc): Nghiên cứu 707 người: 79% tóc bạc,
12% hoa râm, 8,9% đen. Hiện tượng rụng tóc bắt đầu dễn ra mạnh mẽ dẫn
đến sói đầu ở nhiều người lớn tuổi.

+ Da: Biểu bì liên tục thay đổi đến 70 tuổi (20 kg da già) và ít tái tạo
khiến cho da bị mỏng, tuyến mồ hôi teo. Và gây ra hậu quả là: nhăn, khô,
chậm lành vết thương.

+ Chiều cao: Giảm sút vì xương và cơ bắt đầu co lại: nam giảm 2 cm,
nữ giảm 1,5 cm dẫn đến hiện tượng thoái hóa xương vào thời kì tắt kinh.

+ Trọng lượng cơ thể: Giảm sút khi về già, tế bào mỡ xuất hiện nhiều
ở vùng bụng và hông. Nghiên cứu: 697 người 100 tuổi: TB toàn mẫu: 39,46
kg, Nữ: 36,73 kg, Nam: 45,34 kg.

- Các cơ quan nội tạng (hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài
tiết v.v…) cũng như hệ thần kinh trung ương đang đi vào giai đoạn thoái hóa
rõ rệt.

- Một số bệnh điển hình từ tuổi 60 trở lên: Huyết áp cao, xơ vữa động
mạch, tai biến mạch máu não, bệnh đau đầu, giảm thị lực, thoái hóa cột
sổng, bệnh loãng xương, bệnh ung thư v.v…
- Một số bệnh điển hình liên quan đến hệ thần kinh như: Bệnh
Parkixơn - bệnh rối loạn của hệ vận động ở não bộ, bệnh Alzheimer - bệnh
sa sút trí tuệ.

4.2.2. Điều kiện sống, hoạt động và vai trò xã hội của người cao tuổi
Những nhiệm vụ của giai đoạn người lớn tuổi (Tasks of later maturity)
theo Robert Havighurst (Mĩ) như sau [31]:

- Thích nghi với việc giảm sút thể chất và sức khỏe.

Đây là một hệ quả tất yếu của tuổi già và mỗi con người đều phải đón
nhận. Tuy nhiên đối với nhiều người đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Vì
sự lão hóa của cơ thể kéo theo nhiều hệ lụy của sự “xuống cấp trầm trọng”
của sức khỏe. Các bệnh tật xuất hiện kèm theo những cơn đau nhức làm cho
không ít người già khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

- Thích nghi với việc về hưu và giảm sút thu nhập.

Sự lão hóa về cơ thể, sự sút giảm về nhận thức buộc người cao tuổi
không còn có thể đảm bảo được các yêu cầu của công việc, điều này dẫn
đến việc họ phải nghỉ hưu để đảm bảo sức khỏe và tạo điều kiện cho thế hệ
trẻ phát triển lên. Dù đây là một nhiệm vụ tất yếu nhưng với nhiều người
không phải dễ dàng đón nhận. Từ một trạng thái làm việc, cống hiến chuyển
qua nghỉ ngơi và có phần phụ thuộc vào người khác khiến nhiều người cao
tuổi cảm thấy hụt hẫng. Đó là chưa nói đến việc nghỉ hưu cũng đồng thời sẽ
làm giảm nguồn thu nhập vì vậy cũng sẽ gây ra những khó khăn cho những
người cao tuổi có điều kiện kinh tế không cao. Vậy để thực hiện được nhiệm
vụ này một cách dễ dàng người cao tuổi cần chuẩn bị tâm thế về hưu trước
đó một thời gian. Việc làm này sẽ giúp người cao tuổi đễ chấp nhận thực tế
và bớt hụt hẫng hơn.

