You are on page 1of 4

KÍNH CHÀO THẦY ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH BÀI TẬP LỚN MÔN

TRANG BỊ ĐIỆN- ĐIỆN TỬ TRONG HỆ THÔNG CÔNG NGHIỆP CỦA NHÓM
CHÚNG EM
Chủ đề thuyết trình của nhóm là về băng tải. Các thành viên gồm có em, Triệu khánh
thi, bạn Nguyễn Chí Thanh, Bạn Hoàng phạm Minh Vũ và bạn Tôn Thất Quý.
Nói về băng tải, nó là thiết bị công nghiệp tự động hóa, vận chuyển các đồ vật từ nơi này đến
nơi khác, từ điểm A đến điểm B
Trong nền công nghiệp hiện đại theo xu hướng công nghệ 4.0 hiện nay, đòi hỏi các
doanh nghiệp cũng phải trở mình để bắt kịp, tránh bị lạc hậu. Băng tải ra đời đã giúp cho con người tiết
kiệm được rất nhiều thời gian và công sức, góp phần tăng sản lượng và doanh thu.

Băng tải được ứng dụng rất nhiều, từ các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ, hay tới các công
trình thi công vĩ mô. Trong nhiều lĩnh vực vd như: sản xuất, lắp ráp linh kiện, thiết bị điện tử, lắp ráp ô
tô, xe máy, sản xuất thực phẩm, dược phẩm, đồ may mặc, giày dép,…

Về thị trường trong nước Khu vực miền Bắc hiện đang chiếm thị phần cao nhất, tập trung chủ
yếu ở Hà Nội. Thị trường thứ hai là miền Nam với các trung tâm ở Bình Dương, Hồ Chính Minh và
Đồng Nai.

Đối với thị trường ngoài nước Châu Á Thái Bình Dương chiếm thị phần cao nhất trong thị
trường băng tải, tiếp theo là Bắc Mỹ.

PHÂN LOẠI

Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều loại băng tải, chúng được ứng dụng trong điều kiện
làm việc và tính chất công việc khác nhau phổ biến như:

Băng tải cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hệ thống băng tải khác. Được sử
dụng lắp đặt trên mọi địa hình, mọi khoảng cách, có thể vận chuyển mọi loại sản phẩm với mọi kích
thước.

Băng tải xích Chủ yếu được sử dụng để vận chuyển các sản phẩm có trọng lượng nặng. Thường
được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô để truyền tải phụ tùng xe hơi thông qua các nhà máy sơn.
Ngoài ra băng tải xích cũng đã sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp phân phối.

Băng tải con lăn là hệ thống băng tải gồm các con lăn được bố trí trên một khung dựng đứng,
sử dụng vận chuyển trong các kho chứa các hộp sản phẩm, hay thuận tiện cho việc đặt dỡ các thùng
hàng.

Băng tải đứng còn được gọi là thang máy vận chuyển hàng hóa– đây là hệ thống băng tải sử
dụng để đưa vật liệu lên cao hoặc xuống thấp ở các mức khác nhau trong một cơ sở của quá trình xử lý.

Băng tải xoắn ốc là loại băng tải có thể tải vận chuyển vật liệu theo một dòng chảy liên tục.
Thường sử dụng trong ngành công nghiệp đòi hỏi có sản lượng cao hơn như vận chuyển các vật liệu
như: thực phẩm và nước giải khát, dược phẩm
Băng tải linh hoạt phù hợp làm việc xung quanh môi trường có chướng ngại vật giúp quá
trình sản xuất không bị gián đoạn.
Băng tải rung được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng thực phẩm cấp đông, nơi vệ sinh, với
khả năng bảo trì thấp, phù hợp với môi trường khắc nghiệt, nóng, dơ bẩn, hoặc dễ ăn mòn

Băng tải khí nén Sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất,..
Ngoài ra còn rất nhiều loại khác VD như băng tải góc cong , Băng tải PVC, Băng tải nhiệt, Băng
tải mini,..

Băng tải hoạt động dựa trên nguyên lý .dẫn động bị động ,các đối tượng chuyển động quay,
tạo ra 1 hướng dịch chuyến nhất định cho đối tượng cần vận chuyển trên băng tải.

Thông thường các bộ truyền động cơ khí được dùng trong băng tải là: bộ truyền đai, bộ truyền
xích như trong băng tải xích, con lăn trong băng tải con lăn…

Đôi khi thiết bị vận chuyển liên tục theo phương nghiêng thì chuyển động của hàng hóa sẽ phải
tùy theo kết cấu của băng tải như băng tải theo hình xoắn ốc, băng tải theo hình dạng linh hoạt (băng
tải linh hoạt).

Tiếp theo là phần GIỚI THIỆU TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN


TRONG MẠCH ĐỘNG LỰC
Mạch động lực là mạch cấp điện nguồn để chạy cho các thiết bị. Việc lựa chọn các trang bị điện
cho mạch động lực có một vai trò rất quan trọng và cần được tiến hành một cách cẩn thận, tỉ mỉ.

Ta có 1 số ví dụ về các mạch động lực cơ bản thường được dùng trong môi trường công
nghiệp:

Thông qua các ví dụ trên, ta có thể thấy rằng điểm chung của các mạch động lực đều sẽ bao
gồm các thành phần trang bị điện cơ bản như thiết bị đảm bảo an toàn cho mạch (CB, cầu chì, …), các
tiếp điểm của các loại Relay khác nhau (Timer, nhiệt độ, Contactor, …) phục vụ cho việc hoạt động của
mạch động lực.

