You are on page 1of 7

1.

Băng tải – băng chuyền là gì?


Băng tải (băng chuyền) hiểu đơn giản là một thiết bị vận chuyển dùng để vận
chuyển các đồ vật từ điểm này sang điểm khác, từ vị trí A sang vị trí B.
Băng tải là một sáng tạo có tính ứng dụng vô cùng cao. Thay vì vận chuyển sản
phẩm bằng sức người vừa tốn thời gian, chi phí nhân công lại tạo ra môi trường
làm việc lộn xộn thì băng chuyền tải có thể giải quyết điều đó.
Nó giúp tiết kiệm sức lao động, số lượng nhân công, giảm thời gian và tăng năng
suất lao động.
Vì vậy băng chuyền, băng tải là một trong những bộ phận quan trọng trong dây
chuyền sản xuất, lắp ráp của các nhà máy, xí nghiệp. Góp phần tạo nên một môi
trường sản xuất năng động, khoa học và giải phóng sức lao động mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
1.1Cầu tạo băng tải gồm:
a.Khung băng tải:
Khung băng tải Nhôm định hình: được ưu chuộng trong công nghiệp sản xuất lắp
ráp điện tử, máy tính chịu tải trọng nhẹ và vừa vào những năm gần đây vì ưu điểm
đẹp, nhẹ, tính linh hoạt cao dễ thay đổi kết cấu theo yêu cầu sản xuất.
Khung băng tải Inox: Thường dung trong các môi trường chịu hóa chất bụi bẩn
như công nghiệp chế biến thực phẩm, hàng không vũ trụ, dược phẩm, hóa chất,
đóng chai và đóng hộp…
Khung băng tải Thép mạ kẽm và thép sơn tĩnh điện: ưu điểm kinh tế và chịu được
mọi tải trọng khác nhau. Thường sử dụng trong công nghiệp ô tô, xe máy, hoàn
thiện in ấn và bao bì…
b.Dây băng tải:
Tùy theo tải trọng và yêu cầu của sản phẩm ta thường dùng dây băng PVC hoặc
dây băng PU dày dày từ 1- 5mm. 
Đối với băng tải chịu tải nặng ta dùng dây băng tải cao su.
c.Con lăn kéo băng
Bằng inox, thép mạ kẽm hoặc nhôm. Có các đường kính tiêu chuẩn: Ø50, Ø60,
Ø76, Ø89, Ø102 ...
Con lăn đỡ băng mặt trên và mặt dưới
Bằng inox hoặc thép mạ kẽm, có các đường kính Ø25, Ø32 và Ø38.
Truyền động từ động cơ vào trục công tác
d.Bằng bộ truyền xích hoặc đai.
e.Động cơ băng tải 
Hiện nay thường dung 2 loại phổ biến:
Động cơ liền hộp giảm tốc có dải công suất từ 25W đến 200W.
Động cơ và hộp giảm tốc tách rời, dải công suất thường từ 0.37KW đến 2.5KW.
f.Bộ điều khiển tốc độ
g.Biến tần, sensor, timer, cảm biến, PLC...
hTấm đỡ belt 
Thường làm bằng vật liệu inox, thép mạ kẽm hoặc nhôm tấm chấn ghấp. Nguyên
lý hoạt động của băng 
Khi rulô chủ động quay làm cho dây băng tải chuyển động nhờ lực ma sát giữa
rulô và dây băng băng tải.
Để tạo ra lực ma sát giữa rulô và dây băng tải khi dây băng tải gầu bị trùng thì ta
điều chỉnh rulô bị động để dây băng tải căng ra tạo lực ma sát giữa dây băng tải và
rulô chủ động lực ma sát giữa dây băng tải và Rulô sẽ làm cho băng tải chuyển
động tịnh tiến. 
Khi các vật liệu rơi xuống trên bề mặt dây băng tải, nó sẽ được di chuyển nhờ vào
chuyển động của băng tải.
Để tránh băng tải bị võng, người ta dùng các con lăn đặt ở phía dưới bề mặt băng
tải, điều này cũng làm giảm đi lực ma sát trên đường đi của băng tải. 
 
