You are on page 1of 4

Bạn sẽ hiểu rõ chính mình

 
Sự tò mò sẽ cho phép bạn làm sáng tỏ những thắc mắc, suy nghĩ và hoàn cảnh cá nhân của bạn.
Nó thúc đẩy bạn khám phá sự thật về các sắc thái trong cuộc sống của bạn. Khi sự tò mò được sử
dụng đúng cách, nó sẽ đóng vai trò là phương tiện để thiết lập các mục tiêu cá nhân, bao gồm mục
tiêu nghề nghiệp của bạn.
 
Bạn sẽ khám phá được sự thật
 
Tất cả những điều dường như hiển nhiên trong cuộc sống không nhất thiết là sự thật. Một người tò
mò thường sẽ không tin tưởng hoàn toàn vào lời nói của người khác mà họ sẽ khám phá sự thật cho
chính họ. Khi có tính tò mò, bạn sẽ đào sâu vào các chi tiết, và khi bạn hoàn thành công việc “thám
tử” của mình, bạn không chỉ biết “điều gì” hoặc “khi nào” mà còn biết “như thế nào” và “tại sao”.
 
Bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn
Khi sự tò mò hướng bạn vào những điều chưa biết, bạn sẽ có được khối lượng kiến thức ngày càng
lớn hơn. Bạn sẽ kéo dài ranh giới hiểu biết của bạn. Bạn càng học nhiều, bạn sẽ càng muốn biết
nhiều hơn nữa. Mỗi nhận thức mới sẽ dẫn bạn đến một thách thức khác thú vị hơn.
 
Bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn
 
Những người tò mò nhìn vào một thách thức từ nhiều góc độ. Họ khám phá nhiều cách khác để
hoàn thành cùng một nhiệm vụ. Số lượng các giải pháp khả thi càng lớn, thì càng có nhiều khả năng
họ sẽ đưa ra một cách tốt hơn để hoàn thành công việc.
 
Bạn sẽ tích cực hơn
 
Suy nghĩ tiêu cực về điều gì đó sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc nhìn nhận nó một cách tích cực.
Nếu bạn không hiểu được điều gì đó, hoặc nó khác thường so với những điều bạn gặp hàng ngày
thì bạn sẽ dễ dàng cho nó là vô dụng hoặc ngớ ngẩn. Chỉ khi bạn thực sự hiểu, bạn mới có thể đánh
giá cao nó. Con người có xu hướng tích cực hơn đối với những điều họ hiểu và sự tò mò sẽ mở rộng
tầm nhìn của một người, tăng sự hiểu biết về những thứ xung quanh họ.
 
Bạn sẽ củng cố được các mối quan hệ
 
Một nghiên cứu đã được thực hiện với những người chưa từng quen biết, trong đó họ phải đặt ra và
trả lời các câu hỏi để tìm hiểu lẫn nhau. Các nhà khoa học đã phát hiện rằng những người được
đánh giá là ấm áp và thu hút hơn là người thể hiện sự tò mò thực sự trong quá trình trao đổi. Điều
này ngụ ý rằng việc thể hiện sự tò mò đối với ai đó là một cách tuyệt vời để tạo sự thân thiết với
họ.
 
Bạn trở nên linh hoạt hơn
 
Khi bạn thực sự tò mò, bạn không giả sử bất kỳ một câu trả lời hoặc hồi đáp cụ thể nào mà bạn sẽ
sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu các ý kiến khác nhau. Ngoài ra, sự tò mò cũng giúp bạn linh hoạt
hơn với sự không chắc chắn. Do đó, khi một tình huống căng thẳng xảy ra tại nơi làm việc, bạn sẽ
có thể xử lý nó với ít lo lắng hơn và sáng tạo hơn. Bạn sẽ tiếp cận những hoàn cảnh khó khăn này
với một thái độ tích cực, thậm chí là vui vẻ. Bạn có thể chưa nghe thấy điều này trước đây, nhưng
sự tò mò là chìa khóa để quản lý khủng hoảng hiệu quả.
 
Bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai
Tò mò giúp bạn suy nghĩ rộng hơn. Bạn sẽ tìm hiểu về cách người khác suy nghĩ và các quan điểm
của họ. Sự tò mò còn thúc đẩy bạn kết thân với các đồng nghiệp của mình và bạn càng hiểu rõ về
các thành viên trong nhóm, bạn càng có khả năng thúc đẩy và phát huy tài năng của họ. Sự gắn kết
chặt chẽ của bạn với nhân viên sẽ giúp bạn tạo dựng được niềm tin, dẫn đến một môi trường làm
việc cởi mở và tích cực – nơi mọi người không ngại nói lên ý tưởng, sự sáng tạo của mình trong
công việc. Và đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo tài năng.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một phân tích tổng hợp, thu thập dữ liệu từ khoảng 200 cuộc nghiên cứu
trên tổng số khoảng 50.000 học sinh và sinh viên. Họ nhận thấy rằng sự tò mò thực sự tác động đến thành
tích học tập của các em. Thực tế, nó có tác động khá lớn, với mức độ giống như sự tận tâm. Khi kết hợp với
nhau, sự tận tâm và sự tò mò ảnh hưởng lớn đến thành tích học tập như trí thông minh.

