You are on page 1of 4

8.4.

1 Truyền thông và giao tiếp với khách hàng


Marketing đa văn hóa đang diễn ra và thực hiện một chiến dịch tiếp thị nhắm vào
những người thuộc các sắc tộc và văn hóa khác nhau trong một đối tượng bao
trùm của một thương hiệu.
Nó không chỉ giúp bạn liên hệ và cộng hưởng với các nhóm thiểu số, mà còn nhận
ra các sắc tộc và văn hóa của họ và giúp các nhóm đa số nhận ra rằng hầu hết các
quốc gia đang làm tan chảy các nồi và không bị chi phối bởi một dân tộc hoặc văn
hóa chính
Với bất kì một doanh nghiệp nào khi đưa một sản phẩm đến thị trường nước
ngoài thì yếu tố đầu tiên phải xem xét là sản phẩm đó có phù hợp với nhu cầu, sở
thích, thị hiếu, tập quán hay nói một cách khác hơn chính là là văn hóa. Nếu
không phù hợp sản phẩm đó sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay hoặc không có nhu
cầu. Chính vì sự khác biệt văn hóa của từng quốc gia, từng khu vực, từng dân tộc…
tạo những thách thức lớn lao cho các doanh nghiệp . Những hiểu lầm ý nghĩa
thông điệp, hình ảnh của quảng cáo, kiểu mẫu sản phẩm do ngôn ngữ bất đồng,
tập quán kinh doanh khác nhau gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt là việc chuyển thể ngôn ngữ của công ty mẹ đến ngôn ngữ thị trường bản
địa cũng là một điều không kém phần quan trọng và thử thách với các nhà tiếp
thị.
Ví dụ : Người Trung Quốc rất thích dịch tên thương hiệu qua tiếng mẹ đẻ. Kem
đánh răng Colgate với cái tên rất “Tây” và cũng rất quen thuộc với người Việt
Nam, nhưng vô cùng lạ lẫm với người Trung Quốc. Nhãn hiệu Colgate chỉ được
nhận biết khi… được nhìn tận mắt màu đỏ quen thuộc.
Truyền thông chính là yếu tố rất quan trọng trong những chiến lược xây dựng và
phát triển Marketing của một doanh nghiệp . Đây chính là phương tiện để quảng
bá thương hiệu, truyền thông chính là yếu tố quyết định sự sống còn hay sự bùng
nổ của thương hiệu.
Truyền thông đem thương hiệu của doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn
Thông qua, truyền thông đại chúng như: Truyền miệng, truyền thanh, truyền
hình, mạng internet. Hình ảnh và những thông điệp mang nội dung về doanh
nghiệp đến với đông đảo độc giả. Truyền thông cần được xây dựng xen kẽ giữa
hình ảnh, video một cách thiết thực và độc đáo. Trong thời đại, công nghệ 4.0 như
hiện nay sức lan tỏa ngày càng phát triển trên các trang mạng xã hội với tốc độ
nhanh chóng trong nước và cả ngoài nước
Ví dụ : Doanh nghiệp Coca – Cola đã vận dụng rất tốt các giải pháp truyền thông
cả online và offline để quảng bá hình ảnh một cách khéo léo, luôn làm cho người
tiêu dùng phải nhớ đến mình mỗi khi có nhu cầu sử dụng nước giải khát trong đời
sống , Năm 2004, Coca-Cola là một trong những thương hiệu đã áp dụng thành
công công nghệ kĩ thuật số với màn hình quảng cáo kĩ thuật số đầu tiên được phát
sóng tại Quảng trường Thời đại của Mỹ. Năm 2017, nó được thay thể bằng biển
quảng cáo robot 3D đầu tiên và lớn nhất trên thế giới.

Đã có rất nhiều chiến dịch marketing thất bại do hiểu sai văn hóa địa phương và
để lại hậu quả nặng nề cho thương hiệu. Cho dù sản phẩm của công ty bạn có tốt
thế nào, được đầu tư chuyên nghiệp ra sao, nếu không khảo sát rõ hành vi người
tiêu dùng tại nơi bán thì rất dễ gây phản ứng ngược. Việc sử dụng y nguyên những
chiến dịch thành công ở thị trường hiện tại và áp dụng lên thị trường mới cũng
đồng nghĩa với việc các truyền thông giao tiếp với khách hàng của doanh nghiệp
đang áp đặt văn hoá đất nước mình vào văn hoá đất nước khác, đã gây ra những
tổn thất to lớn .
Ví dụ : Pepsi tại Trung Quốc

Khi Pepsi mở rộng thị trường của họ tại Trung Quốc, họ đưa ra câu slogan “Pepsi
bring you back to life” (Pepsi mang bạn trở lại cuộc sống), tuy nhiên họ không ngờ
câu slogan của mình lại bị dịch thành “Pepsi bring your ancestors back from the
grave” có nghĩa là Pepsi đem tổ tiên của bạn từ dưới mồ trở lại. Việc này được coi
là những sai lầm khá hài hước… Nhưng với Pepsi đó là một sai lầm vô cùng đau
đớn trong nỗ lực xây dựng thương hiệu toàn cầu.
Hoặc Kem đánh răng Cue của Colgate tại Pháp

Colgate giới thiệu một loại kem đánh răng mới tại Pháp với tên gọi là “Cue” chỉ
đáng tiếc cái tên này trùng với một tạp chí khiêu dâm nổi tiếng ở đất nước này.
Có một khía cạnh quan trọng của quảng cáo trong việc tiếp cận vào thị trường
nước ngoài đó là con người, văn hoá và tín ngưỡng văn hoá. Khi làm truyền thông,
chúng ta được dạy điều tiên quyết là phải biết khách hàng của chúng ta là ai. Ai là
đối tượng khách hàng tiềm năng để lựa chọn loại quảng cáo (ngôn ngữ, hình ảnh,
phương tiện truyền thông…) cùng với đó là để đưa ra thông điệp gần gũi và hấp
dẫn đối với họ. Nhiều công ty đa quốc gia đã gặp phải vấn để mở rộng thương
hiệu của mình trên thế giới bởi vì họ đã không tập trung vào nghiên cứu để hiểu
về văn hoá của thị trường mới. Điều này khiến cho một số thương hiệu thất bại,
mất mát hàng triệu dola và đi kèm với đó là bắt đầu lại từ còn số 0.

You might also like