- Thích nghi với việc người bạn đời bị mất. Đây cũng là một nhiệm vụ
nữa mà qui luật của cuộc sống gửi đến cho người cao tuổi. Sau một thời gian
dài chung sống, người bạn đời đã gần như là một phần của cuộc sống bản
thân người cao tuổi. Nên khi người bạn đời mất đi vì sức khỏe hay tuổi tác
đều mang lại một sự hẫng hụt hoặc là một sang chấn tinh thần rất lớn đối
với người còn ở lại. Để thực hiện được nhiệm vụ này, ngoài việc chuẩn bị
tâm thế trước thì vai trò của những người con cháu rất quan trọng khi góp
phần lấp đi chỗ hổng trong tâm hồn của người cao tuổi còn sống.

- Thiết lập quan hệ thân thiết với một nhóm người có tuổi. Sinh hoạt
trong những câu lạc bộ người cao tuổi để cùng chia sẻ chuyện buồn vui của
cuộc sống, cùng tập luyện thế dục thể thao, giải trí… là một đều lí tưởng mà
những người cao tuổi hướng đến và thích thú.

- Tham dự những nghĩa vụ xã hội và người công dân. Với một vốn
sống phong phú và dày dặn người cao tuổi như là một “pho từ điển sống”
luôn mong muốn được truyền thụ lại cho thế hệ sau đặc biệt là con cháu
trong gia đình, họ tộc và khu phố.

- Thiết lập những sự chuẩn bị cuộc sống vật chất đầy đủ. Đây cũng là
một nhiệm vụ mà nhiều người cao tuổi muốn hướng đến. Đã qua rồi tuổi lao
động để mưu sinh, người cao tuổi giờ đây muốn dùng những gì mình đã tích
góp được để có một cuộc sống vật chất đầy đủ, không phải lo lắng chuyện
mưu sinh nữa.

Grace và Richard (2003) phát triển những nhiệm vụ của giai đoạn
người lớn tuổi (Development tasks of Middle Adulthood, Ages 60 +) như sau:

- Duy trì sức khoẻ thể chất.

(Maintaining phisical health)

- Thích nghi với sự yếu đi của thể chất hay đau ốm thường xuyên.

(Adapting to phisical infirmities or permanent impairment)

- Sử dụng thời gian theo ý thích.

(Using time in gratifying ways)


- Thích nghi với việc mất mát người bạn đời và bạn bè.

(Adapting to losses of partner and friends)

- Giữ lại định hướng hiện tại và tương lai, không lo nghĩ về quá khứ.

(Remaining oriented to present and future, not preoccupied with the


past)

- Hình thành quan hệ tình cảm mới.

(Forming new emotional ties)

- Hoán vị vai trò của trẻ em và cháu (như phải trông nom).

Reversing roles of children and grandchildren (as caretakes)

- Tìm kiếm và giữ lại những tương tác xã hội: tình đồng đội ngược lại
bị cô lập hay đơn độc.

(Seeking and maintaining social contacts: companionship vs. isolation


and loneliness)

- Quan tâm một cách thực tế đến những nhu cầu tình dục và bày tỏ.

(Attending to sexual needs and (changing) expressions)

- Tiếp tục những công việc và thú vui có ý nghĩa (sử dụng thời gian
đem đến sự hài lòng).

Continuing meaningful work and play (satisfying use of time).

- Sử dụng nguồn tài chính một cách sáng suốt cho bản thân và người
khác.

(Using financial resources wisely, for self and others)

- Tích hợp thời gian nghỉ hưu vào kiểu sống mới.

(Integrating retirement into new lifestile), [31]


Sự suy tàn về thể chất, hoạt động và vai trò xã hội của người cao tuổi
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhận thức và nhân cách của họ

4.3. Một số đặc điểm của hoạt động nhận thức người cao tuổi
Tốc độ của quá trình nhận thức ở người cao tuổi bị giảm sút:

+ Tri giác không toàn vẹn do thị giác giảm sút vì mạch máu nuôi
dưỡng võng mạc kém, thính giác sa sút do màng nhĩ mềm, mỏng, xương ốc
tai hình bán khuyên trong tai hóa vôi làm cho người cao tuổi kém rung động
với âm thanh dẫn đến hiện tượng lãng tai, điếc.