Kết quả nghiên cứ u đượ c công bố trên chuyên san Perspectives on Psychological Science củ a Hiệp hộ i

suy nghĩ củ a bạ n tích cự c và lạ c quan hơn


Mọ i sự nỗ lự c trong công việc giả i đáp sự tò mò. Nó tạ o nên nhữ ng suy nghĩ tích cự c và lạ c quan. Mỗ i khi
bạ n không hiểu về mộ t vấ n đề hay là mộ t thắ c mắ c về vấ n đề đó. Bạ n cả m thấ y chán nả n và khiến cho bả n
thân vô vọ ng. Tự nhiên khi bạ n đặ t vấ n đề nó khó khă n đó vào sự tò mò. Bạ n đã giúp bạ n thân thoát khỏ i
ép buộ c. Và điều này thì bắ t buộ c bạ n phả i nhanh chóng mà tìm ra câu trả lờ i thỏ a đáng. Chính vì vậ y mà
tinh thầ n củ a bạ n sẽ trở nên thoả i mái không că ng thẳ ng.

Đối với giai đoạn thơ bé, bà Prachi Shah, phó giáo sư nhi khoa tại Đại học Michigan, đã tiến hành
nghiên cứu trên 6.200 trẻ em và chỉ ra rằng đối với trẻ mẫu giáo, những bé có trí tò mò cao thường
có khả năng toán học và đọc viết tốt hơn, khả năng tập trung cao hơn những trẻ ít tò mò về thế giới.
Nghiên cứu của bà cũng chỉ ra rằng, sự tò mò, hay khát khao học hỏi những điều mới mẻ, là tương
đồng giữa những trẻ có hoàn cảnh khó khăn với những trẻ đến từ gia đình có điều kiện. Khi trưởng
thành, sự tò mò khiến ta có nhiều động lực học hỏi trong công việc. Nói một cách khác, sự tò mò tỉ
lệ thuận với cơ hội thành công. 

Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Todd Kashdan (Đại học George Mason), những đứa trẻ hay người
trưởng thành tỏ ra quan tâm đến thế giới xung quanh, có trí tò mò cao thường có xu hướng thích
nghi với những những điều mới lạ, với những thay đổi, và tránh nguy cơ xung đột trong các mối
quan hệ. Điều này được thể hiện rõ ở công việc của các nhà thám hiểm. Họ luôn phải đối mặt với
những thách thức hàng ngày, nhưng ít tỏ ra lo lắng. Lí do là họ biết cách coi cuộc sống là một nhiệm
vụ thú vị để khám phá, học hỏi và phát triển, và họ coi sự không chắc chắn, sự thay đổi là một phần
tất nhiên của cuộc sống. 

Nhà tâm lý học, tác giả và nhà nghiên cứu Scott Barry Kaufman cho biết, “Sự tò mò là điều tất yếu,
nó đã có sẵn trong DNA của chúng ta…Trẻ em bẩm sinh đã hiếu kỳ về tất cả mọi thứ xung quanh”.
Tuy nhiên, sự tò mò của bé về thế giới đều không giống nhau. Mỗi đứa trẻ đều có những sở thích
đặc biệt và khuynh hướng tự nhiên riêng. Có bé sẽ thích thú với thế giới thiên nhiên, có bé đặc biệt
yêu thích vận động, có bé lại thích lắp ráp những vật dụng. Vì vậy, bố mẹ hãy để trẻ làm theo sở
thích của mình, và chỉ cung cấp những công cụ để trẻ phát triển trí tò mò theo đúng sở thích của bé,
có thể là những quyển sách, những bộ dụng cụ thí nghiệm khoa học, hay đưa trẻ tới những
workshop theo chủ đề. Hay là những ông bố bà mẹ thông thái nhé!
Trong một nghiên cứu năm 2007 với hơn 10.000 người từ 48 quốc gia được
đăng trên Tạp chí khoa học “Các góc nhìn về Khoa học Tâm lý”, đa số đều trả
lời rằng cảm giác hạnh phúc quan trọng hơn thành công, trí tuệ, kiến thức, các
mối quan hệ, sự giàu có.[1] Trong đó có một chìa khóa đáng tin cậy mang lại
hạnh phúc là nuôi dưỡng và thực hành một cảm giác bẩm sinh tự nhiên của
chúng ta là óc tò mò ham hiểu biết thế giới xung quanh. Đó là một trạng thái
tâm lý tích cực và thật sự muốn biết thêm về điều mới, luôn mở rộng đón chào
những trải nghiệm không quen thuộc, tạo cơ hội lớn để khám phá, bản thân và
thế giới xung quanh. Xa hơn thế, đối với nhiều ngành nghề đặc biệt lĩnh vực
khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học (các lĩnh vực STEM), óc tò mò
kết hợp với các kỹ năng và phẩm chất khác dễ giúp cho công việc đạt được
nhiều sáng kiến, phát minh và thành công[2].