Băng tải cao su được bao bọc bởi chất liệu cao su chất lượng cao, bên trong làm
bằng chất liệu Polyester, một loại sợi tổng hợp và sợi Poliamit, có đặc tính rất bền,
chịu được nước, chịu được thời tiết ẩm, dây băng tải đòi hỏi phải bền, chắc, chịu
mài mòn và ma sát cao.
Một yếu tố rất quan trọng là hệ số giãn dây băng tải phải rất thấp , vận chuyển
được nhiều, có thể chuyển được vật liệu ở khoảng cách vừa và xa với tốc độ cao.
Các hệ thống băng tải trong dây chuyền sản xuất hiện nay
Băng tải cao su: là loại băng tải có khả năng chịu nhiệt, và chịu tải lớn.
Băng tải xích: được ứng dụng phổ biến trong truyền tải hàng hóa sản phẩm có dạng
chai, cần độ vững chắc.
Băng tải con lăn gồm các loại: băng tải con lăn nhựa, băng tải con lăn thép mạ
kẽm, băng tải con lăn truyền động bằng motor sử dụng phổ biến trong các nhà máy
kho bãi vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, kích thước lớn và có mặt đáy bằng
Băng tải đứng: là hệ thống vận chuyển hàng hóa theo phương hướng lên thẳng
đứng ứng dụng phổ biến trong các hầm mỏ, vận chuyển vật liệu lên cao.
Băng tải PVC : Vận chuyển hàng hóa nhẹ, thường được ứng dụng trong các nhà
máy chế biến thực phẩm
Băng tải linh hoạt: có khả năng di chuyển dễ dàng và chuyển hướng đi của sản
phẩm đa dạng
Băng tải góc cong: chuyển hướng sản phẩm 30 đến 180 độ trong quá trình sản
xuất.
Ứng dụng của hệ thống băng tải trong sản xuất
Những bộ phận cơ bản cấu tạo thành băng tải

2.Nguyên lý hoạt động của băng 


Khi rulô chủ động quay làm cho dây băng tải chuyển động nhờ lực ma sát giữa
rulô và dây băng băng tải.Để tạo ra lực ma sát giữa rulô và dây băng tải khi dây
băng tải gầu bị trùng thì ta điều chỉnh rulô bị động để dây băng tải căng ra tạo lực
ma sát giữa dây băng tải và rulô chủ động lực ma sát giữa dây băng tải và Rulô sẽ
làm cho băng tải chuyển động tịnh tiến. 

Khi các vật liệu rơi xuống trên bề mặt dây băng tải, nó sẽ được di chuyển nhờ vào
chuyển động của băng tải.
Để tránh băng tải bị võng, người ta dùng các con lăn đặt ở phía dưới bề mặt băng
tải, điều này cũng làm giảm đi lực ma sát trên đường đi của băng tải. 
 
Băng tải cao su được bao bọc bởi chất liệu cao su chất lượng cao, bên trong làm
bằng chất liệu Polyester, một loại sợi tổng hợp và sợi Poliamit, có đặc tính rất bền,
chịu được nước, chịu được thời tiết ẩm, dây băng tải đòi hỏi phải bền, chắc, chịu
mài mòn và ma sát cao.
Một yếu tố rất quan trọng là hệ số giãn dây băng tải phải rất thấp , vận chuyển
được nhiều, có thể chuyển được vật liệu ở khoảng cách vừa và xa với tốc độ cao.
3.Các thông số kỹ thuật băng tải
Thông thường các thông số của băng tải sẽ có khoảng 11 ký hiệu ghi trên thiết bị,
ví dụ:
Ký hiệu EM 200 / 2: 0.5 DT +  0.8 BP /  3 AG PU  / AS