+ Sự sút kém khối lượng chú ý và khả năng tiến hành 3 loại hoạt động
cùng lúc bị giảm sút.

Tuy nhiên những người lớn tuổi đánh giá chính xác hơn người trẻ - khi
làm trắc nghiệm họ không đoán mà cố gắng trả lời đúng các tiểu nghiệm.

Người cao tuổi bị giảm sút trí nhớ (hay quên). Họ thường bị sút kém
đối với các ấn tượng mới, nhưng rất nhớ những việc xảy ra trong quá khứ.

Sự thông thái (Wisdom) phát triển ở người lớn tuổi: Đây là khả năng
đưa ra những xét đoán, phán quyết tuyệt vời và lời khuyên về những vấn đề
quan trọng cũng như những vấn đề không biết rõ ràng, dễ thay đổi của cuộc
sống.

4.4. Đời sống xúc cảm - tình cảm người cao tuổi
Sự phản ứng cảm xúc nhạy bén, tính dễ bị kích động và tính thiếu ổn
định dễ làm cho người cao tuổi giận dỗi, có thái độ không khoan nhượng về
mặt cảm xúc đối với những lời nhận xét của người khác về mình. Đây cũng
là điều dễ hiểu. Lòng tự trọng và cái tôi cá nhân của mỗi người sẽ được định
hình, củng cố theo thời gian sống. Nên với độ tuổi của mình, cái tôi và lòng
tự tôn của những người cao tuổi lại càng cao, càng lớn nên khi nghe một góp
ý của ai đặt biệt là của những người nhỏ tuổi hơn thì phản ứng thông thường
của họ là không nghe, khăng khăng với ý kiến của mình,…
4.5. Đặc điểm sự phát triển nhân cách người cao tuổi
4.5.1. Tuổi hưu của người lớn tuổi
Khi chuyển từ trạng thái làm việc tích cực, khẩn trương hằng ngày
sang trạng thái nghỉ ngơi, tâm lí con người có những biến động đáng kể.
Nhiều người cảm thấy khó thích nghi với cuộc sống mới. Người ta cho rằng
đây là những năm tháng dễ gây ra các “hội chứng về hưu” ở người lớn tuổi.

- Biểu hiện: Buồn chán, trống trải, thiếu tập trung, dễ cáu gắt, dễ nổi
giận. Một số người cảm thấy không được tôn trọng như trước, thiếu tự tin,
nghi ngờ người khác v.v…

- Nguyên nhân của hội chứng về hưu có nhiều, trong đó những nguyên
nhân có tính tâm lí - xã hội là đáng quan tâm hơn cả: xa rời công việc, nếp
sống bị đảo lộn, quan hệ xã hội bị thu hẹp, thu nhập bị hạn chế…

- Khắc phục: Chuẩn bị trước về mặt tâm lí:

+ Nhận thức được việc nghỉ hưu là quy luật tất yếu.

+ Sống và làm việc tốt suốt trong thời kì đương chức.

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất trong điều kiện cho phép.

+ Nuôi dạy con cái tốt và góp phần chuẩn bị nghề nghiệp và việc làm
cho con cái.

+ Gia nhập các tổ chức xã hội phù họp để tiếp tục hoạt động trong
điều kiện mới.

+ Duy trì một chế độ sinh hoạt hợp lí.

4.5.2. Hướng về cội nguồn, tổ tiên


Gắn bó với đời sống tâm linh, với dòng họ, gia đình để thỏa mãn tâm lí
trở về cội nguồn của người lớn tuổi.

Với sự suy nhược về thể chất và sức khỏe, người lớn tuổi dần dần ý
thức được hiện trạng “mong manh” của “kiếp người” và đồng thời càng lớn
tuổi sự lão hóa càng diễn ra nhanh chóng và rõ rệt hơn. Người lớn tuổi hiểu
rằng chuyện tuổi tác nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Vì vậy mà nhu cầu cần
có một điểm tựa siêu nhiên nào đó được nhen nhóm và ngày một phát triển
mạnh ở những người lớn tuổi.