Sau đây ta sẽ đi sâu hơn vào từng loại trang bị điện trong mạch động lực:

Đầu tiên là CB: được thiết kế để bảo vệ mạch điện. gnăn chặn sự hư hỏng của các thiết bị điện
khi xảy ra sự cố ngắn mạch hay quá tải. Chức năng cơ bản của CB là ngắt dòng điện để bảo vệ thiết bị
và ngăn ngừa nguy cơ hỏa hoạn.

Một số loại CB thông dụng: MCB (mạch quá tải thấp), MCCB (mạch quá tải lớn), RCCB (ngăn
cháy, nổ), ELCB (cắt dòng nếu có rò rỉ điện), …

Yêu cầu kỹ thuật đối với CB:

 Cắt bằng tay có thể được thực hiện với dòng dưới 0.6kA.
 Cắt tự động với dòng trên 1kA.
 Chọn lựa CB với thông số phù hợp như: Tần số hoạt động, Điện áp làm việc định
mức,Dòng cắt định mức,..
 Chọn bộ ngắt mạch phải bằng 125% cườ ng độ dòng của cáp và dây
Cầu chì: là thiết bị dùng để bảo vệ đường dây dẫn, thiết bị điện và mạch điện trong điều kiện mạch
hoặc cường độ dòng điện quá tải.
Các loại cầu chì thông dụng: cầu chì điện 1 chiều (sử dụng cho dòng DC), cầu chì điện 3 pha (sử dụng
cho dòng 3 pha), cầu chì cách ly ( bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong công nghiệp),

Yêu cầu kỹ thuật đối với cầu chì:

 Do không bảo vệ quá tải cho các động cơ có dòng điện mở máy quá lớn được (ví dụ
động cơ không đồng bộ lồng sóc). nên phải dùng phối hợp cả cầu chì với CB hoặc với
khởi động từ có relay nhiệt.
 Phần tử bảo vệ của cầu chì là dây chảy, dây chảy này nó được đặc trưng bằng dòng
điện định mức Icc, nghĩa là dòng điện cực đại lâu dài đi qua dây chảy mà không làm
dây bị cháy đứt.1 Vậy nên dựa vào đó mình lựa chọn cầu chì có dòng điện Icc phù
hợp
 Khi chọn và lắp đặt cầu chì cần thỏa mãn 2 điều kiện: dây chảy cầu chì không chảy
khi dòng điện mở máy động cơ chạy qua; cầu chì phải cắt có tính chất chọn lọc: thiết
bị điện nào bị ngắn mạch, chỉ cầu chì bảo vệ thiết bị đó cháy,mấy cái cầu chì khác
vẫn ko bị cháy.

Contactor: có chức năng mở hoặc ngắt kết nối giữa nguồn điện và tải.

Các loại contactor phổ biến: contactor khởi động từ 1 pha, contactor khởi động từ 3 pha, …

+Yêu cầu kỹ thuật đối với contactor:

 Đầu tiên cũng là thông số phù hợp: như điện áp định mức Uđm, dòng điện định
mức Iđm, điện áp cuộn coil định mức Uccđm,
 Kết hợp contactor với Relay nhiệt trong khởi động động cơ trực tiếp nhằm bảo vệ
quá tải.
 Sử dụng trong mạch khởi động đổi nối sao – tam giác nhằm giảm dòng khởi động
rất lớn và đẩy nhanh quá trình đạt được tốc độ hoạt động mong muốn.
 Sử dụng chung với tụ bù để tụ bù linh hoạt và tuổi thọ cao hơn.
 Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh các mạch từ, tiếp điểm, bộ phận cơ
khí, …tránh việc cháy cuộn coil trong các contactor xoay chiều

GIỚI THIỆU TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG MẠCH ĐIỀU KHIỂN


Các tay gạt chuyển mạch (bộ khống chế) dùng để điều khiển và và lựa chọn chế độ vận hành.

1
Relay thời gian với chức năng tạo thời gian trễ trước khi mở máy để thực hiện cảnh báo hệ
thống chuẩn bị hoạt động.

Relay tốc độ (cảm biến tốc độ) được gắn trên trục động cơ truyền động băng tải để xác định
thời điểm, khởi điểm các băng tải.

Khởi động từ có chức năng đóng nguồn cung cấp cho động cơ truyền động băng tải, khi khởi
động từ có điện sẽ cung cấp điện cho các nam châm, các băng tải khởi động.

Nam châm điện từ công suất lớn có chức năng đóng hoặc mở cửa các thùng chia sản phẩm

Và đây là Sơ đồ công nghệ truyền động băng tải trong ví dụ của nhóm
giải thích nguyên lý hoạt động của mạch 

+ 1CM, 2CM, 3CM và 4CM: Những tay gạt chuyển mạch để điều khiển và lựa chọn chế độ vận hành
vận chuyển vật liệu vào si lô S1, S2 hoặc S3.

Khi chọn chế độ vận chuyển vật liệu vào si lô S1, kéo tay gạt chuyển mạch 1CM và 2CM.

Khi chọn chế độ vận chuyển vật liệu vào si lô S1, kéo tay gạt chuyển mạch 1CM và 3CM.

Khi chọn chế độ vận chuyển vật liệu vào si lô S1, kéo tay gạt chuyển mạch 1CM và 4CM.

+ Rth: Relay thời gian, dùng để tạo thời gian trễ trước khi mở máy để thực hiện cảnh báo hệ thống
chuẩn bị hoạt động

+ RKT2, RKT3, RKT4, RKT5, RKT6: Relay tốc độ (cảm biến tốc độ), được gắn trên trục động cơ truyền
động băng tải tương ứng BT2÷ BT6, để xác định thời điểm khởi điểm các băng tải.

+ K1÷ K10: Khởi động từ có chức năng đóng nguồn cung cấp cho động cơ truyền động băng tảI và các
nam châm.

+ 1NC, 2NC, 3NC. 4NC: Nam châm điện từ công suất lớn

You might also like