Thứ tự các thông số kỹ thuật băng tải sẽ được đọc như sau:
Thông số EM: thể hiện loại sợi kết cấu: thông thường các băng tải thường dùng
loại sợi có ký hiệu sau:
 EM: Là sợi vải nhân tạo dẻo dọc, sợi cứng ngang
 EF: Là sợi vải nhân tạo dẻo dọc, ngang
 AEM: Là sợi vải nhân tạo dẻo dọc, có sợi cứng ngang, và kết cấu giảm ồn.
 AEF: Là sợi vải nhân tạo dẻo dọc, ngang, và có kết cấu giảm ồn.
 ES: Là sợi vải nhân tạo dẻo dọc, sợi PET ngang
 ESS: Là sợi PET dọc, ngang
 EC:  Là sợi vải nhân tạo dẻo dọc và là sợi cotton ngang
Thông số 200: thể hiện sức kéo (N/mm)
Thông số 2: thể hiện số lớp
Thông số 0.5: thể hiện ộ dày của lớp phủ đáy (mm)
Thông số DT: thể hiện hoa văn lớp phủ đáy
Thông số 0.8: thể hiện hoa văn lớp trên cùng
Thông số BP: Tổng độ dày
Thông số AG:  Màu lớp trên cùng
Thông số PU: Chất liệu thông thường có:
 PU: polyurethane
 PE: polylefin
 TPE: polyester
Khi không có kí hiệu này thì có nghĩa đây là băng tải PVC
 Thông số AS: Thể hiện thuộc tính đặc biệt của băng tải. 
Một số thuộc tính của băng tải:
 AO: Chống dầu
 AF:  Chống cháy
 ASF: Chống tĩnh điện, chống cháy
 FDA: băng tải dành cho ngành thực phẩm
 H:   Lớp phủ có độ cứng cao
 AS: Chống tĩnh điện
4.Các hệ thống băng tải trong dây chuyền sản xuất hiện nay
 Băng tải cao su: là loại băng tải có khả năng chịu nhiệt, và chịu tải lớn.
 Băng tải xích: được ứng dụng phổ biến trong truyền tải hàng hóa sản phẩm
có dạng chai, cần độ vững chắc.
 Băng tải con lăn gồm các loại: băng tải con lăn nhựa, băng tải con lăn thép
mạ kẽm, băng tải con lăn truyền động bằng motor sử dụng phổ biến trong
các nhà máy kho bãi vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, kích thước lớn và có
mặt đáy bằng
 Băng tải đứng: là hệ thống vận chuyển hàng hóa theo phương hướng lên
thẳng đứng ứng dụng phổ biến trong các hầm mỏ, vận chuyển vật liệu lên
cao.
 Băng tải PVC : Vận chuyển hàng hóa nhẹ, thường được ứng dụng trong các
nhà máy chế biến thực phẩm
 Băng tải linh hoạt: có khả năng di chuyển dễ dàng và chuyển hướng đi của
sản phẩm đa dạng
 Băng tải góc cong: chuyển hướng sản phẩm 30 đến 180 độ trong quá trình
sản xuất.
5.Ứng dụng của hệ thống băng tải trong sản xuất

Mỗi hệ thống băng tải có hình dạng, chức năng và ứng dụng khác nhau, vì vậy việc
lựa chọn băng tải cho doanh nghiệp bạn nên cân nhắc lựa chọn loại băng tải phù
hợp nhất với mục đích sử dụng. 
Đối với một hệ thống băng tải phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được hết
chức năng phục vụ của nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí và
tăng năng suất công việc.
 Trong những trường hợp nhất định chúng ta có thể kết hợp nhiều loại băng tải
khác nhau để có thể đem lại hiệu quả cao nhất. 
Việc sử dụng hệ thống băng tải không chỉ giúp doanh nghiệp tăng năng xuất tiết
kiệm chi phí mà còn giúp quá trình sản xuất trờ lên an toàn và nhanh chóng hơn.
 Với sự phát triển vượt bậc của nền khoa học kĩ thuật thì hệ thống băng tải được sử
dụng phổ biến trong các dây chuyền sản xuất, các công trình lớn và nhỏ đang thi
công.
Băng tải được ứng dụng trong tất cả các ngành nghề công nghiệp như sản xuất từ
công nghiệp ô tô, điện tử, chế tạo … cho đến sản xuất hóa chất, thực phẩm, dược
phẩm, bao bì, in ấn….Hệ thống băng tải công nghiệp có thể được lắp đặt tại bất cứ
nơi nào, mọi địa hình.

You might also like