4.5.3. Mối quan tâm đặc biệt đối với con cháu - những người sẽ tiếp
nối họ trong tương lai
Hạnh phúc nhất đổi với người già là thấy con cháu mình trưởng thành,
tiến bộ, hữu ích cho xã hội. Họ góp phần đắc lực vào việc nuôi dạy con cháu
mình trưởng thành và coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn trong những
năm sổng còn lại của cuộc đời mình.

4.5.4. Hình thành sự toàn vẹn của cái tôi


-> E. Erikson - hồi tưởng, tự đánh giá về quãng đời đã qua của mình
để đạt đến sự toàn vẹn cá nhân (cái tôi).

- Cho phép con người thấy được ý nghĩa trong cuộc sống của mình -
thích viết hồi kí…

- Hai trạng thái tâm lí xảy ra khi hồi tưởng, tự đánh giá về quãng đời
đã qua của mình:

+ Cảm thấy đã sống và đã làm được những điều tốt đẹp trong hoàn
cảnh của mình, tự tin, yên tâm sổng với con cháu, chấp nhận sự “ra đi” như
là sự kết thúc của cả quãng đời đầy ý nghĩa.

+ Trái lại, cảm thấy hối tiếc vì những cơ hội đã bỏ qua, sự lựa chọn
thiếu khôn ngoan của mình dẫn đến bi quan, tuyệt vọng, ít vui sướng và dễ
bị bệnh tật. Họ khó chấp nhận sự “ra đi” và mong muốn có cơ hội để làm
lại…

-> Theo Peck, người già cần phải vượt qua được 3 tiểu cơn khủng
hoảng để cho ý thức về toàn vẹn có thể phát triển đầy đủ:
- Cơn tiểu khủng hoảng 1: bao gồm sự tái xác định cái tôi ngoài vai trò
nghề nghiệp vốn là điều quy chiếu chủ yếu của nhiều người cho đến khi về
hưu.

- Cơn tiểu khủng hoảng 2: gắn với sự chấp nhận thời tàn của sức khỏe
và sự hóa già của cơ thể làm cho ta có thể có sự dửng dưng cần thiết.

- Cơn tiểu khủng hoảng 3: cuối cùng phải dẫn người già đến thôi bận
tâm đến cải tôi của mình, sự dửng dưng này là điều kiện cơ bản để chấp
nhận, không lo sợ về cái chết.

Trong sự thay đổi của thế giới toàn cầu hoá, những biên động của cơ
chế thị trường đã khiến cho lóp người cao tuổi gặp càng nhiều khó khăn hơn,
nhất là những người tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa. Sức khỏe và
những trạng thái tâm lí của người lớn tuổi không chỉ phụ thuộc vào chính
bản thân họ mà còn phụ thuộc vào môi trường sống của xã hội, vào thái độ
cư xử của con cháu, của các thế hệ kế tiếp họ. Sự kính trọng, biết ơn của xã
hội, của các thế hệ con cháu là niềm động viên khích lệ rất lớn đối với người
lớn tuổi.

PHẦN TÓM TẮT


Sự giảm sút về thể chất và sức khỏe ở người lớn tuổi ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng cuộc sống của họ.

Sự thông thái ở người lớn tuổi giúp họ phán xét và giải quyết tuyệt vời
các vấn đề nảy sinh trong công việc và cuộc sống.

Nghỉ hưu là quy luật tất yếu trong giai đoạn người lớn tuổi, sự chuẩn bị
cho việc nghỉ hưu và các biện pháp thích hợp hạn chế “khủng hoảng khi về
hưu” được người lớn tuổi sử dụng sẽ duy trì sức khỏe, mối quan hệ tình bạn
và mức độ hoạt động, ít nhất trong nhiều năm ngay sau khi nghỉ hưu.