Lợi ích của việc xây dựng sự tò mò

Chúng ta có thể điểm qua một cách nhanh chóng những lợi ích của việc tạo dựng trí tò mò cho học sinh
trong lớp học:

– Nó thúc đẩy quá học tập và thôi thúc học sinh đặt câu hỏi và đi tìm câu trả lời.

– Nó làm tăng chất lượng và kết quả học tập.

– Nó tăng cường sự sáng tạo của học sinh.

Hãy khơi dậy tự tò mò của học sinh trong lớp học.

Chiến lược xây dựng sự tò mò trong lớp học

Hầu hết các biện pháp sư phạm của chúng ta rất tập trung vào việc đạt được kết quả học tập có thể đo
lường được, điều này khiến cho việc xây dựng trí tò mò gần như không còn cơ hội tồn tại. Bằng cách xây
dựng sự tò mò, chúng ta có thể giúp học sinh thoát khỏi sự tẻ nhạt và buồn chán từ đó mang đến những
sự trẻ trung, nhiệt tình, cởi mở và sẵn sàng học hỏi. Ở đây chúng tôi đã liệt kê một số chiến lược để bạn có
thể tham khảo:

1. Đặt ví dụ

Mô hình hóa hành vi tích cực sẽ có hiệu quả đáng kể trong việc khơi dậy sự tò mò ở học sinh. Học sinh
học bằng cách quan sát hành vi xung quanh chúng. Do đó, điều quan trọng là giáo viên sử dụng sự tò mò
như là một phần của quá trình giảng dạy. Nếu trong phương pháp giảng dạy của bạn lại tạo điều kiện cho
sự tò mò, học sinh sẽ càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động học tập
2. Sử dụng nhiều hơn “điều gì xảy ra nếu?” 

Hai từ này vốn đơn giản, nhưng khi kết hợp với nhau, chúng mở ra những cánh cửa cho sự tò mò. Một câu
hỏi đơn giản ngay khi bắt đầu bài học sẽ tạo điều kiện cho sự tò mò và khuyến khích học sinh mở rộng trí
tưởng tượng và suy nghĩ vượt ra khỏi những giới hạn thông thường.

3. Tìm hiểu sở thích của học sinh

Dành một ít thời gian để tìm hiểu những gì học sinh quan tâm. Bạn có thể kết hợp sở thích của học sinh
vào bài học để xây dựng sự tham gia. Sự tích hợp này sẽ giúp nuôi dưỡng trí tò mò của học sinh và cải
thiện sự tự tin trong quá trình suy nghĩ của chúng, hãy khuyến khích học sinh khám phá và tìm hiểu thêm.

4. Các hoạt động học tập tạo nên sự tò mò

Thêm một chút “bí ẩn” và sử dụng đạo cụ để làm cho lớp học thú vị hơn. Thay vì viết tiêu đề chủ đề bài
học lên bảng, hãy tiến hành một thí nghiệm, chơi trò chơi hoặc diễn xuất, đóng vai một nhân vật. Những
hoạt động này sẽ giúp tạo ra sự hào hứng và khiến học sinh tò mò để tìm hiểu thêm. Sử dụng các câu đố,
hình ghép và thậm chí là trò chơi săn tìm kho báu như một hoạt động kết thúc bài học để tạo nên sự tò
mò cho bài học ngày hôm sau.

5. Đưa ra các Dự án tò mò

Đăng một số sự kiện thú vị trên bảng thông báo trong lớp học hoặc tạo một danh sách các câu hỏi và
khuyến khích học sinh tìm câu trả lời. Phân chia học sinh thành các nhóm và chỉ định mỗi nhóm một dự
án trong đó học sinh được yêu cầu nghiên cứu những vấn đề khác nhau. Ví dụ, khi học về Tempest, của
Shakespeare, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về giai đoạn lịch sử đó, hệ thống chính
quyền, v.v. Điều này có thể giúp tăng cường sự tò mò của học sinh trong các bài học thực tế.

You might also like