Người lớn tuổi góp phần đắc lực vào việc nuôi dạy con, cháu mình
trưởng thành và coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn.
Sức khỏe và những trạng thái tâm lí của người lớn tuổi không chỉ phụ
thuộc vào chính bản thân họ mà còn phụ thuộc vào môi trường sống của xã
hội, vào thái độ cư xử của con cháu, của các thế hệ kế tiếp họ.

Câu hỏi thảo luân


1. Nêu những tiêu chuẩn để xác định một người đã cao tuổi.

2. Những điều kiện xã hội quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm
lí người cao tuổi là gì?

3. Những giảm sút về nhận thức ở người cao tuổi cần lưu ý?

4. Đâu là những giá trị mà người cao tuổi thường lựa chọn trong định
hướng lối sống của mình?

5. Muốn thỏa mãn trong việc tự đánh giá quãng đời đã qua người cao
tuổi cần làm gì?

Bài tập thực hành


Tìm hiểu “hội chứng về hưu” của người cao tuổi.

Khách thể: Chọn khách thể khảo sát tại nơi anh chị đang học tập,
hoặc tại nơi anh chị làm việc hoặc sinh sống.

Yêu cầu: Nêu những nguyên nhân và biểu hiện của “hội chứng về
hưu” ở người cao tuổi.

Cách thực hiện:

- Xây dựng phiếu câu hỏi lấy ý kiến đánh giá của khách thể khảo sát.
Có thể sử dụng thêm các phương pháp điều tra khác như phương pháp quan
sát, đàm thoại, sưu tầm tài liệu….

- Tiến hành xin ý kiến phản biện của đồng nghiệp hoặc học viên cùng
học về phiếu hỏi.

- Thu thập và xử lí số liệu để viết báo cáo.


- Rút ra các kiến nghị và đề xuất có liên quan đến nội dung nghiên
cứu.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày tóm tắt những đặc điểm tâm lí cơ bản của người cao tuổi.

2. Phân tích đời sống xúc cảm - tình cảm của người cao tuổi.

3. “Khủng hoảng khi về hưu” ảnh hưởng như thế nào đến tâm lí của
người cao tuổi và biện pháp phòng ngừa, khắc phục nó như thế nào?

4. Tại sao nói mối quan tâm đặc biệt đối với con cháu - những người sẽ
tiếp nối người cao tuổi trong tưorng lai là vấn đề trọng yếu trong tâm lí của
độ tuổi này?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Hoàng Anh (2007), Luận văn Thạc sĩ “trạng định hướng giá trị đạo
đức của sinh viên sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Đại học Sư phạm TP. HCM.

2. Côn I. X. (1987), Tâm lý học thanh Người dịch: GS. Phạm Minh Hạc,
Ngô Hào Hiệp, Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm học phát Nhà xuất bản chính trị
quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Đồng (2007), Tâm lí học phát (Giai đoạn thanh niên
đến tuổi già), Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Đồng (2008), Tâm lý học phát Nhà xuất bản Lao động
xã hội, Hà Nội.

6. Đỗ Ngọc Hà (2002), Luận án Tiến sĩ Tâm lí học, “Định hướng giá trị
của sinh viên hiện nay”, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Ngô Công Hoàn - chủ biên (1997), Những nghiệm tâm lí, Tập 1 và
2, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

8. Phạm Minh Hạc chủ biên (1989), Tâm học, Tập 2, Nhà xuất bản
Giáo dục. Lê Văn Hồng (2004), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học Sư phạm,
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

10. Dương Thị Diệu Hoa (2009), Giáo trình Tâm lý học phát triển, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

11. Lê Thị Thanh Mai và Hồ Thiệu Hùng (chủ nhiệm), Trần Thị Thu Mai,
… Đề tài: “Xây dựng website định hướng chọn ngành, trường Đại học, Cao
đăng dự thi phù hợp với sở thích và năng”, Đại học Quốc gia TP.HCM chủ trì,
Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM, 11/2005 - 2/2007.

12. Vũ Thị Nho (2008), Tâm lí học phát Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.

13. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) 2003, Các lý thuyết phát triển tâm lí
người, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

14. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi (2000), Tâm lí
học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Lan Anh ( 2001), Tâm lí
học tuệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Petrovski. A.v. (1982), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm,
Tập 1 và 2, Nhà xuất bản Giáo dục.

17. Tổ chức các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á, Hiệp hội các Trường
đại học và Cao đẳng Canada, Khóa Đào tạo Cán bộ Trung tâm Tư vẩn làm ở
các Trường đại học, Bangkok, 17/02/2003-07/03/2003.
18. Robert s. Feldman (2003), Những điều trọng yếu trong tâm lí học,
Nhà xuất bản thống kê.

19. Robert V. Kail, John c. Cavanaugh (2006), Nghiên cứu về sự phát


triển con người, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

20. Huỳnh Văn Sơn (chủ biên), (2010), Những vấn đề cơ bản của Tâm
lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh.

21. Huỳnh Văn Som (Chủ biên), Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Tứ
(2012), Giáo trình Tâm học Sư phạm Đại học, Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh.

22. Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên), Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Tứ
(2012), Giảo Tâm học Giảo dục Đại học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.
Hồ Chí Minh.

23. Huỳnh Văn Sơn và Lê Thị Hân (Chủ biên), Trần Thị Thu Mai,
Nguyễn Thị Uyên Thy (2013), Giáo Tâm lí học Đại cương, Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

24. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên), (2006), Tâm lý học đại cương, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

25. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành
(1998), Tâm học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Weinert Fanz Emanuel (chủ biên), (1998), Sự phát triển nhận thức
học tập giảng, Nhà xuât bản Giáo dục.

Tiếng Anh
27. Brehony Katheleen A. (1996), Awakening at midlife, Riverhead
Books New York.
28. Bromley D. B. (1977), The Psychology of Human Ageing, Penguin
Books.

29. Dusek Jerome B. (1991), Adolescent development and behavior,


Prentice - Hall, Inc.

30. Gaudencio V. Aquino & Norma c. Miranda (1991), Introduction to


Psychology, National Book Store, INC. Metro Manila, Philippines.

31. Grace J. Craig (1999), Human Development, Prentice - Hall, Inc.

32. Feldman Robert s. (2003), Development across the life span,


Prentice - Hall, Inc.

32. Jeffrey s. Turner (1995), Lifespan Development, Harcourt Brace.

33. Mary D’Apice (1989), Noon to Nightfall, Kadena Press. Quezon Citi,
Philippines.

34. Papalia Diane E. (2004), Human Development, Me Graw - Hill.

35. Turner Jeffrey s. (1995), Lifespan Development, Harcourt Brace.

36. Zimbardo Philip G. (1992), Psychology and Harper Collins


Publishers.

Các trang website


37. http://www.pz.harvard.edu/PIs/HG.htm

38. http://www.newhorizons.org/restr_wahl1.html

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh


Điện thoại: (08)38 301 303 - Fax: (08) 39 381 382

Email: nxb@hcmup.edu.vn - Website: http://nxb.hcmup.edu.vn

GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

TS. TRẦN THỊ THU MAI

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc - Tổng biên tập

PGS. TS. NGUYỄN KIM HỒNG

Chịu trách nhiệm bản thảo:

Phó Tổng biên tập

TS. TRẦN HOÀNG

Biên tập

ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

Trình bày:

CÔNG TY TNHH MTV IN KINH TẾ

Sửa bản

NGUYỄN NGỌC DUY

In 500 cuốn khổ 16 X 24 cm tại Công ty TNHH MTV In Kinh tế, 279 Nguyễn
Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP.HCM; Đăng ký kế hoạch xuất bản số
846-2013/CXB/01 -96/ĐHSPTPHCM, Quyết định xuất bản số 258/QĐ-
NXBĐHSP ký ngày 28 tháng 6 năm 2013. In xong và nộp lưu chiểu quý 2
năm 2013.

You might also like